Giáo trình mô đun Thả câu - Nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương

pdf 92 trang ngocly 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thả câu - Nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tha_cau_nghe_cau_vang_ca_ngu_dai_duong.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thả câu - Nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THẢ CÂU MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề câu vàng cá ngừ đại dương xuất hiện ở Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 90. Những năm gần đây, nghề câu vàng cá ngừ đại dương phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương là nghề đánh bắt có hiệu quả cao, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương cả nước mỗi năm đạt gần 20.000 tấn. Tuy nhiên, nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở nước ta còn ở dạng sản xuất nhỏ, chủ yếu là tàu câu thủ công, cần có sự đầu tư cả về kiến thức nghề nghiệp cũng như đổi mới trang thiết bị để nghề này phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, được sự hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trường Trung học Thủy sản đã xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Nghề câu vàng cá ngừ đại dương nhằm cung cấp cho bà con ngư dân những kiến thức cần thiết về nghề câu vàng cá ngừ đại dương, đặc biệt là khả năng thực hành tay nghề, tạo thuận lợi trong việc chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và tạo việc làm mới tăng thu nhập cho người lao động nông thôn vùng ven biển. Chương trình dạy nghề Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp có 06 mô đun: MĐ01: Thi công vàng câu; MĐ02: Chuẩn bị chuyến biển; MĐ03: Thả câu; MĐ04: Thu câu; MĐ05: Xử lý cá; MĐ06: Bảo quản cá. Giáo trình Thả câu là một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Câu vàng cá ngừ đại dương. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sắp xếp vàng câu vào vị trí thả, thả dây chính, dây nhánh, phao ganh, móc mồi, thả mồi, ngâm câu và xử lý sự cố khi thả câu. Các bài học trong giáo trình gồm: Bài 1: Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả Bài 2: Thả các phao đầu vàng câu Bài 3: Thả dây chính và liên kết dây chính với dây nhánh Bài 4: Móc mồi, thả mồi Bài 5: Chuyển dây nhánh lưỡi câu, phao
  4. 3 Bài 6: Xử lý sự cố khi thả câu Bài 7: Ngâm câu Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản, những kinh nghiệm thực tiễn và ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian giới hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Duy Bân 2. Huỳnh Hữu Lịnh 3. Trần Ngọc Sơn
  5. 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Error! Bookmark not defined. MÔ ĐUN THẢ CÂU 8 BÀI MỞ ĐẦU 9 1. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Việt Nam 9 2. Kết cấu vàng câu 10 3. Kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương 11 3.1. Công tác chuẩn bị 11 3.2. Thả câu 12 3.3. Ngâm câu 13 3.4. Thu câu 13 3.5. Xử lý và bảo quản cá 14 Bài 1: SẮP XẾP VÀNG CÂU VÀO VỊ TRÍ THẢ 16 1. Vận hành máy thả dây câu 16 1.1. Máy thả dây câu 16 1.2. Vận hành máy thả dây câu 17 2. Đưa dây chính vào vị trí thả câu 17 2.1. Thả câu thủ công 17 2.2. Thả câu công nghiệp 18 3. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu 19 3.1. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu thủ công 19 3.2. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu công nghiệp 20 1. Đưa mồi câu vào vị trí thả 22 2. Đưa Dây phao và phao vào vị trí thả 24 2.1. Đưa Các phao đầu vàng câu vào vị trí thả 24 2.2. Phao ganh 27 2.3. Phao tròn 27 2.4. Phao đèn 28 Bài 2: THẢ CÁC PHAO ĐẦU VÀNG CÂU 32 1. Liên kết các phao đầu vàng câu vào dây chính 32 2. Chuyển phao đến vị trí thả 34 3. Thả phao đầu vàng câu 34 3.1. Chọn thời điểm thả câu 34 3.2. Quy trình thả câu 34 Bài 3: THẢ DÂY CHÍNH VÀ LIÊN KẾT DÂY CHÍNH VỚI DÂY NHÁNH .38 1. Thả dây chính 38
  6. 5 1.1. Thả dây chính tàu câu thủ công 38 1.2. Thả dây chính tàu câu công nghiệp 39 2. Liên kết dây nhánh 40 2.1. Cấu tạo dây nhánh 40 2.2. Liên kết dây nhánh với dây chính. 42 3. Liên kết dây ganh, phao ganh với dây chính. 43 3.1. Dây ganh, phao ganh 43 3.2. Liên kết dây ganh với dây chính 43 4. Kết thúc thả dây chính 44 Bài 4: MÓC MỒI, THẢ MỒI 48 1. Nhận lưỡi câu 48 1.1. Một số loại lưỡi câu cá ngừ 48 1.2. Thao tác nhận lưỡi câu 49 2. Móc mồi 50 2.1. Kỹ thuật móc mồi 50 2.2. Thao tác móc mồi 53 3. Thả mồi 54 3.1. Thả mồi 54 3.2. An toàn khi thả mồi 55 Bài 5: CHUYỂN DÂY NHÁNH LƯỠI CÂU, PHAO 59 1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu( thẻo câu) 59 1.1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu thủ công 59 1.2. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu công nghiệp 60 2. Chuyển dây phao ganh, phao tròn 60 2.1. Chuyển dây phao ganh, phao tròn trên tàu câu thủ công 60 2.2. Chuyển dây nhánh phao tròn trên tàu thả câu bằng máy 61 3. Hỗ trợ công tác thả dây nhánh 62 3.1. Bố trí nhân lực 62 3.2. Các bước công việc hỗ trợ thả dây nhánh 62 Bài 6: XỬ LÝ SỰ CỐ KHI THẢ CÂU 66 1. Xử lý sự cố dây chính khi thả câu 66 1.1. Đứt dây chính 66 1.2. Dây chính bị vướng: 66 1.3. Dây chính bị rối: 67 2. Xử lý số sự cố dây nhánh 67 3. Xử lý một số tình huống khác 68 3.1. Thủy thủ bị ngã trên boong 68 3.3. Xử lý khi có một khâu trong quy trình thả bị chậm. 69 Bài 7: NGÂM CÂU 71 1. Thả neo dù 71
  7. 6 1.1. Cấu tạo neo dù 71 1.2. Tác dụng của neo dù 72 1.3. Công việc thả neo 73 2. Treo tín hiệu tàu câu 73 2.1. Đèn hiệu 73 2.2. Dấu hiệu 74 3. Kiểm soát họat động của vàng câu 76 3.1. Quan sát vàng câu thông thường 76 3.2. Quan sát vàng câu bằng máy móc, thiết bị 77 4. Thời gian ngâm câu 81 5. Quan sát mặt biển quanh tàu 82 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84 I. Vị trí, tính chất của mô đun: Thả câu 84 II. Mục tiêu: 84 III. Nội dung chính của mô đun: 85 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 86 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 86 VI. Tài liệu tham khảo: 89
  8. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Dây chính(Dây triên): Là dây câu chính liên kết toàn bộ vàng câu 2. Dây nhánh câu(Dây thẻo): Là đoạn dây nối từ dây chính đến lưỡi câu 3. Dây liên kết: Là đoạn dây dùng để kết nối các đoạn dây triên với nhau 4. Phao ganh: Là phao nhựa dài có đường kính 120mm, dài 400mm 5. Phao tròn: Là phao nhựa tròn có đường kính 300mm 6. Dây ganh: Là đoạn dây nối từ dây chính đến phao dài và phao tròn 7. Phao Radio: Là phao có bộ phận phát sóng vô tuyến điện
  9. 8 MÔ ĐUN THẢ CÂU Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Thả câu là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Câu vàng cá ngừ đại dương. Mô đun Thả câu có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 55 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Vận hành máy thả câu, thả dây chính, móc mồi, thả dây nhánh, thả phao, ngâm câu và xử lý các sự cố trong quá trình thả câu. Để tiếp thu tốt kiến thức và thực hành kỹ năng, người học cần phải tham gia đầy đủ thời gian quy định. Kết quả từng công việc được đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm lý thuyết và sản phẩm thực hành trên máy móc, thiết bị.
  10. 9 BÀI MỞ ĐẦU Mã bài MĐ 03-00 Mục tiêu: - Hiều biết cơ bản về kỹ thuật câu cá ngừ, kết cấu vàng câu trên tàu câu thủ công và tàu câu công nghiệp - Vận dụng các kiến thức để học tập tốt các bài học trong mô đun thả câu - Học viên rèn luyện ý thức tự học, chấp hành nội quy lớp học Nội dung: 1. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Việt Nam Câu vàng cá ngừ đại dương là loại nghề đánh bắt thụ động bằng cách thả trôi đường dây câu có móc mồi trong vùng có cá đi qua. Tầm hoạt động của vàng câu cho phép đánh bắt cá ngừ trong phạm vi từ dưới bề mặt nước cho đến độ sâu 300m. Thông thường, độ sâu đánh bắt trong khoảng 100 mét. Nghề câu vàng cá ngừ Việt Nam mới phát triển trong thời gian gần đây. Có 2 loại hình là tàu câu thủ công và tàu câu công nghiệp. Tàu câu thủ công phát triển mạnh ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, hoạt động câu chủ yếu thực hiện bằng tay. Hình 3.01. Tàu câu cá ngừ thủ công
  11. 10 Tàu câu công nghiệp phát triển tại thành phố Hồ Chí minh, hoạt động câu được cơ giới hóa ở một số khâu tương tự như các tàu câu đánh bắt ở các nước châu á như Hàn Quốc, Đài Loan. Hình 3.0.2. Tàu câu cá ngừ công nghiệp 2. Kết cấu vàng câu Kết cấu vàng câu thủ công có chiều dài 40 – 45km gồm khoảng 800 dây triên tương ứng với 800 thẻo câu. Chiều dài thẻo câu 12 – 15m. Kết cấu vàng câu loại này khác biệt với vàng câu công nghiệp ở chỗ cứ mỗi thẻo câu lại có một phao ganh, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu gần như đồng nhất trong khoảng từ 40 – 60m. Hình 3.0.3. Kết cấu vàng câu cá ngừ tàu câu thủ công Vàng câu của tàu công nghiệp có chiều dài dây chính từ 60 - 100 km, chiều dài dây ganh từ 15 – 30m, khoảng cách giữa hai phao ganh thay đổi từ
  12. 11 180 - 360m . Khi hoạt động vàng câu có độ võng lớn, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu trong khoảng từ 50 – 200m. Hình 3.0.4. Kết cấu vàng câu cá ngừ tàu câu công nghiệp 3. Kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương Nói chung, qui trình kỹ thuật khai thác của nghề câu vàng cá ngừ đại dương được thể hiện qua sơ đồ sau: Công tác chuẩn bị Thả câu Ngâm câu Xử lý và bảo quản cá Thu câu 3.1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị về nhân lực: Số lượng thuỷ thủ được bố trí tối thiểu cho tàu câu vàng cá ngừ đại dương từ 8 – 10 người. Tuỳ thuộc vào khả năng của từng người mà bố trí cho đúng vị trí, để hoạt động câu được tiến hành thuận lợi. Chuẩn bị về ngư cụ: Trước khi thả câu cần chuyển những giỏ đựng dây câu chính, giỏ thẻo từ boong thao tác mạn phải sang mạn trái và kiểm tra các mối liên kết ở đầu vàng câu. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: dao, kéo cắt dây, lưỡi câu bổ sung, để xử lý các tình huống câu bị sự cố. Xác định ngư trường: Sau khi tới ngư trường đã định sẵn, cần tiến hành đo nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá ngừ khoảng 15 – 300C, phổ biến
  13. 12 là khoảng nhiệt độ từ 18 - 280C. Nếu nhiệt độ bề mặt nước biển nóng hơn 300C không nên thả câu mà nên chạy đến ngư trường khác. Thời điểm thả câu: Cấu tạo của vàng câu thủ công có đặc điểm là cứ mỗi lưỡi câu có một dây ganh, nên độ sâu làm việc của lưỡi câu đồng đều và nằm trong khoảng 50 - 70m. Vì vậy, vàng câu nên được thả vào ban đêm, lúc cá ngừ nổi lên gần mặt nước, sẽ mang lại hiệu quả khai thác cao. 3.2. Thả câu Toàn bộ vàng câu gồm 800 đoạn dây triên liên kết kết với nhau, tại mỗi mối liên kết có một phao ganh và một thẻo câu, từ 3 - 5 phao ganh có một phao tròn. Tổng cộng vàng câu có khoảng 800 lưỡi câu. Thẻo câu được lưu trữ riêng trong các giỏ, chỉ liên kết kết với dây chính sau khi móc mồi và thả mồi. Điều động tàu khi thả câu phải đảm bảo nguyên tắc “ Tàu dưới gió, câu dưới nước” nhằm tránh cho câu bị vướng vào chân vịt tàu. Hình 3.0.5. Thả câu trên tàu câu cá ngừ công nghiệp Khi thả câu, các thủy thủ được phân công có thứ tự theo vị trí làm việc. Phao cờ đầu dây câu được thả xuống nước trước, tiếp thục thả dây triên, móc mồi, thả mồi, thả thẻo câu và liên kết thẻo câu với dây chính. Phao ganh được thả cùng với mỗi thẻo câu. Trên tàu công nghiệp thì cách 3 – 5 thẻo câu sẽ thả một phao tròn. Thuyền trưởng cho tàu hành trình theo hướng đã định sẵn, các dây triên, thẻo câu, phao được từ từ thả xuống đến hết vàng câu. Kết thúc vàng câu thường được đánh dấu bằng một cụm phao gồm phao radio, phao đèn và
  14. 13 một phao cờ. Tuy nhiên, số lượng phao cuối vàng câu có thể ít hơn tùy thuộc yêu cầu của thuyền trưởng. Cụm phao này có tác dụng để tàu kiểm soát vàng câu và tìm kiếm đầu dây khi thu câu. Tốc độ thả câu từ 400 - 600m/phút hoặc 500 lưỡi/1giờ. Thời gian thả xong một vàng câu trong khoảng 2 giờ đến 3 giờ. 3.3. Ngâm câu Sau khi thả câu xong, vàng câu được ngâm khoảng 2 đến 5giờ, ngâm câu càng lâu khả năng bắt gặp cá càng cao, nhưng ngâm lâu quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá. Trong thời gian ngâm câu, vàng câu trôi theo dòng nước chảy, mở rộng phạm vi đánh bắt. Hình 3.0.6. Ngâm câu Quá trình ngâm câu thủy thủ phải luân phiên trực ca, theo dõi vàng câu và quan sát mặt biển nhằm phát hiện sớm các nguy cơ sự cố xảy ra đối với vàng câu để kịp thời xử lý. Đối với tàu câu thủ công, thời gian ngâm câu là thời gian thủy thủ hoạt động câu mực hoặc thả lưới rê cá chuồn đánh bắt mồi câu cho mẻ câu kế tiếp. 3.4. Thu câu Thời gian thu câu là lâu nhất trong hoạt động đánh bắt, thường kéo dài khoảng 11giờ, có khi nhiều hơn. Thu câu được thực hiện bằng máy thu dây chính và khoảng 8 - 10 thủy thủ. Các phao radio và phao cờ cuối vàng câu được kéo lên đầu tiên. Trước khi thu câu, các phao này được xác định vị trí bằng các dụng cụ thiết bị như ống nhòm, đèn pha và máy vô tuyến tầm phương. Các
  15. 14 phao radio và phao cờ được vớt lên tàu , dây chính được tách ra và luồn qua con lăn hướng và đưa vào máy thu dây chính. Tốc độ thu dây được kiểm soát trung bình khoảng 3.6 hải lý/giờ . Dây chính được thu, tháo rời và xếp đặt gọn gàng trong các giỏ tre đặt bên dưới máy thu. Đối với tàu câu công nghiệp dây chính được thu và chứa trong tang tời. Các dây thẻo câu, phao, dây phao được tách khỏi dây chính và xếp đặt riêng trong các giỏ hay hộc đựng dây nhánh. Các hư hỏng của dây chính, dây nhánh, lưỡi câu, phao được xử lý ngay trong quá trình thu câu hoặc sau khi thu để chuẩn bị cho mẻ câu kế tiếp. Hình 3.0.7. Thu câu trên tàu thủ công Trong khi thu câu nếu phát hiện có cá mắc câu, tàu chạy chậm lại, có thể chuyển hướng sang mạn phải theo cá. Khi cá được kéo vào sát mạn tàu, các thủy thủ sử dụng móc hoặc móc chụp để bắt cá. Cách bắt cá tốt nhất là tránh trầy xước cá ở phần thịt, hạn chế sự vùng vẫy của cá, có thể dùng biện pháp đập đầu cá để cá bất tỉnh khi đưa lên boong. 3.5. Xử lý và bảo quản cá Công việc xử lý cá được thực hiện ngay sau khi đưa cá lên mặt boong bằng biện pháp như cắt xả máu cá, lấy mang và nội tạng sau đó cá được bảo quản
  16. 15 lạnh bằng nước đá hoặc nước biển lạnh tùy thuộc theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Hình 3.0.8. Xử lý cá trên tàu thủ công B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Mô tả kết cấu vàng câu cá ngừ đại dương trên tàu câu thủ công? 2. Mô tả kết cấu vàng câu cá ngừ đại dương trên tàu câu công nghiệp? 3. Trình bày quy trình kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương? C. Ghi nhớ: Kết cấu vàng câu trên tàu câu thủ công khác biệt với vàng câu tàu câu công nghiệp ở chỗ cứ mỗi thẻo câu lại có một phao ganh, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu gần như đồng nhất trong khoảng từ 40 – 60m.
  17. 16 Bài 1: SẮP XẾP VÀNG CÂU VÀO VỊ TRÍ THẢ Mã mô đun: MĐ 03 - 01 Mục tiêu: - Hiểu chức năng của các máy móc, thiết bị thả câu - Trình bày các công việc chuẩn bị dây chính, dây nhánh, các loại phao và mồi câu, đưa vào vị trí trước khi thả câu - Vận hành máy thả dây chính, đưa dây chính vào máy thả câu - Đưa mồi câu, dây nhánh, các loại phao vào vị trí thả - Có ý thức tuân thủ các quy định trên tàu, có tính cẩn thận và an toàn lao động A. Nội dung: 1. Vận hành máy thả dây câu 1.1. Máy thả dây câu Máy thả dây câu hay máy phóng dây câu thường được sử dụng cho vàng câu có dây câu chính liên tục là cước hoặc dây thừng. Máy thả dây phóng dây với một tốc độ cài đặt trước, tốc độ này thường nhanh hơn tốc tộ di chuyển của tàu, điều này cho phép điều chỉnh độ sâu hoạt động dây câu. Các dây nhánh câu, dây phao được móc kẹp vào dây chính theo một thời điểm định sẵn. Có sự khác nhau giữa máy thả dây chính là dây thừng và dây cước do sự khác biệt về kiểu dây và kích thước dây. 2 1 3 Hình 3.1.1. Máy thả dây câu cước PA
  18. 17 1. Bánh xe chủ động 2. Bánh ma sát 3. Các bánh xe dẫn động 2 1 3 Hình 3.1.2. Máy thả dây câu dây thừng 1. Bánh xe chủ động 2. Bánh ma sát 3. Dây đai 1.2. Vận hành máy thả dây câu Bước 1: Kiểm tra bên ngoài các bánh xe chủ động, dẫn động, dây đai rãnh dây không có vật cản Bước 2: Kiểm tra đồng hồ áp lực dầu thủy lực, ở mức trung bình Bước 3: Sử dụng tay gạt điều khiển cho máy hoạt động ở các chế độ: Thả dây – Dừng – Đảo chiều quay – Tăng, giảm tốc độ 2. Đưa dây chính vào vị trí thả câu 2.1. Thả câu thủ công Vàng câu có dây chính được lắp ráp từ rất nhiều đoạn dây triên. Các đoạn dây triên được chứa trong một túi lưới và đặt trong giỏ tre. Một giỏ tre chứa được từ 40 – 200 dây triên. Thực tế nghề câu hiện nay ngư dân thường sử dụng từ 5 - 10 giỏ dây triên. Dây triên được làm bằng dây PA sợi đơn(cước) đường kính 2.5 – 3.0mm, chiều dài dây triên 55m. Các dây triên liên kết với nhau bằng đoạn dây tết nilon 4mm, có chầu khuyết đầu dây. Trước khi thả câu, giỏ tre chứa các túi dây triên được xếp đặt gọn gàng tại mặt boong chính phía trái. Các khuyết đầu dây liên kết được tập hợp bằng cây xiên và đặt trên miệng giỏ.
  19. 18 Hình 3.1.3. Giỏ đựng dây câu chính 1. Dây triên 2. Dây liên kết 3. Cây xiên 2.2. Thả câu công nghiệp Dây chính được đưa từ Tời thu và chứa dây chính đến máy thả dây thông qua hệ thống ròng rọc chuyển hướng. Tời thu và chứa dây chính là máy tời thủy lực có tang thu và chứa dây chính. Tùy theo kích thước tàu câu mà lựa chọn kích thước tời loại lớn hoặc nhỏ với lượng chứa dây chính từ 10 hải lý đến 60 hải lý, đường kính dây từ 3.0 – 4.5mm. Bộ phận điều khiển tời là tay gạt đặt trong ca bin hoặc gắn trên khung máy tời, có các chế độ: Thả dây – Dừng – Đảo chiều quay – Tăng, giảm tốc độ Các bước thực hiện vận hành máy tời: - Kiểm tra bên ngoài máy không vướng các vật cản. Bơm thủy lực đã hoạt động, áp suất đường ống ở mức trung bình - Thả phanh băng máy tời - Sử dụng tay gạt điều chỉnh ở các chế độ: Thả dây – Dừng – Đảo chiều quay – Tăng, giảm tốc độ
  20. 19 Hình 3.1.4. Tời có tang thu và chứa dây chính 1. Tang tời 2. Khung 3. Đai truyền 3. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu 3.1. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu thủ công Dây nhánh được làm bằng dây PA sợi đơn(cước) đường kính khoảng 1.8mm, chiều dài 15 - 30m. Mỗi phao ganh có 1 dây nhánh. Các dây nhánh được xếp đặt trong giỏ tre kích thước giỏ d = 0.8m; cao 0.9m. Mỗi giỏ đựng 200 – 300 dây nhánh. Toàn bộ vàng câu đặt trong 3 – 4 giỏ. Một đầu dây nhánh nối với móc kẹp hoặc dây liên kết và đầu kia gắn với lưỡi câu. Hình 3.1.5. Giỏ chứa dây nhánh 1. Dây liên kết 2. Dây nhánh 3. Giỏ tre
  21. 20 Các giỏ dây nhánh được xếp đặt kế bên giỏ tre đựng dây chính tại mặt boong khai thác để việc thao tác được thuận tiện. Lưỡi câu được móc theo thứ tự trên miệng giỏ. 2 1 Hình 3.1.6. Giỏ chứa dây nhánh 1. Giỏ dây chính 2. Giỏ dây nhánh Hình 3.1.7. Lưỡi câu được móc trên miệng giỏ 3.2. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu công nghiệp Dây nhánh được xếp đặt trong rổ nhựa chuyên dụng hoặc các thùng chứa dây nhánh. Lưỡi câu được móc vào đuôi của móc kẹp. Các thùng đựng dây nhánh, lưỡi câu được đặt ở phía đuôi tàu, bên cạnh máy thả dây câu chính. Cách bố trí thùng dây nhánh khi thả câu trên tàu câu công nghiệp cũng có sự khác nhau. Tùy theo mỗi tàu, có thể bố trí hai bên máy thả dây chính hoặc bố trí ở bên cạnh máy thu dây chính ( hình 3.1.9).
  22. 21 Hình 3.1.8. Sắp xếp dây nhánh, móc kẹp, lưỡi câu Hình 3.1.9. Vị trí đặt dây nhánh và bố trí nhân lực khi thả câu tàu công nghiệp 1. Thùng đựng dây nhánh, lưỡi câu 2. Máy thả dây chính 3. Người móc dây nhánh 4. Dây chính 5. Ròng rọc hướng 6. Phao tròn 7. Phao radio 8. Dây nhánh phao 9. Người thả phao 10. Người thả mồi
  23. 22 1. Đưa mồi câu vào vị trí thả Mồi câu cá ngừ đại dương thường sử dụng là các loài cá tươi hoặc đông lạnh như: Cá chuồn, cá nục , mực ,cá thu, cá trích Mồi câu được cung cấp từ nguồn có sẵn trên thị trường hoặc đánh bắt trực tiếp trước khi thả câu. Mồi câu được bảo quản trong kho lạnh dưới dạng túi ni lon hoặc xếp trong khay. Một số loại mồi câu: - Cá chuồn - Cá nục - Mực - Cá trích
  24. 23 - Cá nục mắt to (cá tráo) - Cá thu - Cá măng (Milkfish) - Cá thu ngáng Hình 3.1.10. Các loại mồi câu Cá làm mồi câu bán trên thị trường dưới dạng đóng gói đông lạnh từ 10 – 25 kg / hộp. Trọng lượng trung bình của cá mồi từ 80 – 100g/con. Nếu trọng lượng cá mồi lớn hơn 120g khả năng cá mắc câu rất thấp. Nhiều trường hợp khi thu câu thì loại mồi lớn chỉ còn cái đầu mắc lại ở lưỡi câu, mồi nhỏ, thích hợp
  25. 24 cho cá dễ dàng ăn gọn con mồi. Đối với mồi mực có thề sử dụng với trọng lượng từ 200 – 300g/con. Trước khi thả câu, khay đựng mồi được đặt tại vị trí trước mặt người móc mồi thuận tiện cho việc móc và thả mồi. Hình 3.1.11. Vị trí đặt mồi câu 2. Đưa Dây phao và phao vào vị trí thả 2.1. Đưa Các phao đầu vàng câu vào vị trí thả Hình 3.1.12. Phao đầu vàng câu
  26. 25 Các phao đầu vàng câu bao gồm phao cờ, phao radio, phao đèn, phao tròn Tổ hợp phao này có nhiệm vụ đánh dấu vị trí đầu dây câu, giúp cho việc kiểm tra, phát hiện vàng câu. Trong thực tế ngư dân thường sử dụng đầu vàng câu là một phao cờ. Phao cờ Phao cờ có cấu tạo là một cây tầm vông có chiều dài từ 3.5 – 4.5m, đường kính từ 30 – 50mm. Đầu gốc có gắn vật nặng, thường là bê tông trọng lượng từ 1.5 – 2 kg. Đầu ngọn có gắn cờ hình vuông (400 x 600)mm màu đỏ nhằm dễ phát hiện trên mặt biển. Vật liệu nổi cho cờ là phao nhựa tròn đường kính 300mm, gắn cách vật nặng 1,5 – 2m. Phao cờ được trang bị tại đầu dây câu và dọc theo vàng câu từ 5 – 7 cây cờ. Trước khi thả câu, phao cờ được thủy thủ hỗ trợ chuyển đến vị trí người thả phao Hình 3.1.13. Phao cờ
  27. 26 Hình 3.1.14. Xếp phao cờ trên tàu câu Phao vô tuyến (radio) Hình 3.1.15. Xếp phao Radio trên tàu câu
  28. 27 Phao radio có nhiệm vụ phát sóng vô tuyến điện với tần số và mã được cài đặt trước. Năng lượng sử dụng cho phao là ac quy hoặc pin năng lượng mặt trời. Phao radio phải được xếp đặt cẩn thận trên giá đỡ ở phía sau tàu, thuận tiện đưa vào sử dụng. 2.2. Phao ganh Toàn bộ vàng câu dài khoảng 45km, gồm 800 dây triên, 800 dây nhánh được treo trong nước nhờ hệ thống phao ganh và dây ganh. Phao ganh được sử dụng là phao nhựa đường kính 150mm, dài 400mm. Dây ganh được làm từ dây tổng hợp PP chiều dài từ 10 – 12m, đường kính 2.5 – 3.0mm. Trên tàu câu thuộc các tỉnh phú Yên, Khánh Hòa Dây ganh được cuốn quanh phao ganh và xếp gọn trong túi lưới . Khi thả câu các giỏ phao ganh, dây ganh được bố trí bên cạnh, phía trong khu vực thả để thuận tiện cho người thao tác thả ganh. Hình 3.1.16. Đưa phao ganh vào vị trí thả thả câu 2.3. Phao tròn Phao tròn trên vàng câu còn được gọi là phao bù. Phao bù là phao nhựa tròn có đường kính 300 – 400mm. Dây phao được làm từ dây tổng hợp PP chiều dài từ 10 – 12m, đường kính 6.0 –8.0mm. Cách 30 dây nhánh thì gắn một phao bù. Phao tròn được đựng trong khay hoặc khung lưới xếp gọn gàng ở phía sau tàu sau khi thu câu và được thủy thủ hỗ trợ chuyển đến vị trí thả phao khi thả
  29. 28 câu. Dây phao được khoanh tròn, khóa kẹp và khuyết đầu dây được ccuộn gọn gàng và dễ mở khi thao tác. a) b) Hình 3.1.17. Xếp phao tròn trên tàu câu a) Dây ganh b) Xếp phao tròn 2.4. Phao đèn Phao đèn giúp cho tàu phát hiện vàng câu vào ban đêm. Cấu tạo Phao có 2 phần chính là phao nổi và đèn (Hình 1 – 18) . Cổ phao được sơn dạ quang phản xạ mạnh ánh sáng đèn pha. Trên đỉnh phao là đèn tín hiệu nhấp nháy chu kỳ 1.5 giây. Phao đèn sử dụng năng lượng pin 1.5V thời lượng sử dụng từ 20 – 25 ngày. Trên các tàu câu cá ngừ thường sử dung phao đèn có các thông số kỹ thuật như sau: Bảng 5 - 1 các thông số kỹ thuật phao đèn Ký hiệu Đặc Cỡ Trọng Loại pin Thời hạn sử Chớp Độ sâu điểm (M/M) lượng dụng pin nháy áp lực DM SK-100LP TOP 230 340g 20 ngày 1.5" 30M LIGHT 1.5V×1 FLOAT SK-200LF LIGHT 650 4Kg 1.5V×2 23 ngày 1.5" 30M
  30. 29 Khi thả câu phao đèn được chuẩn bị và đặt trong cabin tàu. Khi thả câu phao đèn được thủy thủ hỗ trợ chuyển đến vị trí thủy thủ thả phao. Hình 3.1.18. Phao đèn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Kể tên và chức năng của các máy móc, thiết bị thả câu? 2. Trình bày các công việc chuẩn bị dây chính, dây nhánh, mồi câu ? 3. Liệt kê các loại phao, công tác chuẩn bị phao trước khi thả câu? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.1.1. Vận hành máy thả dây câu chính - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thả câu; hướng dẫn sử dụng máy thả dây câu, tời câu: 30 – 35 bộ
  31. 30 - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thả dây câu; 02 máy + Tời thả dây câu: 02 máy - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 02 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động của máy thả dây câu, tời câu; thao tác mẫu điều khiển máy thả dây câu, tời câu + Vận hành máy thả dây câu chính: 1giờ (6 phút/học sinh) + Vận hành máy tời thả dây câu chính: 1giờ (6 phút/học sinh) + Thao diễn: 1giờ Giáo viên gọi tên một số học sinh thuộc 2 nhóm thao diễn. Các học viên khác nhận xét, góp ý - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Vận hành được máy thả dây câu chính ở các chế độ + Vận hành được tời thả dây câu chính ở các chế độ + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.1.2. Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu câu thủ công, 01 tàu câu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thả câu - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thả dây câu; 02 máy + Vàng câu: 02 bộ + Mồi câu: 10kg - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 02 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động chuẩn bị thả vàng câu; thao tác mẫu đưa dây câu vào máy thả + Đưa dây câu vào máy thả: 1 giờ + Đưa mồi câu vào vị trí thả: 0.5 giờ + Đưa dây nhánh câu vào vị trí thả: 0.5 giờ + Đưa Các phao đầu vàng câu vào vị trí thả: 0.5 giờ
  32. 31 + Nhận xét kết quả thực hành: 0.5 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thao tác đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian quy định + Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Máy thả dây phóng dây với một tốc độ cài đặt trước, tốc độ này thường nhanh hơn tốc tộ di chuyển của tàu. - Mồi câu được giữ lạnh trong các khay đặt tại vị trí thuận tiện cho việc móc mồi và thả mồi. - Tổ hợp phao đầu dây câu có nhiệm vụ đánh dấu vị trí đầu dây câu, giúp cho việc kiểm tra, phát hiện vàng câu. - Toàn bộ vàng câu dài khoảng 45km, gồm 800 dây triên, 800 dây nhánh được treo trong nước nhờ hệ thống phao ganh, phao tròn và dây ganh.
  33. 32 Bài 2: THẢ CÁC PHAO ĐẦU VÀNG CÂU Mã bài: MĐ 03 - 02 Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa và cấu trúc liên kết các loại phao đầu vàng câu - Trình bày được các bước công việc thả phao đầu vàng câu - Thực hiện các mối liên kết phao vào dây chính và thả phao đầu vàng câu - Có ý thức tuân thủ mệnh lệnh thuyền trường, thận trọng trong công việc A. Nội dung: 1. Liên kết các phao đầu vàng câu vào dây chính Đối với các tàu câu thủ công đầu dây chính được gắn với phao cờ, phao tròn và phao vô tuyến tiếp đến là vật nặng. Một số tàu câu thường sử dụng cục chì gắn vào dây chính ở khoảng cách 30m từ phao đầu dây câu, mục đích giữ cho đoạn dây đầu vàng câu không bị nổi sát mặt nước tránh bị hư hại khi các tàu khác đi băng qua đầu vàng câu. Bằng cách này cũng giúp tàu câu dễ dàng tiếp cận phao đầu vàng câu thu câu. Phao đầu vàng câu và đoạn dây trống thường không nằm cùng hướng với đoạn câu do vậy nếu không có cục chì tàu câu thường hay chạy băng qua dây câu. Đối với các tàu thả câu công nghiệp, đầu dây chính được dẫn từ máy tời chứa dây đi qua các ròng rọc hướng và đưa về phía đuôi tàu. Đầu dây chính được lắp đặt vào máy thả dây câu trước khi liên kết với các phao đầu vàng câu. Hình 3.2.1. Liên kết đầu dây câu
  34. 33 Phao radio, phao cờ và phao tròn được gắn kết với dây chính bằng một đoạn dây thừng tổng hợp PP chiều dài từ 15 – 30m, đường kính 6.0 –8.0mm. Đầu liên kết của dây có thể là khuyết hoặc móc kẹp. Hình 3.2.2. Phao radio và phao tròn Khi kết nối người ta thường sử dụng nút chân ếch đơn hoặc chân ếch kép giúp cho việc liên kết chắc chắn và tháo mở dễ dàng. Hình 3.2.3. Liên kết dây phao vào dây chính
  35. 34 2. Chuyển phao đến vị trí thả Các phao đầu vàng câu được đặt sát mép boong nơi thả câu, thường là mạn trái tàu đối với câu thủ công và phần đuôi tàu đối với tàu câu công nghiệp Hình 3.2.4. Chuẩn bị phao đầu dây câu trước khi thả Khi xếp đặt phao phải theo thứ tự, dây chính và dây phao phải gọn gàng, tránh các tai nạn về dây khi thả phao. 3. Thả phao đầu vàng câu 3.1. Chọn thời điểm thả câu Thông thường khi câu cá ngừ đại dương người ta thả câu từ sáng sớm khoảng từ 4giờ đến 8 giờ và thu lưới khoảng từ 2 giờ đến 18 giờ. Nếu thả quá sớm mồi câu sẽ bị ăn bởi mực và các loài cá ăm đêm. Cá ngừ thường săn mồi lúc rạng đông. Khi đó mồi dễ được nhìn thấy, trong khoảng thời gian này cá ngừ di chuyển theo phương nằm ngang thình lình bắt gặp. Khi đối tượng đánh bắt chính là cá kiếm thường ăn vào ban đêm thì thời gian thả câu thường bắt đầu vào buổi tối khoảng 18 giờ đến 20 giờ và thu câu lúc 6giờ đến 8 giờ sáng. 3.2. Quy trình thả câu Khi thả câu người ta thả ở phía mạn trái nếu tàu là thủ công hoặc phía đuôi tàu nếu là tàu công nghiệp, đảm bảo nguyên tắc “Thuyền dưới gió, lưới dưới nước”. Nguyên tắc này tránh cho việc tàu đè dây câu hoặc dây câu vướng chân vịt.
  36. 35 Hình 3.2.5. Thả phao đầu vàng câu Các bước công việc như sau: - Thuyền trưởng ra lệnh thả câu khi tàu đã ổn định hướng đi và tốc độ - Hai thủy thủ tiến hành thả phao đầu vàng câu. Một người ném phao radio còn người kia hỗ trợ chuyển các phao tròn, phao cờ - Thả đoạn dây trống có chiều dài 100 - 200m - Tàu tiếp tục chạy và dây chính được thả thông qua tốc độ máy thả dây chính. Quá trình thả phao đầu vàng câu được hoàn thành khi các phao nổi đều trên mặt nước. Các phao cách nhau ở khoảng cách thíc hợp, không có sự rối dây hay tuột dây. Hình 3.2.6. Các phao đầu vàng câu sau khi thả B. Câu hỏi và bài tập thực hành
  37. 36 1. Câu hỏi 1. Trình bày cấu trúc liên kết các loại phao đầu vàng câu? 2. Trình bày các bước công việc thả phao đầu vàng câu? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.2.1. Liên kết các phao đầu vàng câu vào dây chính - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu. - Dụng cụ, thiết bị: + Dây chính: 6 - 8 đoạn + Phao cờ: 6 cái + Phao vô tuyến: 6 - 8 cái + Phao tròn: 6 - 8 cái - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 5 – 7 học viên/ nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động lắp ráp phao đầu vàng câu; thao tác mẫu lắp ráp các dây phao vào dây chính + Kiểm tra phao, dây phao, dây chính: 1 giờ + Thực hiện các mối liên kết phao vào dây chính: 1 giờ + Thao diễn: 1 giờ Từng nhóm học viên thực hiện. Các nhóm khác góp ý, nhận xét kết quả - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thao diễn của từng nhóm học viên, - Kết quả cần đạt được: + Thực hiện các mối liên kết đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.2.2. Thả các phao đầu vàng câu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu.
  38. 37 - Dụng cụ, thiết bị: + Dây chính + Phao cờ + Phao vô tuyến + Phao tròn + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 - 18 học viên/ nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động thả các phao đầu vàng câu; thao tác mẫu các động tác thả các phao đầu vàng câu + Thực hiện thả các phao đầu vàng câu: 2 giờ + Thao diễn: 1 giờ Từng nhóm học viên thực hiện. Các nhóm khác góp ý, nhận xét kết quả - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thao diễn của từng nhóm học viên, - Kết quả cần đạt được: + Thả các phao đầu vàng câu đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Khi kết nối người ta thường sử dụng nút chân ếch đơn hoặc chân ếch kép giúp cho việc liên kết chắc chắn và tháo mở dễ dàng - Khi xếp đặt phao phải theo thứ tự, dây chính và dây phao phải gọn gàng, tránh các tai nạn về dây khi thả phao. - Thả câu khi tàu đã ổn định hướng đi và tốc độ và có lệnh của thuyền trưởng.
  39. 38 Bài 3: THẢ DÂY CHÍNH VÀ LIÊN KẾT DÂY CHÍNH VỚI DÂY NHÁNH Mã bài: MĐ 03 - 03 Mục tiêu: - Trình bày được các bước công việc thả dây chính - Trình bày các bước công việc liên kết dây chính dây nhánh, liên kết dây chính dây phao ganh - Thực hiện thả dây chính trên tàu thủ công - Thực hiện thả dây chính trên tàu công nghiệp - Thực hiện liên kết dây chính với dây nhánh, dây phao ganh A. Nội dung: 1. Thả dây chính 1.1. Thả dây chính tàu câu thủ công Phương pháp thả dây chính trên tàu câu thủ công thường được tiến hành ở mạn trái tàu. Sau khi thả các phao đầu vàng câu tàu tăng tốc độ. Thủy thủ tháo dây chính từ giỏ đựng vừa thả vừa kiểm soát dây chính. Dây chính có chiều dài 45km được kết nối từ khoảng 800 dây triên. Mỗi dây triên có chiều dài 55m vật liệu là cước PA, đường kính từ 2.5 – 3.0 mm. Dây triên được đựng trong bao lưới, mỗi bao có 10 dây triên. Đầu dây triên được gắn với các đoạn dây nối liên kết chiều dài 1m là dây tết nylon 4mm màu xanh. Quá trình thả dây chính luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người thả dây chính và người thả dây nhánh. Đảm bảo khi một đoạn dây chính thả gần xong thì liên kết với dây nhánh và đoạn dây triên kế tiếp phải thực hiện xong. Tốc độ trung bình khi thả vàng câu có thể đạt 5,6 hải lý/giờ; thời gian thả vàng câu (vàng câu có chiều dài 40 – 50 km) khoảng 4,0 – 4,5 giờ. Khoảng cách hai phao ganh được thay đổi tuỳ theo khoảng cách giữa 2 thẻo câu, có thể mỗi lưỡi câu một phao ganh hoặc 2 lưỡi câu 1 phao ganh. Các bước công việc thả dây chính như sau: - Thủy thủ 01 thả dây chính - Thủy thủ 02 móc mồi, thả mồi - Thủy thủ 03 liên kết dây chính, dây nhánh câu và dây phao, thả phao - Thủy thủ 04 hỗ trợ
  40. 39 Hình 3.3.1. Thả dây chính tàu thủ công 1. Thả dây chính 2. Móc,thả mồi 3. Liên kết dây chính dây nhánh 4. Thả phao 1.2. Thả dây chính tàu câu công nghiệp Phương pháp thả dây chính bằng máy thường được tiến hành ở phía đuôi tàu. Dây chính được dẫn từ tang tời chứa dây câu đi qua các ròng rọc hướng và đưa vào máy thả dây câu. Tốc độ thả dây được cài đặt sẵn trên máy, khi thả câu, tàu chạy với tốc độ 8 - 9 hải lý/giờ, trong khi đó máy bắn dây câu chính sẽ phun dây ra với tốc độ 8,5 - 10,5 hải lý/giờ. Người ta có thể điều chỉnh tốc độ phun dây để điều chỉnh độ võng của dây câu chính, nghĩa là điều chỉnh độ sâu làm việc của lưỡi câu. Thường khoảng cách thực từ đầu đến cuối vàng câu chỉ bằng 2/3 chiều dài dây câu chính. Dây chính là dây cước PA đường kính từ 3.0 – 4.5mm, chiều dài từ 40 – 60 hải lý. Các dây nhánh và phao ganh được kiên kết với dây chính bằng móc kẹp. Phương pháp này rất thuận tiện trong thao tác, khoảng cách giữa các dây nhánh, phao ganh có thể thay đổi một cách dễ dàng. Tốc độ thả dây thường nhanh hơn tốc độ tàu, cho phép điều chỉnh độ sâu hoạt động của dây chính. Các dây nhánh, phao và dây phao được kết nối vào dây chính theo một khoảng dừng đều đặn. Các khoảng dừng được báo hiệu bằng chuông, một tiếng chuông ngắn cho dây thẻo, một tiếng chuông dài cho dây phao ganh. Các bước công việc thả dây chính trên tàu câu công nghiệp: - Máy thả dây chính phun dây câu tốc độ 8,5 - 10,5 hải lý/giờ
  41. 40 - Thủy thủ số 01 móc mồi, thả mồi và liên kết dây nhánh - Thủy thủ số 02 móc mồi, thả mồi và liên kết dây nhánh - Thủy thủ số 03 thả phao và chuyển dây phao cho thủy thủ 02 1 2 3 Hình 3.3.2. Thả dây chính tàu công nghiệp 2. Liên kết dây nhánh 2.1. Cấu tạo dây nhánh Dây nhánh được làm từ vật liệu là cước PA, đường kính 1.8mm, chiều dài 30m. Vàng câu có khoảng 800 thẻo đựng trong 3 giỏ tre, kích thước giỏ có đường kính 0,8m, cao 0,9m.
  42. 41 Cước PA 1.8 – 3mm Dây thừng PP ø 6mm Cáp 0.3 – 1.2mm Hình 3.3.3. Cấu tạo dây nhánh Cấu tạo của dây nhánh thường gồm có 3 bộ phận chính gồm: - Móc kẹp hoặc dây liên kết: Dùng để liên kết với dây chính khi thả câu - Đoạn giữa dây nhánh: Là dây cước PA có chiều dài từ 15 – 30m gắn với móc kẹp hoặc đầu dây liên kết bằng đầu khuyết có khóa xoay - Cáp và lưỡi câu: Dây cáp có chiều dài 1.2m phía trên lưỡi câu để phòng ngừa cá cắn đứt dây câu. Dây cáp được gắn với đoạn giữa dây nhánh và lưỡi câu bằng khuyết đầu dây và nút dẹt. Lưỡi câu thường được sử dụng là lưỡi câu inoc
  43. 42 Đài Loan ký hiệu size 4.0 – C2 mũi lệch. Một số tàu không sử dụng đoạn dây cáp phía trên lưỡi câu. 2.2. Liên kết dây nhánh với dây chính. Liên kết dây nhánh với dây chính trên tàu thủ công được thực hiện bởi thủy thủ số 2 đứng giữa thủy thủ thả dây chính và thủy thủ móc và thả mồi. Dây nhánh được liên kết ngay sau khi mồi đã thả. Mối liên kết thực hiện là nút chân ếch đơn hoặc chân ếch kép. Hình 3.3.4. Thắt nút liên kết dây Trên tàu câu công nghiệp công tác này được thực hiện bởi hai thủy thủ móc mồi ở phía sau tàu. Sau khi móc và ném mồi các thủy thủ này luân phiên móc kẹp dây nhánh vào dây chính theo nhịp chuông báo. Hình 3.3.5. Móc kẹp dây nhánh vào dây chính
  44. 43 3. Liên kết dây ganh, phao ganh với dây chính. 3.1. Dây ganh, phao ganh Phao ganh Dây ganh Hình 3.3.6. Dây ganh, phao ganh Phao ganh bao gồm phao dài và phao tròn. Phao tròn còn được gọi là phao bù. Phao ganh sử dụng cho vàng câu là phao nhựa có đường kính 120mm, dài 400mm. Dây ganh sử dụng vật liệu PP, dây dẹt 2,5 – 3mm, có chiều dài 15 – 30m. Phao bù là phao nhựa tròn có đường kính 300 - 400mm. Đầu dây ganh có khuyết để liên kết với dây chính. Đối với các tàu thả dây câu bằng máy, phao ganh sử dụng là phao tròn dây ganh thường sử dụng là cước PA, chiều dài 15 – 30m. Liên kết giữa dây ganh với dây chính bằng móc kẹp. 3.2. Liên kết dây ganh với dây chính. Đối với các tàu thủ công, phao ganh được liên kết với dây chính bằng nút chân ếch đơn hoặc chân ếch kép. Mỗi dây nhánh thì có một phao ganh và khoảng 30 dây nhánh thì có một phao bù. Đối với tàu thả câu bằng máy, liên kết này là móc kẹp, được thực hiện bởi thủy thủ hỗ trợ. Cứ 10 lưỡi câu thì có một phao tròn. Khoảng cách này cũng được điều chỉnh để đảm bảo độ sâu đánh bắt của lưỡi câu phù hợp.
  45. 44 Hình 3.3.7. Thả phao tròn 4. Kết thúc thả dây chính Dây chính được thả và kết nối với dây nhánh liên tục từ phao đầu vàng câu đến khi kết thúc vàng câu. Công việc thả câu kết thúc khi toàn bộ lưỡi câu được thả chìm trong nước. Đoạn dây trống cuối cùng kết nối với phao cờ hoặc phao radio được thả xong. Vàng câu tách khỏi tàu và trôi tự do trên biển. Tàu được điều động theo hướng ngược nước sao cho cách điểm thả cuối của vàng câu khoảng 2 - 3 hải lý, rồi tiến hành thả neo dù để giảm tốc độ trôi của tàu. Công việc của thủy thủ trực ca là quan sát hoạt động của vàng câu, phát hiện sớm các sự cố đối với vàng câu kịp thời báo cáo thuyền trưởng kịp thời giải quyết. Hình 3.3.8. Vàng câu trôi tự do trên biển
  46. 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày nội dung công việc thả dây chính? 2. Trình bày nội dung công việc liên kết dây chính dây nhánh, liên kết dây chính dây phao ganh? 2. Bài tập thực hành 2.1.Bài tập 3.3.1. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu thủ công - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu thủ công + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Vàng câu: 02 bộ + Mồi câu 10 kg - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động thả câu; thao tác mẫu các động tác thả dây chính, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao + Thực hiện thả dây chính thủ công: 2 giờ Phân công học viên vào các vị trí thủy thủ 1,2,3,4 Học viên luân phiên thay đổi nhau thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3,4 Thủy thủ 01 thả dây chính Thủy thủ 02 móc mồi, thả mồi Thủy thủ 03 liên kết dây chính, dây nhánh câu và dây phao, thả phao Thủy thủ 04 hỗ trợ + Thao diễn: 1 giờ Từng nhóm học viên thao diễn thả dây chính, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao . Các học viên khác quan sát góp ý - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thả dây chính, dây nhánh và thực hiện liên kết dây chính với dây nhánh, dây phao ganh đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian
  47. 46 + Đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.3.2. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu công nghiệp - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Máy thả dây câu; 02 máy + Máy tời thả và thu dây câu: 02 máy + Vàng câu: 02 bộ + Mồi câu 10 kg - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động thả câu; thao tác mẫu các động tác lấy lưỡi câu, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao + Thực hiện thả dây chính bằng máy thả dây câu: 2 giờ Phân công học viên thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3 Học viên luân phiên thay đổi nhau thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3 Thủy thủ 01 thả dây chính, móc mồi, thả mồi Thủy thủ 02 thả dây chính, móc mồi, thả mồi Thủy thủ 03 hỗ trợ + Thao diễn: 1 giờ Từng nhóm học viên thao diễn thả dây chính và liên kết dây nhánh với dây chính. Các học viên khác quan sát góp ý - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thả dây chính, dây nhánh và thực hiện liên kết dây chính với dây nhánh, dây phao ganh đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Quá trình thả dây chính luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người thả dây chính và người thả dây nhánh.
  48. 47 - Tốc độ thả dây thường nhanh hơn tốc độ tàu, cho phép điều chỉnh độ sâu hoạt động của lưỡi câu. - Dây nhánh được liên kết ngay sau khi mồi đã thả. Mối liên kết thực hiện là nút chân ếch đơn, chân ếch kép hoặc móc kẹp.
  49. 48 Bài 4: MÓC MỒI, THẢ MỒI Mã bài: MĐ 03 - 04 Mục tiêu: - Mô tả các bước công việc tháo lưỡi câu ra khỏi giá, móc và thả mồi - Thực hiện thao tác móc mồi câu, thả mồi, thả dây nhánh - Có ý thức tuân thủ nội quy là việc trên tàu, cẩn thận trong công việc A. Nội dung: 1. Nhận lưỡi câu 1.1. Một số loại lưỡi câu cá ngừ Có ba loại lưỡi câu thường sử dụng trong vàng câu cá cá ngừ đại dương đó là Lưỡi câu có vòng khuyên, lưỡi câu hình tròn và lưỡi câu chữ ”J”. Lưỡi câu chữ J sử dụng phổ biến để câu cá kiếm. Lưỡi câu được chế tạo bằng thép mạ kẽm hoặc bằng inoc, có nhiều cỡ khác nhau. a) b) c) Hình 3.4.1. Các loại lưỡi câu a)Lưỡi câu có vòng khuyên; b) lưỡi câu hình tròn; c) lưỡi câu chữ ”J” Lưỡi câu có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả đánh bắt của vàng câu. Tùy thuộc ngư trường, kích thước và loại đối tượng khai thác người ta lựa chọn kích cỡ và kiểu lưỡi câu phù hợp.
  50. 49 Lưỡi câu đang sử dụng thông dụng trên các tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở Phú Yên là lưỡi câu inoc Đài Loan ký hiệu size 4.0 – C2 mũi lệch. Hình 3.4.2. Lưỡi câu size 4.0 Phú Yên 1.2. Thao tác nhận lưỡi câu Lưỡi câu được móc gọn gàng, thứ tự trên miệng các giỏ đựng dây nhánh, đặt ngay cạnh người móc mồi câu. Đối với tàu thả câu bằng máy lưỡi câu cũng được xếp thứ tự trên thành các thùng nhựa. Khi móc mồi thủy thủ gỡ lưới câu ra khỏi móc theo thứ tự từ ngoài vào trong. Khi tháo lưỡi câu ra khỏi kẹp thủy thủ thường dùng tay phải nắm vào lưng lưỡi câu tháo nhẹ ra khỏi giá( hình 4 – 2). Hình 3.4.3. Sắp xếp lưỡi câu trên thành giỏ
  51. 50 2. Móc mồi 2.1. Kỹ thuật móc mồi Mồi câu được chọn phải còn tươi, có mùi đặc trưng của loài. Khi móc mồi, tùy theo loại mồi mà chọn cách móc mồi câu thích hợp. Tác dụng của lưỡi câu và dòng chảy làm cho mồi câu sống động như đang bơi trong tự nhiên. Một số kiểu móc mồi câu: - Móc xuyên qua đỉnh đầu cá Hình 3.4.4. Móc xuyên qua đỉnh đầu cá - Móc ở hai bên đầu: Mồi câu cũng có thể móc ở hai bên đầu, lưỡi câu được móc ngang hoặc lưỡi câu móc ngược về phía sau. Hình 3.4.5. Móc xuyên qua phía sau xương đầu cá
  52. 51 - Móc mực làm mồi câu: Mực thường được móc ở phía đuôi như vậy giống với mực bơi tự nhiên. Lưỡi câu được xuyên qua thân mực và hai vây để mồi được giữ chắc chắn. Mồi mực còn có thể được móc qua phần cơ kế bên hai hốc mắt. - Hình 3.4.6. Móc mực làm mồi câu - Móc mồi sống : Mồi sống cũng thường được sử dụng trong nghề câu cá ngừ đại dương. Khi sử dụng mồi sống người ta móc lưỡi câu bên dưới gốc vây lưng cá để giữ cho mồi không bị chết. Mồi sống rất hấp dẫn đối với cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn nhưng không có tác dụng đối với các ngư mắt to. Ngư dân thường sử dụng mồi sống cho những lưỡi câu lắp gần với phao ganh. Các loại mồi khác được móc vào những lưỡi câu hoạt động sâu hơn.
  53. 52 Hình 3.4.7. Móc mồi sống - Móc mồi có kích thước lớn: Trường hợp cá mồi có trọng lượng lớn hơn 120g người ta thường cắt xéo cá để tạo thành 2 con mồi Hình 3.4.8. Mồi lớn được cắt xéo tạo thành 2 con mồi - Móc mồi là thịt các loài cá: Trường hợp thả gần hết vàng câu mà thiếu mồi người ta sử dụng thịt các loài cá khác để làm mồi câu dưới dạng cắt lát. Kích thước lát mồi thường sử dụng có chiều dài 20cm, chiều ngang 5cm, độ dày từ 3 – 5cm. Nhiều ngư dân sử dụng mồi câu còn tốt cho lần câu kế tiếp. Các loại mồi sử dụng được lâu chủ yếu là mực. Mồi còn tốt là mồi chưa bị ươn thối được tháo ra khỏi lưỡi câu trong khi thu câu và ngâm vào thùng nước biển mặn. Mồi sử dụng lại thường được móc vào lưỡi câu ở vị trí khác so với lần câu trước.
  54. 53 Hình 3.4.9. Sử dụng thịt các loài cá khác để làm mồi câu 2.2. Thao tác móc mồi Các thao tác móc mồi câu - Tay trái hoặc tay phải cầm lưỡi câu - Tay còn lại cầm mồi câu sao cho giữa ngón trỏ và các ngón khác có khe hở rộng để lưỡi câu xuyên qua (Hình 4 – 10) - Móc lưỡi câu đâm xuyên qua con mồi vào khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ bàn tay đối diện, dùng ngón cái của tay móc mồi ấn mạnh vào phần cong của thân lưỡi câu đâm xuyên qua mồi với tốc độ nhanh. Lưu ý: Móc mồi là công việc khá nguy hiểm vì phải tiếp xúc với lưỡi câu sắc, nhọn. Thao tác móc mồi phải nhanh, dứt khoát. Thủy thủ móc mồi cần phải có đầu đủ các trang bị bảo hộ lao động như bao tay, giày ủng, quần áo phải gọng gàng. Hình 3.4.10. Móc mồi câu
  55. 54 3. Thả mồi 3.1. Thả mồi Thả mồi trên tàu câu thủ công: Sau khi móc xong mồi thủy thủ móc mồi cầm lưỡi câu mồi và ném ra xa dây chính, góc ném trong khoảng từ 60 – 900. Thủy thủ này tiếp tục theo dõi chuyển động của dây nhánh và kiểm tra việc kết nối đầu dây nhánh với dây chính được thực hiện bởi thủy thủ kết nối dây, kịp thời can thiệp nếu có vướng mắc xảy ra. Trình tự thả mồi được thực hiện như sau: - Thủy thủ 02 móc mồi và ném mồi, theo dõi chuyển động của dây nhánh câu vừa thả - Thủy thủ 03 Liên kết dây nhánh với dây chính ngay sau khi thủy thủ 2 ném mồi, thả đầu mối liên kết ra ngoài mạn tàu và ném phao - Thủy thủ 01 quan sát chuyển động của dây chính và dây nhánh mới thả, nhắc nhở sửa chữa các lỗi phối hợp thả dây khi cần thiết. - Thủy thủ 04 làm công việc hỗ trợ Hình 3.4.11. Móc vả thả mồi câu trên tàu câu thủ công Thả mồi câu trên tàu câu công nghiệp:
  56. 55 Trên tàu công nghiệp thì hai thủy thủ luân phiên nhau móc và ném mồi câu về hai phía của dây chính. Khi dây câu chuyển động gần hết thì thủy thủ này móc kẹp dây nhánh vào dây chính. Hình 3.4.12. Thả mồi câu 3.2. An toàn khi thả mồi Để đảm bảo an toàn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thủy thủy thả mồi và thủy thủy liên kết dây nhánh với dây chính. Liên kết này chỉ được thực hiện khi mồi đã được thả xong. Nếu liên kết này được thực hiện trước sẽ gây nguy hiểm cho người móc mồi. Thủy thủ làm công tác trên boong phải có đủ các đng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo bảo hộ lao động, giày, bao tay theo quy định.
  57. 56 a) b) b) c) d) Hình 3.4.13. Bộ đồ bảo hộ lao động a) Mũ b) Quần áo c) Giày cao su d) Bao tay các loại
  58. 57 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Mô tả công việc tháo lưỡi câu ra khỏi giá? 2. Trình bày một số phương pháp móc mồi câu? 3. Trình bày nội dung công việc móc và thả mồi? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.4.1. Móc mồi - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Mồi câu: Mồi cá: 10 kg Mồi mực: 10 kg Mồi sống: 10kg Dây nhánh, lưỡi câu: 30 – 35 bộ Dao xử lý mồi: 30 – 35 cái Bảo hộ lao động: 30 – 35 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 5 nhóm, 5 – 7 học viên/ nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động móc mồi; thao tác mẫu các động tác móc mồi + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi cá: 1 giờ + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi mực: 1 giờ + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi sống: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng học viên - Kết quả cần đạt được: + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.4.2. Thả mồi - Nguồn lực:
  59. 58 + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Mồi câu: Mồi cá: 10 kg Mồi mực: 10 kg Mồi sống: 10kg Dây nhánh, lưỡi câu: 30 – 35 bộ Dao xử lý mồi: 30 – 35 cái Bảo hộ lao động: 30 – 35 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 5 nhóm, 5 – 7 học viên/ nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động móc mồi, thả mồi; thao tác mẫu các động tác thả mồi + Thao tác cầm mồi, thả mồi: 2 giờ + Thao diễn: 2 giờ Từng nhóm học viên thao diễn móc mồi, thả mồi. Các học viên khác quan sát góp ý - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thao tác cầm mồi, thả mồi đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Khi móc mồi thủy thủ gỡ nhẹ lưỡi câu ra khỏi giá theo thứ tự từ ngoài vào trong. - Mồi câu thường được móc xuyên qua đỉnh đầu cá và hướng về phía trước. Cách móc này sẽ làm cho mồi câu sống động như đang bơi trong tự nhiên. - Để đảm bảo an toàn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thủy thủy thả mồi và thủy thủy liên kết dây nhánh với dây chính.
  60. 59 Bài 5: CHUYỂN DÂY NHÁNH LƯỠI CÂU, PHAO Mã bài: MĐ 03 - 05 Mục tiêu: - Mô tả được các bước công việc chuyển dây nhánh lưỡi câu, chuyển phao và dây nhánh phao, hỗ trợ thả dây nhánh - Thực hiện được các công việc chuyển dây nhánh lưỡi câu, chuyển phao và dây nhánh phao. A. Nội dung: 1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu( thẻo câu) 1.1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu thủ công Dây nhánh có lưỡi câu sau khi thu được xếp đặt trong giỏ tre, và chuyển về hầm chứa. Lưỡi câu được móc theo thứ tự trên thành giỏ. Đầu liên kết của thẻo câu là dây thừng tết màu xanh có chầu khuyết dây được luồn vào cây nhọn theo thứ tự của lưỡi câu. Cây chứa các đầu liên kết được đặt trên thành giỏ tre, đối diện với phía có lưỡi câu. Toàn bộ vàng câu có khoảng 800 thẻo câu được đựng trong 3 giỏ tre. Khi thả câu các công việc được thực hiện như sau: - Thủy thủ hỗ trợ vận chuyển giỏ tre thẻo câu từ hầm chứa đến vị trí thả lần lượt từng giỏ một cho đến khi thả xong vàng câu. - Đặt giỏ thẻo câu nằm ở giữa người liên kết dây câu và người móc mồi câu sao cho việc lấy lưỡi câu và lấy dây liên kết thuận tiện nhất. - Tháo đầu liên kết dây nhánh chuyển cho thủy thủ 02 liên kết dây khi cần thiết Hình 3.5.1. Vị trí đặt giỏ thẻo câu 1. Giỏ thẻo câu 2. Thủy thủ liên kết dây 3. Thủy thủ hỗ trợ
  61. 60 1.2. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu công nghiệp Trên tàu công nghiệp dây nhánh có lưỡi câu được xếp đặt trong các thùng chuyên dụng và chứa trong kho (cabin) ngư cụ. Các bược công việc như sau: - Trước khi thả câu, Toàn bộ vàng câu có khoảng 1500 lưỡi câu xếp gọn trong 4 thùng được chuyển đến phía đuôi tàu - Đặt thùng lưỡi câu, dây nhánh ở hai phía của máy thả dây chính, bên cạnh vị trí của 2 thủy thủ thả dây câu. - Hai thủy thủ luân phiên lấy đồng thời cả lưỡi câu và móc kẹp bằng tay trái hoặc tay phải, tiến hành móc mồi và thả mồi. Hình 3.5.2. Vị trí đặt thùng dây nhánh, lưỡi câu và móc kẹp 2. Chuyển dây phao ganh, phao tròn 2.1. Chuyển dây phao ganh, phao tròn trên tàu câu thủ công Dây ganh sau khi thu được cuốn gọn quanh phao và bỏ vào túi lưới để xếp đặt trên tàu được gọn gàng. Mỗi túi lưới chứa khoảng 100 phao ganh. Toàn vàng câu có tử 3 – 4 túi phao. Các túi phao được xếp gọn trong hầm chứa ngư cụ hoặc trên nóc cabin tàu. Các bước công việc thực hiện như sau:
  62. 61 - Trước khi thả lưới thủy thủ hỗ trợ vận chuyển dần từng bao đến vị trí thả - Xếp đặt bao phao tại giữa boong tàu thuận tiện cho thủy thủ liên kết dây phao và dây chính khi thả. - Phao tròn cho vàng câu khoảng 30 cái, dây phao được khoanh gọn và đặt trong giỏ chứa. Vị trí đặt giỏ phao tròn kế bên túi phao ganh và nằm ở phía đối diện với mạn thả câu. - Khi thả gần đến phao tròn, thủy thủ hỗ trợ chuyển đầu dây liên kết cho thủy thủ kết dây chính và thực hiện ném phao ra xa dây chính. Phao ganh Hình 3.5.3. Hỗ trợ thả phao trên tàu câu thủ công 2.2. Chuyển dây nhánh phao tròn trên tàu thả câu bằng máy Trên tàu thả câu bằng máy kho chứa phao ganh, phao radio được bố trí tại góc đuôi tàu phía mạn phải. Các loại phao được xếp gọn trên giá, dây phao được khoanh gọn, thứ tự. Khi thả câu các công việc thực hiện như sau: - Thủy thủ hỗ trợ chuyển các khay đựng phao dần dần ra phía sau, kế bên người móc mồi - Quan sát dây chính, dây nhánh câu, kịp thời mở dây phao, đưa móc kẹp cho người thả dây nhánh đồng thời ném phao ganh đúng thời điểm theo tín hiệu của chuông báo.
  63. 62 Hình 3.5.4. Hỗ trợ thả phao tàu câu công nghiệp 3. Hỗ trợ công tác thả dây nhánh 3.1. Bố trí nhân lực Công tác hỗ trợ thả dây nhánh được thực hiện bởi từ 1 đến 3 thủy thủ, tùy theo cỡ tàu và mức độ cơ giới hóa. Thông thường có một người hỗ trợ thả dây chính, một người hỗ trợ thả dây nhánh, móc mồi câu và một thủy thủ hỗ trợ cung cấp phao và thả phao. Các vị trí của thủy thủ hỗ trợ thường được hoán đổi cho nhau khi cần thiết hoặc khi xử lý sự cố. 3.2. Các bước công việc hỗ trợ thả dây nhánh Các công việc hỗ trợ thả dây nhánh được thực hiện theo các bước sau: Chuyển dây nhánh đến vị trí làm việc Kiểm tra số lượng và tình trạng sẵn sàng hoạt động của dụng cụ thiết bị dây nhánh Chuyển dây nhánh cho người thả dây đúng thời điểm Theo dõi việc thả dây và hỗ trợ giải quyết sự cố
  64. 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày nội dung công việc chuyển dây nhánh lưỡi câu? 2. Trình bày nội dung công việc chuyển phao và dây nhánh phao? 3. Trình bày cá bước công việc hỗ trợ thả dây nhánh? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.5.1. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu thủ công - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu thủ công + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: Vàng câu thủ công: 02 bộ Mỗi bộ có: Dây nhánh: 3 – 4 giỏ Dây ganh, phao ganh: 800 cái( 200 cái /túi) Phao cờ 5 – 10 cái Phao radio: 02 cái Phao tròn, dây phao: 160 – 300 cái - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động chuẩn bị thả câu cá ngừ đại dương trên tàu thủ công. Nhấn mạnh đến vị trí đặt, số lượng các giỏ dây chính, dây nhánh, phao ganh và phao tròn trên tàu trước khi thả câu + Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ dây nhánh từ vị trí cất giữ đến vị trí thả dây nhánh lưỡi câu: 1 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ phao ganh, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao ganh, dây phao: 0.5 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ phao tròn, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao tròn, dây phao: 0.5 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp phao cờ từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao cờ: 0.5 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp phao radio từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao radio: 0.5 giờ - Thời gian: 4 giờ
  65. 64 - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên sau khi thực hiện xong các công việc - Kết quả cần đạt được: + Chuyển giỏ dây nhánh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển giỏ phao ganh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển phao tròn ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển phao radio ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.5.2. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu công nghiệp - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: Vàng câu công nghiệp: 02 bộ Mỗi bộ có: Máy tời chứa dây chính: 01 bộ Máy thả dây chính: 01 bộ Thùng Dây nhánh: 2 – 4 thùng Phao cờ 5 – 10 cái Phao radio: 04 cái Phao tròn, dây phao: 280 – 500 cái - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên chiếu video clip về hoạt động chuẩn bị thả câu cá ngừ đại dương trên tàu công nghiệp. Nhấn mạnh đến vị trí đặt, số lượng thùng dây nhánh, phao tròn trên tàu trước khi thả câu + Thực hiện công việc chuyển tiếp các thùng dây nhánh từ vị trí cất giữ đến vị trí thả dây nhánh lưỡi câu ở phía đuôi tàu: 1 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp các thùng phao tròn, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao ganh, dây phao: 1 giờ + Thực hiện công việc chuyển tiếp phao cờ từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao cờ: 0.5 giờ
  66. 65 + Thực hiện công việc chuyển tiếp phao radio từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao radio: 0.5 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên sau khi thực hiện xong các công việc - Kết quả cần đạt được: + Sử dụng máy tời thả dây chính và lắp vào máy thả dây chính đúng kỹ thuật. + Chuyển thùng dây nhánh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển thùng phao tròn ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuẩn bị phao radio,gọn gàng, đúng vị trí. + Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Vị trí đặt giỏ thẻo câu nằm ở giữa người liên kết dây câu và người móc mồi câu sao cho việc lấy lưỡi câu và lấy dây liên kết thuận tiện nhất. - Khi thả gần đến phao tròn, thủy thủ hỗ trợ chuyển đầu dây liên kết cho thủy thủ kết dây chính và thực hiện ném phao ra xa dây chính. - Các vị trí của thủy thủ hỗ trợ thường được hoán đổi cho nhau khi cần thiết hoặc khi xử lý sự cố.
  67. 66 Bài 6: XỬ LÝ SỰ CỐ KHI THẢ CÂU Mã bài: MĐ 03 - 06 Mục tiêu: - Hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây chính - Hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây nhánh - Xử lý được các tình huống dây chính bị đứt, bị rối - Xử lý các tình huống dây nhánh bị vướng, bị rối - Có ý thức tuân thủ mệnh lệnh thuyền trưởng và an toàn lao động A. Nội dung: 1. Xử lý sự cố dây chính khi thả câu 1.1. Đứt dây chính Dây chính bị đứt trong quá trình thả Nguyên nhân: - Dây chính bị mòn đứt - Dây chính bị đứt do vướng vật cản - Tuột mối liên kết Biện pháp xử lý: - Dừng máy thả dây - Báo cáo sự cố với thuyền trưởng - Thu đầu dây chính đã thả - Thay dây hoặc xử lý mối liên kết 1.2. Dây chính bị vướng: Nguyên nhân: - Dây chính bị vướng vào đáy tàu, chân vịt - Dây chính bị vướng vào thiết bị trên boong - Dây chính vướng vảo thủy thủ Biện pháp khắc phục: - Dừng tàu, dừng máy thả dây - Báo cáo sự cố với thuyền trưởng - Tháo gỡ dây - Kiểm tra lại tình trạng gió nước, kỹ thuật thả dây chính - Kiểm tra công tác xếp đặt thiết bị boong - Trường hợp dây vướng vào thủy thủ: + Ngay lập tức cắt dây chính + Dừng máy thả
  68. 67 + Báo cáo sự cố với thuyền trưởng. + Tháo gỡ dây vướng + Nối dây chính Hình 3.6.1. Dây chính vướng vào chân thủy thủ 1.3. Dây chính bị rối: Nguyên nhân: - Công tác chuẩn bị dây chưa tốt - Tốc độ thả dây quá nhanh Biện pháp khắc phục: - Dừng tàu, dừng máy thả dây - Báo cáo sự cố với thuyền trưởng - Tháo gỡ dây, đưa đoạn dây rối ra ngoài để thủy thủ hỗ trợ xử lý 2. Xử lý số sự cố dây nhánh Lưỡi câu móc vào người hoặc vật trên boong Nguyên nhân - Công tác chuẩn bị chưa tốt - Thao tác chưa thành thạo, bất cẩn Biện pháp xử lý: - Ngay lập tức cắt dây dây câu - Dừng máy thả dây.
  69. 68 - Báo cáo sự cố với thuyền trưởng - Tháo gỡ dây câu đưa ra ngoài cho thủy thủ hỗ trợ xử lý - Huấn luyện thuyền viên về thao tác thả dây câu Hình 3.6.2. Lưỡi câu vướng vào người thủy thủ 1. Xử lý một số tình huống khác 1.1. Thủy thủ bị ngã trên boong Nguyên nhân: - Sàn boong trơn - Tư thế thao tác sai - Sóng gió lớn - Nắm, chụp dây câu khi đang thả dây Biện Pháp xử lý: - Thường xuyên vệ sinh mặt boong - Huấn luyện thủy thủ mới tư thế làm việc với dây câu - Không thả câu trong điều kiện thời tiết xấu - Không nắm chắc dây câu khi đang thả
  70. 69 Hình 3.6.3. Nắm, chụp dây câu khi đang thả 3.3. Xử lý khi có một khâu trong quy trình thả bị chậm. Thả câu là một quá trình liên hoàn, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vị trí gồm: Thả dây chính – móc mồi – thả dây lưỡi câu – thả phao – thả dây phao. Thao tác liên kết giữa dây chính, dây nhánh phải kịp thời, chắc chắn. Trường hợp có một khâu nào đó thao tác chậm có thể dẫn đến các sự cố nêu trên do vậy thủy thủ trưởng cần có sự quan sát tiến trình thả câu phát hiện sớm các nguy cơ. Sẵn sàng thay ngay thủy thủ ở các khâu bị chậm để quá trình thả câu được liên tục, nhịp nhàng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây chính? 2. Trình bày nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây nhánh? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.6.1. Xử lý sự cố dây chính - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên
  71. 70 + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thả dây câu; 02 máy + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dụng và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Xử lý các tình huống dây chính bị đứt, bị rối: 2 giờ + Xử lý các tình huống dây chính vướng vào bánh lái: 2 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Xử lý tình huống nhanh, đảm bảo an toàn 2.2. Bài tập 3.6.2. Xử lý sự cố dây nhánh - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thả dây câu; 02 máy + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dụng và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Xử lý các tình huống dây nhánh bị đứt, bị rối: 2 giờ + Xử lý các tình huống dây nhánh vướng vào các vật khác trên tàu: 2 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: Xử lý tình huống nhanh, đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: Thả câu là một quá trình liên hoàn, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vị trí. Nếu có một khâu nào đó thao tác chậm có thể dẫn đến các sự cố thả câu.
  72. 71 Bài 7: NGÂM CÂU Mã bài: MĐ 03 - 07 Mục tiêu: - Trình bày cấu tạo cơ bản và tác dụng của neo dù trong nghề câu vàng - Mô tả được các loại đèn tín hiệu, dấu hiệu ý nghĩa của đèn tín hiệu và tàu câu - Biết các phương pháp kiểm soát vàng câu - Thực hiện được các công việc thả neo dù, treo các loại tín hiệu, dấu hiệu tàu câu; quan sát tốt mặt biển quanh tàu. - Sử dụng máy vô tuyến tầm phương, Sử dụng radar quan sát vàng câu - Có ý thức tuân thủ các quy định trên tàu và an toàn lao động trên biển A. Nội dung: 1. Thả neo dù 1.1. Cấu tạo neo dù Phao Khóa xoay Dây phao Lỗ hổng
  73. 72 Hình 3.7.1. Cấu tạo neo dù Neo dù có nhiều kiểu khác nhau, cấu tạo neo có các bộ phận chính gồm: 1. Dây neo: là dây thừng tổng hợp, nối từ neo với tàu 2. Khóa xoay: nối từ dây với neo để chống xoắn 3. Áo neo: Là tấm vải bạt hoặc nylon dạng hình nón được may cố định bởi khung dây 4. Lỗ hổng đáy neo: Để giảm lực cản và định hình neo trong nước 5. Phao: tạo lực nổi cho neo 6. Chì: tạo lực chìm cho neo 1.2. Tác dụng của neo dù Neo dù có tác dụng là dùng lực cản của nước tác dụng lên neo để hạn chế sự trôi dạt của tàu trong lúc thả trôi. Neo luôn có tác dụng giữ cho tàu giật lùi khi có tác dụng của sóng gió. Trong nghề câu vàng cá ngừ đại dương, neo dù được sử dụng chủ yếu để hạn chế trôi dạt của tàu và làm cho mũi tàu luôn ngược với hướng sóng gió. 1 5 4 2 3
  74. 73 Hình 3.7.2. Hoạt động của neo dù trong nước 1. Phao 2. chì 3. áo neo 4. khung dây 5. dây neo 1.3. Công việc thả neo Công việc thả neo được tiến hành ngay sau khi dàn câu tách khỏi tàu. Các bước thả neo gồm: – Thả neo: Thuyền trưởng ra lệnh thả neo. Các thủy thủ lần lượt thả các bộ phận Phao – chì – áo neo – khung dây – dây neo – Thả dây neo: Dây neo được tiếp tục thả khi neo đã ngập chìm trong nước thì tiến hành hãm dây neo cho áo neo mở rộng . – Kết thúc thả neo: Tiếp tục thả thêm dây neo tới chiều dài từ 30 – 40m thì khóa dây kết thúc. 2. Treo tín hiệu tàu câu Tàu câu cá ngừ đại dương là tàu cá hoạt động xa bờ. Khu vực hoạt động của tàu thường xuyên có nhiều tàu thuyền quốc tế qua lại do vậy việc trang bị đầy đủ các loại đèn, dấu hiệu theo luật tránh va quốc tế là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khi hoạt động trên biển. 2.1. Đèn hiệu Đèn hành trình: Thực hiện khi tàu hành trình trên biển gồm: TT Tên đèn Màu sắc Cung chiếu sáng Tầm nhìn xa(hải lý) 1 Cột Trắng 2250 3 - 5 2 Mạn Xanh, đỏ 112.50 2 - 3 3 Đuôi Trắng 1350 3 Đèn tàu đang đánh cá: Tàu câu thuộc loại tàu cá có ngư cụ hoạt động ở tầng mặt, do vậy khi đang hoạt động đánh bắt phải có các đèn sau: TT Tên đèn Màu sắc Cung chiếu sáng Tầm nhìn xa(hải lý) 1 Cột Đỏ, Trắng 3600 3 - 5 2 Mạn Xanh, đỏ 112.50 2 - 3 3 Đuôi Trắng 1350 3
  75. 74 Ngoài các đèn trên tàu câu phải treo thêm một đèn trắng chiếu sang khắp bốn phía về phía mạn có dàn câu đang hoạt động. Ngoài ra: Khi thả câu: 2 đèn trắng chiếu sáng 4 phía đặt theo chiều thẳng đứng ở phía mạn boong làm việc Khi thu câu: 2 đèn chiếu sáng 4 phía đặt theo chiều thẳng đứng đèn trên màu màu trắng đèn dưới màu đỏ ở phía mạn boong làm việc Khi câu bị vướng: 2 đèn đỏ chiếu sáng 4 phía đặt theo chiều thẳng đứng ở phía mạn boong làm việc Hình 3.7.3. Các loại đèn hiệu 2.2. Dấu hiệu Dấu hiệu được sử dụng vào ban ngày, tùy theo tình huống cụ thể, thủy thủ treo các dấu hiệu phù hợp với tình trạng hoạt động của tàu. Dấu hiệu phải đạt các quy định sau: Hình dạng: Hình thoi, hình cầu, hình nón, hình trụ Màu sắc: Màu đen Kích thước: Đường kính tối thiểu 0.6m Vị trí đặt: trên cột, nhìn thấy 4 phía
  76. 75 - Dấu hiệu hình thoi - Dấu hiệu hình cầu - Dấu hiệu hình nón - Dấu hiệu hình trụ Hình 3.7.4. Các loại dấu hiệu Tàu câu cá ngừ đại dương là tàu đánh cá do vậy khi đang hoạt động câu cá thì phải treo dấu hiệu là hai hình nón đối đỉnh ở trên cột, nơi nhìn thấy từ bốn phía. Và treo thêm một hình nón có đỉnh hướng lên trên về phía mạn có vàng câu hoạt động.
  77. 76 Hình 3.7.5. Dấu hiệu cho tàu câu 3. Kiểm soát hoạt động của vàng câu 3.1. Quan sát vàng câu thông thường Việc quan sát vàng câu bằng mắt chủ yếu được thực hiện vào ban ngày trong phạm vi nhìn thấy. Hoạt động này cũng được thực hiện bằng ống nhòm, giúp cho việc quan sát xa và rõ hơn. Ban đêm có thể quan sát vàng câu thông qua phao đèn hoặc dùng đèn pha quét vào các phao, cờ có bộ phận phản quang. Công việc gồm những nội dung sau: 1. Quan sát các phao đầu vàng câu 2. Quan sát sự liên tục của các phao ganh, phao tròn và phao cờ 3. Quan sát sự trôi đều của vàng câu thể hiện trên hình dạng của đường câu không có sự gấp khúc hay dồn cụm giữa các phao 4. Quan sát các phao, dấu hiệu cuối vàng câu.
  78. 77 Hình 3.7.6. Hoạt động của vàng câu 3.2. Quan sát vàng câu bằng máy móc, thiết bị Quan sát vàng câu bằng máy móc, thiết bị là phương pháp phổ biến trên các tàu câu hiện đại. Máy móc thiết bị sử dụng là Vô tuyến tầm phương và ra đa hàng hải. Trên vàng câu cũng được trang bị các loại phao radio hoặc phao phản xạ sóng vô tuyến điện. 3.2.1. Quan sát vàng câu bằng vô tuyến tầm phương: - Máy vô tuyến tầm phương: Các thông số kỹ thuật Dải tần số thu: 190 kHz – 450 kHz, 460 kHz – 1600 kHz, 1600 kHz – 4500 kHz Số kênh nhớ: Tối đa 100 tần số trong bộ nhớ kênh Nguồn điện cung cấp : 24 VDC Kích thước: dài 290mm, rộng 285 mm, cao147 mm Trọng lượng: 4.5 kg
  79. 78 Hình 3.7.7. Máy vô tuyến tầm phương - Phao vô tuyến sử dụng cho vàng câu: Phao vô tuyến hoạt động trên dải tần số từ 1600 kz đến 2850 kz. Tầm hoạt động của phao từ 50 đến 150km. Năng lượng sử dụng cho phao là bình ắc quy 24V. Hình 3.7.8. Phao vô tuyến Có 2 loại phao vô tuyến đang được sử dung hiện nay là:
  80. 79 Phao vô tuyến thường: Loại phao này phát sóng theo chu kỳ được cài đặt trước khi thả, cứ trong khoảng thời gian ấn định phao tự phát sóng qua an ten truyền lan trên biển. Loại phao này ít được sử dụng vì các tàu câu khác cũng có thể phát hiện được. Phao vô tuyến đặc biệt: Là loại phao chỉ phát tín hiệu khi được kích hoạt theo mã số phao. Loại phao này đắt hơn và phải đăng ký mã số với đài thông tin duyên hải khu vực - Sử dụng máy vô tuyến tầm phương và phao vô tuyến kiểm soát vàng câu: Phao vô tuyến là thiết bị hết sức cần thiết được sử dụng khi ngư cụ hoạt động ở xa tàu. Phao phát ra tín hiệu sóng radio trên tần số riêng. Máy vô tuyến tầm phương trên tàu có thể dò tìm và nhận được tín hiệu của các phao. Số liệu trên máy chỉ thị phương vị, số hiệu phao, giúp cho việc kiểm soát hoạt động của ngư cụ trên biển. Các thao tác cơ bản khi sử dụng máy: - Các nút vận hành: PWR: Mở máy- tắt máy ADF: Mở - tắt màn hình chỉ báo tầm phương FREQ: Chọn tần số hoạt động CH: Chọn kênh hoạt động DIM: Điều chỉnh độ sang màn hình SCAN: dò tín hiệu đài phát(phao vô tuyến) MODE: Lựa chọn chế độ thu ENT: Chấp nhận số liệu vừa nhập hay lệnh vừa chọn - Các nút điều chỉnh: + Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu: Vặn nút RF tăng theo chiều kim đồng hồ, giảm là chiều ngược lại. Điều chình tăng ở mức ít nhiễu tạp âm + Điều chính âm thanh: Vặn nút AF tăng theo chiều kim đồng hồ, giảm là chiều ngược lại. Điều chình tăng ở mức nghe rõ nhất + Điều hưởng: Vặn nút FINE tăng theo chiều kim đồng hồ, giảm là chiều ngược lại. Điều chình tăng ở mức tín hiệu mạnh nhất nhất + Chọn tần số thu: Nhấn nút FREQ, dùng các nút số để nhập tần số mong muốn (thường là 6 con số). Kết thúc nhập tần số bấm nút ENT . Có thể dụng các phím tắt để lựa chọn tần số + Danh mục lựa chọn chức năng hoạt động cho máy: MENU 3.2.2. Quan sát vàng câu bằng ra đa: - Radar Các thông số kỹ thuật
  81. 80 Chiều dài anten: 0.6m Tầm hoạt động: 36 hải lý Công suất phát: 4 kW Nguồn điện cung cấp : 24 VDC Hình 3.7.9. Radar - Phao phản xạ sóng radar Phao phản xạ sóng radar là thiết bị thường được sử dụng để kiểm soát ngư cụ hoạt động ở xa tàu. Phao có cấu trúc đặc biệt nhờ các hộp kim loại phản xạ mạnh với sóng ra đa. Đối với nghề câu, các hộp phản xạ được gắn trên đầu của các phao cờ.
  82. 81 Hình 3.7.10. Phao phản xạ sóng radar - Sử dụng radar quan sát vàng câu: Mở máy cho ra đa hoạt động. Điều chỉnh thang đo xa thích hợp. Sử dụng vòng đo khoảng cách và đường phương vị đến tín hiệu phao phản xạ sóng vô tuyến ghi nhận được trên màn hình. Căn cứ vào phương vị, khoảng cách của tín hiệu nhận được có thể phán đoán được tình trang hoạt động của vàng câu. Các nút vận hành cơ bản: ON / OFF mở máy / tắt máy STANDBY: khởi động máy RANGE: Điều chỉnh thang tầm xa BEARING: Điều chỉnh phương vị mục tiêu GAIN: Điều chỉnh độ lợi BRILL: Điều chỉnh độ sáng màn hình SEA CLUTTER: Khử nhiễu biển TUNNUNG: Điều hưởng MENU: Bảng lựa chọn chế độ hoạt động cho máy 4. Thời gian ngâm câu Thời gian ngâm câu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào số lượng lưỡi câu được thả, số mẻ câu được thả trong ngày đêm và thời điểm khai thác. Thông thường thời gian ngâm câu từ 5 - 6 giờ. Trong thời gian ngâm câu, tàu có thể hoạt động đánh bắt các nghề phụ như lưới rê cá chuồn, chụp mực hoặc câu mực. Thời gian hoạt động đánh bắt nghề phụ tuỳ thuộc vào lượng mồi câu đã có. Nếu lượng mồi dự trữ thiếu thì tăng cường hoạt động khai thác nghề phụ để đảm bảo mồi câu cho mẻ kế tiếp.
  83. 82 Hình 3.7.11. Ngâm câu 5. Quan sát mặt biển quanh tàu Quan sát mặt biển quanh tàu là một nhiệm vụ của thủy thủ trực ca, được tiến hành thường xuyên khi tàu hoạt động trên biển. Điều này được quy định trong mục cảnh giới của luật phòng tránh va chạm tàu thuyền quốc tế năm 1972. Mục đích công việc này nhằm phát hiện sớm các nguy cơ va chạm tàu thuyền. Ngoài ý nghĩa trên trong nghề câu vàng cá ngừ đại dương, quan sát mặt biển còn nhằm phát hiện sớm các tai nạn có thể xảy ra đối với vàng câu, kịp thời báo cho thuyền trưởng biết và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày cấu tạo cơ bản và tác dụng của neo dù trong nghề câu vàng ? 2. Trình bày các loại đèn tín hiệu, dấu hiệu ý nghĩa của đèn tín hiệu, dấu hiệu tàu câu? 3. Trình bày các phương pháp kiểm soát vàng câu 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.7.1. Thả neo dù, mở đèn, treo dấu hiệu + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun.
  84. 83 + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập - Dụng cụ, thiết bị: + Neo dù + Dây neo PA ø 16 – 18 dài 30 – 40m + Các loại đèn tín hiệu, + Dấu hiệu tàu câu - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Thả neo dù: 2 giờ + Treo các loại tín hiệu, dấu hiệu tàu câu: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thực hiện thả neo dù đúng kỹ thuật + Mở các đèn tàu đánh cá khác tầng đáy, đèn tín hiệu thả câu, thu câu, vướng câu + Treo các dấu hiệu tàu câu, dấu hiệu mạn có vàng câu hoạt động 2.2. Bài tập 3.7.2. Quan sát vàng câu, mặt biển + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập - Dụng cụ, thiết bị: + Máy vô tuyến tầm phương, phao vô tuyến + Ra đa, phao phản xạ sóng ra đa + Ống nhòm: 06 cái + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Sử dụng máy vô tuyến tầm phương quan sát vàng câu: 1 giờ + Sử dụng rada quan sát vàng câu: 1 giờ + Quan sát mặt biển quanh tàu: 1 giờ. - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của học viên - Kết quả cần đạt được:
  85. 84 + Vận hành máy tuyến tầm phương dò tìm được phao vô tuyến + Vận hành máy ra đa phương xác định được hướng và khoảng cách phao phản xạ sóng ra đa + Quan sát vàng câu, mặt biển bằng mắt và ống nhòm; ghi chép nhận xét tình hình hoạt động của vàng câu C. Ghi nhớ: - Công việc của thủy thủ trực ca là quan sát hoạt động của vàng câu, phát hiện sớm các sự cố đối với vàng câu kịp thời báo cáo thuyền trưởng kịp thời giải quyết. - Việc trang bị đầy đủ các loại đèn, dấu hiệu là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khi hoạt động trên biển. - Quan sát vàng câu được thực hiện bằng mắt và sử dụng các trang thiết bị hiện đại. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thả câu là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Câu vàng cá ngừ đại dương; được giảng dạy sau các mô đun Thi công vàng câu, Chuẩn bị chuyến biển và trước các mô đun Thu câu, Xử lý và bảo quản cá. Mô đun Thả câu cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thả câu là một mô đun quan trọng của chương trình, vì đây là mô đun đề cập đến các Kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quy trình thả vàng câu, ngâm câu. Mô đun này có thể thực hiện tại lớp học, cơ sở đào tạo hoặc địa phương; thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Biết cấu tạo, chức năng hoạt động của máy tời, máy thả dây câu + Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả; + Biết cách thả dây chính, móc mồi, thả dây nhánh, thả phao và liên kết dây câu; + Mô tả được các công việc khi ngâm câu và xử lý sự cố khi thả.
  86. 85 - Kỹ năng: + Vận hành được máy tời, máy thả dây câu chính + Xếp đặt dây chính, dây nhánh, mồi câu, phao và dây phao đúng kỹ thuật + Thực hiện được thả dây câu chính và liên kết dây nhánh, phao, khóa kẹp + Kiểm soát hoạt động vàng câu và xử lý sự cố trong quá trình thả câu - Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của thuyền trưởng; + Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Địa Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm Mã bài điểm dạy số thuyết hành tra* Bài mở đầu Lý Lớp MĐ03-00 2 2 0 thuyết học Sắp xếp vàng câu vào Tích Lớp MĐ03-01 10 2 7 1 vị trí thả hợp học/tàu Thả phao cờ và các Tích Lớp MĐ03-02 10 2 7 1 phao đầu vàng câu hợp học/tàu Thả dây chính và liên Tích Lớp 12 2 9 1 MĐ03-03 kết dây chính, dây hợp học/tàu nhánh, phao ganh Móc mồi, thả mồi và Tích Lớp MĐ03-04 10 2 7 1 dây nhánh hợp học Chuyển dây nhánh Tích Lớp MĐ03-05 10 2 8 lưỡi câu, phao hợp học/tàu Xử lý sự cố khi thả Tích Lớp MĐ03-06 12 2 9 1 câu hợp học/tàu Ngâm câu Tích Lớp MĐ03-07 10 2 7 hợp học/tàu
  87. 86 Loại Thời gian Địa Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm Mã bài điểm dạy số thuyết hành tra* Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 16 55 9 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá thực hành Bài 1: Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả Bài tập 3.1.1: Vận hành máy thả dây câu chính Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận hành được máy thả dây câu chính ở - Thao tác đúng theo lệnh các chế độ - Máy chạy bình thường Vận hành được tời thả dây câu chính ở - Thao tác đúng theo lệnh các chế độ - Máy chạy bình thường Bài tập 3.1.2. Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đưa dây câu vào máy thả đúng kỹ - Thao tác đúng theo mẫu thuật - Luồn dây đúng Đưa mồi câu vào vị trí thả đúng kỹ - Mồi câu gọn gàng, xếp đặt đúng vị thuật trí Đưa dây nhánh vào vị trí thả đúng kỹ - Giỏ, thùng dây nhánh gọn gàng, xếp thuật đặt đúng vị trí Đưa phao, dây phao vào vị trí thả đúng - Đúng loại phao, gọn gàng, xếp đặt kỹ thuật đúng vị trí 5.2. Đánh giá thực hành Bài 2: Thả các phao đầu vàng câu Bài tập 3.2.1. Liên kết các phao đầu vàng câu vào dây chính Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiểm tra phao, dây phao, dây chính - Có nhận xét được tình trạng phao,
  88. 87 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá dây phao Thực hiện các mối liên kết phao vào - Thực hiện đúng nút dây dây chính đúng kỹ thuật - Gút chắc chắn Bài tập 3.2.2. Thả phao cờ và các phao đầu vàng câu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thả các phao đầu vàng câu đúng kỹ - Thao tác thả đúng thuật - Phối hợp nhịp nhàng - Phao hoạt động bình thường 5.3. Đánh giá thực hành bài 3: Thả dây chính và liên kết dây chính, dây nhánh, phao ganh Bài tập 3.3.1. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu thủ công Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thả dây chính đúng kỹ thuật - Thả dây đúng động tác - Tốc độ dây phù hợp Móc mồi, thả mồi đúng kỹ thuật - Thao tác móc mồi đúng - Thả mồi đúng động tác và thời điểm Liên kết dây chính, dây nhánh câu và - Thực hiện đúng nút dây dây phao, thả phao đúng kỹ thuật - Gút chắc chắn Có sự phối hợp giữa các vị trí - phối hợp nhịp nhàng Bài tập 3.3.2. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu công nghiệp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thả dây chính và liên kết dây nhánh - Lấy lưỡi câu, khóa kẹp đúng động câu đúng kỹ thuật tác - Móc, thả mồi đúng động tác và thời điểm - Liên kết dây nhánh với dây chính đúng thời điểm Chuyển dây phao, thả phao đúng kỹ - Thả phao đúng động tác và thời điểm thuật
  89. 88 5.4. Đánh giá thực hành Bài 4: Móc mồi, thả mồi Bài tập 3.4.1. Móc mồi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thao tác tháo lưỡi câu đúng kỹ thuật - Thao tác móc mồi đúng Móc mồi đúng kỹ thuật - Vị trí móc mồi phù hợp với loại mồi Bài tập 3.4.2. Thả mồi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thao tác cầm mồi, thả mồi đúng kỹ - Cầm mồi đúng động tác thuật - Thả mồi đúng thời điểm và đạt góc độ quy định Đảm bảo thời gian - Thực hiện trong khoảng thời gian quy định 5.5. Đánh giá thực hành Bài 5. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao Bài tập 3.5.1. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu thủ công Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuyển giỏ dây nhánh ra boong - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Chuyển túi phao ganh ra boong - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Chuyển túi phao tròn ra boong - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Chuyển phao radio ra boong - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Bài tập 3.5.2. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu công nghiệp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuyển thùng dây nhánh ra vị trí thả - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Chuyển thùng phao tròn ra vị trí thả - Xếp gọn gàng, đúng vị trí Chuyển phao radio ra vị trí thả - Xếp gọn gàng, đúng vị trí 5.6. Đánh giá thực hành Bài 6. Xử lý sự cố khi thả câu Bài tập 3.6.1. Xử lý sự cố dây chính
  90. 89 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý các tình huống dây chính bị đứt, - Xử lý tình huống nhanh, bị rối đạt hiệu quả Xử lý các tình huống dây chính vướng - Xử lý tình huống nhanh, vào bánh lái đạt hiệu quả Bài tập 3.6.2. Xử lý sự cố dây nhánh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý các tình huống dây nhánh bị đứt, - Xử lý tình huống nhanh, bị rối đạt hiệu quả Xử lý các tình huống dây nhánh vướng - Xử lý tình huống nhanh, vào các vật khác trên tàu đạt hiệu quả 5.7. Đánh giá thực hành Bài 7. Ngâm câu Bài tập 3.7.1. Thả neo dù, mở đèn, treo dấu hiệu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thực hiện thả neo dù đúng kỹ thuật - Thực hiện đúng quy trình, neo hoạt động tốt Mở đúng các loại đèn tín hiệu tàu câu - Đủ các đèn hiệu theo quy định Treo đúng các dấu hiệu tàu câu - Đủ các dấu hiệu theo quy định Bài tập 3.7.2. Quan sát vàng câu, mặt biển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận hành máy vô tuyến tầm phương - Hiểu các ký hiệu nút điều khiển trên dò tìm được phao vô tuyến máy Vận hành máy ra đa phương xác định - Hiểu các ký hiệu nút điều khiển trên được hướng và khoảng cách phao máy phản xạ sóng ra đa Quan sát vàng câu, mặt biển bằng mắt - Nhận xét đúng tình hình và ống nhòm; ghi chép nhận xét tình hình hoạt động của vàng câu VI. Tài liệu tham khảo:
  91. 90 - Vụ nghề cá (Bộ Thủy sản): Một số nghề câu ở Biển Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,1999. - Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy sản: Quy chuẩn ứng xử cho nghề cá có trách nhiệm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. - Tổng công ty hải sản Biển Đông: Khai thác và xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương. Tài liêu lưu hành nội bộ, Tp HCM,2003. - Hội nghề cá Việt Nam: Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2007. - Steve Beverly, Lindsay Chapman and William Sokimi, Horizontal Longline Fishing, Multipress, Noumea, New Caledonia, 2006.
  92. 91 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Tâm, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Trương Ngọc Lân, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai thác và dịch vụ Biển Đông./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Năng Cường, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Vũ Đình Đáp, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Chủ tịch hiệp hội cá ngừ Việt Nam./.