Giáo trình mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm

pdf 67 trang ngocly 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_ve_rung_duoc_va_tom.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo vệ rừng đƣớc và tôm Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Trồng rừng đƣớc kết hợp nuôi tôm Năm 2011
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Bảo vệ rừng đƣớc và tôm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về bảo vệ rừng đước, phòng chống sâu hại đước, bảo vệ tôm; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Giáo trình “Bảo vệ rừng đước và tôm” được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm, giới thiệu về kiến thức và kỹ bảo vệ rừng đước, bảo vệ tôm. Nội dung giáo trình gồm 3 bài: Bài 1. Chăm sóc rừng đước Bài 2: Trồng dặm Bài 3. Tỉa thưa rừng đước Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên, tài liệu cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người trồng rừng cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam bộ, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Bình Dương, ngày 17 tháng 12 năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Hoàng Minh Trường 2. Lê Tiến Dũng 3. Phan Văn Trung 4. Ngô Thị Hồng Ngát
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Bài 1: Lập phƣơng án bảo vệ 9 1. Các phương án bảo vệ rừng đước và tôm 9 1.1. Đào kênh mương quanh khu vực 9 1.2. Đắp bờ bao xung quanh 10 1.3. Rào tường bao quanh 10 2. Làm chòi canh gác 11 Bài 2: Ngăn chặn các hành vi phá hoại 13 1. Dấu hiệu nhận biết các hành vi phá hoại rừng đước và tôm 13 2. Các hành vi phá hoại 13 3. Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng 15 Bài 3: Phòng trừ sâu hại rừng 17 1. Một số loài sâu hại rừng đước phổ biến 17 2. Nguyên nhân, tác hại của sâu hại rừng 18 2.1. Nguyên nhân 18 2.2. Tác hại 18 3. Các biện pháp phòng trừ sâu hại rừng 19 3.1. Biện pháp canh tác 19 3.2. Biện pháp sinh học 19 3.3. Biện pháp vật lý cơ giới 20
  5. 5 3.4. Biện pháp hóa học 21 3.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật 21 3.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp 21 Bài 4: Phòng trừ bệnh hại 23 1. Nguyên nhân tác hại của bệnh hại 23 1.1. Nguyên nhân gây bệnh cây rừng 23 1.2. Tác hại của bệnh cây rừng 23 2.Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng 23 2.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật 23 2.2. Biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp 24 2.3. Biện pháp phòng bệnh trong kỹ thuật trồng rừng 24 2.4. Biện pháp phòng trừ sinh vật học 24 2.5. Biện pháp vật lý cơ giới 25 2.6. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học 25 Bài 5: Phòng trị bệnh tôm 26 1. Sự phát sinh bệnh tôm 26 1.1. Khái niệm 26 1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh ở tôm 26 1.3. Điều kiện phát sinh bệnh 27 1.4. Các đường lây truyền bệnh 28 2. Phòng bệnh tôm 30 2.1. Tầm quan trọng của công tác phòng bệnh tôm 30 2.2. Tiêu diệt và ngăn chận sự xâm nhập và phát triển của 30 mầm bệnh 2.2.1. Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi 30 2.2.2. Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi 31
  6. 6 2.2.3. Sử dụng đàn giống không mang mầm bệnh 31 2.2.4. Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh 32 2.2.5. Sát trùng dụng cụ sản xuất 32 2.2.6. Áp dụng mô hình nuôi ít thay nước 32 2.2.7. Ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật mang 32 mầm bệnh 2.2.8. Kiểm soát các điều kiện làm tác nhân gây bệnh 32 phát triển 2.2.9. Sát trùng nước ao tôm bị bệnh trước khi thải 32 2.3. Nâng cao sức đề kháng của tôm 32 2.3.1. Chọn tôm giống khoẻ mạnh 32 2.3.2. Mật độ nuôi thích hợp 33 2.3.3. Cho tôm ăn theo phương pháp “bốn định” 33 2.4. Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định 33 2.4.1. Xây dựng ao nuôi tôm phù hợp với công tác 33 phòng bệnh 2.4.2. Áp dụng mô hình nuôi luân canh 34 2.4.3. Quản lý các yếu tố môi trường ổn định và thích 34 hợp 2.5. Hóa chất, chế phẩm sử dụng phổ biến trong nuôi tôm 35 2.5.1. Clorin 35 2.5.2. Formol 36 2.5.3. Vôi 37 2.5.4. Zeolite 38 2.5.5. Đường cát 39 2.5.6. Saponin (bột hạt trà, tea seed powder) 39 2.5.7. Rễ dây thuốc cá 40
  7. 7 2.5.8. Chế phẩm sinh học 40 3. Trị bệnh tôm 42 3.1. Bệnh do vi khuẩn và nấm 42 3.1.1. Những hiểu biết chung về phòng trị bệnh do vi 42 khuẩn và nấm 3.1.2. Bệnh do vi khuẩn Vibrio 46 3.1.3. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi 48 3.1.4. Bệnh phân trắng 48 3.1.5. Bệnh đen mang do nấm 49 3.2. Bệnh do sinh vật bám (Bệnh đóng rong hay bệnh 50 mảng bám) 3.3. Bệnh do dinh dưỡng và môi trường 51 3.3.1. Bệnh mềm vỏ 51 3.3.2. Bệnh thiếu vitamin C (bệnh chết đen) 52 3.3.3. Bệnh cong thân (bệnh co cơ) 52 3.3.4. Bệnh đen mang 54 3.4. Xử lý bệnh do virus 54 3.4.1. Bệnh đốm trắng (WSBV) 54 3.4.2. Bệnh MBV (bệnh còi) 55 3.4.3. Bệnh đầu vàng (YHD) 56 3.4.4. Biện pháp xử lý chung cho các bệnh do virus 57
  8. 8 MÔ ĐUN BẢO VỆ RỪNG ĐƢỚC VÀ TÔM Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc nuôi dưỡng rừng; nội dung mô đun trình bày kỹ thuật bảo vệ rừng đước, ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo vệ khỏi sâu bệnh hại, bảo vệtôm. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các công việc: bảo vệ rừng đước, phòng chống sâu hại rừng, bảo vệ tôm theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn.
  9. 9 Bài 1: LẬP PHƢƠNG ÁN BẢO VỆ Mã bài: MĐ 04-01 Mục tiêu: Trình bày được các phương án bảo vệ rừng đước và tôm Lập được phương án bảo vệ rừng đước và tôm 1. Các phƣơng án bảo vệ rừng đƣớc và tôm 1.1. Đào kênh mƣơng quanh khu vực Tiêu chuẩn của kênh mương quanh khu vực trồng rừng và nuôi tôm có chiều rộng tối thiểu 1m, chiều dài tùy theo diện tích trồng rừng, nuôi tôm. Hình 4. 1. Kênh mương quanh khu vực trồng rừng đước, nuôi tôm
  10. 10 Hình 4.2. Kênh mương quanh khu vực trồng rừng 1.2. Đắp bờ bao xung quanh Bờ bao quanh có tính chất xác định ranh giới của các đơn vị sử dụng đất, điều đó có nghĩa là nhằm bảo vệ diện tích rừng trong khu vực và bảo vệ tôm. Bờ bao cao tối thiểu 0,5m và phải để nhiều khoảng trống thuận lợi cho quá trình ngập triều. Hình 4.3. Đào kênh mương quanh khu vực trồng rừng đước, nuôi tôm 1.3. Rào tƣờng bao quanh Rào tường bao quanh là phương án tối ưu nhất nhằm bảo vệ diện tích rừng đước và tôm. Tường bao thường rào bằng lưới sắt, cao khoảng 1m. Ngòai ra có thể dùng tường bao bằng các thanh tre, cọc tre hoặc có thể tận dụng gỗ, củi của cây đước để làm tường bao.
  11. 11 Kỹ thuật rào tường bao quanh: Đóng cọc tre (gỗ) vào các vị trí cố định, cọc tre cách nhau 2-3m. Dùng lưới sắt bao xung quanh men theo cọc tre (gỗ) Dùng dây kẽm cột chặt lưới bao và cọc lại. Hình 4.4. Rào lưới sắt bao quanh khu vực trồng rừng đước, nuôi tôm 2. Làm chòi canh gác Các yêu cầu của chòi: - Phải có tầm nhìn cao hơn rừng tối thiểu 3 m tốt nhất từ 5 – 7 m nên tốt nhất đặt chòi ở vị trí trung tâm. - Phải nhìn bao quát được tất cả diện tích rừng, tôm trong khu vực hộ nuôi - Phải có thang lên xuống thuận lợi. - Xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính từ 20 – 30 m để đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi. - Trên chòi là một gian nhà có 4 cửa để quan sát mọi phía. - Có trang bị dụng cụ chống sét, mái che mưa nắng. - Có bản đồ khu vực, dụng cụ đo góc. - Có ống nhòm, có kẻng báo động, có máy điện thoại và một số tín hiệu như cờ màu, phái hiệu. - Vào thời kỳ cao điểm của vụ thu hoạch tôm chòi phải có người làm việc 24/24 giờ.
  12. 12 Hình 4.5. Chòi canh rừng và tôm
  13. 13 Bài 2: NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI PHÁ HOẠI Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu: Trình bày được các dấu hiệu nhận biết các hành vi phá hoại rừng đước và tôm Nhận biết được các hành vi phá hoại rừng đước và tôm. Ngăn chặn được các hành vi phá hoại rừng đước và tôm. 1. Dấu hiệu nhận biết các hành vi phá hoại rừng đƣớc và tôm Có một vài cây chết đứng do bị bóc vỏ ở gốc cây Chặt phá một số cây trong rừng Xuất hiện một số tôm, cá chết trong vên nuôi tôm Xuất hiện một số dụng cụ đánh bắt tôm trong ao nuôi Hình 4.6. Một số đối tượng tôm cùng tang vật 2. Các hành vi phá hoại - Chặt cây
  14. 14 Hình 4.7. Chặt cây trong rừng Hình 4.8. Mang cây ra khỏi rừng - Đánh bắt thủy sản trong rừng đước
  15. 15 Hình 4.9. Bắt cua trong rừng đước - Đánh bắt tôm Hình 4.10. Đánh bắt tôm nuôi sinh thái 3. Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng - Tuần tra rừng. Thường xuyên tuần tra rừng và các vuông nuôi tôm đặc biệt là trong vụ thu hoạch tôm nhằm ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng và tôm.
  16. 16 Hình 4.11. Tuần tra rừng - Nhắc nhở người vi phạm Hình 4.12. Chủ rừng nhắc nhở người vi phạm chặt phá rừng - Bắt phạt
  17. 17 Bài 3: PHÒNG TRỪ SÂU HẠI Mã bài: MĐ 04 - 03 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm hình thái các loài sâu hại rừng đước phổ biến; - Trình bày được các biện pháp bảo vệ rừng đước - Thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ rừng đước trên. - Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình điều tra rừng, tiếp xúc với hóa chất độc hại. 1. Một số loài sâu hại rừng đƣớc phổ biến Ở Việt nam đã phát hiện 22 loại sâu gây hại rừng đước trong đó có 3 loài sâu gây nguy hiểm cho rừng đước là sâu trắng gây u bướu thân, cành; sâu nâu đục thân đước và xén tóc đục thân đước Hình 4.13. Sâu trắng gây u bướu thân
  18. 18 Hình 4.14. Sâu nâu đục thân Hình 4.15. Xén tóc đục thân trước 2. Nguyên nhân, tác hại của sâu hại rừng 2.1. Nguyên nhân - Do gặp điều kiện thuận lợi (khí hậu; loài thiên địch ít ) làm cho số lượng côn trùng tăng lên nhiều và trở thành sâu hại. - Do thiết kế trồng rừng trồng rừng thuần loài. 2.2. Tác hại Khi sâu hại phát dịch gây ra tác hại rất lớn đối với rừng như: Rừng sinh trưởng kém; năng suất giảm có khi làm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến kinh tế - môi trường và xã hội.
  19. 19 Hình 4.16. – Rừng bị chết do sâu phá hại 3. Các biện pháp phòng trừ sâu hại rừng 3.1. Biện pháp canh tác Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật tạo ra những điều kiện sinh thái có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây khoẻ mạnh sẽ chống chịu được sâu hại hoặc hồi phục nhanh sau khi bị sâu phá hại. Ví dụ: Gieo, trồng đúng vụ, chọn cây trồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, chăm sóc kịp thời hạn chế cỏ dại Ưu nhược điểm: Phương pháp này rẻ tiền, ít tốn công, đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường. 3.2. Biện pháp sinh học Là lợi dụng các sinh vật có ích, các chất kháng sinh do chúng tiết ra để hạn chế, tiêu diệt sâu hại, các sinh vật này được gọi là thiên địch của sâu hại như: Các động vật bò sát, lưỡng cư, chim sâu, chim gõ kiến, động vật hoang dã. Côn trùng có ích như côn trùng có tính bắt mồi, côn trùng có tính ký sinh: Ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ ngựa, bọ rùa.
  20. 20 Hình 4.17. Bọ ngựa ăn thịt sâu hại Các loại nấm, vi khuẩn ký sinh lên sâu, trứng sâu, nhộng gây hại để tiêu diệt sâu. Ví dụ: Sâu non của sâu róm thông hay bị nấm bạch cương, vi khuẩn gây bệnh chết nhũn. Hình 4.18. Sâu róm thông bị nấm ký sinh Ưu nhược điểm: Bảo đảm cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao. Song áp dụng phương pháp này cần phải nghiên cứu kỹ quy luật phát sinh phát triển của sâu hại để có biện pháp tác động đúng lúc. 3.3. Biện pháp vật lý cơ giới - Bắt giết: Ngắt bỏ trứng sâu, cây và cành lá bị sâu hại.
  21. 21 - Đánh bả độc, mồi nhử ( cám rang + rau xanh băm nhỏ 40 phần, thuốc sâu 1 phần) đánh bả dế, sâu xám. - Ngăn chặn: Vòng nhựa dính sâu ( dầu thông 10g, tùng hương 1,25g, hắc ín 2g, Vadơlin 1,5g thêm một ít dầu gai) Đào rãnh ngăn sâu quanh vườn ươm. - Dùng nhiệt độ cao và tia phóng xạ. - Dùng ánh sáng bẫy đèn 3.4. Biện pháp hóa học Là dùng những chế phẩm hoá học gây ngộ độc cho sâu, hại để hạn chế và tiêu diệt chúng. Sử dụng đúng kỹ thuật rất tốt. - Ưu điểm: Tiêu diệt nhanh chóng, có khả năng chặn đứng sự lan tràn của dịch hại, mang lại hiệu quả cao. - Nhược điểm: Dễ gây ô nhiễm môi trường, ngộ độc cho người và gia súc, gây hiện tượng quen thuốc cho một số loại sâu hại, phá vỡ cân bằng sinh thái trong tự nhiên. 3.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật Nhằm ngăn chặn sâu hại di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Ví dụ: như chọn cây khoẻ đi trồng rừng, phun thuốc sâu, hại trước khi xuất đi trồng. 3.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp Là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Mỗi phương pháp trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nên phải áp dụng tổng hợp các biện pháp, tính toán cân nhắc vận dụng khi cần thiết theo nguyên tắc: Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp tất cả các kỹ thuật tham gia cần phải xem xét đến sự hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt là cần phải khai thác tối đa những nhân tố gây chết tự nhiên của sâu hại. Mặt khác, tác động của tất cả các kỹ thuật được sử dụng củng phải xem xét đánh giá về mặt này. Không thể hy vọng và suy nghĩ nông cạn rằng có thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Không thể quan niệm phòng trừ tổng hợp như là một “Quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để cho phép lựa chọn trong mọi tình huống cụ thể, một giải pháp tối ưu. Những biện pháp có thể áp dụng được trong phòng trừ tổng hợp thì rất đa dạng và phong phú. Đồng thời, những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học
  22. 22 bảo vệ thực vật ngày càng được đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều hơn và rộng rãi hơn, không dừng lại ở một chỗ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Phòng trừ sâu hại vườn ươm C. Ghi nhớ: - Các biện pháp phòng trừ sâu hại rừng - Biện pháp phòng trừ sâu hại phổ biến vườn ươm
  23. 23 Bài 4: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI Mã bài: MĐ 04-04 Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân tác hại của bệnh hại Phòng trừ được một số loại bệnh hại phổ biến 1. Nguyên nhân tác hại của bệnh hại 1.1. Nguyên nhân gây bệnh cây rừng Gồm 2 loại: Sinh vật và phi sinh vật - Nguyên nhân gây bệnh sinh vật là chỉ những sinh vật ký sinh lấy rừng làm đối tượng hút thức ăn và được gọi là vật gây bệnh. Chúng bao gồm các loài chủ yếu như: Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cây ký sinh, nhện những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan, truyền nhiễm cho nên thường được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm. Các biện pháp phòng trừ bệnh truyền nhiễm là những vấn đề trung tâm của nghiên cứu bệnh cây rừng. - Nguyên nhân gây bệnh phi sinh vật bao gồm hàng loạt các nhân tố không thích nghi cho đời sống bình thường của cây rừng như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chât dinh dưỡng, không khí Thiếu nước thường gây ra khô héo, nhiệt độ thấp quá hay cao quáđều gây ra những tổ thương. Khác với bệnh truyền nhiễm chúng không có khả năng lây lan, cho nên gọi là bệnh không truyền nhiễm có khi gọi là bệnh sinh lý. 1.2. Tác hại của bệnh cây rừng Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại thường làm cho cây rừng sinh trưởng kém, lượng sinh trưởng hàng của cây gỗ giảm xuống, một số bệnh hại có thể làm cho cây chết, thậm chí có thể chết hàng loạt. Hàng năm chúng gây ra những tổ thất rất lớn cho nền kinh tế. Không những thế, chúng gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 2.Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng 2.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật Kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan bệnh hại nguy hiểm từ nơi này đến nơi khác. Nội dung của kiểm dịch thực vật bao gồm: - Cấm mang các cây hoặc các sản phẩm có bệnh nguy hiểm từ vùng này đến vùng khác, từ nước này đến nước khác.
  24. 24 - Khoanh vùng bệnh nguy hiểm phát sinh ở một khu vực nhỏ không cho chúng lây lan rộng và tích cực áp dụng các biện pháp tiêu diệt ngay. - Khi bệnh lây lan đến khu vực mới thì cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để tiêu diệt. 2.2. Biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp Là áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng chính xác và phù hợp nhằm làm cho môi trường thích nghi với sinh trưởng của cây con hoặc cây rừng mà bất lợi cho sự phát sinh, phát triển bệnh hại. - Phương pháp này tác động toàn diện vào cả 3 nhân tố: vật gây bệnh - cây chủ - môi trường. Nó không những làm giảm chi phí phòng trừ mà còn cải thiện được hệ sinh thái, bảo vệ rừng (không phải sử dụng biện pháp hoá học) một việc làm mang lại nhiều lợi ích. Đối với cây con cần chú ý: - Không làm vườn ươm ở nơi đất ẩm thấp, bí chặt. Nên dùng đất cát pha, thịt nhẹ dễ thoát nước, làm vườn ươm phải lập xa nơi rừng trồng cây cùng loài. - Luân canh cây trồng để tránh sự tích luỹ vật gây bệnh. - Diệt nguồn xâm nhiễm: Thu dọn xác cây bệnh đốt đi. Ví dụ: luân canh phòng trừ được bệnh sùi gốc, thối cổ rễ do tuyến trùng. - Khử trùng đất trước khi gieo ươm nếu phải liên canh 2.3. Biện pháp phòng bệnh trong kỹ thuật trồng rừng - Là chọn đất trồng cây phù hợp để nâng cao tính chống chịu bệnh của cây rừng và chọn loại hình trồng rừng hỗn giao hợp lý. - Phòng bệnh trong chăm sóc rừng: - Phải phát hiện kịp thời, tiêu diệt bệnh ký sinh trước khi chúng gây bệnh, diệt nguồn xâm nhiễm. - Nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, tăng cường kiểm tra việc sử dụng lửa trong rừng, việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến các vết thương cho cây, chính nó là cửa xâm nhập của vật gây bệnh vào cây. - Chọn và chăm sóc giống cây chống chịu bệnh: 2.4. Biện pháp phòng trừ sinh vật học - Là lợi dụng các sinh vật để phòng trừ bệnh cây bao gồm: - Lợi dụng tác dụng ký sinh bậc II để phòng trừ, ví dụ như sử dụng nấm ký sinh lên dây tơ hồng; sử dụng vi khuẩn hòa tan nấm gây bệnh thối cổ rễ. - Sử dụng nấm không gây độc hoặc ít độc để lấn át những nấm có độ độc cao, ví dụ như nấm gây bệnh loét thân cây sồi có độ độc rất mạnh. Người ta lấy nấm Endothia parasitica ít gây độc tiêm vào thân cây bị loét dẫn đến hạn chế được bệnh loét thân cây sồi.
  25. 25 - Sử dụng vi sinh vật này ức chế vi sinh vật khác, ví dụ như dùng nấm Da trải lấn át nấm mục trắng rễ cây thông, vì nấm mục trắng rễ cây thông ưa xâm nhập vào gỗ mới chặt sau đó mới xâm nhiễm vào tế bào sống. - Lợi dụng nấm cộng sinh rễ cây để phòng trừ các nấm bệnh mục rễ, thối cổ rễ 2.5. Biện pháp vật lý cơ giới - Là dùng nhiệt, nhiệt điện và các công cụ máy móc đơn giản để tiêu diệt vật gây bệnh, các biện pháp được áp dụng như: - Dùng sức nóng để khử trùng đất: 50 - 700C trong 10 phút để tiêu diệt vật gây bệnh tồn tại trong đất nhất là virus. - Cày phơi ải đất. - Xử lý hạt bằng nước nóng. - Tiêu trừ cây bệnh, lá cây bệnh, thể quả nấm mục. - Rửa hạt bằng dòng nước mạnh áp suất lớn 2 atm các bào tử nấm Fusarium không còn bám trên vỏ hạt giống. - Nạo vết bệnh rồi quét thuốc bảo vệ lên, quét lên vết thương. 2.6. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học - Là dùng chế phẩm hoá chất để phòng trừ bệnh cây, có các dạng bao gồm thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị. Đây là biện pháp nhanh nhất, tích cực nhất để tiêu diệt nguồn bệnh, nhất là khi bệnh hại đã phát sinh có nguy cơ phát dịch, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như: - Gây ô nhiễm môi trường tiêu diệt cả sinh vật có ích. - Chịu ảnh hưởng của thời tiết. - Dễ gây ra tính quen thuốc đối với vật gây bệnh. - Phải có thời gian cách ly bảo đảm an toàn nhất là rau màu, cây ăn quả. - Giá thành cao: Chi phí thuốc, phương tiện, con người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Phòng trừ bệnh hại vườn ươm C. Ghi nhớ: - Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng - Biện pháp phòng trừ bệnh hại phổ biến vườn ươm
  26. 26 Bài 5. PHÒNG TRỊ BỆNH TÔM Mã bài: MĐ 04-05 Mật độ tôm nuôi càng cao, môi trường càng nhanh ô nhiễm, dịch bệnh càng dễ phát sinh và lây lan nhanh. Trong bệnh tôm, công tác phòng bệnh được đặc biệt coi trọng do khi phát hiện được tôm bị bệnh thì công tác trị bệnh thường không đạt hiệu quả mong muốn. Hình thức nuôi tôm kết hợp trồng rừng đước với kỹ thuật nuôi đơn giản, đầu tư trang thiết bị không nhiều, cách ly giữa tôm với môi trường nước bên ngoài rất ít nên việc bảo vệ tôm trước sự tấn công của bệnh không cao. Do đó, hiểu biết về phòng trị bệnh cho tôm cần thiết đối với người làm nghề nuôi tôm. Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm; - Thực hiện được phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và trị bệnh thường gặp ở tôm - Tính toán được lượng thuốc, hóa chất cho vào ao nuôi - Cam kết không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm; - Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung 1. Sự phát sinh bệnh tôm 1.1. Khái niệm Bệnh chính là sự bất thường trong cơ thể tôm mà có thể gây ra những tác hại cho hoạt động của tôm. Nếu các tác hại vượt qua khả năng chịu đựng, tôm bị yếu đi và chết. Ví dụ: tôm giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp là dấu hiệu tôm bị bệnh 1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh ở tôm - Do các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường nước biến động đột ngột hoặc vượt ra ngoài phạm vi thích hợp làm tôm không chịu đựng được hoặc yếu đi, khả năng chống chọi với các sinh vật gây bệnh kém làm bệnh phát sinh và phát triển.
  27. 27 Các yếu tố môi trường nước là nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy - Do sinh vật gây bệnh: Sinh vật bám trên bề mặt cơ thể tôm hoặc xâm nhập vào các cơ quan bên trong, phát triển đủ số lượng gây bệnh cho tôm. Gồm có vi rút, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật (ký sinh trùng) - Do tôm bị suy giảm sức khỏe: Cho tôm ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và thay đổi của môi trường kém làm tôm dễ bị bệnh. 1.3. Điều kiện phát sinh bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng bệnh có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện nhất định như sức đề kháng của tôm nuôi và các yếu tố môi trường. - Điều kiện 1: Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự bùng nổ của tác nhân gây bệnh. Trong môi trường thích hợp, vi rút, vi khuẩn, nấm sinh sản rất nhanh, tăng cường độc tố, tăng khả năng gây bệnh. Ngược lại, nếu gặp môi trường không thuận lợi, tác nhân gây bệnh bị chết hoặc bị kìm hãm, không có khả năng gây bệnh. Các yếu tố môi trường biến động lớn hay vượt quá ngưỡng thích hợp của tôm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt hoặc gây sốc (tress) làm suy giảm sức để kháng của tôm. - Điều kiện 2: Số lượng sinh vật gây bệnh Sinh vật gây bệnh (mầm bệnh) có thể đã tồn tại trong ao nuôi hoặc khu trú trong tôm nhưng chưa đủ số lượng để gây nên bệnh. Khi điều kiện môi trường thích hợp hoặc sức khỏe tôm suy yếu, không đủ sức khống chế, sinh vật gây bệnh sinh sản, tăng nhanh số lượng đủ đế tấn công vào cơ thể tôm làm bệnh phát sinh. - Điều kiện 3: Sức đề kháng của tôm Tôm khỏe, sức đề kháng cao thì bệnh có thể không xảy ra. Ngược lại, tôm yếu, sức đề kháng kém hay đã suy giảm thì đó là cơ hội để tác nhân gây bệnh phát triển và gây hại tôm. Tôm bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, chất khóang thì sức đề kháng giảm, bệnh dễ phát sinh. Nếu các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp thì tôm có thể bị sốc làm suy giảm sức đề kháng. Lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm.
  28. 28 Qua hình 5.1. cho thấy: 1+ 2 = Bệnh không xảy ra 2 + 3 = Bệnh không xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trường 1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra Bệnh tôm chỉ xuất hiện khi có đủ cả 3 nhân tố môi trường - mầm bệnh - vật chủ trong ao. Nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì tôm không bị mắc bệnh. Hình 4.19. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 1.4. Các đƣờng lây truyền bệnh - Tiếp xúc trực tiếp Mầm bệnh lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khỏe do sống chung trong môi trường nước. Thả tôm nhiều đợt với nhiều cỡ từ nhiều nguồn khác nhau là nguyên nhân làm bệnh tồn tại thường xuyên trong ao. Hình 4.20. Tôm giống với cỡ khác nhau - Nguồn nước: Nếu không xử lý hoặc xử lý không kỹ, nguồn nước sẽ mang theo mầm bệnh vào ao nuôi gây bệnh cho tôm. Ngoài ra, nguồn nước mang mầm bệnh có thể xâm nhập vào ao qua lỗ mọi ở bờ ao, do sự cố tràn bờ Hình 4.21. Lấy nước trực tiếp từ sông vào ao
  29. 29 - Dụng cụ sản xuất dùng chung Lưới, chài, thau dùng chung là phương tiện mang mầm bệnh lan truyền giữa các ao. Hình 4.22. Vật dụng thường dùng chung - Các động vật giáp xác Tôm, cua hoang dã mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi lây bệnh cho tôm nuôi Hình 4.23. Một số giáp xác trong rừng đước có thể mang mầm bệnh cho tôm - Bùn đáy ao Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao hoặc tồn tại trong bùn đáy tích tụ qua quá trình nuôi. Hình 4.26. Bùn đáy ao
  30. 30 - Các sinh vật khác Chim ăn tôm chết bệnh hoặc mang từ ao tôm bệnh sang ao tôm khỏe - Con người: quần áo, tay chân dính mầm bệnh. Hình 4.27. Chim ăn tôm 2.Phòng bệnh tôm 2.1.Tầm quan trọng của công tác phòng bệnh tôm - Tôm sống dưới nước nên khi bị bệnh thường khó phát hiện bệnh kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả trị bệnh không cao. - Không thể trị cho từng cá thể bị bệnh mà phải xử lý cả ao nên lượng thuốc khó chính xác và rất tốn kém. - Hóa chất trị bệnh không chỉ tác dụng lên những con bị bệnh mà còn tác động lên những con tôm khỏe, làm chúng chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. - Mặt khác, việc trị bệnh cho tôm không phải lúc nào cũng có kết quả như mong muốn. Do vậy, phương châm của nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. - Công tác phòng bệnh tổng hợp cho tôm cần thực hiện theo 3 hướng: Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh Nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi Quản lý môi trường nuôi thích hợp và ổn định 2.2.Tiêu diệt và ngăn chận sự xâm nhập và phát triển của mầm bệnh Gồm các nội dung 2.2.1. Tẩy dọn ao kỹ trƣớc khi nuôi Nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tồn tại trong ao sau mỗi vụ nuôi. Công tác tẩy dọn bao gồm các bước sau: - Nạo vét bùn đáy để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm lượng chất hữu cơ trong ao, nhất là những ao tôm vừa bị bệnh hay đã nuôi nhiều vụ. Các chất thải phải đưa vào khu vực riêng để tiếp tục xử lý. - Bón vôi nung CaO hay vôi bung Ca(OH)2 tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, ký chủ trung gian mang mầm bệnh và các sinh vật gây hại khác.
  31. 31 - Phơi nắng đáy ao 1-2 tuần để tiêu diệt tác nhân gây bệnh tồn tại trong bùn đáy bằng nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. 2.2.2. Xử lý nguồn nƣớc trƣớc khi đƣa vào nuôi Nhằm làm sạch nước, tiêu diệt tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước lấy vào ao nuôi. Các phương pháp xử lý nước: - Phương pháp cơ học: Lọc nước qua túi lọc, lấy nước vào ao chứa để lắng làm trong nước trước khi đưa vào ao nuôi. Phương pháp này không thể tiêu diệt triệt để các loại tác nhân gây bệnh nên thường kết hợp với phương pháp hóa học. - Phương pháp hóa học: Cho chất diệt khuẩn vào nước để tiêu diệt mầm bệnh. Các chất diệt khuẩn thường dùng là: Chlorin: 20-30ppm, sử dụng nước sau khi xử lý 7 ngày. Formol: 20-30ppm, sử dụng nước sau khi xử lý 5-7 ngày. Thuốc tím KMnO4: 5-10ppm, sử dụng nước sau khi xử lý 6 giờ. Hoặc các sản phẩm diệt trùng khác như Mizuphor, Virkon dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ưu điểm của phương pháp hóa học: có tác dụng diệt trùng rất tốt. Nhược điềm của phương pháp hóa học: dư lượng của hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến điều kiện môi trường và sức khoẻ tôm. Ngoài ra các chất diệt khuẩn tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật có lợi trong nước, diệt sinh vật làm thức ăn tự nhiên và ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. - Phương pháp sinh học Sử dụng các chế phẩm men-vi sinh làm sạch nước. Các vi khuẩn có lợi trong sản phẩm sẽ phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước. 2.2.3. Sử dụng đàn giống không mang mầm bệnh Thả nuôi tôm giống không mang các mầm bệnh nguy hiểm. Thực hiện: - Kiểm dịch giống theo quy định trước khi đưa vào nuôi. - Tắm tôm giống trước khi thả nuôi bằng formol để loại bỏ mầm bệnh bám trên tôm.
  32. 32 2.2.4. Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh Thức ăn tươi là cua, còng, ruốc có thể mang mầm bệnh gây hại tôm không nên sử dụng để nuôi tôm. Tốt nhất là cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp. 2.2.5. Sát trùng dụng cụ sản xuất - Phơi nắng sàng ăn mỗi ngày. - Lưới chài, ống xiphon, cốc, thau nên dùng riêng cho từng ao. Nếu dùng chung, phải khử trùng bằng chlorin 100-200ppm, ngâm ít nhất 1 giờ, rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng. 2.2.6. Áp dụng mô hình nuôi ít thay nƣớc - Xây dựng hệ thống nuôi khép kín, có ao chứa lắng và ao xử lý nước thải. - Trong quá trình nuôi, chỉ thay nước khi cần thiết nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh theo nguồn nước vào ao. 2.2.7. Ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật mang mầm bệnh - Xua đuổi các loài chim ăn tôm trong ao và bay ngang ao. - Dùng lưới bao xung quanh ao để ngăn chặn giáp xác (cua, còng) xâm nhập vào ao nuôi tôm. 2.2.8. Kiểm soát các điều kiện làm tác nhân gây bệnh phát triển Thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm môi trường và tăng sức đề kháng cho tôm: - Không nuôi tôm với mật độ quá cao - Kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày - Quản lý tảo, hạn chế hiện tượng tảo tàn - Định kỳ xử lý chất thải trong ao bằng chế phẩm men-vi sinh 2.2.9. Sát trùng nƣớc ao tôm bị bệnh trƣớc khi thải Khi tôm chết hàng loạt, phải cách ly ao triệt để, xử lý nước bằng chlorine 30- 70ppm. Sau 2-3 ngày, mới được xả nước ra ngoài để hạn chế lây lan bệnh. 2.3. Nâng cao sức đề kháng của tôm Tôm khỏe, khả năng chống đỡ tốt với các yếu tố gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ. Ngược lại, tôm yếu, sức đề kháng kém, không có khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh nên dễ bị mắc bệnh. Cần áp dụng các biện pháp tăng cường sức khoẻ cho tôm, gồm các nội dung: 2.3.1.Chọn tôm giống khoẻ mạnh - Tôm giống đạt yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ngành.
  33. 33 - Đàn tôm giống có khả năng chịu đựng tốt khi sốc formol hoặc sốc độ mặn (tỷ lệ chết nhỏ hơn 5%). 2.3.2.Mật độ nuôi thích hợp Mật độ nuôi thích hợp giúp tôm tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích nuôi và hạn chế được ô nhiễm môi trường, tôm ít bị bệnh, mức độ lây bệnh thấp. Mật độ tôm nuôi trong mô hình nuôi tôm trong rừng đước thích hợp là: - Nuôi tôm quảng canh không cho ăn bổ sung: 1-2 con/m2 - Nuôi mật độ thấp, có bổ sung thức ăn: 3-7 con/m2 2.3.3. Cho tôm ăn theo phƣơng pháp “bốn định” - Định chất lượng thức ăn Thức ăn cho tôm không bị mốc, không có mầm bệnh và độc tố, thành phần dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ các chất khóang và vitamin. - Định số lượng thức ăn Lượng thức ăn hàng ngày được tính toán dựa vào cỡ tôm, số lượng tôm trong ao, tình trạng sức khỏe tôm và điều kiện môi trường. - Định vị trí cho ăn Rải đều thức ăn khắp ao, trừ vùng tập trung chất thải như khu vực giữa ao. - Định thời gian cho ăn Cho tôm ăn vào các giờ nhất định trong ngày phù hợp tập tính ăn của tôm và điều kiện môi trường. 2.4. Quản lý môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định Là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất vì sự xuất hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường bất lợi đối với tôm, làm tôm suy giảm sức đề kháng thường là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh sinh sản, gia tăng số lượng đến mức gây bệnh cho tôm. 2.4.3. Xây dựng ao nuôi tôm phù hợp với công tác phòng bệnh Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý môi trường. - Địa điểm xây dựng ao nuôi phải có chất đất phù hợp với tôm, có nguồn nước đầy đủ và chất lượng tốt trong suốt vụ nuôi, không có nguồn nước thải đổ vào. - Ao có độ sâu thích hợp, giữ nước tốt, có hệ thống cấp thóat nước riêng biệt. Có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải. 2.4.4. Áp dụng mô hình nuôi luân canh
  34. 34 Sau vụ tôm, ao được sử dụng để nuôi cá hoặc các loài nhuyễn thể. Các đối tượng này thường không nhiễm bệnh của tôm, sử dụng chất thải và các sinh vật hại tôm làm thức ăn. Thời gian nuôi cá, nhuyễn thể trong ao là giai đoạn cách ly mầm bệnh với tôm. Vụ nuôi tôm sau, khi mầm bệnh xuất hiện và có khả năng gây bệnh, tôm đã lớn hoặc đạt kích cỡ thu hoạch. 2.4.5. Quản lý các yếu tố môi trƣờng ổn định và thích hợp Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường vào các thời điểm cao nhất hoặc thấp nhất của các yếu tố này và có biện pháp xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trường không thích hợp với tôm hay biến động quá lớn tránh hiện tượng tôm bị sốc. Bảng 5.1. Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi Yếu tố Thích hợp Không Biện pháp quản lý thích hợp Nhiệt độ 28-320C Nhỏ hơn 250C - Chọn mùa vụ nuôi thích hợp nước hay lớn hơn với tôm và các địa phương. Dao động trong 0 ngày không quá 32 C - Đảm bảo mức nước ao tối thiểu 30C 1m. - Thay nước hay nâng cao mức nước khi nhiệt độ quá cao, quá thấp hay biến động. 0 Độ mặn 15-20 /00 Dao động trong - Kiểm tra độ mặn trước khi thay 0 Dao động trong ngày hơn 5 /00 nước. ngày không quá - Tháo bớt nước tầng mặt sau khi 0 5 /00 mưa để ổn định pH, không phân tầng nước. pH 7,5-8,5 Dao động trong - Duy trì mật độ tảo thích hợp và Dao động trong ngày lớn hơn ổn định, độ trong từ 30-40cm ngày nhỏ hơn 0,5 đơn vị - Bón vôi nông nghiệp hay 0,5 đơn vị dolomite khi pH biến động hơn 0,5 đơn vị/ngày - Thay nước, bón vôi nếu pH giảm sau khi mưa - Thay nước, diệt bớt tảo, bón đường khi pH quá cao Độ trong 30-40cm - Độ trong cao - Bón phân khi độ trong quá cao hơn 40cm - Thay nước, giảm cho ăn, giảm
  35. 35 chứng tỏ tảo bón phân khi độ trong quá thấp nổi ít, tảo đáy do tảo quá nhiều. dễ phát triển. - Diệt bớt tảo ở góc ao cuối gió - Độ trong thấp bằng formol 4-10ppm (chỉ thực hơn 30cm hiện khi thật cần thiết) chứng tỏ tảo quá nhiều, nước bị ô nhiễm Hàm 5-6 mg/l Nhỏ hơn - Duy trì mật độ tảo thích hợp lượng 3mg/lít trong ao nuôi. ôxy hoà - Thay nước, thêm nước mới, tan tạo dòng chảy - Khi khẩn cấp, có thể dùng một số chất hóa học như H2O2 cho vào nước ao để tạo ra ôxy. Hàm H2S 0,02mg/l, Vượt quá - Không nuôi mật độ quá cao. lượng NH3 0,01mg/l ngưỡng cho - Hạn chế thức ăn dư thừa. khí độc phép sẽ gây sốc hoặc làm chết - Hạn chế hiện tượng tảo tàn. tôm - Ổn định pH nước trong khoảng 7,5-8,5. - Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh hấp thu các khí độc NH3, H2S. - Khi khẩn cấp và điều kiện cho phép, thay nhanh nước mới để làm giảm hàm lượng khí độc trong ao. Độ kiềm 80-120mg Nhỏ hơn Bón vôi nông nghiệp, dolomitte. CaCO3/lít 80mg/lít 2.5. Hóa chất, chế phẩm sử dụng phổ biến trong nuôi tôm Một số loại hóa chất, chế phẩm sử dụng phổ biến trong nuôi tôm là 2.5.1.Clorin
  36. 36 Clorin-hypoclorit canxi-là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh. Bảo quản không tốt, clorin dễ bị ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lượng. Hình 4.28. Bột clorin Lưu ý: - Hiệu quả diệt trùng của clorin giảm ở môi trường kiềm (pH > 7) nên không bón vôi trước khi xử lý clorin. - Chỉ nên thả giống sau khi xử lý clorin hơn 4 ngày để lượng clo dư phân hủy hoàn toàn. Không sử dụng clorin trong ao đang nuôi tôm. - Sử dụng clorin lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp, không mưa. - Hòa tan clorin trong xô nước (không sử dụng trực tiếp, không đổ mạnh nước vào clorin) rồi tạt đều khắp ao. - Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với clorin. Clorin có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với clorin. 2.5.2.Formol Dạng lỏng, không màu, mùi hắc, gây cay mắt, đau họng khi tiếp xúc. Formol được dùng để: - Diệt tảo, hạ pH nước ao. Khi pH nước tăng hơn 9, chênh lệch pH lúc sáng và chiều hơn 1. - Kích thích tôm lột xác, trị bệnh đóng rong. - Kiểm tra, tắm tôm giống, loại bỏ Hình 4.29. Chai đựng formol tôm yếu trước khi thả vào ao. Lưu ý: - Formol hấp thu mạnh oxy trong nước do đó không xử lý formol trong ao nuôi vào buổi chiều hay tối. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 9-10 giờ. - Nồng độ xử lý tảo, hạ pH nước từ 5-10ppm tùy theo tình trạng sức khỏe tôm.
  37. 37 - Thay 30-50% nước ao sau khi xử lý 1 ngày để loại bỏ xác tảo chết - Nồng độ formol để kiểm tra, tắm tôm giống là 100-200ppm. Cho dây sục khí vào thau, bể chứa tôm 2.5.3. Vôi Có 3 loại vôi được dùng để bón vào ao: Vôi nông nghiệp ở dạng bột trắng. Làm ổn định pH nước (không làm tăng pH) khi bón vào ao Dùng trong ao đang nuôi tôm, rắc vào mặt, mái bờ ao. Sử dụng 70- 100kg/1.000m2. Hình 4.30. Vôi nông nghiệp CaCO3 Vôi đen (dolomite) là dạng vôi nông nghiệp có bổ sung thêm magiê. Có tác dụng ổn định pH nước. Do giá cao hơn vôi nông nghiệp nên thường được hòa vào nước rồi tạt xuống ao sau khi trời mưa Hình 4.31. Vôi đen CaMg(CO3)2 Vôi nung (vôi sống) ở dạng cục. Khi bón vào ao, vôi hút nước, tỏa nhiệt mạnh và làm tăng pH đất. Dùng để sát trùng đáy khi cải tạo ao nuôi, khống chế phèn trong ao mới đào. Không sử dụng cho ao đang Hình 4.32. Vôi nung CaO nuôi tôm.
  38. 38 Vôi bung (vôi tôi) ở dạng bột ẩm, được tạo thành bằng cách tưới nước vào vôi nung. Làm tăng pH đất khi bón vào ao. Sử dụng như vôi cục hoặc có thể hòa thật loãng với nước rồi tạt vào ao đang nuôi tôm Hình 4.33. Cho nước vào vôi nung để tạo thành vôi bung Ca(OH)2 Loại, lượng vôi bón tùy thuộc vào mức độ phèn trong ao, thể hiện qua pH đất. Bảng 5.1. Liều lượng vôi nung sử dụng theo pH đất pH đất Lƣợng vôi nung (kg/1.000m2) 7 70-100 2.5.4. Zeolite Có 2 dạng là hạt và bột. Dạng hạt ổn định ở đáy ao tốt hơn. Sử dụng bằng cách rãi đều xuống đáy ao. Tác dụng: - Hấp thu khí độc H2S, NH3 phát sinh trong ao nuôi , giúp tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi. Hình 4.34. Zeolite dạng hạt
  39. 39 - Hấp thu các chất thải , xác tảo chết, thức ăn thừa khóang hóa bùn đáy ao. - Cải tạo ao: 100-120kg/ha - Trong ao đang nuôi, sử dụng 35- 40kg/ha, khoảng 20 ngày/lần Zeolite có hiệu quả tốt trong nước ngọt. Độ mặn càng cao, tác dụng của zeolite càng giảm. Hình 4.35. Zeolite dạng bột 2.5.5. Đƣờng cát Dùng để hạ pH nước (không diệt tảo như formol) khi pH nước tăng hơn 8,5, chênh lệch pH lúc sáng và chiều hơn 0,5. Đường còn là nguồn dinh dưỡng cho nhóm vi khuẩn có lợi trong ao phát triển, ức chế vi khuẩn có hại cho tôm. Thời điểm: 14-15giờ Hình 4.36. Đường cát Lượng dùng: 1-3 kg/1.000m3 nước Hòa tan đường cát vào nước ngọt rồi tạt khắp ao. Có thể dùng đường thô, rỉ đường để thay thế. 2.5.6. Saponin (bột hạt trà, tea seed powder) Có nhiều trong hạt trà hoang, hạt bồ hòn. Liều lượng gây chết tôm cao gấp 50 lần liều lượng gây chết cá nên thường được dùng để diệt cá tạp trong ao đang nuôi tôm. Saponin còn kích thích tôm lột xác, loại bỏ mảng bám trên vỏ làm vỏ tôm sạch hơn. Saponin có hiệu quả ở độ mặn cao. Hình 4.37. Bột saponin - Diệt các tạp trong ao có độ mặn từ 20‰ trở lên, dùng 10-15g/m3. Độ mặn dưới 20‰, dùng 15-20g/ m3. - Kích thích tôm lột vỏ: 5-10g/m3.
  40. 40 Lưu ý: - Ngâm saponin vào nước 10-24 giờ trước khi sử dụng. - Bón saponin vào buổi sáng, khi trời nắng tốt - Không nên dùng khi tôm mới lột xác hoặc đang yếu. - Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp. 2.5.7. Rễ dây thuốc cá Rễ dây thuốc cá có chứa chất rotenon gây chết cá nên được sử dụng để diệt cá tạp, cá dữ trong ao nuôi tôm. Tác dụng của rotenon giảm khi độ mặn tăng. Trước khi thả tôm giống: 10g/m3 rễ Trong ao đang nuôi tôm: 4g/m3 rễ Rễ được xay hoặc giã nát, ngâm với nước ngọt qua đêm, vắt kỹ. (Mang kính để dịch rễ không dây vào mắt). Nên xả bớt nước ao trước khi Hình 4.38. Dây thuốc cá tạt đều dịch rễ vào ao. a: Lá và hoa b: Rễ 2.5.8. Chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm phổ biến là dạng chế phẩm men-vi sinh và dạng chế phẩm chiết xuất từ thực vật (xương rồng Yucca). Chế phẩm men-vi sinh có 2 nhóm là nhóm xử lý môi trường ao nuôi và nhóm chế phẩm trộn vào thức ăn. Có tác dụng: Phân hủy chất thải, bùn thối ở đáy ao, thúc đẩy chuyển hóa NH3. Nhóm vi khuẩn có lợi trong chế phẩm cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường với vi khuẩn gây hại trong ao, giảm thiểu bệnh cho tôm. Giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Lưu ý khi sử dụng chế phẩm men-vi sinh:
  41. 41 Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy theo loại vi sinh mà có hay không có bước ủ (ấp) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh phát triển, tăng nhanh số lượng, khi cho xuống ao sẽ có hiệu quả hơn. Quản lý các yếu tố môi trường ở phạm vi thích hợp, nhất là pH và oxy hòa tan, để vi khuẩn có lợi phát triển, phát huy tác dụng. Không sử dụng đồng thời chế phẩm men-vi sinh với thuốc kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn. Định kỳ xử lý chế phẩm vào ao theo hướng dẫn để duy trì liên tục hoạt động của nhóm vi khuẩn có lợi và các nhóm men phân giải đạm, đường, béo. Chế phẩm chiết xuất từ thực vật có tác dụng xử lý môi trường ao nuôi. Lƣu ý: Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với 1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3, ml/m3, mg/l). Cách tính lƣợng chất rắn hoặc lỏng cho vào ao Ví dụ 1: Tính lượng đường cát cần cho vào ao để ổn định pH nước trong ao nuôi tôm sú có diện tích 5.000m2, nước sâu 1m với liều lượng đường cát là 3ppm Giải: Thể tích nước trong ao là: 5.000m2 x 1m = 5.000m3 3ppm = 3g/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 3g đường Vậy 5.000m3 nước cần: 3g/m3 x 5.000m3 = 15.000g = 15kg đường cát Ví dụ 2: Tính lượng formol cần cho vào ao chứa 3.000m3 nước với nồng độ formol là 10ml/m3 (đơn vị ml/m3 còn được gọi là ppm) Giải: 10ml/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 10ml formol Vậy 3.000m3 nước cần: 10ml/m3x 3.000m3 = 30.000ml = 30 lít formol
  42. 42 3. Trị bệnh tôm 3.1.Bệnh do vi khuẩn và nấm 3.1.1.Những hiểu biết chung về phòng trị bệnh do vi khuẩn và nấm Bệnh vi khuẩn và bệnh nấm lây lan rất nhanh qua nguồn nước, từ tôm bệnh lây qua tôm khỏe do sống chung, từ nền đáy xử lý không kỹ Biện pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn và nấm - Cải thiện nước ao nuôi: thay nước, quạt nước. - Xử lý nước ao: dùng chất sát khuẩn cho xuống ao. - Trị bệnh cho tôm: Với bệnh do vi khuẩn, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn để cho tôm ăn. Với bệnh do nấm, không sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn. - Tăng sức để kháng: trộn vitamin C vào thức ăn. - Kích thích lột xác: bằng saponin nếu bệnh nhẹ. Nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh Trong nuôi trồng thủy sản, thuốc kháng sinh dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn và đã đem lại hiệu quả cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của động vật thủy sản hấp thụ thuốc và tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái. Nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi với mầm bệnh. Khi sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm phải thận trọng và tuân theo những nguyên tắc dưới đây: - Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chỉ dùng trong trường hợp cần thiết (khi bệnh đã bùng phát). - Chỉ dùng kháng sinh để trị bệnh, không dùng để phòng bệnh Dùng kháng sinh với liều thấp, liên tục sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ tôm và gây hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn làm việc trị bệnh khó khăn và tốn kém. - Không nên dùng kháng sinh của người để trị bệnh tôm vì không có hướng dẫn về nồng độ, cách dùng đối với tôm. - Chỉ dùng kháng sinh có nguồn gốc rõ ràng, chuyên dùng trong nuôi thủy sản, có chỉ rõ liều lượng, cách dùng của nhà sản xuất. - Dùng kháng sinh phải đúng nồng độ, đúng thời gian, ít nhất 3 ngày nhiều nhất 7 ngày, trung bình là 5 ngày. - Nên dùng kết hợp kháng sinh để có tác dụng hợp đồng và giảm nguy cơ kháng thuốc.
  43. 43 Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc (tác dụng hợp đồng). - Dùng đúng thời điểm. Khi tôm mới chớm bệnh, còn khả năng bắt mồi mới có hiệu quả. Tôm đã bệnh nặng, bỏ ăn thì hiệu quả rất thấp. - Ngưng dùng kháng sinh trước khi thu hoạch 14 ngày để giảm dư lượng kháng sinh tích lũy trong tôm. - Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh nằm trong danh mục cho phép sử dụng. Thuốc phải được luật pháp của các nước cho phép sử dụng. Không dùng các loại thuốc kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc - Giai đoạn phát triển và sức khỏe của tôm Tôm nhỏ chịu đựng tác dụng của thuốc kém hơn tôm lớn nên liều dùng thuốc của tôm nhỏ thấp hơn so tôm lớn. Tôm bệnh chịu đựng tác dụng thuốc kém hơn tôm khỏe; tôm bệnh nặng chịu đựng tác dụng thuốc kém hơn tôm bệnh nhẹ. Do vậy, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với nồng độ cao và hiệu quả hơn. - Liều lượng thuốc dùng Liều lượng thuốc tăng, tác dụng của thuốc cũng tăng lên. Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc đối với tôm và môi trường cũng tăng lên. Khoảng cách giữa liều thấp nhất có hiệu nghiệm đến liều thuốc cao nhất chịu đựng được là phạm vi liều lượng an toàn đối với tôm. Thuốc tốt thường có phạm vi liều lượng an toàn lớn. Phạm vi an toàn của thuốc giảm đối với tôm bị bệnh nên cần chú ý liều dùng và biện pháp cung cấp nước khi cần thiết để tránh tôm nuôi chết do ngộ độc thuốc. Liều lượng thuốc cho vào nước để trị bệnh tôm thường tính theo thể tích nước. Liều lượng thuốc cho tôm ăn thường tính theo trọng lượng tôm. - Điều kiện môi trường Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ôxy, pH, độ mặn, hàm lượng hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến việc dùng thuốc. Trong phạm vi thích hợp, khi nhiệt độ tăng thì tác dụng của thuốc mạnh hơn. Ở nhiệt độ cao, nồng độ thuốc sử dụng thấp hơn ở nhiệt độ thấp.
  44. 44 Khi các yếu tố môi trường (pH, hàm lượng ôxy hòa tan, độ mặn, hàm lượng khí độc ) vượt ra ngoài phạm vi thích hợp, sức chịu đựng của tôm đối với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Vì vậy, phải cải thiện môi trường trước khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh. Cách trộn thuốc và các chất bổ sung khác vào thức ăn 1. Cân lượng thức ăn viên cần cho ăn trong cữ, chứa vào thau có độ lớn phù hợp Hình 4.39. Cân thức ăn 2. Cân thuốc hoặc các thành phần cần bổ sung theo liều lượng yêu cầu hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì Hình 4.40. Cân thuốc kháng sinh
  45. 45 3. Hòa thuốc hoặc các thành phần bổ sung với một lượng nước ngọt đủ để thấm ướt đều thức ăn Hình 4.41. Hòa thuốc với nước ngọt 4. Rưới hoặc dùng bình xịt phun hỗn hợp nước này vào thức ăn Hình 4.42. Rưới dung dịch thuốc vào thức ăn 5. Trộn đều, để vài phút cho bề mặt viên thức ăn ráo lại Hình 4.43. Trộn thức ăn
  46. 46 6. Đong lượng dầu mực cần dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì 7. Rưới dầu mực vào khối thức ăn Hình 4.44. Đong dầu mực 8. Trộn đều tay cho đến khi các viên thức ăn được bao bọc, “bóng” đều bởi lớp dầu mực 9. Để yên khoảng 30 phút Hình 4.45. Rưới dầu mực vào thức ăn trước khi cho ăn Lƣu ý: - Dầu mực bổ sung cholesterol, các acid béo và vitamin thiết yếu. - Dầu mực có mùi thơm kích thích tính háu ăn của tôm. - Lạm dụng dầu mực dễ gây các bệnh về tiêu hóa ở tôm. 3.1.2.Bệnh do vi khuẩn Vibrio Dấu hiệu bệnh lý - Tôm bệnh thường dạt bờ, kéo đàn bơi trên mặt ao - Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn, ruột không có thức ăn và phân. - Vỏ mềm, xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ và phụ bộ tạo nên những đốm đen, nâu.
  47. 47 - Đuôi phồng, cụt dần (hình 5.19a). - Tôm có hiện tượng phát sáng vào ban đêm (hình 5.19b) - Bệnh cấp tính có thể gây chết. - Bệnh mãn tính gây chậm lớn, phân đàn. Hình 4.46. Tôm sú bị bệnh vi khuẩn Vibrio Tác nhân gây bệnh - Do vi khuẩn Vibrio sống trong nước biển ven bờ có độ mặn 20-40‰ gây ra. Vào những ngày biển động, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới, số lượng Vibrio có thể tăng lên nhiều lần. - Chúng lây truyền theo nguồn nước, dụng cụ sản xuất, tôm mẹ, tôm giống hay từ đáy ao. - Vi khuẩn Vibrio có thể gây bệnh khi tôm sốc do môi trường thay đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như vi rút, nấm. Phòng bệnh Áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn như: - Giữ chất lượng nước ao nuôi tốt. - Không nuôi mật độ quá cao. - Tránh làm tôm bị tổn thương. - Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi. - Giảm độ mặn nước ao nuôi xuống 15-20‰ có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển - Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E. Trị bệnh Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu. Vì vậy, nên áp dụng đồng thời các biện pháp: - Cải thiện điều kiện môi trường: Siphon đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. - Diệt vi khuẩn bên trong cơ thể tôm:
  48. 48 Cho tôm ăn thuốc kháng sinh như Aueromycin, Oxytetracycline, trộn với thức ăn theo liều lượng 1g/kg thức ăn trong 5-7 ngày hoặc Sulfamethoxine, Bactrim, Cotrim với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Diệt vi khuẩn trong môi trường nước ao: Cho formol 25ml/m3 hoặc Benzalkonium chloride (BKC), Iodine xuống ao theo hướng dẫn trên bao bì. - Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn. - Kích thích tôm lột xác bằng Saponin 10-15g/m3. 3.1.3.Bệnh do vi khuẩn dạng sợi Dấu hiệu bệnh lý - Vỏ, mang tôm rất bẩn. - Tôm yếu, hoạt động khó khăn. - Tôm bệnh nặng thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác. - Bệnh thường gặp ở ao nuôi tôm thịt có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày. Hình 4.47. Vỏ đầu ngực tôm rất bẩn Tác nhân gây bệnh Chủ yếu do vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor và một số vi khuẩn dạng sợi khác bám trên mang, thân và các phụ bộ của tôm. Biện pháp trị bệnh - Cải thiện môi trường bằng cách thay nước, quạt nước - Diệt khuẩn trong ao bằng các chất diệt khuẩn như formol, BKC Sau đó, thay một phần nước trong ao. - Tăng sức để kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn. 3.1.4. Bệnh phân trắng Bệnh phân trắng không nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, ít khi lan rộng thành dịch nhưng làm giảm năng suất nuôi. Thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao khi tôm đạt 40-50 ngày nuôi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi thường bệnh nặng khi phát sinh bệnh. Dấu hiệu bệnh lý
  49. 49 - Xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ, góc ao cuối gió. - Tôm giảm ăn hoặc lượng thức ăn không tăng theo thời gian nuôi. - Ruột tôm không đầy, có những đốm màu vàng cát ở cuối ruột. - Tôm bị ốp, mỏng vỏ, chậm lớn và teo nhỏ dần. Nguyên nhân Do nhiều tác nhân gây ra: - Do ký sinh trùng Gregarine ký sinh trong ống gan và đường ruột của tôm làm tổn thương đường ruột. Hình 4.48. Phân trắng do tôm thải ra - Do vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ruột, gây hoại tử làm ruột có màu vàng hoặc trắng. - Do cải tạo đáy ao không đúng hoặc những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và HPV. Biện pháp trị bệnh - Cải thiện môi trường: thay nước, quạt nước - Trị bệnh cho tôm: Cho tôm ăn chế phẩm men-vi sinh Zymetin 5-10g/kg trộn vào thức ăn hoặc 10-20g/kg thức ăn khi tôm bị căng thẳng Hoặc cho tôm ăn kháng sinh Gregacin. Sau khi khỏi bệnh, cho tôm ăn chế phẩm men-vi sinh. 3.1.5. Bệnh đen mang do nấm
  50. 50 Dấu hiệu bệnh lý - Tôm bị bệnh, mang thay đổi từ màu trắng sang màu đen. - Xuất hiện các đốm đen trên mang, vỏ và các phần phụ như chân, râu Nhưng không có dấu hiệu ăn mòn tại các đốm đen. - Gây chết rải rác tôm bệnh nặng. Hình 4.49. Tôm bị đen mang do nấm Fusarium Tác nhân gây bệnh Do nấm Fusarium và một số các nấm khác gây ra. Biện pháp trị bệnh - Phòng bệnh là chính - Chưa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu. - Có thể hạn chế sự phát triển bệnh bằng các biện pháp: Thay nước để giảm lượng chất thải trong ao, cải thiện điều kiện môi trường. Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Cho formol 10-15ml/m3 vào ao để tiêu diệt, hạn chế nấm phát triển. Loại bỏ các con bị bệnh ra khỏi ao. 3.2. Bệnh do sinh vật bám (Bệnh đóng rong hay bệnh mảng bám) Dấu hiệu bệnh lý - Vỏ tôm dơ bẩn, các sinh vật gây bệnh phát triển phủ thành lớp trên bề mặt cơ thể, mang, nhất là trên các khớp của phụ bộ. - Cơ thể tôm đổi màu sang nâu, xanh hay vàng nhạt. - Tôm thường nổi lên mặt nước hay bám vào bờ ao, bơi yếu, khó lột xác, giảm ăn, yếu dần và chết sau vài ngày, nhất là khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp. Hình 4.50. Tôm sú bị bệnh đóng rong
  51. 51 Tác nhân gây bệnh Do các sinh vật bám lên vỏ, mang tôm, gồm các động vật nguyên sinh, một số loài tảo. Biện pháp trị bệnh Khi tôm bị đóng rong chứng tỏ chất lượng nước nuôi xấu, các sinh vật bám phát triển, tôm yếu, khả năng lột xác, tự làm sạch kém. Vì vậy, áp dụng biện pháp vừa xử lý môi trường vừa điều trị bệnh trên tôm. - - Cải thiện điều kiện môi trường: Duy trì độ trong thích hợp. Tăng cường thay nước (10- 20%/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao, tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi Vớt váng tảo nổi trên bề mặt ao, ở vùng cuối gió. Cho ăn vừa đủ để tránh ô nhiễm Hình 4.51. Váng tảo ở cuối ao đáy ao. - Xử lý môi trường: Xử lý nước ao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo. - Điều trị bệnh cho tôm: Kích thích tôm lột xác bằng cách thay nước hoặc saponin 10g/m3 Bổ sung vi sinh, vitamin C vào thức ăn, cho tôm ăn thường xuyên để giúp tôm giảm stress. 3.3. Bệnh do dinh dƣỡng và môi trƣờng 3.3.1.Bệnh mềm vỏ Dấu hiệu bệnh lý - Sau khi lột xác 24-28g, vỏ tôm không cứng lại được. - Tôm yếu, chậm lớn, hoạt động kém, dễ bị tấn công, dễ nhiễm bệnh, chết rải rác. - Giảm giá trị thương phẩm khi thu hoạch. Hình 4.52. Tôm sú bị mềm vỏ
  52. 52 Nguyên nhân Bệnh mềm vỏ ở tôm sú có liên quan đến môi trường và dinh dưỡng: - Do thiếu dinh dưỡng, thức ăn thiếu Ca và P. - Độ cứng, độ mặn của nước ao thấp. - Nước ao nuôi nhiễm thuốc trừ sâu. Biện pháp trị bệnh - Cải thiện điều kiện môi trường: Giữ ổn định các yếu tố môi trường, tránh gây sốc cho tôm. Bón vôi nông nghiệp hay dolomite định kỳ 1 tuần/lần để độ cứng của nước đạt từ 80-150mg CaCO3/l. - Cải thiện dinh dưỡng: Bổ sung vitamin C, khóang chất (Calciphos, Premix ) vào khẩu phần thức ăn. 3.3.2.Bệnh thiếu vitamin C (bệnh chết đen) Dấu hiệu bệnh lý Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu bệnh lý: - Xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ ở mặt lưng của phần thân. Ở các chân bơi, chân bò, mang tôm cũng có các vệt đen. - Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, chậm lớn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh, chết rải rác 1-5% mỗi ngày (tỷ lệ hao hụt tổng cộng đến 80-90%). Nguyên nhân - Do thức ăn của tôm bị thiếu vtamin C. - Bệnh thường gặp trong các ao tảo kém phát triển. Biện pháp phòng trị bệnh Thường xuyên hoặc định kỳ bổ sung vitamin C vào thức ăn với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho đến khi tôm khỏi bệnh. 3.3.3.Bệnh cong thân (bệnh co cơ) Dấu hiệu bệnh lý - Tôm thường bị cong thân ở đốt 2 và 3. - Cơ co rút, đuôi tôm cong về phía bụng, không duỗi ra được.
  53. 53 Hình 4.53. Tôm sú bị co rút cơ Nguyên nhân - Xảy ra khi kéo tôm lên khỏi mặt nước đột ngột vào những ngày nắng nóng hay lạnh, nhiệt độ không khí quá chênh lệch với nhiệt độ nước. - Có thể do thiếu hụt các chất khóang trong khẩu phần ăn của tôm. Biện pháp trị bệnh - Tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, đảm bảo độ sâu cho ao. - Tránh bắt tôm vào ngày có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp. - Điều hòa nhiệt độ giữa tầng mặt và đáy ao. 3.3.4. Bệnh đen mang Dấu hiệu bệnh lý - Mang tôm chuyển từ trắng ngà sang nâu hoặc đen kèm theo những thương tổn ở mang. - Tôm hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, ăn kém hoặc bỏ ăn. - Tôm chết rải rác hoặc hàng loạt khi hàm lượng ôxy giảm thấp. Hình 4.54.Tôm sú bị bệnh đen mang Nguyên nhân Bệnh thường xảy ra trong ao nuôi tôm từ tháng thứ 2 trở đi. - Do nền đáy ô nhiễm, nhiều chất hữu cơ hoặc tảo tàn. Các chất này bám vào mang tôm gây hiện tượng đen mang. - Trong ao, hàm lượng NH3, NO2 cao làm tôm đen mang. - Do những thương tổn trên mang làm xuất hiện sắc tố melanin màu đen. Phòng trị bệnh - Không cho ăn quá dư. - Định kỳ xử lý nước và đáy ao bằng vi sinh. - Thay nước ở tầng đáy nếu điều kiện cho phép. - Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn.
  54. 54 Bảng 5.3. Biện pháp trị bệnh dinh dưỡng và môi trường STT Tên bệnh Nguyên nhân Biện pháp trị bệnh Bệnh dinh dƣỡng 1 Bệnh mềm - Độ cứng thấp hơn - Bón vôi nông nghiệp hay vỏ 80mg CaCO3/l dolomite. - Thiếu khóang chất - Bổ sung khóang (Calciphos, premix ) vào thức ăn. 2 Bệnh thiếu - Thiếu vitamin C - Bổ sung vitamin C vào thức ăn vitamin C đến khi khỏi bệnh. Bệnh môi trƣờng 3 Bệnh cong - Do sốc nhiệt độ - Điều hòa nhiệt độ giữa tầng thân mặt và đáy ao. - Bổ sung vitamin C vào thức ăn. - Để tôm vào nước, dùng tay từ từ kéo ra. 4 Bệnh đen - Nước ao ô nhiễm, - Thay nước ở tầng đáy (nếu mang nhiều chất hữu cơ, điều kiện cho phép). khí độc. - Dùng chế phẩm vi sinh để làm sạch đáy ao, hấp thụ khí độc. - Bón zeolite để hấp thu khí độc. - Bổ sung vitamin C vào thức ăn. 3.4. Xử lý bệnh do virus 3.4.1.Bệnh đốm trắng (WSBV) Dấu hiệu bệnh lý - Tôm bị bệnh thường lờ đờ, giảm ăn, dạt vào bờ. - Dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn nhỏ dưới vỏ, tập trung ở vỏ đầu và đốt bụng cuối. - Tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng. - Bệnh phát triển rất nhanh, chết 90- 100% trong vòng 3-7 ngày.
  55. 55 - Trường hợp bệnh cấp tính, tôm chết rất nhanh nhưng không có các đốm trắng. - Trong thực tế, có trường hợp đốm trắng do vi khuẩn và đốm trắng do pH cao. Hình 4.55. a. Tôm sú bị bệnh đốm trắng b. Vỏ đầu tôm với các đốm trắng tròn - Đặc điểm khác nhau là: Bệnh do virus: Đốm trắng ở mặt trong của vỏ, lõm, tôm chết nhanh. Bệnh do vi khuẩn: Đốm trắng kèm theo dấu hiệu vỏ bị ăn mòn, cụt râu, cụt đuôi, chết rải rác. Bệnh do pH cao: Đốm trắng sần sùi mặt ngoài vỏ, pH nước ao cao nhiều ngày liên tục Do vậy, cần quan sát các dấu hiệu kèm theo. Không phải khi nào trên thân tôm xuất hiện đốm trắng cũng do virus đốm trắng. - Bệnh đốm trắng thường phát triển vào thời kỳ nhiệt độ thấp, từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 2-3 năm sau. - Bệnh đốm trắng phát sinh có liên quan đến thời tiết, khí hậu, tôm bị sốc do các yếu tố môi trường biến động lớn, vượt quá phạm vi thích hợp, mật độ nuôi cao. Tác nhân gây bệnh - Do virus đốm trắng lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khoẻ và từ các loài giáp xác hoang dã như tôm, cua sang tôm nuôi gây ra. - Virus đốm trắng sống tự do trong nước khoảng 3-4 ngày nhưng tồn tại rất lâu trong cơ thể sinh vật mang mầm bệnh. 3.4.2.Bệnh MBV (bệnh còi) Virus MBV có thể tồn tại trong cơ thể tôm ở hầu hết các giai đoạn phát triển, từ ấu trùng đến tôm trưởng thành. Bệnh phổ biến ở tôm sú và gây tác hại lớn.
  56. 56 Dấu hiệu bệnh lý Khi bệnh nặng, tôm thường có một số dấu hiệu: - Tôm yếu, bơi lờ đờ, cơ thể có màu tối hoặc xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, phân đàn. - Các phần phụ, vỏ có hiện tượng hoại tử, nhiều sinh vật bám. Hình 4.56. Tôm sú phân đàn do bệnh MBV - Gan tụy teo. - Tôm chết rải rác, có khi tới 90% nếu các yếu tố môi trường không ổn định. Tác nhân gây bệnh - Do virus MBV gây ra. - Virus MBV lây truyền từ tôm mẹ sang con, từ tôm bệnh sang tôm khoẻ, từ đáy ao. - Tỷ lệ nhiễm BMV tăng cao khi ương tôm giống trong ao đất. - Bệnh MBV có thể xảy ra quanh năm, nhất là khi tôm bị sốc do điều Hình 4.57. Gan tụy tôm sú kiện môi trường và mật độ cao. a: Bình thường b: Gan tụy teo do bệnh MBV 3.4.3.Bệnh đầu vàng (YHD)
  57. 57 Hình 4.58. Bệnh đầu vàng trên tôm sú Dấu hiệu bệnh lý - Biểu hiện đầu tiên: Tôm ăn nhiều hơn mức bình thường trong một vài ngày, sau đó dừng ăn. Tôm lờ đờ bơi trên tầng mặt, gần bờ ao. - Dấu hiệu đặc trưng: Phần đầu ngực màu vàng. Sau 2-3 ngày, có hiện tượng tôm chết và chết 100% trong vòng 7-10 ngày. Tác nhân gây bệnh - Do virus gây ra - Bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, từ tôm bệnh sang tôm khỏe. - Có thể xảy ra ở những ao nuôi có điều kiện môi trường xấu, sau khi thả giống khoảng 20 ngày. - Thường nhất là sau khi thả giống 50-70 ngày trong các ao nuôi tôm sú mật độ cao, vùng có nhiều trại nuôi tập trung. 3.4.4. Biện pháp xử lý chung cho các bệnh do virus Bệnh virus gây tác hại rất lớn cho nghề nuôi tôm ở nước ta. Nhưng hiện nay, chưa có phương pháp hữu hiệu trị nên phòng bệnh là chính. - Chọn nuôi tôm giống đã qua kiểm dịch, không nhiễm virus. - Loại bỏ tôm yếu, mang mầm bệnh trước khi thả nuôi bằng cách tắm tôm giống với formol: Cho tôm giống vào một bể chứa 0,5-1m3 nước pha với formol nồng độ 150- 200ppm và sục khí mạnh. Sau 30 phút, dừng sục khí, xi phong loại bỏ những con yếu, chết ở đáy bể.
  58. 58 Thả tôm khoẻ xuống ao nuôi. - Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi, diệt các sinh vật mang mầm bệnh như cua, còng - Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào hệ thống nuôi. - Xử lý nước bằng các chất diệt khuẩn (formol, chlorin 20-30ppm) trước khi đưa vào nuôi. - Quản lý chất lượng nước, môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định, hạn chế tôm bị sốc. - Chọn mùa vụ nuôi thích hợp với từng địa phương, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Khi phát hiện tôm bị bệnh do virus, cần có các biện pháp hạn chế tổn thất và lây lan bệnh: - Tiến hành thu hoạch nhanh nếu tôm đạt cỡ thương phẩm. - Niêm phong cống, cô lập ao đồng thời thông báo với các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình. - Xử lý nước ao nuôi tôm bệnh bằng clorin 30-70ppm, sau 3 ngày mới thải ra môi trường ngoài. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi - Trình bày các biện pháp phòng bệnh tôm - Các nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh C. Ghi nhớ - Bệnh xuất hiện khi có đầy đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh phát triển - Môi trường xấu - Tôm yếu. - Phương châm của nghề nuôi tôm “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là cần thiết”. - Không dùng kết hợp vi sinh với thuốc kháng sinh hay chất diệt khuẩn. - Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. - Giữ môi trường ao nuôi ổn định trong phạm vi thích hợp để tôm không bị sốc, không vượt quá sự chịu đựng của tôm. - Bệnh vi rút chưa có biện pháp trị hữu hiện, phòng bệnh là chính. - Khi bệnh vi rút xảy ra, phải xử lý nước thải và tôm bệnh để hạn chế lây lan.
  59. 59 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; được giảng dạy sau mô đun Nuôi dưỡng rừng đước và trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ tôm, Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm là mô đun quan trọng của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; là một mô đun rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, vì vậy để thuận tiện cho việc dạy và học nên tổ chức truyền thụ mô đun kết hợp giữa phòng học với thực địa hoặc trại thực hành của trường. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: * Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm hình thái các loài sâu hại rừng đước phổ biến; - Trình bày được các biện pháp bảo vệ rừng đước - Trình bày được nguyên nhân tác hại của bệnh hại - Trình bày được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm; * Kỹ năng - Phòng trừ được một số loại bệnh hại phổ biến - Thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ rừng đước. - Thực hiện được phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và trị bệnh thường gặp ở tôm * Thái độ - Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình điều tra rừng, tiếp xúc với hóa chất độc hại. - Tiết kiệm vật tư, tôm và đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại bài Tổng Mã bài Tên bài Địa điểm dạy số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MĐ Lập phương án Tích hợp Phòng học và 8 2 6 05-01 bảo vệ hiện trường
  60. 60 MĐ Ngăn chặn các Tích hợp Phòng học và hành vi phá hiện trường 8 2 6 05-02 hoại MĐ Phòng trừ sâu Tích hợp Phòng học và 16 3 12 1 05-03 hại rừng hiện trường MĐ Phòng trừ bệnh Tích hợp Phòng học và 16 3 12 1 05-04 hại rừng hiện trường MĐ Phòng trừ bệnh Tích hợp Phòng học 28 6 20 2 05-05 hại tôm Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng 80 16 61 03 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Lập phƣơng án bảo vệ Bài tập 1: - Nguồn lực thực hiện: - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (10 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 06 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm làm một đường băng trắng rộng 12m, dài 200m; và một băng xanh rộng 15m dài 200m 4.2. Bài 2: Ngăn chặn các hành vi phá hoại - Nguồn lực thực hiện: - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (10 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng - Kết quả sản phẩm cần đạt được:
  61. 61 4.3. Bài 3: Phòng trừ sâu hại Bài tập 1: Phòng trừ sâu hại vườn ươm - Nguồn lực thực hiện: + Vườn ươm + Giấy, bút + Bình phun thuốc + Thuốc hóa học + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 12 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ sâu hại vườn ươm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm Xác định loài sâu hại vườn ươm Thực hiện phòng trừ sâu hại 4.4. Bài 4: Phòng trừ bệnh hại Bài tập 1: Phòng trừ bệnh hại vườn ươm - Nguồn lực thực hiện: + Vườn ươm + Giấy, bút + Bình phun thuốc + Thuốc hóa học + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 10 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ bệnh hại vườn ươm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm
  62. 62 Xác định loài bệnh hại vườn ươm Thực hiện phòng trừ bệnh hại 4.5. Bài 5: Phòng trừ bệnh hại tôm Bài tập 1: - Nguồn lực thực hiện: - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (10 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng - Kết quả sản phẩm cần đạt được: V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - - Kiểm tra sản phẩm bằng thước dây - Kiểm tra bằng địa bàn - Kiểm tra, giám sát - Kiểm tra tại hiện trường - Theo dõi, đánh giá quy trình thực hiện của các nhóm 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm tra sản phẩm bằng thước đo - Đánh giá người chỉ huy qua tác phong, mệnh lệnh và xử lý tình huống (nếu có). Đánh giá trách nhiệm và sự thống nhất của các thành viên khác - Đám cháy được dập triệt để 5.3. Bài 3: Phòng trừ sâu hại
  63. 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác đúng loại sâu hại - Quan sát, theo dõi thao tác người học - Đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp - Quan sát, theo dõi thao tác người với loài sâu hại học 5.4. Bài 4: Phòng trừ bệnh hại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác đúng loại bệnh hại - Quan sát, theo dõi thao tác người học - Đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp - Quan sát, theo dõi thao tác người với loài bệnh hại học 5.5. Bài 5: Phòng trị bệnh tôm Bài thực hành 1. Tìm hiểu về công tác phòng và trị các loại bệnh thƣờng xảy ra trong quá trình nuôi tôm ở địa phƣơng - Nguồn lực cần thiết Ao nuôi tôm sú Các chuyên gia, các hộ nuôi tôm giỏi - Cách thức thực hiện Tổ chức nhóm 5-6 học viên đi thực tế tại các cơ sở, các ao nuôi tôm tại địa phương. Công việc của nhóm Xây dựng các thông tin cần thu thập Xác định đối tượng và địa điểm đi thu thập thông tin Quan sát, phỏng vấn, ghi chép về các loại bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi tôm, tác nhân gây bệnh, các con đường lan truyền bệnh, các biện pháp phòng bệnh, phương pháp dùng thuốc tại các cơ sở, các ao nuôi tôm tại địa phương. Vận dụng lý thuyết để nhận xét kết quả thu được từ thực tế. Viết bài thu hoạch và báo cáo - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ - Phương pháp đánh giá
  64. 64 Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành và bài báo cáo của học viên. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được Báo cáo thu hoạch của nhóm về: Các bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi tôm (do vi rút, vi khuẩn, nấm ); Các đường lan truyền bệnh; Các biện pháp phòng, trị bệnh; Phương pháp dùng thuốc ở các ao, trại nuôi tôm. Bài thực hành 2. Tính khối lƣợng, trộn chế phẩm vi sinh vào thức ăn tôm - Nguồn lực cần thiết Ao đang nuôi tôm Thức ăn tôm, chế phẩm vi sinh, dầu mực Dụng cụ trộn thức ăn (cân, chậu, xô, ca nhựa) Giấy, bút, máy tính - Cách thức thực hiện Tổ chức các nhóm nhỏ 2-3 học viên, tiến hành: Xây dựng các bước công việc cần thực hiện; Xác định địa điểm thực hiện công việc; Xác định lượng thức ăn trong cữ cho ăn; Tính toán lượng chế phẩm vi sinh cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì; Thực hiện các bước trộn vi sinh vào thức ăn và cho tôm ăn theo hướng dẫn ở 3.1.1. Những hiểu biết chung về phòng trị bệnh do vi khuẩn và nấm, mục Cách trộn thuốc và các chất bổ sung khác vào thức ăn. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, kỹ năng tính toán và bài báo cáo của học viên. - Sản phẩm cần đạt được: Khối thức ăn được trộn chế phẩm vi sinh đúng lượng, đúng cách, bóng đều dầu mực. Bài thực hành 3. Trị bệnh do sinh vật bám (hoặc bệnh khác) ở tôm
  65. 65 - Nguồn lực cần thiết Ao nuôi tôm sú Dụng cụ thu mẫu tôm (chài, sành ăn) Hình ảnh, tải liệu mô tả tôm bệnh Saponin (hoặc formol, các thuốc, hóa chất khác tùy theo bệnh) Vitamin C - Cách thức thực hiện Tổ chức các nhóm nhỏ 3-5 học viên, thực hiện các bước trị bệnh tại ao nuôi tôm - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, kỹ năng tính toán và bài báo cáo của học viên. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Kết quả mô tả dấu hiệu bệnh. Xác định đúng bệnh Chọn được biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn Hình thức trình bày theo bảng sau: Tên bệnh Tác nhân gây Dấu hiệu Biện pháp trị Thuốc bệnh bệnh /hóa chất 1. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lâm nghiệp, 1992: “Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh” 2. Trường CNKT Lâm nghiệp IV TW, 1991: “Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh” 3. Trần Văn Mão, 1997. “Bệnh cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp
  66. 66 4. Đinh Hữu Trọng, Nguyễn Kim, Ngô Văn Chỉnh, Trần Mỹ Thắng, Nguyễn Văn Quân, Dương Văn Tài, 2001. “Khai thác vận chuyển lâm sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Trang Web: www.ebook.edu.vn DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Hoàng Minh Tường, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giờ./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Lục, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên:
  67. 67 - Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Cao Huy Bình, Trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ./.