Giáo trình mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa

pdf 115 trang ngocly 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_quan_ly_ao_be_nuoi_ca_tra_ca_ba_sa.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ AO, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NUÔI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề nuôi cá tra, cá ba sa là một trong những nghề đã đạt đƣợc những thành công lớn, tạo ra hàng hóa xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn. Nhƣng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhƣ cho ăn chƣa hợp lý, môi trƣờng nuôi bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, vấn đề cho ăn hợp lý, quản lý môi trƣờng nuôi, xử lý chất thải nuôi cá là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá tra, cá ba sa có những hiểu biết về quản lý ao, bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, ba sa. Giáo trình “Quản lý ao bè nuôi cá tra, cá ba sa” thuộc chƣơng trình dạy nghề nuôi cá tra, cá ba sa đã đƣợc biên soạn, tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi cá tra, cá ba sa”. Giáo trình Quản lý ao bè nuôi cá tra, cá basa giới thiệu những hiểu biết chung về cách tính thức ăn, cho cá ăn, kiểm tra cá, quản lý môi trƣờng ao bè nuôi, các phƣơng pháp xử lý chất thải. Nội dung giảng dạy đƣợc phân bổ trong thời gian 100 giờ và gồm 6 bài: Bài 1: Giới thiệu về thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Bài 2: Cho cá ăn Bài 3: Kiểm tra cá Bài 4: Quản lý môi trƣờng nƣớc, ao và bè nuôi cá Bài 5: Xử lý chất thải Bài 6: Ghi nhật ký Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Đặng Thị Minh Diệu 2. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh 3. Lê Thị Minh Nguyệt 4. Huỳnh Thị Minh Hằng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI VIỆT NAM (VIETGAP) 7 1. Ý nghĩa của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 8 2. Nội dung của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Việt GAP) 10 3. Áp dụng nuôi cá tra, cá ba sa theo tiêu chí thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt 10 Bài 2: CHO CÁ ĂN 16 1. Lựa chọn thức ăn 16 2. Cho cá ăn 32 Bài 3: KIỂM TRA CÁ 39 1. Kiểm tra hoạt động của cá 39 2. Kiểm tra ngoại hình cá nuôi 40 3. Kiểm tra mức độ tăng trƣởng của cá 40 4. Kiểm tra màu thịt cá 43 Bài 4: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC, AO VÀ BÈ NUÔI CÁ 46 1. Thay nƣớc trong quá trình nuôi 47 2. Kiểm tra pH nƣớc ao nuôi cá 48 3. Kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc 56 4. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc 61 5. Kiểm tra độ trong và màu nƣớc 63 6. Kiểm tra bờ ao 65 7. Kiểm tra cống 64 8. Kiểm tra bè nuôi cá tra, cá ba sa 67 Bài 5: XỬ LÝ CHẤT THẢI 69 1. Tầm quan trọng việc xử lý chất thải 69 2. Phƣơng pháp xử lý chất thải 72 Bài 6: GHI NHẬT KÝ 80 1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký quá trình nuôi 80 2. Ghi thông tin về nguồn gốc cá giống 80 3. Ghi thông tin về thức ăn 81 4. Ghi thông tin về hoạt động của cá 82 5. Ghi thông tin về môi trƣờng nuôi 82 6. Ghi thông tin về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá từng giai đoạn nuôi 83 7. Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng trong quá trình nuôi 84 8. Ghi thông tin về phƣơng pháp xử lý nƣớc thải 84 9. Ghi thông tin về các chi phí trong quá trình nuôi 84 10. Kết luận kết quả nuôi 84
  5. 4 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 88 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 98 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 98 PHỤ LỤC 99
  6. 5 MÔ ĐUN QUẢN LÝ AO, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Mã số mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa là mô đun chuyên môn nghề thuộc chƣơng trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa. Sau khi học xong mô đun này ngƣời có hiểu biết về chăm sóc cá và quản lý môi trƣờng ao nuôi, kỹ năng cho cá ăn, kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trƣờng đảm bảo cho cá sinh trƣởng tốt, áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Nội dung giáo trình Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa bao gồm 06 bài từ mã bài M03-1 đến mã bài M03-6 theo trình tự nhƣ sau: Giới thiệu thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Cho cá ăn; Kiểm tra cá; Quản lý môi trƣờng nƣớc, ao và bè nuôi cá; Xử lý chất thải; Ghi nhật ký. Thời lƣợng giảng dạy và học tập mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa là 100 giờ trong đó lý thuyết: 18 giờ, thực hành: 77 giờ, kiểm tra kết thúc mô đun: 5 giờ. Trong quá trình học, học viên đƣợc cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập cá nhân, kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi cá tra, cá ba sa và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi cá tra, cá ba sa đạt hiệu quả cao. Kết quả học tập đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi về chăm sóc và quản lý ao nuôi nhƣ yêu cầu thức ăn, cách cho cá ăn, kiểm tra môi trƣờng ao nuôi nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của ngƣời học bằng các bài thực hành về cho cá ăn, kiểm tra cá, quản lý môi trƣờng, ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa, xử lý chất thải hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
  7. 6 Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI VIỆT NAM (VIETGAP) Mã bài: M03-1 Nội dung: Việt Nam là một nƣớc xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản lớn của thế giới nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, tôm sú, cá tra Việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đây là một tổ chức có mục đích khuyến khích sự mua bán giữa các nƣớc thành viên thông qua việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản thƣơng mại. Nhƣ vậy đây là một cơ hội tốt để Việt Nam hay cụ thể hơn là những mặt hàng nông sản việt nam hội nhập vào thị trƣờng nông sản to lớn của thế giới. Tuy nhiên, để có thể hội nhập tốt, các mặt hàng nông sản có thể thâm nhập với thị trƣờng các nƣớc dễ dàng hơn đặc biệt là những quốc gia khó tính nhƣ châu Âu, Mỹ và Nhật, Việt Nam phải áp dụng chu trình nông nghiệp an toàn hay những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Những mặt hàng nông sản không những nâng cao chất lƣợng bắt đầu từ khâu làm đất, gieo trồng, đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và bảo quản kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất nhƣ môi trƣờng, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì đều phải theo một quy trình. Có thế hàng nông sản Việt Nam mới có thể thỏa mãn những yêu cầu gắt gao của các nƣớc thành viên WTO. Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu, để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, vấn đề áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên bức bách hơn. Điều này đặt cho nƣớc ta nhiều cơ hội và thách thức để có thể hội nhập tốt, các mặt hàng nông sản có thể thâm nhập với thị trƣờng các nƣớc dễ dàng hơn đặc biệt là những quốc gia hƣ châu Âu, Mỹ và Nhật; đồng thời các mặt hàng nông sản trong nƣớc có thể cạnh tranh đƣợc với mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc nhƣ Thái Lan, Mỹ. Để làm đƣợc những điều đó, buộc Việt Nam phải áp dụng chu trình nông nghiệp an toàn hay những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), để cho những mặt hàng nông sản không ngững nâng cao chất lƣợng bắt đầu từ khâu làm đất, gieo trồng, đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và bảo quản kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất nhƣ môi trƣờng, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì đều phải theo một quy trình; có thế hàng nông sản Việt Nam mới có thể thỏa mãn những yêu cầu gắt gao của các nƣớc thành viên WTO. Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu, để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, vấn đề áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên bức bách hơn.
  8. 7 Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Hiểu đƣợc lợi ích của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Việt GAP); - Nêu đƣợc nội dung thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP). 1. Ý nghĩa của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 1.1. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì? Khái niệm GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) đã phát triển vào những năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những ngƣời quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lƣơng thực, chất lƣợng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trƣờng của ngành nông nghiệp. GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hƣớng đến sự bền vững về môi trƣờng, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dƣỡng an tòan. Từ khái niệm, ta có thể thấy những lợi ích của những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt mang lại. Nó giúp cho những ngƣời nông dân sản xuất qui mô nhỏ, lớn, trung bình nhận đƣợc giá trị tăng thêm từ những sản phẩm của họ thông qua sự đánh giá tốt từ thị trƣờng tiêu thụ do những sản phẩm của họ có chất lƣợng tốt hơn và ngƣời tiêu dùng sẽ tin tƣởng họ hơn do họ áp dụng một quy sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn; ngƣời tiêu dùng sẽ có những sản phẩm chất lƣợng và an toàn; những nhà kinh doanh sẽ có những lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm tốt hơn còn con ngƣời sẽ có một môi trƣờng tốt hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn. GAP (là chữ viết tắt của Good Agriculture Practices) có nghĩa là thực hành Nông nghiệp tốt là những nguyên tắc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trƣờng sản xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ), hóa chất (kim loại nặng, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng cho đến khi đƣợc con ngƣời sử dụng. Theo đó, GAP bao gồm việc sản xuất theo hƣớng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất, sử dụng phân bón, nƣớc tƣới, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, đóng gói sản phẩm, tồn trữ cả vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển nhằm phát triển một nền Nông nghiệp bền vững với mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm, cho ngƣời sản xuất, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên đƣợc nguồn gốc sản phẩm.
  9. 8 Thực hành Nông nghiệp tốt theo hƣớng GAP mang lại một số lợi ích cơ bản nhƣ sau: - Sản phẩm an toàn: dƣ lƣợng thuốc Bảo vệ thực vật, hàm lƣợng kim loại nặng và hàm lƣợng nitrat không vƣợt mức cho phép, không nhiễm vi sinh vật có hại về đƣờng ruột nên bảo đảm sức khỏe cho ngƣời sử dụng. - Sản phẩm có chất lƣợng: ngon, mã đẹp nên đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận. - An toàn môi trƣờng: quy trình kỹ thuật sản xuất theo hƣớng hữu cơ sinh học nên bảo vệ đƣợc môi trƣờng, an toàn cho ngƣời sản xuất. Thực hành nông nghiệp tốt GAP có mức độ khác nhau tùy theo trình độ sản xuất: 1. GAP toàn cầu (Global GAP): Quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chấ t lƣơṇ g VSATTP . Hàng hóa nông sản đạt tiêu chuẩn Global GAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nƣớc trên thế giới , kể cả nhƣ̃ng nƣớc đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất nhƣ Mỹ , Nhâṭ , Canada 2. GAP Châu Âu (Euro GAP): Sản xuất theo quy tr ình GAP của các nƣớc Châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sỹ ). Hàng hóa nông sản đƣợc phép nhập khẩu vào Châu Âu phải có chứng nhận Euro GAP. 3. ASEAN GAP: Tiêu chuẩn GAP của các nƣớc Đông Nam Á (khối ASEAN ) áp dụng quy trình n ày thì nông sản đƣợc phép nhập vào các nƣớc thành viên ASEAN . 4. VietGAP: Là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam , quy điṇ h nhƣ̃ng nguyên tắc trình tƣ̣ , thủ tục hƣớng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất , thu hoac̣ h , sơ chế bảo đảm an toàn, chất lƣơṇ g sản phẩm đảm bảo phúc lơị xa ̃ hôị , sƣ́ c khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng , bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm . 1.2. Ý nghĩa của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Việt GAP); Về mặt đối ngoại: Tạo niềm tin cho khách hàng. Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trƣờng. Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu. Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu. Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lƣợng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đáp ứng qui định của Nhà nƣớc và các nƣớc dự định bán hàng trong hiện tại và tƣơng lai về quản lý chất lƣợng.
  10. 9 2. Nội dung của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) VietGAP tập trung chính vào 4 tiêu chí: 1- Về kỹ thuật sản xuất: với mục tiêu giảm thiểu ảnh hƣởng của dƣ lƣợng hóa chất ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm nên càng sử dụng ít thuốc Bảo vệ thực vật càng tốt. Nhƣ vậy cần tập trung và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM). 2- Về an toàn thực phẩm: với mục tiêu đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Nhƣ vậy cần xác định và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm sinh học (vi khuẩn, virus, nấm mốc ), nguy cơ hóa học và nguy cơ về vật lý. 3- Về môi trƣờng làm việc: với mục tiêu là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của ngƣời sản xuất. Vì vậy cần tập trung tạo điều kiện và phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, đào tạo, tập huấn kỹ thuật và tạo phúc lợi xã hội cho ngƣời sản xuất. 4- Về truy nguyên nguồn gốc: với mục tiêu là xác định đƣợc những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Vì vậy cần quan tâm xác định chính xác nguồn gốc sản phẩm, địa điểm và ngƣời sản xuất làm cho nơi tiêu thụ phải có khả năng giải quyết và thu hồi các sản phẩm bị lỗi (sản phẩm không đạt ) 3. Áp dụng nuôi cá tra, cá ba sa theo tiêu chí thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP- Vietnamese Good Aquaculture Practices) 3.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (phụ lục). Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm: 3. 1.1. Các yêu cầu chung Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về: Yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép, truy xuất nguồn gốc. 3.1. 2. Chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nƣớc và
  11. 10 các quy định của Tổ chức Nông Lƣơng (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tiêu chuẩn: Chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học, Vệ sinh, Chất thải, Thu hoạch và sau thu hoạch. 3. 1.3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ƣu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trƣờng nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. Các tiêu chuẩn: Quản lý sức khỏe động vật thủy sản của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thuỷ sản, Con giống và thức ăn, Điều trị, Theo dõi tỷ lệ sống. 3.1.4. Bảo vệ môi trƣờng Nguyên tắc Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trƣờng, theo các quy định của nhà nƣớc và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trƣờng của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn Bảo vệ môi trƣờng của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Quản lý tác động môi trƣờng, Sử dụng và thải nƣớc, Kiểm soát địch hại. 3.1.5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội Nguyên tắc Nuôi trồng thuỷ sản phải đƣợc thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phƣơng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nƣớc và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hƣởng tới sinh kế của ngƣời nuôi và các cộng đồng xung quanh.
  12. 11 Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng nhƣ tăng cƣờng an ninh thực phẩm ở địa phƣơng. Do đó các vấn đề kinh tế-xã hội phải đƣợc xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn Các khía cạnh kinh tế-xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Điều kiện làm việc, An toàn lao động và sức khỏe, Hợp đồng và tiền lƣơng (tiền công), Các kênh liên lạc và Các vấn đề trong cộng đồng. 3.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt 3.2.1. Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải đƣợc công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải đƣợc Global GAP phê duyệt). Đến tháng 11/2010, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đã chính thức đƣợc tổ chức công nhận Úc và Niu-Di-lân (JAS-ANZ) công nhận về chƣơng trình chứng nhận GlobalGAP đồng thời đƣợc GlobalGAP phê duyệt là tổ chức chứng nhận thành viên chính thức. Thủ tục chứng nhận mà QUACERT đã đƣợc phê duyệt và đang áp dụng bao gồm những bƣớc cơ bản sau: 3.1.1. Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu và gửi cho QUACERT (bằng email để có thông tin trƣớc, bằng bƣu điện để có dấu chính thức); 3.1.2. QUACERT báo giá chứng nhận trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/ con, sản lƣợng, phƣơng thức canh tác (nhà kính, luân canh ) và thƣơng thảo với nhà sản xuất; 3.1.3. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm; 3.1.4. QUACERT tiến hành thủ tục đăng ký và trả phí đăng ký cho tổ chức Global GAP để có số GGN nhận biết toàn cầu cho nhà sản xuất; 3.1.5. QUACERT thông báo số GGN cho nhà sản xuất và kiến nghị thời điểm tiến hành đánh giá tại trang trại (trong vòng 14 ngày kể từ khi có số GGN); 3.1.6. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian đã thỏa thuận;
  13. 12 3.1.7. Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp vƣợt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm chính yếu / major must và 95% số điểm thứ yếu / minor must phải phù hợp); 3.1.8. QUACERT cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP (với hiệu lực 12 tháng) trong vòng 28 ngày kể từ khi nhà sản xuất khắc phục xong các điểm không phù hợp; 3.1.9. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trƣớc khi nhận Giấy chứng nhận; 3.1.10. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và 10% số nhà sản xuất đƣợc chứng nhận sẽ buộc phải thực hiện việc đánh giá giám sát không báo trƣớc (chỉ nhận đƣợc thông báo trong vòng 48 tiếng) 3.1.11. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trƣớc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. 3.2.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt Có một thực tế đang diễn ra trên thị trƣờng Việt Nam là ngƣời sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhƣng lại không dễ dàng bán đƣợc giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn; trong khi ngƣời tiêu dùng lại cho rằng họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhƣng tự ngƣời tiêu dùng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn. Một thực tế khác đang diễn ra trên thị trƣờng quốc tế là ngay cả những sản phẩm xuất khẩu có tiếng của Việt Nam nhƣ lúa gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, tôm, cá basa có giá bán thƣờng thấp hơn so với một số nƣớc khác vì bị ép giá do không đồng đều và ổn định chất lƣợng, không rõ nguồn gốc, sản lƣợng không lớn, chậm gom hàng Hàng Việt Nam đã không bán đƣợc giá cao lại còn bị kiện vì bán phá giá và bị rút "cô-ta" ở một số thị trƣờng. Điều này cho thấy nếu nông sản Việt Nam cứ tiếp tục cạnh tranh bằng giá thì không những chúng ta không thể có lãi suất cao để duy trì chất lƣợng thƣơng hiệu mà còn có nguy cơ tự đánh mất uy tín thị trƣờng. Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau: - Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP; - Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng
  14. 13 mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn; - Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái; - Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội / công ích ). Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây: - Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP hay GlobalGAP cho tất cả ngƣời làm; - Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trƣờng xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu; - Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng; - Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng ký chứng nhận; - Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã đƣợc công nhận và phê duyệt; - Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có đƣợc giá bán tốt hơn. Chứng nhận Global GAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời tiêu dùng chỉ muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng và ngƣợc lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự an toàn và uy tín thƣơng hiệu sản phẩm của mình thì ngƣời tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng chỉ đến khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3 có năng lực và độc lập (tổ chức chứng nhận). Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống "Thực hành Nông nghiệp tốt" theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm thị trƣờng và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế, những nhà sản xuất không ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP là đầu tƣ cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải là chi phí cho sản phẩm.
  15. 14 Hình : Một cơ sở nuôi cá tra theo qui chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Nêu ý nghĩa của thực hành nông nghiệp tốt. Bài tập 2: Nêu các nội dung chính áp dụng nuôi cá tra, cá ba sa theo tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt.
  16. 15 Bài 2: CHO CÁ ĂN Mã bài: M03-2 Cho cá ăn là công việc hằng ngày trong quá trình nuôi nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dƣỡng giúp cho cá có tốc độ tăng trƣởng nhanh. Hiện nay cá tra, cá ba sa đƣợc nuôi thâm canh với mật độ cao nên chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn (50 - 60%) trong giá thành. Cho cá ăn đủ số lƣợng và chất lƣợng là nhằm mục đích tối ƣu hóa lƣợng thức ăn tiêu thụ, làm giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và hạ giá thành sản phẩm. Công việc cho ăn đƣợc thực hiện 1 - 2 lần/ngày tùy giai đoạn nuôi. Ngƣời nuôi cần hiểu biết để điều chỉnh trong việc tăng, giảm lƣợng thức ăn trên cơ sở tính toán lƣợng thức ăn mỗi ngày là góp phần không làm ô nhiễm môi trƣờng, giảm chi phí thức ăn và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nêu đƣợc yêu cầu của thức ăn công nghiệp; - Chọn đƣợc thức ăn đảm bảo chất lƣợng; - Chế biến đƣợc thức ăn cho cá đạt chất lƣợng; - Tính đƣợc lƣợng thức ăn cho cá mỗi ngày; - Thực hiện đƣợc cho cá ăn theo 4 đúng A. Nội dung 1. Lựa chọn thức ăn Hiện nay nuôi cá tra, cá ba sa thƣơng phẩm trong ao và trong lồng bè đang sử dụng 2 loại thức ăn chính là thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn dạng viên công nghiệp (TACN). Mỗi loại thức ăn đều có sự tiện ích khác nhau nên việc lựa chọn thức ăn nào tùy thuộc khả năng kinh tế và điều kiện môi trƣờng nuôi. Bảng 2.1: So sánh ƣu nhƣợc điểm của TATC và TACN Loại thức ăn Thức ăn tự chế biến Thức ăn công nghiệp - Các nguồn nguyên liệu - Hàm lƣợng dinh dƣỡng ổn phối trộn có thể tận dụng tại định. địa phƣơng. Ƣu điểm - Dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận
  17. 16 - Ngƣời nuôi có thể chế chuyển, cho cá ăn dễ dàng. biến thức ăn tại bè. - Không tốn chi phí nhân công - Tận dụng lao động nhàn chế biến thức ăn. rỗi của gia đình. - Môi trƣờng nuôi ít bị ô nhiễm. - Hàm lƣợng dinh dƣỡng - Chi phí thức ăn cao. Nhƣợc điểm không ổn định. - Mất thời gian chế biến thức ăn và cho ăn; - Thời gian nuôi kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. - Môi trƣờng nuôi dễ bị ô nhiễm. 1.1. Chọn thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp dạng viên) - Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô ép viên do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn viên công nghiệp đƣợc tính toán và phối trộn hợp lý các thành phần dinh dƣỡng phù hợp với từng đối tƣợng nuôi. - Có thức ăn viên dạng chìm và dạng nổi với các cỡ thức ăn khác nhau cho cá ở từng giai đoạn phát triển, dạng thức ăn viên nổi thì cá dễ dàng sử dụng hơn. - Sử dụng TACN đảm bảo đƣợc vệ sinh môi trƣờng và giúp cá tăng trƣởng nhanh. Ngoài ra ra việc vận chuyển, bảo quản và cho cá ăn cũng đƣợc dễ dàng, ít tốn công lao động cho khâu chế biến thức ăn và cho cá ăn. Tùy theo giai đoạn phát triển của cá, chọn kích cỡ viên thức ăn và thành phần đạm phù hợp. Quản lý lƣợng thức ăn phù hợp, số lần cho ăn trong ngày hợp lý. + Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn lọai thức ăn có hàm lƣợng đạm 28-30% . + Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lƣợng đạm xuống 25-26%. + Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lƣợng đạm 20-22%. - Việc chọn thức ăn phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trƣởng của cá, có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Ngƣời nuôi cần xây dựng ho mình danh sách nhà cung cấp thức ăn có uy tín trên thị trƣờng, sản phẩm thức ăn phải đƣợc công bố chất lƣợng và có các tiêu chuẩn
  18. 17 phù hợp theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004 Thức ăn dạng viên cho cá tra và ba sa. Hình 2.1: Một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra, ba sa 1.1.1. Yêu cầu của thức ăn công nghiệp cho cá tra, cá ba sa Khi sử dụng thức ăn công nghiệp, ngƣời nuôi cá tra, cá ba sa cần biết một số yêu cầu về chất lƣợng thức ăn, bao bì và cách bảo quản thức ăn nuôi cá. Các thông tin trên bao bì và cách bảo quản góp phần vào việc chọn loại thức ăn nuôi cá tra, cá ba sa phù hợp. - Chỉ tiêu cảm quan: Thức ăn viên cho cá Tra, cá ba sa cần đảm bảo các yêu cầu quy định (Bảng 2.2) Bảng 2.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 1-2. 2 Màu sắc Nâu vàng đến nâu, đặc trƣng của nguyên liệu phối chế. 3 Mùi vị Ðặc trƣng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác.
  19. 18 4 Tỷ lệ vụn nát Không lớn hơn 2% 5 Độ bền Không nhỏ hơn 1 giờ quan sát - Chỉ tiêu lý, hóa: thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo đúng mức đƣợc quy định (Bảng 1-2). Bảng 2.3: Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên TT Chỉ tiêu Loại thức ăn Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Kích cỡ: 1 - Ðƣờng kính viên tính bằng mm, không lớn 1,0 1,5 2,5 5,0 10,0 12,0 hơn. - Chiều dài so với đƣờng kính viên (lần) 1,0 - 1,5 nằm trong khoảng. 2 Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lƣợng, 2 không lớn hơn. 3 Ðộ bền, tính theo số phút quan sát, không 30 nhỏ hơn. 4 Năng lƣợng thô, tính bằng kcal cho 1 kg 3300 2800 2400 2100 1800 1500 thức ăn, không nhỏ hơn. 5 Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lƣợng, không 11 lớn hơn. 6 Hàm lƣợng protein thô, tính bằng tỷ lệ % 40 35 30 26 22 18 khối lƣợng, không nhỏ hơn. 7 Hàm lƣợng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối 8 6 5 5 4 3 lƣợng, không nhỏ hơn. 8 Hàm lƣợng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối 6 6 7 7 8 8 lƣợng, không lớn hơn. 9 Hàm lƣợng tro, tính bằng tỷ lệ % 16 14 12 10 10 10
  20. 19 khối lƣợng, không lớn hơn. 10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), 2 tính bằng tỷ lệ % khối lƣợng, không lớn hơn 11 Hàm lƣợng phospho, tính bằng tỷ lệ % khối 1 lƣợng, không nhỏ hơn. 12 Hàm lƣợng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % 2,5 khối lƣợng, không lớn hơn. 13 Hàm lƣợng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối 2,0 1,8 1,5 1,3 1,1 0,9 lƣợng, không nhỏ hơn. 14 Hàm lƣợng methionin, tính bằng tỷ lệ % 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 khối lƣợng, không nhỏ hơn. - Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y: thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa không bị mốc, không phối trộn các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng (Bảng 1-3) Bảng 2.4: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất độc hại (Aflatoxin) Không cho phép 5 Các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trƣởng Bộ Thuỷ sản. 1.1.2. Kiểm tra thức ăn công nghiệp - Mục đích của việc kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo yêu cầu hay không. - Các chỉ tiêu cần kiểm tra là độ bền của thức ăn viên, kích cỡ thức ăn và tỷ lệ vụn nát.
  21. 20 - Kết quả thu đƣợc so sánh với tiêu chuẩn thức ăn để đánh giá chất lƣợng thức ăn bằng phƣơng pháp cảm quan. * Kiểm tra độ bền của thức ăn viên trong nƣớc: - Dụng cụ thử: + Cốc thủy tinh dùng để dựng nƣớc ngâm thức ăn + Đũa dùng để khuấy thức ăn ngâm trong bình Hình 2.2: Dụng cụ kiểm tra thức ăn - Cách thử độ bền: + Lấy khoảng 5g thức ăn viên cho vào cốc thủy tinh dung tích 100ml có chứa nƣớc, để yên trong vài phút. a
  22. 21 + Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. + Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chƣa bị rã. b + Nếu sau 1 giờ quan sát thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn đảm bảo yêu cầu. c + Nếu nhỏ hơn 1 giờ quan sát thức ăn bị tan rã, không còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn không đảm bảo yêu cầu. d Hình 2.3: Kiểm tra độ bền của thức ăn * Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan:
  23. 22 - Các chỉ tiêu hình dạng, màu sắc, mùi vị đƣợc kiểm tra ở nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, thông thoáng, không có mùi lạ. - Đo kích cỡ: đo đƣờng kính và chiều dài viên thức ăn đƣợc đo bằng thƣớc kẹp. - Kết quả kiểm tra: Thức ăn phải đảm bảo các chỉ tiêu theo bảng 1-1. * Kiểm tra tỷ lệ vụn nát: - Thực hiện bằng phƣơng pháp sàng. - Tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên đƣợc tính theo công thức: Tỷ lệ vụn nát (%) = Khối lƣợng thức ăn vụn x 100 Khối lƣợng mẫu thức ăn - Kết quả kiểm tra tỷ lệ vụn nát của thức ăn phải đạt yêu cầu là không lớn hơn 2% (bảng 1-2) * Kiểm tra bao gói, ghi nhãn trên bao bì thức ăn: - Thức ăn phải có nhãn hiệu và thành phần dinh dƣỡng rõ ràng và còn hạn sử dụng. - Thức ăn phải đƣợc đóng gói trong các loại bao PE hoặc bao PP hoặc bao giấy 3 lớp. - Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách. - Trên bao bì thức ăn ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên hàng hoá. + Tên và địa chỉ của thƣơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. + Ðịnh lƣợng của hàng hóa (khối lƣợng). + Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính đƣợc sử dụng). + Chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu (hàm lƣợng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lƣợng khoáng ) + Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản. + Hƣớng dẫn bảo quản, hƣớng dẫn sử dụng (lƣợng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lƣợng thức ăn hàng ngày). + Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn đƣợc nhập khẩu). + Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  24. 23 1.1.3. Bảo quản thức ăn trong kho - Thức ăn nhập về phải có hóa đơn đồng thời phải kiểm tra thời gian sử dụng, nhãn và bao bì thức ăn còn nguyên vẹn. - Thức ăn dùng cho cá tra phải đƣợc bảo quản trong kho với điều kiện khô, sạch, thoáng mát và đã đƣợc tẩy trùng. Các bao thức ăn đƣợc để trên bục kê cao ráo, cách mặt đất 20cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, mƣa hắt và gió. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. - Thƣờng xuyên kiểm tra, giữ gìn vệ sinh kho chứa thức ăn. - Thời gian bảo quản thức ăn kể từ ngày sản xuất đến ngày sử dụng không quá 3 tháng (90 ngày). - Khi cho ăn cần kiểm tra mùi thức ăn và loại bỏ những bao thức ăn bị ôi thối hay ẩm mốc. Hình 2.4: Kho bảo quản thức ăn
  25. 24 Hình 2.5: Bảo quản thức ăn trên bục gỗ 1.2. Chế biến thức ăn Hiện nay, ngƣời nuôi cá tra, cá ba sa với mật độ cao thƣờng dùng thức ăn công nghiệp, cá nhanh lớn nhƣng giá thành cao do chi phí thức ăn. Vì vậy, nuôi cá bằng thức ăn tự chế là để giảm giá thành. Thức ăn tự chế biến sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng nhƣ tấm gạo, bắp, cám gạo, cá tạp, bột cá để phối hợp. Các nguyên liệu cần đƣợc tính toán hợp lý đảm bảo hàm lƣợng dinh dƣỡng quan trọng nhất là đạm phải đủ theo yêu cầu phù hợp cỡ cá nuôi. 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu - Nguyên liệu chính chế biến thức ăn cho cá tra, cá ba sa bao gồm: + Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm động vật: cá tạp tƣơi hay bột cá + Nhóm nguyên liệu cung cấp chất đƣờng bột: Bắp, tấm + Rau xanh + Các chất bổ sung: premix, vitamin - Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn: lò lửa, chảo nấu thức ăn, máy ép viên thức ăn và các dụng cụ chế biến khác đƣợc bố trí, lắp đặt nơi dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh. - Khu vực chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện an toàn và giữ vệ sinh cho ao, bè nuôi cá. Dƣới đây là một số nguyên liệu thƣờng đƣợc sử dụng phối trộn thức ăn:
  26. 25 - Cá vụn (cá biển, cá nƣớc ngọt): Cá tạp phải tƣơi, không bị ƣơn thối. Hoặc sử dụng cá tạp khô không bị sâu mọt, mốc. Có thể sử dụng bột cá còn mới có mùi thơm đặc trƣng, không pha lẫn tạp chất. Có 2 loại bột cá lạt và bột cá mặn nhƣng chỉ nên sử dụng bột cá lạt Hình 2.6: Bột cá - Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo Trong cám gạo hàm lƣợng đạm dao động từ 8- 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dƣới nắng nhẹ và bảo quản để chế biến dần làm thức ăn cho cá. Hình 2.7: Cám gạo - Hạt đậu tƣơng (đậu nành): Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chủ yếu trong thành phần thức ăn của cá Do chứa hàm lƣợng đạm cao từ 45-50 % nên đây là nguyên liệu quyết định chất lƣợng thức ăn. phải đƣợc xay nhuyễn thành bột trƣớc khi sử dụng Hình 2.8: Đậu tƣơng
  27. 26 - Ngô hạt (bắp) Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lƣợng tinh bột cao, lƣợng đƣờng thấp, hàm lƣợng đạm từ 8- 13 % Ngoài ra ngô hạt còn chứa các nguyên tố vi lƣợng và khoáng chất nhƣ các vitamin B1, PP Phải đƣợc xay nhuyễn thành bột trƣớc khi sử dụng. Hình 2.9: Ngô hạt - Sắn khô: Là nguồn nguyên liệu nhiều và dễ kiếm, giá thành rẻ và là thành phần chính làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. Sắn đƣợc cắt nhỏ, phơi khô để bảo quản dùng dần. Phải đƣợc xay nhuyễn thành bột trƣớc khi sử dụng. Hình 2.10: Sắn khô - Các loại rau xanh: Có thể sử dụng lá sắn (lá củ mì), rau ăn các loại nhƣ lá su hào, bắp cải Là các sản phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin Phải đƣợc rửa sạch trƣớc khi sử dụng Hình 2.11: Lá sắn
  28. 27 Lưu ý: Khi sử dụng thức ăn tự chế biến để nuôi cá tra, ba sa, nguyên liệu để chế biến phải đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng và vệ sinh sâu đây: Thức ăn phải đủ thành phần dinh dƣỡng và đƣợc nấu chín. Nguyên liệu để chế biến có nguồn gốc động vật: cá tạp phải tƣơi, không bị ƣơn thối. Nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp nhƣ cám, tấm, bắp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải đƣợc bảo quản an toàn, không bị ẩm và nấm mốc. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại không đƣợc dùng để chế biến thức ăn cho cá. Nên phối trộn thức ăn với nhiều nguyên liệu để thức ăn có đầy đủ thành phần chất dinh dƣỡng. 1.2.2. Xác định tỉ lệ phối trộn thức ăn cho cá * Công thức phối trộn thức ăn cho cá tra nuôi trong ao Dựa vào trọng lƣợng hoặc kích cỡ cá nuôi, nguồn nguyên liệu mà phối trộn thức ăn phù hợp theo tỷ lệ trong các công thức dƣới đây (bảng 2.5 và bảng 2.6). Bảng 2.5: Công thức phối trộn thức ăn tự chế biến cho cá nuôi ao Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên Tỉ lệ (%) Nguyên Tỉ lệ (%) liệu liệu Cám gạo 40 Cám gạo 49 Cám gạo 54 Cá vụn, đầu 59 Bột cá 50 Bột cá 35 ruột cá Khô đầu 10 Premix 1 Premix 1 Premix 1 khoáng khoáng khoáng Vitamin C 10mg/100kg Vitamin C 10mg/100kg Vitamin C 10mg/100k thức ăn thức ăn g thức ăn Hàm lƣợng 25 - 26 Hàm 27 - 28 Hàm 20 - 22 đạm lƣợng đạm lƣợng đạm
  29. 28 - Nếu sử dụng rau xanh để chế biến thức ăn thì tỷ lệ phối trộn nhƣ sau: Bảng 2.6: Công thức phối trộn thức ăn tự chế biến Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Nguyên liệu Tỉ lệ Nguyên liệu Tỉ lệ Nguyên liệu Tỉ lệ (%) (%) (%) Cám gạo 60 Cám gạo 50 Cám gạo 60 Cá vụn, đầu cá, 30 Bột bắp 25 Bột cá 20 ruột cá Rau xanh 10 Bột cá khô 15 Khô dầu 10 Rau xanh 10 Rau xanh 10 Hàm lƣợng 15 - 16 Hàm lƣợng 15 - 16 Hàm lƣợng 16 - 18 đạm đạm đạm * Công thức phối trộn thức ăn cho cá ba sa nuôi trong bè: Tùy theo nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, giá của nguyên liệu sử dụng vào chế biến thức ăn mà thức ăn đƣợc phối trộn theo công thức sau: Bảng 2.7: Công thức phối trộn thức ăn tự chế biến cho cá nuôi bè Công thức 1 Công thức 2 Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Cám gạo 29 Cám gạo 44 Cá tạp 50 Bột cá lạt 35 Tấm 10 Bánh dầu 10 Rau xanh 20 Rau xanh 20 Thành phần khác (cua, 10 Thành phần khác (cua, 10 ốc, ruột gia cầm) ốc, ruột gia cầm) Premix khoáng 1 Premix khoáng 1
  30. 29 Vitamin C 10g/100 kg Vitamin C 10g/100kg thức ăn thức ăn Hàm lƣợng đạm 18 - 20 Hàm lƣợng đạm 25 - 28 1.2.3. Các bƣớc tiến hành chế biến thức ăn cho cá Chuẩn bị nguyên liệu Cân nguyên liệu và trộn đều Nấu chín Tạo viên Ép viên Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu - Bắp, sắn khô, đậu tƣơng đã đƣợc nghiền nhỏ để riêng từng loại. - Rau xanh đã nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ. - Cá tạp đã rửa sạch, các sản phẩm bị hƣ hỏng, thối rữa đã loại bỏ. Bƣớc 2: Cân các loại nguyên liệu Cân các nguyên liệu đã xác định theo công thức thức ăn định phối trộn. Bƣớc 3: Xay nguyên liệu tƣơi Cho cá tạp vào máy xay, sau đó cho rau xanh vào xay cùng. Bƣớc 4: Trộn các nguyên liệu - Trộn các nguyên liệu khô với nguyên liệu ƣớt. - Các nguyên liệu có tỷ lệ nhiều trộn trƣớc, nguyên liệu có tỷ lệ ít trộn sau. Bƣớc 5: Nấu chín thức ăn
  31. 30 - Nguyên liệu đã đƣợc trộn đều xay nhuyễn rồi cho vào lò nấu chín. - Lò nấu có thể cỡ 1-1,5m3, có động cơ để đảo trộn đều thức ăn khi nấu. Bƣớc 6: Trộn bổ sung vitamin C, premix Thức ăn đã nấu chín phải để nguội, sau đó trộn thêm premix khoáng (1%) và vitamin C (10g/kg thức ăn) nhằm mục đích kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng. Bƣớc 7: Tạo viên Sau cùng cho thức ăn vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc nắm thành cục nhỏ (nếu không có máy ép viên). Lưu ý: Thức ăn được nấu chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi; Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá; Lượng vitamin C dùng: 1,5- 2g/ kg thức ăn; Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3-5 ngày; Nên bổ sung vitamin C vao thức ăn nấu chín đã để nguội để hạn chế thất thoát vitamin C ở nhiệt độ cao. Hình 2.12: Nấu thức ăn
  32. 31 Hình 2.13: Máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn 2. Cho cá ăn - Cần cho cá ăn theo phƣơng pháp bốn đúng: đúng hàm lƣợng đạm, đúng số lƣợng, đúng cỡ viên thức ăn và đúng giờ. + Đúng chất lƣợng: thức ăn cho cá phải có đầy đủ cả về thành phần và hàm lƣợng chất dinh dƣỡng gồm chất đạm, chất béo, chất đƣờng bột đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Hàm lƣợng đạm trong thức ăn phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu ở các giai đoạn phát triển của cá. + Đúng số lƣợng: lƣợng thức ăn cho cá ăn hàng ngày phải đƣợc tính toán dựa vào khối lƣợng cá trong ao nuôi đảm bảo cá ăn đủ không bị đói và không thừa thức ăn. + Đúng cỡ viên thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp có cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ cá để cá bắt mồi tốt. Phối trộn cỡ thức ăn lớn nhỏ nếu cá phân đàn để đảm bảo cá nhỏ, cá lớn đều có đủ thức ăn. + Đúng giờ: cho cá ăn vào những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tình bắt mồi của cá. Tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp ngƣời nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn dƣ thừa, điều chỉnh lƣợng thức ăn nhằm hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng. phát hiện những biểu hiện bất thƣờng của cá kịp thời.
  33. 32 Để thực hiên cho cá ăn theo phƣơng pháp 4 đúng, ngƣời nuôi cá cần phải xác định đƣợc lƣợng thức ăn hàng ngày của cá, thời điểm cho ăn, số lần cho ăn và loại thức ăn ở từng giai đoạn phát triển. 2.1. Xác định lƣợng thức ăn hàng ngày cho cá 2.1.1. Xác định khẩu phần ăn của cá - Khẩu phần thức ăn là lƣợng thức ăn cần cung cấp đầy đủ cho cá trong thời gian là một ngày. - Khẩu phần ăn của cá phụ thuộc vào cỡ cá và loại thức ăn: cá nhỏ có khẩu phần ăn lớn hơn cá lớn. Cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì khẩu phần ăn thấp hơn thức ăn chế biến (bảng 1-7). Bảng 2.8: Khẩu phần ăn của cá Loại thức ăn Cỡ cá Tỉ lệ cho ăn (% so với trọng lƣợng cá) Thức ăn công nghiệp 10 – 20 cm 2,5 > 25 cm 2 Thức ăn tự chế biến 10 – 20 cm 5 – 8 > 25 cm 4 - 6 Ví dụ: nếu cho ăn thức ăn tự chế biến, khi cá cỡ 10-20cm thì cho ăn 5-8% trọng lƣợng cá, có nghĩa là cứ 100kg cá thì cho ăn 5-8 kg thức ăn. Khi cá cỡ > 25 cm thì cho ăn 4-6% trọng lƣợng cá, có nghĩa là cứ 100kg cá thì cho ăn 4-6 kg thức ăn. 2.1.2. Xác định lƣợng thức ăn mỗi ngày cho cá tra, cá ba sa - Lƣợng thức ăn mỗi ngày là tổng lƣợng thức ăn dự kiến cho cá ăn trong ngày. Lƣợng thức ăn dự kiến mỗi ngày là cơ sở giúp ngƣời nuôi cá tra quyết định lƣợng thức ăn thực tế mỗi ngày cho ao tùy theo tình trạng sức khỏe cá tra, tình trạng ao, thời tiết trong ngày. Muốn tính lƣợng thức ăn mỗi ngày cần phải biết: - Khẩu phần thức ăn: là lƣợng thức ăn cho cá trong 1 ngày tính bằng % so với trọng lƣợng cá nuôi (bảng 1-7). Thông thƣờng khẩu phần ăn đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trên bao bì thức ăn công nghiệp. - Số cá có trong ao tại thời điểm cho ăn: đƣợc xác định bằng cách lấy số cá thả ban đầu trừ tổng số cá chết theo dõi qua các ngày nuôi.
  34. 33 - Khối lƣợng trung bình của cá đang nuôi: đƣợc tính bằng cách định kỳ thu mẫu tối thiểu 2 tuần hoặc 1 tháng 1 lần ở một số vị trí đại diện của ao. Mỗi lần thu mẫu khoảng 20-30 con cá để lấy khối lƣợng trung bình. - Lƣợng thức ăn trong ngày: đƣợc tính dựa vào số cá có trong ao tại thời điểm cho ăn với khối lƣợng trung bình của cá và tỷ lệ % thức ăn so với trọng lƣợng cơ thể cá (khẩu phần ăn) Công thức tính lƣợng thức ăn mỗi ngày nhƣ sau: Khối lƣợng thức ăn trong ngày = Số cá có trong ao x khối lƣợng cơ thể cá x Tỷ lệ % thức ăn so với trọng lƣợng cơ thể cá 2.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn Nên chọn thời điểm cá bắt mồi nhiều để cá ăn tập trung, nhanh và nhiều do đó thời gian cho ăn và số lần cho cá ăn nhƣ sau: - Cho ăn 2 lần trong ngày: Sáng và chiều mát - Thời điểm cho ăn tốt nhất: buổi sáng từ 6-10 giờ và chiều mát từ 16-18 giờ. - Trong 2 tháng trƣớc khi thu hoạch, có thể tăng số lần cho ăn trong ngày để cá tăng trọng nhanh. 2.3. Thực hiện cho cá ăn 2.3.1. Cho cá ăn trong ao Hình 2.14: Chuẩn bị cho cá ăn
  35. 34 - Bắt đầu cho cá ăn đủ lƣợng thức ăn theo khẩu phần sau khi thả giống khoảng 3-4 ngày. - Cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. - Khi cá đạt 50-80g/con thì cho ăn theo khẩu phần tối đa 5% và giảm khẩu phần ăn theo trọng lƣợng tăng lên của cá, vào những tháng cuối cho ăn khoảng 2- 3% so với trọng lƣợng cá. - Khi cho ăn nên rải đều khắp ao, thức ăn phải đƣợc đƣa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn đƣợc. Trong 1 ha ao nuôi cá việc cho ăn nên kéo dài 1-1,5 giờ. - Hoặc cho cá ăn tại cầu cho ăn. Nên có khung cho ăn để thức ăn không bị phân tán khắp ao. - Trong quá trình cho cá ăn cần quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn của cá và kiểm tra tăng trọng cá, tình hình thời tiết để tính toán điều chỉnh lƣợng thức ăn cho hợp lý và hiệu quả, không để cá ăn thiếu hoặc thừa thức ăn. - Cần tránh tình trạng cho quá nhiều thức ăn vào ao, cá ăn không hết, thức ăn dƣ thừa sẽ làm ô nhiễm nƣớc. - Nên sử dụng thức ăn có cỡ viên phù hợp giai đoạn phát triển của cá. Trộn thức ăn cỡ nhỏ với cỡ lớn theo tỷ lệ phân đàn hay khi chuyển cỡ mồi. Hình 2.15: Cho cá ăn nuôi trong ao 2.3.2. Cho cá ăn trong bè
  36. 35 - Cho cá ăn mỗi ngày 2-3 lần. - Nên cho cá ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để kích thích tính bắt mồi của chúng và khi cho ăn no cũng là lúc nƣớc chảy mạnh, cá sẽ không bị mệt. - Thả thức ăn từ từ vào bè và chia ra nhiều điểm trong bè để tất cả cá đều đƣợc ăn, cá sử dụng hết lƣợng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng. Không nên thả thức ăn một lần xuống bè. - Thời gian cho cá tra ăn thƣờng dài hơn so với cá ba sa vì cá ba sa có đặc tính ít tranh ăn hơn cá tra khi ăn no sẽ xuống đáy bè. Cá tra có tính háu ăn và tranh giành mồi, con lớn thƣờng giành đƣợc mồi trƣớc con nhỏ và sau khi ăn xong chúng sẽ bỏ đi, những con nhỏ chƣa no thì tiếp tục ăn. - Cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng nhƣ tình hình tăng trƣởng của cá để điều chính lƣợng thức ăn cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn. - Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngừng cho ăn để chữa trị bệnh. - Không đƣợc cho cá ăn thức ăn tự chế biến đã để quá lâu hoặc bị ôi thiu, vì dễ làm cho cá bị bệnh. Hình 2.16: Cho cá ăn trong bè - Một phƣơng pháp đang đƣợc khuyến cáo thực hiện là cho ăn cách ngày. Sử dụng lịch „cho ăn cách ngày” nghĩa là cho ăn thức ăn hàm lƣợng đạm cao xen kẽ với cho ăn thức ăn hàm lƣợng thấp.
  37. 36 - Thực hiện cho ăn cách ngày có thể chậm thu hoạch hơn 2-3 tuần nhƣng đạt đƣợc lợi nhuận kinh tế qua việc tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm ô nhiễm môi trƣờng. 2.4. Tính hệ số thức ăn Hệ số thức ăn nuôi cá (HSTĂ) là số kg thức ăn phải tiêu tốn để thu đƣợc 1 kg cá tăng trọng. Hệ số thức ăn đƣợc tính bằng cách lấy tổng lƣợng thức ăn đã cho cá ăn chia cho tổng trọng lƣợng cá tăng lên khi thu hoạch. Ví dụ cho cá ăn hết 1000kg thức ăn mà tăng trọng của cá đạt đƣợc 500kg thì hệ số thức ăn là: 1000/500 = 2. Có nghĩa là cá ăn 2 kg thức ăn thì tăng trọng đƣợc 1kg cá. Công thức tính hệ số thức ăn: HSTĂ = Khối lƣợng thức ăn đã cho ăn trong suốt thời gian nuôi/sản lƣợng (cá) thu hoạch đƣợc. Thông thƣờng hệ số thức ăn công nghiệp dao động từ 1,5 – 2 là thức ăn tốt. Hệ số thức ăn tự chế với công thức ở phần trên (bảng 1-6) đối với cá tra trung bình từ 3-3,5. Hệ số thức ăn càng lớn thì thức ăn càng kém hiệu quả. Ví dụ thức ăn có hệ số là 2,5/1 sẽ tốt hơn thức ăn có hệ số là 3,0/1. Hệ số thức ăn không những phụ thuộc vào chất lƣợng thức ăn mà còn phụ thuộc vào cách cho ăn, điều kiện môi trƣờng Ví dụ cho ăn dƣ thừa cũng làm tăng cao hệ số thức ăn. Việc tính toán hệ số chuyển đổi thức ăn rất quan trọng đối với ngƣời nuôi cá. Dựa vào hệ số này mà ngƣời nuôi đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng thức ăn, để điều chỉnh thức ăn, chế độ cho ăn, quản lý môi trƣờng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Các yêu cầu về thức ăn công nghiệp. Khẩu phần thức ăn. Lƣợng thức ăn hàng ngày. Bài tập 2: Thực hành tính lƣợng thức ăn viên cho cá tra nuôi trong ao có diện tích 8000m2, mật độ thả là 20con/ m2, trọng lƣợng trung bình 80g/con, khẩu phần ăn là 2,5%. Bài tập 3: Thực hành tính lƣợng thức ăn trong ngày cho 2000 con cá, trọng lƣợng trung bình là 50g/con theo bảng hƣớng dẫn cho ăn của nhà sản xuất thức ăn. Bài tập 4: Thực hành cho cá ăn trong ao (bè).
  38. 37 Bài tập 5: Thực hành chế biến thức ăn. C. Ghi nhớ Cho cá ăn ngày 2 lần; 6-10 giờ sáng và 16-18 giờ chiều. Khẩu phần ăn giảm dần về cuối vụ. Cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng như tình hình tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn. Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngưng cho ăn để chữa trị. Không được cho cá ăn thức ăn tự chế biến đẽ để lâu hoặc bị ôi thiu vì dễ làm cá bệnh. Thức ăn của cá phải đảm bảo không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm.
  39. 38 Bài 3: KIỂM TRA CÁ Mã bài: MĐ03-3 Giới thiệu: Trong quá trình nuôi cá việc kiểm tra sinh trƣởng hàng tháng là rất cần thiết nhằm xác định khối lƣợng trung bình (kích cỡ) của cá, từ đó tính tăng trọng/tháng đƣợc bao nhiêu gam để có biện pháp điều chỉnh số lƣợng và chất lƣợng thức ăn, xử lý nƣớc giúp cá tăng trƣởng nhanh. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Quan sát, đánh giá đƣợc sức khỏe hàng ngày của cá trong ao, bè nuôi; - Kiểm tra, đánh giá đƣợc tốc độ sinh trƣởng của cá tra, cá ba sa qua các tháng nuôi; - Khắc phục đƣợc tình trạng thịt cá bị vàng. A. Nội dung 1. Kiểm tra hoạt động của cá 1.1. Quan sát cá hoạt động - Hàng ngày theo dõi hoạt động bơi lội của cá đặc biệt là lúc 5-6 giờ sáng và lúc cho ăn để biết tình trạng sức khỏe của cá. - Một số những biểu hiện bất thƣờng ở cá: + Cá nổi lên mặt nƣớc, đớp không khí để thở gọi là hiện tƣợng cá nổi đầu do thiếu ôxy. Nếu thiếu ôxy kéo dài thì màu sắc trên lƣng cá nhợt nhạt. + Cá bơi chậm hoạt động bắt mồi yếu, bơi rải rác và thƣờng bơi tầng mặt hoặc dạt vào bờ, bơi nghiêng là cá đã bị bệnh. + Cá quẫy mạnh, bơi không định hƣớng thƣờng do cá bị bệnh ký sinh trùng - Khi thấy cá có biểu hiện bất thƣờng thì tiến hành bắt 5-10 con cá để quan sát đồng thời kiểm tra lại toàn bộ quá trình nuôi để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. 1.2. Quan sát cá ăn - Khi cho cá ăn cần theo dõi hoạt động bắt mồi của cá để biết tình trạng sức khỏe của cá hoặc giúp ngƣời nuôi điều chỉnh thức ăn. - Cá bắt mồi kém có thể do những nguyên nhân: do cá yếu, bị bệnh, do thức ăn không hấp dẫn cá bắt mồi hoặc do sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  40. 39 - Do đó, khi cá có hiện tƣợng giảm bắt mồi, ngƣời nuôi cần kiểm tra cá, thức ăn, môi trƣờng xác định đƣợc nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 2. Kiểm tra ngoại hình cá nuôi Khi cho cá ăn ngƣời nuôi cần theo dõi quan sát ngoại hình cá khi đến ăn: - Cá khỏe thƣờng có màu sắc tƣơi sáng, ánh bạc. Da cá sạch không có sinh vật bám, không bị thƣơng, chảy máu hay có những đốm đỏ. - Cá yếu hay bị bệnh thƣờng có màu sắc thay đổi nhƣ màu thẫm hơn bình thƣờng, có sinh vật bám trên da 3. Kiểm tra mức độ tăng trƣởng của cá - Một tháng một lần hoặc 15 ngày một lần ngƣời nuôi cần kiểm tra mức độ tăng trƣởng của cá nuôi bằng cách đánh bắt ngẫu nhiên 25-30 con và đo chiều dài, cân trọng lƣợng cá để xác định trọng lƣợng trung bình của cá. - Kết quả thu đƣợc so sánh với kết quả kiểm tra tháng trƣớc để biết cá lớn nhanh hay chậm, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh của cá. 3.1. Kiểm tra khối lƣợng cá Các bước thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ Thu mẫu cá Cân cá Tính độ khối lƣợng trung bình của cá Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ thu mẫu cá: lƣới, vợt, chài. - Vật chứa cá: rổ, xô, thau.
  41. 40 - Cân đồng hồ: loại 1kg-5kg phụ thuộc vào cỡ cá. - Giấy bút, thƣớc kẻ li hoặc thƣớc dây. Bƣớc 2. Thu mẫu cá - Định kỳ kiểm tra: 15 ngày hay mỗi tháng một lần bắt cá lên kiểm tra kích thƣớc và khối lƣợng của cá. - Cách thu mẫu cá: Dùng vợt vớt cá hoặc dùng lƣới kéo. - Số cá cần kiểm tra: mỗi lần từ 15 - 20 con . - Mẫu cá thu để kiểm tra phải đại diện cho đàn cá gồm cả cá lớn, cá nhỏ và cá trung bình. Lƣu ý: - Khi thu mẫu cá cần nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát, tổn thƣơng da, vây. - Nên kiểm tra cá vào lúc trời mát mẻ. Bƣớc 3. Cân cá Có 2 cách cân cá: cân cá thể và cân toàn bộ. Cách 1: Cân cá thể Cân cá thể là cân từng con cá và ghi kết quả cho đến khi hết số cá mẫu. Cách tiến hành nhƣ sau: - Bắt từng con cá bằng tay, dùng vải mềm lau khô thân cá. - Đặt cá lên cân. - Đọc kết quả cân, chiều dài cá, tình trạng cá và ghi số liệu vào bảng kiểm tra cá. - Chuyển cá đã cân sang một xô, thau khác hay thả xuống ao. - Tính khối lƣợng của toàn bộ cá bằng cách cộng khối lƣợng của tất cả các con cá đã cân (15-20 con). Bảng 3.1: Kiểm tra cá Mẫu cá Khối lƣợng (g) Biểu hiện bên ngoài của cá 1 Bình thƣờng 2 Có đốm đỏ trên da 3 4 20 Tổng
  42. 41 Cách 2. Cân toàn bộ - Thực hiện cân một lần tất cả cá cần kiểm tra, sau đó tính khối lƣợng trung bình của cá dựa vào tổng khối lƣợng cá mẫu đƣợc cân và số con cá đem cân. Cả 2 phƣơng pháp cân cá đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách cân cho phù hợp. Bảng 3.2: So sánh ƣu nhƣợc của 2 phƣơng pháp cân cá Cách cân cá Ƣu điểm Nhƣợc điểm Cân cá thể Vừa kiểm tra đƣợc khối Chậm, mất công, dễ làm lƣợng cá, vừa kiểm tra cá bị xây xát do phải bắt đƣợc sự phân hóa kích cỡ từng con cá. trong đàn và các dấu hiệu bất thƣờng trên cá. Cân toàn bộ Kiểm tra nhanh, đơn giản, Chỉ kiểm tra đƣợc khối dễ thực hiện, cá khỏe, ít lƣợng cá, khó kiểm tra bị xây xát. đƣợc sự phân hóa kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thƣờng trên cá. Bƣớc 4. Tính khối lƣợng trung bình của cá Sau khi cân hết số cá cần kiểm tra ta lấy tổng cộng khối lƣợng cá đã cân chia cho số cá đã cân để biết khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra. Công thức tính nhƣ sau: Tổng khối lƣợng cá cân đƣợc Khối lƣợng trung bình của cá = Số lƣợng cá đem cân 3.2. Tính độ tăng trƣởng của cá - Độ tăng trƣởng của cá (độ lớn của cá) là khối lƣợng của cá tăng lên ở lần kiểm tra này so với lần kiểm tra trƣớc hay nói khác là khối lƣợng cá tăng thêm sau 15 ngày hay một tháng nuôi. Nếu khối lƣợng cá tăng thêm càng lớn thì tốc độ tăng trƣởng càng cao, ngƣợc lại khối lƣợng cá tăng thêm càng ít thì tốc độ sinh trƣởng càng thấp. - Căn cứ vào khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi nhiều hay ít mà ngƣời nuôi biết đƣợc cá tăng trƣởng nhanh hay chậm. Nếu cá lớn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân, điều chỉnh chế độ cho ăn.
  43. 42 Công thức tính độ tăng trƣởng của cá nhƣ sau: Khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi = Khối lƣợng trung bình tại thời đểm kiểm tra - Khối lƣợng trung bình kiểm tra tháng trƣớc Ví dụ 1: Xác định độ tăng trƣởng của cá nuôi trong ao. Cách tiến hành nhƣ sau: - Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cá: lƣới, vợt, đồ chứa cá, cân. - Đánh bắt ngẫu nhiên 30 con cá có kích cỡ lớn, nhỏ và trung bình. - Cân toàn bộ 30 con cá có tổng khối lƣợng là 4500g. - Tính khối lƣợng trung bình của cá: 4500g : 30 con = 150g Vậy khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra là 150g/con cá. - So sánh với khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra tháng trƣớc là 70g/con cá thì khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi là: 150g – 70g = 80g/con cá Qua khảo sát thực tế cá tra nuôi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy cỡ cá thả ban đầu là 30-35g/con thì sau 1 tháng nuôi đạt 70-75g/con, sau 2 tháng đạt 150-170g/con, ở các tháng nuôi thứ 3 thứ 4 cá tăng trọng nhanh hơn và sau 6 tháng nuôi đạt 8000 -1000g/con. Tuy nhiên, số liệu chỉ mang tính chất tham khảo vì các vùng nuôi khác nhau không hoàn toàn nhƣ nhau. 4. Kiểm tra màu thịt cá Vấn đề trở ngại lớn hiện nay đối với ngƣời nuôi là thịt cá tra bị vàng, cá tra thịt vàng giá thấp hơn so với cùng loại thịt trắng, chênh lệch giữa cá loại I và loại II là khoảng 3.000đ/kg. Với những hộ nuôi có sản lƣợng cao trên 100 tấn thì ngƣời nuôi mất hàng trăm triệu đồng do chênh lệch về giá, trong khi đó đầu tƣ bằng các sản phẩm làm trắng thịt cá chỉ chiếm 10 - 20% so với số tiền ngƣời nuôi phải mất. 4.1. Xác định nguyên nhân thịt cá tra bị vàng - Cá bị bệnh gan thận mủ, cá nhiễm giun sán, làm cho gan bị tổn thƣơng, sẽ gây rối loạn hoạt động tiết sắc tố ở gan mật. Dẫn đến sắc tố tích tụ ở mô cơ làm cho thịt cá vàng. - Sự hiện diện nhiều sắc tố trong thức ăn nhƣ xantophyl hay các chất độc trong thức ăn, từ nấm mốc nhiễm trong thức ăn làm gan phải tăng cƣờng thanh
  44. 43 lọc, bài thải, nhƣng gan dễ bị suy yếu. Vì vậy sắc tố tích tụ trong mô cơ làm cho thịt cá có màu vàng. - Ngoài ra, môi trƣờng nƣớc ao nuôi xấu, ô nhiễm, oxy hoà tan kém, tảo phát triển quá mức cá dễ bị stress, ảnh hƣởng tốc độ tăng trƣởng, cũng nhƣ hoạt động gan mật bị suy giảm nên thịt cá cũng dễ bị vàng. 4.2. Cách khắc phục Ngoài việc chọn địa điểm để nuôi phải ở gần sông lớn, hoặc ở vùng cồn thuận tiện trong việc thay nƣớc thì còn có 3 yếu tố rất quan trọng giúp cá tra nuôi cho thịt trắng là quản lý môi trƣờng nuôi, kiểm soát dịch bệnh và quản lý thức ăn. Cá khoẻ mạnh cho thịt trắng khi gan mật cá tốt, thức ăn tốt và môi trƣờng tốt. * Quản lý môi trƣờng nuôi: - Trƣớc khi thả giống: Ao nuôi đƣợc cải tạo, diệt khuẩn bằng Bioxide for fish, hoặc Vime - Iodine. - Trong quá trình nuôi có chế độ định kỳ thay nƣớc, tăng hàm lƣợng oxy hoà tan. Trong 1 tháng đầu: mỗi tuần thay 1 lần, sau đó tăng dần lịch thay nƣớc mỗi tuần 2 - 3 lần, lƣợng nƣớc thay là 30% lƣợng nƣớc trong ao. Sau 3 tháng đến cuối kỳ nuôi ao rất bẩn, do vậy cần thay nƣớc mỗi ngày, lƣợng nƣớc thay 40 - 50% để tạo môi trƣờng ao nuôi nƣớc luôn sạch, hạn chế ô nhiễm. * Kiểm soát dịch bệnh: Nếu ao nuôi thƣờng xuyên cá bị bệnh thì sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá nuôi. Do vậy, việc quản lý dịch bệnh trong ao nuôi đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. - Trong khi thay nƣớc cá có thể bị sốc dẫn đến cá dễ bị mắc bệnh, nên thƣờng xuyên trộn cho cá ăn Bio Vitamin C, Bio Anti-Shock, Prozyme for fish để tăng sức kháng bệnh. - Định kỳ 2- 3 tuần diệt mầm bệnh trong ao nuôi 1 lần bằng cách xử lý nƣớc với Bioxide for fish, hoặc Vime - Iodine. - Cứ sau khi diệt khuẩn 3 ngày nên xử lý bằng Bio-Yucca for fish và Bio- Zeogreen để hấp thụ khí độc và phân huỷ chất hữu cơ trong ao, làm sạch nƣớc ao. - Định kỳ dùng Anti-parasite hoặc Bio-Halifish trộn cho cá ăn phòng trị bệnh giun sán nội, ngoại ký sinh. * Quản lý thức ăn: - Nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp. - Hạn chế cho ăn bằng thức ăn tự chế, thức ăn độn rau xanh, hoặc bột gòn.
  45. 44 - Bổ sung Biozyme for fish cho cá ăn, giúp phòng bệnh đƣờng ruột, kích thích tăng trọng. - Bổ sung Sorpherol hoặc Bio-Sorbitol vào thức ăn cá thƣờng xuyên để tăng cƣờng chức năng gan mật. - Khi cá có dấu hiệu vàng toàn thân thì giảm lƣợng thức ăn và kết hợp kiểm tra cá trong ao, mổ cá quan sát và gởi mẫu xét nghiệm. - Ngoài ra, kiểm tra lại thức ăn xem có quá hạn hay bị ẩm mốc, nếu có thì thay thức ăn mới còn hạn sử dụng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành kiểm tra độ tăng trƣởng của cá tra, cá ba sa và biểu hiện bên ngoài của cá. Bài tập 2: Xác định nguyên nhân gây cơ thịt cá có màu vàng và biện pháp xử lý. C. Ghi nhớ Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá 15 ngày hoặc một tháng một lần. Số cá kiểm tra từ 15-20 con/lần. Khi đánh bắt, kiểm tra cá cần thao tác nhanh, nhẹ nhàng tránh làm xây xát cá. Tránh kiểm tra cá vào lúc nắng nóng.
  46. 45 Bài 4: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC, AO VÀ BÈ NUÔI CÁ Mã bài: M03-4 Quản lý môi trƣờng ao nuôi là công việc đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kiểm tra các yếu tố môi trƣờng nƣớc và các số liệu đƣợc ghi nhận vào sổ theo dõi giúp ngƣời nuôi đánh giá chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi. Các yếu tố cần kiểm tra hàng ngày là oxy hòa tan, nhiệt độ, pH và kiểm tra 2 tuần/lần đối với các chỉ tiêu khí độc H2S, NH3 (khuyến khích 1 tuần/lần) theo các bƣớc nhƣ sau: Kiểm tra môi trƣờng nƣớc pH - Máy đo Oxy Nhiệt độ Độ trong - Test kit - Máy đo - Nhiệt kế - Đĩa đo độ trong - Giấy quỳ - Test kit Ghi số liệu vào sổ theo dõi Xử lý chỉ tiêu môi trƣờng vƣợt quá mức thích hợp Ngoài ra, dựa vào việc so sánh số liệu hiện tại với 2-3 ngày trƣớc để dự báo diễn biến sắp tới nhằm có những biện pháp kỹ thuật giữ các yếu tố môi trƣờng ao nuôi ổn định trong phạm vi thích hợp, giúp cá hấp thu thức ăn hiệu quả, phát triển tốt. Mục tiêu Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đƣợc ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng ao nuôi chủ yếu đến cá tra, cá ba sa; - Đo và xử lý đƣợc các yếu tố môi trƣờng ao nuôi chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá tra, cá ba sa; - Thực hiện đƣợc việc kiểm tra thƣờng xuyên ao, bè nuôi cá; - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.
  47. 46 A. Nội dung: 1. Thay nƣớc trong quá trình nuôi Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nƣớc ao ít thay đổi, nhƣng phải chú ý định kỳ thay bỏ nƣớc cũ và cấp nƣớc mới để môi trƣờng ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi cần thực hiện chế độ thay nƣớc nhƣ sau: - Nƣớc cấp vào ao nên đƣợc lọc qua túi lƣới ngăn chặn địch hại vào ao nuôi. - Trong 1 tháng đầu thay nƣớc 1 tuần/lần sau đó tăng dần lịch thay nƣớc mỗi tuần 2 - 3 lần, lƣợng nƣớc thay là 30% lƣợng nƣớc trong ao. Sau 3 tháng đến cuối kỳ nuôi ao rất bẩn, do vậy cần thay nƣớc mỗi ngày, lƣợng nƣớc thay 40 - 50% để tạo môi trƣờng ao nuôi nƣớc luôn sạch, hạn chế ô nhiễm. - Theo qui phạm thực hành quản lý tốt hơn (BMP) cho nuôi cá tra thƣơng phẩm: tháng nuôi thứ nhất thay nƣớc 2 tuần một lần, các tháng tiếp theo thay hàng ngày tùy vào khô hay mùa mƣa mà thực hiện nhƣ sau: + Mùa khô thì nƣớc thải nên đƣa vào vƣờn cây ăn trái hoặc ao chứa trƣớc khi thải ra sông rạch. + Mùa mƣa do mực nƣớc sông rạch cao nên có thể xả một phần nƣớc thải trực tiếp ra môi trƣờng bên ngoài. - Khi trong vùng nuôi có dịch bệnh thì hạn chế hoặc ngừng thay nƣớc. Hình 4-1: Lấy nƣớc vào ao nuôi cá tra thƣơng phẩm (Nguồn: ĐH Cần thơ)
  48. 47 Lƣu ý: Cần phối hợp lên lịch thay nước cho tất cả các trại, ao nuôi có sử dụng chung nguồn nước của đoạn sông khoảng 2km. Trao đổi thông tin về lịch thay nước (cấp và thải) giữa các trại nuôi với nhau qua phương pháp truyền thông đơn giản (như nhắn tin). Các trại cố gắng có ao, mương lắng nước thải trước khi thải ra ngoài. 2. Kiểm tra pH nƣớc ao nuôi cá 2.1. Ảnh hƣởng của pH nƣớc ao nuôi đến cá - pH thích hợp với ao nuôi cá tra là 7,0 - 8,5, dao động không quá 0,5 đơn vị trong một ngày đêm. - pH quá cao (>9) hay quá thấp (<6) đều ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá, cá chậm lớn, dễ bị bệnh. Đồng thời khi pH nƣớc quá cao hay quá thấp còn làm tăng hàm lƣợng khí độc (NH3 và H2S) trong ao. - Trong ao nuôi cá, pH nƣớc biến động trong ngày, thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trƣa. Nếu chênh lệch pH nƣớc giữa buổi trƣa và buổi sáng lớn hơn 0,5 đơn vị sẽ gây ảnh hƣởng đến cá nuôi. - pH nƣớc ao nuôi cũng có thể giảm thấp vào những ngày trời mƣa do phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao. Do đó, ngƣời nuôi cần kiểm tra pH hàng ngày vào hai thời điểm: 5-6 giờ sáng và 13-14 giờ chiều để có biện pháp xử lý kịp thời khi pH nƣớc ao không nằm trong giới hạn thích hợp với cá nuôi hoặc thay đổi quá lớn trong ngày. 2.2. Đo pH nƣớc ao nuôi 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ đo pH pH nƣớc thƣờng đƣợc đo bằng một trong các dụng cụ sau: - Bộ thử nhanh pH nƣớc (Test kit pH). - Giấy đo pH. - Máy đo pH. 2.2.2. Đo pH nƣớc - Vị trí đo pH: cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải. Khi lấy mẫu nƣớc đo pH nên lấy cách mặt nƣớc khoảng 0,5m. + Với ao nhỏ, thu mẫu nƣớc ở 2 vị trí đối xứng. + Với ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.
  49. 48 - Thời gian đo pH: + Mỗi ngày đo pH nƣớc 2 lần vào lúc: 5-6 sáng và 13-14 giờ chiều. + Khi thời tiết thay đổi, mƣa bão, tảo tàn, xử lý hóa chất cũng cần theo dõi diễn biến pH nƣớc ao nuôi.  Đo pH nƣớc bằng bộ thử nhanh (tes kit) - Bộ thử nhanh gồm: + Lọ thuốc thử + Thang so màu + Lọ nhựa chia vạch dùng để chứa chứa mẫu nƣớc - Dễ sử dụng, sai số ít, giá thành khá thấp nên thƣờng đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ, hộ gia đình - Các bƣớc tiến hành: Hình 4.2: Bộ tes kit Bƣớc 1: lấy nƣớc mẫu - Tráng lọ 2-3 lần bằng nƣớc ao - Múc nƣớc ao vào lọ đến mức qui định trên vạch chia độ - Lau khô bên ngoài lọ a Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào lọ mẫu - Trƣớc tiên lắc đều chai thuốc thử - Sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào lọ đựng nƣớc mẫu với số giọt quy định ghi trên bản hƣớng dẫn sử dụng (tùy theo nhà sản xuất) b
  50. 49 Bƣớc 3: Lắc nhẹ mẫu - Dùng tay cầm lọ mẫu lắc nhẹ, tròn đều để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc cho đến khi mẫu nƣớc thử đổi màu thành màu xanh. c Bƣớc 4: Đọc kết quả - Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu. - Đọc kết quả pH ở ô màu trùng hoặc gần trùng nhất so với màu nƣớc mẫu. - Kết quả đo đƣợc ghi vào nhật ký theo dõi mội trƣờng hàng ngày. Hình 4.3: Các bƣớc kiểm tra pH test kít - Trong lúc đo pH nên kết hợp quan sát thời tiết, tình trạng bờ, đáy ao. - Kết quả thu đƣợc, ghi nhận vào sổ nhật ký theo dõi môi trƣờng ao nuôi.  Đo pH nƣớc bằng giấy quì: - Hộp giấy quì gồm có: + Giấy quì đƣợc cuộn hay xếp bên trong hộp + Thang so màu có ghi pH tƣơng ứng Thang so màu - Giấy đo pH dễ sử dụng, giá thành thấp, nhƣng sai số khá lớn nên ít đƣợc sử Giấy quỳ dụng. - Lƣu ý đến hạn sử dụng của giấy quì. Hình 4.4. Một số loại giấy quì
  51. 50 Cách đo nhƣ sau: Bƣớc 1: Lấy một mẩu giấy quì dài khoảng 2-4cm Dùng tay xé một đoạn giấy quì dài khoảng 2-4cm a Bƣớc 2: Nhúng mẩu giấy quì xuống nƣớc Nhúng mẩu giấy quì vào nƣớc ao hoặc mẫu nƣớc cần đo cho đến khi nƣớc thấm đến 2/3 mẩu giấy thì đƣa lên khỏi mặt nƣớc b Bƣớc 3: Để ráo mẩu giấy quì Sau khoảng 5-10 giây, quan sát thấy mẩu giấy chuyển màu c
  52. 51 Bƣớc 4: Đọc kết quả - Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. - Đọc kết quả pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy: pH =8 - Ghi kết quả vào sổ nhật ký theo dõi môi trƣờng d Hình 4.5: Các bƣớc đo pH bằng giấy quì  Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực): - Máy đo pH cầm tay có 2 loại gồm loại có điện cực (đầu dò) nằm trực tiếp trên máy (bên trong nắp) hay còn gọi là bút đo pH và loại có điện cực nối với máy bởi dây dẫn. - Cả 2 loại này, phải hiệu chỉnh máy bằng nƣớc cất để pH trên màn hình hiển thị có giá trị 7 trƣớc khi đo mẫu. - Máy đo pH thƣờng đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi lớn, ít đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ vì giá thành khá cao, dễ hƣ hỏng nếu bảo quản không tốt. * Đo pH bằng bút đo pH Nút tắt-mở - Bút đo pH gồm có: Màn hình số + Đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dƣới Nắp của máy (bên trong). + Nắp dậy đầu dò + Màn hình số chỉ độ pH đo đƣợc + Nút tắt mở Vít hiệu chỉnh + Vít hiệu chỉnh máy Đầu dò - Là loại máy đƣợc dùng nhiều do dễ sử dụng nhƣng dễ hƣ hỏng nếu bảo quản không tốt hoặc bị rơi xuống nƣớc Hình 4.6: Bút đo pH
  53. 52 - Cách đo pH nhƣ sau: Bƣớc 1: Lấy nƣớc mẫu vào cốc - Tráng cốc vài lần bằng nƣớc ao . - Múc nƣớc ao cần đo vào cốc. Bƣớc 2: Cho đầu dò vào cốc nƣớc mẫu - Cho đầu dò vào cốc nƣớc mẫu đến vạch giới hạn, lắc nhẹ phần dƣới của máy trong nƣớc vài lần. - Chờ 15- 30” cho số trên màn hình đứng yên. Bƣớc 3: Đọc kết quả - Khi số trên màn hình đúng yên, đọc kết quả ghi vào sổ theo dõi. - Tắt máy, đƣa máy ra khỏi cốc. Bƣớc 4: Bảo quản máy sau khi đo - Ngâm đầu dò vào cốc nƣớc sạch một lúc. - Lấy ra, để ráo hoặc lau khô bằng vải mềm, đậy nắp đầu dò. Hình 4.7: Đo pH nƣớc bằng bút đo pH - Cách hiệu chỉnh máy: + Mở nắp đầu dò, đƣa đầu dò vào nƣớc cất, bật nút mở cho máy hoạt động, nếu màn hình không chỉ pH bằng 7 thì phải hiệu chỉnh. + Giữ phần dƣới của máy trong cốc nƣớc cất, xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. + Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0 + Chuyển máy ra khỏi cốc nƣớc cất và thấm khô dầu dò bằng vải mềm. Hình 4.8: Hiệu chỉnh máy
  54. 53 Lƣu ý: Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. Không đo trực tiếp vào nƣớc ao Không để phần trên của máy tiếp xúc với nƣớc để tránh chạm mạch. Sau nhiều lần sử dụng phải kiểm tra mức độ sai số để hiệu chỉnh máy. * Máy đo pH đầu dò rời: - Đầu dò đƣợc nối với máy bởi dây dẫn. - Máy đo đƣợc 2 yếu tố: pH nƣớc và nhiệt độ nƣớc. Màn hình số - Loại này ít đƣợc dùng ở những cơ sở nuôi nhỏ và đắt tiền. - Cách đo: đặt đầu dò vào nƣớc, bấm nút mở máy, màn hình sẽ hiện trị số pH nƣớc và nhiệt độ nƣớc. Đầu dò Hình 4.7: Đo pH bằng máy đầu dò rời 2.3. Xử lý khi pH nƣớc ao nuôi cá vƣợt quá mức thích hợp 1.3.1. Xử lý pH trong ao Khi kết quả đo pH nƣớc trong ao nuôi quá cao (>9) hay quá thấp (<6) cần có biện pháp xử lý kịp thời: - Bón vôi khi pH nƣớc quá thấp, liều lƣợng bón vôi phụ thuộc vào pH khoảng 20g/m3. - Thay nƣớc khi pH nƣớc quá cao. Nên thay 20-30% nƣớc trong ao ở những tháng nuôi đầu vụ, 30-50% ở những tháng nuôi cuối vụ. pH quá cao thƣờng do tảo trong ao phát triển quá mức do đó nên thay 20-30% nƣớc tầng mặt, dùng vợt vớt váng tảo ở cuối gió (nếu có). - Những nơi bị phèn và khi mƣa đầu mùa, nƣớc mƣa thƣờng rửa phèn ở bờ ao tuôn xuống ao làm độ pH trong nƣớc giảm (độ phèn tăng) cần thực hiện biện pháp rải vôi quanh bờ ao và nâng cao bờ không cho nƣớc mƣa vào ao. - Loại vôi thƣờng đƣợc sử dụng là vôi nông nghiệp hay còn gọi là vôi bột (CaCO3) .
  55. 54 Hình 4.8: Vôi bột (CaCO3) Cách bón vôi: + Rải vôi dọc theo mái và mặt bờ ao trƣớc khi trời mƣa. + Liều lƣợng: 100-300kg/1.000m2 Hình 4.9: Rải vôi dọc theo mái, mặt bờ ao + Hòa vôi với nƣớc tạt khắp mặt ao sau khi mƣa hoặc khi kiểm tra pH nƣớc ao giảm thấp hơn 7 để làm tăng pH nƣớc. + Liều lƣợng: 20g/m3 Hình 4.9: Tạt nƣớc vôi vào ao
  56. 55 Ví dụ 1: Tính lƣợng vôi nông nghiệp cần cho vào ao để ổn định pH nƣớc trong ao nuôi cá có diện tích 5.000m2, nƣớc sâu 2m với liều lƣợng vôi là 20g/m3 Cách tính: Thể tích nƣớc trong ao là: 5.000m2 x 2m = 10.000m3 20g/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nƣớc ao cần 20g vôi Vậy lƣợng vôi cần cho vào ao: 10.000m3 x 20g/m3 = 200.000g = 200kg vôi 2.3.2. Xử lý pH nƣớc trong bè - Việc xử lý pH nƣớc trong bè khó khăn hơn trong ao. - Khi kiểm tra pH nƣớc quá thấp ngƣời nuôi có thể sử dụng phƣơng pháp treo túi vôi (CaO) ở đầu nguồn nƣớc để tăng pH nƣớc trong bè. 3. Kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc 3.1. Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến cá tra, ba sa - Ôxy hòa tan trong nƣớc rất cần cho cá hô hấp. Hàm lƣợng ôxy trong ao thích hợp nhất là 5 - 6mg/l. - Khi hàm lƣợng ôxy trong ao quá thấp nhỏ hơn 3mg/l không thích hợp cho cá tra sinh trƣởng tốt mặc dù loài cá này có bộ phận hô hấp phụ. Khi hàm lƣợng oxy thấp cá giảm ăn và dễ nhiễm bệnh. - Trong ao nuôi cá, ôxy hòa tan thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào xế chiều. - Ao thiếu ôxy, cá có hiện tƣợng nổi đầu, bơi chậm và chết khi hàm lƣợng ôxy quá thấp. 3.2. Đo ôxy hòa tan trong nƣớc 3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ đo ôxy hòa tan Có hai loại thiết bị phổ biến để đo hàm lƣợng oxy hòa tan là bộ thử nhanh (test kit) và máy đo oxy. - Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình Hình 4.10: Máy đo oxy
  57. 56 - Bộ thử nhanh (test kit) gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc. - Lƣu ý đến hạn sử dụng của test kit. Hình 4.11: Bộ thử nhanh Oxy 3.2.2. Đo ôxy hòa tan trong nƣớc - Thời gian kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan: + Vào lúc 5-6 giờ sáng: là thời điểm có hàm lƣợng ôxy thấp nhất trong ngày + Vào lúc 13-14 giờ chiều: là thời điểm có hàm lƣợng ôxy cao nhất trong ngày - Vị trí kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan: + 4 điểm góc ao và 1 điểm giữa ao + Độ sâu: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy  Đo oxy bằng bộ thử nhanh (test kit) Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nƣớc mẫu cần kiểm tra. a
  58. 57 Bƣớc 2: Lấy mẫu nƣớc - Tráng lọ bằng nƣớc mẫu (nƣớc ao). - Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trƣớc khi đƣa xuống ao lấy nƣớc. - Đƣa lọ đến độ sâu cần đo ôxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nƣớc chảy vào đầy tràn lọ. Sau đó đƣa lọ lên bờ để chuẩn bị chuẩn ôxy. - Yêu cầu: nƣớc phải đầy đến miệng lọ, không để lọ nƣớc mẫu có khoảng trống b chứa không khí khi đo. Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu nƣớc - Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra. c - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra. d
  59. 58 Bƣớc 4: Đậy nắp và lắc mẫu - Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều, nƣớc trong lọ thử đổi màu. - Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ. e Bƣớc 4: So màu, xác định hàm lƣợng ôxy trong nƣớc. - Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l). - Đọc kết quả hàm lƣợng ôxy của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nƣớc. g Hình 4.12: Đo hàm lƣợng oxy bằng test kit - Nên thực hiện việc so màu dƣới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. - Ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhật ký theo dõi yếu tố môi trƣờng. - Kết quả đo đƣợc so sánh và đánh giá theo bảng 3-1. Bảng 4.1: Bảng tƣơng quan giữa hàm lƣợng ôxy đo đƣợc và chỉ tiêu đánh giá Nồng độ O2 Đánh giá 2 mg/l ôxy trong nƣớc không đủ cho cá.
  60. 59 4 mg/l Nƣớc đủ ôxy cung cấp cho cá. 6 – 8 mg/l Tốt, nƣớc có nhiều Oxy 3.3. Xử lý khi hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc vƣợt ra ngoài mức thích hợp - Khi kết quả kiểm tra ôxy hòa tan thấp hơn 2mg/l hoặc thấy có hiện tƣợng cá nổi đầu hàng loạt, hoạt động yếu (không phản ứng với tiếng động) thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàm lƣợng ôxy thấp là: mật độ nuôi cá quá cao, môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm do thức ăn dƣ thừa, chất thải của cá tích trong quá trình nuôi. 3.3.1. Biện pháp phòng tránh hiện tƣợng thiếu ôxy trong quá trình nuôi - Ao nuôi cần thoáng khí vì vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, tạo điều kiện cho ao có nhiều ánh sáng, thực vật thủy sinh quang hợp mạnh. - Không cho thức ăn quá dƣ thừa vì quá trình phân huỷ thức ăn dƣ thừa sẽ tiêu hao nhiều ôxy của môi trƣờng và tạo ra nhiều CO2, NH3, H2S gây độc cá. - Duy trì ổn định độ trong từ 30-35cm để kiểm soát sự phát triển của tảo. - Định kỳ thay nƣớc với nguồn nƣớc có chất lƣợng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nƣớc. - Những ao nuôi cá thịt lâu năm, thƣờng có lớp bùn dày, trƣớc vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao. - Với những ao nuôi mật độ cao cần có thiết bị quạt nƣớc, sục khí để duy trì ôxy đầy đủ cho cá hô hấp. Trong 2 tháng đầu chỉ sục khí từ 2 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Các tháng sau đó cần sục khí nhiều hơn vào ban đêm, nhất là 2 tháng cuối cùng phải sục khí liên tục. 3.3.2. Biện pháp xử lý khi có hiện tƣợng thiếu ôxy * Với ao nuôi cá: Khi kết quả kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc ao nuôi thấp hơn 2mg/l hoặc thấy có hiện tƣợng cá nổi đầu hàng loạt cần có các biện pháp xử lý kịp thời: - Giảm cho ăn hay ngừng cho ăn. - Thay nƣớc mới vào ao.
  61. 60 - Tăng cƣờng quạt nƣớc. * Với bè nuôi: - Vào thời điểm nƣớc chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cá bị ngạt do thiếu ôxy. Cần phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng cách dùng máy bơm đuôi cá quạt nƣớc để tăng lƣợng ôxy hòa tan. - Máy bơm có thể đặt trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hƣ bè và không ảnh hƣởng đến cá. 4. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc 4.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc đến cá tra, ba sa - Trong môi trƣờng có nhiệt độ nƣớc thích hợp và ổn định, cá sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh. Ngƣợc lại nhiệt độ nƣớc không thích hợp chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng với buổi chiều lớn sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của cá. - Nhiệt độ nƣớc ao nuôi thích hợp cho cá là 26-280C, chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng với buổi chiều không lớn hơn 30C. - Nhiệt độ thấp hơn 250C hay cao hơn 320C, cá sẽ giảm ăn, lớn chậm. Nhiệt độ nƣớc không ổn định, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi chiều lớn hơn 50C sẽ gây sốc cho cá, ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá. Vì vậy, ngƣời nuôi cần kiểm tra nhiệt độ nƣớc hàng ngày và có các biện pháp xử lý thích hợp khi nhiệt độ nƣớc ao nuôi biến động nhiều hay không thích hợp với cá. 4.2. Đo nhiệt độ nƣớc ao - Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu phụ thuộc vào tầng nƣớc muốn kiểm tra nhiệt độ nƣớc. - Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày. - Dụng cụ đo nhiệt độ nƣớc: nhiệt kế rƣợi hoặc nhiệt kế thủy ngân, có khoảng chia độ từ 00C đến 500C hay 1000C. Hình 4.13: Nhiệt kế rƣợu
  62. 61 * Cách tiến hành đo nhiệt độ nước: Bƣớc 1: Đƣa nhiệt kế về 00C - Cầm nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần sau đó nhìn cột chia độ, nếu cột thủy ngân hay rƣợu ở mức 00C thì tiến hành đo nhiệt độ nƣớc. Bƣớc 2: Đo nhiệt độ nƣớc - Đặt nhiệt kế vào nƣớc ao nuôi. - Độ sâu tùy thuộc vào ngƣời nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng nƣớc nào trong ao. Bƣớc 3: Đọc kết quả - Đọc kết quả sau 5 – 10 phút ngâm trong nƣớc. - Nhìn vào vạch chia độ, nhiệt độ nƣớc ao là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế. - Lƣu ý: Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong nƣớc. Hình 4.14: Đo pH nƣớc bằng nhiệt kế - Kết quả đo đƣợc ghi vào sổ nhật ký. - Nếu nhiệt độ nƣớc nằm trong khoảng từ 26-280C, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi chiều nhỏ hơn 30C: tốt cho cá. - Nếu nhiệt độ nƣớc vƣợt quá mức thích hợp: thấp hơn 250C hay cao hơn 320C hoặc chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi chiều lớn hơn 30C: cần có biện pháp xử lý kịp thời. 4.3. Xử lý khi nhiệt độ nƣớc vƣợt quá mức thích hợp - Những ao nuôi cá tra có mực nƣớc cạn dƣới 1,5m, những ngày nắng nóng cá dễ bị sốc vì ở mức nƣớc này nhiệt độ thƣờng cao và biến động sáng chiều lớn.
  63. 62 - Do đó, mực nƣớc trong ao nuôi cá tra nên duy trì ở mức 2-2,5m để đảm bảo cho nhiệt độ nƣớc ổn định và không quá cao hay quá thấp khi trời nóng hay lạnh. - Khi nhiệt độ nƣớc ao nuôi vƣợt quá mức thích hợp và không ổn định cần có biện pháp xử lý kịp thời: - Thay nƣớc mới: thay 20 – 30% lƣợng nƣớc trong ao. - Nâng cao mực nƣớc trong ao. - Quạt nƣớc, đảo trộn nƣớc để điều hòa nhiệt độ tầng mặt với tầng đáy. 5. Kiểm tra độ trong và màu nƣớc 5.1. Ảnh hƣởng của độ trong, màu nƣớc của nƣớc ao nuôi đến cá - Độ trong của nƣớc ao và màu nƣớc trong ao nuôi cá phụ thuộc chủ yếu vào số lƣợng và thành phần loài thực vật nổi phát triển trong nƣớc. Vào mùa mƣa độ trong còn phụ thuộc các chất lơ lửng có trong nƣớc ao. - Cá đƣợc sống trong môi trƣờng có độ trong thích hợp từ 30-40 cm và nƣớc có màu lá chuối non thƣờng tránh đƣợc tình trạng sốc vì môi trƣờng đầy đủ ôxy, pH thích hợp và ổn định. - Trong ao nuôi cá tra độ trong thƣờng giảm dần vào cuối kỳ nuôi xuống khoảng 15-20cm, màu nƣớc xanh đen chứng tỏ tảo quá nhiều, nƣớc bị ô nhiễm. Điều kiện này hoàn toàn không tốt cho nuôi cá tra thịt trắng, tảo nhiều và bùn nhiều có thể dẫn đến giảm tỷ lệ cá thịt trắng. 5.2. Đo độ trong của nƣớc - Vị trí, thời điểm đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải. - Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày. - Dụng cụ đo độ trong: đĩa đo độ trong (đĩa Secchi). + Đĩa đo độ trong làm bằng tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm. + Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau. + Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm. Hình 4.15: Đĩa đo độ trong
  64. 63 * Cách đo độ trong của nước Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống ao - Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa đo độ trong xuống nƣớc từ từ. - Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng. a Bƣớc 2: Đọc kết quả - Ngừng thả dây khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa và dọc kết quả tại vị trí mặt nƣớc với dây. - Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ƣớt. b Hình 4.16: Đo độ trong nƣớc ao * Có thể đo độ trong của nước đơn giản bằng tay như sau: - Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay. - Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. - Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc. 5.3. Xử lý khi độ trong của nƣớc ao nuôi cá quá thấp Khi độ trong nƣớc ao quá thấp giảm xuống 15-20cm, tùy theo điều kiện cụ thể mà đƣợc xử lý bằng các biện pháp:
  65. 64 Thay nƣớc: tháo bớt 20-30% nƣớc ao, bơm nƣớc mới vào ao. Giảm cho cá ăn. Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải trong ao, làm sạch môi trƣờng ao nuôi. Bơm hút chất thải dƣới đáy ao nhằm đƣa chất thải tích tụ ở đáy ao ra bên ngoài. Hình 4-17: Cấp nƣớc vào ao Sử dụng phế phẩm vi sinh nhằm tăng cƣờng sự hoạt động của các loại vi sinh vật phân huỷ hữu cơ trong ao nuôi, hấp thụ các loại khí độc, giúp cho môi trƣờng ao nuôi không bị ô nhiễm và thuận lợi cho hoạt động sống của cá. Hiện nay có nhiều loại chế phẩm vi sinh, ngƣời nuôi có thể lựa chọn để đảm bảo đƣợc hiệu quả và kinh tế. Loại hình nuôi này sẽ hạn chế đƣợc việc thay nƣớc ao nuôi thƣờng xuyên. * Lưu ý khi sử dụng chế phẩm men-vi sinh trong ao: Thực hiện đúng hƣớng dẫn ủ ban đầu (nếu có) để tăng mật độ vi sinh trƣớc khi cho vào ao. Không đƣa hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh vào ao khi đang xử lý bằng chế phẩm men-vi sinh vì làm vi sinh bị tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động. Sử dụng chế phẩm vi sinh phải kết hợp với sục khí đáy ao hoặc sử dụng quạt nƣớc để giúp vi sinh hoạt động hiệu quả hơn. Định kỳ đƣa chế phẩm vào ao để duy trì mật độ vi khuẩn cao. 6. Kiểm tra bờ ao - Hàng ngày kiểm tra bờ ao phát hiện kịp thời những nơi bị rò rỉ nƣớc, sạt lở bờ để tu sửa chống thất thoát nƣớc và cá nuôi. - Dọn cỏ xung quanh ao, phá nơi ẩn nấp của địch hại, đồng thời còn là biện pháp phòng bệnh trùng quả dƣa ở cá (hình 3-33). 7. Kiểm tra cống - Thƣờng xuyên kiểm tra cống cấp, thoát nƣớc, lƣới chắn cá phát hiện kịp thời những nơi bị rò rỉ nƣớc, sạt lở hoặc lƣới chắn cá bị rách để tu sửa chống thất thoát nƣớc và cá nuôi (hình 3-34).
  66. 65 Hình 4.18: Dọn cỏ xung quanh bờ ao Hình 4.19: Kiểm tra cống, lƣới chắn cá
  67. 66 8. Kiểm tra bè nuôi cá tra, cá ba sa Ngoài việc cho ăn, khâu chăm sóc cá quản lý bè cũng hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của vụ nuôi. Để cá phát triển tốt và cho sản lƣợng cao, cần phải coi trọng những công việc sau: - Trƣớc khi thả cá phải dọn vệ sinh bè sạch sẽ, tẩy trùng toàn bộ bè, nhất là các ngóc ngách, những nơi ẩn chứa vi khuẩn gây bệnh cho cá. - Hàng ngày phải chú ý theo dõi những hiện tƣợng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong bè nhƣ: cá bị nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc, nhiễm bệnh do môi trƣờng nƣớc ô nhiễm, cá kém ăn, bỏ ăn do môi trƣờng xấu, thức ăn kém chất lƣợng - Vào mùa nắng (khoảng tháng 11- tháng 4), mỗi ngày thƣờng có 2 thời điểm nƣớc chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cho cá bị ngạt vì thiếu ôxy. Do đó cần phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng cách dùng máy đuôi tôm quạt nƣớc để tăng hàm lƣợng ôxy hòa tan trong lồng nuôi cá. - Kiểm tra đáy bè thƣờng xuyên nhất là mùa mƣa lũ nếu dƣới đáy bè lắng đọng nhiều phù sa thì phải dùng máy bơm hoặc máy đuôi tôm quạt nƣớc để thổi bùn ra khỏi bè. Máy bơm có thể đặt ngay trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hƣ bè và không ảnh hƣởng tới cá. Hình 4.20: Kiểm tra, buộc lại lƣới, dây neo bè - Kiểm tra các bộ phận của bè, phao, neo, dây neo thƣờng xuyên, nếu thấy hƣ hỏng thì phải kịp thời tu sửa hoặc thay mới. - Mỗi tuần phải tiến hành 2 lần vệ sinh cọ rửa sạch tạp chất bám trong và ngoài bè, lặn xuống xuống đáy bè và gỡ bỏ rác bám để dòng chảy lƣu thông dễ dàng, kiểm tra lƣới chắn và các bộ phận khác để kịp thời tu sửa.
  68. 67 - Khi nƣớc sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá giới hạn cho phép, cần phải di chuyển bè ra khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi có nguồn nƣớc sạch. - Khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những bè cá bị bệnh bằng biện pháp kéo bè xuống vị trí cuối dòng nƣớc chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Trình bày ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến sức khỏe của cá và biện pháp xử lý? Bài tập 2: Thực hành kiểm tra và xử lý các yếu tố pH, oxy, nhiệt độ, độ trong nƣớc ao nuôi cá tra, cá ba sa. Bài tập 3: Thực hành đo kiểm tra và xử lý các yếu tố pH, oxy trong bè nuôi cá tra, cá ba sa. C. Ghi nhớ Mẫu nước lấy đúng vị trí, phải đo ngay sau khi lấy mẫu nước. Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng bộ thử nhanh. Xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trường vượt quá giới hạn thích hợp với cá tra, ba sa.
  69. 68 Bài 5: XỬ LÝ CHẤT THẢI Mã bài: MĐ03-5 Giới thiệu: Nghề nuôi cá tra ở nƣớc ta phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thực tế cho thấy, nuôi cá tra theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trƣờng do thức ăn dƣ thừa, chất thải tích tụ lại trong nƣớc và nền đáy. Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng do chất thải từ các ao nuôi cá tra, cá ba sa đƣa trực tiếp ra kênh rạch không qua xử lý là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Xử lý chất thải nuôi cá bao gồm nƣớc thải và bùn thải là giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế dịch bệnh thủy sản và phát triển nuôi thủy sản bền vững. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nêu đƣợc tầm quan trọng của việc xử lý chất thải; - Xử lý đƣợc chất thải nuôi cá trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng ngoài. 1. Tầm quan trọng việc xử lý chất thải 1.1. Ô nhiễm môi trƣờng với nghề nuôi cá tra, ba sa - Các nghiên cứu cho thấy, để đạt đƣợc sản lƣợng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lƣợng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và lƣợng chất hữu cơ thải ra môi trƣờng là 192 tấn. Bảng 5.1: Ƣớc lƣợng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra Cách tính Khối lƣợng (tấn) Sản lƣợng cá 150 Thức ăn sử dụng Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P, 240 FCR=1,6 Chất thải phát sinh Bằng 80% thức ăn khô 192 Chất thải dạng N 37% N đƣợc cá hấp thu 7,6 Chất thải dạng P 45% P đƣợc cá hấp thu 2,88 Chất thải dạng BOD5 0,22 kg BOD5/kg thức ăn 52 (Wimberly, 1990) Khả năng phú dƣỡng Bằng 2- 3 lần lƣợng thức ăn 480-7420 của tảo sử dụng (Nguồn TT. Nghiên cứu Môi trường & XLN Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)
  70. 69 Hình 5-1: Nƣớc ao nuôi cá tra xả thẳng ra sông Hình 5-2: Cá chết do nƣớc sông bị ô nhiễm
  71. 70 - Hiện nay ô nhiễm nguồn nƣớc mặt do nuôi cá tra đang hết sức nghiêm trọng. “Những ngƣời nuôi cá tra đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải từ ao nuôi cá, mạnh ai nấy xả nguồn nƣớc ô nhiễm này ra sông rạch. - Sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ không quan tâm xử lý nƣớc thải để bảo vệ môi trƣờng của ngƣời nuôi cá sẽ làm các sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ô nhiễm nghiêm trọng” (Theo tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan, giám đốc Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Nam bộ) gây ra tình trạng tôm cá trên sông rạch bị chết - Với lƣợng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao, chất thải từ ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trƣờng nƣớc, ảnh hƣởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân. Hình 5-3: Chất thải từ ao nuôi cá tra - Trƣớc tình hình ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải từ các ao nuôi cá tra, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn hành một số qui định (Thông tƣ 44/2010/TT-BNNPTNT) về điều kiện cơ sở vùng nuôi cá tra. Theo đó hệ thống nuôi cá tra phải có các điều kiện sau: + Hệ thống xử lý nƣớc thải: khuyến khích cơ sở, vùng nuôi cá tra có khu vực xử lý nƣớc thải từ ao nuôi trƣớc khi thải ra môi trƣờng. + Khu chứa bùn thải: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lƣợng bùn thải trong quá trình nuôi và cải tạo vét bùn trƣớc khi thả
  72. 71 nuôi, khu chứa bùn thải phải có bờ ngăn không để bùn và nƣớc từ bùn thoát ra môi trƣờng xung quanh. - Nƣớc thải từ các ao nuôi cá tra phải qua xử lý, đạt các yêu cầu về hàm lƣợng chất lơ lửng, ni tơ, phốt pho mới đƣợc thải ra sông, rạch. Bảng 5.2: Yêu cầu chất lƣợng nƣớc thải từ ao nuôi cá tra sau khi xử lý Ký hiệu/ TT Thông số cho phép Đơn vị Giới hạn cho phép công thức 1 Amoniac NH3 mg/l ≤ 0,3 3- 2 Phosphat PO4 mg/l < 10 3 Cacbondioxit CO2 mg/l < 12 4 Sunfua H2S mg/l ≤ 0,05 5 Chất rắn lơ lửng SS mg/l < 100 6 Oxy sinh hoá BOD5 mg/l < 30 7 Oxy hoà tan DO mg/l ≥ 2,0 8 pH pH - 5 - 9 9 Dầu mỡ khoáng - - Không quan sát thấy nhũ 10 Mùi, cảm quan - - Không có mùi khó chịu 1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải - Xử lý chất thải chính là kiểm soát lƣợng nƣớc thải và bùn đáy ao nuôi cá vào sông rạch, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng từ nghề nuôi cá tra, ba sa có ý nghĩa quan trọng giúp cho quá trình sản xuất phát triển mà vẫn đảm bảo môi trƣờng bền vững. - Xử lý chất thải còn hạn chế đƣợc dịch bệnh phát sinh và lây lan mầm bệnh. - Tận dụng chất thải làm phân bón. 2. Phƣơng pháp xử lý chất thải - Các phƣơng pháp xử lý chất thải đƣợc áp dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là:
  73. 72 + Phƣơng pháp cơ học. + Phƣơng pháp hóa học. + Phƣơng pháp sinh học. Tùy theo điều kiện cụ thể mà ngƣời nuôi lựa chọn phƣơng pháp xử lý chất thải thích hợp. Để tăng hiệu quả xử lý chất thải có thể kết hợp phƣơng pháp cơ học với phƣơng pháp hóa học hoặc phƣơng pháp cơ học với phƣơng pháp sinh học. - Theo qui phạm thực hành quản lý tốt hơn (BMP) cho nuôi cá tra thƣơng phẩm việc quản lý bùn đáy thực hiện nhƣ sau: + Từ tháng nuôi thứ 3 thì bắt đầu hút bùn đáy ao. + Bùn cần đƣợc chuyển đến vƣờn cây ăn trái hoạc ao chứa riêng. + Có thể hút bùn 2-3 lần trong thời gian nuôi tùy vào mức độ tích lũy chất thải và thức ăn dƣ thừa ở đáy ao. Hình 5-4: Hút bùn từ đáy ao nuôi cá tra - Cách tiến hành bơm hút chất thải: + Dùng lƣới bao khu vực chất thải tập trung trƣớc khi hút bùn để tránh cá bị hút vào ống. + Máy bơm đƣợc đặt trên bờ hoặc trên phao di động trong ao. Đầu ống hút đƣợc di chuyển theo hình xoắn ốc từ ngoài vào ở khu vực tập trung chất thải khi máy bơm hoạt động. + Chất thải hút ra đƣợc chứa ở khu đất trống để phân hủy và đƣợc bón cho cây trồng.
  74. 73 2.1. Xử lý bằng phƣơng pháp cơ học - Nƣớc thải từ ao nuôi cá tra trƣớc khi thải ra môi trƣờng đƣợc xử lý bằng hệ thống ao chứa lắng. Các chất thải rắn và bùn đáy ao đƣợc lắng đọng lại trong hệ thống ao chứa lắng trƣớc khi thải ra môi trƣờng ngoài. - Ƣu điểm của phƣơng pháp xử lý cơ học là ít tốn chi phí, dễ thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện phƣơng pháp này đòi hỏi trong hệ thống ao nuôi cần phải có ao xử lý nƣớc thải với diện tích chiếm 15-20% tổng diện tích mặt nƣớc nuôi cá. Ao chứa lắng Ao nuôi cá tra Nguồn nƣớc Ao xử lý nƣớc thải cơ học (lắng) Kênh rạch Hình 5-5: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải cơ học 2.2. Xử lý bằng phƣơng pháp hóa học - Xử lý bằng phƣơng pháp hóa học là sử dụng chất hóa học giết chết các sinh vật gây bệnh có trong nƣớc thải nuôi cá trƣớc khi thải ra môi trƣờng ngoài nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh qua các ao khác hay vùng nuôi khác. - Các chất hóa học thƣờng dùng trong xử lý nƣớc thải nhƣ: chlorin, formol + Liều lƣợng sử dụng chlorin là: 1g/m3 + Liều lƣợng sử dụng formol là: 15ml/m3
  75. 74 - Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tiêu diệt đƣợc các sinh vật gây bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm Tuy nhiên khá tốn kém nên thƣờng áp dụng xử lý chất thải ở những ao nuôi cá bị bệnh. Lƣu ý: Nước xử lý bằng các chất hóa học như chlorin, formol phải lưu giữ trong ao xử lý sau 2-3 ngày mới được đưa ra môi trường ngoài (sông, rạch). Ao chứa lắng Ao nuôi cá tra Nguồn nƣớc Ao xử lý nƣớc thải bằng chất hóa học (Chlorin hoặc formol) Kênh rạch Hình 5-6: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải hóa học 2.3. Xử lý bằng phƣơng pháp sinh học Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng là: Xử lý bằng chế phẩm sinh học, xử lý nƣớc thải bằng thực vật thủy sinh và một số phƣơng pháp khác nhƣ sử dụng nƣớc thải, bùn thải để tƣới cây, trồng cây. 2.3.1. Xử lý bằng chế phẩm vi sinh - Là phƣơng pháp sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ đƣợc tích tụ trong thời gian nuôi cá làm cho nƣớc nuôi cá không bị nhiễm bẩn.
  76. 75 - Các chế phẩm vi sinh dùng xử lý nƣớc thải dùng trong nuôi cá có nhiều loại. Thành phần chính gồm các vi khuẩn có khả năng phân giải các chất hữu cơ và hấp thụ khí độc. - Cách tiến hành: Nƣớc từ ao nuôi cá đƣợc đƣa vào ao xử lý nƣớc thải. Ở ao này các chất vẩn hữu cơ, khí độc đƣợc phân hủy bằng chế phẩm vi sinh, sau đó mới đƣợc thải ra môi trƣờng ngoài. Ao chứa lắng Ao nuôi cá tra Nguồn nƣớc Ao xử lý nƣớc thải bằng chế phẩm vi sinh Kênh rạch Hình 5-7: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải sinh học 2.3.2. Xử lý nƣớc thải bằng thực vật thủy sinh - Là phƣơng pháp sử dụng thực vật thủy sinh kết hợp với ao lắng để cải thiện chất lƣợng nƣớc. Nƣớc thải khi đi qua hệ thống này phần lớn các muối dinh dƣỡng đƣợc thực vật thủy sinh tiêu thụ, các chất hữu cơ lơ lửng chƣa phân hủy đƣợc lắng đọng lại. Sau khi nƣớc đƣợc làm sạch ở ao này mới thải ra ngoài kênh rạch. - Các thực vật thủy sinh có khả năng làm sạch nƣớc là lục bình, rong, tảo, lau, sậy
  77. 76 Hình 5-8: Xử lý nƣớc thải bằng ao lắng kết hợp với thực vật thủy sinh 2.3.3. Hệ thống nuôi cá bảo đảm môi trƣờng theo tiêu chuẩn Global G.A.P - Là hệ thống nuôi cá xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học với sinh học: sử dụng thực vật thủy sinh kết hợp với ao lắng để cải thiện chất lƣợng nƣớc. - Hệ thống luân chuyển nƣớc từ sông vào ao nuôi rồi thải nƣớc sạch ra sông trở lại bảo đảm môi trƣờng đáp ứng tiêu chuẩn Global G.A.P: Lấy nƣớc vào ao chứa. . Hình 5-9: Bơm nƣớc vào kênh dẫn nƣớc
  78. 77 Ao chứa, trữ nƣớc trƣớc khi đƣa vào ao nuôi. Hình 5-10: Kênh dẫn nƣớc vào ao chứa - Nƣớc từ ao chứa đƣợc cấp vào ao nuôi cá. - Diện tích mỗi ao nuôi hơn 1 hecta. - Mỗi ao đều có hệ thống bơm bùn cặn lắng đáy ao. - Mỗi tuần, công nhân lặn, rà hút bùn cặn lắng đáy ao, bơm ra ao lắng bùn và hệ thống xử lý sinh học. Hình 5-11: Công nhân đang rà hút bùn. - Nƣớc qua xử lý sinh học bèo, lục bình và xử lý cơ học bằng hệ thống máy sục khí. - Bảo đảm nƣớc sạch khi thải ra môi trƣờng. Hình 5-12: Hệ thống xử lý nƣớc thải sinh học
  79. 78 2.3.4. Một số biện pháp khác - Sử dụng nƣớc thải để tƣới cho lúa: nƣớc thải từ hầm nuôi cá tƣới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá sử dụng cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rệt về kinh tế và môi trƣờng (Ngƣời dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang). Cách làm này là một trong những hƣớng có triển vọng để giải bài toán cho xử lý lƣợng nƣớc thải khổng lồ phát sinh từ các ao nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Tuy có các kết quả bƣớc đầu nhƣng đây mới chỉ là các thử nghiệm. - Sử dụng lý nƣớc thải nuôi cá tra để nuôi cá rô phi: Nƣớc thải từ bể nuôi cá tra đƣợc chuyển sang bể nuôi cá rô phi sau 3 – 7 ngày đƣợc tuần hoàn lại cho bể nuôi cá tra cho hiệu quả về kinh tế và môi trƣờng (Tại Thái Lan nhóm nghiên cứu của Yang). B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải ao nuôi cá. Bài tập 2: Nêu các phƣơng pháp xử lý chất thải. Bài tập 3: Thực hành xử lý nƣớc thải bằng vi sinh. Bài tập 4: Thực hành xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hóa học. C. Ghi nhớ Cần xử lý nước thải, bùn thải nuôi cá trước khi thải ra môi trường ngoài. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể có thể xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hóa học hay sinh học.
  80. 79 Bài 6: GHI NHẬT KÝ Mã bài: M03-6 Ghi nhật ký nuôi cá là công việc hàng ngày nhằm giúp ngƣời nuôi ghi chép những số liệu kỹ thuật quan trọng trong ao nuôi cá. Cơ sở nuôi cá phải lƣu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi cá tra, cá ba sa nhƣ các thông tin về chất lƣợng nƣớc (oxy, nhiệt độ, pH, độ trong, H2S, .); số lƣợng, chất lƣợng cá giống, tình trạng sức khỏe, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống; thời gian thả giống, lƣợng thức ăn dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi; tên thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trƣờng ao nuôi đã sử dụng, số lƣợng sử dụng, lý do sử dụng, phƣơng pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của cá sau khi sử dụng; kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá 1 tháng/lần; thời gian nuôi, cỡ cá, năng suất, sản lƣợng, giá bán, phƣơng thức thu hoạch; bán cá cho ai, ở đâu và các thông tin cần thiết khác. Đó là những điều kiện cần thiết cho các cơ sở nuôi cá tra, cá ba sa thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trên thế giới, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản cũng nhƣ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu: Học xong bài học này học viên có khả năng: - Nêu đƣợc ý nghĩa của việc ghi nhật ký quá trình nuôi cá tra, cá ba sa; - Thực hiện ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình nuôi theo quy định; - Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. 1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký quá trình nuôi - Làm căn cứ để đánh giá diễn biến các yếu tố môi trƣờng để đề ra biện pháp phòng và xử lý kịp thời. - Làm căn cứ chẩn đoán bệnh cá, tìm ra nguyên nhân điều kiện phát sinh bệnh cá để đề ra biện pháp phòng và xử lý kịp thời và đúng hƣớng. - Tính toán chi phí sản xuất, hạch toán lãi, lỗ sau một vụ nuôi. - Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi sau. - Chứng minh xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm cung cấp ra thị trƣờng. 2. Ghi thông tin về nguồn gốc cá giống - Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất cá giống.
  81. 80 - Ngày thả cá. - Số lƣợng cá thả. - Cỡ cá thả. - Tình trạng sức khỏe. 3. Ghi thông tin về thức ăn - Tên nhà sản xuất thức ăn. - Chất lƣợng thức ăn. - Lƣợng thức ăn hàng ngày đối với từng ao. Bảng 6.1: Bảng theo dõi cho cá ăn ao Ngày Ngày Cỡ cá Thức ăn Hoạt Lƣợng Ghi nuôi cho (g/con) động thức ăn chú ăn bắt mồi dƣ thừa Loại Số lần Kg/ngày thức ăn ăn /ngày 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
  82. 81 23 . Tổng 4. Ghi thông tin về hoạt động của cá Thông tin về hoạt động hàng ngày của cá trong từng ao, bao gồm: - Thông tin theo dõi về tình hình sức khỏe của cá: hoạt động bơi lội, biểu hiện bất thƣờng, bệnh - Số cá chết. - Biện pháp xử lý. - Hiệu quả sau khi sử lý. Bảng 6.2. Bảng theo dõi hoạt động của cá trong ao (bè) Ngày Ngày Cỡ cá Số cá Tình hình Biện Hiệu quả Ghi nuôi theo (g/con) chết sức khỏe pháp sau khi chú dõi (con) cá (cá xử lý xử lý khỏe, cá bệnh gì) 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 5. Ghi thông tin về môi trƣờng nuôi - Thông tin hàng ngày kiểm tra ôxy hòa tan, pH, nhiệt độ
  83. 82 - Thông tin kiểm tra định kỳ 2 tuần/lần: mức độ nhiễm bẩn, màu nƣớc, độ trong. Bảng 6.3. Bảng theo dõi môi trƣờng nuôi ao Ngày Ngày pH Ôxy Nhiệt độ Mức độ Biện Hiệu Ghi nuôi (mg/l) (0C ) ô nhiễm pháp quả sau chú xử lý xử lý 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Tổng 6. Ghi thông tin về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá từng giai đoạn nuôi - Thông tin kiểm tra tăng trƣởng định kỳ: + Ngày kiểm tra. + Số cá kiểm tra. Bảng 6.4. Bảng theo dõi kiểm tra tốc độ sinh trƣởng của cá Số TT g (kg)/con) Biểu hiện trên cá Ghi chú 1 2 3 4 5 6 . 20-30
  84. 83 - Tốc độ sinh trƣởng của cá: + Dựa vào kết quả kiểm tra tính tốc độ sinh trƣởng của cá. + Nhận xét tốc độ sinh trƣởng của cá nhanh hay chậm. - Nguyên nhân - Biện pháp áp dụng cho thời gian nuôi tiếp theo. 7. Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng trong quá trình nuôi - Chất sát khuẩn: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng, tổng lƣợng dùng - Thuốc kháng sinh: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Vitamin, khoáng chất: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Chế phẩm sinh học: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Thảo dƣợc: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng 8. Ghi thông tin về phƣơng pháp xử lý nƣớc thải - Có xử lý hay không. - Phƣơng pháp xử lý. - Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải trƣớc và sau khi thải bằng cảm quan, độ đục, màu nƣớc, hàm lƣợng ôxy. 9. Ghi thông tin về các chi phí trong quá trình nuôi Ghi chép tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất: - Con giống - Thức ăn - Thuốc, hóa chất - Thuê lao động - dầu, xăng 10. Kết luận kết quả nuôi - Ngày thả. - Ngày thu hoạch. - Thời gian nuôi (ngày).