Giáo trình mô đun Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng

pdf 76 trang ngocly 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_su_dung_may_do_sau_do_ca_dung.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG Mã số: MĐ 02 NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dƣới 3 tháng Hà Nội, năm 2011
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định độ sâu, vị trí đàn cá và các chướng ngại vật trên biển là rất quan trọng. Vì vậy hầu như tất cả các tàu đánh cá hoạt động trên biển đều trang bị máy Đo sâu dò cá đứng. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Bài 2: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Koden CVS-106 Bài 3: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FCV-668 Bài 4: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
  4. 3 Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG 6 Bài 1. CÁC BỘ PHẬN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA 6 MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG 6 1. Các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng: 6 2. Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng: 7 Bài 2. SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG CVS – 106 8 1. Giới thiệu chung: 9 1.1. Các thông số kỹ thuật: 9 1.2. Sơ đồ mặt máy: 10 1.3. Tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: 10 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS – 106: 11 2.1. Chuẩn bị máy: 11 2.2. Mở máy, điều chỉnh độ sáng màn hình: 12 2.3. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy: 13 2.4. Đọc màn hình của máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106: 14 2.5. Các chế độ đo sâu của màn hình: 15 2.6. Chọn tốc độ hình ảnh: 16 2.7. Chọn vị trí phóng đại: 18 2.8. Chọn khoảng cách phóng đại: 19 2.9. Chế độ màn hình chữ lớn: 19 2.10. Mở màn hình thực đơn: 20 2.11. Đặt các chế độ báo động: 22 2.12. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: 26 2.13. Tắt máy: 26 2.14. Bảo quản máy đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: 26 Bài 3: SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ FURUNO FVC-668 28 1. Giới thiệu chung: 28 1.1.Các thông số kỹ thuật: 28 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 29 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 31 2.1. Chuẩn bị máy 31 2.2. Mở máy: 32 2.3. Điều chỉnh độ sáng màn hình: 32 2.4. Cách đọc tín hiệu trên máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 33 2.5. Lựa chọn thang đo sâu 34 2.6. Lựa chọn các chế độ màn hình: 36 2.7. Các chế độ báo động của máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 40 2.8. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 43
  6. 5 2.9. Tắt máy: 43 2.10. Bảo quản máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 43 Bài 4. SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG JMC V-8202 46 1. Giới thiệu chung: 46 1.1.Các thông số kỹ thuật: 46 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: 47 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng JMC V-8202: 49 2.1. Chuẩn bị máy: 49 2.2. Mở máy: 50 2.4. Điều chỉnh độ khuếch đại: 50 2.5. Chọn thang đo sâu: 52 2.6. Cách đọc tín hiệu trên máy đo sâu dò cá JMC V-8202: 54 2.7. Các chế độ màn hình của máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202: 54 2.8. Các chế độ báo động của máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 59 2.9. Khử nhiễu: 61 2.10. Khử màu T.HLD 62 2.11. Chức năng vạch đường trắng W.LINE 63 2.12. Điều chỉnh tốc độ chạy của màn hình: 64 2.13. Tắt mở đèn bàn phím 64 2.14. Nhập mớn nước của tàu: 64 2.15. Tắt mở tín hiệu tức thời: 64 2.16. Thay đổi màu nền: 65 2.17. Thay đổi luật màu: 66 2.18. Chức năng mở rộng: 67 2.19. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 69 2.20. Tắt máy: 69 2.21. Bảo quản máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 69
  7. 6 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng; + Trình bày được các chức năng của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Kỹ năng : + Kết nối được máy Đo sâu, dò cá đứng với nguồn và phụ kiện ; + Sử dụng được máy máy Đo sâu, dò cá đứng trong quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản ; + Xử lý được những sự cố thông thường của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. Bài 1. Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Mã bài: MĐ 02- 1 Mục tiêu: - Mô tả được các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng ; - Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng: Máy Đo sâu, dò cá đứng hoạt động dựa vào sự thu phát sóng siêu âm (là sóng âm có tần số rất lớn trên 20KHz). Máy đo sâu dò cá đứng thường có 4 bộ phận chính: - Máy phát: có nhiệm vụ phát ra các xung điện; - Máy thu: có nhiệm vu thu và khuếch đại tín hiệu;
  8. 7 - Anten thu phát: có nhiệm vụ thu, phát các tín hiệu siêu âm; - Bộ chỉ thị: có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu thu nhận thành hình ảnh. 2. Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng: Máy phát phát ra một xung điện, xung này được đưa đến anten thu phát. Anten có nhiệm vụ biến xung điện thành sóng siêu âm . Sóng siêu âm này được truyền xuống đáy biển. Khi gặp chướng ngại vật ( có thể là đàn cá hoặc đáy biển ), tín hiệu sẽ phản xạ trở lại anten. An ten lại biến sóng siêu âm thành các xung điện, các xung này được đưa đến máy thu. Do tín hiệu phản xạ trở về rất yếu nên máy thu làm nhiệm vụ khuyếch đại . Sau đó tín hiệu được đưa đến bộ chỉ thị cho ta hình ảnh của đàn cá hoặc đáy biển. Nếu biết được thời gian từ lúc phát đến lúc nhận được sóng siêu âm. Thì ta có thể biết được khoảng cách từ anten đến vật phản xạ. Khoảng cách đó được xác định như sau: H = C.t / 2 Trong đó: H: độ sâu từ đáy đến vật phản xạ ( m) C: tốc độ truyền sóng âm ( m/s) t: thời gian từ lúc phát đến lúc nhận tín hiệu( s) Đối với những máy dò cá thường có thêm cơ cấu quay và nâng hạ anten.
  9. 8 B. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng. Câu hỏi 2: Trình bày về nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Bài 2. Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106 Mã bài: MĐ 02- 2 Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của máy đo sâu, dò cá CVS -106; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Đo sâu, dò cá CVS -106 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của bài. A. Nội dung: Máy đo sâu, dò cá CVS -106 do hãng KODEN Nhật Bản sản xuất
  10. 9 Máy đo sâu dò cá đứng KODEN CVS-106 1. Giới thiệu chung: 1.1. Các thông số kỹ thuật: - Màn hình màu 6 inches - Chỉ thị 8 màu - Tần số 50,120 hoặc 200 KHz - Công suất phát 200w - Độ sâu lớn nhất có thể đo được 320 m - Nguồn từ 11 – 40 VDC - Công suất của nguồn 25w 1.2. Sơ đồ mặt máy:
  11. 10 KODEN CVS- 106 MODE MENU  GAIN   RANGE   ZOOM POSN  MÀN HÌNH IMAGE ZOOM SPEDD RANGE  UPPER ALARM   LOWER ALARM  BRT EVENT ON POWER OFF Sơ đồ mặt máy KODEN CVS-106 1.3. Tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: - MODE: chọn màn hình thực đơn hay màn hình chữ lớn - MENU: màn hình thực đơn - GAIN: điều chỉnh độ nhạy của máy thu theo 20 mức - RANGE: chọn thang đo độ sâu - ZOOM POSN: chọn vị trí phóng đại - IMAGE: chọn tốc độ hình ảnh theo 5 cấp và dừng ảnh - ZOOM RANGE: chọn khoảng cách phóng đại ( ¼ hay ½) - UPPER ALARM: đặt báo động đáy trên hoặc giới hạn trên của tín hiệu đàn cá - LOWER ALARM: đặt báo động đáy dưới hoặc giới hạn dưới của tín hiệu đàn cá - BRT: điều chỉnh độ sáng màn hình ( theo 10 mức) - EVENT: lưu giữ vị trí hiện tại ( độ sâu đáy, nhiệt độ mặt nước, vị trí tàu) - POWER ON: bật nguồn - POWER OFF: tắt nguồn( ấn và giữ vài giây)
  12. 11 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS – 106: 2.1. Chuẩn bị máy: Máy Đo sâu, dò cá CVS -106 Anten ( bầu dò) và cáp anten Dây nguồn Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý:
  13. 12 - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Đo sâu, dò cá đứng. 2.2. Mở máy, điều chỉnh độ sáng màn hình: -Bước 1: ấn và giữ phím [POWER ON] - Bước 2: điều chỉnh độ sáng màn hình, ấn phím BRT trên màn hình sẽ xuất hiện chữ BRT Điều chỉnh độ sáng
  14. 13 Ta có thể điều chỉnh độ sáng luân phiên với 10 mức sau: 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Sáng Tối 2.3. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy: Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy, ấn phím GAIN về phía hoặc  trên màn hình sẽ xuất hiện chữ GAIN kèm theo số chỉ mức độ khuếch đại. Điều chỉnh độ khuyếch đại
  15. 14 Có 20 mức khuếch đại từ 1-20. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 2.4. Đọc màn hình của máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106: 0 Nhiệt độ nước biển 18.2 C Tốc độ tàu( hải lý/giờ) 12.6 KT Đoạn đường tàu đi 7.4 NM (hải lý) 0 N 21 29.122 0 Vị trí tàu E 107 06.244 64.3 m Dữ kiện nhớ hiện tại 18.50C 0 N 20 12.345 E 106015.265 Độ sâu đáy biển 26.7
  16. 15 2.5. Các chế độ đo sâu của màn hình: 2.5.1. Thang đo được chọn tự động Lúc này trên màn hình xuất hiện chữ: AUTO RANGE Thang này được chọn tự động bằng máy. Khi ở chế độ tự động trên màn hình có chữ AR Chọn thang đo sâu, ấn phím RANGE về phía hoặc  trên màn hình sẽ xuất hiện chữ AUTO RANGE hoặc RANGE + AUTO RANGE: tự động điều chỉnh thang đo độ sâu Màn hình đo sâu tự động 2.5.2. Thang đo sâu thông thường ( tự đặt bằng tay) Có các thang đo sau: 0-5; 0-10; 0-20; 0-40; 0-80; 0160; 0-320. Khi sử dụng thang đo sâu thông thường trên màn hình xuất hiện chữ: RANGE: Điều chỉnh thang độ sâu bằng tay.
  17. 16 Màn hình đo sâu điều chỉnh bằng tay Khi chọn RANGE, ấn phím hoặc  sẽ tăng giảm thang đo sâu cho phù hợp. 5 10 20 40 80 160 320 2.6. Chọn tốc độ hình ảnh: Chọn tốc độ hình ảnh, ấn phím IMAGE SPEED: lúc này trên màn hình xuất hiện chữ IMAGE SPEED và phân số chỉ tốc độ.
  18. 17 Màn hình chọn tốc độ hình ảnh Có 5 mức tốc độ hình ảnh là: STOP; 2/1; 1/1; 1/2; 1/8. 2/1 1/1 1/2 1/4 1/8 STOP Nhanh Chậm
  19. 18 2.7. Chọn vị trí phóng đại: Chọn vị trí phóng đại, ấn phím ZOOM POSN về phía hoặc  sẽ chọn được một trong hai chế độ: + AUTO ZOOM POSN: phóng đại tự động + ZOOM POSN: điều chỉnh chế độ phóng đại bằng tay, ấn phím hoặc  sẽ giảm hoặc tăng độ sâu của vị trí phóng đại.
  20. 19 2.8. Chọn khoảng cách phóng đại: Chọn khoảng cách phóng đại, ấn phím ZOOM RANGE về phía hoặc  sẽ chọn được một trong hai chế độ: chế độ 10 và chế độ 20. Ví dụ ở ở độ sâu là 40 m, nếu chọn 10 thì khoảng cách phóng đại từ 10 m - 20 m, nếu chọn 20 thì khoảng cách phóng đại từ 20m – 40 m. 2.9. Chế độ màn hình chữ lớn: Khi ấn phím MODE tất cả các số liệu của màn hình được thể hiện bằng chữ lớn:
  21. 20 Muốn trở về màn hình ban đầu ta lại ấn tiếp phím MODE. 2.10. Mở màn hình thực đơn: Ấn phím MENU ta sẽ chọn được MENU 1 hoăc MENU 2 luân phiên nhau Khi muốn trở về chế độ dò tìm cá, ấn phím MODE 2.10.1. MENU 1
  22. 21 Giải thích: - INTERFERENCE REJ: loại bỏ nhiễu Có 3 chế độ : tắt, 1 nhiễu yếu, 2 nhiễu mạnh - COLOR REJECTION : chọn các màu hiển thị. Ấn phím RANGE về phía hoặc  để loại trừ những màu hiện tại. Nhiều nhất là 8 màu, ít nhất là một màu. - POSTION DISPLAY: dùng để hiển thị vị trí tàu. Có 3 chế dộ: OFF: tắt; LL: kinh, vĩ độ; LOP: loranC. Ấn phím ZOOM POSN về phía hoặc  để chọn các chế độ cần. - BOAT SPEED DISPLAY: dùng để hiển thị tốc độ tàu theo các đơn vị. Có 4 chế độ: OFF: tắt; KM: ki lô mét/giờ; MPH: dặm/giờ; KT: hải lý/giờ. Muốn chọn đơn vị đo tốc độ ta ấn phím IMAGE SPEED hoặc ZOOM RANGE. - TEMP. DISPLAY: chọn hiển thị nhiệt độ, có 2 chế dộ: 0C: Celsius; 0F: farenheit. - TRIP METER RESET: dùng để đặt tổng số quãng đường ( hải lý) mà tàu đã đi được. Ấn phím LOWER ALARM về phía hoặc  sẽ chọn được NO: không; YES: chọn. Chú ý: đầu tiên quãng đường được đặt ở giá trị 0. - EVENT DATA CLEAR: dùng để xóa các dữ kiện hiện tại. Ấn phím EVENT để chữ YES có màu vàng lúc đó các dữ kiện hiện tại như độ sâu đáy, nhiệt độ nước vị trí tàu trên màn hình sẽ bị xóa bỏ, nếu không muốn xóa ta chọn chữ NO. 2.10.2. MENU 2 Màn hình đang ở chế độ MENU 1, ấn phím MENU ta sẽ được chế độ MENU 2
  23. 22 - ALARM SELECTION: dùng để đặt các chế độ báo động: có 2 chế độ: BOTTOM: chế độ báo động đáy, FISH: chế độ báo động cá. Ấn phím GAIN về phía hoặc  sẽ chọn được chữ BOTTOM hoặc FISH có màu vàng. - FISH ALARM LEVEL: chọn các chế độ màu báo động cá. Ấn phím RANGE về phía hoặc  sẽ chọn được mức độ màu cho báo động cá - FISH ALARM SIZE: chọn độ rộng của báo động cá, ấn phím ZOOM POSN về phía hoặc  sẽ chọn được tín hiệu đàn cá cho báo động cá. - S: dùng cho những đàn cá nhỏ; M: dùng cho những đàn cá trung bình; L: dùng cho những đàn cá lớn. Màn hình phóng đại 2.11. Đặt các chế độ báo động: Máy CVS – 106 có hai chế độ báo động: báo động đáy, báo động cá 2.11.1. Báo động đáy - Bước 1: ấn phím MENU 2 lần để chọn MENU 2 - Bước 2: ấn phím GAIN về phía hoặc  để chọn chữ BOTTOM có màu vàng - Bước 3: ấn phím MODE để trở về màn hình thông thường. a. Đặt báo động đáy trên
  24. 23 - Bước 1: Ấn phím UPPER ALARM về phía hoặc  sẽ chọn được độ sâu báo động đáy trên, lúc này trên màn hình xuất hiện chữ UPPER ALARM ; -Bước 2: ấn phím  lúc này thanh báo động màu trắng xuất hiện ở phía trên bên phải màn hình; - Bước 3: ấn phím hoặc  để chọn độ rộng của thanh báo động; - Bước 4: ấn phím MODE để trở về màn hình thông thường. b. Đặt báo động đáy dưới - Bước 1: ấn phím LOWER ALARM về phía hoặc  sẽ chọn được độ sâu báo động đáy trên, trên màn hình xuất hiện chữ LOWER ALARM; - Bước 2: ấn phím lúc này thanh báo động màu trắng xuất hiện ở phía dưới bên phải màn hình, - Bước 3: ấn phím hoặc  để chọn độ rộng của thanh báo động. Khi hình ảnh của đáy đi ngang qua phía dưới hoặc phía trên độ sâu báo động đã đặt thì máy sẽ phát ra các âm thanh báo động.
  25. 24 2.11.2. Báo động cá - Bước 1: ấn phím MENU 2 lần để chọn MENU 2. - Bước 2: ấn phím GAIN về phía hoặc  để chọn chữ FISH có màu vàng. - Bước 3: ấn phím MODE để trở về màn hình thông thường. - Bước 4: ấn phím LOWER ALARM về phía hoặc  để màn hình xuất hiện chữ FISH ALARM ON; - Bước 5: ấn phím LOWER ALARM  lúc này thanh báo động màu trắng xuất hiện ở phía trên bên phải màn hình - Bước 6: ấn phím  để chọn độ rộng của thanh báo động. - Bước 7: ấn phím UPPER ALARM về phía  để đặt báo động trên Ví dụ đặt báo động trên là 16, dưới là 25 những tín hiệu đàn cá nằm trong khoảng giới hạn độ sâu từ 16m - 25 m thì máy sẽ phát ra các tín hiệu báo động.
  26. 25 Thanh báo động Màn hình báo động cá - Bước 8: muốn tắt chức năng báo động cá ta ấn phím LOWER ALARM về phía đến khi màn hình xuất hiện chữ FISH ALARM OFF
  27. 26 2.12. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: a. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. b. Độ sâu không hiển thị trên màn hình - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo độ sâu phù hợp - Khắc phục: Để thang đo độ sâu ở chế độ tự động (AUTO RANGE), hoặc điều chỉnh phím RANGE về phía  cho đến khi độ sâu hiển thị trên màn hình. c. Tín hiệu đáy và đàn cá hiển thị chưa rõ trên màn hình: - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách ấn phím GAIN về phía 2.13. Tắt máy: Ấn và giữ phím [POWER OFF] 2.14. Bảo quản máy đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten . - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy máy đo sâu, dò cá. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  28. 27 - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 và các phụ kiện Bài tập 2: Thực hành thao tác đo sâu và dò cá trên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác đo sâu và dò cá đượcảtên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106. + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 và các phụ kiện Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106. + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106 và các phụ kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106; - Cách thao tác đo sâu, dò cá trên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106; - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Koden CVS- 106.
  29. 28 Bài 3: Sử dụng máy đo sâu, dò cá FURUNO FVC-668 Mã bài: MĐ 02- 3 Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của máy đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Furuno FVC-668; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung: 1.1.Các thông số kỹ thuật: - Màn hình : 6 inch, 8 màu hiển thị - Tần số phát: 50 KHz hoặc 200 KHz - Công suất phát: 150W - Độ sâu lớn nhất có thể đo: 300m. - Nguồn cung cấp: 11 đến 30VDC.
  30. 29 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 1.2.1. Sơ đồ mặt máy 1.2.2. Tên và chức năng các phím SHIP - Thay đổi độ sâu hiển thị. - Lựa chọn các thông số trên trang MENU BRILL - Phím điều chỉnh độ sáng màn hình AUTO - Phím mở hoặc tắt chế độ tự động. Có 2 chế độ: + AUTO 1: dùng để dò cá. + AUTO 2: dùng để đo sâu. ADVANCE BRILL AUTO - Ấn 2 phím BRILL và AUTO đồng thời sẽ thay đổi được tốc độ hình ảnh (dừng, nhanh, chậm). SIG LEV LELEV
  31. 30 - Dùng để khử những tín hiệu yếu. ALARM - Dùng để lựa chọn các chức năng báo động A-SCOPE - Ấn 2 phím SIG LEV và ALARM đồng thời sẽ được SIG LEV ALARM một phạm vi hiển thị trên ¼ phía phải của màn hình muốn tắt chức năng này ta ấn tiếp 2 phím trên một lần nữa. MAKER - Dùng để thay đổi khoảng cách của vùng ta muốn   hiển thị, cũng dùng để đặt vùng báo động hoặc chọn hệ thống MENU. - Dùng để chọn thang đo sâu của màn hình thông thường ( từ 0-300 m) - Dùng để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu nhận được có 10 mức ( từ 0-10 ) - Núm chức năng dùng để tắt mở nguồn và lựa chọn các chế độ hiển thị của màn hình
  32. 31 Gồm có: + POWER OFF: tắt nguồn + NORM: chế độ màn hình thông thường + M/ Z: chế độ vừa thông thường vừa phóng đại tín hiệu + B/L: chế độ hiển thị đáy + B/Z: chế độ hiển thị phóng đại đáy + GRAPH: chế độ hiển thị các dữ kiện hàng hải + DATA: chế độ hiển thị các dữ liệu + MENU: mở thực đơn 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 2.1. Chuẩn bị máy Máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 Anten ( bầu dò) và cáp anten Dây nguồn
  33. 32 Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Đo sâu, dò cá đứng. 2.2. Mở máy: Mở nguồn bằng cách vặn núm MODE theo chiều thuận kim đồng hồ. Máy sẽ được khởi động cùng với những dữ kiện đã được đặt trước đó. Chú ý: nên để một ít thời gian trễ hiển thị màn hình để sợi đốt của đèn hình được nóng lên. 2.3. Điều chỉnh độ sáng màn hình:
  34. 33 Điều chỉnh độ sáng màn hình bằng cách ấn phím BRILL có 6 mức độ sáng từ 1-6 .nên chọn độ sáng của màn hình phù hợp để kéo dài tuổi thọ của màn hình. 2.4. Cách đọc tín hiệu trên máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668:
  35. 34 Giải thích: + 19.20C: nhiệt độ nước biển + 19.5 KT: tốc độ tàu ( hải lý/giờ) + 340 22.17/ N Vị trí tàu 1350 26.01/ E + 39.6 : độ sâu (m) 2.5. Lựa chọn thang đo sâu - Lựa chọn thang độ sâu hai phương pháp: + Chọn thang đo tự động: ấn phím AUTO, có hai chế độ nhỏ: AUTO 1: chế độ dò cá AUTO 2: chế độ đo sâu + Chế độ điều chỉnh bằng tay: ấn phím RANGE
  36. 35 Màn hình điều chỉnh thang đo bằng tay Có 8 mức, nếu dơn vị là mét(m) thì tương ứng như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 5 10 20 40 80 150 200 300 - Điều chỉnh tốc độ hình ảnh: ấn đồng thời 2 phím BRILL và AUTO sẽ thay đổi được tốc độ hình ảnh theo 7 mức: 1 2 3 4 5 6 7 Dừng 1/8 1/4 1/2 1/1 2/1 2/1max
  37. 36 Màn hình điều chỉnh tốc độ hình ảnh 2.6. Lựa chọn các chế độ màn hình: Máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 có 7 chế độ màn hình, ta có thể chọn một trong các chế độ đó bằng cách xoay núm MODE. 2.6.1. Chế độ NORM Hiển thị chế độ thông thường trên toàn màn hình
  38. 37 2.6.2. Chế độ M/Z: Hiển thị chế độ thông thường ở nửa bên phải của màn hình và hiển thị chế độ phóng đại bên nửa trái của màn hình. 2.6.3. Chế độ B/L: Hiển thị chế độ thông thường ở phía trên 2/3 màn hình và cài đặt khai triển đáy trên 1/3 màn hình ở phía dưới.
  39. 38 2.6.4. Chế độ B/Z: Hiển thị phóng đại đáy ở nửa trái của màn hình và chế độ thông thường bên nửa phải của màn hình. 2.6.5. Chế độ GRAPH: Cung cấp đồ thị và các cửa sổ dữ kiện hàng hải
  40. 39 2.6.6. Chế độ DATA: Cung cấp các dữ kiện như độ sâu, nhiệt độ nước, tốc độ và vị trí tàu trên toàn bộ màn hình. 2.6.7. Chế độ MENU Mở MENU của màn hình.
  41. 40 Giải thích: - NOISE LIMITER: khử tiếng ồn, có 4 chế độ nhỏ: OFF (tắt); 1, 2, 3 - HUE SELECTION: chọn màu, có 7 mức từ 1-7 - GAIN ADJUST: điều chỉnh độ khuếch đại, có 40 mức từ -20 đến + 20 - CLUTER LEVEL: khử nhiễu, có 5 mức ( AUTO, 0, 1, 2, 3) - ZOOM MAKER DISPLAY: hiển thị vùng phóng đại, có 2 chế độ( OFF: tắt; ON: mở) - ALARM ZONE: chọn vùng báo động từ 1- 99 Dùng phím hoặc  để chọn các hệ thống, dùng phím +, - để chọn các chế độ. 2.7. Các chế độ báo động của máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: Máy có hai chế độ báo động: báo động đáy và báo động cá - Ấn phím ALARM trên màn hình sẽ xuất hiện chữ: ALARM OFF 2.7.1. Chế độ báo động đáy: - Ấn tiếp phím ALARM sẽ chọn được chế độ báo động đáy, lúc này trên màn hình xuất hiện chữ BOTTOM ALARM
  42. 41 - Chọn khoảng cách báo động bằng cách xoay núm MODE về chữ MENU, màn hình MENU sẽ xuất hiện: - Dùng phím hoặc  dịch chuyển màu vàng đến chữ ALARM ZONE, sau đó dùng phím + hoặc – để chọn khoảng cách vùng báo động ( +: tăng khoảng cách; - : giảm khoảng cách).2.7.2. Chế độ báo động cá:- Ấn phím ALARM 2 lần trên màn hình sẽ xuất hiện chữ FISH ALARM
  43. 42 - Chọn khoảng cách của vùng báo động: giống cách chọn vùng báo động đáy - Chọn độ sâu của khu vực báo động bằng cách ấn phím hoặc , lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện thanh báo động, nếu cá đi vào khu vực giữa 2 thanh máy sẽ phát ra tín hiệu báo động. Khu vực báo động
  44. 43 2.8. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: 2.8.1. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. 2.8.2. Độ sâu không hiển thị trên màn hình - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo độ sâu phù hợp - Khắc phục: Để thang đo độ sâu ở chế độ tự động (AUTO RANGE), hoặc điều chỉnh núm RANGE thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi độ sâu hiển thị trên màn hình. 2.8.3. Tín hiệu đáy và đàn cá hiển thị chưa rõ trên màn hình - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: Điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm [GAIN] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.9. Tắt máy: Xoay núm [MODE] về vị trí OFF 2.10. Bảo quản máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten . - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy máy đo sâu, dò cá. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668
  45. 44 - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 + An toàn đối với con người, máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 và các phụ kiện Bài tập 2: Thực hành thao tác đo sâu và dò cá trên máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668 - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác đo sâu và dò cá đượcảtên máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668. + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668 và các phụ kiện Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668. + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668 và các phụ kiện
  46. 45 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668; - Cách thao tác đo sâu, dò cá trên máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668; - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá Furuno FVC-668.
  47. 46 Bài 4. Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng JMC V-8202 Mã bài: MĐ 02-4 Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của máy đo sâu, dò cá JMC V- 8202 ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy JMC V- 8202 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng bài học. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung: 1.1.Các thông số kỹ thuật: - Màn hình : 6 inch, 8 màu hiển thị - Tần số phát: 50 KHz hoặc 200 KHz - Công suất phát: 150W - Độ sâu lớn nhất có thể đo: 300m. - Nguồn cung cấp: 11 đến 30VDC. Máy đo sâu, dò cá JMC V- 8202
  48. 47 .2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: 1.2.1. Sơ đồ mặt máy 1.2.2. Tên và chức năng các phím - phím thay đổi các kiểu màn hình - phím mở màn hình thực đơn - phím chọn vùng nước phóng đại - phím thay đổi mức độ phóng đại
  49. 48 phím chọn thang đo sâu phím chỉnh tốc dộ chạy của màn hình phím chọn chức năng tự động phím chọn các chức năng của máy phím chọn các chức năng - phím chấp nhận các số liệu đã nhập - phím chụp ảnh màn hình - phím điều chỉnh độ khuếch đại - phím điều chỉnh độ sáng màn hình
  50. 49 - phím tắt mở nguồn Ngoài ra một số phím trên mặt máy còn có thêm chức năng là phím số như sau: ◀ số 1; số 2; số 3; số 4; Số 5 ▶ Số 6 Số 7 Số 8 Số 9 số 0 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng JMC V-8202: 2.1. Chuẩn bị máy: Máy Đo sâu, dò cá JMC V- 8202 Anten ( bầu dò) và cáp anten
  51. 50 Dây nguồn Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Đo sâu, dò cá đứng. 2.2. Mở máy: Mở máy bằng cách ấn phím POWER 2.3. Điều chỉnh độ sáng màn hình: Bằng cách ấn phím [BRT] mỗi lần ấn phím BRT độ sáng màn hình sẽ thay đổi một mức. Chú ý nên điều chỉnh độ sáng vừa phải để tăng tuổi thọ của màn hình 2.4. Điều chỉnh độ khuếch đại: Máy có chức năng hoàn toàn tự động điều chỉnh dộ khuếch đại GAIN. + Bước 1: Ấn phím [MENU] để vào MENU chính
  52. 51 + Bước 2: Dùng phím để chọn dòng 8: CÀI ĐẶT, Ấn phím [ENT] + Bước 3: Ấn tiếp phím [ENT] vào dòng 1: ĐỘ LỢI TỰ ĐỘNG Lúc này trên màn hình có chữ FULL AUTO + Bước 4:Dùng phím để chọn mức độ tự động khuếch đại, thông thường chọn mức 6, Ấn phím [ENT] + Bước 5: Ấn phím [MODE] để thoát ra - Muốn xem mức độ khuếch đại hiện tại ta làm như sau: + Bước 1: Ấn phím lúc này màn hình xuất hiện: - Muốn chỉnh tăng thêm mức độ khuếch đại của từng tần số 50 hay 200 KHZ thì thực hiện như sau:
  53. 52 + Bước 2: Ấn phím rồi ấn ENT, lúc này màn hình xuất hiện: + Bước 3: Dùng phím để chọn mức tăng độ khuếch đại của nửa màn ◀ hình bên phải, ấn phím ENT +Bước 4: Ấn phím để chuyển sang chỉnh mức tăng độ khuếch đại của nửa màn hình bên trái + Bước 5: Dùng phím để chọn mức tăng độ khuếch đại của nửa màn hình bên trái, ấn phím [ENT]. 2.5. Chọn thang đo sâu: Để máy có thể báo độ sâu, thang đo sâu phải có độ sâu lớn hơn độ sâu hiện tại, máy có 2 chế độ: - Chế độ tự động điều chỉnh thang đo sâu AUTO RANGE Cách chọn chức năng tự động chỉnh thang độ sâu như sau: Ấn và giữ phím cho đến khi trên màn hình xuất hiện chữ: AUTO RNG Ở chức năng này máy sẽ tự động dò tìm và chọn thang đo phù hợp với độ sâu hiện tại. Máy cho phép chọn nhiều đơn vị độ sâu như sau: MT: mét
  54. 53 FM: sải(hệ Anh, 1 FM = 1,8 m) FT: feet ( hệ Mỹ, 1 FT = 0,3 m) Để chọn đơn vị độ sâu ta làm như sau: + Bước 1: Ấn [MENU] để vào MENU chính + Bước 2: Ấn phím để chọn dòng 3: ĐỘ SÂU + Bước 3: Ấn tiếp phím chọn ĐƠN VỊ ĐO SÂU + Bước 4: Chọn loại đơn vị muốn dùng bằng các phím số tương ứng, Ấn phím [ENT] để xác nhận + Bước 5:Ấn phím MODE để thoát ra màn hình dò cá - Chọn thang đo sâu bằng tay như sau: + Bước 1: Ấn phím và giữ cho đến khi trên màn hình xuất hiện chữ M.RNG + Bước 2: Dùng phím để tăng giảm thang đo sâu + Bước 3: Ấn phím để tắt chữ M.RNG
  55. 54 2.6. Cách đọc tín hiệu trên máy đo sâu dò cá JMC V-8202: 2.7. Các chế độ màn hình của máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202: 2.7.1. Chọn mức bắt đầu màn hình Mức bắt đầu màn hình
  56. 55 -Khi muốn bắt đầu màn hình từ một độ sâu nào đó, có thể thay đổi mức bắt đầu màn hình như sau: + Bước 1: Ấn phím đến khi ở bên trên màn hình xuất hiện chữ: M.SFT + Bước 2:Dùng phím để tăng giảm mức bắt đầu + Bước 3: Ấn phím để tắt chữ M.SFT - Máy có chức năng tự động điều chỉnh mức bắt đầu màn hình AUTO SHIFT Ở chức năng này máy sẽ tự động thay đổi mức bắt đầu màn hình khi độ sâu thay đổi để giữ nguyên thang đo sâu. Chức năng này thường được dùng khi muốn liên tục bám đáy mà không muốn thay đổi thang đo sâu. Chọn chức năng tự động AUTO SHIFT như sau: Ấn và giữ phím cho đến khi góc phía trên bên phải màn hình xuất hiện chữ AUTO SHIFT Chú ý: chức năng tự động thay đổi mức bắt đầu màn hình AUTO SHIFT và tự động thay dổi thang đo sâu AUTO RANGE không hoạt động đồng thời cùng một lúc được. 2.7.2. Chọn các kiểu màn hình Để chọn các kiểu màn hình, ấn phím MODE, mỗi lần ấn phím MODE, sẽ thay đổi kiểu màn hình như sau:
  57. 57 a. Màn hình phân chia nửa dò cá bình thường, nửa phóng đại vùng nước lựa chọn - Cách chọn vùng nước phóng đại như sau: + Bước 1: Ấn phím . ở góc trên của màn hình xuất hiện chữ EXP. + Bước 2: Dùng phím để di chuyển dấu mũi tên chọn mức bắt đầu của vùng nước muốn phóng đại. - Thay đổi mức phóng đại như sau: + Bước 1: Ấn phím . Ở góc trên bên phải màn hình xuất hiện chữ SUB.RNG + Bước 2: Dùng phím để thay đổi tỷ lệ phóng đại.
  58. 58 b. Màn hình phân chia nửa dò cá bình thường, nửa phóng đại đáy Thay đổi mức độ phóng đại như sau: - Bước 1: Ấn phím . Ở góc trên bên phải màn hình xuất hiện chữ SUB.RNG - Bước 2: Dùng phím để thay đổi tỷ lệ phóng đại.
  59. 59 c. Màn hình hai tần số 50/200 KHZ. Ấn phím ENT để thay đổi qua lại màn hình 50 và 200 KHZ, thông thường để màn hình 200KHZ ở bên trái. 2.8. Các chế độ báo động của máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 Máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 có hai chế độ báo động: - Báo đông độ sâu - Báo động có cá 2.8.1. Báo động độ sâu a. Đặt độ sâu báo động Ở màn hình dò cá bình thường. - Bước 1: Ấn phím lúc này ở góc trên màn hình xuất hiện chữ ALM DEP. - Bước 2: Dùng phím để chọn độ sâu muốn đặt báo động, Ấn phím [ENT].
  60. 60 b. Đặt báo động độ sâu - Bước 1: Ấn phím MENU vào MENU chính - Bước 2: Ấn phím 2 chọn dòng 2: BÁO ĐỘNG - Bước 3: Ấn phím 1 chọn dòng 1: BÁO ĐỘNG ĐỘ SÂU - Bước 4: Chọn kiểu báo động dùng phím và chọn: 1. CẠN: máy sẽ phát tín hiệu báo động khi độ sâu nhỏ hơn độ sâu báo động. 2. SÂU: máy sẽ phát tín hiệu báo động khi độ sâu lớn hơn độ sâu báo động Ấn phím ENT để xác nhận, - Bước 5: Ấn phím MODE để thoát về màn hình dò cá. 2.8.2. Báo động có cá a. Đặt độ sâu báo động Ở màn hình dò cá bình thường. - Bước 1: Ấn phím lúc này ở góc trên màn hình xuất hiện chữ ALM DEP. - Bước 2: Dùng phím để chọn độ sâu muốn đặt báo động, Ấn phím [ENT]. b. Đặt báo động có cá - Bước 1: Ấn phím MENU vào MENU chính - Bước 2: Ấn phím 2 chọn dòng 2: BÁO ĐỘNG - Bước 3: Ấn phím 1 chọn dòng 2: BÁO CÓ CÁ - Bước 4: Ấn phím 3 chọn dòng 3: CỠ CÁ có 3 cách chọn cỡ cá muốn báo động: 1: NHỎ 2: TRUNG 3: LỚN Sau khi chọn cỡ cá ấn phím ENT để xác nhận. - Bước 5: Ấn phím 4 chọn dòng 4: MẦU CÁ chọn màu cá muốn báo động - Bước 6: Dùng phím để chọn các màu rồi ấn phím ENT để xác nhận. c. Tắt mở báo động cá
  61. 61 - Bước1: Dùng phím để chọn 1: OFF tắt 2: ON mở - Bướic 2: Ấn phím MODE để thoát về màn hình dò cá. Nếu báo động được mở máy sẽ phát tín hiệu báo động khi có cá. 2.9. Khử nhiễu: 2.9.1. Khử nhiễu bề mặt STC Do bọt khí, dòng chảy qua bề mặt của anten( bầu dò) thường gây ra nhiều bề mặt, nó làm cho các tín hiệu cá ở gần không thể phân biệt được với nhiễu. Để khử bớt ảnh hưởng này máy có chức năng khử nhiễu bề mặt STC cách chỉnh và khử nhiễu bề mặt như sau: + Ấn phím FUNC trên màn hình xuất hiện + Bước 1: Dùng phím chọn chữ STC, Ấn phím [ENT] + Bước 2: Dùng phím để tăng giảm mức độ khử nhiễu, Ấn phím [ENT] để chấp nhận số liệu. 2.9.2. Khử nhiễu với các máy dò cá khác + Bước 1: Ấn phím FUNC trên màn hình xuất hiện
  62. 62 + Bước 2: Dùng phím chọn chữ NR. Ấn phím [ENT]. + Bước 3: Dùng phím để tăng giảm mức độ khử, Ấn phím [ENT] để chấp nhận số liệu. Máy có 4 mức độ khử nhiễu như sau: + NR= OFF: tắt + NR = LOW: khử thấp + NR = MID: khử trung bình + NR = HIGH: khử cao 2.10. Khử màu T.HLD + Bước 1: Ấn phím FUNC màn hình xuất hiện
  63. 63 ◀ +Bước 2: Ấn phím + Bước 3: Dùng phím để chọn dòng có chữ T.HOLD, Ấn phím [ENT] + Bước 4: Dùng phím để chọn mức khử màu, Ấn [ENT] để chấp nhận số liệu 2.11. Chức năng vạch đường trắng W.LINE Chức năng này sẽ tách các màu mạnh nhất được chọn trên đáy biển. Chức năng này giúp phân biệt các đàn cá đi sát đáy. Cách làm như sau: + Bước 1: Ấn phím FUNC màn hình xuất hiện ◀ + Bước 2: Ấn phím + Bước 3: Dùng phím chọn dòng có chữ W.LINE, Ấn phím [ENT] + Bước 4: Dùng phím để chọn mức loại màu ở đáy, Ấn phím [ENT] để chấp nhận số liệu.
  64. 64 2.12. Điều chỉnh tốc độ chạy của màn hình: + Bước 1: Ấn phím cửa sổ chính tốc độ chạy màn hình sẽ xuất hiện + Bước 2: Dùng phím để chọn mức tốc độ chạy của màn hình 2.13. Tắt mở đèn bàn phím + Bước 1: Ấn ◀ MENU để vào MENU chính +Bước 2: Ấn phím chọn dòng 5: ĐÈN + Bước 3: Chọn số 1: OFF để tắt, + Chọn số 2: ON để mở , Ấn phím [ENT] để xác nhận 2.14. Nhập mớn nước của tàu: Để máy báo độ sâu chính xác đo từ mặt nước xuống đáy càn phải nhập độ sâu của anten ( bầu dò) vào. Cách nhập như sau: + Bước 1: Ấn MENU để vào MENU chính + Bước 2: Ấn phím số 4 chọn dòng 4: MỚN NƢỚC + Bước 3: Dùng phím để nhập độ sâu của anten, Ấn phím [ENT] để xác nhận + Bước 4: Ấn phím MODE để thoát ra 2.15. Tắt mở tín hiệu tức thời: + Bước 1: Ấn MENU để vào MENU chính + Bước 2: Ấn phím số 1 chọn dòng 1: CHỈ BÁO
  65. 65 + Bước 3: Ấn phím số 3 chọn dòng 3: TÍN HIỆU TỨC THỜI + Bước 4: Dùng phím để chọn 1: OFF tắt; 2: ON mở, Ấn phím [ENT] để xác nhận + Bước 5: Ấn phím MODE để thoát ra 2.16. Thay đổi màu nền: + Bước 1: Ấn phím lúc này màn hình xuát hiện: ◀ + Bước 2: Ấn phím
  66. 66 + Bước 3: Dùng phím chọn dòng có chữ BG.COLOR, Ấn phím [ENT] + Bước 4: Dùng phím để chọn màu nền, Ấn phím [ENT] + Bước 5: Ấn phím MODE để thoát ra. 2.17. Thay đổi luật màu: + Bước 1: Ấn phím lúc này màn hình xuất hiện: ◀ + Bước 2: Ấn phím + Bước 3: Dùng phím chọn dòng có chữ ECO.COLOR, Ấn phím [ENT] + Bước 4: Dùng phím để chọn luật màu tín hiệu, Ấn phím [ENT] + Bước 5: Ấn phím MODE để thoát ra.
  67. 67 2.18. Chức năng mở rộng: Máy có chức năng mở rộng, dùng để mở rộng thêm nhiều chức năng khác khi ta đã sử dụng thành thạo các chức năng thông thường. Cách mở như sau: + Bước 1: Ấn phím MENU để vào MENU chính + Bước 2: Ấn phím số để chọn dòng 7: KIỂU HÌNH + Bước 3: Dùng phím chọn dòng 2: MỞ RỘNG, Ấn phím [ENT] + Bước 4: Dùng phím để chọn 1: OFF tắt; 2: ON mở, Ấn phím [ENT] để xác nhận + Bước 5: Ấn phím MODE để thoát ra Sau mở chức năng mở rộng máy sẽ có thêm một số chức năng sau: * Ấn và giữ phím màn hình sẽ được chia đôi
  68. 68 Ta có thể chỉnh các thông số khác nhau ở hai màn hình Ví dụ: chỉnh màu nền khác nhau, chỉnh luật màu khác nhau, chỉnh mức độ khuếch đại khác nhau Cách chỉnh giống như ở trên, tuy nhiên khi ấn phím sẽ xuất hiện hai cửa sổ, muốn sang cửa sổ bên trái để chỉnh các chức năng của màn hình phụ thì ấn phím ◀ muốn sang cửa sổ bên phải để chỉnh cấc chức năng của màn hình bình thường, thì ấn phím ▶. Ấn và giữ phím để quay về màn hình bình thường * Ấn và giữ phím màn hình sẽ được chia đôi
  69. 69 Màn hình bên phải đã được chọn tốc độ chạy nhanh Cách chỉnh các thông số khác cũng giống như ở trên. 2.19. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 a. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. b. Độ sâu không hiển thị trên màn hình - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo độ sâu phù hợp - Khắc phục: Để thang đo độ sâu ở chế độ tự động (AUTO RANGE), hoặc điều chỉnh núm RANGE thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi độ sâu hiển thị trên màn hình. c. Tín hiệu đáy và đàn cá hiển thị chưa rõ trên màn hình - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.20. Tắt máy: Muốn tắt máy ta ấn và giữ phím POWER 2.21. Bảo quản máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten . - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy máy đo sâu, dò cá.
  70. 70 B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Đo sâu , dò cá JMC V - 8202 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá JMC V - 8202 - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202 + An toàn đối với con người, máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202 và các phụ kiện Bài tập 2: Thực hành thao tác đo sâu và dò cá trên máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Đo sâu , dò cá JMC V - 8202 - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Làm được thao tác đo sâu và dò cá trên máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202 + An toàn đối với con người, máy Đo sâu, dò cá JMC V – 8202 và các phụ kiện Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu , dò cá JMC V - 8202 + An toàn đối với con người, máy Đo sâu , dò cá JMC V - 8202 và các phụ kiện
  71. 71 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Đo sâu, dò cá JMC V – 8202; - Thao tác đo sâu, dò cá trên máy Đo sâu, dò cá JMC V - 8202; - Đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Đo sâu, dò cá JMC V – 8202 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện sau mô đun 02 trong chương trình dạy nghề : « Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá ». - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tinh tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng; + Trình bày được các chức năng của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Kỹ năng : + Kết nối được máy Đo sâu, dò cá đứng với nguồn và phụ kiện ; + Sử dụng được máy máy Đo sâu, dò cá đứng trong quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản ; + Xử lý được những sự cố thông thường của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. III. Nội dung chính của mô đun:\ Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra MĐ02-01 Các bộ phận và nguyên lý hoạt Xưởng động của máy Tích hợp thực 5 4 1 Đo sâu, dò cá hành đứng
  72. 72 Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra MĐ 02-02 Sử dụng máy Đo Xưởng 20 4 15 1 sâu, dò cá Koden Tích hợp thực CVS-106 hành MĐ 02-03 Sử dụng máy Đo Xưởng 20 4 15 1 sâu, dò cá Tích hợp thực Furuno FCV-668 hành MĐ 02-04 Sử dụng máy Đo Xưởng 14 3 10 1 sâu, dò cá JMC Tích hợp thực V-8202 hành Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 63 15 40 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Phải có xưởng thực hành và có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho bài tập. - Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một Ra đa hàng hải - Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Tiêu chuẩn thực hiện: làm được các yêu cầu của bài tập V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Nêu được các bộ phận và Lắng nghe và đối chiếu với nội dung nguyên lý hoạt động của máy Đo đã giảng sâu, dò cá đứng
  73. 73 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy đo sâu, dò cá đứng Koden thao tác của học viên trên máy đo sâu, CVS-106 dò cá đứng Koden CVS-106 để đánh giá - Thao tác đo sâu, dò cá được trên mức độ đạt được của học viên. máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS-106 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS-106 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy đo sâu, dò cá đứng Furuno thao tác của học viên trên máy đo sâu, FCV-668 dò cá đứng Furuno FCV-668 để đánh - Thao tác đo sâu, dò cá được trên giá mức độ đạt được của học viên. máy Đo sâu, dò cá đứng Furuno FCV-668 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu, dò cá đứng Furuno FCV-668 5.4. Bài 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy đo sâu, dò cá đứng JMC V- thao tác của học viên trên máy Đo sâu, 8202 dò cá đứng JMC V-8202 để đánh giá - Thao tác đo sâu, dò cá được trên mức độ đạt được của học viên. máy Đo sâu, dò cá đứng JMC V-
  74. 74 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 8202 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Đo sâu, dò cá đứng JMC V-8202 VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình điện và vô tuyến điện hàng hải. Trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc, 2001. - Các tài liệu hướng dẫn sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng có liên quan.
  75. 75 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Văn Khoát - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Trần Thế Phiệt - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Nguyễn Quý Thạc, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng - Ông Lê Trung Kiên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Hàn Nam Bộ - Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh - Ông Nguyễn Văn Lung - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.