Giáo trình Kỹ thuật cho tôm đẻ - Bài 3: Nuôi vỗ tái phát dục

pdf 24 trang ngocly 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật cho tôm đẻ - Bài 3: Nuôi vỗ tái phát dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_cho_tom_de_bai_3_nuoi_vo_tai_phat_duc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật cho tôm đẻ - Bài 3: Nuôi vỗ tái phát dục

  1. 43 Bài 3. NUÔI VỖ TÁI PHÁT DỤC Mã bài: MĐ 04-03 Sau khi đẻ 1-2 giờ, tôm cái đƣợc vớt ra khỏi bể đẻ, kiểm tra thelycum và buồng trứng, xử lý và nuôi tái phát dục trong bể nuôi vỗ thành thục. Loại bỏ tôm có theycum bị tổn thƣơng. Trong quá trình nuôi tái phát dục, tôm chƣa cắt mắt sẽ đƣợc cắt mắt, tôm không còn tinh nang trong thelycum hoặc tôm lột xác sẽ đƣợc cấy tinh. Sau 4-7 ngày nuôi tái phát dục, tôm cái có thể đẻ tiếp. Tuy nhiên, để chất lƣợng con giống tốt, tôm cái chỉ nên cho đẻ tối đa 3 lần. Mục tiêu: • Thực hiện đƣợc nuôi tái phát dục tôm cái. • Thực hiện đƣợc cấy tinh cho tôm cái. A. Nội dung 1. Kiểm tra, xử lý tôm cái 1.1. Kiểm tra tôm • Vớt tôm cái ra khỏi bể đẻ bằng vợt sau khi đẻ khoảng 1-2 giờ. • Quan sát buồng trứng và thelycum của tôm dƣới nguồn sáng: Không nhìn thấy buồng trứng ở mặt lƣng của phần thân:Tôm đẻ tốt. Nhìn thấy buồng trứng đứt đoạn ở mặt lƣng của phần thân:Tôm ngừng đẻ, đẻ không hết trứng do tôm bị sốc vì môi trƣờng nƣớc không thích hợp, tiếng động, ánh sáng tác động đột ngột.
  2. 44 Thelycum phồng, có dạng hạt gạo trắng đục bên trong: Còn tinh nang trong thelycum. Thelycum lõm, không có dạng hạt gạo trắng đục bên trong: Không còn tinh nang trong thelycum. Thelycum sậm màu hay có vết đen: Thelycum bị tổn thƣơng. Hình 4.3.1. Kiểm tra túi chứa tinh của tôm cái 1.2. Xử lý • Loại bỏ tôm cái có thelycum sậm màu hay có vết đen. • Tôm cái đã đẻ: Tắm formol 50ppm trong khoảng 10-15 phút cho tôm cái đẻ tốt hay còn trứng, thelycum còn hay hết tinh nang (Tắm trong thau chứa 10 lít nƣớc biển đã xử lý sát trùng và 0,5ml formol, có sục khí). Chuyển tôm cái đã đƣợc xử lý bằng formol vào bể nuôi vỗ thành thục để nuôi tái phát dục. • Xử lý tôm cái không đẻ: Vớt tôm cái không đẻ ra khỏi bể đẻ lúc gần sáng, đƣa về bể nuôi vỗ thành thục, kiểm tra để xác định nguyên nhân tôm không đẻ. Nếu do xác định sai thời điểm tôm đẻ, tôm bị sốc bởi môi trƣờng bể đẻ (chất lƣợng nƣớc không thích hợp, tác động của ánh sáng, âm thanh ) thì tiếp tục cho ăn, chăm sóc bình thƣờng, chuẩn bị lại bể đẻ và chuyển tôm cái vào bể đẻ vào buổi chiều hay vào ngày hôm sau. Tôm cái không đẻ do phát sinh bệnh (thân chuyển màu đỏ, bỏ ăn, hoạt động yếu) đƣợc chuyển sang bể khác để điều trị, chăm sóc riêng hoặc bị loại bỏ. Ghi nhớ: Đƣa tôm cái đẻ tốt hoặc ngừng đẻ do bị tác động khi đang đẻ vào bể nuôi vỗ thành thục để nuôi tiếp. Loại bỏ tôm bệnh hoặc có túi chứa tinh bị đen.
  3. 45 2. Nuôi tái phát dục tôm cái 2.1. Cho ăn và chăm sóc Cho tôm cái nuôi tái phát dục ăn cũng đƣợc thực hiện nhƣ nuôi vỗ thành thục tôm chƣa đẻ. (Mục 2. Cho tôm ăn, bài Nuôi vỗ thành thục của mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục). Sau 4-7 ngày nuôi, thực hiện cắt mắt đối với tôm cái đã đẻ nhƣng chƣa đƣợc cắt mắt, là tôm thành thục tự nhiên ngoài biển - buồng trứng đạt giai đoạn IV - đƣợc đƣa vào bể đẻ ngay sau khi đƣợc đánh bắt, đƣa về trại giống, chƣa qua nuôi trong bể nuôi vỗ. (Mục 3. Cắt mắt tôm, bài Nuôi vỗ thành thục của mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục). Với tôm cái không còn tinh nang trong thelycum do hoạt động đẻ trƣớc đó hoặc do lột xác mà không giao vĩ với tôm đực trong điều kiện nhân tạo của bể nuôi vỗ thì đƣợc thực hiện cấy tinh sau khi tôm lột xác khoảng 24 giờ, vỏ còn mềm. 2.2. Quản lý môi trường bể nuôi Nuôi tái phát dục tôm cáiđã đẻ đƣợc thực hiện trong bể nuôi vỗ thành thục tôm chƣa đẻ nên việc quản lý môi trƣờng bể nuôi tái phát dục cũng chính là việc quản lý môi trƣờng bể nuôi vỗ thành thục. (Mục 4. Quản lý môi trƣờng nƣớc bể nuôi, bài Nuôi vỗ thành thục của mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục). Ghi nhớ: Nuôi tái phát dục tôm cái nhƣ nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ. 3. Cấy tinh Cấy (ghép) tinh cho tôm cái là việc ngƣời nuôi lấy tinh nang của tôm sú đực đã thành thục cho vào thelycum của tôm cái khi tôm không thực hiện giao vĩ trong điều kiện bể nuôi vỗ.
  4. 46 Tôm cái đƣợc cấy tinh là tôm không còn tinh nang trong thelycum do đã đẻ nhiều lần hoặc do lột xác, tinh nang theo lớp vỏ cũ tách khỏi cơ thể tôm cái. Thời điểm: Sau khi tôm cái lột xác khoảng 24 giờ, thelycum và vỏ còn mềm. Cấy tinh lúc tôm cái cứng vỏ, tỷ lệ thành công thấp hơn do khó đƣa Hình 4.3.2. Thelycum tôm sú vừa lột xác tinh nang qua khe giữa thelycum đã (đầu que chỉ vào khe giữa nắp thelycum) cứng. 3.1. Lấy tinh tôm đực 3.1.1. Dụng cụ - Kẹp y tế (pince) thẳng hoặc cong - Tăm tre với đầu đƣợc vót không quá nhọn hoặc que tre (nhựa) láng, mỏng, dẹp, rộng 1-2mm, đầu tròn. - Găng tay nhựa mỏng Kẹp Tăm nhọn Găng tay - Đĩa thủy tinh Đƣờng kính 60-100mm Đĩa thủy tinh
  5. 47 - Khăn lông mềm Kích thƣớc 30-50cm Khăn lông - Ống nhựa có đƣờng kính 30- 40mm đƣợc vát ½ dọc chiều dài ống hoặc một phần ống Ống dùng để giữ, hạn chế tôm giẫy dụa. Ống nhựa giữ tôm Hình 4.3.3. Một số dụng cụ cấy tinh tôm sú 3.1.2. Chọn và xử lý tôm đực Tôm đực đƣợc nuôi vỗ thành thục trong bể nuôi vỗ hoặc thành thục tự nhiên (đánh bắt từ biển hoặc thu từ các đầm nuôi quảng canh). Tôm đực có khối lƣợng không dƣới 120g/con, tinh nang đã thành thục (màu trắng sữa) lộ ra ngoài qua lỗ thoát tinh. nằm ở gốc đôi chân ngực (chân bò) 5. Tinh nang có hình hạt gạo. Tinh nang sắp thành thục có màu trắng trong. Hình 4.3.4. Hình dạng tinh nang tôm sú
  6. 48 Tinh nang thành thục (chín) có màu trắng sữa (trắng đục) Hình 4.3.5. Tinh nang tôm sú đã chín Tôm đực thành thục ngoài tự nhiên phải đƣợc tắm bằng formol 50ppm khoảng 10-15 phút để loại bỏ mầm bệnh. 3.1.3. Lấy tinh nang - Bọc tôm đực bằng khăn lông mềm, ẩm. Bọc tôm đực bằng khăn - Ép vào gốc chân ngực 5 bằng các ngón tay để tinh nang thoát ra ngoài. Ép ngón tay vào gốc chân ngực 5 của tôm
  7. 49 - Ép mạnh tiếp tục để tinh nang thoát hoàn toàn ra khỏi lỗ thoát tinh. Tinh nang thoát ra khỏi lỗ thoát tinh - Gắp hạt tinh nang ra ngoài bằng kẹp đã sát trùng. Gắp tinh nang bằng kẹp - Đặt hạt tinh nang vào đĩa thủy tinh. Đặt tinh nang vào đĩa
  8. 50 - Ép các phần phụ của tinh nang ra khỏi lỗ thoát tinh bằng tay Ép các phần phụ của tinh nang ra - Dùng kẹp chuyển khối phần phụ này ra khỏi cơ thể tôm. Chuyển khối phần phụ ra khỏi tôm - Dùng tay tiếp tục ép tinh nang ở gốc chân ngực 5 còn lại theo trình tự nhƣ trên. Ép lấy tinh nang còn lại Hình 4.3.6. Các bước lấy tinh nang của tôm đực
  9. 51 Ngoài ra, có thể lấy tinh nang ra khỏi tôm đực bằng cách: - Dùng pin hoặc ắc quy để tạo ra dòng điện 6-8V kích thích vào gốc đôi chân ngực 5 của tôm đực. - Tách rời chân ngực 5 tôm đực bằng dao mổ để lấy tinh nang. Loại bỏ phần thịt và cơ dính theo tinh nang trƣớc khi cấy tinh. 3.2. Cấy tinh cho tôm cái - Bắt tôm cái ra khỏi bể Bắt tôm cái - Bọc tôm cái trong khăn mềm, ẩm. Bọc tôm cái bằng khăn
  10. 52 - Đặt tôm cái vào ống nhựa Đặt tôm cái vào ống nhựa - Bọc khăn mềm, ẩm quanh ống nhựa để cố định và giữ ẩm cho tôm cái. Quấn khăn quanh ống nhựa - Chỉnh khăn bọc quanh ống nhựa để lộ thelycum của tôm cái ra. Chỉnh khăn
  11. 53 - Gắp hạt tinh nang bằng kẹp Gắp tinh nang - Đặt hạt tinh nang ngay trên vị trí khe giữa 2 nắp thelycum. Đặt tinh nang tại thelycum - Đẩy nhẹ hạt tinh nang vào trong một bên của thelycum bằng que tre (nhựa) hay tăm tre. Cho tinh nang vào thelycum
  12. 54 - Thoa nhẹ thelycum bằng ngón tay để giúp hạt tinh nang đƣợc đƣa vào sâu hơn trong thelycum. Thoa nhẹ thelycum - Cấy tiếp hạt tinh nang thứ hai vào trong bên còn lại của thelycum theo trình tự nhƣ trên. Cấy tinh nang còn lại vào thelycum - Mở khăn, thả tôm vào bể nuôi vỗ thành thục trở lại. - Thực hiện toàn bộ thao tác cấy tinh trong thời gian 3-5 phút. Mở khăn, thả tôm vào bể Hình 4.3.7. Các bước thực hiện cấy tinh cho tôm cái
  13. 55 3.3. Kiểm tra tôm cái sau cấy tinh Kiểm tra tôm cái sau khi cấy tinh 24 giờ. Dùng vợt vớt tôm cái ra cho vào thau chứa nƣớc trong bể nuôi vỗ. Lật nhẹ nhàng để tôm ngửa trong thau, thelycum hƣớng về phía ngƣời kiểm tra. Quan sát thelycum bằng mắt thƣờng với ánh sáng tự nhiên. Nếu thelycum hơi phồng lên và có màu trắng sữa là cấy tinh thành công. Nếu thelycum lõm, không có dạng hạt gạo bên trong, có thể tinh nang bị rớt ra khỏi thelycum. Cần cấy tinh lại nếu vỏ tôm cái còn mềm. Thelycum chuyển màu đen có thể do cấy tinh nang còn non và bị vi khuẩn phân hủy sau khi cấy tinh làm tôm bị nhiễm khuẩn, cần loại bỏ. 3.4. Kiểm tra sự phát triển của buồng trứng Kiểm tra sự phát triển của buồng trứng tôm cái nuôi tái phát dục đƣợc thực hiện hàng ngày nhƣ với tôm cái nuôi vỗ thành thục (Mục 1.2.2. Kiểm tra tôm mẹ nuôi vỗ thành thục hoặc tái phát dục trong bể). Ghi nhớ: Cấy tinh cho tôm cái khi tôm không còn tinh nang trong túi chứa tinh, thực hiện khi tôm cái lột xác xong, vỏ còn mềm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ tái phát dục tôm sú cái trong bể nuôi vỗ thành thục. 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 4.3.1. Kiểm tra và xử lý tôm cái sau khi đẻ Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việckiểm tra và xử lý tôm cái sau khi đẻ. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú cái sau khi đẻ 01 con + Vợt tôm mẹ 01 cái + Đèn pin 01 cái
  14. 56 + Thau nhựa 40-60cm 01 cái Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc: + Vớt tôm cái ra khỏi bể đẻ, thả ra thau. + Kiểm tra buồng trứng bằng mắt thƣờng từ mặt lƣng với nguồn sáng đèn pin chiếu từ mặt bụng. + Kiểm tra túi chứa tinh: độ lồi lõm, tinh nang trong túi chứa tinh. + Xác định biện pháp xử lý tôm cái dựa theo tình trạng buồng trứng và túi chứa tinh. Thời gian hoàn thành: 2 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Tôm cái đƣợc xử lý đúng tình trạng đẻ trứng. 2.2. Bài thực hành4.3.2. Cấy tinh cho tôm cái Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việccấy tinh cho tôm cái. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú cái sau lột xác 12-24 giờ 01 con + Tôm sú đực có tinh nang thành thục 01 con + Vợt tôm mẹ 01 cái + Khăn lông mềm 2-3 cái + Đĩa thủy tinh 01 cái + Ống nhựa giữ tôm 01 cái + Kẹp y tế 01 cái + Que nhựa hoặc que tăm mỏng 01 cái + Găng tay 02 cặp + Thau nhựa 40-60cm 01 cái Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
  15. 57 Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc Chọn và xử lý tôm đực, Lấy tinh nang, Cấy tinh cho tôm cái, Kiểm tra tôm cái sau cấy tinh đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 3. Cấy tinh. Bƣớc Kiểm tra tôm cái sau cấy tinh đƣợc thực hiện vào ngày hôm sau. Thời gian hoàn thành: 6 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Tôm cái đƣợc cấy tinh khỏe mạnh, túi chứa tinh không chuyển đen và có túi tinh bên trong. 2.3. Bài thực hành 4.3.3. Cho ăn và thay nƣớc bể nuôi tôm tái phát dục Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việccho tôm ăn và thay nƣớcđúng kỹ thuật Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 1 bể + Nghêu, sò, mực 1 kg/loại + Tôm, cua, ốc mƣợn hồn 1 kg/loại + Dao, thớt, thau 1 cái/loại + Dây sục khí 1-2 dây + Vợt vớt thức ăn thừa 1 cái + Nhiệt kế 1 cái + Khúc xạ kế hoặc tỷ trọng kế 1 cái + Formol 100ml + Nƣớc sạch Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc + Pha dung dịch formol 100ppm + Xử lý các loại thức ăn cho tôm + Cho tôm ăn + Thay nƣớc bể ƣơng Thời gian hoàn thành: 4 giờ
  16. 58 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Các loại thức ăn đƣợc xử lý đúng kỹ thuật. Bể đƣợc thay nƣớc đúng kỹ thuật Tôm hoạt động bình thƣờng sau khi cho ăn, thay nƣớc. C. Ghi nhớ Nuôi tái phát dục tôm cái sau khi đẻ trong bể nuôi vỗ thành thục. Cấy tinh cho tôm cái không còn tinh nang trong thelycum sau khi tôm cái lột xác khoảng 24 giờ, vỏ mềm.
  17. 59 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính chất của mô đun • Vị trí: Mô đun Cho tôm đẻ là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống tôm sú; đƣợc giảng dạy sau các mô đun Xây dựng trại sản xuất giống, Chuẩn bị sản xuất giống,Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục và học trƣớc các mô đun Ƣơng nuôi ấu trùng, Phòng trị bệnh ấu trùng tôm, Thu hoạch và tiêu thụ tôm giống. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. • Tính chất: Mô đun Cho tôm đẻlà mô đun chuyên môn nghề đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cho tôm sú mẹđẻ và nuôi tái phát dục,đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là trƣớc hoặc trong mùa vụ nuôi tôm sú thƣơng phẩm ở địa phƣơng. II. Mục tiêu • Kiến thức: + Trình bày đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật, phƣơng pháp kiểm tra tôm sú mẹ lên đẻ. + Trình bày đƣợc kỹ thuật cho tôm sú mẹ đẻ. + Trình bày đƣợc phƣơng pháp cấy tinh cho tôm sú mẹ. • Kỹ năng: + Bố trí đƣợc bể đẻ phù hợp với điều kiện môi trƣờng tôm sú mẹ đẻ. + Chọn đƣợc tôm sú mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đƣa vào bể đẻ. + Đánh giá đƣợc hoạt động đẻ trứng của tôm mẹ. + Quản lý đƣợc quá trình ấp trứng tôm trong bể đẻ. + Thực hiện đƣợc nuôi tái phát dục và cấy tinh cho tôm mẹ. • Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc.
  18. 60 III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Mã Tên bài bài Địa điểm bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* MĐ Chuẩn bị bể cho Tích Lớp học, 12 2 10 04-01 tôm đẻ hợp trại giống MĐ Chọn tôm cho đẻ Tích Lớp học, 12 2 8 2 04-02 và quản lý bể đẻ hợp trại giống MĐ Nuôi vỗ tái phát Tích Lớp học, 20 4 14 2 04-03 dục hợp trại giống Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 48 8 32 8 *Ghi chú:Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hƣớng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 4.1.1.Vệ sinh, sát trùng bể đẻ bằng xi măng hoặc composite đã sử dụng - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quan sát học viên thực hiện và đánh - Tính và pha chlorine đúng nồng độ giá theo lƣợng nƣớc trong bể (nếu thực hiện sát trùng bể bằng chlorine). - Phun formol cho ƣớt đều thành bể(nếu thực hiện sát trùng bể bằng
  19. 61 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá chlorine). Tiêu chí 2: Thực hiện vệ sinh bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo các bƣớc đƣợc hƣớng dẫn. giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.2. Đánh giá bài thực hành 4.1.2. Xử lý, vệ sinh, sát trùng bể đẻ bằng xi măng chƣa sử dụng hoặc bể tu sửa lại - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH nƣớc trong bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo hƣớng dẫn và thời gian đo. giá Tiêu chí 2: Thực hiện vệ sinh bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo các bƣớc đƣợc hƣớng dẫn. giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.3. Đánh giá bài thực hành 4.1.3. Bố trí và cấp nƣớc vào bể đẻ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học.
  20. 62 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quan sát dây sục khí, bạt bố trí - Dây sục khí đƣợc bố trí đều trong bể. trong bể và đánh giá - Bạt đƣợc trải ngay ngắn, che kín bể Tiêu chí 2: Tính và pha EDTA đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh nồng độ theo lƣợng nƣớc trong bể. giá Tiêu chí 3: Lƣợng nƣớc cấp vào bể Quan sát học viên thực hiện, đo đúng yêu cầu lƣợng nƣớc trong bể và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.4. Đánh giá bài thực hành 4.2.1. Chọn tôm mẹ nuôi vỗ thành thụclên đẻ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn đƣợc tôm mẹ đạt Quan sát tôm mẹ và đánh giá đƣợc các yêu cầu về: - Ngoại hình - Trạng thái hoạt động - Cơ quan sinh sản Tiêu chí 2: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện và đánh kiểm tra theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời
  21. 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành gian hoàn thành bài tập. đúng thời gian 4.5.Đánh giá bài thực hành 4.2.2. Tính số lƣợng trứng tôm đẻ và tỷ lệ trứng phát triển bình thƣờng - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thu mẫu trứng và đếm đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo hƣớng dẫn, đại diện cho trứng trong giá. bể. Tiêu chí 2: Làm tiêu bản mẫu trứng đúng Quan sát học viên thực hiện, tiêu bản theo hƣớng dẫn, đủ số trứng trên tiêu bản, và đánh giá. không có bọt khí. Tiêu chí 3: Sử dụng kính hiển vi đúng Quan sát học viên thực hiện, kiểm tra hƣớng dẫn, quan sát đƣợc mẫu vật kính hiển vi và đánh giá. Tiêu chí 4: Tính lƣợng trứng đẻ, tỷ lệ Đánh giá kết quả trên bài báo cáo của trứng phát triển bình thƣờng các cá nhân trong nhóm. Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.6. Đánh giá bài thực hành 4.3.1. Kiểm tra và xử lý tôm cái sau khi đẻ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học.
  22. 64 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định đƣợc tình trạng Quan sát tôm cái và đánh giá buồng trứng và thelycum tôm cái. Tiêu chí 2: Xử lý tôm cái Đánh giábáo cáo của học viên Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.7. Đánh giá bài thực hành 4.3.2.Cấy tinh cho tôm cái - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn tôm đực thành thục Quan sát tôm đực và đánh giá. Tiêu chí 2: Lấy tinh nang Quan sát học viên thực hiện, quan sát tinh nang và đánh giá. Tiêu chí 3: Cấy tinh cho tôm cái Quan sát học viên thực hiện và đánh giá. Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.8. Bài thực hành 4.3.3.Cho ăn và thay nƣớc bể nuôi tôm tái phát dục - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học.
  23. 65 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính và pha dung dịch formol Quan sát học viên thực hiện và đánh đúng nồng độ giá Tiêu chí 2: Thức ăn tƣơi tốt, đƣợc xử lý Quan sát học viên thực hiện và đánh đúng theo hƣớng dẫn, sạch giá chất lƣợng sản phẩm Tiêu chí 3: Đo nhiệt độ và độ mặn của Quan sát học viên thực hiện và đánh nƣớc trong bể và nguồn nƣớc thay đúng giá theo hƣớng dẫn. Tiêu chí 4: Lƣợng nƣớc thay và cấp vào Quan sát học viên thực hiện, lƣợng bể từ 25-30%. nƣớc trong bể và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. V. Tài liệu tham khảo • Nguyễn Văn Chung, 2004. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. • Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM. • Trần Minh Anh, 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. • Vũ Thế Trụ, 1995. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM.
  24. 66 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt – Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó Trƣởng phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Lê Hải Sơn – Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản. 4. Các ủy viên: • Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản. • Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản • Ông Ngô Thế Anh, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng thủy sản • ng Đoàn Văn Chƣơng, Trƣởng phòng Công ty TNHH SX giống thủy sản Minh Phú – Ninh Thuận. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 08 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: ng Lê Văn Thắng, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: ng Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: • Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ • Bà Huỳnh Thi Thu Hà, Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản • Ông Trần Văn Đời, Trƣởng ban điều hành Tổ hợp tác nuôi thủy sản tỉnh Bến Tre./.