Giáo trình mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh

pdf 50 trang ngocly 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_quan_ly_cham_soc_va_phong_benh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh

  1. BỘ NÔNGB NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ, CHĂM SÓC VÀ PHÕNG BỆNH MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI TU HÀI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh đoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Tu hài là một trong những đối tượng nuôi biển giàu tiềm năng bởi có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon bổ dưỡng và được thi trường hết sức ưa chuộng. Trên thê giới, tu hài hay còn được gọi là con vòi voi được nghiên cứu phát triển và nuôi ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc Tại Việt Nam, tu hài đã được nghiên cứu phát triển và sản xuất con giống bởi Viện nghiên cứu NTTS 1 trong hơn 10 năm. Đến nay, nghề nuôi tu hài đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, thu hút hàng vạn nhân lực tham gia vào nghề nuôi tu hài từ dịch vụ, sản xuất giống, ương nuôi giống cấp 2 đến nuôi và buôn bán tu hài thương phẩm. Thực hiện chủ trương của nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo và đào tạo nghề cho nông dân, đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người đân, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh trong chương trình nghề Ƣơng giống và nuôi tu hài cho trình độ sơ cấp nghề. Giáo trình Mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm: - Nguyên tắc của việc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh - Vệ sinh lồng ương giống cấp 2 - Ngăn chặn địch hại - Kiểm tra tỉ lệ sống ương giống cấp 2 - Kiểm tra tăng trưởng - Kiểm tra tỉ lệ sống nuôi thương phẩm - San thưa Để hoàn thành giáo trình mô đun này. Nhóm biên soạn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ rất nhiều của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, Trường trung
  4. 3 cấp thủy sản 2, các chuyên gia Viện nghiên cứu NTTS 2, các nhà quản lý tại địa phương. Thông qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức, cá nhân trên. Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện biên soạn còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn nhóm biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự lượng thứ của bạn đọc. Những phản hồi và góp ý kiến phê bình, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: ThS Lê Văn Thắng 2. Thành viên: ThS Nguyễn Văn Tuấn 3. Thành viên: ThS Cao Xuân Dũng 4. Thành viên: ThS Nguyễn Thị Quỳnh
  5. 4 Mục lục Đề mục Nội dung Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 Bài mở đầu 8 Bài 1: Nguyên tắc của chăm sóc, quản lý và phòng bệnh 9 Giới thiệu: 9 Mục tiêu: 9 A. Nội dung: 9 1. Nguyên tắc của chăm sóc 9 2. Nguyên tắc của công tác quản lý môi trường 9 3. Nguyên tắc phòng bệnh 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 11 C Ghi nhớ: 11 Bài 2: Vệ sinh lồng ương giống cấp 2 12 Giới thiệu: 12 Mục tiêu: 12 A. Nội dung: 12 1. Đưa lồng lên trên mặt nước 12 2. Loại bỏ sinh vật bám 13 3. Thả lại lồng giống 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 14 C Ghi nhớ: 14 Bài 3: Ngăn chặn địch hại 15 Giới thiệu: 15 Mục tiêu: 15 A. Nội dung: 15 1. Kiểm tra khuôn nuôi 15 2. Kiểm tra lồng nuôi 16 3. Gia cố lồng khuôn nuôi 17 4. Loại bỏ sinh vật bám
  6. 5 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 17 C Ghi nhớ: 18 Bài 4: Kiểm tra tỉ lệ sống ương giống cấp 2 19 Giới thiệu: 19 Mục tiêu: 19 A. Nội dung: 19 1. Chuẩn bị thu mẫu 19 2. Kiểm tra lỗ mặt lồng 19 3. Kiểm tra bằng phương pháp sàng lọc tu hài 20 4. Thả lại lồng 21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 22 C Ghi nhớ: 22 Bài 5. Kiểm tra sinh trưởng 23 Giới thiệu: 23 Mục tiêu: 23 A. Nội dung: 23 1. Thu mẫu 23 2. Kiểm tra vân sinh trưởng 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 25 C Ghi nhớ: 25 Bài 6: Kiểm tra tỉ lệ sống nuôi thương phẩm 26 Giới thiệu: 26 Mục tiêu: 26 A. Nội dung: 26 1. Thu mẫu 26 2. Kiểm tra lỗ mặt lồng 29 3. Kiểm tra tỉ lệ sống bằng phương pháp sàng tu hài 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 30 C Ghi nhớ: 31 Bài 7: San thưa tu hài giống 32 Giới thiệu: 32 Mục tiêu: 32
  7. 6 A. Nội dung: 32 1. Xác định thời gian san 32 2. Xác định mật độ thả 32 3. Chuẩn bị lồng để san 33 4 Thu giống tu hài 33 5 Thả giống tu hài 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 35 C Ghi nhớ: 35 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 36 I. Vị trí tính chất của mô đun 36 II Mục tiêu mô đun 36 III Nội dung chính của mô đun 36 IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 37 V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 47
  8. 7 MÔ ĐUN CHĂM SÓC, QUẢN LÝ VÀ PHÕNG BỆNH Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu: Mô đun Chăm sóc, quản lý và phòng bệnh là một trong 05 mô đun của nghề Ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Mô đun cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học tu hài, về quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho tu hài giống và nuôi bãi triều. Mô đun Chăm sóc, quản lý và phòng bệnh được giảng dạy tích hợp giữ lý thuyết và thực hành. Nội dung chính của mô đun: Giáo trình này là quyển 03 trong số 05 mô đun của chương trình đào tạo nghề “Ương giống và nuôi tu hài” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 08 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Phƣơng pháp học tập của mô đun: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các trang trại nuôi tu hài trên bãi triều. Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề. Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: - Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun + Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ - Chi tiết về các yêu cầu đánh giá kết quả học t ập + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng.
  9. 8 Bài 1: Nguyên tắc của việc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh Giới thiệu: Bài này cung cấp các thông tin về các nguyên tắc của việc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh động vật thủy sản nói chung. Từ các nguyên tắc chung đó, người học có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế về kỹ thuật trong Chăm sóc, quản lý và phòng trừ bệnh dịch cho tu hài. Mục tiêu: - Nêu được nguyên tắc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản. - Cơ sở để học các bài tiếp theo thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh A. Nội dung: 1. Nguyên tắc trong việc chăm sóc tu hài. Để làm tăng năng suất nuôi, cần thiết phải làm tăng số lượng thức ăn. Điều này có thể thực hiện bằng cách cải thiện điều kiện để tăng năng suất thực vật phu du, chúng sẽ lần lượt làm tăng năng suất của các loài sinh vật làm thức ăn tự nhiên khác. Thông thường, cần thiết cung cấp dinh dưỡng vô cơ nào đó ở dạng phân chuồng hoặc phân bón hóa học để làm tăng sự sinh trưởng của thực vật phù du. Dĩ nhiên trong nuôi thủy sản, thức ăn chế biến cung cấp cho ao nuôi thường có chuổi thức ăn ngắn. Hơn nữa, thức ăn chế biến cho năng suất cao hơn so với bón phân, nhưng cho ăn thức ăn chế biến không làm thay đổi sự phụ thuộc của nuôi thủy sản với thực vật. Thức ăn nuôi thủy sản thường được chế biến từ sản phẩm của thực vật hoặc từ sản phẩm của động vật được chuyển hóa từ thực vật trên cơ sở chuỗi thức ăn. Tu hài là loài mang tấm, ăn lọc, chủ động xi phông đưa nước và các sinh vật phù du vào xoang màng áo, thức ăn được lọc qua mang đưa vào xúc biện, vào miệng, thực quản, dạ dày và được tiêu hoá, phần còn lại được tống qua hậu môn. Thức ăn chủ yếu là khuê tảo: 64 loài – 39 giống, trong đó phổ biến là các loài: Pleurosigma, Coscinodiscas, Nitzchia, Navicula, Cychotella Trong giai đoạn ấu trùng chủ yếu ăn các loài tảo đơn bào nhỏ bé dưới 5m. Như vậy điều quan trọng hơn cả đối với tu hài là chọn vùng nuôi dầu dinh dưỡng, thông thoáng, trao đổi nước tốt để từ đó cung cấp thức ăn và môi trường tốt tạo điều kiện cho tu hài sinh trưởng và phát triển. Tu hài sinh trưởng rất nhanh trong điều kiện môi trường phù hợp. Thời gian từ giống đến cỡ có thể thu hoạch từ 01 năm trở lên. 2. Quản lý môi trường nuôi Trong tự nhiên tu hài sống vùi mình dưới đáy cát có pha các mảnh vụn vỏ nhuyễn thể. Môi trường sống có độ mặn từ 25‰ trở lên, đặc biệt nơi có độ
  10. 9 mặn ổn định 28 – 32‰. Độ trong của nước rất cao. Khi thuỷ triều ròng mặt bãi vẫn còn ngập nước 20 – 40cm. Chất đáy: Chất đáy thích hợp cho tu hài cư trú là những vùng biển có đáy là cát, sỏi và các mảng vụn vỏ sò, vỏ hầu hà, không thấy có ở những vùng đáy thuần cát hoặc đáy bùn cát. Tu hài đào hang vùi mình sâu trong lớp cát sỏi, dùng vòi xi phông để trao đổi chất với bên ngoài. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C, sinh sản vào thời gian môi trường nước có nhiệt độ là: 24 – 260C. Độ mặn: Độ mặn thích hợp từ 25 - 30‰ ở những vùng có độ mặn thấp chịu ảnh hưởng của nước ngọt cửa sông đều không thấy có tu hài phân bố. Vì các đặc tính sinh học trên mà tu hài chỉ thấy phân bố ở những vùng biển khá xa bờ, chân các đảo mà chất đáy là cát sỏi, pha các mảnh vụn vỏ sò, hầu: như vùng Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen , không thấy có ở vùng ven bờ. 3. Nguyên tắc phòng bệnh Động vật thủy sản nói chung, tu hài nói riêng sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống như gia súc trên cạn. Mỗi khi động vật thủy sản bệnh, không thể tính theo từng con mà phải tính theo cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều; ngoài ra, các loại thuốc chữa bệnh cho động vật thủy sản thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng cho những ao có diện tích nhỏ, còn các thủy vực có diện tích mặt nước lớn không áp dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong động vật thủy sản thường phải trộn vào thức ăn, những lúc bị bệnh động vật thủy sản không ăn hoặc ăn rất kém nên dù có sử dụng thuốc tốt cũng sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho động vật thủy sản có thể tiêu diệt nguồn gốc bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ, đặc biệt những con khỏe mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy, các nhà nuôi trồng thủy sản luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho động vật thủy sản lên hàng đầu hay nói một cách khác “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Tu hài là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế hiện nay. Tuy nhiên việc nghiên cứu về bệnh trên đối tượng này còn rất hạn chế. Chính vì vậy công tác phòng bệnh cho tu hài cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp sau: Chọn nơi nuôi có điều kiện môi trường phù hợp và ổn định với tu hài, quản lý chăm sóc trong quá trình nuôi. Tăng cường sức đề kháng cho tu hài. Tiêu diệt nguồn gốc bệnh cho tu hài bằng cách tiêu diệt những loài mang mầm bệnh trong nơi nuôi trước khi thả và loại bỏ mầm bệnh trước khi thả.
  11. 10 Môi trường nước nuôi Không đủ dinh dưỡng, bị ô nhiễm hoặc bị nhiễm hóa chất độc, vi tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khuẩn và vi rút Động vật thủy sản bị ĐVTS nhiễm bệnh: sốc: là một trong năm Nguyên nhân nguyên nhân làm làm cho động do vận chuyển từ các ĐVTS trở lên mẫn vật thủy sản bị cơ sở giống đã bị cảm với các bệnh do nhiễm bệnh ký sinh trùng, vi nhiễm bệnh khuẩn và vi rút ĐVTS bị xây xát do Mật độ thả quá cao: mật va chạm hoặc bị vật độ thả quá cao sẽ gây cứng làm ĐVTS bị thiếu oxy tích tụ nhiều trầy xước chất thải Sơ đồ mô tả các yếu tố làm cho ĐVTS bị mắc bệnh B. Câu hỏi: - Nêu giới hạn thích ứng của tu hài với môi trường? - Trinhf bày nguyên tắc chăm sóc và phòng bệnh? C. Ghi nhớ: - Khả năng thích ứng với môi trường - Tính ăn và tăng trưởng - Phòng bệnh cho tu hài là chính
  12. 11 Bài 2: Vệ sinh lồng ƣơng giống cấp 2 Giới thiệu: Vệ sinh lồng ương giống cấp 2 là khâu kỹ thuật quan trong trong ương giống tu hài cấp 2. Nhằm làm cho lồng ương sạch sẽ, nước lưu thông tốt, nhờ đó tu hài giống lấy được chất dinh dưỡng tốt hơn, giống sinh trưởng và phát triển nhanh hơn và nâng cao tỉ lệ sống trong ương giống tu hài. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp vệ sinh lồng ương giống - Vệ sinh lồng, lưới sạch sẽ và loại bỏ sinh vật bám - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Đưa lồng lên trên mặt nước Sau 7-10 ngày ương, lồng tu hài giống thường được vệ sinh 1 lần. Trước tiên, ta dùng tay nhấc lồng ương lên trên mặt nước và đặt lồng ương lên các thanh tre ngang. Thao tác nhấc lên cần nhe ̣nhàng , tránh làm sô lệch cát trong lồng ương. Hình 3-1a: Đưalồng lên mặt nước
  13. 12 2. Vệ sinh lồng lưới Quan sát lồng ương giống tu hài giống, dùng bàn trải nhựa trà lần lươṭ lên trên mặt lưới và bốn sung quanh lồng. Quá trình trà hết sức nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng đến khối cát và tu hài dưới cát. Hình 3-1b: Trà mặt lồng ương tu hài. 3. Loại bỏ sinh vật bám Nhằm loaị bỏ sinh vâṭ gây haị , hay caṇ h tranh thứ c ăn bám trên lồng , măṭ lưới hay trên măṭ cát trong khay ương . Các bước thực hiện như sau: - Dùng tay nhặt hay loại bỏ các con sinh vật bám sung quanh lồng - Quan sát bên trong lồng để phát hiêṇ các sinh sinh vật bám như hầu, hà, con nắp bia, - Tháo lưới che mặt lồng, nhặt và loại bỏ các sinh vật bám trên (nếu có ) - Lắp lưới mặt lồng lại và điều chỉnh cho lưới mặt lồng được căng . 4. Thả lại lồng giống Được thực hiện sau khi đa ̃ hoàn thành khâu vê ̣sinh lồng lưới . Quá trình thả cần nhẹ nhàng tránh cát bề mặt và tu hài bị bung lên và thoát ra khỏi lồng ương. Các bước thưc̣ hiêṇ như sau:
  14. 13 - Kiểm tra và điều chỉnh dây treo cho cân đối. - Nhẹ nhàng nhấc lồng ương tu hài và từ từ thả xuống măṭ nước. - Đợi 3-5 giây cho nước chẩy ng ập mặt cát và từ từ thả lồng ương xuống đô ̣sâu xác điṇ h . Hình 3-2: Thả lại lồng ương giống tu hài B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu phương pháp vệ sinh lồng lưới ương tu hài cấp 2? + Điṇ h kỳ vê ̣sinh lồng lưới như thế nào ? + Tại sao lồng giống ương tu hài phải thả từ từ? - Bài tập thực hành + Bài 1. Vệ sinh lồng ương giống cấp 2 C. Ghi nhớ: - Phương pháp vệ sinh lồng ương giống cấp 2
  15. 14 Bài 3: Ngăn chặn địch hại Giới thiệu: Ngăn chặn địch hại nhằm mục đích phòng, chống sự sâm nhập của dịch hại tu hài. Từ đó nâng cao tỉ lệ sống và năng suất nuôi tu hài. Mục tiêu: - Trình bày phương pháp ngăn chặn địch hại - Kiểm tra lồng, khuôn nuôi và gia cố lồng, khuôn nuôi đúng kỹ thuật - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Kiểm tra khuôn nuôi Kiểm tra khuôn nuôi được tiến hành thường xuyên, đinh kỳ 1-2 tuần/lần. Thời điểm kiểm tra vào lúc triều kiệt nhất và mực nước khuôn nuôi là thấp nhất hoặc khuôn nuôi nhô lên trên mặt nước. Hình 3-3: Kiểm tra khuôn nuôi
  16. 15 Các bước kiểm tra như sau: - Xác định thời điểm thủy triều kiệt nhất . - Chuẩn bi ̣duṇ g cu ̣như thuyền , bè mảng , áo bơi, kim chỉ khâu , dây buôc̣ , lưới măṭ khuôn, dao, kéo, - Đi lần lươṭ từ ng khuôn nuôi để kiểm tra và phát hiêṇ các hỏng hóc : + Hàng rào bao khuôn nuôi bị đổ + Lưới che mặt khuôn bị bung, rách, + Măṭ cát trong khuôn bi ̣bung hay hao huṭ . + Cọc hàng rào lỏng lẻo, - Kiểm tra lỗ măṭ khuôn để ước lươṇ g tỉ lê ̣sống của tu hài . Nhẹ nhàng bới vài điểm để quan sát sinh trưởng của tu hài . - Kịp thời khắc phục các hỏng hóc . 2. Kiểm tra lồng nuôi Kiểm tra lồng nuôi được tiến hành thường xuyên theo định kỳ 1-2 tuần. Tương tự khuôn lồng, thời điểm kiểm tra lồng nuôi vào lúc triều kiệt nhất và mực nước nơi đặt lồng nuôi là thấp nhất. Kiểm tra lồng nuôi thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện những hỏng hóc xảy ra đối với lồng nuôi như lưới che mặt lồng bị bung, rách, cát trong lồng bị mất, có hay không sự sâm nhập của địch hại như cá đuối, hầu, hà, con nắp bia, . Hình 3-4: Nhấc lồng để kiểm tra.
  17. 16 Các bước kiểm tra như sau: - Chuẩn bị bè mảng, áo lặn, lưới che măṭ lồng , kim chỉ khâu , dây buôc̣ , bàn trải, . - Nhấc lồng tu hài lên trên mặt nước và đặt vào bè mảng. - Kiểm tra kỹ mặt lưới, mặt cát trong lồng, - Thực hiện quá trình gia cố, vệ sinh cần thiết trước khi chuyển lồng về vị trí cũ. Quá trình chuyển lồng cần làm nhẹ nhàng để tránh cát và tu hài bung ra ngoài. - Kiểm tra lần lượt ở nhiều góc và điểm khác nhau để đảm bảo quá trình kiểm tra đươc̣ chính xác và lồng nuôi được an toàn. 3. Gia cố lồng khuôn nuôi 3.1 Gia cố lồng nuôi Nhằm kịp thời khắc phụ sự cố đối với lồng nuôi. Khi kiểm tra phát hiện lưới mặt lồng thủng, rách chúng ta phải tiến hành vá lại hoặc thay lưới mặt lồng. Kiểm tra, gút chặt lại lưới mặt lồng sộc sệch, lỏng lẻo. Với lồng tu hài bị mất cát nhiều (≥50%), không lên đổ thêm cát vào lồng mà tiến hành thu lọc như thu giống cấp 2, thay cát mới và cấy lại tu hài. 3.2 Gia cố khuôn nuôi Nhằm kịp thời khắc phục sự cố khuôn nuôi. Với lưới mặt khuôn bị thủng, rách cần tiết hành vá lại. Kiểm tra gia cố lại mặt khuôn sộc sêch hay trùng xuống đảm bảo mặt lưới mặt khuôn luôn được căng và chắc chắn. 4. Loại bỏ sinh vật bám Trong quá trình kiểm tra lồng và khuôn nuôi thì chúng ta tiến hành loại bỏ sinh vật bám: - Với lồng nuôi: Dùng bàn chải hay các thanh sắt dạng mỏng loại bỏ hầu hà bám ngoài lồng nuôi. Ngoài ra, cần loại bỏ hàu, hà, nhuyễn thể không mong muôn khác, con nắp bia, trong lồng nuôi. - Với khuôn nuôi: nhặt và loại bỏ hầu hà bám trên mặt lồng lưới, thành trong và ngoài của các miếng bê tông và trên mặt cát trong khuôn nuôi.
  18. 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu phương pháp kiểm tra lồng và khuôn nuôi? + Gia cố lồng và khuôn nuôi như thế nào? + Phương pháp loại bỏ sinh vật bám lồng và khuôn nuôi tu hài? - Bài tập thực hành Bài 1. Kiểm tra và gia cố lồng nuôi Bài 2. Kiểm tra và gia cố khuôn nuôi. C. Ghi nhớ: - Phương pháp kiểm tra lồng và khuôn nuôi; - Phương pháp gia cố lồng nuôi; - Phương pháp gia cố khuôn nuôi.
  19. 18 Bài 4: Kiểm tra tỉ lệ sống ƣơng giống cấp 2 Giới thiệu: Nhằm lắm bắt được tỉ lệ sống của tu hài trong quá trình ương giống cấp 2. Làm cơ sở cho việc san thưa lồng, tính toán và chuẩn bị nguyên vật liệu, lồng nuôi hay bán giống sau này. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp đánh giá tỉ lệ sống thông qua kiểm tra lỗ mặt lồng và phương pháp tính tỉ lệ sống - Tính tỉ lệ sống đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Chuẩn bị thu mẫu Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: - 02 đôi gang tay vải - 01 sổ ghi chép - 01 lưới lọc: 20 mắt/cm2 - Xô, chậu, thau, - Bảng tính 2. Kiểm tra lỗ mặt lồng Hình 3-5: Kiểm tra lỗ mặt lồng ương tu hài.
  20. 19 Đây là phương pháp ước lượng tỉ lệ sống. Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác. Cách làm như sau: - Nhẹ nhàng nhấc lồng lên khỏi mặt nước và đặt lồng lên trên. Quá trình nhấc cần đảm bảo cát mặt lồng không bị sáo trộn. - Kiểm tra kỹ mặt lồng - Đánh giá: Nếu mặt lồng xuất hiện nhiều các lỗ nhỏ 1-3mm, các lỗ xuất hiện đều khắp mặt lồng và dầy chứng tỏ tỉ lệ sống của tu hài ương là cao và ngược lại lỗ xuất hiện thưa và ít thi tỉ lệ sống của tu hài rất thấp. - Kiểm tra nhiều lồng ở nhiều địa điểm khác nhau để kết quả đánh giá được chính xác. 3. Kiểm tra bằng phương pháp sàng lọc tu hài Đây là phương pháp xác định chính xác tỉ lệ số ng của tu hài trong các giai đoạn ương khác nhau. Phương pháp kiểm tra này được tiến hành như sau: - Nhấc lồng nuôi lên khỏ i mặt nước và đặt ở vị trí có mặt bằng thuận tiện cho thao tác. - Múc đầy chậu nước 40-50L, đặt lưới lọc trên miệng thau và nhấc lồng lên đặt lên 1 bên thành của mặt thau sao cho lồng ương nghiêng phía thau (Hình 3-6). Hình 3-6: Đổ tu hài xuống lưới lọc
  21. 20 - Dội nước biển từ tù cho cát và tu hài chảy vào lưới đặt trong thau đến khi cát trong lồng gần hết thì đổ cả vào lưới. - Dùng tay nâng đáy lưới lên xuống trong thau cho cát nhanh ra. Quá trình làm phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ vỏ tu hài giống (Hình 3-8). - Chuyển tu hài sang 01 thau sạch nước và đếm số lượng. - Làm lặp lại 03 lần với các lồng ở vị trí khác nhau để tính chính xác tỉ lệ sống của tu hài. Hình 3-7: Biện pháp loại bỏ cát trong sàng 4. Thả lại lồng Tu hài thu được sau quá trình kiểm tra tỉ lệ sống cần phải được cấy và thả lại giống. Các bước tương tư ̣ như xuống giống tu hài cấp 1 như sau: - Chuẩn bị lồng nuôi với cát mới. - Buộc lồng xuống dưới mặt nước 10-15 cm. - Dùng bát nhẹ nhàng múc tu hài giống, nhấc lồng tu hài lên trên mặt nước và đổ đều trên mặt lồng - Thả từ từ xuống vị trí cách mặt nước 10-15 cm, lưu ý tránh để tu hài bung lên và chảy mất khỏi lồng.
  22. 21 - Để 15-20 phút khi tu hài đã xuống đáy hết thì tiến hành thả lồng xuống vị trí trước cách mặt nước 50-70 cm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu phương pháp kiểm tra lỗ mặt lồng? + Nêu phương pháp kiểm tra thông qua sàng lọc giống tu hài? - Bài tập thực hành Bài 1. Kiểm tra lỗ mặt lồng nuôi Bài 2. Kiểm tra tỉ lệ sống thông qua sàng lọc giống tu hài C. Ghi nhớ: - Các phương pháp kiểm tra tỉ lệ sống tu hài.
  23. 22 Bài 5: Kiểm tra sinh trƣởng Giới thiệu: Nhằm đánh giá chính xác quá trình sinh trưởng và phát triển của tu hài nuôi trong lồng trên bãi hay nuôi trong khuôn trên bãi triều. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp kiểm tra sinh trưởng - Thực hiện thu mẫu, kiểm tra cảm quan và kiểm tra tăng trưởng đúng kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Thu mẫu 1.1 Chuẩn bị dụng cụ Gồm các dụng cụ sau: - Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 - Bè mảng: 01 chiếc - Áo lặn: 01 chiếc - 01 cân 0.5 kg - Xô, chậu, gang tay, ca múc nước, thước chia độ - Sổ ghi chép 1.2 Thu mẫu. Nuôi lồng trên bãi: - Thu mâũ vào thời gian nước kiêṭ nhất . - Nhẹ nhàng nhấc lồng nuôi lên ở 03 vị trí khác nhau và đưa lên bè mảng. - Tháo lưới mặt lồng - Dùng ca múc nước và sối nhẹ nhàng lên trên mặt cát cho đến khi tu hài lộ ra khỏi mặt cát. - Nhặt lấy 30 con ở 03 lồng khác nhau và chuyển vào 01 chậu thau có sẵn 4-5 lít nước biển. Nuôi khuôn trên bãi: - Kiểm tra vào thời gian nước kiệt nhất.
  24. 23 - Mở lưới mặt lồng ở nhiều điểm khác nhau. - Dùng khau hót nhẹ nhàng lách theo dọc tấm bê tông cạnh xườn và múc đầy khau cát. - Đổ khau cát sang lưới lọc được đặt trong thau hoặc trong nước biển ở nơi có thể đứng được. - Sàng nhẹ nhàng cho cát lọt ra ngoài - Thu tu hài vào 01 thau chứa nước biển sạch với số lượng tối thiểu 30 con. 2. Kiểm tra vân sinh trưởng Nhặt lần lượt từng con tu hài lên và quan sát vân sinh trưởng. Vân sinh trưởng thưa và đều chứng tỏ tu hài phát triển tốt. Vân sinh trưởng dày thì tu hài thường chậm lớn. Chúng ta cần phải xem xét và phân tích lại xem nguyên nhân nào tu hài chậm lớn: Công tác vệ sinh lồng, nuôi quá dày, nguồn nước nghèo dinh dưỡng, từ đó đề ra biện pháp xử lý phù hợp. Hình 3-8: Quan sát gờ sinh trưởng tu hài.
  25. 24 3. Kiểm tra sinh trưởng Kiểm tra sinh trưởng tu hài định kỳ 2-3 tuần nuôi. Cân khối lượng và do chiều dài tối thiểu của 30 con tu hài. Ghi chép lại số liệu vừa do và tính toán khối lượng trung bình và chiều dài trung bình. Hình 3-9: Đo chiều dài tu hài B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu phương pháp thu mẫu tu hài? + Nêu phương pháp đánh giá qua vân sinh trưởng? + Phương pháp kiểm tra sinh trưởng tu hài? - Bài tập thực hành Bài 1. Lấy mẫu tu hài Bài 2. Kiểm tra sinh trưởng tu hài C. Ghi nhớ: - Phương pháp thu mẫu; - Phương pháp kiểm tra sinh trưởng;
  26. 25 Bài 6: Kiểm tra tỉ lệ sống nuôi thƣơng phẩm Giới thiệu: Kiểm tra tỉ lê ̣sống là khâu kỹ thuâṭ quan troṇ g để theo dõi tỉ lê ̣sống của tu hài nuôi thương phẩm . Giúp cho người nuôi đánh giá được chính xác tỉ lệ sống của tu hài trong xuốt quá trình nuôi , đưa ra các quyết điṇ h mang t ính kỹ thuâṭ kip̣ thời . Từ đó, nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất và sản lượng tu hài nuôi trên bãi triều. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp lấy mẫu, kiểm tra tỉ lệ sống - Thực hiện thu mẫu và kiểm tra tỉ lệ sống đảm bảo kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Thu mẫu 1.1 Chuẩn bị dụng cụ Gồm các dụng cụ sau: - Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2
  27. 26 - Bè mảng: 01 chiếc - Áo, kính lặn: 01 bộ
  28. 27 - Xô, chậu, gang tay, ca múc nước - Máy tính - Sổ ghi chép 1.2 Thu mẫu.
  29. 28 Nuôi lồng trên bãi: - Nhấc lồng nuôi ở 03 vị trí khác nhau, đưa lên khỏi mặt nước và đặt lồng lên trên bè mảng. - Múc đầy chậu nước 40-50L, đặt lưới lọc trên miệng thau và nhấc lồng lên đặt lên 1 bên thành của mặt thau sao cho lồng ương nghiêng phía thau. - Dội nước biển từ tù cho cát và tu hài chảy vào lưới đặt trong thau đến khi cát trong lồng gần hết thì đổ cả vào lưới. - Dùng tay nâng đáy lưới lên xuống trong thau cho cát nhanh ra. Quá trình làm phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ vỏ tu hài. - Chuyển tu hài sang 01 thau sạch nước và để riêng rẽ tu hài từng lồng khác nhau. Nuôi khuôn trên bãi: - Kiểm tra vào thời gian nước kiệt nhất. - Mở lưới mặt lồng ở hai điểm khác nhau dại diện cho vùng gần bờ và xa bờ. - Dùng khau hot nhẹ nhàng lách theo dọc tấm bê tông cạnh xườn và múc đầy khau cát. Múc toàn bộ cát trên diện tích 0.25m2 - Đổ khau cát sang lưới lọc được đặt trong thau hoặc trong nước biển ở nơi có thể đứng được. - Sàng nhẹ nhàng cho cát lọt ra ngoài - Thu tu hài vào 01 thau chứa nước biển sạch và để riêng rẽ tu hài thu được ở từng khuôn lồng khác nhau. 2. Kiểm tra lỗ mặt lồng Tu hài nuôi trong lồng trên bãi: Đây là phương pháp ước lượng tỉ lệ sống. Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người nuôi trồng . Cách làm như sau: - Nhẹ nhàng nhấc lồng lên khỏi mặt nước và đặt lồng lên trên. Quá trình nhấc cần đảm bảo cát mặt lồng không bị sáo trộn. - Kiểm tra kỹ mặt lồng - Đánh giá: Nếu mặt lồng xuất hiện nhiều các lỗ nhỏ 1-3mm, các lỗ xuất hiện đều khắp mặt lồng và dầy chứng tỏ tỉ lệ sống của tu hài là cao và ngược lại lỗ xuất hiện thưa và ít thì tỉ lệ sống của tu hài rất thấp.
  30. 29 - Kiểm tra nhiều lồng ở nhiều địa điểm khác nhau để kết quả đánh giá được chính xác. Hình 3-10: Kiểm tra mặt lồng Nuôi tu hài trong khuôn trên bãi: Chỉ làm được vào thời gian con nước kiệt nhất và mặt cát khuôn nuôi nhô ra khỏi mặt nước. Cách làm như sau: - Đợi thủy triều kiệt nhất và xuống kiểm tra khuôn lồng. - Kiểm tra kỹ mặt khuôn lồng - Đánh giá: Nếu mặt khuôn lồng xuất hiện nhiều các lỗ nhỏ 1-3mm, các lỗ xuất hiện đều khắp khuôn lồng và dầy chứng tỏ tỉ lệ sống của tu hài là cao và ngược lại lỗ xuất hiện thưa và ít thi tỉ lệ sống của tu hài rất thấp. 3. Kiểm tra tỉ lệ sống bằng phương pháp sàng tu hài - Định kỹ kiểm tra tỉ lệ sống của tu hài sau 3-4 tuần nuôi. - Thu mẫu trong khuôn và trong lồng theo phương pháp trên. - Tiến hành đếm số lượng tu hài trong từng lồng, hay từng khuôn lồng khác nhau. - Ghi chép lại số tiệu và tính toán tỉ lệ sống. - Thả lại giống trên khuôn nuôi hay đóng lồng với cát mới để thả lại tu hài nuôi trong lồng trên bãi.
  31. 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Phương pháp thu mẫu nuôi lồng trên bãi triều và trong nuôi khuôn trên bãi triều? + Phương pháp đánh giá thông qua lỗ mặt lồng và mặt khuôn? + Phương pháp đánh giá tỉ lệ sống qua sàng tu hài - Bài tập thực hành Bài 1. Thu mẫu giống tu hài trong lồng trên bãi Bài 2, Thu mẫu giống tu hài trong khuôn nuôi. Bài 3. Đánh giá tỉ lệ sống qua sàng tu hài C. Ghi nhớ: - Phương pháp thu mẫu. - Phương pháp đánh giá thông qua lỗ mặt lồng và mặt khuôn - Phương pháp đánh giá tỉ lệ sống qua sàng tu hài
  32. 31 Bài 7: San thƣa Giới thiệu: Nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho sinh trưởng và phát triển của tu hài giống. Đồng thời tiết kiệm lồng ương trong giai đoạn đầu của ương giống lên cấp 2. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp san thưa giống tu hài - Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, phân cỡ giống, san thưa đúng kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ương nuôi A. Nội dung: 1. Xác định thời gian san Trong ương giống tu hài lên cấp 2 khi mật độ thả cao (≥600 con/lồng có kích thước 40x30x25 mm) và đạt tỉ lệ sống cao thì sau thời gian ương từ 1-1,5 tháng tu hài giống đạt kích cỡ 1,2-1,5 cm thì ta có thể tiến hành san thưa lồng. 2. Xác định mật độ thả Mật độ san thưa phụ thuộc vào kích thước giống. Khi giống đạt 1,2-1,5 cm, ta có thể san với mật độ 250-280 con/lồng (Kích thước 40 x 30 x25 mm). Hình 3-11: Lồng san thưa tu hài
  33. 32 3. Chuẩn bị lồng để san Làm tương tu như chuẩn bị ương tu hài giống lên giống cấp 2. Các bước thực hiện như sau: - Chuẩn bị lồng có kích thước 40 x 30 x25 mm - Cắt miếng lưới (số mặt là 40 mắt/cm2) có kích thước phù hợp với lồng ương. - Nắp lưới vào trong lồng ương và buộc chặt lại bằng các gút chỉ có kích cỡ 1-1,5 mm. - Buộc các đầu của 02 sợi dây nilon có chiều dài 0.7-0.8 m và kích cỡ 2- 3 mm vào 04 góc của lồng. Đảm bảo khi nhấc cả 2 sợi dây lên thì lồng được cân đối. - Chuẩn bị cát sẵn sàng cho sử dụng ương tu hài. Kích thước cát 2-6mm. - Dùng khau hót múc cát đổ vào lồng ương san thưa và thoa phẳng đảm bảo cát không qua đầy và cách mặt lồng 4-5 cm. Hình 3-12: Chuẩn bị lồng san thưa tu hài 4. Thu giống tu hài - Giống tu hài nên được thu và cấy vào thời gian mát mẻ. - Nhấc lồng ương nhẹ nhàng và đặt lồng lên trên các bè mảng. - Múc đầy chậu nước 40-50L, đặt lưới lọc trên miệng thau và nhấc lồng lên đặt lên 1 bên thành của mặt thau sao cho lồng ương nghiêng phía thau.
  34. 33 - Dội nước biển từ tù cho cát và tu hài chảy vào lưới đặt trong thau đến khi cát trong lồng gần hết thì đổ cả vào lưới. - Dùng tay nâng đáy lưới lên xuống trong thau cho cát nhanh ra. Quá trình làm phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ vỏ tu hài. - Chuyển tu hài sang 01 thau sạch nước và sục khí. Nếu không có sục khí thì sau 15-20 phút, cần phải thay nước mới cho tu hài dựng trong thau. - Phân cỡ giống tu hài nếu kích cỡ không đều. Tốt nhất là phân cỡ bằng cách nhặt và chia ra làm 2 cỡ là giống lớn và giống nhỏ. Hình 3-13: Lọc tu hài để san thưa. 5. Thả giống tu hài. - Lồng san thưa được chuẩn bị như mục 3. - Treo lồng san thưa chuẩn bị xuống giống. Lồng đặc đặt cách mặt nước 10-15 cm. - Đếm tu hài định lượng trong 1 cái bát số lượng là 250-280 con/bát. - Dùng bát tương tự múc tu hài theo từng bát với khối lượng tương đương bát tu hài đã đếm trên. - Nhấc lồng lên sát mặt nước và rác đều bát giống tu hài vào lồng. - Để vài giây cho tu hài lắng xuống mặt cát và thả từ từ lồng ương về vi ̣ trí cũ. - Sau 15-20 phút tu hài đã vùi mình hoàn toàn xuống cát thì ta tiến hành thả giống tu hài xuống độ sâu 0.5-0.7 m.
  35. 34 Hình 3-14: Treo lồng tu hài chuẩn bị trước khi san thưa. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu phương pháp xác định thời gian và mật độ san? + Nêu phương pháp chuẩn bị lồng san thưa? + Nêu phương pháp thu giống tu hài? + Nêu phương pháp thả giống tu hài? - Bài tập thực hành Bài 1. Chuẩn bị lồng trước khi san thưa. Bài 2. Thu giống tu hài Bài 3. Thả giống tu hài. C. Ghi nhớ: - Phương pháp xác định thời gian san và mật độ thả. - Các bước chuẩn bị lồng san thưa - Thu giống tu hài - Thả giống tu hài.
  36. 35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi Tu hài; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho tu hài giống và nuôi bãi triều. II. Mục tiêu mô đun - Mô tả được tính ăn, sinh trưởng và điều kiện môi trường vùng nuôi phù hợp cho tu hài sinh trưởng và phát triển tốt. - Vệ sinh lồng ương giống, ngăn chặn địch hại hiệu quả và kiểm tra tỉ lệ sống của giống cấp 2. - Kiểm tra tăng trưởng, tỉ lệ sống của tu hài, san thưa tu hài đảm bảo theo kỹ thuật nuôi - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh cho tu hài giai đoạn ương giống cấp 2 và nuôi thương phẩm. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Tên các bài trong Mã bài bài Địa điểm mô đun Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Nguyên tắc chăm sóc, Lý Lớp học MĐ 03-01 quản lý và phòng thuyết 2 2 bệnh Vệ sinh lồng ương Tích Lớp học/ MĐ 03-02 giống cấp 2 hợp Địa điểm 12 2 10 nuôi Ngăn chặn địch hại Tích Lớp học/ MĐ 03-03 hợp Địa điểm 10 1 9 nuôi
  37. 36 Kiểm tra tỉ lệ sống Tích Lớp học/ MĐ 03-04 ương giống cấp 2 hợp Địa điểm 18 2 15 1 nuôi Kiểm tra tăng trưởng Tích Lớp học/ MĐ 03-05 hợp Địa điểm 10 2 8 nuôi Kiểm tra tỉ lệ sống Tích Lớp học/ MĐ 03-06 nuôi thương phẩm hợp Địa điểm 12 2 10 nuôi San thưa tu hài giống Tích Lớp học/ MĐ 03-07 hợp Địa điểm 12 2 9 1 nuôi Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 15 59 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Vệ sinh lồng ƣơng giống cấp 2 4.1.1. Bài 1: Vệ sinh lồng ương giống cấp 2 - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + 03-0.5 đôi găng tay + 03-05 bài chải giặt + 20-30 lồng ương + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Nhấc lồng lên từ từ + Bước 3. Tiến hành vệ sinh lồng nuôi
  38. 37 + Bước 4. Loại bỏ sinh vật bám trên lồng ương. + Bước 5. Thả từ từ lồng tu hài xuống nước - Tiêu chuẩn thực hiện + Vệ sinh sạch sẽ - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả vệ sinh lồng lưới 4.2. Bài 3: Ngăn chặn địch hại 4.2.1 Bài 1: Kiểm tra và gia cố lồng nuôi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 01 khu vực nuôi tu hài trong lồng trên bãi: 15-20 lồng nuôi. + 01 bè mảng + 03-05 bộ gang tay vải + 03-05 bộ quần áo lội nước + Chỉ khâu; 01 cuộn + Kim khâu vá: 2-3 chiếc + Lưới che mặt lồng 5m2 + Kéo 01 chiếc + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị dung cụ và vật liệu + Bước 2: Di chuyển ra bãi bằng bè mảng + Bước 3. Nhấc lần lượt các lồng lên bè mảng. + Bước 4. Kiểm tra lồng nuôi + Bước 5. Vệ sinh va gia cố lồng nuôi + Bước 6. Chuyển lồng xuống bãi nuôi - Tiêu chuẩn thực hiện + Kiểm tra dược lồng ương + Gia cố được lồng ương
  39. 38 - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả kiểm tra và gia cố lồng nuôi. 4.2.2 Bài 2. Kiểm tra và gia cố khuôn nuôi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 01 khuôn nuôi. + 01 cuốn lịch thủy triều + 01 bè mảng + 03-05 bộ gang tay vải + 03-05 bộ quần áo lội nước + Chỉ khâu; 01 cuộn + Kim khâu vá: 2-3 chiếc + Lưới che mặt lồng 5m2 + Kéo 01 chiếc + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3 - 5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị dung cụ và vật liệu, xác định thời gian thủy triều thấp nhất. + Bước 2: Di chuyển ra bãi bằng bè mảng + Bước 3. Kiểm tra khuôn nuôi. + Bước 4. Tiến hành gia cố khuôn nuôi - Tiêu chuẩn thực hiện + Kiểm tra được khuôn lồng + Gia cố được khuôn lồng - Sản phẩm thực hành Báo kết quả kiểm tra và gia cố khuôn lồng 4.3 Bài 4. Kiểm tra tỉ lệ sống ƣơng giống cấp 2 4.3.1 Bài 1: Kiểm tra lỗ mặt lồng - Nguồn lực:
  40. 39 Mỗi nhóm học viên cần có: + 02 đôi gang tay vải + 10 lồng ương tu hài + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Nhấc lồng ương lên + Bước 3. Kiểm tra và thảo luận kết quả + Bước 4. Thả lại lồng ương - Tiêu chuẩn thực hiện + Kiểm tra được tỉ lệ sống thông qua lỗ mặt lồng . + An toàn lao động - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả kiểm tra lỗ mặt lồng 4.3.2. Bài 2: Kiểm tra tỉ lệ sống thông qua sàng lọc giống tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + 02 đôi gang tay vải + 03 lồng ương tu hài + xô, châu, ca múc nước, lưới lọc tu hài + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Nhấc lồng ương lên bè mảng + Bước 3. Đổ nước vào thau và đặt lưới lọc lên trên + Bước 3: Dội nước cho cát và tu hài chảy vào lưới + Bước 4: Sàng tu hài + Bước 5: Đếm số lượng tu hài và tính toán tỉ lệ sống
  41. 40 + Bước 6: Thả lại giống tu hài - Tiêu chuẩn thực hiện + Kiểm tra được tỉ lệ sống thông qua sàng tu hài giống + An toàn lao động - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả tạo kiểm tra tỉ lệ sống 4.4 Bài 5: Kiểm tra tăng trƣởng 3.4.1 Bài 1: Lấy mẫu tu hài trong lồng - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + 03 lồng nuôi + Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 + Bè mảng: 01 chiếc + Áo lặn: 01 chiếc + Xô, chậu, gang tay, ca múc nước, + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn vị trí lấy mẫu đại diện + Bước 3. Nhấc lồng nuôi lên bè mảng + Bước 4: Đổ nhẹ nước để tu hài lộ ra + Bước 5: Nhặt lấy 10 con/lồng để ra 1 chậu thau riêng. + Bước 6. lặp lại 02 lần như trên - Tiêu chuẩn thực hiện + Lấy được mẫu chính xác - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết lấy mẫu tu hài 4.4.2 Bài 2: Kiểm tra sinh trưởng tu hài - Nguồn lực:
  42. 41 Mỗi nhóm học viên cần có: + 03 lồng nuôi + Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 + Bè mảng: 01 chiếc + Áo lặn: 01 chiếc + 01 cân 0.5 kg + Xô, chậu, gang tay, ca múc nước, thước chia độ + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu + Bước 2. Đo kích thước tu hài + Bước 3. Cân trong lượng tu hài + Bước 3. Ghi chép kết quả và đánh gia - Tiêu chuẩn thực hiện + Cân được khối lượng và chiều dài. + An toàn lao động - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả kiểm tra tăng trưởng. 4.5 Bài 6. Kiểm tra tỉ lệ sống nuôi thƣơng phẩm 4.5.1. Bài 1: Thu mẫu giống tu hài trong lồng trên bãi - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên cần có: + 03 lồng tu hài + Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 + Bè mảng: 01 chiếc + Áo lặn: 01 chiếc + Xô, chậu, gang tay, ca múc nước + Máy tính + Sổ ghi chép
  43. 42 - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn vị trí lấy mẫu đại diện + Bước 3. Nhấc lồng nuôi lên bè mảng + Bước 4: Đổ nhẹ nước để tu hài và cát chảy xuống rổ lọc đặt trong thau + Bước 5: Chuyển toàn bộ tu hài ra 01 thau chậu riêng có chứa nước biển. + Bước 6. lặp lại 02 lần như trên - Tiêu chuẩn thực hiện + Thu mẫu sinh trưởng tu hài đúng kỹ thuật - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả thu mẫu giống 4.5.2 Bài 2: Thu mẫu giống tu hài trong khuôn - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 01 khuôn nuôi tu hài + Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 + Bè mảng: 01 chiếc + Áo lặn: 01 chiếc + Khau hót: 01 chiếc + Xô, chậu, gang tay, ca múc nước + Máy tính + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn vị trí lấy mẫu đại diện + Bước 3. Tháo lưới căng mặt lồng + Bước 4: Múc cát ở 1 vị trí xác định (0.25m2)
  44. 43 + Bước 5: Chuyển toàn bộ cát sang lọc trên lưới + Bước 6. Đổ tu hài sang 01 thau có chứa nước biển sạch + Bước 7: Làm lặp lại ở 1 vị trí khác - Tiêu chuẩn thực hiện + Thu mẫu sinh trưởng tu hài đúng kỹ thuật - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả thu mẫu giống 4.5.3 Bài 3: Đánh giá tỉ lệ sống tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 03 lồng nuôi hay 01 khuôn nuôi tu hài + Lưới lọc: 6-10 mắt/cm2 + Bè mảng: 01 chiếc + Áo lặn: 01 chiếc + Khau hót: 01 chiếc + Xô, chậu, gang tay, ca múc nước + Máy tính + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Đếm số lượng tu hài trong từng lồng riêng rẽ hay trong 1 khuôn nuôi + Bước 3. Ghi chép kết quả và tính tỉ lệ sống - Tiêu chuẩn thực hiện + Kiểm tra được tỉ lệ sống tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả kiểm tra tỉ lệ sống 4.6 Bài 7. San thƣa tu hài giống
  45. 44 4.6.1. Bài 1: Chuẩn bị lồng trước khi san thưa - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên cần có: + 10 lồng ương tu hài kích cỡ 40 x 30 x25 + 0.2m2 cát ương tu hài + 3-5 đôi gang tay + 6m2 lưới 40 mắt/cm2 + 01 khau hót nhựa + 01 cuộn dây buộc 1-1.2mm + 01 Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ vật liêu + Bước 2. Cắt lưới lót lồng + Bước 3: Cắt lưới làm nắp lồng + Bước 4. Buộc lưới cắt vào đáy và bên trong lồng + Bước 5: Buộc dây cheo lồng + Bước 6. Xúc cát vào lồng và san phẳng + Bước 7: Treo lồng chờ trên bè - Tiêu chuẩn thực hiện + Chuẩn bị được lồng ương tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả chuẩn bị lồng ương 4.6.2 Bài 2: Thu giống tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 03 lồng tu hài giống + 3-5 đôi gang tay + 01 bè mảng tu hài + 1m2 lưới 6-8 mắt/cm2
  46. 45 + Thau, chậu, xô, ca múc nước + 01 Sổ ghi chép - Các bước thực hiện + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu + Bước 2. Nhấc lồng tu hài đặt lên bè mảng + Bước 3. Đổ cát và tu hài ra sàng lọc đặt trên thau nước biển + Bước 4. Sàng thu hài + Bước 5. Chuyển tu hài sang 01 thau chứa nước biển sạch - Tiêu chuẩn thực hiện + Không làm vỡ vỏ tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả thu giống tu hài 4.6.3 Bài 2: Thả giống tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + Giống tu hài: 600 con + 3-5 đôi gang tay + 01 bè mảng tu hài + 03 lồng ương đã chuẩn bị sẵn + 02 Bát múc nước + Thau, chậu, xô, ca múc nước + 01 Sổ ghi chép - Các bước thực hiện + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu + Bước 2. Đếm 200 tu hài để trong 01 bát + Bước 3. Trên cơ sở bát tu hài có số lượng trên, múc tu hai vào bát khác tương đương và chuyển xuống lồng ương. + Bước 4: Rải dều bát giống tu hài xuống lồng + Bước 5. Chuyển tu hài xuống sâu 0.5=0.7 m - Tiêu chuẩn thực hiện
  47. 46 + Thả được giống tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả thả giống tu hài V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Nguyên tắc của việc chăm sóc, quản lý và phòng bệnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trình bày nguyên tắc của việc chăm - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi sóc, quản lý và phòng bệnh để đánh giá mức độ hiểu biết 5.2. Bài 2: Vệ sinh lồng ƣơng giống cấp 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp đưa lồng lên, vệ sinh - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi lồng lưới, loại bỏ sinh vật bám và đưa để đánh giá mức độ hiểu biết lồng xuống - Thực hiện thao tác vệ sinh lồng lưới - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Ngăn chặn địch hại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp kiểm tra lồng nuôi, - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi khuôn lồng nuôi, gia cố lông nuôi và để đánh giá mức độ hiểu biết khuôn lồng, loại bỏ sinh vật bám. - Thực hiện các thao tác kiểm tra và gia - Quan sát, đánh giá các thao tác cố lồng nuôi thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác kiểm tra và gia - Quan sát, đánh giá các thao tác cố khuôn lồng nuôi thực hiện và kết quả thực hành 5.4. Bài 4: Kiểm tra tỉ lệ sống ƣơng giống cấp 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp chuẩn bị thu mẫu, kiểm - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi tra lỗ mặt lồng, kiểm tra sàng lọc tu hài để đánh giá mức độ hiểu biết
  48. 47 và thả lại giống. - Thực hiện các thao tác kiểm tra lỗ mặt - Quan sát, đánh giá các thao tác lồng thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác kiểm tra thông - Quan sát, đánh giá các thao tác qua sàng giống tu hài thực hiện và kết quả thực hành 5.5. Bài 5: Kiểm tra sinh trƣởng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp thu mẫu, kiểm tra vân - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi sinh trưởng và tăng trưởng. để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các thao tác lấy mẫu tu hài - Quan sát, đánh giá các thao tác trong lồng thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác kiểm tra tăng - Quan sát, đánh giá các thao tác rưởng thực hiện và kết quả thực hành 5.6. Bài 6: Kiểm tra tỉ lệ sống nuôi thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp thu mẫu, kiểm tra lỗ mặt - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi lồng, khuôn nuôi và đánh giá tỉ lệ sống để đánh giá mức độ hiểu biết bằng phương pháp sàng tu hài - Thực hiện thao tác thu mẫu trong lồng - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thao tác thu mẫu trong - Quan sát, đánh giá các thao tác khuôn nuôi thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác đánh giá tỉ lệ - Quan sát, đánh giá các thao tác sống qua sàng tu hài thực hiện và kết quả thực hành 5.7. Bài 7: San thƣa giống tu hài Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp xác định thời gian, mật - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi độ thả, chuẩn bị lồng san thưa, thu giống để đánh giá mức độ hiểu biết
  49. 48 tu hài và thả lại giống - Thực hiện thao tác chuẩn bị lồng san - Quan sát, đánh giá các thao tác thưa thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác thu giống tu hài - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác lại lại giống tu - Quan sát, đánh giá các thao tác hài thực hiện và kết quả thực hành VI. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Toàn, Đặng Khánh Hùng, 2004. Kỹ thuật ương giống và nuôi tu hài thương phẩm. Danida, 2004. 2. Bài cáo khoa học “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria philippinarum)” – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 3. Sổ tay một số đối tượng nuôi hải sản nước lợ, mặn – Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia.
  50. 49 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng - Trường CĐ Thủy sản - Chủ nhiệm 2. Bà: Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó chủ nhiệm. 3. Ông: Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng – Trường CĐ Thủy sản – Thư ký. 4. Ông: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 5. Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 6. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên. 7. Ông: Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Ủy viên. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà: Nguyễn Trọng Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng – Trường TH Thủy sản - Chủ tịch 2. Bà: Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký. 3. Ông Lê Văn Thích, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - ủy viên 4. Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh, Chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ủy viên