Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

pdf 78 trang ngocly 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_ao.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là nghề được nhiều nông, ngư dân thực hiện nuôi trong ao, lồng, bè hầu như trên khắp cả nước để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan như: Ao, lồng, bè nuôi; con giống; thức ăn; chăm sóc quản lý; phòng trị bệnh cho cá Thực hiện đề án “Đào tạo Nghề cho Lao động Nông thôn đến năm 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức, phân công Trường Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ biên soạn chương trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” trình độ sơ cấp Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp hình ở các cơ sở nuôi và có sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi cá, sách, báo đài, trên mạng Internet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên làm nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè Mô đun 03. Chọn và thả cá giống Mô đun 04. Chăm sóc và quản lý Mô đun 05. Phòng trị bệnh Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ Giáo trình mô đun “Chuẩn bị ao” là mô đun chuyên môn nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình gồm 4 bài: Bài 1. Chọn địa điểm Bài 2. Xây dựng ao Bài 3. Cải tạo ao nuôi Bài 4. Chuẩn bị nước nuôi Ban biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để giáo trình này được hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
  4. 3 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Quốc Đạt 2. Nguyễn Kim Nhi 3. Nguyễn Thị Tím
  5. 4 CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VI T T T - NH3: Amoniac - CaO: Vôi sống - CaCO3: Đá vôi - Secchi: Đĩa đo độ trong của nước - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long - CV: Mã lực, đơn vị công suất máy -%: Nồng độ phần trăm -‰: Nồng độ phần ngàn - ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
  6. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 4 Mục lục 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO 8 Bài 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM 9 A. Nội dung 9 1. Tìm hiểu đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi 9 1.1. Nhiệt độ 10 1.2. Độ mặn 10 1.3. Độ pH 10 1.4. Ôxy hoà tan 10 1.5. NH3 10 2. Khảo sát địa điểm xây dựng ao 10 2.1. Khảo sát địa hình 10 2.2. Khảo sát khu vực xung quanh 10 3. Kiểm tra chất lượng đất 11 3.1 Xác định loại đất 11 3.2. Phương pháp nhận diện thành phần đất 12 3.3. Nhận diện đất chua phèn 13 4. Khảo sát nguồn nước 18 4.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch 18 4.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều 18 5. Kiểm tra chất lượng nước cấp 19 5.1. Chọn nguồn cung cấp nước 19 5.2. Đo độ pH 19 5.3. Đo độ kiềm 21 5.4. Đo NH3 22 5.5. Đo độ trong 24 5.6. Đo độ mặn 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28
  7. 6 C. Ghi nhớ 28 Bài 2. XÂY DỰNG AO NUÔI 30 A. Nội dung 29 1. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi 29 1.1. Xác định hình dạng ao 29 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao 29 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao 29 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống 30 2. Vẽ sơ đồ ao 30 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi 30 2.2 Sơ đồ mặt cắt 31 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao 32 3. Tổ chức thực hiện 33 3.1. Dọn dẹp mặt bằng 33 3.2. Cắm tiêu 34 3.3. Đào ao 35 3.4. Làm bờ 36 3.5. San đáy ao 36 3.6. Đặt cống 37 3.7. Bao lưới 41 3.8. Làm cầu công tác 42 4. Kiểm tra hoàn thiện 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 43 C. Ghi nhớ 43 Bài 3. CẢI TẠO AO NUÔI 44 A. Nội dung 44 1. Xử lý ao mới đào 44 1.1. Cho nước vào ao 44 1.2. Ngâm ao 44 1.3. Xả nước 44 1.4. Bón vôi 44 1.5. Phơi ao 49 2. Cải tạo ao nuôi cũ 49
  8. 7 2.1. Làm cạn nước ao 50 2.2. Vét bùn đáy 50 2.3. Bón vôi 50 2.4. Phơi đáy ao 51 2.5. Tu sửa bờ ao 51 2.6. Tu sửa cống 52 2.7. Sửa chữa cầu công tác 52 3. Các lỗi thường gặp 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 53 C. Ghi nhớ 53 Bài 4. CHUẨN BỊ NƯỚC NUÔI 54 A. Nội dung 54 1. Chọn thời điểm lấy nước 54 1.1. Chọn con nước 54 1.2. Lấy nước vào ao chứa 54 2. Xử lý nước 56 2.1. Lắng nước 56 2.2. Diệt cá tạp 57 3. Cấp nước vào ao nuôi 59 3.1. Gây màu nước 59 3.2. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 63 C. Ghi nhớ 64 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 65 I.Vị trí, tính chất của mô đun 65 II. Mục tiêu 65 III. Nội dung chính của mô đun 65 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 66 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 71 VI.Tài liệu tham khảo 76 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp 77 Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp . 77
  9. 8 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun “Chuẩn bị ao” được biên soạn theo chương trình nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trình độ sơ cấp. Sau khi học mô đun này, học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc như: Chọn địa điểm, tổ chức, xây dựng ao, xử lý ao mới đào, cải tạo ao nuôi cũ; Chuẩn bị nước nuôi cá theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao động. Nội dung của mô đun có 4 bài, thời lượng giảng dạy và học tập mô đun 72 giờ, trong đó lý thuyết: 10 giờ, thực hành: 54 giờ, Kiểm tra định kỳ: 4 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ. Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đạt hiệu quả. Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra kiến thức và thực hành. Người học phải có ý thức học tập tích cực tham gia đầy đủ thời lượng của mô đun.
  10. 9 Bài 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM Mã bài: MĐ 01-01 Giới thiệu Việc chọn địa điểm nuôi là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này. Vì vậy khi chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cần chú ý tới công việc chọn vùng sao cho phù hợp. Để chọn được địa điểm nuôi phù hợp phải xem xét nguồn nước, chất lượng đất đai và điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh xã hội.v.v xa khu vực xả nước thải của các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khu dân cư sinh hoạt đông đúc.v.v , Mục tiêu - Nêu được đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, rô phi; - Nêu được yêu cầu về địa điểm nuôi cá diêu hồng, rô phi; - Lựa chọn được địa điểm đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đo được các yếu tố môi trường nước chủ yếu. A. Nội dung 1. Tìm hiểu đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi - Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi và được nuôi phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đến nay đã biết được khoảng 80 loài cá rô phi, trong đó gần 10 loài có giá trị kinh tế. - Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, cùng họ với cá rô phi có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Một vài loài cá rô phi có những đặc điểm nổi trội như cá rô phi vằn, cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) hiện được nuôi rộng rãi ở nước ta để làm thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm thích ứng với môi trường sống gần giống nhau. Hình 1.1.1. Cá rô phi vằn Hình 1.1.2. Cá diêu hồng
  11. 10 1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá diêu hồng, cá rô phi từ 24 - 32oC. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Cá bị chết rét ở 11oC, chết nóng ở 42oC. 1.2. Độ mặn Cá diêu hồng, cá rô phi có khả năng sống được trong môi trường sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ có độ mặn đến 10‰. 1.3. Độ pH Môi trường thích hợp có độ pH từ 6,5 - 8,5. Độ pH dưới 6,5 hay trên 8,5 giảm ăn. Độ pH dưới 4 hay trên 10 thì cá bị chết. 1.4. Ôxy hoà tan Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết để cá diêu hồng, cá rô phi sống và phát triển từ 3mg/l trở lên. Hảm lượng oxy thấp dưới 3mg/l cá sẽ bị ngạt, nổi đầu lên mặt nước. Hàm lượng ôxy hòa tan dưới 0,5mg/l cá sẽ chết. 1.5. NH3 NH3 là chất khí độc có hại đối với cá. Khí NH3 sinh ra do nước ao dơ bẩn từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá, ao nuôi lâu ngày không thay nước. Hàm lượng NH3 trong ao nuôi tốt nhất là thấp hơn 0,01mg/l. 2. Khảo sát địa điểm xây dựng ao 2.1. Khảo sát địa hình - Vùng đất bằng phẳng, trống trải, dễ quan sát; - Cao trình lựa chọn cao hơn mức nước triều cao nhất trong năm khoảng 0,5m; - Gần với sông, rạch để có thể thay đổi nước dễ dàng; - Vùng xây dựng ao nuôi không bị che khuất; Hình 1.1.3. Địa hình bằng phẳng, trống trải 2.2. Khảo sát khu vực xung quanh - Nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá của địa phương; - Cần tránh xa nguồn gây ô nhiễm như: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại; - Giao thông thuận tiện;
  12. 11 - Đảm bảo an ninh; - Thông tin liên lạc thuận tiện; - Có nguồn điện chủ động. Hình 1.1.4. Tránh xa nước thải khu công nghiệp Hình 1.1.5. Tránh xa khu vực chăn nuôi 3. Kiểm tra chất lượng đất - Đất để xây dựng ao nuôi tốt nhất là đất sét hay sét pha cát (đất thịt) - Độ pH đất > 5 3.1 Xác định loại đất Thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng lớn đến tính chất đất, tác động đến kết cấu và tuổi thọ của ao nuôi. Đất ở mỗi tầng không đồng nhất với nhau, do vậy để công trình vận hành dễ dàng, sử dụng lâu dài việc xác định loại đất là công việc cần thiết phải được thực hiện trước khi đào, đắp. 3.1.1. Tính chất của các loại đất - Đất cát Là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước nhưng giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. - Đất sét Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Đất sét có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát như khó thấm nước, giữ nước tốt và đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội, đất sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
  13. 12 - Đất thịt Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất nghiêng về đất cát, nếu có đất thịt nặng thì tính chất nghiêng về đất sét. - Đất cát, đất than bùn, chứa mùn bã hữu cơ làm ao dễ sạt lở, không giữ được nước, công trình dễ bị hư hỏng. - Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nước dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn. - Đất chua phèn làm độ pH nước ao giảm thấp, gây ngộ độc cho cá nuôi. Đất đào ao có độ pH > 5. * Khi xây dựng ao nuôi tốt nhất nên chọn đất thịt pha cát hoặc thịt pha sét. 3.1.2. Lấy mẫu đất Trước khi xây dựng, cần lấy mẫu đất để xác định loại đất của khu vực nuôi. Phẫu diện lấy mẫu đất sâu hơn đáy ao 0,5m (1,5 - 2m), lấy ít nhất 5 điểm trong khu vực định xây dựng ao nuôi. Vẽ hình Nếu đất đồng nhất từ trên xuống thì chỉ cần lấy 1mẫu. Nếu đất phân tầng thì phải lấy mẫu ở các tầng. Hình 1.1.6. Hố đào để lấy phẫu diện Hình 1.1.7. Khoan đất để lấy phẫu diện 3.2. Phương pháp nhận diện thành phần đất Lấy một nắm đất ướt nhỏ để nắm và se lăn tròn thành một thỏi đất dài trong 2 lòng bàn tay: - Với đất sét sẽ cho ta một thỏi đất bóng mịn, dai, kéo dài mà không bị đứt. - Đất cát lại khó thành sợi và rất dễ bị đứt gãy do kết cấu của chúng là nhiều cát, ít hạt sét. - Với đất có nhiều chất hữu cơ thường có màu đen, nhẹ, mềm, tơi xốp; trong khi đất thiếu chất hữu cơ thường có màu nâu hoặc xám, kết cấu khô cứng khi thiếu nước.
  14. 13 3.3. Nhận diện đất chua phèn 3.3.1. Đo độ pH đất Xác định độ pH đất nhằm mục đích chọn lựa vùng đất có độ pH thích hợp để xây dựng ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, cũng như trong quá trình cải tạo sẽ dự trù tính toán được lượng vôi cần thiết nhằm tránh lãng phí và sử dụng vôi một cách hiệu quả. * Đo độ pH tầng mặt: Dùng máy đo độ pH đất Hình 1.1.8. Máy đo pH đất HANNA HI 99121 - Cách đo: + Bước 1: Cắm đầu que nhựa ngập trong đất, tạo thành 1 lỗ nhỏ trên mặt đất, độ sâu của lỗ tùy thuộc vào tầng pH muốn đo. Hình 1.1.9. Cắm que nhựa vào trong đất + Bước 2: Cắm đầu điện cực vào lỗ nhỏ vừa tạo xong. Hình 1.1.10. Cắm điện cực vào trong lỗ
  15. 14 + Bước 3: Đọc chỉ số trên máy . Nếu độ pH đất > 5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi . Không xây dựng ao nuôi ở những nơi có đ ộ pH đất < 5 + Bước 4: Dùng nước sạch rửa đầu điện cực và lau khô bằng vải mềm. Hình 1.1.11. Đọc chỉ số pH đất * Lưu ý: - Đất đo độ pH cần ẩm, mềm - Nên đo độ pH ở nhiều nơi, các tầng khác nhau của khu đất cũng cần được khảo sát. Hình 1.1.12. Chỉ số pH đất không phù hợp * Đo độ pH tầng sâu trong đất: Dùng mũi khoan lấy mẫu đất, đo độ pH bằng giấy quỳ hoặc máy đo độ pH đất. Hình 1.1.13. Đo độ pH đất tầng sâu * Nếu đất khô hoặc không có máy đo độ pH đất có thể đo bằng dung dịch test pH hoặc giấy đo pH. Cách thức được thực hiện như sau: Bước 1: Lấy 100g đất mẫu đã được phơi khô, tán nhỏ, nhặt sạch rễ cây, rơm rạ và đá sỏi. Bước 2: Cho đất vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít.
  16. 15 Bước 3: Đổ nước cất vào khoảng 2/3 chai, lắc kỹ cho đất hòa tan với nước. Để lắng khoảng 30 phút Bước 4: Lấy một ít nước trong chai, dùng giấy quỳ tím nhúng nhẹ vào nước rồi đem so với bảng màu để xác định độ pH của đất. 2.3.2. Quan sát trạng thái đất * Đất phèn sắt: Đất khu vực này thường có vệt hoặc đốm màu vàng, bề mặt nước có váng màu vàng đỏ Hình 1.1.14. Đất phèn sắt * Đất phèn nhôm: Lớp đất mặt có đóng váng màu trắng, nước thường rất trong. Cỏ cây thường có vệt màu vàng ở nơi tiếp giáp với nước. Hình 1.1.15. Đất phèn nhôm 3.3.2. Quan sát thực vật chỉ thị trong khu vực Tùy thuộc vào tính chất và cấu tạo của từng loại đất sẽ có các nhóm thảm thực vật phù hợp sinh trưởng và phát triển. Ở những nơi đất phèn tiềm tàng thường có những loại thực vật chỉ thị như: cây súng, cây sen, cán nhĩ vàng, cỏ bắc, cỏ nghé, lúa ma, rau dừa Trên cơ sở các nhóm thực vật chỉ thị này người nuôi cá có được sự lựa chọn ban đầu để xây dựng công trình, tránh được các khu vực nhiễm phèn tiềm tàng, phèn mặn
  17. 16 Hình 1.1.16. Cây sung Hình 1.1.17. Cây sen Hình 1.1.18. Cây Cán nhĩ vàng Hình 1.1.19. Cỏ bắc Hình 1.1.20. Lúa ma Hình 1.1.21. Cỏ nghé Hình 1.1.22. Rau dừa
  18. 17 - Vùng đất nhiều phèn: năng kim, bàng, sậy - Vùng đất phèn ít và trung bình có: cỏ ống, năng ngọt, lác Hình 1.1.23. Năng kim Hình 1.1.24. Bàng Hình 1.1.25. Sậy Hình 1.1.26. Cỏ ống Hình 1.1.27. Năng ngọt Hình 1.1.28. Lác * Trên cơ sở thực vật chỉ thị này, để xây dựng ao nuôi nên chọn vùng đất phèn ít hoặc trung bình với nhóm thực vật chỉ thị là cỏ ống, năng ngọt, lác.
  19. 18 4. Khảo sát nguồn nước Nguồn nước cần đảm bảo một số chỉ tiêu thủy lý hóa như sau: - Nhiệt độ 24 - 32oC. - Độ pH 6,5 - 8,5 - Độ kiềm 40 - 120mg/l 0 - Độ mặn không quá 10 /00 - Ôxy hòa tan > 3mg/l - NH3 < 0,1 mg/l 4.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch - Ao nuôi nên chọn vị trí có nguồn nước ngọt quanh năm (gần sông, rạch). - Nguồn nước không ô nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi nước thải khu công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt dân cư đông đúc. - Nước không bị phèn. - Độ mặn không vượt quá 10‰. Hình 1.1.29. Nguồn nước nhiều phù sa - Nguồn nước được cung cấp từ các hồ chứa càng tốt vì nguồn nước này thường có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm, chi phí thấp và cung cấp quanh năm. 4.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều 4.2.1. Thủy triều Thủy triều là hiện tượng nước dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữa mặt trăng, mặt trời với trái đất. Việc nghiên cứu thủy triều giúp người nuôi cá chủ động được trong việc cấp, thoát nước dựa theo thủy triều, giảm bớt chi phí. Một số khái niệm liên quan đến thủy triều - Biên độ triều: là khoảng cách mực nước giữa chân triều và đỉnh triều trong cùng một con nước - Triều cường: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cường. Mỗi tháng có 2 lần triều cường là vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng). - Triều kém: là khi biên độ triều dao động thấp. Xen giữa 2 lần triều cường trong tháng là triều kém
  20. 19 - Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. - Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút 4.2.2. Đặc điểm của thủy triều ở Việt Nam Với chiều dài bờ biển trên 3.200 km, thủy triều Việt Nam khá đa dạng: có đủ các chế độ thủy triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. - Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng, biên độ triều khoảng 2,6 - 3,6m. Ở phía nam Thanh Hóa có 18 - 22 ngày nhật triều. - Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: Nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng, biên độ triều khoảng 1,2 - 2,5m. - Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: Bán nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 1,0 - 0,6 m. + Vùng biển Thuận An và lân cận: Bán nhật triều. + Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: Bán nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 0,8 - 1,2m. + Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: Nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 1,2 - 2,0m. + Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: Bán nhật triều không đều, biên độ khoảng 3,5 - 2,0 m. + Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: Nhật triều không đều, biên độ triều khoảng trên duới 1 m. 5. Kiểm tra chất lượng nước cấp 5.1. Chọn nguồn cung cấp nước - Có nguồn nước sạch, dồi dào quanh năm. - Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại. 5.2. Đo độ pH Độ pH thích hợp cho sinh trưởng của cá từ 6,5 - 8,5. * Đo bằng máy
  21. 20 Bước 1: + Lắp điện cực vào máy + Mở máy bằng nút on-off + Hiệu chỉnh máy (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) Hình 1.1.30. Hiệu chỉnh máy Bước 2: + Bỏ đầu điện cực vào trong môi trường cần đo + Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên Bước 3: Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình Hình 1.1.31. Thực hiện đo độ pH nước Bước 4: Vệ sinh điện cực Rửa điện cực bằng nước sạch, lau khô bằng vải mềm. Hình 1.1.32. Vệ sinh điện cực * Đo bằng giấy quỳ Giấy quỳ (giấy đo độ pH) dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tương đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý hạn sử dụng của giấy. Hình 1.1.33. Giấy đo pH
  22. 21 Bước 1: Dùng tay xé 1 tấm (hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2 - 4cm) Bước 2: Nhúng mẩu giấy qùy vào môi trường nước cần đo (nước thấm vào 2/3 giấy qùy) Hình 1.1.34. Xé 1 đoạn giấy quỳ Bước 3: Để ráo mẩu giấy qùy, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5 - 10 giây Bước 4: Đọc kết quả - Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so. - Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy quỳ. Hình 1.1.35. So sánh với thang màu 5.3. Đo độ kiềm Để đo độ kiềm trong nước có thể dùng bộ test kiềm để kiểm tra. Trong hộp test kiềm có: - Lọ rổng có chia vạch 5ml – 20ml - Dung dịch thuốc thử I - Dung dịch thuốc thử II Trong ao nuôi độ kiềm tốt nhất nên duy trì 40 – 120 ppm (mg/l) Hình 1.1.36. Hộp test kiềm
  23. 22 * Các bước đo độ kiềm Bước 1: Rửa sạch lọ rổng bằng nước cần kiểm tra tổng độ kiềm. Bước 2: Lấy 10ml nước cần kiểm tra. Hình 1.1.37. Lấy nước cần kiểm tra Bước 3: Cho vào 3 giọt dung dịch I nước sẽ chuyển sang màu xanh sáng. Hình 1.1.38. Cho 3 giọt dung dịch I vào Bước 4: Vừa lắc đều lọ, vừa cho dung dịch II vào đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang đỏ. Bước 5: Tính kết quả Đếm tất cả số giọt của dung dịch II đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ được kết quả của tổng độ kiềm Hình 1.1.39. Cho dung dịch II 5.4. Đo NH3 - Khí amoniac (NH3) được sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước như thức ăn thừa, chất bài tiết của cá - Khi pH nước tăng, NH3 được tạo thành nhiều hơn, càng gây độc cho cá: ức chế sự sinh trưởng bình thường của cá nuôi; giảm khả năng chống bệnh. - Hàm lượng cho phép nuôi cá: NH3 < 0,1mg/l + Bộ kiểm tra NH3/NH4 SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3,
  24. 23 gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu. + Hình 1.1.40. Bộ kiểm tra NH3/NH4 SERA Cách đo như sau: 1. Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra; 2. Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ; 3. Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; 4. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; 5. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; 6. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; 7. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; 8. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; + 9. So màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4 ở hàng (a) của ô màu trùng với màu nước mẫu (trị số ở hàng b được sử dụng khi đo mẫu nước mặn); 10. Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục 1.1. Đo pH. + 11. Đoc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4 với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10. Ví dụ: Theo hình 1.1.41 + Trị số NH4 khi so màu là 1,0 Độ pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5 Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l
  25. 24 Hình 1.1.41. Cách đọc kết quả hàm lượng NH3 trong bảng hướng dẫn 12. Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. 5.5. Đo độ trong - Mức qui định phù hợp 25 - 40 cm. - Độ trong quá thấp ( 40cm, quan sát màu nước rất nhạt. 5.5.1. Đo độ trong bằng đĩa đo độ trong (đĩa secchi) * Mô tả: Đĩa hình tròn, làm bằng vật liệu không thấm nước (inox, thiếc, tole ) đường kính từ 25 – 30 cm, mặt đĩa được sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm Hình 1.1.25. Đĩa đo độ trong (Secchi) * Cách đo Bước 1: - Thả đĩa đo độ trong xuống nước từ từ - Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Hình 1.1.43. Đặt đĩa đo độ trong vào nước
  26. 25 Bước 2: Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa. Hình 1.1.44. Màu sắc trên đĩa không phân biệt được Bước 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hay thanh gỗ) Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nước. Hình 1.1.45. Kéo đĩa lên 5.5.2. Đo độ trong bằng cách dùng lòng bàn tay Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay, ấn bàn tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Khoảng cách từ mặt nước đến bàn tay chính là độ trong của ao (cm). Hình 1.1.46. Đo độ trong bằng lòng bàn tay 5.6. Đo độ mặn * Dụng cụ đo: Khúc xạ kế Trong nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, độ mặn tốt nhất không quá 10 ‰. Hình 1.1.47. Khúc xạ kế
  27. 26 * Cách đo Bước 1: Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước. Hình 1.1.48. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu Bước 2: Đậy nắp nhựa của khúc xạ kế lại Hình 1.1.49. Đậy nắp nhựa Bước 3: Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn), mắt nhìn vào khúc xạ kế đọc kết quả. Hình 1.1.50. Đọc kết quả Bước 4: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước. Hình 1.1.14. Kết quả hiển thị
  28. 27 * Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: - Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước. - Đậy nắp. - Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng. - Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước. - Khúc xạ kế đã được hiệu chỉnh xong Hình 1.1.25. Xoay vít trong rãnh hiệu chỉnh * Bảo quản khúc xạ kế - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất. - Lau khúc xạ kế bằng giấy mịn, mềm, khô - Bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo. Chú ý: - Không được nhúng gương nhận mẫu nước và nắp nhựa vào nước ao để lấy mẫu. - Không được rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy. - Không được húng khúc xạ kế vào nước, vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm phát triển làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hư. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Trình bày đặc điểm môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi. 1.2. Trình bày yêu cầu về lựa chọn địa điểm nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 1.1.1. Nhận diện đất khu vực nuôi
  29. 28 2.2. Bài thực hành 1.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp C. Ghi nhớ - Chất đất lý tưởng với ao nuôi là đất sét hoặc đất sét pha cát; - Đất chua phèn làm độ pH nước ao giảm thấp, gây ngộ độc cho đối tượng nuôi. Đất phù hợp có độ pH > 5; - Ao nuôi gần kênh, rạch, nguồn nước không bị ô nhiễm.
  30. 29 Bài 2. XÂY DỰNG AO NUÔI MĐ 01-02 Giới thiệu bài Ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phải được xây dựng đúng kỹ thuật, điều này giúp môi trường nước ổn định, chăm sóc, quản lý ao nuôi thuận tiện, cá phát triển tốt, ít bệnh và hạn chế ô nhiễm khu vực nuôi. Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; - Vẽ được sơ đồ ao; - Xây dựng được ao nuôi theo bản vẽ. A. Nội dung 1. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi Ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: - Dễ dàng trong việc cấp nước và thoát nước; - Thuận tiện cho ăn, kiểm tra cá; - Thuận tiện thu hoạch. 1.1. Xác định hình dạng ao - Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình chọn làm ao; - Hình dạng ao phổ biến hiện nay hình chữ nhật, chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng. 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao - Thông thường ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi có diện tích khoảng 500 - 5.000m2 - Độ sâu ao từ 1,5 - 2m - Đáy ao có độ dốc nghiêng về cống thoát nước độ dốc i = 0,5 - 1%. 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao - Bờ ao có nhiệm vụ giữ nước, giữ được cá và đi lại để chăm sóc quản lý. - Bờ chắc chắn, giữ được mức nước trong ao nuôi ổn định. - Đỉnh bờ cao hơn mức nước triều cường cao nhất từ 0,5m trở lên. - Chiều rộng mặt bờ từ 3 - 4m - Độ dốc của bờ ao tùy thuộc vào tính chất của đất.
  31. 30 Hình 1.2.1. Mặt cắt bờ ao 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống - Mỗi ao cần có hai cống: cống cấp nước và cống thoát nước. - Cống có thể làm bằng gỗ, bê tông, hay xây bằng gạch - Kích thước của tiết diện cống thay đổi tùy theo khối lượng nước và yêu cầu thời gian cấp, thoát nước. - Cao trình đáy cống : Đối với cống cấp nên đặt ngang với mực nước yêu cầu thấp nhất trong ao, với cống thoát nên đặt sát đáy ao. 2. Vẽ sơ đồ ao 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi 2.1.1. Qui trình cấp thoát trong hệ thống ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi Kênh tự nhiên Kênh cấp nước Ao lắng, xử lý nước Ao xử lý nước Khu chứa bùn Ao nuôi thải thải 2.1.2. Sơ đồ bố trí hệ thống ao nuôi Khu vực nuôi cá diêu hồng, cá rô phi cần thể hiện rõ vị trí từng ao của hệ thống nuôi. Có thể xem sơ đồ bố trí sau:
  32. 31 Kênh cấp nước cho khu vực Cống cấp Bờ kênh Kênh Ao 1 rạch Cống Cống tự Ao cấp 1 nhiên thoát 1 Bờ lắng và xử Khu lý Ao 2 chứa bùn nước Cống (vườn Cống cây) cấp 2 thoát 2 Ao 3 Cống Cống cấp 3 thoát 3 Cống Ao xử lý nước thải thoát Hình 1.2.2. Sơ đồ bố trí ao trong hệ thống nuôi * Kênh cấp nước: Có nhiệm vụ dẫn nước từ kênh rạch tự nhiên để cung cấp nước cho khu vực. * Ao lắng và xử lý nước: Nước được lấy kênh cấp vào ao lắng để lắng bớt những chất lơ lững và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Có thể tận dụng mương vườn để thực hiện chức năng này. Ao lắng, xử lý nước có thể tích khoảng 20 - 30% so với thể tích ao nuôi. * Khu chứa bùn thải: Nhận chất thải (bùn đáy ao) được bơm lên trong quá trình nuôi hay khi cải tạo ao. Khu chứa bùn thải có thể làm vườn trồng cây. Nước thải ở nơi đây sẽ được dẫn sang ao xử lý nước thải. * Ao xử lý nước thải: Tiếp nhận nước thải từ ao nuôi và nước từ nơi chứa chất thải rắn, có thể tích khoảng 20 - 30% so với thể tích ao nuôi. Tại đây nước sẽ được lắng và được xử lý trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. 2.2 Sơ đồ mặt cắt 2.2.1 Mặt cắt ngang của ao nuôi Mặt cắt ngang của ao nuôi thể hiện: - Chiều sâu của ao; - Chiều rộng mặt ao; - Chiều rộng đáy ao;
  33. 32 - Độ đốc của bờ ao. Hình 1.2.3. Mặt cắt theo chiều ngang của ao nuôi 2.2.2. Mặt cắt dọc của ao nuôi Mặt cắt dọc của ao thể hiện: - Chiều dài của mặt ao - Chiều dài của đáy ao - Độ dốc của bờ ao - Độ sâu của cống cấp, thoát. Thông thường chiều dài và độ dốc của ao khó thể hiện trên bản vẽ, nên thường được ghi bằng con số cụ thể Hình 1.2.4. Mặt cắt theo chiều dọc ao 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao Ví dụ về cách tính hệ số mái bờ: Mái bờ có độ cao h = 2m, Chân bờ ao (b) = 3m như hình 1.2.5
  34. 33 Gọi m là hệ số mái bờ. Thì m = b/h = 3/2 = 1,5 Vậy hệ số mái của bờ ao là m = 1,5. Hệ số mái càng lớn thì bờ ao càng vững. Hình 1.2.5. Các thông số mái bờ Ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố bằng kè đá, đầm nén bằng đất sét hoặc trải bạt xung quanh. Hình 1.2.6. Bờ ao được trải bạt Hình 1.2.7. Bờ bao được kè đá Có thể tham khảo hệ số mái bờ theo loại đất ở bảng dưới đây: Bảng 1.2.1. Hệ số mái bờ Loại đất m thiết kế Đất sét nhẹ, đất thịt nặng, đất thịt vừa 1,5 - 2 Đất thịt nhẹ 1,5 - 2 Đất thịt pha cát hay cát sỏi 2 - 2,5 Đất cát pha sét 2,5 - 3 Trên thực tế các nhóm đất vùng ĐBSCl thường thuộc đất thịt và đất sét. Vì vậy, hệ số mái bờ ao thường chọn m = 1,5 - 2. 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Dọn dẹp mặt bằng - Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, liềm, cưa tay, cưa máy, máy cắt cỏ.
  35. 34 Mặt bằng chuẩn bị đào đắp phải được dọn dẹp sạch sẽ: - Chặt, phát quang các cây nhỏ trên khu đất - Cây lớn phải cưa, đốn bỏ. - Gốc cây cần được nhổ đi để đào đắp thuận tiện, khi vận hành ao không bị rò rỉ Hình 1.2.8. Phát quang cây cỏ bằng máy - Đối với những vùng còn tàn dư bom đạn do hậu quả chiến tranh để lại, cần phải có kế hoạch rà phá bom mìn. - Cây cối sau khi đốn, chặt xong phải được vận chuyển ra khỏi khu vực chuẩn bị thi công. Hình 1.2.9. Vận chuyển cây cối ra khỏi khu vực thi công 3.2. Cắm tiêu Cắm tiêu mục đích định vị và cố định hình dạng, diện tích ao nuôi, giúp công trình thi công đúng theo dự tính thiết kế ban đầu - Chuẩn bị dụng cụ: + Bản vẽ thiết kế ao + Thước cuộn chiều dài 30m + Cọc gỗ đường kính 2 - 3cm, chiều dài 1,5 - 2m + Dây nilon - Yêu cầu cắm tiêu: Đúng vị trí, chắc chắn, dễ thấy. - Cách tiến hành: Bước 1: - Cắm tiêu, căng dây ở ½ ao nuôi theo chiều rộng. Sau đó, thực hiện tiếp ở ½ ao còn lại. Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ ao
  36. 35 Cọc tiêu A: Điểm tim ao theo chiều rộng Cọc tiêu B: Điểm chân bờ đào Cọc tiêu C: Chân bờ đắp Cọc tiêu D, E: Điểm mặt bờ Cọc tiêu F: Chân bờ đắp - Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo chiều dài ao với khoảng cách 4-5m bộ cọc. Hình 1.2.10. Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ ao Bước 2: Căng dây, định dạng bờ ao Độ cao cọc tiêu DD1 =cọc tiêu EE1 = Độ cao bờ từ mặt đất tự nhiên Dùng dây nilon cột nối các điểm C, D1, E1, F để định dạng bờ ao Tiến hành căng dây theo từng bộ cọc tiêu đến hết chiều dài ao. Bước 3: Cắm cọc tiêu định hướng tuyến bờ ao (chiều dài bờ ao) Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B Người thứ nhất đứng ở điểm A, người thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở điểm C. Người thứ nhất ra hiệu để người thứ hai chỉnh vị trí cọc cho đến khi người thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu B và C. Khi đó 3 cọc tiêu Hình 1.2.11. Cắm cọc định tuyến A, B, C đã thẳng hàng. 3.3. Đào ao * Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ đào đắp thô sơ: cuốc, xẻng - Phương tiện cơ giới: máy ủi, máy cuốc.
  37. 36 * Đào, đắp đất - Đào đất từ điểm A đến điểm B đạt độ sâu quy định (điểm B1). Đất đào được đắp lên từ điểm C đến D trong giới hạn phần căng của dây nhựa (C, D1, E1, F). - Đào đất trong phần B, C, B1 - Đào ao ở ½ ao (theo chiều rộng), từ đầu ao đến cuối ao. Sau đó thực hiện tiếp ở ½ ao còn lại Hình 1.2.12. Phương tiện cơ giới Chú ý: Khi thi công cống trên nền đất mềm, nhão nên thực hiện thi công từ từ. Bờ đắp từng lớp 40 – 50cm 1 lớp, chờ cho đất khô rồi mới đắp tiếp nhằm tránh tình trạng sạt lở bờ. 3.4. Làm bờ Chuẩn bị dụng cụ: như đào ao - Trường hợp thi công bằng cơ giới, đất khô cứng, nên kết hợp phương tiện này để sửa chữa bờ. Bằng cách cho phương tiện chạy trên mặt bờ để sửa chữa mái bờ, mặt bờ. Làm như vậy bờ ao sẽ chắc chắn hơn. - Trường hợp mặt bờ mềm nhão nên sửa chữa theo phương pháp thủ công. Hình 1.2.13. Làm bờ bằng cơ giới 3.5. San đáy ao Ao thi công xong đáy ao được san phẳng những chỗ còn lồi lõm - Nếu ao lớn nên dùng phương tiện cơ giới (máy ủi đất) - Nếu ao nhỏ dùng phương pháp thủ công San ủi đáy ao sao cho đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước Hình 1.2.14. San đáy ao
  38. 37 3.6. Đặt cống 3.6.1. Một số loại cống thường dùng trong nuôi cá - Ao nuôi phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt để chủ động cấp thoát nước. - Cống đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ, thao tác dễ dàng. - Cống có lưới chắn cá tạp, hoặc túi lọc nước đặt phía trong ao nuôi. a. Cống đơn giản - Cống đơn giản thường sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình hoặc những ao nhỏ. - Hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật. - Vật liệu làm cống: tre, gỗ, ống kim loại, ống PVC, ống bê tông đúc sẵn hay bộng dừa. - Đường kính cống thay đổi tùy theo khối lượng nước và yêu cầu thời gian cấp, thoát nước, thường từ 30 - 60cm. - Hai đầu cống có nắp cống đóng mở được để điều chỉnh mực nước trong ao. - Ưu điểm của cống đơn giản: Chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ. - Nhược điểm của cống đơn giản: Dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thường xuyên. Hình 1.2.15. Cống đơn giản b. Cống kiên cố Ở những ao lớn nên xây dựng cống bê tông, cửa cống có thiết bị đóng mở. Cống kiên cố thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là cống ván phai hở và cống ván phai kín * Cống ván phai hở - Cống làm bằng bê tông đúc sẵn, rộng 40 - 80 cm, độ cao từ đáy ao đến mặt bờ ao, tường thân cống dày 10 - 12cm.
  39. 38 Tường thân cống có các cặp khe phai để lắp ván phai hoặc khung lưới chắn. Khe phai rộng 3 - 4cm, âm sâu vào tường thân cống 3 - 4cm, thẳng đều từ trên xuống đến đáy cống. Tường cánh gà giúp dòng nước chảy thẳng, ổn định khi ra khỏi cống, hạn chế sạt lở bờ ao. Hình 1.2.16. Cống ván phai hở - Ván phai bằng gỗ chịu được nước (sao, vên vên ), dày 2 - 3cm, cao 20 - 30cm, chiều ngang của ván phai lớn hơn khoảng cách trong của tường thân cống 4 - 6cm. Ở các cống lớn và cao, ván phai thường có cần phai để dễ thao tác. Mỗi cống có từ 3 - 6 ván phai. - Lưới chắn có chiều ngang bằng chiều ngang của ván phai, độ cao bằng độ cao cống. Khung lưới bằng gỗ tốt, dày 2 - 3cm, bản rộng 6 - 8cm, gắn lưới có mắt lưới phù hợp để ngăn được rác, cá nhưng nước lưu thông tốt. Lưới chắn có thể làm đơn giản bằng tre - Ưu điểm: Lấy nước nhanh, ổn định theo dòng tự chảy. Cấp nước theo tầng, lấy nước ở tầng mặt bằng cách giở 1 - 2 ván phai trên cùng ra khỏi cống. Lấy nước tầng đáy thường được thực hiện khi lớp nước mặt có sự cố bất thường (váng dầu ) bằng cách nhấc các ván phai lên để khoảng trống ở đáy cống, nước vào ao từ tầng nước bên dưới. - Nhược điểm: chi phí xây dựng cao hơn cống ván phai kín. Phải theo dõi thường xuyên khi cấp nước để tránh nước chảy ngược từ ao ra sông khi thủy triều xuống mà không kịp đóng cống. * Cống ván phai kín: Cấu tạo cống ván phai kín gồm:
  40. 39 Nền cống: + Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững, bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, được đầm nện kỹ, lót một lớp bê tông đá 4x6, dày từ 10 - 20cm cho nền được vững chắc. + Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông. Hình 1.2.17. Cống ván phai kín Ống cống: + Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có lưới thép. + Đường kính ống cống tùy thuộc khối lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2 - 3 giờ. Do đó ao 1.000m2 thì cần ống cống có đường kính khoảng 40cm. Thân cống: + Thân cống có tiết diện hình chữ U, bề lõm quay vào trong ao để đón nước, được xây bằng gạch hay bê tông hay bê tông cốt thép. + Tường cống dày 12cm. Bề rộng 50-100cm. Phía trong có 2 - 3 khe phai để lắp ván phai, khe phai rộng 4 – 5cm, sâu 2 - 3cm. + Tấm ván phai dày 2 - 3cm; cao 20 - 30cm; dài tùy theo miệng cống 50 - 100cm. Kích thước chiều dài thân cống phụ thuộc vào vị trí đặt. - Vật liệu làm cống thoát nước có thể là ống PVC, ống sành, hoặc bê tông. - Cống được đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nước yêu cầu thấp nhất trong ao. - Đầu ống phía trong ao được bọc lưới nhằm ngăn không cho cá ra. 3.6.2 Cách đặt cống a. Cống đơn giản * Chuẩn bị dụng cụ: - Sơ đồ, bản vẽ ao nuôi - Cống - Dụng cụ đào đất thô sơ: cuốc, xẻng * Các bước thực hiện: Bước 1: Xác định vị trí đặt cống (theo sơ đồ như hình 1.2.4) Bước 2: Đào đắp - Đào cắt ngang bờ bao
  41. 40 - Độ sâu: + Cống cấp: Tùy theo cao trình của đất, và tùy thuộc vào yêu cầu của mực nước thấp nhất trong ao. Nếu lấy nước theo thủy triều đảm bảo nước cấp được trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giờ + Cống thoát: Ngang bằng với độ sâu của đáy ao - Chiều rộng từ 30 - 50cm Bước 3: Đặt cống - Đặt cống vào vị trí đã đào, sao cho cống đặt hai đầu phải ngang nhau, tránh tình trạng đầu cao, đầu thấp. - Hai đầu cống cách xa bờ từ 40 - 50cm Nếu sử dụng cống bằng sành hoặc ciment cần chú ý: Ống cống bằng sành, bê tông dài 8 - 1,2m nên thường phải nối nhiều ống lại với nhau khi đặt xuyên qua bờ ao. Các ống được đặt đúng chiều để các khớp nối kín. Xây một lớp gạch thẻ theo chiều ngang bao quanh các khớp nối để cố định ống và không rò rỉ nước gây sụp cống. Ống cống được gắn kết với thân cống bằng vữa xi măng Bước 4: Kiểm tra - Các khớp nối của cống (nếu cống ngắn) phải gắn chặt với nhau - Độ sâu của cống - Độ dài cống - Hai đầu cống ngang phải ngang bằng nhau Bước 5: Lấp đất Sau khi kiểm tra lần cuối, tiến hành lấp đất từ từ, vừa lấp, vừa đầm nén cho đất chặt. b. Giám sát xây dựng cống kiên cố - Cống ván phai hở thường do cơ sở chuyên đúc sẵn bằng bê tông cốt thép - Cống ván phai kín được đúc sẵn hoặc được xây trên nền cống bằng gạch thẻ và tô tráng bằng vữa xi măng Để giám sát quá trình thi công hai loại cống trên cần phải có: - Kiến thức về cấu tạo của cống - Sơ đồ ao nuôi - Bản vẽ cống - Thước dây - Máy tính
  42. 41 3.7. Bao lưới Bao lưới quanh bờ ao để ngăn chặn các địch hại như rắn, chuột , và đề phòng các loại cá tạp vào ao - Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vật tư - Lưới để rào quanh bờ ao: Dùng lưới nilon khổ nhỏ 0,6-0,7 m, cỡ mắt lưới 10mm. Chiều dài bằng chiều dài bao Hình 1.2.18. Bao lưới quanh ao - Cọc: Cao 1-1,2m bằng tre hay gỗ, số lượng cọc bằng số mét chu vi ao. - Dây nylon để buộc lưới vào cọc - Búa để đóng cọc cố định lưới - Cuốc, xẻng để đào hố, đào rãnh chôn chân lưới Hình 1.2.19. Dụng cụ đào đắp thô sơ Bước 2: Đào rãnh Dùng cuốc, xẻng đào rãnh quanh bờ ao, sâu khoảng 0,3m cách mép trong của bờ 0,5-1m Hình 1.2.20. Rãnh chôn chân lưới Bước 3: Cắm cọc Cắm cọc vào giữa rãnh, sâu 0,1- 0,2m hơi nghiêng ra ngoài ao. Khoảng cách giữa 2 cọc khoảng 1m. Hình 1.2.21. Cắm cọc
  43. 42 Bước 4: Bao lưới Buộc dây giềng lưới vào cọc bằng dây PE hoặc dây kẽm, cao từ mặt bờ lên khoảng 0,5-0,8m. Chôn chân lưới thật kỹ để tránh gió có thể thổi tốc lưới lên. Hình 1.2.22. Bao lưới 3.8. Làm cầu công tác Nhiệm vụ của cầu công tác: cho cá ăn, kiểm tra cá, kiểm tra các yếu tố môi trường nước. Cầu công tác được dẫn từ bờ đến giữa ao Các bước thực hiện Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật tư * Cầu đơn giản Hình 1.2.23. Cầu công tác Cây gỗ sẵn có tại địa phương: tràm, đước, sú, vẹt, tre, bạch đàn dài 3 -5m. * Cầu kiên cố Gỗ vuông nhóm 3- 4 : 8-15cm x 8 – 15cm; ván rộng 20 – 30cm, dầy 1,5 – 2cm - Đinh dài 5 - 10cm - Dao, búa, cưa Bước 2: Xác định vị trí đặt cầu Vị trí đặt cầu sao cho thuận tiện đi lại, có thể quản lý được gần khắp ao. Bước 3: Cắm trụ cầu Trụ cầu được cắm sâu vào đáy ao, đảm bảo chắc chắn, không xiêu vẹo. - Khoảng cách theo chiều dài giữa hại trụ từ 2,5 – 3m. - Khoảng cách giữ hai trụ theo chiều ngang 0,5 – 0.8m (Khoảng cách này có thể sẽ tùy thuộc vào ý thích của người nuôi). - Chiều cao của cầu cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,2m – 0,3m Bước 4: Đóng đà cầu vào trụ - Nếu sử dụng cây gỗ địa phương, chọn cây gỗ thẳng, to, chiều dài từ 2,5 –
  44. 43 3m (dài hơn khoảng cách theo chiều dài của hai trụ). - Dùng đinh 10cm gắn chặt đà vào đỉnh của trụ Bước 5: Đóng gỗ mặt cầu - Cắt cây gỗ, ván có chiều từ 0, 5 – 0,8m. - Lát đều và đóng cây gỗ, ván đã cắt theo chiều rộng cầu, khoảng cách các thanh gỗ, ván 1- 2cm. 4. Kiểm tra hoàn thiện - Bờ bao chắc chắn, không bị sạt lỡ. - Đáy ao bằng phẳng nghiêng về cống thoát. - Cống cấp thoát chắc chắn, không sụt, lún, đúng theo bản vẽ. - Lưới bao đều khắp ao, không rách, chân lưới được giằng kỹ. - Cầu chắc chắn, không xiêu vẹo. Chú ý các lỗi thường gặp - Sơ đồ bố trí không hợp lý. - Hệ số mái không phù hợp với chất đất. - Cắm tiêu không thẳng hàng. - Cống cấp, thoát độ sâu không phù hợp. - Đáy ao không nghiêng về cống thoát. - Chân lưới bao không giằng kỹ. - Cầu không chắc chắn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Hãy nêu các chức năng của ao lắng, xử lý nước và ao chứa chất thải rắn. 1.2. Hãy nêu các tiêu chuẩn cần thiết của ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 1.2.1.Tham quan cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 2.2. Bài thực hành 1.2.2. Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. 2.3. Bài thực hành 1.2.3. Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng ống PVC. 2.4. Bài thực hành 1.2.4. Bao lưới cho ao nuôi C. Ghi nhớ - Bờ ao có có hệ số mái phù hợp theo bảng 1.2.1; - Bờ phải cao hơn mực nước triều cường cao nhất trong năm ít nhất 0,5m; - Đáy ao phải phẳng, nghiêng về phía cống thoát nước.
  45. 44 Bài 3. CẢI TẠO AO NUÔI MĐ 01-03 Giới thiệu bài Công việc cải tạo ao gồm nhiều khâu như làm cạn nước, vét bùn, bón vôi, phơi đáy đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi. Mục đích cải tạo ao là chuẩn bị cho cá nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Mục tiêu: - Trình bày được qui trình cải tạo ao trước khi thả giống; - Thực hiện cải tạo ao nuôi đúng qui trình; - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Xử lý ao mới đào Chuẩn bị dụng cụ: + Máy bơm nước công suất 8-15CV + Nhiên liệu: Dầu, nhớt + ng dẫn nước đường kính 10cm + Cống cấp + Vôi: CaO, CaCO3 + Thau, xô, leng (xẻng) + Đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay + Cân 50kg + Máy đo độ pH, giấy qùy, máy đo độ pH đất + Máy tính + Giấy, bút + Cọc gỗ dài 1- 1,2m + Lưới bao + Dây nilon, dây kẽm
  46. 45 * Qui trình xử lý Cho nước vào Ngâm ao Xả nước Bón vôi Phơi ao Thực hiện 2-3 lần Bao lưới 1.1. Cho nước vào ao Sau khi đào ao xong, cho nước vào để tiến hành rửa ao nhiều lần nhằm giảm chua phèn. Cách lấy nước vào tùy theo điều kiện khu vực nuôi: - Lấy nước khi thủy triều lên, mở cửa cống, lấy nước qua cống cấp - Bơm nước vào ao bằng máy bơm - Lấy theo kênh thủy lợi. 1.2. Ngâm ao Sau khi cho nước vào đầy ao thì đóng cống lại. Ngâm ao từ 2-3 ngày. 1.3. Xả nước - Sau khi ngâm 2-3 ngày tiến hành xả nước - Xả nước ra ngoài qua cống thoát khi thủy triều xuống hoặc bằng máy bơm Lưu ý: Qui trình này được thực hiện 2-3 lần cho đến khi đo độ pH nước trong ao ổn định. 1.4. Bón vôi 1.4.1. Mục đích của việc bón vôi: - Trong nuôi trồng thủy sản, vôi được sử dụng thường xuyên trong các công đoạn sản xuất từ khâu cải tạo đến quản lý môi trường nước, giúp ổn định độ pH môi trường nước trong ngưỡng thích hợp, tạo điều kiện cho đối tượng nuôi phát triển tốt. - Vôi có tác dụng: + Để nâng độ pH nước (đặc biệt khi mưa lớn); + Tăng độ kiềm; + Khử phèn trong đất và nước; + Diệt tạp, sát khuẩn bờ ao, đáy ao; + Làm trong nước, giảm CO2; + Phân hủy mùn bã đáy ao;
  47. 46 1.4.2. Các loại vôi thường dùng trong nuôi trồng thủy sản Có 3 loại vôi thường dùng trong nuôi trồng thủy sản, mỗi loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét dùng loại nào phù hợp với mục đích sử dụng. * Vôi nông nghiệp (CaCO3) Là đá vôi hoặc vỏ sò xay nhuyễn có hàm lượng CaCO3 > 75% . Thích hợp cho ao nuôi thủy sản khi cần tăng hệ đệm, độ kiềm cho nước. Loại vôi này được dùng phổ biến ảnh hưởng không lớn đến độ pH, thường sử dụng trong các mục đích: - Cải tạo đáy ao: Với lượng 10 - 15kg/100m2 (tùy pH đất) - Bón định kỳ 2-4 lần/tháng: với lượng 10 - 30kg/1000 m2/ lần đối với ao nuôi thâm canh và bán thâm canh (tùy Hình 1.3.1. Vôi CaCO3 độ pH nước ao) * Vôi nung (CaO) Là loại vôi có hoạt tính cao, có tác dụng tăng độ pH mạnh, dung dịch vôi nung 10% trong nước cất đạt độ pH khoảng 12. Vôi nung thường được dùng vào các mục đích: - Cải tạo ao, kiềm hóa đất phèn, khi bón vôi xuống ao toả ra một lượng nhiệt rất lớn có khả năng sát thương làm chết động vật, thực vật thủy sinh trong môi trường nước. Hình 1.3.2. Vôi CaO - Loại vôi này thường được sử dụng để cải tạo ao, xử lý xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh rửa trôi phèn từ bờ xuống ao. Chú ý: Không dùng loại vôi này bón trực tiếp cho các ao đang nuôi. * Vôi tôi hay vôi ngậm nước (Ca(OH)2) Loại vôi này dùng để tăng độ pH nước hay độ pH đất khi ao nuôi có độ pH thấp, thường được dùng vào các mục đích: - Cải tạo nền đáy ao tùy thuộc vào độ pH đáy ao nếu độ pH > 6 bón 30- 60kg/1000 m2, độ pH< 5 bón 150 – 200kg/1000 m2.
  48. 47 - Trường hợp độ pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi tôi với liều lượng 5 -10 kg/1.000 m2 vào thời điểm từ 21-24 giờ. - Vôi tôi có ảnh hưởng lớn đến độ pH nước nên không bón vôi tôi vào buổi trưa hay chiều nắng vì lúc này pH thường cao dễ làm cho độ pH cao đột biến khi bón vôi. 1.4.3. Một số lưu ý khi sử dụng vôi cho ao nuôi: - Mức độ tác dụng của vôi tùy thuộc vào độ nồng của vôi nên vôi sử dụng phải sạch, không lẫn tạp chất đối với vôi cục. - Vôi bột cần được bảo quản đậy kín tránh không khí hút ẩm làm mất tác dụng của vôi, đối với vôi tôi cần được sử dụng trong vòng 3 tháng trở lại để có hiệu quả cao hơn. - Khi bón vôi cần phải đo độ pH trong ao để tính lượng vôi cần bón với lượng vừa đủ nếu lượng vôi bón quá nhiều sẽ làm tăng độ pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến cá bệnh. - Nếu nước ao có độ kiềm và độ pH cao (> 80mg CaCO3/l và độ pH > 8) thì không cần bón bất cứ loại vôi nào, chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung trong trường hợp đất ao quá phèn độ pH < 5 - Khi bón vôi cho ao cần chú ý một số trường hợp sau: + Khi dùng vôi sát trùng xong chúng ta không được bón phân vô cơ ngay. Nếu bón phân lân ngay sau khi bón vôi sẽ làm giảm tác dụng bón lân, tảo không phát triển được nên không gây màu được cho ao. + Không bón vôi khi ao xử lý chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn của từng loại. 1.4.4. Cách bón vôi Các bước tiến hành bón vôi như sau: * Bước 1: Đo độ pH đáy ao (Tham khảo bài MĐ 01-01; Mục 3.3.1) * Bước 2: Chọn loại, liều lượng vôi sử dụng Dựa vào độ pH đất đã đo được, tra theo bảng để chọn liều lượng vôi cần bón. Bảng 1.2.1. Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi (CaO) kg/ha 6 1.000 500 5 2.000 1.000 4 3.000 1.500 Nếu độ pH đất, lớn hơn 6,5 thì không cần phải bón bất kỳ loại vôi nào. * Bước 3: Tính lượng vôi cần bón: - Dựa vào liều lượng vôi đã xác định ở bảng trên
  49. 48 - Dựa vào diện tích cần rải đáy ao và bờ ao Lượng vôi cần bón = liều lượng x (diện tích đáy ao + Bờ ao) Ví dụ: Tính lượng vôi cần bón cho ao có tổng diện tích đáy và bờ ao cần bón vôi là 7000m2, độ pH đất đo được là 5. Dựa vào bảng 1.2.1, nếu sử dụng vôi CaO liều lượng bón là 1000kg/ha. * Cách tính lượng vôi cần sử dụng: Đổi đơn vị ha ra m2: 1ha = 10.000m2 1000kg Vậy 1m2 bón là: = 0,1kg/m2 10.000m2 Lượng vôi cần sử dụng là: 0,1kg/m2 x 7000m2 = 700kg vôi * Bước 4: Thực hiện bón vôi Nếu sử dụng vôi cục (CaO): - Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao. - Đổ vôi vào thùng (hoặc thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao). - Dùng xẻng rãi vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. - Ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta rải vôi vào nhiều hơn. Nếu sử dụng vôi bột (CaCO3): - Vận chuyển các bao vôi đến ao - Rải vôi đều khắp đáy ao - Rải vôi bờ ao Lưu ý : - Khi bón vôi, người bón vôi nên đứng xuôi theo chiều gió, rải vôi từ cuối gió đi lên đầu gió. - Không để vôi sống tiếp xúc với không khí hoặc nước mưa trước khi bón vì như thế sẽ làm mất hoạt tính của vôi, gây lãng phí vì phải tăng lượng sử dụng lên nhiều. Hình 1.3.8. Rải vôi xuôi theo chiều gió - Người thực hiện công việc rải vôi cần phải trang bị đầy đủ: Quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, nón.
  50. 49 1.5. Phơi ao - Mục đích: + Giúp oxy hóa các chất hữu cơ, + Giảm H2S + Tiêu diệt mầm bệnh - Phơi nắng đáy ao được thực hiện sau khi bón vôi. Hình 1.3.9. Phơi đáy ao 2. Cải tạo ao nuôi cũ Quy trình cải tạo Làm cạn nước ao Vét bùn đáy Bón vôi Phơi đáy ao Tu sửa bờ ao Sửa chữa lưới bao Tu sửa cống Sửa chữa cầu công tác
  51. 50 2.1. Làm cạn nước ao Nước trong ao được tháo cạn bằng máy bơm hoặc qua cống thoát. Nước ra khỏi ao được đưa vào hệ thống ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hình 1.3.10. Làm cạn nước ao 2.2. Vét bùn đáy Bùn đáy là chất thải của cá, thức ăn thừa và phù sa ở đáy ao được tích tụ từ vụ nuôi trước. Bùn đáy ao chứa nhiều khí độc, mầm bệnh sẽ gây hại cho cá nếu không được đưa khỏi ao. Bùn đáy được gom bằng trang (cào). Bùn đáy ao được đưa vào bãi chứa bùn đáy để phân hủy thành phân bón. Hình 1.3.11. Vét bùn đáy 2.3. Bón vôi - Mục đích của bón vôi + Ổn định phèn ở nền đáy ao. + Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động vật nuôi: Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại như trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ. - Cách sử dụng vôi: (Tham khảo mục 1.4) Hình 1.3.12. Bón vôi ao nuôi
  52. 51 2.4. Phơi đáy ao Phơi đáy ao để đất khô và nứt ra, không khí đi sâu vào đáy ao, tạo sự khoáng hóa đất. Phơi đáy ao còn để ánh sáng mặt trời diệt mầm bệnh tồn tại trong ao Thời gian phơi tùy thuộc vào thời tiết, độ bằng phẳng của đáy ao. Thường phơi khoảng 2-3 ngày, cho đến khi đất nứt chân chim Hình 1.3.13. Phơi ao * Chú ý: Đối với ao có tầng phèn ở gần mặt đất không nên phơi đáy. 2.5. Tu sửa bờ ao Bờ ao thường bị sạt lở, lún sụp, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có lỗ mọi làm rò rỉ nước. Tu sửa bờ lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm ít nhất 0,5m. Hình 1.3.14. Tu sửa bờ Cách tiến hành: - Chuẩn bị dụng cụ như cuốc, xẻng, dao - Đào, bắt rắn, chuột và các loài động vật khác làm hang sống ở bờ ao. - Lấp hang, lấp lỗ mọi ở cả 2 mặt trong và ngoài bờ ao. Hình 1.3.15. Dọn cỏ bờ ao - Chặt cây, nhổ cỏ trên bờ để không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật gây hại cho người và cá nuôi.
  53. 52 - Tu bổ, sửa chữa, nâng cao các đoạn bờ bị lún sụp, sạt lở, đảm bảo không bị nước tràn bờ do thủy triều cao trong vụ nuôi mới. Trong trường hợp bờ thấp, không thể nâng cao, có thể bao lưới, sao cho lưới phải cao hơn đỉnh lũ cao nhất trong năm ít nhất 0,5m. 2.1.5. Sửa chữa lưới bao Các bước tiến hành - Bước 1: Kiểm tra: Lưới, cọc cắm, dây giềng. - Bước 2: + Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, xẻng, kềm. + Dự trù và mua sắm vật tư: Lưới, cọc, dây giềng Hình 1.3.16. Sửa chữa lưới bao - Bước 3: Sửa chữa các nơi lưới bị rách, thay thế cọc bị hỏng, cột lại dây giềng, lấp lại chân lưới 2.6. Tu sửa cống - Bổ sung đất, đầm nén chặt khu vực trước và sau cống. - Sửa chữa khe phai bị vỡ. - Sửa chữa, hoặc thay mới ván phai hư hỏng - Nếu là cống đơn giản, kiểm tra tu sửa lại nắp cống Hình 1.3.17. Cống ván phai bị rò rỉ nước 2.7. Sửa chữa cầu công tác Các bước tiến hành - Bước 1: Kiểm tra các nơi bị hỏng: Ván, gỗ gãy, mục, long đinh. - Bước 2: + Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, xẻng, kềm. + Dự trù và mua sắm vật tư: Cây, gỗ, ván, đinh. - Bước 3: Sửa chữa các nơi bị hỏng.
  54. 53 3. Các lỗi thường gặp - Cải tạo ao nuôi không thực hiện đúng theo qui trình - Sên vét bùn đáy ao không triệt để - Sử dụng không đúng chủng loại và liều lượng vôi B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Nêu các bước xử lý ao mới đào 1.2. Nêu các bước cải tạo ao nuôi cũ 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành 1.3.1. Bón vôi xử lý ao mới đào 2.2. Bài thực hành 1.3.2. Cải tạo ao nuôi cũ C. Ghi nhớ - Vôi có tác dụng để nâng độ pH nước, tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp, sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước, giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao. - Mỗi loại vôi khác nhau sẽ có tính chất, công dụng và liều lượng sử dụng khác nhau.
  55. 54 Bài 4. CHUẨN BỊ NƯỚC NUÔI MĐ 01-04 Giới thiệu bài: Chuẩn bị nước nuôi là một khâu rất cần thiết trong quá trình chuẩn bị ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Nước sau khi chuẩn bị xong phải đảm bảo được các yêu cầu về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi, giúp cá có tỷ lệ sống cao, giảm thiểu dịch bệnh. Mục tiêu: - Xác định được thời điểm cấp nước; - Đo được các yếu tố môi trường nước chủ yếu; - Gây được nước có màu xanh nõn chuối (vỏ đỗ). A. Nội dung 1. Chọn thời điểm lấy nước 1.1. Chọn con nước - Việc lấy nước vào ao nuôi thường dựa vào nước thủy triều, do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước. - Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và thời gian lấy nước nhanh. 1.2. Lấy nước vào ao chứa Hình 1.4.1. Nước kênh rạch có quá nhiều Hình 1.4.2. Nguồn nước cấp vào ao chứa phù sa Trước khi lấy nước, phải kiểm tra, ghi nhận các vấn đề phát sinh ở khu vực xung quanh. Không tiến hành lấy nước vào ao khi trong khu vực có: - Phun thuốc trừ sâu rầy tập trung ở các ruộng lúa;
  56. 55 - Xả chất thải ở các nhà máy công nghiệp; - Dịch bệnh trong khu vực; - Đổi màu bất thường của nước trong sông rạch; - Xuất hiện với số lượng nhiều bất thường các sinh vật trong nguồn nước; 1.2.1. Lấy nước theo thủy triều Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao chứa qua cống đến mức cần thiết vào những kỳ triều cường (kỳ nước vào ngày 15 và 30 âm lịch) Cách tiến hành: - Lắp túi lọc vào cống Túi lọc dùng để ngăn rác, sinh vật sống trong nước vào ao lắng. Đối với cống ván phai lộ thiên: Túi lọc bằng vải hoặc lưới mắt nhỏ, dài khoảng 6-8m, đường kính tùy thuộc vào khẩu độ và độ cao cống, được mắc vào khung lưới. Hình 1.4.3. Túi lọc của ván phai Chiều rộng khung lưới bằng với chiều rộng của ván phai để khung lưới có thể được giữ trong khe phai. Đặt khung lưới vào khe phai phía trong ao lắng. Với cống bằng ống bê tông hay ống nhựa, túi lọc có đường kính bằng đường kính ống. Túi lọc được mắc vào đầu trong ao của ống cống. Hình 1.4.4. Túi lọc nước cống đơn giản - Mở cống lấy nước Khi mực nước ngoài sông cao hơn trong ao, mở cống để nước ngoài sông tự chảy vào ao lắng. - Kiểm tra túi lọc thường xuyên trong thời gian lấy nước. Hình 1.4.5. Lấy nước qua túi lọc
  57. 56 - Đóng cống Ngừng lấy nước khi mực nước đạt yêu cầu hoặc mực nước trong ao lắng bằng với bên ngoài. 1.2.2. Lấy nước bằng máy bơm Thực hiện khi cần lấy nước ngay mà mực nước bên ngoài thấp hơn ở trong ao lắng nên không lấy nước theo dòng tự chảy được. Có 2 cách lấy nước bằng máy bơm: * Bơm vào kênh dẫn Được áp dụng trong trường hợp ao lắng nước xa sông, rạch. Nước được bơm vào kênh dẫn rồi tự chảy vào ao lắng qua cống có mắc lưới lọc. Hình 1.4.6. Bơm nước vào kênh dẫn * Bơm trực tiếp vào ao lắng Nước được bơm trực tiếp vào ao lắng qua lưới lọc mắc ở đầu ống bơm Hình 1.4.7. Bơm nước vào ao lắng 1.2.3. Lấy nước kết hợp Lấy nước theo thủy triều khi mực nước bên ngoài cao hơn trong ao lắng, nước tự chảy vào trong ao. Khi mức nước trong và ngoài bằng nhau thì đóng cống và lấy nước bằng máy bơm. 2. Xử lý nước 2.1. Lắng nước Nước được để yên trong ao chứa khoảng 2-4 ngày để lắng tụ phù sa, chất lơ lửng và để trứng các sinh vật sống trong nước nở ra.
  58. 57 2.2. Diệt cá tạp * Diệt cá tạp bằng saponin (nói thêm về sa ponin) Hoạt tính của saponin tăng lên theo độ mặn. Khi độ mặn lớn hơn 15‰, dùng 12g/m3. Khi độ mặn nhỏ hơn 15‰ sử dụng 20g/m3 để diệt cá tạp. Hình 1.4.8. Saponin Cách tiến hành diệt tạp bằng saponin: Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Saponin - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa - Thuyền Bước 2: Tính lượng saponin cho xuống ao - Tính lượng saponin cho xuống ao: (Lượng nước trong ao) x (liều lượng sử dụng saponin) Ví dụ: Ao có thể tích là 4000m3 Thì lượng saponin cần dùng là: 4.000 x 20g = 80.000g hay 80kg Bước 3: Cân chất diệt tạp cho vào xô, chậu Bước 4: Đổ nước vào xô khuấy, hòa tan đều trong nước Bước 5: Tạt xuống khắp ao, ruộng nuôi. Bước 6: Theo dõi vớt cá chết ra khỏi ao, ruộng nuôi.
  59. 58 * Diệt cá tạp bằng rễ dây thuốc cá - Dây thuốc cá có chứa rotenon dùng để diệt cá dữ. - Hoạt tính của rotenon giảm khi độ mặn tăng do đó sử dụng trong ao có độ mặn thấp đạt hiệu quả hơn. - Liều lượng rễ thuốc cá để diệt cá tạp là 1-1,5kg/100m3 nước ao. Hình 1.4.9. Rễ dây thuốc cá Cách tiến hành: Bước 1: Tính lượng dây thuốc cá cần dùng (Liều lượng) x (thể tích nước ao) Ví dụ: Ao có thể tích là 5.000m3 Thì lượng dây thuốc cần dùng là: 5.000m3 x 1,5kg/100m3 = 7,5kg Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Dây thuốc cá, cối, chày - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa Bước 3: Giã nát hoặc xay nhuyễn dây thuốc cá Hình 1.4.10. Đập dập rễ dây thuốc cá
  60. 59 Bước 4: Ngâm qua đêm. Bước 5: Vắt kỹ để rotenon tan ra nước càng nhiều càng tốt Hình 1.4.11. Vắt rễ dây thuốc cá Bước 6: Tạt dịch rễ dây thuốc cá đều khắp ao Bước 7: Theo dõi vớt cá chết ra khỏi ao Hình 1.4.12. Thực hiện thuốc cá Chú ý: Không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất bị cấm để diệt cá tạp. 3. Cấp nước vào ao nuôi Nước trong ao lắng sau khi lắng và xử lý khoảng 3 ngày có thể đưa vào ao nuôi bằng cách cho tự chảy hoặc dùng máy bơm. 3.1. Gây màu nước 3.1.1. Ý nghĩa của màu nước Màu nước là do các vật chất lơ lửng và phiêu sinh vật tạo nên. Nước ao trong do nền đáy trơ, ao nghèo dinh dưỡng, do thực vật phiêu sinh (tảo) suy tàn hoặc có thể do nước ao nhiễm phèn. Thời gian đầu trong ao nuôi, độ trong thường cao và không ổn định do chất dinh dưỡng hay CO2 trong nước ít. - Nước có độ trong cao làm ánh sáng dễ xuyên xuống đáy ao, tảo đáy phát triển ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi. - Nước ao có độ trong thấp do sự phát triển quá phong phú của thực vật phiêu sinh, có thể dẫn đến sự biến động lớn của độ pH và oxy hòa tan trong ao. - Phiêu sinh vật phát triển tốt trong nước rất cần thiết cho ao nuôi vì: + Tạo oxy vào ban ngày; + Hấp thụ đạm và lân từ chất thải trong ao;
  61. 60 + Làm giảm sự biến động của nhiệt độ nước. - Độ trong thích hợp thì thức ăn tự nhiên trong ao phát triển, cá tăng trưởng tốt. - Thực vật phiêu sinh còn tạo thành lớp màn che, giúp cá không bị căng thẳng và hạn chế tảo đáy phát triển. * Nếu nước đục do chứa nhiều vật chất lơ lửng sẽ làm giảm sự xuyên thấu của ánh sáng vào nước, tảo quang hợp kém, nguồn thức ăn tự nhiên kém phát triển. Các chất lơ lửng có thể bám vào mang làm cá khó hô hấp. * Để giữ độ trong thích hợp trong ao nuôi cá khoảng 25 - 40cm, có thể thực hiện các biện pháp: - Nếu nước trong do ao nghèo dinh dưỡng, nên bón phân hữu cơ hoặc hóa học để thúc đẩy sự phát triển của thực vật phiêu sinh. - Nếu tảo phát triển quá mức, độ trong thấp, phải ngưng bón phân, giảm mật độ tảo bằng formol, thay nước mới. - Nếu nước đục do có nhiều vật chất lơ lửng, nên giữ nước trong ao chứa để lắng tụ chất lơ lửng trước khi cho vào ao nuôi. 3.1.2. Màu nước trong ao nuôi thủy sản Nước ao nuôi thủy sản có thể có một số màu sắc như sau: Màu xanh nhạt (xanh nõn chuối): Màu này do nhóm tảo Lục phát triển tạo nên, nước có màu xanh nõn chuối thì rất tốt cho ao nuôi nước ngọt hoặc nước lợ nhạt vì tảo Lục là thức ăn tốt cho các loài thủy sản. Hình 1.4.13. Nước có màu xanh nhạt Màu vàng nâu (màu trà): Tảo Silic phát triển sẽ gây ra màu vàng nâu, nhóm tảo này thường phát triển ở vùng nước lợ, mặn. Hình 1.4.14. Nước có màu nâu (màu trà)
  62. 61 Màu xanh đậm (màu xanh rêu, xanh lam): Nước có màu xanh rêu hay xanh Lam đều không tốt, có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy vào sáng sớm. Hình 1.4.15. Nước có màu xanh đậm Màu nâu đen: Trong nước có nhiều xác hữu cơ sẽ tạo ra màu nâu đen. Nước có màu nâu đen là dấu hiệu của nước ô nhiễm, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do đó, cá dễ bị chết ngạt do thiếu oxy, trong môi trường này cũng có nhiều mầm bệnh gây bất lợi cho quá trình nuôi. Hình 1.4.16. Nước có màu nâu đen Nước có màu vàng cam: Do nước có những hạt huyền phù, do nước bị nhiễm phèn, nước nhiễm phèn sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của cá. Hình 1.4.17. Nước có màu vàng cam Màu xám đục: Do phù sa bị rửa trôi từ bờ ao sau những cơn mưa. Nước đục do phù sa làm cho cá chậm lớn do phù sa cản trở quá trình hô hấp của cá . Hình 1.4.18. Nước đục phù sa Kết luận: Nước màu xanh nõn chuối nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là tốt nhất
  63. 62 3.1.3. Chọn phân bón gây màu nước Để gây màu nước cho ao nuôi cá có thể dùng các cách sau: * Bón phân vô cơ - Urea; Urephosphate (N-P-K = 16:2:0); N-P-K (46:0:0); Superphosphate (N- P-K = 16:16:16) - Các loại trên đều có thể sử dụng để gây màu nước trong đó Urephosphate là tốt nhất. Liều bón 0,2-0,3kg/100m2. * Bón phân khác: 3kg cám + 1kg bột cá + 1kg bột đậu nành nấu chín trộn vào 2 viên men rượu, ủ 24 - 48 giờ hòa tan tạt đều cho 1.000m3 nước vào buổi sáng, có nắng. 3.1.4. Thực hiện gây màu nước a. Qui trình thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ Tính toán lượng nguyên liệu Thực hiện gây màu nước Theo dõi màu nước trong ao b. Chuẩn bị dụng cụ, phân bón - Cân - Phân bón - Xô, chậu, ca c. Tính lượng nguyên liệu (Liều lượng sử dụng) x (diện tích ao nuôi) Ví dụ: Sử dụng phân Urephosphate để gây màu nước cho ao nuôi cá có diện tích là 5.000m2 với liều lượng 0,2kg/100m2 Cách tính : 0,2kg 100m2 x kg ? 5000m2
  64. 63 Tính lượng phân cho ao 5000m2 5000m2 x 0,2kg : 100m2 = 10kg d. Thực hiện gây màu nước * Hòa tan phân hoàn toàn vào nước - Cân lượng phân cần bón cho vào xô, chậu - Đổ nước vào xô, chậu chứa phân với tỷ lệ 1 phân : 20 nước là tốt nhất - Khuấy đến khi phân hòa tan hết * Tạt phân đều khắp mặt ao Dùng ca múc nước phân tạt đều khắp mặt ao 3.2. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao Trước khi thả cá, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lượng nước trong ao để biết các chỉ tiêu nước có đảm bảo cho nuôi cá hay không. Thực hiện kiểm tra gồm các bước: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị các máy móc: Máy đo pH, máy đo oxy, máy đo độ mặn. + - Dụng cụ, phương tiện: Test kiềm, test pH, test oxy, test NH3/NH4 , đĩa đo độ trong, nhiệt kế. Bước 2: Đo các chỉ tiêu môi trường nước (Tham khảo MĐ 01-01; mục 5). Bước 3: Kết luận Chất lượng nước đảm bảo thuận lợi cho nuôi cá diêu hồng, cá rô phi cần đạt những chỉ tiêu sau: - Oxy hòa tan > 3mg/l; - Độ pH 6,5 - 8,5; - Ðộ trong 25 - 40 cm; - Nhiệt độ 24 – 320C - Nước có màu xanh nõn chuối; - Ðộ mặn thích hợp nhất là 0-10‰; - Độ kiềm: 40-120mg/l. - NH3 < 0,1mg/l Nếu nước đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành thả cá là rất tốt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Hãy nêu ý nghĩa của màu nước.
  65. 64 1.2. Ao nuôi có chiều dài 30m, chiều rộng 50m, chiều cao cột nước trong ao 1,3m. a. Tính lượng dây thuốc cá cần thiết cho. Biết rằng liều lượng sử dụng là 0,4g/m3 b. Chọn loại phân và tính liều lượng phân bón để gây màu nước cho ao trên 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 1.4.1. Lấy nước vào ao chứa 2.2. Bài hành 1.4.2. Diệt cá tạp 2.3. Bài thực hành 1.4.3. Gây màu nước C. Ghi nhớ - Nước cấp vào ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phải đạt các chỉ tiêu: + Nước có màu xanh nõn chuối; + Độ trong ; 25 – 40cm; + Oxy hòa tan trên 3mg/lít; + Độ pH: 6,5 – 8,5; 0 + Độ mặn: 0 - 10 /00; + Độ kiềm: 40 – 120 mg/l
  66. 65 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng dạy trước các mô đun khác của nghề. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chuẩn bị ao là mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về chọn địa điểm; xây dựng, cải tạo ao; chuẩn bị nước nuôi cá. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương nuôi có đầy đủ máy móc, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Nêu được đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi; + Nêu được các yêu cầu kỹ thuật về địa điểm nuôi; + Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng ao; + Trình bày được cách xử lý ao mới, cải tạo ao cũ, chuẩn bị nước nuôi cá. - Kỹ năng: + Chọn được địa điểm nuôi thích hợp; + Tổ chức, xây dựng ao nuôi đạt yêu cầu; + Xử lý ao mới đào, cải tạo ao nuôi cũ đúng kỹ thuật; + Chuẩn bị nước nuôi cá đạt chất lượng tốt. - Thái độ: + Tuân thủ qui trình kỹ thuật; + Cẩn thận, an toàn lao động; + Ý thức bảo vệ môi trường. III. Nội dung chính của mô đun Thời lượng Loại Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Tích Lớp MĐ 01-01 Bài 1. Chọn địa điểm 12 2 8 2 hợp học Lớp Tích MĐ 01-02 Bài 2. Xây dựng ao học và 20 4 16 hợp cơ sở nuôi tôm
  67. 66 Thời lượng Loại Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Tích Lớp MĐ 01-03 Bài 3. Cải tạo ao nuôi hợp học và 20 2 16 2 cơ sở nuôi Tích Lớp MĐ 01-04 tôm Bài 4. Chuẩn bị nước hợp học và 16 2 14 nuôi cơ sở 4 Kiểm tra hết mô đun nuôi 4 tôm Cộng 72 10 54 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Bài tập thực hành 1.1.1. Nhận diện đất khu vực nuôi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn được vị trí nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phù hợp. - Nguồn lực: Cuốc, xẻng, máy đo độ pH đất, cánh đồng tại địa phương - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5- 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm: Học viên quan sát sự hiện diện của thực vật chỉ thị vùng đất phèn, màu của các vũng nước trong khu đất, lấy mẫu đất kiểm tra độ kết dính, độ pH, màu sắc, trạng thái đất theo hướng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận diện chính xác khu đất và kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất. 4.2. Bài thực hành 1.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, khảo sát, đánh giá và đo được các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp - Nguồn lực: Các bộ thử nhanh độ pH, độ kiềm, NH3, khúc xạ kế, đĩa Secchi. - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm nhỏ 5 - 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm: Học viên đo các chỉ tiêu độ pH, độ kiềm, đo NH3, độ mặn, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi theo hướng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ
  68. 67 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Học viên thao tác chính xác các bước đo chỉ tiêu nước và kết luận đánh giá chất lượng nguồn nước. 4.3. Bài thực hành 1.2.1: Tham quan cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, quan sát vẽ được sơ đồ bố trí, kết cấu của các hạng mục trong công trình. - Nguồn lực: Trại nuôi cá diêu hồng, cá rô phi của doanh nghiệp hay hộ gia đình - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí ao tại cơ sở tham quan + Đo và vẽ các bộ phận của ao: bờ, cống + Tham khảo ý kiến của chủ hộ hoặc kỹ thuật viên của cơ sở về sự hợp lý và bất hợp lý của cách bố trí trại, các thông số, kích thước của các bộ phận công trình nuôi. + Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bản vẽ sơ đồ bố trí, bản vẽ kết cấu, báo cáo nhận xét, đánh giá về thiết kế, bố trí trại nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. 4.4. Bài thực hành 1.2.2: Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, xác định chính xác vị trí đào, đắp. - Nguồn lực: + Bản thiết kế + Thước dây (thước cuộn) dài 20-30m + Cọc bằng gỗ, tre dài 1-2m + Dây nilon - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định tuyến và hình dạng bờ ao theo các số liệu trong bản thiết kế ao. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, chắc chắn, chính xác như yêu cầu của bản thiết kế.
  69. 68 4.5. Bài thực hành 1.2.3: Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng ống PVC. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, lắp đặt cống đúng kỹ thuật, chính xác. - Nguồn lực: + Bản thiết kế + Thước dây (thước cuộn) dài 20 - 30m + Cọc bằng gỗ, tre dài 1 - 2m + Dây nilon + Cuốc, Xẻng + Cống PVC đường kính 20cm - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định tuyến khu vực đào đắp theo các số liệu trong bản thiết kế ao. Lắp đặt cống theo đúng yêu cầu trong bản thiết kế. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng vị trí, đào, lắp đặt cống theo như thiết kế. 4.6. Bài thực hành 1.2.4: Bao lưới cho ao nuôi Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và bao lưới đúng kỹ thuật theo trình tự các bước. - Nguồn lực: + Lưới muỗi dài 30m, rộng 1m + Cọc gỗ hoặc tre đường kính 2-3cm, dài 1,5m + Dây chì, dây nilon + Kềm, kéo, búa, dao, cuốc, xẻng + Bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Đóng cọc, rào lưới 1 đoạn 30m - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đánh giá sự quan sát quá trình thực hiện của học viên, cọc đóng đúng khoảng cách, lưới thẳng, giềng trên cột kỹ, chân lưới không bị tung lên. 4.7. Bài thực hành 1.3.1. Bón vôi cho ao mới đào
  70. 69 Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và bón vôi đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Vôi, thau, xô, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Đo pH đáy ao + Tính lượng vôi cần bón + Bón vôi trên bờ ao, đáy ao - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đo được pH đáy ao, tính đúng lượng vôi cần bón, bón đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. 4.8. Bài thực hành 1.3.2. Cải tạo ao nuôi cũ Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước cải tao ao nuôi cũ. - Nguồn lực: Ao nuôi cũ, dụng cụ làm đất, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Làm cạn nước ao + Vét bùn + Bón vôi + Phơi ao + Sửa chữa bờ, cống, lưới bao - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ao nuôi cũ được cải tạo đúng kỹ thuật. 4.9. Bài thực hành 1.4.1: Lấy nước vào ao chứa - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hiện công việc lấy nước theo đúng trình tự các bước - Nguồn lực: + Ao lắng nước + Máy bơm nước, cống cấp + Túi, lưới lọc + Nhiên liệu + Bảo hộ lao động
  71. 70 - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chọn con nước + Lắp lưới lọc, túi lọc + Bơm nước - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước có chất lượng tốt đúng theo tiêu chuẩn nuôi. Mực nước lấy đạt đúng yêu cầu. 4.10. Bài thực hành 1.4.2: Diệt cá tạp - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, thực hiện công việc thuốc cá theo đúng trình tự và an toàn. - Nguồn lực: Dây thuốc cá, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ 5 - 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Tính toán lượng nước ao, lượng dây thuốc cá + Thực hiện các bước diệt tạp. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tính toán đúng lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện được các bước diệt tạp. 4.11. Bài thực hành 1.4.3: Gây màu nước - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, thực hiện công việc gây màu nước theo đúng trình tự các bước - Nguồn lực: + Phân bón Urea, Ureaphossphate, NPK, cám, bột cá, bột đậu nành, men rượu + Cân + Thao, xô, ca + Bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: +Tính toán lượng nước ao và lượng phân bón cần thiết + Thực hiện các bước bón phân gây màu. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước có màu xanh nõn chuối (vỏ đỗ)
  72. 71 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài thực hành 1.1.1. Nhận diện đất khu vực nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Nhận diện nhóm thực Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động vật chỉ thị trong khu vực học tập của học viên Tiêu chí 2: Nhận diện màu sắc của Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động nước học tập của học viên Tiêu chí 3: Xác định thành phần của Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động đất học tập của học viên Tiêu chí 4: Đo pH đất Quan sát, theo dõi đánh giá thao tác và cách sử dụng thiết bị đo của học viên Tiêu chí 5: Sự phối hợp của nhóm Giáo viên quan sát thực hiện của học viên và thời gian hoàn thành trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 5.2.Bài thực hành 1.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước Tiêu chí 2: Đo độ kiềm Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước + Tiêu chí 3: Đo NH3/NH4 , Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước Tiêu chí 4: Đo độ mặn, Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước Tiêu chí 5: Đo độ trong Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước Tiêu chí đánh giá chung: Sử dụng Giáo viên quan sát thực hiện của học viên thành thạo các dụng cụ đo, sự phối trong quá trình thực hành, thời gian hoàn hợp của nhóm và thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. thành 5.3. Bài thực hành 1.2.1. Tham quan cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vẽ được sơ đồ bố trí ao Bản vẽ rõ ràng, chính xác
  73. 72 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá tại cơ sở tham quan Tiêu chí 2: Đo và vẽ các bộ phận Quan sát thực hiện của học viên trong của ao: bờ, cống, đáy ao, cầu công quá trình thực hành, thời gian hoàn tác. thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. Tiêu chí 3: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. Tiêu chí 4: Nhận xét của học viên Đánh giá kết quả nhận xét của học viên về cách bố trí của trang trại vừa tham quan 5.4. Bài thực hành 1.2.2. Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đọc được bản vẽ thiết kế Quan sát cách đọc của học viên (chiều dài, rộng, sâu, cao bờ ) Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, được hình dạng ao chắc chắn, chính xác như yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 3: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, được bờ ao chắc chắn, chính xác như yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 5.5. Bài thực hành 1.2.3. Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng ống PVC. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đọc được bản vẽ thiết kế Quan sát cách đọc của học viên Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, được vị trí đào để đặt cống chắc chắn, chính xác như yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 3: Lắp đặt cống đúng theo Quan sát cách lắp đặt của học viên bản vẽ
  74. 73 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 5.6. Bài thực hành 1.2.4. Bao lưới cho ao nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính toán được số lượng vật Quan sát học viên thực hiện và đánh liệu cần thiết giá Tiêu chí 2: Cọc đóng đúng khoảng Quan sát học viên thực hiện và đánh cách, lưới thẳng, giềng trên cột kỹ, chân giá lưới không bị tung lên. Tiêu chí 3: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn Quan sát sự phối hợp hoạt động của thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.7. Bài thực hành 1.3.2. Bón vôi xử lý ao mới đào Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo được pH đáy ao Quan sát học viên thực hiện kết hợp với kết quả đo thực tế Tiêu chí 2: Tính được lượng vôi cần bón Đối chiếu với kết quả trong bảng liều lượng bón vôi Tiêu chí 3: Bón vôi đúng kỹ thuật, đảm Quan sát học viên thực hiện và đánh bảo an toàn lao động giá Tiêu chí 4: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn Quan sát sự phối hợp hoạt động của thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.8. Bài thực hành 1.3.3. Cải tạo ao nuôi cũ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dự trù đầy đủ dụng Quan sát học viên thực hiện và đánh cụ vật tư giá
  75. 74 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 2: Làm cạn nước ao Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 3: Vét hết bùn đáy Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 4: Bón vôi đúng kỹ thuật Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 5: Phơi ao khi đáy ao có vết nứt Quan sát mặt đáy ao chân chim Tiêu chí 6: Kiểm tra và sửa chữa bờ, Quan sát học viên thực hiện và đánh cống, lưới bao giá Tiêu chí 7: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn Quan sát sự phối hợp hoạt động của thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện công việc. 5.9. Bài thực hành 1.4.1. Lấy nước vào ao chứa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Lắp đặt và vận hành được Quan sát học viên thực hiện và đánh máy bơm hoặc cống cấp giá Tiêu chí 2: Lắp đặt được túi lọc Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 3: Lắp đặt được ống dẫn Quan sát học viên thực hiện và đánh nước giá Tiêu chí 4: Đảm bảo an toàn lao Quan sát quá trình học viên thực hiện động và đánh giá Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, Quan sát sự phối hợp hoạt động của hoàn thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.10. Bài tập thực hành 1.4.2. Diệt cá tạp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, Kiểm tra các dụng cụ, vật liêu đã chuẩn vật liệu bị của nhóm
  76. 75 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 2: Tính toán đúng lượng dây Quan sát học viên thực hiện và đánh thuốc cá cần sử dụng giá Tiêu chí 3: Nước rễ dây thuốc các Quan sát học viên thực hiện và đánh được tạt đều khắp mặt nước giá Tiêu chí 4: Đảm bảo an toàn lao Quan sát quá trình học viên thực hiện động và đánh giá Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, Quan sát sự phối hợp hoạt động của hoàn thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.11. Bài thực hành 1.4.3. Gây màu nước Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ, vật liêu đã chuẩn và vật liệu bị của nhóm Tiêu chí 2: Tính toán được lượng Quan sát học viên thực hiện và đánh phân bón cần sử dụng giá Tiêu chí 3: Thực hiện tuần tự đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh các bước theo qui trình giá Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, Quan sát sự phối hợp hoạt động của hoàn thành đúng thời gian nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.
  77. 76 VI.Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 2. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 3. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 5. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004.
  78. 77 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI (Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Vũ Trọng Hội, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3. Thư ký: Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cần Thơ DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI (Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ./.