Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

pdf 61 trang ngocly 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_ao_nuoi_tom_the_chan_trang.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ NUÔI TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác chuẩn bị ao nuôi tôm bao gồm các việc xử lý đáy ao, bờ ao, lắp quạt nƣớc, lấy nƣớc, gây màu nƣớc; có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phƣơng. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm dùng cho học viên. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Nội dung giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Xử lý đáy ao Bài 2: Xử lý bờ ao Bài 3: Lắp đặt hệ thống quạt nƣớc Bài 4: Lấy nƣớc Bài 5: Xử lý nƣớc Bài 6: Gây màu nƣớc Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và đƣợc sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, ngƣời nuôi tôm cũng nhƣ bạn đọc để giáo trình này đƣợc hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trƣờng Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hoàng Trâm 2. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh 3. Lê Thị Minh Nguyệt
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU 2. MỤC LỤC 1. Bài 1: XỬ LÝ ĐÁY AO 6 2. A. Nội dung 6 3. 1. Xử lý đáy ao đã nuôi (ao cũ) 6 4. 1.1. Qui trình xử lý 7 5. 1.2. Cách tiến hành 8 6. 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ 8 7. 1.2.2. Làm cạn kiệt nƣớc ao 11 8. 1.2.3. Sên vét bùn đáy 12 9. 1.2.4. Bón vôi 13 10. 1.2.5. Phơi đáy ao 16 11. 2. Xử lý đáy ao mới đào 18 12. 2.1. Qui trình xử lý đáy ao mới đào 18 13. 2.2. Cách tiến hành 18 14. 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ 18 15. 2.2.2. Cho nƣớc vào ao (ngâm ao) 18 16. 2.2.3. Xả nƣớc ra ngoài 18 17. 2.2.4. Bón vôi 19 18. 3. Lỗi thƣờng gặp 19 19. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 19 20. C. Ghi nhớ 20 21. Bài 2: XỬ LÝ BỜ AO 21 22. A. Nội dung 21 23. 1. Tu bổ bờ 21 24. 2. Lót bạt 21 25. 3. Rào lƣới quanh ao 24 26. 4. Lỗi thƣờng gặp 25 27. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 28. C. Ghi nhớ 25 29. Bài 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẠT NƢỚC 26 30. A. Nội dung 26 31. 1. Thiết lập sơ đồ quạt nƣớc 26 35. 2. Lắp rắp hệ thống quạt nƣớc 29 38. 3. Lắp hệ thống sục khí 34 39. 3. Lỗi thƣờng gặp 37 40. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37 41. C. Ghi nhớ 37 42. Bài 4: LẤY NƢỚC 38 43. A. Nội dung 38
  5. 5 44. 1. Tìm hiểu chế độ triều 38 45. 2. Lấy nƣớc vào ao 39 46. 2.1. Chọn con nƣớc 39 47. 2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng 39 48. 2.3. Lấy nƣớc 44 49. 3. Lỗi thƣờng gặp 46 50. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 51. C. Ghi nhớ 46 52. Bài 5 : XỬ LÝ NƢỚC 47 53. A. Nội dung 48 54. 1. Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn 48 55. 1.1. Qui trình thực hiện xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn 48 56. 1.2. Cách tiến hành 48 57. 1.2.1. Lấy nƣớc vào ao 48 58. 1.2.2. Diệt khuẩn trong nƣớc ao 48 59. 2. Xử lý nƣớc bằng vi sinh 52 60. 2.1. Qui trình xử lý nƣớc bằng vi sinh 52 61. 2.2. Cách tiến hành 53 62. 2.2.1. Lấy nƣớc vào ao 53 63. 2.2.2. Diệt cá (diệt tạp) 53 64. 2.2.3. Xử lý nƣớc bằng vi sinh 55 65. 3. Lỗi thƣờng gặp 56 66. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 56 67. C. Ghi nhớ 56 68. Bài 6: GÂY MÀU NƢỚC 57 69. .A. Nội dung 57 70. 1. Lựa chọn các chất gây màu nƣớc 57 71. 2. Chọn thời điểm gây màu nƣớc 58 72. 3. Thực hiện gây màu nƣớc 58 73. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 59 74. C. Ghi nhớ 59 75. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 60 76. TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 77. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 67 78. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 67
  6. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI TÔM SÚ Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun “Chuẩn bị ao nuôi tôm sú” là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chuẩn bị ao nuôi tôm sú; nội dung mô đun trình bày cách thực hiện xử lý đáy ao, xử lý bờ ao, lắp đặt hệ thống quạt nƣớc, lấy nƣớc, xử lý nƣớc, gây màu nƣớc trƣớc khi thả giống. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về các bƣớc công việc chuẩn bị ao nuôi tôm sú và có kỹ năng thực hiện xử lý đáy ao, xử lý bờ ao, lắp đặt hệ thống quạt nƣớc, lấy nƣớc, xử lý nƣớc, gây màu nƣớc trƣớc khi thả giống theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Bài 1: XỬ LÝ ĐÁY AO Mã bài: MĐ 02-01 Giới thiệu Công việc xử lý đáy ao gồm nhiều khâu nhƣ làm cạn nƣớc, sên vét bùn, bón vôi, phơi đáy đòi hỏi phải thực hiện trƣớc khi đƣa ao vào sử dụng lần đầu hay trƣớc mỗi vụ nuôi. Mục đích xử lý đáy ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có đƣợc một nền đáy ao sạch, chất lƣợng nƣớc thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Mục tiêu - Hiểu đƣợc mục đích, phƣơng pháp xử lý đáy. - Thực hiện xử đáy ao đúng kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Xử lý đáy ao đã nuôi (ao cũ) - Có hai cách xử lý đáy ao là: dọn tẩy khô và dọn tẩy ƣớt - Tùy theo điều kiện của ao mà ngƣời ta chọn phƣơng pháp dọn tẩy thích hợp.
  7. 7 1.1. Qui trình xử lý * Qui trình xử lý khô * Qui trình xử lý ƣớt Làm cạn nƣớc ao Tháo cạn nƣớc đến mức có thể Sên vét bùn đáy Bơm, hút bùn ra khỏi ao Bón vôi Bón vôi Phơi đáy * Phương pháp dọn tẩy khô Thƣờng đƣợc áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nƣớc. Sau khi thu hoạch tôm, ngƣời ta tháo kiệt nƣớc ao cũ, sau đó tiến hành nạo vét hết lớp bùn nhão bằng máy hoặc thủ công để đƣa toàn bộ chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao, bón vôi, rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg, phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nƣớc vào qua lƣới lọc để gây mầu nƣớc. Bón vôi đƣợc thực hiện sau lần tháo rửa cuối cùng. Kiểm tra pH đất đáy ao và dựa vào bảng 1 để bón vôi cho phù hợp. Phƣơng pháp cải tạo khô thƣờng kết hợp cày xới, ủi lại ao, nhằm thúc đẩy quá trình ôxy hóa giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế mầm bệnh. Đất đáy ao đƣợc xới, ủi lại sẽ làm cho đất thoáng khí hơn bởi có những khu vực bị yếm khí do tích tụ nhiều chất hữu cơ và khí độc H2S. * Phương pháp dọn tẩy ướt: Thƣờng đƣợc áp dụng cho những ao không có điều kiện tháo cạn nƣớc, phơi đáy: - Trƣớc tiên tháo cạn nƣớc đến mức có thể - Sau đó dùng áp lực nƣớc bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nƣớc bùn sang ao lắng-xử lý (không tháo hoặc bơm ra mƣơng, sông, biển ); sau đó bón vôi, chú ý bón vôi cả bờ.
  8. 8 - Vôi thƣờng dùng trong cải tạo ƣớt thƣờng là vôi nung CaO, lƣợng vôi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào pH của nƣớc ao. Thông thƣờng bón với liều lƣợng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nƣớc 10 cm. Ao có mực nƣớc sâu 0,5 - 1m thì sử dụng lƣợng vôi nhiều hơn gấp đôi. Những ƣu và nhƣợc điểm của hai phƣơng pháp dọn tẩy ao này đƣợc tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1-1: Tóm tắt ƣu nhƣợc điểm của hai phƣơng pháp dọn tẩy ao Phƣơng pháp Phƣơng pháp dọn tẩy Phƣơng pháp dọn tẩy khô ƣớt Lâu và không làm đƣợc Nhanh chóng và làm Thời gian dọn tẩy trong mùa mƣa đƣợc mọi lúc Hiệu qủa dọn bỏ chất Không ổn định Tốt thải Dọn tẩy chất thải trong Không ổn định Tốt nền cát Dạng chất thải Rắn, dễ làm Bùn lỏng, khó làm Đất phèn Phải thực hiện cẩn thận Ao ít bị xì phèn Khả năng tẩy trùng Tốt Cần bón thêm vôi Thu gom chất thải Cần có chổ đổ Cần có ao lắng bùn 1.2. Cách tiến hành 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ a. Máy bơm nước - Dùng để bơm cạn nƣớc nếu không thao cạn đƣợc qua cống thoát - Theo tiêu chuẩn ngành 1 ha nuôi tôm trang bị 1 máy bơm 8 -15 cv - Nguyên tắc sử dụng máy bơm: + Nên đặt motor tại một vị trí cố định để giảm sự cố về diện khi di dời motor. + Đặt motor nơi thoáng và có vật dụng che đậy tránh nƣớc mƣa. + Khi lắp đặt ống bơm phải cắt nguồn điện motor. + Phải có cầu dao và cầu chì riêng cho motor để khi có sự cố thì ta có thể chủ động ngắt nguồn điện. + Thƣờng xuyên kiểm tra đƣờng dây điện và tình trạng của motor.
  9. 9 + Trƣớc khi sửa chữa motor phải ngắt nguồn điện. b. Máy hút bùn Dùng để hút bùn ra khỏi ao c. Cào (trang), xô, chậu, bao Dùng để cào, dồn bùn lại, vận chuyển ra ngoài ao d. Máy đo pH nước, pH đất (Hoặc test kit) Dùng để đo pH nƣớc, pH đất, xác định liều lƣợng vôi bón cho ao Máy đo pH đất loại DM-13 - Cách đo pH đất: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. - Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tƣơng ứng từ 3 - 8 pH) Hình 1-1 : Máy Đo pH đất và cách đo - Lƣu ý: Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nƣớc. - Bảo quản: Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch. e. Vôi * Có 3 loại vôi để xử lý đáy
  10. 10 Mỗi loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét dùng loại nào phù hợp với mục đích sử dụng. - Vôi nông nghiệp (CaCO3): Là đá vôi hoặc vỏ sò xay nhuyễn có hàm lƣợng CaCO3 >75% . Thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản khi cần tăng hệ đệm, độ kiềm cho nƣớc. Dung dịch đá vôi 10% trong nƣớc cất đạt độ pH khoảng 9. Là loại vôi đƣợc dùng phổ biến ảnh hƣởng không lớn đến pH, thƣờng sử dụng trong các mục đích: + Cải tạo đáy ao: với lƣợng 10-15kg/100m2 (tuỳ pH đất) + Bón định kỳ 2-4lần/tháng: với lƣợng 100-300kg/ha/lần đối với ao nuôi thâm canh và bán thâm canh (tuỳ pH nƣớc ao) - Vôi tôi hay vôi ngâm nƣớc (Ca(OH)2): Loại vôi này dùng để tăng pH nƣớc hay pH đất khi ao nuôi có pH thấp, dung dịch vôi tôi 10% trong nƣớc cất đạt độ pH khoảng 11, thƣờng đƣợc dùng vào các mục đích: + Cải tạo nền đáy ao tuỳ thuộc vào pH đáy ao nếu pH>6 bón 300- 600kg/ha, pH<5 bón 1500 - 2000kg/ha. + Trƣờng hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi tôi với liều lƣợng 0,5-10 kg/1.000 m2 vào thời điểm từ 21-24 giờ. + Vôi tôi có ảnh hƣởng lớn đến pH nƣớc nên không bón vôi tôi vào buổi trƣa hay chiều nắng vì lúc này pH thƣờng cao nhất dễ làm cho pH cao đột biến khi bón vôi. - Vôi nung (CaO): Là loại vôi có hoạt tính cao, có tác dụng tăng pH mạnh, dung dịch vôi nung 10% trong nƣớc cất đạt độ pH khoảng 12. Vôi nung thƣờng đƣợc dùng vào các mục đích: + Cải tạo ao, kiềm hoá đất phèn, khi bón vôi xuống ao toả ra một lƣợng nhiệt rất lớn có khả năng sát thƣơng làm chết động vật, thực vật thuỷ sinh trong môi trƣờng nƣớc nên +Xử lý xung quanh ao trƣớc những cơn mƣa lớn nhằm tránh rửa trôi phèn từ bờ xuống ao (không dùng bón trực tiếp cho các ao đang nuôi) * Một số lƣu ý khi sử dụng vôi cho ao nuôi: - Mức độ tác dụng của vôi tuỳ thuộc vào độ nồng của vôi nên vôi sử dụng phải sạch, không lẫn tạp chất, đối với vôi cục, vôi bột cần đƣợc bảo quản đậy kín tránh không khí hút ẩm làm mất tác dụng của vôi, đối với vôi tôi cần đƣợc sử dụng trong vòng 3 tháng trở lại để có hiệu quả cao hơn. - Khi bón vôi cần phải đo độ pH trong ao để tính lƣợng vôi cần bón với lƣợng vừa đủ nếu lƣợng vôi bón quá nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển, đặc biệt đối với ao nuôi tôm theo mô hình ít thay nƣớc nếu bón vôi quá mức và kéo dài sẽ làm tăng pH và độ cứng của nƣớc làm cản trở việc lột xác của tôm mặt khác độ kiềm của nƣớc
  11. 11 không những tăng mà còn bị giảm đi do sự hình thành CaCO3 khó tan làm chai cứng đáy ao - Nếu nƣớc ao có độ kiềm và pH cao (>80mg CaCO3/l và pH>8) thì không cần bón bất cứ loại vôi nào, chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung trong trƣờng hợp đất ao quá phèn pH<5 - Khi bón vôi cho ao cần chú ý một số trƣờng hợp sau: + Khi dùng vôi sát trùng xong chúng ta không đƣợc bón phân vô cơ ngay vì khi bón phân Urê sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến hô hấp của tôm. C nếu bón phân lân ngay sau khi bón vôi sẽ làm giảm tác dụng bón lân, tảo không phát triển đƣợc nên không gây màu đƣợc cho ao. + Không bón vôi khi ao xử lý chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn của từng loại. Nhƣ vậy với tác dụng đa năng của vôi nếu sử dụng hợp lý không những góp phần mang lại hiệu quả năng suất cao mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ làm tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng f. Đồ bảo hộ lao động: Dùng để bảo vệ ngƣời lao động trong quá trình thực hiện bón vôi gồm có: - Khẩu trang bảo vệ mũi miệng - Kính mắt bảo vệ mắt 1.2.2. Làm cạn kiệt nƣớc ao - Áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nƣớc - Trƣớc khi sên vét nền đáy cần làm cạn nƣớc ao - Tiến hành khi nƣớc thủy triều xuống - Cách tiến hành: + Mở cửa cống, tháo nƣớc qua cống thoát + Hoặc bơm nƣớc ra ngoài bằng máy bơm cho đến khi hết toàn bộ nƣớc trong ao + Kết hợp sục bùn trong quá trình tháo nƣớc ao cũ góp phần làm sạch ao, giảm bớt bùn ô nhiễm ở đáy Hình 1-2: Ao đã được làm cạn nước
  12. 12 1.2.3. Sên vét bùn đáy - Mục đích: loại bỏ vật chất hữu cơ từ chất thải của tôm, thức ăn thừa và phù sa tích tụ trong bùn đáy ao chu kỳ nuôi trƣớc nhằm tránh sự tích luỹ ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh ở đáy ao lây qua vụ nuôi - Công việc sên vét bùn đƣợc tiến hành ngay sau khi tháo cạn nƣớc - Cách tiến hành: * Cách 1: nếu có máy hút bùn, máy ủi. - Dùng máy ủi để ủi một lớp đất ở đáy ao. - Cào và hút bùn ra khỏi đáy ao bằng máy hút bùn - Tập trung bùn vào ao chứa bùn để xử lý. * Cách 2: nếu không có máy hút bùn. - Dùng cào (trang) cào lớp bùn nhão, gom lại - Vận chuyển ra khỏi ao
  13. 13 Hình 1-3: Sên vét bùn đáy ao 1.2.4. Bón vôi - Mục đích: + Ổn định phèn ở nền đáy ao; + Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động vật nuôi: Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại nhƣ trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ + Diệt sinh vật gây bệnh: Vôi tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang, bệnh do nguyên sinh động vật ở cá nuôi hay bệnh đóng rong, bệnh nấm mang ở tôm + Làm đáy ao tơi xốp, tạo điều kiện thông khí, đẩy nhanh tác dụng phân huỷ chất hữu cơ trong ao tăng muối dinh dƣỡng, giảm khí độc + Kích thích thức ăn tự nhiên phát triển làm thức ăn cho động vật nuôi + Điều hoà ổn định chất lƣợng nƣớc thông qua độ kiềm, pH, độ trong + Đối với ao nuôi tôm, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến việc hình thành vỏ tôm - Các bƣớc tiến hành bón vôi nhƣ sau : * Bƣớc 1: Đo pH đáy ao (với cải tạo khô) hay đo pH nƣớc (với cải tạo ƣớt) - Đo pH đất: + Cách 1: Đo pH đất bằng máy + Cách 2: Lấy đất đáy ao phơi khô trong bóng râm rồi cho vào nƣớc cất với lƣợng bằng nhau (1 đất : 1 nƣớc), quậy đều và để lắng một đêm, sau đó lấy nƣớc này đo độ pH bằng máy đo pH nƣớc, test kit hay giấy đo pH. - Đo pH nƣớc bằng test kit, giấy đo pH hay máy đo pH nƣớc * Bƣớc 2: Chọn liều lƣợng sử dụng - Dựa vào pH đất đã đo đƣợc, tra theo bảng 1 để chọn liều lƣợng bón. Bảng 1-2. Lƣợng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm pH của đất ở đáy, bờ ao Lƣợng vôi (kg/ha) 5,1 - 5,5 800 - 1000 5,6 - 6,0 500 - 800 6,1 - 6,5 200 - 500 6,6 - 7,0 100 - 200
  14. 14 * Bƣớc 3: Tính lƣợng vôi cần bón - Dựa vào liều lƣợng vôi : đã xác định ở bƣớc 1 - Dựa vào diện tích rải vôi (đáy ao và bờ ao) Lƣợng vôi cần bón = liều lƣợng X diện tích đáy ao Ví dụ : Tính lƣợng vôi cần bón cho ao có diện tích đáy và bờ ao cần bón vôi là 6000m2, pH đất đo đƣợc là 5,5. Dựa vào bảng 1 liều lƣợng bón là 1000kg/ha. * Cách tính lƣợng vôi cần sử dụng: Đổi ha thành m2 : 1ha = 10.000m2 Vậy 1m2 bón là : 1000kg : 10.000m2 = 0,1kg/m2 Lƣợng vôi cần sử dụng là : 0,1kg/m2 x 6000m2 = 600kg vôi * Bƣớc 4: Thực hiện bón vôi Nếu sử dụng vôi cục (CaO): - Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao
  15. 15 - Đổ vôi vào thùng (hoặc thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao) - Dùng xô tƣới nƣớc vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột - Dùng xẻng té nƣớc vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn. Nếu sử dụng vôi bột (CaCO3): - Vận chuyển các bao vôi đến ao - Rải vôi đều khắp đáy ao - Rải vôi bờ ao Hình 1-4: Bón vôi xử lý đáy Lưu ý : - Khi bón vôi, ngƣời bón vôi nên đứng xuôi theo chiều gió, té vôi từ đầu gió đến cuối gió - Không để vôi sống tiếp xúc với không khí hoặc nƣớc mƣa trƣớc khi bòn sẽ làm mất hoạt tính của vôi, gây lãng phí khi sử dụng vì phải tăng lƣợng sử dụng lên nhiều. - Trƣờng hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trƣớc, nên bón vôi nhiều hơn so với bình thƣờng - Khi bón cần rải đều vôi trên mặt ao, đáy ao cần có đủ độ ẩm, bón nhiều cần trộn chung với bùn đáy ao tạo thành lớp bùn ngăn cách và trung hoà khi axít tăng, tác dụng của vôi có hiệu quả nhất. Nên rải nhiều vôi ở khu vực cho tôm ăn và những chỗ còn ƣớt của đáy ao. 1.2.5. Phơi đáy ao - Phơi nắng đáy ao đƣợc thực hiện sau khi bón vôi - Mục đích:
  16. 16 + Tăng tác dụng của vôi + Giúp ôxy hóa các chất hữu cơ, giảm H2S và mầm bệnh. - Cách phơi đáy: * Bƣớc 1: Phơi đáy ao khoảng 2-3 ngày * Bƣớc 2: Cày lật trở lớp đất mặt xuống, lớp đất đáy lên trên. + Cày bằng trâu, bò + Cày bằng máy Bƣớc 3: Phơi tiếp từ 3-5 ngày. - Đầm nén đáy ao trở lại sau khi hoàn tất việc phơi đáy. Hình 1-5: Phơi đáy ao
  17. 17 *Lưu ý: - Với những ao có đáy nhiễm phèn tiềm năng thì không nên cày xới, không nên phơi nắng để tránh xì phèn lúc cải tạo - Bƣớc 2 rất cần thiết với ao cũ nuôi nhiều năm 2. Xử lý đáy ao mới đào 2.1. Qui trình xử lý đáy ao mới đào Cho nƣớc vào ngâm ao Thực hiện 2-3 lần (rửa ao) Xả nƣớc ra Bón vôi 2.2. Cách tiến hành 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ - Chuẩn bị nhƣ ở qui trình xử lý ao đã nuôi - Nhƣng không cần chuẩn bị máy hút bùn, trang, cào 2.2.2. Cho nƣớc vào ao (ngâm ao) Thực hiện sau khi làm xong ao để tiến hành rửa ao nhiều lần nhằm giảm chua phèn: - Lấy nƣớc vào đầy ao - Ngâm 2-3 ngày 2.2.3. Xả nƣớc ra ngoài Thực hiện sau khi ngâm 2-3 ngày: - Xả nƣớc ra ngoài - Xịt nƣớc rửa đáy (trong quá trình xả nƣớc và lấy nƣớc 2-3 lần) Lưu ý: Thực hiện cho nƣớc vào ao và xả nƣớc ra ngoài 2-3 lần cho đến khi đo pH ổn định. 2.2.4. Bón vôi - Thực hiện sau khi thau rửa ao nhiều lần - Vôi cải tạo nên dùng loại vôi nung CaO hoặc Ca(OH)2.
  18. 18 - Các bƣớc thực hiện nhƣ bón vôi cho ao nuôi nhiều lần * Bƣớc 1: Đo pH đáy ao - Đo pH đất để chọn liều lƣợng bón vôi * Bƣớc 2: Xác định liều lƣợng bón vôi - Liều lƣợng phụ thuộc vào pH đất đáy ao: dựa theo bảng 1 Thông thƣờng: + pH đất từ 6-7 dùng 300-600kg/ha + pH đất từ 5-6 dùng 600 – 1.000kg/ha + pH đất < 5 dùng từ 1.000 – 1.500kg/ha * Bƣớc 3: Tính lƣợng vôi bón cho đáy ao và bờ ao Lƣợng vôi = liều lƣợng bón vôi X diện tích đáy ao Cách tính tƣơng tự nhƣ tính lƣợng vôi ở phần xử lý đáy ao đã nuôi * Bƣớc 4: Thực hiện bón vôi - Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao - Đổ thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao - Dùng xô tƣới nƣớc vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột - Dùng xẻng té nƣớc vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn. 3. Lỗi thƣờng gặp - Không đảm bảo trình tự các bƣớc - Chọn biện pháp cải tạo không thích hợp - Tính đƣợc lƣợng vôi không phù hợp với pH đất và diện tích đáy - Đáy còn nhiều bùn, không bằng phẳng - Không đảm bảo an toàn, hiệu quả B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: Thực hành xử lý đáy ao C. Ghi nhớ - Phƣơng pháp xủ lý đáy - Tính đƣợc lƣợng vôi cần sử dụng.
  19. 19 Bài 2: XỬ LÝ BỜ AO Mã bài: MĐ 02-3 Giới thiệu Công việc xử lý đáy ao đòi hỏi phải thực hiện trƣớc khi đƣa ao vào sử dụng lần đầu hay trƣớc mỗi vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị bờ ao là tạo cho tôm nuôi có đƣợc môi trƣờng nuôi chất lƣợng nƣớc thích hợp và ổn định. Mục tiêu - Nêu đƣợc phƣơng pháp chọn và lót bạt phù hợp từng vùng. - Lót đƣợc bạt đúng tiêu chuẩn. - Thao tác khéo léo, cẩn thận, nhanh nhẹn. A. Nội dung 1. Tu bổ bờ - Mục đích: Sau một vụ nuôi, bờ ao thƣờng bị sạt lở, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có các lỗ mọi làm rò rỉ nƣớc, vì vậy cần tiến hành tu sửa lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắc, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ - Cách tiến hành: * Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ - Cuốc, xẻng * Bƣớc 2: Thực hiện tu bổ bờ - Bắt diệt hết ếch, rắn, các loài động vật làm hang sống ở bờ ao - Lấp các hang hố, lỗ mọi ở quanh bờ ao. - Đắp lại bờ ao bị sạt lở, đảm bảo bờ chắc chắn, giữ đƣợc nƣớc. - Kiểm tra cống và sửa chữa lỗ mọi 2. Lót bạt - Công việc trải bạt thực hiện sau khi tu sửa bờ ao. - Mục đích của lót bạt bờ ao nuôi tôm: + Ngăn chặn rò rỉ nƣớc đối với ao có nhiều nguy cơ thất thoát nƣớc không theo mong muốn nhƣ chất đất quá nhiều cát, bị nhiều hang mọi + Ngăn chặn sự phát triển của các loài rong đáy do mực nƣớc thấp vì độ nguyên của mái bờ. + Ngăn cản lực nƣớc làm xoáy lở bờ do quạt nƣớc.
  20. 20 + Giảm đáng kể lƣợng phèn và nƣớc đục từ bờ chảy xuống ao trong mùa mƣa. + Ngăn ngừa cua còng đào hang xâm nhập vào ao - Các loại bạt lót bờ ao: + Tấm nhựa PVC + Nhựa tổng hợp PE + Nhựa cao cấp HDPE + Vải chống thấm có phủ nhựa đƣờng. Hình 2-1: Bạt lót bờ ao Các loại bạt khác nhau có tuổi thọ khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế hay ao nuôi mà ngƣời nuôi lựa chọn loại bạt thích hợp. Đối với vật liệu gia cố bằng nhựa, tuổi thọ nó sẽ giảm nếu tiếp xúc với nắng nhiều, vì vậy một số địa phƣơng dùng hai lớp xung quanh mái bờ. Lưu ý: việc lót bạt dẫn đến tăng chi phí sản xuất, nên nếu thấy không cần thiết (ao giữ nƣớc tốt) thì có thể không cần lót bạt. - Cách tiến hành:  Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ - Cuốc, xẻng để đào rãnh ở chân bờ và trên bờ - Bạt lót bờ ao: Tấm nhựa PVC + Chiều dài bạt: bằng tổng chiều dài của 4 bờ xung quanh ao (chu vi của ao) + phần ráp nối + Chiều rộng bạt: đảm phủ hết mái bờ ao + 20-30 cm chôn xuống đáy + 30-40cm phủ lên mép bờ và chôn xuống đất.  Bƣớc 2: Dọn sạch những vật nhọn và làm phẳng bờ
  21. 21 Để tránh bạt bị rách và không bị nhăn, bờ ao phải đƣợc: - Dọn sạch những vật nhọn - Làm phẳng trƣớc khi tiến hành trải bạt  Bƣớc 3: Trải bạt quanh bờ ao - Đào một rãnh sâu 20- 25cm quanh bờ ao, sát chân bờ - Đào một rãnh trên bờ ao cách bờ 20-30cm. - Trải bạt theo chiều dài của bờ - Kéo thẳng bạt - Ráp mí 2 đầu nối của bạt - Chôn mép trên và mép dƣới xuống 2 rãnh vừa xẻ thật chặt. Hình 2-2: Lót bạt bờ ao Lưu ý: - Yêu cầu lót bạt: + Bạt phải phẳng + Đƣợc giữ chặt xuống đáy ao và trên bờ ao + Phần ráp nối chắc chắn - Vùng chua phèn hay nuôi tôm trên cát, ngƣời ta lót bạt cả nền đáy ao. Công việc này đòi hỏi kỹ thuật hơn nên thƣờng hợp đồng với ngƣời cung cấp bạt. - Nếu có điều kiện có thể lót bạt kênh cấp nƣớc.
  22. 22 Hình 2-3: Lót bạt bờ kênh cấp nước Hình 2-4: Lót bạt đáy ao 3. Rào lƣới quanh ao - Mục đích: Ngặn chặn việc lây lan mầm bệnh từ các sinh vật trung gian nhƣ cua, còng, chuột Các sinh vật này có thể bò từ ngoài vào ao nuôi và mang theo các mầm bệnh nguy hiểm lây bệnh cho tôm nuôi nhƣ virus đốm trắng. - Cách tiến hành:  Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ - Lƣới để rào quanh bờ ao: Dùng lƣới nilon khổ nhỏ 0,6-0,7 tấc. Chiều dài bằng chiều dài bao quanh ao - Cọc: cao 1-1,2m bằng tre hay gỗ - Dây nylon để buộc lƣới vào cọc - Búa để đóng cọc cố định lƣới - Cuốc, xẻng để đào hố, đào rãnh chôn chân lƣới  Bƣớc 2: Thực hiện rào - Cắm cọc cách nhau 1,2 – 1,5m - Buộc lƣới vào cọc bằng dây nylon - Lƣới rào hơi nghiêng vào phía trong ao (một góc 300) để cua còng không bò đƣợc vào ao - Chôn chân lƣới thật kỹ để tránh gió có thể thổi tốc lƣới lên. Hình 2-5: Rào lưới quanh ao 4. Lỗi thƣờng gặp - Lót bạt không phẳng, chân bạt không chắc, bị thủng. - Rào lƣới không chắc, bị đổ B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành tu sửa bờ ao, lót bạt bờ ao Bài tập 2: Thực hành rào xung quanh ao C. Ghi nhớ - Các bƣớc trải bạt và yêu cầu trải bạt - Các bƣớc rào lƣới và yêu cầu lƣới rào
  23. 23 Bài 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẠT NƢỚC Mã bài: MĐ02-03 Trong hệ thống nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, mật độ nuôi cao nên thƣờng xảy ra hiện tƣợng thiếu hụt khí ôxy hòa tan trong nƣớc. Sục khí là một trong những công nghệ đƣợc sử dụng để làm tăng mức ôxy hoà tan trong nƣớc ao tạo khả năng ngăn ngừa đƣợc dịch bệnh. Hiện nay có hai loại: máy sục khí đập nƣớc bề mặt (quạt nƣớc) và máy sục khí thổi khí từ đáy lên (máy sục khí) đƣợc sử dụng phổ biến trong các ao nuôi mật độ cao. Tuy nhiên lắp đặt hệ thống này một cách hợp lý mới phát huy tác dụng của chúng. Mục tiêu - Nêu đƣợc nhu cầu oxy của tôm, - Nêu đƣợc vai trò của quạt nƣớc trong ao nuôi tôm - Biết lắp ráp hệ thống quạt nƣớc - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, nghiêm túc, chính xác. A. Nội dung 1. Thiết lập sơ đồ quạt nƣớc 1.1. Mục đích quạt nƣớc - Cung cấp oxy cho tôm nuôi trong ao. - Vận chuyển ôxy xuống đáy ao, loại bỏ các khí độ H2S, NH3 ở đáy ao ra ngoài ao - Làm sạch đáy ao, tập trung các chất cặn bã vào giữ ao - Xáo trộn nƣớc để tảo tiếp cận đƣợc với ánh sáng mặt trời - Làm tăng hàm lƣợng ôxy hoà tan trong nƣớc ao nuôi tôm giúp ngƣời nuôi có thể thả giống mật độ dày hơn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) của tôm cao hơn, tôm lớn nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn, từ đó nâng cao đƣợc sản lƣợng, tăng thêm lợi nhuận và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh. 1.2. Chọn vị trí và hƣớng đặt máy quạt nƣớc Vị trí và hƣớng đặt quạt nƣớc phải đảm bảo các yêu cầu: - Tạo đƣợc dòng chảy tối đa trong ao. - Tùy theo diện tích ao, mật độ nuôi mà lên sơ đồ lắp quạt nƣớc cho thích hợp 1.3. Lập sơ đồ quạt nƣớc Cách 1:
  24. 24 Cách 2 Cách 3
  25. 25 Hình 3-1: Sơ đồ lắp quạt nước Trong 3 sơ đồ trên, lắp quạt nƣớc theo sơ đồ 2 cho hiệu quả cao hơn, hiện nay đây là cách tiến tiến nhất. Máy quạt nƣớc đặt trong ao ở vị trí bốn góc ao, sao cho không có góc nƣớc chết gây thiếu ôxy cục bộ. 2. Lắp rắp hệ thống quạt nƣớc 2.1. Giới thiệu quạt nƣớc - Hệ thống quạt nƣớc là dạng máy sục khí cánh quạt dài, đặt nổi trên mặt nƣớc, có trục quay môtơ và nhiều cánh quạt nƣớc. - Khi bật máy sục khí, các cánh quạt chuyển động quay tròn, tạo luồng nƣớc chuyển động và cho nƣớc tung lên ngoài không khí. - Ðồng thời các cánh quạt còn tạo ra sự chuyển động của nƣớc trong ao, phân phối đều lƣợng ôxy. * Các loại quạt nước: + Quạt nƣớc chạy motor điện gắn 2 cánh quạt
  26. 26 Hình 3-2: Quạt nước chạy motor điện gắn 2 cánh quạt + Quạt nƣớc chạy motor điện gắn 4 cánh quạt Hình 3-3: Quạt nước chạy motor điện gắn 4 cánh quạt + Quạt nƣớc chạy motor điện cánh quạt dạng quạt nƣớc @.Máy Spiral Môtơ lông nhím( Máy Spiral) Hình 3-4: Sục khí bề mặt dạng quạt nước lông nhím( Máy Spiral) + Quạt nƣớc chạy máy nổ, có các ống truyền lực gắn nhiều cánh quạt trên đoạn thẳng Hình 3-5: Sục khí bề mặt dạng quạt nước trục dài Lưu ý:
  27. 27 - Các loại sục khí có hiệu quả chuyển tải oxy khác nhau, loại sục khí theo kiểu đảo tròn nhƣ guồng bánh xe quay hay chổi quay cho hiệu quả chuyển tải Ôxy cao hơn rất nhiều so với loại sục khí khác. - Vì vậy, loại sục khí đảo tròn (đặc biệt là loại quạt nƣớc) thƣờng đƣợc sử dụng trong các ao nuôi thâm canh có diện tích lớn. Trong khi đó, các loại sục khí khác chỉ đƣợc sử dụng trong quy mô nhỏ. 2.2. Lắp hệ thống quạt nƣớc - Cách lắp quạt nƣớc trong ao nuôi tôm có sự khác nhau giữa các vùng miền và điều kiện ao nuôi. - Ao nuôi có diện tích và độ sâu lớn, thƣờng sử dụng giàn quạt nhiều cánh quạt hay kết hợp vừa quạt nƣớc vừa sục khí. - Một ha ao nuôi tôm cần tối đa tổng công suất máy quạt nƣớc theo bảng sau: Bảng 3-1: Công suất quạt nƣớc và mật độ nuôi MẬT ĐỘ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY QUẠT NƢỚC/HA (CON/M2) Mã lực (HP) KW/h 20 4 3,2 50 6 4,8 70 8 6,4 90 12 9,6 - Loại máy thƣờng sử dụng là: + Máy 2 guồng cánh: thƣờng dùng cho các ao có diện tích nhỏ + Máy quạt 4 guồng cánh: thƣờng dùng cho những hộ nuôi quy mô lớn. - Các thông số kỹ thuật chung của máy quạt 2 - 4 guồng cánh: + Động cơ điện 1 pha, công suất 550 -750 W + Điện áp 220V–240 V + Số vòng quay từ 2.500 đến 3.000 vòng/phút - Cách lắp hệ thống quạt nƣớc: + Đặt cách bờ 3-5m, hay cách chân bờ 1,5m. + Khoảng cách giữa hai cách quạt nƣớc là 60-80cm và lắp so le. + Số lƣợng cánh quạt nƣớc phụ thuộc vào diện tích và mật độ thả, thông thƣờng bố trí từ 4-8 máy trên một ha. + Tùy từng dạng ao nuôi, chọn vị trí đặt quạt theo cách 1, cách 2 hay cách 3 để tạo dòng chảy mạnh nhất để tập chung chất thải giữa ao.
  28. 28 - Ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều cải tiến hệ thống quạt nƣớc dùng trong nuôi tôm. Theo hƣớng dẫn của trung tâm Khuyến Ngƣ tỉnh Sóc Trăng cách lắp đặt dàn quạt nhƣ sau: * Mặt cắt ngang của một dàn quạt: 2 – 4m 0,6m – 0,8m Hình 3-6: Mặt cắt ngang của một dàn quạt * Lắp cánh quạt: + Kết nối các cánh quạt trên một ống sắt đƣợc gọi là dàn quạt. + Đặt các cánh quạt so le để giảm lực cho máy, hạn chế hƣ tổn. + Đặt khoảng cách các cánh quạt gần bờ dày hơn, càng xa bờ thì càng thƣa. + Số lƣợng cánh quạt: 3.000-3.500post/cánh quạt + Vòng quay: tính toán 70- 80 vòng phút Hình 3-7: Lắp cánh quạt
  29. 29 * Lắp hệ thống quạt nước vào ao: + Đặt dàn quạt nghiêng vào bờ một góc 150 + Đặt ngập cánh quạt trong nƣớc từ 1-1,5 lỗ + Dàn quạt đặt cách bờ 2- 4m và mỗi dàn đặt cách nhau không quá 50m. Hình 3-8: Lắp hệ thống quạt nước vào ao + Giá đỡ phao làm bằng gỗ Hình 3-9: Giá đỡ phao làm bằng gỗ + Dàn phao giữ cho cánh quạt khỏi chìm, có thể đƣợc làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhƣ:  Phao chuyên dụng  Tấm xốp  Can nhựa  Cọc tre đóng chéo * Máy chạy quạt nước:
  30. 30 Hình 3-10: Hệ thống quạt nước sử Hình 3-11: Hệ thống quạt nước sử dụng máy dầu dụng máy điện (10 cánh) Hình 3-12: Hệ thống quạt nước sử Hình 3-13: Hệ thống quạt nước sử dụng máy xe dụng máy dầu điện phối hợp 3. Lắp hệ thống sục khí - Là thiết bị thổi khí từ đáy lên, đặt cách đáy 30cm - Thƣờng sử dụng ở ao có diện tích lớn, mật độ nuôi cao hay sử dụng cho ao nuôi theo qui trình ứng các chế phẩm vi sinh để cung cấp ôxy cho tôm và cho vi sinh vật hiếu khí. - Nên thận trọng khi sử dụng máy sục khí này trong ao có mực nƣớc thấp vì chúng có thể làm xoáy mòn đáy và tạo nên một lƣợng chất lơ lửng lớn trong nƣớc ao. * Hệ thống sục khí:
  31. 31 Hệ thống sục khí bao gồm: - Một máy nén không khí - Một đầu máy bơm khí đặt trên bờ ao, có thể bơm khí xuống nƣớc ao thông qua một loạt các ống dẫn khí. Hình 3-14: Máy nén khí - Hệ thống ống: máy nén khí đƣợc đƣa xuống vùng đáy ao qua hệ thống ống Hình 3-15: Hệ thống ống mềm sục khí đáy - Các ống dẫn khí có đƣờng kính 2 cm, đặt nằm ngang cánh nhau 1m và cách đáy ao 30cm. Hình 3-16: Hệ thống ống cứng sục khí đáy
  32. 32 - Các điểm sục khí phân bố đều khắp ao khi máy hoạt động các điểm sục khí Hình 3-17: Các điểm sục khí - Nhƣợc điểm của hệ thống sục khí này là: + Thƣờng bị hàu, hà bám vào dây ngăn cản khí thoát ra + Nên cần thƣờng xuyên kiểm tra để loại bỏ vật bám. * Máy thổi khí trực tiếp dưới đáy ao: - Máy sục khí động cơ nổi Hình 3-18: Máy sục khí động cơ nổi
  33. 33 - Máy sục khí động cơ chìm Hình 3-19: Máy sục khí động cơ chìm - Máy sục khí đứng Hình 3-20: Máy sục khí đứng 3. Lỗi thƣờng gặp - Thiết kế quạt không phù hợp với ao nuôi - Lắp hệ thống quạt, sục khí không đúng kỹ thuật. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định vai trò và vị trí lắp quạt nƣớc Bài tập 2: Thực hành lắp một giàn quạt nƣớc C. Ghi nhớ - Tính đƣợc số lƣợng quạt - Sơ đồ hệ thống quạt nƣớc, sục khí phù hợp với diện tích và hình dạng ao. - Cách rắp ráp hệ thống quạt nƣớc đúng yêu cầu kỹ thuật
  34. 34 Bài 4: LẤY NƢỚC Mã bài: MĐ02-04 Giới thiệu Lấy nƣớc vào ao nuôi là một khâu trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm. Nƣớc lấy vào ao nuôi đòi hỏi phải đầy đủ nƣớc cho quá trình sản xuất, thời gian lấy nƣớc không kéo dài quá lâu và lấy đƣợc nƣớc sạch, chi phí xử lý thấp và đảm bảo các yêu cầu nuôi tôm. Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần xác định đƣợc thời điểm lấy nƣớc, cách lấy nƣớc vào ao nuôi và xử lý nƣớc đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc chế độ thủy triều - Biết xác định thời điểm lấy nƣớc thích hợp - Thực hiện đƣợc các bƣớc lấy nƣớc - Cẩn thận, nhanh nhẹn, an toàn. A. Nội dung 1. Tìm hiểu chế độ triều - Thủy triều là hiện tƣợng nƣớc biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất. - Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. - Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút - Triều cƣờng: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cƣờng. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng). - Triều kém: mực nƣớc triều dao động ít. - Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới nhƣ nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. + Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.
  35. 35 + Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m. + Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. + Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều. + Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m. + Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m. + Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m. + Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m. 2. Lấy nƣớc vào ao Thực hiện sau khi ao nuôi đã đƣợc cải tạo thật kỹ 2.1. Chọn con nƣớc Việc lấy nƣớc vào ao nuôi tôm thƣờng dựa vào nƣớc thủy triều, do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nƣớc. - Nên chọn con nƣớc lớn để lấy đƣợc nƣớc sạch, lấy đƣợc nhiều nƣớc và thời gian lấy nƣớc nhanh. - Biên độ của triều từ 1đến 3m là rất phù hợp cho lấy nƣớc 2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng Trƣớc khi lấy nƣớc, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lƣợng nƣớc để biết các chỉ tiêu nƣớc có đảm bảo cho nuôi tôm hay không. 2.2.1. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc Chất lƣợng nƣớc đảm bảo thuận lợi cho nuôi tôm cần đạt những chỉ tiêu sau: - Ôxy hoà tan trên 4 mg/l; - pH 7,0 - 8,5; trong ngày không đƣợc thay đổi quá 0,4 - 0,5 độ; - Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l; - Ðộ trong 35- 50 cm; - Ðộ mặn thích hợp nhất là 10 - 25‰ Nếu nƣớc đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nƣớc là rất tốt. Tuy nhiên trong thực tế, có thể chỉ kiểm tra pH và độ mặn, các yếu tố khác sẽ đƣợc cải thiện bằng các biện pháp kỹ thuật trƣớc khi thả tôm nuôi.
  36. 36 2.2.2. Đo các yếu tố môi trƣờng a. Đo độ mặn *Dụng cụ đo: Khúc xạ kế - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở đƣợc - Gƣơng nhận mẫu nƣớc màu xanh trong, cố định bên dƣới nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn đƣợc - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình nhƣ bên dƣới - Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thƣ ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nƣớc ở bên phải. - Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nƣớc * Cách đo Bƣớc 1: Cho 1-2 giọt nƣớc mẫu vào giữa gƣơng nhận mẫu nƣớc
  37. 37 Bƣớc 2: Đậy nắp nhựa Bƣớc 3: Hƣớng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) Bƣớc 4: Nhìn vào mắt đọc kết quả Bƣớc 5: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình Đây chính là độ mặn của mẫu nƣớc Bƣớc 6: Rửa gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa bằng vài giọt nƣớc cất Bƣớc 7: Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo
  38. 38 Hình 4-1: Đo độ mặn b. Đo pH nƣớc * Sử dụng Test kit đo pH * Cách đo: Bƣớc 1: Lấy mẫu nƣớc - Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra - Đổ đầy 5ml mẫu nƣớc vào lọ. - Lau khô bên ngoài lọ. Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào nƣớc mẫu - Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. - Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. Bƣớc 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu - Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu - Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tƣơng ứng. Hình 4-2: Đo pH nước c. Đo độ trong của nƣớc
  39. 39 Là tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm * Cách đo Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc - Thả từ từ. - Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Bƣớc 2: Ngừng thả dây - Khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa. Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ) Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc. Hình 4-3: Đo độ trong Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: - Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay; - Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay; - Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc
  40. 40 2.3. Lấy nƣớc - Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nƣớc vào ao chứa, xử lý nƣớc trong ao chứa xong mới đƣa nƣớc vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thƣờng lấy nƣớc vào ao nuôi và xử lý nƣớc ngay trong ao nuôi). - Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nƣớc đƣợc tiến hành theo các cách khác nhau - Nƣớc lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc a. Lấy nước theo thủy triều - Là cách lấy nƣớc ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nƣớc đƣợc lấy vào ao qua cống cho đến mức cần thiết - Thƣờng thực hiện ở những ao tôm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nƣớc theo thủy triều * Cách tiến hành: - Treo túi lọc vào cửa cống Hình 4-4: Treo túi lọc vào cửa cống - Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao - Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nƣớc - Đóng cống ngừng lấy nƣớc khi mực nƣớc đạt 1,2m ở tất cả các ao b. Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước - Là cách lấy nƣớc tốn kém hơn, thời gian đầu lấy nƣớc theo thủy triều, khi mức nƣớc trong và ngoài ao gần bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nƣớc bằng máy bơm. * Cách tiến hành: - Treo túi lọc vào cửa cống - Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao - Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nƣớc
  41. 41 - Đóng cống khi mức nƣớc gần cân bằng giữa ngoài sông và trong ao - Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc - Vận hành máy bơm lấy nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m c. Lấy nước bằng máy bơm nước - Là lấy nƣớc vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi không có điều kiện lấy nƣớc theo thủy triều do mực nƣớc ngoài thấp hơn trong ao. Cách lấy nƣớc này tốn kém, tăng chi phí sản xuất. * Cách tiến hành: - Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc - Bơm nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m - Thƣờng xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao * Lưu ý: - Tuyệt đối không đƣợc lấy nƣớc vào ao nuôi trong những ngày mƣa bão. - Không nên lấy nƣớc khi nƣớc đang lên, sẽ lấy nƣớc bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nƣớc vào kỳ nƣớc kém, thời gian lấy nƣớc kéo dài và không đủ nƣớc. 3. Lỗi thƣờng gặp - Chọn con nƣớc không phù hợp. - Đo các yếu tố môi trƣờng bị sai. - Nguồn nƣớc bị đục, túi lọc bị lủng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: Thực hành lấy nƣớc vào ao nuôi tôm C. Ghi nhớ - Biết xác định ngày lấy nƣớc thích hợp. - Cách lấy nƣớc vào ao nuôi nhanh, đủ và sạch
  42. 42 Bài 5 : XỬ LÝ NƢỚC Mã bài: MĐ 02-05 Giới thiệu Nguồn nƣớc lấy vào ao nuôi thƣờng mang theo chất hữu cơ, các sinh vật gây bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, nấm hay các sinh vật hại tôm nhƣ cá dữ. Vì vậy, nƣớc lấy vào ao nuôi phải đƣợc xử lý kỹ trƣớc khi thả tôm giống. Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng hạn chế mầm bệnh lây lan vào ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Nƣớc trƣớc khi nuôi tôm có thể xử lý bằng một trong những cách sau: - Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn - Xử lý nƣớc bằng vi sinh hoặc xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn sau đó 3-4 ngày sử dụng vi sinh để phục hồi vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Mục tiêu: - Nêu đƣợc phƣơng pháp xử lý nƣớc; - Biết xử dụng và tính toán đƣợc lƣợng hóa chất xử lý nƣớc; - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, an toàn. A. Nội dung 1. Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn 1.1. Qui trình thực hiện xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn Lấy nƣớc vào ao (để 3-5 ngày) Diệt khuẩn: Cholorin (để 2-3 ngày) Trung hòa Chlorin dƣ thừa (Thiosulfat sodium) Bón vôi ổn định pH và độ kiềm (CaCO3, Dolomite) - Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn là phƣơng pháp sử dụng các chất hóa học có tính sát trùng cao, có khả năng diệt đƣợc nhiều loại mầm bệnh cho vào
  43. 43 nƣớc ao để tiêu diệt hoặc làm giảm mật số các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật và nấm) trong nƣớc ao nuôi. - Uu điểm: làm sạnh nƣớc, tiêu diệt đƣợc các sinh vật gây bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm phòng bệnh rất hiệu quả. - Nhƣợc điểm: tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi, khó gây màu nƣớc, ao nuôi dễ bị nhiễm bẩn trong quá trình nuôi. 1.2. Cách tiến hành 1.2.1. Lấy nƣớc vào ao - Lấy nƣớc vào ao qua túi lọc ngăn địch hại vào ao - Cách lấy nƣớc đƣợc thực hiện trình tự các bƣớc nhƣ ở bài 4 - Lắng nƣớc trong ao 3-5 ngày để trứng các loài địch hại nở hết 1.2.2. Diệt khuẩn trong nƣớc ao - Là phƣơng pháp cho chất diệt khuẩn xuống ao để tiêu diệt mầm bệnh, phòng bệnh cho tôm nuôi. - Có nhiều loại chất diệt khuẩn đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc trƣớc khi nuôi nhƣ: Chlorin, Formol, BKC, hợp chất của Iod, thuốc tím, virkon để ngƣời nuôi lựa chọn. - Dƣới dây là một số chất sát khuẩn dùng phổ biến trong nuôi tôm Bảng 5-1: Một số chất diệt khuẩn xử lý nƣớc trƣớc khi nuôi tôm Chất diệt khuẩn Đặc điểm Liều dùng Chlorin - Chất bột màu trắng 10-30g/m3, sau 5-7 (Hypoclorit - Có tính sát trùng mạnh. ngày sử dụng nƣớc; canxi-Ca(ClO)2 ) - Dễ bị ánh sáng và nhiệt độ - Nếu ao nuôi tôm bị phá hủy. bệnh ở vụ trƣớc: 20- 30g/m3. - Dễ bị hút ẩm, vón cục làm giảm chất lƣợng. Formol Dạng dung dịch 36-38% formol, 10-20 g/m3 để, sau 3-7 (HCHO) mùi hắc, có tính khử mạnh nên ngày mới sử dụng có tính diệt trùng cao nƣớc. Thuốc tím Chất kết tinh màu nâu, không 2-5 g/m3 sau 6 giờ sử mùi vị, dễ tan trong nƣớc, có dụng. (KMnO4) khả năng diệt trùng mạnh nhƣng không bền, dễ mất dần tác dụng dƣới ánh sáng mặt trời, nên cần bảo quản trong lọ
  44. 44 nâu đậy kín. Polyvinyl Dạng bột hay dạng dung dịch có 1-2 g/m3 sau 24 giờ Pyrvidone Iodine khả năng hoà tan trong nƣớc, mới thả giống (PVP-Iodine) nồng độ hoạt chất từ 11-15%, có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Vikon Lƣu ý: - Nƣớc đã qua xử lý bằng chlorin có thể sẽ khó gây màu hơn do tảo trong ao bị ức chế hoặc bị chết. - Khi sử dụng clorin cần lƣu ý: + Clorin giảm tác dụng ở môi trƣờng có pH > 8 do đó không xử lý vôi truớc khi xử lý clorin. + Chỉ nên sử dụng nƣớc đã xử lý Chlorin hơn 3 ngày trong ao chứa đƣa vào ao nuôi tôm để lƣợng clo dƣ bị phân hủy hoàn toàn. Cách tiến hành:  Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Chất diệt khuẩn - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa - Thuyền  Bƣớc 2: Lựa chọn chất diệt khuẩn - Chlorin là chất đƣợc sử dụng nhiều vì có khả năng diệt khuẩn cao, hiệu quả, phòng đƣợc nhiều bệnh Hình 5-1: Chlorin  Bƣớc 3: Xác định lƣợng chất diệt khuẩn
  45. 45 - Là xác định lƣợng chất diệt khuẩn đƣa xuống ao đảm bảo đủ tác dụng tiêu diệt mầm bệnh trong nƣớc - Lƣợng chất diệt khuẩn cần thiết đủ để xử lý nƣớc đƣợc tính toán dựa vào liều sử dụng theo hƣớng dẫn và thể tích nƣớc ao. Lƣợng Chlorin cần cho xuống ao = Liều sử dụng X thể tích nƣớc ao Lƣu ý: Liều lƣợng sử dụng: theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Thông thƣờng đƣợc tính theo g hay ml hóa chất cho 1m3 nƣớc (ký hiệu là ppm hoặc g/m3; ml/m3) Ví dụ: Tính lƣợng Chlorin để xử lý nƣớc ao Diện tích ao là 5000m2 Độ sâu nƣớc ao là 1m Liều sử dụng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất là 15ppm hay 15g/m3. Cách tính: Tính thể tích nƣớc ao: 5000 m2 x 1m = 5000m3 Tính lƣợng chlorin: 15g x 5000m3 = 75.000g = 75kg Vậy chlorin cần thiết để xử lý nƣớc ao là 75kg  Bƣớc 4. Kiểm tra pH nƣớc - Kiểm tra pH nƣớc bằng máy đo pH (hay Test kit): + pH nƣớc 7-7,5: thì hiệu quả xử lý Chorin tăng + pH nƣớc > 8: thì hiệu quả xử lý cholorin giảm Hình 5-2: Đo pH nƣớc
  46. 46 Bƣớc 5: Thực hiện xử lý - Cân lƣợng chlorin cần dùng cho vào xô, chậu - Hòa tan chlorin: đổ nƣớc từ từ và nhẹ nhàng vào thùng - Quấy đều, hòa tan chất diệt khuẩn trong nƣớc Hình 5-3: hòa tan chlorin - Tƣới đều Chorin khắp ao - Thời gian xử lý: Chiều mát để tăng hiệu quả xử lý - Quạt nƣớc khoảng 3-4 giờ để chất diệt khuẩn phân tán đều trong nƣớc - Để yên khoảng 3 ngày nhằm làm giảm nồng độ Chorin (sau 3 ngày sẽ tiến hành gây màu nƣớc) Lưu ý: - Không sử dụng trực tiếp chlorin bột vì hiệu quả xử lý sẽ giảm - Không đổ mạnh nƣớc vào chlorin bột sẽ mất an toàn 2. Xử lý nƣớc bằng vi sinh 2.1. Qui trình xử lý nƣớc bằng vi sinh Cách 1 Cách 2
  47. 47 Lấy nƣớc vào ao Lấy nƣớc vào ao để 3-5 ngày để 3-5 ngày Diệt khuẩn: Cholorin Diệt cá: Saponin Sau 3 ngày bón vi sinh phục Bón vi sinh phục hồi hồi đáy ao, giải độc tố đáy ao, giải độc tố Bón vôi ổn định Bón vôi ổn định pH và độ kiềm pH và độ kiềm (CaCO3, Dolomite (CaCO3, Dolomite Cách 1: - Là phƣơng pháp sử dụng chế phẩm men-vi sinh cho xuống ao để xử lý nƣớc trƣớc khi thả nuôi. - Sau khi lấy nƣớc vào ao, ngƣời sử dụng chế phẩm sinh học đƣa xuống ao để làm sạch nƣớc và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. - Ở những vùng nuôi ít dịch bệnh hay nuôi theo phƣơng pháp nuôi sạch, cần hạn chế sử dụng chất sát khuẩn xử lý nƣớc mà khuyến khích dùng phƣơng pháp sinh học. - Ƣu điểm: cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, gây màu nƣớc dễ, các vi sinh vật có lợi hay cơ sở thức ăn tự nhiên không bị tiêu diệt. - Nhƣợc điểm: không tiêu diệt đƣợc các loại mầm bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm Cách 2: - Là xử lý bằng chất sát khuẩn trƣớc nhằm mục đích diệt các sinh vật gây bệnh, sau đó 3-5 ngày cho chế phẩm vi sinh xuống ao để phục hồi các vi khuẩn có lợi trong hệ sinh thái ao nuôi. Đây là phƣơng pháp có hƣớng ngày càng áp dụng nhiều hơn. 2.2. Cách tiến hành 2.2.1. Lấy nƣớc vào ao - Lấy nƣớc vào ao qua túi lọc ngăn địch hại vào ao - Cách lấy nƣớc thực hiện nhƣ bài 4 - Lắng nƣớc trong ao 3-5 ngày để trứng các loài địch hại nở hết
  48. 48 2.2.2. Diệt cá (diệt tạp) - Nhằm mục đích diệt cá tạp cá dữ khi phát hiện có trong ao - Các chất diệt khuẩn và cách sử dụng: * Saponin - Nồng độ gây chết tôm gấp 50 lần nồng độ gây chết cá do đó có thể sử dụng để diệt cá tạp trong nƣớc ao nuôi tôm. - Hoạt tính của saponin tăng lên theo độ mặn. Khi độ mặn lớn hơn 15‰, dùng 12g/m3. Khi độ mặn nhỏ hơn 15‰, sử dụng 20g/m3 để diệt cá tạp. Cách tiến hành diệt tạp bằng saponin: Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Saponin - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa - Thuyền Bƣớc 1: Tính lƣợng saponin cho xuống ao - Tính lƣợng saponin cho xuống ao: Lƣợng nƣớc trong ao x liều lƣợng sử dụng saponin Ví dụ: Ao có thể tích là 4000m3 Thì lƣợng dây thuốc cần dùng là: 4000 x 20g = 80.000g hay 80kg Bƣớc 2: Cân chất diệt tạp cho vào xô, chậu Bƣớc 3: Đổ nƣớc vào xô khuấy, hòa tan đều trong nƣớc Bƣớc 4: Tạt xuống khắp ao Bƣớc 5: Theo dõi vớt cá chết ra khỏi ao * Dây thuốc cá - Dây thuốc cá có chứa rotenon dùng để diệt cá dữ, nồng độ gây chết cho tôm lớn hơn cá gấp 5 lần do đó có thể dùng để diệt cá tạp trong nƣớc ao nuôi tôm. - Hoạt tính của rotenon giảm khi độ mặn tăng do đó sử dụng trong ao có độ mặn thấp đạt hiệu quả hơn.
  49. 49 - Liều lƣợng rễ thuốc cá để diệt cá tạp là 4g rễ khô/m3 nƣớc ao. Cách tiến hành diệt tạp bằng dây thuốc cá: Bƣớc 1: Tính lƣợng dây thuốc cá cần dùng Liều lƣợng X thể tích nƣớc ao Ví dụ: Ao có thể tích là 5000m3 Thì lƣợng dây thuốc cần dùng là: 5000 x 4g = 20.000g hay 20kg Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Dây thuốc cá, cối, chày - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa - Thuyền Bƣớc 2: Giã nát hoặc xay nhuyễn dây thuốc cá Bƣớc 3: Ngâm qua đêm. Bƣớc 4: Vắt kỹ để rotenon tan ra nƣớc càng nhiều càng tốt Bƣớc 5: Tạt dịch rễ thuốc cá đều khắp ao - Có thể chạy quạt nƣớc khoảng 10-15 phút cho hòa tan đều dây thuốc vào ao sau đó tắt quạt Bƣớc 6: Theo dõi vớt cá chết ra khỏi ao 2.2.3. Xử lý nƣớc bằng vi sinh - Nhằm mục đích phục hồi đáy ao, giải độc tố - Các chế phẩm men-vi sinh xử lý môi trƣờng ao nuôi bao gồm chủ yếu các chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp, Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pseudomonas sp, Saccharomyces , các nhóm men phân giải chất đạm, đƣờng, béo nhƣ protease, lipase, amylase, hemicellulase , có tác dụng phân giải các chất hữu cơ phức tạp trong nƣớc ao thành các chất vô cơ đơn giản cho thực vật nổi sử dụng. Cạnh tranh, lấn át các vi khuẩn gây bệnh. Lƣu ý khi sử dụng: - Do các chủng vi khuẩn ở dạng tiềm sinh khi còn ở trong bao bì nên ở một số loại chế phẩm men-vi sinh, trƣớc khi đƣa các chủng vi khuẩn này xuống ao cần phải “đánh thức” và tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi (độ mặn, nhiệt độ, ánh sáng, oxy, chất dinh dƣỡng ) cho chúng phát triển mạnh ban đầu rất cần thiết. Phải thực hiện đúng theo các hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
  50. 50 - Không sử dụng hóa chất diệt khuẩn (chlorine, formol, thuốc tím, GDA, BKC ), kháng sinh trƣớc trong và sau khi sử dụng chế phẩm men-vi sinh trong ao. - Giữ ổn định hàm lƣợng oxy, pH, nhiệt độ, độ mặn ở mức thích hợp để các chủng vi khuẩn phát triển tốt. - Có nhiều loại chế phẩm sinh học đƣợc dùng để xử lý nƣớc: Aqua Guard, Super VS, Soll-Pro, Envi Baciilus - Liều lƣợng và cách sử dụng: theo hƣớng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất Cách tiến hành: Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cân - Chế phẩm vi sinh - Máy tính - Xô, chậu, ca nhựa - Thuyền Bƣớc 2: Tính lƣợng vi sinh Lƣợng vi cần cho xuống ao = Liều lƣợng sử dụng x thể tích nƣớc ao Bƣớc 3: Cân vi sinh cho vào thau, chậu Bƣớc 4: Hòa vi sinh với nƣớc Bƣớc 5: Tạt vi sinh xuống ao - Nên chạy quạt nƣớc khoảng 10-15 phút cho hòa tan đều vi sinh vào ao và tăng hiệu quả của vi sinh. 3. Lỗi thƣờng gặp - Tính lƣợng chất sát khuẩn hoặc vi sinh sai - Nƣớc sau khi xử lý chƣa sạch B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành diệt tạp bằng Saponi Bài tập 2: Thực hành xử lý nƣớc bằng Chlorin C. Ghi nhớ - Các phƣơng pháp xử lý nƣớc
  51. 51 Bài 6: GÂY MÀU NƢỚC Mã bài: MĐ 02-06 Giới thiệu Gây màu nƣớc có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm: - Tạo điều kiện cho tảo phát triển, giảm độ trong của nƣớc, che bớt ánh sáng, hạn chế sự phát triển của các loại rong tảo đáy ao - Ổn định nhiệt trong ao, tăng lƣợng ôxy hoà tan trong nƣớc - Làm thức ăn cho tôm nhất là ở tuần nuôi đầu tiên - Tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho tôm phát triển Mục tiêu - Nêu đƣợc phƣơng pháp gây màu nƣớc trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng - Biết đƣợc các loại phân, vi sinh gây màu nƣớc. - Thực hiện đƣợc các bƣớc gây màu nƣớc trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. A. Nội dung 1. Lựa chọn các chất gây màu nƣớc Để gây màu nƣớc cho ao nuôi tôm có thể dùng các loại phân sau: 1.1. Phân vô cơ - Urea (N2H4CO) - Urephosphate (N-P-K = 16:2:0) - N-P-K (46:0:0) - Superphosphate (N-P-K = 16:16:16) - Các loại trên đều có thể sử dụng để gây màu nƣớc trong đó Urephosphate là tốt nhất - Liều bón 2- 3kg/1.000m2. 1.2. Phân hữu cơ - Phân gà, phân dơi đã qua xử lý tiệt trùng - Bột cá, cám lau, bột đậu nành - Ít đƣợc sử dụng để gây màu nƣớc ao nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh.
  52. 52 1. 2. Chọn thời điểm gây màu nƣớc Thời điểm gây màu nƣớc tốt nhất là: - Vào lúc 8-9 giờ sáng - Trời nắng, không mƣa 3. Thực hiện gây màu nƣớc Các bƣớc thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ, phân bón Xác định lƣợng phân bón xuống ao Hòa tan phân hoàn toàn trong nƣớc Tạt phân đều khắp mặt ao Theo dõi màu nƣớc trong ao Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, phân bón - Cân - Phân bón - Xô, chậu, ca Bƣớc 2: Xác định lƣợng phân bón xuống ao Liều lƣợng sử dụng x diện tích ao nuôi
  53. 53 Ví dụ: Sử dụng phân Urephosphate để gây màu nƣớc cho ao nuôi tôm có diện tích là 5000m2 với liều lƣợng 2kg/1.000m2 Cách tính : Tính lƣợng phân cần bón cho 1m2: Đổi 2kg = 2000g 2000g : 1.000m2 = 2g/m2 Tính lƣợng phân cho ao 5000m2 5000m2 x 2g = 10.000g = 10kg Bƣớc 3: Hòa tan phân hoàn toàn vào nƣớc - Cân lƣợng phân cần bón cho vào xô, chậu - Đổ nƣớc vào xô, chậu chứa phân: tỷ lệ 1 phân : 20 nƣớc là tốt nhất - Khuấy đến khi phân hòa tan hết Bƣớc 4: Tạt phân đều khắp mặt ao - Dùng ca múc nƣớc phân tạt đều khắp mặt ao Bƣớc 5: Theo dõi màu nƣớc và độ trong nƣớc ao - Màu nƣớc thích hợp với nuôi tôm: + Màu xanh lục: là do tảo lục phát triển, thích hợp với ao nuôi, thƣờng thấy ở ao có độ mặn thấp + Màu xanh vàng: là do tảo khuê phát triển, thích hợp với ao nuôi, thƣờng thấy ở ao có độ mặn cao - Độ trong thích hợp với nuôi tôm: 30-35cm - Nếu màu nƣớc nhạt, độ trong cao > 45cm thì phải bón bổ sung phân B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: Thực hành gây màu nƣớc ao nuôi tôm C. Ghi nhớ - Tính đúng lƣợng phân cần bón - Bón phân lúc 8-9 giờ sáng, trời nắng - Hòa tan hoàn toàn phân với nƣớc trƣớc khi bón
  54. 54 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi tôm thẻ chân trắng; đƣợc giảng dạy sau mô đun xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng là mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành về việc xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng; đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Biết đƣợc các phƣơng pháp xử lý đáy + Biết đƣợc các loại màng; công dụng, tính chất của các loại hóa chất, vi sinh dùng cho việc xử lý và gây màu nƣớc trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng - Kỹ năng: + Sử dụng đƣợc các dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành công việc chuẩn bị ao; + Biết lắp đặt hệ thống quạt nƣớc. + Thực hiện đƣợc kỹ thuật gây màu nƣớc. + Thực hiện đƣợc kỹ thuật trải bạt, rào bờ ao, nạo vét bùn đáy, lấy nƣớc vào ao và xử lý nƣớc trƣớc khi nuôi tôm - Thái độ: + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Thời lƣợng (giờ học) Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Lớp học, Xử lý đáy MĐ 02-01 Tích hợp cơ sở nuôi 6 1 5 ao tôm
  55. 55 Lớp học, Xử lý bờ MĐ 02-02 Tích hợp cơ sở nuôi 4 1 3 ao tôm Lắp đặt hệ Lớp học, MĐ 02-03 thống quạt Tích hợp cơ sở nuôi 8 1 5 2 nƣớc tôm Lớp học, MĐ 02-04 Lấy nƣớc Tích hợp cơ sở nuôi 3 1 2 tôm Lớp học, MĐ 02-05 Xử lý nƣớc Tích hợp cơ sở nuôi 5 1 5 tôm nuôi Lớp học, Gây màu MĐ 02-06 Tích hợp cơ sở nuôi 6 1 5 nƣớc tôm Kiểm tra hết mô đun 2 2 Tổng số 34 6 24 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Xử lý đáy ao Bài tập: Thực hành xử lý đáy ao đã nuôi - Nguồn lực: máy bơm nƣớc, máy hút bùn, trang, cào, vôi, xô, thùng, xẻng, ca, khẩu trang, nón - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2giờ /nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thực hiện xử lý đáy ao - Kết quả cần đạt đƣợc: ao sạch bùn, đáy ao bằng hẳng, bón vôi đủ liều lƣợng, đúng cách và an toàn 4.2. Bài 2: Xử lý bờ ao Bài tập 1 - Nguồn lực: lƣới, cuốc, xẻng, cọc, dây - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 1 giờ 30 phút/nhóm.
  56. 56 - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thực hiện rào lƣới 20m bờ ao/nhóm - Kết quả cần đạt đƣợc: rào lƣới đƣợc 20m đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Bài tập 2 - Nguồn lực: bạt lót bờ, cuốc, xẻng, cọc, dây - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 1 giờ 30 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thực hiện lót bạt 20m bờ ao/nhóm - Kết quả cần đạt đƣợc: lót bạt bờ đƣợc 20m đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 4.3. Bài 3: Lắp đặt hệ thống quạt nƣớc Bài tập 1: Xác định vai trò và vị trí lắp quạt nƣớc - Nguồn lực: bảng câu hỏi về vai trò và vị trí lắp quạt nƣớc - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: chọn chính xác các loại phân gây màu nƣớc Bài tập 2: Thực hành lắp một giàn quạt nƣớc - Nguồn lực: cánh quạt, trục, phao, giàn phao . - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 3 giờ 30 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thực hiện lắp một giàn quạt nƣớc - Kết quả cần đạt đƣợc: lắp đƣợc một giàn quạt nƣớc đúng tiêu chuẩn 4.4. Bài 4: Lấy nƣớc Bài tập: Thực hành lấy nƣớc vào ao nuôi - Nguồn lực: Dụng cụ đo môi trƣờng, máy bơm nƣớc, lƣới lọc nƣớc - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ /nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thực hành lấy nƣớc vào ao nuôi - Kết quả cần đạt đƣợc: lấy đủ nƣớc 1-1,2m, nƣớc sạch, không có cá tạp vào ao.
  57. 57 4.5. Bài 5: Xử lý nƣớc Bài tập 1: Thực hành diệt tạp bằng saponin - Nguồn lực: Dụng cụ đo môi trƣờng, Saponin, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ 30 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính toán lƣợng nƣớc ao, lƣợng saponin và thực hiện các bƣớc diệt tạp bằng saponin - Kết quả cần đạt đƣợc: tính toán lƣợng nƣớc ao, lƣợng chlorin đúng và thực hiện đƣợc các bƣớc xử lý nƣớc bằng chlorin Bài tập 2 : Thực hành xử lý nƣớc bằng chlorin - Nguồn lực: Dụng cụ đo môi trƣờng, chlorin, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ 30 phút /nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính toán lƣợng nƣớc ao, lƣợng chlorin và thực hiện các bƣớc xử lý nƣớc bằng chlorin - Kết quả cần đạt đƣợc: tính toán lƣợng nƣớc ao, lƣợng chlorin đúng và thực hiện đƣợc các bƣớc xử lý nƣớc bằng chlorin 4.6. Bài 6: Gây màu nƣớc Bài tập: Thực hành gây màu nƣớc ao nuôi tôm - Nguồn lực: phân vô cơ, xô, chậu, cân, máy tính - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên lựa chọn phân gây màu và thực hiện gây màu nƣớc đúng yêu cầu - Kết quả cần đạt đƣợc: tính đúng lƣợng phân bón cho ao, thực hiện đúng các bƣớc bón phân cho ao V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sên vét bùn đáy Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc
  58. 58 Xác định lƣợng vôi cần bón Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc Thực hiện rải vôi đều xuống đáy ao Quan sát học viên thực hiện kiểm tra và bờ ao kết quả đạt đƣợc 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Bờ ao chắc chắn không rò rỉ Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc Rào chắc chắn, đúng cách Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc Lót bạt phẳng, chắc chắn Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ, thiết bị lắp Quan sát học viên thực hiện và kiểm 1 giàn quạt tra kết quả đạt đƣợc Thực hiện lắp giàn quạt Quan sát học viên thực hiện và kiểm tra kết quả đạt đƣợc 5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Lựa chọn ngày và thời điểm lấy Đối chiếu với bảng hỏi. nƣớc Thực hiện các bƣớc lấy nƣớc vào ao Quan sát các bƣớc thực hiện của học viên, mức độ chuẩn xác của thao tác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 5.5. Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính đúng lƣợng chlorin, saponin Kết quả tính đúng Đảm bảo trình tự các bƣớc đúng kỹ Quan sát thao tác xử lý nƣớc bằng
  59. 59 thuật, an toàn chlorin, saponin 5.6. Bài 6 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đƣợc các loại phân gây Đối chiếu với bảng hỏi. màu nƣớc, mục đích gây màu nƣớc Đo đƣợc độ trong, xác định màu Đối chiếu với kết quả đúng. nƣớc Chọn phân gây màu nƣớc phù hợp, Quan sát thao tác gây màu nƣớc đúng tính toán lƣợng phân và thực hiện kỹ thuật gây màu nƣớc ao nuôi tôm
  60. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải, Trầm Hoàng Phúc, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh. Trung tâm khuyến ngƣ, Sở thủy sản Trà Vinh. 2. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thƣờng, Lục Minh Diệp, Võ Thị Nề, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Hậu, 2000. Hỏi – đáp về nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Nguyễn Văn Hảo, 2001. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Phạm Văn Tình, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi – đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Trần Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Phƣơng, Trần Ngọc Hải, 2000. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản tôm cua. Công ty văn hóa Phƣơng Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Trần Van Vỹ, Phạm Văn Trang, Nguyễn Duy Khoát, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm và phòng trị bệnh tôm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Trung tâm khuyến ngƣ - Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm 9. Nguyễn Đình Trung, 1997. Bài giảng hồ ao học 10. Vũ thế Trụ, 1995. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp 11. Nguyễn Mƣời, 1995. Giáo trình thổ nhƣỡng học. Đại học nông nghiệp I.
  61. 61 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Bà Đặng Thị Minh Diệu - Phó trƣởng Khoa Trƣờng Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Hoàng Trâm - Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Quang Tiền Vƣơng - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Lê Văn Thắng - Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Đinh Quang Thuấn - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Ông Nguyễn Minh Niên – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 - Ông Nguyễn Huy Điền - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.