Giáo trình mô đun Thả giống - Nghề Ương giống và nuôi ngao

pdf 45 trang ngocly 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thả giống - Nghề Ương giống và nuôi ngao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tha_giong_nghe_uong_giong_va_nuoi_ngao.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thả giống - Nghề Ương giống và nuôi ngao

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun Thả giống của nghề “Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Nhóm biên soạn không ngại đi thực tế, tham vấn nông dân từ khâu xây dựng Sơ đồ phân tích nghề và viết Phiếu phân tích công việc đến khâu biên soạn chương trình và biên soạn giáo trình. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp từ các độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng Thủy sản. - Các hộ gia đình, chủ cơ sở ương giống và nuôi ngao tham gia các hội thảo. Đã có những ý kiến thiết thực đóng góp cho giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ts. Thái Thanh Bình 2. Thành viên: Ks. Đinh Quang Thuấn 3. Thành viên: Ks. Đỗ Trung Kiên 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 Bài mở đầu 5 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun 5 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật thả giống 5 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun 5 Bài 1: Thả ngao cám 6 1. Xác định mùa vụ thả 6 2. Xác định thời gian thả 6 3. Xác định mật độ 7 4. Kiểm tra môi trường 8 5. Thả giống ngao cám 19 Bài 2: Thả ngao vạn 24 1. Xác định mùa vụ thả 24 2. Xác định thời gian thả 24 3. Xác định mật độ 25 4. Kiểm tra môi trường 26 5. Thả giống ngao vạn 27 Bài 3: Thả ngao cúc 31 1. Xác định mùa vụ thả 31 2. Xác định thời gian thả 31 3. Xác định mật độ 32 4. Kiểm tra môi trường 32 5. Thả giống ngao cúc 33 4
  5. MÔ ĐUN THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 04 Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng: Kiến thức: - Trình bày được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Kỹ năng: - Thực hiện được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Thái độ: - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn người khi làm viêc̣ tại bãi triều ven biển. Nội dung của mô đun: Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Phƣơng pháp học tập của mô đun: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các cơ sở ương giống ngao vùng ven biển. Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề. Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: - Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun + Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ - Chi tiết về các yêu cầu đánh giá kết quả học tập + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. 5
  6. Bài mở đầu Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp học tập của mô đun, phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun, nội dung học tập của mô đun. - Thực hiện được và hoàn thành mô đun thả giống. - Tuân thủ quá trình học tập trên lớp, các thao tác thực hành rèn kỹ năng tay nghề. Nội dung: 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun - Vị trí: Mô đun Thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; được giảng dạy trước các mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao; Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao; Lựa chọn ngao giống; Mô đun Lựa chọn ngao giống có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thả giống là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều. - Nhiệm vụ: Người học cần nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng thả ngao cám, thả ngao vạn và thả ngao cúc. Phương pháp tiến hành thả ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật thả giống Thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm lựa chọn được thời điểm thích hợp, mật độ thả thích hợp, môi trường đủ tiêu chuẩn và phương pháp thả phù hợp, nhằm nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất ngao ương. 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. Nội dung mô đun gồm 03 bài: Bài mở đầu. Bài 1. Thả ngao cám. Bài 2. Thả ngao vạn. Bài 3. Thả ngao cúc. 6
  7. Bài 1: Thả ngao cám Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp thả giống ngao cám. - Xác định được mùa vụ, thời gian, mật độ, môi trường và thả được giống ngao cám đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định mùa vụ thả 1.1. Xác định mùa vụ có giống - Mùa vụ có giống đối với ngao phụ thuộc mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ, sự xuất hiện nguồn giống từ tự nhiên. - Thông thường có hai vụ có giống ứng với mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ kể cả giống tự nhiên hay giống nhân tạo. Mùa vụ có giống của ngao có hai vụ, vụ một là vụ xuân hè thường từ tháng 6 - 7, vụ hai là vụ thu đông từ tháng 10 - 11. 1.2. Xác định mùa vụ thả giống - Mùa vụ thả giống ứng với mùa vụ có giống đối với ngao phụ thuộc mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ trong việc sản xuất giống nhân tạo. Hiện nay, ngoài nguồn giống được sản xuất nhân tạo, phần lớn giống vẫn phụ thuộc vào giống ngoài tự nhiên. Do vậy, mùa vụ thả giống còn phụ thuộc vào sự xuất hiện của giống ngoài tự nhiên. - Vụ một: là vụ xuân hè thường từ tháng 6 – 7 lấy giống từ nguồn giống ương vụ lấy giống ngao cám từ vụ sản xuất giống nhân tạo hay giống tự nhiên xuân hè. - Vụ hai: là vụ thu đông thường từ tháng 10 – 11 lấy giống từ nguồn giống ương vụ lấy giống ngao cám từ vụ sản xuất giống nhân tạo vụ thu đông tháng 8 - 9. 2. Xác định thời gian thả 2.1. Xác định các điều kiện thích hợp - Thời tiết: không có mưa bão; tránh nguồn nước bị ngọt hóa, nếu thả ngao vào thời gian này tỷ lệ chết của ngao rất cao. - Yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp để thả ngao: + Nhiệt độ: 28- 320C + Độ mặn: 15- 25‰, tốt nhất 20‰; + Hàm lượng Ôxy hòa tan: 4- 6mg/l; 7
  8. + pH: 7- 8. 2.2. Xác định thời gian thả giống - Thời gian thả giống thích hợp đối với ngao giống phải bao hàm đủ các điều kiện thích hợp đối với giai đoạn ngao cám. - Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, nhiệt độ nước từ 24- 320C. 3. Xác định mật độ 3.1. Đánh giá điều kiện môi trường tác động đến chọn mật độ ương - Điều kiện ao ương bao gồm: chất đáy, nguồn nước, nguồn thức ăn và các yếu tố môi trường là những điều kiện quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọn mật độ ương phù hợp. - Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mật độ ương ngao cám như: ao nuôi có chất đáy nhiều phù xa, tỷ lệ bùn nhiều; nguồn nước thủy triều đục có nhiều phù xa; nguồn thức ăn tự nhiên không phong phú. Những yếu tố như vậy, có thể không nên chọn để ương, hoặc ương chỉ với mật độ thưa và vừa phải. 3.2. Đánh giá kỹ thuật chăm sóc quản lý tác động đến chọn mật độ ương Kỹ thuật chăm sóc bao gồm quản lý môi trường ao ương; quản lý nền đáy, quản lý địch hại và cung cấp thức ăn là tảo bằng quá trình thay nước theo thủy triều. Vấn đề quản lý chăm sóc tốt sẽ thả ương được mật độ cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả trên diện tích ương. Một số vùng ương và ao ương còn chịu tác động bởi nguồn nước ngọt vào mùa mưa. Nếu nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt hóa, vấn đề thay nước là không thể thay nước để cung cấp tảo làm thức ăn. Vấn đề cần giải quyết là kỹ thuật gây nuôi bổ sung tảo cho ao ương trong giai đoạn này hoặc khi ở điều kiện bình thường có thể tăng được được mật độ ương tối ưu. 3.3. Tính mật độ thả - Mật độ thả ngao cám được tính theo đầu con/1000m2 ao ương. - Mật độ trong giai đoạn ương từ ngao cám lên ngao vạn phù hợp trong khoảng 10 – 25 triệu con/1000m2. Như vậy, mật độ thả ngao cám từ 10 – 25 vạn/m2. - Phương pháp tính mật độ thả: + Căn cứ vào mật độ ương đúng theo kỹ thuật khuyến cáo. + Căn cứ vào diện tích cần ương nuôi. + Công thức tính số lượng ngao thả như sau: Số lượng ngao cần thả = Mật độ thả/m2 x Diện tích cần ương (m2) - Ví dụ: tính số lượng ngao cám cần ương trên diện tích 5000m2, mật độ ương ao là 20 vạn con/m2. 8
  9. - Số lượng ngao cám cần thả là: (20 vạn con/m2) x (5.000m2) = 100 triệu con. 4. Kiểm tra môi trường 4.1. Kiểm tra nhiệt độ - Chuẩn bị các dụng cụ: nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu, bình lấy mẫu nước, số ghi chép, bút. - Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu: Hình 4- 1. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu Bước 1: Đo trực tiếp dưới ao hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ, cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm. 30cm Hình 4- 2. Cách đo nhiệt độ nước Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp. - Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đồng thời đo luôn cả nhiệt độ. Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. 9
  10. Hình 4- 3. Máy đo nhiệt độ nước 4.2. Kiểm tra độ mặn Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, tỷ trọng kế, xô, cốc, ống hút. Phương pháp xác định: Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế. - Dùng tỷ trọng kế: Hình 4- 4. Tỷ trọng kế đo độ mặn Múc nước vào xô nhựa, dùng cốc thủy tinh sạch đổ đầy nước vào ống đong. Thả từ từ phần đế của tỷ trọng kế (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động) thì ta có giá trị độ mặn cần đo. 10
  11. Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch máy bằng nước sạch và đậy nắp lại. Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế: Bước 1: Lấy nước vào xô nhựa + Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa của ao. + Đổ nước mẫu vào xô nhựa. Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong Hình 4- 5. Đổ nước mẫu vào ống đong Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài Hình 4- 6. Thả tỷ trọng kế vào ống Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định 11
  12. Hình 4- 7. Giữ cho tỷ trọng kế ổn định Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký Hình 4- 8. Đọc kết quả đo - Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ măn về 0 trước khi đo. 12
  13. Múc nước vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời. Đọc kết quả và ghi vào sỏ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 4- 9. Khúc xạ kế đo độ mặn Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế: + Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Hình 4- 10. Thao tác nhỏ nước mặn + Đậy tấm chắn sáng Hình 4- 11. Thao tác đậy tấm chắn sáng 13
  14. + Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 4- 12. Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật + Đưa lên mắt ngắm Hình 4- 13. Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế + Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 4- 14. Nhìn đọc kết quả độ mặn - Hiệu Chuẩn + Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường. + Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000. - Độ mặn dao động từ 15  25‰; khoảng thích hợp nhất cho ngao sinh trưởng và phát triển là 20‰. 14
  15. - Tránh nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. 4.3. Kiểm tra pH - Chuẩn bị dụng cụ: bộ test (kiểm tra nhanh) pH; máy đo pH; xô nhựa; ca. - Đo pH bằng bộ test: phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit. Hình 4- 15. Bộ thử nhanh sera pH test kit – Đức + Bước 1: Múc nước vào xô nhựa Hình 4- 16. Lấy mẫu nước 15
  16. + Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra Hình 4- 17. Rửa lọ thử mẫu + Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau. Hình 4-18. Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu 16
  17. + Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu Hình 4- 19. So màu nước với bảng màu + Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa lọ bằng nước sạch. Đo pH bằng máy: Hình 4- 20. Máy đo pH 17
  18. Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. pH thích hợp cho ngao biển sinh trưởng và phát triển khoảng 7,8 - 8,8. 4.4. Kiểm tra oxy hòa tan - Xác định hàm lượng Oxy trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany. Hình 4- 21: Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany Các bước tiến hành: + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với ngao cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 18
  19. + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Bước 5: Đọc kết quả  Tổng hợp kết quả hàm lượng ôxy.  Đối chiếu kết quả với khoảng thích hợp của đối tượng nuôi.  Kết luận: Nồng độ Ôxy Đánh giá 2 mg/l Nguy hiểm, Ôxy trong nước không đủ cho ngao. 4 mg/l Nước đủ Ôxy cung cấp cho ngao. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều Ôxy - Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter) theo các bước sau: + Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo + Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. + Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 4- 22. Máy đo Oxy hòa tan 19
  20. 5. Thả giống ngao cám 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Quần áo lội nước. - Thuyền để ngao cám. - Thúng. - Thùng xốp. - Găng tay. 5.2. Chuẩn bị giống - Chọn nguồn ngao tốt từ cơ sở sản xuất ngao giống. Hoặc chọn ngao từ các chủ buôn cung cấp giống ngao cám. Hình 4- 23. Ngao cám - Ngao giống được chuẩn bị sẵn tại địa điểm ương giống. - Thuần hóa nhiệt độ: Nguồn giống sau khi được chuyển về tại địa điểm ương thường được hạ nhiệt độ trong quá trình vận chuyển để hạn chế quá trình trao đổi chất trong quá trình vận chuyển ngao, giúp ngao khỏe trong quá trình vận chuyển. Nhiệt độ trong phương tiện vận chuyển thường thấp hơn nhiệt độ không khí và môi trường nước khoảng 2 – 100C, do vậy trước khi xuống giống cần 20
  21. phải thuần hóa nhiệt độ cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ môi trường bên ngoài mới bắt đầu xuống giống. Hình 4- 24. Kiểm tra ngao cám trước khi chuyển và sau khi chuyển về - Cách thức thiến hành: ngao thường được vận chuyển trong thùng xốp hoặc bao tải gai. Khi thuần hóa nhiệt độ cần thực hiện các thao tác: + Ngao giống cần được để chỗ mát. + Mở nắp thùng xốp. + Thời gian cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài từ 15 – 20 phút. + Chuyển ngao giống ra thúng, thuyền hoặc để rải giống ra ao ương. 5.3. Rải giống - Bước 1: Tính toán diện tích ao ương. - Bước 2: Chia hàng, luống trong ao để chia lượng giống cho toàn bộ diện tích ao ương. - Bước 3: Chia ngao giống theo hàng đã định. - Bước 4: Chuyển ngao cám trong các dụng cụ vận chuyển xuống ao ương. - Bước 5: Rải giống theo hàng đã định sẵn. Thao tác rải nhao nhẹ nhàng, tránh làm rập ngao. 21
  22. Hình 4- 25. Rải ngao cám 5.4. Đánh giá - Đánh giá kết quả thả giống sau một ngay thả giống và sau một tuần thả. - Thu mẫu ngao giống được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thu mẫu tại các vị trí trong ao ương để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả ao ương. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao giống phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Quần áo lội nước + Vợt thu mẫu + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ) Hình 4- 26.Vợt thu mẫu ngao 22
  23. Hình 4- 27. Đĩa đựng mẫu - Bước 2: Chọn điểm thu ngao cám + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra. 4 3 5 1 2 Hình 4- 28. Sơ đồ thu mẫu ngao - Bước 3: Lấy mẫu ngao + Thu mẫu tại 5 vị trí khác nhau trong ao + Dùng vợt xúc bùn và sàng sạch bùn thu mẫu ngao giống cho vào đĩa. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa ao - Bước 4: Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ngao giống, xác định lượng ngao bị hao hụt sau thả để có phương án thả bù hay không. + Xác định số lượng ngao trong ao 23
  24. + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trong ao. + Xác định tỷ lệ sống: Dựa vào số lượng ngao giống thả ban đầu. Dựa vào số lượng ngao còn lại trong ao. Tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức: Số ngao/m2 x Diện tích ao ương Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số ngao thả ban đầu Tỷ lệ sống đạt yêu cầu sau một tuần thả phải đạt trên 95%. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi Phương pháp đo, đọc: nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH. - Bài tập thực hành Bài 1. Đo, đọc: nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH. Bài 2. Tính số lượng giống ngao cám cần thả cho 1ha. Bài 3. Thả ngao cám. C. Ghi nhớ: - Phương pháp đo, đọc: nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH. - Phương pháp thả ngao ngao và đánh giá kết quả. 24
  25. Bài 2: Thả ngao vạn Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp thả giống ngao vạn. - Xác định được mùa vụ, thời gian, mật độ, môi trường và thả được giống ngao vạn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định mùa vụ thả 1.1. Xác định mùa vụ có giống - Mùa vụ thả ngao vạn cũng bao gồm hai vụ, ứng với các mùa vụ ương ngao cám. - Thời gian tùy thuộc vào quá trình ương hoặc mua ngao vạn về thả. Thông thường mùa vụ thả ngao vạn sau khi ương ngao cám từ 2- 3 tháng. 1.2. Xác định mùa vụ thả giống - Vụ một: ứng với vụ một sau khi thu hoạch ngao cám lên ngao vạn sau 3 tháng, thời gian thả từ cuối tháng 7 – 8. - Vụ hai: ứng với vụ hai sau khi thu hoạch ngao cám lên ngao vạn sau 3 tháng, thời gian thả từ tháng 11 – 12. 2. Xác định thời gian thả 2.1. Xác định các điều kiện thích hợp - Thời tiết: mùa không có mưa bão, khi thả mùa mưa bão nguồn nước có khả năng bị ngọt hóa ngao thả có thể bị chết hoặc ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sau thả; khi thả ngoài bãi triều mùa mưa bão thường có sóng gió lớn ngao sẽ bị trôi dạt. - Một số yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp để thả ngao: + Nhiệt độ: 28- 320C; + Độ mặn: 15- 25‰, tốt nhất 20‰; + Hàm lượng oxy hòa tan: 4- 6mg/l; + pH: 7- 8. 2.2. Xác định thời gian thả giống - Thời gian thả giống thích hợp đối với ngao giống phải bao hàm đủ các điều kiện thích hợp đối với ngao giai đoạn ngao vạn. - Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, nhiệt độ từ 24- 320C. 25
  26. - Đối với thả giống ngoài bãi triều thời điểm thả giống khi thủy triều lên. 3. Xác định mật độ 3.1. Đánh giá điều kiện môi trường tác động đến chọn mật độ ương - Điều kiện ao ương bao gồm: chất đáy, nguồn nước, nguồn thức ăn và các yếu tố môi trường là những điều kiện quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọn mật độ ương phù hợp. - Giai đoạn ương từ ngao vạn lên ngao cúc, giai đoạn này ngao đã lớn hơn giai đoạn ngao cám. Do vậy, nhu cầu thức ăn đòi hỏi nhiều hơn. Tương tự như giai đoạn ương ngao cám một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mật độ ương ngao vạn. 3.2. Đánh giá kỹ thuật chăm sóc quản lý tác động đến chọn mật độ ương Kỹ thuật chăm sóc bao gồm quản lý môi trường ao ương; quản lý nền đáy, quản lý địch hại và cung cấp thức ăn là tảo bằng quá trình thay nước theo thủy triều. Vấn đề quản lý chăm sóc tốt sẽ thả ương được mật độ cao hơn. Một số vùng ương và ao ương còn chịu tác động bởi nguồn nước ngọt vào mùa mưa. Nếu nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt hóa, vấn đề thay nước là không thể thay nước để cung cấp tảo làm thức ăn. Vấn đề cần giải quyết là kỹ thuật gây nuôi bổ sung tảo cho ao ương trong giai đoạn này hoặc khi ở điều kiện bình thường có thể tăng được được mật độ ương tối ưu. Hình 4- 28. Bãi ương ngao vạn 26
  27. 3.3. Tính mật độ thả - Mật độ thả ngao vạn được tính theo đầu con/m2 ao ương. Mật độ trong giai đoạn này phù hợp trong khoảng 3000- 5000 con/m2. - Đối với hình thức ương ngao ngoài bãi triều: thả ngao vạn cũng được tính theo đầu con/m2 bãi ương. Mật độ trong giai đoạn này phù hợp trong khoảng 3.000- 5.000 con/m2 bãi ương. - Phương pháp tính mật độ thả: + Căn cứ vào mật độ ương đúng theo kỹ thuật khuyến cáo. + Căn cứ vào diện tích cần ương nuôi. + Công thức tính số lượng ngao thả như sau: Số lượng ngao cần thả = Mật độ thả/m2 x Diện tích cần ương (m2) - Ví dụ: tính số lượng ngao vạn cần ương trên diện tích 10.000m2, mật độ ương ao là 3000 con/m2. Số lượng ngao vạn cần là: 3000 con/m2 x 10.000m2 = 30 triệu con. Vậy số lượng ngao vạn cần thả cho 10.000m2 ao với mật độ thả là 3000 con/m2 là 30 triệu ngao vạn. 4. Kiểm tra môi trường 4.1. Kiểm tra nhiệt độ - Nhiệt độ thích hợp nhất cho ngao giao sinh trưởng và phát triển từ 28- 320C; mùa hè hay mùa đông nên chú ý mực nước để quản lý nhiệt độ ổn định. - Chuẩn bị các dụng cụ: + Nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu; + Bình lấy mẫu nước; + Sổ ghi chép, bút. - Cách xác định : tương tự như bài 1 Thả ngao cám 4.2. Kiểm tra độ mặn - Độ mặn dao động từ 15  25‰; khoảng thích hợp nhất cho ngao vạn sinh trưởng và phát triển là 20‰. - Tránh nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. - Chuẩn bị các dụng cụ: + Tỷ trọng kế; + Máy đo độ mặn; + Xô, cốc, ống hút. - Lấy mẫu nước - Phương pháp xác định độ mặn: cũng tương tự như bài 1 Thả ngao cám 27
  28. 4.3. Kiểm tra pH - Khoảng pH thích hợp cho hầu hết các loài thủy sinh vật từ 7,5- 8,5. - Khoảng pH thích hợp cho ngao vạn sinh trưởng và phát triển từ 7,5- 8,5. - Thao tác xác định: + Chuẩn bị các dụng cụ: Test thử nhanh pH, máy đo pH; xô, cốc đong + Thu mẫu nước + Xác định pH: cũng tương tự như bài 1 Thả ngao cám 4.4. Kiểm tra Ôxy hòa tan - Xác định hàm lượng Ôxy hòa tan trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany; máy đo Ôxy. - Hàm lượng Ôxy hòa tan thích hợp cho ngao sinh trưởng và phát triển từ 4 – 6 mg/l. - Các bước tiến hành: tương tự như bài 1 Thả ngao cám. 5. Thả giống ngao vạn 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Quần áo lội nước. - Thuyền. - Lưới mắt lưới 20 mắt/cm2. Chiều rộng 2 – 3m, chiều dài tùy thuộc vào kích thước của ao ương. - Cân đĩa loại 2 – 5kg để xác định số lượng ngao. - Cân đĩa 100 kg. - Máy bơm nước 1,5 – 2,5 kw chìm hoặc nổi, ống bơm dẫn nước. - Bao tải gai đựng ngao. - Thúng. - Thùng xốp. - Xẻng. - Găng tay. 5.2. Chuẩn bị giống - Giống ngao vạn bao gồm hai nguồn: một là từ nguồn ngao cám ương lên thành ngao vạn trong ao, hai là từ nguồn ngao vạn mua về. - Phương pháp chuẩn bị giống từ nguồn ngao cám ương lên thành ngao vạn trong ao: + Đối với phương pháp ương ngao vạn trong ao: 28
  29. Bước 1: Thu toàn bộ ngao vạn từ ao ương ngao cám lên. Phương pháp tiến hành như sau: + Trải lưới theo chiều rộng hoặc chiều dài của ao cần thu. + Xúc cát đáy ao từ mặt xuống khoảng 3 – 5cm, cát này bao gồm có cả ngao. + Cầm bốn góc lưới và hai sườn tấm lưới lên. + Bơm nước sối trực tiếp để rửa cát ra khỏi ngao. + Các thao tác xúc cát ngao và rửa được tiến hành lần lượt đến khi làm hết ao. Bước 2: Xác định số lượng ngao thu được. Phương pháp tiến hành như sau: Chuyển toàn bộ ngao đã thu tại ương ương lên bờ. Lấy mẫu để xác định số con có trong một kg. Tổng số ngao giống được tính = Số con có trong một kg x Tổng khối lượng ngao được cân. Bước 3: Tính toán số lượng ngao và mật độ cần thả ngao vạn. Bước 4: Thả lại ngao vạn xuống ao ương cũ hay ao ương mới đã chuẩn sẵn. + Đối với ương ngoài bãi triều: Bước 1: Tiến hành thu toàn bộ ngao, xác định số lượng ngao hiện có. Phương pháp được tiến hành như trên. Bước 2: Chuyển ngao đóng vào các bao tải gai. Bước 3: Chuyển các bao ngao giống đến vị trí bãi ương đã chuẩn bị sẵn. - Phương pháp chuẩn bị giống từ nguồn ngao vạn mua về: + Bước 1: Tiếp nhận giống ngao tại địa điểm ương giống. + Bước 2: Thuần hóa nhiệt độ: Nguồn giống sau khi được chuyển về tại địa điểm ương thường được hạ nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí và môi trường nước khoảng 2 – 100C. Do vậy, trước khi xuống giống cần phải thuần hóa nhiệt độ cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ môi trường bên ngoài mới bắt đầu xuống giống. Cách thức thiến hành: giai đoạn này ngao thường được vận chuyển bằng bao tải gai. Khi thuần hóa nhiệt độ cần thực hiện các thao tác: Chuyển ngao giống xuống và để ngao chỗ mát. Thời gian cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài từ 15 – 20 phút. 29
  30. + Bước 3: Chuyển ngao giống ra các dụng cụ thả/chuyển ngao để sẵn trên bờ. 5.3. Rải giống - Bước 1: Tính toán diện tích ao ương/bãi. - Bước 2: Chia hàng, luống trong ao/bãi để chia lượng giống cho toàn bộ diện tích ao/bãi ương. - Bước 3: Chia ngao giống theo hàng đã định. - Bước 4: Chuyển ngao vạn vào các dụng cụ, chuyển xuống ao/bãi ương. - Bước 5: Rải giống theo hàng đã định sẵn. Thao tác rải nhao nhẹ nhàng, tránh làm rập ngao. 5.4. Đánh giá - Đánh giá kết quả thả giống ngay ngày hôm sau thả giống và sau một tuần thả. - Cách đánh giá như sau: - Đánh giá kết quả thả giống sau một ngay thả giống và sau một tuần thả. - Thu mẫu ngao giống được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Phương pháp ương trong ao cũng tương tự như cách phương pháp tại bài 1 Thả ngao cám. - Thu mẫu ngao giống ương ngoài bãi triều. Tùy theo thủy triều lên xuống, thường thu mẫu ngao để đánh giá kết quả thả vào thời điểm thủy triều xuống để dễ dàng thao tác. Thu mẫu tại các vị trí trong bãi ương để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả bãi ương. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao giống phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Vợt thu mẫu + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ) - Bước 2: Chọn điểm thu ngao vạn + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra (tương tự như bài Thả ngao cám). - Bước 3: Lấy mẫu ngao + Thu mẫu tại 5 vị trí khác nhau trong ao/bãi. + Dùng vợt xúc cát và sàng sạch cát thu mẫu ngao giống cho vào đĩa. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa ao/bãi. 30
  31. - Bước 4: Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ngao giống, xác định lượng ngao bị hao hụt sau thả để có phương án thả bù hay không. + Xác định số lượng ngao trong ao/bãi + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trong ao/bãi. + Xác định tỷ lệ sống: Dựa vào số lượng ngao giống thả ban đầu. Dựa vào số lượng ngao còn lại trong ao/bãi. Tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức: Số ngao/m2 x Diện tích ao/bãi ương Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số ngao thả ban đầu B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Phương pháp thả ngao vạn và cách đánh giá sau khi thả. - Bài tập thực hành Bài 1. Tính số lượng giống ngao vạn cần thả cho 1ha. Bài 2. Thả ngao vạn. C. Ghi nhớ: - Phương pháp thả ngao vạn và đánh giá kết quả. 31
  32. Bài 3: Thả ngao cúc Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp thả giống ngao cúc. - Xác định được mùa vụ, thời gian, mật độ, môi trường và thả được giống ngao cúc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định mùa vụ thả 1.1. Xác định mùa vụ có giống - Mùa vụ thả ngao cúc cũng bao gồm hai vụ, ứng với các mùa vụ ương ngao vạn. - Thời gian tùy thuộc vào quá trình ương hoặc mua ngao cúc về thả. Thông thường mùa vụ thả ngao cúc sau khi ương ngao vạn khoảng từ 5- 6 tháng. 1.2. Xác định mùa vụ thả giống - Vụ một: ứng với vụ một sau khi thu hoạch ngao vạn lên ngao cúc sau 6 tháng, thời gian thả từ cuối tháng 2 – 3. - Vụ hai: ứng với vụ hai sau khi thu hoạch ngao cám lên ngao cúc sau 6 tháng, thời gian thả từ tháng 5 – 6. 2. Xác định thời gian thả 2.1. Xác định các điều kiện thích hợp - Thời tiết: mùa có giống và không có mưa bão. - Yếu tố môi trường: + Nhiệt độ: 28- 320C; + Độ mặn: 15- 25‰, tốt nhất 20‰; + Hàm lượng Ôxy hòa tan: 4- 6mg/l; + pH: 7- 8. 2.2. Xác định thời gian thả giống - Thời gian thả giống thích hợp đối với ngao giống phải bao hàm đủ các điều kiện thích hợp đối với ngao giai đoạn ngao cúc. - Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, nhiệt độ từ 24- 320C. 32
  33. 3. Xác định mật độ 3.1. Đánh giá điều kiện môi trường ương tác động đến chọn mật độ ương - Mật độ ương tối ưu trong trường hợp bãi ương nuôi đảm bảo các yếu tố: + Đáy bằng phẳng. + Chất đáy có tỷ lệ cát phù hợp. + Chế độ thủy triều: Nước triều lên xuống đều, không phơi đáy quá 8 giờ/ngày, độ mặn ổn định, trung bình trong khoảng 15 - 25‰, cũng ảnh hưởng đến mật độ ương. + Độ sâu mực nước. + Sóng gió êm, yếu tố quan trọng đến chọn bãi ương và kết quả ương ngao cúc. - Trường hợp các bãi ương không đáp ứng được yêu cầu ối ưu, cần giảm mật độ ương hoặc không lựa chọn để ương nuôi. Điều kiện bãi ương ảnh hưởng rất lớn đến mật độ ương nuôi của ngao cúc khi ương ngoài bãi triều. 3.2. Tính mật độ thả - Mật độ thả ngao cúc được tính theo đầu con/m2 diện tích bãi triều ương. - Mật độ trong giai đoạn này phù hợp trong khoảng 350 - 400con/m2. - Phương pháp tính mật độ thả: + Căn cứ vào mật độ ương đúng theo kỹ thuật khuyến cáo. + Căn cứ vào diện tích cần ương nuôi. + Công thức tính số lượng ngao thả như sau: Số lượng ngao cần thả = Mật độ thả/m2 x Diện tích cần ương (m2) - Ví dụ: tính số lượng ngao cúc cần ương trên diện tích 10.000m2, mật độ ương là 400 con/10.000m2. Số lượng ngao cúc cần là: (400 con/m2) x (10.000m2 bãi ương) = 4 triệu con. Vậy số lượng ngao cúc cần thả cho 10.000m2 bãi với mật độ thả là 400 con/10.000m2 cần 4 triệu ngao cúc. 4. Kiểm tra môi trường 4.1. Kiểm tra nhiệt độ - Nhiệt độ thích hợp nhất cho ngao cúc sinh trưởng và phát triển từ 28- 320C. - Chuẩn bị các dụng cụ: nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu, bình lấy mẫu nước, thuyền, số ghi chép, bút. 33
  34. - Cách xác định: đưa nhiệt kế xuống cách mặt nước 50cm, để 5 – 10 phút, đưa lên mặt nước đọc kết quả. Chú ý, không được nhất nhiệt kế lên khỏi mặt nước sẽ cho kết quả sai. 4.2. Kiểm tra độ mặn - Độ mặn dao động từ 15  25‰; khoảng thích hợp nhất cho ngao cúc sinh trưởng và phát triển là 20‰. - Tránh nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. - Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, xô, cốc, ống hút - Lấy mẫu nước - Phương pháp xác định độ mặn: cũng tương tự như bài 1 Thả ngao cám 4.3. Kiểm tra pH - Khoảng pH thích hợp cho ngao phát triển trong khoảng từ 7,5- 8,5. - Thu mẫu nước + Chuẩn bị các dụng cụ: Test thử nhanh pH, máy đo pH; xô, cốc đong. + Lây mẫu nước - Xác định pH: cũng tương tự như bài 1 Thả ngao cám 4.4. Kiểm tra Ôxy hòa tan - Xác định hàm lượng Ôxy trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany và máy đo hàm lượng Ôxy hòa tan. - Hàm lượng Ôxy hòa tan thích hợp cho ngao sinh trưởng và phát triển từ 4 – 6 mg/l. - Các bước tiến hành: tương tự như bài 1 Thả ngao cám. 5. Thả giống ngao cúc 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Quần áo lội nước. - Thuyền để ngao. - Lưới mắt lưới 20 mắt/cm2. Chiều rộng 2 – 3m, chiều dài tùy thuộc vào kích thước của ao ương. - Cân đĩa loại 2 – 5kg để xác định số lượng ngao. - Cân đĩa 100 kg. - Máy bơm nước 1,5 – 2,5 kw chìm hoặc nổi, ống bơm dẫn nước. - Bao tải gai đựng ngao. - Thúng. - Thùng xốp. 34
  35. - Xẻng. - Găng tay. 5.2. Chuẩn bị giống - Giống ngao cúc bao gồm hai nguồn: một là từ nguồn ngao vạn ương lên thành ngao vạn trong ao, hai là từ nguồn ngao vạn ương ngoài bãi triều, ba là từ nguồn mua về. - Phương pháp chuẩn bị giống từ nguồn ngao vạn ương lên thành ngao cúc trong ao: Bước 1: Thu toàn bộ ngao cúc từ ao ương ngao vạn lên. Phương pháp tiến hành như sau: + Trải lưới theo chiều rộng hoặc chiều dài của ao cần thu. + Xúc cát đáy ao từ mặt xuống khoảng 3 – 5cm, cát này bao gồm có cả ngao. + Cầm bốn góc lưới và hai sườn tấm lưới lên. + Bơm nước sối trực tiếp để rửa cát ra khỏi ngao. + Các thao tác xúc cát ngao và rửa được tiến hành lần lượt đến khi làm hết ao. Bước 2: Xác định số lượng ngao thu được. Phương pháp tiến hành như sau: Chuyển toàn bộ ngao đã thu tại ương ương lên bờ. Lấy mẫu để xác định số con có trong một kg. Tổng số ngao giống được tính = Số con có trong một kg x Tổng khối lượng ngao được cân. Bước 3: Tính toán số lượng ngao và mật độ cần thả ngao cúc. Bước 4: Đóng giống ngao cúc vào bao tải gai và chuyển đến bãi ương ngao cúc đã chuẩn bị sẵn. + Đối với ương ngoài bãi triều: Bước 1: Tiến hành thu toàn bộ ngao, xác định số lượng ngao hiện có. Phương pháp được tiến hành như trên. Bước 2: Chuyển ngao đóng vào các bao tải gai. Bước 3: Chuyển các bao ngao giống đến vị trí bãi ương đã chuẩn bị sẵn. - Phương pháp chuẩn bị giống từ nguồn ngao cúc mua về: + Bước 1: Tiếp nhận giống ngao tại địa điểm ương giống. + Bước 2: Thuần hóa nhiệt độ: Nguồn giống sau khi được chuyển về tại địa điểm ương thường được hạ nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. 35
  36. Nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí và môi trường nước khoảng 2 – 100C. Do vậy, trước khi xuống giống cần phải thuần hóa nhiệt độ cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ môi trường bên ngoài mới bắt đầu xuống giống. Cách thức thiến hành: giai đoạn này ngao thường được vận chuyển bằng bao tải gai. Khi thuần hóa nhiệt độ cần thực hiện các thao tác: Chuyển ngao giống xuống và để ngao chỗ mát. Thời gian cho ngao thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài từ 15 – 20 phút. + Bước 3: Chuyển ngao giống ra các dụng cụ thả/chuyển ngao để sẵn trên bờ. 5.3. Rải giống Hình 4- 29. Ngao vạn chuẩn bị xuống giống - Bước 1: Tính toán diện tích bãi ương. - Bước 2: Chuyển ngao cúc lên thuyền. - Bước 3: Chuyển ngao cúc ra bãi ương ngao. - Bước 4: Rải giống theo hàng đã định sẵn. Thao tác rải nhao nhẹ nhàng, tránh làm dập ngao. 5.4. Đánh giá - Đánh giá kết quả thả giống sau một ngay thả giống và sau một tuần thả. - Thu mẫu ngao giống được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Cũng tương tự như phương pháp ương ngao vạn ngoài bãi triều, tùy theo thủy triều lên xuống, thường thu mẫu ngao để đánh giá kết quả thả vào thời điểm thủy triều xuống để dễ dàng thao tác. Thu mẫu tại các vị trí trong bãi ương để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả bãi ương. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: 36
  37. Dụng cụ thu ngao giống phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Vợt thu mẫu + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ) - Bước 2: Chọn điểm thu ngao cúc + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra (tương tự như bài Thả ngao cám). - Bước 3: Lấy mẫu ngao + Thu mẫu tại 5 vị trí khác nhau trong bãi. + Dùng vợt xúc cát và sàng sạch cát thu mẫu ngao giống cho vào đĩa. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa bãi. - Bước 4: Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ngao giống, xác định lượng ngao bị hao hụt sau thả để có phương án thả bù hay không. + Xác định số lượng ngao trong ao/bãi + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trong ao/bãi. + Xác định tỷ lệ sống: Dựa vào số lượng ngao giống thả ban đầu. Dựa vào số lượng ngao còn lại trong ao/bãi. Tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức: Số ngao/m2 x Diện tích ao/bãi ương Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số ngao thả ban đầu B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Phương pháp thả ngao cúc và cách đánh giá sau khi thả. - Bài tập thực hành Bài 1. Tính số lượng giống ngao cúc cần thả cho 1ha. Bài 2. Thả ngao cúc. C. Ghi nhớ: 37
  38. - Phương pháp thả ngao cúc và đánh giá kết quả. 38
  39. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; được giảng dạy trước các mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao; Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao; Lựa chọn ngao giống; Mô đun Thả giống có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thả giống là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều. II. Mục tiêu mô đun: - Trình bày được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. - Thực hiện được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn người khi làm viêc̣ tại bãi triều ven biển. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời lƣợng Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Lớp học, Lý M3-01 Bài mở đầu địa điểm 1 1 thuyết ương nuôi M3-02 Lớp học, Bài 1. Thả Tích hợp địa điểm 27 5 22 1 ngao cám ương nuôi M3-03 Lớp học, Bài 2: Thả Tích hợp địa điểm 27 5 22 1 ngao vạn ương nuôi M3-04 Lớp học, Bài 3: Thả Tích hợp địa điểm 25 4 21 ngao cúc ương nuôi Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 15 65 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Thả ngao cám - Nguồn lực: 39
  40. Mỗi nhóm học viên gồm có: + Nhiệt kế. + Khúc xạ kế. + Tỷ trọng kế. + Test kiểm tra nhanh pH. + Máy kiểm tra pH. + Test kiểm tra nhanh Oxy. + Máy kiểm tra Oxy. + Quần áo lội nước. + Thuyền. + Thúng. + Chậu. + Thùng xốp. + Găng tay. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Xác định thời điểm thả ngao + Bước 3. Xác định mật độ thả ngao + Bước 4. Kiểm tra môi trường + Bước 5. Thả giống. + Bước 6. Đánh giá. - Tiêu chuẩn thực hiện: + Xác định được thời điểm thả ngao + Xác định được mật độ thả ngao + Kiểm tra được môi trường trước khi thả giống + Thả được ngao giống. + Đánh giá được tỷ lệ sống sau khi thả ngao. - Sản phẩm thực hành: Báo cáo kết quả trong bài thực hành thả ngao cám 4.2. Bài 2: Thả ngao vạn - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên gồm có: 40
  41. + Nhiệt kế. + Khúc xạ kế. + Tỷ trọng kế. + Test kiểm tra nhanh pH. + Máy kiểm tra pH. + Test kiểm tra nhanh Oxy. + Máy kiểm tra Oxy. + Quần áo lội nước. + Lưới mắt lưới 20 mắt/cm2. Chiều rộng 2 – 3m, chiều dài tùy thuộc vào kích thước của ao ương. + Cân đĩa loại 2 – 5kg để xác định số lượng ngao. + Cân đĩa 100 kg. + Máy bơm nước 1,5 – 2,5 kw chìm hoặc nổi, ống bơm dẫn nước. + Bao tải gai đựng ngao. + Thuyền. + Thúng. + Thùng xốp. + Xẻng. + Găng tay. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Xác định thời điểm thả ngao + Bước 3. Xác định mật độ thả ngao + Bước 4. Kiểm tra môi trường + Bước 5. Thả giống. + Bước 6. Đánh giá. - Tiêu chuẩn thực hiện: + Xác định được thời điểm thả ngao + Xác định được mật độ thả ngao + Kiểm tra được môi trường trước khi thả giống + Thả được ngao giống. + Đánh giá được tỷ lệ sống sau khi thả ngao. 41
  42. - Sản phẩm thực hành: Báo cáo kết quả trong bài thực hành thả ngao vạn 4.3. Bài 2: Thả ngao cúc - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên gồm có: + Nhiệt kế. + Khúc xạ kế. + Tỷ trọng kế. + Test kiểm tra nhanh pH. + Máy đo pH. + Test kiểm tra nhanh Oxy. + Máy đo Oxy. + Quần áo lội nước. + Thuyền. + Lưới mắt lưới 20 mắt/cm2. Chiều rộng 2 – 3m, chiều dài tùy thuộc vào kích thước của ao ương. + Cân đĩa loại 2 – 5kg để xác định số lượng ngao. + Cân đĩa 100 kg. + Máy bơm nước 1,5 – 2,5 kw chìm hoặc nổi, ống bơm dẫn nước. + Bao tải gai đựng ngao. + Thúng. + Thùng xốp. + Xẻng. + Găng tay. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Xác định thời điểm thả ngao + Bước 3. Xác định mật độ thả ngao + Bước 4. Kiểm tra môi trường + Bước 5. Thả giống. + Bước 6. Đánh giá. - Tiêu chuẩn thực hiện: 42
  43. + Xác định được thời điểm thả ngao + Xác định được mật độ thả ngao + Kiểm tra được môi trường trước khi thả giống + Thả được ngao giống. + Đánh giá được tỷ lệ sống sau khi thả ngao. - Sản phẩm thực hành: Báo cáo kết quả trong bài thực hành thả ngao cúc V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Thả ngao cám Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp đo, đọc: nhiệt độ, độ mặn, - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi oxy hòa tan, pH. để đánh giá mức độ hiểu biết - Phương pháp tính số lượng giống ngao cám cần thả cho 1ha. - Phương pháp thả ngao cám và các bước kỹ thuật liên quan. - Thực hiện đo, đọc: nhiệt độ, độ mặn, - Quan sát, đánh giá các thao tác oxy hòa tan, pH. thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện tính số lượng giống ngao cám - Quan sát, đánh giá các thao tác cần thả cho 1ha. thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thả ngao cám và các bước kỹ - Quan sát, đánh giá các thao tác thuật liên quan. thực hiện và kết quả thực hành 5.2. Bài 2: Thả ngao vạn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp tính số lượng giống ngao - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi vạn cần thả cho 1ha. để đánh giá mức độ hiểu biết - Phương pháp thả ngao vạn và các bước kỹ thuật liên quan. - Thực hiện tính số lượng giống ngao vạn - Quan sát, đánh giá các thao tác cần thả cho 1ha. thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thả ngao vạn và các bước kỹ - Quan sát, đánh giá các thao tác thuật liên quan. thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Thả ngao cúc 43
  44. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp tính số lượng giống ngao - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi cúc cần thả cho 1ha. để đánh giá mức độ hiểu biết - Phương pháp thả ngao cúc và các bước kỹ thuật liên quan. - Thực hiện tính số lượng giống ngao cúc - Quan sát, đánh giá các thao tác cần thả cho 1ha. thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thả ngao cúc và các bước kỹ - Quan sát, đánh giá các thao tác thuật liên quan. thực hiện và kết quả thực hành 44
  45. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./. 45