Giáo trình mô đun Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường

pdf 82 trang ngocly 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dieu_khien_tau_trong_cac_truong_hop_thong.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP THÔNG THƢỜNG MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá ” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khoẻ tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có khoảng 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hoá các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều sơ sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên giáo trình được viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên thức tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, trong quá trình biên soạn chúng tôi gặp những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chương trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để ngwoif học cũng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” giúp người học tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi: điều khiển tàu theo la bàn, chập tiêu, phương vị; điều khiển tàu cập cầu, rời cầu, cập phao, rời phao, thả neo, thu neo, giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị Bài 3: Điều khiển tàu quay trở Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo
  4. 4 Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sảnHải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo khoa Khai thác Trường trung học Thuỷ sản TP Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường Cao đẳng nghề Thuỷ sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đwocj ý kiến của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải - Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý Thạc 5. Nguyễn Văn Bôn
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mục lục 5 Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu 8 Mục tiêu 8 A. Nội dung 8 1. Chuẩn bị 8 2. Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu 10 2.1. Dẫn tàu đi đến gần chập tiêu 10 2.2. Dẫn tàu đi ra xa chập tiêu 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 12 C. Ghi nhớ 12 Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị 13 Mục tiêu 13 A. Nội dung 13 1. Chuẩn bị 13 2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị 14 2.1. Dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu 14 2.2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 15 Bài 3: Điều khiển tàu quay trở 16 Mục tiêu 16 A. Nội dung 16 1. Chuẩn bị 16 1.1. Chuyển động quay trở của tàu 16 1.2. Quá trình quay trở của tàu 17 1.3. Đường kính quay trở và đường kính lớn nhất của vòng quay trở 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở 18 2. Điều khiển tàu quay trở 18 2.1. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi ngược nước 18 2.2. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước 19 2.3. Điều khiển tàu quay trở trên neo 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21 C. Ghi nhớ 21 Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu 22 Mục tiêu 22 A. Nội dung 22
  6. 6 1. Chuẩn bị 22 1.1. Chuẩn bị thiết bị chằng buộc tàu 22 1.2. Các yêu cầu đối với thiết bị chằng buộc 23 1.3. Tên gọi và tác dụng các loại dây khi buộc tàu vào cầu 25 2. Điều khiển tàu cập cầu 25 2.1. Nguyên tắc cơ bản của cập cầu 25 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cập cầu 26 2.3. Cập cầu khi gió nước êm 26 2.4. Cập cầu khi có gió 28 2.5. Cập cầu khi có dòng chảy 33 2.6. Các trường hợp cập cầu khác 35 3. Điều khiển tàu rời cầu 36 3.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi, không có dòng nước 36 3.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió 38 3.3. Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 41 C. Ghi nhớ 41 Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao 42 Mục tiêu 42 A. Nội dung 42 1. Chuẩn bị 42 2. Điều khiển tàu cập phao 42 2.1. Điều khiển tàu cập phao khi có gió, dòng nước 42 2.2. Điều khiển tàu cập phao khi gió, nước êm 44 3. Điều khiển tàu rời phao 45 3.1. Điều khiển tàu rời 1 phao 45 3.2. Điều khiển tàu rời hai phao 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 49 C. Ghi nhớ 49 Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo 50 Mục tiêu 50 A. Nội dung 50 1. Chuẩn bị 50 1.1. Chọn khu vực neo tàu 50 1.2. Chuẩn bị tàu, thiết bị neo 50 1.3. Chọn phương pháp neo tàu 52 2. Điều khiển tàu thả neo 52 2.1. Điều khiển tàu thả 2 neo 52 2.2. Điều khiển tàu thả 1 neo 56 3. Điều khiển tàu thu neo 59 3.1. Điều khiển tàu thu 2 neo 59
  7. 7 3.2. Điều khiển tàu thu 1 neo 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62 C. Ghi nhớ 62 Phụ lục 63 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 69 I. Vị trí, tính chất của mô đun 69 II. Mục tiêu 69 III. Nội dung chính của mô đun 69 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 70 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 78 VI. Tài liệu tham khảo 81 Danh sách Ban chủ nhiệm 82 Danh sách Hội đồng nghiệm thu 82
  8. 8 MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP THÔNG THƢỜNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản trong các trường hợp: điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu; đường phương vị; quay trở; cập cầu, rời cầu; cập phao, rời phao; thả neo, thu neo. Mô đun được giảng dạy lý thuyết và thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun kết hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đƣờng chập tiêu Mục tiêu: - Trình bày khái niệm, chức năng, tác dụng của đường chập tiêu; - Nhận biết các đường chập tiêu trong vùng biển tàu hoạt động có thể dùng vào việc dẫn tàu an toàn; - Thành thạo điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu A. Nội dung: 1. Chuẩn bị Xác định đường chập tiêu để dẫn tàu Bước 1: Xác định đường chập tiêu trên hải đồ hoặc trên biển để dẫn tàu đi - Chọn chập tiêu trong khu vực tàu đang hoạt động để dẫn tàu đi theo kế hoạch hành trình sao cho việc dẫn tàu đi tránh được chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn đảm bảo an toàn cho con tàu. - Có thể chọn chập tiêu cho sẵn trên hải đồ hoặc tự chọn chập tiêu trong khu vực tàu đang hoạt động. Bước 2: Xác định hướng dẫn tàu - Phải xác định dẫn tàu đi đến gần chập tiêu hay đi ra xa chập tiêu.
  9. 9 - Nếu đi đến gần chập tiêu thì phải dẫn tàu đi theo hướng bao nhiêu độ và ngược lại. Hình 1-1: Chập tiêu
  10. 10 Hình 1-2: Sơ đồ đường chập tiêu Bước 3: Xác định ảnh hưởng của gió, nước khi dẫn tàu đi trên đường chập tiêu - Xác hướng, tốc độ của gió và dòng nước. - Dự đoán được góc dạt tổng hợp. - Tàu bị dạt trái hay bị dạt phải. Bước 4: Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường chập tiêu 2. Dẫn tàu đi theo đƣờng chập tiêu 2.1. Dẫn tàu đi đến gần chập tiêu - Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường chập tiêu - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy hai mục tiêu của chập tiêu trùng nhau hoặc nằm trên một đường thẳng đứng ở phía trước mũi tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái.
  11. 11 Hình 1-2: Dẫn tàu đi vào đường chập tiêu - Luôn quan sát chập tiêu, nếu thấy hai mục tiêu tách xa nhau hoặc không nằm trên một đường thẳng đứng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường chập tiêu. Hình 1-3: Dẫn tàu đi đến gần mục tiêu 2.2. Dẫn tàu đi ra xa chập tiêu - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy hai mục tiêu của chập tiêu trùng nhau hoặc nằm trên một đường thẳng đứng ở phía sau lái tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái.
  12. 12 - Luôn quan sát chập tiêu, nếu thấy hai mục tiêu tách xa nhau hoặc không nằm trên một đường thẳng đứng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường chập tiêu. Hình 1-4: Dẫn tàu đi ra xa mục tiêu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu, đến gần mục tiêu. Bài tập thực hành 2: Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu, ra xa mục tiêu. C. Ghi nhớ: - Nhớ mục đích của việc dẫn tàu đi theo đường chập tiêu.
  13. 13 Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đƣờng phƣơng vị Mục tiêu: - Nhận biết các mục tiêu quan trọng trong vùng biển tàu hoạt động có thể dùng vào việc dẫn tàu an toàn; - Thành thạo điều khiển tàu đi theo đường phương vị. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị Xác định đường đường phương vị Tại các vùng biển ven bờ có nhiều chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn để đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền, thông thường ta mục tiêu và kẻ đường phương vị an toàn để dẫn tàu đi. Bước 1: Xác định mục tiêu trên hải đồ hoặc trên biển để dẫn tàu đi theo đường phương vị. - Xác định mục tiêu trong vùng biển mà tàu cần đi vào. - Từ mục tiêu kẻ các đường giới hạn mà trong phạm vi đó tàu hành trình an toàn. - Kẻ đường phương vị để dẫn tàu vào vùng biển theo yêu cầu. Hình 2-1: Sơ đồ đường phương vị
  14. 14 Bước 2: Đo giá trị phương vị kẻ từ mục tiêu để dẫn tàu đi. Bước 3: Xác định ảnh hưởng của gió, nước khi dẫn tàu đi theo đường phương vị. Bước 4: Xác định hướng dẫn tàu: đi đến gần mục tiêu hay đi ra xa mục tiêu. Bước 5: Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường phương vị. 2. Dẫn tàu đi theo đƣờng phƣơng vị 2.1. Dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu - Xác định hướng đi la bàn khi tàu đi trên đường phương vị đến gần mục tiêu. - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo trên đĩa la bàn và mục tiêu nằm trên một đường thẳng và mục tiêu ở phía trước mũi tàu. Hình 2-2: Sơ đồ dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái - Luôn quan sát mục tiêu, nếu thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo và mục tiêu không nằm trên một đường thẳng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường phương vị 2.2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu - Xác định hướng đi la bàn khi tàu đi trên đường phương vị ra xa mục tiêu.
  15. 15 - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo trên đĩa la bàn và mục tiêu nằm trên một đường thẳng và mục tiêu ở phía sau lái tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái Hình 2-3: Sơ đồ dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu - Luôn quan sát mục tiêu, nếu thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo và mục tiêu không nằm trên một đường thẳng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường phương vị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, đến gần mục tiêu. Bài tập thực hành 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, ra xa mục tiêu. C. Ghi nhớ: - Khi điều khiển tàu trong khu vực gần bờ có nhiều chướng ngại vật nguy hiểm, đá ngầm, bãi cạn nên chọn mục tiêu, xác định phương vị an toàn để dẫn tàu đi.
  16. 16 Bài 3: Điều khiển tàu quay trở Mục tiêu: - Mô tả chuyển động quay trở của tàu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở của tàu - Điều khiển tàu quay trở trong từng trường hợp cụ thể A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Chuyển dộng quay trở của tàu Khi tàu đang chuyển động, nếu ta bẻ lái về một bên mạn với một góc độ nào đó so với vị trí số không, con tàu sẽ vẽ lên một quĩ đạo cong, đó chính là vòng quay trở với bán kính xác định. Giá trị bán kínhòng quay trở phụ thuộc vào tốc độ tàu và góc bẻ lái. Định nghĩa: Vòng quay trở của tàu là quỹ đạo chuyển động của trọng tâm (G) của tàu khi ta bẻ lái sang một bên mạn với một góc lái nhất định nào đó. Hình 3-1. Các góc lái khác nhau và quĩ đạo quay trở tương ứng Khi chân vịt quay trong nước sinh ra một lực đẩy làm tàu chuyển động. Khi bẻ lái sang một bên thì dòng nước chảy bao xung quanh vỏ tàu và dòng nước do chân vịt đẩy sẽ tác dụng vào mặt bánh lái, gây nên áp lực làm tàu quay trở và giảm chuyển động thẳng của tàu.
  17. 17 Mỗi góc lái khác nhau thì trọng tâm tàu vạch nên các quỹ đạo khác nhau. Góc lái càng lớn quỹ đạo vạch ra càng hẹp. Vận tốc nhỏ thì đường kính vòng quay trở nhỏ nhưng thời gian quay trở tăng (xem hình 3-1). 1.2. Quá trình quay trở của tàu Giai đoạn 1: Là thời gian cần thiết bẻ bánh lái từ số không (00) đến góc lái nào đó. Tức là từ khi bắt đầu bẻ lái cho đến khi bẻ lái xong. Trung bình, giai đoạn này kéo dài từ 10  15 giây. Ở giai đoạn này tàu vừa chuyển động tiến lên, vừa dịch chuyển ngược với phía bẻ lái và nghiêng về phía bẻ lái một góc khoảng 2  3o. Sự dịch chuyển này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bắt đầu xuất hiện góc quay, lúc này tàu có xu hướng ngả mũi về phía bẻ lái. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn chết vì tàu chưa nghe lái. Giai đoạn 2: Còn gọi là giai đoạn tiến triển, tính từ khi bẻ lái xong cho đến khi tàu bắt đầu có sự chuyển động tròn đều, lúc này vận tốc góc quay trở đạt giá trị cố định (tàu đã quay được 90 100o). Ở giai đoạn này xuất hiện góc nghiêng ngang cùng hướng với mạn bẻ lái. Giai đoạn 3: Gọi là giai đoạn lượn ổn định hay là giai đoạn quay trở ổn định nếu không thay đổi góc bẻ lái, không ảnh hưởng môi trường bên ngoài. Vòng quay trở của tàu được biểu diễn như hình. 3-2. Hình 3-2. Vòng quay trở của tàu
  18. 18 1.3. Đường kính quay trở và đường kính lớn nhất của vòng quay trở: Đường kính vòng quay trở là đường kính của vòng tròn do trọng tâm tàu vạch ra sau khi tàu quay trở với một góc bẻ lái nhất định, thường là góc lái tối đa (gọi là đường kính vòng quay trở ổn định). Chúng ta có thể xác định đường kính vòng quay trở theo chiều dài tàu, hoặc dựa vào kinh nghiệm cho từng loại tàu và thực tế. Nó biểu thị tính năng quay trở của tàu. Đường kính lớn nhất của vòng quay trở là khoảng cách di chuyển theo chiều ngang tính từ trọng tâm tàu lúc bẻ lái đến khi con tàu đã quay được 180o. Nó biểu thị khả năng tránh va về phía mạn quay trở theo chiều ngang. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở - Ảnh hưởng của nông cạn: Gọi H là độ sâu nơi quay trở và T là mớn nước của tàu lúc quay trở, người ta thấy rằng khi tỉ số H/T 2,5 bắt đầu có ảnh hưởng của nông cạn, đường kính vòng quay trở tăng lên. Tàu quay nhanh hơn nơi nước sâu. - Ảnh hưởng của chiều quay chân vịt: Với tàu chân vịt chiều phải, bán kính quay trở khi quay sang trái sẽ nhỏ hơn khi quay sang phải. Tuy nhiên, độ chênh lệch này rất nhỏ. - Ảnh hưởng của mớn nước: Khi tàu xếp đầy hàng đường kính vòng quay trở sẽ lớn hơn so với không hàng khi quay cùng tốc độ và cùng điều kiện ngoại cảnh. - Ảnh hưởng do chúi: Nếu chúi mũi, đường kính quay trở nhỏ hơn chúi lái nhưng tốc độ quay chậm hơn so với chúi lái. - Ảnh hưởng do nghiêng: Tàu dễ quay về phía mạn cao và vòng quay trở về phía mạn đó sẽ nhỏ hơn khi quay về phía mạn thấp. 2. Điều khiển tàu quay trở 2.1. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi ngược nước - Cho máy tới, dẫn tàu đi về phía bờ đối diện với phía định quay với tốc độ đủ để tàu ăn lái, nhưng đảm bảo tàu không bị mắc cạn (vị trí 1). - Bẻ hết lái về mạn ngoài cho tàu quay ngang dòng nước và tiến dần về bờ đối diện (vị trí 2). - Nếu vùng nước đủ rộng, đảm bảo an toàn thì cho tàu quay đến khi nào tàu quay đến hướng ngược lại (xuôi dòng) thì trả lái về vị trí thẳng lái và cho tàu hành trình tiếp.
  19. 19 - Nếu vùng nước hẹp, khi tàu tiến đến gần bờ đối diện thì tốp máy, thẳng lái, sau đó cho máy lùi (vị trí 3). - Khi tàu lùi ra đến giữa dòng, thì tốp máy, bẻ lái về mạn ngoài, sau đó cho máy tới để tàu quay (vị trí 4). - Khi tàu quay đến hướng ngược lại (xuôi dòng) thì thẳng lái và cho tàu tiếp tục hành trình (vị trí 5). Hình 3-3: Sơ đồ điều khiển tàu quay trở ngược nước 2.2. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước Khi tàu đi xuô nước muốn cho tàu quay ngược lại, ta sử dụng neo để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu quay trở. Neo là thiết bị trợ giúp rất có hiệu quả cho việc quay trở, không những cho cả khi tàu đang neo mà cả khi đang chạy.
  20. 20 Hình 3-4: Sơ đồ điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước - Nếu tàu đang chạy xuôi nước ta phải giảm máy và cho tàu chạy sát vào bờ đối diện với phía định quay, đồng thời chuẩn bị neo mũi (vị trí 1). - Bẻ lái về phía mạn cần quay trở. Khi mũi tàu đã quay lệch khỏi hướng của dòng chảy thì dừng máy, sử dụng trớn vừa đủ để thả neo (vị trí 2). - Khi neo đã thả xong ta vẫn để bánh lái về phía mạn thả neo, xông lỉn từ 1,5  2 lần độ sâu rồi hãm lỉn lại, dưới tác dụng của dòng nước vào hông tàu, bánh lái và lực giữ của neo sẽ làm cho mũi tàu quay (vị trí 3). - Khi tàu quay được khoảng 1200 so với hướng ban đầu ta kéo neo, cho máy chạy tới đi theo hướng đã định (vị trí 4). Nếu tàu đang chạy ngược nước, cũng tiến hành tương tự như trên, nhưng sau khi thả neo phải và neo đã bám đáy chắc chắn ta vẫn để bánh lái về mạn cần quay (mạn phải) cho máy tới thật chậm. Lúc đó đuôi tàu sẽ tiếp tục quay dưới tác dụng của bánh lái và máy chân vịt. Khi tàu quay được 1200 ta kéo neo, điều động theo hướng đi đã định. 2.3. Điều khiển tàu quay trở trên neo Trường hợp tàu đang neo ở khu vực chật hẹp mà muốn quay trở tàu trên neo người ta tiến hành như sau:
  21. 21 - Giả sử tàu đang đứng trên neo phải, đầu tiên ta cho máy chạy tới thật chậm và bẻ lái sang trái để mũi tàu quay trái nhẹ, nhằm làm cho căng lỉn (vị trí 1). - Sau đó bẻ lái phải, tiếp tục cho máy chạy tới thật chậm, tàu sẽ quay trở quanh neo sang vị trí (2). Khi tàu đã quay so với hướng cũ khoảng 1200 thì ta kéo neo điều động bình thường (vị trí 3). Hình 3-5: Sơ đồ điều khiển tàu quay trở trên neo B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu quay trở ngược nước. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu quay trở xuôi nước. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu quay trở trên neo. C. Ghi nhớ: - Cần ghi nhớ đặc điểm quay trở của tàu Kiểm tra định kỳ lần 1
  22. 22 Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu Mục tiêu: - Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước đến việc điều khiển tàu cập cầu, rời cầu. - Giải thích tính năng điều động của tàu khi cập cầu, rời cầu. - Thực hiện điều khiển tàu cập cầu, rời cầu an toàn trong từng trường hợp cụ thể. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị thiết bị chằng buộc tàu Thiết bị chằng buộc dùng để chằng buộc tàu vào cầu tàu, vào các công trình nổi hoặc các tàu khác, giữ cho tàu đứng yên. Ngoài ra, thiết bị chằng buộc còn dùng để dịch chuyển tàu từng đoạn ngắn dọc cầu tàu khi động cơ chính của tàu không làm việc. Thiết bị chằng buộc gồm các bộ phận cơ bản sau: Dây buộc: dây cáp thép, cáp sợi thực vật, cáp sợi tổng hợp. Cột buộc (cọc bích): bằng thép hoặc gang để cuốn dây chằng buộc. Các bộ phận dẫn hướng dây chằng buộc: trụ dẫn dây, bệ dẫn dây, cửa luồn dây. a) Khuyết đầu dây thừng b b) Khuyết đầu dây cáp Hình 4-1: Khuyết đầu dây buộc tàu Bộ khóa dây chằng buộc: dùng để khóa tạm thời dây khi chuyển đầu dây từ tời sang cọc bích.
  23. 23 a) cột đơn b) Cột đôi Hình 4-2: Cột bích trên tàu Hình 4-3; Trụ dẫn dây buộc tàu Ngoài các bộ phận trên, thiết bị chằng buộc còn có các bộ phận như: sàn để dây, đầu ném dây, súng phóng dây, thiết bị chống va, v.v. 1.2. Các yêu cầu đối với thiết bị chằng buộc Thiết bị chằng buộc phải kéo được tàu cặp mạn vào cầu tàu khi có gió cấp V thổi vuông góc với mạn tàu. Thiết bị chằng buộc phải thay đổi được chiều dài dây khi mớn nước của tàu thay đổi.
  24. 24 Các thiết bị chằng buộc phải bố trí sao cho khi khai thác được an toàn, thuận lợi mà không ảnh hưởng (cản trở) tới các hoạt động khác của tàu. Để tàu được giữ chắc chắn, các dây chằng buộc cần bố trí xa nhau. Do đó, thiết bị chằng buộc thường tập trung ở vùng mũi và đuôi, ngoài ra còn các thiết bị chằng buộc phụ đặt ở vùng giữa tàu. Các cột bích dùng để buộc dây có thể là cột đơn hay cột đôi, được bố trí chủ yếu ở vùng mũi và đuôi tàu, đồng thời tại đây cũng có các cửa luồn dây. Khi đưa khuyết đầu dây cột tàu vào cột bích ở trên cầu, nếu trên cột bích đã có khuyết đầu dây của dây khác thì ta phải luồn khuyết xuống phía dưới của dây đó, sau đó mới đưa vào cột bích. Hình 4-4: Cách luồn khuyết đầu dây buộc tàu vào cột bích trên cầu cảng Hình 4-5: Cách cuốn đầu dây buộc tàu không có khuyết vào cột bích
  25. 25 1.3. Tên gọi và tác dụng các loại dây khi buộc tàu vào cầu Khi buộc tàu vào cầu, để tàu đậu cầu an toàn không bị trôi dạt do tác dụng của gió, nước, người ta sử dụng dây buộc ở các vị trí và theo các hướng khác nhau. Căn cứ vào vị trí và tác dụng của từng dây mà có tên gọi khác nhau: 1. Dây dọc mũi: giữ không cho tàu lùi về phía sau. 2. Dây ngang mũi: giữ mũi tàu ép vào cầu 3. Dây chéo mũi: giữ không cho tàu tiến về phía trước 4. Dây chéo lái: giữ không cho tàu lùi về phía sau 5. Dây ngang lái: giữ lái tàu ép vào cầu 6. Dây dọc lái: giữ không cho tàu tiến về phía trước 1. Dây dọc mũi 2. Dây ngang mũi 3. Dây chéo mũi 4. Dây chéo lái 5. Dây ngang lái 6. Dây dọc lái Hình 4-6: Sơ đồ bố trí dây buộc tàu 2. Điều khiển tàu cập cầu 2.1. Nguyên tắc cơ bản của cập cầu - Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu mình, cho cầu cảng, cho các tàu khác. Tránh va chạm hỏng hóc. - Thông thường phải đưa tàu đi ngược gió, nước hay ngược cả hai. Tuy nhiên, có trường hợp phải cập xuôi (tàu nhỏ) trong những trường hợp đặc biệt và phải có tàu lai hỗ trợ. - Cần lưu ý rằng:
  26. 26 Tiếp cận thẳng vào cầu rộng, thoáng, nếu tàu lớn thì góc tiếp cận = 15  20o, với các tàu nhỏ thì góc này thường lớn hơn ( = 15  20o). Nói chung là phải chạy với tốc độ thật chậm, đủ để điều khiển và dừng lại ở khoảng cách cần thiết. - Chọn một vị trí để làm việc khi điều khiển tàu và không nên di chuyển khỏi vị trí đó cho đến khi tàu gần cập cầu. - Khi bắt đầu đến gần cầu, nên giảm tốc độ vừa đủ để đảm bảo tính ăn lái. - Nếu không chắc chắn về tốc độ thì phải giảm hết trớn, sau đó cho tàu chạy tới theo yêu cầu với trớn tới nhỏ nhất để cập cầu. - Người điều khiển tàu phải phân biệt giữa tốc độ tàu so với đáy và tốc độ so với mặt nước. Tốc độ so với đáy để xác định tốc độ khi tàu đến cầu, còn tốc độ của tàu so với mặt nước thì có tác dụng trong việc xác định hiệu quả của bánh lái. - Cập cầu nước ngược là một lợi thế vì người điều khiển có thể lái tàu với tốc độ so với cầu ở mức nhỏ nhất, cập cầu xuôi nước tạo ra tình huống đối ngược với ngược nước và yêu cầu kỹ năng ở mức độ cao hơn. - Giảm tốc độ sớm: Cần thiết phải giảm tốc độ sớm và sử dụng máy tới để điều khiển tàu khi định hướng vào cầu. - Tiếp cận: Khi cập cầu mạn phải, tàu có chân vịt chiều phải, tiếp cận cầu chỉ nên ở một góc nhỏ so với cầu. Nếu cập mạn trái, nên duy trì góc vào cầu lớn hơn, mũi hướng vào điểm của cầu mà sau khi cập xong tàu ở vị trí trong cầu thì đó là vị trí buồng lái (thường là điểm giữa tàu). 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cập cầu - Gió mạnh và hướng gió liên quan. - Hướng và tốc độ của dòng chảy. - Mớn nước và mạn khô của tàu. - Công suất của máy và các đặc tính điều khiển tàu. - Sự có mặt của các tàu khác trong cầu. 2.3. Cập cầu khi gió nước êm Thông thường khi gió nước êm thì cập cầu bằng mũi vào trước. Khi cập bằng mũi, thực ra là hướng mũi tàu vào cầu, nhanh chóng đưa dây lên bờ ở khoảng cách xa nhất có thể được. Vấn đề đơn giản của việc cặp này là làm giảm đến mức thấp nhất bất kỳ sự di chuyển sang bên, khi con tàu đến gần cầu.
  27. 27 Con tàu có thể tiếp cận vào cầu nhờ một quả đệm nổi chống va hoặc các dây cột chống va ở góc cầu rồi tiến vào cầu bằng cách sử dụng một dây chéo với máy đẩy mũi đưa tàu vào cầu. 2.3.1. Cập cầu bằng mạn trái - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít tuỳ tàu lớn hay bé, góc vào cầu vào khoảng 10  17o (vị trí 1). - Giữ mũi thẳng vào điểm định cập với tốc độ chậm đủ ăn lái (vị trí 2). - Tại vị trí 3 ta lùi máy phá trớn, tàu sẽ tiến nhẹ lên vị trí 4 đồng thời mũi sẽ gần song song cầu. Sau đó tiến hành buộc dây. Hình 4-7: Cập cầu bằng mạn trái khi gió nước êm 2.3.2. Cập cầu bằng mạn trái - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít, thẳng lái, góc vào cầu vào khoảng 10  15o (vị trí 1). - Giữ mũi thẳng vào điểm định cặp với tốc độ chậm đủ ăn lái (vị trí 2).
  28. 28 - Tại vị trí 3 ta lùi máy phá trớn, tàu sẽ tiến nhẹ lên vị trí 4 đồng thời mũi sẽ gần song song cầu. Sau đó tiến hành buộc dây. - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít (vị trí 1). - Tại điểm 2 ta bẻ hết lái trái, do còn trớn nhẹ mũi quay ra ngoài. - Sau đó lùi nhẹ máy phá trớn (lái số không) mũi có xu hướng dạt cầu duy trì gần song song cầu vào 3, bắt dây dọc lái trước. Hình 4-8: Cập cầu bằng mạn phải khi gió nước êm 2.4. Cập cầu khi có gió 2.4.1. Cập cầu khi có gió thổi từ trong cầu ra 2.4.1.1. Cập cầu khi gió thổi vuông góc trong cầu ra Góc vào cầu lớn hơn so với điều kiện thường, cần thiết phải hướng mũi ngược gió. - Vị trí 1 cho máy tới nhẹ. - Vị trí 2 bẻ lái hết lái trong cầu, máy tới nhẹ. - Sau đó lùi máy nhẹ, mũi từ từ ngả ra ngoài nhẹ, đồng thời đưa ngay dây dọc mũi lên bờ (vị trí 3), có thể ta thả neo phải. - Tàu từ từ lên vị trí 4.
  29. 29 Trường hợp này thường ta hướng mũi luôn vào vị trí định cặp, thả neo ngoài. Hình 4-9: cập cầu khi có gió thổi từ trong cầu ra 2.4.1.2. Cặp cầu khi gió thổi chếch lái trong cầu ra - Hướng mũi tàu vào cầu, ở vị trí 1 tới nhẹ, bẻ lái ra ngoài. Khi đến vị trí 2, ta bẻ lái về số không và lùi máy, tàu sẽ gần như song song với cầu. -Khi đến vị trí 3 bắt dây mũi, lái. Hình 4-10: Cập cầu gió thổi chếch lái trong cầu ra
  30. 30 2.4.2. Cập cầu khi có gió thổi từ ngoài vào 2.4.2.1. Trường hợp gió thổi nhẹ - Dẫn tàu hướng mũi vào điểm định cập dưới cầu (1), tới nhẹ máy. - Bẻ lái ra ngoài, khi đến vị trí 2 còn trớn tới nhẹ, tàu sẽ di chuyển đến vị trí 3. - Ta lùi máy, bắt dây, gió đẩy tàu vào cầu. Hình 4-11: Cập cầu khi có gió thổi nhẹ từ ngoài vào cầu 2.4.2.2. Trường hợp gió thổi mạnh - Hướng mũi vào điểm định cập dưới cầu (vị trí 1), máy tới nhẹ. - Khi đến vị trí 2 bẻ hết lái ra ngoài, tốp máy, còn trớn tới nhẹ, tàu sẽ di chuyển đến vị trí 3. - Sau đó thả neo ngoài, lùi máy, bắt dây, gió đẩy tàu vào cầu (vị trí 4).
  31. 31 Hình 4-12: Cập cầu khi có gió thổi mạnh từ ngoài vào cầu 2.4.2.3. Cập cầu khi có gió chếch mũi từ ngoài vào Hình 4-13: Cập cầu khi có gió chếch từ ngoài vào cầu - Đưa tàu đến cầu theo hướng song song với cầu (vị trí 1), gió thổi chếch phải, bẻ hết lái phải. - Khi tàu đến vị trí 2 ta bẻ lái về số không và lùi máy, trớn còn nhẹ đưa tàu đến
  32. 32 vị trí 3, nhanh chóng bắt dây. - Nếu cập mạn phải ta lưu ý vị trí 2 xa cầu hơn 1 chút. 2.4.3. Cập cầu khi gió xuôi 2.4.3.1. Cặp cầu mạn trái gió xuôi - Dẫn tàu chạy song song với hướng gió ở vị trí 1 bẻ lái trong cầu, nhờ gió tàu đến vị trí 2. - Khi tàu đến vị trí 2 ta lùi máy, lái tàu có xu hướng quay về hướng gió thổi tàu gần như song song với cầu (vị trí 3), bắt dây mũi, lái (lưu ý gió nhẹ). Hình 4-14: vào cầu mạn trái gió xuôi 2.4.3.2. Cặp cầu mạn phải gió xuôi Hình 4-15: vào cầu mạn phải gió xuôi
  33. 33 - Dẫn tàu chạy song song với hướng gió ở vị trí 1 bẻ lái ra ngoài cầu, nhờ gió tàu đến vị trí 2. - Khi tàu đến vị trí 2 ta lùi máy nhẹ, lái tàu gần vào cầu ta bắt dây lái trước, sau đó bắt dây còn lại (lưu ý chỉ áp dụng khi gió nhẹ). 2.5. Cập cầu khi có dòng chảy 2.5.1. Cập cầu ngược nước Cập cầu mạn phải hoặc mạn trái ngược nước là công việc không phức tạp lắm. Tuy nhiên, thông thường, xuất hiện dòng nước quẩn ở cầu khi tàu cập cầu, dòng nước này có hướng ngược với dòng nước trong dòng chảy và nó gần như chảy song song với hướng mũi tàu. Dòng nước chảy quẩn này được tạo ra do sự liên kết của dòng nước xoáy được tạo nên dọc theo bờ hoặc khu vực nông cạn, đó là vùng nước giữa vỏ tàu và khu vực nông cạn của cầu. Hình 4-16: Cập cầu ngược nước Khi điều khiển tàu cập cầu ngược nước, ta thực hiện theo các bước sau: - Dẫn tàu tiếp cận cầu với góc nhỏ, máy tới nhẹ, chỉ vừa đủ ăn lái. - Khi tàu đến vị trí 1, bẻ lái vào phía cầu.
  34. 34 - Khi tàu đến vị trí 2 bẻ lái về không. - Khi tàu đến vị trí 3, tốp máy, bắt dây dọc mũi trước, phía lái dọc lái trước. Lưu ý gần vào vị trí 3 phải tính toán sao cho tàu gần song song với cầu, nếu còn trớn tới thì cho máy lùi phá trớn. 2.5.2. Cập cầu xuôi nước Việc cặp cầu xuôi nước, yêu cầu kế hoạch và kỹ năng cao hơn. Thực hiện các bước điều khiển tàu như sau: - Dẫn tàu đi xuôi nước vượt quá vị trí định cập, tốp máy, bẻ lái ra ngoài (vị trí 1). - Khi tàu hướng vào cầu đúng vị trí định cập, cho máy lùi, bẻ lái về số không để tàu lùi ngược dòng (vị trí 2). - Khi tàu có trớn lùi và tàu lùi đến đúng vị trí định cập thì tốp máy (vị trí 3), bắt dây chéo lái trước. - Dòng nước tác dụng làm cho tàu song song với cầu (vị trí 4). Hình 4-17: Cập cầu xuôi nước
  35. 35 2.6. Các trường hợp cập cầu khác 2.6.1. Cặp cầu bằng đuôi vào cầu trước Thường áp dụng khi khu vực cập chật hẹp, có ảnh hưởng của cả gió và dòng chảy. Đây là trường hợp phức tạp. Giả sử cập cầu bằng đuôi vào trước như hình 4-18, ta thực hiện như sau: - Cho tàu tiến chậm đủ ăn lái, dẫn tàu đi ngược nước, tiến dần đến vị trí cập (vị trí 1). - Khi đuôi tàu vượt qua vị trí cập (vị trí 2), tốp máy, bẻ hết lái ra ngoài. - Dưới tác dụng của nước, gió, trớn, tàu sẽ quay sang vị trí 3, nhanh chóng đưa dây chéo lái lên cầu. - Khi tàu quay đến vị trí 4 thì thả neo mạn ngoài. - Sau đó vừa xông dần dây neo vừa thu ngắn dây chéo lái cho đến khi tàu cập cầu an toàn. Chú ý: Dây neo phải luôn luôn căng, khi tàu gần tới cầu phải nhanh chóng bắt các dây còn lại. Hình 4-18: Cập cầu bằng đuôi vào cầu trước
  36. 36 2.6.2. Cập cầu ngược nước, gió vuông góc cầu từ ngoài vào Hình 4-19: Cập cầu ngược nước, gió vuông góc cầu từ ngoài vào 3. Điều khiển tàu rời cầu 3.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi, không có dòng nước 3.1.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ cầu ra Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu hết các dây buộc tàu, chỉ để lại dây dọc mũi và dây dọc lái (vị trí 1). - Tháo và nới chùng dây dọc mũi và dây dọc lái, gió sẽ đẩy tàu tách dần ra xa cầu (vị trí 2). - Tháo dây dọc mũi và dây dọc lái khỏi cột bích trên cầu và thu dây lên tàu, gió tiếp tục đẩy tàu đến vị trí 3, nếu an toàn thì cho tàu lên đường hành trình.
  37. 37 Hình 4-20: Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ cầu ra 3.1.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ ngoài vào cầu Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái của tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây chéo mũi (vị trí 1). - Bẻ hết lái vào mạn phía cầu, cho máy tới nhẹ, đuôi tàu sẽ tách dần khỏi cầu (vị trí 2). - Bẻ lái về số không, tốp máy, cho máy lùi, tàu sẽ rời xa cầu (vị trí 3). - Tháo dây còn lại khỏi cột bích trên cầu và thu dậy lên tàu, nếu an toàn thì cho tàu lên đường hành trình.
  38. 38 Hình 4-21: Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ ngoài vào cầu, không có nước 3.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió 3.2.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước từ mũi về lái Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc tàu, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo hết các dây và thu lên tàu, chỉ để lại dây chéo lái và dây dọc mũi (vị trí 1). - Nới chùng dây dọc mũi, dưới tác dụng của dòng nước mũi tàu tách dần ra khỏi cầu, sau đó tháo và thu dây dọc mũi lên tàu (vị trí 2). - Bẻ hết lái về mạn phía ngoài cầu, cho máy tới nhẹ, khi dây chéo lái chùng thì háo dây khỏi cột bích trên cầu và thu lên tàu, tàu sẽ dịch chuyển về vị trí 3. - Khi tàu tách ra khỏi cầu an toàn (vị trí 4) thì cho tàu lên đường hành trình.
  39. 39 Hình 4-22: Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước từ mũi về lái, không có gió. 3.2.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước chảy từ lái về mũi tàu Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc tàu, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây chéo mũi và dây dọc lái (vị trí 1). - Nới chùng dây dọc lái, dưới tác dụng của dòng nước, lái tàu tách dần ra khỏi cầu (vị trí 2). - Cho tàu lùi nhẹ, khi dây chéo mũi chùng thì tháo dây ra khỏi cột bích trên cầu, tốp máy và thu dây lên tàu (vị trí 3). - Khi tàu rời khỏi cầu an toàn thì cho máy tới nhẹ, bẻ hết lái ra mạn ngoài và cho tàu lên đường hành trình.
  40. 40 Hình 4-23: Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước chảy từ lái về mũi tàu 3.3. Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây dọc mũi và dây chéo mũi (vị trí 1). - Bẻ hết lái vào mạn trong cầu, cho máy tới nhẹ. - Dưới tác dụng của chân vịt, bánh lái đuôi tàu tách dần ra khỏi cầu, khi hướng mũi tàu tạo với cầu một góc thích hợp (30-400) thì tốp máy (vị trí 2). - Bẻ lái về số không cho máy tới nhẹ, dây chùng, tốp máy, tháo dây khỏi cột bích trên cầu và thu dây lên tàu. - Cho máy lùi, khi tàu rời xa cầu an toàn (vị trí 3) thì cho tàu lên đường hành trình.
  41. 41 Hình 4-24: Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Hãy trình bày tên gọi các dây buộc tàu và tác dụng của chúng. Bài tập thực hành 1: Thực hành cập cầu khi gió, nước êm. Bài tập thực hành 2: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có gió. Bài tập thực hành 3: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có dòng nước. Bài tập thực hành 4: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có cả gió và dòng nước. Bài tập thực hành 5: Thực hành rời cầu khi có gió, không có dòng nước. Bài tập thực hành 6: Thực hành rời cầu khi có dòng nước, không có gió. Bài tập thực hành 7: Thực hành rời cầu khi có cả gió và dòng nước. C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ tính năng điều động của tàu thuyền. - Ghi nhớ tác dụng của bánh lái và chân vịt khi điều khiển tàu cập cầu, rời cầu. - Ghi nhớ vị trí và tác dụng của từng dây buộc tàu khi cập và rời cầu.
  42. 42 Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao Mục tiêu: - Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước đến việc điều khiển tàu cập phao, rời phao. - Giải thích tính năng điều động của tàu khi cập phao, rời phao. - Thực hiện điều khiển tàu cập phao, rời phao an toàn trong từng trường hợp cụ thể. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị - Kiểm tra trạng thái tàu, hệ thống lái, neo - Chuẩn bị dây buộc tàu. Dây buộc phải đảm bảo độ bền, không bị sờn, đứt các sợi con. - Chuẩn bị dây mồi. - Chuẩn bị xuồng để buộc dây vào phao. - Chọn phao để cập, xác định hướng và cường độ của gió, dòng nước. 2. Điều khiển tàu cập phao 2.1. Điều khiển tàu cập phao khi có gió, dòng nước 2.1.1. Điều khiển tàu cập một phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Dưới tác dụng của gió, dòng nước, lực giữ của phao, tàu lùi dần, ta nới dần dây phao. Bước 4: Khi độ dài dây phao đảm bảo yêu cầu thì cố định dây phao vào cột bích trên tàu. Hình 5-1: Điều khiển tàu cập 1 phao Bước 5: Đưa xuồng và người trên Khi gió, nước êm xuồng lên tàu.
  43. 43 2.1.2. Điều khiển tàu cập hai phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao trên gió, nước. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Dưới tác dụng của gió, dòng nước, lực giữ của phao thứ nhất (phao mũi), tàu lùi dần về phao thứ hai (phao lái), trong quá trình này ta nới dần dây phao mũi, đồng thời xuồng di chuyển về vị trí phao lái. Bước 4: Khi đuôi tàu tiếp cận phao lái thì cố định dây phao mũi vào cột bích trên tàu, đồng thời chuyển dây phao lái xuống xuồng. Bước 5: Xuồng tiếp cận phao lái và buộc dây phao lái vào phao. Bước 6: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu. Bước 7: Cho máy tới nhẹ, thu dần dây phao mũi và xông dần dây phao lái cho đến khi tàu nằm ở khoảng giữa hai phao thì cố định cả hai dây vào cột bích trên tàu. a) b) Hình 5-2: Điều khiển tàu cập hai phao a) Sơ đồ điều khiển tàu cập phao b) Sau khi cập xong tàu đứng trên hai phao
  44. 44 2.2. Điều khiển tàu cập phao khi gió, nước êm 2.2.1. Điều khiển tàu cập một phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Cho máy lùi nhẹ, ta nới dần dây phao, tàu lùi dần. Bước 4: Khi độ dài dây phao đảm bảo yêu cầu thì cố định dây phao vào cột bích trên tàu (vị trí 2). Hình 5-3: Điều khiển tàu cập 1 phao Bước 5: Đưa xuồng và người trên Khi gió nước êm xuồng lên tàu. 2.2.2. Điều khiển tàu cập hai phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao thứ nhất (giả sử phao B, hình 5-4). Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Nới chùng dây phao, sau đó cố định đầu còn lại của dây phao vào cột bích trên tàu. Bước 4: Bẻ hết lái về mạn có phao, cho máy tới nhẹ, dưới tác dụng của chân vịt, bánh lái và lực giữ của phao tàu sẽ quay quanh phao (vị trí 2). Bước 5: Khi tàu nằm giữa hai phao thì tốp máy, bẻ lái về số không, lúc này ta nới dần dây phao mũi, sau đó cho máy lùi nhẹ, đồng thời xuồng di chuyển về vị trí phao lái. Bước 6: Khi đuôi tàu tiếp cận phao lái (phao A) thì cố định dây phao mũi, đồng thời chuyển dây phao lái xuống xuồng. Bước 7: Xuồng tiếp cận phao lái và buộc dây phao lái vào phao. Bước 8: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu.
  45. 45 Bước 9: Cho máy tới nhẹ, thu dần dây phao mũi và xông dần dây phao lái cho đến khi tàu nằm ở khoảng giữa hai phao thì cố định cả hai dây vào cột bích trên tàu. Hình 5-4: Điều khiển tàu cập hai phao khi gió, nước êm 3. Điều khiển tàu rời phao 3.1. Điều khiển tàu rời 1 phao Khi tầu đứng trên 1 phao thì vị trí của tàu bao giờ cũng ở dưới gió, nước. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao. Bước 2: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy tới nhẹ (vị trí 1). Bước 3: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, đồng thời người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 4: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-5: Điều khiển tàu rời 1 phao
  46. 46 3.2. Điều khiển tàu rời hai phao 3.2.1. Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao lái. Bước 2: Tháo đầu dây phao lái ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây phao lái ra khỏi phao lái. Bước 3: Người trên tàu thu dậy phao lái lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy tới nhẹ (vị trí 2). Bước 5: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, mũi; sau đó người trên tàu thu dần dây phao mũi lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-6: Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái 3.2.2. Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ lái về mũi 3.2.2.1. Trường hợp thu dây mũi trước
  47. 47 Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 2: Tháo đầu dây mũi ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây mũi còn lại ra khỏi phao. Bước 3: Người trên tàu thu dây buộc lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao lái. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy lùi nhẹ (vị trí 2). Bước 5: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, sau đó người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-6: Điều khiển tàu rời hai phao khi có gió, nước từ lái về mũi trường hợp thu dây mũi trước
  48. 48 3.2.2.2. Trường hợp thu dây lái trước Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó cho xuồng tiếp cận phao lái. Bước 2: Tháo đầu dây lái ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây lái còn lại ra khỏi phao. Bước 3: Người trên tàu thu dây buộc lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, dưới tác dụng của gió, nước tàu di chuyển dần đến gần phao mũi, khi đó ta tháo dây mũi khỏi cột bích trên tàu và thu dần dây lên tàu (vị trí 2). Bước 5: Khi tàu di chuyển về phía dưới gió, nước so với phao (vị trí 3) thì cho chùng dây mũi và người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, sau đó người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây mũi thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu, sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-7: Điều khiển tàu rời hai phao khi có gió, nước từ lái về mũi Trường hợp thu dây lái trước
  49. 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu cập 1 phao và cập hai phao khi có gió nước. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu cập 1 phao và cập hai phao khi gió nước êm. Bài tập thực hành 3: Điều khiển tàu rời 1 phao Bài tập thực hành 4: Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái và khi có gió, nước từ lái về mũi tàu. C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ tác dụng của gió, dòng nước đối với việc cập phao, rời phao. - Ghi nhớ tác dụng của bánh lái, chân vịt đối với việc điều khiển tàu khi cập phao, rời phao. Cần chú ý an toàn khi đưa xuồng và người xuống nước để buộc và tháo dây phao khi cập phao và rời phao.
  50. 50 Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo Mục tiêu: - Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước đến việc điều khiển tàu thả neo, thu neo. - Giải thích tính năng điều động của tàu khi thả neo, thu neo. - Thực hiện điều khiển tàu thả neo, thu neo an toàn. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Chọn khu vực neo tàu Yêu cầu chỗ neo đậu: - Tìm hiểu hải đồ khu vực neo tàu, chọn chỗ neo đậu phải đáng tin cậy, an toàn. - Chất đáy giữ neo phải tốt, nên chọn nơi bùn sét, bùn pha cát, ít sóng gió, có nhiều mục tiêu rõ ràng để tiện lợi trong hàng hải. - Chọn vị trí neo trên hải đồ có tỉ lệ xích lớn, tính toán sao cho không ảnh hưởng đến phao tiêu trên luồng lạch, đường phân chia giao thông, ở các khu vực cảng phải neo đúng nơi quy định của chính quyền cảng - Vùng nước cho tàu tự do quay trở quanh neo phải tính toán để không ảnh hưởng đến các tàu cùng neo đậu chung quanh, hoặc khi tàu quay không va chạm vào các chướng ngại vật hoặc chỗ nông cạn. - Độ sâu chọn để neo đậu phải đảm bảo (lưu ý lấy độ sâu thấp nhất ghi trên hải đồ). - Không nên chọn vị trí neo ở những khu vực có độ sâu quá lớn (trên 50m). - Độ sâu dự trữ dưới ki tàu còn phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, sóng gió, dòng chảy. - Nên chọn khu vực neo có núi bao quanh, lưu ý khả năng kéo neo nhanh để tàu có thể rời vị trí neo nhanh. 1.2. Chuẩn bị tàu, thiết bị neo - Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của tàu, bánh lái, chân vịt; máy chính luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. - Kiểm tra thiết bị neo: tời neo, dây neo, neo; khởi động và cho tời neo chạy thử; dây neo phải đảm bảo độ bền Đối với dây neo bằng xích thì các mắt xích không được mòn vẹt, đứt; đối với dây neo bằng cáp hoặc thừng thì các sợi con không bị đứt, nổ.
  51. 51 a) b) Hình 6-1: Sơ đồ chọn khu vực neo tàu a) Chọn bán kính khu vực neo tàu; b) Chọn độ sâu và chất đáy nơi thả neo
  52. 52 1.3. Chọn phương pháp neo tàu - Điều khiển tàu đến điểm neo thường đi theo đường thẳng hướng hoặc theo chập tiêu tự nhiên. - Đi ngược gió, nước. - Tính toán để khi đến vị trí neo chỉ có vận tốc đủ để điều khiển tàu. - Kiểm tra liên tục việc dẫn tàu đi có chính xác theo kế hoạch không? cần thiết phải hiệu chỉnh hướng ngay cho phù hợp, cần lưu ý khi vận tốc giảm thì độ trôi dạt do dòng chảy tăng kể cả ảnh hưởng của gió cũng tăng. - Gần đến vị trí neo thì dừng máy, để cho tàu chạy theo trớn đến tiếp cận điểm neo. Khi đến điểm neo tàu dừng hẳn lại, nếu còn trớn lớn phải phá trớn. Khi có trớn lùi thì thả neo. - Khi thả neo đồng thời xác định vị trí neo và thao tác lên hải đồ. Khoanh vùng an toàn hàng hải trên hải đồ và đảm bảo rằng tàu đang neo đậu an toàn. - Vì lý do mà phải dẫn tàu đến vị trí neo dưới 1 góc khác hướng cuối cùng thì cần thả neo mạn trên gió. - Khi vận tốc lớn chỉ neo mạn trên gió và chỉ thả neo trong trường hợp khẩn cấp để tránh đâm va hay xô vào đá. Xông dây neo theo đúng quy trình, không xông ra với tốc độ lớn. 2. Điều khiển tàu thả neo 2.1. Điều khiển tàu thả 2 neo 2.1.1. Điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước vuông góc 2.1.1.1. Trường hợp thứ nhất: Thả neo mạn chịu gió trước Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đến vị trí thả neo theo hướng ngược nước với tốc độ chậm đủ ăn lái. Bước 2: Khi tàu gần đến vị trí thả neo thì tốp máy, sao cho khi đến vị trí thả neo thì tàu hết trớn tới. Bước 3: Khi tàu hết trớn tới thì thả neo mạn trên gió (vị trí 1). Bước 4: Sau khi thả neo thì tiếp tục xông dây neo, đồng thời cho máy tới nhẹ đủ ăn lái để đưa tàu tiến đến vị trí thả neo thứ hai, khi tàu gần đến vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy, nếu còn trớn tới mạnh thì cho máy lùi phá trớn, khi tàu đến vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy. Bước 5: Khi tàu đến vị trí thả neo thứ hai tàu vừa hết trớn tới thì thả neo thứ hai (vị trí 2).
  53. 53 Bước 6: Xông dây neo thứ hai, đồng thời thu dần dây neo thứ nhất, dưới tác dụng của gió, nước, lực giữ của hai neo tàu lùi dần về phía cuối gió, nước. Bước 7: khi tàu đứng cân bằng trên hai neo, độ dài hai dây neo thả ra tương đương nhau (vị trí 3) thì hãm tời neo, chốt cố định dây neo. Bước 8: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo và phân công người trực neo; thắp đèn neo (ban đêm) hoặc treo dấu hiệu của tàu neo (ban ngày) theo quy định. Hình 6-2: Sơ đồ thả hai neo trường hợp thả neo mạn chịu gió trước 1.1.1.2. Trường hợp thứ hai: Thả neo mạn chịu nước trước Các bước thực hiện như sau:
  54. 54 Bước 1: Dẫn tàu đến vị trí thả neo thứ nhất theo hướng ngược nước với tốc độ chậm đủ ăn lái. Bước 2: Khi tàu gần đến vị trí thả neo thứ nhất thì tốp máy, sao cho khi đến vị trí thả neo thì tàu hết trớn tới, nếu còn trớn mạnh phải cho máy lùi phá trớn (vị trí 1). Bước 3: Khi tàu đến vị trí thả neo thứ nhất và tàu hết trớn tới thì thả neo thứ nhất. Bước 4: Sau khi thả xong neo thứ nhất thì tiếp tục xông dây neo, đồng thời cho máy lùi nhẹ để đưa tàu tiến đến vị trí thả neo thứ hai, khi tàu gần đến vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy. Hình 6-3: Sơ đồ thả hai neo trường hợp thả neo mạn chịu nước trước
  55. 55 Bước 5: Khi tàu về vị trí thả neo thứ hai và tàu hết trớn lùi thì thả neo thứ hai (vị trí 2). Bước 6: Xông dây neo thứ hai, đồng thời thu dần dây neo thứ nhất, dưới tác dụng của gió, nước, lực giữ của hai neo tàu lùi dần về phía cuối gió, nước. Bước 7: khi tàu đứng cân bằng trên hai neo, độ dài hai dây neo thả ra tương đương nhau (vị trí 3) thì hãm tời neo, chốt cố định dây neo. Bước 8: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo và phân công người trực neo; thắp đèn neo (ban đêm) hoặc treo dấu hiệu của tàu neo (ban ngày) theo quy định. 2.1.2. Điều khiển tàu thả hai neo khi gió, nước cùng chiều Bước 1: Điều khiển tàu tiến đến vị trí thả neo thứ nhất theo hướng ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái. Khi gần đến vị trí thả neo thì tốp máy sao cho khi đến vị trí neo tàu vừa hết trớn tới (vị trí 1). Bước 2: Thả neo thứ nhất (neo mạn đối diện so với vị trí thả neo thứ hai). Bước 3: Sau đó xông dần dây neo thứ nhất, dưới tác dụng của gió, nước, lực giữ của neo, tàu lùi dần về phía cuối gió, nước. Khi chiều dài dây neo thả ra lớn hơn khoảng cách vị trí thả hai neo đã chọn thì ngừng thả (vị trí 2). Bước 4: Cho máy tới nhẹ, bẻ lái về mạn thả neo thứ hai, điều khiển tàu tiến đến vị trí thả neo thứ hai. Khi tàu tiến đến gần vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy sao cho khi đến vị trí thả neo thì tàu hết tới (vị trí 3). Bước 5: Thả neo thứ hai Bước 6: Xông dần dây neo thứ hai, đồng thời thu dần dây neo thứ nhất. Bước 7: Dưới tác dụng của gió, nước, lực giữ của hai neo, tàu lùi dần về vị trí cân bằng trên hai neo (v ị tr í 4). Bước 8: Điều chỉnh chiều dài dây neo thả ra của hai neo cho phù hợp, sau đó cố định hai dây neo. Bước 9: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo và phân công người trực neo; thắp đèn neo (ban đêm) hoặc treo dấu hiệu của tàu neo (ban ngày) theo quy định.
  56. 56 Hình 6-4: Sơ đồ thả hai neo khi gió, nước cùng chiều 2.2. Điều khiển tàu thả 1 neo 2.2.1. Dẫn tàu đi xuôi gió, nước để tiếp cận vị trí thả neo Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi xuôi gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái (vị trí 1). Bước 2: cho tàu tiếp cận vị trí thả neo sao cho tàu luôn nằm dưới gió, nước so với vị trí thả neo và mạn thả neo phải ở trên gió, nước so với mạn kia. Tàu đến gần vị trí thả neo thì tốp máy để khi đến vị trí neo thì tàu vừa hết trớn (vị trí 2,3,4). Bước 3: Thả neo và xông dần dây neo, dưới tác dụng của gió, nước tàu lùi xa dần vị trí thả neo (các vị trí 5,6,7). Bước 4: khi thả đủ chiều dài dây neo thì khoá cố định dây neo (vị trí 8).
  57. 57 Bước 5: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo và phân công người trực neo; thắp đèn neo (ban đêm) hoặc treo dấu hiệu của tàu neo (ban ngày) theo quy định. Hình 6-5: Sơ đồ thả 1 neo dẫn tàu đi xuôi gió, nước để tiếp cận vị trí thả neo 2.2.2. Dẫn tàu đi ngược gió, nước để tiếp cận vị trí thả neo Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận vị trí thả neo sao cho mạn thả neo phải ở trên gió, nước so với mạn kia.
  58. 58 Khi tàu đến gần vị trí thả neo thì tốp máy để khi đến vị trí neo thì tàu vừa hết trớn (vị trí 1). Bước 2: Thả neo và xông dần dây neo, dưới tác dụng của gió, nước tàu lùi xa dần vị trí thả neo (các vị trí 2). Bước 3: khi thả đủ chiều dài dây neo thì khoá cố định dây neo (vị trí 3). Bước 4: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo và phân công người trực neo; thắp đèn neo (ban đêm) hoặc treo dấu hiệu của tàu neo (ban ngày) theo quy định. Hình 6-6: Sơ đồ thả 1 neo dẫn tàu đi ngược gió, nước để tiếp cận vị trí thả neo 3. Điều khiển tàu thu neo 3.1. Điều khiển tàu thu 2 neo 3.1.1. Điều khiển tàu thu hai neo khi gió, nước vuông góc với nhau Các bước thực hiện như sau:
  59. 59 Bước 1: Cho máy tới chậm (vị trí 1). Bước 2: Xông dần dây neo trên gió, đồng thời thu dần dây neo trên nước. Hình 6-7: Điều khiển tàu thu hai neo Khi gió, nước vuông góc với nhau Bước 3: Khi dây neo thẳng đứng thì tốp máy, thu neo trên nước, dừng xông dây neo trên gió (vị trí 2). Bước 4: Cho máy tới chậm, bẻ lái điều khiển mũi tàu quay về neo trên gió và tiếp tục thu dây neo trên gió. Bước 5: khi dây neo trên gió thẳng đứng thì tốp máy, thu neo trên gió (vị trí 3), sau đó chuẩn bị cho tàu tiếp tục hành trình.
  60. 60 3.1.2. Điều khiển tàu thu hai neo khi gió, nước cùng chiều Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Cho máy tới chậm (vị trí 1). Bước 2: Xông dần dây neo thứ nhất, đồng thời thu dần dây neo thứ hai. Bước 3: khi dây neo thứ hai thẳng đứng thì tốp máy và tiến hành thu neo thứ hai (vị trí 2). Bước 4: Sau khi thu neo thứ hai xong, cho máy tới chậm, điều khiển bánh lái để mũi tàu quay về neo thứ nhất và tiwps tục thu dây neo thứ nhất. Bước 5: khi dây neo thứ nhất thẳng đứng thì tốp máy và thu neo thứ nhất (vị trí 3). Thu xong neo thì cho tàu tiếp tục hành trình. Hình 6-8: Sơ đồ thu hai neo khi gió nước cùng chiều
  61. 61 3.2. Điều khiển tàu thu 1 neo Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Cho máy tới chậm (vị trí 1). Bước 2: Thu dần dây neo, chú ý quan sát hướng dây neo (vị trí 2) Bước 3: Khi dây neo thẳng đứng thì tốp máy và tiến hành thu neo (vị trí 3). Thu neo xong thì cho tàu hành trình. Hình 6-9: Sơ đồ thu 1 neo
  62. 62 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước vuông góc. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước cùng chiều. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu thả 1 neo. Bài tập thực hành 4: Thực hành điều khiển tàu thu 2 neo khi gió, nước vuông góc. Bài tập thực hành 5: Thực hành điều khiển tàu thu 2 neo khi gió, nước cùng chiều. Bài tập thực hành 6: Thực hành điều khiển tàu thu 1 neo. C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ yêu cầu khu vực thả neo. - Ghi nhớ tác dụng của gió, dòng nước đối với việc thả neo, thu neo. - Ghi nhớ tác dụng của bánh lái, chân vịt đối với việc điều khiển tàu khi thả neo, thu neo. Kiểm tra định kỳ lần 2 Kiểm tra kết thúc môđun
  63. 63 Phụ lục I. Dây và một số nút dây thƣờng sử dụng trên tàu Dây manila Dây tổng hợp Dây kim loại Kết cấu dây kim loại Nút khoá Nút số tám Nút dẹt Nút chân ếch
  64. 64 Nút ghế đơn Nút ghế đôi Nút ghế kép Nút thủ thủ trưởng Khoá một lần Nút khoá ngược đầu
  65. 65 Nút cứu sinh Quả ném II. Khuyết đầu dây
  66. 66 III. Cách chầu khuyết đầu dây thừng Bước 1 Bước 2 Bước 3 Xong bước ba là kết thúc một chu kỳ, chu kỳ tiếp theo lặp lại các bước 1,2,3; làm đủ 5 chu kỳ là kết thúc
  67. 67 IV. Cách chầu khuyết đầu dây cáp (1): Luồn các đầu dây (1,2,3,4), (2): Luồn dây số 6 rút chặt các dây (3): Luồn dây số 5 (4): Luồn các dây 4,3,2,1 theo cách trên (5): Kết thúc vòng thứ nhất (6): Sau năm vòng chầu ta có kết đầu dây hoàn chỉnh
  68. 68 V. Cách cuốn dây vào tang tời Kéo dây buộc tàu lên cầu tàu Cô dây buộc lên cầu tàu
  69. 69 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun ”Điều khiển tàu cá trong các trường hợp thông thường” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Điều khiển tàu cá; được giảng dạy sau mô đun Khai thác các thiết bị hàng hải trên tàu cá. Mô đun ”Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức cơ bản và làm quen với kỹ năng điều khiển tàu cá; Mô đun này được đào tạo ở thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày trong điều kiện thời tiết tốt. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm đường chập tiêu, đường phương vị. + Mô tả tính năng quay trở của tàu thuyền. + Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước tới điều khiển tàu trong từng hợp cụ thể - Kỹ năng: + Thành thạo việc điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, đi theo đường phương vị. + Kết hợp thành thạo bánh lái, chân vịt, tốc độ tàu với các yếu tố gió, dòng nước để điều khiển tàu trong từng trường hợp cụ thể. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ theo quy định. III. Nội dung chính của mô đun Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra Điều khiển tàu Thực Trên MĐ 03-1 đi theo đường 8 1 7 hành tàu chập tiêu Điều khiển tàu Thực Trên MĐ 03-2 đi theo đường 8 1 7 hành tàu phượng vị Điều khiển tàu Trên MĐ 03-3 Tích hợp 16 3 11 2 quay trở tàu MĐ 03-4 Điều khiển tàu Tích hợp Trên 27 5 22
  70. 70 Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra cập cầu, rời tàu cầu Điều khiển tàu Trên MĐ 03-5 cập phao, rời Tích hợp 16 3 13 tàu phao Điều khiển tàu Trên MĐ 03-6 thả neo, thu Tích hợp 20 3 14 3 tàu neo Kiểm tra hết mô đun 5 5 Cộng 100 16 74 10 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Điều kiện cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, hình vẽ. - Cơ sở vật chất: Phòng học: 01 phòng; tàu cá: 03 chiếc; cầu tàu: 01; phao cột tàu: 03; khu vực neo tàu: 01; các chập tiêu, mục tiêu hàng hải. - Bảo hộ lao động trên tàu cá; thuyền trưởng tàu cá: 03 người. 2. Phương pháp thực hiện Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đƣờng chập tiêu Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, đến gần mục tiêu. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: biết điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, đến gần mục tiêu.
  71. 71 Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, ra xa mục tiêu. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: biết điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, ra xa mục tiêu. Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đƣờng phƣợng vị Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, đến gần mục tiêu. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: biết điều khiển tàu đi theo đường phương vị, đến gần mục tiêu. Bài tập thực hành 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, ra xa mục tiêu. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  72. 72 - Kết quả cần đạt được: biết điều khiển tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu. Bài 3: Điều khiển tàu quay trở Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu quay trở ngược nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu quay trở ngược nước an toàn. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu quay trở xuôi nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu quay trở xuôi nước an toàn. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu quay trở trên neo. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu quay trở trên neo an toàn. Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu
  73. 73 Câu hỏi: Hãy trình bày tên gọi các dây buộc tàu và tác dụng của chúng? - Cách thức: cho tất cả học viên. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý. - Kết quả cần đạt được: nêu được tên gọi các loại dây buộc tàu và tác dụng của chúng. Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu cập cầu khi gió, nước êm. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập cầu an toàn khi gió, nước êm. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu cập cầu trong các trường hợp khi có gió. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập cầu an toàn khi có gió. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu cập cầu trong các trường hợp khi có dòng nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm.
  74. 74 - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập cầu an toàn khi có dòng nước. Bài tập thực hành 4: Thực hành điều khiển tàu cập cầu trong các trường hợp khi có cả gió và dòng nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập cầu an toàn khi có cả gió và dòng nước. Bài tập thực hành 5: Thực hành điều khiển tàu rời cầu khi có gió, không có dòng nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu rời cầu an toàn khi có gió, không có dòng nước. Bài tập thực hành 6: Thực hành điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu
  75. 75 - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu rời cầu an toàn khi có dòng nước, không có gió. Bài tập thực hành 7: Thực hành điều khiển tàu rời cầu khi có cả gió và dòng nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu rời cầu an toàn khi có cả gió và dòng nước. Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu cập 1 phao và cập 2 phao khi có gió nước. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập 1 phao và 2 phao an toàn khi gió nước. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu cập 1 phao và cập 2 phao khi gió nước êm. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm.
  76. 76 - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu cập 1 phao và 2 phao an toàn khi gió, nước êm. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu rời 1 phao - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,0 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu rời 1 phao an toàn. Bài tập thực hành 4: Thực hành điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái và khi có gió, nước từ lái về mũi tàu. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 2,0 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu rời 2 phao an toàn khi có gió, nước từ mũi về lái và khi có gió, nước lái về mũi. Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước vuông góc. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu
  77. 77 - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thả 2 neo an toàn khi gió, nước vuông góc. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước cùng chiều. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thả 2 neo an toàn khi gió, nước cùng chiều. Bài tập thực hành 3: Thực hành điều khiển tàu thả 1 neo. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,0 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thả 1 neo an toàn. Bài tập thực hành 4: Thực hành điều khiển tàu thu 2 neo khi gió, nước vuông góc. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  78. 78 - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thu 2 neo an toàn khi gió, nước vuông góc. Bài tập thực hành 5: Thực hành điều khiển tàu thu 2 neo khi gió, nước cùng chiều - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,5 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thu 2 neo an toàn khi gió, nước cùng chiều. Bài tập thực hành 6: Thực hành điều khiển tàu thu 1 neo. - Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi tàu thực hành bố trí hai nhóm, hai nhóm thay phiên nhau thực hành dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng. - Thời gian hoàn thành: 1,0 giờ/nhóm. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong từng nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: điều khiển được tàu thu 1 neo an toàn. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được khái niệm đường - Xem bài thực hành của học viên và đối chập tiêu và tác dụng của nó. chiếu với nội dung đã giảng. - Biết điều khiển tàu đi theo đường - Đánh giá ý thức của học viên khi thực chập tiêu, đến gần mục tiêu. hành các nội dung theo yêu cầu - Biết điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu, ra xa mục tiêu.
  79. 79 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được khái niệm đường - Xem bài thực hành của học viên và đối phương vị và tác dụng của nó. chiếu với nội dung đã giảng. - Biết điều khiển tàu đi theo đường - Đánh giá ý thức của học viên khi thực phương vị, đến gần mục tiêu. hành các nội dung theo yêu cầu - Bbiết điều khiển tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được ảnh hưởng của dòng - Xem bài thực hành của học viên và đối nước đối với sự quay trở của tàu. chiếu với nội dung đã giảng. - Điều khiển được tàu quay trở - Đánh giá ý thức của học viên khi thực ngược nước và xuôi nước an toàn. hành các nội dung theo yêu cầu - Điều khiển được tàu quay trở trên neo an toàn. - Đảm bảo an toàn về người và tàu, thiết bị trong quá trình thực hành. 5.4. Bài 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được ảnh hưởng của gió, - Nhận thức của học viên về ảnh hưởng của nước tới việc điều khiển tàu cập gió, nước; tính năng của tàu đối với việc cầu, rời cầu. điều khiển tàu cập cầu, rời cầu. - Mô tả được tính năng điều động - Xem bài thực hành của học viên trong của tàu ảnh hưởng tới điều khiển từng trường hợp cụ thể và đối chiếu với nội tàu cập cầu, rời cầu dung đã giảng. - Đánh giá ý thức của học viên khi thực - Nêu được tên gọi các loại dây hành các nội dung theo yêu cầu. buộc tàu khi cập cầu và tác dụng của chúng. - Thực hành điều khiển được tàu cập cầu an toàn trong các trường
  80. 80 hợp cụ thể: khi gió, nước êm; khi có gió; khi có dòng nước; khi có cả gió và dòng nước. - Thực hành điều khiển được tàu rời cầu an toàn trong các trường hợp cụ thể: khi có gió, không có dòng nước; khi có dòng nước, không có gió; khi có cả gió và dòng nước. - Đảm bảo an toàn về người và tàu, thiết bị trong quá trình thực hành. 5.5. Bài 5: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được ảnh hưởng của gió, - Nhận thức của học viên về ảnh hưởng của nước tới việc điều khiển tàu cập gió, nước; tính năng của tàu đối với việc phao, rời cầu. điều khiển tàu cập cầu, rời cầu. - Mô tả được tính năng điều động - Xem bài thực hành của học viên và đối của tàu ảnh hưởng tới việc điều chiếu với nội dung đã giảng. khiển tàu cập phao, rời phao. - Đánh giá ý thức của học viên khi thực hành các nội dung theo yêu cầu - Điều khiển được tàu cập 1 phao và 2 phao an toàn khi có gió nước; khi gió, nước êm. - Điều khiển được tàu rời 1 phao an toàn; rời 2 phao an toàn khi có gió, nước từ mũi về lái và khi có gió, nước lái về mũi. - Đảm bảo an toàn về người và tàu, thiết bị trong quá trình thực hành. 5.6. Bài 6: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả được ảnh hưởng của gió, - Nhận thức của học viên về ảnh hưởng của nước tới việc điều khiển tàu cập gió, nước; tính năng của tàu đối với việc phao, rời cầu. điều khiển tàu cập phao, rời phao.
  81. 81 - Mô tả được tính năng điều động - Xem bài thực hành của học viên và đối của tàu ảnh hưởng tới việc điều chiếu với nội dung đã giảng. khiển tàu cập phao, rời phao. - Đánh giá ý thức của học viên khi thực - Điều khiển được tàu thả 2 neo an hành các nội dung theo yêu cầu toàn khi gió, nước vuông góc; khi gió, nước cùng chiều. - Điều khiển được tàu thả 1 neo an toàn. - Điều khiển được tàu thu 2 neo an toàn khi gió, nước vuông góc; khi gió, nước cùng chiều. - Đđiều khiển được tàu thu 1 neo an toàn. - Đảm bảo an toàn về người và tàu, thiết bị trong quá trình thực hành. VI. Tài liệu tham khảo - Mạc Văn Tập, Hàng hải địa văn, Trường Trung học kỹ thuật Thuỷ sản I, 2002 - Lại Minh Tư, Kỹ thuật điều động tàu, Trường Trung học kỹ thuật Hải sản I, 1978 - Các tài liệu có liên quan.
  82. 82 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 3. Ông Trần Thế Phiệt Thư ký 4. Ông Hồ Đình Hải Ủy viên 5. Ông Đỗ Ngọc Thắng Ủy viên 6. Ông Nguyễn Quý Thạc Ủy viên 7. Ông Nguyễn Văn Bôn Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3. Ông Nguyễn Duy Bân Ủy viên 4. Ông Đỗ Văn Nhuận Ủy viên 5. Ông Phạm Văn Vĩnh Ủy viên