Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống

pdf 61 trang ngocly 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_noi_nuoi_tu_hai_trong_long_tren_b.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NƠI NUÔI TU HÀI TRONG LỒNG TRÊN BÃI, NUÔI BÃI TRIỀU VÀ THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI TU HÀI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tu hài trong lồng trên bãi ở Việt Nam nói riêng đang từng bước phát triển. Chương trình đào tạo nghề chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi tu hài theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình Mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 08 bài: Bài mở đầu Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài Bài 2. Chọn bãi nuôi Bài 3. Chuẩn bị cát Bài 4. Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi – khuôn nuôi Bài 5. Lựa chọn giống Bài 6. Thả giống Bài 7. Đặt lồng xuống bãi và phủ lưới bãi nuôi Giáo trình là tài liệu học tập chính cho các học viên học nghề. Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này.
  4. 3 Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS. Nguyễn Văn Tuấn 3. ThS. Cao Xuân Dũng 4. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
  5. 4 Mục lục Đề mục Nội dung Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 Bài mở đầu 7 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu 9 hài 1. Đặc điểm phân bố 9 2. Hình dạng ngoài 9 3. Khả năng thích ứng với môi trường 10 Bài 2: Chọn bãi nuôi 12 1. Xác định điều kiện thổ nhưỡng 12 2. Xác định môi trường 12 3. Xác định độ sâu mực nước 19 4. Xác định lưu tốc dòng chảy 20 Bài 3: Chuẩn bị cát 22 1. Chọn cát nuôi 22 2. Xác định khối lượng cát 22 3. Rửa cát 24 Bài 4: Chuẩn bị lồng nuôi - bãi nuôi – khuôn nuôi 27 1. Chuẩn bị lồng nuôi 27 2. Chuẩn bị bãi nuôi 33 3. Chuẩn bị khuôn nuôi 35 Bài 5: Lựa chọn con giống 40 1. Xác định nguồn gốc giống 40 2. Lựa chọn con giống qua nhìn cảm quan 40 3. Lựa chọn con giống qua kích cỡ 41 Bài 6. Thả giống 42
  6. 5 1. Thả giống vào lồng nuôi 42 2. Thả giống vào khuôn nuôi 45 Bài 7: Đặt lồng xuống bãi và phủ lưới bãi nuôi 48 1. Đặt lồng xuống bãi 48 2. Phủ lưới bãi nuôi 48 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 50
  7. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NƠI NUÔI TU HÀI TRONG LỒNG TRÊN BÃI, NUÔI BÃI TRIỀU VÀ THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu mô đun: - Mô tả được các đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài. - Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho nuôi tu hài. - Thả giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị nơi nuôi. - Nội dung mô đun: Bài mở đầu Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài Bài 2: Chọn bãi nuôi Bài 3: Chuẩn bị cát Bài 4: Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi – khuôn nuôi Bài 5. Lựa chọn giống Bài 6. Thả giống Bài 7. Đặt lồng xuống bãi và phủ lưới bãi nuôi Kiểm tra kết thúc mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại nơi nuôi của các cơ sở nuôi tu hài hoặc hộ gia đình. - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện.
  8. 7 Bài mở đầu Giới thiệu: Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống là một trong những khâu rất quan trọng để nuôi tu hài thương phẩm thành công. Mục tiêu là nuôi phải cho tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng tốt và ổn định để có được năng suất cao. Mục tiêu: Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng bãi triều, nuôi bãi triều và thả giống là một trong 05 mô đun của nghề Ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Mô đun được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống, giảng dạy trước các mô đun Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh; Thu hoạch, và Vận chuyển. Mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi trên bãi triều và thả giống cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về một số đặc điểm sinh học của tu hài, quy trình kỹ thuật trong nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều bao gồm các bước kỹ thuật: chọn bãi nuôi, chuẩn bị cát, chuẩn bị lồng nuôi, lựa chọn con giống, thả giống và đặt lồng xuống bãi. Làm cơ sở cho học viên hiểu biết kiến thức cơ bản về đối tượng nuôi, hình thành và phát triển kỹ năng nghề Chuẩn bị nơi nuôi Tu hài trong lồng trên bãi và thả giống. 2. Nội dung chương trình mô đun Bài mở đầu - Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài - Chọn bãi nuôi - Chuẩn bị cát - Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi – khuôn nuôi - Lựa chọn giống tu hài - Thả giống - Đặt lồng xuống bãi và phủ lưới bãi nuôi
  9. 8 Kiểm tra kết thúc mô đun 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống có liên quan chặt chẽ với mô dun Quản lý, chăm sóc, phòng bệnh; thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, mô đun này có vị trí tương đối độc lập tương đối với mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài bãi triều và thả giống. 4. Những yêu cầu đối với người học - Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Học viên phải hiểu được kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật chuẩn bị nơi nuôi Tu hài trong lồng trên mãi và thả giống. - Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức và thực hiện được việc chọn bãi nuôi, chuẩn bị cát, chuẩn bị lồng nuôi, lựa chọn con giống, thả giống và đặt lồng xuống bãi.
  10. 9 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài Giới thiệu: Bài này cung cấp các thông tin về các đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài. Từ các đặc điểm sinh hoc̣ , người học có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế về kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm trong lồng trên bãi và bãi triều. Mục tiêu: - Mô tả tính thích ứng của tu hài với một số yếu tố môi trường (Nhiệt độ, Oxy, pH, độ mặn). - Hiểu biết được môi trường thích hợp cho tu hài sinh trưởng và phát triển. A. Nội dung: 1. Đặc điểm phân bố Ở Việt Nam tu hài chỉ phân bố ở khu vực phía Bắc thuộc vùng biển từ đảo Cát Bà (Hải Phòng) đến Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), ở vùng trung triều và hạ triều đến độ sâu 30m. Tu hài phân bố ở những vùng biển tương đối xa bờ, nước có độ mặn cao từ 25 - 30‰, trong sạch. Những nơi không có tu hài phân bố gồm: Bãi cát sâu trên 10m hoặc các vùng bãi bùn cửa sông châu thổ và những nơi có độ mặn thấp hơn 25‰ trong mùa mưa. Không thấy có Tu hài ở vùng Trung bộ, Nam bộ. Có thể đây là loài thích hợp với nhiệt độ thấp vì vậy không thấy có ở những vùng biển ấm quanh năm. 2. Hình dạng ngoài Vỏ lớn hình bầu dục, từ đỉnh vỏ tới mép trước thoi dốc bằng 1/3 chiều dài vỏ, từ đỉnh vỏ tới mép sau hơi lõm dạng yên ngựa. Hai vỏ khớp lại trước sau đều không kín. Da vỏ rất mỏng, màu vàng nâu, rất dễ bị bong ra. Mặt trong vỏ màu trắng và bản lề trong lớn, hình tam giác nằm trong máng bản lề. Chiều dài thân thường gấp đôi chiều cao (Dài 9,6cm; cao 4,5cm; rộng 3,2cm), dính liền nhau ở phần lưng bởi dây nề. Vỏ bằng đá vôi màu trắng, một số con sống ở vùng đáy là sạn đá, vỏ nhuyễn thể nhỏ như hầu hà, thường có màu nâu xám, vỏ mỏng không có khả năng khép chặt như vỏ trai, vỏ vẹm và không có khả năng bảo vệ chắc chắn cho phần nội tạng phía trong. Các gờ sinh trưởng khá rõ nét. Ống hút – xả khá phát triển, do đặc điểm sống đáy nên tu hài đào lỗ sống vùi dưới đáy vì vậy mọi trao đổi với bên ngoài đều thông qua 2 ống hút – xả này. Khi tu hài có nhu cầu trao đổi chất mạnh, 2 ống hút – xả vươn dài từ 5 – 7cm căng phồng tạo luồng nước đi vào và đi ra khỏi xoang cơ thể, trong khi toàn bộ phần thân vẫn được vùi sâu dưới đáy cát, cát sỏi.
  11. 10 Mép sau 2 ống hút và xả lõm hình yên ngựa Vỏ màu vàng nâu Hình 1: Hình dạng ngoài tu hài 3. Khả năng thích ứng với môi trường Tu hài sống vùi dưới đáy cát, hoặc cát sỏi, ăn lọc, thức ăn chủ yếu là thực vật phù du, chúng có đặc tính sinh sản như các loài Trai ngọc, Vẹm xanh . Vì vậy, có thể sử dụng các kỹ thuật sản xuất giống và nuôi các loài động vật thân mềm 2 vỏ vào quá trình sản xuất giống và nuôi tu hài. Môi trường sống có độ mặn từ 25‰ trở lên, đặc biệt nơi có độ mặn ổn định 28 – 32‰. Độ trong của nước rất cao. Khi thuỷ triều ròng mặt bãi vẫn còn ngập nước 20 – 40cm. Chất đáy: Chất đáy thích hợp cho tu hài cư trú là những vùng biển có đáy là cát, sỏi và các mảng vụn vỏ sò, vỏ hầu hà, không thấy có ở những vùng đáy thuần cát hoặc đáy bùn cát. Tu hài đào hang vùi mình sâu trong lớp cát sỏi, dùng vòi xi phông để trao đổi chất với bên ngoài. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C, sinh sản vào thời gian môi trường nước có nhiệt độ là: 24 – 260C. Độ mặn: Độ mặn thích hợp từ 25 - 30‰ ở những vùng có độ mặn thấp chịu ảnh hưởng của nước ngọt cửa sông đều không thấy có tu hài phân bố.
  12. 11 Bảng : Thời gian nuôi với chiều dài và khối lượng cơ thể phát triển của tu hài. Thời gian nuôi Chiều dài Khối lƣợng (tháng) (cm) (gr) Tu hài giống 1,5 2.16 3 2,42 4,2 6 3,82 26,60 12 5,58 34 18 7,13 60,00 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm nhận biết và đặc tính thích ứng với điều kiện môi trường sống của tu hài như thế nào? C. Ghi nhớ: - Nhận biết được hình dạng chủ yếu của Tu hài - Khả năng thích ứng với môi trường: + Độ mặn: 25 - 30‰ + Nhiệt độ: 20-300C + pH:7,5-8,5 + Chất đáy: cát, vỏ động vật thân mềm
  13. 12 Bài 2: Chọn bãi nuôi Giới thiệu: Chọn bãi nuôi là khâu kỹ thuật quan trọng trong nuôi tu hài trong lồng trên bãi và nuôi bãi triều. Mục đích để chọn được vùng nuôi phù hợp tạo điều kiện cho tu hài sinh trưởng và phát triển, nâng cao tỉ lệ sống và tăng năng suất. Mục tiêu: - Nêu yêu cầu bãi nuôi tu hài; - Phương pháp xác điṇ h : đô ̣măṇ , pH, độ trong , đô ̣sâu , tốc độ dòng chảy, - Xác định được độ mặn, đô ̣sâu, pH, - Lưạ choṇ đươc̣ bãi nuôi phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tu hài; - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định điều kiện thổ nhưỡng Tu hài là loài sống vùi mình trong cát nên điều kiện thổ nhưỡng rất quan trọng cho việc sinh sống, sinh trưởng và phát triển. Khi khảo sát cần lưu ý đến các yêu cầu sau: - Bãi nuôi cần tương đối bằng phẳng hay có thể cải tạo thành bằng phẳng - Nền đáy nên cứng - Nền đáy có chứa cát, rạn đá nhỏ - Không chứa bùn và các vật chất hữu cơ quá lớn 2. Xác định môi trường 2.1. Đo độ mặn Độ mặn giao động từ 26 - 34‰. Thời gian độ muối xuống thấp dưới 20‰ không kéo dài quá 10 ngày/tháng. Tránh xa các vùng cửa sông nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. Thu mẫu nước: - Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, xô, cốc, ống hút - Lấy mẫu nước - Phương pháp xác định độ mặn: + Bằng khúc sạ kế và đọc kết quả:
  14. 13 Hình 2-1: Máy đo độ mặn - Lăng kính: là vị trí đưa nước cần kiểm tra độ mặn - Vít hiệu chuẩn: để điều chỉnh chuẩn trước khi đo - Chỉnh tiêu cự: điều chỉnh rõ nét thang đo độ mặn để đọc kết quả chính xác - Thị kính: để đưa mắt vào nhìn và đọc kết quả + Thao tác đo: Bước 1. Chuẩn bị nước cần xác định độ mặn Bước 2. Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Hình 2-2: Thao tác nhỏ nước mặn Bước 3. Đậy tấm chắn sáng
  15. 14 Hình 2-3: Thao tác đậy tấm chắn sáng Lưu ý. Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 2-4: Phương pháp nhỏ nước đúng kỹ thuật Bước 4. Đưa lên mắt ngắm Hình 2-5: Nhìn đọc kết quả
  16. 15 Bước 5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 2-6: Đọc kết quả độ mặn Bước 6. Lau khô bằng giấy thấm mềm Hình 2-7: Vệ sinh khúc xạ kế sau khi đo. Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 2-8: Các lỗi khi đo Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng.
  17. 16 2.2. Đo pH Nước biển khơi, do chứa nhiều các ion kim loại kiềm thổ Na+, K+, Ca+2, Mg+2 nên nước biển là dung dịch kiềm yếu, pH nước biển rất ổn định trong khoảng giá trị hẹp 7,7 – 8,4. Khoảng pH thích hợp cho hầu hết các loài thủy sinh vật từ 7,5- 8,5. - Vị trí ương nuôi có độ pH ổn định từ 7,5 - 8,5 là khoảng thích hợp. - Thu mẫu nước + Chuẩn bị các dụng cụ: Test thử nhanh pH, xô, cốc đong + Lây mẫu nước - Xác định pH trong nước bằng bộ thử nhanh Sera pH Test Kit – Germany: Hình 2-9: Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Germany + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  18. 17 + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
  19. 18 + Bước 5. Đọc và nhận xét kết quả Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nuôi Đối tượng pH tối ưu Đối tượng pH tối ưu C¸ biÓn 7,5 - 9,0 ĐVTM 7,5-8,5 + Bước 6: Kết luận Bảng 1-1. Mối quan hệ giữa độ pH và đặc tính môi trường nước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14  pH Axit m¹nh axit kiÒm KiÒm m¹nh yÕu Trung tÝnh yÕu - Xác định pH nước bằng hộp giấy so màu Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước. 2.3. Đo độ trong - Dụng cụ: đĩa đo độ trong (đĩa secchi): + Một đĩa tôn tròn, đường kính 20 cm. + Mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau. + Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc sào gỗ có đánh dấu khoảng cách từng 1 cm.
  20. 19 Hình 2-10: Đĩa đo độ trong * Phương pháp đo: - Đo bằng đĩa: Bước 1: Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng. Bước 2: Quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen. Bước 3: Đọc kết quả: Khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo cm). Hình 2-11: Đo độ trong bằng đĩa Độ trong nơi nuôi tu hài thương phẩm phù hợp là >2,5m 3. Xác định độ sâu mực nước Độ sâu mực nước ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của tu hài nuôi trên bãi triều. Độ sâu bãi triều nuôi tu hài tốt nhất là thường xuyên ngập nước, mức nước tối thiểu là 20-30cm vào lúc nước kiệt và có thể hở bãi ra 1-2 lần trong năm vào những con nước kiệt nhất. Xác định độ sâu mực nước dựa vào số không hải đồ. Bãi nuôi tu hài thường tương đương với không độ hải đồ và trên không độ hải độ 30 - 40cm. Có thể nuôi dưới không độ hải đồ tuy nhiên mức dưới không sâu quá 30 cm.
  21. 20 Hình 2-12: Bãi nuôi tu hài trong lồng trên bãi 4. Xác định lưu tốc dòng chảy Cách xác định lưu tốc dòng chảy như sau: - Lấy 01 miếng xốp nhe và mỏng (có thể dùng lá cây khô, hoặc các vật liệu nhẹ, dễ nổi trên mặt nước khác) thả xuống vị trí 01 xác định. - Bấm thời gian trong t giây miếng xốp chẩy đến vị trí 02. - Đo chiểu dài từ vị trí 1 đến vị trí 2. - Lặp lại các thả trên 03 lần và ghi chép số liệu. - Vận tốc dòng chảy trung bình (Vtb) Vtb (m/s) = L*3/(t1+t2+t3) Trong đó: L: Chiều dài từ 1 đến 2 (m) t1, t2, t3: thời gian miếng xốp chảy từ vị trí 1 đến 2 của lần đo 1, 2 và 3 (s). Lưu tốc dòng chảy phù hợp cho tu hài sinh trưởng và phát triển thường từ 0,2 - 0,7 m/s B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu các yêu cầu về chọn vị trí bãi nuôi? - Phương pháp thực hiện đo các yếu tố môi trường độ mặn, pH, độ trong và độ sâu bãi nuôi?
  22. 21 - Nêu phương pháp xác định dòng chảy? 2. Bài tập thực hành - Khảo sát chất đáy bãi nuôi tu hài - Đo các yếu tố môi trường độ mặn, pH, độ trong, độ sâu. - Xác định lưu tốc dòng chảy C. Ghi nhớ: - Các yêu cầu chọn vị trí bãi nuôi tu hài; - Phương pháp đo các yếu tố môi trường nước độ mặn, pH, độ trong và độ sâu ; - Phương pháp xác định lưu tốc dòng chảy; 0 - pH: 7,5-8,5 ; độ mặn:26-34 /00 ; Độ trong >2,5m
  23. 22 Bài 3: Chuẩn bị cát Giới thiệu: Trong thời gian nuôi tu hài, phần lớn thời gian tu hài sống vùi mình trong cát. Kích cỡ, tỉ lệ các loại cát và chất lượng cát có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống của tu hài. Chuẩn bị cát nuôi tốt về kích cỡ, số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiên tốt cho sinh trưởng của tu hài, nâng cao tỉ lệ sống và năng suất nuôi. Mục tiêu: - Lựa chọn được loại cát nuôi phù hợp - Xác định được kích cỡ và tỉ lệ cát trong nuôi tu hài thương phẩm - Xác định được khối lượng cát cần thiết cho bãi nuôi - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Chọn cát nuôi Vòng đời của tu hài phần lớn sống vùi mình trong cát. Trong nuôi thương phẩm tu hài có rất nhiều loại cát khác nhau. Để nuôi được tu hài thì người nuôi phải nắm được đặng điểm sinh sống của tu hài giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành để từ đó xác định loại cát nào phù hợp nhất để chuẩn làm bị làm môi trường sống. 1.1. Xác định loại cát Cát nuôi tu hài thường sử dụng là cát vàng, vỏ động vật thân mềm (hầu, hà, ngao), mảnh vỡ của san hô, hạt to từ 0.2-1,5 cm, có dạng hạt mảng, tơi và xốp. Hình 2-13: Vỏ động vật thân mềm
  24. 23 Hình 2-14: Cát vàng lẫn vỏ động vật thân mềm Hình 2-15: Loại cát sử dụng nuôi tu hài trong lồng bãi triều, nuôi bãi triều 1.2. Xác định kích cỡ cát và tỷ lệ cát Kích cỡ cát ảnh hưởng quá trình lên xuống của tu hài. Với kích cỡ hạt cát quá lớn (≥1cm) gây khó khăn cho tu hài xuống đáy và vươn vòi lên trên mặt cát khi lọc thức ăn. Với hạt cát quá nhỏ (≤0.2) rất dẽ gây bít mặt cát khi độ đục nước lớn và dẫn đến hiện tu hài bị chết do thiếu khí. Kích thước hạt cát: tỷ lệ 0,2(40%)/1,5cm (60%). Xác định kích cỡ hạt cát thông qua sử dụng thước đo chiều dài, có vạch chia độ với đơn vị là mm.
  25. 24 Xác định tỉ lệ kích cỡ cát thông qua sàng. Dùng sàng lọc ra 02 loại cát có kích cỡ từ 0,2 - 0,5cm và 0,5 - 1,5cm, nếu khối lượng cát kích cỡ 0,5 - 1cm lớn hơn 1,5 so với khối lượng cát kích cỡ 0,2 - 0,5cm là phù hợp. 2. Xác định khối lượng cát Khối lượng cát cần thiết cho nuôi tu hài trong lồng trên bãi phụ thuộc vào kích cỡ lồng nuôi và bề dày lớp cát cần rải trong lồng nuôi. Với nuôi tu hài trong lồng trên bãi, yêu cầu về độ dày lớp cát trong lồng nuôi là từ 25-30 cm. Tuy nhiên, kích cỡ lồng nuôi cũng không nên quá lớn, thông thường có kích cỡ là dài 50cmxrộng 35mx cao 25-30cm. Khối lượng cát cần thiết cho nuôi tu hài trên bãi phụ thuộc vào kích thước khuôn nuôi và độ dày lớp cáy cần rải trong khuôn nuôi. Với nuôi tu hài trên bãi, yêu cầu về độ dày lớp cát trong khuôn nuôi là từ 35-40 cm và kích thước khuôn nuôi da dạng phụ thuộc vào mặt bằng bãi triều. Tuy nhiên, kích cỡ khuôn nuôi cùng không nên quá lớn, thông thường có kích cỡ là 10x4m. Xác định khối lượng cát cần chuẩn bị thông qua công thức sau: - Khối lượng cát nuôi lồng: Khối lượng cát (m3) = tổng diện tích các lồng nuôi (m2) x độ dày lớp cát (thông thường 25 - 30cm) (khối lượng cát cho 1 lồng thường từ 0,04 - 0,05 m3/lồng. - Khối lượng cát khuôn nuôi: Khối lượng cát (m3) = tổng diện tích các khuôn nuôi (m2) x độ dày lớp cát h (thông thường 0.4 m) 3. Rửa cát - Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Chuẩn bị cát sau khi đã sàng + Chuẩn bị sọt rửa cát
  26. 25 + Chuẩn bị nước sạch + Máy bơm + Xẻng - Bước 2: Rửa cát + Cho cát đã được sàng vào sọt + Cho máy bươm vận hành nước làm sạch cát + Cho sọt vào nước sạch + Đảo cát loại bỏ tạp chất + Đưa cát sạch ra dụng cụ chứa
  27. 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu yêu cầu của cát nuôi tu hài? - Tại sao cần sử dụng hỗn hợp các hạt cát có kích thước khác nhau? - Phương pháp xác định khối lượng cát cần chuẩn bị? 2. Bài tập thực hành - Phân biệt các loại cát và xác định loại cát phù hợp cho nuôi tu hài - Xác định tỉ lệ kích cỡ của loại cát nuôi tu hài - Tính khối lượng cát cần chuẩn bị cho nuôi tu hài trong lồng trên bãi và nuôi bãi triều C. Ghi nhớ: - Nhận biết loại cát phù hợp cho tu hài - Phương pháp xác định kích cỡ và tỉ lệ kích cỡ của cát - Phương pháp xác định khối lượng cát cần chuẩn bị
  28. 27 Bài 4: Chuẩn bị lồng nuôi - bãi nuôi – khuôn nuôi Giới thiệu: Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi – khuôn nuôi là khâu kỹ thuật hết sức quan trọng. Chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình nuôi giúp sinh trưởng của tu hài, nâng cao tỉ lệ sống và năng suất. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi – khuôn nuôi. - Xác định được hình dạng, kích cỡ, chuẩn bị lưới, đưa cát vào lồng, khuôn, đưa lồng lên bè nổi và di chuyển lồng nuôi đúng kỹ thuật. - Trình bày được phương pháp chuyển vật liệu nặng, vệ sinh và tạo mặt bằng khuôn nuôi. - Thu gom và di chuyển được đá trên bãi nuôi - Dọn vệ sinh sạch sẽ và tạo mặt bằng khuôn nuôi - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị lồng – bãi và khuôn nuôi A. Nội dung: 1. Chuẩn bị lồng nuôi 1.1. Xác định hình dạng lồng - Lồng nuôi thường được làm bằng nhựa và có hình dạng và kích thước như sau: + Hình dạng: hình chữ nhật hoặc hình tròn và có các khe thông xung quanh thành và dưới đáy. Hình 2-16: Lồng nuôi hình tròn
  29. 28 Hình 2-17: Lồng nuôi hình chữ nhật + Màu sắc: thường có màu xanh hoặc đỏ Hình 2-18: Hình dạng và màu sắc lồng nuôi 1.2. Xác định kích cỡ lồng Dài (cm) Rộng (cm) Cao (cm) 50 40 25 50 35 30
  30. 29 50c m 35- 40cm 25- 30cm Hình 2-19: Kích cỡ lồng nuôi 1.3. Chuẩn bị lưới lót 1.3.1. Lưới lót (đáy lồng) - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 1mm Hình 2-20: Lưới lót đáy lồng 1.3.2. Lưới bao quanh lồng - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 20mm
  31. 30 Hình 2-21: Lưới bao quanh lồng 1.3.3. Lưới nắp lồng - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 20-25mm Hình 2-22: Lưới năp lồng
  32. 31 1.4. Đưa cát vào lồng Bước 1: Chuẩn bị lồng nuôi Bước 2: Chuẩn bị cát Bước 3: Xác định khối lượng cát Bước 4: Xúc cát vào lồng
  33. 32 Bước 5: San đều cát trong lồng 1.5. Đưa lồng lên bè nổi Bước 1: Chuẩn bị lồng nuôi Bước 2: Chuẩn bị bè nổi Bước 3: Đưa lồng lên bè nổi Hình 2-23: Đưa lồng lên bè nổi 1.6. Di chuyển lồng nuôi Bước 1: Chuẩn bị nơi đưa lồng nuôi Bước 2: Chuẩn bị bè nổi có lồng nuôi Bước 3: Chuẩn bị thuyền kéo Bước 4: Di chuyển lồng nuôi
  34. 33 Hình 2-24: di chuyển lồng nuôi 2. Chuẩn bị bãi nuôi 2.1. Dọn đá trên bãi nuôi Bãi nuôi tu hài thường tập trung ven các đảo đá vôi ven bờ, có địa hình không bằng phẳng và thường chứa nhiều các hòn đá to, nhỏ khác nhau. Để chuyển đá hình thành bãi nuôi có thể áp dụng các phương pháp vận chuyển sau: 2.1.1 Phương pháp vận chuyển dưới nước: Phương pháp này có ưu điểm là vận chuyển nhẹ hơn, có thể chuyển những hòn đá có khối lượng lớn, tuy nhiên thời gian lao động sẽ bị hãn chế bởi phải ngâm mình trong nước. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ: 01 mảng hay thuyền nhẹ, gang tay vải, dày bata, dây buộc, xa beng, đòn gáng, - Bốc những hòn đá nhẹ lên mảng hay thuyền chuyển bỏ ra xa - Những hòn đá lớn cần sức của nhiều người để chuyển ra ngoài khu vực bãi nuôi. Hình 2-25: Chuyển đá tạo bãi nuôi tu hài
  35. 34 2.1.2 Phương pháp vận chuyển trên cạn Phương pháp này có ưu điểm là chuyển được đá sạch sẽ hơn, thời gian làm việc dài hơn, tuy nhiên kho vận chuyển những hòn đá nặng. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ: Cuốc, sẻng, xà beng, quang gánh, dây buộc, đòn gánh, gang tay, dày bata, - Bốc và gánh các viên đá nhỏ và xếp vào vị trí ngoài bãi nuôi hay xếp vào những vị trí thấp - Khuân, vác những hòn đá lớn và chuyển ra ngoài bãi nuôi - Dùng xà beng bậy những hòn đá chắc và chuyển ra ngoài - San phẳng đáy bãi 2.2. Dọn vệ sinh bãi nuôi Được thực hiện sau khi di chuyển đá để tạo mặt bằng. Bãi nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách thu gom và loại bỏ rác bao gồm: cây cối, xác, lá thực vật chế, rong tảo, bùn đen (nếu có), các vật liệu do con người sử dụng như túi ni long, phao, xốp do trong nuôi lồng bè, Hình 2-26:. Vệ sinh bãi nuôi 2.3. Tạo mặt bằng bãi nuôi Được thực hiện sau khi đã vệ sinh bãi nuôi sạch sẽ. Các công việc được thực hiện bao gồm: - Dùng cuốc, sẻng đào những điểm cao. - Chuyển đất, đá và lấp vào những điểm thấp - Sản mặt đáy bằng phẳng Để giảm bớt công có thể tạo đáy dạng bậc thang hay thấp dần đều ra ngoài biển với độ dốc không quá lớn (không lớn hơn 10%).
  36. 35 Hình 2-27: San phẳng đáy bãi nuôi 3. Chuẩn bị khuôn nuôi 3. 1. Xác định kích cỡ khuôn nuôi Tùy theo mặt bằng bãi có được mà bố trí khuôn nuôi cho phù hợp. Khuôn nuôi có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình thang hay hình đa giác. Với khuôn nuôi tu hài thông thường là hình chữ nhật có kích thước dài x rộng là 10 x 4m. 3.2. Làm tấm bê tông 3.2.1. Chuẩn bị vật liêu và mặt bằng Vật liêu làm tấm bê tông bao gồm: xi măng P300-P350, cát vàng 0.1-0.3 cm, đá nhỏ 2x3 cm, thanh tre kích cỡ dài x rộng x cao: 1100 x 2 x2 cm, cuốc, sẻng, thúng mủng, nước ngọt, mặt bằng tương đối bằng phẳng 200-300m2. Cách tính số lượng vật liệu dựa vào công thức tỉ lệ nguyên liêu như sau: xi măng: cát vàng: đá nhỏ là 1:2:3. Hình 2-28: Xi măng
  37. 36 Hình 2-29. Cát vàng Hình 2-30: trộn đá, xi măng làm tấm bê tông. 3.2.2. Tạo khuôn bê tông Khuôn bê tông có thể làm bằng sắt, gỗ, hay tre, tạo thành hình chữ nhật có kích thước dài x rộng x cao là 120 x 50 x 4 cm. Khuôn làm bằng sắt thường được làm tại các hiệu hàn xì, khuôn bằng tre, gỗ có thể tự đóng, lưu ý miến gỗ có kích thước như trên nhưng bề dày từ 3-5 cm. Lưu ý số lượng khuôn tối thiểu cần thiết là 15-20 chiếc. Số lượng càng nhiều thì tốc độ đổ tấm bê tông càng nhanh.
  38. 37 3.2.3. Tạo tấm bê tông Tuy theo mức độ thuận lợi của mặt bằng, tập kết vật liệu làm tấm bê tông, có thể làm tấm bê tông ở trong đất liền hay ngoài đảo. Quá trình làm tấm bê tông như sau: - Trộn vật liêu: trộn cát vàng, xi măng, đá nhỏ và nước theo tỉ lệ thích hợp. - Đặt khuôn bê tông trên nền đất phẳng, lót dưới khuôn bê tông một lượt vỏ bao xi măng. - Chuyển vật liệu đổ lên khuôn bê tông, lưu ý đổ 50% vật liệu và sản phẳng. - Đặt các thanh tre vào giữa khuôn theo chiều dài, các thanh tre đặt song song và cách nhau 10-12 cm. - Đổ thêm vật liệu còn lại, dùng bay san phẳng hỗn hợp vật liêu bằng mặt khuôn và làm nhẵm bề mặt. - Sau 2-3 giờ, lắc nhẹ và nhấc khuôn ra khổi tấm bê tông. - Sau 24-48h, bê tông cứng lại và chúng ta có thể lật tấm bê tông lên và xếp gọn lại. 3.3. Xếp và cố định khuôn 3.3.1. Xếp khuôn Tấm bê tông được tập kết ra gần bãi triều và tranh thủ khi thủy triều xuống thấp thì ta tiến hành xếp khuôn theo các bước sau:
  39. 38 - Đóng cọc 4 góc của khuôn nuôi và chăng dây. - Đào tạo rãnh rộng 4-5 cm và sâu 4-5 cm nếu có thể hoặc làm phẳng mặt bằng hoặc hơi trũng theo dọc đường dây đã căng lên. - Chuyển tấm bê tông xuống và xếp theo dọc dây đã căng. Tấm bê tông đươc xếp đứng lên theo chiều dọc và khi đó chiểu cao của tấm bê tông chính là chiều rộng. Có thể xếp toàn bộ tấm bê tông hình thành khuôn hay xếp đến đâu, cố định tấm bê tông đến đó. 3.3.2. Cố định khuôn Dùng các cọc tre, gỗ chiều dài 70-80 cm có bản rộng 3-4cm và chiều dày 2-3 cm, được vót nhọn 1 đầu. Đóng than cọc xuống sâu 20-30cm tại vị trí trong và ngoài của khớp nối giữa 2 tấm bê tông. Dùng dây sợi 2-3 mm, buộc cố định 2 cọc gỗ với nhau cho chắc chắn. Làm lần lượt như vậy tại các khớp nối bê tông cho đến khi hoàn thành khuôn nuôi. 3.4. Chuyển cát vào khuôn Cát sau khi lọc sách được chuyển vào khuôn nuôi. Độ dày của lớp cát là từ 35-40 cm. Với cát sạch và đảm bảo tiêu chuẩn có thể được bơm trực tiếp vào khuôn nuôi. Cát sau đó được san phẳng và rửa qua nhờ nước nên xuống của thủy triều bằng cách đảo, trộn cát. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Hãy xác định kích thước lồng nuôi và công tác chuẩn bị lồng nuôi. - Nêu tiêu chuẩn kích cỡ khuôn nuôi? - Nêu các bước làm tấm bê tông? - Nêu phương pháp xếp và cố định khuôn nuôi? 2. Bài tập thực hành: - Thực hiện thao tác chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng. - Thực hiện thao tác đưa cát vào lồng nuôi. - Vệ sinh bãi nuôi - Tạo mặt bằng nuôi - Tạo khuôn đổ bê tông bằng gỗ - Xếp và cố định khuôn bê tông - Tính toán các loại vật liệu: - Cần đổ 120m2 tấm bê tông kích thước 120 x 50 x4 cm, tính số lượng khối cát vàng, đá nhỏ và xi măng cần thiết?
  40. 39 C. Ghi nhớ: - Kích thước lồng nuôi phù hợp với điều kiện và diện tích nuôi - Vật liệu, kích thước và kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi - Tiêu chuẩn kích cỡ khuôn nuôi - Phương pháp làm tấm bê tông - Phương pháp xếp và cố định khuôn nuôi - Hình dạng lồng nuôi: Chữ nhật có kích thước: Dài 50cm x Rộng 35- 40cm x Cao 25-30cm. - Bãi nuôi phẳng. - Khuôn nuôi: Dài 10m x rộng 4m
  41. 40 Bài 5: Lựa chọn con giống Giới thiệu: Chọn và thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống có chất lượng tốt, tránh được ảnh hưởng của bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tu hài. Từ đó, nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất và sản lượng tu hài nuôi trong lồng trên bãi và nuôi bãi triều. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chọn giống theo cảm quan - Lựa chọn được con giống đảm bảo chất lượng, sinh trưởng và phát triển tốt - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Xác định nguồn gốc giống Để chọn được tu hài có chất lượng ta nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của Tu hài giống và cách lựa chọn như sau: - Nên chọn tu hài rõ nguồn gốc và được sản xuất giống, ương nuôi lên giống cấp 2 ở gần nơi nuôi vì giống Tu hài này được nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu vực ương nuôi. - Nên chọn tu hài ở có nguồn gốc xuất xứ từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên địa bàn. - Kinh nghiệm người dân cho thấy, giống tu hài có nguồn gốc Trung Quốc có thể cho tỉ lệ sống cao ban đầu, tuy nhiên thời gian nuôi sau Tu hài không lớn nên cần hết sức tránh. - Xác định nguồn ngốc giống Tu hài thông qua thôn tin đại chúng, báo, đài hoặc đến trực tiếp cơ sở sản xuất giống, khu ương nuôi để xác minh. 2. Lựa chọn con giống qua nhìn cảm quan Hình 2-31: Hình dạng ngoài tu hài giống
  42. 41 Hình 2-32: Quan sát hình dạng ngoài tu hài giống Lựa chọn tu hài thông qua các tiêu chuẩn sau: - Màu sắc: tu hài có màu vàng trắng đặc trưng và đồng đêu về màu sắc - Vỏ tu hài: Vỏ nhẵn, không bị vỡ và các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn - Hoạt động: Đổ tu hài váo xô, hay chậu có chứa nước, để yên lăng trong 10-15 phút và quan sát. Nếu thấy tu hài thò voi ra, hay có hoạt động tốt là được. 3. Lựa chọn con giống qua kích cỡ Điểm quan trọng nhất trong chọn giống tu hài là kích cỡ phải đồng đều, thông thường từ 1,8-2,5cm. Nếu kích cỡ quá chênh lệch (Hơn kém nhau 0,5 cm), cần chọn lọc và phân loại kích cỡ tu hài cho đều nhau. Lưu ý quá trình chọn lọc cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ vỏ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Tại sao phải lưu ý nguồn gốc giống tu hài? - Nêu phương pháp lựa chon giống tu hài theo cảm quan và kích cỡ? 2. Bài tập thực hành - Lựa chọn tu hài giống cấp 2.
  43. 42 - Xác đinh kích cỡ tu hài giống cấp 2. C. Ghi nhớ: - Tiêu chuẩn lựa chọn giống tu hài theo cảm quan và kích thước.
  44. 43 Bài 6: Thả giống Giới thiệu: Thả giống là khâu kỹ thuật quan trong nhằm đảm bảo tu hài thả vào lồng, khuôn nuôi và nuôi có tỉ lệ sống cao. Từ đó nâng cao năng suất và sản lượng tu hài nuôi thương phẩm. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp thuần hóa và thả giống - Thả giống đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Thả giống vào lồng nuôi 1.1. Xác định mật độ thả Mật độ thả tu hài nuôi thương phẩm khác nhau theo hình thức nuôi. Với nuôi tu hài trong lồng treo, mật độ tu hài thường cao hơn 30-50 con/m2 lồng. Với tu hài nuôi ngoài bãi triều, mật độ nuôi thường thưa hơn: 150-200 con/m2. 1.2. Tạo lỗ thả giống Bước 1: Chuẩn bị lồng nuôi đã có cát Hình 2-33: Chuẩn bị lồng nuôi
  45. 44 Bước 2: Chuẩn bị khuôn tạo lỗ Hình 2-34: Khuôn tạo lỗ Bước 3: Đóng khuôn tạo lỗ vào lồng nuôi Hình 2-35: Tạo lỗ trong lồng nuôi
  46. 45 1.3. Thuần hóa giống Khi đem giống về, tu hài giống cấp 2 thường được thuần hóa trước khi thả. Phương thức thuần hóa thông thường là đổ tu hài ra thùng xốp hay thau lớn. Quá trình đổ hết sức nhẹ nhàng tránh gây vỡ vỏ con giống. Mật độ để thuần hóa 1000-2000/thùng xốp 0,24m2 và có thêm sục khí càng tốt. Sau đó múc từ từ nước biển khu vực thả giống vào thùng xốp, cứ sau 2-3 phút cho thêm 1 gáo từ 1-2 lít nước và đổ nước hết sức nhẹ nhàng. Làm lặp lại như vậy trong 20-25 phút và giống sẵn sàng cho thả sau đó. 1.4. Thả giống Thả tu hài bằng hình thức cắm lỗ: Đây là phương pháp đem lại tỉ lệ sống cao hơn, tu hài phần bố đều hơn theo như ý muồn, tuy nhiên phương pháp này thường là chậm và cần phải có số lượng nhân lực đảm bảo để thả giống nhanh hơn do thời gian triều xuống có hạn. Cách thả như sau: + Tạo bàn cắm phù hợp, mật độ thả 30-50 con/lồng, các chân cắm có khoảng cách là 10 x 10. Mỗi chân cắm có đường kính là 2 cm và chân cắm dài 7-10 cm, nhọn ở phía đầu dưới. Diện tích bàn cắm tốt nhất thiết kế từ 0.3-0.4m2 để dễ thao tác. + Dùng bàn cắm ấn xuống mặt cát trong khuôn + Đưa lần lượt tu hài giống xuống từ lỗ tạo thành và xoa cát vùi tu hài xuống dưới. + Nên cắm bàn cắm theo hàng, lối để tránh bị sót. Hình 2-36: Thả tu hài trong lồng
  47. 46 1.5. Đậy nắp lồng Sau khi thả giống vào lồng xong, tiến hành đậy nắp lồng và khâu nắp lồng cố định vào thân lồng rồi tiến hành thả lồng xuống bãi. Bước 1. Chuẩn bị nắp lồng Bước 2. Đậy nắp lồng Bước 3. Cố định nắp lồng 1.6. Kiểm tra Sau 5-7 ngày, kiểm tra lại mật độ tu hài. Nếu mật độ tu hài đảm bảo tỉ lệ sống đạt trên 80% là đạt yêu cầu. Mật độ còn quá thấp (tỉ lệ sống ≤ 70%) cần thả bổ sung cho đủ và phương pháp thông thường là tạo lỗ và thêm tu hài vào lồng nuôi. 2. Thả giống vào khuôn nuôi 2.1. Xác định mật độ thả Mật độ thả tu hài nuôi thương phẩm khác nhau theo hình thức nuôi. Với nuôi tu hài trong lồng treo, mật độ tu hài thường cao hơn 150-200 con/m2 lồng. Với tu hài nuôi ngoài bãi triều, mật độ nuôi thường thưa hơn: 80-150 con/m2. 2.2. Thuần giống Khi đem giống về, tu hài giống cấp 2 thường được thuần hóa trước khi thả. Phương thức thuần hóa thông thường là đổ tu hài ra thùng xốp hay thau lớn. Quá trình đổ hết sức nhẹ nhàng tránh gây vỡ vỏ con giống. Mật độ để thuần hóa 1000-2000/thùng xốp 0,24m2 và có thêm sục khí càng tốt. Sau đó múc từ từ nước biển khu vực thả giống vào thùng xốp, cứ sau 2-3 phút cho
  48. 47 thêm 1 gáo từ 1-2 lít nước và đổ nước hết sức nhẹ nhàng. Làm lặp lại như vậy trong 20-25 phút và giống sẵn sàng cho thả sau đó. 2.3. Thả giống Tiến hành thả giống khi thủy triều xuống thấp nhất. Có thể thả giống theo 02 cách: - Thả bằng phương pháp vãi giống: Áp dụng khi bãi triều nuôi tu hài ngập nước. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, tuy nhiêm không đảm bảo chắc chắn là 100% tu hài sẽ xuống được cát. Tu hài xuống chậm có thể dẫn đến bị hao hụt do sóng gió và đong nước thủy triểu hoặc là tu hài có thể phân bố không đều. Áp dụng phương pháp này ta thường thả giật lùi từ ngoài vào trong và từ xa đến gần. - Thả tu hài bằng hình thức cắm lỗ: Đây là phương pháp đem lại tỉ lệ sống cao hơn, tu hài phần bố đều hơn theo như ý muồn, tuy nhiên phương pháp này thường là chậm và cần phải có số lượng nhân lực đảm bảo để thả giống nhanh hơn do thời gian triều xuống có hạn. Cách thả như sau: + Tạo bàn cắm phù hợp, mật độ thả 100 con/m2 thi các chân cắm có khoảng cách là 10 x 10. Mỗi chân cắm có đường kính là 2 cm và chân cắm dài 70-10 cm, nhọn ở phía đầu dưới. Diện tích bàn cắm tốt nhất thiết kế từ 0.3- 0.4m2 để dễ thao tác. + Dùng bàn cắm ấn xuống mặt cát trong khuôn + Đưa lần lượt tu hài giống xuống từ lỗ tạo thành và xoa cát vùi tu hài xuống dưới. + Nên cắm bàn cắm theo hàng, lối để tránh bị sót. Hình 2-37: Thả tu hài trên bãi dùng bàn cắm 2.4. Đánh giá chất lượng giống sau khi thả Sau 5-7 ngày, kiểm tra lại mật độ tu hài bằng cách bới nhẹ nhàng trên 2- 3 vị trí khác nhau. Mỗi vị trí khoảng 0,5-1m2. Nếu mật độ tu hài đảm bảo tỉ lệ
  49. 48 sống đạt trên 80% là đạt yêu cầu. Mật độ còn quá thấp (tỉ lệ sống ≤ 70%) cần thả bổ sung cho đủ và phương pháp thông thường là vãi thêm tu hài lên khuôn giống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu phương pháp thuần hóa giống? 2. Bài tập thực hành - Thuần hóa giống - Thả giống theo phương pháp cắm lỗ C. Ghi nhớ: - Phương pháp thuần hóa giống. - Phương pháp thả giống.
  50. 49 Bài 7: Đặt lồng xuống bãi và phủ lƣới bãi nuôi Giới thiệu: Cố định lồng là khâu kỹ thuật quan trọng trong bảo vệ lồng ương, đặc biệt là chống các loại cá lớn như cá đuối, cua biển, tạo sự thông thoáng. Phủ lưới bãi nuôi là khâu kỹ thuật quan trong trong bảo vệ bãi nuôi, đặc biệt là chống các loại cá lớn như cá đuối, cua biển, . Từ đó nâng cao năng suất và sản lượng thu hoạch. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp đặt lồng xuống bãi và phủ lưới bãi nuôi - Phủ lưới bãi nuôi đảm bảo an toàn cho tu hài sinh trưởng và phát triển - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật đặt lồng và phủ lưới bãi nuôi A. Nội dung: 1. Đặt lồng xuống bãi 1.1. Xác định độ sâu Dùng thước đo mét để xác định độ sâu thả lồng nuôi. Chuẩn bị dây treo lồng dài tương ứng với độ sâu thả lồng. Độ sâu giao động từ 1-1,5m. Sau khi cho giống vào lồng xong tiến hành từ từ thả lồng xuống độ sâu đã được xác định 1.2. Xác định khoảng cách giữa các lồng nuôi Dùng thước đo mét để xác đinh khoảng cách giữa các lồng nuôi. Để các lồng được buộc cố định vào các thanh treo được chính xác trước tiên chúng ta phải đo và xác định khoảng cách giữa các dây treo lồng sao cho việc lưu thông dòng chảy được thuận lợi. Khoảng cách lồng cách lồng thông thường từ 25-30cm. Chú ý: nên treo các lồng trên hai cây xà khác nhau ở những độ sâu khác nhau để tránh hàng lồng trước cản hàng lồng sau 1.3. Buộc lồng Sau khi thả lồng ương xuống độ sâu và khoảng cách theo quy định. Tiến hành buộc dây treo lồng vào xà đảm bảo chắc chắn và không bị sê dịch, không bị tuột. 2. Phủ lưới bãi nuôi 2.1. Chuẩn bị lưới Lưới được sử dụng che mặt khuôn thường là lưới nilon có kích cỡ 2a = 4cm. Lưới được cắt ra đảm bảo che phủ kín mặt khuôn và thừa ra ngoài mỗi
  51. 50 bên 0.3-0.5m. Nhũng mảnh lưới thiếu có thể đan bằng sợi nilon có đường kính 2-3mm. 2.2. Đậy lưới mặt khuôn Đậy lưới mặt khuôn cần đảm bảo lưới căng toàn bộ mặt khuôn và bịt kín toàn bộ mặt khuôn nuôi. Thông thường cần từ 2 đến 3 ngưới để căng lưới và cố đinh khuôn nuôi. 2.3. Cố định lưới Trước tiên, cố định 01 góc khuôn nuôi bằng cách dùng dây buộc chặt vào cột góc khuôn. Đảm bảo lưới tràn và vít chắc xuống mặt đáy bên ngoài khuôn nuôi. Lần lượt cố định lưới vào các góc khuôn và các coc hàng bên với khoảng cách các mối buộc cách nhau từ 1-1,5m. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu tiêu chuẩn độ sâu thả lồng nuôi? - Nêu phương pháp xác định khoảng cách giữa các lồng nuôi? 2. Bài tập thực hành - Thực hiện đo và xác định độ sâu thả lồng nuôi. - Thực hiện đo và xác định khoảng cách giữa các lồng nuôi. - Thao tác đặt lồng xuống bãi nuôi - Thao tác phủ lưới bãi nuôi C. Ghi nhớ: - Phương pháp đặt lồng nuôi - Phương pháp phủ lưới bãi nuôi - Độ sâu bãi nuôi giao động từ 1-1,5m - Khoảng cách lồng cách lồng thông thường từ 25-30cm. - Mắt lưới phủ mặt bãi: nilon có kích cỡ 2a = 4cm.
  52. 51 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị nơi nuôi tu hài bằng lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi tu hài; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chuẩn bị nơi nuôi tu hài bằng lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về Chuẩn bị nơi nuôi tu hài bằng lồng trên bãi, nuôi bãi triều. II. Mục tiêu mô đun Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Mô tả được nơi nuôi tu hài bằng lồng trên bãi, nuôi bãi triều thích hợp cho sinh trưởng và phát triển tốt. - Hiểu biết phương pháp chọn và thả giống. - Chọn và thả giống đúng kỹ thuật - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong Chuẩn bị nơi nuôi tu hài bằng lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Tên các bài trong Địa Mã bài bài mô đun điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* MĐ Bài mở đầu Lý Lớp 2 2 02-01 thuyết học Giới thiệu một số đặc MĐ Tích Lớp điểm sinh học chủ 2 2 hợp học 02-01 yếu của tu hài MĐ Chọn bãi nuôi Tích Cơ sở 56 6 48 2 02-01 hợp nuôi MĐ Chuẩn bị cát Tích Cơ sở 20 4 16 02-01 hợp nuôi MĐ Chuẩn bị lồng nuôi – Tích Cơ sở 22 6 16 02-01 bãi nuôi – khuôn nuôi hợp nuôi
  53. 52 MĐ Lựa chọn giống tu hài Tích Cơ sở 20 4 16 02-01 hợp nuôi MĐ Thả giống Tích Cơ sở 20 2 16 2 02-01 hợp nuôi MĐ Đặt lồng xuống bãi Tích Cơ sở 8 2 6 02-01 và phủ lưới hợp nuôi Kiểm tra hết mô đun 8 8 Cộng: 160 30 118 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Chọn bãi nuôi 4.1.1. Bài tập 1: Khảo sát chất đáy bãi nuôi tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Bản đồ + Các loại giấy phép, quyết định về quyền sử dụng đất, mặt nước. + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Khảo sát vùng nuôi + Bước 3. Tiến hành thu thập và xác định thông tin + Bước 4. Báo cáo kết quả đánh giá - Tiêu chuẩn thực hiện + Vị trí phù hợp + Trong vùng quy hoạch 4.1.2. Bài tập 2: Đo các yếu tố môi trường: độ mặn, pH, độ trong, độ sâu - Nguồn lực:
  54. 53 + Nhiệt kế: 03 chiếc + Khúc xạ kế: 03 chiếc + Tỷ trọng kế: 03 chiếc + Test pH: 03 bộ + Máy đo pH: 03 chiếc + Đĩa secchi: 03 chiếc + Thước - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, độ sâu. 4.1.3. Bài tập 3: Xác định lưu tốc dòng chảy - Nguồn lực: + Máy tính + Phao + Thước đo + Số ghi chép - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định lưu tốc dòng chảy 4.2. Bài 3: Chuẩn bị cát 4.2.1. Bài tập 1: Phân biệt các loại cát và xác định loại cát phù hợp cho nuôi tu hài - Nguồn lực: + Các loại cát + Xô nhựa - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tìm được loại cát thích hợp cho tu hài 4.2.2. Bài tập 2: Xác định tỉ lệ kích cỡ của loại cát nuôi tu hài - Nguồn lực: + Cát + Cốc thủy tinh
  55. 54 + Que quấy + Thước đo - Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm - Tiếu chuẩn sản phẩm: Xác định được tỷ lệ các loại cát 4.2.3. Bài tập 3: Tình khối lượng cát cần chuẩn bị cho nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều - Nguồn lực: + Máy tính + Cát + Diện tích nuôi - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được lượng cát cần dùng nuôi tu hài 4.3. Bài 4: Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi 4.3.1. Bài tập 1: Thao tác chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng - Nguồn lực: + Lồng nuôi + Lưới lót + Lưới nắp lồng + Dây nylon - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lót lồng và nắp lồng lưới. 4.3.2. Bài tập 2: Đưa cát vào lồng - Nguồn lực: + Lồng nuôi + Cát + Thước đo - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Cho cát vào trong lồng đảm bảo kỹ thuật 4.4. Bài 5: Lựa chọn giống tu hài 4.4.1. Bài tập 1: Lựa chọn tu hài giống cấp 2:
  56. 55 - Nguồn lực: + Tu hài giống cấp 2 + Thau + Xô + Cốc đong - Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Lựa chọn được giống Tu hài tốt 4.4.2. Bài tập 2: Xác định kích cỡ giống tu hài cấp 2: - Nguồn lực + Giống tu hài + Thước đo + Đĩa + Cân - Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kích cỡ tu hài giống 4.5. Bài 6: Thả giống 4.5.1. Bài tập 1: Thuần hóa giống - Nguồn lực: + Tu hài giống + Thau chậu + Tỷ trọng kế + Nhiệt kế + Bể composite - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Thuần hóa được giống tu hài 4.5.2. Bài tập 2: Thả giống theo phương pháp cắm lỗ - Nguồn lực: + Tu hài giống + Lồng nuôi + Khuôn tạo lỗ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm
  57. 56 - Tiêu chuẩn thực hiện: Thả được giống theo phương pháp cắm lỗ 4.6. Bài 7: Đặt lồng xuống bãi – phủ lưới bãi nuôi 4.6.1: Bài tập 1: Đo và xác định độ sâu thả lồng nuôi - Nguồn lực: + Lồng ương tu hài + Thuyền + Thước đo - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Đo và xác định độ sâu thả lồng ương 4.6.2: Bài tập 2: Đo và xác định khoảng cách giữa các lồng ương - Nguồn lực: + Lồng ương tu hài + Thuyền + Thước đo - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Tiêu chuẩn sản phẩm: Đo và xác định khoảng cách giữa các lồng ương V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tu hài Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Vị trí phân loại, phân bố; đặc điểm - Kiểm tra bằng cách đặt câu hính thái, cấu tạo; khả năng thích ứng hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết với môi trường; tính ăn và sinh trưởng 5.2. Bài 2: Chọn bãi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp khảo sát đo các yếu tố - Kiểm tra bằng cách đặt câu môi trường nước, xác định độ sâu mực hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết nước và tốc độ dòng chảy. - Thực hiện các thao tác đo các yếu tố - Quan sát, đánh giá các thao môi trường như độ mặn, pH, nhiệt độ, tác thực hiện và kết quả thực hành độ trong.
  58. 57 - Thực hiện các thao tác do tốc độ dòng - Quan sát, đánh giá các thao chảy tác thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Chuẩn bị cát Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp chọn lựa cát nuôi tu hài, - Kiểm tra bằng cách đặt câu phương pháp xác định kích thước và tỉ hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết lệ cát và tính khối lượng cát cần thiết. - Thực hiện các thao tác phân loại cát - Quan sát, đánh giá các thao nuôi tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác xác định kích - Quan sát, đánh giá các thao cỡ và tỉ lệ các loại cát tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện tính toàn lượng cát cần - Kết quả tính dùng 5.4. Bài 4: Chuẩn bị lồng nuôi – bãi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp chọn lựa vật liệu làm - Kiểm tra bằng cách đặt câu lồng, kích thước mắt lưới lót lồng phù hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết hợp. - Phương pháp làm khuôn nuôi - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các thao tác lựa vật liệu làm - Quan sát, đánh giá các thao lồng, kích thước mắt lưới lót lồng phù tác thực hiện và kết quả thực hành hợp. - Thực hiện thao tác làm khuôn nuôi - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.5. Bài 5: Lựa chọn giống tu hài Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  59. 58 - Phương pháp xác định nguồn gốc - Kiểm tra bằng cách đặt câu giống, lựa chọn con giống theo cam hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết quan và theo kích thước - Thực hiện thao tác trong đánh giá cảm - Quan sát, đánh giá các thao quan tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác đo kích thước - Quan sát, đánh giá các thao giống tác thực hiện và kết quả thực hành 5.6. Bài 6: Thả giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp xác định mật độ thả, - Kiểm tra bằng cách đặt câu thuần hóa giống, thả giống và đánh giá hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết tỉ lệ sống - Thực hiện thao tác thuần hóa giống - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác thả giống - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.7. Bài 7: Đặt lồng xuống bãi – phủ lƣới bãi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp đặt lồng đúng tiêu chuẩn, - Kiểm tra bằng cách đặt câu độ sâu, khoảng cách giữa các lồng hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các thao tác đặt lồng đúng - Quan sát, đánh giá các thao tiêu chuẩn, độ sâu, khoảng cách giữa tác thực hiện và kết quả thực hành các lồng - Phương pháo phủ lưới bãi nuôi - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thao tác phủ lưới bãi nuôi - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành
  60. 59 VI. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Toàn, Đặng Khánh Hùng, 2004. Kỹ thuật ương giống và nuôi Tu hài thương phẩm. Danida, 2004. 2. Bài cáo khoa học ” Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)” – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 3. Sổ tay một số đối tượng nuôi hải sản nước lợ, mặn – Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia.
  61. 60 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng - Trường CĐ Thủy sản - Chủ nhiệm 2. Bà: Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó chủ nhiệm. 3. Ông: Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng – Trường CĐ Thủy sản – Thư ký. 4. Ông: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 5. Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 6. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên. 7. Ông: Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Ủy viên. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà: Nguyễn Trọng Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng – Trường TH Thủy sản - Chủ tịch 2. Bà: Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký. 3. Ông Lê Văn Thích, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - ủy viên 4. Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh, Chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ủy viên