Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ

pdf 41 trang ngocly 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nuoi_vo_ca_bo_me.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT - BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cá giống tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 9 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ 5) Giáo trình mô đun Ấp trứng 6) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá bột lên thành cá hương 7) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá hương lên thành cá giống 8) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh 9) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Nuôi vỗ cá bố mẹ là một mô đun chuyên môn nghề. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề sản xuất cá giống nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun: Xây dựng ao nuôi vỗ và ương; Chuẩn bị ao.
  4. 4 Chương trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ có thể sử dụng dạy cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ giới thiệu về tuyển chọn cá bố mẹ, Nuôi dưỡng cá bố mẹ, quản lý môi trường, kiểm tra cá bố mẹ; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết, gồm 4 bài: Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ Bài 3: Quản lý môi trường Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.s Lê Văn Thắng 2. Th.s Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.s Ngô Chí Phương 4. Th.s Đỗ Văn Sơn 5. Th.s Nguyễn Mạnh Hà
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ 8 A. Nội dung 8 1. Xác định thời gian bắt đầu nuôi vỗ 8 2. Chọn cá dựa vào ngoại hình 13 3. Chọn tuổi và cỡ cá bố mẹ 13 4. Chọn cá đực, cái và tỷ lệ đực, cái 14 5. Chọn mật độ nuôi vỗ 15 6. Xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16 C. Ghi nhớ 16 Bài 2: Nuôi vỗ cá bố mẹ 17 1. Chọn loại thức ăn 17 Hình 3-2: Một số loại thức ăn công ghiệp 18 2. Tính khối lượng thức ăn 19 2.2.2. Khẩu phần ăn của cá mè trắng, mè hoa 20 2.2.3. Khẩu phần ăn của cá trắm cỏ 20 2.2.4. Khẩu phần ăn của cá trôi 21 2.2.5. Khẩu phần ăn của cá rô hu và mrigan 21 2.2.6. Khẩu phần ăn của cá chim trắng 22 2.2.7. Khẩu phần ăn của cá tra, basa 22 3. Cho cá ăn 23 4. Quản lý chăm sóc: 24 C. Ghi nhớ 25 Bài 3: Quản lý môi trường 26 1. Quản lý độ trong, màu nước 26
  6. 6 2. Quản lý nhiệt độ, pH, ôxy: 26 3. Quản lý độ sâu mực nước: 28 4. Thay nước và kích thích nước: 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30 C. Ghi nhớ 30 - Quản lý một số yếu tố môi trường 30 - Chế độ kích nước và phương pháp kích nước. 30 Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ 31 1. Kiểm tra độ béo: 31 2. Kiểm tra ngoại hình: 32 3. Kiểm tra mức độ thành thục tuyến sinh dục 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 C. Ghi nhớ 35 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 36 I. Vị trí, tính chất của mô đun 36 II. Mục tiêu 36 III. Nội dung chính của mô đun 36 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 37 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ 37 Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ 37 Bài 3: Kiểm tra cá bố mẹ 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 38 5.1. Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ 38 5.2. Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ 38 5.3. Bài 3: Quản lý môi trường 39 5.4. Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ 39 VI. Tài liệu tham khảo 39
  7. 7 MÔ ĐUN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ Mã mô đun: 03 Giới thiệu mô đun: - Sau khi học xong mô đun, học viên có thể: + Trình bày được kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá bố mẹ; tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng cá bố mẹ; quản lý cá và kiểm tra mức độ thành thục. + Thực hiện được chọn và thả cá bố mẹ; quản lý cá trong quá trình nuôi và kiểm tra cá bố mẹ thành thục. - Mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết và gồm 4 bài: + Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ + Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ + Bài 3: Quản lý môi trường + Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ - Để học mô đun này, học viên: + Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. - Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. - Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm.
  8. 8 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Mục tiêu: - Nêu được cách tuyển chọn cá bố mẹ đặc điểm, hình dạng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. - Nêu được mùa vụ, khối lượng, tỷ lệ cá bố mẹ nuôi vỗ theo vùng, theo loài. A. Nội dung 1. Xác định thời gian bắt đầu nuôi vỗ 1.1. Mùa vụ nuôi vỗ Những vùng có nhiệt độ cao cá thành thục sớm hơn vùng nhiệt độ thấp trên cùng một loài và cùng một giai đoạn phát triển (Ctroganop, 1954; Chung Lân, 1965; Progan, 1972). Vì vậy, khi chọn cá bố mẹ vào nuôi dưỡng ở các vùng địa lý và khí hậu khác nhau, không nhất thiết tuổi cá bố mẹ phải bằng nhau. Ở Việt Nam, thời gian nuôi dưỡng cá bố mẹ và thời gian thành thục cũng khác nhau. ở các tỉnh phía Bắc, thời gian nuôi dưỡng cá bố mẹ thường sớm hơn các tỉnh phía Nam khoảng 1 tháng, nhưng thời gian thành thục lại muộn hơn các tỉnh phía Nam (Nguyễn Duy Hoan, 1982), điều này dẫn đến thời gian cho cá đẻ của các tỉnh phía Nam thường sớm hơn các tỉnh phía Bắc khoảng 15 đến 30 ngày. Tại Lâm Đồng các đối tượng cá đưa vào nuôi vỗ bao giờ cũng sớm hơn cá tỉnh niềm Trung, đặc biệt là cá trắm cỏ. Cùng đối tượng cá bố mẹ nhưng cá nuôi ở các trại cá giống đồng bằng thường thành thục sớm hơn miền núi sử dụng nguồn nước từ hồ chứa. Nguyên nhân do nhiệt độ nước ở khu vực hồ chứa thường thấp và ổn định hơn, biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn sơ với vùng đồng bằng, cho nên sự phát dục thành thục cũng chậm hơn (Nguyễn Duy Hoan, 1982). Các yếu tố môi trường đều chi phối các đặc điểm phát dục thành thục tuyến sinh dục của cá nuôi, nhưng yếu tố nhiệt độ là yếu tố chi phối rõ ràng nhất.
  9. 9 Các tỉnh phía Bắc nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông chênh lệch nhau rất rõ rệt (khí hậu Việt Nam. 1965, cho nên mỗi vụ sinh sản nhân tạo chính cho các loài nuôi là vào mùa xuân - giao điểm của mùa đông và mùa hè ở tháng 2, 3, 4 và giữa tháng 5). Vào mùa thu - giao điểm của mùa hè và mùa đông (tháng 9, tháng 10), các tháng còn lại trong năm cho sinh sản nhân tạo không có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất cá giống thuộc các tỉnh Nam Bộ, các trại sản xuất cá giống ở các hồ chứa (vùng Ninh Thuận, Phú Ninh, Quảng Nam, Eaka - Đăk Lăk ) có thể cho cá đẻ từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm. Nhiệt độ chi phối đến tốc độ phát dục thành thục tuyến sinh dục, tỷ lệ thụ tinh và hiệu quả ấp nở trứng cá do đó việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ và hoạch định cho cá đẻ ở các vùng khí hậu khác nhau có sự khác nhau. 1.2. Đối tượng nuôi và thời gian nuôi 1.2.1. Cá chép Ở các tỉnh phía Bắc cá chép thường đẻ vào hai vụ chính đó là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9), ở các tỉnh miền Nam cá chép hầu như đẻ quanh năm. Trong nghiên cứu, tháng 10 tiến hành đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ đến tháng 2, tháng 3 thì cho đẻ. Trong thực tế sản xuất hiện nay người ta đưa vào nuôi vỗ từ tháng 11, thậm chí đến tháng 12, sang tháng 2, tháng 3 vẫn cho cá đẻ bình thường. Mùa thu tháng 7, tháng 8 đưa vào nuôi vỗ và cho đẻ vào tháng 9. Cá chép thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): Thời gian nuôi vỗ từ tháng 9 đến tháng 12 (khoảng 65 - 75 ngày). Khi cá chép đạt độ béo tiêu chuẩn Ball 4 từ 20/11 đến 1/12, kết thúc giai đoạn nuôi vỗ tích cực chuyển sang nuôi vỗ thành thục. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
  10. 10 Đối với ao nuôi vỗ cá chép chung cá đực và cá cái, chậm nhất vào trung tuần tháng 1 (15/1) phải tách riêng cá đực, cái do cá chép có thể đẻ tự nhiên trong ao, như vậy sẽ không đáp ứng được mục đích của sản xuất. 1.2.2. Cá mè trắng, mè hoa - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): thời gian từ 01/10 đến 31/12. Biện pháp chủ yếu nhất của giai đoạn này là đảm bảo thức ăn tự nhiên đầy đủ để cá tích luỹ vật chất dinh dưỡng bằng cách bón phân để thúc đẩy các loài sinh vật phù du phát triển mạnh, thức ăn tinh là phụ. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 1 đến cuối tháng 3. Thực hiện biện pháp giảm mật độ sinh vật phù du trong ao, luyện cho cá quen với điều kiện môi trường sống khó khăn, đồng thời kết hợp với các yếu tố sinh thái kích thích cá chuyển hóa vật chất dinh dưỡng tích lũy ở cơ và gan cho tuyến sinh dục. Đến cuối tháng 3 thì kiểm tra sự thành thục của cá để quyết định thời gian đẻ. Thời điểm cá đạt thành thục: mè hoa và khoảng trung tuần tháng 3; mè trắng đến đầu tháng 4. 1.2.3. Cá trắm cỏ Tiến hành nuôi vỗ cá trắm phải thực hiện theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): Thời kỳ vỗ béo từ 1/10 - 31/12 căn cứ vào độ béo tiêu chuẩn Ball 4 - 5 để chuyển sang giai đoạn 2. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): Đây là giai đoạn để cá chuyển hóa các chất dinh dưỡng và tuyến sinh dục, thời gian nuôi vỗ từ tháng 1 đến đầu tháng 3. Cuối tháng 2 đầu tháng 3 phải tăng cường kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục bằng cách quan sát ngoại hình, kết hợp thăm trứng trực tiếp và giải phẫu thí điểm, trên cơ sở đó xác định thời gian cho cá đẻ. Lưu ý: Trước khi kiểm tra cá phải ngừng cho cá ăn 2 ngày. 1.2.4. Nuôi vỗ cá trôi - Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
  11. 11 Trước khi qua đông (miền Bắc) vào khoảng tháng 9, tháng 11 cần tăng cường cho cá ăn thức ăn tinh để cá bố mẹ tích luỹ nhiều mỡ, từ đó tăng khả năng chịu rét của cá bố mẹ. Sau đó vào đầu tháng 2 tiếp tục cho cá ăn thức ăn tinh. - Giai đoạn nuôi vỗ thành thục: từ tháng 3 đến tháng 5. Cá trôi thành thục và bắt đầu cho đẻ vào mùa hè và kéo dài đến tháng 9, vì thế nhiệt độ nước ở thời kỳ này thường cao làm ảnh hưởng không tốt cho sự phát dục và thành thục của cá bố mẹ. Kinh nghiệm cho thấy nếu nuôi vỗ cá trôi trong điều kiện nhiệt độ nước 34 - 350C tuyến sinh dục của cá nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thoái hoá. 1.2.5. Nuôi vỗ cá rôhu và mrigan Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 2 đến tháng 4 (khoảng 75 - 80 ngày). Đến đầu tháng 4 tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của cá để quyết định thời gian cho cá đẻ. Thời điểm cá mrigan đạt mức độ thành thục vào đầu tháng 4 và của cá rôhu vào khoảng trung tuần tháng 4. 1.2.6. Nuôi vỗ cá chim trắng - Nuôi vỗ cho cá đẻ chính vụ chia ra làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ tháng 10 - 12 (thời kỳ tích luỹ vật chất để qua đông). + Giai đoạn 2: Từ tháng 1 - 2 (thời kỳ cá trú đông). + Giai đoạn 3: Từ tháng 3 - 5 để cá chuyển hoá vật chất dinh dưỡng vào tuyến sinh dục. Đầu tháng 4 kiểm tra cá để quyết định cho cá đẻ. Thông thường thời điểm cá đạt thành thục vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.
  12. 12 - Nuôi vỗ cá bố mẹ tái phát dục: sau khi cho đẻ chính vụ tiến hành chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ngay, trong khoảng 40 - 50 ngày. 1.2.7. Nuôi vỗ cá tra, basa Thời gian nuôi vỗ đối với cá tra, basa ở các tỉnh Nam bộ mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 10 - 11 năm trước, các tỉnh miền Trung (từ Ðà nẵng trở vào) có thể chậm hơn khoảng một tháng. Đối với các tỉnh miền Bắc do ảnh hưởng thời tiết lạnh của mùa đông nên nuôi vỗ phải muộn hơn, cho nên đàn cá bố mẹ phải được nuôi lưu giữ qua đông và nuôi vỗ tích cực từ tháng 3 trở đi. Ở khu vực Nam bộ thời gian cá thành thục và cho cá bố mẹ tham gia sinh sản từ tháng 3, mùa cá đẻ có thể kéo dài tới tháng 9. Khu vực các tỉnh miền Trung thời gian cá thành thục và cho đẻ muộn hơn, từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hàng năm. Trước khi thả cá bố mẹ vào ao, phải sát trùng cơ thể cá bằng một trong các thuốc sau: + Dung dịch nước muối 3% thời gian tắm 5 - 15phút. + Thuốc tím nồng độ 10 -15ppm và tắm từ 30 - 60 phút. Cụ thể thời gian nuôi của một số đối tượng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3-1: Thời gian nuôi vỗ của một số đối tượng nước ngọt STT Đối tƣợng Nuôi vỗ Tháng Nuôi vỗ Tháng nuôi vỗ tích cực nuôi vỗ thành nuôi vỗ (ngày) (từ tháng thục (từ tháng đến tháng) (ngày) đến tháng) 1. Cá chép 65 - 75 9 - 12 60 - 70 12 - 2 1/10 - 1/1- 3 2. Trắm cỏ 80 - 90 60 - 70 31/12 3. Mè trắng 80 - 90 10 - 31/12 70 - 90 1/1 - 31/3
  13. 13 Mè hoa 4. Cá trôi 120 - 150 10 - 2 70 - 85 3 - 5 5. Rô hu 45 - 60 3 - 15/4 30 - 40 15/4 - 15/5 100 - 120 9 - 12 6. Cá tra, basa 30 - 40 3 - 4 30 - 40 1 - 2 7. Rô hu, mrigan 100 - 120 10 - 1 30 - 40 2 - 4 2. Chọn cá dựa vào ngoại hình 2.1. Vận động của cá Cá hoạt động nhanh nhẹn, khỏe mạnh, bơi ngược dòng nước. 2.2. Hình dạng cơ thể và màu sắc Hình dạng và màu sắc để chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3-2: Một số chỉ tiêu chon cá bố mẹ bằng ngoại hình Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô Tra, trắng hoa cỏ đen Việt gal hu phi basa Ngoại Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt. hình Màu sắc sáng sáng trắng nâu xanh đen xám trắng sáng bạc nâu bạc vàng vàng sẫm nhạt bạc đen Cảm nhiễm Không có dấu hiệu bệnh lý. bệnh
  14. 14 3. Chọn tuổi và cỡ cá bố mẹ Tuổi cá và cỡ cá có quan hệ mật thiết đối với lượng chứa trứng. Độ tuổi của cá bố mẹ quá thấp hoặc quá cao đều cho lượng trứng giảm, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp. Đa số các loài cá khi kích thước quá lớn và độ tuổi cao thì sức sinh sản không tăng thậm trí còn giảm. 3.1. Chọn tuổi cá bố mẹ Bảng 3-3: Tuổi cá bố mẹ của một số đối tượng nước ngọt đưa vào nuôi vỗ Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi trắng hoa cỏ đen Việt gal hu Tuổi cá (năm) - Cá cái 2 - 6 3 - 7 3 - 7 2 - 5 1 - 2 - Cá đực 2 - 6 3 - 7 3 - 8 2 - 5 1 - 2 3.2. Cỡ cá bố mẹ Bảng 3-4: Khối lượng của một số đối tượng cá bố mẹ nước ngọt Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi trắng hoa cỏ đen Việt gal hu Khối lƣợng (kg) - Cá cái 1,5-4 3 - 6 3 - 8 3- 10 0,5-1 1,2 - 3,0 0,25-1,0 - Cá đực 1,2-4 2 - 6 3 - 8 3 - 9 0,3-1 1,0 - 3,0 0,30-1,2 4. Chọn cá đực, cái và tỷ lệ đực, cái Trong nuôi vỗ cá bố mẹ đa số các loài thả theo tỷ lệ đực, cái là 1: 1 (theo khối lượng). Riêng đối với cá rô phi có thể thả theo tỷ lệ 1 : 1 hoặc 1 : 2.
  15. 15 Để xác định được cá đực, cá cái đưa vào nuôi vỗ chủ yếu dựa và đặc điểm của tuyến sinh dục để phân biệt: - Cá đực: Gồm có lỗ hậu môn và lỗ niệu sinh dục. - Cá cái: gồm lỗ hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu. Lỗ hậu môn Lỗ hậu môn Lỗ niệu sinh Lỗ sinh dục dục Lỗ niệu Hình 3-1: Đặc điểm phân biệt cá đực, cái ở cá rô phi 5. Chọn mật độ nuôi vỗ Mật độ thả phải khống chế với cá bố mẹ và mật độ thả hợp lý theo từng đối tượng nuôi khác nhau. Với những loài cá ăn thức ăn gián tiếp thả với mật độ thấp hơn loài cá ăn thức ăn trực tiếp. Người ta thường dùng đơn vị tính mật độ là kilogam (kg) cá đực, cái/100m2. Điều kiện ao nuôi và mật độ cá thả có ảnh hưởng đến sự thành thục của cá bố mẹ, vì vậy các yếu tố như nhiệt độ, ôxy, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên, chất nước phải tương đối ổn định để tạo điều kiện cho tuyến sinh dục phát triển, sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ. Bảng 3-5: Mật độ nuôi vỗ một số loài cá nước ngọt Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi Tra, trắng hoa cỏ gal hu basa Mật độ 15 - 20 12- 15 25 - 30 20- 25 10 - 15 40- 50 22 - 30 (kg/100m2)
  16. 16 6. Xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Phương pháp dựa vào kinh nghiệm sản xuất ở nước ta thì các loài khác nhau thì cho năng suất cá bột khác nhau. Ví dụ: Ở cá chép thông thường 1 kg cá cái sản xuất được từ 5 - 7 vạn cá bột và cho 3000 - 4000 cá giống cỡ 10cm. Dựa vào công thức tham khảo sau để xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. N G = n . P1 . P2 Trong đó: G: khối lượng cá cái cần đưa vào nuôi vỗ N: số cá bột, giống cần sản xuất (con) P1: tỷ lệ thành thục (%) (cá chép: 95% = 0,95). P2: tỷ lệ đẻ (%) (cá chép: 90% = 0,9). n: năng suất cá bột, giống sản xuất được/ kg cá cái. Ví dụ: Tính khối lượng cá trắm cỏ bố mẹ cần đưa vào nuôi vỗ. Biết số cá bột cần sản xuất là 500 vạn con, tỷ lệ thành thục 90%, tỷ lệ đẻ 90%, và năng suất cá bột là 6 vạn/kg. Áp dụng công thức: N 5.000.000 G = = = 102 kg n . P1 . P2 60.000 x 0,9 x 0,9 Vậy số lượng cá bố mẹ cần đưa vào nuôi vỗ là: 102 kg. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Nêu các đặc điểm và hình dạng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ? - Bài tập: + Tính khối lượng cá bố mẹ để nuôi vỗ?
  17. 17 + Chọn cá bố mẹ để đưa vào nuôi vỗ? C. Ghi nhớ - Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ để nuôi dưỡng - Phương pháp tính khối lượng cá; phân biệt cá đực, cái.
  18. 18 Bài 2: Nuôi vỗ cá bố mẹ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp và các bước cho cá ăn. - Xác định được loại thức ăn và khối lượng thức ăn cho từng đối tượng nuôi. A. Nội dung 1. Chọn loại thức ăn Cá thành thục nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc vào thức ăn. Nếu điều kiện dinh dưỡng không thích hợp thì sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục cũng không thể thực hiện được. Điều kiện dinh dưỡng không những có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành thục, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản hữu hiệu của chúng (số trứng đẻ được tính theo mỗi kilogam thể trọng). Trong các loài cá nuôi hiện nay, mối quan hệ giữa vấn đề cung cấp thức ăn với sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục của cá bố mẹ rất chặt chẽ. Vì vậy vấn đề cung cấp thức ăn cho cá phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Thức ăn đủ về chất lượng (các chất như Protid, Glucid, Lipid). - Số lượng thức ăn phải thỏa mãn nhu cầu. - Thức ăn phải được cung cấp theo đúng giai đoạn. - Đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân công. 1.1. Thức ăn xanh Thức ăn xanh gồm: các loại cỏ, lá sắn, cây ngô non, mạ non, rau lấp, rong tóc tiên chủ yếu là những loại không có tính đắng. Chất lượng thức ăn: thức ăn phải đảm bảo tươi, non. Không bị nát và không có mùi lạ.
  19. 19 1.2. Thức ăn tinh + Thành phần thức ăn gồm: cám gạo, ngô, đậu tương, bột cá, thóc mầm + Chế biến: ngô ngâm mềm hoặc làm vỡ dạng mảnh, nấu chín dạng đặc. Đậu tương ngâm mềm và được nấu chín. + Thóc ngâm và ủ nẩy mầm, độ dài của mầm từ 0,5 - 1cm. Ngoài ra sử dụng thức ăn công nghiệp có sẵn trên thị trường, hàm lượng đạm từ 20% trở lên. Thức ăn công nghiệp không bị ẩm mốc, lâu tan trong nước. Hình 3-2: Một số loại thức ăn công ghiệp
  20. 20 2. Tính khối lượng thức ăn 2.1. Tính khối lượng đàn cá bố mẹ trong ao Căn cứ và tổng khối lượng của đàn cá bố mẹ ban đầu, nhân với % khẩu phần ăn theo hàng tháng. 2.2. Tính khẩu phần cho ăn Sau khi xác định khối lượng đàn cá bố mẹ trong ao tiến hành tính khối lượng thức ăn cho lần sau theo công thức: A = S x (P x K) x Q/30 Trong đó: A: khối lượng thức ăn của lần sau. S: tỷ lệ sống ước lượng. P: khối lượng của mẫu. K: số lượng cá thả ban đầu. Q: khẩu phần ăn hàng ngày (% trọng lượng cá) 2.2.1. Khẩu phần ăn của cá chép a) Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): - Thức ăn tinh có hàm lượng đạm 20 - 30%, lượng thức ăn 2 - 4% trọng lượng cá/ngày. Thời gian cho ăn thức ăn tinh 50 - 60 ngày từ 1 tháng 10 đến 1/12. - Thức ăn mầm (thóc, ngô, đỗ mầm): lượng thức ăn mầm 3% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: dùng phân chuồng ủ kỹ với 1 - 2% vôi bột, lượng 7 - 10kg/100m3 nước/lần, bón 1 - 2 lần/tuần. b) Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): - Cho cá ăn thức ăn tinh và mầm, mỗi loại bằng 1% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: liều lượng và kỹ thuật bón phân giống giai đoạn nuôi vỗ tích cực.
  21. 21 2.2.2. Khẩu phần ăn của cá mè trắng, mè hoa a) Giai đoạn I ( nuôi vỗ tích cực): Biện pháp chủ yếu nhất của giai đoạn này là đảm bảo thức ăn tự nhiên đầy đủ để cá tích luỹ vật chất dinh dưỡng bằng cách bón phân để thúc đẩy sự phát triển mạnh của các loài sinh vật phù du. - Phân bón: dùng phân chuồng kết hợp phân xanh bón cho ao: + Phân chuồng: 6 - 7kg/100m3 nước ao/lần, bón 2lần/tuần. Khi bón phải hòa với nước rồi té đều hoặc rải khắp mặt ao. + Phân xanh: bón từ 10 - 15kg/100m3 nước ao/lần/tuần. Bó thành bó 7 - 10kg đặt ở góc ao hoặc rải rác xung quanh bờ ao. + Nếu nhiệt độ thấp: bón phân chuồng nhiều thì ngừng bón phân xanh. + Trường hợp màu nước lên chậm: dùng phân vô cơ bón thúc cho ao, tốt nhất dùng lân/đạm theo tỷ lệ nhất định. Liều lượng sử dụng từ 0,3 - 0,4 kg lân + 1 - 2 kg đạm/100m3 nước ao. Trước khi sử dụng đạm và lân phải được hòa nước rồi té đều khắp mặt. - Thức ăn tinh: gồm có bột ngũ cốc, tốt nhất dùng bột ngô, cám gạo mịn hòa loãng tạt đều khắp mặt ao. b) Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục) - Phân bón: giảm đi một nửa (1/2) so với giai đoạn nuôi vỗ tích cực. - Thức ăn tinh: cắt hoàn toàn, nếu cá quá béo ngừng hẳn bón phân. 2.2.3. Khẩu phần ăn của cá trắm cỏ a) Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): - Thức ăn tinh: Thành phần thức ăn gồm 70% ngô, 10 - 15% đậu tương, 15 - 20% thóc mầm. Khẩu phần ăn hàng ngày bằng 2 - 4% trọng lượng thân cá. - Thức ăn xanh gồm: cỏ, lá sắn, cây ngô non, mạ non, rau lấp, rong tóc tiên Khẩu phần ăn hàng ngày từ 20 - 30% trọng lượng thân cá.
  22. 22 b) Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): - Ngừng cho cá ăn thức ăn tinh, chỉ cho ăn thức ăn xanh với lượng 20 - 30% trọng lượng thân cá/ngày. - Nếu có điều kiện nên cho cá ăn thêm thóc mầm, ngô mầm, đỗ mầm. Cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 3 - 5% trọng lượng đàn cá. 2.2.4. Khẩu phần ăn của cá trôi a) Giai đoạn nuôi tích cực - Cung cấp thức ăn tinh cho cá: lượng thức ăn tinh hàng ngày từ 3 - 6% khối lượng thân. Thức ăn tinh cho cá trôi bao gồm: cám gạo, bột đỗ tương, khô dầu, bã đậu tất cả các hỗn hợp thức ăn trên được trộn đều, nấu chín cho cá ăn. - Bón phân gây nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng phân chuồng được bón 1 tuần/lần, mỗi lần từ 7 - 12kg/100m2. Phân xanh một tuần bón một lần, mỗi lần từ 12 - 15kg/100m2. b) Giai đoạn nuôi vỗ thành thục - Giảm thức ăn tinh cho ăn ít hoặc không cho ăn (tuỳ thuộc vào độ béo của cá bố mẹ). - Giảm hoặc ngừng bón phân. 2.2.5. Khẩu phần ăn của cá rô hu và mrigan a) Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực). Cá mrigan và rô hu có khả năng sử dụng được thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên. Vì vậy, trong quá trình nuôi vỗ nên sử dụng thức ăn tinh kết hợp với bón phân tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. - Thức ăn tinh: cám gạo, khô dầu, bột đỗ tương. Tốt nhất dùng thức ăn hỗn hợp có hàm lượng đạm 10% trở lên. Khẩu phần ăn 3 - 6% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: + Phân chuồng: 10 - 15kg/lần/100m3 nước, bón 2 lần/tuần. + Phân xanh: 15 - 20kg/100m3 nước, bón 1 lần/tuần.
  23. 23 b) Giai đoạn II ( nuôi vỗ thành thục). - Thức ăn tinh: khẩu phần ăn 0,5 - 1% trọng lượng đàn cá/ngày. - Phân bón: giảm đi 1/2 so với giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực). 2.2.6. Khẩu phần ăn của cá chim trắng - Thức ăn tinh: Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến, nhưng hàm lượng protein từ 30 - 40%. - Thức ăn xanh (các loại rau: muống, khoai lang, lấp và bèo tấm ) và thức ăn mầm. - Nuôi vỗ chính vụ: + Giai đoạn 1: thức ăn tinh 3 - 4%; thức ăn xanh 1%. + Giai đoạn 2: thức ăn tinh 1 - 2%. + Giai đoạn 3: thức ăn tinh 5 - 6%; thức ăn xanh 1 - 2% và thóc mầm 1%. - Đối với nuôi vỗ tái phát: Thức ăn tinh giống giai đoạn 3. 2.2.7. Khẩu phần ăn của cá tra, basa Ðể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết và cân đối cho cá, ta dùng kết hợp cả thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế biến. Đối với thức ăn tự chế biến có thể tham khảo một số công thức sau: Bảng 3-6: Một số công thức chế biến thức ăn cho cá tra, basa. Công thức Công thức Công thức Công thức Thành phần 1 2 3 4 Cá tạp tươi (%) 90 Cá tạp khô (%) 65 Bột cá nhạt (%) 50 - 60 50 - 60 Bột đậu tương (%) 20 Cám gạo (%) 9 15 20 - 30 19 - 29
  24. 24 Bột ngô (%) 19 19 Mix khoáng (%) 1 1 1 1 Vitamin C 10 10 10 10 (mg/100kg thức ăn) Thức ăn công nghiệp được sử dụng cho cá tra, basa bố mẹ phải có hàm lượng đạm 30%. Lượng thức ăn hàng ngày với thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ 5 - 8% trọng lượng đàn cá/ngày, thức ăn công nghiệp 2 - 3% trọng lượng đàn cá/ngày. Hình thức phân chia giai đoạn trong quá trình nuôi vỗ cá tra, basa hiện nay chưa được rõ ràng. Vì vậy, thức ăn tinh vẫn có thể cho ăn gần đến thời gian cho cá đẻ. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn nuôi vỗ tích cực, ở giai đoạn này người ta lại phân ra làm hai bước. Bước 1: từ tháng 9 đến tháng 12 nuôi vỗ tích cực tăng cường cho cá ăn thức ăn tinh cả về số lượng lẫn chất lượng. Khẩu phần thức ăn hàng ngày từ 4 - 5% trọng lượng thân. Bước 2: từ tháng 1 đến tháng 2 vẫn tiếp tục nuôi vỗ tích cực, nhưng sẽ giảm về số lượng thức ăn mà tăng về chất lượng thức ăn, hàm lượng đạm trong thành phần thức ăn ở thời kỳ này phải đạt 20%. Từ tháng 3 đến tháng 4 ngừng cho cá ăn thức ăn tinh. 3. Cho cá ăn -Thức ăn xanh: Cho ăn vào buổi chiều mát (17-18 giờ), phải cho thức ăn vào trong khung nổi trên mặt ao gần cống tiêu nước. Khung cho ăn dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, khung được thiết kế bằng vật liệu nổi (tre, nhựa ). Diện tích khung cho ăn khoảng 6 - 8m2 và được cắm cọc cố định vị trí khung. Thời gian cho ăn: Cho cá ăn vào khoảng 9 - 10 giờ sáng.
  25. 25 - Thức ăn chế biến: ngô được ngâm mềm hoặc làm vỡ dạng mảnh và nấu chín dạng đặc. Đậu tương ngâm mềm. + Thức ăn chế biến: có thể sử dụng một số công thức thức ăn sau: Cám gạo 60% + bột ngô 20% + bột cá 20%. Hoặc: cám gạo 40% + bột ngô 20% + bột đậu tương 40%. + Thóc ngâm và ủ nẩy mầm. + Kỹ thuật cho ăn: Cho cá ăn đảm bảo theo phương pháp 4 định: Định chất lượng thức ăn Định khối lượng cho ăn Định thời gian cho ăn Định vị trí cho ăn 4. Quản lý chăm sóc: - Thức ăn tinh: sau khi cho ăn 60 phút kiểm tra, nếu cá ăn hết là đạt yêu cầu. - Thức ăn xanh: sáng hôm sau kiểm tra thấy cá ăn hết hoặc thừa thì điều chỉnh số lượng và chất lượng thức ăn cho phù hợp. - Thường xuyên theo dõi, thăm ao vào sáng sớm và chiều mát để kiểm tra hoạt động của cá, môi trường ao nuôi và mực nước trong ao. - Vệ sinh ao thường xuyên và khung cho ăn vào 7 - 8 giờ sáng, vớt hết thức ăn dư thừa của lần cho ăn trước. Chú ý: + Những ngày thời tiết thay đổi: mưa bão, nắng nóng, gió rét cá ăn ít, thậm trí không ăn. Vì vậy phải giảm lượng thức ăn hoặc ngừng không cho cá ăn. + Khi môi trường nước ao đậm đặc cá thường nổi đầu nhiều, nên tiến hành sử lý nước hay thay nước cho ao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Đặc điểm dinh dưỡng của một số loài cá nước ngọt:
  26. 26 - Bài tập: + Tính khẩu phần cho cá ăn? + Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn? C. Ghi nhớ - Xác định loại thức ăn. - Các bước cho cá ăn.
  27. 27 Bài 3: Quản lý môi trƣờng Mục tiêu: - Nêu được các chỉ tiêu về môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ. - Xác định được một số yếu tố môi trường trong ao nuôi. - Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Quản lý độ trong, màu nước - Ao nuôi vỗ cá mè trắng, mè hoa: luôn luôn theo dõi và chăm sóc cho ao đảm bảo một số chỉ tiêu sau: + Nước có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ xanh, mật độ TVPD đạt 3 triệu cá thể/ lít. Nếu màu nước lên chậm: dùng phân vô cơ bón thúc cho ao: tốt nhất dùng lân/đạm theo tỷ lệ 1/2 với lượng 0,4 - 0,6 kg lân + 1 - 2 kg đạm/100m3 nước ao, hòa nước té đều khắp mặt ao. + Độ trong: Luôn duy trì độ trong màu nước ao trong khoảng 20 - 30cm. + Những ngày thời tiết thay đổi, cá nổi đầu phải ngừng bón phân, bổ xung hoặc thay nước. - Ao nuôi vỗ cá chép thường rất đục, và do kết hợp với bón phân cho ao dẫn đến cá chép có thể nổi đầu và buổi sáng. Vì thế cần phải thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để xử lý kịp thời. - Ao nuôi vỗ cá trôi, rô hu, mrigan : ao nuôi vỗ cá trôi không nên để nước quá béo, vì nước quá béo làm cho hàm lượng ôxy giảm trong khi đó ngưỡng ôxy của cá trôi thấp, do vậy trong quá trình nuôi cần phải đảm bảo cho môi trường nước tương đối trong sạch. 2. Quản lý nhiệt độ, pH, ôxy: 2.1 .Nhiệt độ Là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định tuổi thành thục sớm hay muộn, mặc dù thức ăn được cung cấp đầy đủ, nhưng nhiệt độ không thích hợp thì hệ số thành thục không cao.
  28. 28 Ở Việt Nam cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, rôhu, mrigan thành thục ở 2 tuổi (2+). Cá chép thành thục ở 1 tuổi (1+), cá rô phi thành thục sinh dục ở 4 - 5 tháng tuổi Đa số các loài cá sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 - 280C. Nhiệt độ ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng, phát dục thành thục. Thời gian phát dục thành thục ở mỗi loài cá khác nhau thì khác nhau, và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3-7: Ngưỡng nhiệt độ nuôi vỗ của một số loài cá nước ngọt STT Loài cá Ngƣỡng nhiệt độ (0C) 1. Mè trắng, mè hoa 26 - 28 2. Cá chép 20 - 25 3. Trắm cỏ 26 - 28 4. Cá trôi 24 - 28 5. Rô hu, mrigan 28 - 30 6. Rô phi 25 - 30 7. Chim trắng 28 - 30 8. Tra, basa 28 - 30 Nhiệt độ còn liên quan đến sự phong phú thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Nắm được quy luật về khí hậu, thời tiết để đề ra biện pháp nuôi vỗ cho hợp lý. Trong điều kiện ở miền Bắc nước ta từ tháng 9 đến tháng 2, nhiệt độ dưới 250C thích hợp với sinh trưởng, ở thời kỳ này tiến hành nuôi vỗ tích cực, tuyến sinh dục ở giai đoạn II.
  29. 29 Từ tháng 2 đến tháng 9 nhiệt độ trên 25 0C thích hợp cho sự phát dục và thành thục của tuyến sinh dục cá bố mẹ, nên ta tiến hành chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục. 2.2. Hàm lượng ôxy: Mỗi loài cá khác nhau, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục khác nhau thì yêu cầu về hàm lượng ôxy cũng khác nhau. Khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp, cá bị nổi đầu, dinh dưỡng kém, thành thục kém thậm chí không thành thục được. Nếu ôxy trong nước 2mgO2/l cá lười ăn, một số loài cá nổi đầu. Nếu ôxy trong nước là 1mgO2/l cá ngừng ăn. Nếu ôxy trong nước 0,5 - 0,6mgO2/l cá nổi đầu nặng, ôxy hòa tan vào trong nước còn phụ thuộc vào nhiệt độ, phụ thuộc vào ngày đêm và phụ thuộc vào sinh vật lượng có trong nước. Khả năng ôxy hòa tan vào trong nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình quang hợp của sinh vật phù du, mặt thoáng của ao, sóng gió Hàm lượng ôxy hòa tan trung bình 4mgO2/l là thích hợp. 3. Quản lý độ sâu mực nước: Độ sâu của ao nuôi có ảnh hưởng đến sự thành thục và phát triển của bố mẹ, ảnh hưởng đến các điều kiện như nhiệt độ, ôxy, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên, chất nước. Vì vậy, để các điều kiện trên tương đối ổn định có lợi cho sự sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ thì độ sâu mực nước trong ao luôn dao động từ 1,2 - 1,5m nước là thích hợp nhất. 4. Thay nước và kích thích nước: - Thay nước nhằm: + Cải thiện điều kiện sống theo hướng có lợi cho cá sinh trưởng và phát dục. + Loại bỏ các sản phẩm thải do quá trình phân huỷ thức ăn dư thừa. + Bổ sung nước cho ao nuôi bị mất đi do quá trình bay hơi, thẩm lậu. + Thay nước được tiến hành ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực. - Kích thích nước:
  30. 30 + Tạo ra một dòng chảy nhất định trong ao với lưu tốc từ 0,2 - 0,4m/s (tương tự như lưu tốc dòng chảy của các hệ thống sông). + Thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng từ cơ và gan cho buồng trứng. + Nâng cao được hệ số thành thục và tỷ lệ đẻ của cá trong điều kiện nhân tạo. + Kích nước được tiến hành ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục. 4.1. Thời gian kích thích nước Sau giai đoạn nuôi vỗ tích cực chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục thì thực hiện nghiêm túc chế độ kích thích nước vào ao nuôi giúp tạo môi trường trong sạch để cá phát triển tuyến sinh dục. - Đối với cá trắm cỏ, mè trắng thực hiện nghiêm túc chế độ kích thích nước vào ao nuôi giúp cá phát triển tuyến sinh dục : + Từ tháng 12 đến tháng 1: 2 tuần kích nước 1 lần. + Trong tháng 2: 2 lần/tuần. + Tháng 3: 1 ngày/lần. Lượng nước mỗi lần dâng lên 20 - 30 cm (2 - 3 giờ liên tục). - Cá mè hoa: + Kích thích nước từ tháng 10 đến tháng 12 mỗi tháng một lần, mỗi lần dâng lên 20cm nước. + Sang tháng 1, tháng 2 tiến hành mỗi tháng 2 lần, mỗi lần dâng lên 20cm nước. + Sang tháng 3 cứ một tuần kích thích nước một lần, mỗi lần 20cm nước. - Ao nuôi vỗ cá trôi: Đến giai đoạn nuôi vỗ thì biện pháp chủ yếu là tăng cường kích thích nước, kết hợp các yếu tố sinh thái tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục sớm vào tháng 5 và trung tuần tháng 6. Chế độ kích thích nước mỗi tuần từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 4 giờ, kích thích nước cho đến khi cá thành thục cho đẻ.
  31. 31 - Cá rô hu: ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực (tháng 3 - 4) cứ 2 tuần kích thích nước một lần (bằng cách thêm nước mới vào ao từ 10 - 15cm). Đến giai đoạn nuôi vỗ thành thục tăng cường kích thích nước, mỗi tuần kích thích 2 - 3 lần. - Đối với cá chim trắng vào mùa đông định kỳ 7 ngày kích nước một lần, mỗi lần 20- 30% nước trong ao. Sang mùa xuân và mùa hè thì cứ 3 ngày kích một lần, mỗi lần 20 - 30% nước trong ao. Nước chảy: nước chảy là phải có lưu tốc nhất định (0,2 - 0,4m/s) và chảy trong một thời gian nhất định, trực tiếp kích thích cá bố mẹ đang phát dục ở giai đoạn cuối (giai đoạn IV) tiến tới phát dục thành thục, nâng cao hiệu quả thúc đẻ. 4.2. Khối lượng nước kích cho ao Nước chảy sẽ làm tăng cường sự trao đổi chất của cá bố mẹ trong quá trình nuôi lên rõ rệt, rất không có lợi cho sự sinh trưởng của cá bố mẹ. Khi thay nước, nếu thay mỗi lần thay lượng nước nhiều quá sẽ làm thay đổi đột ngột môi trường làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và thành thục của cá. Lượng nước mỗi lần kích dâng lên 20 - 30cm trong thời gian 2 - 3giờ liên tục. Nếu có điều kiện có thể thay khoảng 1/3 lượng nước trong ao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Nêu một số chỉ tiêu về môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ? - Bài tập: thực hành kích nước cho ao nuôi vỗ cá bố mẹ? C. Ghi nhớ - Quản lý một số yếu tố môi trường. - Chế độ kích nước và phương pháp kích nước.
  32. 32 Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ Mục tiêu: - Nêu được các chỉ tiêu về thành thục tuyến sinh dục của cá bố mẹ. - Bắt, giữ và kiểm tra được cá bố mẹ. - Đảm bảo đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Kiểm tra độ béo: Đến cuối giai đoạn nuôi vỗ tích cực tiến hành kiểm tra độ béo của cá bố mẹ để chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Khi cá đạt đến độ béo tiêu chuẩn (ở Ball4 - Ball5), lúc này đa số tế bào trứng ở giai đoạn III, cá biệt có con đã ở giai đoạn IVa. Như vậy trong cơ thể cá đã trải qua một quá trình chuyển hóa mạnh mẽ vật chất dinh dưỡng được lấy từ bên ngoài vào qua thức ăn được tích lũy ở cơ và gan đã chuyển hóa vào buồng trứng. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp tích cực để chuyển hóa vật chất dinh dưỡng trong gan, cơ chuyển vào tuyến sinh dục. - Cách tiến hành : + Cân trọng lượng cá trước khi mổ + Mổ một bên thân cá ở phần bụng + Lấy nội quan và tách riêng mỡ và nội tạng + Cân riêng nội tạng và mỡ cá. Sau đó dựa vào công thức sau để xác định độ béo : Sử dụng 2 phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định độ béo của cá. 3 3 Q = W x 100/L và Q0 = W0 x 100/L Trong đó : Q, Q0 : Độ béo Fulton và Clark W, W0 : Khối lượng toàn thân và khối lượng bỏ nội quan của cá (g)
  33. 33 L : Chiều dài của cá từ đầu miệng đến cuối phần phủ vảy của cá (cm). 2. Kiểm tra ngoại hình: 2.1. Thời gian kiểm tra Trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12, tiến hành kiểm tra độ béo của cá, nếu cá còn gầy phải tăng cường cho cá ăn thức ăn giàu protit, ngược lại nếu cá đã đạt độ béo tiêu chuẩn Ball4, Ball5. Kết thúc giai đoạn nuôi vỗ tích cực chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục. 2.2. Hình dạng và màu sắc - Thân hình cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, màu sắc tươi sáng phù hợp với màu sắc tự nhiên của cá, không dị hình dị tật và không có dấu hiệu bệnh. - Bụng to, thuôn đều từ trước đến sau. 3. Kiểm tra mức độ thành thục tuyến sinh dục 3.1. Thời gian kiểm tra Cuối tháng 2 đầu tháng 3 phải tăng cường kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục bằng cách quan sát ngoại hình, kết hợp thăm trứng trực tiếp và giải phẫu điểm, trên cơ sở đó để xác định thời gian cho cá đẻ, trước khi kiểm tra cá phải ngừng cho cá ăn 2 ngày. Thời điểm cá dạt thành thục vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Bảng 3-8 : Một số yêu cầu kỹ thuật đối với tuyến sinh dục cá bố mẹ: Yêu cầu Loài cá Cá cái Cá đực Mè trắng, mè hoa, - Bụng to, mềm đều,da - Da bụng mỏng, vây trắm cỏ, trắm đen, bụng mỏng ngực nháp trôi, rôhu, và - Lỗ sinh dục màu đỏ - Hậu môn hồng và hơi mrigal hồng, không bị loét lồi - Trứng tròn đều, rời - Vuốt nhẹ hai bên bụng
  34. 34 nhau, 70 - 80% số trứng gần hậu môn thấy sẹ chảy kiểm tra đã chuyển cực ra đặc, màu trắng Rô phi - Bụng to, phân biệt rõ 3 - Vây có màu sắc sặc sỡ lỗ ở vùng huyệt - Thấy rõ 2 lỗ ở vùng - Trứng có màu vàng huyệt 3.2. Kiểm tra cá đực Đối với cá đực việc kiểm tra cá thành thục cho đẻ tương đối đơn giản. Dùng tay vuốt nhẹ phía trên lỗ sinh dục khoảng 5cm, thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Cá đực thành thục tốt biểu hiện tinh dịch màu trắng đặc, nhiều, tan nhanh trong nước. Cá đực thành thục kém biểu hiện tinh dịch loãng và ít. Hình 3-3: Kiểm tra sẹ cá đực 3.3.Kiểm tra cá cái Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục như căn cứ vào quá trình nuôi vỗ, phương pháp chọn ngoại hình, phương pháp dùng que thăm trứng, phương pháp tiêm thăm dò. - Căn cứ vào quá trình nuôi vỗ:
  35. 35 Đây là một trong những phương pháp chọn cá bố mẹ khá chính xác, muốn vậy người cán bộ kỹ thuật phải có những số liệu tổng hợp trong suốt qúa trình nuôi vỗ từ đặc điểm đàn cá đưa vào nuôi vỗ, chế độ ăn, chế độ kích thích nước, chế độ kiểm tra định kỳ để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Trên cơ sở đó xác định phương pháp phù hợp với đặc điểm đàn cá mà mình nuôi vỗ. - Phương pháp chọn ngoại hình: Cá cái thành thục biểu hiện bụng to, thuôn đều, bụng cá mềm đều từ trên xuống dưới, khoảng giữa ngực và bụng hơi lõm xuống, lỗ hậu môn mở rộng, vẩy xung quanh lỗ hậu môn dãn ra. Ngoài ra, cá phải khoẻ mạnh không bị thương. - Phương pháp thăm trứng: + Dùng que thăm trứng đưa vào lỗ sinh dục, ven theo xoang bao trứng, sâu chừng 5 - 10cm rồi xoay nhẹ 1 - 2 vòng lấy trứng ra đưa vào đĩa hoặc hộp lồng quan sát. Trứng thành thục biểu hiện: các hạt trứng rời nhau, hạt trứng căng, tròn đều, màu sắc óng ánh, màu vàng sẫm, nhiều nhớt là tốt. Hình 3-4: Kiểm tra trứng cá cái
  36. 36 + Trứng to nhỏ không rời nhau, trứng còn xanh hoặc trắng đục, ít nhớt chứng tỏ trứng chưa chín. Nếu trứng lấy ra đã nhão, vỏ trứng nhăn nheo, lăn đi lăn lại dễ vỡ là trứng đã thoái hoá. + Lấy 15 - 20 quả trứng đưa vào dung dịch Sedr (thành phần của dung dịch Sedr gồm: cồn (960) 60%; formol 30%; acid acetic 10%) rồi quan sát. Sau 2 phút nhân trứng chuyển màu vàng sẫm và trông rõ hiện tượng lệch cực. + Nếu từ 70 - 80% số trứng đã lệch cực là biểu hiện trứng đã chín. + Nếu 50% số trứng chưa lệch cực biểu hiện trứng chưa chín, không tiêm kích dục tố. + Nếu hạt nhân dịch đến sát màng tế bào thì trứng đó đã biểu hiện trứng quá già. Phương pháp lấy trứng quan sát trực tiếp đã thu được kết quả, chẩn đoán chính xác hơn phương pháp quan sát ngoại hình. - Phương pháp tiêm thăm dò: Sau khi tiêm lần 1 (tiêm thăm dò) được 4 - 6 giờ tùy theo nhiệt độ nước. Sau đó tiến hành kiểm tra cá thấy bụng cá có hiện tượng lớn lên, dùng tay kiểm tra bụng cá, thấy bụng cá có sự đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn chứng tỏ cá thành thục tốt, khi đó quyết định tiêm lần 2. Nếu bụng cá có hiện tượng trương to thì nhất thiết không tiêm đợt 2 (biểu hiện này là trứng còn non), trường hợp này nên thả cá lại ao để cho đẻ ở lần tiếp theo. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Nêu các chỉ tiêu về độ béo, hệ số thành thục tuyến sinh dục của cá bố mẹ? - Bài tập: Thực hành kiểm tra độ béo và mức độ thành thục của cá bố mẹ? C. Ghi nhớ - Phương pháp đánh giá độ béo, mức độ thành thục của cá bố mẹ
  37. 37 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt; được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun kỹ thuật cơ sở; mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học. Mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ giúp người nuôi chọn được cá bố mẹ và nuôi vỗ cá bố mẹ để tham gia sinh sản. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở sản xuất cá giống cụ thể. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở sản xuất cá giống cụ thể. II. Mục tiêu - Trình bày tiêu chí để chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. - Xác định được loại và khối lượng thức ăn, nêu được các bước cho cá ăn. - Thực hiện công tác nuôi vỗ cá bố mẹ. - Kiểm tra được độ béo và mức độ thành thục của cá bố mẹ. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời lƣợng Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ 03-01 Tuyển chọn cá Tích Lớp học/ 10 3 7 bố mẹ hợp Ao nuôi MĐ 03-02 Nuôi dưỡng cá Tích Lớp học/ 16 3 12 1 bố mẹ hợp Ao nuôi MĐ 03-03 Quản lý môi Tích Lớp học/ 12 2 10 trường hợp Ao nuôi MĐ 03-04 Kiểm tra cá bố Tích Lớp học/ 18 2 15 1 mẹ hợp Ao nuôi Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 60 10 44 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Thực hành: Kiểm tra và chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. - Nguồn lực: + Quần lội nước, áo mưa, ủng, gang tay: 01 bộ/nhóm 7-10 học viên. + Lưới kéo cá bố mẹ: 01 chiếc
  38. 38 + Ao nuôi: 1 ao. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn để nuôi vỗ. Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ Bài tập: Tính khối lượng đàn cá bố mẹ trong ao và khẩu phần cho cá ăn. - Nguồn lực: + Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được khối lượng đàn cá bố mẹ và khẩu phần cho ăn. Bài 3: Kiểm tra cá bố mẹ Thực hành: Kiểm tra độ béo và mức độ thành thục của cá bố mẹ - Nguồn lực: + Quần lội nước, áo mưa, ủng, gang tay: 01 bộ/nhóm 7-10 học viên. + Lưới kéo cá bố mẹ: 01 chiếc + Bộ giải phẫu: 3 bộ + Cân: 01 chiếc + Ao nuôi: 1 ao. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Kiểm tra được độ béo và tính được tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục của cá bố mẹ.
  39. 39 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nắm kiến thức về yêu cầu để lựa chọn Mức độ hiểu biết cá bố mẹ và mùa vụ nuôi vỗ. Chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ Mức độ hiểu biết và thực hiện 5.2. Bài 2: Nuôi dƣỡng cá bố mẹ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định được loại thức ăn thích hợp cho Mức độ hiểu biết đối tượng nuôi. Tính được khối lượng đàn cá bố mẹ và Mức độ hiểu biết và thực hiện khẩu phần cho ăn và kết quả tính toán 5.3. Bài 3: Quản lý môi trƣờng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nắm kiến thức các chỉ tiêu về môi trường Mức độ hiểu biết ao nuôi vỗ cá bố mẹ Xác định được thời gian kích nước và Mức độ hiểu biết khối lượng nước 5.4. Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nắm được các chỉ tiêu về thành thục tuyến Khả năng hiểu biết kiến thức sinh dục của cá bố mẹ. của từng học viên Kiểm tra độ béo và mức độ thành thục của Mức độ hiểu biết và thực hiện cá bố mẹ và kết quả tính toán.
  40. 40 VI. Tài liệu tham khảo - Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn - Giáo trình sản xuất giống cá nước ngọt, NXB Nông nghiệp, 2007. - Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Trường Đại học Nha Trang, NXB Nông nghiệp, 2006. - Nguyễn Tường Anh, 2005, Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi (Cá trê, cá tra, sặc rằn, thát lát, tai tượng, rôphi toàn đực), NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005.
  41. 41 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương./.