Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy

pdf 90 trang ngocly 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_danh_bat_hai_san_bang_luoi_re_ba_lop_tang.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ BA LỚP TẦNG ĐÁY Mã số: MĐ 03 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 Hà Nội, năm 2013 1
  3. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 03
  4. 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá những loài cá có giá trị kinh tế rất phát triển một trong những nghề đó là nghề đánh bắt hải sản bằng lưới rê. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun lắp ráp, sửa chữa lưới rê 2) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp 3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy 4) Giáo trình mô đun Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy 5) Giáo trình mô đun Đánh bắt cá Thu, Ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt 6) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản sau thu hoạch Giáo trình mô đun: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy . Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ và bao gồm 5 bài: Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê ba lớp tầng đáy Bài 2: Chuẩn bị Bài 3: Thả lưới rê ba lớp Bài 4: Trôi lưới rê ba lớp Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê ba lớp Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
  5. 4 các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2. Đỗ Văn Nhuận
  6. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 MÔ ĐUN: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ BA LỚP TẦNG ĐÁY 7 Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê ba lớp 8 A. Nội dung: 8 1.Các loại hải sản đánh bắt bằng lươí rê ba lớp . 8 2. Một số ngư trường lưới rê ba lớp ở Việt Nam 13 3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê ba lớp 15 4. Các máy khai thác của nghề lưới rê ba lớp 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 20 Bài 2: Chuẩn bị 22 A.Nội dung: 22 1. Chuẩn bị ở bờ 22 2. Chuẩn bị trên đường đến ngư trường 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 31 Bài 3: Thả lưới rê ba lớp 33 A. Nội dung: 33 1.Vị trí thao tác khi thả lưới 33 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê ba lớp 33 3.Thả lưới rê ba lớp 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 39 Bài 4: Trôi lưới rê ba lớp 424 A. Nội dung: 424 1. Trực ca trong quá trình trôi lưới 45 2.Thăm lưới trong quá trình trôi lưới 46 3.Xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới 46 Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê ba lớp 47 1.Vị trí thao tác khi thu lưới 47 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê ba lớp 47 3. Thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp 48 4. Xử lý sự cố trong quá trình thu lưới rê ba lớp 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 50
  7. 6 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 52 I. Vị trí, tính chất mô đun: 52 II. Mục tiêu mô đun: 52 III. Nội dung chính của mô đun: 52 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 53 V. Tài liệu tham khảo 59 Phụ lục 1 60 Phụ lục 2 74 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,Error! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU Error! Bookmark not defined.
  8. 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ BA LỚP TẦNG ĐÁY Mã số mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Kiến thức: + Hiểu được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê ba lớp tầng đáy; + Biết được các ngư trường đánh bắt lưới rê ba lớp tầng đáy ở Việt Nam; + Hiểu được kỹ thuật đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Kỹ năng : + Phân biệt được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê ba lớp tầng đáy ; + Liệt kê được các ngư trường đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp ở Việt Nam; + Thao tác được các công đoạn trong quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.
  9. 8 Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03- 1 Mục tiêu: - Liệt kê được các loại hải sản đánh bắt được bằng lưới rê ba lớp tầng đáy; - Hiểu đặc điểm chung của ngư trường lưới rê ba lớp tầng đáy ở việt nam; - Biết được tàu đánh bắt bằng rê ba lớp ở Việt nam; - Nêu được các thông số kỹ thuật, máy khai thác, boong thao tác của tàu lưới rê ba lớp ; - Hiểu được cấu tạo của lưới rê ba lớp; - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. A. Nội dung: 1.Các loại hải sản đánh bắt bằng lươí rê ba lớp: Gồm có cá lượng Nhật Bản, cá lượng 6 răng, cá lượng vạch xám, cá lượng vây đuôi dài, mực nang mắt cáo, mực nang vân hổ, mực nang vàng 1.1. Cá Lượng Nhật Bản Hình 3.1.1. cá Lượng Nhật Bản Đặc điểm hình thái Thân dài, dẹp bên. Chiều dài thân tiêu chuẩn bằng 2,7 - 3,5 lần chiều cao thân. Mõm dài, chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Hàm trên có 4 - 5 cặp răng nanh nhỏ, ở phía trước hàm. Lược mang có 14 - 17 chiếc. Đường bên hòan tòan. Vây ngực rất dài, bằng khoảng 1,0 - 1,3 lần chiều dài đầu, đạt đến khởi điểm của vây hậu môn. Vây bụng dài, bằng 1,2 - 1,6 lần chiều dài đầu. Vây đuôi chia thùy sâu, thùy trên vây đuôi dài hơn thùy dưới và có tia vây trên cùng kéo dài thành sợi. Phần lưng màu hồng, phần bụng màu trắng bạc. Đỉnh đầu ngay phía sau mắt có một vết màu vàng. Bên thân có 11 - 12 dải màu vàng dọc thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi. Có một chấm đỏ hình hạt đậu nằm ngay sai khởi điểm của đường bên. Vây lưng màu trắng, mép vây màu vàng dọc thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi. Có một chấm đỏ hình hạt đậu nằm ngay khởi điểm của
  10. 9 đường bên. Vây lưng màu trắng, mép vây màu vàng, viền vây màu đỏ. Vây đuôi màu hồng, phần trên thùy trên và sợi kéo dài có màu vàng. Kích cỡ khai thác: 150-200 mm Mùa vụ khai thác: Quanh năm 1.2. Cá Lượng 6 răng Hình 3.1.2. cá Lượng 6 răng Đặc điểm hình thái Thân dài, dẹp bên. Chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,6 - 3,4 lần chiều cao thân. Chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Hàm trên có 3 - 4 đôi răng nanh nhỏ, ở phía trước hàm. Lược mang có 11 - 17 chiếc. Vây ngực dài, bằNg khoảng 1,0 - 1,4 lần chiều dài đầu, đạt đến phía sau khởi điểm vây hậu môn. Vây bụng dài, bằng 1,2 - 1,6 lần chiều dài đầu. Vây đuôi chia thùy sâu, thùy trên vây đuôi hơi dài hơn thùy dưới, không có tia vây kéo dài. Phần lưng màu hồng, phần bụng màu trắng bạc. Bên thân, phía dưới đườNg bên có 6 - 8 dải màu vàng dọc thân. Có một vết đỏ, đuôi màu vàng. Vây hậu môn màu trắng đục, có một dải màu vàng chạy dọc thân. Kích cỡ: 150-200 mm Mùa vụ khai thác: Quanh năm 1.3. Cá Lượng vạch xám
  11. 10 Hình 3.1.3. cá Lượng vạch xám Đặc điểm hình thái Thân dài, dẹp bên. Chiều dài tiêu chuẩn bằng 3,1 - 3,6 lần chiều cao thân. Chiều dài mõm hơi lớn hơn đường kính mắt. Hàm trên có 3 - 5 đôi răng nanh nhỏ, ở phía trước hàm. Lược mang có 11 - 15 chiếc. Vây ngực dài, bằng khoảng 0,9 - 1,3 lần chiều dài đầu. Vây bụng dài, bằng 0,9 - 1,3 lần chiều dài đầu đạt đến phía sau khởi điểm vây hậu môn. Vây đuôi chia thùy sâu, thùy trên vây đuôi có một sợi kéo dài. Phần lưng màu hồn, phần bụng màu trắng bạc. Đầu có 2 dải màu vàng từ dưới mũi đến mắt và từ khoảng giữa hàm trên đến mắt. Bên thân có các dải màu vàng to, dải thứ nhất từ phía dưới khởi điểm của đường bên đến phần trên cuống đuôi, dải thứ hai chạy từ phía trên gốc vây ngực đến phần dưới cuống đuôi. Có một vết đỏ nằm phía dưới của khởi điểm đường bên. Vây lưng màu trằng, mép vây màu vàng, và có 3 dải màu vàng chạy dọc vây. Vây đuôi màu hồng, phần giữa đuôi có màu vàng. Vây hậu môn có 2 dải màu vàng chạy dọc thân. Kích cỡ: 130-150 mm Mùa vụ khai thác: Quanh năm 1.4. Cá Lượng vây đuôi dài Hình 3.1.5. cá Lượng vây đuôi dài
  12. 11 Đặc điểm hình thái Thân dài, dẹp bên. Chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Chiều dài tiêu chuẩn bằNg 3,2 - 4 lần chiều cao thân. Hàm trên có 3 - 4 đôi răng nanh ở phía trước hàm. Lược mang có 12 - 16 chiếc. Đường bên hoàn toàn. Vây ngực dài, bằNg khoảng 1,0 - 1,2 lần chiều dài đầu, mút vây ngực vượt quá hậu môn. Vây bụng dài, bằNg 1,0 - 2,5 lần chiều dài đầu. Vây đuôi chia thùy sâu, thùy trên vây đuôi kéo dài thành sợi. Thân màu hồng. Lưng có một dải màu vàng tươi, ở phía trên đường bên và chạy dọc theo việc lưng sau xương nắp mang đến cuống đuôi. Phía dưới đường bên có 5 dải màu vàng, rõ ràng, chạy dọc thân. Bụng màu trắng bạc. Đầu màu hồng, có một dải màu vàng từ môi trên đến mép trước của mắt. Vây lưng màu hồng, mép vây màu vàng. Vây đuôi màu hồng, mép trên và phần tia sợi màu vàng Kích cỡ khai thác: 200-300mm. Mùa vụ khai thác: Quanh năm 1.5. Mực nang mắt cáo Hình 3.1.6. Mực nang mắt cáo Đặc điểm hình thái Mực nang thuộc về lớp động vật thân mềm, cùng họ với bạch tuộc và mực ống. - Cơ thể lớn, thân dài 200-300mm. Mặt lưng có nhiều vân hình mắt cáo. - Phân bố địa lý: Phân bố chủ yếu ở độ sâu 60-100m. Tập trung ở Vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Đông, Tây nam bộ Kích cỡ khai thác: 200-300 mm.
  13. 12 Mùa vụ khai thác: Quanh năm 1.6. Mực nang vân hổ Hình 3.1.7. Mực nang vân hổ Đặc điểm hình thái Thân lớn dài 200-300mm, hình bầu dục, chiều dài gấp đối chiều rộng, vây bao quanh thân. Mặt lưng có nhiều vân hình gợn sóng. Vỏ (nang mực) hình bầu dục dài, mép sau có một gai nhọn thô. - Phân bố địa lý: Phân bố ở cả ba vùng biển của Việt Nam, vùng Vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Đông, Tây nam bộ. Đặc biệt ở vùng biển Bình Thuận, Kiên Giang là nơi thường có nhiều mực nang vân hổ lớn nhất. Mực nang vân hổ sống ở tầng giữa và tầng đáy noi có nhiều cát bùn và các loài vỏ sò, ốc, đá rạn. - Mùa vụ khai thác : chính vụ tháng 6 - 9 và tháng 11- tháng 3 năm sau. - Kích thước khai thác : 200-300mm 1.7. Mực nang vàng Hình 3.1.8. Mực nang vàng
  14. 13 Đặc điểm hình thái : Thân tương đối lớn, chiều dài gấp đối chiều rộng. Ở con đực trên lứng có các chấm sắc tố tạo thành dải vân ngang; ở con cái dải vân ngang không rõ. Màu sắc da lưng hơi ngả màu vàng. Vây tương đối rộng. Mặt bụng của mai có vân dạng sóng một đỉnh, chính giữa có một rãnh dọc. Mai có gai đuôi. - Phân bố địa lý: Phân bố ở cả ba vùng biển của Việt Nam, vùng Vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Đông, Tây nam bộ. Mực nang vàng tập trung ở độ sâu 30-50m. Mùa xuân chúng thường hay vào gần bờ để đẻ trứng. Đặc biệt đánh bắt nhiều ở Vịnh Bắc Bộ, nhất là khu vực đảo Cái Chiên, Cô Tô (Quảng Ninh), ven đảo Cát Bà (Hải Phòng). - Mùa vụ khai thác : chính vụ tháng 6 - 9 và tháng 11- tháng 3 năm sau. - Kích thước khai thác : 200-300mm 2. Một số ngư trường lưới rê ba lớp ở Việt Nam 2.1. Đặc điểm chung Ngư trường khai thác là nơi có các quần thể cá (hay hải sản khác) tập trung tương đối ổn định, việc tiến hành khai thác tại đây luôn đạt sản lượng cao. Sự xuất hiện các quần thể cá tại ngư trường thường mang tính mùa vụ, với chu kỳ dài ngắn khác nhau tùy thuộc các yếu tố sinh thái tự nhiên. Các ngư trường thường đựơc gọi tên theo địa danh gần chúng nhất, thường là tên các đảo hoặc cửa sông. Bãi cá khai thác là vùng nước có những điều kiện sinh thái thích hợp, là nơi hội tụ đàn cá để sinh đẻ hay để kiếm mồi. Tùy theo quần thể cá, các bãi cá được chia thành bãi cá đáy hoặc bãi cá nổi. Mỗi ngư trường thường gồm nhiều bãi cá. Trong thực tế đôi khi khái niệm bãi cá được dùng chỉ ngư trường. Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam được chia làm 4 ngư trường khai thác chính: ngư trường vịnh Bắc bộ, ngư trường miền Trung, ngư trường Đông Nam bộ và ngư trường Tây Nam bộ. Chế độ gió mùa đã tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dương sinh học, làm cho sự phân bố cá mang tính chất mùa vụ rõ ràng. Vùng biển vịnh Bắc bộ, thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. Thời kỳ gió mùa tây nam từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Vùng biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh có đặc điểm là địa hình đáy dốc. Khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, lưu lượng nước sông ít nên chịu
  15. 14 ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi. Vì vậy, sự phân bố thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt hơn, vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3 đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần loài của chúng có các loài cá đại dương như cá thu, cá ngừ, cá chuồn , sự phân bố của cá đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa. Vùng nước nông ven bờ từ Quy Nhơn đến Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tương đối cao. Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, từ 11030,N trở xuống, nơi bờ biển chuyển hướng bắc nam sang đông nam. Thời kỳ gió mùa đông bắc, cá nổi tập trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa tây nam. Các khu vực tập trung chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn. Thời kỳ gió mùa tây nam, cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có những khu vực tập trung lớn và có xu hướng ra xa bờ. Các khu vực đẻ trứng gần bờ, số lượng đàn cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. Sản lượng cá đáy vùng gần bờ phía Tây Nam bộ nhìn chung cao hơn vùng biển phía Đông Nam bộ. Bờ phía đông, sản lượng khai thác vào thời kỳ gió mùa đông bắc cao hơn thời kỳ gió mùa tây nam, còn ở bờ phía tây thì ngược lại. Dựa vào mối tương quan giữa cá và nguồn thức ăn trong biển, từ việc xác định khối lượng động vật phù du (thức ăn của cá nổi) và động vật đáy (thức ăn của cá đáy), có thể xác định được ngư trường khai thác thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam. Theo phương pháp nghiên cứu này, vùng biển Việt Nam được chia ra thành các ngư trường sau: ngư trường gần bờ, ngư trường thềm lục địa và ngư trường ngoài thềm lục địa Việt Nam. Theo sự phân chia này, tổng diện tích vùng biển gần bờ của Việt Nam là 98.100km2; thềm lục địa Việt Nam khoảng 326.200km2 và vùng biển ngoài thềm lục địa Việt Nam là 377.000km2. 1.2.2. Ngư trường lưới rê ba lớp - Khu vực giữa vịnh Bắc bộ từ vĩ tuyến 19000,-20000,N, nằm dọc theo đường đẳng sâu 50m nước. - Ngư trường ngoài khơi biển miền Trung (từ 14000,-18000,N và từ 111030,E trở vào đến độ sâu 100m), nằm rải rác trong vùng, chủ yếu là khu vực nam Hoàng Sa. - Ngư trường nhỏ ngoài khơi Phú Khánh - Bình Thuận (từ 11000,-11045,N và từ 110030,E trở vào đến độ sâu dưới 30m nước). - Ngư trường từ Vũng Tàu đến Côn Sơn (từ 8000,-10000,N) trong dải độ sâu 30-50m nước. - Ngư trường Đông Nam bộ, nằm rải rác khắp vùng biển từ nam Bình Thuận (từ 11015,-6030,N và từ 105030,-111030,E), tập trung nhiều ở dải độ sâu 30-50m nước. - Ngư trường phía nam Hòn Khoai, 7030,-8000,N và 104030,-105030,E.
  16. 15 - Ngư trường biển Tây Nam bộ từ giữa vịnh Thái Lan đến phía nam Phú Quốc và từ ven bờ ra đến hết độ sâu 50m nước (tới kinh độ 103000,E). 3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê ba lớp 3.1. Thông số kỹ thuật - Kích thước vỏ tàu: + Chiều dài (L) = 18,55m + Chiều rộng(B)= 5,5m + Chiều cao mạn(D)= 2,65m - Tải trọng 50 Tấn - Công suất máy 360 CV - Vòng quay định mức: 2300 - Tốc độ tự do: 7 Hl/giờ Hình 3.1-10 Tàu lưới rê 4. Các máy khai thác của nghề lưới rê ba lớp
  17. 16 4.1. Bố trí chung của tời thu lưới rê thủy lực (xem hình vẽ ) Hình 3.1-11 Tời lưới rê 4.2 Đặc tính kỹ thuật của tời thu lưới rê thủy lực (xem hình3.1-8 ) Lực kéo định mức của tời : Pdm =1.000kg Tốc độ thu lưới trung bình : Vtb = 0,42m/s Động cơ thủy lực Loại động cơ : động cơ bánh răng thủy lực Áp suất làm việc : p = 100 at Lưu lượng trung bình : Qođc = 51,2 lít/phút Tốc độ động cơ : nđc = 100 vòng/phút Công suất động cơ : Nđc = 4,6 kw Bơm thủy lực Loại bơm : bơm bánh răng thủy lực Áp suất làm việc : p = 100 at Lưu lượng trung bình : Qob = 51,2 lít Tốc độ bơm : nb = 1.250 vòng/phút Công suất của bơm : 6,5 kw Đường kính ống dẫn dầu : d = 20mm Lượng dầu chứa trong : V = 70 lít
  18. 17 thùng dầu Hình 3.1-12 Kết cấu của tời thuỷ lực 4.3. Kết cấu của tời thu lưới rê thủy lực Kết cấu gồm các cụm chi tiết và chi tiết (xem hình ): Vành đỡ 1. Động cơ thủy lực 4 được liên kết với vành đỡ 1 bằng các bu lông, vòng đệm 2, 3. Bánh răng trụ 5 được lắp vào đầu trục động cơ thủy lực 4. Bánh răng trụ 6 được liên kết với vành đĩa 7 bằng các bu lông, vòng đệm 13, 14. Hai ben cao su 16 (tang tời) được liên kết với vành đĩa 7. Hai ben cao su 16 được liên kết với nhau thông qua các chi tiết vòng đệm17, chốt chẻ 18, vòng đệm 19, trục 20 và ống cao su 21. Hai vành đĩa 7 được lắp trên trục 1, liên kết với trục 1 qua bốn vòng bi 12. Vành đỡ 1 và vành đỡ 2 được lắp cố định trên trục 1 bằng then 10 và đai ốc hãm 8, vòng đệm hãm 9. Toàn bộ tời được treo trên cột qua vành đỡ 1 và các maní xoay, đảm bảo tời hoạt động linh hoạt. 4.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tời thu lưới rê thủy lực (hình 3.1-13 ) Máy chính 16 lai bơm thủy lực thông qua bộ truyền đai thang 14. Dầu thủy lực từ thùng chứa dầu 2 đi qua đường ống dẫn dầu 3, qua đường ống dẫn dầu 3, qua đường ống dẫn dầu 5 nhờ bơm thủy lực 4 làm việc. Dầu thủy lực đi qua van tiết lưu 6, qua đồng hồ áp lực 7, qua van điều khiển 8, qua đường ống dẫn dầu 9 đến động cơ thủy lực 10.
  19. 18 Hình 3.1-13 Nguyên lý hoạt động của tời thuỷ lực Động cơ thủy lực 10 liên kết với tang tời 15 qua bộ truyền bánh răng trụ lắp trên tời. Tang tời 15 hoạt động thông qua bộ truyền bánh răng trụ trên tời. Toàn bộ vàng lưới rê được thu qua tang tời 15. Dầu thủy lực hồi về qua động cơ thủy lực 10, qua đường ống dẫn dầu hồi 11, qua van điều khiển 8, qua đường ống dẫn dầu hồi 12, qua thiết bị làm mát 13, qua bộ lọc 1 và hồi về thùng chứa dầu 2. Van điều khiển 8 là van đặc chủng loại 4 cửa 3 vị trí, đảm bảo khả năng thay đổi tốc độ từ thấp đến cao theo tính toán và đảo chiều quay của tang tời 15, đảm bảo vàng lưới rê dài 10 km được thu qua tang tời thuận lợi và an toàn. 4.5 Công dụng của tời thu lưới rê thủy lực Tời thu lưới rê thủy lực được chế tạo và lắp đặt trên tàu có công suất từ 74-140 CV đạt các ưu việt về khoa học công nghệ (hơn hẳn tời cơ khí) và hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Kết cấu nhỏ gọn tạo ra boong thao tác rộng rãi, buồng máy rộng rãi trong điều kiện vốn chật chội của tàu khai thác, từ đó không gây cản trở trong quá trình thao tác nghề nghiệp. Hệ thống thủy lực làm việc êm, không gây tiếng ồn, không ảnh hưởng tới môi trường làm việc, từ đó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thủy thủ. Có khả năng thay đổi tốc độ và đảo chiều quay trên tang tời nhanh nhạy. Hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của quá trình thao tác thu lưới, thu cá của nghề lưới rê. Thời gian thao tác thu hết vàng lưới rê dài 10 km bằng tời thủy lực đã giảm 30-50% thời gian so với thao tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời. Số thủy thủ cần để thao tác thu lưới bằng tời thu lưới rê thủy lực đã giảm 30-50% số thủy thủ so với thao tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời. Giải phóng sức lao động, thủy thủ làm việc không nặng nhọc, vất vả như khi còn phải thao tác thu lưới thủ công.
  20. 19 Hình 3.1-14. Tời lưới rê 5. Giới thiều về vàng lưới rê ba lớp: Lưới rê 3 lớp đánh bắt ở tầng đáy, phần áo lưới có 3 lớp lưới được ghép lại với nhau với hệ số lắp ráp khác nhau. Tấm lưới ở giữ có kích thước mắt lưới nhỏ, hai tấm có kích thước mắt lưới lớn nằm ở ngoài. Mục đích của việc sử dụng 3 lớp áo lưới trên cùng vàng lưới là để cho lớp giữa chui qua 2 lớp bên khi có dòng chảy tác dụng tạo thành những cái túi chứa sản phẩm trong quá trình hoạt động. Lưới rê trôi ba lớp tầng đáy đối tượng khai thác chính là mực nang và một số loài cá đáy khác. Cấu tạo một cheo lưới tương đối giống nhau giữa các vùng. Mỗi cheo lưới gồm 3 tấm lưới kích thước khác nhau ghép với nhau. Hai tấm lưới ngoài thường có vật liệu là PA 210D/6 và kích thước mắt lưới 2a = 400mm. Tấm lưới ở trong vật liệu là PA 210D/2 và kích thước mắt lưới 2a = 80mm. Một tấm lưới có chiều dài rút gọn khoảng 50m, chiều cao 1,8 - 2,5m, được trang bị hệ thống chì và giềng chì; phao và giềng phao. Một vàng lưới rê ba lớp tầng đáy có chiều dài thay đổi trong phạm vi vài nghìn đến hàng chục nghìn m tuỳ theo từng địa phương và quy mô sản xuất. Lưới rê ba lớp thường khai thác từ 2 giờ chiều đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, mùa vụ khai thác quanh năm, sản lượng bình quân từ vài chục kg đến vài tạ trên mẻ lưới.
  21. 20 Hình 3.1.15. Hình dạng của vàng lưới rê ba lớp khi làm việc trong nước B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1.Các câu hỏi Câu hỏi 1: Kể tên một số loài hải sản thường đánh bắt bằng lưới rê ba lớp ? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được một số loài hải sản thường đánh bắt bằng lưới rê . 2. Các bài thực hành Bài thực hành 3.1.1: Thực hành nhận dạng một số loài hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp. - Mục tiêu: Giúp cho học viên nhận dạng các loài hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp. - Nguồn lực: Cần có 20 kg hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp để học viên thực hành. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một số hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp . - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được:
  22. 21 Nhận dạng được một số loài hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp. Bài thực hành 3.1.2: Thực hành tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê. - Mục tiêu: Giúp cho học viên hiểu cấu tạo của tời lưới rê . - Nguồn lực: Cần có 01 tời lưới rê để học viên thực hành. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm quan sát tời lưới rê . - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Nhận dạng được các bộ phận của tời lưới rê . C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Các loại hải sản thường đánh bắt được bằng lưới rê ba lớp. - Cấu tạo của tời lưới rê .
  23. 22 Bài 2: Chuẩn bị Mã bài: MĐ 03-2 Mục tiêu: - Trình bày được công tác chuẩn bị của nghề lưới rê ba lớp tầng đáy. - Thực hiện được công tác chuẩn bị của nghề lưới rê ba lớp tầng đáy . - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. A.Nội dung: 1. Chuẩn bị ở bờ 1.1. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê ba lớp tầng đáy Khi thu lưới rê, người ta thường kiểm tra và sửa chữa ngay những hư hỏng trên vàng lưới. Tuy nhiên trước khi rời cảng đi đánh bắt, cũng phải tiến hành kiểm tra lại vàng lưới rê một cách kỹ càng hơn; để sửa chữa, thay thế những bộ phận của lưới rê có thể sẽ bị hỏng trong chuyến biển đến, hoặc những hư hỏng chưa được phát hiện, hoặc những hư hỏng xảy ra trong quá trình tàu đậu ở cảng. Việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê ba lớp tầng đáy thực hiện trước khi đi biển, có lợi hơn nhiều khi thực việc này ở trên biển vì những lý do sau: - Có nhiều thời gian để kiểm tra, sửa chữa; do đó việc kiểm tra sửa chữa sẽ chu đáo hơn, đặc biệt là khi vàng lưới rê hư hỏng quá nhiều. - Có đầy đủ phụ tùng vật tư để thay thế. - Ra đến ngư trường, vàng lưới rê ba lớp tầng đáy đã sẵn sàng làm việc, không để lỡ cơ hội trong khai thác. 1.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê ba lớp tầng đáy: 1.2.1.Kiểm tra dây giềng dắt: - Nội dung kiểm tra: + Dây giềng có bị mòn quá 10%, có bị biến dạng, có bị lão hóa không. + Liên kết tạo khuyết còn chắc chắn không - Sửa chữa, thay thế: + Dây bị mòn quá 10%, bị biến dạng, bị lão hóa thì thay dây mới. + Liên kết tạo khuyết không chắc, thì tạo khuyết mới 1.2.2. Kiểm tra phao ganh, dây phao ganh, phao và giềng phao - Nội dung kiểm tra: + Số lượng: đủ/thiếu
  24. 23 + Khoảng cách giữa 2 phao có đảm bảo không + Dây có sờn, mòn + Phao tròn có bị nứt/vỡ không + Phao ganh có bị móp không - Sửa chữa, thay thế: + Số lượng thiếu: thay vào cho đủ. + Khoảng cách giưã 2 phao chưa đảm bảo: tháo phao ra buộc lại cho đúng. + Dây có sờn, mòn: thay dây mới. - Phao tròn có bị nứt/vỡ: thay mới. - Phao ganh có bị móp: thay mới. 1.2.3. Kiểm tra thịt lưới, các đường sươn ghép - Nội dung kiểm tra: + Các mắt lưới có bị rách không + Các đường sươn ghép có bị tuột không - Sửa chữa, thay thế: + Tiến hành vá những chỗ lưới rách + Sươn những đường ghép bị tuột 1.2.4. Kiểm tra chì, và giềng chì - Nội dung kiểm tra: + Số lượng: đủ/thiếu + Khoảng cách giữa 2 viên chì có đảm bảo không + Giềng chì có sờn, mòn không + Chì có bị mòn, bị mất không - Sửa chữa, thay thế: + Số lượng chì thiếu: thay vào cho đủ. + Khoảng cách giưã 2 viên chì chưa đảm bảo: tháo chì ra kẹp lại cho đúng. + Giềng chì có sờn, mòn: thay dây mới 1.3. Kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới rê ba lớp tầng đáy: 1.2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới rê ba lớp tầng đáy.
  25. 24 Ở trên biển, dụng cụ thiếu về số lượng thì việc sửa chữa vàng câu sẽ chậm lại; thiếu về chủng loại thì đôi khi có những hư hỏng không thể sửa được, ảnh hưởng đến sản xuất. Vật tư dự trữ cho vàng lưới rê cũng rất quan trọng, Đôi khi vì những lý do khách quan trên biển, một số cheo lưới bị hư hỏng nặng hoặc bị mất, nếu không có đủ vật tư để kịp thời thay thế, thì chiều dài vàng lưới rê bị giảm, đồng nghĩa với giảm năng suất đánh bắt. 1.2.2. Quy trình kiểm tra: a.Kiểm tra chủng loại, số lượng dụng cụ, vật tư sửa chữa vàng lưới rê - Nội dung kiểm tra: + Chủng loại dụng cụ làm dây như kìm, kéo dùi chầu dây , dụng cụ làm lưới như ghim, cữ, dao , vật tư như chỉ sươn ghép, dây giềng, phao, chì có đầy đủ không. + Số lượng dụng cụ làm dây như kìm, kéo dùi chầu dây , dụng cụ làm lưới như ghim, cữ, dao , vật tư như chỉ sươn ghép, dây giềng, phao, chì có đầy đủ không. -Xử lý: + Lập danh mục bổ sung (nếu thiếu). b. Kiểm tra tình trạng hư hỏng của dụng cụ sửa chữa lưới rê - Nội dung kiểm tra: + Xếp riêng những dụng cụ hư hỏng ( nếu có) -Xử lý: + Lập danh mục số lượng và chủng loại vật tư cần bổ sung c. Kiểm tra số lượng các tấm lưới( cheo lưới ) rê ba lớp tầng đáy làm sẵn để thay thế -Nội dung kiểm tra: + Số lượng các tấm lưới ( cheo lưới) rê làm sẵn thường từ 5 đến 7 cheo -Xử lý: + Khi kiểm tra nếu thấy thiếu thì lập danh mục số lượng tấm lưới rê làm sẵn cần bổ sung 1.3. Quy trình kiểm tra chủng loại , số lượng dụng cụ sơ chế, làm sạch cá 1.3.1.Kiểm tra chủng loại dụng cụ làm sạch cá - Nội dung kiểm tra:
  26. 25 + Kiểm tra chủng loại các dụng cụ đã đầy đủ chưa -Xử lý: + Nếu chưa đủ phải lập danh mục bổ sung 1.3.2. Kiểm tra số lượng dụng cụ làm sạch cá - Nội dung kiểm tra: + Kiểm tra số lượng các dụng cụ đã đầy đủ chưa -Xử lý: + Nếu chưa đủ phải lập danh mục bổ sung 1.3.3. Kiểm tra tình trạng hư hỏng của dụng cụ làm sạch cá - Nội dung kiểm tra: + Xác định hư hỏng của các dụng cụ làm sạch cá -Xử lý: + Lập bảng kê các dụng cụ hư hỏng cần thay mới 1.3.4. Kiểm tra tình trạng vệ sinh của dụng cụ làm sạch cá - Nội dung kiểm tra: + Kiểm tra độ sạch/ bẩn của dụng cụ -Xử lý: + Nếu dụng cụ bẩn phải tiến hành rửa sạch 1.4. Kiểm tra dụng cụ, vật tư bảo quản cá: 1.4.1. Tìm hiểu dụng cụ, vật tư bảo quản cá: Để giữ được chất lượng cá trong quá trình bảo quản, cần phải có những dụng cụ vật tư như sau: a. Hầm cách nhiệt trên tàu: Hầm cách nhiệt dùng để bảo quản cá, được đóng liền với thành tàu. Hầm có khả năng hạn chế hơi nóng từ bên ngoài vào và ngăn hơi lạnh từ hầm thoát ra, nhờ vậy mà giữ cho nước đá chậm tan trong quá trình bảo quản cá. Thông thường khi bảo quản cá bằng nước đá trong hầm, hầm cách nhiệt có nhiệt độ ổn định từ 0 độ C đến 2 độ C. Xung quanh hầm là lớp cách nhiệt, mặt trong hầm là lớp ván gỗ. Bên trên hầm có cửa hầm hình vuông hoặc chữ nhật kích thước 0,8 x 0,8 m hoặc 0,6 x 0,8 m. Cửa hầm có nắp đậy cũng làm bằng vật liệu cách nhiệt. Mỗi hầm cách nhiệt có các lỗ thoát nước, đường kính mỗi lỗ khoảng 4-5 cm, có lưới chắn để cá không lọt ra ngoài. Lỗ thoát nước có công dụng xả nước do nước đá tan trong quá trình bảo quản cá hoặc nước khi làm vệ sinh hầm.
  27. 26 c. Máy xay nước đá: Máy xay nước đá dùng để xay đá cây thành đá viên nhỏ có kích thước 2-3 cm. Máy xay đá hoạt động bằng cách trích lực từ máy chính. Hình 3.2.1. Máy xay nước đá Hình 3.2.2 . Trục xay đá bên trong máy d. Các loại dụng cụ bảo quản khác: Bao gồm: máy bơm nước, xẻng xúc đá, ky đựng đá, dầm gỗ, bạt đậy hầm, bàn chải cước, chổi, e. Các loại vật tư bảo quản cá: Bao gồm: - Nước đá cây: đủ để bảo quản cá theo tỷ lệ 2 đá, 1 cá.
  28. 27 f. Dụng cụ kiểm tra quá trình bảo quản: Bao gồm: nhiệt kế, giấy đo pH, giấy đo hàm lượng clorin, đèn pin, Hình 3.2.3. Nhiệt kế điện tử và giấy đo pH 1.4.2. Quy trình kiểm tra: - Kiểm tra hầm cách nhiệt bao gồm: kiểm tra vách hầm, miệng hầm, lỗ thoát nước đáy hầm nếu bị hư hỏng phải sửa; kiểm tra hầm đã làm vệ sinh, khử trùng chưa. - Kiểm tra máy xay nước đá: máy xay đá hoạt động bình thường hay không, đã làm vệ sinh và khử trùng chưa. - Kiểm tra: bơm nước, xẻng, có bị hư hỏng hay không và có làm vệ sinh, khử trùng chưa. - Kiểm tra nước đá cây về số lượng có đủ dùng cho chuyến biển hay không (tính cho sản lượng khoảng 4 tấn cá). - Khi kiểm tra, nếu thấy dụng cụ nào hư hỏng và chưa làm vệ sinh, phải tiến hành sửa chữa và làm vệ sinh. 1.4.3. Những lưu ý khi kiểm tra: - Kiểm tra phải cẩn thận, tỉ mỉ nhằm phát hiện hết những hư hỏng của dụng cụ bảo quản cá, để kịp thời sửa chữa khi tàu chưa đi biển. - Nên nhớ rằng không sửa chữa và làm vệ sinh, khử trùng dụng cụ bảo quản đồng nghĩa với việc làm giảm chất lượng cá, giảm hiệu quả chuyến biển, giảm thu nhập. 1.5. Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá: 1.5.1. Tìm hiểu về việc vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá:
  29. 28 Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá là nhằm làm sạch hết chất bẩn và khử hết vi khuẩn gây thối rữa cá có trong hầm bảo quản cá. 1.5.2. Quy trình làm vệ sinh và khử trùng: - Làm sạch hầm tàu: Dùng vòi phun nước sạch vào vách hầm, phun đến đâu dùng chổi hoặc bàn chải cọ rửa cho sạch đất, vảy cá, nhớt cá Cọ rửa xong, bơm nước ở lườn tàu (nước la-canh) ra ngoài. - Phơi khô hầm tàu: Mở nắp hầm để phơi khô cho đến khi sờ tay vào vách hầm không thấy nước dính tay là được. - Phun dung dịch khử trùng: Dùng clorua vôi có chứa 30% clo tự do pha với nước ngọt theo tỷ lệ 1 kg clorua vôi với 20 lít nước, khuấy đều cho đến khi tan hết rồi phun dung dịch vào hầm bảo quản với liều lượng phun từ 0,25-0,3 lít/m2. - Để khô hầm từ 3-5 giờ rồi mới chứa đá hoặc bảo quản cá. 1.5.3. Những lưu ý: - Việc làm sạch hầm tàu phải tiến hành nhiều lần cho đến khi thấy nước rửa thải ra không còn lẫn chất bẩn. - Yêu cầu sau khi làm vệ sinh và khử trùng, hầm không còn mùi hôi thối, ruồi nhặng không đến bám. 1.6. Bảo quản nước đá: 1.6.1. Tìm hiểu việc bảo quản nước đá: Nước đá là loại vật tư để bảo quản cá.Nếu không có đủ nước đá để bảo quản, thì cá sẽ bị hư thối một cách nhanh chóng. Hình 3.2-4. Đá cây Cây nước đá hình khối chữ nhật có trọng lượng từ 25-30 kg. Nước đá trong lâu tan hơn nước đá đục.
  30. 29 Hình 3.2.5. Xay đá để bảo quản cá Thông thường lượng hao hụt nước đá khoảng 20 đến 40% tùy chuyến biển dài ngày hay ngắn ngày và tùy điều kiện bảo quản nước đá. Do đó nếu ta có điều kiện bảo quản nước đá tốt, sẽ làm giảm lượng hao hụt nước đá. 1.6.2. Cách bảo quản: - Lót vải bạt dưới đáy hầm. - Xếp nước đá thành lớp thật khít, lớp dưới xếp ngang thì lớp trên xếp dọc, cứ như vậy cho đến hết. - Đậy vải bạt cho lớp trên cùng. - Đậy nắp hầm cho thật kín. 1.6.3. Những lưu ý khi bảo quản: - Xếp đá thật khít, không để lỗ trống trong hầm thì đá sẽ lâu tan. - Không nên mở nắp hầm bảo quản đá khi không có việc cần thiết. - Phải cẩn thận để tránh hao hụt đá do vỡ vụn vì va chạm trong quá trình bốc xếp đá. Chuẩn bị lưới và các phụ tùng khác: Mỗi tàu phải chuẩn bị ít nhất 2 vàng lưới rê ba lớp tầng đáy đã lắp ráp sẵn sàng theo đúng tiêu chuẩn. Trong đó, 1 lưới được sắp xếp và bảo quản trong hầm để thay đổi khi cần thiết, 1 lưới để sẵn sàng trên boong thao tác. Các loại giềng phao, giềng chì, phao, chì cùng các loại dây giềng dắt, giềng biên, phao, chì, sợi vá, lưới tấm để thay thế phải có dự trữ đề phòng sự cố mất mát hay hư hỏng. Các khay nhựa đựng cá, các thùng gỗ, thùng nhựa bảo quản sản phẩm, vòi rồng rửa cá, cuốc đá, cào chọn cá, xẻng xúc đá, đá ngoài
  31. 30 số lượng dùng trong chuyến biển cũng phải có một số lượng dự trữ đề phòng hư hỏng bất thường 2. Chuẩn bị trên đường đến ngư trường Hình 3.2.6.Tàu lưới rê cá ba lớp tầng đáy trên đường tới ngư trường Trên đường tàu đi đến ngư trường các thuỷ thủ làm nhiệm vụ chuyển lưới rê từ hầm bảo quản lên trên boong khai thác. Hình 3.2-7. Chuyển lưới rê từ hầm bảo quản lên trên boong thao tác
  32. 31 Sau đó tiến hành liên kết các cheo lưới với nhau,số lượng các cheo lưới nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của thuyền trưởng hoặc kỹ thuật trưởng. Trong quá trình liên kết nếu thấy lưới,dây giềng, phụ tùng nào bị rách hỏng cần phải thay thế, sửa chữa ngay. Sau đó tiến hành xếp lưới rê hỗn hợp theo thứ tự thả lưới phần nào thả trước xếp trên phần lưới nào thả sau xếp ở dưới. Tiến hành tưới nước để tăng tốc độ rơi chìm khi thả lưới. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1:Trình bày công tác chuẩn bị khi tàu ở cảng đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được công tác chuẩn bị khi tàu ở cảng đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. Câu hỏi 2: Trình bày công tác chuẩn bị khi tàu trên đường tới ngư trường đối với tàu lưới rê cá Hồng? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được công tác chuẩn bị khi tàu trên đường tới ngư trường đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. 2. Bài tập thực hành: Bài thực hành 3.2.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy - Mục tiêu: Giúp cho học viên hiểu cấu tạo và thứ tự, cách thức kiểm tra vàng lưới rê cá Hồng. - Nguồn lực: +Cần có phòng thực hành diện tích tối thiểu 60 m2 +Cần có 02 vàng lưới rê hỗn hợp để học viên thực hành. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một lưới rê ba lớp tầng đáy .
  33. 32 - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ, từng học một viên tiến hành kiểm tra vàng lưới, các học viên khác và giáo viên quan sát và cho nhận xét - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Kiểm tra được vàng lưới rê ba lớp tầng đáy Bài thực hành 3.2.2: Thực hành xếp vàng lưới rê ba lớp tầng đáy - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được cách xếp theo thứ tự vàng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Nguồn lực: +Cần có phòng thực hành diện tích tối thiểu 60 m2 +Cần có 02 vàng lưới rê cá Hồng để học viên thực hành. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một 01 lưới rê cá Hồng . - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ, từng học một viên tiến hành kiểm tra vàng lưới, các học viên khác và giáo viên quan sát và cho nhận xét. - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Xếp được vàng lưới rê ba lớp tầng đáy theo thứ tự. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: -Công tác chuẩn bị đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. - Công tác kiểm tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy.
  34. 33 Bài 3: Thả lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-03 Mục tiêu : - Trình bày được công tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Thực hiện được công tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ quy định. A. Nội dung: 1.Vị trí thao tác khi thả lưới Hình 3.3.1. Vị trí các thuỷ thủ khi thả lưới Chú thích: Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 (4) Thuỷ thủ số 4 (5) Thuỷ thủ số 5 Nhiệm vụ: - Thuyền trưởng: Điều khiển tàu - Thuỷ thủ (2): Chuyển lưới xuống đuôi tàu - Thuỷ thủ (3): Chuyển phao ganh - Thuỷ thủ (4): Hỗ trợ các thuỷ thủ khác thả lưới - Thuỷ thủ (5): Thả phao đầu lưới xuống biển 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Khi thả lưới vào ban ngày phải treo một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau trên đường thẳng đứng.
  35. 34 Hình 3.3.2. Dấu hiệukhi thả lưới rê vào ban ngày 3.Thả lưới rê ba lớp tầng đáy 3.1.Xếp lại vàng lưới rê trước khi thả 3.1.1. Xếp giềng dắt - Giềng dắt là dây giềng nối từ tàu đến lưới. Trước khi thả giềng dắt cần được xếp gọn gàng theo thứ tự thả lưới: phần nào thả trước xếp lên trên, phần nào thả sau xếp xuống dưới. - Khi xếp giềng dắt đầu dây giềng nối với tàu được xếp dưới cùng, đầu nối với lưới được xếp ở trên cùng, dây giềng được khoanh tròn gọn gàng để không bị xoắn trong quá trình thả lưới. 3.1.2. Xếp phao cờ - Phao cờ có cấu tạo là một cây tre nhỏ có chiều dài từ 3 – 4m, đường kính từ 30 – 50mm. Đầu gốc có gắn vật nặng, thường là bê tông trọng lượng từ 1.5 – 2 kg. Đầu ngọn có gắn cờ đuôi nheo màu đỏ hoặc đen nhằm dễ phát hiện trên mặt biển. Hình 3.3-5. Phao cờ Hình 3.3-6. Phao cờ trên tàu lưới rê -Phao cờ được xếp gọn ở bên mạn thả lưới, ở phần giữa cây tre có buộc sẵn dây để có thể liên kết với lưới rê trong quá trình thả lưới.
  36. 35 3.1.3. Xếp phao ganh -Toàn bộ vàng lưới rê hỗn hợp được treo trong nước nhờ hệ thống phao ganh và dây ganh. Phao ganh được sử dụng là phao nhựa đường kính 110mm, dài 350mm. Dây ganh được làm từ dây tổng hợp PP chiều dài từ 10 – 12m, đường kính 2.5 – 3.0mm. Hình 3.3-7. Dây và phao ganh của lưới rê - Phao ganh được xếp gọn gàng bên mạn thả lưới. 3.1.4.Phao đèn lưới rê Phao đèn có kết cấu giống phao cờ nhưng được gắn đèn ở đầu ngọn giúp cho tàu phát hiện vàng lưới rê vào ban đêm. Đèn sử dụng năng lượng pin để phát sáng. Mỗi vàng lưới rê thường trang bị từ 3 – 5 phao đèn, chủ yếu thắp sáng ở phía đầu của vàng lưới. Hình 3.3-8. Phao đèn lưới rê 3.1.5. Liên kết và xếp lưới rê ba lớp tầng đáy
  37. 36 -Tiến hành liên kết các cheo lưới với nhau,số lượng các cheo lưới nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của thuyền trưởng hoặc kỹ thuật trưởng. Trong quá trình liên kết nếu thấy lưới,dây giềng, phụ tùng nào bị rách hỏng cần phải thay thế, sửa chữa ngay. - Tiến hành xếp lưới rê cá Hồng theo thứ tự thả lưới phần nào thả trước xếp trên phần lưới nào thả sau xếp ở dưới. Tiến hành tưới nước để tăng tốc độ rơi chìm khi thả lưới. 3.2. Quy trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy Hình 3.3-9. Quy trình thả lưới - Khi thuyền trưởng đã chọn ngư trường và điều khiển tàu tiến về điểm xuất phát thả lưới thuỷ thủ số (2) chuyển đầu lưới xuống phía đuôi tàu sát vị trí của thuỷ thủ số (5). - Thuỷ thủ số (5) buộc cờ đầu lưới với dây giềng phao,kéo đầu lưới và phao cờ vào vị trí sẵn sàng thả lưới. ( Thông thường phao cờ và giềng phao đã có sằn dây buộc , ta chỉ cần buộc dây trên phao cờ và dây trên giềng phao bằng nút dễ tháo là được ). - Khi tàu đã vào vị trí thuyền trưởng ra lệnh thả lưới . Thuỷ thủ số (5) thả phao đầu lưới xuống nước đồng thời kéo phần lưới đầu vàng lưới rê thả xuống biển. Khi tàu chạy , dưới tác dụng của lực cản lưới được kéo ra phía đuôi tàu và được thả xuống biển.
  38. 37 Hình 3.3-10. Thả phao cờ xuống biển - Trong quá trình thả lưới thuỷ thủ số (3) chuyển phao ganh cho thuỷ thủ số (2) ném xuống biển ở bên mạn tàu . Thuỷ thủ số (5) ở vị trí phái đuôi tàu theo dõi lưới rơi xuống biển và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình tả lưới. Thuỷ thủ số (4) quan sát , xử lý các tình huống sự cố bất ngờ xảy ra và hỗ trợ các thuỷ thủ khác trong quá trình thả lưới . Hình 3.3-11. Thả lưới rê xuống biển Cứ tiếp tục thả như vậy cho đến khi thả hết vàng lưới xuống biển .
  39. 38 Hình 3.3.12. Sơ đồ lưới rê ba lớp tầng đáy sau khi đã thả xong 3.4. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới 3.4.1. Lưới quấn chân vịt a. Nguyên nhân: - Chưa xác định đúng hướng nước, hướng gió - Không nắm vững quy trình thả lưới - Bố trí mặt boong thao tác chưa hợp lý - Lái tàu chưa thành thạo b. Biện pháp đề phòng sự cố: - Xác định đúng hướng nước, hướng gió - Nắm vững quy trình thả lưới - Bố trí mặt boong khai thác hợp lý - Không sử dụng máy lùi khi thả lưới c. Cách khắc phục sự cố: - Nhanh chóng cắt ly hợp, không cho chân vịt hoạt động, sau đó tắt máy chính. - Tiến hành quan sát và xem xét mức độ lưới quấn vào chân vịt - Cử người lặn xuống biển để quan sát thực tế mức độ sự cố ( Người lặn phải có kinh nghiệm và được trang bị các thiết bị lặn chuyên dụng). - Nếu nhẹ thì tiến hành cho người lặn xuống cắt lưới, nếu nặng thì phải báo cáo thuyền trưởng cho tàu vào bờ, hoặc nhờ các tàu bạn đến giúp đỡ. 3.4.2.Phao ganh bị cuộn vào trong lưới a. Nguyên nhân: - Không cẩn thận khi xếp lưới - Chưa xác định đúng hướng nước
  40. 39 - Chưa nắm vững quy trình thả lưới b. Biện pháp đề phòng sự cố: - Xếp lưới cẩn thận - Xác định đúng hướng dòng chảy - Nắm vững quy trình thả lưới c. Cách khắc phục sự cố: Thuỷ thủ số (4) hoặc số (5) khi phát hiện sự cố nhanh chóng gỡ phao ganh ra khỏi lưới. 3.4.3. Giềng chì bị đè trên giềng phao a. Nguyên nhân: - Không cẩn thận khi xếp lưới - Chưa xác định đúng hướng nước - Chưa nắm vững quy trình thả lưới b. Biện pháp đề phòng sự cố: - Xếp lưới cẩn thận - Xác định đúng hướng dòng chảy - Nắm vững quy trình thả lưới c. Cách khắc phục sự cố: Thuỷ thủ số (4) hoặc số (5) khi phát hiện sự cố nhanh chóng gỡ giềng chì ra khỏi giềng phao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1:Trình bày các thao tác thả lưới của tàu lưới rê ba lớp tầng đáy? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các thao tác thả lưới của tàu lưới rê cá Hồng. Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy? - Cách thức: cho tất cả học viên
  41. 40 - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. 2.Các bài thực hành: Bài thực hành 3.3.1: Thực hành thả lưới rê ba lớp tầng đáy ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp). - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy. - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị. - Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức: thực hành trên tàu, - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Thực hiện được các thao tác thả vàng lưới rê ba lớp tầng đáy . Bài thực hành 3.3.2: Thực hành xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới rê ba lớp. ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp). - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình thả lưới rê cá Hồng. - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị. - Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  42. 41 - Kết quả cần đạt được: Thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy. C. Ghi nhớ: Cần chú ý trọng tâm sau: - Công tác thả lưới rê cá Hồng - Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy
  43. 42 Bài 4: Trôi lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-04 Mục tiêu : - Trình bày được công tác trôi lưới rê - Thực hiện được công tác trôi lưới rê cá Hồng - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. A. Nội dung: 1.Trực ca trong quá trình trôi lưới Sau khi kết thúc thả lưới tàu được buộc vào cuối vàng lưới và phân công trực ca để giám sát tình trạng hoạt động của lưới. Thời gian trôi lưới thường dao động từ 8 đến 10 giờ. Trong quá trình trôi lưới cần quan sát lưới xem có vuông góc hoặc gần vuông góc với dòng chảy hay không. Nếu thấy lưới không vuông góc với hướng của dòng chảy, thuỷ thủ trực ca cần báo cáo ngay cho thuyền trưởng biết để kịp thời xử lý bằng cách cho tàu chạy tới đến khi nào thấy lưới vuông góc hoặc gần vuông góc với dòng chảy thì thôi. Trong thời gian này cũng cần theo dõi, để ý đến diễn biến tình hình các tàu bè đi lại hoặc các phương tiện, nghề khai thác khác xung quanh khu vực tàu ta đang hoạt động nhằm tránh gây sự cố va đụng tàu thuyền khác hoặc lưới rê của ta có thể bị các tàu thuyền khác chạy cắt ngang Hình 3.4.1. Dùng ống nhòm để quan sát tình hình xung quanh tàu
  44. 43 Hình 3.4.2. Điều chỉnh lưới rê ba lớp vuông góc với dòng chảy Trong quá trình trôi lưới có thể dùng các máy vô tuyến điện như radar hàng hải, máy vô tuyến tầm phương để theo dõi lưới. Trong thời gian trôi lưới các thuỷ thủ khác có thể nghỉ ngơi hoặc làm các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc thu lưới. 2.Thăm lưới Trong quá trình trôi lưới cần tiến hành thăm lưới theo mệnh lệnh của thuyền trưởng. Tức là tiến hành thu lưới ở một số cheo lưới đã được xác định trước. Khi thăm lưới thuỷ thủ thu lưới nên quan sát tình trạng cá đóng lưới: - Trường hợp cá đóng ở đầu và cuối vàng lưới Hình 3.4.3. Cá đóng nhiều ở đầu và cuối vàng lưới Trường hợp này nên điều chỉnh lại quãng đường trôi lưới, để cho đàn cá đi đúng vào trung tâm của vàng lưới. Thường cho tàu chạy tới để lưới vuông góc với dòng chảy lúc này đàn cá sẽ đi đúng vào trung tâm vàng lưới.
  45. 44 Hình 3.4.4. cá đóng ở gần giềng phao hoặc gần giềng chì - Nếu cá đóng nhiều ở gần giềng phao thì điều chỉnh bằng cách tăng chiều dài dây phao ganh. - Nếu cá đóng nhiều ở gần giềng chì thì điều chỉnh bằng cách giảm chiều dài dây phao ganh. 3.Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới 3.1. Đứt dây giềng dắt a. Nguyên nhân: - Lưới bị mắc chướng ngại vật - Lưới bị tàu khác chạy cắt ngang b. Biện pháp đề phòng: - Chọn đúng quãng đường trôi lưới - Phát hiện và cảnh báo kịp thời khi phát hiện tàu khác di chuyển cắt ngang lưới của tàu. c. Xử lý sự cố: Dừng ngay tàu sau đó tiến đến phao đầu lưới thu đầu lưới lên và buộc lại dây giềng dắt. 3.2.Lưới bị mắc chướng ngại vật a. Nguyên nhân: - Chưa chọn đúng quãng đường trôi lưới - Chưa cập nhật đầy đủ chướng ngại vật b. Biện pháp đề phòng: - Chọn đúng quãng đường trôi lưới - Luôn cập nhật kịp thời các chướng ngại vật tại khu vực khai thác c. Xử lý sự cố:
  46. 45 Khi phát hiện lưới bị mắc chướng ngại vật phải báo ngay cho thuyền trưởng biết để kịp thời dừng tàu sau đó thu lưới lên tàu gỡ lưới ra khỏi chướng ngại vật . Sau đó tiến hành thả lưới tiếp tục đánh bắt cá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1:Trình bày các thao tác thăm lưới của tàu lưới rê cá Hồng? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các thao tác thăm lưới của tàu lưới rê cá Hồng. Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới đối với tàu lưới rê cá Hồng ? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. 2. Bài tập thực hành: Bài tập thực hành 3.4.1: Thực hành thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp). - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác khi thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị. - Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  47. 46 - Kết quả cần đạt được: Thực hiện được thao tác thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê cá Hồng . C.Ghi nhớ: Cần ghi nhớ trọng tâm sau: - Công tác trực ca trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. - Xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy.
  48. 47 Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-05 Mục tiêu : - Trình bày được công tác trôi lưới rê ba lớp tầng đáy - Thực hiện được công tác trôi lưới rê ba lớp tầng đáy - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định 1.Vị trí thao tác khi thu lưới Hình 3.5.1. Vị trí thao tác khi thu lưới Chú thích: (1) Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 (4) Thuỷ thủ số 4 (5) Thuỷ thủ số 5 Nhiệm vụ: - Thuyền trưởng (1): Điều khiển tàu - Thuỷ thủ (2): Điều khiển máy tời thu lưới - Thuỷ thủ (3),(5): Xếp thịt lưới, giềng chì và gỡ cá - Thuỷ thủ (4): Thu và xếp phao ganh. 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê ba lớp tầng đáy Theo Điều 26 phần c (i) của luật tránh va Quốc tế trên biển 1972: Tàu đang đánh cá bằng lưới rê ngoài đèn mạn và đèn lái còn phải mang: Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc cái kia trên một đường thẳng đứng;
  49. 48 Hình 3.5.2. Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê ba lớp tầng đáy Hình 3.5.3. Hệ thống đèn hiệu khi thu lưới rê vào ban đêm 3. Thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy 3.1.Công tác chuẩn bị 3.1.1. Thu dọn boong thao tác - Trước khi thu lưới boong thao tác cần được thu dọn cẩn thận gọn gàng. - Công việc thu dọn được tiến hành bởi một hoặc hai thuỷ thủ, trong quá trình thu dọn nếu boong thao tác chưa sạch cần dùng nước rửa sạch. 3.1.2.Chuẩn bị và khởi động tới thu dây giềng dắt và giềng phao lưới rê - Trước khi cho tời lưới rê hoạt động cần kiểm tra tời cẩn thận phải chắc chắn tời đã được nối với nguồn điện ( nếu là tời chạy bằng điện), hoặc tời đã đầy đủ dầu, nhớt ( nếu là tời dùng động cơ diesel). - Khởi động tời lưới rê và cho chạy thử 3.1.3. Quy trình thu lưới rê cá Hồng - Quá trình thu lưới được tiến hành ngược với quá trình thả lưới. Khi được lệnh thu lưới thuỷ thủ số (3) đưa đầu dây giềng dắt vào tời thu lưới . Thuỷ thủ số (2) điều khiển tời thu dây giềng dắt . Khi thu hết dây giềng dắt thuyền trưởng
  50. 49 điều khiển tàu tiến tới phao cờ thuỷ thủ số (3) thu phao cờ chuyển cho thuỷ thủ số (4) sau đó thu đầu dây giềng phao chuyển cho thuỷ thủ số (2). -Thuỷ thủ (2) nhận được dây giềng phao lập tức đưa vào tời thu lưới và điều khiển tốc độ máy tời để đảm bảo an toàn cho lưới và trang thiết bị. Lưới được thu nhờ sự ma sát giữa tời thu lưới và tốc độ tàu tiến tới. -Khi lưới được thu lên tàu các thuỷ thủ số (3) và số (5) thu và xếp lưới gọn gàng xuồng hầm đồng thời gỡ cá ra khỏi lưới và chuyển về vị trí tập kết sản phẩm. Thuỷ thủ số (4) thu và xếp phao ganh xuống hầm theo một thứ tự nhất định. Sau khi đã gỡ cá lưới được sắp xếp gọn gàng xuống hầm. Trong quá trình thao tác thu lưới các thuỷ thủ có thể hoán đổi vị trí cho nhau. 3.1.4. Lấy cá Lấy cá ở lưới rê có hai trường hợp: - Nếu cá nhiều thì thu toàn bộ vàng lưới lên sau đó mới tiến hành gỡ cá ra khỏi lưới. - Nếu cá ít thì thu lưới đến đâu tiến hành gỡ cá đến đó. - Trong quá trình gỡ cá nếu thấy lưới bị rách phải đánh dấu và để riêng để sửa chữa sau. 4. Xử lý sự cố trong quá trình thu lưới rê ba lớp tầng đáy 4.1.Rách lưới a. Nguyên nhân: - Do lưới vướng vào chướng ngại vật trên biển - Do các tàu khác làm rách trong thời gian trôi lưới b. Cách khắc phục sự cố: Khi thu lưới phát hiện lưới bị rách, thuỷ thủ phải đánh dấu chỗ rách và để riêng chỗ rách ra một bên rồi tiến hành vá sau. 4.2. Xoắn lưới a. Nguyên nhân: Khi thu lưới gặp phải dòng chảy quá mạnh b. Cách khắc phục sự cố: Tiến hành thu hết lưới lên để gỡ xoắn. Nếu lưới xoắn nhiều trên tàu không gỡ được phải đưa vào bờ để gỡ.
  51. 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày kỹ thuật thu lưới , lấy cá của nghề lưới rê ba lớp tầng đáy? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được kỹ thuật thu lưới, lấy cá của nghề lưới rê cá Hồng. Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thu lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy ? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thu lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy .2. Bài tập thực hành: Bài thực hành 3.5.1: Thực hành thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp). - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác thu lưới, lấy cá của lưới rê ba lớp tầng đáy. - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị. - Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Thực hiện được các thao tác thu lưới , lấy cá của lưới rê ba lớp tầng đáy
  52. 51 Bài thực hành 3.5.2: Thực hành xử lý các sự cố trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp). - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy . - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị. - Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình thu lưới , lấy cá của lưới rê ba lớp tầng đáy. C.Ghi nhớ: Cần chú ý trọng tâm sau: - Công tác thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy - Xử lý các tai nạn xảy ra trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy.
  53. 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện sau mô đun 02 trong chương trình dạy nghề : «Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ». - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức: + Hiểu được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê ba lớp tầng đáy; + Biết được các ngư trường đánh bắt lưới rê ba lớp tầng đáy ở Việt Nam; + Hiểu được kỹ thuật đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Kỹ năng : + Phân biệt được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê ba lớp tầng đáy; + Liệt kê được các ngư trường đánh bắt lưới rê ba lớp tầng đáy ở Việt Nam; + Thao tác được các công đoạn trong quy trình đánh bắt bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra MĐ03-1 Bài 1: Tìm hiểu Lớp học Tích về nghề lưới rê +Xưởng hợp 32 8 22 2 ba lớp tầng đáy thực hành MĐ03-2 Bài 2: Chuẩn bị Tàu lưới rê Tích ba lớp tầng hợp 8 1 7 đáy MĐ03-3 Bài 3: Thả lưới Tàu lưới rê Tích rê ba lớp tầng ba lớp tầng
  54. 53 Thời gian Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra đáy hợp đáy 12 2 9 1 MĐ03-4 Bài 4: Trôi lưới Tàu lưới rê rê ba lớp tầng ba lớp tầng 8 1 7 đáy Tích đáy hợp MĐ03-5 Bài 5: Thu lưới Tàu lưới rê Tích 1 rê ba lớp tầng ba lớp tầng 12 2 9 hợp đáy đáy IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1 :Thực hành nhận dạng một số loài cá đánh bắt bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  55. 54 -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Nhận dạng được một số cá đánh bắt thao tác của học viên để đánh giá mức độ bằng lưới rê ba lớp tầng đáy đạt được của học viên. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi nhận dạng được một số hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không nhận dạng được một số hải sản đánh bắt bằng lưới rê ba lớp tầng đáy . 4.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2: Tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên. Tìm hiểu và nêu được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của tời lưới - Có 2 mức đánh giá: rê + Đạt khi chỉ được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của tời lưới rê. + Không đạt khi không chỉ được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của tời lưới rê 4.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy . - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo
  56. 55 viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Trình bày được các thao tác kiểm thao tác của học viên để đánh giá mức tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy . độ đạt được của học viên. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi kiểm tra được các bộ phận của vàng lưới rê ba lớp tầng đáy . + Không đạt khi không kiểm tra được các bộ phận của vàng lưới rê ba lớp tầng đáy. 4.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.2: Thực hành xếp lưới rê ba lớp tầng đáy - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Xếp được vàng lưới rê ba lớp thao tác của học viên để đánh giá mức theo thứ tự trước khi thả lưới độ đạt được của học viên. - Có 2 mức đánh giá:
  57. 56 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi xếp được các bộ phận của vàng lưới rê ba lớp theo thứ tự trước khi thả lưới. + Không đạt khi không xếp được các bộ phận của vàng lưới rê ba lớp theo thứ tự trước khi thả lưới. 4.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1: Thực hành thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Thực hiện được các thao tác thả thao tác của học viên để đánh giá mức lưới rê ba lớp tầng đáy độ đạt được của học viên. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi thực hiện được các thao tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không thực hiện được các thao tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy. 4.6. Đánh giá bài thực hành 3.3.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên)
  58. 57 - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Thực hiện được các thao tác xử lý thao tác của học viên để đánh giá mức các sự cố trong quá trình thả lưới rê độ đạt được của học viên. ba lớp tầng đáy. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy. 4.7. Đánh giá bài thực hành 2.4.1: Thực hành thăm lưới và xử lý sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Thực hiện được các thao tác thăm thao tác của học viên để đánh giá mức lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong độ đạt được của học viên. quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng - Có 2 mức đánh giá: đáy. + Đạt khi thực hiện được các thao tác
  59. 58 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không thực hiện được các thao tác thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. 4.8. Đánh giá bài thực hành 3.5.1: Thực hành thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Thực hiện được các thao tác thu thao tác của học viên để đánh giá mức lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng độ đạt được của học viên. đáy. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi thực hiện được các thao tác thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không thực hiện được các thao tác thu lưới, lấy cá ở lưới rê cá Hồng. 4.6. Đánh giá bài thực hành 3.5.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy
  60. 59 - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước Thực hiện được các thao tác xử lý thao tác của học viên để đánh giá mức các sự cố trong quá trình thu lưới, độ đạt được của học viên. lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy. + Không đạt khi không thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê ba lớp tầng đáy. . V. Tài liệu tham khảo - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trường cao đẳng nghề Thuỷ sản miền bắc - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trường Đại học Nha trang.
  61. 60 Phụ lục 1
  62. 70 Phụ lục 2 Một số lưới rê tầng đáy ở Việt Nam LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 9,0 m Thủy Nguyên Cá đáy CS: 12 cv Hải Phòng 2 x 30,0 PE  3,5 (Z+S) E = 0,60 500 2 2   35 100mm PA MONO 0,4 35 2,8 PE 2,8 PE 500 2 x 30,0PA MONO  3 (S+Z) E = 0,60 7,0 PL 360 100 x 30 CEM 500g 2.500 12 FP20 40 83 Pb 10g 360
  63. 71 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 8,5 m Triệu Phong Cá Lượng CS: 12 cv Quảng Trị 110PL 74x20x12 2 x 54,0 PA MONO  2 E = 0,54 2.640 120 38mm PA MONO 0,25 120 2.640 203 Pb 25g 2 x 56,0PA MONO  1,5 E = 0,56 491 62 PL 110x25x15 276 Pb 25g PL 400 100 x 30
  64. 72 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 9,8 m Cát Bà Cá Chim CS: 15 cv Hải Phòng 2 x 60,0 PP  4 E = 0,40 1.000 4 4  50 150mm PA MONO 0,3 50  6,0 PP 6,0 PP 6,0 1.000 2 x 61,20 PP  4 E = 0,41 1.500 40 FP 70x35x25 A 750 80 Pb 35g 15.300 CEM 1kg A x 25
  65. 73 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 12,5 m Bố Trạch Cá Lạc, cá Đuối CS: 15 cv Quảng Bình 88PL 110x25x15 2 x 45,0 PAMONO  1,5 E = 0,50 1.000 40 90mm PA MONO 0,4 40 1.000  2 x 45,0PA MONO 1 E = 0,50 720 62 PL 110x25x15 200 200 Pb 20g 1,0 BAM 100 x 30 CEM 500g
  66. 74 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 13,5 m Bố Trạch Tôm Hùm CS: 15 cv Quảng Bình 88PL 110x25x15 2 x 44,0 PE  6 E = 0,55 1.000 60 80mm PA 210D/9 60 1.000 2 x 45,60PE  4 E = 0,57 540 220 200 228 Pb 20g x 20 CEM 1.500g
  67. 75 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 13,5 m Cửa Lò Cá đáy CS: 18 cv Nghệ An 50,0 PA  6 50,0 PA  4 E = 0,60 1.185 50 70mm PA MONO 0,2 50 1.185 50,0 PA  6 50,0 PA  4 E = 0,60 450 111 PL 120x25x15 150 333 Pb 15g x 15 CEM 1.500g LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM
  68. 76 Tầng đáy Lmax: 13,0 m Nghĩa Hưng Cá đáy CS: 22 cv Nam Định 2 x 16,2 PA  6 E = 0,45 90 7,5 400mm PA  3 7,5 90 1.980 8 PL 150x35x35 23 CLAY 300g x 30 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM
  69. 77 Tầng đáy Lmax: 14,0 m Bố Trạch Cá đáy CS: 22 cv Quảng Bình 2 x 60,0 PA  6(S+Z) E = 0,50 1.000 100 120mm PA210D/9 100 1.000 960 63 PL 150x40x20 12 CEM 300g 12 CEM 300g 1,0 WD 100 x 50
  70. 78 LƯỚI RÊ TÚI Tầng đáy TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Mực, tôm, cá đáy Lmax: 13,5 m Nghĩa Hưng CS: 33 cv Nam Định 2 x 0,6PE 8 8 120mm 35 35 PA 3 8 E 8 E 20 120mm PA 3 20 F 8 F Pb 250g E 160 PL 150x40x20
  71. 79 LƯỚI RÊ 3 LỚP TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 12,0 m Thuận An Mực nang CS: 22 cv Thừa Thiên - Huế E = 0,57 145 PAMONO  0,35 7 480mm 7 145 E = 0,57 2x39,95 PAMONO  1,4 E = 0,42 942 PAMONO  0,25 45 100mm 45 942 E = 0,42 2x39,95 PAMONO  1,5 E = 0,57 145 7 480mm PAMONO  0,35 7 145 E = 0,57 689 184 217 Pb 30g x 33
  72. 80 LƯỚI RÊ 3 LỚP TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 10,5 m Thọ Quang Mực nang CS: 18 cv Đà Nẵng E = 0,44 450 5 500mm PA MONO 0,5 5 450 E = 0,51 225 PVC 80x40 2x99,00 PA MONO 1,8 E = 0,30 3.000 PA210D/2 45 110mm 45 3.000 575 Pb 15g 2x115,50 PE  2 E = 0,35 E = 0,51 450 5 500mm PA MONO 0,5 5 450 E = 0,44 0,44 225 PVC 80x40 0,20 575 Pb 15g x 25
  73. 81 LƯỚI RÊ 3 LỚP TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 10,0 m Cát Bà Mực nang CS: 2 x 30 cv Hải Phòng E = 0,60 351 3 480mm PA210D/15 3 351 E = 0,60 2x100,62 PP  3 E = 0,40 3.159 PAMONO  0,25 35 80mm 35 3.159 E = 0,40 2x100,62 PP  2,5 E = 0,60 351 3 480mm PA210D/15 3 351 E = 0,60 860 117 FP 45x30x30 291 351 Pb 15g x 12
  74. 82 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 12,5 m Nha Trang Cá đáy CS: 45 cv Khánh Hòa 125 PL130x60x30 2 x 66,00 PE  8 E = 0,55 1.500 38 80mm PA MONO 0,5 38 1.500 390 Pb15g 2 x 78,00 PA MONO  1,8 E = 0,65 0,72 125 PL 130x60x30 0,20 390 Pb 15g x 120
  75. 83 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 18,3 m Nha Trang Cá đáy CS: 90 cv Khánh Hòa 120 PL 80x40x20 2 x 60,00 PE  6 E = 0,52 1.438 38 80mm PA MONO 0,5 38 1.438 300 Pb 20g 2 x 69,00 PA MONO  1,2 E = 0,60 0,50 120 PL 80x40x20 0,23 300 Pb 20g x 120
  76. 84 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 10,5 m Tuy Phong Cá đục CS: 20 cv Bình Thuận 120 PL 85x40x20 2 x 90,00 PA MONO  2,0 E=0,61 6.000 40 25mm PA MONO 0,30 40 6.000 300 Pb 20g 2 x 99,00 PAMONO  0,9 E = 0,67 0,46 0,25 Pb 20g x 120
  77. 85 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 9,8 m Kiên Lương Sứa CS: 15 cv Kiên Giang 730 PVC D40xd10x20 364,80 PE  2 364,80 PAMONO  1,8 E = 0,57 8.000 2 2   120 80mm PA MONO 0,5 120 2x7,50 PE 2x7,50 PE 8.000 1.000 Pb 16 g 400,00 PE  3 400,00 PE  1,5 E 0,63 0,50 3,00 121 PL 10010 730 PVC D40xd10x20 0,40 1.000 Pb 16g 10 40 3 5 25 20 360 100 5,00 PP  4 STONE 3Kg
  78. 86 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 9,8 m Kiên Lương Sứa CS: 15 cv Kiên Giang 545 PVC D40xd10x20 300,00 PE  3 300,00 PE  2 E = 0,57 6.600 2 2   0 2 80mm PA MONO 0,4 1 120 2x7,50 PE 2x7,50 PE 6.600 1.000 Pb 16 g 330,00 PE  3 330,00 PE  1,5 E 0,63 0,55 3,00 100 PL 10010 545 PVC D40xd10x20 0,30 1.000 Pb 16g 10 40 3 5 25 20 360 100 5,00 PP  4 STONE 3Kg
  79. 87 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 15,0 m Hoằng Hóa Sứa CS: 24 cv Thanh Hóa 86 FP 70x40x20 2 x 85,00 PE  4 E = 0,35 1.360 2 2   50 180mm PA MONO 0,25 50 6,00 PE 6,00 PE 6,00 PE 1.360 86 Pb 30g 85,00 PP  4 85,00 PP  6 E = 0,35 42,50 1,00 81 FP 70x40x20 1,00 86 Pb 30g 15 FP 300x200x150 5,00 PP  6 PP  2 8,00 x 8 15 §¸ 700g
  80. 88 LƯỚI RÊ TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy Lmax: 15,0 m Hoằng Hóa Sứa CS: 24 cv Thanh Hóa 81 FP 70x40x20 2 x 80,00 PE  4 E = 0,33 1.360 2 2   55 180mm PA MONO 0,25 55 6,50 PE 6,50 PE 6,50 PE 1.360 81 Pb 30g 80,00 PP  4 80,00 PP  6 E = 0,33 1,00 81 FP 70x40x20 1,00 81Pb 30g 40,00 13 FP 300x200x150 5,00 PP  6 PP  2 8,00 x 7 15 §¸ 700g
  81. 89 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 847 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng, Trường CĐN Thủy sản Miền Bắc - Chủ tịch 2. Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó chủ tịch 3. Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa, Trường CĐN Thủy sản Miền Bắc, Thư ký 4. Trần Thế Phiệt, Trưởng phòng, Trường CĐN Thủy sản Miền Bắc - Ủy viên 5. Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên, Trường CĐN Thủy sản Miền Bắc - Ủy viên 6. Trần Văn Tám, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên 7. Hoàng Văn Thuận, Máy trưởng, Chi cục Khai thác BV nguồn lợi thủy sản - Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản - Chủ tịch 2. Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thư ký 3. Trần Văn Tám, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên 4. Vương Tuấn Tài, Giảng viên, Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 5. Nguyễn Đắc Huề, Phó trưởng phòng kinh tế quận Đồ Sơn, Hải Phòng - Ủy viên./.