Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống

pdf 82 trang ngocly 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_noi_uong_tu_hai_cap_2_va_tha_gion.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NƠI ƢƠNG TU HÀI CẤP 2 VÀ THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI TU HÀI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi tu hài ở Việt Nam nói riêng đang từng bước phát triển. Chương trình đào tạo nghề ương giống và nuôi tu hài đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi tu hài theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình Mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 08 bài: Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 Bài 2. Chọn nơi ương Bài 3. Làm bè ương Bài 4. Chuẩn bị lồng ương Bài 5. Chuẩn bị cát Bài 6. Lựa chọn giống Bài 7. Thả giống Bài 8. Cố định lồng ương Giáo trình là tài liệu học tập chính cho các học viên học nghề.
  4. 3 Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS.Nguyễn Văn Tuấn 3. ThS. Cao Xuân Dũng 4. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
  5. 4 Mục lục Đề mục Nội dung Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 Bài mở đầu 8 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học giai đoạn giống 10 cấp 1 lên cấp 2 1. Đặc điểm dinh dưỡng 10 2. Đặc điểm sinh trưởng 11 3. Địch hại và phản ứng với môi trường xấu 13 Bài 2: Chọn nơi ương 14 1. Khảo sát vùng nuôi 14 2. Xác định vị trí nuôi và chế độ thủy văn 15 3. Xác định một số yếu tố môi trường ương nuôi 17 Bài 3: Làm bè ương 34 1. Mẫu bè ương 34 2. Xác định kích thước bè ương 36 3. Chuẩn bị vật liệu 37 4. Làm khung bè và nắp phao 41 5. Cố định cây treo lồng 44 6. Di chuyển bè 45 7. Cố định bè 47 Bài 4: Chuẩn bị lồng ương 49 1. Xác định kích cỡ lồng ương 49 2. Chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng 50 và dây treo lồng. 3. Buộc dây quai treo lồng 52 Bài 5: Chuẩn bị cát ương 54 1. Lựa chọn cát ương 54 2. Xác định khối lượng cát 55 3. Sàng cát 56
  6. 5 4. Rửa cát 57 5. Phơi cát 57 6. Đưa cát vào lồng 58 Bài 6. Lựa chọn con giống 60 1. Xác định nguồn gốc giống 60 2. Lựa chọn con giống qua nhìn cảm quan 61 3. Lựa chọn con giống qua kích cỡ 61 4. Lựa chọn giống qua khả năng vận động 62 Bài 7: Thả giống 64 1. Thuần hóa giống 64 2. Xác định mẫu số lượng 65 3. Xác định mật độ thả 65 4. Thả giống 65 5. Đậy nắp lồng 67 Bài 8: Cố định lồng 67 1. Xác định độ sâu 67 2. Xác định khoảng cách giữa các lồng ương 67 3. Bộc lồng 68 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 69
  7. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NƠI ƢƠNG TU HÀI CẤP 2 VÀ THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu mô đun: + Mô tả được nơi ương tu hài cấp 2 thích hợp cho sinh trưởng và phát triển tốt. + Hiểu biết phương pháp chọn và thả giống cấp 1. + Chuẩn bị được nơi ương tu hài cấp 2. + Chọn và thả giống đúng kỹ thuật + Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chuẩn bị nơi ương Tu hài cấp 2 và thả giống. - Nội dung mô đun: + Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 + Bài 2. Chọn nơi ương + Bài 3. Làm bè ương + Bài 4. Chuẩn bị lồng ương + Bài 5. Chuẩn bị cát + Bài 6. Lựa chọn giống + Bài 7. Thả giống + Bài 8. Cố định lồng ương + Kiểm tra kết thúc mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại nơi ương giống tu hài cấp 2 hoặc hộ gia đình. - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun:
  8. 7 Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô Đun. Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện.
  9. 8 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 Giới thiệu: Bài này giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu giai đoạn giống của tu hài. Từ các đặc điểm sinh hoc̣ , người học có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế về kỹ thuật ương nuôi giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2. Mục tiêu: Hiểu biết đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, địch hại và phản ứng với môi trường xấu. A. Nội dung: 1. Đặc điểm dinh dưỡng Cũng giống như loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, tu hài cũng là loài ăn theo phương thức lọc, giai đoạn giống thức ăn chủ yếu là tảo khuê. Khi nước triều lên, tu hài thò vòi lên mặt cát để hút nước và lọc lấy thức ăn. Hình 1-1: Tảo khuê là thức ăn ưa thích và chủ yếu của tu hài Thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển và theo điều kiện môi trường. Thành phần thức ăn của tu hài chủ yếu là mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du trong đó có thực vật phù du chiếm tỷ lệ cao hơn động vật phù du. Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của tu hài là thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối ) - Khi triều lên cường độ bắt mồi tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm.
  10. 9 - Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. - Khi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối ) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao và khi các yếu tố môi trường ngoài khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp. 2. Đặc điểm sinh trưởng Trong quá trình phát triển của Tu hài cũng như các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, hầu hết phải trải qua hai giai đoạn, giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Tập tính của chúng cũng thay đổi theo mỗi giai đoạn. + Giai đoạn ấu trùng: ấu trùng bơi lội tự do, giai đoạn này là giai đoạn sống phù du, cuối giai đoạn ấu trùng (đỉnh vỏ) và bắt đầu giai đoạn (ấu trùng chân bò) chúng chuyển xuống sống đáy, chân chúng bắt đầu phát triển để đào bới định nơi sinh sống. Giai đoạn ấu trùng (đỉnh vỏ) và bắt đầu giai đoạn (ấu trùng chân bò) Hình 1-2: giai đoạn ấu trùng Hình 1-3: Tu hài giống
  11. 10 + Giai đoạn trưởng thành: dùng chân đào bới vùi mình sâu trong nền đáy, thò vòi hút nước lên trên. Thông thường ống hút nước vươn dài 5 - 7 cm và liên tục hút nước để lọc thức ăn, khi gặp điều kiện bất lợi hoặc bị va chạm bởi vật lạ chúng thu ống hút nước lại rất nhanh. Nếu sống trong điều kiện thuận lợi chỉ 7 - 10 tháng tuổi Tu hài bắt đầu thành thục và sinh sản. Hình 1-4: tu hài thò vòi lên mặt cát để lọc thức ăn Hình 1-5: Tu hài trưởng thành
  12. 11 3. Địch hại và phản ứng với môi trường xấu - Địch hại của tu hài bao gồm các yếu tố vô sinh (nồng độ muối, nhiễm bẩn, độc tố, lũ lụt ) và yếu tố hữu sinh bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám , sinh vật ăn thịt, sinh vật đục khoét, sinh vật ký sinh và các loài tảo gây nên hiện tượng hồng triều. - Tu hài cũng có khả năng tự bảo vệ nhờ có vỏ cứng, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại. - Ở ngoài tự nhiên địch hại của tu hài là một số loài cua biển và cá sống ở tầng đáy. - Trong điều kiện các yếu tố môi trường sống như: nhiệt độ, độ mặn, pH biến động lớn ngoài khoảng chịu đựng của tu hài, chúng có khả năng tự bảo vệ bằng cách di chuyển đến những nơi có điều kiện môi trường thích hợp để sinh sống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Câu hỏi: 1. Hãy trình bày đặc điểm dinh dưỡng của tu hài? Liên hệ thực tiễn? 2. Hãy cho biết điểm dinh sinh trưởng, địch hại và phản ứng với môi trường xấu của tu hài như thế nào? C. Ghi nhớ: - Đặc điểm dinh dưỡng của tu hài. - Đặc điểm sinh trưởng, địch hại và phản ứng với môi trường xấu của tu hài.
  13. 12 Bài 2: Chọn nơi ƣơng Giới thiệu: Chọn nơi ương là bài học thuộc mô đun chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống. Bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi khảo sát, xác định vị trí, xác định một số yếu tố môi trường phù hợp cho vị trí đặt bè ương. Chọn nơi ương phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho con người, hệ thống bè ương, giúp cho Tu hài giống sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, chăm sóc quản lý gặp nhiều thuận lợi. Mục tiêu: - Hiểu biết về quy hoạch và yêu cầu nơi ương. - Phương pháp thu mẫu và đo các yếu tố môi trường: Độ mặn, pH, Độ trong, nguồn nước. - Lưạ choṇ đươc̣ nơi ương phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tu hài giống; - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Khảo sát vùng nuôi - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng ương nuôi phải đạt được một số tiêu chí sau: + Xác định điều kiện khí hậu: quan tâm đến biến động về chế độ nhiệt độ không khí, lượng mưa, chế độ gió, bão + Vùng ương nuôi phải ở những nơi có các chỉ số môi trường phù hợp với đặc điểm sống cảu tu hài, nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp 3): vịnh, eo biển, hồ nước mặn. Gần những nơi có thể neo đậu an toàn khi có bão. + Chọn vùng ương nuôi có tu hài phân bố tự nhiên. + Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt. + Vùng ương nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương + Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. + Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại. + Khu vực ương nuôi tu hài phải nằm trong vùng qui hoạch thủy sản của chính quyền nơi sở tại. - Các bước tiến hành:
  14. 13 + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch thủy triều, bảo hộ lao động. + Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng ương nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa điểm. + Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều + Bước 4: Khảo sát thực tế. + Bước 5: Ra quyết định Hình 1-6: Nhà máy – xí nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới khu vực ương 2. Xác định vị trí nuôi và chế độ thủy văn 2.1. Xác định về giao thông - Tìm hiểu điều kiện về giao thông của vùng để chuẩn bị cho công tác chuẩn bị nơi ương, quá trình vận chuyển giống, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của nghề. - Điệu kiện giao thông đảm bảo thuận lợi cho hoạt động đi lại, lưu thông hàng hóa giữa vùng nuôi với môi trường bên ngoài đảm bảo an toàn, thuận lợi, đây là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn nơi ương nuôi. - Tiêu chuẩn: + Giao thông phải thuận tiên + Ô tô, tầu thuyền có thể đi đến gần nơi ương giống và nuôi tu hài - Tiến hành: Khảo sát thực tế và đưa ra quyết định lựa chọn
  15. 14 Hình 1-7: Khu vực ương nuôi thuận tiện cho việc giao thông 2.2. Xác định về dòng chảy Xác định lưu tốc dòng chảy cho vị trí ương ở những nơi có dòng chảy nhẹ, lưu tốc dòng chảy từ 0,2 - 0,7m/giây, không có sóng gió lớn thường xuyên trên cấp 3. Dòng chảy tác động trực tiếp đến sức chịu đựng của hệ thống ương nuôi. Yếu tố này tác động như sóng gió đến nơi ương nuôi. Phương pháp xác định, căn cứ vào báo cáo của cục, chi cục khí tượng thủy văn vùng lựa chọn. Đồng thời căn cứ vào các vị trí mà các hộ nuôi trước đã chọn làm vị trí đặt lồng bè nuôi. 2.3. Xác định biên độ thủy triều Hiện tượng thuỷ triều trong biển và đại dương là những chuyển động phức tạp của nước các thuỷ vực đó do các lực hấp dẫn vũ trụ gây nên. Hiện tượng thuỷ triều biểu hiện dưới dạng biến đổi tuần hoàn của mực nước biển và dòng chảy. Những lực hấp dẫn vũ trụ gây nên thuỷ triều gồm lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng và Mặt Trời. Do vị trí tương đối giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thay đổi liên tục trong thời gian, nên những lực gây ra thuỷ triều cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về đặc điểm cũng như cường độ của thuỷ triều với thời gian mà chúng ta thấy trong đại dương. Biên độ triều được xác định bằng hiệu giữa độ cao mực nước lớn hoặc mực nước ròng và mực nước trung bình (giá trị trung bình số học của các độ cao mực nước trong một khoảng thời gian: ngày, tháng, năm hoặc nhiều năm).
  16. 15 Trong thực tế người ta hay dùng một đại lượng gọi là độ lớn triều − bằng hiệu giữa độ cao nước lớn và nước ròng kế tiếp nhau trong một chu kỳ triều. Những nơi chọn để tổ chức sản xuất, ương nuôi giống tu hài cần chọn những khu vực có biên độ thủy triều giao động trong khoảng 3-4 m là thuận lợi và phù hợp. 2.4. Tìm hiểu thị trường nơi ương và nuôi. - Tiêu chí: + Tìm hiểu được Nơi ương và nuôi ngao phải gần nơi tiêu thụ + Là vùng đã hình thành thị trường tiêu thụ ngao - Các bước tiến hành: + Bước 1: thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, internet + Bước 2: Khảo sát thực tế + Bước 3. Đưa ra quyết định 3. Xác định một số yếu tố môi trường ương nuôi Môi trường nương nuôi tu hài là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong việc giúp người sản xuất đưa ra lựa chọn cuối cùng cho việc đặt địa điểm ương nuôi tu hài. Đối với tu hài thì các yếu tố môi trường ương nuôi tốt nhất như sau: + pH = 7,5 - 8,5 + Hàm lượng oxy hòa tan: 5 - 6mg/l + Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l + NH3 ≤ 0,1mg/l + Độ mặn: 20 – 35‰ tốt nhất 26-34‰. + Nhiệt độ: 25-310C + Độ trong ≥ 2,5m 3.1. Xác định độ mặn Độ mặn giao động từ 26 - 34‰. Thời gian độ muối xuống thấp dưới 20‰ không kéo dài quá 10 ngày/tháng. Tránh xa các vùng cửa sông nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. Thu mẫu nước: - Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, xô, cốc, ống hút - Lấy mẫu nước
  17. 16 a. Đo bằng tỷ trọng kế Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có Cột giấy có chia độ đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa Vạch chỉ độ mặn cột giấy có chia độ của nước mẫu chỉ độ mặn. Nước mẫu Cách đo như sau: - Bước 1: Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo
  18. 17 Bước 2: Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa - Bước 3: Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa - Bước 4: Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao
  19. 18 b. Đo bằng khúc xạ kế Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính như hình bên: Chỉnh độ nét - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được - Gương nhận mẫu nước màu xanh Rãnh hiệu chỉnh trong, cố định bên dưới nắp nhựa Nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước Cách đo độ mặn như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước
  20. 19 2. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí 3. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) 4. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả 5. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình Đây chính là độ mặn của mẫu nước 6. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất 7. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo.
  21. 20 Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước. 2. Đậy nắp. 3. Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng. 4. Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. 5. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước. 6. Khúc xạ kế đã được hiệu chỉnh xong Bảo quản khúc xạ kế - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất. - Lau khúc xạ kế bằng giấy mịn, mềm, khô - Bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo Không đƣợc: - Nhúng gương nhận mẫu nước và nắp nhựa vào nước ao để lấy mẫu. - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy - Nhúng khúc xạ kế vào nước - Vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm sinh sôi làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hư.
  22. 21 3.2. Xác định pH Để xác định pH nước có rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong giới hạn chương trình này sẽ giới thiệu những phương pháp thông dụng nhất hiện nay. a. Đo pH bằng giấy quỳ - Hộp giấy quỳ: - Mỗi hộp giấy quỳ gồm: + Giấy quỳ
  23. 22 - Thang so màu Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ - Cách thực hiện đo như sau: + Bước 1. Lấy mẫu nước
  24. 23 + Bước 2. Lấy giấy quỳ. Chiều dài khoảng 2 - 4cm + Bước 3. Nhúng giấy quỳ vào mẫu nước cần đo pH + Bước 4. Để khoảng 5-10 giây khi nước ngấm vào giấy quỳ và ráo nước. Mẩu giấy sẽ chuyển màu
  25. 24 + Bước 5. Đặt mẩu giấy lên thang so màu. So sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu + Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy. Màu mẩu giấy trùng với màu của pH=8 trên thang so màu. Kết luận: pH nước = 8.
  26. 25 b. Đo bằng test kit (kiểm tra nhanh bằng dung dịch chỉ thị). - Bộ test kit: mỗi bộ gồm + Thuốc thử + Lọ nhựa trong chứa mẫu nước
  27. 26 + Thang so màu Cách đo như sau: + Bước 1. Rửa sạch lọ. Làm đi làm lại khoảng 3 lần cho đến khi sạch và đổ nước tráng lọ đi. + Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định
  28. 27 + Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lắc đều chai thuốc thử trước khi nhỏ. Bước 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu + Bước 5: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu . Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. + Bước 6: Kết luận pH
  29. 28 c. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) Nút tắt-mở Máy đo pH cầm tay có 2 loại: Màn hình - Bút đo pH: có đầu dò (điện Nắp số cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Được dùng nhiều do dễ sử dụng Vít hiệu chỉnh Đầu dò Màn hình số - Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng Đầu dò Cách đo như sau: Bước 1: Hiệu chỉnh máy: - Mở nắp máy - Mở máy bằng nút mở-tắt - Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất - Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình - Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0 - Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất
  30. 29 Bước 2: Đo pH mẫu nước: - Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy ở sông, rạch - Cho mẫu nước cần đo vào cốc. - Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu - Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần - Chờ 15 - 30” cho số trên màn hình đứng yên - Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi - Đưa máy ra khỏi cốc nước - Tắt máy - Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo - Đậy nắp máy Cách bảo quản: - Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. - Không đo trực tiếp vào nước hiện trường - Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. So sánh ƣu điểm của từng phƣơng pháp để lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn TT PP đo Bằng giấy quỳ Bằng bộ test Bắng máy đo Chỉ tiêu 1 Mức độ tiện Nhanh, tiện dụng Lâu, sử dụng Lâu, sử dụng nhiều dụng nhiều thao tác, thao tác, học cách đọc hướng dẫn sử dụng máy 2 Kết quả Độ chính xác Vẫn còn sai số Chính xác chưa cao, phụ khi nhỏ dung thuộc vào yếu tố dịch thử, so bên ngoài (mắt màu nhìn, ánh sáng) 3 Phương pháp Đơn giản, dễ học, Phức tạp hơn, Thao tác phức tạp, sử dụng dễ áp dụng cần có người cần có chuyên môn hướng dẫn và thực hành 4 Chi phí Thấp Cao hơn Đắt, khó áp dụng với nông dân
  31. 30 3.3. Xác định độ trong - Dụng cụ: đĩa đo độ trong (đĩa secchi): + Một đĩa tôn tròn, đường kính 20 cm. + Mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau. + Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc sào gỗ có đánh dấu khoảng cách từng 1 cm. Hình 1-19: Đĩa đo độ trong * Phương pháp đo: - Đo bằng đĩa: Bước 1: Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng. Bước 2: Quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen. Bước 3: Đọc kết quả: Khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo cm). Hình 1-20: Đo độ trong bằng đĩa
  32. 31 Độ trong nơi ương tu hài thành giống cấp 2 phù hợp là >2,5m 3.4. Xác định nguồn nước - Khảo sát nguồn nước thông qua thống kê theo dõi nguồn nước hàng năm tại nơi chọn để ương. - Khảo sát nguồn nước thông qua bản đồ địa lý để xác định các nguồn nước tác động đến vùng ương: + Nguồn nước từ hệ thống sông, ngòi tự nhiên + Nguồn nước từ hệ thống mạch ngầm. + Địa hình nguồn nước (thuận lợi hay khó khăn) B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu giới hạn thích hợp nhất của độ mặn, pH, độ trong đến đời sống Tu hài giống? 2. Bài tập thực hành - Thao tác lấy nước và kiểm tra: + Đo, đọc độ mặn. + Đo, đọc giá trị pH. + Đo, đọc giá trị độ trong. C. Ghi nhớ: Nguồn nước thích hợp có + pH = 7,5-8,5 + Độ mặn: từ 20-35‰, tốt nhất từ 26 -34‰ . + Nhiệt độ: 25-310C + Độ trong ≥ 2,5 cm
  33. 32 Bài 3: Làm bè ƣơng Giới thiệu: Làm bè ương là mô đun nghề quan trọng, giúp người nuôi hiểu biết về các kiểu mẫu bè ương nuôi phổ biến, xác định được kích thước bè ương phù hợp với vị trí đặt lồng bè, trình độ quản lý và mức độ đầu tư của người ương nuôi. Giúp cho nghề ương giống ương giống và nuôi tu hài phát triển bền vững. Mục tiêu: - Hiểu biết về kỹ thuật làm bè ương. - Mô tả kỹ thuật di chuyển và cố định bè ương . - Xác định được kích thước, vật liệu làm bè ương. - Di chuyển và cố định được bè ương. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi. A. Nội dung: 1. Mẫu bè ương Hình 1-21: Bè gỗ kiên cố
  34. 33 Hình 1-22 : Bè tre Hình 1-23 : Bè cây gỗ Tùy vào điều kiện thực tế sản xuất và điều kiện kinh tế có thể lựa chọn mẫu bè làm bằng các loại vật liệu khác nhau để ương giống tu hài.
  35. 34 2. Xác định kích thước bè ương Kích thước bè ương phổ biến hiện nay là 36 - 48m2. Các xà gồ (khung đà ngang và đà dọc) được liên kết chặt chẽ với nhau bởi các bu lông sắt 14  16 dài 20cm (bè gỗ kiên cố) hoặc dây nilon buộc các cây tre/gỗ. Các thanh dọc nằm trên, các thanh ngang nằm dưới, chỗ giao nhau giữa đà dọc và đà ngang được khoan để bắt bulông giữ hai đà vuông góc với nhau. Hình 1-24 : Kích thức phổ biến tại Quảng Ninh : 36m2 Hình 1-25: Liên kết chặt chẽ bởi các bu lông
  36. 35 Dùng thước mét để đo kích thước khung bè, đo hai cạnh của một khung bè, khoảng cách cần đo từ thành trong của khung đà ngang hoặc dọc đến thành trong của khung đà ngang hoặc dọc phía đối diện. Hình 1-26: Mặt bằng bè ương nuôi tu hài 3. Chuẩn bị vật liệu 3.1. Phao, tre, gỗ, dây neo và cọc cắm - Phao xốp: + Phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nhưng nén ở chế độ rắn chắc hơn. Phao thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn. + Chọn phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và yêu cầu cường độ chịu nén, chịu uốn, phao xốp cần được bọc lót bằng nilon và bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại.
  37. 36 Hình 1-27: Phao xốp nén chưa bọc bạt nylon + Chọn phao xốp có nhiều loại chất lượng và khối lượng khác nhau, tùy theo công nghệ nén. Công nghệ nén càng tốt thì chất lượng phao càng cao và độ bền lâu, khối lượng của phao cũng tỉ lệ thuận với độ nén. Thông thường phao xốp có các loại khối lượng 1kg, 2kg; 3kg . + Chọn ba quả phao có khối lượng khác nhau, cân lần lượt 3 quả để xác định khối lượng, đo kích thước ba chiều: dài, rộng và cao; kiểm tra chất lượng bạt, độ chắc chắn của đường may bạt vỏ. So sánh với các tiêu chí sau khi đã kiểm tra chất lượng của phao xốp. Hình 1-28: Phao xốp nén bọc bạt nilon
  38. 37 - Hoặc chọn phuy nhựa làm phao + Hình trụ tròn, đường kính 60cm, cao 90cm. Hình 1-29: Phao phuy nhựa + Chủng loại: phao phuy nhựa có rất nhiều loại trên thị trường, loại phao dùng được để làm phao là phuy nhựa có 4 đai cứng chịu lực ở hai đầu và ở phần thân phuy nhựa. Phao phải có nắp đậy và không bị thủng để tạo hơi khi bơm căng hơi tạo độ nổi cho phao. - Tre: Chọn loại tre làm khung bè phải chịu được nước mặn, chịu được nắng mưa. - Gỗ: Chọn loại gỗ làm khung bè phải chịu được nước mặn, chịu được nắng mưa. Trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng vật liệu làm khung bè thường là gỗ dẻ hoặc gỗ táu (loại gỗ này chịu được nắng, mưa và nước mặn). Lấy mẫu gỗ táu và gỗ rẻ, mỗi loại gỗ là một thành có chiều dài 1m, kích thước: rộng bản 13cm, dày 8cm làm mẫu. Quan sát và phân biệt với một số loại gỗ tạp thông thường khác. + Kích thước gỗ làm đà ngang và đà dọc thông thường: Rộng bản 13cm, dày 8cm. + Chiều dài tùy theo kích thước ô lồng và số lồng trên một bè, thông thường mỗi cụm bè có 9  15 ô lồng tương ứng với chiều dài từ 11  18m. Chiều rộng từ 11  16m. - Xác định kích thước gỗ làm thanh đà: dùng thước mét để đo; bước 1 độ dày và ghi lại; bước 2 đo độ rộng bản và bước 3 đo chiều dài của một thanh gỗ làm khung đà; Tùy theo chiều rộng và chiều dài, số ô lồng của một bè nuôi,
  39. 38 kích thước thanh gỗ làm đà tốt nhất có chiều dài bằng chiều dài của một cạnh bè nuôi. Trường hợp thanh gỗ không đủ dài, tiến hành nối thanh đà bằng đoạn nối có kích thước bằng với thanh đà và nối với nhau bằng bu lông, ốc vít. - Dây neo: + Chât liệu: dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước. + Đường kính dây neo 32  35mm. + Chiều dài dây neo: Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100  500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Hình 1-30: Dây neo bằng sợi nilon + Chọn dây neo: Chuẩn bị: 02 loại dây neo nilon và sợi cước; mỗi loại có 03 loại đường kính khác nhau; mỗi đoạn dài 30cm. Thước đo. + Đo đường kính của sợi dây neo. + Chọn loại dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. - Cọc cắm, neo: chọn cọc neo sắt hoặc neo bằng cọc gỗ tùy theo vị trí đặt lồng bè.
  40. 39 + Một cụm bè ương thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt. Neo sắt thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Neo bằng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 3,5 – 4,5m, đường kính 90 – 100mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm, nghiên 450 về phía đối diện với đường dây neo. + Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. 3.2. Phao nổi Phao phải đảm bảo độ bền và độ nổi, nên chọn phao nén có khối lượng 3kg, loại phao này có độ bền tương đối cao, phù hợp với mức độ đầu tư của gia đình. 4. Làm khung bè và nắp phao 4.1. Làm khung bè Sắp xếp các thanh đà của khung lồng bè sao cho khả năng chịu lực dưới sự tác động của sóng gió, hệ thống nhà, khung bè và hệ thống khay ương. Để tăng khả năng chịu lực các thanh dọc được đặt trên, các thanh ngang nằm dưới. Sắp xếp khoảng cách giữa hai thanh đà trên cùng một cạnh ô bè từ 40  44cm là vừa, ở khoảng cách này tương đối phù hợp với phao xốp và phuy nhựa. - Cố định thanh đà bằng bu lông Hình 1-31: Cố định khung lồng bằng bu lông, ốc vít
  41. 40 Phương pháp lắp ráp thanh đà: Có thể tiến hành lắp ráp thanh đà ở trên cạn hoặc ở dưới nước. Trường hợp 1: lắp ráp thanh đà ở dưới nước + Bước 1: Chuẩn bị thanh đà ngang và thanh đà dọc. + Bước 2: Chọn bu lông có độ dài thích hợp với vị trí liên kết (dài hơn không quá 1,5- 2cm). + Bước 3: Xếp thanh đà dọc nằm trên thanh đà ngang theo kích thước ô lồng đã lựa chọn (ví dụ: kích thước một ô lồng lựa chọn là 3m x 3m) và khoảng cách giữa hai thanh đà từ 40 – 44cm. + Bước 4: Khoan lỗ bắt bu lông tại vị trí hai thanh đà tiếp ráp vuông góc với nhau. Khoan theo phương thẳng đứng xuyên qua hai thanh đà, mũi khoan có đường kính 14 16 (bằng với đường kính của bu lông). Cố định dãy ô lồng đầu tiên theo chiều rộng để định hình khung lồng. + Bước 5: Đưa phía đầu khung lồng đã được cố định xuống nước, đưa đến đâu đặt phao đến đó để làm nổi khung lồng. + Bước 6: Đóng bu lông vào lỗ khoan theo chiều từ dưới lên. Lắp ốc vào bu lông và dùng cờ lê vít chặt. Trường hợp 2: lắp ráp thanh đà ở trên cạn, các thanh đà được cố định theo đúng kỹ thuật. Các bước thực hiện tương tự như trường hợp một. Tuy nhiên, các thanh đà được cố định trên cạn sau đó đưa xuống nước để cố định phao. 4.2. Nắp phao vào khung bè - Xác định số lượng phao Lắp phao tạo lực đẩy giúp làm nổi bè. Phao sử dụng có thể là phao nhựa (thùng phuy) hoặc phao xốp. Cần xác định đúng và đủ số lượng phao cần lắp cho bè để đảm bảo sức nổi cho bè và tránh lãng phí. Thông thường mặt bè có 8, 2 ô nhà và sàn sử dụng 50  60 phao, dọc theo 6 thanh đà dọc sử dụng 33  36 phao, dọc theo 12 thanh đà ngang sử dụng 24 phao. Đối với hệ thống bè không làm nhà ở trên thì số lượng phao loại 2,5 – 3kg cứ mỗi ô bè sử dụng 4- 6 quả phao. - Xác định vị trí đặt phao Phao đặt nằm kẹp giữa 2 đà gỗ và dùng dây cột chặt với đà gỗ. Để thông thoáng dòng chảy, phao được đặt dọc theo một hướng dưới các thanh đà ngang. Khoảng cách các phao được đặt đều nhau theo chiều ngang của thanh đà ngang và trong một khung bè để tăng chịu lực đồng đều cho toàn bộ bè ương nuôi.
  42. 41 - Cố định phao Hình 1-32: Buộc phao xốp vào khung bè Hình 1-33: Buộc phao phuy nhựa vào khung bè
  43. 42 Cách lắp ráp phao như sau: - Bước 1: Xác định các vị trí lắp phao - Bước 2: Đặt phao vào vị trí xác định. Phao xốp được đặt dưới 2 thanh đà, phao phuy nhựa được đặt nằm gọn dưới hai thanh đà. - Bước 3: Cố định phao vào khung bè: Phao được cố định vào khung lồng bằng dây cước có đường kính 3- 4mm hoặc dây cước sợi 3 - 4mm. Mỗi quả phao được cố định ở hai đầu và có ít nhất 2 đường dây chạy cố định vào khung đà đảm bảo không bị bật ra khi có song gió lớn. 5. Cố định cây treo lồng Các thanh ngang trên mặt bè để treo các lồng ương được cố định bằng dây nylon. Bước 1. Chuẩn bị thiết bị: + Thanh ngang: bằng tre dài 18 – 20m, đường kính 10 -15 cm. + Dây cố định: nylon, đường kính 2 -3 mm, dài 0,8-1m. + Kéo cắt. -Thanh ngang, dọc. - Dây nylon cố định thanh ngang và dọc. Hình 1-34: Cố định thanh ngang – thanh dọc Bước 2: Xác định vị trí và khoảng cách các thanh ngang. + Vị trí thanh ngang: nằm trên các thanh đà và chạy ngang qua các ô bè.
  44. 43 Hình 1-35: Khoảng cách giữa các thanh ngang: 30-40cm Bước 3. Cố định cây treo lồng + Quấn dây quanh thanh ngang và thanh đà 3 vòng. + Gút dây cố định Hình 1-36: Cách buộc thanh ngang vào thanh đà 6. Di chuyển bè Sau khi chuẩn bị bè ương, tiến hành di chuyển bè đến nơi cố định ương Tu hài. 6.1. Chuẩn bị phương tiện 6.1.1. Lựa chọn tàu, thuyền kéo - Chọn tàu kéo phải đảm bảo công suất tàu đủ để kéo hệ thống bè đến vị trí ương. Tùy thuộc vào số lượng kích thước bè ương mà chọn công suất tàu. Tuy
  45. 44 nhiên, do bè ương mới chỉ bao gồm khung bè nên việc di chuyển cũng tiến hành thuận lợi hơn. - Chọn tàu công suất máy từ 32 - 44cv. Mỗi tàu di chuyển thường có 1- 2 máy dự phòng và đảm bảo tăng công suất khi cần thiết. 6.1.2. Chuẩn bị vật tư - Dây kéo bè bằng dây nilon hay dây cước, đường kính dây neo Ø22- 32. Độ dài dây kéo từ 50 – 70m. - Trong quá trình di chuyển trang bị thêm các thiết bị bảo hộ lao động, áo phao hoặc phao cứu sinh. 6.2. Chọn thời gian di chuyển bè 6.2.1. Chọn thời điểm thủy triều Thời gian di chuyển bè thích hợp khi triều cường và ở đỉnh cao nhất hoặc kéo xuôi dòng khi thủy triều rút nhằm hạn chế lực cản của thủy triều lên. Xác định thời gian của con nước thủy triều lên xuống căn cứ vào lịch thủy triều theo cảng vùng xác định. 6.2.2. Chọn hướng gió di chuyển Cũng như thủy triều, hướng gió cũng cản trở quá trình di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi. Thời gian di chuyển nên chọn xuôi theo hướng gió nhằm giảm bớt lực cản ngược gió khi di chuyển. Tuy nhiên, yếu tố hướng gió còn phụ thuộc rất nhiều vào luồng lạch di chuyển và thời điểm thủy triều lên xuống. 6.2.3. Chọn thời tiết Di chuyển khi thời thiết đẹp, sóng gió nhẹ, không mưa bão, áp thấp nhiệt đới. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí chọn ương nuôi. Hình 1-37: Kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu
  46. 45 6.3. Xử lý sư ̣ cố quá trình di chuyển bè Trong quá trình di chuyển bè đến nơi đặt vị trí, những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là khi thủy triều lên, không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo. Các sự cố khi va trạm vào bãi đá gầm, cồn cát, tàu thuyền khác cần liên hệ với đội cứu hộ biển nơi gần nhất. Khi va trạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố và đợi cứu hộ trợ giúp. 7. Cố định bè 7.1. Cố định bè bằng neo Một cụm bè thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. Thả neo theo bốn hướng của hệ thống lồng bè và tăng cường thêm dây neo tại góc và hướng bão trong năm. Dây neo bằng dây nilon hay dây cước có đường kính từ 32 – 35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100  500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Hình 1-38: Thả neo
  47. 46 7.2. Cố điṇ h lồng bè bằng coc̣ gỗ (lọc gỗ) Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 90 - 100mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m, nghiêng một góc 450 đối diện với hướng của dây neo. Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ø32 - Ø35. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định lồng bè bằng neo. Hình 1-39: Đóng cọc neo bằng gỗ B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Hãy xác định các mẫu bè ương phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở sản xuất? - Hãy xác định kích thước, vật liệu, dụng cụ để chuẩn bị bị cho công tác làm bè ương. 2. Bài tập thực hành: - Thực hiện thao tác bắt ốc/ buộc thanh ngang và thanh dọc. - Thao tác buộc phao vào khung bè. - Thao tác cố định thanh treo lồng. - Thực hiện di chuyển bè vào vị trí xác định. - Thao tác cắm neo, nọc để cố định bè. C. Ghi nhớ: - Bè ương có vật liệu, kích thước phù hợp với điều kiện thực tiễn và an toàn trong quá trình ương.
  48. 47 Bài 4: Chuẩn bị lồng ƣơng Giới thiệu: Chuẩn bị lồng ương là khâu kỹ thuật hết sức quan trọng. Chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình ương để tạo đêìu kiện cho sinh trưởng của tu hài, nâng cao tỉ lệ sống và năng suất. Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật chuẩn bị lồng ương - Xác định được kích thước lồng, dây treo lồng, lưới nắp lồng và buộc được dây quai treo lồng. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Xác định kích cỡ lồng ương - Lồng ương thường được làm bằng nhựa và có hình dạng và kích thước như sau: + Hình dạng: hình chữ nhật hoặc hình tròn và có các khe thông xung quanh thành và dưới đáy. + Kích thước: Dài (cm) Rộng (cm) Cao (cm) 35 22 15 35 26 9 + Màu sắc: thường có màu xanh hoặc đỏ
  49. 48 Hình 1-40: Hình dạng và kích cỡ lồng tròn Thông thường sử dụng loại lồng hình chữ nhật vì thuận lợi trong khi thao tác thả giống, vệ sinh, thu hoach 2. Chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng và dây treo lồng. 2.1. Lưới lót (đáy lồng) - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 1mm Hình 1-41: Lưới lót đáy lồng 2.2. Lưới bao quanh lồng - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 2mm
  50. 49 Hình 1-42: Lưới bao quanh lồng 2.3. Lưới nắp lồng - Chất liệu: bằng cước, nylon - Mắt lưới: 2a = 20mm (Nếu lồng có sẵn nắp nhựa thì không cần làm thêm lưới). Lưới năp lồng và bao quanh lồng được khâu vào lồng bằng kim khâu và chỉ nylon. Hình 1-43: Lưới nắp lồng 2.4. Dây quai treo lồng - Chất liệu: nylon - Mắt lưới: 2a = 2,5mm
  51. 50 Hình 1-44: Dây quai treo lồng 2.5. Dây treo lồng - Chất liệu: nylon - Mắt lưới: 2a = 7mm Hình 1-45: Dây treo lồng 3. Buộc dây quai treo lồng Bước 1: Chuẩn bị dây quai treo lồng Bước 2: Bộc dây quai treo lồng chéo 4 góc lồng 4. Buộc dây treo lồng Bước 1: Chuẩn bị dây treo lồng
  52. 51 Bước 2: Bộc dây treo lồng (dài 5,0-1m) từ nút giữ 4 góc dây quai treo lồng buộc lên cây treo lồng. Hình 1-46: Buộc dây treo lồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Hãy xác định kích thước lồng ương và công tác chuẩn bị lồng ương. 2. Bài tập thực hành: - Thực hiện thao tác chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng và dây treo lồng. - Thực hiện thao tác buộc dây quai và treo lồng ương vào thanh treo lồng. C. Ghi nhớ: - Kích thước lồng ương phù hợp với điều kiện và diện tích ương. - Vật liệu, kích thước và kỹ thuật chuẩn bị và buộc
  53. 52 Bài 5: Chuẩn bị cát ƣơng Giới thiệu: Trong thời gian nuôi tu hài nói chung và ương giống nói riêng. Phần lớn thời gian tu hài sống vùi mình trong cát. Kích cỡ, tỉ lệ các loại cát và chất lượng cát có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống của tu hài. Chuẩn bị cát ương tốt về kích cỡ, số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiên tốt cho sinh trưởng của tu hài, nâng cao tỉ lệ sống và năng suất ương nuôi. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chuẩn bị cát ương. - Chuẩn bị cát và đưa cát vào lồng ương đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị cát ương nuôi A. Nội dung: 1. Lựa chọn cát ương Vòng đời của tu hài phần lớn sống vùi mình trong cát. Trong ương giống tu hài có rất nhiều loại cát khác nhau. Để ương được tu hài thì người nuôi phải nắm được đặng điểm sinh sống của tu hài giai đoạn còn nhỏ để từ đó xác định loại cát nào phù hợp nhất để chuẩn làm bị làm môi trường sống. Cát ương tu hài thường có nguồn gốc từ biển. Loại cát được sử dụng thường là cát vàng, vỏ động vật thân mềm (hầu, hà, ngao), mảnh vỡ của san hô có kích thước hạt từ 0.1- 0,2 mm, có dạng hạt mảng, tơi và xốp. Đây là những loại cát thích hợp nhất cho tu hài sinh sống và phát triển. Hình 1-47: Vỏ động vật thân mềm
  54. 53 Hình 1-48: Cát vàng lẫn vỏ động vật thân mềm Hình 1-49: Cát sử dụng ương nuôi tu hài. 2. Xác định khối lượng cát Công tác xác định khối lượng cát nhằm mục đích tính toán tổng khối lượng cát cần chuẩn bị cho một khu vực ương và từng lồng ương đảm bảo kịp thời, không thừa, không thiếu giúp tăng hiệu quả kinh tế. Khối lượng cát cần thiết cho ương nuôi tu hài phụ thuộc vào kích cỡ lồng ương và bề dày lớp cát cần rải trong lồng. Với ương tu hài trong lồng, yêu cầu về độ dày lớp cát trong lồng ương là từ 9-15 cm. Xác định khối lượng cát cần chuẩn bị thông qua công thức sau:
  55. 54 Khối lượng cát (m3) = tổng diện tích các lồng ương (m2) x độ dày lớp cát (thông thường 9-15 cm). 3. Sàng cát Sàng cát để chọn được các hạt có kích thước đồng đều và phù hợp với điều kiện sinh sống của tu hài giai đoạn ương lên giống cấp 2. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Chuẩn bị cát theo đúng yêu cầu kỹ thuật + Chuẩn bị sàng đúng kích thước mắt lưới 0,1 - 0,2mm + Dụng cụ xúc cát + Dụng cụ chứa cát - Bước 2: Sàng cát Sàng cát để phân loại kích cỡ cát đảm bảo theo yêu cầu. + Đưa cát vào sàng
  56. 55 + Di chuyển sàng để cát lọt qua mắt sàng + Chuyển cát vào dụng cụ chứa 4. Rửa cát Rửa cát để làm sạch cát (loại bỏ chất bẩn, các loại địch hại, bệnh ) giúp việc lưu thông của nước và thức ăn được dẽ dàng đồng thời tránh dịch bệnh cho ấu trùng. - Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Chuẩn bị cát sau khi đã sàng + Chuẩn bị sọt rửa cát + Chuẩn bị nước sạch - Bước 2: Rửa cát + Cho cát đã được sàng vào sọt + Cho sọt vào nước sạch + Đảo cát loại bỏ tạp chất + Đưa cát sạch ra dụng cụ chứa 5. Phơi cát Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ phơi cát + Sân phơi + Bạt nylon + Vỏ bao tải Bước 2: Phơi cát + Sân phơi, bạt nylon, bao tải phải được rửa sạch. + Đổ cát lên dụng cụ phơi.
  57. 56 + Đưa ra nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, phơi cát cho đến khi khô. + Thu cát lại 6. Đưa cát vào lồng Đây là khâu kỹ thuật tuy đơn giản nhưng cũng rất quan trọng. Đưa cát vào lồng sao cho không bị chặt quá hay lỏng quá. Nếu chặt quá dẫn đến việc hư hỏng lồng ương và không thông thoáng. - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Chuẩn bị cát sạch đã được phơi khô + Chuẩn bị lồng ương + Chuẩn bị dụng cụ xúc cát đưa vào lồng ương - Bước 2: Đưa cát vào lồng + Định lượng cát + Đưa cát vào lồng ương Hinh 1-50: đưa cát vào lồng ương B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu yêu cầu của cát ương tu hài? - Tại sao cần sử dụng hỗn hợp các hạt cát có kích thước khác nhau? - Phương pháp xác định khối lượng cát cần chuẩn bị? 2. Bài tập thực hành - Phân biệt các loại cát và xác định loại cát phù hợp cho ương tu hài? - Tính khối lượng cát cần chuẩn bị cho lồng ương tu hài?
  58. 57 - Thao tác cho cát vào lồng ương. C. Ghi nhớ: - Nhận biết loại cát phù hợp cho tu hài; - Phương pháp xác định khối lượng cát cần chuẩn bị.
  59. 58 Bài 6. Lựa chọn con giống Giới thiệu: Chọn và thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống có chất lượng tốt, tránh được ảnh hưởng của bệnh nên sinh trưởng và phát triển của tu hài. Từ đó, nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất và sản lượng tu hài nuôi trên bãi triều. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chọn giống theo cảm quan - Lựa chọn được con giống đảm bảo chất lượng, sinh trưởng và phát triển tốt. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chọn giống A. Nội dung: Nếu khẩu hiệu hành động trong sản xuất nông nghiệp là: nước - phân - cần - giống thì trong nuôi trồng thủy sản nói chung và ương giống và nuôi tu hài nói riêng lại khác: giống - môi - cần - thuốc. Trong đó, con giống đứng hàng đầu, môi trường đứng hàng thứ hai, cần (bao gồm kiến thức khoa học - kỹ thuật) đứng hàng thứ ba, còn thuốc (gồm cả thức ăn) đứng hàng thứ tư. Trong nông nghiệp, giống không được tốt, nông dân vẫn không mất trắng, nhưng trong nuôi trồng thủy sản nói chung và tu hài nói riêng, giống không tốt, người nuôi phá sản. Làm sao tìm được con giống tốt để mua nuôi, đó là trăn trở của hầu hết nông dân. Có thể nói đến giờ này, chưa có kỹ sư dạn dày kinh nghiệm nào dám nói chắc rằng chỉ nhìn “tướng” mà biết được con giống có chất lượng tốt. Thế là, người mua đành phải gởi hết tiền bạc, vốn liếng của mình vào “mệnh trời”. Chính vậy muốn có được con giống tốt chúng ta cần phải làm tốt các khâu kỹ thuật sau: 1. Xác định nguồn gốc giống Để chọn được tu hài có chất lượng ta nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tu hài giống và cách lựa chọn như sau: - Chọn tu hài rõ nguồn gốc và được sản xuất giống ở gần nơi ương vì giống tu hài này được ương nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu vực ương nuôi. - Nên chọn tu hài ở có nguồn gốc xuất xứ từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên địa bàn. - Kinh nghiệm người dân cho thấy, giống tu hài có nguồn gốc Trung Quốc có thể cho tỉ lệ sống cao ban đầu, tuy nhiên thời gian nuôi sau tu hài không lớn nên cần hết sức tránh.
  60. 59 - Bện cạnh đó có thể xác định nguồn ngốc giống tu hài qua thông tin đại chúng, báo, đài hoặc đến trực tiếp cơ sở sản xuất giống để xác minh. 2. Lựa chọn con giống qua nhìn cảm quan Lựa chọn tu hài thông qua các tiêu chuẩn sau: - Màu sắc: tu hài có màu vàng trắng đặc trưng và đồng đêu về màu sắc - Vỏ tu hài: Vỏ mỏng, nhẵn, không bị vỡ và các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn. Hình 1-51: Tu hài giống cấp 1 có chiều dài vỏ 4 - 5mm 3. Lựa chọn con giống qua kích cỡ - Điểm quan trọng nhất trong chọn giống tu hài là kích cỡ phải đồng đều, thông thường từ 4-5mm. - Nếu kích cỡ quá chênh lệch (hơn kém nhau 0,5 mm), cần chọn lọc và phân loại kích cỡ tu hài cho đều nhau. - Lưu ý quá trình chọn lọc cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ vỏ.
  61. 60 Hình 1-52: Phân cỡ tu hài giống 4. Lựa chọn giống qua khả năng vận động Đổ tu hài vào xô, hay chậu có chứa nước, để yên lặng trong 10 - 15 phút và quan sát. Nếu thấy tu hài có hoạt động tốt là được. Hình 1-53: Quan sát khả năng hoạt động của tu hài
  62. 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Tại sao phải lưu ý nguồn gốc giống tu hài? - Nêu phương pháp lựa chon giống tu hài theo cảm quan và kích cỡ? 2. Bài tập thực hành - Lựa chọn tu hài giống cấp 1. - Xác đinh kích cỡ tu hài giống cấp 1. C. Ghi nhớ: - Tiêu chuẩn lựa chọn giống tu hài theo cảm quan và kích thước.
  63. 62 Bài 7: Thả giống Giới thiệu: Thả giống là khâu kỹ thuật quan trong nhằm đảm bảo tu hài thả vào lồng và ương có tỉ lệ sống cao. Từ đó nâng cao năng suất và sản lượng tu hài ương giống cấp 2. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp thuần hóa và thả giống - Thả giống đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Thuần hóa giống Thuần hóa nhiệt độ và độ mặn: Khi đem giống về, tu hài giống cấp 1 thường được thuần hóa trước khi thả. Để tránh hiện tượng sốc nhiệt, sốc độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của tu hài sau khi thả. - Phương thức thuần hóa thông thường là đổ tu hài ra thùng xốp hay thau lớn. Quá trình đổ hết sức nhẹ nhàng tránh gây vỡ vỏ con giống. - Mật độ để thuần hóa 10.000-20.000/thùng xốp 0,24m2 và có thêm sục khí càng tốt. - Sau đó múc từ từ nước biển khu vực thả giống vào thùng xốp, cứ sau 2-3 phút cho thêm 1 gáo từ 1-2 lít nước và đổ nước hết sức nhẹ nhàng. - Làm lặp lại như vậy trong 20-25 phút và cho đến khi nhiệt độ được cân bằng. Hình 1-54: Thuần hóa giống tu hài
  64. 63 2. Xác định mẫu số lượng Xác định số lượng giống cấp 1 làm mẫu để chuẩn bị cho công tác thả giống hết sức quan trọng vì xác định số lượng giống không chính xác sẽ ảnh hưởng đến mật độ ương. Hình 1-55: Dụng cụ xác định số lượng mẫu giống tu hài Bước 1: Chuẩn bị giống và dụng cụ xác định số lượng - Giống tu hài cấp 1 - Chén đong mẫu - Thìa đếm mẫu Bước 2: Đếm mẫu - Cho tu hài giống vào chén - Đưa ra đếm số lượng (3 lần để lấy số trung bình) - Đưa ra mẫu số lượng trong một chén mẫu. 3. Xác định mật độ thả Mật độ thả tu hài ương từ giống cấp 1 lên thành giống cấp 2 thường thả là 700-800 con/ lồng tương đương khoảng 5500-6000con/m2. 4. Thả giống Bước 1: Thả lồng xuống nước Bước 2: Buộc dây treo lồng vào xà sao cho nước ngập mặt lồng Bước 3: Dùng chén định lượng đong giống thả vào lồng Có thể dùng que nhỏ gạt cho giống phân bổ đều mặt cát. 5. Đậy nắp lồng Sau khi thả giống vào lồng xong, tiến hành đậy nắp lồng và khâu nắp lồng cố định vào thân lồng rồi tiến hành thả lồng xuống nước.
  65. 64 Lưu ý: khi thả lồng xuống cần để độ thấp của các lồng so le nhau để tạo điều kiện lưu thông nước tốt. Bước 1. Chuẩn bị nắp lồng Bước 2. Đậy nắp lồng Bước 3. Cố định nắp lồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Mô tả kỹ thuật thuần hóa giống? 2. Bài tập thực hành: - Thực hiện kỹ thuật thuần hóa giống - Thực hiện định lượng mẫu giống thả - Thực hiện thao tác thả giống C. Ghi nhớ: - Phương pháp thuần hóa giống. - Phương pháp thả giống.
  66. 65 Bài 8: Cố định lồng Giới thiệu: Cố định lồng là khâu kỹ thuật quan trọng trong bảo vệ lồng ương, đặc biệt là chống các loại cá lớn như cá đuối, cua biển, tạo sự thông thoáng, Từ đó nâng cao năng suất và sản lượng thu hài nuôi trên bãi. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp phủ lưới bãi nuôi - Phủ lưới bãi nuôi đảm bảo an toàn cho tu hài sinh trưởng và phát triển - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi A. Nội dung: 1. Xác định độ sâu Dùng thước đo mét để xác đinh độ sâu thả lồng ương. Chuẩn bị dây treo lồng dài tương ứng với độ sâu thả lồng. Ương giống tu hài từ giống cấp 1 lên thành giống cấp 2 có độ sâu giao động từ 1-1,5m. Sau khi cho giống vào lồng xong tiến hành từ từ thả lồng xuống độ sâu đã được xác định 2. Xác định khoảng cách giữa các lồng ương Dùng thước đo mét để xác định khoảng cách giữa các lồng ương. Để các lồng được buộc cố định vào các thanh treo được chính xác trước tiên chúng ta phải đo và xác định khoảng cách giữa các dây treo lồng sao cho việc lưu thông dòng chảy được thuận lợi. Khoảng cách lồng cách lồng thông thường từ 25-30cm. Chú ý: nên treo các lồng trên hai cây xà khác nhau ở những độ sâu khác nhau để tránh hàng lồng trước cản hàng lồng sau
  67. 66 3. Bộc lồng Sau khi thả lồng ương xuống độ sâu và khoảng cách theo quy định. Tiến hành buộc dây treo lồng vào xà đảm bảo chắc chắn và không bị sê dịch, không bị tuột. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu tiêu chuẩn độ sâu thả lồng ương? - Nêu phương pháp xác định khoảng cách giữa các lồng ương? 2. Bài tập thực hành - Thực hiện đo và xác định độ sâu thả lồng ương. - Thực hiện đo và xác định khoảng cách giữa các lồng ương. C. Ghi nhớ: - Phương pháp buộc lồng ương
  68. 67 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi tu hài; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống thích hợp để ương tu hài giống cấp 2. II. Mục tiêu mô đun Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Mô tả được nơi ương tu hài cấp 2 thích hợp cho sinh trưởng và phát triển tốt. - Hiểu biết phương pháp chọn và thả giống cấp 1. - Chuẩn bị được nơi ương tu hài cấp 2. - Chọn và thả giống đúng kỹ thuật - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chuẩn bị nơi ương Tu hài cấp 2 và thả giống. III. Nội dung chính của mô đun Tên các bài Loại Thời gian Địa Mã bài trong mô đun bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Giới thiệu một số đặc điểm Lý MĐ 01-01 sinh học giai Lớp học 2 2 thuyết đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 Tích Cơ sở MĐ 01-01 Chọn nơi ương 18 2 16 hợp nuôi Tích Cơ sở MĐ 01-02 Làm bè ương 10 2 8 hợp nuôi Chuẩn bị lồng Tích Cơ sở MĐ 01-03 12 2 9 1 ương hợp nuôi Tích Cơ sở MĐ 01-04 Chuẩn bị cát 10 2 8 hợp nuôi
  69. 68 Tích Cơ sở MĐ 01-05 Lựa chọn giống 12 2 9 1 hợp nuôi Tích Cơ sở MĐ 01-06 Thả giống 8 1 7 hợp nuôi Cố định lồng Tích Cơ sở MĐ 01-07 4 1 3 ương hợp nuôi Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 15 59 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Chọn nơi ương 4.1.1. Bài tập 1: Khảo sát vùng ương nuôi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Bản đồ + Các loại giấy phép, quyết định về quyền sử dụng đất, mặt nước. + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Khảo sát vùng ương nuôi + Bước 3. Tiến hành thu thập và xác định thông tin + Bước 4. Báo cáo kết quả đánh giá - Tiêu chuẩn thực hiện + Vị trí phù hợp + Trong vùng quy hoạch 4.1.2. Bài tập 2: Xác định vị trí nuôi và chế độ thủy văn Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tài liệu thổ nhưỡng, thủy văn + Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy. + 01 thước dây
  70. 69 + 01 miếng xốp nhẹ kích thước 3x5 cm + 02 cọc 2-3m để đánh dấu điểm của dòng chảy + 01 đồng hồ bấm giây + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu + Bước 2. Tiến hành cố định 2 điểm 1 và 2 và đo khoảng cách giữa 2 điểm. + Bước 3. Thả xốp ở điểm cố định 1 và bấm giây đồng hồ + Bước 4. Đợi ở điểm thứ 2 để xác định thời gian xốp chẩy đến. + Bước 5. Đọc kết quả + Bước 6. Lặp lại 03 lần hoạt động đo như trên + Bước 7. Tính kết quả Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Xác định được vận tốc dòng chảy + Kín gió, dòng chảy 0,2 – 0,7m/s + Mức nước thấp nhất so với mực 0 hải đồ từ 3 m trở lên. - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả khảo sát vị trí nuôi và chế độ thủy văn 4.1.3 Bài tập 3: Xác định một số yếu tố môi trường ương nuôi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + 01 máy khúc xạ kế hay tỉ trong kế + 01 máy đo pH + 01 đĩa secchi + 01 cốc đong + 01 xô, chậu 10-20 lít + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ
  71. 70 + Bước 3. Tiến hành đo độ mặn, pH, độ trong, nhiệt độ, + Bước 4. Đọc kết quả các phép đo + Bước 5. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Đo các yếu tố môi trường - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả khảo sát môi trường khu vực nuôi 4.2. Bài 3: Làm bè ƣơng 4.2.1. Bài tập 1: Xác định kích thước bè ương. - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + Thước đo mét + Mẫu bè ương + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: chuẩn bị dung cụ và vật liệu + Bước 2: Nhân biết các mẫu mẫu bè ương + Bước 3. Thảo luận nhóm, xác định kích thước bè ương phù hợp với điều kiện sản xuất tại nơi ương tu hài. - Tiêu chuẩn thực hiện + Nhận biệt được mẫu bè ương + Xác định được diện tích bè ương 36 -48m2 - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả xác định kích thước bè ương. 4.2.2. Bài tập 2. Chuẩn bị vật liệu - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + Phao nổi + Tre + Gỗ + Dây neo + Cọc cắm
  72. 71 + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3 - 5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị vật liệu + Bước 2. Thảo luận nhóm và xác định vật liệu làm bè ương. - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ số lượng phao, tre, gỗ, dây neo và cọc cắm. + Phao nổi tốt. + Tre, gỗ dây neo và cọc chắc chắn. - Sản phẩm thực hành Báo kết quả chuẩn bị vật liệu. 4.2.3. Bài tập 3. Làm khung bè và nắp phao - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + Cây gỗ có đường kính 10 cm: chiều đài 1,2-2 m: 10 đoạn + Máy khoan với nhiều mũi kích thước đa dạng + Cưa tay bằng sắt + Bu lông, ốc vít đường kính 14 16; + Cà lê, mỏ nết. + Vở ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Thảo luận nhóm và thiết kế khung bè và nắp phao. + Bước 2. Chuẩn bị khung đà ngang và đà dọc theo tiêu chuẩn thu nhỏ 1/4. + Bước 3. Xếp khung đà dọc và ngang theo tiêu chuẩn đã xác định. + Bước 4. Khoan theo chiều thẳng đứng từ đà dọc xuống đà ngang. + Bước 5. Cố định chặt hai thành đà bằng bu lồng, ốc vít. + Bước 6. Vặn ốc cố định khung bè. - Tiêu chuẩn thực hiện + Xây dựng 02 ô bè có kích thước thu nhỏ 1/4 - Sản phẩm thực hành 02 ô bè hoàn thiện có kích thước thu nhỏ ¼.
  73. 72 4.2.4. Bài tập 4. Cố định cây treo lồng - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + Cây treo lồng + Dây cước, nylon + Vở ghi chép + Kéo cắt - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Thảo luận nhóm và chuẩn bị cây treo lồng. + Bước 2. Chuẩn bị cây treo lồng theo tiêu chuẩn thu nhỏ 1/4. + Bước 3. Xếp cây treo lồng trên khung bè theo tiêu chuẩn đã xác định. + Bước 4. Cố định chặt dây buộc. - Tiêu chuẩn thực hiện + Cố định cây treo lồng 02 ô bè có kích thước thu nhỏ 1/4 - Sản phẩm thực hành 02 ô bè hoàn thiện có kích thước thu nhỏ ¼. 4.2.4. Bài tập 5. Cố định bè * Chọn neo, buộc dây neo và thả neo. - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 neo: 50 kg + 01 thuyền + 01 dây buộc neo: Ø 32 – 35mm, dài 20-25m - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Bước 3. Buộc dây neo và neo. + Bước 4. Thả neo + Bước 5. Cố định dây neo vào bè - Tiêu chuẩn thực hiện
  74. 73 + Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió; + Bè cố định, không di chuyển. - Sản phẩm thực hành + Báo cáo kết quả thả neo * Chọn cọc neo, buộc dây cọc neo và đóng cọc neo. - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 cọc neo: gỗ bạch đàn dài 2 m, đường kính 10 cm + 01 thuyền + 01 dây buộc neo: ф 32 – 35mm, dài 20-25m + Dao dựa + 01 cây đóng cọc neo: dài 6-7m, + 01 đầu bịt cọc neo: đường kính nhỏ hơn 1 chút so với cọc neo, dài 50- 60cm - Các bước thực hiện Chia nhóm 3 - 5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn cọc neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Bước 3: Đẽo đầu cọc neo vừa đầu bịt cọc neo và đầu đối diện nhọn + Bước 3. Buộc dây neo và cọc neo. + Bước 4. Đóng cọc neo + Bước 5. Cố định dây neo vào bè - Tiêu chuẩn thực hiện + Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió; + Bè cố định, không di chuyển. - Sản phẩm thực hành + Báo cáo kết quả đóng cọc neo 4.3. Bài 4. Chuẩn bị lồng ƣơng 4.3.1 Bài tập 1: Xác định kích cỡ lồng ương - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + Thước đo mét + Mẫu lồng ương
  75. 74 + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: chuẩn bị dung cụ và vật liệu + Bước 2: Nhân biết các mẫu lồng ương + Bước 3. Thảo luận nhóm, xác định kích thước lồng ương phù hợp với điều kiện sản xuất tại nơi ương tu hài. - Tiêu chuẩn thực hiện + Nhận biệt được mẫu lồng ương + Xác định được diện tích lồng ương dài: 35cm- rộng: 22cm – cao 15cm hặc dài: 35cm- rộng: 26cm – cao 9cm. - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả xác định kích thước lồng ương. 4.3.2. Bài tập 2: Chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng và dây treo lồng. - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Lưới lót + Lồng ương + Nắp lồng + Dây quai treo + Dây treo lồng + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Thảo luận biện pháp tiến hành + Bước 3. Tiến hành chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng và dây treo lồng. - Tiêu chuẩn thực hiện + Lưới lót: mắt lưới 2a = 1mm + Lưới nắp lồng: mắt lưới 2a = 20mm. + Dây quai treo lồng: Ø 2,5mm. + Dây treo lồng: Ø 7 mm .
  76. 75 - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả chuẩn bị lưới lót và lưới nắp lồng, dây quai treo lồng và dây treo lồng. 4.3.2. Bài tập 3: Buộc dây quai treo lồng và dây treo lồng. - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Lồng ương + Dây quai treo + Dây treo lồng + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Thảo luận biện pháp tiến hành + Bước 3. Tiến hành buộc dây quai treo và dây treo lồng. - Tiêu chuẩn thực hiện Buộc dây quai treo lồng và dây treo lồng chắc chắn. - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả buộc dây quai treo lồng và dây treo lồng 4.4. Bài 5. Chuẩn bị cát ƣơng 4.4.1 Bài tập 1: Lựa chọn cát ương - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 03-04 loại cát khác nhau, mỗi loại 0,2-0,3m3 + 01 thước chia độ mm + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: chuẩn bị dung cụ và vật liệu + Bước 2: Nhân biết các mẫu cát khác nhau, do kích thước các loại cát + Bước 3. Thảo luận nhóm, đánh giá chất lượng các loại cát khác nhau và loại cát phù hợp cho ương tu hài. - Tiêu chuẩn thực hiện
  77. 76 + Nhận biệt được loại cát khác nhau + Nhận biết loại cát phù hợp cho ương tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả nhân biết các loại cát và loại cát phù hợp cho ương tu hài lên giống cấp 2. 4.4.2 Bài tập 2. Khối lượng cát cần chuẩn bị cho ương tu hài. - Bài toán: + Nhóm cẩn rải cát cho 03 lồng ương có kich thước là 35cm x 22cm. Biết rằng chiều dày lớp cát cần rải là 15 cm, tính lượng cát cần thiết để rải cho diện tích trên? + Nhóm cẩn rải cát cho 03 lồng ương có kich thước là 35cm x 26cm. Biết rằng chiều dày lớp cát cần rải là 9 cm, tính lượng cát cần thiết để rải cho diện tích trên? 4.5 Bài 6. Chọn giống tu hài 4.5.1. Bài tập 1: Lựa chọn giống Tu hài - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên cần có: + 50 con tu hài giống cấp 1 + Kính núp + 01 chậu 10 lít + 01 xô 10 lít + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ vật liêu + Bước 2. Quan sát con giống và đánh giá chất lượng thông qua cảm quan + Bước 3. Tổng kết, ghi chép kết quả đánh giá . - Tiêu chuẩn thực hiện + Lựa chọn được con giống có chất lượng đảm bảo - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng con giống 4.5.2 Bài tập 2: Xác định kích cỡ tu hài - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có
  78. 77 + 50 con tu hài giống cấp 1 + 01 thước học sinh + 01 chậu 10 lít + 01 xô 10 lít + Sổ ghi chép - Các bước thực hiện + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu + Bước 2. Thực hiện thao tác đo + Bước 3. Ghi chép và đánh giá kết quả - Tiêu chuẩn thực hiện + Xác định được kích cỡ giống tu hài - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả xác định kích cỡ giống 4.6. Bài 7. Thả giống 4.6.1. Bài tập 1: Thuần hóa giống - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên cần có: + 01 túi đựng tu hài giống: số lượng 50 con tu hài giống cấp 1, độ mặn và nhiệt độ khác biệt so với độ mặn và nhiệt độ cần thả + 01 xô, chậu: 10-20 lít + 01 máy suc khí sách tay + 01 thùng xốp + 01 ca múc nước 2 lít + 01 Sổ ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ vật liêu + Bước 2. Thực hiện thao tác thuần hóa giống + Bước 3. Thả mặc định tu hài trong 01 thùng xốp chứa cát phù hợp + Bước 4. Đánh giá tỉ lệ sống sau 24h - Tiêu chuẩn thực hiện + Thuần hóa giống đảm bảo chất lượng - Sản phẩm thực hành
  79. 78 Báo cáo kết quả đánh giá thuần hóa và tỉ lệ sống sau khi thả 24h. 4.6.2 Bài tập 2: Thả giống - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có + 200 con tu hài giống cấp 1 + 01 lồng ương + 01 xô 10 lít + 01 sổ ghi chép - Các bước thực hiện + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu + Bước 2. Dùng cốc đong đưa tu hài vào lồng ương + Bước 3. Đánh giá kết quả sau 24h - Tiêu chuẩn thực hiện + Thả giống đúng tiêu chuẩn - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả thả giống V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học chủ yếu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đặc điểm phân bố; hình thái, cấu - Kiểm tra bằng cách đặt câu tạo; khả năng thích ứng với môi trường; hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết tính ăn và sinh trưởng 5.2. Bài 2: Chọn nơi ƣơng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp khảo sát đo các yếu - Kiểm tra bằng cách đặt câu tố môi trường nước, xác định độ sâu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết mực nước và tốc độ dòng chảy. - Thực hiện các thao tác đo các - Quan sát, đánh giá các thao yếu tố môi trường như độ mặn, pH, tác thực hiện và kết quả thực hành nhiệt độ, độ trong.
  80. 79 - Thực hiện các thao tác do tốc độ - Quan sát, đánh giá các thao dòng chảy tác thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Chuẩn bị cát Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp chọn lựa cát nuôi tu - Kiểm tra bằng cách đặt câu hài, phương pháp xác định kích thước hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết và tỉ lệ cát và tính khối lượng cát cần thiết. - Thực hiện các thao tác phân loại - Quan sát, đánh giá các thao cát nuôi tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác xác định - Quan sát, đánh giá các thao kích cỡ và tỉ lệ các loại cát tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện tính toàn lượng cát cần - Kết quả tính dùng 5.4. Bài 4: Lựa chọn giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp xác định nguồn gốc - Kiểm tra bằng cách đặt câu giống, lựa chọn con giống theo cam hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết quan và theo kích thước - Thực hiện thao tác trong đánh giá - Quan sát, đánh giá các thao cảm quan tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác đo kích - Quan sát, đánh giá các thao thước giống tác thực hiện và kết quả thực hành 5.5. Bài 5: Thả giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp xác định mật độ thả, - Kiểm tra bằng cách đặt câu thuần hóa giống, thả giống và đánh giá hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết tỉ lệ sống - Thực hiện thao tác thuần hóa - Quan sát, đánh giá các thao giống tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác thả giống - Quan sát, đánh giá các thao
  81. 80 tác thực hiện và kết quả thực hành VI. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Toàn, Đặng Khánh Hùng, 2004. Kỹ thuật ương giống và nuôi Tu hài thương phẩm. Danida, 2004. 2. Bào cáo khoa học ” Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)” – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 3. Sổ tay một số đối tượng nuôi hải sản nước lợ, mặn – Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia.
  82. 81 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng - Trường CĐ Thủy sản - Chủ nhiệm 2. Bà: Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó chủ nhiệm. 3. Ông: Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng – Trường CĐ Thủy sản – Thư ký. 4. Ông: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 5. Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 6. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên. 7. Ông: Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Ủy viên. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà: Nguyễn Trọng Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng – Trường TH Thủy sản - Chủ tịch 2. Bà: Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký. 3. Ông Lê Văn Thích, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - ủy viên 4. Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh, Chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ủy viên