Giáo trình mô đun Chọn và chuẩn bị nơi nuôi - Nghề: Nuôi cua biển

pdf 41 trang ngocly 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chọn và chuẩn bị nơi nuôi - Nghề: Nuôi cua biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chon_va_chuan_bi_noi_nuoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chọn và chuẩn bị nơi nuôi - Nghề: Nuôi cua biển

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ CHUẨN BỊ NƠI NUÔI MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển thương phẩm được kết cấu theo môn học và các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển thương phẩm theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 01: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Giáo trình MĐ 01 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 48 giờ và bao gồm 06 bài: Bài mở đầu Bài 1. Giới thiệu môi trường và tập tính sống của cua biển Bài 2: Chọn nơi nuôi cua biển Bài 3: Xây dựng nơi nuôi Bài 4: Cải tạo nơi nuôi Bài 5: Kiểm tra môi trường trước khi thả giống. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Thủy sản, chi Cục Thủy sản Thái Bình và trong quá trình biên soạn chương trình nghề nuôi cua biển. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quag Tề
  4. 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 4 MÔ ĐUN: CHỌN VÀ CHUẨN BỊ NƠI NUÔI 5 Bài mở đầu 6 Giới thiệu mô đun 6 Mối quan hệ với các mô đun khác 6 Những yêu cầu đối với người học 6 Bài 1: Giới thiệu môi trƣờng và tập tính của cua biển 7 1. Môi trường sống của cua biển 7 2. Tập tính sống 8 Bài 2: Chọn nơi nuôi 11 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội 11 2. Chọn chất đất 12 3. Khảo sát nguồn nước 15 Bài 3: Xây dựng nơi nuôi 25 1. Đắp ao nuôi 25 2. Làm kênh trú ấn và gò nổi 26 3. Xây dựng cống 26 4. Xây dựng đăng chắn 28 Bài 4: Cải tạo ao nuôi 30 1. Làm cạn ao 30 2. Tu sửa bờ ao, cống và san phẳng đáy ao 30 3. Làm nơi trú ẩn cho cua 31 4. Chuẩn bị rào và lưới chắn 31 5. Bón vôi và phơi đáy cho ao 32 6. Cấp nước cho ao 33 Bài 5: Kiểm tra môi trƣờng trƣớc khi thả cua 34 1. Đo ôxy hòa tan 34 2. Đo pH 34 3. Đo nhiệt độ 34 4. Đo độ mặn 35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 36
  5. 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T Giao vĩ: Cua đực chuyền tinh cho cua cái mg/l: miligram/lít
  6. 4 MÔ ĐUN: CHỌN VÀ CHUẨN BỊ NƠI NUÔI Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Mô tả được điều kiện ao nuôi phù hợp cho cua sinh trưởng và phát triển tốt - Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho nuôi cua biển thương phẩm. - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị ao nuôi. Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm Nội dung đánh giá: - Phương pháp đo các yêu tố môi trường ao nuôi - Thực hiện được thao tác đo các yếu tố môi trường và đọc kết quả đo.
  7. 5 Bài mở đầu Giới thiệu mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: Mô tả được điều kiện ao nuôi phù hợp cho cua sinh trưởng và phát triển tốt. Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho nuôi cua biển thương phẩm. Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị ao nuôi. Mô đun được giảng dạy 48 giờ bao gồm 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun có 5 bài học chính: bài 1. Giới thiệu môi trường sống và tập tính của cua biển, bài 2 chọn nơi nuôi cua biển, bài 3. Xây dụng nơi nuôi, bài 4 cải tạo nơi nuôi bài 5. Kiểm tra môi trường trước khi thả giống. Mô đun được giảng dạy tại nơi sản xuất theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Quá trình đánh giá học viên được thực hiện thông qua đánh giá mức độ hiểu biết về mức độ thành thạo kỹ thuật chọn và chuẩn bị nơi nuôi cua biển. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: Mô tả được điều kiện ao nuôi phù hợp cho cua sinh trưởng và phát triển tốt. Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho nuôi cua biển thương phẩm. Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị ao nuôi. Nội dung chính: Bài mở đầu Bài 1: Lựa chọn khu vực nuôi cua Bài 2: Xây dựng nơi nuôi Bài 3: Cải tạo nơi nuôi Bài 4: Kiểm tra môi trường nuôi Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun chọn và chuẩn bị nơi nuôi có liên quan chặt chẽ với các mô đun/môn học khác: - Mô đun quản lý môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới chọn và xây dựng nơi nuôi. Nơi có quyết định quan trọng trong việc xử lý môi trường nuôi. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Người học phải được trang bị những kiến thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội nơi chuẩn bị nuôi cua. - Người học cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về môi trường nuôi cua. - Sau khi học xong người học phải lựa chọn và xây dựng được nơi nuôi cua.
  8. 6 Bài 1: Giới thiệu môi trƣờng và tập tính của cua biển Mục tiêu: - Mô tả được nơi sống, các yếu tố môi trường, tập tính sống của cua biển A. Nội dung: 1. Môi trƣờng sống của cua biển 1.1.Ngoài tự nhiên Ngoài tự nhiên tùy thuộc vào môi trường sống thì nơi cư trú của nó cũng thay đổi theo. Đối với cua sống vùng rạn san hô, thì nơi cư trú của nó là các hang hốc đá, có thể là trong vỏ ốc ở giai đoạn nhỏ. Đối với cua sống vùng rừng gập mặn thì chỗ cư trú là khe hở giữa cây, rễ hoặc có thể là trên cạn nơi có bóng mát và độ ẩm cao. Cua là một loài rất năng động, có khả năng bò trên cạn và di chuyển rất xa. Chúng hoạt động trung bình 13h/ngày và gần như suốt đêm. Quãng đường trung bình mà cua di chuyển trong 1 đêm trung bình là 461m, dao động từ 219- 910m và khoảng cách dời chỗ trung bình khi đánh dấu từ 56,6-111,6m. Sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên quan đến dòng chảy, trong đó vận tốc thích hợp cho sự phân bố của chúng là 0,06-1,6 m/giây. 1.2. Trong điều kiện nuôi nhân tạo Có thể nuôi cua con thành cua thịt trong ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ hoặc ruộng lúa có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên , một đầm hay một ao nuôi tôt nên có các đặc điểm như: - Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước - Nền đáy ao, đầm nên là loại thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm) - Đất và nước ít nhiễm phèn, pH 7,5 – 9,5. Thích hợp nhất từ 7,5 -8,2. - Độ mặn từ 2- 33 ‰. Nhờ khả năng thích ứng với sự thay đổi của độ mặn cao nên có thể nuôi cua biển ở các vùng nước mặn, lợ ven biển - Cua biển thích nghi sống ở nhiệt độ 25 – 29oC. Nếu nhiệt độ cao hơn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cua dễn đến cua có thể chết. Xung quanh bờ rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát được. Ao có cống thoát để đảm bảo cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên có hình chữ V. Cũng có thể trồng cây như giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua Giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước 0,2 - 0,3m. Trong ao nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp.
  9. 7 Hình 1.1. Màu nước ao nuôi cua 2. Tập tính sống 2.1. Di cư sinh sản - Cua biển có tập tính sống và sinh trưởng trong các vùng nước lợn ven biển như: vùng ngập mặn, cửa sông, đầm phá.v.v và ngay cả trong thủy vực nước ngọt. - Khi đến tuổi thành thục, cua phải di cư thành đàn ra vùng ven biển nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản. Nguyên nhân có thể do bản năng nhằm đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể trong quá trình phát triển tuyến sinh dục. Do đảm bảo điều kiện cho trứng nở và điều kiện sống của ấu trùng - Mùa di cư khác nhau tùy loài theo điều kiện môi trường + Vùng biển phía Nam nước ta cua di cư vào tháng 7 – 8 và mùa sinh sản chính thức từ tháng 10 – 2 năm sau. + Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng 2 – 3 và ôm trứng nhiều vào tháng 4 – 7. 2.2. Đào hang Cua biển thường đào hang hình chữ U làm nơi trú ẩn và trốn tránh kẻ thù. 2.3. Khả năng tự vệ và tính hung dữ - Cua có đôi mắt kép rất phát triển và có khả năng nhìn kẻ thù từ 4 phía và có khả năng hoạt động về ban đêm. - Khứu giác của cua cũng rất phát triển giúp cua phát thiện con mồi từ xa. - Cua di chuyển theo lối bò ngang. Cua biển là loài có tính tự vệ cao. Khi phát hiện kẻ thù cua thường bò vào trong hang hoặc dùng đôi càng to khỏe tấn công lại.
  10. 8 Hình 1.2. Cua có đôi càng to khỏe tấn công kẻ thù - Cua là loài có tính hung dữ đặc biệt là cua đực. Cua đực thường dùng càng để đánh nhau nên rất dễ gãy càng. Mùa giao vĩ cua đực thường tranh giành cua cái của nhau. Hình 1.3. Cua đực tranh giành cua cái của nhau trong mùa mùa giao vĩ B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: 1. Trình bày môi trường sống của cua biển 2. Trình bày tập tính hung dữ của cua biển?
  11. 9 C. Ghi nhớ: - Môi trường sống thích hợp của cua biển trong điều kiện nhân tạo có độ pH từ 7,5-8,5; Độ mặn từ 2 - 33‰; Nhiệt độ từ 25 – 290C.
  12. 10 Bài 2: Chọn nơi nuôi Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn nơi nuôi cua thương phẩm - Tìm hiểu được thông tin điều kiện tự nhiên, giao thông vùng nuôi - Kiểm tra được điều kiện môi trường vùng nuôi - Chọn được vùng nuôi - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác A. Nội dung: 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội 1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng đất xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí sau: + Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất. + Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không nhiễm phèn + Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức 300 – 100m2, đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai. + Chọn vùng nuôi có cua tự nhiên xuất hiện nhiều. Hình 2.1. Vùng bãi chọn nuôi cua biển
  13. 11 1.2. Khảo sát điều kiện xã hội nơi nuôi - Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt. - Giao thông thuận tiện, nguồn điện năng ổn định - Vùng nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương - Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. Hình 2.2. Vùng nuôi cua biển 2. Chọn chất đất 2.1. Thu mẫu - Xác định vùng đất cần thu mẫu: + Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thông qua bản đồ, bình đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dò, khảo sát. + Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhưỡng ) để lựa chọn xây dựng ao nuôi cua. + Xác định được vùng thu mẫu thong qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất. - Thu mẫu đất: + Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilong, xô chậu, găng tay, nhiên liện điện, xăng, dầu + Tiến hành thu mẫu đất: Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên toàn
  14. 12 bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. Bước 2. Thu mẫu: đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dung cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm. Bước 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định. Mẫu đất được chuyển đi xác định loại đát nào hoặc đánh giá trực tiệp loại đất ở thực địa. 2.2. Xác định loại đất - Chỉ tiêu các loại đất: + Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. + Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát. + Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét. Bảng 1.1: Phân loại các loại đất % trọng lƣợng Loại Cấp hạt, Cát Bụi Sét đất tên gọi (2- 0,02 mm) (0,02- 0,002 mm) (<0,002 mm) Cát Đất cát 85- 100 0- 15 0- 15 Đất pha 55- 85 0- 45 0- 15 Thịt cát Đất thịt 40- 45 30- 45 0- 15
  15. 13 pha cát Đất thịt 0- 45 45- 100 0- 15 nhẹ Thịt trung 55- 85 0- 35 15- 25 Thịt bình nặng Thịt nặng 30- 55 20- 45 15- 25 Sét nhẹ 0- 40 45- 75 15- 25 Sét pha cát 55- 75 0- 20 45 Sét pha 0- 30 0- 45 25- 45 thịt Sét Sét trung 10- 55 0- 45 25- 45 bình Sét 0- 55 0- 55 45- 65 Sét nặng 0- 25 0- 35 65- 100 - Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng: + Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt, nước sạch, que tre, thước đo, kính núp + Tiến hành: gồm các bước sau Bước 1. Cho đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng. Bước 2. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 bình đựng. Bước 3. Dùng que tre khoáng đều để đất được hòa tan trong bình. Bước 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình. Bước 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt) 2.3. Đánh giá kết quả - Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu. - Đánh giá việc thu mẫu đất. - Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng. - Đánh giá việc xác định loại đất. 3. Khảo sát nguồn nƣớc 3.1. Khảo sát lượng nước
  16. 14 Nguồn nước quyết định đến diện tích có thể xây dựng trại. Kiểm tra nguồn nước bao gồm: - Lượng nước: để nắm được sự biến động hàng năm, trong năm có đủ cung cấp cho ao nuôi cua biển (tiến hành kiểm tra vào mùa khô). 3.2. Kiểm tra chất nước 3.2.1. Kiểm tra lượng ôxy hòa tan -Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). -Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng ôxy hòa tan Hình 2.3. Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước ngọt sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra.
  17. 15 Hình 2.4. Các bước sử dụng bộ kít đo ôxy hòa tan + Bước 4: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào Hình 2.5. So màu các chỉ số ôxy hòa tan 1.2.2. Kiểm tra độ pH - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu đo lượng ôxy hòa tan. - Thao tác sử dụng bộ kít để đo độ pH Hình 2.6. Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Đức
  18. 16 + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 2.7. Các bước sử dụng bộ kít đo pH - Bước 4: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Hình 2.8. So màu các chỉ số pH 3.2.3. Kiểm tra hàm lượng NH3 -Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). -Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NH3
  19. 17 + Hình 2.9. Bộ thử nhanh Sera NH4 Test Kit – Germany + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. - Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + - Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường
  20. 18 hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. B¶ng 1: So s¸nh tû lÖ % NH3 kh¸c nhau trong n•íc ngät vµ n•íc lî, nhiÖt ®é 240C Tû lÖ % cña ammonia pH N•íc cã ®é mÆn (‰) 18-22 23-27 28-31 7,6 1,86 1,74 1,70 8,0 4,54 4,25 4,16 8,4 10,70 10,0 9,83 + Giá trị NH4 Độ pH sau khi so màu 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 Giá trị 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 NH3 thực tế 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm 3.2.4. Kiểm tra hàm lượng NO2 -Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). -Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NO2
  21. 19 Hình 2.11. Bộ thử nhanh Sera NO2 Test Kit – Germany + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. +Bước 3: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. + Bước 4: Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra. + Bước 5: Chờ 3 - 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu với ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý: Thuốc thử số 1 có chứa hydrochlor acid gây kích thích mắt, hệ hô hấp và da, rất có hại cho mắt. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. - Đánh giá Giá trị NO2 thực tế đo đƣợc Hàm lƣợng NO2 sau Mức độ tốc khi so màu độ Vị trí lấy mẫu Giá trị NO2 5,0 mg/l Rất cao 1,0 mg/l Cao 0,5 mg/l Nguy hiểm 0,3 mg/l Chấp nhận <0,1 mg/l Thấp
  22. 20 3.2.5. Kiểm tra độ mặn - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu khi xác định hàm lượng ôxy - Các thao tác sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn Hình 2.10. Khúc xạ kế - Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính Hình 2.11. Nhỏ dung dịch vào lăng kính - Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Hình 2.12. Đậy nắp chắn sáng
  23. 21 - Bước 3: Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 2.13. Kiểm tra nước trên lăng kính - Bước 4: Đưa lên mắt ngắm Hình 2.14. Đưa lên ngắn - Bước 5: Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 2.15. Đọc chỉ số độ mặn
  24. 22 - Bước 6: Lau khô bằng giấy thấm mềm Hình 2.16. Vệ sinh khúc xạ kế Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 2.17. Không để khúc xạ kế bị ướt Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. 3.3. Đánh giá kết quả - So sánh các chỉ số các yếu tố môi trường nước đo được ở nguồn nước với tiêu chuẩn chất lượng nước đòi hỏi trong nuôi cua biển thương phẩm B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên. 1. Bài tập thực hành - Kiểm tra hàm lượng ôxy, NH3, NO2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi cua biển. 2. Sản phẩm thực hành
  25. 23 - Bảng ghi các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi cua biển. STT Các yếu tố môi Chỉ số Đánh giá (phù trƣờng hợp/không phù hợp) 1 Ôxy hòa tan (mg/l) 2 NH3 (mg/l) 3 NO2 (mg/l) 4 pH 5 Độ mặn (‰) C. Ghi nhớ: - Chất đất ao/đầm nuôi cua là thịt pha sét hoặc cát - Chọn vùng nuôi cua có nguồn nước chủ động
  26. 24 Bài 3: Xây dựng nơi nuôi Mục tiêu: - Đắp được bờ ao, làm cống cấp và thoát nước - Làm kênh, trà cho cua trú ẩn - Làm đăng để cua không bò ra ngoài. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. A. Nội dung: 1. Đắp ao nuôi 1.1. Lựa chọn diện tích ao Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, diện tích ao được thiết kế sao cho có thể xây dựng được gò trú ẩn cho cua. Diện tích ao tốt nhất là từ 300 – 1000m2, độ sâu 0,8 – 1,2m. Hình 3.1. Ao nuôi cua biển 1.2. Thiết kế bờ ao Bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất là 0,5m. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa và lưới cước. Đặt hơi nghiêng vào ao góc 450.
  27. 25 Hình 3.2. Đào ao và đắt bờ 2. Làm kênh trú ấn và gò nổi 2.1. Thiết kế kênh - Kênh trong nuôi cua thương phẩm thường chiếm khoảng 2/3 diện tích ao nuôi, kênh bao quanh gò rộng 3 – 5 m. Kênh không quá sâu, độ sâu của kênh từ 0,5 – 0,7m so với mặt đáy đầm để cua trú nóng. Đáy kênh là đáy cát bùn hoặc bùn cát, lớp bùn không quá dày từ 20 – 30 cm là thích hợp nhất. 2.2. Thiết kế gò nổi - Trong ao hoặc đầm nên có gò đất ở giữa, gò đất được trồng các loại cây nước mặn như giá, được hoặc làm giàn bằng lá dừa để tạo nơi trú ẩn và che mát cho cua, gò đất (gò đất không chiếm quá 1/3 diện tích mặt nước). 3. Xây dựng cống 3.1. Thiết kế cống - Là công tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành công trình, khả năng cấp thoát nước, vì vậy cần chú ý: + Khống chế được toàn bộ khu vực cấp hay tiêu nước + Tim cống trùng với hướng dòng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dòng đột ngột gây xói lở lòng kênh + Tranh các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây hư hỏng nền cống + Chọn nền thích hợp + Tránh các lòng sông cũ.
  28. 26 3.2. Xây cống Hình 3.3. Cống ao nuôi cua biển Nền cống: Là phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu toàn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thông, người, xe cộ qua lại, do đó nền dễ bị lún. Trong thiết kế phải tính toán để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền. Kiến trúc vật dưới cống + Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống có tác dụng truyền áp lực cảu tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún không đều. Ngoài ra lực ma sát giữa đáy và nền còn có tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra + Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, có tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống + Ván cừ: là những tấm gỗ được gia công thành những cọc đóng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ có tác dụng như chân khay. + Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dòng chảy khi qua cống để đảm bảo an toàn cho lòng kênh và đáy cống
  29. 27 + Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống ,có tác dụng chống xói lở lòng kênh, đảm bảo an toàn cho nền cống. 4. Xây dựng đăng chắn 4.1. Thiết kế đăng chắn - Yêu cầu: kinh tế, an toàn, thuận lợi giao thông, thao tác, bảo dưỡng dễ dàng. - Nguyên tắc: làm tăng diệ tích bề mặt đăng, qua đó làm tăng diện tích thoát nước. Đồng thời tăng sức chống đỡ của đăng đối với dòng nước. - Độ sâu vừa phải: ảnh hưởng đến sức chịu đựng của đăng khi tiến hành thoát nước. - Chất đáy cứng: đảm bảo đăng khi cắm xuống được kiên cố. 4.1. Làm đăng chắn Giá đăng được tạo thành bởi một hệ thống cọc và nẹp tre là chỗ dựa của mành tre, bao gồm các bộ phận: - Cọc chính: là bộ xương chính chịu ạp lực và trọng lực của mành đăng. Cọc thấp hơn mành tre 20 – 30 cm, đóng sâu 1 – 4 m (tùy chiều cao và chât đáy). - Cọc phụ: kích thước nhỏ hơn cọc chính, tác dụng là kẹp mành đăng và nẹp làm thành một hệ thống liên kết lực chắn không cho đăng xộc xệch. Khoảng cách giữa chính và cọc phụ 10 – 30 cm tùy theo chiều dài của mành và nẹp. - Cọc chống: do cọc chính và cọc phụ không đủ sức chống đỡ nên có thêm cọc chống, có 2 loại cọc chống: + Cọc chống nước: có tác dụng đỡ lực tác động của nước (khi có quạt nước) cọc được đặt tạo với mành một góc 550 ở dưới nước. + Cọc chống gió: Đặt vị trí cao hơn, đặt xiên góc 450 so với mành đăng. - Thanh ngang: là cây tre hoặc nẹp tre buộc ngang nhằm liên kết cọc chính, phụ thành một kết cấu có tác dụng truyền áp lực của nước lên mành đăng, có 2 loại thanh ngang. + Thanh ngang trên: đặt trên mực nước bình thường, gồm hai hàng, hàng trên cách đỉnh 20cm. hàng dưới gần mực nước bình thường. + Thanh ngang ngập: tùy mực nước sâu hay nông có thể một hoặc hai hàng, thanh ngang ngập cách đáy 50cm. * Mành đăng Là những nan tre được đan thành từng tấm. Tác dụng để ngăn giữ cua. Kích thước mành tùy thuộc vào kích cỡ cua, trên mành có 2 - 3 loại nan tre. Mành được dệt bằng dây guộc, gai. Cự li hai hàng 20 - 30 cm. hàng guộc đầu cách đầu nan 5cm. Mành tre cao hơn mực nước lớn nhất 30cm.
  30. 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: 1. Cống ao gồm các bộ phận gì? 2. Trình bày cách làm đăng và chắn đắng. C. Ghi nhớ: - Cống không bị rò rỉ - Đăng chắn không làm thất thoát cua
  31. 29 Bài 4: Cải tạo ao nuôi Mục tiêu: - Mô tả được các thao tác tháo cạn nước ao, tu sửa bờ, cống và đáy ao, làm nơi trú ấn cho cua, chuẩn bị rào, lưới chắn, bón vôi và cấp nước cho ao. - Cải tạo được ao nuôi đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận trong việc tẩy dọn ao. A. Nội dung: 1. Làm cạn ao 1.1. Làm cạn ao bằng tháo cống ao - Tháo nước trong ao, bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước, khi tháo tiến hành quây lưới 1.2. Làm cạn ao bằng máy bơm nước - Khi tháo cống ao không thể hết lượng nước trong ao thì chúng ta có thể sử dụng máy bơm để bơm cạn ao. - Lắp đặt máy bơm nước: khi bơm nước tiến hành đào hố sâu tạo rãnh nước dồn vào hố, đặt vòi hút của máy bơm vào trong (vòi hút được quây bơi lưới chắn, không để rác thải vào gây hỏng hóc thiết bị). 2. Tu sửa bờ ao, cống và san phẳng đáy ao 2.1. Tu sửa bờ - Bờ ao phải đủ cao để không bị nước lũ tràn bờ. Độ cao của bở phải hơn mức triều tối thiêt là 0,5m. Độ dốc mái bờ tùy thuộc vào kết cấu đất, có thể phủ bạt mái bờ để hạn chế hiện tượng xói lở và xì phèn của bờ ao. - Bờ ao phải đủ rộng, đảm bảo vững chắc để có thể thiết kế được rào chắn đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý - Dọn sạch cây tạp, lấp hố. 2.2. Tu sửa cống Cống cấp và thoát nước đạt tiêu chuẩn đã được đề ra ở bài trước. Nếu có hỏng hóc tiến hành tu sửa để tránh thất thoát cũng như kịp tiến độ sản xuất. 2.3. San phẳng đáy ao Đáy ao được san phẳng bằng mày cào, hoặc bằng cào thủ công, độ dày bùn khoảng 20 - 30cm. Đáy ao nghiêng về cống thoát nước 50.
  32. 30 Hình 4.1. Cải tạo đáy ao Hình 4.2. San phẳng đáy ao 3. Làm nơi trú ẩn cho cua - Thả gốc phi lao, đá hộc, hoặc cắm trà (bằng lá dừa) cho cua trú ẩn. - Nếu có điều kiện, trong ao nuôi nên tạo một số bãi cạn trồng thực vật (rong cỏ) để cua hoạt động và đào hang. 4. Chuẩn bị rào và lƣới chắn 4.1. Chuẩn bị rào chắn - Rào chắn được làm bằng tre, nứa, tiết kiệm hơn có thể sử dụng cành cây. - Tre nứa làm rào chắn có chiều dài khoảng 0,5 – 0,7m, được cắm sâu xuống bờ ao khoảng 0,2m. - Rào khi cắm thì cắm theo hình ziczac. - Phần trên của rào thiết kế cạp rào để tạo chỗ để mắc lưới, tăng tuổi thọ của lưới chắn (không bị rác do đỉnh rào mắc vào). 4.1. Chuẩn bị lưới chắn Sau khi đã chuẩn bị xong rào chắn, thiết kế lưới bao quanh ao. Lưới là lưới nilon có chiều rộng khoảng 0,6 – 0,8m tùy thuộc vào chiều cao của rào, khi lắp lưới vào rào một phần lưới phải được chôn sâu xuống đất từ 20 - 30cm (đảm bảo không có lỗ thoát, tránh thất thoát cua hoặc mầm lây lan mầm bệnh từ bên ngoài).
  33. 31 Hình 4.3. Rào chắn cua 5. Bón vôi và phơi đáy cho ao 5.1. Xác định lượng vôi cần bón - Bón vôi là cần thiết để nâng độ pH đồng thời tăng độ khoáng hóa cho đất cũng như tiêu diệt mầm bệnh - Bón vôi bột cho ao với liều lượng từ 7-10kg/100m2. Nếu ao bị chu phèn thì bón từ 15-20kg vôi/100m2. - Ví dụ: diện tích ao là 500m2 thì ta cần bón từ 350 -500kg vôi bột cho ao. Ao bị chu phèn thì bón từ 750 – 1000kg vôi bột cho ao. 5.2. Thực hiện bón vôi Hình 4.4. Bón vôi cho ao
  34. 32 - Rải đều vôi ở đáy và bờ ao - Rải vôi xuôi theo chiều gió hoặc bón vào ngày lặng gió 5.3. Phơi đáy ao - Phơi ao từ 5-7 ngày 6. Cấp nƣớc cho ao 6.1. Cấp nước qua cống - Căn cứ vào thủy triều. Lợi dụng lúc thủy triều lên cấp nước cho ao qua cống - Cống được chắn bởi lưới lọc hạn chế địch hại vào ao 6.2. Cấp nước qua máy bơm - Có thể cấp nước vào ao bằng máy bơm. - Nước được cấp vào ao được lọc qua lưới lọc để tránh địch hại vào ao. - Mực nước ao phải đạt 1,2m Hình 4.5. Cấp nước cho ao nuôi cua bằng máy bơm B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập thực hành: Tính lượng vôi cần bón để cải tạo ao nuôi cua có diện tích 590 m2 và thực hiện bón vôi cho ao. C. Ghi nhớ: - Rào chắn phải chắc chắn ngăn không cho cua lọt ra ngoài, mùa mưa bão không bị đổ.
  35. 33 Bài 5: Kiểm tra môi trƣờng trƣớc khi thả cua Mục tiêu: - Trình bày được các bước kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống như đo oxy hòa tan, đo pH, đo nhiệt độ, đo độ mặn. - Thực hiện thành thạo các thao tác sử dụng nhiệt kế, khúc xạ kế và các bộ kít kiểm tra nhanh các yếu tố môi trường nước. A. Nội dung: Các thao tác kiểm tra các yếu tố môi trường đã được trình bày ở bài 1 1. Đo ôxy hòa tan 1.1. Xác định hàm lượng ôxy bằng bộ thử nhanh - Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ + Xô, bình đong + Bộ thử nhanh ôxy hòa tan - Bước 2: Thu và xử lý mẫu nước + Thu mẫu ở ở giữa ao và 4 góc ao - Bước 3: Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả + Tuân thủ hướng dẫn của bộ thử nhanh - Bước 4: Đo và đọc kết quả + Đọc kết quả và đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường nuôi cua biển + Hàm lượng ôxy hòa tan > 4mg/l. 2. Đo pH 2.1. Xác định pH bằng bộ thử nhanh - Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ + Dụng cụ thu mẫu đầy đủ - Bước 2: Thu và xử lý mẫu nước + Thu mẫu ở ở giũa ao và bốn góc ao - Bước 3: Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả + Tuân thủ hướng dẫn của bộ thử nhanh Bước 4: Đo và đọc kết quả + Đọc kết quả và đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường nuôi cua biển + Độ pH thích hợp từ 7,5 - 8,2. 3. Đo nhiệt độ 3.1. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế
  36. 34 - Bước 1: Chuẩn bị nhiệt kế + Chuẩn bị 1 nhiệt bách phân - Bước 2: Thao tác đo nhiệt độ và đọc kết quả + Nhúng nhiệt kế trong nước từ 5-10 phút + Đọc chỉ số 3.2. Đo nhiệt độ bằng máy đo nhiệt độ - Bước 1: Chuẩn bị máy đo + Chuẩn bị 1 máy đo nhiệt độ Bước 2: Thao tác đo nhiệt độ và đọc kết quả + Đưa đầu cực xuống nước + Bật máy + Chờ đến khi chỉ số ở máy ổn định + Ghi kết quả nhiệt độ nước 4. Đo độ mặn - Bước 1: Chuẩn bị khúc xạ kế + Lấy mẫu nước + Lấy mẫu nước ở 4 góc ao - Bước 2: Đo và đọc kết quả + Độ mặn được hiển thị ở khúc xạ kế + Độ mặn phù hợ từ 2-33‰. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Các thao tác đo pH - Các thao tác đo nhiệt độ - Các thao tác đo lượng ôxy hòa tan - Các thao tác đo độ mặn C. Ghi nhớ: - Phương pháp thu mẫu ảnh hưởng lớn đến kết quả đo các yếu tố môi trường.
  37. 35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Chọn và chuẩn bị nơi nuôi là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về lựa chọn nơi nuôi thích hợp và cải tạo ao đầm để nuôi cua biển. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Mô tả được điều kiện ao nuôi phù hợp cho cua sinh trưởng & phát triển tốt. - Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho nuôi cua biển thương phẩm. - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị ao nuôi. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại Địa Mã bài Tên bài bài dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài mở đầu Lý Lớp 1 1 thuyết học Giới thiệu môi Lý Lớp MĐ 01-01 trường và tập tính 2 2 thuyết học của cua biển Chọn nơi nuôi cua Tích Khu ao MĐ 01-02 5 2 2 1 biển hợp nuôi Xây dựng nơi nuôi Tích Khu ao MĐ 01-03 14 2 11 1 hợp nuôi Cải tạo nơi nuôi Tích Khu ao MĐ 01-04 12 1 10 1 hợp nuôi Kiểm tra môi Tích Khu ao MĐ 01-05 trường nuôi cua 12 2 9 1 hợp nuôi biển thương phẩm Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Tổng cộng: 48 12 32 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
  38. 36 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Chọn nơi nuôi cua biển - Kiểm tra hàm lượng ôxy, NH3, NO2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi cua biển. - Nguồn lực: + Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Bộ kít kiểm tra hàm lượng ôxy: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra hàm lượng NH3: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra hàm lượng NO2: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra hàm lượng pH: 5 bộ + Khúc xạ kế: 1 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2, độ mặn, độ pH của nguồn nước. 4.2. Bài 3: Xây dựng nơi nuôi - Làm đăng chắn - Nguồn lực: + Máy tính cá nhân: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Cọc tre: 30 cái + Lưới cước: 300m - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 10 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Cua không lọt ra ngoài, đăng không bị đổ. 4.3. Bài 4: Cải tạo nơi nuôi - Tính toán lượng vôi cần bón cho ao nuôi có diện tích 590m2 - Nguồn lực: + Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên
  39. 37 + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Vôi bột: 600 kg + Thúng chuyển vôi bột: 5 cái + Khẩu trang: 30 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 8 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: bón vôi đúng liều lượng, diệt tạp tốt, cải thiện được pH. 4.4. Bài 5: Kiểm tra môi trường nuôi cua biển - Đo hàm lượng ôxy hòa tan, pH, NH3, NO2 trong nước dùng để nuôi cua - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Xô thu mẫu nước: 5 cái + Bộ kít kiểm tra nhanh ôxy hòa tan: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra nhanh pH: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra nhanh NH3: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra nhanh NO2: 5 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Các chỉ số chính xác hàm lượng ôxy hòa tan, pH, NH3, NO2 trong nước dùng để nuôi cua. - Cán bộ hướng dẫn: 2 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giới thiệu môi trƣờng và tập tính của cua biển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ hiểu biết của học viên về - Trắc nghiệm môi tường sống và tập tính của cua biển - Mức độ hiểu biết của học viên về - Trắc nghiệm tập tính của cua biển
  40. 38 5.2. Bài 2: Chọn nơi nuôi cua biển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ thành thạo và kết quả đo - Thực hành pH bằng bộ kít - Mức độ thành thạo và kết quả đo - Thực hành NH3 bằng bộ kít 5.3. Bài 3: Xây dựng nơi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu biết về xây dựng bờ ao, cống - Trắc nghiệm ao, làm đăng chắn 5.4. Bài 4: Cải tạo nơi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Qui trình cải tạo ao - Trắc nghiệm sơ đồ - Kết quả tính vôi để bón cho ao - Trắc nghiệm 5.5. Bài 5: Kiểm tra môi trƣờng nuôi cua biển thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ thành thạo và kết quả đo - Thực hành nhiệt độ bằng nhiệt kế - Mức độ thành thạo và kết quả đo - Thực hành độ mặn bằng khúc xạ kế VI. Tài liệu tham khảo - Hội thảo kỹ thuật nuôi cua - Bộ thuỷ sản, Sầm Sơn, 10/1991 - Cẩm nang "Kỹ thuật nuôi tôm thuỷ sản nước lợ" - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Phương và CTV, 1994. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 - Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản, tập 2 - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 - Kỹ thuật nuôi cá, cua vùng duyên hải.TS. Đỗ Đoàn Hiệp – TS. Trần Văn Đan- Nhà xuất bản lao động xã hội, 2007. - Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển - Th.S Nguyễn Văn Việt - NXB Nông nghiệp, 2000.
  41. 39 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Hà Thanh Tùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.