Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng

pdf 34 trang ngocly 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xay_dung_ao_nuoi_tom_the_chan_trang.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về lựa chọn địa điểm nuôi, lên sơ đồ ao nuôi và xây dựng ao tôm thẻ chân trắng. Tài liệu có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phƣơng. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Trung học Thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng dùng cho học viên. Giáo trình đã đƣợc nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Giáo trình “Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng” đƣợc biên soạn dựa trên chƣơng trình chi tiết mô đun xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Nội dung giáo trình gồm 3 bài: Bài 1: Chọn địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi thẻ chân trắng Bài 3: Xây dựng ao nuôi thẻ chân trắng Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và đƣợc sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, ngƣời nuôi tôm cũng nhƣ bạn đọc để giáo trình này đƣợc hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trƣờng Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hoàng Trâm 2. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh 3. Lê Thị Minh Nguyệt
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG I. LỜI GIỚI THIỆU II. MỤC LỤC Bài 1: CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 6 A. Nội dung 6 1. Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng 7 2. Chọn vị trí xây dựng ao nuôi 7 3. Chọn đất xây dựng ao nuôi 8 3.1. Ảnh hƣởng của chất đất đến sinh trƣởng của tôm 8 3.2. Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi 8 3.3. Kiểm tra pH đất 8 4. Chọn nguồn cung cấp nƣớc 10 5. Chọn cơ sở hạ tầng 10 6. Lỗi thƣờng gặp 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Error! Bookmark not defined.11 C. Ghi nhớ 11 Bài 2: LÊN SƠ ĐỒ AO NUÔI 12 A. Nội dung 12 1. Qui trình thực hiện 12 2. Cách tiến hành 12 2.1. Đo kích thƣớc khu vực ao 12 2.2. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi 13 2.3. Xác định tiêu chuẩn ao chứa lắng 15 2.4. Xác định tiêu chuẩn ao xử lý nƣớc thải 16 2.5. Lên sơ đồ ao nuôi 16 3. Lỗi thƣờng gặp 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Error! Bookmark not defined.19 C. Ghi nhớ 18 Bài 3: XÂY DỰNG AO 19 A. Nội dung 19 1. Cắm tiêu 19 2. Xây dựng ao 21 2.1. Chuẩn bị máy móc, vật tƣ, nhân công 21 2.2. Xây dựng đáy 21 2.3. Xây dựng bờ 21 2.4. Xây dựng cống 23 2.5. Xây dựng mƣơng 26
  5. 5 3. Lỗi thƣờng gặp 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Error! Bookmark not defined. C. Ghi nhớ 27 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 33 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined.
  6. 6 MÔ ĐUN: XÂY DỰNG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng; nội dung mô đun trình bày cách thực hiện chọn địa điểm xây dựng ao, lên sơ đồ ao nuôi, xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các bƣớc công việc chọn địa điểm xây dựng ao, lên sơ đồ ao nuôi, xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn. Bài 1: CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Mã bài: MĐ01-01 Giới thiệu Nhiều trại nuôi đã gặp nhiều trở ngại trong quá trình nuôi do chọn địa điểm không tốt. Để chọn đƣợc địa điểm nuôi phù hợp phải xem xét nguồn nƣớc, chất lƣợng đất đai và cơ sở hạ tầng. Việc chọn địa điểm nuôi là vấn đề rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này, vì vậy khi chọn địa điểm xây dựng cần chú ý tới công việc chọn vùng nuôi cho phù hợp, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm, xa khu vực nƣớc thải của các tập đoàn, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xa khu dân cƣ, đảm bảo an ninh trật tự tốt. Mục tiêu - Lựa chọn đƣợc địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng theo chỉ tiêu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung
  7. 7 1. Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng 1.1. Tên thƣờng gọi Tên khoa học: Litopenaeus vannamei Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng 1.1. Vùng phân bố trong tự nhiên Phạm vi phân bố của tôm thẻ chân trắng khá rộng: ven bờ vùng biển Thái Bình Dƣơng thuộc các nƣớc Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nƣớc ấm trên 200C, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới Hình 1-1: Tôm thẻ chân trắng 1.2. Tập tính sống - Nhiệt độ nƣớc thích hợp từ 230 – 300C, ở nhiệt độ 270C tôm thẻ chân trắng phát triển tốt nhất. Chúng có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 150C và cao hơn 330C trong 24 giờ hay lâu hơn - Độ mặn: tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích ứng với độ mặn từ 0,5-45‰, tăng trƣởng tốt trong khoảng độ mặn 10- 35‰, - Ôxy hòa tan: tôm thẻ chân trắng có thể chịu đƣợc nhiều giờ khi ôxy hòa tan xuống thấp 1mg/l, tăng trƣờng tốt khi ôxy hòa tan lớn hơn 4mg/l - Có khả năng chịu đựng các yếu tố môi trƣờng cao hơn tôm sú Bảng 1-1: So sánh ngƣỡng chịu đựng các yếu tố môi trƣờng nƣớc giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú Các thông số Mức độ tối ƣu Tôm thẻ chân trắng Tôm sú pH 7,0 – 9,0 7,5 – 8,5 Độ mặn 5-35‰ 10-30‰ Ôxy >3mg/lít 5-6mg/lít Kiềm (CaCO3) 50 – 150mg/lít > 80 mg/lít Độ trong 20 – 50cm 30 – 50cm 2. Chọn vị trí xây dựng ao nuôi Xây dựng ao nuôi tôm bán thân canh và thâm canh cần chọn vị trí thích hợp, nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế Vị trí xây dựng ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
  8. 8 - Vùng đất trên triều, bằng phẳng - Cao trình mặt đất cao hơn mức nƣớc triều cao nhất khoảng 1 m để thuận tiện cho việc cấp nƣớc, thay nƣớc và thu hoạch dễ dàng mọi lúc. Ở những vùng đất cao hơn dễ tăng chi phí bơm nƣớc. - Gần với sông để có thể dẫn nƣớc mặn vào đƣợc - Vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phƣơng (có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm càng tốt) - Có nguồn nƣớc ngọt để điều chỉnh độ mặn nƣớc ao và dùng trong sinh hoạt hằng ngày. - Không bị ô nhiễm, ảnh hƣởng của nguồn nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt hay thuốc trừ sâu 3. Chọn đất xây dựng ao nuôi 3.1. Ảnh hƣởng của chất đất đến sinh trƣởng của tôm - Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nƣớc dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn. - Nếu tỷ lệ đất sét cao quá làm cho nền đáy trở nên cứng và làm tích tụ các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân), không thích hợp làm nơi sinh sống cho tôm. - Do đó, chất đất lý tƣởng với ao nuôi tôm là đất thịt pha cát có độ kết dính cao. 3.2. Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi - Vùng đất thịt hay đất thịt pha cát có độ kết dính tốt - pH đất >5 3.3. Kiểm tra pH đất - Dụng cụ kiểm tra: sử dụng máy đo pH đất
  9. 9 - Cách đo: Bƣớc 1: Cắm đầu đo xuống đất + Cắm pH xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. Bƣớc 2: Đọc kết quả + Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tƣơng ứng từ 3 - 8 pH) + Nếu pH đất >5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi + Nếu pH đất < 4 thì không nên chọn xây dựng ao nuôi vì sẽ bị phèn, khó quản lý môi trƣờng, chi phí sản xuất cao Hình 1-2: Các bước đo pH đất Lưu ý: - Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nƣớc. - Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát. - Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch.
  10. 10 4. Chọn nguồn cung cấp nƣớc - Có nguồn nƣớc sạch, dồi dào quanh năm. - Có nguồn nƣớc mặn từ 5-30‰ - Có nguồn nƣớc ngọt càng tốt - Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, trang trại. Hình 1-3: Chọn nguồn cung cấp nước cho ao nuôi 5. Chọn cơ sở hạ tầng Nên xây dựng ao nuôi ở vùng có cơ sở hạ tầng nhƣ sau: - Giao thông thuận tiện - Có nguồn điện quốc gia đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các thiết bị máy móc, thức ăn phục vụ nuôi tôm. - Thông tin liên lạc thuận tiện - Đảm bảo an ninh Hình 1-4: Chọn cơ sở hạ tầng để xây dựng ao nuôi Bảng 1-2: Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm nuôi TT Ðiều kiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Nguồn nƣớc Vùng ven biển có nguồn nƣớc mặn, lợ, ngọt không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu dân cƣ.
  11. 11 0 2 Ðộ mặn ( /00) Từ 5 đến 35 (thích hợp 15 - 25) 3 Ðộ trong (m) 0,4 - 0,5 4 Ðộ cứng CaCO3 (mg/l) > 80 5 pH nƣớc 7,5 - 8,5 6 H2S (mg/l) 5,0 10 Cao trình đáy ao Cao triều hoặc trên cao triều. 6. Lỗi thƣờng gặp - Chọn địa điểm nuôi không thuận lợi về giao thông - Chọn chất đất không tốt, giữ nƣớc kém - Nguồn nƣớc thiếu, ô nhiễm B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Thực hành đo pH đất, pH nƣớc, độ mặn - Bài tập 2: Thực hành chọn chất đất - Bài tập 3: Thực hành điều tra khảo sát chọn địa điểm nuôi tôm C. Ghi nhớ - Các yêu cầu về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm
  12. 12 Bài 2: LÊN SƠ ĐỒ AO NUÔI Mã bài: MĐ01-02 Giới thiệu Sau khi chọn đƣợc vùng nuôi, căn cứ vào diện tích cụ thể để lên sơ đồ ao nuôi. Sơ đồ ao nuôi đƣợc xem là hợp lý phải bao gồm các hạng mục nhƣ sau: - Ao nuôi - Ao chứa lắng - Ao xử lý nƣớc thải - Có hệ thống cấp thoát nƣớc riêng Hệ thống ao nuôi, ao chứa lắng và ao xử lý hợp lý và hoàn chỉnh sẽ giúp ngƣời nuôi quản lý môi trƣờng, tăng hiệu quả nuôi tôm. Mục tiêu - Mô tả đƣợc ao nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật - Vẽ đƣợc sơ đồ ao nuôi, ao lắng và ao xử lý . - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, khéo léo. A. Nội dung 1. Qui trình thực hiện Xác định mặt bằng tổng thể Xác định tiêu chuẩn ao nuôi ao chứa, ao lắng nuôi Lập sơ đồ ao nuôi 2. Cách tiến hành 2.1. Đo diện tích khu vực ao
  13. 13 - Khi xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh nên có vùng diện tích tự nhiên trên 3ha, thuận tiện cho bố trí mặt bằng tổng thể và hiệu quả quản lý. - Sơ đồ chung cho một mặt bằng tổng thể bố trí theo tỷ lệ sau: + Ao nuôi: 50-60% + Ao lắng và xử lý nƣớc: 25-30% + Kênh mƣơng: 9-10% + Diện tích khác: 5-10% 2.2. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi - Mục tiêu chính thiết kế ao nuôi: + Giúp quản lý hiệu quả chất thải: chất thải đƣợc gom lại ở một nơi nào đó trong ao, thƣờng là ở giữa ao + Dễ cấp nƣớc và thay nƣớc + Dễ thu hoạch a. Diện tích ao Ao lớn thì khó quản lý, ao nhỏ thì dễ quản lý, nhƣng chi phí vận hành và xây dựng cao. Do đó, ao nuôi tôm không nên lớn quá hoặc nhỏ quá. - Ao nuôi nên có diện tích từ 0,3-1ha. - Tốt nhất là 0,3-0,5ha sẽ dễ dàng cho việc chăm sóc và quản lý cũng nhƣ việc vận hành các trang thiết bị trong sản xuất - Độ sâu mực nƣớc tối thiểu là 1,5m để tránh xáo trộn tầng nƣớc và làm động lớp bùn đáy, nơi kiếm ăn chính của tôm. b. Hình dạng ao Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình để chọn làm ao. Tuy nhiên, hình dạng ao có mối quan hệ mật thiết với vị trí đặt máy sục khí, sự di chuyển của dòng chảy và việc thu gom chất thải trong ao. - Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuông hoặc hình chữ nhật. - Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá lớn nên < 2 để thuận tiện cho việc thu hoạch hơn, còn ao hình vuông thì tiện lợi cho việc thu gom chất thải. Với ao hình chữ nhật, dể cải thiện dòng chảy ngƣời ta thƣờng đắp đất bo tròn góc ao. - Ao càng ít góc cạnh càng tốt: các góc ao cần đƣợc bo tròn thuận lợi cho việc lƣu chuyển dòng chảy trong ao
  14. 14 - Không nên xây dựng ao nuôi có hình chữ nhật dài, việc nuôi tôm sẽ ít có hiệu quả do quá trình gom mùn bã hữu cơ không tập trung ở giữa ao. Có thể cải thiện tình hình bằng cách đào một rãnh ở giữa. c. Cống cấp và cống thoát - Cống đƣợc xây dựng nhằm mục đích điều tiết nƣớc trong quá trình sản xuất. - Tốt nhất mỗi ao nuôi nên có 2 cống, cống cấp và cống thoát nƣớc riêng biệt - Vị trí đặt cống cấp đặt đối góc với vị trí cống thoát - Kích thƣớc và khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thƣớc ao nuôi - Đảm bảo yêu cầu cấp nƣớc vào ao hoặc tháo nƣớc ra khỏi ao trong vòng 4-6 giờ. - Cống phổ biến có khẩu độ 0,5-1m - Độ dốc của cống thoát: thƣờng có từ 1: 200 so với cống cấp. Lưu ý: - Cống thoát phải đƣợc đặt sâu hơn nơi thấp nhất của đáy ao nuôi để dễ dàng thay nƣớc, đào thải các chất bùn bã ra khỏi ao nuôi, tháo cạn hoàn toàn sau khi thu hoạch. - Không nên thiết kế cửa cống cấp nƣớc lớn quá sẽ rất khó khăn cho việc điều tiết dòng chảy, làm cho dòng chảy quá mạnh, có thể gây tổn hại đến tôm hoặc làm xói mòn bờ ao. Nên chia cống cấp thành nhiều cống nhỏ nhằm giảm tốc dòng chảy. d. Đáy ao - Bằng phẳng - Hơi nghiêng 10 – 150 về cống thoát để thuận lợi cho việc tháo cạn nƣớc e. Bờ ao - Nhiệm vụ chủ yếu của bờ là giữ đƣợc nƣớc, giữ đƣợc tôm và hoạt động đi lại của ngƣời nuôi tôm, nên bờ ao phải vững chắc, không sụp lở, rò rỉ. - Bờ ao phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Cao hơn mực nƣớc cao nhất 0,3-0,5m để tránh tràn bờ, ngăn chặn sự phá hoại của nƣớc trong mùa mƣa lũ. + Độ dốc của bờ phụ thuộc vào tính chất đất: Ao đƣợc xây dựng trên đất cát pha thịt tối đa là 1: 1,5
  15. 15 Ao đƣợc xây dựng ở vùng đất thịt, sét, ít bị xói mòn là 1:1 - Ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố bằng kè đá, đầm nén bằng đất sét hoặc trải bạt xung quanh. - Chiều rộng mặt bờ thƣờng căn cứ vào phƣơng tiện vận chuyển thức ăn, phân bón của trại Hình 2-1: Mặt cắt bờ ao - Với các bờ liên ao là đƣờng giao thông chính thì bề rộng mặt bờ 5-6m để máy kéo có thể di chuyển đƣợc. - Nếu trại có quy mô nhỏ thì bề rộng mặt bờ có thể 3-4m. - Nhìn chung các bờ nên thiết kế có bề mặt >3m. - Với những trại nuôi có diện tích lớn, nhiều ao nuôi, bờ ao gồm 3 loại với bề rộng khác nhau. Bảng 2-1: Bề rộng mặt bờ ao Loại bờ ao Là đƣờng giao Không phải là đƣờng thông chính (m) giao thông chính (m) Bờ liên ao 5-6 3-4 Bờ ao 4 3 Bờ bên, bờ bao 5-6 4 2.3. Xác định tiêu chuẩn ao chứa lắng * Vai trò của ao chứa lắng:
  16. 16 - Ao chứa lắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trƣờng ao nuôi và trữ nƣớc để cấp khi chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi bị ô nhiễm, các yếu tố môi trƣờng không ổn định. - Ao chứa lắng là nơi để lắng đọng các vật lơ lửng, xử lý nƣớc trƣớc khi bơm vào ao nuôi để tránh lây lam mầm bệnh từ môi trƣờng ngoài xâm nhập vào ao nuôi. * Tiêu chuẩn ao chứa lắng: - Kích cỡ ao chứa lắng: diện tích ao chiếm khoảng 20-30% tổng diện tích ao nuôi để đảm bảo lƣợng nƣớc cung cấp đủ trong suốt quá trình nuôi. - Hình dạng ao chứa lắng: Ao có dạng hình vuông hay hình chữ nhật, ở những vùng có nhiều chất cặn bẩn, ao nên có dạng khúc khủy hay có các bờ ngăn để làm chậm quá trình nƣớc chảy qua ao, làm tăng quá trình lắng tụ chất vẫn cặn. 2.4. Xác định tiêu chuẩn ao xử lý nƣớc thải - Vai trò ao xử lý nƣớc thải: là ao dùng để xử lý nƣớc nuôi tôm, chất thải của tôm trƣớc khi thải ra môi trƣờng ngoài để hạn chế lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trƣờng. - Kích cỡ ao xử lý nƣớc thải: diện tích chiếm khoảng 5 - 10% diện tích ao nuôi - Hình dạng ao xử lý nƣớc thải: hình chữ nhật, hình vuông 2.5. Lên sơ đồ ao nuôi Ao chứa Ao Taààng nuôi nƣớc ñaáát baûû tôm và xử hlýö õõu cô Ao xử lý nƣớc thải Hình 2-2: Sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ
  17. 17 * Các bƣớc thực hiên: Bƣớc 1: Xác định diện tích toàn bộ khu đất xây dựng ao - Đo toàn bộ khu đất bằng thƣớc dây - Phân chia theo tỷ lệ các ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nƣớc thải theo tiêu chuẩn kỹ thuật  Bƣớc 2: Xác định hƣớng ao - Ao nên đƣợc đặt theo hƣớng đông nam là hƣớng nhận đƣợc nhiều ánh sáng nhất - Hệ thống ao đƣợc sắp xếp sao cho mƣơng cấp và thoát nằm song song với cạnh ngắn của ao  Bƣớc 3: Vẽ sơ đồ hệ thống ao nuôi - Vẽ sơ đồ tổng thể hệ thống ao nuôi trên giấy - Tùy theo diện tích, hình dạng khu đất mà thiết lập sơ đồ ao nuôi cho phù hợp Nguồn nƣớc mặn Nguồn nƣớc ngọt (ngọt) (mặn ) Bơm nƣớc vào Ao lắng và xử lý hóa học, diện tích 20-25% Ao nuôi, diện tích 55-60% Ao xử lý nƣớc thải, diện tích 15-20% Hình 2-3: Mô hình nuôi tôm sú công nghiệp ở Trà Vinh
  18. 18 3. Lỗi thƣờng gặp - Xác định tiêu chuẩn ao nuôi, cống, bờ không đúng - Xây dựng ao có diện tích quá lớn, quá nhỏ - Vẽ sơ đồ không hợp lý - Không có ao xử lý nƣớc thải B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Xác định tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng - Bài tập 2: Một vùng nuôi có diện tích 10.000 m2. Hãy tính diện tích ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nƣớc thải. - Bài tập 3: Xác định tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng và vẽ sơ đồ ao nuôi trên khu đất 10.000 m2 C. Ghi nhớ - Tỷ lệ phần trăm diện tích ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nƣớc thải - Tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nƣớc thải, cống và mƣơng cấp thoát nƣớc - Sơ đồ tổng thể ao nuôi hộ gia đình
  19. 19 Bài 3: XÂY DỰNG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Mã bài: MĐ01-03 Giới thiệu Sau khi công việc xác định tiêu chuẩn và lên sơ đồ ao nuôi đã hoàn tất thì tiến hành thi công xây dựng ao nuôi. Thời gian xây dựng ao nên làm vào mùa khô. Việc xây dựng ao đúng yêu cầu kỹ thuật từ các bƣớc nhƣ cắm tiêu, xây dựng đáy, xây dựng bờ, xây dựng cống là công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của cả quá trình nuôi. Mục tiêu: - Nêu đƣợc vai trò của quạt nƣớc trong ao nuôi tôm - Biết lắp ráp hệ thống quạt nƣớc - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, nghiêm túc, chính xác. A. Nội dung 1. Cắm tiêu - Cắm tiêu là đánh dấu xác định vị trí các công trình sẽ xây dựng - Trƣớc khi thi công ao nuôi cần phải cắm cọc tiêu theo sơ đồ đã thiết lập - Giúp thi công thuận lợi - Thi công đúng Cách tiến hành: Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ + Liềm, dao, cƣa + Bản thiết kế + Thƣớc dây + Cọc cọc bằng gỗ, bằng tre dài 1m + Búa , cuốc, xẻng, dao, búa Bƣớc 2: Vệ sinh khu vực cắm tiêu + Chặt, phát quang các cây nhỏ trên khu đất + Dọn cây lớn: cƣa cây, nhổ gốc cây để khi đào dắp thuận tiện, ao không bị rò rỉ Bƣớc 3: Thực hiện cắm cọc tiêu
  20. 20 Với mặt cắt ao nửa đào nửa đắp, cắm cọc nhƣ sau: - Đóng cọc xác định trung tâm chiều rộng cố định của ao (điểm A) và cắm cọc - Đóng cọc xác định điểm chân bờ đào (điểm B) AB = ½ chiều rộng đáy - Đóng cọc xác định điểm chân bờ đắp (C) AC = ½ chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào - Đóng cọc xác định điểm mặt bờ (D) AD = ½ chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x độ sâu đắp - Đóng cọc xác định điểm E và F AE = chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x độ sâu đắp + chiều rộng đỉnh bờ AF = chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x 2độ sâu đắp + chiều rộng đỉnh bờ - Yêu cầu cắm tiêu: Đúng vị trí, chắc chắn, dễ thấy Chiều rộng đỉnh bờ D E C F A B ½ Chiều rộng đáy ao Hình 3-1: Cắm cọc tiêu xây dựng ao
  21. 21 2. Xây dựng ao Xây dựng ao là công việc cần nhiều nhân công, máy móc, thiết bị vật tƣ và có kiến thức về xây dựng nên thƣờng thuê mƣớn là chủ yếu. 2.1. Chuẩn bị máy móc, vật tƣ, nhân công - Máy ủi, máy súc - Nhân công xây dựng ao - Cuốc, xẻng - Vật liệu xây dựng: gạch, đá Hình3-2: máy ủi đào ao 2.2. Xây dựng đáy - Đáy ao phải đƣợc gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 80 – 100. - Với ao có hệ thống ống Siphon: đáy ao hình lòng chảo có độ dốc khoảng 1% nghiêng vào rốn ao, nơi đầu ống Siphon ở giữa ao - Khi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn 2.3. Xây dựng bờ A B 1 1 1 1,5 Hình 3-3: Sơ đồ mái bờ ao A: đất mềm; Hình B: đất cứng
  22. 22 - Đắp bờ ao chắc chắn, đảm bảo giữ đƣợc nƣớc và chịu đựng đƣợc sóng gió khi mƣa bão. - Chiều cao bờ ao: tối thiểu phải đạt 2,0m – 2.7m để giữ đƣợc nƣớc trong ao nuôi từ 1,5m – 2,2m. Nếu bờ ao thấp, mực nƣớc trong ao thấp, gặp những ngày nắng nóng tôm sẽ bị sốc nhiệt, đồng thời phèn và kim loại nặng đƣợc giải phóng gây chết hàng loạt tôm trong ao. - Nên đắp bờ ao cao hơn mặt nƣớc thiết kế của ao nuôi tối thiểu 0,5m. - Độ dốc của bờ phải phù hợp với chất đất (1:1 hoặc 1:1,5) - Gia cố bờ ao nuôi cần thiết trong các trƣờng hợp đƣới đây: Khó rò rỉ Taààng ñaáát thòt (seùtù ) Dễ rò rỉ Taààng ñaáát thòt (seùtù ) Taààng ñaáát baûû höõõu cô Hình 3-4: Cấu trúc đất phổ biến vùng nuôi tôm thâm canh + Đất bị phèn + Đất chứa nhiều vật chất hữu cơ (nhƣ đất ở những vùng ngập mặn) + Đất cát có độ thẩm lậu cao và bị chất thải xâm nhập vào nhiều + Trong thực tế sản xuất, do chí phí gia cố bờ ao cao nên thƣờng ít dùng cho ao mới mà thƣờng thực hiện sau khi bị thất mùa - Vật liệu thƣờng dùng gia cố bờ ao là: + Đầm nén bằng đất sét + Kè đá, đổ bê tông kè mái phía trong ao nếu chất đất khi gặp nƣớc bị tan rã, dễ bị xói lở (hình 3-5) + Trải bạt (tấm nhựa PVC), nhựa tổng hợp PE, nhựa cấp cao HDPE xung quanh ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ. + Vải chống thấm có phủ nhựa đƣờng
  23. 23 Hình 3-5: Bờ ao được gia cố kỹ 2.4. Xây dựng cống 2.4.1. Cống đơn giản - Cống đơn giản thƣờng sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình và những ao nhỏ. - Loại cống đơn giản thƣờng có tiết diện: hình tròn, hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật. Hình 3-6: Cống thoát đơn giản - Vật liệu làm cống: tre, gỗ, ống kim loại, ống bê tông đúc sẵn hay bộng dừa. - Kích thƣớc của tiết diện cống thay đổi tùy theo khối lƣợng nƣớc và yêu cầu thời gian cấp tiêu nƣớc Hình 3-7: Cống cấp đơn giản
  24. 24 - Cao trình đáy cống: + Cống cấp nƣớc: đặt ngang với mực nƣớc yêu cầu thấp nhất trong ao (hình 3-6) + Cống thoát hay cống điều tiết: có thể đặt sát đáy ao. Miệng cống luôn gắn một tấm lƣới để ngăn tôm thoát ra ngoài. - Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30-50cm để tránh xói lở bờ. - Ƣu điểm của cống đơn giản: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ - Nhƣợc điểm của cống đơn giản: dễ hƣ hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thƣờng xuyên Hình 3-8: Cao trình cống cấp nước 2.4.2. Cống kiên cố - Đƣợc xây dựng ở những ao có diện tích lớn - Sử dụng ống bê tông đúc sẵn, có bệ đỡ vững chắc và cửa cống có thiết bị đóng mở. a. Cống ván phai * Nền cống: - Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững - Bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, đƣợc đầm nện kỹ, có thể đóng thêm cừ tràm từ 16-25cây/m2. - Sau khi đóng cừ và đầm nện kỹ, lót một lớp bê tông đá 4x6 dày từ 10- 20cm cho nền đƣợc vững chắc. - Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông mác 150-200kg/cm2. * Ống cống:
  25. 25 - Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có thể có lƣới thép hoặc không. - Cƣờng đô chịu nén của cống phải đạt 150-200kg/cm2. - Ống cống thƣờng không đủ chiều dài, vì vậy khi đặt ống cống thƣờng chú ý đến các khớp nối cho chắc. - Thƣờng ngay tại khớp nối, xây một lớp gạch để giữ chắc và bít các khớp nối. - Đƣờng kính ống cống tùy thuộc khối lƣợng nƣớc của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nƣớc. Thông thƣờng thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2-3 giờ. - Ƣu điểm: thao tác dễ - Nhƣợc điểm: chi phí cao b. Cống bậc thang - Nền cống và ống cống cũng giống nhƣ cống ván phai nhƣng thân cống đƣợc thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao tác dễ dàng và có thể khống chế mực nƣớc trong ao theo độ sâu thích hợp. - Số lƣợng bậc cống: có thể thay đổi từ 3-5 bậc tùy theo yêu cầu của ao - Thân cống: có thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tông, cƣờng độ chịu lực không nhỏ hơn 100kg/cm2. - Nắp cống: thiết kế theo hình nón cụt để giữ đƣợc nƣớc, đƣợc đúc bằng bê tông, trên nắp có khoen sắt để dễ mở. - Ƣu điểm: thao tác dễ Hình 3-9: Cống bậc thang
  26. 26 c. Cống ba lỗ - Nền cống và ống cống ba lỗ cũng giống nhƣ cống ván phai nhƣng thân cống xây kín thành một hình trụ vuông tiết diện 50x50cm, tƣờng dày 10cm, xây bằng gạch hay đúc bê tông. - Bề mặt cống hƣớng về phía ao đƣợc thiết kế làm ba lỗ tròn với đƣờng kính 20-25cm. Trên mặt cũng có một lỗ cống. - Thông thƣờng thiết kế cống ba lỗ để quản lý mực nƣớc ao theo ba mức nƣớc. - Ƣu điểm: dễ thao tác, điều chỉnh mực nƣớc thuận tiện - Nhƣợc điểm: chi phí cao d. Cống siphon - Là cống thoát chất thải ra ao xử lý chất thải - Ở những ao nuôi tôm công nghiệp lƣợng chất thải rất lớn nên nhất thiết phải có hệ thống cống Siphon - Cống Siphon đặt từ giữa ao (rốn ao) dẫn qua bờ ao ra mƣơng thoát nƣớc để Siphon chất thải ra ao thải. - Ống Siphon thƣờng làm bằng nhựa P.V.C - Đƣờng kính ống 200 – 220 mm, miệng ống giữa ao đƣợc bịt kín, đoạn ống giữa ao đƣợc khoan lỗ để hút chất thải ra khỏi ao nuôi (hình 6) Bờ ao Đầu bịt Ống tháo nƣớc, rút ra khi siphon Khoan lỗ, khoảng cách lỗ 2,5 cm. Hình 3-10: Hệ thống siphon trong ao 2.5. Xây dựng mƣơng - Xây dựng mƣơng cấp và thoát nƣớc riêng biệt - Chiều rông mƣơng gấp 2 lần tổng khẩu độ cống
  27. 27 - Mƣơng cấp nƣớc chủ yếu bằng bơm nƣớc hoặc tự chảy nên thƣờng đƣợc đặt cao hơn mặt bằng đáy ao - Mƣơng thoát nƣớc nên thấp hơn nơi thấp nhất của đáy ao ít nhất 50cm để có thể tháo đƣợc nƣớc. 3. Lỗi thƣờng gặp - Cắm cọc, tiêu sai - Mặt đáy ao không bằng phẳng, hơi dốc - Nƣớc không thoát ra ngoài hết. - Xây dựng không cân đối, lƣu tốc nƣớc quá lớn B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập1: Xác định các tiêu chuẩn xây dựng ao nuôi tôm. - Bài tập 2: Khảo sát xây dựng đáy ao, bờ ao, cống, mƣơng ở một số ao nuôi tôm trang trại hay hộ gia đình, đánh giá ƣu nhƣợc điểm của ao nuôi. C. Ghi nhớ - Xây dựng ao nuôi tôm phải có cống cấp, cống thoát riêng biệt - Dựa vào kết cấu của đất mà xây dựng bờ ao có độ dốc khác nhau. - Đào, đắp theo đúng bản thiết kế
  28. 28 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng là một mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng; đƣợc giảng dạy trƣớc các mô đun khác của nghề. Mô đun xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học - Tính chất: Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng là mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng; đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Biết đƣợc các tiêu chuẩn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm; + Nêu đƣợc tiêu chuẩn của ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nƣớc thải và bố trí tổng thể ao nuôi tôm hộ gia đình. - Kỹ năng: + Sử dụng đƣợc các dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành công việc chọn địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng; + Mô tả đƣợc các bƣớc của công tác xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng; + Chọn đƣợc vùng nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp; + Chọn đƣợc vị trí của cống cấp, cống thoát phù hợp với điều kiện môi trƣờng trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. - Thái độ: + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng; + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời lƣợng (giờ học) Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra*
  29. 29 MĐ 01-01 Chọn địa điểm Tại vùng nuôi tôm thẻ Tích nuôi 10 3 6 1 chân trắng hợp Lên sơ đồ ao Lớp học/ Tích MĐ 01-02 nuôi tôm thẻ cơ sở nuôi 6 1 5 chân trắng hợp tôm Lớp học, Xây dựng ao Tích MĐ 01-03 nuôi tôm thẻ cơ sở nuôi 16 2 13 1 hợp chân trắng tôm Kiểm tra hết mô đun 2 2 Tổng 34 6 24 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chọn địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng Bài tập 1 - Nguồn lực: khúc xạ kế đo độ mặn, test kit pH nƣớc, máy đo pH đất. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo độ mặn, pH nƣớc, pH đất, ghi lại kết quả và so sánh với kết quả đúng. - Kết quả cần đạt đƣợc: đo đúng độ mặn, pH nƣớc, pH đất và đánh giá chất lƣợng môi trƣờng Bài tập 2 - Nguồn lực: bảng câu hỏi về các tiêu chuẩn địa điểm nuôi - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: chọn chính xác tiêu chuẩn địa điểm nuôi Bài tập 3 - Nguồn lực: trang trại nuôi tôm, ao nuôi tôm hộ gia đình
  30. 30 - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 4 giờ 30 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đi điều tra, vận dụng kiến thức để đánh giá địa điểm trang trại nuôi tôm, ao nuôi tôm hộ gia đình đã khảo sát. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: trình bày trên giấy Ao, đại diện nhóm lên thuyết trình. 4.2. Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi tôm thẻ chân trắng Bài tập 1 - Nguồn lực: bảng câu hỏi về tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: chọn chính xác các tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng Bài tập 2 - Nguồn lực: giấy Ao, bút lông, máy tính, thƣớc . - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính toán diện tích ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý và vẽ phác họa sơ đồ ao nuôi. - Kết quả cần đạt đƣợc: tính toán đƣợc diện tích ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý và vẽ phác họa sơ đồ ao nuôi đúng tiêu chuẩn. Trình bày trên giấy Ao, đại diện nhóm lên thuyết trình Bài tập 3 - Nguồn lực: vùng đất 12.000 m2 - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ 30 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính toán đƣợc diện tích ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý và vẽ sơ đồ ao nuôi phù hợp với khu đất. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: trình bày trên giấy Ao, đại diện nhóm lên thuyết trình.
  31. 31 4.3. Bài 3: Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng Bài tập 1 - Nguồn lực: bảng câu hỏi về tiêu chuẩn xây dựng đáy ao, bờ ao, cống, mƣơng - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: chọn chính xác các tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng Bài tập 2 - Nguồn lực: trang trại hay hộ gia đình nuôi tôm - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 giờ phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đi khảo sát tiêu chuẩn xây dựng đáy ao, bờ ao, cống, mƣơng ở một số ao nuôi tôm trang trại hay hộ gia đình - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: trình bày trên giấy Ao, đại diện nhóm lên thuyết trình. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đo đúng các yếu tố môi trƣờng Quan sát thao tác đo và kết quả đo các yếu tố môi trƣờng Các yêu cầu về chọn địa điểm xây Đối chiếu với bảng hỏi. dựng ao nuôi tôm đƣợc xác định chính xác Kết quả điều tra các yêu cầu về chọn Kết quả trình bày trên giáy Ao và địa điểm xây dựng ao nuôi tôm và thuyết trình đánh giá đúng hiện trạng trại nuôi 5.2. Bài 2
  32. 32 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đƣợc tiêu chuẩn ao nuôi, ao Đối chiếu với bảng hỏi. chứa, lắng, ao xử lý, cống, mƣơng Tính toán diện tích ao nuôi, ao chứa, Đối chiếu với kết quả đúng. lắng, ao xử lý và vẽ phác họa sơ đồ ao nuôi phù hợp Lên đƣợc sơ đồ ao nuôi trên một khu Đối chiếu với kết quả đúng, sơ đồ phù đất chọn để nuôi tôm. hợp với hình dạng, diện tích đất 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đƣợc tiêu chuẩn xây dựng Đối chiếu với bảng hỏi. đáy ao, bờ ao, cống, mƣơng Khảo sát đƣợc xây dựng đáy ao, bờ Kết quả khảo sát và so sánh với tiêu ao, cống, mƣơng ở một số ao nuôi chuẩn xây dựng để đánh giá ao nuôi tôm trang trại hay hộ gia đình tôm trang trại hay hộ gia đình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải, Trầm Hoàng Phúc, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh. Trung tâm khuyến ngƣ, Sở thủy sản Trà Vinh. 2. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thƣờng, Lục Minh Diệp, Võ Thị Nề, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Hậu, 2000. Hỏi – đáp về nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Nguyễn Văn Hảo, 2001. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Phạm Văn Tình, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi – đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang, Nguyễn Duy Khoát, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm và phòng trị bệnh tôm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 7. Trung tâm khuyến ngƣ, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm. Sở thủy sản tỉnh Sóc Trăng. 8. Nguyễn Đình Trung, 1997. Bài giảng hồ ao học. Trƣờng đại học thủy sản.
  33. 33 9 Vũ thế Trụ, 1995. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp. 10. Nguyễn Mƣời. Giáo trình thổ nhưỡng học. Đại học nông nghiệp I.
  34. 34 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Bà Đặng Thị Minh Diệu - Phó trƣởng Khoa Trƣờng Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Hoàng Trâm - Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Quang Tiền Vƣơng - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Lê Văn Thắng - Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Đinh Quang Thuấn - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Ông Nguyễn Minh Niên – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 - Ông Nguyễn Huy Điền - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.