Giáo trình môn đun Đánh bắt hải sản bằng lưới kéo đôi

pdf 112 trang ngocly 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn đun Đánh bắt hải sản bằng lưới kéo đôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_dun_danh_bat_hai_san_bang_luoi_keo_doi.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn đun Đánh bắt hải sản bằng lưới kéo đôi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƢỚI KÉO ĐÔI Mã số: MĐ 04 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ BẰNG LƢỚI KÉO Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2012
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dung cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá xa bờ rất phát triển một trong những nghề đó là nghề đánh bắt hải sản xa bờ bằng lƣới kéo. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tƣớng Chính phủ”. Chƣơng trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chƣơng trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phƣơng. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Thực hiện công tác thuỷ thủ 2) Giáo trình mô đun Sửa chữa vàng lƣới kéo 3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo đơn 4) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo đôi 5) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản Giáo trình mô đun Khai thác hải sản bằng lƣới kéo đôi. Nội dung đƣợc phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Các loài hải sản đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi Bài 2: Các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam Bài 3: Giới thiệu một số tàu lƣới kéo đôi Bài 4: Cấu tạo của vàng lƣới kéo đôi Bài 5: Kỹ thuật đánh bắt lƣới kéo đôi Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cƣú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  4. 3 Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hƣớng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Đỗ Ngọc Thắng ( Chủ biên) 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Văn Nhuận 4. Trần Ngọc Sơn 5. Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC Bài 1: Các loài cá đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi 7 1. Nguồn lợi hải sản lƣới kéo đôi ở Việt Nam 7 2. Trữ lƣợng và khả năng khai thác lƣới kéo đôi 8 3. Các loại cá thƣờng đánh bắt đƣợc bằng lƣới kéo đôi 8 3.1. Cá Hồng lang 8 3.2 .Cá Kẽm sọc 9 3.3. Cá Chim gai 10 3.4. Cá Chim trắng 10 3.5. Cá khế vây vàng 11 3.6. Cá Đục 12 3.7. Cá Đù bạc 12 3.8. Cá phèn một sọc 13 3.9. Cá Lƣợng vây đuôi dài 14 3.10. Cá Mối dài 14 3.11. Cá Miễn sành 2 gai 15 3.12. Cá Bạc má 15 Bài 2: Các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam 17 1.Đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở Việt Nam 17 1.1.Ngƣ trƣờng miền Bắc: 18 1.2. Ngƣ trƣờng miền Trung 18 1.3. Ngƣ trƣờng Đông - Tây Nam Bộ 18 2.Một số ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi chính ở Việt Nam 19 Bài 3: Giới thiệu một số tàu kéo đôi 20 1. Tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300 CV 20 2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV 22 3. Tàu kéo đôi công suất từ 500cv trở lên 23 3.1.Tàu Chính 23 3.2. Tàu phụ 23 3.3.Máy tàu 25 3.4.Máy khai thác 25 Bài 4: Cấu tạo của vàng lƣới kéo đôi 29 1.Bản vẽ tổng thể của một vàng lƣới kéo đôi 29 2. Cấu tạo áo lƣới kéo đôi 31 3. Cấu tạo của dây giềng, phao chì và các phụ tùng lƣới kéo đôi 35 3.1.Dây giềng phao 35 3.2.Dây giềng chì 36
  6. 5 3.3.Dây đỏi lƣới kéo đôi 36 3.4.Dây cáp kéo 36 3.5. Các dây giềng khác 37 Bài 5: Kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi 40 1. Bƣớc chuẩn bị 42 1.1.Chuẩn bị ở cảng 42 1.2.Chuẩn bị trên đƣờng tới ngƣ trƣờng 47 2. Thả lƣới kéo đôi 48 4.Dắt lƣới kéo đôi 51 5. Thu lƣới lấy cá 54 6.Các sự cố thƣờng gặp trong quá trình đánh bắt lƣới kéo đôi và cách khắc phục . 59 6.1. Mắt lưới biến dạng gây rách lưới: 59 4.2. Lƣới bị xoắn: 59 4.3.Rách hoặc mất lƣới do vƣớng đá ngầm: 59 4.4. Dây, lƣới vƣớng vào chân vịt: 60 4.5. Lƣới bị vục bùn: 60 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 61 I. Vị trí, tính chất mô đun: 61 II. Mục tiêu mô đun: 61 III. Nội dung chính của mô đun: 61 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62 5.1. Bài 1: 62 5.2. Bài 2: 63 5.3. Bài 3: 63 5.4. Bài 4: 63 5.5. Bài 5: 64 VI. Tài liệu tham khảo 64 PHỤ LỤC 1 65 TCVN về lƣới kéo đôi tàu 250-400 cv 65 Chƣơng I 65 QUY ĐỊNH CHUNG 65 Chƣơng II 67 CÁC THÔNG SỐ, KÍCH THƢỚC CƠ BẢN CỦA MẪU LƢỚI 68 VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP 68 Chƣơng III 77 KỸ THUẬT KHAI THÁC CỦA LƢỚI KÉO ĐÔI 77 1. CÔNG CỤ KHAI THÁC CÁ 77 2. BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 77 3. TRÌNH TỰ THAO TÁC ĐÁNH CÁ 79
  7. 6 PHỤ LỤC 2 86 Một số lƣới kéo đôi hiện nay ở Việt nam 86 PHỤ LỤC 3 106 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 116 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 116 CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 116
  8. 7 MÔ ĐUN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƢỚI KÉO ĐÔI Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Kiến thức: + Hiểu đƣợc các loài hải sản đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi; + Biết đƣợc các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam; + Hiểu đƣợc kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi. - Kỹ năng : + Phân loại đƣợc các loài hải sản đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi; + Trình bày đƣợc các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam; + Thao tác đƣợc các công đoạn trong quy trình khai thác lƣới kéo đôi. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. Bài 1: Các loài cá đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi Mã bài: MĐ 04-01 Mục tiêu: - Hiểu đƣợc nguồn lợi hải sản, trữ lƣợng và khả năng khai thác, các loại cá đánh bắt đƣợc bằng lƣới kéo đôi. - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: 1. Nguồn lợi hải sản lƣới kéo đôi ở Việt Nam Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, số loài cá kinh tế có khoảng 130 loài, số lƣợng cá thể của mỗi loài ít và không phân đàn rõ rệt. Nhìn chung cá biển sống phân tán và biến động theo mùa ở từng vùng biển. Tiềm năng nguồn lợi cá biển đƣợc ƣớc tính hơn 3 triệu tấn và sản lƣợng khai thác bền vững là 1,4 - 1,5 triệu tấn. Vùng biển vịnh Bắc Bộ: Đối tƣợng khai thác chính gồm cá bánh đƣờng, cá trác, mƣc ống, cá hố, cá liệt, cá nục sồ, cá mối thƣờng, cá lƣợng, mực nang Năng suất đánh bắt bình quân tàu lƣới kéo đáy 500 cv đạt khoảng 98 kg/giờ ở giải độ sâu > 30 m nƣớc.
  9. 8 Vùng biển Đông Nam Bộ: Các loài có sản lƣợng cao gồm mực ống, cá lƣợng, cá trác, cá chỉ vàng cá phèn khoai, mực nang, cá mối, Vùng biển Tây Nam Bộ: Các đối tƣợng khai thác chính gồm cá liệt, mực ống, cá hố, mực nang, cá khế, cá bò, cá phèn khoai, cá trác và cá mối. 2. Trữ lƣợng và khả năng khai thác lƣới kéo đôi Lƣới kéo đôi thƣờng hoạt động ở những độ sâu nhỏ hơn 30m.Trữ lƣợng và khả năng khai thác ở các vùng biển nhƣ sau: - Vùng biển vịnh Bắc bộ trữ lƣợng 54.601 tấn khả năng khai thác 21.840 tấn - Vùng biển miền Trung trữ lƣợng 18.494 tấn, khả năng khai thác 7.398 tấn - Vùng biển Đông Nam Bộ trữ lƣợng 49.087 tấn khả năng khai thác 19.635 tấn - Vùng biển Tây Nam Bộ trữ lƣợng 40.583 tấn khả năng khai thác 16.233 tấn 3. Các loại cá thƣờng đánh bắt đƣợc bằng lƣới kéo đôi3.1. Cá Hồng lang Thân hình bán nguyệt, lƣng gồ cao, viền bụng thẳng từ cằm đến hậu môn. Đầu lớn, dẹp bên, mắt tròn lớn vừa, miệng rộng, chếch, hai hàm dài bằng nhau. Thân phủ vẩy lƣợc mỏng các hàng vẩy trên và dƣới đƣờng bên đều xiên. Vây lƣng, vây ngực dài, vây đuôi rộng. Thân màu hồng, bên thân có 3 vân màu đỏ thẫm, vây hậu môn và vây đuôi màu đen nâu. Kích thƣớc khai thác 100-170 mm. Hình 1.1. Cá Hồng lang
  10. 9 3.2 .Cá Kẽm sọc Đặc điểm hình thái: thân hình bầu dục hơi dài và dẹp bên. Đƣờng bên đoạn trƣớc từ từ cong lên, phần đầu (trừ cằm, hai hàm và phía trƣớc mõm) đều có vảy. Môi dày miệng bé, vây lƣng liên tục gai thứ ba hoặc thứ tƣ dài nhất.vây đuôi bằng phẳng, hoặc hơi lõm vào trong. Kích thƣớc khai thác 300-360 mm. Hình 1.2. Cá Kẽm sọc 3.3. Cá Chim gai Đặc điểm hình thái: Thân hình bầu dục,det bên, cuống đuôi ngắn, cao và dẹt. Vây ngực lƣợn tròn đều, ở các cá thể lớn thì hơi nhọn. Vảy nhỏ, đƣơngf bên tƣơng đối cao. Phần trên đầu không phủ vẩy. Lƣng màu xám đậm, bụng màu sang bạc. Kích thƣớc khai thác 120-190 mm. Hình 1.3. Cá Chim gai
  11. 10 3.4. Cá Chim trắng Đặc điểm hình thái: thân gần nhƣ tròn rất dẹp bên, bắp đuôi ngắn cao, đầu nhỏ. Mắt tƣơng đối lớn miệng rất bé gần nhƣ thẳng đứng. Mõm ngắn, tù tròn.Toàn than ( trừ mõm) phủ vảy tròn nhỏ. Đƣờng bên rất cong theo viền lƣng. Vây lƣng dài hình lƣỡi liềm, gai cứng ẩn dƣới da. Toàn thân màu trắng. Kích thƣớc khai thác 90-190 mm. Hình 1.4. Cá Chim trắng 3.5. Cá khế vây vàng Đặc điểm hình thái: Thân dài dẹp hai bên, đƣờng bên có từ 24 đến 26 vẩy lăng. Lung màu xanh, hai bên thân màu trắng bạc, vây màu xanh hoặc hơi phớt tím, có viền trắng ở vây hậu môn và vây đuôi. Cá thể còn non có các vạch non trên thân. Kích thƣớc khai thác 300-500 mm.
  12. 11 Hình 1.5. Cá khế vây vàng 3.6. Cá Đục Đặc điểm hình thái: Thân dài hơi dẹp bên. Đầu tƣơng đối dài hơi lõm xuống, mõm nhọn, miệng nhỏ và thẳng, mắt lớn. Thân phủ vẩy nhỏ, vẩy đƣờng bên hơi nhô lên, có 69 đến73vẩy, má có 2 hàng vẩy, vây đôi chia hai thuỳ,lƣng màu nâu sang , sƣờn và bụng màu trắng bạc. Kích thƣớc khai thác 150-200 mm. Hình 1.6. Cá Đục
  13. 12 3.7. Cá Đù bạc Đặc điểm hình thái: Thân dài dẹp bên, khá cao miệng xiên và rộng. Hàm trên đạt tới viền sau mắt. Vây lƣng có 9 đến 10 tia cứng tiếp theo là một khe thấp, phần thứ hai của vây có một tia cứng và 25-28 tia mềm. Vây ngực khá dài, vây đuôi lồi, dạng thoi tù. Đƣờng bên chạy đến tận gốc vây đuôi. Kích thƣớc khai thác 140-190 mm. Hình 1.7. Cá Đù bạc3.8. Cá phèn một sọc Đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên. Đầu dẹp, mắt nằm ở phía trên trục thân, cằm có 2 râu ngắn, mảnh. Viền sau nắp mang trơn. Cuống đuôi tƣơng đối cao.Có hai vây lƣng. Đầu và lƣng có màu nâu đỏ, hoặc màu hồng, hai bên thân và bụng màu trắng. Bên thân có một sọc màu vàng chạy từ mắt đến vây đuôi. Hình 1.8. cá phèn một sọc
  14. 13 3.9. Cá Lƣợng vây đuôi dài Đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên. Chiều dài mõm lớn hơn đƣờng kính mắt chiều dài thân bằng 3,2 đến 4 lần chiều cao than. Vây ngực, vây bụng dài, vây đuôi chia thuỳ sâu. Thân màu hồng. Lƣng có một dải màu vàng tƣơi. Phía dƣới đƣờng bên có 5 dải màu vàng rõ ràng chạy dọc thân. Đầu màu hồng, bụng màu trắng bạc. Hình 1.9. Cá Lƣợng vây đuôi dài 3.10. Cá Mối dài Đặc điểm hình thái: Thân dài, hình trụ, hơi dẹp bên, giữa thân hơi phình to. Đầu tƣơng đối dài, đỉnh đầu bằng phẳng. Chiều dài thân gấp 7,1 đến 7,5 chiều cao thân. Mõm dài, tù, mắt to tròn, miệng rộng, hơi xiên, răng nhọn sắc. Lƣng màu nâu nhạt, bụng màu trắng, viền sau vây đuôi có màu xanh đen. Hình 1.10. Cá Mối dài
  15. 14 3.11. Cá Miễn sành 2 gai Đặc điểm hình thái: Thân rất cao,rất dẹp bên, chiều cao lớn hơn chiều dài đầu, viền trên của đầu xiên. Vây lƣng một chiếc với 12 tia cứng và 11-12 tia mềm. Tia cứng thứ 3 và thứ 4 kéo dài nhƣ sợi tia.Vây đuôi chia thuỳ nhọn. Thân màu hồng nhạt, đầu đỏ hơn, có nhiều chấm màu xanh nhạt chạy dọc theo các hang vẩy. Hình 1.11. Cá Miễn sành 2 gai 3.12. Cá Bạc má Đặc điểm hình thái: thân hình thoi, hơi dẹp bên, chiều cao đầu lớn hơn chiều cao thân. Sau vây lƣng thứ 2 và vây hậu môn có 5 vây phụ. Thân màu xanh đen, sƣờn màu bạc với các chấm vàng. Có 2 hàng chấm đen dọc theo gốc vây lƣng. Kích thƣớc khai thác: 180-350 mm.
  16. 15 Hình 1.12. Cá Bạc má B. Bài tập: Câu hỏi 1:Kể tên một số loài cá thƣờng đánh bắt bằng lƣới kéo đôi? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày đƣợc một số loài cá thƣờng đánh bắt bằng lƣới kéo đôi. Câu hỏi 2: Thực hành nhận dạng một số loài cá đánh bắt bằng lƣới kéo đôi. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một số cá đánh bắt bằng lƣới kéo đôi. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Nhận dạng đƣợc một số loài cá đánh bắt bằng lƣới kéo đôi C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: Các loại cá thƣờng đánh bắt đƣợc bằng lƣới kéo đôi
  17. 16 Bài 2: Các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở việt nam; - Trình bày đƣợc một số ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi chính ở Việt Nam. - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: 1.Đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở Việt Nam Với hơn 3260 km bờ biển chạy dọc từ Bắc vào Nam và vùng đặc quyền kinh tế có diện tích hơn 1,5 triệu km2, Việt Nam có ƣu thế rất lớn về ngƣ trƣờng và nguồn lợi hải sản. Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam đƣợc chia làm 5 ngƣ trƣờng khai thác chính: ngƣ trƣờng vịnh Bắc Bộ, ngƣ trƣờng miền Trung, ngƣ trƣờng Đông Nam Bộ, ngƣ trƣờng Tây Nam Bộ và ngƣ trƣờng giữa biển Đông. Chế độ gió mùa đã tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dƣơng sinh học, làm cho sự phân bố cá mang tính chất mùa vụ rõ ràng: 1.1.Ngƣ trƣờng miền Bắc: Vùng biển này có nền đáy trơn nhẵn, vì vậy rất thích hợp với nghề lƣới kéo đáy. Độ sâu trung bình là 50m, chỉ ở gần vùng cửa vịnh Bắc Bộ là có độ sâu đến 100m. Vùng biển vịnh Bắc Bộ, thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nƣớc sâu giữa Vịnh. Thời kỳ gió mùa tây nam từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cƣ vào vùng nƣớc nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản lƣợng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất vào tháng 9 đến tháng 11. Các hoạt động nghề cá đang phát triển ở cả nghề khai thác cá nổi và cá đáy. Tổng số lƣợng tàu thuyền có trang bị máy trong năm 2008 là 24.985 chiếc. Số lƣợng tàu có công suất máy nhỏ hơn 90 cv chiếm 92,64% tổng số lƣợng tàu khai thác trong vùng. Vì vậy, nghề cá miền bắc chủ yếu hoạt động theo nghề cá quy mô nhỏ với các chuyến ra khơi ngắn ngày ở vùng nƣớc ven bờ.
  18. 17 1.2. Ngƣ trƣờng miền Trung Vùng biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh có đặc điểm là địa hình đáy dốc. Khu vực nƣớc nông dƣới 50m rất hẹp, lƣu lƣợng nƣớc sông ít nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nƣớc ngoài khơi. Vì vậy, sự phân bố thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt hơn, vùng gần bờ, cá thƣờng tập trung từ tháng 3 đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cƣ vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần loài của chúng có các loài cá đại dƣơng nhƣ cá thu, cá ngừ, cá chuồn , mật độ phân bố của cá đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa. Vùng nƣớc nông ven bờ từ Quy Nhơn đến Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tƣơng đối cao Kích thƣớc và công suất của một tàu vở vùng biển này lớn hơn so với ở vùng miền Bắc nhƣng nhìn chung nghề cá tại vùng biển miền Trung vẫn là nghề cá có quy mô nhỏ. 1.3. Ngƣ trƣờng Đông - Tây Nam Bộ Vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, từ 11030N trở xuống, nơi bờ biển chuyển hƣớng bắc nam sang đông nam. Thời kỳ gió mùa đông bắc cá nổi tập trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa tây nam. Các khu vực tập trung chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn. Thời kỳ gió mùa tây nam, cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có những khu vực tập trung lớn và có xu hƣớng ra xa bờ. Các khu vực đẻ trứng gần bờ, số lƣợng đàn cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. Sản lƣợng cá đáy vùng gần bờ phía Tây Nam Bộ thuộc vịnh Thái Lan nhìn chung cao hơn vùng biển phía Đông Nam Bộ. Bờ phía đông, sản lƣợng khai thác vào thời kỳ gió mùa đông bắc cao hơn thời kỳ gió mùa tây nam, còn ở bờ phía tây thì ngƣợc lại. Giống nhƣ ngƣ trƣờng vịnh Bắc Bộ, vùng biển đông - tây Nam Bộ có đáy tƣơng đối bằng phẳng thích hợp cho nghề lƣới kéo đáy. 2.Một số ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi chính ở Việt Nam - Vào vụ Nam các tàu lƣới kéo đôi có công suất 300-600CV hoạt động ở ngƣ trƣờng nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình (17050, -18050,N), nằm trong dải độ sâu 30-50m, ngƣ trƣờng lấn sâu vào cả phía trong đƣờng đẳng sâu 30m và phía ngoài ra tới kinh độ 106030,E.
  19. 18 - Vùng đông nam Côn Sơn từ 8000,-9030,N; 107015,-107045,E là ngƣ trƣờng hoạt động của tàu trên 600CV. Vùng biển Đông Nam bộ là ngƣ trƣờng rộng lớn, nhƣng các tàu hoạt động chủ yếu ở vùng biển Phan Thiết - Vũng Tàu và tại các vùng đông bắc, tây - tây nam, nam và đông nam Côn Sơn. - Ngƣ trƣờng đông bắc đảo Phú Quý đến 11000,N: là ngƣ trƣờng nhỏ ở dải độ sâu 30 -50m nƣớc, tập trung nhiều ở 108030,-109000,E. - Ngƣ trƣờng Côn Sơn nằm giữa 7050,-9030,N và 106000,-107000,E, có độ sâu >30m. - Ngƣ trƣờng khơi phía nam đảo Côn Sơn: 7000,-7030,N; 106000,-107000,E, ở dải độ sâu 30-50m, là ngƣ trƣờng quan trọng của nghề cá xa bờ vùng biển Đông Nam bộ. B. Bài tập: Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở việt nam? . - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: Trình bày đƣợc đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở việt nam Câu hỏi 2: Trình bày một số ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở Việt Nam? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: Trình bày đƣợc một số ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở Việt Nam C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: Các ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi ở Việt Nam
  20. 19 Bài 3: Giới thiệu một số tàu kéo đôi Mã bài: MĐ 04-03 Mục tiêu: - Biết đƣợc một số tàu kéo đôi ở Việt nam - Liệt kê một số tàu kéo đôi ở Việt nam - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: 1. Tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300 CV Nghề lƣới kéo thƣờng xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều kiện thời tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lƣới kéo phải có: - Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao. - Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác bằng lƣới kéo nhƣ có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng - Độ ổn định và tính định hƣớng cao. - Lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt. - Đủ hầm chứa cá. Tàu thuyền đánh lƣới kéo đôi có công suất 300cv/chiếc là đôi tàu đƣợc đóng mới trong chƣơng trình khai thác hải sản xa bờ . Trên tàu đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho khai thác và hàng hải nhƣ: Máy định vị vệ tinh, máy đo sâu dò cá, máy thông tin liên lạc tầm gần và tầm xa, la bàn từ, các trang thiết bị hàng hải khác, tời, cẩu Các thông số kỹ thuật của tàu nhƣ sau: - Chiều dài lớn nhất: Lmax = 24,9m. - Chiều rộng lớn nhất: Bmax = 5,3m. - Mớn nƣớc: T = 2,2m. - Công suất máy chính: 300cv . - Công suất máy phụ: 15 cv - Vật liệu vỏ tàu: Gỗ ( hoặc sắt). Sơ đồ bố trí mặt boong đƣợc thể hiện trên hình vẽ:
  21. 20 Hình 3.1. Sơ đồ bốtrí mặt boong của tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300CV Chú thích: - 1. Cọc mũi - 2; 17. Cọc bích - 3. Hầm chứa lĩn neo - 4. Cột cẩu -5. Tời lƣới - 6. Cọc lái. 2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV Các thông số kỹ thuật của tàu nhƣ sau: - Chiều dài lớn nhất: Lmax = 27,09m. - Chiều rộng lớn nhất: Bmax = 6,02m. - Mớn nƣớc: T = 2,4m. - Công suất máy chính: 500cv . - Công suất máy phụ: 25 cv - Vật liệu vỏ tàu: Gỗ ( hoặc sắt). Sơ đồ bố trí mặt boong đƣợc thể hiện trên hình vẽ:
  22. 21 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí mặt boong tàu kéo đôi công suất 400 CV Chú thích: - 1. Cọc mũi - 2; 17. Cọc bích - 3. Hầm chứa lĩn neo - 4. Cột cẩu -5. Tời lƣới - 6. Cọc lái. 3. Tàu kéo đôi công suất từ 500cv trở lên 3.1.Tàu Chính Tàu chính có các đặc điểm nhƣ sau: Vật liệu vỏ tàu: Gỗ Tải trọng: 70 (tấn) Công suất máy: 700 cv Ký hiệu máy: Cummins Nơi sản xuất: Mỹ Tốc độ tự do: 9 hl/h Tốc độ kéo luới: 3 hl/h Số nguời làm việc trên tàu: 12 Số hầm chứa cá: 8 Tàu chính có kích thƣớc lớn hơn tàu phụ và tất cả lƣới cũng nhƣ các trang thiết bị khai thác đƣợc sắp xếp trên tàu chính.
  23. 22 3.2. Tàu phụ Tàu phụ có các đặc điểm nhƣ sau: Vật liệu vỏ tàu: Gỗ Tải trọng: 40 (tấn) Công suất máy: 500 cv Ký hiệu máy: Cummin Nơi sản xuất: Mỹ Tốc độ tự do: 8 hl/h Tốc độ kéo luới: 3 hl/h Số nguời làm việc trên tàu: 3 Số hầm chứa cá: 6 Tàu phụ ngoài việc dắt lƣới còn dùng để chở lƣơng thực, dầu, đá và một số trang bị khác phục vụ trong quá trình khai thác. 8 7 6 7* 5 4 3 2 1 3,5m 3,15m 14 10 9 13 11 12 5,45m 5,6m 21m Hình 3.3. Tàu chính
  24. 23 8 7 6 7* 5 4 3 2 1 2,7m 2,35m 14 10 9 13 11 12 4,85m 5m 18m Hình 3.4.tàu phụ Chú thích: 1: Đèn sau lái, 2: đèn mạn, 3: dàn phơi mực, 4: cờ quốc gia, 5: đèn cột, 6: trụ cẩu, 7: móc cẩu, 7*: dây cẩu, 8: giá đặt neo, 9: bánh lái, 10: chân vịt, 11: máy khai thác, 12: con lăn hƣớng cáp, 13: cọc bích, 14: vỏ tàu 3.3.Máy tàu a.Máy chính Hình 3.5. Máy chính b. Máy phụ: Hai tàu luới Kéo đều sử dụng máy phụ để phát điện. Máy phụ đuợc sử dụng trên hai tàu có công suất và nhãn hiệu nhƣ nhau.
  25. 24 - Công suất máy: 15 cv Hình 3.6. Máy phụ 3.4.Máy khai thác a. Máy tời Máy tời là máy thu dây kéo và dây đỏi. Máy tời đuợc sử dụng từ trích lực từ động cơ chính. Máy đuợc kết hợp trang bị hai loại tang: tang cuốn cáp và tang ma sát. - Sức kéo: 5 (tấn) - Tốc độ thu: 1000m/25 phút ( 40m/ph) - Tang cuốn cáp: Tang cuốn cáp trên tàu ñuợc sử dụng là loại tang thành cao và đuợc đặt trên boong khai thác phía truớc cabin. Tang vừa có khả năng thu dây và cáp vừa chứa dây và cáp và nó là thiết bị rất quan trọng trên tàu lƣới kéo. Cấu tạo: 1 2 3 4 5 6 Hình 3.7. cấu tạo tời thu cáp 1- Tang ma sát 2- Tang thành cao (thành bên) 3- Trục ống tang 4- Ly hợp vấu và phanh 5- Hộp số giảm giảm tốc 6- Trục dẫn lực từ động cơ chính
  26. 25 Tang thành cao có dôngtan g =30 cm , d thanhtan g =120 cm với sức chứa 1000m cáp. Nguyên lý làm việc: Dây hoặc cáp đƣợc cố định một đầu vào trục ống tang (3), sau đó dây hoặc cáp đuợc thu (thả) nhờ chuyển động quay tròn của tang. Ðể tang chuyển động quay tròn thì nguời ta đóng ly hợp vấu (4) lại. Hộp giảm tốc (5) có tác dụng tăng (giảm) tốc độ quay của tang và chuyển chiểu quay của tang. Trục dẫn lực từ động cơ chính (6) có tác dụng dẫn lực từ động cơ chính làm cho tang hoạt động. Hình 3.8. Máy tời thu cáp trên tàu -Tang ma sát: Tang dùng để kéo neo và kéo dây cẩu luới lên tàu. Hình 3.9. Tang ma sát đơn b. Hệ thống cẩu
  27. 26 Hệ thống cẩu là một thiết bị cơ giới không thể thiếu trên các tàu lƣới Kéo. Hệ thống cẩu đuợc trang bị trên cả 2 tàu và đƣớc bố trí trên boong khai thác ( phía trƣớc ). - Tàu Chính : Trụ cẩu cao 8 (m), sức cẩu 5 ( tấn) - Tàu phụ: Trụ cẩu cao 6,5 (m), sức cẩu 2,5 – 3,5 (tấn) Hình 3.10. trục cẩu Cấu tạo của thiết bị cẩu gồm: Trụ cẩu, ròng rọc đôi, dây cẩu. Thiết bị cẩu hoạt động cùng với máy tời để cẩ lƣới lên tàu. c. Hệ thống ròng rọc định hƣớng Ròng rọc hƣớng dùng để lăn và định hƣớng dây và đƣợc đặt ở bên mạn phải tàu. Số lƣợng: 4 chiếc. Tàu lƣới kéo đôi
  28. 27 B. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày yêu cầu của tàu kéo lƣới đôi? - Cách thức:cả lớp làm bài. - Thời gian hoàn thành: 45 phút - Hình thức trình bày: làm bài trên lớp - Phương pháp đánh giá: căn cứ vào bài làm so sánh với nội dung đã giảng. - Kết quả cần đạt được: Trình bày được yêu cầu của tàu kéo lưới đôi. Câu hỏi 2: Trình bày các loại tàu kéo đôi ở Việt Nam? - Cách thức:cả lớp làm bài. - Thời gian hoàn thành: 45 phút - Hình thức trình bày: làm bài trên lớp - Phương pháp đánh giá: căn cứ vào bài làm so sánh với nội dung đã giảng. - Kết quả cần đạt được: Trình bày được các loại tàu kéo đôi ở Việt Nam. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: Các loại tàu kéo đôi ở Việt Nam.
  29. 28 Bài 4: Cấu tạo của vàng lƣới kéo đôi Mã bài: MĐ 04-04 Mục tiêu: - Hiểu đƣợc bản vẽ tổng thể lƣới kéo đôi; - Phân biệt đƣợc cấu tạo áo lƣới, dây giềng phụ tùng của vàng lƣới kéo đôi. - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: 1.Bản vẽ tổng thể của một vàng lƣới kéo đôi Hình 4.1.Bản vẽ tổng thể lƣới kéo đôi
  30. 29 BẢNG THỐNG KÊ TRANG BỊ TOÀN BỘ LƢỚI KÉO ĐÔI Bảng thống kê trang bị toàn bộ lƣới kéo đôi
  31. 30 Chú thích: - PP: Sợi tổng hợp (Polipropilen) - PE: Sợi Pôlyêtylen ( cƣớc) - PVC: Nhựa tổng hợp (Provinyl clorit) - Pb: Chì - Fe: Thép CT3 2. Cấu tạo áo lƣới kéo đôi Lƣới kéo đôi tầng đáy có kết cấu áo lƣới tƣơng tự lƣới kéo đơn tầng đáy. Miệng lƣới đƣợc mở theo chiều ngang nhờ khoảng cách giữa hai tàu kéo và mở theo chiều đứng nhờ hệ thống phao trang bị trên giềng phao và giềng chì luôn đi sát đáy nhờ có chì. Ƣu điểm nổi bật của lƣới kéo đôi là có thể sử dụng hai tàu kéo có công suất máy nhỏ vẫn có thể kéo đƣợc một chiếc lƣới kéo lớn, hệ thống trang bị ngƣ cụ đơn giản. Đối tƣợng đánh bắt chủ yếu của lƣới kéo đôi tầng đáy là các loài cá đáy, gần đáy, các loài mực . . . Công suất máy và kích thƣớc vỏ tàu của hai tàu kéo không nhất thiết phải bằng nhau nên có thể áp dụng rộng rãi cho các cỡ loại tàu ở nƣớc ta.
  32. 31 Hình 4.2. áo lƣới của lƣới kéo đôi
  33. 32 B¶n vÏ thiÕt kÕ l• í i kÐo ®«i tµu 300cv MÉu: 50,20m - 138# - 1000mm (Söa lÇn 1) 2,00m VËt liÖu 2a 2,00m 2a VËt liÖu (mm) 2 2 (mm) 1-0 1-0 PE380D/40x3 1000 9 9,00m 9 1000 PE380D/60x3 1-0 50,20 54,24 1-0 1(2+1) 1(2+1) 1(1+1) 11,50m 1(1+1) 22 22 5 14 5,5 1(4+1) 2,12m 4,5 14 5 5(1-0) 1,62m 1(3+1) 2,09m 10(3'+1) 10(3'+1)10(3'+1) 1(4+1) 4,48m 4(2+1) 1,59m 1(3+1) 15 1000 PE380D/60x3 PE380D/40x3 1000 12,5 10(3'+1) 6,20m 10(3'+1) 10(3'+1) 4,36m 10(1+1) 4(2+1) 3,36m 23 11 5,90m PE380D/40x3 1000 2,5 3,36m 10(1+1) 5 5 20,5 11 11 23 5 5 4 4 20 22 4 4 PE380D/40x3 1000 2 2 1000 PE380D/60x3 67 71 276 5 500 PE380D/30x3 276 345 6 400 PE380D/20x3 345 360 6,5 380 PE380D/15x3 360 360 6,5 360 PE380D/15x3 360 360 7,5 340 PE380D/12x3 360 360 7,5 320 PE380D/ 8x3 360 360 8,5 300 PE380D/ 8x3 360 360 8,5 280 PE380D/ 8x3 360 360 9 260 PE380D/ 8x3 360 360 10 240 PE380D/ 8x3 360 360 12 220 PE380D/ 8x3 360 360 12,5 200 PE380D/ 8x3 360 350 14 180 PE380D/ 8x3 350 340 14,5 160 PE380D/ 8x3 340 330 17 140 PE380D/ 8x3 330 320 20 120 PE380D/ 8x3 320 310 24 100 PE380D/ 9x3 310 300 30 80 PE380D/ 9x3 300 300 40 60 PE380D/ 9x3 300 300 90 60 PE380D/12x3 300 300 100 50 PE380D/12x3 300 300 150 40 PE380D/12x3 300 150 300 150 40 PE380D/15x3 PE380D/15x3 80 90 150 300 ChiÒu dµi toµn bé ¸o l• í i: 94,69 m Hình 4.3. Bản vẽ khai triển lƣới kéo đôi
  34. 33 Bảng thống kê vật liệu áo lưới kéo Mẫu: 50,20M - 138# - 1000 mm T Kết cấu d Tên gọi Vật liệu 2a (mm) T chỉ lƣới (mm) 1 Lƣới cánh én phao Polyethylene 380D/40x3 1000 3,4 2 Lƣới cánh én chì Polyethylene 380D/60x3 1000 4,1 3 Lƣới cánh phao Polyethylene 380D/40x3 1000 3,4 4 Lƣới cánh chì Polyethylene 380D/60x3 1000 4,1 5 Lƣới chắn Polyethylene 380D/40x3 1000 3,4 6 Lƣới thân 1 trên Polyethylene 380D/40x3 1000 3,4 7 Lƣới thân 1 dƣới Polyethylene 380D/60x3 1000 4,1 8 Lƣới thân 2 Polyethylene 380D/30x3 500 3,2 9 Lƣới thân 3 Polyethylene 380D/20x3 400 2,6 10 Lƣới thân 4 Polyethylene 380D/15x3 380 2,07 11 Lƣới thân 5 Polyethylene 380D/15x3 360 2,1 12 Lƣới thân 6 Polyethylene 380D/12x3 340 1,93 13 Lƣới thân 7 Polyethylene 380D/8x3 320 1,58 14 Lƣới thân 8 Polyethylene 380D/8x3 300 1,58 15 Lƣới thân 9 Polyethylene 380D/8x3 280 1,58 16 Lƣới thân 10 Polyethylene 380D/8x3 260 1,58 17 Lƣới thân 11 Polyethylene 380D/8x3 240 1,58 18 Lƣới thân 12 Polyethylene 380D/8x3 220 1,58 19 Lƣới thân 13 Polyethylene 380D/8x3 200 1,58 20 Lƣới thân 14 Polyethylene 380D/8x3 180 1,58 21 Lƣới thân 15 Polyethylene 380D/8x3 160 1,58 22 Lƣới thân 16 Polyethylene 380D/8x3 140 1,58 23 Lƣới thân 17 Polyethylene 380D/8x3 120 1,58 24 Lƣới thân 18 Polyethylene 380D/9x3 100 1,65
  35. 34 25 Lƣới thân 19 Polyethylene 380D/9x3 80 1,65 26 Lƣới thân 20 Polyethylene 380D/9x3 60 1,65 27 Lƣới thân 21 Polyethylene 380D/12x3 60 1,93 28 Lƣới thân 22 Polyethylene 380D/12x3 50 1,93 29 Đụt lƣới 1 Polyethylene 380D/12x3 40 1,93 30 Đụt lƣới 2 Polyethylene 380D/15x3 40 2,07 31 Bao đụt Polyethylene 380D/15x3 80 2,07 32 Chỉ lắp ráp Polyethylene Các loại - - 3. Cấu tạo của dây giềng, phao chì và các phụ tùng lƣới kéo đôi Để tạo thành hệ thống lƣới kéo có thể làm việc đƣợc trong nƣớc cần phải lắp ráp áo lƣới với một số loại dây mềm nhƣ: giềng phao, giềng chì, dây giềng trống,. . . để tạo cho lƣới có hình dáng nhất định 3.1.Dây giềng phao. Dây giềng phao đƣợc lắp dọc theo biên của hai cánh trên và phần lƣới của hàm phao. Giềng phao gồm có hai dây, dây giềng luồn và dây giềng băng. Trong đó, dây giềng băng thƣờng có đƣờng kính và độ bền đứt lớn hơn. Phao đƣợc buộc vào giềng phao nhƣ hình vẽ. Đối với các lƣới có kích thƣớc mắt lƣới lớn, phao đƣợc buộc kẹp giữa hai dây giềng và đƣợc bao quanh bởi lƣới tấm để tránh sự cố phao vƣớng vào mắt lƣới. Hình4.4. Giềng phao lƣới kéo đôi
  36. 35 3.2.Dây giềng chì Dây giềng chì đƣợc lắp dọc theo biên lƣới của hai cánh chì và phần lƣới của hàm chì . Tuy nhiên, tuỳ theo đối tƣợng đánh bắt và địa hình đáy biển, giềng chì của lƣới kéo có cấu tạo phù hợp. Có hai loại giềng chì thƣờng đƣợc sử dụng là giềng chì lắp xích, giềng chì mềm . Hình 4.5. Giềng chì lắp xích của lƣới kéo đôi Hình 4.6.Giềng chì mềm có kẹp chì của lƣới kéo đôi 3.3.Dây đỏi lƣới kéo đôi Dây đỏi nối dây giềng trống với dây cápkéo . Dây đỏi có tác dụng lùa cá vào vùng tác dụng của lƣới và giúp miệng lƣới chìm, luôn ổn định ở sát đáy. Dây đỏi thƣờng làm bằng cáp bọc dây tổng hợp có trọng lƣợng nặng làm cho đầu cánh lƣới và ván lƣới làm việc ổn định sát đáy. 3.4.Dây cáp kéo Cáp kéo dùng để liên kết giữa tàu với lƣới, và cũng nhằm đƣa vàng lƣới đến đúng độ sâu khai thác. Nguyên liệu làm cáp kéo có thể là thừng hoặc cáp thép. Chiều
  37. 36 dài cáp kéo đƣợc chọn tùy thuộc vào độ sâu ngƣ trƣờng khai thác, thông thƣờng chiều dài cáp kéo đƣợc thả dài ra gấp 3-4 lần độ sâu ngƣ trƣờng nếu độ sâu nhỏ hơn 30 m. Nhƣng nếu độ sâu lớn hơn 30m thì ngƣời ta chỉ thả dây cáp kéo dài khoảng từ (2,5 - 3,0) lần độ sâu ngƣ trƣờng. 3.5. Các dây giềng khác - Các dây giềng lực hông của thân lƣới có chức năng gánh bớt các lực tải cho lƣới trong quá trình dắt lƣới. Đảm bảo cho lƣới không bị rách do tải quá lớn tác dụng lên lƣới. Các giềng này đƣợc lắp dọc từ đầu cánh ra tới đụt lƣới kéo. - Dây giềng trống gồm có hai dây giềng trống phao và giềng trống chì nối giữa đầu cánh phao, đầu cánh chì và dây đỏi hoặc hoặc ván lƣới. Dây giềng trống chì đƣợc làm bằng cáp bọc dây tổng hợp có đƣờng kính lớn hơn giềng trống phao. Chiều dài giềng trống tỉ lệ thuận với độ mở cao miệng lƣới - Dây thắt miệng đụt đƣợc lắp đƣợc lắp quanh đụt lƣới kéo thông qua hệ thống các vòng khuyên. Khi thu sản lƣợng ngƣời ta dùng máy tời và cần cẩu để thu dây này để nâng sản lƣợng lên tàu. - Dây phân chia sản lƣợng đƣợc dùng khi sản lƣợng khai thác cao nhằm tránh trƣờng hợp đụt bị rách do sản lƣợng quá nặng. Hình 4.7.Dây thắt đụt và dây phân chia sản lƣợng
  38. 37 Hình 4.8 Phao lƣới kéo đôi Hình 4.9. Chì lƣới kéo đôi
  39. 38 Hình 4.10. Chì xích của lƣới kéo đơn B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Đọc bản vẽ tổng thể và bản vẽ khai triển của lƣới kéo đôi - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 2 bản vẽ tổng thể và bản vẽ khai triển lƣới kéo đôi. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Đọc đƣợc bản vẽ tổng thể và bản vẽ khai triển của lƣới kéo đôi. Bài tập 2: Thực hành nhận dạng và nêu tác dụng của từng bộ phận lƣới kéo đôi - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 vàng lƣới kéo đôi. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Nhận dạng đƣợc, nêu đƣợc tác dụng của từng bộ phận lƣới kéo đôi. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: Cấu tạo lƣới kéo đôi
  40. 39 Bài 5: Kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi Mã bài: MĐ 04-05 Mục tiêu: - Hiểu đƣợc các bƣớc kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi; - Thực hiện đƣợc các bƣớc kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi. - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: Quy trình tổng quát kỹ thuật đánh bắt lƣới kéo đôi nhƣ sau: Chuẩn bị Thả lƣới Dắt lƣới Thu lƣới Lấy cá và xử lý sản phẩm Chuẩn bị mẻ sau Hình 5.1. Quy trình tổng quát kỹ thuật đánh bắt lƣới kéo đôi
  41. 40 1. Bƣớc chuẩn bị 1.1.Chuẩn bị ở cảng Hình 5.2. Tàu lƣới kéo đôi đang đỗ bờ chuẩn bị đi sản xuất Là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của chuyến biển, thuyền trƣởng lập kế hoạch hoạt động của chuyến biển nhƣ: vị trí đánh bắt, thời gian hoạt động và lập kế hoạch hành trình. Trƣớc khi đi biển tàu phải lấy đầy đủ nhiên liệu, nƣớc đá, muối, lƣơng thực, thực phẩm vv. Ngƣ cụ và các loại vật tƣ khác cũng phải đƣợc chuẩn bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động khai thác trong cả chuyến biển. Hình 5.3. Mua dầu Diesel từ các cây xăng dầu
  42. 41 Hình 5.4. Chuẩn bị đá cây cho chuyến biển Hình 5.5. Xay đá để bảo quản cá
  43. 42 Hình 5.6. Mua lƣơng thực Hình 5.7. Mua thực phẩm Trang bị lƣới đánh cá bao gồm từ dây cáp kéo đến cuối túi lƣới theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN-1 về thông số, kích thƣớc và kết cấu. Thuyền phó và thủy thủ trƣởng là ngƣời trực tiếp kiểm tra ngƣ cụ theo đúng tiêu chuẩn. Công việc chuẩn bị lƣới bao gồm: - Chuẩn bị dây cáp kéo lƣới: Nếu là cáp mới nhận xuống tàu, phải đo và đánh dấu mỗi đoạn cách nhau 50m theo quy ƣớc: Ở vị trí 50m, 150m, 250m, 350m, 450m đánh 1 dấu Ở vị trí 100m, 200m, 300m, 450m, 500m đánh 2 dấu Dấu làm bằng dây polymide cuốn xuyên qua lõi cáp để không bị chạy dấu. Cáp đƣợc cuốn đều đặn vào 2 trống tang của máy tời trên 2 tàu nhờ hệ thống gạt cáp tự động. Đầu trong của cáp đƣợc cố định vào lõi trống, đầu ngoài chầu vòng
  44. 43 khuyết để bắt ma ní nối với dây đỏi. Nếu là cáp đã sử dụng từ các chuyến trƣớc cũng cần so lại để kiểm tra, nếu dây bị sai lệch phải bỏ dấu cũ đi, đánh lại dấu mới. Trƣờng hợp cáp bị nổ nhiều có thể đổi đầu dây cáp. Cáp đã hết hạn sử dụng cần phải thay mới. - Chuẩn bị dây đỏi: Khi nhận dây đỏi mới phải đo lại và kiểm tra các khuyết chầu. Nếu là dây đỏi cũ phải so lại, nếu có sự sai lệch phải chặt bỏ phần thừa và chầu lại cho bằng nhau. Trên mỗi cặp tàu cần có thêm 2 dây đỏi dự trữ, các dây này cũng đƣợc chuẩn bị đầy đủ nhƣ vậy, đề phòng khi có sự cố có dây đỏi thay ngay đƣợc. - Chuẩn bị lƣới và các phụ tùng khác: Mỗi cặp tàu phải chuẩn bị ít nhất 3 vàng lƣới nguyên đã lắp ráp sẵn sàng theo đúng tiêu chuẩn. Trong đó, 2 lƣới đƣợc sắp xếp và bảo quản trong kho để thay đổi khi cần thiêt, 1 lƣới để sẵn sàng trên boong thao tác. Các loại giềng phao, giềng chì, phao, chì cùng các loại dây kéo túi lƣới, dây buộc phao, dây thắt túi và các chi tiết nối ghép ma ní “số 8 xoay, số 8 chết”, tam giác liên kết, móc mở, sợi vá, lƣới tấm để thay thế phải có dự trữ đề phòng sự cố mất mát hay hƣ hỏng. Các khay nhựa đựng cá, các thùng gỗ, thùng nhựa bảo quản sản phẩm, vòi rồng rửa cá, cuốc đá, cào chọn cá, xẻng xúc đá, đá ngoài số lƣợng dùng trong chuyến biển cũng phải có một số lƣợng dự trữ đề phòng hƣ hỏng bất thƣờng. Tất cả công việc chuẩn bị trên đây đều đƣợc thực hiện khi tàu còn đậu ở bến. Thuyền phó và thủy thủ trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm với thuyền trƣởng về công việc chuẩn bị này.
  45. 44 Hình 5.8.Sửa lƣới khi tàu đỗ ở bờ Hình 5.9. Kiểm tra và sửa chữa máy tàu trƣớc khi đi biển
  46. 45 Hình 5.10. Chuẩn bị vật tƣ cho chuyến biển 1.2.Chuẩn bị trên đƣờng tới ngƣ trƣờng - Đối với tàu phụ: + Tập trung kéo dây đỏi ra khỏi tang tời khoảng 50 - 60 m và khoanh gọn lại phía đuôi tàu. + Chuẩn bị dây ném, một đầu dây ném đƣợc buộc sẵn vào đầu dây đỏi bằng nút dễ mở để sẵn sàng ném cho tàu chính đƣa đầu dây đỏi sang liên kết với đầu cánh lƣới. - Đối với tàu chính: Khi tàu trên đƣờng hành trình ra ngƣ trƣờng sẽ tiến hành công việc xếp lƣới (còn gọi là thao lƣới) trên boong thao tác, theo nguyên tắc thứ tự giềng phao nằm dƣới, giềng chì nằm trên (khoanh lại trên boong thao tác, tránh tình trạng bị rối), xếp cánh, thân và trên cùng là túi lƣới. Thắt dây túi cẩn thận đề phòng tuột hay lỏng quá làm mất cá. Sắp xếp lƣới gọn gàng bên mạn phải tàu theo thứ tự sau: + Tam giác đầu cánh lƣới của tàu phụ đƣợc đƣa lên cọc bích phía mũi tàu (vị trí số V) bên ngoài lan can và đƣợc cô chặt lại bằng dây cò phía mũi tàu.
  47. 46 + Tam giác đầu cánh lƣới của tàu chính đƣợc đƣa về cọc bích phía đuôi tàu (vị trí số I) và đƣợc cô chặt vào mạn tàu bằng dây cò phía lái. + Giềng trống và giềng chì đƣợc khoanh gọn theo thứ tự từ đầu tam giác vào giữa hàm chì theo 2 hƣớng từ mũi tàu xuống và về lái tàu dƣới lên ở mạn phải của tàu và đƣợc xếp ở dƣới cùng. + Phao và giềng phao đƣợc kéo gọn vào phía trong tàu. + Lƣới đƣợc xếp gọn theo thứ tự hàm dƣới cùng, đến thân lƣới và trên cùng là đụt lƣới, thứ tự từ đầu tam giác vào giữa hàm chì theo 2 hƣớng từ mũi tàu xuống và về lái tàu dƣới lên ở mạn phải của tàu và đƣợc xếp ở dƣới cùng. + Dây kéo đụt đƣợc chuyển dần xuống lái tàu. Sau khi sắp xếp gọn gàng, thuỷ thủ trƣởng kiểm tra lại dây thắt đụt và các mối liên kết giữa các bộ phận bằng maní để tránh những sự cố không cần thiết cho quá trình làm việc của lƣới Hình 5.11. Tàu lƣới kéo đôi trên đƣờng tới ngƣ trƣờng 2. Thả lƣới kéo đôi Thả lƣới là công đoạn kỹ thuật đầu tiên của quá trình sản xuất trên biển. Sau khi xác định vị trí thả, hƣớng gió, nƣớc và tốc độ của chúng, thuyền trƣởng quyết
  48. 47 định thả theo hành trình thả phù hợp với hƣớng và tốc độ gió, nƣớc. Theo phân công trên sàn thao tác, mỗi ngƣời đứng theo vị trí sẵn sàng thao tác khi có lệnh của lƣới trƣởng (hoặc thuyền trƣởng). Tới vị trí thả lƣới, thuyền trƣởng lái tàu theo hƣớng định dắt lƣới, báo chuông ngừng máy và ra lệnh ném túi lƣới (kéo 1 hồi chuông) xuống nƣớc. Do trớn của tàu, thân lƣới và cánh lƣới tiếp tục xuống nƣớc rồi tiếp tục là dây giềng trống, lúc này lƣới trƣởng quan sát xem lƣới thả xuống có an toàn không ? Lƣới có bị vƣớng rách hay bị rối không ? Giềng trống trên và dƣới có đúng không ? Nếu lƣới không an toàn phải cẩu lƣới lên để điều chỉnh, tiến hành xử lý sự cố và thả tiếp. Lúc này phải quan sát đề phòng lƣới áp vào chân vịt tàu. Nếu tình hình an toàn, lƣới trƣởng bấm 1 hồi chuông ngắn ra lệnh tàu chạy tiến 1, đồng thời lúc này 2 khóa tam giác đƣợc cố định vào 2 cọc bích ở đuôi tàu lƣới. Lúc này tốc độ tàu tăng lên để lƣới đƣợc duỗi thẳng và miệng lƣới đƣợc mở đều trên mặt nƣớc và tiếp theo là tàu phụ (2) chạy áp sát tàu lƣới và ném dây mồi cho tàu lƣới, các thuyền viên trên tàu lƣới nhận dây mồi và buộc dây đầu cánh vào dây mồi. Các thuyền viên trên tàu phụ (2) kéo dây mồi và dây đầu cánh lên tàu, liên kết với dây đỏi trên tàu dây bằng khóa chữ C. Sau khi thuyền viên trên 2 tàu liên kết xong dây đầu cánh với dây đỏi tại khóa chữ A, lƣới trƣởng bấm hồi chuông ra lệnh 2 tàu chạy tiến về trƣớc. Lúc này hai tàu đồng thời ra dây đỏi theo hiệu lệnh của hai tàu. Hai tàu ở vị trí song song theo hƣớng hành trình khi đã ra dây đỏi và dây kéo lƣới. Tốc độ hành trình hai tàu chậm cho đến khi lƣới chìm xuống sát đáy. Lƣới trƣởng (tàu chính) và thủy thủ đo dấu cáp cho bằng nhau, thì phanh chặt 2 trống trên 2 tàu và thả chốt hãm. Lƣới trƣởng bấm 1 hồi chuông báo hiệu kết thúc quá trình thả lƣới cho thuyền trƣởng biết để báo hầm máy vận hành tốc độ vòng quay (hoặc mức ga) thích hợp ở cả 2 tàu, đồng thời ghi nhật ký khai thác. Chiều dài cáp thả phụ thuộc vào độ sâu, dao động ở mức 4-5 lần độ sâu, nếu độ sâu càng lớn, tỷ lệ này càng giảm. Khoảng cách hai tàu tăng dần cho đến khi lƣới chạm nền đáy, giữ ổn định khoảng cách và tốc độ tàu suốt giai đoạn dắt lƣới. Khoảng cách giữa 2 tàu phụ thuộc vào chiều dài dây kéo lƣới, hay nói cách khác, phụ thuộc vào độ sâu ngƣ trƣờng.
  49. 48 Hình 5.12. Sơ đồ thả lƣới kéo đôi Hình 5.13. Thả lƣới xong tiến hành dắt lƣới Khi thả lƣới kéo đôi vào ban đêm thuỷ thủ trực ca phải bật thêm hai đèn trên dƣới theo chiều thẳng đứng ( theo phụ lục 2 luật Tránh va quốc tế).
  50. 49 Hình 5.14. Hệ thống đèn của tàu đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo khi thả lƣới Khi thả lƣới kéo đôi vào ban ngày thuỷ thủ trực ca phải treo một dấu hiệu hai hình nón dính liền đầu nhọn vào nhau ở nơi dễ trông thấy nhất. Hình 5.15. Dấu hiệu khi thả lƣới vào ban ngày 4.Dắt lƣới kéo đôi Hình 5.16. Dắt lƣới kéo đôi
  51. 50 Dắt lƣới là giai đoạn chính trong một mẻ lƣới. Thời gian của giai đoạn này khoảng 2-4 giờ, tùy thuộc vào ngƣ trƣờng nhiều hay ít cá. Đối với nghề lƣới kéo đôi, hƣớng dắt lƣới có thể thay đổi hoặc không. Nếu không thay đổi, tay lái (vô lăng) đƣợc cố định theo hƣớng dắt lƣới nhất định. Ngƣời trực ca bin buồng lái chỉ tập trung quan sát về an toàn hành trình, khoảng cách 2 tàu, quan sát tín hiệu cá hoặc các chƣớng ngại vật trên máy dò cá để có thể thay đổi hƣớng dắt. Trong quá trình tàu dắt lƣới phải thực hiện các quy định sau đây; - Giữ ổn định tốc độ vòng quay cho phép của máy chính trên 2 tàu để công suất máy đƣợc sử dụng ở mức tối đa nhằm tăng sức kéo của tàu. - Giữ hƣớng dắt lƣới ổn định để lƣới làm việc trong nƣớc đƣợc cân đối và bảo đảm độ mở miệng lƣới. - Trực ban hàng hải luôn theo dõi, xác định vị trí tàu, hƣớng nƣớc, hƣớng gió, độ sâu và chƣớng ngại vật đáy biển (thể hiện trên máy đo sâu dò cá) khi độ sâu thay đổi từ 10 mét trở lên phải thông báo để điều chỉnh chiều dài dây cáp kéo thả ra cho phù hợp. Khi dắt lƣới kéo đôi thuỷ thủ trực ca phải bật các đèn (vào ban đêm)và treo dấu hiệu ( vào ban ngày) theo đúng quy định của luật tránh va quốc tế đối với tàu đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo. Hình 5.17. Sơ đồ bố trí đèn và dấu hiệu của tàu lƣới kéo đơn
  52. 51 Hình 5.18.Hệ thống đèn và dấu hiệu của tàu đánh bắt hải sản Hình 5.19. Phạm vi chiếu sáng của đèn cột Hình 5.20.Phạm vi chiếu sáng của đèn mạn
  53. 52 Hình 5.21. Hai tàu đang dắt lƣới 5. Thu lƣới lấy cá Trƣớc giờ thu lƣới 5 phút (đối với ban ngày) và 10 phút (đối với ban đêm) thuyền trƣởng tàu lƣới thông báo cho thuyền trƣởng tàu dây và toàn bộ thủy thủ đoàn chuẩn bị thu lƣới để họ trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động nhƣ quần áo, giày, ủng, mũ, găng tay (trời rét có quần áo ấm, trời mƣa có áo mƣa ) và ra vị trí làm việc của mình Công đoạn thu lƣới kéo đƣợc tiến hành theo thứ tự ngƣợc với thả lƣới . Quá trình này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Khi có lệnh thu lƣới, hai tàu giảm tốc độ và quay 1800 theo hƣớng dắt lƣới, điều khiển tàu chạy chậm cùng tốc độ và song song với nhau. Đồng thời bật máy tời tiến hành thu dây kéo lƣới, thời gian thu dây kéo phụ thuộc vào chiều dài cáp kéo và tốc độ thu của máy tời. Sau khi thu hết dây kéo lƣới, tiếp tục đến dây đỏi. Khi tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lƣới, tàu dây hành trình tiến lại gần tàu lƣới, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu lƣới. Tàu lƣới nhận dây mồi, cho vào tang ma sát để kéo đầu cánh lƣới lên tàu, cuối cùng là thân và đụt lƣới hoặc có thể chỉ kéo phần đụt lƣới lên tàu thông qua dây kéo đụt trong khi cánh lƣới và thân lƣới vẫn nằm dƣới nƣớc.
  54. 53 Hình 5.22. Sơ đồ thu lƣới kéo đôi Hình 5.23. Thu lƣới kéo đôi
  55. 54 Khi thu lƣới kéo đôi vào ban đêm thuỷ thủ trực ca phải bật thêm 2 đèn chiếu sáng khắp bốn phía, đèn trắng trên, đèn đỏ dƣới theo chiều thẳng đứng ( theo phụ lục 2 của luật tránh va quốc tế). Hình 5.24. Hệ thống đèn của tàu đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo khi thu lƣới Hình 5.25.Thu lƣới kéo đôi
  56. 55 Hình 5.26.Cánh lƣới đƣợc cố định vào mạn tàu Sau khi túi lƣới đã đƣợc thu lên tàu,mở dây thắt túi để lấy sản phẩm khai thác ra khỏi túi lƣới. Toàn bộ thủy thủ tàu tập trung, phân loại sản phẩm theo từng loại, kích cỡ, rửa sạch bằng nƣớc biển và đƣa vào hầm bảo quản. Sản phẩm khai thác có thể bảo quản bằng nƣớc đá lạnh hoặc muối mặn hay phơi khô tùy theo chất lƣợng và loại sản phẩm Hình 5.27. Cẩu túi chứa cá lên tàu
  57. 56 Hình 5.28.Túi cá đã đƣợc cẩu lên boong tàu Toàn bộ sản phẩm khai thác đƣợc đƣa vào hầm bảo quản, mặt boong thao tác đƣợc rửa sạch, dây giềng trống và lƣới đƣợc sắp xếp theo đúng vị trí. Đối với phƣơng pháp chỉ thu túi lƣới lấy cá, việc thả lƣới đƣợc thực hiện ngay sau khi lấy hết sản phẩm từ túi lƣới. Hình 5.29. Lấy cá trên tàu kéo lƣới đôi
  58. 57 6.Các sự cố thƣờng gặp trong quá trình đánh bắt lƣới kéo đôi và cách khắc phục Trong quá trình lƣới kéo đôi hoạt động ở trong nƣớc, đôi khi có các sự cố hoặc tai nạn xảy ra làm ảnh hƣởng đến hiệu quả đánh bắt và an toàn của lƣới. 6.1. Mắt lưới biến dạng gây rách lưới: Hiện tƣợng mắt lƣới biến dạng gây ra ứng lực tập trung không đều trên áo lƣới làm rách lƣới. Sự cố này thƣờng xảy ra ở lƣới mới do công đoạn định hình, xử lý không tốt. Do vậy, để hạn chế sự cố này cần làm tốt khâu xử lý gút lƣới và định hình tấm lƣới trƣớc khi lắp ráp lƣới. 4.2. Lƣới bị xoắn: Hiện tƣợng này là do đầu cánh lƣới ở vị trí trái ngƣợc nhau hoặc do phao, chì xoắn vào nhau làm cho miệng lƣới không mở đƣợc. Để hạn chế hiện tƣợng này khi thả lƣới phải tiến hành đúng quy trình, đúng kỹ thuật, phải quan sát quá trình thả lƣới nếu phát hiện điều gì đó không bình thƣờng cần dừng ngay việc thả lƣới để xử lý sự cố rồi tiếp tục thả lại. 4.3.Rách hoặc mất lƣới do vƣớng đá ngầm: Sự cố này xảy ra khi dắt lƣới trong khu vực địa hình đáy ghồ ghề, nhiều chƣớng ngại vật. Gặp phải sự cố này; tàu có thể bị dừng đột ngột, đứt dây kéo hoặc có tác động mạnh đột ngột vào tàu. Khi phát hiện thấy một trong các hiện tƣợng trên, tàu phải tiến hành thu lƣới ngay và xử lý tai nạn, trƣờng này dễ bị rách hoặc mất lƣới. 4.4. Dây, lƣới vƣớng vào chân vịt: Sự cố này thƣờng xảy ra khi thả hoặc thu lƣới do không xác định đúng hƣớng nƣớc, hƣớng gió hoặc vào lúc thu, thả lƣới máy tàu có sự cố, tàu không thể điều động đƣợc làm cho dây hoặc lƣới cuốn vào chân vịt khi sự cố này xảy ra cần tắt máy ngay và lặn xuống để gỡ phần dây và lƣới cuốn vào chân vịt. Để hạn chế sự cố này phải thu, thả lƣới đúng kỹ thuật, phù hợp với hƣớng gió và hƣớng nƣớc. 4.5. Lƣới bị vục bùn: Khi lƣới kéo làm việc ở vùng đáy là bùn hoặc bùn pha cát nếu giềng chì quá nặng hoặc do cân chỉnh ván không tốt làm cho lƣới bị vục trong bùn, tàu không kéo nổi lƣới. khi phát hiện tƣợng này xảy ra phải kéo lƣới lên, cân chỉnh lại ván lƣới hoặc điều chỉnh lại giềng chì, rồi thả tiếp mẻ sau.
  59. 58 B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Trình bày kỹ thuật thả lƣới kéo đôi? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 50 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày đƣợc kỹ thuật thả lƣới kéo đôi. Bài tập 2: Trình bày kỹ thuật thu lƣới kéo đôi? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 50 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày đƣợc kỹ thuật thu lƣới kéo đôi. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: Kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi
  60. 59 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun này đƣợc thực hiện sau MĐ03 trong chƣơng trình dạy nghề : Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá. - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong Chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này chủ yếu là thực hành. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Nắm đƣợc các loài hải sản đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi; + Nắm đƣợc các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam; + Nắm đƣợc kỹ thuật khai thác lƣới kéo đôi. - Kỹ năng : + Phân loại đƣợc các loài hải sản đánh bắt đƣợc ở lƣới kéo đôi; + Xác định đƣợc các ngƣ trƣờng đánh bắt lƣới kéo đôi ở Việt Nam; + Thao tác đƣợc các công đoạn trong quy trình khai thác lƣới kéo đôi. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài Tổng Thực Kiểm điểm Lý dạy số thuyết hành tra MĐ04-01 Các loài hải sản Xƣởng Tích đánh bắt đƣợc ở thực 12 2 9 1 hợp lƣới kéo đôi hành MĐ04-02 Các ngƣ trƣờng Xƣởng Tích đánh bắt lƣới kéo thực 10 2 7 1 hợp đôi ở Việt Nam hành MĐ04-03 Giới thiệu một số Xƣởng Tích tàu kéo đôi thực 8 2 5 1 hợp hành MĐ04-04 Cấu tạo vàng lƣới Xƣởng Tích kéo đôi thực 20 4 15 1 hợp hành MĐ04-05 Kỹ thuật khai thác Xƣởng Tích lƣới kéo đôi thực hợp 46 5 39 2 hành Kiểm tra hết mô đun 4 4
  61. 60 Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm dạy số thuyết hành tra Cộng 100 15 75 10 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Phải có xƣởng thực hành và có 02 vàng lƣới kéo đôi phục vụ cho bài tập. - Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên /nhóm) , mỗi nhóm nhận 01 vàng lƣới kéo đôi. - Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Tiêu chuẩn thực hiện: làm đƣợc các yêu cầu của bài tập V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc một số loài cá - Xem bài làm của học viên và đánh bắt ở lƣới kéo đôi đối chiếu với nội dung đã giảng - Nhận dạng đƣợc một số cá - Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các đánh bắt bằng lƣới kéo bƣớc thao tác của học viên trên đôi. các mẫu cá để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc đặc điểm chung của ngƣ trƣờng lƣới kéo đôi Xem bài làm của học viên và - Nêu đƣợc một số ngƣ đối chiếu với nội dung đã trƣờng lƣới kéo đôi ở việt giảng Nam.
  62. 61 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trình bày đƣợc những điều Nghe trả lời của học viên và kiện cần thiết cho tàu lƣới đối chiếu với nội dung đã kéo đơn giảng - Trình bày đƣợc các loại tàu kéo lƣới đơn 5.4. Bài 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc đƣợc bản vẽ tổng thể - Nghe trả lời của học viên và đối và bản vẽ khai triển lƣới chiếu với nội dung đã giảng kéo đôi - Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự - Nhận dạng , nêu tác dụng các bƣớc thao tác của học viên các bộ phận của lƣới kéo trên lƣới kéo đôi để đánh giá đôi. mức độ đạt đƣợc của học viên. 5.5. Bài 5: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trình bày đƣợc kỹ thuật thả lƣới kéo đôi Xem bài làm của học viên và - Trình bày đƣợc kỹ thuật thu đối chiếu với nội dung đã lƣới kéo đôi giảng VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trƣờng cao đẳng nghề Thuỷ sản miền bắc - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trƣờng Đại học Nha trang
  63. 62 PHỤ LỤC 1 TCVN về lƣới kéo đôi tàu 250-400 cv Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG I. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng - Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hợp tác xã, các công ty, các trạm kỹ thuật và tƣ nhân đánh cá sử dụng lƣới kéo đôi tàu máy công suất 250 – 400 CV (mỗi tàu), hoạt động trong vùng biển Việt Nam ở độ sâu từ 30 đến 100 mét. Đối tƣợng khai thác chủ yếu là các loài cá: phèn, lƣợng, bánh đƣờng, hồng, mối, trích, nục và các loài cá tầng đáy và sát đáy khác. 1. TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU Lƣới kéo đôi tầng đáy (ký hiệu biểu thị chiều dài phần có lƣới của giềng phao và Chu vi miệng lƣới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5). 1. ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU 2.1. Mẫu lưới 1 - Chiều dài giềng phao (kể cả phần không có lƣới): 34,25 m - Chiều dài giềng chì (kể cả phần không có lƣới): 31,05 m - Chiều dài toàn bộ lƣới kéo căng: 70,00 m - Chu vi miệng lƣới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5 - Số mắt lƣới trên chu vi miệng lƣới: 240 mắt - Kích thƣớc mắt lƣới (2a) tại miệng lƣới: 300 mm - Kích thƣớc mắt lƣới (2a) tại đụt lƣới: 30 mm - Diện tích ảo toàn bộ áo lƣới: 2.241,6 m2 - Trọng lƣợng áo lƣới trong không khí: 46,3 kg
  64. 63 - Vật liệu áo lƣới: polyethylene (PE 380D) - Độ mở đứng của miệng lƣới ở vận tốc = 3,0 hải lý/giờ: 1,80 m 2.2. Mẫu lưới 2 - Chiều dài giềng phao (kể cả phần không có lƣới): 29,60 m - Chiều dài giềng chì (kể cả phần không có lƣới): 32,20 m - Chiều dài toàn bộ lƣới kéo căng: 60,10 m - Chu vi miệng lƣới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5 - Số mắt lƣới trên chu vi miệng lƣới: 364 mắt - Kích thƣớc mắt lƣới (2a) tại miệng lƣới: 180 mm - Kích thƣớc mắt lƣới (2a) tại đụt lƣới: 30 mm - Diện tích ảo toàn bộ áo lƣới: 3.105,2 m2 - Trọng lƣợng áo lƣới trong không khí: 88,08 kg - Vật liệu áo lƣới: polyethylene (PE 700D) - Độ mở đứng của miệng lƣới ở V = 3,0 hl/giờ: 1,72 m 2. Bản vẽ trang bị toàn bộ
  65. 64 Chƣơng II CÁC THÔNG SỐ, KÍCH THƢỚC CƠ BẢN CỦA MẪU LƢỚI VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP 1. Bản vẽ khai triển lƣới kéo
  66. 65 2.Thống kê trang bị toàn bộ hệ thống lưới THỐNG KÊ TRANG BỊ TOÀN BỘ HỆ THỐNG LƢỚI Số Trọng TT Tên gọi Vật liệu Quy cách lƣợng lƣợng (kg) 1 Giềng phao 1 Cáp bọc PP  11; 30,05 m 20,25 2 Giềng chì 1 Cáp bọc PP  16; 33,25 m 30,00 3 Giềng phao phụ 1 PP  10; 30,05 m 3,00 4 Giềng chì phụ 1 PP  10; 33,25 m 3,40 5 Cáp kéo 2 Cáp bọc đay  16; 500 m 1.480 6 Giềng trống trên 2 PP  11; 24 m 10.05 7 Giềng trống dƣới 2 PP  16; 24 m 15,50 8 Dây kéo đụt 1 PP  20; 70 m 12,00 9 Giềng miệng đụt 2 PP  20; 6 m 1,10 10 Dây thắt đụt 1 PP  12; 8 m 0,52 11 Giềng hông đụt 2 PP  20; 8 m 1,50 12 Giềng cánh én 2 PP  14; 10 m 0,72 13 Dây đỏi 2 Cáp bọc đay  80; 110 m 620 14 Phao 25 PVC hình cầu  200, 250 34,50 15 Chì lá 180 Pb  90*60*15 150,00 16 Ma ní 4 Fe  14 4,00 17 Khóa xoay (số 8) 12 Fe  20 12,00 18 Khóa mở (chữ C) 10 Fe  20 10,00 19 Áo lƣới 1 PE Xem bản vẽ khai triển lƣới
  67. 66 3 Tính chất vật liệu của áo lưới BẢNG THỐNG KÊ VẬT LIỆU ÁO LƢỚI Kích thƣớc Đƣờng Diện Trọng Kết cấu mắt TT Tên gọi Số lƣợng Vật liệu kính tích ảo lƣợng chỉ lƣới (mm) (m) (kg) 2a (mm) 1 Cánh én 4 PE 380D/48 1,70 300 144,00 2,09 2 Cánh trên 2 PE 380D/48 1,70 300 393,12 5,71 3 Cánh dƣới 2 PE 380D/48 1,70 300 414,00 6,01 4 Lƣới chắn 1 PE 380D/48 1,70 300 9,45 0,14 5 Thân 1 2 PE 380D/48 1,70 300 237,60 3,45 6 Thân 2 2 PE 380D/36 1,48 240 269,57 3,74 7 Thân 3 2 PE 380D/24 1,20 160 267,52 3,88 8 Thân 4 2 PE 380D/24 1,20 100 244,20 6,10 9 Thân 5 2 PE 380D/24 1,20 80 110,59 3,62 10 Thân 6 2 PE 380D/24 1,20 60 53,93 2,54 11 Thân 7 2 PE 380D/18 1,04 40 24,77 1,50 14 Đụt lƣới 2 PE 380D/27 1,28 30 27.86 3.79 15 Bao đụt 1 PE 380D/80 2,20 100 45.00 3.75 Tổng 2.241,61 46,31
  68. 67 GHI CHÚ: 1. Kiểu nút lƣới: Ở cánh hàm và thân đan nút chân ếch kép; ở đụt đan nút dẹt. 2. Khâu ghép các phần lƣới cánh với hàm, hàm với thân 1 bằng cách đan thêm nửa mắt lƣới. Nối các phần thân lƣới và túi lƣới với nhau bằng cách sƣơn hoặc đan thêm nửa mắt lƣới. Độ thô của chỉ khâu ghép chọn bằng độ thô chỉ lƣới của phần lƣới có chỉ lƣới thanh hơn. Dùng chỉ đôi để khâu ghép. Tổng cộng trọng lƣợng áo lƣới: 46,31 kg Trong đó: - Loại chỉ 380 D/48: 17,39 kg - Loại chỉ 380 D/36: 3,74 kg - Loại chỉ 380 D/24: 16,14 kg - Loại chỉ 380 D/18: 1,50 kg - Loại chỉ 380 D/27: 3,79 kg - Loại chỉ 380 D/80: 3,75 kg Tổng diện tích ảo của áo lƣới: 2.241,61 m2
  69. 68 3. Kĩ thuật lắp ráp 3.1. Một số liên kết chính A Hình 2: Liên kết dây trạc và dây đuổi B Hình 3: Liên kết dây đuổi, khung tam giác và giềng trống C
  70. 69 Hình 4: Liên kết giềng trống chì và đầu cánh chì 3.2. Lắp ráp dây giềng Các dây giềng đƣợc lắp ráp theo hình vẽ Giềng lực Giềng cánh én Giềng chì phụ Giềng chì Giềng phao phụ Giềng phao
  71. 70 3.3. Lắp ráp phao 0,5 m 14,4 m 3 quả phao  250 tại hàm 0,62 m GHI CHÚ:
  72. 71 - Ở hàm lƣới, lắp 3 quả phao  250, khoảng cách các phao bằng nhau. - Tính từ đầu cánh từ phao số 1 đến phao 6, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 1,5 m (mẫu 1), 1,4 m (mẫu 2). Từ phao số 7 đến phao số 12, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 0,9 m (mẫu 1), 0,8m (mẫu 1). 3.4 Lắp ráp chì Mẫu 1 0,5 m 16,0 m 0,62 m
  73. 72 3.5. Lắp ráp chì Mẫu 2 0,5 m 0,5 m 14,7 m 0,9 m
  74. 73 Chƣơng III KỸ THUẬT KHAI THÁC CỦA LƢỚI KÉO ĐÔI 1. CÔNG CỤ KHAI THÁC CÁ 1.1. Tàu lưới kéo Quy trình này dùng cho các tàu lƣới kéo đôi có công suất máy chính từ 250 – 400 CV ( mỗi tàu) hiện có ở Việt Nam. Các trang bị cơ giới dùng để thao tác trong quá trình khai thác gồm có: - Tời kéo lƣới truyền động bằng trích lực từ máy chính. Tời có 2 trống cuốn cáp song song hoặc nối tiếp (gạt cáp tự động hoặc bán tự động) và 2 rulô trục để thu dây kéo, túi lƣới và dây cẩu. - Một cần cẩu ở cột chính của tàu hoặc cần cẩu dạng chữ A. Dây cẩu đƣợc thu bằng rulô trục của máy tời. 1.2. Lưới kéo Lƣới kéo sử dụng trong tiêu chuẩn này áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN1-77. 2. BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 2.1. Biên chế lao động cho một cặp tàu Mỗi cặp tàu lƣới kéo đôi đuôi tầng đáy từ 250 - 400 CV với điều kiện trang bị cơ giới nhƣ trên, để đảm bảo hoạt động khai thác cá liên tục suốt ngày đêm cần bố trí 12 lao động chính thức theo bảng sau: Số TT Chức danh Ghi chú lƣợng Tàu lƣới (tàu 1) 1 Thuyền trƣởng 1 Với tàu có trang bị máy 2 Thuyền phó 1 lạnh, thợ máy kiêm nghề máy 3 Thủy thủ: lạnh. Trong đó: Để giảm chi phí lao động, - Thủy thủ trƣởng 1 1 thủy thủ kiêm cấp dƣỡng. - Thủy thủ 4 4 Máy trƣởng 1 5 Thợ máy 1 Tàu dây (tàu 2) 1 Thuyền trƣởng 1 Thuyền trƣởng, thuyền phó và 2 Thuyền phó 1 thủy thủ có khả năng kiêm các 3 Thủy thủ 1 vị trí và chức danh làm việc khác. Tổng cộng 12 Tàu lưới: 9, tàu dây: 3
  75. 74 Ngoài ra, để đào tạo nhân lực, mỗi cặp tàu có thể bố trí thêm một số ngƣời thực tập không nằm trong biên chế chính thức trên tàu. - 2 thủy thủ thực tập - 1 thợ máy Với biên chế nhƣ trên, khi sản xuất liên tục suốt ngày đêm sẽ phân công ca, kíp: - Bộ phận hàng hải: Chia 4 ca làm việc, mỗi ca 6 giờ, hàng ngày làm việc nhƣ sau: Ca 1: (Thuyền trƣởng) Từ 0 giờ đến 6 giờ và từ 12 giờ đến 18 giờ Ca 2: (Thuyền phó) Từ 6 giờ đến 12 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ - Bộ phận thủy thủ: Toàn bộ thủy thủ đều tập trung làm việc khi thả, thu lƣới, phân loại và bảo quản sản phẩm. Sau khi hoàn tất công việc, thủy thủ mới đƣợc nghỉ. - Bộ phận máy: Chia 4 ca làm việc, mỗi ca 6 giờ, hàng ngày làm việc nhƣ sau: Ca 1: (Máy trƣởng) Từ 0 giờ đến 6 giờ và từ 12 giờ đến 18 giờ Ca 2: (Thợ máy) Từ 6 giờ đến 12 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ 2.2. Bố trí lao động cho 1 ca sản xuất trên tàu lưới Số lao động cần và đủ để tiến hành thao tác đánh lƣới nhƣ sau: - 1 trực ban hàng hải (là thuyền trƣởng hoặc thuyền phó) để điều động tàu và chỉ huy sản xuất chung trên tàu. Trực ca này kiêm việc kiểm tra, quan sát trong quá trình hành trình và dắt lƣới. Nếu có sự cố xảy ra, trực ca có thể gọi thêm ngƣời để trợ giúp. - Khi thu lƣới, toàn bộ cán bộ và thuyền viên trên tàu tập trung làm việc để kịp thời phân loại và bảo quản sản phẩm, tránh làm giảm chất lƣợng sản phẩm. 2.3 Bố trí lao động cho 1 ca sản xuất trên tàu dây Đối với tàu dây (tàu 2), công việc chủ yếu là điều động tàu, thu và thả dây kéo, nên thuyền trƣởng, thuyền phó và thủy thủ có thể thay nhau để trực ca khi điều động tàu. Khi tiến hành thả và thu lƣới, cả 3 thành viên cùng làm việc. Trong đó, thuyền trƣởng điều động tàu, thuyền phó điều khiển máy tời và thủy thủ làm việc trên boong để nối các khóa liên kết trên hệ thống dây và lƣới. 3. TRÌNH TỰ THAO TÁC ĐÁNH CÁ Quy trình khai thác bằng lƣới kéo đôi bao gồm các công đoạn nhƣ chuẩn bị, thả lƣới, dắt lƣới và thu lƣới. Tuy nhiên, trong khai thác do hai tàu kéo một lƣới, hành trình thả lƣới và thu lƣới có nhiều phức tạp hơn khai thác lƣới kéo đơn
  76. 75 3.1. Công tác chuẩn bị khai thác Công tác chuẩn bị để đánh cá đƣợc tiến hành ngay từ khi tàu còn đậu ở bến và khi tàu trên đƣờng hành trình ra ngƣ trƣờng, bao gồm: Công việc có liên quan đến thủ tục hành chính, hàng hải, biên phòng nhằm xin phép cho tàu xuất bến, công tác chuẩn bị ngƣ trƣờng, công tác chuẩn bị liên quan đến kiểm tra thiết bị phục vụ khai thác và ngƣ cụ. 3.1.1 Chuẩn bị ngư trường của chuyến biển và cho mỗi mẻ lưới 3.1.2. Kiểm tra và chuẩn bị các trang thiết bị đánh cá trên boong Thủy thủ trƣởng cùng với thuyền phó 1 của tàu sau mỗi chuyến biển phải kiểm tra lại toàn bộ các trang thiết bị cơ giới đánh cá trên boong nhƣ máy tời, hệ thống puli hƣớng cáp, cần cẩu, dây, móc xích, máy tời để xác định chỗ hƣ hỏng, lập kế hoạch sửa chữa trƣớc khi đi chuyến biển tới. Các máy móc và thiết bị này luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc đƣợc. 3.1.3. Chuẩn bị lưới Trang bị lƣới đánh cá bao gồm từ dây cáp kéo đến cuối túi lƣới theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN-1 về thông số, kích thƣớc và kết cấu. Thuyền phó và thủy thủ trƣởng là ngƣời trực tiếp kiểm tra ngƣ cụ theo đúng tiêu chuẩn. Công việc chuẩn bị lƣới bao gồm: - Chuẩn bị dây cáp kéo lƣới: Nếu là cáp mới nhận xuống tàu, phải đo và đánh dấu mỗi đoạn cách nhau 50m theo quy ƣớc: Ở vị trí 50m, 150m, 250m, 350m, 450m đánh 1 dấu Ở vị trí 100m, 200m, 300m, 450m, 500m đánh 2 dấu Dấu làm bằng dây polymide cuốn xuyên qua lõi cáp để không bị chạy dấu. Cáp đƣợc cuốn đều đặn vào 2 trống tang của máy tời trên 2 tàu nhờ hệ thống gạt cáp tự động. Đầu trong của cáp đƣợc cố định vào lõi trống, đầu ngoài chầu vòng khuyết để bắt ma ní nối với dây đỏi. Nếu là cáp đã sử dụng từ các chuyến trƣớc cũng cần so lại để kiểm tra, nếu dây bị sai lệch phải bỏ dấu cũ đi, đánh lại dấu mới. Trƣờng hợp cáp bị nổ nhiều có thể đổi đầu dây cáp. Cáp đã hết hạn sử dụng cần phải thay mới. - Chuẩn bị dây đỏi: Khi nhận dây đỏi mới phải đo lại và kiểm tra các khuyết chầu. Nếu là dây đỏi cũ phải so lại, nếu có sự sai lệch phải chặt bỏ phần thừa và chầu lại cho bằng nhau. Trên mỗi cặp tàu cần có thêm 2 dây đỏi dự trữ, các dây này cũng đƣợc chuẩn bị đầy đủ nhƣ vậy, đề phòng khi có sự cố có dây đỏi thay ngay đƣợc. - Chuẩn bị lƣới và các phụ tùng khác:
  77. 76 Mỗi cặp tàu phải chuẩn bị ít nhất 3 miệng lƣới nguyên đã lắp ráp sẵn sàng theo đúng tiêu chuẩn. Trong đó, 2 lƣới đƣợc sắp xếp và bảo quản trong kho để thay đổi khi cần thiêt, 1 lƣới để sẵn sàng trên boong thao tác. Các loại giềng phao, giềng chì, phao, chì cùng các loại dây kéo túi lƣới, dây buộc phao, dây thắt túi và các chi tiết nối ghép ma ní “số 8 xoay, số 8 chết”, tam giác liên kết, móc mở, sợi vá, lƣới tấm để thay thế phải có dự trữ đề phòng sự cố mất mát hay hƣ hỏng. Cac khay nhựa đựng cá, các thùng gỗ, thùng nhựa bảo quản sản phẩm, vòi rồng rửa cá, cuốc đá, cào chọn cá, xẻng xúc đá, đá ngoài số lƣợng dùng trong chuyến biển cũng phải có một số lƣợng dự trữ đề phòng hƣ hỏng bất thƣờng. Tất cả công việc chuẩn bị trên đây đều đƣợc thực hiện khi tàu còn đậu ở bến. Thuyền phó và thủy thủ trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm với thuyền trƣởng về công việc chuẩn bị này. - Khi tàu trên đƣờng hành trình ra ngƣ trƣờng sẽ tiến hành công việc xếp lƣới (còn gọi là thao lƣới) trên boong thao tác, theo nguyên tắc thứ tự giềng phao nằm dƣới, giềng chì nằm trên (khoanh lại trên boong thao tác, tránh tình trạng bị rối), xếp cánh, thân và trên cùng là túi lƣới. Thắt dây túi cẩn thận đề phòng tuột hay lỏng quá làm mất cá. - Dùng ma ní nối tiếp 2 đầu cánh lƣới với giềng trống, khóa tam giác, dây đỏi và dây cáp kéo lắp ráp theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 1-77, cuốn dây đỏi vào trống đều đặn (hoặc sắp xếp bên mạn của cả 2 tàu). 3.2. Thả lưới 3.2.1. Xác định bãi cá và hướng dắt lưới Thuyền trƣởng căn cứ vào thông tin thu thập đƣợc của phòng kỹ thuật (nếu là công ty), các thông báo về tình hình năng suất đánh bắt của các tàu khác và dựa vào kinh nghiệm của bản thân để quyết định ngƣ trƣờng khai thác, vị trí thả lƣới và hƣớng dắt lƣới. Trƣớc khi thả lƣới, thuyền trƣởng (hoặc trực ban hàng hải) xác định điều kiện thủy văn (hƣớng gió, nƣớc) để từ đó xác định hƣớng dắt lƣới có lợi nhất. Theo nguyên tắc chung, mẻ lƣới đúng kỹ thuật phải đặt xuôi nƣớc, xuôi sóng, gió. Thuyền trƣởng báo cho thủy thủ đoàn trƣớc 10 phút để chuẩn bị thả lƣới. 2 2 2 2 1 1 1 1
  78. 77 Hình: Quy trình thả lƣới 3.2.2. Phương pháp và trình tự thả lưới Thả lƣới là công đoạn kỹ thuật đầu tiên của quá trình sản xuất trên biển. Sau khi xác định vị trí thả, hƣớng gió, nƣớc và tốc độ của chúng, thuyền trƣởng quyết định thả theo hành trình thả phù hợp với hƣớng và tốc độ gió, nƣớc. Theo phân công trên sàn thao tác, mỗi ngƣời đứng theo vị trí sẵn sàng thao tác khi có lệnh của lƣới trƣởng (hoặc thuyền trƣởng). Tới vị trí thả lƣới, thuyền trƣởng lái tàu theo hƣớng định dắt lƣới, báo chuông ngừng máy và ra lệnh ném túi lƣới (kéo 1 hồi chuông) xuống nƣớc. Do trớn của tàu, thân lƣới và cánh lƣới tiếp tục xuống nƣớc rồi tiếp tục là dây giềng trống, lúc này lƣới trƣởng quan sát xem lƣới thả xuống có an toàn không ? Lƣới có bị vƣớng rách hay bị rối không ? Giềng trống trên và dƣới có đúng không ? Nếu lƣới không an toàn phải cẩu lƣới lên để điều chỉnh, tiến hành xử lý sự cố và thả tiếp. Lúc này phải quan sát đề phòng lƣới áp vào chân vịt tàu. Nếu tình hình an toàn, lƣới trƣởng bấm 1 hồi chuông ngắn ra lệnh tàu chạy tiến 1, đồng thời lúc này 2 khóa tam giác đƣợc cố định vào 2 cọc bích ở đuôi tàu lƣới. Lúc này tốc độ tàu tăng lên để lƣới đƣợc duỗi thẳng và miệng lƣới đƣợc mở đều trên mặt nƣớc và tiếp theo là tàu dây (2) chạy áp sát tàu lƣới và ném dây mồi cho tàu lƣới, các thuyền viên trên tàu lƣới nhận dây mồi và buộc dây đầu cánh vào dây mồi. Các thuyền viên trên tàu dây (2) kéo dây mồi và dây đầu cánh lên tàu, liên kết với dây đỏi trên tàu dây bằng khóa chữ C. Sau khi thuyền viên trên 2 tàu liên kết xong dây đầu cánh với dây đỏi tại khóa chữ A, lƣới trƣởng bấm hồi chuông ra lệnh 2 tàu chạy tiến về trƣớc. Lúc này hai tàu đồng thời ra dây đỏi theo hiệu lệnh của hai tàu. Hai tàu ở vị trí song song theo hƣớng hành trình khi đã ra dây đỏi và dây kéo lƣới. Tốc độ hành trình hai tàu chậm cho đến khi lƣới chìm xuống sát đáy. Lƣới trƣởng (tàu lƣới) và thủy thủ (tàu đực) đo dấu cáp cho bằng nhau, thì phanh chặt 2 trống trên 2 tàu và thả chốt hãm. Lƣới trƣởng bấm 1 hồi chuông báo hiệu kết thúc quá trình thả lƣới cho thuyền trƣởng biết để báo hầm máy vận hành tốc độ vòng quay (hoặc mức ga) thích hợp ở cả 2 tàu, đồng thời ghi nhật ký khai thác. Chiều dài cáp thả phụ thuộc vào độ sâu, dao động ở mức 4-5 lần độ sâu, nếu độ sâu càng lớn, tỷ lệ này càng giảm. Khoảng cách hai tàu tăng dần cho đến khi lƣới chạm nền đáy, giữ ổn định khoảng cách và tốc độ tàu suốt giai đoạn dắt lƣới. Khoảng cách giữa 2 tàu phụ thuộc vào chiều dài dây kéo lƣới, hay nói cách khác, phụ thuộc vào độ sâu ngƣ trƣờng. d = 2/5*L Trong đó: d: khoảng cách giữa 2 tàu (m).
  79. 78 L: chiều dài dây kéo + dây đỏi + dây đầu cánh + ½ dây giềng phao. 3.3. Dắt lưới 3.3.1 Kỹ thuật dắt lưới Dắt lƣới là giai đoạn chính trong một mẻ lƣới. Thời gian của giai đoạn này khoảng 2-4 giờ, tùy thuộc vào ngƣ trƣờng nhiều hay ít cá. Đối với nghề lƣới kéo đôi, hƣớng dắt lƣới có thể thay đổi hoặc không. Nếu không thay đổi, tay lái (vô lăng) đƣợc cố định theo hƣớng dắt lƣới nhất định. Ngƣời trực ca bin buồng lái chỉ tập trung quan sát về an toàn hành trình, khoảng cách 2 tàu, quan sát tín hiệu cá hoặc các chƣớng ngại vật trên máy dò cá để có thể thay đổi hƣớng dắt. Trong quá trình tàu dắt lƣới phải thực hiện các quy định sau đây; - Giữ ổn định tốc độ vòng quay cho phép của máy chính trên 2 tàu để công suất máy đƣợc sử dụng ở mức tối đa nhằm tăng sức kéo của tàu. - Giữ hƣớng dắt lƣới ổn định để lƣới làm việc trong nƣớc đƣợc cân đối và bảo đảm độ mở miệng lƣới. - Trực ban hàng hải luôn theo dõi, xác định vị trí tàu, hƣớng nƣớc, hƣớng gió, độ sâu và chƣớng ngại vật đáy biển (thể hiện trên máy đo sâu dò cá) khi độ
  80. 79 sâu thay đổi từ 10 mét trở lên phải thông báo để điều chỉnh chiều dài dây cáp kéo thả ra cho phù hợp. - Gặp chƣớng ngại vật dƣới đáy biển hoặc tàu khác phải tiến hành thông báo cho tàu dây để đổi hƣớng dắt lƣới bảo đảm an toàn cho hệ thống lƣới. - Chú ý các quy tắc tránh va chạm trên biển. Ban đêm cũng nhƣ ban ngày phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc đốt đèn và treo tín hiệu khi dắt lƣới theo các quy định hiện hành. 3.3.2. Phân công trực ban khi dắt lƣới - Trực ban hàng hải: Luôn có mặt trên buồng lái. Tận dụng mọi khả năng và phƣơng tiện sẵn có để theo dõi, xác định vị trí tàu, theo dõi độ sâu, chất đáy, chƣớng ngại vật. Thƣờng xuyên liên lạc với tàu dây (bằng máy đàm thoại) để biết và điều chỉnh tốc độ của 2 tàu cho bằng nhau. Điều động tàu tránh va chạm và cùng với tàu dây xử lý các sự cố bất ngờ. Trƣờng hợp thời tiết xấu và sản xuất ở khu vực nhiều tàu thuyền, trực ban hàng hải phải phân công thêm thủy thủ trực ban quan sát và phát tín hiệu báo mù. - Thủy thủ lái tàu: Luôn giữ hƣớng dắt lƣới dƣới sự chỉ huy của thuyền trƣởng hay trực ban hàng hải tàu lƣới. 3.4. Thu lưới 3.4.1. Phương pháp và trình tự thu lưới lấy cá Trƣớc giờ thu lƣới 5 phút (đối với ban ngày) và 10 phút (đối với ban đêm) thuyền trƣởng tàu lƣới thông báo cho thuyền trƣởng tàu dây và toàn bộ thủy thủ đoàn chuẩn bị thu lƣới để họ trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động nhƣ quần áo, giày, ủng, mũ, găng tay (trời rét có quần áo ấm, trời mƣa có áo mƣa ) và ra vị trí làm việc của mình Công đoạn thu lƣới kéo đƣợc tiến hành theo thứ tự ngƣợc với thả lƣới (hình .). Quá trình này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Khi có lệnh thu lƣới, hai tàu giảm tốc độ và quay 1800 theo hƣớng dắt lƣới, điều khiển tàu chạy chậm cùng tốc độ và song song với nhau. Đồng thời bật máy tời tiến hành thu dây kéo lƣới, thời gian thu dây kéo phụ thuộc vào chiều dài cáp kéo và tốc độ thu của máy tời. Sau khi thu hết dây kéo lƣới, tiếp tục đến dây đỏi. Khi tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lƣới, tàu dây hành trình tiến lại gần tàu lƣới, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu lƣới. Tàu lƣới nhận dây mồi, cho vào tang ma sát để kéo đầu cánh lƣới lên tàu, cuối cùng là thân và đụt lƣới hoặc có thể chỉ kéo phần đụt lƣới lên tàu thông qua dây kéo đụt trong khi cánh lƣới và thân lƣới vẫn nằm dƣới nƣớc.
  81. 80 Khi đụt lƣới đƣợc kéo sát vào be tàu, 1 thủy thủ đƣa móc cẩu quàng vào đụt lƣới và tiến hành cẩu lên boong tàu thông qua hệ thống trụ cẩu và tang ma sát. Túi lƣới đƣợc cẩu cao lên và 1 thủy thủ tiến hành giật dây thắt túi để cá đƣợc đổ ra khung chứa cá trên mặt boong. Hạ túi lƣới xuống, nếu tiếp tục đánh nữa thì 1 thủy thủy tiến hành thắt lại dây thắt đụt và quăng xuống nƣớc. Tiếp tục tiến hành quy trình thả lƣới. Nếu rách lƣới hay chuyển ngƣ trƣờng khai thác thì toàn bộ hệ thống lƣới đƣợc kéo lên tàu để khắc phục hoặc để chuẩn bị cho mẻ lƣới tiếp theo. 3.4.2. Phân công vị trí thu lưới - Thuyền trƣởng tàu lƣới phụ trách chỉ đạo chung trên tàu lƣới và chỉ đạo cho thuyền trƣởng tàu dây. Cả 2 thuyền trƣởng ở vị trí lái để điều khiển tàu tốc độ của máy tàu thông qua hệ thống tay ga bố trí ở buồng lái trong quá trình thu lƣới. - 2 thành viên đứng để điều khiển máy tời trên cả 2 tàu. - 2 thành viên đứng ở puli hƣớng cáp đề điều chỉnh dây đỏi và dây cáp khi máy tời thu dây đỏi và cáp kéo vào trống chứa cáp. - 2 thành viên trên tàu lƣới đứng ở vị trí tang ma sát để tiến hành thu dây kéo đụt và cẩu lƣới, đụt lên tàu. - 2 thành viên đứng ở be tàu lƣới, khi thực hiện cẩu hệ thống lƣới lên tàu, 2 thành viên này thực hiện ôm lƣới gọn lại để móc cẩu quàng vào lƣới, 2 thành viên này kết hợp với 2 thành viên ở 2 tang ma sát liên tục thay nhau để tời lƣới và đụt chứa cá lên tàu. 3.4.3. Phân loại, rửa và tổ chức bảo quản sản phẩm khai thác Sau khi cá đã đƣợc đổ ra boong (lƣới tiếp tục thả xuống sản xuất, hoặc đƣa lên tàu để di chuyển ngƣ trƣờng), toàn bộ thủy thủ đoàn tập trung phân loại cá theo các kích cỡ, loài và cho vào khay nhựa, dùng vòi rồng rửa sạch và đƣa vào hầm để bảo quản. 3.5. Kết thúc chuyển biển Sau khi thu mẻ lƣới cuối cùng của chuyển biển để về cảng, tất cả các thành viên trên tàu tập trung thực hiện các công việc sau:
  82. 81 - Tháo các ma ní nối lƣới, dây và phụ tùng ra cho mỡ vào ren ốc - Giặt, rũ sạch lƣới, nhặt hết cá dính ở lƣới, cẩu lên phơi khô và đƣa vào hầm bảo quản. - Rửa cáp bằng nƣớc ngọt, tiến hành thoa mỡ bảo quản để cáp không bị han gỉ. - Thu dọn boong tàu sạch sẽ, gọn gàng - Tổng vệ sinh toàn bộ tàu từ trên nóc buồng lái xuống tới các phòng ở và mặt boong. PHỤ LỤC 2 Một số lƣới kéo đôi hiện nay ở Việt nam (Trích trong Atlat Ngƣ cụ khai thác hải sản của Viện nghiên cứu hải sản - 2011) LƢỚ I KÉO ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 250 cv Cát Hải Cá, tôm CS: 250 cv Hải Phòng
  83. 82 Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 38,00 4,80PA 3 10.00WIRE 43,00 3 14   1-0 240 20 AB 14 20 240 AB 1-0 4,80PA 43  43 15/PA 6 43  43  AB 3 17/PA 240 22  65 AB 44,5 240 PE380D/13x3 65 7,00 15.50WIRE 240 20 AB 1T1B 4,00 85 40 32 88 88 247 5,10 240 1,5 1,80 14 240 1T1B 247 16 28 102 197 223 10 220 PE380D/10x3 205 11,5 200 205 200 12 180 200 195 13 160 195 190 14 140 190 185 15 130 185 180 16 120 180 175 18 110 175 170 22 100 170 165 20 90 165 160 23 80 PE380D/9x3 160 155 24 70 155 150 150 27 60 145 30 50 145 140 51 40 140 182 420 30 PE380D/13x3 182
  84. 83 25PL250 A 20,00WIRE 15/ 3 B 220,00WIRE17/PA14 500,00WIRE18.5 SW 6 15/ 20,00WIRE 28Pb1.5kg 10 15/PA 85,00WIRE B A Pb 200g 200 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy Lmax: 17,0 - 20,5 m Rạch Giá
  85. 84 Cá, tôm CS: 275 - 300 cv Kiên Giang VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 5 240 PE700D/5x3 7,00PP 30,10 10 120 PE700D/5x3 12,80PP 14 35,80   AB 65 108 14 AB 40 AB  7,00PP  73 65 8+PP AB PE380D/5x3 217  12+PP 146 20  217 146 8+PP  65 100 AB AB AB AB 16,00PP 1N2B 4,50 147,5 65 6,5 120mm PE700D/5x3 PE700D/5x3 120mm 6,5 267 155 1N2B 65 12 261 155 3,80 835 65 35 800 50 220 400 (10) 220 70 (40) 119,5 65 4N1B 1N1B 1N1B 180 180 336 336 24 65 336 336 PE380D/5x3 143,5 55 4N1B 4N1B 1N1B 1N1B 272 272 272 272 116,5 50 4N1B 4N1B 1N1B 1N1B 220 220 220 220 152,5 40 4N1B 4N1B 4N1B 4N1B 152 152 152 152 174 35 4N1B 4N1B 4N1B 4N1B 117 117 117 117 200 30 4N1B 4N1B 4N1B 4N1B 77 77 150 150 PE700D/5x3 240 30 PE700D/16x5 100 75 150 150
  86. 85 D 350,00WIRE16 26PL200 4x50,00COMB100 A C 50,00PP24 B 50 50,00COMB 150 kg CHAIN8 B SST 22 A 600 500 600 PA 45 C PA 45 WIRE16 WIRE16 PA 45 D WIRE16 WIRE16 PP12 PP8 30 PP34 130 Fe60/8
  87. 86 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy Lmax: 27,0 - 27,0 m Hải Hậu Cá, tôm CS: 300 - 300 cv Nam Điṇ h VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t Sè m¾t 2a(mm) 66,58 68,82 VËt liÖu 2 2 9,60m AB PE380D/120x3 1600 5,5 AB 5,5 1600 PE380D/120x3 AB AB 9,60m 3(1T1B) 16 14,27Wire 16 3(1T1B) 11 2,5 3,5 11 6 6 3,42m 5(1T2B)  6(3'+1) 6(3'+1) 16 (16+50) 6(3'+1)  1(1T3B) 7,62m PE380D/120x3 1600 9,5 11,5 1600 PE380D/120x3 6(3'+1)6(3'+1) 6(3'+1) 8(1T1B) 12,77Wire 5(1T2B) 3,60m 6 6 15,5 8 3,60m 6,82m 15 6 6 PE380D/120x3 1600 2 58 8 8(1T1B)29,5 116 2 1600 PE380D/120x3 232 5,5 800 PE380D/80x3 232 464 11,5 400 PE380D/20x3 464 625 14 270 PE380D/20x3 625 950 24,5 180 PE380D/8x3 950 900 26,5 160 PE380D/8x3 900 850 30 140 PE380D/8x3 850 800 32,5 120 PE380D/8x3 800 750 750 39 100 PE380D/8x3 750 39 90 PE380D/8x3 750 700 49 80 PE380D/8x3 700 700 50 70 PE380D/8x3 700 650 48,5 70 PE380D/8x3 650 600 66,5 60 PE380D/8x3 600 550 66,5 60 PE380D/8x3 550 500 64,5 50 PE380D/8x3 500 450 84,5 40 PE380D/8x3 450 400 78 35 PE380D/8x3 400 175 340 35 PE380D/12x3 PE380D/15x3 80 110 175 400
  88. 87 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy Lmax: 12,0 - 14,5 m Quy Nhơn Cá, tôm CS: 108 - 165 cv Bình Định Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 5 46,20 5 2R1M 2R1M 50,40 220 15 15 220 2R1M 35 2R1M35 6) 23,00 PP  20+ 2R1M   22 A 95 220 220 95 2R1M PE700D/9x3 25,10 PP( PE700D/9x3 0,15 98 10 98 0,15 220 10 A 105 10 100 10 220 420 18 220 406 447 439 B 10 200 488 480 11 180 PE380D/7x3 540 530 12,5 160 530 522 14 140 522 25 120 508 508 30 100 490 A B 490 37,5 80 470 470 C 50 60 442 442 PE380D/5x3 60 50 408 408 75 40 C 366 366 117 30 300 300 250 20 300 PE380D/5x3
  89. 88 LƢỚ I KÉO ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy Lmax: 14,0 - 17,6 m Quy Nhơn Cá, tôm CS: 165 - 280 cv Bình Định Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 3 45,80 3 2R1M 2R1M 51,00 240 20 20 240 2R1M 1,5 43 2R1M43 1,5 45 22,8 PP( 45  22+ 18   10) 2R1M 2R1M A 240 75 2x25,40 PP 75 240 PE700D/9x3 PE700D/9x3 0,15 95 10 95 0,15 240 11 A 11 240 100 10 100 410 11 240 396 396 12 220 380 380 PE700D/7x3 13 200 362 362 A 14,5 180 344 344 A 16,5 160 322 644 33 80 600 600 37,5 70 550 550 PE380D/5x3 44 60 514 514 52 50 B 472 472 B 66 40 420 420 87 30 350 350 300 20 350 PE380D/5x3
  90. 89 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy Lmax: 15,2 - 17,0 m Bình Đại Cá, tôm CS: 165 - 200 cv Bến Tre Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 3 45,80 3 2R1M 2R1M 51,00 240 20 20 240 2R1M 1,5 43 2R1M43 1,5 45 22,8 PP( 45  22+ 18   10) 2R1M 2R1M A 240 75 2x25,40 PP 75 240 PE700D/9x3 PE700D/9x3 0,15 95 10 95 0,15 240 11 A 11 240 100 10 100 410 11 240 396 396 12 220 380 380 PE700D/7x3 13 200 362 362 A 14,5 180 344 344 A 16,5 160 322 644 33 80 600 600 37,5 70 550 550 PE380D/5x3 44 60 514 514 52 50 B 472 472 B 66 40 420 420 87 30 350 350 300 20 350 PE380D/5x3
  91. 90 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 300 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 300 cv Thái Bình Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 109,20 109,20 AB AB 1,5 6.000 PE4 AB AB 1,0 3,0 3,0 1,0 2,0 2,0 2,0 2,0 38,60 COMB 50  4x(3'±1) 4x(3'±1) AB  AB 12 38,60 COMB 4x(3'±1) 4x(3'±1) 6,0 6.000 PE4 2x(3' AB 1) 1) AB 14,40 2x(3' 2x(1+1) 14,40 3,203,20 2,0 2,0 3,0 3,03,0 2x(1+1)3,0 2,0 2,0  34 1,0 6.000 PE4 68 2,0 3.000 PE3 136 4,0 1.500 PE3 272 8,0 700 PE2 400 15 350 PE2 800 30 150 800 30 140 800 30 130 PE380D/20x3 800 30 120 800 35 110 800 35 100 PE380D/15x3 800 35 90 800 40 80 800 40 70 800 40 60 PE380D/9x3 800 50 50 800 50 45 700 50 45 700 50 40 600 50 40 600 55 35 PE380D/5x3 500 55 35 500 60 30 400 60 30 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 400 30 150 PE380D/ 120 200 2x(10x3) PE380D/10x3 150 400
  92. 91 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 380 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 380 cv Thái Bình 124,90 AB AB 1,5 7.000 PE4 AB AB 1,0 3,0 3,0 1,0 2,0 2,0 45,00 COMB 2,0 2,0 50  AB AB  12 45,00 COMB 4 x (3'±1) 4 x (3'±1) 6,0 7.000 PE4 4 x (3'±1) 4 x (3'±1) 2 x (3'±1) AB AB 15,70 2x(1'+1) 2 x (3'±1) 15,70 3,50 3,50 2,0 2,0 2,5 4,04,0 2x(1'+1)2,5 2,0 2,0  34 1,0 7.000 PE4 68 1,5 3.500 PE3 136 1,5 1.500 272 3,0 750 PE2 544 5,0 375 1.088 13 150 1.088 13 140 1.088 13 130 PE380D/20x3 1.088 13 120 1.088 17 110 1.088 21 100 PE380D/15x3 1.088 35 90 1.088 36 80 1.088 45 70 1.088 50 60 PE380D/9x3 1.088 50 50 1.088 50 45 1.020 50 45 1.020 55 40 PE380D/5x3 935 55 40 818 60 35 PE380D/4x3 654 60 35 523 65 30 400 65 30 400 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 200 400 30 PE380D/ 2x(10x3) 120 80 200 400 PE380D/10x3
  93. 92 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀ N ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 200 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 300 cv Thái Bình 69,90 69,90 Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu AB AB 2,0 3.000 PE4 AB AB 1,0 4,0 4,0 1,0 3,0 3,0 3,0 3,0 30,00 COMB 52   AB 12 30,00 COMB 6x3R1M 6x3R1M AB 9,0 3.000 PE4 6x3R1M 6x3R1M 3x3R1M AB AB 3,60 3x3R1M 2x1T1B 3,60 2,70 2,70 3,0 2,0 3,0 3,0 2x1T1B3,0 2,0 3,0  38 2,0 3.000 PE4 76 3,0 1.500 152 4,0 750 PE3 304 8,0 375 380 10 300 760 20 150 PE2 760 20 140 760 25 130 760 25 120 PE380D/20x3 760 30 110 760 30 100 760 35 90 PE380D/15x3 760 40 80 760 45 70 760 45 60 PE380D/9x3 760 55 50 700 55 50 700 60 45 700 60 40 600 60 40 550 70 35 PE380D/5x3 450 70 35 400 70 30 350 70 30 350 80 25 320 80 25 PE380D/9x3 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 210 PE380D 320 400 25 PE380D/10x3 2x(10x3) 100 60 210
  94. 93 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 300 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 300 cv Thái Bình Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 129,00 124,90 AB AB 1,5 12.000 PE4 AB AB 1 3 3 1 2 2 2 2 48,00 COMB 55   14 48,00 COMB 2x(3R1M) 2x(3R1M) 2x(3R1M) 3,5 12.000 PE4 AB AB 2x(3R1M) 2x(3R1M) 2x(3R1M) 14,30 2 x(1T1B) 14,30 5,005,00 2 1 2 3 3 2 x(1T1B)2 1 2  26 1,0 12.000 PE4 52 1,0 6.000 PE3 104 1,5 3.000 PE3 208 1,5 1.500 PE2 208 1,5 1.300 208 1,5 1.260 208 1,5 1.200 208 1,5 1.150 208 1,5 1.100 208 1,5 1.060 208 1,5 1.000 PE380D/20x3 416 4,0 500 416 4,0 480 416 4,0 460 416 4,0 440 416 4,0 420 416 5,0 400 416 5,0 380 416 5,0 360 416 6,0 340 PE380D/15x3 416 6,0 320 416 6,0 300 932 13 150 932 13 140 932 14 130 932 15 120 932 18 110 932 18 100 932 20 90 932 23 80 PE380D/9x3 932 25 70 932 30 60 932 35 50 839 35 50 839 40 45 734 40 45 734 45 40 629 45 40 524 45 40 524 50 35 PE380D/5x3 437 50 35 437 60 30 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 364 60 30 400 364 400 30 PE380D/ 400 2x(9x3) 90 400 PE380D/9x3
  95. 94 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐỊA ĐIỂM Tầng đáy CS: 320 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 320 cv Thái Bình Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 114,20 114,20 37,50PP 16  AB  1,0 13.000 PE4 AB 16 AB AB 37,50PP 0,5 2 39,00 COMB 2 0,5 1 2 50 2 1   14 39,00 COMB 2x(3R1M) 2x(3R1M) 2x(3R1M) AB AB 3,0 13.000 PE4 2x(3R1M) 2x(3R1M) 2x(3R1M) 15,60 2x(1T1B) 15,60 5,005,00 1 1,5 2 3 3 2x(1T1B)2 1,5 1  24 1,0 12.000 PE4 44 1,5 6.000 PE3 88 2,0 3.000 PE2 176 3,0 1.500 PE2 352 3,0 750 352 3,0 730 352 3,0 710 352 3,0 690 352 3,0 670 PE380D/20x3 352 3,0 650 352 3,5 630 352 3,5 600 352 4,0 550 352 4,0 500 352 5,0 450 352 5,0 400 352 6,0 350 PE380D/15x3 352 6,0 300 704 10 150 704 10 140 704 10 130 704 12 120 704 12 110 704 15 100 704 15 90 704 18 80 704 20 70 PE380D/9x3 704 25 60 600 30 50 600 30 50 525 35 45 525 35 45 450 35 40 390 35 40 350 40 35 350 40 35 PE380D/5x3 350 50 30 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 350 175 PE380D 400 30 /2x(10x3) 90 70 PE380D/9x3 175 350
  96. 95 LƢỚ I KÉ O ĐÔI TÀU THUYỀN ĐIẠ ĐIỂ M Tầng đáy CS: 380 cv Thái Thụy Cá, tôm CS: 380 cv Thái Bình Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 31,60PP 16  128,40 AB AB 1,5 10.000 PE4  AB AB 128,40 16 31,60PP 1 3 3 1 1,5 3 3 1,5 50,00 COMB 55  2 x (3R1M) 2 x (3R1M)  12 AB AB 50,00 COMB 2x(3R1M) 2x(3R1M) 4,5 10.000 PE4 1,5 3 3 1,5 1 x (3R1M) 1 x (3R1M) 1 x (3R1M) 12,00 2 x (1T1B)4,40 12,00 1 x (3R1M) 4,40 1 x (3R1M) 3 1 x (3R1M) 1,5 2 2 3 2 x (1T1B)2 2 1,5  1 10.000 PE4 28 56 1,5 5.000 PE3 112 3 2.500 PE3 224 4 1.250 PE3 336 5 625 PE2 504 7 310 PE2 756 9 150 756 9 145 756 9 140 20x3 756 9 135 PE380D 756 10 130 756 10 120 756 10 110 15x3 756 10 100 PE380D 756 12 90 756 15 80 9x3 756 15 70 PE380D 756 20 60 756 20 50 756 25 45 648 25 45 648 25 40 5x3 518 25 40 518 30 35 PE380D 490 30 35 490 35 30 390 35 30 390 35 30 390 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 300 300 30 PE380D 9x3 400 PE380D /2x(9x3) 60 300 390
  97. 101 Phụ lục 3
  98. 111 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Văn Khoát - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Trần Văn Tám, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Văn Nhuận, giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Lê Trung Kiên, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Hải Phòng./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần,- Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Sơn, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Trần Phạm Tuất, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Nguyễn Quý Thạc, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng./.