Giáo trình mô đun Thu câu

pdf 90 trang ngocly 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_cau.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu câu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU CÂU MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề câu vàng cá ngừ đại dương xuất hiện ở Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 90. Những năm gần đây, nghề câu vàng cá ngừ đại dương phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương là nghề đánh bắt có hiệu quả cao, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương cả nước mỗi năm đạt gần 20.000 tấn. Tuy nhiên, nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở nước ta còn ở dạng sản xuất nhỏ, chủ yếu là tàu câu thủ công, cần có sự đầu tư cả về kiến thức nghề nghiệp cũng như đổi mới trang thiết bị để nghề này phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, được sự hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trường Trung học Thủy sản đã xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Nghề câu vàng cá ngừ đại dương nhằm cung cấp cho bà con ngư dân những kiến thức cần thiết về nghề câu vàng cá ngừ đại dương, đặc biệt là khả năng thực hành tay nghề, tạo thuận lợi trong việc chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và tạo việc làm mới tăng thu nhập cho người lao động nông thôn vùng ven biển. Chương trình dạy nghề Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp có 06 mô đun: MĐ01: Thi công vàng câu; MĐ02: Chuẩn bị chuyến biển; MĐ03: Thả câu; MĐ04: Thu câu; MĐ05: Xử lý cá; MĐ06: Bảo quản cá. Giáo trình Thu câu là một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Câu vàng cá ngừ đại dương. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cơ bản về thu dây chính, dây nhánh, phao ganh, xử lý dây câu sau khi thu, bắt cá và xử lý sự cố. Các bài học trong giáo trình gồm: Bài mở đầu Bài 1: Thu dây chính Bài 2: Xử lý dây chính khi thu câu Bài 3: Thu dây nhánh câu Bài 4: Thu dây phao, thu phao
  4. 3 Bài 5: Xử lý phao và dây phao Bài 6: Bắt cá lên boong Bài 7: Xử lý sự cố khi thu câu Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản, những kinh nghiệm thực tiễn và ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian giới hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên Nguyễn Duy Bân 2. Huỳnh Hữu Lịnh 3. Trần Ngọc Sơn
  5. 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN THU CÂU 6 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Error! Bookmark not defined. BÀI MỞ ĐẦU 8 1. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Việt Nam 8 2. Kết cấu vàng câu 9 3. Kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương 10 3.1. Công tác chuẩn bị 10 3.2. Thả câu 11 3.3. Ngâm câu 12 3.4. Thu câu 12 3.5. Xử lý và bảo quản cá 14 Bài 1: THU DÂY CHÍNH 15 1. Chuẩn bị thu dây chính 15 1.1. Máy thu dây chính 15 1.2. Tời thu dây chính 17 1.3. Vớt phao đầu vàng câu 17 1.3.1. Dò tìm phao đầu vàng câu 17 1.3.2. Vớt phao đầu vàng câu 19 2. Thu dây chính trên tàu câu thủ công 21 2.1. Bố trí nhân lực 21 2.2. Trình tự công việc thu dây chính 21 3. Thu dây chính trên tàu câu công nghiệp 23 3.1. Bố trí nhân lực 23 3.2. Trình tự công việc thu dây chính trên tàu công nghiệp 24 4. Xếp dây chính khi thu 27 4.1. Xếp dây chính khi thu trên tàu thủ công 27 4.2. Xếp dây chính khi thu trên tàu công nghiệp 28 Bài 2: XỬ LÝ DÂY CHÍNH SAU KHI THU 31 1. Xử lý dây chính trên tàu câu thủ công 31 2. Xử lý dây chính trên tàu công nghiệp 37 3. Xếp đặt và bảo quản dây chính trên tàu 37 3.1. Xếp đặt dây chính trên tàu 37 3.2. Bảo quản dây chính trên tàu 38 Bài 3. THU DÂY NHÁNH CÂU 41 1. Chuẩn bị thu dây nhánh câu 41
  6. 5 1.1. Máy thu dây nhánh câu 41 1.2. Các bước thực hiện công việc thu dây nhánh 41 2. Thu dây nhánh câu trên tàu thủ công 42 3. Thu dây nhánh câu trên tàu công nghiệp 43 4. Xử lý dây nhánh câu 44 4.1. Một số hư hỏng thường gặp: 44 4.2. Xử lý dây nhánh câu 45 5. Xếp đặt dây nhánh trên tàu 48 5.1. Xếp đặt dây nhánh trên tàu câu thủ công 48 5.2. Xếp đặt dây nhánh trên tàu câu công nghiệp 48 Bài 4. THU DÂY PHAO, THU PHAO 51 1. Thu dây phao 51 2. Thu phao 51 2.1. Thu phao trên tàu thủ công 51 2.2. Thu phao trên tàu công nghiệp 52 3. Xếp đặt phao trên tàu 53 Bài 5: XỬ LÝ PHAO, DÂY PHAO 56 4. Xử lý phao, dây phao 56 4.1. Kiểm tra phao 56 4.2. Kiểm tra dây phao 56 4.3. Xử lý phao, dây phao 57 Bài 6. BẮT CÁ LÊN BOONG 63 1. Chuẩn bị dụng cụ bắt cá 64 2. Thu dây nhánh câu có cá 66 3. Bắt cá lên boong 67 4. Tháo lưỡi câu. 71 Bài 7. XỬ LÝ SỰ CỐ KHI THU CÂU 74 1. Xử lý dây nhánh quấn quanh dây chính 74 2. Xử lý sự cố dây chính khi thu câu 75 2.1. Xử lý dây chính vướng vào lườn tàu 76 2.2. Dây chính bị đứt 77 3. Xử lý khi cá còn quá mạnh 79 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 82 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 82 II. Mục tiêu: 82 III. Nội dung chính của mô đun: 83 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 83 VI. Tài liệu tham khảo: 88
  7. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Dây chính(Dây triên): Là dây câu chính liên kết toàn bộ vàng câu 2. Dây nhánh câu(Dây thẻo): Là đoạn dây nối từ dây chính đến lưỡi câu 3. Dây liên kết: Là đoạn dây dùng để kết nối các đoạn dây triên với nhau 4. Phao ganh: Là phao nhựa dài có đường kính 120mm, dài 400mm 5. Phao tròn: Là phao nhựa tròn có đường kính 300mm 6. Dây ganh: Là đoạn dây nối từ dây chính đến phao dài và phao tròn 7. Phao Radio: Là phao có bộ phận phát sóng vô tuyến điện
  8. 7 MÔ ĐUN THU CÂU Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: Mô đun Thu câu là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Câu vàng cá ngừ đại dương. Mô đun Thu câu có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 49 giờ thực hành và 11 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc điều khiển máy tời thu dây câu chính và máy thu dây nhánh, sắp xếp dây chính, dây nhánh, phao, thực hiện thu cá lên boong và xử lý các sự cố khi thu câu. Để tiếp thu tốt kiến thức và thực hành kỹ năng, người học cần phải tham gia đầy đủ thời gian quy định. Kết quả từng công việc được đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm lý thuyết và sản phẩm thực hành trên máy móc, thiết bị.
  9. 8 BÀI MỞ ĐẦU Mã bài: MĐ 04-00 Mục tiêu: - Hiều biết cơ bản về kỹ thuật câu cá ngừ, kết cấu vàng câu trên tàu câu thủ công và tàu câu công nghiệp - Vận dụng các kiến thức để học tập tốt các bài học trong mô đun thu câu - Học viên rèn luyện ý thức tự học, chấp hành nội quy lớp học Nội dung: 1. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Việt Nam Câu vàng cá ngừ đại dương là loại nghề đánh bắt thụ động bằng cách thả trôi đường dây câu có móc mồi trong vùng có cá đi qua. Tầm hoạt động của vàng câu cho phép đánh bắt cá ngừ trong phạm vi từ dưới bề mặt nước cho đến độ sâu 300m. Thông thường, độ sâu đánh bắt trong khoảng 100 mét. Nghề câu vàng cá ngừ Việt Nam mới phát triển trong thời gian gần đây. Có 2 loại hình là tàu câu thủ công và tàu câu công nghiệp. Tàu câu thủ công phát triển mạnh ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, hoạt động câu chủ yếu thực hiện bằng tay. Hình 4.0.1. Tàu câu cá ngừ thủ công
  10. 9 Tàu câu công nghiệp phát triển tại thành phố Hồ Chí minh, hoạt động câu được cơ giới hóa ở một số khâu tương tự như các tàu câu đánh bắt ở các nước châu á như Hàn Quốc, Đài Loan. Hình 4.0.2. Tàu câu cá ngừ công nghiệp 2. Kết cấu vàng câu Kết cấu vàng câu thủ công có chiều dài 40 – 45km gồm khoảng 800 dây triên tương ứng với 800 thẻo câu. Chiều dài thẻo câu 12 – 15m. Kết cấu vàng câu loại này khác biệt với vàng câu công nghiệp ở chỗ cứ mỗi thẻo câu lại có một phao ganh, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu gần như đồng nhất trong khoảng từ 40 – 60m. Hình 4.0.3. Kết cấu vàng câu cá ngừ thủ công
  11. 10 Vàng câu của tàu công nghiệp có chiều dài dây chính từ 60 - 100 km, chiều dài dây ganh từ 15 – 30m, khoảng cách giữa hai phao ganh thay đổi từ 180 - 360m . Khi hoạt động vàng câu có độ võng lớn, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu trong khoảng từ 50 – 200m. Hình 4.0.4. Kết cấu vàng câu cá ngừ công nghiệp 3. Kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương Nói chung, qui trình kỹ thuật khai thác của nghề câu vàng cá ngừ đại dương được thể hiện qua sơ đồ sau: Côn g tác chuẩn bị Thả câu Ngâm câu Xử lý và bảo quản cá Thu câu 3.1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị về nhân lực: Số lượng thuỷ thủ được bố trí tối thiểu cho tàu câu vàng cá ngừ đại dương từ 8 – 10 người. Tuỳ thuộc vào khả năng của từng người mà bố trí cho đúng vị trí, để hoạt động câu được tiến hành thuận lợi. Chuẩn bị về ngư cụ: Trước khi thả câu cần chuyển những giỏ đựng dây câu chính, giỏ thẻo từ boong thao tác mạn phải sang mạn trái và kiểm tra các mối liên kết ở đầu vàng câu. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: dao, kéo cắt dây, lưỡi câu bổ sung, để xử lý các tình huống câu bị sự cố.
  12. 11 Xác định ngư trường: Sau khi tới ngư trường đã định sẵn, cần tiến hành đo nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá ngừ khoảng 15 – 300C, phổ biến là khoảng nhiệt độ từ 18 - 280C. Nếu nhiệt độ bề mặt nước biển nóng hơn 300C không nên thả câu mà nên chạy đến ngư trường khác. Thời điểm thả câu: Cấu tạo của vàng câu thủ công có đặc điểm là cứ mỗi lưỡi câu có một dây ganh, nên độ sâu làm việc của lưỡi câu đồng đều và nằm trong khoảng 50 - 70m. Vì vậy, vàng câu nên được thả vào ban đêm, lúc cá ngừ nổi lên gần mặt nước, sẽ mang lại hiệu quả khai thác cao. 3.2. Thả câu Toàn bộ vàng câu gồm 800 đoạn dây triên liên kết kết với nhau, tại mỗi mối liên kết có một phao ganh và một thẻo câu, từ 3 - 5 phao ganh có một phao tròn. Tổng cộng vàng câu có khoảng 800 lưỡi câu. Thẻo câu được lưu trữ riêng trong các giỏ, chỉ liên kết kết với dây chính sau khi móc mồi và thả mồi. Điều động tàu khi thả câu phải đảm bảo nguyên tắc “ Tàu dưới gió, câu dưới nước” nhằm tránh cho câu bị vướng vào chân vịt tàu. Hình 4.0.5. Thả câu trên tàu câu cá ngừ công nghiệp Khi thả câu, các thủy thủ được phân công có thứ tự theo vị trí làm việc. Phao cờ đầu dây câu được thả xuống nước trước, tiếp thục thả dây triên, móc mồi, thả mồi, thả thẻo câu và liên kết thẻo câu với dây chính. Phao ganh được thả cùng với mỗi thẻo câu. Trên tàu công nghiệp thì cách 3 – 5 thẻo câu sẽ thả
  13. 12 một phao tròn. Thuyền trưởng cho tàu hành trình theo hướng đã định sẵn, các dây triên, thẻo câu, phao được từ từ thả xuống đến hết vàng câu. Kết thúc vàng câu thường được đánh dấu bằng một cụm phao gồm phao radio, phao đèn và một phao cờ. Tuy nhiên, số lượng phao cuối vàng câu có thể ít hơn tùy thuộc yêu cầu của thuyền trưởng. Cụm phao này có tác dụng để tàu kiểm soát vàng câu và tìm kiếm đầu dây khi thu câu. Tốc độ thả câu từ 400 - 600m/phút hoặc 500 lưỡi/1giờ. Thời gian thả xong một vàng câu trong khoảng 2 giờ đến 3 giờ. 3.3. Ngâm câu Sau khi thả câu xong, vàng câu được ngâm khoảng 2 đến 5giờ, ngâm câu càng lâu khả năng bắt gặp cá càng cao, nhưng ngâm lâu quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá. Trong thời gian ngâm câu, vàng câu trôi theo dòng nước chảy, mở rộng phạm vi đánh bắt. Hình 4.0.6. Ngâm câu Quá trình ngâm câu thủy thủ phải luân phiên trực ca, theo dõi vàng câu và quan sát mặt biển nhằm phát hiện sớm các nguy cơ sự cố xảy ra đối với vàng câu để kịp thời xử lý. Đối với tàu câu thủ công, thời gian ngâm câu là thời gian thủy thủ hoạt động câu mực hoặc thả lưới rê cá chuồn đánh bắt mồi câu cho mẻ câu kế tiếp. 3.4. Thu câu Thời gian thu câu là lâu nhất trong hoạt động đánh bắt, thường kéo dài khoảng 11giờ, có khi nhiều hơn. Thu câu được thực hiện bằng máy thu dây
  14. 13 chính và khoảng 8 - 10 thủy thủ. Các phao radio và phao cờ cuối vàng câu được kéo lên đầu tiên. Trước khi thu câu, các phao này được xác định vị trí bằng các dụng cụ thiết bị như ống nhòm, đèn pha và máy vô tuyến tầm phương. Các phao radio và phao cờ được vớt lên tàu , dây chính được tách ra và luồn qua con lăn hướng và đưa vào máy thu dây chính. Tốc độ thu dây được kiểm soát trung bình khoảng 3.6 hải lý/giờ . Dây chính được thu, tháo rời và xếp đặt gọn gàng trong các giỏ tre đặt bên dưới máy thu. Đối với tàu câu công nghiệp dây chính được thu và chứa trong tang tời. Các dây thẻo câu, phao, dây phao được tách khỏi dây chính và xếp đặt riêng trong các giỏ hay hộc đựng dây nhánh. Các hư hỏng của dây chính, dây nhánh, lưỡi câu, phao được xử lý ngay trong quá trình thu câu hoặc sau khi thu để chuẩn bị cho mẻ câu kế tiếp. Hình 4.0.7. Thu câu trên tàu thủ công Trong khi thu câu nếu phát hiện có cá mắc câu, tàu chạy chậm lại, có thể chuyển hướng sang mạn phải theo cá. Khi cá được kéo vào sát mạn tàu, các thủy thủ sử dụng móc hoặc móc chụp để bắt cá. Cách bắt cá tốt nhất là tránh trầy xước cá ở phần thịt, hạn chế sự vùng vẫy của cá, có thể dùng biện pháp đập đầu cá để cá bất tỉnh khi đưa lên boong.
  15. 14 3.5. Xử lý và bảo quản cá Công việc xử lý cá được thực hiện ngay sau khi đưa cá lên mặt boong bằng biện pháp như cắt xả máu cá, lấy mang và nội tạng sau đó cá được bảo quản lạnh bằng nước đá hoặc nước biển lạnh tùy thuộc theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Hình 4.0.8. Xử lý cá trên tàu thủ công B. Câu hỏi Câu hỏi 1. Mô tả kết cấu vàng câu cá ngừ đại dương trên tàu thủ công? 2. Mô tả kết cấu vàng câu cá ngừ đại dương trên tàu công nghiệp? 3. Trình bày quy trình kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương? C. Ghi nhớ: Kết cấu vàng câu trên tàu thủ công khác biệt với vàng câu công nghiệp ở chỗ cứ mỗi thẻo câu lại có một phao ganh, vì vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu gần như đồng nhất trong khoảng từ 40 – 60m.
  16. 15 Bài 1: THU DÂY CHÍNH Mã bài: MĐ 04 - 01 Mục tiêu: - Nêu được chức năng của các máy thu dây chính, mô tả các vị trí công việc thu câu trên tàu thủ công và trên tàu công nghiệp - Trình bày được các bước công việc xếp dây chính khi thu trên tàu thủ công - Thực hiện công việc vớt phao đầu vàng câu - Vận hành được máy thu dây câu, thu và xếp dây chính - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, ý thức tuân thủ các mệnh lệnh của thuyền trưởng A. Nội dung: 1. Chuẩn bị thu dây chính 1.1. Máy thu dây chính 1.1.1.Chức năng hoạt động của máy thu dây chính Máy thu dây chính được lắp đặt trên mặt boong phía mạn phải của tàu, thông qua hệ thống ống nối liền với bơm thủy lực được lắp tại buồng máy. Bơm thủy lực hoạt động nhờ đai truyền trích lực từ động cơ chính của tàu. Dầu thủy lực được dẫn qua hệ thống ống đến cơ cấu điều khiển của máy thu dây chính (tay trang).Thông qua cơ cấu điều khiển, dầu thủy lực áp suất cao đi qua làm quay động cơ thủy lực của máy thu dây chính. Bánh chủ động của máy thu dây chính được lắp trên trục của động cơ thủy lực và 2 bánh bị động được ép sát vào bánh chủ động thông qua lực nén của lò xo. Máy thu dây chính làm việc theo nguyên lý ma sát, khi động cơ quay sẽ tiến hành thu dây câu. Các chế độ hoạt động của máy gồm: - Khởi động máy – Dừng máy – đảo chiều quay - Tăng, giảm tốc độ Các thông số kỹ thuật của máy thu dây câu: - Tốc độ thu dây câu: 3 - 10 m/giây - Lực căng dây câu: 150 - 250 kg
  17. 16 Hình 4.1.1. Máy thu dây chính 1.1.2. Đưa dây chính vào máy thu dây Trước khi hoạt động, đầu dây chính được chuyển qua con lăn hướng và gài đặt vào các bánh xe ma sát của máy thu dây (hình 4.1.2) Hình 4.1.2. Đưa dây vào máy thu dây
  18. 17 1.2. Tời thu dây chính Đối với các tàu câu công nghiệp, dây chính là cước PA, là một đường liên tục từ đầu đến cuối vàng câu. Dây chính được thu và xếp đặt bằng tời thủy lực có tang thu và chứa dây. Khi thu câu, đầu dây chính được đưa vào tời qua bộ phận điều khiển hướng dây, bộ phận này sẽ xếp cho dây câu được cuốn đều trên tang thu dây theo thứ tự. Tời thu dây chính được điều khiển bằng tay trang có các chế độ thu dây, dừng, thả dây và điều chỉnh tốc độ quay nhanh, chậm. Hình 4.1.3. Tời thu dây chính 1.3. Vớt phao đầu vàng câu 1.3.1. Dò tìm phao đầu vàng câu Trước khi thu câu phải dò tìm đầu dây chính của vàng câu qua phao cờ hoặc phao radio đặt ở cuối vàng câu. Trường hợp không nhìn thấy các phao này thì dựa trên vị trí đánh dấu trên máy định vị khi kết thúc thả câu hoặc chức năng vẽ vết đường đi trên máy định vị hoặc xác định hướng trôi dạt của tàu trong quá trình ngâm câu. Các số liệu này được thể hiện trong nhật ký hàng hải. Trong quá trình dò tìm vàng câu, vừa sử dụng máy vô tuyến tầm phương vừa tích cực quan sát mặt biển. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như ống nhòm vào ban ngày, đèn pha vào ban đêm.
  19. 18 Hình 4.1.4. Dò tìm phao đầu vàng câu Nếu phát hiện được tín hiệu của phao radio đầu vàng câu thì tàu xác định hướng ngắm của phao và chạy tàu tới phao. Hướng chạy tàu là hướng ngắm của phao cộng với độ lệch là 50 để tránh chạy tàu băng qua vàng câu. Khi đi được nửa quãng đường đến phao, độ lệch này tăng lên là 100 . Tín hiệu của phao tăng dần, chứng tỏ tàu đang đến gần phao. Nếu tín hiệu yếu đi chứng tỏ tàu đang đi xa phao. Điểm giữa Hình 4.1.5. Dò tìm đầu vàng câu qua phao radio
  20. 19 1.3.2. Vớt phao đầu vàng câu Tàu tiếp cận phao với tốc độ chậm, phía dưới gió. Tác dụng của gió khống chế tàu không đè lên phao. Nếu tàu dừng phía trên gió có thể dẫn đến tình trạng tàu đè lên phao và vướng dây câu vào bánh lái, đáy tàu Hình 4.1.6. Tàu tiếp cận phao đầu vàng câu Khi tàu tiếp cận phao đầu vàng câu, thủy thủ số 1 dùng mỏ móc khấu để móc dây chính. Thủy thủ số 2 phối hợp với thủy 1 kéo các phao đầu vàng câu lên tàu, các bước công việc thực hiện như sau:
  21. 20 Bước 1. Chuẩn bị móc khấu: Móc khấu có cấu tạo như một cái neo có nhiều mỏ móc (hình 1 – 7) Khi sử dụng nối móc với một dây thừng tổng hợp ø 16 chiều dài 30 - 40m. Hình 4.1.7. Móc khấu Bước 2. Thả móc khấu vớt dây chính: Ném móc khấu qua dây chính, chờ cho móc khấu chìm rồi thu dây. Hình 4.1.8. Vớt phao đầu vàng câu Bước 3. Kéo phao lên boong: Công việc này do thủy thủ số 1 và 2 thực hiện. Sau khi thu phao, tháo các dây phao, chuẩn bị dây chính đưa vào máy thu. Hình 4.1.9. Kéo phao lên boong
  22. 21 2. Thu dây chính trên tàu câu thủ công 2.1. Bố trí nhân lực ` Nhân lực trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương thủ công thường được bố trí cho quá trình thu câu là 9 - 10 người. Tùy thuộc vào khả năng của từng thủy thủ mà phân công đúng vị trí, để việc thu câu được tiến hành thuận lợi. Vị trí của thủy thủ và phân công công việc như sau: Thủy thủ 01: - Vớt phao đầu vàng câu - Tháo liên lết giữa dây nhánh với dây chính chuyển cho vị trí 3, 4 - Quan sát dây câu, cá Thủy thủ 02: - Điều khiển máy thu dây - Tháo liên kết dây chính - Xếp dây chính vào giỏ Thủy thủ 03: - Hỗ trợ vị trí 1,2 - Chuyển dây nhánh cho các vị trí 4,5,6 - Thu dây nhánh Thủy thủ 04: - Thu dây nhánh lưỡi câu - Thu cá Thủy thủ 05: - Thu dây nhánh lưỡi câu - Thu cá Thủy thủ 06 - 07 - Thu dây phao, phao - Thu cá Thủy thủ 08 - 09: - Sửa chữa dây nhánh, dây chính - Thu và xử lý cá 2.2. Trình tự công việc thu dây chính Trình tự công việc thu dây chính được thực hiện như sau: - Thuyền trưởng điều khiển tốc độ tàu, hướng mũi tàu tiếp cận đầu vàng câu ở phía dưới gió để việc thu câu được tiến hành thuận lợi. Tốc độ tàu trung bình khi thu câu khoảng 3,6 hải lý/giờ; hướng mũi tàu hợp với hướng dây chính một góc từ 35 - 450.
  23. 22 Hình 4.1.10. Bố trí nhân lực thu câu trên tàu thủ công
  24. 23 - Thủy thủ 1: Dùng móc khấu vớt phao cờ, mở khoá liên kết giữa phao cờ với dây chính, chuyển phao cờ và đầu dây nhánh cho thủy thủ 3 và 4. - Thủy thủ 2: Tiếp nhận đầu dây chính và đưa vào máy tời để bắt đầu quá trình thu dây chính. Khi tốc độ thu dây chính quá nhanh hay các vị trí khác thao tác không kịp thì thuỷ thủ 2 giảm tốc độ thu dây của máy tời. - Thủy thủ 3: Hỗ trợ cho thủy thủ 1 và 2, tiếp nhận các dây nhánh và chuyển cho các vị trí phía sau. - Thủy thủ 4 và 5: Tiến hành thu dây thẻo, gỡ mồi còn lại trong lưỡi câu và xếp vào giỏ thẻo cho ngay ngắn theo thứ tự (lưỡi câu sẽ được móc vào dây đai trên thành giỏ thẻo). Nếu có cá mắc câu thì hai thủy thủ này ra hiệu cho thuyền trưởng giảm tốc độ tàu và nhanh chóng kéo cá vào mạn tàu. - Thủy thủ 6 và 7: Tiến hành thu dây ganh, phao ganh rồi xếp ngay ngắn vào túi lưới. Khi có cá mắc vào lưỡi câu , hai thủy thủ này nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ để thu cá lên boong tàu. - Thủy thủ 8 - 9: Tiến hành sửa chữa các dây thẻo bị hỏng hoặc bị đứt để bổ sung cho đủ vào giỏ thẻo. Hai thủy thủ này chuẩn bị các dụng cụ xử lý bảo quản khi có cá. Quá trình thu câu được tiến hành tuần tự theo các bước như trên cho đến khi thu hết vàng câu. Trong thời gian thu câu, thủy thủ luân phiên thay đổi vị trí cho nhau nhằm hạn chế làm việc quá sức. 3. Thu dây chính trên tàu câu công nghiệp 3.1. Bố trí nhân lực Tàu câu công nghiệp sử dụng tời thu và chứa dây chính, dây nhánh cũng được thu bằng máy thu dây nhánh do vậy công việc thu vàng câu nhẹ nhàng hơn so với tàu thủ công. Số lượng thuỷ thủ cần được bố trí cho quá trình thu câu khoảng 8 người, chia thành 2 ca làm việc. Mỗi ca có 4 thủy thủ gồm các vị trí sau: - Thủy thủ 01: Điều khiển máy tời thu dây chính, điều khiển đầu vào của dây chính, gỡ khóa kẹp dây nhánh chuyển cho thủy thủ số 2 và 3 - Thủy thủ 02: Thu và xếp đặt dây nhánh, thu cá - Thủy thủ 03: Thu và xếp đặt dây nhánh, thu cá - Thủy thủ 04: Xử lý cá và các công việc phụ trợ
  25. 24 Hình 4.1.11. Bố trí nhân lực thu câu trên tàu công nghiệp 3.2. Trình tự công việc thu dây chính trên tàu công nghiệp Trình tự tiến hành thu dây chính vàng câu cá ngừ đại dương của tàu câu công nghiệp có trang bị tời thu, chứa dây chính như sau: Thuỷ thủ 1: - Dùng móc khấu vớt đầu vàng câu, mở khoá liên kết và chuyển các phao đầu vàng câu cho thuỷ thủ 2 và 3 thu phao và xếp đặt - Phối hợp với các thủy thủ đưa đầu dây chính luồn qua các ròng rọc định hướng và liên kết dây chính với máy tời thu dây chính
  26. 25 Hình 4.1.12. Đưa đầu dây chính luồn qua ròng rọc hướng - Khi liên kết giữa đầu dây chính và tời thu dây thực hiện xong, công việc thu dây chính bắt đầu. Tốc độ thu dây chính được điều chỉnh phù hợp với tốc độ chuyển động của tàu. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người lái tàu và thủy thủ điều khiển máy tời. Một số tàu bố trí bảng điều khiển máy tời ở ngay bên cạnh vị trí số 1. Việc phối hợp tốc độ do một người điều khiển. Hình 4.1.13. Bảng điều khiển tốc độ máy tời thu dây
  27. 26 Vị trí tàu khi thu dây chính được điều khiển sao cho tàu ở phía dưới gió. Hướng đi của tàu hợp với hướng của dây chính một góc từ 35 – 450. Với vị trí này giúp cho thủy thủ quan sát được dây chính và dây nhánh một cách dễ dàng. Điều này cũng tránh được các sự cố như tàu đè dây chính, dây nhánh hoặc có thể làm mất cá do không phát hiện kịp thời. Hình 4.1.14. Vị trí tàu khi thu dây chính Thủy thủ số 1 vừa điều khiển tời thu dây chính vừa phối hợp điều chỉnh tốc độ tàu. Công việc này cũng bao gồm kiểm soát việc thu dây chính. Khi thu đến đoạn có dây nhánh, thủy thủ này giảm tốc độ thu dây chính, tháo móc kẹp dây nhánh, và chuyển đầu dây nhánh cho thủy phía sau.
  28. 27 Hình 4.1.15. Tháo móc kẹp dây nhánh Tay trái của thủy thủ số 1 điều khiển máy tời, tay phải thực hiện tháo móc kẹp dây nhánh. Khi thu dây chính, thủy thủ số 1 có thể kiểm soát được các trường hợp như có cá mắc câu, dây nhánh bị rối hoặc những sự cố dây chính. Thủy thủ này kịp thời giảm tốc độ hoặc dừng máy thu, thông báo cho các vị trí khác sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Quá trình thu câu được tiến hành tuần tự theo các bước như trên cho đến khi thu hết vàng câu. Trong thời gian thu câu, các thủy thủ có thể thay đổi vị trí để hạn chế làm việc quá sức. 4. Xếp dây chính khi thu 4.1. Xếp dây chính khi thu trên tàu thủ công - Dụng cụ thiết bị: + Máy thu dây chính + Giỏ đựng dây chính đặt bên dưới máy thu + Túi lưới đựng dây chính đặt trong giỏ, miệng túi lưới được kéo căng bao quang miệng giỏ, mỗi túi chứa 10 dây triên + Cây xiên để xâu các đầu dây chính đặt bên thành giỏ - Bố trí nhân lực: Công việc thu và xếp dây chính được thực hiện bởi thủy thủ thứ 2, đứng sau máy thu dây.
  29. 28 Hình 4.1.16. Xếp dây chính khi thu trên tàu thủ công - Công việc: Dây chính được thu bằng máy thu dây Thủy thủ số 1 điều khiển đầu vào của dây chính, tháo khóa kẹp hoặc mối liên kết dây nhánh đưa cho thủy thủ số 3 thu dây nhánh. Dây chính đi qua máy thu và đi vào túi lưới đặt trong giỏ. Thủy thủ số 2 xếp đặt dây chính cuộn tròn trong túi lưới. Tháo dây liên kết các đoạn dây chính, xâu đầu dây dây liên kết vào cây xiên theo thứ tự. Kiểm tra dây chính nếu phát hiện các dấu hiệu hư hỏng thì loại đoạn dây chính đó ra ngoài để sửa chữa, khi đầy túi lưới thì thay túi mới. Thủy thủ số 3 thu dây nhánh và chuyển tiếp dây nhánh cho các thủy thủ phía sau Công việc cứ tiến hành tuần tự cho đến khi hết vàng câu. 4.2. Xếp dây chính khi thu trên tàu công nghiệp Trên tàu câu cá ngừ công nghiệp, việc thu và chứa dây chính được thực hiện bằng máy tời. Dây chính được thu từ mạn phải tàu đi qua các ròng rọc hướng và vào máy tời. Thủy thủ điều khiển máy tời vừa thu dây vừa kiểm tra tình trạng dây, đánh dấu vị trí hư hỏng của dây chính để xử lý sau khi thu.
  30. 29 Hình 4.1.17. Xếp dây chính khi thu trên tàu công nghiệp B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Nêu chức năng của các máy thu dây chính? 2. Mô tả các vị trí công việc thu câu trên tàu thủ công? 3. Mô tả các vị trí công việc thu câu trên tàu công nghiệp? 4. Trình bày các bước công việc thu và xếp dây chính? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 4.1.1. Vận hành máy thu dây chính - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thu câu; hướng dẫn sử dụng máy thu dây chính - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây chính: 02 + Máy tời: 02 + Bao tay, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên / nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên thao tác mẫu trên máy, nhắc nhở về an toàn khi sử dụng máy. Phân công học viên thực hành theo danh sách mỗi nhóm trên 1 tàu
  31. 30 + Vận hành máy thu dây chính: 1 giờ + Vận hành tời thu dây: 1 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Vận hành được máy thu dây chính + Vận hành được tời thu dây chính 2.2. Bài thực hành 4.1.2. Vớt dây câu chính, đưa dây chính vào máy thu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thu câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây chính, máy tời + Vàng câu: 02 bộ + Khấu vớt phao đầu vàng câu, bao tay, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện: - Giáo viên thao tác mẫu, nhắc nhở về an toànkhi vớt phao. Phân công học viên thực hành theo danh sách mỗi nhóm trên 1 tàu + Chia lớp thành 2 nhóm15 – 18 học viên / nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Thả 1/10 vàng câu: 1 giờ + Thực hiện công việc vớt phao đầu vàng câu: 1 giờ + Thu và xếp dây chính: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Vớt dây câu chính đúng kỹ thuật + Thu và xếp dây chính đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian và an toàn C. Ghi nhớ: - Tàu tiếp cận phao với tốc độ chậm, phía dưới gió. Tác dụng của gió khống chế tàu không đè lên phao. - Tàu câu công nghiệp sử dụng tời thu và chứa dây chính, dây nhánh cũng được thu bằng máy thu dây nhánh do vậy công việc thu vàng câu nhẹ nhàng hơn so với tàu thủ công
  32. 31 Bài 2: XỬ LÝ DÂY CHÍNH SAU KHI THU Mã bài: MĐ 04 - 02 Mục tiêu: - Trình bày được những hư hỏng dây chính và biện pháp xử lý - Các bước công việc xử lý những hư hỏng dây chính - Xếp đặt và bảo quản dây chính trên tàu - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức tuân thủ các mệnh lệnh của thuyền trưởng A. Nội dung: 1. Xử lý dây chính trên tàu câu thủ công 1.1. Dụng cụ thiết bị xử lý dây câu: - Dây chính thay thế Hình 4.2.1. Dây cước Polyamit - Dây liên kết Hình 3.2.2. Dây tết Polypropylen - Dây thừng Hình 4.2.3. Dây thừng polyetylen
  33. 32 - Khóa xoay Hình 4.2.4. Các loại khóa xoay - Dùi chầu dây Hình 4.2.5. Các loại dùi chầu dây - Ống lót dây Hình 4.2.6. Ống nhựa - Ống nhôm khóa đầu dây Hình 4.2.7. Ống nhôm
  34. 33 - Kìm bấm ống nhôm đầu dây Hình 4.2.8. Kìm bấm ống nhôm - Bàn dập ống nhôm khóa đầu dây Hình 4.2.9. Bàn dập ống nhôm - Dụng cụ cắt dây a) b) c) d) Hình 4.2.10. Dụng cụ cắt dây a) Kìm cắt cước; b) Kìm cắt cáp b) Kéo cắt dây; d) Kìm 1.2. Những hư hỏng dây chính và biện pháp xử lý - Dây chính bị mòn hoặc đứt: Dây chính bị mòn hoặc đứt trong quá trình làm việc. Trường hợp dây chính đã mòn quá 10% không đảm bảo chịu lực thì thay thế bằng dây mới. Trường hợp chất lượng dây còn tốt nhưng bị đứt có thể nối dây để tiếp tục sử dụng.
  35. 34 Một số loại nút nối dây chính: + Nút nối dây blood thường sử dụng để nối hai đoạn dây chính có cùng đường kính. Loại nút này rất tốt cho các loại dây cước, nút làm cho dây không bị tuột và khả năng chịu lực bằng 85 – 90% lực đứt của dây chính. Các bước nối dây được thực hiện như hình 2 – 3. Bước 1. Hình 4.2.11. Bắt chéo hai đầu dây Bước 2. Hình 4.2.12. Xoắn hai đầu dây 8 - 9 vòng Bước 3. Hình 4.2.13. Xuyên hai đầu dây ngược nhau tại khuyết trung tâm Bước 4.
  36. 35 Hình 4.2.14. Kéo nhẹ hai đầu dây Bước 5. Hình 4.2.15. Xiết mạnh hai đầu dây + Nút nối dây “ xích chó” thường sử dụng khi nối cước câu có đường kính nhỏ hơn 0.3mm, loại nút này chắc chắn, khi thắt nút xong 2 đường dây câu song song nhau. Các bước thực hiện nút dây như sau: Bước 1. Hình 4.2.16. Quấn đầu dây này quanh đầu dây kia Bước 2. Hình 4.2.17. Xuyên đầu dây vào trong vòng nút
  37. 36 Bước 3. Hình 4.2.18. Quấn từ 4 – 5 vòng Bước 4. Hình 4.2.19. Xiết nhẹ đầu dây làm cho đầu dây này quấn quanh đầu dây kia Bước 5. Hình 4.2.20. Xiết mạnh hai đầu dây - Đầu liên kết dây chính có thể bị đứt hoặc mòn: Đầu liên kết dây chính có thể bị đứt hoặc mòn, phát hiện và xử lý thay thế là công việc thường xuyên trên tàu câu. Các bước thực hiện như sau: + Cắt đầu dây liên kết bị hư ra khỏi dây chính + Gắn khóa xoay với đầu dây chính bằng vòng khuyên hoặc nút thắt dây + Gắn dây tết với khóa xoay bằng cách chầu dây tết
  38. 37 Hình 4.2.21. Thay đầu dây liên kết bằng chầu dây tết 2. Xử lý dây chính trên tàu công nghiệp Trên tàu câu công nghiệp dây chính của vàng câu là dây cước liên tục được chứa trong tang máy tời. Các hư hỏng chủ yếu của dây chính là đứt hoặc mòn dây. Biện pháp xử lý đối với dây chính là thay đoạn dây mới hoặc cắt bỏ đoạn dây hỏng và kết nối dây chính. Hình thức kết nối có thể bằng nút dây hoặc bằng nút dây kết hợp với khóa xoay. Hình 4.2.22. Nối dây bằng nút trượt 3. Xếp đặt và bảo quản dây chính trên tàu 3.1. Xếp đặt dây chính trên tàu
  39. 38 Trên tàu thủ công túi đựng dây chính là các bao lưới. Mỗi túi có lượng chứa 10 dây triên. Mỗi dây triên có chiều dài 50 – 55m toàn bộ vàng câu có 800 dây triên đựng trong 10 túi. Sau khi khai thác các túi dây chính được đựng trong giỏ tre và xếp đặt theo thứ tự vào hầm chứa ngư cụ. Đối với tàu câu công nghiệp, dây câu được chứa trong tang tời. Hình 4.2.23. Xếp đặt dây chính trên tàu thủ công 3.2. Bảo quản dây chính trên tàu - Sau thời gian đánh bắt vàng câu phải được rửa sạch bằng nước ngọt, sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng, để khô ráo. - Các khóa xoay đầu dây liên kết phải được tẩm dầu chống sét. - Các giỏ đựng dây chính phải để ở nơi râm mát, thoáng gió. - Máy tời chứa dây chính phải có mái che tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào tang chứa dây B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày những hư hỏng dây chính và biện pháp xử lý? 2. Trình bày các công việc xếp đặt và bảo quản dây chính sau khi thu? 2. Bài tập thực hành
  40. 39 2.1. Bài thực hành 4.2.1. Xử lý dây chính - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thu câu. - Dụng cụ, thiết bị: + Dây chính: 02 bộ + Dây chính thay thế0: 2 bộ + Dây liên kết: 02 cuộn + Dây thừng: 02 cuộn + Khóa xoay: 02 hộp + Dùi chầu dây: 02 bộ + Ống lót dây: 02 bó + Ống nhôm khóa đầu dây: 02 hộp + Kìm bấm ống nhôm đầu dây: 10 cái + Kéo cắt dây: 10 cái + Bàn dập ống nhôm khóa đầu dây: 02 cái - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 5 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ Giáo viên thao tác mẫu sau đó phân công nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện + Thay mới dây chính: 1 giờ + Nối dây chính: 1 giờ + Chầu khuyết dây, lắp khóa xoay: 1 giờ - Thời gian: 4giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả sau thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Xử lý hư hỏng của dây chính đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian 2.2. Bài thực hành 4.2.2. Xếp đặt dây chính trên tàu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu câu thủ công, 01 tàu câu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình Thu câu. - Dụng cụ, thiết bị: + Vàng câu thủ công: 02 bộ + Vàng câu công nghiệp: 02 bộ
  41. 40 - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Xếp đặt và bảo quản dây chính trên tàu câu thủ công: 1 giờ + Xếp đặt và bảo quản dây chính trên tàu công nghiệp: 1 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Kiểm tra kết quả sau thực hành của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Xếp đặt dây chính vào nơi chứa đúng kỹ thuật + Bảo quản dây chính trên tàu đạt yêu cầu C. Ghi nhớ: - Kiểm tra dây chính khi thu, nếu phát hiện các dấu hiệu hư hỏng thì loại đoạn dây chính đó ra ngoài để sửa chữa. - Các hư hỏng chủ yếu của dây chính là đứt hoặc mòn dây. Biện pháp xử lý đối với dây chính là thay đoạn dây mới hoặc cắt bỏ đoạn dây hỏng và kết nối dây chính
  42. 41 Bài 3. THU DÂY NHÁNH CÂU Mã bài: MĐ 04 - 03 Mục tiêu: - Mô tả được hoạt động của máy thu dây nhánh - Thực hiện thu và xếp dây nhánh trên tàu câu thủ công và tàu câu công nghiệp - Trình bày được một số hư hỏng thường gặp của dây nhánh và biện pháp xử lý - Xử lý được các hư hỏng của dây nhánh - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận trong công việc Nội dung: 1. Chuẩn bị thu dây nhánh câu 1.1. Máy thu dây nhánh câu Máy thu dây nhánh được truyền động bằng động cơ thủy lực. Máy có 3 bộ phận chính: - Tang tời: là bộ phận thu và chứa dây - Trục vít là bộ phận hướng dây đi vào tang tời, xếp dây theo thứ tự - Tay gạt là bộ phận điều khiển tốc độ quay, hướng quay và dừng tời 1 2 3 Hình 4.3.1. Máy thu dây nhánh 1. Tang tời 2. Trục vít hướng dây 3. Tay gạt điều khiển 1.2. Các bước thực hiện công việc thu dây nhánh
  43. 42 Hình 4.3. 2. Sử dụng máy thu dây nhánh Khi thu dây nhánh các bước công việc được thực hiện như sau: - Đặt đầu dây nhánh vào máy bằng cách gài đầu dây vào khe của tang tời và rãnh dưới cùng của trục vít - Điều khiển tay gạt cho tang tời cuộn dây nhánh - Trục vít hướng và xếp đặt dây vào tang theo thứ tự từ thấp lên cao - Dừng máy khi thu đến đoạn cáp cách lưỡi câu từ 1.2 – 1.5m - Tháo cuộn dây nhánh khỏi tang tời - Quấn đoạn có lưỡi câu bằng tay - Móc lưỡi câu vào đuôi khóa kẹp - Xếp cuộn dây nhánh vào thùng và móc khóa kẹp lên giá theo thứ tự 2. Thu dây nhánh câu trên tàu thủ công Trên các tàu câu thủ công việc thu dây nhánh được thực hiện khá đơn giản. Thủy thủ số 4 nhận dây nhánh có lưỡi câu từ thủy thủ số 3. Trường hợp không có cá thủy thủ này khoanh dây nhánh bằng tay, đến gần lưỡi câu thủy thủ này gỡ bỏ mồi câu, móc lưỡi câu vào vị trí móc lưỡi trên thành miệng của giỏ tre đựng dây nhánh. Đầu dây liên kết của dây nhánh được xâu vào cây xiên đặt bên thành giỏ, công việc này cũng được thủy thủ số 5 tiến hành. Các dây nhánh luân phiên được hai thủy thủ này tiếp nhận khoanh tròn và xếp đặt vào giỏ. Trường hợp dây nhánh câu bị hư hỏng thì chuyển ra ngoài cho vị trí số 8 và 9 xử lý.
  44. 43 Thu dây nhánh câu là việc đòi hỏi nhanh và cẩn thận vì lưỡi câu rất sắc bén. Thủy thủ làm công việc này phải liên tục quan sát dây câu và lưỡi câu từ xa. Trường hợp mồi câu còn tốt có thể sử dụng lại thì thủy thủ này gỡ mồi câu bỏ vào khay bảo quản để dùng cho mẻ câu kế tiếp. Hình 4.3.3. Thu dây nhánh câu bằng tay 3. Thu dây nhánh câu trên tàu công nghiệp Thu dây nhánh trên các tàu câu công nghiệp được thực hiện bằng máy, trình tự công việc như sau: - Thủy thủ số 1 tháo móc kẹp dây nhánh tách khỏi dây chính và chuyển cho thủy thủ số 2 và 3 - Thủy thủ số 2 và 3 luân phiên nhận dây nhánh từ thủy thủ số 1, sử dụng máy để thu dây nhánh và xếp đặt vào thùng của mình - Trường hợp có cá thủy thủ số 4 phối hợp với thủy thủ số 2 và 3 làm nhiệm vụ bắt cá chuyển lên boong. Thủy thủ số 4 xử lý cá.
  45. 44 Hình 4.3.4. Xếp dây nhánh vào thùng trên tàu công nghiệp 4. Xử lý dây nhánh câu 4.1. Một số hư hỏng thường gặp: Kết cấu của dây nhánh thường chia thành 3 đoạn chính: Đoạn 1: Vật liệu là dây thừng, cũng có khi sử dụng dây tết. Đoạn 1 liên kết với móc kẹp và đoạn 2 bằng cách chầu nối với khóa xoay Đoạn 2: Vật liệu là cước PA liên kết với đoạn 3 là khuyết đầu dây, nút dẹt Đoạn 3: Vật liệu là dây cáp hoặc cước PA, liên kết với lưỡi câu bằng khuyết và vòng khuyên lưỡi câu. Một số hư hỏng thường gặp đối với dây nhánh là những trường hợp sau: - Đứt dây nhánh - Khóa xoay hỏng - Dây cáp bị cong, rối - Lưỡi câu bị hỏng hoặc mất lưỡi câu
  46. 45 5 2 1 3 4 Hình 4.3.5. Kết cấu dây nhánh câu 1. Đoạn 1 ; 2. Đoạn 2 ; 3. Đoạn 3 ; 4. Lưỡi câu ; 5. Móc kẹp 4.2. Xử lý dây nhánh câu
  47. 46 - Thay thế dây nhánh Trường hợp dây nhánh bị đứt thì thay thế bằng một dây nhánh có kết cấu tương tự hoặc có thể thay thế các đoạn bị mất. Hình 4.3.6. Dây nhánh câu - Thay thế khóa xoay Thay khóa xoay mới nếu khóa xoay cũ bị hỏng bằng cách chầu dây hoặc tạo khuyết đầu dây với khóa xoay Hình 4.3.7. Lắp khóa xoay - Thay thế đoạn dây liên kết mới bằng tạo khuyết đầu dây Hình 4.3.8. Tạo khuyết đầu dây nhánh
  48. 47 - Thay thế móc kẹp Chọn móc kẹp đúng loại để thay thế. Móc kẹp sử dụng cho dây chính là dây thừng có hàm lớn hơn rất nhiều so với móc kẹp sử dụng dây chính là cước PA Hình 4.3.9. Các loại móc kẹp - Liên kết các đoạn dây nhánh bằng nút dẹt Hình 4.3.10. Nút dẹt - Thay thế lưỡi câu mới trong trường hợp lưỡi câu đứt hoặc cong vênh bằng cách dùng ống nhôm và kìm bấm hoặc bàn dập tạo khuyết đầu dây. Hình 4.3.11. Thay lưỡi câu
  49. 48 5. Xếp đặt dây nhánh trên tàu 5.1. Xếp đặt dây nhánh trên tàu câu thủ công Các dây nhánh sau khi thu được xếp đặt trong giỏ tre kích thước giỏ d = 0.8m; cao 0.9m. Lưỡi câu được móc theo thứ tự trên miệng giỏ, đầu liên kết dây nhánh được xâu thứ thự vào cây xiên đặt trên miệng giỏ. Mỗi giỏ đựng 200 – 300 dây nhánh. Toàn bộ vàng câu đặt trong 3 – 4 giỏ sau đó xếp đặt vào hầm chứa ngư cụ. Hình 4.3.12. Lưỡi câu được móc trên miệng giỏ 5.2. Xếp đặt dây nhánh trên tàu câu công nghiệp Dây nhánh được xếp đặt vào thùng chứa dây nhánh hoặc các rổ nhựa chuyên dụng. Lưỡi câu được móc vào đuôi của móc kẹp. Các thùng đựng dây nhánh, lưỡi câu được chuyển và xếp đặt gọn gàng vào kho ở phía đuôi tàu. Hình 4.3.13. Sắp xếp dây nhánh, móc kẹp, lưỡi câu
  50. 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Mô tả hoạt động của máy thu dây nhánh? 2. Mô tả các bước công việc thu dây nhánh trên tàu thủ công và tàu công nghiệp? 3. Trình bày một số hư hỏng thường gặp của dây nhánh và biện pháp xử lý? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 4.3.1. Thu dây nhánh câu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây nhánh câu: 02 cái + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Vận hành máy thu dây nhánh: 1 giờ + Thu dây nhánh tàu thủ công: 1 giờ + Thu dây nhánh tàu công nghiệp: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng học viên - Kết quả cần đạt được: + Vận hành máy thu dây nhánh + Thu dây nhánh tàu thủ công đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn + Thu dây nhánh tàu công nghiệp đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn 2.2. Bài thực hành 4.3.2. Xử lý và xếp đặt dây nhánh câu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị:
  51. 50 + Vàng câu: 02 bộ + Dây nhánh thay thế + Dây liên kết + Dây thừng + Khóa xoay + Dùi chầu dây + Ống lót dây + Ống nhôm khóa đầu dây + Kìm bấm ống nhôm đầu dây + Dụng cụ cắt dây + Bàn dập ống nhôm khóa đầu dây - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 5 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Xử lý dây nhánh bị hư hỏng: 1 giờ + Xếp đặt dây nhánh tàu thủ công: 0.5 giờ + Xếp đặt dây nhánh tàu công nghiệp: 0.5 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng học viên - Kết quả cần đạt được: + Xử lý được dây nhánh bị hư hỏng đúng kỹ thuật + Xếp đặt dây trên tàu đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Thu dây nhánh câu là việc đòi hỏi nhanh và cẩn thận vì lưỡi câu rất sắc bén. Thủy thủ làm công việc này phải liên tục quan sát dây câu và lưỡi câu từ xa. - Dây nhánh thường có kết cấu từ 3 đoạn dây. Tùy theo mức độ hư hỏng có thể thay thế từng đoạn hoặc thay toàn bộ nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của dây.
  52. 51 Bài 4. THU DÂY PHAO, THU PHAO Mã bài: MĐ 04 - 04 Mục tiêu: - Mô tả được các bước công việc thu dây phao, thu phao trên tàu câu thủ công và công nghiệp - Biết các bước công việc xếp đặt phao trên tàu câu thủ công và công nghiệp - Thực hiện được công việc thu dây phao, thu phao trên tàu câu thủ công và công nghiệp A. Nội dung: 1. Thu dây phao Khi thu câu, dây phao xuất hiện đồng thời với dây nhánh câu. Các công việc thực hiện như sau: - Thủy thủ số 1 gỡ liên kết phao ra khỏi dây chính và chuyển cho thủy thủ số 3. - Thủy thủ số 3 chuyển đầu dây phao cho thủy thủ số 4 hoặc 5 thu phao. Thu dây phao đòi hỏi thủy thủ phải nhanh nhẹn, nhanh chóng tách dây phao ra khỏi khu vực thu dây nhánh câu. 2. Thu phao 2.1. Thu phao trên tàu thủ công Khi tiếp nhận dây phao, thủy thủ số 5 nhanh chóng vừa thu vừa khoanh dây phao. Khi bắt được phao thủy thủ này thả khoanh dây xuống sàn tàu và bắt đầu quấn dây vào phao. Hình 4.4.1. Quấn dây ganh vào phao
  53. 52 Kết thúc quấn dây, đầu dây được gài chặt vào thân phao sau đó chuyển cho thủy thủ thứ 4 xếp vào bao lưới đặt ở giữa tàu. Trường hợp phao nặng như phao cờ, phao ra dio cần có sự trợ giúp của thủy thủ số 6. Phao tròn và phao cờ có dây ganh là dây thừng. Khi thu phao thủy thủ vừa kéo vừa khoanh dây. Kết thúc quá trình thu, khoanh dây được xếp gọn cùng với phao và đặt trên giá phao. Hình 4.4.2. Phao ganh sau khi thu 2.2. Thu phao trên tàu công nghiệp Trên tàu câu công nghiệp, phao ganh được sử dụng là phao tròn. Ngoài ra trên vàng câu còn sử dụng các loại phao radio, phao cờ Khi thu câu, thủy thủ số 1 tháo móc kẹp đầu dây phao ra khỏi dây chính chuyển cho thủy thủ số 3 hoặc 4 làm nhiệm vụ thu phao. Thủy thủ này vừa thu vừa khoanh dây sau đó xếp gọn dây và phao vào trong khay đựng phao. Trường hợp phao radio và phao cờ thì có sự giúp sức của thủy thủ hỗ trợ. Hình 4.4.3. Thu phao trên tàu công nghiệp
  54. 53 3. Xếp đặt phao trên tàu Xếp phao vào nơi quy định thường được tiến hành ngay khi kết thúc thu câu. Công việc này cũng có thể được thực hiện khi đang thu câu bởi các thủy thủ hỗ trợ. Phao thường cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích mặt boong. Xếp đặt phao có thứ tự, gọn gàng cũng đồng thời là công tác chuẩn bị cho mẻ câu kế tiếp. Đối với các tàu câu thủ công phao được đựng trong các túi lưới lớn. Kết thúc công việc phao được chuyển về hầm chứa ngư cụ hoặc xếp trên nóc cabin tàu, có chằng buộc đảm bảo an toàn. Hình 4.4.4. Tàu câu cá ngừ đại dương Đối với các tàu công nghiệp phao được xếp gọn gàng vào các khay chứa phao. Kết thúc công việc các khay phao được xếp đặt có thứ tự tại kho chứa phao ở phía đuôi tàu, thuận lợi cho việc lấy phao trong quá trình thả. Các loại phao khác như phao cờ, phao radio được tắt nguồn điện và đặt thứ tự trên giá ở phía sau tàu.
  55. 54 Hình 4.4.5. Xếp đặt phao radio trên tàu công nghiệp B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày các bước công việc thu dây phao, thu phao trên tàu câu thủ công 2. Trình bày các bước công việc thu dây phao, thu phao trên tàu câu công nghiệp 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 4.4.1. Thu dây phao, thu phao - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu ; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây nhánh + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Vận hành máy thu dây nhánh: 1 giờ + Thu dây phao, thu phao trên tàu thủ công: 1 giờ
  56. 55 + Thu dây phao, thu phao trên tàu công nghiệp: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Thu dây phao, thu phao đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn 2.2. Bài thực hành 4.4.2. Xếp đặt phao trên tàu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu ; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. - Dụng cụ, thiết bị: + Vàng câu: 02 bộ - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Thực hiện xếp phao, dây phao trên tàu thủ công: 1 giờ + Thực hiện xếp phao, dây phao trên tàu công nghiệp: 1 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: Xếp đặt phao, dây phao đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Thu dây phao đòi hỏi thủy thủ phải nhanh nhẹn, nhanh chóng tách dây phao ra khỏi khu vực thu dây nhánh câu. - Phao được xếp có thứ tự gọn gàng, thuận lợi cho việc lấy phao trong quá trình thả. Các loại phao cờ, phao radio được tắt nguồn điện và đặt thứ tự trên giá.
  57. 56 Bài 5: XỬ LÝ PHAO, DÂY PHAO Mã bài: MĐ 04 - 05 Mục tiêu: - Biết các bước công việc kiểm tra phao và dây phao - Trình bày được những hư hỏng của phao và dây phao và biện pháp xử lý - Hiểu được tác dụng của việc điều chỉnh phao và dây phao - Thực hiện được kiểm tra phao và dây phao - Xử lý những hư hỏng của phao và dây phao đạt yêu cầu kỹ thuật B. Nội dung: 4. Xử lý phao, dây phao 4.1. Kiểm tra phao Công tác kiểm tra phao được tiến hành đồng thời khi thu phao. Phao phải giữ được hình dáng tự nhiên không bị biến dạng, móp méo. Phao không có vết nứt hay bị ngấm nước, đảm bảo lực nổi cho vàng câu khi hoạt động trên biển. Các loại phao radio, phao đèn phải đảm bảo kín nước, năng lượng cung cấp cho phao như pin, bình ắc quy đầy đủ, hoạt động liên tục trong quá trình đánh bắt của vàng câu. a) b) c) Hình 4.5.1. Một số loại phao sử dụng trong vàng câu a). Phao 2 quai đối xứng ; b) phao 2 quai thường; c) Phao có lỗ xuyên tâm 4.2. Kiểm tra dây phao Dây phao phải đảm bảo độ bền, các thiết bị lắp ráp như móc kẹp, khóa xoay hoạt động tốt. Việc kiểm tra dây phao được tiến hành đồng thời trong
  58. 57 quá trình thu dây. Thủy thủ thu phao kịp thời phát hiện và loại trừ các dây phao bị khuyết tật, hư hỏng để kịp thời thay thế. Hình 4.5.2. Dây phao sử dụng trên tàu câu công nghiệp 4.3. Xử lý phao, dây phao 4.3.1. Xử lý phao - Xử lý các loại phao thông thường Phao thông thường là các loại phao có sẵn trên thị trường. Trên các tàu cá thường chuẩn bị một số phao dự trữ khoảng 10% nhằm thay thế các phao bị đứt hoặc các phao hư hỏng. Hình 4.5.3. Phao tròn
  59. 58 - Xử lý phao radio Phao radio hoạt động nhờ năng lượng của pin hoặc bình ắc quy. Sau một thời gian hoạt động năng lượng pin hay bình bị yếu đi cần phải thay thế bằng pin hoặc bình mới. Khi pin yếu cần mở nắp của phao tháo bỏ pin cũ và thay bằng pin mới. Khi tháo phao cần kiểm tra dây dẫn điện, đảm bảo các cực tiếp xúc tốt loại trừ độ ẩm bên trong phao, lau khô và làm sạch hộc chứa pin. Hình 4.5.4. Thay bình ắc quy hoặc pin phao radio Chú ý khi lắp phao radio cần phải thực hiện như sau: + Bên trong hộc chứa bình ắc quy hoặc bộ pin, tất cả các thiết bị nối với máy phát cần được phun một lớp silicone( keo) chống thấm. + Các bu lông và khe hở nắp ngoài phao cũng được phun keo chống thấm. + Kiểm tra quấn băng keo hoặc phun keo chống thấm tại các khớp an ten. + Kiểm tra đầu an ten không bị bao phủ bởi các vật cản. Đầu an ten là nơi mà các tín hiệu vô tuyến được truyền đi. Nếu bị bao phủ hoặc bị hư hỏng, phao có thể không làm việc. + Kiểm tra dây phao, thay thế dây, phụ tùng hư hỏng - Xử lý phao đèn
  60. 59 Hình 4.5.5. Các loại phao đèn Phao đèn sử dụng để kiểm soát vàng câu vào ban đêm. Cổ phao được sơn dạ quang phản xạ mạnh ánh sáng đèn pha. Trên đỉnh phao là đèn tín hiệu nhấp nháy chu kỳ 1.5 giây. Phao đèn sử dụng năng lượng pin 1.5V thời lượng sử dụng từ 20 – 25 ngày. Trên các tàu câu cá ngừ thường sử dung phao đèn có các thông số kỹ thuật như sau: Bảng 5 - 1 các thông số kỹ thuật phao đèn Ký hiệu Đặc Cỡ Trọng Loại pin Thời hạn sử Chớp Độ sâu điểm (M/M) lượng dụng pin nháy áp lực TOP DM SK-100LP 230 340g 20 ngày 1.5" 30M LIGHT 1.5V×1 FLOAT SK-200LF LIGHT 650 4Kg 1.5V×2 23 ngày 1.5" 30M Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp xử lý + Phao bị nứt, vỡ: Thay phao mới + Đèn, tín hiệu yếu: Kiểm tra thay pin, làm sạch, kín nước ổ pin + Dây mòn: Thay dây 4.3.2. Xử lý dây phao Dây phao thường có các bộ phận: Dây thừng, khuyết đầu dây, khóa xoay và móc kẹp. Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp xử lý là:
  61. 60 - Thay dây phao Trường hợp dây phao mòn quá 10% Thì thay dây mới Hình 4.5.6. Dây phao - Mòn khuyết đầu dây: Chầu khuyết mới Hình 4.5.7. Khuyết dầu dây - Hỏng móc kẹp, khóa xoay: Thay mới Hình 4.5.8. Móc kẹp, khóa xoay, phao 5. Điều chỉnh phao và dây phao Điều chỉnh phao và dây phao có ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu làm việc của lưỡi câu, do vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt. Việc thay thế va điều chỉnh phao và dây phao cần phải tuân thủ các yêu cầu của thuyền trưởng hoặc kỹ thuật viên đảm bảo cho lưỡi câu có được độ sâu đánh bắt thích hợp.
  62. 61 Tùy theo đối tượng và thời điểm đánh bắt người ta điều chỉnh bố trí phao và dây phao để lưỡi câu có độ sâu đánh bắt phù hợp. Vàng câu thủ công có đặc điểm là cứ mỗi lưỡi câu có một dây ganh, nên độ sâu làm việc của lưỡi câu đồng đều và nằm trong khoảng 50 - 70m. Cách bố trí phao này thích hợp với vàng câu thả vào ban đêm, lúc cá ngừ nổi lên săn mồi gần mặt nước. Việc điều chỉnh phao và dây phao phải dựa vào kết quả đạt được sau khi thu câu. Hình 4.5.9. Độ sâu làm việc của lưỡi câu đồng đều Vàng câu trên tàu câu công nghiệp có khoảng cách giữa 2 dây ganh liên tiếp từ 180 – 600, tạo nên độ võng lớn. Do vậy độ sâu làm việc của lưỡi câu không đồng đều, thay đổi từ 50m đến khoảng 200m và hơn nữa. Điều này phù hợp với tập tính cá ngừ đại dương vào ban ngày cá lặn ở độ sâu 200 - 300m. Vàng câu có độ võng lớn có thể làm việc cả ban đêm và ban ngày. Tuy nhiên, xác suất lưỡi câu bắt gặp cá ngừ trên cùng một tầng nước lại ít hơn. Hình 4.5.10. Độ sâu làm việc của lưỡi câu không đều B. Câu hỏi và bài tập thực hành
  63. 62 1. Câu hỏi 1. Trình bày các bước công việc kiểm tra phao và dây phao? 2. Trình bày những hư hỏng của phao, dây phao và biện pháp xử lý? 3. Trình bày tác dụng của điều chỉnh phao và dây phao? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 4.5.1. Xử lý phao - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu. + Dụng cụ, thiết bị: + Vàng câu: 02 bộ + Dụng cụ tháo mở phao, vật liệu thay thế + Các loại phao ganh, phao tròn thay thế - Tổ chức thực hiện: chia lớp thành 5 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Kiểm tra phao và thay phao: 1 giờ + Xử lý những hư hỏng của phao radio: 1 giờ + Xử lý những hư hỏng của phao đèn: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Kiểm tra phao và thay phao đạt yêu cầu kỹ thuật + Xử lý được những hư hỏng của phao radio + Xử lý được những hư hỏng của phao đèn 2.2. Bài thực hành 4.5.2. Xử lý dây phao - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu. - Dụng cụ, thiết bị: - + Vàng câu: 02 bộ - + Dây phao thay thế - + Dây liên kết - + Dây thừng - + Khóa xoay
  64. 63 - + Dùi chầu dây - + Ống lót dây - + Ống nhôm khóa đầu dây - + Kìm bấm ống nhôm đầu dây - + Dụng cụ cắt dây - + Bàn dập ống nhôm khóa đầu dây - Tổ chức thực hiện: chia lớp thành 5 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Xử lý những hư hỏng của phao và dây phao: 1 giờ + Điều chỉnh dây phao: 1 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Xử lý được dây phao bị hư hỏng đạt yêu cầu kỹ thuật + Điều chỉnh dây phao đạt yêu cầu kỹ thuật D. Ghi nhớ: - Phao được xếp có thứ tự gọn gàng, thuận lợi cho việc lấy phao trong quá trình thả. Các loại phao cờ, phao radio được tắt nguồn điện và đặt thứ tự trên giá. - Phao phải giữ được hình dáng tự nhiên không bị biến dạng, móp méo. Phao không có vết nứt hay bị ngấm nước, đảm bảo lực nổi cho vàng câu khi hoạt động trên biển - Điều chỉnh phao và dây phao có ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu làm việc của lưỡi câu, do vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt. Bài 6. BẮT CÁ LÊN BOONG
  65. 64 Mã bài: MĐ 04 - 06 Mục tiêu: - Liệt kê được tên và công dụng của một số dung cụ bắt cá - Hiểu được các bước công việc thu dây nhánh câu có cá và bắt cá lên boong - Thực hiện được công việc chuyển dây nhánh câu có cá và bắt cá lên boong, gỡ lưỡi câu đúng kỹ thuật. - Rèn luyện ý thức tuân thủ mệnh lệnh thuyền trưởng, tính cẩn thận trong công việc A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ bắt cá Trước khi thu câu trên boong phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc bắt cá gồm mỏ móc, móc chụp đầu cá, chày đập cá, bao hoặc đệm lót cá, bao tay - Mỏ móc: Mỏ móc sử dụng trên tàu câu có nhiều cỡ dài ngắn khác nhau. Mỏ móc được gắn vào đầu cây sào bằng tre hoặc gỗ chiều dài phù hợp với chiều cao mặt boong tàu thuận lợi cho việc bắt cá. Thông thường, ngư dân sử dụng các cây tre có chiều dài từ 2 – 3m đường kính 4 – 6cm làm cán móc. Mỏ móc thường được rèn từ thép không gỉ để đủ độ bền và hạn chế hư hại sản phẩm. a)
  66. 65 b) Hình 4.6.1. Mỏ móc a) Mỏ móc trên tàu công nghiệp; b) Mỏ móc thường - Móc chụp: Móc chụp được sử dụng khi bắt cá có trọng lượng lớn. Đuôi móc chụp được gắn với dây thừng. Thân móc chụp và mỏ móc làm bằng thép không gỉ. Khi sử dụng móc chụp được gắn với dây nhánh, thả rơi mạnh theo đường dây nhánh kéo căng với đầu cá nhô lên khỏi mặt nước. Dưới tác dụng của trọng lượng móc chụp, các đầu móc ôm chặt lấy đầu cá. Khi kéo lên các móc nhọn ép chặt xuyên vào đầu cá. Hình 4.6.2. Móc chụp đầu cá - Chày đập cá: Chày đập cá được làm bằng nhôm hoặc chày gỗ. Chày có kích thước đường kính từ 4 – 6cm, chiều dài từ 0.6 – 0.8m . Chày được sử dụng để đập cho cá bất tỉnh trước khi kéo cá lên boong
  67. 66 Hình 4.6.3. Chày đập cá - Bao tay: Bao tay phải được trang bị đầy đủ cho các thủy thủ. Bao tay có thể bằng cao su hoặc vải dày nhưng có nhiều cỡ để phù hợp với người sử dụng. Hình 4.6.4. Bao tay 2. Thu dây nhánh câu có cá
  68. 67 Hình 4.6.5. Kéo nhẹ dây câu Khi phát hiện có cá công việc thực hiện như sau: - Thủy thủ 1 nhanh chóng bắt dây nhánh chuyển cho thủy thủ số 4 làm nhiệm vụ giữ dây câu, hỗ trợ bắt cá. - Thủy thủ số 4 thu và giữ dầu dây ganh. - Thủy thủ số 5 thu dây câu kéo sát cá về mạn tàu. Nếu cá còn khỏe mạnh phải nương dây câu để cá không bị tuột, kéo nhẹ dây câu đưa cá về sát mạn tàu. Dây nhánh chỉ được tháo liên kết khi đã đưa cá lên boong. - Thủy thủ số 6 và 7 dùng móc sẵn sàng bắt cá 3. Bắt cá lên boong Tất cả các loài cá, đặc biệt là cá ngừ, cá kiếm luôn được bắt lên tàu bằng móc vào mang, không được móc vào thân cá. Sử dụng phối hợp cả 2 móc để bắt cá. Móc thứ 2 nên móc vào miệng cá, không nên móc vào tim hay cổ họng cá. Tim cá được giữ nguyên để sau khi đưa cá lên boong sẽ chọc tiết làm chảy hết máu. Cổ họng cá phải được giữ nguyên vẹn. Nếu móc vào cổ họng sẽ làm làm hỏng các cơ hàm và ảnh hưởng đến hình dạng cá khi đông lạnh.
  69. 68 Hình 4.6.6. Vị trí đặt móc Khi thủy thủ số 5 kéo cá, thủy thủ số 6, 7 dùng móc nhọn móc vào khe mang để kéo cá lên boong. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện nhanh nhưng chú ý đảm bảo an toàn. Hình 4.6.7. Dùng móc bắt cá
  70. 69 Trên tàu câu công nghiệp việc bắt cá còn được thực hiện bằng móc chụp. Móc chụp bắt cá nhanh gọn hơn nhưng đầu cá bị xây xước nhiều. Biện pháp này thường sử dụng đối với cá có trọng lượng lớn. Hình 4.6.8. Dùng móc chụp bắt cá Khi mỏ móc hoặc móc chụp đã giữ cá chắc chắn công việc đưa cá lên boong được thực hiện như sau: - Thủy thủ số 4 đặt thảm lót tại be tàu nơi đưa cá lên - Thủy thủy thủ số 5 và 6 kéo cá lên boong đặt cá lên nệm. - Thủy thủy thủ số 4 và 7 khiêng cá về nơi xử lý ở phần boong đối diện mạn thu câu Khi bắt cá lên boong cần chú ý không được đặt cá trực tiếp lên mặt boong. Sử dụng đệm có thể là thảm cũ, tấm cao su hoặc bao tải, để cá không bị bầm tím hay trầy xước. Thủy thủ phải có đủ quần áo bảo hộ lao động, bao tay. Sử dụng tay trần có thể để lại mồ hôi hoặc dấu tay trên cơ thể cá.
  71. 70 Hình 4.6.9. Dùng đệm lót cá Trường hợp cá còn sống, mạnh mẽ, thủy thủ số 4 dùng chày đập vào đỉnh đầu cá (vị trí não cá) làm cho cá bất tỉnh trước khi đưa lên boong. Vị trí đập là chính giữa 2 mắt cá, mục đích làm cho cá choáng. Cũng có thể dùng găng tay che mắt cá trước khi đập để cá không hoảng sợ. Vị trí não cá Hình 4.6.10. Vị trí não cá Trường hợp cá còn quá mạnh, ngư dân thường đập cho cá bất tỉnh ngay khi kéo cá lên tới mặt boong.
  72. 71 Hình 4.6.11. Dùng chày đập đầu cá 4. Tháo lưỡi câu. Việc tháo lưỡi câu chỉ được thực hiện sau khi đã đưa cá lên boong và cá đã bất tỉnh. Công việc thực hiện như sau: - Lưỡi câu nằm phía ngoài miệng cá: Dùng kìm kẹp vào lưỡi câu để tháo lưỡi câu - Lưỡi câu nằm sâu trong miệng cá: Dùng một khúc gỗ chắn ngang miệng cá sau đó dùng kìm kẹp vào lưỡi câu để tháo gỡ - Trường hợp động vật còn sống như rùa biển cần được bảo vệ: Dùng một khúc gỗ chắn ngang miệng rùa sau đó dùng kìm kẹp vào lưỡi câu để tháo gỡ nhẹ nhàng, khi cần thiết có thể dùng kìm cắt ngang lưỡi câu để tháo gỡ được thuận tiện, nhanh chóng. Một số chú ý: Thủy thủ tháo lưỡi câu phải đeo bao tay và sử dụng dụng cụ thích hợp. Một số loài cá có hàm răng sắc, nhọn cần phải thận trọng khi tháo gỡ lưỡi câu. Đối với động vật biển, thủy thủ phải tuân theo các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sau khi gỡ xong, kiểm tra lưỡi câu, xếp gọn dây câu. - Lưỡi câu nằm phía ngoài miệng cá
  73. 72 Hình 4.6.12. Tháo lưỡi câu - Lưỡi câu nằm sâu trong miệng cá Hình 4.6.13. Dùng miếng gỗ chắn ngang miệng cá
  74. 73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Liệt kê tên và công dụng của một số dung cụ bắt cá? 2. Trình bày nội dung công việc bắt cá lên tàu? 2. Trình bày nội dung công việc gỡ lưỡi câu? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 4.6.1. Bắt cá lên boong - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 01 tàu thủ công, 01 tàu công nghiệp + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu. Tài liệu liên quan - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây chính + Máy thu dây nhánh câu +Dây chính; dây nhánh câu + Mỏ móc, móc chụp + Cá ngừ: 02 con - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 5 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ + Thực hiện công việc chuyển dây nhánh câu có cá: 1 giờ + Thực hiện công việc bắt cá lên tàu: 4 giờ + Thực hiện công việc gỡ lưỡi câu: 1 giờ - Thời gian: 7 giờ/ ngày - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: + Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị + Phối hợp nhịp nhàng + Bắt cá đúng kỹ thuật + Gỡ lưỡi câu đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ: - Trước khi thu câu trên boong phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để bắt cá - Nếu cá còn khỏe mạnh phải nương dây câu để cá không bị tuột, kéo nhẹ dây câu đưa cá về sát mạn tàu. - Việc tháo lưỡi câu chỉ được thực hiện sau khi đã đưa cá lên boong và cá đã bất tỉnh.
  75. 74 Bài 7. XỬ LÝ SỰ CỐ KHI THU CÂU Mã bài: MĐ 04 - 07 Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân và biện pháp xử lý khi dây nhánh vướng vào dây chính - Trình bày được các sự cố và biện pháp xử lý dây chính bị vướng khi thu câu - Trình bày biện pháp xử lý khi cá còn quá mạnh - Thực hiện được công việc xử lý sự cố dây nhánh, các tình huống dây chính vướng vào đáy tàu, bánh lái. - Xử lý khi cá còn quá mạnh - Có ý thức cẩn thận, tuân thủ các quy định trên tàu. A. Nội dung: 1. Xử lý dây nhánh quấn quanh dây chính Dây nhánh quấn vào dây chính do những sơ xuất khi thả hoặc thu câu hoặc do tác động của sóng, gió, điều kiện thời tiết điều này cũng thường xảy ra khi có đàn cá lớn đi qua vàng câu. Khi có sự cố xảy ra thì dừng máy thu dây chính, sử dụng một số biện pháp xử lý sau: - Trả xoắn bằng cách xoay dây chính: Khi xoay dây chính theo chiều trả xoắn, móc kẹp sẽ quay quanh dây chính và xả rối cho dây nhánh. Hình 4.7.1. Xả xoắn cho dây nhánh - Trả xoắn bằng cách tháo móc kẹp:
  76. 75 Tháo móc kẹp, cho móc quay xung quanh dây chính để trả xoắn - Cắt dây nhánh: Trường hợp dây nhánh quấn chặt vào dây chính với khoảng cách 20 – 30cm từ móc kẹp, không thể gỡ rối được thì dùng dao cắt đoạn dây nhánh rối, giữ lại móc kẹpvà đoạn dây có lưỡi câu - Trường hợp lưỡi câu vướng vào dây chính: Hình 4.7.2. lưỡi câu vướng vào dây chính Thủy thủ thu dây kéo mạnh dây chính và thả nhanh. Tác dụng của lực căng dây cung làm văng lưỡi câu khỏi dây chính. Hình 4.7.3. Tháo lưỡi câu vướng vào dây chính 2. Xử lý sự cố dây chính khi thu câu
  77. 76 2.1. Xử lý dây chính vướng vào lườn tàu 2.1.1. Tàu đè lên dây chính: - Trường hợp tàu đè lên dây chính, thủy thủ 1 dừng máy thu dây, xác định hướng của dây chính so với hướng mũi tàu để báo cho thuyền trưởng tìm hướng quay tàu thích hợp. - Các thủy thủ khác quan sát và sẵn sàng hỗ trợ tháo gỡ dây - Thuyền trưởng dừng máy tàu xác định hướng xử lý. Thông thường, quay tàu theo chiều phải (thuận kim đồng hồ) để gỡ dây. Tùy theo tình huống cụ thể, thuyền trưởng cũng có thể sử dụng máy tới hoặc máy lùi để đưa tàu ra khỏi dây chính. Tuy nhiên phải thận trọng để tránh bị dây quấn vào chân vịt. Hình 4.7.4. Tháo dây chính vướng vào lườn tàu 1. Chạy tới bẻ lái mạn phải 2. Dừng máy qua dây bằng trớn tới 3. Dây chính đi qua đáy tàu 4. Dây chính tách xa tàu 5. Điều động tàu thu câu 1.1.2. Dây chính vướng vào bánh lái:
  78. 77 - Sử dụng một đoạn dây thừng như dây phao có buộc trong vật từ 2 – 3 kg ở giữa(hình 7 – 4). - Hai thủy thủ mỗi người nắm một đầu dây, rà từ phía mũi đến lái tàu, kéo mạnh để dây chính bật ra khỏi bánh lái. Công việc này cũng có thể được thực hiện bằng sử dụng móc dài. Hình 4.7.5. Tháo dây chính vướng vào bánh lái 2.2. Dây chính bị đứt 2.2.1. Trường hợp giữ được cả 2 đầu dây chính trên tàu: - Dừng máy thu - Cố định đầu dây chính có vàng câu vào cọc bích - Nối đầu dây chính từ máy tời với dầu dây chính đã cố định bằng nút blood - Sau khi nối xong, tháo dây chính khỏi cọc bích tiếp tục cho máy thu.
  79. 78 Hình 4.7.6. Dây chính bị đứt 2.2.2. Trường hợp dây chính bị đứt và trôi dưới biển: Trường hợp dây chính bị đứt trong lúc thu câu và gần tàu, thủy thủ thực hiện các công việc như sau: - Dừng máy thu câu, báo cáo sự cố với thuyền trưởng - Quan sát phao kế tiếp hoặc phao radio - Thực hiện vớt dây chính - Cố định dây chính với cọc bích - Nối dây chính và đưa vào máy thu câu - Sau khi nối dây chính xong, tháo dây chính khỏi cọc bích, tiếp tục thu dây - Thu đoạn dây chính còn nằm dưới nước bằng tay.
  80. 79 Hình 4.7.7. Thu dây chính từ phao kế tiếp 3. Xử lý khi cá còn quá mạnh Một số cá có trọng lượng lớn, mới mắc câu còn quá mạnh, chúng cố vùng vẫy để thoát khỏi lưỡi câu. Trường hợp này nếu cố kéo cá về tàu có thể dẫn đến tuột lưỡi câu hoặc đứt dây câu. Biện pháp xử lý như sau: - Nối thêm đoạn dây dự phòng vào đầu dây nhánh câu có cá, một đầu dây dự phòng được cố định trên tàu. Dây dự phòng thường sử dụng dây ganh và luôn có sẳn ở vị trí số 1. - Tháo móc dây nhánh câu có cá để cho cá bơi thêm một khoảng thời gian ngắn - Giao đầu dây cho thủy thủ số 4 nắm dây và quan sát cá, đến khi cá mệt mới kéo cá về mạn và dùng móc bắt cá lên tàu. - Có thể gắn thêm phao vào dây để cá mau mệt.
  81. 80 Hình 4.7. 8. Xử lý khi cá còn quá mạnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Trình bày nguyên nhân và biện pháp xử lý khi dây nhánh quấn quanh dây chính? 2. Trình bày các sự cố và biện pháp xử lý dây chính khi thu câu? 3. Trình bày biện pháp xử lý khi cá còn quá mạnh 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 4.7.1. Xử lý sự cố khi thu câu - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; Tài liệu liên quan. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây câu chính, máy thu dây nhánh + Dây chính; dây nhánh câu + Cá ngừ + Phao, dây phao - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ
  82. 81 + Xử lý khi dây nhánh quấn quanh dây chính: 1 giờ + Xử lý các tình huống dây chính vướng vào đáy tàu, bánh lái: 2 giờ - Thời gian: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của học viên - Kết quả cần đạt được: + Xử lý được dây nhánh vướng dây chính đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian + Xử lý được dây chính bị vướng đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian 2.2. Bài thực hành 4.7.2. Xử lý sự cố khi cá còn quá mạnh - Nguồn lực: + Phòng học cho 30 – 35 học viên + Tàu câu: 02 tàu + Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thu câu; Tài liệu liên quan. - Dụng cụ, thiết bị: + Máy thu dây câu chính, máy thu dây nhánh + Dây chính; dây nhánh câu + Cá ngừ + Phao, dây phao - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm + Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ +Thả thêm dây nhánh: 1 giờ + Kéo cá vào mạn tàu, bắt cá: 1 giờ - Thời gian: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của nhóm học viên - Kết quả cần đạt được: +Thả thêm dây nhánh đạt yêu cầu kỹ thuật + Kéo cá vào mạn tàu, bắt cá đạt yêu cầu kỹ thuật, an toàn C. Ghi nhớ: - Khi có sự cố thì dừng máy thu dây chính, sử dụng biện pháp xử lý thích hợp - Trường hợp cá còn quá mạnh nếu cố kéo cá về tàu có thể dẫn đến tuột lưỡi câu hoặc đứt dây câu.
  83. 82 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Vị trí: Mô đun Thu câu là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Câu vàng cá ngừ đại dương; được giảng dạy sau các mô đun Thi công vàng câu, Chuẩn bị chuyến biển, Thả câu và dạy trước các mô đun Xử lý và bảo quản cá. Mô đun Thu câu cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thu câu là một mô đun quan trọng của chương trình. Nội dung mô đun đề cập đến các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của người học khi thực hiện công việc thu vàng câu cá ngừ đại dương. Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại lớp học; thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Hiểu được kết cấu của vàng câu, Kỹ thuật câu cá ngừ đại dương; + Mô tả được chức năng các bộ phận của máy thu dây câu chính và mày thu dây nhánh; + Hiểu được các bước công việc thu dây chính, dây nhánh, thu cá; + Biết xử lý những hư hỏng của dây chính, dây nhánh , phao và sự cố khi thu câu - Kỹ năng: +Vận hành được các máy thu dây câu; +Thực hiện thu và xếp đặt dây chính, dây nhánh, phao, bắt cá lên boong đúng kỹ thuật; +Xử lý được những hư hỏng của dây chính, dây nhánh , phao và sự cố khi thu câu. - Thái độ: + Tuân thủ các quy định trên tàu và mệnh lệnh của thuyền trưởng; + Tuân thủ các yêu cầu về an toàn trên tàu, rèn luyện tính cẩn thận và nhanh nhẹn trong công việc.
  84. 83 III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Lý MĐ 04-00 Bài mở đầu Lớp học 2 2 thuyết Tích Lớp MĐ 04-01 Thu dây chính 10 2 7 1 hợp học/tàu Xử lý dây Tích Lớp MĐ 04-02 chính khi thu 10 1 9 hợp học/tàu câu Thu dây Tích Lớp MĐ 04-03 10 2 7 1 nhánh hợp học/tàu Thu dây phao, Tích MĐ 04-04 Lớp học 10 2 7 1 thu phao hợp Xử lý phao, Tích MĐ 04-05 dây phao sau Lớp học 10 1 8 1 hợp khi thu Bắt cá lên Tích Lớp MĐ 04-06 10 1 9 boong hợp học/tàu Xử lý sự cố Tích Lớp MĐ 04-07 10 1 8 1 khi thu câu hợp học/tàu Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 76 12 55 9 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 5.1. Đánh giá thực hành Bài 1. Thu dây chính Bài thực hành 4.1.1. Vận hành máy thu dây chính Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận hành máy thu dây câu chính ở 3 chế độ - Không mắc lỗi thao tác
  85. 84 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thu – thả - tăng giảm tốc độ - Máy chạy bình thường Vận hành tời thu dây câu chính ở 3 chế độ - Không mắc lỗi thao tác Thu – thả - tăng giảm tốc độ - Máy chạy bình thường Bài thực hành 4.1.2. Vớt dây câu chính, đưa dây chính vào máy thu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vớt dây câu chính đúng kỹ thuật - Các bước thao tác vớt dây đúng - Chuyển được phao, dây chính lên tàu Thu và xếp dây chính đúng kỹ thuật - Đưa dây chính vào máy - Thu và xếp dây chính gọn gàng 5.2. Đánh giá thực hành Bài 2. Xử lý dây chính khi thu câu Bài tập 4.2.1: Xử lý dây chính Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý dây chính đúng kỹ thuật - Thay mới dây chính đạt yêu cầu kỹ thuật - Nối dây chính chắc chắn - Chầu khuyết dây, lắp khóa xoay đạt yêu cầu kỹ thuật Bài thực hành 4.2.2. Xếp đặt dây chính trên tàu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xếp đặt dây chính vào nơi chứa đúng kỹ - Xếp dây trong giỏ chứa và thuật trong kho , hầm chứa gọn gàng, thứ tự Bảo quản dây chính trên tàu đạt yêu cầu - Thực hiện đúng các quy định về bảo quản ngư cụ 5.3. Đánh giá thực hành Bài 3. Thu dây nhánh câu Bài thực hành 4.3.1. Thu dây nhánh câu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  86. 85 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận hành máy thu dây nhánh - Không mắc lỗi thao tác - Máy chạy bình thường Thu dây nhánh trên tàu thủ công đúng kỹ - Đúng thao tác thuật, đảm bảo an toàn - Phối hợp nhịp nhàng - Xếp dây vảo giỏ đúng quy định Thu dây nhánh trên tàu công nghiệp đúng - Đúng thao tác kỹ thuật, đảm bảo an toàn - Phối hợp nhịp nhàng - Xếp dây vảo thùng đúng quy định Bài thực hành 4.3.2. Xử lý và xếp đặt dây nhánh câu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý được dây nhánh bị hư hỏng đúng kỹ - Phát hiện được hư hỏng thuật - Xử lý hư hỏng đạt yêu cầu Xếp đặt dây nhánh trên tàu đúng kỹ thuật - Xếp giỏ, thùng dây nhánh đúng quy định và đảm bảo an toàn 5.4. Đánh giá thực hành Bài 4. Thu dây phao, thu phao Bài tập 4.4.1: Thu dây phao, thu phao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thu phao, dây phao tàu thủ công - Quan sát thao tác, kiểm tra sản phẩm, thời gian, nhận xét - Thao tác đúng kỹ thuật - Phao và dây phao gọn gàng Thu phao, dây phao tàu công nghiệp - Thao tác đúng kỹ thuật - Phao và dây phao gọn gàng Bài thực hành 4.4.2. Xếp đặt phao trên tàu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  87. 86 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xếp đặt phao, dây phao trên tàu thủ công - Xếp giỏ, thùng dây nhánh gọn đúng kỹ thuật gàng, đúng quy định Xếp đặt phao, dây phao trên tàu công - Xếp giỏ, thùng dây nhánh gọn nghiệp đúng kỹ thuật gàng, đúng quy định 5.5. Đánh giá thực hành Bài 5. Xử lý phao, dây phao sau khi thu Bài thực hành 4.5.1. Xử lý phao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiểm tra phao và xử lý phao đạt yêu cầu kỹ - Xác định được hư hỏng, thay thế thuật đạt yêu cầu Xử lý được những hư hỏng của phao radio - Xác định được hư hỏng, thay thế đạt yêu cầu Xử lý được những hư hỏng của phao đèn - Xác định được hư hỏng, thay thế đạt yêu cầu Bài thực hành 4.5.2. Xử lý dây phao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý được dây phao bị hư hỏng đạt yêu - Xác định được hư hỏng, thay thế cầu kỹ thuật đạt yêu cầu Điều chỉnh dây phao đạt yêu cầu kỹ thuật - Tính toán trước khi điều chỉnh - Điều chỉnh dây đạt yêu cầu 5.6. Đánh giá thực hành Bài 6. Bài tập 4.6.1:Bắt cá lên boong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dây câu có cá Quan sát thao tác, kiểm tra kết quả, thời gian, nhận xét - Thao tác đúng kỹ thuật - Phối hợp nhịp nhàng Bắt cá lên boong Quan sát thao tác, kiểm tra kết quả, thời gian, nhận xét - Thao tác đúng kỹ thuật - Đưa cá lên boong an toàn
  88. 87 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Gỡ lưỡi câu đúng kỹ thuật Quan sát thao tác, kiểm tra kết quả, thời gian, nhận xét - Thao tác đúng kỹ thuật - Đảm bảo thời gian quy định 5.7. Đánh giá thực hành Bài 7. Xử lý sự cố khi thu câu Bài thực hành 4.7.1. Xử lý sự cố khi thu câu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xử lý được dây nhánh vướng dây chính Kiểm tra thao tác, kết quả , thời đúng kỹ thuật gian thực hiện - Thao tác đúng kỹ thuật - Đảm bảo thời gian quy định Xử lý được dây chính bị vướng đúng kỹ Kiểm tra thao tác, kết quả , thời thuật gian thực hiện - Thao tác đúng kỹ thuật - Đảm bảo thời gian quy định Bài thực hành 4.7.2. Xử lý sự cố khi cá còn quá mạnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thả thêm dây nhánh đạt yêu cầu kỹ thuật Kiểm tra thao tác, kết quả , thời gian thực hiện - Thao tác đúng kỹ thuật - Chiều dài dây phù hợp Kéo cá vào mạn tàu, bắt cá đạt yêu cầu kỹ - Thao tác đúng kỹ thuật thuật, an toàn - Đưa cá lên boong an toàn
  89. 88 VI. Tài liệu tham khảo: - Vụ nghề cá (Bộ Thủy sản): Một số nghề câu ở Biển Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,1999. - Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy sản: Quy chuẩn ứng xử cho nghề cá có trách nhiệm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. - Tổng công ty hải sản Biển Đông: Khai thác và xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương. Tài liêu lưu hành nội bộ, Tp HCM,2003. - Hội nghề cá Việt Nam: Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2007. - Steve Beverly, Lindsay Chapman and William Sokimi, Horizontal Longline Fishing, Multipress, Noumea, New Caledonia, 2006.
  90. 89 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Tâm, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Trương Ngọc Lân, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai thác và dịch vụ Biển Đông./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Năng Cường, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Vũ Đình Đáp, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Chủ tịch hiệp hội cá ngừ Việt Nam./.