Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý - Nghề Ương giống và nuôi ngao

pdf 61 trang ngocly 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý - Nghề Ương giống và nuôi ngao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_cham_soc_va_quan_ly_nghe_uong_giong_va_nuo.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý - Nghề Ương giống và nuôi ngao

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ Mã số: MĐ 05 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh cá về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản và tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích và cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước đầu tư phát triển nghề nuôi trông thủy sản và nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng phát triển theo nhu cầu phát triển của người học. Cung cấp thông tin cho người học cụ thể về một đối tượng, thuận tiện cho người học phát triển về một đối tượng nuôi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi ngao theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Quá trình thẩm định chương trình nghề được hội đồng thẩm định thong qua, chỉnh sửa và phát hành trên toàn quốc cho các cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. Mô đun 05: Chăm sóc và quản lý là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu kỹ thuật ương nuôi ngao trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. KS. Đinh Quang Thuấn 4. KS. Đỗ Trung Kiên
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ 4 Bài mở đầu 5 1. Tầm quan trọng của mô đun 5 2. Nội dung của mô đun 5 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 5 4. Những yêu cầu đối với người học 6 Bài 1: Chăm sóc và quản lý ƣơng ngao cám lên ngao cúc trong ao 7 1. Kiểm tra tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả 7 2. Lấy nước vào ao 11 3. Dọn (te) rong rêu 13 4. Xử lý don 14 5. Vệ sinh lưới chắn (bả) 15 6. Kiểm tra môi trường 17 7. Kiểm tra sinh trưởng 27 Bài 2: Quản lý ngao cám lên ngao cúc ở bãi triều 30 1. Kiểm tra tỷ lệ sống sau khi thả 30 2. Kiểm tra chân lưới và xử lý lấp lỗ hổng 32 3. San ngao dồn chân lưới 33 4. Vệ sinh lưới chắn, cọc 35 5. Kiểm tra sinh trưởng 36 Bài 3: Quản lý ngao nuôi thƣơng phẩm 39 1. Kiểm tra chân lưới và xử lý lấp lỗ hổng 39 2. Vệ sinh lưới chắn, cọc 40 3. Vệ sinh bãi nuôi 41 4. Xử lý sự cố 41 5. Kiểm tra tỷ lệ sống 43 6. Kiểm tra sinh trưởng 44 7. Xử lý ngao chết 46 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 51
  5. 4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun chăm sóc và quản lý nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về biện pháp chăm sóc quản lý trong quá trình ương và nuôi ngao thương phẩm. Đồng thời, có thể thực hiện được các thao tác kỹ thuật chăm sóc quản lý trong quá trình ương giống và nuôi ngao thương phẩm ở trong ao và ngoài bãi triều. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được các biện pháp chăm sóc và quản lý ngao ương, nuôi trong ao và ngoài bãi triều; - Thực hiện được thao tác kiểm tra tỷ lệ sống, xử lý môi trường nuôi, hiện tượng ngao dù và kiểm tra tốc độ sinh trưởng của ngao; - Thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, nghiêm túc, chính xác. Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm Nội dung đánh giá: + Nêu được phương pháp xác định tỷ lệ sống của ngao; + Mô tả thao tác xử lý hiện tượng ngao dù; + Mô tả thao tác san thưa ngao dồn chân lưới, kiểm tra tốc độ sinh trưởng.
  6. 5 Bài mở đầu Mục tiêu: - Nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về mô đun chăm sóc và quản lý; - Hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và quản lý ngao ương nuôi; - Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun chăm sóc và quản lý với các mô đun/môn học khác trong chương trình nghề ương giống và nuôi ngao; - Biết được những yêu cầu cơ bản đối với người học trước và sau khi học xong mô đun chăm sóc và quản lý. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Chăm sóc và quản lý là một trong khâu quan trọng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao hiện nay. Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của kỹ thuật ương giống và nuôi ngao. Đồng thời, trong quá trình nuôi thì chúng ta phải xác định một số các chỉ tiêu sau: Chăm sóc và quản lý ương ngao cám lên ngao cúc trong ao là khâu kỹ thuật quan trong trong sinh sản ngao nhân tạo trong ao. Biện pháp quản lý màu nước, thức ăn đảm bảo đủ nhu cầu cho ngao giống phát triển tôt trong ao và hạn chế các tác động của môi trường tự nhiên đến ngao giống. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ương ngao cám lên ngao cúc trong ao thì không chịu tác động nhiều của thủy triều và tự nhiên. Khi ngao cám lên ngao cúc ngoài bãi triều thì hoàn toàn chịu tác động của tự nhiên, sóng gió thủy triều, dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường nước biển. Do vậy, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm: chế độ thủy triều, điều kiện thời tiết, để có thể chăm sóc tốt ngao giống ương ở bãi triều. Quản lý ngao nuôi thương phẩm là khâu kỹ thuật sau khi ngao đã ương thành ngao cúc và được đưa ra nuôi thương phẩm tại bãi triều. 2. Nội dung của mô đun - Bài mở đầu - Bài 1: Chăm sóc và quản lý ương ngao cám lên ngao cúc trong ao - Bài 2: Quản lý ngao cám lên ngao cúc ngoài bãi triều - Bài 3: Quản lý ngao nuôi thương phẩm 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun chăm sóc và quản lý có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: - Chọn nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức về chọn vị trí xây dương ao ương, bãi ương ngao giống và bãi nuôi ngao thương phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thích hợp cho ngao sinh trương và phát triển.
  7. 6 - Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức cho người học về biện pháp chuẩn bị ao ương, bãi ương ngao giống và nuôi ngao thương phẩm đúng kỹ thuật. - Lựa chọn ngao giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn ngao giống có chất lượng tốt, nâng cao tỷ lệ sống. - Thả giống là mô đun cung cấp kiến thức cho người học về phương pháp thả giống ngao đúng kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống của ngao giống sau khi thả. Sau mỗi đợt ương giống và nuôi ngao ta tiến hành thu hoạch được ngao có tỷ lệ sống cao, chất lượng tốt đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Người học cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về biện pháp chăm sóc và quản lý ngao giống và nuôi thương phẩm. - Sau khi học xong người học phải thực hiện được biện pháp quản lý ao ương ngao giống, ngao ương ngoài bãi triều và nuôi ngao thương phẩm.
  8. 7 Bài 1: Chăm sóc và quản lý ƣơng ngao cám lên ngao cúc trong ao Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra tỷ lệ sống của ngao sau khi thả giống; - Nêu được phương pháp lấy nước, dọn rong rêu, xử lý don trong ao; - Thực hiện thao tác kiểm tra môi trường, kiểm tra sinh trương của ngao; - Thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, nghiêm túc, chính xác. A. Nội dung: 1. Kiểm tra tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả 1.1. Thu mẫu Sau khi thả ngao cám 1 - 2 ngày thì tiến hành thu mẫu ngao để kiểm tra tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả. * Thao tác thu mẫu ngao cám: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu: - Dụng cụ thu mẫu ngao cám bao gồm: + Ống nhựa (PVC): đường kính 21mm, dài 2 - 3m. + Ca nhựa + Đĩa sứ trắng + Vợt lưới: kích thước mắt lưới 2a = 1mm Hình 1-1: Dụng cụ thu mẫu ngao cám Bước 2: Chọn điểm thu ngao cám + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra. 4 3 5 1 2 Hình 1-2: Sơ đồ thu mẫu ngao
  9. 8 Bước 3: Lấy mẫu ngao cám + Dùng ống nhựa (PVC), ống dẫn nước bằng nhựa cứng có đường kính 21mm, dài 2 - 3m làm dụng cụ thu mẫu ngao giống. + Đưa 1 đầu ống xuống đáy ao ương cắm xuống cát, rồi dùng tay bịt đầu trên lại. Hình 1-3: Cách thu mẫu ngao cám + Cho mẫu vào ca nhựa Hình 1-4: Cho mẫu ngao vào ca nhựa
  10. 9 + Cho mẫu vào vợt lưới (kích thước mắt lưới 2a = 1mm) để lọc lấy ngao cám. Hình 1-5: Lọc mẫu ngao cám thu được + Cho mẫu ngao cám vào đĩa sứ màu trắng. Hình 1-6: Cho mẫu ngao vào đĩa
  11. 10 Hình 1-7: Quan sát mẫu ngao cám + Tiến hành thu 5 điểm trong ao ương ngao cám. 1.2. Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao cám đóng vai trò qua trọng trong việc xác định lượng lượng tảo cung cấp và lượng nước thay hàng ngày, để cung cấp đủ thức ăn cho ngao phát triển. * Thao tác xác định tỷ lệ sống của ngao: Bước 1: Xác định số lượng ngao trong ao + Hàng ngày quan sát mầu nước trong ao. + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. Hình 1-8: Đếm số lượng ngao cảm trong mẫu thu
  12. 11 + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trong ao. Bước 2: Xác định tỷ lệ sống + Dựa vào số lượng ngao giống thả ban đầu. + Dựa vào số lượng ngao còn lại trong ao. + Từ đó, tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức: Số ngao/m2 x Diện tích ao ương Tỷ lệ sống = x 100 Số ngao thả ban đầu 2. Lấy nƣớc vào ao 2.1. Xác định chất lượng nước - Nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu công nghiệp hoặc thuốc bảo vệ thực vật từ các đồng ruộng. - Giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sinh vật phù du trong nước, các mùn bã hữu cơ, - Thay nước cho ao nuôi vào những ngày có nước lớn (nguồn nước sạch, giàu dinh dưỡng, hàm lượng oxy cao, ) - Thay nước trong ao hàng ngày khi triều cường. Nếu triều thấp nước không lên được thì dùng máy bơm để bơm vào và giữ mức nước luôn ổn định. - Nguồn nước phải đảm bảo về các yếu tố môi trường phù hợp, đặc biệt là độ mặn. * Thao tác xác định chất lượng nước Bước 1: Quan sát con nước + Hàng ngày theo dõi thời gian lên xuống của nước biển + Nếu một ngày có hai con nước lên thì chọn thời điểm con nước lớn nhất, phù hợp với thời gian và hình thức ương. + Thay nước sạch vào trong ao ương, cải thiện nguồn thức ăn cho ngao giống và cải thiện môi trường ao ương. Bước 2: Xác định các yêu tố môi trường + Kiểm tra chất lượng nguồn nước qua một số yếu tố: pH, độ mặn, + Thực hiện thao tác đo các yêu tố môi trường và lúc sáng sớm 4 - 6h và buổi chiều 13 - 15h. 2.2. Xác định lượng nước lấy vào ao - Thay nước cho ao ương theo thủy triều: mỗi lần thay 20 - 50% lượng nước, thường xuyên kiểm tra độ mặn.
  13. 12 * Thao tác xác định lượng nước lấy vào ao ương: Bước 1: Xác định mật độ ngao cám trong ao + Xác định nhu cầu thức ăn hàng ngày: nước có màu xanh, vàng xanh, + Cách xác định mật độ ngao cám như mục 1 bài này. Bước 2: Xác định lượng thức ăn trong ao ương + Hàng ngày quan sát màu nước trong ao ương. + Kiểm tra lượng thức ăn trong ao còn hay hết. + Lấy mẫu nước trong ao quan sát trên kính hiển vi để xác định lượng thức ăn (tảo) trong ao như thế nào. Bước 3: Xác định lượng nước thay vào ao + Kiểm tra chất lượng nước trong ao. + Nếu nước trong ao kém chất lượng thì tiến hành thay nước với lượng nước bằng 30 - 50% thể tích nước trong ao ương. + Nếu tiến hành thay định kỳ hàng ngày bổ xung thức ăn vào kỳ nước cường thì thay với lượng 20 - 30% thể tích nước trong ao ương. 2.3. Lấy nước vào ao - Thao tác lấy nước vào ao dựa chủ yếu vào thủy triều: có thể lấy trực tiếp nước vào ao qua hệ thống cống cấp hoặc lấy nước vào ao bằng máy bơm nước. Khi lấy nước vào ao ương tránh làm cho ngao bị rửa trôi, hay nước chảy làm cho lớp cát bị dồn lại 1 chỗ. Nên để cho nước chảy vào từ từ qua túi lọc hạn chế các loài địch hại, tạp chất vào ao ương. * Thao tác lấy nước vào ao ương: Bước 1: Tháo nước trong ao ra ngoài: + Xác định thời gian nước lên để tiến hành tháo nước ra trước khi nước thủy triều lên. + Mở cống cho nước thoát ra ngoài, tháo khoảng 20 - 50% lượng nước trong ao thì dừng lại. + Tùy theo chất lượng nước ao và thời điểm thay nước nhiệt độ trong ao cao hay thấp để lựa chọn lượng nước cần thay cho ao nuôi. Bước 2: Kiểm tra độ mặn nước cấp và ao nuôi: + Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế. + Thao tác đo tương tự bài 2. + Đọc kết quả và ghi chép lại. Bước 3: Thay nước: + Khi nước lên tiến hành mở cống cấp nước cho nước chảy vào.
  14. 13 + Dùng lưới hay túi lưới chắn lại để hạn chế các loài địch hại hay tạp chất vào trong ao ương. + Cấp nước vào ao nuôi bằng hoặc hơn lượng nước tháo ra tùy theo thủy triều. 3. Dọn (te) rong rêu 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ dùng để dọn (te) rong rêu trong ao ương bằng te lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn kihcs thước ngao giống. Khi thực hiện thao tác dọn (te) rong rêu, ngao sẽ lọt lại chỉ giữ lại rong rêu trong te. - Thao tác làm dụng cụ dùng để dọn (te) rong rêu: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ làm te: + 2 thanh tre: dài 2,5 - 3m, đường kích 4 - 5cm + 1 thanh tre: dài 0,6 - 0,8m, đường kích 4 - 5cm + 2 tấm gỗ: có kích thước: rộng (15 - 20cm) x dài (20 - 25cm) + Lưới dù: có kích thước mắt lưới 2a = 0,5 - 1cm. + Dao + Dây thép, dây dù Bước 2: Thao tác làm te: + Buộc 2 thanh tre thành cạnh hình tam giác chéo nhau, mỗi thanh thưa ra phần đỉnh góc tam giác từ 30 - 40cm, để làm tay cầm + Dùng dao khắc sâu 1cm ở hai đầu của thanh tre dài 0,6 - 0,8cm cách mỗi đầu khoảng 4 - 5cm, dùng dây thép buộc cố định thanh tre vào 2 thành trước tạo hình tam giác và cố định khung. + Lấy 2 tấm gỗ gắn vào 2 đầu của 2 thanh tre dài 2,5 - 3m, có tác dụng khi te đầu thanh tre không cắm xuống cát. + Dùng dây dù cố định lưới vào khung te. Hình 1-9: Te lưới dọn rong rêu
  15. 14 3.2. Dọn (te) rong rêu - Trong quá trình ương hàng ngày phải dùng te sục đáy làm cho đáy ao được sốp tạo điều kiện cho ngao phát triển. Đồng thời việc dùng te sục đáy còn làm hạn chế sự phát triển của rong rêu trong ao ương. Hình 1-10: Dọn (te) rong rêu trong ao ương 4. Xử lý don 4.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ xử lý don bao gồm: + Ủng + Gang tay + Cào đinh + Túi lưới 4.2. Xử lý don + Quan sát trong ao ương vị trí tập trung nhiều con don. + Tiến hành dùng cào đinh đào lấy don loại bỏ ra khỏi ao ngao giống trước khi ương. + Don là loài có giá trị kinh tế, nên kết hợp việc loại bỏ don ra khỏi ao ương giống ngao. Người nuôi bắt don đem bán đem lại thu nhập. + Trong quá trình ương ngao , sử dụng rập để thu don có trong ao ương giống.
  16. 15 Hình 1-11: Rập thu don Hình 1-12: Thu don ở đáy ao ương 5. Vệ sinh lƣới chắn (bả) Vệ sinh lưới chắn (bả) được thực hiện định kỳ hàng ngày hoặc 2 - 3 ngày/lần. Quây lưới chắn (bả) xung quanh ao ương giúp chống địch hại. Vệ sinh lưới chắn (bả) để làm sạch lưới giúp cho quá trình lưu thông của nước được tốt hơn.
  17. 16 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ về sinh lưới chắn (bả) phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu, có thể làm sạch lưới chắn (bả). - Chuẩn cụ vệ sinh lưới chắn (bả): + Quân lội nước + Bàn chải + Chổi xương 5.2. Làm sạch lưới (bả) - Vệ sinh lưới chắn (bả) cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhằm loại bỏ các chất bẩn, sun, hà, bám trên lưới chắn. Việc vệ sinh làm tăng thời gian sử dụng của lưới chắn và giúp cho nước lưu thông tốt hơn, không làm đổ lưới chắn. * Thao tác làm sạch lưới chắn (bả): Bước 1: Vớt bọt nổi trên ao + Dùng vợt vớt các bọt ở trên mặt ao ương. + Các bọt này được loại bỏ ra bên ngoài khu vực nuôi. Hình 1-13: Vớt bọt trong ao Bước 2: Dùng tay quạt nước vào lưới chắn (bả) + Dùng tay té nước lên lưới chắn. + Tác dụng làm cho các chất bẩn, rong rêu, thấm nước thuận lợi cho việc vệ sinh.
  18. 17 Hình 1-14: Dùng tay quạt nước Bước 3: Vệ sinh lưới chắn (bả) + Dùng chổi xương quét sạch chất bẩn bám trên lưới chắn. + Dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn, rong bám trên lưới. 6. Kiểm tra môi trƣờng 6.1. Kiểm tra nhiệt độ - Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân: Hình 1-15: Nhiệt kế thủy ngân Bước 1: Đo trực tiếp dưới ao hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ, cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm. 30cm Hình 1-16: Cách đo nhiệt độ nước
  19. 18 Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp. - Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đo luôn cả nhiệt độ Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 1-17: Máy đo nhiệt độ nước Nhiệt độ thích hợp cho ngao sinh trưởng và phát triển trong khoảng 25 - 300C. 6.2. Kiểm tra độ mặn Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế. - Dùng tỷ trọng kế: + Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả, không tốn kém. Tuy nhiên độ chính xác không cao như dùng khúc xạ kế. + Tỷ trọng kế bao gồm các bộ phận sau: Ống đong Cột đo độ mặn (có bầu chứa cát và chân không, trên đó có các vạch đo)
  20. 19 Hình 1-18: Tỷ trọng kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế: Bước 1: Múc nước vào xô nhựa + Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa của ao. + Đổ nước mẫu vào xô nhựa. Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong Hình 1-19: Đổ nước mẫu vào ống đong
  21. 20 Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài Hình 1-20: Thả tỷ trọng kế vào ống Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định Hình 1-21: Giữ cho tỷ trọng kế ổn định
  22. 21 Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký Hình 1-22: Đọc kết quả đo - Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ măn về 0 trước khi đo. Múc nước vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời. Đọc kết quả và ghi vào sỏ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 1-23: Khúc xạ kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế: Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Hình 1-24: Thao tác nhỏ nước mặn
  23. 22 Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Hình 1-25: Thao tác đậy tấm chắn sáng - Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 1-26: Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật Bước 3: Đưa lên mắt ngắm Hình 1-27: Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế Bước 4: Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 1-28: Nhìn đọc kết quả độ mặn
  24. 23 - Hiệu Chuẩn + Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường. + Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000. 6.3. Kiểm tra Oxy hòa tan Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter) theo các bước sau: Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hàm lượng oxy thích hợp cho ngao biển sinh trưởng và phát triển là từ 2- 5mg oxy/lít. Hình 1-29: Máy đo Oxy 6.4. Kiểm tra pH - Đo pH bằng bộ test phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit.
  25. 24 Hình 1-30: Bộ thử nhanh sera pH test kit – Đức Bước 1: Múc nước vào xô nhựa Hình 1-31: Lấy mẫu nước
  26. 25 Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra Hình 1-32: Rửa lọ thử mẫu Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau. Hình 1-33: Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu
  27. 26 Hình 1-34: So màu nước với bảng màu Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa lọ bằng nước sạch. - Đo pH bằng máy: Hình 1-35: Máy đo pH Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  28. 27 Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. pH thích hợp cho ngao biển sinh trưởng và phát triển khoảng 7,8 - 8,8. 7. Kiểm tra sinh trƣởng Định kỳ sau khi thả ương khoảng 1 tuần/lần lấy mẫu ngao giống kiểm tra sinh trưởng của ngao. Để đánh giá chất lượng ngao giống và tốc độ tăng trưởng ngao ương trong ao. Từ đó, đánh giá lượng thức ăn trong ao có đủ cung cấp cho ngao sinh trưởng phát triển hay không, nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho ngao giống. 7.1. Thu mẫu - Thu mẫu ngao giống được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thu mẫu tại các vị trí trong ao ương để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả ao ương. * Thao tác thu mẫu ngao giống: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao giống phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Quần áo lội nước + Vợt thu mẫu + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ) H 36-1: Vợt thu mẫu ngao H36-2: Đĩa đựng mẫu Hình 1-36: Dụng cụ thu mẫu ngao giống Bước 2: Thu mẫu ngao giống:
  29. 28 + Thu mẫu tại 5 vị trí khác nhau trong ao + Dùng vợt xúc bùn và sàng sạch bùn thu mẫu ngao giống cho vào đĩa. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa ao Hình 1-37: Thu mẫu ngao giống 7.2. Đo kích thước ngao giống - Dùng thước đo chiều rộng, chiều cao của ngao. - Đọc kết quả và ghi vào lại. Hình 1-38: Đo kích thước ngao giống 7.3. Cân khối lượng ngao giống - Cho ngao lên cân đĩa, cân trọng lượng của ngao.
  30. 29 - Đếm số lượng ngao trên trông khối lượng đó, tính ra bao nhiêu con ngao trên 1kg. - Đọc kết quả trên cân và ghi lại Hình 1-39: Cân khối lượng ngao giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ngao cám trong ao ương. - Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan. - Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao. 2. Bài tập thực hành: - Thao tác xác định tỷ lệ sống của ngao cám trong ao ương. - Thao tác lấy nước vào ao, dọn rong rêu, xử lý don và vệ sinh lưới chắn (bả) trong ao ương. - Thao tác đo một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao ương. - Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng ngao trong ao ương. C. Ghi nhớ: - Đánh giá chất lượng của ngao giống sau khi thả. - Kiểm tra, quan sát lượng thức ăn trong ao ương. - Phương pháp đo một số yếu tố môi trường. - Phương pháp tính toán tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của ngao.
  31. 30 Bài 2: Quản lý ngao cám lên ngao cúc ở bãi triều Mục tiêu: - Nêu được phương pháp chăm sóc, quản lý ngao ương ngoài bãi triều; - Thực hiện được thao tác kiểm tra tỷ lệ sống, kiểm tra lưới, san ngao và kiểm tra sinh trưởng của ngao; - Thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, chính xác, nghiêm túc. A. Nội dung: 1. Kiểm tra tỷ lệ sống sau khi thả 1.1. Thu mẫu Sau khi thả ngao cám 2 - 3 ngày thì tiến hành thu mẫu ngao để kiểm tra tỷ lệ sống của ngao cám sau khi thả. Thu mẫu ngao ương ngoài bãi triều phải thu nhiều điểm để xác định chính xác tỷ lệ sống của ngao ương. - Nếu nước thấp có thể dùng quần áo lội nước để đi thu mẫu ngao cám. - Nếu nước sâu thì dùng thuyền thu mẫu ngao cám bằng ống nhựa. Khi thu mẫu chú ý nên thu cả ở vị trí gần với lưới vây xung quanh. Vì tập tính của ngao thích di chuyển đến vùng nước sâu. * Thao tác thu mẫu ngao cám: Bước 1: Chọn điểm thu ngao cám + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 - 7 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra. + Thu mẫu ngao vào buổi sáng hay chiều mát. Bước 2: Lấy mẫu ngao cám + Dùng ống nhựa (PVC), có đường kính 42mm, dài 2 - 3m làm dụng cụ thu mẫu ngao giống. Hình 2-1: Ống nhựa thu mẫu ngao cám + Đưa 1 đầu ống xuống bãi ương ngao cắm xuống cát, rồi dùng tay bịt đầu trên lại. + Cho mẫu vào ca nhựa
  32. 31 + Cho mẫu vào vợt lưới (kích thước mắt lưới 2a = 1mm) để lọc lấy ngao cám. Bước 3: Thu mẫu ngao cám + Cho mẫu ngao cám vào đĩa sứ màu trắng. Hình 2-2: Ngao cho vào đĩa giống + Tiến hành thu 5 - 7 điểm trên bãi ương ngao cám. 1.2. Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao cám đóng vai trò qua trọng trong việc xác định số lượng ngao còn sống sau khi thả. Để đánh giá chất lượng của ngao giống: màu sắc, tỷ lệ sống, * Thao tác xác định tỷ lệ sống của ngao: Bước 1: Xác định số lượng ngao + Khi lấy mẫu thì quan sát mầu sắc của ngao giống. + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trên bãi. Bước 2: Xác định tỷ lệ sống + Dựa vào số lượng ngao giống thả ban đầu. + Dựa vào số lượng ngao còn lại trên bãi ương. + Từ đó, tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức:
  33. 1,0 - 1,5m 0,5 - 0,8m Mặt đất 20 - 30cm 32 Số ngao/m2 x Diện tích bãi ương Tỷ lệ sống = x 100 Số ngao thả ban đầu 2. Kiểm tra chân lƣới và xử lý lấp lỗ hổng 2.1. Kiểm tra lưới và chân lưới Trong quá trình chăm sóc và quản lý bãi ương ngao ngoài bãi triều, phải tiến hành quây lưới xung quanh vùng ương ngao giống để bảo vệ đàn ngao giống và hạn chế các địch hại, rong rêu vào khu vực bãi ương. Trước khi tiến hành ương ngao phải tiến hành kiểm tra lưới, chân lưới quây xung quanh bãi ương để tiến hành gia cố kịp thời, lưới chắn có chiều cao so với nền bãi ương từ 60 - 80cm. Hình 2-3: Kiểm tra lưới chắn Hình 2-4: Gia cố cọc lưới chắn
  34. 33 Ngao có tập tính đào hang và di chuyển ra khu vực sâu gần chân lưới chắn. Do vậy lưới chắn cần phải được chôn sâu vào trong đất từ 20 - 30cm, để tránh ngao chui ra bên ngoài gây thất thoát. Hình 2-5: Gia cố chân lưới chắn 2.2. Xử lý lấp lỗ hổng - Kiểm tra lưới, nếu có chỗ bị rách, thủng hay bị tụt dây buộc phải tiến hành dùng lưới may lại hoặc dùng dây nylon cố định lưới vào cọc. - Dùng cuốc, xẻng lấp lại chân lưới đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 3. San ngao dồn chân lƣới 3.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ để san ngao dồn chân lưới phải chuẩn bị đầy đủ, đồng thời tiến hành phân cỡ ngao giống, loại bỏ những cá thể tạp như: con don, móng tay, Dụng cụ san ngao dồn chân lưới bao gồm: + Ủng + Cào đinh + Nạo + Cào túi lưới + Xẻng + Lưới sàng ngao + Khung lưới phân cỡ ngao + Máy bơm
  35. 34 Hình 2-6: Cào san ngao giống 3.2. San ngao dồn chân lưới Định kỳ hàng thánh tiến hành san ngao dồn chân lưới ra bên ngoài. Để tránh ngao bị thiếu oxy và thức ăn cục bộ, giúp cho ngao sinh trưởng phát triển tốt. Công việc san ngao dồn chân lưới mất nhiều thời gian, nhân công và vất vả. Tuy nhiên, việc san ngao để giữ mật độ vừa phải cho ngao phát triển bình thường và tránh thất thoát. * Thao tác thực hiện san ngao dồn chân lưới: Bước 1: Xúc giống: + Dùng nạo, cào đinh san ngao xung quanh lưới. + Người nuôi tiến hành xúc cát xung quanh hàng cọc lưới vây ương ngao giống. Bước 2: Rửa ngao giống: + Xúc ngao giống vào lưới. + Tiến hành túm 2 đầu mép lưới lại, khoảng 4 - 6 người giữ chặt mép lưới dùng 2 - 3 chiếc vòi bơm xối nước lọc cát để giữ lại ngao giống.
  36. 35 Hình 2-7: Rửa ngao giống Bước 3: Phân cỡ ngao giống: + Sau khi ngao đã rửa sạch cho vào sàng phân cỡ + Phân loại ngao to, nhỏ riêng và tiến hành thả nuôi khi nước thủy triều lên. 4. Vệ sinh lƣới chắn, cọc Vệ sinh lưới chắn, cọc được thực hiện định kỳ 1 - 2 tuần/lần. Quây lưới chắn xung quanh bãi ương giúp chống địch hại, tránh thất thoát ngao. Vệ sinh lưới chắn, cọc để làm sạch lưới giúp cho quá trình lưu thông của nước được tốt hơn, cung cấp thức ăn cho ngao sinh trưởng và phát triển. 4.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ về sinh lưới chắn, cọc phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu, có thể làm sạch lưới chắn, cọc. - Chuẩn cụ vệ sinh lưới chắn, cọc: + Quân lội nước + Bàn chải + Chổi xương 4.2. Làm sạch lưới chắn, cọc Công tác làm sạch lưới chắn, cọc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhằm loại bỏ các chất bẩn, con sun, con hà, bám trên lưới chắn và cọc. Việc vệ sinh làm
  37. 36 tăng thời gian sử dụng của lưới chắn, cọc và giúp cho nước thủy triều lên xuống lưu thông tốt hơn. * Thao tác làm sạch lưới chắn, cọc: Bước 1: Làm ướt lưới chắn, cọc: + Dùng tay té nước lên lưới chắn, cọc. + Tác dụng làm cho các chất bẩn, rong rêu, thấm nước thuận lợi cho việc vệ sinh. Bước 2: Vệ sinh lưới chắn, cọc: + Dùng chổi xương quét sạch chất bẩn bám trên lưới chắn. + Dùng tay nhặt rong rêu bám trên lưới chắn, cọc. + Dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn, con sun, con hà, bám trên cọc. 5. Kiểm tra sinh trƣởng Định kỳ sau khi thả ương khoảng 1 tuần/lần lấy mẫu ngao giống kiểm tra tốc độ sinh trưởng của ngao. Để đánh giá chất lượng ngao giống và tốc độ tăng trưởng ngao ương. Từ đó, đánh giá lượng thức ăn có đủ cung cấp cho ngao sinh trưởng phát triển hay không, có biện pháp tăng giảm mật độ ương giống. 5.1. Thu mẫu - Thu mẫu ngao giống được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thu mẫu tại các vị trí trên bãi ương để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả bãi ương. * Thao tác thu mẫu ngao giống: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao giống phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Quần áo lội nước + Vợt thu mẫu + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ) + Cào lưới thu mẫu Bước 2: Thu mẫu ngao giống: + Thu mẫu tại 5 - 7 vị trí khác nhau trên bãi ương. + Dùng vợt, cào lưới xúc bùn và sàng sạch bùn thu mẫu ngao giống cho vào đĩa. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa bãi ương. 5.2. Đo kích thước ngao giống
  38. 37 - Dùng thước đo chiều rộng, chiều cao của ngao. - Đọc kết quả và ghi vào lại. Hình2-8: Đo kích thước ngao giống 5.3. Cân khối lượng ngao giống - Cho ngao lên cân đĩa, cân trọng lượng của ngao. - Đếm số lượng ngao trên tổng khối lượng đó, tính ra bao nhiêu con ngao trên 1kg. - Đọc kết quả trên cân và ghi lại Hình 2-9: Cân khối lượng ngao giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Phương pháp san ngao giống dồn chân lưới. - Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao ương. 2. Bài tập thực hành: - Thao tác san ngao giống dồn chân lưới.
  39. 38 - Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao ương. C. Ghi nhớ: - Đánh giá chất lượng của ngao giống sau khi thả. - Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao để đánh giá lượng thức ăn trong môi trường ương nuôi tại bãi. - Tác dụng của việc san ngao dồn chân lưới. Bài 3: Quản lý ngao nuôi thƣơng phẩm Mục tiêu: - Nêu được phương pháp chăm sóc và quản lý ngao nuôi thương phẩm; - Thực hiện được thao tác chăm sóc và quản lý ngao nuôi thương phẩm; - Thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, nghiêm túc và chính xác. A. Nội dung: 1. Kiểm tra chân lƣới và xử lý lấp lỗ hổng 1.1. Kiểm tra lưới, chân lưới Trong quá trình chăm sóc và quản lý bãi ương ngao ngoài bãi triều, phải tiến hành quay lưới xung quanh vùng ương ngao giống để bảo vệ đàn ngao giống và hạn chế các địch hại, rong rêu vào khu vực bãi ương. Trước khi tiến hành ương ngao phải tiến hành kiểm tra lưới, chân lưới quay xung quanh bãi ương để tiến hành ra cố kịp thời, lưới chắn có chiều cao so với nền bãi ương từ 60 - 80cm.
  40. 39 Hình 3-1: Kiểm tra lưới chắn Ngao có tập tính đào hang và di chuyển ra khu vực sâu gần chân lưới chắn. Do vậy lưới chắn cần phải được chôn sâu vào trong đất từ 20 - 30cm, để tránh ngao chui ra bên ngoài gây thất thoát. Hình 3-2: Gia cố lưới chắn 2.2. Xử lý lấp lỗ hổng - Kiểm tra lưới, nếu có chỗ bị rách, thủng hay bị tụt dây buộc phải tiến hành dùng lưới may lại hoặc dùng dây nylon cố định lưới vào cọc. - Dùng cuốc, xẻng lấp lại chân lưới đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 2. Vệ sinh lƣới chắn, cọc Vệ sinh lưới chắn, cọc được thực hiện định kỳ 2 - 3 tuần/lần. Quây lưới chắn xung quanh bãi ương giúp chống địch hại, tránh thất thoát ngao. Vệ sinh lưới chắn, cọc để làm sạch lưới giúp cho quá trình lưu thông của nước được tốt hơn, cung cấp thức ăn cho ngao sinh trưởng và phát triển. 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ về sinh lưới chắn, cọc phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu, có thể làm sạch lưới chắn, cọc. - Chuẩn cụ vệ sinh lưới chắn, cọc: + Quân lội nước + Bàn chải + Chổi xương
  41. 40 2.2. Làm sạch lưới chắn, cọc Công tác làm sạch lưới chắn, cọc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhằm loại bỏ các chất bẩn, con sun, con hà, bám trên lưới chắn và cọc. Việc vệ sinh làm tăng thời gian sử dụng của lưới chắn, cọc và giúp cho nước thủy triều lên xuống lưu thông tốt hơn. * Thao tác làm sạch lưới chắn, cọc: Bước 1: Làm ướt lưới chắn, cọc: + Dùng tay té nước lên lưới chắn, cọc. + Tác dụng làm cho các chất bẩn, rong rêu, thấm nước thuận lợi cho việc vệ sinh. Bước 2: Vệ sinh lưới chắn, cọc: + Dùng chổi xương quét sạch chất bẩn bám trên lưới chắn. + Dùng tay nhặt rong rêu bám trên lưới chắn, cọc. + Dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn, con sun, con hà, bám trên cọc. Hình 3-3: Vệ sinh lưới chắn 3. Vệ sinh bãi nuôi
  42. 41 Trong quá trình chăm sóc và quản lý ngao nuôi thương phẩm, nên thương xuyên kiểm tra bãi nuôi để tiến hành về sinh. Loại bỏ các chất bẩn, rác thải, rong rêu, địch hại trên bãi ương, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ tiến hành vệ sinh bãi nuôi bao gồm: + Ủng + Gang tay + Bao tải hay túi lưới + Cào đinh 3.2. Làm sạch bãi nuôi + Kiểm tra bãi nuôi nhặt rong rêu, rác thải trên bãi nuôi sau khi nước thủy triều xuống cho vào bao tải hay túi lưới. + Bắt các loài địch hại ăn ngao trên bãi nuôi như: Sao biển, ốc đỏ, ốc nhệch, ốc tim gà, cầu gai, + Dùng cào đinh loại bắt các con don trên bãi nuôi, tránh cạnh tranh thức ăn và môi trường sống với ngao. Hình 3-4: Vệ sinh bãi nuôi 4. Xử lý sự cố 4.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ dùng để dọn (te) tảo đáy trong ao ương bằng te lưới có kích thước mắt lưới 2a = 0,5 - 1cm.
  43. 42 - Thao tác làm dụng cụ dùng để dọn (te) tảo đáy: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ làm te: + 2 thanh tre: dài 2,5 - 3m, đường kích 4 - 5cm + 1 thanh tre: dài 0,6 - 0,8m, đường kích 4 - 5cm + 2 tấm gỗ: có kích thước: rộng (15 - 20cm) x dài (20 - 25cm) + Lưới dù: có kích thước mắt lưới 2a = 0,5 - 1cm. + Dao + Dây thép, dây dù Bước 2: Thao tác làm te: + Buộc 2 thanh tre thành cạnh hình tam giác chéo nhau, mỗi thanh thưa ra phần đỉnh góc tam giác từ 30 - 40cm, để làm tay cầm + Dùng dao khắc sâu 1cm ở hai đầu của thanh tre dài 0,6 - 0,8cm cách mỗi đầu khoảng 4 - 5cm, dùng dây thép buộc cố định thanh tre vào 2 thành trước tạo hình tam giác và cố định khung. + Lấy 2 tấm gỗ gắn vào 2 đầu của 2 thanh tre dài 2,5 - 3m, có tác dụng khi te đầu thanh tre không cắm xuống cát. + Dùng dây dù cố định lưới vào khung te. Hình 3-5: Te lưới dọn tảo đáy 4.2. Xử lý tảo đáy
  44. 43 - Trong quá trình nuôi thường xuyên phải dùng te sục đáy làm cho đáy bãi nuôi làm cho đay thoáng khí tạo điều kiện cho ngao phát triển. Đồng thời việc dùng te sục đáy còn làm hạn chế sự phát triển của tảo đáy trên bãi nuôi. - Dùng te sục đáy bãi nuôi tạo độ đục và loại bỏ tảo đáy. Hình 3-6: Te tảo đáy trên bão nuôi 4.3. Xử lý ngao dù - Môi trường thay đổi, như độ mặn: bình thường là 25-30‰ nhưng khi mưa làm giảm xuống 5-10‰. + Khi đó ngao trồi lên mặt bãi vỏ ngậm chặt giữ CO2 trong vỏ và nổi lên mặt nước (chiều cao nổi lên phụ thuộc vào mực nước triều). Và bị thủy triều cuốn đi hoặc sẽ tự tạo túi chất nhày và giữ các bọt khí làm ngao nổi lên. + Khắc phục bằng phương pháp dùng dây cắt nhớt, cắt dù để giữ ngao lại hặng nâng lưới chắn (bả) lên cao. - Nguyên nhân khác là do sự có mặt với nồng độ tương đối lớn của thuốc bảo vệ thực vật. + Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp phía trong để bao + Giải pháp là thu đi chỗ khác, xem lại bãi, báo cho các hộ nuôi xung quanh và nhờ chuyên gia để khắc phục. 5. Kiểm tra tỷ lệ sống 5.1. Thu mẫu
  45. 44 Sau khi thả ngao cám 2 - 3 ngày thì tiến hành thu mẫu ngao để kiểm tra tỷ lệ sống của ngao. Thu mẫu ngao nuôi ngoài bãi triều phải thu nhiều điểm để xác định chính xác tỷ lệ sống của ngao nuôi thương phẩm. - Nếu nước thấp có thể dùng quần áo lội nước để đi thu mẫu ngao cám. - Nếu nước sâu thì dùng thuyền thu mẫu ngao cám bằng ống nhựa. Khi thu mẫu chú ý nên thu cả ở vị trí gần với lưới vây xung quanh. Vì tập tính của ngao thích di chuyển đến vùng nước sâu. * Thao tác thu mẫu ngao thương phẩm: Bước 1: Chọn điểm thu ngao + Xác định vị trí thu mẫu ngao đại diện. + Chọn 5 - 7 điểm để thu mẫu ngao kiểm tra. Bước 2: Lấy mẫu ngao thương phẩm + Dùng cào đinh, nạo làm dụng cụ thu mẫu ngao. + Khi nước thủy triều xuống, xác định diện tích thu mẫu của mỗi vị trí. + Cho mẫu vào sàng lưới (kích thước mắt lưới 2a = 2 - 4mm) để lọc lấy ngao. 5.2. Xác định tỷ lệ sống Việc xác định tỷ lệ sống của ngao thương phẩm đóng vai trò qua trọng trong việc xác định số lượng ngao còn lại trong bãi nuôi. Để xác định được mật độ nuôi, có biện pháp san ngao khi mật độ nuôi quá cao. * Thao tác xác định tỷ lệ sống của ngao: Bước 1: Xác định số lượng ngao + Khi lấy mẫu thì quan sát mầu sắc của ngao. + Kiểm tra, đếm số ngao trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trên bãi. Bước 2: Xác định tỷ lệ sống + Dựa vào tổng số lượng ngao còn lại của lần kiểm tra trước đó. + Dựa vào số lượng ngao còn lại trên bãi nuôi. + Từ đó, tính được tỷ lệ sống của ngao theo công thức: Số ngao/m2 x Diện tích bãi ương Tỷ lệ sống = x 100 Tổng số ngao còn lại lần kiểm tra trước 6. Kiểm tra sinh trƣởng
  46. 45 Định kỳ khoảng 10 - 15 ngày/lần lấy mẫu ngao nuôi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của ngao. Để đánh giá chất lượng ngao và tốc độ tăng trưởng ngao ương. Từ đó, đánh giá lượng thức ăn có đủ cung cấp cho ngao sinh trưởng phát triển hay không, có biện pháp tăng giảm mật độ nuôi. 6.1. Thu mẫu - Thu mẫu ngao nuôi thương phẩm được tiến hành vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thu mẫu tại các vị trí trên bãi nuôi để lấy được mẫu đại diện mang tính khách quan thể hiện cho cả bãi nuôi. * Thao tác thu mẫu ngao: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Quần áo lội nước + Vợt thu mẫu + Cào lưới thu mẫu Bước 2: Thu mẫu ngao: + Thu mẫu tại 5 - 7 vị trí khác nhau trên bãi nuôi. + Dùng vợt, cào lưới xúc bùn và sàng sạch bùn thu mẫu ngao cho vào túi lưới, vợt. + Thu mẫu gần lưới chắn (bả) + Thu mẫu giữa bãi nuôi. 6.2. Đo kích thước ngao - Dùng thước đo chiều rộng, chiều cao của ngao. - Đọc kết quả và ghi vào lại.
  47. 46 Hình 3-7: Đo kích thước ngao thương phẩm 6.3. Cân khối lượng ngao - Cho ngao lên cân đĩa, cân trọng lượng của ngao. - Đếm số lượng ngao trên tổng khối lượng đó, tính ra bao nhiêu con ngao trên 1kg. - Đọc kết quả trên cân và ghi lại Hình 3-8: Cân khối lượng ngao thương phẩm 7. Xử lý ngao chết 7.1. Kiểm tra môi trường 7.1.1. Kiểm tra bùn đáy
  48. 47 - Ngào là loài sống vùi mình trong nền đáy, nên dễ bị ảnh hưởng bởi nền đáy tới sinh trưởng và phát triển của ngao. - Nền đáy ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngao, có thể gây chết hàng loạt cho ngao nuôi. - Màu sắc của bãi nuôi và sự sinh trưởng của ngao có liên quan theo một qui luật. Mặt bãi màu đen hoặc hơi nâu sẽ có nhiểu sinh vật làm thức ăn cho ngao, chúng sẽ sinh trưởng nhanh. Mặt bãi màu xanh hoặc vàng chúng tỏ các loại tảo đáy mọc dày, không có lợi cho ngao. Mặt bãi màu trắng chứng tỏ có sóng lớn cuối trôi bùn ra khỏi bãi. - Do đó, ta phải thường xuyên quan sát kiểm tra bùn đáy của bãi nuôi ngao để có biện pháp xử lý kịp thời. * Thao tác kiểm tra bùn đáy: Bước 1: Lấy mẫu bùn đáy: + Lội xuống bãi nuôi ngao lấy mẫu bùn đáy lên kiểm tra. + Lấy mẫu tại 5 - 7 vị trí khác nhau. + Dùng tay hặc xẻng để lấy mẫu bùn đáy. + Đánh dấu các vị trí lấy mẫu. Hình 3-7: Lấy mẫu bùn đáy quan sát Bước 2: Kiểm tra bùn đáy: + Quan sát mẫu bùn đáy đã được lấy, xác định màu của bùn đáy có ô nhiễm hay không.
  49. 48 + Dùng mũi để ngửi xem mẫu bùn đáy có bị thối hay không. + Kết luận bùn đáy tại các vị trí có bị ô nhiễm hay không và ghi vào sổ. 7.1.2. Kiểm tra độ mặn - Ngao là loài rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là các tác động từ việc thay đổi độ mặn và các chất độc trong môi trường nước. Khi độ mặn thay đổi đột ngột (10‰ ngày/đêm) thì làm ngao bị sốc gây ra hiện tượng tỷ lệ ngao chết hay ngao trồi lên mặt bãi di chuyễn chỗ ở (hiện tượng ngao di chuyển). - Đặc biệt vào mùa mưa khi độ mặn giảm thấp thì ta cần kiểm tra độ mặn để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để ngao bị chết hàng loạt hay di chuyển đi nơi khác. * Thao tác kiểm tra độ mặn tượng tự bài 1 7.2. Xác định tỷ lệ ngao chết 7.2.1. Thu mẫu * Thao tác thu mẫu ngao chết: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ thu ngao phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: + Ủng + Xẻng hay nạo + Cào lưới thu mẫu + Túi lưới hay bao tải đựng ngao Bước 2: Lấy mẫu ngao: + Lội xuống bãi nuôi ngao xác định diện tích thu mẫu. + Lấy mẫu tại 5 - 7 vị trí khác nhau. + Dùng nạo, cào lưới hặc xẻng để lấy mẫu ngao. + Dùng túi lưới rửa sạch mẫu ngao. 7.2.2. Xác định tỷ lệ ngao chết Việc xác định tỷ lệ ngao chết nhằm đánh giá tỷ lệ hao hụt, để tiến hành thu hoạch toàn bộ ngao nuôi tránh tổn thất. * Thao tác xác định tỷ lệ ngao chết: Bước 1: Xác định số lượng ngao chết + Khi lấy mẫu thì quan sát mầu sắc của ngao. + Kiểm tra, đếm số ngao chết trong mẫu thu. + Ghi chép lại số lượng ngao của các vị trí thu mẫu trên bãi. Bước 2: Xác định tỷ lệ sống
  50. 49 + Dựa vào tổng số lượng ngao thu được. + Dựa vào số lượng ngao chết. + Từ đó, tính được tỷ lệ ngao chết theo công thức: Số ngao chết Tỷ lệ ngao chết = x 100 Tổng số ngao thu được Hình 3-8. Ngao bị chết ở xã Minh Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa tháng 2/2012 7.3. Xử lý ngao chết Ngao chủ yếu bị chết do gặp các điệu kiện khắc nghiệt trong đó bao gồm một số nguyên nhân sau: - Bị nóng: + Với các bãi nuôi có thời gian phơi bãi dài từ 8-10 giờ trời lên, do mặt cát bị phơi năng trong thời gian dài nên khi nước biển dâng, độ nong của nước tăng đột ngột (ước tính nóng gấp 1,5-2 lần nhiệt độ nước bình thường). Ngao phải chịu một độ nóng cao và đột ngột như vậy nên bị chết. + Cách khắc phục: Cải tạo mặt bãi, làm các rãnh nước xung quang để khi thủy triều lên sẽ tràn đều, tránh được độ nóng. - Bị chết do địch hại: Các loài địch hại chủ yếu của ngao là: Ốc, ốc Hoa, ốc Chân trâu, ốc Xoắn, hà Xanh, người nuôi chỉ cần bắt trực tiếp các loài này để trừ hại. - Bị chết do sương muối, sương mù:
  51. 50 + Nguyên nhân do sự thay đổi môi trường: có 2 đỉnh về nhiệt độ và độ mặn. Ở hai điểm giao nhau của đồ thị là thời điểm ngao chết nhiều nhất vào tháng 11 - 2 (âm lịch) hàng năm. + Giải pháp: thu hoạch sớm, tránh thời điểm này. - Chết do các nguyên nhân khác: + Ngao chết khi khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt yếu và không cạnh tranh được với cá thể khác về dinh dưỡng, thức ăn, + Một số hiện tượng gây chết ngao nữa là do sự ảnh hưởng của bão. Khi bão, song đánh bãi thành các cồn dẫn đến ngao bị vùi lấp, bên cạnh đó lượng mưa lớn làm thay đổi môi trường, độ mặn dẫn đến ngao bị chết hoặc hình thành dù và di chuyển. + Để khắc phục các trường hợp này, sau khi bão cần ngay lập tức san bằng mặt bãi và tạo ra các lưới nylon để cắt dù tránh việc ngao di chuyển. Hình 3-9: Ngao bị chết trên bãi nuôi
  52. 51 Hình 3-10. Thu ngao chết ở Hải Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa 2/2012 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Câu hỏi: - Phương pháp kiểm tra, xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Phương pháp vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. - Phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Phương pháp xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. 2. Bài tập thực hành: - Thao tác kiểm tra, xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Thao tác vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. - Phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Thao tác xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. C. Ghi nhớ: - Phương xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Phương pháp quan sát đáy bãi nuôi, nhận biết ngao chất và biện pháp xử lý ngao chết trong quá trình nuôi thương phẩm.
  53. 52 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Chăm sóc và quản lý là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; được giảng dạy sau mô đun thả giống, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chăm sóc và quản lý là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về phương pháp chăm sóc và quản lý ương ngao cám lên ngao cúc trong ao, quản lý ương ngao cám lên ngao cúc ở bãi triều và quản lý ngao nuôi thương phẩm. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được các biện pháp chăm sóc và quản lý ngao ương, nuôi trong ao và ngoài bãi triều; - Thực hiện được thao tác kiểm tra tỷ lệ sống, xử lý môi trường nuôi, hiện tượng ngao dù và kiểm tra tốc độ sinh trưởng của ngao; - Thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, nghiêm túc, chính xác. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời lƣợng Mã Địa Tên bài bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Lý M5-01 Bài mở đầu Lớp học 1 1 thuyết Bài 1: Chăm sóc và quản lý ương ngao Tích M5-02 Lớp học 14 3 10 1 cám lên ngao cúc hợp trong ao Bài 2: Quản lý Tích M5-03 ngao cám lên ngao Ao nuôi 13 3 10 hợp cúc ở bãi triều Bài 3: Quản lý Tích M5-04 ngao nuôi thương Ao nuôi 18 3 14 1 hợp phẩm Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng: 50 10 34 6
  54. 53 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài học 1: 4.1.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Ống nhựa (PVC) đường kính 21mm, dài 2 - 3m: 03 chiếc + Ca nhựa 1 lít: 03 chiếc + Đĩa sứ trắng: 15 chiếc + Vợt lưới (kích thước mắt lưới 2a = 1mm): 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 3 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định tỷ lệ sống của ngao cám trong ao ương. 4.1.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Nhiệt kế: 03 chiếc + Khúc xạ kế: 03 chiếc + Tỷ trọng kế: 03 chiếc + Test pH: 03 bộ + Máy đo pH: 03 chiếc + Máy đo oxy: 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 4 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan. 4.1.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Quần áo lội nước: 03 bộ + Vợt thu mẫu: 03 chiếc + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ): 15 chiếc + Thước đo: 03 chiếc + Cân 1kg: 03 cân - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 3 giờ
  55. 54 - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao. 4.1.4. Bài tập thực hành: - Thao tác xác định tỷ lệ sống của ngao cám trong ao ương. - Thao tác lấy nước vào ao, dọn rong rêu, xử lý don và vệ sinh lưới chắn (bả) trong ao ương. - Thao tác đo một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao ương. - Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng ngao trong ao ương. 4.2. Bài học 2: 4.2.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Ủng: 03 chiếc + Cào đinh: 03 chiếc + Nạo: 03 chiếc + Cào túi lưới: 03 chiếc + Xẻng: 03 chiếc + Lưới sàng ngao: 03 chiếc + Khung lưới phân cỡ ngao: 03 chiếc + Máy bơm: 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 5 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp san ngao giống dồn chân lưới. 4.2.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Quần áo lội nước: 03 bộ + Vợt thu mẫu: 03 chiếc + Đĩa đựng mẫu (bằng nhựa hoặc sứ): 15 chiếc + Cào lưới thu mẫu: 03 chiếc + Thước đo: 03 chiếc + Cân đĩa 1kg: 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 5 giờ
  56. 55 - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao ương. 4.2.3. Bài tập thực hành: - Thao tác san ngao giống dồn chân lưới. - Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao ương. 4.3. Bài học 3: 4.3.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Cuốc: 03 chiếc + Xẻng: 03 chiếc + Dao: 03 chiếc + Búa: 03 chiếc + Cọc tre hoặc gỗ: dài 1,5 - 2,0m, bản rộng (2-3cm x 2-3cm) + Dây buộc: nylon hoặc cước + Lưới chắn: kích thước mắt lưới 2a = 1 - 2mm - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 4 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp kiểm tra, xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. 4.3.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ + Ủng: 03 chiếc + Xẻng hay nạo: 03 chiếc + Cào lưới thu mẫu: 03 chiếc + Túi lưới hay bao tải đựng ngao: 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 3 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. 4.3.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ
  57. 56 + Cọc tre + Dây cước, nylon + Lưới chắn - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 4 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. 4.3.4. Bài tập 4: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ + Bàn chải: 03 chiếc + Chổi xương: 03 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 3 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. 4.3.3. Bài tập thực hành: - Thao tác kiểm tra, xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Thao tác vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. - Phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Thao tác xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài học 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu được phương pháp xác định Mức độ hiểu biết tỷ lệ sống ngao cám. - Hiểu được kiểm tra một số yếu tố môi trường ao ương. - Hiểu được biện pháp xử lý trong quá trình ương và xác định tốc độ tăng trưởng của ngao - Thực hiện thao tác xác định tỷ lệ Quan sát sống ngao cám. - Thực hiện thao tác kiểm tra một số
  58. 57 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá yếu tố môi trường ao ương. - Thực hiện thao tác xác định tốc độ tăng trưởng của ngao 5.2. Bài học 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu được tác dụng của việc san Mức độ hiểu biết ngao giống dồn chân lưới. - Hiểu được phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của ngao ương. - Thực hiện thao tác san ngao giống Quan sát dồn chân lưới. - Thực hiện thao tác kiểm tra tốc độ tẳng trưởng của ngao ương. 5.3. Bài học 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp kiểm tra, Mức độ hiểu biết xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Hiểu được phương pháp vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. - Hiểu được phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Hiểu được phương pháp xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Thực hiện được thao tác kiểm tra, Quan sát xử lý lưới chắn, chân lưới và các lỗ hổng trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. - Thực hiện được thao tác vệ sinh lưới chắn, cọc, bãi nuôi ngao thương phẩm. - Thực hiện được phương pháp xử lý ngao dù trong nuôi thương phẩm. - Thực hiện được thao tác xử lý
  59. 58 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. VI. Tài liệu tham khảo 1. www.vietlinh.com.vn/kythuat/kythuatthuysan.html 2. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Sổ tay kỹ thuật nuôi ngao giống, Hà Nội tháng 7/2009. 3. Chu Chí Thiết, Martin S Kuma, Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre, 2008. 4. Chu Chí Thiết, Như Văn Cẩn, Martin S Kuma, Các mô hình nuôi ngao thương phẩm: Nuôi ngao trong các điều kiện môi trường và sinh thái khác nhau, 2009.
  60. 59 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.
  61. 60 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./.