Giáo trình mô đun Làm lồng bè
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Làm lồng bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lam_long_be.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Làm lồng bè
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LÀM LỒNG BÈ MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ TRÊN BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “LÀM LỒNG BÈ” của “Nghề Nuôi cá lồng bè trên biển” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 01 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề Nuôi cá lồng bè trên biển” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Nhóm biên soạn không ngại đi thực tế, tham vấn nông dân từ khâu xây dựng Sơ đồ phân tích nghề và viết Phiếu phân tích công việc đến khâu biên soạn chương trình và biên soạn giáo trình. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp từ các độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng Thủy sản. - Các hộ gia đình nuôi cá biển tham gia các hội thảo. Đã có những ý kiến thiết thực đóng góp cho giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ths. Lê Văn Thắng 2. Thành viên: Ths. Nguyễn Văn Quyền 3. Thành viên: Ths. Nguyễn Văn Tuấn 4. Thành viên: Ths. Ngô Thế Anh 5. Thành viên: Ths. Ngô Chí Phương
- 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN LÀM LỒNG BÈ 5 Bài mở đầu 6 1. Tầm quan trọng của công tác làm lồng bè 6 2. Nội dung chương trình mô đun 6 3. Mối quan hệ với mô đun khác 6 Bài 1: Chọn mẫu lồng 7 A. Nội dung: 7 1. Chọn kích thước lồng nuôi 7 2. Chọn số lượng ô lồng nuôi 8 B. Câu hỏi: 9 C. Ghi nhớ: 9 Bài 2: Lựa chọn vật tư làm lồng 10 A. Nội dung: 10 1. Chọn khung lồng 10 2. Chọn phao 11 3. Chọn neo và dây neo 13 4. Chọn loại lồng lưới 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 14 C. Ghi nhớ: 15 Bài 3: Lắp ráp lồng bè 16 A. Nội dung: 16 1. Lắp khung lồng 16 2. Lắp phao 17 3. Đánh giá 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 18 C. Ghi nhớ: 18 Hướng dẫn giảng dạy mô đun: 19 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 19 II. Mục tiêu mô đun 19 III. Nội dung mô đun 19 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 19 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 22 VI. Tài liệu tham khảo: 23
- 4 MÔ ĐUN LÀM LỒNG BÈ Mã mô đun: MĐ 01 Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng: Kiến thức: - Trình bày được các bước kỹ thuật làm lồng bè trên biển. Kỹ năng: - Thực hiện được các bước kỹ thuật làm lồng bè trên biển như chọn mẫu lồng phù hợp với quy trình công nghệ nuôi , lựa chọn đầy đủ và đúng chủng loại vật tư làm lồng bè , lắp ráp lồng bè . Thái độ: - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật , đảm bảo an toàn người và tài sản khi làm việ c trên biển. Nội dung của mô đun Giáo trình này là quyển 01 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề Nuôi cá lồng bè trên biển” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Phƣơng pháp học tập của mô đun Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các cụm lồng bè trên biển. Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề. Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun - Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun + Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ - Chi tiết về các yêu cầu đánh giá kết quả học tập + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng.
- 5 Bài mở đầu Giới thiệu: Bài mở đầu mô đun Làm lồng bè nhằm giúp cho học viên hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của công tác Làm lồng bè ; Nội dung chương trình mô đun; Phương pháp đánh giá kết quả đào tạo của mô đun. Mục tiêu: - Hiểu được khái quát chung về các bước công việc làm lồng bè. - Hiểu biết phương pháp đánh giá kết quả đào tạo của mô đun. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của công tác làm lồng bè Làm lồng bè bao gồm 03 bài, thời gian học 24 giờ trong đó 6 giờ lý thuyết , 14 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun Làm lồng bè là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề nuôi cá lồng bè trên biển; được giảng dạy trước các mô đun Chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi; Mô đun Làm lồng bè có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Mô đun Làm lồng bè giúp học viên thực hiện được các bước kỹ thuật trong làm lồng bè trên biển như chọn mẫu lồng phù hợp với quy trình công nghệ nuôi, lựa chọn đầy đủ và đúng chủng loại vật tư làm lồng bè , lắp ráp lồng bè đúng kỹ thuật. 2. Nội dung chương trình mô đun Nội dung mô đun gồm 04 bài: Bài mở đầu Bài 1: Chọn mẫu lồng Bài 2: Lựa chọn vật tư làm lồng Bài 3: Lắp ráp lồng bè 3. Mối quan hệ với mô đun khác Mô đun Làm lồng bè là mô đun chuyên môn nghề đầu tiên trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề nuôi cá lồng bè trên biển; được giảng dạy trước các mô đun Chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi, Nuôi cá hồng mỹ, Nuôi cá Song (mú), Nuôi cá giò, Nuôi cá Chim vây vàng và Nuôi cá sủ đất. Mô đun Làm lồng bè có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- 6 Bài 1: Chọn mẫu lồng Giới thiệu: Chọn mẫu lồng nuôi là mô đun nghề quan trọng, giúp người nuôi hiểu biết về các kiểu mẫu lồng nuôi phổ biến, chọn được mẫu lồng nuôi phù hợp với vị trí đặt lồng bè, trình độ quản lý và mức độ đầu tư của người nuôi. Giúp cho nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển bền vững. Mục tiêu: - Mô tả được mẫu lồng nổi truyền thống. - Chọn được mẫu lồng, bè nuôi cá trên biển phù hợp A. Nội dung: 1. Chọn kích thước lồng nuôi Hình dạng mỗi ô lồng thường là hình vuông hay hình chữ nhật. Kích thước mỗi ô lồng phổ biến hiện nay là 3m x 3m, 5m x 5m hoặc 3m x 6m. Các xà gồ (khung đà ngang và đà dọc) được liên kết chặt chẽ với nhau bởi các bu lông sắt 14 16 dài 20cm. Các thanh dọc nằm trên, các thanh ngang nằm dưới, chỗ giao nhau giữa đà dọc và đà ngang được khoan để bắt bulông giữ hai đà vuông góc với nhau. Hình 1-1. Mẫu lồng nổi truyền thống
- 7 Dùng thước mét để đo kích thước khung lồng, đo hai cạnh của một khung lồng, khoảng cách cần đo từ thành trong của khung đà ngang hoặc dọc đến thành trong của khung đà ngang hoặc dọc phía đối diện. Kích thước khung lồng của một ô lồng nuôi bằng: Kích thước chiều dài (m) x Kích thước chiều rộng (m). 1 2 3 4 Hình 1-2. Mô hình mặt cắt lồng nổi truyền thống của một bè nuôi cá Ghi chú : 1 : Nhà làm việc 3 : Phao 2 : Khung bè 4 : Lồng nuôi 2. Chọn số lượng ô lồng nuôi 2.1. Lựa chọn theo khả năng quản lý Số lượng lồng nuôi phù hợp cho một cụm lồng bè nuôi đối với các hộ gia đình ít người, kinh nghiệm còn ít dưới 3 năm. Mỗi bè có từ 6 12 ô lồng, đối với hộ gia đình cụm bè phù hợp nhất là cụm bè có 9 10 ô lồng trong đó 7 8 ô lồng nuôi, 2 ô làm chòi bảo vệ, kho chứa và lán sàn sinh hoạt. 2.2. Lựa chọn theo mức độ đầu tư Tùy theo mức độ đầu tư mà với hộ gia đình cụm bè phù hợp nhất là cụm bè có 9 10 ô lồng. Dự trù kinh phí ước tính cho một ô lồng nuôi khoảng 8 – 10 triệu đồng đã bao gồm cả lồng lưới. Như vậy, mỗi hộ gia đình có 9 – 10 ô lồng có kích thước 3m x 3m, cần dầu tư khoảng 90 - 100 triệu đồng và tùy theo mức độ đầu tư khác nhau.
- 8 Hình 1-3. Mặt bằng lồng nổi truyền thống của một bè nuôi cá B. Câu hỏi: - Nêu các kích thước lồng nuôi cá trên biển phổ biến hiện nay và phạm vi áp dụng của chúng? C. Ghi nhớ: - Kích thước và quy mô phù hợp.
- 9 Bài 2: Lựa chọn vật tƣ làm lồng Giới thiệu: Lựa chọn vật tư làm lồng bè là bài học thuộc mô đun làm lồng bè. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu làm khung lồng như gỗ, tre .các loại phao, neo và dây neo bè, lồng lưới. Nhằm giúp người nuôi nhận biết, đánh giá được đúng cũng như chọn được vật tư làm lồng bè nuôi. Chương trình bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi chọn được vật liệu làm lồng bè phù hợp với mức độ đầu tư và đảm bảo kỹ thuật của lồng nuôi cá trên biển. Mục tiêu: - Nêu phương pháp lưạ choṇ vâṭ liêụ gỗ; - Xác định yêu cầu kỹ thuật của phao , neo và dây neo, lồng lưới; - Lưạ choṇ được loaị gỗ , phao, neo và dây neo , lồng lưới phù hơp̣ với loại lồng nuôi cá . - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Chọn khung lồng 1.1. Chọn loại gỗ Chọn loại gỗ làm khung lồng phải chịu được nước mặn, chịu được nắng mưa. Trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng vật liệu làm khung bè thường là gỗ dẻ hoặc gỗ táu (loại gỗ này chịu được nắng, mưa và nước mặn). Lấy mẫu gỗ táu và gỗ rẻ, mỗi loại gỗ là một thành có chiều dài 1m, kích thước: rộng bản 13cm, dày 8cm làm mẫu. Quan sát và phân biệt với một số loại gỗ tạp thông thường khác. 1.2. Chọn kích thước gỗ - Kích thước gỗ làm đà ngang và đà dọc thông thường: Rộng bản 13cm, dày 8cm. - Chiều dài tùy theo kích thước ô lồng và số lồng trên một bè, thông thường mỗi cụm bè có 9 15 ô lồng tương ứng với chiều dài từ 11m 18m. Chiều rộng từ 11m 16m. - Xác định kích thước gỗ làm thanh đà: dùng thước mét để đo; bước 1 độ dày và ghi lại; bước 2 đo độ rộng bản và bước 3 đo chiều dài của một thanh gỗ làm khung đà; Tùy theo chiều rộng và chiều dài, số ô lồng của một bè nuôi, kích thước thanh gỗ làm đà tốt nhất có chiều dài bằng chiều dài của một cạnh bè nuôi. Trường hợp thanh gỗ không đủ dài, tiến hành nối thanh đà bằng đoạn nối có kích thước bằng với thanh đà và nối với nhau bằng bu lông, ốc vít.
- 10 2. Chọn phao 2.1. Chọn phao xốp - Phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nhưng nén ở chế độ rắn chắc hơn. Phao thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn. - Chọn phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và yêu cầu cường độ chịu nén, chịu uốn, phao xốp cần được bọc lót bằng nilon và bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại. Hình 1-4. Phao xốp nén chưa bọc bạt nilon - Chọn phao xốp có nhiều loại chất lượng và khối lượng khác nhau, tùy theo công nghệ nén. Công nghệ nén càng tốt thì chất lượng phao càng cao và độ bền lâu, khối lượng của phao cũng tỉ lệ thuận với độ nén. Thông thường phao xốp có các loại khối lượng 1kg, 2kg; 3kg .Phao phải đảm bảo độ bền và độ nổi, nên chọn phao nén có khối lượng 3kg, loại phao này có độ bền tương đối cao, phù hợp với mức độ đầu tư của gia đình. - Chọn ba quả phao có khối lượng khác nhau, cân lần lượt 3 quả để xác định khối lượng, đo kích thước ba chiều: dài, rộng và cao; kiểm tra chất lượng bạt, độ chắc chắn của đường may bạt vỏ. So sánh với các tiêu chí sau khi đã kiểm tra chất lượng của phao xốp.
- 11 Hình 1-5. Phao xốp nén bọc bạt nilon 2.2. Chọn phao phuy nhựa - Hình trụ tròn, đường kính 60cm, cao 90cm. Hình 1-6a. Phao phuy nhựa Hình 1-6b. Phao phuy nhựa có 4 đai có 3 đai - Chủng loại: phao phuy nhựa có rất nhiều loại trên thị trường, loại phao dùng được để làm phao là phuy nhựa có 4 đai cứng chịu lực ở hai đầu và ở
- 12 phần thân phuy nhựa. Phao phải có nắp đậy và không bị thủng để tạo hơi khi bơm căng hơi tạo độ nổi cho phao. 3. Chọn neo và dây neo 3.1. Chọn neo - Loại neo: chọn neo sắt hoặc neo bằng cọc gỗ tùy theo vị trí đặt lồng bè. - Một cụm ô lồng (ví dụ tính cho 10 ô lồng) thường dùng 4 6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt. Neo sắt thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Neo bằng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 3,5 – 4,5m, đường kính 90 – 100mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm, nghiên 450 về phía đối diện với đường dây neo. - Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. 3.2. Chọn dây neo - Chât liệu: dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước. - Đường kính dây neo 32 35mm. - Chiều dài dây neo: Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100 500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15 20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Hình 1-7. Dây neo bằng sợi cước - Chọn dây neo:
- 13 + Chuẩn bị: 02 loại dây neo nilon và sợi cước; mỗi loại có 03 loại đường kính khác nhau; mỗi đoạn dài 30cm. Thước đo. + Đo đường kính của sợi dây neo. + Chọn loại dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 4. Chọn loại lồng lưới 4.1. Chọn chất liêụ lưới - Loại lồng lưới: Lưới làm lồng là loại lưới cước sợi PE (Polyetylen): PE 380 D/15, PE 380 D/18, PE 380 D/21 và PE 31 x 2. - Người nuôi có thể lựa chọn lưới làm lồng là lưới liên doanh Nhật hoặc lưới Trung Quốc tùy theo mức độ đầu tư. Chất lượng và độ bền của lưới Nhật thường hơn lưới Trung Quốc. 4.2. Chọn kiểu dêṭ lưới Lưới bao gồm hai loại lưới dệt không có gút và lưới dệt có gút mắt lưới. Lưới lồng là loại lưới dệt không gút để mắt lưới ổn định, thuận lợi trong công tác vệ sinh, giặt lưới lồng, cá nuôi hạn chế bị sây sát. 4.3. Chọn kích thước lồng và mắt lưới - Lồng làm bằng lưới, hình hộp lập phương hoặc hình hộp chữ nhật có 1 mặt đáy và 4 mặt xung quanh, mặt để hở gọi là miệng lồng. Tuỳ theo kích thước của khung bè, độ sâu lưới neo lồng và đặc điểm đối tượng cá nuôi mà làm kích thước cho phù hợp. - Kích thước lồng lưới hiện nay phổ biến là: 3m x 3m x 3m hoặc 3m x 6m x 3m hoặc 5m x 5m x 3m. - Tuỳ theo cỡ cá nuôi để chọn kích thước mắt lưới (2a = 1cm đến 2a = 8cm). Thường trên mỗi ô khung bè có 3 4 lồng lưới với cỡ mắt khác nhau, khi cá nhỏ dùng cỡ mắt lưới nhỏ. Khi cá lớn dần, sử dụng mắt lưới rộng dần ra cho phù hợp. - Tiến hành chọn lồng lưới: + Chuẩn bị 02 loại lồng lưới liên doanh và lưới Trung Quốc; mỗi loại có 03 loại kính cỡ mắt lưới khác nhau (2a = 1cm; 2,2cm; 4cm); mỗi loại mắt lưới có tấm lưới rộng 50cm2. + Đo kích thước mắt lưới kéo căng của 3 loại trên. + Chọn loại mắt lưới 2a = 2,2cm đúng theo yêu cầu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Lựa chọn loại gỗ làm khung lồng bè?
- 14 + Chọn phao xốp và phao phuy nhựa? + Chọn dây neo sợi cước và dây neo nilon có Ø 32- 35cm? + Chọn lưới làm lồng? - Bài tập thực hành Bài 1. Lựa chọn loại gỗ táu và gỗ dẻ. Bài 2. Chọn phao và lưới làm lồng. C. Ghi nhớ: - Chọn vật liệu gỗ, phao, lồng lưới.
- 15 Bài 3: Lắp ráp lồng bè Giới thiệu: Lắp ráp lồng bè là bài học thuộc mô đun làm lồng bè. Chương trình bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi lắp ráp được khung lồng, phao và lồng lưới vào khung. Mục tiêu: - Hiểu biết phương pháp lắp ráp khung lồng và phao; - Lắp ráp được khung lồng, phao đảm bảo kỹ thuật; - An toàn khi hoạt động trên biển A. Nội dung: 1. Lắp khung lồng 1.1. Sắp xếp thanh đà Sắp xếp các thanh đà của khung lồng bè sao cho khả năng chịu lực dưới sự tác động của sóng gió, hệ thống nhà, khung lồng, lồng lưới và cá nuôi. Để tăng khả năng chịu lực các thanh dọc được đặt trên, các thanh ngang nằm dưới. Sắp xếp khoảng cách giữa hai thanh đà trên cùng một cạnh ô lồng từ 40 44cm là vừa, ở khoảng cách này tương đối phù hợp với phao xốp và phuy nhựa. 1.2. Cố định thanh đà bằng bu lông Hình 1-8. Cố định khung lồng bằng bu lông, ốc vít
- 16 Phương pháp lắp ráp thanh đà: Có thể tiến hành lắp ráp thanh đà ở trên cạn hoặc ở dưới nước. Trường hợp 1: lắp ráp thanh đà ở dưới nước + Bước 1: Chuẩn bị thanh đà ngang và thanh đà dọc. + Bước 2: Chọn bu lông có độ dài thích hợp với vị trí liên kết (dài hơn không quá 1,5- 2cm). + Bước 3: Xếp thanh đà dọc nằm trên thanh đà ngang theo kích thước ô lồng đã lựa chọn (ví dụ: kích thước một ô lồng lựa chọn là 3m x 3m) và khoảng cách giữa hai thanh đà từ 40 – 44cm. + Bước 4: Khoan lỗ bắt bu lông tại vị trí hai thanh đà tiếp ráp vuông góc với nhau. Khoan theo phương thẳng đứng xuyên qua hai thanh đà, mũi khoan có đường kính 14 16 (bằng với đường kính của bu lông). Cố định dãy ô lồng đầu tiên theo chiều rộng để định hình khung lồng. + Bước 5: Đưa phía đầu khung lồng đã được cố định xuống nước, đưa đến đâu đặt phao đến đó để làm nổi khung lồng. + Bước 6: Đóng bu lông vào lỗ khoan theo chiều từ dưới lên. Lắp ốc vào bu lông và dùng cờ lê vít chặt. Trường hợp 2: lắp ráp thanh đà ở trên cạn, các thanh đà được cố định theo đúng kỹ thuật. Các bước thực hiện tương tự như trường hợp một. Tuy nhiên, các thanh đà được cố định trên cạn sau đó đưa xuống nước để cố định phao. 2. Lắp phao 2.1. Xác định số lượng phao Lắp phao tạo lực đẩy giúp làm nổi lồng bè. Phao sử dụng có thể là phao nhựa (thùng phuy) hoặc phao xốp. Cần xác định đúng và đủ số lượng phao cần lắp cho lồng bè để đảm bảo sức nổi cho bè và tránh lãng phí. Thông thường mặt lồng bè có 8 ô lồng, 2 ô nhà và sàn sử dụng 50 60 phao, dọc theo 6 thanh đà dọc sử dụng 33 36 phao, dọc theo 12 thanh đà ngang sử dụng 24 phao. Đối với hệ thống lồng bè không làm nhà trên lồng thì số lượng phao loại 2,5 – 3kg cứ mỗi ô lồng sử dụng 4- 6 quả phao. 2.2. Xác định vị trí đặt phao Phao đặt nằm kẹp giữa 2 đà gỗ và dùng dây cột chặt với đà gỗ. Để thông thoáng dòng chảy cho các ô lồng nuôi, phao được đặt dọc theo một hướng dưới các thanh đà ngang. Khoảng cách các phao được đặt đều nhau theo chiều ngang của thanh đà ngang và trong một khung lồng nuôi để tăng chịu lực đồng đều cho toàn bộ bè nuôi.
- 17 2.3. Cố định phao Hình 1-9. Buộc phao xốp vào khung bè Hình 1-10. Buộc phao phuy nhựa vào khung bè
- 18 Cách lắp ráp phao như sau: - Bước 1: Xác định các vị trí lắp phao - Bước 2: Đặt phao vào vị trí xác định. Phao xốp được đặt dưới 2 thanh đà, phao phuy nhựa được đặt nằm gọn dưới hai thanh đà. - Bước 3: Cố định phao vào khung bè: Phao được cố định vào khung lồng bằng dây cước có đường kính 3- 4mm hoặc dây cước sợi 3 - 4mm. Mỗi quả phao được cố định ở hai đầu và có ít nhất 2 đường dây chạy cố định vào khung đà đảm bảo không bị bật ra khi có song gió lớn. 3. Đánh giá 3.1. Độ chắc chắn của khung lồng Khung lồng sau khi được định hình và cố định bằng bu lông, ốc vít sẽ không bị biến dạng khi đưa xuống biển và chịu các tác động như di chuyển, sóng gió, thủy triều. 3.2. Đánh giá độ chắc chắn của phao Phao sau khi được cố định vào khung đà bằng dây sợi cước hay dây cước trắng đơn phải đảm bảo độ chắc chắn, không bị bật ra khỏi thanh đà khi di chuyển đến vị trí nuôi, các tác động của song gió thủy triều và khi có sóng gió lớn. Đánh giá độ chắc chắn của phao sau khi đã di chuyển đến vị trí nuôi, qua phương pháp dùng lực tác động vào bên sườn của phao và đánh giá qua thời gian sử dụng. Trường hợp sau khi di chuyển hoặc dùng lực tác động, phao bị lệnh khỏi hai thanh đà cần tiến hành buộc lại phao để đảm bảo độ chắc chắn, an toàn cho phao và lồng bè nuôi. 3.3. Đánh giá độ nổi của lồng bè Độ nổi của hệ thống lồng bè nhờ hệ thống phao. Số lượng phao đủ đảm bảo độ nổi cho toàn bộ hệ thống nhà ở, nhà kho, khung lồng bè, lồng lưới và cá khi đưa vào nuôi. Kiểm tra độ nổi của hệ thống lồng bè bằng cách khi đưa lồng bè xuống nước đã có phao đảm bảo khi chưa có cá tối thiểu ở mức phao chìm xuống nước một phần ba quả phao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi + Nêu yêu cầu kỹ thuật của vật liệu làm khung bè, phao? - Bài tập thực hành Bài 1. Lắp và cố định khung lồng. Bài 2. Đặt phao và cố định phao. C. Ghi nhớ: - Chọn vật liệu gỗ, phao, lồng lưới.
- 19 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Làm lồng bè là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề nuôi cá lồng bè trên biển; được giảng dạy trước các mô đun Chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi; Mô đun Làm lồng bè có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Làm lồng bè là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành trên đất liền hoặc có thể tiến hành ngay trên biển. Trường hợp thực hiện trên biển cần tránh mùa mưa bão. II. Mục tiêu mô đun - Trình bày được các bước kỹ thuật trong làm lồng bè trên biển. - Thực hiện được các bước kỹ thuật trong làm lồng bè trên biển như chọn mẫu lồng phù hợp với quy trình công nghệ nuôi , lựa chọn đầy đủ và đúng chủng loại vật tư làm lồng bè , lắp ráp lồng bè . - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật , đảm bảo an toàn người và tài sản khi làm việc trên biển . III. Nội dung mô đun Thời lƣợng Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 01-02 Bài 1: Chọn Lý thuyết Lớp học mẫu lồng 1 1 MĐ 01-02 Bài 2: Lựa Lớp học; chọn vật tư Tích hợp Tại Bè làm lồng bè nuôi 8 2 5 1 MĐ 01-03 Lớp học; Bài 3: Lắp Tích hợp Tại Bè ráp lồng bè nuôi 12 2 9 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Tổng số 24 6 14 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Lựa chọn vật tự làm lồng bè 4.1.1 Bài 1: Lựa chọn gỗ dẻ và gỗ táu - Nguồn lực
- 20 Mỗi nhóm học viên gồm có: + 04 loại gỗ: gỗ bạch đàn, gỗ tạp, gỗ táu, gỗ dẻ có kích thước 0,5 m/loại. + Dao dựa 01 chiếc + Búa: 01 chiếc + Vở ghi chép - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Thảo luận nhóm xác định các chỉ tiêu để phân biệt các loại gỗ khác nhau + Bước 2: Quan sát các loại gỗ khác nhau + Bước 3: Đánh giá chất lượng các loại gỗ khác nhau + Bước 4: Đánh giá và chọn ra 02 loại gỗ thường làm khung lồng: gỗ táu và gỗ dẻ. - Tiêu chuẩn thực hiện Chọn chính xác 02 loại gỗ trên - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả chọn gỗ. 4.1.2 Bài 2: Chọn phao và lưới làm lồng - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 phao xốp mỗi loại 1kg, 2kg; 3kg + 01 phuy nhựa mỗi loại 1 đai, 2 đai và 4 đai + Cân 5 kg + Vở ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Thảo luận nhóm các lựa chọn phao xốp và phuy nhựa + Bước 2. Kiểm tra và mô tả phao xốp, phuy nhựa + Bước 3. Cân phao xốp và phuy nhựa + Bước 4. Đưa phao phuy nhựa xuống nước kiểm tra mức độ rò rỉ - Tiêu chuẩn thực hiện + Chọn phao xốp 3 kg + Chọn phuy nhựa
- 21 - Sản phẩm thực hành + Báo cáo kết quả chọn lựa 4.2. Bài 3: Lắp ráp lồng bè 4.2.1 Bài 1: Lắp và cố định khung lồng - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + Cây bạch đàn có đường kính 10 cm: chiều đài 1,2-2 m: 10 đoạn + Máy khoan với nhiều mũi kích thước đa dạng + Cưa tay bằng sắt + Bu lông, ốc vít đường kính 14 16; + Cà lê, mỏ nết. + Vở ghi chép - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Thảo luận nhóm và thiết kế bè có kích thu nhở 1/4. + Bước 2. Chuẩn bị khung đà ngang và đà dọc theo tiêu chuẩn thu nhỏ 1/4. + Bước 3. Xếp khung đà dọc và ngang theo tiêu chuẩn đã xác định. + Bước 4. Khoan theo chiều thẳng đứng từ đà dọc xuống đà ngang. + Bước 5. Cố định chặt hai thành đà bằng bu lồng, ốc vít. + Bước 6. Vặn ốc cố định khung lồng. - Tiêu chuẩn thực hiện + Xây dựng 02 ô lồng có kích thước thu nhỏ 1/4 - Sản phẩm thực hành 02 ô lồng hoàn thiện có kích thước thu nhỏ ¼. 4.2.2 Bài 2: Đặt phao và cố định phao - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + Phao xốp chưa bọc: 3-5 kg + Vải bạt 2m2 + Dây cước nhỏ Ø2mm: 5m + Dao dựa: 01 chiếc
- 22 + Kéo: 01 chiếc + Kim khâu lưới, chỉ + Keo dán vải bạt: 03 hộp + Bao tải cát 04 túi - Các bước thực hiện Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Cắt phao và đóng gói bằng vải bạt + Bước 2. Lắp phao vào khung lồng. + Bước 4. Cố định phao dưới khung lồng . + Bước 5. Thử độ nổi của khung lồng dưới nước - Tiêu chuẩn thực hiện + Hoàn thàng 02 ô lồng được lắp phao hoàn chỉnh + Đảm bảo bè nổi với tải trọng 20 kg. - Sản phẩm thực hành 02 ô lồng nổi với trọng tải 20 kg. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài 1: Lựa chọn vật tƣ làm lồng bè Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp lựa chọn các loại gỗ, phao, - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi dây neo và lưới lồng. để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các bước lựa chọn gỗ dẻ và - Quan sát, đánh giá các thao tác gỗ táu thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các bước chọn phao và làm - Quan sát, đánh giá các thao tác lồng thực hiện và kết quả thực hành 5.2. Bài 2: Lắp ráp lồng bè Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đặt phao và buộc cố định phao vào - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi khung bè. để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các bước lắp và cố định - Quan sát, đánh giá các thao tác khung lồng thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các bước đặt và cố định phao - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành
- 23 VI. Tài liệu tham khảo: 1. Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, NXB Nông nghiệp, 2007. 2. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển, NXB Nông nghiệp, 2003.
- 24 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thích - Giáo viên Trường trung học Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn - Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Trần Văn Đời - Trưởng Ban điều hành nuôi trồng thủy sản Bến Tre./.