Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác - Tôn Thất Chất

pdf 186 trang ngocly 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác - Tôn Thất Chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_nuoi_giap_xac_ton_that_chat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác - Tôn Thất Chất

  1. KỸ THUẬT NUÔI GIÁP XÁC Người biên soạn: Ths.Tôn Thất Chất Trường Đại học Nông lâm – ĐH Huế
  2. BÀI MỞ ĐẦU I. Đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học 1. Đối tƣợng nghiên cứu Kỹ thuật nuôi giáp xác là môn chuyên ngành của ngành nuôi trồng thủy sản. Môn học nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài tôm he kinh tế, tôm hùm, cua, từ đó đề ra biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, ương, nuôi thương phẩm tôm và các loài giáp xác. 2. Nhiệm vụ môn học Nghiên cứu đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi Nghiên cứu qui trình kỹ thuật sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm các đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế.
  3. BÀI MỞ ĐẦU (tt) II. Ý nghĩa, vai trò của nghề nuôi giáp xác 1. Thế giới Thái Lan, Đài Loan, Philippin là những quốc gia nổi tiếng về công nghệ này. Nuôi thâm canh 10 - 15 tấn/ha/năm, nuôi siêu thâm canh 30 tấn/ha/năm. Sản lượng tôm sản xuất các quốc gia này chiếm 80% sản lượng toàn cầu. Tôm nuôi chiếm 4,3% sản lượng và 15,3% giá trị (tính đến năm 2003) trong cơ cấu sản phẩm thủy sản nuôi trồng, nhưng tôm đã chiếm vị trí quan trọng trong thương mại thủy sản. Tôm sú và tôm chân trắng là hai đối tượng nuôi chính. Năm 2003, hai loài này chiếm 77% tổng sản lượng tôm nuôi và 50 - 60% tổng sản lượng tôm thương mại trên thị trường thế giới. Trung Quốc là nước dẫn đầu.
  4. BÀI MỞ ĐẦU (tt) II. Ý nghĩa, vai trò của nghề nuôi giáp xác 1. Thế giới Theo FAO, mặt hàng tôm năm 2003, đạt giá trị 9,3 tỷ USD trên tổng giá trị của các loài giáp xác (13,34 tỷ USD), tăng gần gấp đôi so với năm 1993 (5,24 tỷ USD) Theo FAO, năm 1995, giá tôm tại thị trường Mỹ, Nhật đạt 24 USD/kg, đến 2004 là 10 USD/kg Bảng 1. Sản lƣợng và giá trị tôm nuôi trên thế giới Năm 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003 Sản lượng (tấn) 835.203 928.328 999.370 1.164.408 1.348.275 1.405.367 1.804.932 Giá trị 1000USD 5244 6063 6030 7468 8194 7804 9323
  5. BÀI MỞ ĐẦU (tt) II. Ý nghĩa, vai trò của nghề nuôi giáp xác 2. Việt Nam Việt Nam đã cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều loài trong giống tôm he như Penaeus Indicus, Penaeus monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus semisulcatus Hình thức nuôi phát triển đa dạng từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Một số địa phương đã tiến hành nuôi chuyên canh, nuôi luân canh. Năng suất thấp nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Bảng 2. Diện tích và sản lƣợng tôm của Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 283.610 448.996 489.475 555.693 592.805 604.479 Sản lượng (tấn) 97.628 156.636 189.184 234.412 290.797 324.680 %so với tổng 16,9 21,9 22,0 22,0 23,2 21,4 SLNNTS
  6. BÀI MỞ ĐẦU (tt) II. Ý nghĩa, vai trò của nghề nuôi giáp xác 2. Việt Nam Ở Việt Nam, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản môi trường nước mặn, lợ chiếm 44,3% (510.400 tấn), phần lớn là sản lượng nuôi nước ngọt (639.700 tấn). Thủy sản luôn đứng ở vị trí cao và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu không ngừng tăng. Tôm vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chính, chiếm 47,8%. Bảng 3. Giá trị xuất khẩu tôm ở Việt Nam qua các năm (Đon vị tính 1000 USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị xuất khẩu 607.729 733.841 917.062 1.008.595 1.239.696 1.299.882 III. Mối liên hệ với các môn học khác Thủy sinh vật Thủy hóa - thổ nhưỡng Công trình nuôi thủy sản Bệnh học thủy sản
  7. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 1. Hệ thống phân loại Phân loại theo hệ thống phân loại của Holthuis, LB 1980 Lớp: Giáp xác: Crustacea Bộ: Mười chân: Decapoda Bộ phụ: Bơi lội: Natantia Phân bộ: Tôm he: Penaeidea Tổng bộ: Tôm he: Penaeoidea Họ: Tôm he: Penaeidae Giống tôm he: Penaeus
  8. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.1 Các chỉ tiêu trên thân tôm 1. Vỏ đầu ngực 2. Đốt bụng 3. Đốt bụng thứ 6 4. Đốt đuôi 5. Chân đuôi 6. Chân bò hay chân ngực 7. Chân bơi hay chân bụng 8. Chùy 9. Râu A1 10. Vẩy râu; Hình 1. Các chỉ tiêu phân loại trên thân 11. Chân hàm; 12. Râu A2 tôm sú Penaeus monodon
  9. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.2. Các chỉ tiêu trên vỏ đầu ngực a. Gai: 1. Trên gai; 2. Gan 3. Thượng vị; 4. Sau xúc giác 5. Sau hốc mắt 6. Trên hốc mắt 7. Xúc giác; 8. Chuỳ 9. Mang; 10. Hàm b. Gờ, sóng và rãnh: 11. Xúc giác 12. Xúc giác - hốc mắt 13. Vị hốc mắt; 14. Gan 15. Đứng; 16. Phát âm 17. Tim mang; 18. Bên chùy 19. Giữa; 20. Dọc 21. Sau chùy; 22. Cổ 23. Vị trán; 24. Mắt sau Hình 2. Các chỉ tiêu trên vỏ đầu ngực (a.Từ trên xuống; b. Nhìn nghiêng)
  10. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.3. Các chỉ tiêu trên phụ bộ a. Râu A1: 1. Nhánh bên 2. Nhánh giữa 3. Đốt cảm giác số 3 4. Đốt cảm giác 2 5. Chi phụ sườn trên 6. Đốt cảm giác 7. Gai râu 8. Hốc mắt Hình 3. Râu A1
  11. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.3. Các chỉ tiêu trên phụ bộ b. Đốt đuôi và chân đuôi: 1. Nhánh trước chân đuôi 2. Đốt đuôi 3. Rãnh trên đốt đuôi 4. Nhánh ngoài chân đuôi 5. Gai di động 6. Gai cố định 7. Nhánh trong chân đuôi Hình 4. Đốt đuôi và chân đuôi
  12. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.3. Các chỉ tiêu trên phụ bộ c. Chân ngực 1: 1. Mang nhánh 2. Đốt háng 3. Đốt gốc 4. Đốt tiếp gốc 5. Gai tiếp gốc 6. Đốt đùi 7. Đốt ống 8. Đốt bàn 9. Đốt ngón 10. Nhánh ngoài Hình 5. Chân ngực 1
  13. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.4. Các chỉ tiêu trên cơ quan sinh dục Hình 6. Cơ quan sinh dục ngoài của Penaeus monodon (a. Thelycun (ở con cái); b. Petasma (ở con đực) 1. Chân bò 4; 2. Tấm giữa hay tấm trước; 3. Chân bò 5; 4. Tấm bên hay tấm sau 5. Đốt ngực chót; 6. Phần lồi của tấm giữa; 7. Phần lồi của tấm bên; 8. Chân bụng 1
  14. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu 2.5. Các chỉ tiêu đo trên thân Chiều dài chuỳ (RL) khoảng cách giữa mũi chùy và mép sau hốc mắt trên vỏ đầu ngực Chiều dài vỏ đầu ngực (CL) khoảng cách giữa mép sau hốc mắt và giữa mép sau vỏ đầu ngực Chiều dài thân (BL) khoảng cách giữa mép sau hốc mắt và đỉnh đốt đuôi khi kéo thẳng thân tôm Chiều dài toàn thân (TL) khoảng cách từ mũi chùy và đỉnh đốt đuôi khi kéo thẳng thân tôm Hình 7. Các chỉ tiêu đo trên thân tôm he
  15. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 3. Đặc điểm phân bố 3.1. Thế giới Tôm he phân bố rộng rãi ở các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung nhất ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Các loài thuộc giống Penaeus (giống tôm he) phân bố trong các thủy vực từ 40 độ vĩ Bắc đến 40 độ vĩ Nam. Ấu trùng và tôm con của các giống loài này thường phân bố tập trung ở vùng cửa sông ven bờ do tác động cơ học của thủy triều. Tôm trưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Bãi đẻ là nơi thủy vực có độ sâu và nền đáy phù hợp với đặc tính sinh sản của từng loài riêng biệt. Ví dụ: - Bãi đẻ của tôm thẻ là các thủy vực có độ sâu từ 10- 20m - Bãi đẻ của tôm sú có độ sâu biến động từ 20- 40 mét.
  16. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 3. Đặc điểm phân bố 3.1. Thế giới Bảng 4. Phân bố và môi trƣờng sống các loài tôm trong thủy vực tự nhiên Loài tôm Phân bố Môi trƣờng sống Penaeus chinensis Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc, Độ sâu: 90 - 180 m Hồng Kông, Nam Triều Tiên Penaeus indicus Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông Châu Phí Độ sâu: 2 - 90 m (Thẻ đuôi đỏ) đến nam Trung Quốc, Indonexia, Đông bắc Úc Đáy bùn hay cát Penaeus Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, từ vịnh Persian merguiensis đến Thái Lan, Hồng Kông, Indonexia, Philippin, (Tôm bạc gân) Tây bắc và Đông bắc Úc Penaeus Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và đông Độ sâu: 0 - 162 m monodon bắc châu Phi, Pakistan đến Nhật, nam Indonexia, Đáy bùn hay cát (Tôm sú) và bắc Úc Trưởng thành sống ở biển khơi Tôm giống sống ở vùng cửa sông
  17. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 3. Đặc điểm phân bố 3.1. Thế giới Bảng 4. Phân bố và môi trƣờng sống các loài tôm trong thủy vực tự nhiên (tt) Loài tôm Phân bố Môi trƣờng sống Penaeus Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, từ Hồng Độ sâu: 0 - 90 m Japonicus Hải, Đông và đông nam châu Phi, đến Đáy cát hay cát bùn Trưởng thành sống ở biển khơi (Tôm he Nam Triều Tiên, Nhật, nam Indonexia, Tôm giống sống ở vùng cửa sông Nhật Bản) và Đông bắc Úc. Loài này di cư vào phía đông biển Địa Trung Hải qua kênh Xuyê đến bờ biển nam Thổ Nhĩ Kỳ. Penaeus Đông Thái Bình Dương từ bắc Mêxicô Độ sâu: 0 - 27 m stylirostris đến Pêru Đáy bùn đất hay cát bùn Trưởng thành sống ở biển khơi Tôm giống sống ở vùng cửa sông Penaeus Đông Thái Bình Dương từ bắc Mêxicô Độ sâu: 0 - 72 m Vannamei đến bắc Pêru Đáy bùn Trưởng thành sống ở biển khơi Tôm giống sống ở vùng cửa sông
  18. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 3. Đặc điểm phân bố 3.1. Thế giới Bảng 4. Phân bố và môi trƣờng sống các loài tôm trong thủy vực tự nhiên (tt) Loài tôm Phân bố Môi trƣờng sống Metapenacus ensis Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương: từ Srilanca và Độ sâu: 18 - 64 m (Tôm đất) Malaixia đến đông nam Trung Quốc, Nhật, Đáy bùn nam Indonexia, Tây nam và Đông Úc Trưởng thành sống ở biển khơi Tôm giống sống ở vùng cửa sông Metapenacus Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương: từ Srilanca và Độ sâu: 18 - 64 m lysianassa Malaixia đến đông nam Trung Quốc, Nhật, Đáy bùn (Tép bạc) nam Indonexia, Tây nam và Đông Úc Trưởng thành sống ở biển khơi Tôm giống sống ở vùng cửa sông
  19. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố 3. Đặc điểm phân bố 3.2. Việt Nam Thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm có sự khác nhau giữa các vùng trong nước, tùy thuộc vào vùng biển của ba miền: Bắc , Trung và Nam Bộ. Ba loài tôm được nuôi chủ yếu ở Bắc, Trung, Nam là Penaeus monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus indicus với nguồn giống từ sinh sản nhân tạo. Vùng biển phía Đông Nam Bộ, thành phần loài khá phong phú, đa số loài có giá trị kinh tế với các đại diện như: tôm thẻ, tôm sú, tôm đất, tôm sắc, tôm giang, tép bạc, tép bạc nghệ Vùng biển phía Tây Nam Bộ gồm các giống loài tiêu biểu là tôm thẻ, tôm rằn, tép bạc, tôm sú, tôm chì, tôm đất, tôm gậy, tôm sắt, tôm tích
  20. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 1. Các thời kỳ phát triển trong đời tôm he Chu kỳ sống của tôm biển (Penaeus spp), thường được chia ra làm các giai đoạn: phôi (Embryo), ấu trùng (Larvae), tôm giống (Juvernile) và trưởng thành (Adult). Đa số các loài tôm thuộc Penaeus spp đều phải trải qua các giai đoạn trên để hoàn tất chu kỳ sống 1.1 Giai đoạn phôi (Embryo) Giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh, phân cắt thành 2 tế bào, 4 tế bào, 8 tế bào, 16 thế bào, 32 tế bào, 64 tế bào, phôi dâu (morula), phôi nan (blastula) và phôi vị (gastula) đến khi nở. Thời gian hoàn tất khoảng 12 giờ, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ nước. Trứng đẻ ra thường chìm xuống đáy,sau khi trương nước sẽ nổi lơ lửng.
  21. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 1. Các thời kỳ phát triển trong đời tôm he 1.2 Giai đoạn ấu trùng (Larvae) Ấu trùng tôm sú trải qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn gồm nhiều giai đoạn phụ Giai đoạn ấu trùng, tôm sống trôi nổi, giai đoạn megalopa thường gọi là giai đoạn tôm bột. Cơ thể megalopa trong suốt và có một dãi sắc tố chạy dài ở phần bụng từ nhánh râu Al đến cuối Telson. Giai đoạn này đốt bụng thứ 6 tương đối dài hơn, chiều dài Carapake. Carapake và megalopa giao động từ 1,2-2,2 mm. Bảng 5. Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm biển Giai đoạn Số giai đoạn Thời gian (ngày) Nauplius 6 1,5 Protozoca 3 3 Mysis 3 4 – 5 Megalopa 4 6 - 15
  22. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 1. Các thời kỳ phát triển trong đời tôm he 1.3 Giai đoạn tôm giống (Juvenile) Cơ thể trong suốt có một dãi sắc tố chạy dài, ở phần bụng giống như ở giai đoạn megalopa, ở giữa giai đoạn giống cơ thể có màu nâu nhạt, chủy có 6 răng ở mặt trên và 2 răng ở mặt dưới. Cuối giai đoạn giống, cơ thể trở nên sậm đen có 7 răng ở mặt trên và 3 răng ở mặt dưới chủy. 1.4 Giai đoạn Adolescent Cơ thể cân đối có dạng như tôm trưởng thành, có thể phân biệt đực cái. Tôm giai đoạn này có cơ quan sinh dục đực và cái. 1.5 Giai đoạn tiền trƣởng thành Tôm lúc này hoàn toàn trưởng thành về sinh dục. Tôm đực có tinh trùng trong tinh nan. Một số tôm cái đã nhận túi tinh từ tôm đực sau khi giao vĩ. Đây là thời kỳ tôm từ các ao, đầm nuôi di cư ra các bãi đẻ ngoài khơi, ở đó quá trình giao vĩ bắt đầu xảy ra.
  23. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 1. Các thời kỳ phát triển trong đời tôm he 1.6 Giai đoạn trƣởng thành (Adult) Tôm hoàn toàn thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Giai đoạn này sự giao vĩ lần hai và các lần kế tiếp có thể xảy ra. Hình 8. Vòng đời của tôm he
  24. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Sự sinh trưởng về kích thước của tôm nói riêng, giáp xác nói chung tăng vọt sau mỗi lần lột xác, trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng liên tục hơn. Tôm he là loài động vật có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng tùy giai đoạn phát triển, loài, giới tính, điều kiện môi trường và điều kiện dinh dưỡng. Loài tôm sú P. monodon là loài có kích thước lớn nhất trong họ tôm he. Tôm mẹ họ Penaeidae, có thể đẻ 600.000 đến 1.000.000 trứng tùy loại. Trứng này trôi nổi theo dòng nước và được sóng biển đưa dần vào bờ. Thời kỳ này, trứng biển đổi qua nhiều giai đoạn (trứng, Napulius, Protozoe, Mysis, Postlarvae), kéo dài khoảng 10-12 ngày (tính đến Postlarvae 1) Ấu trùng tôm trôi dạt vào bờ biển nơi có nước ngọt từ sông ngòi đổ ra và tạo thành môi trường nước lợ với độ mặn thay đổi 15-25 ‰. Ấu trùng thay vỏ rất nhiều lần từ giai đoạn trứng đến P1, thay vỏ 22 lần đối với tôm Nhật Bản (P. japonicus) Ấu trùng lớn rất nhanh, từ 1mm chiều dài trong giai đoạn Napulius của tôm sú đến 5- 15mm giai đoạn Post, trong vòng 10-12 ngày.
  25. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Trong môi trường thiên nhiên từ lúc trứng nở đến giai đoạn P20, số tôm sống sót khoảng 5-10% đối với tôm sú (bị các loài khác ăn, kể cả tôm, các điều kiện môi trường không thích hợp). Tôm sú lớn rất nhanh, bốn tháng đạt 30-50gam. Chúng có thể kéo dài cuộc sống hơn một năm và nặng trên 100gam. Theo lý thuyết, tôm cái (họ Penaeidae) mang buồn trứng tới thời kỳ chín sau 1-3 ngày, sẽ đẻ khoảng 600.000- 1.000.000 trứng , độ nở trung bình 70-90%. Sau 12 - 14 giờ trứng nở thành Napulius. Nauplius sau 2-3 ngày tiếp theo, lột vỏ 5-6 lần, có kích thước bé nhất 0,3mm, lớn nhất 0,34 mm, trung bình đạt 0, 32mm. Thời gian biến thái từ N1 đến N6 mất từ 30-35 giờ tùy theo điều kiện nhiệt độ, Napulius có tỷ lệ sống khoảng 90%. Giai đoạn Zoea (Protozoea), sinh trưởng đột ngột, thời gian biến thái 3-4 ngày và trải qua 3 giai đoạn thay vỏ đạt kích thước trung bình 2,5mm. Giai đoạn này rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như độ mặn, nhiệt độ nước, ôxy Giai đoạn Mysis kích thước trung bình 2,83mm, trải qua 3 lần lột xác, thời gian biến thái từ M1 đến M3 từ 3 -4 ngày. Cuối giai đoạn này đạt kích thước đạt 3,79mm, tỷ lệ sống rất thấp khoảng 30-50%.
  26. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Thời kỳ Postlarvae, tỷ lệ sống đạt 70%. Bước sang thời kỳ Pl, ấu trùng mỗi ngày mang một tên mới, ( P đầu tiên có tên P1, P ngày thứ năm gọi là P5.) Đây là giai đoạn gần giống tôm trưởng thành, có kích thước trung bình 4,9mm, thời gian biến thái từ P1 đến P20 tùy theo điều kiện nhiệt độ, đến P20 tôm đạt kích thước 2-3 cm. Từ lúc nở đến tôm con phải trải qua 32 lần lột xác, trong vòng 35-40 ngày. Thời kỳ tôm con trải qua các quá trình lột xác phát triển, thời gian giữa hai lần lột xác từ 2-3 ngày tùy diều kiện môi trường và thức ăn. Thời kỳ trưởng thành, tôm tập trung từng đàn đi đến các bãi giao vĩ. Tôm trưởng thành ít lột xác, thời gian giữa hai lần lột xác dài, tôm cái thường lớn hơn tôm đực. Tôm 1 năm (Tôm 2 tuổi) Tôm đực L: 14-15cm và P: 40-50g; Tôm cái L: 16-18cm và P: 80-100g. Tôm 2 năm (Tôm 3 tuổi) Tôm đực L: 15-18cm và P: 90-120g; Tôm cái L: 18- 20cm và P: 150-180g.
  27. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Tôm mẹ (tôm sú, tôm Nhật Bản ) thuộc loại có thelycum đóng, sau khi thay vỏ thường giao vĩ ngay dù vỏ chưa cứng, tôm chân trắng (Penaeus vannamei) có thelycum mở, chỉ giao vĩ sau khi trứng đã chín hoàn toàn, nghĩa là tôm này giao cấu giữa hai thời kỳ thay vỏ. Ban đầu tôm chưa phân hoá đực cái, từ giai đoạn tôm thiếu niên bắt đầu có sự phân hoá đực cái nhưng chưa có sự khác biệt lớn về kích thước, ở giai đoạn tôm sắp trưởng thành và trưởng thành tốc độ tăng trưởng có sự phân hoá rỏ rệt, con cái sinh trưởng nhanh hơn con đực. Tùy theo điều kiện dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng có tốc độ nhanh hay chậm. Xét đến dinh dưỡng, cần xét đến chất lượng và số lượng thức ăn. Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ nước cao, môi trường sống thích hợp sẽ giúp quá trình sinh trưởng nhanh. Mật độ nuôi là một yếu tố quan trọng, mật độ càng thưa thì tốc độ sinh trưởng càng nhanh.
  28. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Bảng 6. Sinh trƣởng của hai loài tôm thẻ và tôm sú Sinh trƣởng (gam) Ngày nuôi Tôm thẻ (P. merguiensis) Tôm sú (P. monodon) 1-7 0,3 0,32 8-14 0,9 1,2 15-21 1,5 2,25 22-28 1,8 3,55 29-35 2,7 4,98 36-48 3,8 6,52 43-49 5,1 8,24 50-56 7,2 10,11 57-62 9,0 12,10 64-70 10,5 14,25
  29. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Bảng 6. Sinh trƣởng của hai loài tôm thẻ và tôm sú (tt) Sinh trƣởng (gam) Ngày nuôi Tôm thẻ (P. merguiensis) Tôm sú (P. monodon) 71-77 12,0 16,56 78-84 13,2 19,0 85-91 15,0 21,6 92-98 16,8 24,33 99-105 18,6 27,24 106-112 20,4 30,37 113-119 21,6 33,42 120-126 22,8 36,39 127-133 24,0 39,24 134-140 25,2 41,97
  30. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 2. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm he Hình 9. Chu trình sinh trưởng của tôm
  31. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 3. Sự lột xác ở giáp xác (molting) Sinh trưởng ở tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tôm là động vật giáp xác, cơ thể được bao bọc bởi một lóp vỏ kitin, vì vậy tôm muốn lớn lên phải lột xác. Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng trung bình 10-15% trọng lượng so với trước khi lột xác. Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau. Chu kỳ này mang tính chất đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng. Sự lột xác của tôm là do một loại hóc môn lột xác qui định. Cơ quan tiết ra kích thích tố lột xác là cuống mắt. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chiết xuất từ cuống mắt thu được một loại hóc môn có dạng tinh thể màu trắng và hoà tan trong nước. Ở cuống mắt có những tế bào kết tủa ion canxi và ion phôtpho làm vỏ tôm cứng sau khi lột xác. Tế bào kết tủa ion can xi và ion phốtpho hoạt động dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Sau khi tôm lột xác 30 phút - 1 giờ vỏ tôm đã cứng trở lại. Ở Penaeus japonius có đặc điểm thay đổi màu sắc nhanh tùy thuộc vào chất đáy.
  32. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 3. Sự lột xác ở giáp xác (molting) Chu kỳ lột xác thƣờng trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn sau lột xác: là giai đoạn kế tiếp sau khi giáp xác lột xác xong, là khoảng thời gian từ khi nước được hấp thụ vào qua biểu bì, mang, ruột, làm tăng thể tích màu, tăng vỏ mới còn mềm và dẻo. Sau vài giờ hoặc vài ngày vỏ mới dần dần cứng lại. Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác: Suốt giai đoạn này vỏ đã cứng lại nhờ sự tích tụ của chất khoáng và protein Giai đoạn tiền lột xác: Giai đoạn đầu của tiền lột xác bắt đầu ngay trước khi sự lột xác xảy ra. Biểu thị bằng sự bong ra của vỏ cũ tách khỏi lớp biểu bì ở phía dưới. Võ cũ một phần được hấp thụ lại và năng lượng được điều động từ tuyến ruột giữa. Giai đoạn tiền lột xác xảy ra khi hàm lượng hóc môn lột xác trong máu tăng cao. Giai đoạn lột xác: Là giai đoạn chỉ kéo dài trong vài phút từ khi lớp võ cũ bị tách ra ở chỗ mặt lưng nơi giáp giữa võ đầu ngực và phần bụng ở bọn Decapoda và kết thúc khi con vật thoát khỏi vỏ cũ.
  33. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 3. Sự lột xác ở giáp xác (molting) Bảng 7. Thời gian lột xác của tôm sú Cỡ tôm (gam) Thời gian lột xác (ngày) Postlarvae Hàng ngày 2-3 8-9 3-5 9-10 5-10 10-11 10-15 11-12 15-20 12-13 20-40 14-15 Tôm cái: 50-70 18-21 Tôm đực: 50-70 23-30
  34. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 4. Sự điều tiết hóc môn trong quá trình lột xác 4.1 Ecdysteroids (Hocmon lột xác của Anthropoda) Sự nghiên cứu Ecdystersids đầu tiên được nghiên cứu và xác định được cấu trúc đầu tiên ở côn trùng (loài bướm đêm). Horn (1966) đã chiết xuất và xác định được cấu trúc của 20HE ở tôm hùm, chứng minh sự tương đồng giữa hocmôn lột giác của giáp xác và côn trùng, kết quả cho rằng các nghiên cứu về nội tiết tố trong quá trình lột xác trên các động vật chân khớp cũng đúng đối với các động vật trong lớp giáp xác. Mặt khác hocmon lột xác cũng tương đồng trong nhiều mô khác nhau của nhiều loài giáp xác khác nhau, bao gồm: - Ponasterone A (25 deoxy - 20 HE) - Inokosterone (25 deoxy - 20,26 dihydroxit ecdysone) - Makisterone A (24 methyl - 20 HE) - 20,26 dihydroxit ecdysone - 2-deoxyecdysone
  35. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 4. Sự điều tiết hóc môn trong quá trình lột xác 4.2. Cơ quan Y Hocmon lột xác là một tuyến hóc mang trước gọi là cơ quan Y. Tuyến này có dạng một khối đặc (ví dụ như ở cua), hay có dạng búi sợi rườm rà như ở tôm hùm và các loài tôm khác. Gabe (1959) đã mô tả hình thái, cấu trúc, vai trò của cơ quan Y ở nhiều loài thuộc Brachyuran và Maeruran. Sản phẩm nội tiết tiết ra từ cơ quan Y (Y organ) gồm: xác định sản phẩm nội tiết do cơ quan Y sản sinh ra là ecdysone. Những nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành ở giáp xác, nghiên cứu trên nhiều loại thuộc bộ phụ bò (Reptantta), bộ Decapoda, cho thấy vai trò của cơ quan Y trong lột xác và thấy 20HE là một echysteroid hoạt hoá (tức chính 20-HE là hormone trực tiếp tham gia điều khiển sự lột xác). Bằng kỹ thuật nuôi cấy ngoại môi và xác định bằng phương pháp đo phổ, thí nghiệm ở cua do Chang thực hiện 1977, Keller và Sehmid (1979) ở bọn Maeruran đã xác định sản phẩm nội tiết tố của cơ quan Y là ecdysone. Từ những căn cứ trên có thể cho rằng Ecdysone là tiền chất của 20-HE
  36. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 4. Sự điều tiết hóc môn trong quá trình lột xác 4.2. Cơ quan Y (tt) Giai đoạn sau lột xác, hàm lượng ecdysteroids không đáng kể. Hàm lượng ecdysteroids bắt đầu tăng ở thời kỳ tiền lột xác và tăng lên đột ngột, cao nhất trước khi sự lột xác xảy ra. Sự biến đổi mức độ tập trung hocmon trong máu có thể được điều khiển bởi sự thay đổi tổng hợp hoặc thay đổi sự tiết ra ecdysone của cơ quan Y. Trong giai đoạn tiền lột xác khi ecdysteroids được tập trung cao nhất trong máu thì các cơ quan Y trong ống nghiệm cũng tiết ra một lượng lớn nhất ecdysone. Ở tinh hoàn của cua hàm lượng hydroxylase hoạt hoá của ecdysone tăng gấp 3lần. Sự suy thoái và bài tiết ecdisteroids suốt chu kỳ lột xác chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hoạt động của cơ quan Y được điều khiển không phải bằng hệ thần kinh mà được qui định bởi hàm lượng nội tiết tố ức chế sự lột xác là MIH (molting inhibiting hormon) phóng thích từ cơ quan X tuyến nút (phức hệ). Ở ấu trùng tôm, tuyến nút hình thành trễ, nên ở giai đoạn ấu trùng sự lột xác xảy ra liên tục và không kéo dài.
  37. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 4. Sự điều tiết hóc môn trong quá trình lột xác 4.3 Cơ chế hoạt động của Ecdysteroids Homon được phóng thích tuần hoàn theo máu và di chuyển đến các mô mục tiêu. Cơ chế hoạt động phân tử của hocmon gốc steriod là: Hocmon khuếch tán thụ động qua màng sinh chất để vào tế bào chất Steriod liên kết với cơ quan nhận cảm hocmon của tế bào chất tại một vị trí đặc trưng Cấu trúc của cơ quan nhận cảm biến đổi ở một mức độ nào đó và steriod có thể vào nhân tế bào. Cơ quan nhận cảm ecdysterioid ở giáp xác: Phân tử ecdysone tuần hoàn tự do trong máu sau khi tổng hợp và tiết ra từ cơ quan Y mà không cần gắn một protein vận chuyển. Điều này đúng ở hai loài giáp xác thí nghiệm là Pachygrapsus cracsipe và Orconectes limosus. Ecdysteriods của giáp xác có gốc steroid phân cực đặc biệt nên chúng không cần đến protein vận chuyển.
  38. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE II. Đặc điểm sinh trƣởng và sự lột xác 5. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình lột xác 5.1 Ánh sáng Quá trình lột xác của tôm chịu ảnh hưởng của cường độ và thời gian chiếu sáng. Kéo dài thời gian tối sẽ ức chế sự lột xác, thời gian sáng kéo dài tôm gia tăng sự lột xác. Nuôi tôm bố mẹ bằng phương pháp cắt mắt, chúng ta che tối bể để giảm sự lột xác. 5.2 Nhiệt độ Điều kiện nhiệt độ thích hợp tôm sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng trưởng nhanh, tăng quá trình lột xác. Nhiệt độ cao sẽ làm cho buồng trứng phát triển nhanh, ở nhiệt độ từ 14-180C sẽ ức chế trực tiếp đến quá trình lột xác ở tôm he. 5.3 Độ mặn (‰) Độ mặn thấp không ảnh hưởng đến sự lột xác nhưng buồng trứng phát triển chậm lại nên sự lột xác lại tăng lên do nhu cầu tăng trưởng ( năng lượng chỉ tập trung phát triển cơ thể) 5.4 Chế độ dinh dƣỡng và hiện tƣợng tôm bệnh Tôm thiếu ăn hay thức ăn kém chất lượng làm hạn chế sự lột xác, dẫn đến lột xác không hoàn toàn. Tôm bị bệnh, kém ăn, yếu sức cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm
  39. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 1. Đặc điểm dinh dƣỡng 1.1. Giai đoạn ấu thể Với nhiệt độ 28-300C sau 14-15 giờ trứng nở thành ấu trùng Nauplius. a. Giai đoạn Nauplius Giai đoạn này chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàn. b. Giai đoạn Zoea Bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Các loại thức ăn chủ yếu là Peridinium sp, có kích thước 10 μ, tảo silic (Diatomeae) trong đó chủ yếu khuê tảo Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, tảo lục Chlorella và một ít Coscinodiscus, Rhizosolenia, Nitzschia closterium Zoea còn ăn trùng sơ kỳ của hầu (Tracophora), luân trùng (Microplankton và Microdetrius) có kích thước 50 μ. c. Giai đoạn Mysis Ngoài thức ăn là tảo silic, thức ăn chủ yếu là nauplius của artemia và trùng bánh xe, luân trùng (Brachionus). d. Giai đoạn Postlarva Ngoài thức ăn là tảo silic như Coscinodiscus, Navicula sp, Nitzschia closterium, Peridinium sp thức ăn chủ yếu của ấu trùng Postlarva là ấu trùng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Nauplius của Copepoda,
  40. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 1. Đặc điểm dinh dƣỡng 1.2. Giai đoạn trƣởng thành Giai đoạn trưởng thành, tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu ăn tạp như khuê tảo phù du, khuê to sống đáy (sống bám). Tôm trưởng thành ăn các loài giáp xác, giun nhiều tơ Trong dạ dày tôm thường thấy những hạt cát, vật chất vô cơ, thảm thực vật và hạt mục nát, mùn bã hữu cơ trong ruột tôm chiếm 85-90%. Kết quả phân tích cho thấy, dạ dày có chứa men peptynaza, một số men tiêu hoá protein chứng tỏ tôm ăn chủ yếu động vật.
  41. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 2. Nhu cầu về chất của tôm he 2.1 Protein và amino acid Chất đạm được chú ý nhiều nhất, là dưỡng chất quan trọng. Nhu cầu về thành phần đạm của tôm he thay đổi theo loài, thích hợp ở mức 27-35% đạm thô. Giai đoạn hậu ấu trùng nhỏ cần đến 40%, các giai đoạn phát triển về sau cần khoảng 30%. Men tiêu hoá chất đạm (protease) của tôm chủ yếu là dạng trypsin không có pepsin. Men ngoại tế bào cũng rất quan trọng. 85% vi sinh vật trong dạ dày tôm tạo thành chitinase. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là chúng giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitin - 1phức hợp protein / carbohidrate. Để thỏa mãn yêu cầu về protein của tôm, có thể dùng nhiều thành phần đạm động vật và thực vật khác nhau như thịt mực, tôm, cá trích Các động vật có nguồn gốc biển là tốt nhất. Phần thực vật chỉ dùng để cân bằng thành phần đạm trong tổ hợp khẩu phần. Có thể sử dụng bắp, lúa, mì, đậu nành Các amino acid dinh dưỡng chủ yếu của tôm là arginine, histidine, isolelchine, leucine, lysine Các amino acid tự do trong thân tôm giữ vai trò chủ yếu trong điều hoà áp suất thẩm thấu.
  42. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 2. Nhu cầu về chất của tôm he 2.2 Hydratcacbon Hydratcacbon cùng với chất béo tạo thành nguồn năng lượng cho tôm, tồn trữ năng lượng trong glycogen (tinh bột động vật) tổng hợp chitin, tổng hợp steroid và chất béo. Ở giáp xác có nhiều men tố tiêu hoá Hydratcacbon như a và b amylase, maltase, saccharase, citinase và cellulase. Người ta cũng sử dụng tinh bột như một chất kết dính trong thức ăn tổng hợp chế biến cho tôm). Hydratcacbon trong thức ăn có tác dụng đơn giản trên chuỗi các bon của amino acid và tác dụng lên protein của thức ăn để tổng hợp chitin. Sự tổng hợp chitin cần cho thành lập vỏ và màng phâu ở tôm he. Thức ăn có nhiều chất xơ sẽ đưa đến kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức ăn đi qua nhanh chóng và thời gian tiêu hoá bị hạn chế. Chất xơ giảm hiệu quả thức ăn vì có khả năng làm tăng tính vận động của tôm.
  43. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 2. Nhu cầu về chất của tôm he 2.3 Lipid và sterol Chất béo tạo ra năng lượng cao. Nếu năng lượng thức ăn quá thấp, tôm sẽ sử dụng những dưỡng chất khác như protêin để thoã mãn nhu cầu về năng lượng. làm chi phí thức ăn cao. Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm được tiêu hoá không đủ để tôm có thể phát triển tốt. Một tổ hợp 40% prôtein và 28,5% K. Cal/g với 5-10% lipid và 20% Hydratcacbon được coi là tốt đối với ấu niên P. monodon. Ở mức 25% prôtêin, tỷ lệ Hydratcacbon, chất béo 1: 1 và 2: 1 tạo nên một sự dị hoá prôtein. Tỷ lệ 3: 1 và 4: 1 giảm tác dụng này và thoã mãn nhu cầu về năng lượng của tôm. Tỷ lệ béo trong thành phần thức ăn tôm không thể vượt quá 10%, tốt nhất 5-7%. Tôm cần thành phần chất béo có tỷ lệ càng lớn càng tốt. Các chất béo thích hợp dùng trong thức ăn tôm gồm có: dầu đầu tôm, dầu cá, dầu vừng, các loại dầu phụng, dầu bắp Sterol rất quan trọng vì chúng là thành phần của cấu trúc tế bào, tiền chất của những hocmon sterol, hocmon não, hocmon lột xác và sinh tố D, nhưng ngược lại tôm không thể tổng hợp sterol từ acetate. Tôm sử dụng cholesterol thích hợp nhất là sterol tự do.
  44. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 2. Nhu cầu về chất của tôm he 2.4 Khoáng Shewbart et al (1973) cho rằng nhu cầu Ca, K, Na và Cl của tôm có thể được thõa mãn qua điều hoà áp suất thẩm thấu. Phốtpho trong nước biển thấp nhưng trong thịt tôm nhiều, do đó cần cho thêm phôtpho vào thức ăn tôm và hỗn hợp khoáng từ 2-5%. 2.5 Vitamin Vitamin nhóm B, C và E được coi là cần thiết phải cho vào thức ăn. Tôm có thể tổng hợp vitamin từ ergosterol. Vitamin D, vitamin C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K.
  45. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản Ở tôm he sự phân tính biểu hiện rất rỏ. Con đực dễ nhận ra nhờ petasma ở giữa chân bơi 1. Cá thể cái có vùng chuyên nhận tinh là thelycum giữa đôi chân bò sau cùng. 1.1 Cơ quan sinh dục đực Hình 10. Cơ quan sinh dục bên trong của tôm sú Penaeus monodon 1. Tinh hoàn; 2. ống dẫn gần tâm; 3. ống dẫn giữa ; 4. ống dẫn phần xa; 5. Tinh nang
  46. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.1 Cơ quan sinh dục đực Bên trong gồm 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh và 2 túi chứa tinh. Bên ngoài gồm petasma và một đôi phụ bộ đực. Tinh hoàn không sắc tố, màu trắng đục. Tôm Penaeus merguiensis tinh hoàn gồm một đôi thùy trước và bốn đôi thùy bên (loài Penaeus monodon có 5 đôi) nằm ở mặt lưng dưới chân vỏ đầu ngực trong vùng tim kéo dài đến gan tụy, các thùy được nối với nhau bởi phần mép trong và nối với ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh kéo dài theo phần sau trục chính của chân bò năm. Mỗi ống dẫn tinh gồm 4 phần khác nhau: phần gần tâm ngắn, hẹp (ống dẫn gần tâm), phần giữa dày, rộng, gấp lại (ống dẫn giữa), ống hẹp tương đối dài (ống dẫn phần xa) và phần cơ (tinh nan hay túi tinh).
  47. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.1 Cơ quan sinh dục đực Hình 11. Petasma và phụ bộ đực ở tôm P. monodon 1. Tinh nang lồi ra ở gốc chân bò 5 2. Chân bò 5 3. Petasma 4. Chân bơi 1 5. Phụ bộ đực 6. Chân bơi 2
  48. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.1 Cơ quan sinh dục đực Túi tinh có dạng hành, có vách cơ dày đính với các tế bào biểu mô hình cột rất cao. Trong túi tinh có 2 phòng, 1 phòng chứa túi tinh và phòng kia chứa chất vôi màu xám nhạt. Đôi túi tinh mở ra ở gốc đốt háng chân bò năm, qua đó túi tinh sẽ được phóng thích. Khi phóng thích hai túi tinh kết hợp dọc theo mép giữa và được chuyển sang thelycum của tôm cái. Tinh trùng có dạng hình cầu nhỏ gồm 2 phần: phần đầu và phần dưới. Đầu rộng, hình cầu, đường kính 3μ, phần đuôi dày và ngắn. Petasma là một đôi nhánh trong của chân bơi 1. Hai nửa của petasma không dính liền nhưng dính vào nhau theo đường giữa bởi những cấu trúc móc nhỏ. Nhiệm vụ là chuyển tinh nang cho tôm cái. Phụ bộ đực nằm trên nhánh trong của chân bơi 2 thường có dạng hình trứng, chúng cũng tham gia vào việc chuyển giao tinh nang.
  49. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.2 Cơ quan sinh dục cái Là cơ quan bên trong gồm một đôi buồng trứng, một đôi ống dẫn trứng và bên ngoài có một thelycum. Buồng trứng là bộ phận đối xứng qua hai bên, kết hợp một phần ở những cá thể cái thành thục, buồng trứng kéo dài hầu như suốt chiều dài tôm, từ vùng tâm dạ dày đến phần trước gai đuôi. Vùng đầu ngực buồng trứng có một đôi thùy thon dài và 5 thùy bên. Một đôi thùy của buồng trứng kéo dài quá chiều dài bụng, những thùy trước nằm gần thực quản và vùng tâm dạ dày, những thùy bên ở mặt lưng nằm dưới một khối lớn gan tụy và mặt bụng nằm trong phòng bao tim. Đôi thùy bụng nằm trên ruột và dưới động mạch bụng.
  50. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.2 Cơ quan sinh dục cái Hình 12. Sự phát triển của buồng trứng ở P. monodon 1.Giai đoạn chưa phát triển và giai đoạn đã phóng thích 2. Giai đoạn phát triển 3. Giai đoạn gần chín 4. Giai đoạn chín (a. Thùy trước, b. Thùy giữa, c. Thùy bụng)
  51. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.2 Cơ quan sinh dục cái Hình 13. Hình dạng bên ngoài buồng trứng tôm sú (P.monodon) nhìn qua lớp vỏ giáp (Primavera, 1983)
  52. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 1. Cơ quan sinh sản 1.2 Cơ quan sinh dục cái Hình 14. Sự phát triển các dạng trứng khác nhau ở tôm sú (P. monodon) Theo Primavera và Posadas, 1981
  53. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 2. Sự giao vĩ và đẻ trứng của tôm he 2.1. Sự giao vĩ Sau khi giao vĩ (nhận tinh trùng từ tôm đực), tôm cái di cư ra biển để thực hiện quá trình sinh sản. Khi tìm được bãi đẻ phù hợp tôm cái sẽ đẻ trứng, quá trình này không cần có sự tham gia của tôm đực. Quá trình sinh sản của tôm biển thường qua 3 giai đoạn: giao vĩ, thành thục và đẻ trứng Tôm mẹ của đa số loài như sú, thẻ, rằn, tôm he Nhật Bản thường thành thục vào năm thứ hai, tôm đực thành thục chậm hơn ở tôm cái, sự phát triển của tuyến sinh dục cùng với sự biến đổi màu của buồng trứng (trong suốt chuyển sang màu xanh và từ xanh nâu nhạt sang xanh nâu đậm khi thành thục hoàn toàn). Buồng trứng khi chín muồi có màu sắc khác nhau tuỳ loài (tôm thẻ màu xanh đậm, tôm sú màu nâu đậm). Sự phát triển của buồng trứng gồm hai giai đoạn dựa vào kích thước trứng và sự tăng thể tích, màu sắc của buồng trứng.
  54. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 2. Sự giao vĩ và đẻ trứng của tôm he 2.1. Sự giao vĩ Giai đoạn 1 và 5: là giai đoạn chưa phát triển (1) và giai đoạn đã phóng trứng (5). Buồng trứng rất nhỏ, mềm nhão, không nhìn thấy qua vỏ giáp. Hạt trứng được bao bởi một lớp tế bào nang rất nhỏ, trung bình đo được 34-35 µ, những hạt trứng lớn nhất thấy nhân và noãn hoàng. Ở giai đoạn 5 các thùy không căng ra như giai đoạn 1. Giai đoạn 2: Buồng trứng mềm nhão và có màu trắng đến xanh cam nhạt. Hạt trứng phát triển, có những hạt noãn hoàng và những tế bào được gọi là các nhuyễn thể dinh dưỡng, đường kính trung bình từ 174 - 177 µ. Giai đoạn 3: Giai đoạn gần chín. Buồng trứng có màu xanh lam nhạt và nhìn thấy được qua vỏ giáp xác. Kích thước buồng trứng trương phồng nhất là phần nằm ở đốt bụng 1, đường kính trung bình của hạt trứng 208 - 215 µ. Giai đoạn 4: Giai đoạn chín. Xuất hiện các hạt như keo ngay sát chu vi bên trong màng trứng. Hạt trứng có nhân to với nhiều hạch nhân. Đây là giai đoạn sau cùng trước khi sinh sản, hạt trứng có kích thước lớn nhất đạt 235-239µ , buồng trứng phình to, có màu vàng xanh.
  55. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 2. Sự giao vĩ và đẻ trứng của tôm he 2.2. Sự đẻ trứng Trong thực tế quá trính đẻ trứng xảy ra khi tôm tìm được bãi đẻ. Tôm thường đẻ về đêm, lúc gần sáng. Khi đẻ tôm bơi chậm trong nước, phần sau cơ thể cong lại tới đốt bụng thứ 4, năm đôi chân ngực cử động liên tục. Cử động của phần sau cơ thể và hoạt động của các đôi chân bụng giúp trứng đẻ ra ở gốc chân ngực 3 qua túi tinh chạy ra phía sau thân và từ từ chìm xuống. Thời gian của một lần đẻ trứng từ 3-4 phút. Khi đẻ tôm thường đẻ hết trứng ở phần đầu ngực và 3 đốt đầu tiên của thân. Các tác động của ánh sáng, âm thanh đều có ảnh hưởng hay làm ngưng hoạt động đẻ trứng của tôm.
  56. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Các chỉ tiêu sinh sản 3.1. Hệ số thành thục Sự thành thục của tôm được xác định bởi hệ số thành thục và sự phát triển của buồng trứng thông qua 5 giai đoạn đã trình bày. Hệ số thành thục (GI) theo Cumming (1961) được tính bằng công thức: GW GI = x 1000 BW Trong đó: GW là trọng lượng buồng trứng và BW: trọng lượng thân tôm Với tôm sú Penaeus monodon, giai đoạn thành thục buồng trứng có màu lục đậm, màu lục hơi xám, hệ số thành thục 11,36-19,17 (%). Buồng trứng chưa được thành thục có màu hơi xanh, hệ số thành thục nhỏ hơn 9,58.
  57. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Các chỉ tiêu sinh sản 3.1. Hệ số thành thục Một số tác giả tính hệ số thành thục theo %. Hệ số thành thục của tôm he được chia làm 4 nhóm, xác định 4 giai đoạn thành thục của buồng trứng. Bảng 8. Giai đoạn thành thục theo hệ số thành thục ở tôm he Giai đoạn Hệ số thành thục Tình trạng buồng trứng 1 0-39,9 Rất kém phát triển 2 40-59,9 Kích thước rất nhỏ, màu lục nhạt 3 60-75,9 Kích thước hơi lớn, dạng tam giác của buồng trứng ở đốt bụng 1 và 2 chưa rõ, có màu lục 4 76-100 Kích thước rất lớn, có dạng tam giác dày rất rõ ở đốt bụng 1 và 2, có màu lục đậm
  58. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Các chỉ tiêu sinh sản 3.2. Kích thƣớc thành thục lần đầu Dựa vào định nghĩa về hệ số thành thục, người ta đã nghiên cứu kích thước thành thục lần đầu ở tôm he và xác định tôm he kinh tế là lúc buồng trứng có hệ số thành thục 60 hay ở giai đoạn 3. Bảng 9. Kích thƣớc thành thục lần đầu ở tôm he Loài Kích thƣớc (cm TL) Tham khảo P. monodon 20,0 Kungvankijet al (1973) 13,0 Thubthimangetal (1976) P. merguiensis 14,2 Wongwinytrakarn (1971) 15,2 P. ensis 9,8 Thubthimang et al (1976)
  59. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Các chỉ tiêu sinh sản 3.3. Sức sinh sản Tôm trong đầm nuôi vỗ thành thục thường cho ít trứng hơn so với tôm thành thục ngoài tự nhiên. Thông thường đạt được: 200.000 trứng/ tôm cái trong đầm và 300.000 trứng/ tôm cái tự nhiên Bảng 10. Sức sinh sản ở tôm he Số trứng (cái) Loài Kích thƣớc (mm) Dao động Trung bình P. monodon 53,1 - 81,3 248.000- 811.000 - 209 - 270 335.100 - 433.125 300.000 P. merguiensis 147-226 123.948 - 1.526.842 572.772 141-185 135.000 - 384.000 230.000 137-213 130.000 -972.000 413.000 188-225 180.483- 784.944 412.895 M. ensis 129-159 56.107 - 146.091 87.985
  60. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh sản 3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản Có hai nhóm tác nhân quan trọng, trong đó nội tiết tố (hocmon) có tác động lớn đến quá trình sinh sản của tôm. Hệ thống phân tiết thần kinh là một nhóm những tế bào thần kinh được chuyển hoá ở phần cuối của sợi trục để tổng hợp, tồn trữ và phóng thích những tác nhân hoá học. Những tác nhân này có tác dụng như những tiết tố và thường được phóng thích vào hệ tuần hoàn. Hệ thống phân tiết thần kinh ở giáp xác là một phức hợp kết hợp với tuyến nút. Phức hợp này tương tự hệ thống thùy sau tuyến yên - hạ khâu não ở động vật có xương sống. Việc nội tiết tố ảnh hưởng đến sự điều khiển sinh sản ở tôm chưa được nghiên cứu rỏ nhưng phần lớn những chất quan trọng được tiết ra từ cơ quan ức và từ tuyến nút ở cuống mắt, não và hạch ngực, tuyến sinh tính đực, trứng và cơ quan Y.
  61. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh sản 3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản Cơ quan X và tuyến nút nằm gần nhau ở cuống mắt tôm. Cơ quan X là nơi tổng hợp polypeptid, tuyến nút nơi tập hợp những tế bào trục của các tế bào phân tiết thần kinh ở các vùng khác nhau của hệ thần kinh sẽ là trung tâm phóng thích chung. Phức hệ cơ quan X, tuyến nút này tương tự ở các giáp xác thập túc (mười chân) khác và nó tương tác trong việc kiểm soát nội tiết tố một loạt các tiến trình khác nhau như sinh sản, sự thích nghi nhiệt độ, lột xác, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, trao đổi chất, khí hậu theo mùa, sự di trú mạng lưới sắc tố và những thay đổi màu sắc. Panouse (1943) là người đầu tiên phát hiện cắt bỏ cuống mắt tôm làm mất đi phức hệ cơ quan X, tạo nên việc phát triển sinh dục sớm hay trái mùa. Kết quả này do việc mất đi nội tiết tố ức chế tuyến sinh dục (GIH: Gonad Inhibiting Hocmon). Mặc dù GHI hiện dịên như một hocmon chung cho nhiều giáp xác thập túc. Đến nay cấu trúc sinh hoá của nó vẫn chưa được biết.
  62. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh sản 3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản Tuyến sinh dục đực nằm ở mặt ngoài ống dẫn phần xa của cơ quan sinh dục đực. Nó điều khiển đặc tính sinh dục sơ cấp (sự biệt hoá tinh hoàn) và thứ cấp (sự phát triển của petasma, phụ bộ đực). Ở con cái nội tiết tố buồng trứng điều khiển sự phát triển của đặc tính sinh dục thứ cấp. Cơ quan Y sản xuất ecdisone (hocmon lột xác) từ cholesteron ở một mức độ qui định bởi hàm lượng hóc môn ức chế lột xác (MIH: Moltinhibiting hocmon) phóng thích bởi phức hệ cơ quan X/tuyến nút. Vai trò của cơ quan Y trong sự sinh sản không rỏ nhưng có thể b - ecdisone, một loại hóc môn lột xác sơ cấp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển buồng trứng ở mức độ nhất định. Theo Chamberlain (1985): Sự phóng thích những hocmon cuống mắt MIH và GIH cùng hổ tương để tránh cho sinh vật cùng một lúc phải chịu hai tiến trình cần năng lượng là lột xác và sinh sản
  63. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE IV. Đặc điểm sinh sản 3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh sản 3.2 Tác nhân bên ngoài Một số tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ mặn, chất đáy, khẩu phần ăn, thời gian chiếu sáng, cường độ sáng, quang phổ và tuần trăng có quan hệ nhất định đến sự sinh sản. Tất cả những yếu tố này cùng tương tác để kiểm soát sự sinh sản của tôm. Tuy nhiên nhiệt độ cao (≥26oC), độ mặn cao (≥30‰), độ chiếu sáng thấp và khẩu phần cao về axit béo đa hợp không bảo hòa rất quan trọng đối với sự sinh sản của tôm.
  64. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE V. Khả năng thích ứng với các yếu tố thủy lý, thủy hóa 1. Tính rộng nhiệt Tôm có khả năng thích ứng được trong điều kiện nhiệt độ nước thay đổi lớn. Mùa đông, khi nhiệt độ thấp 10oC tôm hoạt động yếu, ở nhiệt độ 5oC hầu như không hoạt động , khi tăng nhiệt độ 10oC tôm lại hoạt động trở lại. Tôm sú sẽ chết ở nhiệt độ dưới 12oC. Nhiệt độ thích hợp từ 20oC đến 30oC, nhiệt độ trên 35oC tôm hoạt động khó khăn, ít ăn và tiêu hao nhiều oxy. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tôm tự vệ bằng cách vùi thân xuống bùn dù là ban ngày hay ban đêm. 2. Tính thích ứng với nồng độ muối Tôm thường phân bố ở nơi có nồng độ muối từ 30 - 40‰, tôm sống được ở vùng nước lợ, vùng cửa sông có nước ngọt. Biên độ muối thích hợp từ 10-34‰. Cơ quan điều tiết độ mặn là cơ quan có nhiều Cl ở gốc tia mang. Từ nước ngọt đến mặn, tế bào Cl tăng, từ nước mặn đến nước ngọt Cl giảm. Nếu tăng hoặc giảm đột ngột độ mặn thì tiêu hao ôxy tăng (ngưỡng chết ôxy của tôm tăng). Tôm sú thích nghi độ mặn từ 10-15‰, độ mặn cao tôm sinh trưởng chậm.
  65. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE V. Khả năng thích ứng với các yếu tố thủy lý, thủy hóa 3. Thích ứng với pH Phạm vi thích ứng pH của tôm từ 6-9, biên độ pH khác nhau giữa ấu trùng và tôm lớn. Nhiều thí nghiệm cho thấy, pH = 5 tôm sẽ chết sau 4-5 giờ, pH = 5,5 tôm sẽ chết trong 24 giờ. Khi pH xuống thấp, tôm không còn khă năng vùi thân mà dạt vào bờ, bơi yếu, màu sắc thay đổi đột ngột (nhợt nhạt). Nếu pH của môi trường tăng đến 9, hay giảm đến 6, lúc này tế bào máu mất khả năng vận chuyển ôxy và quá trình trao đổi chất trong các mô và tế bào bị đình trệ. Tế bào máu của tôm không phải là hemoglocobin mà là cinoglobin (nhân có gốc đồng, vì vậy máu có màu xanh). Biểu thị trị số pH của tôm còn là ion H+ và ion OH- và sự trao đổi của H+ và OH- được xảy ra: ion H+ đi vào máu khi môi trường pH thấp và ion OH- sẽ từ máu đi ra ngoài ở môi trường pH cao. - 2- Trong nước hàm lượng CO2, HCO3 , CO3 có quan hệ chặt chẽ với trị số pH. Nếu ở hàm lượng thích hợp bicacbonat sẽ làm cho nước có tính đậm nghĩa là giữ cho pH ít thay đổi.
  66. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE V. Khả năng thích ứng với các yếu tố thủy lý, thủy hóa 4. O2 và CO2 Cường độ hô hấp của tôm lớn, nên cường độ trao đổi chất lớn, lượng tiêu hao ôxy lớn, ngưỡng ôxy của tôm cao. Lượng tiêu hao ôxy của tôm lớn và thay đổi theo kích thước rỏ rệt. Tôm càng lớn lượng tiêu hao ôxy tương đối càng nhỏ. Nghiên cứu lượng tiêu hao ôxy trên Penaeus orientalis cho thấy trọng lượng P = 2,3 gam, dài 22,5 cm, lượng tiêu hao ôxy là 0,6 mg O2/gam/giờ. Với P= 9,5 gam, dài 10,5 cm, lượng tiêu hao ôxy là 0,23 mg O2/gam/giờ. Ngưỡng chết ôxy của tôm: Tại một giới hạn ôxy nhất định, nếu vượt quá giới hạn đó tôm sẽ chết ta gọi giới hạn đó là ngưỡng ôxy. Nếu hàm lượng CO2 trong máu tăng lên (áp suất CO2 tăng) thì CO2 được thải ra ngoài (khi áp suất CO2 trong nước giảm). Nếu hàm lượng O2 trong nước giảm, sự trao đổi ôxy gặp khó khăn. Hàm lượng ôxy cho phép không quá 300%, lượng bảo hoà đối với hầu hết các sinh vật.
  67. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE V. Khả năng thích ứng với các yếu tố thủy lý, thủy hóa 5. Tính thích ánh sáng và tính hƣớng quang của tôm Tôm thích ánh sáng yếu, cường độ chiếu sáng thích hợp là 600 lux. Cường độ chiếu sáng mạnh hay yếu đều làm cho tôm bị ức chế. Đặc tính của tôm là khả năng vùi mình xuống bùn do ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào tôm. Ánh sáng chiếu mạnh, tôm hoạt động chậm chạp, gọi là hiện tượng quáng ánh sáng. Vùng ôn đới tôm thích nghi mùa xuân và mùa thu, vì cường độ chiếu sáng trong ngày trung bình. Các hoạt động khác của tôm cũng phản ánh tính thích nghi ánh sáng trung bình như hoạt động giao vĩ, đẻ trứng, bắt mồi đều diễn ra vào ban đêm và gần sáng (lúc 4-5 giờ sáng). Đặc tính của tôm là có tính hướng quang mạnh. Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm khác nhau rõ rệt. Kết quả thí nghiệm về tính hướng quang của tôm cho thấy, tôm trưởng thành khi chiếu nguồn sáng 1lux. có thể nhận biết cách xa từ 20-30m. Nhận được nguồn sáng, tôm hoạt động hoạt bát hơn và vận động đến nguồn sáng. Tôm tập trung ở vùng sáng không có nghĩa là tôm bắt mồi. Tính thích ánh sáng của tôm chỉ kéo dài trong 2-3 giờ, tăng hay giảm cường độ chiếu sáng làm thay đổi sự hưng phấn của tôm. Nếu thay đổi nguồn sáng, lúc sáng, lúc tối thì tôm bỏ đi.
  68. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống Bảng 11. Tiêu chuẩn, qui mô các trại tôm giống Stt Chỉ tiêu Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn 1 Sở hữu và vận Gia đình, công nhân là nhỏ, xã viên là Hợp tác xã lớn hay hành trại giống thành viên trong gia đình công nhân các công ty nhà nước 2 Diện tích/phạm vi Sử dụng diện tích trong 2000 - 5000m2 5000m2/ha bao quanh phạm vi gia đình 3 Công suất 1 - 5 triệu tôm bột/năm 15 - 20 triệu hơn 20 triệu tôm tôm bột/năm bột/năm 4 Số lượng công 1 -2 công nhân 3 -4 công nhân 6 - 10 công nhân nhân và kỹ thuật 1 kỹ thuật 3 kỹ thuật 3 -6 kỹ thuật 5 Tổng số m3 20 - 100 100 - 1000 Trên 1000
  69. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.1 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình trại tôm giống a. Những thiết kế hiện nay Hiện nay hầu hết các trại tôm giống đều thiết kế xây dựng khoảng 500 như sau: a1. Bố trí các hạng mục công trình theo mặt bằng tập thể Tất cả bể đẻ và ương ấu trùng đều làm trong nhà có mái che và tường bao. Bể lọc và chứa nước, bể nuôi tảo nằm bên ngoài, bể nuôi tôm mẹ nằm cách biệt với hệ thống bãi ương nuôi. Các trại tôm giống đều xây dựng gần bờ biển, bơm nước trực tiếp từ biển, hệ thống bể ương ấu trùng, xây dựng thành 2- 4 bể để tiết kiệm vật liệu. a2. Kích thước các hạng mục công trình trại tôm Bể cho đẻ: 0,5 - 2 m3, dạng hình tròn, vuông, chữ nhật, chiều cao không quá 1m Bể ương nuôi ấu trùng: bể thường có thể tích từ 5 -7m3/1 bể. Bể chứa nước và lọc nước được xây thành một cụm, bể lọc nằm trong hay trên bể chứa. Thể tích bể chứa, chiếm từ 1/2 tổng m3 bể ương, thể tích bể lọc nước từ 0,5-3 m3. Bể nuôi tảo: 0,5 -3 m3 Bể nuôi tôm mẹ: 3-5 m3
  70. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.1 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình trại tôm giống b. Thiết kế, xây dựng trại tôm giống có công suất từ 5-10 triệu P10 đến P15 /năm b1. Vị trí xây dựng Vị trí xây dựng trại đảm bảo các yêu cầu sau: Nguồn nước: nước trong sạch không bị nhiễm bẩn công nghiệp hay các chất độc hại, tốt nhất nên xa khu dân cư, có độ muối ổn định quanh năm (33 - 35‰), pH trung tính hay hơi kiềm Có nguồn tôm mẹ dồi dào để cung cấp cho trại giống. Trại tôm giống nên xây dựng ở những vùng có nghề nuôi và ương tôm phát triển mạnh để thụân lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tiện lợi về giao thông đi lại, có lưới điện.
  71. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.1 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình trại tôm giống b. Thiết kế, xây dựng trại tôm giống có công suất từ 5-10 triệu P10 đến P15 /năm b2 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình - Bể lọc nước: Đáy bể lọc cao hơn thành bể chứa khoảng 10 cm, phải đặt bể lọc tạo thế năng lớn để nước chảy từ bể lọc qua bể chứa. Bể lọc nước nên đặt ngoài trời nơi có cường độ chiếu sáng mạnh tối đa trong ngày. - Bể chứa và xử lý nước: Thể tích bằng 1/2 -1/3 số mét khối bể ương. Có thể xây bể thành 2-3 ngăn. Đối với những nơi có điện, bể chứa có thể xây nổi hay chìm, nhưng những nơi không có điện, bể chứa phải xây dựng trên nền móng cao để nước từ bể chứa chảy vào bể ương nuôi ấu trùng. - Bể cho đẻ: V = 1,5 - 2,3 m3, h = 0,8 m. Bể xây theo dạng hình tròn hay hình vuông
  72. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.1 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình trại tôm giống b. Thiết kế, xây dựng trại tôm giống có công suất từ 5-10 triệu P10 đến P15 /năm b2 Thiết kế xây dựng các hạng mục công trình - Bể ương nuôi ấu trùng: Loại V = 5-7 m3 h = 1,1 m Số lượng từ 6-8 bể Loại V = 2 m3 2R = 1,6 m h = 1,1. Số lượng 8-10 bể. Bể ương nuôi ấu trùng nên xây thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 bể chung một tầng giữa, đáy bể nghiêng 2% về phía lổ thoát, dạng bể hình vuông, triệt tiêu góc. - Bể nuôi tảo Loại V = 1m3; h = 1m.Tổng số m3 bể nuôi to bằng 1/4 - 1/6 tổng số m3 ương ấu trùng. - Bể nuôi tôm mẹ: Đối với trại qui mô nhỏ, bể nuôi tôm mẹ có thể tích 3-4 m3, h 0,8 -1m
  73. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.2 Trang thiết bị cần thiết Bảng 12. Các trang thiết bị cần thiết cho trại giống Stt Tên vật tƣ thiết bị Qui cách Số lƣợng Ghi chú (cái) 1 Máy bơm nước biển 1 - 1,5 CV 1 2 Máy bơm nước ngọt 0,5 - 1 CV 1 3 Máy sục khí 1 Nếu dùng - Mô tơ 0,5 - 1 CV airploweer cần 2 - Đầu nén hơi 0,6 m3/min cái - Bình chứa - Máy nổ 4 Lưới phù du: Mua theo yêu - Lưới lọc tảo;- Lưới thay nước 30 - 40 cầu sử dụng mỗi - Lưới lọc artemia; - Lưới thay nước P Gass 68 loại có kích thước khác nhau - Lưới lọc thức ăn Z, M, P Gass 27
  74. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.2 Trang thiết bị cần thiết Bảng 12. Các trang thiết bị cần thiết cho trại giống (tt) Stt Tên vật tƣ thiết bị Qui Số lƣợng Ghi cách (cái) chú 5 Hóa chất cơ bản Mua theo - NaNO3 hay KNO3 - K HPO hay Na HPO yêu 2 4 2 4 cầu - K SiO hay Na SiO 2 3 2 3 sử - FeCl3 - EDTA dụng - Formol, clorin - Kháng sinh 6 Dây dẫn khí, đá bọt, chạc, ống xiphon, ống dẫn nước, thùng, ca, xô, thau nhựa, máy xay sinh tố, cân 0,1 g, nhiệt kế, pH, khúc xạ kế, bếp điện, dụng cụ cân điện 7 Các loại thức ăn cho Z, M và P
  75. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.2 Trang thiết bị cần thiết 1. Bể nuôi tôm mẹ Hình 15. Mặt bằng tổng thể 2. Bể nuôi tảo bố trí hạng mục công trình 3. Bể cho đẻ trại tôm giống (5-10 triệu 4, 5. Bể ương ấu trùng P10-P15/năm 6. Bể chứa nước 7. Bàn để thức ăn và làm việc 8. Nhà trực 9. Nhà máy 10. Bể lọc 11. Trạm bơm 12. Khu vực ấp Artemia
  76. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 1. Các chỉ tiêu của trại sản xuất tôm giống 1.2 Trang thiết bị cần thiết 1. Trạm bơm 2. Bể chứa và lọc nước 3. Bể ương ấu trùng 4. Bể nuôi tảo Hình 16. Bố trí hạng mục 5. Khu ấp Artermia công trình trại tôm giống 6. Nhà ở 7. Nhà máy 8. Bể đẻ 9. Bể nuôi tôm mẹ 10. Bể lọc 11. Bể lắng 12. Trạm bơm
  77. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.1. Nguồn tôm bố mẹ trong tự nhiên Nguồn tôm sinh sản chủ yếu vẫn là đánh bắt thiên nhiên. Các loài có tính chất kết đàn gần bờ trong các vùng nước cạn, dùng ghe thuyền nhỏ, sử dụng lưới cào, te hoặc lưới bao. Thời gian đánh lưới ngắn, giữ tôm sống cho mục đích sinh sản Đánh tôm ở bãi đẻ xa bờ người ta dùng lưới giã cào hoặc lưới bao. Thời gian thả lưới mỗi lần rất nhanh (5-15 phút) để tôm sống và không bị sốc. Thời gian này có thể thay đổi theo cách đánh bắt và tập tính tôm. Để tận dụng những mẩu tôm sắp đẻ ngay trên ghe, người ta dùng một thùng chứa tối có tác dụng như một bể đẻ, sử dụng thêm bơm sục khí và tẩy trùng thích hợp như ở trại giống. Giữa những năm 1970, Philippin đã nuôi thành công P monodon từ hậu ấu trùng vớt trong thiên nhiên để thành thục cho đẻ và ương nuôi trở lại. Điều này mở ra việc nuôi tôm thành thục. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là khắc phục tính mùa vụ của con giống thiên nhiên và tôm bố mẹ thành thục trong tự nhiên, chủ động sản xuất nguồn giống quanh năm. Nguồn tôm hậu bị thu từ các ao nuôi đặc biệt ao tự nhiên rất quan trọng, sử dụng cho nuôi thành thục, cung cấp nguồn giống cho sinh sản nhân tạo
  78. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.2 Tiêu chuẩn tuyển chọn tôm bố mẹ Để chọn tôm bố mẹ cho đẻ đạt hiệu quả, căn cứ vào tiêu chuẩn sau: Trọng lượng toàn thân đạt ít nhất 100g trở lên đối với tôm thành thục ngoài tự nhiên và trên 150g đối với tôm thành thục nhân tạo. Tốt nhất là đầy đủ các phần phụ, màu sắc tươi sáng, tôm khỏe mạnh có màu tự nhiên. Có túi tinh trắng đục nằm bên trong thelycum màu phớt hồng Buồng trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong kỹ thuật chọn tôm bố mẹ.
  79. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.2 Tiêu chuẩn tuyển chọn tôm bố mẹ Quá trình phát triển của buồng trứng có thể chia làm hai giai đoạn theo sơ đồ sau: Không Điểm đẻ Không đẻ đẻ Cận điểm đẻ trước và sau (có thể đẻ và có thể thoái hóa Tôm cái có buồng trứng phát triển thành dãi rộng màu xanh lá cây đậm, hạt trứng tròn, màu xanh ngọc, dãi trứng kéo dài từ tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ sáu, không gián đoạn, đốt bụng thứ nhất và thứ hai buồng trứng phát triển lan rộng thành hình tam giác đạt tiêu chuẩn đến điểm đẻ hoặc tiến tới cận điểm đẻ, tôm có thể đẻ ngay đêm đầu hoặc đêm thứ hai. Ngược lại, tôm có buồng trứng không đạt tiêu chuẩn trên được xếp vào giai đoạn tôm không đẻ. Ở giai đoạn này cần phân biệt hai dạng buồng trứng: Dạng buồng trứng đang có quá trình phát triển để tiến tới điểm đẻ Dạng buồng trứng đã phát triển nhưng vượt qua điểm
  80. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.3 Bảo quản và vận chuyển tôm bố mẹ Thông thƣờng tôm đƣợc bảo quản theo hai cách: Tôm đánh bắt gần bờ bằng ghe thuyền nhỏ dùng phương pháp khô. Tôm sinh sản đặt trong hộp đổ đầy mùn cưa đã ướp lạnh, giữ tôm bất động trong suốt thời gian vận chuyển, đến trại giống tôm được cho ngay vào nước biển sạch. Tôm đánh bắt xa bờ, thời gian lâu, vận chuyển xa, dùng phương pháp nước biển ướp lạnh. Dùng những túi plastic kích thước 50 x 96 cm (túi đôi như túi chở cá) chứa 7-10 lít nước đã nạp oxy. Tôm lấy từ thùng rộng được cho vài túi với mật độ thích hợp: tôm cái giai đoạn IV: 1-2 con/1 túi; tôm cái giai đoạn III: 2-4 con/1 túi; tôm cái giai đoạn I và II và đực : 4-5 con/1 túi Mỗi túi chứa tôm cho vào một hộp bằng styrofoam, cho thêm những túi plastic nhỏ đựng đá dăm vào hộp để hạ nhiệt độ nước trong túi chứa tôm và duy trì ở 18-20oC. Túi chứa tôm được sục khí oxy đến độ bảo hòa tối đa và cột lại. Phương pháp bảo quản này thường có tỷ lệ sống 90-100%, 20 giờ sau khi đóng gói, nếu vận chuyển lâu hơn cần nạp oxy và làm lạnh nước trở lại.  Khâu tiếp nhận ở trại giống rất quan trọng. Để tránh nhiễm bệnh từ tôm mới đánh bắt vào nguồn tôm của trại, nên thả tôm ở những nơi cách biệt với tôm đang nuôi. Các trại giống nên tẩy trùng tôm mới mang vào với formalin yếu (15-25ppm)
  81. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.4 Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ thành thục bằng phƣơng pháp cắt mắt Quan trọng nhất trong việc sinh sản tôm nuôi là việc cắt một bên mắt để kích thích tôm thành thục và sử dụng những khẩu phần thức ăn tự nhiên tốt. Có hai phương pháp cắt cuống mắt tôm. Cắt trực tiếp cuống mắt bằng cách dùng kéo, kềm, kềm bấm, cắt ngang hoặc dùng dây đàn siết cho cuống mắt đứt rời. Khi sử dụng phương pháp này cần khử trùng các dụng cụ Thủy nhân bằng cách cắt ngang phần mắt tôm với một dao lam hoặc dao mổ, sau đó ép bỏ phần nội chất bên trong cuống mắt bằng cách dùng tay bóp chặt cuống mắt, động tác này giúp làm đóng vết thương lại.
  82. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 2. Vấn đề tôm bố mẹ 2.4 Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ thành thục bằng phƣơng pháp cắt mắt Các thao tác khi cắt mắt: Chuyển tôm mẹ vào chậu lớn, tắm formal nồng độ 500mmp trong 5 phút Chuyển sang chậu thứ hai có kháng sinh. Tiến hành cắt mắt. Lưu ý mọi thao tác đều thực hiện trong nước trừ trường hợp cắt mắt bằng hình thức kẹp panh. Sau khi kẹp nhanh cuống mắt cho tôm ngay vào nước.
  83. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo Tảo là thức ăn chủ yếu của ấu trùng tôm he giai đoạn Zoea và Mysis nên các trại sản xuất giống tôm he đều có bộ phận nuôi tảo. Tảo làm thức ăn dùng dưới dạng đông lạnh, bột và trộn với thức ăn viên nhưng tảo sống là tốt nhất, có giá trị dinh dưỡng cao, nguyên chất, làm tốt chất lượng nước trong bể ấu trùng. Có nhiều hình thức nuôi tảo khác nhau tùy thuộc vào khả năng kinh tế và trình độ thâm canh của việc sản xuất giống. Nổi bật là phương pháp nuôi cấy tảo nước xanh dùng trong các trại giống nhỏ và nuôi tảo thuần loại dùng trong những trại thứ nghiệm và trại giống cỡ vừa và lớn. 3.1 Thành phần tảo nuôi cấy trong sản xuất tôm giống Trại tôm giống sử dụng chủ yếu là tảo khuê (Bacillariophyta) gồm các giống Skeletonema (loài S.costatum), Chaetoceros (loài C.gracilis, C.calcitrans và C.simplex), Thalassiosira (loài T.pseudomonas, T.fluviatilis), Phaeodactylum (loài P.tricornutum), Nitzschia (loài N. closterium), to lục (Chlorophyta), có roi Tetraselmis (Bộ Volvocales loài T. Chuii ), và vài loài to vàng ánh (Chrysophyta) Isochrysis nhất là I.galbana cũng được sử dụng rộng rãi.
  84. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.2 Phƣơng pháp phân lập và cấy chuyền Dùng lưới phiêu sinh thực vật để thu mẫu ở biển trong 5-10 phút. Vật liệu tảo được cho vào nước biển đã lọc mang về phòng thí nghiệm, dùng lamelle để khảo sát thành phần tảo. Nếu có đối tượng thích hợp có thể dùng một trong hai cách: Phương pháp ống hút thích hợp những tảo không di động. Phương pháp pha lỏng thích hợp cho những tảo có tỷ lệ nhiễm tạp thấp nhất. Tuy nhiên phưng pháp này thời gian phân lập kéo dài hơn phưng pháp ống hút. a. Nuôi cấy tảo trong phòng thí nghiệm Có ba loại dụng cụ nuôi cấy tảo: Ống nghiệm Bình tam giác Chai thủy tinh
  85. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.2 Phƣơng pháp phân lập và cấy chuyền a. Nuôi cấy tảo trong phòng thí nghiệm (tt) Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị môi trường Cấy và cấy chuyền Điều kiện nuôi cấy Nhiệt độ kiểm soát từ 22-260C. Chiếu sáng nhân tạo thường được thực hiện với bốn bóng hình quang dài 1,2m treo cách mặt dịch nuôi 20-30cm. Cường độ sáng khoảng 6.000 lux, chu kỳ quang: 14 giờ sáng - 10 giờ tối. Nếu sử dụng ánh sáng tự nhiên chỉ nên chiếu trực tiếp trong 5 ngày. Khi tảo phát triển dày đặt trong dịch nuôi phải cho vào nơi có ánh sáng yếu hơn để chúng phát triển chậm lại
  86. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.2 Phƣơng pháp phân lập và cấy chuyền b. Nuôi cấy theo khối Trong sản xuất đòi hỏi một khối lượng lớn tảo để cung cấp cho ấu trùng tôm, cấy tảo ở những bể 200-600 lít, các khâu nuôi cấy theo khối gồm: Chuẩn bị bể: bể nuôi được rửa sạch bằng nước nóng để loại bỏ các chất lắng tụ, rửa lại và tháo khô bể, khử trùng bằng chlorine xung quanh vách và đáy, rửa lại nước nóng cho đến khi không còn mùi chlor, lật ngược bể phơi khô Có thể dùng đèn cực tím để khử trùng. Đối với bể 300 lít xử lý trong 5 phút. Cấy tảo: Bề nuôi sau khi khử trùng, sục khí và cho các chất dinh dưỡng của môi trường vào. Chọn tảo trong bình thủy tinh 12 lít đã phát triển đúng mức cấy cho một bể nuôi tảo 300 lít. Đổ bình 12 lít vào bể, điều chỉnh độ chiếu sáng, sục khí thích hợp, thông thường từ 3-6 ngày có thể sử dụng cho ấu trùng ăn. Có thể sục khí nhẹ 1-2 ngày sau khi cấy, tăng dần lên khi tảo đã phát triển. Việc sục khí bể nuôi tảo có tác dụng cung cấp oxy cần thiết cho thực vật, ổn định pH vì pH trong môi trường nuôi tảo biển dễ tăng cao và tăng nhanh do tương tác trong hệ thống bể.
  87. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.2 Phƣơng pháp phân lập và cấy chuyền b. Nuôi cấy theo khối (tt) Mật độ tảo phát triển thay đổi theo loài như sau: Tetraselmis Chuii 0,8 x 106 - 1,2 x 106 Isochrysis galbana 1,5 x 106 - 3,0 x 106 Chaetoceros gracilis 2,0 x 106 - 4,0 x 106 Skeletonema costatum 1,2 x 106 - 3,0 x 106 Thalassiosira sp 0,2 x 106 - 0,4 x 106 Thu hoạch tảo theo hai cách: kết tủa bằng hóa chất hay bằng cách ly tâm. Khi dùng chất kết tủa, các tế bào sẽ lắng tụ xuống đáy dùng ống xi phông để hút cặn tảo ra. Thu hoạch bằng li tâm dùng một máy tách kem để tập trung tế bào tảo.
  88. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.3 Phƣơng pháp gây tảo nƣớc xanh Có hai cách nuôi theo phương pháp nước xanh: a. Gây nƣớc xanh trực tiếp trong bể ƣơng tôm Khi nuôi hỗn hợp tảo khuê trong bể ương hình hành một chuỗi thức ăn, tảo khuê trở thành sinh vật sản xuất sơ cấp, cung cấp thức ăn cho ấu trùng tôm và phiêu sinh động vật. Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản và Đài Loan. Ở Nhật dùng KNO3 (0,2ppm). Indonexia dùng 1/2 liều lượng trên, Đài Loan dùng đạm amon thay nitrac với liều lượng KH2PO4 (5ppm); NH4Cl (1ppm), Na2SiO3 (1,5ppm) Việc bón phân trực tiếp nuôi tảo trong bể ấu trùng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ấu trùng tôm do tảo nở hoa. Nếu mật độ tảo khuê trong bể đạt trên 30.000 tế bào/ml khi ấu trùng ở giai đoạn Zoea, sẽ làm cản trở sự bơi lội, ấu trùng không bơi được và chết. Mật độ tối đa của Skeletonema khoảng 3 triệu tế bào/ml trong bể 400lít, Tetraselmis là 0,5 tỷ tế bào/ml trong bể 3m3. Có thể che sáng một phần trên mặt bể để giảm cường độ chiếu sáng nhằm hạn chế sự nở hoa của tảo.
  89. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.3 Phƣơng pháp gây tảo nƣớc xanh b. Gây tảo nƣớc xanh riêng cho ấu trùng Các loại phân với nồng độ nhất định có thể giết chết ấu trùng. Lâu dài phân tích tụ trong bể và gây hại gián tiếp cho ấu trùng do tảo phát triển quá mức. Ở những bể ương kích thước nhỏ, nên nuôi tảo riêng, lọc lấy tảo bằng lưới phiêu sinh thực vật hoặc bơm trực tiếp dịch tảo vào bể ương cho ấu trùng ăn. Nuôi riêng hổn hợp tảo khuê, có thể bón phân N: P: Si với tỷ lệ 100:10:5, hai loài Skeletonema costatum và Nitzschia closteritum sẽ chiếu ưu thế. Sau một đến hai ngày nước có màu nâu nhạt, mật độ tảo khoảng: 50 x 103 -100 x 103 tế bào/ ml, trong khi mật độ cho ăn thích hợp chỉ cần 5 x 103 tế bào/ml. Các trại tôm ở Nha Trang lại sử dụng phân NPK với tỉ lệ 10:1:1 kết hợp với K2SiO3 Ở điều kiện chiếu sáng tốt, sục khí mạnh, mật độ tảo đạt cực đại 106-107 tế bào/ml sau 3 ngày. Do đó nên cho ấu trùng tôm ăn khi dịch tảo phát triển, tốt nhất trước ngày thứ 3. Trong điều kiện chiếu sáng tốt cho ấu trùng ăn sau 12 giờ, khi trời không nắng kéo dài thời gian 36 giờ.
  90. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 3. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 3.3 Phƣơng pháp gây tảo nƣớc xanh b. Gây tảo nƣớc xanh riêng cho ấu trùng Bảng 13. Đặc tính hai cách nuôi tảo “ nƣớc xanh “ Stt Đặc tính Gây nƣớc xanh trong bể ƣơng Gây nƣớc xanh riêng 1 Loại tốt P. Japonicus, P. aztecus P. monodon P. duorarum, P. setifrus 2 Kích thước bể đẻ và ương Bể lớn 100 - 200 m3 Bể nhỏ 0,5 - 20 m3 3 Tôm bố mẹ Nhiều Ít 4 Cường độ sáng Ánh sáng mặt trời Ánh sáng nhân tạo 5 Chi phí sản xuất Thấp Cao 6 Rủi ro Cao Thấp 7 Triển vọng phát triển Tốt Hạn chế
  91. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.1 Kỹ thuật cho tôm đẻ a. Xử lý tôm mẹ Nhốt riêng tôm mẹ đã được chọn lựa, chuẩn bị cho đẻ trong đêm vào nơi có nước sạch, sục khí vừa phải. Cho tôm đẻ ăn thức ăn nhiều đạm như tôm, cua, nhuyễn thể, để tôm mẹ nghỉ ngơi trong điều kiện yên tĩnh, tránh kích thích làm tổn thương đến buồng trứng. Tôm mẹ thả vào bể đẻ trước 17 giờ 30 trong ngày, trước đó tôm mẹ được xử lý bằng dung dịch formol 20ppm để loại bỏ sinh vật ký sinh đồng thời với quá trình này cho kích thích nhiệt độ tạo hưng phấn cho tôm mẹ đẻ hết trứng. b. Điều kiện sinh thái cho tôm đẻ - Nhiệt độ nước: 28 - 300C - Độ mặn 30-33‰ - pH: 7,4 -8,5 - ôxy: 8 mg O2 / lít - Sục khí 24/24 giờ.
  92. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.1 Kỹ thuật cho tôm đẻ c. Chuẩn bị cho tôm đẻ Trước khi tôm đẻ từ 10 -15 ngày tiến hành vệ sinh bể. Bể được đánh sạch bằng nước biển, bể và các dụng cụ được khử trùng bằng Chlorine nồng độ 50 -100 ppm, Nước cho vào bể phải lọc sạch, mức nước dao động từ 0,8 - 1m. Sục khí đều trong bể, cứ hai vòi sục khí /1 m2 bể. Sau khi cho tôm mẹ vào bể, định kỳ kiểm tra tôm đẻ vào lúc 19 giờ, 21 giờ và 24 giờ. Trong bể có bọt nổi như bong bóng và có mùi tanh, tôm đã đẻ. d. Cho tôm mẹ đẻ Quá trình cho tôm đẻ, trải qua các khâu cơ bản sau: - Rửa sạch bể bằng nước lọc, cung cấp 70-80 cm nước vào - Lắp 1-2 vòi sục khí và điều chỉnh sục khí vừa phải - Cho dung dịch đệm EDTA nồng độ 2,5 ppm - Vớt tôm mẹ bằng vợt cho vào bể đẻ - Vớt tôm mẹ ra khỏi bể đẻ vào sáng ngày hôm sau kết hợp với vệ sinh bể đẻ. Mỗi bể cho đẻ từ 1-4 tôm mẹ, tuỳ loại tôm. Tôm tự nhiên lượng trứng nhiều hơn tôm nuôi nhân tạo. Trong quá trình tôm đẻ không nên rọi ánh sáng vào bể đẻ.
  93. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.1 Kỹ thuật cho tôm đẻ e. Thu hoạch Nauplius Nhiệt độ nước 28-300C, sau 14 -16 giờ tính từ lúc buồng trứng thải ra môi trường nước sẽ xuất hiện Nauplius. Để thu hoạch Nauplius triệt để, chúng ta tắt vòi sục khí cho ấu trùng Nauplius nổi toàn bộ lên mặt nước, dùng vợt lưới vớt ấu trùng nhẹ nhàng cho vào thau nhựa để chuyển vào bể ương. Cách định lượng ấu trùng Nauplius được tiến hành như sau: Dùng gáo định lượng múc nước từ dưới lên theo chiều thẳng đứng ít nhất 8 điểm trong bể, cho nước vào cốc thủy tinh có dung tích 250 -500 ml, dùng công tơ gút, lấy 3 mẫu, mỗi mẫu 1 ml, đếm số lượng Nauplius của mỗi mẩu, lấy trung bình của 1ml và suy ra 1 lít. Áp dụng công thức tính: N = n x V Trong đó: N: Số lượng Nauplius có trong bể n: Số lượng Nauplius có trong 1 lít nước. V: Khối nước trong bể khi định lượng (qui ra lít).
  94. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc các giai đoạn ấu trùng Ấu trùng tôm cần được chăm sóc chu đáo trong bể xi măng tại các trại sản xuất giống đến giai đoạn P12 - P15 mới tiến hành xuất bán. a. Giai đoạn Nauplius Trước hết phải định lượng ấu trùng Nauplius. Nếu mật độ Nauplius trong bể trên 100.000 cá thể/lít phải sang bể, mật độ Nauplius trong bể dưới 100.000 cá thể/ lít thì không sang bể. Ấu trùng không dùng thức ăn bên ngoài mà sử dụng noãn hoàn làm thức ăn, ở giai đoạn Nauplius trải qua 6 lần lột xác từ N1-N6. Công việc quản lý chăm sóc phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật sau: - - Mật đô ương thích hợp nhất: 100-150 con Nauplius/ lít - - Nhiệt độ thích hợp: 26-280C - - Giai đoạn này không cho ăn, không xi phông, không thay nước, che kín toàn bộ bể ương. - Cuối gian đoạn N6 cấp tảo để đón ấu trùng Zoea Chăm sóc ấu trùng giai đoạn này rất đơn giản, cho sục khí nhẹ 24/24 giờ
  95. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc các giai đoạn ấu trùng b. Giai đoạn Zoea Giai đoạn này có 3 giai đoạn phụ (Z1, Z2, Z3). Tổng thời gian từ Z1 đến Z3 là 3-5 ngày tùy nhiệt độ và thức ăn, quan trọng nhất là thức ăn. Thời gian cho tảo vào bể tốt nhất trước khi N6 chuyển sang Z1 6 giờ. Chăm sóc và quản lý giai đoạn Zoea cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Tảo nuôi gần sinh khối cực đại thu hoạch qua lưới phù du 20-40, cô đặc và xử lý trước khi cho ấu trùng ăn. Cho ăn 4 - 6 lần/ngày đêm, lượng thức ăn theo lượng ấu trùng và khả năng hấp thu của chúng. - Ngoài tảo, cho ấu trùng ăn thêm thức ăn tổng hợp AP, APR, tảo khô, lượng thức ăn cho ăn từ 1-2g/mm3/lần, có thể ăn kết hợp với tảo hoặc cho ăn vào ban đêm. - Giai đoạn này chỉ xi phông phần chất thải lắng tụ, không xi phông toàn bộ đáy bể ương Z1, Z2, không thay nước. Tốt nhất vào cuối Z3 chuẩn bị chuyển sang giai đoạn Mysis thay nước. Lượng nước thay chiếm 1/3 nước trong bể. - Duy trì các yếu tố môi trường trong bể thích hợp: pH = 7- 8,5; S= 33-35‰, nhiệt độ 29-30oC - Kiểm tra sức khỏe của ấu trùng hàng ngày, kịp thời xử lý.
  96. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc các giai đoạn ấu trùng c. Giai đoạn Mysis Giai đoạn này gồm 3 giai đoạn phụ (M1, M2, M3), thời gian từ 3-5 ngày tùy điều kiện môi trường và thức ăn. Thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là tảo, Nauplius, Artemia và thức ăn tổng hợp Giai đoạn M3, vào ngày thứ 10 (Chu kỳ sản xuất từ 10-25 ngày). Giai đoạn này cần chăm sóc theo các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Không xi phông toàn bộ đáy bể, thay 1/3 nước cuối M3 hoặc 70-80% lượng nước khi có sự cố Duy trì điều kiện sống thích hợp: pH: 7-8,5; S: 33-35‰, nhiệt độ nước 29-300C, sục khí 24/24 giờ. Cho ăn 4-5 lần trong ngày để tránh hiện tượng thức ăn dư thừa. Thành phần và số lượng thức ăn gồm: Tảo: 10-15 vạn tế bào/ml; Nauplius của Artemia từ 200-300 con/1lít; thức ăn tổng hợp từ 5-10g/m3 nước. Thường xuyên kiểm tra đáy bể ương, mật độ Mysis và khả năng sử dụng thức ăn.
  97. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc các giai đoạn ấu trùng d. Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae Kết thúc giai đoạn Mysis, ấu trùng chuyển sang Postlarvae. Vào ngày thứ 10 đến 11 của chu kỳ sản xuất sẽ xuất hiện Postlarvae trong bể ương. Thức ăn chính ở giai đoạn này là Nauplius của Artemia, trứng Artemia ấp riêng trong thùng nhựa từ 20- 40lít Chế độ chăm sóc và quản lý giai đoạn này gồm các khâu: Cho ăn 4-6 lần/ ngày đêm. Quan sát tình hình sử dụng thức ăn của tôm hàng ngày để điều chỉnh hợp lý. Hai ngày thay nước một lần (nước đã xử lý), mỗi lần thay từ 1/3-1/2 lượng nước cũ, bổ sung nước mới mỗi khi thay kết hợp xiphông làm sạch đáy bể. Duy trì sục khí 24/24 giờ; S= 33-35‰; pH= 7-8,5, Nhiệt độ nước từ 29-30oC Kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách xem toàn bộ hình thái ngoài và khả năng sử dụng thức ăn của Postlarvae để kịp thời xử lý các sự cố. Giai đoạn P10 đến P15 xuất tôm ra bể ương. Từ khi tôm đẻ đến khi xuất khoảng 20-25 ngày. Postlarvae có cấu tạo cơ thể như tôm trưởng thành, tốc độ bơi nhanh.
  98. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc các giai đoạn ấu trùng d. Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae (tt) Thu mẫu, định lượng Postlarvae bằng công thức sau: Pd Pi = Trong đó: f - Pi: Toàn bộ Post trong bể - Pd: Lượng thức ăn vừa đủ trong ngày (gam) - S: Khẩu phần ăn của Postlarvae (mg/ngày) Thực nghiệm từ P1-P10 khẩu phần ăn f là 4mg/ngày, P11-P15 khẩu phần ăn là 4,5mg/ngày Năng suất Postlarvae khi xuất đạt: - 70-100 con P 10-12/1lít/lần: năng suất cao - 40-70 con P 10-12/1lít/lần: năng suất trung bình - 20-40 con P 10-12/1lít/lần: năng suất thấp
  99. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 4. Kỹ thuật nuôi tôm đẻ và ƣơng nuôi ấu trùng 4.3 Phòng bệnh cho ấu trùng tôm Thực hiện nguyên tắc phòng bệnh từ xa. Tôm vừa đẻ ra, bón một lượng 10-20ppm Streptomycin. Giai đoạn Nauplius tiếp tục cho thuốc này với lượng cao hơn gấp đôi, thêm 20ppm EDTA. Khi chuyển sang Zoea, bón Chlorampenicol 10-20ppm, sang Z2 bón Oxytetracylin 10-20ppm. Giai đoạn Mysis và Post tiếp tục dùng hai loại đó, cho thêm Erythromycin với nồng độ lớn hơn. Đối với trứng có thể dùng Treflan 0,1ppm có tác dụng tốt cho các giai đoạn sau. 
  100. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 5. Kỹ thuật thu hoạch đóng túi và vận chuyển Postlartrae 5.1 Thu hoạch Rút nước ở bể ương qua lưới thay nước, khi trong bể còn 20-30cm dừng lại Dùng vợt, vớt Postlarvae ra chậu nhựa có 1-2 vòi sục khí Chuẩn bị 6-10 bát lớn cùng kích cỡ và có màu trắng. Dùng chén ăn cơm đếm post làm mẫu, mỗi mẫu đếm từ 1.000-2.000 con, đếm đủ số lượng cho toàn bộ tôm vào 1 trong 10 bát nói trên, đổ nước thêm vào gần đầy tô, các tô còn lại đổ lượng nước bằng nước ở tô mẫu. Phương pháp đếm tôm phổ biến và thuận tiện nhất là phương pháp so màu. Dùng vợt nhỏ hoặc ly uống rượu vớt tôm cho vào 9 tô còn lại cho đến khi quan sát thấy mật độ bằng mật độ tôm ở tô mẫu là được. Để lại tô mẫu, đổ tất cả tô còn lại vào túi nilông vận chuyển. Số lượng tôm trong túi được tính dựa vào số lượng tô tôm đổ vào và số lượng tôm đếm trong tô mẫu. Quá trình thu hoạch và xuất bán cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết tôm.
  101. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE I. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he nhân tạo 5. Kỹ thuật thu hoạch đóng túi và vận chuyển Postlartrae 5.2 Đóng túi Số người tham gia: 1 người đóng túi, 1 người nhận tôm, 1 người nạp oxy Tất cả các túi nilông vận chuyển dùng hai lớp nilông và một lớp bao bên ngoài để bảo vệ. Cho vào mỗi túi từ 8-10 lít nước sạch Cho tôm vào túi đến khi đủ mật độ thì đóng oxy Khi nạp oxy nên nạp vừa căng toàn bộ túi vận chuyển, sau đó vặn dây thừng đầu túi và bẻ gập lại, dùng dây cao su loại buộc chặt miệng túi để oxy không đi ra ngoài. Khi đóng túi oxy không được hút thuốc phòng nổ gây tai nạn, khi buộc miệng túi yêu cầu buộc chặt nhưng đảm bảo mở dễ dàng. Tất cả các túi sau khi đóng oxy xong được xếp trong bóng râm chờ vận chuyển.
  102. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống Tôm giống nhân tạo từ các trại sản xuất xuất cỡ P15 (dài 13 -15 cm) và P20 (dài 13 - 16cm).Các trại mua tôm giống cỡ P15 - P20 về thả thẳng vào ao đầm nuôi. Nước ta, chủ yếu nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Khâu chuẩn bị ao chưa tốt, diệt tạp chưa triệt để, muốn giảm hao hụt trong trong nuôi thịt cần thả tôm giống có cỡ lớn. Ương tôm giống P40 -P50 là cần thiết, chuẩn bị cho việc nuôi tôm thịt đạt năng suất cao. Hiện nay có ba hình thức ương tôm: - Ương trong ao đất - Ương trong bể xi măng - Ương trong giai.
  103. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.1 Chuẩn bị ao ƣơng Chọn địa điểm xây dựng ao ương có ý nghĩa quan trọng. Ao ương là các ao tự nhiên có sẵn, hay ao đào mới. Ao thường có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần chiều rộng, diện tích ao 250-1000 m2, cở ao 400-500 m2 thích hợp với khả năng chăm sóc và quản lý ở quy mô nhỏ. Ao sâu, giữ mức nước ổn định trong thời gian ương. Mực nước trung bình từ 0,6- 0,8m, mặt bờ cao hơn mức nước tối đa 0,4m. Đáy ao nghiêng về phía cống thoát 1,5% để giúp thu tôm được dễ dàng. Thông thường dùng đất phía ngoài ao đắp lên thành bờ ao, mặt bằng trong ao vẫn giữ nguyên. Ao nên có thềm ao để thuận tiện cho quá trình thao tác. Ao nên có hai cống (cấp và thoát) nằm về hai phía để tiện việc quản lý trong sản xuất. Cống giúp điều chỉnh mực nước trong ao. Cống ở các ao ương tôm là cống chìm hoặc cống hở. Cống chìm được làm bằng ống bi đúc có đường kính 20-30 cm, dài 3-4 m. Cống có độ an toàn tuyệt đối, hạn chế việc thất thoát tôm.
  104. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.1 Chuẩn bị ao ƣơng (tt) Trước khi thả tôm tiến hành kiểm tra môi trường ao. Để tôm sinh trưởng thuận lợi cần đảm bảo độ mặn, pH, nhiệt độ, độ trong, hàm lượng oxy và không bị nhiễm bẩn. Tôm sú, tôm he độ mặn thích hợp 25-20‰, độ mặn dưới 15‰, không thích hợp với tôm thẻ và dưới 10‰ đối với tôm sú. Mùa khô kéo dài, miền Trung độ mặn lên 30-40‰, bất lợi cho tôm nuôi, vì vậy cần bổ sung nguồn nước ngọt. Tôm chịu được pH nước từ 6-9, thích hợp nhất 8-8,5. Tôm sú lớn nhanh ở nhiệt độ 25-30oC (tôm sú chết ở 37oC trở lên, tôm thẻ chết ở 34oC). Độ trong thích hợp từ 30-40cm, nếu nước nhiều phù sa, độ trong dưới 25cm cần lắng lọc trước khi ương tôm. Tôm phản ứng rất nhạy với tình trạng thiếu oxy trong nước, lượng oxy hoà tan trong nước thích hợp từ 5-9mg/l. Địa điểm lập ao ương nên nằm gần sông, lạch, đầm phá ven biển, nơi có nguồn nước ít biến động. Ao ương tốt nhất là chủ động lấy được nước vào thường xuyên và tháo cạn nước khi thu hoạch. Loại đất thích hợp để xây dựng ao ương tôm là đất thịt pha cát (do đất có độ kết dính, giữ được nước, bờ chắc, pH ổn định và dễ cải tạo)
  105. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.2 Các bƣớc chuẩn bị ao ƣơng Tháo cạn, vét bùn, vớt sạch lớp mùn bã hữu cơ ở đáy ao và phơi đáy. Trước khi ương, tháo cạn ao, sang đáy bằng phẳng và phơi đáy từ 5-10 ngày để đáy ao nức nẻ rạng chân chim. Cải tạo, sát trùng đáy: Dùng vôi bột, bột sò, bột san hô rải đều khắp đáy và ao. Bình thường dùng 30-50kg vôi/1000m2. Ao mới đào tăng cường lượng vôi từ 50- 100kg/1000m2. Diệt địch hại cho tôm: nước lấy vào ao ương được lọc kỹ qua lưới 0,1-0,2mm. Lấy nước vào ao từ từ. Một số loại thảo mộc như rễ cây thuốc cá, hạt bồ hòn, hạt chè có tác dụng diệt cá dữ, cá tạp, trứng cá, trứng tép hiệu quả tốt. Bón phân gây màu nước: Dùng phân chuồng (lợn, gà, bò) ủ hoai, phân vô cơ N, P, K bón cho ao ương nhằm phát triển thức ăn tự nhiên. Bón 300kg phân chuồng ủ hoai và 5- 6 kg NPK cho 1000m2 ao. Sau khi bón phân, lấy nước vào ao dần dần, ngày đầu 0,3-0,4 m, ,ngày thứ ba mức nước trong ao đạt 0,6-0,8 m. Trước khi thả giống, nước có độ mặn 15-30‰ (tôm sú) hay 20-30 ‰ (tôm he), pH: 7-8, độ trong 25-30cm
  106. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.3 Chọn và vận chuyển tôm giống P15-P20. Chất lượng tôm giống mua từ các trại sản xuất có ý nghĩa quyết định đến kết quả ương. Nên mua giống tôm he cở P20, dài 13-16mm để ương. Dựa vào tiêu chuẩn vào ngoại hình để đánh giá chất lượng tôm giống Bảng 14. Tiêu chuẩn ngoại hình đánh giá chất lƣợng giống tôm Tiêu chuẩn Tôm khỏe Tôm yếu hay bệnh Màu sắc Nâu, nâu xám Hồng hơi đỏ Ăn Ăn nhiều, ruột nhiều thức ăn Ăn ít hay không ăn Vỏ Bóng, sạch, trong Bầm Kích thước Đều con, P15 dài 13 - 15 mm Không đều Chân đuôi Cân, xèo rộng không bị sức Không cân, sức
  107. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.3 Chọn và vận chuyển tôm giống P15-P20 (tt) Mật độ vận chuyển phụ thuộc vào nhiệt độ, cở tôm, thời gian, phương tiện, hình thức vận chuyển. Mật độ vận chuyển ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Khi điều kiện vận chuyển thay đổi mật độ cũng thay đổi theo. Bảng 15. Mật độ vận chuyển tôm thích hợp Loài tôm Cỡ (ngày ) Mật độ (con/lít) Nhiệt độ (0C) Tôm sú 10 500 - 600 20 -24 (P. monodon) 30 250 - 400 20 -24 Giống 2 -3 cm 150 - 200 20 -24 Tôm thẻ Nauplius 50.000 24 (P. erguiensis) 20 - 25 300 - 600 20 - 24
  108. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.4 Thuần hóa giống Tôm cần làm quen với điều kiện mới càng nhanh càng tốt. Quá trình thuần hóa thực hiện tại ao ương hay ở trại giống. Đối với tôm Postlarvae, việc thuần hóa lý tưởng nhất tiến hành từ P1 ở trại giống theo yêu cầu độ mặn ao nuôi. Bảng 16. Thời gian thuần hóa theo nhiệt độ và độ mặn cho tôm Post Chênh lệch nhiệt độ nước Thời gian thuần hóa Chênh lệch độ mặn (‰) (0C) (phút) 14 140 7 12 120 6 10 100 5 6 60 4 4 40 3 2 20 2 0 4-6 01
  109. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.5 Chăm sóc, quản lý ao ƣơng tôm a. Chăm sóc tôm Post lên hƣơng Thức ăn là yếu tố quan trọng ở giai đoạn. Tôm được chuyển từ các bể xi măng thường được cung cấp thức ăn đầy đủ, mật độ thức ăn thưa thớt, khả năng chủ động tìm kiếm thức ăn kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Trước khi thả Postlarvae 2-3 ngày, thả trứng Artemia vào ao ưng với mật độ 1g trứng/m2 . Kiểm tra thấy Nauplius của Artemia xuất hiện trong ao vừa cở mồi của tôm post, tiến hành thả tôm post vào ao. Đây là loại thức ăn chuyển tiếp trong quá trình ương. Tiếp tục sử dụng nguồn thức ăn ban đầu, gồm những nguyên liệu: - - Trứng gà: 1 quả (lòng đỏ) - - Tôm đất: bóc vỏ bỏ đầu 0,3kg - - Mực tươi: phần thịt 0,3kg - - Hầu: phần thịt 0,1kg - - Gan heo bò (thái nhỏ) 0,1kg
  110. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.5 Chăm sóc, quản lý ao ƣơng tôm a. Chăm sóc tôm Post lên hƣơng Hỗn hợp các nguyên liệu trên sử dụng cho 2 vạn tôm post. Tất cả nguyên liệu được trộn đều đưa vào máy xay hay cối giã nhỏ, chưng cách thủy, khi cho ăn chà qua lưới post và té đều khắp ao. Thức ăn sử dụng trong thời gian tiếp theo là cá tạp, cua, ghẹ, ruốt tươi. Nguyên liệu này được nấu chín, giã nhỏ, bó từng nắm bằng quả trứng. Khi cho ăn thả đều chung quanh ao. Tôm chủ động tìm mồi và bơi thành đàn xung quanh bờ. Lượng thức ăn cần điều chỉnh thích hợp căn cứ vào khả năng ăn của tôm Tuần ương thứ nhất cho tôm ăn thức ăn tự nhiên. Tuần thứ hai, ăn thức ăn nhiều đạm với tỷ lệ 50-80% trọng lượng đàn tôm. Tuần thứ ba, ăn với tỷ lệ 25-40% trọng lượng đàn tôm, tuần thứ tư trở đi cho ăn từ 5-15% trọng lượng đàn tôm
  111. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.5 Chăm sóc, quản lý ao ƣơng tôm b. Quản lý ao ƣơng Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của tôm trong ao, các hệ thống đê cống, điều kiện môi trường như độ mặn, nhiệt độ, pH Trong quá trình ương, nếu nước cạn dần do bay hơi hay thẩm thấu, chất lượng nước bẩn do cho ăn, tảo phù du lên nhanh, nên cấp thêm hoặc thay nước mới. Sau 3-4 ngày đầu cấp nước bổ sung lần một, sau 7 ngày nuôi thay nước vào ra. Trong quá trình ương nuôi nếu tôm dính chân nên thay nước mới, nếu có phát sáng dùng Furamycin, Nitrofuratoin với lượng 5-10ppm. Thường xuyên kiểm tra phai, lưới, bờ ao tránh hiện tượng rò rĩ. Trong thời gian ương nuôi tôm giống, trời mưa lớn, tôm có hiện tượng vùi mình xuống bùn lẫn tránh, tiến hành thay nước cho ao, tôm sẽ trở lại hoạt động bình thường. Theo dõi sự biến đổi của thời tiết. Khi trời nắng chuyển sang mưa, trời oi bức tôm trong ao thường hay nổi đầu, nhảy lên thành bờ, phảI phát hiện kịp thời, tiến hành thay nước ngay hoặc dùng máy sục khí cho ao
  112. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 1. Ƣơng tôm trong ao 1.6 Thu hoạch Ương 25-30 ngày, tôm đạt kích thước trung bình từ 3-5cm, tỉ lệ sống 70-80%, tiến hành thu tôm giống xuất bán hoặc chuyển sang ao nuôi tôm thịt Thu tôm bằng nhiều cách khác nhau như dùng vó đánh bắt, tháo cạn hay tháo nước qua cống để tôm vào túi lưới hoặc vào giai đặt ngoài cống. Thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh hiện tượng tôm bị xây xát, tôm yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống khi nuôi thịt.Thu tôm, cần lưu ý : - - Tôm đến thời kỳ lột xác không thu - - Khi thời tiết thay đổi không thu tôm - - Không thu gom tôm trong lồng quá 20 giờ - - Phương pháp vận chuyển tôm giống gần giống phương pháp vận chuyển tôm post.
  113. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE II. Kỹ thuật ƣơng tôm từ Post - Larvae lên tôm giống 2. Ƣơng tôm trong bể ximăng Hình thức này áp dụng nhiều ở Nha Trang, Khánh Hòa. Bể có thể tích từ 15-70m3, cao 0,8-1m, trang bị máy sục khí, hệ thống thay và lọc nước. Mật độ ương 400-800 Post/m3 . Chăm sóc như ương tôm ở ao đất. Những ngày nắng nóng dùng tàu dừa che bể hạn chế ánh sáng và sự phát triển của tảo. Hình thức này có ưu điểm là dễ cải tạo, chùi rửa bể, chủ động thay nước, không sợ lũ lụt, rò rĩ, vỡ bờ, địch hại, dễ chăm sóc quản lý và thu hoạch. Bể ương tôm thường xây dựng gần trại sản xuất giống để thuận lợi cho việc vận chuyển. Những lúc Post không tiêu thụ được, có điều kiện chuyển sang ương nuôi. Hình thức này có nhược điểm là phụ thuộc vào biến động môi trường, tôm gặp nhiều bệnh như các trại sản xuất tôm bột, tôm chậm lớn.
  114. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 1. Mô hình nuôi 1.1 Quảng canh Nuôi quảng canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên. Mật độ nuôi thấp, diện tích ao đầm lớn để đạt sản lượng cao. Ưu điểm của hình thức này là vốn không nhiều vì không phi chi phí mua giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực trên một đơn vị sản xuất, thời gian nuôi ngắn do giống lớn. Nhược điểm là năng suất và lãi thấp, cần dịên tích lớn, khó khăn trong khâu vận hành và quản lý. Hiện nay mô hình này bị hạn chế do giá đất và công lao động tăng.
  115. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 1. Mô hình nuôi 1.2 Quảng canh cải tiến Hình thức này dựa trên mô hình nuôi quảng canh những bổ sung về nguồn giống và thức ăn. Mật độ giống bổ sung thấp từ 0,5 -2 con/m2 ao nhằm tăng năng suất đầm nuôi và tăng giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức này là chi phí vận hành thấp, bổ sung được nguồn giống nhân tạo hoặc chủ động thu gom nguồn giống ngoài bãi triều. Kích thước tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất đầm nuôi. Diện tích nuôi thu hẹp tạo điều kiện thuận lợi trong chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Nhược điểm của hình thức này là phải bổ sung nguồn giống có kích thước lớn, tránh hao hụt do địch hại nhiều trong ao, năng suất và lãi vẫn còn thấp.
  116. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 1. Mô hình nuôi 1.3. Bán thâm canh Đây là hình thức dùng phân bón để tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài. Bằng nguồn thức ăn tươi sống, cám gạo, nguồn giống nhân tạo, tôm được thả với mật độ 6-10 con/m2 trong dịên tích ao 2000 -5000 m2. Ưu điểm của hình thức này là hệ thống ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước ao nhỏ, dễ vận hành, quản lý, kích thước tôm thu hoạch khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp, thức ăn tự nhiên chiếm vị trí quan trọng. Nhược điểm là năng suất còn thấp so với diện tích ao sử dụng.
  117. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 1. Mô hình nuôi 1.4. Nuôi thâm canh Hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn giống và thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên chỉ có ý nghĩa về môi trường. Mật độ nuôi cao từ 15-30 con/m2, diện tích ao nuôi từ 1000 - 1 ha, tối ưu nhất là 1 ha. Ưu điểm của hình thức này là ao được xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, trang thiết bị máy móc, điện, máy quạt nước đầy đủ, giao thông đảm bảo nên dễ dàng quản lý và vận hành. Nhược điểm của hình thức này là tôm khó đạt kích thước lớn, thu hoạch thường đạt 30-35 con/1kg, giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
  118. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 2. Đặc tính kỹ thuật các mô hình nuôi Bảng 17. Đặc tính kỹ thuật các mô hình nuôi theo Past và Apud et al, 1983 Hình thức nuôi Đặc tính kỹ thuật Quảng canh Bán thâm canh Thâm canh Năng suất (tấn/ha/năm) 0,1 - 0,3 0,2 - 0,5 5 - 15 Mật độ (con/m2) 0,1 - 1 3 - 10 15 - 40 Nguồn giống Tự nhiên Tự nhiên và nhân tạo Nhân tạo Năng suất sinh học 25 25 - 100 2500 - 10.000 (g/m2) Thức ăn Tự nhiên Tự nhiên và bổ sung Tổng hợp Hệ số thức ăn (kg thức 0 5 1 - 20 0,25 - 0,5
  119. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 2. Đặc tính kỹ thuật các mô hình nuôi Bảng 17. Đặc tính kỹ thuật các mô hình nuôi theo Past và Apud et al, 1983 (tt) Hình thức nuôi Đặc tính kỹ thuật Quảng canh Bán thâm canh Thâm canh Hình dạng Đa dạng Theo qui cách Theo qui cách Mức nước (m) 0,4 -1 0,7 - 1,5 1,5 - 2 Tỷ lệ sống 50 60 - 80 80 -90 Vụ/năm 1 - 2 2 - 3 2 - 3 Lao động (người/ha) 0,15 0,1 - 0,25 0,5 - 1 Quản lý Ít quan tâm Cần kỹ năng Cần kỹ năng Bệnh Rất hiếm Không trở lại Có trở lại Hiệu quả/kg tôm Trung bình Cao Thấp Hiệu quả chung Rất thấp Trung bình Cao
  120. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm 3.1 Địa điểm và môi trƣờng nƣớc ao nuôi Bảng 18. Chất lƣợng nƣớc cần thiết cho ao nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và thâm canh Các yếu tố Hàm lƣợng thích hợp Hàm lƣợng tối ƣu Ôxy hòa tan (mg/l) 3-12 4-7 Nhiệt độ (0C) 26-33 29-30 Độ mặn (‰) 10-35 15-25 NH3 tổng số (mg/l) 1,0 0,1 NH3 tự do (mg/l) 0,25 0 H2S (mg/l) 0,25 0 pH 7,5-8,7 8-8,5 CO­2 (mg/l) 10 - BOD (tiêu hao oxy sinh học) (mg/l) 10 - COD(tiêu hao oxy hóa học) (mg/l) 70 - Độ trong (cm) 25-60 30-40
  121. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm 3.1 Tính chất đất  Tính chất đất có ý nghĩa lớn đối với nuôi tôm thịt. Đặc tính quan trọng nhất của đất đối với ao nuôi là tính giữ nước và không tạo phèn. Đất sét, đất thịt pha sét hay đất thịt pha cát đều đảm bảo chức năng giữ nước. Cần khảo sát kỹ đặc tính của đất, thành phần cơ học, độ phèn, độ sâu tầng sinh phèn, xác định phương án xây dựng ao nuôi hợp lý, tận dụng diện tích, tốt về năng suất và sản lượng nuôi. Bảng 19. Đặc tính đất cho xây dựng ao nuôi Thành phần Mô hình nuôi Đặc tính đất Sét Thịt Cát Quảng canh Đất thịt 15 -20 35 - 40 25 - 30 Sét pha cát 40 - 50 5 - 10 46 - 55 Bán thâm canh Thịt sét pha cát 25 - 30 10 - 20 50 - 60 Thâm canh Thịt pha cát 10 - 20 20 - 30 50 - 60
  122. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm 3.3 Địa hình Xây dựng ao nuôi tôm thâm canh nên tránh các vùng đầm lầy, ngập nước thường xuyên vì tăng chi phí xây dựng và giảm tuổi thọ công trình. Phải nắm cao trình thủy triều so với vị trí chọn xây dựng ao. 3.4 Ngoài ra Khi chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm cần chú ý các yếu tố hổ trợ khác như hệ thống điện, giao thông, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm
  123. CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt) B. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE III Kỹ thuật nuôi tôm thƣơng phẩm 4. Kỹ thuật nuôi tôm thịt quảng canh cải tiến 4.1 Xây dựng và chuẩn bị ao nuôi Ao nuôi nên xây dựng ở ven biển, cửa sông, các bãi triều có nguồn tôm giống , nơi giao lưu của nước thủy triều và nước sông đổ ra, nguồn thức ăn phong phú, không có nguồn nước độc, thuận lợi về giao thông và dễ quản lý. Hiện nay với những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống và thức ăn nhân tạo nên có xu hướng hình thành loại đầm có diện tích nhỏ từ 0,2- 0,5 ha, 1-5 ha, mương trong đầm chiếm 10-15% diện tích đầm. Dịên tích thích hợp nhất cho đầm nuôi quảng canh cải tiến 5-10 ha. Công việc chuẩn bị đầm nuôi được tiến hành trước khi thả giống, gồm các khâu sau: Cải tạo đầm, nạo vét kênh mương, san đáy, diệt cỏ dại, cày mặt bãi một lượt với độ sâu 0,1 -0,15 m. Phơi đầm 5-10 ngày, lấy nước ngập vào đầm, tháo kiệt đầm 3- 4 lần để rửa sạch bẩn, chua . Dùng lưới vét có kích thước 2a = 2cm bắt hết cá tạp, cá dữ . Bón phân và vôi với liều lượng 300 - 2000kg vôi : 3000 kg phân hữu cơ (phân gà, bò ) và 50-100 kg phân vô cơ (tỷ lệ 1 urê + 2 phốtphát) Tu sửa hệ thống cống, đê và các ngư cụ lấy giống.