Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi

pdf 140 trang ngocly 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_cham_soc_tom_va_quan_ly_ao_ruong_nuoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. - 1 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. - 2 - LỜI GIỚI THIỆU Nuôi tôm càng xanh là nghề truyền thống đƣợc nuôi từ lâu đời, đã góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân, tạo công ăn việc làm, tận dụng ao, ruộng và thức ăn tự nhiên, phụ phẩm trong nông nghiệp để nuôi tôm. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận cho cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro thì ngƣời làm nghề này cần phải hiểu rõ về quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chƣơng trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh” trên cơ sở phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc cho tôm ăn, thay nƣớc, quản lý ao, ruộng nuôi. Tài liệu có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Nội dung của giáo trình gồm 9 bài: Bài 1. Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) Bài 2. Chuẩn bị thức ăn cho tôm Bài 3. Cho tôm ăn Bài 4. Kiểm tra và xử lý môi trƣờng nƣớc Bài 5. Thay nƣớc ao nuôi Bài 6. Kiểm tra tôm định kỳ Bài 7: Kích thích tôm lột xác đồng loạt Bài 8: Thu tỉa tôm loại Bài 9: Kiểm tra hệ thống nuôi
  4. - 3 - Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn chúng tôi có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh trên sách, báo, đài, trên mạng intrenet ; chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc Xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của đọc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Tím 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Kim Nhi
  5. - 4 - MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI 8 DANH MỤC VIẾT TẮT 9 Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI THỦY SẢN TỐT (GAP) 10 1. Khái niệm GAP 10 2. Lợi ích của GAP 10 3. Nội dung của GAP 11 3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất 11 3.2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm 11 3.3. Môi trƣờng làm việc 12 3.4. Truy nguyên nguồn gốc 12 4. Áp dụng nuôi tôm theo GAP 12 4.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 12 4.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt 14 Bài 2. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO TÔM CÀNG XANH 16 1. Tìm hiểu tính ăn của tôm càng xanh 16 2. Lựa chọn thức ăn 16 2.1. Thức ăn công nghiệp 17 2.2. Thức ăn chế biến 25 2.3. Chuẩn bị thức ăn tƣơi sống 31 Bài 3. CHO TÔM ĂN 35 1. Xác định lƣợng thức ăn, số lần cho tôm ăn 35 1.1. Tính lƣợng thức ăn hàng ngày 35 1.2. Xác định thời gian, số lần cho tôm ăn 37 2. Cho tôm ăn 38 2.1. Đặt sàng ăn 38 2.2. Tính lƣợng thức ăn cho vào sàng 38 2.3. Cho ăn 39 3. Kiểm tra sau khi cho tôm ăn 43
  6. - 5 - 3.1. Kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn 43 3.2. Kiểm tra tôm 43 4. Điều chỉnh số lƣợng và loại thức ăn 44 Bài 4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC 46 1. Giới thiệu quy trình thực hiện 46 2. Các bƣớc tiến hành 47 2.1. Kiểm tra độ pH nƣớc ao nuôi tôm 47 2.2. Kiểm tra oxy hòa tan trong nƣớc 54 2.3. Kiểm tra độ kiềm 58 + 2.4. Kiểm tra NH3/NH4 60 2.5. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc 63 2.6. Kiểm tra màu nƣớc 65 2.7. Kiểm tra độ trong 67 Bài 5. THAY NƢỚC AO, RUỘNG NUÔI TÔM 72 1. Quy trình xử lý nƣớc ao chứa 72 1.1. Lấy nƣớc vào ao chứa 73 2. Xử lý bằng hóa chất 74 2.1. Chọn loại hóa chất 74 2.2. Tính lƣợng hóa chất 75 2.3. Thực hiện xử lý nƣớc bằng hóa chất 76 4. Thay nƣớc cho hệ thống nuôi 80 4.1 Xác định thời điểm thay nƣớc 80 4.2. Tính lƣợng nƣớc cần thay 80 4.3. Tiến hành thay nƣớc 80 Bài 6. KIỂM TRA TÔM ĐỊNH KỲ 82 1. Quy trình kiểm tra tôm định kỳ 82 2. Các bƣớc tiến hành 83 2.1. Thu mẫu kiểm tra 83 2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm trong ao 84 2.3. Kiểm tra ngoại hình tôm 85 2.4. Kiểm tra khối lƣợng tôm 87 Bài 7. KÍCH THÍCH TÔM LỘT XÁC ĐỒNG LOẠT 93 1. Tìm hiểu về sự lột xác ở tôm càng xanh 93 1.1. Ý nghĩa của sự lột xác 93
  7. - 6 - 1.2. Chu kỳ lột xác 93 2. Xác định thời điểm kích thích lột xác 94 2.1. Kiểm tra tôm 94 2.2. Chọn thời điểm kích thích cho tôm lột xác 94 3. Lựa chọn phƣơng pháp kích thích lột xác 95 3.1. Biện pháp kích thích lột xác bằng thay nƣớc (biện pháp sinh học) 94 3.2. Biện pháp kích thích lột xác bằng hóa chất 95 4.Tiến hành kích thích tôm lột xác 96 4.1. Kích thích tôm lột xác bằng thay nƣớc 96 4.2. Kích thích tôm lột xác bằng hóa chất 97 5. Hạn chế tôm càng xanh ăn thịt lẫn nhau 98 Bài 8. THU TỈA TÔM LOẠI 100 1. Tìm hiểu về sự sinh trƣởng và phát triển của tôm càng xanh 102 2. Xác định thời gian thu tỉa tôm loại 102 3. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ 102 4. Thực hiện thu tỉa 105 4.2. Bơm nƣớc 105 4.3. Kéo lƣới 106 4.4. Thu tỉa tôm không đạt yêu cầu nuôi 106 4.5. Đặt lại chà 109 4.6. Xử lý lại nƣớc ao, ruộng nuôi 109 Bài 9. KIỂM TRA HỆ THỐNG NUÔI 110 1. Kiểm tra ao, ruộng nuôi 110 1.1. Kiểm tra mức nƣớc 110 1.2. Kiểm tra bờ 111 1.3. Kiểm tra cống 111 1.4. Kiểm tra lƣới bao 112 1.5. Kiểm tra các loại địch hại 112 Bài đọc thêm. NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG VƢỜN DỪA 115 1. Cải tạo mƣơng vƣờn 115 2. Chọn tôm giống 115 3. Thức ăn và chăm sóc quản lý 116 4. Thu hoạch 116
  8. - 7 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 117 I. Vị trí, tính chất của mô đun 117 1. Vị trí 117 2. Tính chất 117 II. Mục tiêu 117 III.Nội dung chính của mô đun 118 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 119 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 125 VI. Tài liệu tham khảo 129 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 130 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 130
  9. - 8 - MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun Giáo trình “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô đun “Chăm sóc tôm và quản lý ao ruộng nuôi” của nghề Nuôi tôm càng xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về tập tính ăn, sinh trƣởng, phát triển và những ảnh hƣởng các yếu tố môi trƣờng tác động đến tôm sinh trƣởng của tôm càng xanh. Ngoài ra, giáo trình còn hƣớng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong công việc nuôi tôm: cho ăn; kiểm tra tôm; kiểm tra và xử lý môi trƣờng nƣớc; thay nƣớc cho ao trong quá trình nuôi tôm; kích thích tôm lột xác hàng loạt; thu tỉa tôm loại và kiểm tra hệ thống nuôi. Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi ngƣời học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm có 9 bài, từ bài 1 đến bài 9. Thời lƣợng dạy và học tập mô đun “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” là 120 giờ, trong đó lý thuyết là 20 giờ, thực hành 86 giờ, kiểm tra kết thúc mô đun là 14 giờ. “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” là mô đun trọng tâm trong chƣơng trình dạy nghề nuôi tôm càng xanh, mô đun đòi hỏi kỹ năng tính toán tốt, thái độ làm việc cẩn thận. Mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên sẽ đƣợc học tại lớp học và thực hành tại ao, ruộng nuôi tôm càng xanh. Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua các bài kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức và thực hành thao tác của các công việc nhƣ: Cho ăn; Kiểm tra trọng lƣợng tôm; kiểm tra môi trƣờng nuôi Cần bố trí dạy và học mô đun này vào mùa vụ nuôi tôm chính và ngƣời học phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lƣợng của mô đun.
  10. - 9 - DANH MỤC VIẾT TẮT GAP: là chữ viết tắt của Good Aquaculture Practices FCR: Lƣợng thức ăn tôm tiêu thụ/lƣợng tăng trọng của tôm TCX: Tôm càng xanh
  11. - 10 - Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI THỦY SẢN TỐT (GAP) Mã bài: MĐ04-01 Giới thiệu Việt Nam là một nƣớc xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản lớn của thế giới nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, tôm sú, cá tra Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đây là một tổ chức có mục đích khuyến khích sự mua bán giữa các nƣớc thành viên thông qua việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản thƣơng mại. Tuy nhiên, để có thể hội nhập tốt các mặt hàng nông sản có thể thâm nhập với thị trƣờng các nƣớc dễ dàng hơn đặc biệt là những quốc gia khó tính nhƣ Châu Âu, Mỹ và Nhật. Việt Nam phải áp dụng chu trình nông nghiệp an toàn hay những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Những mặt hàng nông sản không những nâng cao chất lƣợng bắt đầu từ khâu làm đất, gieo trồng, đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và bảo quản kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất nhƣ môi trƣờng, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì đều phải theo một quy trình. Có thế hàng nông sản Việt Nam mới có thể thỏa mãn những yêu cầu gắt gao của các nƣớc thành viên WTO. Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu, để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, vấn đề áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên bức bách hơn. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc lợi ích của việc nuôi thủy sản theo hƣớng GAP - Áp dụng đƣợc nội dung của GAP trong nuôi tôm A. Nội dung 1. Khái niệm GAP GAP có nghĩa là thực hành thủy sản tốt là những nguyên tắc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trƣờng sản xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ), hóa chất (kim loại nặng, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng cho đến khi đƣợc con ngƣời sử dụng. 2. Lợi ích của GAP Đây là chƣơng trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan nhƣ: môi
  12. - 11 - trƣờng, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của ngƣời lao động trong nông trại. An toàn: vì dƣ lƣợng các chất gây độc không vƣợt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng. Chất lƣợng cao (ngon, đẹp ) nên đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc chấp nhận. Các quy trình sản xuất theo GAP hƣớng hữu cơ sinh học nên môi trƣờng đƣợc bảo vệ và an toàn cho ngƣời lao động khi làm việc. 3. Nội dung của GAP Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản GAP là quy định các tiêu chí tuân thủ về pháp luật, an toàn thực phẩm, an sinh động vật, phúc lợi của ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hƣởng của dƣ lƣợng hoá chất lên con ngƣời và môi trƣờng: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp + Quản lý mùa vụ tổng hợp + Giảm thiểu dƣ lƣợng hóa chất trong sản phẩm. Tiêu chuẩn Nuôi trồng Thủy sản GAP là kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất, từ con bố mẹ, con giống, các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, đến khâu nuôi trồng, thu hoạch và chế biến. Đây là một hƣớng dẫn thực hành cho bất kỳ ngƣời nuôi trồng thủy sản nào, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trƣờng và tuân thủ những yêu cầu về an sinh động vật, sức khỏe và an toàn cho ngƣời lao động. 3.2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: + Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc; + Nguy cơ hóa học; + Nguy cơ về vật lý. Tiêu chuẩn GAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn nhƣ phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nƣớc; giống cây trồng, vật nuôi đƣợc chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hƣởng nhiều tới năng suất, chất lƣợng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  13. - 12 - cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho ngƣời sử dụng. 3.3. Môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân: + Các phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; + Đào tạo tập huấn cho công nhân; + Phúc lợi xã hội. 3.4. Truy nguyên nguồn gốc GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Trọng tâm của GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhƣng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác nhƣ an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định đƣợc những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngƣời sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu thả giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố nhƣ là ngộ độc thực phẩm hay dƣ lƣợng hóa chất vƣợt ngƣỡng cho phép và có thể truy nguyên đƣợc nguồn gốc. 4. Áp dụng nuôi tôm theo GAP 4.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm: 4.1.1. Các yêu cầu chung Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về: Yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép, truy xuất nguồn gốc. 4.1.2. Chất lƣợng và an toàn thực phẩm Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà
  14. - 13 - nƣớc và các quy định của Tổ chức Nông Lƣơng (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tiêu chuẩn: Chất lƣợng và an toàn thực phẩm của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học, vệ sinh, chất thải, thu hoạch và sau thu hoạch. 4.1.3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ƣu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trƣờng nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. Các tiêu chuẩn: Quản lý sức khỏe động vật thủy sản của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản, con giống và thức ăn, điều trị, theo dõi tỷ lệ sống. 4.1.4. Bảo vệ môi trƣờng Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trƣờng, theo các quy định của nhà nƣớc và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trƣờng của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn: Bảo vệ môi trƣờng của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý tác động môi trƣờng, sử dụng và thải nƣớc, kiểm soát địch hại. 4.1.5. Các khía cạnh kinh tế - xã hội Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phƣơng, chấp hành nghiêm ch nh các quy định của của Nhà nƣớc và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hƣởng tới sinh kế của ngƣời nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng nhƣ tăng cƣờng an ninh thực phẩm ở địa phƣơng. Do đó các vấn đề kinh tế - xã hội phải đƣợc xem xét trong tất cả các
  15. - 14 - giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn: Các khía cạnh kinh tế - xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, an toàn lao động và sức khỏe, hợp đồng và tiền lƣơng (tiền công), các kênh liên lạc và các vấn đề trong cộng đồng. 4.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt Thực tế đang diễn ra trên thị trƣờng Việt Nam là ngƣời sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhƣng lại không dễ dàng bán đƣợc giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn; trong khi ngƣời tiêu dùng lại cho rằng họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhƣng tự ngƣời tiêu dùng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn. Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau: - Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP; - Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn; - Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái; - Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích ). Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây: - Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP hay GlobalGAP cho tất cả ngƣời làm; - Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trƣờng xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/trồng đáp ứng yêu cầu; - Thực hiện việc nuôi/trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng; - Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng ký chứng nhận;
  16. - 15 - - Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã đƣợc công nhận và phê duyệt; - Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có đƣợc giá bán tốt hơn. Chứng nhận Global GAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời tiêu dùng muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng và ngƣợc lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự an toàn và uy tín thƣơng hiệu sản phẩm của mình thì ngƣời tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng cho đến khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3 có năng lực và độc lập (tổ chức chứng nhận). Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống "Thực hành Nông nghiệp tốt" theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm thị trƣờng và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế, những nhà sản xuất khôn ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP là đầu tƣ cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải là chi phí cho sản phẩm. B. Bài tập thảo luận Câu hỏi 4.1: Tiêu chí, ý nghĩa, lợi ích và áp dụng GAP vào nuôi tôm C. Ghi nhớ: 4 tiêu chuẩn về nội dung của GAP
  17. - 16 - Bài 2. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO TÔM CÀNG XANH Mã bài: MĐ 04-02 Giới thiệu Chuẩn bị thức ăn cho tôm là công việc cần thiết nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu về dinh dƣỡng cho tôm sinh trƣởng và phát triển tốt. Tùy theo hình thức nuôi nhƣ nuôi trong ao, xen canh hay luân canh trong ruộng lúa và khả năng đầu tƣ mà ngƣời nuôi chủ động lựa chọn đƣợc loại thức ăn thích hợp cho tôm trong từng giai đoạn phát triển của tôm, mục đích giúp tôm phát triển tốt, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, giảm chi phí thức ăn và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Cho tôm càng xanh ăn đủ về số lƣợng và chất lƣợng thì tôm nhanh lớn, hạn chế tôm ăn lẫn nhau, sử dụng tối đa lƣợng thức ăn tiêu thụ và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn Mục tiêu: - Hiểu đƣợc tính ăn của tôm càng xanh; - Lựa chọn đƣợc thức ăn thích hợp và bảo quản đƣợc thức ăn. A. Nội dung 1. Tìm hiểu tính ăn của tôm càng xanh Tôm càng xanh là loài ăn tạp nhƣng nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ, tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm trƣởng thành có tập tính ăn tầng đáy, tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trƣớc hƣớng di chuyển. Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn, đƣa chân hàm và từ từ đƣa vào miệng. Tôm có hàm trên và hàm dƣới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền đƣợc các loại thức ăn cứng nhƣ nhuyễn thể Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành thức ăn cao, cá thể nhỏ khi tìm đƣợc một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Khi thiếu thức ăn tôm còn ăn thịt lẫn nhau khi đồng loại bị yếu hay đang trong giai đoạn lột xác. Do đó, khi nuôi tôm thƣơng phẩm phải lƣu ý đến hiện tƣợng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm. 2. Lựa chọn thức ăn Việc lựa chọn thức ăn cho tôm càng xanh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: - Hình thức nuôi (nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi trong mƣơng vƣờn hay nuôi tôm kết hợp lúa); - Mật độ nuôi; - Giai đoạn nuôi.
  18. - 17 - Mỗi loại thức ăn đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, tùy theo hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của tôm và điều kiện của từng hộ gia đình mà lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. Bảng 4.2.1 So sánh hai loại thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp Loại thức ăn Thức ăn tự chế biến Thức ăn công nghiệp - Tận dụng nguồn thức ăn sẵn - Hàm lƣợng dinh dƣỡng ổn có tại địa phƣơng, giá thành rẻ. định. - Ngƣời nuôi có thể chế - Dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận Ƣu điểm biến thức ăn tại nhà. chuyển, cho cá ăn dễ dàng. - Tận dụng lao động nhàn rỗi - Không tốn chi phí nhân của gia đình. công chế biến thức ăn. - Môi trƣờng nuôi ít bị ô nhiễm - Hàm lƣợng dinh dƣỡng không - Chi phí thức ăn cao. ổn định. - Tốn nhiều thời gian chế biến Nhƣợc điểm thức ăn và cho ăn. - Dễ bị ô nhiễm môi trƣờng nƣớc của ao nuôi. - Khó bảo quản Hàm lƣợng đạm có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển của tôm: - Giai đoạn nhỏ nên dùng thức ăn có hàm lƣợng đạm cao từ 40 - 42% - Tôm lớn hơn 10g/con thì dùng thức ăn có hàm lƣợng đạm từ 28 - 32% - Khi tôm đạt khối lƣợng 30g trở lên, hàm lƣợng đạm trong thức ăn chỉ còn 25%. Hiện nay trên thị trƣờng có nhiều loại thức ăn viên công nghiệp đƣợc dùng để nuôi tôm càng xanh. 2.1. Thức ăn công nghiệp 2.1.1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp (thức ăn dạng viên) * Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp cho tôm càng xanh Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô ép viên chìm do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có một số yêu cầu về chất lƣợng nhƣ sau: - Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%. - Độ bền trong nƣớc hơn 1 giờ, làm giảm tỷ lệ hao hụt do tan trong nƣớc sẽ giảm đƣợc chi phí thức ăn và ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
  19. - 18 - - Phù hợp với nhu cầu dinh dƣỡng của từng giai đoạn phát triển của cơ thể. - Thức ăn viên dạng chìm nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. - Bao bì đảm bảo an toàn, các thông tin ghi trên bao bì phải rõ ràng, đầy đủ. - Chỉ tiêu cảm quan và chất lƣợng thức ăn đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN: 2011) thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh. Thức ăn viên phù hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự tăng trƣởng của tôm nuôi, đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Do đó, cần chọn lựa thƣơng hiệu thức ăn có uy tín trên thị trƣờng. Hình 4.2.1. Một số loại thức ăn cho tôm càng xanh Theo tiêu chuẩn Quốc Gia (TCVN: 2011) quy định về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh theo bảng 4.2.2; 4.2.3 và 4.2.4 sau đây: Bảng 4.2.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên: TT Chỉ tiêu Yêu cầu Viên thức ăn có hình trụ đều nhau, bề 1 Hình dạng bên ngoài mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong bảng 4.2 Nâu vàng đến nâu, đặc trƣng của nguyên 2 Màu sắc liệu phối chế Ðặc trƣng của nguyên liệu phối chế, 3 Mùi vị không có mùi mốc và mùi lạ khác
  20. - 19 - - Chỉ tiêu lý, hóa: Thức ăn viên cho tôm càng xanh phải theo đúng mức đƣợc quy định trong bảng 4.2.3. Bảng 4.2.3. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Kích cỡ: 0,4 - 0,7- - Ðƣờng kính viên (hoặc 1,5 2,2 2,5 3,0 0,7 0,9 mảnh) tính bằng mm, không 1 lớn hơn. - Chiều dài so với đƣờng 1,5-2,0 kính viên (lần) Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ 2 lệ % khối lƣợng, không 2 lớn hơn Ðộ bền, tính theo số giờ 3 2 quan sát, không nhỏ hơn Năng lƣợng thô, tính bằng 4 kcal cho 1 kg thức ăn, 3400 3200 3000 2800 2800 2800 không nhỏ hơn Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % 5 11 khối lƣợng, không lớn hơn. Hàm lƣợng protein thô, 6 tính bằng tỷ lệ % khối 40 37 35 32 30 28 lƣợng, không nhỏ hơn Hàm lƣợng lipid thô, tính 7 bằng tỷ lệ % khối lƣợng 5 5 5 4 4 4 không nhỏ hơn Hàm lƣợng xơ thô, tính 8 bằng tỷ lệ % khối lƣợng, 3 3 4 4 5 5 không lớn hơn Hàm lƣợng tro, tính bằng 9 tỷ lệ % khối lƣợng, không 16 lớn hơn
  21. - 20 - Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%). Tính 10 2 bằng % khối lƣợng, không lớn hơn Hàm lƣợng canxi, tính 11 bằng tỷ lệ % khối lƣợng, 2,3 không lớn hơn Tỷ lệ canxi/phospho nằm 12 1,0-1,5 trong khoảng Hàm lƣợng Natri clorua, 13 tính bằng tỷ lệ % khối 2,5 lƣợng, không lớn hơn Hàm lƣợng lyzin, tính 14 bằng tỷ lệ % khối lƣợng, 1,8 1,8 1,7 1,7 1,6 1,5 không nhỏ hơn Hàm lƣợng methionin, 15 tính bằng tỷ lệ % khối 0,89 0,89 0,84 0,76 0,72 0,72 lƣợng, không nhỏ hơn 16 Protein tiêu hóa 38 35 33 30 28 26 - Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên phải đúng theo yêu cầu đƣợc quy định trong bảng 4.2.4. Bảng 4.2.4. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất độc hại (Aflatoxin B1) Không cho phép Các loại kháng sinh, hóa chất đã bị cấm và hạn 5 chế sử dụng theo các quy định hiện hành của Không cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  22. - 21 - 2.1.2. Kiểm tra thức ăn - Mục đích của việc kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo yêu cầu hay không. - Các chỉ tiêu cần kiểm tra là: Độ bền của viên thức ăn, kích cỡ, màu sắc, mùi vị viên thức ăn và tỷ lệ vụn nát. - Từ kết quả thu đƣợc sẽ so sánh với tiêu chuẩn của thức ăn tôm càng xanh để đánh giá chất lƣợng thức ăn đó bằng phƣơng pháp cảm quan. a. Chỉ tiêu kiểm tra bao bì, ghi nhãn trên bao bì thức ăn: - Thức ăn phải có nhãn hiệu, thành phần dinh dƣỡng rõ ràng và còn hạn sử dụng. - Thức ăn phải đƣợc đóng gói trong các loại bao PE, PP hoặc bao giấy 3 lớp. - Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách. - Trên bao bì thức ăn ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên hàng hoá. + Tên và địa chỉ của thƣơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. + Khối lƣợng hàng hóa. + Thành phần nguyên liệu chính. + Hƣớng dẫn bảo quản, hƣớng dẫn sử dụng (lƣợng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lƣợng thức ăn hàng ngày). Hình 4.2.2. Bảng hướng dẫn trên bao bì + Chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu (hàm lƣợng protein thô, chất béo, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lƣợng khoáng ) + Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản. + Xuất xứ của hàng hoá (đối với thức ăn đƣợc nhập khẩu). + Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. + Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lƣợng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành). + Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo các quy định của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b. Kiểm tra thức ăn Bƣớc 1. Lấy mẫu + Lấy ngẫu nhiên bao thức ăn ở 3 vị trí khác nhau của lô hàng. Mỗi bao lấy ở 3 vị trí, khoảng 50 - 100g/mẫu.
  23. - 22 - + Trộn các mẫu lại thành mẫu thức ăn chung. + Lấy từ mẫu thức ăn chung ra các mẫu thử để kiểm tra một số chỉ tiêu. Bƣớc 2. Kiểm tra độ bền của thức ăn viên trong nƣớc - Dụng cụ thử: + Ly thủy tinh hoặc lọ nhựa không màu dùng để đựng nƣớc ngâm thức ăn + Đũa dùng để khuấy thức ăn Hình 4.2.3. Dụng cụ kiểm tra thức ăn - Cách thử độ bền: + Lấy khoảng 5g thức ăn viên cho vào cốc thủy tinh có chứa khoảng 100ml nƣớc, để yên trong vài phút. Hình 4.2.4. Cho thức ăn vào ly + Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát Hình 4.2.5. Khuấy thức ăn
  24. - 23 - + Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chƣa bị rã Hình 4.2.6. Cầm thử thức ăn + Nếu sau 1 giờ quan sát thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn đảm bảo yêu cầu. Hình 4.2.7. Thức ăn chưa rã + Nếu nhỏ hơn 1 giờ quan sát thức ăn bị tan rã, không còn giữ nguyên hình dạng hay sau 2 giờ quan sát thức ăn vẫn còn nguyên hình dạng là thức ăn không đảm bảo yêu cầu Hình 4.2.8. Thức ăn chuẩn bị rã
  25. - 24 - Bƣớc 3: Kiểm tra cảm quan - Lấy khoảng 50-100g thức ăn viên từ mẫu chung cho vào đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng. - Đƣa đĩa thức ăn ra nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát hình dạng, màu sắc viên thức ăn. Hình 4.2.9. Kiểm tra cảm quan thức ăn - Chỉ tiêu hình dạng: Đồng nhất, bề mặt trơn mịn - Màu sắc: Nâu vàng đến nâu đồng nhất - Mùi vị: Mùi đặc trƣng của nguyên liệu phối chế, không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ. - Đo kích cỡ: Đƣờng kính và chiều dài viên thức ăn đƣợc đo bằng thƣớc kẹp, các chỉ tiêu chiều dài và đƣờng kính đúng với mã thức ăn ghi trên bao bì. Hình 4.2.10. Đo thức ăn viên Bƣớc 4: Kiểm tra tỷ lệ vụn nát - Thực hiện bằng phƣơng pháp sàng - Tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên đƣợc tính theo công thức: (Khối lƣợng thức ăn vụn ) x 100 Tỷ lệ vụn nát (%) = (Khối lƣợng mẫu thức ăn) - Kết quả kiểm tra tỷ lệ vụn nát của thức ăn phải đạt yêu cầu là không lớn hơn 2% (bảng 4.2)
  26. - 25 - 2.1.3. Bảo quản thức ăn công nghiệp - Thức ăn nhập về cần kiểm tra lại hoá đơn, số lƣợng, loại hàng hóa, kiểm tra thời hạn sử dụng, nhãn và bao bì phải còn nguyên vẹn. - Thức ăn bảo quản trong kho phải khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Các bao thức ăn phải đƣợc kê cao ráo, cách mặt đất 20 cm, tránh mƣa, gió và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. - Thƣờng xuyên kiểm tra, giữ gìn vệ sinh kho chứa thức ăn. - Thời hạn bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi xử dụng không quá 90 ngày. * Chú ý một số nguyên tắc quan trọng trong bảo quản thức ăn: - Thức ăn đƣợc bảo quản tùy thuộc vào từng loại thức ăn, không đƣợc để dƣới nền sàn nhà hay dựa vào tƣờng. - Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nƣớc, vật liệu bảo quản phải đƣợc chống ẩm. - Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tùy thuộc vào tính chất mà bảo quản và đƣợc sử dụng sớm nhất, thức ăn nào nhập trƣớc thì sử dụng trƣớc. - Các vật liệu bảo quản lâu cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng. - Khi vật liệu xếp chồng lên nhau nhiệt độ sẽ tăng dần, do đó cần có sự thông thoáng hợp lý trong kho. Hình 4.2.11. Bảo quản thức ăn công nghiệp 2.2. Thức ăn chế biến Là thức ăn do ngƣời nuôi tự chế biến cho tôm ăn, đƣợc sử dụng cho tôm sau 1 tháng nuôi, thông thƣờng thức ăn chế biến thay đổi theo mùa vụ của nguyên liệu để phong phú thức ăn và giảm giá thành. Hiện nay thức ăn chế biến đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, độ ẩm thƣờng cao hơn 40%, thành phần nguyên liệu chính là tép, cá tạp, phụ phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp nhƣ tấm, cám, khoai củ, bắp Ngoài ra, cần bổ sung thêm premix khoáng, vitamin. Tỷ lệ phối chế thức ăn biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm.
  27. - 26 - Ƣu điểm của thức ăn chế biến: - Sẵn có, ngon miệng. - Giá thành thấp - Đƣợc sử dụng trong mô hình nuôi mật độ thấp và ngay cả trong mô hình nuôi thâm canh. Nhƣợc điểm của thức ăn chế biến: - Hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trƣờng nƣớc - Thời gian bảo quản ngắn và mang nhiều mầm bệnh. 2.2.1. Lựa chọn nguyên liệu Chất lƣợng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản, lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ bản là chất lƣợng và giá thành. Vì vậy, việc hiểu biết về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết. Trong công thức thức ăn, các nguồn nguyên liệu đƣợc phân chia nhƣ sau: • Nhóm cung cấp đạm: Bột cá, bột đậu nành • Nhóm cung cấp năng lƣợng: Cám, tấm, bột mì • Nhóm cung cấp chất khoáng: Bột xƣơng, bột sò và premix khoáng • Nhóm cung cấp vitamin: Gồm nhiều loại vitamin có thể có trong nguyên liệu hoặc premix - vitamin • Nhóm chất bổ sung: Chất hỗ trợ dinh dƣỡng, nhóm kết dính, chất bảo quản và duy trì giá trị dinh dƣỡng, nhóm chất hỗ trợ tiêu hóa, tăng trƣởng - Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn: Máy ép viên thức ăn và các dụng cụ chế biến khác đƣợc bố trí, lắp đặt nơi thuận tiện kiểm tra và dễ làm vệ sinh. - Khu vực chế biến thức ăn cho tôm ở vị trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện an toàn và giữ vệ sinh cho ao nuôi tôm. Dƣới đây là một số nguyên liệu thƣờng đƣợc sử dụng phối trộn thức ăn: Bột cá - Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong thức ăn của tôm. Sử dụng chủ yếu là cá biển, đầu cá tra. Hàm lƣợng đạm từ 40-60% tùy theo nguyên liệu và phƣơng pháp chế biến. - Trong chế biến thức ăn cho tôm chỉ sử dụng bột cá nhạt. Bột cá nhạt có độ mặn dƣới 5% và protein >50%. Hình 4.2.12. Bột cá
  28. - 27 - - Bột cá phải đƣợc làm từ nguyên liệu tƣơi, phƣơng thức chế biến và bảo quản tốt Bột đậu nành - Bột đậu nành nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn cho động vật thuỷ sản. - Trong thức ăn cho tôm, bột đậu nành có thể đƣợc sử dụng đến 25%. - Bột đậu nành ly trích dầu đƣợc sử dụng làm thức ăn cho động vật có hàm lƣợng protein khoảng 47-50%, lipid không quá 2%. - Bột đậu nành cần xử lý nhiệt ở 105o C trong 30 phút và đƣợc nghiền mịn trƣớc khi sử dụng. Hình 4.2.13. Nành hạt Hình 4.2.14. Nành trích ly - Cám gạo + Là nguồn phụ phẩm rẻ tiền + Hàm lƣợng đạm 10-13%. + Cám có hàm lƣợng chất béo cao, dễ hút ẩm và dễ bị oxy hóa vị đắng. Hình 4.2.15. Cám gạo Sử dụng cám bị oxy hóa làm thức ăn cho tôm sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe, sự sinh trƣởng và chất lƣợng của tôm nuôi. Do đó, cần sử dụng ngay hay phơi khô dƣới nắng nhẹ hoặc sấy khô để bảo quản
  29. - 28 - - Ngô hạt (bắp) + Bắp hạt có hàm lƣợng tinh bột cao, lƣợng đƣờng thấp, đạm từ 8-13%, nhiều vitamin nhƣ: B1, PP + Phải đƣợc nghiền mịn trƣớc khi sử dụng Hình 4.2.16. Ngô (bắp) - Sắn khô (khoai mì) + Nguồn nguyên liệu nhiều và dễ tìm, giá rẻ và dùng làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. + Sắn đƣợc cắt mỏng, phơi khô hay sấy khô để bảo quản dùng dần. + Nghiền mịn thành bột trƣớc khi sử dụng. Hình 4.2.17. Khoai mì (sắn) - Các chất phụ gia + Chất kết dính: Tăng độ bền của viên thức ăn, giảm thất thoát dinh dƣỡng trong môi trƣờng nƣớc, giảm bụi: Tấm, bột mì, bột lá gòn Hình 4.2.18. Lá gòn
  30. - 29 - + Chất tạo mùi: Dùng để dẫn dụ, kích thích tôm ăn thức ăn. Chất dẫn dụ thƣờng dùng nhƣ: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, dầu mực tỷ lệ sử dụng từ 1-5% Hình 4.2.19. Dầu gan mực + Premix vitamin - chất khoáng: Bổ sung vitamin và chất khoáng vào thức ăn cho tôm Liều lƣợng từ 0,5-2% trọng lƣợng thức ăn tùy vào giai đoạn phát triển và tình hình sức khỏe của tôm (hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Hình 4.2.20. Vitamin Lưu ý: Khi sử dụng thức ăn tự chế biến để nuôi tôm càng xanh, nguyên liệu để chế biến phải đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng và vệ sinh sau đây: - Thức ăn phải đủ thành phần dinh dƣỡng. - Nguyên liệu để chế biến có nguồn gốc động vật: cá tép tạp phải tƣơi, không bị ƣơn thối, nhiễm khuẩn. - Nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp nhƣ cám, tấm, bắp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải đƣợc bảo quản an toàn, không bị ẩm và nấm mốc. - Nên phối trộn nhiều nguyên liệu để thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dƣỡng.
  31. - 30 - 2.2.2. Xác định thành phần nguyên liệu * Công thức phối trộn thức ăn cho tôm nuôi trong ao Dựa vào trọng lƣợng hoặc kích cỡ tôm nuôi, nguồn nguyên liệu để phối trộn thức ăn cho tôm phù hợp theo tỷ lệ trong các công thức dƣới đây: Bảng 4.2.5. Một số công thức phối trộn thức ăn cho tôm càng xanh (theo % khối lượng) Thành phần nguyên liệu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Bột cá 30 27,5 17,5 Bột tôm 15 27,5 22,5 Bột đậu nành (đỗ tƣơng) 15 20 Bột lá 10 Cám gạo 15 20 8 Bột mì 15 20 10 Tấm 5 5 5 Dầu ăn 4 4 6 Premix khoáng 0,95 0,95 0,95 Vitamin C 0,05 0,05 0,05 Tổng cộng 100 100 100 2.2.3 Chế biến thức ăn Chuẩn bị dụng cụ: Máy ép viên, thau lớn, cân 50 kg, cân 1 kg Các bƣớc tiến hành chế biến thức ăn: Chuẩn bị nguyên liệu Cân các loại nguyên liệu Trộn các nguyên liệu Tạo viên Bảo quản thức ăn tự chế
  32. - 31 - Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu Bắp, sắn khô, bột đậu nành, đã đƣợc nghiền nhỏ để riêng từng loại. Bƣớc 2: Cân các loại nguyên liệu Cân các nguyên liệu đã xác định theo công thức thức ăn định phối trộn. Bƣớc 3: Trộn các nguyên liệu - Trộn các nguyên liệu khô với nguyên liệu ƣớt. - Các nguyên liệu có tỷ lệ nhiều trộn trƣớc, nguyên liệu có tỷ lệ ít trộn sau. - Trộn bổ sung vitamin C, premix khoáng (1%) vào thức ăn để kích thích tôm ăn nhiều và tăng sức đề kháng. Bƣớc 4: Tạo viên Cuối cùng cho thức ăn vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc vò thành viên nhỏ (nếu không có máy ép viên). Ngoài ra, cũng có thể cho tôm ăn thức ăn rời Chế biến thức ăn cho tôm Hình 4.2.21. Máy ép viên thức ăn Bƣớc 5: Bảo quản thức ăn tự chế Phơi hoặc sấy khô để bảo quản trong vài ngày hoặc bảo quản lạnh cho tôm ăn trong các cử còn lại trong ngày Hình 4.2.22. Phơi thức ăn tự chế 2.3. Chuẩn bị thức ăn tươi sống 2.3.1. Chọn thức ăn tƣơi sống Thức ăn công nghiệp và thức ăn viên tự chế thƣờng đƣợc sử dụng chủ yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, trong mùa nƣớc lũ nguồn thức ăn tƣơi
  33. - 32 - sống nhƣ cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên đƣợc sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Thức ăn tƣơi sống gồm các loại nhƣ: Ốc bƣơu vàng, cá, tép tạp và phụ phẩm của nhà máy chế biến thủy sản. Cá tép tạp phải tƣơi, không bị ƣơn thối. Không sử dụng chất bảo quản, không nhiễm mầm bệnh. Ốc phải còn tƣơi. Hình 4.2.23. Ốc bươu vàng Hình 4.2.24. Cá tạp 2.3.2. Xử lý thức ăn tƣơi sống - Cá, tép tạp, phụ phẩm nhà máy chế biến sau khi mua về loại bỏ những con ƣơn thối, không đạt yêu cầu. - Rửa lại bằng nƣớc sạch hoặc nƣớc muối - Ốc bƣơu vàng rửa sạch, nghiền mịn hoặc loại bỏ vỏ rồi cắt miếng cho tôm ăn Hình 4.2.25. Rửa cá tạp
  34. - 33 - - Ngoài ra, có thể cho tôm ăn bổ sung tấm gạo ngâm, cơm dừa, khoai lang, khoai mì trong hình thức nuôi quãng canh hay nuôi tôm trong vƣờn dừa, tôm - lúa. Hình 4.2.26. Gạo ngâm - Trong mô hình nuôi tôm - lúa, sau khi cắt lúa thì dâng nƣớc lên cho tôm ăn lúa đổ, vào mùa lũ không sản xuất lúa nên để lúa chét làm thức ăn cho tôm. Hình 4.2.27. Lúa chét trên ruộng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 4.2. Trình bày tính ăn của tôm càng xanh? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 4.2.1. Thực hành kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, bao bì và bảo quản của một số loại thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, bao bì và bảo quản của một số loại thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh. - Nguồn lực: Cơ sở nuôi tôm càng xanh hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn tôm, lớp học và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên
  35. - 34 - - Thời gian hoàn thành: 180 phút/nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá về chất lƣợng thức ăn và bảo quản thức ăn trong kho. Bài thực hành số 4.2.2. Kiểm tra độ bền và tỷ lệ vụn nát của thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc Kiểm tra độ bền và tỷ lệ vụn nát của thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh. - Nguồn lực: Thức ăn, cốc thủy tinh, đủa khuấy, sàng thức ăn và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 ngƣời - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá về độ tan rã và tỷ lệ vụn nát của thức ăn. Bài thực hành số 4.2.3: Chế biến 20 kg thức ăn tự chế cho tôm càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc Chế biến thức ăn tự chế cho tôm càng xanh - Nguồn lực: Thau, cân, máy xay thức ăn, Bột cá, bột nành, bột mì, bột xƣơng, bột gòn, chất phụ gia và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 ngƣời - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thức ăn đã đƣợc chế biến và ép viên theo yêu cầu 3. Bài kiểm tra 4.2. Chuẩn bị thức ăn cho tôm càng xanh C. Ghi nhớ - Cân nguyên liệu để chế biến thức ăn phải chính xác; - Trộn thức ăn phải đều; - Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn phải đảm bảo chất lƣợng, không nấm mốc; - Chọn thức ăn công nghiệp phải phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm; - Thức ăn công nghiệp phải còn trong thời hạn sử dụng và có chất lƣợng tốt.
  36. - 35 - Bài 3. CHO TÔM ĂN Mã bài: MĐ 04-03 Giới thiệu Ngƣời nuôi quản lý đƣợc thức ăn là quản lý đƣợc hiệu quả của quá trình nuôi tôm. Do đó, ngƣời nuôi cần tính toán thật chính xác lƣợng tôm có trong ao. Ngoài ra, khi cho tôm ăn cũng cần dựa vào một số yếu tố khác bên cạnh việc ƣớc lƣợng đàn tôm trong ao để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho phù hợp nhƣ: - Chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi, ao dơ hay những ngày mƣa lớn; - Tình trạng sức khỏe của tôm, tôm yếu hay mới lột xác; - Cho tôm ăn hơi thiếu vẫn tốt hơn là thừa. Cần cho tôm ăn theo phƣơng pháp bốn đúng: đúng loại, đúng lƣợng, đúng lúc và đúng vị trí. + Đúng loại: Thức ăn cho tôm phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lƣợng chất dinh dƣỡng nhƣ chất đạm, chất béo, chất đƣờng bột, vitamin và khoáng chất Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thƣớc miệng của tôm ở từng giai đoạn. + Đúng lƣợng: Lƣợng thức ăn cho tôm hàng ngày phải đƣợc tính toán thật chính xác nhằm đảm bảo cho tôm ăn đủ no mà không thừa thức ăn. + Đúng lúc: Cho tôm ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của tôm. Ngoài ra, việc tập cho tôm ăn vào những giờ nhất định còn giúp ngƣời nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của tôm, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lƣợng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thƣờng của tôm. + Đúng vị trí: Kết hợp sàng ăn và rải thành đều thức ăn trong ao để có thể đánh giá đúng thức ăn tôm sử dụng. Mục tiêu: - Tính đƣợc lƣợng thức ăn cho tôm mỗi ngày; - Thực hiện cho tôm ăn theo 4 đúng; - Kiểm tra sau khi cho tôm ăn để điểu chỉnh thức ăn. A. Nội dung 1. Xác định lƣợng thức ăn, số lần cho tôm ăn 1.1. Tính lượng thức ăn hàng ngày - Lƣợng thức ăn hàng ngày của tôm là tổng lƣợng thức ăn cho tôm ăn trong 1 ngày.
  37. - 36 - Để tính đƣợc lƣợng thức ăn hàng ngày cho tôm cần phải biết: + Khẩu phần thức ăn: Là thức ăn cho tôm trong 1 ngày tính bằng % so với trọng lƣợng tôm nuôi. Thông thƣờng khẩu phần ăn đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trên bao bì thức ăn công nghiệp. + Số tôm có trong ao tại thời điểm cho ăn: Đƣợc xác định qua kiểm tra tỷ lệ sống + Trọng lƣợng trung bình của tôm đang nuôi: Đƣợc xác định việc kiểm tra trọng lƣợng tôm định kỳ - Lƣợng thức ăn trong ngày: Công thức tính lƣợng thức ăn mỗi ngày nhƣ sau: Lƣợng thức ăn trong ngày (kg) = (Số tôm có trong ao) x (Trọng lƣợng cơ thể tôm) x (Tỷ lệ % thức ăn so với trọng lƣợng cơ thể tôm) Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lƣợng thức ăn trong ao. Có thể dựa vào bảng 4.3.1 để tính lƣợng thức ăn hàng ngày. Đối với thức ăn tƣơi sống có thể dùng lƣợng gấp 2-3 lần so với lƣợng thức ăn chế biến, cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trong dạ dày của tôm để điều chỉnh lƣợng thức ăn thích hợp. Bảng 4.3.1. Khẩu phần ăn thức ăn chế biến cho tôm nuôi theo giai đoạn tăng trưởng Trọng lƣợng % Thức ăn/Trọng lƣợng thân Thời gian Tỷ lệ sống cá thể trung nuôi (ngày) (%) bình (g) Ao Ruộng 1-20 1 100 20 10 21-40 7 9 15 7 41-60 13 90 10 5 61-80 22 85 8 4 81-100 31 70 5 2,5 101-120 40 71 4 2,0 121-150 50 60 3 1,5 (Nguồn tài liệu - Nuôi tôm càng xanh trong ao - Viện Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ) Ví dụ: Tính lƣợng thức ăn chế biến cho ao nuôi tôm với lƣợng tôm thả trong ao là 100.000 con, cỡ 40 g/con và tỷ lệ sống là 71% Khi tôm đạt cỡ 40 g/con, khẩu phần ăn là 4%
  38. - 37 - Lƣợng thức ăn trong ngày: (100.000 con × 40 g/con) x (71/100) ×(4/100) = 113.600 g = 113,6 kg cần có khẩu phần ăn của thức ăn công nghiệp. 1.1.1. Xác định lƣợng thức ăn thực tế Lƣợng thức ăn thực tế tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ: + Tình trạng sức khỏe tôm: Tôm khỏe mạnh thì cho ăn theo khẩu phần ăn hàng ngày, tôm yếu hay đang trong giai đoạn tôm lột xác nên giảm thức ăn. + Thời tiết: mƣa, bão nhiều, năng gắt hay nhiệt độ thấp (mùa đông) sẽ giảm thức ăn cho tôm, + Tình trạng ao: Các yếu tố môi trƣờng bất lợi cho tôm (ngoài mức trung bình của tôm) nhƣ: độ trong, độ pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, NH3, H2S + Lƣợng thức ăn hôm trƣớc: Thức ăn hôm trƣớc tôm ăn hết thì hôm sau có thể tăng thêm hoặc bằng, nếu thức ăn hôm trƣớc còn thừa thì hôm sau cần phải giảm lại đồng thời kiểm tra các yếu tố trên. + Hình thức nuôi: Tôm nuôi trong ao lƣợng thức ăn nhiều hơn so với tôm nuôi trong ruộng lúa vì trong ruộng lúa tôm đƣợc nuôi thƣa và có thức ăn tự nhiên. + Tình hình xử lý hoá chất hay phun thuốc trừ sâu cho lúa trong mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa; + Các yếu tố môi trƣờng nhƣ độ pH, độ oxy biến động lớn nên giảm hoặc ngừng cho ăn. 1.2. Xác định thời gian, số lần cho tôm ăn Thời điểm cho ăn trong ngày phụ thuộc vào lứa tuổi của tôm và tập tính ăn của tôm. Do đó, thời gian và lần cho tôm ăn nhƣ sau: Lúc tôm còn nhỏ cho ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau 2 tháng nuôi số lần cho ăn giảm còn 2-3 lần/ngày. Bảng 4.3.2. Tương quan giữa thời gian cho tôm ăn với % lượng thức ăn trong ngày cho tôm càng xanh ở tháng nuôi thứ 3 Lần cho ăn Thời gian trong ngày (giờ) (%) lƣợng thức ăn trong ngày 1 5-6 25 2 18-19 40 3 23-24 35 Giả sử cho ăn 3 lần trong ngày theo bảng 4.3.2 thì thức ăn chế biến theo từng lần đƣợc tính nhƣ sau: - 6 giờ, cho ăn 35% khối lƣợng thức ăn trong ngày là 40kg - 18 giờ, cho ăn 35% là 40kg - 23 giờ, cho ăn 30% là 34kg
  39. - 38 - 2. Cho tôm ăn 2.1. Đặt sàng ăn Sàng ăn đƣợc đặt trong ao dùng để kiểm tra thức ăn sau khi cho tôm ăn, khung sàng ăn có dạng hình tròn đƣờng kính 0,8m hay hình vuông, mỗi cạnh dài 0,8m, đƣợc làm bằng tre hoặc thanh sắt. May lƣới có mắt lƣới cỡ 1mm vào khung và dùng sợi dây nối 4 góc của khung. Hình 4.3.1. Sàng ăn dạng hình vuông Hình 4.3.2. Sàng ăn dạng hình tròn cạnh sàng khoảng 80cm - Bố trí sàng kiểm tra ở 4 góc ao hay đặt theo hàng cách bờ ao khoảng 4-5m đối với tôm nuôi trong ao, đối với mô hình nuôi trong ruộng lúa, sàng đƣợc đặt thành hàng dọc theo mƣơng bao, đặt khoảng 30 sàng/ha. Hình 4.3.3. Sàng ăn được đặt theo hàng 2.2. Tính lượng thức ăn cho vào sàng Đặt sàng ăn vào ao để xác định mức độ thừa, thiếu thức ăn trong mỗi lần cho ăn. Tỷ lệ thức ăn cho vào sàng khoảng 3% của lƣợng thức ăn mỗi lần cho ăn. Ví dụ: Tính lƣợng thức ăn cho vào sàng ở lần cho ăn 10 giờ, tỷ lệ thức ăn cho vào sàng là 3% Lúc 10 giờ, lƣợng thức ăn cho ăn là 16kg, lƣợng thức ăn cho vào sàng là: (16 kg x 3)/100 = 0,48kg tính tròn là 500g Giả sử trong ao đặt 10 sàng ăn, lƣợng thức ăn cho vào mỗi sàng là: 500g/10 = 50g
  40. - 39 - 2.3. Cho ăn 2.3.1. Chuẩn bị thức ăn - Đối với thức ăn công nghiệp + Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn + Kiểm tra thức ăn trƣớc khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng + Cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế của tôm theo tỷ lệ của lần cho ăn đó + Nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh cho tôm thông thƣờng ngƣời ta bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa). Cách làm nhƣ sau: 1. Cân đúng lƣợng thức ăn trong buổi, cho thức ăn vào thau có độ lớn phù hợp Hình 4.3.4. Cân thức ăn 2. Cân các thành phần cần bổ sung theo đúng liều lƣợng yêu cầu Hình 4.3.5. Cân các chất bổ sung 3. Hòa các thành phần bổ sung vào một lƣợng nƣớc đủ để thấm ƣớt đều thức ăn Hình 4.3.6. Hòa các chất bổ sung vào nước
  41. - 40 - 4. Cho hỗn hợp nƣớc này vào thức ăn bằng cách dùng bình xịt phun hoặc rƣới đều. Hình 4.3.7. Rưới chất bổ sung vào thức ăn 5. Trộn đều, để vài phút cho bề mặt viên thức ăn khô lại Hình 4.3.8. Trộn đều thức ăn 6. Đong lƣợng dầu (dầu cá, dầu mực, dầu dừa) cần dùng theo hƣớng dẫn ghi trên bao bì Hình 4.3.9. Đong dầu mực
  42. - 41 - 7. Cho dầu vào khối thức ăn Hình 4.310. Tưới dầu vào thức ăn 8. Trộn đều cho đến khi các viên thức ăn đƣợc bao bọc, “bóng” đều bởi lớp dầu Hình 4.3.11. Trộn thức ăn với dầu 9. Để yên khoảng 30 phút trƣớc khi cho ăn 10. Cân, để dành riêng lƣợng thức ăn cho vào sàng Lƣu ý: + Dầu bổ sung cholesterol, các acid béo và vitamin thiết yếu. + Dầu có mùi thơm kích thích tính háu ăn của tôm. + Dùng dầu quá mức nhu cầu dễ gây các bệnh về tiêu hóa ở tôm. - Đối với thức ăn chế biến: + Đối với thức ăn chế biến sau khi ép viên có thể cho tôm ăn liền cũng có thể phơi hoặc bảo quản lạnh bằng nƣớc đá cho các buổi ăn còn lại trong ngày; + Cân thức ăn theo yêu cầu thực tế của tôm
  43. - 42 - Hình 4.312. Ép viên thức ăn cho tôm - Đối với thức ăn tƣơi sống nhƣ: Ốc bƣơu vàng thì nên bỏ vỏ, cắt miếng rồi cho tôm ăn ngay và cũng cân theo tỷ lệ % thức ăn của lần ăn đó. 2.3.2. Thực hiện cho tôm ăn Tập tính của tôm phân bố ở khu vực ven bờ trong 2 tháng đầu, nên thức ăn cần đƣợc rải ở vùng nƣớc gần bờ. Hình 4.3.13. Cho tôm ăn gần bờ Từ tháng thứ 3, dùng xuồng, ghe rải thức ăn đều khắp ao hoặc theo lối cố định bằng cách cắm cọc hoặc theo các dây căng trong ao. Có thể kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp ban ngày và thức ăn chế biến hay thức ăn tƣơi sống vào ban đêm hoặc cho ăn đơn lẻ một loại.
  44. - 43 - Hình 4.3.14. Cho tôm ăn bằng thuyền Hình 4.3.15. Căng dây cho tôm ăn Lƣu ý: - Tránh rải thức ăn nơi đáy ao dơ bẩn và sát bờ. - Các vị trí có nhiều chất cặn bã lắng tụ nên cắm cọc làm dấu để tránh cho tôm ăn ở đó. 3. Kiểm tra sau khi cho tôm ăn 3.1. Kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn Từ ngày nuôi thứ 21 trở đi, sử dụng sàng ăn để điều chỉnh thức ăn, sau khi đã rải hết thức ăn xuống ao cho thức ăn vào sàng ăn theo tỷ lệ đã tính trƣớc để tránh tình trạng tôm vào sàng ăn trƣớc, dẫn đến việc kiểm tra lƣợng thức ăn sẽ không chính xác. Sau khi cho tôm ăn 2 - 3 giờ thì thực hiện công việc kiểm tra thức ăn trong sàng ăn và ghi nhận lại kết quả. Hình 4.3.16. Kiểm tra sàng ăn 3.2. Kiểm tra tôm Sau 2-3 giờ, bắt vài con tôm kiểm tra độ no của dạ dày để biết thức ăn có còn trong ống tiêu hóa hay không. Từ đó, điều chỉnh lƣợng thức ăn kịp thời:
  45. - 44 - - Nếu tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lƣợng cho ăn. - Nếu thức ăn vẫn còn trên sàng hoặc tôm chƣa tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày thì giảm lƣợng cho ăn. - Cũng có thể thức ăn còn dƣ trong sàng nhƣng tôm ăn không no hoặc dạ dày rổng thì cần xem lại thức ăn cho tôm ăn, tình trạng sức khỏe tôm, điều kiện môi trƣờng. Ghi lại thông tin vào sổ nhật ký Nuôi sau một tháng, 10-15 ngày kiểm tra tăng trọng của tôm trong ao 1 lần để tính lƣợng thức ăn vừa đủ a b Hình 4.3.17. So sánh giữa tôm đói (a) và tôm no (b) 4. Điều chỉnh số lƣợng và loại thức ăn Điều chỉnh lƣợng thức ăn Căn cứ vào lƣợng thức ăn còn dƣ trên sàng để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho lần sau, cách tiến hành nhƣ sau: - 4 sàng còn thức ăn (từ 20% trở lên ): Giảm 10% thức ăn cho lần sau. - 3 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ): Giảm 3-5% thức ăn cho lần sau. - 2 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ): Giữ nguyên thức ăn cho lần sau. - 1 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ): Tăng 3-5% thức ăn cho lần sau. - 4 sàng hết thức ăn: Tăng 10% thức ăn cho lần sau. Trích dẫn từ tài liệu: Tài liệu tập huấn Nuôi tôm càng xanh và biện pháp phòng bệnh, Sở Nông Nghiệp và PTNT Đồng Tháp - Chi cục Thủy sản * Ghi chú: Trong thời gian tôm lột vỏ, nhiệt độ trong ao quá cao hoặc quá thấp, hoặc khi có dấu hiệu bệnh cần điều chỉnh giảm lƣợng thức ăn cho phù hợp để tránh thức ăn thừa gây ô nhiễm nƣớc ao nuôi.
  46. - 45 - Điều chỉnh loại thức ăn - Cần cho tôm ăn đúng loại thức ăn quy định. - Tôm nhỏ ăn thức ăn tôm lớn sẽ thiếu dinh dƣỡng, chậm lớn. - Tôm lớn ăn thức ăn của tôm nhỏ sẽ không hấp thu hết đạm trong thức ăn. Lƣợng đạm thừa đƣợc đƣa ra ngoài qua phân gây ô nhiễm ao. - Khi chuyển sang loại thức ăn mới nên chuyển từ từ để tôm quen dần. - Nên phối hợp nhiều loại thức ăn theo tỷ lệ phân đàn của tôm. Ở giai đoạn 1 tháng đầu của quá trình nuôi (do đây là thời gian ƣơng tôm), nên thức ăn sử dụng 100% là thức ăn viên công nghiệp có chất lƣợng, đạm cao. Đến giai đoạn còn lại của chu kỳ nuôi 4 - 5 tháng nên cho tôm ăn bằng thức ăn tƣơi sống kết hợp thức ăn viên công nghiệp bổ sung (chủ yếu vào ban đêm) khi nguồn thức ăn tƣơi sống bị hạn chế. Lƣợng thức ăn công nghiệp chiếm từ 5 - 10 % trên tổng lƣợng thức ăn tƣơi sống nhằm đảm bảo thức ăn cung cấp đủ mỗi ngày, để tránh tôm thiếu thức ăn dẫn đến tình trạng tôm ăn lẫn nhau, làm giảm tỷ lệ sống của tôm nuôi, ảnh hƣởng đến năng suất của tôm nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 4.3. Phƣơng pháp cho tôm ăn theo 4 đúng ? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 4.3.1: Tính và cân thức ăn công nghiệp cho tôm trong ao nuôi với số lƣợng tôm trong ao 20.000 con, trọng lƣợng tôm trung bình 30 g/con. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc tính và cân thức ăn công nghiệp cho tôm trong ao nuôi. - Nguồn lực: Thức ăn, cân, thau, bút, giấy, máy tính và các dụng cụ cần thiết khác - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 120 phút/nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo nêu kết quả tính toán lƣợng thức ăn và cân thức ăn theo số liệu tính toán. Bài thực hành số 4.3.2. Thực hành trộn thức ăn với các thành phần bổ sung - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc thực hành trộn thức ăn với các thành phần bổ sung
  47. - 46 - - Nguồn lực: Thức ăn, chất bổ sung và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm: 5-6 ngƣời/nhóm - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thau chứa thức ăn đã đƣợc trộn, các viên thức ăn bóng ƣớt đều Bài thực hành số 4.3.3. Thực hành cho tôm ăn và kiểm tra sàng ăn - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc cho tôm ăn và kiểm tra sàng ăn - Nguồn lực: Ao nuôi, thức ăn, sàng ăn và các vật dụng khác - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, nhận xét, đánh giá về lƣợng thức ăn cho ăn. 3. Bài kiểm tra 4.3. Cho tôm ăn C. Ghi nhớ - Tính chính xác lƣợng thức ăn cho tôm mỗi ngày theo lƣợng thức ăn thực tế; - Trộn thức ăn phải đều; - Cho tôm ăn theo vị trí nhất định.
  48. - 47 - Bài 4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC Mã bài: MĐ 04-04 Giới thiệu Trong quá trình nuôi, việc quản lý nƣớc rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Công việc này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, ghi nhận các số liệu vào sổ theo dõi và dự đoán diễn biến tình hình sắp tới nhằm có biện pháp giữ các yếu tố môi trƣờng ổn định trong giới hạn thích hợp, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Mục tiêu: - Nêu đƣợc ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng đến tôm. - Đo đƣợc các yếu tố môi trƣờng bằng các dụng cụ đơn giản nhƣ nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, các test kit; - Xử lý đƣợc các yếu tố môi trƣờng ao nuôi khi bất lợi. A. Nội dung 1. Giới thiệu quy trình thực hiện Thu mẫu nƣớc Đo chỉ tiêu pH Oxy Độ kiềm NH3 Nhiệt độ Màu nƣớc Độ trong Ghi vào sổ theo dõi và đánh giá Xử lý chỉ tiêu môi trƣờng vƣợt quá mức thích hợp
  49. - 48 - Bảng 4.4.1. Các chỉ tiêu môi trường thích hợp cho ao nuôi tôm càng xanh Thông số Giới hạn tối ƣu Ghi chú Độ pH 7,0-8,5 Dao động hàng ngày 4 mg/l Không dƣới 3 mg/l Độ kiềm 80-120 mg/l Phụ thuộc vào dao động của độ pH Độ trong 30- 40 cm Đo bằng Secchi H2S < 0,03 mg/l Độc hơn khi độ pH giảm thấp NH3 < 0,1 mg/l Độc hơn khi độ pH và nhiệt độ lên cao Màu nƣớc Xanh đọt chuối Phụ thuộc vào mật độ tảo 2. Các bƣớc tiến hành 2.1. Kiểm tra độ pH nước ao nuôi tôm 2.1.1. Ảnh hƣởng của độ pH nƣớc ao nuôi đến tôm - Độ pH thích hợp là 7,0 - 8,5 và cho phép dao động hàng ngày < 0,5, nếu ngoài khoảng này thì tôm sống đƣợc nhƣng sinh trƣởng kém. - Ảnh hƣởng của độ pH cao: Khí độc NH3 tăng lên Tôm khó lột xác, xuất hiện các đốm can xi trắng trên vỏ - Ảnh hƣởng của độ pH thấp: Khó gây màu nƣớc Khí H2S đƣợc tạo ra nhiều Tôm dễ nhiễm bệnh Tôm nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu - Độ pH thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trƣa và sau đó độ pH giảm dần. - Trời mƣa, phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao làm độ pH nƣớc giảm xuống. 2.1.2. Đo độ pH nƣớc ao nuôi Thời gian và địa điểm nhƣ sau: Lúc 6-7 và 13-14 giờ Cách bờ khoảng 2m, cách mặt nƣớc khoảng 0,5m
  50. - 49 - Đo bằng giấy quỳ: Hộp giấy quỳ gồm: - Giấy quỳ - Thang so màu Lƣu ý đến hạn sử dụng của giấy qùy Hình 4.4.1. Hộp giấy quỳ Đo trực tiếp nƣớc ao Hình 4.4.2. Đo trực tiếp nước ao Đo mẫu nƣớc lấy từ ao theo hƣớng dẫn lấy mẫu nƣớc. Hình 4.4.3. Lấy mẫu nước để đo pH
  51. - 50 - Bƣớc 1. Lấy mẫu giấy qùy Hình 4.4.4. Xé 1 mẫu giấy quỳ Bƣớc 2. Nhúng mẫu giấy qùy vào nƣớc ao hay mẫu nƣớc cần kiểm tra Hình 4.4.5. Nhúng mẫu giấy quỳ vào nước Bƣớc 3. Để ráo giấy qùy khoảng 5-10 giây mẫu giấy sẽ chuyển màu Hình 4.4.6. Để ráo mẫu giấy quỳ
  52. - 51 - Bƣớc 4. Đặt mẫu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẫu giấy với các ô màu trên thang so màu. - Đọc kết quả trị số độ pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẫu giấy. Hình 4.4.7. So màu Đo bằng dụng cụ kiểm tra nhanh (test kit) Bộ test kit pH gồm: - Thuốc thử - Thang so màu - Lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc Hình 4.5.8. Bộ test kit pH Cách đo nhƣ sau: Bƣớc 1. Cho nƣớc vào lọ, tráng đều lọ vài lần sau đó đổ nƣớc tráng lọ ra ngoài Hình 4.4.9. Tráng lọ Hình 4.4.10. Đổ nước tráng lọ
  53. - 52 - Bƣớc 2. Cho mẫu nƣớc kiểm tra vào lọ đến mức quy định. Ví dụ: Đối với bộ test của công ty Công Nghệ Hải Dƣơng thì 10ml. Hình 4.4.11. Cho mẫu nước vào lọ Bƣớc 3. Dùng khăn sạch lau khô bên ngoài lọ. Hình 4.4.12. Lau khô bên ngoài lọ Bƣớc 4. Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lƣu ý: lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. Đối với bộ test của công ty Công Nghệ Hải Dƣơng thì nhỏ 2 giọt. Hình 4.4.13. Nhỏ thuốc thử vào lọ
  54. - 53 - Bƣớc 5. Lắc nhẹ tròn đều lọ nƣớc để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc thử. Quan sát mẫu nƣớc thử biến màu. Hình 4.4.14. Lắc nhẹ lọ nước Bƣớc 6. Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số độ pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nƣớc mẫu. Hình 4.4.15. So màu 2.1.3. Xử lý khi độ pH không phù hợp Tất cả sự biến động tăng, giảm độ pH của nƣớc ao nuôi (> 8,5 hay < 7) luôn có sự ảnh hƣởng đến đời sống của tôm. Phƣơng án xử lý là thay nƣớc hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi độ pH nƣớc trong ao. - Nguyên nhân: Ao mới đào Ao ở vùng đất phèn Khi trời mƣa - Xử lý: Hòa vôi vào nƣớc rồi tạt đều khắp ao, lƣợng dùng 7-10kg/1.000m2, 7-10 ngày/lần Cải tạo phèn (rửa phèn, bón vôi) cho ao trƣớc khi bắt đầu vụ nuôi mới. Dùng vôi bột (CaCO3) hoặc vôi đen (dolomite) bón xung quanh ao trƣớc những cơn mƣa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Liều lƣợng 8- 10kg/100m2 diện tích mặt đất.
  55. - 54 - Hình 4.4.16. Bón vôi dọc theo bờ ao trước Hình 4.4.17.Vôi bột khi mưa - Đo độ pH nƣớc sau khi mƣa. Nếu độ pH nƣớc xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi sống (vôi cục) với lƣợng 1- 1,5kg/100m2 pha với nƣớc tạt khắp ao để nâng độ pH nƣớc. Hình 4.4.18. Tạt vôi bột xuống ao Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: Hình 4.4.19. Vôi sống
  56. - 55 - Bƣớc 1. Tƣới nƣớc vào vôi sống để thành vôi bung Bƣớc 2. Hòa vôi bung vào xô nƣớc, khuấy cho tan đều. Lƣợng sử dụng: 5- 10kg/1.000m2 Hình 4.4.20. Tưới nước vào vôi Bƣớc 3. Tạt từ từ xung quanh ao để tránh tôm bị sốc vì vôi này làm độ pH nƣớc tăng nhanh Hình 4.4.21. Tạt vôi xuống ao - Khi độ pH nƣớc tăng hơn 8,5 và thay đổi lớn trong ngày thì tiến hành thay nƣớc cho ao, ruộng nuôi 2.2. Kiểm tra oxy hòa tan trong nước 2.2.1. Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến tôm - Lƣợng oxy trong ao thƣờng không ổn định và dao động lớn giữa ngày và đêm, oxy hòa tan ít nhất vào lúc gần sáng do sự hô hấp của tôm, tảo vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Cao nhất vào xế chiều do tảo quang hợp. - Oxy hòa tan trong ao thích hợp nuôi tôm từ 4mg/l trở lên. - Hàm lƣợng oxy quá cao (10-15mg/l) có thể xảy ra khi nắng to làm tôm bị bệnh bọt khí. - Oxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/l, tôm giảm ăn, dễ nhiễm bệnh. - Ao thiếu oxy, tôm có hiện tƣợng nổi đầu, bơi hỗn loạn, dạt vào bờ và chết.
  57. - 56 - 2.2.2. Đo oxy hòa tan trong nƣớc Lấy mẫu nƣớc - Mẫu nƣớc lấy ra khỏi ao phải đƣợc kiểm tra oxy hòa tan ngay. - Lấy mẫu lúc 6-7 giờ và 13-14 giờ - Cách xa bờ khoảng 2m Đo hàm lƣợng oxy hòa tan của mẫu nƣớc - Hai dạng thiết bị phổ biến để đo hàm lƣợng oxy hòa tan là: Hộp test kit (kiểm tra nhanh) gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc. Cần kiểm tra thời hạn sử dụng của test kit. Hình 4.4.22. Thành phần của hộp test Oxy - Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). Máy đắt tiền, khó sử dụng và bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình. Hình 4.4.23. Máy đo oxy Đo bằng bộ đo nƣớc nhanh (test kit) đƣợc thực hiện nhƣ sau: Cách sử dụng nhƣ sau: Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra. Hình 4.4.24. Tráng lọ chứa mẫu nước
  58. - 57 - Bƣớc 2: Cho nƣớc mẫu vào lọ đến miệng lọ. Dùng khăn sạch lau khô bên ngoài lọ. Hình 4.4.25. Lau khô bên ngoài lọ Bƣớc 3: Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit). Lƣu ý: lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nƣớc mẫu. Hình 4.4.26. Cho thuốc thử 1 vào lọ Bƣớc 4: Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit). Lƣu ý: lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nƣớc mẫu. Hình 4.4.27. Cho thuốc thử 2 vào lọ Bƣớc 5: Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay. Chú ý: nƣớc trong lọ không có bọt khí. Sau đó lắc đều lọ nƣớc.
  59. - 58 - Hình 4.4.28. Đậy nắp lọ Hình 4.4.29. Lắc đề lọ Bƣớc 6: Mở nắp lọ ra rồi đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ. Đọc kết quả hàm lƣợng oxy của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nƣớc. Hình 4.4.30. So màu Bƣớc 7: Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu Bƣớc 8: So sánh với số liệu của 2-3 ngày trƣớc đó. Nhận xét về xu hƣớng tăng, giảm hàm lƣợng oxy trong ao. 2.2.3. Xử lý khi hàm lƣợng oxy hòa tan vƣợt mức thích hợp Hàm lƣợng oxy hòa tan thấp - Xử lý khi oxy giảm đột ngột, tôm nổi đầu, dạt bờ - Đƣa chế phẩm tạo oxy nhƣ oxy già (H2O2) vào ao hoặc dùng chế phẩm sinh học để phân hủy chất gây ô nhiễm, zeolit để hấp thu khí độc - Thay nƣớc Hình 4.4.31. Chế phẩm sinh học
  60. - 59 - Lưu ý khi sử dụng chế phẩm men - vi sinh trong ao: - Thực hiện đúng hướng dẫn ủ ban đầu (nếu có) để tăng mật độ vi sinh trước khi cho vào ao. - Không đưa hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh vào ao khi đang xử lý bằng chế phẩm men - vi sinh vì làm vi sinh bị tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động. - Định kỳ đưa chế phẩm vào ao để duy trì mật độ vi sinh cao. Hàm lƣợng oxy hòa tan cao Do mật độ tảo cao, oxy tăng lúc trời nắng gắt, xử lý bằng cách: Thay nƣớc Diệt tảo bằng formol 2.3. Kiểm tra độ kiềm 2.3.1. Ảnh hƣởng của độ kiềm đến tôm - Nƣớc ao có độ kiềm khoảng 80-130 mg/l là thích hợp. - Độ kiềm thấp ảnh hƣởng gián tiếp đến tôm do làm độ pH nƣớc không ổn định. 2.3.2. Đo độ kiềm của nƣớc ao nuôi Lấy mẫu nƣớc - Mẫu nƣớc để kiểm tra độ pH cũng là mẫu nƣớc dùng để đo độ kiềm. - Lấy mẫu lúc 13-14 giờ. - Đo 5 hoặc 7 ngày/lần Đo độ kiềm của mẫu nƣớc Đo độ kiềm của nƣớc ao bằng hộp đo độ kiểm nhanh (kH test kit). Hộp test kit gồm thuốc thử và lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc. Lƣu ý: kiểm tra thời hạn sử dụng của hộp test. Hình 4.4.32. Hộp test đo độ kiềm
  61. - 60 - Cách đo độ kiềm của nƣớc ao nhƣ sau: Bƣớc 1. Tráng đều lọ vài lần bằng nƣớc mẫu. Hình 4.4.33. Tráng lọ Bƣớc 2. Cho mẫu nƣớc vào lọ chính xác đến mức quy định. Ví dụ: với hộp test của cơ sở sản xuất Thủy Phƣớc, lƣợng nƣớc mẫu là 10ml. Hình 4.4.34. Lấy mẫu nước Bƣớc 3. Cho vào lọ 3 giọt dung dịch I, lắc đều quan sát thấy nƣớc trong lọ chuyển sang màu xanh sáng. Hình 4.4.35. Cho dung dịch 1 vào lọ
  62. - 61 - Bƣớc 4. Vừa lắc đều lọ vừa cho từng giọt dung dịch II vào cho đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh đậm. Hình 4.4.36. Cho dung dịch 2 vào lọ Bƣớc 5. Cho thêm 1 giọt dung dịch II vào lọ thì dung dịch trong lọ chuyển sang màu vàng. Hình 4.4.37. Dung dịch chuyển sang màu vàng Bƣớc 6. Đếm tất cả số giọt dung dịch II đã sử dụng rồi nhân với 18 ta đƣợc kết quả là số ppm tổng độ kiềm. Bƣớc 7. Ghi kết quả vào sổ theo dõi 2.3.3. Xử lý khi độ kiềm vƣợt mức thích hợp - Nguyên nhân làm giảm độ kiềm: Ao bị xì phèn Tôm thƣờng xuyên lột xác hay có nhiều ốc trong ao ít thay nƣớc. - Giữ độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm bằng cách thƣờng xuyên hòa vôi bột, dolomit, bột vỏ nghêu, sò vào nƣớc với liều lƣợng theo hƣớng dẫn trên bao bì rồi tạt đều khắp ao. + 2.4. Kiểm tra NH3/NH4 2.4.1. Ảnh hƣởng của NH3 đến tôm - Ức chế sự sinh trƣởng bình thƣờng của tôm nuôi.
  63. - 62 - - Giảm khả năng chống bệnh. - Gia tăng tính mẫn cảm của tôm đối với điều kiện không thuận lợi của môi trƣờng nhƣ thiếu oxy, sự dao động của nhiệt độ, độ pH + 2.4.2. Đo NH3/NH4 + Đo NH3/NH4 bằng test kit. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Tráng lọ vài lần bằng nƣớc cần kiểm tra. Hình 4.4.38. Tráng lọ Bƣớc 2: Cho mẫu nƣớc vào lọ chính xác đến mức quy định. Hình 4.4.39. Cho mẫu nước vào lọ Bƣớc 3: Nhỏ vào lọ 5 giọt thuốc thử I, sau đó lắc đều lọ nƣớc.
  64. - 63 - Hình 4.4.40. Cho thuốc thử I vào lọ Hình 4.4.41. Lắc đều lọ nước Bƣớc 4: Nhỏ tiếp vào lọ 5 giọt thuốc thử II, lắc đều Hình 4.4.42. Nhỏ vào lọ thuốc thử II Bƣớc 5: Để yên 10 phút đem so màu ống nghiệm với màu của bảng so màu. Đọc kết quả hàm lƣợng + NH3/NH4 của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nƣớc. Hình 4.4.43. So màu Bƣớc 6: Ghi nhận lại kết quả vào sổ theo dõi + 2.4.3. Xử lý Khi NH3/NH4 vƣợt mức cho phép Điều chỉnh sự biến động của NH3 thông qua độ pH Duy trì mật độ tảo ổn định trong ao, điều chỉnh màu nƣớc sao cho mật độ tảo không thƣa và không dày quá.
  65. - 64 - + Điều chỉnh NH3/NH4 bằng biện pháp quản lý ao nuôi - Sử dụng thức ăn có chất lƣợng cao liều lƣợng vừa đủ - Cải tạo kỹ ao nuôi, phơi đáy, cày bừa, rải vôi để NH3 bay hơi - Thay nƣớc cũng là giải pháp có hiệu quả trong quan lý ao nuôi thủy sản. Tháo nƣớc ở tầng đáy theo định kỳ hoặc liên tục, cấp nƣớc có chất lƣợng tốt. 2.5. Kiểm tra nhiệt độ nước 2.5.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc ao nuôi đến tôm - Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xang là 28-30o C. Nhiệt độ thấp hơn 25oC hay cao hơn 32o C, tôm giảm hoặc ngừng ăn, sinh trƣởng chậm hay khó lột xác. - Nhiệt độ cao, oxy hòa tan trong nƣớc giảm, vi khuẩn gây bệnh phát triển trong ao. Nhiệt độ thấp, những bệnh do nấm, virus có cơ hội phát sinh. 2.5.2. Đo nhiệt độ nƣớc Vị trí, thời điểm đo - Nhiệt độ nƣớc đƣợc đo trực tiếp với nƣớc trong ao nuôi. - Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải. - Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày - Dụng cụ đo nhiệt độ nƣớc: nhiệt kế rƣợu hoặc nhiệt kế thủy ngân, có khoảng chia độ từ 0oC đến 50oC hay 100oC. Đo nhiệt độ nƣớc ao Bƣớc 1: Đƣa nhiệt kế về 0oC - Cầm nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần sau đó nhìn cột chia độ, nếu cột thủy ngân hay rƣợu ở mức 0oC thì tiến hành đo nhiệt độ nƣớc. Hình 4.4.44. Nhiệt kế đo độ rượu
  66. - 65 - Bƣớc 2: Đo nhiệt độ nƣớc - Đặt nhiệt kế vào nƣớc ao nuôi. - Độ sâu tùy thuộc vào ngƣời nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng nƣớc nào trong ao. Hình 4.4.45. Đặt nhiệt kế vào nước Bƣớc 3: Đọc kết quả sau 5 - 10 phút. Vẫn để nhiệt kế trong nƣớc. Nhiệt độ nƣớc trong ao là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế. Hình 4.4.46. Đọc kết quả ở đầu cột - Lƣu ý: Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong nƣớc. - Ghi kết quả đo đƣợc vào sổ nhật ký. 2.5.3. Xử lý khi nhiệt độ nƣớc không phù hợp - Giữ mức nƣớc trong ao luôn cao hơn 1m. Hình 4.4.47. Mức nước tối thiểu trong ao
  67. - 66 - - Thay 20-30% nƣớc ao, ruộng nuôi. Hình 4.4.48. Thay nước ao, ruộng 2.6. Kiểm tra màu nước 2.6.1. Ảnh hƣởng của màu nƣớc ao đến tôm Màu xanh nhạt (xanh đọt chuối): Màu này do nhóm tảo Lục phát triển tạo nên, nƣớc có màu xanh đọt chuối thì rất tốt cho ao cá nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ nhạt vì tảo Lục là thức ăn tốt cho tôm cá. Hình 4.4.49. Nước có màu xanh nhạt Màu xanh đậm (màu xanh rêu, xanh lam): Nƣớc có màu xanh rêu hay xanh Lam đều không tốt cho tôm, cá. Tảo Lam phát triển mạnh có thể gây nên hiện tƣợng thiếu oxy vào sáng sớm. Hình 4.4.50. Nước có màu xanh đậm
  68. - 67 - Màu nâu đen: Trong nƣớc có nhiều xác hữu cơ sẽ tạo ra màu nâu đen. Nƣớc có màu nâu đen là dấu hiệu của nƣớc ô nhiễm, hàm lƣợng oxy hòa tan thấp. Do đó, cá tôm dễ bị chết ngạt do thiếu oxy, trong môi trƣờng này cũng có nhiều mầm bệnh gây bất lợi cho tôm cá. Hình 4.4.51. Nước có màu nâu đen Nƣớc có màu vàng cam: Do nƣớc có những hạt huyền phù, do nƣớc bị nhiễm phèn, nƣớc nhiễm phèn sẽ gây tác động xấu đến cá tôm. Hình 4.4.52. Nước có màu vàng cam Màu xám đục: Do phù sa bị rửa trôi từ bờ ao sau những cơn mƣa. Nƣớc đục do phù sa làm cho tôm, cá chậm lớn do phù sa cản trở quá trình hô hấp của tôm, cá. Hình 4.4.53. Nước đục phù sa 2.6.2. Quan sát màu nƣớc ao Quan sát trực tiếp tại ao vào lúc nắng tốt 2.6.3. Xử lý khi màu nƣớc ao nuôi tôm không thích hợp - Thay nƣớc
  69. - 68 - - Nuôi cá rô phi trong ao chứa nƣớc để tạo màu nƣớc xanh thích hợp rồi bơm vào ao nuôi tôm. 2.7. Kiểm tra độ trong 2.7.1. Ảnh hƣởng của độ trong của nƣớc ao nuôi đến tôm - Độ trong thích hợp trong ao là 25-40cm - Độ trong thấp: do sau những cơn mƣa, ao nhiều tảo nƣớc có nhiều phù sa + Độ pH và oxy hòa tan giảm thấp lúc gần sáng, tôm thiếu oxy + Độ pH và oxy tăng cao vào quá trƣa, gây bất lợi cho tôm - Độ trong cao: (do ao ít tảo) + Thức ăn tự nhiên cho tôm ít + Tôm dễ bị sốc, bỏ ăn + Tảo đáy có thể phát triển ở đáy ao + Ao thiếu oxy 2.7.2. Đo độ trong của nƣớc ao nuôi Vị trí, thời điểm đo - Độ trong của nƣớc đƣợc đo trực tiếp tại ao nuôi. - Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải. - Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày. Đo độ trong Đo độ trong của nƣớc bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm. Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm. Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau. Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm. Hình 4.4.54. Đĩa Secchi
  70. - 69 - Cách đo độ trong của nƣớc 1. Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nƣớc từ từ Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Hình 4.4.55. Cho đĩa Secchi xuống nước 2. Ngừng thả dây khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng. 3. Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây. Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây bị ƣớt. Hình 4.4.56. Ngưng thả đĩa Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay. Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc. Hình 4.4.57. Đo độ trong bằng tay 2.7.3. Xử lý khi nƣớc ao nuôi tôm có độ trong vƣợt mức thích hợp Độ trong thấp - Do tảo phát triển mạnh, thƣờng vào cuối vụ nuôi, gây biến động lớn của độ pH và oxy hòa tan trong ao. - Do sau những cơn mƣa.
  71. - 70 - - Cách xử lý: 1. Ngừng bón phân cho ao nuôi Hình 4.4.58. Ngưng bón phân 2. Giảm mật độ tảo bằng formol: Hòa tan formol vào nƣớc, tạt khắp ao vào thời điểm: 14- 15giờ. Lƣợng dùng: 5-10 lít/1.000m3 nƣớc. Hình 4.4.59. Thùng formol (Foocmalin) 3. Thay nƣớc mới vào ao nuôi Hình 4.4.60. Thay nước ao
  72. - 71 - 4. Dùng vôi pha nƣớc và tạt khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2). Hình 4.4.61. Tạt vôi xuống ao 5. Nếu độ trong thấp, màu nƣớc vẫn đậm thì thay 20-30% và điều chỉnh lại lƣợng thức ăn sử dụng. Hình 4.4.62. Màu nước đục Độ trong cao * Độ trong cao do ao nghèo dinh dƣỡng hay nƣớc ao nhiễm phèn. - Xử lý: Bón phân vi sinh hoặc hóa học, gây màu nƣớc cho ao nghèo dinh dƣỡng. Hình 4.4.63. Phân bón cho ao
  73. - 72 - * Độ trong cao do Tảo tàn - Thay nƣớc. - Đƣa chế phẩm men - vi sinh hoặc zeolite vào ao để phân hủy xác tảo chết và hấp thu khí độc. - Bón phân gây màu nƣớc trở lại. Hình 4.4.64. Chế phẩm men - vi sinh Nƣớc ao nhiễm phèn: Hòa vôi vào nƣớc rồi tạt đều khắp ao Lƣợng dùng 7-10 kg/1.000m2, 7-10 ngày/lần Quản lý các yếu tố môi trƣờng qua trao đổi nƣớc tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao nhất là tầng nƣớc dƣới đáy ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lƣợng khí độc đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nƣớc) không chỉ giúp hấp thu các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 4.4: Nêu ảnh hƣởng khi các yếu tố môi trƣờng thay đổi đến tôm nuôi 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 4.4.1. Thực hành kiểm tra các yếu tố môi trƣờng ao nuôi tôm - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc kiểm tra các yếu tố môi trƣờng ao nuôi tôm - Nguồn lực: Ao nuôi, dụng cụ đo môi trƣờng và các vật dụng khác. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút/lần đo/nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, số liệu, nhận xét về chỉ tiêu môi trƣờng và đề xuất biện pháp xử lý môi trƣờng ao nuôi của nhóm Bài thực hành số 4.4.2. Thực hành xử lý theo đề xuất của nhóm về yếu tố môi trƣờng ao nuôi bất lợi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
  74. - 73 - bƣớc công việc xử lý khi các yếu tố môi trƣờng ao nuôi bất lợi - Nguồn lực: vôi bột, máy bơm nƣớc và các vật dụng khác. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 7 giờ. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu hƣớng xử lý, cách tính toán và quá trình thực hiện, số liệu và nhận xét về kết quả thực hiện 3. Bài kiểm tra 4.4. Kiểm tra và xử lý môi trƣờng nƣớc C. Ghi nhớ - Các yếu tố môi trƣờng thích hợp cho ao, ruộng nuôi; + Độ pH: 7-8,5; + Oxy: 5ppm; + Nhiệt độ: 25-30oC; - Cần quan trắc – kiểm tra môi trƣờng ao nuôi thƣờng xuyên.
  75. 74 Bài 5. THAY NƢỚC AO, RUỘNG NUÔI TÔM Mã bài: MĐ 04-05 Giới thiệu Tháo bớt nƣớc cũ và đƣa nƣớc mới vào ao, ruộng nuôi nhằm tạo môi trƣờng sống tốt hơn cho tôm, thay đổi các chỉ tiêu môi trƣờng theo hƣớng tích cực nhƣ: nhiệt độ, độ pH, oxy và kích thích tôm lột xác. Đồng thời, thay nƣớc sẽ loại bỏ những yếu tố bất lợi cho tôm nhƣ chất cặn bã, chất độc, giảm bớt mật độ tảo Mục tiêu: - Trình bày đƣợc phƣơng pháp thay nƣớc ao nuôi tôm; - Xử lý đƣợc nƣớc trong ao chứa bằng các hóa chất thích hợp. A. Nội dung Khi nƣớc ao nuôi nhiễm bẩn hoặc do các yếu tố môi trƣờng thay đổi lớn và vƣợt mức giới hạn thích hợp thì chúng ta tiến hành thay nƣớc cho ao, tốt nhất thay nƣớc cho ao theo thủy triều lên, nếu có ao chứa để thay nƣớc chủ động thì càng tốt. 1. Quy trình xử lý nƣớc ao chứa Lấy nƣớc vào ao chứa Để lắng 2-3 ngày Xử lý bằng hóa chất Để yên 7 ngày để phân hủy dƣ lƣợng clo Cấp nƣớc từ ao chứa vào ao nuôi
  76. 75 1.1. Lấy nước vào ao chứa 1.1.1. Chọn thời điểm lấy nƣớc - Lấy nƣớc vào ao chứa lúc thủy triều lên; - Vùng nuôi không xả nƣớc ra sông khi bị dịch bệnh; - Không có sinh vật lạ; - Xung quanh không xử lý thuốc, hóa chất cho lúa, rau màu hay cây ăn quả; - Không mƣa bão 1.1.2. Lấy nƣớc qua cống cấp Khi nƣớc bên ngoài thích hợp cho việc lấy nƣớc và mức nƣớc bên ngoài cao hơn trong ao chứa. - Kiểm tra độ an toàn của lƣới mặt cống cấp - Kiểm tra cặn bã, rác, cỏ hay rong đóng mặt lƣới làm cản trở dòng chảy - Mở miệng cống cấp nƣớc cho nƣớc tự chảy vào qua lƣới lọc chặn ở mặt cống. - Khi mức nƣớc đạt yêu cầu hay nƣớc bên trong bằng bên ngoài thì ngƣng lấy nƣớc - Đậy miệng cống lại - Gài miệng cống an toàn Hình 4.5.1. Lấy nước qua cống cấp Để yên khoảng 2-3 ngày cho trứng các thủy sinh vật nở ra và chất lơ lửng lắng xuống đáy ao, hiệu quả xử lý sẽ cao hơn.
  77. 76 1.1.3. Lấy nƣớc bằng máy bơm Áp dụng khi triều kém hay những tháng nƣớc kém nhƣng ao cần cấp nƣớc. Khi nƣớc bên ngoài thích hợp cho việc lấy nƣớc và mức nƣớc bên ngoài thấp hơn trong ao chứa thì tiến hành lấy nƣớc bằng máy bơm: - Đặt máy bơm bên ngoài nguồn cấp nƣớc với hệ thống ống dẫn nƣớc đƣợc thiết kế sẵn - Khởi động động cơ máy bơm (điện hoặc động cơ Diesel) Ao lắng có thể thiết kế hệ thống lọc sinh học nhƣ lục bình, bèo tai tƣợng, rau muống Hình 4.5.2. Bơm nước bằng máy bơm 2. Xử lý bằng hóa chất 2.1. Chọn loại hóa chất Có nhiều hóa chất đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc trƣớc khi cấp vào ao nuôi. Tùy theo điều kiện của môi trƣờng mà chọn loại hóa chất sử dụng cho phù hợp để đáp ứng các yêu cầu sau: - Tiêu diệt các sinh vật gây bệnh và địch hại; - Lắng tụ các vật chất lơ lửng; - Nhanh chóng gây đƣợc màu nƣớc sau khi cấp nƣớc vào ao nuôi; - Loại bỏ các hóa chất độc hại trong môi trƣờng nƣớc; - Không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của tôm do dƣ lƣợng thuốc xử lý; - Giá cả hợp lý. Sản phẩm Ƣu điểm Nhƣợc điểm - Diệt sinh vật gây bệnh - Diệt tảo, khó gây màu nƣớc - Giá cả hợp lý - Kết hợp với chất hữu cơ tạo phức hợp chloramin khó phân Chlorin hủy, gây hại cho tôm - Thời gian chờ dƣ lƣợng clo phân hủy lâu
  78. 77 Sản phẩm Ƣu điểm Nhƣợc điểm - Là chất oxy hóa mạnh, có - Thời gian khử trùng chậm Thuốc tím hiệu quả trong việc kết tủa kim - Diệt tảo loại nặng, lắng tụ chất lơ lửng. - Diệt sinh vật gây bệnh - Diệt tảo Formol - Hấp thu nhiều oxy hòa tan trong nƣớc 2.2. Tính lượng hóa chất - Chlorin: Liều lƣợng sử dụng chlorin rất biến động, tùy thuộc vào độ pH và một số yếu tố khác nhƣ chất hữu cơ hòa tan, ammonia Trong nuôi tôm dùng để xử lý sạch môi trƣờng nƣớc ao nuôi có thể dùng liều lƣợng là 20-30ppm (g/m3). Liều lƣợng đƣợc tính toán nhƣ sau: - Tính lƣợng nƣớc trong ao Lƣợng nƣớc trong ao (m3) = Diện tích ao nuôi (m2) x Chiều cao mực nƣớc ao nuôi (m) - Tính lƣợng hóa chất theo liều chỉ dẫn Ví dụ: Ao nuôi có diện tích 2.000m2, mực nƣớc trong ao trung bình 1m, liều lƣợng chlorin theo chỉ dẫn là 20-30ppm, lấy mức thấp là 20ppm (20g/m3): Lƣợng nƣớc trong ao = 2.000m2 x 1m = 2.000m3 Lƣợng chlorin sử dụng = 20g/m3 x 2.000m3 = 40.000g = 40kg - Thuốc tím Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên khi sử dụng thuốc tím, đối với nƣớc có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ lửng sau một thời gian xử lý, nƣớc trở nên rất trong, đẹp do tảo và các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa và kết tủa (lắng) xuống đáy. Liều lƣợng sử dụng: 15-20ppm Cách tính lƣợng thuốc sử dụng cho ao giống nhƣ cách tính chlorin - Formol Là hóa chất tiêu diệt đƣợc ký sinh trùng, động vật nguyên sinh, nấm và diệt khuẩn. Ngoài ra, formol còn loại bỏ đƣợc NH3 trong ao nuôi. Liều lƣợng sử dụng 10-15ml/10 lít Cách tính lƣợng thuốc sử dụng cho ao giống nhƣ cách tính chlorin
  79. 78 2.3. Thực hiện xử lý nước bằng hóa chất Sau khi lấy nƣớc vào ao chứa , để 2-3 ngày tiến hành xử lý một trong các hóa chất sau: * Xử lý bằng chlorin: Thời gian xử lý chlorin tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối, lúc trời không mƣa. Hình 4.5.3. Không xử lý chlorin vào lúc trời mưa hay quá nắng - Cho nƣớc vào thau hay xô nhựa với lƣợng nƣớc thích hợp. - Cho chlorin cho vào thau, xô bằng ca nhựa. - Dùng que tre, nhựa khuấy cho clorin tan hết. Hình 4.5.4. Hòa tan chlorin - Tạt chlorin đều khắp ao chứa bằng ghe, xuồng bơi trong ao. - Chờ khoảng 7 ngày để ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao phân hủy dƣ lƣợng clo. Hình 4.5.5. Tạt chlorin xuống ao
  80. 79 Kiểm tra dƣ lƣợng clo trong nƣớc bằng hộp test clo, thực hiện nhƣ sau: Hộp test clo gồm: + Chai thuốc thử + Lọ chứa mẫu nƣớc Hình 4.5.6. Hộp test clo - Tráng lọ chứa mẫu vài lần bằng nƣớc trong ao định kiểm tra. Hình 4.5.7. Tráng lọ - Cho mẫu nƣớc định kiểm tra vào lọ đến mức quy định. Hình 4.5.8. Cho mẫu nước vào lọ
  81. 80 - Dùng khăn sạch lau khô bên ngoài lọ. Hình 4.5.9. Lau khô bên ngoài lọ - Cho thuốc thử vào lọ nƣớc mẫu với số giọt quy định. Chú ý: lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. Hình 4.5.10. Cho thuốc thử vào lọ - Đậy nắp lọ nƣớc mẫu, lắc đều và mở nắp lọ ra. Hình 4.5.11. Lắc đều lọ
  82. 81 - Quan sát lọ nƣớc mẫu dƣới ánh sáng tự nhiên (tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào). - Nếu lọ nƣớc mẫu thay đổi màu sắc so với ban đầu chứng tỏ còn clo dƣ trong nƣớc. Màu mẫu nƣớc càng đậm chứng tỏ clo dƣ càng nhiều. Hình 4.5.12. Mẫu nước thử đổi màu - Nếu lọ nƣớc mẫu không thay đổi màu sắc so với ban đầu chứng tỏ trong mẫu nƣớc không còn clo dƣ trong nƣớc. Rửa sạch lọ sau khi kiểm tra. Hình 4.5.13. Mẫu nước thử không đổi màu Lƣu ý: - Không đƣợc đổ mạnh nƣớc vào chlorine. - Không tạt Chlorin ngƣợc gió để tránh dính vào ngƣời, quần áo. - Khi dùng Chlorin sẽ làm giảm đáng kể mật độ tảo trong ao. - Chlorin dễ phân giải mất tác dụng, nên cần giữ kín, để nơi thoáng, mát và khô. - Chlorin có thể làm phỏng da, khi sử dụng cần đeo găng tay. * Xử lý bằng thuốc tím: Tƣơng tự nhƣ xử lý chlorin nhƣng cần lƣu ý: - Bảo quản thuốc tím trong dụng cụ tối màu, tránh ánh sáng trực tiếp - Xử lý lúc chiều mát, vì ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ bị mất tác dụng
  83. 82 4. Thay nƣớc cho hệ thống nuôi 4.1 Xác định thời điểm thay nước - Trong tháng đầu, tôm còn nhỏ nên lƣợng thức ăn thừa và chất thải không nhiều nên không cần thay nƣớc ao nuôi mà chỉ cần cấp thêm cho đủ lƣợng nƣớc yêu cầu. - Từ tháng thứ 2 trở đi, thức ăn thừa, chất thải tích tụ nhiều, tảo phát triển mạnh và có hiện tƣợng tảo tàn nên cần thay nƣớc thƣờng xuyên hơn, từ 2-4 lần/ tháng về sau có thể thay mỗi ngày. - Việc thay nƣớc đƣợc thực hiện khi các yếu tố môi trƣờng có xu hƣớng vƣợt ra ngoài phạm vi thích hợp nhƣ: + Độ trong thấp hơn 30cm hoặc cao hơn 40 cm; + Độ pH biến động quá 0,5 đơn vị trong một ngày đêm hay vƣợt ra ngoài mức thích hợp; + Hàm lƣợng oxy thấp hơn 3ppm; + Tôm nổi đầu vào buổi sáng hay bơi lờ đờ cặp mé ao vào ban ngày; + Sau khi xử lý hóa chất nhƣ formol, saponin; + Khi đáy ao dơ do tích tụ chất thải, thay nƣớc bằng cách xả nƣớc tầng đáy và lấy nƣớc vào ao ở tầng mặt của ao chứa. 4.2. Tính lượng nước cần thay Thay 25-30% lƣợng nƣớc trong ao nuôi tôm Không nên thay vƣợt quá 30% và tôm có thể bị sốc Tính lƣợng nƣớc cần thay nhƣ sau: Ví dụ: mực nƣớc ao cao 1,2 m, cần thay là 30% lƣợng nƣớc Mức nƣớc cần thay = (1,2 x 30)/100 = 0,36 m chiều cao Mức nƣớc ao cao 1,2 m, cần thay 0,36 m Mức nƣớc còn lại sau khi tháo nƣớc ra = 1,2m - 0,36m = 0,84 m 4.3. Tiến hành thay nước Thay nƣớc ao nuôi - Xả lƣợng nƣớc trong ao nuôi tôm bằng máy bơm hoặc qua cống thoát nƣớc đến vạch cần thay nƣớc. Theo ví dụ trên là xả nƣớc ra tới vạch 0,84 m. - Đậy cống thoát nƣớc lại cẩn thận. - Bơm nƣớc từ ao chứa sang ao nuôi bằng máy bơm hay cống cấp nƣớc tới mức yêu cầu (1,2m). - Đậy nắp cống cấp lại. Chú ý: Miệng cống thoát nƣớc và cấp nƣớc phải có lắp lƣới lọc .
  84. 83 Thay nƣớc ruộng nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa hè thu, mức nƣớc trên ruộng thƣờng phải theo mức nƣớc cần cho lúa (0,2-0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nƣớc thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mƣơng bao. Sau 1-2 tuần thì mới cho nƣớc vào để tôm lên ruộng. Khi thu hoạch lúa thì tháo nƣớc cho tôm xuống mƣơng và sau khi thu hoạch lúa lại cho nƣớc vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nƣớc thƣờng xuyên để tránh thối nƣớc do gốc rạ. Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trƣớc lũ, thông thƣờng cần phải bơm nƣớc để giữ mức nƣớc 0,6-0,8 m trên ruộng và phải định kỳ thay nƣớc, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nƣớc cƣờng. - Đối với tất cả các mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nƣớc thƣờng không tốt do nƣớc ô nhiễm, nƣớc đục, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu do đó, hạn chế cho nƣớc vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, môi trƣờng nƣớc sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cƣờng thay nƣớc, hoặc cho nƣớc chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lƣới chắn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 4.5. - Thời điểm lấy nƣớc tốt nhất là khi nào? - Tính lƣợng hóa chất cần thiết để xử lý ao chứa có diện tích 3.500m2 và chiều cao mực nƣớc là 1,5m 2. Bài tập thực hành: Bài thực hành số 4.5.1: Thay nƣớc ao nuôi tôm - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc thay nƣớc ao nuôi tôm. - Nguồn lực: Ao nuôi tôm, ao chứa nƣớc, chlorin và các vật dụng khác. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Báo cáo của các nhóm có trình bày cách tính lƣợng chlorin để xử lý, các bƣớc tiến hành xử lý và thay nƣớc, nhận xét kết quả kiểm tra dƣ lƣợng clo 3. Bài kiểm tra 4.5. Thay nƣớc ao C. Ghi nhớ - Cần dựa vào các yếu tố môi trƣờng để thực hiện thay nƣớc; - Phải để clo dƣ phân hủy hoàn toàn mới đƣợc bơm nƣớc đã xử lý vào ao nuôi.
  85. 84 Bài 6. KIỂM TRA TÔM ĐỊNH KỲ Mã bài: MĐ 04-06 Giới thiệu bài: Việc kiểm tra tôm đƣợc tiến hành định kỳ ở đầu mỗi giai đoạn nhằm xác định tình trạng sức khỏe, trọng lƣợng trung bình và tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao để điều chỉnh lƣợng thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển. Ngoài ra, hàng ngày cần kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài của tôm trên sàng ăn, kết hợp kiểm tra các chỉ tiêu môi trƣờng để nhận biết tình trạng sức khỏe của tôm. Lƣu ý: các hiện tƣợng tôm bám bờ, kéo đàn, nổi đầu, chim ăn cá xuất hiện, kiểm tra các dấu hiệu bất thƣờng trên thân tôm Mục tiêu: - Kiểm tra khối lƣợng bình quân, tình trạng sức khỏe tôm; - Đánh giá tỷ lệ sống của tôm nuôi; - Xác định mức độ tăng trọng của tôm nuôi A. Nội dung 1. Quy trình kiểm tra tôm định kỳ Chuẩn bị Thu mẫu Xác định tỉ lệ sống Kiểm tra tôm Ngoại hình Theo dõi hoạt động Khối lƣợng
  86. 85 2. Các bƣớc tiến hành 2.1. Thu mẫu kiểm tra 2.1.1. Thu bằng sàng ăn Sau khi nuôi 3-4 tuần tiến hành thu mẫu tôm bằng sàng ăn, thực hiện nhƣ sau: Tính lƣợng thức ăn cho vào các sàng ăn theo tỷ lệ nhƣ trong phần tính lƣợng thức ăn cho vào sàng của bài 2. - Chia đều lƣợng thức ăn đã cân vào các sàng ăn - Rải đều lƣợng thức ăn còn lại xuống ao - Đặt các sàng có chứa thức ăn vào các vị trí cố định trong ao - Thu sàng ra khỏi ao sau khi cho ăn 2-3 giờ Hình 4.6.1.Thu mẫu bằng sàng - Đếm số lƣợng tôm có trong sàng và tôm chứa vào xô, thau có sục khí - Ghi số lƣợng mẫu tôm đã đếm, các vị trí sàng tôm lớn, tôm nhỏ tập trung nhiều vào sổ ghi chép 2.1.2. Thu bằng chài Thu mẫu tôm bằng chài khi tôm đã lớn, thực hiện nhƣ sau: - Chài thu mẫu tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tôm không bị sốc. - Kéo chài lên từ từ, kết hợp quan sát tình trạng đáy ao qua bùn đáy bị sục lên. Hình 4.121. Chài kiểm tra tôm
  87. 86 - Đếm số tôm trong chài và chứa tôm vào xô, thau có sục khí. - Ghi số lƣợng mẫu tôm đã đếm, tình trạng tôm, tình trạng đáy ao ở vị trí chài vào sổ ghi chép. - Thu mẫu tiếp tục ở 4-6 vị trí đều khắp ao để số lƣợng tôm thu đƣợc khoảng 50-100 con. Hình 4.6.2. Cho tôm vào thau 2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm trong ao 2.2.1 Xác định tỷ lệ sống của tôm ở 1-2 tuần nuôi - Đặt giai rộng 5-10m2, cao 1m trong ao sau khi các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc ao nuôi ở mức thích hợp. - Thả 1.000-2.000 con tôm vào giai cùng lúc với việc thả giống vào ao. - Chăm sóc, cho ăn với tôm trong giai bình thƣờng nhƣ với tôm ngoài ao. Hình 4.6.3. Giai được đặt trong ao - Khi kiểm tra tôm thì gom tôm về một góc giai, đếm số tôm còn sống và thả trở lại phần giai còn lại. - Tính ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai = số tôm còn sống / số lƣợng tôm cho vào giai ban đầu x 100, đơn vị là phần trăm (%). - Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai. - Ví dụ: Giả sử số tôm chứa trong giai ban đầu là 1.000 con. Sau 10 ngày, đếm số tôm trong giai còn đƣợc 900 con. Vậy tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai là 90%. Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là 90% tại thời điểm đó. 2.2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng sàng ăn - Đếm số lƣợng tôm mẫu thu đƣợc bằng sàng ăn. - Đếm số sàng ăn thu mẫu.
  88. 87 - Tính tổng diện tích của các sàng ăn Sàng ăn hình vuông, cạnh 0,8m diện tích sàng là 0,64m2 (mét vuông) Sàng ăn hình tròn, đƣờng kính 0,8m, diện tích sàng là 0,5m2 Tổng diện tích của các sàng ăn = (Diện tích của mỗi sàng ăn) x (số sàng) - Tính số lƣợng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = [(Số lƣợng tôm mẫu thu đƣợc) x (diện tích ao)]/(tổng diện tích của các sàng ăn) - Tính tỷ lệ sống của tôm trong ao (%) = (Số lƣợng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra)/(số lƣợng tôm thả ban đầu) x 100. - Ví dụ: Số lƣợng tôm mẫu thu đƣợc bằng sàng ăn = 50 con Số sàng ăn thu mẫu = 4 sàng tròn 0,5m2 Tổng diện tích của các sàng ăn = (0,5m2 x 4 sàng) = 2m2 Giả sử diện tích ao là 3.000m2 Lƣợng tôm còn lại trong ao ở thời điểm kiểm tra = (50 con x 3.000 m2 )/2m2 = 75.000 con Giả sử số lƣợng tôm thả ban đầu là 90.000 con Tỷ lệ sống của tôm trong ao = (75.000 con / 90.000 con )x 100 = 83% 2.3. Kiểm tra ngoại hình tôm Mục đích: Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm 2.3.1. Quan sát màu sắc và độ cứng của vỏ Sau khi thu tôm trƣớc tiên cần quan sát về màu sắc của vỏ tôm. Màu sắc của tôm bình thƣờng sẽ liên quan đến các điều kiện môi trƣờng nƣớc. Ở những ao cạn hoặc nƣớc trong tôm sậm màu hơn tôm ở nƣớc sâu hoặc nƣớc ít trong. Tuy nhiên, sự thay đổi về màu sắc cũng có thể là một dấu hiệu về sức khỏe của tôm. - Tôm khỏe: màu sắc sáng, hoạt động nhanh nhẹn và phụ bộ đầy đủ. - Tôm bị bệnh thƣờng có vỏ cứng và tối màu, phụ bộ bị ăn mòn hoặc mất, vỏ mềm, tôm mang trứng, tôm bị đóng rong, đen mang, tôm hoạt động yếu và ăn kém. Hình 4.6.4. Tôm trứng Hình 4.6.5. Tôm đóng rong
  89. 88 Hình 4.6.6. Tôm đen mang Hình 4.6.7. Tôm mềm vỏ 2.3.2. Quan sát phụ bộ - Phụ bộ tôm rất dễ bị tổn thƣơng nhất là khi nuôi ở mật độ cao do tôm thƣờng hay tấn công lẫn nhau. Những chổ bị tổn thƣơng ở phụ bộ là con đƣờng xâm nhập của vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng vào cơ thể tôm. Nếu loại bỏ đƣợc những nguyên nhân gây tổn thƣơng và quản lý tốt môi trƣờng nuôi với chế độ dinh dƣỡng hợp lý tôm sẽ phục hồi nguyên vẹn phụ bộ trong lần lột xác tiếp theo. - Tôm khỏe: Phụ bộ đầy đủ và bơi lội khỏe mạnh. - Tôm bị bệnh do vi khuẩn Aeromonas: Phụ bộ bị mòn nhƣ đuôi, chân bụng, chân ngực, râu, nếu nặng có thể mất một vài phụ bộ và tôm bơi lội chậm chạp. Hình 4.6.8. Tôm bị mòn phụ bộ Hình 4.6.9. Tôm đủ phụ bộ
  90. 89 2.3.3. Quan sát dạ dày, ruột a - Dạ dày và ruột tôm không đầy, trống là do tôm bỏ ăn hoặc thiếu thức ăn hay tôm bị đói. - Dạ dày và ruột tôm đầy chứng b tỏ thức ăn đầy đủ và tôm khỏe. Hình 4.6.10. Tôm đói dạ dày rỗng (a) Tôm no dạ dày đầy thức ăn (b) 2.3.4. Theo dõi hoạt động của tôm Hàng ngày theo dõi hoạt động của tôm vào sáng sớm, trƣa nắng và hoạt động bắt mồi vào chiều tối. - Hiện tƣợng tôm tập trung nhiều ở góc ao, bơi lờ đờ là dấu hiệu môi trƣờng nƣớc bị thiếu oxy, phải tiến hành thay nƣớc. - Tôm ít ăn, hoạt động yếu ớt là biểu hiện tôm bị sốc hoặc nhiễm bệnh, cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.4. Kiểm tra khối lượng tôm Mục đích: Kiểm tra tốc độ tăng trọng của tôm so với lần kiểm tra trƣớc đây để có biện pháp xử lý 2.4.1. Cân cá thể Cân cá thể chậm hơn cân toàn bộ tôm nhƣng biết đƣợc sự phân cỡ của tôm trong ao, độ cứng của vỏ, độ no của dạ dày, mức độ hoạt động của tôm, mức độ nhiễm bệnh, sự tổn thƣơng của các phụ bộ và ký sinh của sinh vật khác Áp dụng phƣơng pháp này đƣợc khi có nguồn nhân lực đầy đủ, diện tích nuôi nhỏ hay để nghiên cứu về quy trình nuôi Một ngƣời thực hiện kiểm tra, một ngƣời ghi số liệu. Dụng cụ: Cân, xô (thau) lớn, sục khí chạy bằng pin, vải mềm, thau nhỏ, giấy bút, sổ nhật ký
  91. 90 Tiến hành nhƣ sau: - Bắt ngẫu nhiên khoảng 50-100 con tôm mẫu cho vào xô hoặc thau có sục khí. - Bắt từng con tôm bằng tay, dùng vải mềm lau khô thân tôm. - Quan sát vỏ, mang, ruột, phụ bộ, cơ thịt tôm ở nơi đủ ánh sáng. - Đặt tôm lên cân 1kg. - Ghi nhận kết quả cân và tình trạng tôm vào bảng ghi nhận. Hình 4.6.11. Cân riêng từng cá thể - Chuyển tôm đã cân sang một xô hoặc thau khác có sục khí. - Cân lần lƣợt và ghi kết quả cho đến khi hết số tôm mẫu. Thao tác cần nhanh nhẹn. - Trả tôm về ao sau khi cân hết lƣợng tôm mẫu. - Đếm số mẫu (số lần cân). - Cộng kết quả cân lại, đƣợc tổng khối lƣợng tôm mẫu. - Tính khối lƣợng trung bình của tôm = (Tổng khối lƣợng tôm mẫu)/(Số mẫu). - Đếm số tôm mẫu có khối lƣợng cao và thấp hơn khối lƣợng trung bình, số tôm có vấn đề về sức khỏe. - Tính tỷ lệ tôm có khối lƣợng cá thể cao và thấp hơn khối lƣợng trung bình (tôm có vấn đề về sức khỏe) = (Số lƣợng tôm mẫu có khối lƣợng cao và thấp hơn khối lƣợng trung bình (tôm có vấn đề về sức khoẻ))/(tổng số mẫu). - Ghi kết quả vào sổ ghi chép để làm tài liệu cho vụ nuôi. - Ví dụ: số liệu của lần kiểm tra nhƣ sau: Bảng 4.6.1. Cân và kiểm tra tôm Tình trạng sức khỏe Số Khối Ghi Đóng Mòn TT lƣợng (g) Mềm vỏ Tôm còi chú rong phụ bộ 1 30 x x 2 35 x x 3 25
  92. 91 Tình trạng sức khỏe Số Khối Ghi Đóng Mòn TT lƣợng (g) Mềm vỏ Tôm còi chú rong phụ bộ 4 34 x 5 28 x 6 27 x x 7 31 8 34 9 32 x 93 38 x 94 35 95 31 x x 96 36 x 97 26 x 98 24 99 32 x x 100 29 x Cộng 3450 - Số mẫu (số lần cân) là 100. - Cộng kết quả cân lại (30+35+25+34+28+ 26+24+32+29), đƣợc tổng khối lƣợng tôm mẫu, giả sử đƣợc 3450g. - Tính trọng lƣợng trung bình của tôm = 3.450g/100 = 34,5g. - Số tôm mẫu có khối lƣợng bằng và cao hơn 34,5g, giả sử là 45 con, chiếm tỷ lệ = (45/100 )x 100 = 45% - Số tôm mẫu có khối lƣợng thấp hơn 34,5g, giả sử là 35 con, chiếm tỷ lệ = (35/100) x 100 = 35%
  93. 92 - Nhận xét: đàn tôm đều cỡ hay phân đàn. - Số tôm mềm vỏ là 4 con, chiếm tỷ lệ = (4/100) x 100 = 4% - Số tôm vỏ đóng rong là 6 con, chiếm tỷ lệ = (6/100) x 100 = 6% - Số tôm cụt râu đuôi là 3 con, chiếm tỷ lệ = (3/100) x 100 = 3% - Số tôm còi là 5 con, chiếm tỷ lệ = (5/100) x 100 = 5% Lƣu ý : Thực hiện cân tôm thao tác phải nhanh nhẹn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh cân tôm lúc trời nắng gắt. 2.4.2. Cân toàn bộ Cân toàn bộ tôm thì nhanh hơn cân từng cá thể, tránh gây sốc tôm nhƣng không phản ánh đƣợc tình trạng phân đàn và sức khỏe của chúng trong ao nuôi. Thƣờng áp dụng khi thiếu nhân lực, quy mô sản xuất lớn. Số tôm mẫu đƣợc cân, tính ra khối lƣợng trung bình của tôm trong ao. Dụng cụ: Cân, thau chứa nƣớc. Thao tác thực hiện nhƣ sau: - Cân thau, xô chứa nƣớc, ghi lại trọng lƣợng vào sổ số liệu. Hình 4.6.12. Cân thau nước - Đếm số lƣợng tôm cho vào thau. Hình 4.6.13. Cho tôm vào thau
  94. 93 - Cân và ghi tổng trọng lƣợng thau, nƣớc và mẫu. - Tính tổng trọng lƣợng tôm mẫu. - Tính trọng lƣợng trung bình = (Tổng trọng lƣợng tôm mẫu)/(Số lƣợng tôm cho vào thau) Hình 4.6.14. Cân thau tôm - Ví dụ: Cân thau chứa nƣớc đƣợc trọng lƣợng = 1kg Số lƣợng tôm cho vào thau = 20 con Cân thau, nƣớc và mẫu = 2kg Tính tổng khối lƣợng tôm mẫu = 2kg - 1kg = 1kg = 1.000g Trọng lƣợng trung bình = 1.000g/20con = 50g/con Hiện nay, trong nuôi tôm mật độ cao cân toàn bộ đƣợc áp dụng phổ biến hơn. Sau mỗi lần kiểm tra sinh trƣởng cần ghi số liệu về tỷ lệ sống và trọng lƣợng trung bình vào sổ theo dõi, so sánh giữa số liệu kiểm tra và số liệu lý thuyết, so sánh với lần kiểm tra trƣớc đây để theo dõi tốc độ sinh trƣởng của tôm. Nếu có sự chênh lệch lớn thì phải tìm nguyên nhân để xử lý, có thể do: Do lấy mẫu sai, cân đo không chính xác Do chất lƣợng thức ăn biến đổi Do biến động thời tiết, chất lƣợng nƣớc ao thay đổi Do xử lý hóa chất trong ao Do xuất hiện bệnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 4.6. Màu sắc, dạ dày và hoạt động của tôm nhƣ thế nào là tôm khỏe? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 4.6.1. Kiểm tra ngoại hình tôm, tỷ lệ sống và trọng lƣợng tôm trong ao bằng sàng ăn. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
  95. 94 bƣớc công việc kiểm tra ngoại hình tôm, tỷ lệ sống và trọng lƣợng tôm trong ao bằng sàng ăn. - Nguồn lực: Ao nuôi, sàng ăn và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, số liệu về khối lƣợng cá thể, trọng lƣợng trung bình, tỷ lệ phân đàn, tỷ lệ sống và tình trạng sức khỏe tôm và nhận xét của nhóm về kết quả này. Bài thực hành số 4.6.2. Thực hành xác định tỷ lệ sống của tôm ở tuần nuôi thứ 2 - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc xác định tỷ lệ sống của tôm ở tuần nuôi thứ 2 - Nguồn lực: Ao nuôi, giai và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, số lƣợng và tỷ lệ sống của tôm trong giai và nhận xét của nhóm về kết quả này. Bài thực hành số 4.6.3. Thực hành xác định trọng lƣợng của tôm với cách thu mẫu bằng chày - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc xác định trọng lƣợng của tôm với cách thu mẫu bằng chày - Nguồn lực: Ao nuôi, chài và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Bài báo cáo có nêu cách tính, kết quả trọng lƣợng của tôm trong ao và so sánh với kết quả trọng lƣợng của tôm thu mẫu bằng sàng ăn. Nhận xét của học viên về kết quả này. 3. Bài kiểm tra: 4.6. Kiểm tra tôm định kỳ C. Ghi nhớ - Cần thu mẫu tôm đều khắp ao; - Diện tích chài cần đều nhau ở các lần lấy mẫu; - Số lƣợng mẫu cần lấy từ 100-150con.