Giáo trình Nuôi gà đẻ

pdf 78 trang ngocly 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi gà đẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ga_de.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nuôi gà đẻ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI GÀ ĐẺ MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, LỢN HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 7 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự chăn nuôi làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Mô đun nuôi gà đẻ gồm có 6 bài: Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ Bài 4: Nuôi dưỡng gà đẻ Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Bài 5: Chăm sóc gà đẻ Bài 3: Chọn giống gà đẻ nuôi theo phương thức hữu cơ Bài 6: Phòng và trị bệnh Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới. Vì vậy, chương trình còn nhiều hạn chế và khó tránh khỏi thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các bạn đồng nghiệp và các nhà chăn nuôi hữu cơ, để chương trình hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Nguyễn Ngọc Điểm 2. Lê Trung Hưng 3. Nguyễn Trọng Đông
  4. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN NUÔI GÀ ĐẺ 5 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ 6 1. Chuẩn bị chuồng nuôi 6 1.1. Chọn hướng chuồng 6 1.1.3. Chọn kiểu chuồng 7 1.2. Chuẩn bị máng ăn 8 * Chụp sưởi: 14 B. Câu hỏi và bài thực hành 15 C. Ghi nhớ 17 2.3. Nhận biết nguồn thức ăn tinh tại địa phương 22 B. Câu hỏi và bài thực hành 24 C. Ghi nhớ 25 B. Câu gỏi và bài thực hành 34 C. Ghi nhớ 35 B. câu hỏi và bài thực hành 45 C. Ghi nhớ 45 B. Câu hỏi và bài thực hành 52 C. Ghi nhớ 53 B. Câu hỏi và bài thực hành 71 C. Ghi nhớ 72 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 73 5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ 74 5.2. Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 74 5.3. Bài 3: Chọn giống gà thịt nuôi theo phương thức hữu cơ 75 5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng gà thịt 75 5.5. Bài 5: Chăm sóc gà đẻ 76 5.6. Bài 6: Phòng và trị bệnh cho gà thịt 76 4. Tài liệu cần tham khảo 77
  5. 5 MÔ ĐUN NUÔI GÀ ĐẺ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun nuôi gà đẻ là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Được giảng dạy sau mô đun nuôi gà thịt và trước mô đun nuôi lợn con. Mô đun nuôi gà đẻ cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Mô đun có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi gà đẻ; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho gà đẻ đạt chất lượng và hiệu quả cao Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện việc nuôi gà đẻ theo phương thức hữu cơ có hiệu quả.
  6. 6 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ Mã bài: MĐ 02 - 01 Mục tiêu: - Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi gà đẻ theo phương thức hữu cơ - Bố trí được các trang thiết bị cần thiết trong khu vực chăn nuôi gà đẻ A. Nội dung 1. Chuẩn bị chuồng nuôi 1.1. Chọn hướng chuồng Chọn hướng chuồng mặt trước theo hướng nam hoặc đông nam để nhận ánh sáng tự nhiên, tránh được gió lạnh mùa đông bắc, gió mùa tây nam, chuồng có đủ ánh sáng 1.1.1. Kiểu chuồng hở: Chuồng thông thoáng tự nhiên, gia cầm nuôi trên nền có chất độn hoặc trên sàn. Chuồng được làm bằng tre, gỗ hoặc được xây bằng gạch với kích thước tùy thuộc vào qui mô chăn nuôi của trang trại và đảm bảo định mức diện tích chuồng nuôi cho gà (7con/m2) gà (7con/m ) Hình 2.1.1. Kiểu chuồng hở
  7. 7 1.1.2. Kiểu chuồng kín Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín là phương thức chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp với nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên kiểu chuồng này chỉ phù hợp với các giống gà công nghiệp. Hình 2.1.2. Kiểu chuồng kín 1.1.3. Chọn kiểu chuồng Trong chăn nuôi hữu cơ thường sử dụng kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên (kiểu chuồng hở). Kiểu chuồng này dễ làm với chi phí thấp, phù hợp với đặc điểm con giống địa phương. * Kiểu chuồng nuôi có vườn chăn thả: Hình 2.1.3. Kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên
  8. 8 - Vườn phải được san phẳng để không đọng nươc khi trời mưa - Trong vườn có trồng cây xanh để tạo bóng mát cho gà 1.2. Chuẩn bị máng ăn 1.2.1. Chọn kiểu máng ăn Máng ăn có thể làm bằng nhựa, tôn, mẹt tre . Lúc gà còn nhỏ có thể sử dụng loại máng ăn nhỏ, thấp như mẹt, khay ăn để gà lấy thức ăn được dễ dàng. thức ăn được dễ dàng. Hình 2.1.4. Khay ăn cho gà con Khi gà lơn thay bằng máng treo để đảm bảo gà không làm bẩn thức ăn. Hình 2.1.5. Máng ăn cho gà lớn 1.2.2. Chọn vị trí đặt máng ăn
  9. 9 Bố trí máng ăn ở nơi cao ráo, thuận tiện cho gà lấy được thức ăn một cách dễ dàng. Hình 2.1.6. Máng ăn cho gà 1.2.3. Kiểm tra máng ăn Thường xuyên kiểm tra máng ăn đảm bảo máng ăn luôn sạch sẽ và luôn có đủ thức ăn cho gà. Bố trí đủ số lượng máng ăn cho gà nuôi đảm bảo được ăn đồng đều. Định mức khay ăn: 50con/ khay (gà nhỏ) 25con/ máng (gà to) Lưu ý: Khi chuyển đổi máng ăn, cần thay thế từ từ, bố trí đan xem máng để gà ăn tốt hơn 3. Chuẩn bị máng uống 3.1. Chọn kiểu máng uống
  10. 10 Sử dụng các loại máng uống làm bằng nhựa có thể là máng tròn (galon) hoặc máng dài phù hợp với từng giai đoạn của gà. Hình 2.1.7. Máng uống cho gà nhỏ 3.2. Chọn vị trí đặt máng uống Đặt máng uống xen kẽ với máng ăn để tiện cho gà lấy nước uống sau khi ăn. Đối với gà nhỏ sử dụng máng tròn bố trí xen kẽ Hình 2.1.8. Bố trí máng uống giai đoạn gà nhỏ với máng ăn trong quây. Đối với gà trưởng thành sử dụng máng tròn lớn hoặc máng dài (làm bằng tre, nứa, gỗ) đặt ở nơi cao ráo, mát, sạch sẽ ngoài vườn. Hình 2.1.9. Bố trí máng uống gà trưởng thành 3.3. Kiểm tra máng uống
  11. 11 Thường xuyên kiểm tra máng uống đảm bảo máng uống luôn sạch sẽ và luôn có đủ nước sạch cho gà. Bố trí đủ số lượng máng uống cho gà nuôi đảm bảo đủ nguồn nước. Định mức máng uống: 50 con/ galon Lưu ý: Khi chuyển đổi máng uống cần thay thế từ từ, bố trí đan xem máng để gà uốngnước tốt hơn 4. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 4.1. Liệt kê thiết bị và dụng cụ *Quây úm: Được làm bằng cót ép hoặc cót đan. Nên dùng cả tấm dài 4m, cao 1m. Khi úm dùng 2 lá kẹp vào nhau, quây tròn lại. Kích thước quây úm: 12 – 16m2 úm được từ 500 gà con 01 ngày tuổi. Hình 2.1.10. Quây úm gà * Chụp sưởi: Làm bằng tôn kiểu hình nón, đường kính rộng 1m và cao 0,3m, bên trong lắp 3 bóng điện so le nhau, nóc chụp làm móc để treo được, khi úm chụp treo giữa quây, cách nền
  12. 12 50-60cm Chụp sưởi cũng có thể dùng đèn ga, bếp than để sưởi cho gà. Hình 2.1.11. Chụp sưởi cho gà * Khay ăn: Trong 3 tuần đầu dùng khay ăn bằng mẹt hoặc khay nhựa, có kích thước rộng 50cm, gờ mép cao 5cm. Úm 300 gà cần có 3 khay. Hình 2.1.12. Khay ăn cho gà nhỏ Giai đoạn gà trưởng thành sử dụng máng treo, máng dài.
  13. 13 Hình 2.1.13. Máng ăn cho gà lớn * Máng uống: Trong 3 tuần đầu dùng máng nhựa loại 1lit, úm 300 gà cần có 3 máng, 5 ngày đầu máng đặt sát độn lót chuồng được kê bằng gạch mỏng, sau đó kê lên cao để gà không bới được độn Hình: 2.1.14. Máng uống cho gà chuồng vào làm bẩn nước uống, đặt máng so le với khay ăn. 4.2. Bố trí trang thiết bị
  14. 14 * Quây úm: Đảm bảo đủ máng ăn, máng uống, nhiệt độ phù hợp, Hình 2.1.15. Bố trí quây úm * Chụp sưởi: Chụp sưởi được treo cách nên chuồng khoảng 1m và được điều chỉnh theo độ tuổi của gà để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ cho gà. Hình 2.1.16. Bố trí chụp sưởi * Máng ăn, máng uống
  15. 15 Máng ăn, máng uống đặt so le nhau để gà lấy thức ăn nước uống được thuận lợi. Hình 2.1.17. Bố trí máng ăn, máng uống cho gà nhỏ Hình 2.1.18. Bố trí măng ăn, máng uống cho gà lớn B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Mô tả công việc chuẩn bị chuồng nuôi? - Mô tả công việc chuẩn bị máng ăn, máng uống?
  16. 16 - Liệt kê và mô tả công việc bố trí dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.1.1. Tổ chức thực hành chuẩn bị chuồng nuôi tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: chuẩn bị chuồng nuôi gà đẻ hữu cơ - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chuẩn bị chuồng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ 2.2. Bài thực hành 2.1.2. Tổ chức thực hành chuẩn bị máng ăn, máng uống tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc chọn kiểu chuồng, kiểu máng ăn cách bố trí máng ăn máng uống phù hợp với điều kiện chăn nuôi. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: Chọn kiểu máng ăn, bố trí và kiểm tra máng ăn cho gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn chính xác máng ăn máng uống đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chất liệu, an toàn cho vật nuôi, tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ) và phù hợp với gà đẻ 2.3. Bài thực hành 2.1.3. Tổ chức thực hành bố trí dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi cho một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc bố trí trang thiết bị chuồng nuôi gà đẻ - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các trang thiết bị đã nêu trong bài. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người
  17. 17 - Nhiệm vụ của nhóm: Bố trí trang thiết bị đúng yêu cầu - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bố trí trang thiết bị đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ - Các kiểu chuồng nuôi gà đẻ hữu cơ. - Chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống. - Bố trí dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi phù hợp.
  18. 18 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Mã bài: MĐ 02 - 02 Mục tiêu: - Xây dựng được khẩu phần ăn cho gà đẻ theo tiêu chuẩn hữu cơ - Phối trộn được các loại thức ăn cho gà đẻ - Chuẩn bị được nước uống cho gà đẻ A. Nội dung 1. Xây dựng kế hoạch thức ăn 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ qua các giai đoạn Bảng 1. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà theo các giai đoạn Thành phần dinh Gà con (tuần) Gà hậu bị Gà đẻ dưỡng 0-3 4-9 10-19 trên 20 tuần (1kg thức ăn) tuần tuổi tuần tuổi tuần tuổi tuổi NLTĐ(kcal/kg TA) 2975 2875 2750 2800 Protein thô (%) 20,0 18,0 15,5 17,0 Can xi(%) 1,0 0,95 0,9 3,8 Phốt pho(%) 0,5 0,45 0,45 0,42 Xơ thô(%) 2,0 3,5 5,0 5,0 Nacl(%) 0,16 0,15 0,15 0,15 Lysine(%) 1,2 1,0 0,75 0,85 Metionin(%) 0,54 0,45 0,34 0,43 1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho gà đẻ - Gà phải được nuôi với một khẩu phần ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn phải được làm từ nguyên liệu 100% hữu cơ. Trường hợp
  19. 19 thức ăn hữu cơ không có đủ cả về số lượng và chất lượng thì tỷ lệ thức ăn thông thường được sử dụng là 15%. - Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác. - Có thể cho gà ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ xung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn. Tuy nhiên người vận hành phải chứng minh được nguồn gốc của các loại thức ăn bổ xung này. - Chỉ được sử dụng các chất bảo quản thức ăn sau đây: + Vi khuẩn, nấm và enzyme + Phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm + Các chế phẩm có nguồn gốc động vật 1.3. Lập khẩu phần ăn cho gà - Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày - Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn - Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần 1.4. Lịch cho gà ăn * Giai đoạn gà nhỏ (giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi): Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn
  20. 20 - Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 8-10 lần - Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 * Giai đoạn gà 4 – 9 tuần tuổi: thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt - Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 25% thức ăn 0- 4 tuần tuổi + Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 50% thức ăn 0- 4 tuần tuổi + Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 75% thức ăn 0- 4 tuần tuổi + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn 0- 4 tuần tuổi - Cho gà ăn bằng máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30con-40con/máng - Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần(sáng, tối) hoặc 4 lần(sáng, chiều, tối, đêm) * Giai đoạn gà từ 10 – 19 tuần tuôi: thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc - Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 25% thức ăn 10-19 tuần tuổi + Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 50% thức ăn 10-19 tuần tuổi
  21. 21 + Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 75% thức ăn 10-19 tuần tuổi + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn 10- 19 tuần tuổi - Cho gà ăn bằng máng đại P50,. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng - Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định: Mức ăn cho một gà/ngày căn cứ vào bảng quy định. Mức ăn này chỉ là gợi ý, nếu khối lượng gà trung bình khi kiểm tra có giá trị tương đương theo quy định thì mức cho ăn như quy định, nếu khối lượng gà đạt thấp hơn thì mức ăn tăng thêm, nếu khối lượng gà đạt cao hơn thì mức ăn giảm đi - Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày - Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn - Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần. * Giai đoạn gà đẻ: - Khi gà bước vào nuôi ở tuần cuối cùng của giai đoạn hậu bị phải chuyển thức ăn và cho gà ăn thức ăn gà đẻ - Định mức ăn: Dựa vào mức ăn tiêu chuẩn đã quy định để làm căn cứ xây dựng định mức ăn và cần lưu ý như sau - Giữ nguyên mức ăn của tuần cuối giai đoạn hậu bị đến khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% - Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn thì bắt đầu tăng mức ăn(tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và trong suốt thời gian đạt đỉnh đẻ - Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột, thường giảm không quá 1g/con/ngày trong 1 tuần
  22. 22 - Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 88 – 92% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà - Cho ăn: Bố trí máng ăn 20-22con/máng, hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà có mặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ - Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày 2. Chuẩn bị thức ăn tinh 2.1. Các loại thức ăn tinh Đây là nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong khẩu phần ăn chủ yếu là tinh bột bao gồm cám, ngô, khoai, sắn, thóc, gạo Loại thức ăn này có tác dụng duy trì hoạt động sống của cơ thể như vận động, thở, tiêu hóa thức ăn Nếu thiếu tinh bột cơ thể không thể hấp thu được chất đạm, gà gầy nhanh, dễ suy kiệt, giảm sức đề kháng. 2.3. Nguồn thức ăn tinh tại địa phương 2.3. Nhận biết nguồn thức ăn tinh tại địa phương Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, cám gạo, bột sắn, 2.4. Lập kế hoạch Kế hoạch sản xuất nguyên liệu tạo thức ăn hữu cơ cho chăn nuôi gia cầm : Cho 100 gà/72tuần (500ngay), mỗi ngày bình quân 0,09kgthức ăn/con Tổng lượng TĂ = 500*0.09*100 = 4500kg thức ăn Dưới đây là 5 loại cây trồng phổ biến nông dân có thể đưa vào cơ cấu sản xuất của gia đình để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi hữu cơ từ giai đoạn gà úm đến khi loại thai.
  23. 23 Nguyên Tỉ lệ Lượng Diện tích Năng Sản Tt liệu chăn phối quy đổi SX cần có suất lượng 2 nuôi trộn (%) theo nhu (m ) BQ/sào Thu cầu (kg) (kg) hoạch (kg) 1 Ngô 35% 1575 3675 150 2 Cám gạo 35% 1575 3000 180 3 Sắn 7,0 % 315 300 400 4 Đậu tương 13 % 585 3000 70 5 Bột cá khô 10,0 % 450 - - 6 Rau xanh Tổng 100% 4500kg 9.975 m2 = 28,5sao 3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi gà đẻ - Là nhóm nguyên liệu gồm có đậu tương, khô dầu, bột cá, tôm cua cá tép
  24. 24 - Nhóm này có tác dụng tạo nên đạm của cơ thể, cho ăn thiếu thức ăn này con vật chậm lớn 4. Chuẩn bị nước uống 4.1. Nhu cầu nước uống cho gà Cho gà uống tự do nguồn nước sạch. 4.2. Kiểm tra nước uống Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh máng uống, nguồn cấp nước cho gà. Trong chăn nuôi gà, cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề về nước uống; đặc biệt phải chú ý cung cấp nước uống cho gà đầy đủ hàng ngày. Nguồn nước sử dụng phải là nước sạch, đảm bảo vệ sinh để tránh cho đàn gà nhiễm phải các mầm bệnh hoặc các chất độc hại có trong nước. B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Mô tả công việc lập kế hoạch thức ăn cho gà đẻ hữu cơ? - Mô tả công việc chuẩn bị thức ăn nước uống cho gà đẻ hữu cơ? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.2.1. Tổ chức thực hành lập kế hoạch thức ăn cho một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thức ăn cho gà đẻ - Nguồn lực: 10 tờ Giấy A0, bút dạ, máy tính - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 - 8 người - Nhiệm vụ của nhóm: Tính toán lập kế hoạch cụ thể cho 500 gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: kế hoạch thức ăn ăn đúng lịch, đúng thời gian và đủ số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
  25. 25 2.2. Bài thực hành2.2.2. Tổ chức thực hành chuẩn bị thức ăn, nước uống cho nuôi gà đẻ. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị thức ăn, mước uống cho lợn gà đẻ - Nguồn lực: thức ăn, nước uống, - Cách thức tiến hành: thực hiện theo cá nhân - Nhiệm vụ của từng cá nhân: thực hiện các thao tác chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà đẻ với số lượng và trọng lượng cụ thể - Thời gian hoàn thành: 10 phút/cá nhân Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cá nhân tự thực hiện chuẩn bị thức ăn, nước uống đúng yêu cần kỹ thuật (đảm bảo đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của đề bài). C. Ghi nhớ - Lập kế hoạch thức ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. - Chuẩn bị thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm và nước uống đủ số lượng theo yêu cầu
  26. 26 Bài 3: Chọn giống gà đẻ nuôi theo phương thức hữu cơ Mã bài: MĐ 02 - 03 Mục tiêu: - Liệt kê được các đặc điểm của từng giống gà đẻ - Chọn được giống gà để nuôi theo phương thức hữu cơ A. Nội dung 1. Đặc điểm của các giống gà đẻ trứng nuôi tại Việt Nam 1.1. Các giống gà trong nước 1.1.1. Gà Ri Nguồn gốc: Không rõ, nhưng phân bố rộng rãi khắp các tỉnh của Việt Nam. Đặc điểm ngoại hình: Màu lông rất khác nhau song phổ biến nhất là con mái có lông vàng rơm và vàng đen xung quanh cổ đôi khi có rèm đen rèm hoa mơ; con trống màu lông đỏ thẫm, lông cườm cổ và lưng phát triển có màu vàng, lông bông màu đỏ nhạt. Lông mọc dầy ép sát vào thân. Hình 2.3.1. Giống gà ri
  27. 27 Thân hình thon nhỏ, đầu nhỏ, mỏ nhỏ. Da trắng hoặc vàng. Gà trống mào phát triển, tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc trắng, gà trống và gà mái đều có mào đơn nhiều răng cưa Chân cao trung bình, chân và da có màu vàng. Khả năng sản xuất: Lúc 5 tháng tuổi đạt 1,5-1,6 kg ở con trống; 1,0 -1,2 kg với gà mái, lúc này giết thịt ăn ngon. Gà đẻ sớm, lúc 4 - 4,5 tháng. Năng suất trứng bình thường là 80 - 90 quả/ năm,110 - 120 trứng nếu cai ấp, khối lượng trứng 42 - 45g. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6%, tỷ lệ nở là 78%. Gà có tính ấp rất cao, nuôi con khéo. Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1kg tăng trọng: 3,4 - 3,5 kg Gà Ri thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả có vườn 1.1.2. Gà Mía Nguồn gốc: Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Đặc điểm ngoại hình: Gà trống : lông chủ yếu có màu mận chín, còn lại là màu đen. Thân hình hình chữ nhật. Mào cờ, tích tai chảy, màu đỏ. Da vàng, da bụng có màu đỏ. chân cao, da chân màu vàng nhạt. Hình 2.3.2. Giống gà Mía
  28. 28 Gà mái : Lông màu lá chuối khô xám. Thân hình to, mắt tinh nhanh, da chân vàng nhạt. Đặc biệt sau khi đẻ 3 - 4 tháng lườn chảy xuống giống yếm bò. Gà con mọc lông chậm( gà Mía có đặc điểm là mọc lông rất chậm đến 4 tháng tuổi lông mới mọc kín thân nên nuôi gà Mía vào mùa lạnh rất khó khăn). Khả năng sản xuất: Gà Mía có khả năng sinh trưởng nhanh nhất trong các giống gà nội. Khối lượng lúc 20 tuần tuổi, gà trống đạt 3,1 kg và gà mái 2,4 kg. Thành thục muộn, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ 165 – 170 ngày. Khối lượng trứng đạt 48 – 49 g, sản lượng trứng 55 – 62 quả/năm. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 93 đến 94%; tỷ lệ nở/ trứng ấp đạt 60 – 67%. Sử dụng nuôi lấy thịt là phổ biến Gà Mía thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả có vườn ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC GIỐNG GÀ NỘI Ưu điểm: Dễ nuôi, chịu được kham khổ, có khả năng tự kiếm ăn, chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt và trứng thơm ngon. Nhược điểm: Chậm lớn, thời gian nuôi dài. Gà Mía mọc lông chậm 1.2. Các giống nhập ngoại 1.2.1. Gà Tam Hoàng Nguồn gốc: Nhập từ Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc điểm ngoại hình: Gà Tam Hoàng có đặc điểm lông vàng tươi, có cườm ở cổ. Chân vàng, da vàng. Khả năng sản xuất: Hình 2.3.3. Giống gà tam hoàng
  29. 29 Khối lượng cơ thể gà trống lúc 20 tuần tuổi đạt trung bình 2,5 – 3,0 kg; gà mái 1,7-1,9 kg. Gà thương phẩm nuôi 3 tháng tuổi đạt 1,7-1,9 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,8-3,0 kg. Gà thành thục sinh dục sớm. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 140-145 ngày. Sản lượng trứng đạt 157-160 quả /mái/năm. Chủ yếu sử dụng nuôi kiêm dụng thịt, trứng. Gà Tam Hoàng không thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả chúng chỉ thích hợp với phương thức nuôi nhốt trong chuồng 1.2.2. Gà Lương Phượng Nguồn gốc: Nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc. Đặc điểm ngoại hình: Gà có dáng bề ngoài gần giống với gà Ri. Gà mái lông màu vàng, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Mào, tích, mặt và dái tai màu đỏ. Chân vàng có chiều cao vừa phải Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, chân cao vừa phải, thân hình khá vạm vỡ chắc chắn, da màu vàng. Hình 2.3.4. Giống gà Lương phượng Khả năng sản xuất:
  30. 30 Khối lượng cơ thể gà trống lúc 20 tuần tuổi đạt trung bình 2,5 – 3,0 kg; gà mái 2,0-2,2 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,8 - 3,0 kg. Gà thành thục sinh dục sớm. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 135-45 ngày. Sản lượng trứng đạt 130 -160 quả/mái/năm. Tû lÖ Êp në: 88 - 92%. Nuôi lấy thịt thời gian nuôi từ 70 đến 80 ngày, gà trống đạt 2,5kg và gà mái đạt 1,8 đến 1,9kg, tiêu tốn thức ăn để tăng 1kg thịt hơi là 2,7kg Chủ yếu sử dụng nuôi lấy thịt. Gà Lương Phượng không thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả chúng chỉ thích hợp với phương thức nuôi nhốt trong chuồng 1.2.3. Gà Leghorn Gà có thân hình nhỏ, lông và trứng màu trắng. Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg. Năng suất trứng đạt 270 – 280 trứng/ năm. Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn. Có thể nuôi theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt. Không nên nuôi quá 2 năm vì sức đẻ giảm. Hình 2.3.5. Giống gà leghorn
  31. 31 1.2.4. Gà Aicập(dòng HA1) Tỷ lệ đẻ trứng của gà HA1 từ tuần tuổi thứ 19 đạt 5%, tuần tuổi thứ 26 đạt gần 90%, tỷ lệ đẻ trứng tăng nhanh hơn qua các tuần. Ở 25 tuần tuổi, gà địa phương chỉ có tỷ lệ đẻ 5% nhưng với gà HA1 đã đạt tới 80%. Năng suất trứng của gà HA1 cũng rất cao với bình quân 230 quả/năm. Trứng gà HA1 nhỏ vừa phải, trắng hồng, chất Hình 2.3.6. Giống gà Aicập (dòng HA1) lượng thơm ngon. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC GIỐNG GÀ NHẬP NỘI Ưu điểm: Lớn nhanh (nuôi 9 – 12 tuần tuổi đạt 1,7 – 2,5kg/con), tiêu tốn thức ăn ít (2,5 – 2,8kg TĂ/kg tăng khối lượng). Nhược điểm: Các giống gà này đòi hỏi chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện vệ sinh thú y cao hơn so với gà nội. 2. Các tiêu chuẩn chọn giống gà theo chăn nuôi phương thức hữu cơ 2.1. Yêu cầu của giống với chăn nuôi hữu cơ
  32. 32 Con giống phải thích ứng với điều kiện địa phương và được nhân giống theo phương thức sinh sản tự nhiên. Hệ thống nhân giống phải dựa vào các con giống có thể sinh sản một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. 2.2. Các đặc điểm giống phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ Dễ nuôi, chịu được kham khổ, có khả năng tự kiếm ăn, chống chịu bệnh tật tốt, tiêu tốn thức ăn thấp. 3.Phương pháp chọn lọc giống gà 3.1. Chọn gà con 1 ngày tuổi - Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái và chọn tách trống mái theo yêu cầu đối vơí mỗi giống. - Cân 10% số gà nở ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng. Chọn những cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng. - Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lông bông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hở rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cáp sáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ. Loại bỏ những cá thể có khác biệt so với một trong những đặc điểm nêu trên như: Mỏ vẹo, bắt chéo hoặc khác thường; mắt kém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng hoặc trồi ra ngoài; ngón chân và bàn chân cong, bàn chân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực kém phát triển hoặc phát triển không bình thường so với cá thể khác; bộ lông không tơi xốp hoặc bị ướt dính. - Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộp đựng 100 con riêng biệt.
  33. 33 - Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đàn như sau: So với bà ngoại thì số lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm 20% và ông nội chiếm 19% so với bà nội. - Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trống, mái từ lúc 1 ngày tuổi đến 19 - 20 tuần tuổi. 3.2. Chọn gà lúc 21 ngày tuổi hoặc 42 ngày tuổi - Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác số gà còn laị của từng giống - Xác định quy mô đàn giống dự kiến (số gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòng trống ông bà). - Những khuyết tật của các cá thể được biểu hiện bằng 1 trong những đặc điểm sau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dang, đi bằng đầu gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưng bàn chân, lông phát triển kém. - Công việc chọn lọc được tiến hành như sau: + Nếu đàn gà vào chọn được nuôi trong nhiều ô chuồng thì chọn theo từng ô độc lập. Mục tiêu là giữ lại những cá thể tốt nhất của từng ô. + Xác định khối lượng cơ thể trung bình của từng ô bằng cách cân chọn mẫu từ 10 - 20% số gà có mặt trong từng ô, sau đó tiến hành cân từng cá thể. Căn cứ vào khối lượng sống trung bình của từng mẫu, ngoại hình và số gà cần chọn của từng ô, mà quyết định giữ lại những cá thể nào làm giống. 3.3. Chọn gà lúc 19 - 20 tuần tuổi - Trước khi đàn gà được chuyển lên chuồng gà đẻ để ghép trống mái, cần tiến hành chọn lọc lần thứ 3. - Các tính trạng được chọn lọc trong giai đoạn này chủ yếu là ngoaị hình và thể chất.
  34. 34 - Đối với 2 dòng trống: Chọn những cá thể có khối lượng sống, đạt khối lượng chuẩn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, bộ lông phát triển, màu và tích tai to màu đỏ tươi, hai chân chắc chắn cân đối, không dị tật về ngón, dáng đứng tạo với mặt nền chuồng một góc 450. Loại bỏ những cá thể quá gầy, bị dị tật về ngoại hình. Tỷ lệ trống được giữ lại 12 - 13% so với dòng mái. Sau đó sẽ loại thải dần trong quá trình khai thác trứng giống để đạt tỷ lệ trống so với mái khoảng 9 -10%. 3.4. Chọn lọc giai đoạn gà đẻ - Để giảm bớt sự lảng phí về thức ăn, trong qúa trình khai thác trứng, định kỳ hàng tháng một lần tiến hành loại thải những cá thể đẻ kém dựa theo một số đặc điểm ngoại hình sau đây: Những cá thể có mào và tích tai kém phát triển, màu nhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, kể cả những cá thể vào giai đoạn cuối khai thác trứng mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyên vẹn thì chứng tỏ rằng những cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải. B. Câu gỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Nêu đặc điểm của các giống gà nội và nhập nội? - Xác định tiêu chuẩn chọn gà theo phương thức nuôi hữu cơ? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.3.1. Tổ chức thực hành nhận dạng, phân biệt các giống gà tại một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà thịt hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng xác định đặc điểm các giống gà đẻ - Nguồn lực: các giống gà, bảng đặc điểm giống - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: thực hiện ghi chép, phân tích, kết luận các giống gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao.
  35. 35 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Kết luận chính xác các giống gà đẻ 2.2. Bài thực hành 2.3.2. Tổ chức thực hành chọn lọc giống gà theo tiêu chuẩn hữu cơ tại một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà thịt hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chọn giống gà đẻ hữu cơ - Nguồn lực: các giống gà, bảng đặc điểm giống - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: chọn lọc giống gà thịt thích hợp với cơ sở - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn được giống gà phù hợp C. Ghi nhớ - Đặc điểm các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ. - Chọn lọc giống gà đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ
  36. 36 Bài 4: Nuôi dưỡng gà đẻ Mã bài: MĐ 02 - 04 Mục tiêu: - Thực hiện được thao tác cho gà ăn, uống đảm bảo số lượng và chất lượng - Thực hiện được việc theo dõi tình hình phát triển và đẻ trứng của gà - Phát hiện được những dấu hiệu bất thường A. Nội dung 1. Úm gà con từ 0 – 3 tuần tuổi * Chuẩn bị buồng úm: - Kéo rèm che kín các cửa sổ và các chỗ hở khác trong chuồng nuôi - Lắp đặt quây úm(thường làm bằng lá cót ép cắt dọc có chiều cao 50cm đến 60cm, được quây tròn với đường kính rộng 3-3,5m để úm cho 300 gà 01 ngày tuổi trong 14 ngày đầu - Khay ăn( kích thước 70 x 60cm)hoặc mẹt tre(đường kính 50cm), gờ mép cao 2- 3cm số lượng 3 cái, máng uống gallon 1,5lit 3 cái được xếp so le nhau dùng để úm cho 300 gà con - Chụp sưởi làm bằng tôn có đường kính rộng 80-100cm(1 chụp cho 300 gà), trong lắp 3 bóng điện so le nhau và treo cao cách mặt nền trấu 60cm. - Trải độn chuồng(trấu hoặc dăm bào) dầy 8cm và gạt phẳng để gà con đi lại dễ dàng - Cần bật điện hoặc bật gaz sưởi ấm trong quây úm trước 2 tiếng sau đó mới thả gà con vào quây * Nhận gà con: - Phải có biên bản bàn giao số lượng và chất lượng và sức khỏe đàn gà giống ở nơi giao
  37. 37 - Gà con được đưa về phải chuyển ngay vào chuồng và rải đều dưới chụp sưởi trong quây úm với mật độ nuôi gà theo yêu cầu sau: Mùa hè thu 17con/m2 và mùa đông xuân 20con/m2 - Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết - Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng - Ghi vào biểu số lượng, chủng loại giống hoặc dòng, giới tính ngay từ ngày đầu tiên của tuần tuổi - Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà con chết, gà loại để tiêu hủy - Cho gà uống nước ngay trước khi cho ăn. Trong nước uống cần pha thêm thuốc bổ Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót - Thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bị sưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt sưởi ấm cho gà. Những dấu hiệu sau cần chú ý để điều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi khác - Đàn gà ăn uống bình thường, nằm tản đều dưới quây là dấu hiệu đủ nhiệt không cần can thiệp - Đàn gà tụ đống lại dưới chụp, không ăn là thiếu nhiệt cần tăng cường thêm nhiệt bằng cách hạ thấp chụp sưởi, tăng thêm công suất bóng hoặc bổ sung thêm chụp - Đàn gà dãn xa nguồn nhiệt, kêu, há mỏ thở là thừa nhiệt cần giảm bớt nhiệt bằng cách kéo cao chụp sưởi, giảm bớt bóng đèn hoặc giảm công suất bóng đèn - Yêu cầu nhiệt độ như sau Tuần tuổi Nhiệt độ trong Nhiệt độ dưới Ẩm độ nhà quây 1 26-27oC 32-33oC
  38. 38 2 25-26oC 31-32oC 60-70% 3 23-24oC 30-31oC 4 22-23oC 27-28oC * Cho gà ăn theo cách sau - Dùng thức ăn gà con tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt - Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn - Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 8-10 lần - Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 * Cho gà uống theo cách sau - Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ 1,5- 2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit - Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống - Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn - Máng uống được rửa sạch hàng ngày, thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm). * Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5-10lux tương đương 2-4w/m2 chuồng
  39. 39 Lưu ý: Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở đi chỉ đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió. Tuy nhiên việc đóng và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà * Nới rộng quây úm: Từ tuần thứ 2 trở đi quây úm được nới rộng để đảm bảo mật độ, gà vẫn được nuôi trong quây đến hết tuần thứ 3. Nuôi gà mùa hè có thể tháo quây sớm nhưng tối thiểu gà cũng phải được nuôi trong quây 2 tuần * Kiểm tra sức khỏe gà Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi gà giống 2. Nuôi gà dò từ 4-9 tuần tuổi - Chuyển gà sang chuồng nuôi gà dò hậu bị, chuyển gà vào lúc thời tiết mát, mùa hè từ 5-10 giờ , hoặc 18-20 giờ. Khi bắt chuyển gà dùng lưới cước có chiều cao 2 m để quây bắt gà, lùa gà nhẹ nhàng với số lượng ít một để hạn chế gà dẫm đạp khi bị quây dồn - Từ tuần thứ tư trở đi kéo rèm che mở hoàn toàn, trừ khi có gió to, trời giông bão, mưa to, quá lạnh và đàn gà bị bệnh đường hô hấp - Mật độ nuôi đảm bảo từ 15con đến 12con/ m2 chuồng tùy theo lứa tuổi gà - Cho gà ăn theo cách sau + Dùng thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt + Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và 25% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi + Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và 50% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi
  40. 40 + Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và 75% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi + Cho gà ăn bằng máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30con-40con/máng + Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần(sáng, tối) hoặc 4 lần(sáng, chiều, tối, đêm) - Cho gà uống theo cách sau + Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4,0lit hoặc 8lit + Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4cm đến 5cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống + Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng + Máng uống được rửa sạch hàng ngày, thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm). - Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5- 10lux tương đương 2-4w/m2 chuồng - Tháo bỏ quây úm hoàn toàn - Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi gà giống 3. Nuôi gà dò từ 10-19 tuần tuổi * Chọn giống: Để loại bỏ những gà không đạt tiêu chuẩn làm giống theo kỹ thuật chọn giống lúc gà 63 ngày tuổi. Sau khi chọn giống xong cần nuôi tách riêng gà trống và gà mái. Mật độ nuôi đảm bảo từ 12con đến 10con/ m2 chuồng tùy theo lứa tuổi gà.
  41. 41 Kéo rèm che mở hoàn toàn, trừ khi có gió to, trời giông bão, mưa to, quá lạnh và đàn gà bị bệnh đường hô hấp * Cho gà ăn theo cách sau - Dùng thức ăn gà hậu bị tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc - Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi và 25% thức ăn giai đoạn 10 – 19 tuần tuổi + Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi và 50% thức ăn giai đoạn 10 –19 tuần tuổi + Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 4 – 9 tuần tuổi và 75% thức ăn giai đoạn 10 – 19 tuần tuổi + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn giai đoạn 10 – 19 tuần tuổi - Cho gà ăn bằng máng đại P50,. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng - Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định: Mức ăn cho một gà/ngày căn cứ vào bảng quy định. Mức ăn này chỉ là gợi ý, nếu khối lượng gà trung bình khi kiểm tra có giá trị tương đương theo quy định thì mức cho ăn như quy định, nếu khối lượng gà đạt thấp hơn thì mức ăn tăng thêm, nếu khối lượng gà đạt cao hơn thì mức ăn giảm đi - Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày - Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn
  42. 42 - Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần * Cân gà kiểm tra khối lượng và độ đồng đều - Hàng tuần cân gà vào 1 ngày cố định, cân gà trước khi cho ăn, số gà cân bằng 10% số gà có mặt trong chuồng, cân từng con, sau đó tính ra khối lượng trung bình. Khối lượng trung bình có được sẽ làm cơ sở để so sánh với khối lượng tiêu chuẩn tại cùng thời điểm để đưa ra mức ăn hợp lý của tuần kế tiếp - Kiểm tra độ đồng đều Độ đồng đều(%) = (Số gà được chọn có khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn khối lượng trung bình 10% : Tổng số gà được cân) × 100 - Đàn gà có độ đồng đều cao khi giá trị độ đồng đều đạt từ 80% trở lên * Cho gà uống theo cách sau - Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 8lit hoặc cho uống máng dài (loại máng dài 1,2m bằng tôn được đặt trên rãnh thoát nước), máng uống dài cần phải có chụp bằng song sắt để không cho gà lội vào máng - Đế máng uống tròn kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 8cm đến 10cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống - Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 2 máng uống tròn và 100con cho 1 máng uống dài - Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 2 lần(sáng, chiều) * Chiếu sáng: Ngừng cung cấp điện chiếu sáng ban đêm, chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày * Kiểm tra sức khỏe gà: Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi gà giống 4.Nuôi gà sinh sản từ 20-72 tuần tuổi
  43. 43 * Chọn giống lên nuôi đẻ Để loại bỏ những gà không đạt tiêu chuẩn làm giống theo kỹ thuật chọn giống lúc gà 133 ngày tuổi. Chuyển gà sang nuôi tại chuồng gà đẻ. Chuyển gà vào lúc thời tiết mát, mùa hè từ 5-10 giờ , hoặc 18-20 giờ. Chuyển gà mái đi trước, chuyển gà trống đi sau. Khi bắt chuyển gà dùng lưới cước có chiều cao 2 m để quây bắt gà, lùa gà nhẹ nhàng và số lượng ít một để hạn chế gà dẫm đạp khi bị quây dồn. Mật độ nuôi đảm bảo từ 4con đến 5con/ m2 chuồng. * Ghép trống mái. Chỉ ghép đủ trống mái theo tỷ lệ 1 trống/8 mái từ tuần tuổi 22 trở đi, từ tuần 20 đến tuần 21 ghép theo tỷ lệ 1 trống/15 mái * Chiếu sáng: Cần thực hiện đúng theo các bước sau - Kích thích chiếu sáng sẽ bắt đầu vào tuần cuối cùng của giai đoạn nuôi hậu bị và bình quân mỗi tuần tăng thêm 1giờ để đạt được 15 giờ trong ngày sau đó tăng thêm 0,5 giờ để đạt được 16 giờ trong ngày - Cường độ chiếu sáng đạt 10lux tức là 3-4W/m2, khoảng cách bóng đèn từ 3m đến 4m lắp 1bóng với công suất bóng từ 40-60w - Duy trì cố định thời gian chiếu sáng trong ngày, không được thay đổi tùy tiện thời gian chiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của gà * Ổ đẻ Xếp cạnh tường chuồng với chiều cao thích hợp 40cm. Ổ được lót trấu sạch, số lượng ổ đẻ tính theo 5 con/ổ. Nên đóng ổ 2 tầng, mỗi tầng có 3 ngăn theo kích thước 35 × 35 × 35cm * Cho gà ăn - Khi gà bước vào nuôi ở tuần cuối cùng của giai đoạn hậu bị phải chuyển thức ăn và cho gà ăn thức ăn gà đẻ - Định mức ăn: Dựa vào mức ăn tiêu chuẩn đã quy định để làm căn cứ xây dựng định mức ăn và cần lưu ý như sau - Giữ nguyên mức ăn của tuần cuối giai đoạn hậu bị đến khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5%
  44. 44 - Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn thì bắt đầu tăng mức ăn(tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và trong suốt thời gian đạt đỉnh đẻ - Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột, thường giảm không quá 1g/con/ngày trong 1 tuần - Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 88 – 92% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà - Cho ăn: Bố trí máng ăn 20-22con/máng, hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà có mặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ - Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày * Cho uống: Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn, hàng ngày vệ sinh máng uống theo quy định của thú y. máng uống dùng loại máng dài đặt trên rãnh thoát nước có chụp song sắt. mật độ máng uống đặt 2 máng dài cho 100 gà(loại máng tôn dài 1,2m). * Chọn và loại thải gà đẻ định kỳ - Thời điểm bắt đầu chọn và loại thải gà đẻ bắt đầu sau thời điểm gà đẻ đạt đỉnh và đi xuống nhằm loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém Những gà đẻ kém có các biểu hiện như sau: + Mào rụt, chân khô, lông xơ xác và nhẹ cân + Gà có bụng cứng, lỗ huyệt khô + Gà đang thay lông, hai bên sườn và cánh đang mọc lông măng + Mặc dù có các biểu hiện trên nhưng trước khi quyết định loại bỏ thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không
  45. 45 B. câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Xác định nhu cầu thức ăn cho đàn gà đẻ? - Cách lập khẩu phần ăn cho đàn gà đẻ? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.4.1. Tổ chức thực hành xác định nhu cầu các loại thức ăn cho một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng xác định nhu cầu các loại thức ăn cho gà đẻ - Nguồn lực: các loại thức ăn, giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: tính toán xác định nhu cầu các loại thức ăn cho gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định đúng chủng loại, sống lượng 2.2. Bài thực hành 2.4.2. Tổ chức thực hành lập khẩu phần ăn cho một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập khẩu phần ăn cho gà đẻ - Nguồn lực: các loại thức ăn, giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: tính toán, lập khẩu phần ăn cho gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lập khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng C. Ghi nhớ - Nhu cầu thức ăn phải đủ số lượng theo yê cầu và đúng tiêu chuẩn PGS.
  46. 46 - Khẩu phần ăn cho gà phải đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà
  47. 47 Bài 5: Chăm sóc gà đẻ Mã bài: MĐ 02 - 05 Mục tiêu - Theo dõi được sự phát triển của gà - Vệ sinh đảm bảo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển - Tuân thủ vệ sinh môi trường A. Nội dung 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 1.1. Quan sát đàn gà Đầu tuần thứ 5 chỉ thả gà 2 giờ/ ngày cho gà tập làm quen. sau đó đuổi gà vào chuồng, nhũng buổi sau tăng dần thời gian thả từ 30 phút đến 1 giờ, như vậy sau khoảng 10 ngày là thả gà tự do. Trước khi mở cửa, gà đã được cho ăn, uống khá đầy đủ, đặc biệt, nước uống có pha vitamin. Hàng ngày quan sát đàn gà, phát hiện những biểu hiện không bình thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Hình 2.5.1. Đàn gà khỏe mạnh
  48. 48 1.2. Kiểm tra phân gà §Þnh kú xíi ®¶o, bæ sung chÊt ®én chuång ®Ó ®¶m b¶o ®é dµy cÇn thiÕt vµ lµm cho chÊt ®én chuång lu«n kh« r¸o, t¬i xèp. Th­êng xuyªn kiÓm tra chÊt ®én chuång nÕu bÞ ­íl ph¶i hãt ra ngoµi vµ bæ sung l¹i chÊt ®én chuång míi. 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 2.1. Chọn mẫu kiểm tra Chọn ngẫu nhiên 10% cá thể trong tổng đàn để tiến hành cân kiểm tra tốc độ tăng trọng của gà nuôi thịt. 2.2. Cân cá thể Cân từng cá thể gà kiểm tra độ đồng đều của đàn từ đó có kế hoạch phân đàn, điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. 3. Kiểm tra chất lượng trứng và tỷ lệ đẻ * Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng + Kích cỡ + Độ dày và màu sắc vỏ trứng + Tỷ lệ và màu lòng đỏ + Độ tươi của trứng ( Đánh giá sự đặc loãng của lòng trắng) • Với trứng giống : + Hình dạng trứng + Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở + Tỷ lệ gà loại 1 Để đảm bảo chất lượng trứng cũng như tỷ lệ đẻ của gà đươc tốt cân quan tâm tới chất lượng nguồn giống, thức ăn cho gà phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp với đặc điểm từng giống từng giai đoạn nuôi.
  49. 49 Thu nhặt trứng: thu nhặt trứng 3-4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải sếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng. 4. Ghi sổ sách theo dõi Mục đích của việc ghi chép số liệu Theo dõi sinh trưởng và phát triển của đàn gà Tính toán chính xác lỗ/ lãi từ chăn nuôi gà Từ đó có những quyết định đúng đắn cho chăn nuôi 4.1. Các số liệu cần ghi chép 4.1.1. Các khoản chi phí đầu vào + Chi phí con giống (bao gồm cả chi phí vận chuyển) + Chi phí thức ăn, tính từ khi mua về nuôi đến khi xuất bán (bao gồm cả vận chuyển) + Chi phí mua các dụng cụ phục vụ chăn nuôi: bóng điện, máng ăn máng uống, ổ đẻ . chi phí tiền điện, chất đốt + Chi phí khấu hao chuồng trại (tính khấu hao 4 -5 năm) + Chi phí khác: lãi xuất tiền vốn vay + Chi phí lao động 4.1.2. Các khoản thu + Thu từ bán trứng, kể cả trứng để ăn + Thu từ bán gà con + Thu từ bán gà thịt, kể cả gà thịt ăn. + Ước tính giá trị đàn gà còn lại (nếu có). 4.2. Phương pháp ghi chép số liệu + Số liệu nên được ghi chép cập nhật từng ngày để vừa có độ chính xác cao và có thể theo dõi được sinh trưởng phát triển của đàn gà. + Ghi chép đầy đủ + Ghi chép số liệu vào sổ, tránh ghi lên tường nhà, bếp, cửa
  50. 50 + Nên ghi chép những điểm cần lưu ý vào mục ghi chú để khi tính toán kinh tế có thể phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm. 4.3. Bảng biểu mẫu ghi chép số liệu Giới thiệu hai mẫu bảng ghi chép số liệu: Mẫu 1 và mẫu 2. Mẫu 1: Ghi chung số liệu đầu vào và thu sản phẩm trong cùng một bảng Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu Dễ ghi chép Nhược điểm: Không phân tích đánh giá được diễn biến trong suốt thời gian nuôi. Do đó khó có kết luận về kết quả: Tại sao lỗ? Tại sao lãi thấp? Tại sao lãi cao? Bảng mẫu ghi chép số liệu Ngày Chi phí đầu vào Thu tháng Nội dung chi Số tiền Nội dung thu Số tiền Tổng Mẫu 2: Ghi tách chi phí đầu vào và thu từ sản phẩm Ưu điểm: Ghi chép được nhiều thông tin cần thiết Có thể phân tích đánh giá được diễn biến trong suốt thời gian nuôi, để có kết luận về kết quả chăn nuôi: Tại sao lãi, tại sao lỗ, Tại sao lãi thấp? Tại sao lãi cao? Nhược điểm: Phức tạp và yêu cầu cần nhiều thời gian hơn. Biểu mẫu ghi số liệu chi phí Chi phí (đ) Ngày Con giống Thức ăn Thiết bị, Chi Ghi tháng Số Thành Số Thành dụng cụ khác chú lượng tiền lượng tiền
  51. 51 Tổng Lưu ý: Một số chi phí chỉ cần ghi một lần vào đầu hoặc cuối thời gian nuôi. VD : lãi xuất ngân hàng Một số chi phí khác cần ghi tại thời điểm chi: VD mua dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi, chi phí thú y, chi phí thức ăn, chi phí con giống Biểu mẫu ghi số liệu thu và bán sản phẩm Ngày Trứng Gà con Gà thịt Thu Ước Ghi tháng Số Số Thàn Số Thàn Số Số Thành khác tính chú lượn lượng h tiền lượng h tiền lượng lượng tiền giá g ăn trứng ăn và bán trị và bán cho của cho trứng và đàn gà còn lại Tổng Lưu ý: Tiền thu từ trứng được tính cả trứng ăn và cho. Lấy số trứng x giá bán tại thời điểm tương ứng. Tiền thu từ gà thịt phải tính cả gà thịt gia đình sử dụng. Tổng khối lượng gà ăn + cho + biếu + bán x giá bán tại thời điểm tương ứng. Thời điểm tính hiệu quả kinh tế cần phải ước lượng giá trị của đàn gà còn lại để tính vào thu nhập.
  52. 52 B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày cách kiểm tra sức khỏe ban đầu đàn gà đẻ? - Trình bày cách chọn mẫu và kiểm tra khối lượng đàn gà đẻ? - Trình bày cách ghi chép sổ sách theo dõi đàn gà đẻ? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.5.1. Tổ chức thực hành kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đàn gà tại trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng kiểm tra sức khỏe đàn gà - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0 - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: nhóm thực hiện kiểm tra sức khỏe gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: đánh giá chính xác sức khỏe đàn gà qua các tiêu chí 2.1. Bài thực hành 2.5.2. Tổ chức thực hành kiểm tra khối lượng cho đàn gà tại trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ chọn mẫu và cân khối lượng gà đẻ - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, cân - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: nhóm thực hiện cân khối lượng gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn mẫu đảm bảo tính đại diện, cân chính xác 2.1. Bài thực hành 2.5.3.: Tổ chức thực hành ghi chép theo dõi đàn gà tại trại hoặc hộ gia đình nuôi gà thịt hữu cơ nơi tổ chức lớp học? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ghi chép số sách - Nguồn lực: giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm
  53. 53 - Nhiệm vụ của từng nhóm: nhóm thực hiện ghi chép sổ sách theo dõi - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: ghi chép chính xác và đầy đủ C. Ghi nhớ - Phân biệt được gà ốm, gà khỏe. - Chọn mẫu và kiểm tra khối lượng đàn gà. - Ghi chép sổ sách chính xác, đúng thực tế
  54. 54 Bài 6: Phòng và trị bệnh cho gà đẻ Mã bài: MĐ 02 - 06 Mục tiêu: - Phát hiện được một số bệnh trên gà đẻ - Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị một số bệnh A. Nội dung 1. Phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm 1.1. Phòng và điều trị bệnh Newcatle * Tên gọi khác: Dịch tả gà, bệnh gà rù, bệnh ỉa cứt cò - Động vật cảm thụ: Gà, chim các lứa tuổi đều bị (không có ở ngan, ngỗng, vịt) - Nguyên nhân: Do virut gây nên, - Phương thức truyền lây: Virut thải ra từ phân, xác gà bệnh lan truyền trong không khí và nước uống cũng như các tác nhân truyền bệnh như dụng cụ nuôi, người nuôi nhiễm mầm bệnh. Gà khỏe ăn hoặc hít phải mầm bệnh sẽ bị nhiễm 1.1.1. Triệu chứng: Gà nung bệnh từ 5-6 ngày và biểu hiện lờ đờ, kém ăn, uống nhiều nước ngực ướt, thở khó, ho. Phân lỏng màu xanh trắng có mùi tanh khẳm, đôi khi có máu, hậu môn phân ướt dính bết. Mào tím, có thể phù nề quanh đầu. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm. Tỷ lệ chết tăng dần và đạt tới 50-90% tùy theo đàn. Một số con không chết có triệu chứng động kinh, quay tròn, đầu rúc vào bụng Hình 2.6.1. Triệu chứng thần kinh
  55. 55 1.1.2. Bệnh tích: Thực quản, dạ dày tuyến và cơ, ruột, lỗ huyệt xuất huyết, lách sưng to. Khí quản, phế quản có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Dạ dày tuyến xuất huyết khí quản và thanh quản đỏ và một vài mụn mủ trong khí quản Hình 2.6.2. Triệu chứng ở dạ dày và khí quản
  56. 56 Gà đẻ buồng trứng xung huyết và có một số trứng teo. Da chân và da lườn bình thường, vành tim bình thường Hình 2.6.3. Buồng trứng xung huyết 1.1.3. Phòng bệnh: Bằng vacxin theo quy trình, nếu đàn gà bị dịch, xác gà phải chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, lông chôn sâu, khu chuồng nuôi và dụng cụ rửa sạch, rắc vôi sau đó phun sát trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng nghỉ 1-2 tháng mới nuôi tiếp 1.1.4. Điều trị: Không có thuốc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì dùng kháng thể KTG tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, nếu gà khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7-8 ngày phải tiêm vacxin nhược độc Newcatson hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin 1.2. Phòng và điều trị bệnh thương hàn gà Động vật cảm thụ: Các loại gia cầm đều bị nhiễm ở các lúa tuổi Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella gallinarum Gram(-) gây bệnh Phương thức truyền lây: Giống như bệnh bạch lỵ nhưng phương thức truyền qua phân là quan trọng nhất nên chú ý phương thức này để phòng bệnh 1.2.1. Triệu chứng:
  57. 57 Gà con Ủ rũ, kém ăn, tụ lại từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính phân đóng thành cục, gà thở khó. Tỷ lệ chết 5-15% Ở gà lớn có triệu chứng như bệnh bạch lỵ nhưng tỷ lệ chết cao và lai rai, phân ỉa chảy màu vàng, mào tái, đẻ trứng giảm 1.2.2. Bệnh tích: Gà con Gan, phổi sung huyết đỏ bầm hoặc gan và lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh gim. Tim, phổi có điểm hoại tử trắng. Lòng đỏ không tiêu. Lách sưng to, thận sung huyết Hình 2.6.4. Bệnh tích ở gà con Gà lớn: Da sậm, gầy(do bại huyết). Gan sưng màu trắng sám hoặc nhợt nhạt, lách sưng to, mật sưng. Ruột viêm đỏ và loét rộng Phòng và trị bệnh: Gà con: Nhập nuôi để tại nơi sạch, sát trùng kỹ và biệt lập, cách ly hẳn với gà lớn Trứng ấp: Để trong khay sạch đã tiệt trùng Máy ấp: Sau mỗi đợt ấp, cọ rửa và sát trùng dụng cụ, máy ấp bằng nước sạch Chuồng nuôi: Chất độn chuồng thường xuyên thay đổi, giữ khô
  58. 58 Thức ăn, nước uống tránh nhiễm bẩn từ phân 1.3. Phòng và điều trị bệnh CRD - Tên gọi khác: Bệnh CRD, bệnh hen - Động vật cảm thụ: Gia cầm các lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh này - Nguyên nhân: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên, chúng ít mẫn cảm với kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, và chúng có nhiều serotype khác nhau có loại gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm khớp, có loại gây viêm túi khí - Phương thức truyền lây: + Lây qua trứng từ đàn gà bố mẹ nhiễm bệnh + Lây qua dụng cụ, người chăn nuôi mang mầm bệnh, mầm bệnh thải vào không khí, thức ăn nước uống gây bệnh cho gà khỏe + Lây từ tiếp xúc giữa gà khỏe và gà bệnh + Bệnh càng nặng hơn trong trường hợp nhốt chật, chuồng không thông thoáng, ẩm thấp và nhiều khí độc như amoniac, cacbonic 1.3.1. Triệu chứng: Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì Hình 2.6.5. Triệu chứng hô hấp
  59. 59 1.3.2. Bệnh tích: Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột Hình 2.6.6. Bệnh tích ở tim 1.3.3. Phòng và điều trị: Cho gà uống Bcomplex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ, giỮ ấm khi trời lạnh. Sử dụng tỏi tươi giã lấy nước cho gia cầm uống, xác trộn trong thức ăn (100g/10 lít nước) hoặc ngâm rượu tỏi (30-40g/100ml rượu, 5-6ml rượu tỏi/1 lít nước). Ngoài ra bà con có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hăng ngày với lượng 3%. 1.4. Phòng bệnh cúm gia cầm Cúm gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, được xếp vào nhóm A là nhóm bệnh lây lan rất nhanh, rất rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Vào các tháng cuối năm 2003, tại khu vực châu Á, trước khi dịch xuất hiện tại Việt nam, Nhật Bản và Nam Triều Tiên là hai quốc gia công bố dịch đầu tiên, kế đến dịch xuất hiện tại Thái Lan, Việt Nam. Hiện nay Indonesia, Đài Loan, Campuchia, Lào, Pakistan và cả Trung Quốc cũng công bố dịch. Theo thông báo của Cục Thú Y, hiện nay dịch cúm gà đã xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của nước ta làm chết nhiều gia cầm, thủy cầm và dịch cúm gà đang có xu hướng lây lan ra nhiều địa phương khác. - Nguyên nhân gây bệnh Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ
  60. 60 Orthomyxoviridae, giống Influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 9 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó. Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng Kông năm 1997, H7N7 gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm 2003. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh là H5N1. - Sức đề kháng của virus Virus gây bệnh cúm gà có sức đề kháng tương đối yếu trong điều kiện nhiệt độ cao và độ pH mạnh. Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 560 C trong 3 giờ và ở 600C trong 30 phút hay trong môi trường không đẳng trương hoặc khô ráo. Do được bọc bởi lớp vỏ lipid, virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất tẩy và các loại thuốc sát trùng. Trong điều kiện môi trường có nhiều chất hữu cơ, virus chỉ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thuộc nhóm aldehyde như formol, glutaraldehyde hoặc nhóm Iodine complex. Do đó nhóm thuốc này rất thích hợp cho việc tiêu độc, sát trùng chuồng trại lúc đang có dịch hoặc sát trùng định kỳ lúc có gia cầm, thủy cầm trong chuồng trại để phòng ngừa sự lây lan của bệnh từ nơi khác xâm nhập. Các loại thuốc sát trùng khác cũng có tác dụng diệt virus hữu hiệu với điều kiện phải tẩy uế cho sạch các chất hữu cơ như phân, chất độn chuồng trước khi phun thuốc, các chất này bao gồm phenol, quartenary ammonium, sodium hypochloride, acid loãng và hydroxylamin (Franklin và Laver, 1963). Virus có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ thấp và trong phân tối thiểu là 3 tháng. Trong nguồn nước virus có thể tồn tại khoảng 4 ngày ở nhiệt độ 220C và trên 30 ngày ở 00C. Đối với chủng virus độc lực cao, nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần 1g phân từ gà bệnh có thể chứa đủ lượng virus để gây nhiễm một triệu gà (WHO, 2003). - Sự lây lan Cho đến nay virus đã gây nhiều trận dịch lớn trên nhiều nước trên thế giới.
  61. 61 Tuy nhiên ở Việt Nam đây là lần đầu tiên bệnh xuất hiện và được công bố dịch. Động vật cảm thụ đối với bệnh cúm gà bao gồm gia cầm, thuỷ cầm, đà điểu, các loài chim, trong đó gia cầm nhạy cảm với bệnh nhất. Người và một số loài động vật có vú cũng có thể mắc bệnh. Do các loài chim cũng nhạy cảm với bệnh, do đó ngoài sự lây lan do vận chuyển gia cầm, thuỷ cầm và các sản phẩm liên quan, chim hoang được coi là nguy cơ làm tăng nhanh sự lây lan của bệnh từ vùng này sang vùng khác. Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó xâm nhập vào các con còn lại trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như H5 hoặc H7, thời gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3-14 ngày. Giữa các đàn, sự lây lan thường do vận chuyển, bán chạy gia cầm mắc bệnh. Phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, sự xâm nhập của chim vào chuồng tại được coi là nguồn lây nhiễm nghiêm trọng. Tại nước ta, theo Thông báo của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ổ dịch cúm gà đầu tiên được phát hiện vào tháng 7 năm 2003. Ngành Thú y đã có nhiều nổ lực để dâp dịch nhưng cho đến nay (cuối tháng1/2004) bệnh đã được công bố xảy ra trên 40 tỉnh thành của cả nước, chứng tỏ sự lây lan của bệnh rất nhanh. Bệnh có khả năng lây sang người, cho đến thời điểm cuối tháng 1 năm 2004 tại nước ta đã có trên 60 ca nghi nhiễm bệnh cúm A trên người đã được ghi nhận, trong đó một vài ca đã cho kết quả dương tính với chủng H5N1. Theo nhiều tài liệu, Virus gây dịch cúm gà có cấu trúc không ổn định với 8 mảnh ARN, nếu nhiễm cùng lúc với virus gây cúm A trên người có thể sẽ tái tổ hợp với virus gây cúm A trên người thành chủng virus gây bệnh cho người ( Perdue, 2000). Đồng thời, cho đến nay chưa có bằng chứng nào về việc lây truyền bệnh từ người
  62. 62 qua người. - Triệu chứng bệnh Bệnh có 2 thể: Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất hiện triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng. Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh. Ở nước ta đã xác định chủng virus gây bệnh là H5N1. Chủng này thường gây thể bệnh rất nặng trên gia cầm, các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus xâm nhập và tấn Hình 2.6.7. Xuất huyết ỏ chân và chảy nước dãi công gây tổn thương nặng các hệ ở mỏ thống kể trên.
  63. 63 Trên một cá thể, các triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào các cơ quan bị tổn thương nhiều hay ít, tuy nhiên trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể quan sát thấy các triệu chứng sau đây: - Một số con chết nhanh trước khi có triệu chứng xuất hiện. - Cả đàn gia cầm giảm sự linh hoạt, giảm ăn, giảm uống. - Gia cầm đẻ có dấu hiệu giảm tỷ lệ đẻ, trứng bị mỏng vỏ. - Hắt hơi, ho, khó thở, có âm khò khè lúc thở, một số con há miệng để thở. Hình 2.6.8. Gà bệnh bị sưng, phù mắt - Mắt sưng phù, chảy nước mắt. - Sau 3 ngày mắc bệnh một số con còn sống sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như quẹo cổ, liệt chân, sệ cánh hoặc đi xoay vòng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết trên một số đàn có thể lên đến 100%. - Bệnh tích: Xác chết của gia cầm và thủy cầm có các biểu hiện sau đây: + Đầu mặt cổ sưng phù. + Phù thủng quanh hóc mắt. + Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. + Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius xuất huyết. + Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết. + Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử. - Kiểm soát dịch cúm gà Ở vùng có dịch
  64. 64 Nên tiêu diệt tất cả gia cầm, thủy cầm bao gồm: gà, vịt, gà tây, cút, ngỗng bằng cách giết chết, sau đó chôn sâu hoặc đốt. Đốt bỏ tất cả chất độn chuồng, phân trên đàn có bệnh. Các vật dụng chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động phải được tẩy uế và sát trùng cẩn thận. Do điều kiện tẩy uế khó khăn lúc dập dịch, cần chọn thuốc sát trùng nhóm aldehyde như glutaraldehyde hoặc glutaraldehyde kết hợp với ammonium chloride hoặc Iodine, cần đảm bảo việc pha thuốc đúng nồng độ hướng dẫn và phun thuốc đủ ướt (1 lít thuốc đã pha loãng cho 3m2 bề mặt chuồng trại hoặc phương tiện vận chuyển. Không nên tự ý giết mổ và tiêu thụ gia cầm mắc bệnh. Người tham gia chống dịch phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như mũ, áo, quần, ủng, mặt nạ che mũi, kiếng che mắt, găng tay Không tự ý nuôi gà, vịt trở lại trước khi có sự cho phép của ngành Thú Y. Ở các vùng chưa có dịch Không tiếp xúc hoặc cho nhập vào trại gia cầm, thủy cầm và các sản phẩm có liên quan từ vùng có dịch, nên thực hiện nghiêm ngặt việc sát trùng định kỳ chuồng trại. Hạn chế tối đa khách thăm viếng, tăng cường vệ sinh nước uống và tăng cường sức kháng bệnh cho gia cầm, thuỷ cầm bằng các loại vitamin, đặc biệt lưu ý vitamin C, các chất điện giải theo quy trình phòng chống bệnh bằng các sản phẩm của Công ty ANOVA, tránh tối đa các stress cho gia cầm, thủy cầm. Đồng thời hạn chế sự xâm nhập của chim vào chuồng trại bằng cách dùng lưới vây các cửa và khe hở. Hiện nay, đã có vaccin phòng bệnh cúm gia cầm chủng H5N1, vaccin này đã được sử dụng tại một số nước Italia, Mexico, Tuy nhiên trong các trận dịch cúm gần đây tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước này cho đến nay chưa có chủ trường dùng vaccin như là một trong những biện pháp dập dịch. 1.5. Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng - Tên gọi khác: Bệnh toi - Động vật cảm thụ: Các loại gia cầm(gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây) đều dễ mắc bệnh
  65. 65 - Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella multocida G(-), vi khuẩn có sức đề kháng cao với môi trường. Tiêu diệt nhanh chóng khi dùng focmol hoặc iodine, chloramin nồng độ 2-3% - Phương thức truyền lây: Lây qua thức ăn nước uống, dụng cụ, người nuôi có mầm bệnh. Lây từ gà, vịt, ngan nhiễm bệnh truyền sang con vật khỏe và nhiều khi ngan, vịt, lợn bị bệnh có thể truyền bệnh sang gà và ngược lại gà bị bệnh có thể truyền sang cho vịt, ngan, lợn 1.5.1. Triệu chứng: Giai đoạn cấp tính gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4-5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc Hình 2.6.9. Tích và mào sưng
  66. 66 1.5.2. Bệnh tích: Thịt sẫm màu. Phổi đỏ có một vài đám sậm đen. Gan sưng, ruột sưng, mỡ vành tim xuất huyết, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen. Gan đôi khi có hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng, ở vịt có lấm tấm hoại tử đầu đinh gim. Ruột viêm đỏ ở trực tràng Hình 2.6.10. Màng bao tim tich nước 1.5.3. Phòng và tiều trị : Tiêm phòng bằng vacxin theo quy trình. Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi. Cần giữ cho gia cầm không bị stress. Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin, nước cung cấp phải sạch, không để con vật quá nóng hoặc lạnh. Thực hiện chặt chẽ nội qui về an toàn và vệ sinh trong chăn nuôi, con người, dụng cụ trang thiết bị khi tiếp xúc với gia cầm phải bảo đảm an toàn dịch bệnh. Chủ động phòng bệnh bằng vacxin cho gia cầm, đặc biệt trước các thời điểm chuyển mùa. Liều vacxin được sử dụng từ 0,5 – 1ml/con/tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Đối với đàn gia cầm giống nên sử dụng vacxin nhũ dầu. 2. Phòng và điều trị chứng thiếu dinh dưỡng 2.1. Thiếu Vitamin A * Nguyên nhân :
  67. 67 +Do sữa mẹ không đủ lượng caroten. +Do chế độ ăn uống thiếu thức ăn xanh. +Do con vật mắc bệnh đường tiêu hóa. * Cơ chế: + Khi thiếu Vitamin A gia súc, gia cầm hay bị khô mắt, hàng rào biểu bì của cơ thể bị suy yếu làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng. + Khi thiếu Vitamin A, chứng hay gặp là chứng quáng gà vì khi cơ thể thiếu Vitamin A thì sắc tố Rodopsin (tác dụng thu nhận ánh sáng ) bị phân hủy thành các chất khác (Ropsin và retinol). Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu Vitamin A thì chất thu nhận ánh sáng ở quanh võng mạc không đủ để nhận ánh sáng, và gây nên chứng quán gà. * Triệu chứng : + Thiếu Vitamin A gia súc gầy, lông xù, da khô hay bị tróc vảy độ sáng của lông và sừng bị mất . + Gia súc hay mắc những bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tiết liệu và sinh dục. + Gia súc cái thường hay rối loạn khả năng sinh sản, số lượng con/lứa đẻ giảm đi, gia súc con gầy yếu quái thai, hoặc phát triển không bình thường, có hiện tượng sẩy thai, sót nhau. + Gia súc đực giảm quá trình sinh tinh. + Khi gia súc, gia cầm thiếu Vitamin A xuất hiện các triệu chứng : - Ở mắt: Viêm kết mạc hoặc nhiễm giác mạc nên xuất hiện chứng quáng gà . - Riêng ở gà con còn có những triệu chứng: đầu tiên viêm kết mạc, mắt sưng chảy nhiều nước mắt, mủ nhãn cầu bị đục, cuốn lưỡi, vòm khẩu cái họng và thực quản có nổi mụn lấm tấm. Ở thanh quản có màng giả dễ bóc. Mũi có dịch nhầy, khó thở và mào bị nhợt nhạt, giảm huyết tiểu cầu.
  68. 68 * Phòng và trị bệnh: + Cho gia súc, gia cầm ăn đầy đủ thức ăn xanh, củ, quả: đu đủ, cà chua, cà rốt, tinh dầu cá. + Gia súc non cho con bú đầy đủ sữa đầu, nhu cầu caroten cho : bò 400- 500mg/ngày, heo 15-18 mg/100P/ngày. + Ðiều trị: tiêm hoặc cho uống đầu gan cá, tiêm Vitamin A, điều trị chứng của bệnh kéo theo: như viêm ruột, viêm mắt. 2.2. Thiếu Vitamin B1 Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. ở đây các dây thần kinh bị viêm làm cơ thể suy nhợc, đi lại xiêu vẹo, vẹo đầu, liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết. * Nguyên nhân. Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Nguyên nhân thức ăn phối hợp không hợp lý, nhiều tinh bột (ngô tấm) thiếu cám. * Triệu chứng. - Gà giảm ăn đột ngột và trọng lượng cũng giảm kèm theo xù lông, chân yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt; - Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân co quắp và đầu quay về lng. Cuối cùng gà không thể đứng được, không thể đi và không thể ăn được.
  69. 69 * Chẩn đoán. + Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên. + Chẩn đoán có thể xác định như sau: - Dùng tăng thuốc vitamin B1 vào thức ăn hay nước uống để so sánh với lúc cha dùng; - Phân tích vitamin B1 trong thức ăn nghi ngờ; - Gây bệnh cho gà con bằng cách dùng thức ăn nghi ngờ cho ăn để theo dõi sự phát triển về triệu chứng, bệnh tích. * Phòng và trị bệnh. - Phòng bệnh. + Bổ sung vào thức ăn hàng ngày lượng vitamin B1 3mg/kg thức ăn. Có thể sử dụng những premix tổng hợp đã có sẵn vitamin B1 và các vitamin khác như Covit, Polymicrine, vitamino-200, vitamins và Electrolytes, Embavit, Vitaperos, Polyvit, Phylasol, Konvit, Helmix. Liều lượng trên thức ăn hay nước uống như trong phòng bệnh thiếu vitamin A, D, E. - Trị bệnh: Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống: - Gà con liều 5-10mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày. - Gà lớn liều 10-15mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 5-10mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày. 3. Vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống * Vệ sinh trước khi nuôi:
  70. 70 Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi. Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào. * Vệ sinh trong khi nuôi : - Chuông nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. - Sân thả gà cần khô, thoáng. mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày - Nếu nuôi gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng cần đảm bảo sạch, khô trước khi đưa vào chuông nuôi. - Thường xuyên thay chất độn chuồng, phân gà phải được xử lý bằng cách ủ kỹ để diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài. * Vệ sinh sau mỗi đợt nuôi : Theo trình tự sau: - Thu gom phân gà, chất độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh - Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện - Sửa chữa chuồng, dụng cụ chăn nuôi - Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch. - Để trống chuồng 2 - 3 tuần. * Vệ sinh thức ăn, nước uống Máng ăn, máng uống cần cọ chụp để gà không nhảy vào, đồng thời phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc. Nước uống cho gà cần đảm bảo sạch và thay thường xuyên. Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.
  71. 71 B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện phòng trị một số bệnh truyền nhiễm cho gà. - Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và biện phòng trị chứng thiếu dinh dưỡng cho gà. - Phương pháp vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống cho đàn gà. 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.6.1. Tổ chức thực hành chẩn đoán và phòng trị một số bệnh cho gia cầm theo tiêu chuẩn hữu cơ tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà đẻ - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, vacxin, dụng cụ thú y - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: nhóm thực chẩn đoán và phòng trị bệnh cho gà đẻ - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ta phác đồ điều trị có hiệu quả đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ 2.2. Bài thực hành 2.6.2. Tổ chức thực hành vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống cho đàn gà đẻ tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng vệ sinh môi trường và dụng cụ thú y - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, dụng cụ và chế phẩm vệ sinh an toàn sinh học - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của từng nhóm: nhóm thực hiện vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: vệ sinh môi trường sạch sẽ loại trừ các nguy cơ gây bệnh đảm bảo vệ sinh môi trường.
  72. 72 C. Ghi nhớ - Phòng và trị bệnh cho gà phải tuân thủ nguyên tắc hữu cơ. Không được sử dụng kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp không chữa được mới được phép dung kháng sinh. - Phòng bệnh là chính là mục tiêu chính của chăn nuôi hữu cơ. - Tăng cường tận dụng thức ăn xanh, bột cỏ để sử dụng vitamin tự nhiên.
  73. 73 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun nuôi gà đẻ là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ; được giảng dạy đầu tiên trong các mô đun, Mô đun nuôi gà thịt cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện việc nuôi gà thịt theo phương thức hữu cơ có hiệu quả. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Chuẩn bị được các điều kiện để chăn nuôi gà đẻ theo phương thức hữu cơ - Lựa chọn được giống gà hướng trứng phù hợp với phương thức chăn nuôi - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh trên gà đẻ đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Lớp học/ Chuẩn bị điều kiện chăn Tích MĐ 01-01 Chuồng 12 3 8 1 nuôi gà đẻ hữu cơ hợp nuôi Lớp học/ Chuẩn bị thức ăn, nước Tích MĐ 01-02 Chuồng 12 3 8 1 uống hợp nuôi Lớp học/ Chọn giống gà đẻ nuôi Tích MĐ 01-03 Chuồng 11 3 8 theo phương thức hữu cơ hợp nuôi Lớp học/ Tích MĐ 01-04 Nuôi dưỡng gà đẻ Chuồng 10 2 8 hợp nuôi Lớp học/ Tích MĐ 01-05 Chăm sóc gà đẻ Chuồng 10 2 8 hợp nuôi
  74. 74 Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Lớp học/ MĐ 01-06 Phòng và trị bệnh Chuồng 12 3 8 1 nuôi Kiểm tra hết mô đun 3 3 Cộng 70 16 48 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành V. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Các khái niệm về chăn nuôi hữu cơ - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Công việc chuẩn bị chuồng nuôi - Công việc chuẩn bị máng ăn, máng uống - Thực hành chuẩn bị chuồng nuôi. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Thực hành chuẩn bị máng ăn, máng - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện uống công việc. - Thực hành bố trí dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi - Mức độ thành thạo, chính xác trong - Theo dõi quá thực hiện công việc. công việc. 5.2. Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Công việc lập kế hoạch thức ăn - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. cho gà đẻ hữu cơ. - Công việc chuẩn bị thức ăn nước uống cho gà tẻ hữu cơ.
  75. 75 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hành lập kế hoạch thức ăn. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Thực hành chuẩn bị thức ăn tinh, - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện thức ăn giàu đạm công việc. - Thực hành chuẩn bị nước uống - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 5.3. Bài 3: Chọn giống gà thịt nuôi theo phương thức hữu cơ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đặc điểm của các giống gà nội và - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. nhập nội. - Tiêu chuẩn chọn gà theo phương thức nuôi hữu cơ. - Thực hành nhận dạng, phân biệt - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. các giống gà - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện - Thực hành chọn lọc giống gà theo công việc. tiêu chuẩn hưu cơ - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng gà thịt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định nhu cầu thức ăn cho - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. đàn gà đẻ. - Cách lập khẩu phần ăn cho đàn gà thịt. - Thực hành xác định nhu cầu các - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. loại thức ăn. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
  76. 76 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hành lập khẩu phần ăn cho. công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 5.5. Bài 5: Chăm sóc gà đẻ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Cách kiểm tra sức khỏe ban đầu - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. đàn gà đẻ - Cách chọn mẫu và kiểm tra khối lượng đàn gà đẻ - Cách ghi chép sổ sách theo dõi đàn gà đẻ - Thực hành kiểm tra sức khỏe ban - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. đầu cho đàn gà - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện - Thực hành kiểm tra khối lượng công việc. cho đàn gà - Thực hành ghi chép theo dõi đàn gà - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 5.6. Bài 6: Phòng và trị bệnh cho gà thịt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. tích, chẩn đoán và biện phòng trị một số bệnh truyền nhiễm cho gà. - Nguyên nhân, triệu chứng và biện phòng trị chứng thiếu dinh dưỡng cho gà. - Phương pháp vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước
  77. 77 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá uống cho đàn gà. - Thực hành chẩn đoán và phòng trị - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. một số bệnh cho gia cầm theo tiêu chuẩn hữu cơ - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện - Thực hành chẩn đoán và phòng trị công việc. một số chúng thiếu dinh dưỡng cho gà. - Thực hành vệ sinh môi trường, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống cho đàn gà đẻ - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 4. Tài liệu cần tham khảo - Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, 2001. Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà. Nhà xuất bản nông nghiệp. - Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, 2001. Một số bệnh quan trọng ở gà. Công ty Hanvet.
  78. 78 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 11. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Lê Trung Hưng - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Ngọc Điểm, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Quang Rạng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Vĩnh Trường, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Trần Văn Lên, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./.