Giáo trình mô đun Nuôi lợn nái

pdf 85 trang ngocly 770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Nuôi lợn nái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nuoi_lon_nai.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Nuôi lợn nái

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI LỢN NÁI MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi trồng, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 07 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Chương trình đào tạo nghề “Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế chăn nuôi tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Bộ giáo trình gồm 07 quyển: 1) Giáo trình mô đun Nuôi gà thịt 2) Giáo trình mô đun Nuôi gà đẻ 3) Giáo trình mô đun Nuôi lợn con 4) Giáo trình mô đun Nuôi lợn choai 5) Giáo trình mô đun Nuôi lợn vỗ béo 6) Giáo trình mô đun Nuôi lợn nái 7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi hữu cơ. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở chăn nuôi
  4. 3 hữu cơ, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Nuôi lợn nái” giới thiệu cho học viên: Biết được các giống lợn đang nuôi ở nước ta, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn nái theo phương thức hữu cơ. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Linh 2. Nguyễn Ngọc Điểm
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7 MÔ ĐUN NUÔI LỢN NÁI 8 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn nái hữu cơ 8 A. Nội dung: 9 1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ 9 2. Chăn nuôi hữu cơ 9 2.1. Khái niệm 9 2.2. Các đặc điểm chính của chăn nuôi hữu cơ 9 2.3. Đặc điểm của nuôi lợn hữu cơ 10 2. Chuẩn bị chuồng nuôi 11 2.1. Chọn hướng chuồng 11 2.2. Chọn vị trí đặt chuồng 11 2.3. Chọn kiểu chuồng 11 3. Chuẩn bị máng ăn 14 3.1. Chọn kiểu máng ăn 14 3.2. Chọn vị trí đặt máng ăn 15 3.3. Kiểm tra máng ăn 15 4. Chuẩn bị máng uống 15 4.1. Chọn kiểu máng uống 15 4.2. Chọn vị trí đặt máng uống 16 4.3. Kiểm tra máng uống 16 5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 16 5.1. Liệt kê thiết bị và dụng cụ 16 5.2. Bố trí thiết bị 18 5.3. Kiểm tra thiết bị và dụng cụ 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ 20 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 21 A. Nội dung 21 1. Lập kế hoạch thức ăn 21 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái 21 1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn nái 22 1.3. Lập khẩu phần ăn cho lợn nái 22 1.4. Lịch cho lợn ăn 24 2.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn nái 25 2.2. Các loại thức ăn tinh 25
  6. 5 2.3. Nguồn thức ăn tinh tại địa phương 30 2.4. Lập kế hoạch 30 3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm 30 3.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn nái 33 3.2. Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn nái 34 3.3. Lập kế hoạch sử dụng thức ăn giàu đạm 34 4. Chuẩn bị nước uống 34 4.1. Nhu cầu nước uống cho lợn nái 34 4.2. Kiểm tra nước uống 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 C. Ghi nhớ: 36 Bài 3: Chọn giống lợn nái nuôi theo phương thức hữu cơ 37 A. Nội dung 37 1. Đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Việt Nam 37 1.1. Đặc điểm một số giống lợn nội 37 1.2. Đặc điểm một số giống lợn ngoại 42 2. 2. Các tiêu chuẩn chọn giống lợn theo chăn nuôi phương thức hữu cơ 46 2.2. Các đặc điểm giống phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 47 C. Ghi nhớ: 48 Bài 4: Nuôi dưỡng lợn nái 49 A. Nội dung 49 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 49 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn tinh 50 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn giàu đạm và thức ăn bổ sung 50 3. Kiểm tra chất lượng thức ăn 55 3.1. Phương pháp cảm quan 56 3.2 Phương pháp hóa học 57 3.3. Phương pháp thí nghiệm trên vật nuôi. 57 4. Cho lợn ăn, uống 57 5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần 58 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 59 C. Ghi nhớ: 60 Bài 5: Chăm sóc lợn nái 61 A. Nội dung 61 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 61 1.1. Quan sát cá thể lợn nái cà con theo mẹ 61 1.2. Quan sát đàn lợn con 62 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 62 2.1. Chọn mẫu kiểm tra 62 2.2. Cân cá thể 62
  7. 6 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 64 C. Ghi nhớ: 65 A. Nội dung 66 1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn 66 1.1. Đặc điểm của bệnh 66 1.2. Triệu chứng 66 1.3. Phòng bệnh 67 1.4. Điều trị 68 2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả 68 2.1. Triệu chứng 68 2.2. Phòng bệnh 68 2.3. Xử lý 70 3. Phòng bệnh tai xanh 70 3.1. Đặc điểm của bệnh 70 3.2. Phòng bệnh 71 4. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng 72 5. Vệ sinh môi trường chăn nuôi 75 6. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 76 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 76 C. Ghi nhớ: 77 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC 78 I. Vị trí, tính chất của mô đun môn học: 78 II. Mục tiêu: 78 III. Nội dung chính của mô đun: 78 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 79 4.1. Nguồn nhân lực: 79 4.2. Cách thức tổ chức 79 4.3. Thời gian: 79 4.4. Số lượng 79 4.5. Tiêu chuẩn sản phẩm 79 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 80 5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn nái 80 5.2. Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 80 5.3. Bài 3: Chọn giống lợn hữu cơ hướng sinh sản 81 5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng lợn nái 81 5.5. Bài 5: Chăm sóc lợn nái 82 5.6. Bài 6: Phòng và trị bệnh 82 VI. Tài liệu tham khảo 83
  8. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT EM Chế phẩm sinh học, chứa các vi sinh vật có lợi IPM Quản lý dịch hại tổng hợp IFOAM Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ PGS Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
  9. 8 MÔ ĐUN NUÔI LỢN NÁI Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Mô đun 6: “Nuôi lợn nái” thuộc chương trình dạy nghề Chăn nuôi gà, lơnl hữu cơ có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn nái; Chuẩn bị thức ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho lợn nái đạt chất lượng và hiệu quả cao
  10. 9 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 01 Mục tiêu: - Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi lợn nái theo phương thức hữu cơ - Bố trí được các trang thiết bị cần thiết trong khu vực chăn nuôi lợn nái A. Nội dung: 1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ Là việc không hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia có hại trong thức ăn gia súc Theo Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM "Sử dụng nông nghiệp hữu cơ là duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ vi sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”. Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn: + Đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ cho đất + Củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, an toàn sinh học, đề phòng thay cho điều trị, xen canh cây trồng và vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương, 2. Chăn nuôi hữu cơ 2.1. Khái niệm Chăn nuôi hữu cơ là chăn nuôi trong đó chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi. Chăn nuôi hữu cơ không có nghĩa là chỉ nuôi bằng thức ăn hữu cơ, tránh bổ sung thức ăn tổng hợp, mà còn tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của vật nuôi trong trang trại. Sức khỏe tốt và phúc lợi vật nuôi là những mục đích chính, phải tránh càng nhiều càng tốt việc làm đau vật nuôi bởi hành động cắt xẻo, buộc dây cố định hoặc tách riêng đàn nuôi. Với nhiều lý do khác nhau, chăn nuôi không có ruộng đất (nghĩa là thức ăn phải mua từ ngoài trang trại, không có nơi chăn thả) không được phép trong chăn nuôi hữu cơ. 2.2. Các đặc điểm chính của chăn nuôi hữu cơ Chăn nuôi hữu cơ dựa trên mối quan hệ hài hòa giữa đất, thực vật và động vật nuôi, tôn trọng nhu cầu sinh lý của vật nuôi và nuôi chúng bằng các thức ăn có chất lượng tốt được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
  11. 10 Động vật có quyền được hưởng không khí trong lành, nước sạch, thức ăn đủ dinh dưỡng và được đối xử theo nhu cầu của chúng Động vật có quyền được hưởng sự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, tiếng ồn quá mức, sự nóng nực, mưa gió, bùn lầy để giảm căng thẳng và đảm bảo chúng có cuộc sống thoải mái. Nếu động vật trú ở trong chuồng thì phải: Có đủ chỗ cho chúng đứng, nằm thoải mái, quay trở, liếm lông và tất cả các động tác tư thế bản năng của nó như là đi lại, vươn, duỗi hoặc vỗ cánh đều được chúng thực hiện dễ dàng. Có đủ vật liệu tự nhiên, mới, sạch sẽ để thay ổ cho các động vật có nhu cầu làm ổ (bò, cừu, dê, lợn, gà). Xung quanh chuồng phải được xây dựng đảm bảo cách nhiệt thích hợp, giữ ấm, làm mát và luôn thông thoáng để mức độ bụi, nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ khí gas ở mức không gây hại cho vật nuôi; Có khả năng duy trì kết cấu của bầy đàn, đảm bảo rằng đàn động vật không bị cô lập với các động vật khác cùng loài; Vật liệu được sử dụng để xây dựng xung quanh chuồng và bất kỳ thiết bị sản xuất nào được gắn liền với nó phải là loại vật liệu không gây hại cho sức khỏe của con người hoặc động vật. 2.3. Đặc điểm của nuôi lợn hữu cơ Chăn nuôi lợn hữu cơ là tạo môi trường thoải mái nhất cho lợn sinh sống. Lợn không bị nhốt trong chuồng, được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, được tự do hoạt động. Mặt khác lợn được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với nguồn thức ăn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ PGS. Trong chăn nuôi lợn hữu cơ sẽ không sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng các loại hóa chất, các chất kích thích tăng trưởng, các loại hoocmon. Con vật sinh trưởng một cách tự nhiên. Do vậy, ngoài diện tích chuồng nuôi còn cần có diện tích bãi chăn thả rộng rãi đủ để lợn thực hiện các hành vi tự nhiên. Các bãi chăn thường được trồng cỏ, các loại cây cỏ mà lợn có thể ăn, thường là các loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất sơ ít. Đồng thòi có bãi chăn luân chuyển để khi cỏ bị lợn ăn, dẫm đạp thì có bãi khác để thay thế.
  12. 11 2. Chuẩn bị chuồng nuôi 2.1. Chọn hướng chuồng Hiện nay trong chăn nuôi lợn việc thiết kế và xây dựng chuồng trại nhằm đảm bảo điều kiện sống tốt nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là nhu cầu tất yếu với mọi hình thức chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, chuồng nuôi khi xây dựng phải đạt được các tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm của từng loại lợn ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Trong chăn nuôi lợn nái hữu cơ chuồng nuôi là nơi cho lợn con trú ẩn để tránh các yếu tố bất lợi về thời tiết, do vậy nguyên tắc làm chuồng là phâi đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Chính vì vậy thường hay để chuồng hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. 2.2. Chọn vị trí đặt chuồng Đặt chuồng những vị trí có nền đất cao, khô ráo tránh đọng nước, ẩm thấp. Thuận tiện cho lợn ẩn nấp, ra vào. Hình 6.1.1. Vị trí đặt chuồng 2.3. Chọn kiểu chuồng Hiện nay trong chăn nuôi hữu cơ có khá nhiều kiểu chuồng, tùy theo giống lợn mà ta làm kiều chuồng phù hợp. Thường thì lợn tự nhiên chỉ đào hố để ngủ và trú ẩn, đối với các loại lợn sống gần với hoang dã như lợn rừng, lợn mán, ta nên chọn kiểu chuồng hầm, kín. Vì các loại lợn này ít khi sống trong chuồng, chúng thường vận động bên ngoài chỉ vào chuồng để ngủ hoặc vào ban đêm. Đối với những giống lợn thuần hơn, ít vận động, ta nên chọn kiểu chuồng thoáng mát, vì đây là nơi lợn thường xuyên ra, vào. Chuồng có thể làm bằng gỗ, tôn, hoặc xây. Diện tích chuồng với lợn con khoảng 0,5 – 1 m2/con. Nền chuồng bằng đất, có thể lót rơm, mùn cưa hoặc đất tơi xốp đã qua sử lý tạo, có thể sử dụng độn lót sinh thái trên thị trường, trong chất độn chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lợn phát triển.
  13. 12 Chuồng nuôi không cần chuẩn tắc, nên sử dụng vật liệu địa phương, nhưng yêu cầu đặc biệt là cần đào hố, đặc biệt với chuồng nuôi kín: Đào hố rộng 18 m2 (3m x 6m) sâu 90 – 100 cm. Có thể nuôi 8 - 10 lợn Đổ đầy hố với hỗn hợp đất và vật liệu hữu cơ: Phương án A: Phối trộn 100 phần mùn cưa, đất 10 phần, muối 10 phần cao 30cm. Phun vào hỗn hợp với chế phẩm EM Tiếp tục làm các lớp như vậy cho đến khi đầy hố Trên bề mặt có một lớp trấu dày 20 cm Hình 6.1.2. Chất độn chuồng Phương án B: 30 cm rạ 30 cm trấu 30 cm trấu + đất + muối 10 cm trấu với chế phẩm EM Hình 6.1.3. Chất độn chuồng Lớp chất độn chuồng như vậy chứa các vi sinh vật có lợi, có khả năng ức chế vi sinh vật có hại, đồng thời phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong phân, hút ẩm tốt, tạo môi trường chuồng nuôi luôn sạch sẽ không hôi thối, ẩm ướt.
  14. 13 Kiểu chuồng khép kín có sân chơi, diện tích chuồng rộng đủ cho lợn hoạt động một chách thoải mái. Hình 6.1.4. Chuồng nuôi kín Kiểu chuồng nuôi thả, mỗi nái một chuồng, diện tích chuồng không lớn nhưng đảm bảo kín và đủ ấm cho lợn mẹ và lơn con. Hình 6.1.5. Chuồng chăn thả Kiểu chuồng hầm, che chắn tốt vào mùa đông, thích hợp với các giống lợn gần với hoang dã Hình 6.1.6. Chuồng hầm chăn thả
  15. 14 Xung quang bãi chăn thả ta nên làm rào chắn bằng sắt vì với các vật liệu khác lợn thường có thói quen đào bới chân hàng rào, gây hỏng - Rào chắn không cần quá cao: với lợn con chỉ cần 50 cm là đủ. Hình 6.1.7. Rào chắn 3. Chuẩn bị máng ăn 3.1. Chọn kiểu máng ăn Máng ăn được thiết kế thấp phù hợp với lợn con, được đặt sát mặt đất Máng ăn có thể làm bằng gỗ Hinh 6.1.8. Máng ăn Máng ăn có thể tận dụng các loại chậu, không nên xây kiên cố để tiện cho việc vận chuyển, vệ sinh Hình 6.1.9. Máng ăn
  16. 15 3.2. Chọn vị trí đặt máng ăn Đặt máng ăn không quá xa chuồng nuôi, thường đặt ngay cửa chuồng tiện cho việc cho ăn và vệ sinh. Đặt tại những vị trí lợn hay đi lại, tập trung nhiều. Hình 6.1.10. Vị trí đặt máng ăn 3.3. Kiểm tra máng ăn Kiểm tra độ kín của máng ăn Kiểm tra vị trí đặt máng ăn Kiểm tra độ cao và độ sâu của máng ăn Kiểm tra độ an toàn: Máng ăn không có các góc nhọn, cạnh sắc tránh làm tổn thương cho lợn. 4. Chuẩn bị máng uống 4.1. Chọn kiểu máng uống Máng uống được thiết kế tương tự máng ăn xong phải đảm bảo có nước sạch cho lợn con uống, xây bàng gạch, làm bằng gỗ hoặc thiết kế vòi nước chảy tự nhiên với tốc độ chảy chậm. Hình 6.1.11. Máng uống bằng gỗ Tùy theo điều kiện của từng vùng, từng trại lợn mà ta chọn máng uống cho phù hợp. Vào mùa hè có thể bố trí vòi nước chảy chậm ngoài sân chơi, lợn có thể uống nước đồng thời tắm luôn tại đó.
  17. 16 4.2. Chọn vị trí đặt máng uống Vị trí đặt máng uống thường cách không xa máng ăn, thuận lợi cho lợn uống nước, đặc biệt với kiểu vòi chảy chậm, cần chọn vị trí trũng dễ thoát nước hoặc thiết kế hố cho lợn đằm ngay tại vòi chảy để lợn chống nống trong mùa hè. 4.3. Kiểm tra máng uống Kiểm tra độ kín: Máng uống phải kín, không rò rỉ nước Kiểm tra độ an toàn: Không góc nhọn, không cạnh sắc Thoát nước tốt, dễ dàng thay nước và vệ sinh máng 5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 5.1. Liệt kê thiết bị và dụng cụ Các dụng cụ chăn nuôi: là nhưng dụng cụ được sử dụng hàng ngày phụng vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con. + Dụng cụ vệ sinh: Chổi, xẻng, xô rác Hình 6.1.12. Xô đựng thức ăn, nước Hình 6.1.13. Xẻng uống Hình 6.1.14. Chổi
  18. 17 + Dụng cụ khác: Xô, chậu, rèm che, bảo hộ lao động Các dụng cụ thú y: Là nhưng dụng cụ phục vụ cho việc phòng và trị bệnh cho lợn như: Bơm tiêm, pank, kéo, kim tiêm, bông, gạc được bố trí sạch sẽ đảm bảo vô trùng và tiện lợi trong việc sử dụng Hình 6.1.15. Bơm tiêm sắt Hình 6.1.16. Kim tiêm Hình 6.1.17. Kéo cong kéo thẳng Hình 6.1.18. Pank
  19. 18 Nhiệt kế thủy ngân, hoặc nhiệt kế điện tử. Dùng đẻ kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ và con. Hình 6.1.19. Nhiệt kế 5.2. Bố trí thiết bị Dụng cụ chăn nuôi: được bố trí gần khu vực chăn nuôi tiện cho việc sử dụng và cất giữ Các dụng cụ thú y: được bố trí sạch sẽ đảm bảo vô trùng và tiện lợi trong việc sử dụng. Rèm che được bố trí để chắn nắng, mưa, gió lùa, đồng thời rèm che phải thuận tiện trong việc kéo lên và kéo xuống 5.3. Kiểm tra thiết bị và dụng cụ Thiết bị được kiểm tra đảm bảo sử dụng tốt, không gây khó khăn cho người sử dụng cũng như an toàn cho vật nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Xác định hướng chuồng, vị trí đặt chuồng và các kiểu chuồng nuôi lợn nái? - Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng ăn? - Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng uống? - Liệt kê các thiết bị chuồng nuôi và cách bố trí? 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.1.1. Tổ chức thực hành khảo sát một trại chăn nuôi lợn nái hữu cơ tại nơi tổ chức lớp học. Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện việc xác định kiểu chuồng, hướng chuồng và vị trí xây dựng chuồng lợn nái hữu cơ
  20. 19 - Nguồn lực: Trại lợn nái hữu cơ, la bàn, thước đo, giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 học viên/ nhóm - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: thứ tự thực hiện các hoạt động để đạt mục tiêu nêu ra. - Thời gian hoàn thành: ghi thời gian cần thiết để học viên trung bình hoàn thành nhiệm vụ được giao. (chú ý: chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: nêu các tiêu chí (thứ tự thực hiện các hoạt động, số lượng, chất lượng sản phẩm ) 2.2. Bài thực hành số 6.1.2. Tổ chức thực hành chọn kiểu, vị trí đặt và kiểm tra máng ăn máng uống? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc chọn kiểu chuồng, kiểu máng ăn cách bố trí máng ăn máng uống phù hợp với điều kiện chăn nuôi. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: Chọn kiểu máng ăn, bố trí và kiểm tra máng ăn cho lợn nái hữu cơ - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn chính xác máng ăn máng uống đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chất liệu, an toàn cho vật nuôi, tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái) và phù hợp với lợn nái 2.3. Bài thực hành số 6.1.3. Tổ chức thực hành bố trí các trang thiết bị chuồng nuôi lợn nái hữu cơ? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc bố trí trang thiết bị chuồng nuôi lợn nái hữu cơ. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các trang thiết bị đã nêu trong bài. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: Bố trí trang thiết bị đúng yêu cầu - Thời gian hoàn thành: 30 phút
  21. 20 Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bố trí trang thiết bị đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 2.4. Bài thực hành số 6.1.4. Tổ chức thực hành đào hố chuồng và rải chất độn lót chuồng nuôi? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc đào hố và chuẩn bị chất độn chuồng - Nguồn lực: diện tích đào hố, dụng cụ đào hố, nguyên liệu độn chuồng: trấu, rạ, mùn cưa, phoi bào, chế phẩm EM - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 8 người - Nhiệm vụ của nhóm: Đào hố sâu sâu 1m2 rộng 18 m2, rải chất độn chuồng theo một trong 2 phương án - Thời gian hoàn thành: 120 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: đào hố và rải chất độn chuồng đúng tỷ lệ và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật C. Ghi nhớ - Các kiểu chuồng nuôi phải phù hợp với cơ sở. - Chất độn lót phải đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn hữu cơ - Bố trí thiết bị chuồng nuôi hợp vệ sinh.
  22. 21 Bài 2: CHUẨN BỊ THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG Mã bài: MĐ 06 - 02 Mục tiêu: - Xây dựng được khẩu phần ăn cho lợn nái theo tiêu chuẩn hữu cơ - Phối trộn được các loại thức ăn cho lợn nái - Chuẩn bị được nước uống cho lợn nái A. Nội dung 1. Lập kế hoạch thức ăn 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Nái Năng lượng Protein Ca (%) P (%) Khoáng tổng số (Kcalo) Nái hậu bị 3000-3050 15-16 11 8,0 2,6-2,8 Nái chửa 2900-3000 14-15 13 9,0 2,9-3,0 Nái nuôi con 3000-3100 16-17 14 9,5 3,1-3,5 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa: Cần cho ăn đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển. Thời gian chửa của lợn nái chia thành 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai: Giai đoạn 1: (Từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84): Lượng thức ăn cần cho giai đoạn này ở mức trung bình vì tốc độ phát triển bào thai còn chậm Giai đoạn 2: (Từ ngày chửa thứ 85 cho đến khi đẻ): Lượng thức ăn cần cho lợn nái chửa tăng lên khoảng 25 – 30% so với giai đoạn 1 để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi bào thai phát triển. Thời kỳ này bào thai lớn nhanh, khối lượng bào thai đạt 65-70% khối lượng lợn con sơ sinh Nhu cầu dinh dưỡng cho nái nuôi con: - Thức ăn cho nái nuôi con cần giàu dinh dưỡng hơn thức ăn cho lợn nái hậu bị và nái chửa. Cần tăng cả về số lượng và chất lượng thức ăn cho nái. Khẩu phần thức ăn cho nái đẻ phụ thuộc vào số lượng lợn con theo mẹ và thể trạng của nái mẹ
  23. 22 - Lượng thức ăn cho nái đẻ sau tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho nái ăn theo khả năng, không hạn chế. - Nái nuôi từ 5 – 7 con: Có thể cho ăn 2 – 3 kg/ngày/con - Nái nuôi từ 8 – 10 con: Có thể cho ăn 3,5 – 4 kg/ngày/con - Cho nái ăn 4-5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và chiều muộn, hạn chế cho ăn nhiều vào buổi trưa nóng. 1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn nái Với chăn nuôi hữu cơ, thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc tù thiên nhiên, không sử dụng các loại thức ăn bổ sung, các hoocmon tăng trưởng, chất kích thích và bất kỳ một loại hóa chất nào. Thức ăn là sản phẩm của trồng trọt hữu cơ, tốt nhất là cơ sở chăn nuôi tự sản xuất với các tiêu chí như sau: Không sử dụng cám tổng hợp có bán sẵn trên thị trường vì nguyên liệu được các công ty sử dụng như ngô, đậu tương là sản phẩm nhập khẩu có biến đổi gen. Gia đình tự trộn các nguyên liệu như cám gạo, ngô nghiền, bột đậu tương, bột cá Thức ăn không được để lưu cữu, ẩm mốc Nguồn thức ăn: Do gia đình tự sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ở lứa đầu tiên, nếu thiếu, nông dân có thể đi mua một phần từ bên ngoài tại các chợ địa phương nhưng phải đảm bảo các nguồn nguyên liệu được sản xuất theo chương trình bền vững (IPM) giàu năng lượng không phải là sản phẩm biến đổi gen. Cho phép 20% nguyên liệu thức ăn là sản phẩm thông thường Có thể cho lợn ăn vitamin có nguồn gốc tự nhiên từ các nguồn rau xanh được gia đình trồng và quản lý trên các diện tích khác nhau 1.3. Lập khẩu phần ăn cho lợn nái Bảng 2.2. Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn Các loại lợn Lợn thịt Lợn thịt Lợn thịt Lợn nái Chỉ tiêu 10 – 30 kg 31 – 60 kg 61 – 90 kg Nội Lai Nội Lai Nội Lai Nội Lai Năng lượng trao đổi 2900 3100 2800 2900 2800 2900 2800
  24. 23 (Kcal/kg) Đạm thô (%) 15 17 12 15 10 12 14 16 Xơ thô (%) 5 5 7 6 8 7 8 8 Can xi (%) 0,6 0,7 0,5 0,6 0,3 0,4 0,6 0,7 Phot pho (%) 0,4 0,5 0,35 0,4 0,25 0,3 0,4 0,5 Muối ăn (%) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Bảng 2.3. Cách tính lượng thức ăn/ngày Giai đoạn Cách tính lượng thức Số ăn/ngày bữa/ngày 10 – 30 kg 5 % khối lượng của 3 lợn 31 – 60 kg 4 % khối lượng của lợn 2 > 61 kg 3 % khối lượng của lợn 2 Bảng 2.4. Quy đổi lượng thức ăn chăn nuôi/ngày/ lợn ∑ thức ăn cần Ngày Giai đoạn Mức thức ăn tiêu thụ Số ∑ thức ăn cần cho 30 lợn nội/ mỗi giai tuổi phát triển (Kg/ngày) lợn cho 30 lợn nội/ (ngày) ngày (Kg) đoạn (Kg) Lợn lai Lơn nội 60 - 80 10 – 20 0,5 – 1,0 0,5 – 0,9 30 15 - 27 300 - 540 kg 81-100 21 – 40 1,0 – 1,6 1,0 – 1,3 30 - 39 600 - 780 kg 101 - 150 41 – 60 1,6 – 2,4 1,4 – 1,5 42 - 45 2100 - 2250 kg 151 – > 61 kg 1,8 – 2,1 -
  25. 24 180 1,2 – 2,2 3000 – 3570 Như vậy tùy theo trọng lượng cơ thể mà mức ăn phục vụ cho các hoạt động thông thường của lợn nái là khác nhau. Do đó mức ăn cho lợn tùy thuộc vào giống, trọng lượng cơ thể và giai đoạn phát triển của lợn nái. Trên thức tế các giống lơn nội thường có mức ăn như sau: Bảng 2.5. Mức ăn cho lợn nái chửa giống nội Khối lượng lợn Thức ăn đã phối trộn/nái/ngày Thức ăn thô Số bữa nái chửa đầu kỳ (kg) xanh (kg) ăn/ngày (Kg) Chửa kỳ I Chửa kỳ II 50 – 65 1 – 1,2 1,4 – 1,5 3 - 4 2 65 – 85 1,1 – 1,3 1,6 – 1,7 3 - 4 2 Bảng 2.6. Mức ăn cho lợn nái nuôi con Giai đoạn nuôi con Lượng thức ăn/con/ngày đêm Thức ăn đã phối trộn Thức ăn xanh (Kg) Ngày cắn ổ đẻ 0,3 – 0,5 0 Sau đẻ ngày thứ 1 1,0 1 Sau đẻ ngày thứ 1 1,5 1 Sau đẻ ngày thứ 1 2,0 1 Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 2,5 2 1.4. Lịch cho lợn ăn Tùy theo giai đoạn mang thai mà có thể cho ăn theo lịch khác nhau. Giai đoạn hậu bị và chửa kỳ 1, cho ăn 1 ngày 2 bữa. Giai đoạn chửa kỳ cuối và nuôi con cho ăn ngày 3 bữa. 2. Chuẩn bị thức ăn tinh
  26. 25 2.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn nái Thức ăn tinh cho lợn con, phải được trồng theo phương thức hữu cơ. Có thể sử dụng thêm thức ăn bình thường nhưng không quá 20%, không phải là sản phẩm biến đổi gen. Thức ăn tinh phải đạt chuẩn theo tiêu chuẩn PGS không ẩm mốc, đảm bảo mùi vị tự nhiên của nguyên liệu. 2.2. Các loại thức ăn tinh Thức ăn tinh hay thức ăn giàu năng lượng: - Là nhóm nguyên liệu có giá trị năng lượng cao (trên 2500 kcal/kg nguyên liệu). - Dùng cho các hoạt động sống : Vận động, thở, tiêu hóa - Dùng để tạo sản phẩm - Các loại nguyên liệu trong nhóm này gồm : hạt ngũ cốc, ngô, thóc, tấm, cám gạo các loại củ như sắn, khoai lang * Ngô hạt, bột ngô Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dùng ngô Oparque-2 cho lợn, cần bổ sung thêm methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME (bảng 26). Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoz cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích
  27. 26 hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn. Khi dùng ngô làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 10- 25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. Sử dụng đối với lợn vỗ béo ta có thể cho ăn tới 40% ngô trong khẩu phần ăn. Lợn con và lợn nái có thể sử dụng 25%. Sử dụng tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn của các loại lợn Loại lợn Tỷ lệ trong khẩu phần (%) Lợn con cai sữa mức tối đa 30 Lợn sinh trưởng 4-8 tháng tuổi 35 Lợn giai đoạn vỗ béo 35 Lợn vỗ béo hướng nạc 25 Lợn vỗ béo hướng mỡ 45 Lợn nái chửa kỳ 1 40 Lợn nái chửa kỳ 2 20 Lợn nái nuôi con 20 Lợn đực giống 20 * Thóc tẻ Thóc có 2 phần: vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein thô và 10 - 15% lipit.
  28. 27 Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của lợn. * Cám gạo - Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II. - Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngoài ra trong cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ nên có thể sử dụng cho lợn nái sinh sản và lợn choai. Lợn con ăn nhiều dễ bị tiêu chảy và hệ số tiêu hoá giảm. Lợn thịt nuôi toàn bằng cám to thì chậm lớn và mỡ nhão. Nên trộn cám to cho lợn nái không quá 3 %, lợn choai từ 10 - 20%. Lợn con không nên cho ăn. - Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25%. Cho lợn con và lợn lớn. - Tỷ lệ sử dụng cám trong khẩu phần với các loại lợn như sau : Tỷ lệ cám trong khẩu phần cho lợn Lợi lợn Tỷ lệ trong khẩu phần (%) Lợn con cai sữa mức tối đa 15 Lợn hậu bị và lợn thịt 30 Lợn vỗ béo hướng nạc 25 Lợn vỗ béo, lợn nái, lợn đực giống 35 * Tấm gạo Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%.
  29. 28 Tấm hạt nhỏ lợn có thể tiêu hoá dễ dàng. Trường hợp hạt to có thể ngâm vài giờ trước khi ăn 3-4 giờ. Có thể sử dụng cho các loại lợn như sau: Lợn đực, nái:30%, lợn thịt 60-70%, lợn con 75%. * Sắn Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít prrotit, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ.Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit. Bột sắn khô có thể sử dụng 30-50% trong thức ăn hỗn hợp nuôi lợn. Chú ý : Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn. * Khoai lang Khoai lang tươi có tỷ lệ nước 68%, protein thô thấp 1,3%, 21,17% gluxit, 0,47% xenlulose, 0,8% chất khoáng và năng lượng 600 kcalo ME/kg. Củ tươi có thể cho lợn sinh sản và lợn vỗ béo ăn sống. Khoai lang khô có thể nghiền thành bột cho lợn ăn và sử dụng 20% trong khẩu phần thức ăn của lợn vỗ béo. Tỷ lệ tiêu hoá 70-80% là loại thức ăn thích hợp gia súc non. Có thể cho ăn tươi, khô hoặc nấu chín. Lá và thân khoai cũng là thức ăn có giá trị giàu vitamin C và caroten. Nếu cho ăn quá mức sẽ mắc bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết, con vật có thể bị chết do máu không có khả năng dẫn truyền oxy. Với lợn nên phối hợp < 30% khối lượng khẩu phần, nếu cho ăn quá nhiều con vật dễ mắc chứng tiêu chảy. * Khoai tây Khoai tây là cây rất phổ biến được trồng vào vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong khoai tây hàm lượng protein thấp, xơ ít. Thành phần chính của khoai tây là tinh bột 70%, 10% là protein (50% là Nitơ phi Protein), xơ < 2%. Khoai tây là loại thức ăn rất thích hợp cho lợn là loại thức ăn giàu năng lượng: 1kg khoai tây có giá trị 3,85 Mcal DE. Tỷ lệ tiêu hoá 90 - 93%. Khoai tây nghèo khoáng, hàm lượng Ca thấp, khoảng 20% protein ở dạng Phytate. Trong khoai tây có chất Solanidine thường gây ra bệnh viêm dạ dày ruột đối với động vật, có nhiều ở những củ khoai tây có màu xanh, có nhiều ở chồi và phần vỏ của củ. Những củ non chứa nhiều độc tố hơn củ trưởng thành. Độc tố sẽ giảm đi khi khoai tây được hấp hoặc nấu chín. Vì vậy khi cho lợn và gia cầm ăn cần nấu chín.
  30. 29 Khoai tây có thể sử dụng ở dạng bột với hàm lượng vật chất khô là 89%, protein là 8-10%. Mức sử dụng cho lợn sinh trưởng (<50kg) từ 10-15% trong khẩu phần, lợn vỗ béo có thể sử dụng tới 30% trong khẩu phần. Hình 6.2.1. Ngô Hình 6.2.2. Thóc Hình 6.2.3. Cám gạo Hình 6.2.4.Bột mì Hình 6.2.5. Sắn Hình 6.2.6. Khoai lang
  31. 30 2.3. Nguồn thức ăn tinh tại địa phương Tùy từng địa phương mà chúng ta sử dụng thức ăn tinh nào là chủ yếu trong thức ăn cho lợn Khu vực miền núi phía Bắc, các nguyên liệu như: ngô, sắn Khu vực đồng bằng: thóc, tấm, khoai lang 2.4. Lập kế hoạch Căn cứ vào lượng thức ăn tinh cần sử dụng cho lợn nái, căn cứ vào số lượng lợn mà có kế hoạch cụ thể để chủ động nguồn thức ăn cho lợn nái. Trung bình 1 năm lợn có thể sinh sản 2,3 lứa, lượng thức ăn tinh bình quân cho mỗi lứa khoảng 200 - 250 kg, như vậy một nái có thể sử dụng 460 – 570 kg thức ăn tinh một năm. 3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm Nhóm thức ăn giàu đạm: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao Dùng để tạo thành đạm của cơ thể Nếu cho ăn thừa đạm theo nhu cầu, gà sử dụng không hiệu quả sẽ bị lãng phí * Đậu tương Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectin, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ). Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsine vì ức chế hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các chất anti-trypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các anti-trypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 105ơC trong vòng 30 phút. Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin gọi là phản ứng Maillard làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong đậu tương còn tồn tại một số chất kích thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Trong thực tiễn nuôi dưỡng, nếu chỉ cho con vật ăn protein đậu tương mà không bổ sung thêm các nguyên liệu khác thì lợn nái
  32. 31 đẻ con ra sẽ yếu, sinh trưởng chậm (do con mẹ bị giảm sản lượng sữa), lợn mẹ động dục không đều đặn, mắc bệnh liệt chân. Ngoài ra, còn một số loại hạt bộ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine thấp). * Lạc Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho lợn cần phải sử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine. * Khô dầu đỗ tương Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu tương là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Thành phần axit amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần vật nuôi. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương. Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi lợn. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc đối với một số vật nuôi, vì vậy không nên sử dụng. * Khô dầu lạc Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Mặt khác đối với lợn chỉ nên sử dụng mức tối đã là 25% tính theo khối lượng khẩu phần, nếu nhiều hơn sẽ làm cho thịt, mỡ mềm nhão. Với các khô dầu ép thủ công lượng chất béo còn lại khá cao (8-10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy
  33. 32 nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay không bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn. * Khô dầu hạt bông Khô dầu hạt bông vải là sản phẩm phụ của quá trình ép dầu từ hạt bông vải. Hạt bông chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17% xơ thô. Khô dầu bông có chứa 40% protein thô, 12% xơ thô. So với khô dầu đậu nành, khô dầu bông giàu protein nhưng tỷ lệ axit amin không cân đối, các axit amin thiết yếu như cystin, methionin và lyzin thấp. Nhưng đây là loại thức ăn protein với gia súc nhai lại và nguồn protein rẻ tiền. Hàm lượng Ca cũng thấp, tỷ lệ Ca/P mất cân đối (thường là 1/6). Khô dầu bông giàu vitamin B1 nhưng nghèo caroten. Trong khô dầu bông có chứa sắc màu vàng có tên là gossypol khoảng 0,03 - 0,2%, đó là một aldehyt thơm có tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polymerase. Khô dầu bông không thích hợp với gia súc dạ dầy đơn do khó tiêu hóa và sự có mặt của độc tố gossypol. Nếu sử dụng kéo dài trong khẩu phần sẽ gây tổn thương tim, gan phổi Vì vậy, không nên dùng quá 9% loại thức ăn này trong khẩu phần ăn của lợn . Nhưng chất độc gossypol sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao, nên trước khi sử dụng khô dầu bông cho gia súc, người ta phải tìm cách khử độc tố bằng cách hấp khô dầu bông ở áp suất cao (phương pháp này khử được hoàn toàn độc tố nhưng mất protein) hoặc cũng có thể trộn khô dầu bông với FeSO4 (phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và không bị mất mát protein). Riêng đối với loài nhai lại ít bị ảnh hưởng của độc tố này. * Bột cá Là loại thức, ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50 - 60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1 kg bột cá có 52g lisine, 15 - 20g methionine, 8- 10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1 ngoài ra còn có vitamin A và D. Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%.
  34. 33 Hình 6.2.7. Lạc Hình 6.2.8. Đậu tương Hình 6.2.9. Bột tôm Hình 6.2.10. Bột cá Hình 6.2.11. Khô dầu dạng bánh Hình 6.2.12. Vừng 3.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn nái Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật không phải là sản phẩm biến đổi gen, không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích và hóa chất trong quá trình sản xuất, sơ chế và bảo quản.
  35. 34 Không sử dụng các loại sản phẩm sau làm thức ăn cho lợn: - Sản phẩm giết mổ của động vật cùng loài; - Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng; - Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa học khác; - Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập; - Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác; - Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp; - Các chất tổng hợp kích thích ăn uống - Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến; - Các chất tạo màu nhân 3.2. Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn nái Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc và các loại khô dầu Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt xương, bột nhộng tằm, giun đất, mối, dòi 3.3. Lập kế hoạch sử dụng thức ăn giàu đạm Nhu dầu về đạm cho lợn nái khoảng 25% so với tổng hỗn hợp thức ăn. Thức ăn giàu đạm hiện nay rất nhiều trên thị trường tuy nhiên trong chăn nuôi hữu cơ nguồn thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn không nhiều do vậy chúng ta cần biết rõ nguồn gốc thức ăn nếu nhu không tự sản xuất được. 4. Chuẩn bị nước uống 4.1. Nhu cầu nước uống cho lợn nái Tùy theo từng giai đoạn, từng loại thức ăn, lượng thức ăn, nhiệt độ môi trường tình trạng sức khỏe mà nhu cầu nước uống của lợn nái là khác nhau. Thức ăn càng khô thì lợn càng uống nhiều nước. Nếu cho lợn ăn tự do với thức ăn khô lượng nước uống trong 1 ngày của lợn nái như sau: + Lợn nái nuôi con 25 – 45 lít/ngày/nái + Lợn nái chửa các giai đoạn 15 – 20 lít/ngày/nái + Lợn nái hậu bị, chờ phối 10 – 15 lít/ngày/nái Căn cứ vào số lượng lợn, từng giống lợn, từng giai đoạn, nhiệt độ môi trường, thức ăn để xác định nhu cầu nước uống cho phù hợp.
  36. 35 4.2. Kiểm tra nước uống Kiểm tra nguồn nước định kỳ theo tiêu TCVN, đảm bảo vệ sinh, các chỉ tiêu sinh hóa trong giới hạn cho phép. Ngoài ra khi cho gia súc uống cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và số lượng để kịp thời điều chỉnh. Kiểm tra cảm quan: Kiểm tra màu sắc nước, kiểm tra độ trong của nước, kiểm tra mùi, vị của nước. Nếu thấy có hiện tượng bất thường cần xét nghiệm, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Mô tả kế koạch xây dựng thức ăn trong nuôi lợn nái hữu cơ. - Mô tả được công việc chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn nái? 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.2.1. Tổ chức thực hành lập kế hoạch thức ăn cho lợn nái nuôi hữu cơ. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thức ăn cho lọn nái hữu cơ - Nguồn lực: 10 tờ Giấy A0, bút dạ, máy tính - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 - 8 người - Nhiệm vụ của nhóm: Tính toán lập kế hoạch cụ thể cho 5 lợn nái nuôi theo phương thức hữu cơ . - Thời gian hoàn thành: 60 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Kế hoạch cho lợn nái ăn đúng lịch, đúng thời gian và đủ số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật 2.2. Bài thực hành số 6.2.2. Tổ chức thực hành chuẩn bị thức ăn, nước uống cho nuôi lợn nái. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị thức ăn, mước uống cho lợn nái - Nguồn lực: thức ăn, nước uống, - Cách thức tiến hành: thực hiện theo cá nhân - Nhiệm vụ của tứng cá nhân: thực hiện các thao tác chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn con với số lượng và trọng lượng cụ thể - Thời gian hoàn thành: 10 phút/cá nhân
  37. 36 Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cá nhân tự thực hiện chuẩn bị thức ăn, nước uống đúng yêu cần kỹ thuật (đảm bảo đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của đề bài). C. Ghi nhớ: - Xác định được tiêu chuẩn hữu cơ cho các loại thức ăn. - Sử dụng các loại thức ăn sẵn có tại cơ sở. - Xây dựng được kế hoạch thức ăn cho nuôi lợn nái.
  38. 37 Bài 3: CHỌN LỢN GIỐNG NÁI NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC HỮU CƠ Mã bài: MĐ 06 - 03 Mục tiêu: - Liệt kê được các đặc điểm của từng giống lợn - Chọn được giống lợn để nuôi theo phương thức hữu cơ A. Nội dung 1. Đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Việt Nam 1.1. Đặc điểm một số giống lợn nội 1.1.1. Lợn mẹo Tên khác: Lợn Mèo Nguồn gốc: Là giống lợn của người H. Mông Phân bố: Vùng cao của Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái Hình thái: Lông da màu đen, lông dài và cứng. Thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán, và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, trán dô và thường có khoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về phía trước. Vai, lưng, rộng, phẳng hoặc hơi phồng lên. Mông cao hơn vai. Bụng to nhưng không sệ. Chân cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước. Khối lượng sơ sinh: 480-500 g/con, trưởng thành 110-120kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 10 tháng tuổi. Một năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Nuôi ở đồng bằng có thể đẻ lên đến 9-10 con. Hình 6.3.1. Lợn mẹo
  39. 38 1.1.2. Lợn Mường Khương Nguồn gốc: Huyện Mường Khương – Tỉnh Lào Cai Phân bố: Chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pau Tẩn, Huyện Mường Khương – Tỉnh Lào Cai Hình thái: Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa hoặc mềm. Mõm dài, thẳng hoặc hơi cong. Trán nhăn, tai hơi cúp, tủ về phía trước. Lợn có tầm vóc to nhưng lép người, bốn chân cao to, vững chắc. Lưng hơi cong, bụng to nhưng không sệ sát tới đất, mông hơi dốc. Khối lượng sơ sinh: 600 g/con, trưởng thành: 90kg/con, có con nặng đến 120kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối lúc 10-11 tháng tuổi. Một năm đẻ 1,2 lứa; mỗi lứa đẻ 5-6 con. Hình 6.3.2. Lợn Mường Khương 1.1.3. Lợn Ba Xuyên Tên khác: Heo bông Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ huyện vị Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; là con lai giữa lợn Bershire với lợn địa phương từ năm 1930. Phân bố: Có rải rác ở tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp Hình thái:
  40. 39 Lông và da đều có bông đen và bông trắng xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xòe, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ, ngắn. Khối lượng lợn sơ sinh: 350-450g/con, trưởng thành nặng 140-170kg/con, có con nặng đến 200kg. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 6-7 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 8-9 con. Độ dày mỡ lưng 4,35 cm. Hình 6.3.3. Lợn Ba Xuyên 1.1.4. Lợn thuộc nhiêu Nguồn gốc: Là con lai giữa lợn Yóoc Sai và Bồ Xụ (ở xã Thuộc Nhiêu – Dưỡng Điền – Tiền Giang) từ năm 1930. Được nhà nước công nhận giống năm 1990. Hình thái: Lông và da trắng, có bớt đen nhỏ trên da. Tai to, đứng. Thân hình to, tròn, đuôi bé. Chân nhỏ và thon. Khối lượng sơ sinh: 600-700g/con, khối lượng trưởng thành 140-160kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 8-10 con.
  41. 40 Hình 6.3.4. Lợn thuộc nhiêu 1.1.5. Lợn Móng Cái Nguồn gốc: Đầm Hà – Đông Triều – Quảng Ninh Phân bố: Các tỉnh phía Bắc và miền Trung cao của Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái Hình thái: Màu sắc lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa, lông thưa và thô. Đầu to, mỗm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to, ngắn ở miệng Khối lượng sơ sinh: 450-500 g/con, trưởng thành 140-170kg/con, có con nặng đến 200 kg Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 10-14 con. Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%. Hình 6.3.5. Lợn Móng Cái
  42. 41 1.1.6. Lợn Sóc Tên khác: Lợn Sóc Tây Nguyên, Heo Sóc, Heo Êđê Nguồn gốc: Là giống lợn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên: Eđê, Gia Rai, Bana Phân bố: Chủ yếu ở các Tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum Hình thái: Nhỏ con, giống dài, nhọn. Da dày, mốc, lông đen, dài, có bờm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn. Khối lượng sơ sinh: 400-450 g/con, trưởng thành 40kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 9-12 tháng tuổi. Một năm đẻ 1,1-1,2 lứa, mỗi lứa 6- 10 con. Hình 6.3.6. Lợn sóc 1.1.7. Lợn Vân Pa Tên khác: Lợn Mini Nguồn gốc: Huyện Pa Kô – Vân Kiều – Quảng Trị Phân bố: Chủ yếu ở huyện Đắc Krong, Hướng hóa, Do Linh, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Hình thái:
  43. 42 Màu sắc lông đen bạc nhưng thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng. Thân hình gon, đầu và cổ to. Mõm nhọn, tai nhỏ. Hình dáng giống như con chuột. Khối lượng sơ sinh: 250 - 300 g/con, trưởng thành: 30 - 40 kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7 - 8 tháng tuổi. Một năm đẻ bình quân 1,5 lứa, mỗi lứa đẻ 8 con. Thịt ngon, ít mỡ 1.2. Đặc điểm một số giống lợn ngoại 1.2.1. Giống lợn Yorkshire Tên tiếng Anh: Yorshire Tên khác: Lợn Đại Bạch Nguồn gốc Là một giống của nhóm lợn Yóoc Sai, được tạo nên tại bang Yorshire – Anh. Được nhập từ Liên Xô (cũ) 1964, Cu Ba (1970), Nhật Bản (1986), Bỉ (1986), Mỹ (2000). Phân bố: Các miền Bắc, Trung, Nam Hình thái: Lông da trắng tuyền, tai to, đứng, trán rộng, mặt gãy. Bốn chân chắc, khỏe, thân hình vững, chắc, nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài, mông vai nở, lưng thẳng, bụng thon. Có 12 vú Lợn đực nặng: 250-320 kg/con Lợn cái nặng: 200 – 250 kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2,0-2,1 lứa, mỗi lứa 10-13 con. Tỷ lệ nạc: 52-55%.
  44. 43 Hình 6.3.7. Lợn Yorshire 1.2.2. Giống lợn Landrat Tên tiếng Anh: Landrace Tên khác: Lợn tai cúp Nguồn gốc: Đan Mạch. Nhập từ Cu ba năm 1970. Sau này còn nhập từ Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật. Phân bố: Nhiều nơi trong nước Hình thái: Lông da trắng tuyền, tai to, mềm, cụp, che lấp mặt. Đầu dài, thanh. Thân dài, mông nở, mình thon, trông ngang giống hình cái nêm. Khối lượng sơ sinh: 1,2-1,3 kg/con. Lợn đực nặng 270-300 kg/con Lợn cái nặng: 200 – 230 kg/con. Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2,0-2,2 lứa, mỗi lứa 10- 12 con. Tỷ lệ nạc: 54-56%.
  45. 44 Hình 6.3.8. Lợn Landrace 1.2.3. Giống lợn Pietrain Tên tiếng Anh: Pietrain Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bỉ, được công nhận giống năm 1956. Nhập vào Việt Nam từ các nước khác nhau như: Bỉ, Pháp và Anh Phân bố: Các tỉnh phía Nam và một số ít ở phía Bắc Hình thái: Lông da có những đốm màu sẫm đen và trắng không đều trên toàn thân, tai đứng, mông vai rất phát triển, trường mình. Thân vững chắc, cân đối Lợn đực nặng 270-350 kg/con Lợn cái nặng: 220 – 250 kg/con. Năng suất sản phẩm: Mỗi lứa đẻ 8-10 con. Tăng khối lượng nhanh, nuôi 6 tháng tuổi đạt 100 kg/con. Tỷ lệ nạc: 60-62%. Nhược điểm: Mẫn cảm với stress liên quan tới Halothan
  46. 45 Hình 6.3.9. Lợn Pietrain 1.2.4. Giống lợn Durroc Tên tiếng Anh: Duroc Nguồn gốc: Là giống lợn của Mỹ, được nhập vào miền Nam Việt Nam trước năm 1975, nhập vào miền Bắc từ Cu Ba (năm 1978), từ Mỹ năm 2000 Phân bố: Các tỉnh phía Nam Hình thái: Màu lông hung đỏ hoặc nâu thẫm, bốn móng, chân, mỗm đen. Tai rủ về phía trước, chân chắc, khỏe. Thân hình vững chắc, bộ phận sinh dục lộ rõ. Lợn đực nặng 300-350 kg/con Lợn cái nặng: 200 – 250 kg/con. Năng suất sản phẩm: Mỗi lứa đẻ 7-8 con. Tăng khối lượng nhanh 0,74kg/ngày. Nuôi 175 ngày đạt 100 kg. Tỷ lệ nạc: 58-60,4%. Hình 6.3.10. Lợn Duroc
  47. 46 1.2.4. Giống lợn Hamsia Tên tiếng Anh: Hampshire Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ, được công nhận giống năm 1820 Phân bố: Một số tỉnh phía Nam Hình thái: Lông màu đen, vai ngực và hai chân trước có đai màu trắng. Tai thảng, đầu to vừa phải, mõm thẳng. Thân dài to, bốn chân chắc khỏe Năng suất sản phẩm: Khả năng sinh sản thấp hơn lợn Yóoc Sai và Landdrat. Mỗi lứa đẻ được 7-8 con. Hình 6.3.10. Lợn Hampshire 2. 2. Các tiêu chuẩn chọn giống lợn theo chăn nuôi phương thức hữu cơ 2.1. Yêu cầu của giống với chăn nuôi hữu cơ Con giống phải thích ứng được với điều kiện địa phương. Động vật phải được nhân giống bằng phương pháp sinh sản tự nhiên. Động vật hữu cơ là động vật được sinh ra và lớn lên tại các cơ sở chăn nuôi hữu cơ. Động vật phải được nuôi theo phương pháp hữu cơ ngay từ khi chúng sinh ra. Tuy nhiên, nếu không có con giống hữu cơ thì có thể sử dụng con giống thông thường để nuôi hữu cơ nhưng phải đạt số ngày tuổi tối đa như sau: - 2 ngày tuổi đối với gà nuôi lấy thịt; - 18 ngày tuổi đối với gà mái nuôi lấy trứng; - 2 tuần tuổi đối với các loại gia cầm khác;
  48. 47 - Lợn giống 6 tuần tuổi và sau khi cai sữa; - 4 tuần tuổi đối với bò sữa và dê (nhưng động vật phải được quản lý theo phương pháp hữu cơ trong vòng 1 năm trước khi được bán như là một sản phẩm hữu cơ) Động vật nuôi không tuân thủ đủ các điều kiện trên không thể chuyển đổi được thành hữu cơ. Ngoài động vật nuôi đã được chứng nhận hữu cơ, bất kỳ động vật nào đưa từ bên ngoài vào nuôi phải được kiểm dịch trong một khu vực quy định riêng biệt cách xa hệ thống sản xuất hữu cơ tối thiểu 48 giờ. Khu vực chăn thả được sử dụng để kiểm dịch sẽ không được đưa vào sử dụng trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ ít nhất 12 tháng kể từ khi kết thúc kiểm dịch; chỗ quây thả và lồng nhốt có thể được sử dụng chỉ khi đã dọn sạch phân động vật và các vật liệu được sử dụng làm ổ trong khi kiểm dịch. Yêu cầu đầu tiên với giống lợn chăn nuôi hữu cơ là lợn phải sống được trong môi trường tự nhiên. Hiện nay ở nước ta đang theo xu hướng chọn những giống lợn bản địa, cho ăn các loại thức ăn ở địa phương và mở rộng các món thịt đắc sản hiếm có. Tuy nhiên một thực tề cho thấy các giống lợn bản địa, cho năng suất thấp và tỷ lệ mỡ cao, chính vì vậy chưa hẳn đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.2. Các đặc điểm giống phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ Do vậy, trong sản xuất hữu cơ, yêu cầu về giống cần có những đặc điểm sau: Thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là việc sống ngoài tự nhiên Có khả năng chống chịu bệnh cao vì trong chăn nuôi hữu cơ chúng ta không được phép sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi Lợn nái có khả năng sinh sản tốt, lợn con thích nghi tốt với môi trường tụ nhiên khi mới sinh ra. Chất lượng thịt ngon, đáp ứng nhu cầu thị trường Có khả năng ăn các loại thức ăn từ thiên thiên như cây, cỏ tốt B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Mô tả đặc điểm các giống lợn nội? - Mô tả đặc điểm các giống lợn ngoại? 2/. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.3.1. Tổ chức thực hành đánh giá ngoại hình lợn.
  49. 48 - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá ngoại hình lợn nái nuôi theo phương thức hữu cơ - Nguồn lực: trại lợn nái hữu cơ, tiêu chuẩn giống - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm đánh giá cho điểm từng con lợn theo các tiêu chí chọn lợn sao cho phù hợp với nuôi lợn hữu cơ - Thời gian hoàn thành: 120 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn được các cá thể tốt thông qua ngoại hình 2.2. Bài thực hành 6.3.2. Tổ chức thực hành đánh giá khả năng sinh sản và thích nghi. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá khả năng sinh sản và thích nghi - Nguồn lực: trại lợn nái, giấy, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện ghi chép các chỉ tiêu sinh sản và khả năng thích nghi sau đó đánh giá và so sánh các cá thể - Thời gian hoàn thành: 120 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đánh giá chính xác và khách quan C. Ghi nhớ: - Xác định được tiêu chuẩn hữu cơ cho các giống lợn hữu cơ - Xác định đặc điểm các giống lợn
  50. 49 Bài 4: NUÔI DƯỠNG LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 04 Mục tiêu: - Thực hiện được thao tác cho lợn ăn, uống đảm bảo số lượng và chất lượng - Thực hiện được việc theo dõi tình hình phát triển của lợn - Phát hiện được những dấu hiệu bất thường A. Nội dung 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng Việc xác định nhu cầu về dinh dưỡng của các loại lợn đã được các nhà khoa học nghiên cứu, thực nghiệm và đưa ra và ban hành theo tiểu chuẩn quốc gia. Do vậy ở đây chúng ta phải sử dụng tiêu chuẩn nhu cầu dinh dưỡng của Viện Chăn Nuôi Quốc Gia mà Bộ Nông Nghiệp ban hành năm 2000. Nhu cầu đó được xác định như sau: Bảng 4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Nái Năng lượng Protein Ca (%) P (%) Khoáng (Kcalo) tổng số Nái hậu bị 3000-3050 15-16 11 8,0 2,6-2,8 Nái chửa 2900-3000 14-15 13 9,0 2,9-3,0 Nái nuôi con 3000-3100 16-17 14 9,5 3,1-3,5 Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn trong 1 kg Năng lượng Protein Tên thức ăn Ca (g) P (g) (Kcal) (%) Gạo tẻ 3329 6,7 1,1 2,0 Ngô vàng 3220 6,9 2,2 3,0 Cám gạo 2527 9,6 1,7 16,5 Tấm gạo 2760 7,6 0,9 2,4
  51. 50 Sắn khô 1131 6,0 0,8 0,5 Khoai lang tươi 70 7,0 0,8 0,4 Khô dầu lạc 3306 39,0 1,7 5,3 Đậu tương 3757 31,1 2,9 5,6 Bột cá loại I 2856 48,6 53,5 27,9 Bột cá loại II 2223 39,02 45,8 19,1 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn tinh Căn cứ vào nhu cầu năng lượng và bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn ta có thể xác định được nhu cầu về thưc ăn tinh cho lợn nái. Tùy vào nguồn thức ăn tinh tại cơ sở và lượng thức ăn tinh đã chuẩn bị mà ta có thể phối hợp thức ăn tinh theo tỷ lệ khác nhau. Nhu cầu thức ăn tinh chiếm phần lớn khẩu phần trong thức ăn cho lợn nái, có thể chiếm từ 60 – 65% 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn giàu đạm và thức ăn bổ sung Thức ăn giàu đạm và thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thức ăn tinh do nhu cầu về protein và khoáng ở lợn con thấp hơn so với năng lượng. Với thức ăn giàu đạm chiểm khoảng 25% tổng khối lượng thức ăn, trong khi đó lượng thức ăn bổ sung chiếm lượng rất nhỏ. 2. Lập khẩu phần ăn Phối hợp khẩu phần, tỷ lệ các loại nguyên liệu Ta hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa như sau: - Trong hỗn hợp có 3 nhóm thức ăn chính đó là: + Nhóm A: Thức ăn giàu năng lượng: Bột ngô, gạo tẻ, cám gạo, sắn + Nhóm B: Thức ăn giàu protein : Khô dầu lạc, bột cá, đậu tương + Nhóm C: Khoáng: Bột xương, vôi bột, bột đá, muối ăn, MgSO4 Cám gạo: 40% có 9,6% protein Bột ngô : 40% có 6,9% protein Tấm gạo: 20% có 7,6% protein
  52. 51 100% 8,0% Nhóm B: Bột cá 50% có 39,02% protein Khô dầu lạc 50% có 39,00% protein 100% 39,00% Nhóm C: Bột xương: 40% Vôi bột: 30% Muối : 20% MgSO4: 10% 100 % tương ứng với 3% của khẩu phần Toàn bộ nhóm C là 3% khẩu phần. Như vậy: Nhóm A phải giảm đi 2%, nhóm B phải giảm đi 1% Ví dụ 1: Ta lập khẩu phần cho lợn nái nuôi con có 15% protein theo đường chéo như sau: M: 8% L 24% O 15% N: 39% K 7% H 31% - Ghi nhu cầu protein trong khẩu phần ở vị trí O - Ghi số protein nhóm A ở vị trí M - Ghi số protein nhóm B ở vị trí N Ta lấy: Trị số ở O trừ đi trị số ở M ta có Trị số ở K Trị số ở N trừ đi trị số ở O ta có trị số ở L. Cộng trị số ở vị trí L với K ta có trị số ở H - Sau đó ta tính tỷ lệ các nhóm thức ăn như sau: + Nhóm A: Ta lấy 24 x 100 = 77% - 2% ( nhóm C ) = 75%
  53. 52 31 + Nhóm A: Ta lấy 7 x 100 = 23% - 1% ( nhóm C ) = 22% 31 Từ đó ta tính cụ thể cho các nguyên liệu như sau: Nhóm A: Cám gạo: 40% x 75% = 30%.Trong 100kg có 30kg Bột ngô: 40% x 75% = 30% trong 100kg có 30kg Tấm gạo: 20% x 75% = 15% trong 100kg có 15kg Nhóm B: Bột cá: 50% x 22% = 11% trong 100kg có 11kg Khô dầu lạc: 50% x 22% = 11% trong 100kg có 11kg Nhóm C: Bột xương: 40% x 3% = 1,2% trong 100kg có 1,2kg Vôi bột: 30% x 3% = 0,9% trong 100kg có 0,9kg Muối ăn: 20% x 3% = 0,6% trong 100kg có 0,6kg MgSO4 10% x 3% = 0,3% trong 100kg có 0,3kg Bảng 4.3 Cân đối thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ các loại nguyên liêu Khẩu phần đã phối hợp Khẩu phần điều chỉnh Loại Khối lượng Protein Khối lượng Protein nguyên liệu % % % % Cám gạo 30 2,88 30 2,88 Bột ngô 30 2,07 30 2,07 Tấm gạo 15 (giảm 1%) 1,14 14 1,064 Bột cá 11 4,292 11 4,292 Khô dầu lạc 11 (tăng 1%) 4,29 12 4,68 Bột xương 1,2 - 1,2 - Vôi bột 0,9 - 0,9 - Muối ăn 0,6 - 0,6 - MgSO4 0,3 - 0,3 - Tổng 100 14,672 100 14,968
  54. 53 Như vậy ta đã phối hợp xong khẩu phần thức ăn cho lợn nái nuôi con Ngoài ra có thể sử dụng các công thức sau: HH 1: Thân chuối thái nhỏ khoảng 1-2cm, trộn với đường theo tỷ lệ 1/1/, trộn đều; cho vào bình, dùng giấy sạch bịt kín, buộc chặt miệng. Ủ 5 ngày (dung dịch thân chuối) Hình 6.4.1. Thân cây chuối HH 2. Rau muống băm 2-3cm (1kg rau + 1kg đường) trộn đều, cho vào bình, phủ một lớp đường trên mặt, đậy kín, buộc chặt, ủ trong một tuần (dung dịch rau muống). Hình 6.4.2. Rau muống HH 3: Ngải cứu, băm nhỏ 1 – 2cm, trộn với đường theo tỷ lệ 1/1, cho vào bình, phủ một lớp đường trên mặt. Đậy kín, buộc chặt. Ngâm trong 5 ngày (dung dịch ngải cứu) Hình 6.4.3. Ngải cứu
  55. 54 HH 4: Quả chuối băm nhỏ 1 – 2cm trộn với đường theo tỷ lệ 1/1, trộn đều, cho vào bình phủ một lớp đường lên mặt, đậy kín, buộc chặt. Ngâm trong 5 ngày (dung dịch quả chuối) Hình 6.4.4. Quả chuối HH 5. Măng tre cao khoảng 10 – 15cm chặt nhỏ 2 – 3 cm, trộn với đường theo tỷ lệ 1/1, trộn đều, cho vào bình, đậy kín, buộc chặt. Ngâm 5 ngày (dung dịch măng). Hình 6.4.5. Măng tre HH 6. Đu đủ quả khoảng 1kg/quả, bổ lệch 2/3 dọc theo quả, bỏ hết hạt. Cho đường vào xấp xỉ 2/3 phần lớn của quả, sau đó đậy lắp kia lên và để trong thời gian 5 ngày sẽ được dung dịch đu đủ. Hình 6.4.6. Quả đu đủ
  56. 55 Ví dụ: Cách chế biến thức ăn cho lợn sử dụng 1 trong 6 hỗn hợp trên A = HH 1 + đường theo tỷ lệ 1/1; ngâm 1 tuần B = A + nước theo tỷ lệ 1/1000 C = B + cám, trộn đều cho đến khi có độ ẩm khoảng 70% (nắm trong tay không thấy cám rời ra là được). Ủ 3 ngày trên nền đất D = C + đất đỏ theo tỷ lệ 1/1, ủ 3 ngày D + bèo, rau theotỷ lệ 1/1/ủ trong 24h Lấy 50% hỗn hợp này + 50% TĂ thường của lợn, cho ăn, rất tốt Lấy D + phân chuồng theotỷ lệ 1/1/, ủ 7 ngày, cho lợn ăn, có thể thay thế được 30% thức ăn 3. Kiểm tra chất lượng thức ăn Động vật hữu cơ tiếp nhận nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn hữu cơ và thức ăn có chất lượng tốt. Lợn con phải được nuôi với một chế độ thức ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng mà nó cần, tất cả các động vật nhai lại phải được ăn thức ăn thô hàng ngày.Thức ăn phải được làm từ các vật liệu 100% hữu cơ (“hữu cơ” được xác định theo tiêu chuẩn PGS này). Trường hợp thức ăn hữu cơ không có đủ cả về khối lượng cũng như chất lượng thì tỉ lệ lượng thức ăn thông thường được phép sử dụng (kể cả cho động vật đang trong quá trình chuyển đổi) là 10% cho động vật nhai lại (trâu bò) và 15% cho động vật không nhai lại căn cứ theo lượng chất khô tiêu thụ hàng năm. Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác. Có thể cho động vật ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ sung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn. Tuy nhiên, người vận hành phải chứng minh được nguồn gốc của các nguồn thức ăn bổ xung này. Ở những nơi có cách sử dụng nguồn đất đai bền vững hơn so với sử dụng đất để làm bãi chăn thả thì có thể cho động vật ăn cỏ tươi được mang từ nơi khác tới. Không được làm tổn hại tới ích của động vật. Động vật phải được phép di chuyển đi lại thường xuyên. - Theo tiêu chuẩn PGS những chất sau bị cấm sử dụng làm thức ăn: Đối với các động vật nhai lại: Những phụ phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ như chất thải từ lò mổ)
  57. 56 Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng; Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa học khác; Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập; Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác; Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp; Các chất tổng hợp kích thích ăn uống Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến; Các chất tạo màu nhân tạo. Chỉ được sử dụng các chất bảo quản thức ăn sau đây: Vi khuẩn, nấm và enzymes (kể cả EM); Phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm (như mật mía); Các chế phẩm có nguồn gốc thực vật. Để kiểm tra chất lượng thức ăn cho lợn ta sử dụng các phương pháp sau đây: 3.1. Phương pháp cảm quan Là phương pháp dựa vao sự cảm nhận của các giác quan và kinh nghiệm của kỹ thuật viên để đánh giá chat lượng thức ăn : - Phương pháp quan sát : dùng thị giác (mắt nhìn) để đánh giá màu sắc, kích thước, độ mịn của hạt, độ lẫn tạp của thức ăn, mối, nấm mốc - Phương pháp kiểm tra mùi: ta lấy khoảng 20 – 50g thức ăn cho vào giấy (hoặc đĩa) sạch sau đó đưa lên mũi ngửi: + Nếu thức ăn thơm đặc trưng cho nguyên liệu là chất lượng tốt + Nếu không ngửi thấy mùi đặc trưng là thức ăn đã bị mất mùi chất lượng kém + Nếu thức ăn có mùi hôi, thối là thức ăn đã hỏng đã phân giải phải hủy bỏ - Phương pháp kiểm tra vị: đưa vài gram thức ăn lên miệng dùng lưỡi để kiểm tra vị. Qua nhận cảm của các gai vị giác ở lưỡi sẽ cho chúng ta biết chất lượng thức ăn: mặn, chua, đắng cay. - Phương pháp kiểm tra bằng cảm giác: Dùng cảm giác của bàn tay để đưa vào bao cám để kiểm tra qua nhận biết của cảm giác ta đánh giá được nhiệt độ, độ ẩm, độ vón cục của thức ăn
  58. 57 3.2 Phương pháp hóa học Phương pháp này sử dụng các thiết bị khoa hoc kỹ thuật để kiểm tra đánh giá chất lượng thức ăn chính xác khoa hoc. Các phương pháp đáng giá chất lượng thức ăn thường áp dụng hiện nay như sau: - Kiểm tra xác định độ ẩm: đưa thức ăn cần kiểm tra vào hộp chức năng của máy đặt chế độ kiểm tra và cắm điện cho máy hoạt động sau vài phút đồng hồ hiển thị kết quả độ ẩm thức ăn (độ chính xác tới phần nghìn) - Máy phân tích đạm, đường phân tích thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cần kiểm tra. - Kiểm tra độ chua, tạp chất, chất độc, vi khuẩn, nấm tồn dư trong thức ăn 3.3. Phương pháp thí nghiệm trên vật nuôi. Đây là phương pháp được bà con nông dân áp dụng trong chăn nuôi trang trại nông hộ ở các địa phương từ trước đến nay. Phương pháp này như sau: Dùng thức ăn kiểm tra đánh giá chất lượng cho vật nuôi ăn trong một thời gian nhát định (1 tuần, 2 tuần hoặc 3, 4 tuần) đồng thời cho nhóm vật nuôi khác (cùng lứa tuổi, cùng điều kiên chăn nuôi) ăn thức ăn mà ta đã khẳng định chất lượng sau đó kiểm tra tốc độ tăng trưởng, sức khỏe của cả 2 nhóm vật nuôi sau 3 – 4 lần kiểm tra ta có sự khác biệt và từ đó đưa ra kết luận đánh giá. VD: Dùng thức ăn mà ta tự phối trộn cho 5 lợn con ở giai đoạn từ 10 – 15kg ăn đồng thời cho 5 con khác sau 5 ngày ta cân để kiểm tra mức độ tăng trọng. Qua kết quả ta có thể kết luận và điều chỉnh khẩu phần ta phối trộn cho phù hợp. - Đối với phương phap này cho kết quả chính xác nhất bởi vì: trong phương pháp này bao hàm cả phương pháp kiểm tra bằng cảm quan trước khi sử dụng thức ăn để kiểm tra. Mặt khác kết quả từ vật nuôi đưa ra là khách quan, chính xác, khoa học nhất. 4. Cho lợn ăn, uống Với lợn con cai sữa, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, ta có thể cho ăn 2bữa/ngày. Cụ thể như sau: Chú ý cho ăn đúng giờ nhằm tạo phản xạ có điều kiện cho lợn.
  59. 58 Bữa sáng + Bữa chiều Lượng thức ăn hỗn hợp định mức 0,8-1,5 kg/con/ngày và 0,3 - 0,5 kg rau xanh/con/ngày tùy theo giai đoạn và trọng lượng của lợn. Hình 6.4.7. Cho lợn nái ăn Chế độ cho ăn - Khối lượng thức ăn hỗn hợp cho từng loại lợn + Nái hậu bị chờ phối cho ăn từ 1,2 - 1,7 kg/con/ngày + Nái chửa các giai đoạn: 1,5 - 2,0 kg/con/ngày + Nái tiết sữa nuôi con: 2,2 - 2,5 kg/con/ngày Lượng thức ăn trên chia làm 2 bữa/ngày. - Lượng rau xanh cho ăn từ 2-3 kg/con/ngày Nước có thể cho uống tự do, trong máng uống lúc nào cũng cần có nước sạch, nếu như không có vòi nước chảy liên tục 5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần Tùy theo giống lợn, thời tiết, khả năng tiết sữa và trọng lượng cơ thể mà khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn nái là khác nhau. Trong thời gian đầu cần theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho lợn tránh thừa hoặc thiếu thức ăn. Ngoài ra lợn được thả ngoài bãi có thể ăn các cây cỏ điều này cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày của lợn nái. Mặt khác tình trạng sức khỏe của lợn cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ thức ăn, do đó việc theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn cũng góp phần theo dõi sức khỏe của đàn lợn. - Hàng ngày theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn, ghi chép sổ sách làm cơ sở theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn. - Lợn giảm ăn hoặc không ăn phải xem xét tất cả các nguyên nhân có liên quan để tìm giải pháp khắc phục kịp thời.
  60. 59 - Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn để điều chỉnh khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. - Cách tính lượng thức ăn/ngày Bảng 4.4. Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho lợn Giai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ngày Số bữa/ngày 10 - 30 kg 5 % x khối lượng của lợn 3 31 - 60 kg 4 % x khối lượng của lợn 2 > 61 kg 3 % x khối lượng của lợn 2 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Xác định được nhu cầu thức ăn tinh, thức ăn đạm và bổ sung cho lợn nái. - Trình bày cách lập khẩu phần ăn cho lợn nái. - Trình bày cách cho lợn nái ăn, uống. - Trình bày cách theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.4.1. Tổ chức thực hành lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn lợn nái tại cơ sở chăn nuôi lợn hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, nguyên liệu chế biến thức ăn - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện lập khẩu phần và chế biến thức ăn lợn nái - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: có hỗn hợp thức ăn cân đối về dinh dưỡng cho lợn nái, phù hợp với nguyên liệu sẵn có tại cơ sở chăn nuôi
  61. 60 2.2. Bài thực hành 6.4.2. Tổ chức thực hành cho lợn ăn, uống tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho lợn nái ăn, uống - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, thức ăn, nước uống - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện cho lợn nái ăn - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cho lợn ăn đúng lịch, đúng thao tác đúng vị trí và sử dụng đúng dụng cụ. 2.3. Bài thực hành 6.4.3. Tổ chức thực hành theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn tại trại hoặc hộ gia định nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, thức ăn - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện lập khẩu phần và chế biến thức ăn lợn nái. - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Khẩu phần ăn được điều chỉnh phù hợp với tình huống giả định nêu ra cho mỗi nhóm C. Ghi nhớ: - Khẩu phần ăn cho lợn nái phải đáp ứng được nhu cầu cho lợn sinh trưởng, phát triển, nuôi con tốt đồng thời phải sử dụng các thức sẵn có ở địa phương. - Cho lợn nái ăn đúng bữa không thừa, thiếu thức ăn.
  62. 61 Bài 5: CHĂM SÓC LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 05 Mục tiêu: - Theo dõi được sự phát triển của lợn - Vệ sinh đảm bảo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển - Tuân thủ vệ sinh môi trường A. Nội dung 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 1.1. Quan sát cá thể lợn nái và con theo mẹ - Quan sát hoạt động của từng cá thể nếu có biểu hiện bất thường cần đem cách ly theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân - Quan sát trạng thái của cá thể: về màu sắc da, khả năng vận động, mức độ tinh nhanh của lợn và so sánh với ác cá thể khác trong đoàn - Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của lợn như: đo nhiệt độ, nghe nhịp tim, nhịp hô hấp Hình 6. 5.1. Quan sát cá thể Các biều hiện của lợn khỏe Các biểu hiện của lợn ốm - Ăn uống tốt - Bỏ ăn hoặc kém ăn - Vận động nhanh nhẹn, hoạt bát - Ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, - Mắt sáng, tinh nhanh lười đi lại - Thân nhiệt bình thường - Mắt lờ đờ, lông sù - Nhịp thở đều, phân thành khuôn - Sốt cao, uống nước nhiều, tai đỏ hoặc tím tái. - Lông mượt, da hồng hào. - Ho, khó thở, thở mạnh, kêu, ỉa chảy - Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái ở vùng
  63. 62 đầu, tai, chân 1.2. Quan sát đàn lợn con - Quan sát trong chuồng: xem mức độ co cụm hay rải ra khắp chuồng, nhằm xác định nhiệt độ chuồng nuôi và khả năng che chắn của chuồng - Quan sát ngoài môi trường: khả năng vận động, khả năng uống nước, ăn thức ăn, quan sát phân - Định kỳ lấy phân xét nghiệm, kiểm tra ký sinh trùng, vi sinh vật Hình 6.5.2. Quan sát đàn lợn con 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 2.1. Chọn mẫu kiểm tra - Việc chọn mẫu áp dụng với những trại lợn quy mô lớn, số đầu lợn quá nhiều không có điều kiện để kiểm tra khối lượng tất cả các cá thể - Nguyên tắc chọn mẫu cần mang tính đại diện cho toàn đàn, đảm bảo tính ngẫu nhiên và đủ số lượng mẫu. - Tránh chọn mẫu mang tính chủ quan, chọn những cá thể đặc biệt (qua to hoặc quá nhỏ) do vậy có thể chọn như sau: Ví dụ đàn có 90 con cần cân 30 con ta chọn như sau: Đánh số ngẫu nhiên từ 1 – 90 sau đó cứ cách 2 số chọn 1 con: có thể chọn các con đánh số: 1; 4; 7; 10; 13 hoặc chọn các con đánh số 2; 5; 8; 11 2.2. Cân cá thể Các cá thể lợn con được cân định kỳ (1 tuần hoặc 2 tuần một lần) nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng của lợn đồng thời kiểm tra sức khỏe cho lợn con theo mẹ. Với lợn con có thể dùng cân đĩa cân từng cá thể, cho lợn vào lồng cân từng con, như vậy kết quả sẽ chính xác Với lợn mẹ, chúng ta kiểm tra khới lượng cá thể bằng phương pháp đo vòng ngực Bảng 5.1. Đo vòng ngực của lợn, tra bảng xác định khối lượng của lợn nái VN KL VN KL VN KL VN KL VN KL (cm) (kg) (cm) (kg) (cm) (kg) (cm) (kg) (cm) (kg) 51 14 65 28 79 46 93 70 107 100
  64. 63 52 15 66 29 80 47 94 72 108 103 53 16 67 30 81 48 95 74 109 106 54 17 68 31 82 50 96 76 110 108 55 18 69 32 83 52 97 78 111 111 56 19 70 34 84 54 98 80 112 114 57 20 71 36 85 55 99 82 113 117 58 21 72 38 86 57 100 84 114 120 59 22 73 40 87 58 101 86 115 123 60 23 74 41 88 60 102 88 116 126 61 24 75 42 89 62 103 90 117 129 62 25 76 43 90 64 104 92 118 132 63 26 77 44 91 66 105 95 119 135 64 27 78 45 92 68 106 98 120 138 Chú thích: VN (cm): vòng ngực của lợn đo ở vị trí sau nách được tính bằng cm KL (kg): Khối lượng lợn được tính bằng kg * Cách tính 2: Tính khối lượng theo công thức Khối lượng lợn (kg) = VN (m) x VN (m) x Dài thân (m) x 87,5 3. Ghi sổ sách theo dõi Sổ sách theo dõi được thiết kế sao cho tiện cho việc nhập thông tin và lấy thông tin, trong đó cần có đủ các thông tin về lợn nái như sau: giống lợn, nguồn gốc, ngày nhập chuồng, khối lượng, tiêm vacxin: chủng loại, thời gian, các thông tin về sức khỏe, số lứa đẻ, số con Bảng 5.2. Ghi chép các khoản chi phí trong chăn nuôi lợn nái Chi phí (đồng) Ngày Số Thức Vắc- Khấu hao Thiết bị Chi phí Ghi chú tháng hiệu Giống ăn xin chuồng chăn nuôi khác
  65. 64 Cộng Lưu ý: + Có sổ riêng cho mỗi nái lứa nuôi + Các khoản chi hàng ngày nên cộng dồn vào cuối tháng ghi 1 lần + Ghi cả thức ăn trại tự sản xuất và thức ăn mua với đơn giá tại thời điểm đó. + Ghi cả công lao động và chi phí khấu hao. - Trên cơ sở số liệu ghi chép chi tiết sau mỗi lứa nuôi cần hạch toán kinh tế để xác định lỗ lãi và điều chỉnh cho lứa tiếp theo. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày cách kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đàn lợn. - Trình bày cách chọn mẫu - Trình bày cách ghi chép sổ sách theo dõi. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.5.1. Tổ chức thực hành kiểm tra sức khẻo ban đầu đàn lợn con tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng kiểm tra sức khỏe lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0 - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện kiểm tra sức khỏe lợn - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: đánh giá chính xác sức khỏe lợn qua các tiêu chí 2.2. Bài thực hành 6.5.2. Tổ chức thực hành chọn mẫu, cân và đo khối lượng lợn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ chọn mẫu và cân khối lượng lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, cân - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện cân khối lượng lợn nái
  66. 65 - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn mẫu đảm bảo tính đại diện, cân chính xác 2.3. Bài thực hành 6.5.3. Tổ chức thực hành ghi chép sổ sách theo dõi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ghi chép số sách - Nguồn lực: giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện ghi chép sổ sách theo dõi - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: ghi chép chính xác và đầy đủ C. Ghi nhớ: - Phân biệt được các biểu hiện của lợn bệnh và lợn khỏe - Mẫu lựa chọn phải mang tính đại diện - Ghi chép chính xác, đúng sự thật.
  67. 66 Bài 6: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 06 Mục tiêu: - Phát hiện được một số bệnh trên lợn con - Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị một số bệnh A. Nội dung 1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn 1.1. Đặc điểm của bệnh Bệnh phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên ở lợn con. Bình thường, vi khuẩn Salmonella sống ký sinh ở Amidal (tonsily), hạch lâm ba ở hầu và một số ở trong đường ruột, đường ống mật và mật. - Trong thiên nhiên, Salmonella tương đối bền vững và có thể sinh sản bình thường. Nó có thể sống qua băng giá 3- 4 tháng, dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời 150 ngày, trong xác lợn chết 160 ngày và hàng tháng trong chất thải của gia súc (trong phân và trong nước). Nếu dùng phương pháp ủ phân, Salmonella sẽ chết sau 3 tuần. Đun sôi ở 70 - 75oC Salmonella chết sau 15- 30 phút. 1.2. Triệu chứng Bệnh phổ biến ở lợn sau cai sữa, tỷ lệ ốm và chết rất cao. Những triệu chứng đầu tiên rất giống ở bệnh dịch tả lợn gồm: giảm ăn từ từ, thân nhiệt tăng cao lên 41oC (thông thường thân nhiệt giữ ở mức 40 - 41oC). Các triệu chứng tập trung ở đường ruột: tiêu hoá bị rối loạn, tiêu chảy liên tục, thỉnh thoảng xen kẽ táo bón, phân có màu vàng đến màu đất sét, lẫn bọt khí, mùi thối khắm. Hiện tượng tiêu chảy có thể bị tái phát nhiều lần, thể trạng suy sụp nhanh. Dần về sau lợn gầy, da nhợt nhạt. Sau đó thấy da ở bụng, bẹn viêm xuất huyết tạo vảy nâu, loét ở da tai và đuôi. Đôi khi gặp trường hợp chỏm tai và đuôi bị hoại tử và rụng ra. Trong ngày, nhất là về đêm, thỉnh thoảng lợn ho do viêm phổi, viêm phế quản phổi, ho kéo dài thành cơn, khản tiếng và rõ nhất sau khi xua đuổi hoặc vận chuyển. Lợn sẽ chết sau vài tuần do nhiễm độc và suy nhược cấp.
  68. 67 Lợn bệnh tiêu chảy phân vàng sệt Da lợn bệnh bị xuất huyết điểm Hình 6.6.1. Triệu chứng lợn bị phó thương hàn 1.3. Phòng bệnh Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để ý đến chất lượng của bột cá, bột xương, bột xương thịt, không dùng các loại đã bị thối, mốc, kém chất lượng để sản xuất thức ăn. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh thực hiện tốt quy trình tiêm phòng vacxin phó thương hàn theo lịch sau: - Đối với lợn con theo mẹ: Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 21 – 25 ngày tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 7 - 10 ngày. Vacxin đông khô chỉ cần tiêm 1 mũi đối với lợn nuôi thịt. - Đối với đàn nái: Tiêm 2 lần/lứa: + Lần 1: Sau khi lợn chửa được 45 - 50 ngày + Lần 2: Sau khi lợn đẻ 21 - 25 ngày. Hình 6.6.2. Vacxin phó thương hàn lợn
  69. 68 1.4. Điều trị Cần cách ly càng sớm càng tốt các cá thể bị bệnh - Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho lợn uống - Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, hoặc chè khổng lồ Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất) - Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết. - Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng. Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh 2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả 2.1. Triệu chứng - Triệu chứng sốt dần dần giảm và duy trì ở mức 40,5 - 40,8oC, lợn ốm ăn uống thất thường, lúc ăn lúc không, uống nhiều nước. - Lợn bị táo bón nặng có màng nhầy hoặc lúc táo lúc ỉa chảy - Chảy nhiều nước mắt, gương mũi khô, tai và đuôi tím ngắt - Lợn ho và khó thở, lưng cong và đau khi thở hoặc đau khi chúng ta sờ nắn. - Da khô và quăn, lông xù, lợn gầy sút trông thấy - Trên da thấy các đám xuất huyết chuyển thành vảy màu nâu - Nếu ghép với phó thương hàn thì da tím tái, mép và rìa tai hoại tử. Lợn chết với da tím vì xuất huyết Lợn chết có nhiều vết xuất huyết trên da Hình 6.6.3. Triệu chứng bệnh dịch tả lợn 2.2. Phòng bệnh Phòng bệnh dịch tả lợn gồm các bước sau đây
  70. 69 - Vệ sinh thú y chặt chẽ - Cách ly, theo dõi, tiêm phòng dịch tả lợn đối với lợn mới mua về ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn, chỉ nhập lợn khoẻ, không sốt, không có dử mắt, không bị viêm phổi, - Tổ chức chăn nuôi trong trại hợp lý theo lứa tuổi và theo hướng chăn nuôi đã định, không nuôi chung lợn với các lứa tuổi khác nhau. - Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 1 cho tất cả lợn sau 1 tháng tuổi (tốt nhất khi chúng đạt 35 - 40 ngày tuổi) tiêm nhắc lại lần 2 lúc 55 - 60 ngày tuổi Hình 6.6.4. Vacxin dịch tả lợn Chú ý: + Lợn nái sau khi phối giống 50-55 ngày phải tiêm bắt buộc vacxin dịch tả lợn nhằm không những bảo hộ cho đàn con sinh ra mà con bảo hộ cho bản thân nái đẻ. + Mỗi con phải dùng riêng 1 mũi kim + Vacxin dịch tả lợn là vacxin nhược độc được sản xuất từ chủng C của Trung Quốc tiêm qua thỏ hoặc trên tế bào xơ phôi hoặc tế bào cơ của thai cừu. + Chỉ cần dùng vacxin do Việt Nam sản xuất là đã đảm bảo và yên tâm về chất lượng không nhất thiết phải dùng vacxin ngoại (vì vacxin ngoại quá đắt và không tốt hơn vacxin nội). + Không nên tiêm vacxin cho lợn con trước 28 - 30 ngày tuổi vì không tạo được miễn dịch chắc chắn. Hơn thế nữa, khi tiêm phòng nhắc lại lúc 55 - 60 ngày tuổi không những không tăng sự đáp ứng miễn dịch mà còn ức chế sự phát triển hệ thống miễn dịch của lợn. Trường hợp đã dập được dịch ở trại thì những nái chửa sẽ mang trùng trong một thời gian dài. Do đó, phải nhất thiết tiêm vacxin dịch tả cho nái 15 - 30 ngày trước khi đẻ, đồng thời lợn con sinh ra từ những lợn nái đó phải được tiêm một liều vacxin dịch tả lợn vào xoang bụng (tiêm phúc mạc) trước khi bú sữa đầu 1 giờ. Sau đó, đến 35 – 40 ngày tuổi thì tiêm nhắc lại lần hai và lúc 55 -
  71. 70 60 ngày tuổi tiêm lại lần 3. Làm như thế mới chắc chắn loại bỏ tận gốc virut dịch tả lợn ra khỏi trại lợn. - Các vacxin ngoại đang bán rộng rãi ở nước ta là: + Coglapest của Canada: 2ml/liều, tiêm lần đầu cho lợn 35- 40 ngày tuổi, và tiêm nhắc lại lúc 90 ngày tuổi. Hình 6.6.5. Vacxin Coglapest + Pestiffa của Pháp: nếu là lợn con từ nái không có đáp ứng miễn dịch tốt thì tiêm ở mọi lứa tuổi. Nếu là lợn con từ nái đã được tiêm phòng cẩn thận thì tiêm lúc 30- 35 ngày tuổi. Sau 2-3 tháng phải tiêm nhắc lại. Đối với trại chăn nuôi lợn phải tiêm định kỳ đại trà 2 lần/năm và không quên tiêm bổ sung. + Himmvac Hog clolera – Vacxin sống nhược độc của Hàn Quốc chứa chủng Lom (Strain) và cũng được sử dụng như các loại vacxin trên. + Vacxin dịch tả lợn của Trung quốc cũng đã xuất hiện trên thị trường nước ta. Tóm lại, việc khống chế dịch tả lợn sẽ thành công nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y và tiêm phòng chống dịch tả đúng quy trình cho mỗi đối tượng lợn. 2.3. Xử lý Đây là bệnh do virus gây nên, do vậy rất khó khăn trong quá trình điều trị đặc biệt trong chăn nuôi hữu cơ. Nếu phát hiện cá thể nào mắc bệnh này cần cách ly ngay lập tức, đưa ra khỏi khu vực chăn nuôi đồng thời theo dõi chặt chẽ toàn đàn. Tránh việc, tạo nên ổ dịch sẽ rất bất lợi cho những lứa lợn sau. Nếu cần thiết có thể tiêu hủy lợn bệnh cách ly đàn có lợn bệnh ra khỏi đàn khác để tránh ảnh hưởng đến dàn lớn 3. Phòng bệnh tai xanh 3.1. Đặc điểm của bệnh Tai xanh là bệnh lây lan nhanh và rộng qua nhiều con đường khác nhau, hiện nay tại Việt Nam dù là nuôi tập trung hay chăn nuôi lợn hữu cơ nếu không phòng được bênh tai xanh coi như thất bại trong chăn nuôi.
  72. 71 Bệnh xảy ra ở lợn con với các triệu chứng: - Sốt cao 40- 41,5oC, mũi khô, lờ đờ, mệt mỏi, hay nằm. - Phát ban đỏ phần da mềm nhất là mõm, tai, bụng, bẹn đặc biệt là ở rìa tai bị tím tái - tai xanh. Ban đầu lợn bệnh sốt đỏ ửng toàn thân Sau đó lợn bị bầm xanh ở vành tai, chót mõm, đầu mút bốn chân Hình 6.6.6. Triệu chứng lợn mắc bệnh tai xanh - Lợn bệnh nằm tụm đống, thở dốc, ho đau từng cơn và rất dễ mệt khi xua đuổi do viêm phổi nặng, thậm chí thấy một số con ngồi thở như chó ngồi (thở thể bụng) giống hệt như bệnh suyễn, tim đập nhanh, lợn dễ bị đột quỵ và chết do truỵ hô hấp. - Đa phần lợn ốm đều bị sưng tấy đỏ mí mắt, sau vài ngày chuyển thành màu thâm, mắt lõm sâu tạo cảm giác như lợn đeo kính, từ đây bệnh còn có tên là Bệnh lợn đeo kính. - Nhiều trường hợp chúng đứng lên nằm xuống khó khăn hoặc do bị bại mông, yếu chân sau. - Lợn rất muốn ăn nhưng ăn kém, nhiều con bị táo bón, song cũng có nhiều trường hợp bị tiêu chảy. - Bệnh kéo dài hàng tuần. Tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng do PRRS rất dễ bị bệnh thứ phát và phụ thuộc vào bệnh thứ phát để có thêm các nét đặc thù về lâm sàng và bệnh tích, khi đó tỷ lệ chết khá cao. 3.2. Phòng bệnh - Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột.
  73. 72 - Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất. - Lợn khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin. - Lợn nái, lợn hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống - Lợn con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi. - Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ. - Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp. - Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam: + Vắc xin BLS - PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con. + Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin vô hoạt + Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi. + Porcillis PRRS chủng DV Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi thì tiêm nhắc lại. Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch. 4. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng Trong chăn nuôi hữu cơ việc lợn mắc phải giun sán là không tránh khỏi. Vì vậy việc cần thiêt nhất là phải vệ sinh khu vực chăn nuôi, giữ cho khu vực chăn nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, không có chỗ cho ký sinh trùng lưu cữu. - Thuốc thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Một số cộng đồng canh tác truyền thống có một lượng kiến thức khổng lồ về các loại cây trồng của địa phương và những đặc tính chữa bệnh của chúng. Cây trồng có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh rõ ràng, cho dù chúng không loại bỏ các mầm bệnh một cách trực tiếp. Dù vậy, nông dân không nên quên xác định nguyên nhân của bệnh hại và cũng phải cân nhắc các biện pháp quản lý của mình. - Đối với các vấn đề về ký sinh trùng, thay đổi điều kiện sống hoặc cách quản lý đồng cỏ sẽ đem lại hiệu quản hiều hơn trong thời gian dài hơn so với bất kỳ cách chữa trị nào: Ví dụ 1: Dùng cây thủy xương bồ chống ký sinh trùng
  74. 73 Một ví dụ về sử dụng thảo mộc từ cây thủy xương bồ để chữa ký sinh trùng (Acorus calamus). Cây này mọc cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được tìm thấy ở bờ sông, hồ và trong các rãnh lầy lội hoặc đầm lầy. Bột rễ khô (phần rễ dày) có tác dụng như là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả chống rận, bọ chét và ruồi nhà. Bột thủy xương bồ cũng được báo cáo là có hiệu quả chống ruồi nhà khi rắc chúng lên trên đống phân bò tươi bị nhiễm giòi ruồi. Hơn nữa nó có thể bảo vệ bò con mới sinh không bị nhiễm bọ nếu rửa chúng bằng nước có pha bột này. Ví dụ 2: Dùng chiết xuất thực vật chống tuyến trùng ký sinh Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm về sử dụng chiết xuất thực vật chống lại tuyến trùng ký sinh như muồng pháo (Caliandra spp), Keo dậu (Leucaena glauca) và Keo ta (Acacia farnesiana) đã ngăn chặn được hơn 80% loại ký sinh trùng này. Chiết xuất cây trồng này thực hiện tốt gần như Levamisole đã được dùng làm biện pháp kiểm soát. - Một số loại thảo mộc khác dung để trị ký sinh trùng như: + Vỏ và rễ cây lựu dùng để tảy sán. Hình 6.5.8. Cây, hoa và quả lựu - Cây cau: Hạt chữa sán dây, kết hợp hạt cau + hạt bí + MgSO4
  75. 74 Hình 6.6.9. Cây và quả cau - Cây Bách Bộ Hình 6.10. Cây Bách Bộ Dịch chiết rễ bách bộ 2/1làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, làm liệt hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ - Cây dầu giun: Tác dụng chữa giun đũa và giun kim
  76. 75 Hình 6.6.11. Cây giầu giun 5. Vệ sinh môi trường chăn nuôi - Chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến các biện pháp phòng ngừa để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là các biện pháp cứu chữa. Công việc này bắt đầu từ việc giữ cho nòi giống vật nuôi khỏe mạnh hơn là trình diễn vật nuôi cao độ nhưng chúng lại rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận. Tiếp theo là, các điều kiện chăm sóc vật nuôi phải là tối ưu: đủ không gian, ánh sáng và không khí, ổ nằm khô ráo và sạch sẽ, vận động thường xuyên (chăn thả tự nhiên) và vệ sinh thích hợp v.v Liên quan đến chăn thả tự nhiên, nên tiến hành chăn thả luân phiên càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là diện tích đất chăn thả được chia thành các lô và vật nuôi được di chuyển từ lô này sang lô khác theo những khoảng thời gian đều đặn. Không phải tất cả các ký sinh trùng được loại bỏ trong cách này mà chúng vẫn còn tồn tại nhưng ở mức độ thấp (không phải là một bất lợi vì nó sẽ đặt vật nuôi vào một sức ép lây nhiễm nhẹ nhàng giúp cho nó có khả năng tạo ra sức đề kháng). Khi tạm ngừng chăn thả trong vòng 1,5 đến 2 tháng, hầu hết các ký sinh bị mất hiệu lực và đó cũng là khoảng thời gian để cỏ hồi phục lại. - Chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi có một tầm quan trọng quyết định đối với sức khỏe của vật nuôi. Thay vì cho vật nuôi ăn các thức ăn thương phẩm dạng cô đặc làm cho vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn và sinh sản nhiều hơn, cần phải có một thực đơn tự nhiên phù hợp với những đòi hỏi của vật nuôi. - Bốn bước chăm sóc sức khỏe vật nuôi Bước 1: Giữ những con giống khỏe mạnh và sử dụng con giống thích nghi với điều kiện khí hậu và thức ăn sẵn có ở địa phương.
  77. 76 Bước 2: Vệ sinh, khẩu phần thích hợp, đủ nước sạch, hệ thống chuồng trại hợp lý, đủ chỗ di chuyển Bước 3: chọn cách điều trị khác, thuốc thảo mộc, vi lượng đồng cân, thuốc truyền thống. Bước 4: Nếu không có biện pháp giúp đỡ nào nữa: Phương thuốc hoă học (kháng sinh) có thể được dùng. - Ở đâu mà tất cả các biện pháp phòng ngừa này được thực hiện thì vật nuôi sẽ rất hiếm khi bị đổ bệnh. Vì thế điều trị thú y chỉ đóng vai trò thứ yếu trong canh tác hữu cơ. Nếu cần thiết phải xử lý, nên dùng các thuốc thay thế có nguồn gốc thảo mộc và các phương thuốc chữa trị truyền thống. Chỉ khi những xử lý này thất bại hoặc không đầy đủ, các loại thuốc tổng hợp (kháng sinh) mới được sử dụng. 6. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi - Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, tuyệt đối không dùng thuốc sát trùng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh cho lợn con. - Trình bày biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ. - Trình bày biện pháp vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi lợn con hữu cơ. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.6.1. Tổ chức thực hành chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn nái tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, vacxin, dụng cụ thú y - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực chẩn đoán và phòng trị bệnh cho lợn nái - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao.
  78. 77 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ta phác đồ điều trị có hiệu quả đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ 2.2. Bài thực hành 6.6.2. Tổ chức thực hành vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng vệ sinh môi trường và dụng cụ thú y - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, dụng cụ và chế phẩm vệ sinh an toàn sinh học - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: vệ sinh môi trường sạch sẽ loại trừ các nguy cơ gây bệnh đảm bảo vệ sinh môi trường. C. Ghi nhớ: - Chẩn đoán đúng bệnh, tìm mọi biện pháp trị bệnh bằng thảo mộc - Phòng vắc-xin cho các bệnh do vi rút gây ra. - Thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi.
  79. 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun nuôi lợn nái là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ; được giảng dạy trướng mô đun tiêu thụ sản phẩm và sau mô đun nuôi lợn vỗ béo, Mô đun nuôi lợn nái có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện việc nuôi lợn con theo phương thức hữu cơ có hiệu quả. II. Mục tiêu: - Chuẩn bị được các điều kiện để chăn nuôi lợn con theo phương thức hữu cơ - Lựa chọn được giống lợn, loại lợn phù hợp với phương thức chăn nuôi - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh trên lợn con đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Tên bài Loại bài Mã bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Chuẩn bị điều kiện Tích hợp Lớp MĐ 06-01 chăn nuôi lợn nái học/chuồng 12 3 8 1 hữu cơ nuôi MĐ 06-02 Chuẩn bị thức ăn, Tích hợp Lớp nước uống học/chuồng 12 3 8 1 nuôi MĐ 06-03 Chọn giống lợn Tích hợp Lớp nái nuôi theo học/chuồng 11 3 8 phương thức hữu nuôi cơ MĐ 06-04 Nuôi dưỡng lợn Tích hợp Lớp nái học/chuồng 10 2 8 nuôi
  80. 79 MĐ 06-05 Chăm sóc lợn nái Tích hợp Lớp học/chuồng 10 2 8 nuôi MĐ 06-06 Phòng và trị bệnh Tích hợp Lớp học/chuồng 12 3 8 1 nuôi Kiểm tra hết mô đun 3 3 Cộng 70 16 48 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá bài tập, bài thực hành 4.1. Nguồn nhân lực: - Địa điểm thực hành: Tại phòng học thực hành - lý thuyết và tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn con hữu cơ. - Thiết bị, dụng cụ: Giấy bút, máy tính, máy chiếu, ảnh bệnh tích, bảng danh mục các thuốc thảo dược dùng cho lợn; lịch phòng bệnh cho lợn, trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn con hữu cơ, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, lợn bệnh, độn chuồng. 4.2. Cách thức tổ chức - Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) - Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc - Học viên thực hiện làm bài thực hành - Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả - Rút ra bài học kinh nghiệm 4.3. Thời gian: - Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 4.4. Số lượng - Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo mục tiêu môđun đề ra. 4.5. Tiêu chuẩn sản phẩm - Đúng trình tự thao tác
  81. 80 - Kết quả đảm bảo chính xác - Thời gian thực hiện đúng quy định V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn nái Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định hướng chuồng, vị trí đặt - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. chuồng và các kiểu chuồng nuôi lợn nái. - Cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng ăn - Cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng uống - Liệt kê các thiết bị chuồng nuôi và cách bố trí - Thực hành khảo sát một trại chăn - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. nuôi lợn nái hữu cơ - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện - Thực hành chọn kiểu, vị trí đặt và công việc. kiểm tra máng ăn máng uống - Thực hành bố trí các thiết bị chuồng nuôi lợn nái hữu cơ - Thực hành đào hố chuồng và rải chất độn lót chuồng nuôi - Mức độ thành thạo, chính xác - Theo dõi quá thực hiện công việc. trong công việc. 5.2. Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Cách lập kế koạch xây dựng thức - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. ăn trong nuôi lợn nái hữu cơ. - Cách chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn nái