Giáo trình Cây ăn quả

pdf 175 trang ngocly 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cay_an_qua.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cây ăn quả

  1. Giáo trình cây ăn quả 1
  2. Phần A: Lý thuyết Mở đầu Trong các môn học dạy cho học sinh Trung học cơ sở ở lớp 9 có môn học kỹ thuật trồng cây ăn quả, ở lớp 7 môn Công nghệ - Nông nghiệp phần 1 - Trồng trọt cũng có những nội dung liên quan đến trồng cây ăn quả. Nhằm nâng cao chất l−ợng các môn học ở tr−ờng THCS vμ rèn nghề cho học sinh Bộ Giáo dục Đμo tạo chủ tr−ơng biên soạn giáo trình "Kỹ thuật trồng cây ăn quả". Nội dung của cuốn giáo trình nμy lμ cung cấp cho các thầy, cô giáo vμ các giáo sinh của các tr−ờng Cao đẳng S− phạm trong cả n−ớc những kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí vμ vai trò của chúng trong hệ thống sinh thái, những quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với những biện pháp kỹ thuật thích hợp để thâm canh tăng năng suất vμ phẩm chất quả. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả sẽ góp phần hữu ích vμo việc cung cấp các thông tin cần thiết, các tμi liệu tham khảo chuyên ngμnh cho các giáo viên khi chuẩn bị giáo án môn "Kỹ thuật trồng cây ăn quả" ở lớp 9 THCS, môn Công nghệ Nông nghiệp 7, phần I trồng trọt cho lớp 7 THCS. Đây còn lμ tμi liệu tham khảo cho những ng−ời lμm v−ờn giúp họ hiểu để khai thác tốt nguồn tμi nguyên cây ăn quả bản địa vμ nhập nội, áp dụng các TBKT mới, để thâm canh tăng năng suất vμ phẩm chất cây ăn quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vμ bảo vệ môi tr−ờng. Cấu trúc của giáo trình đ−ợc chia thμnh hai phần: Phần A: lý thuyết vμ phần B: thực hμnh, trong đó nội dung cơ bản đ−ợc phát triển từ cuốn Giáo trình Cây ăn quả xuất bản tr−ớc đó Nxb Nông nghiệp, Hμ Nội (năm 1998) của cùng nhóm tác giả vμ một số bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, ở giáo trình 2
  3. viết cho tr−ờng Cao đẳng S− phạm lần nμy chúng tôi đã cố gắng cập nhật các dẫn liệu mới, những tiến bộ kỹ thuật, về giống, kỹ thuật canh tác cây ăn quả của trong vμ ngoμi n−ớc, những yêu cầu của ng−ời tiêu dùng về chất l−ợng nh− quả an toμn vμ rau quả hữu cơ để giúp ng−ời đọc có một cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất cây ăn quả ở n−ớc ta về tiềm năng vμ những thμnh tựu, những tồn tại cần khắc phục để đ−a nghề trồng cây ăn quả n−ớc ta phát triển lên b−ớc mới đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp theo h−ớng CNH, HĐH. Do thời l−ợng có hạn để giảng dạy vμ học tập đạt hiệu quả tốt ở phần A: Phần mở đầu các ch−ơng 1, 2, 3 bắt buộc phải giảng, ch−ơng 4 không bắt buộc giảng hết tất cả 9 cây thuộc 3 nhóm: Cây ăn quả á nhiệt đới: Cây có múi (Citrus) vải, nhãn. Cây ăn quả nhiệt đới: Xoμi, Thanh long, Sầu riêng, Chôm chôm. Cây ăn quả ôn đới: Lê, Mận Giáo viên có thể căn cứ vμo vị trí của tr−ờng mình đang dạy thuộc vùng sinh thái nμo ở trong n−ớc để chọn đối t−ợng cây cho phù hợp. Ví dụ các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên thì chọn các cây ăn quả nhiệt đới, ở các tỉnh miền Bắc chọn cây ăn quả á nhiệt đới, các tỉnh miền núi chọn cây ăn quả ôn đới vμ á nhiệt đới. Số l−ợng chọn để giảng không quá 4 - 5 cây, còn nữa để cho học sinh tự đọc. ở phần B: Thực hμnh. Gồm có 7 bμi thực hμnh Tập trung h−ớng dẫn thực hμnh ở 5 bμi, mỗi bμi 2,5 tiết: Cụ thể nh− sau: Bμi 1: Kỹ thuật nhân giống cây từ hạt. Bμi 4, bμi 5: Kỹ thuật ghép mắt vμ ghép đoạn cμnh. Bμi 6: Kỹ thuật tạo hình. Bμi 7: Kỹ thuật trồng mới cây ăn quả. 3
  4. Mục đích của mỗi bμi thực tập lμ tăng đ−ợc thời l−ợng để thực hiện các thao tác của buổi học giúp học viên nắm đ−ợc kỹ thuật liên hoμn của mỗi bμi tập, rồi tự mình rèn luyện để có thao tác thuần thục. Đây lμ cuốn giáo trình về cây ăn quả đầu tiên viết cho tr−ờng Cao đẳng S− phạm. Chúng tôi cố gắng để thể hiện đ−ợc tính cơ bản, hiện đại vμ Việt Nam trong cuốn sách, nh−ng thiếu sót vμ khuyết điểm chắc không tránh khỏi. Kính mong bạn đọc góp ý bổ khuyết để lần tái bản sau đ−ợc hoμn chỉnh vμ có nội dung phong phú hơn. Để hoμn thμnh cuốn giáo trình nμy chúng tôi đã nhận đ−ợc sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp ở các tr−ờng Đại học khối Nông - Lâm nghiệp vμ đặc biệt lμ Ban Quản lý dự án Đμo tạo giáo viên trung học cơ sở thuộc Bộ Giáo dục vμ Đμo tạo. Chúng tôi xin trân trọng tỏ lòng cảm ơn. 4
  5. Ch−ơng I Lợi ích của việc trồng cây ăn quả vμ chủ tr−ơng phát triển sản xuất cây ăn quả của đảng vμ nhμ n−ớc Nội dung: Các nội dung sau đây đã đ−ợc đề cập trong ch−ơng nμy: - Giá trị vμ ý nghĩa việc phát triển nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế quốc dân. - Tình hμnh sản xuất cây ăn quả ở n−ớc ta. - Định h−ớng phát triển nghề trồng cây ăn quả. Mục tiêu: Sau khi học xong ch−ơng nμy sinh viên cần: - Nắm đ−ợc giá trị vμ ý nghĩa việc phát triển nghề trồng cây ăn quả đối với đời sống vμ phát triển kinh tế của đất n−ớc. - Nắm đ−ợc tình hình sản xuất cây ăn quả của n−ớc ta trong hơn 20 năm qua vμ đ−ờng lối chủ tr−ơng của Đảng vμ Nhμ n−ớc thời kỳ 1999 - 2010. - Thấy đ−ợc những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển sản xuất cây ăn quả để có các giải pháp khắc phục, đ−a nghề trồng cây ăn quả n−ớc ta phát triển theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1. Giá trị và ý nghĩa việc phát triển nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế quốc dân. Nghề trồng cây ăn quả lμ một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mμ đối t−ợng của nó lμ những cây lâu năm có quả ăn đ−ợc. Khoa học cây ăn quả nghiên cứu các đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí vμ vai trò của chúng trong hệ sinh thái, những quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho 5
  6. từng loại cây trong điều kiện khí hậu đất đai cụ thể của nơi trồng nhằm thâm canh, tăng năng suất vμ phẩm chất quả. Cây ăn quả lμ nhóm cây có nhiều triển vọng phát triển ở n−ớc ta. Điều kiện khí hậu, đất đai, địa thế thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có những loμi quả có thể trở thμnh đặc sản có giá trị trên thị tr−ờng trong n−ớc vμ trên thế giới. Trồng cây ăn quả lμ một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta. Phát triển nghề trồng cây ăn quả đem lại nhiều lợi ích đối với đời sống vμ phát triển kinh tế của đất n−ớc, những giá trị đó cụ thể lμ: 1.1. Giá trị dinh d−ỡng Có thể nói, trái cây lμ nguồn cung cấp nhiều loại chất dinh d−ỡng cho con ng−ời, lμ nguồn dinh d−ỡng quý giá cần cho con ng−ời ở mọi lứa tuổi vμ nghề nghiệp khác nhau. Trong quả có nhiều loại đ−ờng dễ tiêu, các axit hữu cơ, prôtêin, lipit, các chất khoáng, pectin, các hợp chất thơm vμ các chất khác v.v Có nhiều loại vitamin nh− vitamin A, B, C, PP. Đặc biệt vitamin C rất cần cho con ng−ời ở mọi lứa tuổi, vitamin A rất cần cho trẻ em. 1.2. Giá trị công nghiệp Một số loại cây ăn quả lại vừa lμ cây công nghiệp. Cây điều, cây dừa vμ một số cây khác vừa cho quả, hạt để ăn nh− những cây ăn quả khác vừa lμ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ví dụ: Sản phẩm chế biến nh− dầu dừa, dầu vỏ hạt điều, papain chiết xuất từ quả đu đủ Các loại quả lμ nguyên liệu của công nghiệp chế biến đồ hộp quả mít, n−ớc quả, r−ợu vang, xirô, quả sấy khô. Công nghiệp chế biến quả đã góp phần giải quyết đ−ợc nhu cầu của đời sống lμ cung cấp quả quanh năm cho nhân dân. 1.3. Giá trị y học Các loại quả vμ các bộ phận khác của cây nh− rễ, lá, hoa, vỏ, hạt lμ những vị thuốc đ−ợc sử dụng khá phổ biến trong đông y. Có thể nói hầu hết cây ăn quả đều lμ cây thuốc. 6
  7. Các loại trái cây với giá trị dinh d−ỡng cao, vị ngọt, h−ơng thơm lμ yếu tố rất quan trọng để bồi bổ, phục hồi bổ sung sức khỏe cho con ng−ời. 1.4. Giá trị môi tr−ờng Cây ăn quả có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái với chức năng lμm sạch môi tr−ờng, giảm tiếng ồn, lμm rừng phòng hộ, lμm đẹp cảnh quan. Nhiều giống cây ăn quả lμ cây nguồn mật có chất l−ợng cao đ−ợc ng−ời tiêu dùng −a thích. ở vùng nhiệt đới cây ăn quả còn có tác dụng che phủ bảo vệ đất, chống xói mòn, lμm hμng rμo chống gió bão, phủ xanh đất trống, đồi trọc, v−ờn cây ăn quả tạo môi tr−ờng sống trong lμnh cho c− dân nông thôn, c− dân đô thị nhất lμ các đô thị nhỏ ng−ời dân có khuynh h−ớng tạo dựng các phố - v−ờn. ở các thμnh phố lớn, số nhμ có v−ờn không nhiều, nhiều gia đình có nhiều cố gắng tạo dựng v−ờn cây trên sân th−ợng, hoặc trồng ở hμnh lang hay trên ban công để cải thiện môi tr−ờng sống. Các điểm du lịch sinh thái th−ờng trồng cây ăn quả để tạo cảnh quan hấp dẫn khách du lịch. Những nỗ lực đó cho thấy ý nghĩa sinh thái, ý nghĩa môi tr−ờng to lớn của v−ờn cây. 1.5. Giá trị kinh tế ở nhiều n−ớc trên thế giới ở n−ớc ta nghề trồng cây ăn quả cho thu nhập rất cao. Tùy từng vùng trồng, tùy loại cây ăn quả khác nhau, nói chung 1ha cây ăn quả cho thu nhập gấp 3-5 lần thậm chí gấp 10 lần trồng cây l−ơng thực. Thực tế, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong hơn 10 năm qua cho thấy việc phát triển sản xuất cây ăn quả tạo thêm công ăn việc lμm, thu hút đ−ợc lực l−ợng lao động d− thừa ở nông thôn. Trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nên đã giúp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất vμ tinh thần cho nông dân, lμm thay đổi bộ mặt nông thôn. Ví dụ: vùng trồng vải thiều điển hình ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận 1.6. Giá trị văn hóa - x∙ hội Ng−ời Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vμo ngμy rằm, mồng một hμng tháng các loại quả trở thμnh đồ dâng cúng thiêng liêng vμ tiện lợi cho 7
  8. mỗi gia đình. Còn vμo dịp tết Nguyên Đán gia đình nμo cũng bμy mâm ngũ quả thật đẹp để đón năm mới, để cầu may mắn thịnh v−ợng. Cây ăn quả đã đi vμo đời sống của dân tộc Việt. Ng−ời ta đã lập đền thờ ông tổ trồng cây vải ở thôn Thúy Lâm(xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hμ, tỉnh Hải D−ơng). ở miền Nam, hμng năm đều có lễ hội trái cây. Rải rác khắp các vùng miền đều có địa danh mang tên các loại quả: Sông B−ởi (Thanh Hóa); Lμng Cam (Hμ Nội); Lμng Chanh (Nghệ An); Dốc Xoμi (Gia Lai); Dốc Chuối (Bảo Lộc) Tên một số loại quả cũng đã đ−ợc dùng để đặt tên ng−ời: cô Mơ, cô Mận, chị Đμo, anh Cam, cụ Quất, bμ B−ởi, ông Chanh 2. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở n−ớc ta Trong 20 năm qua (1980 - 2000) diện tích cây ăn quả ở n−ớc ta không ngừng tăng lên. Năm 1980 cả n−ớc có 210.8000 ha, đến năm 1990 có 281.200 ha vμ cuối năm 2000 có 520.000 ha (số liệu của NXB Thống Kê, Hμ Nội 2000). Nếu so sánh với giai đoạn 1980 - 1990 thì 10 năm cuối của thế kỷ 20 (1991 - 2000) diện tích cây ăn quả cả n−ớc tăng nhanh gấp 3,4 lần. Đặc biệt có năm tăng lên hơn 50.000 ha so với năm tr−ớc (năm 1997). Vùng có diện tích cây ăn quả lớn nhất trong cả n−ớc lμ đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 38 - 46% diện tích vμ 45 - 50% sản l−ợng cây ăn quả cả n−ớc. Thứ đến lμ trung du miền núi phía Bắc, thứ ba lμ đồng bằng Nam Bộ, tiếp theo lμ đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ vμ ít nhất lμ Tây Nguyên) (xem bảng 1). Theo tμi liệu của bộ Nông Nghiệp vμ PTNT năm 2000 trên toμn quốc, chuối có diện tích lớn nhất (98.366 ha) rồi đến cây có múi (cam, quýt, b−ởi, chanh (68.614 ha), tiếp theo lμ xoμi (46.782 ha), thanh long (3.223 ha), vμ nho (1.820 ha). Diện tích vμ sản l−ợng một số cây ăn quả chủ yếu đ−ợc trình bμy ở bảng 2 vμ bảng 3. Các loμi cây ăn quả có diện tích tăng nhanh trong những năm gần đây lμ nhãn, vải, xoμi, b−ởi, thanh long, dứa do có nhu cầu của thị tr−ờng trong vμ ngoμi n−ớc, bán đ−ợc giá vμ có thu nhập cao nên nhiều nơi nông dân hăng hái trồng. 8
  9. Bảng 1: Diện tích cây ăn quả các vùng trong n−ớc Đơn vị tính: 1000 ha Năm STT Vùng, miền 1996 1997 1998 1999 2000 Cả n−ớc 383,8 426,1 438,4 496,0 544,7 Miền Bắc 139,9 162,0 166,2 204,1 221,1 1 Đồng bằng sông Hồng 59,0 49,0 49,4 51,9 58,3 2 Đông bắc 25,9 50,6 52,3 79,7 90,0 3 Tây Bắc 20,2 23,5 24,9 30,2 28,8 4 Bắc Trung bộ 34,8 38,7 39,6 42,3 44,0 Miền Nam 244,9 264,1 272,2 291,9 323,6 5 Duyên hải Nam Trung bộ 16,6 15,4 18,0 20,8 21,9 6 Tây Nguyên 9,6 11,9 12,9 12,9 12,9 7 Đông Nam bộ 41,7 50,8 51,6 66,9 82,5 8 Đồng bằng sông Cửu long 177,0 186 191,3 191,3 206,3 Nguồn: Bộ Nông nghiệp vμ PTNT; Vụ Kế hoạch vμ Quy hoạch. Nhμ xuất bản Nông nghiệp Hμ nội -2002. Bảng 2: Diện tích một số cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam Đơn vị tính: ha Cam, Nhãn, Vải Thanh Năm chanh, Chuối Xoài Dứa Chôm Nho long quýt chôm 1990 14,500 88,300 16,400 38,900 1991 21,200 89,200 15,100 38,110 1992 25,500 90,100 14,700 34,700 1993 44,500 94,200 17,700 29,200 1994 55,500 91,800 20,100 29,200 27,200 1995 59,500 91,800 21,100 26,300 37,900 1996 74,406 95,902 26,200 26,200 73,661 2,308 1,480 1997 67,275 92,427 31,200 25,800 90,663 2,279 1,798 1998 68,175 96,132 30,867 25,734 92,975 1,494 2,065 1999 66,413 95,197 41,136 36,204 138,693 1,757 2,772 2000 68,614 98,366 46,782 36,541 168,814 1,820 3,223 Nguồn: Bộ Nông nghiệp vμ PTNT; Vụ Kế hoạch vμ Quy hoạch. Nhμ xuất bản Nông nghiệp Hμ nội -2002. 9
  10. Bảng 3: Sản l−ợng một số cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam Đơn vị tính: tấn Nhãn, Cam, Vải Thanh Năm chanh, Chuối Xoài Dứa Nho Chôm long quýt chôm 1990 119,200 1,221,400 173,000 467,900 1991 121,100 1,285,800 139,900 420,200 1992 160,100 1,365,500 112,100 264,200 1993 249,700 1,397,700 119,200 257,600 1994 285,600 1,375,100 135,500 235,000 179,500 1995 379,400 1,282,200 152,500 184,800 223,200 1996 491,504 1,318,747 187,900 185,200 275,949 35,713 15,118 1997 393,808 1,322,529 164,800 199,200 405,225 45,817 17,510 1998 378,957 1,315,189 171,921 195,842 407,097 33,844 20,590 1999 383,509 1,288,379 174,713 255,620 557,913 20,242 33,201 2000 426,744 1,124,838 177,327 291,428 616,620 24,549 45,761 Nguồn: Bộ Nông nghiệp vμ PTNT; Vụ Kế hoạch vμ Quy hoạch. Nhμ xuất bản Nông nghiệp Hμ nội -2002 Trên địa bμn cả n−ớc đã hình thμnh đ−ợc những vùng cây ăn quả chuyên canh tập trung nh− xoμi ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Khánh Hòa, nhóm ở H−ng Yên, Sơn La (vùng Sông Mã), Tuyên Quang ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng vải thiều ở Bắc Giang (Lục Ngạn), Hải D−ơng (Thanh Hμ), Quảng Ninh (Đông Triều), Na ở Lạng Sơn (Chi Lăng), Tây Ninh (núi Bμ Đen), mơ ở Bắc Cạn (Bạch Thông), mận ở Lμo Cai (Bắc Hμ), Sơn La (Mộc Châu)Thanh L ong ở Bình Thuận Sầu riêng ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Ph−ớcSản phẩm cây ăn quả không những để tiêu thụ trong n−ớc mμ đã trở thμnh hμng xuất khẩu có giá trị nh− Xoμi, Xhuối, Vải, Nhãn, Thanh Long, B−ởi, Măng cụt, Vú sữa v.v trái cây của Việt Nam đã có mặt ở 48 n−ớc trên thế giới vμ hμng năm mặt hμng rau quả thu vμ đ−ợc 200 - 300 triệu đôla. Tình hình phát triển cây ăn quả ở n−ớc ta trong những năm qua cho thấy sản xuất cây ăn quả đang có b−ớc phát triển mới. Nhiều địa ph−ơng đã 10
  11. chú ý đến phát triển cây ăn quả coi đó lμ một trong những giải pháp để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân qua thực tiễn sản xuất của mình đã nhận thức đ−ợc lμ trồng cây ăn quả mang lại thu nhập cao, có đóng góp tích cực vμ việc nâng cao đới sống vμ sức khỏe của các thμnh viên trong gia đình, do đó những phần đất tr−ớc đây còn để hoang hoặc trồng lúa vμ các cây trồng khác năng suất thấp, bấp bênh, ít có hiệu quả thì nay đ−ợc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Nhiều vùng đất trống, đồi trọc, đất phèn ứng ch−a sử dụng hoặc sử dụng ít có hiệu quả tr−ớc đấy, những năm gần đây nhờ có chính sách vμ chủ tr−ơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhμ n−ớc, có thêm các tiến bộ kỹ thuật vμ hiểu biết về cây ăn quả, do có những hoạt động di chuyển dân nên đ−ợc sử dụng trồng cây ăn quả mang lại nhiều kết quả tốt về ph−ơng diện kinh tế xã hội vμ môi tr−ờng. Rõ rμng nhất lμ những vùng điển hình trồng vải thiều ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cảm quýt ở huyện Bắc Quang (Hμ Giang) d−a ở huyện Tân Ph−ớc (Tỉnh Tiền Giang). Nho ở Tỉnh Ninh Thuận, Thanh Long ở tỉnh Bình Thuận  Hiện nay ở trong nhiều vùng trong n−ớc đã có trong trại đang sản xuất kinh doanh cây ăn quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thμnh tựu đã đạt đ−ợc, tình hình phát triển cây ăn quả ở n−ớc ta trong thời gian qua còn bộc lộ một số mặt bất cập sau đây: - Tốc độ phát triển còn chậm, quá trình phát triển ch−a thật vững chắc, sản xuất còn mang tính tự phát. Một cây nμo đó nổi lên bán đ−ợc giá, nông dân đua nhau trồng vμ sau đó lại chặt bỏ vμ rốt giá do không có thị tr−ờng. - Khó khăn lớn nhất đang đ−ợc đặt ra hiện nay đối với phát triển cây ăn quả ở n−ớc ta lμ bảo quản chế biến vμ thị tr−ờng tiêu thụ. Vấn đề bảo quản t−ơi đang lμ một khó khăn ch−a đ−ợc giải quyết. - Nhiều vấn đề về khoa học công nghệ có liên quan đến phát triển cây ăn quả ở Việt Nam ch−a đ−ợc giải quyết một cách cơ bản vμ đồng bộ nh− về giống cây, về kỹ thuật canh tác, về phòng trừ sâu bệnh, về sản xuất quả hữu cơ (quả sạch) có những vấn đề về sau thu hoạch nh− bảo quản chế biến có những vấn đề về tổ chức, quản lý sản xuất, về hμng hóa, thị tr−ờng v.v 11
  12. 3. Định h−ớng phát triển nghề trồng cây ăn quả 3.1. Đ−ờng lối chủ tr−ơng phát triển nghề trồng cây ăn quả của Đảng và Chính phủ Ngμy 3 tháng 9 năm 1999 Thủ t−ớng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển rau quả hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 với mục tiêu: - Nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu đời sống nhân dân về rau, quả vμ hoa cây cảnh (thông th−ờng vμ cao cấp) trong đó đẩy mạnh sản xuất, chế biến n−ớc quả với giá rẻ để từng b−ớc thay thế n−ớc uống có cồn hiện nay. - Tạo thêm việc lμm cho khoảng 5.0 triệu ng−ời - Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1.0 tỷ đô la mỹ/năm - Thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa: 8 triệu tấn rau, 6 triệu tấn quả - Đ−a diện tích trồng cây ăn quả của cả n−ớc lên 1 triệu ha. 3.2. Một số giải pháp quan trọng góp phần đ−a nghề trồng cây ăn quả n−ớc ta phát triển lên b−ớc mới a) Nên xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cây ăn quả của cả n−ớc Dựa vμo chiến l−ợc phát triển nông nghiệp toμn diện, đảm bảo an ninh l−ơng thực cho cả n−ớc cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cây ăn quả của n−ớc ta. Quy hoạch tổng thể phát triển cây ăn quả dựa trên sự đánh giá đúng hiện trạng vμ những vấn đề đang đặt ra cho nghề trồng cây ăn quả của n−ớc ta, dự báo nhu cầu thị tr−ờng trong n−ớc vμ thị tr−ờng thế giới, dự báo nhu cầu thị tr−ờng trong n−ớc vμ thị tr−ờng thế giới. Dự báo các tiến bộ khoa học vμ công nghệ Dựa vμo điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, tμi nguyên cây ăn quả ở mỗi vùng để quy hoạch sản xuất cây ăn quả ở từng địa ph−ơng để sản xuất cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút đ−ợc nhiều lao động vμ đạt đ−ợc các mục tiêu của đề án phát triển rau quả hoa vμ cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 đã đ−ợc Chính phủ phê duyệt. 12
  13. b) Bình tuyển chọn lọc, lai tạo, nhập nội khảo nghiệm nâng cao phẩm chất giống cây ăn quả Thị tr−ờng trong n−ớc vμ ngoμi n−ớc đang có những đòi hỏi cao về chất l−ợng quả, chất l−ợng hμng hoá. Công tác giống cây ăn quả đã đ−ợc Bộ NN & PTNT chú ý đầu t− vμ có 1 ch−ơng trình giống quốc gia. Các con đ−ờng để tạo ra giống có chất l−ợng cao có thể thông qua các hộ thi trái cây ở các vùng nh− đã từng lμm ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long đối với xoμi, b−ởi, sầu riêng, cam quýt, nhãn v. v hoặc hội thi vải thiều ở Hải D−ơng, hội thi nhãn ở H−ng Yên, ở Tuyên Quyên v.v. thi các giống b−ởi ngon ở Hμ Nội, H−ơng Khê (Hμ Tĩnh) Đoan Hùng (Phú Thọ) v.v Qua các hội thi đã chọn ra đ−ợc những giống cây ăn quả có năng suất cao, chất l−ợng thơm ngon vμ những cây −u tú đ−ợc chọn có thể dùng để nhân giống cho sản xuất. Các giải pháp nh− điều tra bình tuyển chọn lọc các giống đất ở địa ph−ơng trong thời gian qua cũng đạt đ−ợc nhiều thμnh tựu xuất sắc nh− chọn ra đ−ợc các giống vải nhân chín sớm để điều tiết thời vụ thu hoạch, các giống xoμi có chất l−ợng cao, phù hợp từng vùng khí hậu đấ đai nh− xoμi cát hoμ lộc ở Tiền Giang, xoμi cát mốc ở Bình Định, xoμi cát chu ở Đồng Tháp v.v vμ nhiều giống cây ăn quả khác nữa. Việc lai tạo trồng khảo nghiệm các giống n−ớc ngoμi cũng đạt đ−ợc kết quả nh− giống xoμi GL1, GL2, GL6 của viện NK rau quả chọn lọc trồng thích nghi cho các tỉnh miền bắc, các giống xoμi xanh của Thái Lan do trộn gióng cây ăn quả đồng tiến (TP. Hồ Chí Minh) chọn lọc có chất l−ợng cao, đ−ợc ng−ời tiêu dùng rất thích v.v Tất cả đều cho thấy rõ công tác giống lμ một vấn đề quan trọng hμng đầu, có tính chiến l−ợc trong việc phát triển cây ăn quả từ nay về sau. c) Đẩy mạnh các hoạt động khoa học - công nghệ cây ăn quả Cây ăn quả muốn phát triển nhanh vμ vững chắc vμ có hiệu quả lμ phải dựa trên cơ sở khoa học đồng bộ bao gồm các khâu trồng trọt, bảo quản, chế 13
  14. biến, l−u thông, thị tr−ờng, hμng hoá, kết cấu hạ tầng v.v Hiện nay các khâu nμy ch−a thật đồng bộ cho từng đối t−ợng, từng vùng sinh thái cụ thể. Ví dụ: Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây xoμi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có những điểm khác với trồng xoμi ở các tỉnh miền bắc; quy trình kỹ thuật trồng b−ởi năm roi ở Bình Minh (Vĩnh Long) có những điểm khác với b−ởi Phúc Trạch ở H−ơng Khê (Hμ Tĩnh). Phấn đấu để sớm có các quy trình về trồng trọt cho các loại cây ăn quả. Quy trình chế biến các loại quả tại cơ sở sản xuất, ở các x−ởng chế biến có quy mô công nghiệp. Quy trình bảo quản các loại quả ở quy mô nhỏ, vừa vμ lớn. Vμ muốn cạnh tranh trên thị tr−ờng trong khu vực vμ thế giới thì việc chế biến cần phải có công nghệ tiên tiến, bao bì đóng gói phải đ−ợc tiêu chuẩn kỹ thuật vμ mỹ thuật, hấp dẫn, tiện dụng vμ sản phẩm chế biến cây ăn quả phải có phía mμ ng−ời tiêu dùng chấp nhận vμ hấp dẫn họ. d) Tổ chức tốt công tác dịch vụ cây ăn quả Trong nông nghiệp từ tr−ớc đến nay ta mới xây dựng các dịch vụ chủ yếu lμ để phục sản xuất cây l−ơng thực, công tác dịch vụ cây ăn quả ở các địa ph−ơng còn thiếu vắng, vμ nếu có thì thiếu đồng bộ, không thuận tiện cho sản xuất chuyên ngμnh nμy. Công tác dịch vụ cây ăn quả bao gồm các mặt d−ới đây: - Dịch vụ cây giống Bảo đảm cho ng−ời sản xuất có cây giống tốt, đúng tiêu chuẩn của Bộ NN & PTNT đã ban hμnh, nhất lμ giống sạch bệnh. Một số loμi cây ăn quả trang bị cam quýt có bệnh vμng lá greening rất nguy hiểm. Nếu cây giống không sạch bệnh sau khi trồng sớm muộn cũng phải loại bỏ. Vì vậy cần thiết phải lμm tốt khâu dịch vụ nμy. - Dịch vụ bảo vệ thực vật Trong khâu nμy bao gồm cả các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các dụng cụ phun thuốc, xử lý hạt, xử lý cây, đồng thời có cả cán bộ kỹ thuật giúp phát hiện sâu bệnh, dự tính dự báo sâu bệnh loại cây ăn quả vμ phòng trừ ngay trên v−ờn sản xuất. 14
  15. - Dịch vụ các vật t− công cụ phục vụ cho sản xuất cây ăn quả. Bao gồm vật t− chuyên dùng cho cây ăn quả nh− dao ghép cây, kéo cắt cμnh, c−a cμnh vμ thân cây, giấy nilông để buộc sau khi ghép, giấy bao quả, chất kích thích sinh tr−ởng, các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả, các loại phân vi l−ợng, các loại máy đo nhanh độ pH đất, hμm l−ợng n−ớc trong đất, đo độ Brix trong quả v.v - Các dịch vụ khác Nh− những thông tin, thị tr−ờng, giá cả, nơi tiêu thụ, các yêu cầu về phẩm chất quả, thời vụ thị tr−ờng v.v rất cần cho những nhμ sản xuất, góp phần phát triển sản xuất cây ăn quả ở từng địa ph−ơng nói riêng vμ cả n−ớc nói chung. e) Cải tạo v−ờn tạp Do những nguyên nhân khách quan vμ chủ quan, v−ờn cây ăn quả ở nhiều vùng đều lμ v−ờn tạp ở các mức độ khác nhau. Bởi vậy song song với việc trồng mới, cần coi trọng việc cải tạo v−ờn tạp để sớm có những v−ờn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, cải tạo môi tr−ờng sống, lμm đẹp cảnh quan. Tóm tắt Trồng cây ăn quả mang lại cho con ng−ời nhiều lợi ích. Ngoμi việc cung cấp các chất dinh d−ỡng cho ng−ời còn có nhiều lợi ích khác. Đó lμ góp phần cải thiện môi tr−ờng sống, bảo vệ đất chống xói mòn, chống ô nhiễm môi tr−ờng. Phát triển cây ăn quả còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, kinh tế, nhân văn, công nghiệp vμ môi tr−ờng. Những thμnh tựu về phát triển cây ăn quả trong 20 năm qua trên đất n−ớc ta thật to lớn song để có b−ớc phát triển mới cần chú ý đến việc quy hoạch tổng thể phát triển cây ăn quả cả n−ớc, công tác giống, các hoạt động khoa học công nghệ tiến tới xây dựng quy trình kỹ thuật cho từng cây ở từng vùng miền cụ thể, tổ chức tất công tác dịch vụ cây ăn quả vμ cải tạo v−ờn tạp. 15
  16. Câu hỏi ôn tập 1. Đối t−ợng vμ mục đích của môn học cây ăn quả? 2. Giá trị vμ ý nghĩa việc phát triển cây ăn quả trong đời sống vμ kinh tế quốc dân. 3. Những thμnh tựu trong ngμnh cây ăn quả trong 20 năm qua ở n−ớc ta, những yếu kém cần khắc phục. 4. Các giải pháp để đ−a nghề trồng cây ăn quả n−ớc ta phát triển lên một b−ớc mới. Tμi liệu đọc thêm 1. Nguyễn Minh Châu: Ch−ơng trình phát triển cây ăn quả đến năm 2010, Bộ NN và PTNT, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. "Tμi liệu tập huấn công nghệ sau thu hoạch trái cây". SOFRI, 15-26/5/2000. 2. Đ−ờng Hồng Dật: Nghề làm v−ờn. Phát triển cây ăn quả ở n−ớc ta. Nhóm cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi hẹp, NXB Văn hóa Dân tộc, Hμ Nội, 2000. 3. Vũ Công Hậu: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 1996. 4. Vũ Tuyên Hoμng: Phát triển nhanh ngành Rau và Quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, Báo nhân dân ngμy 22.11.1993. 5. Lê Ngọc Sáu: Định h−ớng thị tr−ờng trái cây Việt Nam, Kinh tế V.A.C số 35. 29/8/2002. 6. Thanh Sơn: Xuất khẩu rau quả: Bao giờ đ−ợc 1 tỷ USD/năm?, Nông nghiệp Việt Nam số 56. 18/3/2004 7. Trần Thế Tục: Một số ý kiến về phát triển cây ăn quả vùng núi và trung du phía Bắc đến năm 2000 và 2010, Tạp chí KHKT rau hoa quả. Viện nghiên cứu rau quả 1998 n-2, 3-7 8. TK Chattopadhyay: A texbook on pomology. Vol. I. Fundamentals, pp1-30 kalyani publishers New delhi. Second revised edition 2003. 16
  17. Ch−ơng II các ph−ơng pháp nhân giống cây ăn quả Nội dung: Các nội dung sau đây sẽ đ−ợc đề cập trong ch−ơng nμy: - Ph−ơng pháp nhân giống hữu tính - nhân giống bằng hạt - Ph−ơng pháp nhân giống vô tính + Chiết cμnh + Giâm cμnh + Ghép cây + Tách chồi vμ tách cây con + Nuôi cấy mô tế bμo Mục tiêu: - Giúp sinh viên hiểu đ−ợc nội dung của các ph−ơng pháp nhân giống cây ăn quả. - Nắm đ−ợc các −u nh−ợc điểm của từng ph−ơng pháp nhân giống cụ thể để lựa chọn vμ áp dụng việc nhân giống cho từng đối t−ợng cụ thể (cam, quýt, xoμi, vải, nhãn v.v) nhằm đạt đ−ợc hiệu quả cao trong nhân giống. - Kết hợp với bμi thực tập để hiểu rõ thêm các b−ớc tiến hμnh trong từng ph−ơng pháp; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vμ vật liệu cho công tác nhân giống. Các ph−ơng pháp nhân giống cây ăn quả Nhiệm vụ chủ yếu của công tác nhân giống lμ sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng nhanh số l−ợng cây giống vμ đảm bảo duy trì nâng cao những đặc tính quý của giống nhằm cung cấp cho sản xuất nhiều cây giống có chất l−ợng cao, sạch bệnh. 17
  18. Có hai ph−ơng pháp nhân giống cơ bản: nhân giống hữu tính vμ nhân giống vô tính. 1. Ph−ơng pháp nhân giống hữu tính - nhân giống bằng hạt Khi nhân giống hữu tính ng−ời ta dùng một khí quan rất phổ biến của thực vật đó lμ hạt giống đ−ợc hình thμnh thông qua quá trình thụ phấn, thụ tinh, lμ sự kết hợp giữa hạt phấn với noãn. Trong điều kiện đủ n−ớc, nhiệt độ thích hợp vμ đ−ợc tiếp xúc với một l−ợng oxy thích hợp, hạt nảy mầm trở thμnh một cây mới. Ph−ơng pháp nμy th−ờng gặp rất phổ biến trong tự nhiên vμ đa số cây rừng tự nhân giống theo ph−ơng pháp nμy. 1.1. −u điểm và nh−ợc điểm của ph−ơng pháp nhân giống bằng hạt 1.1.1. Ưu điểm - Kỹ thuật đơn giản dễ lμm; trong một thời gian ngắn có thể cung cấp một số l−ợng cây giống t−ơng đối lớn cho sản xuất. - Chi phí sản xuất cây giống thấp do đó giá thμnh cây giống thấp, giá bán vừa phải hấp dẫn ng−ời mua. - Cây con từ hạt sinh tr−ởng khoẻ, có rễ ăn sâu, tuổi thọ cây cao, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. 1.1.2. Nh−ợc điểm - Cây con mọc từ hạt th−ờng khó giữ đ−ợc những đặc tính của giống, có thể phát sinh nhiều biến dị do thụ phấn chéo (khác loμi hoặc khác giống). Lấy hạt từ một cây mẹ tốt đem gieo sẽ cho nhiều cây con khác nhau khiến cho v−ờn cây không đồng đều nhất lμ về năng suất, chất l−ợng. - Cây giống móc từ hạt đem trồng sẽ chậm ra quả. ít nhất lμ từ 3-5 năm (tuỳ giống) trừ một số loμi cây ăn quả có thời gian sinh tr−ởng ngắn nh− đu đủ, táo ta v.v 1.1.3. Do có những nh−ợc điểm trên đối với nhiều loại cây ăn quả, ngμy nay ng−ời ta th−ờng không dùng hạt vμ chỉ −ơng cây con bằng hạt trong các tr−ờng hợp sau đây: 18
  19. - Có những hạt không chứa một phôi nh− th−ờng lệ mμ chứa nhiều phôi (đa phôi) nh− hạt xoμi, hạt bơ, hạt cam quýt, hạt táo ta v.v trong các phôi nμy chỉ có một phôi có nguồn gốc hữu tính do phối tử đực kết hợp với phối tử cái mμ thμnh, những phôi khác lμ do các tế bμo ở noãn tâm bị kích thích phân hoá mμ thμnh, do nguồn gốc vô tính nên khi thμnh cây sẽ giống hệt cây mẹ, vμ những cây phôi vô tính th−ờng khoẻ, lấn át cây phôi hữu tính. - Một số giống cây ăn quả khác hạt cũng có nguồn gốc từ phôi tâm, thực chất lμ vô tính nh− đối với măng cụt, lòn bon v.v nên có thể nhân giống bằng hạt vμ vẫn giữ đ−ợc đặc tính của cây mẹ ban đầu. - Gieo hạt để lấy cây lμm gốc ghép. Để giữ độ đồng đều của gốc ghép ng−ời ta cũng chọn các giống đa phôi để lấy hạt. - Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống - Sử dụng gieo hạt đối với những giống ch−a có các ph−ơng pháp nhân giống khác tốt hơn. 1.2. Những điều cần chú ý khi nhân giống bằng hạt Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nảy mầm cao, cây con sinh tr−ởng khoẻ cần phải nắm đ−ợc các đặc tính sinh lý của hạt, có các biện pháp xử lý hợp lý: - Một số giống hạt để lâu sức nảy mầm sẽ kém nh− hạt vải, nhãn, đu đủ, na. - Hạt giống một số cây thuộc họ hoa hồng nh− đμo, mận, mơ đòi hỏi phải qua một thời gian ngủ nghỉ, lấy hạt ở quả vừa chín đem gieo th−ờng không mọc ngay, nên phơi khô ủ trong cát hoặc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 5-60 1 thời gian. Hạt hồng muốn nảy mầm tốt cũng cần xử lý ở nhiệt độ thấp tr−ớc khi gieo. - Một số giống hạt có vỏ cứng cần đ−ợc xử lý bằng các ph−ơng pháp nh− ngâm n−ớc, đập vỡ vỏ cứng hoặc xử lý hoá học nh− hạt đμo, mận, mơ, xoμi - Đảm bảo những điều kiện ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt: + Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm. Đối với cây ăn quả nhiệt đới: 23,8- 350C 19
  20. Đối với cây ăn quả á nhiệt đới: 15,5- 26,50C Đối với cây ăn quả ôn đới: 10-210C + Độ ẩm đất bảo đảm: 70- 80% độ ẩm bảo hoμ. + Đủ oxy: đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí, khi gieo không lấp hạt quá sâu. - Tr−ớc khi gieo hạt bao giờ cũng nên thử sức nảy mầm của hạt. Cách thử đơn giản lμ lấy 100 hạt, rải đều lên một mảnh vải −ớt hay giấy thấm n−ớc cho ẩm, để ở chỗ có nhiệt độ khoảng 250c. Chỉ sau vμi 3 ngμy lμ hạt mọc vμ hạt tốt thì mọc nhanh, nhiều. Th−ờng hạt tốt phải mọc tới 80-90% trở lên. - Muốn chọn đ−ợc hạt giống tốt phải chọn theo 3 b−ớc: + Chọn giống tốt: chọn những cây giống để lấy hạt phải đạt các tiêu chuẩn: sinh tr−ởng khoẻ, năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, hình dạng mμu sắc quả đẹp, tính chống chịu tốt mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân. Cây ở vμo thời kỳ sung sức đang cho quả với năng suất cao. + Chọn quả tốt: trên cây chọn những quả có hình đạng đặc tr−ng của giống nằm phía ngoμi tán, mμu sắc đẹp, không có vét sâu bệnh. + Chọn hạt: chọn hạt to, mẩy, cân đối, không có vết sâu bệnh, dị dạng. 1.3. Kỹ thuật gieo hạt Tùy theo điều kiện cụ thể việc gieo hạt lμm cây giống có thể tiến hμnh theo 2 cách: gieo hạt −ơm cây trên luống vμ gieo hạt −ơm cây trong bầu. 1.3.1. Gieo hạt −ơm cây trên luống Khi gieo hạt chú ý đảm bảo các khâu kỹ thuật chủ yếu sau: - Lμm đất: đất đ−ợc cμy bừa cuốc xới kỹ, đảm bảo đất phải tơi xốp, thoáng, bằng phẳng, nhặt hết cỏ dại vμ đ−ợc bón lót bằng phân chuồng hoai mục vμ phân lân (50-70 kg phân chuồng + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2) - Lên luống: yêu cầu thoát n−ớc tốt trong mùa m−a, đi lại chăm sóc cây thuận tiện. Thông th−ờng luống có độ cao 10-15 cm, mặt luống rộng 60-80cm, khoảng cách giữa 2 luống (rãnh) 40-50cm, chiều dμi luống tuỳ thuộc địa thế. 20
  21. - Gieo hạt: có thể gieo thμnh hμng hoặc theo hốc, khoảng cách hμng vμ hốc tuỳ thuộc vμo mục đích sử dụng (gieo để lμm cây giống hoặc gieo để lấy cây con ra ngôi lμm gốc ghép). Độ sâu lấp hạt từ 2-3cm tuỳ thuộc vμo thời vụ gieo, độ lớn của hạt giống vμ thời tiết khí hậu v.v - Chăm sóc sau khi gieo. Các khâu chăm sóc phải lμm th−ờng xuyên: nh− t−ới n−ớc giữ ẩm bảo đảm 70-80% độ ẩm bảo hoμ ở giai đoạn đầu, xới xáo phá váng sau m−a, th−ờng xuyên lμm cỏ, theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh vμ phòng trừ kịp thời. - Tỉa bỏ những cây mọc quá dμy, những cây sinh tr−ởng kém bị bệnh. Bón thúc bằng n−ớc phân chuồng pha loãng 1/10- 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha với nồng độ 1%. 1.3.2. Gieo hạt −ơm cây trong bầu Ph−ơng pháp gieo hạt −ơm cây trong bầu ngμy nay đ−ợc dùng phổ biến hơn vì có nhiều −u điểm. - Rất thuận tiện cho việc chăm sóc bảo vệ cây. - Đỡ tốn công, chi phí thấp, giảm giá thμnh sản xuất cây giống. - Giữ đ−ợc bộ rễ cây hoμn chỉnh nên tỉ lệ sống cao sau khi trồng ra v−ờn sản xuất. - Vận chuyển đi xa dễ dμng, giảm tỉ lệ hao hụt. Ph−ơng pháp nμy có thể sử dụng cả ở việc gieo hạt lμm cây gốc ghép vμ lμm cây giống trực tiếp. Bầu để gieo hạt lμ những túi polyetilen (PE) mμu đen có đục lỗ ở đáy. a. Túi bầu có kích th−ớc 6x10cm, 10x15cm, 15x18cm tuỳ thuộc vμo hạt giống trồng vμ mục đích sử dụng. b. Nguyên liệu để lμm giá thể có thể dùng các loại sau: Nguyên liệu sẵn có ở từng địa ph−ơng với ph−ơng châm lμ dễ khai thác nhất, có nhiều nhất vμ giá cả hợp lý nhất đồng thời các chất dinh d−ỡng trong giá thể đ−ợc cung cấp phù hợp cho mỗi loại cây ăn quả vμ đảm bảo an toμn đối với cây giống: không gây độc vμ sạch nguồn sâu bệnh. 21
  22. - Nguyên liệu thiên nhiên: + Đất: đất phù sa, đất mùn hoặc đất mặt (hay tầng B ở mỗi vùng). + Than bùn qua xử lý + Bentonite đã xử lý - Nguyên liệu hữu cơ: + Sản phẩm đã xử lý của các nhμ máy chế biến rác thải + Mùn xơ dừa đã đ−ợc tiệt trùng + Bã mía hoặc phế liệu các nhμ máy sản xuất giấy hoặc đ−ờng; + Phế phụ phẩm nông lâm nghiệp: rơm rạ, vỏ trấu, đậu đỗ, lạc. - Phân hữu cơ: + Phân chuồng, phân dơi, phân gμ, phân bò + Phân hữu cơ vi sinh - Các chất dinh d−ỡng: + Phân khoáng NPK +Ca, Mg, S + Các nguyên tố vi l−ợng d−ới dạng dễ hoμ tan - Hoá chất diệt nấm, kháng khuẩn, chống mốc, mối. D−ới đây giới hiệu hỗn hợp giá thể đóng bầu đã thực hiện có kết quả của một số đơn vị. + Viện Nghiên cứu Rau quả: hỗn hợp đóng bầu với nhãn, vải vμ cây có múi gồm 20%) đất phù sa +40 than bùn + 20% trấu hun +20% phân chuồng hoặc mục + 1 g supe lân +1 ga lân nung chảy/ cho 1 bầu (có thể thay 2g phân lân nung chảy. + Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: khổ túi bầu −ơm (12-14) x (30-32) công thức phối hợp các thμnh phần của giá thể bầu −ơm gồm: Đất phù sa đập nhỏ (hoặc hỗn hợp hữu cơ) trấu, cát hạt to (đ−ờng kính 1-2mm) theo tỷ lệ 1:1:1. Trộn đều 1m3 hỗn hợp nμy với l−ợng phân vô cơ sau: 22
  23. Supe lân 1-3 kg, sulfat kali 3-4kg + 1 kg vôi vμ một số nguyên tố trung, vi l−ợng (250g Mg, 80g Fe, 60g Mn, kẽm, 259g Cu, ở dạng Chelate). Hỗn hợp trộn tr−ớc khi sử dụng 1-2 tháng. Để diệt trừ các loai vi khuẩn, nấm, tuyến trùng vμ hạt cỏ dại có trong môi tr−ờng bầu −ơm dùng 1 lít Formol 40% pha đều trong 50 lít n−ớc t−ới cho 1m3 hỗn hợp trên đã trải dμy 5-7 cm, phủ kín lại, 17 ngμy sau dùng gieo hạt - khi xử lý nên đeo găng tay vμ khẩu trang, đứng ở đầu gió để xử lý thuốc. Ngoμi ra, giá thể bầu −ơm có thể phối trộn bằng bột xơ dừa, cát hạt to, tro trấu, trấu theo tỷ lệ 2:2:3:3. Trộn đều 1m3 hỗn hợp nμy cùng với Supe lân, sulfat kali, vôi nh− trên vμ thêm vμo 80kg phân gμ đã qua chế biến của các nhμ máy phân bón hoặc sử dụng phân gμ ủ đã hoai cũng mang lại cho cây giống sức phát triển tốt. e. Các khâu kỹ thuật chăm sóc cây con trong bầu đ−ợc tiến hμnh đầy đủ nh− gieo hạt trên luống. 2. Ph−ơng pháp nhân giống vô tính Ph−ơng pháp nμy đ−ợc thực hiện thông qua các cách lμm khác nhau chúng ta nhận đ−ợc những cơ thể mới từ những phần riêng biệt (lá, rễ, chồi, mắt, cμnh, tế bμo) của cơ thể mẹ. Theo Viện sĩ Macximốp: "mỗi bộ phận của thực vật, ngay đến mỗi tế bμo có tính độc lập về mặt sinh lý rất cao, chúng có khả năng khôi phục lại tất cả các cơ quan không đầy đủ vμ trở thμnh một cá thể mới hoμn chỉnh". Cùng với những thμnh tựu trong công nghệ sinh học, các ph−ơng pháp nhân giống cây ăn quả ngμy cμng hoμn thiện. D−ới đây chỉ trình bμy những kỹ thuật nhân giống vô tính đã đ−ợc phổ cập. 2.1. Chiết cành Chiết cμnh lμ ph−ơng pháp sử dụng cμnh dinh d−ỡng ở trên cây, tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp tạo điều kiện cho cμnh ra rễ để có một cây con hoμn chỉnh. Sau đó cắt rời khỏi cây mẹ đem đi trồng. 23
  24. 2.1.1. Ưu và nh−ợc điểm của ph−ơng pháp chiết cành a) −u điểm - Cây giữ nguyên đ−ợc những đặc tr−ng, đặc tính tốt của giống, có nghĩa lμ giữ nguyên đ−ợc đặc tính di truyền của cây mẹ. - Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản vì cμnh chiết tiếp tục giai đoạn phát triển của cây mẹ. - Sớm có cây giống để trồng: chỉ cần 3-6 tháng sau khi chiết lμ có cây giống. - Cây trồng bằng cμnh chiết th−ờng thấp, tán cây gọn, phân cμnh cân đối thuận lợi cho chăm sóc thu hoạch. b) Nh−ợc điểm - Hệ số nhân giống không thật cao, nếu chiết nhiều cho sản xuất sẽ ảnh h−ởng xấu đến sinh tr−ởng phát triển của cây mẹ. - Tuổi thọ của v−ờn cây trồng bằng cμnh chiết không cao do cây không có rễ cọc, bộ rễ ăn nông trồng ở vùng đồi hay gặp hạn, gặp gió bão để bị đổ. - Với một số giồng cây ăn quả nh− hồng, mít, táo, bơ v.v dùng ph−ơng pháp chiết tỷ lệ ra rễ của cμnh chiết rất thấp. 2.1.2. Những yếu tố có ảnh h−ởng đến tỉ lệ ra rễ của cành chiết a) Chủng loại vμ giống cây khác nhau tỷ lệ ra rễ khi chiết rất khác nhau. Kết quả nghiên cứu nhiều năm của bộ môn Rau quả tr−ờng ĐHNN I Hμ Nội cho thấy. - Dễ ra rễ khi chiết: chanh, gioi, mận, nhót, lựu, ổi, b−ởi, quất - T−ơng đối khó ra rễ khi chiết: mít, hồng xiêm, trứng gμ, xoμi, nhãn. - Chiết khó ra rễ: táo, hồng, bơ b) Thời vụ chiết cμnh: Đa số các giống cây ăn quả cho kết quả tốt vμo 2 thời vụ trong năm: - Vụ xuân: tháng 3-4 - Vụ thu: tháng 8-9 24
  25. Tuy nhiên tuỳ theo giống khác nhau có thể chiết sớm hay muộn hơn trong khoảng thời gian trên để cμnh chiết cho tỷ lệ ra rễ cao. Ví dụ: đối với những giống cây ăn quả rụng lμ mùa đông (mận, đμo) nên chiết sớm khi cây bắt đầu ra hoa từ 15/2 vμ kết thúc tr−ớc 15/3 ở các tỉnh khu 4 cũ nên chiết vμo vụ thu. Không nên chiết vμo vụ xuân (tháng 3-4) vì tháng 5-6 gặp gió Tây nắng, nóng, tỷ lệ ra rễ thấp. c) Tuổi cây, tuổi cμnh vμ vị trí cμnh. - Tuổi cây: Chọn cây để chiết tốt nhất lμ những cây sinh tr−ởng khoẻ, ở thời kỳ sung sức đang có năng suất cao vμ phẩm chất quả tốt. - Tuỳ loại giống khác nhau mμ chọn các loại cμnh có độ lớn khác nhau. Chọn cμnh đã hoá gỗ có đ−ờng kính từ 1-2cm. Không chiết những cμnh quá lớn vì sẽ khó ra rễ, vμ tỉ lệ ra rễ thấp. Cũng có thể chiết các cμnh có đ−ờng kính 0,5cm để tăng hệ số nhân giống, nh−ng phải chăm sóc cμnh chiết sau khi cắt hạ bầu chiết vμ giâm trong v−ờn −ơm giống cây để bộ rễ phát triển thêm hoμn chỉnh tr−ớc khi đem đi trồng. - Vị trí cμnh chiết: chọn những cμnh ở vị trí giữa tầng tán, chỗ phơi ra ngoμi ánh sáng, không chiết các cμnh v−ợt, cμnh la, cμnh trong tán thiếu ánh sáng. d) Chất dinh d−ỡng trong bầu chiết (chất độn bầu). Chất độn bầu có ảnh h−ởng lớn đến tỉ lệ ra rễ vμ chất l−ợng bộ rễ của cμnh chiết. Chất độn bầu cần bảo đảm đủ dinh d−ỡng, có độ thoáng thích hợp (đủ O2(, độ ẩm đạt 70% độ ẩm bảo hòa, thông th−ờng chất độn bầu lμ phân chuồng hoai mục, mùn c−a, trấu bổi hoặc rơm rác mục với đất (đất mặt) hoặc đất bùn ao phơi khô đập nhỏ. e) Kỹ thuật chiết cμnh: Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 lμ một trong các nguyên liệu kể trên. - Chiều dμi khoanh vỏ cμnh chiết: tốt nhất bằng 1,5 - 2 lần đ−ờng kính cμnh chiết. Chiều dμi khoanh vỏ ngắn hoặc dμi quá tỷ lệ ra rễ sẽ thấp. - Cạo bỏ hết lớp tế bμo t−ợng tầng còn dính trên lõi gỗ của vết khoanh. Đặt lõi gỗ vμ tâm của bầu chiết. 25
  26. - Bó bầu bằng giấy polyetylen để giữ cho bầu luôn luôn đủ ẩm - Bầu phải bó chặt không để bầu bị xoay. 2.1.3. Sử dụng chất kích thích sinh tr−ởng trong chiết cành Để xúc tiến tốc độ ra rễ, tăng tỉ lệ ra rễ, tăng số l−ợng rễ trên bầu chiết vμ tăng tỉ lệ ra rễ đối với những giống cμy ăn quả khó ra rễ, ng−ời ta đã sử dụng các chất điều tiết sinh tr−ởng nh− IBA (Indol butyric axit) vμ NAA (α naptyl axetic axit) IAA (Indol axetic axit) bằng cách bôi trực tiếp dung dịch các chất nμy vμo phía trên vết cắt khoanh vỏ với các nồng độ thích hợp từ 1000 - 2000 ppm. Riêng IAA tác dụng kích thích ra rễ kém 2 chất trên nên trong thực té ít sử dụng. 2.2. Giâm cành Giâm cμnh lμ ph−ơng pháp nhân giống đ−ợc thực hiện bằng cơ quan dinh d−ỡng của cây (cụ thể lμ cμnh) cắt rời khỏi cây mẹ trồng vμo giá thể trong điều kiện thích hợp để cμnh giâm hình thμnh rễ bất định, mọc cμnh mới phát triển thμnh một cây hoμn chỉnh. Giâm cμnh đ−ợc áp dụng đối với các loại cây ăn quả thân leo nh− nho, d−a lạc tiên, dứa tây, một số cây ăn quả thân bò nh− dâu tây vμ các loại cây ăn quả thân gỗ nh− chanh, gioi, b−ởi, hồng xiêm, nhãn vải thiều, nhót v v 2.2.1. −u điểm và nh−ợc điểm của ph−ơng pháp giâm cành a) Ưu điểm - Giữ đ−ợc đặc tính sinh học, đặc tính kinh tế của giống cây mẹ - Cây sớm ra hoa kết quả - Hệ số nhân giống cao, sớm có l−ợng cây giống lớn đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất. b) Nh−ợc điểm - Đối với những giống cây ăn quả khó ra rễ sử dụng ph−ơng pháp nμy đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế đ−ợc điều kiện nhiệt độ, ẩm độ vμ ánh sáng trong nhμ giâm. 26
  27. - Cây con có thể mang theo mầm bệnh của cây mẹ, vì vậy khi lấy cμnh giâm phải lấy ở những cây mẹ khoẻ, sạch bệnh. - Nhân giống bằng giâm cμnh qua nhiều thế hệ liên tiếp sẽ dẫn đến hiện t−ợng thoái hoá giống. 2.2.2. Những yếu tố ảnh h−ởng đến sự ra rễ của cành giâm a) Yếu tố ngoại cảnh - Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp cho việc hình thμnh rễ bất định của cμnh giâm vμo khoảng 21-270c, tuỳ thuộc vμo giống. - ẩm độ Cần duy trì ẩm độ không khí cao để giúp cμnh giâm không bị khô héo tr−ớc khi ra rễ để tự hút n−ớc. Ngμy nay ng−ời ta đã lμm các bồn giâm với các thiết bị phun s−ơng mù tự động, giữ không để ẩm độ quá cao, nấm bệnh dễ phát triển sinh, ẩm độ giá thể trong khoảng 75-80%. Nền giâm thoát n−ớc tốt, không bị úng để tránh thối cμnh. - ánh sáng C−ờng độ ánh sáng vừa phải có tác dụng kích thích sự ra rễ của cμnh giâm. Cần tránh ánh sáng trực xạ, tốt nhất lμ nhμ giâm cμnh lợp bằng những vật che phủ mờ đục bằng l−ới đen phản quang. - Nền giâm cμnh (giá thể) cân thoáng, xốp giữ ẩm tốt không có mầm mống nấm bệnh. Có thể dùng than bùn, trấu hun, cát sông sạch, đất thịt nhẹ v.v. phải thay hay khử trùng giá thể sau mỗi đợt giâm. b) Các yếu tố bên trong - Chất dinh d−ỡng dự trữ trong cμnh giâm cμnh giμu hydrat cacbon (tinh bột) sẽ đâm rễ dễ dμng hơn. Thí nghiệm ở California đối với nho giống Sultamina, nhúng gốc cμnh vμo Iod để xem độ đậm nhạt (mμu tím) chứng tỏ hμm l−ợng tinh bột nhiều hay ít. Kết quả cho thấy sự ra rễ biến thiên từ 17- 62% tuỳ theo hμm l−ợng tinh bột trong cμnh. Để tăng các chất dự trữ trong 27
  28. cμnh tr−ớc khi giâm ng−ời ta khoanh vỏ 5-7 ngμy tr−ớc khi cắt rời khỏi cây mẹ. Không nên bón N nhiều, sẽ lμm cho cμnh giâm ra đọt nhiều hơn lμ ra rễ. - Độ giμ hay tuổi của cμnh: Tuỳ thuộc vμo loμi cây. Chọn cμnh mọc ở giữa tầng tán, phơi ra ngoμi ánh sáng đã hoá gỗ (bánh tẻ) có 1 năm tuổi trở lại. - Trên cμnh chỉ sử dụng đoạn giữa cμnh để giâm lμ chính. Tuy vậy nếu đoạn ngọn cμnh không quá non, đoạn gốc cμnh không hoá gỗ cứng thì cũng có thể sử dụng để giâm. - Chiều dμi hom giâm, số lá trên hom biến động theo giống, hom ngắn quá sẽ thiếu dự trữ dinh d−ỡng, dễ chết tr−ớc lúc ra dễ, hom dμi quá dễ bị héo tr−ớc lúc ra rễ. Th−ờng chiều dμi hom giâm từ 5-10-15cm. Về số lá trên hom giâm nếu ít quá hom sẽ thiếu dinh d−ỡng, nhiều quá hom mất n−ớc nhiều dễ chết. Vậy cần để lại ở mỗi hom giâm từ 2-4 lμ tuỳ theo giống. Với một số cây ăn quả ôn đới nh− mận, đμo khi giâm không cần để lá. 2.3. Ghép cây Ghép cây lμ ph−ơng pháp nhân giống vô tính đ−ợc thực hiện bằng cách gắn một bộ phận (mắt, đoạn cμnh) của cây giống sang 1 cây khác (gọi lμ gốc ghép) để tạo ra một cây mới. Cây nμy đem trồng vẫn giữ nguyên đ−ợc những đặc tính của cây giống. Ghép cây lμ ph−ơng pháp nhân giống phổ biến nhất đối với nghề trồng cây ăn quả của các n−ớc trên thế giới cũng nh− ở n−ớc ta, nhất lμ đối với những giống cây ăn quả thân gỗ. 2.3.1. −u điểm của ph−ơng pháp ghép trong sản xuất cây giống - Cây ghép hoμn toμn giữ đ−ợc các đặc tính tốt của cây mẹ do cμnh, mắt ghép đ−ợc lấy trên những cây giống tốt đã đ−ợc tuyển chọn, đã thμnh thục, có đặc tính di truyền ổn định. - Trồng cây ghép sớm ra hoa kết quả, thông th−ờng ở năm thứ 3 đã ra hoa, có quả. 28
  29. - Hệ số nhân giống cao, trong 1 thời gian ngắn sản xuất đ−ợc nhiều cây giống tốt cho sản xuất, ít ảnh h−ởng đến cây mẹ. - Thông qua việc chọn lọc đ−ợc cây gốc ghép thích hợp trong tổ hợp ghép mμ có thể điều tiết đ−ợc sinh tr−ởng của cây: tạo cho cây ghép lùn bớt, để tán nhỏ lại tăng đ−ợc mật độ trồng trên đơn vị diện tích, để đạt đ−ợc năng suất cao. Ví dụ: ở Anh đã dùng gốc ghép M9, M116 lμm gốc ghép lùn cho táo tây, tạo đ−ợc b−ớc đột phá mới trong nghề trồng táo ở Châu Âu thế kỷ 20. Dùng cây cam 3 lá Poncims trifoliata cho quýt ungshiu ở Nhật vμ các n−ớc trồng cam quýt ven Địa Trung Hải tạo ra đ−ợc cây lùn vμ chống chịu rét tốt v.v - Nhờ vμo khả năng sinh tr−ởng vμ tính chống chịu của các gốc ghép đã chọn lọc lμm cho giống đ−ợc nhân ra có đ−ợc những tính chất đặc biệt. Ví dụ nh− tính chịu hạn, chịu úng, chống chịu sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng vμ chịu đ−ợc đất xấu v.v. - Thông qua ph−ơng pháp ghép, dùng lμm cây chỉ thị để sớm phát hiện những cây bị bệnh hoặc kháng bệnh của giống nhất lμ trong công tác tuyển chọn cây đâu dòng sạch bệnh dùng trong nhân giống cam quýt. 2.3.2. Các yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến khả năng ghép sống của tổ hợp ghép a) Mối quan hệ giữa gốc ghép với mắt vμ cμnh ghép: Cây gốc ghép vμ cây để lấy cμnh, mắt ghép phải có huyết thống cùng nhau. Th−ờng thì trong cùng 1 loμi hay cùng trong 1 họ thực vật với nhau. Ví dụ: - Các cây cam, quýt, b−ởi chanh trong họ phụ cam quýt với nhau, hoặc xa hơn ở cùng 1 họ cam quýt nh− cam quýt với cam 3 lá (Poncirus trifoliata) - Táo quả nhỏ, táo chua dùng lμm gốc ghép cho các giống táo Gia lộc, H12, H32, Táo xuân, Xuân 21 v.v - Nhãn n−ớc, nhãn tro địa ph−ơng lμm gốc ghép cho nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn đ−ờng phèn, nhãn H−ơng chi v.v 29
  30. - Mắc coọc lμm gốc ghép cho các giống lê - Các cây trong họ na (Anonaceae) có thể ghép cho nhau nh− na ghép lên nê, mãng cầu xiêm giúp lên bình bát v.v. b) Chọn gốc ghép Giống lμm gốc ghép tốt phải có các tiêu chuẩn sau: - Có sức hợp sinh học cao với cμnh ghép - Hạt phải đa phôi hoặc có thể nhân đ−ợc bằng ph−ơng pháp vô tính - Dễ nhân giống, hệ số nhân giống cao, sinh tr−ởng khoẻ. - Chịu hạn vμ chống gió bão tốt. - Thích nghi đ−ợc với các điều kiện đất đai khí hậu khác nhau - Cây có tán gọn, thấp, ít phân cμnh, ít hoặc không có gai trên thân chính. - Có khả năng chống chịu tốt với các bệnh virus, nấm vμ tuyến trùng. - Tổ hợp ghép có năng suất cao vμ phẩm chất tốt. c) Chọn cμnh ghép - Chọn cμnh để lấy mắt ghép, đoạn cμnh để ghép trên các cây mẹ ở v−ờn nhân gỗ ghép hoặc cây đầu dòng đã tuyển chọn trong sản xuất có ít nhất từ 4- đến 6 năm tuổi, đã ra hoa kết quả cho năng suất cao vμ ổn định, chất l−ợng quả tốt, đặc tr−ng cho giống. - Cμnh ghép lμ những cμnh bánh tẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi có đ−ờng kính từ 0,4 đến 1,0 cm to xấp xỉ bằng đ−ờng kính gốc ghép. - Cμnh ghép lμ những cμnh ở vị trí cấp cμnh cao (cấp 4,5) ở giữa tầng tán, sinh tr−ởng khoẻ, không có mầm mống vết sâu bệnh hại. d) Thời vụ ghép Chọn thời vụ ghép lμ 1 khâu quan trọng để tăng tỷ lệ ghép sống ở các tổ hợp ghép. Tuỳ thuộc vμo điều kiện khí hậu thời tiết ở mỗi vùng, vμo chủng loại giống cây ăn quả khác nhau để chọn đ−ợc thời vụ thích hợp. Có thể ghép vμo 2 thời vụ chính đối với các tỉnh miền Bắc. 30
  31. - Vụ xuân: tháng 3-4 - Vụ thu: tháng 8-9 ở các tỉnh niềm Nam: đầu hoặc cuối mùa m−a. Các tỉnh miền núi phía Bắc nên tập trung ghép vμo tháng 5-6-7 vμ 8. d) Thao tác kỹ thuật thμnh thạo Đây lμ khâu quan trọng quyết định tỷ lệ sống của cây ghép. Nó phụ thuộc vμo tay nghề của ng−ời ghép vμ công tác chuẩn bị dụng dụ (dao ghép, kéo cắt cμnh, giây ghép v.v) trứoc khi ghép (thao tác cụ thể sẽ giới hạn ở bμi thực hμnh). Những điều cần quan tâm lμ: - Thao tác ghép cần nhanh gọn. - Dao ghép phải sắc để nhát cắt đ−ợc nhạnh gọn, phẳng không bị xơ không x−ớc. - Đảm bảo vệ sinh cho mắtt ghép, vết cắt cμnh ghép vμ gốc ghép - Đặt mắt ghép (cμnh ghép) vμo gốc ghép sao cho diện tiếp xúc t−ợng tầng của 2 bên cμng nhiều cây tốt. - Vết ghép vμ cμnh ghép cần đ−ợc buộc chặt đều bằng giấy nilông bản mỏng, tránh m−a lọt vμo mắt ghép vμ tránh thoát hơi n−ớc của cμnh ghép. 2.3.3. Các ph−ơng pháp ghép cây ăn quả Tuỳ thuộc vμo từng chủng loại cây ăn quả khác nhau để chọn ph−ơng pháp ghép cho phù hợp. Cũng do tập quán sản xuất cây giống ở mỗi vùng có khác nhau nên có khi cùng một giống nh−ng ở nơi nμy thì dùng ph−ơng pháp ghép cμnh, còn ở một nơi khác thì dùng ph−ơng pháp thép mắt. Rất dễ nhận thấy điều đó khi ghép xoμi, táo gai, ghép nhãn v.v ở miền Bắc vμ ở miền Nam. Các ph−ơng pháp ghép chủ yếu đ−ợc nhân giống cây ăn quả đ−ợc chia thμnh hai nhóm lμ ghép mắt vμ ghép cμnh. a) Nhóm ghép mắt - Ghép chữ T (xem hình) 31
  32. áp dụng chủ yếu để nhân giống các cây ăn quả có múi (cam, quýt, b−ởi, chanh) vμ một số cây ăn quả ôn đới nh− mận, mơ, đμo. Trên gốc ghép ở cách mặt đất 25-30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, dùng dao mở vết cắt ở gốc ghép có hình chữ T. Tr−ớc tiên mở 1 vết cắt ngang rộng 0,7 - 0,8 cm từ giữa vết cắt ngang mở tiếp một vết cắt dọc dμi 2,0 - 2,5cm. Trên cμnh ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dμng hình l−ỡi có dính một phần gỗ vμ cuống lá. Tiến hμnh mở tách phần vỏ của gốc ghép vμ cμi mắt ghép vμo gốc ghép sau đó dùng giây ni lông cuốn kín từ d−ới lên trên một l−ợt để tránh n−ớc m−a thấm vμo mắt ghép. Sau 20-25 ngμy tuỳ theo thời vụ vμ chủng loại cây ăn quả cởi giây ghép. Nếu mắt ghép sống (nhìn thấy mắt còn xanh, thì sau đó 2-3 ngμy cắt ngọn gốc ghép vμ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau ghép). - Ghép cửa sổ (xem hình vẽ ở phần thực tập). áp dụng đối với các loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cμnh dễ lấy mắt, mắt ghép lớn. Ví dụ cam quýt b−ởi chanh, táo gai, xoμi v.v Trên gốc ghép cách mặt đất 25-30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, dùng dao mở vết ghép có dạng cửa sổ vμ bóc phần vỏ. Trên cμnh ghép, cắt một khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích th−ớc nhỏ hơn, hoặc bằng vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vμo gốc ghép vμ buộc kín giây nilông từ d−ới lên phủ kín chỗ ghép để tránh n−ớc m−a thấm vμo mắt. Sau ghép độ 15-20 ngμy thì cởi giây ghép vμ sau 2-3 ngμy cắt ngọn gốc ghép, vμ tiến hμnh chăm sóc cây con sau khi ghép. - Ghép mắt nhỏ có gỗ (xem hình vẽ ở phần thực tập) Đây lμ ph−ơng pháp ghép khá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc cho cây có múi, hồng vμ một số cây ăn quả khác. Ghép mắt nhỏ có gỗ có −u điểm lμ tận dụng đ−ợc nhiều mắt trên một cμnh nên hệ số nhân giống cao, khi cμnh vμ gốc ghép có vỏ không róc, khó tách vỏ vẫn ghép đ−ợc cho nên có thể ghép đ−ợc nhiều thời vụ, trong tr−ờng hợp vμo mùa gốc ghép vμ cμnh ghép chuyển nhựa tốt thì tỷ lệ sống cμng cao. 32
  33. Trên gốc ghép cách mặt đất 25-30 cm dùng dao vát một lát hình l−ỡi gμ từ trên xuống có độ dμy bằng 1/5 đ−ờng kính gốc ghép chiều dμi khoảng 1,5 - 1,8cm. Cặt 1 miếng t−ơng tự ở cμnh ghép có cuống lá vμ mầm ngủ có mang 1 ít gỗ đặt nhanh vμo chỗ đã cắt trên gốc ghép. Dùng giây ni lông bộc chặt vμ kín chỗ ghép. Sau 20-25 ngμy mở giây buộc vμ cắt ngọn gốc ghép. Vết cắt ngọn gốc ghép nên cách vết ghép 1,5-2cm. b) Nhóm ghép cμnh Tổ hợp ghép ở đây gồm có gốc ghép vμ cμnh ghép. Khi tiến hμnh ghép. Cμnh ghép có thể còn nguyên trên cây mẹ (ph−ơng pháp áp cμnh) khi ghép sống rồi mới cắt khỏi cây mẹ vμ cắt ngọn gốc ghép, hoặc lμ dùng đoạn cμnh tách khỏi cây mẹ để ghép. Có các ph−ơng pháp ghép sau. - Ghép áp - Ghép nêm - Ghép luôn d−ới vỏ - Ghép đoạn cμnh (hình vẽ ở phần thực tập) Ph−ơng pháp ghép nêm đoạn cμnh đ−ợc sử dụng để nhân giống với hầu hết các giống cây ăn quả thân gỗ nh− nhãn, vải, xoμi v.v ở cách mặt đất 25-30cm trên gốc ghép cắt ngọn, giữ lại một vμi lá ở gốc. Chọn đoạn cμnh ghép có đ−ờng kính t−ơng tự với đ−ờng kính gốc ghép, cắt một lát cắt thật phẳng với một góc 300, chiều dμi vết cắt khoảng 1,5-2,0cm, có 2-3 mầm ngủ. Mở gốc ghép: chẻ một vết trên gốc ghép đã cắt ngọn có chiều rộng vμ chiều dμi t−ơng tự với kích th−ớc vết cắt trên đoạn cμnh ghép. Đặt đoạn cμnh ghép vμo gốc ghép sao cho phần t−ợng tầng của gốc ghép vμ cμnh ghép đ−ợc tiếp xúc với nhau. Trong tr−ờng hợp nếu không bằng nhau thì đặt sao cho ít nhất một phía t−ợng tầng của gốc ghép vμ cμnh ghép trùng khớp với nhau. Sau đó dùng giây nilông mỏng cuốn kín lại theo chiều từ d−ới lên trên để cố định đoạn cμnh ghép vμo gốc ghép vμ để n−ớc không thấm đ−ợc vμo cμnh ghép. 33
  34. 2.3.4. Chăm sóc cây tr−ớc và sau khi ghép a) Chăm sóc tr−ớc khi ghép Chăm sóc cây gốc ghép trong v−ờn −ơm sao cho cây sinh tr−ởng phát triển tốt, đ−ờng kính gốc ghép sớm đạt đ−ợc tiêu chuẩn ghép đ−ợc với tỷ lệ cao. Các biện pháp chăm sóc nh−: bón phân, t−ới n−ớc, lμm vệ sinh v−ờn, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chống úng trong mùa m−a, tr−ớc khi ghép độ 1 tuần chú ý t−ới n−ớc vμ phân đạm pha loãng. b) Chăm sóc sau khi ghép - Sau khi ghép xong cần phun hoặc rắc thuốc trừ kiến để tránh kiến cắn thủng giây ghép dẫn đến khô cμnh ghép. - Kịp thời mở giây ghép, cắt ngọn gốc ghép. Khi cμnh ghép v−ơn cao 15-20 cm bắt đầu lμm cỏ, xới nhẹ đất mặt túi bầu, bón phân vμ phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh kịp thời. - Th−ờng xuyên kiểm tra vμ vặt bỏ các mầm phụ mọc lên từ gốc ghép. - Khi cμnh ghép mọc cao 40-50 cm, tuỳ giống cây ăn quả tuỳ dạng hình của gốc ghép tiến hμnh tỉa cμnh, bấm ngọn tạo tán cho cây. Tốt nhất khi còn ở v−ờn −ơm trên cây ghép ngoμi thân chính để lại 2-3 cμnh cấp 1 khoẻ, phân bố đều về các phía. 2.4. Ph−ơng pháp tách chồi và giâm hom Một số giống cây ăn quả nh− chuối, dứa ph−ơng pháp nhân giống đ−ợc áp dụng phổ biến lμ ph−ơng pháp tách chồi. 2.4.1. Đối với cây chuối Cách lμm nh− sau: chọn cây con 4-6 tháng tuổi, có 3-4 lá đuôi chiên, cây cao 1-1,2m, đ−ờng kính gốc đo ở cổ rễ 8-10cm. Cắt thân giả cách mặt đất 20 cm, gọt hết rễ vμ những phần vỏ bị sùng hμ. Ngâm củ trong Captan hoặc Benlate nồng độ 0,2% trong 2 giờ, sau đ−a cây đã qua xử lý ra ngoμi để cho khô mặt củ chuối. Tiến hμnh trồng vμo v−ờn giâm với khoảng cách 1 x 2cm mật độ 5000 cây/ha hoặc khoảng cách 1x1m mật độ 10.000 cây/ha. 34
  35. Sau khi chồi mọc dùng n−ớc phân chuồng ủ mục hoặc các chế phẩm phân bón phức hữu cơ t−ới cho cây. Cách 20 ngμy t−ới 1 lần. Với cách lμm nh− trên hệ số nhân có thể đạt từ 1:4-5 (v−ờn −ơm 5000 cây/ha) trong 1:8-10 (v−ờn −ơm 10.000 cây/ha) Để tăng hệ số nhân vμ đạt đ−ợc độ đồng đều cao khi mầm mọc cao độ 30cm thì tách khỏi gốc cũ trồng vμo v−ờn nhân. Vμ tiếp tục chăm sóc để sau 3 tháng có thể đem đi trồng. Nh− vậy hệ số nhân có thể đạt 1:30. Ngμy nay cùng với những thμnh tựu mới trong công nghệ sinh học, nhiều n−ớc trồng chuối đã áp dụng ph−ơng pháp nuôi cấy mô để nhân giống chuối rất thμnh công nh− ở Philippin, Trung quốc, Đμi loan v.v 2.4.2. Đối với cây dứa Các kết quả nhân giống dứa nhóm Cayen bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm đã thμnh công vμ tạo đ−ợc nhiều cây con trong một thời gian ngắn, nh−ng để áp dụng đ−ợc vμo sản xuất còn phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề nh− tính đồng đều chủ cây giống, các biện pháp giảm giá thμnh v.v Vì vậy hiện nay ph−ơng pháp tách chồi, giâm hom vẫn đ−ợc áp dụng trong sản xuất cây giống hμng hoá. Trên cây dứa có thể dùng chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách để lμm vật liệu nhân giống, song các vật liệu trên có hệ số nhân giống không cao. Bởi vậy phải dùng thêm phần thân vμ mầm lá của chồi ngọn để nhân giống để tăng thêm hệ số nhân giống. Ví dụ từ 1 cây giống ban đầu sau 2 năm có thể cung cấp đ−ợc 1000 cây con, cây giống lại có độ đồng đều cao. Để mang lại hiệu quả cao cần có nhμ giâm, trang bị hệ thống phun s−ơng, tạo ẩm v.v vμ phải bảo đảm các yếu tố kỹ thuật theo đúng quy trình nhân giống dứa. 2.5. Ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro) Từ một tế bμo hay một nhóm tế bμo đ−ợc nuôi cấy trong một môi tr−ờng thích hợp: thạch aga, muối khoáng, đ−ờng đơn, đ−ờng kép, các chất kích thích sinh tr−ởng (IAA, α- NAA, IBA) các vitamin nhóm B vμ Cytokinin để tạo ra đ−ợc một cây hoμn chỉnh. 35
  36. Ph−ơng pháp nμy có những −u điểm cơ bản: - Hệ số nhân giống rất cao - vμ đồng đều. - Tạo đ−ợc những cây giống khoẻ, sạch virut vμ các loại bệnh khác. - Tạo đ−ợc những dạng cây non dùng lμm nguyên liệu bổ sung cho công tác chọn lọc giống. - Duy trì nòi giống đối với những cây giống quý mμ bản thân giống đó khó nhân giống bằng các ph−ơng pháp khác. Ngμy nay ph−ơng pháp nμy đang đ−ợc sử dụng trong nhân giống cam, quýt, chuối, dứa v.v Tuy nhiên, ph−ơng pháp nμy chỉ có thể thực hiện đ−ợc ở các cơ sở có phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại vμ có cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên sâu. Tóm tắt Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cây ăn quả cần có nhiều cây giống có chất l−ợng tốt. Để nhân giống cây ăn quả, ngμy nay nhiều n−ớc trên thế giới đã áp dụng các ph−ơng pháp nhân giống. - Hữu tính (gieo hạt) - Vô tính: bao gồm ph−ơng pháp chiết cμnh, giâm cμnh, ghép cây, tách chồi vμ tách cây con, ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bμo. ở mỗi ph−ơng pháp nhân giống đều có những −u điểm vμ nh−ợc điểm riêng. Song ngμy nay đối với nhiều giống cây ăn quả, ở nhiều n−ớc ng−ời ra đều chọn ph−ơng pháp ghép cây, lμ ph−ơng pháp nhân giống chủ đạo. ở mỗi giống cây ngoμi ph−ơng pháp nhân giống chủ đạo lμ ghép, ng−ời ta còn có thể chiết cμnh, giâm cμnh v.v Câu hỏi ôn tập 1. Các ph−ơng pháp nhân giống cơ bản đối với cây ăn quả? 2. Ưu vμ nh−ợc điểm của ph−ơng pháp gieo hạt, chiết cμnh, giâm cμnh, giâm chồi vμ tách cây con. 36
  37. 3. Ưu điểm của ph−ơng pháp ghép trong sản xuất cây gióng. 4. Vì sao phải chọn giống gốc ghép. Các tiêu chuẩn để chọn giống gốc ghép. 5. Hiện nay ở n−ớc ta ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bμo đang ứng dụng cho loμi cây ăn quả nμo? −u nh−ợc điểm của ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bμo. Tμi liệu đọc thêm 1. T.K Chattopadhyay: A Textbook on Pomlogy Vol. I. Fundamentals pp: 68- 113, Kalyani Publishers New Delhi. Second Revised Edition, 2003. 2. Vũ Công Hậu: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh 1996 3. Nguyễn Văn Kế: Cây ăn quả nhiệt đới. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, 2001. 4. Phạm Ngọc Lý - Phạm Minh C−ơng: Nhân giống nhãn, vải bằng ph−ơng pháp ghép. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau- hoa- quả giai đoạn 2000-2002. Viện Nghiên cứu Rau quả Bộ NN vμ PTNT. NXB Nông nghiệp Hμ Nội 2002. 5. Trần Thế Tục, Hoμng Ngọc Thuận: Chiết ghép, giâm cành, tách chồi cây ăn quả. NXB Nông nghiệp, Hμ Nội, 1995. 6. Trần Thế Tục (chủ biên): Giáo trình cây ăn quả, Tr−ờng ĐHNN I Hμ Nội. NXB Nông nghiệp, Hμ Nội, 1998. 7. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: Sổ tay h−ớng dẫn tiêu chuẩn v−ờn −ơm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Nam (Dự án phát triển chè và cây ăn quả). NXB Nông nghiệp, Hμ Nội, 2003. 8. Viện Nghiên cứu Rau quả: Sổ tay h−ớng dẫn tiêu chuẩn v−ờn −ơm vμ kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Bắc (Dự án phát triển chè vμ cây ăn quả). NXB Nông nghiệp Hμ Nội, 2003. 9. Phạm Văn V−ợng - Nguyễn Ngọc Tú: Sản xuất giống cây ăn quả trong túi bầu Polyetylen ở Việt Nam. Viện nghiên cứu Rau quả - Kết quả nghiên cứu khoa học về Rau quả (1998 - 2000). NXB Nông nghiệp Hμ Nội 2000. 37
  38. Ch−ơng III Kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cây ăn quả Nội dung: Các nội dung sau đây sẽ đ−ợc đề cập trong ch−ơng III. - Đất trồng cây ăn quả - Chuẩn bị đất trồng - Mật độ khoảng cách vμ ph−ơng thức trồng - Kỹ thuật trồng - Bón phân - T−ới n−ớc - Tạo hình, tỉa cμnh, đốn trẻ lại - Phòng trị sâu bệnh - Cải thiện tình hình thụ phấn ở cây ăn quả - Sử dụng chất điều hoμ sinh tr−ởng trong sản xuất cây ăn quả - Thu hoạch vμ bảo quản sau thu hoạch. Mục tiêu: Sau khi học xong ch−ơng nμy sinh viên cần: 1. Nắm đ−ợc nguyên tắc chung về trồng chăm sóc cây ăn quả thu hái vμ bảo quản trái cây. 2. Hiểu vμ giải thích đ−ợc cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các loại cây ăn quả. 3. Biết coi trọng những kinh nghiệm của nông dân vμ những ng−ời lμm v−ờn trong thâm canh tăng năng suất tăng phẩm chất cây ăn quả. 38
  39. Kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cây ăn quả 1. Đất trồng cây ăn quả 1.1. Chọn đất lập v−ờn Cây ăn quả phần lớn lμ cây lâu năm, bộ rễ khá phát triển về chiều ngang vμ chiều sâu, do đó đất trồng cây ăn quả tốt nhất lμ có tầng dμy, ít sỏi đá, độ phì cao, mực n−ớc ngầm thấp, mùa khô không bị hạn nặng, mùa m−a lụt không bị úng ngập. Các loại đất chua phèn, nhiễm mặn nếu không có điều kiện cải tạo thì không nên trồng. Về thμnh phần cơ giới đất tốt nhất lμ đất cát pha, đất thịt nhẹ có hμm l−ợng mùn 1,5-2,0% độ pH 5,5 - 6,5 mực n−ớc ngầm không cao quá 1,0-1,5m, độ dốc không quá 20-300 Đất v−ờn cây ăn quả cần chọn nơi gần nguồn n−ớc t−ới, vị trí ở gần d−ờng giao thông để tiện vận chuyển sản phẩm. H−ớng v−ờn nên tránh các h−ớng gió hại: khô nóng Tây nam, gió rét Đông bắc h−ớng gió bão mạnh. ở các h−ớng gió nμy cần lμm đai rừng phòng hộ (quy mô trang trại) hay hμng rμo cản gió (v−ờn hộ). 1.2. Những điều cần chú ý về v−ờn cây ăn quả trên các loại đất th−ờng gặp. 1.2.1. Đối với đất v−ời ở vùng đồng bằng Đất v−ờn ở vùng đồng bằng tuy hẹp song rất mμu mỡ, dễ bị ngập úng trong mùa m−a lụt, nhất lμ vùng đất thấp, ven sông. Bởi vậy khi lập v−ờn phải đμo m−ơng sâu v−ợt luống cao ở đồng bằng sông Cửu Long nông dân th−ờng đμo m−ơng lên líp, vμ nếu ch−a có điều kiện thì đắp mô trồng cây lên trên đó, rồi hμng năm đắp thêm đất cho mô đất rộng ra. Ban đầu mô cao 1,5m, đ−ờng kính 2m. Sau 3-4 năm đ−ờng kính mô có thể rộng đến 4-5m. Việc đμo m−ơng lên líp nhằm mục đích: - Nâng cao tầng đất mặt tránh ngập úng. - Hạ mực n−ớc ngầm th−ờng xuyên xuống thấp. - Tháo n−ớc nhanh trong mùa m−a lũ vμ đ−a n−ớc vμo v−ờn trong mùa nắng. 39
  40. 1.2.2. Đối với đất v−ờn đồi dốc Đất gò đồi vùng núi thấp, th−ờng có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn trong mùa m−a vμ hạn nặng trong mùa khô. Vì vậy cần thiết kế v−ờn cây ăn quả theo đ−ờng đồng mức, lμm ruộng bậc thang. Đất núi đá, núi đất không liền khoảnh thì đμo hố vảy cá. Để bảo vệ đất, chống xói mòn trong mùa m−a cần trồng thêm các băng phân xanh, trồng xen với các cây l−ơng thực thực phẩm ngắn ngμy nh− ngô, lạc, đỗ t−ơng v.v., đμo rãnh để cắt bớt dòng chảy vμ giữ n−ớc. 1.2.3. Đối với v−ờn đất cát ven biển Đặc điểm của loại đất nμy lμ có ít mùn, chất hữu cơ phân giải mạnh, đạm, lân, ka li tổng số vμ dễ tiêu nghèo, đất có phản ứng trung tính, ít chua, tổng số cation kiềm trao đổi từ 1,5- 6,0 me/100g đất. Một phần đáng kể diện tích đất cát biển ở n−ớc ta đã đ−ợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy đất cát biển có độ phì thấp song nếu đầu t− cải tạo tốt vẫn cho năng suất cao. Nh− lứa ở Quỳnh L−u, lạc ở Diều Châu, khoang lang ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đμ Năng ở đây cũng đã trồng nhiều cây ăn quả nh− dừa, cam, chanh, táo, thanh long, ổi, na v.v Để v−ờn cây ăn quả phát triển tốt trên đất cát cần chú ý các biện pháp thuỷ lợi giữ n−ớc, tăng c−ờng phân bón, nhất lμ phân hữu cơ kết hợp với phân hoá học NPK, nh−ng trong kỹ thuật bón phân cần bón ít, bón sâu, bón nhiều lần đồng thời để bảo vệ đất, giữ ẩm, giữ mμu cần xây dựng đai rừng chắn gió. 1.2.4. Đối với đất phèn Đất phèn phân bố tập trung ở Đồng Tháp M−ời. ở một số vùng phèn, đất phèn đã đ−ợc khai khẩn để lμm nông nghiệp. Nhờ vμo n−ớc trời để gieo trồng 1 vụ lúa vμo mùa m−a, hoặc có thể 2 vụ Đông xuân vμ hè thu. Phần diện tích khác đ−ợc lên líp hoặc mô trồng dứa, mía hoặc cây ăn quả khác. Điển hình lμ vùng dứa quy mô tập trung 8000 ha ở huyện Tân Ph−ớc, tỉnh Tiền Giang trồng trên đất phèn hoạt động. Tính chất chung của đất phèn: có tỷ lệ hữu cơ cao, mức độ phân giải thấp, đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình vμ nghèo, kali tổng số th−ờng 40
  41. 3+ 2- giμu, lân dễ tiêu rất nghèo, đất rất chua Al di động cao, SO4 cao, thμnh phần cơ giới đại bộ phận lμ sét. Các biện pháp thích hợp để trồng dứa trên đất phèn lμ phối hợp tốt giữa lμm đất nh− lên líp, đμo m−ơng, xây dựng hệ thống m−ơng t−ới tiêu n−ớc chủ động. Mùa khô nắng giữ n−ớc trong m−ơng để "ém phèn" mùa m−a tiêu bớt n−ớc ngập thừa để cải thiện tình trạng ứ đọng n−ớc sâu. Bón bột phosphorít (300- 600kg/ha) để giảm độ chua của đất, để axits có trong đất tác động từ từ đến phosphat 3 can xi, tạo thμnh phosphat 2 can xi hoặc 1 can xi dễ đ−ợc cây trồng đồng hoá. Vì đất rất thiếu lân nên sau khi bón phosphat vμ vôi có thể bón thêm supe lân. Bón thêm đạm cho cây, đối với đất phèn không nên dùng các phân vô cơ có góc SO4. 1.2.5. Đất nâu đỏ Đất nâu đỏ phân bố tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên. Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá lμ loại đất quý của n−ớc ta đã có nhiều sản phẩm có tỉ trọng cao trong nông nghiệp nh− cμ phê, cao su vμ đang có nhiều triển vọng phát triển tốt. ở các vùng nμy ngoμi cμ phê, cao su còn trồng các loại cây ăn quả nh− cam, quýt, chôm chôm, sầu riêng, bơ, xoμi v.v. Đặc điểm tốt của đất nh− có tầng đất dμy, tơi xốp, giầu mùn một số nh−ợc điểm nh− chua nghèo kali vμ lân dễ tiêu, khô tầng mặt v.v Vì vậy khi sử dụng đất nâu đỏ cần: - Chống xói mòn chủ yếu lμ băng rừng. - Che phủ giữ ẩm đất vμo mùa khô - Lμm đất tối thiểu để bảo vệ cầu trúc đất. - Bổ sung nguồn phân cân đối. Lân, kali, giữ vững vμ tăng nguồn phân hữu cơ bằng phân xanh, bổ sung đạm khi cần. 2. Chuẩn bị đất trồng Sau khi đã quy hoạch, thiết kế v−ờn cây ăn quả ở một địa điểm nhất định, khâu chuẩn bị đất trồng có ý nghĩa quan trọng. Nếu đ−ợc lμm tốt ngay từ đầu không những bảo đảm cho cây sinh tr−ởng tốt năng suất cao vμ ổn định mμ còn góp phần duy trì cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giữ cho v−ờn cây bền vững, canh tác vμ khai thác đ−ợc lâu dμi. 41
  42. Chuẩn bị đất trồng bao gồm: phát quang, san mặt bằng, đμo hố, bón phân lót vμ lấp hố; các công việc khác nh− lμm m−ơng rãnh t−ới tiêu n−ớc, lμm đ−ờng v.v 2.1. Phát quang và san ủi mặt bằng Đối với những v−ờn đồi (v−ờn tạp) v−ờn rừng chuyển sang trồng cây ăn quả đều phải phát quang vμ đánh bỏ gốc, rễ cây rừng vμ san ủi tạo mặt bằng t−ơng đối để việc thiết kế v−ờn đ−ợc dễ dμng. Những nơi đất dốc không cμy đ−ợc thì dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề, sau đó mới đμo hố trồng cây. Những nơi đất bằng hoặc không quá dốc sau khi phát quang, thu gom gốc rễ cây có thể dùng cμy máy hoặc trâu bò cμy bừa 1 l−ợt vừa để lμm sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt tơi xốp ngăn đ−ợc sự bốc hơi n−ớc của v−ờn sau khi phát quang. Nếu lμm vμo mùa m−a chú ý cμy không lật đất. 2.2. Thiết kế lô, đ−ờng đi và hàng cây trong v−ờn quả a) Thiết kế lô trồng Khi thiết kế một trang trại trồng cây ăn quả phải kết hợp nhiều mặt giữa cây trồng chính với giao thông vận chuyển, thuỷ lợi, cơ giới hoá v.v Để tiết kiệm đất thông th−ờng có thể chia theo tỷ lệ sau: 80% đất cho cây ăn quả, 10-12% cho đai rừng cản gió, 5-6% cho đ−ờng sá, 2-5% cho nhμ cửa, kho tμng, sân bãi. Trên đất dốc thiết kế theo đ−ờng đồng mức, ruộng bậc thang thì đất dùng cho cây ăn quả khoảng 60%. Còn ở đất phèn, thấp trũng do phải lên líp lμm kênh m−ơng thì đất cho cây ăn quả chỉ độ 50%. Tỷ lệ sử dụng đất trên đây chỉ áp dụng đối với các trang trại cây ăn quả, còn đối với các v−ờn quy mô diện tích nhỏ có thể gia giảm theo ý đồ của chủ v−ờn. Diện tích lô trồng cây ăn quả phụ thuộc vμo địa hình vμ quy mô chung của v−ờn quả. Diện tích tối đa cho 1 lô trên đất bằng phẳng từ 2-4 ha, v−ờn đất dốc từ 1-2 ha vùng đất trũng, chua phèn 0,5 - 1,0ha. Tuỳ theo địa hình đất để thiết kế v−ờn cho phù hợp cách trồng cây trên lô. Ví dụ: Với đất bằng hoặc có độ dốc <50 thì trồng cây trong lô theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc 5-80 thì trồng cây theo đ−ờng đồng mức, độ dốc 8-100+ trồng cây theo đ−ờng 42
  43. đồng mức nh−ng thiết kế kiểu bậc thang đơn giản, độ dốc > 100 thì thiết kế theo kiểu bậc thang kiên cố. b) Thiết kế đ−ờng giao thông Thiết kế mạng l−ới giao thông trong trang trại cây ăn quả phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Chọn tuyến đ−ờng ngắn, ít dốc, qua ít sông suối đi lại thuận tiện cho ng−ời vμ gia súc, thuận tiện cho việc cơ giới hoá, tiết kiệm đất đai vμ tr−ớc hết không gây tác hại xói mòn. - Mμng l−ới giao thông phải kết hợp chặt chẽ với mạng l−ới đai rừng, thuỷ lợi vμ các công trình chống xói mòn. Các loại đ−ờng trong trang trại cây ăn quả. - Đ−ờng trục chính: nối liền khu trung tâm với các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh tế xã hội khác. Mặt đ−ờng rộng 5-6m. (không kể chiều rộng đất hai bên đ−ờng để trồng cây). - Đ−ờng liên đồi: lμ đ−ờng nối từ đ−ờng trục chính đến các quả đồi hoặc đi từ đồi nμy sang đồi khác. Bề rộng 2,5-3,0m cho xe cơ giới đi lại 1 chiều (có thiết kế đoạn tránh), xe cải tiến đi lại 2 chiều. - Đ−ờng lên đồi lμ đ−ờng nối liền đ−ờng lên đồi để đi lên đỉnh đồi. Để giảm bớt độ dốc, đ−ờng lμm theo kiểu đ−ờng xoáy ốc, bề rộng mặt đ−ờng 2,5 -3m nếu sử dụng ph−ơng tiện canh tác bằng cơ giới, hay rộng 1,5-2,0m nếu sử dụng xe cải tiến vμ súc vật kéo. - Đ−ờng đồng mức l−ng đồi. Lμ đ−ờng nhằm cản n−ớc l−ng đồi, ở những quả đồi dốc có chiều dμi 150m trở lên, cứ 80-90m bố trí 1 đ−ờng mức l−ng đồi: chiều rộng giống nh− đ−ờng liền đồi (2,5 - 3,0m). - Đ−ờng chăm sóc phụ: Cứ 50-60 m theo chiều dμi lô bố trí 1đ−ờng chăm sóc phụ cắt ngang lô, bề rộng 1-2m, không trồng cây, không đμo đắp, mục đích để đi lại, thu hoạch chăm sóc cho dễ dμng. 43
  44. Hình 1: Phân lô đất dốc trên ruộng bậc thang Hình 2: Sơ đồ bố trí lô ở đất bằng 44
  45. - Đ−ờng lô: Vùng đất bằng hoặc những đồi thấp 4-50 thì bố trí đ−ờng lô Bố trí mỗi lô 1 đ−ờng lô riêng hoặc 2 lô bố trí 1 đ−ờng lô. Chiều rộng đ−ờng lô giống nh− đ−ờng lên đồi. c) Xây dựng các đập chắn Chú ý xây dựng các đập chắn ở các nơi hợp thuỷ giữa các s−ờn đồi để giữ n−ớc t−ới cho cây trong mùa khô hạn, có n−ớc để phun thuốc trừ sâu, phân bón vμ các chất điều hoμ sinh tr−ởng 2.3. Đào hố và bón phân lót vào hố Tr−ớc khi đμo hố cần dùng cọc xác định vị trí đμo hố theo khoảng cách đã quy định cho từng giống. - Kích th−ớc hố: nói chung hố đμo cμng sâu cμng rộng thì cμng tốt tạo cho bộ rễ có môi tr−ờng phát triển dể sau nμy cây sinh tr−ởng phát triển tốt. Vùng đồng bằng nơi đất tốt, có mức n−ớc ngầm cao, kích th−ớc hố: 50x50x50cm. Đất vùng đồi 60x60x60 cm hay 80x80x80cm. Khi đμo hố để lớp đất mặt một bên, lớp đất đáy để 1 bên khi lấp hố dùng đất mặt trộn với phân lót cho xuống đáy hố, lớp đất đáy lấp lên trên. - L−ợng phân bón cho 1 hố. + Phân chuồng hoai+ đất phù sa: 30-50kg; + Supen lân: 300-500g + Nếu đất chua bón thêm 0,5-1kg vôi bột. Phân chuồng, phân lân vμ vôi trộn đều với lớp đất mặt cho xuống hố tr−ớc, vμ lớp đất đáy hố lấp lên trên, lấp cao hơn mặt hố khoảng 10cm. Công việc bón phân lấp hố nên hoμn thiện tr−ớc khi trồng 15 ngμy đến 1 tháng. 3. Mật độ khoảng cách và ph−ơng thức trồng 3.1. Mật độ Khoảng cách xu h−ớng chung trên thế giới cả ở vùng ôn đới cũng nh− nhiệt đới lμ trồng dμy vμ tìm nhiều biện pháp lμm cây lùn xuống, tán cây nhỏ 45
  46. bớt (ví dụ chọn dùng gốc ghép lùn v.v) để có thể trồng dμy hơn trên cùng đơn vị diện tích. Trồng dμy có những lợi ích sau đây: - Chóng có quả, thu hồi vốn nhanh - Sản l−ợng những năm đầu cao. Thu đ−ợc lợi nhuận sớm - Tiện cho chăm sóc phòng trừ sâu bệnh vμ thu hái quả. Tuy nhiên cũng có điều phải tính đến lμ phải đầu t− nhiều về lao động, vật t− vμ nhất lμ số cây giống ban đầu nhiều hơn. Trong 1 thời gian ngắn có đủ số cây giống tốt, sạch bệnh không phải dễ. Vì vậy trồng dμy hiển nhiên lμ có nhiều −u điểm vμ mang lại hiệu quả kinh tế cho ng−ời trồng cây, để lμm đ−ợc tốt phải kèm theo một hệ thống kỹ thuật nh− giống, kỹ thuật canh tác: tạo hình cắt tỉa, bón phân, t−ới n−ớc, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh tr−ởng v.v D−ới đây giới thiệu khoảng cách một số cây ăn quả hiện đang trồng: Giống Khoảng cách (m) Mật độ (ha) Chuối: - Giống cao cây 3x3 1100 - Giống nhỏ 2x2,5 2000 - Giống lùn 2x2 2500 Dứa: -Cơ giới hoá 0,3 (0,3+1,2) 44.000 - Bằng tay 0,3 (0,3+0,9) 55.500 Cam chanh 6x5 333 Cam sμnh, quýt - Vĩnh Long 3x3 1100 - ở Hμ Giang 4x4 625 B−ởi 5x6 333 6x6 277 6x7 238 Sâu riêng 8x6x7 178-208 10x8 125 Măng cụt 6-7x6-7 204-277 Xoμi (bán thâm canh) 6x6 277 (thâm canh cao) 6x4 416 Nhãn: - ở miền Nam 6x5 333 5x4 500 - ở miền Bắc 7x7 204 8x8 156 Vải thiều 7x7 204 Đủ đủ 2,5 - 3 x 2 2000 -1666 Táo ta 5x6 333 Hồng 5x5 400 8x8 156 46
  47. 3.2. Ph−ơng thức trồng a.Trồng theo hình vuông b. Trồng theo hình chữ nhật c. Trồng theo hình tam giác d. Trồng theo hình lục giác Hình 3. Sơ đồ bố trí trồng trong v−ờn cây ăn quả 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau khi trồng 4.1. Kỹ thuật trồng a) Chuẩn bị cây giống Cây giống đem trồng phải đạt các tiêu chuẩn - Đúng giống, có nguồn gốc rõ rμng - Cây sinh tr−ởng tốt, không có mầm mống vμ dấu vết sâu bệnh - Các cây giống phải đồng đều, đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ NN vμ PTNT. 47
  48. Tr−ớc khi trồng cây giống đ−ợc bảo quản nơi thoáng, có bóng dâm, khuất gió. Nếu bầu cây khô thì phải t−ới n−ớc. b) Thời vụ trồng Tuỳ thuộc vμo điều kiện khí hậu thời tiết ở từng vùng cụ thể mμ có thể trồng sớm hoặc trồng muộn. - ở các tỉnh miền Bắc. + Vụ xuân: tháng 2-3 đầu tháng 4 + Vụ thu: tháng 8-9 vμ đầu tháng 10 - Các tỉnh Nam bộ, Tây nguyên: đầu vμ cuối mùa m−a. c) Kỹ thuật trồng Khi trồng cây, ta đμo một hố nhỏ ở tâm hố để đặt cây giống vμo. Bóc bỏ túi nilông của bầu cây, đặt cho cây đứng thẳng, rồi dùng đất nhỏ vun kín bầu, lấp đất cao hơn cổ rễ 5 cm vμ ấn nhẹ cho đất tiếp xúc với bầu. Sau đó cắm cọc, dùng giây buộc vμo thân cây để tránh gió lay gốc. 4.2. Chăm sóc cây sau khi trồng a) Tủ gốc: Dùng rơm rạ mục hoặc cỏ khô tủ gốc cho cây để giữ ẩm cho cây vμ hạn chế cỏ dại. b) T−ới n−ớc: sau khi trồng cần tủ gốc vμ t−ới n−ớc ngay sau đó trong thời gian 10 ngμy đầu cứ cách 1 ngμy t−ới 1 lần cho đất đủ ẩm. c) Bón phân thúc: sau khi cây trồng đ−ợc khoảng 1 tháng thì bón phân thúc cho cây. Dùng n−ớc phân chuồng pha loảng với tỷ lệ 1/10. d) Lμm cỏ th−ờng xuyên theo dõi phát hiện sâu bệnh hại vμ phòng trị kịp thời. 5. Bón phân cho cây ăn quả 5.1. Tầm quan trọng của việc bón phân cho cây ăn quả Căn cứ vμo nhu cầu sinh tr−ởng vμ kết quả của cây, cung cấp kịp thời các chất dinh d−ỡng cần thiết. Việc bón phân lμ một khâu kỹ thuật quan trọng trong thâm canh tăng năng suất vμ tăng phẩm chất các loại quả. 48
  49. Ngoμi ra, bón phân hợp lý còn có tác dụng cải tạo đất, nâng cao đ−ợc độ phì nhiêu của đất để bảo đảm tính bền vững trong việc sử dụng đất một cách lâu dμi. Việc bón phân phải kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác nh− t−ới n−ớc, cắt tỉa v.v mới phát huy đ−ợc hết hiệu lực của phân bón. Những chất dinh d−ỡng cần cho cây. Trong thμnh phần của cây trồng có chứa tất cả 92 nguyên tố tự nhiên nh−ng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Tất cả các nguyên tố dinh d−ỡng thiết yếu đều quan trọng, cần cho sự sinh tr−ởng của cây. Sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nμo trong quá trình sinh tr−ởng vμ phát triển của cây đều có ảnh h−ởng bất lợi. Tuy nhiên có chất cây trồng cần nhiều, có chất cây trồng cần ít, do vậy có thể chia nhóm các nguyên tố dinh d−ỡng thiết yếu với cây trồng theo số l−ợng cây cần hoặc theo chức năng của chúng trong cây. Xếp theo số l−ợng cây trồng hút hoặc lấy đi - Các bon (C) Hydro (H) oxy (O) lμ 3 nguyên tố chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cây (khoảng 95%) khối l−ợng của cây. Ba chất nμy đ−ợc cây hút trực tiếp từ nguồn n−ớc vμ không khí, bởi vậy khi thiếu ọut n−ớc hoặc không khí sẽ ảnh h−ởng nghiêm trọng đến sinh tr−ởng vμ phát triển cây ănquả, thậm chí cây bị chết. - Đạm (N) lân (P) kali (K) đ−ợc cây trồng hút với số l−ợng lớn do vậy đ−ợc gọi lμ nguyên tố đa l−ợng hoặc nguyên tố chính. - Can xxi (Ca) Magiê (Mg) l−u huỳnh (S) đ−ợc cây trồng hút với số l−ợng ít hơn nh−ng cũng đáng kể nên gọi lμ nguyên tố trung l−ợng. - Sắt (Fe) kẽm (Zn) Mangan (Mn) đồng (cu) Bo (B) Molypđan) Mo) Clo (Cl) đ−ợc cây trồng hút với l−ợng nhỏ nên đ−ợc gọi lμ nguyên tố vi l−ợng. 5.2. Xác định nhu cầu phân bón Để xác định nhu cầu phân bón cho cây, ng−ời ta phải phân tích dinh d−ỡng mμ cây lấy đi từ đất để tạo ra năng suất sinh học cũng nh− năng suất 49
  50. kinh tế thông qua phân tích thμnh phần dinh d−ỡng trong lá, trong quả ở các thời kỳ của cây. Cây ăn quả phần lớn lμ cây thân gỗ, sống lâu năm cả chu kỳ sinh tr−ởng của nó óo thể phân ra nhiều thời kỳ. Thời kỳ cây còn nhỏ, thời kỳ bắt đầu có quả, thời kỳ cây có năng suất cao, vμ thời kỳ giμ cỗi. Nhu cầu dinh d−ỡng ở mỗi thời kỳ không giống nhau. Vì vậy ở thời kỳ cây còn nhỏ cần phát triển mạnh cμnh lá cây cần đạm vμ lân, đến thời kỳ cây có năng suất cao, yêu cầu quả nhiều, có chất l−ợng đạt yêu cầu th−ơng phẩm thì phải chú ý bón đầy đủ cả N, P, K vμ thêm cả Ca vμ các nguyên tố vi l−ợng. Đồng thời lúc nμy cây cμng ngμy cμng lớn, l−ợng phân bón cho cây cũng cần phải tăng lên so với tr−ớc. Còn cần phải chú ý đến chu kỳ sinh tr−ởng trong 1 năm của cây. Vừa sinh tr−ởng dinh d−ỡng, vừa sinh tr−ởng sinh thực (tức lμ vừa ra cμnh ra lá, lại vừa có hoa, có quả), phải chú ý mối quan hệ đó trong khi bón phân để giữ cho cây sinh tr−ởng tốt, đồng thời hoa quả trên cây nhiều vμ có chất l−ợng cao. (Về số l−ợng, tỉ lệ các loại phân xem trong kỹ thuật bón phân cho từng loại cây). 5.3. Thời kỳ bón phân Bón phân đúng thời kỳ mμ cây cần lμ một yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật bón phân. Bón đúng thời vụ mới phát huy hết tác dụng của phân bón, vμ mang lại hiệu quả kinh tế trong việc chăm sóc cho cây. Ngoμi việc bón lót khi đμo hố vμ chuẩn bị hố trồng, trong 1 năm th−ờng bón vμo các thời kỳ sau. a) Thời kỳ cây ch−a có quả (thời kỳ kiến thiết cơ bản). Mục đích bón phân ở thời kỳ nμy nhằm tạo cho cây sinh tr−ởng tốt, có bộ khung bán vững chắc, chóng b−ớc vμo thời kỳ ra hoa có quả. Thông th−ờng cứ tr−ớc mỗi đợt cây ra lộc ng−ời ta bón 1 l−ợt n−ớc phân chuồng hoặc phân N.P.K pha loãng. b) Thời kỳ cây đã cho quả (thời kỳ kinh doanh). Tuỳ thuộc vμo giống cây ăn quả khác nhau, tình hình sinh tr−ởng năng suất của cây mμ bón vμo các thời kỳ sau: 50
  51. - Sau khi thu hoạch quả: Đây lμ đợt bón quan trọng trong năm nhằm khôi phục sức cho cây sau thu hoạch vμ chuẩn bị cho cây ra đợt cμnh mới, lμm cơ sở cho cây ra hoa kết quả năm sau. Thời kỳ nμy bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân hoá học (NPK). - Lần thứ 2: Tr−ớc khi cây ra hoa, mục đích bón phân lμ nhằm cung cấp dinh d−ỡng cho cây thúc đẩy ra hoa. Bảo đảm cho cây ra nhiều hoa, ở thời kỳ nμy chủ yếu bón n−ớc phân chuồng pha lõang (1:10) vμ phân vô cơ chủ yếu lμ phân đạm vμ phân kali. - Lần thứ 3: Bón thúc nuôi quả. Sau khi hoa đã nở hết, b−ớc vμo thời kỳ đậu quả, cây đang có hiện t−ợng rụng quả non, cần cung cấp dinh d−ỡng kịp thời để hạn chế rụng quả đồng thời thúc cho quả lớn nhanh. Lúc nμy bón đạm vμ kali. Để tăng tỉ lệ đậu quả ở thời kỳ nμy cũng có thể phun lên lá các loại phân bón hỗn hợp của đa l−ợng vi l−ợng vμ chất điều hoμ sinh tr−ởng nh− Diệp diện bão, Atonic  (sản phẩm ngoại nhập) hay Komix, Biofact, Biofe, Humat vi l−ợng, Agritonic, kích phát tố Thiên nông (các sản phẩm nμy sản xuất trong n−ớc), nồng độ vμ cách sử dụng có h−ớng dẫn trên bao bì. - Lần thứ 4: Bón tr−ớc đợt cμnh thu: Với một số cây ăn quả nh− cam, quýt, vải, nhãn, xoμi hồng đợt cμnh thu ra vμo tháng 8-9 lμ đợt cμnh quan trọng. Đây lμ đợt cμnh mẹ, chuẩn bị cho vụ quả của năm sau: Vì cμnh quả của năm sau đại bộ phân phát triển trên cμnh mẹ ra trong vụ thu năm tr−ớc. Bón thúc đợt nμy lμ tạo điều kiện cho cμnh mẹ mọc khoẻ, sung sức chuẩn bị tốt cho vụ quả sang năm vμ do đó khắc phục đ−ợc hiện t−ợng cách năm. Loại phân bón cần cho đợt nμy lμ đạm lân vμ kali. Đối với cam quýt đợt bón nμy còn có ý nghĩa bón thúc cho quả. 5.4. Ph−ơng pháp bón phân Tuỳ thuộc vμo sự phân bố sâu nông của bộ rễ cầy, thời kỳ sinh tr−ởng của cây, địa thế đất trồng, loại phân sử dụng mμ có các cách bón khác nhau. 51
  52. - Bón nông trên mặt. Thích hợp cho v−ờn cây ở vùng đồng bằng có mực n−ớc ngầm cao tr−ớc khi bón đất đ−ợc xới 1 lớp nông cách gốc 40-50 cm, lμm sạch cỏ rải phân đều trên bề mặt, xong phủ 1 lớp đất mỏng che kín phân. - Bón rãnh, bón hố áp dụng đối với vùng đất cao, đất đồi. Bón vμo thời kỳ sau thu hoạch dùng phân chuồng trộn với các loại phân NPK. Cách lμm nh− sau: Từ hình chiếu của tán cây phía ngoμi tán đμo 1 rãnh theo hình vμnh khăn có bề rộng 40cm, sâu 30-40cm xung quanh gốc cây, cho phân xuống vμ lấp đất. Thời kỳ cây đang sinh tr−ởng mạnh, đào rãnh sẽ ảnh h−ởng đến bộ rễ thì áp dụng bón hố. Cũng theo hình chiều của tán, cuốc những hố nhỏ sau đó bỏ phân vμo lấp đất. - Phun phân lên lá: Đây lμ ph−ơng pháp bón nhằm bổ sung dinh d−ỡng kịp thời cho cây sử dụng. Phân bón qua lμ th−ờng dùng urê, biphotphat kal các hỗn hợp phân vi l−ợng vμ chất điều hoμ sinh tr−ởng phun cho cây vμo thời kỳ quả non, có thể phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngμy. 6. T−ới n−ớc N−ớc vμ phân bón lμ hai yếu tố kỹ thuật có ảnh h−ởng lớn nhất tới sinh tr−ởng phát triển của cây ăn quả, trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh v−ờn quả, việc chủ động t−ới n−ớc hay tháo n−ớc để đất có độ ẩm thích hợp lμ một biện pháp rất cơ bản để tăng sản l−ợng vμ chất l−ợng. 6.1. Yêu cầu của cây với độ ẩm đất a) Tuỳ theo giống cây ăn quả khác nhau vμ có yêu cầu độ ẩm có khác nhau nh− cây −a ẩm: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cam quýt, các loμi cây chịu hạn nh− điều (đμo lộn hột), xoμi, dứa, mít Cây chịu úng: hồng xiêm, mãng cầu xiêm (ghép lên gốc bình bát), xoμi, táo gai. 52
  53. b) Các thời kỳ sinh tr−ởng khác nhau cũng có nhu cầu về n−ớc khác nhau. Khi cây còn nhỏ ch−a ra hoa có quả vẫn cần t−ới n−ớc song yêu cầu không nhiều bằng những cây lớn, có quả nhiều: yêu cầu độ ẩm đất khoảng 65- 80% độ ẩm tối đa lμ đủ. Vì cây còn nhỏ bởi vậy l−ợng n−ớc cần t−ới không lớn. Trong 1 năm ở các thời kỳ phát dục, cây có yêu cầu về độ ẩm đất có khác nhau. Để hình thμnh hoa (thời kỳ phân hóa mầm hoa) yêu cầu độ ẩm thấp. Ví dụ một số giống nh− xoμi, vải thiều chôm chôm 1-2 tháng tr−ớclúc ra hoa mμ có m−a thì cây sẽ không ra hoa mμ ra đọt lá, vμ không nên t−ới vμo lúc nμy. Trên v−ờn cây khi đã ra hoa vμ kết quả, đặc biệt thời kỳ quả phát triển nhanh thì cây rất cần n−ớc, yêu cầu độ ẩm đất cao, nếu gặp hạn, thiếu n−ớc quả phát triển kém vμ cây sẽ rụng nhiều quả, ảnh h−ởng nhiều đến sản l−ợng vμ chất l−ợng. Giai đoạn quả sắp chín hoặc đang chín, lúc nμy yêu cầu độ ẩm phải thấp xuống, không cần phải t−ới. Nếu nhiều n−ớc chất l−ợng quả sẽ giảm, cây sẽ chín muộn, sau nμy bảo quản quả không tốt. c) L−ợng m−a trong năm ở các vùng trồng cây ăn quả của n−ớc ta nhìn chung lμ đủ 1500 - 2000 mm/năm, cá biệt có nơi nhu Bắc Quang (tỉnh Hμ Giang 3500 - 4000mm/năm) theo h−ớng dẫn về điều kiện sinh thái cho cây ăn quả có thể nói lμ đủ. Song l−ợng m−a trong năm phân phối không đều. Vì vậy trong mùa khô hạn thì phải t−ới, vμ mùa m−a lại thừa phải tháo n−ớc cho v−ờn cây, tránh ngập úng. 6.2. Các ph−ơng pháp xác định độ ẩm đất Có thể chia lμm 2 nhóm chính: nhóm thứ nhát, lấy mẫu đất trực tiếp ngay ngoμi đồng ruộng sau đó mang về phòng thí nghiệm để xác định độ ẩm đất; nhóm thứ 2 dùng những máy móc thiết bị đặt trực tiếp ngoμi đồng ruộng để theo dõi. Ph−ơng pháp thông dụng, tin cậy vμ thuận lợi nhất lμ dùng ph−ơng pháp trọng l−ợng (chỉ cần có khoan đất, cân vμ sấy ở 1050C) thuộc nhóm thứ nhất Độ ẩm đất đ−ợc tính theo công thức: a W % = .100 t b 53
  54. Trong công thức nμy: a: l−ợng n−ớc mất khi sấy ở 1050C(g) b: Trọng l−ợng đất khô tuyệt đối (g) Wt: độ ẩm đất tính theo % trọng l−ợng Trong khi ch−a có những kết quả thí nghiệm về độ ẩm đất cần thiết cho mỗi cây ở từng giai đoạn sinh tr−ởng, vμ độ ẩm đất bao nhiêu thì phải t−ới vμ l−ợng n−ớc cần cho cây trên 1 ha lμ bao nhiêu, cần xác định một phạm vi độ ẩm thích hợp, mμ giới hạn của phậm vi đó gọi lμ độ ẩm thích hợp tối đa th−ờng bằng 80% độ ẩm tối đa, vμ giới hạn thấp của phạm vi nμy lμ độ ẩm thích hợp tối thiểu, th−ờng bằng 60% của độ ẩm tối đa (phải lớn hơn hệ số cây héo). 6.3. Các ph−ơng pháp t−ới a) T−ới rãnh Cho n−ớc vμo rãnh để n−ớc ngấm vμo luống, ngấm đến 2/3 tầng dμy của luống thì rút n−ớc ra không để đất quá ẩm. b) T−ới phun m−a Trong thời kỳ khô hạn nhất lμ ở miền Trung về mùa hè có gió tây khô nóng ngoμi việc cung cấp n−ớc cho bộ rễ còn lμm tăng độ ẩm không khí, lμm mát lá, hạ thấp nhiệt độ mặt lá vμ tăng c−ờng độ quang hợp. T−ới phun m−a không nên t−ới vμo lúc giữa tr−a, nắng nóng mμ chỉ nên t−ới vμo sáng sớm hoặc chiều tối. Có thể t−ới liên tục trong một số giờ nhất định, hoặc t−ới ngắt quãng. c) T−ới nhỏ giọt Đâylμ ph−ơng pháp tiết kiệm n−ớc áp dụng nhiều ở các n−ớc có khí hậu sa mạc nh− Ixraen, ở Việt Nam có thể vận dụng để t−ới cho nho ở Ninh Thuận hay Thanh Lang ở Bình Thuận v.v nơi có l−ợng m−a hμng năm ít nhất trong cả n−ớc. Tuy chỉ cần lắp một số vòi t−ới cho mỗi cây, phải đầu t− ban đầu cao nh−ng mang lại nhiều lợi ích: không bốc hơi n−ớc trên mặt, không lμm cho 54
  55. sâu bệnh lan trμn, không phải xới đất mặt sau khi t−ới vμ t−ới bao nhiêu n−ớc cây dùng đ−ợc bấy nhiêu. 6.4. T−ới n−ớc cho cây phải kết hợp với giữ độ ẩm cho đất Bằng các biện pháp tủ gốc, trồng xen cây họ đậu, rau mμu khi cây ăn quả ch−a giao tán, trồng dμy hợp lý vì nếu trồng th−a nhiều đất để trống phải t−ới nhiều vμ trồng hμng cây chắn gió nh− phi lao, bạch đμn, xμ cừ, keo lμ trμm, muồng đen, cây găng, tre gai v.v vμ hμng cây chắn gió phải thằng gốc với h−ớng gó thổi tới. 7. Tạo hình cắt tỉa và đốn trẻ lại 7.1. Tầm quan trọng và lợi ích của tạo hình và cắt tỉa đối với cây ăn quả Trong nghề trồng cây ăn quả ở hầu hết các n−ớc trên thế giới tạo hình vμ sửa cμnh lμ một trong những vấn đề kỹ thuật cơ bản không kém bón phân, t−ới n−ớc, phòng trừ sâu bệnh. ở n−ớc ta kỹ thuật đốn tỉa ch−a đ−ợc coi trọng, ch−a có những nghiên cứu về ảnh h−ởng của việc tạo hình, đốn tỉa đến sinh tr−ởng phát triển, năng suất, chất l−ợng quả vμ tuổi thọ của cây. Những lợi ích của việc tạo hình vμ cắt tỉa đối với cây ăn quả có thể tóm tắt nh− sau: - Cắt tỉa tạo hình nhằm tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng để tăng khả năng quang hợp mới có điều kiện để tăng sản l−ợng vμ chất l−ợng quả trên cây. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở n−ớc ta dù có một số cây ăn quả chịu bóng nh− sầu riêng, măng cụt nh−ng chỉ cần giảm ánh sáng 30% so ánh sáng tự nhiên lμ cây sẽ mọc yếu, sản l−ợng vμ chất l−ợng giảm hẳn. - Cần tạo cho cây một khung tán khoẻ, thân chính, cμnh, nhánh phân bố một cách hợp lý trong không gian nơi trồng để tăng thêm khả năng sinh sản cho cây. Việc tạo hình còn nhằm tận dụng hết không gian, bỏ bớt các cμnh lá chen chúc che khuất lẫn nhau, ảnh h−ởng đến khả năng quang hợp, tạo môi tr−ờng tốt cho sâu bệnh phát triển. - Việc tạo hình cho cây còn có thể rút ngắn đ−ợc khoảng cách giữa rễ vμ tán lá, tạo cho cây có độ cao vừa phải, tán cây phân bố hợp lý để cây sớm cho quả vμ có sản l−ợng cao. 55
  56. Về vấn đề nμy, nghề trồng cây ăn quả đã có những thμnh tựu đáng kể trong việc chọn đ−ợc những gốc ghép lùn tạo cho cây thấp vμ nhỏ bớt để tăng mật độ trồng, tiện cho việc chăm sóc để giảm chi phí quản lý v−ờn cây vμ hạ giá thμnh sản phẩm vμ có năng suất cao. 7.2. Tạo hình Việc tạo hình th−ờng tiến hμnh từ thời kỳ v−ờn −ơm cho đến 2-3 năm đầu khi trồng, lúc nμy cây chuẩn bị ra hoa có quả. Tạo tán cây có 1 thân chính theo các b−ớc sau: - Khi chồi ghép cao 50-80cm bấm bỏ phần ngọn để cho mầm ngủ phát triển thμnh các cμnh trên thân chính. - Chọn giữ lại 3 cμnh khoẻ từ trên thân chính phân bố đều về các phía, số khác bỏ, đây lμ cμnh cấp 1. Cμnh cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 45-600. Các cμnh cấp 1 cách nhau khoảng 15-25cm. - Để cμnh cấp 1 phát triển dμi 50-80cm thì bấm đọt để các mầm ngủ trên cμnh cấp 1 phát triển thμnh cμnh cấp 2 vμ giữ lại 2-3 cμnh. Khoảng cách giữa các cμnh cấp 2 lμ 15-20cm vμ tạo với cμnh cấp 1 một góc 30-350. Sau đó tiến hμnh cắt ngọn cμnh cấp 2 nh− cách lμm ở cμnh cấp 1. Từ cμnh cấp 2 sẽ hình thμnh những cμnh cấp 3. Cμnh cấp 3 không hạn chế về số l−ợng vμ chiều dμi nh−ng cần bỏ những cμnh yếu, các cμnh mọc quá dμy để không tranh dμnh ánh sáng, dinh d−ỡng của nhau sau nμy. Sau 3 năm cây đã hình thμnh đ−ợc khung tán cân đối, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh v.v vμ thu hoạch. 7.3. Cắt tỉa a) ý nghĩa của việc cắt tỉa Đây lμ một khâu kỹ thuật quan trọng trong nghề trồng cây ăn quả trong việc tạo hình, điều tiết sinh tr−ởng kết quả vμ kết cấu của cây, cải thiện phẩm chất của quả v.v Tác dụng chủ yếu của cắt tỉa lμ: - Sắp xếp điều chỉnh thân cμnh lá của cây trong không gian một cách hợp lý. ở thời kỳ cây còn nhỏ lμ để tăng nhanh sự sinh tr−ởng, tăng cμnh lá, 56
  57. sớm định hình tán cây, tăng khả năng quang hợp, tích luỹ dinh d−ỡng tạo điều kiện tốt để cây ra hoa, có quả ở giai đoạn sau. Dần dần cây cμng lớn, tán rộng, cμnh lá nhiều vμ dμy, trong ngoμi trên d−ới tán cây tiếp nhận ánh sáng không đồng đều. Nhiệm vụ của cắt tỉa lúc nμy lμ bảo đảm cho cây thông thoáng, cắt tỉa chỗ rậm, bổ sung cμnh lμ vμo chỗ còn trống, không những tạo cho cây quang hợp, hấp thu dinh d−ỡng tốt mμ còn giảm bớt sâu bệnh hại. - Điều tiết sinh tr−ởng dinh d−ỡng vμ ra hoa kết quả. B−ớc vμo thời kỳ cho quả, trên cây đã có loại cμnh có chức năng khác nhau: cμnh dinh d−ỡng, cμnh mẹ, cμnh quả. Những loại cμnh nμy có chức năng riêng biệt, nh−ng có một số l−ợng không ít cμnh có cả một chức năng vừa cμnh dinh d−ỡng vừa lμ cμnh mẹ, cμnh quả, tuỳ theo diễn biến của nó trong năm. Ví dụ trên cây cμnh mùa xuân lμ cμnh dinh d−ỡng, nh−ng đến mùa thu lại trở thμnh cμnh mẹ cho vụ quả sang năm v.v Sinh tr−ởng dinh d−ỡng mặc dù lμ cơ sở cho việc hình thμnh hoa vμ quả, nh−ng nếu sinh tr−ởng quá mạnh thì không có lợi cho việc ra hoa kết quả. Ng−ợc lại nếu ra quả quá nhiều thì có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng dinh d−ỡng, lμm cho cây yếu hẳn đi vμ theo đó lμm cho cây sớm giμ cỗi. - Điều tiết đ−ợc việc cung cấp, vận chuyển các chất dinh d−ỡng, n−ớc cho cây. Trong năm vμo thời kỳ nhiệt độ cao, m−a nhiều, trên cây cμnh sinh tr−ởng mạnh, có nhiều cμnh v−ợt tiêu hao nhiều dinh d−ỡng vμ gây ra hiện t−ợng rụng quả. Dùng biện pháp bấm ngọn, cắt tỉa bớt đoạn ngọn cμnh hoặc cắt tận gốc các cμnh t−ợc lμ để tiết kiệm dinh d−ỡng cho cây. Hoặc gặp những năm ra nhiều hoa, cây ở vμo giai đoạn giμ cỗi cũng cần tỉa bỏ bớt hoa, vμ mầm cμnh để dinh d−ỡng đủ tập trung cho những hoa quả còn lại. - Điều tiết thế sinh tr−ởng giữa các cây trong v−ờn quả: Trong một v−ờn quả giữa các cây với nhau, hoặc trong 1 cây giữa các bộ phận khác nhau, d−ới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, của yếu tố khí hậu hμng năm, của việc cung cấp dinh d−ỡng.  dẫn đến sự khác nhau về độ lớn, thậm chí che phủ vμ lấn át lẫn nhau. Cắt tỉa lμ sự can thiệp cần thiết để 57
  58. giữa lại mối cân bằng đó trong 1 quần thể hoặc trong cá thể cây ăn quả, để đạt đ−ợc năng suất vμ chất l−ợng tốt cho v−ờn cây. b) Nội dung công việc cắt tỉa Nội dung công việc cắt tỉa bao gồm: - Xoa mầm, bấm ngọn - Cắt ngắn, tỉa th−a (cμnh), cắt đau tận gốc đối với một số cμnh t−ợc. - Nâng, chống đỡ cμnh, để tạo điều kiện cho mầm ngủ có điều kiện nẩy mầm, nhằm bổ sung thêm cμnh ở những vùng còn trống. - Níu, kéo cμnh, dùng giây, hoặc buộc giây vμo 1 vật nặng kéo cho cμnh xoè rộng ra hoặc mọc lμ lμ gần song song với mặt đất, để tận dụng ánh sáng vμ không che lấn nhau. c) Thời gian cắt tỉa - Đối với cây ăn quả ôn đới rụng lé về mùa đông tốt nhất lμ sau khi rụng lá hoặc lúc cây vừa nhú mầm. - Với các giống cây ăn quả có lá xanh quanh năm nh− cam, quýt v.v thì cắt tỉa sau khi thu hoạch xong, kết hợp với lμm vệ sinh v−ờn quả. Lúc nμy có thể cắt bỏ các cμnh khô, yếu, cμnh mang sâu bệnh, cμnh la, cμnh v−ợt, cμnh mọc lộn xộn trong tán, các cμnh đã cho quả nh−ng gầy yếu v.v 7.4. Đốn trẻ lại Khi cây đã giμ cỗi, quả ít năng suất thấp, không có lợi nữa có thể thực hiện một trong hai giải pháp, chặt bỏ trồng mới lại hoặc đốn trẻ lại. Việc đốn trẻ lại lμ để tận dụng thu hoạch thêm một vμi năm, khi đốn trẻ lại chỉ cần dùng c−a, c−a thân chính cách mặt đất 80-100cm, dùng sơn hoặc n−ớc vôi pha đặc (hoặc boóc đô đặc 10%) quét lên vết cắt. Sau đó dùng n−ớc vôi quét đều trên gốc cây vừa mới đ−ợc c−a. Tiến hμnh bón phân cho những cây đ−ợc đốn trẻ lại. Sau một thời gian khoảng 2-3 tháng d−ới vết cắt có nhiều mầm bật lên. Chọn giữ lại 3-4 mầm mập khoẻ, phân bố đều ở các h−ớng. Chăm sóc tốt sau 58
  59. 6-8 tháng (sau khi c−a) những mầm nμy có đ−ờng kính khoảng trên 1 cm thì tiến hμnh ghép những giống có phẩm chất tốt lên những mầm nμy. Ph−ơng pháp ghép nên dùng ph−ơng pháp ghép đoạn cμnh. Chú ý loại bỏ những mầm mọc ở d−ới đoạn cμnh ghép. Chăm sóc tốt sau 1 năm cây sẽ cho quả. 8. Phòng trừ sâu bệnh 8.1. Tầm quan trọng của công tác phòng trừ sâu bệnh hại Giống cây ăn quả vμ phòng trừ sâu bệnh đã trở thμnh hai vấn đề quan trong trong việc phát triển cây ăn quả ở nhiều n−ớc trên thế giới. Ví dụ với cam quýt ở Châu á - Thái Bình D−ơng có ch−ơng trình phục hồi sản xuất cam quýt vμ có một dự án riêng về phòng chống bệnh Greening (vμng lá cam) trên toμn khu vực. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở n−ớc ta sâu bệnh hầu nh− có mặt quanh năm vμ gây hại trên tất cả các bộ phận của cây: rễ, thân, cμnh, lá, hoa quả dẫn đến giảm năng suất vμ chất l−ợng quả. Bởi vậy việc quản lý phòng trừ sâu bệnh hại có ý nghĩa quyết định đến năng suất vμ chất l−ợng quả. 8.2. Ch−ơng trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) Ngoμi các ch−ơng trình phòng trừ tổng hợp (Integrated Pest Control - IPC) sâu bệnh đối với cây trồng nói chung để bảo vệ môi tr−ờng, vấn đề hiện nay cả thế giới đang quan tâm. - Đã phát triển các ch−ơng trình quản lý tổng hợp dịch hại (Integrated Pest Menagement - IPM). Trong IPM việc loại trừ tác hại của sâu bệnh đ−ợc đặt trong mối quan hệ tổng hợp tổng giữa sinh vật và vi sinh vật có ích là thiên địch của sâu bệnh hahị. Khi mật độ sâu bệnh hại tăng đến một ng−ỡng nhất định mới trừ. Trong đó phòng trừ bằng thuốc hoá học chỉ lμ một biện pháp đ−ợc áp dụng đúng lúc, đúng chỗ vμ đúng liều l−ợng. Coi trọng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh ít dùng thuốc hoá học để giảm ô nhiễm môi tr−ờng, IPM rất có hiệu quả đối với cây ăn quả. 59
  60. Hệ thống các biện pháp phòng chống sâu bệnh, cỏ dại: 8.2.1. Biện pháp nông học Bao gồm các biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện sinh tr−ởng phát triển thuận lợi cho cây vμ các điều kiện không thuận lợi cho phát triển sinh sống của sâu bệnh. Ví dụ các biện pháp: luân canh, kỹ thuật lμm đât, vun xới, lμm cỏ, tỉa cμnh, chế độ n−ớc, phân bón, thời gian gieo trồng độ sâu khi trồng chọn giống cây trồng, thời gian vμ cách thức thu hoạch sản phẩm. 8.2.2. Biện pháp sinh học Biện pháp sinh học lμ cách phòng trừ sâu bệnh dựa vμo các loμi thiên địch. Đó lμ các loμi các loμi sinh vật có ích, thức ăn của chúng lμ các loμi sâu hại nên chúng trở thμnh kẻ thù tự nhiên của sâu hại.Trong v−ờn th−ờng có các loại thiên địch sau: - Các loại nhện ăn sâu, nuôi kiến vμng để kiến ăn sâu ở giai đoạn ấu trùng. - Ong mắt đỏ đẻ trứng vμo cơ thể, trứng của sâu hại. Chúng tận dụng các chất dinh d−ỡng có sẵn trong cơ thể ấu trùng sâu hại lμm cho sâu hại chết. - Các loại nấm, vi khuẩn gây hại cho sâu hại. Ví dụ: ở ấn Độ để trừ bọ xít trên vải, dùng một loμi ký sinh trên trứng bọ xít: Anastatus sp vμ Microphanurus Sp, vv Một số côn trùng nh− bọ rùa, bọ ngựa ăn sâu hại. 8.2.3. Biện pháp thủ công Đây lμ biện pháp đơn giản, chi phí thấp, tận dụng đ−ợc lao động, hiệu quả rõ rệt không ô nhiễm môi tr−ờng các công việc cụ thể. - Ngắt hái các cμnh bị sâu bệnh đem đốt, không để lây nhiễm sang cμnh lá khoẻ. - Tìm bắt sâu nhộng trên cμnh lá trong đất. - Rung cây, vμo sáng sớm hay chiều tối cho sâu, bọ xít rơi xuống, thu gom lại đem đốt. - Dùng các loại bẫy đèn để thu hút sâu hại v.v - Biện pháp bao quả: dùng rọ tre đan, túi giấy để bảo vệ quả. 60
  61. 8.2.4. Biện pháp hoá học Biện pháp hoá học lμ biện pháp dùng những hoá chất để phòng trừ dịch hại. a) Ưu điểm Tiêu diệt dịch hại nhanh, chặn đ−ợc dụch hại trong thời gian ngắn, đem lại hiệu quả rõ rệt vμ trực tiếp có thể ứng dụng rộng rãi vμ dễ dμng ở các vùng khác nhau. b) Nh−ợc điểm Khi dùng trên quy mô lớn sẽ ảnh h−ởng đến quần thể sinh vật gây mất cân bằng trong tự nhiên, độc hại cho ng−ời sử dụng độc hại cho gia súc vμ động vật có ích, gây ra hiện t−ợng kháng thuốc với sâu xuất hiện những dịch hại mới, lμm ô nhiễm môi tr−ờng vμ tồn d− trong sản phẩm. c) Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý - Dùng đúng thuốc mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng diệt trừ một số loμi sâu bệnh cụ thể vì vậy phải chọn đúng thuốc, nếu không không những sâu bệnh không bị tiêu diệt mμ còn gây hậu quả xấu đối với cây trồng, con ng−ời vμ môi tr−ờng. - Sử dụng đúng nồng độ vμ liều l−ợng đã ghi trên nhãn (bao bì) - Phun đúng lúc vμ đúng chỗ: không phun vμo lúc nắng to hoặc tr−ớc khi m−a. Trong v−ờn quả không phun thuốc trμn lan cần tập trung chỗ có sâu bệnh. - Ng−ời phun thuốc phải có quần áo bảo hộ, găng tay, kính bảo vệ mắt, mũ nón bảo hiểm vμ chú ý phun xuôi theo chiều gió, chú ý công tác vệ sinh cá nhân, dụng cụ địa điểm sau khi phun xong. 8.2.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật Biện pháp kiểm dịch thực vật lμ một hệ thống gồm những giải pháp chống lây lan xâm nhập của những sinh vật gây hại thuộc diện kiểm dịch thực vật nh− phòng xa, ngừa tr−ớc, phát hiện sớm, tiêu diệt nhanh khi chúng vừa xâm nhập, lây lan, khoanh vùng bao vây, thu hẹp thanh toán ổ dịch hoặc vùng 61
  62. dịch khi chúng đã lọt vμo vμ xuất hiện thμnh ổ dịch hoặc vùng dịch khi chúng đã lọt vμ xuất hiện thμnh ổ dịch, vùng dịch. 8.3. Quản lý cỏ dại trong v−ờn quả Cỏ dại trong v−ờn quả chủ yếu lμ loại cỏ 1 lá mầm vμ cỏ 2 lá mầm, trong đó đặc biệt nguy hiểm nh− cỏ tranh, cỏ gừng, cỏ gấu, trinh nữvv 8.3.1. Cần giữ 1 lớp phủ trong v−ờn cây ăn quả nhất là trong mùa m−a để bảo vệ đất chống xói mòn. Biện pháp trồng cây họ đậu xen trong v−ờn hay có thể dùng dao, liềm phạng, mắy cắt cỏ để cắt cỏ. ở đồng bằng sông Cửu Long có nơi mùa khô đất nứt nẻ, lμ cơ hội tốt để rệp sán chui xuống các kẽ nứt cắn hại rễ. Vì vậy việc quản lý cỏ dại trong v−ờn không nhất thiết phải dọn sạch trắng mμ nên cắt ngắn, để lại 1 phần để bảo vệ đất. 8.3.2. Dùng hoá chất để diệt các loại cỏ nguy hiểm nh− cỏ tranh, cỏ gấu v.v - Dùng Gromoxol, Basta, thuốc tiếp xúc bề mặt với l−ợng 4-5 lít/ ha diệt toμn bộ thân lá trên mặt đất có hiệu quả đến một tháng. - Dùng Touch down, Round up: Thuốc tiếp xúc không chọn lọc diệt toμn bộ thân lá phía trên mặt đất, có khả năng diệt cả gốc rễ cỏ tranh. L−ợng dùng 4-6 lít/ha. L−ợng n−ớc 600-800lít/ha. 9. Cải thiện tình hình thụ phấn ở cây ăn quả Cây trồng nói chung cây ăn quả nói riêng nhờ có thụ phấn mới kết hạt đậu quả vμ có năng suất cao đ−ợc. Có nhiều cây ăn quả nh− đμo vμ nho (trong đó có nhiều giống) có thể tự thụ phấn đ−ợc, nh−ng phần lớn các giống cây ăn quả lμ cây giao phấn có nghĩa lμ trong cùng 1 giống tự thụ phấn không đậu quả, hoặc nếu có đậu quả thì tỷ lệ cũng rất thấp. Đó lμ những giống có cây đực, cây cái nh− ngân hạnh, ki vi, thanh mai, đu đủ v.v hoặc trên một cây có cả hoa đực vμ hoa cái nh− hạt dẻ hạch đμo v.v vμ cũng có tr−ờng hợp trên 1 cây có hoa l−ỡng tĩnh 62
  63. nh−ng nhị cái vμ nhị đực không chín cùng một lúc nh− cây bơ, hoặc cấu cạo nhuỵ quá dμi không tự thụ phấn đ−ợc nh− hoa lạc tiên v.v Trong các tr−ờng hợp trên cần có thêm cây thụ phấn trong v−ờn quả. Cũng cần nêu thêm lμ có một số giống cây ăn quả nh− đμo, cam quýt, nhãn, vải, nhót Nhật Bản (Euriobotrya japonica Lindl) tuy có khả năng tự thụ phấn nh−ng để giao phấn thì tỷ lệ đậu quả cao hơn rõ rệt. Tr−ờng hợp b−ởi trong họ cam quýt vμ một số giống xoμi nh− Pasheri, Langra, Chau sa, Bonbay green . Phát hiện thấy tính bất t−ơng hợp khi tự thụ phấn (không thụ tinh vμ kết thμnh quả đ−ợc). Từ tình hình trên cần thiết phải trồng thêm cây thụ phấn trong v−ờn quả để tăng khả năng đậu quả cho cây nhằm nâng cao sản l−ợng v−ờn cây. Tiêu chuẩn để chon cây thụ phấn: - Cùng loμi với giống cây ăn quả chính trong v−ờn, cũng có thể khác loμi (ví dụ đối với các cây trong họ cam quýt) có khả năng giao phấn cho nhau, mùa hoa nở trùng nhau. - Có sức sinh tr−ởng vμ tuổi thọ t−ơng đ−ơng với cây trồng chính trong v−ờn - Cây bắt đầu ra hoa có quả sớm, không có hiện t−ợng cách năm - Có nguồn phấn nhiều, sức nảy mần hạt phấn tốt - Quả của cây nguồn phấn cũng có giá trị kinh tế cao. - Số l−ợng cây thụ phấn chiếm 5-10% so với tổng số cây trong v−ờn cây thụ phấn đ−ợc bố trí trồng thμnh từng hμng xen kẽ hoặc rải rác đều ở các hμng cây trồng chính. Nuôi ong mật trong v−ờn quả để thụ phấn cho hoa, vμ nếu không có điều kiện nuôi thì đến mùa hoa đ−a đμn ong từ nơi khác đến. Nhất lμ đối với v−ờn vải, v−ờn nhãnvv còn với xoμi, táo ta côn trùng thụ phấn th−ờng gặp lμ ruồi xanh. ở Miền Nam, trong v−ờn xoμi có nơi đã dùng phân gμ để "nhử" ruồi đến đẻ trứng, ruồi tr−ởng thμnh giúp cho việc thụ phấn của xoμi thêm thuận lợi. 63