Những kiến thức về trồng rau

doc 142 trang ngocly 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những kiến thức về trồng rau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung_kien_thuc_ve_trong_rau.doc

Nội dung text: Những kiến thức về trồng rau

  1. 1 Tài liệu Những kiến thức về trồng rau
  2. 2 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY RAU 1.1 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây rau 1.1.1 Giá trị dinh dưỡng của cây rau Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, chúng cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng mà cây trồng khác không cung cấp đủ. Kết quả nghiên cứu về mức tiêu thụ rau xanh cho thấy, ở các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau trên đầu người cao hơn các nước đang phát triển. Bảng 1.1: Thành phần các chất trong rau Việt Nam Loại rau Vitamin Muối khoáng Thành phần hoá học B1 B2 C PP Ca P Fe Nước Xenlulo Calo Bí xanh 0,01 0,02 16 0,03 26,0 23,0 0,3 95,5 1,0 12 Cà tím 0,04 0,05 15 0,60 15,0 34,0 0,4 92,5 1,5 23 Cà chua 0,06 0,04 10 0,50 12,0 26,0 1,4 94,0 0,8 20 Đậu cô ve 0,34 0,19 25 2,60 26,0 122,0 0,7 80,0 1,0 75 Đậu đũa 0,29 0,18 3 1,80 47,0 26,0 1,6 83,0 2,0 59 Mướp ta 0,04 0,06 0,8 0,50 28,0 45,0 0,8 95,1 0,5 16 Mướp đắng 0,07 0,04 22 0,30 18,0 29,0 0,6 91,4 1,1 16 Dưa chuột 0,03 0,04 5 0,10 23,0 27,0 1,0 95,0 0,7 16 Ớt - - 25 - - - - 91,0 1,4 29 Cải bắp 0,06 0,05 36 0,40 48,0 31,0 1,1 90,0 1,6 30 Cải cúc 0,01 0,03 - 0,20 63,0 38,0 0,8 93,8 2,0 14 Cải xoong - - 25 - 69,0 28,0 1,6 93,7 2,0 16 Cần ta 0,04 0,03 6 0,30 310,0 64,0 - 95,3 1,5 10 Cần tây - - 150 - 325,0 128,0 8,0 85,0 1,5 48 Khoai tây 0,03 0,05 10 - 10,0 55,0 1,2 75,0 1,0 94 Hành hoa 0,03 0,10 60 0,90 80,0 - 1,0 92,5 2,0 23 Hành tây 0,04 0,04 10 0,20 38,0 58,0 0,8 88,0 0,9 41 Rau muống 0,04 0,09 23 0,50 100,0 37,0 1,4 92,0 1,5 23 Rau ngót - - 185 ,- 169,0 64,5 - 86,4 2,5 36 Rau đay - - 77 - 182,0 57,3 - 91,4 2,5 25 Su hào 0,06 0,05 40 0,20 46,0 50,0 0,6 88,0 1,7 37 Súp lơ 0,11 0,10 70 0,60 26,0 51,0 1,4 90,9 0,9 30 Nguồn: Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam - 1972
  3. 3 Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm: vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ , đáng chú ý là vitamin và chất khoáng có trong rau ưu thế hơn một số cây trồng khác. Rau xanh chứa nhiều vitamin A, vitamin C, tổ hợp vitamin B gồm B1, B2, B6, B12, niacin, axit panthothenic, biotin và axit follic. Hiện nay, trong khẩu phần ăn của con người, rau xanh đã cung cấp khoảng 90 - 99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B2 và gần 100% vitamin C. Vitamin giúp cho các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường trong cơ thể, mỗi loại vitamin có một chức năng khác nhau, nếu thiếu bất kỳ một loại vitamin nào sẽ gây rối loạn chức năng hoạt động sống của con người cụ thể như nếu thiếu vitamin A sẽ gây ra bệnh quáng gà, hoặc mắt không có khả năng thích nghi với ánh sáng mờ, khi sự thiếu hụt này tăng lên thì bệnh quáng gà sẽ tiến triển thành bệnh Xeropthalmia, làm hỏng thị lực. Vita min nhóm B cần thiết cho cơ thể sử dụng hydratcacbon, protein và ngăn ngừa bệnh thiếu máu, thiếu vitamin nhóm B sẽ gây mệt mỏi, kém ăn, cơ thể tê phù. Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, chân tay mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu vitamin D làm cho trẻ em chậm lớn, còi xương Như vậy, nếu thiếu các loại vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, giảm hiệu suất làm việc, dễ phát sinh bệnh tật, do đó trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày, mỗi người phải cần một lượng vitamin nhất định. Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng đáng kể như Ca, P, Fe Trong các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người thì can xi và sắt được chú ý hơn cả, canxi rất cần cho việc đảm bảo chức năng xương và răng, sắt ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại muối khoáng cần thiết cho cấu tạo tế bào, các loại enzime, muối khoáng còn là tác nhân gây xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể con người, chúng có tác dụng trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra, khi tiêu hoá thức ăn như thịt, ngũ cốc, đồng thời làm tăng khả năng đồng hoá protit. Lượng gluxit và protein trong rau luôn bổ sung cho cơ thể một phần năng lượng, tuy không nhiều nhưng protein chứa nhiều lizin và mỗi loại rau lại có những tỷ lệ axit amin khác nhau nên khi ăn nhiều loại rau cùng một lúc, sẽ có tác dụng tốt trong việc nâng cao giá trị sử dụng protein. Rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, có khả năng làm tăng hoạt động của nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, ngăn ngừa được chứng táo bón. Chất xơ ảnh hưởng có lợi đến hàm lượng cholesterol trong máu, do vậy ảnh hưởng tốt đến huyết áp và tim, ngăn ngừa được sỏi mật và ung thư ruột. Số lượng chất xơ lớn có trong rau và với giá trị năng lượng thấp của nó sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì. Bên cạnh đó nó có vai trò trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Nhờ có hàm lượng chất xơ này rau được coi như một loại thức ăn có lợi cho sức khoẻ. Nếu so sánh trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng trọt thì rau xanh có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn so với cây lương thực khác.
  4. 4 Bảng 1.2: Hàm lượng dinh dưỡng trong một số loại rau Năng suất trung Protein carotene Vitamin C Nông sản bình (tấn/ha) (kg/ha) (g/ha) (kg/ha) Cải xanh 39,7 707 537 20,6 Súp lơ 23,9 229 6,9 8,0 Hành 59,5 941 - 2,8 Tỏi 9,5 565 0 0,6 Cà chua 60,1 535 299 20,2 Khoai tây 43,9 345 - 4,8 Lúa 5,6 414 0 0 Khoai Lang 24,6 216 116,9 6,7 Đậu tương 2,5 167 1,9 0,28 Nguồn: Số liệu của Trung tâm phát triển rau châu Á (2002) Rau xanh rất phong phú về chủng loại, vì vậy thức ăn được chế biến từ rau rất đa dạng với nhiều màu sắc đẹp mắt, hương vị đa dạng góp phần tạo nên những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, một số loại rau còn có ý nghĩa về mặt y học bởi chúng là những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ con người, ví dụ như hành, tỏi, nghệ, tía tô, mướp đắng, rau diếp cá đây là những loại gia vị vừa làm ngon miệng vừa làm tăng sức đề kháng trong cơ thể. Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học thì mỗi người cần 250-300g rau xanh/ngày, để đáp ứng cho sự hoạt động bình thường của con người. 1.1.2. Ý nghiã kinh tế của cây rau Trong nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, rau xanh đóng góp nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Những năm 1986- 1990, nước ta đã xuất khẩu rau sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng do tình hình chính trị biến động nên việc xuất khẩu bị giảm. Từ năm 1995 trở lại đây, hoạt động xuất khẩu rau xanh được phục hồi, hiện nay có tới hơn 40 nước là thị trường rau của Việt Nam, các mặt hàng rau xuất khẩu chủ yếu là: ớt cay, cà chua, dưa chuột. Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn.
  5. 5 Tác giả Trần Khắc Thi cho biết, hiệu quả kinh tế của sản xuất rau cũng cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần so với cây lúa. Theo số liệu điều tra của Nguyễn Tiến Mạnh năm 1999, ở 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình tổng thu nhập trên 1 ha lúa là 3.830.000 đồng, ngô là 3.333.000 đồng, khoai tây là 15.641.000 đồng, cải bắp là 11.743.000 đồng và dưa chuột là 23.532.000 đồng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức luân canh ở đồng bằng sông Hồng tác giả cho biết tổng thu nhập trên đất chuyên canh cao hơn 2 lần so với trên đất 1 lúa - 2 màu và cao hơn 3 lần so với 2 lúa - 1 màu. Kết quả điều tra của Tô Thị Thu Hà và Nguyên Văn Hiền (2005), tại vùng ven đô Hà Nội thu nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với các cây lương thực, trong khi chi phí chỉ gấp 2 lần, điều này dẫn đến lãi thuần của cây rau cao hơn 14 lần so với cây lương thực. Theo số liệu Trung tâm phát triển rau châu Á cho biết ở Đài Loan năng suất của cây rau cũng cao hơn nhiều so với cây lúa, trung bình tổng thu nhập rau cao hơn lúa từ 3 đến 10 lần. Ngoài việc dùng rau làm cây thực phẩm, một số loại rau như khoai tây còn được coi là một trong năm cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mỳ, mạch. Khoai tây hiện là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước. Bên cạnh đó rau còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành thực phẩm như công nghệ sản xuất nước giải khát, đồ hộp, bánh kẹo và làm hương liệu chế biến thuốc, dược liệu. Ngoài ra rau còn góp phần phát triển ngành kinh tế khác như chăn nuôi (là nguồn thức ăn trong chăn nuôi). 1.1.3. Ý nghĩa về mặt xã hội Sản xuất rau phát triển sẽ góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông dân lúc nông nhàn, ngoài ra còn hỗ trợ các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như làm thức ăn cho chăn nuôi Nghề trồng rau phát triển, người nông dân có cơ hội được tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao dân trí, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam. Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xoá đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có lợi ích nhiều mặt cho người dân, từ cây rau người nông dân có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình. 1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát triển rau trên thế giới Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân. Năm 1961 - 1965 tổng lượng rau của thế giới là 200.234 tấn, nhưng từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ năm 1981-1985 là 392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên đến 565.523 tấn. Như vậy
  6. 6 chúng ta thấy sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng. Trong nhiều năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, số liệu được FAO thống kê và được trình bày tại bảng 1.2. Bảng 1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích 50.023.341 51.834.813 52.946.202 52.047.395 52.444.669 (ha) Năng suất 168 168 170 170 170 (tạ/ha) Sản lượng 841.460.320 873.417.121 891.182.896 889.742.585 893.432.504 (tấn) Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2003 là 50.023.341 ha nhưng đến năm 2007 đã mở rộng lên tới 52.444.669 ha, tăng so với năm 2003 là 2.421.328 ha, bình quân mỗi năm tăng 484.266 ha. Như vậy, diện tích trồng rau trên thế giới hiện đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau. Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ 168 – 170 tạ/ha qua 5 năm, bởi hiện nay mục đích trồng rau không tập trung về tăng năng suất mà chú trọng hơn đến việc tăng chất lượng của sản phẩm. Về sản lượng rau, hàng năm thu được theo chiều hướng tăng dần, tính đến năm 2007 đạt 893.432.504 tấn, tăng hơn so với năm 2003 là 51.972.184 tấn. Nếu năm 2007 tổng sản lượng rau trên toàn thế giới đạt 893.432.504 tấn thì Châu Á chiếm khoảng 75 % tổng sản lượng toàn thế giới. 1.3 Tình hình sản xuất rau Châu Á Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Diện tích (ha) 35263666 36367719 37822942 38394191 Năng suất (tạ/ha) 172 173 173 174 Sản lượng (tấn) 608765100 630432135 654367417 670763162 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009
  7. 7 Bảng 1.4 Tình hình sản xuất rau Trung Quốc Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích (ha) 20474144 21564190 22150677 22999771 23717182 Năng suất (tạ/ha) 195 190 191 190 190 Sản lượng (tấn) 399245808 409719610 423077930 436995649 450626458 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất thế giới đạt 448.982.800 tấn, cao hơn nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất tiếp theo là Ấn Độ, còn ở nước ta sản lượng rau ở mức thấp đạt 7.991.000 tấn. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hoá chất tồn đọng trong rau ngày càng được thực hiện triệt để hơn. Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo từ nay cho đến năm 2010 hàng năm tăng bình quân 3,6 %, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ khoảng 2,8 %, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8 % mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/ năm. Theo dự báo của FAO, ước tính đến năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn và giá nhập khẩu khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới. 1.2.2. Tình hình phát triển rau ở Việt Nam Tác giả Tạ Thu Cúc cho biết, nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời, ngay từ đời vua Hùng, người ta đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép cây rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ X. Thế kỷ thứ XVIII Lê Quý Đôn đã tổng kết các vùng phân bố rau trong cả nước. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII đến thế kỷ thứ IXX nhân dân ta đã biết trồng cải trắng và cải bẹ đông dư, cuối thế kỷ thứ IXX trồng được rất nhiều các loại rau có nguồn gốc từ Châu Âu như cải bắp, su hào, súp lơ, cà rốt, hành tây thế kỷ thứ XX các vùng trồng chuyên canh rau đã được hình thành và phát triển. Mặc dù nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng
  8. 8 sản xuất rau còn manh mún, các chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng rau thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu Việt Nam. Tác giả Trần khắc Thi cho biết, năm 1995 cả nước có diện tích trồng rau là 368,5 ha, đạt sản lượng là 4145,56 triệu tấn, nếu so với năm 1985 thì diện tích tăng 46,4%, bình quân mỗi năm tăng 10.000 ha. Diện tích trồng rau trong cả nước tính đến năm 2000 là 445.000 ha, tăng 261.090 ha vào khoảng 70% so với năm 1990. Bình quân hàng năm tăng 18,4 nghìn ha (mức tăng trung bình 7%/ năm). Trong đó các tỉnh phía Bắc là 249.200 ha chiếm 56%, còn các tỉnh phía Nam là 196.000 ha chiếm 44% diện tích canh tác. Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích 648.290 660.600 670.600 670.600 670.600 (Ha) Năng suất 117 117 119 119 119 (tạ/ha) Sản lượng 7.601.175 7.781.000 7.991.000 7.991.000 7.991.000 (tấn) Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây, diện tích trồng rau của ta ngày càng được mở rộng từ 648.290 ha năm 2003 lên 670.600 ha năm 2007. Diện tích tăng nhanh nhất từ năm 2003 đến 2005, qua hai năm diện tích tăng 22,3 ha. Từ năm 2005 trở lại đây diện tích trồng rau không có biến động, cả nước đạt 670.600 ha. Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thuỳ, rau ở nước ta năng suất còn thấp và bấp bênh, năm 1998 năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 ta/ha). Nếu so với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất bình quân ở mức 160 tạ/ha. Năng suất trung bình thấp nhất là ở các tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước. Nhưng theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây năng suất tương đối ổn định, đạt 119 tạ/ha. Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hàng năm từ năm 1990 - 2000 là xấp xỉ 260 ngàn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau ở nước ta tăng lên đáng kể, từ 7.601.175 tấn năm 2003 tăng lên 7.991.000 tấn năm 2007, như vậy chỉ trong 5 năm sản lượng tăng 389.825 tấn. Sản lượng rau của nước ta chủ yếu thu được từ hai vùng chính đó là vùng rau chuyên canh ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực.
  9. 9 Tuy nhiên cùng với sự hình thành phát triển của các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới, được hình thành và phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiện nay, rau ở nước ta được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và hàng hoá, trong đó rau hàng hoá được tập trung chính ở hai khu vực: Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho người dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá nhưng sản phẩm rau ở những vùng này về mức độ an toàn đáng lo ngại. Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Sản phẩm phục vụ cho dân cư trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Hiện nay chúng ta có một số vùng trồng rau hàng hoá tập trung: Miền Bắc: + Vùng trồng rau chuyên canh ở Hà Nội có diện tích gieo trồng khoảng 81.000 ha, với các chủng loại rau đa dạng và phong phú, chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng, là vùng có tỷ suất hàng hoá cao. + Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu tại Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương. + Vùng chuyên canh dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam + Vùng chuyên canh rau với một số loại rau chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây, dưa chuột, ngô bao tử tại Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ - Thái Bình. + Vùng trồng măng tại Đan Phượng - Hà Nội. + Sản xuất rau xuất khẩu tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Miền Nam: + Vùng trồng rau công nghệ cao ở thành Phố Hồ Chí Minh. + Vùng trồng nấm tại Vĩnh Long + Vùng trồng rau an toàn tỉnh Tiền Giang + Vùng sản xuất rau ôn đới tại Lâm Đồng. Đánh giá về thực trạng sản xuất rau nước ta trong thời gian qua, nhiều tác giả nhận định, sản xuất rau ở nước ta hiện nay đã có bước phát triển đáng kể về diện tích và đa dạng về chủng loại, nhưng bên cạnh đó năng suất và sản lượng rau còn thấp, quy mô phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Lý do chất lượng rau không đảm bảo là, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc quản lý về kiểm định chất lượng còn kém cho nên rau tươi ở Việt Nam chưa bảo đảm an toàn cho người sử dụng, dẫn đến xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị quốc tế kém. Rau quả của nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp, bao bì mẫu mã chưa thích hợp, thị
  10. 10 trường rau còn đơn điệu và nghèo nàn. Hiện Việt Nam có trên 40 nước là thị trường để xuất khẩu nhưng chúng ta lại không có đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 3% sản lượng. Rau ở nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế mà ngay cả trong nước, rau tươi của ta cũng đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át. 1.3 Đặc điểm chung của nghề trồng rau Nghề trồng rau có những đặc điểm chủ yếu sau: - Hầu hết các hạt giống rau phải trải qua thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau là hầu hết các hạt giống rau đều phải trải qua thời kỳ vườn ươm bởi vậy trong thời kỳ này chúng ta cần chăm sóc cẩn thận, để có được cây giống tốt tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau sau này. - Yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hâụ thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng, bởi vậy chúng yêu cầu thời vụ hết sức nghiêm ngặt. Nếu bố trí sai thời vụ, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng của rau, cá biệt còn không thu được năng suất. Bởi vậy trong kỹ thuật trồng trọt cần phải bố trí thời vụ cây rau cho thích hợp. Về nguyên tắc cần bố trí, sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ hình thành bộ phận sử dụng gặp được điều kiện thuận lợi nhất. - Rau là loại cây trồng bị nhiều sâu bệnh hại Rau là loại cây trồng có chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng nước trong thân lá non cao nên là môi trường thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh sinh trưởng, phát triển trên cây rau. Chủng loại rau rất phong phú, nên sâu bệnh cũng rất đa dạng. Sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện thời tiết khí hậu, bởi vậy phòng trừ sâu, bệnh cho rau là một nhiệm vụ quan trọng của nghề trồng rau. - Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối Thời gian sinh trưởng của cây rau dài ngắn khác nhau, đặc điểm thực vật học và sinh thái học khác nhau. Vì vậy có thể bố trí nhiều loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, trong cùng thời gian để chúng cùng sinh trưởng và phát triển. Với biện pháp kỹ thuật trồng xen và trồng gối làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích. - Yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư nhân lực và kinh phí lớn Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất rau trái vụ cao cần phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Bởi vậy muốn trồng rau để có hiệu quả kinh tế yêu cầu người trồng rau phải có kỹ thuật cao. 1.4. Phương hướng và nhiệm vụ ngành sản xuất rau đến năm 2020 Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ 1.4.1. Phương hướng
  11. 11 - Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả, hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng. Cần trồng mới theo hướng chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. - Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. - Sản xuất rau, hoa, quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm. Các chỉ tiêu phát triển: Về diện tích và sản lượng: Diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha và sản lượng đạt 14 triệu tấn, đến năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 750 ngàn ha, trong đó rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha. Về kim ngạch xuất khẩu: phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó riêng rau đến năm 2010 đạt 200 ngàn tấn tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 155 triệu USD 1.4.2. Nhiệm vụ - Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế và kim ngạch xuất khẩu - Nâng cao trình độ kỹ thuật và hiểu biết thị trường đối với người sản xuất rau - Đầu tư khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau - Sản xuất rau quanh năm
  12. 12 CHƯƠNG 2 ĐẶC TÍNH SINH THÁI HỌC CỦA CÂY RAU 2.1. Phương pháp phân loại 2.1.1. Phương pháp phân loại theo đặc điểm thực vật học Đây là phương pháp phân loại dựa vào đặc điểm thực vật học của cây rau như rễ, thân, lá, hoa, quả để phân loại thành bộ, họ, chi, loài, giống theo tên gọi thống nhất bằng tiếng la tinh. Phân loại theo phương pháp này rau được chia thành các họ như sau: Thực vật bậc thấp Họ nấm tán: Agricaeae Gồm có: Nấm rơm: Volvaria volvacea Fr. hoặc V.esculenta Nấm mỡ: Psalliota bisporus (P.campestri Fr.) Nấm hương: Coritellus shiitake P. Hen. + Họ mộc nhĩ: Auriculoria Gồm họ mộc nhĩ: Auriculoria judae Shroter (hoặc A.fidae Shroter) - Thực vật bậc cao: * Lớp một lá mầm: + Họ hoà thảo: Gramineae Măng tre: Phyllostachys edulis Riv. Măng mai: Dendrrocalamus latifolius Munro Ngô rau: Zea mays Ngô đường: Zea mays L. var. rugosa hoặc Zea mays sacchrrata sturt + Họ hành tỏi: Alliaceae Hành tây: Allium cepa L. Hành hoa: Allium fistulosum L. Hành ta: Syn.var.multiplicans Bailey. Tỏi ta: Allium sativum L. Tỏi tây: Allium porrum L. Hẹ: Allium tuberosum * Lớp hai lá mầm: + Họ thập tự: Cruciferae Cải bắp: Brassica oleraceae L. Capitatal L. Cải bi xen: Brassica oleraceae L. Gemmifera D.C Cải làn: Brassica oleraceae L. Alloglabra Bailey Cải xoăn: Brassica oleraceae L. Acephala D.C Cải xanh: Brassica Juncea cosson Cải củ: Raphanus sativus L. Cải xoong: Nasturtium officinales R.Bd Suplơ: Brassica oleraceae L.Botrytis L.
  13. 13 Su hào: Brassica oleraceae L. Caulorapa Pasq Cải thìa: Brassica rapa L. Chinensis L. Cải bẹ: Brassica rapa L. Pekinensis L. + Họ cà: Solanaceae Cà chua: Licopersicon esculentum Mill. Cà tím: Solanum melongena L. var. Serpentinum Bailey Cà bát: Solanum melongena L. var. esculentum Ness Cà pháo: Solanum melongena L. var. Depressum Bailey Khoai tây: Solanum tuberosum L. Ớt ngot: Capsicum annuum L. Ớt cay: Capsicum frutescens L. + Họ bầu bí Dưa chuột: Cucumis sativus L. Dưa hấu: Citrullus vulgaris Schrad Dưa thơm: Cucumis melo L. Dưa gang: Cucumis melo L. var. Cocomon Bí ngô: Cucurbita pepo L. Bí xanh: Benincasa hispida (thunb) Mướp: Luffa acutangula (L.) Roxb. Su su: Sechium edule (Jacq) Swartz. Bầu: Lagenaria vulgaris Ser. + Họ đậu: Leguminoceae Đậu cô ve: Phaseolus vulgaris L Đậu Hà lan: Pisum sativum L Đậu đũa: Vigna umguiculata L. Walp Đậu ván: Dolichos labla L. Củ đậu: Pachyrhizus toberosus Spreng Đậu rồng : Psophocarpius tetagonolabus. + Họ hoa tán: Unbeliferae Cà rốt: Daucus carota L. Cần tây: Apium graveolens L. Dulce Mill D.C Cần ta: Apium graveolens L. Rapeceum. Mùi ta: Petroselium crispum Mill. Manof Mùi tầu: Erynginum odoratum. Thìa là: Anethum graveolens L.Dulce Mill D.C + Họ cúc: Compositae Rau diếp: Lactuaca sativa L. Diếp xoăn: Cichorium endivia Xà lách: Lactuaca sativa var. Capitata Cải cúc: Chrysanthenum Coronanium var.Spatisum Bailey
  14. 14 + Họ bìm bìm: Convulvulaceae Rau muống: Ipomoea aquatica Forsk Rau ngổ: Lepidium sativum (Forsk) + Họ rau muối: Chenopodiaceae Củ cải đường: Beta vulgaris var. Saccarifera + Họ rau giền: Amaranthaceae Rau giền: Amaranthus tricole L. + Họ mồng tơi: Basellaceae Mồng tơi: Basella allra L. + Họ niễng: Trapaceae Niễng: Trapanalans L. Củ ấu: Trapa bicornis orbeck + Họ hoa môi: Labiatae Húng: Ocinum bacilicum L. Tía tô: Perilla frutescens var. Cripa Kinh giới: Elsholtzia erislata (Willd) + Họ gừng: Zingiberaceae Gừng: Zingiber officinale Roscoe + Họ nghể: Polygonaceae Rau răm: Polygonum odoratum (Lour) 2.1.2 Phân loại theo bộ phận sử dụng Phương pháp phân loại này dựa trên cơ sở những cây rau có bộ phận sử dụng dùng làm thực phẩm giống nhau thì được xếp trong cùng một loại. + Rau ăn thân: su hào, khoai tây + Rau ăn lá: rau cải, cải bắp, rau giền, rau muống + Rau ăn hoa: thiên lý, súp lơ. + Rau ăn củ: cải củ, cà rốt, củ đậu + Rau ăn quả: cà chua, cà, ớt, đậu Ngoài những phương pháp phân loại trên, một số tác giả còn phân loại theo khối lượng hạt, giá trị sử dụng, giá trị dinh dưỡng và yêu cầu đối với nhiệt độ. 2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với cây rau Yếu tố quyết định thành công trong nghề sản xuất rau đó chính là sự am hiểu một cách sâu sắc và triệt để đến các yếu tố môi trường, yêu cầu và khả năng thích nghi của cây rau đối với yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố ngoại cảnh chính là các yếu tố bên ngoài tác động vào đời sống của cây rau như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, đất, dinh dưỡng, gió, bão vvv Những yếu tố này gây khó khăn trong quá trình sản xuất rau và cũng là những vấn đề vượt quá khả năng khống chế của con người. Bởi vậy trong sản xuất rau, cần phải hiểu rõ ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến đời sống cây rau, để có những tác động bằng biện pháp kỹ thuật, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt trong sự thay đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu diễn ra hàng ngày.
  15. 15 2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố hạn chế rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây rau, là yếu tố nằm ngoài khả năng khống chế của con người. Nhiệt độ thường là nhân tố quan trọng nhất để quyết định, mỗi loại cây rau có thể trồng trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể như thế nào. Nhiệt độ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh lý trong cây, bằng cách điều chỉnh tốc độ của phản ứng hoá học. Nó ảnh hưởng đến quá trình phân hoá hoa, sự sống của hạt phấn, tạo quả, cân bằng hooc môn, tỷ lệ chín, chất lượng, năng suất và thời gian bảo quản sản phẩm ăn được. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch của cây rau. Nếu nhiệt độ cao gần thời kỳ thu hoạch sẽ làm tăng nhanh quá trình chín và làm ngắn thời gian giữa các lần thu hoạch. Điều này có hại hay lợi phụ thuộc vào ý muốn của người sản suất. Mỗi một loại rau đều yêu cầu một giới hạn nhiệt độ nhất định để sinh trưởng và phát triển. Nếu vượt quá giới hạn cây rau sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Yêu cầu của cây rau đối với nhiệt độ cũng thay đổi tuỳ theo từng loài. Hiệu suất quang hợp của hầu hết các loại rau đều ngừng ở nhiệt độ 300C Nhiều loại rau thực hiện chức năng quang hợp có hiệu quả từ 12-240C Trên cùng một cây rau nhưng ở thời kỳ khác nhau, yêu cầu đối với nhiệt độ cũng thay đổi. Ví dụ: nhiệt độ thích hợp cho cây cà chua là 22-24 0C, nhiệt độ tối cao là 35 0C, nhiệt độ tối thấp là 100C. Cây khoai tây: nảy mầm tốt ở nhiệt độ 18-20 0C, sinh trưởng thân lá 20-22 0C, hình thành thân củ 16-180C. Thời kỳ nảy mầm Điều kiện để hạt nảy mầm là nhiệt độ, ô xy và nước. Trong đó nhiệt độ là yếu tố quyết định nhất đến sự nảy mầm của hạt. Hầu hết các giống rau đều nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Loại rau chịu rét bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10-15 0C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Thời kỳ cây con Ở thời kỳ này ta có thể quan sát thấy, lá mầm xuất hiện ló lên khỏi mặt đất. Cây con có đặc điểm thân lá mềm yếu, khả năng quang hợp của bộ lá còn hạn chế nên nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nảy mầm sẽ có lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại rau ở thời kỳ này là từ 18-20 0C. Nhiệt độ cao sẽ làm cây hô hấp mạnh, tiêu hao chất dự trữ, do đó cây nhỏ bé còi cọc, cuối cùng cho cây giống xấu. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Vào thời kỳ đầu, rau sinh trưởng thân lá, nhiệt độ cao hơn sẽ có lợi cho cây quang hợp và phát triển thân lá.
  16. 16 Những cây rau ôn đới, nhiệt độ thích hợp cho quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng là 17-180C. Nếu nhiệt độ cao trên 25 0C làm cho cải bắp không cuốn, nụ hoa súp lơ và thân củ khoai tây khó hình thành và phát triển. Những cây rau ưa thích khí hậu ấm áp nhiệt độ thích hợp là 20-30 0C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này là 200C, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn thụ tinh dẫn đến rụng nụ, rụng hoa. Căn cứ vào yêu cầu của cây rau đối với yếu tố nhiệt độ trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể phân loại như sau: - Loại rau chịu rét: là những cây có khả năng đồng hoá mạnh ở nhiệt độ 15 0C- 200C và có khả chịu rét trong thời gian dài như hành, tỏi, măng tây, ngó xen Loại rau chịu rét trung bình: Là những cây có khả năng đồng hoá ở nhiệt độ 150C-200C và có khả chịu rét trong thời gian ngắn như cải trắng, cải bắp, cà rốt, đậu hà lan, rau cần Loại rau ưa thích ấm áp: Là những cây có khả năng đồng hoá mạnh ở nhiệt độ 200C-300C và không có khả chịu rét như cà, cà chua, ớt, dưa chuột Loại rau chịu nóng: Là những cây có khả năng đồng hoá mạnh ở nhiệt độ 30 0C, ở nhiệt độ cao 40 0C cây vẫn có thể sinh trưởng bình thường như bí ngô, bí xanh, đậu đũa, dưa hấu Nhiệt độ xuân hoá khi nhiệt độ xuống thấp, thường là dưới 80C sẽ phá vỡ sự ngủ nghỉ của hạt, chồi Kết quả là hạt nảy mầm, chồi xoè ra nhiệt độ thấp như vậy có tác dụng cảm ứng hình thành hoa, hiện tượng này gọi là hiện tượng xuân hoá. 2.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng Ánh sáng là yếu tố cần thiết đối với đời sống cây rau, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Ánh sáng ảnh hưởng đến các quá trình quan trọng như: quang tổng hợp, sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của lá, sự thoát hơi nước và sự ra hoa,v.v Nếu ánh sáng đầy đủ sẽ tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng diệp lục, thúc đẩy quá trình quang hợp. Nếu thiếu ánh sáng hàm lượng diệp lục giảm, thịt lá mềm xốp, gian bào chứa đầy nước, giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận. Sự ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên đến với cây rau còn phụ thuộc vào độ dài ngày, độ cao so với mặt biển, mùa vụ trong năm, mật độ trồng và vĩ độ, mây, bụi, không khí, v.v Thời gian chiếu sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển một số loại rau, nó là yêu cầu cơ bản của quang chu kỳ. Thời gian chiếu sáng dài lượng hydrat cacbon được sản xuất trong quang hợp lớn hơn thời gian chiếu sáng ngày ngắn do vậy lượng hydrat cacbon đủ cho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Trên cơ sở độ dài chiếu sáng, các cây trồng được chia thành cây ngày dài, ngày ngắn và cây trung tính.
  17. 17 Cây ngày dài: cải bao, cải củ, rau diếp, cải bắp, cà rốt Cây ngày ngắn: hành, su su, rau dền Cây trung tính: cà chua, ớt, bầu bí, cà tím Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ hydrat cacbon giảm, protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm, do vậy cây không ra hoa. Ngược lại nếu cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ánh sáng ngày dài, lượng hydrat cacbon tăng nhanh dẫn đến cây sinh trưởng mạnh và không ra hoa. Ngoài ra cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của các loại rau, nói chung cường độ ánh sáng khoảng 20000-40000 lux là thoả mãn cho tất cả các loại rau. Phản ứng của mỗi cây trồng với cường độ ánh sáng là khác nhau, phụ thuộc vào loại cây, ưa bóng hay ưa nắng. Cây ưa nắng yêu cầu cường độ ánh sáng cao để duy trì tốc độ quang hợp và hô hấp cao do vậy sẽ cho tốc độ quang hợp thực thấp hơn ở cường độ ánh sáng thấp. Cây ưa bóng có thể có tốc độ quang hợp thấp hơn cây ưa nắng, song tốc độ hô hấp cũng thấp tương ứng, nên quang hợp thực sẽ cao ở cường độ ánh sáng thấp. Cây ưa nắng có điểm bù ánh sáng cao hơn cây ưa bóng. Dựa vào nhu cầu của cây với cường độ ánh sáng có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh: dưa thơm, dưa hấu, bí ngô Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình: cải bắp, cải trắng, cải củ, hành tỏi Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng yếu: xà lách, rau diếp - Chất lượng ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây rau. Chất diệp lục hấp thụ ánh sáng đỏ nhiều nhất, tiếp theo là ánh sáng lam tím. Nhìn chung cây rau ưa thích ánh sáng tán xạ. Vì trong ánh sáng tán xạ, thành phần ánh sáng đỏ và lam tím là chủ yếu. 2.2.3. Nước Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, lượng nước trong rau cao chiếm từ 75-95% và chúng phải tạo ra 5-25% trọng lượng nước còn lại của chúng thông qua quang hợp. Có thể thấy rằng nước là nhân tố lớn nhất làm giảm năng suất và chất lượng rau. Nước là yếu tố cơ bản để quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, đến trạng thái chất nguyên sinh. Nước còn có tác dụng trong quá trình vận chuyển điều chế sự đóng mở khí khổng, sự giãn nở và lớn lên của lá. Vì vậy nước có vai trò quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau. Nước là thành phần cơ bản tạo nên chất nguyên sinh, là nguyên liệu tham gia vào quá trình quang hợp, nước cần thiết cho sự vận chuyển vật chất trong cây, là dung môi hoà tan các chất, duy trì độ căng của tế bào, làm cho cây ở trạng thái cân bằng.v.v
  18. 18 Cung cấp đầy đủ nước là biện pháp cơ bản để đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Khi đầy đủ nước thì tất cả các hoạt động đều thực hiện tốt, cây sinh trưởng bình thường. Khi trong đất thiếu nước hoặc sự thoát hơi nước qua khí khổng quá mức, cây không cung cấp nước kịp thời, luôn ở tình trạng khủng hoảng nước và sinh trưởng kém. Hầu hết các loại rau đều có những thời kỳ sinh trưởng tới hạn riêng. Nếu khủng hoảng nước vào thời kỳ sinh trưởng tới hạn đó thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng rau. Như vậy thiếu nước cây sinh trưởng kém, cây thấp bé còi cọc, năng suất và chất lượng giảm. Thừa nước: cây sinh trưởng mềm yếu, nồng độ đường và chất hoà tan giảm, cây chất lượng kém. Dư thừa nước các bộ phận của cây rau trở nên mềm dễ bị hỏng và bị thối, giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và bệnh hại. Hầu hết cây rau đều sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao ở ẩm độ đất 65-80% và ẩm độ không khí 45-95%. Các loại rau khác nhau, thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu với nước cũng luôn thay đổi. Thời kỳ nảy mầm: hạt cần hút một khối lượng nước lớn để xúc tiến quá trình nảy mầm. Để các chất phức tạp được phân giải thành các chất đơn giản cung cấp cho phôi thì hạt cần hút lượng nước vào khoảng 70-100% của khối lượng bản thân. Thời kỳ cây con: Mỗi một cá thể yêu cầu khối lượng nước không lớn, nhưng do mật độ cây trên một đơn vị diện tích lớn nên cây yêu cầu độ ẩm đất trong vườn ươm khá cao. Độ ẩm đất thích hợp cho nhiều loại rau là 70-80%. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kỳ sinh trưởng mạnh, các quá trình trao đổi chất, quá trình tích luỹ vật chất vào cơ quan dinh dưỡng như thân, lá, rễ diễn ra mạnh mẽ nên cây yêu cầu ẩm độ ở thời kỳ này cao: 80-85%. Một số loại rau phát triển mạnh yêu cầu ẩm độ đất trong thời kỳ này là 85-95%. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Đây là thời kỳ cây ra nụ, hoa lúc này cây yêu cầu ẩm độ thấp hơn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, ẩm độ đất thích hợp vào khoảng 65- 70%. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng rụng nụ, rụng hoa. Các loại rau khác nhau thì yêu cầu lượng nước khác nhau. Dựa vào yêu cầu của rau đối với nước có thể phân nhóm như sau: + Loại rau tiêu hao nước nhiều, khả năng hút nước yếu: loại rau này có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt, diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nước nhiều, bộ rễ phân bố ở tầng nông, đòi hỏi ẩm độ đất và ẩm độ không khí tương đối cao như: cải bắp, cải bao, các loại cải ăn lá khác, dưa chuột + Loại tiêu hao nước ít, khả năng hút nước mạnh: Loại rau này có bộ lá lớn, mặt lá có lông, bộ rễ khoẻ, phân nhánh nhiều, ăn sâu, có khả năng hút nước ở lớp đất sâu, chịu được hạn như bí ngô, dưa hấu, dưa thơm. + Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước yếu: Loại rau này thường có bộ lá nhỏ, mặt lá có sáp, bộ rễ kém phát triển, phân bố ở tầng đất mặt như hành tỏi.
  19. 19 + Loại rau tiêu hao nước trung bình, khả năng hút nước trung bình: Loại rau này thân lá thường có lông, lá nhỏ, bộ rễ phát triển hơn nhóm một nhưng kém hơn nhóm hai, khả năng chịu hạn trung bình như các loại cải củ, cà chua, ớt, đậu + Loại rau tiêu hao nước nhanh, khả năng hút nước yếu: Là loại rau sống ở dưới nước, thân lá mềm yếu, bộ rễ phát triển kém, lông hút thoái hoá do sức hút kém như các loại rau ngó sen, củ ấu, củ niễng. 2.2.4. Đất và chất dinh dưỡng 2.2.4.1 Đất: Rau yêu cầu đất tốt và chế độ dinh dưỡng cao. Trong suốt quá trình sinh trưởng cây rau hấp thu 70% N, 20% P và 80% K do vậy cần bón phân vào đất trong suốt vụ trồng. Cây rau hấp thu chất dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: rễ, nhiệt độ, ô xy và nước ở trong đất. Ví dụ nếu đất khô cạn thì muối khoáng không thể hoà tan được, nồng độ dung dịch cao sẽ làm giảm khả năng hút muối khoáng của hệ rễ. Nếu nhiệt độ trong đất giảm đi thì khả năng hút nước và muối khoáng của hệ rễ giảm đi rõ rệt. Tổ chức và kết cấu đất cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hút dinh dưỡng của cây. Khi tính chín sớm là quan trọng nhất thì cây yêu cầu đất nhẹ, nhưng những loại đất như thế thường có lượng dinh dưỡng thấp và giữ ẩm kém, do vậy trong kỹ thuật canh tác cần bón nhiều phân. Các loại rau ăn củ như hành, tỏi, cà rốt, củ cải thích hợp với loại đất này. Khi yếu tố năng suất là quan trọng thì đất nặng lại có vai trò lớn. Trong trường hợp này cây sinh trưởng dài do vậy lượng phân bón thường không cần nhiều, không nhất thiết phải tưới thường xuyên. Tuy nhiên đất sét nặng không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau, vì chúng yếm khí làm cho hệ rễ kém phát triển. Phản ứng của đất liên quan đến độ axit hoặc kiềm trong đất. Độ chua của đất là nồng độ ion H+ trong dung dịch đất. Cây rau phản ứng đối với độ pH thay đổi phụ thuộc vào từng chủng loại, phương pháp bón phân, thành phần của phân bón, phương pháp tưới nước, kỹ thuật làm đất. Rau là loaị cây trồng có thể sinh trưởng trên đất hơi kiềm hoặc trung tính. Ở độ pH từ 5,5-7 cây rau hút chất dinh dưỡng thuận lợi, vi sinh vật hoạt động tốt, nhưng hầu hết các loại rau đều sinh trưởng thuận lợi khi pH trong đất từ 6,0-6,8. Nếu đất bị chua, các nguyên tố Ca, P, Mg, Mo bị thiếu hụt, phải bổ xung các chất dinh dưỡng trên thông qua việc bón phân. Bảng 2.1. Phân loại đất theo độ pH Loại đất pH Cực kỳ Axít <4,5 Axít rất mạnh 4,5-5,0 Axít vừa 5,1-5,5 Axít rất mạnh 5,6-6,0 Axít rất nhẹ 6,1-6,5 Trung tính 6,6-7,3
  20. 20 Kiềm nhẹ 7,4-7,8 Kiềm vừa 7,9-8,4 Kiềm mạnh 8,5-9,0 Kiềm rất mạnh 9,1+ Nguồn: Cẩm nang trồng rau (2002) Bảng 2.2. Khung pH đất tối ưu cho các loại rau khác nhau [ơ Cây trồng Phạm vi tối ưu Cây trồng Phạm vi tối ưu Đậu tương 5,5-7 Cải bắp 6,0-7,0 đậu ván 5,5-6,7 Cải bẹ 6,0-7,5 Đậu cô ve leo 5,5-6,7 Cà tím 6,0-6,5 Lạc 5,3-6,6 Cà chua 6,0-7,0 Khoai lang 5,5-7,0 Dưa chuột 5,5-7,0 Khoai tây 5,0-6,5 Bí đỏ 5,5-6,5 Củ cải 6,0-7,5 Dâu tây 5,5-6,5 Củ cải tròn 5,5-7,0 Dưa hấu 5,5-6,5 Cà rốt 5,5-7,0 Xà lách 6,0-6,5 Khoai sọ 5,5-7,0 Súp lơ 5,5-7,0 Cải bao 6,0-6,5 Măng tây 6,0-8,0 Nguồn: Cẩm nang trồng rau (2002) 2.2.4.2. Chất dinh dưỡng: * Đạm: Đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản, thành phần chính của protein. Đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các cơ quan sinh vật, là thành phần của nhiều hợp chất như: các ancaloit, các chất điều hoà sinh trưởng, glucozit, photphatit, enzym và diệp lục Đạm là yếu tố có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, kích thích thân lá phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá. Đạm là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng những loại rau ăn lá. Là chất dinh dưỡng cần thiết ở thời kỳ đầu của các loại rau ăn thân, rễ củ, hoa và quả. Dạng đạm thích hợp cho các loại rau là urê [CO(NH2)2]. Thừa hoặc thiếu đạm trong quá trình sinh trưởng, phát triển đều gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng rau. Nếu thừa đạm, sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá, ra hoa, quả chậm, chín muộn, thân lá non mềm, tế bào chứa nhiều nước, giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Rau bón nhiều đạm làm giảm độ giòn và hương vị của rau, khó bảo quản và vận chuyển, hàm lượng nitrat trong rau cao dẫn đến chất lượng rau không đảm bảo an toàn.
  21. 21 Thiếu đạm: vàng lá, cây sinh trưởng kém, rễ mềm, quả bé, chậm quá trình ra hoa, nếu thiếu nhiều gây hiện tượng rụng nụ, rụng hoa. Biểu hiện của thiếu đạm, lá của cây có màu xanh nhạt hoặc vàng bắt đầu từ những lá thấp, các gân chính bị mất màu, cây thấp hơn bình thường. * Lân: Lân là thành phần quan trọng của axit nucleic, protein. Lân tham gia vào các thành phần của adenozinphotphat, các polyphotphat trong cây. Ngoài ra lân còn tham gia vào các quá trình tổng hợp hydratcacbon, protein và lipit. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường quá trình hút đạm. Lân có tác dụng kích thích hệ rễ phát triển, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình ra hoa, ra nụ và quá trình chín của quả và hạt. Dạng lân thích hợp cho rau là supe lân. Lân khó hoà tan nên trong sản xuất rau thường dùng để bón lót. Thiếu lân cây rau tăng trưởng chậm, quả, hạt lâu chín. Biểu hiện khi thiếu lân lá có mầu xanh tối, thời kỳ đầu có màu tím do trong lá hình thành nhiều sắc tố althoxyan, khi thiếu nhiều lân lá có màu đồng xỉn rồi chuyển màu nâu, cây có thể chết. * Kali: Ka li là yếu tố tham gia tổng hợp nhiều chất trong cây như: protein, lipit, tinh bột, diệp lục, sắc tố Kali thúc đẩy sự hoạt động của enzym, tham gia vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp. Dạng ka li thích hợp cho nhiều loại rau là K 2SO4. Ka li có tác dụng trong việc vận chuyển và tích luỹ chất đường bột trong cây, tăng khả năng chống chịu. Thiếu kali lá xoăn lại, bệnh đốm nâu phát triển, phần dưới của cây giảm tốc độ sinh trưởng. * Canxi: Can xi có tác dụng làm tăng độ phì của đất, có tác dụng trung hoà a xít trong cây, giảm thiểu tác hại của ion H + trong đất. Vì vậy đất chua cần bón vôi trước khi trồng. Thiếu Ca lá non cuộn ngược lại, mép lá trở nên gợn sóng và không bình thường, thân trở nên yếu và sinh trưởng kém. * Nguyên tố vi lượng: Nguyên tố vi lượng là những yếu tố mà cây rau cần một lượng nhỏ, nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thiếu nguyên tố vi lượng cây phát triển không bình thường, bị nhiễm một số bệnh, do đó làm giảm năng suất và chất lượng rau. Ví dụ: thiếu B lá non bị xoăn lại, những lá khác vàng hoặc nâu bên mép trong của lá, đỉnh sinh trưởng có thể bị chết và kích thước cây giảm. Thiếu đồng lá dài ra, vàng và mềm nhũn, cây sinh trưởng chậm. Thiếu sắt lá non vàng, không phát triển về
  22. 22 kích thước. Thiếu Mg lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ mép và chóp lá, làm chậm trễ quá trình chín. Thiếu Mn lá bị nhỏ lại, vàng đỉnh sinh trưởng, cây trở nên mảnh, giảm sinh trưởng và giảm năng suất. Thiếu Mo lá vàng trong gân, cây bị lùn. Thiếu S lá dưới bị biến vàng. CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT TRỒNG RAU 3.1. Các phương thức trồng rau 3.1.1. Phương thức trồng tự nhiên Là phương thức trồng rau được thực hiện từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch ở ngoài đồng ruộng. Trồng rau theo phương thức này dễ canh tác, có thể sản xuất trên diện tích lớn, đầu tư không cao, giá thành hạ. Nhược điểm là khó quản lý dịch hại cây trồng, bị rủi ro khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận. 3.1.2. Phương thức trồng rau trong điều kiện nhân tạo và có thiết bị che chắn * Trång rau kh«ng sö dông ®Êt: Ph­¬ng ph¸p trång rau kh«ng sö dông ®Êt cã thÓ trång c©y trong dung dÞch hoÆc trong gi¸ thÓ. - Trồng cây trong dung dịch: là kỹ thuật không cần đất, cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau có dung tích từ 15-30 lít tuỳ theo loại rau, có tác dụng tránh nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Dung dịch chứa trong hộp, bổ sung dung dịch đệm, có lót ni lông đen nên không phải điều chỉnh độ pH trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Trồng cây trong dung dịch thường đặt trong nhà lưới để tránh sâu bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, có thể trồng được ở nhiều nơi, không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh và năng suất cao. Nhưng cần đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, chính vì nhược điểm đó nên khó mở rộng quy mô lớn. - Trång c©y kh«ng dïng ®Êt, cã gi¸ thÓ: ph­¬ng ph¸p nµy trång trªn c¸c hÖ thèng t­¬ng ®èi ®¬n gi¶n cã thÓ dïng b»ng c¸t hoÆc c¸c vËt liÖu kh¸c d¹ng h¹t mÞn vµ c¶ hÖ thèng m«i tr­êng len ®¸ hoÆc trªn sái. Trång c©y theo ph­¬ng ph¸p nµy, rÔ c©y ®­îc ph¸t triÓn trong m«i tr­êng r¾n nªn c©y hoµn toµn ®øng ®­îc. Trõ d¹ng ®¬n gi¶n lµ dïng ph©n bãn r¶i lªn trªn mÆt luèng, cßn l¹i ®­îc t­íi b»ng dung dÞch dinh d­ìng nh­ hÖ thèng trång c©y trong n­íc. Trång c©y theo ph­¬ng ph¸p nµy cho n¨ng suÊt cao, song ®Çu t­ cao vµ ®ßi hái cã chuyªn m«n s©u. * Kü thuËt trång rau trong nhµ l­íi Đó là phương pháp trồng rau trong nhà màn, nilon, dùng polyethylen phủ đất. Phương pháp này hạn chế được sâu bệnh, cỏ dại, sương giá nên hạn chế sử dụng thuốc (bảo vệ thực vật) BVTV, rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất cao, tuy nhiên đầu tư xây dựng nhà lưới và ni lon che phủ cao, do vậy người nông dân ít có đủ vốn để tự sản xuất. ở nước ta, nhà lưới có tác dụng rõ rệt cho việc thâm canh rau ăn lá vào
  23. 23 mùa mưa, rau trái vụ. Tuỳ theo điều kiện, có thể đầu tư dạng nhà lưới đơn giản, song chỉ có hiệu quả cao với rau ăn lá, hoặc sản xuất cây giống. 3.2. Đất trồng rau và kỹ thuật làm đất 3.2.1. Đất trồng rau Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong một năm, phần sinh khối trên mặt đất lớn, năng suất trên một diện tích cao. Vì vậy, cây rau yêu cầu đất rất nghiêm khắc để trồng rau. Đất trồng rau phải tuỳ theo chủng loại rau, mùa vụ mà chọn, nhưng yêu cầu cơ bản của đất là thoát nước tốt bởi vậy đất trồng rau nên chọn chân đất cao, có mực nước ngầm thấp, không bị úng nhưng phải chủ động nguồn tưới khi cần thiết. Loại đất chọn để trồng rau là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt pha sét, đất phù xa ven sông. Có tầng canh tác dày từ 20-40 cm, tỷ lệ cát 50-60%, tỷ lệ sét 25- 40%. Đất phải tơi xốp, giàu mùn, giữ nước, giữ phân, mặt đất bằng phẳng và thoải về một phía. Độ pH trung tính từ 5,5-7. - Thiết kế cánh đồng rau: Cánh đồng rau phải được xây dựng thiết kế một cách có khoa học và có thực tế, đạt được mục tiêu kinh tế-kỹ thuật về sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Cánh đồng rau phải được chia thành từng ô, từng thửa, để thuận tiện cho việc gieo trồng và chăm sóc. Từng khu trồng rau phải có hệ thống tưới tiêu đảm bảo, vào mùa khô phải có hệ thống ao hồ dự trữ nước và hệ thống đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm, tránh vận chuyển nhiều nấc gây hư tổn trong quá trình vận chuyển. Như vậy khu trồng rau cần phải xây dựng các hệ thống như sau : Hệ thống trục chính: là hệ thống đường lớn chia cắt khu sản xuất thành các khu vực nhỏ, phục vụ đi lại vận chuyển bằng các phương tiện ô tô vận tải, máy kéo xe kéo. Hệ thống bờ vùng bờ thửa: dùng để đi lại, giữ nước, giữ phân và vận chuyển sản phẩm thu hoạch. Hệ thống mương tưới mương tiêu: để đáp ứng đủ nước tưới cho rau và tiêu nước khi cần thiết. Việc bố trí mương tưới mương tiêu và hệ thống giao thông nội đồng cần phải đạt tiêu chuẩn sau: + Tiêu nước mặt và mực nước ngầm nhanh chóng + Chủ động tưới bằng mọi phương tiện + Hệ thống giao thông không ảnh hưởng đến việc tưới hoặc tiêu nước + Tiết kiệm được lao động và đất đai + Các hệ thống tưới tiêu và giao thông phải phù hợp với quy mô ruộng. 3.2.2 Kỹ thuật làm đất Hầu hết các hạt giống rau nhỏ bé, hệ rễ phân bố chủ yếu từ mặt đất tới độ sâu 30cm, nên làm đất cần phải đúng kỹ thuật để cho cây rau sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Làm đất là dùng những công cụ cần thiết, tác động vào tầng đất canh tác làm thay đổi nhiều mặt như: độ lớn, độ tơi xốp, chế độ nhiệt, không khí và nước ở trong đất.
  24. 24 - Các bước trong kỹ thuật làm đất: + Làm vỡ lớp đất mặt: dùng các công cụ như cày, máy phay, cuốc để tách đất. + Làm nhỏ đất: Làm nhỏ đất cần đúng kỹ thuật, hạt đất quá to hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau. Khi làm nhỏ đất cần dùng các dụng cụ như bừa, cuốc, máy phay làm cho đất nhỏ và tơi xốp. Nhìn chung ở lớp đất mặt hạt đất có đường kính 1,5-2 cm, lớp đất dưới hạt đất có đường kính 2,5-3 cm là phù hợp. + San bằng mặt đất: dùng các dụng cụ như bừa, cào, máy kéo để san phẳng đất. Trong lúc san đất cần thu gom cỏ dại và tàn dư thực vật để làm sạch ruộng rau. - Thiết kế luống rau: Sau khi đã san bằng mặt đất công việc kế tiếp là thiết kế luống rau. Lên luống rau cần phải đúng kỹ thuật, thường lên luống theo kiểu hình thang cân. Trong sản xuất hiện nay mặt luống thường bố trí theo mấy dạng sau đây: Luống bằng: Đây là kiểu lên luống trên mặt luống được san phẳng. Loại luống này được sử dụng ở những nơi hoặc mùa vụ có thời tiết khí hậu ôn hoà. Luống mui thuyền: Khi thiết kế luống, dùng cuốc, cào vun đất từ hai mép luống vào giữa luống. Luống này có hình cánh cung thường được sử dụng ở những mùa vụ có lượng mưa lớn. Luống lòng khay: Dùng cuốc, cào kéo đất từ giữa luống trở về hai bên mép luống. Loại luống này thường được sử dụng ở những vùng hoặc mùa vụ hanh khô, nhiệt độ thấp. Luống gờ sống trâu: Trên mặt luống tạo thành các rãnh thành hàng. Độ sâu của rãnh từ 10-12 cm, cây rau được trồng dưới rãnh. Loại luống này thường được sử dụng ở những vùng có gió bão. - Kích cỡ luống rau: + Kích cỡ của luống rau phụ thuộc vào từng chủng loại rau và tuỳ thuộc vào mùa vụ trồng rau, thường chiều rộng dao động từ 0,7-1,5m; chiều cao: 15-35 cm; rãnh: 25-30cm +Chiều dài: Trong điều kiện sản xuất với quy mô nhỏ chiều dài luống không nên quá 20m. Trong điều kiện sản xuất với quy mô lớn, áp dụng công cụ hiện đại trong sản xuất rau chiều dài luống không quá 50m 3.3. Thời vụ gieo trồng Cơ sở khoa học để xác định thời vụ gieo trồng là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của chúng với điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu của người tiêu dùng v.v. Nước ta nằm trong điều kiện nhiệt đới gió mùa, khí hậu ấm áp, ôn hoà nên thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển nhiều loại rau có nguồn gốc vùng nhiệt đới và ôn đới. Tuỳ theo từng vùng sinh thái, có thể trồng rau rải vụ quanh năm nhưng chủ yếu có hai vụ: đông xuân và xuân hè. Những cây rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới như: cải bắp, cải bao, su hào, hành tây, tỏi, cần tây, spinich v.v. thích hợp gieo trồng ở vụ đông xuân.
  25. 25 Những cây rau có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới như: rau muống, dền, mồng tơi, đay, cà, ớt, bí ngô v.v. thích hợp gieo trồng trong vụ xuân hè. Các tỉnh phía Bắc có đặc điểm khí hậu là nhiệt độ rất thấp vào mùa đông và nhiệt độ cao vào mùa hè, cho nên cần phải có những biện pháp kỹ thuật chống rét và chống nóng kịp thời thì mới có thể trồng rải vụ quanh năm. Có hai thời vụ gieo trồng chính ở miền Bắc đó là đông xuân và xuân hè, trong đó chia thành các trà như sau: + Vụ đông xuân: Đông xuân sớm gieo hạt vào tháng 7 đến tháng 8 Đông xuân chính vụ gieo hạt vào tháng 9 đến tháng 10 Đông xuân muộn gieo hạt vào tháng 11 đến tháng 12 + Vụ xuân hè: Xuân hè sớm gieo hạt vào tháng 12 đến tháng 1 Xuân hè chính vụ gieo hạt vào tháng 2 đến tháng 3 Xuân hè muộn gieo hạt vào tháng 4 đến tháng 5 3.4. Hạt giống rau Hạt giống là loại vật tư kỹ thuật, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của nghề trồng rau. Để chuẩn bị tốt hạt giống cho sản xuất rau, cần phải có tiêu chuẩn hạt giống rau tốt và xác định số lượng hạt giống cần gieo. * Tiêu chuẩn hạt giống rau tốt: + Giống thuần khiết, có những đặc tính tốt như chín sớm, sản lượng cao, tính chống chịu tốt. + Có sức sống mạnh (hạt chắc mẩy, to đều, tốc độ nảy mầm nhanh). + Không có sâu bệnh, hạt giống phải giữ nguyên vẹn hình dạng. Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm tối thiểu của hạt giống Hạt giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Hạt giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Cải bắp 75 Dưa thơm 75 Su hào 75 Dưa hấu 70 Súp lơ xanh 75 Bí ngô 75 Súp lơ 75 Đậu cô ve 70 Bi xen 75 Đậu đũa 75 Cải bao 75 Đậu Hà Lan 80 Cải xanh 75 Ngô đường 75 Cải dầu 75 Cà rốt 55 Cải Thìa 75 Cần tây 55 Cải củ nhỏ 75 Mùi 60 Cải củ to 80 Hành tây 70 Radi 65 Tỏi tây 60 Cà chua 75 Diếp xoăn 65 Ớt 55 Sà lách 80 Cà tím 60 Măng tây 70
  26. 26 Dưa chuột 80 Spinach 75 Nguồn: Tạ Thu Cúc, Giáo trình cây rau (2000) * Xác định lượng hạt giống: Lượng hạt giống cần gieo phụ thuộc vào diện tích gieo trồng, độ lớn của hạt và đặc tính sinh trưởng của cây. Lượng hạt giống cần thiết được tính bằng công thức: N + K V= x100 S x A Trong đó V là lượng hạt giống cần gieo N là mật độ trồng K là hệ số dự phòng (trong đó K=0,1N đối với loại hạt giống gieo qua vườn ươm; K=0,5N đối với hạt giống gieo theo hốc; K= 2N đối với loại hạt nhỏ gieo hàng) A là số lượng hạt/kg S là giá trị sử dụng của hạt giống và được tính bằng công thức P x C S (%) = 100 C: là độ thuần khiết của hạt giống (%) P: Tỷ lệ nảy mầm (%) và được tính theo công thức Tổng số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) = x100 Tổng số hạt gieo Tuy nhiên khi xác định lượng hạt giống cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Giá trị thực của hạt giống - Thời gian gieo trồng - Điều kiện đất đai - Kích thước và sự sinh trưởng của loại cây đó - Dự đoán khả năng của sâu bệnh hại Như vậy để chuẩn bị lượng hạt giống gieo trồng, phải luôn dự phòng vào khoảng 10-20% lượng hạt giống cần thiết. Bảng 3.2 Khối lượng hạt giống gieo trồng của một số loại rau Tên rau Phương pháp gieo Khối lượng giống trên 1ha (kg) Cải bắp Ươm cây 5,4-8,0 Su hào Ươm cây 5,4-8,0 Súp lơ Ươm cây 5,4-8,0 Cải củ Gieo thẳng 10,0-15,0 Cà rốt Gieo thẳng 2,0-2,5 Đậu cô ve Gieo thẳng 80,0-105
  27. 27 Cà chua Gieo thẳng 5,0-8,0 Dưa chuột Gieo thẳng 3,0-3,5 Nguồn: Tạ Thu Cúc, Giáo trình cây rau (2000) * Xử lý hạt giống: Mục đích: Thúc mầm, kích thích mầm mọc nhanh, tăng sự trao đổi chất, thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng chín sớm, hạn chế tác hại của sâu bệnh, góp phần tăng năng suất trên 1 đơn vị diện tích (ĐVDT) + Ngâm nước thúc mầm: Hạt giống được ngâm nước khi gieo giúp cho mầm mọc nhanh hơn, sinh trưởng tốt hơn, tăng độ đồng đều của cây giống, rút ngắn thời gian ở vườn ươm. Thời gian ngâm từ 1-2 giờ hoặc 24 giờ tuỳ theo cấu tạo của vỏ hạt. Sau khi hút nước hạt trương lên đến mức tối đa, vỏ hạt căng, vớt hạt rửa sạch, để róc nước sau đó đem gieo Vào vụ có nhiệt độ thấp nên ngâm bằng nước ấm từ 40-50 oC từ 1-2h. Sau khi ngâm song vớt hạt rửa qua nước ấm, sau đó giữ hạt ở nhiệt độ 25-300C để thúc mầm. + Xử lý nhiệt độ thấp Xử lý xuân hoá không hoàn toàn nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh, chín sớm, tăng năng suất, tăng tính chịu rét. Trước khi xử lý cần ngâm nước thúc mầm, sau đó đưa vào nơi có nhiệt độ từ 0- 20C từ 10-15 ngày. Cũng có thể xử lý ở nhiệt độ -20C trong vòng 3 ngày + Xử lý bằng hoá chất Xử lý bằng hoá chất nhằm tăng cường hoạt động của các enzym, tăng quá trình trao đổi chất trong cây, hạn chế mầm mống của sâu bệnh hại Dùng KMnO4 nồng độ 0,1% từ 30-60 phút Dùng ZnSO4 nồng độ 0,02% từ 30-60 phút Dùng H3BO3 nồng độ 0,01% từ 10-12 h Dùng Na2MoO4 nồng độ 0,2% + Xử lý bằng phương pháp vật lý Dùng ánh sáng đỏ, ánh sáng tím và các chất đồng vị phóng xạ để xử lý hạt giống nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 3.5 Kỹ thuật gieo và chăm sóc sau gieo Chuẩn bị đất: Đất vườn ươm nên chọn đất tốt, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Một sào vườn ươm cần bón: 3 tạ phân chuồng + 5-10 kg lân+ 2-3 kg kali. Hiện nay trong sản xuất có 3 phương pháp gieo: gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc. Gieo vãi thường áp dụng cho những hạt giống phải qua vườn ươm Gieo hàng thường áp dụng cho các loại rau ăn rễ củ
  28. 28 Gieo hốc thường áp dụng cho các loại rau có khối lượng thân lá lớn * Các bước tiến hành gieo: - Phân phối lượng hạt giống cần gieo: Để gieo hạt giống được đều trên một đơn vị diện tích, trước khi gieo cần phân phối đều lượng hạt cho các luống. - Hạt giống rất nhỏ nên khi gieo nên trộn hạt giống với tro bếp, cát hoặc đất mịn để gieo. Khi gieo, nên gieo nhiều lần như vậy hạt sẽ được phân bố đều trên luống. Gieo hạt song lấy vồ đập nhẹ lên mặt luống để hạt giống lọt xuống kẽ đất. Sàng một lớp đất mịn lên mặt luống, dầy khoảng 0,5-1cm. Rắc rơm rạ ngắn khoảng 3-4 cm hoặc trấu lên mặt luống. * Chăm sóc sau gieo: - Tưới nước: Sau khi gieo phải giữ ẩm thường xuyên ẩm độ khoảng 80%. Cách tưới: sau khi gieo hạt phải tưới ngay, trước khi cây mọc tưới 1-2 lần/ngày, sau khi cây mọc cần ngừng tưới 3-5 ngày để huấn luyện rễ cây con, sau đó tưới một ngày một lần. Trước khi nhổ ngừng tưới 4-5 ngày nhằm rèn luyện tính chịu hạn cho cây giống. Lưu ý trước khi nhổ cây từ 5 đến 6 giờ phải tưới đẫm để bảo toàn bộ rễ khi nhổ cây. - Che phủ cho vườn ươm: Khi gieo hạt gặp phải điều kiện thời tiết như: mưa, bão, nắng cần phải che cho vườn ươm. Nếu có điều kiện làm nhà lưới để che cho cây con trong vườn ươm là rất tốt. Nếu không có nhà lưới thì phải đan mái che di động hình mui thuyền để che nắng, mưa, gió cho cây con. - Trừ cỏ: Trừ cỏ dại ở vườn ươm chủ yếu dùng bằng tay, khi nhổ cỏ cần phải nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng tới cây giống. Sau khi nhổ cần dùng đất bột lấp vào chỗ trống. - Tỉa cây: Sau khi cây mọc cần điều chỉnh mật độ thông qua việc tỉa cây. Trong vườn ươm thường tỉa cây làm 2 lần, lần thứ nhất khi cây có 1 đến 2 lá thật, tỉa bỏ những cây bị khuyết tật, sâu bệnh hại, những cây khác giống Tỉa lần 2 khi cây có từ 3 đến 4 lá thật, lần tỉa này gọi là tỉa định cây, khoảng cách cây 5-7cm. - Tưới thúc: Thời gian cây ở vườn ươm thường ngắn, nếu đất tốt và bón lót đầy đủ thì không cần phải bón thúc. Nếu đất vườn ươm nghèo dinh dưỡng, cây giống sinh trưởng kém thì tưới thúc một đến hai lần bằng loại phân dễ hoà tan như phân đạm urê, nồng độ dung dịch 0,5% tưới vào thời kỳ 2 đến 3 lá thật, khoảng cách giữa hai lần tưới là 5-7 ngày. Sau khi tưới thúc cần phải tưới rửa lá bằng nước sạch. - Phòng trừ sâu bệnh: + Trừ giun dế bằng cách, phơi ải, bón vôi trước khi gieo hoặc cho nước vào ruộng cày bừa.
  29. 29 + Trừ ốc sên bằng cách, bắt bằng tay hoặc rắc supe lân xung quanh mép luống để ngăn chặn chúng tiếp xúc với cây giống. + Trừ sâu xanh, bọ nhảy bằng cách điều tra sâu hại thường xuyên, khi sâu hại phát triển mạnh có thể dùng các loại thuốc thảo mộc, chế phẩm sinh học như Bt 0,3% hoặc NPV 0,2% hoặc thuốc bảo vệ thực vật. 3.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng 3.6.1. Chuẩn bị - Cây con giống: Trước khi trồng cây con ra ruộng 4-7 ngày, tuyệt đối không tưới để huấn luyện cho cây con có sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Quá trình này sẽ kích thích hệ rễ tập trung xung quanh rễ chính và đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa rễ và chồi ở các giai đoạn sinh trưởng sau này. - Ruộng để trồng: Sau khi làm đất kỹ, trước khi trồng nên tưới đất cho ẩm. Lưu ý chỉ tưới cho loại đất thịt nhẹ pha cát, không tưới cho đất thịt pha sét. Trong điều kiện có che phủ đất bằng lynon, nên phủ trước khi trồng. - Điều kiện thời tiết : Chọn những ngày trời mát, nhiều mây, ẩm độ không khí cao để trồng. Nếu gặp phải những ngày nắng nóng thì nên trồng vào buổi chiều mát. 3.6.2. Mật độ và khoảng cách trồng Xác định mật độ thích hợp cho mỗi loại rau trên diện tích gieo trồng là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Khoảng cách, mật độ của mỗi loại rau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc tính của giống, đặc trưng hình thái của cây, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Nguyên tắc để xác định mật độ cho mỗi loại rau được tính như sau: Diện tích gieo trồng Mật độ trồng = Diện tích dinh dưỡng - Cây trồng theo ô vuông hoặc hình chữ nhật: Diện tích dinh dưỡng (S) = khoảng cách hàng x khoảng cách cây - Cây trồng theo hàng: Diện tích dinh dưỡng = khoảng cách TB hàng x khoảng cách TB cây trong hàng 3.6.3. Phương pháp trồng Trong sản xuất tuỳ theo điều kiện và đặc điểm của giống, người trồng rau có thể áp dụng trồng bầu hoặc trồng rễ trần. Trồng bầu là khi trồng đem theo khối đất xung quanh rễ, dùng dầm xén đất xung quanh cây giống theo hình vuông hoặc hình nón ngược, xếp cây giống vào thúng, sọt rồi chuyển ra ruộng sản xuất. Trồng bầu tỷ lệ cây sống cao tuy nhiên gây khó khăn trong quá trình vận chuyển cây giống ra ngoài đồng.
  30. 30 Trồng rễ trần là khi nhổ cây giống không đem theo đất xung quanh hệ rễ. Khi nhổ cây giống cần xếp vào thúng hoặc sọt một cách nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm dập cây giống. Nên vận chuyển cây giống vào lúc trời mát và trồng cây kịp thời để tránh mất nước giúp cây chóng hồi phục. 3.6.4. Bón phân Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất trên đơn vị diện tích cao, vì vậy cần chất dinh dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Nguyên tắc bón phân cho rau phải đảm bảo đúng kỹ thuật: Bón đủ lượng phân cần thiết Bón phân cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ, giữa đa lượng và vi lượng giữa đạm, lân và kali Bón phân đúng lúc, đúng yêu cầu của cây ở từng thời kỳ Bón phân đúng cách và đúng phương pháp Thông thường có hai cách bón phân: bón lót và bón thúc Bón lót: toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân kali Bón thúc: toàn bộ phân đạm + 2/3 phân kali Tuyệt đối không dùng phân tươi bón cho rau và lưu ý bón phân đạm phải chú ý thời gian cách li theo đúng yêu cầu. 3.6.5. Kỹ thuật chăm sóc * Kỹ thuật tưới + Tưới bằng gáo thường áp dụng cho các loại rau vừa mới trồng + Tưới rãnh hay còn gọi là tưới tự chảy, được phổ biến rộng rãi ở các vùng trồng rau. Là phương pháp đưa nước tự chảy vào rãnh, ngập 2/3 chiều cao của luống để cho nước tự ngấm vào rãnh sau đó tháo nước đi. + Tưới phun mưa là cách tưới phổ biến của nhiều vùng sản xuất tiên tiến. + Tưới ngấm là dùng các ống dẫn bằng nhựa hay bằng kim loại có đục lỗ sẵn theo khoảng cách nhất định, đặt sâu trong lòng luống rau ở phía dưới hay bên cạnh nơi trồng rau, khi cần tưới bơm nước vào ống dẫn, nước sẽ rỉ qua lỗ của ống dẫn để cung cấp nước trực tiếp cho rễ. + Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới thường được sử dụng trong nhà kính hoặc nhà lưới để phục vụ cho công tác nghiên cứu. * Xới vun và phòng trừ cỏ dại Sau những trận mưa rào hoặc sau khi tưới phun mưa, lớp đất thường bị đóng váng bởi vậy cần phải xới xáo để làm tăng độ thoáng cho đất. Sau khi trồng 15-20 ngày cũng cần phải xới xáo làm cỏ, tuy nhiên cần chú ý không được xới khi đất còn ẩm hoặc trời đang mưa vì sẽ làm đứt rễ, chột cây hoặc gây rụng nụ, hoa, quả đồng thời sâu bệnh hại dễ xâm nhập vào các vết thương ở rễ. Xới ngoài tác dụng diệt cỏ dại, làm cho đất thoáng khí, giữ nước còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếm khí trong đất tăng cường hoạt động, làm phân bón
  31. 31 nhanh phân giải để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Xới đất tạo thành một lớp đất mặt xốp, tơi che phủ ở phía trên làm giảm quá trình bốc hơi nước. Khi xới đất không nên xới quá sâu. Xới nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất đất và đặc tính sinh trưởng của cây. Thường sau khi trời mưa, sau khi tưới nước phân, sau nhiều lần chăm sóc, mặt đất bị đóng váng thì cần tiến hành xới đất. Nên làm vào những ngày khô ráo, đất ướt không nên xới vun Tuỳ theo từng loại rau mà có chế độ xới xáo thích hợp. Ví dụ các loại hành cần xới nhiều lần nhưng xới nông, các loại rau ăn củ như cà rốt, cải củ cần xới nông và vun nhẹ, một số loại rau khác như củ đậu, khoai tây cần xới sâu, vun cao để tạo điều kiện cho rễ phát triển. * Điều tiết sự sinh trưởng của cây rau - Bấm ngọn, tỉa cành: là khâu quan trọng đối với một số cây ăn quả, củ mà có các nhánh nách phát triển mạnh. Tuỳ từng loại cây mà có các biện pháp tỉa cành bấm ngọn khác nhau. Đối với cà tím cần tỉa bỏ hết các nhánh từ gốc đến quả đầu tiên, cà chua cần bấm ngọn chỉ để 1-2 thân, các loại mướp tỉa bỏ hết nhánh từ mặt đất lên đến 40-50cm. Dưa chuột hay dưa gang cần được bấm ngọn thường xuyên thì năng suất mới ổn định. - Tỉa bỏ cây thừa, cây xấu: Trong trường hợp gieo dày cần tiến hành tỉa bỏ cây thừa, cây xấu để đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng rau theo đúng quy trình kỹ thuật. - Làm giàn: Thường làm giàn cho các loại rau như cà chua, bầu bí, mướp Có thể làm giàn bằng, giàn nghiêng, giàn mái nhà * Chống rét, chống nóng, chống úng: - Chống rét cho rau như: dùng giống có khả năng chịu rét, xử lý hạt trước khi gieo, huấn luyện cây con, tăng cường bón phân lân, phân kali. Có thể trồng rau trong nhà kính, nhà mái che Trong sản xuất người ta có thể tưới nước (tưới đuổi sương sau mỗi lần có sương giá) và hun khói vào những hôm không có gió, trời trong để chống rét cho rau, tăng cường bón phân hữu cơ vào gốc. - Chống nóng: làm giàn che, che phủ mặt đất, tưới nước cho cây. - Ngăn ngừa úng cho rau bằng cách lên luống mai rùa, lên luống cao, xẻ rãnh ở đầu bờ để tiêu thoát nước. * Phòng trừ sâu bệnh: - Để bảo vệ rau chống lại các loài sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống tổng hợp bảo vệ rau. Hệ thống này bao gồm: - Sử dụng các giống rau chống chịu sâu bệnh - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và các giai đoạn phát triển của cây rau.
  32. 32 - Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất. - Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý. Đối với rau, khi thật cần thiết phải phun thuốc để trừ sâu bệnh thì nên dùng các loại thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh, các chế phẩm vi sinh vật trừ sâu Trường hợp phải dùng thuốc hoá học thì phải thực hiện 4 đúng: - Đúng thuốc: Đối tượng dịch hại nào thì dùng đúng loại thuốc có khả năng diệt loại dịch hại đó. - Đúng liều lượng, nồng độ - Đúng lúc: Chỉ phun thuốc trừ dịch hại khi thật cần thiết. Nên phun thuốc vào giai đoạn xung yếu của sâu hại, đối với sâu nên phun đúng vào thời điểm sâu ở tuổi 1- 2, còn bệnh hại phải phun khi mơí phát sinh. - Đúng cách: Khi phun thuốc phải làm thế nào cho thuốc bám, dính vào cây, trải đều trên lá làm cho dịch hại dễ tiếp xúc. Cần Lưu ý thời gian cách ly lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch. - Thực hiện vệ sinh ruộng rau. * Thu hoạch và bảo quản - Thu hoạch: rau là cây ngắn ngày lại có hàm lượng nước cao, chủ yếu là sản phẩm tươi, do vậy cần thu hoach đúng lúc, đúng độ chín mới đảm bảo chất lượng. Nếu thu non sẽ làm giảm năng suất sản phẩm từ 20-30 %, còn thu già sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên để xác định ngày thu hoạch thì cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố như: + Quan hệ với cây trồng sau + Quan hệ với thị trường + Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng + Quan hệ với thời tiết + Quan hệ với chất lượng sản phẩm Trước khi thu hoạch cần phải lưu ý một số vấn đề sau: + Tính toán khả năng tiêu thụ + Kiểm tra đồng ruộng để xác định ngày thu hái, ước tính sản lượng + Tính toán nhân lực và kho dự trữ Bảo quản Thông thường rau để ăn tươi sau khi thu hoạch về phải tiêu thụ ngay, trong một số trường hợp có thể bảo quản trong một thời gian. Có nhiều cách bảo quản có thể bảo quản trong nhà lạnh, trong phòng chứa CO2, trong kho bình thường, hay bảo quản bằng chế biến. Về nguyên tắc khi bảo quản cần phải chú ý các điểm sau: + Không chất đống + Để ráo nước + Không để ngoài gió, dưới ánh nắng + Kho bảo quản phải thông thoáng.
  33. 33 CHƯƠNG 4 SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 4.1. Khái niệm về rau an toàn Rau xanh là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của người dân. Mọi người đều có quyền được trông đợi thực phẩm khi lưu thông trên thị trường phải có chất lượng an toàn. Tuy nhiên, hiện nay sử dụng rau đang là mối lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Như vậy, cùng với mức độ tăng trưởng nhanh của sản lượng nông nghiệp, với trình độ thâm canh cao, ngành sản xuất rau đã bộc lộ nhiều mặt trái của nó. Việc ứng dụng ồ ạt các chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu, đã gây ô nhiễm không chỉ môi trường canh tác mà còn cả sản phẩm sản xuất ra. Từ đó, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và cho thế hệ con cháu mai sau. Thực tế cho thấy việc sử dụng hoá chất bừa bãi đã bộc lộ những hậu quả khôn lường. Theo báo cáo của Trần Khắc Thi, viện Nghiên cứu rau quả (2001) cho biết, ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là những nơi chuyên sản xuất rau có tới 40-60% sản phẩm rau xanh trên thị trường không đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn cho người sử dụng, có trường hợp gây ngộ độc có khi dẫn tới tử vong. Theo thống kê của Bộ Y tế , từ năm 1999 đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực phẩm, gây nhiễm độc cho 28.014 người trong đó có 333 người đã bị tử vong. Bởi vậy, sản xuất rau an toàn là yêu cầu cấp bách đối với người sản xuất, người tiêu dùng và cả cộng đồng xã hội quan tâm, vì sự an toàn của môi trường và sự sống. Bộ NN & PTNT (2007) đã đưa ra những quy định về sản xuất rau an toàn như sau: Là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đặt ra như sau: - Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm thu hoạch phải đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp. - Chỉ tiêu nội chất: Các sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàm lượng tồn dư của các thành phần dưới đây không vượt quá giới hạn cho phép - Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau. - - Dư lượng nitrate (NO3 ) tích luỹ trong sản phẩm rau - Hàm lượng tích luỹ một số kim loại nặng - Mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh
  34. 34 4.2 Nguyên nhân rau không an toàn 4.2.1 Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) quá ngưỡng cho phép Trong những năm gần đây, tình hình nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trên thế giới và nước ta vẫn diễn ra ở mức đáng chú ý. Năm 1977, theo Tổ chức y tế thế giới số người chết do nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trên thế giới hàng năm là 20640 người. Tại Việt Nam, con số người bị ngộ độc thực phẩm cũng không nhỏ, hiện tượng ngộ độc do hoá chất bảo vệ thực vật được xẩy ra ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Theo Chu Trọng Trang, Nguyễn Đình Liễn và Phạm Đình Du thuộc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã điều tra ở 171 công nhân thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các tác giả cho cho biết số người có triệu chứng nhiễm độc là 91,23%. Tại Nha Trang, Phùng Thị Thanh Tú và cộng sự (1993) khi nghiên cứu tại miền Trung cho biết: trên 80 người tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật thuộc 443 gia đình hộ nông dân thì 63,2% số người bị giảm hoạt tính cholinesterase. Hàm lượng DDT trung bình trong sữa mẹ là 6,68 0,82mg/kg và có 35% số người bị nhiễm độc thuốc trừ sâu ít nhất 1 lần. Theo Phạm Bình Quyền (1995) số người bị nhiễm độc năm 1992 lên tới 4.572 người sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý. Trong tháng 11 năm 1995 tại Đồng Tháp có 273 người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật , trong đó có 25 người chết. Tác giả Trần Như Nguyên và Đào Ngọc Phong (1995) cho biết, khi tiến hành điều tra ở 3 xã ngoại thành Hà Nội cho thấy, chủ yếu có 7 dấu hiệu thể hiện bị nhiễm HCBVTV đó là: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ăn kém ngon, hoa mắt, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, trong đó 3 dấu hiệu đầu tiên chiếm 70%. Theo Trương Như Bá tại Đồng Bằng sông Cửu Long, năm 1995 có 13.000 người nhiễm độc do ăn rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, trong đó có 354 người chết. Theo số liệu điều tra của Trần Sỹ Tiêm (2001), từ năm 1997 – 2000 có 2188 trường hợp bị ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật, trong đó nam 47,62 %, nữ 52,38 % và 87 người bị chết (3,98 %) chủ yếu do ngộ độc thuốc trừ sâu.
  35. 35 Bảng 4.1. Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ thực vật trên rau tươi STT Loại rau Tên hoạt chất MRLs Common names (Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép) * (= mg/kg) (= ppm) 1. Bắp cải 1. Abamectin 0,02 2. Acephate 2,0 3. Alachlor 0,20 4. Carbaryl 5,0 5. Chlorfluazuron 2,0 6. Chlorothalonil 1,0 7. Cypermethrin 1,0 8. Diafenthiuron 2,0 9. Dimethoate 2,0 10. Fenvalerate 3,0 11. Fipronil 0,03 12. Indoxacarb 2,0 13. Flusulfamide 0,05 14. Metalaxyl 0,5 15. Permethrin 5,0 16. Spinosad 1,0 17. Streptomycin sulfate 18. Trichlorfon 0,5 19. Triadimefon 0,5 2. Súp lơ 20. Chlorothalonil 1,0 21. Fenvalerate 2,0
  36. 36 22. Metalaxyl 0,5 23. Permethrin 0,5 24. Rotenone 0,2 3. Rau cải 25. Abamectin 0,02 26. Acephate 1,0 27. Carbendazim 4,0 28. Chlorothalonil 1,0 29. Deltamethrin 0,5 30. Difenoconazole 31. Fenvalerate 2,0 32. Flusulfamide 0,05 33. Metolachlor 0,2 34. Metalaxyl 2,0 35. Permethrin 5,0 36. Rotenone 0,2 4. Xà lách 37. Acephate 5,0 38. Permethrin 2,0 39. Rotenone 0,2 5. Cà chua 40. Abamectin 0,02 41. Benomyl 0,5 42. Cyromazin 43. Carbaryl 5,0 44. Chlorothalonil 5,0 45. Carbendazim 1,0 46. Dimethoate 1,0 47. Fenvalerate 1,0 48. Metalaxyl 0,5 49. Permethrin 1,0
  37. 37 6.Khoai tây 50. Carbendazim 3,0 51. Chlorothalonil 0,2 52. Fenitrothion 0,05 53. Metalaxyl 0,05 54. Methidation 0,02 55. Permethrin 0,05 56. Rotenone 0,2 7. Đậu ăn quả 57. Carbendazim 1,0 58. Chlorothalonil 5,0 59. Rotenone 0,2 8. Dưa chuột, 60. Chlorothalonil 5,0 61. Carbendazim 0.5 62. Fipronil 0,01 63. Metalaxyl 0.5 64. Metalaxyl 0.5 65. Rotenone 0,2 9. Hành 66. Chlorothalonil 0,5 67. Metalaxyl 2,0 10. Dưa lê 68. Metalaxyl 0,2 Nguồn: Quyết định số 04/2007/QD-BNN Ghi chú: - * Mức dư lượng mg/kg theo Codex và ASEAN, ppm theo Đài Loan - Ở đây không ghi những thuốc đã cấm sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam * Nguyên nhân dẫn đến dư lượng HCBVTV có trong sản phẩm rau: - Do hiểu biết của người dân về HCBVTV còn nhiều hạn chế và cũng có những hộ nông dân chạy theo lợi nhuận, thiếu ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng đã dẫn tới việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau.
  38. 38 - Sử dụng các loại thuốc BVTV đã bị cấm - Sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng - Sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ - Phương pháp phun thuốc BVTV không tuân thủ theo đúng quy trình (không đảm bảo thời gian cách ly theo đúng yêu cầu, số lần phun trên một vụ thường tuỳ tiện, cao hơn nhiều so với khuyến cáo, khoảng cách giữa các lần phun rất ngắn). * Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật - Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật lên cơ thể người Theo Nguyễn Văn Tư (2002) hoá chất bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các con đường sau: - Đường tiêu hoá: gặp khi nạn nhân uống HCBVTV, hoặc ăn phải thực phẩm có HCBVTV, tuỳ theo nồng độ thuốc có thể gây ngộ độc cấp tính. - Đường hô hấp: là đường xâm nhập khá phổ biến của hoá chất bảo vệ thực vật , do người sử dụng không mang khẩu trang. - Đường da: xảy ra tại nơi tiếp xúc trực tiếp với hoá chất bảo vệ thực vật . Tác giả Nguyễn Như Loan cho rằng các hoá chất bảo vệ thực vật khi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào máu, được máu vận chuyển tới các cơ quan của cơ thể. Tại đó chúng kết hợp với protein tạo thành Toxic- protein, tồn tại ở gan, thận, não, tuỷ, xương Một số chất độc được đào thải nhanh chóng, có loại được tích luỹ lâu dài và gây tổn thương cơ quan, tuỳ theo mức độ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Hoá chất bảo vệ thực vật được chuyển hoá tại các mô có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu, gan mật, hô hấp, mồ hôi, sữa Bình thường khi nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật nạn nhân sẽ có các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, run chân tay. Như vậy khi hoá chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào cơ thể sống đều gây độc cho bất kỳ một cơ quan nào tuỳ theo độc tính, liều lượng, đường vào, tính nhạy cảm của cơ quan và thời gian tác động. Hầu hết các hoá chất bảo vệ thực vật đều độc đối với người và động vật máu nóng, tuy nhiên, mức độ độc của mỗi loại thuốc khác nhau. Trên thực tế độ độc phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có nồng độ, lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Có những loại thuốc ít tích trữ trong cơ thể như thuốc thuộc nhóm pyrethroit, lân hữu cơ, carbamat, thuốc có nguồn gốc sinh vật. Còn các hợp chất clo hữu cơ, asen, chì, thuỷ ngân lại có khả năng tích luỹ lâu trong cơ thể gây những biến đổi có hại cho sinh vật. Theo tài liệu của Vũ Thị Trâm tuỳ theo thời gian, tính chất của sự nhiễm độc người ta chia làm hai loại: nhiễm độc mãn tính và cấp tính. Thuốc vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Các biểu hiện nhiễm độc cấp tính như: chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, ra mồ hôi, buồn nôn Khi nhiễm độc cấp tính đối với nhóm lân hữu cơ, nạn nhân có các biểu biện chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ, mệt mỏi. Việc tiếp xúc thường xuyên với hoá chất bảo vệ thực vật ở liều thấp mà không tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động cũng có thể bị ảnh hưởng độc hại của thuốc gọi là nhiễm độc mãn tính.
  39. 39 Những biểu hiện của nhiễm độc mãn tính có thể nhầm với các biểu hiện bệnh lý khác như: da xanh, xạm da, dễ bị xúc động, kém ăn, giấc ngủ chập chờn, nhức đầu, mỏi cơ, suy gan, rối loại tuần hoàn. Khi tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với hoá chất bảo vệ thực vật, các chức năng gan cũng bị biến đổi, đồng thời có hiện tượng xung huyết phù nề, thoái hoá gan, gan nhiễm mỡ và có nhiều không bào ở tế bào gan. Khi tiếp xúc dài ngày với HCBVTV liều thấp cũng có thể rối loạn quá trình di truyền, quái thai và có thể gây ung thư, gây dị ứng, làm tổn thương phổi, thận, gan. - Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường. Khi phun HCBVTV không đúng chủng loại, liều lượng, nồng độ và kỹ thuật lên cây sẽ gây hại trực tiếp cho cây, cho môi trường và hệ sinh thái. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau không đúng đã ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước, không khí ), làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái, rất nhiều loại thiên địch của sâu hại đã bị giết bởi thuốc BVTV. Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc BVTV không đúng sẽ làm cho côn trùng quen thuốc và như vậy đồng thời cũng làm tăng thêm dư lượng thuốc trong môi trường. Thuốc BVTV trong quá trình tồn tại, tác động vào hệ sinh vật đất làm hoạt động của một số loài yếu đi hoặc bị tiêu diệt, từ đó cân bằng trong hệ sinh thái đất bị phá vỡ. Ngoài ra, sự tích đọng hoá chất bảo vệ thực vật vào nước mặt đã trực tiếp ảnh hưởng đến động vật thuỷ sinh. - 4.2.2. Dư lượng NO3 quá ngưỡng cho phép - Hàm lượng NO 3 trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau an toàn bởi những độc tính và tác hại của nó khi vượt quá ngưỡng cho phép. Theo Đặng Thị An và cộng sự (1998), khi khảo sát chất lượng rau ở các chợ - nội thành cho biết: có 30 trên 35 loại rau quả phổ biến có tồn dư NO 3 vượt quá ngưỡng cho phép. Cũng theo tác giả, các mẫu rau tiêu dùng hiện nay: 100% mẫu cải bắp, rau gia vị và cà chua đã vượt quá giới hạn an toàn tối đa. Theo kết quả của Bùi Cánh Tuyến và cộng sự năm 1998 - + Nhóm rau ăn lá: cải bắp, cải thảo có tồn dư NO 3 vượt quá tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ lớn nhất (58-61%). - + Nhóm rau ăn củ: cà rốt, khoai tây có tỷ lệ số mẫu nghiên cứu có tồn dư NO 3 vượt tiêu chuẩn so với quy định, nhưng thấp hơn so với rau ăn lá (29-30%). + Nhóm rau ăn quả: có khoảng 52 % số mẫu cà chua, 47 % số mẫu đậu cô bơ và - 34 % mẫu đậu Hà lan đem phân tích có tồn dư NO3 vượt quá ngưỡng cho phép. - Kết quả nghiên cứu tồn dư NO 3 trong các huyện ngoại thành Hà Nội của Vũ - Thị Đào (1999): Hàm lượng NO 3 ở rau ăn lá họ thập tự cao nhất, vượt ngưỡng cho phép từ 4 dến 8 lần, ở rau ăn quả cũng cao vượt vượt ngưỡng cho phép tới 2 lần, chỉ - trừ mướp quả có hàm lượng NO 3 dưới ngưỡng quy định.
  40. 40 Bảng 4.2. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat - (NO3 ) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) TT Tên rau (mg/kg) 1 Bắp cải 500 2 Su hào 500 3 Suplơ 500 4 Cải củ 500 5 Xà lách 1.500 6 Đậu ăn quả 200 7 Cà chua 150 8 Cà tím 400 9 Dưa hấu 60 10 Dư bở 90 11 Dư chuột 150 12 Khoai tây 250 13 Hành tây 80 14 Hành lá 400 15 Bầu bí 400 16 Ngô rau 300 17 Cà rốt 250 18 Măng tây 200 19 Tỏi 500 20 ớt ngọt 200 21 ớt cay 400 22 Rau gia vị 600 Nguồn: Quyết định số 04/2007/QD-BNN - * Nguyên nhân dẫn đến dư lượng NO3 quá ngưỡng cho phép Nhiều nhà khoa học thông báo có đến 20 yếu tố làm tăng hàm lượng nitrat trong sản phẩm cây trồng, trong 20 yếu tố đó thì một nửa có thể điều chỉnh bằng nhiều biện pháp. Nguyên nhân là: giống, nhiệt độ, điều kiện ánh sáng, diện tích dinh dưỡng,
  41. 41 đất đai, phương pháp thu hoạch, vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng nhưng nguyên nhân chủ yếu được nhiều nhà khoa học nhận định là do phân bón. Đó là việc sử dụng không hợp lý về liều lượng, tỷ lệ phân đạm trong thành phần vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng, bón sát thời điểm thu hoạch thời gian cách ly không đảm bảo an toàn, sử dụng nước tưới có hàm lượng rửa trôi cao, bón phân tươi - cho rau, đã làm cho dư lượng NO3 tăng lên trong sản phẩm. - *Ảnh hưởng của dư lượng NO3 quá ngưỡng cho phép lên cơ thể người Nitrat được hấp thu vào cơ thể người ở mức độ bình thường không gây độc, nó - chỉ có hại khi vượt tiêu chuẩn quá mức cho phép. NO 3 trong cơ thể con người không - trực tiếp gây ra bệnh lý methaemoglobine, nhưng chúng có thể bị khử thành NO 2 bởi - vi khuẩn microflora đường ruột. NO 2 phản ứng với haemoglobine hình thành methaemoglobine. Khi methaemoglobine ở mức độ cao sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u trong cơ thể con người. Trong dạ dày, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật, các loại enzim và các quá trình - hoá sinh, NO 2 dễ dàng tác dụng với các axit amin tự do tạo thành nitroamin, là hợp chất gây ung thư. Khi dùng rau quả có nitrit vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép sẽ gây hậu quả trực tiếp, có thể gây chết người. Ngày nay, nhiều tác giả nhắc đến nitroamin như là một tác nhân làm sai lệch NST, dẫn đến truyền đạt sai thông tin di truyền gây nên các bệnh ung thư khác nhau. Theo FAO/WHO, ở liều lượng 4g/ngày NO3- gây ngộ độc cho cơ thể người và khi liều lượng này tăng tới 8g/ngày thì có thể gây chết và gây chết hoàn toàn ở liều lượng lớn hơn 13g/ngày. Theo Lê Doãn Diên (1993), ngộ độc nitrat và nitrit có các biểu hiện: khi trong máu có từ 30-40% Methaemoglobine sẽ bị hôn mê nhẹ, lên tới 50% thì có biểu hiện nghiêm trọng, 70-80% thì cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến suy tim mạch và chết trong trạng thái tím tái. Ngoài ra, độ độc còn có biểu hiện khác như mạch máu ngoại vi dãn rộng, huyết áp thấp, niêm mạc tái, hoạt động của tuyến giáp giảm, vitamin B2, B6 không được tổng hợp, vitamin A bị phân huỷ mạnh. 4.2.3 Ảnh hưởng của kim loại nặng (KLN) Kim loại nặng cũng là vấn đề mà người ta quan tâm nhiều, bởi tác hại của chúng tới sức khoẻ con người. Các kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể người gây nên một số căn bệnh hiểm nghèo như thiếu máu, cao huyết áp, đâu đầu, sưng khớp . Đối với người mang thai có thể bị sảy thai, đẻ non . Theo kết quả phân tích của Bùi Cánh Tuyến( 1995) về tồn dư kim loại nặng trong nông sản ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tồn dư kim loại nặng Cu, Zn, Pb, Cd trong rau muống, rau cải ở mức cho phép, tuy nhiên tồn dư Cr vượt 3,5 lần giới hạn cho phép. Ở Đà lạt, hàm lượng Cu và Zn trong một số nông sản cao gấp 1,5-9 lần mức cho phép. Ở Ninh Thuận, hàm lượng Cu trong một số nông sản cao gấp 2,5 lần mức cho phép.
  42. 42 Theo Nguyễn Xuân Thành (1997) có 3 trong 9 mẫu có hàm lượng Pb vượt quá ngưỡng cho phép tại Gia Lâm và Thanh Trì Hà Nội. Bảng 4.3. Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi TT Tên nguyên tố và độc tố Mức giới hạn (mg/kg,l) 1 Asen (As) 0.2 2 Chì (Pb) 0,5 – 1,0 3 Thuỷ Ngân (Hg) 0,005 4 Đồng (Cu) 5.0 5 Cadimi (Cd) 0,02 6 Kẽm (Zn) 10,0 7 Bo (B) 1,8() 8 Thiếc (Sn) 200 9 Antimon 1,00 10 Patulin (độc tố) 0,05 11 Aflatoxin ( độc tố) 0,005 Nguồn: Quyết định số 04/2007/QD-BNN * Nguyên nhân tồn dư KLN quá ngưỡng cho phép: - Do trồng rau trên đất có chứa nhiều kim loại nặng - Sự có mặt của kim loại nặng có trong phân bón, nước tưới và hoá chất bảo vệ thực vật thường dùng trong nông nghiệp. * Ảnh hưởng của hàm lượng KLN quá ngưỡng cho phép lên cơ thể người. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định, đặc tính của các kim loại nặng là không thể phân huỷ nên có sự tích tụ trong dây truyền thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt nguồn với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước và đất, sau đó được tích tụ nhanh trong thực vật, động vật sống dưới nước, tiếp đến là các sinh vật sử dụng thực vật, động vật này, cuối cùng đủ lớn để gây hại cho con người. + Ảnh hưởng của chì (pb): Chì là nguyên tố hoá học rất độc hại, khi trong cơ thể bị nhiễm một lượng Pb vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây nhiễm độc, biểu hiện bị đau đầu, buồn nôn, đi ngoài, phân đen, mạch yếu, tê dại chân, co giật. Đối với trẻ em, khi bị nhiễm độc chì làm cho cơ thể chậm lớn, trí tuệ kém phát triển. Đối với người lớn nhiễm độc chì gây tăng huyết áp, suy tim ngoài ra chì còn là độc chất có thể gây quái thai. + Ảnh hưởng của thuỷ ngân: Khi nhiễm độc thuỷ ngân người bệnh dễ bị cáu gắt xúc động và gây rối loạn tiêu hoá, thần kinh, run chân tay. Thuỷ ngân làm phân ly tế bào chromosoma, nhiễm
  43. 43 sắc thể bị gẫy và ngăn cản sự phân chia tế bào gây hiện tượng vô sinh ở nam giới. Trường hợp khi hấp thu Hg một lượng khá lớn vào cơ thể sẽ bị suy tim mạch và tử vong, dễ bị ngộ độc bào thai có thể dẫn tới sảy thai hoặc đẻ non. + Ảnh hưởng của cadimi (Cd): Cd được xếp vào hàng ngũ những kim loại độc nhất, là chất gây ung thư đường hô hấp, khi người nhiễm độc Cd, tuỳ theo mức độ nhiễm sẽ gây ra ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, ung thư tuyến tiền liệt. Khi bị ngộ độc cấp tính Cd có triệu chứng nôn mửa, đau đầu, đi ngoài, rối loạn hệ thần kinh và có thể dẫn đến tử vong. 4.2.4 Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh Việc sử dụng nước phân tươi tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác phổ biến ở một số vùng trồng rau, đây chính là nguyên nhân làm cho rau không an toàn, nhất là các loại rau gia vị là đồ ăn sống, đó là hình thức truyền tải trứng giun sán và các bệnh đường ruột khác vào trong cơ thể con người. * Nguyên nhân tồn đọng vi sinh vật gây bệnh: Vi sinh vật gây bệnh có trong rau xanh là do tập quán sử dụng nước phân tươi, phân chuồng, phân bắc chưa được ủ hoai mục, thậm chí cả nguồn nước thải, nước tưới bị ô nhiễm để tưới cho rau. Đây là hiện tượng phổ biến thường xẩy ra trong các vùng trồng rau ở nước ta. * Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh lên cơ thể con người Sử dụng rau có chứa VSV gây bệnh là hình thức truyền tải trứng giun và thường làm cho con người mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, kiết lỵ Bên cạnh đó những người thường xuyên sử dụng phân bắc tươi còn mắc chứng thiếu máu, bệnh ngoài da. Bảng 4.4. Số lượng một số vi sinh vật tối đa cho phép trong rau tươi (Tiêu chuẩn Việt Nam của Bộ Y tế) Tt Vi sinh vật Mức cho phép (CFU/g) 1 Salmonella ( 25g rau) 0/25g 2 Coli forms 10/g 3 Staphylococcus aureus Giới hạn bởi GAP 4 Escherichia coli Giới hạn bởi GAP 5 Clostridium perfringens Giới hạn bởi GAP Chú ý: Số lượng Salmonella không được có trong 25 g rau
  44. 44 4.3 Những điểm cần chú ý trong sản xuất rau an toàn 4.3.1 Nhân lực - Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật RAT. - Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT. 4.3.2 Đất trồng - Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau. b) Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn. c) Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941; 1995, TCVN 7209; 2000. - Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất. - Chọn đất: Đất trồng rau nên chọn đất cát pha hoặc thit nhẹ có tầng canh tác dày 20-30 cm, trên chân đất cao, thoát nước không bị úng. Vùng đất trồng rau cần được cách ly với khu vực có chất thải sinh hoạt và công nghiệp, đất không bị nhiễm kim loại nặng quá ngưỡng cho phép. Bảng 4.5. Giôùi haïn toái ña cho pheùp cuûa kim loaïi naëng trong ñaát (mg/kg) (Theo: TCVN 7209: 2000) Nguyên tố (≤ mg/kg) (ppm) 1 Arsenic (As) 12 2 Cardimi (Cd) 2 3 Ñoàng (Cu) 50 4 Chì (Pb) 70 5 Keõm (Zn) 200 4.3.3. Nước tưới - Nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm, vì thế cần dùng nước an toàn để tưới cho rau, tốt nhất là nước giếng khoan, không dùng phân tươi, nước rác thải bị ô nhiễm để tưới. - Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773:2000.
  45. 45 - Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua sử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau. - Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất. Bảng 4.6. Chất lượng nước tưới (theo TCVN 6773:2000) TT Thông số chất lượng Đơn vị Mức các thông số cho phép 1. Tổng chất rắn hoà tan (với mg/lít 2 5. pH mg/lít 5.5-8.5 6. Clorua(Cl) mg/lít 6.5 14. Fecal coliform MPN/100 < 200 ml Tỷ số hấp thụ natri – SAR 4.3.4. Giống Không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch hạt giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được sử lý Sherpa 1% trước khi đưa cây con ra ruộng để phòng trừ sâu bệnh hại về sau. 4.3.5. Bón phân - Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.
  46. 46 - Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau. - Kỹ thuật bón phân Bón phân phải cân đối giữa đạm, lân và kaly. Tuỳ từng loại cây và tuỳ từng loại đất mà bón cho đủ theo đúng quy trình. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 60 ngày nên bón thúc làm 2 lần, kết thúc bón trước thu hoach 7-10 ngày. Với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón trước thu hoạch 10-12 ngày. Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay từ khi mới bén rễ. Phun 3-4 lần tuỳ từng loại rau, nồng độ phun theo đúng hướng dẫn trên bao bì của chế phẩm. Kết thúc trước thu hoạch ít nhất là 5-10 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì phải giảm phân hoá học 30-40%. Tuyệt đối không được dùng phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau. 4.3.6. Bảo vệ thực vật - Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP). - Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời. - Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận của cây bị bệnh. - Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng trồng rau. - Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuồc hóa học thì không dùng thuốc nhóm độc I và II, chỉ dùng thuốc ở nhóm III và IV, chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp ít độc hại với ký sinh thiên địch và phải tuân thủ nguyên tắt 4 đúng: a) Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục BVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
  47. 47 b) Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng. c) Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường. d) Đúng thời gian: dử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau. Thông thường kết thúc phun thuốc BVTV trước thu thoạch 7-10 ngày đối với rau ngắn ngày, 12-15 ngày đối với rau dài ngày, ngoài ra thời gian cách ly còn phụ thuộc vào các loại thuốc. 4.3.7. Thu hoạch và bảo quản - Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm; - Bảo quản: rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm
  48. 48 CHƯƠNG 5 CÂY RAU HỌ THẬP TỰ Tên khoa học : Brassicaceae 5.1 Đặc điểm chung về họ rau thập tự 5.1.1. Giới thiệu về rau họ thập tự Theo tài liệu của TS. Mai Thị Phương Anh từ "cole" là chữ viết tắt của từ "caulis" có nghĩa là thân và nó được đánh vần khác nhau như Kale (tiếng Anh), Kohl (tiếng Đức), Kool (tiếng Hà Lan), Chou (tiếng Pháp), Col (tiếng Tây Ban Nha), Cavolo (tiếng Italy), Cauve (tiếng Bồ Đào Nha) và Cải (tiếng Việt Nam). Trong các tài liệu đã công bố thì từ "cole" được dùng nhiều nhất. "Cole" có nghĩa là một nhóm cây rất khác nhau có nguồn gốc từ loài hoang dại Brassica oleracea var. oleracea (sylvestric L.), được biết đến như một loài cải bắp hoang dại. Rất nhiều năm trước khi bắt đầu kỷ nguyên của chúng ta, một vài loài hoang dại được chuyển thành cây trồng, đặc biệt cho mục đích Y học. Các cây họ thập tự được phổ biến ở khắp Châu Âu, từ Địa Trung Hải, nơi được coi là nguồn gốc của chúng, cải xoăn, cải bắp, su hào là các dạng cây trồng được biết đến đầu tiên, nhưng vì sự đa dạng của nhóm Brassica oleracea trong những thế kỷ sau này nên một số loài cây mới được bổ xung thêm vào nhóm này như, súp lơ, súp lơ xanh, cải bắp nhánh. Họ thập tự ở trên thế giới có hơn 300 chi và 3000 loài, ở Việt Nam có 5 chi và 11 loài. Trong đó Brassicaceae là chi quan trọng nhất gồm có 40 – 50 loài khác nhau, trong đó có 15 loài có ý nghĩa kinh tế. Các loài phổ biến hiện nay là: Cải bắp, cải bắp lá nhăn, cải bắp chùm, cải xoè không cuốn, su hào, súp lơ, cải làn, cải củ. Họ thập tự bao gồm cả loại rau hàng năm và rau hai năm. Cung cấp cho chúng ta chất dinh dưỡng, hạt lấy dầu, thức ăn cho gia súc hoặc làm hoa để trang trí. Các loại rau trong họ thập tự là những cây có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích, chúng được trồng rộng rãi trên thế giới. Hầu hết chúng sinh trưởng ở những nơi có khí hậu ôn hoà, một số loài sinh trưởng ở vùng cận Bắc cực. 5.1.2. Đặc điểm thực vật học rau họ thập tự - Hệ rễ: Thuộc hệ rễ cạn, rễ phụ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 30-35 cm. Nhìn chung rễ chịu hạn kém. - Thân: Chiều cao thân thay đổi theo loài và kỹ thuật trồng trọt. - Lá: Đặc điểm của lá dày, nhẵn, có sáp hoặc không có sáp. - Hoa: hình chữ thập, có 4 cánh, hoa hoàn chỉnh có 6 nhị, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Hoa họ thập tự thường có màu vàng, đôi khi có màu trắng. - Quả: thuộc loại quả giác có 2 mảnh vỏ, khi chín quả tách đôi, hạt rơi ra ngoài. - Hạt: nhỏ, tròn, màu nâu sẫm, hạt chín sau thụ phấn 50-90 ngày.
  49. 49 5.2. Cây cải bắp Tên khoa học: Brassica oleracea. var. Capitata. Lizg 5.2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế Theo Kurt (1957), Decandolle (1957), Lizgunova (1965) cải bắp có nguồn gốc ở châu Âu – vùng Địa Trung Hải, ven biển Đại Tây Dương và Bờ biển Bắc. Theo Becker – Dillingen (1956), Lizgunova (1965) cải bắp còn có nguồn gốc từ sự biến đổi của một số loại rau ăn lá. Cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng lớn. Người ta có thể chế biến hàng chục món ăn từ cải bắp như: Luộc, sào, nấu, muối chua, kim chi, và làm bánh ngọt. Các nhà y tế thế giới đánh giá cao về khả năng chữa bệnh của cải bắp. Sử dụng loại rau này cho người bị bệnh tim, viêm ruột và bệnh dạ dày là rất tốt. Diện tích cải bắp chiếm12,6% tổng diện tích rau (Hồ Hữu An), cải bắp dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chịu bảo quản và chịu vận chuyển. Cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu. Cải bắp hiện nay được trồng nhiều trên thế giới chủ yếu là giống cải bắp trắng và trở thành loại rau chính của nhiều nước. Các nước trồng nhiều cải bắp là Liên Xô, Trung Quốc, Bungari, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ và Anh Quốc. Tình hình sản xuất cải bắp trên thế giới được trình bày tại bảng 5.1 Bảng 5.1: Tình hình sản xuất cải bắp trên thế giới Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năm 2003 3114274 211,071 65733342 2004 3039930 217,411 66091661 2005 3120109 216,043 67407875 2006 3082449 222,846 68691396 2007 3088328 224,115 69214270 Nguồn : FAO Stat - 2009 Ở nước ta cải bắp được trồng rộng rãi ở miền Bắc và Đà Lạt (Lâm Đồng). Diện tích trồng cải bắp được tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Cụ thể về tình hình sản xuất cải bắp ở Việt Nam được trình bày tại bảng 5.2