Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_xay_dung_ao_ruong_nuoi_tom_cang_xanh.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
- - 1 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- - 2 - LỜI GIỚI THIỆU Tôm càng xanh là đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế đã phát triển nuôi rộng rãi ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng nghề thì cần phải phổ cập nghề cho ngƣời lao động, hình hành đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Trƣờng Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh”. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình mô đun “Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề nuôi tôm càng xanh. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình giới thiệu một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh; chọn lựa chọn địa điểm để nuôi và xây dựng ao,, ruộng nuôi tôm càng xanh, mô đun đƣợc phân bổ trong thời gian 56 giờ, gồm 5 bài: Bài mở đầu: Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tôm càng Bài 1. Chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh Bài 2. Xây dựng ao nuôi Bài 3. Xây dựng ruộng nuôi Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh, chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ thực hiện giáo trình này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Quốc Đạt 2. Nguyễn Kim Nhi 3. Nguyễn Thị Tím
- - 3 - MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN 1. XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH 6 Bài mở đầu. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH 7 1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 7 1.1. Tên gọi 7 1.2. Phân bố và chu kỳ sống 7 1.3. Môi trƣờng sống 9 1.4. Tập tính dinh dƣỡng 10 1.5. Sự lột xác 11 1.6. Sinh trƣởng 11 1.7. Đặc điểm sinh sản 12 2. Quan sát cấu tạo tôm càng xanh 13 2.1 Quan sát các bộ phận bên bên ngoài cơ thể 13 2.2. Giải phẫu quan sát cấu tạo tôm 15 Bài 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI TÔM CÀNG XANH 21 1. Tìm hiểu địa hình 21 1.1. Quan sát địa hình 21 1.2. Quan sát khu vực xung quanh 21 2. Kiểm tra chất đất 22 2.1 Xác định loại đất 22 2.2. Phƣơng pháp nhận diện thành phần đất 23 2.3. Nhận diện đất chua phèn 24 3. Khảo sát nguồn nƣớc 29 3.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch 29 3.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều 30 4. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc cung cấp 31 4.1. Chọn nguồn cung cấp nƣớc 31
- - 4 - 4.2. Đo độ phèn (độ pH) 31 4.3. Đo độ kiềm 33 + 4.4. Đo NH3/NH4 34 4.5. Đo độ trong 35 4.6. Đo độ mặn 37 5. Các lỗi thƣờng gặp 38 Bài 2. XÂY DỰNG AO NUÔI 41 1. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi 41 1.1. Xác định hình dạng ao 41 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao 41 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao 41 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống 42 2. Vẽ sơ đồ ao 42 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi 42 2.2 Sơ đồ mặt cắt 43 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao 44 3. Tổ chức thực hiện 46 3.1. Dọn dẹp mặt bằng 46 3.2. Cắm tiêu 46 3.3. Đào ao 48 3.4. Làm bờ 48 3.5. San đáy ao 48 4. Cống cấp, thoát nƣớc 49 4.1. Cống đơn giản 49 4.2. Cống kiên cố 50 4.3. Đặt cống 52 5. Các lỗi thƣờng gặp 54 Bài 3. XÂY DỰNG RUỘNG NUÔI 57 1. Xác định tiêu chuẩn của ruộng nuôi 57 1.1. Tác dụng của mƣơng 57 1.2. Kết cấu của ruộng nuôi 57 1.3. Các loại hình dạng mƣơng 58
- - 5 - 2. Vẽ sơ đồ ruộng nuôi 58 2.1 Sơ đồ mặt bằng 58 2.2. Sơ đồ mặt cắt 60 3. Tổ chức thi công, đào đắp 60 3.1. Cắm tiêu 60 3.2. Đào mƣơng 62 3.3. Làm bờ bao 62 4. Đặt cống 63 5. Các lỗi thƣờng gặp 64 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66 I. Vị trí, tính chất của mô đun 66 II. Mục tiêu 66 III. Nội dung chính của mô đun 66 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 67 V. Tài liệu tham khảo 74 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 75 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 75
- - 6 - MÔ ĐUN 1. XÂY DỰNG AO, RUỘNG NUÔI TÔM CÀNG XANH Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh là mô đun chuyên môn của nghề nuôi tôm càng xanh. Mô đun tích hợp kiến thức và kỹ năng về xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh. Giáo trình gồm những nội dung: Tìm hiểu một số đặc điểm của tôm càng xanh; Chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh; Xây dựng ao và ruộng nuôi tôm càng xanh. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của tôm; kỹ năng thực hành các bƣớc công việc chọn địa điểm nuôi tôm; xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao động.
- - 7 - Bài mở đầu. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH Mã bài: MĐ 01-00 Giới thiệu bài Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của tôm càng xanh, đây là bài học mang tính lý thuyết, qua bài học này học viên sẽ biết đƣợc các đặc điểm về môi trƣờng sống, tập tính dinh dƣỡng, sự lột xác và sinh trƣởng của tôm càng xanh, đồng thời cũng giúp học viên trình bày đƣợc cấu tạo bên ngoài, vị trí các bộ phận bên trong của tôm, qua đó ngƣời nuôi hiểu rõ hơn về đối tƣợng mà mình sẽ sản xuất. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các đặc điểm về môi trƣờng sống, tập tính dinh dƣỡng, sự lột xác và sinh trƣởng của tôm càng xanh; - Nhận dạng đúng các cơ quan trên cơ thể tôm. A. Nội dung 1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 1.1. Tên gọi - Tên thƣờng gọi: Tôm càng, tôm càng xanh; (hình 1.0.1) - Tên khoa học: Macrobrachium rosenbergii - Tên tiếng Anh: Giant river prawn. Hình 1.0.1 Tôm càng xanh 1.2. Phân bố và chu kỳ sống 1.2.1. Phân bố - Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhƣng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam châu Á, một phần của Đại Tây Dƣơng và một vài bán đảo Thái Bình Dƣơng.
- - 8 - - Ngoài các vùng phân bố trên, tôm còn đƣợc di nhập và nuôi ở nhiều nƣớc khác trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Đài Loan. Hình 1.0.2. Phân bố của tôm càng xanh - Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng sống hầu hết trong các thủy vực nƣớc ngọt trong nội địa nhƣ sông, hồ, ruộng, đầm, hay các thủy vực nƣớc lợ khu vực cửa sông. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ đôi khi đến 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện. 1.2.2. Chu kỳ sống Hình 1.0.3. Chu kỳ sống của tôm càng xanh
- - 9 - - Chu kỳ sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trƣởng thành. - Tôm càng xanh trƣởng thành sống chủ yếu ở nƣớc ngọt, khi thành thục, tôm bắt cặp đẻ trứng và trứng dính vào chân bụng của tôm mẹ. Tôm trứng di cƣ ra vùng cửa sông nƣớc lợ có độ mặn từ 6 - 18 ‰ để nở. - Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Lúc này tôm có xu hƣớng tiến vào vùng nƣớc ngọt nhƣ sông, rạch, ruộng, ao hồ Ở đó, chúng sinh sống và lớn lên. - Tôm có thể di cƣ rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trƣởng thành chúng lại di cƣ ra vùng nƣớc lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục. 1.3. Môi trường sống 1.3.1. Nhiệt độ - Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng 26-31oC. - Ngoài khoảng nhiệt độ 26-31oC sẽ làm suy giảm các hoạt động sinh trƣởng và sinh sản của tôm. Nhiệt độ cao hơn mức thích hợp thƣờng làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ. - Khi nhiệt độ thấp dƣới 13oC hay trên 38oC sẽ gây chết tôm. 1.3.2. Độ mặn - Tôm càng xanh là loài tôm nƣớc ngọt, nhƣng có thể sống trong môi trƣờng nƣớc lợ. - Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 10-12 ‰. - Tôm lớn có thể chịu đựng đƣợc độ mặn đến 25 ‰. - Ở độ mặn 2-5 ‰ tôm lớn tƣơng đối nhanh hơn so với ở 0 ‰. - Độ mặn 1.3.3. Oxy - Nhu cầu oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giai đoạn sinh trƣởng của tôm, nhiệt độ, độ mặn của môi trƣờng - Đối với tôm còn nhỏ lƣợng oxy tối thiểu phải trên 2,1mg l ở nhiệt độ 23oC, trên 2,9mg l ở nhiệt độ 28oC và 4,7mg l ở nhiệt độ 33oC. - Trong ao, ruộng nuôi hàm lƣợng oxy tối thiểu trong môi trƣờng nƣớc phải lớn hơn 3mg l. Dƣới mức này tôm hoạt động yếu, thƣờng tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. - Nếu hàm lƣợng oxy vƣợt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn, cản trở lƣu thông máu).
- - 10 - 1.3.4. Độ pH - Độ pH thích hợp cho sinh trƣởng của tôm từ 7,0 - 8,5. - Độ pH dƣới 6,5 hay trên 9 kéo dài sẽ không tốt cho sự phát triển của tôm. - Độ pH dƣới 5 tôm hoạt động yếu và sẽ chết sau 6 giờ - Khi gặp môi trƣờng có độ pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi chậm chạp và chết sau đó. 1.3.5. Đạm - Đạm do tôm bài tiết ở dạng đầu tiên là ammonia vốn rất độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn Ammonia sẽ đƣợc chuyển hóa thành nitrite cũng độc cho tôm. Tùy theo độ pH và nhiệt độ, ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dƣới dạng khí NH3. Nồng độ NH3 càng tăng khi độ pH và nhiệt độ càng tăng. - Trong ao nuôi, hàm lƣợng đạm nên duy trì ở mức dƣới 0,1mg l đối với đạm nitrite và dƣới 1mg l đối với đạm amôn. 1.3.6. Ánh sáng - Tôm thích ánh sáng vừa phải, cƣờng độ ánh sáng thích hợp nhất là 400 lux. Ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm. Vì vậy, ban ngày có ánh sáng cao tôm sẽ xuống nền đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. - Tôm không ƣa ánh sáng có cƣờng độ cao nhƣng lại có tính hƣớng quang vào ban đêm, tôm sẽ tập trung lại khi có luồng sáng, tôm lớn tính hƣớng quang kém hơn tôm nhỏ. 1.3.7. Độ cứng và độ kiềm Tôm cần các loại khoáng chất nhƣ Canxi, Magiê cho quá trình hình thành vỏ mới và lột xác. Tuy nhiên, khi độ cứng cao hơn 300ppm (mg l) sẽ làm cho tôm chậm lớn, dễ bệnh do các nguyên sinh động vật bám, trong ao nuôi độ cứng và độ kiềm tốt nhất nên duy trì > 20ppm (mg l) 1.4. Tập tính dinh dưỡng - Tôm càng xanh là loài ăn tạp, thức ăn nghiêng về động vật, chúng sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến tảo sợi và kể cả chất thối rữa hữu cơ và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. - Tôm thƣờng bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm. - Tôm bò trên mặt đáy ao, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trƣớc hƣớng di chuyển, khi gặp thức ăn chúng dùng càng kẹp lấy thức ăn và đƣa thức ăn vào miệng. - Tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con có vỏ cứng sẽ ăn thịt con có vỏ mềm mới lột. Nếu thức ăn và dinh dƣỡng không đầy đủ thì tỉ lệ hao hụt rất cao. Do đó, khi nuôi tôm thƣơng phẩm cần phải cho tôm ăn đầy đủ cả lƣợng và chất, tăng cƣờng chà trong ao tạo nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác, không thả mật độ cao để hạn chế hiện tƣợng ăn lẫn nhau của tôm, nâng cao đƣợc tỉ lệ sống.
- - 11 - 1.5. Sự lột xác - Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dƣỡng, điều kiện môi trƣờng - Tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Bảng 1.0.1 Thời gian lột xác của tôm càng xanh Trọng lƣợng tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày) 1,0 – 2,0 6 2,0 – 5,8 9 6,0 – 10,0 13 11,0 – 15,0 17 16,0 – 20,0 18 21,0 – 25,0 20 26,0 – 35,0 22 35,0 – 60,0 23 - 24 Trên 60 25 - 40 Nguồn: Trung tâm khuyến ngư quốc gia - Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dƣỡng, năng lƣợng và đến chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ mới hình thành dần dƣới lớp vỏ cũ, lớp này rất mềm, mỏng và co giãn đƣợc. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng, giàu oxy để lột vỏ, lớp vỏ mới sẽ cứng dần sau 3-6 giờ. - Quá trình lột vỏ của tôm rất nhanh, chỉ xảy ra trong vòng 3-5 phút. Khởi đầu tôm ngƣng hết mọi hoạt động bên ngoài, uốn cong mình gây nên áp lực ngày càng tăng phá vỡ lớp màng giữa giáp đầu ngực và vỏ tạo nên một khoảng hở ngang lƣng. Tôm lúc này co mình hình chữ U, áp lực bên trong cơ thể tăng lên và dần dần tôm thoát toàn bộ cơ thể qua khoảng hở ở lƣng. Sau mỗi lần lột xác cơ thể tôm tăng lên 9-15% trọng lƣợng thân. 1.6. Sinh trưởng - Sinh trƣởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng về kích thƣớc nhanh sau mỗi lần lột xác. - Tốc độ sinh trƣởng của tôm đực và tôm cái gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35 - 50g. Sau đó có sự khác nhau rất rõ theo giới tính, tôm đực sinh trƣởng nhanh hơn tôm cái và đạt trong lƣợng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.
- - 12 - - Tôm cái khi bắt đầu thành thục (khoảng 40g, hay 140 - 150cm chiều dài) thì sinh trƣởng giảm vì nguồn dinh dƣỡng chủ yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. - Một hiện tƣợng thƣờng thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng nhóm giới tính. - Kích thƣớc của tôm có thể đạt 40 - 50g con sau thời gian nuôi 4 - 5 tháng. 1.7. Đặc điểm sinh sản 1.7.1. Phân biệt giới tính Tôm càng xanh đực Tôm càng xanh cái Hình 1.0.4. Phân biệt giới tính tôm càng xanh Bảng 1.0.2. Phân biệt giới tính tôm càng xanh Đặc điểm Tôm đực Tôm cái Đầu ngực Đầu ngực to hơn con cái Đầu ngực nhỏ hơn con đực Càng Đôi càng thứ 2 to, gồ ghề, Nhỏ và nhẵn hơn (chiếm nhiều gai (chiếm 130% thân) 60% thân) Phụ bộ giao vĩ Xuất hiện giữa nhánh trong Không có và nhánh phụ của chân bụng thứ 2 Bụng Mặt bụng của điểm bụng thứ Tấm bụng thứ 1, 2, 3 dài và nhất có điểm cứng ở giữa nở rộng Lông tơ sinh dục Không có Xuất hiện nhiều trên chân ngực, chân bụng của tôm trƣởng thành Chiều dài và kích Dài 17.5cm, trọng lƣợng Chiều dài trung bình 15cm, cỡ thành thục trung bình 35g trọng lựợng 25g.
- - 13 - 1.7.2. Giao vĩ - Trong tự nhiên tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu nhƣ quanh năm, ở ĐBSCL có hai mùa sinh sản chính là khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10. - Sau khi tôm cái lột xác từ 1 - 22 giờ (thƣờng 3- 6 giờ), tôm bắt đầu giao vĩ (tôm đực lúc này vỏ vẫn còn cứng). - Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm có thể chia thành 4 giai đoạn: + Giai đoạn tiếp xúc; + Giai đoạn tôm đực ôm giữ con cái; + Giai đoạn tôm đực trèo lên lƣng con cái; + Giai đọan cuối. - Sau khi giao vĩ tôm đực bảo vệ con cái do vỏ con cái còn mềm - Tôm thƣờng đẻ trứng vào ban đêm. - Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút, thƣờng từ 15 - 25 phút. - Trứng dính vào 4 đôi chân bụng đầu tiên, tôm cái dùng chân bụng quạt nƣớc để cung cấp oxy cho trứng và dùng chân ngực để loại bỏ trứng hƣ hay vật lạ bám vào. - Thời gian ấp trứng có thể từ 15 - 23 ngày. 1.7.3. Mùa vụ sinh sản Tôm sinh sản quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản của tôm ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 1 - 2 và 8 - 9 âm lịch. 2. Quan sát cấu tạo tôm càng xanh 2.1 Quan sát các bộ phận bên bên ngoài cơ thể - Tôm càng xanh là loài có kích thƣớc lớn nhất trong nhóm tôm nƣớc ngọt. - Có thể phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm nƣớc ngọt khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. - Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. To ở phần đầu và thon nhỏ về phía sau. - Cơ thể gồm hai phần là phần đầu ngực phía trƣớc và phần bụng phía sau:
- - 14 - Hình 1.0.5. Cấu tạo bên ngoài của tôm càng xanh 2.1.1. Phần đầu ngực: Đƣợc bao phủ bởi tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực - Phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đội phụ bộ. - Phần ngực với 8 đốt liền nhau, mang 8 đôi phụ bộ. - Tôm có chủy dài uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, phía trên chủy có 11 - 16 răng, phía dƣới chủy 10 - 15 răng - Các phụ bộ có hình dạng, kích thƣớc và chức năng khác nhau: + Hai đôi râu có chức năng xúc giác + Một đôi hàm lớn hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền thức ăn + Năm đôi chân ngực có chức năng để bò + Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyên hóa thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai thứ hai to và dài dùng để bắt mồi và tự vệ. 2.1.2. Phần bụng: Có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. - Mỗi đốt mang một phụ bộ là chân bơi (có năm đôi chân bụng để bơi) - Mỗi đốt bụng có một tấm vỏ bao, tấm vỏ phía trƣớc xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. - Tuy nhiên, tấm vỏ thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ phía trƣớc và phía sau, đây là đặc điểm để phân biệt với các nhóm tôm biển. - Cuối cùng là một đôi chân đuôi có chức năng nhƣ một cái bánh lái
- - 15 - 2.2. Giải phẫu quan sát cấu tạo tôm 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật - Tôm càng xanh sống - Chậu mổ - Bộ đồ mổ - Đinh ghim - Kính lúp tay, kính lúp bàn - Đĩa pêtri - Nƣớc sạch - Khăn lau Hình 1.0.6. Dụng cụ mổ tôm - Mảnh bìa, hồ dán, tiêu bản (các phần phụ của tôm nhƣ: các chân hàm, hàm trên, hàm dƣới ) Hình ảnh: Các tranh màu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tôm càng. Mẫu vật: Tôm càng xanh sống, chọn tôm có càng to và tôm có càng nhỏ để có đủ cả tôm đực lẫn tôm cái. 2.2.2. Nội dung thực hiện a. Quan sát hình dạng và cấu tạo ngoài của tôm càng Trƣớc khi quan sát, làm chết tôm càng bằng dung dịch ete hoặc clorofooc. - Hình dạng ngoài: Phân biệt các bộ phận trên cơ thể nhƣ phần đầu, ngực và phần bụng. Cơ thể tôm càng phân đốt nhƣ sau: Đầu + ngực + bụng = 5 đốt + 8 đốt + 6 đốt - Phần đầu và phần ngực: Hình 1.0.7. Cấu tạo phần đầu ngực của tôm càng xanh
- - 16 - Các đốt dính liền, không rõ ranh giới phân đốt và đƣợc một giáp đầu ngực hình thành máng trùm lên phía trên và kéo dài ra phía trƣớc tạo thành một chủy nhọn, gọi là chủy đầu. Hai dãy mang thở nằm ở 2 bên phần đầu và ngực và ẩn dƣới giáp đầu ngực. - Phần bụng: Mỗi đốt đƣợc một vòng vỏ kitin bao bọc. Vòng trƣớc gối lên vòng sau. Nếp kitin giữa hai đốt mềm vì không thấm chất can xi. Hình 1.0.8. Cấu tạo phần bụng của tôm càng xanh Cấu tạo của phần phụ * Bƣớc 1: Dùng panh gắp dần các phần phụ ra khỏi cơ thể rồi đặt lên một tờ giấy bìa. Cần kẹp vào tận đốt gốc của phần phụ để tách ra khỏi cơ thể sao cho chúng còn thật toàn vẹn. Có thể gỡ từ sau ra trƣớc, từ ngoài vào trong và xếp riêng để tránh nhầm lẫn. * Bƣớc 2: Dựa vào hình vẽ để dán các phần phụ theo đúng thứ tự từ trƣớc tới sau (với chú thích kèm theo), từ trên xuống dƣới lần lƣợt nhƣ sau: - Phần phụ đầu gồm có: + Râu I (râu nhỏ): Mọc sát 2 bên chùy, có 2 nhánh nhƣng chỉ còn nhánh trong và chia làm 3 + Râu II (râu lớn): Còn đủ 2 nhánh, nhánh ngoài bè to thành hình quạt, nhánh trong vuốt nhỏ thành râu dài + Đôi hàm trên: Vỏ kitin dày và phát triển, đầu ngoài chẻ đôi và có răng, xúc biện ngắn có 3 đốt + Đôi hàm dƣới I: Nhỏ và mảnh, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt rõ tấm trong và 2 tấm nghiền + Đôi hàm dƣới II: Ngoài 2 tấm nghiền còn đủ 2 nhánh, nhánh trong nhỏ, nhánh ngoài phát triển thành một bản hình quạt rộng để tăng cƣờng hiệu quả việc quạt nƣớc - Phần phụ ngực: Gồm có 8 đôi có hình dạng, cấu tạo khác nhau tùy theo chức năng:
- - 17 - + Đôi chân hàm I: Do đôi chân ngực I biến đổi thành, thích nghi với chức năng bắt, giữ và nghiền thứ ăn + Đôi chân hàm II: Gồm đốt gốc và 2 nhánh, nhánh ngoài vuốt nhỏ, nhánh trong rộng bản và rìa có lông + Đôi chân hàm III: Có cấu tạo nhƣ một phần phụ điển hình + 5 đôi chân bò: Chúng khác với chân hàm ở chỗ chỉ có nhánh trong phát triển. Đôi chân bò thứ nhất và thứ hai có tận cùng là kìm để bắt mồi. Có thể tìm thấy đôi lỗ sinh dục ở giữa gốc đôi chân bò thứ 3 (con cái) và gốc đôi chân bò thứ 5 (con đực) Hình 1.0.9. Vị trí lỗ sinh dục của tôm cái và tôm đực - Phần phụ bụng: Gồm có 5 đôi chân bơi, 1 đôi phần phụ đuôi (bánh lái). Cả 6 đôi đều có cấu tạo kiểu 2 nhánh dƣới dạng những tấm giẹp hình mái chèo, thích nghi với hoạt động bơi lội. Cấu tạo mang của tôm càng - Mổ khoang mang của tôm theo 2 bƣớc: + Bƣớc 1: Dùng kẹp nâng vỏ giáp đầu ngực và cắt bằng kéo theo các đƣờng chấm gạch. + Bƣớc 2: Tách nhẹ một chân ngực toàn vẹn kèm theo cả lá mang dính ở đốt gốc. - Quan sát: Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn (lúp bàn) quan sát để thấy 3 đặc điểm của lá mang là luôn bám vào gốc chân ngực, thành lá mang rất mỏng, có lông (tiêm mao) phủ ngoài.
- - 18 - - Vẽ cấu tạo của mang lớn, chú thích các cấu tạo chi tiết và giải thích ý nghĩa thích nghi của 3 đặc điểm trên với các chức năng tạo dòng nƣớc ra, vào mang để đem theo nƣớc giàu oxy và cả các thức ăn cung cấp cho cơ thể tôm. b. Cấu tạo trong của tôm càng - Mổ tôm để xem cấu tạo trong của tôm càng xanh: + Ghim tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở bánh lái); + Dùng kéo nhỏ cắt 2 đƣờng song song 2 bên tấm lƣng giáp đầu ngực lên đến tận gốc mắt, hai đƣờng nối tiếp nhƣ thế xuống phần bụng gặp nhau ở mặt lƣng đốt bụng cuối cùng; + Đổ nƣớc ngập cơ thể; + Dùng kẹp và kim mũi mác nâng tấm vỏ lƣng để bỏ ra khỏi cơ thể. - Quan sát cấu tạo trong: Hình 1.0.10. Cấu tạo bên trong của tôm + Dƣới lớp cuticun là lớp hạ bì. Trên hạ bì ta thấy rất rõ các tế bào sắc tố dƣới dạng các chấm lốm đốm xanh lam và đỏ hồng. Trên lớp hạ bì là lớp cuticun ngấm kitin, dày, cứng và trong suốt (có ngấm CaCO3). Gạt lớp hạ bì ra để quan sát cấu tạo trong. + Hệ tuần hoàn: Thƣờng chỉ thấy rõ tim hình túi (hay hình tam giác) màu vàng nhạt và động mạch lƣng rất mảnh và trong suốt nằm trên vách ruột. Máu tôm không có màu. + Hệ hô hấp: Gồm 2 dãy mang nằm ở 2 bên đầu ngực, có thể dùng panh gắp 1 lá mang đặt trong giọt nƣớc để quan sát trên kính hiển vi. Ta sẽ thấy mỗi lá mang có thành mỏng và cấu tạo trông giống nhƣ một chiếc lông chim.
- - 19 - + Hệ tiêu hóa: Miệng tôm ở phía bụng, thực quản ngắn, dạ dày nghiền, túi diều màu tím hồng có hình quả ớt. Tiếp theo diều là ruột, đoạn đầu của ruột di chuyển qua khối gan tụy màu vàng nhạt nằm ngay sau dƣới diều. Gan tụy có các đƣờng dẫn tới ruột, đoạn ruột nằm trên phần bụng có phủ sắc tố màu đỏ gạch. Cuối cùng, từ ruột đổ ra lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. + Hệ sinh dục: Tôm đực và tôm cái có tuyến sinh dục giống nhau về vị trí và cấu tạo. Nghĩa là, tuyến sinh dục gồm một tuyến trứng hay tuyến tinh hình vòng cung nằm ngay phía trên tim và hai bên có ống dẫn sinh dục xoắn nhiều vòng. Ống dẫn sinh dục ở tôm đực dài hơn ở tôm cái. + Hệ bài tiết: Là tuyến râu (biến đổi của hậu đơn thận), hình cầu, màu vàng xanh, nằm sát gốc 2 râu lớn. Tuyến bài tiết rất nhỏ lại nằm ở sâu nên việc gỡ tìm rất khó, phải cắt bỏ từ từ những bó cơ dày đặc ở phần đầu ngực thì mới thấy rõ đƣợc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi thảo luận 1.0: Trình bày khả năng thích ứng với môi trƣờng sống, sinh trƣởng, dinh dƣởng và sinh sản của tôm càng xanh. 2. Bài thực hành: Bài thực hành 1.0.1: Mô tả cấu tạo bên ngoài của tôm càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng quan sát, nhận biết đƣợc các bộ phận bên ngoài của tôn càng xanh - Nguồn lực: + Tranh ảnh và mẫu tôm càng còn sống + Giấy Ao, bút lông - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm thực hiện bài tập: Nhận diện phân biệt các bộ phận trên cơ thể + Cơ thể tôm càng phân đốt nhƣ sau: Đầu + ngực + bụng = 5 đốt + 8 đốt + 6 đốt. + Các phụ bộ trên phần đầu: Râu nhỏ, râu lớn, hàm trên, hàm dƣới, chân bò + Phần phụ bụng: 5 đôi chân bơi, đuôi - Thời gian hoàn thành: 3 phút học viên - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên mô tả đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm Bài thực hành 1.0.2: Giải phẫu và nhận biết các bộ phận bên trong của tôm
- - 20 - càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng quan sát, nhận biết đƣợc các bộ phận bên trong của tôm càng xanh - Nguồn lực: + Mẫu tƣơi và tranh ảnh tôm càng. + Bộ dao, kéo giải phẫu, khay nhựa - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm thực hiện bài tập:: + Học viên quan sát hình dạng bên ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các bộ phận bên trong của tôm theo hƣớng dẫn của giáo viên + Học viên cắt mổ tôm theo hƣớng dẫn của giáo viên, quan sát và nêu tên các bộ phận bên trong - Thời gian hoàn thành 3 phút học viên - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên gọi đúng các bộ phận bên trong của cơ thể tôm C. Ghi nhớ - Tôm lớn lên bằng cách lột xác - Khi nuôi có hiện tƣợng phân đàn rõ rệt - Tôm hay ăn lẫn nhau khi lột xác. - Yếu tố môi trƣờng thích hợp: + Độ pH: 7,0 - 8,5 + Độ kiềm và độ cứng > 20mg/l + Độ mặn từ 0 – 10 ‰ + Nhiệt độ thích hợp từ 26 – 31oC + Oxy hòa tan > 3mg/lít
- - 21 - Bài 1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI TÔM CÀNG XANH Mã bài: MĐ 01-01 Giới thiệu Nhiều hộ nuôi tôm càng xanh đã gặp nhiều trở ngại trong quá trình nuôi do chọn địa điểm không tốt. Để chọn đƣợc địa điểm nuôi phù hợp phải xem xét nguồn nƣớc, chất lƣợng đất đai và điều kiện kinh tế của ngƣời nuôi. Việc chọn địa điểm nuôi là vấn đề rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này, vì vậy khi chọn địa điểm xây dựng cần chú ý tới công việc chọn vùng nuôi cho phù hợp, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm, xa khu vực nƣớc thải của các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xa khu dân cƣ, đảm bảo an ninh trật tự tốt. Mục tiêu - Nêu đƣợc yêu cầu về địa điểm nuôi tôm càng xanh; - Lựa chọn đƣợc địa điểm thích hợp để nuôi tôm. A. Nội dung 1. Tìm hiểu địa hình 1.1. Quan sát địa hình - Vùng đất bằng phẳng, trống trải, dễ quan sát; - Công trình trên mặt đất cao hơn mức nƣớc triều cao nhất trong năm khoảng 0,5m; - Gần với sông, rạch để có thể thay đổi nƣớc dễ dàng; - Vùng xây dựng ao nuôi không bị che khuất; - Có hƣớng gió thổi nhiều quanh năm. Hình 1.1.1. Quan sát địa hình 1.2. Quan sát khu vực xung quanh - Cần tránh xa nguồn gây ô nhiễm nhƣ: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, trang trại; - Nên gần nơi cung cấp thức ăn; - Gần nơi cung cấp nguồn con giống;
- - 22 - - Giao thông thuận tiện; - Đảm bảo an ninh; - Thông tin liên lạc thuận tiện; - Nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phƣơng; - Có nguồn điện chủ động. Hình 1.1.2. Nước thải khu công nghiệp Hình 1.1.3. Khu vực chăn nuôi 2. Kiểm tra chất đất - Đất để xây dựng ao nuôi tốt nhất là đất sét hay sét pha cát (đất thịt) - Độ pH đất > 5 2.1 Xác định loại đất Thành phần cơ giới đất có ảnh hƣởng lớn đến tính chất đất, tác động đến kết cấu và tuổi thọ của ao, ruộng nuôi. Đất ở mỗi tầng không đồng nhất với nhau, do vậy để công trình vận hành dễ dàng, sử dụng lâu dài việc xác định loại đất là công việc cần thiết phải đƣợc thực hiện trƣớc khi đào, đắp. 2.1.1. Lấy mẫu đất Hình 1.1.4. Hố đào để lấy phẫu diện Hình 1.1.5. Khoan đất để lấy phẫu diện
- - 23 - Trƣớc khi xây dựng, cần lấy mẫu đất để xác định loại đất của khu vực nuôi. Phẫu diện đất sâu hơn đáy 0,5m (1,5 - 2m) ở ít nhất 5 điểm trong khu vực định xây dựng ao, ruộng nuôi. Nếu đất đồng nhất từ trên xuống thì chỉ cần lấy 1mẫu. Nếu đất phân tầng thì phải lấy mẫu ở các tầng. 2.1.2. Tính chất của các loại đất Thành phần của đất ảnh hƣởng rất lớn đến tính chất của đất. - Đất cát Là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lƣợng. Đất cát dễ thấm nƣớc nhƣng giữ nƣớc kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dƣỡng và các chất keo kết và dễ bị xói mòn. - Đất sét Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Đất sét có tính chất ngƣợc lại hoàn toàn đất cát nhƣ khó thấm nƣớc, giữ nƣớc tốt và đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhƣng lâu nguội, đất sét chứa nhiều chất dinh dƣỡng hơn đất cát. - Đất thịt Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất cát, nếu có đất thịt nặng thì tính chất ngã về đất sét. - Đất cát, đất than bùn, chứa mùn bã hữu cơ làm ao dễ sạt lở, không giữ đƣợc nƣớc, công trình dễ bị hƣ hỏng. - Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nƣớc dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn. - Đất chua phèn làm độ pH nƣớc ao giảm thấp, gây ngộ độc cho tôm nuôi. Đất đào ao có độ pH > 5. 2.2. Phương pháp nhận diện thành phần đất Lấy một nắm đất ƣớt nhỏ để nắm và se lăn tròn thành một thỏi đất dài trong 2 lòng bàn tay: - Với đất sét sẽ cho ta một thỏi đất bóng mịn, dai, kéo dài mà không bị đứt. - Đất cát lại khó thành sợi và rất dễ bị đứt gãy do kết cấu của chúng là nhiều cát, ít hạt sét. - Với đất có nhiều chất hữu cơ thƣờng có màu đen, nhẹ, mềm, tơi xốp; trong khi đất thiếu chất hữu cơ thƣờng có màu nâu hoặc xám, kết cấu khô cứng khi thiếu nƣớc.
- - 24 - 2.3. Nhận diện đất chua phèn 2.3.1. Đo độ pH đất Xác định độ pH đất nhằm mục đích chọn lựa vùng đất có độ pH thích hợp để xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh, cũng nhƣ trong quá trình cải tạo sẽ dự trù tính toán đƣợc lƣợng vôi cần thiết nhằm tránh lãng phí và sử dụng vôi một cách hiệu quả. * Đo độ pH tầng mặt: Dùng máy đo độ pH đất Hình 1.1.6. Máy đo pH đất HANNA HI 99121 - Cách đo: + Bƣớc 1: Cắm đầu que nhựa ngập trong đất, tạo thành 1 lỗ nhỏ trên mặt đất, độ sâu của lỗ tùy thuộc vào tầng pH muốn đo. Hình 1.1.7. Cắm que nhựa vào trong đất + Bƣớc 2: Cắm đầu điện cực vào lỗ nhỏ vừa tạo xong. Hình 1.1.8. Cắm điện cực vào trong lỗ
- - 25 - + Bƣớc 3: Đọc chỉ số trên máy . Nếu độ pH đất > 5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi . Không xây dựng ao nuôi ở những nơi có đ ộ pH đất < 5 + Bƣớc 4: Dùng nƣớc sạch rửa đầu điện cực và lau khô bằng vải mềm. Hình 1.1.9. Chỉ số pH đất phù hợp * Lƣu ý: - Đất đo độ pH cần ẩm, mềm - Nên đo độ pH ở nhiều nơi, các tầng khác nhau của khu đất cũng cần đƣợc khảo sát. Hình 1.1.10. Chỉ số pH đất không phù hợp * Đo độ pH tầng sâu trong đất: Dùng mũi khoan lấy mẫu đất, đo độ pH bằng giấy quỳ hoặc máy đo độ pH đất. Hình 1.1.11. Đo độ pH đất tầng sâu * Nếu đất khô hoặc không có máy đo độ pH đất có thể đo bằng dung dịch test pH hoặc giấy đo pH. Cách thức đƣợc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Lấy 100g đất mẫu đã đƣợc phơi khô, tán nhỏ, nhặt sạch rễ cây, rơm rạ và đá sỏi. Bƣớc 2: Cho đất vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít.
- - 26 - Bƣớc 3: Đổ nƣớc cất vào khoảng 2 3 chai, lắc kỹ cho đất hòa tan với nƣớc. Để lắng khoảng 30 phút Bƣớc 4: Lấy một ít nƣớc trong chai, dùng giấy quỳ tím nhúng nhẹ vào nƣớc rồi đem so với bảng màu để xác định độ pH của đất. 2.3.2. Quan sát trạng thái đất * Đất phèn sắt: Đất khu vực này thƣờng có vệt hoặc đốm màu vàng, bề mặt nƣớc có váng màu vàng đỏ Hình 1.1.12. Đất phèn sắt * Đất phèn nhôm: Lớp đất mặt có đóng váng màu trắng, nƣớc thƣờng rất trong. Cỏ cây thƣờng có vệt màu vàng ở nơi tiếp giáp với nƣớc. Hình 1.1.13. Đất phèn nhôm 2.3.2. Quan sát thực vật chỉ thị trong khu vực Tùy thuộc vào tính chất và cấu tạo của từng loại đất sẽ có các nhóm thảm thực vật phù hợp sinh trƣởng và phát triển. Ở những nơi đất phèn tiềm tàng thƣờng có những loại thực vật chỉ thị nhƣ: cây súng, cây sen, cán nhĩ vàng, cỏ bắc, cỏ nghé, lúa ma, rau dừa Trên cơ sở các nhóm thực vật chỉ thị này ngƣời nuôi tôm càng có đƣợc sự lựa chọn ban đầu để xây dựng công trình, tránh đƣợc các khu vực nhiễm phèn tiềm tàng, phèn mặn
- - 27 - Hình 1.1.14. Cây súng Hình 1.1.15. Cây sen Hình 1.1.16. Cây Cán nhĩ vàng Hình 1.1.17. Cỏ bắc Hình 1.1.18. Lúa ma Hình 1.1.19. Cỏ nghé
- - 28 - Hình 1.1.20. Rau dừa - Vùng đất nhiều phèn: năng kim, bàng, sậy - Vùng đất phèn ít và trung bình có: cỏ ống, năng ngọt, lác Hình 1.1.21. Năng kim Hình 1.1.22. Bàng Hình 1.1.23. Sậy Hình 1.1.24. Cỏ ống
- - 29 - Hình 1.1.25. Năng ngọt Hình 1.1.26. Lác 3. Khảo sát nguồn nƣớc Nguồn nƣớc cần đảm bảo một số chỉ tiêu thủy lý hóa nhƣ sau: - Nhiệt độ tối ƣu 28- 30oC. - Độ pH 7,0 – 8,5 - Độ cứng và độ kiềm tổng cộng > 20mg l - Độ mặn không quá 10‰ - Oxy hòa tan > 3mg l - NH3 < 0,1 mg/l + - NH4 < 1mg/l 3.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch - Ao hoặc ruộng nuôi nên chọn vị trí có nguồn nƣớc ngọt quanh năm (gần sông, rạch). - Nguồn nƣớc không ô nhiễm hoặc ảnh hƣởng bởi nƣớc thải khu công nghiệp. - Nƣớc không bị phèn. - Độ mặn không vƣợt quá 10‰. Hình 1.1.27. Nguồn nước nhiều phù sa - Nguồn nƣớc đƣợc cung cấp từ các hồ chứa càng tốt vì nguồn nƣớc này thƣờng có chất lƣợng tốt, không bị ô nhiễm, chi phí thấp và cung cấp quanh năm.
- - 30 - 3.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều 3.2.1. Thủy triều Thủy triều là hiện tƣợng nƣớc biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữa mặt trăng, mặt trời với trái đất. Ở những nơi nuôi tôm càng xanh, nguồn nƣớc cấp thoát có thể chịu ảnh hƣởng của thủy triều, việc nghiên cứu thủy triều giúp ngƣời nuôi tôm chủ động đƣợc trong việc cấp, thoát nƣớc, đồng thời cũng giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận. 3.2.2. Phân loại thủy triều - Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. - Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút - Triều cƣờng: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cƣờng. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng). - Triều kém: mực nƣớc triều dao động ít. 3.2.3. Đặc điểm của thủy triều ở Việt Nam Với chiều dài bờ biển trên 3.200 km, thủy triều Việt Nam khá đa dạng: có đủ các chế độ thủy triều của thế giới nhƣ nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. - Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng, biên độ triều khoảng 2,6 - 3,6m. Ở phía nam Thanh Hóa có 18 - 22 ngày nhật triều. - Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: Nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng, biên độ triều khoảng 1,2 - 2,5m. - Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: Bán nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 1,0 - 0,6 m. + Vùng biển Thuận An và lân cận: Bán nhật triều. + Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: Bán nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 0,8 - 1,2m. + Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: Nhật triều không đều, biên độ triều khoảng 1,2 - 2,0m. + Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: Bán nhật triều không đều, biên độ khoảng 3,5 - 2,0 m. + Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: Nhật triều không đều, biên độ triều khoảng trên duới 1 m.
- - 31 - 4. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc cung cấp 4.1. Chọn nguồn cung cấp nước - Có nguồn nƣớc sạch, dồi dào quanh năm. - Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, trang trại. 4.2. Đo độ phèn (độ pH) Độ pH thích hợp cho sinh trƣởng của tôm từ 7,0 - 8,5. * Đo bằng máy Cách đo: Bƣớc 1: + Lắp điện cực vào máy + Mở máy bằng nút on-off + Hiệu chỉnh máy (theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất) Hình 1.1.28. Hiệu chỉnh máy Bƣớc 2: + Bỏ đầu điện cực vào trong môi trƣờng cần đo + Mở máy bằng nút on-off + Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên Bƣớc 3: + Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình Hình 1.1.29. Thực hiện đo độ pH nước Bƣớc 4: Bảo quản điện cực Rửa điện cực bằng nƣớc sạch, lau khô bằng vải mềm. Hình 1.1.30. Vệ sinh điện cực
- - 32 - * Đo bằng giấy quỳ Giấy quỳ (giấy đo độ pH) dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tƣơng đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý hạn sử dụng của giấy. Hình 1.1.31. Giấy đo pH Cách đo: Bƣớc 1: Dùng tay xé 1 tấm (hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2 - 4cm) Bƣớc 2: Nhúng mẩu giấy qùy vào môi trƣờng nƣớc cần đo (nƣớc thấm vào 2 3 giấy qùy) Hình 1.1.35. Xé 1 đoạn giấy quỳ Bƣớc 3: Để ráo mẩu giấy qùy, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5 - 10 giây Bƣớc 4: Đọc kết quả - Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so. - Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy quỳ. Hình 1.1.36. So sánh với thang màu
- - 33 - 4.3. Đo độ kiềm Trong ao nuôi độ cứng và độ kiềm tốt nhất nên duy trì > 20ppm (mg l) Hình 1.1.37. Hộp test kiềm * Các bƣớc đo độ kiềm Bƣớc 1: Rửa sạch lọ bằng nƣớc cần kiểm tra tổng độ kiềm. Bƣớc 2: Lấy 10ml nƣớc cần kiểm tra. Hình 1.1.38. Lấy 10ml nước cần kiểm tra Bƣớc 3: Cho vào 3 giọt dung dịch I nƣớc sẽ chuyển sang màu xanh sáng. Hình 1.1.39. Cho 3 giọt dung dịch I vào
- - 34 - Bƣớc 4: Vừa lắc đều lọ vừa cho dung dịch II vào đến khi dung dịch trong lọ chuyển sang màu đỏ. Bƣớc 5: Tính kết quả Đếm tất cả số giọt của dung dịch 2 đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ đƣợc kết quả của tổng độ kiềm Hình 1.1.40. Cho dung dịch II + 4.4. Đo NH3/NH4 Trong ao nuôi, hàm lƣợng đạm nên duy trì ở mức dƣới 0,1mg l đối với đạm Nitrite và dƣới 1mg l đối với đạm Amôn. + Hình 1.1.41. Test NH3/NH4 * Các bƣớc thực hiện Bƣớc 1: Rửa ống nghiệm vài lần bằng nƣớc cần kiểm tra Bƣớc 2: Cho nƣớc cần kiểm tra vào ống nghiệm đến vạch 5ml Hình 1.1.42. Nước kiểm tra trong ống nghiệm
- - 35 - Bƣớc 3: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 5 giọt thuốc thử I, lắc đều Hình 1.1.43. Nhỏ dung dịch I vào ống nghiệm Bƣớc 4: Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm 5 giọt thuốc thử II, lắc đều. Hình 1.1.44. Nhỏ dung dịch thứ II Bƣớc 5: Sau khoảng 10 phút so màu nƣớc trong ống nghiệm với thang màu chuẩn. Tìm màu chuẩn giống hoặc gần giống màu nƣớc trong ống nghiệm. Bƣớc 6: Đọc kết quả ghi trên ô màu chuẩn Hình 1.1.45. So màu 4.5. Đo độ trong - Mức qui định phù hợp 30 - 40 cm. - Độ trong quá thấp ( 40cm, quan sát màu nƣớc rất nhạt.
- - 36 - * Mô tả: Đĩa hình tròn, làm bằng vật liệu không thấm nƣớc (inox, thiếc, tole ) đƣờng kính từ 25 – 30 cm, mặt đĩa đƣợc sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm Hình 1.1.46. Đĩa đo độ trong * Cách đo Bƣớc 1: - Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc từ từ - Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Hình 1.1.47. Đặt đĩa đo độ trong vào nước Bƣớc 2: Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa. Hình 1.1.48. Quan sát màu sắc trên đĩa Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hay thanh gỗ) Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc. Hình 1.1.49. Quan sát đoạn dây
- - 37 - * Đo độ trong bằng cách dùng lòng bàn tay Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay, ấn bàn tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Khoảng cách từ mặt nƣớc đến bàn tay chính là độ trong của ao (cm). Hình 1.1.50. Đo độ trong bằng lòng bàn tay 4.6. Đo độ mặn * Dụng cụ đo: Khúc xạ kế Trong nuôi tôm càng xanh, độ mặn tốt nhất không quá 10 ‰. Hình 1.1.51. Khúc xạ kế * Cách đo Bƣớc 1: Cho 1-2 giọt nƣớc mẫu vào giữa gƣơng nhận mẫu nƣớc. Hình 1.1.55. Nhỏ nước cần đo Bƣớc 2: Đậy nắp nhựa của khúc xạ kế lại Hình 1.1.56. Đậy nắp nhựa
- - 38 - Bƣớc 3: Hƣớng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn), mắt nhìn vào khúc xạ kế đọc kết quả. Hình 1.1.57. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng Bƣớc 4: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nƣớc. Hình 1.1.58. Đọc kết quả 5. Các lỗi thƣờng gặp - Chọn địa điểm nuôi không thuận lợi về giao thông - Chọn chất đất không tốt và giữ nƣớc kém - Nguồn nƣớc thiếu và ô nhiễm B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi thảo luận 1.1: Trình bày các yêu cầu về lựa chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh. 2. Bài tập thực hành: Bài tập thực hành 1.1.1: Nhận diện đất khu vực nuôi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn đƣợc vị trí nuôi tôm càng xanh phù hợp. - Nguồn lực: Cuốc, xẻng, máy đo độ pH đất, cánh đồng tại địa phƣơng - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm nhỏ 2 - 3 học viên nhóm - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên quan sát sự hiện diện của thực vật chỉ thị vùng đất phèn, màu của các vũng nƣớc trong khu đất, lấy mẫu đất kiểm tra độ kết dính, độ pH, màu sắc, trạng thái đất theo hƣớng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết luận
- - 39 - - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên nhận diện chính xác khu đất và kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất. Bài tập thực hành 1.1.2: Khoan lấy phẫu diện đất - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, biết cách khoan lấy mẫu đất, đánh giá đƣợc thành phần cơ giới và độ pH của đất theo từng tầng đất đã khoan - Nguồn lực: Khoan tay, cuốc, xẻng, máy đo độ pH đất (giấy qùy), cánh đồng tại địa phƣơng - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm nhỏ 5 - 6 học viên nhóm - Nhiệm vụ của nhóm cá nhân khi thực hiện bài tập: Học viên dùng khoan (đào) sâu vào trong lòng đất 1,5m. Quan sát phẫu diện đất, kiểm tra nhanh thành phần đất, đo độ pH đất theo từng tầng. Khảo sát 5 điểm trong khu đất. Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên nhận diện kết luận chính xác phẫu diện, thành phần cơ giới, độ pH của đất theo từng tầng. Bài tập thực hành 1.1.3: Khảo sát các yếu tố môi trƣờng của nguồn nƣớc cấp - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, khảo sát, đánh giá và đo đƣợc các yếu tố môi trƣờng của nguồn nƣớc cấp - Nguồn lực: + Các bộ thử nhanh độ pH, độ kiềm, NH3/NH4 , khúc xạ kế, đĩa Secchi. - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm nhỏ 2 - 3 học viên nhóm - Nhiệm vụ của nhóm cá nhân khi thực hiện bài tập: Học viên đo các chỉ + tiêu độ pH, độ kiềm, đo NH3/NH4 , độ mặn, độ trong của nƣớc sông, rạch khu vực nuôi theo hƣớng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Học viên thao tác chính xác các bƣớc đo chỉ tiêu nƣớc và kết luận đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc. C. Ghi nhớ - Chất đất lý tƣởng với ao nuôi tôm là đất sét hoặc đất sét pha cát; - Đất chua phèn làm độ pH nƣớc ao giảm thấp, gây ngộ độc cho tôm nuôi. Đất đào ao có độ pH > 5; - Ao, ruộng nuôi gần kênh, rạch, nguồn nƣớc không bị ô nhiễm.
- - 40 - Bài 2. XÂY DỰNG AO NUÔI MĐ 01-02 Giới thiệu bài Ao nuôi tôm càng xanh phải đƣợc xây dựng đúng kỹ thuật, điều này giúp môi trƣờng nƣớc ổn định, chăm sóc, quản lý ao nuôi thuận tiện, tôm phát triển tốt, ít bệnh và hạn chế ô nhiễm khu vực nuôi. Mục tiêu: - Nêu đƣợc yêu cầu kỹ thuật ao nuôi tôm càng xanh; - Vẽ đƣợc sơ đồ ao; - Xây dựng đƣợc ao nuôi theo bản vẽ. A. Nội dung 1. Xác định tiêu chuẩn ao nuôi Ao nuôi tôm càng xanh cần phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn sau: - Dễ dàng trong việc cấp nƣớc và thay nƣớc; - Thuận tiện cho ăn, kiểm tra, tuần tra; - Thuận tiện thu hoạch. 1.1. Xác định hình dạng ao - Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình để chọn làm ao; - Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuông hoặc hình chữ nhật; thích hợp nhất là hình chữ nhật - Tỉ lệ chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng. 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao - Thông thƣờng diện tích tốt nhất từ 1.000m2- 3.000m2 - Độ sâu ao từ 1,5-2m - Đáy ao có độ dốc nghiêng về cống thoát nƣớc độ dốc i = 0,5 - 1%. 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao - Bờ ao có nhiệm vụ giữ nƣớc, giữ đƣợc tôm và đi lại để chăm sóc quản lý. - Bờ chắc chắn, giữ đƣợc mức nƣớc trong ao nuôi ổn định. - Đỉnh bờ cao hơn mức nƣớc triều cƣờng cao nhất từ 0,5m trở lên. - Chiều rộng mặt bờ từ 3 - 4m - Độ dốc của bờ ao tùy thuộc vào tính chất của đất.
- - 41 - Hình 1.2.1. Mặt cắt bờ ao 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống - Mỗi ao cần có hai cống: cống cấp nƣớc và cống tiêu nƣớc. - Cống có thể làm bằng gỗ, bê tông, hay xây bằng gạch - Kích thƣớc của tiết diện cống thay đổi tùy theo khối lƣợng nƣớc và yêu cầu thời gian cấp tiêu nƣớc. - Cao trình đáy cống : Đối với cống cấp nên đặt ngang với mực nƣớc yêu cầu thấp nhất trong ao, với cống tiêu nên đặt sát đáy ao. 2. Vẽ sơ đồ ao 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi 2.1.1 Qui trình cấp thoát trong hệ thống ao nuôi tôm càng xanh Kênh tự nhiên Kênh cấp nƣớc Ao lắng, xử lý nƣớc Ao xử lý nƣớc Ao chứa chất Ao nuôi thải thải rắn 2.1.2. Sơ đồ bố trí hệ thống ao nuôi tôm càng Khu vực nuôi tôm càng xanh cần thể hiện rõ vị trí từng ao của hệ thống nuôi.
- - 42 - Các nhóm ao trong hệ thống nuôi tôm càng xanh đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 1.2.2. Sơ đồ bố trí ao trong hệ thống nuôi * Kênh cấp nước: Có nhiệm vụ dẫn nƣớc từ kênh tự nhiên đến ao lắng, xử lý nƣớc. * Ao lắng và xử lý nước: Có nhiệm vụ lắng bớt những chất lơ lững trong môi trƣờng nƣớc và xử lý nƣớc trƣớc khi cấp vào ao nuôi. Có thể tận dụng mƣơng vƣờn để thực hiện chức năng này. Ao lắng, xử lý nƣớc chiếm khoảng 20 - 30% thể tích ao nuôi. * Khu chứa bùn thải: Nhận chất thải (bùn đáy ao) đƣợc bơm lên trong quá trình nuôi hay khi cải tạo ao. Nƣớc thải ở nơi đây sẽ đƣợc dẫn sang ao chứa lắng nƣớc thải. * Ao xử lý nước thải: Tiếp nhận nƣớc thải từ ao nuôi và nƣớc từ nơi chứa chất thải rắn. Tại đây nƣớc sẽ đƣợc lắng và đƣợc xử lý trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng tự nhiên. 2.2 Sơ đồ mặt cắt 2.2.1 Mặt cắt ngang của ao nuôi Mặt cắt ngang của ao nuôi thể hiện: - Chiều sâu của ao; - Chiều rộng mặt ao; - Chiều rộng đáy ao; - Độ đốc của bờ ao.
- - 43 - Hình 1.2.3. Mặt cắt theo chiều ngang của ao nuôi 2.2.2. Mặt cắt dọc của ao nuôi Mặt cắt dọc của ao thể hiện: - Chiều dài của mặt ao; - Chiều dài của đáy ao; - Độ dốc của bờ ao; - Độ sâu của cống cấp, thoát. Thông thƣờng chiều dài và độ dốc của ao khó thể hiện trên bản vẽ, nên thƣờng đƣợc ghi bằng con số cụ thể Hình 1.2.4. Mặt cắt theo chiều dọc ao 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao Ví dụ về cách tính hệ số mái bờ: Mái bờ có độ cao h = 2m, đáy b = 3m nhƣ hình 1.2.5
- - 44 - Gọi m là hệ số mái bờ. Thì m = b/h = 3/2 = 1,5 Vậy hệ số mái của bờ ao là m = 1,5. Hệ số mái càng lớn thì bờ ao càng vững. Hình 1.2.5. Tính hệ số mái bờ Ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố bằng kè đá, đầm nén bằng đất sét hoặc trải bạt xung quanh. Hình 1.2.6. Bờ ao được trải bạt Hình 1.2.7. Bờ bao được kè đá Có thể tham khảo hệ số mái bờ theo loại đất ở bảng dƣới đây: Bảng 1.2.1. Hệ số mái bờ Loại đất m thiết kế Đất sét nhẹ, đất thịt nặng, đất thịt vừa 1,5 - 2 Đất thịt nhẹ 1,5 - 2 Đất thịt pha cát hay cát sỏi 2 - 2,5 Đất cát pha sét 2,5 - 3 Nguồn: Giáo trình, Công trình nuôi thủy sản. Đại học Cần Thơ. Trên thực tế các nhóm đất vùng ĐBSCl thƣờng thuộc đất thịt và đất sét. Vì vậy, hệ số mái bờ ao thƣờng chọn m = 1,5 - 2.
- - 45 - 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Dọn dẹp mặt bằng - Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, liềm, cƣa tay, cƣa máy, máy cắt cỏ. Mặt bằng chuẩn bị đào đắp phải đƣợc dọn dẹp sạch sẽ: - Chặt, phát quang các cây nhỏ trên khu đất - Cây lớn phải cƣa, đốn bỏ. - Gốc cây cần đƣợc nhổ đi để đào đắp thuận tiện, khi vận hành ao không bị rò rỉ Hình 1.2.8. Phát quang cây cỏ bằng máy - Đối với những vùng còn tàn dƣ bom đạn do hậu quả chiến tranh để lại, cần phải có kế hoạch rà phá bom mìn. - Cây cối sau khi đốn, chặt xong phải đƣợc vận chuyển ra khỏi khu vực chuẩn bị thi công. Hình 1.2.9. Vận chuyển cây cối ra khỏi khu vực thi công 3.2. Cắm tiêu Cắm tiêu mục đích định vị và cố định hình dạng, diện tích ao nuôi, giúp công trình thi công đúng theo dự tính thiết kế ban đầu - Chuẩn bị dụng cụ: + Bản vẽ thiết kế ao + Thƣớc cuộn chiều dài 30m + Cọc gỗ đƣờng kính 2 - 3cm,, chiều dài 1,5 - 2m + Dây nilon - Yêu cầu cắm tiêu: Đúng vị trí, chắc chắn, dễ thấy.
- - 46 - - Cách tiến hành: Bƣớc 1: - Cắm tiêu, căng dây ở ½ ao nuôi theo chiều rộng. Sau đó, thực hiện tiếp ở ½ ao còn lại. Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ ao Cọc tiêu A: Điểm tim ao theo chiều rộng Cọc tiêu B: Điểm chân bờ đào Cọc tiêu C: Chân bờ đắp Cọc tiêu D, E: Điểm mặt bờ Cọc tiêu F: Chân bờ đắp - Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo chiều dài ao với khoảng cách 4-5m bộ cọc. Hình 1.2.10. Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ ao Bƣớc 2: Căng dây, định dạng bờ ao Độ cao cọc tiêu DD1 =cọc tiêu EE1 = Độ cao bờ từ mặt đất tự nhiên Dùng dây nilon cột nối các điểm C, D1, E1, F để định dạng bờ ao Tiến hành căng dây theo từng bộ cọc tiêu đến hết chiều dài ao. Bƣớc 3: Cắm cọc tiêu định hƣớng tuyến bờ ao (chiều dài bờ ao) Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B Ngƣời thứ nhất đứng ở điểm A, ngƣời thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở điểm C. Ngƣời thứ nhất ra hiệu để ngƣời thứ hai chỉnh vị trí cọc cho đến khi ngƣời thứ hai thấy cọc tiêu B (chổ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu B và C. Khi đó 3 cọc tiêu Hình 1.2.11. Cắm cọc định tuyến A, B, C đã thẳng hàng.
- - 47 - 3.3. Đào ao * Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ đào đắp thô sơ: cuốc, xẻng - Phƣơng tiện cơ giới: máy ủi, máy cuốc. * Đào, đắp đất - Đào đất từ điểm A đến điểm B đạt độ sâu quy định (điểm B1). Đất đào đƣợc đắp lên từ điểm C đến D trong giới hạn phần căng của dây nhựa (C, D1, E1, F). - Đào đất trong phần B, C, B1 - Đào ao ở ½ ao (theo chiều rộng), từ đầu ao đến cuối ao. Sau đó thực hiện tiếp ở ½ ao còn lại Hình 1.2.12. Phương tiện cơ giới Chú ý: Khi thi công cống trên nền đất mềm, nhão nên thực hiện thi công từ từ. Bờ đắp từng lớp 40 – 50cm 1 lớp, chờ cho đất khô rồi mới đắp tiếp nhằm tránh tình trạng sạt lở bờ. 3.4. Làm bờ Chuẩn bị dụng cụ: nhƣ đào ao - Trƣờng hợp thi công bằng cơ giới, đất khô cứng, nên kết hợp phƣơng tiện này để sửa chữa bờ. Bằng cách cho phƣơng tiện chạy trên mặt bờ để sửa chữa máy bờ, mặt bờ. Làm nhƣ vậy bờ ao sẽ chắc chắn hơn. - Trƣờng hợp mặt bờ mềm nhão nên sửa chữa theo phƣơng pháp thủ công. Hình 1.2.13. Làm bờ bằng cơ giới 3.5. San đáy ao Ao thi công xong đáy ao đƣợc san phẳng những chỗ còn lồi lõm
- - 48 - - Nếu ao lớn nên dùng phƣơng tiện cơ giới (máy ủi đất) - Nếu ao nhỏ dùng phƣơng pháp thủ công San ủi đáy ao sao cho đáy ao nghiêng về phía cống thoát nƣớc. Hình 1.2.14. San đáy ao 4. Cống cấp, thoát nƣớc - Ao nuôi phải có cống cấp nƣớc và thoát nƣớc riêng biệt để chủ động cấp thoát nƣớc. - Cống đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ, thao tác dễ dàng. - Cống có lƣới chắn cá tạp, hoặc túi lọc nƣớc đặt phía trong ao nuôi. 4.1. Cống đơn giản - Cống đơn giản thƣờng sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình hoặc những ao nhỏ. - Hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật. - Vật liệu làm cống: tre, gỗ, ống kim loại, ống PVC, ống bê tông đúc sẵn hay bộng dừa. - Đƣờng kính cống thay đổi tùy theo khối lƣợng nƣớc và yêu cầu thời gian cấp tiêu nƣớc, thƣờng từ 3 - 60cm. 4.1.1. Cống cấp - Cống cấp đƣợc đặt xuyên qua bờ ao, ngang với mực nƣớc yêu cầu thấp nhất trong ao. Miệng cống luôn luôn gắn một tấm lƣới để ngăn tôm thoát ra ngoài. Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30 - 50cm để tránh xói lở bờ. - Đầu ống phía ngoài ao có nắp cống đóng mở đƣợc để điều chỉnh mực nƣớc trong ao. Hình 1.2.15. Cống cấp nước đơn giản
- - 49 - - Ƣu điểm của cống đơn giản: Chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ. - Nhƣợc điểm của cống đơn giản: Dễ hƣ hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thƣờng xuyên. Hình 1.2.16. Cống cấp đơn giản 4.1.2. Cống thoát - Cống thoát đƣợc đặt xuyên qua bờ ao, đƣợc đặt sát đáy ao. Đầu phía trong cống gắn một tấm lƣới để ngăn tôm thoát ra ngoài. - Đầu ống phía ngoài ao có nắp cống đóng mở đƣợc để điều chỉnh mực nƣớc trong ao. Hình 1.2.17. Sơ đồ cống thoát 4.2. Cống kiên cố Ở những ao lớn nên xây dựng cống bê tông, cửa cống có thiết bị đóng mở. Cống kiên cố thƣờng đƣợc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là cống ván phai hở và cống ván phai kín 4.2.1. Cống ván phai hở - Cống làm bằng bê tông đúc sẵn, rộng 40 - 80 cm, độ cao từ đáy ao đến mặt bờ ao, tƣờng thân cống dày 10 - 12cm.
- - 50 - Tƣờng thân cống có các cặp khe phai để lắp ván phai hoặc khung lƣới chắn. Khe phai rộng 3 - 4cm, âm sâu vào tƣờng thân cống 3 - 4cm, thẳng đều từ trên xuống đến đáy cống. Tƣờng cánh gà giúp dòng nƣớc chảy thẳng, ổn định khi ra khỏi cống, hạn chế sạt lở bờ ao. Hình 1.2.18. Cống ván phai hở - Ván phai bằng gỗ chịu đƣợc nƣớc (sao, vên vên ), dày 2 - 3cm, cao 20 - 30cm, chiều ngang của ván phai lớn hơn khoảng cách trong của tƣờng thân cống 4 - 6cm. Ở các cống lớn và cao, ván phai thƣờng có cần phai để dễ thao tác. Mỗi cống có từ 3 - 6 ván phai. - Lƣới chắn có chiều ngang bằng chiều ngang của ván phai, độ cao bằng độ cao cống. Khung lƣới bằng gỗ tốt, dày 2 - 3cm, bản rộng 6 - 8cm, gắn lƣới có mắt lƣới phù hợp để ngăn đƣợc rác, cá nhƣng nƣớc lƣu thông tốt. Lƣới chắn có thể làm đơn giản bằng tre - Ƣu điểm: Lấy nƣớc nhanh, ổn định theo dòng tự chảy. Cấp nƣớc theo tầng, lấy nƣớc ở tầng mặt bằng cách giở 1 - 2 ván phai trên cùng ra khỏi cống. Lấy nƣớc tầng đáy thƣờng đƣợc thực hiện khi lớp nƣớc mặt có sự cố bất thƣờng (váng dầu ) bằng cách nhấc các ván phai lên để khoảng trống ở đáy cống, nƣớc vào ao từ tầng nƣớc bên dƣới. - Nhƣợc điểm: chi phí xây dựng cao hơn cống ván phai kín. Phải theo dõi thƣờng xuyên khi cấp nƣớc để tránh nƣớc chảy ngƣợc từ ao ra sông khi thủy triều xuống mà không kịp đóng cống. 4.2.2. Cống ván phai kín: Cấu tạo cống ván phai kín gồm:
- - 51 - Nền cống: + Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững, bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, đƣợc đầm nện kỹ, lót một lớp bê tông đá 4x6, dày từ 10 - 20cm cho nền đƣợc vững chắc. + Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông. Hình 1.2.19. Cống ván phai kín Ống cống: + Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có lƣới thép. + Đƣờng kính ống cống tùy thuộc khối lƣợng nƣớc của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nƣớc. Thông thƣờng thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2 - 3 giờ. Do đó ao 1.000m2 thì cần ống cống có đƣờng kính khoảng 40cm. Thân cống: + Thân cống có tiết diện hình chữ U, bề lõm quay vào trong ao để đón nƣớc, đƣợc xây bằng gạch hay bê tông hay bê tông cốt thép. + Tƣờng cống dày 12cm. Bề rộng 50-100cm. Phía trong có 2 - 3 khe phai để lắp ván phai, khe phai rộng 4 – 5cm, sâu 2 - 3cm. + Tấm ván phai dày 2 - 3cm; cao 20 - 30cm; dài tùy theo miệng cống 50 - 100cm. Kích thƣớc chiều dài thân cống phụ thuộc vào vị trí đặt. - Vật liệu làm cống thoát nƣớc có thể là ống PVC, ống sành, hoặc bê tông. - Cống đƣợc đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nƣớc yêu cầu thấp nhất trong ao. - Đầu ống phía trong ao đƣợc bọc lƣới nhằm ngăn không cho tôm ra. 4.3. Đặt cống 4.3.1. Cống đơn giản * Chuẩn bị dụng cụ: - Sơ đồ, bản vẽ ao nuôi - Cống - Dụng cụ đào đất thô sơ: cuốc, xẻng
- - 52 - * Các bƣớc thực hiện: Bƣớc 1: Xác định vị trí đặt cống (theo sơ đồ nhƣ hình 1.2.2 hoặc 1.2.4) Bƣớc 2: Đào đắp - Đào cắt ngang bờ bao - Độ sâu: + Cống cấp: Tùy theo cao trình của đất, và tùy thuộc vào yêu cầu của mực nƣớc thấp nhất trong ao. Nếu lấy nƣớc theo thủy triều đảm bảo nƣớc cấp đƣợc trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giờ + Cống thoát: Ngang bằng với độ sâu của đáy kênh - Chiều rộng từ 30 - 50cm Bƣớc 3: Đặt cống - Đặt cống vào vị trí đã đào, sao cho cống đặt hai đầu phải ngang nhau, tránh tình trạng đầu cao, đầu thấp. - Hai đầu cống cách xa bờ từ 40 - 50cm Nếu sử dụng cống bằng sành hoặc ciment cần chú ý: Ống cống bằng sành, bê tông dài 8 - 1,2m nên thường phải nối nhiều ống lại với nhau khi đặt xuyên qua bờ ao. Các ống được đặt đúng chiều để các khớp nối kín. Xây một lớp gạch thẻ theo chiều ngang bao quanh các khớp nối để cố định ống và không rò rỉ nước gây sụp cống. Ống cống được gắn kết với thân cống bằng vữa xi măng Bƣớc 4: Kiểm tra - Các khớp nối của cống (nếu cống ngắn) phải gắn chặt với nhau - Độ sâu của cống - Độ dài cống - Hai đầu cống ngang phải ngang bằng nhau Bƣớc 5: Lấp đất Sau khi kiểm tra lần cuối, tiến hành lấp đất từ từ, vừa lấp, vừa đầm nén cho đất chặt. 4.3.2. Giám sát xây dựng cống kiên cố - Cống ván phai hở thƣờng do cơ sở chuyên đúc sẵn bằng vật liệu bê tông cốt thép - Cống ván phai kín đƣợc đúc sẵn hoặc đƣợc xây trên nền cống bằng gạch thẻ và tô tráng bằng vữa xi măng
- - 53 - Để giám sát quá trình thi công hai loại cống trên cần phải có: - Kiến thức về cấu tạo của cống - Sơ đồ ao nuôi - Bản vẽ cống - Thƣớc dây - Máy tính 5. Các lỗi thƣờng gặp - Sơ đồ bố trí không hợp lý - Hệ số mái không phù hợp với chất đất - Cấm tiêu không thẳng hàng - Cống cấp, thoát độ sâu không phù hợp - Đáy ao không nghiêng về cống thoát B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi thảo luận 1.2: Hãy nêu các chức năng của ao lắng, xử lý nƣớc và ao chứa chất thải rắn. 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1.2.1: Tham quan cơ sở nuôi tôm càng xanh - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, quan sát vẽ đƣợc sơ đồ bố trí, kết cấu của các hạng mục trong công trình. - Nguồn lực: Trại nuôi tôm càng xanh của doanh nghiệp hay hộ gia đình - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm cá nhân khi thực hiện bài tập: + Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí ao tại cơ sở tham quan + Đo và vẽ các bộ phận của ao: bờ, cống, đáy ao, sàn cho ăn. Nhận xét. + Tham khảo ý kiến của chủ hộ hoặc kỹ thuật viên của cơ sở về sự hợp lý và bất hợp lý của cách bố trí trại, các thông số, kích thƣớc của các bộ phận công trình nuôi. + Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo
- - 54 - của học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bản vẽ sơ đồ bố trí, bản vẽ kết cấu, báo cáo nhận xét, đánh giá về thiết kế, bố trí trại nuôi tôm càng xanh. Bài thực hành 1.2.2: Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, xác định chính xác vị trí đào, đắp. - Nguồn lực: + Bản thiết kế + Thƣớc dây (thƣớc cuộn) dài 20-30m + Cọc bằng gỗ, tre dài 1-2m + Dây nilon - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 2 - 3 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định tuyến và hình dạng bờ ao theo các số liệu trong bản thiết kế ao. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Các cọc tiêu đƣợc căng dây thẳng hàng, chắc chắn, chính xác nhƣ yêu cầu của bản thiết kế. Bài thực hành 1.2.3: Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng ống PVC. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, lắp đặt cống đúng kỹ thuật, chính xác. - Nguồn lực: + Bản thiết kế + Thƣớc dây (thƣớc cuộn) dài 20 - 30m + Cọc bằng gỗ, tre dài 1 - 2m + Dây nilon + Cuốc, Xẻng + Cống PVC đƣờng kính 20cm - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định tuyến khu vực đào đắp theo các số liệu trong bản thiết kế ao. Lắp đặt cống
- - 55 - theo đúng yêu cầu trong bản thiết kế. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Xác định đúng vị trí, đào, lắp đặt cống theo nhƣ thiết kế. C. Ghi nhớ - Bờ ao có có hệ số mái phù hợp theo bảng 1.2.1; - Bờ phải cao hơn mực nƣớc triều cƣờng cao nhất trong năm ít nhất 0,5m; - Đáy ao phải nghiêng về phía cống thoát nƣớc.
- - 56 - Bài 3. XÂY DỰNG RUỘNG NUÔI MĐ 01-03 Giới thiệu bài: Ruộng nuôi tôm càng xanh phải đƣợc xây dựng đúng kỹ thuật, điều này giúp môi trƣờng nƣớc ổn định, chăm sóc, quản lý ao nuôi thuận tiện, tôm phát triển tốt, ít bệnh, hạn chế ô nhiễm khu vực nuôi. Mục tiêu: - Nêu đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật ruộng nuôi tôm càng xanh; - Xác định đƣợc chiều dài, chiều rộng, độ sâu của mƣơng bao; - Xây dựng ruộng nuôi theo chỉ tiêu đã xác định. A. Nội dung 1. Xác định tiêu chuẩn của ruộng nuôi Ruộng lúa có thể nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Cơ cấu chất đất phải giữ đƣợc nƣớc. - Gần nguồn nƣớc ngọt tốt để có thể cấp tiêu nƣớc dễ dàng, tốt nhất là có thể trao đổi nƣớc theo thủy triều. - Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nƣớc từ 6,5 trở lên. - Không bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải công nghiệp và nƣớc bẩn. - Tiện đi lại và chăm sóc quản lý. 1.1. Tác dụng của mương - Mƣơng nội đồng khi đào đất đƣợc trải đều trên mặt ruộng, giúp mặt ruộng thêm cao. - Mƣơng bao: Đất đào mƣơng đƣợc dùng để tôn tạo bờ ruộng thêm cao và vững chắc. - Mƣơng bao, mƣơng nội đồng là nơi trú ẩn cho tôm lúc nắng nóng hoặc lúc sử dụng nông dƣợc. 1.2. Kết cấu của ruộng nuôi - Diện tích ruộng nuôi dao động 0,5 - 5,0 ha tùy theo từng điều kiện cụ thể. - Mƣơng bao có chiều rộng từ 3 - 4m - Độ sâu mƣơng từ 1 – 1,2m - Diện tích mƣơng bao chiếm từ 20 - 25% diện tích ruộng - Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ đƣợc mức nƣớc tối
- - 57 - thiểu trên mặt ruộng là 0,6m. Mặt bờ đê rộng 0,8 - 1,0m, chân bờ rộng 1,6 - 2,0m, cao 1,5m. Vào mùa lũ nên chắn lƣới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nƣớc cao hơn bờ đê. 1.3. Các loại hình dạng mương Tùy thuộc vào điều kiện diện tích ruộng, ngƣời nuôi có thể thiết kế một trong các dạng mƣơng nhƣ sau: - Dạng mƣơng chu vi: Đối với ruộng có chiều rộng từ 25 - 30m chỉ cần bố trí mƣơng bao chu vi. - Dạng mƣơng phụ: Đối với ruộng có chiều rộng từ 40m trở lên nhất thiết cần phải đào thêm mƣơng ở giữa (chia đôi mảnh ruộng theo chiều dài), đất đào của mƣơng này đƣợc rãi đều khắp ruộng. - Dạng mƣơng chữ thập: Đƣợc thiết kế giữa ruộng dọc theo chiều dài 1 mƣơng và dọc theo chiều rộng 1 mƣơng 2. Vẽ sơ đồ ruộng nuôi 2.1 Sơ đồ mặt bằng Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ: Giấy, bút, thƣớc kẽ, máy tính, la bàn, thƣớc dây cuộn (dài 25-30m), cọc tiêu. Bƣớc 2: Xác định hình dạng. kích thƣớc của ruộng nuôi - Đo chiều rộng - Đo chiều dài - Xác định hƣớng của ruộng Bƣớc 3: Vẽ sơ đồ bố trí * Dạng mƣơng bao chu vi Hình 1.3.1. Sơ đồ bố trí dạng mương chu vi
- - 58 - * Dạng mƣơng phụ Hình 1.3.2. Sơ đồ bố trí dạng mương phụ * Dạng mƣơng hình chữ thập Hình 1.3.3. Sơ đồ bố trí dạng mương chữ thập
- - 59 - 2.2. Sơ đồ mặt cắt * Sơ đồ mặt cắt dạng mương chu vi Hình 1.3.4. Sơ đồ mặt cắt của ruộng nuôi có chiều rộng nhỏ hơn 30m * Sơ đồ mặt cắt dạng mương phụ Hình 1.3.5. Sơ đồ mặt cắt ruộng nuôi có chiều rộng trên 30m 3. Tổ chức thi công, đào đắp 3.1. Cắm tiêu Cắm tiêu mục đích định vị và cố định hình dạng, diện tích mƣơng, giúp công trình thi công đúng theo dự tính thiết kế ban đầu.
- - 60 - Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ + Bản vẽ thiết kế mƣơng + Thƣớc cuộn chiều dài 30m + Cọc gỗ đƣờng kính 2 -3cm, chiều dài 1,5-2m + Dây nilon - Yêu cầu cắm tiêu: Đúng vị trí, chắc chắn, dễ thấy. - Cách tiến hành: Bƣớc 2: - Cắm tiêu, căng dây ở ½ mƣơng nuôi theo chiều rộng. Sau đó, thực hiện tiếp ở ½ ao còn lại Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ mƣơng Cọc tiêu A: Điểm tim mƣơng theo chiều rộng Cọc tiêu B: Điểm chân bờ đào Cọc tiêu C: Chân bờ đắp Cọc tiêu D, E: Điểm mặt bờ Cọc tiêu F: Chân bờ đắp - Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo chiều dài mƣơng với khoảng cách 4 - 5m bộ cọc. Hình 1.3.6. Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ bao Bƣớc 3: Căng dây, định dạng bờ bao Độ cao cọc tiêu DD1 =cọc tiêu EE1 = Độ cao bờ từ mặt đất tự nhiên Dùng dây nilon cột nối các điểm C, D1, E1, F để định dạng bờ bao Tiến hành căng dây theo từng bộ cọc tiêu đến hết chiều dài bờ bao.
- - 61 - Bƣớc 4: Cắm cọc tiêu định hƣớng tuyến bờ bao (chiều dài bờ bao) Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B Ngƣời thứ nhất đứng ở điểm A, ngƣời thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở điểm C. Ngƣời thứ nhất ra hiệu để ngƣời thứ hai chỉnh vị trí cọc cho đến khi ngƣời thứ hai thấy cọc tiêu B (chổ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu B và C. Khi đó 3 cọc tiêu A, B, C đã thẳng hàng. Hình 1.3.7. Cắm cọc định tuyến 3.2. Đào mương * Chuẩn bị dụng cụ - Bản vẽ - Dụng cụ đào đắp thô sơ: cuốc, xẻng - Phƣơng tiện cơ giới: máy cuốc. * Đào, đắp đất - Đào đất từ điểm A đến điểm B đạt độ sâu quy định (điểm B1). Đất đào đƣợc đắp lên từ điểm C đến D trong giới hạn phần căng của dây nhựa (C, D1, E1, F). - Đào đất trong phần B, C, B1 Hình 1.3.8. Đào đắp thủ công 3.3. Làm bờ bao Đất đào mƣơng bao đƣợc đƣa về một phía để làm bờ bao. Bờ bao đƣợc sửa chữa theo đúng bản vẽ, thông thƣờng bờ bao có chiều cao khoảng 1,2m, chiều rộng từ 0,8 - 1m.
- - 62 - Hình 1.3.9. Mặt bờ ruộng 4. Đặt cống Ruộng nuôi cần phải có cống cấp và cống thoát riêng biệt Cống của ruộng nuôi thông thƣờng là cống đơn giản đối với những ruộng có diện tích nhỏ từ 0,5 - 2ha. Ở những ruộng có diện tích lớn từ 2 ha trở lên thì nên xây dựng cống kiên cố. (Xem mục 4.3.1. Bài 2.) 5. Các lỗi thƣờng gặp - Sơ đồ bố trí không hợp lý - Hệ số mái không phù hợp với chất đất - Cấm tiêu không thẳng hàng - Cống cấp, thoát độ sâu không phù hợp - Đáy mƣơng không nghiêng về cống thoát B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi thảo luận 1.3: Hãy nêu các tiêu chuẩn cần thiết của ruộng nuôi tôm càng xanh. 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành 1.3.1: Vẽ sơ đồ hiện trạng của một khu đất (hoặc ruộng lúa) trong khu vực - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đo, vẽ chính xác. - Nguồn lực: + Khu đất hoặc ruộng lúa trong khu vực + Giấy, bút, thƣớc kẽ có vạch mm, máy tính + Thƣớc dây (thƣớc cuộn) dài 20 - 30m
- - 63 - + Cọc bằng gỗ, tre dài 1 - 2m + Dây nilon - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 2 - 3 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định tuyến xác định chiều dài, chiều rộng của khu đất. Xác định vị trí bờ, cao bờ, các mƣơng (nếu có) trong ruộng - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Hình vẽ sơ đồ hiện trạng của khu đất (hoặc ruộng lúa) trong khu vực Bài tập thực hành 1.3.2: Vẽ sơ đồ bố trí của ruộng nuôi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đo, vẽ chính xác - Nguồn lực: + Khu đất hoặc ruộng lúa trong khu vực + Giấy, bút, thƣớc kẽ có vạch mm, máy tính + Thƣớc dây (thƣớc cuộn) dài 20 - 30m + Cọc bằng gỗ, tre dài 1 - 2m + Dây nilon (hoặc từ số liệu đã có ở bài thực hành số 1) - Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 2-3 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên; - Nhiệm vụ của nhóm cá nhân khi thực hiện bài tập: Quan sát, đo đạc và vẽ sơ đồ bố trí ruộng nuôi. Báo cáo kết luận. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Hình vẽ thiết kế, sơ đồ bố trí ao nuôi tôm càng xanh Bài tập thực hành 1.3.3: Vẽ mặt cắt hiện trạng của ruộng nuôi. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đo, vẽ chính xác - Nguồn lực: + Số liệu từ bài thực hành 2 + Giấy, bút, thƣớc kẽ có vạch mm, máy tính - Tổ chức thực hiện: Chia thành nhóm 2-3 học viên nhóm, thực hành theo hƣớng dẫn của giáo viên. + Học viên thực hiện: Vẽ sơ đồ mặt cắt đƣợc, mặt cắt ngang của ruộng nuôi;
- - 64 - + Báo cáo kết luận. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Hình vẽ mặt cắt của ruộng nuôi tôm càng xanh C. Ghi nhớ - Bờ, mƣơng của ruộng nuôi tôm càng xanh có hệ số mái phù hợp. - Đáy mƣơng phải nghiêng về phía cống thoát nƣớc
- - 65 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun “Xây dựng ao, ruộng nuôi” là một mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi tôm càng xanh; đƣợc giảng dạy trƣớc các mô đun khác của nghề. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: “Xây dựng ao, ruộng nuôi” là mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành chọn địa điểm, xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh; đƣợc giảng dạy tại cơ sở nuôi có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Nhận biết đƣợc đặc điểm sinh học của tôm càng xanh; + Nêu đƣợc các điều kiện cơ bản về địa điểm nuôi; + Nêu đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng ao, ruộng nuôi. - Kỹ năng: + Chọn đƣợc địa điểm nuôi tôm thích hợp; + Xây dựng ao, ruộng nuôi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. - Thái độ: Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật xây dựng và qui định an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Thời lƣợng Loại Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Bài mở đầu. Tìm hiểu đặc Tích Lớp MĐ 01-00 6 4 1 1 điểm sinh học TCX hợp học Lớp Bài 1. Chọn địa điểm nuôi Tích MĐ 01-01 học và 16 2 13 1 tôm càng xanh hợp cơ sở nuôi Tích Lớptôm MĐ 01-02 Bài 2. Xây dựng ao nuôi 16 2 13 1 hợp học và cơ sở nuôi tôm
- - 66 - Thời lƣợng Loại Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Bài 3. Xây dựng ruộng Tích Lớp MĐ 01-03 16 2 13 1 nuôi hợp học và cơ sở Kiểm tra hết mô đun nuôi 2 2 tôm Cộng 56 10 40 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Đánh giá bài tập: Câu hỏi thảo luận 1.0: Trình bày khả năng thích ứng với môi trƣờng sống, sinh trƣởng, dinh dƣởng và sinh sản của tôm càng xanh. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1. Nội dung - Đầy đủ Tiêu chí 2. Trình bày - Rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn Tiêu chí 3. Thời gian hoàn thành - Hoàn thành đúng thời gian Câu hỏi thảo luận 1.1: Trình bày các yêu cầu về lựa chọn địa điểm nuôi tôm càng xanh. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1. Nội dung - Đầy đủ Tiêu chí 2. Trình bày - Rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn Tiêu chí 3. Thời gian hoàn thành - Hoàn thành đúng thời gian Câu hỏi thảo luận 1.2: Hãy nêu các chức năng của ao lắng, xử lý nƣớc và ao chứa chất thải rắn. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1. Nội dung - Đầy đủ yêu cầu của câu hỏi
- - 67 - Tiêu chí 2. Trình bày - Rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn Tiêu chí 3. Thời gian hoàn thành - Hoàn thành đúng thời gian Câu hỏi thảo luận 1.3: Hãy nêu các tiêu chuẩn cần thiết của ruộng nuôi tôm càng xanh. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1. Nội dung - Đầy đủ yêu cầu của câu hỏi Tiêu chí 2. Trình bày - Rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn Tiêu chí 3. Thời gian hoàn thành - Hoàn thành đúng thời gian 4.2.1. Đánh giá bài thực hành 1.0.1: Mô tả cấu tạo bên ngoài của tôm càng xanh - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Các bộ phận của phần Quan sát việc liệt kê: nêu đúng, đủ cấu đầu đƣợc gọi đúng tên và nêu đƣợc tạo bên ngoài ở phần đầu và chức năng chức năng của từng bộ phận ở phần của từng bộ phận (đối chiếu với tranh đầu ảnh) Tiêu chí 2: Các bộ phận của phần Quan sát việc liệt kê: nêu đúng, đủ cấu bụng đƣợc gọi đúng tên và nêu tạo bên ngoài ở phần bụng và chức năng đƣợc chức năng của từng bộ phận ở của các bộ phận ở phần bụng (đối chiếu phần bụng với tranh ảnh Tiêu chí 3: Thời gian hoàn thành Hoàn thành đúng thời gian đúng 4.2. Đánh giá bài thực hành 1.0.2: Giải phẫu và nhận biết các bộ phận bên trong của tôm càng xanh - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên.
- - 68 - - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Giải phẩu tôm Quan sát quá trình thực hiện của học viên Tiêu chí 2: Các bộ phận bên trong Học viên chỉ đúng, đủ các bộ phận của cơ thể tôm Tiêu chí 3: Thời gian hoàn thành Hoàn thành đúng thời gian đúng 4.3. Đánh giá bài tập thực hành 1.1.1: Nhận diện đất khu vực nuôi - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Nhận diện nhóm thực Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động vật chỉ thị trong khu vực học tập của học viên Tiêu chí 2: Nhận diện màu sắc của Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động nƣớc học tập của học viên Tiêu chí 3: Xác định thành phần của Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động đất học tập của học viên Tiêu chí 4: Đo pH đất Quan sát, theo dõi đánh giá thao tác và cách sử dụng thiết bị đo của học viên Tiêu chí 5: Sự phối hợp của nhóm Giáo viên quan sát thực hiện của học viên và thời gian hoàn thành trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.4. Đánh giá bài tập thực hành 1.1.2: Khoan lấy phẫu diện đất - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên.
- - 69 - - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Lắp đƣợc khoan đất Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá thao tác lắp khoan của học viên Tiêu chí 2 : Khoan đất đúng kỹ Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá thuật, đúng độ sâu, đủ 5 điểm thao tác, hoàn thành đủ các yêu cầu và cách sử dụng thiết bị của học viên Tiêu chí 3: Đo đƣợc pH tầng đất đã Quan sát và đánh giá thao tác đo pH đất khoan Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.5. Đánh giá bài tập thực hành 1.1.3: Khảo sát các yếu tố môi trƣờng của nguồn nƣớc cấp - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bƣớc Tiêu chí 2: Đo độ kiềm Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bƣớc + Tiêu chí 3: Đo NH3/NH4 , Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bƣớc Tiêu chí 4: Đo độ mặn, Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bƣớc
- - 70 - Tiêu chí 5: Đo độ trong Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bƣớc Tiêu chí đánh giá chung: Sử dụng Giáo viên quan sát thực hiện của học viên thành thạo các dụng cụ đo, sự phối trong quá trình thực hành, thời gian hoàn hợp của nhóm và thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. thành 4.6. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Tham quan cơ sở nuôi tôm càng xanh - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vẽ đƣợc sơ đồ bố trí ao Bản vẽ rõ ràng, chính xác tại cơ sở tham quan Tiêu chí 2: Đo và vẽ các bộ phận Quan sát thực hiện của học viên trong của ao: bờ, cống, đáy ao, sàn cho quá trình thực hành, thời gian hoàn ăn. thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. Tiêu chí 3: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. Tiêu chí 4: Nhận xét của học viên Đánh giá kết quả nhận xét của học viên về cách bố trí của trang trại vừa tham quan 4.7. Đánh giá bài thực hành 1.2.2: Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
- - 71 - Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đọc đƣợc bản vẽ thiết kế Quan sát cách đọc của học viên (chiều dài, rộng, sâu, cao bờ ) Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu đƣợc căng dây thẳng hàng, đƣợc hình dạng ao chắc chắn, chính xác nhƣ yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 3: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu đƣợc căng dây thẳng hàng, đƣợc bờ ao chắc chắn, chính xác nhƣ yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.8. Đánh giá bài thực hành 1.2.3: Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng ống PVC. - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đọc đƣợc bản vẽ thiết kế Quan sát cách đọc của học viên Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến Các cọc tiêu đƣợc căng dây thẳng hàng, đƣợc vị trí đào để đặt cống chắc chắn, chính xác nhƣ yêu cầu của bản thiết kế. Tiêu chí 3: Lắp đặt cống đúng theo Quan sát cách lắp đặt của học viên bản vẽ Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.9. Đánh giá bài tập thực hành 1.3.1: Vẽ sơ đồ hiện trạng của một khu
- - 72 - đất (hoặc ruộng lúa) trong khu vực - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo đạc chính xác hiện Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá trạng hoạt động của học viên Tiêu chí 2: Vẽ đƣợc sơ đồ hiện Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá trạng của khu đất (hoặc ruộng lúa) hoạt động của học viên trong khu vực Tiêu chí 3: Sự phối hợp của nhóm Quan sát thực hiện của học viên trong và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.10. Đánh giá bài tập thực hành 1.3.2: Vẽ sơ đồ bố trí của ruộng nuôi - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Lên đƣợc sơ đồ bố trí Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá chính xác, phù hợp, thể hiện rõ ràng hoạt động của học viên Tiêu chí 2: Khả năng phối hợp Quan sát thực hiện của học viên trong nhóm và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. 4.11. Đánh giá bài tập thực hành 1.3.3: Vẽ mặt cắt hiện trạng của ruộng nuôi.
- - 73 - - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chƣa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vẽ đƣợc mặt cắt hiện Giáo viên quan sát, theo dõi đánh giá trạng của ruộng nuôi. hoạt động học tập của học viên qua các kết quả và thao tác Tiêu chí 2: Khả năng phối hợp Quan sát thực hiện của học viên trong nhóm và thời gian hoàn thành quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên.
- - 74 - V. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm, năm 2004. 2. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, năm 2005. 3. Ts Đỗ Đoàn Hiệp - Trần Văn Vĩ - Nguyễn Tiến Thảnh, Thức ăn cho tôm cá sử dụng và cách chế biến, Nhà xuất bản Thanh hóa, năm 2007. 4. Dƣơng Tấn Lộc, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt và phòng trị bệnh, tập 3, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2004. 5. Ts Bùi Quang Tề, Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội năm 2003. 6. Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phƣơng, Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004. 7. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang - Nguyễn Duy Khoát, Kỹ thuật nuôi tôm và phòng trị bệnh tôm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1995. 8. Giáo trình dạy nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp, ban hành theo quyết định số:1549 QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- - 75 - DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dƣơng - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Tiến Dũng, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Ngọc Diện, Phó chi cục trƣởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Cần Thơ