Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_uong_nuoi_ca_giong_nghe_san_xuat_giong_mot.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ƢƠNG NUÔI CÁ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản xuất giống các loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ương nuôi cá giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề công việc ương nuôi cá hương lên thành các giống phục vụ sản xuất. Mô đun này được học sau mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng và trước mô đun Phòng trị bệnh cá trong chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mặc dầu trong quá trình biên soạn đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.s Lê Văn Thắng 2. Th.s Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.s Ngô Chí Phương 4. Th.s Đỗ Văn Sơn 5. Th.s Nguyễn Mạnh Hà
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Bài mở đầu 6 Bài 1: Thả cá bột, cá hương 8 Bài 2: Chăm sóc và quản lý ao ương 18 Bài 3: Luyện và thu hoạch cá giống 32 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 39 Tài liệu tham khảo 44
- 4 MÔ ĐUN ƢƠNG NUÔI CÁ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun này được học sau mô đun Cho đẻ và ấp trứng cá và trước mô đun phòng trị bệnh cá trong chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học giúp người học có thể thực hiện việc ương nuôi cá bột lên thành cá giống. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở nuôi nuôi trồng thủy sản nước ngọt * Mục tiêu của mô đun: - Nêu tiêu chuẩn và kỹ thuật thả cá bột, cá hương, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá giống; - Thực hiện được công việc thả cá bột, cá hương, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá giống; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. * Nội dung của mô đun: - Bài mở đầu - Bài 1: Thả cá bột, cá hương - Bài 2: Chăm sóc và quản lý ao ương - Bài 3: Luyện và thu hoạch cá giống * Phương pháp học tập: - Học tập lý thuyết: giáo viên hướng dẫn các nội dung lý thuyết tại phòng học. - Tự nghiên cứu: học viên tự nghiên cứu các nội dung ở nhà, theo yêu cầu của giáo viên - Học tập thực hành: thực hành các kỹ năng tại phòng học, tại các trại sản xuất giống cá nước ngọt. * Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác; + Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Nội dung đánh giá:
- 5 + Tính lượng thức ăn và cho cá ăn + Thao tác luyện cá giống
- 6 Bài mở đầu 1. Giới thiệu mô đun: Mô đun ương nuôi cá giống là mô đun chuyên môn nghề của nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mô đun ương nuôi cá giống giúp cho học viên sau khi học hiểu được những công việc chọn và thả cá bột, cá hương; cho cá ăn; quản lý ao nuôi; luyện cá giống và thu hoạch. Mô đun ương nuôi cá giống được viết dưới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua quá trình thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua kiểm tra hiểu biết về lí thuyết và thao tác thực hành. 2. Mục tiêu của mô đun: - Nêu tiêu chuẩn và kỹ thuật thả cá bột, cá hương, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá giống; - Thực hiện được công việc thả cá bột, cá hương, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá giống; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. 3. Tầm quan trọng của mô đun: Ương nuôi cá giống là một trong khâu quan trọng trong nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt hiện nay. Mô đun giúp cho người học biết và thực hiện được những công việc sau: Đánh giá chất lượng cá bột, cá hương, xác định thời điểm thả cá bột, cá hương, và thực hiện thả cá đúng kỹ thuật Biện pháp gây màu nước và duy trì màu nước ao để đảm bảo thức ăn tự nhiên cho cá; tính toán và sử dụng thức ăn nhân tạo cho từng giai đoạn; quản lý các yếu tố môi trường; phòng trừ địch hại của cá. Thực hiện luyện cá; thu hoạch và đánh giá kết quả ương nuôi cá giống 4. Nội dung chương trình mô đun: Mô đun gồm 4 bài: - Bài mở đầu - Bài 1: Thả cá bột, cá hương - Bài 2: Chăm sóc và quản lý ao ương - Bài 3: Luyện và thu hoạch cá giống
- 7 5. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun ương nuôi cá giống liên quan chặt chẽ với mô đun trước đó như: Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và xây dựng nơi nuôi cá hương lên giống đủ điều kiện kỹ thuật, xây dựng những công trình phụ trợ. Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác thả con giống. Nuôi vỗ cá bố mẹ là mô đun chuyên môn cung cấp kiến thức về công việc chăm sóc, quản lý cá bố mẹ, kiểm tra thành thục của cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ. Cho đẻ và ấp trứng cá là mô đun chuyên môn cung cấp kiến thức về công việc chuẩn bị được cá bố mẹ đẻ, tiêm chất kích thích, giục cá đẻ và gieo tinh nhân tạo; chuẩn bị được số lượng trứng đưa vào dụng cụ ấp, quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp và thu hoạch cá bột Là tiền đề để tiếp thu các kiến thức mô đun tiếp theo như: Phòng và trị bệnh cá giúp cho người học phòng bệnh tổng hợp cho cá, chẩn đoán và xử lý được bệnh do môi trường, chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra. Vận chuyển cá bột, hương, giống giúp cho người học chuẩn bị và đóng gói được cá; quản lý được cá trên đường vận chuyển và tiếp nhận được cá. 6. Những yêu cầu chính với học viên: - Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Trong quá trình học học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc; thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên.
- 8 Bài 1: Thả cá bột, cá hƣơng Mục tiêu: - Nêu tiêu chuẩn cá bột, cá hương; - Trình bày được thao tác kỹ thuật thả cá bột, cá hương; - Thực hiện được công việc thả cá hương. A. Nội dung: 1. Đánh giá chất lượng cá bột, cá hương 1.1. Đánh giá chất lượng cá bột
- 9 - Về hình thái- cấu tạo: + Cơ thể cá chưa hoàn chỉnh, cá đang trong quá trình biến thái + Cơ thể chưa hoàn thiện các cơ quan và hệ cơ quan như: hệ thống tiêu hóa, vận động - Khả năng vận động: khả năng vận động của cá bột còn rất yếu. Vận động chủ yếu nhờ vào môi trường ngoài nhưng dòng chảy - Về dinh dưỡng: cá chưa sử dụng thức ăn bên ngoài, giai đoạn này dinh dưỡng bằng khối noãn hoàn trong cơ thể - Tốc độ sinh trưởng + Trong giai đoạn cá bột, tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh, đặc biệt là khối lượng. Cuối giai đoạn này cần phải san thưa đê tránh hao hụt. - Tiêu chuẩn cảm quan: + Quan sát hình thái: cơ thể cá bình thường, cân đối, đồng đều, không có cá thể dị hình, dị tật + Quan sát màu sắc của cá: cá khỏe có màu sắc tươi sáng. + Quan sát hoạt động của cá: cá hoạt động bình thường, bơi lội theo đàn tập trung. - Tiêu chuẩn kích cỡ: cá bột phổ biến từ 0,5- 0,7 mm - Tiêu chuẩn về ngày tuổi: cá bột từ 2- 3 ngày tuổi - Tiêu chuẩn về nguồn gốc: chất lượng cá bột phụ thuộc chính vào phẩm giống cá bố mẹ. Chất lượng cá bố mẹ tốt, có nguồn gốc chất lượng sẽ tạo ra sản phẩm cá bột tốt. - Tiêu chuẩn về công nghệ sản xuất giống: cá bột được sản xuất đúng thời vụ (chính vụ) là tốt nhất 1.2. Đánh giá chất lượng cá hương 1.2.1. Đặc điểm giai đoạn cá hương - Về hình thái- cấu tạo: + Cơ thể cá có hình dạng giống cá trưởng thành + Cơ thể bắt đầu hoàn thiện các cơ quan và hệ cơ quan như: hệ thống tiêu hóa, vận động
- 10 - Khả năng vận động: khả năng vận động của cá hương đã được cải thiện nhờ việc hoàn thiện các cơ quan vận động - Về dinh dưỡng: cá chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng chung như hầu hết các loài cá sang tính ăn riêng biệt của loài - Tốc độ sinh trưởng + Trong giai đoạn cá hương, tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh, đặc biệt là khối lượng. Nhu cầu thức ăn lớn. Cuối giai đoạn này cần phải san thưa để tránh hao hụt. + Ví dụ: kiểm tra theo dõi sinh trưởng của cá trắm cỏ giai đoạn cá hương có thể thấy sau 19 ngày nuôi cá tăng trưởng trọng lượng cơ thể tới 67 lần. 1.2.2. Chọn cá hương - Tiêu chuẩn cảm quan: + Quan sát hình thái: cơ thể cá bình thường, cân đối, đồng đều, không có cá thể dị hình, dị tật + Quan sát màu sắc của cá: cá khỏe có màu sắc tươi sáng, phù hợp với màu sắc của loài. Hình 05-01: Quan sát hoạt động cá hương
- 11 + Quan sát hoạt động của cá: cá hoạt động bình thường, bơi lội theo đàn tập trung, phản ứng tốt với tiếng động Hình 05-02: cá bơi lội thành đàn + Quan sát các dấu hiệu bệnh lý: cá không có dấu hiệu bất thường trên cơ thể như: mất nhớt, mòn vây, mất vảy, đốm đỏ, đốm trắng Hình 05-03: quan sát dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể
- 12 - Tiêu chuẩn kích cỡ: cá hương thường có chiều dài: 20- 25mm 2. Xác định thời điểm thả cá bột, cá hương 2.1. Xác định thời vụ thả - Căn cứ vào đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nuôi - Căn cứ đặc điểm sinh học từng đối tượng - Căn cứ vào mùa vụ sản xuất giống của từng đối tượng 2.2. Kiểm tra môi trường - Trước khi đưa cá vào ao nuôi người nuôi cá cần kiểm tra một số yếu tố môi trường cơ bản: Bảng 05-01: Tiêu chuẩn các yếu tố môi trường trong ao ương cá giống TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1. Nhiệt độ nước oC 22- 30 2. Độ trong cm 20- 30 3. Màu nước Xanh nõn chuối 4. Độ pH 7- 8,5 5. Hàm lượng ôxy hoà tan mg/l ≥4 - Ngoài ra người nuôi cũng có thể lựa chọn cách làm theo kinh nghiệm để đánh giá chất lượng môi trường trước khi thả cá hương (phương pháp thử nước): + B1: Chọn 10- 20 cá thể cá mè trắng cỡ 20- 50g + B2: Thả vào ao ương đã hoàn thành việc chuẩn bị + B3: Đánh giá hoạt động của cá mè để đánh giá chất lượng môi trường nước ao ương: Cá hoạt động bình thường môi trường nước tốt Cá hoạt động không bình thường, chết môi trường nước không đảm bảo
- 13 + B4: Kết luận: môi trường đạt hoặc không đạt yêu cầu thả cá bột, cá hương 3. Xác định số lượng cá hương thả vào ao 3.1. Chọn mật độ Mật độ thả cá bột, cá hương phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện ương nuôi. Người ương nuôi cá giống có thể lựa chọn ương một hoặc nhiều giai đoạn, điều này sẽ quyết định mật độ thả cá. (tham khảo mật độ thả cá bột, cá hương ở bảng sau). Bảng 05-02: Mật độ ương nuôi từ cá bột lên cá hương của một số đối tượng cá nước ngọt TT Loài cá Mật độ (con/m2) Ghi chú 1. Trắm cỏ 150 – 200 Ương 1 giai đoạn 2. Mè trắng 250- 300 Ương 1 giai đoạn 3. Mè hoa 200- 250 Ương 1 giai đoạn 4. Rô hu 200- 300 Ương 1 giai đoạn 5. Rô phi 300- 400 Ương 1 giai đoạn 6. Chép 100- 150 Ương 1 giai đoạn 7. Trê lai 500- 1.000 Ương 1 giai đoạn 8. Chim trắng 300- 500 Ương 1 giai đoạn 9. Tra, basa 1.000- 1.500 Ương 1 giai đoạn
- 14 Bảng 05-03: Mật độ ương nuôi từ cá hương lên cá giống của một số đối tượng cá nước ngọt TT Loài cá Giai đoạn Mật độ (con/m2) Ghi chú 1. Trắm cỏ 2-3cm 10-12cm 30 – 40 Ương 1 giai đoạn 2-3cm 5-6cm 15 – 20 Ương 2 giai đoạn 5-6cm 10-12cm 25 – 30 2. Mè trắng 2-3cm 10-12cm 25- 30 Ương 1 giai đoạn 2-3cm 5-6cm 35- 40 Ương 2 giai đoạn 5-6cm 10-12cm 15- 18 3. Mè trắng 2-3cm 10-12cm 20- 25 Ương 1 giai đoạn 2-3cm 5-6cm 30- 35 Ương 2 giai đoạn 5-6cm 10-12cm 11- 15 4. Rô hu 2-3cm 10-12cm 20- 30 5. Rô phi 21 ngày 4-6cm 40- 50 Ương trong ao 500 Ương trong giai 6. Chép 2-3cm 10-12cm 10- 15 7. Trê lai 2-3cm 6-8cm 200- 300 Không thay nước 800- 1000 Có thay nước 8. Chim trắng 2-3cm 4-6cm 50- 70 9. Tra, basa 2-3cm 6-8cm 400- 500 3.2. Tính số lượng cá hương thả vào ao ương Số lượng cá cá Mật độ cá TB Diện tích ao ương X hương thả (con) = (con/m2) (m2) 4. Thả cá bột, cá hương 4.1. Thuần hóa nhiệt độ:
- 15 - Cá bột, cá hương trước khi thả cần phải thuần hóa để cá thích nghi với điều kiện môi trường mới - Môi trường thuần hóa: + Giai: B1: Đưa cá bột hoặc cá hương vào giai chứa đặt trong môi trường có điều kiện tương tự với môi trường nuôi B2: Để cá lưu trong giai và theo dõi hoạt động của cá, đánh giá chất lượng cá giống (thời gian lưu cá trong giai phụ thuộc vào chất lượng cá bột, cá hương) B3: Sử lý cá giống trước khi thả: Vớt bỏ cá chết, loại bỏ cá yếu, tắm cho cá trước khi thả Hình 05-04: thuần hóa cá trong giai - Bể xi măng: B1: Đưa cá bột hoặc cá hương vào bể chứa đặt trong môi trường có điều kiện tương tự với môi trường nuôi B2: Để cá lưu trong bể và theo dõi hoạt động của cá, đánh giá chất lượng cá giống (thời gian lưu cá trong giai phụ thuộc vào chất lượng cá bột, cá hương)
- 16 B3: Sử lý cá giống trước khi thả: Vớt bỏ cá chết, loại bỏ cá yếu, tắm cho cá trước khi thả Hình 05-05: thuần hóa cá trong bể 4.2. Thực hiện thả cá hương - Thời gian thả: vào lúc trời mát - Địa điểm: + Thả cá làm nhiều điểm trên ao + Nên thả đầu gió + Địa điểm thả cách bờ tối thiểu 2m 4.2.1. Phương pháp thả gián tiếp B1: Cá được vận chuyển đến nơi thả
- 17 Hình: 05-06 Vận chuyển cá đến ao nuôi B2: Đưa cá bột, cá hương vào dụng cụ chứa với mật độ phù hợp trước khi thả Hình 05-07: Thả cá vào dụng cụ chứa
- 18 B3: Hòa nước môi trường nuôi dần vào trong dụng cụ chứa để cá thích nghi với điều kiện môi trường mới Hình 05-08: Hòa nước trong ao nuôi vào dụng cụ chứa cá bột, cá giống B4: Thả cá: 4.2.2. Phương pháp thả trực tiếp B1: Giống phần 4.2.1 B2: Ngâm túi chứa cá xuống ao trước khi thả để cân bằng nhiệt độ giữa môi trường vận chuyển và môi trường thả Thời gian ngâm túi: 15- 30 phút
- 19 Hình 05-09: Ngâm túi chứa cá B3: Thả cá bột, cá hương Hình05-10: Thao tác thả cá trực tiếp
- 20 - Đánh giá kết quả thả cá giống: sau khi thả cá bột cá hương yêu cầu người nuôi cần chú ý thống kê đánh giá kết quả thả giống: + Ghi chép số lượng cá thả + Theo dõi tình trạng hoạt động của cá sau khi thả + Tính toán tỷ lệ cá chết sau khi thả + Đưa ra quyết định: có hoặc không thả bổ sung B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Mô tả tiêu chuẩn chọn cá bột, cá hương? - Mô tả thao tác thả cá bột, cá hương xuống ao ương nuôi (bằng cả phương pháp trực tiếp và gián tiếp)? 2. Bài tập: Bài tập 1: Tính toán số lượng cá bột, cá hương thả xuống ao ương Bài tập 2: thao tác thuần hóa nhiệt và thả cá giống C. Ghi nhớ Trong quá trình thực hiện công việc người học cần nắm vững trình tự quy trình các bước thực hiện công việc chọn và thả cá hương, người học cần nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng trong thực tiễn sản xuất. Các lỗi thường gặp khi thực hiện công việc: không thuần hóa cá. Để hạn chế điều này người nuôi cần chú ý đánh giá tình trạng của cá hương trước khi thả. Khi thực hiện công việc cần nghiêm túc, tỉ mỉ và thận trọng.
- 21 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương ./.