Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh

pdf 61 trang ngocly 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lua_chon_va_tha_giong_tom_cang_xanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. - 1 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. - 2 - LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung thì nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể, nhất là các đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cá tra, ba sa, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chƣơng trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh” trên cơ sở phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giống tôm, phƣơng pháp chọn giống tôm, cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Nội dung của giáo trình gồm 5 bài: Bài 1. Xác định số lƣợng tôm giống thả nuôi Bài 2. Chọn tôm càng xanh giống Bài 3. Vận chuyển tôm giống Bài 4. Thả tôm giống Bài 5. Kiểm tra giống sau khi thả
  4. - 3 - Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn chúng tôi có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh trên sách, báo, đài, trên mạng intrenet ; chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc Xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của đọc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Thị Tím
  5. - 4 - MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH 7 Bài 1. XÁC ĐỊNH SỐ LƢỢNG TÔM GIỐNG THẢ NUÔI 8 1. Xác định thời gian nuôi 8 1.1. Xác định thời gian nuôi trong ao 8 1.2. Xác định thời gian nuôi trong ruộng 8 2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi 10 2.1. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ao 11 2.2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ruộng 11 3. Tính số lƣợng giống thả nuôi 12 Bài 2. CHỌN TÔM GIỐNG 13 1. Tìm hiểu một số vấn đề về tôm càng xanh giống 13 1.1. Tìm hiểu nguồn giống tự nhiên 13 1.2. Tìm hiểu nguồn giống nhân tạo 13 1.3. Giới thiệu giống toàn đực 14 2. Chọn cơ sở bán tôm giống 14 3. Chọn tôm giống 14 3.1. Chọn tôm đều cỡ 14 3.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc 15 3.3. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động 16 3.4. Chọn theo phƣơng pháp sốc bằng formol 17 Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG 19 1. Chọn thời điểm vận chuyển 19 2. Chọn hình thức vận chuyển 19 2.1. Vận chuyển kín 19
  6. - 5 - 2.2. Vận chuyển hở 26 3. Vận chuyển tôm giống 27 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 28 Bài 4. THẢ TÔM GIỐNG 29 1. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng 29 1.1. Đo pH nƣớc 29 1.2. Đo oxy hòa tan 32 1.3. Đo độ kiềm 35 1.4. Đo độ trong 36 2. Chọn thời điểm và vị trí thả giống 38 3. Thả giống 38 3.1. Trƣờng hợp không tắm tôm giống 38 3.2. Trƣờng hợp tắm tôm giống 39 Bài 5. KIỂM TRA GIỐNG SAU KHI THẢ 41 1. Kiểm tra cơ thể tôm 41 2. Kiểm tra hoạt động của tôm 41 3. Đánh giá tỷ lệ tôm sống 42 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 44 I. Vị trí, tính chất của mô đun 44 II. Mục tiêu 44 III. Nội dung chính của mô đun 45 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 45 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 50 VI. Tài liệu cần tham khảo 52 Bài đọc thêm 1. Kỹ thuật ƣơng tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống 53 Bài đọc thêm 2. Sản xuất tôm càng xanh toàn đực 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 59 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 59
  7. - 6 - CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT - Tôm post (tôm bột): tôm giống sau khi đã đƣợc chuyển vào ƣơng trong nƣớc ngọt - Phụ bộ: bao gồm râu, chân ngực, chân bụng, đuôi - Giai (vèo): đƣợc may từ các tấm lƣới, thƣờng dùng để ƣơng tôm post - ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
  8. - 7 - MÔ ĐUN LỰA CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM CÀNG XANH Mã mô đun: MĐ-03 Mô đun “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn thuộc chƣơng trình nghề Nuôi tôm càng xanh. Mô đun đƣợc giảng dạy, thực tập sau mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi để tiến hành thả giống. Con giống đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Nếu con giống kém chất lƣợng nhƣ: kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc mất phụ bộ sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao ngay từ lúc vận chuyển đến địa điểm thả nuôi. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Sau khi học xong, học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc nhƣ: Tính đƣợc số lƣợng tôm giống thả nuôi trong ao, ruộng; Xác định đƣợc thời điểm và thời gian nuôi trong ao, ruộng hợp lý; Chọn đƣợc tôm giống khỏe mạnh; Đóng bao và vận chuyển tôm giống đúng cách; Kiểm tra đƣợc các yếu tố môi trƣờng nƣớc để thả tôm vào ao, ruộng nuôi; Đánh giá đƣợc tình trạng tôm giống sau khi thả.
  9. - 8 - Bài 1. XÁC ĐỊNH SỐ LƢỢNG TÔM GIỐNG THẢ NUÔI Mã bài: MĐ03-01 Chi phí cho con giống trong nuôi tôm càng xanh chiếm gần 30% chi phí sản xuất. Vì vậy việc xác định số lƣợng con giống thả nuôi là điều rất quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh tế. Tùy theo thời gian, hình thức nuôi, điều kiện sản xuất thực tế mà ngƣời nuôi cần xác định thời điểm, kích cỡ, mật độ thả giống cho phù hợp Mục tiêu: Xác định đƣợc kích cỡ, mật độ tôm giống phù hợp với hình thức nuôi và tính đƣợc số lƣợng con giống thả nuôi. A. Nội dung 1. Xác định thời gian nuôi 1.1. Xác định thời gian nuôi trong ao Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trƣởng và phát triển 26 – 31oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, hoạt động bắt mồi, sinh trƣởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao thƣờng làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ. - Ở miền Bắc nƣớc ta mùa vụ nuôi tôm càng xanh thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dƣơng lịch). Mùa đông ở miền Bắc thƣờng kéo dài 4 - 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp (có năm xuống dƣới 10oC), ảnh hƣởng nhiều đến sự sinh trƣởng, phát triển của tôm càng xanh. - Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể nuôi tôm càng xanh quanh năm. Mùa vụ con giống đánh bắt ngoài tự nhiên tập trung vào hai vụ chính trong năm là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12 (dƣơng lịch). Hiện nay, các mô hình nuôi tôm càng xanh chủ yếu sử dụng con giống nhân tạo, nên việc thả nuôi gần nhƣ quanh năm và chủ động hoàn toàn. 1.2. Xác định thời gian nuôi trong ruộng - Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm xen canh Thƣờng tận dụng vụ lúa Hè - Thu để nuôi tôm. Lúc này nƣớc nhiều và thời gian ngập nƣớc trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn đƣợc thức ăn trên
  10. - 9 - ruộng. Nuôi tôm tốt nhất trên các ruộng cấy lúa vì luá cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn đƣợc thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thƣa. Thời gian thả giống là khi cây lúa đƣợc 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2 vụ lúa + 1 vụ tôm xen canh. (Sơ đồ 3.1.1). Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi 7 tháng Sơ đồ 3.1.1. Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh - Mô hình 1 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh Một số nơi do sản xuất vụ lúa Hè - Thu không hiệu quả nên nông dân bỏ hẳn vụ này và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 vụ lúa + 1 vụ tôm luân canh. (Sơ đồ 3.1.2). Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi 7 - 8 tháng Sơ đồ 3.1.2. Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm luân canh - Mô hình 2 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh Mô hình canh tác này có hai vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu trên ruộng, thay vụ 3 Thu - Đông bằng vụ nuôi tôm càng xanh, thích hợp cho vùng ngập sâu, canh tác vụ 3 hiệu quả thấp. (Sơ đồ 3.1.3). Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời gian nuôi tôm 4 - 5 tháng Sơ đồ 3.1.3. Lịch thời vụ sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ tôm luân canh
  11. - 10 - 2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi Hình 3.1.1. Tôm post (tôm bột) Hình 3.1.2. Giống cỡ 3-5cm Hình 3.1.3. Giống cỡ 6-8cm
  12. - 11 - 2.1. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ao Kích cỡ, mật độ giống thả nuôi ban đầu rất quan trọng, ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống tôm con sau khi thả nuôi và thời gian nuôi. - Nuôi trong ao thời gian nuôi dài nên chọn tôm giống cỡ 2-3cm (trọng lƣợng 0,3-0,5g/con), cỡ 3-5cm (trọng lƣợng 0,5-1g/con) - Mật độ: Tôm càng xanh giống cỡ 2-3cm thì thả với mật độ từ 15-20 con/m2. Tôm giống cỡ 3-5cm thì mật độ thả khoảng 10-15 con/m2. Tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, mức độ đầu tƣ và kinh nghiệm của ngƣời nuôi mà chọn mật độ nuôi cho phù hợp Bảng 3.1.1. Kích cỡ và mật độ thả tôm giống trong ao Trọng lƣợng Kích cỡ (cm) Mật độ (con/m2) (g/con) post 1-1,2 0,05-0,1 150-200 2-3 0,3-0,5 15-20 3-5 0,5-1 10-15 2.2. Chọn kích cỡ giống và mật độ nuôi trong ruộng - Mô hình nuôi xen canh một vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.1): Nuôi tôm đồng thời với canh tác lúa Hè - Thu. Thời điểm thả giống thông thƣờng từ tháng 3-4, thời gian nuôi 7-8 tháng, nên chọn giống cỡ từ 4cm (0,8g/con) trở lên để hạn chế hao hụt và tôm đạt đƣợc trọng lƣợng thƣơng phẩm. Mật độ thả 1-2 con/m2. - Mô hình nuôi luân canh một vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.2): Ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông-Xuân, sau khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm. Thời điểm thả giống thông thƣờng từ tháng 4, thời gian nuôi 7-8 tháng, nên chọn giống cỡ từ 4cm (0,8 g/con) trở lên để hạn chế hao hụt và tôm đạt đƣợc trọng lƣợng thƣơng phẩm. Mật độ thả 8-10 con/m2. - Mô hình nuôi luân canh hai vụ lúa và một vụ tôm (sơ đồ 3.1.3): thời gian nuôi ngắn khoảng 4-5 tháng, do đó yêu cầu thả giống lớn 6- 8cm (1kg từ 200- 400 con). Mật độ thả từ 2-4 con/m2. * Việc chọn mua tôm giống với các kích cỡ trên thƣờng khó vì các trại giống đa phần là bán tôm post 15 (tôm bột). Vì vậy, ngƣời ta có thể mua tôm post về ƣơng tôm trong giai (vèo) dƣới mƣơng bao cho tôm đạt kích cỡ lớn mới cho tôm ra ruộng. Mật độ ƣơng trong giai 250-300 post/m2. (Xem bài đọc thêm 1, trang 53)
  13. - 12 - Bảng 3.1.2. Kích cỡ và mật độ thả tôm giống thả nuôi trên ruộng Kích cỡ Trọng lƣợng Mật độ Mô hình nuôi ruộng (cm) (g/con) (con/m2) Xen canh 1 vụ lúa +1 ≥ 4 1-2 1-2 vụ tôm (7-8 tháng) Luân canh 1 vụ lúa + ≥ 4 1-2 8-10 1 vụ tôm (7-8 tháng) Luân canh 2 vụ lúa + ≥ 6 2,5-5 2-4 1 vụ tôm (4,5-5 tháng) 3. Tính số lƣợng giống thả nuôi Số lượng giống thả = Diện tích ao (ruộng) x Mật độ thả Ví dụ: Diện tích ao nuôi 5.000m2, mật độ thả 15 con/m2 Thì số lƣợng giống thả là: 5000m2 x 15 con/m2 = 75.000 con. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Anh (chị) đã nuôi tôm hoặc dự kiến sẽ nuôi tôm với hình thức nuôi nào? Kích cỡ tôm và mật độ thả nuôi là bao nhiêu? 2. Bài tập: Anh (chị) hãy điền số liệu thích hợp vào bảng sau: TT Mô hình nuôi Diện tích Cỡ giống Mật độ Số lƣợng 1 Ao 1.000m2 Ruộng (xen canh 1 1.000m2 2 vụ lúa +1 vụ tôm) Ruộng (luân canh 1 1.000m2 3 vụ lúa + 1 vụ tôm) Ruộng (luân canh 2 1.000m2 4 vụ lúa + 1 vụ tôm) C. Ghi nhớ: - Kích cỡ tôm giống thả nuôi trong ao từ 2m-5cm, nuôi trong ruộng từ 4cm trở lên - Mật độ tôm giống thả nuôi tùy thuộc kích cỡ con giống và mô hình nuôi (theo bảng 3.1.1) - Tính số lƣợng con giống thả nuôi bằng mật độ thả nhân với diện tích ao (ruộng)
  14. - 13 - Bài 2. CHỌN TÔM GIỐNG Mã bài: MĐ03-02 Chất lƣợng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lƣợng nhƣ: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy phụ bộ do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác nhƣ: Môi trƣờng nƣớc, thức ăn, phòng bệnh đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc một số vấn đề về tôm càng xanh giống; - Chọn đƣợc nơi bán tôm càng xanh giống chất lƣợng; - Chọn đƣợc tôm giống tốt, khỏe mạnh. A. Nội dung 1. Tìm hiểu một số vấn đề về tôm càng xanh giống 1.1. Tìm hiểu nguồn giống tự nhiên - Xuất hiện theo mùa vụ, vụ một vào tháng 4-6 và vụ hai vào tháng 10-12 - Số lƣợng hạn chế nên thời gian thả giống có thể kéo dài - Tôm lớn nhƣng kích cỡ không đều - Tôm thƣờng dễ bị xây sát, sức khỏe yếu do đánh bắt nên hao hụt nhiều khi thả nuôi - Giá thành rẻ Khi thả nuôi, tôm giống tự nhiên cần phân nhóm theo kích cỡ (4-6cm, 6-8cm). Mục đích phân cỡ là giảm hiện tƣợng ăn nhau và tranh giành thức ăn trong quá trình nuôi. 1.2. Tìm hiểu nguồn giống nhân tạo - Có thể chủ động sản xuất quanh năm - Có thể cung cấp đủ con giống với số lƣợng lớn - Kích cỡ đồng đều - Tôm khỏe, nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng nuôi - Giá thành cao
  15. - 14 - 1.3. Giới thiệu giống toàn đực Hiện nay, các nhà nghiên cứu thành công tạo ra đƣợc đàn tôm càng xanh toàn đực nuôi lớn nhanh, cho năng suất cao đáp ứng cho nhu cầu ngƣời nuôi. (Xem bài đọc thêm 2, trang 56) 2. Chọn cơ sở bán tôm giống Để chọn đƣợc tôm giống đạt tiêu chuẩn, ta phải tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tôm giống và cách lựa chọn nhƣ sau: - Nên chọn tôm giống có lý lịch rõ ràng, đƣợc sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh. - Nên chọn tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có giấy phép thành lập, có giấy chứng nhận kiểm dịch (hình 3.2.1) Hình 3.2.1. Chọn nơi bán giống - Không nên mua tôm giống trôi nổi trên thị trƣờng chƣa rõ nguồn gốc, không chứng minh đƣợc đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn. 3. Chọn tôm giống 3.1. Chọn tôm đều cỡ Tôm giống phải có chiều dài tƣơng đối đều nhau (hình 3.2.2). Trƣờng hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của đàn thì số lƣợng tôm có kích thƣớc lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%. Hình 3.2.2. Tôm giống đều cỡ
  16. - 15 - 3.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc - Tôm khỏe thân thƣờng có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu. - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh nhƣ tôm trƣởng thành, thân và các phụ bộ bên ngoài không bị tổn thƣơng. - Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V. - Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đƣờng ruột vẫn còn thức ăn đƣợc biểu hiện là đƣờng chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân (hình 3.2.3) Hình 3.2.3. Tôm khỏe râu xếp song song, dạ dày và ruột đầy thức ăn Tôm bệnh thƣờng vỏ tối màu, mang, chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong (hình 3.2.4) Hình 3.2.4. Vỏ tôm tối màu, có đốm đen
  17. - 16 - 3.3. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào chậu có nƣớc cao 7 - 10cm, dùng tay khuấy nƣớc theo chiều kim đồng hồ. Tôm khỏe sẽ bơi ngƣợc dòng nƣớc, đuôi xòe ra bám vào đáy thau hoặc búng mình lên khỏi mặt nƣớc. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nƣớc hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính đƣợc nuôi đƣợc coi là tôm khỏe khi số lƣợng tôm bị trôi theo chiều nƣớc hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lƣợng tôm kiểm tra. Hình 3.2.5. Tôm khỏe búng mình lên thành thau Hình 3.2.6. Tôm yếu bị cuốn vào giữa chậu Khi cho tôm ăn, tôm khỏe có biểu hiện hoạt động bắt mồi mạnh Hình 3.2.7. Tôm khỏe bắt mồi mạnh 3.4. Chọn theo phương pháp sốc bằng formol - Pha formol có nồng độ 100ppm (1ml formol trong 10 lít nƣớc)
  18. - 17 - Hình 3.2.8. Dung dịch formol Hình 3.2.9. Ống đong formol + Cho 10 lít nƣớc (sử dụng nƣớc tại bể ƣơng tôm giống) cho vào xô (thau) + Dùng ống đong hay ống tiêm lấy 1ml (1cc) formol cho vào xô nƣớc Hình 3.2.10. Xô đựng dung dịch formol - Kiểm tra tôm giống + Đếm khoảng 100 – 200 tôm giống cho vào xô nƣớc đã pha dung dịch formol. + Sau 2 giờ, đếm số lƣợng tôm giống bị chết Nếu tỷ lệ tôm chết dƣới 5% thì đƣợc xem là đàn tôm giống khỏe, đạt tiêu chuẩn thả nuôi. Hình 3.2.11. Kiểm tra giống bằng phương pháp sốc formol
  19. - 18 - Bảng 3.2.1. Yêu cầu kỹ thuật khi lựa chọn tôm giống Yêu cầu kỹ thuật Chỉ tiêu Tôm post Tôm giống Sạch bệnh - Tôm khoẻ mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. 1,0 -1,2 > 2cm Chiều dài toàn (Số tôm chiều dài nhỏ và lớn (Số tôm chiều dài nhỏ và thân (cm) hơn qui định không nhiều hơn lớn hơn qui định không 10% tổng số). nhiều hơn 15% tổng số). - Màu hồng, màu cam nhạt - Màu xám xanh trong suốt Màu sắc hoặc màu xám trong. - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh nhƣ tôm trƣởng Ngoại hình thành. Thân và các bộ phân bên ngoài không bị tổn thƣơng. - Khi ngừng sục khí tôm hoạt - Tôm thích sống tầng đáy động mạnh. và bám vào các giá thể. - Tôm thƣờng bơi hƣớng về - Có thể bơi ngƣợc nƣớc, di phía trƣớc, mặt bụng úp xuống. chuyển nhanh bằng cách bò Trạng thái hoạt - Thƣờng bám chắc vào đáy và hoặc búng thân. động thành bể. - Phản ứng nhanh với chƣớng - Phản ứng nhanh với ngại vật và ánh sáng mạnh. chƣớng ngại vật. - Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt. - Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: Thảo luận nội dung về chọn nơi bán tôm giống, chọn tôm giống, thời gian nuôi, mật độ thả nuôi 2. Bài thực hành: Kiểm tra chất lƣợng tôm giống 3. Bài kiểm tra: Trắc nghiệm nội dung về chất lƣợng tôm giống, kích cỡ, mật độ giống thả nuôi C. Ghi nhớ - Chọn nơi mua tôm giống có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận kiểm tra giống - Chọn tôm giống khỏe mạnh, đều cỡ.
  20. - 19 - Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG Mã bài: MĐ03-03 Tôm giống khi đóng bao và vận chuyển về cơ sở nuôi cần phải lƣu ý về mật độ tôm giống, kỹ thuật đóng bao, hình thức, phƣơng pháp vận chuyển Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt của tôm giống trong quá trình vận chuyển Mục tiêu: - Chuẩn bị đƣợc các loại dụng cụ vận chuyển; - Xác định đƣợc mật độ tôm đóng bao; - Đóng bao tôm đúng yêu cầu; - Xử lý đƣợc các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển. A. Nội dung 1. Chọn thời điểm vận chuyển - Sau khi chọn đƣợc nơi bán con giống và chuẩn bị ao, ruộng sẵn sàng, ngƣời nuôi xác định thời điểmvà vận chuyển tôm giống về thả nuôi. - Nên vận chuyển tôm vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh nhiệt độ môi trƣờng cao ảnh hƣởng xấu đến tôm. Cũng có thể vận chuyển tôm vào ban đêm để đến ao sáng sớm thì thả tôm. 2. Chọn hình thức vận chuyển Có 2 hình thức vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở 2.1. Vận chuyển kín Vận chuyển kín là hình thức chuyển tôm giống trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nƣớc trong bao bì chủ yếu đƣợc bơm từ các bình oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trƣớc khi vận chuyển. Bao bì chứa tôm giống phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thƣớc khác nhau. Lƣợng nƣớc cho vào bao thƣờng khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Nếu bao tôm giống đƣợc đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng. Hình thức này thƣờng áp dụng để vận chuyển tôm post, tôm giống có kích cỡ dƣới 4cm
  21. - 20 - Đóng bao vận chuyển kín 2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ đóng bao + Bao nilon: kích thƣớc 45cm x 65cm hoặc 60cm x 90cm, bao có độ trong và độ đàn hồi tốt, không bị thủng, sạch sẽ, + Bao bảo vệ (hoặc thùng carton, thùng xốp): dày, không bị thủng + Dây thun cột: chọn loại lớn, có độ đàn hồi tốt + Nƣớc sạch: nƣớc trong, không lẫn cặn bã, chất hữu cơ, pH từ 7-8 + Dụng cụ bơm oxy: bình phải đầy oxy, không lẫn tạp khí khác + Thau, vợt: đƣợc vệ sinh sạch sẽ + Cân 1kg Hình 3.3.1. Bao nilon Hình 3.3.2. Bao bảo vệ Hình 3.3.3. Thùng xốp Hình 3.3.4. Thùng carton
  22. - 21 - Hình 3.3.5. Dây thun Hình 3.3.6. Bình oxy Hình 3.3.7. Vợt Hình 3.3.8. Cân loại 1kg 2.1.2. Xác định cỡ tôm và mật độ đóng bao Bảng 3.3.1. Yêu cầu kích cỡ và mật độ tôm đóng bao vận chuyển Mật độ Bao 45x65cm Bao 60x90cm (8 Cỡ tôm Ghi chú (con/lít) (6-8 lít nƣớc) - 10 lít nƣớc) Tôm post (0,05- 3000-5000 5000 – 10.000 Tôm đƣợc vận 500-1000 0,1g/con) post post chuyển trong thời gian 8-10 Giống cỡ 2-3cm 120-150 700-1000 con 1000-1500 con giờ, với nhiệt (0,2-0,5g/con) o độ từ 20-26 C Giống cỡ 3-5cm 100-120 500-800 con 800-1000con (0,5-1g/con)
  23. - 22 - - Đối với tôm post, để xác định lƣợng tôm đóng bao, cần tiến hành theo phƣơng pháp nhƣ sau: Bƣớc 1. Vớt tôm post trong thùng chứa vào vợt. Nhấc vợt lên khỏi mặt nƣớc để vừa ráo nƣớc; Hình 3.3.9. Đong tôm Bột Bƣớc 2. Dùng cốc (hoặc thìa) múc tôm trong vợt cho vào một chén chứa sẵn nƣớc, đếm số tôm post trong chén. Lặp lại 3 lần để tính số con post trung bình trong cốc (hoặc thìa) Hình 3.3.10. Đếm số tôm post trong chén Ví dụ: Đếm số tôm post trong cốc qua 3 lần đong nhƣ sau: Lần thứ nhất đếm đƣợc 950 con Lần thứ hai đếm đƣợc 1000 con Lần thứ ba đếm đƣợc 1050 con Nhƣ vậy, số con post trung bình trong mỗi cốc là: (960 + 1000 + 1040) : 3 = 1000 con Bƣớc 3. Xác định số cốc (hoặc thìa) tôm cho vào mỗi bao vận chuyển Số cốc đong tôm post cho vào mỗi bao = số lƣợng tôm post trong bao : số con post trung bình trong mỗi cốc
  24. - 23 - Ví dụ: Mỗi cốc đếm đƣợc trung bình là 1000 con post, để vận chuyển 50000 con post trong bao (loại bao 45cm x 65 cm) thì số cốc tôm post cần cho vào mỗi bao để vận chuyển là: 5000 con post : 1000 con post/cốc = 5 cốc Nhƣ vậy, cần đong 5 cốc tôm post cho vào mỗi bao vận chuyển Hình 3.3.11. Đong tôm post - Đối với tôm giống cỡ 2cm trở lên, xác định lƣợng tôm đóng bao bằng cách: Bƣớc 1. Tính trọng lƣợng trung bình tôm giống Cân 30 - 50 gram tôm giống, đếm số con tôm giống và tính trọng lƣợng trung bình Ví dụ: Cân 30g tôm giống, đếm đƣợc 60 con. Nhƣ vậy khối lƣợng trung bình của tôm giống là 30g : 60 con = 0,5 g/con Bƣớc 2. Tính khối lƣợng tôm cho vào bao vận chuyển: trọng lượng trung bình của tôm giống x với số con đóng bao Hình 3.3.12. Cân tôm giống Ví dụ: Trọng lƣợng trung bình của tôm giống là 0,5g/con, vận chuyển với 1000 con/bao (loại bao 60cm x 90cm) thì khối lƣợng tôm trong bao là: 0,5g/con x 1000con = 500g = 0,5kg Nhƣ vậy, cần cân 0,5kg giống cho vào mỗi bao để vận chuyển
  25. - 24 - 2.1.3. Đóng bao Bƣớc 1. Lồng 2 bao nilon vào nhau một cách cẩn thận sao cho 2 bao trong và ngoài khít và đều nhau (hình 3.3.13). Hình 3.3.13. Thao tác lồng 2 bao nilon Bƣớc 2. Cho nƣớc sẵn vào các bao nilon, lƣợng nƣớc đã đƣợc xác định trƣớc khoảng 1/4 bao (hình 3.3.14). Hình 3.3.14. Cho nước vào bao Bƣớc 3. Cân (hoặc đong) mẫu tôm giống (tôm post) cho vào bao (hình 3.3.15), phƣơng pháp cân (đong) đã xác định ở mục 2.1.2 Hình 3.3.15. Cân (đong) tôm giống cho vào bao
  26. - 25 - Bƣớc 4. Cho vòi bơm oxy vào sâu trong bao. Dùng tay vuốt bao, ép hết không khí ra ngoài (hình 3.3.16). Hình 3.3.16. Ép không khí trong bao ra ngoài Bƣớc 5. Một tay nắm chặt miệng bao, một tay mở van bình oxy cho oxy vào từ từ đến khi bao thật căng thì khóa van bình oxy và rút vòi bơm ra (hình 3.3.17). Hình 3.3.17. Bơm oxy vào bao Bƣớc 6. Xoắn chặt miệng bao, cột lại bằng dây thun (hình 3.3.18). Hình 3.3.18. Cột miệng bao
  27. - 26 - Bƣớc 7. Cột bao bảo vệ bên ngoài hoặc cho bao tôm vào thùng xốp, thùng carton (hình 3.3.19). Hình 3.3.19. Cho vào bao bảo vệ 2.2. Vận chuyển hở Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nƣớc chứa tôm giống trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí Hình thức này thƣờng áp dụng để vận chuyển tôm giống có kích cỡ lớn 4cm trở lên, do tôm có chủy dài có thể đâm thủng bọc nilon nên phải dùng, can nhựa, thau, thùng mốp, thùng nhựa để chở tôm. Hình 3.3.20. Tôm giống để trong can Hình 3.3.21. Cho ít nước đá để làm mát Mật độ tôm giống vận chuyển hở khoảng 100 con/lít nƣớc. Chuẩn bị sục khí, đá cục để cung cấp oxy và làm mát tôm trên đƣờng vận chuyển. Hình 3.3.22. Vận chuyển hở
  28. - 27 - 3. Vận chuyển tôm giống Chuẩn bị phƣơng tiện vận chuyển: Tùy theo điều kiện giao thông, thời gian vận chuyển từ nơi mua giống về nơi nuôi và số lƣợng tôm giống mà chọn phƣơng tiện vận chuyển cho phù hợp nhƣ: xe có gắn hệ thống làm lạnh; xe tải thƣờng; xe gắn máy; ghe; thuyền - Vận chuyển tôm giống bằng xe lạnh thì đảm bảo nhiệt độ mát cho tôm giống khỏe, thời gian vận chuyển 24 giờ - Vận chuyển tôm giống bằng ô tô tải, ghe, thuyền thì xếp các bao hoặc các thùng chứa lên sàn xe, hầm ghe đã lót một lớp nƣớc đá hoặc đặt túi đá vào giữa các bao. Các bao phải xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va chạm khi di chuyển. Không đƣợc xếp chồng nhiều bao giống lên nhau. Thời gian vận chuyển không quá 10 giờ. Xe, ghe thuyền phải có mui che nắng các bao tôm (hình 3.3.22) - Vận chuyển tôm giống bằng xe máy, xe thồ hay các phƣơng tiện thô sơ khác thì thời gian vận chuyển không quá 2 giờ, số lƣợng giống ít (hình 3.3.24). Hình 3.3.23. Vận chuyển tôm giống Hình 3.3.24. Vận chuyển tôm giống bằng bằng ô tô tải xe lạnh Hình 3.3.25. Vận chuyển tôm giống bằng ghe
  29. - 28 - 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển - Trong quá trình vận chuyển, cần chuẩn bị thêm bao dự phòng, dụng cụ bơm oxy, thau, nƣớc sạch, nƣớc đá mang theo xe, ghe để phòng những trƣờng hợp phải thay bao - Thƣờng xuyên kiểm tra bao, thùng chứa tôm. Bơm lại oxy nếu bao bị mềm hay phải thay bao khác nếu bị rò nƣớc. Nếu thời gian vận chuyển hơn 12 giờ, phải thay nƣớc, oxy, B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: Hãy tính khối lƣợng tôm giống cho vào đóng bao vận chuyển (cỡ bao 60x 90cm) trong các trƣờng hợp dƣới đây: Khối lƣợng tôm Trọng lƣợng tôm Số tôm giống trong TT giống cho vào bao giống (g/con) bao (con) vận chuyển 1 0,3 1500 2 0,5 1200 3 0,8 1000 4 1 800 2. Bài thực hành: Đóng bao tôm giống 3. Bài kiểm tra: Thao tác kỹ thuật đóng bao C. Ghi nhớ - Không đóng bao tôm giống với mật độ quá cao; - Vận chuyển tôm giống lúc trời mát. - Không hút thuốc khi đóng bao tôm
  30. - 29 - Bài 4. THẢ TÔM GIỐNG Mã bài: MĐ03-04 Tôm giống khi thả ra ao, ruộng nuôi thƣờng dễ bị sốc do ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng nhƣ: nhiệt độ, độ pH, hàm lƣợng khí Oxy hòa tan Ngƣời nuôi cần phải kiểm tra các yếu tố môi trƣờng nếu đạt yêu cầu thì mới tiến hành thả giống. Thao tác kỹ thuật thả giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ sống của tôm sau khi thả Mục tiêu: - Kiểm tra đƣợc các yếu tố môi trƣờng ao nuôi trƣớc khi thả tôm giống; - Chọn thời điểm thả tôm giống hợp lý; - Thả tôm giống đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng 1.1. Đo pH nước Có nhiều phƣơng pháp để đo độ pH của nƣớc nhƣ: đo bằng giấy quỳ, đo bằng thuốc thử (test kit), đo bằng máy. 1.1.1. Đo bằng hộp giấy quỳ Giấy đƣợc sử dụng trong hộp giấy so màu thƣờng là giấy quỳ. Giấy quỳ (giấy đo độ pH) dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tƣơng đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý hạn sử dụng của giấy. Giấy đã đƣợc tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi đƣợc thấm ƣớt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nƣớc, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết đƣợc pH của nƣớc. Cụ thể các bƣớc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Dùng tay xé 1 tấm hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2-4cm. Hình 3.4.1. Giấy đo độ pH Hình 3.4.2. Xé 1 đoạn giấy quỳ
  31. - 30 - Bƣớc 2: Nhúng mẫu giấy quỳ vào môi trƣờng nƣớc cần đo (nƣớc thấm vào 2/3 giấy quỳ) Bƣớc 3: Để ráo mảnh giấy quỳ, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5 - 10 giây Bƣớc 4: Đọc kết quả - Đặt mẫu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so. - Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy (hình 3.4.3). Hình 3.4.3. So sánh với thang màu 1.1.2. Đo độ pH bằng bộ test kit Có thể đo độ pH nƣớc ao nuôi tôm bằng bộ test kit (kiểm tra nhanh) thay cho giấy quỳ. Khi sử dụng bộ test, độ chính xác cao hơn khi dùng giấy quỳ. Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, lọ nhựa trong dùng chứa mẫu nƣớc và bảng thang màu giấy. Cách đo nhƣ sau: + Cho mẫu nƣớc vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nƣớc mẫu vào lọ đến mức qui định + Cho vài giọt thuốc thử vào lọ theo qui định của nhà sản xuất + Lắc nhẹ tròn đều để thuốc thử hòa tan đều vào lọ nƣớc mẫu + Thấy mẫu nƣớc thử biến màu + Đặt lọ nƣớc mẫu lên bảng thang màu và so sánh với các ô màu trên bảng thang màu + Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nƣớc mẫu Chú ý: Độ pH cần đƣợc đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 giờ sáng và 13-14 giờ chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Độ pH trong ao nuôi tôm từ 7,0-8,5 là tốt nhất. Độ pH dao động trong ngày không vƣợt quá 0,5 đơn vị. 1.1.3. Đo độ pH bằng máy Sử dụng máy đo độ pH cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn so với sử dụng giấy quỳ và bộ test kit.
  32. - 31 - Bƣớc 1: + Lắp điện cực vào máy + Khởi động máy bằng nút on-off (hình 3.4.4). + Hiệu chỉnh máy (theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất) Hình 3.4.4. Hiệu chỉnh máy Bƣớc 2: + Bỏ đầu điện cực vào trong môi trƣờng cần đo + Mở máy bằng nút on-off + Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên Bƣớc 3: Đọc kết quả đo đƣợc hiển thị trên màn hình (hình 3.4.6). Hình 3.4.5. Thực hiện đo pH nước Bƣớc 4: Rửa điện cực bằng nƣớc sạch, lau khô bằng vải mềm (hình 3.4.6). Hình 3.4.6. Vệ sinh điện cực
  33. - 32 - 1.2. Đo oxy hòa tan - Vào lúc 5-6 giờ sáng và lúc 13-14 giờ chiều. - Trong ao, ruộng nuôi hàm lƣợng oxy tối thiểu trong môi trƣờng nƣớc phải lớn hơn 4mg/l. Dƣới mức nầy tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu, thậm chí có thể bị chết. Đo Oxy bằng O2 Test (kiểm tra nhanh). Hình 3.4.7. Test đo oxy Cách sử dụng nhƣ sau: Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nƣớc mẫu cần kiểm tra (hình 3.4.8). Hình 3.4.8. Tráng lọ bằng nước sạch Bƣớc 2: Lấy mẫu nƣớc - Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trƣớc khi đƣa xuống ao lấy nƣớc (hình 3.4.9). - Đƣa lọ đến độ sâu cần đo oxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nƣớc chảy vào đầy tràn lọ, đậy nắp lọ lại. Sau đó đƣa lọ lên bờ để tiến hành chuẩn độ oxy Hình 3.4.9. Cho nước vào lọ
  34. - 33 - Chú ý: Nƣớc phải đầy đến miệng lọ, không để lọ nƣớc mẫu có khoảng trống chứa không khí khi đo. Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu nƣớc - Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra (hình 3.4.10). Hình 3.4.10. Nhỏ lọ nước số 1 vào mẫu - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra (hình 3.4.11). Hình 3.4.11. Nhỏ lọ nước số 2 vào mẫu Bƣớc 4: Đậy nắp và lắc mẫu - Đậy nắp lọ ngay sau khi nhỏ thuốc thử, lắc đều, nƣớc trong lọ thử đổi màu (hình 3.4.12). - Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không còn bọt khí trong lọ. Hình 3.4.12. Đậy nắp lọ, lắc đều
  35. - 34 - Bƣớc 5: So màu, xác định hàm lƣợng ôxy trong nƣớc. - Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ oxy (mg/l). - Đọc kết quả: lƣợng oxy của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nƣớc (hình 3.4.13). Hình 3.4.13. So màu * Dùng máy đo oxy hòa tan Cấu tạo của máy gồm thân máy có màn hình hiển thị, các nút điều chỉnh và điện cực. Ngoài ra còn có lọ hiệu chỉnh máy. Cách đo theo các bƣớc sau: + Mở máy bằng nút on - off + Hiệu chỉnh máy (theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất) + Cho điện cực xuống nƣớc ở vị trí cần đo + Dịch chuyển nhẹ điện cực trong nƣớc cho tới khi trị số trên màn hình ổn định, không thay đổi. + Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi + Rửa điện cực bằng nƣớc sạch, để ráo + Tắt máy, đậy nắp điện cực + Thƣờng xuyên kiểm tra pin trong máy, tránh để pin quá lâu trong máy vì có thể làm hỏng máy. Hình 3.4.14. Máy đo oxy hòa tan trong nước
  36. - 35 - 1.3. Đo độ kiềm Trong ao nuôi độ kiềm tổng cộng tốt nhất nên duy trì từ 80- 120mg/l Hộp test (kiểm tra nhanh) đo độ kiềm (hình 3.4.15) Hình 3.4.15. Hộp test kiềm Bƣớc 1: Rửa sạch lọ bằng nƣớc cần kiểm tra độ kiềm. Bƣớc 2: Lấy 10ml nƣớc cần kiểm tra (hình 3.4.16). Hình 3.4.16. Lấy nước cần kiểm tra Bƣớc 3: Cho vào 3 giọt dung dịch I nƣớc sẽ chuyển sang màu xanh sáng (hình 3.4.18). Hình 3.4.17. Cho dịch I vào lọ
  37. - 36 - Bƣớc 4: Vừa lắc đều lọ vừa cho dung dịch II vào đến khi dung dịch trong lọ chuyển sang màu đỏ (hình 3.4.18). Bƣớc 5: Tính kết quả Đếm tất cả số giọt của dung dịch II đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ đƣợc kết quả của tổng độ kiềm Hình 3.4.18. Cho dung dịch II vào lọ 1.4. Đo độ trong - Mức qui định phù hợp 30-40 cm. * Mô tả dụng cụ đo độ trong: Là đĩa hình tròn, làm bằng vật liệu không thấm nƣớc (inox, thiếc, tole ) đƣờng kính từ 25 - 30 cm, mặt đĩa đƣợc sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm Bƣớc 1: - Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc (hình 3.4.19). Hình 3.4.19. Chuẩn bị thả đĩa - Thả đĩa từ từ, mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng (hình 3.4.20). Hình 3.4.20. Thả đĩa từ từ xuống nước
  38. - 37 - Bƣớc 2: Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa (hình 3.4.21). Hình 3.4.21. Không phân biệt được 2 màu Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hình 3.4.22). Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc. Hình 3.4.22. Kéo đĩa lên đọc kết quả Đo độ trong bằng cách dùng lòng bàn tay Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay. Ấn bàn tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Khoảng cách từ mặt nƣớc đến bàn tay chính là độ trong của ao , đ ƣ ơợc tính băằng cm (hình 3.4.23). Hình 3.4.23. Đô độ trong bằng tay
  39. - 38 - 2. Chọn thời điểm và vị trí thả giống - Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao tiến hành lấy nƣớc vào ao. Sau 5-7 ngày, môi trƣờng nƣớc trong ao ổn định, kiểm tra môi trƣờng và thả giống. - Nên thả tôm lúc sáng sớm hay chiều mát. - Khi thả tôm nên chú ý không nên thả tập trung mà phải thả nhiều nơi, cách bờ khoảng 2,0m và thả đầu hƣớng gió để tôm dể dàng phân tán khắp ao. Khi thả chọn một vị trí nhất định không nên lội nhiều dƣới ao sẽ làm đục nƣớc ao. 3. Thả giống 3.1. Trường hợp không tắm tôm giống Đối với tôm giống mua từ cơ sở đã đƣợc kiểm tra giống thì không cần tắm tôm giống. - Trƣớc khi thả cần ngâm bao tôm giống trong nƣớc ao (ruộng) khoảng 15 - 20 phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài môi trƣờng nƣớc Hình 3.4.24. Ngâm bao tôm giống - Mở miệng bao giống, cho nƣớc bên ngoài vào trong bao, sau đó hạ từ từ cho tôm bơi ra ngoài (hình 3.4.25). Hình 3.4.25. Thả tôm giống trong ao Hình 3.4.26. Thả tôm giống ở ruộng
  40. - 39 - 3.2. Trường hợp tắm tôm giống Đối với tôm giống tự nhiên, tôm giống chuyển từ ao ƣơng sang ao, ruộng 3 nuôi cần tắm tôm bằng dung dịch formol 30 ppm (30 ml/m nƣớc) trong thời gian 30 phút để tiêu diệt mầm bệnh trƣớc khi cho tôm xuống ao, ruộng nuôi. - Chuẩn bị bể (thùng) để tắm tôm giống - Pha dung dịch formol 3 30ppm (30 ml/m nƣớc). Múc nƣớc tại ao, ruộng nuôi để pha - Cho tôm giống vào bể tắm, mật độ 1000 con/m3 nƣớc - Thời gian tắm 15 – 20 phút Hình 3.4.27. Tắm tôm - Dùng thau múc tôm giống đã tắm formol thả giống vào ao, ruộng. Nghiêng thau trong nƣớc để tôm từ từ bơi ra ngoài. Không đƣợc đổ mạnh thau giống xuống ao sẽ là tôm bị sốc Hình 3.4.28. Thả giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài thực hành đo các yếu tố môi trƣờng nƣớc: pH, Oxy, độ kiềm, độ trong 2. Bài tập: Trắc nghiệm nội dung phƣơng pháp thả tôm giống 3. Bài kiểm tra: Đo và đánh giá các yếu tố môi trƣờng trƣớc khi thả giống
  41. - 40 - TT Yếu tố môi trƣờng Kết quả Nhận xét 1 Độ pH 2 Oxy 3 Độ kiềm 4 Độ trong C. Ghi nhớ - Kiểm tra môi trƣờng nƣớc đạt yêu cầu trƣớc khi thả tôm giống; - Ngâm bao giống 15 – 20 phút trƣớc khi thả tôm ra ngoài.
  42. - 41 - Bài 5. KIỂM TRA GIỐNG SAU KHI THẢ Mã bài: MĐ03-05 Tôm giống mới thả, chƣa thích nghi với điều kiện môi trƣờng nuôi nên số lƣợng tôm dễ bị hao hụt nhất là trong các ngày đầu. Ngƣời nuôi tôm cần kiểm tra xem tình trạng và tỷ lệ sống của tôm giống sau khi thả để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tỷ lệ sống từ 70% trở lên thì đàn tôm giống đạt yêu cầu nuôi; nếu tỷ lệ tôm sống dƣới 70% thì đàn tôm giống yếu, cần thả bổ sung thêm. Mục tiêu: - Kiểm tra tình trạng tôm giống sau khi thả; - Đánh giá tỷ lệ tôm sống. A. Nội dung 1. Kiểm tra cơ thể tôm - Tôm nuôi phải khỏe mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. - Tôm có màu xanh trong suốt. - Thân và các phụ bộ bên ngoài không bị tổn thƣơng. - Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V. 2. Kiểm tra hoạt động của tôm Khi nhấc sàng ăn lên khỏi mặt nƣớc, tôm khỏe sẽ nhảy, búng và phản ứng nhanh với ánh sáng, tôm yếu phản ứng chậm (hình 3.63). Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đƣờng ruột vẫn còn thức ăn (đƣợc biểu hiện là đƣờng chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân). Hình 3.5.1. Kiểm tra hoạt động của tôm
  43. - 42 - 3. Đánh giá tỷ lệ tôm sống - Chuẩn bị vị trí thả tôm (hình ) + Chuẩn bị giai: Chọn lƣới mắt nhỏ 1mm, giai có chiều rộng 1-2m, dài 2- 3m, cao 2m, dọc theo viền lƣới may 2 lớp để luồng dây buộc giai. + Căng 4 cọc tre trong ao bằng kích thƣớc của giai, sau đó căng 8 góc (4 góc trên, 4 góc dƣới), buộc dây viền của giai căng ra các cọc tre. Đặt giai sao cho mực nƣớc trong giai là 1,2-1,5m. - Thả tôm vào giai + Đếm số lƣợng tôm thả vào giai, mật độ từ 50-100con/m2. + Sàng ăn đặt trong giai cho tôm ăn, chăm sóc tôm trong giai tƣơng tự nhƣ chăm sóc tôm ngoài ao. Hằng ngày lấy bàn chải chà xung quanh giai và vệ sinh sàng ăn để tránh rong bám vào làm tôm thiếu oxy. + Sau 3 ngày, gom tôm về 1 góc giai, thu tôm vào chậu hoặc thau nhỏ để đếm số tôm còn sống và tính tỷ lệ sống. Hình 3.5.2. Làm giai ương Hình 3.5.3. Chăm sóc tôm trong giai Hình 3.5.4. Dồn tôm về 1 góc Hình 3.5.5. Thu tôm cho vào thau
  44. - 43 - Hình 3.5.6. Đếm tôm - Cách tính tỷ lệ sống: Số tôm còn sống x 100 Tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai (%) = Số lƣợng tôm cho vào giai ban đầu Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai Ví dụ: Giai có diện tích 3m2, mật độ thả 100 con/m2 => Số tôm thả trong giai là: 3 x 100 = 300 con Sau 3 ngày, đếm số tôm trong giai, còn 240 con. 240 x 100 Tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai (%) = = 80 % 300 Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là 80 %. Nhƣ vậy đàn tôm giống đạt yêu cầu nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài thực hành: Làm giai để kiểm tra tôm giống 2. Bài thực hành: Kiểm tra ngoại hình và khả năng hoạt động của tôm giống sau khi thả. C. Ghi nhớ Đánh giá tỷ lệ sống của tôm: + Chế độ chăm sóc trong giai và ngoài ao phải giống nhau; + Tỷ lệ tôm sống dƣới 70% cần phải thả giống bù bằng với số lƣợng tôm giống bị chết
  45. - 44 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi tôm càng xanh; đƣợc giảng dạy sau mô đun Xây dựng và chuẩn bị ao, ruộng nuôi; trƣớc các mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi; Phòng trị bệnh cho tôm; Thu hoạch bảo quản và tính hiệu quả nuôi. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: “Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh” là mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành về việc Xác định số lƣợng giống thả; Chọn tôm giống khỏe mạnh; Vận chuyển và thả tôm giống; Kiểm tra chất lƣợng giống sau khi thả. Mô đun đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Tính đƣợc số lƣợng tôm giống thả nuôi; + Mô tả đƣợc đặc điểm tôm giống khỏe mạnh; + Trình bày đƣợc phƣơng pháp vận chuyển và thả giống. - Kỹ năng: + Xác định đƣợc số lƣợng tôm giống thả nuôi; + Chọn đƣợc tôm giống khỏe mạnh; + Vận chuyển và thả giống đạt tỷ lệ sống cao. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ theo qui định chọn và thả giống.
  46. - 45 - III. Nội dung chính của mô đun Thời lƣợng (giờ học) Loại Địa Mã bài Tên bài bài dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Xác định số Lớp học MĐ03- Lý lƣợng giống thả 4 2 2 01 thuyết nuôi Lớp học, MĐ03- Chọn tôm càng Tích trại 16 2 13 1 02 xanh giống hợp giống Lớp học, MĐ03- Vận chuyển tôm Tích cơ sở 16 2 13 1 03 giống hợp nuôi Lớp học, MĐ03- Tích Thả tôm giống cơ sở 16 2 13 1 04 hợp nuôi Lớp học, MĐ03- Kiểm tra giống Tích cơ sở 8 2 5 1 05 sau khi thả hợp nuôi Lớp học, Tích Kiểm tra kết thúc mô đun cơ sở 4 4 hợp nuôi Tống số 64 10 46 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Bài 1. Xác định số lƣợng giống thả nuôi Bài tập: Xác định kích cỡ, mật độ và số lượng tôm giống thả nuôi - Nguồn lực: Bảng ghi thông tin. - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận 1 bảng thông tin và điền vào.
  47. - 46 - - Thời gian hoàn thành: 15 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua bảng ghi thông tin. - Kết quả và sản phẩm đạt đƣợc: Học viên ghi đúng kích cỡ, mật độ và số lƣợng tôm giống thả nuôi. 2. Bài 2. Chọn tôm càng xanh giống 2.1. Bài tập: Thảo luận nội dung về chọn nơi bán tôm giống, chọn tôm giống, thời gian nuôi, mật độ thả nuôi - Nguồn lực: Nội dung thảo luận, giấy Ao, bút lông - Cách tổ chức thực hiện: Chia các nhóm nhỏ, khoảng 5-6 học viên/nhóm - Thời gian thảo luận nhóm 30 phút, trình bày 15 phút - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả thảo luận qua phần trình bày của nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Nhóm học viên trình bày đƣợc các nội dung yêu cầu về nơi bán giống, chọn tôm giống, thời gian, mật độ thả nuôi. 2.2. Bài thực hành: Kiểm tra chất lượng tôm giống - Nguồn lực: Nƣớc ngọt, formol, tôm giống, thau, xô, giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ, khoảng 5 - 6 học viên thực hiện kiểm tra tôm giống về ngoại hình, hoạt động và sốc formol xác định tỷ lệ sống - Thời gian hoàn thành: Mỗi nhóm thực hành trong 1 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên hƣớng dẫn, theo dõi các học viên kiểm tra tôm giống, pha formol, thao tác thực hiện. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên kiểm tra, đánh giá đƣợc chất lƣợng tôm giống; pha chế formol đúng nồng độ gây sốc, xác định đƣợc tỷ lệ sống 2.3. Bài kiểm tra: Trắc nghiệm nội dung về chất lượng tôm giống, kích cỡ, mật độ giống thả nuôi - Nguồn lực: Hình ảnh, mẫu vật tôm giống, bảng câu hỏi trắc nghiệm - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi trắc nghiệm - Thời gian hoàn thành: 45 phút - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá bài trắc nghiệm nhận diện tôm giống thông qua bảng trả lời - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên nhận diện đúng đàn tôm giống đạt chất lƣợng thông qua màu sắc, kích thƣớc, mật độ nuôi
  48. - 47 - 3. Bài 3. Vận chuyển tôm giống 3.1.Bài tập 1: Tính số lượng tôm giống cho vào bao vận chuyển - Nguồn lực: Bảng tính kết quả, máy tính tay, bút - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận một bảng tính kết quả, tính và điền kết quả vào bảng - Thời gian hoàn thành: 20 phút - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào bảng tính của học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Tính đúng kết quả số lƣợng tôm giống cho vào bao vận chuyển 3.2. Bài thực hành: Đóng bao tôm giống - Nguồn lực: Tôm giống, thau, xô, vợt, bao nilon, dây thun, nƣớc sạch, dụng cụ bơm oxy - Cách tổ chức thực hiện: Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học viên. Tiến hành đếm tôm, cân và cho tôm vào bao theo yêu cầu - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên hƣớng dẫn, quan sát học viên thực hiện cân (đếm) tôm, thao tác đóng bao, bơm oxy vào bao - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Các bƣớc tiến hành đúng trình tự trong việc cân, đếm tôm, đóng bao. Khi bơm oxy vào bao không có bọt khí 3.3. Bài kiểm tra: Thực hành thao tác đóng bao tôm giống - Nguồn lực: Tôm giống, dụng cụ bơm oxy, thau, xô, bao nilon, dây thun, nƣớc sạch - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên sẽ cân, đếm và đóng 1 bao tôm giống, trên bao có ghi số báo danh của học viên - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát trình tự thực hiện của học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Tiến hành cân, đếm và tính đúng số lƣợng tôm giống đóng bao đúng kỹ thuật và trình tự 4. Bài 4. Thả tôm giống 4.1. Bài thực hành: Đo các yếu tố môi trường nước - Nguồn lực: Các bộ test kiểm tra môi trƣờng nhƣ test pH, test kiềm, test oxy, đĩa đo độ trong, ao hoặc ruộng chuẩn bị thả tôm giống
  49. - 48 - - Cách tổ chức thực hiện: Chia 5-6 học viên/nhóm, mỗi nhóm tiến hành đo các yếu tố môi trƣờng - Thời gian đo mỗi yếu tố là: 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thao tác và đánh giá kết quả đo của các nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Thao tác đo và đọc kết quả đúng 4.2. Bài tập: Trắc nghiệm nội dung về phương pháp thả giống - Nguồn lực: Bảng câu hỏi trắc nghiệm - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và chọn phƣơng án trả lời - Thời gian hoàn thành: 45 phút - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả trắc nghiệm của học viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi đã trả lời - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm 4.3. Bài kiểm tra: Đo và đánh giá các yếu tố môi trường trước khi thả giống - Nguồn lực: Các bộ test kiểm tra môi trƣờng nhƣ test pH, test kiềm, test oxy, đĩa đo độ trong, ao hoặc ruộng chuẩn bị thả tôm giống, bảng ghi kết quả - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên tiến hành đo các yếu tố môi trƣờng và ghi nhận vào bảng - Thời gian đo mỗi yếu tố là: 1 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả đo các yếu tố môi trƣờng của học viên qua bảng - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Ghi nhận kết quả đúng TT Yếu tố môi trƣờng Kết quả Nhận xét 1 Độ pH 2 Oxy 3 Độ kiềm 4 Độ trong
  50. - 49 - 5. Bài 5. Kiểm tra tôm sau khi thả 5.1. Bài thực hành: Làm giai để kiểm tra giống sau khi thả - Nguồn lực: giai lƣới, cọc, dây cột, tôm giống, giấy, bút, - Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp thành nhóm nhỏ 5-6 học viên - Thời gian thực hiện: 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên theo dõi các nhóm học viên làm giai và đếm số lƣợng tôm giống thả vào giai. - Kết quả và sản phẩm đạt đƣợc: Mỗi nhóm làm 1 giai chứa tôm giống 5.2. Bài thực hành: Kiểm tra tôm ngoại hình và hoạt động của tôm giống sau khi thả - Nguồn lực: Thức ăn, sàng ăn, ao, ruộng mới thả tôm giống, giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp thành nhóm nhỏ 5-6 học viên - Thời gian thực hành: 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên theo dõi các nhóm cho tôm ăn và kiểm tra ngoại hình và hoạt động tôm - Kết quả và sản phẩm đạt đƣợc: học viên kiểm tra và nhận xét đƣợc ngoại hình và hoạt động bơi lội, bắt mồi của tôm giống mới thả 5.3. Bài kiểm tra: Kiểm tra tỷ lệ sống qua giai chứa tôm - Nguồn lực: Giai chứa tôm giống mới thả - Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp thành nhóm nhỏ 5-6 học viên, mỗi nhóm kiểm tra một giai tôm - Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên theo dõi học viên tính tỷ lệ sống thực tế từng giai tôm. Kết quả của nhóm đƣợc xem là kết quả của từng học viên. - Kết quả và sản phẩm đạt đƣợc: Nhóm học viên tính đƣợc tỷ lệ sống của tôm giống mới thả
  51. - 50 - V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 1. Bài 1. Xác định lƣợng tôm giống thả nuôi Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập Chọn kích cỡ, mật độ, số lƣợng Đối chiếu kết quả qua giống thả phù hợp với hình thức bảng thông tin nuôi 2. Bài 2. Chọn tôm càng xanh giống Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập 1 - Chọn nơi bán tôm giống Giáo viên đánh giá học viên - Chọn tôm giống qua ngoại thông qua hoạt động và nội hình, màu sắc, kích cỡ, hoạt dung trình bày của nhóm động Bài tập 2 Các bƣớc tiến hành sốc tôm Quan sát các thao tác của đúng trình tự; pha formol đúng học viên, pha chế formol nồng độ đúng nồng độ. Tính tỷ lệ sống (%) của tôm giống Bài kiểm tra Các nội dung về chất lƣợng, kích Đối chiếu với đáp án câu hỏi cỡ, mật độ con giống thả nuôi 3. Bài 3. Vận chuyển tôm giống Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập Số lƣợng tôm giống vận chuyển Đối chiếu bảng đáp án phù hợp Bài thực hành Trình tự các bƣớc cân, đếm tôm, Quan sát các thao tác thực đóng bao đúng yêu cầu. Bao hiện của học viên, đánh giá đóng tôm không có bọt khí kết quả đạt đƣợc Bài kiểm tra Cân, đếm tôm, đóng bao đúng Quan sát các thao tác thực yêu cầu hiện của học viên, đánh giá kết quả đạt đƣợc
  52. - 51 - 4. Bài 4. Thả giống Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài thực hành Đo các yếu tố môi trƣờng đúng Giáo viên quan sát các thao phƣơng pháp. tác thực hiện của học viên và đánh giá kết quả đo Bài tập Phƣơng pháp thả tôm đúng yêu Đối chiếu với đáp án của cầu kỹ thuật về thời gian và địa bảng trắc nghiệm. điểm Bài kiểm tra Đo và đánh giá đƣợc các yếu tố Kiểm tra kết quả đo của học môi trƣờng viên 5. Bài 5. Kiểm tra giống sau khi thả Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài thực hành Làm giai chứa tôm giống mới Giáo viên kiểm tra thực tế, thả đánh giá kết quả của học viên Bài thực hành Kiểm tra ngoại hình và hoạt Giáo viên quan sát học viên động của tôm giống kiểm tra tôm trong thực tế và đánh giá kết quả dựa vào phiếu đánh giá Bài kiểm tra Tính đúng tỷ lệ sống của tôm Giáo viên quan sát học viên trong giai sau khi thả kiểm tra tôm trong giai và cách tính cho kết quả đúng
  53. - 52 - VI. Tài liệu cần tham khảo 1. Bộ thủy sản, Trung tâm khuyến ngƣ Trung ƣơng, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội, năm 2001. 2. Bộ thủy sản, Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm, năm 2004. 3. Dƣơng Tấn Lộc, Ương giống và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở ĐBSCL, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, năm 2001. 4. Ts. Nguyễn Thanh Phƣơng, Ths. Trần Ngọc Hải, ths. Nguyễn Thanh Hiền, Ts Marcy N.Wilder, Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), Nhà xuất bản nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh, năm 2003. 5. Phạm Văn Tình, 46 câu hỏi đáp về sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, năm 2000. 6. Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phƣơng, Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004.
  54. - 53 - Bài đọc thêm 1. Kỹ thuật ƣơng tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống Th.s Phạm Thị Thu Hồng - CHI CỤC THỦY SẢN VĨNH LONG, Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long (Tháng 02/2006) 1. Hình thức ƣơng Tôm càng xanh là đối tƣợng thủy sản nƣớc ngọt có giá trị kinh tế cao, đƣợc nuôi nhiều nƣớc trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mƣơng vƣờn, ruộng lúa, ao hồ ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ƣơng là về chất lƣợng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất). Để giảm thiểu tối đa tổn thất cho ngƣời nuôi thì việc chọn hình thức ao ƣơng sang (ƣơng ngay trong ao nuôi thịt) sẽ khắc phục đƣợc tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu). Lợi điểm chính của ao ƣơng sang là tôm tập trung nên có thể theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng hơn. Do đó, việc ngăn một phần ao nuôi để ƣơng tôm là có hiệu quả hơn dùng hệ thống ao ƣơng riêng biệt đối với các nông hộ sản xuất tôm thịt. 2. Công trình ƣơng Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nƣớc tốt và giữ đƣợc nƣớc; Hoàn toàn có thể chủ động nguồn nƣớc cấp khi cần thiết để thay.Thuận lợi giao thông cho việc vận chuyển tôm giống; Gần nơi cung cấp nguồn post. Việc chọn địa điểm phù hợp cho sản xuất nhằm giảm giá thành xây dựng, giảm chi phí sản xuất và có thể điều chỉnh hệ thống nuôi cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế và môi trƣờng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà ngƣời nuôi nên cẩn thận xem xét. Diện tích phần ƣơng: Dựa trên nhu cầu số lƣợng tôm giống cần cho nuôi thịt và mật độ thả ƣơng để quyết định diện tích phần ƣơng trong ao, có thể chiếm từ 15- 20% diện tích ao nuôi. Phần ƣơng này có thể giới hạn lại bằng cách dùng lƣới để ngăn ao hoặc dùng giai đặt trong ao để ƣơng. Đối với những hộ ƣơng để cung ứng giống cho ngƣời nuôi tôm thịt cũng phải căn cứ vào nhu cầu con giống trong khu vực để bố trí ao ƣơng cho phù hợp, thƣờng từ 300-500 m2/ao để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Hệ thống cấp thoát nƣớc và mực nƣớc: Bố trí cống cấp và thoát nƣớc dạng chìm, riêng biệt với tổng đƣờng kính cống từ 30-50 cm/1000m2 đặt ở đầu và cuối ao nuôi với yêu cầu:
  55. - 54 - Đảm bảo cấp đầy hay tháo cạn nƣớc trong vòng 4-6 giờ; Cống thoát nằm ở nơi thấp nhất; Độ dốc đáy ao là 1:200 giảm dần từ cống cấp đến cống thoát. Trong suốt quá trình ƣơng phải duy trì mực nƣớc từ 0,8- 1,2m. Giá thể: Dùng chà tre khô bó lại thả xuống ao để tạo nơi trú ẩn cho tôm, tốt nhất diện tích thả chà nên chiếm 5% diện tích mặt nƣớc. 3. Các biện pháp kỹ thuật Chất lƣợng nƣớc ao: Một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc thích hợp trong ao ƣơng nuôi tôm càng xanh cần duy trì trong quá trình sản xuất: - Nhiệt độ: 28- 30oC; Độ trong: 25- 40 cm; Oxy hòa tan: 4- 7 mg/l ; Độ - pH: 7- 8; H2S: 0,01- 0,05 mg/l; NO2 : 0,01- 0,3 mg/l; NH3+: 0,05- 0,7 mg/l 3.1. Chuẩn bị ao ương Cải tạo ao: Ao ƣơng trƣớc khi thả giống 7 ngày cần phải đƣợc cải tạo đúng qui trình: tát cạn ao; bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho tôm ƣơng; vét bớt bùn đáy chỉ để lại khoảng 10-20 cm bùn; san bằng nền đáy dốc về phía cống thoát; đắp bờ, lấp hang hốc; phơi đáy ao 2-3 ngày Bón vôi: dùng vôi sống CaO với liều lƣợng liều lƣợng 10-15 kg/100 m2 nhằm vệ sinh, khử trùng ao ƣơng và phòng bệnh cho tôm; Lấy nƣớc vào ao ƣơng 0,3- 0,5 m qua cống cấp có lƣới xanh nhiều lớp hoặc vải thật mịn để ngăn ngừa cá tạp và địch hại; Gây màu nƣớc bằng phân chuồng đã ủ hoai thật kỹ với liều lƣợng 100 - 150g/m3 nƣớc, cần ngâm trong nƣớc 1 ngày, sau đó tóe đều khắp mặt ao để tránh phân bị trôi dạt về phía góc ao. Nếu có điều kiện có thể bón thêm phân vô cơ hàng tuần từ 0,5 - 1kg/1000 m2. Tốt nhất là sử dụng phân gà phơi khô hoặc phân gà vi sinh (có bổ sung một số khoáng vi lƣợng); Sau khi bón 3 ngày khi thấy nƣớc có màu xanh lá non thì tiếp tục cho nƣớc vào cho đến 0,8 - 1,0 m rồi tiến hành thả post. Thả giống: Chọn giống: postlarvae có ngày tuổi từ 12 -15 có kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc đặc trƣng; Mật độ thả: ƣơng với mật độ vừa phải từ150 - 200con/m2 tùy vào trình độ kỹ thuật, nhu cầu con giống, khả năng cung cấp thức ăn cho tôm; Thời điểm thả ƣơng: từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8-10 dƣơng lịch; Cách thả giống: vận chuyển post trong bao có bơm oxy vào lúc mát trời; để tránh tôm bị sốc nhiệt độ nên ngâm bao chứa tôm trong ao ƣơng từ 15- 20 phút, sau đó mở miệng bao tát nƣớc vào từ từ và để tôm tự bơi ra. Chú ý nên thả tôm cách bờ trên 1 m vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 3.2. Chăm sóc và quản lý Cho ăn: Loại thức ăn: nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên dành cho tôm càng xanh giống với hàm lƣợng đạm từ 30 - 35% để cung cấp dinh
  56. - 55 - dƣỡng ổn định cho tôm trong sốt quá trình ƣơng. Ngoài ra, tùy sự sẵn có các nguồn thức ăn ở địa phƣơng nhƣ cá biển, ốc bƣơu vàng, cua đồng, hến dùng thay thế một phần thức ăn công nghiệp sau khi ƣơng đƣợc 15 ngày bằng cách xay nhỏ rồi mới cho tôm ăn. Lƣợng thức ăn: cho ăn 20% so với trọng lƣợng thân. Đối với ƣơng mật độ 200 con/m2, có thể ƣớc tính liều lƣợng cho ăn của 1.000 tôm post nhƣ sau: Ngày thứ 01-10: 25-35g/ngày, Ngày thứ 11-20: 40 - 50 g/ngày , Ngày thứ 21–30: 60 - 80g/ ngày. Thời gian cho ăn: nên cho tôm ăn 3- 4 lần/ ngày. Vào lúc sáng sớm và chiều mát thì lƣợng cho ăn trong ngày phân chia nhiều hơn các lần còn lại. Sàng ăn : sử dụng sàng ăn để kiểm tra việc cho ăn, biết đƣợc khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe của tôm để kịp thời điều chỉnh hàng ngày lƣợng thức ăn cho phù hợp với sự sinh trƣởng của tôm nuôi. Có thể bố trí 02 sàng ăn /300m2 với đƣờng kính 70 -80 cm hoặc hình vuông với kích thƣớc 60 x 60cm, đặt sát đáy ao, nơi sạch và hơi xa bờ ao. Chăm sóc: Thƣờng xuyên kiểm tra bờ, lƣới, cống để tránh thất thoát, không cần thay nƣớc, chỉ bổ sung lƣợng nƣớc bốc hơi, các thông số nhƣ pH và độ trong nên kiểm tra hàng ngày để theo dõi sự biến động của môi trƣờng ƣơng. 4. Thu hoạch tôm ƣơng Sau một tháng ƣơng, bung vèo hoặc giai cho tôm ra ao. Tỉ lệ sống từ 70 - 85%. Trọng lƣợng bình quân 0,5 - 1,0g/con, có thể đạt kích cỡ từ 3-5 cm. Đối với ao ƣơng riêng biệt thì trƣớc khi thu hoạch phải chuẩn bị giai chứa để trong ao hay bể có sục khí. Nên thu hoạch vào sáng sớm bằng cách tháo cạn nƣớc, dùng lƣới kéo thu một phần sau đó tát cạn thu toàn bộ. Cách vận chuyển tôm giống: Dùng bao nilon cỡ 60 x 90 cm có bơm oxy chuyển từ 1000 - 1500 con/bao cho vào khoảng 5-10 lít nƣớc của bể chứa tôm vận chuyển trong 8-10 giờ.
  57. - 56 - Bài đọc thêm 2. Sản xuất tôm càng xanh toàn đực www.thuysanvietnam.com.vn Tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra đối với sự phát triển nghề nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Vì thế, nhà sản xuất giống không chỉ chú ý vào số lƣợng mà còn quan tâm đến chất lƣợng và tỷ lệ tôm đực - cái trong quần đàn. Sản xuất TCX toàn đực là một trong những giải pháp hữu hiệu cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. 1. Đặc điểm sinh học Tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii) phân bố ở khu vực Đông Nam Á, du nhập vào các vùng nhiệt đới trên thế giới và trở thành đối tƣợng quan trọng của nghề nuôi thủy sản. Châu Á là nơi sản xuất TCX hàng đầu, chiếm trên 95% tổng sản lƣợng toàn thế giới. TCX có đặc điểm ăn tạp, háu ăn và ăn liên tục; Lớn nhanh, ƣa thích sống trong môi trƣờng nƣớc trong, sạch, có lƣợng ôxy hoà tan cao trên 5mg/l, độ pH = 7 - 7,5, nhiệt độ 28 - 300C. Kích cỡ tôm lớn nhất có chiều dài 320mm, khối lƣợng 100g. Tôm cái trƣởng thành đạt cỡ 20 - 25g, tôm đực là 30 - 40g. Tuy nhiên, trong một quần đàn TCX đƣợc nuôi trong ao (kể cả nuôi bằng giống tự nhiên lẫn giống nhân tạo) đều có cả 3 loại tôm cái, đực và tôm nhỏ, chúng cùng tham gia vào quá trình sinh sản. Do đó, đàn tôm sẽ rất chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài (8 - 10 tháng) hiệu quả kinh tế thấp hơn với các đối tƣợng thủy sản khác. Ngoài ra, sƣ có mặt của con cái trong đàn khiến tôm bị tiêu hao năng lƣợng do hoạt động sinh sản, làm cho sự khác biệt về tăng trƣởng giữa con đực và con cái càng lớn hơn. Từ đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một loại giống TCX toàn đực là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm. 2. Thí nghiệm thành công Dự án nghiên cứu sản xuất giống TCX toàn đực đã đƣợc Đại học Ben Gurion - Israel kết hợp với quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển quốc tế - Đức, cùng với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II của Việt Nam xây dựng từ năm 2001 đến năm 2004. Nuôi TCX toàn đực mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với nuôi tôm càng xanh bình thƣờng, do TCX toàn đực lớn nhanh, tôm thƣơng phẩm đạt kích cỡ lớn và đồng đều nên có giá bán cao, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu, chi phí đầu tƣ thấp do thời gian nuôi đƣợc rút ngắn hơn.
  58. - 57 - Hình Tôm toàn đực Những thí nghiệm đầu tiên đƣợc thực hiện ở Israel vào năm 1986. Con đực đƣợc nuôi tách riêng trong một hệ thống lồng nuôi công nghiệp quy mô nhỏ trong 150 ngày. Họ nhận thấy đàn tôm toàn đực đạt đến cỡ thƣơng phẩm nhanh hơn so với đàn tôm toàn cái và đàn tôm có lẫn hai giới tính. Các thí nghiệm nuôi tôm đơn tính thâm canh trong ao đất cũng thu đƣợc kết quả tƣơng tự. Nuôi tôm TCX toàn đực đã cải thiện tốc độ tăng trƣởng, hệ số thức ăn, tỷ lệ sống, cỡ tôm đồng đều, tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn. Trong sản lƣợng thu hoạch chỉ có khoảng 5% là tôm còi, (hình thức cũ là 15%). Đồng thời, nuôi theo hình thức này đã loại bỏ đƣợc hoạt động sinh sản giúp tiết kiệm năng lƣợng sinh sản của tôm đực để tăng tốc độ lớn. Hệ số thức ăn trong nuôi tôm toàn đực tƣơng đối thấp (1:2:1) so với nuôi lẫn (1,8:2:1). Triển vọng tại Việt Nam Từ năm 2002 - 2004, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã hợp tác với nhà khoa học Israel đã nghiên cứu thành công chuyển đổi giới tính TCX đực thành tôm cái gọi là tôm cái giả, từ thế hệ con tôm cái giả này sẽ sinh sản 100% tôm đực nhƣng ở quy mô thí nghiệm. Năm 2005, Viện tiếp tục hoàn thiện quy trình chuyển đổi giới tính TCX thành công và đến năm 2006 - 2007 dự án sản xuất thử TCX toàn đực quy mô đại trà đƣợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Bộ NN&PTNT đã mang lại nhiều thành công và ứng dụng vào thực tiễn. Dự án đã sản xuất đƣợc hơn 20.000 con TCX cái giả, năng suất tạo tôm cái giả 200 con/ngày, tỷ lệ thành công chuyển đổi giới tính từ 49 - 71%, tỷ lệ thành thục và tham gia sinh sản tôm cái giả trung bình 75%. Dự án đã thiết lập đƣợc 4 vệ tinh sản xuất TCX toàn đực ở ĐBSCL, đã sản xuất đƣợc hơn 2 triệu PL15 toàn đực phục vụ cho nghiên cứu và nuôi thƣơng phẩm ở các tỉnh có diện tích nuôi TCX lớn. Kết quả nuôi TCX toàn đực thƣơng phẩm ở quy mô nông hộ rất khả quan, năng suất từ 1,7 - 3,6 tấn/ha/vụ và kích cỡ tôm thƣơng phẩm từ 75 - 125g/con đƣợc thị trƣờng chấp nhận và đạt lợi nhuận cao.
  59. - 58 - Tại An Giang, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN An Giang, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II triển khai đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm TCX toàn đực” tại Trại giống cù lao Bà Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành. Từ đầu năm 2006, Trung tâm đã nuôi vỗ 2.000 con tôm cái giả để chuẩn bị sinh sản ra tôm post toàn đực và chọn một nông dân có kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) để thả nuôi 50.000 con post toàn đực, với mật độ 5 con/m2. Kết quả bƣớc đầu cho thấy, tôm cái giả tăng trƣởng tốt, đang bắt đầu sinh sản và có nhiều hứa hẹn khả năng thành công. Tại Đồng Tháp, năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã chuyển giao hơn 1 triệu con giống TCX toàn đực cho nông dân nuôi tại các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Lai Vung, Lấp Vò và Châu Thành. Hiện, tôm giống toàn đực phát triển rất tốt, nhiều hộ nuôi cho biết, nhờ nuôi TCX toàn đực, thời gian nuôi rút ngắn từ 20 - 30 ngày, tôm đạt kích cỡ loại 1, loại 2 cao và giá bán cũng cao hơn so với tôm nuôi truyền thống từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Theo ông Trần Hồng Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Kỹ thuật và Công nghệ Trà Vinh, nhu cầu con giống của ngƣời nuôi ngày một cao, trong khi các cơ sở sản xuất tôm giống lại nhỏ lẻ, chất lƣợng không ổn định. Việc nghiên cứu và sản xuất thành công giống TCX toàn đực đã góp phần nào tháo gỡ khó khăn và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung. >> Ý tưởng nuôi TCX toàn đực tỏ ra ưu việt vì đã khắc phục sự khác biệt sức tăng trưởng và cải thiện năng suất, sự chênh lệch về tốc độ ăn của tôm với kích thước khác nhau và giúp giảm thiểu tác động của hành vi chiếm cứ lãnh thổ ở con đực. Nguyên Chi
  60. - 59 - DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Ông Lê Thái Dƣơng - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Chủ Nông nghiệp Nam Bộ nhiệm 2. Ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ Thƣ ký điện và Nông nghiệp Nam Bộ 3. Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Ủy viên Nông nghiệp Nam Bộ 4. Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Ủy viên Nông nghiệp Nam Bộ 5. Ông Lê Tiến Dũng, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản Ủy viên 6. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Cần Ủy viên Thơ. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung Chủ tịch học Thủy sản 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán Thƣ ký bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Ủy viên Thủy sản 4. Ông Thái Thanh Bình, Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản Ủy viên 5. Bà Lê Ngọc Diện, Phó chi cục trƣởng Chi cục nuôi trồng thủy Ủy viên sản Cần Thơ
  61. - 60 -