Giáo trình mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục

pdf 73 trang ngocly 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nuoi_vo_tom_bo_me_thanh_thuc.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ THÀNH THỤC MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất giống tôm sú là nghề đƣợc bà con ngƣ dân các địa phƣơng ven biển có độ mặn cao và ổn định lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, không ít ngƣời hành nghề với những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đƣợc trang bị qua “chỉ vẽ” lẫn nhau hoặc tự mày mò nên hiệu quả chƣa cao, chất lƣợng con giống chƣa đạt đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng cho ngƣời làm nghề sản xuất tôm sú giống P15 và bà con lao động khác có nhu cầu nhằm giảm bớt rủi ro, hƣớng tới hoạt động sản xuất tôm sú giống P15 phát triển bền vững. Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp do Trƣờng Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012 theo quy trình đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chƣơng trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian thực hiện 64 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian thực hiện 60 giờ Mô đun 03. Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian thực hiện 64 giờ Mô đun 04. Cho tôm đẻ Thời gian thực hiện 48 giờ Mô đun 05. Ƣơng nuôi ấu trùng Thời gian thực hiện 68 giờ Mô đun 06. Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 07. Thu hoạch và tiêu thụ tôm giống Thời gian thực hiện 80 giờ Giáo trình Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục của nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bƣớc công việc kiến thức và kỹ năng nghề về nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. Nội dung giảng dạy đƣợc phân bổ trong thời gian 64 giờ và gồm 4 bài: Bài 1. Chuẩn bị bể nuôi vỗ Bài 2. Chọn tôm bố mẹ
  4. 3 Bài 3. Vận chuyển tôm bố mẹ Bài 4. Nuôi vỗ thành thục Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận đƣợc nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ sản xuất giống tôm sú, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trƣờng Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhƣng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn Chủ biên: LÊ TIẾN DŨNG
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN: NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ THÀNH THỤC 7 Bài 1. CHUẨN BỊ BỂ NUÔI VỖ 8 1. Vệ sinh bể và dụng cụ 8 1.1. Vệ sinh bể 8 1.2. Vệ sinh dụng cụ 15 2. Bố trí sục khí, bạt 16 2.1. Bố trí sục khí 16 2.2. Che bạt 17 3. Cấp nƣớc vào bể 17 3.1. Cấp nƣớc 17 3.2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc 18 Bài 2. CHỌN TÔM BỐ MẸ 22 1. Xác định khối lƣợng tôm bố mẹ 22 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 22 1.2. Cân tôm 23 2. Quan sát ngoại hình của tôm bố mẹ 23 3. Quan sát trạng thái hoạt động của tôm bố mẹ 24 4. Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm bố mẹ 24 4.1. Tôm cái 24 4.2. Tôm đực 27 Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM BỐ MẸ 30 1. Chuẩn bị dụng cụ 30 2. Vận chuyển kín 32 2.1. Đóng bao 33 2.2. Chọn phƣơng tiện vận chuyển tôm bố mẹ 36
  6. 5 2.3. Tổ chức vận chuyển 38 3. Vận chuyển hở 39 4. Xử lý tôm bố mẹ trƣớc khi thả vào bể nuôi 39 Bài 4. NUÔI VỖ THÀNH THỤC 44 1. Thả tôm 44 2. Cho tôm ăn 45 3. Cắt mắt tôm 49 3.1. Quy trình thực hiện 50 3.2. Chọn tôm 50 3.3. Chuẩn bị dụng cụ 51 3.4. Chuẩn bị tôm cái 53 3.5. Cắt mắt tôm cái 54 3.6. Kiểm tra tôm cái 58 4. Quản lý môi trƣờng nƣớc bể nuôi 59 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 64 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined.
  7. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN CHỮ VI T TẮT 1. Thelycum: Bộ phận sinh sản ngoài của tôm sú cái, nằm giữa các cặp chân ngực 4 và 5, là nơi nhận và giữ tinh nang của tôm đực sau khi giao vĩ, còn đƣợc gọi là túi chứa tinh. 2. Petasma: Bộ phận sinh sản ngoài của tôm sú đực, là đôi nhánh trong của chân bụng 1 hợp lại, giúp chuyển tinh nang từ tôm đực vào thelycum của tôm sú cái khi tôm sú đực giao vĩ với tôm sú cái.
  8. 7 MÔ ĐUN: NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ THÀNH THỤC Mã mô đun: MĐ 03 Mô đun 03 “Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục” có thời gian học tập 64 giờ, trong đó có12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc chuẩn bị bể nuôi vỗ, chọn,vận chuyển và nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ đạt chất lƣợng và hiệu quả cao. Mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô đun đƣợc trình bày ở lớp học và học viên đƣợc thực hành tại các trại sản xuất giống tôm sú. Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệmhoặc vấn đáp về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc chuẩn bị bể nuôi vỗ, chọn, vận chuyển và nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ.
  9. 8 Bài 1. CHUẨN BỊ BỂ NUÔI VỖ Mã bài: MĐ 03-01 Một trong những công việc chuẩn bị cho nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục là vệ sinh bể nuôi vỗ và các dụng cụ phục vụ cho việc nuôi vỗ, mắc hệ thống sục khí, che bạt, cấp nƣớc và kiểm tra các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc trong bể. Việc chuẩn bị bể nuôi vỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc trong bể ở mức thích hợp và ổn định, không có mầm bệnh sẽ góp phần giúp tôm bố mẹ khỏe mạnh, thành thục tốt. Mục tiêu: Vệ sinh bể nuôi vỗ và dụng cụ đạt yêu cầu sát trùng. Bố trí bể và cấp nƣớc vào bể đáp ứng đƣợc điều kiện nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. A. Nội dung 1. Vệ sinh bể và dụng cụ 1.1. Vệ sinh bể 1.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể xi măng hoặc bể composite đã sử dụng Dụng cụ + Bàn chải: Dùng để chà rửa bùn đất bám vào thành, đáy bể. Bàn chải có phần mũi thon, nhọn để dễ đƣa vào các góc bể. Hình 3.1.1. Bàn chải
  10. 9 + Bình phun: Dùng để phun formol, sát trùng thành, đáy bể. Bình phun bằng nhựa, thể tích 1-2 lít. Hình 3.1.2. Bình phun nhựa + Dây sục khí: Dùng để sục khí, luân chuyển khối nƣớc trong bể, giúp chlorine phân tán đều khắp bể. Dây sục khí gồm dây dẫn khí bằng nhựa trong, đƣờng kính 4-5mm và đá bọt. Hình 3.1.3. Dây sục khí Ngoài ra, khi sử dụng các hóa chất chlorine, formol để sát trùng bể, cần phải mang khẩu trang, găng tay để hạn chế việc ngửi mùi hoặc dây hóa chất độc vào ngƣời. Hóa chất
  11. 10 + Chlorine: Chlorine (bột tẩy) - hypoclorit canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nƣớc và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh. Chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lƣợng. Hòa tan chlorine trong nƣớc ngọt (không sử dụng trực tiếp, không đổ mạnh nƣớc vào chlorine) để hiệu quả sát trùng cao. Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với chlorine. Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nƣớc sạch nhiều Hình 3.1.4. Chlorine lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với chlorine. + Formol (dung dịch formaldehide 37%) Là chất lỏng không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nƣớc, có tính sát trùng mạnh, nhất là với vi nấm. Formol gây cay mắt, đau họng, bỏng da khi tiếp xúc. Hình 3.1.5. Formol + Xà phòng: dạng bột, dùng để làm sạch bùn đất bám vào bể. Thực hiện nhƣ sau: + Bƣớc 1: Làm sạch bể Làm sạch bùn đất bám vào bể bằng bàn chải và xà phòng, nhất là ở các góc cạnh. Làm sạch cả bề mặt thành bể. Làm sạch xà phòng trong bể bằng nƣớc sạch. Lƣu ý:
  12. 11 Không trộn chung xà phòng và chlorine để vệ sinh và sát trùng bể vì xà phòng và chlorine sẽ làm hạn chế tác dụng của nhau. + Bƣớc 2: Xử lý sát trùng bểbằng formol hoặc chlorine. Có 2 cách thực hiện Cách 1. Xử lý bằng formol Phun formol cho ƣớt đều thành bể bằng bình phun nhựa. Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ. Rửa hết formoltrong bể bằng nƣớc sạch (không còn mùi formol trong bể). Cách 2. Xử lý bằng chlorine Bơm nƣớc ngọt vào đầy bể. Tính và cân lƣợng chlorine cần dùng để hòa tan vào nƣớc trong bể với nồng độ 100-200ppm. Cho từ từ lƣợng chlorine cần dùng vào thau, xô chứa nƣớc ngọt, khuấy bằng que gỗ hoặc nhựa để chlorine tan hết trong nƣớc. Tạt đều chlorine vào nƣớc trong bể. Sục khí cho bể khoảng 30 phútbằng 1-2 dây sục khí để chlorine phân tán đều khắp bể. Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ. Mở bạt, xả bỏ nƣớc trong bể. Rửa hếtchlorine trong bể bằng nƣớc sạch (không còn mùi chlorine trong bể). + Bƣớc 3. Phơi khô bể Phơi khô bể, đậy bạt kín khi chƣa sử dụng. Việc để khô bể khoảng 10-15 ngày rồi sử dụng cho đợt nuôi mới sẽ giúp cách ly, làm chậm sự xâm nhập của mầm bệnh vào bể đạt hiệu quả hơn. Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lƣợng thƣờng là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với 1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l
  13. 12 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3, ml/m3, mg/l). Cách tính lƣợng chlorine Lƣợng chlorine cần dùng = Nồng độ chlorine x Thể tích nƣớc Ví dụ: Tính lƣợng chlorine cần dùng để hòa tan vào bể chứa 6m3 nƣớc để đạt nồng độ 200ppm. Giải: Nồng độ chlorine là 200ppm Thể tích nƣớc là 6m3 Đổi 200ppm = 200g/m3 nghĩa là mỗi m3 nƣớc cần hòa tan với 200g chlorine Lƣợng chlorine cần dùng = 200g/m3 x 6m3 = 1.200g = 1,2kg chlorine Vậy: 6m3 nƣớc cần 1,2kg chlorine để đạt nồng độ 200ppm 1.1.2. Xử lý, vệ sinh, sát trùng bể xi măng chƣa sử dụng hoặc bể tu sửa lại Ở các bể xi măng mới xây dựng, chƣa sử dụng, quá trình biến đổi của xi măng sau khi xây bể tạo thành các chất có tính kiềm. Khi lấy nƣớc vào bể để nuôi tôm, các chất có tính kiềm này hòa tan vào nƣớc làm pH môi trƣờng nƣớc trong bể cao hơn 8,5, gây hại cho tôm nuôi vỗ trong bể. Vì vậy, cần phải làm giảm các chất có tính kiềm trong bể trƣớc khi vệ sinh, sát trùng bể. Làm giảm các chất này trong bể bằng cách hòa tan chúng trong nƣớc rồi xả bỏ nƣớc. Quá trình này phải thực hiện nhiều lần. Có thể dùng thêm phèn chua (có tính a xít) để trung hòa các chất có tính kiềm, tăng hiệu quả hòa tan các chất này vào nƣớc. Hình 3.1.6. Phèn chua
  14. 13 Hoặc có thể dùng thân cây chuối ngâm vào bể để trung hòa các chất có tính kiềm. Thân chuối đƣợc cắt ngắn khoảng 30-50 cm, chẻ làm đôi. Hình 3.1.7. Thân cây chuối Đối với bể xi măng đã qua sử dụng: Trong quá trình sử dụng, bể xi măng thƣờng có những hƣ hỏng nhƣ tạo thành các vết nứt, lỗ rỗng trên thành, đáy bể. Bùn đất, chất thải thƣờng bám vào các vết nứt, lỗ rỗng này, làm thành môi trƣờng tốt cho các sinh vật gây bệnh cho tôm khu trú và phát triển. Hình 3.1.8. Các vết nứt trên thành bể nuôi vỗ bằng xi măng Do đó, sau khoảng 2-3 năm sử dụng, các bể này thƣờng phải đƣợc đục bỏ lớp hồ (vữa) tô bên trong và đáy bể và làm lại lớp mới. Việc xử lý bể sau khi làm lại lớp tô đƣợc thực hiện nhƣ bể mới xây dựng. Dụng cụ, hóa chất để xử lý, vệ sinh, sát trùng bể xi măng chƣa qua sử dụng hoặc bể đƣợc tu sửa lại nhƣ đối với ở bể xi măng, bể composite đã sử dụng. Sử dụng thêm phèn chua hoặc thân cây chuối Thực hiện nhƣ sau: + Bƣớc 1: Hòa tan các chất có tính kiềm trong bể Có 2 cách xử lý: Cách 1. Dùng phèn chua, thực hiện nhƣ sau: Cấp nƣớc ngọt vào đầy bể.
  15. 14 Nghiền nhỏ, hòa tan phèn chua trong ca, thau nƣớc ngọt. Lƣợng phèn chua sử dụng khoảng 100g/m3 nƣớc trong bể (400g cho bể 4m3 nƣớc). Cho dung dịch phèn chua vào bể, khuấy đều. Ngâm bể khoảng 7-10 ngày. Kiểm tra pH nƣớc trong bể 1 lần/ngày bằng bộ kiểm tra pH (thực hiện theo hƣớng dẫn ở mục 3.2.1. Kiểm tra pH của bài này hoặc hƣớng dẫn ghi trên bao bì). Nếu pH nƣớc giảm dần và ổn định ở pH = 8-8,5 trong 2-3 ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả. Nếu pH nƣớc sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8,5 thì xả bỏ nƣớc trong bể và tiến hành ngâm lại. Xả bỏ nƣớc trong bể. Cách 2. Dùng thân cây chuối, thực hiện nhƣ sau: Chà thân cây chuối đều khắp thành và đáy bể vài lần. Xếp thân cây chuối khoảng 2-3 lớp vào bể. Cho nƣớc ngọt vào đầy bể. Ngâm bể khoảng 15-20 ngày. Kiểm tra pH nƣớc trong bể 1 lần/ngày bằng test pH (thực hiện theo hƣớng dẫn ở mục 3.2.1. Kiểm tra pH của bài này hoặc hƣớng dẫn ghi trên bao bì). Nếu pH nƣớc giảm dần và ổn định ở pH ≤ 8 trong 2-3 ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả. Nếu pH nƣớc sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8 thì xả bỏ nƣớc trong bể và tiến hành ngâm lại. Xả bỏ nƣớc trong bể. + Bƣớc 2: Làm sạch bể Thực hiện nhƣ ở bƣớc 1: Làm sạch bể, mục 1.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể xi măng hoặc bể composite đã sử dụng của bài này. + Bƣớc 3: Xử lý sát trùng bểbằng formol hoặc chlorine Thực hiện nhƣ ởbƣớc 2: Xử lý sát trùng bểbằng formol hoặc chlorine, mục 1.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể xi măng hoặc bể composite đã sử dụng của bài này. + Bƣớc 4. Phơi khô bể Thực hiện nhƣ ởbƣớc3. Phơi khô bể, mục 1.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể xi măng hoặc bể composite đã sử dụng của bài này.
  16. 15 1.2. Vệ sinh dụng cụ Các dụng cụ sử dụng trong bể nuôi vỗ hoặc tiếp xúc với tôm bố mẹ nhƣ thau, xô, rây, vợt vớt tôm, ly, cốc, ống nhựa siphon, dây sục khí, đá bọt đƣợc chà rửa, vệ sinh bằng xà phòng. Sau đó, sát trùng các dụng cụ bằng cách kết hợp ngâm trong bể nuôi vỗ khi sát trùng bể. Hình 3.1.9. Các dụng cụ được sát trùng Bạt, túi lọc vải đƣợc giặt và phơi nắng cho khô Hình 3.1.10. Phơi bạt, túi lọc Ghi nhớ: Phải làm sạch bùn đất ở các góc cạnh của bể và nên để khô bể khoảng 10-15 ngày rồi mới sử dụng cho đợt nuôi tiếp.
  17. 16 2. Bố trí sục khí, bạt 2.1. Bố trí sục khí Đóng đinh vào xung quanh bể ở phía ngoài, cách mặt bể 20-30cm. Khoảng cách giữa các đinh khoảng 60-80cm. Hình 3.1.11. Đóng đinh vào thành bể Căng và cột dây cƣớc PE vào các đinh đối diện ở 2 thành bể đối diện nhau. Hình 3.1.12. Dây cước được căng trên mặt bể Thả dây sục khí vào bể bằng cách máng trên các dây cƣớc căng trên mặt bể. Mật độ dây sục khí trong bể khoảng 1 dây/m2. Đá bọt của dây sục khí cách đáy bể khoảng 5-10cm. Hình 3.1.13. Dây sục khí máng trên dây cước
  18. 17 2.2. Che bạt Che bạt cho bể nuôi vỗ để tạo môi trƣờng trong bể giống nhƣ ở đáy biển thiếu ánh sáng và tránh cho tôm bố mẹ bị bất ổn do tác động của môi trƣờng xung quanh. Bạt đen dày đƣợc trải tựa trên các dây cƣớc căng trên mặt bể. Hình 3.1.14. Trải bạt trên bể Ghi nhớ: Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục đƣợc che bạt, bố trí dây sục khí khoảng 1 dây/m2. 3. Cấp nƣớc vào bể 3.1. Cấp nước Cấp nƣớc biển đã qua xử lý sát trùng (nhƣ hƣớng dẫn ở bài 3. Xử lý nƣớc, mô đun Chuẩn bị sản xuất giống) vào bể bằng hệ thống cấp nƣớc của trại. Có thể dùng túi lọc vải để giữ các vật chất lơ lửng đi vào bể. Hình 3.1.15. Cấp nước vào bể qua túi lọc vải Lƣợng nƣớc cấp vào bể đến mức 0,6-0,8m. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ thƣờng có diện tích lớn, mực nƣớc không cần cao do tôm thƣờng nằm ở đáy bể, ít di chuyển lên mặt nƣớc.
  19. 18 3.2. Kiểm tra chất lượng nước Các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc trong bể nuôi vỗ cần kiểm tra là pH, nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan. 3.2.1. Kiểm tra pH pH nƣớc trong bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ đƣợc đo nhƣ hƣớng dẫn tại mục 1.3. Đo pH, bài 2. Lấy nƣớc vào bể lắng của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống. pH nƣớc trong bể nuôi vỗ thích hợp cho tôm bố mẹ là 7,8-8,3. 3.2.2. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc Nhiệt độ nƣớc trong bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ đƣợc đo nhƣ hƣớng dẫn tại mục 1.7. Đo nhiệt độ nƣớc, bài 2. Lấy nƣớc vào bể lắng của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống. Nhiệt độ nƣớc thích hợp sự thành thục của tôm bố mẹ là 27-320C. 3.2.3. Kiểm tra độ mặn Độ mặn nƣớc trong bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ đƣợc đo nhƣ hƣớng dẫn tại mục 1.2. Đo độ mặn, bài 2. Lấy nƣớc vào bể lắng của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống. Độ mặn thích hợp cho sự thành thục của tôm sú là 30-33‰. 3.2.4. Kiểm tra oxy hòa tan Hàm lƣợng oxy hòa tan của nƣớc trong bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ đƣợc đo nhƣ hƣớng dẫn tại mục 1.4. Đo oxy hòa tan (DO), bài 2. Lấy nƣớc vào bể lắng của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống. Hàm lƣợng oxy hòa tan thích hợp trong bể nuôi vỗ là 5-8mg/l. Sau khi chuẩn bị xong bể thì chuyển tôm bố mẹ vào bể để tiến hành nuôi vỗ thành thục. Ghi nhớ: Cấp nƣớc biển đã qua xử lý sát trùng, pH = 7,8-8,3, nhiệt độ = 27-320C, độ mặn = 30-33‰, hàm lƣợng oxy hòa tan là 5-8mg/l vào bể nuôi vỗ đến mức 0,6-0,8m. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Trình bày cách vệ sinh, sát trùng bể nuôi vỗ bằng xi măng hoặc bể composit đã sử dụng.
  20. 19 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 3.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể nuôi vỗ bằng xi măng hoặc composite đã sử dụng Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc vệ sinh, sát trùng bể nuôi vỗ đạt yêu cầu sát trùng. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi vỗ bằng xi măng hoặc composite: 01 bể + Bàn chải nhựa: 01 cái + Bình phun nhựa 1-2 lít: 01 cái + Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 1-2 dây + Bạt che dày (kích thƣớc lớn hơn kích thƣớc bể): 01 cái + Xà phòng bột: 0,3-0,5kg + Chlorine: 1-2kg + Formol (chai 650ml): 01 chai Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 1.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể xi măng hoặc bể composite đã sử dụng. Thời gian hoàn thành: 4 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bể nuôi vỗ đƣợc vệ sinh, sát trùng đầy đủ các bƣớc theo hƣớng dẫn. 2.2. Bài thực hành 3.1.2. Xử lý, vệ sinh, sát trùng bể xi măng chƣa sử dụng hoặc tu sửa lại Mục tiêu: Củng cố kiến thức vàrèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcvệ sinh, sát trùng bể nuôi vỗ chƣa sử dụng hoặc tu sửa lại đạt yêu cầu sát trùng. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể xi măng chƣa sử dụng hoặc tu sửa lại 01 bể + Dao 01 cái + Bộ kiểm tra pH nƣớc (pH test kit) 01 hộp + Thân cây chuối 5-10 cây
  21. 20 + Phèn chua: 0,5-1,0kg + Bàn chải nhựa: 01 cái + Bình phun nhựa 1-2 lít: 01 cái + Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 1-2 dây + Bạt che dày (kích thƣớc lớn hơn kích thƣớc bể): 01 cái + Xà phòng bột: 0,3-0,5kg + Chlorine: 1-2kg + Formol (chai 650ml): 01 chai Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 1.1.2. Xử lý, vệ sinh, sát trùng bể xi măng chƣa sử dụng hoặc bể tu bổ lại. Thời gian hoàn thành: 4 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bể nuôi vỗ đƣợc xử lý, vệ sinh, sát trùng đầy đủ các bƣớc theo hƣớng dẫn. 2.3. Bài thực hành 3.1.3. Bố trí và cấp nƣớc vào bể nuôi vỗ thành thục Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcbố trí và cấp nƣớc vào bể đáp ứng điều kiện nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi vỗ bằng xi măng hoặc composite: 01 bể + Dây cƣớc PE: 50m + Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 4-6 dây + Bạt che dày (kích thƣớc lớn hơn kích thƣớc bể): 01 cái + Thƣớc thẳng 1m, độ chính xác 1cm 01 cái + Túi lọc vải 01 cái + Bộ kiểm tra pH nƣớc (pH test kit): 01 hộp + Bộ kiểm tra hàm lƣợng oxy (O2 test kit): 01 hộp + Nhiệt kế 0-500C hoặc 0-1000C: 01 cái + Khúc xạ kế hoặc tỷ trọng kế: 01 cái Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
  22. 21 Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Bố trí sục khí, bạt Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 2. Bố trí sục khí, bạt + Cấp nƣớc vào bể Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3.1. Cấp nƣớc + Kiểm tra các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc trong bể Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3.2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc Thời gian hoàn thành: 4 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bể nuôi vỗ đƣợc bố trí và cấp nƣớc theo hƣớng dẫn. C. Ghi nhớ Phải vệ sinh, sát trùng và để khô bể khoảng 10-15 ngày rồi mới sử dụng cho đợt nuôi tiếp. Cấp nƣớc đã đƣợc xử lý sát trùng vào bể. Điều kiện môi trƣờng nƣớc trong bể nuôi vỗ thích hợp cho sự thành thục của tôm bố mẹ là: Nhiệt độ: 27-320C Độ mặn: 30-33‰ Oxy hòa tan: 5-8mg/l bằng cách đặt dây sục khí khoảng 1 dây/m2và sục khí nhẹ, liên tục. pH: 7,8-8,3 Mức nƣớc: 0,6-0,8m Bể đƣợc che tối bằng vải bạt đen dày.
  23. 22 Bài 2. CHỌN TÔM BỐ MẸ Mã bài: MĐ 03-02 Tôm sú bố mẹ đƣa vào nuôi vỗ thành thục thƣờng đƣợc đánh bắt từ vùng biển khơi hoặc từ các ao nuôi tôm quảng canh. Ngoài ra, tôm cái đƣa vào nuôi vỗ còn từ nguồn tôm ở nƣớc ngoài nhập khẩu vào. Chọn tôm sú bố mẹ đạt các tiêu chuẩn quy định là tiền đề quan trọng để có đƣợc vụ sản xuất giống tôm sú thành công. Các tiêu chuẩn cần kiểm tra là khối lƣợng, ngoại hình, trạng thái hoạt động và cơ quan sinh sảncủa tôm bố mẹ. Mục tiêu Trình bày đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật và phƣơng pháp kiểm tra tôm sú bố mẹ. Chọn đƣợc tôm sú bố mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để nuôi vỗ thành thục. A. Nội dung 1. Xác định khối lƣợng tôm bố mẹ 1.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ để xác định khối lƣợng của tôm bố mẹ gồm: Vợt vớt tôm bố mẹ Vợt hình tròn, đƣờng kính 30- 40cm hoặc vợt hình vuông, cạnh 30- 40cm. Làm bằng lƣới sợi mềm không gút, mắt lƣới 2a=2-3mm. Vợt đƣợc vệ sinh, sát trùng theo hƣớng dẫn ở mục 1.2. Vệ sinh dụng cụ của bài 1. Chuẩn bị bể nuôi vỗ. Hình 3.2.1. Vợt vớt tôm bố mẹ
  24. 23 Cân đồng hồ Cân đƣợc tối đa 2000g, độ chính xác 10g Hình 3.2.2. Cân Thau nhựa đƣờng kính 40-60cm hoặc xô nhựa 15-20lít Thau (xô) đƣợc vệ sinh, sát trùng theo hƣớng dẫn ở mục 1.2. Vệ sinh dụng cụ của bài 1. Chuẩn bị bể nuôi vỗ. Hình 3.2.3. Thau nhựa 1.2. Cân tôm Dùng vợt vớt tôm bố mẹ ra khỏi vật chứa. Đặt tômnhẹ nhàng trên đĩa cân để xác định khối lƣợng. Cần thực hiện nhanh, thời gian không quá 1 phút. Thả tôm bố mẹ có khối lƣợng đạt yêu cầu (tôm cái không nhỏ hơn 150g/con, tôm đực không nhỏ hơn 120g/con) vào thau chứa nƣớc sạch, có độ mặn nhƣ ở vật chứa để kiểm tra các tiêu chuẩn khác. Ghi nhớ: Khối lƣợng tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn là tôm cái không nhỏ hơn 150g/con, tôm đực không nhỏ hơn 120g/con. 2. Quan sát ngoại hình của tôm bố mẹ Quan sát tôm trong thau bằng mắt thƣờng, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Cơ thể: cân đối.
  25. 24 Vỏ: cứng, nhẵn (có thể nhận biết khi cầm tôm trong tay để đặt lên cân), không có vật bám, không bị thô ráp hoặc nứt. Các phần phụ: chân, đuôi, chủy nguyên vẹn, không bị tổn thƣơng. Râu A2: không bị mòn, không ngắn hơn chiều dài toàn thân (ƣớc lƣợng bằng mắt thƣờng, để so sánh râu A2 và chiều dài toàn thân tính từ mũi chủy đến mút đốt đuôi). Hình 3.2.4. Tôm bố mẹ có ngoại hình tốt Màu sắc: Tự nhiên, tƣơi sáng, bóng mƣợt, không đen mang, đỏ thân. Hình 3.2.5. Tôm có thân chuyển màu đỏ Ghi nhớ: Ngoại hình tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn là cơ thể nguyên vẹn, màu tự nhiên, không đỏ thân. 3. Quan sát trạng thái hoạt động của tôm bố mẹ Quan sát tôm trong thau bằng mắt thƣờng, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Tôm khỏe không có dấu hiệu nhiễm bệnh, bơi nhanh nhẹn, khi bơi cơ thể thẳng, đuôi xòe, phản xạ nhanh với tiếng động, ánh sáng, nếu khuấy động nƣớc chúng bật lùi nhanh, liên tục 4. Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm bố mẹ 4.1. Tôm cái Cơ quan sinh sản của tôm cái gồm:
  26. 25 Túi chứa tinh (thelycum) nằm ở mặt dƣới của phần đầu, giữa các đôi chân ngực (chân bò) 4 và 5. Túi chứa tinh là bộ phận chứa tinh nang từ tôm đực đƣa sang tôm cái khi giao vĩ. Hình 3.2.6. Túi chứa tinh ở tôm sú cái Buồng trứng nằm phía trong vỏ, kéo dài từ phần đầu đến gần cuối thân ở mặt lƣng. Hình 3.2.7. Buồng trứng của tôm sú Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm cái nhƣ sau: Kiểm tra túi chứa tinh: Lật ngửa nhẹ nhàng tôm cái trong thau, quan sát túi chứa tinh bằng mắt thƣờng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên: mức độ phồng, màu trắng sữa của túi chứa tinh, đánh giá mức độ nhiều hay ít tinh trong túi chứa tinh. Tôm tốt có túi chứa tinh còn nguyên vẹn, không có vết đen ở mặt ngoài, hơi phồng, màu trắng sữa. Có thể thấy các tinh nang tập trung thành hai hình hạt gạo màu trắng bên trong túi chứa tinh. Tôm cái có túi chứa tinh chƣa phồng, không cótinh nang bên trong vẫn có thể chọn để nuôi vỗ thành Hình 3.2.8. Tôm cái có túi chứa tinh tốt thục. (có dạng hạt gạo ở bên trong) Kiểm tra buồng trứng: Quan sát buồng trứng từng tôm cáiở trong thau bằng mắt thƣờng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Phân biệt các giai đoạn chín sinh dục của buồng trứng nhƣ sau:
  27. 26 Giai đoạn I: Buồng trứng chƣa nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng Hình 3.2.9. Buồng trứng tôm giai đoạn I Giai đoạn II: Buồng trứng có màu xanh nhạt, là một giải mảnh, phát triển từ giữa phần đầu ngực tới đuôi Hình 3.2.10. Buồng trứng tôm giai đoạn II Giai đoạn III: Buồng trứng có màu xanh, là một giải lớn và dài bắt đầu lan ra hai bên đầu. Hình 3.2.11. Buồng trứng tôm giai đoạn III Giai đoạn IV: Buồng trứng có màu xanh đậm hoặc vàng nâu, nâu đậm khi nhìn bằng mắt thƣờng qua lớp vỏ từ phía lƣng. Khi soi ánh sáng đèn pin ngƣợc từ phía bụng và nhìn bằng mắt thƣờng qua lớp vỏ từ phía lƣng có màu đen, buồng trứng phát triển lan rộng ra hai bên về phía mang Hình 3.2.12. Kiểm tra tôm bằng đèn pin
  28. 27 tới hai hốc mắt, phủ kín phần giáp đầu ngực và kéo dài dọc lƣng tới đuôi. Ở đốt bụng 1, buồng trứng phình rộng và phân thùy rõ rệt Hình 3.2.13. Buồng trứng tôm giai đoạn IV Giai đoạn V: Tôm đã đẻ trứng. Buồng trứng mềm nhão, nhăn nheo, không căng nhƣ ở giai đoạn I. Hình 3.2.14. Buồng trứng tôm giai đoạn V Tôm cái có buồng trứng đạt giai đoạn IV đƣợc đƣa vào bể đẻ vì tôm có thể đẻ trong đêm hoặc vào hôm sau. Tôm cái có buồng trứng ở giai đoạn còn lại đƣợc đƣa vào bể nuôi vỗ. 4.2. Tôm đực Cơ quan sinh sản bên ngoài của tôm đực: Petasma: là đôi nhánh trong của chân bụng (chân bơi) 1 kết hợp lại nhờ các móc nhỏ. Trong quá trình giao vĩ, petasma tạo thành hai vách bên bảo vệ cho tinh nang không bị rớt ra ngoài khi tôm đực chuyển tinh nang vào túi chứa tinh của tôm cái. Hình 3.2.15. Petasma của tôm sú đực
  29. 28 Tinh nang: lộ ra ngoài qua lỗ thoát tinh nằm ở gốc đôi chân ngực (chân bò) 5. Hính 3.2.16. Tinh nang và lỗ thoát tinh Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm đực nhƣ sau: Kiểm tra petasma: Lật ngửa nhẹ nhàng tôm đực trong thau, quan sát petasma bằng mắt thƣờng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để chon tôm đực có petasma nguyên vẹn, không bị xây xát, dập nát. Kiểm tra tinh nang: Tinh nang dễ thành thục trong quá trình nuôi vỗ nên không cần kiểm tra khi chọn tôm đực đƣa vào nuôi vỗ. Tôm bố mẹ không đƣợc mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), còi (MBV), teo gan tụy (HPV), bệnh hoại tử dƣới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) hoặc bệnh phát sáng, đen mang do vi khuẩn. Việc kiểm tra bệnh tôm đƣợc thực hiện bởi các cơ sở kiểm dịch thủy sản. Việc thu mẫu tôm bố mẹ và chuyển đi xét nghiệm cần theo hƣớng dẫn của cơ sở kiểm dịch. Tôm sú bố mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc đƣa vào bểđể nuôi vỗ thành thục. Ghi nhớ: Tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn khi tôm đực có petasma nguyên vẹn, tôm cái có thelycum nguyên vẹn, không có vết đen, buồng trứng ở giai đoạn II, III. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật của tôm sú bố mẹ để nuôi vỗ thành thục.
  30. 29 2. Các bài thực hành Bài thực hành 3.2.1. Chọn tôm sú bố mẹ Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc chọn tôm sú bố mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để nuôi vỗ thành thục. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Vợt tôm mẹ 01 cái + Thau nhựa đƣờng kính 40-60cm 01 cái + Cân đồng hồ, tối đa 2000g, độ chính xác 10g 01 cái + Đèn pin 01 cái + Tôm sú bố mẹ 01 cặp Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Xác định khối lƣợng tôm bố mẹ: Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 1. Xác định khối lƣợng tôm bố mẹ + Quan sát ngoại hình của tôm bố mẹ Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 2. Quan sát ngoại hình của tôm bố mẹ + Quan sát trạng thái hoạt động của tôm bố mẹ Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3. Quan sát trạng thái hoạt động của tôm bố mẹ + Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm bố mẹ Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 4. Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm bố mẹ Thời gian hoàn thành: 3 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bài báo cáo đánh giá chất lƣợng tôm bố mẹ kiểm tra so với tiêu chuẩn kỹ thuật và kết luận. C. Ghi nhớ Tôm sú bố mẹ đƣợc chọn để nuôi vỗ phải có vỏ cứng, nhẵn, phụ bộ nguyên vẹn, màu sắc tƣơi sáng, linh hoạt, phản ứng nhanh. Tôm cái có khối lƣợng không nhỏ hơn 150g/con,túi chứa tinh nguyên vẹn, không có vết đen, buồng trứng ở giai đoạn II, III hoặc V. Tôm đực có khối lƣợng không nhỏ hơn 120g/con, petasma nguyên vẹn.
  31. 30 Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM BỐ MẸ Mã bài: MĐ 03-03 Tôm sú bố mẹ đƣợc đánh bắt từ biển khơi, từ các ao nuôi tôm quảng canh hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài đƣợc đƣa theo về trại giống theo hình thức vận chuyển kín (tôm đƣợc chứa trong bao PE bơm oxy, miệng bao đƣợc buộc chặt) hoặc vận chuyển hở (tôm đƣợc chứa trong thùng mốp hoặc thùng nhựa, oxy đƣợc cung cấp bằng máy sục khí qua dây dẫn khí và đá bọt). Các bao hoặc thùng chứa tôm đƣợc vận chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy hoặc hàng không tùy theo điều kiện giao thông (phƣơng tiện, độ dài đoạn đƣờng ). Mục tiêu Trình bày đƣợc các phƣơng pháp vận chuyển tôm sú bố mẹ. Vận chuyển tôm sú bố mẹ đúng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tại chỗ. Đóng bao tôm đúng kỹ thuật. Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ BaoPE: kích thƣớc 90x60cm Bao chỉ: kích thƣớc 90x60cm Dây cao su (dây thun) Ống cao su bọc chủy tôm: đƣờng kính 5mm, dài 2-3cm Thùng mốp cách nhiệt: chứa đƣợc 1 bao tôm Bình khí oxy Vợt vớt tôm mẹ không gút (đã đƣợc vệ sinh, sát trùng) Dây sục khí Máy sục khí pin
  32. 31 Bao PE Bao chỉ Dây cao su (dây thun) Ống cao su bọc chủy tôm Thùng xốp Thùng carton
  33. 32 Vợt vớt tôm mẹ Dây sục khí Bình khí oxy Máy sục khí pin Hình 3.3.1. Dụng cụ để vận chuyển tôm bố mẹ 2. Vận chuyển kín Vận chuyển kín là hình thức giữ tôm trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nƣớc trong bao bì chủ yếu đƣợc bơm từ các bình khí oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trƣớc khi vận chuyển. Bao bì chứa tôm phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thƣớc khác nhau. Với tôm bố mẹ, thƣờng sử dụng bao PE 80-120 x 40-60cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau. Lƣợng nƣớc cho vào bao thƣờng khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao và cho vào bao tôm để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C mà không làm giảm độ mặn của nƣớc trong bao.
  34. 33 Nếu bao tôm đƣợc đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng. Hình thức này thƣờng áp dụng để vận chuyển tôm bố mẹ với thời gian vận chuyển ngắn (dƣới 6 giờ). 2.1. Đóng bao Các bƣớc thực hiện Lồng 2 bao PE vào nhau. . Lồng 2 bao vào nhau Bọc bên ngoài bằng bao chỉ nếu không vận chuyển bằng thùng mốp hay thùng carton. Bao chỉ bọc bên ngoài để bảo vệ bao tôm và giúp tôm không hoảng sợ. Bao chỉ bên ngoài bao PE Cuộn miệng 2 bao lại. Cuộn miệng bao
  35. 34 Cho nƣớc sạch vào khoảng 1/4-1/3 thể tích bao bơm căng (7-10l nƣớc). Nƣớc vận chuyển tôm có độ mặn, pH bằng với nƣớc đang chứa tôm. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 môi trƣờng nƣớc không 0 quá 1 C. Cho nƣớc vào bao Có thể sử dụng nƣớc trong môi trƣờng chứa cũ để vận chuyển tôm bố mẹ sau khi đã để lắng, loại bỏ các chất lơ lửng trong nƣớc. Cho tôm bố mẹ vào bao sau khi đã gắn ống cao su vào mũi chủy tôm. Gắn ống cao su vào mũi chủy Mật độ tôm cho vào bao là 2-4 con/bao. Cho tôm vào bao
  36. 35 Túm miệng bao, ép bao xuống để đuổi hết không khí trong bao ra. Cho dây dẫn oxy vào đến đáy bao. Đè ép bao Bơm từ từ oxy vào bao trong khi tay vẫn nắm nhẹ bao. Thả dần tay theo độ căng của bao đến khi gần đến miệng bao. Ngừng bơm, rút dây dẫn oxy ra khỏi bao. Bơm oxy Cuộn xoắn miệng bao PE trong sao cho bao thật căng, cột miệng bao bằng dây cao su. Cuộn xoắn và cột bao trong
  37. 36 Cuộn xoắn miệng bao PE ngoài, cột miệng bao bằng dây cao su. Dùng tay đè nhẹ lên bao tôm, nếu bao căng, đàn hồi là đạt yêu cầu. Cuộn xoắn và cột bao ngoài Đặt bao tôm vào thùng mốp hay carton, đây nắp và cho lên phƣơng tiện vận chuyển. Đặt bao tôm vào thùng mốp Hình 3.3.2. Các bước đóng bao tôm Lƣu ý: Tuyệt đối không đƣợc hút thuốc khi đang bơm oxy bao tôm vì tàn thuốc có thể làm chảy bao PE và gây nổ. 2.2. Chọn phương tiện vận chuyển tôm bố mẹ 2.2.1. Phƣơng tiện vận chuyển bộ Gồm có xe tải có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ, xe lạnh (xe bảo ôn) để chủ động điều chỉnh nhiệt độ nƣớc trong bao tôm trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển tôm bố mẹ bằng xe tải, xe lạnh đƣợc thực hiện khi giao thông đƣờng bộ thuận tiện (không dằn xóc), đoạn đƣờng tƣơng đối xa (không nên quá 300km để thời gian vận chuyển không quá 6 giờ). Phƣơng tiện này đƣợc xem là thích hợp nhất.
  38. 37 Hình 3.3.3. Xe tải chở tôm bố mẹ Hình 3.3.4. Xe lạnh (xe bảo ôn) chở tôm bố mẹ 2.2.2. Phƣơng tiện vận chuyển thủy Vận chuyển bằng ghe, ca nô đƣợc thực hiện khi giao thông thủy thuận lợi (luồng lạch thông suốt, không bị ảnh hƣởng của nƣớc lớn, ròng), đoạn đƣờng vận chuyển không quá dài. Ghe, ca nô có thể chở tôm bố mẹ theo cả 2 hình thức vận chuyển kín và hở
  39. 38 2.2.3. Vận chuyển hàng không Thực hiện khi phải chuyển tôm bố mẹ sang các miền khác (từ miền Tây Nam bộ ra các tỉnh miền Trung, Bắc ). Tôm bố mẹ đƣợc đóng bao, cho vào các thùng mốp, dán keo kín nắp thùng. Nắp thùng có nhãn ghi rõ “Tôm bố mẹ”. Cần tham khảo thêm quy định của hãng hàng không về quy định Hình 3.3.5. Thùng xốp chứa bao tôm vận chuyển vật sống. Phƣơng tiện vận chuyển này tuy nhanh nhƣng chi phí rất cao. 2.3. Tổ chức vận chuyển Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ. Nếu quá thời gian trên, cần phải thay nƣớc, đóng bao lại. Nên vận chuyển lúc sáng sớm, chiều mát hoặc tối. Nên đặt bao tôm vào thùng mốp hoặc thùng giấy để hạn chế va chạm và tránh các tác động của môi trƣờng (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng động ) tác động xấu đến tôm bố mẹ. Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20-240C. Thực hiện bằng cách sử dụng xe có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ. Nếu phải vận chuyển tôm bố mẹ bằng xe tải thƣờng, cho nƣớc đá vào bao PE buộc chặt miệng và cho vào thùng chứa bao tôm. Kiểm tra đơn giản nhiệt độ nƣớc bao tôm bằng cách dùng keo dán cố định nhiệt kế vào bên ngoài bao PE và đọc kết quả sau 5-10 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nƣớc bằng cách cho thêm hoặc giảm bớt các bao nƣớc đá trong thùng. Thƣờng xuyên kiểm tra độ căng của bao. Nếu bao mềm, phải bơm oxy lại. Hạn chế dằn xóc khi vận chuyển. Ghi nhớ: Vận chuyển tôm bố mẹ trong bao với mật độ 2-4 con/bao (bao chứa 7-10l nƣớc, chiếm khoảng 1/4-1/3 thể tích bao bơm căng, thời gian vận chuyển không quá 6 giờ, nhiệt độ nƣớc trong bao khoảng 20-240C).
  40. 39 3. Vận chuyển hở Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nƣớc chứa tôm trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nƣớc giữa vật chứa tôm với nƣớc bên ngoài. Vật chứa tôm phổ biến là các thùng mốp, thùng nhựa. Lƣợng nƣớc cho vào thùng chứa thƣờng là ½ thể tích thùng. Cung cấp oxy vào nƣớc bằng máy sục khí dùng pin trong quá trình vận chuyển, 1 dây sục khí/thùng. Mật độ tôm bố mẹ trong thùng là 1-2 con/thùng. Hình 3.3.6. Đưa tôm mẹ vào thùng xốp Đậy nắp thùng trong thời gian vận để vận chuyển chuyển để hạn chế tôm bị sốc. Duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C bằng cách sử dụng xe lạnh hoặc xe tải có trang bị hệ thống điều hòa không khí. Hoặc có thể dùng nƣớc đá cho vào trong bao PE, buộc chặt và cho vào thùng chứa tôm. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc trong thùng bằng nhiệt kế và điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm túi nƣớc đá trong thùng. Thay nƣớc 6 giờ/lầnnếu thời gian vận chuyển dài. Thực hiện nhƣ sau: Dùng ca múc hoặc dùng ống nhựa hút khoảng 1/3 đến ½ mức nƣớc trong thùng. Cho từ từ nƣớc biển có cùng độ mặn vào thùng đến mức nƣớc cũ. Hình thức này còn có thể áp dụng để vận chuyển tôm bố mẹ từ nơi đánh bắt vào bờ hoặc các trại gần bờ, hạn chế sự thay đổi môi trƣờng nƣớc chứa tôm. Ghi nhớ: Vận chuyển tôm bố mẹ bằng thùng mốp hoặc thùng nhựa với mật độ 1-2 con/thùng, có sục khí, nhiệt độ nƣớc khoảng 20-240C, thay nƣớc sau 6 giờ vận chuyển. 4. Xử lý tôm bố mẹ trƣớc khi thả vào bể nuôi Chuyển tôm sú bố mẹ và nƣớc trong bao ra thau lớn có sục khí (nếu vận chuyển kín bằng bao) hoặc tiếp tục giữ tôm trong thùng chứa nếu vận chuyển hở. Gỡ bỏ ống cao su ở chủy tôm. Để yên khoảng 1-2 giờ để tôm phục hồi sức khỏe.
  41. 40 Tắm sát trùng tôm bằng dung dịch formol 25-50ppm trong 15- 30 phút hoặc dung dịch iod 20ppm trong khoảng 10 phút. Có thể thực hiện đơn giản nhƣ sau: Giữ trong thau tôm 10 lít nƣớc. Dùng ống tiêm 1ml hút 0,25- 0,5ml formol hoặc 0,2ml iod cho vào thau. Sục khí nhẹ trong suốt thời gian tắm tôm theo nguyên tắc Hình 3.3.7. Tắm tôm trong dung dịch iod “nồng độ cao, thời gian xử lý ngắn” và ngƣợc lại. Cân bằng nhiệt độ, độ mặn và pH của nƣớc trong thau và trong bể nuôi cách ly bằng cách cho từ từ nƣớc trong bể vào thau. Chuyển tôm vào bể nuôi cách ly bằng vợt. Bể nuôi cách ly có điều kiện nƣớc và đƣợc che bạt nhƣ bể nuôi vỗ thành thục. Tiến hành kiểm dịch tôm trong thời gian nuôi cách ly nếu tôm chƣa đƣợc kiểm dịch theo hƣớng dẫn của các cơ sở kiểm dịch thủy sản. Loại bỏ tôm bố mẹ mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), còi (MBV), teo gan tụy (HPV), bệnh hoại tử dƣới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) hoặc bệnh phát sáng, đen mang do vi khuẩn. Chuyển tôm sang bể nuôi vỗ thành thục sau khoảng 2-3 ngày nuôi cách ly nếu tôm khỏe (hoạt động nhanh, háu ăn, màu tƣơi sáng, vỏ cứng, phụ bộ nguyên vẹn ) và không mang mầm bệnh theo kết quả kiểm dịch. Ghi nhớ: Tắm sát trùng tôm bố mẹ bằng formol 25-50ppm trong 15-30 phút hoặc iod 20ppm trong khoảng 10 phút và nuôi cách ly 2-3 ngày trƣớc khi chuyển tôm khỏe vào bể nuôi vỗ thành thục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày các phƣơng pháp vận chuyển tôm sú bố mẹ
  42. 41 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 3.3.1. Đóng bao tôm bố mẹ Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcđóng bao tôm đúng kỹ thuật. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú bố mẹ hoặc tôm sú cỡ 50-100g 2 con + Bao PE: kích thƣớc 90x60cm 2 cái + Bao chỉ: kích thƣớc 90x60cm 1 cái + Dây cao su (dây thun) 10 sợi +Ống cao suđƣờng kính 5mm, dài 2-3cm 2 cái + Thùng mốp cách nhiệt 1 cái + Bình khí oxy 1 bình + Vợt vớt tôm mẹ 1 cái Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 2.1. Đóng bao. Thời gian hoàn thành: 2 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bao tôm đƣợc đóng đúng cách. 2.2. Bài thực hành 3.3.2. Vận chuyển (kín hở) tôm bố mẹ bằng xe tải Mục tiêu: Vận chuyển tôm sú bố mẹ đúng kỹ thuật,phù hợp với điều kiện tại chỗ. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú bố mẹ hoặc tôm sú cỡ 50-100g 2 con + Bao tôm sú bố mẹ 1 bao + Thùng mốp cách nhiệt 1 thùng + Máy sục khí pin 1 máy + Dây sục khí 1-2 dây + Nhiệt kế 1 cái + Xe tải hoặc xe lạnh
  43. 42 Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Bố trí cho mỗi nhóm học viên thực hành phụ trách vận chuyển tôm sú bố mẹ theo hình thức vân chuyển kín hoặc hở với phƣơng tiện vận chuyển là xe tải hoặc xe lạnh. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 2.3. Tổ chức vận chuyển (nếu vận chuyển bao tôm bố mẹ) hoặc theo hƣớng dẫn tại mục 3. Vận chuyển hở (nếu vận chuyển tôm bố mẹ theo hình thức hở). Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình vận chuyển tôm bố mẹ. Thời gian hoàn thành: 5 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Tôm khỏe sau quá trình vận chuyển. 2.3. Bài thực hành 3.3.3. Xử lý sát trùng tôm bố mẹ Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcsát trùng tôm bố mẹ đúng kỹ thuật trƣớc khi đƣa vào trại. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm bố mẹ 1-2 con + Thau 40-60cm 1 cái + Dây sục khí 1 dây + Ống tiêm 1ml 1 cái + Formol hoặc iod 100ml + Nƣớc biển đã xử lý Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 4.Xử lý tôm bố mẹ trƣớc khi thả vào bể nuôi Thời gian hoàn thành: 1 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Dung dịch formol đƣợc pha đúng nồng độ. Tôm bố mẹ đƣợc xử lý đúng kỹ thuật.
  44. 43 C. Ghi nhớ Lƣợng nƣớc cho vào bao tôm bố mẹ khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C. Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ. Nếu quá thời gian trên cần phải thay nƣớc, đóng bao lại.
  45. 44 Bài 4. NUÔI VỖ THÀNH THỤC Mã bài: MĐ 03-04 Tôm sú bố mẹ đƣa vào nuôi vỗ thành thục là tôm đƣợc đánh bắt từ biển khơi, từ các ao nuôi tôm quảng canh hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về khối lƣợng, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động, bộ phận sinh dục ngoài (túi chứa tinh, petasma), không mang mầm bệnh. Tôm cái có buồng trứng đạt giai đoạn II, III. Sau 3-4 ngày nuôi vỗ, tôm cái đƣợc cắt mắt để thúc đẩy nhanh buồng trứng đạt giai đoạn IV nếu tôm khỏe mạnh, chƣa đến kỳ lột xác. Mục tiêu: Trình bày đƣợc kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. Thực hiện đƣợc các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. Chuẩn bị đƣợc thức ăn nuôi tôm bố mẹ. Thực hiện đƣợc cắt mắt tôm mẹ đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Thả tôm Thả tôm vào bể nuôi vỗ thành thục sau khi đƣợc sát trùng và nuôi cách ly 2-3 ngày, không có dấu hiệu bệnh (hoạt động kém, bỏ ăn, thân chuyển màu đỏ, vỏ mềm ). Hình 3.4.1. Hình dạng ngoài tôm khỏe Thực hiện thả tôm vào bể nhƣ sau: Kiểm tra sự tƣơng đồng của nƣớc trong bể nuôi cách ly và bể nuôi vỗ thành thục: Nhiệt độ chênh lệch ít hơn 10C pH chênh lệch không quá 0,5 Độ mặn chênh lệch không quá 2‰ Dùng vợt vớt tôm trong bể nuôi cách ly vào thau, xô chứa sẵn nƣớc.
  46. 45 Chuyển thau, xô chứa tôm sang bể nuôi vỗ thành thục. Vớt tôm từ thau, xô bằng vợt và thả vào bể nuôi vỗ thành thục. Mật độ nuôi thƣờng từ 2-4 con/m2hay400-500g/m2. Ví dụ: Tôm có trọng lƣợng 150g/con, không nuôi quá 3 con/m2. Tôm có trọng lƣợng 200g/con, không nuôi quá 2 con/m2. Tỷ lệ đực/cái là 1/1-2. Một số trại giống không nuôi vỗ tôm đực. Khi có tôm cái sắp lột xác, tôm đực thành thục mới đƣợc mua, đƣa vào bể để chuẩn bị cấy tinh nếu tôm không giao vĩ tự nhiên đƣợc. Cách nuôi này làm giảm chi phí sản xuất nhƣng không chủ động đƣợc tôm đực. Ghi nhớ: Mật độ nuôi vỗ tôm bố mẹ thƣờng từ 2-4 con/m2 hay 400-500g/m2. 2. Cho tôm ăn Thức ăn cho tôm gồm: Nhóm thân mềm nhƣ hàu, sò, nghêu, mực Hàu Sò
  47. 46 Nghêu Mực (ảnh nhỏ là mực lột da, cắt sợi) Hình 3.4.2. Nhóm thân mềm là thức ăn cho tôm Nhóm thức ăn thân mềm chứa nhiều a xít béo có tác dụng tốt trong quá trình phát triển buồng trứng của tôm. Hàu, sò, nghêu còn sống, đƣợc gỡ lấy thịt, bỏ nội tạng, cắt thành sợi. Mực phải tƣơi tốt, bỏ đầu, da, nội tạng,cắt sợi mảnh. Sau đó, rửa nƣớc sạch để loại bỏ nƣớc dịch, hạn chế ô nhiễm bể nuôi khi cho tôm ăn. Nhóm giáp xác nhƣ tôm, ghẹ, cua, ốc mƣợn hồn Tôm Ghẹ
  48. 47 Cua Hình 3.4.3. Nhóm giáp xác là thức ăn cho tôm Tôm, cua, ghẹ phải còn tƣơi tốt đƣợc bỏ vỏ, gỡ lấy thịt. Ốc mƣợn hồn đƣợc đập bể vỏ, bẻ bỏ cặp càng cứng, giữ sống. Xử lý sát trùng bằng formol 50-100ppm trong 15-30 phút đối với thức ăn là nhóm giáp xác do nhóm này có thể mang mầm bệnh (điển hình là bệnh đốm trắng ở tôm) và truyền cho tôm bố mẹ. Pha dung dịch formol 100ppm để xử lý thức ăn: - Cho 10l nƣớc sạch vào thau. Cho nước sạch vào thau - Dùng ống tiêm hút 1ml (1cc) formol cho vào thau Cho formol vào thau
  49. 48 - Cho dây sục khí vào thau nếu để xử lý sát trùng ốc mƣợn hồn. Cho dây sục khí vào thau Hình 3.4.4. Chuẩn bị dung dịch formol để xử lý thức ăn Cho ăn 3 lần trong ngày: 7-8 giờ, 16-17 giờ và 22-23 giờ. Rải thức ăn gần chỗ tôm nằm. Sau 1-2 giờ, kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa. Lƣợng cho ăn hàng ngày bằng 10- 15% tổng khối lƣợng đàn tôm mẹ. Khi tôm lột xác, cho ăn3-5% khối lƣợng cơ thể tôm. Hình 3.4.5. Tôm ăn mực cắt sợi (Tôm sắp lột xác thƣờng nằm yên ở góc bể, không ăn, vỏ thô cứng, dày hơn). Ví dụ: Trong bể nuôi vỗ thành thục có 10 tôm mẹ, khối lƣợng bình quân của tôm là 180g/con. Tổng khối lƣợng đàn tôm mẹ là: 180g/con x 10 con = 1.800g Lƣợng thức ăn cho đàn tôm mẹ mỗi ngày: 1.800g x (10-15) / 100 = 180- 270g Lƣợng thức ăn cho đàn tôm mẹ mỗi lần là 60-90g.
  50. 49 Thƣờng xuyên thay đổi thức ăn để kích thích tính háu ăn của tôm. Thức ăn thay đổi là gan bò, gan heo . Gan heo, bò đƣợc cắt lát mỏng, rửa sạch, cho ăn. Hình 3.4.6. Gan heo Ghi nhớ: Cho tôm bố mẹ ăn 3 lần trong ngày với lƣợng thức ăn mỗi ngày bằng 10- 15% tổng khối lƣợng đàn tôm. 3. Cắt mắt tôm Cắt mắt nhằm phá hủy cơ quan sản xuất ra chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng nằm ở cuống mắt tôm, thúc đẩy nhanh quá trình thành thục của buồng trứng, rút ngắn thời gian nuôi vỗ, chủ động trong kế hoạch cho tôm mẹ đẻ. Khi cắt mắt tôm, chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng giảm đi, buồng trứng thành thục nhanh hơn. Chỉ cắt một bên mắt vì cắt cả hai mắt sẽ làm rối loạn hoạt động sống bình thƣờng của tôm. Không cần cắt mắt tôm đực vì tôm đực dễ thành thục trong điều kiện nuôi vỗ. Hình 3.4.7. Cuống mắt tôm
  51. 50 3.1. Quy trình thực hiện Chọn tôm cái Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị tôm cái Cắt mắt tôm cái Kiểm tra tôm cái cái 3.2. Chọn tôm Tôm sú mẹ chọn cắt mắt đạt các yêu cầu: Khối lƣợng cơ thể không dƣới 150g. Buồng trứng ở giai đoạn II-III. Cơ thể nguyên vẹn, cân đối. Màu sắc tự nhiên, sáng đẹp, không có màu đỏ sẫm. Khỏe mạnh, đang ở giữa 2 kỳ lột xác (đã lột xác 5-7 ngày, vỏ cứng, trơn láng, không thô ráp hoặc nứt). Hình 3.4.8. Tôm sú mẹ Tôm khỏe thƣờng háu ăn, phản ứng nhanh khi gặp thức ăn, vỏ tôm có màu tự nhiên, mắt tôm màu đỏ rực khi phản chiếu ánh đèn. Tôm yếu phản ứng chậm chạp khi gặp thức ăn, vỏ có màu hồng, đỏ, đỏ bầm, mắt đỏ đục mờ. Tôm sắp lột xác thƣờng nằm yên, không ăn, vỏ thô cứng, dày hơn, không có cảm giác trơn láng khi cầm tôm.
  52. 51 3.3. Chuẩn bị dụng cụ Thau nhựa đƣờng kính 40-60cm Thau để chứa tôm cái khi cắt mắt. Cho nƣớc biển sạch, đã qua xử lý, pH, độ mặn nhƣ trong bể nuôi vỗ vào thau. Cho một ít nƣớc đá vào thau để hạ nhiệt độ nƣớc còn 18-200C. Ống nhựa Có đƣờng kính 30-40mm đƣợc vát ½ dọc chiều dài ống hoặc một phần ống. Ống nhựa dùng để cố định tôm cái trƣớc khi cắt mắt. Ống nhựa giữ tôm Dao mổ Dùng để xẻ cầu mắt tôm trong cách xẻ cầu mắt và ép ra ngoài các chất chứa trong cuống mắt. Dao mổ Lƣỡi lam Dùng thay cho dao mổ. Lƣỡi lam Kéo Dùng để cắt bỏ cuống mắt tôm. Kéo
  53. 52 Kẹp Dùng trong cách đốt cuống mắt bằng kẹp nung nóng. Kẹp Đèn cồn Dùng để nung nóng, sát trùng kẹp, kéo Nung kẹp ở 2/3 chiều cao ngọn lửa tính từ tim đèn lên (lửa có màu xanh) là khu vực có nhiệt độ cao nhất. Đậy nắp để tắt đèn cồn khi không sử dụng. Không dùng miệng thổi để tắt đèn. Đèn cồn Dây thun Dùng để cột cuống mắt tôm. Cắt sợi dây thun tròn thành sợi dài rồi thắt nút. . Dây thun Hình 3.4.9. Dụng cụ cắt mắt tôm
  54. 53 Ngoài ra, còn sử dụng nƣớc đá để hạ nhiệt độ nƣớc trong thau chứa tôm cái. Nƣớc đá sạch, không nhiễm bẩn. Hình 3.4.10. Nước đá 3.4. Chuẩn bị tôm cái Vớt tôm cái đã chọn ra khỏi bể nuôi vỗ bằng vợt Vớt tôm cái Bọc tôm bằng khăn lông mềm, ẩm. Bọc tôm bằng khăn Cố định tôm trong ống nhựa bằng dây hay khăn ẩm. Cho tôm vào ống nhựa
  55. 54 Đặt tôm vào thau nƣớc chứa nƣớc đá trong vài phút để tôm giảm bớt hoạt động và ít bị sốc trƣớc khi tiến hành cắt mắt. Tuy nhiên, do thao tác cắt mắt đơn giản, nhanh nên trong thực tế sản xuất, tôm thƣờng đƣợc giữ cố định bằng tay trong thau nƣớc. Đặt tôm trong thau nƣớc Hình 3.4.11. Các bước chuẩn bị tôm cái 3.5. Cắt mắt tôm cái Có 4 cách cắt mắt tôm là: Cột cuống mắt bằng dây Đốt cuống mắt bằng kẹp nung nóng Cắt bỏ cuống mắt bằng kéo Xẻ và ép ra ngoài các chất chứa trong cuống mắt Yêu cầu: Thao tác nhẹ nhàng, nhanh gọn. Không làm tôm bị sốc, tạo vết thƣơng lớn, chảy dịch nhiều. Các dụng cụ phải đƣợc sát trùng cẩn thận để tránh nhiễm khuẩn cho tôm. 3.5.1. Cột cuống mắt bằng dây Tạo vòng thắt nút sợi dây thun. Sợi dây thun đƣợc tạo nút thắt
  56. 55 Luồn vòng dây thun vào một cuống mắt tôm. Luồn vòng dây vào cuống mắt Kéo căng 2 đầu dây để siết chặt dây vào cuống mắt. Thắt nút tiếp tục để cố định vòng dây. Kéo căng 2 đầu dây thun Cắt bỏ 2 đầu dây thừa. Thả tôm trở lại bể nuôi vỗ. Cắt bỏ đầu dây thừa Hình 3.4.12. Các bước cắt mắt tôm bằng cách cột cuống mắt
  57. 56 3.5.2. Đốt cuống mắt bằng kẹp nung nóng Nung nóng và sát trùng kẹp bằng đèn cồn. Nung nóng kẹp Cặp chặt cuống mắt tôm bằng kẹp nung nóng trong vài phút. Thả tôm cái trở lại bể nuôi vỗ thành thục. Kẹp cuống mắt tôm Hình 3.4.13. Các bước cắt mắt tôm bằng cách kẹp cuống mắt 3.5.3. Cắt bỏ cuống mắt bằng kéo Sát trùng mũi kéo bằng đèn cồn. Cắt cuống mắt tôm bằng mũi kéo. Thả tôm cái trở lại bể nuôi vỗ thành thục. Hình 3.4.14. Cắt cuống mắt tôm bằng kéo
  58. 57 3.5.4. Xẻ và ép ra ngoài các chất chứa trong cuống mắt Dùng dao mổ hoặc lƣỡi lam đã đƣợc sát trùng xẻ giữa cẩu mắt tôm cái Xẻ cầu mắt tôm bằng lƣỡi lam Bóp cầu mắt đã xẻ bằng ngón tay cái và trỏ. Bóp cầu mắt tôm Ép chất dịch trong cầu mắt ra. Ép cầu mắt tôm
  59. 58 Thả nhẹ nhàng tôm cái đã cắt mắt vào bể nuôi vỗ thành thục trở lại. Thả tôm vào bể Hình 3.4.15. Các bước cắt mắt tôm bằng cách xẻ và ép cuống mắt 3.6. Kiểm tra tôm cái Kiểm tra tôm vừa đƣợc cắt mắt trong bể nuôi vỗ thành thục sau 12-24 giờ bằng cách dùng vợt vớt tôm đƣa lên sát mặt nƣớc, chiếu sáng bằng đèn pin và quan sát bằng mắt. Kiểm tra dây thun cột cuống mắt tôm. Sau 2-3 ngày, tôm đƣợc cắt mắt bằng cách cột hoặc đốt rụng cuống mắt là thành công. Hình 3.4.16. Tôm cái đã được cắt mắt Kiểm tra sự phát triển của buồng trứng tôm cái trong bể nuôi vỗ mỗi ngày vào khoảng 14-16 giờ bằng cách dùng đèn pin sử dụng trong nƣớc đƣa vào bể, sát bên mặt bên phần thân tôm Hình 3.4.17. Đưa đèn pin vào mặt bên của thân tôm
  60. 59 Quan sát buồng trứng ở vị trí mặt lƣng của đốt bụng 01 bằng mắt thƣờng từ bên ngoài bể. Hình 3.4.18. Vị trí quan sát để xác định sự phát triển của buồng trứng tôm Thông thƣờng, sau khi cắt mắt khoảng 4-7 ngày, tôm cái có buồng trứng đạt giai đoạn IV thì đƣợc chuyển sang bể đẻ. Vớt ra ngoài, chăm sóc kỹ tôm hoạt động yếu, bỏ ăn hoặc chuyển màu đỏ sẫm. Các tôm cái đƣợc cắt mắt, nuôi vỗ trong điều kiện bình thƣờng, sau 10 ngày mà buồng trứng vẫn không phát triển đến giai đoạn IV thì nên loại bỏ vì có thể tôm bệnh hoặc có sự bất thƣờng ở bên trong buồng trứng. Ghi nhớ: Cắt một bên mắt của tôm cái khỏe mạnh, đang ở giữa 2 kỳ lột xác. Không làm sốc, tạo vết thƣơng lớn, chảy dịch nhiều, tránh nhiễm khuẩn cho tôm. 4. Quản lý môi trƣờng nƣớc bể nuôi pH của nƣớc trong bể nuôi vỗ ít thay đổi theo ngày đêm do không có sự tồn tại của tảo trong nƣớc. Yếu tố độ mặn của nƣớc trong bể nuôi vỗ cũng ít thay đổi do nƣớc ít bị bốc hơi và không có sự trao đổi nƣớc với nguồn nƣớc có độ mặn thấp hơn. Giữ nhiệt độ nƣớc ổn định bằng cách duy trì mức nƣớc trong bể 0,6-0,8m. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ thƣờng có diện tích lớn, mực nƣớc không cần cao do tôm thƣờng nằm ở đáy bể, ít di chuyển lên mặt nƣớc. Tuy nhiên, duy trì mức nƣớc trong bể cao nhằm giữ cho nhiệt độ nƣớc ít bị biến đổi theo nhiệt độ môi trƣờng xung quanh.
  61. 60 Khi nhiệt độ nƣớc thấp có thể nâng lên bằng dụng cụ nâng nhiệt (heater). Cách sử dụng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Hình 3.4.19. Dụng cụ nâng nhiệt Nhiệt độ nƣớc trong bể xi măng ổn định hơn trong bể nhựa composit. Hàm lƣợng oxy hòa tan đƣợc điều chỉnh qua việc bố trí các dây sục khí trong bể. Các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan đƣợc kiểm tra 2 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thay nƣớc trong bể nhằm loại bỏ chất thải (phân, mảnh thức ăn nhỏ phân tán trong nƣớc), hạn chế sự hình thành khí độc NH3, H2S. Lƣợng nƣớc thay mỗi ngày từ 25-30%. Nƣớc cấp vào bể là nƣớc biển đã qua xử lý (nhƣ hƣớng dẫn ở bài 3. Xử lý nƣớc, mô đun Chuẩn bị sản xuất giống). Nhiệt độ nƣớc mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰. Kiểm tra sự đồng nhất nhiệt độ và độ mặn của nƣớc trong bể và nguồn nƣớc thay bằng nhiệt kế và tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế trƣớc khi tiến hành thay nƣớc Thay từng phần: Thay lần 1 sau khi cho tôm ăn buổi sáng. Mở một phần bạt che bể để dễ quan sát. Mở van thoát ở đáy bể để tháo bỏ 10-15%lƣợng nƣớc trong bể ra. Đóng van thoát. Mở van cấp cho nƣớc chảy nhẹ vào đến mức nƣớc cũ. Đầu ống cấp nƣớc đƣợc đặt sát đáy bể để tránh tiếng động lớn. Đậy bạt kín bể. Thay lần 2 sau khi cho tôm ăn buổi chiều. Thực hiện nhƣ trên. Thay nƣớc bằng cách tạo dòng chảy liên tục:
  62. 61 Mở nhẹ đồng thời cả van cấp và van thoát nƣớc để nƣớc chảy vào và thoát ra khỏi bể với lƣợng bằng nhau. Cách này tạo đƣợc dòng chảy nhẹ nhƣ ngoài tự nhiên nhƣng thƣờng tiêu hao nhiều nƣớc và năng lƣợng hơn. Ghi nhớ: Các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan của nƣớc trong bể nuôi vỗ đƣợc kiểm tra 2 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối. Lƣợng nƣớc thay mỗi ngày từ 25-30%. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ. 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 3.4.1. Chuẩn bị thức ăn và cho tôm ăn Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcchuẩn bị thức ăn nuôi tôm bố mẹ và cho tôm ăn. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 1 bể + Nghêu, sò, mực 1 kg/loại + Tôm, cua, ốc mƣợn hồn 1 kg/loại + Dao, thớt, thau 1 cái/loại + Dây sục khí 1-2 dây + Vợt vớt thức ăn thừa 1 cái + Formol 100ml + Nƣớc sạch Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 2.Cho tôm ăn + Pha dung dịch formol 100ppm + Xử lý các loại thức ăn cho tôm + Rửa sạch thức ăn + Cho tôm trong bể ăn
  63. 62 Thời gian hoàn thành: 4 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Các loại thức ăn đƣợc xử lý đúng kỹ thuật. Pha dung dịch formol đúng nồng độ 100ppm Bể đƣợc dọn sạch thức ăn thừa sau cữ cho ăn. 2.2. Bài thực hành 3.4.2. Cắt mắt tôm Mục tiêu: Thực hiện đƣợc cắt mắt tôm mẹ đúng kỹ thuật. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm bố mẹ 1-2 con + Thau 40-60cm 1 cái + Dây sục khí 1 dây + Ống nhựa giữ tôm 1 cái + Dao mổ hoặc lƣỡi lam 1 cái + Kéo 1 cái + Kẹp y tế 1 cái + Đèn cồn 1 cái + Dây thun 5 cái + Khăn lông mềm 1 cái + Vợt vớt tôm 1 cái + Nƣớc đá sạch 1kg Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 3.Cắt mắt tôm Mỗi nhóm học viên thực hành cắt mắt tôm theo 1-2 cách của 4 cách cắt mắt tôm theo hƣớng dẫn ở mục 3.5. Cắt mắt tôm cái. Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình thực hành cắt mắt tôm sú cái. Thời gian hoàn thành: 4 giờ Bao gồm cả thời gian kiểm tra tôm sau khi cắt mắt. Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành:
  64. 63 Tôm hoạt động bình thƣờng sau khi cắt mắt bằng cách cắt cuống mắt hay xẻ và ép cuống mắt. Tôm rụng cuống mắt sau 2-3 ngày cắt cuống mắt bằng cách cột hoặc đốt cuống mắt. 2.3. Bài thực hành 3.4.3. Thay nƣớc bể nuôi vỗ Mục tiêu: Thực hiện đƣợc thay nƣớc bể nuôi vỗ tôm bố mẹ đúng kỹ thuật. Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 1 bể + Nhiệt kế 1 cái + Khúc xạ kế hoặc tỷ trọng kế 1 cái Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại phần thay nƣớc trong bể của mục 4.Quản lý môi trƣờng nƣớc bể nuôi. Thời gian hoàn thành: 4 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bể đƣợc thay nƣớc đúng kỹ thuật Tôm hoạt động bình thƣờng sau khi thay nƣớc. C. Ghi nhớ Cắt mắt tôm cái khi tôm khỏe mạnh, đang ở giữa 2 kỳ lột xác (đã lột xác 5- 7 ngày, vỏ cứng, trơn láng, không thô ráp hoặc nứt). Cắt một bên mắt. Vết cắt không tạo thành vết thƣơng lớn, không chảy dịch nhiều, không gây nhiều đau đớn cho tôm.
  65. 64 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính chất của mô đun • Vị trí: Mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống tôm sú; đƣợc giảng dạy sau các mô đun Xây dựng trại sản xuất giống, Chuẩn bị sản xuất giống và học trƣớc các mô đun Cho tôm đẻ, Ƣơng nuôi ấu trùng, Phòng trị bệnh ấu trùng tôm, Thu hoạch và tiêu thụ tôm giống. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. • Tính chất: Mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục là mô đun chuyên môn nghề đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nuôi vỗ tôm sú bố mẹthành thục, đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là trƣớc hoặc trong mùa vụ nuôi tôm sú thƣơng phẩm ở địa phƣơng. II. Mục tiêu • Kiến thức: + Trình bày đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật và phƣơng pháp kiểm tra tôm sú bố mẹ. + Trình bày đƣợc kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. + Trình bày đƣợc các phƣơng pháp cắt mắt tôm sú mẹ. • Kỹ năng: + Bố trí đƣợc bể nuôi vỗ phù hợp với điều kiện thành thục của tôm sú bố mẹ. + Chọn đƣợc tôm sú bố mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để nuôi vỗ thành thục. + Vận chuyển đƣợc tôm sú bố mẹ từ nơi đánh bắt về trại giống đảm bảo tôm khỏe, nguyên vẹn. + Thực hiện đƣợc các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ. + Chuẩn bị đƣợc thức ăn nuôi tôm bố mẹ. + Thực hiện đƣợc cắt mắt tôm mẹ đúng yêu cầu. • Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc.
  66. 65 III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Mã Tên bài bài Địa điểm bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* MĐ Chuẩn bị bể nuôi Tích Lớp học, 16 2 14 03-01 vỗ hợp trại giống MĐ Chọn tôm bố mẹ Tích Lớp học, 8 2 4 2 03-02 hợp trại giống MĐ Vận chuyển tôm bố Tích Lớp học, 12 2 10 03-03 mẹ hợp trại giống MĐ Nuôi vỗ thành thục Tích Lớp học, 24 6 16 2 03-04 hợp trại giống Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 64 12 44 8 *Ghi chú:Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hƣớng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1.Vệ sinh, sát trùng bể nuôi vỗ bằng xi măng hoặc composite đã sử dụng - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quan sát học viên thực hiện và đánh - Tính và pha chlorine đúng nồng độ giá theo lƣợng nƣớc trong bể (nếu thực hiện sát trùng bể bằng chlorine). - Phun formol cho ƣớt đều thành
  67. 66 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá bể(nếu thực hiện sát trùng bể bằng chlorine). Tiêu chí 2: Thực hiện vệ sinh bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo các bƣớc đƣợc hƣớng dẫn. giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2.Xử lý vệ sinh sát trùng bể xi măng chƣa sử dụng hoặc tu sửa lại - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH nƣớc trong bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo hƣớng dẫn và thời gian đo. giá Tiêu chí 2: Thực hiện vệ sinh bể đúng Quan sát học viên thực hiện và đánh theo các bƣớc đƣợc hƣớng dẫn. giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.3. Đánh giá bài thực hành 3.1.3.Bố trí và cấp nƣớc vào bể nuôi vỗ thành thục - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  68. 67 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quan sát dây sục khí, bạt bố trí - Dây sục khí đƣợc bố trí đều trong bể. trong bể và đánh giá - Bạt đƣợc trải ngay ngắn, che kín bể Tiêu chí 2: Lƣợng nƣớc cấp vào bể Quan sát học viên thực hiện, đo đúng yêu cầu lƣợng nƣớc trong bể và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.1. Chọn tôm sú bố mẹ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn đƣợc tôm bố mẹ đạt Quan sát tôm bố mẹ và đánh giá đƣợc các yêu cầu về: - Khối lƣợng - Ngoại hình - Trạng thái hoạt động - Cơ quan sinh sản Tiêu chí 2: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện và đánh kiểm tra theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1. Đóng bao tôm bố mẹ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm
  69. 68 điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Bao tôm bố mẹ đạt yêu cầu: Quan sát bao tôm bố mẹ và đánh giá - Đúng tỷ lệ nƣớc/thể tích bao bơm căng - Lƣợng tôm bố mẹ trong bao - Bao căng Tiêu chí 2: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện và đánh đóng bao theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành nhóm khi thực hiện bài tập và thời đúng thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.6. Đánh giá bài thực hành3.3.2. Vận chuyển (kín hở) tôm bố mẹ bằng xe tải - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tôm bố mẹ bình thƣờng sau Quan sát tôm bố mẹ và đánh giá quá trình vận chuyển Tiêu chí 2: Học viên thực hiện quá trình Quan sát học viên thực hiện và đánh vận chuyển theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.
  70. 69 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá thời gian 4.7. Đánh giá bài thực hành 3.3.3. Xử lý sát trùng tôm bố mẹ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính và pha dung dịch formol Quan sát học viên thực hiện và đánh hoặc iod đúng nồng độ giá Tiêu chí 2: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện và đánh tắm tôm bố mẹ theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.8. Đánh giá bài thực hành 3.4.1.Chuẩn bị thức ăn và cho tôm ăn - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính và pha dung dịch formol Quan sát học viên thực hiện và đánh đúng nồng độ giá Tiêu chí 2: Thức ăn tƣơi tốt, đƣợc xử lý Quan sát học viên thực hiện và đánh đúng theo hƣớng dẫn, sạch giá chất lƣợng sản phẩm Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời
  71. 70 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng gian hoàn thành bài tập. thời gian 4.9. Đánh giá bài thực hành 3.4.2.Cắt mắt tôm - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quan sát tôm mẹ và đánh giá - Tôm hoạt động bình thƣờng sau khi cắt mắt bằng cách cắt cuống mắt hay xẻ và ép cuống mắt. - Tôm rụng cuống mắt sau 2-3 ngày cắt cuống mắt bằng cách cột hoặc đốt cuống mắt. Tiêu chí 2: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện và đánh cắt mắt tôm cái theo hƣớng dẫn giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. 4.10. Đánh giá bài thực hành 3.4.3. Thay nƣớc bể nuôi vỗ - Hƣớng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chƣa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đƣợc chọn. - Giáo viên đƣa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm đƣợc chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo nhiệt độ và độ mặn của Quan sát học viên thực hiện và đánh
  72. 71 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá nƣớc trong bể và nguồn nƣớc thay đúng giá theo hƣớng dẫn. Tiêu chí 2: Lƣợng nƣớc thay và cấp vào Quan sát học viên thực hiện và đánh bể từ 25-30%. giá Tiêu chí 3: Học viên thực hiện thao tác Quan sát học viên thực hiện, lƣợng cắt mắt tôm cái theo hƣớng dẫn nƣớc trong bể và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Quan sát sự phối hợp hoạt động của Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng nhóm khi thực hiện bài tập và thời thời gian gian hoàn thành bài tập. V. Tài liệu tham khảo • Nguyễn Văn Chung, 2004. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. • Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM. • Trần Minh Anh, 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. • Vũ Thế Trụ, 1995. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399:2010 Tôm biển - Tôm sú - Yêu cầu kỹ thuật.
  73. 72 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt – Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó Trƣởng phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Lê Hải Sơn – Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản. 4. Các ủy viên: • Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản. • Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản • Ông Ngô Thế Anh, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng thủy sản • Ông Đoàn Văn Chƣơng, Trƣởng phòng Công ty TNHH SX giống thủy sản Minh Phú – Ninh Thuận. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 08 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: • Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ • Bà Huỳnh Thi Thu Hà, Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản • Ông Trần Văn Đời, Trƣởng ban điều hành Tổ hợp tác nuôi thủy sản tỉnh Bến Tre./.