Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chuan_bi_noi_uong_giong_va_nuoi_ngao.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ NƠI ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi ngao ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Nghề ương giống và nuôi ngao đã thực sự tạo được nhiều công ăn việc làm và góp phân xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. Chương trình khung nghề ương giống và nuôi ngao đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần nghề ương giống và nuôi ngao được kết cấu theo môn học và các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi ngao theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 02: chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình MĐ 02 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi ngao trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Giáo trình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Nhóm biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi ngao xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Thái Bình, chi Cục Thủy sản Thái Bình và doanh nghiệp Cửu Dung – Giao Thủy – Nam Định, các bà con nuôi ngao ở Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình ngày được hoàn thiện hơn. Hà nội, Ngày tháng năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. KS. Đinh Quang Thuấn 4. KS. Đỗ Trung Kiên
- 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 4 MÔ ĐUN: CHỌN VÀ CHUẨN BỊ NƠI NUÔI 5 Bài mở đầu 6 Giới thiệu mô đun: 6 Mối quan hệ với các mô đun khác 6 Những yêu cầu đối với người học 6 Bài 1: Xây dựng ao ƣơng ngao giống 7 1. Lên sơ đồ ao ương ngao giống 7 1.1. Lựa chọn diện tích ao 7 1.2. Thiết kế bờ ao 7 2. Cắm tiêu 7 2.1. Tiêu chuẩn: 7 2.2. Các bước thực hiện 8 4. Xây dựng cống 8 4.1. Thiết kế cống 8 4.2. Xây cống 9 5. Làm đáy ao 10 Bài 2: Chuẩn bị ao ƣơng ngao giống 12 1. Làm cạn ao 12 1.1. Làm cạn ao bằng tháo cống ao 12 1.2. Làm cạn ao bằng máy bơm nước 12 2. Tu sửa bờ ao, cống 13 2.1. Tu sửa bờ 13 2.2. Tu sửa cống 14 3. Xúc tạp 14 4. San phẳng đáy ao 14 5. Rửa bùn 14 6. Bơm cát mới vào ao 15 7. Cắm lưới vây 15 8. Cấp nước cho ao 16 8.1. Xác định chất lượng nước 16 8.2. Cấp nước qua cống 17 8.3. Cấp nước qua máy bơm 17 Bài 3. Chuẩn bị bãi ƣơng ngao giống 18 1. Vây bãi 18 1.1. Tiêu chuẩn 18 1.2. Thao tác: 18 2. Lắp hom 19 3. Làm chòi canh 20
- 3 3.1. Tiêu chuẩn chòi canh 20 3.2. Các bước tiến hành 21 Bài 4: Chuẩn bị bãi nuôi ngao thƣơng phẩm 23 1. Cắm cọc quây lưới vòng trong 23 1.1. Cắm cọc 23 1.2. Quây lưới 23 2. Cắm cọc quây lưới vòng ngoài 24 2.1. Cắm cọc 24 2.2. Quây lưới 24 3. Làm chòi canh 24 3.1. Tiêu chuẩn chòi canh 25 3.2. Các bước tiến hành 26 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 28
- 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T M: mét Cm: Centimet
- 5 MÔ ĐUN: CHỌN VÀ CHUẨN BỊ NƠI NUÔI Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Xây dựng và chuẩn bị được ao và bãi ương ngao giống - Chuẩn bị được bãi nuôi thương phẩm. - Cẩn thận, tỷ mỉ và an toàn trong lao động Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm Nội dung đánh giá: - Phương pháp quây bãi ương và nuôi ngao - Thực hiện được thao tác quây bãi và ương ngao.
- 6 Bài mở đầu Giới thiệu mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: Mô tả được điều kiện ao nuôi phù hợp cho ngao sinh trưởng và phát triển tốt. Chọn và chuẩn bị được nơi nuôi thích hợp cho ương và nuôi ngao. Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn và chuẩn bị ao nuôi. Mô đun được giảng dạy 80 giờ bao gồm 15 giờ lý thuyết, 57 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun có 4 bài học chính: bài 1. Xây dựng ao ương, bài 2 Chuẩn bị ao ương, bài 3. Chuẩn bị bãi ương, bài 4 Chuẩn bị bãi nuôi. Mô đun được giảng dạy tại nơi sản xuất theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Quá trình đánh giá học viên được thực hiện thông qua đánh giá mức độ hiểu biết về mức độ thành thạo kỹ thuật chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: Xây dựng và chuẩn bị được ao và bãi ương ngao giống, chuẩn bị được bãi nuôi thương phẩm và cẩn thận, tỷ mỉ và an toàn trong lao động Nội dung chính: Bài mở đầu Bài 1: Xây dựng ao ương ngao giống Bài 2 Chuẩn bị ao ương ngao giống Bài 3. Chuẩn bị bãi ương ngao giống Bài 4 Chuẩn bị bãi nuôi ngao thương phẩm Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun chọn và chuẩn bị nơi nuôi có liên quan chặt chẽ với các mô đun/môn học khác: - Mô đun chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao có mối quan hệ chặt chẽ tới mô đun quản lý ngao. Những yêu cầu đối với người học - Người học phải được trang bị những kiến thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội nơi chuẩn bị nuôi ngao - Người học cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về môi trường nuôi ngao. - Sau khi học xong người học phải lựa chuẩn bị được nơi nuôi ngao.
- 7 Bài 1: Xây dựng ao ƣơng ngao giống Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp lên được sơ đồ ao ương, cắm tiêu, đắp bờ, làm cống và làm đáy ao - Thực hiện được các công việc như lên sơ đồ ao ương, cắm tiêu, đắp bờ, làm cống và đáy ao - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác nghiêm túc và tỉ mỉ. A. Nội dung: 1. Lên sơ đồ ao ƣơng ngao giống 1.1. Lựa chọn diện tích ao - Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, diện tích ao được thiết kế sao thuận tiện quản lý. Diện tích ao tốt nhất là từ 5.000 – 10.000m2, độ sâu mực nước từ 0,8 – 1,2m. - Nếu ao có diện tích nhỏ thì các yếu tố môi trường trong ao dễ đổi theo thời tiết khí hậu làm cho ngao bị sốc. - Nếu diện tích ao quá lớn thì khó chăm sóc. 1.2. Thiết kế bờ ao - Bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất từ 0,5-1m. Hình 1-1: Đào ao và đắt bờ 2. Cắm tiêu 2.1. Tiêu chuẩn: - Cắm tiêu chính xác các kích thước theo bản thiết kế
- 8 - Tiêu điểm được đánh dấu dễ nhận biết - Chăng dây thẳng 2.2. Các bước thực hiện - Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ + Cọc tre (1 đầu đƣợc vót nhọn) + Dao + Búa + Dây nylon - Bước 2: Cắm tiêu + Cắm 4 góc ao + dùng dây nylon căng tiêu - Bước 3: Căn cứ vào thiết kế ao tiến hành cắm tiêu định hình dạng của ao và bờ ao. 3. Giám sát quá trình xây dựng ao ương ngao giống Giám sát xây dựng ao là khâu kỹ thuật quan trong trong xây dựng ao ương. Nếu thực hiện việc giám sát tốt thì ao sẽ có chất lượng tốt và ngược lại. Công việc giám sát xây dựng ao gồm các bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: thước đo - Bước 2: Giám sát tạo độ sâu của ao, dùng thước gỗ để vuông góc với đáy ao để xác định độ sau của ao. Độ sâu của ao từ 0,8-1,2m - Bước 3: Giám sát làm bờ ao. Dùng thước đo các kích thước sau: chiều rộng đáy, chiều rộng của mặt bờ, chiều cao của bờ và so với tiêu chuẩn (chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất từ 0,5-1m) - Bước 4: Giám sát làm đáy ao. Kiểm tra ao có đáy nghiêng về cống không bằng cách bơm thử nước vào ao và tháo nước ra. Nếu nước chày xuôi về cống là được. Dùng thước đo độ dày của cát ở đáy ao. - Bước 5: Giám sát làm cống ao. Kiểm tra khẩu độ cống bằng cách dùng thước đo. Kiểm tra đóng mở cánh phai. Bơm nước vào ao để kiểm tra cống có rò rỉ không. 4. Xây dựng cống 4.1. Thiết kế cống - Là công tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành công trình, khả năng cấp thoát nước, vì vậy cần chú ý: + Khống chế được toàn bộ khu vực cấp hay tiêu nước + Tim cống trùng với hướng dòng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dòng đột ngột gây xói lở lòng kênh + Tránh các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây hư hỏng nền cống + Chọn nền thích hợp
- 9 + Tránh các lòng sông cũ. 4.2. Xây cống Hình 1-2: Cống ao ương ngao Nền cống: Là phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu toàn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thông, người, xe cộ qua lại, do đó nền dễ bị lún. Trong thiết kế phải tính toán để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền. Kiến trúc vật dưới cống + Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống có tác dụng truyền áp lực cảu tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún không đều. Ngoài ra lực ma sát giữa đáy và nền còn có tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra.
- 10 Hình 1-3: Cống ao + Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, có tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống + Ván cừ: là những tấm gỗ được gia công thành những cọc đóng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ có tác dụng như chân khay. + Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dòng chảy khi qua cống để đảm bảo an toàn cho lòng kênh và đáy cống + Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống ,có tác dụng chống xói lở lòng kênh, đảm bảo an toàn cho nền cống. 5. Làm đáy ao * Tiêu chuẩn của đáy ao ương ngao: - Đáy phẳng hơi nghiêng về cống ao - Cát được rải đều - Bề dày của cát ở đáy ao >20cm * Thao tác làm đáy ao - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- 11 Dụng cụ để làm đáy ao bao gồm cuốc, xẻng, máy bơm cát, thúng - Bước 2: Làm phẳng đáy ao - Bước 3: Rải cát đáy ao đều và độ dày của cát trên 20cm B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Trình bày phương pháp lên sơ đồ ao ương? - Cống ao gồm các bộ phận gì? 2. Bài tập thực hành - Làm nền đáy ao ương ngao giống C. Ghi nhớ: - Cống không bị rò rỉ - Đáy cát dày >20cm
- 12 Bài 2: Chuẩn bị ao ƣơng ngao giống Mục tiêu: - Trình bày được các kỹ thuật chuẩn bị ao ương ngao giống - Chuẩn bị được ao ương ngao giống - Rèn luyện được tính tỷ mỉ, cẩn thận A. Nội dung: 1. Làm cạn ao 1.1. Làm cạn ao bằng tháo cống ao - Bước 1: tháo cống ao - Bước 2: lắp lưới chắn tránh các sinh vật hại ngao vào trong ao 1.2. Làm cạn ao bằng máy bơm nước Khi tháo cống ao không thể hết lượng nước trong ao thì chúng ta có thể sử dụng máy bơm để bơm cạn ao. Làm cạn ao bằng máy bơm gồm các bước sau: - Bước 1: Lắp đặt máy bơm nước - Bước 2: Đào hố để chõ máy bơm - Bước 3: Quây lưới chắm chõ máy bơm - Bước 4: Mồi nước - Bước 5: Khởi động máy bơm đối với các máy bơm sử dụng các đầu nổ hoặc đóng điện đối với các máy bơm điện. Hình 2-1: Lắp đặt máy bơm điện
- 13 Hình 2-2: Làm cạn nước ao bằng máy bơm điện Hình 2-3: Cần quây lưới quanh chõ máy bơm tránh rác 2. Tu sửa bờ ao, cống 2.1. Tu sửa bờ - Bờ ao phải đủ cao để không bị nước lũ tràn bờ. Độ cao của bở phải hơn mức triều tối thiêt là 0,5m. Độ dốc mái bờ tùy thuộc vào kết cấu đất, có thể phủ bạt mái bờ để hạn chế hiện tượng xói lở và xì phèn của bờ ao. - Bờ ao phải đủ rộng, đảm bảo vững chắc để có thể thiết kế được rào chắn đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý - Dọn sạch cây tạp, lấp hố. - Thao tác tu sửa bờ ao: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ tu sủa bờ ao gồm quốc, xẻng, thúng + Bước 2: Kiểm tra bờ ao xác định vụ trí cần tu sửa
- 14 + Bước 3: Tu sửa bờ 2.2. Tu sửa cống Cống cấp và thoát nước đạt tiêu chuẩn đã được đề ra ở bài trước. Nếu có hỏng hóc tiến hành tu sửa để tránh thất thoát cũng như kịp tiến độ sản xuất. 3. Xúc tạp Công việc xúc tạp gồm các bước sau: - Bước 1: Xúc đất lần lượt ở đáy ao khoảng 20cm - Bước 2: Loại bỏ hết tạp trong ao: như rác, vỏ nhuyễn thể - Bước 3: Lấp chỗ trũng 4. San phẳng đáy ao Đáy ao được san phẳng bằng mày cào, hoặc bằng cào thủ công, đáy ao nghiêng về cống thoát nước 50. - Thao tác: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2: Xác định độc dốc của ao Cắm cọc dụng dây nylon để căng xác định độ dốc của ao + Bước 3: San phẳng đáy ao Đổ cát, dùng cào để san đáy. Hình 2-4: Cải tạo đáy ao Hình 2-5: San phẳng đáy ao 5. Rửa bùn - Rửa bùn giúp loại bỏ các tạp chất trong ao
- 15 - Dùng nước để rửa bùn trong ao bằng cách bơm nước vào ao rồi tháo cạn làm lặp đi lặp lại từ 3-4 lần. 6. Bơm cát mới vào ao - Dùng máy bơm có thể bơm cát, bơm cát vào đáy ao - Có thể chuyển cát vào ao bằng thúng hoặc các phương tiện khác - San phẳng cát ở đáy ao - Đảm bảo đáy ao có độ dày của cát trên 20cm. 7. Cắm lƣới vây Mục đích cắm lưới vây để hạn chế địch hại và ngao không bị thất thoát. Việc cắm lưới vây trong ao ương ngao được thực hiện theo các bước sau: -Bước 1: Chuẩn bị lưới và cọc Lưới được làm bằng nylon hoặc bằng cước có mắt lưới không làm ngao giống thoát ra ngoài 2a = 1mm Cọc tre dài 2m/cọc, có đường kính từ 5-7cm -Bước 2: Vùi lưới Lưới được vùi sâu xuống đáy >30cm ở hai đầu được đặt các bao cát, lưới được cắm cách bờ 1m. -Bước 3: Cắm cọc Cọc được cắm sâu xuống đáy ao 1m. Mỗi cọc cách nhau 1,2m. -Bước 4: Treo lưới Lưới được treo trên cọc bằng các dây nylon.
- 16 Hình 2-6: Lưới vây được cắm cách bờ ao 1m Hình 2-7: Lưới vây kín ao 8. Cấp nƣớc cho ao 8.1. Xác định chất lượng nước * Thao tác xác định chất lượng nước Bước 1: Quan sát con nước + Hàng ngày theo dõi thời gian lên xuống của nước biển
- 17 + Nếu một ngày có hai con nước lên thì chọn thời điểm con nước lớn nhất, phù hợp với thời gian và hình thức ương. + Thay nước sạch vào trong ao ương, cải thiện nguồn thức ăn cho ngao giống và cải thiện môi trường ao ương. Bước 2: Xác định các yêu tố môi trường + Kiểm tra chất lượng nguồn nước qua một số yếu tố: pH, độ mặn (phương pháp đo môi trường xem bài 3 của Mô đun 01). + Thực hiện thao tác đo các yêu tố môi trường và lúc sáng sớm 4 - 6h và buổi chiều 13 - 15h. 8.2. Cấp nước qua cống - Căn cứ vào thủy triều. Lợi dụng lúc thủy triều lên cấp nước cho ao qua cống - Cống được chắn bởi lưới lọc hạn chế địch hại vào ao 8.3. Cấp nước qua máy bơm - Có thể cấp nước vào ao bằng máy bơm. - Nước được cấp vào ao được lọc qua lưới lọc để tránh địch hại vào ao. - Mực nước ao phải đạt 1,2m Hình 2-4: Cấp nước cho ao ương ngao bằng máy bơm B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập thực hành: Cắm lưới vây cho ao ương ngao. C. Ghi nhớ: - Ao phải được dọn hết tạp - Lưới vây phải được cắm chắc chắn không bị đổ.
- 18 Bài 3. Chuẩn bị bãi ƣơng ngao giống Mục tiêu: - Mô tả được các công việc chuẩn bị bãi ương ngao giống - Chuẩn bị được bãi ương ngao giống - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ A. Nội dung: 1. Vây bãi Mục đích cắm lưới vây để hạn chế ngao bị thất thoát ra ngoài 1.1. Tiêu chuẩn - Lưới được làm bằng nylon hoặc bằng cước có mắt lưới không làm ngao giống thoát ra ngoài 2a = 1mm - Lưới được vùi sâu xuống đáy >30cm ở hai đầu được đặt các bao cát, lưới được cắm cách bờ 1m. - Cần có 2 hàng cọc (Cọc trong và cọc ngoài lưới vây). Cọc tre dài 2m/cọc, có đường kính từ 5-7cm. Cọc được cắm sâu xuống đáy ao 1m. Mỗi cọc cách nhau 1,2m. Cọc thẳng không bị đổ. - Lưới được treo trên cọc bằng các dây nylon 1.2. Thao tác: - Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ Chuẩn bị lưới, chiều dài lưới bằng chu vi bãi định quây ví dụ bãi có chiều dài 300m rộng 200m thì phai chuẩn bị lưới quây bãi có chiều dài bằng (300m + 200m) x 2= 1200m - Bước 2: Đào rãng, vùi lưới xuống đáy - Bước 3: Cắm cọc - Bước 4: cố định lưới trên cọc
- 19 Hình 3-1: Cắm cọc quây bãi Hình 3-2: Lưới được cố định trên cọc tre 2. Lắp hom Bước 1: chuẩn bị lưới và cọc cắm hom - Lưới làm hom có mắt lưới 1-1,5mm, lưới có chiều cao 1-1,2m và chiều dài đủ vây kín bãi ương, ở chân lưới cứ 20m may 1 đế để cho bao cát có thể đè giữ lưới - Cọc cắm hom có chiều dài 1,5-2m, đường kính cọc từ 5-7cm - Cứ 1,5m chúng ta cắm 1 cọc do đó có thể tính được tổng số cọc cần cắm. Bước 2: Vùi lưới
- 20 - Chôn lưới xuống đáy từ 30-40cm - Dùng bao cát để đè lưới Bước 3: Cắm cọc - Cọc cắm sâu xuống đáy từ 0,5-1m - Cặp cắm hơi nghiêng vào trong bãi - Các cọc cách nhau 1,5m Bước 3: Liên kết lưới và cọc - Treo lưới lên cọc bằng các sợ dây nylon có đường kính 3mm. Hình 3-3: Bãi nuôi khi đã hoàn thiện việc quây lưới 3. Làm chòi canh - Trong quá trình ương ngao chúng ta phải làm chòi canh ngao để giúp cho việc quản lý được thuận tiện. 3.1. Tiêu chuẩn chòi canh - Chòi canh ngao thường có diện tích từ 4-5m2. Chiều cao 1,5m, chiều rộng 2 m chiều dài 2,5m và có thang để lên xuống cho thuận tiện - Chòi canh phải chắc chắn, không bị dột và đổ khi có gió bão - Đáy chòi phải cao hơn mức nước chiều cường từ 2-3m.
- 21 Hình 3-4: Chòi canh ngao 3.2. Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị vật liệu - Cọc bạch đàm hoặc cọt gỗ chịu mặn có đường kính 10-15cm, dài: 4m - Các thanh đà dọc để làm sàn: 4 thanh 7cm x 10cm x 3m - Các thanh đà ngang để làm sàn: 6 thang dài 5xm x 7cm x 2,5m - Ván sàn - Gỗ, tre tạo khung chòi: Bước 2: Cắm chân chòi canh - Cắm cọc chòi canh sâu xuống đáy bãi 1m, các cọc cắm hơi chụm vào trong Bước 3: Đóng sàn chòi canh - Liên kết các thanh ngang và dọc của sàn chọn bằng các bu lông và dâu cước chịu mặn Bước 4: Làm khung chòi Dựng khung chòi hình chuông (Hình 3-1) Bước 5: Làm cầu thang để lên chòi canh -Cầu thang chòi canh ngao là được làm như cái thang
- 22 Hình 3-5: Cầu thang lên chòi canh Bước 6: Quây cót xung quanh chòi - Phủ nylon choi canh - Dùng cót quây kín chòi - Tạo cửa sổ và cửa ra vào. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập thực hành: Làm hom cho bãi ương ngao. C. Ghi nhớ: - Bãi ương phải được quây kín - Chòi canh chắc chắn không bị đổ.
- 23 Bài 4: Chuẩn bị bãi nuôi ngao thƣơng phẩm Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật chọn bãi nuôi ngao thương phẩm. - Chuẩn bị được bãi nuôi. - Cẩn thận, tỷ mỉ. A. Nội dung: 1. Cắm cọc quây lƣới vòng trong 1.1. Cắm cọc - Cọc được sử dụng để quây lưới là cọc tre có chiều dài 2 m, đường kính từ 5-7cm - Cắm cọc: cọc được cắm sâu xuống bãi 1m, cắm 2 hàng cọc: hàng cọc trong lưới và ngoài lưới. 1.2. Quây lưới - Lưới được quây vòng trong bãi là lưới nylon hoặc lưới cước có mắt lưới 2a <1cm sao cho không bị lọt ngao giống ra ngoài, lưới cao 80cm - Lưới được vùi sau xuống đáy 30cm, hai đầu có 2 bao cát để đè lưới - Phía trên của lưới được liên kết với cọc tre bằng dây nylon - Lưới được treo căng và kín bãi. Hình 4-1: Cắm cọc quây bãi nuôi ngao
- 24 Hình 4-2: Quây bãi nuôi ngao ở Bến Tre 2. Cắm cọc quây lƣới vòng ngoài 2.1. Cắm cọc - Cọc dùng để quây lưới vòng ngoài là cọc tre có chiều dài từ 1,5-2m, đường kính từ 5-7cm. - Cọc được cắm sâu xuống bãi 0,5 - 1m - Cọc được cắm cách lưới quây vòng trong là 2 m - Mỗi cọc cách nhau 1-1,5m. 2.2. Quây lưới Mục đích cắm lưới vây vòng ngoài để hạn chế các sinh vật gây hại và rác xâm nhập vào bãi nuôi - Lưới được làm bằng nylon hoặc bằng cước có mắt lưới không làm ngao giống thoát ra ngoài 2a = 4-6cm - Lưới được vùi sâu xuống đáy >30cm ở hai đầu được đặt các bao cát - Cần có 2 hàng cọc (Cọc trong và cọc ngoài lưới vây). Cọc tre dài 2m/cọc, có đường kính từ 5-7cm. Cọc được cắm sâu xuống đáy ao 1m. Mỗi cọc cách nhau 1,2m. - Lưới được treo trên cọc bằng các dây nylon 3. Làm chòi canh
- 25 - Trong quá trình nuôi ngao chúng ta phải làm chòi canh ngao để giúp cho việc quản lý được thuận tiện. 3.1. Tiêu chuẩn chòi canh - Chòi canh ngao thường có diện tích từ 4-5m2. Chiều cao 1,5m, chiều rộng 2 m chiều dài 2,5m và có thang để lên xuống cho thuận tiện - Chòi canh phải chắc chắn, không bị dột và đổ khi có gió bão - Đáy chòi phải cao hơn mức nước chiều cường từ 2-3m. Hình 4-3: Chòi canh ở Tiền Hải- Thái Bình
- 26 Hình 4-4: Chòi canh ngao ở tỉnh Nam Định 3.2. Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị vật liệu - Cọc bạch đàm hoặc cọt gỗ chịu mặn có đường kính 10-15cm, dài: 4m - Các thanh đà dọc để làm sàn: 4 thanh 7cm x 10cm x 3m - Các thanh đà ngang để làm sàn: 6 thang dài 5xm x 7cm x 2,5m - Ván sàn - Gỗ, tre tạo khung chòi: Bước 2: Cắm chân chòi canh - Cắm cọc chòi canh sâu xuống đáy bãi 1m, các cọc cắm hơi chụm vào trong Bước 3: Đóng sàn chòi canh - Liên kết các thanh ngang và dọc của sàn chọn bằng các bu lông và dâu cước chịu mặn Bước 4: Làm khung chòi Dựng khung chòi hình chuông (Hình 4-5) Hình 4-5: Làm khung lều canh bãi nuôi ngao thương phẩm Bước 5: Quây cót - Phủ nylon choi canh - Dùng cót quây kín chòi - Tạo cửa sổ và cửa ra vào.
- 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Cắm lưới vây vòng ngoài - Cắm lưới vây vòng trong C. Ghi nhớ: - Cắm lưới chắc chắn - Tránh để lưới bị thủng làm ngao bị thất thoát
- 28 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; được giảng dạy sau mô đun chọn nơi ương và nuôi ngao. - Tính chất: Chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về phương pháp chuẩn bị ao, bãi ương và bãi nuôi ngao. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Xây dựng và chuẩn bị được ao và bãi ương ngao giống - Chuẩn bị được bãi nuôi thương phẩm. - Cẩn thận, tỷ mỉ và an toàn trong lao động III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại Địa Mã bài Tên bài bài dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài mở đầu Lý Lớp MĐ2-01 thuyết học 1 1 Bài 1: Xây dựng Lý Lớp MĐ2-02 ao ương giống thuyết học 15 3 12 Bài 2: Chuẩn bị ao Tích Khu ao MĐ2-03 ương ngao giống hợp nuôi 20 4 15 1 Bài 3: Chuẩn bị Tích Khu ao MĐ2-04 bãi ương ngao hợp nuôi giống 20 3 16 1 Bài 4: Chuẩn bị Tích Khu ao MĐ2-05 bãi nuôi ngao hợp nuôi 20 4 16 0 Kiểm tra hết mô đun Khu ao nuôi 4 4 Cộng: 80 15 59 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Chuẩn bị ao ương - Kiểm tra cắm lưới vây cho ao ương ngao. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên
- 29 + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Lưới vây: 300m + Cọc tre: 200 cái + Dây nylon đường kính 3mm: 500m + Xẻng: 5 cái/nhóm + Bao cát: 10 bao - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: lưới quây kín, cọc cắp chắc chắn không bị đổ và ngao giống không bị lọt ra ngoài. 4.2. Bài 3: Chuẩn bị bãi ương - Quây lưới vây và làm lưới hom - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Lưới vây: 600m + Cọc tre: 400 cái + Dây nylon đường kính 3mm: 1000m + Xẻng: 5 cái/nhóm + Bao cát: 20 bao - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 10 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Lưới quây và hom không bị đổ, ngao không lọt ra ngoài, sinh vật hại ngao không vào được trong bãi. 4.3. Bài 3: Chuẩn bị bãi nuôi ngao - Cắm lưới vây vòng ngoài và lưới vây vòng trong - Nguồn lực: + Lưới vây vòng ngoài: 100m/ 1 nhóm 5 học viên + Cọc tre cắm vòng ngoài: 20 cọc + Bao cát: 10 bao + Dây nylon để treo lưới: 200m + Thuyền: 1 cái + Lưới vây vòng trong: 100m
- 30 + Cọc tre cắm vòng trong: 20 cọc + Dây treo lưới: 200m + Áo phao: 5 chiếc + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên - Thời gian thực hiện: 10 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Lưới vây căng thẳng, cọc không bị đổ. - Cán bộ hướng dẫn: 2 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Xây dựng ao ƣơng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ hiểu biết của học viên xây - Trắc nghiệm dựng ao ương ngao 5.2. Bài 2: Chuẩn bị ao ƣơng ngao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ thuật chuẩn bị ao ương - Trắc nghiệm - Mức độ thành thạo về quây lưới - Thực hành trong ao 5.3. Bài 3: Chuẩn bị bãi ƣơng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ thành thạo làm hom lưới - Thực hành trong bãi ương 5.4. Bài 4: Chuẩn bị bãi nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ thành thạo quây lưới vòng - Thực hành ngoài - Mức độ thành thạo quây lưới vòng - Thực hành trong
- 31 VI. Tài liệu tham khảo - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Sổ tay kỹ thuật nuôi ngao giống, Hà Nội tháng 7/2009. - Chu Chí Thiết, Martin S Kuma, Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre, 2008. - Chu Chí Thiết, Như Văn Cẩn, Martin S Kuma, Các mô hình nuôi ngao thương phẩm: Nuôi ngao trong các điều kiện môi trường và sinh thái khác nhau, 2009.
- 32 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./.