Giáo trình mô đun Chọn và thả giống - Nghề: Nuôi tôm sú

pdf 53 trang ngocly 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chọn và thả giống - Nghề: Nuôi tôm sú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chon_va_tha_giong_nghe_nuoi_tom_su.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chọn và thả giống - Nghề: Nuôi tôm sú

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Chọn và thả giống tôm sú ” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tôm , phương pháp chọn giống tôm , cách vận chuyển và thả giống tôm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình ”Chọn và thả giống tôm sú ”. Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Nội dung của Giáo trình gồm: Bài 1: Chọn giống tôm Bài 2: Thuần độ mặn Bài 3: Vận chuyển giống tôm Bài 4: Thả giống Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khao nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên Giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người nuôi tôm cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: K.s Đặng Thị Minh Diệu K.s. Huỳnh Thị Minh Hằng 2. Đồng biên soạn: - Th.s Lê Thị Minh Nguyệt - Th.s Nguyễn Thị Phương Thanh - Th.s Lê Tiến Dũng - Th.s Đỗ Quang Tiền Vương
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Mô đun chọn và thả giống tôm sú 7 Bài 1: Chọn giống tôm 8 A. nội dung 8 1. Vai trò của con giống trong nuôi tôm 8 2. Các yếu tố ảnh hưởng đấn chất lượng tôm giống 9 3. Chọn nơi bán tôm 9 4. Chọn theo phương pháp cảm quan 10 4.1. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động 11 4.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc 13 5. Chọn theo phương pháp sốc môi trường 15 5.1. Chọn theo phương pháp sốc bằng formol 15 5.2. Chọn theo phương pháp hạ độ mặn 15 6. Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh 15 7. Chọn theo phương pháp mới 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ 18 Bài 2: Thuần độ mặn 19 A. Nội dung 19 1. Đo độ mặn nước ao nuôi 19 1.1. Dụng cụ đo độ mặn 19 1.2. Cách tiến hành 19 2. Đo độ mặn nước bể giống tôm sú 21 2.1. Dụng cụ đo độ mặn 21 2.1. Cách tiến hành 22
  5. 5 3. Thuần độ mặn 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 23 Bài 3: Vận chuyển giống tôm sú 24 A. Nội dung 24 1. Xác định ngày tuổi 24 2. Xác định mật độ vận chuyển giống 25 2.1. Cơ sở lựa chọn mật độ vận chuyển 25 2.2. Mật độ vận chuyển 25 3. Đóng bao 25 3.1. Chuẩn bị 25 3.2. Cách đóng bao 26 4. Chọn phương tiện vận chuyển 28 4.1. Cơ sở lựa chọn xe vận chuyển 28 4.2. Cách vận chuyển 29 5. Chọn thời gian vận chuyển 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30 C. Ghi nhớ 30 Bài 4 Thả giống 31 A. Nội dung 31 1. Kiểm tra các yếu tố môi trường 31 1.1. Đo pH nước 31 1.2. Đo oxy hòa tan 33 1.3. Đo độ kiềm 35 1.4. Đo độ trong 36 2. Thuần nhiệt độ 38 2.1. Đo nhiệt độ 38 2.2. Cách thuần nhiệt độ 39 3. Thả giống 40 3.1. Xác định thời gian và địa điểm thả giống 41
  6. 6 3.2. Xác định mật độ thả giống 41 3.3. Cách thả 43 3.4. Đánh giá chất lượng tôm giống sau khi thả 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 43 C. Ghi nhớ 44 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 45 Tài liệu tham khảo 52 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên 53 soạn giáo trình dạy nghề nuôi tôm sú trình độ sơ cấp Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình 54 dạy nghề nuôi tôm sú trình độ sơ cấp
  7. 7 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ GIỐNG TÔM SÚ Mã mô đun: MĐ 03 Mô đun chọn và thả giống tôm sú là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành giúp người học học có cơ sở lý luận để vận dụng vào thực tế sản xuất. Nội dung mô đun trình bày cách chọn và thả giống, thuần độ mặn, vận chuyển giống và thả giống tôm sú. Đồng thời mô đun cũng trình bày các bài tập, các bài thực hành cho từng bài dạy để học viên có thể nắm bắt được các kiến thức cần thiết sau mỗi bài học. Sau khi học xong mô đun này học viên có những kiến thức cơ bản về các bước công việc như: có thể nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống; nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tôm giống; nêu được các bước thả tôm và thả tôm hiệu quả. Học viên có các kỹ năng như thực hiện được phương pháp chọn tôm, đóng bao và vận chuyển tôm giống, đo được các yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, test kit và thực hiện được việc thả tôm đúng yêu cầu kỹ thuật.
  8. 8 Bài 1: CHỌN GIỐNG TÔM Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu - Biết được cách lựa chọn nguồn gốc giống tôm; - Biết được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống tốt để thả nuôi; - Thực hiện được chọn giống tôm theo ngoại hình và bằng phương pháp sốc môi trường; - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Vai trò của con giống trong nuôi tôm Nếu trong nghề trồng trọt tục ngữ có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, thì trong nghề chăn nuôi nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng chất lượng con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi. Trong trồng lúa, giống không được tốt, nông dân vẫn không mất trắng, nhưng trong nuôi tôm, giống không tốt, người nuôi có thể bị phá sản. Chất lượng con giống quyết định 50% thành công cho vụ nuôi. Nếu chúng ta giao một đàn giống kém chất lượng cho một người nuôi tôm giỏi nhất thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt kết quả. Để bảo đảm chất lượng con giống thuỷ sản, cần có giải pháp chủ động nguồn tôm bố mẹ nhân tạo, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi trứng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thực hiện kiểm dịch bắt buộc chất lượng tôm giống ngay tại các cơ sở sản xuất trước khi cho phép xuất bán giống. Hiện nay, thị trường giống tôm chưa được bảo hộ nên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít cơ sở sản xuất tôm giống sạch nhưng vẫn “ì ạch” vì đầu ra không ổn định. Nhiều người nuôi tôm sú sẵn sàng chọn mua giống tôm đảm bảo chất lượng với giá cao hơn bình thường; các nhà sản xuất giống tôm chân chính cũng sẵn sàng đầu tư để sản xuất giống sạch với điều kiện giá phải phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hai đối tượng này lại ít có cơ hội gặp nhau. Bởi người nuôi rất khó xác định đâu là giống tôm sạch, trong khi một số đối tượng sản xuất, kinh doanh giống lại thường dùng chiêu bài giống sạch để lừa người nuôi. Số cơ sở làm ăn chân chính, đầu tư lớn để nâng cao chất lượng thường bị lợi dụng nhãn hiệu, bao bì, bị cạnh tranh về giá nên rất khó đứng vững trên thị trường. Để nâng cao sản xuất giống tôm sú, ngành Nông nghiệp cần tăng cường quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc
  9. 9 xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Mặt khác, triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh giống tôm sú. Ngoài việc giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh giống tôm sú. Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành Thủy sản lớn để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh giống tôm thẻ sú; đồng thời chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm sú giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc. Đây cũng là tiền đề góp phần xây dựng uy tín, chất lượng, thương hiệu giống tôm sú để nông dân hạn chế thiệt hại, rủi ro khi nuôi tôm. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giống tôm Để duy trì và nâng cao chất lượng tôm giống, trước hết cần có hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng nhằm điều khiển hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó. Có thể nói chất lượng tôm giống phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: chất lượng đàn tôm bố mẹ, kỹ thuật sinh sản và kỹ thuật ương nuôi, vận chuyển giống. Các biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống Để quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống, các cơ sở sản xuất nên chú trọng các biện pháp sau: • Đảm bảo đúng quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ; • Cho sinh sản ở độ tuổi, kích cỡ phù hợp nhất; • Cho sinh sản đúng thời điểm; Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật vận chuyển tôm giống. Ngoài ra, cần có một hệ thống quản lý chất lượng đủ mạnh của Nhà nước và ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh giống trong việc xây dựng và tuân thủ hệ thống quản lý đó. 3. Chọn nơi bán tôm giống: Để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, ta nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tôm giống và cách lựa chọn như sau:
  10. 10 - Nên chọn Tôm giống có lý lịch rõ ràng, được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh. - Nên chọn Tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có giấy phép thành lập, có giấy chứng nhận kiểm dịch (giống tốt, ít dịch bệnh, chất lượng ổn định). - Không nên mua tôm sú giống của những điểm có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn. 4. Chọn theo phƣơng pháp cảm quan: Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124:1998 "Tôm biển -Tôm giống Post 15 - Yêu cầu kỹ thuật " thì chất lượng tôm giống Post 15 phải theo yêu cầu quy định trong Bảng sau: Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật chỉ tiêu cảm quan đối với tôm giống Post 15 Chỉ tiêu Yêu cầu của Tôm sú 1. Trạng thái hoạt động - Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu. - Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước và không vón tụ. - Lẩn tránh chướng ngại vật. - Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh. 2. Ngoại hình - Các phần phụ nguyên vẹn - Ðuôi xoè - Không dị hình 3. Màu sắc - Thân màu xám tro, hoặc xám đen - Lưng màu xám bạc. - Không dị màu. 4. Chiều dài thân (mm) - 12 - 15 (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số) * Môṭ số duṇ g cu ̣kiểm tra chỉ tiêu cảm quan:
  11. 11 Một số dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống Post 15 theo Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 124:1998 "Tôm biển -Tôm giống Post 15 - Yêu cầu kỹ thuật " quy định trong Bảng sau: Bảng 2. Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan STT Tên dụng cụ Quy cách, đặc điểm Số lƣợng 1 Vợt vớt mẫu trong bể ương - Ðường kính 30 cm 1 cái - Lưới động vật phù du số 38 - Có cán dài, hoặc dây treo 2 Vợt vớt mẫu trong chậu chứa - Ðường kính 15 cm 1 cái - Lưới động vật phù du số 38 - Có cán 3 Chậu chứa tôm giống Màu trắng, dung tích 10 - 15 lít 2 cái 4 Cốc thuỷ tinh Trong suốt, dung tích 500 ml 1 cái 5 Giấy kẻ ly 30 x 30 cm 1 tờ 6 Ðèn pin Dùng pin 3 - 4,5 v còn mới 1 cái 7 Kính lúp Ðộ phóng đại 4 x 6,3 1 cái 4.1. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động - Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong thau. - Thử phản ứng ngược dòng nước bằng cách lấy tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong thau, quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám ở đáy. - Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật với một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó - Thử phản ứng với tiếng động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của tôm giống. - Thử phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách đặt thau chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tôm.
  12. 12 Hình 1. Tôm giống yếu tập trung vào giữa chậu Hình 2. Tôm giống khỏe Tóm lại: Tôm bột khỏe khi bơi sẽ thấy cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài (ví dụ: vỗ vào thành thau hay chậu chứa tôm) và chủ động bơi ngược dòng khi khuấy nước. Khi dòng nước trở lại trạng thái yên tĩnh, tôm sẽ có khuynh hướng bám vào thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu. Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội.
  13. 13 Khó ước lượng được chính xác giai đoạn phát triển của tôm bột. Sự phát triển này không những chỉ ảnh hưởng bởi thời gian từ lúc biến thái thành tôm bột mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi. 4.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc Màu sắc của tôm bột cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu về ảnh hưởng của giai đoạn lột vỏ đến màu sắc tôm. Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đuôi tôm xòe ra chính là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển. Nếu chân đuôi không hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đuôi khép lại, đó là tôm bột chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi. Nếu được, nên quan sát tôm dưới kính hiển vi và đánh giá sự căng phồng của các tế bào sắc tố ở phần bụng. Tôm bột khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Tôm bột yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng. Cách thực hiện quan sát: + Dùng cốc thủy tinh 500ml múc cả nước và 15–20 tôm giống; + Nâng cốc lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng; + Quan sát màu sắc, ngoại hình của tôm giống; + Thực hiện quan sát từ ba lần trở lên; + Thả tôm đã quan sát vào một thau khác. + Vớt ngẫu nhiên 15–20 cá thể đã quan sát trong cốc; +Dùng kính lúp quan sát lại chỉ tiêu ngoại hình của tôm giống. * Chiều dài và troṇ g lươṇ g tôm Post - Chọn theo chiều dài: Lần lượt đo chiều dài không ít hơn 100 con tôm bằng cách đặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên mặt giấy kẻ ly, đọc chiều dài từ mút chủy đến mút telson của từng cá thể. Sau đó, thống kê chiều dài toàn bộ số cá thể của mẫu và xác định tỷ lệ % số tôm giống khác cỡ quy định. Tốt nhất nên chọn tôm có chiều dài từ 11 - 13mm và từ 15 ngày sau khi biến thái thành tôm bột trở lên. Tôm chọn phải có kích thước đồng đều, nếu có kích thước nhỏ không nên vượt quá tỉ lệ 5%. - Chọn theo trọng lượng :
  14. 14 Bảng 3. Tiêu chuẩn troṇ g lƣơṇ g tôm Post Mƣ́ c đô ̣ Trọng lƣợng trung bình (mg/con) Post 9-10 Post 11 - 12 Post 13 - 14 Post 15 – 16 Tốt Lớn hơn 3,0 Lớn hơn 4,0 Lớn hơn 5,5 Lớn hơn 6,5 Khá 2,2 – 3,0 3,0 – 4,0 4,0 – 5,5 5,5 – 6,5 Trung bình 1,8 – 2,2 2,2 – 3,0 3,0 – 4,0 4,0 – 5,5 Không đaṭ Nhỏ hơn 1,8 Nhỏ hơn 2,2 Nhỏ hơn 3,0 Nhỏ hơn 4,0 Tóm lại, sức khỏe của tôm giống có thể được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài, qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Tôm chấ t lƣơṇ g tốt Tôm kém chấ t lƣơṇ g - Tôm đồng đều về kích cỡ - Tôm có sư ̣ phân đàn lớn - Các chân không bi ̣nấm và hoàn chỉnh - Chân bi ̣bám bẩn hoăc̣ bi ̣ăn mòn - Râu 1 châp̣ laị - Râu 1 thường xuyên tách ra - Các đốt bụng dài thon, cơ buṇ g căng - Đốt bụng nhặt tròn. - Đầu và thân cân đối - Đầu to, thân lép - Kích thước Post 15 > 1,2cm - Post 15 < 1,2 cm - Màu sắc tươi sáng, sắc tố thể hiêṇ ro ̃ - Tôm có màu sâm̃ , đỏ hồng hoăc̣ trắng nhơṭ - Khả năng bơi lội ngược dòng nước và - Thường bi ̣đẩy trôi theo dòng nước bám thành bể tốt và khả năng bám kém - Có phản xạ tốt khi gõ mạnh vào dụng - Kém phản xạ khi có tác động của cụ chứa ánh sáng hoặc âm thanh . - Không bi ̣bêṇ h phát sáng , bêṇ h kí sinh * Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách: + Dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm; + Đưa ra ngoài ánh sáng quan sát + Nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe;
  15. 15 + Nếu thấy ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt. 5. Chọn theo phƣơng pháp sốc môi trƣờng 5.1. Chọn theo phương pháp sốc bằng Formol - Là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Sau khi chọn được giống tốt bằng phương pháp cảm quan, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. - Cách tiến hành: + Cho khoảng 100 - 200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200 - 250ml/m3 + Để tôm trong thau khoảng trong 30 phút. + Khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. + Kiểm tra tỷ lệ tôm chết + Tôm chết không quá 10% là đàn tôm tốt. 5.2 Chọn theo phương pháp hạ độ mặn: Hạ độ mặn đột ngột để kiểm tra sự chịu đựng của tôm. * Cách tiến hành: + Lấy nước trong bể ương cho vào đến ½ cốc thủy tinh hoặc thau nhựa nhỏ. + Thêm nước ngọt đến đầy cốc hoặc thau. + Lấy 100 con Post 15, cho vào cốc. + Sau hai giờ, đếm số tôm chết trong cốc, thau. * Đánh giá kết quả: + Tôm được đánh giá là tốt nếu số tôm chết ít hơn năm con (≤ 5%) + Tôm có chất lượng xấu nếu số tôm chết nhiều. Lưu ý: Phương pháp này có hiệu quả khi chênh lệch độ mặn giữa nước của bể ương và trong cốc, thau cao. Nếu nước trong bể có độ mặn < 10‰ thì sốc tôm với nước ngọt để đánh giá sự chịu đựng của tôm. 6. Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh Kiểm dịch các loại bệnh của tôm giống Post do các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định 28 TCN 101: 1997 của Bộ Thủy sản.
  16. 16 Bảng 4. Mức độ nhiễm bệnh của tôm Tỷ lệ % nhiễm bệnh Cƣờng độ cảm nhiễm Tên bệnh Cho phép sử dụng Không cho phép Cho phép sử dụng Không cho sử dụng phép sử dụng Không có cá thể Có cá thể nhiễm Không có thể ẩn Có thể ẩn Bệnh virus nào nhiễm thể ẩn thể ẩn MBV MBV trong tế bào MBV trong tế MBV gan tụy bào gan tụy Bệnh phát Không có cá thể Có cá thể phát Không phát sáng Có phát sáng sáng nào phát sáng sáng Bệnh lột xác Một phần xác còn Toàn bộ xác không hoàn < 10 ≥ 10 dính trên thân còn dính trên toàn thân Bệnh nấm Không có cá thể Có cá thể bị nấm Không có nấm Nấm bám nào bị nấm bám trên thân trên thân Bệnh nguyên Có ít trùng bám Trùng bám sinh động < 5 ≥ 5 phụ bộ đầy phụ bộ vật Hình 3. Chân tôm giống bị tổn thương Hình 4. Chân tôm giống không bị tổn thương
  17. 17 Để tránh chọn tôm giống có mầm bệnh, ngoài xem xét phần cơ và bề dày của đốt bụng thứ sáu, phụ bộ và chủy tôm phải có hình dạng bình thường, không bị ăn mòn hay có màu đen; các chân, râu phải nguyên vẹn. Tôm bị đóng rong do động vật nguyên sinh hay vi khuẩn được coi là dấu hiệu của chất lượng kém. Sự hiện diện của sinh vật này cũng bị ảnh hưởng bởi giai đoạn tôm lột vỏ. Nếu phần lớn tôm bột bị đóng rong là dấu hiệu của chất lượng nước ương xấu và tôm không lột vỏ thường xuyên. Tỷ lệ sinh vật bám cao luôn gặp ở tôm dưới đáy bể. Tôm khỏe mạnh, mặc dù bị một ít sinh vật bám vẫn có thể nuôi sau khi xử lý. Điều quan trọng là không chỉ xem xét tôm yếu mà còn phải lưu ý tới sự bơi lội chủ động của tôm. 7. Chọn theo phƣơng pháp mới Ở Thái Lan , hiêṇ nay đang sử duṇ g phương pháp dùng muỗng để choṇ tôm giống, đây là phương pháp mớ i và đang đươc̣ sử duṇ g rôṇ g raĩ . Phương pháp này dưạ trên nguyên tắc choṇ những đàn tôm có tốc đô ̣tăng trưởng nhanh mà đa ̃ lớn nhanh thì ít mang mầm bêṇ h . Cách làm như sau: + Chuẩn bi ̣môṭ cái muỗng bằng nhưạ có thể tích 6 hoăc̣ 18ml + Trên bề măṭ muỗng có đuc̣ nhiều lỗ nhỏ để thoát nước . + Lấy vơṭ thu Post ở nhiều vi ̣trí khác nhau trong bể + Cho tôm giống vào thau + Cô đăc̣ laị. + Dùng muỗng múc tôm sao cho đầy ngang bằng bề mặt muỗng . + Chờ cho nước thoát hết trên muỗng +Đếm tổng số Post có trong muỗng Sau đó, dưạ vào bảng dưới để xác điṇ h chất lươṇ g của đàn giống . Ba ngày sau quay laị kiểm tra đàn tôm đó để xác điṇ h tốc đô ̣lớn của tôm . Nếu thấy số lượng tôm trong muỗng giảm nhanh sau 3 ngày tức là tôm có tốc độ tăng trưởng tốt, chứ ng tỏ tôm ít mang mầm bêṇ h . Bảng 5. Đá nh giá chấ t lƣơṇ g tôm bằng phƣơng phá p dùng muôñ g Post Tốt Khá Đaṭ Không đaṭ 6ml 18ml 6ml 18ml 6ml 18ml 6ml 18ml Post 8 1500 4500 1800 5400 2000 6000 3200 9600 Post 11 1000 3000 1500 4500 1900 5890 3110 9330 Post 14 500 1500 1200 3600 1700 5610 3020 9060 Số Post ≈150 - 200 >500 ≈ 100 ≈ 300 ≈ 50 ≈ 150 ≈ 30 ≈ 90 giảm/ngày
  18. 18 Chú ý: để kiểm tra theo cá ch dùng muỗng đươc̣ chính xá c , cần phải xá c điṇ h đươc̣ tuổi Post . Lấy mẫu tôm Post nhìn dướ i kính hiển vi , đếm số gai trên chủy đầu của tôm và nhân với 3 sẽ ra tuổi của Post. Ví dụ: Chủy đầu có 2 gai là Post 6; có 3 gai là Po st 9; 4 gai là Post 12; 4 gai lớn, 1 gia nhỏ là Post 14 Đây là cách kiểm tra tôm giống đơn giản , dê ̃ áp duṇ g và có đô ̣chính xác khá cao vì kiểm tra trên số lươṇ g mâũ lớn , có thể mang tính đại diện cho cả đàn giống . B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Chọn đàn giống tốt bằng phương pháp cảm quan - Bài tập 2: Chọn đàn tôm chất lượng tốt bằng phương pháp sốc formol; sốc độ mặn. C. Ghi nhớ: Học xong mô đun này, học viên cần chú ý các nội dung sau: - Chọn tôm đúng yêu cầu kỹ thuật về mặt cảm quan - Khi sốc tôm bằng formol và nước ngọt nên chú ý nồng độ pha đúng yêu cầu
  19. 19 Bài 2: THUẦN ĐỘ MẶN Mã bài: MĐ 03-02 Mục tiêu - Đo và đọc chính xác độ mặn nước ao nuôi và nước trong bể tôm giống - Hiểu được phương pháp hạ độ mặn của nước trong bể ương ấu trùng; - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Đo độ mặn nƣớc của ao nuôi 1.1 Dụng cụ đo độ mặn: Trong lĩnh vực thủy sản, thiết bị đo độ mặn được sử dụng phổ biến nhất là khúc xạ kế và tỷ trọng kế. Hình 5. Khúc xạ kế 1.2 Cách tiến hành 1.2.1 Đo bằng khúc xạ kế Tiến hành: Mở nắp và chuẩn ánh sáng, chuẩn khúc xạ kế Bước 1. Nhỏ 1 - 2 giọt nước ao cần đo lên lăng kính Bước 2. Đậy tấm chắn sáng
  20. 20 Bước 3: Phủ đều trên lăng kính Bước 4. Đưa lên mắt ngắm Bước 5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Bước 6. Lau khô bằng giấy thấm mềm
  21. 21 Lưu ý: Không được làm ướt khúc xạ kế. Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. Bảo Quản - Bảo quản khúc xạ kế trong hộp kèm theo và để nơi thoáng mát. - Không nên để khúc xạ kế vào nước. 1.2.2 Đo bằng tỷ troṇ g kế Cách tiến hành: + Lấy tỷ trọng kế rửa sạch bằng nước ngọt 2 - 3 lần + Lau khô bằng giấy thấm. + Cho nước cần đo độ mặn vào đầy ống chứa nước + Đặt ống thủy ngân vào rồi chờ đến khi ống thủy ngân đứng yên + Đọc chỉ số ghi trên ống thủy ngân + Số đọc được chính là độ mặn của nước cần đo. Thông thường đo bằng tỷ trọng kế thì kết quả đo độ mặn sẽ cao hơn so với đo bằng khúc xạ kế từ 1 - 3‰ do đó khi sử dụng tỷ trọng kế để đo độ mặn thì kết quả sau khi đo được chúng ta nên cộng thêm 1 - 3‰ để đảm bảo độ mặn chính xác. * Lưu ý: Nên chọn nhiều điểm trong ao, ruộng nuôi và lấy mẫu nước cần đo ở độ sâu khoảng 20 – 30cm để lấy kết quả đo chính xác hơn. 2. Đo độ mặn nƣớc bể giống tôm sú 2.1. Dụng cụ đo độ mặn Dùng khúc xạ kế hoặc tỷ trọng kế để đo độ mặn g iống phần 1.
  22. 22 2.1. Cách tiến hành - Tiến hành đo độ mặn của bể giống tôm bằng khúc xạ kế hoăc̣ tỷ troṇ g kế và đọc kết quả tương tự giống phần 1. 3. Thuần độ mặn Tùy theo độ mặn đo được trong ao mà tiến hành thuần độ mặn trong bể tôm giống cho phù hơp̣ . Nếu đô ̣măṇ trong ao thấp hơn đô ̣măṇ trong bể thì tiến hành hạ độ mặn trong bể và ngược lại nếu ao nuôi có độ mặn lớn hơn trong bể thì tiến hành nâng độ mặn tron g bể lên. Thường thì đô ̣măṇ trong bể lớn hơn trong ao và phải hạ độ mặn trong bể để tôm thích nghi khi chuyển tôm giống từ bể ra ao nuôi thịt. * Cách tiến hành hạ độ mặn thông thường như sau: 0 0 Tôm Post từ trại giống có độ mặn 30 /00 được thuần hóa xuống còn 15 /00 bằng cách: Tôm Post được ương trong bể ximăng có sục khí. Dùng nước ngọt 0 thuần hóa 2 giờ/lần, mỗi lần không quá 2 /00 hoặc cho nước ngọt chảy từ từ vào bể thuần hóa một đầu, đầu kia cho nước mặn chảy tràn ra ngoài. Thời gian khoảng 2 - 3 ngày. Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng nước mặn một lần duy nhất. Các lần sau chỉ châm thêm nước ngọt đã xử lý vào ao nuôi. Bảng 6. Thuần độ mặn Thuần tôm giống xuống đô ̣măṇ thấ p 0 Ngƣỡng độ mặn thay đổi /00 Tốc độ thay đổi Mật độ Postlarvae (Pl/lít) 0 0  8 1 /00 / 10 phút 1.200  1.400 0 9  12 1 /00 / 10 phút 1.000  1.200 0 13  17 1 /00 / 10 phút 800  1.000 0 18  22 1 /00 / 15 phút 600  800 0 23  27 1 /00 / 45 phút 400  600 Ngƣỡng độ mặn thay đổi 0/ Tốc độ thay đổi Mật độ Postlarvae 00 (Pl/lít) 1.200  1.400 0  8 10/00 / 10 phút 0 1.000  1.200 9  12 1 /00 / 15 phút 0 800  1.000 13  16 1 /00 / 30 phút
  23. 23 Tôm sú giống se ̃ thích nghi với pH và nhiêṭ đô ̣của ao nuôi sau khi thả giống nhưng đô ̣măṇ thì phải đ ược điều chỉnh trước khi tôm giống được xuất trại . B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Đo độ mặn nước trong bể tôm giống - Bài tập 2: Thuần độ mặn xuống thấp trong bể tôm giống C Ghi nhớ: Sau khi học xong bài này, học viên cần chú ý: - Đo và đọc chính xác độ mặn của nước
  24. 24 Bài 3: VẬN CHUYỂN GIỐNG TÔM SÚ Mã bài: MĐ 03-03 Mục tiêu: - Xác định được giai đoạn phát triển của tôm giống Post 15; - Lựa chọn mật độ vận chuyển phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình vận chuyển; - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung: 1. Xác định ngày tuổi: - Hầu hết giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9 - 10 ngày, sau đó biến thái sang giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae (PL)). Giai đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy, có hình dạng giống như tôm trưởng thành. Ngoài động vật phù du tôm ăn cả mùn bã hữu cơ, sinh vật đáy: Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia, 5 - 6 tuần sau trở thành tôm giống. - Post larvae có hình dạng gần giống của loài, nhánh trên râu A2 chưa kéo dài. Chúng bơi thẳng về phía trước, chủ yếu bằng các chân bụng dài hơn và có nhiều lông cứng. 1. Giai đoạn phụ 1 ; 2. Giai đoạn phụ 5 3. Giai đoạn phụ 8 ; 4. Giai đoạn phụ 12 Hình 6. Hậu ấu trùng Post larvae
  25. 25 Post larvae có hình dạng gần giống của loài, nhánh trên râu A2 chưa kéo dài. Chúng bơi thẳng về phía trước, chủ yếu bằng các chân bụng dài hơn và có nhiều lông cứng. Post larvae hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, chủ yếu là động vật phiêu sinh. Chúng sống trôi nổi đến Post 5 thì chuyển sang sống đáy. Post được tính tuổi theo ngày. Thời gian lột xác tùy thuộc nhiệt độ nước và tùy loài. Từ Post 5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên. Post 15 có thể thả nuôi thành tôm sú thương phẩm. 2. Xác định mật độ vận chuyển giống tôm sú 2.1. Cơ sở lựa chọn mật độ vận chuyển: - Kích thước tôm vận chuyển - Đoạn đường vận chuyển - Thời gian vận chuyển - Phương tiện vận chuyển 2.2. Mật độ vận chuyển Tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển mà lựa chọn mật độ vận chuyển cho phù hợp Bảng 7. Số lượng giống tôm trong bao ứng với thời gian vận chuyển Thời gian vận Số lƣợng tôm giống trong bao chứa 6 – 8 lít chuyển nƣớc Tôm sú (con) Tôm sú (con) Dưới 10 giờ 10.000 10.000 10 – 14 giờ 8.000 7.000 15 – 20 giờ 7.000 6.000 21 – 24 giờ 6.000 5.000 3. Đóng bao 3.1. Chuẩn bị: 3.1.1. Nguồn nước: Cho 6 – 8 lít nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương (hoặc dùng nước trong bể ương đã được lắng chất lơ lửng) vào bao. Nếu đếm tôm bằng phương pháp so sánh mật độ thì cho vào 3 – 4 lít nước. Chú ý:
  26. 26 + Nước trong bịch vận chuyển tôm sú phải là nước sạch và mới, không nên dùng nước trong bể giống cũ vì có chất thải nhiều và có Zothamnium bám trên thân tôm. + Nước mới dùng để đóng tôm phải làm như sau : Pha nước được độ mặn bằng ao nuôi, pH trong nước mới phải nằm ở mức 8.3-8.5. 3.1.2. Quy cách bao: Lồng hai bao PE dày cỡ 65 x 45cm vào nhau, bên ngoài là bao chỉ 80 x 45cm (nếu lớp bảo vệ bên ngoài là thùng carton tráng parafin hoặc thùng cách nhiệt thì không cần dùng bao chỉ). 3.2 Cách đóng bao: Tôm giống sau khi ra khỏi bể ương được nhanh chóng cho vào các bao chứa. 3.2.1. Phương pháp so sánh mật độ (so màu): - Vớt tôm lên - Đếm lượng tôm giống cần đóng cho một bao vào thau mẫu chứa 3 – 4 lít nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương. - Vớt tôm vào khoảng 3 – 5 thau khác cũng chứa 3 – 4 lít nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương. - So sánh và điều chỉnh mật độ tôm của từng thau cho đến khi tương đương với mật độ của thau mẫu. - Cho tôm trong mỗi thau vào một bao đã chứa sẵn 3–4 lít nước. Áp dụng cho , tôm he, tôm nương. 3.2.2. Phương pháp đong: - Vớt tôm trong vật chứa vào vợt - Nhấc vợt lên khỏi mặt nước để cô đặc mật độ. - Dùng cốc (muỗng) đong múc tôm trong vợt cho vào một chén chứa sẵn nước. - Nhanh chóng đếm số tôm chứa trong chén. - Xác định số cốc (muỗng) tôm cho vào mỗi bao. - Đong vào từng bao đã chứa sẵn 6 – 8 lít nước số cốc tôm đã tính để có số lượng tôm trong bao theo yêu cầu.
  27. 27 Hình 7: Đong tôm 3.2.3. Phương phá p đóng bao: Post sau khi ra khỏi bể ương được nhanh chóng cho vào các bao chứa. Phương pháp đóng gói để vận chuyển thông thường là : - Cho tôm vào bao - Cho vòi oxy xuống đáy bao, đuổi hết không khí ra ngoài. Hình 8: Bơm Oxy - Nắm chặt miệng bao, mở van cho oxy vào từ từ cho đến khi bao thật căng thì rút vòi oxy ra. - Xoắn chặt miệng bao, buộc lại bằng dây cao su. Sau khi lựa chọn, tôm giống được đóng gói để vận chuyển.
  28. 28 Hình 9: Cách đóng bao và Tôm giống sau khi đóng bao xong 4. Chọn phƣơng tiện vận chuyển: 4.1 Cơ sở lựa chọn xe vận chuyển: Tùy theo đoạn đường và thời gian vận chuyển mà lựa chọn phương tiện vận chuyển cho phù hợp. Tôm giống thường được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng như thuyền, ghe, xe thường, xe lạnh các phương tiện này phải được thiết kế phẳng, ít ngóc ngách, dễ làm vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng. Có rất nhiều phương tiện vận chuyển tôm sú tùy thuộc vào nguồn tôm sẵn có ở điạ phương và khoảng cách vâṇ chuyển từ traị giống đến traị nuôi .
  29. 29 Nên chọn các cơ sở vận chuyển có uy tín và thường dùng xe chuyên dụng là xe lạnh để vận chuyển tôm. Phương pháp vâṇ chuyển phổ biến là cho tôm bôṭ vào bao 18 – 20cm có chứ a ¼ lít nước (1-2 lít nước) và bơm ôxy. Chú ý: Nên vâṇ chuyển trong xe có mui . Thời gian vâṇ chuyển là không quá 6 giờ . Tuy nhiên , môṭ số trường hơp̣ cần phải vâṇ chuyển lâu hơn thì nên đăṭ túi 0 chứ a tôm giống vào các thùng xốp và ha ̣nhiêṭ đô ̣xuống 20 – 25 C bằng cách cho vào thùng các bọc đá nhỏ , không đưa vào trong túi chứ a tôm. Khi vâṇ chuyển từ 3 – 6 giờ thì có thể cho ấu trùng artemia vào túi chứ a tôm giống để ngăn chăṇ tôm ăn lẫn nhau. 4.2. Cách vận chuyển: Trước khi vận chuyển nên thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm giống đến khoảng 230C (từ 27C - 280C giảm xuống 250C – 260C và sau đó giảm xuống còn 230C - 240C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút.) Nếu vận chuyển bằng máy bay thì bên ngoài bao PE là thùng carton hoặc thùng cách nhiệt. Trong thùng đặt 2 – 4 túi nước đá, mỗi túi chứa 2kg nước đá xay nhỏ. Các túi tôm đặt cùng chiều và sát chặt nhau để chống xô đẩy. Nếu vận chuyển bằng ôtô tải, ghe, thuyền thì xếp các bao hoặc các thùng chứa lên sàn xe, hầm ghe đã lót một lớp nước đá hoặc đặt túi đá vào giữa các bao. Các bao phải xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va chạm khi di chuyển. Không được xếp chồng lên nhau. Nếu xếp nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng không thấp hơn 50cm. Thời gian vận chuyển không quá 10 giờ. Nếu vận chuyển bằng xe máy, xe thồ hay các phương tiện thô sơ khác thì thời gian vận chuyển không quá hai giờ, số lượng giống ít và phải che nắng bao tôm. Thường xuyên kiểm tra bao, thùng chứa tôm. Bơm lại oxy nếu bao bị mềm hay phải thay bao khác nếu bị rò nước. Nếu thời gian vận chuyển hơn 12 giờ, phải thay nước, oxy, Nếu thời gian vận chuyển trên năm giờ, phải cho thêm Artemia mới nở vào bao, để làm thức ăn cho tôm, hạn chế hao hụt do tôm ăn nhau. Chú ý : Thưc̣ hiêṇ nghiêm túc chế đô ̣đảo túi trong quá trình vâṇ chuyể n. Khi vâṇ chuyển bằng xe tải có lát sàn bằng nước đá phải thường xuyên thưc̣ hiêṇ chế đô ̣đảo túi bằng cách đưa các túi nằm ở khu vưc̣ 2 bên thành xe vào khu vưc̣ giữa xe và các túi khu vưc̣ giữa xe ra 2 bên thành xe. Có như vâỵ các túi 2 bên thành xe mới không bi ̣nhiêṭ đô ̣cao do ánh nắng chiếu vào thành xe và các túi khu vưc̣ giữa xe không bi ̣nhiêṭ đô ̣xuống quá thấ p do nước đá . Tối thiểu sau 6 đến 8 giờ vâṇ chuyển phải đảo túi 1 lần.
  30. 30 5. Chọn thời gian vận chuyển : Nên vâṇ chuyển tôm sú vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh nhiêṭ đô ̣ quá cao. Cũng có thể vận chuyển tôm sú vào ban đêm để đến ao sáng sớm thì thả tôm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Bài 1: Ước lượng mật độ tôm giống vận chuyển trong bao dựa vào thời gian vận chuyển - Bài 2: Tính số lượng và cho tôm vào bao chứa bằng phương pháp so sánh mật độ (so màu) hoặc bằng phương pháp đong. C. Ghi nhớ: Học xong mô đun này, học viên cần chú ý các nội dung sau: - Chọn phương tiện vận chuyển đúng và phù hợp - Vận chuyển tôm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Chú ý nhiệt độ khi vận chuyển - Đóng tôm giống vào bao với mật độ phù hợp
  31. 31 Bài 4: THẢ GIỐNG Mã bài MĐ 03-04 - Hiểu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình thả giống; - Đo được các yếu tố môi trường ao nuôi chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm giống bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa Secchi, các test kit; - Thực hiện thả tôm sú đúng yêu cầu kỹ thuật . A. Nội dung 1. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng 1.1. Đo pH nước 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa pH là một ký hiệu dùng bởi các nhà hóa học để diễn tả mức độ chua (acid) hoặc kiềm (basic) của một dung dịch. pH của một dung dịch liên hệ tới tổng số nguyên tử hidrogen hiện diện trong dung dịch đó, càng nhiều hidrogen thì độ acid cáng cao. pH đo được trong ngạch số từ 1 – 14, nếu pH = 1 thì dung dịch đó rất chua, pH = 7 dung dịch trung hòa, pH = 14 dung dịch rất kiềm. Ao hồ nuôi tôm sú mà có độ pH trong khoảng 7,2 – 8,5 thì được coi là thích hợp. Một sự thay đổi nhỏ của pH cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao hồ nuôi tôm. Cách đo: a/ Đo bằng hộp giấy so màu Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước. Cụ thể Các bước thực hiện như sau:
  32. 32 Hình 10: Giấy so màu đo pH b/ Đo bằng máy đo pH + Mở máy bằng nút on-off Hình 11: Máy đo pH + Hiệu chỉnh máy (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) + Tráng cốc thủy tinh vài lần bằng nước mẫu ở dưới ao + Cho mẫu nước cần đo vào lọ đến khoảng 2/3 cốc + Cho phần dưới của máy (phần chứa điện cực) vào cốc chứa mẫu nước đến vạch giới hạn. + Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên + Đọc kết quả đo c/ Đo pH bằng bộ test kit Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, lọ nhựa trong dùng chứa mẫu nước và bảng thang màu giấy. Cách đo như sau: + Cho mẫu nước vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nước mẫu vào lọ đến mức qui định
  33. 33 + Cho vài giọt thuốc thử vào lọ theo qui định của nhà sản xuất + Lắc nhẹ tròn đều để thuốc thử hòa tan đều vào lọ nước mẫu + Thấy mẫu nước thử biến màu + Đặt lọ nước mẫu lên bảng thang màu và so sánh với các ô màu trên bảng thang màu + Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu Hình 12: Hộp test kit đo pH Chú ý: Độ pH cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5 - 6 h sáng và 13 - 14 h chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Độ pH cho phép trong ao nuôi tôm sú là 7.5 - 8.5, tốt nhất là 7.8 - 8.2. Mức qui định phù hợp: 7.5 - 8.5 đối với tôm, 8.0 - 8.2 đối với tảo thực vật (màu nước) Độ pH dao động trong ngày không vượt quá 0.5 đơn vị. 1.2. Đo oxy hòa tan 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa Oxy trong môi trường nước là yếu tố cần thiết cho đời sống động thực vật thuỷ sinh. Giá trị bình thường của oxy trong nước tự nhiên là từ 4ppm đến 6ppm. Nếu giá trị giảm chứng tỏ môi trường nước có xu thế ô nhiễm. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ có trong dòng thải đô thị, dòng thải công nghiệp và nông nghiệp. Tất cả các chất thải này sẽ bị phân huỷ dưới tác động của các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Do đó nồng độ oxy hoà tan giảm. 1.2.2. Cách đo oxy hòa tan * Dùng bộ test kit
  34. 34 Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, bảng thang màu giấy và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Hình 13: Hộp test kit đo oxy Cách sử dụng như sau: + Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nước mẫu vào lọ đến mức qui định + Đậy kín lọ bằng nắp nhựa + Cho thuốc thử vào lọ qua lỗ nhỏ ở giữa nắp với số giọt qui định tùy theo nhà sản xuất + Đóng nút lỗ nhỏ để tránh không khí bên ngoài khuếch tán vào nước mẫu gây sai lệnh kết quả + Lắc nhẹ tròn đều để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước. Mẫu nước thử biến màu + Đặt lọ nước mẫu lên bảng thang màu, so sánh với các ô màu trên bảng thang màu + Đọc kết quả trị số hàm lượng oxy hòa tan ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. * Dùng máy đo oxy hòa tan Cấu tạo của máy gồm thân máy có màn hình hiển thị, các nút điều chỉnh và điện cực. Ngoài ra còn có lọ hiệu chỉnh máy. Cách đo theo các bước sau: + Mở máy bằng nút on – off + Hiệu chỉnh máy (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) + Cho điện cực xuống nước ở vị trí cần đo
  35. 35 + Dịch chuyển nhẹ điện cực trong nước cho tới khi trị số trên màn hình ổn định. + Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi + Rửa điện cực bằng nước sạch, để ráo + Tắt máy, đậy nắp điện cực + Thường xuyên kiểm tra pin trong máy, tránh để pin quá lâu trong máy vì có thể làm hỏng máy Hình 14: Máy đo oxy hòa tan trong nước 1.3. Đo độ kiềm 1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa Độ kiềm là tổng số kết tinh của titratable bases mà chính yếu là bicarbonate và carbonate được tính bằng mg/l calcium carbonate tương đương. Bicarbonate thường được hình thành do tác dụng của CO2 với các chất bases trong đá và đất. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự được sự thay đổi pH. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20 – 150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật (plankton) cũng như tôm sú. Chất kiềm quan trọng trong ao hồ vì vai trò chất đệm ( buffer) và nguồn cung cấp CO2 cho hiện tượng quan tổng hợp. Độ kiềm thích hợp đối với tôm thẻsú ở vào khoảng 80 - 150ppm 1.3.2. Đo độ kiềm: Đo độ kiềm bằng Test kit.
  36. 36 Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, bảng thang màu giấy và lọ nhựa trong chứa mẫu nước Hình 15: Hộp Test đo độ kiềm Cách sử dụng như sau: + Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nước mẫu vào lọ đến mức qui định + Cho thuốc thử 1 vào lọ với số giọt theo qui định của nhà sản xuất. Ta thấy nước mẫu đổi màu + Cho thuốc thử 2 vào lọ từng giọt 1. Lắc đều lọ cho thuốc thử hòa tan hết vào nước mẫu + Cho thuốc thử vào đến khi nước mẫu mất màu hoàn toàn. Đếm số giọt cho vào lọ + Nhân số giọt thuốc thử 2 với hệ số qui định của nhà sản xuất. + Kết quả nhân là độ kiềm của nước mẫu. Mức qui định phù hợp: + Tôm sú mới thả : 80 - 100ppm (không nên thấp hơn 50ppm) + Tôm sú thả 45 ngày tuổi trở lên: 100 - 130 ppm; 90 ngày tuổi trở lên: 130 - 160 ppm. + Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm. + Độ kiềm liên hệ mật thiết tới sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo). Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động quá 0.3 đơn vị/ngày. + Nuôi tôm thẻ sú ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi. Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ (chỉ bón 1 trong 2 loại CaCO3 hoặc Dolomite) để tăng độ kiềm của ao. 1.4. Đo độ trong
  37. 37 1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa Độ trong của nước ao do thực vật phiêu sinh tạo nên. Nước ao trong do nền đáy trơ, ao nghèo dinh dưỡng, do thực vật phiêu sinh (tảo) suy tàn hoặc có thể do nước ao nhiễm phèn. Thời gian đầu trong ao nuôi, độ trong thường cao và không ổn định do chất dinh dưỡng hay CO2 trong nước ít. Nước có độ trong cao làm ánh sáng dễ xuyên xuống đáy ao, tảo đáy (lab lab) phát triển ảnh hưởng xấu đen môi trường ao nuôi. Nước ao có độ trong thấp do sự phát triển quá phong phú của thực vật phiêu sinh, thường vào cuối vụ nuôi, có thể dẫn đến sự biến động lớn của pH và oxy hòa tan trong ao. Phiêu sinh vâṭ phát triển tốt rất cần thiết cho ao nuôi vì : + Tạo oxy vào ban ngày + Làm che khuất nền đáy và ngăn cản sự phát triển của các loài tảo có hại . + Tạo môi trường tốt hơn giúp ao ít bị sốc + Hấp thu ̣đaṃ và lân từ chất thải trong ao + Làm giảm sự biến động của nhiệt độ nước . Độ trong thích hợp thì thức ăn tự nhiên trong ao phát triển, tôm sú tăng trưởng tốt. Thực vật phiêu sinh còn tạo thành lớp màn che, giúp tôm sú không bị căng thẳng và hạn chế tảo đáy phát triển. Nếu nước đục do chứa nhiều vật chất lơ lửng sẽ làm giảm sự xuyên thấu của ánh sáng vào nước, tảo quang hợp kém, nguồn thức ăn tự nhiên kém phát triển. Các chất lơ lửng có thể bám vào mang làm tôm sú khó hô hấp. Để giữ độ trong thích hợp trong ao nuôi tôm nước lợ khoảng 30 – 40cm, có thể thực hiện các biện pháp: - Nếu nước trong do ao nghèo dinh dưỡng, nên bón phân hữu cơ hoặc hóa học để thúc đẩy sự phát triển của thực vật phiêu sinh. - Nếu tảo phát triển quá mức, độ trong thấp, phải ngưng bón phân, giảm mật độ tảo bằng formol, thay nước mới. - Môi trường biến động đột ngột – do mưa lớn hay do thay nhiều nước – thực vật phiêu sinh chết đồng loạt, độ trong cao đột ngột, tôm sú bị căng thẳng, bỏ ăn. Xử lý tạm thời bằng cách cho thuốc nhuộm màu hữu cơ (Sun slant, Bio colorant) xuống ao để gây màu giả, đồng thời bón phân gây màu nước trở lại. - Nếu nước đục do có nhiều vật chất lơ lửng, nên giữ nước trong ao chứa để lắng tụ chất lơ lửng trước khi cho vào ao nuôi.
  38. 38 1.4.2. Cách đo độ trong Có nhiều cách xác định độ trong của nước, nhưng kỹ thuật phổ biến nhất cho việc nuôi thủy sản là sử dụng đĩa secchi. Đĩa secchi dạng hình tròn làm bằng vật liệu không thấm nước (inox, thiếc, tole ) chia đĩa làm 4 phần đều nhau, sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được treo trên một que hay trên một sợi dây có đánh dấu khoảng cách mỗi khoảng chia là 5 hoặc 10cm. Khi đo, cầm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước và ghi nhận lần 1 khoảng cách từ mặt nước đến đĩa khi không còn phân biệt được hai màu đen trắng trên mặt đĩa. Sau đó cho đĩa secchi sâu hơn vị trí vừa rồi và kéo lên đến khi vừa phân biệt được hai màu đen trắng, ghi nhận khoảng cách lần 2. Độ trong của nước ao đo bằng đĩa secchi là trung bình của hai lần ghi nhận khoảng cách. Hình 16. Điã Secchi dùng đo đô ̣trong (màu nƣớc) ao nuôi 2. Thuần nhiệt độ 2.1 . Đo nhiệt độ 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa Nhiệt độ nước trong ao đầm nuôi chủ yếu do sự bức xạ nhiệt của mặt trời. Nhiệt độ nước cao nhất vào lúc 13 – 14 giờ, thấp nhất vào lúc 2 – 4 giờ, trung bình trong ngày đêm gần trùng với nhiệt độ nước trong ao lúc 10 giờ. Các ao nhỏ và nông, sự biến đổi nhiệt độ nước lớn hơn ao rộng và sâu. Khi nhiệt độ tăng cao, lượng oxy và các khí khác hòa tan trong nước giảm, sự phân giải hữu cơ gia tăng. Lớp nước mặt nóng nhanh và nhẹ hơn lớp nước đáy tạo sự phân tầng nước và ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm. Nhiệt độ thích hợp cho các đối tượng tôm sú nuôi phổ biến của ta là 28 – 300C. Khi nhiệt độ cao, cường độ trao đổi chất của tôm sú tăng, tiêu thụ nhiều oxy
  39. 39 trong khi lượng oxy hòa tan trong nước giảm. Điều này rất nguy hiểm cho tôm. Khi nhiệt độ 320C, tôm sú giảm ăn khoảng 30 – 50%. Bên cạnh yếu tố làm tôm sú bị sốc, suy giảm sức đề kháng, sự thay đổi nhiệt độ còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của mầm bệnh. Khi nhiệt độ cao, các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra. Nhiệt độ thấp, những bệnh do nấm, virus có cơ hội phát triển. Để giữ nhiệt độ nước không biến đổi nhiều theo nhiệt độ không khí, cần giữ mực nước ao luôn > 1m, có các mương bao sâu hơn đáy ao 30 – 50cm hoặc có thể che mát dọc theo bờ ao. Tóm lại, tôm sú là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là một trong các nhân tố vật lý có ảnh hưởng quan trọng nhất và chi phối mọi hoạt động sống của tôm. 2.1.2 Cách đo nhiệt độ nước + Đặt nhiệt kế vào mẫu nước cần đo + Sau thời gian 2-3 phút, đọc kết quả ngay vạch thủy ngân xuất hiện 2.2 Cách thuần nhiêṭ đô ̣ Điều quan trọng trước khi thả giống là chất lượng nước ở trong ao và nước trong túi đựng con giống phải gần giống nhau về độ mặn, nhiệt độ, độ pH, Thông thường thì nước trong bao tôm và nước ở trong ao sẽ chênh lệch nhau rất nhiều về nhiệt độ, độ mặn, độ pH Tốt nhất là trước khi thả giống xuống ao nuôi tôm ta phải thuần độ mặn và thuần nhiệt độ. Phƣơng pháp thuần nhiệt độ tại nhà: Cho tất cả tôm và nước trong bao tôm vào thùng nhựa 60 lít sau đó ta lấy nước trong ao nuôi tôm đổ (vào thùng nhựa có chứa tôm giống, 5 phút đổ 1 lít. Hoặc dùng bọc nước treo trên miệng thùng và cho nước chảy từ từ vào thùng. Đến khi nào nước đầy thùng thì ta có thể tiến hành thả tôm xuống ao nuôi tôm. Phương pháp thuần nhiệt độ tại ao nuôi tôm: Các bao tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 30 - 40 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Nên làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao. Nếu lội xuống ao thả tôm thì không nên đi lại nhiều làm bẩn đáy ao nuôi.
  40. 40 Hình 17 : Ngâm túi đựng tôm giống trong ao trước khi thả Hình 18 : Thả giống ra môi trường ao nuôi 3. Thả giống Lưu ý: a/ Khi thả giống tôm thẻsú cần tuân thủ nguyên tắc:  Thả đúng số lượng  Tôm sú cùng nguồn gốc
  41. 41  Thời gian thả không kéo dài b/ Khi tôm sú vận chuyển về đến trại, cần nhanh chóng cho các bao tôm thẻsú xuống ao. Những bao bị thủng và rò nước được xác định riêng. Chọn mẫu ngẫu nhiên 5–10% số túi, đổ các túi này ra các thau. Dùng tay xoay tròn nước trong thau để tôm sú chết tụ vào giữa. Dùng ống nhựa hút số tôm chết ra. Đếm số tôm sống của từng thau. Tỷ lệ sống của tôm sú giống là tỷ lệ % của tổng số tôm sống của các bao chọn lấy mẫu với tổng số lượng tôm đã đóng vào các bao đó. Ví dụ: Gọi X là tỉ lệ sống của tôm giống A là tổng số tôm giống sống trong các bao chọn lấy mẫu B là tổng số tôm đã đóng trong các bao X = A/B x 100% Căn cứ vào tỷ lệ sống, xác định tổng số lượng giống tôm sú khỏe thả ra ao. 3.1. Xác định thời gian và địa điểm thả giống 3.1.1Xác định thời gian thả giống: Thời gian thả trong ngày liên quan đến nhiệt độ môi trường nước, vì vậy nên thả vào lúc nhiệt độ thuận lợi để tránh gây sốc tôm sú và làm giảm tỉ lệ hao hụt. Thời gian tốt nhất trong ngày để thả là lúc sáng sớm (5 - 7 giờ sáng) hoặc chiều mát (4 - 6 giờ chiều) và không thả khi thời tiết xấu, trời sắp mưa, hoặc những ngày giông bão. Cần chú ý lượng oxy hòa tan trong nước phải đảm bảo khi thả giống (có thể chạy quạt nước hoặc sục khí trước, trong và sau khi thả giống), khi thuần hóa nhiệt độ nước trong bao nuôi tôm với ao nuôi cần chú ý thời gian nên ngắn hơn ở , do tôm chân trắng tỉnh lại rất nhanh và dễ có hiện tượng tôm mạnh ăn tôm yếu. 3.1.2 Xác định địa điểm thả giống: Khi thả tôm sú nên chú ý thả ở đầu hướng gió để tôm sú dể dàng phân tán khắp ao. Khi thả choṇ môṭ vi ̣trí nhất điṇ h không nên lôị nhiều dưới ao se ̃ làm bẩn nước ao. 3.2 Xác định mật độ thả Mật độ là một trong các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của quy trình nuôi. Mật độ có quan hệ tỉ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của tôm. Nếu nuôi thưa thì tôm sú có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sản lượng không cao vì chưa tận dụng hết công suất của ao. Nhưng nếu nuôi với mật độ dày thì tốc độ tăng trưởng giảm, thời
  42. 42 gian nuôi kéo dài và dễ phát sinh dịch bệnh. Vì thế phải chọn mật độ nuôi vừa phải. Để chọn mật độ nuôi thích hợp cho một ao cần chú ý đến các vấn đề sau: - Điều kiêṇ môi trường tư ̣ nhiên ở vùng nuôi ( các đặc điểm về thổ nhưỡng , chất lươṇ g nước, khí hậu) - Sư ̣ sẵn có, chất lươṇ g và giá thành của thứ c ăn - Hình thức nuôi - Độ sâu và diện tích ao - Trình độ chăm sóc, quản lý Tuy nhiên, rất khó mà tách biêṭ các yếu tố trên . Chẳng haṇ thiết kế ao tốt có thể bù đắp cho môṭ số trở ngaị về môi trường và cỡ tôm sú thu hoac̣ h có thể bị giới hạn bởi môi trường xấu . Khi chất lươṇ g nước taị chỗ xấu hoăc̣ quá thay đổi thì chỉ nên áp duṇ g hê ̣thống nuôi năng suất thấp hay áp duṇ g hê ̣thống nuôi năng suất cao với điều kiêṇ quản lý tốt thì mới có hiêụ quả . Nếu ao nuôi và trang thiết bi ̣sử dụng có thể giúp tạo vùng cho ăn sạch và rộng thì mật độ nuôi và năng suất có thể cao hơn. Mật độ thả nuôi tùy thuộc rất lớn vào điều kiện ao nuôi, nếu ao có độ sâu mức nước >1,5m, có hệ thống quạt nước và sục khí hoàn chỉnh có thể thả mật độ >80 con/m2, nếu mức nước thấp hơn và hệ thống quạt nước, sục khí chưa đảm bảo thì nên thả mật độ thấp hơn mức trên . Trước hết thả một số tôm giống vào trong ao nuôi một ngày để thử trước. Tôm sú có tỉ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi. Ao sâu trên dưới 1m, mật độ thường là 12 con/m2; ao sâu trên 1,2m mật độ từ 12 con - 18 con/m2; ao cao sản khép kín mật độ là 50 - 65 con/m2. Độ sâu và diện tích ao liên quan đến sự thay đổi các chỉ tiêu thủy hóa môi trường. Nhìn chung, ao sâu, diện tích rộng, thoáng càng tạo không gian hoạt động cho tôm sú và giữ được sự ổn định môi trường khi thời tiết thay đổi. Ao rộng, sâu thì sự thay đổi nhiệt độ và oxy trong môi trường nước theo nhiệt độ không khí ít hơn ao nhỏ nên thả nuôi được số lượng nhiều hơn nghĩa là có thể nuôi với mật độ cao. Ao rộng và thoáng dưới tác dụng của gió sẽ tạo thành dòng đối lưu giữa tầng mặt và tầng đáy, giữa khu vực này và khu vực khác của ao, tạo điều kiện cho sự điều hòa phân phối các chất dinh dưỡng và oxy trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thức ăn tự nhiên và làm tăng năng suất nuôi.
  43. 43 Tuy vậy khi ao nuôi quá sâu thì cũng không tốt vì ảnh hưởng đến chất lượng công trình, lớp nước dưới đáy ít được trao đổi, chất lắng đọng nhiều, oxy hòa tan thấp, thức ăn tự nhiên giảm nên không thuận lợi cho đời sống của tôm. 3.3 Cách thả: Thả tôm giống vào đầu hướng gió để tôm dễ dàng phân tán khắp ao. Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống của đàn tôm. 3.4 Đánh giá chất lươṇ g tôm giố ng sau khi thả Trong hê ̣thống nuôi năng suất cao , cần phải ước lươṇ g tỉ lê ̣sống chính xác tỉ lệ sống của tôm sú trong ao để giúp quản lý thức ăn cho tốt . Viêc̣ làm này cũng hữu ích cho hê ̣thống nuôi năng suất thấp . Cho dù tôm sú có tắm bằng formalin hay ương hoăc̣ thả trưc̣ tiếp thì trước khi ước lươṇ g tôm sú phải biết chính xác số tôm sú thả vào ao nuôi . Ít ra cũng phải đếm số lượng tôm sú có trong 3 bao, tốt hơn là 5 bao chứ a tôm, sau đó tính số lươṇ g tôm sú trung bình có trong 1 ao rồi nhân với số bao để biết tổng số lươṇ g tôm. Khi đếm t ôm trong các bao lấy mâũ nên đếm từ ng con môṭ bằng muỗng hay chén nhỏ. Đối với tôm sú xử lý bằng formalin thì nên ước lượng tôm sú thất thoát khoảng 10%. Ước lượng tỉ lệ sống trong giai đoạn đầu của tháng thả tôm sú phải kết hợp nhiều cách bao gồ m sư ̣ hiêṇ diêṇ của tôm sú ở bờ ao , sử duṇ g lưới kiểm tra tỉ lê ̣ sống hoăc̣ sàng ăn . Nếu tỉ lê ̣sống thấp hơn 30% trong tháng đầu sau khi thả thì nên tháo caṇ ao và bắt đầu thả laị tôm . Trong 5 ngày đầu , có thể ước lượng tỷ lê ̣sống của đàn tôm sú bằng cách dùng lưới vèo diện tích 2 – 3m2 và sâu 1m. Dùng lưới này đặt ngay trong ao , thả vào lưới 1000 – 2000 con tôm bôṭ , cho tôm ăn bình thường . Sau 3 – 5 ngày kéo lưới vèo lên đếm tôm giống và xác đi ̣nh tỉ lê ̣sống của tôm giống còn laị . Trong 2 tuần đầu sau khi thả giống , chỉ có thể ước lư ợng tỉ lệ sống của tôm 2 sú nhờ vào “lưới ước lươṇ g tỉ lê ̣sống” . Môṭ lưới nhỏ khoảng 2m và sâu 1m se ̃ giúp đếm chính xác số tôm . Hai tuần tiếp theo , ước lượng tỉ lệ sống cần phải dựa vào lượng thức ăn tôm sử dụng và số tôm trong sàn ăn . B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Bài 1: Đo các yếu tố môi trường - Bài 2: Kỹ thuật thả tôm - Bài 3: Tính tỉ lệ sống của tôm giống khi vận chuyển về ao nuôi trước khi thả tôm.
  44. 44 C. Ghi nhớ Sau khi học xong bài này. Học viên cần chú ý các nội dung sau: - Kỹ thuật đo các yếu tố môi trường - Kỹ thuật vận chuyển tôm - Kỹ thuật thả tôm giống
  45. 45 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: Mô đun chọn và thả giống tôm sú là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề “nuôi tôm sú”, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Xây dựng và chuẩn bị ao và được học trước các mô đun: Quản lý chăm sóc; phòng và trị bệnh tôm sú; thu hoạch và bảo quản tôm; có nội dung thực tập, bài tập và có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn. Chọn và thả giống tôm sú là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành; được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại ao nuôi tôm có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu: + Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống; + Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tôm giống; + Nêu được các bước thả tôm; + Thực hiện được phương pháp chọn tôm, đóng bao và vận chuyển tôm giống; + Đo được các yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, test kit; + Thực hiện được việc thả tôm đúng yêu cầu kỹ thuật; + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Thời lƣợng (giờ học) Loại Mã bài Tên bài Địa điểm bài dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 03 - 01 Chọn tôm Lý Phòng học 20 6 12 2 giống thuyết chuyên môn Lớp 10 2 8 Tích MĐ 03 - 02 Thuần độ mặn học/Thực hợp địa Lớp 20 4 15 1 Vận chuyển Tích MĐ 03 - 03 học/Thực giống hợp địa
  46. 46 Lớp 18 2 15 1 Tích MĐ 03 - 04 Thả giống học/Thực hợp địa Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 14 50 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chọn giống tôm sú Bài tập 1: - Nguồn lực: Hình ảnh, mẫu vật tôm giống hoặc bảng câu hỏi trắc nghiệm - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ, khoảng 5-7 học viên/nhóm - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên thông qua bảng nhận diện tôm giống tốt hay không tốt thông qua bảng trả lời - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận diện đúng đàn tôm giống đạt chất lượng thông qua màu sắc, kích thước, Bài tập 2: - Nguồn lực: nước ngọt, formol, khúc xạ kế, mẫu vật tôm giống, thau, xô, chậu - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ, khoảng 5 học viên/nhóm; ½ số nhóm thực hiện sốc formol và ½ số nhóm còn lại thực hiện sốc độ mặn. - Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thực hành trong 10 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các học viên cách pha formol và nước ngọt. Dựa vào các kỹ năng cần có khi tiến hành sốc tôm giống trong phiếu đánh giá. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: cách tiến hành sốc đúng trình tự các bước; pha chế formol và độ mặn đúng nồng độ yêu cầu. (Vì thời gian sốc formol để kiểm tra tôm 30 phút và sốc độ mặn với thời gian 2 giờ nên nếu chờ đúng thời gian để nhận diện đàn tôm tốt mất nhiều thời gian). 4. 2. Bài 2: Thuần độ mặn Bài tập 1:
  47. 47 - Nguồn lực: máy đo độ mặn, mẫu nước - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ, 5 học viên/nhóm và tiến hành lấy nước đo độ mặn - Thời gian hoàn thành: sau 5 phút (mỗi học viên có 1 phút để lấy nước và đo độ mặn) - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát cách học viên lấy mẫu nước, cách ngắm máy đo độ mặn và cách thao tác khác trong phiếu đánh giá. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đo và đọc kết quả chính xác độ mặn, các thao tác chính xác theo trình tự. Bài tập 2: - Nguồn lực: máy đo độ mặn, nước ngọt, thau, xô, chậu, mẫu vật tôm giống (nếu có) - Cách tổ chức thực hiện: Chia theo nhóm 5 học viên/nhóm. Tiến hành thuần độ mặn từ cao xuống thấp. - Thời gian hoàn thành: sau 30 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các học viên cách pha nước ngọt để hạ độ mặn. Dựa vào các kỹ năng, thái độ cần có khi tiến hành hạ độ mặn để đánh giá học viên (nghiêm túc, chính xác, ) - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cách tiến hành sốc đúng trình tự các bước; pha chế lượng nước ngọt đúng nồng độ yêu cầu, đúng thời gian. 4. 3. Bài 3: Vận chuyển tôm giống Bài tập 1: - Nguồn lực: vật mẫu, thau, cốc, tô, - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào - Thời gian hoàn thành: 20 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mật độ tôm giống vận chuyển phải tương ứng thích hợp với thời gian vận chuyển tôm giống Bài tập 2: Tính số lượng và cho tôm vào bao chứa bằng phương pháp so sánh mật độ (so màu) hoặc bằng phương pháp đong - Nguồn lực: mẫu vật tôm giống, thau, xô, vượt
  48. 48 - Cách tổ chức thực hiện: Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5 học viên. Tiến hành đong tôm và cho tôm vào bao theo yêu cầu. - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, quan sát học viên thực hiện đếm tôm, thao tác đóng bao, bơm oxy vào bao. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các bước tiến hành đúng trình tự trong việc đếm tôm, đóng bao. Khi bơm oxy vào bao không có bọt khí. 4. 4. Bài 4: Thả giống Bài tập 1: - Nguồn lực: các bộ test kiểm tra môi trường như test pH, test kiềm, test oxy, đĩa secchi đo độ trong - Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm nhỏ khoảng 5 học viên/nhóm, các nhóm tiến hành đo các yếu tố môi trường; chia mỗi nhóm đo các yếu tố khác nhau - Thời gian hoàn thành: sau 10 phút - Phương pháp đánh giá: tiến hành đúng phương pháp, sử dụng thang đo chuẩn - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đọc kết quả chính xác và các bước tiến hành đo các yếu tố môi trường theo trình tự đúng. Bài tập 2: - Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi đã trả lời của học viên. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên trả lời đúng và hiểu được phương pháp thả tôm đúng kỹ thuật về thời gian, địa điểm, mật độ, Bài tập 3: - Nguồn lực: bảng câu hỏi dạng bài tập - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và tính toán tỉ lệ sống của tôm - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Phương pháp đánh giá: giáo viên dựa vào kết quả mà học viên trả lời trên giấy - Kết quả sản phẩm cần đạt được: học viên tính đúng tỉ lệ sống của tôm sau khi thả
  49. 49 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chọn giống tôm sú Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập 1 Chọn được đàn tôm giống về màu Đối chiếu với đáp án câu sắc, kích thước, chất lượng tôm hỏi giống đạt yêu cầu Bài tập 2 Các bước tiến hành sốc tôm đúng Quan sát các thao tác của trình tự các bước; pha chế độ mặn học viên, đối chiếu với kỹ và formol đúng nồng độ. năng pha chế nồng độ formol, độ mặn và trình tự tiến hành 5. 2. Bài 2: Thuần độ mặn: Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập 1 Kết quả độ mặn đọc chính xác Quan sát các thao tác của học viên, đối chiếu kỹ năng thực hiện: lấy mẫu cho vào máy; đóng; ngắm Bài tập 2 Độ mặn sau khi đã tiến hành thuần Quan sát các thao tác của học viên, đối chiếu với kỹ năng thực hiện các bước thuần độ mặn 5.3. Bài 3: Vận chuyển tôm giống Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập 1 Mật độ tôm giống cần vận Đối chiếu đáp án bảng chuyển phù hợp với thời
  50. 50 gian vận chuyển trắc nghiệm Bài tập 2 Trình tự các bước đếm Quan sát các thao tác thực tôm, đóng bao đúng yêu hiện của học viên, đối cầu. Bao đóng tôm không chiếu kỹ năng tiến hành có bọt khí và kết quả đạt được 5.4. Bài 4: Thả tôm giống Bài tập Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Bài tập 1 + Cách lấy mẫu đo các Giáo viên quan sát các yếu tố môi trường đúng thao tác và quá trình thực phương pháp. hiện của học viên và đánh giá theo các tiêu chuẩn + Đọc kết quả chính xác trong phiếu đánh giá. Bài tập 2 Các kỹ thuật về phương Đối chiếu với đáp án của pháp thả tôm đúng yêu bảng trắc nghiệm. cầu kỹ thuật về thời gian và địa điểm Bài tập 3 Kết quả tính tỉ lệ sống của Đối chiếu với đáp án của tôm đúng bảng trắc nghiệm. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Đánh giá trong quá trình học tập. Đợt kiểm tra Nội dung Thời gian Thời điểm Hệ số Kiểm tra lần 1 Lý thuyết 2 giờ Sau bài số 1 Hệ số 2.0 Kiểm tra lần 2 Thực hành 2 giờ Sau bài số 3 Hệ số 2.0 Kiểm tra lần 2 Thực hành 2 giờ Sau bài số 4 Hệ số 2.0 Kiểm tra kết thúc Lý thuyết + 4 giờ Kết thúc mô Hệ số 3.0 mô đun thực hành đun (Kiểm tra trắc
  51. 51 nghiệm 30% + Thực hành 70%) Kiểm tra kết thúc mô đun: - Đủ số điểm kiểm tra định kỳ (lần 1, 2 3 ) và đạt trung bình cộng từ 5,0 điểm trở lên sẽ được dự kiểm tra kết thúc mô đun; - Lần kiểm tra kết thúc mô đun thứ nhất nếu dưới 5,0 điểm sẽ được kiểm tra lần 2; - Sau 2 lần kiểm tra kết thúc mô đun vẫn chỉ đạt dưới 5,0 điểm sẽ phải học lại mô đun; TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản, 2000. Tiêu chuẩn ngành Thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Trần Minh Anh, 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. Nhà xuất bản TP.HCM 3. DANIDA – Bô ̣Thủy sản, 2003. Quản lý sứ c khỏe tôm trong ao nuôi. 4. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124: 1998 “ Tôm biển, tôm giống PL15 – yêu cầu kỹ thuật”. 5. Nguyễn Văn Hảo, 2001. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  52. 52 6. Nguyễn Thanh Phương, 1993. Một số bệnh thường gặp ở Tôm biển và cách phòng trị. Bộ Thủy sản – Tập huấn khuyến ngư khu vực phía Nam, Cần Thơ. 1993 7. Sở Thủy sản Khánh Hòa, 1995. Kỹ thuật sản xuất Tôm sú giống – Tài liệu tập huấn Kỹ thuật sản xuất và vận chuyển tôm giống. 8. Phạm Văn Tình, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.HCM
  53. 53 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Bà Đặng Thị Minh Diệu - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Minh Niên, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyêñ Văn Tuấn - Phó trại trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Hoàng Trâm - Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Huy Điền - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.