Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng

pdf 80 trang ngocly 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_cho_ca_de_va_ap_trung.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU: Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo các mô đun đào tạo là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Cho cá đẻ và ấp trứng là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích, kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, ấp được trứng một số loài cá nước ngọt. Mô đun này được học trước mô đun ương nuôi cá giống và sau mô đun nuôi vỗ cá bố mẹ của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa 3. ThS. Ngô Chí Phương 4. ThS. Đỗ Văn Sơn 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU: 2 MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG 7 Mã mô đun: MĐ04 7 Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư cho cá đẻ và ấp trứng 8 Mục tiêu: 8 1. Chuẩn bị thiết bị 8 1.1. Ao, bể chứa nước 8 1.2. Hệ thống lọc nước 9 1.3. Bể hoặc ao cho cá đẻ 9 1.4. Ao ấp trứng cá 12 1.5. Bể ấp trứng cá 12 1.6. Bình vây (vies) và khay ấp trứng. 14 2. Chuẩn bị dụng cụ 16 2.1. Dụng cụ thu, chứa và vận chuyển trứng, cá 17 2.2. Dụng cụ pha và tiêm chất kích thích 19 2.3. Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ 21 2.4. Dụng cụ pha chế chất khử dính 21 2.5. Dụng cụ định lượng trứng, cá bột 22 2.6. Dụng cụ vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo 22 2.7. Dụng cụ đo yếu tố môi trường 22 2.8. Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy 25 3. Chuẩn bị vật tư 26 3.1. Chất kích thích 26 3.2. Giá thể 27 3.3. Chất khử trứng dính 28 Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích 29 1. Mùa vụ cho cá đẻ 29 2. Xác định khối lượng cá cho đẻ 29 2.1. Lựa chọn sản lượng cá bột cần sản xuất 29 2.2. Xác định khối lượng cá cái, cá đực cần cho đẻ 30 3. Chọn cá cái thành thục 31 3.1. Chọn ngoại hình 31 3.2. Thăm trứng 32 3.3. Tiêm thăm dò 34 4. Chọn cá đực thành thục 35 4.1. Chọn ngoại hình 35 4.2. Kiểm tra tinh dịch 37 5. Sử dụng chất kích thích cá sinh sản 38 5.1. Chọn chất kích thích, liều lượng sử dụng và số lần tiêm 38 5. 2. Lập bảng sử dụng và pha chất kích thích sinh sản 44 5.3. Tiêm chất kích thích 45 Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên 47
  5. 4 1. Điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên 47 1.1. Nhiệt độ 47 1.2. Oxy hòa tan 48 1.3. Dòng chảy 48 1.4. Giá thể 49 2. Thực hiện cho cá đẻ 49 2.1. Mật độ cá bố mẹ 49 2.2. Kích thích nước 50 2.3. Quản lý các yếu tố sinh thái 50 2.4. Quản lý thiết bị hỗ trợ cá đẻ 54 3. Thu và định lượng trứng 55 3.1. Xác định thời điểm thu trứng 55 3.2. Thu trứng 55 3.3. Định lượng trứng 56 Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo 58 1. Xác định thời điểm vuốt trứng: 58 1.1. Dự tính thời điểm cá chảy trứng 58 1.2. Kiểm tra cá chảy trứng 58 2. Vuốt trứng và gieo tinh: 59 2.1. Bắt và giữ cá cái 59 2.2. Vuốt trứng 60 2.3. Bắt cá đực, vuốt và trộn tinh 60 3. Khử dính trứng: 61 3.1. Chọn và chuẩn bị chất khử dính 61 3.2. Pha dung dịch khử dính 62 3.3. Thực hiện khử dính trứng 62 Bài 5: Ấp trứng cá 65 1. Đưa trứng vào thiết bị ấp 65 1.1. Xác định thể tích bể ấp, bình vây 65 1.2. Xác định thể tích ao ấp 65 1.3. Lựa chọn mật độ ấp 65 1.4. Tính số lượng trứng đưa vào ấp 66 1.5. Đưa trứng vào ấp 66 2. Quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp 67 2.1. Điều kiện môi trường 67 2.2. Nguồn nước cấp 67 2.3. Xác định thời điểm trứng nở 68 2.4. Điều chỉnh lưu tốc nước: 68 2.5. Quản lý địch hại và vệ sinh thiết bị ấp: 69 2.6. Cho cá bột ăn 70 3. Thu cá bột 70 3.1. Xác định thời điểm thu cá bột 70 3.2. Định lượng mẫu: 71 3.3. Thu toàn bộ cá bột: 71
  6. 5 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 72 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 72 II. Mục tiêu: 72 III. Nội dung chính của mô đun: 72 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 73 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 77 VI. Tài liệu tham khảo 79
  7. 6 MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng là mô đun chuyên môn của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng nhằm giúp cho học viên sau khi học hiểu được tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ thành thục, kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, ấp trứng cá trong ao, trong bể, trong bình vây. Thực hiện được công tác chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ; kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, phương pháp ấp trứng cá. Phục vụ cho nhiệm vụ cho cá đẻ và ấp trứng. Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản về phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ. Kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên; kỹ thuật vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo; ấp trứng cá sau khi đẻ. Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng được viết dưới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành.
  8. 7 Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cho cá đẻ và ấp trứng Mục tiêu: - Nêu yêu cầu chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật tư cho cá đẻ và ấp trứng; - Chuẩn bị được dụng cụ, thiết bị, vật tư cho cá đẻ và ấp trứng. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị thiết bị 1.1. Ao, bể chứa nước - Ao chứa nước là nơi cung cấp nguồn nước chính cho quá trình đẻ trứng. - Ao chứa nước thường dùng làm ao lắng chất vẩn phù sa của hệ thống công trình cho cá đẻ. - Ao có diện tích, thể tích nước lớn nhỏ tùy thuộc vào quy mô sản xuất của từng cơ sở. Ngoài ra số lượng ao chứa nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của cơ sở sản xuất giống. - Chuẩn bị ít nhất 1 ao thuận tiện nhất để phục vụ chính cho quá trình cho cá đẻ. - Bể chứa nước là nơi cung cấp nước trực tiếp trong quá trình cho cá đẻ trứng. + Bể chứa nước trước khi cho vào hệ thống lọc + Bể chứa nước sau khi đã lọc sạch và để cung cấp trực tiếp cho hệ thống cho cá đẻ - Thông thường chuẩn bị từ 1- 2 bể chứa phục vụ cho cá đẻ trứng Hình 4-1: Bể chứa nước
  9. 8 1.2. Hệ thống lọc nước - Hệ thống lọc nước gồm: + Bể chứa kết hợp với làm lắng + Lưới lọc ngược: lưới mắt dày kích thước mắt lưới 60- 80 mắt lưới/cm2 + Lọc tinh (có hoặc không tùy thuộc vào chất lượng nước): gồm lớp đá, lớp cát và lớp than hoạt tính + Hệ thống vòi cấp vào công trình cho cá đẻ trứng - Chuẩn bị từ 1- 2 hệ thống lọc phục vụ cho một đợt cá đẻ trứng Hình 4-2: Hệ thống lọc nước tuần hoàn 1.3. Bể hoặc ao cho cá đẻ - Ao cho cá đẻ trứng chủ yếu để phục vụ cho cá chép, cá rôphi và một số loài cá đẻ trứng tự nhiên khác. + Diện tích ao: từ 50- 1.000m2 + Độ sâu mực nước ao: từ 0,5- 1,0m nước - Chuẩn bị ao: + Làm cạn nước bằng cách tháo cạn hoặc bơm cạn. + Vệ sinh xung quanh bờ ao và nền đáy ao. + Bón vôi khử trùng: vôi bột lượng từ 10- 15kg/ 100m2 ao. + Phơi ao để diệt tạp: phơi nứt “chân chim”. + Lọc nước sạch và cấp vào ao với lượng nước từ 0,5- 1,0m nước. - Số lượng và thể tích ao tùy vào đợt cho cá đẻ, thông thường chuẩn bị từ 2- 10 ao cho cá đẻ trứng/ đợt.
  10. 9 Hình4-3: Ao cho cá đẻ - Bể cho cá đẻ: thông thường hiện nay sử dụng bể hình tròn (bể vòng) có chất liệu là xi măng hoặc composited. - Thể tích bể: 2- 20m3 - Chuẩn bị bể: + Kiểm tra hệ thống cấp và thoát nước: gồm van điều chỉnh nước cấp và lù thoát nước. + Vệ sinh bể sạch sẽ bằng bàn chải. + Cấp nước, vận hành thử bể để kiểm tra hoạt động của bể. - Số lượng bể phục vụ cho một đợt cá đẻ từ 2- 5 bể.
  11. 10 Hình 4- 4: Bản vẽ bể vòng cho cá đẻ trứng 1. Ống cấp nước 2. Thành bể trơn láng. 3. Hố thu trứng. 4. Đáy bể 5. Hố nước trồi 6. Cửa thu trứng 7. Bể thu trứng 8. Giai hứng trứng 9. Cống điều tiết mực nước trong bể, ván phai 10. Val tháo cạn 11. Cống luồn dẫn trứng, đường ngầm tháo nước.
  12. 11 1.4. Ao ấp trứng cá - Ao ấp trứng chủ yếu để phục vụ cho cá chép và một số loài cá đẻ trứng tự nhiên khác. + Diện tích ao: từ 50- 1.000m2 + Độ sâu mực nước ao: từ 0,5- 1,0m nước - Chuẩn bị ao: + Làm cạn nước bằng cách tháo cạn hoặc bơm cạn. + Vệ sinh xung quanh bờ ao và nền đáy ao. + Bón vôi khử trùng: vôi bột lượng từ 10- 15kg/ 100m2 ao. + Phơi ao để diệt tạp: phơi nứt “chân chim”. + Lọc nước sạch và cấp vào ao với lượng nước từ 0,5- 1,0m nước. - Số lượng và thể tích ao tùy vào đợt ấp trứng cá, thông thường chuẩn bị từ 2- 10 ao cho cá đẻ trứng/ đợt. Hình 4- 5: Ao ấp trứng cá 1.5. Bể ấp trứng cá - Bể ấp trứng cá: thông thường hiện nay sử dụng bể hình tròn (bể vòng) có chất liệu là xi măng hoặc composited. - Cấu tạo bể vòng ấp trứng cá gồm: + Thành bể: thường được xây dựng bằng gạch kết hợp với xi măng, thành bể trơn nhẵn bao quanh xung quanh bể.
  13. 12 + Mạng tràn: mạng tràn được xây dựng ở giữa bể kết hợp giữa khung sắt với lưới để tạo mạng tràn thoát nước. + Hệ thống cấp nước: được bố trí bằng hệ thống van điều chỉnh cấp nước từ đáy bể lên thông qua các “mõn nhái” xung quanh đáy bể. + Hệ thống thoát nước: được bố trí bằng hệ thống van gắn ở đáy bể thông ra ngoài- thường gọi là lù thoát nước. Hình 4- 6: Bản vẽ cấu tạo bể vòng ấp trứng cá - Thể tích bể: thường từ 2- 10m3 - Chuẩn bị bể: + Vệ sinh thành bể sạch sẽ bằng cách dùng bàn chải đánh rửa sạch sẽ hệ thống thành bể.
  14. 13 + Kiểm tra hệ thống cấp nước: gồm van điều chỉnh nước cấp, hệ thống “mõm nhái” xung quanh bể. Kiểm tra bằng cách vận hành thử xem van cấp và mõn nhái có bị tắc nghẽn, kẹt ở đâu để kịp thời khắc phục. + Kiểm tra hệ thống thoát nước: gồm van điều chỉnh thoát nước, hệ thống lù, ống thông ra ngoài. Kiểm tra bằng cách vận hành thử xem van thoát có bị tắc nghẽn, kẹt ở đâu để kịp thời khắc phục. + Chuẩn bị hệ thống mạng tràn gồm: Kiểm tra khung mạng tràn, gia cố lại chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra lưới mạng tràn xem có dị rách, hư hại để khắc phục và vệ sinh sạch sẽ. Mắc lưới vào kung mạng tràn và cố định lại chắc chắn, an toàn. + Cấp nước, vận hành thử bể để kiểm tra hoạt động của bể. - Số lượng bể phục vụ cho một đợt ấp trứng cá từ 2- 3 bể. Hình 4- 7: Bể vòng ấp trứng cá 1.6. Bình vây (vies) và khay ấp trứng. - Bình vây: + Cấu tạo: Bình vây có cấu tạo dạng phễu, được làm bằng nhựa trong, thủy tinh, hoặc bằng tôn Bình vây gồm có vòi cấp nước, vòi thoát nước và hệ thống mạng tràn.
  15. 14 Bình vây có dung tích chứa nước của bình vây cũng rất khác nhau: 5 lít, 10 lít, 30 lít, 100 lít và 200 lít Trong một cơ sở ấp trứng bằng bình vây có thể sử dụng từ hàng chục đến hàng trăm bình có nhiều cỡ khác nhau. Các bình được bố trí trên các giá đỡ theo một hệ thống hoặc bố trí thành tầng để sử dụng tiết kiệm nước. Bình hoạt động theo nguyên tắc nước được cấp vào từ đáy bình rồi chảy ngược lên phía trên. Trên miệng bình được lắp khung tràn tránh trứng và cá bột trào ra ngoài trong quá trình ấp. + Chuẩn bị bình vây: Vê sinh bình sạch sẽ và khử trùng bằng nước muối hoặc thuốc tím. Cấp nước vào bình. Lắp mạng tràn Lắp bình vào hệ thống ấp (thường tạo thành dàn các bình vây với nhau). Vận hành thử. Hình 4- 8: Bình vây phục vụ ấp trứng - Khay ấp trứng + Cấu tạo:
  16. 15 Khay ấp được làm bằng chất liệu nhựa, nhôm Kích thước: dài 30- 40cm, rộng 20- 30cm, cao 7- 10cm. Khay có thiết kế mạng tràn bằng cách đục lỗ nhỏ 2 bên thành và chắn bằng lưới để chánh trứng, cá bột lọt ra ngoài Hình 4- 9: Cấu tạo khay ấp trứng Khay ấp thường được ghép lại thành hệ thống dàn ấp. Dàn ấp thường làm bằng các thanh sắt hoặc khung sắt đặt trên hệ thống bể giữ nước thoát ra từ khay. Hệ thống khay ấp được thiết kế vòi cấp nước vào từng khay trong quá trình ấp. Nước thoát ra được lọc và tuần hoàn để tiết kiệm nước trong quá trình ấp trứng. Hình 4- 10: Hệ thống dàn khay ấp trứng + Chuẩn bị khay ấp: khay ấp được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra hệ thống lỗ tràn thoát nước. Lắp khay lên hệ thống dàn ấp, số lượng khay ấp tùy thuộc trữ lượng trứng cần ấp. Cấp nước vận hành thử để kịp thời khắc phục sự cố trước khi ấp trứng. 2. Chuẩn bị dụng cụ
  17. 16 2.1. Dụng cụ thu, chứa và vận chuyển trứng, cá - Dụng cụ thu trứng, cá: gồm cốc đong, ca, xô, chậu, vợt các loại + Vợt thu trứng, cá bột: gồm 2 loại vợt là vợt loại lớn và vợt loại nhỏ Vợt loại lớn: đường kính từ 0,5- 1,0m, kích thước mắt lưới từ 60- 80 2 mắt/cm Vợt loại nhỏ: đường kính từ 0,1- 0,3m, kích thước mắt lưới từ 60- 80 mắt/cm2 Số lượng vợt chuẩn bị từ 2- 5 vợt mỗi loại/ đợt cho cá đẻ Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, lưới không bị rách Hình 4- 11: Vợt thu trứng và cá bột có cán + Vợt thu, vận chuyển cá bố mẹ: đường kính từ 0,5- 1,0m, kích thước mắt lưới 2a từ 10- 30mm. Số lượng vợt chuẩn bị từ 2- 5 vợt/ đợt cho cá đẻ. Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, lưới không bị rách. + Cốc đong, ca, xô, chậu: đảm bảo chắc chắn và tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà kích cỡ, thể tích khác nhau.
  18. 17 Hình4- 12: Cốc đong trứng, cá bột Hình 4- 13: Chậu nhựa dung để vận chuyển trứng cá
  19. 18 - Dụng cụ chứa và vận chuyển cá: + Bể chứa cá: Bể loại xi măng hoặc composited: thể tích từ 1- 5m3. Số lượng bể từ 2- 5 bể/ đợt cho cá đẻ trứng . + Băng ca, bao dứa vận chuyển cá bố mẹ. Số lượng băng ca, bao dứa vận chuyển cá bố mẹ chuẩn bị từ 5- 10/ đợt cho cá đẻ. Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, không bị rách. 2.2. Dụng cụ pha và tiêm chất kích thích - Dụng cụ pha gồm: cốc đong, cối nghiền. + Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 20- 250ml. Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ rang. Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc. Hình 4- 14: Cốc đong thể tích nước
  20. 19 + Cối nghiền: gồm chày và cối, chất liệu có thể bằng sứ hoặc thủy tinh. Chất lượng cối đảm bảo chắc chắn. Số lượng cối: từ 1- 3 cối. Hình 4- 15: Cối nghiền chất kích thích sinh sản cá - Dụng cụ tiêm chất kích thích gồm: kim tiêm, ống tiêm. + Ống tiêm: chất liệu bằng nhựa trong có vạch chia, thể tích từ 5- 25ml. Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng. Số lượng ống tiêm: từ 2- 10 ống. + Kim tiêm: đảm bảo đúng kích cỡ với ống tiêm, số lượng kim tiêm từ 5- 15 kim tiêm. Hình 4- 16: Ống tiêm dung để tiêm chất kích thích cha cá
  21. 20 2.3. Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ - Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ: gồm que thăm trứng, kính lúp, hộp lồng, cân. + Que thăm trứng: chất liệu làm bằng nhôm hoặc đồng đặc, tròn nhẵn, chiều dài 20- 30cm, đường kính 2- 5mm. Một đầu que nhọn, một đầu tù có thể nối với một sợ dây treo. Phía đầu nhọn khoét lõm vào bằng 1/3- 1/3 tổng chu vi que. Chất lượng que thăm trứng đảm bảo an toàn cho cá. Số lượng que thăm trừng: từ 2- 5 que. + Kính lúp: dùng để kiểm tra trứng, số lượng từ 1- 3 kính. + Hộp lồng dùng để đựng trứng và kiểm tra độ thành thục. Hộp lồng bằng thủy tinh trong suốt, số lượng hộp lồng từ 10- 20 hộp. + Cân: dùng để cân kiểm tra khối lượng cá bố mẹ, loại cân đĩa khối lượng 5, 10, 15, 20, 25kg. Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách khối lượng rõ ràng. Số lượng cân: mỗi loại khối lương 1 chiếc. Hình4- 17 :Cân đồng hồ dung để cân cá bố mẹ 2.4. Dụng cụ pha chế chất khử dính - Dụng cụ pha gồm: cốc đong, chậu. + Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 50- 500ml. Chất lượng cốc đong đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng. Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc. + Chậu: chất liệu bằng nhựa, dung tích từ 5- 25 lít. Chất lượng chậu đảm bảo chắc chắn.
  22. 21 Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu. 2.5. Dụng cụ định lượng trứng, cá bột - Dụng cụ định lượng trứng gồm: cốc đong, chậu, cân điện tử. + Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 10- 200ml. Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng. Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc. + Chậu: chất liệu bằng nhựa, dung tích từ 5- 25 lít. Chất lượng chậu đảm bảo chắc chắn. Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu. + Cân điện tử: dung để cân, định lượng trứng cá. Hình 4-18: Cân điện tử 2.6. Dụng cụ vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo - Dụng cụ trứng gồm: chậu các loại. + Chất liệu bằng nhựa. + Dung tích từ 5- 25 lít. + Chất lượng đảm bảo chắc chắn. + Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu. 2.7. Dụng cụ đo yếu tố môi trường - Nhiệt kế: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước phục vụ cho cá đẻ trứng và ấp trứng cá trong thiết bị ấp.
  23. 22 Hình 4- 19: Nhiệt kế - Dụng cụ đo pH nước: + Hộp giấy quỳ gồm: Giấy quỳ Thang so màu Giấy quỳ Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ Thang so màu Hình 4- 20: Một số kiểu hộp giấy quỳ
  24. 23 + Máy đo pH gồm; Máy điều khiển Màn hình hiển thị Đầu điện cực Hình 4- 21: Máy đo pH nước Bộ test pH gồm: Thuốc thử Lọ nhựa Thuốc thử Thang so màu Lọ nhựa trong chứa mẫu nước Thang so màu Hình 4- 22: Các thành phần của hộp test pH
  25. 24 - Dụng cụ đo oxy hòa tan là: + Hộp test gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit Hình 4- 23: Các thành phần của hộp test Oxy + Máy đo oxy gồm: Bộ điều khiển Màn hình hiển thị Đầu dò có điện cực Hình 4- 24: Máy đo oxy hòa tan 2.8. Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy dùng để đo lưu tốc dòng chảy ở bể cho cá đẻ và bể ấp trứng cá. Đo lưu tốc dòng chảy được thực hiện với máy đo lưu tốc nước. Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau. Cách sử dụng tùy theo từng loại máy + Máy đo lưu tốc kế cơ
  26. 25 Hình 4- 25: Máy đo lưu tốc kế cơ + Máy đo lưu tốc kế điện tử: Hình 4- 26: Máy lưu tốc kế điện tử 3. Chuẩn bị vật tư 3.1. Chất kích thích - Chuẩn bị não thùy thể kích thích sinh sản cá. + Não thùy thể đươc lấy từ một số loài cá nước ngọt khác nhau.
  27. 26 0 + Não thùy thể được rửa sạch và bảo quản trong cồn 90 . + Chất lượng não thùy thể đảm bảo còn trằng sang. + Số lượng não thùy thể đảm bảo đủ sử dụng cho một đợt cá đẻ trứng . - Chuẩn bị LRHA và DOM kích thích sinh sản cá. + Chất lượng LRHA và DOM đảm bảo, còn ở trong ống và trong vỉ trước khi sử dụng. + Số lượng LRHA và DOM đảm bảo đủ sử dụng cho một đợt cá đẻ trứng. - Chuẩn bị HCG kích thích sinh sản cá. + Chất lượng HCG đảm bảo còn ở trong ống trước khi sử dụng. + Số lượng HCG đủ sử dụng cho một đợt cá đẻ trứng. 3.2. Giá thể - Giá thể gồm: bèo tây, xơ dừa, sợi nilong. + Bèo tây: lựa chọn bèo bánh tẻ, có rễ dài từ 15- 20cm. Bèo được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. Hình 4- 27: Bèo tây làm giá thể + Xơ dừa: lựa chọn tạo thành phên và được khử trùng sạch sẽ. + Sợi nilong: tạo thành khung.
  28. 27 3.3. Chất khử trứng dính - Chất khử trứng dính gồm: dung dịch nước dứa, dung dịch nước sữa - Chuẩn bị dung dịch khử tính dính củ trứng tùy theo từng loại trứng cụ thể. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Nêu các bước chuẩn bị thiết bị, vật tư phục vụ cho cá đẻ? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Chuẩn bị ao, bể cho cá đẻ và ấp trứng + Bài tập 2: Chuẩn bị vật tư cho cá đẻ và ấp trứng C. Ghi nhớ: Thao tác chuẩn bị bể cho cá đẻ trứng và ấp trứng
  29. 28 Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích Mục tiêu: - Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục, kỹ thuật sử dụng chất kích thích cá sinh sản; - Chọn được cá bố mẹ thành thục, sử dụng được chất kích thích cá sinh sản; - Đảm bảo an toàn cá bố mẹ. A. Nội dung: 1. Mùa vụ cho cá đẻ - Mùa vụ cho cá đẻ hiện nay chủ yếu tập trung 2 vụ chính đó là vụ Xuân ( tháng 1- 3 dương lịch) và vụ Thu (7- 9). Tuy nhiên các loài cá khác nhau có thể cho cá đẻ vào những tháng khác nhau. - Các vùng miền khác nhau cũng thể có sự sai khác nhất định về mùa vụ. Vì nó phụ thuộc chính vào điều kiện thời tiết khí hậu của vùng miền. - Một số loài cá chỉ có thể đẻ một lần trong năm, nhưng bên cạnh đó có loài lại đẻ nhiều lần trong một năm. - Việc xác định chính xác mùa vụ cho cá đẻ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của cá cũng như hiệu quả của việc cho cá đẻ. Nhất là đối với những loài một lần trong năm. - Mùa vụ cho một số loài cá cho đẻ trứng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4-1: Một số loài cá đẻ tập trung ở những tháng chính vụ Loài cá đẻ trứng Mùa vụ đẻ trứng (tháng) Cá chép 1- 3 Cá trắm cỏ 3- 6 Cá trôi 4- 8 Cá rôphi 3- 11 Cá trê 4- 8 2. Xác định khối lượng cá cho đẻ 2.1. Lựa chọn sản lượng cá bột cần sản xuất - Việc lựa chọn sản lượng cá bột cần sản xuất của năm tới để tính khối lượng cá bố mẹ đưa vào cho đẻ trứng.
  30. 29 - Việc căn cứ này dựa vào sức sinh sản tương đối của từng loài cá riêng biệt cũng như dựa vào năng suất cá bột của từng loài. - Năng suất cá bột là số lượng cá bột được sản xuất ra trên 1kg cá cái. - Năng suất cá bột của một số loài cá nước ngọt được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4-2: Năng suất cá bột của một số loài cá nƣớc ngọt Loài cá Năng suất cá bột (vạn/kg cá cái) Cá chép 5- 7 Cá trắm cỏ 6- 8 Cá trôi (Mrigalla) 21- 22 Cá rôphi 0,1- 0,3 Cá trê 3- 5 - Ví dụ: Lựa chọn 10 triệu cá bột cần sản xuất cho 1 đợt. Căn cứ vào năng suất cá bột của cá chép là 5- 7 vạn/kg cá cái thì xác định khối lượng cá cái cần đưa vào cho đẻ và từ đó xác định khối lượng cá đực. 2.2. Xác định khối lượng cá cái, cá đực cần cho đẻ - Xác định khối lượng cá cái cần cho đẻ dựa vào các số liệu sau: + Lựa chọn số lượng cá bột cần sản xuất. + Xác định năng suất cá bột. + Tính toán số lượng cá cái dựa vào năng suất cá bột. + Tiến hành lựa chọn, kiểm tra cá cái và cân từng con tính tổng khối lượng cá cần xác định cho một đợt cho cá đẻ. - Ví dụ: + Lựa chọn sản xuất 1 đợt cho đẻ đầu vụ trong năm là 10 triệu cá bột chép. + Năng suất xác định dự tính kà 5 vạn/kg cá cái. + Khối lượng cá cái xác định được là 200kg (10 triệu/5 vạn). + Xác định bằng cách cân từng cá thể cá cái một và cộng tổng đủ 200kg. - Xác định khối lượng cá đực: + Việc xác định khối lượng cá đực nhằm phục vụ cho quá trình cho cá đẻ nói chung, hay nói cách khác là đáp ứng cho quá trình thụ tinh của trứng.
  31. 30 + Xác định khối lượng cá đực dựa vào tỷ lệ ghép đực cái là 1/1 hoặc 1/2 theo khối lượng. + Xác định khối lượng cá đực thông qua cá cái. - Ví dụ như trên: cần xác định khối lượng cá đực chép. + Tỷ lệ ghép đực cái của loài này là 1/1 + Khối lượng cá đực = cá cái là 200kg. 3. Chọn cá cái thành thục 3.1. Chọn ngoại hình - Chọn ngoài hình: là dựa vào những chỉ số bên ngoài của cơ thể cá cái để đánh giá khả năng thành thục của cá. + Chỉ số khối lượng: thông thường khi đến mùa sinh sản của cá, các cá thể đến tưổi sinh sản đảm bảo khối lượng sẽ có khả năng thành thục và đẻ được trứng. Chỉ số này chỉ mang tính tương đối và đánh giá khả năng thành thục không thật sự chính xác. + Chỉ số hình thể: đó là bụng cá, cá thành thục vào mùa sinh sản bụng phải to, căng tròn đều thuôn dài từ trên giáp mang xuống đuôi. + Chỉ số da bụng: da bụng của cá thông thường căng tròn đều. Đối với cá thành thục tốt thì không hoàn toàn căng mà bụng hơi nhăn (xuống bụng) thì cá mới thành thục tốt. + Chỉ số hậu môn: cá thành thục tốt khi quan sát hậu môn phải hơi sưng lên, có màu hồng hoặc phớt đỏ. - Tiến hành chọn cá cái thành thục bằng ngoại hình: + Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao. + Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục . + Bước 3: Bắt cá cái kiểm tra khả năng thành thục. Khi bắt cá phải đảm bảo nhẹ nhàng và kết thúc quá trình bắt cá. Cá cái được lật ngửa bụng lên song song với mặt nước. + Bước 4: Quan sát bụng để đánh giá độ thành thục (bụng to, thuôn đều, da bụng hơi nhăn). + Bước 5: Quan sát lỗ hậu môn (hơi sưng, màu hồng hoặc phớt đỏ). + Bước 6: Chọn được cá thành thục. + Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá cái vừa chọn. + Bước 8: Vận chuyển cá cái thành thục đến vị trí cho đẻ trứng.
  32. 31 Hình 4- 28: Chọn ngoại hình cá cái thành thục 3.2. Thăm trứng - Chọn cá cái bằng thăm trứng: dựa vào dụng cụ là que thăm trứng để tiến hành lấy trực tiếp trứng từ buồng trứng bụng cá cái ra để quan sát và kiểm tra, đánh gía độ thành thục của cá cái. + Dụng cụ que thăm trứng: Vật liệu là bằng nhôm hoặc bằng đồng đặc hình ống. Chiều dài que từ 20- 30cm. Đường kính từ 2- 5mm. Que có một đầu nhọn và một đầu bằng. Đầu chọn cách 1cm được khoét lõm vào từ 1/2- 1/3 chu vi của que. Đầu nhọn dùng để đưa vào bụng ven theo xoang buồng trứng để lấy trứng ra kiểm tra. Đầu bằng thường được nối với sợi dây để treo hoặc đeo. + Kình lúp: dùng để quan sát trứng thông qua độ phóng đại lên để đánh giá chính xác hơn. + Hộp lồng: dùng để chứa trứng sau khi thăm được để kiểm tra, đánh giá độ thành thục của cá cái. + Dung dịch kiểm tra độ thành thục của trứng (Sedr): gồm có các thành phần là 60% cồn 96o, 30% formol, 10% axít axêtic hoặc chỉ dùng cồn 96o. - Tiến hành thăm trứng: + Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao. + Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục . + Bước 3: Bắt cá cái và cá cái lật ngửa bụng cá song song với mặt nước.
  33. 32 + Bước 4: Đưa que thăm trứng vào lỗ sinh dục, ven theo xoang bao trứng (que thăm trứng chếch lên trên hợp với thân cá 1 góc 10- 150), sâu khoảng 5- 10cm, xoay nhẹ 1- 2 vòng lấy trứng ra đưa vào đĩa lồng hoặc khay để. + Bước 5: Quan sát trứng bằng mắt thường hoặc kính lúp. Trứng đã thành thục có đặc điểm: các hạt trứng rời nhau, căng, tròn, đồng đều nhau, màu vàng xanh hoặc xanh vàng, óng ánh và có nhiều nhớt. Trứng non: hạt trứng to nhỏ không đồng đều, không rời nhau, màu xanh và ít nhớt. Trứng thái hóa (quá già): màu vàng đục hoặc trắng đục, hạt trứng nhão, vỏ nhăn nheo, đàn hồi kém, lăn đi lăn lại dễ vỡ. + Bước 6: Kiểm tra độ thành thục của trứng bằng dung dịch Sedr. Lấy 15-20 quả trứng đưa vào dung dịch Sedr, sau 2 phút quan sát: nếu 70- 90% trứng có nhân lệch về cực động vật là trứng đã chín. Nếu dưới 70% là trứng non. Nếu nhân dịch đến sát màng tế bào là trứng quá già (trứng đã thoái hóa). Mức độ lệch cực: nếu nhân trứng lệch cực khoảng 1/3-2/3 đường kính là trứng thành thục, dưới 1/3 là trứng non và trên 2/3 là trứng già. + Bước 7: Chọn được cá thành thục. + Bước 8: Cân để xác định khối lượng cá thể cá cái vừa chọn. + Bước 9: Vận chuyển cá cái thành thục đến vị trí cho đẻ trứng. Hình4- 29: Thăm trứng cá cái kiểm tra độ thành thục
  34. 33 3.3. Tiêm thăm dò - Tiêm thăm dò: là sử dụng một lượng chất kích thích trứng chín để tiêm vào cơ thể cá cái. Lần 1 tiêm một lượng nhỏ chiếm từ 1/8- 1/10 tổng lượng chất kích thích cho một đợt cho cá đẻ trứng. - Sau khi tiêm xong khoảng 4- 6 giờ, tiến hành kiểm tra mức độ chuyển hóa của tế bào trứng: + Trứng chuyển hóa tốt có đặc điểm: bụng cá lớn lên, bụng cá mềm, độ đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn là cá thành thục tốt, quyết định tiêm lần 2. + Trứng chuyển hóa không tốt có đặc điểm: bụng cá trương to, căng cứng, (trứng còn non), không tiêm lần 2, thả cá ra ao để cho đẻ ở lần sau. - Thao tác tiến hành tiêm thăm dò: + Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá cái vào 1 góc ao. + Bước 2: Chọn cá cái đủ kích cỡ khối lượng để tiêm thăm dò. + Bước 3: Bắt cá cái cân khố lượng cơ thể. + Bước 4: Pha dụng dịch chất kích thích sinh sản theo khối lượng cá. + Bước 5: Tiến hành tiêm cá: Cá được giữ ở trạng thái ngửa bụng. Vị trí tiêm cá: vùng da không có vẩy, gốc vây ngực, gốc vây lưng, gốc vây đuôi. Tiêm chếch 1 góc 45- 600, tiêm đảm bảo nhẹ nhàng, rứt khoát . + Bước 6: Quan sát đánh giá khả năng thành thục của cá. Thời gian kiểm tra sau 4 giờ đồng hồ. Bụng bụng cá lớn lên, bụng cá mềm, độ đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn là cá thành thục tốt. + Bước 7: Tiến hành tiêm lần thứ 2 (liều quyết định).
  35. 34 Hình 4- 30: Tiêm thăm dò cho cá cái 4. Chọn cá đực thành thục 4.1. Chọn ngoại hình - Phân biệt cá đực: vào mùa sinh sản, cá đực và cá cái thành thục thường biểu hiện những đặc hình thái bên ngoài cơ thể khác nhau (gọi là đặc điểm sinh dục phụ). - Cách phân biệt cá đực, cái còn tùy thuộc vào những đối tượng khác nhau thì dấu hiệu khác nhau. Nhìn chung nó được thể hiện ở những dấu hiệu sau: + Cá đực bụng thường nhỏ hơn cá cái cùng khối lượng + Màu sắc vây, vẩy cá đực sặc sỡ hơn cá cái (vây màu đỏ đối với cá rô phi) + Da, vây ngực cá cái thì trơn nhẵn trong khi đó cá đực thì thô ráp (nhám). + Kiểm tra trực tiếp sẹ thấy tinh chảy ra thông qua vuốt thì là cá đực. - Chọn ngoài hình: là dựa vào những chỉ số bên ngoài của cơ thể cá đực để đánh giá khả năng thành thục của cá. + Chỉ số khối lượng: thông thường khi đến mùa sinh sản của cá đực, các cá thể đến tưổi sinh sản đảm bảo khối lượng sẽ có khả năng thành thục. Chỉ số này chỉ mang tính tương đối và đánh giá khả năng thành thục không thật sự chính xác.
  36. 35 + Chỉ số hình thể: đó là bụng cá, cá thành thục vào mùa sinh sản bụng phải to, căng tròn đều thuôn dài từ trên giáp mang xuống đuôi. + Chỉ số da bụng: da bụng của cá thông thường căng tròn đều. Đối với cá thành thục tốt thì không hoàn toàn căng mà bụng hơi nhăn (xuống bụng) thì cá mới thành thục tốt. + Chỉ số hậu môn: cá thành thục tốt khi quan sát hậu môn phải hơi sưng lên, có màu hồng hoặc phớt đỏ. - Tiến hành chọn cá đực thành thục bằng ngoại hình: + Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá đực vào 1 góc ao. + Bước 2: Chọn cá đực đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục . + Bước 3: Bắt cá đực kiểm tra khả năng thành thục: Dùng hai tay bắt cá và lật ngửa bụng lên song song với mặt nước. + Bước 4: Quan sát bụng để đánh giá độ thành thục (bụng to, thuôn đều, da bụng hơi nhăn). + Bước 5: Quan sát lỗ hậu môn (hơi sưng, màu hồng hoặc phớt đỏ) . + Bước 6: Chọn được cá thành thục. + Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá đực vừa chọn. + Bước 8: Vận chuyển cá đực thành thục đến vị trí cho đẻ trứng. Hình 4- 31: Chọn cá đực thông qua ngoại hình
  37. 36 4.2. Kiểm tra tinh dịch - Đánh giá độ thành thục của cá đực thông qua kiểm tra tinh dịch cảu cá. Kiểm tra tinh dịch của cá được tiến hành vuốt trực tiếp tinh dịch của cá đực ra để kiểm tra. - Độ thành thục của tinh dịch thể hiện: + Tinh được vuốt từ cá đực cần kiểm tra. + Tinh dịch có màu trắng đục và tan nhanh trong nước. - Tiến hành kiểm tra tinh dịch của cá đực: + Bước 1: Kéo lưới ao cá bố mẹ để gom cá đực vào 1 góc ao. + Bước 2: Chọn cá đực đủ kích cỡ khối lượng để kiểm tra độ thành thục . + Bước 3: Bắt cá đực kiểm tra khả năng thành thục: Dùng hai tay bắt cá và lật ngửa bụng lên song song với mặt nước. + Bước 4: Vuốt sẹ để tinh dịch chảy ra: cá đực được vuốt 2 bên từ bụng xuống, cách lỗ sinh dục khoảng 2 cm. Vuốt nhẹ từ 1 đến 2 lần để tinh dịch chảy ra. + Bước 5: Quan sát tinh dich: tinh dịch có màu trắng đục và tan nhanh trong nước thể hiện cá đực thành thục tốt. + Bước 6: Chọn được cá thành thục. + Bước 7: Cân để xác định khối lượng cá thể cá đực vừa chọn. + Bước 8: Vận chuyển cá đực thành thục đến vị trí cho đẻ trứng. Hình 4- 32: Vuốt tinh và kiểm tra tinh dịch cá đực
  38. 37 5. Sử dụng chất kích thích cá sinh sản 5.1. Chọn chất kích thích, liều lượng sử dụng và số lần tiêm * Não thùy thể (Hypophysis) (NTT) - NTT là sản phẩm lấy ra từ não bộ vùng dưới đồi tuyến yên của các loài cá trong họ cá chép. Trong thực tế hiện nay, các đối tượng lấy NTT để kích thích sinh sản: cá chép, mè, trắm cỏ, Rôhu, Mrigan sẽ có hoạt tính cao hơn các loài khác. - Chất lượng phụ thuộc vào: + Loài cá lấy NTT: cùng độ tuổi, cùng thời gian lấy thì tốt nhất là cá chép, đến mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, Rôhu và kém nhất là Mrigan. + Giai đoạn phát triển của cá: tốt nhất là khi cá đến tuổi thành thục, trước thời điểm cá thực hiện hoạt động sinh sản (cá chưa đẻ). Theo tiêu chuẩn ngành, não thùy thể lấy ở cỡ: cá chép: 0,3kg trở lên; mè trắng: 0,7kg trở lên; trắm cỏ: 1,5kg trở lên. + Phụ thuộc vào kỹ thuật lấy NTT, xử lý và bảo quản. - Thành phần hoocmon sinh dục có trong NTT: chứa nhiều loại quan trọng như: + FSH (Follicul stimulating hormon): có tác dụng làm trứng chín và tinh trùng thành thục. + LH (Lutenizin hormon): làm rụng trứng và phóng tinh. - Tính chất tác dụng: làm chín và rụng trứng (cá cái), tinh trùng thành thục và phong tinh (cá đực) - Tiến hành lấy não: + Bước 1: Dùng dao chặt xương chẩm của cá từ sau miền mắt trên đến hết xương chẩm. + Bước 2: Lật xương chẩm lên, dưới óc nhầy là não cá, dùng kẹp cặp dây thần kinh khứu giác, lật toàn bộ não về phía sau. NTT hình tròn, nhỏ nằm sâu trong hốc xương bướm. Dùng đầu nhọn của que lấy não xé rách màng bọc. + Bước 3: Dùng que lấy não ấn nhẹ vào trong hốc xương bướm, não thùy thể sẽ chuồi ra. Não lấy ra phải nguyên vẹn, nếu vỡ thì hoạt tính của hocmon sinh dục bị giảm.
  39. 38 Hình 4- 33: Bản vẽ các bước tiến hành lấy não - Bảo quản não thùy thể: + Ngâm não qua axêtôn hoặc cồn tuyệt đối để khử mỡ và nước, khử từ 3- 4lần, mỗi lần cách nhau 6giờ, sau đó đem bảo quản. + Bảo quản ướt: trong lọ nút mài màu nâu, ngâm trong axêtôn, lượng axêtôn gấp 10 lần lượng não, sau 3 ngày thay axêtôn một lần, thay đến khi axêtôn trong lọ trong là được. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh sáng trực tiếp. + Bảo quản khô: sau khi não đã được xử lý kỹ qua axêtôn, cho não lên giấy thấm từ 2-3 phút để bay hơi hết cồn hoặc axêtôn rồi đưa vào lọ bảo quản khô, phía trên lọ phủ 1lớp bông và có nắp kín. - Chú ý:
  40. 39 + Não thùy thể bảo quản tốt, lấy ra sử dụng não có màu trắng, rắn và khô. + NTT có màu vàng hoặc xanh xám là não bị ngậm nước, mất hoạt tính hocmôn sinh dục, tuyệt đối không được dùng để kích thích sinh sản. - Phạm vi sử dụng: kích thích sinh sản cho các loài cá nước ngọt. * Chế phẩm LRH-A - Nguồn gốc: + Trong tự nhiên: chiết xuất từ mấu não dưới của động vật có vú. + Công nghiệp: bằng con đường sinh tổng hợp và chế biến nhân tạo. + Việt Nam chưa sản xuất được, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Đức, Hungary Hình 4- 34: Hộp sản phẩm LRHA - Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào: + Quy trình công nghệ sản xuất. + Điều kiện bảo quản và quá trình sử dụng: tháng 2-7, nếu bảo quản không tốt để sản phẩm chuyển từ tinh thể màu trắng sang vàng, đen và vón cục, chất lượng giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng. + Không được bảo ở nhiệt độ trên 200C, hạn sử dụng không quá 3 năm. Tốt nhất dùng trong phạm vi 1 năm kể từ ngày sản xuất.
  41. 40 - Thành phần gồm: LH (Lutenizin hocmone) và FSH (Follicul Stimulating hocmone). - Tính chất tác dụng: kích thích tuyến sinh dục thành thục, đẻ trứng và phóng tinh. - Phạm vi sử dụng: sử dụng để kích thích sinh sản cho hầu hết các lòai cá. - Ưu điểm: + Sản xuất công nghiệp, nên chất lượng ổn định. + Hoạt tính LRH-A rất cao, liều lượng dùng thấp nhưng có khả năng kích thích sinh sản cao. Trứng thành thục và rụng nhanh. + Giá thành hạ=1/10 NTT. - Nhược điểm: + Vì hoạt tính cao, có khả năng kích thích làm trứng chín và rụng nhanh. Nên khi tiêm cho cá có tế bào trứng chưa đên giai đoạn IVc, làm cho trứng chưa thành thục nhưng vẫn rụng. Vì vậy, chất lượng cá bột không tốt. + Nếu tiêm liều cao, cá bột kém chất lượng. + Khi tiêm cho cá, LRH-A sẽ tác động vào tuyến yên, tuyến yên sẽ sản sinh ra: FSH và LH. Nhưng nó cũng có tác động xấu, cản trở khả năng phát tiết hoocmon sinh dục của tuyến yên, bất lợi cho sự hoạt động sinh lý tự nhiên của tuyến yên. + Khắc phục: ở Việt Nam, tiêm kết hợp LRH-A+DOM, DOM có tác dụng làm giảm tác động cản trở khả năng phát tiết hoocmon sinh dục của tuyến yên, phát huy tác dụng theo chiều thuận. * Chế phẩm HCG (Human chorionic gonnadotropon hormon) - Nguồn gốc: chiết xuất từ nước giải của phụ nữ có thai 3-4 tháng và nhau thai. dạng tinh thể, đóng trong lọ thủy tinh, với lượng: 5000UI hoặc 10000UI. - Thành phần hoocmon: có tác dụng tương đương với hoocmôn LH - kích thích quá trình rụng trứng, không phải là hoocmon LH như trong NTT. - Phạm vi sử dụng: + Không mang tính toàn diện, chỉ có tác dụng 1 mặt. Ở hầu hết các loài cá nếu chỉ tiêm đơn HCG không có tác dụng kích thích sinh sản mà chỉ có tác dụng kích thích quá trình dụng trứng. + Lý thuyết: đối với 1 con cá, nếu buồng trứng ở gđ Ivc thì chỉ cần tiêm đơn HCG tương đương với LH không cần tiêm FSH. + Trong thực tế: hầu hết các loài cá không thể thành thục đồng nhất tuyến sinh dục ở gđ Ivc giữa cá thể này với cá thể khác. Chỉ duy nhất có cá mè
  42. 41 trắng có sự thành thục đồng nhất ở gđ Ivc, nên có thể sử dụng đơn HCG để kích thích đẻ trứng. - Bảo quản: ở nơi râm mát, không qúa 30oC, tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh. - Chất lượng phụ thuộc vào: + Khả năng chiết xuất: tinh khiết hay thô + Chế độ bảo quản: nếu để vỡ lọ, không khí, nước lọt vào làm biến đổi thành phần. Từ màu trắng chuyển màu vàng, hoặc tro và bị vón cục thì chất lượng bị giảm. Hoặc nhiệt độ không khí trên 200C, hoạt tính có thể giảm. * Liều lƣợng sử dụng và số lần tiêm - Liều lượng là lượng chất kích thích tiêm trên kg cá. + Liều lượng ở các loài cá khác nhau thì liều lượng khác nhau. + Liều lượng còn phụ thuộc vào các lần tiên. + Liều lượng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ nước). Bảng 4-4: Liều lƣợng chất kích thích dung để tiêm kích thích đẻ trứng ở một số loài cá nƣớc ngọt Loài cá Chất kích Cá chép Cá trắm Cá trôi thích Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái HCG - - - - - - NTT Cá 1- 1,5- 4- 2- 6- 4-6mg/kg chép 2mg/kg 2mg/kg 6mg/kg 3mg/kg 8mg/kg LRH-A+ 10- 20- 15- 30- 10- 20- DOM 15gA 30gA 25gA 50gA 20gA+ 40gA+ +3mgD/ +6mgD/ +1mgD/ +2mgD/ 1mg 2mg kg kg kg kg D/kg D/kg - Số lần tiêm: là tổng số lần tiêm chất kích thích cho cá bố mẹ. - Số lần tiêm có thể tiêm 1 hoặc 2 lần. + Tiêm 1 lần: là tổng lượng chất kích thích sinh sản được tiêm một lần cho cơ thể cá bố mẹ. + Tiêm 2 lần: là tổng số lượng chất kích thích sinh sản được tiêm 2 lần khác nhau cho một cơ thể cá bố mẹ. Tiêm lần 1- liều phát động (liều sơ bộ): là tiêm một lượng chất kích thích sinh sản chiếm 1/5- 1/3 lượng chất kích thích sinh sản.
  43. 42 Hình 4- 35: Liều lượng tiêm chất kích thích tiêm lần 1 cho cá bố mẹ Tiêm lần 2- liều quyết định: là tiêm tổng lượng chất kích thích còn lại thời gian tiêm lần 2 thường cách lần 1 khoảng 4 giờ đồng hồ. Hình 4- 36: Tiêm chất kích thích tiêm lần 1 cho cá bố mẹ
  44. 43 - Tác dụng của tiêm 1 lần hoặc 2 lần tùy thuộc vào từng loài và nhìn chung cả 2 phương pháp đều thu được kết quả tốt, nhưng tiêm 2 lần thường có hiệu quả hơn tiêm 1lần. 5. 2. Lập bảng sử dụng và pha chất kích thích sinh sản - Lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản: là tiến hành xác định những thông số kỹ thuật như khối lượng từng cơ thể cá, liều lượng chất kích thích, số lần tiêm cá, số ml dung dịch chất kích thích/ cơ thể cá, số ml dung dịch chất kích thích/kg cá và những ghi chú liên quan. - Tiến hành lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản: + Bước 1: Kẻ bảng gồm những thông số sau STT- Khối Lượng Liều lượng lần 1 1Liều lượng lần 2 Ghi (cột 1) lương chất Chất Số ml Chất Số ml chú- (kg)- kích kích dung kích dung (cột 8) (cột 2) thích- thích- dịch/kg- thích- dịch/kg- (cột 3) (cột 4) (cột 5) (cột 6) (cột 7) 1 2 Tổng + Bước 2: Bắt cá và cân khối lượng từng cơ thể cá 1 và ghi vào cột thứ 2 trong bảng trên. + Bước 3: Chọn liều lượng chất kích thích sinh sản và ghi vào cột thứ 3. + Bước 4: Xác định lượng chất kích thích sinh sản tiêm lần 1 và ghi vào cột thứ 4. + Bước 5: Xác định lượng chất kích thích sinh sản tiêm lần 2 và ghi vào cột thứ 6. + Bước 6: Xác định lượng dung dịch chất kích thích sinh sản tiêm trên 1 kg cá thông qua khối lượng cá đã xác đinh. Không tiêm quá 3 ml dung dịch chất kích thích sinh sản/cơ thể cá/lần tiêm. Số liệu này được ghi vào cột ghi chú và lấy số liệu này để tính lượng nước pha vào chất kích thích sinh sản. + Bước 7: Ghi lượng dung dịch chất kích thích sinh sản của từng lần tiêm vào cột tương ứng ( lần 1- cột 5; lần 2- cột 7). - Ví dụ cụ thể tiêm chất kích thích LRHA + DOM cho 30 kg cá trắm cỏ cái qua bảng sau:
  45. 44 Bảng 4-5: Lập bảng sử dụng chất LRHA + DOM cho 30 kg cá trắm cỏ cái STT Khối Lượng Liều lượng lần 1 Liều lượng lần 2 Ghi chú lượn LRHA + Chất Số ml Chất kích Số ml g DOM/kg kích dung thích dung (kg) thích dịch/kg dịch/kg 1 4 40gLRHA 10g 2,0 30g 2,0 - Tiêm 2 6 +2mgDOM/ LRHA/ 3,0 LRHA+2 3,0 không kg kg mgDOM/ quá 3 5 2,5 2,5 kg 3ml/kg 4 5 2,5 2,5 - Tiêm 5 6 3,0 3,0 0,5ml/ 6 4 2,0 2,0 kg Tổng 30 1.200 + 60 300 15ml 900 + 60 15ml - Pha chất kích thích sinh sản: là thực hiện pha dung dịch nước muối sinh lý nồng độ 0,5- 0,9% hoặc nước cất vào chất kích thích sinh sản để tạo dung dịch chất kích thích sinh sản. - Thực hiện pha chất kích thích: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm chất kích thích, cân điện tử, kim tiêm, ống tiêm, cối nghiền (đối với sử dụng NTT hoặc DOM), cốc đong, nước muối sinh lý hoặc nước cất. + Bước 2: Xử lý chất kích thích sinh sản. Đối với não thùy thể cần được làm sạch, thấm khô trước khi sử dụng + Bước 3: Nghiền chất kích thích sinh sản bằng cối sứ hoặc cối thủy tinh (đối với NTT và DOM). + Bước 4: Đong đủ lượng nước và hòa tan với chất kích thích. Đảm bảo chất kích thích được hòa tan toàn bộ vào nước để tạo dung dịch kích thích sinh sản. + Bước 5: Hút dung dịch chất kích kích sinh sản vào ống. Lưu ý không hút những sản phẩm có cặn ( ghiền và hòa tan hoàn toàn) 5.3. Tiêm chất kích thích - Vị trí tiêm chất kích thích sinh sản: + Vùng da cá không có vẩy: lựa chọn những vùng da cá không có vẩy để kim tiêm có thể dễ dàng được tiêm vào cơ thể cá
  46. 45 + Vùng da cá không có vẩy gồm: gốc vây ngực, vây đuôi, vây lưng, tuyến sinh dục. Hình 4- 37: Vị trí và góc độ tiêm cá - Tiến hành tiêm: + Bước 1: Hút dung dịch chất kích thích sinh sản vào ống tiêm theo thể tích đã xác định. + Bước 2: Bắt và giữ cá bố mẹ . + Bước 3: Tiêm trực tiếp vào cơ thể cá. Khi tiêm phải rứt khoát và bơm chất kích thích một cách từ từ. Khi tiêm lưu ý kim tiêm hợp với cơ thể cá một góc 45- 600 để khả năng tiếp xúc giữa kim tiêm và cơ thể cá được lớn hơn. + Bước 4: Thả cá sau khi tiêm vào thiết bị cho đẻ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Chọn cá cái thành thục + Bài tập 2: Chọn cá đực thành thục + Bài tập 3: Lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản C. Ghi nhớ: Thao tác chọn cá đực, cái thành thục.
  47. 46 Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên Mục tiêu: - Nêu điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên, kỹ thuật thu và định lượng trứng; - Thực hiện được cho cá đẻ tự nhiên, thu và định lượng trứng; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên 1.1. Nhiệt độ - Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong điều kiện sinh thái cho cá đẻ trứng. Hình 4- 38: Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ trứng - Nhiệt độ nước không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng, hiệu quả đẻ. Nếu nhiệt độ thuận lợi cá đẻ trứng tự nhiên được dễ dàng, tỷ lệ đẻ cao, tỷ lệ thụ tinh cao và quá trình phát triển phôi tốt sau này. Nếu nhiệt độ không thuận lợi. Một số loài cá không tiến hành đẻ trứng hoặc tỷ lệ đẻ trứng thấp, tỷ lệ thụ tinh thấp và phôi có thể không phát triển. - Nhiệt độ nước cho cá đẻ ở một số loái cá nước ngọt qua bảng sau:
  48. 47 Bảng 4-6: Nhiệt độ nƣớc thích hợp đẻ trứng của một số loài cá nƣớc ngọt Loài cá Nhiệt độ nƣớc (0C) Cá chép 18- 23 Cá trắm cỏ 22- 25 Cá trôi (Mrigalla) 28- 31 Cá rôphi 20- 30 Cá trê 27- 29 1.2. Oxy hòa tan - Hàm lượng oxy hòa tan là một trong những yếu tố rất quan trọng Nếu hàm lượng oxy quá thấp sẽ dẫn đến cá nổi đầu, khả năng cá không thể đẻ trứng cũng như có thể gây chết Hàm lượng oxy hòa tan cần cung cấp, cũng như ổn định phải đủ lưu lượng nước để oxy hòa tan vào trong nước. - Hàm lượng oxy hòa tan của mỗi loài cá khác nhau sẽ có ngưỡng oxy khác nhau. - Hàm lượng oxy hòa tan của một số loài cá nước ngọt được thể hiện các bảng sau: Bảng 4-7: Hàm lƣợng oxy hòa tan thích hợp cho đẻ của một loài cá nƣớc ngọt Loài cá Hàm lƣợng oxy hòa tan (mg/l) Cá chép ≥ 2 Cá trắm cỏ ≥ 3 Cá trôi (Mrigalla) ≥ 3 Cá rôphi ≥ 2 Cá trê ≥ 1,5 1.3. Dòng chảy - Dòng chảy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến một số loài cá di cư đi đẻ như cá trắm cỏ, trôi các loại
  49. 48 - Dòng chảy ảnh hưởng gián tiếp đến đến hàm lượng oxy hòa tan cũng như những yếu tố khác. - Dòng chảy là yếu tố kích thích trực tiếp đến cơ quan ngoại cảm (da, vẩy, đường bên ) để kích thích cho cá thành thục, động hớn và đẻ trứng ngoài môi trường tự nhiên. - Lưu tốc dòng chảy thích hợp của một số loài cá nước ngọt: Bảng 4-8: Lƣu tốc dòng chảy thích hợp của một số loài cá nƣớc ngọt Loài cá Lƣu tốc dòng chảy (m/s) Cá trắm cỏ 1- 1,7 Cá trôi 0,74 - 2,1 1.4. Giá thể - Giá thể là điều kiện sinh thái đặc trưng của những loài cá đẻ trứng dính (đặc trưng của cá chép). Trong điều kiện sinh thái tự nhiên những loài cá này khi vào mùa sinh sản nếu không có giá thể thì cá hoàn toàn không đẻ trứng. - Giá thể là vật để khi cá đẻ trứng sẽ đính vào nó. - Giá thể có nhiều loại khác nhau thường được dung để cá đẻ trứng: + Bèo tây: đây là giá thể đặc trưng để cá chép đẻ trứng. Giá thể này có thể nổi trên mặt nước bằng những lá bèo và rễ ngâm xuống nước, nên rất thuận lợi làm giá thể. Cá sẽ đẻ trứng và trứng sẽ đính vào rễ của bèo + Rau muống: đây cũng là một dạng gái thể mà cá chép có thể đẻ trứng. Rau muống ngoi (nổi) dưới nước và tạo thành bè để cá có thể đẻ trứng + Đám cỏ, đám nilong, xơ dừa đây cũng là một dạng giá thể cho cá đẻ trứng 2. Thực hiện cho cá đẻ 2.1. Mật độ cá bố mẹ - Mật độ cho cá đẻ được xác định bằng khối lượng cá bố mẹ/m3 nước . - Mật độ này có sự khác nhau ở những thiết bị cho cá đẻ, cũng như có sự sai khác ở những loài cá khác chau. - Mật độ cá còn phụ thuộc vào khả nănng cung cấp oxy hòa tan trong thiết bị cho cá đẻ. Khả năng cung cấp oxy càng cao thì mật độ càng tăng và ngược lại. - Mật độ cho cá đẻ trong bể vòng ở một số loài cá sau: + Cá chép: 2- 6kg/m3
  50. 49 + Cá trắm cỏ, cá trôi: 4- 10kg/m3 - Tiến hành xác định mật độ: + Tính thể tích nước của thiết bị cho cá đẻ. + Cân cá xác định khối lượng cá. + Đưa cá vào thiết bị cho đẻ theo mật độ xác định. 2.2. Kích thích nước - Kích thích nước được thực hiện trong quá trình cho cá đẻ trứng. Tùy từng loài mà khả năng kích thích nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cá đẻ trứng. - Thực hiện kích thích nước + Đối với loài cá đẻ trứng trong ao thì tiến hành cấp nước vào ao để kích thích cá đẻ trứng + Đối cá đẻ trong bể vòng: điều khiển van cấp và van thớt nước để kích thích tạo dòng chảy trong bể. Thông thường khi mới đưa cá vào bể đẻ chỉ tạo dòng chảy nhẹ. Thích hợp với ngưỡng lưu tốc dòng chảy nhỏ nhất theo tập tính dòng chảy của loài. Khi cá bố mẹ bắt đầu có hiện tượng bắt cặp thì tăng lưu tốc dòng chảy để khả năng kích thích cá đẻ tốt hơn. 2.3. Quản lý các yếu tố sinh thái - Trong quá trình cá đẻ trứng việc quản lý các yếu tố sinh thái là rất cần thiết, nó ảnh hưởng chính đến hiệu quả cho cá đẻ trứng. - Các yếu tố sinh thái cần quản lý: nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH nước và lưu tốc dòng chảy - Tiến hành quản lý các yếu tố môi trường + Nhiệt độ nước: Dùng nhiệt kế đo, theo dõi nhiệt độ nước trong thiết bị cho cá đẻ. Thường sẽ để một nhiệt kế ngâm trực tiếp trong nước suốt qúa trình cho cá đẻ để kiểm tra và xử lý Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì tiến hành nâng nhiệt. Nếu nhiệt độ cao quá mức giới hạn cho phép thị tiến hành hạ nhiệt độ.
  51. 50 Hình 4- 39: Đo nhiệt độ nước trong thiết bị cho cá đẻ + Hàm lượng oxy hòa tan Kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trước khi cho cá vào thiết bị cho đẻ Kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình cho cá đẻ thông qua thiết bị kiểm tra nhanh. Nếu hàm lượng oxy hòa tan quá thấp pháp cung cấp oxy vào trong nước bằng hóa chất. Ổn định hàm lượng oxy hòa tàn cao vào nước bằng việc lắp máy sục khí vào thiết bị cho cá đẻ. Hình 4- 40: Máy và bộ kiểm tra nhanh hàm lượng ôxy hòa tan + Quản lý pH: tiến hành kiểm tra độ pH nước trước và trong quá trình cho cá đẻ bằng giấy quỳ hoặc bộ kiểm tra nhanh để xử lý kịp thời.
  52. 51 Hình 4- 41: Dụng cụ đo pH trong thiết bị cho cá đẻ + Quản lý lưu tốc dòng chảy trong thiết bị cho cá đẻ (ao, bể vòng): Điều khiển van cấp và thoát nước để tạo dòng chảy trong bể vòng Đo lưu tốc lưu tốc dòng chảy có 2 cách phổ biến sau: Có thể đo lưu tốc nước bằng cách đơn giản sau: Thả xuống nước một vật nổi nhẹ (mảnh nhựa, quả bóng nhựa ) Đo độ dài đoạn ao, bể mà vật nổi nhẹ đã trôi trong khoảng thời gian xác định. Hoặc: đo thời gian vật nổi nhẹ đã trôi từ điểm đầu đến điểm cuối của một đoạn ao, bể xác định. Tính lưu tốc nước theo công thức: Độ dài đoạn ao, bể mà vật nổi trôi (m) Lưu tốc nước = Thời gian vật nổi trôi (giây) Ví dụ: Lưu tốc nước của đoạn ao, bể mà vật nổi trôi với độ dài là 3m trong thời gian 10 giây là: 3m Lưu tốc nước = = 0,3m/giây 10 giây Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền nhưng có sai số lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Đo lưu tốc bằng dùng máy đo thông qua bản hướng dẫn sau: Hƣớng dẫn cách sử dụng lƣu tốc kế cơ 2030R: - Cố định máy với khung lưới vớt phiêu sinh vật hoặc cột một vật nặng vào 1 trong 2 dây cố định máy; - Ghi lại trị số của khung số trên
  53. 52 thân máy (trị số trước đo); - Tháo vít thép ở phía sau của máy; - Lấy nước ngọt hoặc dầu silicon vào ống tiêm. Không dùng nước cất; - Giữ thấp phần đầu máy và bơm nước ngọt vào máy qua lỗ tháo vít thép cho đến khi đầy. Không để bọt khí được tạo thành Hình 4- 42: Liên kết lưu tốc kế trong máy; với lưới vớt phiêu sinh vật - Lắp vít thép lại như cũ; - Đặt máy vào vị trí đo ngay để tránh nước trong máy chảy ra gây sai số khi đo. Máy ở dưới mặt nước ít nhất 0,1m; - Lấy máy lên khỏi mặt nước, ghi lại thời gian đo (tính theo giây) và trị số của khung số (trị số sau đo); - Tính lưu tốc nước. Hình 4- 43: Liên kết lưu tốc kế với vật nặng Công thức tính lưu tốc nước (cho máy 2030R) 26873 x 100 x (Trị số sau đo - Trị số trước đo) Lưu tốc nước = 999999 x Thời gian đo Đơn vị tính lưu tốc là cm/giây hay đổi ra m/giây Với: 26873 là số không đổi riêng của loại máy 2030R Ví dụ: Tính lưu tốc nước của sông với thời gian đo là 30 giây, trị số trước đo là 000510, trị số sau đo là 000960 26873 x 100 x (000960 - 000510) Lưu tốc nước = = 40,3 cm/giây 999999 x 30 hay 0,4m/giây
  54. 53 2.4. Quản lý thiết bị hỗ trợ cá đẻ - Quản lý thiết bị cho cá đẻ trứng đảm bảo an toàn cho cá trong suốt quá trình cá đẻ trứng. Như tránh cá nhảy ra ngoài, nước tràn - Quản lý hệ thống cấp và thoát nước để hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả. Hình 4- 44: Van cấp nước vào bể đẻ - Quản lý thiết bị dẫn trứng, giữ trứng
  55. 54 Hình 4- 45: Giai giữ trứng sau khi cá đẻ xong. 3. Thu và định lượng trứng 3.1. Xác định thời điểm thu trứng - Thời điểm thu trứng là sau khi đàn cá bố mẹ đã thực hiện đẻ trứng xong hoàn toàn. - Trứng cá phải đảm bảo trưng nước tối đa. - Thời điểm thu trứng ở các loài cá khác nhau thì thời điểm thu trứng cũng khác nhau. Thông thường sau khi cá đẻ trứng ra ngoài môi trường nước khoảng từ 30 – 60 phút là trứng đã trương nước cực đại và có thể tiế hành thu trứng đảm bảo an toàn cho trứng. 3.2. Thu trứng - Thu trứng là tiến hành thu toàn bộ lượng trứng trong thiết bị cho đẻ để chuyển trứng đị ấp. - Trứng cá có 2 dạng chính đó là trứng dính thu giá thể và trứng bán trôi nổi thi thu ở thiết bị chứa trứng (giai, bể) - Tiến hành thu trứng: + Thu giá thể chứa trứng: Kiểm tra khả năng trương nước của trứng.
  56. 55 Kiểm tra khả năng dính trứng vào giá thể. Ngừng hoạt động của thiết bị đẻ trứng (kích nước, sục khí ) Thu từng gái thể chứa trứng chuyển vào thiết bị ấp trứng cá. + Thu trứng bán trôi nổi: Kiểm tra khả năng trương nước của trứng. Ngừng hoạt động của thiết bị đẻ trứng (van điều khiển dòng chảy). Kéo giai gom trứng trương nước lại. Dùng vợt, chậu thu trứng và chuyển đến thiết bị ấp. 3.3. Định lượng trứng - Định lượng trứng dính- trên giá thể bèo tây: + Bước 1: Lấy ngẫu nhiên 5 mẫu (5 bèo tây). + Bước 2: Đếm số lượng từng trứng/ giá thể. + Bước 3: Tính trung bình lượng trứng/1 giá thể. + Bước 4: Đếm tổng số lượng giá thể chứa trứng trong 1 đợt cho đẻ. + Bước 5: Tính được tổng lượng trứng. - Định lượng trứng bán trôi nổi: + Phương pháp trọng lượng: sau khi trứng đã trương nước cực đại, ta tiến hành xác định số lượng trứng bằng cách cân 100g trứng rối đem đếm, từ đó ta suy ra số trứng trong 1 kg trứng. Trên cơ sở đó biết được tổng số trứng trong một đợt cho cá đẻ. + Phương pháp đong thể tích: đong 10 ml trứng đã trương nước rồi đem đếm từ đó suy ra số lượng trứng trong 1000ml, sau đó tính được tổng số trứng trong một đợt cho cá đẻ. + Phương pháp cân trọng lượng cá trước và sau khi đẻ: đây là phương pháp khá chính xác, nó hạn chế được phương pháp xác định theo thể tích. Ví dụ: cá cái trước lúc kích thích sinh sản là 4,5 kg, sau khi kích thích sinh sản cân lại là 4,1 kg như vậy lượng trứng đẻ ra là 0,4 kg, dựa vào sức sinh sản tuyệt đối của mỗi loài, dựa vào quan hệ giữa khối lượng và lượng chứa trứng để tính ra số trứng trong 1g, từ đó tính được số trứng trong 0,4 kg trứng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Mô tả phương pháp quản lý các yếu tố sinh thái cho cá đẻ trứng? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Thực hiện kích thích nước
  57. 56 + Bài tập 2: Thực hiện thu và định lượng trứng C. Ghi nhớ: Thao tác kích thích nước
  58. 57 Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo Mục tiêu: - Nêu thời điểm vuốt trứng, mô tả kỹ thuật vuốt trứng, gieo tinh, khử dính trứng; - Xác định được thời điểm vuốt trứng; - Thực hiện được vuốt trứng, gieo tinh, khử dính trứng; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định thời điểm vuốt trứng: 1.1. Dự tính thời điểm cá chảy trứng - Dự tính thời điểm cá chảy trứng được tính từ khi cá được tiêm liều kích thích thích sinh sản quyết định đến khi cá bắt đầu chảy trứng. - Thời điểm cá chảy trứng nhanh hay muộn tùy thuộc: + Điều kiện sinh thái (nhiệt độ là chính): nếu ở ngưỡng nhiệt độ thích hợp cao tì quá trình chẩy trứng sẽ diễn ra sớm hơn và nếu nhiệt độ môi trừng nước thấp trong ngưỡng thì sẽ diễn ra muộn. + Liều lượng chất kích thích: lượng chất kích thích nhiều cá sẽ sớm chảy trứng và ít sẽ muộn hơn. + Độ thành thục của cá cái. - Thông thường thời gian chảy trứng của cá thường bắt đầu sau khi tiêm liều kích kích sinh sản thứ 2 khoảng 4 giờ. 1.2. Kiểm tra cá chảy trứng - Sau 4 giờ thì tiến hành kiểm tra độ chảy trứng của cá - Tiến hành kiểm tra: + Bắt cá cái. + Quan sát lỗ hậu môn. + Sờ vào bụng cá và vuốt nhẹ.
  59. 58 Hình 4- 46: Theo dõi thời gian để vuốt trứng 2. Vuốt trứng và gieo tinh: 2.1. Bắt và giữ cá cái - Bắt cá cái bằng hai tay và đảm bảo nhẹ nhàng tránh cá quẫy mạnh - Cho cá vào túi chuyên dụng, hoặc quán bằng vải mền để giữ cá được dễ dàng và chắc chắn hơn. - Giữ cá chắc chắn và để đầu cá hướng lên trên, đuôi cá hướng xuống chậu để vuốt trứng. Hình 4- 47: Giữ cá để chuẩn bị vuốt trứng
  60. 59 2.2. Vuốt trứng - Chuẩn bị thau, chậu để chứa trứng. - Dùng khăn, vải mền lau khô bụng cá. - Vuốt nhẹ nhàng xuôi từ bụng xuống lỗ sinh dục để trứng chảy ra từ từ. Hình 4- 48: Thao tác vuốt trứng cá cái 2.3. Bắt cá đực, vuốt và trộn tinh - Bắt cá đực bằng hai tay và đảm bảo nhẹ nhàng tránh cá quẫy mạnh. - Cho cá vào túi chuyên dụng, hoặc quán bằng vải mền để giữ cá được dễ dàng và chắc chắn hơn. - Giữ cá chắc chắn và để đầu cá hướng lên trên, đuôi cá hướng xuống chậu để vuốt trứng. Hình 4- 49: Thao tác vuốt tinh cá đực
  61. 60 - Chuẩn bị dụng cụ trộn tinh (lông gà, vịt mền). - Dùng khăn, vải mền lau khô bụng cá. - Vuốt nhẹ nhàng xuôi từ bụng xuống lỗ sinh dục để trứng chảy ra từ từ. - Dùng lông gà khấy đều để tinh được trộn đều vào trứng. Hình 4- 50: Dùng lông gà trộn tinh để trứng được thụ tinh 3. Khử dính trứng: 3.1. Chọn và chuẩn bị chất khử dính - Dung dịch khử dính phổ biến hiện nay là nước dứa nồng độ 3- 4%. - Chuẩn bị chất khử dính: + Xác định lượng trứng cần khử dính. + Chọn qủa dứa già. + Ép lấy nước dứa cốt, loài bỏ hết tạp lẫn vào. Hình 4- 51: Nước dứa ép dùng làm chất khử dính
  62. 61 3.2. Pha dung dịch khử dính - Lấy thau hoặc chậu để pha dung dịch khử dính. - Xác định thể tích trứng cần khử. - Đong, xác định thể tích nước sạch. - Đong, xác định thể tích nước dứa chiếm 3- 4%. - Đổ nước dứa vào nước sạch và khấy đều. Hình 4- 52: Thực hiện pha dung dịch nước khử dính 3.3. Thực hiện khử dính trứng - Bước 1: Xác định chính xác thể tích trứng cần khử dính. - Bước 2: Xác định thể tích dung dịch khử dính phải gấp từ 3- 6 lần thể tích trứng cần khử dính. - Bước 3: Đổ dung dịch khử dính vào thể tích trứng cần khử, thể tích dung dịch gấp 3 lần thể tích trứng. - Bước 4: Dùng vật mền (lông gà) khấy đều từ 5- 10 phút để trứng với dung dịch khử dính được đảo đều với nhau. - Bước 5: Gạn (chắt) hết dung dịch khử dính ra ngoài. - Bước 6: Kiểm tra tính dính của trứng. + Nếu các tế bào trứng dời nhau hoàn toàn thì quá trình khử dính trứng hoàn thành.
  63. 62 + Nếu các tế bào trứng chưa dời nhau hoàn toàn, thì tiến hành lập lại quá trình khử dính trứng lần 2 như trên. Hình 4- 53: Thực hiện khấy đều giữa dung dịch khử dính với trứng cá Hình 4- 54: Thực hiện gạn dung dịch khử dính ra ngoài
  64. 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Thực hành vốt trứng gieo tinh nhân tạo? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Thực hành vuốt trứng + Bài tập 2: Thực hành vuốt tinh và trộn tinh C. Ghi nhớ: Thao tác vuốt trứng, vuốt tinh và trộn tinh.
  65. 64 Bài 5: Ấp trứng cá Mục tiêu: - Trình bày được qui trình kỹ thuật ấp nở trứng cá nước ngọt. - Thực hiện được các bước trong quy trình kỹ thuật sản ấp nở trứng cá nước ngọt. - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Đưa trứng vào thiết bị ấp 1.1. Xác định thể tích bể ấp, bình vây - Xác định thể tích bình vây ta tiến hành đo đường kính và chiều cao bình rồi áp dụng công thức sau: Thể tích = Diện tích đáy x Chiều cao = π . r2 . h (*) Trong đó: π = 3,14 r: bán kính bình vây h: chiều cao bình vây. - Xác định thể tích bể ấp (bể vòng): thể tích bể vòng được xác định thể tích thực sử dụng ấp (thể tích hữu ích) Thể tích hữu ích = Thể tích tổng thể bể - Thể tích mạng tràn (Cách tính thể tích tương tự công thức tính bình vây * trên) 1.2. Xác định thể tích ao ấp Để tính thể tích ao ấp ta tiến hành đo các cạnh của ao (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Sau áp dụng công thức: Thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao Ví dụ: Tính thể tích một ao có chiều dài 20m, chiều rộng 16m, và chiều cao 1,5m. Vậy thể tích ao là: 20 x 16 x 15 = 480m3. 1.3. Lựa chọn mật độ ấp - Ấp trong ao: mật độ ấp từ 10 - 15 vạn trứng/100m2 ao. - Ấp trong bể vòng: mật độ 80- 120vạn/1m3. - Ấp trong bình vây: mật độ ấp từ 0,5 - 2 vạn trứng/lít - Ấp trong khay: mật độ 1 vạn trứng/lít nước.
  66. 65 1.4. Tính số lượng trứng đưa vào ấp Trước khi đưa vào dụng cụ ấp phải dựa vào thể tích của dụng cụ ấp, mật độ ấp để từ đó xác định tổng số trứng cần ấp sao cho thích hợp. - Đối với ấp trứng dính tiến hành xác định số lượng trứng thông qua giá thể chưa trứng. Ví dụ: ấp trứng trong ao bằng cách đếm số trứng bám trên 5 giá thể để đếm tổng số trứng (trừ trứng đã ung) sau đó lấy trung bình (chọn điểm mẫu một cách ngẫn nhiên) rồi nhân với tổng số giá thể trong khung. Cụ thể: Mỗi một cây bèo tây là 500 trứng bám, trong khung có 200 cây bèo, như vậy ta có 100.000 trứng trong khung. Căn cứ vào đó để xác định mật độ cho thích hợp, tránh mật độ quá dày cá chậm lớn hoặc mật độ quá thưa lãng phí ao ương. Tổng số trứng ấp = Số trứng trung bình trên 1 giá thể x tổng số giá thể. - Đối với trứng bán trôi nổi, trôi nổi ấp trứng trong bể, bình, khay tính số lượng trứng bằng phương pháp sau: + Phương pháp trọng lượng + Phương pháp đong thể tích Xem lại phần 3.3 trong bài 3 ở trên để biết phương pháp tính số lượng trứng) 1.5. Đưa trứng vào ấp Trước khi đưa trứng vào dụng cụ ấp phải được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra hệ thống vòi phun có bị tắc hay không, kiểm tra miệng tràn có kín hay không. Sau đó đưa nước vào bể, điều chỉnh lưu tốc nước ổn định đến mực nước cân bằng rồi mới cho trứng vào. Trứng đưa vào dụng cụ ấp có thể bằng vợt hoặc chậu (xô). Tuy nhiên khi đưa trứng vào thao tác phải nhanh và nhẹ nhàng tránh trứng bị dập nát hoặc vỡ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.
  67. 66 Hình 4- 55: Đưa trứng vào bình vây để ấp 2. Quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp 2.1. Điều kiện môi trường - Nhiệt độ: luôn đảm bảo 28 - 300C - Hàm lượng ôxy ≥ 5mg/lít - Độ pH 7,0 - 8,5 Quản lý điều kiện môi trường trong thiết bị ấp bằng cách thương xuyên theo dõi, kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường trên. 2.2. Nguồn nước cấp Nước đưa vào thiết bị ấp trứng phải là nước trong sạch không có chất độc, không có tạp chất, cũng như không có các sinh vật hại trứng và cá con. Muốn nâng cao tỷ lệ cá bột người ta phải tiến hành làm sạch nước trước khi đưa vào bể ấp. Có nhiều phương pháp lọc nước như: lọc bằng sỏi đá, lọc ngược bằng phễu lọc, lọc sinh học. Hiện nay hầu hết các cơ sở đều sử dụng phễu lọc ngược để tiến hành lọc nước. Lọc nước có thể bằng phễu lọc ngược: đây là thiết bị lọc nước đơn giản có hiệu quả, vì thế được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở sản xuất. Phễu lọc ngược có dạng hình phễu, được làm bằng vải valide hoặc bao bột mỳ, vải thun được bọc xung quanh khung tre, sắt.
  68. 67 Nguyên tắc: nước đi từ dưới đáy phễu lên và qua lớp vải bọc ra ngoài phễu, như vậy phễu phải có góc mở như thế nào đó để khi lưu tốc nước tại bề mặt của phễu xấp xỉ bằng kích thước độ thoáng của vải vẫn không lọt qua được. Như vậy các tạp chất và các sinh vật hại trứng đều được giữ lại trong phễu định kỳ dùng vợt vớt vứt bỏ. 2.3. Xác định thời điểm trứng nở Định kỳ xác định các giai đoạn phát triển trứng cá nhằm mục đích điều chỉnh lưu tốc nước thích hợp, tránh trường hợp lưu tốc nước nhanh quá làm vỡ trứng, hoặc chậm quá làm trứng chìm xuống đáy bị đóng bánh ở đáy dụng cụ ấp. Ngoài ra xác định thời điểm cá bột mới nở để cung cấp thức ăn cho cá. Hình 4- 56: Các giai đoạn phát triển trứng cá 2.4. Điều chỉnh lưu tốc nước: - Điều chỉnh lưu tốc nước trong bể ấp: Lưu tốc nước trong bể khống chế từ 0,15 - 0,3 m/s. Từ khi đưa trứng vào đến lúc vỏ trứng chuyển mềm không căng tròn như trước nữa (phôi bắt đầu lắc lư) giữ lưu tốc ở 0,15 - 0,2 m/s. Từ khi phôi bắt đầu thoát ra khỏi vỏ trứng đến khi cá bơi ngang được tăng lưu tốc lên 0,25 - 0,30 m/s nhằm giúp cho cá nở rộ, đồng thời làm cho vỏ trứng chóng tan, cá con mới nở không bị chìm xuống đáy bể. Từ khi cá bơi ngang được mặt nước thì giảm lưu tốc xuống 0,15 m/s và giữ nguyên cho đến khi xuất cá bột.
  69. 68 Trước khi cho cá ăn điều chỉnh van giảm lưu tốc nước lại hoặc để lưu tốc bằng không, sau khi cho cá ăn xong chừng 3 - 5 phút, từ từ tăng lưu tốc lên, lúc này lưu tốc chỉ cần đạt khoảng 0,1 m/s. Sau 30 phút ta lại chỉnh lưu tốc lên 0,15 m/s cho đến khi xuất cá bột. - Điều chỉnh lưu tốc nước trong bình vây Khi đã cho đủ số trứng vào mỗi bình điều chỉnh lưu lượng ở mức 1,0 - 1,5 lít/phút. Khi vỏ trứng chuyển mềm, phôi lắc lư mạnh, tăng lưu lượng nước qua bình ở mức 1,5 - 2,0 lít/phút để giúp cho trứng nở rộ và cá không bị chìm lắng xuống đáy bình cá khoẻ theo máng ra ngoài. - Điều chỉnh lưu tốc nước trong khay ấp Khay ấp: rộng 20-30cm, dài 30-40cm, cao 7- 9cm. Hai thành dọc, có lỗ thoát nước đường kính lỗ 1cm được gắn lưới nylon có cỡ mắt lưới 1mm. Hình 4- 57: Hoạt động của khay ấp Lưu lượng: 0,2 l/giây đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy trong quá trình ấp. Ngoài ra để trứng được đảo đều trong khay ấp và tránh trứng va vào thành khay làm vỡ trứng. 2.5. Quản lý địch hại và vệ sinh thiết bị ấp: - Quản lý địch hại Địch hại chủ yếu phát sinh trong quá trình ấp trong ao và bể vòng địch hại gồm: Sinh vật phù du (ĐVPD và TVPD), tôm, tép, cá tạp và cá giữ, rắn, nòng nọc ếch nhái và ếch nhái. Vì vậy thường xuyên kiểm tra dụng cụ ấp để có phương pháp xử lý kịp thời.
  70. 69 - Vệ sinh mạng tràn dụng cụ ấp Thường xuyên theo dõi và định kỳ 30 – 60 phút vệ sinh mạng tràn một lần. Đặc biệt chú ý khi trứng nở phải vệ sinh tránh vỏ trứng bám vào mạng tràn làm tắc và cá bột theo dòng nước ra ngoài trên mạng tràn. Hình 4- 58: Vệ sinh mạng tràn bể ấp Hình 4- 59: Vệ sinh mạng tràn khay ấp 2.6. Cho cá bột ăn Cá nở được 3 ngày, noãn hoàng đã tiêu hết (tùy thuộc vào nhiệt độ trong dụng cụ ấp) cho cá bột xuống ao ương hoặc xuất bán. Trước lúc ra cá bột 12 tiếng cho cá ăn lòng đỏ trứng gà. Cho cá bột ăn lòng đỏ trứng luộc chín, bóp nhuyễn hòa nước loãng té đều mặt nước cho cá ăn, khẩu phần ăn: 1 lòng đỏ/20-30 vạn cá/lần. Trước khi cho cá ăn điều chỉnh van giảm lưu tốc nước lại hoặc để lưu tốc bằng không, sau khi cho cá ăn xong chừng 3 - 5 phút, từ từ tăng lưu tốc lên, lúc này lưu tốc chỉ cần đạt khoảng 0,1 m/s. Sau 30 phút ta lại chỉnh lưu tốc lên 0,15 m/s cho đến khi xuất cá bột. 3. Thu cá bột 3.1. Xác định thời điểm thu cá bột Thông tin thị trường là một trong những cơ sở để quyết định giá bán. Nắm bắt thông tin thị trường thông qua thông tin các nhà máy, cơ sở thu mua, đài báo, internet. Thường xuyên theo dõi quá trình phát triển phôi của trứng. Tùy theo nhiệt độ nước mà khoảng 50 - 70 giờ trứng sẽ nở. Sau khi cá nở được 3 ngày, noãn hoàng đã tiêu hết (tùy theo nhiệt độ) tiến hành thu cá bột cho xuống ao ương hoặc xuất bán.
  71. 70 3.2. Định lượng mẫu: Định lượng mẫu có 2 phương pháp định lượng mẫu: - Cân mẫu tính số lượng cá bột trong một khối lượng rồi tính tổng số cá bột. - Đong một thể tích mẫu (1 - 2ml), sau các định tổng thể tích cá thu được và tính tổng số cá bột nở. Tổng số cá bột = Số lƣợng 1 mẫu x tổng thể tích 3.3. Thu toàn bộ cá bột: Đối với ấp trong bể vòng: rút nước xuống 40 - 50cm dùng vợt hoặc lưới thu cá bột thu xung quanh bề 3 - 4 lần, sau đó rút tiếp xuống còn khoảng 20cm và thu toàn bộ. Ấp trong bình vây, rút 1/2 lượng nước trong bình dùng vợt thu hoặc dùng ống xi phông hút cá vào dụng cụ chứa, sau đó xả đáy để thu toàn bộ. Chú ý: khi dùng vợt thao tác phải nhanh và nhẹ nhàng tránh làm cá bị tổn thương. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Nêu cách tính thể tích dụng cụ ấp? Nêu thao tác vệ sinh và quản lý các dụng cụ ấp trứng cá? - Bài tập: Tính số lượng trứng để đưa vào thiết bị ấp? Thao thác điều chỉnh lưu tốc nước của thiết bị ấp và cho cá bột ăn? Thao tác thu cá bột? C. Ghi nhớ - Xác định số lượng trứng và chọn mật độ ấp theo từng loại thiết bị ấp - Xác định thời điểm trứng nở. - Quản lý môi trường, thiết bị ấp. - Phương pháp thu cá bột.
  72. 71 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Cho cá đẻ là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ và trước mô đun Ương nuôi cá giống trong chương trình đào tạo; mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học. - Tính chất: Mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng giúp người sản xuất chuẩn bị cho cá đẻ và ấp trứng, chọn cá bố mẹ và tiêm chất kích thích, giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, ấp trứng cá. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở sản xuất giống cụ thể. II. Mục tiêu: - Nêu tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ thành thục, kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo; ấp trứng cá; - Thực hiện được chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ, pha và tiêm chất kích thích, giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo; ấp trứng cá; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại Địa điểm Thời lƣợng bài Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 04-01 Chuẩn bị thiết bị, Tích Lớp học/ 15 2 13 dụng cụ, vật tư cho hợp ao nuôi cá đẻ MĐ 04-01 Chọn cá bố mẹ Tích Lớp học/ 20 5 14 1 thành thục và tiêm hợp ao nuôi chất kích thích MĐ 04-01 Kích thích sinh thái Tích Lớp học/ 15 4 10 1 cá đẻ tự nhiên hợp ao nuôi MĐ 04-01 Vuốt trứng và gieo Tích Lớp học/ 15 4 11 tinh nhân tạo hợp ao nuôi MĐ 04-01 Ấp trứng cá Tích Lớp học/ 15 4 10 1 hợp ao nuôi Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 19 58 7
  73. 72 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cho cá đẻ 4.1.1. Bài tập 1: Chuẩn bị ao, bể cho cá đẻ và ấp trứng - Nguồn lực: + Ao 50- 100m2: 1 cái + Bể vòng: 5- 10m3 + Vôi: 5- 15kg + Bàn chải: 06 chiếc + Khẩu trang: 15 chiếc + Quần áo lội nước: 15 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Chuẩn bị được ao, bể sạch sẽ 4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị vật tư cho cá đẻ và ấp trứng - Nguồn lực: + Chất kích thích (LRHA + DOM): 1 hộp + 1 vỉ + Giá thể: bèo tây, xơ dừa + Chất khử dính (quả dứa): 5 quả - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: chuẩn bị đầy đủ số lượng và kiểm tra chất lượng vật tư 4.2. Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích 4.2.1 Bài tập 1: Chọn cá cái thành thục - Nguồn lực: + Cá mẹ: 06 con mỗi loại + Que thăm trứng: 3 chiếc + Hộp lồng: 10 chiếc + Kính lúp: 3 kính + Dung dịch Sedr: 300ml. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
  74. 73 - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Chọn được cá cái thành thục. 4.2.2 Bài tập 2: Chọn cá đực thành thục - Nguồn lực: + Cá đực: 06 con mỗi loại + Quần áo lội nước: 06 bộ. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Chọn được cá đực thành thục. 4.2.3 Bài tập 3: Lập bảng sử dụng chất kích thích sinh sản - Nguồn lực: + Thước kẻ: 03 chiếc + Giấy A4: 10 tờ + Bút viết: 10 chiếc + Máy tính tay: 03 chiếc. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Lập được bảng sử dụng chất kích thích sinh sản 4.3. Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên 4.3.1. Bài tập 1: Kích thích nước - Nguồn lực: + Bể vòng: 1 bể + Máy đo lưu tốc: 1 chiếc + Hệ thống van cấp, thoát nước - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Tạo được dòng chảy để kích thích nước 4.3.2. Bài tập 2: Thu và định lượng trứng
  75. 74 - Nguồn lực: + Giai: 01 chiếc + Vợt: 01 chiếc + Cốc đong: 03 chiếc + Chậu: 03 chiếc + Cân: 01 chiếc + Máy tính tay: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Định lượng được số lượng trứng 4.4. Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo 4.4.1. Bài tập 1: Vuốt trứng - Nguồn lực: + Cá cái: 03 con mỗi loại + Chậu: 02 chiếc + Túi vải: 06 chiếc + Khăn mặt: 10 chiếc + Đồng hồ: 01 chiếc + Găng tay: 15 đôi - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Vuốt được trứng, cá an toàn 4.4.2. Bài tập 2: Vuốt tinh và trộn tinh - Nguồn lực: + Cá đực: 03 con mỗi loại + Chậu: 02 chiếc + Túi vải: 06 chiếc + Lông cánh gà: 20 chiếc + Khăn mặt: 10 chiếc + Đồng hồ: 01 chiếc
  76. 75 + Găng tay: 15 đôi - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Vuốt được tinh và trộn được tinh an toàn 4.5. Bài 5: Ấp trứng cá 4.5.1. Bài tập 1: Tính số lượng trứng để đưa vào thiết bị ấp - Nguồn lực: + Trứng cá chép, trắm, mè + Chậu: 02 chiếc + Cân điện tử: 01 chiếc + Máy tính: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Tính được tổng số lượng trứng để đưa vào thiết bị ấp 4.5.2. Bài tập 2: Thao thác điều chỉnh lưu tốc nước của thiết bị ấp và cho cá bột ăn - Nguồn lực: + Bể vòng: 01 chiếc + Bình vây: 01 chiếc + Máy đo lưu tốc cơ: 01 chiếc + Đồng hồ: 01 chiếc + Ca nhựa: 01 chiếc + Lòng đỏ trứng gà: 30 quả + Cân điện tử: 01 chiếc + Máy tính: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Thao thác điều chỉnh lưu tốc nước của thiết bị ấp
  77. 76 + Cho được cá bột ăn long đỏ trứng gà 4.5.3. Bài tập 3: Thao tác thu cá bột - Nguồn lực: + Bể vòng: 01 chiếc + Bình vây: 01 chiếc + Vợt loại lớn: 01 chiếc + Vợt loại nhỏ: 01 chiếc + Ca nhựa: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Thao tác thu cá bột V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cho cá đẻ và ấp trứng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị ao, bể cho cá đẻ và ấp Quan sát quá trình thực hiện và có trứng lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên Chuẩn bị vật tư cho cá đẻ và ấp trứng Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên 5.2. Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn cá cái thành thục Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên Chọn cá đực thành thục Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên Lập bảng sử dụng chất kích thích Quan sát quá trình thực hiện kiểm sinh sản tra của từng học viên 5.3. Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thao tác kích thích nước Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên Thao tác thu trứng Quan sát quá trình thực hiện kiểm
  78. 77 tra của từng học viên Thao tác định lượng trứng Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên 5.4. Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thao tác vốt trứng Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên Thao tác vuốt tinh và trộn tinh Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên 5.5. Bài 5: Ấp trứng cá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính số lượng trứng để đưa vào thiết Quan sát quá trình thực hiện kiểm bị ấp tra của từng học viên Điều chỉnh lưu tốc nước của thiết bị Quan sát quá trình thực hiện kiểm ấp và cho cá bột ăn tra của từng học viên Thao tác thu cá bột Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên
  79. 78 VI. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 2. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 3. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Trường Đại học Nha Trang, NXB Nông nghiệp, 2006. 4. Nguyễn Tường Anh, 2005, Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi (Cá trê, cá tra, sặc rằn, thát lát, tai tượng, rôphi toàn đực), NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 6. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000 7. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 8. Nguyễn Thị Thuyết, giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007
  80. 79 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương ./.