Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước ngọ

pdf 57 trang ngocly 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước ngọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chan_doan_nhanh_va_tri_benh_do_ky_sinh_tru.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước ngọ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Ở ĐVTS NUÔI NƢỚC NGỌT MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình Chẩn đoán nhanh bệnh dộng vật thủy sản được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa từ giáo trình Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Mô đun 05: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản. Mô đun này được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt và giảng dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở thủy sản nuôi nước lợ mặn. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình MĐ05 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 112 giờ và bao gồm 7 bài: Nội dung của giáo trình bao gồm: Bài mở đầu Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Tham gia biên soạn
  4. 3 1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh 3. CN. Đỗ Trung Kiên 4. TS. Bùi Quang Tề 5. ThS. Trương Văn Thượng
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾ T TẮ T 6 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Ở ĐVTS NUÔI NƯỚC NGỌT 7 Bài mở đầu 7 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh và cua 9 1. Tác nhân gây bệnh: 9 2. Dấu hiệu bệnh lý: 11 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 12 4. Chẩn doán bệnh: 12 5. Phòng và trị bệnh: 12 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt 15 1. Tác nhân gây bệnh: 15 2. Dấu hiệu bệnh lý: 19 3. Phân bố và lan truyền bệnh 20 4. Chẩn đoán bệnh 20 5. Phòng và trị bệnh: 21 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt 23 1. Tác nhân gây bệnh: 23 2. Dấu hiệu bệnh lý: 25 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 27 4. Chẩn doán bệnh: 27 5. Phòng và trị bệnh: 27 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt 29 1. Tác nhân gây bệnh: 29 2. Dấu hiệu bệnh lý: 31 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 34 4. Chẩn đoán bệnh: 34 5. Phòng và trị bệnh: 34 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt 36 1. Tác nhân gây bệnh: 36 2. Dấu hiệu bệnh lý: 38 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 40 4. Chẩn doán bệnh: 40 5. Phòng và trị bệnh: 40 Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt 42 1. Tác nhân gây bệnh: 42 2. Dấu hiệu bệnh lý: 44 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 45 4. Chẩn đoán bệnh: 45 5. Phòng và xử lý bệnh: 45
  6. 5 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 47 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 47 II. Mục tiêu: 47 III. Nội dung chính của mô đun: 47 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 48 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 54 VI. Tài liệu tham khảo 55
  7. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. Sự ký sinh: một sinh vật trong từng giai đoạn hay cả quá trình sống nhất thiết phải sống ở bên trong hay bên ngoài cơ thể một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng mà sống và phát sinh tác hại cho sinh vật kia. Ký sinh trùng: Động vật sống ký sinh Vật chủ (hay ký chủ): Sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gây tác hại Mô học: Nghiên cứu cấu trúc rất nhỏ, thành phần và chức năng của các mô Mô bệnh học: Những thay đổi về cấu trúc và chức năng trong mô và các cơ quan của cơ thể mà chúng gây ra hoặc do một bệnh gây ra có trong các mẫu đã chuẩn bị cho mô học. ppm (parts per million): Đây là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp, nghĩa là 1 phần triệu. 1ppm = 1g/m3
  8. 7 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Ở ĐVTS NUÔI NƢỚC NGỌT Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Ký sinh trùng là tác nhân gây bệnh phổ biến ở ĐVTS. Bệnh ký sinh trùng làm tổn thương cơ thể tôm, cá; khả năng hoạt động của các đối tượng này bị giảm, sự sinh trưởng và phát triển kém đi. Muốn phòng bệnh do ký sinh trùng tốt đòi hỏi người nuôi phải hiểu được đặc tính sinh học của ký sinh trùng gây bệnh thì mới phòng tránh và hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Mô đun 05: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật nuôi nước ngọt cung cấp cho học viên kiến thức về nhận biết ký sinh trùng gây bệnh và thao tác phòng trị bệnh do ký sinh trùng gây ra. Nội dung của mô đun được tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên kiến thức kỹ năng trong chẩn đoán nhanh bệnh do ký sinh trùng gây ra ở động vật thủy sản. Sau khi học xong học viên phải nắm được các bước thu mẫu, nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý và thực hiện được các biện pháp xử lý các bệnh do ký sinh trùng theo quy trình kỹ thuật phù hợp. Mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật nuôi nước ngọt được học sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt và giảng dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở thủy sản nuôi nước lợ mặn Bài mở đầu Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học viên: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua; bệnh sán lá đơn chủ ở cá; bệnh trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa ở cá; bệnh trùng bánh xe ở cá do ký sinh trùng gây ra; - Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của sáu loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua; bệnh sán lá đơn chủ ở cá; bệnh trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa ở cá; bệnh trùng bánh xe ở cá do ký sinh trùng gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. Nội dung chính của mô đun: Bài mở đầu
  9. 8 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá Mối quan hệ với các mô đun khác: Mô đun 05: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: - Mô đun 01 Phòng bệnh tổng hợp là mô đun trình bày được khái niệm cơ bản, hiểu được cơ sở khoa học và mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh; trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho ĐVTS, từ đó là cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng. - Mô đun 02 Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác quản lý môi trường ao nuôi động vật thủy sản. Yếu tố môi trường liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh và phát triển của ký sinh trùng. Những yêu cầu đối với học viên: - Học viên phải được trang bị những kiến thức về bệnh động vật thủy sản. - Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và đời sống của động vật thủy sản và ký sinh trùng gây bệnh. - Sau khi học xong học viên phải nắm được các bước xác định ký sinh trùng gây bệnh và thao tác được các biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng thường gặp.
  10. 9 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh và cua Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của tôm, cua; xác định được bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: Bệnh sinh vật bám ở tôm do một số ký sinh trùng đơn bào gây ra (trùng loa kèn) ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, gây tôm yếu và cản trở hô hấp, giảm khả năng đề kháng với các bệnh nguy hiểm khác. Bệnh này ảnh hưởng nặng nhất ở tôm ấu trùng. Tác nhân gây bệnh gồm các giống: Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella là ký sinh trùng đơn bào dạng hình loa kèn, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đoàn, kích thước tế bào nhỏ khoảng từ 60-100 m. 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 5-1: Epistylis và Zoothamnium ký sinh trên phần phụ của tôm (mẫu tươi)
  11. 10 Hình 5-2: Epistylis và Zoothamnium ký sinh trên mang của tôm (mẫu mô học) Hình 5-3: Vorticella và Tokophryra ký sinh ở phần phụ giáp xác
  12. 11 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Dấu hiệu bên ngoài: 2.1.1. Hoạt động của tôm bệnh - Tôm yếu, hoạt động khó khăn, bắt mồi giảm. 2.1.2. Hoạt động của cua bệnh - Cua yếu, di chuyển chậm, bắt mồi giảm, khó lột xác. 2.1.3. Dấu hiệu bệnh ở vỏ, phần phụ của tôm, cua - Trên vỏ, phần phụ, mang tôm; trên phần phụ, mặt bụng của cua sinh vật bám đầy. - Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh vi rút. - Sinh vật bám đôi khi làm mất khả năng sinh sản của vật chủ, làm thay đổi nội tiết, ảnh hưởng đến lột vỏ, hoạt động và sinh trưởng chậm (còi cọc). Hình 5-4: Tôm càng xanh bị sinh vật bám phủ đầy toàn thân
  13. 12 2.2. Dấu hiệu bên trong: - Sinh vật bám làm thay đổi nội tiết, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, lột xác của cua, tôm. 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Trùng phân bố rộng, gặp ở các giai đoạn phát triển tôm càng xanh, cua. - Phát bệnh nhiều vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông. 4. Chẩn doán bệnh: 4.1. Thu mẫu tôm, cua bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Tài liệu tham khảo - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái tôm bị bệnh trong ao - Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng. - Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, phần phụ tôm. 4.1.3. Quan sát trạng thái cua bị bệnh trong ao - Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng. - Biểu hiện sinh vật bám trên phần phụ, bụng, mai cua. 4.1.4. Thu mẫu tôm, cua bệnh - Thu mẫu tôm, cua nghi bị bệnh 4.2. Quan sát cơ thể tôm: 4.2.1. Quan sát vỏ, phần phụ của tôm - Tôm yếu, hoạt động khó khăn. - Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy. - Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh vi rút. 4.2.2. Giải phẫu và quan sát bên trong cơ thể tôm - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. 4.3. Quan sát cơ thể cua 4.3.1. Quan sát vỏ, phần phụ của cua - Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, mang, phần phụ cua. 4.3.2. Giải phẫu và quan sát bên trong cơ thể cua - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh:
  14. 13 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. 5.2.2. Tắm tôm, cua trong dung dịch fomalin - Dùng Formalin 100-200 ppm tắm cho tôm trong 30 phút. Nếu dùng nồng độ thấp hơn cần kéo dài thời gian. 5.2.3. Tắm tôm, cua trong nước oxy già (H2O2) - Tắm bằng nước oxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị mô tả hình dạng của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua là các giống trùng loa kèn Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella - Trùng bám đầy trên thân, mang, phần phụ làm tôm, cua yếu, hoạt động khó khăn, bắt mồi giảm, ảnh hưởng đến nội tiết, sinh sản, lột xác.
  15. 14 - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất như Formalin, nước oxy già (H2O2) vào bể, ao ương theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  16. 15 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nƣớc ngọt Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Bệnh sán lá đơn chủ ở cá là một bệnh ký sinh trùng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh. - Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. - Trùng gây bệnh bao gồm các giống: Bộ Dactylogyridea Họ Dactylogyridae Giống Dactylogyrus Họ Ancyrocephalidae Giống Silurodiscoides Giống Notopterodiscoides Giống Malayanodiscoides Giống Cornudiscoides Giống Trianchoratus Giống Pseudodactylogyrus Giống Bychowskyella Giống Quadriacanthus Giống Cichlidogyrus Giống Ancyrocephalus Bộ Gyrodactylidea Họ Gyrodactylidae Giống Gyrodactylus
  17. 16 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 5-5: Dactylogyrus A. Trứng ; B. ấu trùng ; C. Cấu tạo cơ thể 1. Thuỳ đầu 2. Điểm mắt 3. Tuyến đầu 4. Miệng 5. Cơ qun giao cấu 6. Túi chứa tinh 5. Cơ quan sinh dục đực 7. Tuyến tiền liệt 8. Ống dẫn tinh 9 . Tinh hoàn 10. Buồng trứng 11. Noãn hoàng 12. Tuyến noãn hoàng 13. Ống dẫn trứng 14. Tuyến vỏ trứng 15. Tử cung 16. Túi chứa trứng thành thục 17. Âm hộ (lỗ sinh dục) 18. Âm đạo 19. Túi thụ tinh 20. Ruột 21. Đĩa bám (a- móc rìa, b-màng nối, c- móc giữa) A B C B Hình 5-6: A- Mô học mang cá bị nhiễm Dactylogyrus sp ; B- Dactylogyrus sp ký sinh trên các tơ mang cá rôhu; C- Dactylogyrus sp
  18. 17 A B C F D E Hình 5-7: Hình dạng tổng quát của một số sán lá đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae: A,D,E- Silurodiscoides spp. ký sinh ở các loài thuốc giống cá tra (Pangasius) ; B- Pseudodactylogyrus anguillae ký sinh ở cá bống tượng; C- Trianchoratus ophocephali ký sinh ở cá lóc; F- Ancyrocephalus sp
  19. 18 A B C D E F G H I J K Hình 5-8 : Bộ móc kitin của một số giống loài ký sinh trùng thuộc họ Ancyrocephalidae A- Silurodiscoides sp6; B- Silurodiscoides sp5; C- Silurodiscoides sp3; D- Silurodiscoides sp4; E- Ancyrocephalus sp ký sinh cá chim trắng; F- Cichlidogyrus sclerosus ký sinh ở cá rô phi vằn; G- Cichlidogyrus tilapiae ký sinh ở cá rô phi vằn; H- Silurodiscoides sp8; I- Pseudodactylogyrus anguillae ký sinh ở cá bống tượng; J- Quadriacanthus kobiensis Ha Ky; K- Silurodiscoides sp9
  20. 19 A C B C Hình 5-9: Sán đơn chủ -Gyrodactylus với bào thai thế hệ thứ hai trong cơ thể A- Gyrodactylus fusci ký sinh ở cá trê (Clarias spp); B- Sán lá đơn chủ đẻ con ký sinh vây cá trê; C- đôi móc lớn ở giữa đĩa bám của Gyrodactylus 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. - Cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang: - Dactylogyrus và các giống thuộc họ Ancyrocephalidae ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, làm mang và da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Nên cá thường có dấu hiệu bơi lội bất thường, mang
  21. 20 có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. - Gyrodactylus ký sinh trên da và mang, nhưng chủ yếu ký sinh ở da. Khi ký sinh với số lượng lớn, làm cho tổ chức tế bào tại nơi ký sinh tiết ra lớp dịch nhầy màu trắng tro. Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. Từ những vết loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các sinh vật khác xâm nhập gây bệnh. Cá bị cảm nhiễm Gyrodactylus khả năng bắt mồi giảm, hô hấp khó khăn, cá gầy yếu, khi nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá hàng loạt. 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Dactylogyrus, Gyrodactylus và các giống loài sán đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống. - Giống Dactylogyus và sán đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae có tính đặc hữu cao tức là mỗi loài sán chỉ ký sinh một loài cá ký chủ, như Dactylogyrus ctenopharyngodon ký sinh ở cá trắm cỏ, D. hypophthalmichthys ký sinh ở cá mè trắng Trung Quốc, D. harmandi ký sinh ở cá mè trắng Việt Nam - Mức độ cảm nhiễm của các loài cá khá cao, tỷ lệ cảm nhiễm từ 30-60%. - Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22 - 280C. - Mùa xuất hiện bệnh: mùa xuân, thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Nhiệt độ quá cao về mùa hè và quá lạnh về mùa đông đều không thích hợp với loại sán này. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu mẫu cá nghi nhiễm sán lá đơn chủ
  22. 21 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Quan sát da, vây, mắt Quan sát sán lá đơn chủ bám trên da, vây, mắt, - Quan sát mang, xoang miệng Quan sát sán lá đơn chủ bám trong mang, xoang miệng - Lấy nhớt mang, da cá bệnh, dàn mỏng trên slide sạch, đậy lamel rồi quan sát bằng kính hiển vi với độ phóng đại <100x. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. 5.2.2. Tắm cá trong dung dịch fomalin - Dùng Formalin tắm nồng độ 100-200ppm, thời gian 30-60 phút, chú ý khi tắm phải có xục khí cung cấp đủ oxy cho cá. 5.2.3. Tắm cá trong nước oxy già (H2O2) - Tắm bằng nước oxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành:
  23. 22 + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt là các giống Dactylogyrus, Gyrodactylus và các giống loài sán đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae. - Sán lá đơn chủ ký sinh trên da, mang nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, cá không nên thả mật độ quá dày, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất như Formalin, H2O2 vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  24. 23 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nƣớc ngọt Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: Trùng mỏ neo (Lernaea) là ký sinh trùng rất phổ biến, thường gặp gây bệnh cho ĐVTS nuôi nước ngọt. Trùng mỏ neo chủ yếu ký sinh ở da hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình dạng ngoài của Lernaea, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Cơ thể trùng kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình, phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm thủng và bám chắc vào tổ chức ký chủ nên còn có tên là trùng mỏ neo. Hình dạng và số lượng của sừng lưng, sừng bụng có sự sai khác giữa các loài. Phần đầu do đốt đầu và đốt ngực thứ 1 hợp lại thành chính giữa có lá đầu hình nửa vòng tròn, bên trên có mắt do 3 mắt nhỏ tạo thành. Hình 5-10: Trùng mỏ neo Lernaea cyprinacea
  25. 24 1 2 4 7 8 3 6 A Hình 5-11: Cấu tạo của trùng mỏ neo Lernaea A. Phần đầu 1. Lá đầu, 2. Môi trên, 3. Anten 1, 4. Anten 2, 5. Răng hàm lớn, 6. Chân hàm, 7. Răng hàm nhỏ, 8. Môi dưới B. Hình thái cơ thể Lernaea cái B 1. Sừng bụng, 2. Lá đầu, 3. Sừng lưng, 4-8. Đôi chân bơi thứ 1-5, 9. Đốt sinh sản, 10. Lỗ để trứng, 11. Nạng đuôi, 12. Túi trứng Hình 5-12: Trùng mỏ neo Lernaea lophiara
  26. 25 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá mới bị cảm nhiễm ký sinh trùng Lernaea, lúc đầu cảm thấy khó chịu, biểu hiện cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp. - Đối với cá hương, cá giống bị ký sinh trùng Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. - Cá bố mẹ bị cảm nhiễm Lernaea số lượng nhiều, tuyến sinh dục không phát triển được. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang: - Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước nên thường bị một số giống nguyên sinh động vật, tảo, nấm bám vào da cá phủ một lớp rất bẩn. - Trùng ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết. Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt. - Khi tổ chức bị viêm loét, mở đường cho vi khuẩn, các ký sinh trùng khác xâm nhập cá. Hình 5-13: Cá chép bị trùng mỏ neo
  27. 26 Hình 5-14: Trùng mỏ neo ký sinh ở phần bụng và da cá Hình 5-15: Trùng mỏ neo đang hút máu cá
  28. 27 3. Phân bố và lan truyền bệnh: Lernaea ký sinh trên nhiều loài cá nuôi nước ngọt ở mọi lứa tuổi khác nhau, phân bố rộng rãi trong các thuỷ vực nước. Nhiệt độ phát triển thích hợp là 18-300C. Tỷ lệ cảm nhiễm cao có thể gây chết hàng loạt đặc biệt với cá hương và cá giống. . 4. Chẩn doán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu mẫu cá nghi nhiễm trùng mỏ neo 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Bằng mắt thường có thể nhìn thấy trùng mỏ neo bám trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.
  29. 28 5.2.2. Ngâm lá xoan trong ao + Dùng lá xoan 0,4-0,5 Kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ôxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết. 5.2.3. Tắm cá trong dung dịch thuốc tím + Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 -12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm ký sinh trùng gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt là Lernaea, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Cơ thể trùng kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình, phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm thủng bám chắc vào tổ chức ký chủ. - Trùng mỏ neo ký sinh trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng của nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, ngâm lá xoan, tắm hoặc phun một số hoá chất như KMnO4 , Hadaclean vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  30. 29 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nƣớc ngọt Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: Rận cá là một giáp xác ký sinh phổ biến, ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. - Trùng gây bệnh bao gồm các giống: Bộ Copepoda (Bộ chân chèo) Họ Caligidae Giống Caligus Bộ Branchiura (Bộ mang đuôi) Họ Argulidae Giống Argulus Bộ Isopoda (Bộ chân đều) Họ Aegidae Giống Alitropus Họ Corallanidae Giống Corallana 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 5-16: Rận cá Caligus
  31. 30 A B Hình 5-17: Rận cá Argulus chinensis (A- mặt lưng; B- mặt bụng; C- mặt bụng- KHVĐT) Hình 5-18: Rận cá Alitropus typus
  32. 31 Hình 5-19: Rận cá Corallana grandiventra 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá bị rận cá ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội lung tung, cường độ bắt mồi giảm. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang: - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, có thể gây thành bệnh làm cá chết. - Rận cá bám trong xoang mang của cá, phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở. - Rận cá dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ tạo các vết thương viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn. - Mặt khác các gai xếp ngược ở mặt bụng rận cá cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá chết hàng loạt.
  33. 32 Hình 5-20: Rận cá Corallana bám trên tôm Hình 5-21: Rận cá bám trên cá rô phi
  34. 33 Hình 5-22: Rận cá (Alitropus) ký sinh trến Cá dày Hình 5-23: Rận cá (Corallana) ký sinh trên cá trắm cỏ
  35. 34 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá. - Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt. Ngoài ra giống Corallana spp ký sinh trên cả tôm nước ngọt tự nhiên. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu mẫu cá nghi nhiễm rận cá 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Chẩn đoán rận cá Caligus, Argulus, Alitropus và Coronalla ký sinh gây bệnh cho cá có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp - Rận cá bám trên Da, vây, mắt, trên mang, xoang miệng - Để phân loại chúng cần dùng kính hiển vi độ phóng đại khoảng 40-80x. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh:
  36. 35 5.2.1. Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. 5.2.2. Tắm cá trong dung dịch thuốc tím - Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá bệnh nồng độ 10 ppm thời gian 30 phút. - Treo túi thuốc tím liều lượng 15-20g/1 m3 lồng, mỗi tuần treo 2 lần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh là các giống rận cá Caligus, Argulus, Alitropus, Corallana. - Rận ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá. - Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt. Ngoài ra giống Corallana spp ký sinh trên cả tôm nước ngọt tự nhiên. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, ngâm lá xoan, tắm hoặc phun một số hoá chất như thuốc tím (KMnO4) , formol, nước oxy già (H2O2), CuSO4 vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  37. 36 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dƣa ở cá nuôi nƣớc ngọt Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt ; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Bệnh trùng quả dưa ở cá nước ngọt là một bệnh ký sinh trùng phổ biến. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá nước ngọt nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh. - Tác nhân gây bệnh trùng quả dưa là loài Ichthyophthyrius multifiliis. - Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang . + Giai đoạn dinh dưỡng: ký sinh ở da, mang ký chủ, hút chất dinh dưỡng của ký chủ để sinh trưởng, đồng thời kích thích các tổ chức của ký chủ hình thành một đốm mủ. + Giai đoạn bào nang: Trùng rời ký chủ bơi lội tự do trong nước một thời gian rồi dừng lại ở ven bờ ao hoặc tựa vào cây cỏ thuỷ sinh, tiết ra chất keo bao vây lấy cơ thể hình thành bào nang. Sau một thời gian sinh sản phân đôi, ấu trùng tiết men phá vỡ bào nang chui ra ngoài, bơi trong nước tìm ký chủ mới. 1.2. Quan sát nhận dạng: - Trùng có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. - Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. - Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động Hình 5-24: Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis
  38. 37 Hình 5-25: Trùng quả dưa ký sinh ở mang cá trắm cỏ (mẫu tươi và mẫu mô học) Hình 5-26: Chu kỳ phát triển của trùng quả dưa 6 1. Cơ thể trưởng thành tách khỏi cơ thể cá 2. Hình thành bào nang 3. Thời kỳ phân đôi 4. Thời kỳ phân cắt thành bốn 5. Ấu trùng ra khỏi bào nang, vận động trong nước tìm ký chủ. 6. Cá bị cảm nhiễm trùng quả dưa- Ichthyophthyrius
  39. 38 Hình 5-27: Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius multifiliis) nhìn dưới kính hiển vi điện tử 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. - Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: - Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. - Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Hình 5-28: Trùng quả dưa ký sinh trên da cá rô phi
  40. 39 Hình 5-29: Trùng quả dưa ký sinh trên da cá cảnh Hình 5-30: Cá trê bị "treo râu" do trùng quả dưa
  41. 40 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các Châu lục trên thế giới. - Ở Việt Nam đã phát hiện thấy trùng quả dưa ở cá trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, trôi, rô phi, cá thát lát, cá tra nuôi, trê vàng, trê phi, duồng leo (Bùi Quang Tề,1990). Ngoài ra, một số cá cảnh cũng thường mắc bệnh này. - Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống các loài: mè trắng, rô phi, tra, trê vàng, trê phi, cá chim trắng - Tỷ lệ cảm nhiễm 70-100%, cường độ cảm nhiễm 5-7 trùng/ lam men. 4. Chẩn doán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu mẫu cá nghi nhiễm trùng quả dưa 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Trùng quả dưa bám trên Da, vây, mang, tơ mang cá bệnh - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi. - Cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/ la men là cá bị bệnh nguy hiểm. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi
  42. 41 - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. 5.2.2. Tắm cá trong dung dịch formalin - Formalin 200-300ppm, 30-60 phút B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh là giống Ichthyophthyrius multifiliis có hình dạng giống quả dưa. Giai đoạn sống gồm hai giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang. - Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt, đặc biệt nguy hiểm với cá hương và cá giống. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất muối ăn (NaCl), sulphat đồng (CuSO4), formalin, thuốc tím (KMnO4) vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Diệt trùng tốt nhất ở thời kỳ trùng bơi lội tự do ở giai đoạn bào nang.
  43. 42 Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nƣớc ngọt Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Bệnh trùng bánh xe là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở cá nước ngọt. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá nước ngọt nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh. - Tác nhân gây bệnh trùng bánh xe là các giống: 1.Giống Trichodina; 2.Giống Trichodinella; 3.Giống Tripartiella đều thuộc Họ Trichodonidae 1.2. Quan sát nhận dạng ký sinh trùng: 1.2.1. Chuẩn bị kính hiển vi, tiêu bản 1.2.2. Quan sát ký sinh trùng dưới kính hiển vi - Nhìn mặt bên, trùng giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe. - Nhìn chính diện mặt bụng có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đường phóng xạ. - Một phần cơ thể có lông tơ phân bố, lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt. - Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt màu rõ và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn . Hình 5-31: Cấu tạo của trùng bánh xe A. Quan sát mặt bên B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng;2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên;
  44. 43 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Hình 5-32: Trùng bánh xe thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam: 1- Trichodina acuta; 2- T. domerguei domerguei; 3- T. nigra; 4- T. rectangle rectangli; 5- T. nigra; 6- Trichodinella subtilis ; 7- Trichodina mutabilis; 8- Tripartiella obtusa; 9- Trichodina mutabilis; 10- T. heterodentata; 11- Trichodinella epizootica ; 12- Tripartiella bulbosa;13- Trichodina orientalis; 14- T. rectangle perforata; 15- T. siluri; 16- T. nobilis; 17- T. centrostrigata; 18- Paratrichodina incisa; 19- Trichodina gasterostei; 20- Tripartiella clavodonta.
  45. 44 ` Hình 5-33: Trùng bánh xe ký sinh trên vây cá tra giống 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước, riêng cá tra giống khi bị bệnh thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh “lắc đầu”. - Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. - Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, bệnh nặng thì cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết 2.2. Dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: - Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám - Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Hình 5-34: Cá trê bị trùng bánh xe trên da tiết nhiều chất nhầy trắng đục
  46. 45 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây. - Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau, gây tác hại chủ yếu cho cá hương ,cá giống. - Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20-300C, 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu mẫu cá nghi nhiễm trùng bánh xe 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Trùng bánh xe bám trên da, vây, mang, tơ mang cá bệnh - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi. - Nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90-100%, cường độ cảm nhiễm 20-30 trùng/ thị trường 9 x 10 là cá bị nguy hiểm. 5. Phòng và xử lý bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước
  47. 46 - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. 5.2.2. Tắm cá trong dung dịch formalin - Formalin 200-300ppm, 30-60 phút B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh trùng bánh xe là các giống: 1.Giống Trichodina; 2.Giống Trichodinella; 3.Giống Tripartiella đều thuộc Họ Trichodonidae - Trùng bánh xe ký sinh trên da, mang ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt, đặc biệt nguy hiểm với cá hương và cá giống. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất muối ăn (NaCl), sulphat đồng (CuSO4), formalin, thuốc tím (KMnO4) vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  48. 47 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản, được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt và giảng dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở thủy sản nuôi nước lợ mặn. Mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu học viên. - Tính chất: là mô đun chuyên môn thực hành, có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn, mô đun được thực hiện tại thực địa. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua; bệnh sán lá đơn chủ ở cá; bệnh trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa ở cá; bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt do ký sinh trùng gây ra; - Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của sáu loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua; bệnh sán lá đơn chủ ở cá; bệnh trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa ở cá; bệnh trùng bánh xe ở cá do ký sinh trùng gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Thời lƣợng Loại Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm bài dạy điểm số thuyết hành tra Lý Lớp 1 1 Bài mở đầu thuyết học Chẩn đoán nhanh và trị 15 3 12 Tích Trang MĐ 05-01 bệnh sinh vật bám ở tôm hợp trại càng xanh, cua Chẩn đoán nhanh và trị 18 4 14 Tích Trang MĐ 05-02 bệnh sán lá đơn chủ ở cá hợp trại nuôi nước ngọt MĐ 05-03 Chẩn đoán và trị bệnh Tích Trang 20 2 16 2
  49. 48 trùng mỏ neo ở cá nuôi hợp trại nước ngọt Chẩn đoán và trị bệnh rận Tích Trang 18 2 16 MĐ 05-04 cá ở cá nuôi nước ngọt hợp trại Chẩn đoán nhanh và trị 20 4 14 2 Tích Trang MĐ 05-05 bệnh trùng quả dưa ở cá hợp trại nuôi nước ngọt Chẩn đoán nhanh và trị 18 4 14 Tích Trang MĐ 05-06 bệnh trùng bánh xe ở cá hợp trại nuôi nước ngọt Kiểm tra hết mô đun 2 2 Tổng cộng 112 20 86 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua 4.1.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu tôm càng xanh bị bệnh sinh vật bám: 5 mẫu + Mẫu tôm càng xanh bị bệnh sinh vật bám: 5 mẫu + Kính lúp phóng đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân tôm càng xanh và cua bị bệnh là sinh vật bám. + Ghi tên sinh vật bám. 4.1.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua. - Nguồn lực:
  50. 49 + Formalin: 10 lít + Nước oxy già: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị sinh vật bám ở tôm càng xanh, cua. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả thao dùng và liều lượng Formalin dùng để tắm cho tôm càng xanh, cua + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng nước oxy già dùng để tắm cho tôm càng xanh, cua. 4.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nƣớc ngọt 4.2.1. Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu cá bị bệnh: 5 mẫu + Kính hiển đại 16 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái + Bộ đồ giải phẩu: 5 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân cá bị bệnh là sán đơn chủ. 4.2.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt.
  51. 50 - Nguồn lực: + Formalin: 10 lít + Nước oxy già: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước ngọt. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý; + Mô tả thao dùng và liều lượng Formalin dùng để tắm cho cá; + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng nước oxy già dùng để tắm cho cá. 4.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nƣớc ngọt 4.3.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu cá bị bệnh: 5 mẫu + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái + Máy bơm: 1 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân cá bị bệnh là trùng mỏ neo + Trị được bệnh trùng mỏ neo cho cá 4.3.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước ngọt. - Nguồn lực:
  52. 51 + Thuốc tím: 10 lít + Lá xoan: 15 kg + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý; + Mô tả thao dùng và liều lượng thuốc tím dùng để tắm cho cá; + Mô tả cách dùng và đưa ra khối lượng lá xoan già dùng để ngâm xuống ao. 4.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nƣớc ngọt 4.4.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh rận cá ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu cá bị bệnh: 5 mẫu + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái + Mối ăn: 5kg chiếc + Thuốc tím KMnO4: 3 kg - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân cá bị bệnh là rận cá + Trị được bệnh trùng rận cá cho cá. 4.5. Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dƣa ở cá nuôi nƣớc ngọt
  53. 52 4.5.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu cá bị bệnh: 5 mẫu + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái + Máy bươm: 1 chiếc + Formalin: 20 lít - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân cá bị bệnh là trùng quả dưa. 4.5.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt. - Nguồn lực: + Formalin: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước ngọt. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý; + Mô tả thao dùng và liều lượng Formalin dùng để tắm cho cá; 4.6. Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nƣớc ngọt 4.6.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt ở một ao, lồng nuôi cụ thể tại địa phương.
  54. 53 - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Mẫu cá bị bệnh: 5 mẫu + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái + Máy bơm: 1 chiếc + Formol: 20 lít - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 16 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định được nguyên nhân cá bị bệnh là trùng bánh xe + Trị được bệnh trùng mỏ neo cho cá 4.6.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước ngọt. - Nguồn lực: + Formalin: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý; + Mô tả thao dùng và liều lượng Formalin dùng để tắm cho cá; V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm , cua Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu
  55. 54 hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định yếu tố gây bệnh sinh vật bám cho thực hành tôm càng xanh, cua - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nƣớc ngọt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định yếu tố gây bệnh sán lá đơn chủ ở thực hành cá nuôi nước ngọt - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nƣớc ngọt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định trùng mỏ neo gây bệnh ở cá thực hành - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nƣớc ngọt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định rận cá thực hành - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.5. Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh trùng quả dƣa ở cá nuôi nƣớc ngọt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định trùng quả dưa ở cá nuôi nước thực hành ngọt
  56. 55 - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.6. Bài 6: Chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nƣớc ngọt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, Kiểm tra bằng cách đặt câu hoạt động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định trùng bánh xe ở cá nuôi nước thực hành ngọt - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc VI. Tài liệu tham khảo Trần Thị Hà, Nguyễn Chiến Văn. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2007. 102 trang. Bùi Quang Tề. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội,1998. 192 trang. Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 200 trang. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh, 2005. 400 trang.
  57. 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 3. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Lê Văn Thắng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Lê Minh Vương - Giám đốc khu vực phía Nam Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayern Việt Nam./.