Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_cham_soc_va_quan_ly_moi_truong.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 2 LỜI GIỚI THIỆU - Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. - Chương trình đào tạo nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. - Giáo trình Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 96 giờ và bao gồm 06 bài: Bài mở đầu Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng Bài 5: Quản lý môi trường nuôi - Giáo trình là tài liệu học tập chính cho các học viên học nghề. - Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này. - Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quang Tề
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu . 2 2. Mục lục 3 3. MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI 4 4. Giới thiệu mô đun 4 5. Bài mở đầu 5 6. Bài 1: Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển 7 7. Bài 2 : Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn 10 8. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn 16 9. Bài 4 : Kiểm tra sinh trưởng 24 10. Bài 5. Quản lý môi trường nuôi 28 11. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45
- 4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NUÔI Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu mô đun: + Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển. + Xác định được khẩu phần dinh dưỡng, lượng thức ăn cho cua qua các giai đoạn phát triển; + Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp. + Mô tả được phương pháp quản lý môi trường ao nuôi; + Xử lý các yếu tố môi trường bất lợi đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp; + Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn, chuẩn bị, cho ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý môi trường nuôi, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc. - Nội dung mô đun: + Bài mở đầu + Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển + Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn + Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn + Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng + Bài 5: Quản lý môi trường nuôi + Kiểm tra kết thúc mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao nuôi cua của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đinh - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện.
- 5 Bài mở đầu: Giới thiệu: Chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi là một trong những khâu rất quan trọng để nuôi cua thành công vì thức ăn, thuốc, hóa chất là những thứ phải đầu tư cao và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất trong nuôi cua biển. Mục tiêu là nuôi phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất. Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi tốt giúp môi trường nuôi ổn định, cua tăng trưởng tối đa, nâng cao sức khỏe và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Từ đó, nâng cao tỉ lệ sống, năng xuất và sản lượng cua nuôi. Mục tiêu: Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi giúp người nuôi cua xác định được các chỉ số môi trường; chế độ cho ăn. Đây là những khâu kỹ thuật then chốt nhằm giúp cho người nuôi điều chỉnh và ổn định các yếu tố môi trường; tính toán được số lượng, khối lượng cua có trong ao, kích cỡ cua nuôi, điều kiện môi trường để từ đó đưa ra kế hoạch điều chỉnh môi trường và xác định lượng thức ăn cần sử dụng và lựa chọn loại thức ăn cho cua nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cho ăn hợp lý, đúng kỹ thuật cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Sau khi học bài này người học có thể tính được lượng thức ăn cần sử dụng, biết cách cho cua ăn và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi. Kiểm tra sinh trưởng của cua trong quá trình nuôi giúp cho người nuôi điều chỉnh thức ăn cả về chất lượng và số lượng. Sau khi học bài này người học có thể tính được lượng cua có trong ao, tốc độ sinh trưởng của cua trong quá trình nuôi, từ đó tính được lượng thức ăn cần sử dụng. Thu mẫu, xác định hàm lượng ôxy, độ mặn và pH làm cơ sở để người nuôi đưa ra những quyết định về cách xử dụng hoá chất để cải tạo và quản lý môi trường trong quá trình nuôi giúp cho môi trường ổn định ở trong khoảng thích hợp tạo điều kiện cho cua sinh sống và phát triển tốt nhất.
- 6 2. Nội dung chƣơng trình mô đun Mở đầu Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng Bài 5: Quản lý môi trường nuôi Kiểm tra kết thúc mô đun 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác thả cua giống. Chọn giống và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống nhằm có đàn giống thuần và giống thả thích nghi tốt với môi trường nuôi để cua sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Học viên phải hiểu được kiến thức đại cương về đặc điểm sinh học cua biển và kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi. - Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức và thực hiện được chế độ cho ăn, chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của cua nuôi và quản lý môi trường.
- 7 Bài 1: Giới thiệu đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng của cua biển Mục tiêu: - Mô tả được loại thức ăn, tập tính ăn của cua biển qua các giai đoạn phát triển; - Mô tả được sự phát triển của cua biển từ giai đoạn cua giống đến cua thịt; A. Nội dung: 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng Tính ăn của cua biển thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển. 1.1. Giai đoạn cua giống - Giai đoạn này cua ăn động vật phù du. Trong nuôi nhân tạo ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như luân trùng, Artermia, lòng đỏ trứng, bột sữa và thức ăn viên kích thước nhỏ. - Khác với cua lớn hoạt động nhiều về đêm, ấu trùng có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng bắt mồi. - Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2 – 7 cm (chiều rộng giáp đầu ngực) chúng chủ yếu ăn giáp xác. Cua tiền trưởng thành 7 – 13 cm, ăn nhiều bọn 2 mảnh vỏ và phúc túc (động vật chân bụng). Trong khi đó cua lớn hơn thường ăn cua con và cá. - Cua con là loài ăn tạp. Giáp xác là thức ăn chủ yếu trong giai đoạn đầu. Thức ăn của cua tiền trưởng thành là nhóm động vật gây hại. 1.2. Giai đoạn cua trưởng thành - Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của phần miệng làm cho cua có thể ăn nhiều loại nhuyễn thể vỏ cứng và giáp xác. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết về tính ăn của cua trong tự nhiên không nhiều. - Thức ăn tự nhiên của cua là động vật như: có 50% động vật thân mềm, 21% tô, cua, còng, phần còn lại ít thấy cá có trong ống tiêu hóa của cua. Cua không thích nghi tốt với việc bắt mồi di động. Hơn nữa tập tính kiếm ăn thay đổi theo tuổi. - Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày. - Các loại thức ăn tự chế biến dùng để nuôi cua thịt gồm cá, tôm, nhuyễn thể, tảo sợi và các loại phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh thủy hải sản để giảm giá thành và tái sinh phế phẩm nguồn gốc động vật. Nuôi cua thịt
- 8 được sủ dụng thức ăn là mồi chết nhưng phải còn tươi và có nguồn gốc động vật (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực có kích thước nhỏ). - Trong tự nhiên, tỷ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra trong suốt chu kỳ sống, cũng giống như các loài động vật biển khác có ấu trùng sống trôi nổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thù của chúng, tính ăn nhau cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi. 2. Giới thiệu đặc điểm sinh trưởng - Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, kích thước. Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của cua - Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 – 3 ngày/lần hoặc 3 – 5 ngày/lần. - Cua lớn lột xác chậm hơn cua khi còn nhỏ, nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác. - Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân hoặc càng. Cua thiếu phần phụ do bị tổn thương thường có
- 9 khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột. - Qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình từ 20 - 50%, tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 - 28cm với trọng lượng từ 1 - 3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển? C. Ghi nhớ: - Đặc điểm dinh dưỡng của cua biển. - Đặc điểm sinh trưởng và quá trình lột xác của cua biển qua các giai đoạn phát triển.
- 10 Bài 2: Tính khối lƣợng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp tính khối lượng thức ăn cho cua biển; - Thực hiện được chế độ cho ăn đúng kỹ thuật; - Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn. A. Nội dung: 1. Tính khối lượng thức ăn cho cua biển - Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cua. Chỉ tiêu cần quan tâm xác định chiều dài và khối lượng trung bình của cua nuôi. - Xác định kích cỡ cua biển ở các giai đoạn phát triển nhằm mục đích lựa chọn kích cỡ thức ăn và khẩu phần thức ăn phù hợp với giai đoạn đó. 1.1. Xác định cỡ cua biển 1.1.1. Thu mẫu cua Hình 2.1. Thu mẫu cua
- 11 - Lẫy mẫu để ước lượng tương đối chính xác số cua có trong ao để giúp quản lý thức ăn cho tốt. - Ước lượng số lượng cua có trong ao phải kết hợp nhiều cách bao gồm: sự hiện diện của cua ở bờ ao, sử dụng lưới kiểm tra sàng ăn. + Có thể dùng lưới ước lượng số lượng cua tuy nhiên cũng chỉ cho một con số phỏng chừng. + Sử dụng sàng ăn là rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn. Mức ăn của cua tốt hay không phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe và số lượng cua có trong ao và điều kiện môi trường sống. - Căn cứ vào số lượng cua thả, số lượng cua ước lượng còn lại trong ao tại thời điểm xác định ta tính toán được tỷ lệ sống của cua nuôi. Hình 2.2. Vị trí thu mẫu cua
- 12 - Cách làm: + Bước 1. Xác định vị trí lấy mẫu Sàng ăn thường là một tấm lưới mịn với khung có gờ cao không quá 5cm và diện tích sàng ăn từ 0,4 – 0,5 m2 với sàng hình tròn với đường kính 70 – 80cm và 0,64m2 đối với sàng hình vuông (cạnh 80 x 80 cm). Số lượng sàng ăn khoảng 1 cái cho 1500m2; sàng ăn nên đặt sát đáy ao và những nơi có môi truờng trong sạch và hơi xa bờ ao. Vị trí sàng được đặt đều trong ao kể cả khu vực giữa ao. Số lượng sàng ăn cần tính theo diện tích ao nuôi như sau: Diện tích ao số lượng sàng TT (ha) (chiếc) 1 0,5 4 2 0,6 – 0,7 5 3 0,8 - 1 6 -8 4 2 10-12 + Bước 2. Xác định số lượng mẫu Để đảm bảo kết quả chính xác cần thu ngẫu nhiên ít nhất 30 con cua, sau đó đem cân khối lượng của 30 con và tính giá trị trung bình. Thu mẫu bằng vó hoặc sàng ăn tại các vị trí xác định. + Bước 3. Xác định khối lượng trung bình: Khối lượng trung bình của 1 con cua được xác định bằng cách: Khối lượng cua mẫu thu (kg) Khối lượng trung bình 1 con (kg/con) = Số lượng con cua có trong mẫu (con) Chú ý: + Mẫu thu phải ngẫu nhiên. + Số lượng mẫu thu để cân càng lớn độ chính xác càng cao.
- 13 1.1.2. Xác định cỡ cua + Bước 1. Cân trọng lượng 30 con cua mẫu bằng cân đĩa. Hình 2.4. Cân trọng lượng cua + Bước 2. Đo lần lượt 30 con cua mẫu, trước tiên đo chiều dài bằng thước đo. Hình 2.3. Đo mẫu cua - Đếm số cua trong sàng làm căn cứ xác định khối lượng cua nuôi có trong ao để quyết định lượng thức ăn cần sử dụng. - Cần phải xác định tương đối chính xác khối lượng cua có trong ao, nếu xác định khối lượng cua nhiều thì đưa thêm thức ăn và ngược lại, tránh dư thừa hoặc thiếu thức ăn. - Để xác định số lượng cua có trong ao, dựa vào: + Số lượng cua trung bình của 1m2 sàng ăn x diện tích ao nuôi + Số lượng cua trung bình của 1m2 sàng ăn = Tổng số cua có trong các sàng ăn/ tổng diện tích (m2) của các sàng ăn kiểm tra. 1.2. Xác định khối lượng cua biển trong ao/đầm - Xác định khối lượng cua trong sàng
- 14 - Xác định khối lượng cua trung bình: cân mẫu 30 con Khối lượng 30 con cua Khối lượng TB (gr) = 30 - Tính khối lượng cua trong ao - Khối lượng của cua có trong ao được xác định như sau: số lượng cua xác định có trong ao x khối lượng cua trung bình 1 con cua (kg) 2. Tính khối lượng thức ăn Để xác định khối lượng thức ăn cho cua trước tiến chúng ta tiến hành thu mẫu cua, xác định cỡ cua như nội dung 1 để làm căn cứ tính toán xác định khẩu phần thức ăn và tính khối lượng thức ăn. - Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày được xác định căn cứ vào khối lượng cua nuôi trong ao tại thời điểm kiểm tra và khẩu phần cho ăn. - Khẩu phần ăn hàng ngày dao động từ 4 - 6 % (Khối lượng cua có trong ao). Nếu là động vật nhuyễn thể cả vỏ thì phải đạt 30 % (trọng lượng thân cua) + Tháng nuôi 1: khẩu phần ăn là 6% (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 2: khẩu phần ăn là 6 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 3: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 4: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 5: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 6: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao) - Khối lượng thức ăn cho cua ăn = Khối lượng cua nuôi x khẩu phần ăn. Ví dụ 1: + Khối lượng cua thả ban đầu là 100kg; + Khẩu phần ăn theo tháng: 6% 100 x 6% > Khối lượng thức ăn cho ăn hàng ngày là: (kg) 100 Khối lượng thức ăn/ngày là 6kg. Ví dụ 2: + Tháng nuôi thứ 3 kiểm tra khối lượng cua có trong ao là 300kg. + Khẩu phần thức ăn theo thời gian nuôi xác định là 5%. 300 x 5% > Khối lượng thức ăn hàng ngày là: (kg) 100
- 15 - Xác định chế độ cho ăn: + giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày + khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Bài tập 1: Hãy xác định: tỷ lệ sống; nhiệt độ; độ mặn; pH nước; tính lượng cua có trong ao và lượng thức ăn sử dụng cho một ao nuôi cua cụ thể. 2. Bài tập thực hành: Thực hiện thao tác thu mẫu cua C. Ghi nhớ: Lượng thức ăn cần dùng được xác định qua tỷ lệ cho ăn, khối lượng của cua trong ao và phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, pH nước. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và chủng loại phù hợp với từng giai đoạn.
- 16 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Mục tiêu: - Mô tả những kiến thức cơ bản về lựa chọn thức ăn, cân khối lượng thức ăn, lựa chọn cỡ thức ăn, làm sạch thức ăn, ngâm và trộn thức ăn bổ sung. - Thực hiện kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, và cho ăn. - Rèn luyện tính cẩn thận A. Nội dung: 1. Chuẩn bị thức ăn 1.1. Lựa chọn thức ăn Cua ăn thức ăn động vật là chính. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi cua đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính. 1.1.1. Chọn loại thức ăn - Cua ăn thức ăn động vật là chính, nhưng có thể ăn cả mùn bã hữu cơ thực vật. Thức ăn chủ yếu của cua là: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá, don, dắt, trai, ốc, cá, tôm, còng, cáy v.v Các loại thực vật bao gồm: rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu cám gạo v.v Hình 3.1. Các loại thức ăn của cua Việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho cua cũng cần phải quan tâm đến việc làm sạch trước khi sử dụng vì khi thu mua thức ăn tự nhiên còn lẫn nhiều tạp chất, dơ bẩn và có thể lẫn các loại khác và đôi khi có mầm bệnh trong đó. Chính vì vậy khi chuẩn bị cho ăn cần phải làm sạch thức ăn.
- 17 1.1.2. Chọn cỡ thức ăn Tùy vào giai đoàn phát triển của cua mà người nuôi cần xác định loại thức ăn, kích cỡ thức ăn phù hợp để cua dễ dàng sử dụng và nâng cao được cường độ sử dụng mồi. Hình 3.2. Làm nhỏ cỡ thức ăn cho cua 1.1.3. Đánh giá chất lượng thức ăn bằng cảm quan - Thức ăn tươi sống: Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho cua gồm: + Cá tươi: thường sử dụng các loài cá biển vụn cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn + Động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể như don, dắt + Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm, cua rẻ tiền. + Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như cá, tôm, mực Khi lựa chọn thức ăn cần xây dựng công thức thức ăn và phản ánh thành phần nguyên liệu và tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu với nhau. Thường phải phối hợp các loại thức ăn với nhau tạo thành một hỗn hợp thức ăn mới thỏa mãn được đồng thời nhu cầu các chất dinh dưỡng. Một công thức thức ăn tốt, thể hiện: - Cân đối và đủ thành phần theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của đối tượng nuôi. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Thời gian bảo quản dài. - Hiệu quả sử dụng thức ăn đạt tốt nhất. - Giá thành thấp
- 18 Muốn đạt được như trên, khi xây dựng công thức thức ăn phải dựa trên 2 nguyên tắc: - Nguyên tắc khoa học: + Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển của cua đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng, vitamin + Khối lượng phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá. Thường dùng: Lượng thức ăn theo tỷ lệ khối lượng cơ thể. - Nguyên tắc kinh tế: + Khẩu phần thức ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ. + Cần chú ý: + Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn + Đặc tính sinh học của cua và cách cho ăn + Mục tiêu nuôi. + Đặc điểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế + Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường 1.2. Cân thức ăn - Cân khối lượng thức ăn rất quan trọng, căn cứ khối lượng thức ăn đã xác định tiến hành cân khối lượng thức ăn cho cua. Nếu cân không chính xác sẽ gây dư thừa và làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Hình 3.3. Cân thức ăn 2. Cho ăn 2.1. Vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn Cho ăn hợp lý, đúng kỹ thuật giúp cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Chính vì vậy sàng ăn và
- 19 khu vực cho ăn phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, tránh dơ bẩn, có địch hại và mầm bệnh. Hàng ngày cần vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn bằng cách sử dụng vôi để khử trùng. 2.2. Cho cua ăn Muốn nuôi cua có năng suất cao giá thành hạ người nuôi phải tìm cách giảm hệ số thức ăn. Một trong những biện pháp có hiệu quả góp phần giảm hệ số thức ăn là việc sử dụng hợp lý thức ăn trong đó kỹ thuật cho ăn giữ vai trò rất quan trọng. Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: - Cua lớn nhanh - Cua ít bệnh - Cua sử dụng hết thức ăn - Nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến đổi lớn. Để đảm bảo cho cua ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý đến 5 điểm sau đây: a. Thời gian và số lần cho ăn: - Thời gian cho ăn: ở giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày và khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối. - Số lần cho ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số chuyển hoá thức ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy một việc làm rất quan trọng trong chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. Ít nhất cũng phải cho cua ăn 2 lần/ngày. b. Vị trí cho ăn - Nơi cho cua ăn phải thoáng mát, xa đường đi lại và người làm việc đông đúc. - Nên có sàn ăn. Để sàn ăn chìm dưới mặt nước. Thông qua sàn ăn có thể theo dõi được xem cua có ăn hết thức ăn hay không để điều chỉnh mức ăn tăng hay giảm. - Cũng có thể chọn những vị trí sạch cho ăn. c. Đảm bảo chất lượng và số lượng thức ăn - Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn,
- 20 tốc độ lớn và sức khỏe của cua. Vì vậy khi nuôi phải sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thích hợp với cua, cụ thể: - Thức ăn tươi sống: còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Hình 3.4. vị trí cho cua ăn d. Thao tác cho ăn - Thức ăn phải được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn. - Rải thức ăn vào sàn ăn, chỗ đã xác định trước. - Thao tác cho ăn phải nhẹ nhàng tránh để cua hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn. - Nên cho ăn từ từ, đảm bảo sử dụng hết thức ăn. - Quan sát mức độ sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Đối với thức ăn tươi sống: + Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. + Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.
- 21 Hình 3.5. Thao tác cho cua ăn e. Kiểm tra sức ăn của cua - Quản lý thức ăn là khâu quan trọng để nuôi cua thành công. Mục tiêu của nghề nuôi cua là phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Chẳng hạn, nếu không trao đổi được nước cho ao nuôi thì có thể giảm khẩu phần ăn trong một thời gian nào đó. Có khi chúng ta cũng giảm lượng thức ăn để lưu giữ cua chờ tới khi giá cả cao hơn. Ở mô hình nuôi năng suất thấp, người nuôi thường hạn chế cho ăn để giảm giá thành và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. - Chi phí thức ăn trong nuôi cua thương phẩm chiếm khoảng 50-60% tổng chi phí. Vì vậy nếu không sử dụng đúng cách thì phần lớn thức ăn cho vào ao nuôi chỉ sử dụng một phần, phần còn lại sẽ tích tụ dưới đáy ao, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nền đáy ao và một loạt các tác nhân gây bất ổn cho cua sẽ xuất phát từ đây. - Để biết tình hình sử dụng thức ăn của cua chúng ta cần phải kiểm tra sàng ăn, kiểm tra sinh trưởng và kiểm tra môi trường ao nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- 22 2.3. Kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn - Cua là loài rất phàm ăn và ăn nhanh, vì vậy sau khi cho ăn khoảng 1-2 giờ, kiểm tra sàng ăn hoặc vị trí cho ăn xem có sử dụng hết thức ăn không để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường nếu sau 1-2 giờ mà ở sàng ăn hết thức ăn có thể tăng thêm lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Nếu chưa hết cần phải giảm lượng thức ăn xuống. - Khả năng sử dụng thức ăn phụ thuộc vào chất lượng nước. Bất cứ sự suy giảm nào về chất lượng nước cũng có thể làm giảm sức ăn. Ví dụ: sau một thời gian dài không thay nước, sau khi thực vật phù du suy tàn làm hàm lượng ôxy hoà tan giảm và sinh ra nhiều chất thải của quá trình phân hủy; sau những cơn mưa lớn làm tăng độ đục của nước ao Khi bất kì một trong các trường hợp trên xảy ra sẽ làm giảm sức ăn và làm suy giảm chất lượng nước. Vì vậy cần phải điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. - Có nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng thức ăn có tác động đến sự sử dụng thức ăn của cua. Nếu chúng ta thay đổi loại thức ăn khác thường thì cua sẽ phải mất vài ngày để làm quen với thức ăn mới và hậu quả là chúng ta dễ bị nhầm lẫn khi quan sát sàng ăn. Nếu thức ăn mới không hấp dẫn thì cua cũng sẽ không ăn như thường lệ. > Vì vậy việc kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của cua là rất cần thiết, giúp người nuôi điều chỉnh thức ăn cho hợp lý để cua sinh trưởng tốt và không gây lãng phí đồng thời không làm ô nhiễm môi trường. - Cách làm: Bước 1: Đặt sàng ăn xuống vị trí đã xác định Bước 1: Kiểm tra sàng ăn Bước 3: Đánh giá mức độ sử dụng thức ăn của cua nuôi. Hình 3.6. Kiểm tra sàng ăn
- 23 Hình 3.7. Kiểm tra sức ăn của cua B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Hãy xác định tỷ lệ sống, nhiệt độ, pH, độ mặn nước, tính lượng cua có trong ao và lượng thức ăn sử dụng cho một ao nuôi cua cụ thể. 2. Bài tập thực hành: Thực hiện thao tác chuẩn bị thức ăn Thực hiện thao tác cho cua ăn C. Ghi nhớ: Lượng thức ăn cần dùng được xác định qua tỷ lệ cho ăn, khối lượng của cua trong ao và phụ thuộc vào nhiệt độ, pH và độ mặn nước. Cho ăn phải đảm bảo nguyên tắc 4 định: định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời điểm cho ăn và định số lượng thức ăn.
- 24 Bài 4: Kiểm tra sinh trƣởng Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp kiểm tra sinh trưởng của cua nuôi. - Thực hiện được công tác kiểm tra sinh trưởng. A. Giới thiệu quy trình: - Kiểm tra sinh trưởng của cua thực hiện theo quy trình sau: 1. Chuẩn bị dụng cụ 2. Thu mẫu cua 3. Đo chiều dài mai 4. Cân khối lượng 5. Tính kết quả - Định kỳ 1 tháng kiểm tra sinh trưởng của cua một lần để điều chỉnh số lượng và chất lượng của thức ăn. B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuẩn bị dụng cụ - Cân: có độ chính xác 1g. Hình 4.1. Cân đồng hồ - Thước kẹp hoặc thước kẻ Hình 4.2. Thước kẹp Hình 4.3. Thước kẻ
- 25 Hình 4.4. Đo chiều dài cua - Thùng hoặc chậu: Dùng để chứa cua Hình 4.5. Chậu, khay nhựa chứa cua 2. Thu mẫu cua - Số lượng mẫu kiểm tra ảnh hưởng đến tính đại diện và độ chính xác của kết quả: + Số lượng mẫu kiểm tra ít, độ chính xác thấp. + Số lượng mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao. - Để đánh giá chính xác tối thiểu phải thu mẫu 30 con cua. Mẫu được thu ngẫu nhiên, không thu những con quá nhỏ hoặc quá to. 3. Đo chiều dài Dùng thước đo độ dài có độ chính xác 1mm để đo chiều dài của cua. Tiến hành đo lần lượt từng con một. Bước 1: Đo mai cua. Bước 2: Đọc và ghi chép số liệu
- 26 Hình 4.6. Đo cua 4. Cân khối lượng - Đặt cân ở chỗ phẳng, cân bằng. - Điều chỉnh kim đồng hồ về vị trí số 0. - Có thể cân lần lượt từng con hoặc cân tổng số cua thu mẫu. - Ghi chép số liệu Hình 4.7. Cân 5. Tính kết quả - Chiều dài trung bình = tổng chiều dài các lần đo chiều dài của từng con cua/số cua được đo. - Khối lượng trung bình của 1 con cua = Tổng khối lượng các lần cân từng con cua/số lượng cua được cân. C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên: - Bài tập thực hành: Tiến hành thu mẫu và kiểm tra sinh trưởng của một ao nuôi cua cụ thể. - Sản phẩm thực hành: báo cáo tường trình gồm: + Số lượng mẫu cua đã thu.
- 27 + Chiều dài trung bình của một con cua. + Khối lượng trung bình của một con cua. D. Ghi nhớ: - Ít nhất thu 30 con cua, mẫu thu phải ngẫu nhiên. - Kiểm tra sinh trưởng theo trình tự: Chuẩn bị dụng cụ, thu mẫu, đo chiều dài mai, cân khối lượng và tính kết quả.
- 28 Bài 5. Quản lý môi trƣờng nuôi Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp thu mẫu, xác định hàm lượng ôxy, độ mặn và pH đồng thời trình bày được nguyên lý xử dụng hoá chất để cải tạo và quản lý môi trường; - Thực hiện kiểm tra môi trường và xử lý các yếu tố môi trường bất lợi đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật; - Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong quản lý môi trường nuôi, rèn luyện tính cản thận, nghiêm túc. A. Nội dung: 1. Kiểm tra và quản lý pH: 1.1. Tiêu chuẩn pH Chúng ta đều đã biết vị chua của chanh, dấm đó là các chất có tính axít và ngược lại cũng đều biết vị nồng của vôi đó là chất có tính kiềm. Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axít và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH có giá trị từ 0 - 14. pH 7: môi trường kiềm. Cua biển có thể phát triển, sinh trưởng tốt trong môi trường có pH từ 6,5- 8,5, tốt nhất là pH từ 7-8. 1.2. Đo pH Có thể dùng giấy so màu (giấy quỳ), bộ xác định nhanh (bộ test kit đo pH) hay máy đo pH. Ngày đo pH 2 lần vào 7 – 8 giờ sáng và 14-15 giờ chiều. 1.2.1. Dùng giấy quỳ Giấy quỳ được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp (rượu quỳ), sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tuỳ thuộc vào pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Bước 1: Nhúng giấy vào nước ao, để giấy quỳ theo phương nằm ngang 3-5 giây Bước 2: Đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp hộp, nếu giấy quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuẩn đó là giá trị pH của nước đã đo.
- 29 Hình 5-1: so mầu giấy quỳ với bảng mầu 1.2.2. Dùng bộ xác định nhanh (Test kit) Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo. Hình 5-2: Bộ xác định nhanh pH của Đức - Dụng cụ: + Lọ thủy tinh + Dung dịch thử + Bảng mầu - Xác định bằng bộ thử nhanh Sera của Đức thực hiện như sau:
- 30 + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Hình 5-3: Rửa lọ thủy tinh + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. Hình 5-4: Nhỏ thuốc thử + Bước 3. So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
- 31 Hình 5-5: So kết quả với bảng mầu + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra . 1.2.3. Đo bằng máy đo pH Hình 5-6: Máy đo pH cầm tay Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng. - Dụng cụ:
- 32 + Đầu đo. + Dung dịch bảo quản + Máy đo. - Cách đo: + Bước 1: Nối máy với đầu đo + Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo xuống mực nước cần xác định. + Bước 3: Bật công tắc máy, chờ đến khi chỉ số trên màn hình ổn định đọc kết quả. 1.3. Xử lý Trong ao, pH thường biến đổi theo ngày đêm và theo chu kì nuôi. Những nguyên nhân làm thay đổi pH nước ao nuôi: + Nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước mưa rửa phèn từ bờ xuống ao. + Độ kiềm của nước giảm thấp : đối với ao nuôi cá độ kiềm cần phải cao hơn 20mg CaCO3/lit, với ao nuôi cua độ kiềm cần phải cao hơn 50mg CaCO3 /lit, nhằm đảm bảo khả năng của hệ đệm trong ao để duy trì sự ổn định của pH. + Tảo phát triển mạnh (hiện tượng tảo nở hoa). + Tích tụ nhiều mùn bả hữu cơ ở đáy ao. Mọi sự biến đổi tăng giảm pH của nước ao (vượt quá 9 hoặc 8,3 vào buổi sáng) có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát rải xuống ao, nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân hủy mùn bả hữu cơ, sản sinh ra khí CO2 làm pH giảm xuống. Khi pH tăng cao đột ngột (pH > 9) vào buổi chiều vào những ngày nắng to, có thể giảm pH bằng cách phun Formol xuống ao(3-4ml/m3 nước). 2. Kiểm tra và quản lý hàm lượng ôxy hòa tan:
- 33 2.1. Tiêu chuẩn hàm lượng ôxy hòa tan Trong ao nuôi thủy sản hàm lượng ôxy hòa tan cần đạt từ 3,0-8,0 mg/l. Để đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi cũng đòi hỏi hàm lượng ôxy hòa tan trong ao từ 4 mg/l trở lên. Nguồn cung cấp ôxy hoà tan trong nước chủ yếu từ quá trình quang hợp của thực vật nước, khuếch tán từ không khí. Ôxy hoà tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của nước. Nhiệt độ và độ mặn càng lớn thì khả năng hoà tan của ôxy trong nước càng ít. Trong nước hàm lượng ôxy hoà tan có thể mất đi do quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật, ôxy hoá các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước và nền đáy ao. Biến động của ôxy hoà tan trong nước thường tuân theo các quy luật sau: * Biến động theo chu kỳ ngày đêm: - Trong ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thực vật kém phát triển biên độ dao động của ôxy nhỏ. - Trong ao giàu dinh dưỡng thực vật phát triển mạnh: + Ban ngày hàm lượng ôxy tăng cao, có thể đạt mức quá bão hoà và mức cao nhất vào khoảng từ 14 – 16 giờ. + Ban đêm hàm lượng ôxy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào sáng sớm. - Những ao quá giàu dinh dưỡng, tảo phù du phát triển mạnh, vào những ngày trời nắng to hàm lượng ôxy hoà tan có thể đạt đến mức quá bão hoà vào buổi trưa và sáng sớm có thể giảm đến 0 mg/l. - Trong một ao nuôi vào cuối vụ nuôi, sự biến động hàm lượng ôxy theo ngày đêm cũng tăng dần. + Đầu vụ nuôi, hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thực vật phù du thấp nên sự biến động ôxy theo ngày thấp. + Càng về cuối vụ nuôi, thực vật phù du phát triển quá mức thì hàm lượng ôxy hoà tan lúc thấp nhất (sáng sớm) sẽ thấp hơn nhu cầu của vật nuôi nên cần phải có biện pháp khắc phục. * Biến động theo tầng nước: Tầng mặt hàm lượng ôxy thường lớn và biến động mạnh. Ngược lại, tầng đáy có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và ổn định. Ao sâu, chất hữu cơ lắng tụ ở tần đáy lớn và nước ít được xáo trộn thì hàm lượng ôxy tầng đáy sẽ rất thấp.
- 34 Bảng 5-1: Quan hệ giữa độ sâu nước với ôxy hoà tan và thực vật phù du Độ sâu (m) Thực vật phù du (tế bào/l) O2 (mg/l) 1 390.000 7 2 70.000 4 3 5.000 0,5 2.2. Xác định hàm lượng ôxy hòa tan Để xác định hàm lượng ôxy hòa tan trong ao, có thể dùng máy đo ôxy hoặc dùng bộ xác định nhanh (Test Kit). - Xác định bằng máy đo: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng của từng loại máy. Đối với máy đo ôxy cầm tay, khi đo thực hiện như sau: Bước 1: Nhúng đầu điện cực vào nước Bước 2: Mở máy (bật công tắc), đợi cho số ổn định rồi. Bước 3: Đọc kết quả đo tức thời theo giá trị mg O2/lít. - Xác định bằng bộ xác định nhanh: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Có thể dùng bộ xác định nhanh của Đức: Hình 5-7: Bộ xác định nhanh hàm lượng ôxy hòa tan + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- 35 Hình 5-8: Lấy mẫu nước + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. Hình 5-9: Nhỏ thuốc thử số 1
- 36 Hình 5-10: Nhỏ thuốc thử số 2 Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Hình 5-11: So mầu
- 37 + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Bảng 5-2: Mối quan hệ giữa hàm lượng ôxy hòa tan và chất lượng nước Nồng độ O2 Đánh giá 2 mg/l Nguy hiểm, chất lượng nước không đảm bảo. 4 mg/l Nước đủ ôxy, chất lượng nước đảm bảo. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều ôxy 2.3. Xử lý Ôxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật nói chung và cua nói riêng. Trong ao nuôi cua khi hàm lượng ôxy hoà tan thấp các chất phân huỷ trong điều kiện thiếu ôxy thường tạo ra nhiều loại chất độc như: H2S, NH3, NO2 không tốt cho cua. Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu ôxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần chú ý các điểm sau: - Không cho thức ăn quá dư thừa. - Kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt. - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao. Những ao nuôi cua lâu năm, thường có lớp bùn dày, trước vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao. 3. Kiểm tra và quản lý nhiệt độ nước: 3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong ao nuôi ấm lên là do năng lượng ánh sáng mặt trời cung cấp. Trong ao nuôi năng lượng nhiệt có thể bị mất đi do nước bốc hơi, phát xạ nhiệt, hấp thụ vào nền đáy hoặc do dòng chảy ra khỏi thuỷ vực. Nhiệt độ nước ao ở mùa đông càng xuống sâu thì càng ấm, về mùa hè nước ở tầng sâu mát hơn ở tầng mặt. Mùa hè nhiệt độ không khí lên đến 36 – 370C nhưng nhiệt độ trong nước chỉ 33 – 340C và nhiệt độ ban ngày chỉ nóng hơn ban đêm từ 1 – 20C. Trong một ngày thì nhiệt độ thấp nhất 2 - 5 giờ sáng, cao nhất khoảng 14 -16 giờ, và nhiệt độ thường đạt giá trị trung bình vào lúc 10h. Các ao nhỏ và nông có mức độ dao động nhiệt độ lớn hơn các ao lớn và sâu.
- 38 Bức xạ Bức xạ nhiệt mặt trời Bốc hơi nƣớc Nƣớc cấp vào Nƣớc thoát đi Nước ao Nhiệt trao đổi với nền đáy Hình 5-12. Năng lượng nhiệt vào và ra khỏi ao nuôi Trong ao nuôi, tầng nước mặt nhiệt độ dao động mạnh, tầng đáy dao động ít hơn và tầng giữa có thể coi là trung bình cộng của 2 tầng. Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cua mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do đó làm cho cua kém ăn, chậm lớn. Tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu cua sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh. Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau: + Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước. + Làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao nuôi. + Cua dễ bị bệnh. + Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc phòng, trị bệnh sẽ mạnh hơn. Nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng nhiệt độ để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho đại đa số các loài tôm cá và cua là từ 25- 300C. 3.2. Đo nhiệt độ Để đo nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thuỷ ngân có chia độ từ 0 – 1000C. Ngày đo nhiệt độ nước ao 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều rồi lấy trung bình của 2 lần đo, giá trị trung bình đó là nhiệt độ nước ao trong ngày.
- 39 Có thể đo 1 lần vào lúc 10 giờ sáng, thông số đo được chính là nhiệt độ nước ao trong ngày. - Xác định nhiệt độ nước tầng mặt (độ sâu từ 0-0,5m): + Bước 1. Buộc dây vào nhiệt kế bách phân + Bước 2. Đưa nhiệt kế trực tiếp xuống nước bầu thuỷ ngân hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng và đầu nhiệt kế cách mặt nước 15 – 20 cm, để yên 5 phút. Hình 5-13: Đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế + Bước 3: Nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước, ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Hình 5-14: Đọc kết quả
- 40 - Xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa (độ sâu 0,5-1,5m) và tầng đáy của ao nuôi: + Bước 1: Đưa nhiệt kế xuống vị trí cần xác định, để yên 5 phút, + Bước 2: Kéo lên và đọc nhanh kết quả. + Để chính xác hơn, nếu có bình thu mẫu có thể cắm nhiệt kế vào bình thu mẫu, thả bình xuống vị trí cần xác định, cho nước vào đầy bình, cũng để yên 5 phút rồi kéo lên đọc kết quả trong khi bầu thuỷ ngân vẫn ngâm trong nước. Cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH và ôxy hòa tan được chế tạo có thể đo được thêm cả chỉ tiêu nhiệt độ. 3.3. Xử lý - Luôn luôn duy trì ổn định mực nước trong ao, khi biên độ biến động nhiệt độ trong ngày quá 30C cần phải nâng cao mực nước. - Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho cua, không để nhiệt độ nước ao, bể nuôi vượt quá 33oC. Các biện pháp thông thường: + Giữ nước sâu từ 1,5 m trở lên, thêm nước mới vào ao - Mùa lạnh cần chống rét cho ba ba (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 15oC. Các biện pháp thông thường: + Giữ nước ao sâu trên 1m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20-25cm. + Nơi có nguồn nước nóng nên tận dụng đưa qua ao nuôi, nâng nhiệt độ nước ao nuôi lên 20-30oC. 4. Kiểm tra và điều chỉnh độ mặn: 4.1. Tiêu chuẩn độ mặn ao nuôi cua Một trong những tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng nước nuôi các đối tượng hải sản là phải duy trì ổn định thường xuyên độ mặn cần thiết. Vấn đề này có thể được người ta giải quyết bằng cách lựa chọn địa điểm nơi nguồn nước có độ mặn đạt yêu cầu thích hợp. Cua là loài rộng muối, có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn 33 %o. Khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của độ mặn cua có thể nuôi ở vùng ven biển. 4.2. Xác định độ mặn Sử dụng khúc xạ kế
- 41 Hình 5 - 15. Khúc xạ kế Thao tác đo: Bước 1. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính Hình 5 - 16. Nhỏ mẫu nước lên khúc xạ kế Bước 2. Đậy tấm chắn sáng Hình 5- 17. Đậy nắp chắn ánh sáng Nước phải phủ đều trên lăng kính
- 42 Hình 5- 18. Nước phủ đầy bề mặt Bươc 3. Đưa lên mắt ngắm Hình 5-19. Thao tác đưa khúc xạ kế lên ngắn Bước 4. Đọc số trên thang đo, điều chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 5-20. Điều chỉnh tiêu cự
- 43 Bước 5. Lau khô bằng giấy thấm mềm Hình 5 -21. Vệ sinh khúc xạ kế sau khi đo. Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 5-22. Các lỗi khi đo Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. 4.3. Điều chỉnh độ mặn trong ao 4.3.1. Cấp nước ngọt vào ao 0 Khi độ mặn vượt quá 25 /00 chúng ta cần chuẩn bị sẵn nước ngọt (có thể khoan giếng nước ngầm) để giảm độ mặn. Tuy nhiên mỗi ngày giảm không quá 0 5 /00 để tránh gây sốc cho cua. Trường hợp nguồn nước có độ mặn cao hơn yêu cầu, có thể khắc phục bằng cách dùng nước giếng ngầm pha thêm trong ao nuôi, nhằm hạ thấp độ mặn trong ao nuôi hoặc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi vừa có nguồn nước biển, vừa có nguồn nước sông, suối để hòa nước đạt độ mặn mong muốn.
- 44 Tính toán lượng nước ngọt và nước mặn hòa trộn : Trong trường hợp này, hợp lí hơn cả là sử dụng phương pháp sơ đồ “Qui tắc đường chéo”. Theo qui tắc này ta lập sơ đồ : a (c- b)Va c b (a- c)Vb Trong đó : Va, Vb là thể tích n ước ngọt và nước mặn để trộn lẫn. a,b,c là độ mặn tương của nước mặn, nước ngọt và nước sau khi hòa trộn do kết quả của sự trộn lẫn. Cụ thể : Nước biển có độ mặn 30%o Nước ngọt có độ mặn Cần hoà trộn để có nước ao nuôi có độ mặn 20%o 30 20 20-0 = 20 (phần thể tích) 20 0 10 30-20 = 10 (phần thể tích) Do đó cần hòa 20phần thể tích nước biển có độ mặn 30%o với 10 phần o thể tích nước ngọt có độ mặn 0%o để được nước ao nuôi có độ mặn 20 /oo. 4.3.2. Cấp nước mặn vào ao 0 Khi độ mặn thấp quá 10 /00 chúng ta cần chuẩn bị sẵn nước biển co độ 0 mặn cao để tăng độ mặn. Tuy nhiên mỗi ngày tăng không quá 5 /00 để tránh gây sốc cho cua. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Xác định nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan, độ mặn trong ao nuôi cua biển cụ thể. Bài tập 2: Với các chỉ số môi trường xác định được, môi trường đó có phù hợp với nuôi cua không? Xử lý các yếu tố môi trường đó. C. Ghi nhớ: - Để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi cua cần: + Luôn đảm bảo độ sâu mực nước từ 0,8-1m, các ngày nóng hoặc lạnh quá đảm bảo mực nước từ 1m trở lên. + Hàm lượng ôxy hòa tan từ 4 mg/l trở lên. 0 + Duy trì độ mặn nước ao từ 15-25 /00. - Để quản lý được môi trường ao nuôi cua cần thực hiện như sau: xác định các yếu tố môi trường trong ao, sau đó tiến hành xử lý.
- 45 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; được giảng dạy sau mô đun chọn và thả giống, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về quản lý được môi trường ao nuôi, cho cua ăn đầy đủ và kiểm tra được sinh trưởng của cua. II. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển. - Xác định được khẩu phần dinh dưỡng, lượng thức ăn cho cua qua các giai đoạn phát triển; - Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp. - Mô tả được phương pháp quản lý môi trường ao nuôi; - Xử lý các yếu tố môi trường bất lợi đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp; - Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn, chuẩn bị, cho ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý môi trường nuôi, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc. III. Nội dung chính của mô đun: Thời lƣợng Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra Bài mở đầu Lý 1 1 thuyết MĐ 03-01 Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng Lý 4 4 và sinh trưởng của thuyết cua biển MĐ 03-02 Tính khối lượng thức ăn và xác Tích hợp 16 3 13 định chế độ cho ăn MĐ 03-03 Chuẩn bị thức ăn Tích hợp 16 3 12 1 và cho ăn MĐ 03-04 Kiểm tra sinh Tích hợp 28 4 23 1 trưởng
- 46 MĐ 03-05 Quản lý môi Tích hợp 27 5 22 trường nuôi Kiểm tra kết thú c mô đun 4 4 Tổng cộng: 96 20 70 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài học 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Bài tập: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn - Nguồn lực: + Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 13 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được khối lượng thức ăn cho một ao nuôi cụ thể. 4.2. Bài học 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn 4.2.1. Bài tập 1: Bài tập: Hãy xác định: tỷ lệ sống; nhiệt độ; độ mặn; pH nước; tính lượng cua có trong ao và lượng thức ăn sử dụng cho một ao nuôi cua cụ thể. - Nguồn lực: + Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc + Cân: 01 chiếc + Sổ theo dõi số lượng cua + Ao nuôi cua + Chuyên gia kỹ thuật - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Lượng cua có trong ao tại thời điểm kiểm tra. + Tỷ lệ sống + Khối lượng trung bình của một con cua
- 47 + Khối lượng cua có trong ao + Nhiệt độ nước, độ mặn và tỷ lệ cho ăn + Khối lượng thức ăn cần dùng. 4.2.2. Bài tập 2: Bài tập: Thực hiện thao tác thu mẫu cua - Nguồn lực: + Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc + Cân: 01 chiếc + Ao nuôi cua + Chuyên gia kỹ thuật + Thức ăn các loại: 100 kg - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 8 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cua ăn hết thức ăn + Thao tác nhẹ nhàng, cho ăn từ từ. 4.3. Bài học 4: Kiểm tra sinh trưởng Bài tập: Tiến hành thu mẫu và kiểm tra sinh trưởng của một ao nuôi cua cụ thể. - Nguồn lực: + Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc + Cân: 01 chiếc + Thước: 3 chiếc + Ao nuôi cua + Chuyên gia kỹ thuật - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 22 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Số lượng mẫu cua đã thu. + Chiều dài mai trung bình của một con cua. + Khối lượng trung bình của một con cua.
- 48 + Tốc độ sinh trưởng theo khối lượng. 4.4. Bài học 5: Quản lý môi trường nuôi 4.4.1. Bài tập 1: Bài tập: Xác định nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan, độ mặn trong ao nuôi cua biển cụ thể. - Nguồn lực: + Cơ sở nuôi cua: 01 + Máy bơm nước: 03 chiếc + Máy đo pH: 03 chiếc + Máy đo ôxy hòa tan: 03 chiếc + Máy đo độ mặn: 3 chiếc + Bộ kiểm tra nhanh (pH, ôxy, Độ mặn): 03 bộ + Cốc thủy tinh: 6 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Bản tường trình gồm: Ngày thu mẫu: Thời gian thu mẫu: Địa điểm thu mẫu: Nhóm thu mẫu: Nhận xét: + Nguồn nước + Đặc điểm ao: Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú Nhiệt độ nước Độ trong pH Oxy hòa tan Độ mặn 4.4.2. Bài tập 2:
- 49 Bài tập: Với các chỉ số môi trường xác định được, môi trường đó có phù hợp với nuôi cua không? Xử lý các yếu tố môi trường đó. - Nguồn lực: + Cơ sở nuôi cua: 01 + Vôi: 300 kg + Thuốc tím: 3 kg - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm. - Thời gian thực hiện: 16 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Môi trường sau khi xử lý có các thông số phù hợp với cua. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giới thiệu đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng của cua biển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu biết về đặc điểm dinh dưỡng - Mức độ hiểu biết - Hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng - Mức độ hiểu biết 5.2. Bài 2: Tính khối lƣợng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tính được khối lượng thức ăn. Căn cứ vào kết quả tính toán - Xác định được chế độ cho ăn. Căn cứ vào kết quả tính toán 5.3. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn được loại thức ăn. Quan sát - Xác định được lượng thức ăn cần dùng Căn cứ vào kết quả tính toán - Thực hiện thao tác cho ăn Quan sát 5.4. Bài 4: Kiểm tra sinh trƣởng
- 50 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Số lượng mẫu thu Căn cứ vào kết quả thu mẫu - Đo chiều dài Quan sát - Cân khối lượng cua Căn cứ vào kết quả tính toán - Tính kết quả về sinh trưởng Căn cứ vào kết quả tính toán 5.5. Bài 5: Quản lý môi trƣờng nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu biết về phương pháp xác - Mức độ hiểu biết định các yếu tố môi trường: pH, oxy, độ mặn, nhiệt độ. - Thực hiện xử lý các yếu tố môi - Quan sát trường: pH, oxy, độ mặn, nhiệt độ. VI. Tài liệu tham khảo - Hội thảo kỹ thuật nuôi cua - Bộ thuỷ sản, Sầm Sơn, 10/1991 - Cẩm nang "Kỹ thuật nuôi tôm thuỷ sản nước lợ" - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Phương và CTV, 1994. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 - Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản, tập 2 - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 - Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển - Th.S Nguyễn Văn Việt - NXB Nông nghiệp, 2000.
- 51 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Hà Thanh Tùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.