Giáo trình mô đun An toàn lao động trên tàu cá

pdf 76 trang ngocly 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun An toàn lao động trên tàu cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_tren_tau_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun An toàn lao động trên tàu cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số: MĐ 06 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nghề đánh bắt có hiệu quả kinh tế cao. Một trong số đó phải kể đến nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây. Dựa trên cơ sở Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới vây”. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển 2) Giáo trình mô đun Phát hiện và tập trung đàn cá 3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản 4) Giáo trình mô đun Bảo quản sản phẩm hải sản 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới 6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá Giáo trình môn học An toàn lao động trên tàu cá, nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn Bài 4: Thực hành an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cứu Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  4. 3 Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Phạm Sĩ Tấn (Chủ biên) 2. Đỗ Ngọc Thắng 3. Lê Văn Hướng
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7 Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu 9 A. Nội dung: 9 1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ 9 1.1. Quy tắc chung 9 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ 10 2. Thực hành an toàn khi làm việc với các thiết bị điện 11 2.1. Quy tắc chung 11 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các thiết bị điện 12 3. Thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu .12 3.1. Thực hành an toàn khi sử dụng tời 12 3.2. Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu 13 4. Thực hành an toàn khi di chuyển các vật nặng 14 4.1. Quy tắc chung 14 4.2. Thực hiện công tác an toàn khi di chuyển các vật nặng 14 5. Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng 15 5.1. Quy tắc chung 15 5.2. Thực hiện công tác an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng 15 6. Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 17 6.1. Quy tắc chung 17 6.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 20 1. Câu hỏi: 20 2. Bài tập thực hành: 20 C. Ghi nhớ: 20 Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá 21 A. Nội dung: 21 1. Thực hành an toàn trong công tác phòng cháy 21 1.1. Những kiến thức cơ bản về cháy 21 1.2. Các quy định về phòng cháy 21 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá 22 2. Thực hành an toàn trong công tác chữa cháy trên tàu cá 23 2.1. Các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu cá 23 2.2. Quy tắc chung trong công tác chữa cháy trên tàu cá 27 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá 27
  6. 5 1. Câu hỏi: 35 2. Bài tập thực hành: 35 C. Ghi nhớ: 36 Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn 37 A. Nội dung: 37 1. Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển 37 1.1. Quy tắc chung 37 1.2. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu 37 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu người rơi xuống biển 38 2. Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng 41 2.1. Quy tắc chung 41 2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng 41 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng 43 3. Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn 44 3.1. Quy tắc chung 44 3.2. Những nguyên nhân tàu bị mắc cạn 44 3.3. Thực hiện công tác an toàn khi cứu tàu bị mắc cạn 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 1. Câu hỏi: 46 2. Bài tập thực hành: 47 C. Ghi nhớ: 47 Bài 4: An toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây 48 A. Nội dung: 48 1. Thực hành an toàn khi thả lưới 48 1.1. Quy tắc chung 48 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi thả lưới 48 2. Thực hành an toàn khi thu lưới 49 2.1. Quy tắc chung 49 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi thu lưới 50 3. Thực hành an toàn khi lấy cá 51 3.1. Quy tắc chung 51 3.2. Thực hiện công tác an toàn khi lấy cá 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 52 1. Câu hỏi: 52 2. Bài tập thực hành: 52 C. Ghi nhớ: 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 53 I. Vị trí, tính chất mô đun: 53 II. Mục tiêu mô đun: 53 III. Nội dung chính của mô đun: 53 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 54 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 58 VI. Tài liệu tham khảo 61
  7. 6 Phụ lục 2: Quy định đánh dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi 64 Phụ lục 3: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ 66 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74
  8. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VTĐ Vô tuyến điện MĐ Mô đun
  9. 8 MÔ ĐUN THỰC HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun Mục tiêu của mô đun là giúp học viên nắm rõ kiến thức và kĩ năng về công tác an toàn khi làm việc trên boong tàu, về công tác an toàn trong phòng, chống cháy trên tàu, trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. Xử lý được các sự cố khi có người rơi xuống biển, khi tàu bị thủng và khi tàu bị mắc cạn. Mô đun gồm có 04 bài là: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu; Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá; Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; Thực hành an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. Thời lượng chung cho Mô đun này là 80 giờ, trong đó phần lý thuyết là 12 giờ, phần thực hành là 60 giờ và kiểm tra hết mô đun là 8 giờ. Phương pháp học tập của Mô đun này chủ yếu là thực hành, giáo viên sau khi hướng dẫn phần lý thuyết có liên quan, sẽ thực hành mẫu, học viên làm theo cho đến khi đạt yêu cầu của bài thực hành. Việc đánh giá kết quả học tập chủ yếu căn cứ trên kết quả thực hành của học viên qua các bài thực hành trong Mô đun. Gồm có hai tiêu chí đánh giá: đạt khi học viên thực hiện được các bài thực hành theo quy định, không đạt khi học viên không thực hiện được các bài thực hành theo quy định.
  10. 9 Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu Mã bài: MĐ06-01 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu. - Thực hành được an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. - Thực hành được an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. A. Nội dung: 1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ 1.1. Quy tắc chung - Dây thừng Dây thừng thường có trong các bộ phận ngư cụ, trong bộ phận liên kết hệ thống lưới, tàu và trong hệ thống đảm bảo hàng hải. Dây thừng trong các bộ phận ngư cụ chịu lực lớn, vì thế được chế tạo bằng nguyên liệu bền và đường kính lớn. Tùy vào mục đích sử dụng mà dùng các loại dây thừng khác nhau. Không để dây thừng dưới ánh nắng mặt trời, trên các nguồn phát nhiệt. Trong quá trình làm việc, giữ cho dây thừng không bị dính bẩn. Hình 6.1.1. Không để dây thừng dính Hình 6.1.2. Không để dây thừng dưới bẩn ánh nắng mặt trời - Cần cẩu Cần cẩu được làm bằng gỗ tốt hoặc sắt, phải đảm bảo chắc chắn thuận tiện cho quá trình làm việc. Cần cẩu được bố trí ở giữa boong tàu về phía mũi. - Búa tay
  11. 10 Cán búa phải làm bằng gỗ tốt, khô, dẻo không có vết nứt, thớ ngang. Tra cán búa không để bị toét hoặc bị nứt dọc trục cán. Cán búa phải vuông góc với trục búa. - Đục Đục phải dài đủ tay cầm, không để tòe đầu. Cán đục được làm bằng tre hoặc cao su. - Cờ lê Không được sử dụng những cờ lê bị nhờn, có vết rạn nứt. Lúc vặn các đai ốc phải đứng vững, cầm chặt. Làm trên cao, chỗ treo leo phải đề phòng ngã hoặc cờ lê rơi xuống người phía dưới. Dùng cờ lê tháo đai ốc bị gỉ lâu ngày phải thận trọng tránh làm vẹt đầu đai ốc, trượt cờ lê gây tai nạn. 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ - Dây thừng + Khi thu dây giềng rút bằng máy tời, tránh để dây giềng quấn vào tay. + Không được để dây thừng bị gấp khúc khi làm việc với ròng rọc. + Không gấp dây thừng lại vì sẽ làm dây nhanh bị hỏng. Hình 6.1.3. Không để dây thừng gấp Hình 6.1.4. Không được gấp đôi dây khúc khi làm việc với ròng rọc thừng - Cần cẩu Khi cẩu làm việc cần phân công nhiệm vụ cho mỗi người, tránh để xảy ra tai nạn. - Búa tay Trước khi đánh búa phải kiểm tra đầu búa chêm đã chắc chưa, lỗ búa có rạn nứt không, mặt búa có nguy cơ bị mẻ không. Cấm sử dụng các loại búa bị
  12. 11 toét mặt và có vết rạn nứt. Sử dụng búa phải thích hợp với từng yêu cầu công việc. Trước khi đánh búa phải quan sát người xung quanh. Đối với các khu vực hẹp có nhiều người sử dụng búa thì không được đứng đối diện nhau. Khi đánh búa cấm mang găng tay. Thường xuyên nhúng đầu búa vào nước để búa không bị bong cán. Đang đánh búa nếu thấy hiện tượng không bình thường phải dừng lại kiểm tra rồi mới tiếp tục làm nếu cán búa có mồ hôi phải thường xuyên lau khô. Lúc làm phải tập trung không nói chuyện. Hình 6.1.5. Cầm búa đúng cách Hình 6.1.6. Không được đánh búa bật ra tia lửa 2. Thực hành an toàn khi làm việc với các thiết bị điện 2.1. Quy tắc chung - Dây dẫn Dây dẫn phải được bọc kín cách điện bằng nhựa cách điện, hay bằng vỏ cao su. Khi thay thế dây mới phải kiểm tra cách điện cẩn thận. - Cầu dao điện Là thiết bị đóng cắt điện cho phụ tải, phải được che chắn kín và phải được cách điện với xung quanh. Cầu dao điện phải được đặt nơi cao ráo không ẩm ướt, thuận tiện cho người sử dụng. - Cầu chì Phải được bố trí ở nơi thích hợp để thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa. Không được thay dây chì bằng các kim loại khác như: giấy thiếc, dây thép, nhôm, đồng - Các dụng cụ xách tay khác Các dụng cụ như tuốc lơ vít, kìm điện, những dụng cụ cách điện như găng tay cao su, ủng cách điện phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về cách điện,
  13. 12 và sử dụng đúng vị trí, đã được kiểm tra điện trở cách điện và điện áp cho phép của nó. 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các thiết bị điện - Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện. - Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc. - Không được dùng các dụng cụ sửa chữa điện mà không đủ tiêu chuẩn cách điện kỹ thuật. - Trước khi sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện cần phải: Cắt điện đưa vào thiết bị điện mà ta chuẩn bị sửa chữa, treo biển báo hiệu “cấm đóng đang sửa chữa” vào thiết bị ngắt điện, kiểm tra lại xem có điện hay không trên phần thiết bị điện nơi sẽ làm việc. - Khi kiểm tra mạng điện, cần phải kiểm tra lại bút thử điện, nếu đèn báo không sáng, cần kiểm tra và sửa chữa lại bút thử điện. Hình 6.1.7. Không được cắm ổ điện quá tải 3. Thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu Tời và cẩu là hai thiết bị được sử dụng nhiều trên tàu lưới vây. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ dễ gây ra tai nạn. Sau đây là cách thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu. 3.1. Thực hành an toàn khi sử dụng tời - Khi sử dụng tời không được đùa nghịch, sử dụng các chất kích thích mạnh như uống bia, rượu, hút thuốc lào - Không được tời quá khả năng chịu tải của dây cáp. - Trước khi sử dụng tời nên kiểm tra kỹ dây cáp, đầu móc. - Không để bộ điều khiển cắm vào tời khi không sử dụng tời. - Không được chuyển vị trí của ly hợp khi tời đang hoạt động hay đang
  14. 13 chịu tải. - Không nên tời liên tục, hãy dừng nghỉ một cách hợp lý nhất. - Hãy đứng xa dây cáp và khu vực tời trong khi tời. - Không chạm vào dây tời trong khi tời đang chịu tải, hoặc người khác đang điều khiển tời. - Hãy dùng găng tay để kéo cáp tời, không cho dây cáp đi qua trong lòng bàn tay, tránh để dây cáp làm tổn thương đến bàn tay. - Làm mát cho tang ma sát khi thu dây cáp để tránh đứt dây. Hình 6.1.8. Đeo găng tay khi kéo cáp Hình 6.1.9. Làm mát cho tang ma sát 3.2. Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu - Trước khi làm việc cần kiểm tra các thiết bị an toàn và dây tời. - Không được sử dụng các loại dây tời bị hư hỏng. Như dây bị ăn mòn, dây bị xoắn, dây bị phá hủy, bị biến dạng, dây có đường kính bị mòn. Hình 6.1.10. Không được sử dụng các loại dây bị hư hỏng - Lắp dây xích và dây tời vào hàng tải một cách cân đối. - Chỉ có những người được chỉ định mới có quyền ra hiệu cho lái cẩu. - Người ra hiệu phải mặc trang phục, phải ra hiệu theo quy định từ trước, hô to một cách rõ ràng. - Kiểm tra trạng thái của dây tời và tránh tời, cẩu quá tải.
  15. 14 - Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữ người điều khiển máy tời và người điều khiển cần cẩu. - Không sử dụng cẩu quá tải. - Không nâng khi tải không ổn định; khi móc không cân; khi tải bị vùi, bị liên kết với vật khác. - Không qua lại dưới vị trí hàng đang được cẩu. - Không đứng trong vùng nguy hiểm của cầu trục. - Không đứng giữa tải và chướng ngại vật khi chuyển tải gần chướng ngại vật. Hình 6.1.11. Không đi lại dưới vị trí hàng đang được cẩu - Không hạ tải xuống vị trí có khả năng trượt đổ. - Khi dùng cẩu xong, một người giữ cần cẩu, một người lấy móc ở cần cẩu móc vào chân cột trụ để cố định cần cẩu lại. 4. Thực hành an toàn khi di chuyển các vật nặng 4.1. Quy tắc chung - Không được nâng vác vật quá nặng qua khỏi đầu. - Không được nâng vác gắng quá sức chịu đựng của bạn. - Không nâng vác trên nền trơn láng. - Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu khi làm việc. - Không được làm việc khi thiếu ánh sáng. 4.2. Thực hiện công tác an toàn khi di chuyển các vật nặng - Đi đứng di chuyển trên tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã gây tai nạn. - Nâng nhẹ bằng tay hoặc đá nhẹ bằng chân để xem có dễ dàng nâng lên hay không. - Kiểm tra sự cân bằng và việc đóng gói chặt chẽ những khối chuyển động bên trong vật nặng có thể gây mất thăng bằng khi nâng vác. - Cố định các bộ phận dễ bị tuôn, bung ra.
  16. 15 - Tuyệt đối giữ sống lưng ở tư thế luôn thẳng đứng trong mọi tình huống nâng vác. Hình 6.1.12. Giữ tư thế thẳng đứng lưng khi nâng vác - Thận trọng, chậm rãi và nhẹ nhàng là những yêu cầu cần thiết để tránh chấn thương trong lúc di chuyển vật nặng. - Luôn giữ thân thể đối diện với vật nặng, có nghĩa là không được cặp, xách vật nặng bên hông hoặc một bên cột sống. - Trong lúc mang vác, không được thực hiện các động tác gây cong vẹo cột sống. - Vật nặng luôn được ôm sát vào thân. Sử dụng lực của chân, đùi để nâng lên chứ không phải dùng sức của cột sống. - Khi vật nặng đã được nhấc lên, hãy sử dụng các cơ ở khoảng giữa hông và nách để mang vác, tránh dùng lưng. - Chia nhỏ số lượng vật nặng. - Dọn dẹp đoạn đường đi, đến. - Đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp. 5. Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng 5.1. Quy tắc chung - Đi qua miệng hầm phải chú ý tránh để rơi xuống hầm. - Tránh để dây cáp đóng mở nắp bị đứt văng trúng người gây tai nạn. - Cẩn thận khi đứng trên miệng hầm tránh rơi ngã vào trong hầm hàng. - Tránh bị chèn, ép khi mở nắp. 5.2. Thực hiện công tác an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng - Trước khi mở hầm hàng phải thu dọn hết hàng hóa vật liệu để trên nắp hầm, sau đó mở dây chằng, tháo nêu, mở bạt. Mở bạt phải theo kiểu cuốn chiếu. Cấm mở bạt theo hướng đi lùi.
  17. 16 - Nắp hầm làm bằng các tấm riêng lẻ, khi mở phải mở từ tấm giữa về 2 đầu. Lúc đóng phải đóng từ tấm 2 đầu vào giữa hầm. Đóng mở nắp hầm hàng bằng máy trục, phải móc đủ số móc đủ số móc cẩu vào tấm nắp. Cấm để người đứng trên nắp hầm. Khi nắp hầm hạ xuống chắc chắn mới vào tháo nắp cẩu. - Nắp hầm hàng mở ra phải để gọn bằng phẳng kề sát 2 bên miệng hầm hàng. Mở phải đủ rộng, thuận tiện cho việc xếp dỡ hoặc sửa chữa. Hình 6.1.13. Nắp hầm mở ra được để bên cạnh hầm - Miệng hầm hàng đã mở nắp phải có biển báo và rào che chắn ban đêm phải có đèn báo hiệu. - Nếu hầm hàng sâu phải dùng thang hoặc ván để trèo lên xuống hầm. Hình 6.1.14. Dùng thang để trèo từ dưới hầm lên trên tàu - Trong lúc đóng hầm hàng phải kiểm tra kỹ dưới hầm hàng rồi mới đóng. Hình 6.1.15. Kiểm tra kỹ dưới hầm rồi mới đóng
  18. 17 6. Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu Làm việc trên cao và ngoài mạn tàu là có nguy cơ tai nạn ngã cao. Người lao động phải luôn có ý thức tự bảo vệ phòng tránh tai nạn, sử dụng đúng đắn các trang bị bảo vệ cá nhân. Phải chắc chắn rằng nơi làm việc, lối đi lại trên cao và ngoài mạn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo qui định. 6.1. Quy tắc chung - Chỉ những người hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao: + Nằm trong độ tuổi là do nhà nước qui định. + Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp. + Đã được đào tạo chuyên môn, huấn luyện bảo hộ lao động và có các chứng chỉ kèm theo. - Phải sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như dây an toàn, ủng, mũ nhựa cứng, ván lót, thang Hình 6.1.16. Dây đai an toàn Hình 6.1.17. Ủng - Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. - Thang di động phải đảm bảo chắc chắn: chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5m, thang không bị mọt, oằn cong khi đưa vào sử dụng, chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc, không được sử dụng thang quá dài (≥5m). Thang phải đặt trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và chèn giữ chắc chắn. Hình 6.1.18. Không được dẫm lên bậc thang bị hỏng
  19. 18 - Khi làm việc trên cao không được đùa nghịch, sử dụng các chất kích thích mạnh như uống bia, rượu, hút thuốc lào - Không được làm việc trên cao và ngoài mạn tàu khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên. - Cấm dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể chạm vào thang. - Khi sử dụng dây đai an toàn phải chú ý kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo. - Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ. - Không được làm việc hay đứng gần radar Hình 6.1.19. Không được đứng gần radar - Cấm nhảy từ trên cao, thang xuống boong tàu để đề phòng trượt ngã gây tai nạn. - Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt. - Không được đi lại trên thành mạn tàu. Hình 6.1.20. Không được đi lại trên thành mạn tàu
  20. 19 6.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu - Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng thang, sàn thao tác thang, mạn tàu, lan can an toàn cũng như chất lượng của các phương tiện bảo hộ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc. Hình 6.1.21. Không được sử dụng thang bị hư hỏng - Chỉ cho phép một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải). - Phải có biện pháp cố định chắc thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, không tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 600 hoặc nhỏ hơn 450. - Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng. - Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang. Khi leo lên phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không được đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn). - Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng. - Dây đai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất. Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi. Hình 6.1.22. Thắt dây đai an toàn khi làm việc trên cao đúng cách
  21. 20 - Khi làm việc từ độ cao 2 mét trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn. Hình 6.1.23. Buộc dây và lưới bảo vệ - Phải xây dựng qui chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. 1.2. Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc với tời và cẩu. 1.3. Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.1.1: Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. 2.2. Bài thực hành 6.1.2: Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Thực hiện an toàn khi làm việc với các dụng cụ. - Thực hiện an toàn khi làm việc với các thiết bị điện. - Thực hiện an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng. - Thực hiện an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu.
  22. 21 Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá Mã bài: MĐ06-02 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá. - Thực hành được công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá. - Thực hành được công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá. A. Nội dung: 1. Thực hành an toàn trong công tác phòng cháy 1.1. Những kiến thức cơ bản về cháy - Khái niệm: Cháy là phản ứng hóa học phát ra nhiệt và ánh sáng, đó là kết quả của sự hỗn hợp xảy ra nhanh chóng của ôxyzen với các chất khác. - Phân loại: Cháy được chia ra 4 loại sau: + Cháy loại A: cháy phát sinh từ chất rắn dễ cháy như gỗ, bông, vải sợi, giấy, than với các chất này lửa có thể xâm nhập vào bên trong chất cháy. Cách chữa cháy có hiệu quả đối với loại cháy này là xịt nước, phải tưới đủ nước để hạ nhiệt độ nếu không sẽ bùng cháy trở lại. + Cháy loại B: là cháy phát sinh từ chất lỏng dễ cháy như: dầu, mỡ, cồn, sơn, nhựa đường, dầu thực vật, dầu động vật Loại cháy này chỉ giới hạn trên bề mặt của chất cháy nhưng có nguy cơ nổ. Muốn dập tắt loại cháy này chỉ cần ngăn cách bề mặt của chất cháy với không khí bằng cách phun bọt tạo thành màng bao phủ bề mặt chất cháy, nạp khí CO2 hoặc hơi nước, khí trơ vào khoang, buồng đang cháy. Chú ý không xịt nước vào loại cháy này vì dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên mặt nước làm cho đám cháy lan rộng. + Cháy loại C: là loại cháy do điện bị chập mạch hay rò rỉ. Trường hợp này chỉ được chữa cháy bằng khí CO2 hay khí Tetra clorua (Cl4C). Không chữa cháy bằng bọt và nước vì chúng dẫn điện. Có thể dùng cát khô dập lửa trong trường hợp diện tích hẹp. Chú ý khi chữa cháy do điện phải ngắt cầu dao điện khu vực cháy. + Cháy loại D: là loại cháy kim loại như Magiê, bột nhôm, natri, và các chất như phim ảnh Cách chữa loại cháy này có thể dùng CO2 hay bột khô. 1.2. Các quy định về phòng cháy Để phòng cháy tốt, mọi thuyền viên phải thực hiện những quy định sau: - Thường xuyên tổ chức báo động tập dượt công tác chữa cháy trên tàu mỗi tháng 1 lần.
  23. 22 - Đảm bảo các thành viên trên tàu phải có sự hiểu biết cơ bản về kiến thức phòng cháy và chữa cháy, bảo quản các hàng hóa dễ cháy. - Cấm hút thuốc trong hầm hàng, trên boong khi đang bốc xếp hàng hóa hoặc có hàng dễ cháy nổ. Không được ném đầu thuốc lá và diêm đã bật trên tàu. Miệng thông gió phải bọc lưới sắt để tránh tàn lửa bị gió thổi vào ống thông gió xuống hầm hàng. - Dây điện phải có vỏ bọc tốt, dây đi qua hầm hàng phải chui trong ống, ngoài ống có hộp bảo vệ. Tiếp điểm gây tia lửa điện phải được bọc kín. - Nếu thấy mùi khói hoặc mùi khét trên tàu phải kịp thời kiểm tra. - Không dùng giấy hoặc vải để làm chao đèn, bọc bóng đèn. - Phải làm tốt công tác thu dọn đối với các vật dễ cháy như không để giẻ, giấy vụn có ngấm dầu lâu ngày (để đề phòng hiện tượng tự cháy). 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá - Trên tàu phải có sơ đồ bố trí trang thiết bị phòng và chữa cháy. Sơ đồ này phải được treo ở chỗ quy định trong các buồng công cộng, buồng lái. Hành lang phải có bảng phân công nhiệm vụ phòng và chữa cháy. Mỗi thuyền viên phải nhớ nhiệm vụ của mình khi tàu bị cháy và phải thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị chữa cháy được phân công. Hình 6.2.1. Nội quy, tiêu lệnh, biển báo phòng cháy, chữa cháy - Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các hệ thống báo cháy, chữa cháy. Kiểm tra và phát hiện kịp thời các dấu hiệu và khả năng gây cháy trên tàu. - Tiến hành định kỳ việc thực tập chữa cháy trên tàu. - Xăng và các chất dễ cháy nổ phải được cất giữ trong kho hoặc tủ kim loại. - Thuyền viên cần rèn luyện thói quen nếp sống ngăn nắp. Thật cẩn thận khi sử dụng đồ điện như bàn là bếp điện, máy sưởi Tự giác chấp hành nội quy phòng cháy của tàu.
  24. 23 2. Thực hành an toàn trong công tác chữa cháy trên tàu cá 2.1. Các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu cá - Máy bơm, vòi rồng. + Máy bơm cố định: Được dùng để bơm nước lên dập tắt đám cháy. Ngoài ra còn có các máy bơm và bơm tay được dùng trong tất cả các trường hợp khi bơm cố định bị hỏng hoặc không bảo đảm đủ số lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy. Hình 6.2.2. Máy bơm + Vòi rồng cứu hỏa: Làm bằng vải bạt. Có hai loại vòi rồng: Vòi thứ nhất có chiều dài 20m dùng để lắp vào các van ở trên boong. Vòi thứ hai có chiều dài 12m dùng để lắp vào van cứu hỏa buồng máy. Hình 6.2.3. Vòi rồng cứu hỏa - Chăn cứu hỏa. Chăn cứu hỏa dùng thấm nước để dập tắt đám cháy chất lỏng có diện tích nhỏ. Chăn làm bằng chất liệu cotton có kích thước 1,8 x 1,4m. Hình 6.2.4. Chăn cứu hỏa - Bình chữa cháy CO2, bình bột, bình bọt
  25. 24 + Bình chữa cháy CO2. Bình CO2 chữa được mọi loại cháy, nên được sử dụng khá phổ biến. Hình 6.2.5. Bình chữa cháy CO2 Chú thích: 1. Van bảo hiểm 2. Núm xoay mở van 3. Vòi phun 4. Tay cầm 5. Vỏ bình 6. Ống xiphông + Bình chữa cháy bằng bọt. Bình bọt chỉ chữa đám cháy nhỏ, không chữa cháy do điện gây ra được. Có hai loại bọt phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí. Hình 6.2.6. Bình chữa cháy bằng bọt Chú thích: 1. Van bảo hiểm 2. Vòi phun 3. Đòn 4. Cần mỏ vịt 5. Nắp 6. Lò xo 7. Vỏ bình 8. Tay cầm trên 9. Ống đựng axit 10. Đế 11. Tay cầm dưới
  26. 25 + Bình chữa cháy bằng bột. Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột, kali cácbonát, natri cácbonat, cát khô Chú thích: 1. Vỏ bình 2. Vòi phun 3. Tay xách – cò bóp 4. Chốt hãm 5. Đồng hồ đo áp Hình 6.2.7. Bình chữa cháy bằng bột - Thùng, xô cứu hỏa, xẻng, rìu, câu liêm, búa, thang + Rìu: Dùng để tháo bỏ ván gỗ, hòm, phá cửa kéo những vật đang cháy và những vật có nguy cơ cháy ra chỗ khác. Hình 6.2.8. Rìu cứu hỏa + Xô cứu hỏa: Được làm bằng tôn có quai xách, trên quai có buộc sợi dây dài, bên ngoài sơn đỏ, xô được treo ở những chỗ cố định dễ lấy. Hình 6.2.9. Xô cứu hỏa - Quần áo bảo hộ lao động, mũ, giầy chống cháy, kính bảo hộ găng tay
  27. 26 + Quần áo bảo hộ lao động: Được dùng khi làm việc, có khả năng chống nóng, chống bắt cháy. Hình 6.2.10. Quần áo bảo hộ lao động + Giầy bảo hộ: Được dùng khi làm việc để hạn chế tổn thương bàn chân và để giúp bàn chân bám chặt vào sàn tàu khi có sóng, gió, trơn trợt. Hình 6.2.11. Giầy bảo hộ + Mũ bảo hộ: Được dùng khi làm việc, có thể chịu được va đập mạnh tránh tổn thương đầu do té ngã. Hình 6.2.12. Mũ bảo hộ + Găng tay chống cháy: Được dùng khi làm việc để hạn chế tổn thương đến bàn tay. Hình 6.2.13. Găng tay chống cháy
  28. 27 + Kính bảo hộ: Tránh gây tổn thương cho mắt trong quá trình chữa cháy như bụi, hạt hoặc mảnh văng bắn vào mắt. Hình 6.2.14. Kính bảo hộ + Khẩu trang bảo hộ: dùng để chống bụi, khói và tránh các nguồn gây ô nhiễm qua đường hô hấp. Hình 6.2.15. Khẩu trang bảo hộ 2.2. Quy tắc chung trong công tác chữa cháy trên tàu cá - Xử lý thật nhanh đối với những vụ cháy lớn. - Chú ý khi dùng nước để chữa cháy phải làm tốt công tác thoát nước ở trên tàu để đề phòng tàu mất ổn định dẫn đến lật tàu. - Cắt cầu dao điện, không dùng nước và bọt để chữa lửa điện mà phải dùng các bình chữa cháy bằng hóa học. - Đối với nhóm cháy loại B không dùng nước để chữa cháy, vì dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên mặt nước làm cho đám cháy lan rộng. Phải dùng khí CO2 hoặc hơi nước, khí trơ phun bọt tạo thành màng bao phủ bề mặt chất cháy. - Khi chữa cháy trên boong tàu, thuyền viên phải đứng trước hướng gió. 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá Cháy thường xảy ra ở các vị trí sau trên tàu: - Phòng ở của thuyền viên. - Nhà bếp. - Trên boong. - Buồng máy. 2.3.1. Cháy phòng ở thuyền viên - Nguyên nhân
  29. 28 + Vứt đầu mẫu thuốc lá vào thùng rác trong phòng. + Thắp hương trong phòng. + Hút thuốc trên giường khi ngủ. + Dùng các thiết bị điện tự tạo như may xo hay các bàn là, bếp điện không hợp chuẩn sử dụng. - Biện pháp ngăn ngừa + Định kì kiểm tra an toàn phòng cháy trong phòng ở thuyền viên để loại trừ các nguyên nhân trên. + Cần trang bị cho mỗi phòng trên tàu một thùng đựng rác bằng kim loại có nắp đóng/mở tự động. + Không cho phép thắp hương trong phòng ngủ. Nên bố trí một chố thắp hương công cộng (nếu tín ngưỡng yêu cầu). + Thường xuyên nhắc nhở thuyền viên bỏ thói quen nằm hút thuốc trên giường. Hình 6.2.16. Không được hút thuốc trên giường + Không dùng các thiết bị điện tự tạo hay không hợp chuẩn sử dụng. - Xử lí tình huống cháy Trường hợp cháy nhỏ: dùng dụng cụ dập cháy tại chỗ để xử lí. Trường hợp cháy lớn, nên làm như sau: + Thông báo cho người xung quanh. + Bấm chuông cứu hoả ở khu vực cháy. + Dùng loa công cộng thông báo cho mọi người trên tàu biết. + Yêu cầu cắt điện, thông gió khu vực cháy. + Yêu cầu bơm nước cứu hoả. + Dùng nước hay bình bọt để dập cháy.
  30. 29 Hình 6.2.17. Dùng nước phun dập cháy Hình 6.2.18. Dùng bình bọt phun + Có kế hoạch làm mát hai phòng liền kề và phòng trực tiếp bên trên phòng bị cháy nếu đám cháy quá lớn. + Thông báo ra bên ngoài để xin hỗ trợ khi cần thiết. 2.3.2. Cháy nhà bếp - Nguyên nhân + Mỡ rán bắt lửa. + Lửa bén vào các thứ hỏng bên trên bếp hay sấy gần bếp. + Chập điện. - Biện pháp ngăn ngừa + Cẩn thận và nhỏ lửa khi xào rán. Hình 6.2.19. Không rán mỡ với lửa quá to + Không treo các vật dụng dễ cháy bên trên hay cạnh bếp. + Luôn có người trong bếp khi bếp bật và tắt bếp khi không sử dụng. + Định kì kiểm tra và xiết các dây và công tắc điện nguồn bếp. - Xử lí tình huống
  31. 30 + Nếu cháy nhỏ, dùng bình chữa cháy xách tay bên cạnh để xử lí. Hình 6.2.20. Sử dụng bình chữa cháy xách tay bên cạnh + Nếu cháy lớn, yêu cầu cắt điện, cắt thông gió khu vực bếp. + Đóng chặt các ống thông gió và quạt thông gió phòng bếp. + Đóng các cửa chịu lửa của bếp và xả khí CO2 để dập lửa. 2.3.3. Cháy trên boong tàu - Nguyên nhân: + Do sơ ý để tàn thuốc hoặc tàn lửa rơi vào những vật dễ cháy đặt ở trên boong. + Để những vật dễ cháy gần các nguồn nhiệt như ống khói, ống xả - Biện pháp ngăn ngừa: + Tuyệt đối tuân thủ nội quy phòng cháy, chữa cháy. + Không để các vật dễ cháy gần các nguồn phát nhiệt. Hình 6.2.21. Không để vật dễ cháy gần bóng đèn - Xử lí tình huống: + Tìm hiểu chất cháy, nguồn lửa, phương hướng phát triển đám cháy.
  32. 31 + Khi cháy nhỏ, có thể dùng bình chữa cháy xách tay, hay. + Dùng hệ thống chữa cháy phun sương, hay. + Dùng hệ thống chữa cháy bằng bọt, CO2. Hình 6.2.22. Dùng bình CO2 để dập lửa 2.3.4. Cháy trong buồng máy - Nguyên nhân: + Dầu, mỡ rò rỉ và tích tụ nhiều vật liệu dễ cháy như giẻ lau, cặn dầu trong buồng máy có nhiệt độ cao. Hình 6.2.23. Không để giẻ lau tích tụ dầu, mỡ + Tích tụ khí cháy trong các hốc kín của buồng máy, gặp tia lửa. + Dầu dễ cháy có áp lực cao rò rỉ từ các bơm hay phin lọc phun vào bề mặt thiết bị có nhiệt độ cao. + Tuabin tăng áp máy chính bị kích nổ gây cháy. + Thao tác lò đốt rác. + Hàn cắt dưới buồng máy. + Chập điện.
  33. 32 + Do hút thuốc. - Biện pháp ngăn ngừa: + Buồng máy phải được vệ sinh dầu mỡ, dọn dẹp giẻ lau sau mỗi ca. Hàng tháng nên tổng vệ sinh buồng máy bằng hoá chất. Thường xuyên bơm vét các dầu cặn vào các két qui định. Kiểm tra thường xuyên sự rò rỉ dầu ở các đường ống dầu, các khâu nối ống + Phải thông thoáng khí trước khi thao tác công việc ở các khoang két nằm sát đáy buồng máy hay các góc kín gió. + Phải kiểm bảo dưỡng các thiết bị và ống áp lực. Phải có các bọc bảo vệ và cách nhiệt bên ngoài các ống áp lực và bề mặt thiết bị có nhiệt độ cao. + Phải vệ sinh thường xuyên ống thoát hơi máy chính, khoang gió quét, tuabin tăng áp, duy trì khe hở sơ-mi, piston, sec-măng + Chú ý khi thao tác lò đốt rác, ngăn ngừa sự cháy rớt ra ngoài hoặc sự phản áp khiến lửa bắn ra ngoài. + Cẩn thận khi hàn cắt dưới buồng máy. Luôn bố trí bình bọt và rồng phun sương sẵn sàng dập các tia lửa hàn. + Thường xuyên kiểm tra các đầu mối nối dây bị lỏng, xiết chặt các mỗi dây kịp thời. Hình 6.2.24. Sửa chữa ngay khi dây điện bị hư hỏng + Không hút thuốc khi vào buồng máy. - Xử lí tình huống: + Khi cháy nhỏ, sử dụng bình bọt chữa cháy xách tay, rồng phun sương. + Khi cháy lớn, ngừng hoạt động các thiết bị buồng máy, đóng kín buồng máy, sử dụng hệ thống chữa cháy cố định.
  34. 33 Hình 6.2.25. Không được hút thuốc trong buồng máy 2.4. Sử dụng bình chữa cháy 2.4.1. Sử dụng bình CO2 chữa cháy Quy trình thực hiện như sau: - Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy. - Rút chốt an toàn trên bình chữa cháy. - Hướng vòi phun về phía đám cháy, bóp cò để khí tự phun ra dập lửa. Chú ý khi sử dụng: - Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp. - Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun. Hình 6.2.26. Quy trình sử dụng bình CO2 - Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng. - Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp. - Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió. - Đề phòng bị bỏng. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
  35. 34 - Trước khi phun ở nơi kín như buồng máy, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun. 2.4.2. Sử dụng bình bột chữa cháy Quy trình thực hiện như sau: - Chuyển bình tới gần địa điểm cháy - Lắc xóc vài lần - Rút chốt an toàn trên bình chữa cháy - Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa. - Giữ bình ở khoảng cách 1,5÷4 m tùy loại bình. - Bóp van để bột chữa cháy phun ra. Hình 6.2.27. Quy trình sử dụng bình bột - Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy. Chú ý khi dùng bình chữa cháy: - Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp. - Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài), đứng ở cửa ra vào (cháy trong). - Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy - Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn. - Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp. - Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn. 2.4.3. Sử dụng bình bọt chữa cháy Quy trình thực hiện như sau: - Kéo chốt an toàn. - Hướng vòi phun về phía đám cháy. - Bóp cò để phun bọt.
  36. 35 - Quét vòi phun qua lại đám cháy để bọt phân bố trong đám cháy, tăng hiệu quả dập lửa. Hình 6.2.28. Quy trình sử dụng bình bọt chữa cháy Chú ý khi sử dụng bình bọt chữa cháy: - Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp. - Xác định vị trí các chốt an toàn ở phía trên cùng của bình chữa cháy và kéo nó ra. Nếu không kéo chốt an toàn ra được sau một vài giây, thì phải tìm lối thoát gần nhất để tránh bị mắc kẹt trong đám cháy. - Phun bọt bề mặt thẳng đứng gần đám cháy. Không phun bọt trực tiếp vào ngọn lửa vì như vây có thể đẩy ngọn lửa lây lan xung quanh các khu vực lân cận. - Duy trì một khoảng cách an toàn với vị trí cháy; cháy là không thể đoán trước và có thể tạo ra vụ nổ nhỏ. - Luôn chắc chắn rằng bạn có một lối thoát thích hợp trong trường hợp có hỏa hoạn. - Không bao giờ cố gắng dùng một bình bọt để chống lại hỏa hoạn xuất hiện ngoài tầm kiểm soát. - Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày nội dung thực hành an toàn trong công tác phòng cháy. 1.2. Liệt kê các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.2.1: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng bình cứu hỏa. 2.2. Bài thực hành 6.2.2: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng các dụng
  37. 36 cụ thô sơ. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Liệt kê được các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu. - Thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên tàu cá.
  38. 37 Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn Mã bài: MĐ06-03 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn. - Thực hành được an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. - Thực hành được an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn. A. Nội dung: 1. Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển 1.1. Quy tắc chung - Trên tàu phải trang bị đầy đủ áo phao và phao tròn cứu sinh theo quy định. - Phát hiện nhanh, kịp thời khi có người rơi xuống biển. - Điều động tàu dưới gió để cứu người rơi xuống biển. 1.2. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu - Phao tròn cứu sinh: Phao tròn cá nhân là một phương tiện cấp cứu cá nhân dùng trong trường hợp có người rơi xuống biển. Vật liệu làm phao có thể là lie, chất xốp, gỗ rút Vỏ bọc ngoài của phao là một lớp vải hay giả da được sơn màu trắng xen kẽ màu đỏ để giúp cho việc nhận biết phao được dễ dàng. Trên phao thường ghi đầy đủ đăng ký và tên tàu mang theo nó. Phao tròn thường có các kích thước sau: + Đường kính lớn của phao là 750 mm + Đường kính nhỏ của phao là 440 mm + Chiều rộng vành khăn là 155 mm Hình 6.3.1. Các loại phao tròn cá nhân
  39. 38 Phao tròn thường có một đường dây gắn chặt xung quanh chu vi của phao và được để ở nơi có khả năng ném nhanh xuống nước, thường phao được bố trí dọc theo lan can hai bên mạn tàu. Để tăng khả năng nhận biết trong thời tiết xấu hoặc ban đêm thì phao tròn phải được trang bị thêm phao hiệu. Khi ném xuống nước thì đèn hiệu có khả năng tự phát sáng. Hình 6.3.2. Bố trí phao tròn trên tàu - Phao áo cứu sinh: Là một phương tiện cứu sinh cá nhân trên tàu dùng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc cứu sinh trên biển. Vật liệu làm phao có thể là lie, chất xốp Phao áo có thể mặc được cả hai mặt, có cấu tạo đặc biệt làm cho người mặc nó có bị ngất, hoặc không cử động nhưng mặt của người đó không gục trong nước. Mỗi phao áo được trang bị thêm một cái còi, màu sắc của áo phao là màu vàng cam, thường được để ngay trong buồng nơi khô ráo, dễ lấy khi sử dụng. Hình 6.3.3. Phao áo cứu sinh cứng Hình 6.3.4. Phao áo cứu sinh tự thổi 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu người rơi xuống biển Người ngã xuống nước khi tàu đang hoạt động trên biển là một tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với người đi biển. Sự sống của người bị nạn phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng phát hiện và tốc độ của quá trình cứu vớt. Bởi vậy, khi có người rơi xuống biển phải tiến hành các công việc cứu vớt người bị nạn một cách khẩn trương, linh hoạt và thận trọng để có hiệu quả tốt nhất. Các công việc cần thực hiện là:
  40. 39 - Bất kỳ một người nào trên tàu phát hiện được người rơi xuống biển phải kịp thời ném phao tròn cứu sinh cho người bị nạn. Công việc này phải làm khẩn trương và đồng thời với việc thông báo có người rơi xuống biển bằng cách hô to “có người rơi mạn phải (hoặc trái)”. - Người trực ca phải bẻ lái về phía người bị nạn và để cho đuôi tàu tách xa tránh cho người đó bị hút vào chân vịt. Hình 6.3.5. Bẻ lái về mạn có người bị nạn Hình 6.3.6. Ném áo phao cho người bị nạn Hình 6.3.7. Kéo người bị nạn về gần tàu
  41. 40 - Khi có báo động người rơi xuống biển các thuỷ thủ phải nhanh chóng tiến hành chuẩn bị các phương tiện cứu vớt theo sự phân công để sẵn sàng vớt người bị nạn. - Khi tàu tiếp cận người bị nạn phải hết sức thận trọng tránh để tàu đè lên người bị nạn, hoặc gây nên va đập với người bị nạn, nhất là trong điều kiện sóng to gió lớn Hình 6.3.8. Kéo người bị nạn sát mạn tàu - Cho tàu điều động dưới gió ở khoảng cách nhỏ rồi dùng một sợi dây đủ chắc buộc vào phao cứu sinh thả xuống nước ném cho người bị nạn. Có thể cho một thuỷ thủ có khả năng bơi tốt đến dìu người bị nạn về sát mạn tàu, sau đó thả thang dây đưa người bị nạn lên tàu. Hình 6.3.9. Móc cẩu vào người bị nạn
  42. 41 Hình 6.3.10. Dùng cẩu kéo người bị nạn lên tàu 2. Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng 2.1. Quy tắc chung - Trên tàu phải trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu thủng. - Phát hiện kịp thời khi tàu bị thủng. - Đóng kín các cửa kín nước giữa hầm bị thủng và các hầm kế cận. - Dùng bơm hút nước của hầm bị thủng ra bên ngoài. 2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng Tàu thủng có thể do nhiều nguyên nhân nên lỗ thủng cũng rất đa dạng. Bởi vậy trên tàu luôn được trang bị sẵn sàng nhiều loại dụng cụ khác nhau để giúp cho tàu có khả năng tự cứu tạm thời khi xảy ra tai nạn. Sau đây chúng ta nghiên cứu một số dụng cụ chống thủng thông thường sau: - Nêm và chốt gỗ Nêm và chốt gỗ là những dụng cụ chống thủng đơn giản nhất. Chúng thường được làm bằng gỗ mềm, dẻo như thông, bạch dương có các dạng như hình vẽ: Nêm và chốt gỗ dùng để vít kín những lỗ thủng là những rãnh nứt nhỏ, lỗ thủng nhỏ Khi có những lỗ thủng này ta chọn các nêm, chốt có kích thước phù hợp. Dùng một hay hai lớp vải lót rồi đóng chặt nêm hay chốt vào lỗ thủng. Hình 6.3.11. Một số nêm và chốt gỗ - Nắp vít
  43. 42 Đôi với những lỗ thủng lớn hơn nhưng đường kính lỗ thủng chưa đến 30 cm thì người ta thường dùng dụng cụ nắp vít để chống thủng. Nắp vít cứu thủng gồm một miếng tôn có kích thước bé hơn lỗ thủng, một miếng cao su có kích thước lớn hơn lỗ thủng. Miếng tôn được gắn với một thanh sắt tròn bằng một bản lề có khả năng làm cho thanh sắt này gập được vuông góc hoặc nằm trong mặt phẳng của miếng tôn. Đầu kia của thanh sắt tròn có ren để bắt êcu. Hình 6.3.12. Cấu tạo của nắp vít cứu thủng Để bịt được lỗ thủng bằng dụng cụ này ta làm như sau: chọn loại nắp vít có kích thước phù hợp. Để cho thanh sắt nằm trong mặt phẳng của miếng tôn và miếng cao su. Luồn miếng tôn và cao su ra ngoài thành tàu qua lỗ thủng. Khi thả tay ra do thanh sắt lắp lệch tâm với miếng tôn, nên cả miếng tôn và miếng cao su quay vuông góc với thanh sắt. Dưới tác dụng của áp lực nước, dùng tay điều khiển thanh sắt để cho miếng cao su áp sát vào lỗ thủng của vỏ tàu. Sau đó ta lắp vòng đệm vào mặt trong của vỏ tàu và xiết chặt êcu để cố định nắp vít vào lỗ thủng. - Gỗ cứu thủng Trường hợp lỗ thủng có đường kính khoảng từ 20 đến 30 cm thì ta cũng có thể dùng gỗ để cứu thủng. Trên tàu được trang bị sẵn những tấm gỗ và dầm gỗ dùng để bịt lỗ thủng, hoặc dung làm khuôn để đổ xi măng. Khi sử dụng ta nên chọn các tấm gỗ phù hợp với kích thước lỗ thủng. Trước khi áp gỗ vào thành tàu ta nên đệm một vài lớp vải vào mép lỗ thủng để làm hạn chế nước thấm vào. Miếng gỗ được cố định vào lỗ thủng nhờ các bu lông hoặc dầm gỗ. Hình 6.3.13. Dùng gỗ có bắt vít - Thảm bạt cứu thủng Tất cả các tàu đi biển đều được trang bị thảm hoặc bạt cứu thủng. Thảm hay bạt thường có kích thước 2 x 3m, 3 x 3m, 3,5 x 3,5m, 4,5 x 4,5m để bịt kín những lỗ thủng lớn mà các dụng cụ khác không sử dụng được. Bạt, thảm cứu
  44. 43 thủng thường có 3 loại chính sau đây: + Bạt mềm: có từ 1 đến 2 lớp vải bạt không thấm nước, khung bạt được làm bởi các sợi dây to và bền. Mép vải được khâu cuộn vào khung dây và có từ 4 đến 6 khuyết để buộc dây cố định. Để tăng độ bền người ta may những đường ngang dọc và chéo nhau trên bề mặt của vải, hoặc trang bị thêm tấm lưới sợi. Loại bạt này dùng để bịt những lỗ thủng lớn mép lỗ thủng vát vào phía trong thành tàu và độ sâu không lớn lắm. Hình 6.3.14. Bạt mềm - Bạt nửa mềm nửa cứng: nhằm tăng khả năng chịu lực cho bạt mềm. Loại này người ta may các đường chần tạo thành những ống để luồn những thanh gỗ vào. Hình 6.3.15. Bạt nửa mềm nửa cứng - Bạt cứng: có khả năng chịu lực lớn nên được dùng để bịt những lỗ thủng ở độ sâu lớn. Loại bạt này có từ 2 lớp gỗ trở lên, lớp gỗ này được đặt vuông góc với lớp gỗ kia và được cố định bằng đinh. Giữa 2 lớp gỗ có từ 1 đến 2 lớp vải đã được sơn hắc ín để không thấm nước, cả 2 mặt của bạt đều có các lớp vải. Dọc theo khung đều có rìa vải bạt rộng từ 60 đến 100 cm để làm đệm. Hình 6.3.16. Bạt cứng 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng Khi tàu bị thủng phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc cán bộ tàu biết để kịp thời dừng máy và tiến hành các công việc nhằm hạn chế nước chảy vào
  45. 44 trong tàu, đảm bảo an toàn tính mạng của thuyền viên và tài sản trên tàu. Các công việc cụ thể là: - Tiến hành xác định vị trí kích thước lỗ thủng và lưu lượng nước chảy qua lỗ thủng đó. Khi có lệnh báo động thủng tàu các thuỷ thủ phải có mặt tại các vị trí quy định để tiến hành các công việc cần thiêt. - Tiến hành đóng kín các cửa kín nước giữa hầm bị thủng và các hầm kế cận. Biện pháp này nhằm mục đích hạn chế nước chảy vào các khoang khác đảm bảo cho tàu đủ sức nổi, dễ dàng cho công tác cứu thủng. - Để giảm tốc độ của dòng chảy qua lỗ thủng có thể giảm bớt độ sâu của lỗ thủng bằng cách bốc hàng hoá sang phương tiện khác hoặc tiến hành dùng bơm hút nước của hầm bị thủng ra bên ngoài. - Tiến hành bịt lỗ thủng bằng các dụng cụ cứu thủng có sẵn trên tàu. Trường hợp sau khi đã bịt lỗ thủng mà nước vẫn thấm vào tàu. Thì có thể tiến hành đổ bê tông. Thành phần của vật liệu đổ bê tông gồm có: xi măng, cát, sỏi, nước. Xi măng là loại xi măng đặc biệt có khả năng đông cứng và dính nhanh trong cả nước ngọt và nước mặn. Để tăng chất lượng của bê tông ta phải rửa sạch cát, sỏi bằng nước ngọt, không được cho dính dầu mỡ. Trộn cát, sỏi, xi măng theo công thức: - Xi măng béo: 1 xi măng, 1 sỏi, 1 cát - Xi măng gầy: 1 xi măng, 2 sỏi, 2 cát Để tiến hành đổ bê tông người ta dùng gỗ làm khung quanh lỗ thủng và dùng các thanh sắt làm cốt để tăng sức chịu nén cho bê tông. 3. Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn 3.1. Quy tắc chung - Phát hiện tàu bị mắc cạn kịp thời. - Tắt máy chính khi tàu bị mắc cạn. - Phát hiện tàu bị thủng thì phải xử lý ngay. - Không được để dây neo quấn vào chân. - Khi tàu mắc cạn có nguy cơ bị lật, tất cả thuyền viên phải đứng bên mạn cao hơn để tránh lật tàu. 3.2. Những nguyên nhân tàu bị mắc cạn - Tàu hành trình trên biển trong điều kiện sóng to gió lớn. - Tàu hành trình gần bờ, ra vào các cửa sông hẹp và nông cạn - Do không am hiểu hoặc chủ quan không tính toán mực nước thủy triều. - Do tàu bị tắt máy, hư hỏng hệ thống lái
  46. 45 3.3. Thực hiện công tác an toàn khi cứu tàu bị mắc cạn Tàu bị mắc cạn là một tai nạn nguy hiểm, có thể dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Hình thức xử lý tàu mắc cạn tùy theo điều kiện cụ thể của từng tình huống bị tai nạn. Khả năng xử lý phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của thuyền trưởng và đội ngũ thủy thủ, thợ máy ở trên tàu. Tuy nhiên khi tàu bị mắc cạn cần thực hiện một số nguyên tắc và biện pháp xử lý an toàn như sau: - Khi có tai nạn xảy ra, thuyền trưởng và thủy thủ ca trực phải bình tĩnh, đôn đốc thuyền viên làm tốt các công việc để cứu tàu ra khỏi bãi cạn và bảo đảm an toàn cho tàu. - Khi tàu bị cạn phải lập tức dừng máy và thông báo cho toàn bộ thuyền viên trên tàu biết về tai nạn. - Mọi thuyền viên khi nhận được thông báo phải nhanh chóng đến vị trí đã được phân công để tiến hành công việc của mình. - Kiểm tra vỏ tàu để kịp xử lý nếu bị thủng. Hình 6.3.17. Kiểm tra vỏ tàu khi bị mắc cạn - Xác định hướng đi của tàu trước khi bị cạn và hướng của tàu nằm trên bãi cạn để biết được tàu bị cạn ở mạn nào. - Nếu tàu bị cạn ở vùng biển có thủy triều thì cần phải tính toán mực nước hiện tại và mực nước sắp tới. - Tìm hiểu chính xác về thời tiết hiện tại và sắp tới của khu vực biển đó để kịp thời đề phòng trường hợp bất trắc, bảo đảm an toàn cho tàu và định thời gian rời cạn. - Nếu tàu bị cạn ở khu vực có gió và dòng chảy thì phải xác định hướng và cường độ của chúng để tránh hiện tượng dòng chảy làm tăng mức độ nguy hiểm của tai nạn. - Xác định vị trí chính xác của tàu khi bị cạn, tiến hành đánh dấu vị trí nguy hiểm lên hải đồ để đề phòng, tránh tai nạn trong những lần điều động sau. - Xác định thế của tàu trên bãi cạn, để biết tàu có khả năng bị lật hay không để có biện pháp xử lý.
  47. 46 Hình 6.3.18. Tàu mắc cạn có nguy cơ bị lật - Sau khi tính toán và làm tốt công tác chuẩn bị, tiến hành để ra phương pháp đưa tàu ra khỏi bãi cạn thích hợp nhất. Hình 6.3.19. Dùng các tàu khác để kéo tàu bị mắc cạn Hình 6.3.20. Kéo tàu bị mắc cạn B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày nội dung thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. 1.2. Trình bày nội dung thực hành an toàn trong công tác cứu thủng. 1.3. Trình bày nội dung thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc
  48. 47 cạn. 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.3.1: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. 2.2. Bài thực hành 6.3.2: Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Thực hiên an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. - Thực hiện an toàn trong công tác cứu thủng. - Thực hiện an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn.
  49. 48 Bài 4: An toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây Mã bài: MĐ 06-4 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. - Thực hành được an toàn khi thả lưới. - Thực hành được an toàn khi thu lưới. - Thực hành được an toàn khi lấy cá. A. Nội dung: 1. Thực hành an toàn khi thả lưới 1.1. Quy tắc chung Cần bố trí nhân lực trên tàu lưới vây trước để đảm bảo an toàn trong quá trình thả lưới. - Đối với lưới vây đánh bắt ban ngày: Các thủy thủ trên tàu được phân công thực hiện các thao tác sau: + Một thủy thủ thả phao tiêu đầu lưới và dây đầu tùng; + Hai thủy thủ thả vòng khuyên và giềng rút chính; + Hai thủy thủ thả giềng phao; + Các thủy thủ còn lại thả phần áo lưới và hỗ trợ cho các vị trí khác để hoàn thành việc thả lưới an toàn. - Đối với lưới vây có sử dụng chà và ánh sáng nhân tạo: Các thủy thủ trên tàu được phân công thực hiện các thao tác sau: + Một thủy thủ thả phao tiêu đầu lưới và dây đầu tùng; + Hai thủy thủ thả giềng phao; + Hai thủy thủ thả giềng chì; + Hai thủy thủ thả vòng khuyên và giềng rút chính; + Một thủy thủ thả dây điện liên kết bè đèn với tàu; + Các thủy thủ còn lại thả phần áo lưới và hỗ trợ cho các vị trí khác để hoàn thành việc thả lưới an toàn. 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi thả lưới - Khi mở điện cần kiểm tra lại hệ thống dây dẫn để tránh hở mạch điện. - Trong quá trình chong đèn, thủy thủ không nên đi lại những khu vực có đèn điện để đề phòng điện giật.
  50. 49 - Khi thả lưới không đi lại ở mạn thả lưới. - Không giẫm đạp lên các vòng khuyên, giềng rút và lưới. Hình 6.4.1. Không giẫm đạp lên lưới Hình 6.4.2. Không giẫm vào vòng dây - Khi thả vòng khuyên không để người phía sau quăng vòng khuyên trúng chân người phía trước và người thả vòng khuyên phải đứng ở tư thế vững vàng để khỏi bị ngã và tránh được giềng rút, vòng khuyên vướng vào chân. - Người đứng thả dây điện cho bè đèn phải đứng ở vị trí thích hợp để tránh dây điện bị đứt rất nguy hiểm và phải có phương tiện bảo vệ cách điện. Hình 6.4.3. Không giẫm đạp lên lưới trong khi thả 2. Thực hành an toàn khi thu lưới 2.1. Quy tắc chung Quá trình thu lưới có thể chia làm hai giai đoạn: thu giềng rút chính và thu lưới. - Quá trình thu giềng rút chính: Giai đoạn này phải tiến hành nhanh chóng để tránh trường hợp cá thoát ra ngoài ở giềng dưới. Sơ đồ bố trí nhân lực thu giềng rút chính:
  51. 50 + Hai người đứng hai đầu tang ma sát của máy tời ở hai bên cabin, điều khiển và quấn giềng rút chính vào tời để thu giềng rút chính. + Hai người kéo giềng rút chính và kéo gọn gàng thành hai đống dây trên boong tàu về phía mũi tàu. + Bốn đến năm người rút biên đầu tùng, đầu cánh sau đó cố định các đầu dây này vào cọc bích ở gần mũi tàu. - Quá trình thu lưới được bố trí nhân lực như sau: + Một thủy thủ chèo thúng, mang theo dây kéo giềng phao và buộc vào giềng phao để người đứng kéo phao dùng máy tời hỗ trợ kéo giềng phao về gần vị trí thu giềng phao. + Một thủy thủ kéo phao lên mạn sau đó chuyển giềng phao cho người khác xếp. + Một thủy thủ xếp giềng phao cho ngay ngắn theo vòng tròn ở trên boong thao tác gần phía cabin. + Hai thủy thủ thu kéo phần thịt lưới gần giềng phao. + Ba đến năm thủy thủ kéo và xếp thịt lưới, dùng máy thu lưới để thu đồng thời gỡ cá nếu có cá mắc. Chú ý trong quá trình thu lưới nếu phát hiện thấy lưới bị rách, thì phải dùng sợi dây buộc vào chỗ bị rách và kéo phần lưới đó ra ngoài để làm kí hiệu dễ phát hiện khi vá lưới. + Hai thủy thủ kéo phần thịt lưới gần giềng chì. + Hai đến ba thủy thủ kéo và xếp giềng chì, giềng rút chính, vòng khuyên chính. 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi thu lưới - Khi lấy phao cờ phải dùng sào móc để lấy; - Người thu dây điện liên kết với bè đèn không được thu dây quá căng dễ làm đứt dây; - Người đứng ở vị trí máy tời, cẩu phải có sự phối hợp nhịp nhàng với thuyền trưởng để tránh sự cố xảy ra; Hình 6.4.4. Tránh đứt dây giềng rút
  52. 51 - Người đứng gần cẩu phải đề phòng vòng khuyên rơi trúng người. Khi thu vòng khuyên phải có dây an toàn; - Người bơi thúng điều chỉnh bè đèn phải mặc áo phao cá nhân. - Làm mát cho tang ma sát khi thu giềng rút để tránh đứt dây. Hình 6.4.5. Làm mát cho tang ma sát 3. Thực hành an toàn khi lấy cá 3.1. Quy tắc chung - Nếu lượng cá nhiều phải phân cá ở tùng ra nhiều đoạn để tránh dồn ép làm cá nhanh chết ở tùng lưới, dùng vợt xúc kết hợp cần cẩu để đưa cá lên boong tàu. - Nếu cá ít có thể kéo cả tùng lưới chứa cá lên tàu. Hình 6.4.6. Dùng vợt xúc để cẩu cá lên tàu 3.2. Thực hiện công tác an toàn khi lấy cá - Khi thu lưới ở mạn trái (hoặc mạn phải), thủy thủ không được đứng về một phía của mạn tàu để tránh lật tàu khi cẩu cá lên boong. - Trong quá trình cẩu cá, tránh cần cẩu va vào người. - Khi cẩu hoạt động thì người giữ cần cẩu phải giữ chắc chắn, tránh chủ quan thả cần cẩu ra sẽ va trúng người gây tai nạn. Hình 6.4.7. Tránh cần cẩu va vào người
  53. 52 - Nếu không dùng đến cẩu nữa, thì một người dùng móc ở cần cẩu móc vào trụ cẩu để cố định cần cẩu lại. - Sau khi lấy cá xong, thu xếp lưới, các loại dây gọn gàng theo thứ tự, để đúng vị trí không gây cản trở cho việc đi lại trên boong tàu. Hình 6.4.8. Không được đứng về một phía của mạn tàu để tránh lật tàu B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày nội dung thực hành an toàn khi thả lưới. 1.2. Trình bày nội dung thực hành an toàn khi thu lưới. 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.4.1: Thực hành an toàn khi thả lưới. 2.2. Bài thực hành 6.4.2: Thực hành an toàn khi thu lưới. 2.3. Bài thực hành 6.4.3: Thực hành an toàn khi lấy cá. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Thực hiện an toàn khi thả lưới - Thực hiện an toàn khi thu lưới - Thực hiện an toàn khi lấy cá
  54. 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun - Vị trí: Mô đun “Thực hành an toàn lao động trên tàu cá” là môn học độc lập, môn học này được thực hiện sau mô đun 05 trong chương trình dạy nghề: “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây”. - Tính chất: Đây là môn học mang tính chất lý thuyết và thực hành trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Môn học này cung cấp những kiến thức và một số kỹ năng về an toàn lao động trên tàu cá. II. Mục tiêu mô đun Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức + Mô tả được công tác an toàn khi làm việc trên boong tàu + Hiểu được công tác an toàn trong công tác phòng chống cháy trên tàu cá + Mô tả được công tác an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn + Mô tả được công tác an toàn trong khai thác thủy sản - Kỹ năng + Thao tác quy trình một cách an toàn tại nơi làm việc trên boong tàu; + Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ để dập lửa có hiệu quả; + Thực hiện được công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; + Thực hiện được công tác an toàn trong khai thác thủy sản. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ06-1 Thực hành an toàn Lớp học lao động khi làm Tích 16 2 13 1 việc trên boong hợp Tàu lưới tàu vây MĐ06-2 Thực hành an toàn Lớp học trong công tác Tích Xưởng 20 4 15 1 phòng, chống cháy hợp TH trên tàu cá
  55. 54 Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ06-3 Thực hành an toàn Lớp học trong công tác cứu Xưởng 20 2 17 1 Tích sinh, cứu thủng, TH cứu cạn hợp Tàu lưới vây MĐ06-4 Thực hành an toàn Lớp học trong khai thác Tích 20 4 15 1 thủy sản bằng lưới hợp Tàu lưới vây vây Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 80 12 60 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành 6.1.1: Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học viên; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: dây thừng, búa tay, đục, cờ lê, dây dẫn, cầu dao điện, cầu chì, các dụng cụ xách tay khác. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 150 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 150 phút. - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. 4.2. Bài thực hành 6.1.2: Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học
  56. 55 viên hoặc trên tàu cá; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: 01 tàu cá trên đó có đầy đủ nắp hầm hàng, dây an toàn, ủng, mũ nhựa cứng, ván lót, thang, bãi biển - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 180 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 180 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. 4.3. Bài thực hành 6.2.1: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng bình cứu hỏa. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học viên hoặc trên tàu cá; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: bình co2, bình bột, bình bọt, quần áo bảo hộ lao động, giầy, mũ, kính, găng tay bảo hộ lao động. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ gồm: hướng dẫn chung 120 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 180 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 180 phút. - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi chữa cháy bằng bình cứu hỏa. 4.4. Bài thực hành 6.2.2: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng các dụng cụ thô sơ. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học viên hoặc trên tàu cá; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: máy bơm, vòi rồng, chăn cứu hỏa, thùng, xô cứu hỏa, xẻng, rìu, câu liêm, búa, thang, quần áo bảo hộ lao động, mũ, giầy chống cháy, kính bảo hộ găng tay. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng
  57. 56 nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 180 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 180 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi chữa cháy bằng các dụng cụ thô sơ. 4.5. Bài thực hành 6.3.1: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học viên hoặc trên tàu cá; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: phao tròn cứu sinh, phao áo cứu sinh, cần cẩu, dây thừng. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 180 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 180 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên biển - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. 4.6. Bài thực hành 6.3.2: Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn. - Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa học viên 30 học viên hoặc trên tàu cá; Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: dây thừng, tàu lưới vây. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ gồm: hướng dẫn chung 120 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 240 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 240 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên biển - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
  58. 57 - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn trong công tác cứu tàu mắc cạn. 4.7. Bài thực hành 6.4.1: Thực hành an toàn khi thả lưới. - Nguồn lực: Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: 01 tàu lưới vây trên đó có đầy đủ vàng lưới, máy tời, cần cẩu, máy thu lưới và các trang thiết bị an toàn. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm (15 học viên/nhóm), giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 60 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 60 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi thả lưới. 4.8. Bài thực hành 6.4.2: Thực hành an toàn khi thu lưới. - Nguồn lực: Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: 01 tàu lưới vây trên đó có đầy đủ vàng lưới, máy tời, cần cẩu, máy thu lưới và các trang thiết bị an toàn. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm (15 học viên/nhóm), giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ gồm: hướng dẫn chung 120 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 150 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 150 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi thu lưới. 4.9. Bài thực hành 6.4.3: Thực hành an toàn khi lấy cá. - Nguồn lực: Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: 01 tàu lưới vây trên đó có đầy đủ vàng lưới, máy tời, cần cẩu, máy thu lưới và các trang thiết bị an toàn. - Cách thức tổ chức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm (15 học viên/nhóm), giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ thực
  59. 58 hành cho nhóm. - Thời gian hoàn thành: 5 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát trong 120 phút; sau đó nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát trong 120 phút. - Hình thức trình bày: thực hành trên tàu - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, học viên thực hiện được an toàn khi lấy cá. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 6.1.1: Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi thực hành được an toàn khi 1.Thực hành được an toàn khi làm làm việc với các dụng cụ việc với các dụng cụ. + Không đạt khi không thực hành được an toàn khi làm việc với các dụng cụ. + Đạt khi thực hành được an toàn khi 2.Thực hành được an toàn khi làm làm việc với các thiết bị điện. việc với các thiết bị điện. + Không đạt khi không thực hành được an toàn khi làm việc với các thiết bị điện. 5.2. Đánh giá bài thực hành 6.1.2: Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi thực hành được an toàn khi 1.Thực hành được an toàn khi đóng đóng mở nắp hầm hàng. mở nắp hầm hàng + Không đạt khi không thực hành được an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng. + Đạt khi thực hành được an toàn khi 2.Thực hành được an toàn khi làm làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. việc trên cao và ngoài mạn tàu. + Không đạt khi không thực hành được an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu.
  60. 59 5.3. Đánh giá bài thực hành 6.2.1: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng bình cứu hỏa. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi sử dụng đúng loại bình chữa 1.Sử dụng đúng loại bình chữa cháy cháy. vào các trường hợp cháy cụ thể + Không đạt khi không sử dụng đúng loại bình chữa cháy. + Đạt khi sử dụng bình chữa cháy đúng 2.Sử dụng bình chữa cháy đúng cách, đúng quy trình. cách, đúng quy trình. + Không đạt khi không sử dụng bình chữa cháy đúng cách, đúng quy trình. + Đạt khi dập tắt được đám cháy 3.Dập tắt được đám cháy + Không đạt khi không dập tắt được đám cháy 5.4. Đánh giá bài thực hành 6.2.2: Thực hành an toàn khi chữa cháy bằng các dụng cụ thô sơ. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1.Sử dụng đúng loại dụng cụ thô sơ + Đạt khi sử dụng đúng loại dụng cụ thô để chữa cháy sơ để chữa cháy. + Không đạt khi không sử dụng đúng loại dụng cụ thô sơ để chữa cháy + Đạt khi sử dụng các dụng cụ thô sơ 2.Sử dụng các dụng cụ thô sơ chữa chữa cháy đúng cách, đúng quy trình. cháy đúng cách, đúng quy trình. + Không đạt khi không sử dụng các dụng cụ thô sơ chữa cháy đúng cách, đúng quy trình. + Đạt khi dập tắt được đám cháy. 3.Dập tắt được đám cháy + Không đạt khi không dập tắt được đám cháy.
  61. 60 5.5. Đánh giá bài thực hành 6.3.1: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi phát hiện có người rơi xuống 1.Phát hiện có người rơi xuống biển biển kịp thời và thông báo đúng cách. kịp thời và thông báo đúng cách. + Không đạt khi không phát hiện có người rơi xuống biển kịp thời và thông báo đúng cách. + Đạt khi ném phao tròn cứu sinh đúng 2.Ném phao tròn cứu sinh đúng cách và chính xác. cách và chính xác. + Không đạt khi không ném phao tròn cứu sinh đúng cách và chính xác. + Đạt khi đưa được người rơi xuống biển 3.Đưa được người rơi xuống biển lên tàu an toàn. lên tàu an toàn. + Không đạt khi không đưa được người rơi xuống biển lên tàu an toàn. 5.6. Đánh giá bài thực hành 6.3.2: Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi phát hiện tàu bị mắc cạn kịp 1.Phát hiện tàu bị mắc cạn kịp thời thời. + Không đạt khi không phát hiện tàu bị mắc cạn kịp thời. + Đạt khi đề ra phương pháp đưa tàu ra 2.Đề ra phương pháp đưa tàu ra khỏi bãi cạn thích hợp nhất. khỏi bãi cạn thích hợp nhất. + Không đạt khi không đề ra phương pháp đưa tàu ra khỏi bãi cạn thích hợp nhất. + Đạt khi đưa tàu ra khỏi bãi cạn. 3.Đưa tàu ra khỏi bãi cạn + Không đạt khi không đưa tàu ra khỏi bãi cạn.
  62. 61 5.7. Đánh giá bài thực hành 6.4.1: Thực hành an toàn khi thả lưới. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi thực hiện được an toàn khi thả 1.Thực hiện được an toàn khi thả lưới. lưới. + Không đạt khi không thực hiện được an toàn khi thả lưới. 5.8. Đánh giá bài thực hành 6.4. 2: Thực hành an toàn khi thu lưới. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi thực hiện được an toàn khi thu 1.Thực hiện được an toàn khi thu lưới. lưới. + Không đạt khi không thực hiện được an toàn khi thu lưới. 5.9. Đánh giá bài thực hành 6.4.3: Thực hành an toàn khi lấy cá. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Đạt khi thực hiện được an toàn khi lấy 1.Thực hiện được an toàn khi lấy cá. cá. + Không đạt khi không thực hiện được an toàn khi lấy cá. VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trường cao đẳng nghề Thuỷ sản miền bắc - Giáo trình kỹ thuật đánh cá, trường Đại học Nha trang - Giáo trình an toàn lao động trên tàu cá, trường đại học Nha Trang
  63. 62 Phụ lục 1 TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN TÀU CÁ (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP) Phạm vi hoạt động Trang thiết bị Từ 0 đến dưới Từ 24 đến Trên 50 24 hải lý dưới 50 hải lý hải lý A Phao cứu sinh 1 Phao bè Có thể hay thế Đảm bảo bằng phao tròn, chở được đủ cho 100% toàn bộ số thuyền viên thuyền trên tàu viên trên tàu 2 Phao tròn 2 chiếc 2 chiếc 4 chiếc 3 Phao áo Đủ 100% Đủ 100% Đủ 100% thuyền viên + Thuyền viên + Thuyền (Dự trữ 10% (Dự trữ 10% viên + (Dự hoặc 1 cái) hoặc 1 cái) trữ 10% hoặc 1 cái) B Trang bị thông tin liên lạc 1 Máy thu - phát VTĐ 1 thoạt từ 100w trở lên 2 Máy thu - phát VTĐ 1 thoại từ 50 w trở lên 3 Máy bộ đàm VHF hai 1 chiếc từ 15w trở lên 4 Ra đi ô trực canh nghe 1 1 1 thông báo thời tiết C Trang bị hàng hải 1 La bàn từ Khuyến khích 1 cái 1 cái 2 Ra da Khuyến khích 1 cái 3 Máy đo sâu, dò cá Khuyến khích 1 cái 4 Máy thu định vị vệ tinh Khuyến khích 1 cái GPS 5 Hải đồ vùng biển Việt Khuyến khích Khuyến khích 1 bộ Nam 6 Bản thuỷ triều vùng hoạt Khuyến khích 1 quyển 1 quyển động 7 ống nhòm hàng hải Khuyến khích 1 cái
  64. 63 8 Dụng cụ đo sâu bằng tay 1 cái 1 cái (dây, sào đo) D Trang bị tín hiệu 1 Đèn mạn + Xanh 1 1 1 + Đỏ 1 1 1 2 Đèn cột (trắng) 1 1 1 3 Đèn lai trắng 1 1 4 Đèn hiệu đánh cá Khuyến khích + Xanh 1 1 + Trắng 1 1 + Đỏ 1 1 5 Vật hiệu đánh cá Khuyến khích + Cờ đỏ 1 1 + Cờ trắng 1 1 + Hình nón đen 1 1 Đ Trang bị cứu hoả 1 Rìu Khuyến khích X X 2 Xà beng Khuyến khích X X 3 Chăn X X X 4 Xô X X X 5 Thùng cát Khuyến khích 6 Bình cứu hoả Khuyến khích 2 bình 2 bình 7 Bơm cứu hoả Khuyến khích 1 2 E Trang bị chống đắm, chống thủng 1 Vải bạt Khuyến khích x X 2 Dầu rái, chai phà X X X 3 Bơm hút khô X X G Trang bị y tế 1 Túi thuốc cấp cứu X X X 2 Tủ thuốc cấp cứu X X
  65. 64 Phụ lục 2: Quy định đánh dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi Thực hiện Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qui định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Ngày 11 tháng 3 năm 2011 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bến Tre đã có công văn gởi các Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhằm hướng dẫn cho các chủ tàu cá đang hoạt động trên vùng lộng và vùng khơi cách thức đánh dấu nhận biết đối với tàu cá trong quá trình khai thác thủy sản: * Đánh dấu tàu khai thác thủy sản từ 90cv trở lên hoạt động tại vùng khơi: 1. Đối với tàu khai thác thủy sản có cabin: Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90cv trở lên hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi, sơn 02 vạch thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin; mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 20-30cm; khoảng cách của 2 vạch sơn cách nhau 30-40cm; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang. 2. Đối với tàu khai thác thủy sản không có cabin: Đối với tàu không có cabin thì sơn 02 vạch ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký 30cm, chiều cao vạch sơn gấp hai lần chiều cao số đăng ký; chiều rộng 20-30cm, khoảng cách hai vạch sơn 30-40cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang.
  66. 65 * Đánh dấu tàu khai thác thủy sản từ 20 đến dưới 90cv hoạt động tại vùng lộng: 1. Đối với tàu khai thác thủy sản có cabin: Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20cv đến dưới 90cv hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng sơn 01 vạch thẳng đứng hai bên cabin tàu. Vạch sơn có chiều rộng từ 20-30cm; chiều cao hết chiều cao cabin tàu; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang. 2. Đối với tàu khai thác thủy sản không có cabin: Đối với tàu không có cabin thì sơn 01 vạch ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao của vạch sơn gấp 2 lần chiều cao của số đăng ký; chiều rộng 20-30cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang. Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20cv hoặc không lắp máy không phải đánh dấu tàu, nhưng không được sơn cabin trùng với các màu quy định ở trên.
  67. 66 Phụ lục 3: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, NGHỊ ĐỊNH: CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản ở các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam, bao gồm: trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên; đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. Điều 2. Đối tượng áp dụng Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam đều phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 3. Giải thích thuật ngữ 1. Chủ tàu cá: là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá. 2. Thuyền trưởng: là người chỉ huy trên tàu cá đối với loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên. 3. Người lái tàu cá: là người trực tiếp điều khiển tàu cá đối với loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét. 4. Thuyền viên tàu cá: là những người thuộc định biên của tàu, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu. 5. Người làm việc trên tàu cá: là những người không thuộc biên chế thuyền viên: cán bộ thi hành công vụ, cán bộ nghiên cứu khoa học, sinh viên thực tập.
  68. 67 Điều 4. Nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động cho người và tàu cá 1. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá phải được tiến hành đồng bộ các công việc: thực hiện các quy định đảm bảo an toàn kỹ thuật tàu cá ngay từ khâu đóng tàu; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá (cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão và hệ thống thông tin liên lạc ); tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân và cộng đồng. 2. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá là trách nhiệm của ngư dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU, THUYỀN TRƯỞNG VÀ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN Điều 5. Đối với chủ tàu cá 1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái an toàn. 2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu cá theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá. 3. Ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, người làm việc theo quy định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, người làm việc trên tàu cá, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền. 4. Đối với các tàu khai thác hải sản sản xa bờ, chủ tàu cá phải mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, phải thông báo cho cơ quan quản lý thuỷ sản nơi đăng ký tàu cá về tần số liên lạc của tàu. 5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiểm tra trạng thái an toàn của tàu, của các trang thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và tàu, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra và vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. 6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá. Điều 6. Đối với Thuyền trưởng và người lái tàu cá 1. Trách nhiệm thường xuyên: a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên, người làm việc trên tàu thực tập các phương án đảm bảo an toàn;
  69. 68 b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và tàu cá về trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời bến; c) Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế có trên tàu cá và xuất trình các giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; 2. Trách nhiệm trong trường hợp có bão, lũ: a) Đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trực tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy ra; b) Khi bão xa: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết đồng thời kiểm tra các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài thông tin duyên hải và thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực; c) Khi bão gần: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất; thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực; d) Khi có tin bão khẩn cấp: phải ra lệnh cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng ứng cứu và đưa tàu cá đến nơi an toàn gần nhất; điều động tàu cá và thuyền viên, người làm việc trên tàu cá của mình ứng cứu khi phát hiện có người và tàu cá khác bị nạn; Trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng các biện pháp cấp bách để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn. đ) Khi tàu cá đang trong vùng bão: phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Kịp thời thông báo cho đài thông tin duyên hải và các tàu cá gần nhất biết về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn; tham gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu cá khác bị nạn; e) Khi bão tan: phải báo cáo kịp thời với chủ tàu, chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc nơi tàu cá di chuyển đến về tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của tàu cá trước khi hoạt động trở lại. 3. Trách nhiệm trong các trường hợp khác: a) Khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất; b) Chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền;
  70. 69 c) Khi tàu bị tai nạn phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất. Điều 7. Đối với thuyền viên 1. Thuyền viên làm việc trên tàu cá phải có đủ điều kiện sau: a) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ; b) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh tương ứng với cỡ loại tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản; c) Thuyền viên làm việc trên loại tàu cá theo quy định phải có giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn thuyền viên. 2. Trách nhiệm và quyền của thuyền viên: a) Chấp hành các quy định về an toàn cho người và tàu cá, tuân thủ mệnh lệnh của thuyền trưởng khi có bão và các quy định khác của pháp luật; b) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên các tàu cá khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng; c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Điều 8. Đối với người làm việc trên tàu cá 1. Người làm việc trên tàu cá phải có đủ điều kiện sau: a) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ; b) Có quyết định, giấy giới thiệu làm việc trên tàu cá của cơ quan có thẩm quyền; c) Có hiểu biết về quy định đảm bảo an toàn. 2. Trách nhiệm và quyền của người làm việc: a) Chấp hành các quy định về an toàn cho người và tàu cá; b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng và các quy định khác của pháp luật; c) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên các tàu cá khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng; d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Điều 9. Đảm bảo an toàn đối với tàu cá 1. Tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các quy định: a) Có đủ các trang thiết bị an toàn;
  71. 70 b) Có đủ biên chế trên tàu với các chức danh; c) Có đủ các loại giấy tờ của tàu và người đi trên tàu; d) Chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã đăng ký; đ) Nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. 2. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã được đăng kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền viên và được các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ theo quy định. 3. Đối với các tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật của tàu cá. CHƯƠNG III ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ, ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN Điều 10. Đăng kiểm tàu cá 1. Các loại tàu cá dưới đây thuộc diện phải đăng kiểm: a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên; b) Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, sông, biển có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên. 2. Các trang thiết bị lắp đặt trên tàu thuộc diện phải đăng kiểm: a) Các trang thiết bị an toàn hàng hải và an toàn sinh mạng; b) Các trang thiết bị khai thác thuỷ sản; c) Các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn. Điều 11. Đăng ký tàu cá 1. Tất cả các loại tàu cá đều phải đăng ký. 2. Tàu cá chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký, nơi chủ tàu cá đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. 3. Các loại tàu cá dưới đây được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá: a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên; b) Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, sông, biển có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên. 4. Các loại tàu cá khác, trừ các loại tàu cá nêu tại khoản 3 Điều này, sau khi đăng ký, cơ quan đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá để quản lý. 5. Điều kiện đăng ký tàu cá:
  72. 71 a) Tàu cá có nguồn gốc hợp pháp; có văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ quan quản lý thủy sản có thẩm quyền; b) Đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. 6. Tàu cá được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tính năng kỹ thuật hoặc chủ tàu cá thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. 7. Chủ tàu cá phải khai báo để xoá đăng ký tàu cá trong những trường hợp: tàu cá bị mất tích, chìm đắm hoặc huỷ bỏ. Điều 12. Đăng ký thuyền viên 1. Thuyền viên làm việc trên các tàu cá quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này phải thực hiện chế độ đăng ký thuyền viên. 2. Thuyền viên làm việc trên các loại tàu cá dưới đây phải có sổ thuyền viên tàu cá: a) Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên; b) Tàu kiểm ngư , tàu điều tra nguồn lợi, tàu nghiên cứu biển. 3. Thuyền viên trên các tàu cá hoạt động ở tuyến lộng (gần bờ) và khơi (xa bờ) phải có tên trong sổ danh bạ thuyền viên. 4. Thuyền viên trên các tàu cá khác ngoài các loại tàu nói tại khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ tàu tự lập danh sách thuyền viên để khai báo và mang theo tàu. Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên. 1. Chủ tàu cá có trách nhiệm: a) Đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo quy định của pháp luật; b) Đưa tàu cá vào kiểm tra theo đúng kỳ hạn quy định của đăng kiểm; c) Đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn của tàu cá theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra. 2. Cơ quan đăng kiểm tàu cá phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá theo đúng các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm tàu cá và người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. 3. Cơ quan đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, theo thẩm quyền có trách nhiệm đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo đúng quy định của pháp luật.
  73. 72 CHƯƠNG IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản 1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn đối với người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thuỷ sản theo thẩm quyền; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với các loại tàu cá và thuyền viên theo thẩm quyền. 2. Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể: a) Tổ chức, hoạt động, thẩm quyền của cơ quan đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên; b) Trình tự, thủ tục đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên; thay đổi tên tàu; tái đăng ký và chuyển đăng ký; xoá đăng ký; đăng ký cầm cố, thế chấp và cầm giữ hàng hải tàu cá; c) Hồ sơ, biểu mẫu giấy tờ dùng trong công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và thuyền viên; d) Cấp giấy (sổ) chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; cấp sổ thuyền viên tàu cá; đ) Mẫu biển số đăng ký tàu cá trong phạm vi toàn quốc; e) Tiêu chuẩn chức danh, chức trách, số lượng thuyền viên cho từng loại tàu cá, tiêu chuẩn ngành áp dụng cho tàu cá; g) Chế độ đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ thuyền viên với từng loại tàu cá tương ứng; h) Điều kiện an toàn cho người và tàu cá đối với loại tàu không thuộc diện phải đăng kiểm. 3. Phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo các hoạt động đảm bảo an toàn người và tàu cá; phòng, chống, lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng nước. 4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thuỷ sản. Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan 1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thuỷ;
  74. 73 thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng luồng cảng biển và hệ thống phao tiêu báo hiệu trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thuỷ nội địa, đèn biển đảm bảo an toàn hàng hải; chỉ đạo tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam thực hiện việc treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới trên các đèn biển khi có dự báo bão, áp thấp nhiệt đới. 2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương tổ chức bắn pháo hiệu báo bão ở các cửa lạch, cảng, bến cá, ngư trường trọng điểm khi có bão; chỉ đạo lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển, phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không cho người và tàu cá đi hoạt động nếu chưa có đủ trang bị an toàn; kịp thời ứng cứu người và tàu cá trong các trường hợp cần thiết. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh và Truyền hình điạ phương có trách nhiệm thu nhận, theo dõi và thông báo kịp thời các thông tin về khí tượng thuỷ văn liên quan đến hoạt động thuỷ sản. Điều 16. Trách nhiệm cuả Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ tàu cá hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động thuỷ sản; tăng cường tập huấn kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho ngư dân. 2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện: đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các tàu cá theo quy định; cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. 3. Tổ chức, chỉ đạo phát triển sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng nước được phân công quản lý. 4. Triển khai kịp thời các mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn; nắm vững số lượng người, tàu cá và khu vực hoạt động; kịp thời thông báo về tình hình thời tiết cho người và tàu cá đang hoạt động trên vùng nước được phân công quản lý; tổ chức việc tìm kiếm, cứu nạn, giúp ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn định đời sống và sản xuất. 5. Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng cảng cá, bến cá, các khu neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá, hệ thống thông tin báo bão của địa phương.
  75. 74 CHƯƠNG V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành Nghị định này thay thế Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển, Nghị định số 80/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và các quy định về đăng ký, đăng kiểm đối với tàu cá quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 18. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
  76. 75 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Hồ Đình Hải 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn văn Lân 3. Thư ký: Ông Đỗ Ngọc Thắng 4. Các ủy viên: - Ông Trần Thế Phiệt - Ông Lê Văn Hướng - Ông Nguyễn Duy Bân - Ông Phạm Văn Vĩnh. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh 2. Thư ký: Ông Vũ Trọng Hội 3. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Sơn - Ông Vương Tuấn Tài - Ông Nguyễn Quý Thạc.