Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Việt Hương

pdf 132 trang ngocly 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Việt Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_dan_gian_cac_dan_toc_thieu_so_viet_nam_ph.pdf

Nội dung text: Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Việt Hương

  1. Chương 4 SỬ THI I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa Từ trước đến nay trong tiếng Việt người ta dùng các thuật ngữ: anh hùng ca, trường ca, sử thi để chỉ đối tượng nghiên cứu. Mỗi thuật ngữ có một hoàn cảnh ra đời và có một thiên hướng riêng nhưng đều có xu hướng chứa đựng chung một nội hàm. Tuy nhiên mỗi thuật ngữ có một số nhược điểm riêng. Hiện nay thuật ngữ được dùng phổ biến trong tiếng Việt là sử thi. Sử thi trong tiếng ta nhằm chuyển dịch các từ nước ngoài như épopée (tiếng Pháp), epic (tiếng Anh), êpox, narôdnưi êpox (tiếng Nga). Nhiều tác giả quen thuộc đã dùng thuật ngữ sử thi hoặc épopée và quan niệm là Việt Nam có sử thi như: Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên trong sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Văn học dân gian, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, H, 1972; Cao Huy Đỉnh trong bài Có một nguồn sử thi Việt Nam, Tạp chí văn học, H, 1968 và trong sách Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1974; Võ Quang Nhơn trong sách Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam; NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 1983; Vũ Ngọc Khánh trong sách Dẫn luận, nghiên cứu folklore Việt Nam, Sở Giáo dục Thanh Hóa xuất bản, H, 1991. Nhà dân tộc học nổi tiếng G.Condominas, người Pháp, là người nước ngoài đã dùng đầu tiên và dùng từ khá lâu thuật ngữ chant épique (sử thi) để chỉ Đăm Xăn và Đăm Di . Ông đã dùng thuật ngữ chant épique và đã chứng minh Đăm Xăn và Đăm Di là sử thi trong bài chuyên khảo: Giới thiệu khan Đăm Di, nhận xét xã hội học về hai sử thi Êđê, BEFEO, 1955. Hội đồng chấm luận án tiến sĩ khoa học của Phan Đăng Nhật tại Sofia 1989 đã công nhận khan Êđê là sử thi và cho rằng đó là những sử thi tiêu biểu. Hội đồng nhận xét: "Sử thi khan là một sử thi cổ sơ (tiền quốc gia) mang tính chất tiêu biểu 2
  2. thể hiện cả về nội dung cũng như cấu trúc, đặc điểm nghệ thuật, cách lưu truyền, tính tổng hợp của nó. Từ nay chúng ta sẽ bổ sung vào danh mục những sử thi cổ sơ thế giới một loại sử thi mới: sử thi khan của người Êđê ở Việt Nam”.1 2. Những đặc trưng cơ bản - Sử thi trước hết là một tác phẩm tự sự có dung lượng lớn thuộc phạm trù văn học nghệ thuật. Nó có liên quan đến các phạm vi khác như phong tục, tập quán, lịch sử, địa lý nhưng không phải thuộc khoa sử học, dân tộc học, xã hội học Chúng không có mục đích và nhiệm vụ ghi chép y nguyên và đầy đủ các chi tiết của lịch sử, xã hội phong tục mà phản ánh các hiện tượng này theo phương pháp phản ánh của văn học nghệ thuật. Do đó không thể dùng phương pháp tiếp cận của các khoa học như sử học, dân tộc học, xã hội học để nghiên cứu sử thi. - Trong môi trường văn hóa dân gian, sử thi là một tác phẩm văn hóa nghệ thuật tổng hợp. Nó thu hút hầu hết các giá trị văn hóa nghệ thuật vốn có của dân tộc như: thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn xướng để chuyển hóa thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần trường thiên lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diến đạt nội dung chính là sự chuyển biến của một thời kỳ lịch sử trong đó có những sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn cộng đồng và có khi đến cả loài người. - Một trong những đặc điểm thẩm mỹ của Sử thi là tính thần kỳ, nó tạo nên sự hào hùng kỳ vĩ. Đặc điểm nghệ thuật này có nguồn gốc từ tâm hồn, tư tưởng của cộng đồng từ "niềm vui tươi mát về thần linh" (Hêghen). Trên đây là những thuộc tính chung của sử thi. Chúng có sự biểu hiện khác nhau ở các loại sử thi. Các thuộc tính đó cũng có những biểu hiện khác nhau ở sử thi từng dân tộc. Xét về góc độ thời kỳ ra đời, một trong những cách phân loại đang được quan tâm là sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại.2 - Sử thi là một giá trị lớn của nền văn hóa thế giới cũng như của nền văn hóa mỗi dân tộc. Mác đánh giá rất cao sử thi Hy Lạp, coi đó là một tiêu chuẩn, một 1 Phan Đăng Nhật: Sử thi Êđê, NXB KHXH, H, 1991, tr.224 2 Phan Đăng Nhật: Thuộc tính cơ bản của sử thi, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 5 - 2003, tr 3 - 23. 3
  3. mẫu mực đến nay chưa đạt được. Mác viết: "Điều khó hiểu là ở chỗ nghệ thuật Hy Lạp và sử thi (cũng gọi là anh hùng ca) vẫn còn cho ta một sự thỏa mãn về thẩm mỹ và về một phương diện nào đó, chúng còn được dùng làm tiêu chuẩn, làm cái mẫu mực mà chúng ta chưa đạt tới" (Góp phần phê phán chính trị kinh tế học). Các dân tộc có sử thi coi đây là niềm tự hào của mình, là tượng đài lịch sử của dân tộc. Người Phần Lan đã coi ngày 28 - 2 hằng năm là ngày kỷ niệm văn hóa lớn của toàn quốc. Đó là ngày mà Ê-li-ôt Lôn-rốt ký tên vào bản giới thiệu cuốn sưu tập sử thi Kalêvala mà ông đã hoàn thành sau nhiều năm sưu tầm (28 – 2 - 1835). Người Phần Lan đã viết: "Khi làm nên sử thi Kalêvala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến châu Âu, mà đến cả thế giới văn minh, Kalêvala sáng chói như bắc đẩu trên trời cao, kể cho nhân loại nghe về dân tộc Phần Lan" (M.J.Eisen - 1909). Sử thi là nơi chứa đựng nhiều mặt tri thức của các dân tộc thời cổ. Người ta mệnh danh: "Sử thi là bộ bách khoa thư đầy đủ nhất của các dân tộc thời cổ". Ở đó có tài liệu sử học, dân tộc học, văn hóa, địa lý, phong tục ; người Ấn Độ nói rằng: "Cái gì không có trong đó (hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana) thì không có bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ". Sử thi là một thể loại tiêu biểu cho văn hóa dân gian. Ở đó chứa đựng những đặc điểm về sáng tác, lưu truyền, diễn xướng, tác giả, nghệ nhân, công chúng, cấu trúc tác phẩm, sự vận động của tác phẩm Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của thế giới đều nghiên cứu sử thi như: Mê-lê-tin-xki, Gir-mun-xki, Prốp, G.Đuy-mê-din Nhận biết được vai trò vị trí to lớn của sử thi đối với đời sống tinh thần, với nền văn hóa của dân tộc cho nên nhiều nhà khoa học xã hội nước ta đã quan tâm đến việc tìm tòi nghiên cứu sử thi Việt Nam. II. CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH THỂ LOẠI Tất cả những thuộc tính trên đây của sử thi chủ yếu bắt nguồn từ xã hội tiền giai cấp. Ở đó lịch sử đặt ra những vấn đề lớn như những phát kiến nguyên thủy của loài người (tìm lửa, tìm nước) chiến tranh dân chủ quân sự, chiến đấu thống nhất lực lượng toàn tộc người Ở đó có tinh thần hòa hợp toàn cộng đồng, không 4
  4. có mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn đối kháng của cộng đồng, chính nó tạo nên sự hào hùng kỹ vĩ. Nói cách khác, xã hội tiền giai cấp là căn nguyên, là nền tảng ban đầu của các đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của sử thi. Ở các thời kỳ về sau, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, có thể xuất hiện sử thi, nhưng không phải là "cổ điển, lẫy lừng". Lấy nhân vật anh hùng làm trung tâm,sử thi đặc biệt đề cao sự hào hùng, kỳ vĩ. Ở mọi thời đại, nhân vật anh hùng đều giữ vai trò quan trọng,trong xã hội tiền giai cấp, trên nền tảng của những cuộc tìm kiếm mang tính khám phá, chinh phục, phẩm chất anh hùng càng được coi trọng hơn. Sự dũng cảm là tiêu chí để người anh hùng có thể hoàn thành sứ mệnh của thủ lĩnh trong thời kỳ mà toàn cộng đồng đang cùng hợp sức liên minh chống lại ảnh hưởng của các cộng đồng khác. Nhiệm vụ này đặt người anh hùng trong tư thế vĩ đại, vì thế ở họ không hề có mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, họ mang tư thế của nhân vật thần thánh trong một thời đại mà con người chỉ vừa mới bước ra khỏi đời sống nguyên thuỷ với lối tư duy thần thoại huyền bí. III. PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA SỬ THI 1. Phân loại Ngay từ sự đa dạng tên gọi của thể loại đã cho thấy việc phân loại sử thi cũng sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Một số tài liệu thừa nhận là có khái niệm sử thi lại phân chia thể loại thành sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại, có nhóm tác giả phân thành sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Trong giáo trình này, chúng tôi sử dụng một cách phân loại khác, dựa trên quan hệ của nội dung phản ánh với cơ sở xã hội hình thành thể loại; theo đó, sử thi bao gồm 2 tiểu loại: sử thi sáng tạo thế giới (gọi tắt là sử thi sáng thế) và sử thi thiết chế xã hội (gọi tắt là sử thi thiết chế). 2. Nội dung 2.1. Sử thi sáng thế Bộ phận sử thi - mo gồm bộ ba Đẻ đất đẻ nước (Mường - Việt), Ẳm ệt luông 5
  5. (Thái), Toi ẳm ók nậm đin (Thái) kể về sự hình thành vũ trụ, con người, các phát kiến văn hóa đầu tiên của loài người như tìm lửa, tìm nước, các giống cây trồng, vật nuôi , có thể gọi đây là sử thi chủ đề sáng tạo thế giới, nói gọn là sử thi sáng thế 1 . Sử thi - mo, sử thi sáng thế đã tổng hợp một cách giản đơn sự vận hành của muôn vật và con người, để lại những bài học lịch sử đáng quý: - Muôn vật sinh ra từ vật chất, trước hết là từ hai yếu tố quan trọng hàng đầu: đất và nước. Đây là các yếu tố khởi nguyên của vũ trụ từ đó sinh ra cây cối, mà tiêu biểu là cây si, từ cây si sinh ra các mường, sinh ra người, người sinh ra chim thần thủy tổ, chim đẻ trứng nở thành các giống người trên trái đất. Và từ đó con người làm nên cuộc sống của mình bắt đầu từ việc phát kiến ra các thành tựu văn hóa nguyên thủy như lửa, nước, giống cây trồng, giống vật nuôi, cách làm nhà để ở, cách trồng lúa, cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Tuy có vai trò của thần, của trời nhưng con người tự tổ chức lấy việc khai thác ở thần, ở trời các thành tựu trên. Có thể hiểu thần và trời là tự nhiên. Và như vậy chính con người khai thác từ tự nhiên mọi điều kiện để bảo đảm cho cuộc sống của mình. - Theo sử thi, có một thời, thế giới, muôn loài muốn dậy muốn vận động mà không vận động được là do chưa hoàn chỉnh; và sự hoàn chỉnh cơ bản là phải có cặp có đôi, có vật đồng loại và đối lập như đất phải có nước, trăng phải có sao, cơm phải có rượu, cau phải có buồng, sắn phải có dây, chim phải có chóc, trâu phải có bò Sau đó, muôn vật hình thành hoàn chỉnh và có cặp có đôi nên vận động và phát triển tốt.Đây là lý thuyết sơ khai của người Việt – Mường về quy luật tổng thể và quy luật lưỡng hợp (dualisme), ở mức độ ban đầu, chưa tiến đến quy luật hệ thống và quy luật âm dương. - Mọi bước đi của loài người, của lịch sử đều rất khó khăn gian khổ. Chưa hề thấy sự kiện lớn nào diễn ra một cách thẳng tắp. Tất cả đều trải qua thất bại 1, 2 lần có khi đến 6, 7 lần mới đạt kết quả mong muốn. Phải hai lần lên trời lấy lửa. Lần đầu là Viếng Ku Linh thất bại, lần sau Tun Mun đi mới được lửa. Lúc đầu làm 1 Nông Quán Phẩm: Văn hóa dân tộc - Luận tập, Nxb Giáo dục Quảng Tây, 1993. 6
  6. nhà bằng loài cây cỏ (loài thảo), nhà bị đổ, sau đi tìm giống rùa khác: rùa Vàng mới hỏi được cách làm nhà theo hình rùa (nhà sàn) và bằng các loại cây gỗ (loài mộc) và lúc bấy giờ mới có nhà để ở. Tìm cơm, tìm lúa, tìm lợn, tìm gà, tìm rượu, tìm trâu đều vất vả khó nhọc như vậy cả. Đặc biệt khó khăn là việc "đẻ người", việc ấp trứng để nở ra giống người và việc lấy vợ tức là xây dựng quy chế hôn nhân đúng đắn, ra khỏi chế độ loạn hôn, đi đến hôn nhân ngoài huyết thống. Các việc này đều trải qua 5, 6 lần thất bại cuối cùng mới thành công và nhờ đó mới có loài người, có sự sinh sôi nảy nở giống người như ngày nay. Chỉ ra những bước gian lao của lịch sử, Mo dạy cho người sau lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cảm thông với những gian khổ của con người từ thời nguyên thủy. - Như trên đã nói, lịch sử do con người làm nên mà người đứng đầu, nhân vật anh hùng đại diện là Cun Cần (tức là CON NGƯỜI). Giúp người đứng đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ khó khăn kể trên là những nhân vật tầm thường nhỏ bé. Nói cách khác, quần chúng nhân dân phát kiến ra các sáng tạo văn hoá nguyên thuỷ, quần chúng làm nên lịch sử. Mà các thành tựu đó thường nhờ thông minh chứ không phải bằng sức mạnh: lấy được lửa là nhờ biết chờ xem cách làm lửa của Tà Cắm Cọt, ấp trứng nở là nhờ biết lợi dụng ánh mặt trời - Khi xuất hiện sụ bóc lột và thống trị thì bắt đầu có sự lừa đảo, vô ơn, phản bội. Giai cấp thống trị, mà đại diện là Dịt Dàng, lợi dụng sự ngây thơ của người lao động Đá Đèn Đá Đẹc, cướp đoạt công lao và xương máu của họ. Cuối cùng quần chúng chống đối. Hậu quả tại hại là thành tựu của loài người bị hủy diệt: "Nhà Chu", thành quách lâu đài của cải làm nên từ cây chu bị đốt sạch sành sanh. Đó là những bài học rút ra từ quy luật vận động của tự nhiên - xã hội, tất nhiên do trình độ của người xưa đôi khi chưa được diễn đạt rõ ràng rành mạch và có phần lẫn lộn. Sử thi Đẻ đất đẻ nước là sản phẩm văn hóa của người Việt và người Mường, vốn tồn tại từ thời kỳ lịch sử Việt - Mường chung. Về sau, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là 10 thế kỷ Bắc thuộc, nên bản sử thi này ở người Việt bị vỡ vụn trở 7
  7. thành các truyền thuyết thời Hùng Vương. Trong lúc đó, ở người Mường nó vẫn tồn tại dưới hình thức vốn có là sử thi.1 Cái mà chúng ta gọi là sử thi, đồng bào gọi là mo. Đối với đồng bào, mo là một sinh hoạt tín ngưỡng linh thiêng. Mo Đẻ đất đẻ nước được xướng trong đám ma, khi quan tài còn đặt trước mặt mọi người, nhằm kể cho hồn (kể cả thân thích của hồn) nghe. Người xướng mo là bố mo, mặc đồ lễ , cầm kiếm và chuông. Trong môi trường linh thiêng đó, người xướng mo phải tuân theo nguyên tắc có trước có sau, có ngành có ngọn: Kể từ đầu đến cuối Kể đủ như cây cỏ mọc trong rừng Hết đoạn trước, kể dòng sau Hết dòng sau, kể đoạn mới (Như là) Đẵn cây, chém đằng gốc Nhấc cây, lấy đằng ngọn Với nguyên tắc này, dầu rằng, qua thời gian, sử thi có thể có biến dị, nhưng tin rằng tư tưởng cốt lõi, tức là những điều chúng ta đã rút ra ở trên , sẽ được lưu giữ lâu dài. 2.2. Sử thi thiết chế xã hội Bên cạnh sử thi sáng thế, các dân tộc nước ta có một khối lượng sử thi có chủ đề về thiết chế xã hội khá phong phú. Các tác phẩm tiêu biểu của kiểu loại sử thi này là sử thi - khan (Êđê), sử thi - khắp (Thái) và một bộ phận sử thi - ôtnrong (Mơnông). Bằng hình thức tự sự, các sử thi này đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận thẩm mỹ đầy ý nghĩa và giá trị. Con người, cuộc đời của những nhân vật anh hùng trong sử thi là hình ảnh con người lý tưởng của một thời đại, có một hình thức đẹp (theo quan niệm thẩm mỹ của người xưa), tài ba trong mọi lĩnh vực. 1 Xem : -Phan Đăng Nhật : So sánh một số truyền thuyết trong Đẻ đất đẻ nước với các truyền thuyết về thời dựng nước của người Việt, Tạp chí Văn học, số1, 1984. -Phan Ngọc : Tuyển tập truyện thơ Mường Thanh Hóa, tập 1, NXB khoa học xã hội, 1986. 8
  8. Trong chiến đấu, anh hùng là người bách chiến bách thắng. Xét về từng cá nhân anh hùng có lúc chiến bại, nhưng một nhóm anh hùng trong một thế hệ hoặc nhiều thế hệ về cơ bản là người chiến thắng. Sử thi kết thúc trong niềm vui tràn trề sự thắng lợi của mọi nhà, và toàn thể cộng đồng, người ta ăn uống no say: "Các khách làng dưới, làng trên ăn mãi, uống mãi, rượu không bao giờ cạn, cơm và thịt không bao giờ hết. Các khách gần xa đều cơm no, rượu say, vui cửa vui nhà" (sử thi Khinh Dú). Cảnh ăn uống này có ý nghĩa biểu hiện cuộc sống giàu có, no đủ của xã hội cổ sơ. Hình tượng người anh hùng được khắc họa đậm đà như vậy chứng tỏ, khác với thời kỳ thần thoại, con người cá nhân đã xuất hiện rất rõ rệt. Đây là sự phản ánh thực tế và cũng là yêu cầu của thời kỳ cuối xã hội tiền giai cấp. Tuy nhiên, điều đặc biệt đáng quan tâm và đặc biệt thú vị là cá nhân anh hùng sử thi, khác hẳn cá nhân anh hùng thời nô lệ và phong kiến. Người anh hùng mặc dầu kiệt xuất nhưng không đứng lên trên, không đè nặng lên và đối lập với quần chúng. Tất cả các anh hùng đều là người lao động, họ cùng làm việc với cộng đồng buôn plây và là người lao động xuất sắc. Tài năng mà họ có, sự nghiệp mà họ đạt được thực sự vì toàn thể cộng đồng, không chỉ vì cá nhân người anh hùng. Nếu trong xã hội mà chủ nghĩa cá nhân ngự trị thì phản ứng tự nhiên của hai người anh thua cuộc là sự khó chịu, bực bội có khi đi đến thù hằn khi em hạ mình trước đám đông (như Xing Mơ Nga trong sử thi Đăm Di). Nhưng ở đây con người của xã hội bình minh của lịch sử thường xuyên nghĩ đến cái "chúng ta" - buôn plây của chúng ta, sức mạnh chung, quyền lợi chung, nghĩa vụ chung. Trong khối "chúng ta" đó, các con người - cá thể gắn bó với nhau, kể cả người anh hùng, sức mạnh của từng người góp thành sức mạnh của cộng đồng. Cho nên sự chứng kiến sức mạnh và tài năng hơn hẳn của một thành viên trong cộng đồng là niềm vui cho tất cả mọi người. Anh hùng sử thi là những con người đẹp, người lý tưởng mang phẩm chất cơ bản của chủ nghĩa xã hội "mỗi người vì mọi người". Đảng ta phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và xã hội sử thi gợi cho ta nhiều bài học 9
  9. trong việc xây dựng con người mang phẩm chất xã hội chủ nghĩa. Sử thi Chương Han (Thái), sử thi Đêva Mưnô (Chăm) và sử thi Đăm Xăn (Ê Đê) có thể coi là điển hình của nhóm sử thi này 2.2.1. Sử thi Chương Han Chương hay Chương Han thực chất là một hiện tượng văn hóa lịch sử, có một sự lưu truyền rộng lớn. Hiện tượng Chương cho đến nay được biết đến có ở Lào, Thái Lan, Miến Điện và vùng Thái Việt Nam nói chung là vùng Đông Nam Á lục địa. Chương trước hết là một nhân vật truyền thuyết. Chương có khi là một người, có khi là nhiều người Khi một người, thường là một nhân vật anh hùng. Chương cũng có thể là một nhóm người. Một huyền thoại kể lại rằng Chương là một nhóm người làm nên các chum lớn trên cánh đồng Chum (Lào) để họ cùng uống rượu cần. Chương này còn được gọi là ải chét rai (chàng ăn hết một lúc bảy chõ xôi). Chương thảng hoặc là nữ với tên gọi là Ma Boanh. Chương có hai đoạn đời. Người ta kể Chương cũ nay đã chết, nhưng còn Chương mới, sẽ về, là vị cứu tinh của các dân tộc nghèo khổ. Tin đồn từ làng này qua làng khác rằng: Chương đã chết Nhưng ông sẽ về Ông sẽ sống lại Cành gẫy sẽ lại đâm lá Quả trứng sẽ lại nở Bát cơm sẽ đầy Lợn sẽ sinh con Như vậy, Chương còn là một nhân vật cổ vũ cho một phong trào hướng về thời hoàng kim. Ngoài con người huyền thoại, trong cuộc sống thực tế có một nhân vật Chương chuyên "nổi loạn" được gọi là giặc Chương (Xấc Chương) hoặc là giặc 10
  10. Khạ (Xấc Khạ). Có một loạt các cuộc nổi dậy được gọi là giặc của Chương: ở Mường Lay, Mường Thanh (1874-1876), ở Trấn Ninh (1874), ở Sầm Nưa (1876), ở Mường Sốp Ét, Mường Son (1879), ở Xiêng Mèn (1881-1883), miền núi Nghệ An (1884), Xiêng Khoảng (1888) (Riêng trong bài này chúng tôi mới có điều kiện khảo sát hiện tượng sử thi Chương Han ở Tây Bắc Việt Nam). Tóm lại, Chương hay Chương Han là một hiện tượng rất phong phú và đa dạng, trong đó sử thi Chương Han là một bộ phận quan trọng. Do đó để tìm hiểu thấu đáo hiện tượng này cần phải tiếp cận đa phương như F.Proshan đã viết: "Phải xem xét hàng loạt biểu hiện của hiện tượng Chương trong folklore, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa của nhiều tộc người ở Đông Nam Á lục địa"1. Chương Han gọi là Khun Chương, được lưu truyền ở Tây Bắc Việt Nam trong người Thái và người Khơ Mú, vừa dưới hình thức sử thi vừa dưới hình thức truyền thuyết. Nhân dân Mường Sại ở Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện còn truyền rằng ở đây còn có mộ Khun Chương và có dãy núi ba đầu là hiện thân của Chương Han. Người ta còn tin rằng hoa mạ vàng và tiếng ve sầu kêu mùa hè là hiện thân của tiếng nhạc ngựa Khun Chương (mák hính mạ Khun Chương). Theo Võ Quang Nhơn "Truyện Chương Han vốn là một truyền thuyết lịch sử đã được các nghệ nhân dân gian Lào và Thái tiếp thu". Bản Chương Han mà chúng tôi dùng làm tư liệu do ông Nguyễn Hữu Ưng cung cấp. Bản này do ông Nguyễn Ngọc Tuấn sưu tầm và dịch. Theo dịch giả, bản Chương Han mà ông công bố, được tập hợp từ các văn bản viết bằng chữ Thái và là kết quả của công việc hiệu đính khảo dị 3 văn bản: - Bản của cụ Lò Văn Sưu, bản Nam, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, Sơn La. - Bản của cụ Cầm Bao, nguyên cán bộ Sở Văn hóa Tây Bắc. - Bản của cụ Lò Văn Ui, bản Phiêng Ngùa, xã Chiềng Sôm, Sơn La. 1 Frank Proshan: Cheuang in khmu Folklore, History and Memory, Edited by sumitr Pitiphat, Thai Khadi research institute, Thammasat University, Bangkok, 1998, p.40. 11
  11. Có tham khảo thêm bản chữ Thái cổ lưu trữ tại Phòng Văn nghệ Sở Văn hóa Tây Bắc cũ. 2.2.1.1. Tóm tắt tác phẩm Sử thi Chương Han gồm 2940 câu, được chia làm 11 chương 1. Chương Han anh hùng cùng đoàn quân đầu thai xuống trần gian. 2. Chương Han anh hùng lấy nàng Ngọn Muôn xinh đẹp 3. Chương Han dũng mãnh đánh thắng Tạo Qụa, Anh Ca xứ Mèn giải phóng mường Ngân Giang, lấy nàng Ủa Ca kiều diễm. 4. Chương Han anh hùng đánh phá mường Páh Căn, lấy nàng Ú Kẻo. 5. Chàng Chương anh hùng đánh lui tướng của chúa Phạ Huôn, lấy nàng Khăm Dắt mắt long lanh, 7. Chương Han anh hùng b ị chết trong trận giao tranh cùng ma Mèn một mắt. 8. Hồn Chương Han anh hùng cùng hồn toàn quân lên trời chiến thắng các Then, chinh phục xứ trời. 9. Chương Han đánh ma Mèn một mắt và Then Ló để trả thù 10. Thượng đế (Then Luông) phân xử. Mọi người đều được thu xếp ổn thỏa. 11. Tạo Hung - con của Chương Han - đánh chiếm Tum Hoàng làm chúa cõi trần 2.2.1.2. Đề tài và chủ đề - Xuyên suốt 11 chương của tác phẩm Chương Han chủ yếu kể về cuộc đời và công tích của nhân vật anh hùng Chương Han. Giống như nhiều nhân vật anh hùng sử thi khác, Chương có các nhiệm vụ: + Đánh giặc: Chương sinh ra là để đánh giặc. Hầu hết cả tác phẩm (9 trong số 11 chương sách) đều nói về các cuộc chiến đấu của Chương Han. 12
  12. Ngay khi còn ở mường Then, chàng đã chuẩn bị các điều kiện để trở thành một anh hùng chiến đấu Mở đầu là cuộc chiến tranh cứu ông bác là chúa mường lớn Ngân Giang khỏi sự xâm lược của giặc Keo Mèn. Sau khi giải phóng Ngân Giang, Chương thừa thắng đánh chiếm đất của Tạo Quạ. Trước hết là đánh nàng Quạ (vợ của Tạo Quạ), chiếm mường Páh Căn. Chương Han chiếm mường Páh Căn, giao cho Ải Quang trị vì, chiếm rất nhiều gái đẹp chia cho quân lính còn mình thì lấy nàng Ú Kẻo, con của Tạo Quạ. Chương lại tìm cách đánh chiếm mường lớn Tum Hoàng của chúa Phạ Huôn. Phạ Huôn được Then cứu viện. Hai bên chết quá nhiều, máu chảy thành sông, thành bể máu, voi của Chương lội trong bể máu để chiến đấu, sau ba ngày kiệt sức chết. Chương chết cùng voi. Các tướng giỏi của Chương bị giết chết. Tất cả đều về trời. Sau khi hoàn thành việc bình định trần gian, Chương kéo quân lên đánh ở mường Trời. Chỉ một trận đầu, Chương đã rửa sạch vùng trời, đánh bại các Then và chiếm cả vùng trời thấp mênh mông (tiếng Thái gọi là "ló cón khoang"). Chương kéo quân lên đánh tiếp tục vùng trời cao, nơi ở của các Then bề trên và Thượng đế Then Luông. Các Then nghe tiếng quân Chương đã vội bỏ chạy. Sau họ nhờ Then Ví, là người can đảm nhất, ra dâng lễ vật và xin hàng. Chương vào ngự ở ngai vàng. Các chúa mường Trời đến chầu lạy. Chương cho làm lễ cúng các thần linh, bày tiệc mời các Then. Các Then lần lượt múa hát mừng Chương. Vẫn chưa vừa lòng, Chương Han còn tổ chức một cuộc chiến đấu cuối cùng nữa; đánh trả thù ma Mèn một mắt và Then Ló (người đã dám giúp ma Mèn đánh Chương trước đây). Chương đánh bại chúa ma Mèn một cách dễ dàng. Chiếm xong xứ ma Mèn và lấy nàng Mèn (con của chúa), Chương tiếp tục đánh Then Ló, thừa thắng đánh nốt mường Then Tử, Then Tức. Cuộc chiến đấu này là có ý đe dọa Thượng đế Then Luông. Các Then hoảng sợ, chạy đến tâu với Then Luông. Then sợ Chương đánh sang đất của Ngài bèn cho mời Chương đến thương lượng. 13
  13. Then Luông làm được nhiệm vụ hòa giải, cử Chương làm "chúa xứ Trời, danh hiệu Phìa Bôn" ngự trị mường Páh Tum. Tóm lại, nhiệm vụ hàng đầu của Chương là đánh giặc. Đó là con người sinh ra để đánh giặc và đã đánh là thắng, thắng tất cả các chúa mường ở trần gian, thắng oanh liệt tất cả các mường trên thượng giới, các Then phải đầu hàng, Thượng Đế phải hoảng sợ và cầu hòa với Chương. Cuối cùng, Chương trở thành một vị chúa tể ở xứ Trời. Suốt cuộc đời chiến đấu, Chương chưa hề chịu thất bại. Việc Chương chết ở trận chiến đấu cuối cùng ở trần gian được giải thích là hết kỳ hạn ở trần phải về trời. "Thật chẳng ai giết nổi chúa Chương Han anh dũng Bởi đã qua kỳ hạn Then Phạ Khưng Chỉ cho xuống cõi trần hai mươi nhăm năm chẵn" + Lấy vợ Xuống trần gian, việc đầu tiên của Chương là đi tìm nàng Ngọm, bày tỏ tình yêu với nàng, sau đó ăn hỏi, cưới xin. Rồi tiếp đến bao giờ cũng vậy, các cuộc chiến đấu đều gắn liền với việc lấy vợ. Giải phóng mường Ngân Giang, Chương lấy nàng Ủa Ca, đánh mường Páh Căn, lấy nàng Ú Kẻo, đánh chúa Phạ Huôn lấy con gái chúa, nàng Khăm Dắt mắt long lanh. Ngoài ra bất kỳ một cuộc chiến thắng nào đều đem đến cho Chương và quân tướng của Chương hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cô gái trẻ. Tóm lại, chiến tranh và hôn nhân là hai đề tài của sử thi Chương Han, trong đó đề tài chiến tranh chiếm ưu thế tuyệt đối đồng thời việc lấy vợ cũng gắn bó chặt chẽ với chiến tranh. Khác với một số sử thi khác (như sử thi - khan Êđê chẳng hạn), ở đây không thấy có đề tài làm lụng (bao gồm làm nương rẫy, săn bắn voi, trâu, ngựa, dẫm cá, chặt cây ). - Kết quả của chiến tranh 14
  14. Chiến tranh diễn ra giữa một bên là Chương Han và bên kia là các tướng của "giặc" Mèn, trực tiếp là Tạo Quạ, Anh Ca và chúa mường lớn Tum Hoàng (Phạ Huôn). Thực chất đó là chiến trận kéo dài giữa một bên là tộc Thái và bên kia là tộc Mèn, được gọi là Keo Mèn. Đến nay chưa xác định được Keo Mèn là bộ tộc nào trong lịch sử, chỉ biết đó là một bộ tộc ở cùng một vùng lãnh thổ với người Thái. Kết quả của các cuộc chiến tranh là tộc Thái hoàn toàn chiến thắng và chiếm lĩnh toàn bộ đất đai cư trú. Sau khi Chương Han lên trời, con của Chương là Tạo Hung còn tiếp tục chiến đấu tiêu diệt nốt một vài vị tướng cuối cùng còn sót lại của bộ tộc Mèn và người Thái chế ngự tuyệt đối ở "trần gian". Qua các cuộc chiến tranh, uy danh của Chương ngày càng lớn đến độ các chúa Then, kể cả Thượng Đế - Then Luông cũng khiếp sợ và kết quả là Chương trở thành một trong các vị chúa tể của thượng giới. Cuối cùng là ở vùng người Thái cư trú không có tình trạng phân tranh, không có cát cứ. Mọi người được hưởng thái bình thịnh trị dưới sự cai quản của một thủ lĩnh Chương Han và người con anh hùng là Tạo Hung. 2.2.1.3.Đánh giá Sự phản ánh lịch sử Quá trình ổn định địa bàn cư trú của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam là một quá trình rất lâu dài. Có một bộ phận người Tày Thái cổ đã có mặt ở khu vực này vào những năm thuộc thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên(1). Số lượng này chắc chưa nhiều. Một bộ phận người Thái đến Việt Nam và thời kỳ trước sau thế kỷ thứ X. Trước đó vùng đất Tây Bắc Việt Nam đã có các cư dân Mon-Khmer và các nhóm Nam Á khác sinh sống. Người Thái truyền lại rằng lúc đó đã có "555 giống Xá (tức là thổ dân Mon-Khmer và các cư dân Nam Á khác)"1 1 ) Xem Đặng Nghiêm Vạn chủ biên: Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr.29 15
  15. Người Thái vào Tây Bắc tất nhiên có sự đụng độ với các cư dân đã sinh sống ở đây từ trước. Do lúc bấy giờ đất rộng, người đông, sự gặp gỡ đó có thể thu xếp được ổn thỏa bằng hòa bình, thương lượng, nhưng thế tất không tránh khỏi chiến tranh. Cuộc chiến đấu có nhiều khi ác liệt, đã được ghi lại trong tác phẩm sử thi Thái Táy pú xấc (Con đường đánh giặc của ông cha) và các sách Quám Tô mương (Kể chuyện bản mường). Qua các tài liệu cổ có thể xác định rằng người Thái đen vào mường Lò (Nghĩa Lộ) đến nay khoảng gần 1000 năm. Sau đó dưới sự lãnh đạo của Lạng Chượng, họ phát triển vào Sơn La và từ đó qua Tuần Giáo lên Điện Biên (Lai Châu). Suốt trong các thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ hai, các chúa đất Thái phân nhau làm chủ các mường lớn: mường Lò (huyện Văn Chấn), mường La, mường Muổi (Thuận Châu), mường Mụa (Mai Sơn), mường Vạt (Yên Châu), mường Thanh (Điện Biên), mường Quài (Tuần Giáo), mường Than (Than Uyên), Xốp Cộp (sông Mã) 1 Trên con đường lịch sử đó các chiến binh và thủ lĩnh Thái tuy có nhiệm vụ khai phá ruộng đồng, nhưng phần lớn là hoạt động gươm đao. Để ổn định địa bàn cư trú ở Tây Bắc, người Thái không chỉ phải chiến đấu với tộc người cư trú trước mà còn có những cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài. Lịch sử còn ghi lại một trong những giai đoạn lịch sử tiêu biểu là từ "Sau Ta Ngần (thế kỷ XIV) các dòng họ quí tộc Thái (Tây Bắc) ở các nơi đã nổi lên xưng hùng xưng bá. Họ đã huy động sức người sức của ném vào cuộc tranh chấp để bành trướng thế lực. từ thế kỷ XV trở đi, không có một thế kỷ nào lại không xảy ra cuộc giành giật, thôn tính nhau về đất đai, rừng núi và cư dân. Rút cuộc chẳng thế lực nào hợp nhất được toàn bộ các muờng thành một vùng kinh tế - chính trị thống nhất. Trái lại từ những cuộc đổ máu đó đã đưa lại một đáp số lịch sử là một hình thức mường mới: châu mường đã xuất hiện"2. 1 Chúng tôi coi Táy pú xấc có giá trị như tư liệu lịch sử, không phải tác phẩm hư cấu. 2 Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1978, tr. 308, 312, 340 16
  16. Châu mường là đơn vị hành chính lớn nhất ở vùng Tây Bắc trước đây. Trên vùng cư trú của người Thái, sau một thời gian phân chia bằng chiến tranh và hòa bình, hình thành 16 châu mường. Người Thái gọi vùng đất cư trú của mình là 16 châu Thái (xip hốc châu Táy) và coi đó như là một tên gốc, đầu tiên sinh ra ý niệm về đất Thái (đin Táy). Người Thái có câu ca: "Đất Thái ta có 16 châu từ ngày xưa truyền lại" (Đin Táy háu mi xip hốc châu té lang chiên vạy). Mười sáu châu đó là: Mường Lò, Mường Tiến, Mường Tấc, Mường Xang, Mường Vạt, Mường Mụa, Mường La, Mường Muổi, Mường Thanh, Mường Lay, Mường Tung, Mường Hoàng, Mường Tiêng, Mường Chiềng Khem, Mường Chúp, Mường Chiềng Mi. Khi đã hình thành châu mường, giới hạn và vị thế của các mường cũng chưa ổn định. Các tù trưởng các châu mường cần đưa châu của mình vươn lên thành mường lớn (mường luông). Muốn vậy họ phải bằng chiến tranh để thần phục các mường khác. Trong hai thế kỷ XII-XIV, tù trưởng Mường Muổi trong các đời Lò Lẹt, Ta Cằm, Ta Ngần thường dùng lực lượng quân sự để đánh bại các thế lực kình địch, bắt họ phải thuần phục1. Trong các thế kỷ XV-XVIII khi đã phân chia thành mười sáu châu mường, sở dĩ một dòng họ tù trưởng có thể biến châu mường mình thành mường lớn là nhờ có công lớn trong việc chống ngoại xâm và giặc cướp. Ví dụ: Xa Khắm Xam đã có công lao theo Lê Lợi đánh quân Minh, nhờ đó ông được trông coi cả một vùng thượng lưu sông Đà. Tóm lại, từ khi di chuyển đến Tây Bắc cho đến khi ổn định sự phân ranh giới, vị thế các mường ở địa bàn cư trú này, người Thái phải tổ chức chiến tranh liên tục với nhiều mục đích và đối tượng khác nhau: chống với tộc người cư trú trước, chống với lực lượng đồng tộc đối địch để khuất phục họ, đưa vị trí châu mường của mình lên cao hơn và chống ngoại xâm. Như vậy đủ rõ đề tài chiến tranh trong sử thi Chương Han chính là sự phản ánh lịch sử chiến tranh nêu trên của người Thái. 1 Cầm Trọng: sách đã dẫn, tr. 308, 312, 340 17
  17. Để tiến hành cuộc chiến tranh liên tục như vậy, người Thái cần có một tổ chức chiến tranh thường trực. Các châu muờng Thái chưa có một bộ phận quân sự chuyên trách. Các chẩu mường (người đứng đầu châu mường), phìa và bô lão toàn mường (thẩu ké háng mương) chính là bộ chỉ huy quân sự của châu mường, đứng đầu là chẩu mường. Trong thời kỳ chinh chiến, có yêu cầu quân sự trực tiếp. Yêu cầu của người Thái lúc đó là chiến đấu chiếm đoạt của cải vật chất và đặc biệt phải chiếm được khu vực đất đai để cư trú và khai phá ruộng đồng. Muốn có được những thứ này không có cách nào khác là tổ chức ra những đoàn quân chinh chiến và mở ra các đợt di chuyển dân cư tới vùng đất mới. Mục đích này đã được ghi chép đầy đủ trong sách của Chẩu mường "Có làm giặc mới có thóc để ăn" (dệt xớc tẹ co chăng đẩy kin khẩu). Như vậy tinh thần và tổ chức quân sự này ra đời từ thời kỳ đi tìm mường (pang tó mương). Lúc đó có lẽ mỗi một người đàn ông đến tuổi trưởng thành là một người lính chiến và ngược lại. Một lính chiến là một người dân khai phá đất mới thành ruộng1. Chương Han không phải là ai khác mà chính là hình ảnh phóng đại của một chẩu mường hùng mạnh, vừa là tù trưởng vừa là thủ lĩnh quân sự, là người đứng đầu bộ chỉ huy quân đội Thái với các bô lão toàn mường làm tướng lĩnh. Nhân vật anh hùng này được sáng tạo ra từ tinh thần chiến tranh và yêu cầu chinh chiến của người Thái các thế kỷ trước. Tính hào hùng kỳ vĩ: Từ đầu đến cuối, tác phẩm dẫn người đọc vào một thế giới phi thường. Ở đây mọi cảnh vật, sự việc đều có tầm vóc và hiệu lực vô cùng to lớn. Quân lính hàng trăm triệu (tiếng Thái là "lạn"), đội tượng binh hàng triệu con. Luôn luôn chúng ta nghe thấy tiếng chiêng trận rung chuyển trời đất. Rền rền tiếng chuông rung như trời sắp đổ. Tiếng chuông rền như trời muốn sập. ánh gươm vung lên như chớp 1 Cầm Trọng: sách đã dẫn, tr. 368 18
  18. lóe. ánh gươm loáng rực rỡ như rồng thiêng bay lượn. Những đàn voi hùng dũng xông lên ngà sáng loáng như ánh sao sa. Quân tướng ở đây đều dũng cảm và gan dạ. Hãy xem cuộc đọ sức giữa nữ tướng Nàng Quạ và Chương Han: Khi ấy Nàng Quạ cưỡi thớt voi đặt tên Sinh Tóng Tướng quân đều can đảm, ba "lạn" (trăm triệu) kể dư - "Giờ đây, ta dẫu bỏ toàn quân mà tử trận cũng cam lòng! Ta sẽ chết lên trời cao, theo chồng ta đó! Giận thay! Kẻ kia cậy hùng tài coi thường ta đây đến cướp" Dứt lời, nàng giục voi Sinh Tóng xông ra Tướng quân mạnh hộ vệ nàng ba "lạn" Nàng dẫn đầu quân và voi đàn giữa cánh đồng Quyết đối đầu voi dữ và Chương Han, chẳng hề run sợ. Nhưng quân Mèn không chống cự được với quân Chương Han, bị chết gần hết, hai tướng Hun Vắng và Cắm Ba bỏ chạy. Nàng vẫn một mình xông pha: Khoảnh khắc sau, chết hại chẳng còn bao Nàng uất giận trong lòng gần như điên dại Gom tàn quân quyết tử chiến cùng Chương. Cuối cùng, quân lính Mèn đều bị giết sạch, chỉ còn một mình Nàng với một voi: Chỉ còn mình nàng Quạ và voi Sinh Tóng Lòng xiết bao căm giận: thân mình góa bụa vì Chương1 Quân đã tan, nàng quyết liều sống chết Theo cùng chồng - Tạo Quạ - chốn trời cao Thoắt nghỉ rồi Nàng thúc Sinh Tóng voi hùng Xông tới chặn Chương Han giữa muôn trùng quân địch Giục voi sáp đến đối tay Chương dũng mãnh - "Dù chết chẳng còn xa, ta cũng cam lòng Chương hỡi!" 1 Chương đã giết chồng nàng là Tạo Quạ. 19
  19. Đại quân hộ vệ Chương lập tức giãn ra Lừng lững voi Sinh Tóng đường hoàng bước tới Bầy voi mạnh của Chương cũng xốc lại không lùi. Hai sức mạnh lớn đối đầu với nhau, là sức mạnh của lòng căm thù và sức mạnh của sự hiếu thắng. Phút giây thật căng thẳng. Cuối cùng, cả mấy tướng của Chương vây đánh một mình Nàng Quạ. Nàng bị giết nhưng tinh thần bất khuất của Nàng thì bất tử. Chính ngay kẻ thù cũng công nhận điều đó và làm bia: "Nêu danh kiên cường phận gái". Trong suốt 11 chương, đặc biệt là 9 chương miêu tả cuộc chiến đấu, chúng ta đều được sống những cảnh hào hùng như vậy. Nhưng phần lớn tự hào không thuộc về phe đối địch mà thuộc về Chương. Chương Han được giới thiệu như một người phi thường về các mặt áo quần, dáng dấp, tài năng và uy danh. Cách trang phục của Chương cũng biểu lộ sự cao sang của chàng: Tạo liền mặc chiếc xiêm quí, giá nghìn vàng Đeo chiếc nhẫn báu đáng giá "lạn" (trăm triệu) Khoác chiếc áo giá đến triệu vàng Toàn thân đều rực rỡ ngọc châu Tạo từ biệt lầu vàng đi xuống. Khi vừa mới xuống trần chàng đã có phong thái của một thủ lĩnh bao trùm cả thế gian: Chương ở đất loài người trong lòng mừng rỡ Mắt gồm thu muôn vật, miệng sang sảng nói cười. Và đến khi Chương đã chiến thắng cả trần gian và thượng giới thì phong độ của chàng là của một vị chúa tể lớn: Khi ấy chia mường chia đất đã xong Rầm rộ đoàn voi liền vượt băng đồng Thó Khiên núm vàng lấp lánh vây quanh hộ vệ Chương Han Voi đưa chúa vào thành, tới cung điện lớn 20
  20. Chương ung dung đường bệ ngự ngai vàng Và sau đây là cảnh Chương tiếp và thết đãi các Then khi họ đến chầu Chương. Tiếng reo mừng vang dậy nơi nơi, bầu trời rung chuyển Ngựa thần bay sải cánh triệu ngày trên xứ mường lớn Chương Han Lệnh truyền đưa đàn voi (của các Then) ồ ạt vào thành nhiều như sương móc Tất cả các cuộc chiến đấu của Chương đều được diễn ra một cách hùng tráng, nhưng có lẽ đặc biệt nhất là cảnh đại quân Chương kéo lên đánh trời Muôn "lạn" người giơ tay hô lớn - "Hãy kéo lên đánh phá nhà Then xem thử" Khi ấy hăng hái đoàn quân thần muôn triệu Xúm quanh bậc chúa trẻ anh hùng Kìa xem thoăn thoắt đoàn voi thần dũng mãnh bước đi Cả "lạn" thớt voi bảo vệ Chương đều tốt lành rực rỡ Chương liền cất quân trẩy lên trời rầm rập Đoàn quân thần tuôn đi quyết đối tay Then Tiếng quân reo chuyển núi, như trời nổi sấm dập dồn Rầm rập liệng, muôn voi xông lên rung động Quân trảy đi muôn triệu, nườm nượp đường trời Đại quân phăng phăng vượt sóng bạc đầu Tà Khái1. Với khí thế hào hùng đó, như chúng ta đã biết, Chương Han vừa mới ra tay tất cả các Then đã đầu hàng. Tóm lại, Sử thi Chương Han là sản phẩm của xã hội Thái với thực trạng chiến tranh đi mở đất dựng bản mường và chiến tranh ổn định địa bàn cư trú với những tù trưởng và hội đồng quân sự giỏi chiến chinh. Nhưng sử thi Chương Han giới thiệu xã hội Thái không hoàn toàn như sự thực mà dùng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng và kỳ vĩ để diễn đạt, miêu tả hiện thực. Không những thế sử thi Chương Han còn diễn đạt những mơ ước của lịch sử. Đó là đặc điểm thứ hai của nghệ thuật sử thi. 1 Tà Khái: Con sông ngăn cách trần gian và thượng giới. 21
  21. Tính lãng mạn lịch sử (lãng mạn có tầm vóc lịch sử không phải lãng mạn cá nhân) Bằng nghệ thuật thần kỳ nhân dân đã xây dựng nên nhân vật Chương Han có uy danh lừng lẫy. Chưa được đối mặt với Chương người ta đã đồn đại và khiếp sợ về tài năng thần thánh của chàng. Đây là lời xôn xao bàn tán của quân lính Phạ Huôn: Họ xôn xao: " Chương Han thật là con trời cho xuống Ai dám ngăn voi hắn, sẽ chết tan hồn! Đồn rằng Chương có thanh kiếm thần Háng Xếnh Mỗi lần giơ lên chỉ, giết hại muôn người Hắn lại có chiếc nhẫn thần quí báu Mỗi lần giơ lên vẫy, chớp lóe tựa sét trời Hắn thường dẫn quân đi, ánh vật thiêng bay trước Bay lượn tới, khiến người ta hóa dại Dù cho quân chật đất, muôn "lạn" có dư Ánh thiêng bay chụp lấy, đều thành ngớ ngẩn Uy danh của Chương làm khiếp sợ người trần như vậy, còn đối với các Then - thiên thần, trong tay đầy đủ quân hùng tướng mạnh và phép mầu, mà quân Chương vừa kéo đến, các Then đã kinh hoàng. Chương chưa kịp đánh các Then đã đầu hàng. Họ không dám trực tiếp gặp mặt Chương, phải van nài một vị chúa Then can trường nhất (Then Ví) dâng lễ vật thay cho tất cả: Ào ào quân Chương ráo riết đuổi tới cùng Theo sát quân trời, dồn dập lao vào quyết chiến. Kinh hoàng thay! Các Then chúa cõi trời lồng lộng Trong tay tám "lạn" hùng binh, mà tan vỡ chạy dài Then xin chia đất mường, chia ruộng, chia cõi trời, ba thứ dâng Người Xin chia cả ba chiếc trống thần xiết bao quyền lực1 Then chia ruộng ăn nhiều vùng, lắm của dâng Người Chương ơi! 1 Dịch đúng thành ngữ tiếng Thái: nghìn gián tốc chảu. 22
  22. Một người uy danh đến nỗi khắp cả trần gian và thần thánh đều khiếp sợ qui phục một cách tuyệt đối, chính là ước mơ của lịch sử. Phải có con người như vậy để thống nhất đất nước vào một mối, để chấm dứt trình trạng cát cứ phân chia địa bàn cư trú, chiến tranh liên miên; tạo nên sự ổn định vững vàng của toàn xã hội, điều kiện cơ bản để xây dựng đất Thái (đin Táy) trở thành giàu có, vững mạnh. Và trong sử thi Chương Han ước mơ đó đã được thực hiện. Toàn bộ xã hội Thái được chung hưởng thái bình, các mối thù nặng nề và lâu đời giữa phe Mèn và phe Thái được xóa bỏ, Chương Han chúa tể mường trời Páh Tum với danh hiệu Phìa Bôn. Sau đây là cảnh thề xóa bỏ hận thù của Chương Han và Anh Ca, Tạo Qụa dưới sự thu xếp của Thượng đế: Khi ấy Chương Han cùng Anh Ca, Tạo Quạ Đều tạ ơn In Ta (Thượng Đế) lòng hớn hở vui mừng Họ rủ nhau xe đủ muôn cây nến sáp Dựng đàn cao tề chỉnh, làm lễ ăn thề Chương liền khấn nguyện trước thần thiêng Lá Nố 1 - "Xin dứt oán thù xưa kể từ buổi này!" Trong thực tế trước đây, trước Cách mạng tháng Tám, chưa hề có một sự thống nhất đất Thái dưới một Nhà nước chung. Như trên đã trình bày, chỉ có thời kỳ ổn định tương đối, chưa hoàn toàn chấm dứt chiến tranh và là mô hình thống nhất tương đối vùng đất Thái. Sử thi đã bằng nghệ thuật hư cấu xây dựng một xã hội lý tưởng với một tinh thần lãng mạn lịch sử. Xã hội lý tưởng đó đã động viên, cổ vũ nhân dân Thái nhiều đời phấn đấu cho sự thống nhát ổn định và phồn vinh của dân tộc mình. Và lý tưởng này đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng với Cách mạng tháng Tám, với sự nghiệp đấu tranh giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước và xây dựng một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. 2.2.1.4.Đặc điểm nghệ thuật 1 Vị thần chứng nhận lời thề ước 23
  23. Ở trên chúng tôi đã nêu hai đặc điểm của sử thi Chương Han về phương pháp phản ánh và khái quát lịch sử - xã hội. Đó là tính hào hùng kỳ vĩ và tính lãng mạn lịch sử. Đây là hai đặc điểm phân biệt sử thi và các bộ môn khoa học xã hội khác như sử học, dân tộc học. Giờ đây xin đối chiếu Chương Han với các sử thi Việt Nam khác như sử thi - khan Êđê, sử thi - mo Mường Việt, sử thi - Ot nrông Mnông về phương diện đặc điểm nghệ thuật. Chương Han cũng như các sử thi khác, thuộc phạm trù sáng tạo văn hóa dân gian. Về mặt xây dựng tác phẩm, đây là sáng tác của tập thể, tác giả vô danh hóa. Nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ nghệ nhân dân gian đã đóng góp vào sự hình thành nên sử thi. Các tác giả đó tham gia vào sự điều chỉnh, uốn nắn tác phẩm theo xu hướng của tập đoàn mình và thời đại mà mình đại diện. ở đây nhiều khi những nét phác thảo được quan tâm đến nhiều hơn là sự trau truốt tinh vi. Tác giả tập thể của sử thi lấy chất liệu nguyên khối ở kho tàng tri thức dân gian của dân tộc mình mà mình thu hút được, để bồi đắp cho tác phẩm. Điều khác của đội ngũ tác giả chính của sử thi Chương Han - được gọi là mo chang - có phần khác với pô khan (Êđê) và bố mo (Mường). So với các lực lượng kia, mo chang đã có được tổ chức chặt chẽ và đã bắt đầu có tính chuyên nghiệp. Mo chang là một bộ phận của hội đồng bô lão toàn mường, là bộ phận được phân công chuyên việc tác động tư tưởng, văn hóa. Đứng đầu bộ phận này có mo mường. Mo mường không những là người điều khiển công việc của bộ phận mà còn chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chức năng thần quyên của "Tạo chẩu xửa" (tạo chủ áo). Mo là người hiểu khá tường tận nội dung sâu xa của các tục lệ cúng bản cúng mường nên có nhiệm vụ điều khiển và bảo đảm thực hiện đúng các qui chế đó. Ở ông có vai trò người hành pháp (thi hành tập quán pháp). Chẳng hạn như việc Tạo lấy vợ thì phải theo tập tục của bản mường mà mo mường sẽ là người chủ trì việc thực hiện các nghi lễ đã qui định. Tạo hay dân sai phạm những điều tập quán pháp qui định thì mo mường có quyền phát biểu trước hội đồng bô lão về hình phạt. Ông là người chuyên trách ghi chép lịch sử của dòng họ tù trưởng. Sử 24
  24. sách do mo mường ghi chép thường có các loại như "Quăm tô muơng" (dịch là kể chuyện bản mường), "Quăm tay pú xớc" (kể về bước đường chinh chiến của ông cha), "Quăn phanh mương" (kể chuyện dựng mường). Ngoài ra ông còn là người hiểu biết đầy đủ sâu sắc về văn thơ dân tộc, thuộc và truyền lại nhiều áng thơ cổ của ông cha trong đó có sử thi. Ông vừa là nghệ sĩ sáng tác vừa là người biểu diễn thơ ca nhạc1. Một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của sử thi Thái là người Thái có chữ từ lâu đời. Bằng chữ viết họ đã ghi chép để ổn định và trau chuốt các tác phẩm văn học cổ, trong đó có sử thi của mình. Tất cả những điều trên đây dẫn đến kết quả là so với các sử thi của các dân tộc anh em, sử thi Thái, Chương Han, có cấu tạo chặt chẽ hơn, có tính lôgíc hơn. Điều này chứng tỏ vai trò của cá nhân nghệ nhân và chữ viết có ảnh hưởng rõ rệt. Xem xét Chương Han như một tác phẩm văn học nghệ thuật chúng ta đã xét nó về phương diện đề tài, chủ đề, phương pháp khái quát và phản ánh lịch sử - xã hội, qua đấy có thể rút ra mấy đặc điểm chính của tác phẩm này. Mọi mặt giá trị, ý nghĩa của Chương Han đã được tập trung vào nhân vật trung tâm là Chương. Đây là một nhân vật anh hùng chiến đấu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chương là tham gia các cuộc chinh chiến. Chiến thắng, Chương Han đã đánh dẹp mọi lực lượng cát cứ phân tranh đem đến sự thống nhất toàn bộ địa bàn cư trú của người Thái, điều hòa mâu thuẫn và hận thù giữa hai lực lượng chính là người Keo Mèn và người Thái. Từ đó toàn xã hội được sống cuộc đời thái bình thịnh trị dưới sự cai quản của người anh hùng tài ba và uy danh lẫy lừng Chương Han dũng cảm. Nói cách khác sử thi Chương Han đã đề xuất một vấn đề có tầm lịch sử, là một vấn đề của thời đại, của toàn xã hội (không phải là một bi kịch của từng cá nhân, của từng bộ phận); và đã xử lý đề tài đó, dẫn dắt nó theo nguyện vọng và ước mơ của xã hội đương thời, theo hướng đi lên tất yếu của lịch sử. 1 Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Sđd, tr.366. 25
  25. Mặc dầu lịch sử đương thời chưa hoàn toàn đúng như hiện thực được miêu tả trong sử thi, nhưng bằng phương pháp nghệ thuật hào hùng kỳ vĩ hóa, với tính chất lãng mạn lịch sử, sử thi Chương Han đã khái quát và phản ánh một lịch sử vượt ra ngoài sự chân thực hiện tại, đạt đến bản chất của hiện thực, một hiện thực tất yếu phải đạt đến. Những đặc điểm trên đây chính là đặc điểm cơ bản của một sử thi tiêu biểu. Chương Han là sử thi tiêu biểu của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong hội thảo quốc tế về Thạo Hùng - Thạo Chương tổ chức năm 1994 tại Thái Lan, ông James R. Chamberlain đã đánh giá cao bản sử thi này qua văn bản Thạo Hùng hay Chương do Maha Sila Visavong công bố năm 1943, rằng: "Giá trị của bản sử thi này khiến nó đạt đến một tầm cỡ ngang hàng với những kiệt tác của văn học thế giới, tương đương với sử thi Hy Lạp của Homere Iliat, Ôditxê hoặc Ramayana và Mahabharata của Ấn Độ"1 Chương Han là một sử thi đồng bộ với Thạo Hùng - Thạo Chương, chúng ta cũng có thể dựa vào ý kiến trên đây để nhận định về Chương Han. 2.2.2. Sử thi Đêva Mưnô Đêva Mưnô là một tác phẩm thơ ca cổ, được nhân dân Chăm rất yêu quý và trân trọng. G.Moussay, một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm đã viết: "Đêva Mưnô đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, luôn luôn được đánh giá cao và được người Chăm liên tục chép lại. Và mọi người còn nhớ có thời kỳ, người ta không ngập ngừng khi trả giá một xe bò lúa cho việc ghi chép akayet Đêva Mưnô, để được có một bản của tác phẩm này mà họ giữ gìn bằng cách treo cuốn sách một cách quý trọng trên xà nhà của vựa thóc, nơi được coi như cao quý nhất của nhà ở"2. Inrasara cũng xác nhận vai trò quan trọng của Đêva Mưnô trong nhân dân Chăm: "Tráng ca Đêva Mưnô được truyền bá thực rộng rãi trong quần chúng 1 ) James R. Chamberlain: A critical framework for the study of Thao Houng or Cheuang // Procceding of the First Internatonal Conference the Litterary, Historical and Cultural Aspects of Thao Hung - Thao Cheuang, ed Sumitr Pitiphat Bangkok: Thammasat University Thai Khadi Research Institute. 2 G.Moussay: Akayet Đêva Mưnô. Trường Viễn đông Bác cổ Pháp, Kuala Lumpur, 1989, tr 25, (tiếng Pháp). 26
  26. Chăm. Người Chăm hãnh diện vì nó, xem nó như là Truyện Kiều của dân tộc Chăm. Và cũng như người Việt với Truyện Kiều, người Chăm say Đêva Mưnô, nói Đêva Mưnô, phân tích Đêva Mưnô và ngâm Đêva Mưnô với một giọng ngâm đặc chất Đêva Mưnô. Đây không phải là sáng tác của người trần mắt thịt, mà là một tặng phẩm của thần thánh ban cho, người Chăm nghĩ thế"1. Nếu như vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của Đêva Mưnô được xác định rõ rệt thì tên gọi loại hình của nó chưa được thống nhất. Người ta gọi tác phẩm này bằng nhiều tên gọi khác: người Chăm gọi là akayet, các nhà nghiên cứu gọi là trường ca, tráng ca. Trong lúc đó G.Moussay viết: "Người ta coi Đêva Mưnô như một sử thi dân gian thực sự" (On considère) “L'Akayet Devamưno comme une véritable épopée populaire”2. Vậy Đêva Mưnô đúng ra là loại hình gì? Có phải là sử thi không? Muốn xác định điều này cần phải xét tác phẩm về các mặt: nội dung, nghệ thuật, hình thức diễn đạt, diễn xướng, đặc điểm xã hội Trong phần tiếp theo chúng tôi lần lượt tìm hiểu Đêva Mưnô theo các mặt vừa nêu. 2.2.2.1. Tóm tắt tác phẩm Đêva Mưnô là hoàng tử, con của vị vua quá cố xứ Gan Srik Inra kết nghĩa với Ưngkar Đêva, con trai của một quan đại thần. Công chúa Ratna Cahya Sribiyơng, xứ Birung Langdara được Rija Đêva Samưlaik, một hoàng tử tài ba, để ý xin làm rể nhưng công chúa không bằng lòng. Cùng lúc đó vua Intan đem vàng bạc châu báu đến cưới hỏi. Hai bên ưng thuận, Đêva Samưlaik tức giận hóa phép biến công chúa thành con voi trắng. Voi gầm lên một tiếng rồi bỏ chạy vào rừng sâu. Vua Intan vội vã lên tàu về nước. Tình cờ trên đường đi tìm cha, hai anh em Đêva Mưnô gặp con voi trắng, Đêva Mưnô hóa phép biến con voi thành nàng công chúa xinh đẹp hơn xưa. Samưlaik hay tin, sai Jiô Ginung đến đánh Mưnô. Cuộc chiến đấu kéo dài. Đêva Mưnô giết Ginung rồi đưa công chúa Ratna về quê tổ chức cưới nàng. 1 Inrasara: Văn học Chăm, khái luận - văn tuyển, tập I, Nxb Văn hóa dân tộc, 1994, tr 114. 2 G.Moussay: Akayet Đêva Mưnô. Sđd, tr 25. 27
  27. Samưlaik uất ức đi tu luyện bảy năm để trả thù. Anh em Đêva Mưnô bị Samưlaik bắn lén. Mũi tên vàng của Samưlaik lại đánh thuốc độc, hai anh em Đêva trúng thuốc chết. Samưlaik sai người băm xác hai người. Nhưng xác vẫn y nguyên. Jim Sanggi biết tin đến cứu sống hai người. Samưlaik tin chắc là Đêva Mưnô đã chết, đến xứ Gan Srik Inra để lấy Ratna. Không ngờ gặp Đêva Mưnô đang ngự trên ngai vàng. Cuộc chiến đấu xảy ra rất ác liệt. Hai bên chiến đấu trong nhiều ngày đêm bay lên không trung, trong biển sâu. Cuối cùng Đêva Mưnô kết liễu đời của Samưlaik bằng chiếc gươm thần Kuraba. Thượng đế cho Samưlaik sống lại và cho cưới bóng của Ratna. Anh em Đêva Mưnô toàn thắng, ca khúc khải hoàn cùng Ratna trở về quê hương, được thần dân và các nước chư hầu đón tiếp tưng bừng. 2.2.2.2.Đánh giá tác phẩm Giá trị phản ánh hiện thực Tác phẩm Đêva Mưnô lấy nhân vật anh hùng Đêva Mưnô làm trung tâm phản ánh sự vận động của lịch sử một cộng đồng, một dân tộc. Cũng như nhiều sử thi khác của thế giới và của nước ta (Iliat, Kalevala, Đăm Xăn, Đăm Di), Đêva Mưnô lấy việc cướp vợ, giành lại vợ, làm một tuyến tình tiết xuyên suốt tác phẩm. Nhưng qua tuyến tình tiết này, đề tài chiến tranh được phát triển vô cùng mạnh mẽ, sôi động và phong phú. Chiến tranh có mục đích gần và mục đích cao xa của nó. Mục đích gần là giành cô gái đẹp, nhưng sâu xa hơn là khuất phục các thủ lĩnh quân sự (thường được gọi là vua hay pơtao) để thống nhất lãnh thổ, tập trung quyền lực vào một thủ lĩnh có tài năng nhất, để ổn định cuộc sống đem lại hòa bình yên vui cho toàn dân tộc. Vì thế mà Ăngghen gọi "chiến tranh là bà đỡ của lịch sử" và Hêghen cho rằng "sự miêu tả sinh động nhất phù hợp nhất với loại sử thi là tình trạng một cuộc chiến tranh thực tế, như tình trạng trong Ramayana, trong Iliat cũng như trong các sử thi khác"1. 1 Hêghen: Mỹ học, tập 3, Nxb Nghệ thuật, M, 1971, tr 440, 441 bản dịch của Nhữ Thành. 28
  28. Đêva Mưnô cũng như các sử thi khác phản ánh các mặt của cuộc sống của cộng đồng. Người ta nói rằng "sử thi là bộ bách khoa thư đầy đủ nhất của dân tộc thời cổ đại". Đặc biệt Đêva Mưnô là một thánh thư về đạo đức, luân lý của người Chăm như lòng hy sinh, vị tha, vua cha chịu chết cho con cháu và đất nước bình an; tình bạn, tình huynh đệ vào sinh ra tử của hai anh em Đêva Mưnô và Ưngkar Đêva; lòng trung thành tuyệt đối và sự biết ơn sâu xa của Jin Sanggi; tấm lòng thủy chung của công chúa Ratna Nếu không có những con người với phẩm chất kiên định phi thường ấy thì làm sao mà người đại diện cho chính nghĩa và tài năng chân chính của Đêva Mưnô thắng được ác qủy? Trong cuộc chiến đấu ác liệt giữa cái xấu và cái tốt, cuối cùng cái tốt chiến thắng, đó cũng là một nét tâm lý, là ước nguyện của dân tộc Chăm. Nhưng nhân vật phản diện Samưlaik cũng không bị thất bại đến độ bi đát mà vẫn được Thượng đế cho cưới cái bóng của Ratna. Tinh thần nhân đạo của nhân dân Chăm thể hiện ở sự kết thúc khoan hòa này. Giá trị nghệ thuật Đêva Mưnô chan hòa tính kỳ vĩ hào hùng. Các anh hùng và đối thủ của họ có phép thuật siêu cường. Sau đây là một cảnh chiến đấu giữa Đêva Mưnô và Samưlaik. "Đêva Mưnô thần thánh Bẻ gãy mũi tên vàng, tiếng nổ vang như sấm Đêva Mưnô quay lại nhắn Chớ có lo lắng, hỡi các người vợ yêu quý của ta Rồi chàng bay tới chém Samưlaik chẳng nể kiêng Làm bùng nổ lửa thiêng Cả hai vị hoàng tử siêu quần, chiến đấu suốt bảy ngày đêm Hai kẻ kỳ tài kéo nhau vào đại dương sóng dậy Cả hai biến thành loài thủy quái Đâm chém nhau nơi ấy, giữa biển khơi mù mịt 29
  29. Bảy ngày đêm không ngừng nghỉ bao giờ Biển nổi sóng mịt mù, tôm cá chết nổi lềnh bềnh Hai vị hoàng tử thần thông Hóa thân thành loại rồng đánh nhau dưới lòng đất Ba ngày đêm làm núi non đổ nát "1. Kỳ vĩ và hào hùng tạo nên linh hồn của sử thi. Hêghen nói "con người trong sử thi chứa trong lồng ngực của nó hơi thở của các vị thần". Vì vậy chúng ta đều thấy ở tất cả sử thi tiêu biểu chói ngời những sự tích kỳ tài, xuất chúng, siêu việt, phi thường. Và tinh thần kỳ vĩ này có căn nguyên ở tâm lý, tín ngưỡng của nhân dân đương thời, thời kỳ ra đời của sử thi. Sử thi Hy Lạp trở nên kỳ vĩ là do thấm đượm không khí của thế giới thần thoại Hy Lạp, các tác giả dân gian thời cổ đại đã thực sự có một lòng thành kính linh thiêng, một niềm kính tín khi sáng tạo nên sử thi. Hêghen đã viết: "Chính cái vẻ tươi mát trong trẻo đầy nhân tính, việc nhân tính hóa và tự nhiên hóa thần linh như vậy đã làm thành giá trị chủ yếu của các sử thi Homère, trái lại với các vị thần của Viêcgin (tác giả của sử thi Enêit) chỉ là những sáng tạo máy móc giả tạo, xen vào sự diễn biến bình thường và tự nhiên của sự việc".2 Trong phạm vi nghệ thuật, cần phải bàn đền hình thức diễn đạt và diễn xướng. Ngôn ngữ của Đêva Mưnô không phải văn xuôi như cổ tích, truyện cười, mà là thơ arya có vần có nhịp điệu. Với gần 1000 dòng thơ (gần 500 cặp thơ 6 - 8), Đêva Mưnô không phải chỉ có ghi trên lá buông hoặc trên giấy mà chủ yếu là để hát-ngâm một "giọng ngâm đặc chất Đêva Mưnô". Và chính hình thức diễn xướng truyền khẩu này có sức rung động mạnh mẽ tâm hồn dân tộc, có sức lưu giữ lâu bền. ("Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"). Thơ ca và diễn xướng cũng là một đặc điểm phổ biến của sử thi thế giới và nước ta. Sử thi Ramayana (Ấn Độ) đến nay vẫn còn hình thức diễn xướng hàng 1 Inrasara: Văn học Chăm II, Trường ca, Nxb Văn hóa dân tộc, tr 67. 2 Phan Đăng Nhật: Tín ngưỡng dân gian Êđê và nghệ thuật sử thi Êđê, Tạp chí Văn học số 4-1996, tr 18-22. 30
  30. năm trong ngày Tết Thập thắng (tổ chức trên toàn lãnh thổ Ấn) được gọi là Ramalila. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được bố mo xướng trong đám ma Mường. 2.2.2.3. Môi trường sinh tồn Xã hội tiêu biểu của thời kỳ ra đời sử thi là xã hội tiền giai cấp. Nếu là ra đời trước khi có nhà nước thì là sử thi cổ sơ (épopée archaique) ra đời sau khi có nhà nước là sử thi cổ đại (épopée antique). Trường hợp của Đêva Mưnô hơi đặc biệt. Tác phẩm này ban đầu không xuất hiện ở đất nước Chăm mà vốn sinh ra từ Malaixia rồi lưu truyền đến vùng Chăm vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 (theo G. Moussay). Nhà nghiên cứu này đã làm một sự so sánh khá tỉ mỉ giữa văn bản Đêva Mưnô ở Chăm và văn bản cùng tên ở Malaysia (tiếng Mãlai là hikayat Dewa Mandu) để rút ra kết luận trên1. Như vậy chưa có căn cứ để xem xét vấn đề đặc điểm xã hội của thời kỳ Đêva Mưnô ra đời. Để trả lời vấn đề này cần khảo sát lịch sử Malaysia thời kỳ sản sinh Đêva Mưnô và lịch sử Chăm thời kỳ du nhập Đêva Mưnô. Hiện nay chúng tôi chưa đủ tư liệu để làm công việc trên. Nhưng có thể nói môi trường sinh tồn của Đêva Mưnô là môi trường văn hóa dân gian. Dầu có chữ viết để ghi chép thì Đêva Mưnô không phải là văn học bác học. Chúng tôi không quan niệm văn hóa bác học sang trọng hơn văn hoá dân gian. Tóm lại, Đêva Mưnô là một tác phẩm thơ ca trường thiên phản ánh sự vận động lớn của lịch sử vào thời cổ, thời kỳ mà xã hội đòi hỏi sự thống nhất lãnh thổ, thống nhất lực lượng toàn cộng đồng trong sự thống lĩnh của một người thực sự có uy tín và tài năng, nhằm đưa đất nước tiến lên. Thời kỳ đó, để làm nhiệm vụ cao cả này, cần phải có chiến tranh như một "bà đỡ". Chiến tranh trở thành đề tài chủ đạo của sử thi. Chiến tranh để đi đến hòa bình và yên vui. Phương pháp nghệ thuật của Đêva Mưnô là phương pháp kỳ vĩ hóa. thơ ca Đêva Mưnô chủ yếu được hát - ngâm để truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác, 1 G.Moussay. Sđd. 31
  31. vùng này qua vùng khác. Và như Mác nói, sử thi phải tồn tại trong môi trường của văn nghệ văn hóa dân gian "Ở giai đoạn thấp của sự phát triển nghệ thuật" (Mác). 2.2.3. Sử thi Đăm xăn "Người ta không thể nói đến folklore tiền Đông Dương mà tên một tác phẩm không đột nhiên đến trong đầu chúng ta - Đăm Xăn. Áng thi ca tuyệt vời này, tác phẩm lớn đầu tiên được biết đến trong nền văn chương truyền miệng của các bộ tộc Tây Nguyên, còn tồn tại cho đến ngày nay - là một kiệt tác không phải bàn cãi". G. Condominas. Cách đây 77 năm, (tháng 5 năm 1927), Leopold Sabatier, công sứ Pháp ở Đắc Lắc, đã công bố sử thi Đăm Xăn của người Êđê, bản dịch tiếng Pháp, in ở Paris. Sách do toàn quyền Đông Dương, Pierre Pasquier viết giới thiệu. Các soạn giả có công sưu tầm và giới thiệu Đăm Xăn, nhưng vì vừa quá ngỡ ngàng trước giá trị của nó lại vừa vội vàng nên đã khẳng định đây là sử thi duy nhất của người Êđê: "Nhưng cay đắng thay, bằng chứng đầu tiên về văn chương của người Êđê cũng là cái cuối cùng"1 2.2.3.1. Tóm tắt tác phẩm Mở đầu bản sử thi này chúng ta nghe tiếng Hơ-Nhí gọi các anh để bàn chuyện đi hỏi chồng: "Hơ nhí: Tôi gọi các anh không phải vì chuyện này chuyện nọ đâu. Danh tiếng nhà ta vang lừng đến khắp Thần núi. Từ phía đông cho đến phía tây người ta nói đến Hơ-nhí, Hơ-bhí như một cây to có nhiều cành lá, rằng Hơ nhí, Hơ-bhí có nhiều họ hàng thân thích. Thế mà tại sao chúng tôi vẫn ở không, vẫn không có chồng". Người chồng mà Hơ-nhí, Hơ-bhí định đi hỏi là Đăm Xăn. Đây là chương kể chuyện Đăm Xăn lấy Hơ-nhí, Hơ-bhí. Tiếp đến, sử thi Đăm Xăn có những phần như sau: 1 Bài tựa: Bài ca cuối cùng của người Mọi của Roland Dotgeles, tr9. Trong sách: Bài ca chàng Đăm Xăn, truyền thuyết người Êđê thế kỷ 16, Paris, Le blanc và Trautman xuất bản, 1927. 32
  32. - Mơ-tao Grư (tù trưởng Diều hâu) cướp Hơ-nhí. Đăm Xăn tổ chức lực lượng kéo đi đánh, giết Mơ-tao Grư, giành lại vợ, thu phục toàn bộ nô lệ và đất đai của kẻ bại trận. - Đăm Xăn kéo dân làng đi làm rẫy, thiếu giống lúa chàng lên trời xin, rồi thì "hàng trăn hàng nghìn người" cùng vạch luống, moi lỗ, gieo hạt làm chòi giữ rẫy. - Đăm Xăn dẫn trai làng đi bắt cá bắt tôm. Trong lúc đó Mơ-tao Mơ-xây (tù trưởng Sắt) lẻn đến cướp Hơ-nhí. Đăm Xăn lại tổ chức chiến đấu, lần này ác liệt hơn lần trước. Cuối cùng Đăm Xăn giết được kẻ thù, thu phục đất đai và nô lệ. - Đăm Xăn chiến đấu với Mơ-tao Tua rồi với Mơ-tao ác để giành lại vợ. - Đăm Xăn kéo dân làng đi chặt cây, đặc biệt là cây xmuk, cây linh hồn của Hơ-nhí, Hơ-bhí. Cây đổ, hai nàng chết. Đăm Xăn lên trời túm tóc ông Gỗn (Trời) dọa chém và bắt trả hồn Hơ-nhí, Hơ-bhí. Hai nàng sống lại. - Đăm Xăn đi bắt nữ thần mặt trời làm vợ. Nữ thần không đồng ý. Chàng ra về, nhưng lại không nghe lời thần dặn, cứ ra đi lúc mặt trời vừa lên nên đất nhão ra và chàng bị chết ngập trong rừng lầy Sun Y Rít. - Hồn Đăm Xăn nhập vào Hơ-âng, chị của Đăm Xăn, sinh ra một đứa con trai cũng tên là Đăm Xăn. Đăm Xăn cháu thay cậu lấy Hơ-nhí và có đầy đủ tài năng khí thế "như cậu em trước kia". Kết thúc sử thi, chúng ta nghe tiếng truyền lệnh vang trùm lên núi sông của Đăm Xăn (cháu) trong một không khí yên vui, giàu có, tấp nập. "Đăm Xăn: Hỡi anh em trong làng. Hỡi bà con trong nhà! Hỡi tôi tớ của ta! Chúng ta sẽ làm lễ tết đầu năm thật vui để chúng ta được sống yên vui, để cho đất lại xanh tươi, nước chảy đều đặn, cho chuối và mía mọc tốt và lên nhiều mầm non. Hãy mang rượu, trâu bò và lợn thiến ra làm lễ. Hãy đánh lên! Đánh những chiếc chiêng kêu vang khắp xứ". 33
  33. Như thế là từ đầu đến cuối bao trùm lên tất cả tác phẩm là nhân vật anh hùng Đăm Xăn. Đó là một cuộc đời liên tục hành động với nhiều sự kiện nhưng có thể thâu tóm lại trong ba nhiệm vụ chính: - Đánh giặc: Bốn lần - Làm lụng: Bao gồm chặt cây, làm rẫy, săn bắt. - Lấy vợ: Người trần và nữ thần mặt trời. Ba hệ thống hành động của nhân vật anh hùng Đăm Xăn: Xây dựng gia đình và xã hội, chiến đấu, làm lụng đặt ra ba mối quan hệ giữa người với người trong công xã, giữa người với người ngoài công xã, giữa con người với thiên nhiên. Những mâu thuẫn và chiều hướng giải quyết các mâu thuẫn đó đều xoay quanh vấn đề trung tâm: đưa Đăm Xăn đến vị trí của một tù trưởng giàu mạnh, uy danh lẫy lừng, cũng có nghĩa là làm cho công xã trở thành giàu có, hùng cường. Đó là vấn đề chính. Không riêng gì Đăm Xăn mà các sử thi khác của đồng bào Tây Nguyên đều chung một khát vọng: Hoặc là chống lại bọn phản phúc, lật lọng bội ước, bọn người chuyên "lật gan gà" như trong Ypơrao Đăm Di; hoặc là tiêu diệt bọn ghen ghét đố kỵ gây oán thù xương máu như trong Xinh Nhã, Y Ban, hoặc như Khinh Dú chiến đấu suốt ba thế hệ để diệt trừ bọn Đăm Phu và vua Mối chuyên đi cướp vợ người. Tất cả đều nhằm một lý tưởng là đem lại cho xã hội sự hòa hợp, giàu có, hùng mạnh và yên vui. Đăm Xăn phản ánh nguyện vọng lịch sử đó dưới hình tượng hấp dẫn của một nhân vật anh hùng rực rỡ hào quang chiến thắng. Tổng kết cuộc đời của chồng, Hơ-nhí rất tự hào về niềm vinh quang này: "Bao nhiêu chiêng núm đều là của anh, bao nhiêu voi đều là của anh. Anh là một tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn kép, vai mang túi da. Trăm chiêng núm đã có. Rừng tràn đầy nồi đồng của anh, đồng nước tràn đầy nồi đồng của anh. Lợn, dê anh đầy sân. Tiếng anh vang đến tận thần núi; từ phía Tây đến phía Đông, ai cũng phải khen anh là người gan dạ, anh dũng, đến nỗi bị thương hay ngất đi cũng không lùi trước kẻ địch". 34
  34. Chỉ có một lần Đăm Xăn thất bại. Trên đường đi bắt nữ thần Mặt Trời để chiếm đoạt sự giàu sang, uy linh tột đỉnh, Đăm Xăn bị chết. Nhưng không phải là sự sa sút đổ nát về danh tiếng, lại càng không bao giờ là sự đầu hàng1. Hơn nữa, Đăm Xăn cháu là hiện thân của Đăm Xăn có nhiều hứa hẹn mới "Ai cũng nói mặc dầu em còn nhỏ, em đã là một tù trường như cậu em trước kia". Cuộc đời ngang tàng đầy chiến công oanh liệt của Đăn Xăn phù hợp với tâm hồn và ước vọng của đồng bào Tây Nguyên và đem đến nhiều hứng khởi thẩm mỹ. Y Wang Mlô Dun Du đã nói rất hay về sự đồng cảm này của dân tộc: "Người ta phục Đăm Xăn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đăm Xăn lên nói chuyện với trời, đi chơi trong rừng núi, đi bắt nữ thần mặt trời để làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang như trong truyện: Khách khứa đầy nhà, ăn uống linh đình, đánh nhạc inh rừng suốt ngày đêm Suốt cả cuốn truyện Đăm Xăn tỏ ra một cuộc sống gần cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Xăn, nghe mãi không thôi nghe kể liền ba bốn lần không chán".2 2.2.3.2.Đánh giá tác phẩm - Đây là một tác phẩm tự sự diễn xướng dài hơi ca ngợi cổ vũ cho lý tưởng cao đẹp của một thời đại: Xây dựng và bảo vệ một cộng đồng giàu có, mạnh mẽ và yên vui. - Để thực hiện lý tưởng đó, toàn bộ sức mạnh, tài năng, ý chí, vẻ đẹp của cả cộng đồng được tập trung vào một người: Đăm Xăn. Bằng kiểu "điển hình hóa" giản đơn theo cấp số nhân đó nên Đăm Xăn thành một anh hùng được phóng đại lên nhiều lần như sấm sét, gió bão, thần thánh. Đây không còn là thần thánh như trong thần thoại nữa mà là một con người mang dáng dấp thần thánh và sống trong "hơi thở" của thần thoại. 1 Trước lúc chết, Đăm Xăn vẫn ngang tàng thực hiện ý định của mình, không thèm nghe lời khuyên của nữ thần Mặt trời mà cứ ra về ngay lúc mặt trời mọc nên rừng Tu Sun mới chảy ra như sáp và chàng chết ngập ở đó. 2 Lời giới thiệu Bài ca chàng Đăm Xăn. Sđd. 35
  35. - Đăm Xăn cao đẹp lạ lùng, hơn hẳn mọi người nhưng lại không tách riêng, hoặc đối lập với mọi người. Các thành viên tìm thấy bản thân mình trong người anh hùng đó, "Suối nước cũng như chúng tôi, cây cau cũng là chúng tôi". Người ta tự hào về người tù trưởng cầm đầu hùng mạnh "Trong làng ai cũng hoan hỉ vì có người tù trưởng thật oai hùng". Điều đó tạo nên tinh thần sảng khoái hòa hợp. Cho nên dầu có chiến đấu ác liệt mà vẫn không có sự giằng xé bi đát trong lòng người và trong nội bộ cộng đồng của Đăm Xăn. Tất cả những điểm trên đây chính là những đặc điểm của một sử thi cổ sơ và sử thi Đăm Xăn xứng đáng với tên gọi đó như một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã từng dùng khi nói về tác phẩm nổi tiếng này trong kho tàng văn học Việt Nam. Mấy chục năm qua, mọi người đều đánh giá cao sử thi Đăm Xăn: - P.Pasquier: "Làm thế nào để hiểu một dân tộc có hiệu quả hơn là truyền bá các bài ca này trong đó chứa đựng tất cả đời sống xã hội, phong tục, hy vọng không thành, quá khứ huy hoàng đã trôi qua"1 - G.Condominas: "Người ta không thể nói đến phônklor tiền Đông Dương mà tên một tác phẩm không đột nhiên đến trong đầu chúng ta - Đăm Xăn. Áng thi ca tuyệt vời này, tác phẩm lớn đầu tiên được biết đến trong nền văn chương truyền miệng của các bộ tộc Tây Nguyên, còn tồn tại cho đến ngày nay - là một kiệt tác không phải bàn cãi" 2. - J.Dournes: "Một tác phẩm tuyệt vời của folklore Êđê, trước đây được Sabatier sưu tầm, xứng đáng được chú ý đặc biệt Đó là Bài ca Đăm Xăn, chàng trai đẹp mà không có điều gì thỏa mãn được anh ta"3. Trên đây là ý kiến của người nước ngoài, còn người Êđê biểu hiện tình cảm của mình đối với sử thi Đăm Xăn bằng sự say mê đắm đuối, ngồi im phăng phắc từ đầu hôm đến sáng để nghe kể. Đây là lời thuật lại của 1 Bài tựa: Bài ca chàng Đăm Xăn, sách đã dẫn, tr.7. 2 G.Condominas: Lời nói đầu khan klei Đam Di BEFEO. t.46, tasc 2. tr.555. 3 J.Doumes (Dam Bo): France - Asic số 49-50, mùa xuân 1950, số đặc biệt dành cho các dân tộc Tây Nguyên, tr.1054. 36
  36. Sabatier: "Tôi hỏi các già làng: "Vậy Khan là cái gì?" Một người trả lời: "Khan ư? Không có cái gì đẹp hơn thế. Trong khi nhà có một người kể khan, lúc mặt trời lặn chúng ta thấy người trong nhà chăm chú bất động như thế nào thì chúng ta lại thấy họ bất động y nguyên như thế cho đến lúc mặt trời mọc (việc kể khan diễn ra qua đêm đến sáng - PĐN). Khi trong nhà có người kể khan, đàn bà thôi kêu la, trẻ con ngừng khóc, không hề ai ngủ, không ai nói chuyện, tất cả mọi người đều lắng nghe". L.Sabatier kể tiếp. Sau một thời gian dài tìm tòi, ông phát hiện ra một ông già mù biết khan, khan Đăm Xăn. "Tôi gặp lại ở hiên tòa sứ, ông già mù khoác một tấm chăn sờn rách thảm hại, run lập cập dưới sự cắn rứt của gió bấc tháng hai. Và tôi thấy ông già ngồi trên sàn, một chân co, cùi tay đặt trên đầu gối, bàn tay đỡ trán, đôi mắt đã tắt những tia sáng của hiện tại, nhưng mở rộng về quá khứ, mà trí nhớ của ông đã được làm sống lại và đôi môi mấp máy. Tôi cũng gặp Ma Bli, Ma Bôk và ông già Ma Ngay. Họ đều sững sờ trong thái độ ngạc nhiên. Ông tù trưởng già (Ma Ngay) ngập chìm trong mơ, đôi mắt ông còn nhòa đi vì cuộc viễn du trong quá khứ mà người ca sĩ đã khéo gợi lên, bộ mặt của ông hằn sâu những vết nhăn nheo chứng tỏ sự cô đơn tuyệt vọng của ông trong hiện tại khốn khổ. Sự thức tỉnh của ông già Kaa đã làm sống lại nhiều thế kỷ trong một giấc mơ quá ngắn ngủi"1. Nhưng nhận định về nội dung đề tài của Đăm Xăn, những người nghiên cứu có ý kiến khác nhau: - Sabatier cho rằng tác phẩm này là một bản thuyết minh về phong tục và dầu là anh hùng cũng phải đầu hàng phong tục: "Bài ca Đăm Xăn chính là một bản thuyết minh về phong tục, một bài học xã hội học và luân lý của người Êđê hơn là chuyện một người anh hùng và chiến công của y Không một người nào, dù hùng 1 Bài ca chàng Đăm Xăn (L. Sabatier dịch và giới thiệu). Sách đã dẫn, tr.143 37
  37. mạnh đến đâu, lại có thể vi phạm những luật lệ cơ bản và cốt yếu của gia đình (tức là tục cưới chồng và nối nòi - PĐN)"1. - Dournes có ý kiến khác: "Đề tài cơ bản của bản anh hùng ca này là nhu cầu vươn lên của con người vốn sinh ra đã mang tinh thần không thỏa mãn. Tinh thần này được biểu hiện bằng hành động đuổi mặt trời đang lên"2. Ông đã chứng minh rằng, đây cũng là đề tài thường gặp của các tác phẩm truyền thống Tây Nguyên. "Thông thường, đề tài của các tác phẩm truyền thống Tây Nguyên là tình trạng tìm kiếm tiên cảnh của những con người không thỏa mãn với điều kiện hiện tại như là: cuộc viễn chinh của Bung Kon Long ở các địa ngục, cuộc viễn du của Chơi Bơling trong một hòn đảo xa nơi đại dương, sự đuổi theo mặt trời đang lên của Đăm Xăn, nỗi khát khao vinh quang của Len và Lao - những người trèo lên tận mặt trời"3. Sau Sabatier, Đào Tử Chí xác định đề tài giống như người đi trước-vấn đề phong tục luân lý-nhưng lật ngược vấn đề lại, ông viết; "Trong xã hội mẫu quyền và phong tục "nối nòi" ấy có những người như Đăm Xăn, có những nguyện vọng trái với khuôn khổ xã hội. Đăm Xăn không chịu nối nòi, không thích thú với công việc nhà vợ, mà lại thích sống phóng khoáng, có những nguyện vọng cao xa như đi bắt nữ thần mặt trời làm vợ lẽ, và Đăm Xăn cố theo đuổi nguyện vọng ấy một cách đắm đuối, coi thường khuôn khổn xã hội"4. Cùng xác định cho tác phẩm là theo đề tài phong tục, nhưng một người thì nói Đăm Xăn không thể vi phạm - khuất phục phong tục, người khác lại nói người anh hùng này coi thường, chống lại phong tục. Sau Đào Tử Chí, nhiều người cùng ông đi theo hướng chủ đề chống tục "nối nòi" trong Đăm Xăn. Điều này thể hiện trong nhiều loại sản phẩm văn hóa: sách nghiên cứu, sách tranh, giáo khoa, phim ảnh 1 Bài ca Đăm Xăn. Sđd, tr.10. 2 France - Asic. Sđd, tr.1054. 3 France - Asic. Sđd, tr.1053. 4 Bài ca chàng Đam san, Trường ca dân tộc Êđê Tây Nguyên, Đào Tử Chí sưu tầm và dịch. Nxb Văn hóa, H, 1959, tr.6. 38
  38. Như vậy, dầu Đăm Xăn đã được công bố từ lâu, cho đến nay việc tìm hiểu chủ đề áng sử thi này vẫn phải đặt ra. Để góp vào công việc này, chúng tôi xin trình bày một phương pháp tiếp cận, phương pháp hệ thống. 2.2.3.4. Một vài vấn đề lý luận qua nghiên cứu sử thi Đăm Xăn Quan điểm hệ thống Sử thi cũng như văn học dân gian, văn hóa dân gian nói chung không phải là những tác phẩm nguyên khối độc lập. Chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Toàn thể sử thi của dân tộc là một quần thể, được kiến trúc bởi nhiều tầng bậc lớn nhỏ sau đây: thao tác, hành động, khúc, tiểu phẩm, tác phẩm, tác phẩm liên kết. Các tầng bậc trên được diễn đạt bằng thể văn vần có tính chất trung gian tiếp nối giữa ngôn ngữ và thơ ca được gọi là lời nói vần. Phần lớn các tầng bậc trên tồn tại trong kho tàng sử thi của dân tộc như những cấu kiện đúc sẵn. Khi sáng tạo sử thi nghệ nhân khai thác từ kho tàng cấu kiện-tài sản chung đó, kết hợp với sáng tạo cá nhân để hình thành sử thi mới. Sử thi đưa ra phải trải qua sự chọn lọc, tu chỉnh, mài dũa của cộng đồng mới thực sự tồn tại hay bị quên lãng. Sự lựa chọn tu chỉnh này tuân theo tiêu chuẩn chung là tình cảm, tư tưởng, xu hướng nguyện vọng chung của cộng đồng, được gọi là ý thức folklore; về hình thức nghệ thuật là quan điểm thẩm mỹ của cộng đồng. Trong khi tác phẩm của nền văn học thành văn ở đó đòi hỏi sự sáng tạo của cá nhân, thì sản phẩm văn hóa dân gian, mà đây là sử thi, là của tập thể cộng đồng; mọi mặt chủ đề, đề tài, phương pháp phản ánh hiện thực, đều là sự sáng tạo có tính cộng đồng. Vì vậy các mặt nói trên của sử thi phải được tìm hiểu trong hệ thống kho tàng sử thi của dân tộc. Chúng tôi đã nghiên cứu sử thi các dân tộc Việt Nam, đã phân tích các tầng bậc của chúng và đã tổng hợp lại và nhận thấy đề tài chủ yếu của sử thi thiết chế 39
  39. xã hội Việt Nam, đặc biệt là sử thi Tây Nguyên, là ba nhiệm vụ anh hùng: lấy vợ, làm lụng và đánh giặc, trong đó đánh giặc là trung tâm1. Đồng thời với hệ thống sử thi của cùng dân tộc, sử thi cũng như văn hóa dân gian nói chung, còn thuộc về một hệ thống thứ hai là hệ thống các dị bản. Đối với sử thi, một dị bản chỉ là một phần của tổng thế tác phẩm. Các dị bản được xâu lại theo một trật tự nhất định thành một tác phẩm chuỗi, giống như một chuỗi hạt mà trong đó một tác phẩm dị bản chỉ là một hạt của chuỗi này. Vậy sẽ thiếu sót nếu như chỉ tìm hiểu một dị bản mà không quan tâm đến toàn bộ. Chúng ta hiện có nhiều bản sử thi Đăm Xăn đầu tiên do L.Sabatier sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp, nhà xuất bản Leblanc et Trautmann, xuất bản ở Paris, P.Pasquier đề tựa tháng 5 năm 1927, như đã nói trên. Bản thứ hai cũng do Sabatier sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp, Tạp chí trường Viễn đông Bác cổ Pháp xuất bản năm 1933. Về mặt tư liệu các bản sử thi trên có thiếu sót là bị bỏ mất hai đoạn. Tác giả đã nói rõ điều đó: "Có bốn cuộc cướp và chiến đấu giành lại phụ nữ. HNhí liên tục bị cướp bốn lần bởi các tù trưởng Sắt, Diều hâu, Quạ và Ốc sên. Tôi chỉ ghi lại hai cuộc, bởi vì các diễn biến, từ ngữ trong đó đều giống nhau và lặp lại một cách nhàm chán. Hình như, việc giải phóng HNhí ngày càng căng thẳng và Đăm Xăn phải chiến đấu với kẻ thù ngày cáng đáng sợ hơn"2. Sabatier còn cho biết một thiếu sót về tư liệu nữa, đoạn HNhí - cháu lấy Đăm Xăn - cháu: "Theo như Y Nang, nghệ nhân hát-kể sử thi, việc Đăm Xăn đầu thai vào người cháu, con của H'Âng, chưa kết thúc câu chuyện. HNhí chết, HWiel có mang trong một điều kiện giống như HÂng, sinh ra một cô gái. Cô này khóc liên tục và chỉ ngừng khóc khi người ta biết em mang hồn H'Nhí. Người ta bèn cho cô lấy Đăm Xăn - cháu, để nối nòi thay cho người dì đã mất"3. 1 Phan Đăng Nhật: Sử thi Êđê, Nxb Khoa học xã hội. H. 1991. 2 Bài ca Đăm Xăn, bài nghiên cứu và bản dịch của L.Sabatier. 3 Bài ca Đăm Xăn, bài nghiên cứu và bản dịch của L.Sabatier. Tạp chí trường Viễn Đông bác cổ Pháp. Tập I, 1933. tr.147. 40
  40. Như vậy, qua tư liệu của Sabatier, với hai dị bản chính của Y Ang - buôn Tan và Y Nang - buôn Edjou, người anh hùng Đăm Xăn trải qua bốn cuộc chiến đấu với bốn tù trưởng, hai lần nối nòi với HNhí và HWiel. Nhìn nhận về ba nhiệm vụ anh hùng Tìm hiểu Đăm Xăn trong hệ thống dị bản đầy đủ của nó, chúng ta thấy, Đăm Xăn cũng thực hiện đúng ba nhiệm vụ anh hùng như sử thi Tây Nguyên nói chung: - Lấy vợ, theo luật tục nối nòi truyền thống. - Làm lụng, gồm làm rẫy, bắt voi, bắt cá và chặt cây thần sumuk. - Đánh giặc, bốn lần, không những nhiều về số lượng mà còn chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm. Đăm Xăn lấy vợ theo luật tục truyền thống là để bảo đảm sự tiếp nối bình thường của dòng họ. Nếu không như vậy thì "Sợ rằng cái bếp sẽ nứt, cái nhà sẽ nát, cái rào sẽ đổ, lời ăn tiếng nói sẽ buồn rầu; sợ rằng gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt, như những con suối mùa hanh khô". (Luật tục Êđê). Còn như lấy HNhị, HBhị thì: "Lấy rồi cháu sẽ giàu sang nhất làng Cháu không phải đất dính chân Người hầu kẻ hạ cả ngàn tớ tôi Cháu là người sướng nhất đời Chân không phải chạy mà voi hàng đàn" (Đăm Xăn nói chuyện với ông Trời) Luật tục Êđê có 6 điều quy định về nối nòi. Điều cơ bản là điều 97, nêu nguyên tắc chung: Về tập tục phải nối nòi khi người chồng chết: "Rầm nhà gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác. Vì tranh cùng một giống, cây knôk cùng một nòi, hai họ đã lấy nhau, nuôi lẫn nhau từ xưa; 41
  41. Như đối với rẫy cũ, với củi mniêng, chúng ta quý như hạt giống do ông chúng ta, do bác chúng ta để lại, cũng quý như như các hạt giống lúa hđrô, lúa bla để lại từ cũ, từ xưa. Tục lệ luôn luôn là cây quá giang nằm trên, cây xà dọc nằm dưới, là đi từ Tây sang Đông, là người chết phải được nối, người nòi phải được cho. Từ những đời ông bà xưa, tục lệ là như vậy. Đó không phải là tập tục mới được đặt ra, ngày hôm nay mới được biết, không phải là tập tục ông cũ bà xưa của chúng ta chưa hề biết đến. Vì sợ rằng cái bếp sẽ nứt, cái nhà sẽ nát, cái rào sẽ đổ, sợ rằng cái bếp sẽ nứt, cái nhà sẽ rã, lời ăn tiếng nói sẽ buồn rầu. Cho nên tập tục là đứt thì phải nối, yếu thì phải làm cho vững. Vì sợ rằng gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ đi, giống như, giống nòi sẽ khô kiệt, tuyệt nòi không còn con cháu nữa, như những con suối mùa hanh khô". Ngoài ra còn có 5 điều bổ sung để thi hành trong những trường hợp riêng biệt, cụ thể: Điều 98. Về tập tục phải nối nòi, nhưng vì không có con cháu trực hệ làm nòi thì phải xin một đứa con cháu của chị em gái cùng họ làm nòi, Điều 99. Về việc nối nòi bằng một đứa con gái còn quá bé mà người chồng thì đã lớn tuổi, Điều 100. Về trường hợp nối nòi bằng một chàng trai trẻ cho một người vợ đã già. ( ), Điều 105. Về người nòi đã trở thành đầu làng nhưng còn quá bé, thì người con trai của thủ lĩnh đã chết phải giúp đỡ đứa bé( )". (Trích Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996) Luật tục của xã hội tiền giai cấp, tiền Nhà nước là thành tựu của toàn thể cộng đồng xây đắp điều chỉnh qua bao thế hệ. Nó phản ánh thực tiễn xã hội, nguyện vọng, đạo lý, tình cảm của cộng đồng, không phải do một bộ phận của tầng lớp trên đặt ra để làm công cụ áp bức nhân dân như ở các giai đoạn lịch sử về sau. Do đó không phải đặt vấn đề chống đối hay khuất phục. Dầu đôi khi có những quy định không thích hợp với con người hiện đại vẫn có thể cần thiết với con người dân tộc xưa kia. 42
  42. Luật tục nối nòi là như vậy, người Êđê, do thực tế cuộc sống đặt ra, nên yêu cầu có tính nguyên tắc là không để tuyệt nòi. Hơn nữa, để bảo đảm nguyên tắc này, để có tính nhân văn và tính thực thi, họ đã đưa ra các quy định bổ sung, trường hợp ngoại lệ, kể cả cho phép ngoại tình. Tóm lại, Đăm Xăn lấy HNhị, HBhị theo quy định của luật tục do "ông bà xưa để lại", là theo lẽ tự nhiên. Chàng không chống đối luật tục, mà như vậy cũng không có nghĩa là đầu hàng nó. Việc lấy HNhị, HBhị vừa phù hợp với tục lệ lại đúng với quy luật tình cảm. Họ là những cô gái xinh đẹp và giàu sang. Điều quan trọng là cuộc hôn nhân này đem lại sự tiếp nối dòng dõi, sự giàu có của dòng họ, cộng đồng và cá nhân Đăm Xăn. Trong làm lụng, Đăm Xăn luôn là người dẫn đầu với nghĩa là người khởi xướng, chỉ đạo, đồng thời cũng là người đạt hiệu quả cao nhất. Các hình thức lao động trong sử thi chính là các hình thức phổ biến ở Tây Nguyên, thuộc về một nền kinh tế khai thác thiên nhiên, canh tác nương rẫy. Nhưng ở đây có nhiều yếu tố thần kỳ: gieo bằng hạt giống Trời cho, chặt cây thần Đăm Xăn phải đương đầu với 4 cuộc đánh giặc quyết liệt. Chúng có 2 lớp mục tiêu. Mục tiêu trực tiếp là giành lại HNhị, đã bị kẻ thù (Mtao Grự, Mtao Tôur, Mtao Ác, Mtao Mxây) cướp, và tiêu diệt chúng. Đó là những nhiệm vụ gần gũi trước mắt nhưng trên tất cả các nhiệm vụ đó có một mục tiêu cao xa và rộng lớn hơn là sự giàu có hùng cường, uy danh, hòa bình và yên vui của cộng đồng. Trước hết các cuộc chiến đấu đem lại sự giàu mạnh cho tù trưởng và làng buôn của Đăm Xăn. Hầu như bao giờ cũng vậy, sau khi chiến thắng, Đăm Xăn đều có lời nói với dân làng và tôi tớ của người bại trận. Thường là lời kêu gọi nhẹ nhàng không có tính cưỡng bức. Dầu vậy, thường là dân làng và tôi tớ đều tự nguyện đi theo người anh hùng vừa chiến thắng, đồng thời họ mang theo trâu bò, chiêng ché, voi về với buôn làng mới. Người chiến thắng được tăng cường thêm nhân lực và của cải. Đây là hai vấn đề lớn của xã hội Tây Nguyên. Trong sử thi Đăm Xăn còn nhấn mạnh việc chiếm đất đai. 43
  43. Chiến thắng đã đem lại sự giàu có (của cải), sức mạnh (tôi tớ và dân làng) và đất đai cho thủ lĩnh. Hơn nữa nó còn xây dựng uy danh vang dội khắp nơi cho thủ lĩnh: Danh vang đến tận thánh thần Tiếng lừng khắp núi khắp sông bốn bề Rằng đời này chỉ có nuê La nhiều chiêng lắm, chẳng nề hiểm nguy1 (HNhí khóc Đăm Xăn) Sự giàu có, sức mạnh và uy danh của thủ lĩnh cũng chính là sự giàu mạnh và uy danh của làng buôn. Chỉ với một xã hội có tính chất cộng đồng như xã hội Êđê vào "thời đại anh hùng" mới có mối quan hệ đẹp đẽ này. Và quan hệ đó tạo nên không khí anh hùng ca. Sự giàu mạnh và uy danh mà Đăm Xăn đạt được đã khiến cho chàng trở thành "Người bảo vệ hùng cường"2 của làng buôn Tây Nguyên. Vì thế hễ bao giờ kết thúc chiến đấu, và kết thúc sử thi cũng là cảnh nhộn nhịp tưng bừng, chiêng trống triền miên, rượu thịt tràn trề. Sau đây là cảnh nhà Đăm Xăn sau khi chiến thắng Mtao Mxây: Chiêng ngân tiếng bạc tiếng đồng Lấy từ gùi quý các vòng nhạc rung Rung lên lảo đảo không trung Đánh lên nghiêng ngả suối sông núi đồi. Đánh cho đòn gạch toác đôi Xà ngang nát vụn, tơi bời cỏ cây Tiếng vang vọng khắp đó đây Khiến cho tê giác đứng ngây thẫn thờ Cho voi hoang dã ngẩn ngơ Quên cho con bú đứng chờ người săn Đánh cho ở dưới gầm sàn 1 Phần trích lời thơ Đăm Xăn trong bài này lấy từ tác phẩm Sử thi Đăm Xăn do Hồ Sưởng chuyển thành thơ, Phan Đăng Nhật viết giới thiệu (chưa xuất bản) 2 N.Niculin: Mấy vấn đề nghiên cứu và giới thiệu văn học Việt Nam ở Liên Xô. Tạp chí Văn học, số 2, H.1972. 44
  44. Ếch yên, nhái lặng chỉ nằm lắng nghe Đánh cho trong suối trong khe Cá tôm lơ lửng không hề lội bơi Đánh cho bãi giữa, bài ngoài Kỳ nhông yên lặng, nằm dài nghỉ ngơi Chiến tranh để mưu cầu sự giàu mạnh, yên vui và hòa bình cho toàn thể cộng đồng. Không phải lúc nào và với người nào cũng có thể nói như vậy. Chỉ có những trường hợp nhất định trong những thời kỳ lịch sử nhất định thì chiến tranh mới có ý nghĩa đó. Đây là thời kỳ lịch sử mà Ăngghen nói: "Chiến tranh và tổ chức để tiến hành chiến tranh bấy giờ đã trở thành những chức năng thường xuyên trong sinh hoạt của nhân dân" "Việc chiếm được của cải đã trở thành một trong những mục đích quan trọng nhất của cuộc sống", "Chiến tranh đã trở thành một nghề thường xuyên", "chiến tranh là bà đỡ của lịch sử"1. Phạm trù thẩm mỹ cái hùng Nếu phạm trù thẩm mỹ tiêu biểu của truyện cười là cái hài, của bi kịch là cái bi, thì của sử thi-anh hùng ca là cái hùng. Cái hùng trong Đăm Xăn thể hiện thành nhiều sắc thái cụ thể. Trước hết là mọi việc được diễn ra với một quy mô hoành tráng. Sau đây là cảnh đoàn quân của Đăm Xăn hùng dũng đi đánh Mtao Grư: Đoàn người rầm rập ra đi Đông nghìn nghịt chẳng khác gì đàn ong Đặc như một lũ thiêu thân Dày như kiến mối, cà tong bầy đàn Những chàng vạm vỡ, tráng cường 1 Ph.Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. Nxb Sự thật, H.1972, tr.271. 45
  45. Trăm người đi trước, mở đường bước mau Nghìn người dồn dập theo sau Đăm Xăn đi giữa mái đầu ngẩng cao Trung tâm của cái hùng sử thi, được biểu hiện ở nhân vật anh hùng. Anh hùng là một con người tài năng phi thường, Đăm Xăn nói về mình: Bàn chân tôi đặt đến đâu Tre, le ở đó cúi đầu nghiêng thân Ở đâu tôi đặt bàn chân Lồ ô cúi rạp không cần gió lay Chân tôi giậm xuống núi đồi Sông tan núi vỡ, tơi bời dưới chân Việc đánh thức Đăm Xăn bằng đổ chì đun lỏng vào tai là biểu hiện sự phi thường ở khía cạnh can trường chịu đựng: Hơ Lị tìm mảnh gốm rơi Bỏ chì vào nấu đến sôi thì ngừng Đổ vào tai trái Đăm Xăn Anh chàng nhúc nhích nhưng còn ngủ say. Tuy nhiên, tài năng phi thường của Đăm Xăn thể hiện chủ yếu ở chiến đấu: Đăm Xăn nhảy phốc lên đồi Rung khiên, chàng múa đất trời rung lên Ba đồi tranh, rễ bật tung Rễ tranh bay rợp cả vùng trời cao Chàng đi như mũi tên lao Chạy nghe vun vút, ào ào gió bay Hét lên mấy tiếng đùa chơi Mà như sét đánh, đất trời ngả nghiêng. Và tất cả đặc điểm trên quy lại nhằm tạo ra Đăm Xăn bách chiến bách thắng: Trên đời chỉ một Đăm Xăn 46
  46. Đầu mang khăn nhiễu vai quàng nải hoa Đánh đâu giập đó ra ma Vây đâu phá nát đó, ra tro tàn Cụ thể là chàng đã chiến thắng tất cả mọi kẻ thù một cách oanh liệt: Mtao Grự, Mtao Tour, Mtao Ac, Mtao Mxây. Nhưng anh hùng không chỉ có tài chiến trận, khái niệm anh hùng còn gắn liền với đẹp và giàu sang. Hiên ngang khăn nhiễu đội đầu Nải hoa sặc sỡ sắc màu mang vai Nhiều không đếm xuể ngựa voi Tôi trai tớ gái, không ai nhiều bằng Chiêng thì mua đủ hàng trăm Cồng la đã sắm hàng ngàn đó thôi Nồi bung xếp đống khắp đồi Lại còn nồi bẩy, ngập đầy đầm hoang Tóm lại, cái hùng sử thi tập trung cao độ ở nhân vật anh hùng Đăm Xăn. Hùng là hoành tráng, dũng cảm, can trường, tài năng phi thường để đi đến hiệu quả là bách chiến bách thắng. Hùng gắn với đẹp và giàu sang. Chỉ có kẻ thù của anh hùng mới xấu xí và hèn mọn. Tóm lại phạm trù thẩm mỹ đặc sắc và tiêu biểu của Đăm Xăn là cái hùng. Đó chính là bản sắc giá trị nghệ thuật của sử thi. Xét về cội nguồn, cái hùng là sự biểu hiện thẩm mỹ của bản sắc anh hùng, dũng cảm và ước mơ giàu sang của dân tộc. Chính vì vậy người ta say mê đắm đuối sử thi, người ta soi tìm ở đấy bóng dáng tâm hồn và ước nguyện muôn đời của toàn dân tộc. Cụ Y Wang, một trí thức Êđê đã diễn đạt chân thực và sinh động tư tưởng trên: "Khan Đăm Xăn được người ta rất ưa thích. Người ta phục Đăm Xăn có tài đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đăm Xăn lên nói chuyện với mặt trời, đi cơi cùng núi rừng, đi bắt nữ thần mặt trời làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống cuộc đời giàu sang như trong truyện, khách khứa đầy nhà, ăn uống linh đình, đánh nhạc inh rừng núi suốt 47
  47. ngày đêm Đối với những người như Đăm Xăn tài giỏi, hiên ngang, phóng khoáng, có những nguyện vọng cao xa và đeo đuổi những nguyện vọng ấy một cách đắm đuối, thì người ta rất quý mến, coi như một vị anh hùng"1. Ý kiến trên đây phù hợp với tư tưởng Ấn Độ coi lịch sử trong sử thi là "lịch sử tưởng tượng". "Lịch sử tưởng tượng" là niềm tin và sức mạnh tinh thần, "nó trở thành một nhân tố sinh động trong đời sống của nhân dân, luôn luôn vực họ từ cuộc đời nô lệ lên những lĩnh vực cao hơn, luôn luôn chỉ về con đường nỗ lực và sống chính đáng, cho dù lý tưởng còn xa vời", "Lịch sử tưởng tượng nói cho ta biết tâm tưởng, trái tim và mục đích của nhân dân của thời đại đặc biệt đó". Nó không những đúng cho quá khứ mà còn đúng cho tương lai "đúng theo cái nghĩa là nó trở thành cơ sở của tư tưởng và hành động cho lịch sử tương lai"2 Nhiều nhà khoa học đã đánh giá cao Đăm Xăn, nhưng nhận định về chủ đề của sử thi này lại rất khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến cả việc giảng dạy, viết kịch, dựng phim, làm thơ về Đăm Xăn. Để góp phần thống nhất ý kiến, chúng tôi đã đề xuất phương pháp hệ thống trong việc tiếp cận Đăm Xăn. Bằng phương pháp này chúng tôi rút ra ba nhiệm vụ anh hùng của Đăm Xăn. Đó cũng chính là hệ thống ba đề tài của sử thi. Các nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó làm lụng là tiền đề, lấy vợ là nhiệm vụ trước mắt, đánh giặc là cơ bản và trung tâm. Tất cả nhằm sự nghiệp cao quý là đưa lịch sử Êđê cũng như Tây Nguyên tiến lên, đi đến thống nhất, giàu mạnh, đâu đâu cũng vang rền âm điệu của ấm no thanh bình, tiệc tùng, cồng chiêng, múa hát "Ngày đêm ca múa tiệc tùng đông vui, Cả làng vang rộn tiếng cười", "Chiêng rung lảo đảo không trung, Đánh lên nghiêng ngả suối sông núi đồi"3. Cùng với giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật tiêu biểu của Đăm Xăn là sự biểu hiện của phạm trù thẩm mỹ cái hùng. Đây là sự nghệ thuật hóa phẩm chất anh hùng và ước nguyện giàu mạnh muôn đời của dân tộc. 1 Đào Tử Chí sưu tầm và dịch: Bài ca chàng Đăm Xăn. Nxb Văn Hóa, H.1959, tr.3. 2 Jawaharlan Nêru: Phát hiện ấn Độ, tập 1, Phạm Thủy Ba và dịch. Nxb Văn học, H,1990, tr.159 3 Trần Đình Sử/tổng chủ biên: Ngữ văn 10, tập 1, Sách giáo hoa thí điểm, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, bộ 1, NXB Giáo dục, 2003, tr.37. 48
  48. 2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA SỬ THI VIỆT NAM 2.3.1. Nhiều dân tộc ở Việt Nam có sử thi Người Mường có sử thi - mo Đẻ đất đẻ nước. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng Đẻ đất đẻ nước vốn là sản phẩm của thờ kỳ lịch sử Việt Mường chung (Phan Ngọc, Phan Đăng Nhật, Trương Sĩ Hùng). Đẻ đất đẻ nước lại được hình thành từ một hệ thần thoại chung của người Mường và người Việt. Cho nên có thể nói Đẻ đất đẻ nước là sử thi Mường - Việt1. Người Êđê có sử thi khan, tiêu biểu là Đăm Xăn. Sử thi này được giới thiệu từ năm 1927, in bằng tiếng Pháp ở Pa-ri, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Không những trong nước mà người nước ngoài cũng đánh giá cao tác phẩm này. G.Condominas, một nhà dân tộc học nổi tiếng coi đó là kiệt tác, đã viết những lời tâm huyết: "Người ta không thể nói về văn hóa dân gian Đông Dương nguyên thủy mà không nhớ ngay tới một đầu đề: sử thi Đăm Xăn. Bài thơ tuyệt vời này, bài thơ lớn đầu tiên ai cũng biết trong văn học truyền miệng các bộ tộc ở trong nội địa miền Trung Việt Nam, hiện nay hiển nhiên vẫn là một kiệt tác Bản sử thi này, dưới con mắt của mọi người vẫn là biểu trưng cho nền văn hóa dân gian của các quần thể cư dân cổ ở Đông Dương"2. Sử thi - khan của người Êđê là một kho tàng phong phú. Các tác phẩm sử thi khan tiêu biểu khác hiện được biết đến là Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Đơ roăn, Y Pơrao, Mơ Hiêng, Chi Grí, Mđrông đăm, Hdung Y Thu, Đăm Thí, Hbia Bao - Mơtao Grăn Kđiêng Sử thi - hơmon của người Bana là Đăm Noi, Giông nghèo tám vợ, Tre vắt ghen gét Giông, Dyông Wiwin, Xing Chi Ôn. Sử thi - hơri của người Jarai là Chilơkôk. Sử thi - akha juka của người Raglai và Uđai Uja. Một hiện tượng đặc biệt của sử thi các dân tộc nước ta là sử thi ôtnrong của người Mơnông. Con số sử thi ôtnrong qua điều tra bước đầu là 101 tác phẩm. Mỗi 1 Phan Ngọc: Tuyển tập truyện thơ Mường, Nxb Khoa học xã hội, 1996, tr 461 - 480. Phan Ngọc - Phan Đăng Nhật: Thử xây dựng lại hệ thống thần thoại Việt - Mường, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1- 1991 và số 2-1991. Phan Đăng Nhật - Vương Anh chủ biên: Mo, sử thi dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, 1997. 2 G.Condominas: Không gian xã hội vùng Đông - Nam á, Nxb Khoa học xã hội, 1997, tr 230. 49
  49. tác phẩm nếu tính 250 trang thì khối lượng sử thi ôtnrong dày đến 25.250 trang. Các sử thi ôtnrong đã công bố là sử thi cổ sơ Mơnông, Cây nêu thần, Mùa rẫy bon Tiăng. Sử thi thần thoại Mơnông, Đi cướp lại bộ cồng từ Sơm, Sơ. Hàng trăm tác phẩm trên làm nên một bộ sử thi kể về cuộc đời nhiều thế hệ anh hùng mà anh hùng số một là Tiăng Kon Rung với địa bàn trung tâm là bon Tiăng. Thuật ngữ nước ngoài gọi đó là sử thi phổ hệ (genealogical epic) giống như sử thi Manas của người Kirghiz1. Ngoài các sử thi kể trên, nhiều dân tộc khác của nước ta còn có thể có sử thi chưa được phát hiện, sưu tầm và cống bố. Ngay số sử thi của các dân tộc đã được giới thiệu trên đây cũng chưa đủ. Tuy nhiên, với những tư liệu hiện có chúng ta có thể kết luận: nhiều dân tộc nước ta có di sản sử thi, số lượng sử thi (khoảng 157 tác phẩm) cũng như dung lượng của các sử thi rất lớn. Nói cách khác các dân tộc nước ta có một kho tàng sử thi đồ sộ. 2.3.2. Sử thi các dân tộc nước ta là sử thi sống Giới nghiên cứu sử thi đánh giá cao việc phát hiện ra truyền thống sử thi sống. Gatxắc, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Liên Xô (trước đây) đã viết: "Việc khám phá truyền thống, sử thi sống, đã làm thay đổi nội dung khái niệm "sử thi" và "lịch sử sử thi", được hình thành từ hàng trăm năm nay trên cơ sở những di sản cổ đại và trung thế kỷ"2. "Khi phát hiện ra sử thi sống, sơ đồ cũ của sử thi đã tỏ ra không đứng vững". Sử thi tiêu biểu của thế giới ra đời từ nhiều thiên niên kỷ qua. Hai bản sử thi của Hômerơ được ghi lại dưới thời Pigitrade thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Sử thi Ramayana có từ thế kỷ IV trước công nguyên. Không ai còn được quan sát đời sống thực của những sử thi này. Sử thi các dân tộc Việt Nam có may mắn cung cấp thêm cho thế giới một khối lượng lớn các hiện tượng về sử thi sống. Cho đến thời kỳ cận hiện đại chúng ta vẫn còn được chứng kiến những buổi trình diễn sử thi và những cuộc thưởng 1 Về thuật ngữ sử thi phổ hệ còn cần được bàn bạc thêm; Về lịch sử quá trình sưu tầm sử thi ôtnrong khá phong phú nhưng do khuôn khổ bài báo có hạn xin sẽ được trình bày sau. 2 Gatxắc chủ biên: Loại hình học sử thi dân gian, Nxb Khoa học, Mát-xcơ-va, 1975, tr 3 và 4. 50
  50. thức sử thi say sưa của công chúng. Cách đây 77 năm L.Sabatier đã quan sát thấy hiện tượng trình diễn khan: "Khi trong nhà có một người kể khan, lúc mặt trời lặn, chúng ta thấy người trong nhà chăm chú bất động như thế nào thì chúng ta lại thấy họ bất động y nguyên như thế cho đến sáng hôm sau khi mặt trời mọc"1. Gần đây (năm 1993) Ka Sô Liễng cũng nhận thấy tương tự "Tôi đã từng chứng kiến những đêm bà con dân tộc Chăm ở làng Hội, xã Phú Mỡ ngồi nghe ông Ma Phửi hát - kể sử thi Xing Chi ôn suốt đêm. Họ ngồi, nằm chật nhà ông, chăm chú lắng nghe và nuốt từng câu"2 Các vấn đề quan trọng khác như tác giả, công chúng, sự vận động chuyển hóa của sử thi, môi trường mà trên đó sử thi ra đời tồn tại và phát triển được hiển hiện trong đời sống thực của nó để chúng ta tiếp xúc tìm hiểu và nghiên cứu3. 2.3.3 Việt Nam có những vùng sử thi, tiêu biểu là vùng sử thi Tây Nguyên. Ở đây sử thi có một khối lượng lớn và một mật độ dày đặc. Trong khu vực (5 tỉnh) có đến hàng trăm sử thi (con số chưa đầy đủ). Trong lúc đó toàn bộ địa bàn ngoài Tây Nguyên chỉ có khoảng 5 tác phẩm và ở nước ngoài có quốc gia chỉ có 1 hoặc 2 sử thi. Vấn đề không chỉ ở số lượng, hơn nữa sử thi vùng Tây Nguyên có những đặc điểm chung mang tính Tây Nguyên. Trước hết là nội dung đề tài. Có 3 chủ đề lớn: lấy vợ, làm lụng và đánh giặc. Đây là sự phản ánh một hiện tượng lịch sử có thật không xa lắm thường được nói là "trước khi Tây sang" tức thế kỷ XIX về trước. Tình trạng đó phù hợp với điều mà Ăng-ghen đã nêu "chiến tranh liên miên", "chiến tranh là một hoạt động thường trực". Cũng nên hiểu là những cuộc đánh nhau không đồ sộ như sự hư cấu của sử thi. Đây là sự phản ánh lịch sử vừa là phản ánh nguyện vọng của lịch sử thúc đẩy từ tình trạng chiến tranh liên miên đến sự ổn định, đến hòa bình, giàu có, như người Ấn Độ nói "lịch sử tưởng tượng". Việc làm lụng và lấy vợ của các anh hùng sử thi cũng mang đặc điểm của kinh tế - xã hội Tây Nguyên, như việc hái lượm, săn bắn (còn gọi là khai thác) làm nương rẫy và của thời đại sử thi lúc mà việc cướp vợ là một hiện tượng phổ biến. Nội 1 Bài ca Đăm Xăn. Giới thiệu và dịch bởi L.Sabatier BEFEO t1, 1993, tr 143. 2 Trường ca Xing Chi Ôn, Ka Sô Liễng sưu tầm biên soạn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1993, tr4. 3 Phan Đăng Nhật: Có một kho tàng sử thi đang sống trong lòng các dân tộc Việt Nam. Báo cáo tại hội nghị quốc tế văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số do UNESCO tổ chức năm 1995 51
  51. dung này khác với nội dung của sử thi phía Bắc, tiêu biểu là sử thi - mo Đẻ đất đẻ nước. Đẻ đất đẻ nước về cơ bản không có chiến tranh, hay nói đúng hơn không có chiến tranh vì mục đích tập trung quyền lực, tập trung kinh tế, lao động, tạo nên một thế lực bao trùm, có vị trí thống lĩnh nhờ đó mà thống nhất cả một vùng. Đề tài của Đẻ đất đẻ nước được các nhà khoa học Trung quốc gọi là đề tài sáng tạo thế giới và sử thi kiểu như Đẻ đất đẻ nước, của ta có thể gọi là sử thi sáng thế. Xã hội - lịch sử Tây Nguyên còn tạo nên những giá trị đặc sắc của nghệ thuật sử thi. Đó là nghệ thuật kỳ vĩ hào hùng bắt nguồn từ niềm tin về yang. Chúng tôi gọi đây là niềm tin về sự huyền ảo có thực. Hê-ghen đã gọi đây là "niềm tin tươi mát về thần linh" và ông chỉ ra chính do không có nó mà nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng của châu Âu chỉ sáng tạo nên những sử thi giả tạo. Và cuối cùng điều dễ hiểu dễ thấy là cảnh vật Tây Nguyên với núi rừng bao la hùng vĩ (khác với núi chắn trước mắt người, gây tức tối ở một số nơi khác) với bước voi đi, với thác dựng ngang trời, với hồ nước mênh mông trên đỉnh núi cao , rồi các sinh hoạt đặc sắc như cồng chiêng, đâm trâu, bỏ mả Cái hiện thực sống trên đây có thể gọi là các đặc trưng văn hóa, văn hóa sinh thái và văn hóa nhân văn, cũng góp phần làm nên nội dung thống nhất mà đặc thù của sử thi Tây Nguyên so với các sử thi khác, và do đó tạo nên vùng sử thi tây nguyên. 2.3.4. Sử thi Việt Nam có mối quan hệ với sử thi nhiều nước trong và ngoài khu vực Đông - Nam Á. Cách đây khoảng 5 thế kỷ sử thi Ấn Độ Ramayana được các nhà nho ghi tóm tắt vào cuốn sách sưu tập truyện thần kỳ ở Việt Nam: Lĩnh nam chích quái. Trong sách có truyện Dạ thoa vương hoặc Truyện Chiêm Thành chính là Ramayanai được thu gọn. Đây là một hiện tượng đẹp chứng tỏ sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Ấn Độ"1. Sử thi Dêwa Mưnô đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, luôn luôn được đánh giá cao và được người Chăm liên tục chép lại" 2. Tác phẩm này 1 Xem thêm: Phan Đăng Nhật: Sử thi Ramayana có ở Việt Nam cách đây khoảng 5 thế kỷ. Tạp chí Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, số 32 quý II, 1997, tr 62, 63. 2 G.Moussay: Akayet Dewa Mưmoo. Trường Viễn Đông bác cổ Pháp, Kuala Lăngpua, 1989 (tiếng Pháp). 52
  52. ban đầu vốn sinh ra từ Ma-lai-xi-a và chuyển đến vùng Chăm vào cuốn thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII (theo G.Moussay). Nhà nghiên cứu này đã làm một sự so sánh tỉ mỉ giữa văn bản Dêwa Mưnô ở Chăm và Dêwa Mandu ở Ma-lai-xi-a đã rút ra kết luận trên1. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có sử thi nổi tiếng Chương Han, miền núi Nghệ An có sử thi Khủn Chưởng. Ở Lào và Thái Lan có bản sử thi Thạo Hùng, Thạo Hùng - Thạo Chương. Ba sử thi trên gần gũi nhau về nhiều mặt; nội dung đề tài, cốt truyện, nhân vật và địa điểm. Có thể nói Chương Han và Thạo Hùng - Thạo Chương là ba sử thi cùng một nguồn gốc và cùng ra đời từ nền văn hóa Thái. Các sử thi lưu truyền ở các dân tộc thiểu số miền Nam Trung quốc như Lang Chính, Đặc Lộc, Đính Lạc, Mật lạc đà, Khai thiên lập địa ca có liên quan đến một số sử thi ở Việt Nam. Các sử thi này được lưu truyền ở địa bàn mà xưa kia thuộc vùng văn hóa Bách Việt.2 Sử thi với vị trí là các tác phẩm hàng đầu của văn hóa dân gian, vừa là giá trị tiêu biểu của nền văn hóa các quốc gia, vừa là mối giây liên kết chặt chẽ các nền văn hóa này. Trong tình hình mở cửa hiện nay mối quan hệ này cần được nghiên cứu và phát huy để tăng cường tình cảm hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và các quốc gia trên. Trong lòng các dân tộc Việt Nam đang tồn tại và lưu truyền một kho tàng sử thi phong phú đa dạng và đặc sắc. Kho tàng sử thi đó lưu giữ được những nét bản sắc tốt đẹp về con người, xã hội, văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt ở đây chứa đựng hình ảnh của một xã hội và những nhân vật lý tưởng của thời kỳ "bình minh của lịch sử" thời kỳ đã "một đi không trở lại". Sử thi các dân tộc Việt Nam lại là một minh chứng cho mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và một số dân tộc trên thế giới. Cho đến nay chúng ta còn khai thác và phát huy được rất ít kho tàng vô giá này. Đây là một nội lực đang tiềm ẩn, cần được tiếp tục khai thác, phát huy. 1 Võ Quang Nhơn: Văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983, tr 373. 2 Nông Quán Phẩm: Luận tập văn hóa dân tộc, Nxb Giáo dục Quảng Tây, 1993 53
  53. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Làm rõ hơn ranh giới khái niệm sử thi, truyện thơ, truyền thuyết và cổ tích 2. Mối quan hệ giữa sử thi Mường với thần thoại về họ Hồng Bàng của người Việt và những dấu ấn địa văn hoá. 3. So sánh những nét khác nhau trong hình ảnh người anh hùng của các sử thi vùng dân tộc thiểu số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bế Viết Đẳng: Đại cương về các dân tộc Ê Đê, MơNong ở Đắc Lắc. Nxb Khoa học xã hội. H,1982 2. Hà văn Thư, Võ Quang Nhơn, Y Điêng: Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam. Nxb Văn hoá.H,1975-1976. 3.Vương Anh, Hoàng Anh Nhân. Truyện cổ Mường. Nxb Thanh Hoá, 1987. 4. Ninh Viết Giao: Truyện cổ Thái. Nxb Văn hoá, 1980. 54
  54. Chương 5 TRUYỆN THƠ I.KHÁI NIỆM 1. ĐỊNH NGHĨA Truyện thơ là một loại hình thơ ca kể chuyện trường thiên. Ở văn học Kinh, người ta gọi đó là truyện Nôm. Thực chất những tác phẩm được gọi là truyện Nôm (hoặc truyện Nôm bình dân) là những tác phẩm có tính chất tự sự diễn đạt bằng tiếng Việt, viết bằng chữ Nôm và đặc biệt là bằng hình thức thơ ca. Ở các dân tộc thiểu số (DTTS) có một loại hình tương đương: truyện thơ. Đó là cũng những tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca 2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỂ LOẠI Thông qua những hình thức thơ rất gần với dân ca, truyện thơ chuyển tải nội dung là những câu chuyện rất gần với đời sống hiện thực. Tính hấp dẫn của truyện thơ chính là ở chỗ hay như hát nhưng lại có nội dung cốt truyện để tăng tính hấp dẫn, các nhân vật có số phận như chính những con người bình thường và được đền đáp như những gì mà người dân mong muốn. Có thể thấy rõ dấu ấn của nhiều thể loại văn học dân gian trong truyện thơ: tục ngữ ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại Truyện thơ chủ yếu về đề tài tình yêu lứa đôi và đời sống sinh hoạt. Tính hấp dẫn của đề tài và hình thức thể hiện đã khiến cho ngay cả khi đã tách khỏi môi trường diễn xướng dân gian, truyện thơ vẫn mang tính hấp dẫn đông đảo quần chúng. II. CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH THỂ LOẠI Sự ra đời của các thể loại văn học dân gian là do nhu cầu lịch sử - xã hội. Thần thoại ra đời chủ yếu do nhu cầu phản ánh và hỗ trợ cuộc đấu tranh khai thác thiên nhiên, khẳng định vai trò vị trí của con người trước thiên nhiên. Thần thoại tuy có phản ánh những vấn đề xã hội nhưng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vẫn ở bình diện thứ nhất. 55
  55. Sử thi ra đời chủ yếu do nhu cầu phản ánh và hỗ trợ cuộc chuyển hóa của lịch sử (chủ yếu bằng chiến tranh) để tiến tới hình thành Nhà nước, hình thành Quốc gia. Truyện cổ tích thần kỳ phản ánh thái độ phản ứng của nhân dân trước sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc của đại gia đình và hình thành gia đình riêng lẻ. Cũng như vậy, truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội các DTTS đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa người nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng. (Thời đại của thần thoại chưa đặt ra vấn đề thân phận con người. Thời đại sử thi tuy con người anh hùng đã xuất hiện, nhưng con người đó là người thay mặt cộng đồng trong lịch sử, chưa phải là con ngừoi có đòi hỏi mạnh mẽ về cá nhân). Với yêu cầu như vậy, cổ tích, dân ca không đủ sức đáp ứng. Do đó tất yếu phải có một thể loại mới ra đời., và ra đời từ vốn văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Vì vậy, chúng ta thấy truyện thơ các dân tộc có nhiều phương thức cấu thành: - Phương thức cấu thành chủ yếu từ cổ tích của dân tộc, tiêu biểu như Nàng con côi (Mường) được phát triển từ truyện cổ người mồ côi. - Phương thức cấu thành chủ yếu từ dân ca như Nàng Dợ - Chà Tăng (H'Mông) được phát triển từ dân ca về đề tài làm dâu. - Ngoài ra một bộ phận đáng kể được hình thành từ việc tiếp thu văn học dân gian của các dân tộc khác như Hoang Tiu (Thái), từ Hoàng Trừu (Kinh), Khun Lú - Nàng ủa (Thái), từ truyện cổ cùng tên của Khơ Mú. Truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của dân tộc cho nên ở các dân tộc Đông Nam Á, với những hoàn cảnh lịch sử gần gũi với các dân tộc nước ta, đã hình thành một khối lượng lớn các tác phẩm truyện thơ. Và truyện thơ là thể loại hàng đầu của văn học dân gian Đông Nam Á. Trong tác phẩm nghiên cứu văn học các nước Đông Nam Á, Nguyễn Tấn Đắc đã nhận định như vậy: "Ở Việt Nam, 56