Đề cương môn Văn học Nga thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Thu Thủy

doc 13 trang ngocly 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Văn học Nga thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_van_hoc_nga_the_ky_xix_nguyen_thi_thu_thuy.doc

Nội dung text: Đề cương môn Văn học Nga thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Thu Thủy

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX (Russian Literature in the 19th century) Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy HÀ NỘI – 2007
  2. Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX (Russian Literature in the 19th century) 1. Thông tin về giảng viên: 1.1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Thủy Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học Điện thoại: (04) 5630197 - 0915331165 Email: thuymgu@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: 2. Thông tin chung về môn học Tên môn học: Văn học Nga thế kỷ XIX Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Môn học kế tiếp: Văn học Nga thế kỷ XX, Loại hình học chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX. Yêu cầu đối với môn học: Phòng học có phương tiện trình chiếu. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lí thuyết : 20 + Làm bài tập trên lớp : 04 + Thảo luận : 04 + Thực hành : 0 + Tự học xác định : 02 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 3. Mục tiêu của môn học * Kiến thức: - Nắm được kiến thức cơ bản, nền tảng của môn học. Cụ thể: tổng quan về xã hội, lịch sử, văn học đồng thời có liên hệ với một số nền văn học khác cùng thời đại. - Nắm được xu hướng cơ bản nhất về tiến trình văn học; những trào lưu, khuynh hướng trong văn học có ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới. 1
  3. - Trang bị về lí thuyết nghiên cứu văn học song song với thực hành (trên lớp, ở nhà, làm tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp). * Kĩ năng: - Có kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp, phân tích văn bản nghệ thuật một cách chính xác, khách quan, khoa học; - Có kĩ năng tự tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề nghiên cứu trước mắt và lâu dài, v.v. * Thái độ: - Yêu thích môn học và ngành học của mình; - Có thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa - nghệ thuật của một nền văn hóa khác với chúng ta, đánh giá chúng một cách khách quan, khoa học để từ đó có sự liên hệ với nền văn hóa dân tộc. 4. Tóm tắt nội dung môn học Văn học Nga với những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc là một trong những nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Xét trên toàn bộ tiến trình phát triển của văn học viết từ thế kỷ X đến nay thì thế kỷ XIX là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất với tên tuổi của nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết, nhà viết truyện ngắn bậc thầy mà phong cách, uy tín, cá tính sáng tạo của họ có tác động không nhỏ tới văn học thế giới. Nội dung chính của môn học là trang bị kiến thức cơ bản về văn học Nga thế kỷ XIX với các tác gia tiêu biểu sáng tác trên các thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn; phân tích, lý giải sự vận động của văn học cùng những phong cách tác giả từ góc độ thi pháp học lịch sử. Một nội dung quan trọng không kém đó là phát triển khả năng phân tích, bình luận, nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở những lí thuyết nhân văn hiện đại. 5. Nội dung chi tiết môn học Nội dung 1. Bức tranh khái quát văn học Nga thế kỉ XIX 1.1. Văn học Nga từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII - VH Nga cổ từ thế kỷ X-XVII: 3 giai đoạn (XI-XIII, XIII-XV, XVI- XVII). Biên niên sử- thể loại văn học cổ nhất. Bài ca binh đoàn Igor. - VH Nga thế kỷ XVIII: Chủ nghĩa cổ điển (những năm 30-70). Lomonoxov, Xumarocov, Fonvidin. Dergiavin. Trường phái tình cảm chủ nghĩa. Karamzin. 1.2. Văn học Nga thế kỷ XIX 1.2.1. Văn học Nga nửa đầu thế kỷ XIX. Bối cảnh xã hội: Cuộc chiến tranh Ái quốc vĩ đại chống Napoleon 1812. Khởi nghĩa tháng Chạp 14/12/1825. Triều đại Nicolai I (1825-1855). 2
  4. - Giai đoạn văn học lãng mạn. Đặc thù của CNLM Nga so với CNLM Tây Âu. Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn. Sự hình thành CNLM- 1790-1825. CNLM Nga những năm 1825-1840. - Giai đoạn văn học hiện thực. Sự hình thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa. Crưlov.Gribiedov. Ý nghĩa chủ đạo của trào lưu hiện thực những năm 30. Puskin. Lermontov. Gogol. Sự phát triển của văn xuôi. Hình thành “trường phái tự nhiên” như giai đoạn đầu của CNHTPP (nguyên tắc sáng tạo của trường phái qua hai bài báo của Belinxki Nhìn văn học Nga năm 1846 và Nhìn văn học Nga năm 1847) và sự phân hóa nó vào cuối những năm 40. 1.2.2. Văn học Nga nửa cuối thế kỷ XIX - Bối cảnh xã hội : Chiến tranh Crưm 1854-1856. Cải cách nông nô 1861. CNTB phát triển. Sự khủng hoảng của nhà nước quân chủ chuyên chế. Sự hình thành các tổ chức vô sản đầu tiên 1895. - Các trào lưu tư tưởng : Trào lưu sùng Xlavơ, trào lưu sùng phương Tây (nhóm dân chủ-cách mạng, nhóm tự do chủ nghĩa). Phong trào dân túy. - Tình hình văn học: Văn học những năm 50-60 (Turgenev.Gonsarov. Sernưsevxki ). Văn học những năm 70 (Doxtoievxki. Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy). Văn học những năm 80-90 (Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy. Lexcov. Sekhov). Sự manh nha của nền văn học vô sản (Gorki, Xerafimovich) Nội dung 2. A.X.Puskin (1799-1837) 2.1. Thơ trữ tình và các bản trường ca phương Nam. Cảm hứng công dân trong thơ Puskin. Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn qua trường ca Người tù Capca, Đoàn người Digan. 2.2. Tiểu thuyết thơ Epghenhi Onheghin - tiểu thuyết hiện thực (đặc điểm thể loại, đặc điểm cốt truyện - kết cấu, kiểu nhân vật con người thừa) 2.3. Truyện ngắn - sự khởi đầu của truyện ngắn hiện thực. Nội dung 3. N.V.Gogol (1809-1852) 3.1. Quan niệm về hài kịch của Gogol. Phân tích hài kịch Quan thanh tra trên các phương diện đặc trưng cái hài, kết cấu, nhân vật, ý nghĩa xã hội-tư tưởng. 3.2. Tập truyện Peterburg và cấu trúc cái kỳ ảo, cái hài. Lãng mạn và hiện thực trong sáng tác Gogol. 3.3. Tiểu thuyết Những linh hồn chết. Đặc điểm thể loại. Hình tượng tác giả. Hình tượng nhân vật. Vai trò các trữ tình ngoại đề trong kết cấu Những 3.4. Thư gửi Gogol của Belinxki và vấn đề thế giới quan của nhà văn thời kỳ khủng hoảng. Nội dung 4. F.M.Dostoevsky (1821-1881) 4.1. Bút ký dưới hầm – “khúc nhập đề” cho sáng tác Dostoevsky. “Con người dưới hầm” - kiểu nhân vật đặc biệt trong sáng tác Dostoevsky. Hình tượng / biểu tượng “hầm tối” trong truyện. 3
  5. 4.2. Tội ác và trừng phạt. Kiểu nhân vật (nhân vật tư tưởng, cấu trúc hình tượng) và kiểu cốt truyện (các tình huống thử thách, lựa chọn, “ngưỡng” trong tiểu thuyết) 4.3. Anh em nhà Karamazov - tiểu thuyết “ tổng kết” của Dostoevsky; sự thể hiện các chủ đề và tư tưởng quan trọng nhất của sáng tác Dostoevsky. Hệ thống nhân vật. Đặc điểm cốt truyện - kết cấu 4.4. Bakhtin về Dostoevsky. Nội dung 5. L.N.Tolstoy (1828-1910) 5.1. Chiến tranh và hoà bình. Ý nghĩa tiêu đề. Thể loại (“tiểu thuyết-dòng chảy” - N.Gei, “tiểu thuyết-sử thi” - A.V.Tritrerin, A.A.Xaburov ). “Tư tưởng nhân dân” và “tư tưởng gia đình” trong tác phẩm. “Lịch sử” và “cá nhân”, “cái chung” và “cái riêng” trong tiểu thuyết. Nhân vật (kiểu nhân vật “tìm đường”). Đặc trưng của “cốt truyện đi tìm chân lý”. Đặc trưng “phép biện chứng tâm hồn” của Tolxtoy. 5.2. Anna Karenina. Thể loại (“ tiểu thuyết của sự tìm kiếm” -V.Sklovxki, “ tiểu thuyết của sự kết thúc” - N.Gei). Đặc điểm kết cấu hai tuyến Anna và Levin. Hệ thống nhân vật. “ Sự lẫn lộn khái niệm” và “ ánh sáng của tình yêu” trong những tìm kiếm tinh thần của Levin. Hệ thống các ẩn dụ mang tính khái niệm: “vực thẳm cuộc đời”, “mạng lưới dối trá”, “con đường cuộc sống”, “giấc mơ cuộc đời” “Tư tưởng gia đình” như một tư tưởng nghệ thuật “tương đương” với “tư tưởng nhân dân” trong miêu tả thời đại khủng hoảng. 5.3. Bước ngoặt trong thế giới quan của Tolstoy. Học thuyết của Tolxtoy về đạo đức. Tôn giáo như là sự nhận thức của con nguời về chính mình trong viễn cảnh của sự vĩnh cửu. Kito giáo như là một học thuyết đạo đức về sự hoà nhập cuộc sống riêng với cuộc sống chung. 5.4. Phục sinh. Thể loại (“tiểu thuyết-luận đề”, “tiểu thuyết-thể nghiệm” ). Mối liên hệ cái chung – cái riêng như là trục đạo đức-triết học cơ bản của tiểu thuyết. Đặc điểm cốt truyện - kết cấu (tình huống ra khỏi sự tồn tại khép kín, cô lập của con người, sự cân bằng không bền vững của những mặt đối lập trong thế giới và trong con người, phục sinh như một quá trình chứ không phải kết quả). Nội dung 6. A.P. Sekhov (1860-1904) 6.1. Sekhov trong bối cảnh văn học Nga 20 năm cuối thế kỷ (thể loại mới, tầng lớp độc giả mới ). Hai giai đoạn trong sáng tác Sekhov : trước và sau 1888. 6.2. Chủ đề của sáng tác Sekhov : những con người bình thường trong cuộc sống bình thường. “Tôi muốn vắt kiệt từng giọt máu nô lệ trong mỗi con người”. Motip tuổi già. Motip sự hồi sinh. 6.3. Nhân vật của Sekhov 6.4. Kỹ thuật truyện Sekhov. Vai trò của mạch ngầm trong truyện. Đặc điểm của những kết thúc mở. 4
  6. 6.5. Những cách tân kịch của Sekhov so với kịch Nga cổ điển. Kiểu nhân vật mới (“con người bình thường nhất”) và đặc điểm hệ thống các vai diễn (“phi trung tâm hóa”). “Trữ tình hóa” kịch. Mối liên hệ giữa văn xuôi và kịch Sekhov (hệ vấn đề chung, mối tương quan giữa văn bản và mạch ngầm văn bản). 6. Học liệu 6.1. Học liệu bắt buộc [1]. A.X.Puskin, Thơ trữ tình (nhiều người dịch), Nxb.VH, 1999 (sinh viên đọc các bài Tự do, Gửi Saadaev, Người tù, Ánh mặt trời của ban ngày đã tắt, Người gieo giống tự do trên đồng vắng, Gửi biển, Cây Ansa và một vài bài thơ tình tự chọn). [2]. A.X.Puskin, Epghênhi Onheghin, Thái Bá Tân dịch, H, 1987. [3]. A.X.Puskin, Truyện ngắn, NXB. Cầu vồng, M, 1985 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện). [4]. N.Gogol, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, Nxb.VH, 1963. [5]. N.Gogol, Bức chân dung, Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba dịch, Nxb.VH 1971. [6]. N.Gogol, Những linh hồn chết, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb.VH 1965. [7]. F.Dostoievsky, Tội ác và trừng phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Phổ dịch, Nxb.VH, 2000. [8]. F.Dostoievsky, Anh em nhà Karamazov, Phạm Mạnh Hùng dịch, Nxb.VH, 2000. [9]. L.Tolstoy, Chiến tranh và hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VH 2001. [10]. L.Tolstoy, Anna Karenina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, Nxb.VH, 2002. [11]. L.Tolstoy, Phục sinh, Vũ Đình Phòng, Phùng Uông dịch, Nxb.Hội nhà văn. [12]. Sekhov, Tuyển tập truyện ngắn, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VHTT, 2001 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện). [13]. A.Sekhov, Tuyển tập kịch, Nhị Ca, Lê Phát, Dương Tường dịch, Nxb.Văn hóa (sinh viên đọc Vườn anh đào) [14]. Giáo trình Lịch sử Văn học Nga (Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính chủ biên ), Nxb.GD 1997 (sinh viên đọc các phần liên quan đến nội dung môn học). [15]. M.Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb.GD, 1998. [16]. Phạm Vĩnh Cư. Trekhov - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch, T/c VHNN 4/2004. 6.2. Học liệu tham khảo [1]. Đào Tuấn Ảnh, Cách tân nghệ thuật của Sêkhôp, T/c NCVH 8/2004. 5
  7. [2]. Đào Tuấn Ảnh, A.Tsekhov và Nam Cao- nhìn từ góc độ thi pháp, T/c NCVH 4/2005. [3]. Belinxki. Thư gửi Gogol, T/C VHNN 5/2002. [4]. Phạm Vĩnh Cư, Gogol - Thử cảm nhận một thế giới nghệ thuật, T/C VHNN 5/2002. [5]. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX, Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội 1985 [6]. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, 2000; [7]. Nguyễn Huy Hoàng, Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Gogol, Nxb. ĐHQG 2001. [8]. Nguyễn Trường Lịch, L.N.Tônxtôi, Nxb. ĐH&THCN, 1986. [9]. Lê Nguyên Long, Về quan niệm cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học, T/c NCVH số 9/2006. [10]. Vương Trí Nhàn. Chất nhân bản trong Sêkhôp (bài giới thiệu trong Sekhôp tuyển tập tác phẩm), Nxb.VH, 1999. [11]. Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ 19, Nxb. KHXH 2005. [12]. Nguyễn Thu Thủy, Đi tìm ý nghĩa những motip hình tượng lặp lại trong sáng tác Puskin những năm cuối đời, T/c VH số 8/2002. [13]. Stefan Zweig. Suy tư sống động của L.Tônxtôi, Nguyễn Dương Khư dịch, Nxb.VHDT, 1999. [14]. Stefan Zweig. Ba bậc thầy – Doxtoiepxki, Balzac, Dickenx, Nguyễn Dương Khư dịch, Nxb.GD, 1996. [15]. 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nxb. ĐHQG, 1999. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung Hình thức tổ chức dạy học môn học Lên lớp Nội dung Tổng Lí Bài Thảo Thực Tự thuyết tập luận hành học 1. Bức tranh khái quát 2 0 0 0 0 2 văn học Nga TK XIX 2. A.X.Puskin 3 0 1 0 1 5 (1799-1837) 3. N.V.Gogol 4 0 1 0 0 5 (1809-1852) 4. F.M.Dostoevsky 4 1 1 0 0 6 (1821-1881) 6
  8. 5. L.N.Tolstoy 5 2 0 0 1 8 (1828-1910) 6. A.P. Sekhov 2 1 1 0 0 4 (1860-1904) Tổng 20 4 4 0 2 30 7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình Thời gian, Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị thức địa điểm Nội dung 1. Bức tranh khái quát văn học Nga thế kỉ XIX (Tuần 1) TUẦN 1 Lí Khái quát văn học Nga thế kỷ XIX: - Đọc trước giáo trình thuyết - Văn học Nga từ thế kỷ X đến hết thế 2 giờ kỷ XVIII - Văn học Nga thế kỷ XIX Nội dung 2. A.X.Puskin (1799-1837) (Tuần 2, 3, 4) TUẦN 2 Lí A.X.Puskin - nhà thơ của Tự do trong - Đọc giáo trình về tiểu thuyết thế kỷ bạo tàn. sử Puskin 1 giờ - Cảm hứng công dân trong thơ ca - Đọc các bài thơ đã nêu Puskin. Chủ đề Tự do, chức năng và sứ tên trong phần học liệu, mạng nhà thơ. đọc E.O. - Giới thiệu vị trí và quá trình ra đời tiểu thuyết Evgheni Oneghin. Tự học - Tự tìm hiểu về hai bản 1 giờ trường ca phương Nam đã dịch ra tiếng Việt. TUẦN 3 Lí A.X.Puskin và đứa con đầu lòng của thuyết chủ nghĩa hiện thực Nga. 1 giờ - Những giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Evgheni Oneghin. Thảo Thảo luận về các vấn đề: luận - vị trí, vai trò hình tượng người kể 1 giờ chuyện trong E.O. - tại sao Puskin gọi E.O. là tiểu thuyết “tự do”? 7
  9. Hình Thời gian, Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị thức địa điểm TUẦN 4 Lí A.X.Puskin (tiếp) người đặt nền móng - Đọc Phát súng, Người thuyết cho văn xuôi hiện thực Nga. coi trạm của Puskin. 1 giờ - Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Puskin. Nội dung 3. N.V.Gogol (1809-1852) (Tuần 4, 5, 6) Lí - Vấn đề thế giới quan của Gogol giai - Trình bày những ý thuyết đoạn khủng hoảng tinh thần. chính trong Thư gửi 1 giờ Gogol của Belinxki TUẦN 5 Lí N.V.Gogol (tiếp) thuyết - Phân tích vở hài kịch Quan thanh tra 1 giờ của Gogol – Phân tích ba truyện ngắn Đại lộ Nhevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác. Thảo - Trình bày quan niệm của Gogol về Thảo luận theo nhóm luận hài kịch. được phân công. 1 giờ - Chia 3 nhóm thảo luận: đặc điểm cái hài/cái kỳ ảo/cái lãng mạn trong sáng tác Gogol. TUẦN 6 Lí - N.V.Gogol (tiếp) - Phân tích hình tượng thuyết - Chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ theo một nhân vật Sisicov, hình 2 giờ trong các đề tài mà giảng viên cung tượng người kể chuyện. cấp. Làm bài tại nhà, nộp vào tuần 8. - Tại sao Sisicov lại - “Những linh hồn chết của N.V.Gogol mua được “những linh – đó là một cuốn sách kỳ diệu, là một hồn chết”? lời trách cứ nước Nga, tuy chua cay mà không tuyệt tình” (A.I.Gherxen) Nội dung 4. F.M.Dostoevsky (1821-1881) (Tuần 7, 8, 9) TUẦN 7 Lí F.M. Dostoevsky – “con người là cả - Tự đọc và tìm hiểu kiểu thuyết một thế giới ” nhân vật dưới hầm trong 2 giờ - Sáng tác Dostoevsky: những giai Bút ký dưới hầm đoạn cơ bản. Vấn đề thế giới quan của - Xung đột giữa lý thuyết nhà văn. và cuộc sống trong Tội ác - Những giá trị nghệ thuật và tư tưởng và trừng phạt. Đâu là mâu thuẫn trong lý thuyết của của Tội ác và trừng phạt. Raxcolnicov? 8
  10. Hình Thời gian, Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị thức địa điểm TUẦN 8 Lí F.M. Dostoievsky (tiếp) thuyết - Những giá trị nghệ thuật và tư tưởng 1 giờ của Tội ác và trừng phạt (tiếp). Bài - Đặc điểm thể loại của Tội ác và trừng tập phạt. Đánh giá của Bakhtin về tiểu 1 giờ thuyết đa thanh. - Phân tích hai cảnh: cuộc nói chuyện giữa Raxcolnicov và Xonia chương 4, phần 4, cuộc nói chuyện giữa Raxcolnicov và Porfiri chương 5 phần 3. Chủ đề sa ngã và sự hồi sinh tinh thần trong tác phẩm Doxtoievxki. TUẦN 9 Lí F.M. Dostoievsky (tiếp) thuyết - Những giá trị nghệ thuật và tư tưởng của 1 giờ Anh em nhà Karamazov: đặc điểm cốt truyện, tên tác phẩm, hệ thống nhân vật Thảo - Đọc “Truyền thuyết về Viên đại pháp luận quan” và trình bày về vai trò cốt truyện 1 giờ của cảnh này trong tác phẩm. Nội dung 5. L.N.Tolstoy (1828-1910) (Tuần 10, 11, 12, 13) TUẦN 10 Lí - Những mốc chính trong sự nghiệp thuyết L.N.Tolxtoy. 1 giờ - Học thuyết Tolstoy về đạo đức. - Chiến tranh và hoà bình – quá trình ra đời, đặc điểm thể loại. Tự học Trình bày về đặc điểm tư tưởng - Tự đọc về tiểu sử của 1 giờ Tolstoy giai đoạn khủng hoảng (qua Tolstoy. học liệu tham khảo [13]) TUẦN 11 Lí L.N.Tolstoy (tiếp) thuyết - Chiến tranh và hoà bình – “tư tưởng 1 giờ nhân dân” và “tư tưởng gia đình”, kiểu nhân vật “tìm đường”, “phép biện chứng tâm hồn” Bài - Đọc và phân tích các cảnh: Andray 9
  11. Hình Thời gian, Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị thức địa điểm tập trên chiến trường Aoxteclich (c19, 1 giờ phần 3, t1), Andray trên đường đến Otradnoie (c1, phần 3, t2) TUẦN 12 Lí L.N.Tolstoy (tiếp) - Đọc tác phẩm thuyết - Anna Karenina - đặc điểm cốt truyện 2 giờ - kết cấu, hệ thống các ẩn dụ mang tính khái niệm, «tư tưởng gia đình» như một tư tưởng nghệ thuật «tương đương» với «tư tưởng nhân dân» trong miêu tả thời đại khủng hoảng. TUẦN 13 Lí L.N.Tolstoy (tiếp) - Đọc tác phẩm thuyết - Hai hướng sáng tác chính mà Tolstoy 1 giờ tự xác định vào cuối những năm 80. - Phục sinh - đặc điểm cốt truyện - kết cấu, nhân vật Bài tập 1 giờ Nội dung 6. A.P. Sekhov (1860-1904) (Tuần 14, 15) TUẦN 14 Lí A.P.Sekhov - Đọc truyện ngắn, phân thuyết - Các motip chủ đạo trong sáng tác, tích truyện 1 giờ nhân vật, kỹ thuật truyện ngắn Bài tập 1 giờ TUẦN 15 Lí A.P.Sekhov (tiếp) - Đọc kịch và phân tích thuyết - Kịch Vườn anh đào – những cách tân 1 giờ thể loại: kiểu nhân vật mới, cách hiểu của Sekhov về tính kịch của cuộc sống và bản chất xung đột trong kịch. Thảo Ôn tập thi hết môn. luận 1 giờ 10
  12. 8. Chính sách đối với môn học 8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). 8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. 8.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối ) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. 9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học - Điểm danh 10% tập (đi học, chuẩn bị bài, - Kiểm tra chuẩn bị bài (1 điểm) nghe giảng ) - Quan sát trên lớp 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà 10% - Thuyết trình, thảo luận (1 điểm) 9.2. Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Hình thức viết tiểu luận. Bài tiểu luận nộp quá hạn không có lí do 20% chính đáng sẽ bị trừ 50% số điểm. (2điểm) (Thời hạn nộp bài theo qui định của giảng viên phụ trách môn học) 3. Thi hết môn -Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn 60% đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì. (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) 9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: bài tập giao tại lớp và làm tại nhà được cho điểm theo chất lượng bài viết trong tương quan chung so với các bài của lớp. 9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại): Theo lịch của nhà trường. 11
  13. 10. Câu hỏi và bài tập 1. Phân tích Epghênhi Ônheghin (Puskin) từ góc độ thể loại, kết cấu, nhân vật. 2. Cấu trúc cái hài, cấu trúc cái kỳ ảo trong sáng tác Gogol. 3. Phân tích Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Karamazov của Doxtoievxki từ góc độ tư tưởng, kết cấu, nhân vật, các motip hình tượng Bakhtin về tiểu thuyết đa thanh của Doxtoievxki. 4. Đặc trưng thể loại của Chiến tranh và hoà bình của L.Tolxtoy. 5. Quá trình phát triển tính cách của các nhân vật chính trong Chiến tranh và hoà bình . Kiểu nhân vật “tìm đường”. 6. Đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Anna Karenina của L.Tolxtoy. Ý nghĩa bi kịch của hình tượng Anna. 7. Đặc điểm kết cấu cốt truyện và tư tưởng chủ đạo trong Phục sinh của L.Tolxtoy. 8. Phân tích một truyện ngắn của A.Sekhov. 9. Phân tích một vở kịch của Sekhov. Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN TS. Đào Duy Hiệp ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy 12