Lịch sử Việt Nam (Các triều vua chính thống từ ngàu dựng nước đến 1945)

doc 161 trang ngocly 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử Việt Nam (Các triều vua chính thống từ ngàu dựng nước đến 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doclich_su_viet_nam_cac_trieu_vua_chinh_thong_tu_ngau_dung_nuoc.doc

Nội dung text: Lịch sử Việt Nam (Các triều vua chính thống từ ngàu dựng nước đến 1945)

  1. Lịch sử Việt Nam Việt Nam- Quốc Hiệu Thời các vua Hùng (2879-258 trước công nguyên) nước ta gọi là Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương (257-207 trước công nguyên) gọi là âu Lạc. Thời nhà Đinh (968-980) dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập nên một nước độc lập, lấy tên là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý đổi là Đại Việt. Đến thời Nguyễn, vua Gia Long Nguyễn ánh, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, đổi tên nước là Việt Nam. Một chi tiết khá lí thú là từ gần 500 năm trớc, ngay trang mở đầu tập "Trình tiên sinh quốc ngữ" của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ghi "Việt Nam khởi tổ xây nền" khẳng định tên nước ta là Việt Nam. Một sự tiên đoán chính xác 100%. Công dân cổ xưa ở nước ta là người Lạc Việt. Họ từ bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư sang. Hàng năm, theo gió mùa, họ vượt đến các miền duyên hải ở phương Nam nh Hải Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã (Việt Nam). Họ thường tự sánh mình với loài chim Lạc mà hàng năm, đầu mùa lạnh, chim cũng rời vùng biển Giang Nam. Vì thế, người Việt lấy chim Lạc làm vật tổ. Cái tên của vật tổ ấy trở thành tên của thị tộc. Sau nhiều năm vượt biển như vậy, ngời Lạc Việt đã ở lại miền Bắc Việt Nam. Họ lấn lướt và đồng hóa với người Anh- đô-nê-diêng bản địa, phát triển theo dọc các sông lớn và chiếm hầu hết những miền đất trung du Bắc Bộ, nh Mê Linh, Tây Vu (Vĩnh Phú), Liên Lâu (Bắc Ninh), trung du Thanh Hóa, Nghệ An và Đông Sơn (gần Hàm Rồng Thanh Hóa). Nớc Việt Nam ở Đông Nam Châu á, Đông và Nam giáp biển, Tây giáp Lào, Cam-pu-chia, Bắc giáp Trung Quốc. Diện tích Việt Nam hiện nay khoảng 329600km2. Dân số buổi đầu dựng nớc chừng 50 vạn ngời. Đến thời Lý-Trần, chừng hơn 5 triệu và nay hơn 70 triệu dân. Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều dân tộc. Ngoài ngời Kinh còn có 60 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Căn cứ vào ngôn ngữ, chữ viết ta có thể phân bố các thành phần dân tộc nh sau: 1. Tiếng Môn - Khơme. Gồm nhiều nhóm ngời ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Quảng Trị 2. Tiếng Thái gồm ngời Thái Tây Bắc, Thợng du Thanh Hóa, Nghệ An, khu Việt Bắc, Quảng Ninh. Ngoài ra còn có nhóm ngời Giấy, Cao Lan, Lự v.v 3. Tiếng Anh-đô-nê-diêng: Gồm ngời Chàm, Gia rai, ê - đê (Tây Nguyên). Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 1
  2. Lịch sử Việt Nam 4. Tiếng Mèo-Dao: Gồm ngời Mèo, Dao (Việt Bắc, Hòa Bình, Thanh Hóa). 5. Tiếng Tạng-Miến: Gồm ngời Lô Lô (Hà Giang), Hà Nhì, La Khụ, Cống, Xi La (Tây Bắc). 6. Tiếng Hán: Ngời Hoa (Quảng Ninh), Sán Dìu (Hà Bắc, Bắc Thái v.v ) NƯỚC VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC Truyền Thuyết Kinh Dương Vương và Hồng Bàng Thị (2879-258 TCN) Nước Văn Lang Và Các Vua Hùng Nhà Thục Và Nước Âu Lạc An Dương Vương Dẹp Tần Thục An Dương Vương Xây Thành Cổ Loa, Công Trình Sáng Tạo Vĩ Đại Triệu Đà, An Dương Vương Với Truyền Thuyết Nỏ Thần Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 2
  3. Lịch sử Việt Nam Trọng Thủy - Mị Châu Thục An Dương Vương Bãi Chức Tướng Quân Cao Lỗ Nhà Triệu Và Nước Âu Lạc (Năm 207-111 Trước Công Nguyên) NƯỚC VĂN LANG VÀ CÁC VUA HÙNG Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia làm 15 bộ: 1. Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú) 2. Châu Diên (Sơn Tây) 3. Phúc Lộc (Sơn Tây) 4. Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang) 5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) 6. Vũ Ninh (Bắc Ninh) 7. Lục Hải (Lạng Sơn) 8. Ninh Hải (Quảng Yên) 9. Dương Tuyến (Hải Dương) 10. Giao chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) 11. Cửu Chân (Thanh Hoá) 12. Hoài Hoan (Nghệ An) 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh) 14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) 15. Bình Văn (?) Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Vĩnh Phú) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 3
  4. Lịch sử Việt Nam Thời ấy người Văn Lang lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm (tức cây đao, thân to như cây cọ, thân cây có bột ăn được) lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng đao, cắt bằng lửa, làm cơm nếp bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt ngắn tóc để đi trong rừng cho tiện, khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm, trai gái lấy nhau chưa dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầu v.v Đời Hùng Vương thứ nhất, người nước Văn Lang làm nghề chài lưới, cứ hay bị thuồng luồng làm hại, vua mới bắt dân lấy chàm vẽ mình để thú dữ tưởng là đồng loại không làm hại được nữa.(Tục xăm mình này đến đời của Trần Anh Tông mới bỏ) Sử cũ cũng chép thuyền của ta ở đàng mũi hay làm hai con mắt, để thủy quái ở sông, bể trông thấy mà sợ. Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc vừa kể trên, bộ lạc Văn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh, liên minh các bộ lạc rồi trở thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vị thủ lĩnh lỗi lạc ấy gọi là vua Hùng, cha truyền con nối. Cả nước hồi ấy chia ra 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là bồ chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước. Trong thời Hùng Vương có hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện tinh thần này. - Phù Đổng Thiên Vương: Đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân rất hùng mạnh, dường như không ai địch nổi kéo sang xâm lược nước Văn Lang. Thế giặc mạnh lắm, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà vua lo lắng cho mời các quan trong triều để bàn kế phá giặc. Các quan tâu vua xin cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua nghe theo kế ấy. Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh có một nhà giàu 62 tuổi mới sinh được một con trai lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé xin sứ giả về tâu vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh gươm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc. Từ khi sứ nhà vua về, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng qua, cậu lớn phổng lên đến nỗi phải làm nhà riêng để ở. Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (Tiên Du, Hà Bắc) thì sứ giả đem kiếm, ngựa dâng cho Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 4
  5. Lịch sử Việt Nam cậu. Cậu vươn vai đứng lên rồi nhảy lên ngựa mà ra roi. Ngựa chạy đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó. Trên mình ngựa, cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém muối. Kiếm gẫy, cậu nhổ cả cụm tre mà đánh. Không đương nổi sức mạnh thần thông của chàng trai Phù Đổng, quân giặc còn lại quỳ gối xin hàng. Phá được giặc Ân rồi, người anh hùng làng Phù Đổng đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng; về sau là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm đến mùng 8 tháng 4 làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng) mở hội vui lớn, tục gọi là hội Gióng. - Sơn Tinh Thủy Tinh: Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mị Nương được vua cha thương yêu rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn hỏi nàng làm vợ. Sơn Tinh người ở núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường. Chàng chỉ tay về phía Đông, phía Đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía Tây, phía Tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở mãi tận biển Đông cũng tài giỏi không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Một người là chúa của miền non cao, còn người kia là chúa của vùng nước thẳm, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.Vua Hùng boăn khoăn không biết nhận lời ai, bèn phán rằng: - Hai người đều vừa ý ta cả nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ai? Vậy, ngày mai, nếu ai dẫn lễ cưới đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hay trăm đệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì được rước dâu về. Sớm hôm sau Sơn Tinh đem đẩy đủ lể vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh còn hô mưa gọi gió làm thành dông, bão, sấm sét, rung chuyển trời đất, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng, ngập cả nhà cửa. Sơn Tinh không hề nao núng dùng phép bốc từng quả đồi, từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Sơn Tinh lại dùng sấm sét đánh xuống, Thủy Tinh cuối cùng phải chịu thua rút quân về. Từ đó Sơn Tinh và Thủy Tinh thù nhau. Không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, gây nên nạn lụt lội khắp vùng đồng bằng và trung du nước ta. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng phải thua. Câu chuyện có ý nghĩa này phản ánh một thực tế, hàng năm vào tháng 6 và tháng 7, Bắc Bộ bị lũ lụt, nước tràn vào đồng áng, tàn phá mùa màng, khiến nhân dân phải đắp đê ngăn lũ vô cùng vất vả. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 5
  6. Lịch sử Việt Nam NHÀ THỤC VÀ NƯỚC ÂU LẠC Theo truyền thuyết và sử cũ thì An Dương Vương tên là Thục Phán là cháu vua nước Thục. Nước Thục này không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên thời Chiến Quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên là Mị Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ sang cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mị Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân đi đánh nước Văn Lang. Nhưng vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ lo yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo đến đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 6
  7. Lịch sử Việt Nam Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời Chiến Quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thỏa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt. Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất của quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào đất Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn là lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy, khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và tiến vào rừng đến đó. Chẳng mấy chóc, quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt do Thục Phán làm tướng mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt - Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán đã thực sự nắm chọn uy quyền tuyệt đối cả về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương càng được củng cố nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc hùng mạnh. THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA, MỘT CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO VĨ ĐẠI Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa. Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành, Thục An Dương Vương bèn Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 7
  8. Lịch sử Việt Nam cho xây theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực về truyền thuyết đó như thế nào? Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy, thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8- 12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây thành Cổ Loa cực kì khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đã đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật đã được tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẽ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiều đá để sử dụng cho công trình? Kĩ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳcông. Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp - Ngũ Huyền Khuê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá vùng rừng đa (Gia Lâm), rừng mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm) v.v thành ruộng. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông đã chế tạo nỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng cho nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây. Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ. Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 8
  9. Lịch sử Việt Nam TRIỆU ĐÀ, AN DƯƠNG VƯƠNG VỚI TRUYỀN THUYẾT NỎ THẦN Nhà Tần suy yếu, xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc. Ở các nơi, bọn phong kiến cát cứ nổi lên tranh giành ngôi thứ, đánh lẫn nhau. Ở quận Nam Hải (vùng Quảng Đông) có quan úy là Nhâm Ngao muốn đem quân đánh chiếm nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương. Nhưng âm mưu đó chưa thực hiện được thì Nhâm Ngao chết. Khi sắp mất, Nhâm Ngao giao binh quyền lại cho Triệu Đà thay mình làm quan úy quận Nam Hải. Bao phen Triệu Đà huy động binh mã, toan chiếm lấy Âu Lạc nhưng đều thất bại. Vì An Dương Vương có thành Cổ Loa kiên cố, lại có nỏ thần (Liên Châu) lợi hại nên quân Triệu Đà đông, thế Triệu Đà mạnh mà vẫn phải kinh hoàng nhìn quân mình phơi xác dưới chân thành Âu Lạc. Triệu Đà dùng mưu giả hoà hiếu, cho con trai là Trọng Thủy sang làm rể An Dương Vương để mưu phá nỏ thần. TRỌNG THỦY - MỊ CHÂU Sự thật chuyện Mị Châu - Trọng Thủy như sau: Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải muốn cướp nước Âu Lạc, đã bao lần đem quân sang đánh nhưng đều đại bại. Triệu Đà thấy dùng binh không xong bèn xin giảng hoà với An Dương và sai con là Trọng Thủy sang cầu thân. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy được gặp Mị Châu có sắc đẹp tuyệt vời, con gái yêu của Thục An Dương Vương. Trọng Thủy đem lòng yêu Mị Châu. Mị Châu cũng dần dần tha thiết yêu chàng. Hai người quấn quít bên nhau, không chỗ nào trong Loa Thành Mị Châu không dẫn người yêu đến xem. An Dương Vương thấy đôi trẻ yêu nhau, rất mừng, liền gả Mị Châu cho Trọng Thủy. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 9
  10. Lịch sử Việt Nam Một lần, trong câu chuyện tâm tình, Trọng Thủy hỏi vợ: - Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mị Châu chân thành đáp: - Âu Lạc chỉ có thành cao, hào sâu, lại có nỏ Liên Châu, bắn một phát hàng loạt mũi tên bay đi có thể giết chết nhiều quân địch. Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên vờ như mới nghe nói đến nỏ Liên Châu. Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mị Châu không ngần ngại chạy đi lấy nỏ đem cho chồng xem. Nàng lại còn chỉ dẫn cách thức bắn, cách bịt đồng cặn kẽ. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi. Sau đó, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm cha và thuật lại cho Triệu Đà biết cách chế tạo nỏ Liên Châu. Triệu Đà mừng rỡ reo lên: - Phen này nước Âu Lạc tất về tay ta. Lợi dụng mối tình trong trắng thiết tha của Mị Châu và sự lơ là mất cảnh giác của An Dương Vương, cha con Triệu Đà đã nắm được bí mật của thành Cổ Loa và chế tạo hàng loạt nỏ Liên Châu trang bị cho quân mình rồi cất quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương ỷ có vũ khí lợi hại, chủ quan không phòng bị. Vì vậy, khi Triệu Đà trong tay có nỏ Liên Châu, đem quân ồ ạt tiến đánh, quân Âu Lạc bị thua. Từ mối tình trong trắng bị lợi dụng của Mị Châu đã dẫn đến kết cục bi thảm. Năm 208 trước công nguyên, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc. NHÀ TRIỆU VÀ NƯỚC ÂU LẠC (Năm 207- 111 trước Công Nguyên) Nhà Triệu được lập từ năm 207, đến năm 111 trước công nguyên thì bị nhà Tây Hán thôn tính, trải qua 5 đời vua: - Triệu Vũ Nương (207-137 trước công nguyên) - Triệu Văn Vương (137-125 trước công nguyên) - Triệu Minh Vương (125-113 trước công nguyên) - Triệu Ai Vương (113-112 trước công nguyên) Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 10
  11. Lịch sử Việt Nam - Triệu Dương Vương (112-111 trước công nguyên) Năm 111 trước công nguyên nhà Triệu mới mất nhưng từ năm113 nội tình nhà Triệu đã rất rối ren. Lúc đó, vua nhà Hán cho An quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về chầu. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (hoàng hậu của vua Minh Vương) nên họ tư thông với nhau và dụ dỗ Triệu Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Việc làm đó bị tể tướng Lữ Gia phát hiện. Lữ Gia đã truyền hịch đi mọi nơi nói rõ sự thật rồi cùng một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà Hán, Cù Thị và vua Ai Vương, tôn Kiến Đức, con trưởng của Minh Vương lên làm vua, hiệu là Triệu Dương Vương. Dương Vương làm vua được 1 năm thì bị vua Vũ Đế nhà Hán sai phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo binh sang đánh lấy Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đem vua Dương Vương chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại. Nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, đổi tên là Giao Chỉ bộ. NHÀ NƯỚC SAU CÔNG NGUYÊN Giao Chỉ Và Nhà Tây Hán (111 Trước Công Nguyên - 39 Sau Công Nguyên) Đấu Tranh Giành Độc Lập- Hai Bà Trưng Khởi Nghiệp(40-43) Nhà Đông Hán (25-220) Truyện Trương Trọng Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 11
  12. Lịch sử Việt Nam Lý Tiến Và Lý Cầm Phá Lệ Nhà Đông Ngô (222-280) Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248) ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP - HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHIỆP (40-43) May mắn thay, đến những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh (Vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú) đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất (Gia đình họ Trưng có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén đầy là kén chắc kén mỏng là kén nhì. Tên gọi Trắc và Nhị từ đó mà ra) và ở Chu Diên (Chu Diên nằm ở dọc sông Đáy, sông Hồng, trên đất Hà Sơn Bình, Hà Nội, Hải Hưng ngày nay) là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân năm ấy, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu Diên đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng . Ý quan lạc tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách - Trưng Trắc mà sức xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. Ít lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng Thi Sách kết nghĩa vợ chồng. Hôn lễ vẫn theo đúng lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy thành thân nhưng người nào vẫn ở lại đất cũ của người ấy. Tô Định giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai lạc tướng Chu Diên. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn lễ là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Sự liên kết đang nhân bội sức mạnh chống lại nền đô hộ của nhà Hán. Linh cảm thấy trước một cuộc biến sẽ xảy ra mà cội nguồn của nó từ đất Mê Linh, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn. Tin dữ từ Chu Diên đưa tới khiến Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 12
  13. Lịch sử Việt Nam cho chồng, rửa nhục cho nước. Nghe tiếng trống ầm ào nổi lên, dân Mê Linh cung nỏ, dao búa, khiên mộc, giáo lao trong tay cuồn cuộn đổ về nhà làng. Trên bành voi cao, nữ chủ tướng Mê Linh mặc giáp phục rực rỡ. Dân Mê Linh trông thấy nữ chủ tướng đẹp đẽ, oai phong lẫm liệt thì hò reo dậy đất, ào ào bám chân voi, theo chủ tướng mà xốc tới. Trước khí thế ngút trời của đoàn quân khởi nghĩa, toà đô úy trị của nhà Hán trên đất Mê Linh phút chốc đã tan tành. Dân Mê Linh đạp bằng dinh lũy giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong đoàn quân trẩy đi phá quận Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy bay xa về Nam Hải chịu tội với vua Hán. Tin thắng trận dồn dập bay đi. Nỗi vui mừng quá lớn khiến cho người dân Việt nhiều đêm liền không ngủ. Trải qua hàng chục đời, nay đất nước của vua Hùng mới được khôi phục, nợ nước thù nhà của chủ tướng Mê Linh đã được trả. Trai gái rìu đồng, giáo sắc nắm chắc trong ray, những chiếc lông chim cắm ngất ngưởng trên đầu, bộ áo lông chim xòe rộng theo nhịp trống đồng dồn dập như không bao giờ dứt. Tin thắng trận bay đi. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng. Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được cả nước tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Những nữ thủ lĩnh, nữ nam cừ súy được phong các chức tướng lĩnh rồi người nào trở về đất ấy dốc sức cùng dân xây cuộc đời mới. Trưng nữ vương quyết định miễn hẳn thuế khoá cho thiên hạ trong hai năm. Năm Tân Sửu (41), vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo sang đánh Trưng Vương. Một trận quyết chiến tối sầm cả trời đất giữa 20 vạn quân của Mã Viện với dân binh các làng chạ do Trưng Vương thống suất đã diễn ra ở Lăng Bạc (vùng từ Đông Triều đến Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng sẵn trên các triền đất cao giữa vùng Lăng Bạc lầy lội chuẩn bị tiến công Mê Linh thì bị Trưng Vương đem quân tới chặn đánh. Hơn một vạn người Việt đã ngã xuống trong trận đánh bất lợi này. Trưng Vương thu quân về giữ Cấm Khê (Vùng Thạch Thất, Hà Nội và Quốc Oai, Hà Tây). Mã Viện lại kéo tới, một loạt trận huyết chiến nữa lại nổ ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy. Hơn 2 vạn người Việt nữa lại nằm xuống ở đây. Chiến trường chính chống lại cuộc đàn áp man rợ của Mã Viện là 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tổng số dân mới có 91 vạn cả trẻ già lớn bé. Vậy mà chỉ trong mấy trận đánh, hơn 4 vạn người Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng. Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (43). Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 13
  14. Lịch sử Việt Nam NHÀ ĐÔNG HÁN (25-220) Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ sát nhập vào nhà Đông Hán rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đó. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới khắc sáu chữ: "Đồng Trụ Triết, Giao Chỉ diệt"(Cây đồng trụ đổ thì người Giao Chỉ mất nòi). Người Giao Chỉ đi qua chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng trụ một hòn đá. Về sau chỗ ấy thành gò đá, đến nay không còn biết cột ấy ở chỗ nào. Cũng như nhà Tây Hán, nhà Đông Hán gộp miền đất Âu Lạc cũ thành Châu Giao gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, khoảng 50 huyện. Đứng đầu châu vẫn là thứ sử từ Trung Quốc cử sang. Thứ sử có quyền cắt đặt quan lại, điều động binh lính ở trong châu. Ở mỗi quận có chức thái thú cũng là người Hán. Bên dươiù quận là các huyện. Chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt ở cấp huyện bị bãi bõ. Thay cho các lạc tướng người Việt là những tên huyện lệnh người Hán. Luật cũ của người Việt bị bãi bỏ. Dân Việt buộc phải theo luật Hán. Chính quyền đô hộ đặc biệt đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với dân Việt, bắt dân Việt phải theo phong tục tập quán sống như người Hán. Chúng bắt dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá các tư tưởng "thần phục thiên tử", "quy phục thiên triều". Hàng năm, chúng bắt dân ta phải nộp cống nào sừng tê, ngà voi , gỗ trầm, ngọc trai, đồi mồi, san hô, kể cả hoa quả quý như vải, nhãn, dứa v.v Cả đến những thợ thủ công tài hoa cũng bị trở thành đồ cống. Sử ghi Sĩ Nhiếp mỗi năm thu hàng ngàn tấm vải cát bá, hàng trăm ngựa và nhiều thứ lâm thổ sản quý khác. Tôn Tư đã bắt hàng ngàn thợ thủ công có tài, khéo nghề tinh sảo sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh). TRUYỆN TRƯƠNG TRỌNG Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 14
  15. Lịch sử Việt Nam Trương Trọng, người quận Nhật Nam (Bình Trị Thiên, Quảng Nam) nhờ hay chữ nên được viên thái thú Nhật Nam lấy vào làm thuộc lại trong quận. Cuối năm 78, theo lệ nhà Hán, Trương Trọng được viên thái thú cử sang kinh đô Lạc Dương (Hà Nam) để tâu bày công việc trong quận lên vua Hán. Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé lại là dân "man di" bèn hỏi xách mé: - Viên tiểu lại kia người quận nào? Trương Trọng trong lòng khó chịu nhưng điềm tĩnh đáp: - Tôi là người thay mặt thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua chứ không phải một viên tiểu lại. Bệ hạ muốn dùng người tài cán hai chỉ muốn đo xương thịt? Bất ngờ bị đối thủ trả lời cứng cỏi lại đứng đắn vua Hán giận lắm nhưng không làm gì được. Mấy ngày sau, nhân tết Nguyên Đán, vua mở tiệc yến. Nhận thấy trong số các quan vào chúc tết có Trương Trọng, vua Hán muốn rửa nhục bữa trước bèn hỏi Trương Trọng: - "Nhật Nam" có nghĩa là "phương Nam mặt trời". Ta nghe nói tất cả nhà cửa xứ ấy đều quay về phương Bắc để trông thấy mặt trời có phải không? Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là mặt trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ sùng bái, Trương Trọng quyết trả miếng. Bởi thế, trước trăm quan cùng một tâm địa cậy thế nước lớn miệt thị nước nhỏ, Trương Trọng chậm rãi đáp: - "Nhật Nam" không phải là phía Nam mặt trời. Một bậc túc nho không ai hiểu như thế. Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là "Vân Trung" nhưng quận ấy có ở trong mây đâu? Có quận gọi là "Kim Thành" nhưng có phải là thành xây bằng vàng đâu? Ấy là đặt tên thế thôi chứ thực không phải như thế. Lại nữa, ở nơi nào thì mặt trời cũng đều mọc ở đằng đông, kẻ thất phu cũng hiểu được như thế. Còn ở xứ Nhật Nam không ai xoay về phương Bắc để trông thấy mặt trời. Ngược lại "lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam" là tục lệ của dân Nhật Nam. Chứ chẳng ai thay đổi được tục lệ đó. Vua Hán và quần thần ngây người trước câu đối đáp rắn rỏi, mạnh mẽ của viên sứ thần có tầm vóc bé nhỏ mà trí tuệ lớn. Về sau Trương Trọng được vua Hán cho làm thái thú quận Kim Thành. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 15
  16. Lịch sử Việt Nam LÝ TIẾN VÀ LÝ CẦM PHÁ LỆ Nhìn chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc tự xem mình là "Thiên Tử" coi dân Việt là "man dợ" nên người Việt dẫu có học hành thông thái cũng không được trọng dụng. Ngoài trường hợp Trương Trọng nói trên, mãi đến đời vua Linh Đế (168-189) cuối nhà Đông Hán, mới lại có người Việt, nhờ học giỏi, được cất nhắc làm thái thú quận Giao Chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao Chỉ được bổ đi làm quan bất kì quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng vua Hán chỉ cho những người đổ Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôi. Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm, làm lính túc vệ trong cung, khẩn thiết xin vua Hán bãi lệnh đó. Nói mãi, vua Hán mới cử một người Giao Chỉ đỗ Mậu Tài đi làm quan lệnh ở Hạ Dương và một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp. Thực tế đất Âu Lạc từng có những người đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán, bác bỏ luận điểm của các nhà sử học Trung Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp (187-226) sang làm thái thú văn hoá mới phát triển, nền giáo dục mới được mở mang là không đúng. NHÀ ĐÔNG NGÔ (222-280) Nhà Đông Hán mất, nước Trung Quốc phân làm 3 nước: Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Đất Giao Châu lúc đó lại thuộc về Đông Ngô. Nhà Đông Ngô vẫn cho Sĩ Nhiếp làm thái thú. Năm Bính Ngọ (926). Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm thái thú: Ngô chủ là Tôn Quyền chia Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc gọi là Quảng Châu, từ Hợp Phố về Nam gọi là Giao Châu. Sai Lữ Đại làm thứ sử Quảng Châu và Trần Thì sang thay Sĩ Huy làm thái thú quận Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 16
  17. Lịch sử Việt Nam Giao Chỉ. Bọn Đại Lương và Trần Thì sang đế Hợp Phố thì bị Sĩ Huy đem quân ra chống giữ. Thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại một mặt đem binh sang đánh dẹp, mặt khác cho người dụ Sĩ Huy ra hàng. Sĩ Huy đem 5 anh em ra hàng liền bị Lữ Đại bắt giết. Tôn Quyền lại hợp Quảng Châu và Giao Châu làm một và phong cho Lữ Đại làm thứ sử. CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA TRIỆU THỊ TRINH (248) Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau gọi người phụ nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ III. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá). Ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện Bà Triệu thu phục được con voi trắng một ngà, chuyện "Đá biết nói" rao truyền lời thần dân mách bảo từ trên núi Quan Yên. Có bà Triệu tướng Vâng lệnh trời ra Trị voi một ngà Dựng cờ mở nước Lệnh truyền sau trước Theo gót Bà Vương Triệu Thị Trinh là người có sức khoẻ, gan dạ và mưu trí. Năm 19 tuổi, bà cùng người anh tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá). Đấy là một thung lũng ở giữa hai núi đá vôi , vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc vào. Lúc đầu anh bà có ý can ngăn lo phận gái khó đảm đang trọng trách. Bà trả lời: - Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không thèm cuối đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 17
  18. Lịch sử Việt Nam Mến mộ Bà, nghĩa quân ngày đêm mài gươm luyện võ, chờ ngày nổi dậy: "Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng". Năm Mậu Thìn (248) nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Toàn thể Châu Giao chấn động". Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên: Hoành qua đương hổ dị Đối diện Bà Vương nan Nghĩa là: Vung giáo chống hổ dễ Giáp mặt vua Bà khó Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận, một tướng từng kinh qua trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận đem thêm 8000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh mạnh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu theo địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nào núng. Sau 6 tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hi sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá). Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Về sau, vua Lý Nam Đế khen là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Nay ở Phú Điền (Thanh Hoá) còn có đền thờ bà. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 18
  19. Lịch sử Việt Nam NƯỚC VẠN XUÂN ĐỘC LẬP Nhà Tiền Lý (544-602) Triệu Việt Vương(549-571) Hậu Lý Nam Đế (571-602) NHÀ TIỀN LÝ (544-602) Dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, nhà Ngô lấy đất Nam Hải , Thượng Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt Châu trị ở Phiên Ngung, lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam làm Giao Châu, đặt Châu trị ở Long Biên (Bắc Ninh). Đất Nam Việt của nhà Triệu ngày trước thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đó. Năm Ất Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Ngụy, Thục , Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh đánh giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v nổi lên chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở Đông Nam, phải dời đô về Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 19
  20. Lịch sử Việt Nam Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn. Năm Canh Thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Bắc Triều và Nam Triều. Bắc Triều có nhà Ngụy, nhà Tề, nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam Triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị vì. Năm Kỷ Mùi (479) nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề. Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắt khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trăm bề, mọi người đều oán giận. Bởi vậy, năm 542, Lý Bôn đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên. Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nước ta từ cuối thời Tây Hán, khoảng đầu công nguyên. Trải qua 7 đời, đến Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân". Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Ông là con độc nhất trong gia đình. Bố là Lý Toản, trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái Châu (Thanh Hoá). Từ nhỏ Lý Bí đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi mẹ qua đời. Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có vị Pháp tổ thiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngôi, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Quả hơn 10 năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời kỳ Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức giám quân (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Nhưng do bất bình với bọn đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Hưng) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, mến tài đức Lý Bí đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Rồi Tinh Thiều, Phạm Tu và hào kiệt các nơi cũng nổi dậy hưởng ứng. Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (542), Lý Bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan. Đầu năm Quí Dậu (543), vua Lương lại huy động binh mã xâm lược một lần nữa. Tướng sĩ Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 20
  21. Lịch sử Việt Nam giặc khiếp sợ còn dùng dằng chưa dám tiến quân, thì Lý Bí đã chủ động ra quân, đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố, miền cực Bắc Châu Giao. Quân Lương mười phần chết bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử. Tháng Hai năm Giáp Tý (544) Lý Bí tự xung hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đinh gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm thái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tài cũng được trọng dụng. Lý Nam Đế xây dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ) lấy tên là chùa Khai Quốc, sau này trở thành một trung tâm phật giáo và phật học lớn của nước ta. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo Cá Vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây Hà Nội. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương Bắc là sự khẵng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam. Triều Lý khởi nghiệp từ đây. Đầu năm Ất Sửu (545), nhà Lương sau khi đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc đã dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ nhằm chiếm lại Châu Giao. Dương Phiêu được cử làm thứ sử Châu Giao cùng với Trần Bá Tiên, một viên tướng khát máu, chia hai đường thuỷ bộ cùng phối hợp vào nước ta. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh ở vùng Lục Đầu (thuộc Hải Hưng) nhưng không cản được giặc. Vua cho quân lui về giữ thành ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Song thành bằng đất, lũy bằng tre gỗ mới dựng nên không giữ được lâu. Quân địch hung hãn tấn công ác liệt. Thành Tô Lịch bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải lui quân, ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (ở miền đồi núi Việt Trì). Quân Lương đuổi theo, vây hãm rồi chiếm được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế đem quân chạy vào miền núi Vĩnh Phú. Được nhân dân các dân tộc ủng hộ, chỉ vài tháng sau, Lý Nam Đế đã khôi phục được lực lượng, quân lên tới vài vạn người. Lý Nam Đế đem quân và thuyền bè ra đóng ở hồ Điển Triệt (thuộc xã Tứ Yên, Lập Thành, Vĩnh Phú). Nơi đây có con ngòi thông sông Lô với hồ, ba mặt Đông, Nam, Bắc của hồ là các đồi cao, phía Tây là những đồi thấp và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một đường phía Bắc của hồ. Quân Lương từ Gia Ninh ngược dòng sông Lô kéo lên tấn công. Bị quân của Lý Nam Đế đánh trả quyết liệt không tiến lên được, chúng phải đóng giữa đồng trống. Lúc này, quân lính nhà Lương đã mỏi mệt, tướng lĩnh chán nản, nhưng Trần Bá Tiên vốn xảo quyệt, nhân một đêm mưa to gió lớn đã thúc quân tràn vào đánh úp quân của Lý Nam Đế. Lý Nam Đế phải lui vào động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú). Anh vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 21
  22. Lịch sử Việt Nam người trong họ) và là tướng của Lý Nam Đế đem một cánh quân lui vào Thanh Hóa. Ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn nên ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hai năm sau, Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng 3 năm Mậu Thìn (13-4-548). Tưởng nhớ Lý Nam Đế, người anh hùng dân tộc mở đầu nền độc lập, tự chủ của đất nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ ông theo nghi lễ thờ vua. Tính riêng ở miền Bắc có hơn 200 đền, miếu thờ vua Lý Bí và các tướng của ông HẬU LÝ NAM ĐẾ (571-602) Đánh thắng Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử xưng đế hiệu, đóng đô ở Phong Châu, sai Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ Định giữ Ô Diên. Trong lúc Lý Phật Tử làm vua ở Nam Việt thì vua Văn Đế nhà Tùy đã dẹp yên Nam - Bắc Triều, thống nhất nước Trung Hoa, quy giang sơn về một mối. Năm Nhâm Tuất (602) vua Tùy sai danh tướng Lưu Phương đem đại binh sang đánh Nam Việt . Trước khi xuất quân, Lưu Phương sai người tâm phúc sang dụ Lý Phật Tử về hàng, nếu không hắn sẽ làm cỏ dân Việt, Lý Phật Tử sợ thế không địch nổi bèn xin về hàng. NHÀ TÙY ĐƯỜNG VÀ CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA (603-939) Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 22
  23. Lịch sử Việt Nam Nhà Tùy Đường Mai Hắc Đế (722) Phùng Hưng-Bố Cái Đại Vương (761-802) Họ Khúc Dấy Nghiệp-Khúc Thừa Dụ(906-907) Khúc Hạo (907-917) Khúc Thừa Mỹ (917-923) Họ Dương Khôi Phục Quyền Tự Chủ - Dương Đình Nghệ Và Kiều Công Tiễn Triều Ngô (939-965) Ngô Quyền Phá Quân Nam Hán (897-944) Hậu Ngô Vương (950-965) NHÀ TÙY ĐƯỜNG Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tùy (589-617) đã thôn tính Giao Châu dễ dàng, chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh). Trụ sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Hà Bắc) về Tống Bình (Hà Nội). Nhưng nhà Tuỳ Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 23
  24. Lịch sử Việt Nam làm vua được 28 năm, nhà Đường kế nghiệp trị vì Trung Quốc. Năm Tân Tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Đại Tổng Quản sang cai trị Giao Châu. Đến năm Kỷ Mão (671) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. Dưới huyện là hương và xã. Tiểu hương có từ 70-150 hộ. Đại hương từ 160-500 hộ. Tiểu xã có từ 10-30 hộ. Đại xã từ 40-60 hộ. Ở miền núi nhà Đường đặt các châu "kimi" (ràng buộc lỏng lẻo) và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy. An Nam đô hộ phủ quản 41 châu "Kimi" (vùng Việt Bắc dân tộc Tày Nùng năm Tân Hợi (711) nhà Đường lập Phong Châu đô đốc phủ (Sơn Tây - Hưng Hoá và các dân tộc Thái, Tày và Tạng Miến) và Hoan Châu đô đốc phủ (vùng Nghệ Tĩnh và đất Lục Lạp - Bắc Trường Sơn giáp Lào), Ái Châu (vùng Thanh Hoá). Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là viên "đô hộ" hoặc "kinh lược sứ". Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy dành độc lập. Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820) MAI HẮC ĐẾ Năm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha ( Sách Thiên Nam Ngũ Lục chép mẹ Mai Thúc Loan đến xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai) và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kì lạ và có sức khoẻ tuyệt vời. Lớn lên, Mai Thúc Loan phải làm lụng, lo toan giúp mẹ đủ việc. Chú bé hết đi làm mướn cho bọn hào phú lại theo mẹ vào rừng kiếm củi. Rồi một tai nạn khủng khiếp diễn ra giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi trong rừng sâu. Khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vùng máu cạnh một con hỗ lớn đang gầm gừ, quần đảo cắn xé man rợ. Hờn căm ngút trời, Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 24
  25. Lịch sử Việt Nam Mai Thúc loan xông vào đánh nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi , hung tợn phải bỏ chạy. Từ đó, Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học hành mà chỉ học lỏm để biết chữ, hiều nghĩa sách. Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khoẻ phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ăn giải cạn (Không ai dám vào thi đấu) ở nhiều nơi. Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần Thúc Loan giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn Mai Thúc Loan làm chức "Đầu phu", thủ lĩnh quân sự địa phương của làng. Châu Loan ngày ấy luôn bị giặc Chà Và (Gia-va), Côn Lôn (Mã Lai) cướp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt, nạn cống "quả lệ chi" (quả vải) là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Nguyên do, ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, thường gọi là Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thật thất thường. Dương Quý Phi thích ăn quả lệ chi xinh xắn, chỉ ở An Nam mới có. Mùa vải năm Nhâm Ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi nộp cống. Đoàn người gánh vải đầm đìa mồ hôi mà vẫn phải lê từng bước trên đường. Gần trưa, Mai Thúc Loan cho mọi người nghỉ chân ở bên rừng. Cái khát cháy cổ hành hạ đoàn phu. Một dân phu có tuổi bứt lấy một quả vải ăn cho đỡ khát. Quả vải chưa kịp đưa lên miệng đã bị một tên lính Đường đi áp tải xông tới, vung cán mã tấu đánh vào đầu. Khi tên lính Đường lần nữa định đánh ông già, thì hắn đã bị đánh chết tươi. Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Bọn giặc cậy có binh khí hò hét vung đao, kiếm xông vào Mai Thúc Loan. Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan, đã rút đoàn gánh chống lại. Lũ giặc không địch nổi đoàn dân phu đều phải đền tội. Đánh tan lũ giặc Đường trong một cơn phẫn nộ, Mai Thúc Loan lập tức khởi bùng khí thế vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa. Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trăm họ hưởng ứng nghĩa lớn và chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm căn cứ. Không để cho giặc rảnh tay, Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào Châu Trị (Nơi đặt bộ máy đô hộ của một châu) mở rộng địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa. Mai Thúc Loan phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng lên gìn giữ non sông. Từ căn cứ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan mở rộng địa bàn, xây thành Vạn An với quy mô của một kinh thành. Từ đây Mai Thúc loan tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ đô hộ, ngoài Giao Châu, Mai Thúc Loan được nhân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế gọi là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai). Và, chỉ trong một trận ác chiến , Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi tên trùm đô hộ Quách Sở Khách tháo chạy về nước, lấy lại giang sơn. Đất nước ta được giải phóng nhân dân Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 25
  26. Lịch sử Việt Nam khắp nơi náo nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân tới hàng chục vạn người. Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh. Vua Đường huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An. Không đương nổi đội quân hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao. Tội ác tầy trời này của giặc chỉ làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân nước Việt. Nhân dân nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ, đề thơ ca tụng người anh hùng: Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng Vạn An thành lũy khói hương xông Bốn phương Mai Đế lừng uy đức Trăm trận Lý Đường phục võ công (vua Đường họ Lý nên ở đây gọi là Lý Đường) Đường đi cống vải từ đây dứt Dân nước đời đời hưởng phúc chung (Nguyên văn chữ Hán Chép trong tập Tiến chân bảo luân tân kinh) PHÙNG HƯNG BỐ-CÁI ĐẠI VƯƠNG (761-802) Năm Đinh Mùi (767) quyền thống trị của nhà Đường trên đất Việt bắt đầu suy yếu. Năm Đại Lịch thứ hai đời Đường Đại tông có giặc Côn Lôn và Chà Và vào quấy nhiễu. Quan kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi chỉ còn biết giữ thành chờ cứu viện. Vua Đường sai Cao Chính Bình đem quân sang đánh tan giặc ở Cửu Chân, sau đó y được giữ chức đô hộ An Nam. Cao Chính Bình ỷ thế ra sức tàn sát, cướp bóc, vơ vét của cải của dân ta, khiến người người đều căm giận. Nhân cơ hội đó Phùng Hưng cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh hiệu triệu dân Việt nổi lên chống lại nhà Đường. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội). Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ, từng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó ông trở về quê, chí thú làm ăn trở nên giàu có, nuôi trong nhà hàng ngàn nô tì. Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử, một lần sinh 3. Phùng Hưng khôi ngô, khác thường, trong 3 anh em Phùng Hưng có sứ khoẻ và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 26
  27. Lịch sử Việt Nam và nhân dân truyền tụng về tài đánh trâu, giết hổ ở đất Đường Lâm. Kể rằng có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau. Lần khác, bằng mưu kế, ông đương đầu với con hỗ dữ khét tiếng trong vùng, giết chết mãnh thú, trừ được hoạ cho dân. Vì được dân sẵn lòng mến phục nên khi Phùng Hưng trương cờ dấy nghĩa mưu việc lớn, nhân dân theo về đông. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân lên tới vài vạn người. Quân giặc ở châu Đường Lâm và các vùng phụ cận không đương nổi những cuộc công phá sấm sét phải tháo chạy. Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi trấn giữ những vùng hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến diễn ra hơn 20 năm. Năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo bất ngờ vây đánh thành Tống Bình. Cao Chính Bình đem 4 vạn quân ra nghênh chiến. Sau 7 ngày đêm xung sát, quân giặc núng thế phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng hò reo bủa vây khắp 4 mặt thành. Thấy quân mình bị chết nhiều, Cao Chính Bình lo sợ phát ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì, vào phủ đô hộ điều khiển việc nước được 7 năm thì mất. Con trai là Phùng An lên nối ngôi, thể theo lòng ái mộ của nhân dân tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương (Cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng làm cha mẹ). Phùng An nối nghiệp được hai năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại. Phùng Hưng mất nhưng nhân dân không nguôi tiếc nhớ ông . Truyền thuyết dân gian kể: Phùng Hưng rất hiển linh. Ông thường hiện hình giúp dân lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Sau này, Phùng Hưng cũng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. Vì vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ ông rất lớn. Ở Quảng Bá (Hà Nội), Triều Khúc (Hà Sơn Bình). ở Đại Ứng, Phương Trung, Hoạch An (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) v.v đều có đền thờ ông. HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP - KHÚC THỪA DỤ (906-907) Sau khi đánh bại Phùng An, bọn quan lại nhà Đường sang cai trị Giao Châu càng tham tàn, độc ác nên lòng dân chất chứa oán thù. Chúng chỉ nghĩ đến việc vơ vét của cải cho nhiều nên 2 lần giặc Nam Chiếu sang đánh, giết hơn 15 vạn dân Giao Châu, quan quân nhà Đường đều bỏ Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 27
  28. Lịch sử Việt Nam chạy. Năm Giáp Thân (864) Cao Biền đem đại binh sang đánh mới đuổi được giặc Nam Chiếu. Vua Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong Cao Biền làm tiết đô sứ. Cao Biền cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch, chỉnh đốn mọi việc. Sử chép Cao Biền dùng phép phù thủy khiến thiên lôi phá những thách ghềnh ở các sông để cho thuyền bè đi được. Tục lại truyền rằng, Cao Biền thấy Giao Châu ta lắm đất đế vương, bèn cho phá những nơi sơn thủy hữu tình, cốt triệt long mạch. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua, mỗi nhà mấy năm, gọi là đời ngũ quý hay ngũ đại. Nhân cơ hội ấy, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Hưng), là một họ lớn nổi dậy lãnh đạo nhân dân Giao Châu, khôi phục quyền tự chủ của đất nước. Khúc Thừa Dụ vốn là một hào phú, tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng kính phục. Năm 905, Khúc Thừa Dụ mộ quân tiến công thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi giặc về nước rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quận Tiết Độ Sứ tước Chống bình dương sự. Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cách ứng xử khôn khéo với bon phong kiến phương Bắc: "Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa". Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ. Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ, thay bằng người Việt. Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức: "Tĩnh Hải hành quân Tư mã quyền chi lưu hậu", chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha. Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được non một năm thì mất ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo. KHÚC HẠO (907-917) Giống như nhà Đường, nhà Hậu Lương cũng buộc phải công nhận Khúc Hạo làm "An Nam đô hộ suy tiết độ sứ". Nối nghiệp cha, Khúc Hạo đề ra nhiều cải cách quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng độc lập, thống nhất của dân tộc. Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính: Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 28
  29. Lịch sử Việt Nam lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp và xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra với Quản Giáp và phó tư giáp (cấp giáp). Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã). Cả nước lúc đó có 314 giáp. Suốt thời Bắc thuộc, chưa lúc nào bọn đô hộ nắm được các tổ chức cơ sở ấy. Có thể xem Khúc Hạo là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương. Khúc Hạo còn sửa đổi lại chế độ tiền tô, thuế má và học dịch nặng nề của thời Bắc thuộc. Sách Việt sử thông giám cương mục đã tóm tắt việc làm của Khúc Hạo như sau: "Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi, chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Cùng thời gian này Lưu Ẩn ở Quảng Châu đóng phủ trị ở Phiên Ngung được 4 năm thì mất. Em là Lưu Cung lên thay. Được ít lâu, nhân dân bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán. KHÚC THỪA MỸ (917-923) Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ nhận chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không thần phục nhà Nam Hán. Vua Nam Hán muốn bành trướng lãnh thổ nhân cơ hội ấy (923) sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt được Khúc Thừa Mỹ rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng Lý Khắc Chính giữ Giao Châu. HỌ DƯƠNG KHÔI PHỤC QUYỀN TỰ CHỦ DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ VÀ KIỀU CÔNG TIỄN (931-938) Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 29
  30. Lịch sử Việt Nam Hoá), mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm tiết độ sứ. Được 6 năm, Dương Đình Nghệ bị người nha tướng là Kiều Công Tiễn, hào tướng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Nền độc lập mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa. Thấy thảy nhân dân Giao Châu đều căm giận, muốn trừ tên phản phúc để trừ hậu họa, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán. TRIỀU NGÔ (939-965) NGÔ QUYỀN PHÁ QUÂN NAM HÁN (897-944) Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi thường hiếm thấy. Vốn thông minh, có thân thể cường tráng, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ nên tiếng tăm Ngô Quyền lan rộng cả một vùng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Ngô Quyền "vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc, giơ cao". Vì có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất Ái Châu và gả con gái cho. Trong 5 năm (934-938), Ngô Quyền đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là một người có tài đức. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, và vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoàng Thao đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng để trừ nội phản, diệt ngoại xâm. Từng hâm mộ tài đức của Ngô Quyền, hào trưởng từ nhiều nơi đem binh về với Ngô Quyền Đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đem quân vượt qua đèo Ba Dội, tiến như vũ bão vào Đại La, bắt giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, bêu đầu hắn trước cổng thành. Thù trong, đã diệt xong, Ngô Quyền rảnh tay đối phó với giặc ngoài. Đem quân xâm lược nước ta, chưa biết thắng bại ra sao, Lưu Cung đã vội phong cho con tước Giao vương (tước vương đất Giao Chỉ). Lưu Cung còn đích thân đốc quân ra đóng ở trấn Hải Môn để sẵn sàng chi viện. Để chống lại giặc mạnh, Ngô Quyền đưa ra kế hoạch độc đáo. Ông cho bố trí một trận địa cọc Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 30
  31. Lịch sử Việt Nam nhọn bịt sắt cắm xuống lòng . Khi nước triều lên ông cho dụ thuyền giặc vào bên trong hàng cọc, đợi khi thủy triều xuống sẽ dốc toàn sức tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh gọn. Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoàng Thao cũng bị đâm chết tại trận. Tin thất trận ở Bạch Đằng cùng với tin Hoàng Thao bị giết khiến vua Nam Hán kinh hoàng phải khóc lên, thu nhặt tàn quân rút chạy. Vua Nam Hán trước tên là Nham sau đổi là Thiệp, rồi sau đó "vì có rồng trắng hiện lên" nên đổi là Cung. Bị thất trận, vua Nam Hán cho tên Cung là xấu và đổi sang tên khác là Yểm, tức Lưu Yểm. Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Để củng cố trật tự triều chính, Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều. Đáng tiếc, thời tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944) thì mất, thọ 47 tuổi. Dương Tam Kha: Thời trẻ, Ngô Quyền lấy con gái Dương Đình Nghệ. Khi Ngô Quyền lên ngôi vua, Dương Thị được lập làm hoàng hậu. Khi sắp mất, Ngô Vương ủy thác con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha là em Dương Hậu. Lợi dụng cháu còn nhỏ, Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam Sách (Hải Dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lệnh Công. Dương Tam Kha sai quân đi đuổi bắt, Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập trốn trong núi. Dương Tam Kha bắt em Xương Ngập là Ngô Xương Văn nuôi làm con nuôi. Năm Canh Tuất (905) nhân có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương Tam Kha. Ngô Xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết chỉ giáng Tam Kha xuống làm Trương Dương công. HẬU NGÔ VƯƠNG (950-965) Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 31
  32. Lịch sử Việt Nam Ngô Xương Văn gạt bỏ Dương Tam Kha xưng là Nam Tấn Vương và sai người tâm phúc đi đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách vương. Cả hai anh em đều là vua, sử gọi là Hậu Ngô vương. Làm vua được ít lâu, Thiên Sách vương nghĩ cách trừ Nam Tấn vương để một mình làm vua. Âm mưu đó chưa kịp thi hành thì năm Giáp Dần (954) Thiên Sách vương mất. Đến lúc này, thì lực nhà Ngô ngày một suy yếu, thổ hào các nơi xưng là sứ quân ra sức chống đối buộc Nam Tấn vương phải thân chinh đi đánh dẹp. Năm Ất Sửu (965), trong một trận giao chiến ở Thái Bình, Nam Tấn Vương không may bị bắn chết, làm vua được 15 năm. Con Thiên Sách vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp lên làm vua về giữ đất Bình Kiều. Như vậy, triều Ngô bắt đầu từ Ngô Quyền, qua Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đến Ngô Xương Xí, truyền được 3 đời, kéo dài 26 năm. Đến Ngô Xương Xí trong nước có cả thảy 12 sứ quân, gây ra loạn lạc nồi da nấu thịt kéo dài hơn 20 năm. 12 sứ quân đó là: 1. Ngô Xương Xí, giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên) 2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Đông) 3. Trần Lãm giữ Bô Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình) 4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch hạc, Vĩnh Phú) 5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phú) 6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây) 7. Lý Khê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc) 8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Hà Bắc) 9. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hải Dương) 10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông) 11. Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây) 12. Phạm Bạch Hổ giữ đằng Châu (Hưng Yên) Những sứ quân ấy cứ đánh lẫn nhau, nhằm bành trướng thế lực khiến cho nhân dân vô cùng khổ sở. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp loạn 12 sứ quân, quy giang sơn về một mối, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. TRIỀU ĐINH VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 32
  33. Lịch sử Việt Nam Đinh Tiên Hoàng (968-980) Phế Đế (979-980) ĐINH TIÊN HOÀNG (968-980) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hoà với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô Vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế. Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 33
  34. Lịch sử Việt Nam Thập Đạo tướng quân (tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn làm Nam Việt vương. Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn 12 sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy, để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ. Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc. Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. PHẾ ĐẾ (979-980) Đinh Tiên Hoàng có 3 người con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (có sách gọi là Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn, và Đinh Hạng Lang đã chết, mặc nhiên Đinh Toàn kế nghiệp ngôi vua. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vua còn nhỏ quyền bính nằm cả trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, lại nghe Lê Hoàn tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga) nên cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết sạch. Giữa lúc ấy, nhà Tống nghe tin Tiên Hoàng Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 34
  35. Lịch sử Việt Nam mất, các đại thần nước Việt phân liệt, tranh chấp gay gắt, có nguy cơ nội chiến, muốn thừa kế sang lấy nước ta, mới hội đại binh ở gần biên giới. Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng làm đại tướng đem binh đi chống giữ. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lượng họp cả quân sĩ lại ở trong điện nói rằng: - Bây giờ quân địch sắp vào cõi mà vua thì còn bé, lấy ai mà thưởng phạt cho chúng ta. Dẫu chúng ta có hết sức lập được chút công nào thì rồi ai biết cho? Chẳng bằng nay ta tôn Thập đạo tướng quân lên làm vua rồi ra đánh cũng chưa muộn. Quân sĩ nghe nói đều hô vạn tuế. Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước cũng thấy rõ chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng gỡ rối được tình hình nghiêm trọng cần kíp lúc này. Huống chi ý chí quân đội cũng muốn tôn người chỉ huy của họ lên ngôi tối thượng, thay cho vị vua 6 tuổi là con Dương Vân Nga. Bởi vậy, Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng hô reo dậy trời của quân sĩ, tỏ ý nhường ngôi của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng. Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng, sử gọi là Phế Đế rồi tồn tại với tước vương (Vệ vương) có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu (1001) trong dịp cùng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm Thủy, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên hy sinh trên chiến thuyền vào tuổi 27. Như vậy triều Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy 14 năm. Lê Hoàn lên làm vua, Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu. NHÀ TIỀN LÊ (980-1009) Lê Đại Hành(980-1005) Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 35
  36. Lịch sử Việt Nam Lê Trung Tông (1005) Lê Long Đĩnh (1005-1009) Dương Vân Nga LÊ ĐẠI HÀNH (980-1005) Lê Hoàn sinh năm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình ngèo khổ "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Dù chỉ là lính thường nhưng chí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đình Hoa Lư: Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi. Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan. Ngô Nhật Khánh, phò mã nhà Đinh, bỏ trốn vào Nam rước vua Champa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão đắm hết. Tháng 7 năm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo hai đường thủy bộ xâm lược Đại Cổ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành. Vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 36
  37. Lịch sử Việt Nam lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân. Đại thắng năm Tân Tị (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc. Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc. Chuyện rằng: Năm Canh Dần (990), vua Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ "Đặc tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn Lê Hoàn thay đổi cách đoán tiếp. Ông sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại Cổ Việt. Tháng 10 năm Canh Dần (990), đoàn sứ Tống đến kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, thuyền chiến tinh kỳ tan sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng loà; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu có của nước Việt. Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa, bị đau chân, không chịu "lạy". Tống Cảo đành chấp nhận. Sau bữa tiệc vui, Lê Hoàn cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống: - Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời. Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Lần khác, Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ dữ để sứ thần thưởng ngoạn. Sứ thần lại một phen sợ toát mồ hôi. Trước khi bọn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn bảo họ: - Sau này nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay ở đầu đại giới, không phiền sứ thần đến đây nữa. Năm Quý Tị, nhà Tống sách phong cho vua Đại Hành làm Giao chỉ quận vương rồi năm Đinh Dậu (997) là Nam Bình Vương. Năm Ất Tị (1005) vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 37
  38. Lịch sử Việt Nam LÊ TRUNG TÔNG (1005) Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử là Long Du, Ngân Trích, Trung Tông Long Việt và Lê Long Đĩnh (Ngoạ Triều). Vua Đại Hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Nhưng đến lúc vua mất, các hoàng tử tranh nhau ngôi, đánh nhau trong 7 tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung Tông. LÊ LONG ĐĨNH (1005-1009) Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt, Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thẻ xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu nhà sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui vười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua mắc bệnh không ngồi được. Bởi vậy đến buổi chầu, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngoạ Triều. Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên hiệu là Cảnh Thụy. Năm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khởi Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 38
  39. Lịch sử Việt Nam dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách. Như vậy Tiền Lê tồn tại trong 29 năm, trải qua ba đời vua. - Lê Đại Hành (Lê Hoàn) (980-1005) - Lê Trung Tông (1005) - Lê Long Đĩnh (1005-1009) DƯƠNG VÂN NGA Khi đề cao võ công văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nớc không thể không kể đến sự cống hiến của Dơng Vân Nga đối với đất nớc. Có thể xem Dơng Vân Nga là cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, ngời làm cho công cuộc thống nhất đất nớc do Đinh Bộ Lĩnh khởi xớng đợc Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của ngời phụ nữ ấy đãkhông đợc sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn là con ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình (có tài liệu nói bà tên là D- ơng Thị Ngọc Vân, con gái Dơng Tam Kha) rồi trở thành vợ Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những kho ựkhăn vợt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nớc vừa đợc hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phơng Bắc sửa soạn đại binh xâm lợc. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là ngời có tầm nhìn xa thấy rộng, Dơng Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập đạo tớng quân Lê Hoàn là ngời có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dơng Vân Nga không biết đặt lợi nớc lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai chúa cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nớc vào thảm cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dơng Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngợc lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lợng và đúng đắn. Sử cũ chép: "Tục dân lập đền thờ tô hai pho tợng Tiên Hoàng, Đại Hành và tợng Dơng Vân Nga cùng ngồi". Vùng Hoa Lưcòn lu truyền nhiều truyền thuyết đẹp về Dơng Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm việc thờ chung ba Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 39
  40. Lịch sử Việt Nam nhân vật của sự nghiệp thống nhất hồi đầu thế kỉ thứ 10 thì d luận dân gian đã phê phán quyết liệt. Truyền thuyết ở Hoa L còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tợng Dơng Vân Nga, dong tợng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt ruột. TRIỀU LÝ (1010-1225) SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐỘC LẬP Lý Thái Tổ (1010-1028) Lý Huệ Tông (1211- Lý Thái Tông (1028-1054) 1225) Lý Chiêu Hoàng Lý Thánh Tông (1054-1072) (1225) Lý Nhân Tông (1072-1127) Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Hậu Trần Lý Thần Tông (1128-1138) Thị Dung Lý Anh Tông (1138-1175) Trần Thủ Độ Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 40
  41. Lịch sử Việt Nam Lý Cao Tông (1176-1210) Trần Thừa LÝ THÁI TỔ (1010-1028) Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, (Từ Sơn, Hà Bắc). Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn. Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước, đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sảy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ứng Tâm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước năm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch có hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được nhà sư nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn. Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Công Uẩn rằng: - Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 41
  42. Lịch sử Việt Nam xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai? Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ, con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước. Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn. Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời. Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi. LÝ THÁI TÔNG (1028-1054) Vua Lý Thái Tổ sinh 5 hoàng tử: Thái Tông Phật Mã, Dực Thánh vương, Khai Quốc Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoảng. Phật Mã được phong làm Thái tử. Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của thái tử. Tướng Lý Nhân Nghĩa xin thái tử đem quân ra chống cự. Khi quân của thái tử và quân của các vương giáp trận, võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu tuốt gươm chỉ vào Võ Vương: Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 42
  43. Lịch sử Việt Nam - Các người dòm ngó ngôi cao, khinh rẻ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này. Dứt lời, Phụng Hiểu xông đến chém chết Võ Đức Vương. Thấy vậy, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương bỏ chạy. Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương xin về chịu tội, được vua Thái Tông tha tội và phục lại chức cũ. Ngầm răn đe sự phản nghịch ấy, vua Thái Tông chủ trương: hàng năm, các quan phải đến Đồng Cổ (Yên Thái, Hà Nội) làm lễ đọc lời thề: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội". Các quan ai trốn không đến thì phạt 50 trượng. Vốn là người có đức rộng, tài cao nên trong nghiệp trị nước, Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt, đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc về, vua đều giảm thuế cho dân. Ở trong cung, vua định rõ số hậu phi và cung nữ: Ví như: hậu và phi: 13 người, ngự nữ: 18 người, nhạc kĩ: 100 người. Tất cả các cung nữ đều phải học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triều thần dùng chế phẩm của họ. Cũng trong thời gian này, vua Thái Tông đã cho xây dựng Thời ấy giặc giã còn nhiều nên vua thường phải thân trinh đi trận mạc. Năm Mậu Dần (1038) có Nùng Tốn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, lập A Nùng làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Năm sau, vua Thái Tông thân đi đánh được Nùng Tốn Phúc và con lag Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. Còn A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát. Năm Tận Tị (1041) Nùng Trí Cao cùng với mẹ về lấy được châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông sai tướng lên đánh bắt được Nùng Trí Cao. Vua thương tình tha tội chết và cho làm Quảng Nguyên mục và gia phong cho tước Thái Bảo. Nhưng năm Mậu Tí (1048) Nùng Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu là Đại Nam chống lại triều đình. Vua sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh. Nùng Trí Cao đem quân sang đánh chiếm Ung Châu rồi lần lượt 8 châu khác thuộc Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tống. Vua Tống toan nhờ vua Đại Việt sang đánh giúp. Nhưng tướng Tống là Địch Thanh can rằng: - Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào? Vua Tống nghe lời bèn cử Địch Thanh cùng nhiều tướng giỏi đi đánh Nùng Trí Cao. Nhưng đánh mãi không được. Chỉ đến khi người Đại Lý lừa bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống, giặc Nùng mới tan. Vua Thái Tông trị vì được 27 năm, đến năm Giáp Ngọ (1054) thì mất, thọ 55 tuổi. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 43
  44. Lịch sử Việt Nam LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072) Vua Lý Thái Tông có 2 con trai là thái tử Thánh Tông Nhật Tôn và hoàng tử Nhật Trung. Vua Lý Thánh Tông cũng giống các vua Lý đời trước, tuy đóng đô ở Thăng Long nhưng tình cảm thường gắn bó với đồng ruộng và thương dân. Vì vậy, đến mùa xuân vua thường về phủ Thiên Đức xem hội hè, lễ Phật, xem cấy lúa, đánh cá, mùa hè xem gặt hái, nghỉ mát và tu dưỡng. Chuyện xưa kể rằng: một đêm Hoàng hậu Mai Thị mơ thấy mặt trăng vào bụng, nhân đấy có mang. Ngày 25 tháng 2 năm Thuận Thiên thư 14 (1023) Hoàng hậu sinh vua ở cung Long Đức. 5 năm sau, Thánh Tông được lập làm Thái tử: Lớn lên, Thánh Tông thông kinh truyện, rành âm luật, sở trường về võ lực, tỏ rõ là một người thông minh xuất chúng. Trước khi lên làm vua, Thánh Tông ở cung Long Đức 27 năm. Cung xây ở ngoại thành, nên ở đấy, vua dễ dàng thấu hiểu các việc trong dân gian, biết được nỗi đau, vất vả của dân, hiểu được cảnh đói rét, nỗi oan uổng, sự bất công ở các miền thôn dã. Chính vì vậy, vị vua có đầu óc tự cường, tự lập, người đặt quốc hiệu là Đại Việt, có hoài bão xây dựng một quốc gia hùng mạnh, có danh ngang với "nước thiên tử" ấy cũng là vị vua tự coi mình là cha mẹ dân và hết lòng thương dân. Một lần ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện, con gái vua là công chúa Động Tiên đứng hầu ở bên cạnh. Phạm nhân là một chàng trai trẻ, phạm tội chỉ vì không hiểu luật. Nhà vua gọi chúa ngục lại, chỉ vào con gái mình mà nói: - Ta yêu con ta cũng như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không hay biết nên tự phạm vào luật pháp, ta rất thương xót. Từ nay, các tội bất kỳ nặng nhẹ cần răn dạy kỹ lưỡng và nhất nhất đều phải khoan giảm. Và nhà vua đã tha bổng cho người con trai nọ. Lần khác gặp ngày trời rất lạnh, nghĩ đến dân, vua chạnh lòng với tả hữu: - Ta ở trong thâm cung, sưởi lò than, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh còn thế này huống hồ những kẻ bị giam trong ngục thất, xiềng xích khổ đau, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh thổi há chẳng bị chết rét ư? Ta rất dỗi thương xót. Nói rồi vua sai tả hữu đem chăn chiên trong kho ban cho tù nhân và mỗi ngày phát cho tù nhân ăn hai bữa cơm. Và vua xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa số thuế năm đó. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 44
  45. Lịch sử Việt Nam Vua Lý Thánh Tông thương dân như thế nên trăm họ đều yêu mến, nước ít giặc giã. Vì muốn khai hoá cho dân, vua lập Văn Miếu, làm tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền để thờ. Ngoài việc thực hiện nền chính trị nhân đạo thân dân, vua Lý Thánh Tông còn là người để tâm đến đạo Phật. Vua cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập phái Phật giáo Thảo Đường. Lý luận của Thảo Đường thoả mãn sự đòi hỏi của vua muốn phát triển ý thức dân tộc, muốn độc lập, tự cường, chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo nên sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh. Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời, mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đã tìm thấy trong Phật học triết lý sinh thành dưỡng dục theo nghĩa dài lâu nối tiếp, là phương tiện dạy cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh bền vững của quốc gia. Cũng do vậy, dân chúng Đại Việt tìm thấy nguồn cảm hứng vừa sâu rộng vừa cao siêu của mình ở tình yêu hiện thực và đại đồng Phật giáo, ở lòng từ bi bác ái cứu khổ cứu nạn cứu vớt chúng sinh. Nhân dân đến với đạo không phải vì chán ngán cuộc đời mà vì muốn sống cuộc đời cao cả là đời sống tâm linh. Những nhà tu hành đời Lý không phải là những người chán đời đi ở ẩn mà là những người xuất thế để nhập thế, những người có học vấn muốn giúp đời và giúp người. Vì vậy, đời Lý người tu hành xuất hiện khắp nơi. Chùa và đình thất mọc lên khắp nước. Kiến trúc chùa chiền thời ấy rất giản dị, dịu mát ẩn dưới bóng đa linh thiêng và tôn kính. Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi. Nhà Tống đã phải dụng tâm học cách tổ chức, phiên chế quân đội của ta. Năm Nhâm Tí (1072) vua Lý Thánh Tông chết đột ngột, trị vì được 17 năm, thọ 50 tuổi. LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127) Vua Lý Thánh Tông chỉ sinh được Thái tử Càn Đức, con Nguyễn phi Ỷ Lan. Thánh Tông mất, Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Vua Nhân Tông còn nhỏ nhưng nhờ có Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, lại thêm Thái sư Lý Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 45
  46. Lịch sử Việt Nam Đạo Thành và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt, những khối óc lớn thời ấy giúp sức, nên nước Đại Việt trở nên hùng mạnh. Đối nội, vua Nhân Tông đã cho đắp đê Cơ Xá, khởi đầu việc đắp đê ngăn lũ ở nước ta, nhằm giữ cho kinh thành khỏi lụt ngập. Năm Ất Mão (1075) vua mở khoa thi tam trường, còn gọi là Minh kinh bác học để chọn người có tài văn học vào làm quan. Khoa thi ấy là khoa thi đầu tiên ở nước ta chọn 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Về sau, Lê Văn Thịnh làm đến chức Thái sư (tể tướng), tỏ rõ là người có tài năng xuất chúng. Cuối đời, vua nghi ngờ Lê Văn Thịnh làm phản, Thịnh bì đày lên Thao Giang (Tam Nông, Vĩnh Phú) và đã chết oan tại đó. Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập - trường đại học đầu tiên ở nước ta, chọn những nhà khoa bảng tài giỏi vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện. Khoa ấy có Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ. Năm Kỷ Tị (1089) vua Nhân Tông định quan chế, chia văn võ làm 9 phẩm. Quan đại thần có Thái sư, Thái phó, Thái úy và Thiếu sư, Thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, về văn ban có Thượng thư, tả hữu Tham trị, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang. Về võ ban có Đô Thống, Nguyên Súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chư vệ tướng quân v.v Ở các châu quận, văn thì có Tri phủ, Tri châu; võ thì có Chư lộ trấn, lộ quan. Năm Đinh Tị (1077), khi Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển. Triều đình Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đã huy động được cả dân tộc vào trận, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù. Nước Đại Việt đã ra khỏi cuộc chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến. Vua Lý Nhân Tông làm vua đến năm Đinh Mùi (1127) thì mất, trị vì được 56 năm, thọ 63 tuổi. LÝ THẦN TÔNG (1128-1138) Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của hoàng đế Sùng Hiền hầu Dương Hoán lên làm thái tử, nay kế vị ngôi hoàng đế tức là vua Thần Tông. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 46
  47. Lịch sử Việt Nam Thần Tông vừa lên ngôi liền đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất tịch thu của quan dân ngày trước. Vua thực hiện chính sách ngụ binh cư nông, cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một lược về làm ruộng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giã cũng ít. Thần Tông làm vua được 10 năm, thọ 23 tuổi. LÝ ANH TÔNG (1138-1175) Vua Lý Thần Tông có 2 con trai là Thiên Lộc và Thiên Tộ. Thần Tông mất, triều đình tôn thái tử Thiên Tộ lên làm vua, hiệu là Anh Tông. Lý Anh Tông kế vị ngôi vua mới có 3 tuổi. Bởi vậy, thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, cho nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều nằm trong tay vị đại thần họ Đỗ này cả. Đỗ Anh Vũ được thể ra vào cung cấm, kiêu ngạo, coi thường các đình thần. Thấy Anh Vũ lộng quyền, các quan Vũ Đài, Nguyễn Dượng, Nguyễn Quốc và Dương Tự Minh bàn mưu trừ khử. Việc bại lộ, tất cả bị Anh Vũ giết hại. May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ đã bị chặn lại. Tô Hiến Thành chẳng những giúp vua đánh Đông dẹp Bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính, kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt hồi ấy trở nên hùng mạnh. Năm Tân Mão và năm Nhâm Thìn (1171-1172) vua dầy công đi qua những vùng núi non hiểm trở, quan sát sinh hoạt của dân rồi sai quan làm tập bản đồ nước Đại Việt. Khi biết mình sức đã yếu, vua phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự và gia phong tước vương, đồng thời uỷ thác thái tử là Long Cán cho Tô Hiến Thành giúp dạy. Anh Tông mất, trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi. Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 47
  48. Lịch sử Việt Nam LÝ CAO TÔNG (1176-1210) Vua Anh Tông mất, thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi. Bà Chiêu Linh thái hậu muốn lập con cả của mình tên là Long Xưởng lên làm vua bèn đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành. Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe cứ theo di chiếu lập Long Cán, tức vua Lý Cao Tông. Phò tá được Cao Tông làm vua nhưng vì tuổi già, Tô Hiến Thành luôn đau yếu. Thương ông, có quan Tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ nâng giấc. Đến khi bà Đỗ Thái Hậu (mẹ Cao Tông) đến thăm, hỏi: - Ông đau yếu nếu có mệnh hệ nào, ai thay được ông? Tô Hiến Thành tâu: - Đã có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên: - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không cử ông ta? Tô Hiến Thành đáp: - Tâu Hoàng Thái hậu! Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ thì xin cử Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước tôi xin cử Trần Trung Tá. Mặc dù người đương thời ví Tô Hiến Thành như Gia Cát Lượng đời Tam Quốc bên Tàu nhưng khi ông mất rồi, triều đình không theo lời ông dặn, cứ cử Đỗ Yến Di làm phụ chính và Lý Kính Tu làm đế sư. Triều đình bắt đầu suy. Đến khi Cao Tông lớn lên, trực tiếp cầm quyền trị nước thì lại ham mê săn bắn, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ phải phục dịch khổ sở, nên trộm cướp nổi lên như ong. Năm Bính Thìn (1208) ở Nghệ An có Phạm Du làm phản chiêu nạp bọn côn đồ đi cướp phá của dân. Vua Cao Tông sai quan Phụng ngự là Phạm Bỉnh Di đi dẹp. Bỉnh Di đem quân đánh được Phạm Du, tịch biên gia sản, đốt phá nhà cửa của hắn. Phạm Du cho người về kinh lấy vàng đút lót các quan trong triều rồi vu cho Bỉnh Di làm việc hung bạo, giết hại người vô tội. Triều đình cho Phạm Du vào triều kêu oan. Nghe lời Phạm Du, vua Cao Tông triệu Bỉnh Di hồi triều rồi bắt giam ngay. Hay tin, một bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân phá Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 48
  49. Lịch sử Việt Nam cửa thành vào cứu Bỉnh Di. Thấy biến Cao Tông vội cho giết Bỉnh Di rồi đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Phú Thọ). Thái tử Sảm thì chạy về Hải Ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình). Quách Bốc đem xác Bỉnh Di mai táng rồi vào điện tôn hoàng tử Thẩm lên làm vua. Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp vào ở nhà Trần Lý, làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung khoẻ mạnh, xinh đẹp bèn lấy làm vợ và phong cho Trần Lý tước Minh Tự, Tô Trung Tự, cậu Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ. Anh em họ Trần mộ quân giúp thái tử Sảm khôi phục kinh thành rồi lên vùng Tam Nông rước Cao Tông về cung. Cao Tông về kinh được 1 năm thì mất (1210) trị vì được 35 năm, thọ 38 tuổi. LÝ HUỆ TÔNG (1211-1225) Thái tử Sảm lên nối ngôi lấy hiệu là Huệ Tông rồi sai quan quân đi đón Trần Thị Dung về phong làm Nguyên phi. Lúc ấy Trần Lý đã bị quân cướp giết, con thứ là Trần Tự Khánh nắm binh quyền. Huệ Tông bèn phong cho Tự Khánh làm Chương Tín hầu và Tô Trung Tự làm Thái uý Thuận Lưu bá. Vốn không ưa Nguyên phi Trần Thị Dung, lại thấy họ Trần nắm giữ binh quyền, Đàm thái hậu, mẹ vua Huệ Tông ra mặt hắt hủi Thị Dung. Trần Tự Khánh thấy em mình bị đối xử tệ bạc, liền đem quân về kinh sư nói rằng xin vua rước đi. Lý Huệ Tông nghi Tự Khánh phản nghịch, giáng Trần Thị Dung xuống làm ngự nữ. Tự Khánh thấy vậy, thân đến quân môn xin lỗi và vẫn xin rước đi. Huệ Tông càng nghi, vội cùng với Đàm thái hậu chạy lên Lạng Châu (Lạng Sơn). Tự Khánh lại phát binh đi rước về, Huệ Tông sợ hãi, rước Thái hậu về Bình Hợp. Đàm thái hậu cho rằng họ Trần muốn làm phản thường chỉ mặt Trần Thị Dung xỉ vả và xui Huệ Tông bỏ Dung. Nhưng mê đắm Thị Dung xinh đẹp bội phần, vua không nghe. Đàm thái hậu mấy lần bỏ thuốc độc toan giết Thị Dung, nhưng vua đều cản được. Thường đến bữa ăn, vua ăn một nửa, một nửa dành cho người đẹp và ngày đêm giữ luôn bên mình không cho đi đâu. Về sau, Thái hậu làm dữ quá, Huệ Tông đem Trần Thị Dung đi trốn và cho đòi Trần Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh đem quân đi hộ giá vua về kinh. Huệ Tông phong cho Trần Thị Dung làm Hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Phụ chính và người của Tự Khánh là Trần Thừa Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 49
  50. Lịch sử Việt Nam làm Nội thị phán thủ. Tháng Chạp năm Quý Mùi, Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông cho Trần Thừa làm Phụ quốc thái úy, và năm sau, giao cho em họ Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Từ đó, mọi việc trong triều đều do vị tướng trẻ Trần Thủ Độ định đoạt. Vua Huệ Tông về cuối đời thường rượu chè say khướt ngủ cả ngày, không quan tâm đến việc triều chính. Vua không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị chỉ sinh được 2 công chúa. Người chị là Thuận Thiên công chúa đã gả cho Phụng Kiều vương Trần Liễu, con cả của Trần Thừa. Người em là Chiêu Thánh công chúa tên là Phật Kim, mới 7 tuổi, được lập làm Thái tử. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa rồi vào ở chùa Chân Giáo. Huệ Tông trị vì được 14 năm. LÝ CHIÊU HOÀNG (1225) Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền binh ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa các cháu con vào cung cấm nắm giữ các chức vụ lớn nhỏ. Trấn Bất Cập làm cận thị thủ lục cục, Trần Thiêm là Chi hậu cục, Trần Cảnh làm Chánh thủ (đội trưởng đội hậu cần). Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8, cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng. Một lần Trần Cảnh bưng nước rửa mặt cho vua, Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng yêu mến. Từ đó, mỗi khi vui chơi, Chiêu Hoàng đều gọi cho Trần Cảnh đến cùng chơi. Có hôm Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Thánh rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh. Đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì vua bà lấy khăn ném cho Trần Cảnh. Khi về nhà Trần Cảnh đã kể riêng với Trần Thủ Độ, Thủ Độ nói: - Nếu thực như thế thì họ ta làm vua chăng? hay chết cả họ chăng? Hôm khác Chiêu Hoàng lại lấy khăn chầu ném cho Trần Cảnh. Cảnh quỳ lạy: - Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh. Chiêu Hoàng cười: - Tha cho ngươi! Nay ngươi đã biết nói khôn đó! Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, Thủ Độ đem gia thuộc thân thích vào Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 50
  51. Lịch sử Việt Nam trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung. Các quan vào chầu đều không được vào. Thủ Độ loan báo: - Bệ hạ đã có chồng rồi. Các quan đều nói: Đó là việc tốt, xin cho chọn ngày vào chầu. Thế là ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu có chiếu của Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (tháng 1-1225) Chiêu Hoàng thiết triều ở điện Thiên An ngự trên giường báu, các quan mặc triều phục lạy ở sân rồng. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức làm Hoàng đế. Nhưng sau đó, bất hạnh đã đến với Chiêu Hoàng, lúc này là hoàng hậu Chiêu Thánh. Nguyên do lấy nhau gần chục năm, Chiêu Thánh vẫn không sinh nở gì. Thủ Độ lo sợ vua Thái Tông Trần Cảnh tuyệt tự, không kẻ nối dõi ngôi vua, bèn lấy Thuận Thiên chị ruột Chiêu Thánh, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) lúc này đang có mang ép gả cho Trần Cảnh. Sau đó, Thủ Độ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh mà lập Thuận Thiên làm Hoàng hậu. Chiêu Thánh đau khổ, ẩn trong cung sâu, toan dứt nợ trần tục. Nhưng may thay 20 năm sau, tròn 40 tuổi, hạnh phúc lại đến với Chiêu Hoàng. Mùng một tết năm Mậu Ngọ (1258), sau khi đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ nhất, vua Thánh Tông đặt lại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một đại tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến vừa qua. Lần này Chiêu Hoàng tìm thấy hạnh phúc thực sự, sinh được 2 người con: Lê Tông sau được phong tước Thượng Vị hầu và Ngọc Khê sau được phong là Ứng Thuỵ công chúa. Chiêu Hoàng mất năm 60 tuổi. Tương truyền tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như tô son, đôi má vẫn một màu hoa đào. Triều Lý tồn tại trong 215 năm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua: - Lý Thái Tổ 1010-1028 (19 năm) - Lý Thái Tông 1028-1054 (27 năm) - Lý Thánh Tông 1054-1072 (17 năm) - Lý Nhân Tông 1072-1127 (56 năm) Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 51
  52. Lịch sử Việt Nam - Lý Thần Tông 1128-1138 (10 năm) - Lý Anh Tông 1038-1175 (37 năm) - Lý Cao Tông 1176-1210 (35 năm) - Lý Huệ Tông 1211-1225 (14 năm) - Lý Chiêu Hoàng 1225 NGUYÊN PHI Ỷ LAN Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế. Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều Các triều vua chính thống từ ngày dựng nước đến 1945 52