Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống

pdf 44 trang ngocly 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_xay_dung_ao_nuoi_vo_ca_bo_me_va_uong_ca_gi.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU: Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Chƣơng trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt đã đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề đƣợc kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo các mô đun đào tạo là cấp thiết hiện nay. Giáo trình đƣợc biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tƣ số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội. Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này ngƣời học có thể hành nghề việc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, lên sơ đồ ao nuôi và theo dõi thi công ao nuôi để phục vụ nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng nuôi cá giống . Mô đun này đƣợc học đầu tiên của nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhƣng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa 3. ThS. Ngô Chí Phƣơng 4. ThS. Đỗ Văn Sơn 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU: 2 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG 5 Mã mô đun: MĐ01 5 Bài 1: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi 6 1. Chọn chất đất: 6 1.1. Thu mẫu: 6 1.2. Xác định loại đất: 7 1.3. Đánh giá kết quả: 10 2. Kiểm tra nguồn nƣớc: 12 2.1. Khảo sát nguồn nƣớc: 12 2.2. Kiểm tra chất nƣớc: 13 2.3. Đánh giá kết quả: 24 3. Xác định điều kiện giao thông: 25 Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi 26 1. Chuẩn bị dụng cụ: 26 2. Tiêu chuẩn ao nuôi: 26 2.1. Hình dạng ao: 26 2.2. Diện tích ao: 27 2.3. Kích thƣớc bờ ao 27 2.4. Cống cấp và thoát nƣớc 28 3. Lên sơ đồ 30 3.1. Sơ đồ hình dạng và kích thƣớc ao 30 3.2. Sơ đồ bờ ao 30 3.3. Sơ đồ cống cấp và thoát nƣớc 31 4. Cắm tiêu trên thực địa: 31 4.1. Cắm tiêu ao 31 4.2. Cắm tiêu bờ 32 4.3. Cắm tiêu cống 34 Bài 3: Theo dõi thi công 35 1. Chuẩn bị: 35 1.1. Chuẩn bị sơ đồ ao 35 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 35 2. Theo dõi đắp bờ: 35 2.1. Giám sát chất lƣợng kỹ thuật đắp bờ 35 2.2. Kiểm tra kích thƣớc bờ ao 36 3. Theo dõi xây cống: 36 3.1. Giám sát vị trí cống 36 3.2. Kiểm tra kích thƣớc, chất lƣợng xây dựng cống 36 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 37 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 37 II. Mục tiêu:â 37 III. Nội dung chính của mô đun: 37
  5. 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 40 VI. Tài liệu tham khảo 42
  6. 5 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống là mô đun chuyên môn của nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống nhằm giúp cho học viên sau khi học hiểu đƣợc tiêu chí để chọn địa điểm nuôi, các bƣớc lên sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công xây dựng ao. Thực hiện đƣợc công tác chọn địa điểm, lên đƣợc sơ đồ ao nuôi và theo dõi đƣợc công việc thi công xây dựng ao. Phục vụ cho công tác nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng nuôi cá giống. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi. Nội dung về lên sơ đồ và theo dõi thi công ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống đƣợc viết dƣới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Ngƣời học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành.
  7. 6 Bài 1: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi Mục tiêu: - Nêu các bƣớc chọn địa điểm xây dựng ao, lên sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công và xác định điều kiện giao thông; - Chọn đƣợc địa điểm xây dựng ao, lên đƣợc sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công và xác định đƣợc điều kiện giao thông. A. Nội dung: 1. Chọn chất đất: 1.1. Thu mẫu: - Xác định vùng đất cần thu mẫu: + Vùng đất cần thu mẫu là vùng đƣợc xác định thông qua bản đồ, bình đồ vùng miền, điạ phƣơng để tiến hành thăm dò, khảo sát. + Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhƣỡng ) để lựa chọn xây dựng ao nuôi. + Xác định đƣợc vùng thu mẫu thông qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất. - Thu mẫu đất: + Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhƣỡng, xẻng, cuốc, túi nilong, xô chậu, găng tay, nhiên liện điện, xăng, dầu + Tiến hành thu mẫu đất: Bƣớc 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thƣờng từ 5- 10 điểm đƣợc phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm đƣợc xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. Hình 1-1: Xác định các điểm thu mẫu đất
  8. 7 Bƣớc 2. Thu mẫu: đất đƣợc thu bằng khoan thổ nhƣỡng chuyên dụng để lấy đƣợc nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhƣỡng vùng miền tƣơng đối đồng đều thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm. Thông thƣờng đối với thu mẫu đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao nuôi thủy sản thì dung dụng cụ thô sơ lấy mẫu nhƣ cuốc, xẻng Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác nhau. Mẫu đất đƣợc cho vào thau, chậu hoặc túi nilong. Hình 1-2: Đào hố lấy mẫu đất ở các tầng khác nhau Bƣớc 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu đƣợc cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định. Mẫu đất đƣợc chuyển đi xác định thành phần, loại đất hoặc xác định trực tiếp loại đất tại thực địa. 1.2. Xác định loại đất: - Chỉ tiêu các loại đất: + Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lƣợng. Đất cát dễ thấm nƣớc, giữ nƣớc kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dƣỡng và các chất keo kết dính, dễ bị xói mòn và khó khăn trong việc xây dựng ao.
  9. 8 + Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngƣợc lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nƣớc, giữ nƣớc tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhƣng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dƣỡng hơn đất cát. Đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng ao nuôi. + Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét. Bảng 1-1: Phân loại các loại đất Loại Cấp hạt, % trọng lƣợng đất tên gọi Cát Bụi Sét (2- 0,02 (0,02- 0,002 (<0,002 mm) mm) mm) Cát Đất cát 85- 100 0- 15 0- 15 Thịt Đất pha 55- 85 0- 45 0- 15 cát Đất thịt 40- 45 30- 45 0- 15 pha cát Đất thịt 0- 45 45- 100 0- 15 nhẹ Thịt Thịt trung 55- 85 0- 35 15- 25 nặng bình Thịt nặng 30- 55 20- 45 15- 25 Sét nhẹ 0- 40 45- 75 15- 25 Sét Sét pha cát 55- 75 0- 20 45 Sét pha 0- 30 0- 45 25- 45 thịt Sét trung 10- 55 0- 45 25- 45 bình Sét 0- 55 0- 55 45- 65 Sét nặng 0- 25 0- 35 65- 100 - Xác định loại đất bằng phƣơng pháp cảm quan:
  10. 9 + Xác định vùng đất bằng quan sát mắt thƣờng và nhận định loại đất dựa vào màu sắc đất. + Xác định loại đất thông qua màu nƣớc tự nhiên của vùng đất ngập nƣớc. Hình 1-3: Xác định loại đất dựa vào nguồn nƣớc tự nhiên (phèn sắt) + Xác định loại đất thông qua chỉ thị sinh vật sống trên vùng đất cần xác định. A, Súng mọc trên đất B, Sen mọc trên đất
  11. 10 C, Lúa sống trên đất D, Nghể sống trên đất Hình 1-3 (A,B,C,D): Sinh thái sống đặc trƣng loại đất - Tiến hành xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng: + Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt hoặc chậu thể tích 10- 20 lít, nƣớc sạch, que tre, thƣớc đo, kính lúp. + Tiến hành: gồm các bƣớc sau Bƣớc 1. Cho đất vào bình đựng với lƣợng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng. Bƣớc 2. Cho nƣớc sạch vào bình với lƣợng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể tích bình đựng. Bƣớc 3. Dùng que tre khoắng đều để đất đƣợc hòa tan trong bình. Bƣớc 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình. Bƣớc 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt). - Xác định pH đất: pH đất là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá chất lƣợng đất. Xác định pH đất bằng phƣơng pháp đo trực tiếp trên vùng đất ngoài tự nhiên thông qua máy đo pH nhƣ sau:
  12. 11 Đầu đo là 2 vòng kim loại Đầu đo là 3 vòng kim loại Hình 1-4: Thiết bị đo pH của đất Hình 1-5: Thiết bị đo pH và độ ẩm của đất Cách đo: Bƣớc 1: Cắm đầu đo xuống đất Đầu đo đƣợc cắm xuống đất sao cho 2 (hoặc 3) vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất và hƣớng màn hình lên trên. Hình 1-6: Cắm thiết bị đo pH xuống đất Bƣớc 2: Đọc kết quả Quan sát kim chỉ di chuyển trên màn hình. Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo pH tƣơng ứng từ 3 - 8) Nếu pH đất > 4 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi Hình 1-7: Kim chỉ ở mức pH=7
  13. 12 Không xây dựng ao nuôi ở đất có pH < 4 Hình 1-8: Kim chỉ ở mức pH=4 Lưu ý: Đất đo pH cần ẩm, mềm Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát. Lau sạch các vòng kim loại sau khi đo. 1.3. Đánh giá kết quả: - Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu: đảm bảo về số lƣợng điểm thu mẫu. - Đánh giá việc thu mẫu đất: đảm về số lƣợng đất trên một điểm thu mẫu và đảm bảo độ sâu từ tầng mặt xuống 0,5m. - Đánh giá việc xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng: đảm bảo đúng phƣơng pháp và thực hiện đầy đủ các bƣớc. - Đánh giá việc xác định loại đất: kết thúc quá trình phải xác định đƣợc chính xác loại đất của vùng chọn xây dựng ao nuôi. - Xác định chính xác pH đất của vùng đất cần kiểm tra và lựa chọn theo pH đất. - Kết luận: loại đất phù hợp xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ƣơng nuôi cá giống. 2. Kiểm tra nguồn nƣớc: 2.1. Khảo sát nguồn nƣớc: - Khảo sát nguồn nƣớc thông qua thống kê theo dõi nguồn nƣớc mƣa hàng năm tại nơi chọn xây dựng ao. - Khảo sát nguồn nƣớc thông qua bản đồ địa lý để xác định các nguồn nƣớc trong vùng gồm: + Nguồn nƣớc từ hệ thống sông, ngòi tự nhiên
  14. 13 + Nguồn nƣớc từ hệ thống hồ chứa tự nhiên, nhân tạo. + Nguồn nƣớc từ hệ thống mạch ngầm. - Khảo sát nguồn nƣớc cung cấp gần nhất ở nơi xây dựng ao nuôi gồm: + Trữ lƣợng nƣớc của nguồn cung cấp gần nhất + Địa hình nguồn nƣớc (thuận lợi hay khó khăn) + Hệ thống kênh mƣơng tự nhiên, nhân tạo đẫn đến nơi xây dựng ao. 2.2. Kiểm tra chất nƣớc: 2.2.1. Kiểm tra ôxy hòa tan: - Dụng cụ đo: + Bộ test ôxy + Máy đo ôxy - Phƣơng pháp đo: + Đo bằng bộ test ôxy: Bƣớc 1: lấy mẫu nƣớc cần xác định hàm lƣợng ôxy Bƣớc 2: nhỏ dung dịch chuẩn độ (hƣớng dẫn của nhà sản xuất- thƣờng 2 lọ dung dịch), dung dịch biến đổi màu sắc theo hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc cần đo Bƣớc 3: so màu xác định hàm lƣợng ôxy hòa tan và ghi kết quả + Đo bằng máy: Bƣớc 1: Nối máy với đầu đo. Bƣớc 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đƣa đầu đo vào nguồn nƣớc cần xác định. Bƣớc 3: Bật công tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả. 2.2.2. Kiểm tra pH: - Dụng cụ đo: + Giấy quỳ và bảng so màu + Bộ test pH + Máy đo pH - Phƣơng pháp đo: + Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ): Giấy đƣợc tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi đƣợc thấm ƣớt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nƣớc, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo
  15. 14 trên nắp hộp, ta sẽ biết đƣợc pH của nƣớc. Hộp giấy quỳ gồm: Giấy quỳ Thang so màu Lƣu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Giấy quỳ Thang so màu Hình 1-8: Một số kiểu hộp giấy quỳ Tiến hành đo thông qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Đo trực tiếp nguồn nƣớc sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nƣớc khoảng 0,5m Hoặc đo mẫu nƣớc lấy từ sông, rạch với điểm lấy mẫu nhƣ trên (hình bên) Hình 1-9a: Lấy mẫu nƣớc
  16. 15 Bƣớc 2: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2- 4cm (hình bên) Hình 1-9b:Lấy mẩu giấy quỳ Bƣớc 3: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nƣớc sông, rạch hoặc mẫu nƣớc cần đo Hình 1-9c: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nƣớc Bƣớc 4: Để ráo khoảng 5-10 giây Mẩu giấy quỳ chuyển màu. Hình 1-9d: Để ráo mẩu giấy quỳ
  17. 16 Bƣớc 5: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. + Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu Hình 1-9e: So màu (1) + Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu Hình 1-9e: Màu mẩu giấy nhạt hơn(2) Bƣớc 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy. Hình 1-9f: Kết quả của pH=8 đo bằng giấy quỳ Hình 1-9: Các bƣớc đo pH nƣớc bằng giấy quỳ
  18. 17 + Đo pH bằng dung dịch thử (test) Bộ test kit gồm: Lọ nhựa Thuốc thử Thuốc thử Thang so màu Lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc Thang so màu Hình 1-10: Các thành phần của hộp test pH Tiến hành đo: Bƣớc 1: Cho nƣớc mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần (hình bên) Hình 1-10a: Tráng lọ Đổ nƣớc tráng lọ ra Hình 1-10b: Đổ nƣớc tráng lọ
  19. 18 Bƣớc 2: Cho nƣớc mẫu vào lọ đến mức quy định Lau khô bên ngoài lọ Hình 1-10c: Cho mẫu nƣớc vào lọ Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lƣu ý trƣớc khi cho thuốc thử vào mẫu nƣớc cần lắc đều chai thuốc thử. Hình 1-10d: Cho thuốc thử vào lọ Bƣớc 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc thử. Mẫu nƣớc thử biến màu Hình 1-10e: Lắc đều lọ nƣớc mẫu
  20. 19 Bƣớc 5: So màu và dọc kết quả: Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nƣớc mẫu. Hình 1-10f: So màu mẫu nƣớc với thang so màu Hình 1-10: Các bƣớc đo pH nƣớc bằng bộ thử (test kit) + Đo bằng máy: Nút tắt-mở Máy đo pH cầm tay có 2 loại: Màn hình - Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) Nắp số nằm trực tiếp, phía dƣới của máy (bên trong). Đƣợc dùng nhiều do dễ sử dụng Vít hiệu chỉnh Đầu dò Hình 1-11: Bút đo pH Màn hình số - Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng Đầu dò Hình 1-12: Máy đo pH đầu dò rời
  21. 20 Cách tiến hành đo nhƣ sau: Bƣớc 1: Hiệu chỉnh máy: - Mở nắp máy. - Mở máy bằng nút mở - tắt. - Giữ phần dƣới của máy trong cốc nƣớc cất. - Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. - Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. - Chuyển máy ra khỏi cốc nƣớc cất. Hình 1-13: Hiệu chỉnh máy đo pH cầm tay Bƣớc 2: Đo pH mẫu nƣớc: - Tráng cốc vài lần bằng nƣớc mẫu vừa lấy. - Cho mẫu nƣớc cần đo vào cốc. - Cho phần dƣới của máy vào cốc nƣớc mẫu. - Lắc nhẹ phần dƣới của máy trong nƣớc vài lần. - Chờ 15 – 30 giây cho số trên màn hình đứng yên. - Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi. - Đƣa máy ra khỏi cốc nƣớc. - Tắt máy - Ngâm đầu dò vào cốc nƣớc sạch Hình 1-14: Đo pH mẫu nƣớc một lúc, lấy ra, để ráo. bằng máy đo pH cầm tay - Đậy nắp máy. Cách bảo quản: - Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.
  22. 21 - Không nên đo trực tiếp vào nƣớc ao. - Không để phần trên của máy tiếp xúc với nƣớc để tránh chạm mạch. Bảng1-2: Ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá độ pH nƣớc trong ao nuôi ba ba thƣơng phẩm TT PP đo Bằng giấy quỳ Bằng bộ test Bắng máy đo Chỉ tiêu 1 Mức độ tiện dụng Nhanh, tiện Lâu, sử dụng Lâu, sử dụng dụng nhiều thao tác, nhiều thao tác, đọc hƣớng dẫn học cách sử dụng máy 2 Kết quả Độ chính xác Vẫn còn sai số Chính xác chƣa cao, phụ khi nhỏ dung thuộc vào yếu dịch thử, so tố bên ngoài màu (mắt nhìn, ánh sáng) 3 Phƣơng pháp sử Đơn giản, dễ Phức tạp hơn, Thao tác phức dụng học, dễ áp cần có ngƣời tạp, cần có dụng hƣớng dẫn và chuyên môn thực hành 4 Chi phí Thấp Cao hơn Đắt, khó áp dụng với nông dân 2.2.3. Kiểm tra H2S: - Dụng cụ đo: bộ test nhanh - Phƣơng pháp đo: Bƣớc 1: Thu mẫu nƣớc Bƣớc 2: Xác định hàm lƣợng H2S trong môi trƣờng nuôi bằng bộ thử nhanh - Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lƣu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
  23. 22 : 2.2.4. Kiểm tra NH3 - Dụng cụ đo: bộ test nhanh + Bộ thử NH3/NH4 hãng SERA đƣợc sử dụng phổ biến để đo hàm lƣợng NH3 trong nuôi trồng thủy sản. Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nƣớc và bản hƣớng dẫn sử dụng có thang so màu: + Hinh 1-15: Bộ thử nhanh NH3/NH4 SERA - Phƣơng pháp đo: Bƣớc 1: Thu mẫu nƣớc Bƣớc 2: Xác định hàm lƣợng NH3 trong môi trƣờng nuôi bằng bộ thử nhanh. Bƣớc 3: Đọc kết quả. - Cách sử dụng: 1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nƣớc máy trƣớc và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. 2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nƣớc vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  24. 23 3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. 4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. 5.Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nƣớc ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. 6. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nƣớc ngọt, b biểu thị mẫu nƣớc mặn + 7. Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nƣớc ao.
  25. 24 + Bảng 1-3: Chiếu giá trị NH4 với giá trị pH + Giá trị NH4 Độ pH sau khi so màu 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 Giá trị 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 NH3 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 thực tế 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm - Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lƣu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. - Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trƣờng hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nƣớc và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 2.3. Đánh giá kết quả: - Đánh giá việc khảo sát nguồn nƣớc: + Khảo sát đƣợc nguồn nƣớc cung cấp cho hệ thống ao nuôi + Khảo sát đƣợc trữ lƣợng nƣớc dùng để cung cấp cho hệ thống ao nuôi + Khảo sát đƣợc hệ thống kênh mƣơng dẫn vào vùng nuôi - Đánh giá việc kiểm tra chất nƣớc: + Kiểm tra đƣợc hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc + Kiểm tra đƣợc độ pH trong vùng nƣớc + Kiểm tra đƣợc hàm lƣợng H2S trong nƣớc phục vụ ao nuôi + Kiểm tra đƣợc hàm lƣợng NH3 trong nƣớc phục vụ ao nuôi
  26. 25 3. Xác định điều kiện giao thông: - Xác định điều kiện giao thông của vùng tiến hành xây dựng ao. Giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của nghề. - Xác định điều kiện giao thông ở các vùng lân cận: dựa vào bản đồ bình đồ của vùng miền khu vực chọn để xây dựng ao nuôi - Xác định điều kiện giao thông giữa khu vực nuôi với quốc lộ gần nhất để lƣu thông đến các vùng lân cận. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Nêu các bƣớc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng + Bài tập 2: Kiểm tra độ pH + Bài tập 3: Kiểm tra hàm lƣợng oxy hòa tan C. Ghi nhớ: Thao tác thu mẫu đất, phân loại đất.
  27. 26 Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi Mục tiêu: - Nêu đƣợc các chỉ tiêu hình dạng, diện tích ao, chiều cao bờ và phƣơng pháp cắm tiêu; - Xác định đƣợc hình dạng, diện tích ao, chiều cao bờ và tiến hành cắm tiêu; - Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ: - Yêu cầu: + Số lƣợng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lƣợng để thực hiện lên sơ đồ. Số lƣợng này nhiều ít tùy thuộc vào thực tế thực hiện, diện tích cần lên sơ đồ và tiến hành cắm tiêu ngoài thực địa. + Chất lƣợng: dụng cụ đƣợc kiểm tra, lựa chọn cẩn thận + Chủng loại: dụng cụ để lên sơ đồ trên giấy là giấy A0, A3, A4 , bút, thƣớc kẻ, compa, máy tính tay Dụng cụ dùng để cắm tiêu thực địa là thƣớc ngắm, thƣớc dây, dây buộc, dây căng làm vạch, cọc tre để cắm tiêu 2. Tiêu chuẩn ao nuôi: 2.1. Hình dạng ao: Xác định diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống nhằm mục đích tiến hành lên sơ đồ và xây dựng ao nuôi phù hợp. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống có nhiều hình dạng khác nhau, vì hình dạng ao không phải là nhân tố quyết định đến việc nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống. Hiện nay, ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống thƣờng có hình dạng chữ nhật là thích hợp cho quá trình bố trí dãy ao, quản lý, đánh bắt và thi công. Ao hình chữ nhật thƣờng chọn chiều dài lớn hơn chiều rộng từ 4 - 6 lần. - Cách tiến hành xác định hình dạng ao: + Bƣớc 1: Tiến hành xác định hình dáng , diện tích vùng đất tiến hành xây dựng ao + Bƣớc 2: Xác định hƣớng ao (hƣớng chiều dài, hƣớng chiều rộng) + Bƣớc 3: Vẽ hình dạng ao thông qua thực địa lên giấy theo tỷ lệ xác định.
  28. 27 Hình 1-16: Hình dạng ao nuôi phổ biến 2.2. Diện tích ao: - Diện tích của ao tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, qui mô hoạt động của từng cơ sở nuôi và tùy thuộc từng đối tƣợng cá bố mẹ cần nuôi vỗ cũng nhƣ đối tƣợng cá ƣơng nuôi cụ thể. - Diện tích ao nuôi có thể thay đổi, việc xác định diện tích ao của từng hệ thống ao phải tính toán tổng hợp dựa vào: + Điều kiện địa lý vùng miền. + Yêu cầu đối tƣợng nuôi và kỹ thuật nuôi. + Tính toán chi phí xây dựng trên một diện tính ao. - Một số điện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ phổ biến: + Diện tích ao nuôi vỗ cá chép: 800- 1.200m2/ao + Diện tích ao nuôi vỗ cá trắm cỏ, cá trôi các loại: 1.000- 2.500 m2/ao + Diện tích ao ƣơng nuôi cá rôphi: 400- 1.000m2/ao + Diện tích ao nuôi vỗ cá trê: 100- 300m2/ao - Một số điện tích ao ƣơng nuôi cá giống phổ biến: + Diện tích ao ƣơng nuôi cá chép: 400- 1.000m2/ao + Diện tích ao ƣơng nuôi cá trắm cỏ, cá trôi các loại: 1.000- 1.500 m2/ao + Diện tích ao ƣơng nuôi cá rôphi: 300- 500m2/ao + Diện tích ao ƣơng nuôi cá trê: 100- 300m2/ao 2.3. Kích thƣớc bờ ao - Kích thƣớc bờ ao đƣợc xác định là kích thƣớc chiều rộng đáy bờ ao và kích thƣớc chiều rộng mặt bờ ao.
  29. 28 - Kích thƣớc bờ ao của ao nuôi vỗ cá bố mẹ luôn rộng hơn kích thƣớc ao ƣơng nuôi cá giống. Ngoài ra kích thƣớc bờ ao cũng có sự sai khác nhất định giữa các đối tƣợng nuôi khác nhau. - Kích thƣớc bờ ao còn tỷ lệ thuận với chiều cao bờ ao. Độ cao của bờ ao càng lớn thì kích thƣớc bờ càng rộng. Nên khi xác định, tính toán kích thƣớc bờ ao thƣờng đi kèm với chiều cao của bờ ao hay nói cách khác là căn cứ vào độ sâu của ao cần xây dựng. - Bờ ao vừa là nơi chắn giữ nƣớc, cá và vừa là đƣờng lƣu thông vận chuyển qua lại. Bờ ao có loại chỉ ngăn một ao, có loại ngăn hai ao ( bờ liên ao) và bờ bên nêm các loại bờ này cũng có kích thƣớc khác nhau. - Kích thƣớc bờ ao phổ biến với chiều cao bờ từ 2- 2,5m qua bảng sau: Bảng 1-4: Chiều rộng của bờ ao Loại bờ ao Là đƣờng giao thông Không phải là đƣờng chính(m) giao thông chính (m) Bờ liên ao 5-6 3-4 Bờ ao 4 3 Bờ bên, bờ bao 5-6 4 2.4. Cống cấp và thoát nƣớc - Cống cấp là cống dùng để lấy nƣớc từ ngoài môi trƣờng vào ao nuôi, cống cấp thƣờng bố trí ở dạng cống “nổi” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh cấp nƣớc. Cống cấp có thể là dạng cống ván phai hoặc cống bậc thang. - Cống cấp dạng ván phai:
  30. 29 Hình 1-17: Bản vẽ kết cấu cống ván phai - Cống cấp dạng bậc thang: Hình 1-18: Cống dạng bậc thang - Cống thoát là cống dùng để thoát nƣớc từ ao ra môi trƣờng bên ngoài, cống thoát thƣờng bố trí ở dạng cống “chìm” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh thoát nƣớc.
  31. 30 3. Lên sơ đồ 3.1. Sơ đồ hình dạng và kích thƣớc ao - Sơ đồ hình dạng ao đƣợc thiết kế trên bản vẽ với những tiêu chuẩn của ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống. - Hình dạng ao đƣợc lên sơ đồ theo hình chữ nhật - Kích thƣớc ao đƣợc lên sơ đồ chiều dài, chiều rộng của từng loại ao với từng đối tƣợng nuôi khác nhau. + Kích thƣớc ao nuôi vỗ cá bố mẹ qua bảng sau: Bảng 1-5: Kích thƣớc ao nuôi vỗ cá bố mẹ Loại ao nuôi vỗ Chiều dài của ao (m) Chiều rộng của ao (m) Ao cá chép 40- 60 20- 25 Ao cá trắm cỏ, trôi 50- 80 25- 35 Ao cá rôphi 30- 50 15- 20 Ao cá trê 20- 30 8- 15 + Kích thƣớc ao ƣơng nuôi cá giống qua bảng sau: Bảng 1-6: Kích thƣớc ao ƣơng nuôi cá giống Loại ao ƣơng nuôi Chiều dài của ao (m) Chiều rộng của ao (m) Ao ƣơng cá chép 30- 40 20- 30 Ao ƣơng trắm cỏ, trôi 40- 50 20- 30 Ao ƣơng cá rôphi 25- 35 12- 15 Ao ƣơng cá trê 20- 30 8- 15 - Ghi các số liệu kích thƣớc chiều dài, chiều rồng bờ ao lên bản vẽ sơ đồ với tỷ lệ thích hợp. 3.2. Sơ đồ bờ ao - Sau khi đã lên sơ đồ hình dạng kích thƣớc ao thì tiến hành lên sơ đồ bờ ao. Lên sơ đồ bờ ao là lên sơ đồ kích thƣớc đáy bờ, kích thƣớc mặt bờ, chiều cao bờ. - Lên sơ đồ kích thƣớc đáy bờ ao: kích thƣớc đáy bờ ao rộng từ 4- 6m đƣợc vẽ theo chu vi hình dạng ao và đƣợc ghi lên bản vẽ - Lên sơ đồ kích thƣớc mặt bờ ao: kích thƣớc mặt bờ ao rộng từ 2- 4m đƣợc vẽ theo chu vi hình dạng ao và đƣợc ghi lên bản vẽ
  32. 31 - Chiều cao của bờ ao tùy từng đối tƣợng cá mà chiều cao bờ có sự sai khác. Chiều cao của bờ đƣợc tính từ đáy bờ lên đến mặt bờ, chiều cao của bờ luôn đƣợc thiết kế, xây dựng cao hơn mực nƣớc ao lớn nhất trong năm trên 0,5m. - Chiều cao bờ của một số ao nuôi vỗ cá bố mẹ đƣợc xác định nhƣ sau: Bảng 1-7: Chiều cao bờ của ao nuôi vỗ cá bố mẹ Loại ao nuôi vỗ Chiều cao bờ (m) Ao cá chép 2,0- 2,5 Ao cá trắm cỏ, trôi 2,5- 3,0 Cá rôphi 1,5- 1,7 Cá trê 1,8- 2,2 - Chiều cao bờ của một số ao ƣơng nuôi cá giống đƣợc xác định nhƣ sau: Bảng 1-8: Chiều cao bờ của ao ƣơng nuôi cá giống Loại ao ƣơng nuôi Chiều cao bờ (m) Ao ƣơng cá chép 1,5- 2,0 Ao ƣơng trắm cỏ, trôi 1,5- 2,0 Ao ƣơng cá rôphi 1,3- 1,7 Ao ƣơng cá trê 1,3- 1,7 3.3. Sơ đồ cống cấp và thoát nƣớc - Sơ đồ cống cấp cống thoát là xác định các vị trí cống cấp, cống thoát và những số liệu liên quan đƣợc chi tiết trên bản vẽ. - Cống cấp thƣờng đƣợc đặt ở vị trí bờ theo chiều rộng ao và là cống “nổi” nơi tiếp xúc trực tiếp với kênh cấp nƣớc vào ao. - Cống thoát thƣờng đƣợc đặt ở vị trí bờ đối diện cới cống cấp và là cống “chìm” nơi đƣợc chẩy ra hệ thống kênh thoát nƣớc của ao. - Vẽ vị trí cống cấp, cống thoát lên sơ đồ bờ ao và ghi số liệu: kiểu cống, khẩu độ 4. Cắm tiêu trên thực địa: 4.1. Cắm tiêu ao - Cắm tiêu ao là thực hiện cắm ngoài thực địa thông qua việc xác định diện tích ao ở trên.
  33. 32 - Trình tự cắm tiêu đƣợc thực hiện nhƣ sau: + Bƣớc 1: Cắm cọc tiêu ở vùng đã đƣợc xác định xây dựng ao nuôi + Bƣớc 2: Cắm cọc tiêu ở 4 góc theo dạng ao đã xác định( hình chữ nhật) + Bƣớc 3: Tiến hành ngắm các điểm xen kẽ ở các cạnh chiều dài và chiều rộng của ao. Các cọc đƣợc cắm theo tỷ lệ khoảng 10m thì cắm 1 cọc lấy điểm tiêu thẳng hàng ở hai góc ao. + Bƣớc 4: Dùng dây căng giữ các điểm với nhau để hình thành hình dạng cũng nhƣ diện tích ao cần xây dựng 4.2. Cắm tiêu bờ - Sau khi đã cắm tiêu hình thành hình dạng và diện tích của ao thì tiến hành cắm tiêu bờ để đắp bờ ao. - Cắm tiêu bờ ao có 2 dạng: + Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ ao Chiều rộng mặt bờ D1 E1 Dây nylon Cọc tiêu Mặt đất F A B C D E tự nhiên 1 ½ chiều rộng đáy ao B1 Hình 1-19: Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ ao Điểm A: Điểm giữa ao theo chiều rộng Điểm B: Điểm chân bờ đào AB = ½ chiều rộng đáy ao Điểm C: Chân bờ đắp BC = (1-1,5) x độ sâu đào Điểm D: Mặt bờ CD = (1-1,5) x độ cao đắp Điểm E: Mặt bờ DE: Chiều rộng mặt bờ
  34. 33 Điểm F: Chân bờ đắp EF = (1-1,5) x độ cao đắp Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo suốt chiều dài ao với khoảng cách 4-5m/bộ + Cắm cọc tiêu định hƣớng tuyến bờ ao (chiều dài bờ ao) Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B Ngƣời thứ nhất đứng ở A, ngƣời thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C Ngƣời thứ nhất ra hiệu để ngƣời thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi ngƣời thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu ở B và C. Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hình 1-20:Cắm tiêu định tuyến bờ ao - Phƣơng pháp cắm tiêu bờ ao nhƣ sau: + Bƣớc 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 4- 5m và cắm tiêu theo chiều rộng đáy ở hai bên, số lƣợng cọc tiêu đƣợc cắm tùy thuộc vào chiều dài của từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m. + Bƣớc 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 2- 4 m và cắm cọc tiêu theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu đƣợc cắm thẳng hàng và song song với cọc tiêu chiệu rộng đáy bờ. Lƣu ý: Cọc cắm tiêu chiều rộng mặt bờ phải có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều cao bờ đã xác định (cọc cao ≥ 2m) + Bƣớc 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy bờ tạo thành hai đƣờng thẳng song song (thƣờng tạo hàng dây sát đáy cọc)
  35. 34 + Bƣớc 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề mặt bờ tạo thành hai đƣờng thẳng song song (thƣờng tạo hàng dây cách chân cọc từ 0,8- 1,5m) Kết thúc quá trình cắm tiêu bờ ao sẽ hình thành hệ thống bờ mô phỏng bằng cọc tiêu và dây căng, bờ mô phỏng có hình thanh. Đáy lớn là chiều rộng đáy bờ và đáy nhỏ là chiều rộng mặt bở để làm căn cứ tiến hành thi công xây dựng bờ ao nuôi. 4.3. Cắm tiêu cống - Cống đƣợc xây dựng trên hệ thống bờ ao nên sau khi hình thành bờ ao thì tiến hành cắm tiêu cống. - Trình tự cắm tiêu cống đƣợc thực hiện nhƣ sau: + Cắm tiêu vị trí cống cấp + Cắm tiêu vị trí cống thoát + Cắm tiêu nền cống + Cắm tiêu thân cống + Cắm tiêu khẩu độ cống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Mô tả các bƣớc thực hiện cắm tiêu bờ ao ngoài thực địa? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Cắm tiêu ao + Bài tập 2: Cắm tiêu bờ ao + Bài tập 3: Cắm tiêu cống C. Ghi nhớ: Thao tác cắm tiêu bờ ao ngoài thực địa.
  36. 35 Bài 3: Theo dõi thi công Mục tiêu: - Mô tả đƣợc các bƣớc theo dõi đắp bờ và xây dựng cống; - Theo dõi đƣợc công việc đắp bờ và xây dựng cống. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị: 1.1. Chuẩn bị sơ đồ ao - Sơ đồ ao sau khi đã đƣợc lên hoàn chỉnh đƣợc chuẩn bị cho quá trình theo dõi thi công dựa vào sơ đồ. Sơ đồ có thể là các dạng sau: + Sơ đồ tổng thể gồm: hình dạng kích thƣớc ao, hình dạng kích thƣớc bờ, hình dạng kích thƣớc cống cấp và cống thoát. + Sơ đồ chi tiết hình dạng kích thƣớc ao: gồm hình dạng ao, kích thƣớc chiều dài, kích thƣớc chiều rộng. + Sơ đồ chi tiết bờ ao: gồm chiều rộng đáy ao, chiều rộng mặt ao và chiều cao bờ ao. + Sơ đồ chi tiết cống cấp cống thoát: vị trí cống cấp, cống thoát; kiểu cống và kích thƣớc cống. - Chuẩn bị sơ đồ mỗi loại 2 bản trên 1 nhân lực theo dõi thi công. 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra - Dụng cụ: thƣớc dài, thƣớc dây, + Số lƣợng: mỗi nhân lực kiểm tra có một bộ dụng cụ kiểm tra + Chất lƣợng: thƣớc chuẩn theo tiêu chuẩn đo lƣờng, các vạch thƣớc rõ ràng, các số liệu trên thƣớc có thể phân biệt rõ ràng. - Vật liệu: những vật liệu xây dựng để đối chiếu với vật liệu thi công 2. Theo dõi đắp bờ: 2.1. Giám sát chất lƣợng kỹ thuật đắp bờ - Yêu cầu chất lƣợng kỹ thuật: + Nền bờ là chắc chắn + Cốt bờ đảm bảo + Mặt bờ phẳng + Các thông số bờ theo bản sơ đồ bờ - Tiến hành giám sát kỹ thuật
  37. 36 + Theo dõi trình tự đắp bờ + Theo dõi kỹ thuật nén bờ và độ an toàn của bờ + Theo dõi các thông số kỹ thuật bờ theo sơ đồ 2.2. Kiểm tra kích thƣớc bờ ao - Đo lại chiều rộng đáy bờ và đối chiếu với sơ đồ chi tiết bờ. - Đo lại chiều rộng mặt bờ và đối chiếu với sơ đồ chi tiết bờ. - Đo lại chiều cao của bờ và đối chiếu với sơ đồ chi tiết bờ. 3. Theo dõi xây cống: 3.1. Giám sát vị trí cống - Giám sát vị trí xây cống cấp và đối chiếu với sơ đồ chi tiết - Giám sát vị trí xây cống thoát và đối chiếu với sơ đồ chi tiết 3.2. Kiểm tra kích thƣớc, chất lƣợng xây dựng cống - Đo lại kích thƣớc cống cấp và đối chiếu với sơ đồ chi tiết - Đo lại kích thƣớc cống thoát và đối chiếu với sơ đồ chi tiết - Kiểm tra chất lƣợng cống thông qua chất liệu xây dựng, độ chắc chắn và an toàn của cống khi lƣu thông nƣớc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Thực hành xác định kích thƣớc bờ ao? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Theo dõi đắp bờ + Bài tập 2: Theo dõi xây cống C. Ghi nhớ: Trình tự đắp bờ ao.
  38. 37 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt; đƣợc giảng dạy đầu tiên trong chƣơng trình đào tạo; mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu ngƣời học. - Tính chất: Mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống giúp ngƣời sản xuất chọn địa điểm xây dựng ao, lên sơ đồ ao nuôi và theo dõi thi công hệ thống công trình ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống đạt tiêu chuẩn. Mô đun này đƣợc giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở sản xuất giống cụ thể. II. Mục tiêu: - Trình bày tiêu chí để chọn địa điểm nuôi, lên sơ đồ và theo dõi thi công xây dựng công trình. - Thực hiện đƣợc chọn địa điểm, lên sơ đồ ao nuôi và theo dõi thi công - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại Địa Thời lƣợng bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra MĐ 01-01 Chọn địa điểm Tích Lớp học/ 20 2 18 xây dựng ao hợp thực địa MĐ 01-02 Lên sơ đồ ao nuôi Tích Lớp học/ 14 2 11 1 hợp thực địa MĐ 01-03 Theo dõi thi công Tích Lớp học/ 12 2 9 1 hợp thực địa Kiểm tra kết thú c mô đun 2 2 Cộng 50 6 40 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chọn địa điểm 4.1.1. Bài tập 1: Xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng
  39. 38 - Nguồn lực: + Xẻng: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Cuốc: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Bình thủy tinh: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Thƣớc đo: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Xác định đƣợc tên loại đất: đất thịt hay đất sét hay đất cát 4.1.2. Bài tập 2: Kiểm tra độ pH - Nguồn lực: + Giấy quỳ: 2 hộp/ 1 nhóm 5 học viên + Bộ test pH: 1 bộ/1 nhóm 5 học viên + Cốc đong: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Kết quả độ pH 4.1.3. Bài tập 3: Kiểm tra hàm lƣợng oxy hòa tan - Nguồn lực: + Bộ test DO: 2 bộ/1 nhóm 5 học viên + Cốc đong: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy: 1 tập/ 1 nhóm 5 học viên + Bút viết: 2 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Kết quả hàm lƣợng oxy hòa tan 4.2. Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi 4.2.1 Bài tập 1: Cắm tiêu ao - Nguồn lực: + Thƣớc dài: 03 chiếc + Cọc tre: 40 cọc
  40. 39 + Dây: 500m + Giấy: 10 tờ + Bút: 5 chiếc. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cắm đƣợc tiêu 1 ao hoàn chỉnh. 4.2.2 Bài tập 2: Cắm tiêu bờ ao - Nguồn lực: + Thƣớc dài: 03 chiếc + Cọc tre: 80 cọc + Dây: 2.000m + Giấy: 05 tờ + Bút: 05 chiếc. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cắm tiêu đƣợc chiều rộng đáy bờ và mặt bờ. 4.2.3 Bài tập 3: Cắm tiêu cống - Nguồn lực: + Thƣớc dài: 03 chiếc + Cọc tre: 10 cọc + Dây: 100m + Giấy: 02 tờ + Bút: 05 chiếc. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cắm tiêu đƣợc cống cấp, cống thoát hoàn chỉnh. 4.3. Bài 3 Theo dõi thi công: 4.3.1. Bài tập 1: Theo dõi đắp bờ ao - Nguồn lực:
  41. 40 + Sơ đô tổng thể ao: 01 bản + Sơ đồ chi tiết bờ: 01 bản + Thƣớc dây: 01 cuộn + Thƣớc dài: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Bờ đƣợc kiểm tra các số liệu chính xác 4.3.2. Bài tập 2: Theo dõi xây cống - Nguồn lực: + Sơ đô tổng thể ao: 01 bản + Sơ đồ chi cống: 01 bản + Thƣớc dây: 01 cuộn + Thƣớc dài: 01 chiếc + Vật liệu xây dựng: cát, xi măng. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cống đƣợc kiểm tra các số liệu chính xác V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đƣợc loại đất Quan sát quá trình thực hiện và có lƣu ý đến mức độ tích cực của từng học viên Kiểm tra đƣợc độ pH Quan sát quá trình thực hiện và có lƣu ý đến mức độ tích cực của từng học viên Kiểm tra đƣợc oxy hòa tan Quan sát quá trình thực hiện và có lƣu ý đến mức độ tích cực của từng học viên 5.2. Bài 2: Lên sơ đồ nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  42. 41 Xác định hình dạng, diện tích ao, Quan sát quá trình thực hiện và có chiều cao bờ. lƣu ý đến mức độ tích cực của từng học viên Cắm tiêu ao trên thực địa Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật 5.3. Bài 3: Theo dõi thi công Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chiều rộng bờ, chiều cao bờ ao Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên Vị trí cống, kích thƣớc cống Quan sát quá trình thực hiện kiểm tra của từng học viên
  43. 42 VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nƣớc ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 2. Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lƣợng nƣớc trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 3. Nguyễn Thị Thuyết, giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 4. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000 5. Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm một số đối tƣợng thuỷ sản nƣớc ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 6. Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tƣợng thủy sản nƣớc ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005.
  44. 43 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thƣ - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hƣơng Lan, Phó trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Hải Dƣơng ./.