Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh tôm sú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh tôm sú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_phong_tri_benh_tom_su.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh tôm sú
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH TÔM SÚ MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: NUÔI TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi tôm biển nói chung và nuôi tôm sú nói riêng là một trong những nghề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm phát triển và đã đạt đƣợc những thành công lớn. Nghề nuôi tôm đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu ngƣời, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra hàng hóa xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển. Thành quả đạt đƣợc của nghề nuôi tôm là rất lớn nhƣng rủi ro cũng rất cao do dịch bệnh. Vì vậy, vấn đề phòng, trị bệnh cũng nhƣ ngăn chặn sự lây lan của bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi tôm có những hiểu biết về công tác phòng bệnh và xử lý kịp thời khi bệnh xảy ra. Đƣợc Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trƣờng Trung học thủy sản tạo điều kiện, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình ”Phòng trị bệnh tôm sú”. Giáo trình đã đƣợc Hội đồng nghiệm thu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét, nghiệm thu. Giáo trình “Phòng trị bệnh tôm sú” thuộc chƣơng trình dạy nghề nuôi tôm sú đã đƣợc biên soạn, tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi tôm sú”. Giáo trình “Phòng trị bệnh tôm sú” giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh tôm, phƣơng pháp sử dụng thuốc trong nuôi tôm, cách phòng bệnh cho tôm và nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý. Nội dung giảng dạy đƣợc phân bổ trong thời gian 106 giờ và gồm 8 bài: Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm Bài 2: Phòng bệnh bằng vi sinh Bài 3: Phòng bệnh bằng dinh dƣỡng Bài 4: Chẩn đoán bệnh Bài 5: Trị bệnh do vi khuẩn và nấm Bài 6: Trị bệnh do sinh vật bám Bài 7: Trị bệnh do dinh dƣỡng và môi trƣờng Bài 8: Xử lý bệnh do vi rút gây ra Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn.
- 3 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phƣơng Thanh 2. Nguyễn Minh Niên 3. Lê Thị Minh Nguyệt 4. Lê Tiến Dũng 6. Đặng Thị Minh Diệu
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH TÔM 7 VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI TÔM 7 A. Nội dung 7 1. Khái niệm bệnh 7 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm 7 3. Phân loại bệnh tôm 9 4. Các thời kỳ phát triển bệnh 11 5. Các đƣờng lây truyền bệnh 12 6. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh 12 7. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi 13 8. Sử dụng thuốc trong nuôi tôm 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26 C. Ghi nhớ: 26 D. Gợi ý tài liêu học tập, tham khảo và địa chỉ trang web liên quan tới bài dạy 26 BÀI 2: PHÒNG BỆNH BẰNG VI SINH 27 A. Nội dung 27 1. Các loại vi sinh 27 2. Trộn vi sinh vào thức ăn 32 3. Cho vi sinh xuống ao 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 38 C. Ghi nhớ: 38 BÀI 3: PHÒNG BỆNH BẰNG DINH DƢỠNG 39 A. Nội dung 39 1. Các loại dinh dƣỡng 39 2. Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn 42 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 44 C. Ghi nhớ. 45 BÀI 4: CHẨN ĐOÁN BỆNH 46 A. Nội dung 46 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ 47 2. Điều tra tình hình thời tiết 47 3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trƣờng 47 4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc 47 5. Quan sát tôm 48 6. Thu mẫu tôm bệnh (thu mẫu bệnh phẩm) 53 7. Kết luận 54 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55 C. Ghi nhớ: 55 BÀI 5: TRỊ BỆNH VI KHUẨN VÀ BỆNH NẤM 56 A. Nội dung 56 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị 56 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện trị bệnh 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65 C. Ghi nhớ 65 BÀI 6: TRỊ BỆNH DO SINH VẬT BÁM 67 A. Nội dung 67 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị: 67
- 5 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện trị bệnh 70 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 71 C. Ghi nhớ 71 BÀI 7: TRỊ BỆNH DO DINH DƢỠNG VÀ MÔI TRƢỜNG 72 A. Nội dung: 72 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị 72 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện trị bệnh 76 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 77 C. Ghi nhớ: 78 BÀI 8: XỬ LÝ BỆNH DO VI RÚT 79 A. Nội dung: 79 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp xử lý 79 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện xử lý 84 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 85 C. Ghi nhớ 85 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 101 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 102 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 102
- 6 MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH TÔM SÚ Mã số mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Phòng trị bệnh tôm sú là mô đun chuyên môn nghề thuộc chƣơng trình dạy nghề Nuôi tôm sú. Sau khi học xong mô đun này ngƣời có hiểu biết về bệnh tôm, kỹ năng nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh, biện pháp phòng trị bệnh kịp thời và áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Mô đun Phòng trị bệnh tôm sú bao gồm 08 bài từ mã bài M05-1 đến mã bài M05-8 theo trình tự nhƣ sau: Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm; Phòng bệnh bằng vi sinh; Phòng bệnh bằng dinh dƣỡng; Chẩn đoán bệnh; Trị bệnh do vi khuẩn và nấm; Trị bệnh do dinh dƣỡng và môi trƣờng; Trị bệnh do sinh vật bám, Xử lý bệnh do vi rút. Thời lƣợng giảng dạy và học tập mô đun Phòng trị bệnh tôm sú là 106 giờ trong đó lý thuyết: 20 giờ, thực hành: 80 giờ, kiểm tra kết thúc mô đun: 6 giờ. Trong quá trình học, học viên đƣợc cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập cá nhân, kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi tôm và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Kết quả học tập đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi những hiểu biết chung về bệnh tôm, các biện pháp phòng trị bệnh thƣờng gặp nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của ngƣời học bằng các bài thực hành về phòng bệnh bằng vi sinh, dinh dƣỡng và xác định bệnh, xử lý bệnh thƣờng gặp ở tôm.
- 7 BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH TÔM VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI TÔM Mã bài: MĐ05-01 Thời gian: 12 giờ Nuôi tôm sú là một trong những nghề phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua và đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khi nuôi tôm càng phát triển, trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh càng trở lên nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi tôm. Hiện nay, vấn đề phòng trị bệnh tôm cũng nhƣ ngăn chặn sự lây lan của bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi tôm cần phải có những hiểu biết chung về bệnh tôm để thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh thƣờng gặp, nâng cao năng suất tôm nuôi. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Hiểu đƣợc nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Biết phân loại các loại bệnh ở tôm sú - Hiểu đƣợc các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm - Hiểu đƣợc tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc - Nêu đƣợc phƣơng pháp dùng thuốc phòng trị bệnh tôm - Sử dụng thuốc đúng nguyên tắc, không dùng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm. A. Nội dung 1. Khái niệm bệnh Bệnh chính là sự bất thƣờng nào đó trong cấu tạo hay chức năng của cơ thể sinh vật mà có thể gây ra những tác hại về các hoạt động sinh lý của sinh vật đó. Nếu các tác hại vƣợt qua khả năng chịu đựng của mình thì sinh vật bị yếu đi và chết. Ví dụ: tôm giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp là dấu hiệu tôm bị bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến tôm đều có nguyên nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, ngƣời nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. 2.1. Nguyên nhân gây bệnh ở tôm
- 8 Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh ở tôm nuôi: - Do các sinh vật gây bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm có trong môi trƣờng ao nuôi tấn công và xâm nhập lên trên hay vào trong cơ thể tôm, gây ra bệnh cho tôm hay giết chết tôm. - Do các yếu tố môi trƣờng: Nhiệt độ, pH, hàm lƣợng ôxy trong ao nuôi xấu, nằm ngoài mức chịu đựng của tôm gây chết hàng loạt rất nhanh hoặc gây sốc làm suy yếu sức khoẻ tôm, tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công. - Do tôm bị thiếu dinh dƣỡng: cho tôm ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dƣỡng cần thiết dẫn đến cơ thể tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trƣờng kém làm tôm dễ bị bệnh. 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhƣng bệnh có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện nhất định nhƣ: sức đề kháng của tôm nuôi và các yếu tố môi trƣờng. * Điều kiện 1: Sức đề kháng của tôm - Sức đề kháng của tôm là khả năng tự bảo vệ của tôm trƣớc sự tác động hoặc tấn công của tác nhân gây bệnh. Theo nguyên tắc chung nếu sức đề kháng của tôm cao thì bệnh có thể không xảy ra, ngƣợc lại nếu sức đề kháng yếu hay đã suy giảm thì đó là cơ hội để tác nhân gây bệnh phát huy tác dụng. - Sức đề kháng ở tôm mạnh hay yếu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chế độ dinh dƣỡng và điều kiện ngoại cảnh. + Giai đoạn tôm còn nhỏ có sức đề kháng thấp hơn tôm trƣởng thành. + Các giai đoạn phát triển khác nhau có sức đề kháng với cùng một loại tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. Ví dụ: vi rút đốm trắng có thể nhiễm từ giai đoạn tôm ấu trùng nhƣng thƣờng gây chết nhiều nhất trên tôm sú ở giai đoạn 50-70 ngày nuôi. + Tôm bị thiếu chất dinh dƣỡng, đặc biệt là vitamin, chất khoáng thì sức đề kháng giảm, bệnh dễ phát sinh. + Tôm đƣợc sống trong môi trƣờng có các yếu tố môi trƣờng thích hợp thì sẽ có sức đề kháng cao. Nếu các yếu tố môi trƣờng nằm ngoài ngƣỡng thích hợp thì tôm có thể bị sốc làm suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra, vấn đề sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi cũng ảnh hƣởng đến sức đề kháng của tôm nhƣ việc lạm dụng thuốc (dùng tùy tiện, thiếu hiểu biết ) * Điều kiện 2: Các yếu tố môi trường - Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự bùng nổ của tác nhân gây bệnh. Trong môi trƣờng thích hợp với vi rút, vi khuẩn, nấm, chúng sinh sản rất nhanh, tăng cƣờng độc tố, tăng khả năng gây bệnh. Ngƣợc lại, nếu gặp môi
- 9 trƣờng không thuận lợi, tác nhân gây bệnh bị chết hoặc bị kìm hãm, không có khả năng gây bệnh. - Các yếu tố môi trƣờng biến động lớn hay vƣợt quá ngƣỡng thích hợp của tôm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt hoặc gây sốc (tress) làm suy giảm sức để kháng của tôm. 2.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: mầm bệnh, môi trƣờng và vật chủ (tôm nuôi) đƣợc biểu diễn ở sơ đồ 1. Hình 1. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Qua hình 1 cho thấy: 1+ 2 = Bệnh không xảy ra 2 + 3 = Bệnh không xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trƣờng 1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra Nhƣ vậy, bệnh tôm chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố môi trƣờng - mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì tôm không bị mắc bệnh. Do đó, khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho tôm, ngƣời nuôi phải xem xét cả 3 yếu tố môi trƣờng, mầm bệnh và tôm nuôi, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc. Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trƣớc, nhân tố nào khó xử lý sau. 3. Phân loại bệnh tôm 3.1. Căn cứ vào tác nhân gây bệnh:
- 10 - Bệnh do sinh vật gây ra: Tác nhân gây bệnh là vi rút, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào (bệnh truyền nhiễm) hay nguyên sinh động vật (bệnh ký sinh trùng). Ví dụ: vi rút đốm trắng gây bệnh đốm trắng ở tôm - Bệnh do các yếu tố môi trƣờng gây ra: Nhiệt độ, ôxy, pH khi nằm ngoài giới hạn thích hợp gây sốc hoặc làm chết tôm. Ví dụ: hàm lƣợng ôxy thấp nhỏ hơn 3mg/lít làm tôm nổi đầu và nếu kéo dài tôm sẽ chết - Bệnh do dinh dƣỡng gây ra: cho tôm ăn không đủ, chất đạm, đƣờng, chất béo, vitamin và khoáng trong thức ăn thừa hay thiếu đều có thể gây bệnh cho tôm. Ví dụ: thiếu vitamin C gây ra bệnh chết đen ở tôm; thiếu canxi gây ra bệnh mềm vỏ 3.2. Căn cứ vào tính chất cảm nhiễm của bệnh: - Bệnh cảm nhiễm đơn thuần: Chỉ có một tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm và gây bệnh (ít xảy ra). - Bệnh cảm nhiễm kết hợp: Cùng một lúc đồng thời 2 hay nhiều tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm làm phát sinh bệnh (thƣờng xảy ra). - Bệnh cảm nhiễm đầu tiên: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tôm khoẻ mạnh làm phát sinh ra bệnh. - Bệnh cảm nhiễm tiếp tục: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tôm trên cơ sở đã cảm nhiễm đầu tiên. Ví dụ: tôm bị cảm nhiễm vi khuẩn sau khi tôm bị nhiễm vi rút. - Bệnh cũ tái phát: tôm đã khỏi bệnh nhƣng tác nhân gây bệnh chƣa bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh tái phát trở lại khi gặp điều kiện nhƣ: sức khỏe tôm suy yếu, chất lƣợng môi trƣờng xấu, khí hậu thay đổi. 3.3. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh: - Bệnh cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột, các diễn biến bệnh lý phát triển rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày đến 1-2 tuần. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần đàn rất cao, có thể gây ra tỷ lệ chết cao. Tác nhân gây bệnh thƣờng là vi rút, vi khuẩn, nấm hay các yếu tố môi trƣờng. - Bệnh mãn tính: Bệnh xảy ra từ từ, các dấu hiệu về bệnh lý tiến triển chậm, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần đàn thấp, ít gây chết, chủ yếu ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật thủy sản. Thực tế, ranh giới giữa 3 loài này không rõ ràng, tùy theo điều kiện thay đổi mà bệnh có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- 11 4. Các thời kỳ phát triển bệnh Khi tôm bị mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bệnh không phát sinh ngay mà trải qua 3 thời kỳ: 4.1. Thời kỳ ủ bệnh: - Đƣợc xác định từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm đến khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. - Tác nhân gây bệnh còn ít về số lƣợng, độc lực chƣa cao nên chúng cần một thời gian để cƣ trú, sinh sản, tăng độc lực để đánh bại sức đề kháng của tôm. - Các hoạt động sinh lý bình thƣờng của tôm bắt đầu thay đổi nhƣng chƣa thể hiện ra bên ngoài. - Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào số lƣợng, con đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của tôm và môi trƣờng ao nuôi. 4.2.Thời kỳ dự phát: - Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. - Tác nhân gây bệnh đã gây những tác hại nhất định đến các tổ chức trong cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể tôm, làm xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đặc trƣng. - Đây là thời kỳ sinh sản nhanh nhất của tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng của tôm đã không còn khả năng tiêu diệt đƣợc tác nhân gây bệnh. 4.3. Thời kỳ phát triển: - Là thời kỳ bệnh phát triển ở mức cao nhất, dấu hiệu điển hình của bệnh đƣợc thể hiện rõ ràng, gây tác hại lớn nhất và hiện tƣợng tôm chết bắt đầu xảy ra. - Tùy theo tác động của các biện pháp kỹ thuật mà bệnh phát triển theo 3 hƣớng: khỏi bệnh, chƣa hoàn toàn hồi phục hay không thể khỏi bệnh + Khỏi bệnh: nếu đƣợc chữa trị kịp thời, đúng cách thì tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, dấu hiệu bệnh lý sẽ mất đi, tôm trở lại hoạt động bình thƣờng. Cần bồi dƣỡng sức khỏe sau khi tôm khỏi bệnh. + Chƣa hoàn toàn hồi phục: do việc chữa trị chƣa đủ thời gian, liều lƣợng cần thiết nên tác nhân gây bệnh chƣa bị tiêu diệt triệt để, hiện tƣợng chết đã giảm, dấu hiệu bệnh lý mất dần nhƣng rất dễ tái phát khi có điều kiện. + Không thể khỏi bệnh: nhiều cơ quan của tôm bị phá hủy nghiêm trọng, sức đề kháng không còn, nên các biện pháp chữa trị không có hiệu quả, tôm bị bệnh không thể hồi phục vẫn tiếp tục chết.
- 12 5. Các đƣờng lây truyền bệnh - Tiếp xúc trực tiếp: mầm bệnh lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khỏe do sống chung trong môi trƣờng nƣớc, - Nguồn nước: mang theo mầm bệnh vào ao nuôi lây truyền cho tôm nuôi nếu không xử lý hoặc xử lý không kỹ. - Dụng cụ sản xuất: lƣới, chài, thau dùng chung - Các động vật thủy sản di cư: tôm, cua hoang dã mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi lây bệnh cho tôm nuôi - Đáy ao: Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao hoặc đƣợc tích tụ trong quá trình nuôi, nếu xử lý không kỹ sẽ tấn công tôm và gây bệnh khi có điều kiện phù hợp. - Các sinh vật khác: Chim ăn cá - Con người: quần áo, tay chân dính mầm bệnh. Hình 2: Các đƣờng lan truyền bệnh 6. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh - Thông qua cơ quan tiêu hóa: là đƣờng xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể tôm gây bệnh.
- 13 - Thông qua đường hô hấp: vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể tôm qua mang. - Thông qua da và vỏ kitin: vi khuẩn xâm nhập lên vỏ, da sau đó theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan gây bệnh. 7. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi Tại sao phải phòng bệnh cho tôm? - Tôm sống dƣới nƣớc nên khi tôm bị bệnh thƣờng khó phát hiện bệnh kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả trị bệnh không cao. - Mỗi khi tôm trong ao nuôi bị bệnh, không thể xử lý cho từng con mà phải xử lý cả ao nên lƣợng thuốc khó chính xác và rất tốn kém. - Hóa chất trị bệnh không chỉ tác dụng lên những con bị bệnh, mà còn tác động lên những con tôm khỏe, làm chúng chậm lớn, ảnh hƣởng đến năng suất tôm nuôi. Mặt khác, việc trị bệnh cho tôm không phải lúc nào cũng có kết quả nhƣ mong muốn. Do vậy, phƣơng châm của nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là: Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. Công tác phòng bệnh tổng hợp cho tôm cần thực hiện theo 3 hƣớng: - Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh - Nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi - Quản lý môi trƣờng nuôi thích hợp và ổn định 7.1. Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh 7.1.1. Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi Nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tồn tại trong ao sau mỗi vụ nuôi. Công tác tẩy dọn bao gồm các bƣớc sau: - Nạo vét bùn đáy để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm lƣợng chất hữu cơ trong ao, nhất là những ao tôm vừa bị bệnh hay đã nuôi nhiều vụ. Các chất thải phải đƣa vào khu vực riêng để tiếp tục xử lý. - Bón vôi (CaO hay Ca(OH)2): tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, ký chủ trung gian mang mầm bệnh và các sinh vật gây hại khác. - Phơi nắng đáy ao 1-2 tuần: tiêu diệt tác nhân gây bệnh tồn tại trong bùn đáy bằng nhiệt độ và tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Theo Lightner (1996) vi rút MBV có thể tồn tại ở đáy ao một thời gian dài và có khả năng chịu đựng khá cao với chất sát khuẩn nhƣng lại rất kém dƣới ánh sáng mặt trời. 7.1.2. Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi - Mục đích: làm sạch nƣớc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh có trong nguồn nƣớc lấy vào ao nuôi. - Các phƣơng pháp xử lý nƣớc trƣớc khi đƣa vào nuôi:
- 14 + Phương pháp cơ học: lọc nƣớc qua túi lọc, lấy nƣớc vào ao chứa để lắng làm trong nƣớc trƣớc khi đƣa vào ao nuôi. Phƣơng pháp này không thể tiêu diệt triệt để các loại tác nhân gây bệnh nên thƣờng kết hợp với phƣơng pháp hóa học. + Phương pháp hoá học: cho chất diệt khuẩn vào nƣớc để tiêu diệt mầm bệnh. Các loại chất sát khuẩn thƣờng dùng là: Chlorin : 20 - 30 g/m3, sau 7 ngày sử dụng. Formol : 20-30 g/m3, sau 5-7 ngày sử dụng 3 KMnO4 : 5-10g/m , sau 6 giờ sử dụng Iodin: 1 – 2 g/m3 Mizuphor, Virkon dùng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. o Ƣu điểm của phƣơng pháp hóa học: có tác dụng diệt trùng rất tốt o Nhƣợc điềm của phƣơng pháp hóa học: dƣ lƣợng của hoá chất có thể ảnh hƣởng xấu đến điều kiện môi trƣờng và sức khoẻ tôm. Ngoài ra các chất diệt khuẩn tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật có lợi trong nƣớc, diệt cơ sở thức ăn tự nhiên và ảnh hƣởng tới sức khoẻ ngƣời lao động. +Phương pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm vi sinh làm sạch nƣớc, các vi khuẩn có lợi nhƣ Nitrobacter, Nitrosomonat sẽ phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nƣớc. 7.1.3. Sử dụng đàn giống không mang mầm bệnh Chọn và thả nuôi những đàn giống không bị bệnh và không mang các mầm bệnh nguy hiểm bằng cách: - Kiểm dịch đàn giống trƣớc khi đƣa vào nuôi, kiên quyết loại bỏ đàn giống bị bệnh hay nhiễm các loại mầm bệnh nguy hiểm. - Tắm cho tôm giống trƣớc khi thả nuôi bằng chất sát khuẩn nhƣ formol 20-50 ml/m3, 10-20 phút để loại bỏ mầm bệnh bám trên tôm giống (vi khuẩn, Zoothamnium ). 7.1.4. Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh - Sử dụng thức ăn có đầy đủ chất dinh dƣỡng, không bị mốc, bảo quản tốt để nuôi tôm. - Thức ăn kém chất lƣợng, bị mốc, vón cục có thể sinh ra trong thức ăn một loại độc tố (Aflatoxin) gây hoại tử gan ở tôm. 7.1.5. Sát trùng nơi cho ăn - Nơi cho ăn thƣờng có nhiều thức ăn thừa, thối rữa, gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, do đó phải thƣờng xuyên làm vệ sinh để hạn chế lây bệnh cho tôm.
- 15 - Dọn sạch thức ăn thừa sau 2-3 giờ cho ăn, rửa sạch và phơi nắng sàn cho ăn mỗi ngày. 7.1.6. Sát trùng dụng cụ sản xuất phơi nắng sàn cho ăn mỗi ngày. - Lƣới chài, ống xiphon, cốc, thau nên dùng riêng cho từng ao. - Nếu dùng chung, phải khử trùng trƣớc khi dùng cho ao khác (Chlorin 100-200ppm, ngâm ít nhất 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nƣớc sạch mới dùng). 7.1.7.Áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, bán tuần hoàn, tuần hoàn Xây dựng hệ thống nuôi khép kín, có ao chứa lắng và ao xử lý nƣớc thải. Trong quá trình nuôi chỉ thay nƣớc khi cần thiết nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh theo nguồn nƣớc vào hệ thống nuôi. 7.1.8.Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt ký chủ trung gian, các sinh vật mang mầm bệnh - Săn bắt, xua đuổi các loài chim ăn tôm. - Dùng lƣới bao xung quanh ao để ngăn chặn giáp xác (cua, còng) xâm nhập vào ao nuôi tôm. 7.1.9.Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhƣng các tác nhân gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong hệ thống nuôi, chúng sẽ phát triển rất nhanh về số lƣợng và gây bệnh cho tôm khi môi trƣờng có nhiều chất hữu cơ, sức khỏe tôm yếu. Do đó, cần thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm môi trƣờng và tăng sức đề kháng cho tôm: - Không nuôi mật độ quá cao - Kiểm soát lƣợng thức ăn dƣ thừa - Quản lý tảo, hạn chế hiện tƣợng tảo tàn - Định kỳ dùng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải trong ao. - Bổ sung vitamin C vào thức ăn: 5-10g/kg thức ăn tôm để tăng cƣờng sức đề kháng cho tôm. 7.1.10. Sát trùng nước tôm bị bệnh trước khi thải Khi tôm bị bệnh chết hàng loạt, phải niêm phong ao hoàn toàn, xử lý nƣớc bằng chất sát khuẩn chlorine 30 – 70kg/1000m3, sau 2-3 ngày mới đƣợc xả nƣớc ra ngoài để hạn chế lây lan bệnh. 7.2. Nâng cao sức đề kháng của tôm Tôm có sức đề kháng tốt, thì có khả năng chống đỡ lại yếu tố gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ. Ngƣợc lại tôm có sức đề kháng kém, thì không có khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh nên dễ bị mắc bệnh. Do đó, cần áp dụng các biện pháp tăng cƣờng sức khoẻ cho tôm. 7.2.1.Chọn một đàn giống khoẻ mạnh
- 16 Lựa chọn đƣa vào nuôi những đàn giống khoẻ mạnh, sạch bệnh đạt những tiêu chuẩn ngành về giống của Bộ Thủy sản ban hành. Chọn đàn giống đồng đều về kích thƣớc, màu sắc tƣơi sáng, hoạt động nhanh nhẹn , có khả năng chịu đựng tốt khi sốc formol 100 - 200ppm (tỷ lệ chết 5%). 7.2.2.Chọn mật độ nuôi thích hợp - Mật độ nuôi thích hợp là tận dụng đƣợc nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nƣớc, nhân công, nhƣng hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng để tôm khoẻ mạnh, ít bị bệnh hoặc khi bị bệnh thì mức độ lây bệnh thấp. - Mật độ nuôi phải phù hợp với mô hình nuôi, loại thức ăn sử dụng, điều kiện ao nuôi, trình độ chuyên môn quản lý, thiết bị phụ trợ. Ví dụ: Nuôi tôm quảng canh 1-2 con/ m2, nuôi quảng canh cải tiến 3- 5 con/m2, nuôi bán thâm canh 10-20 con/m2, nuôi thâm canh 20-40con/m2 7.2.3. Cho tôm ăn theo phương pháp “bốn định” Giúp môi trƣờng không bị ô nhiễm thì tôm khoẻ mạnh, ít bị bệnh. - Định chất lƣợng thức ăn: thức ăn cho tôm không bị mốc, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dƣỡng thích hợp, đầy đủ các chất khoáng và vitamin. - Định số lƣợng thức ăn: lƣợng thức ăn hàng ngày đƣợc tính toán dựa vào trọng lƣợng tôm trong ao. Tôm ăn hết au 2-3 giờ cho ăn là lƣợng vừa đủ. Tôm lột xác, bị bệnh thì giảm lƣợng thức ăn. Ví dụ: tôm lột xác sau 24 giờ mới bắt mồi lại, do đó phải giảm thức ăn 1- 2 ngày đó. - Định vị trí cho ăn: Khi cho tôm ăn rải đều khắp ao, trừ vùng tập trung nhiều chất thải nhƣ vùng giữa ao. - Định thời gian cho ăn: cho tôm ăn vào các giờ nhất định trong ngày, tạo điều điều kiện cho ngƣời nuôi quan sát hoạt động ăn. 7.3. Quản lý môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất vì sự xuất hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trƣờng. 7.3.1.Thiết kế xây dựng trại, ao nuôi thủy sản phù hợp với công tác phòng bệnh Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nuôi quản lý môi trƣờng. - Địa điểm xây dựng trại nuôi phải có chất đất phù hợp với tôm, có nguồn nƣớc quanh năm và sạch sẽ, không có nguồn nƣớc thải đổ vào. - Độ sâu thích hợp, giữ nƣớc tốt, có hệ thống cấp thoát nƣớc riêng biệt. Có ao chứa lắng, ao xử lý nƣớc thải 7.3.2.Áp dụng mô hình nuôi luân canh
- 17 - Là một biện pháp quản lý chất thải rất hiệu quả. Các đối tƣợng nuôi mới không bị nhiễm mầm bệnh cuả chu kỳ nuôi trƣớc, đồng thời chúng sử dụng chất thải và tiêu diệt các mầm bệnh, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, mô hình nuôi luân canh tôm–cá đã giúp ngƣời nuôi giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải và vấn đề dịch bệnh rất hiệu quả. 7.3.3. Quản lý các yếu tố môi trường ổn định và thích hợp Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trƣờng, nhất là lúc 5-6 giờ sáng và những giờ cho tôm ăn và có biện pháp xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trƣờng không thích hợp với tôm hay biến động quá lớn tránh hiện tƣợng tôm bị sốc. Bảng 1: Quản lý các yếu tố môi trƣờng ao nuôi TT Yếu tố Thích hợp Không thích Biện pháp quản lý hợp 1 Nhiệt độ 28-320C Nhỏ hơn 250C + Chọn mùa vụ nuôi thích 0 nƣớc Dao động trong và lớn hơn 32 hợp với tôm và các địa ngày 5 /00/ngày khi thay nƣớc. 0 ngày 0,5 đơn từ 30-40cm) hơn 0,5 đơn vị vị + Bón vôi CaCO3 hay Dolomite khi pH biến động > 0,5 đơn vị/ngày + Thay nƣớc, bón vôi nếu pH giảm sau khi mƣa + Thay nƣớc, diệt bớt tảo,
- 18 bón đƣờng khi pH quá cao 4 Độ 30-50cm - Độ trong quá + Bón phân, vôi khi độ trong cao chứng tỏ trong quá cao tảo nổi kém + Thay một phần nƣớc, phát triển, tảo giảm cho ăn, giảm bón đáy dễ phát phân khi độ trong quá thấp triển. do tảo quá nhiều. - Độ trong quá + Hoặc diệt bớt tảo ở góc thấp chứng tỏ ao cuối gió bằng formol 4- tảo quá nhiều, 10lít/1000m3 (chỉ thực nƣớc bị ô hiện khi thật cần thiết) nhiễm 5 Hàm 5-6 mg/l <3mg/lít + Duy trì mật độ tảo thích lƣợng hợp trong ao nuôi. ôxy hoà + Thay nƣớc, thêm nƣớc tan mới, tạo dòng chảy + Sục khí, quấy đảo nƣớc. + Khi khẩn cấp có thể dùng một số chất hoá học cho vào nƣớc ao để tạo ra ôxy nhƣ H2O2. 6 Hàm H2S 0,02mg/l, vƣợt quá + Không nuôi mật độ quá lƣợng NH3 0,01mg/l ngƣỡng cho cao. khí độc phép sẽ gây sốc + Hạn chế thức ăn dƣ thừa hoặc làm chết tôm + Hạn chế hiện tƣợng tảo tàn. + Ổn định pH nƣớc trong khoảng 7,5-8,5. + Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh hấp thu các khí độc NH3, H2S (các ao nuôi thâm canh) + Hoặc định kỳ dùng BKC, Iodine để khử các khí độc nhƣ + Khi khẩn cấp và điều kiện cho phép, thay nhanh nƣớc mới để làm giảm
- 19 hàm lƣợng khí độc trong ao. 7 Độ kiềm 80-120mg/lít <80mg/lít Bón vôi CaCO3, Dolomitte, Alkalite 8. Sử dụng thuốc trong nuôi tôm 8.1. Tác dụng của thuốc 8.1.1. Tác dụng hai mặt cuả thuốc Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng 2 mặt: - Tác dụng chính: tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tăng cƣờng sức khoẻ tôm nuôi và cải thiện môi trƣờng. - Tác dụng phụ: tác hại đến tôm nuôi và môi trƣờng. Ví dụ: CuSO4 vừa có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, vừa làm chết tảo và ảnh hƣởng đến gan, thận làm tôm còi cọc. Do đó, không nên lạm dụng thuốc. - Khi sử dụng thuốc phòng trị bệnh tôm, cần tăng cƣờng công tác quản lý chăm sóc và có biện pháp làm gảm tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ: khi cho chất sát khuẩn xuống ao, hàm lƣợng ôxy trong nƣớc sẽ bị giảm nên cần phải quạt nƣớc. 8.1.2. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng - Tác dụng hợp đồng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh cao hơn nhiều so với dùng đơn độc. Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc (tác dụng hợp đồng) - Tác dụng đối kháng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh thấp hơn so với dùng đơn. Ví dụ: Penicilin kết hợp với ocytetracylin, erythoromycin sẽ làm giảm tác dụng của từng thuốc hay dùng vôi kết hợp với chlorin sẽ làm mất tác dụng diệt trùng cuả Clo. Do đó, khi dùng thuốc trong nuôi tôm không nên tùy tiện dùng kết hợp các loại thuốc. 8.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc 8.2.1. Giai đoạn phát triển và sức khỏe của tôm - Giai đoạn tôm nhỏ thì khả năng chịu đựng với tác dụng của thuốc thấp hơn giai đoạn tôm lớn, nên liều dùng thuốc với tôm nhỏ thấp hơn tôm lớn.
- 20 - Tôm bị bệnh có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với tôm không bị bệnh; tôm bệnh nặng có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với tôm bênh nhẹ. Do vậy, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với nồng độ cao và hiệu quả hơn. - Tôm bị bệnh thì phạm vi an toàn của thuốc giảm nên cần chú ý liều dùng và biện pháp cung cấp nƣớc khi cần thiết để tránh tình trạng tôm nuôi có nguy cơ bị chết do ngộ độc thuốc. 8.2.2. Liều lượng thuốc dùng Theo nguyên tắc chung: liều lƣợng dùng thuốc tăng lên thì tác dụng diệt trùng của thuốc cũng tăng lên, đồng thời tác dụng phụ của thuốc đối với vật nuôi và môi trƣờng cũng tăng lên. Nhƣng dùng thuốc với liều thấp thì không phát sinh tác dụng. - Liều lƣợng thuốc dùng thƣờng chọn giữa 2 mức: liều lƣợng thuốc thấp nhất phát sinh tác dụng tiêu diệt mầm bệnh gọi là liều thuốc thấp nhất có hiệu nghiệm và liều thuốc cao nhất mà tôm chịu đựng đƣợc gọi là liều lượng thuốc chịu đựng cao nhất hay liều lượng cực đại. Liều lƣợng vuợt quá ngƣỡng này dẫn đến tôm bị ngộ độc gọi là liều ngộ độc, vƣợt hơn làm tôm chết gọi là liều lượng tử vong. - Khoảng dao động giữa liều thấp nhất có hiệu nghiệm đến liều thuốc chịu đựng cao nhất đƣợc gọi là phạm vi liều lƣợng an toàn đối với vật nuôi. Thuốc tốt thƣờng có phạm vi liều lƣợng an toàn lớn. - Liều lƣợng thuốc cho vào nƣớc để trị bệnh tôm thƣờng tính theo thể tích nƣớc. Liều lƣợng thuốc cho tôm ăn thƣờng tính theo trọng lƣợng tôm. Nhƣ vậy, khi lựa chọn liều lƣợng dùng thuốc cần phải quan tâm đến 3 mục đích: tiêu diệt đƣợc mầm bệnh, đảm bảo đƣợc sức khoẻ tôm nuôi và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất. 8.2.3. Điều kiện môi trường Tác dụng của thuốc cũng nhƣ hiệu quả của việc phòng trị bệnh chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố môi trƣờng: Nhiệt độ, ôxy, pH, độ mặn, hàm lƣợng hữu cơ. - Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ tăng thì tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn. Cùng một loại thuốc nhƣng ở nhiệt độ cao dùng nồng độ thấp hơn ở nhiệt độ thấp. - Trong môi trƣờng pH cao thì tác dụng diệt khuẩn của các hợp chất chứa Cl (Chlorin) giảm, ngƣợc lại pH thấp thì tác dụng diệt khuẩn tăng. - Độ mặn ảnh hƣởng đến khả năng hoà tan của một số thuốc từ đó ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc. Ví dụ: CuSO4 tan nhiều trong nƣớc ngọt ít tan trong nƣớc mặn, nhƣng CuCl2 thì ngƣợc lại. - Hàm lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc cao thì tác dụng của thuốc giảm vì một lƣợng thuốc nhất định bị tiêu tốn vào qúa trình ôxy hoá các chất hữu cơ
- 21 dẫn đến nồng độ thuốc trong môi trƣờng giảm. Có thể cộng thêm một lƣợng thuốc khi xử lý nguồn nƣớc hoặc làm giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh cho tôm. - Hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc thấp thì sức chịu đựng cuả tôm đối với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Do đó, cần cải thiện hàm lƣợng ôxy trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh cho tôm. - Hàm lƣợng NH3, H2S trong nƣớc cao thì tác dụng của thuốc giảm vì một lƣợng thuốc nhất định bị tiêu tốn vào quá trình ôxy hoá các khí độc làm giảm nồng độ thuốc. Mặt khác, trong môi trƣờng có hàm lƣợng khí độc cao, sức chịu đựng của tôm với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Vì vậy phải cải thiện môi trƣờng trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh. 8.3. Phƣơng pháp dùng thuốc Để phòng trị bệnh cho tôm, ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp sau: 8.3.1. Phương pháp tắm cho tôm: - Tập trung tôm trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tƣơng đối cao, tắm cho tôm trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể tôm. Ưu điểm: tốn ít thuốc, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và thức ăn tự nhiên trong ao. Nhược điểm: muốn tắm cho tôm thì phải kéo lƣới đánh bắt, tôm dễ bị xây xát, không tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên trong cơ thể tôm và ngoài môi trƣờng nƣớc. Phƣơng pháp tắm thƣờng thích hợp khi vận chuyển tôm đi xa, từ ao này sang ao kia; con giống trƣớc khi thả nuôi; tôm bố mẹ trƣớc khi cho đẻ. 8.3.2. Phương pháp cho thuốc xuống ao: - Là dùng thuốc phun xuống ao nuôi tạo môi trƣờng tôm sống với nồng độ thuốc thấp (bằng 1/10 so với tắm) song thời gian tác dụng của thuốc dài. Ưu điểm: tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời, ít tốn nhân công. Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh ký sinh bên ngoài tôm và trong môi trƣờng nƣớc tƣơng đối triệt để. Nhược điểm: ảnh hƣởng tới sức khoẻ tôm nuôi và điều kiện môi trƣờng nƣớc. Tiêu diệt các sinh vật có lợi. Khó tính đƣợc liều lƣợng thuốc dùng chính xác. Những loại thuốc có phạm vi an toàn nhỏ, không có kinh nghiệm sử dụng có thể ảnh hƣởng đến tôm nuôi. Do vậy, khi cho thuốc xuống ao phòng trị bệnh cho tôm cần có các giải pháp hạn chế tác dụng phụ tới môi trƣờng và sức khoẻ tôm nuôi: - Thay nƣớc mới sau một khoảng thời gian dùng thuốc. - Bón phân sau khi xử lý để phục hồi cơ sở thức ăn tự nhiên.
- 22 - Sau 2-3 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi khuẩn có lợi trong môi trƣờng ao nuôi. 8.3.3. Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn: - Dùng thuốc trộn vào thức ăn với liều lƣợng thích hợp, sau đó bao gói thức ăn bằng dầu cá, dầu mực và cho tôm ăn để phòng trị bệnh bên trong cơ thể tôm. - Là phƣơng pháp dùng phổ biến trong nuôi tôm đối với các loại thuốc là kháng sinh, chế phẩm sinh học, vaccine, vitmin, khoáng. Ưu điểm: thao tác đơn giản, dễ làm. Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên trong vật nuôi. Tác dụng nhanh, không ảnh hƣởng đến điều kiện môi trƣờng. Nhược điểm: một phần thuốc bị phân tán ra ngoài môi trƣờng nƣớc. Những con tôm bị bệnh nặng, yếu, đã bỏ ăn thì không sử dụng đƣợc thuốc, ngƣợc lại những con tôm khoẻ thì ăn nhiều hơn yêu cầu, gây ngộ độc. Lưu ý: - Phƣơng pháp trộn thuốc vào thức ăn chỉ có hiệu quả cao khi phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm, tôm còn bắt mồi. - Nên trộn thuốc vào thức ăn ƣa thích nhất, sau đó bao thức ăn có thuốc bằng vật liệu ít tan trong nƣớc nhƣ dầu mực, dầu đậu nành - Khẩu phần thức ăn trộn thuốc ít hơn khẩu phần ăn bình thƣờng để tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn. 8.3.4. Phương pháp treo thuốc: - Sử dụng một lƣợng thuốc nhất định đựng trong một tuí, thuốc sau khi đã hoà tan có thể đi qua túi vào môi trƣờng nƣớc. - Phƣơng pháp này thƣờng dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hoà tan trong nƣớc, treo ở những nơi ô nhiễm có nhiều mầm bệnh (treo túi vôi CaO: 2-4kg/túi) Ưu điểm: Dễ làm, tiết kiệm thuốc. Ít ảnh hƣởng đến tôm. Nhược điểm: Chỉ tiêu diệt đƣợc mầm bệnh xung quanh khu vực treo tuí thuốc. Chỉ có hiệu quả với phòng bệnh, ít hiệu quả với chữa bệnh Nhƣ vậy, phƣơng pháp dùng thuốc khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Tùy theo từng loại bệnh, mức độ cảm nhiễm của bệnh, giai đoạn phát triển của tôm và điều kiện sản xuất của cơ sở mà ngƣời nuôi lựa chọn phƣơng pháp dùng thuốc cho phù hợp để có hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất. 8.4. Một số loại thuốc dùng cho nuôi tôm Thuốc dùng cho nuôi tôm có thể chia thành các loại sau: - Thuốc sát trùng - Thuốc kháng sinh
- 23 - Chế phẩm vi sinh - Nhóm chất bổ dƣỡng - Thuốc có nguồn gốc từ thực vật 8.4.1. Thuốc sát trùng - Có nhiều loại thuốc sát trùng đƣợc sử dụng trong nuôi tôm nhƣ: Chorin, formol, sunphát đồng, thuốc tím, vikon - Thuốc sát trùng có khả năng diệt đƣợc nhiều tác nhân gây bệnh nhƣ: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và có thể làm mất khả năng cảm nhiễm gây bệnh của vi rút. - Trong nuôi trồng thủy sản, thuốc sát trùng thƣờng dùng để xử lý nƣớc, sát trùng ao, dụng cụ sản xuất, phòng trị bệnh bên ngoài cơ thể động vật thủy sản. * Khi sử dụng chất sát trùng trong nuôi tôm cần chú ý: - Thuốc sát trùng chỉ phát huy tác dụng khi chúng hoà tan trong môi trƣờng nƣớc. Do đó, phƣơng pháp dùng thuốc sát trùng thƣờng là cho vào môi trƣờng nƣớc nhƣ: tắm, ngâm, phun xuống ao, bể và treo túi thuốc. - Phải xác định nồng độ và thời gian dùng cho thích hợp với từng loại tác nhân gây bệnh và sức chịu đựng của vật nuôi với thuốc, tránh trƣờng hợp làm vật nuôi chết do thuốc. - Thận trọng khi dùng thuốc sát trùng vì phần lớn thuốc sát trùng có tính độc cao với động vật thủy sản và sức khoẻ con ngƣời. - Công nhân khi tiếp xúc với thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động để tránh ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ. 8.4.2. Thuốc kháng sinh Một số kháng sinh thƣờng dùng trong nuôi trồng thủy sản là: oxytetracyclin (tetramycin), erythromycin, rifamyxin, steptomycin, gregacin, những loại kháng sinh này có thể thay thế các loại kháng sinh cấm ở Việt Nam nhƣ: chloramphenicol, nitrofuran, furazolidon, furazon, metrodidazole. Trong nuôi trồng thủy sản, thuốc kháng sinh dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn và đã đem lại hiệu quả cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm. Tuy vậy thuốc kháng sinh cũng là con dao 2 lƣỡi, có thể ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe của động vật thủy sản sử dụng nó và cũng có tác động không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái. Nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi với mầm bệnh. * Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản: Khi sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm phải thận trọng và tuân theo những nguyên tắc dƣới đây:
- 24 - Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chỉ dùng trong trƣờng hợp cần thiết (khi bệnh đã bùng phát). - Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh, chỉ nên dùng để trị bệnh. Khi dùng kháng sinh với liều thấp, kéo dài liên tục sẽ ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ tôm nuôi và gây hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh làm cho việc trị bệnh khó khăn và tốn kém. Thuốc phải đƣợc luật pháp của các nƣớc cho phép sử dụng. - Không nên dùng kháng sinh của ngƣời để trị bệnh cho động vật thủy sản vì sẽ không có hƣớng dẫn về nồng độ, cách dùng đối với tôm. - Chỉ dùng kháng sinh có nguồn gốc rõ ràng, chuyên dùng trong nuôi thủy sản, có chỉ rõ liều lƣợng, cách dùng của nhà sản xuất. - Dùng phải đúng nồng độ, đúng thời gian, ít nhất 3 ngày nhiều nhất 7 ngày, trung bình là 5 ngày. Nên dùng kết hợp kháng sinh để có tác dụng hợp đồng và giảm nguy cơ kháng thuốc. - Dùng đúng thời điểm khi tôm mới chớm bệnh còn khả năng bắt mồi mới có hiệu quả. Tôm đã bệnh nặng bỏ ăn thì hiệu quả rất thấp. - Ngừng dùng kháng sinh trƣớc khi thu hoạch 14 ngày để giảm lƣợng kháng tồn đọng trong tôm. - Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh nằm trong danh mục cho phép sử dụng Không dùng các loại thuốc kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản. Bảng 2. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử 3 Chloroform lý môi trƣờng, chất tẩy rửa khử trùng, 4 Chlorpromazine chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất 5 Colchicine cả các khâu sản xuất 6 Dapsone giống, nuôi trồng động thực vật dƣới 7 Dimetridazole nƣớc và lƣỡng cƣ, dịch vụ nghề cá và 8 Metronidazole bảo quản, chế biến. 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
- 25 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và Bắc Mỹ) Chú thích: Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8.4.3. Chế phẩm vi sinh - Có nhiều loại chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm nhƣ zymetin microcin, power pack, eco-manin, epicin, BRf-2 (Aquakit) - Thành phần gồm vi sinh vật có lợi và men, có khả năng phân giải chất hữu cơ, hấp thu khí độc, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh - Đƣợc sử dụng để quản lý chất thải trong ao nuôi, phòng bệnh đƣờng ruột và giúp tôm ăn nhiều hơn. - Sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ hạn chế sử dụng thuốc sát khuẩn, thuốc kháng sinh cho tôm nuôi 8.4.4. Nhóm chất bổ dưỡng - Gồm vitamin, khoáng chất và các chất bổ sung nhƣ vitamin C, vitamin tổng hợp, canxi/phos, dầu mực, dầu cá - Sử dụng trộn vào thức ăn giúp tôm có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, lớn nhanh. 8.4.5. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật - Dây thuốc cá, saponin đƣợc dùng diệt tạp, kích thích lột xác Lỗi thƣờng gặp:
- 26 - Khi bệnh xảy ra thƣờng quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh mà bỏ qua điều kiện phát sinh bệnh - Sử dụng kháng sinh trong trị bệnh tôm sai nguyên tắc - Sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi tôm B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: đi thực tế để tìm hiểu về các loại bệnh thƣờng xảy ra trong quá trình nuôi tôm, tác nhân gây bệnh, các con đƣờng lan truyền bệnh, các biện pháp phòng bệnh, phƣơng pháp dùng thuốc trong nuôi tôm. C. Ghi nhớ: - Có 3 nguyên nhân và 2 điều kiện phát sinh bệnh tôm - Bệnh xuất hiện khi có đầy đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh phát triển – Môi trƣờng xấu – sức khỏe tôm yếu - Phƣơng châm nghề nuôi thủy sản “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là cần thiết” - Phƣơng pháp dùng thuốc trong nuôi tôm thƣờng đƣợc sử dụng: phƣơng pháp tắm, phƣơng pháp cho xuống ao, phƣơng pháp cho ăn. D. Gợi ý tài liêu học tập, tham khảo và địa chỉ trang web liên quan tới bài dạy - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2010, Thông tƣ số 71/2009/TT- BNNPTNT ngày 10-11-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng nuôi trồng thủy sản đƣợc phép lƣu hành tại Việt Nam - Thông tƣ 15/2009/TT-BNN ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 27 BÀI 2: PHÒNG BỆNH BẰNG VI SINH Mã bài: MĐ05-02 Thời gian: 18 giờ Trong quá trình nuôi tôm, cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, sản lƣợng là các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh phát sinh. Chế phẩm vi sinh (Probiotic) hiện đƣợc sử dụng nhƣ một trong những công cụ thực sự có hiệu quả, đồng thời giải quyết tốt 02 vấn đề cơ bản sau: - Cải thiện, ổn định chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi - Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng, trị bệnh đƣờng ruột. Tuy nhiên, ngƣời nuôi tôm cần có những hiểu biết nhất định về chế phẩm vi sinh, tuân thủ nghiêm túc hƣớng dẫn của nhà sản xuất về phƣơng pháp bảo quản, cách sử dụng và liều dùng đối với từng loại chế phẩm vi sinh mới đem lại hiệu quả. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Hiểu đƣợc đặc tính, công dụng và cách dùng vi sinh - Nhận biết đƣợc các loại vi sinh sử dụng để phòng bệnh - Tính toán đƣợc lƣợng vi sinh phù hợp - Trộn vi sinh vào thức ăn đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A. Nội dung 1. Các loại vi sinh 1.1. Đặc tính, công dụng 1.1.1. Đặc tính: Chế phẩm vi sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật, đƣợc tạo ra bằng con đƣờng sinh học. Một số ít chế phẩm vi sinh trong thành phần chỉ có các Enzym: Proteaza, Lipaza, Amylaza, Chitinnaza còn hầu hết chế phẩm vi sinh đƣợc tạo bởi 3 thành phần: - Thành phần thứ nhất: Các chủng vi khuẩn có lợi, có khả năng tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ lơ lửng lắng tụ, sử dụng nitro dƣ thừa sản sinh trong ao nuôi thủy sản nhƣ: Bacillus spp, Nitrobacter spp, Nitrosomonas spp, Clostridium spp, Cellulomonas sp, Lactobacillus sp, Streptococcus sp - Thành phần thứ 2: Các loại Enzym hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi khuẩn nhƣ: Proteaza, Lipaza, Amylaza, Chitinnaza
- 28 - Thành phần thứ 3: Các chất dinh dƣỡng sinh học để kích thích hoạt động sinh trƣởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi. 1.1.2. Công dụng của chế phẩm vi sinh - Chế phẩm vi sinh cho xuống ao để quản lý môi trƣờng có nhiều công dụng khác nhau: + Phân hủy các hợp chất hữu cơ nhƣ: thức ăn dƣ thừa, chất thải của vật nuôi, xác chết động thực vật làm cho đáy ao và chất lƣợng nƣớc ao đựợc cải thiện. + Hấp thụ khí độc NH3, H2S làm môi trƣờng sạch hơn. Tạo điều kiện cho tảo phát triển, ổn định màu nƣớc, pH. + Sự phát triển của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh cho tôm nhƣ vi khuẩn Vibrio. + Mặt khác, một số vi khuẩn khi đƣa vào ao, trong quá trình phát triển tiết ra chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. - Các loại chế phẩm vi sinh đƣa vào cơ thể tôm bằng con đƣờng cho ăn có công dụng: + Tăng số lƣợng và ổn định hệ vi khuẩn có lợi cho đƣờng ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp phòng chống có hiệu quả các bệnh về dƣờng tiêu hóa. + Kích thích tôm ăn nhiều, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tôm mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng sức đề kháng, tránh bệnh đạt năng suất cao. Mỗi loại chế phẩm sinh học có chứa thành phần vi sinh nhất định với mục đích sử dụng và cách sử dụng khác nhau, vì vậy ngƣời nuôi cần phải có sự chọn lựa cho phù hợp với mục đích sử dụng. 1.1.3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng chế phẩm vi sinh: Chế phẩm vi sinh có hiệu quả rất tốt trong công tác quản lý môi trƣờng và phòng bệnh cho tôm. Tuy nhiên, nếu dùng chế phẩm sinh học không đúng cách sẽ không có hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả dùng chế phẩm vi sinh, cần lƣu ý một số vấn đề sau: - Cách dùng và liều lƣợng dùng nên làm theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Nhƣng chu kỳ giữa các lần sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lƣợng môi trƣờng của từng ao, từng giai đoạn phát triển, không nên hoàn toàn dựa vào hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Nếu có điều kiện nên thay nƣớc mới trƣớc khi cho chế phẩm vi sinh xuống ao để tránh ảnh hƣởng của kháng sinh hay các chất diệt khuẩn dùng trƣớc đó sẽ làm giảm tác dụng của chế phẩm sinh học. - Không dùng chung chế phẩm vi sinh với thuốc kháng sinh hay chất diệt khuẩn vì sẽ làm mất tác dụng của vi sinh. Nếu tôm bị bệnh cần phải dùng kháng sinh hay chất diệt khuẩn để trị bệnh thì sau khi tôm khỏi bệnh 3-5 ngày,
- 29 nên dùng chế phẩm vi sinh để phục hồi các vi khuẩn có lợi ở đáy ao hoặc trong đƣờng ruột của tôm. - Vào các ngày có nhiệt độ nƣớc ao thấp hơn 200C, nên nuôi cấy chế phẩm vi sinh trong nƣớc ấm 30-350C trƣớc khi tạt xuống ao, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng nhanh về số lƣợng và hoạt động phân hủy các vật chất hữu cơ của vi sinh vật. - Trong thời gian dùng chế phẩm vi sinh cần chú ý tăng lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc ao, đặc biệt ở đáy ao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển và phân hủy các chất hữu cơ. - Chế phẩm vi sinh đƣợc khuyến cáo dùng trong hệ thống nuôi thâm canh vì phƣơng thức nuôi này có nhiều nguy cơ ô nhiễm chất hữu cơ, không nên sử dụng trong nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến vì tốn kém. 1.1.4. Một số loại chế phẩm vi sinh thường dùng trong nuôi tôm: Trên thị trƣờng hiện nay có nhiều loại chế phẩm vi sinh do nhiều công ty phân phối với các tên thƣơng mại khác nhau: Power pack, Eco-manin, Epicin, BRf-2 (Aquakit), Eco-treat, Biobac M (Mỹ), BIO-1, BIO-2, Aquabac, Bacillus subtilis 1070, Sanabac plus, Pro-one, BS-1, Aquasafe-50 (Thái), Protexin, Bio– great, Envi-Restores SAQ, Bio King (Anh), Environ-AC, Aqualac (An Độ), Bio-Waste, Odorstop (Canada), Water Safe (Đài Loan), Macrogard (Nauy) Theo danh mục thuốc thú y thủy sản đƣợc Bộ Thủy sản cho phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, có khoảng 50 loại chế phẩm vi sinh đang lƣu hành trên thị trƣờng thú y thủy sản của Việt Nam. Sau đây, chúng tôi chỉ giới thiệu một số loại đại diện. Bảng 3: Một số chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm ST Tên chế Thành phần Công dụng Phƣơng pháp sử T phẩm vi sinh dụng 1 Zymetin - Vi khuẩn có lợi - Giúp tôm ăn - Cho ăn mỗi bữa - Men nhiều hơn - Liều dùng: 10-15g/ - Ngăn ngừa kg thức ăn, sau đó vi khuẩn gây bao gói bằng dầu bệnh trong mực 20ml/kg thức đƣờng ruột ăn 2 NT-1 - Vi khuẩn sống: - Tăng khả - Cho ăn liên tục khi Lactobacillus năng chịu môi trƣờng hoặc thời acidophilus, Bacillus lạnh - chống tiết thay đổi. subtilis, Bifidobacterium sốc do môi - Liều dùng: 5g/1kg bifidum trƣờng. thức ăn; 2lần/ ngày. - Men: Protease, - Kích thích . Amylase, Lipase tiêu hoá. - Phòng trị các bệnh
- 30 đƣờng ruột, bệnh phân trắng. 3 Lactobaccillus Lactobacillus spp - Kích thích - Cho ăn trong suốt Feed tiêu hoá. vụ nuôi, 1-2lần/ngày - Phòng trị - Liều dùng: 1g/2-4 các bệnh kg thức ăn. đƣờng ruột, bệnh phân trắng. 4 Microcin 3Hydroxypropionaldehyd Phòng trị - Cho ăn 4 lần/ngày, e chiết suất lên men từ vi bệnh ăn mòn liên tục 3 ngày, khuẩn Lactobacillus sp vỏ, đen mang, tháng cho ăn 2 đợt. đƣờng ruột, - Liều dùng: 20ml/kg phân trắng, thức ăn. phát sáng 5 BRF-2 (hay Bacillus spp. - Phục hồi hệ - Cho xuống ao Aquakit) vi khuẩn - Liều luợng : - Quản lý chất 20g/1.000m3 phụ thải. thuộc vào mật độ nuôi. - Khi sử dụng : pha trộn 20 lít nƣớc ao + 50g BRF-2, sục khí 24 giờ ở 30o C, rồi tạt đều khắp mặt ao (không để quá 72 giờ). 6 Customix Bacillus và Lactobacillus - Phục hồi hệ - Cho xuống ao 2000 vi khuẩn - Liều lƣợng 0,2- - Quản lý chất 0,5g/m3 thải. - Pha 1kg + 30 lít nƣớc sạch, sục khí 1- 2 giờ, rồi tạt xuống ao nuôi tôm thịt. 7 Pond clear Bacillus subtilis, - Phục hồi hệ - Cho xuống ao Lactobacillus vi khuẩn - Dùng liên tục từ acidophilus, Nitrobacter - Quản lý chất lúc thả giống đến lúc spp, Nitrosomonas spp thải. thu hoạch, cho mật
- 31 2 - Hấp thụ NH3 độ nuôi 30con/m - Tháng thứ 01: 2kg/10.000m2, 1tuần/lần - Tháng thứ 02: 2kg/10.000m2, 1tuần/lần - Tháng thứ 03: 3kg/10.000m2, 1tuần/lần - Tháng thứ 04: 3kg/10.000m2, 1tuần/lần - Hoà tan với 20lít nƣớc tạt khắp ao, mở quạt cho thuốc tan đều trong ao. 8 Soil Pro Bacillus subtilis, - Phục hồi hệ - Dùng sau khi cải Acinetobacter vi khuẩn trong tạo ao, bơm nƣớc radioresistens, ao vào 40cm, hoà tan 2 Rhodococcus - Quản lý chất 1kg/5000m . Sau 5 chlorophenolicus, thải. ngày bơm nƣớc vào Pseudomonas balearica, đầy ao và thực hiện Marinetobacter - Hấp thụ nitơ gây màu nƣớc hydrocarbonoclasticus thừa - Dùng định kỳ 10 ngày/lần hoặc khi thấy nƣớc và đáy ao dơ, ô nhiễm nặng. 9 Và nhiều loại Theo hƣớng dẫn của khác: nhà sản xuất - Superbiotic, - Super-VS, - pH fixer, - Aquabac 1.2. Cách dùng vi sinh Mỗi loại chế phẩm sinh học có chứa thành phần vi sinh nhất định với mục đích sử dụng và cách sử dụng khác nhau, vì vậy tùy theo mục đích phòng bệnh mà ngƣời nuôi chọn cách dùng cho phù hợp. - Trộn vi sinh vào thức ăn tôm để kích thích tôm tiêu hóa thức ăn, phòng bệnh đƣờng ruột. Có thể sử dụng thƣờng xuyên, định kỳ hay sau khi trị bệnh cho tôm bằng thuốc kháng sinh.
- 32 - Cho vi sinh xuống ao để quản lý môi trƣờng, làm giảm chất thải, thức ăn dƣ thừa, hàm lƣợng khí độc trong ao nuôi. 2. Trộn vi sinh vào thức ăn Qui trình trộn vi sinh vào thức ăn: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Xác định loại vi sinh Xác định lượng vi sinh Trộn vi sinh vào thức ăn 2.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Chài, cân, thau chậu, bạt, bình xịt - Máy tính - Thức ăn cho tôm và bảng hƣớng dẫn cho tôm ăn - Vi sinh và hƣớng dẫn sử dụng trên bao bì - Nƣớc sạch 2.2. Xác định loại vi sinh - Khi lựa chọn vi sinh cần đọc kỹ thành phần vi sinh, công dụng và cách sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. - Trên thị trƣờng có nhiều loại vi sinh trộn vào thức ăn tôm để phòng bệnh, việc chọn lựa vi sinh dựa vào: + Thành phần vi sinh: có các vi khuẩn có lợi, men tiêu hóa thức ăn. + Công dụng của vi sinh: ghi trên bao bì + Mục đích sử dụng: kích thích tiêu hóa hay phòng bệnh đƣờng ruột + Ngoài ra còn tùy theo từng vùng miền, điều kiện cụ thể 2.3. Xác định lƣợng vi sinh - Khối lƣợng vi sinh cần thiết phối trộn vào thức ăn phụ thuộc vào: + Lƣợng thức ăn: là thức ăn trong một lần cho ăn hay lƣợng thức ăn trong một lần trộn vi sinh. + Liều lƣợng sử dụng: ghi trên bao bì hƣớng dẫn của nhà sản xuất
- 33 - Cách tính khối lƣợng vi sinh cần trộn vào thức ăn: Lƣợng vi sinh cần dùng = Liều lƣợng sử dụng x lƣợng thức ăn - Muốn tính đƣợc lƣợng thức ăn một lần cho ăn phải biết: khối lƣợng tôm trong ao, lƣợng thức ăn trong ngày và tỷ lệ phần trăm thức ăn cho một bữa cho tôm ăn. - Nên trộn vi sinh vào thời điểm (bữa ăn) tôm bắt mồi nhiều nếu cho ăn vi sinh 1 lần/ngày. Ví dụ: Tổng số con giống thả nuôi: 100.000 con Tỷ lệ sống (%): 80% Trọng lƣợng trung bình của tôm: 12g/con Tỷ lệ cho ăn là: 4% trọng lƣợng tôm Tỷ lệ thức ăn bữa trƣa 11 giờ: 20% lƣợng thức ăn trong ngày Liều lƣợng vi sinh trộn vào thức ăn: 5g/kg thức ăn Hãy tính lƣợng vi sinh trộn vào thức ăn cho tôm ăn lúc 11giờ? Cách tính: Tính lƣợng tôm hiện có trong ao: 100.000 con x 80/100 x 12g/1000 = 960kg tôm Tính lƣợng thức ăn hàng ngày: 960kg x 4/100 = 38,4kg thức ăn Tính lƣợng thức ăn cho tôm ăn lúc 11 giờ: 38,4kg x 20/100 = 7,86kg Tính lƣợng vi sinh trộn vào thức ăn: 7,86 kg x 5g = 38,4 g vi sinh 2.4. Trộn đều vi sinh vào thức ăn. Sau khi xác định đƣợc lƣợng thức ăn cho tôm và lƣợng vi sinh cần trộn vào thức ăn, chúng ta tiến hành trộn đều vào thức ăn. - Có 2 phƣơng pháp là trộn khô và trộn ƣớt. - Cả 2 phƣơng pháp đều theo nguyên tắc là dùng chất để bao bọc bên ngoài viên thức ăn nhƣ dầu mực, lecithin, cholesthin, trộn sau cùng, để hạn chế vi sinh bị thất thoát khi cho thức ăn xuống nƣớc. + Trộn khô: Cho vi sinh trực tiếp vào thau thức ăn trộn thật đều, sau cùng trộn với chất bao bọc bên ngoài.
- 34 + Trộn ƣớt: cho vi sinh vào ca nhỏ hòa tan với một lƣợng nƣớc vừa đủ làm ẩm thức ăn, rồi phun đều lên thức ăn, trộn thật đều, để khoảng 10-15 phút sau đó trộn với chất bao bọc bên ngoài. - Phƣơng pháp trộn ƣớt thƣờng đƣợc áp dụng hơn, vì có ƣu điểm là vi sinh thấm đều vào thức ăn hơn. - Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: - Cân lƣợng thức ăn của một lần cho ăn đổ vào chậu 7,86kg thức ăn - Cân vi sinh cho vào chậu (ca) nhỏ: 38,4 g vi sinh - Hòa tan vi sinh trong nƣớc: dùng ly nhỏ đong nƣớc cho vào vi sinh: khoảng 40ml (khoảng 5ml nƣớc/kg thức ăn) - Quấy cho đến khi vi sinh tan đều trong nƣớc - Đổ vi sinh đã tan đều trong nƣớc vào thức ăn (hoặc dùng bình phun đều vào thức ăn) - Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng: trộn nhẹ nhàng tránh làm thức ăn bị vỡ nát cho đến khi thức ăn thấm hết vi sinh
- 35 - Để yên 10-15 phút để vi sinh thấm đều vào thức ăn - Bao gói thức ăn bằng dầu mực (liều lƣợng là 5-10ml/kg thức ăn): dùng muỗng hay ly nhỏ đong 40ml đầu mực cho vào một ca (chậu) nhỏ - Đổ dầu mực vào thức ăn - Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng: trộn nhẹ nhàng tránh làm thức ăn bị vỡ nát cho đến khi thức ăn thấm hết dầu mực - Để yên 10-15 phút, để thức ăn thấm đều vi sinh và dầu mực - Cho tôm ăn Hình 2: Các bước tiến hành trộn vi sinh vào thức ăn để phòng bệnh - Có thể phối trộn vi sinh cùng với các loại thuốc khác nếu cần nhƣ vitamin, premix - Nhƣng không đƣợc trộn vi sinh kết hợp với thuốc kháng sinh vì sẽ làm mất hiệu quả của thuốc kháng sinh.
- 36 - Sau khi trộn vi sinh vào thức ăn khoảng 15-20 phút để vi sinh có thời gian ngấm đều vào thức ăn thì tiến hành cho tôm ăn. - Rải đều thức ăn khắp ao ở vùng đáy sạch, tránh cho ăn những nơi đáy bẩn, khu vực giữa ao (khi ao nuôi dùng máy quạt). - Trƣớc khi cho ăn nên tăng cƣờng quạt nƣớc làm sạch đáy ao và tăng hàm lƣợng ôxy hòa tan, sau đó dừng quạt nƣớc hoặc giảm tốc độ quạt nƣớc để tránh gom tụ thức ăn vào giữa ao. Lƣu ý: - Nếu hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp (<4mg/lít) sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động bắt mồi của tôm và gây nên những biến đổi bất lợi cho môi trƣờng ao nuôi. - Khi quan sát thấy đƣờng ruột và gan tôm không tốt thì không nên tiếp tục dùng chất bao bọc ngoài viên thức ăn. 3. Cho vi sinh xuống ao - Qui trình thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ Xác định loại vi sinh Xác định lượng vi sinh Cho vi sinh xuống ao 3.1. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu - Cân, xô, chậu, ca - Máy tính - Thuyền - Thức ăn cho tôm và bảng hƣớng dẫn cho tôm ăn - Vi sinh và hƣớng dẫn sử dụng trên bao bì 3.2. Xác định loại vi sinh - Sử dụng loại vi sinh cho xuống ao, trong thành phần có các vi khuẩn có khả năng hấp thu khí độc, phân hủy chất hữu cơ.
- 37 - Khi lựa chọn vi sinh cần đọc kỹ thành phần vi sinh, công dụng và cách sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. - Việc chọn lựa vi sinh dựa vào: + Công dụng của vi sinh ghi trên bao bì + Mục đích sử dụng - Trên thị trƣờng có nhiều loại vi sinh cho xuống ao nuôi tôm để phòng bệnh, ngƣời nuôi có thể lựa chọn vi sinh thích hợp với từng vùng miền, nhà cung cấp. 3.3. Xác định lƣợng vi sinh - Lƣợng vi sinh cần thiết cho xuống ao phụ thuộc vào: + Lƣợng nƣớc trong ao + Liều lƣợng sử dụng: ghi trên bao bì hƣớng dẫn của nhà sản xuất - Cách tính lƣợng vi sinh cần cho xuống ao: Lƣợng vi sinh = liều lƣợng sử dụng x lƣợng nƣớc trong ao - Muốn tính đƣợc lƣợng nƣớc ao cần phải biết: chiều dài, chiều rộng ao và độ sâu nƣớc ao hay diện tích ao và độ sâu nƣớc ao. Ví dụ : Ao nuôi tôm có chiều dài: 80m, chiều rộng: 50m, độ sâu nƣớc ao: 1,2m. Liều lƣợng vi sinh: 0,3g/m3 Tính lƣợng vi sinh xử lý nƣớc ao nuôi tôm? Cách tính: - Tính lƣợng nƣớc ao: 80m x 50 m x 1,2m = 4.800m3 - Tính lƣợng vi sinh cho xuống ao: 0,3 g x 4.800 : 1000 = 1,44kg Lƣu ý: Nếu mục đích cho vi sinh xuống ao là để phân hủy các chất hữu cơ thì liều lƣợng nên điều chỉnh theo mức độ nhiễm bẩn nhiều hay ít của ao nuôi mà có thể tăng hay giảm so với liều lƣợng hƣớng dẫn của nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất. 3.4. Cho vi sinh xuống ao Cách thức thực hiện nhƣ sau: 1) Cân lƣợng vi sinh cần thiết 2) Hòa tan vi sinh vào nƣớc trƣớc khi cho xuống ao. 3) Ủ vi sinh (ấp) ở điều kiện thích hợp để tăng số lƣợng vi sinh vật.
- 38 4) Tạt đều xuống khắp mặt ao, xuôi theo chiều gió - Tùy theo loại vi sinh mà có hay không có bƣớc 2 (theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất). Bƣớc 2 còn gọi là ấp hay ủ vi sinh có tác dụng là tạo điều kiện cho vi sinh phát triển tăng nhanh về số lƣợng, khi cho xuống ao sẽ có tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ: sản phẩm Customix 2000, theo hƣớng dẫn: pha 1kg + 30 lít nƣớc sạch, sục khí 1-2 giờ, sau đó mới tạt xuống ao nuôi tôm thịt. - Khi sử dụng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm lƣợng chất hữu cơ và khí độc trong ao, nên sử dụng 3 ngày để biết hiệu quả của chế phẩm vi sinh. - Nên quạt nƣớc trong quá trình xử lý vì vi sinh hoạt động tốt khi ôxy vùng đáy ao >4mg/lít, nếu lƣợng ôxy thấp hơn, vi sinh phát triển kém, hiệu quả sử dụng giảm. - Thời điểm cho vi sinh xuống ao nên chọn vào lúc 9-10 giờ sáng. Các lỗi thƣờng gặp: - Nhầm lẫn giữa các loại vi sinh - Tính toán sai lƣợng vi sinh, hiệu quả thấp - Trộn thức ăn không đúng cách - Cho vi sinh xuống ao không đúng cách B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Tính lƣợng vi sinh trộn vào 20 kg thức ăn tôm với liều lƣợng sử dụng ghi trên bao bì là 15g/kg thức ăn - Bài tập 2: Tính lƣợng vi sinh cho xuống ao 3000m2 với liều lƣợng sử dụng ghi trên bao bì là 1kg/5000m2 - Bài tập 3: Đi thực tế để tìm hiểu về các loại vi sinh thƣờng sử dụng trong nuôi tôm, công dụng, cách sử dụng. - Bài tập 4: Thực hành trộn vi sinh vào thức ăn tôm để phòng bệnh đƣờng ruột và cho vi sinh xuống ao nuôi để xử lý chất thải tại ao đang nuôi tôm C. Ghi nhớ: - Có 2 nhóm vi sinh: nhóm vi sinh cho xuống ao để quản lý môi trƣờng và nhóm vi sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh cho tôm. - Đọc kỹ hƣớng dẫn trƣớc khi dùng vi sinh - Lựa chọn đúng loại vi sinh, dùng đúng cách, đúng liều lƣợng, đúng thời điểm, đúng thời gian mới có hiệu quả - Không dùng kết hợp vi sinh với thuốc kháng sinh hay chất diệt khuẩn
- 39 BÀI 3: PHÒNG BỆNH BẰNG DINH DƢỠNG Mã bài: MĐ05-03 Thời gian: 14 giờ Phòng bệnh bằng dinh dƣỡng là một trong những biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hay định kỳ trong quá trình nuôi tôm. Đây là biện pháp trộn thêm các dƣỡng chất nhƣ vitamin, khoáng chất vào thức ăn tôm nhằm tăng sức đề kháng của tôm, giúp tôm tăng khả năng chịu đựng với điều kiện bất lợi của môi trƣờng, giảm sốc, tăng khả năng tự bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của các loại mầm bệnh vào cơ thể, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Để thực hiện công việc phòng bệnh bằng dinh dƣỡng ngƣời nuôi cần phải có những hiểu biết các chất dinh dƣỡng dùng trong nuôi tôm nhƣ công dụng cách dùng, liều lƣợng dùng, biết chọn, tính toán lƣợng dinh dƣỡng phù hợp, trộn đều vào thức ăn và cho ăn đúng cách giúp tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh. Mục tiêu: Học xong bài này ngƣời học có khả năng: - Hiểu đƣợc đặc tính, công dụng và cách dùng dinh dƣỡng - Nhận biết đƣợc các loại dinh dƣỡng sử dụng để phòng bệnh - Tính đƣợc lƣợng dinh dƣỡng trộn vào thức ăn - Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn đúng kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. A. Nội dung 1. Các loại dinh dƣỡng - Các chất dinh dƣỡng bổ sung cho tôm bao gồm các loại: + Vitamin: vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E + Khoáng vi lƣợng: Canxi, Kali - Các chất dinh dƣỡng có vai trò rất quan trọng đối với tôm, vitamin và khoáng tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thức ăn nhƣng lại là thành phần thiết yếu giúp cho quá trình tăng trƣởng, phát triển và kháng bệnh của tôm: + Nhờ có vitamin và khoáng, tôm điều hòa các hoạt động sống của cơ thể, lớn nhanh và tăng sức kháng bệnh : + Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12 ) giúp tăng cƣờng hoạt động của một số men chuyển hóa đạm, đƣờng, béo trong thức ăn. + Vitamin A, C, E giúp tăng cƣờng sức kháng bệnh. Vitamin K giúp cho quá trình vận chuyển Ca trong cơ thể.
- 40 + Vitamin D kết hợp với khoáng Ca, P cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, giúp tôm lột xác và mau cứng vỏ. + Các loại khoáng giúp tôm điều hòa quá trình trao đổi nƣớc giữa tôm và môi trƣờng. Khoáng còn cấu trúc nên các mô cơ của tôm và là thành phần chính của các loại hócmon, men, sắc tố + Thiếu khoáng, tôm bị hiện tƣợng co cơ, thân tôm cong gập lại, không tự duỗi thẳng ra đƣợc, thƣờng gặp lúc giở nhá, vó hay chài tôm. + Nuôi tôm thƣờng xuyên sống trong môi trƣờng không thuận lợi, hay bị sốc thì nhu cầu vitamin và khoáng của tôm đòi hỏi càng cao hơn. Hơn nữa, mỗi lần tôm lột xác đều bị mất đi một lƣợng khoáng trong cơ thể, vì thế phải bổ sung khoáng thƣờng xuyên cho tôm. Bảng 4: Một số chất dinh dƣỡng sử dụng trong nuôi tôm TT Chất dinh Thành phần Công dụng Liều dùng dƣỡng 1 Vitamin C Vitamin C - Tăng sức đề kháng 3-5g/kg thức ăn, - Giúp tôm không bị cho ăn liên tục từ sốc khi môi trƣờng khi thả nuôi cho thay đổi đến thu hoạch. - Hòa thuốc vào nƣớc sạch, phun đều lên thức ăn, sau đó áo bằng dầu mực, để khô 15-20 phút trƣớc khi cho ăn 2 C-E - Hỗn hợp - Tăng sức đề kháng 5-10g/kg thức ăn Cream vitamin E và C - Giúp tôm không bị tôm sốc khi môi trƣờng thay đổi 3 Betamin - Vitamin tổng - Giúp tôm lột xác dễ 15-20g/kg thức hợp dàng ăn - Kháng chất - Tăng sức đề kháng tổng hợp và tỷ lệ sống 4 Canxiphos - Khoáng chất 5ml/kg thức ăn Na, Mn, Mg, Cu, Co, Zn 5 Mutant-P khoáng, vitamin - Cân bằng hệ tiêu 5 -10g/kg thức ăn
- 41 hoá - Tăng sức đề kháng - Kích thích tăng trọng, mau lột xác, 6 Grow - Vitamin (A, D3, - Hạn chế tôm mềm Shimp E, K3, B1, B2, B6, vỏ, óp vỏ, lột xác B12, H, Folic không hoàn toàn acid, Niacin (dính vỏ khi lột) - Vitamin C - Bù đắp lƣợng (không tan trong khoáng chất mất đi nƣớc) do lột xác - Khoáng chất: - giúp phòng và trị Calpan, Fe, Cu, hiện tƣợng tôm bị Mn, Zn, Mg cong thân - Tăng cƣờng sức đề kháng cho tôm - Giảm hệ số thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, tôm cứng vỏ chắc thịt khi thu hoạch 7 Dầu mực - Cholesterol, - Bổ sung 10-15ml/kg thức Sonstige Cholesterol, các acid ăn. - béo và các loại Để yên khoảng Docosahexaenoic vitamin thiết yếu 30 phút trƣớc khi acid, - Tăng sức đề kháng cho ăn. Eicosapentaenoic với mầm bệnh và môi acid, trƣờng. - Vitamin A, - Kích thích bắt mồi Vitamin D3, - Bao bọc viên thức Vitamin E, ăn tránh thất thoát Vitamin K3 thuốc và vitamin bổ sung. - Giúp tôm mau lớn, đều cỡ và nặng ký khi thu hoạch. - Kích thích tôm lột và tái tạo vỏ mới đều đặn.
- 42 2. Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn - Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn để cho tôm ăn là phƣơng pháp hiệu quả nhất, tôm lớn nhanh và tăng sức đề kháng cho tôm, phòng ngừa bệnh tôm. - Cho ăn định kỳ, trƣớc mùa phát sinh bệnh hay thƣờng xuyên để phòng bệnh cho tôm tùy theo điều kiện cụ thể. * Qui trình thực hiện trộn dinh dƣỡng vào thức ăn Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ Xác định loại dinh dƣỡng Xác định lƣợng dinh dƣỡng Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn 2.1. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu - Cân - Thau chậu, ca, bạt - Thức ăn tôm - Các loại dinh dƣỡng: vitamin và khoáng, vitamin C 2.2. Xác định loại dinh dƣỡng - Để xác định loại dinh dƣỡng thích hợp cần dựa vào: + Công dụng của dinh dƣỡng: đọc kỹ trên bao bì + Mục đích phòng bệnh: tăng sức đề kháng hay trị bệnh mềm vỏ - Nên chọn dinh dƣỡng có nguồn gốc rõ ràng, có hƣớng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, sử dụng cho nuôi tôm - Ví dụ ở bảng 5 Bảng 5. Xác định dinh dƣỡng phòng bệnh STT Mục đích phòng bệnh Dinh dƣỡng sử Liều lƣợng dụng 1 Tăng sức đề kháng cho tôm Vitamin C 3-5g / kg thức ăn
- 43 2 Bổ sung thêm một số axit béo Dầu mực 5ml/kg thức ăn không no, kích thích tôm bắt mồi, bao gói thức ăn 3 Bổ sung khoáng, vitamin, cân Mutant-P 5 -10g/kg thức ăn bằng hệ tiêu hoá, tăng sức đề kháng, kích thích tăng trọng, mau lột xác 4 Kích thích quá trình lột xác, Canxiphos 0,5ml/kg thức ăn thúc đẩy tăng trƣởng, trị bệnh tôm mềm vỏ 2.3. Xác định lƣợng dinh dƣỡng - Lƣợng dinh dƣỡng cần thiết để trộn vào thức ăn tôm phụ thuộc vào: + Liều lƣợng sử dụng của dinh dƣỡng: theo hƣớng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất + Lƣợng thức ăn: là lƣợng thức ăn trong một lần cho ăn (một bữa ăn), đƣợc tính dựa vào khối lƣợng tôm trong ao, lƣợng thức ăn trong ngày và tỷ lệ phần trăm thức ăn cho một bữa cho tôm ăn. - Cách tính định lƣợng dinh dƣỡng cần phối trộn vào thức ăn: Lƣợng dinh dƣỡng = liều lƣợng sử dụng x lƣợng thức ăn Ví dụ: tính lƣợng vitamin C trộn vào thức ăn cho tôm ăn lúc 11giờ Tổng số con giống thả nuôi: 800.000 con Tỷ lệ sống (%): 90% Trọng lƣợng trung bình của tôm: 8 g/con Tỷ lệ cho ăn là: 5% trọng lƣợng tôm Tỷ lệ thức ăn bữa trƣa 11 giờ: 20% lƣợng thức ăn trong ngày Liều lƣợng vitamin C trộn vào thức ăn: 5g/kg thức ăn Cách tính: Tính lƣợng tôm hiện có trong ao: 800.000 con x 90/100 x 8g = 5760000 g tôm 5760.000g tôm = 5760kg tôm Tính lƣợng thức ăn hàng ngày: 5760kg x 5/100 = 288 kg thức ăn
- 44 Tính lƣợng thức ăn cho tôm ăn lúc 11 giờ: 288 kg x 20/100 = 57,6 kg Tính lƣợng vitamin C trộn vào thức ăn: 57,6 kg x 5g = 288g vi sinh 2.4. Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn. Hòa tan chất dinh dƣỡng (vitamin, khoáng) vào nƣớc sạch, lƣợng nƣớc vừa thấm vào thức ăn, sau đó phun đều lên thức ăn, trộn thật đều, sau cùng áo ngoài bằng chất kết dính nhƣ dầu, dầu cá để hạn chế chất dinh dƣỡng không bị thất thoát khi cho ăn. Các bƣớc tiến hành thực hiện tƣơng tự nhƣ trộn vi sinh vào thức ăn: 1) Cân thức ăn đổ vào bạt hay thau chậu 2) Cân dinh dƣỡng đổ vào chậu nhỏ 3) Hòa tan dinh dƣỡng vào nƣớc 4) Phun vào thức ăn 5) Trộn đều bằng tay hoặc bằng xẻng 6) Trộn dầu mực (liều lƣợng theo hƣớng dẫn trên bao bì). Thông thƣờng là 5-10ml/kg thức ăn Hình 3: Cho tôm ăn để trị bệnh - Có thể phối trộn nhiều loại dinh dƣỡng để đạt đƣợc nhiều mục đích phòng bệnh. - Nên trộn dinh dƣỡng vào giờ tôm ăn nhiều - Cho tôm ăn sau khi trộn thức ăn 15-20 phút, để dinh dƣỡng ngấm đều vào thức ăn. - Rải đều thức ăn vào những khu vực nền đáy sạch (hình 3)
- 45 - Theo dõi hoạt động ăn của tôm và kiểm tra thức ăn dƣ thừa sau 3 giờ cho ăn để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Các lỗi thƣờng gặp: - Nhầm lẫn giữa các loại dinh dƣỡng - Tính toán sai lƣợng dinh dƣỡng, hiệu quả thấp - Trộn thức ăn không đều - Không bao gói thức ăn sau khi trộn thuốc B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: Tính lƣợng vitamin C trộn vào 15 kg thức ăn tôm với liều lƣợng sử dụng ghi trên bao bì 3-5g/kg thức ăn - Bài tập 2: Tính lƣợng vitamin C trộn vào thức ăn cho tôm ăn lúc 11giờ Trong đó: Tổng số con giống thả nuôi: 500.000 con Tỷ lệ sống (%): 95% Trọng lƣợng trung bình của tôm: 5 g/con Tỷ lệ cho ăn là: 5% trọng lƣợng tôm Tỷ lệ thức ăn bữa trƣa 11 giờ: 20% lƣợng thức ăn trong ngày Liều lƣợng Canxi/phos trộn vào thức ăn: 0,5ml/kg thức ăn - Bài tập 3: Đi thực tế để tìm hiểu về các loại dinh dƣỡng thƣờng sử dụng trong nuôi tôm, công dụng, cách sử dụng. - Bài tập 4: Thực hành phòng bệnh bằng dinh dƣỡng: Trộn dinh dƣỡng vào thức ăn và cho tôm ăn để phòng bệnh tại ao đang nuôi tôm của cơ sở thực hành C. Ghi nhớ. - Đọc kỹ hƣớng dẫn trƣớc khi dùng dinh dƣỡng - Lựa chọn đúng loại dinh dƣỡng, dùng đúng cách, đúng liều lƣợng, đúng thời điểm, đúng thời gian mới có hiệu quả - Phải bao gói thức ăn sau khi trộn dinh dƣỡng để hạn chế thất thoát dinh dƣỡng vào nƣớc ao.
- 46 BÀI 4: CHẨN ĐOÁN BỆNH Mã bài: MĐ05-04 Thời gian: 24 giờ Để phòng trị đƣợc bệnh tôm, trƣớc hết phải chẩn đoán đƣợc bệnh mới có thể đề ra các biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu. Các bƣớc chẩn đoán bệnh bao gồm: Điều tra tình hình thời tiết, khí hậu, các chỉ tiêu môi trƣờng, sự biến đổi của tôm nuôi, tình hình quản lý chăm sóc và thu mẫu cố định gửi đến cơ quan chuyên môn phân lập vi khuẩn, nấm, vi rút, ký sinh trùng. Các kết quả thu đựợc sẽ giúp ngƣời nuôi tôm xác định nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn biện pháp phòng trị bệnh phù hợp. Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời thì mới đem lại hiệu quả. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Thực hiện đƣợc các bƣớc chẩn đoán bệnh trên tôm sú - Biết sử dụng kết quả điều tra để chẩn đoán bệnh - Nhận biết đƣợc các dấu hiệu bệnh trên tôm sú - Tuân thủ nguyên tắc chẩn đoán bệnh. A. Nội dung Qui trình chẩn đoán bệnh Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ Kết luận Điều tra tình hình thời tiết nguyên nhân Điều tra biểu hiện của và môi trƣờng nuôi điều Điều tra tình hình chăm sóc kiện quản lý phát Quan sát tôm sinh bệnh Thu mẫu tôm gửi đến cơ sở xét nghiệm
- 47 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ - Kính hiển vi, Lam, lamen, lúp tay - Khay, panh, kéo, dao, vợt - Sổ ghi nhật ký - Máy tính 2. Điều tra tình hình thời tiết - Dựa vào nhật ký hàng ngày của cơ sở nuôi tôm để phân tích xác định nguyên nhân do thời tiết khí hậu tạo điều kiện phát sinh bệnh. - Cần phải điều tra thời gian trƣớc đó từ 5-7 ngày vì những thay đổi thời tiết khí hậu có thể không làm phát sinh bệnh ngay mà phải sau một thời gian vài ngày. - Điều tra những yếu tố thời tiết, khí hậu không thích hợp nhƣ: nắng nóng, mƣa gió thất thƣờng, áp thấp nhiệt đới, thủy triều kiệt ảnh hƣởng đến sức khoẻ của tôm làm bệnh phát sinh. 3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trƣờng - Dựa vào nhật ký hàng ngày - Điều tra sự biến đổi các yếu tố môi trƣờng: màu nƣớc, độ trong, pH, ôxy, nhiễm bẩn ảnh hƣởng đến sức khỏe tôm nuôi và là điều kiện phát sinh bệnh. - Những thông tin về các yếu tố môi trƣờng không thích hợp với tôm hay mức độ nhiễm bẩn của ao nuôi là cơ sở để xác định nguyên nhân xuất hiện bệnh. + Màu nƣớc đậm xanh đen: tôm dễ bị bệnh do sinh vật bám + Độ trong quá thấp: tảo quá nhiều làm pH quá cao gây sốc cho tôm + Ôxy quá thấp (,3mg/lít): tôm bị bệnh thiếu ô xy, nổi đầu, yếu 4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc - Dựa vào nhật ký hàng ngày - Điều tra chế độ cho ăn, thay nƣớc - Những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ tôm, làm chất lƣợng nƣớc thay đổi tạo kiều kiện cho bệnh phát sinh là: + Thay nƣớc chƣa qua xử lý, nƣớc nhiễm bẩn mang mầm bệnh + Cho ăn quá nhiều làm ô nhiễm môi trƣờng, tôm bị bệnh nhiễm khuẩn + Cho ăn không đủ, thiếu chất dinh dƣỡng: tôm yếu, phân đàn (Hình 4)
- 48 Hình 4: Tôm phân đàn 5. Quan sát tôm Tôm bị bệnh thƣờng có những biểu hiện: - Màu sắc và mang tôm không bình thƣờng, chuyển sang màu hồng hoặc đen nhạt có mùi hôi. - Hình dạng tôm thay đổi. - Tôm bị mềm vỏ kéo dài hàng tuần và bị thƣơng tổn. - Thân tôm có các đốm nâu, đốm trắng. Vỏ bị phồng và thối. Rong, tảo, bùn bám nhiều trên vỏ. - Tôm bỏ ăn, tăng trƣởng chậm. - Tôm bơi lội không bình thƣờng, lắng xuống đáy ao. Buổi sáng hay dạt vào bờ hoặc bơi nổi từng đàn trên mặt nƣớc. Vì vậy để phát hiện bệnh, ngƣời nuôi cần thƣờng xuyên theo dõi hoạt động bơi lội, bắt mồi của tôm cũng nhƣ phát hiện những dấu hiệu không bình thƣờng trên tôm. 5.1. Quan sát sự thay đổi tập tính, hoạt động của tôm 5.1.1. Quan sát hoạt động bơi lội: Tập tính của tôm là sống tầng đáy, khi tôm bị bệnh thƣờng có hiện tƣợng khác thƣờng: - Tôm kéo đàn chạy lòng vòng xung quanh ao không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột không có thức ăn, chứng tỏ tôm nuôi có vấn đề về sức khỏe. - Nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi; tôm đói; nền đáy bị ô nhiễm; hàm lƣợng ôxy thấp; hàm lƣợng khí độc cao; do đàn tôm giống quá nhạy cảm.
- 49 - Tôm bơi trên mặt nƣớc, dạt bờ (hình 5) - Nguyên nhân có thể do hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp; hàm lƣợng khí độc cao Hình 5: Tôm bơi trên mặt nƣớc, dạt bờ 5.1.2. Quan sát mức độ ăn của tôm: - Đánh giá sức khỏe tôm nuôi thông qua lƣợng thức ăn đƣợc sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết thức ăn, và lƣợng thức ăn có trong ruột tôm sau mỗi bữa ăn. - Đa phần tôm bị bệnh có dấu hiệu ăn giảm, bỏ ăn: Kiểm tra nhá sau 2-3 giờ cho ăn thấy dƣ nhiều thức ăn - Hiện tƣợng giảm ăn còn do những nguyên nhân khác: thức ăn lạ, ao bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi. Hình 6: Kiểm tra tôm 5.2. Kiểm tra tôm - Thực hiện hàng ngày, kiểm tra trên tôm kết hợp với kiểm tra thức ăn bằng sàng cho ăn - Thực hiện định kỳ, kết hợp với kiểm tra sinh trƣởng của tôm bằng chài (hình 6)
- 50 - Kiểm tra màu sắc, vỏ, mang, phụ bộ, đƣờng ruột để phát hiện tôm bệnh. a. Kiểm tra vỏ và phụ bộ - Tôm khỏe mạnh + Vỏ sạch + Màu sắc tƣơi sáng + Phụ bộ bình thƣờng, không bị đứt hay ăn mòn Hình 7: Tôm khỏe mạnh - Tôm bị bệnh: thƣờng có các dấu hiệu không bình thƣờng biểu hiện trên vỏ và phụ bộ: + Vỏ bẩn, nhiều sinh vật bám (hình 8) Hình 8: Tôm bị nhiều sinh vật bám - Vỏ bị ăn mòn, có đốm nâu, đốm đen (hình 9A) hình 9A: Tôm bị đốm đen
- 51 - Dƣới vỏ có đốm trắng (hình 9C) - Mất phụ bộ: bị đứt, hoại tử + Màu sắc thay đổi: màu tối, màu đỏ C: Đốm trắng dưới vỏ kitin b. Kiểm tra mang - Tôm khỏe mạnh: mang rất sạch, màu trắng trong - Tôm bệnh hay yếu màu sắc mang bị thay đổi do những nguyên nhân khác nhau: - Mang tôm có màu nâu: do các chất bẩn bám vào mang (quá trình tự làm sạch kém). - Mang tôm có màu đen (hình 9 B): bị tổn thƣơng do nhiễm khuẩn. B: Tôm bị đen mang - Mang tôm có màu hồng: do tôm sống trong môi trƣờng có hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp kéo dài (<3mg/l) (hình 9 D) D: Mang màu hồng
- 52 - Tôm sú có dấu hiệu đầu vàng: do bị bệnh đầu vàng E: Tôm sú có dấu hiệu đầu vàng (2 con phía trên) Hình 9: Các biểu hiện tôm bị bệnh ở mang c. Kiểm tra đƣờng ruột, gan tụy, cơ - Tôm khỏe: + Ruột đầy thức ăn + Gan tụy đầy, màu sắc bình thƣờng (hình 10A) A Hình 10 A: Gan tụy bình thường - Tôm bệnh: + Màu sắc gan tụy thay đổi, không đầy, bị hoại tử (hình 10 B) B Hình 10B: gan tụy bị hoại tử
- 53 + Cơ tôm (thịt) màu đục: có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ bị sốc, nhiễm nấm, nhiễm vi bào tử (hình 10C) B Hình 10C: Cơ tôm bị đục Hình 10: Các biểu hiện tôm bị bệnh ở gan tụy, cơ - Ngoài ra tôm bệnh còn có các dấu hiệu: + Ruột có màu đỏ: có thể ăn tôm bị bệnh chết trong ao hoặc ăn giun nhiều tơ (phải kiểm tra tôm chết ở đáy ao) + Cơ tôm có những đốm đen: do nhiễm khuẩn cục bộ gây ra những vết thƣơng màu đen. 6. Thu mẫu tôm bệnh (thu mẫu bệnh phẩm) Một số bệnh nhƣ bệnh do vi rút, vi khuẩn, nấm gây ra, không thể xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh ngay tại hiện trƣờng mà phải thu mẫu tôm bệnh gửi đến các phòng thí nghiệm có đủ trang thiết bị chẩn đoán bệnh của tỉnh hay các Trƣờng, Viện thủy sản gần nhất. - Mẫu thu phải đại diện cho đàn tôm. - Đối với mục đích theo dõi thƣờng xuyên: thu cả tôm khỏe và tôm bệnh, thƣờng thu mẫu bằng chài - Đối với đàn tôm bị nhiễm bệnh thì cần thu mẫu những con có dấu hiệu rõ ràng - Số lƣợng tôm thu: trên 10 con với tôm nhỏ hơn 1g; trên 6 con với tôm lớn hơn 1g - Tôm nhỏ hơn 1g thƣờng thu mẫu theo nhóm - Tôm lớn nên thu mẫu từng cá thể - Nên lấy mẫu ngay khi bắt tôm sống lên khỏi ao. Nếu thu mẫu tôm chết, các dấu hiệu quan sát đƣợc sẽ không chính xác. - Ghi chi tiết ngày giờ thu mẫu, điều kiện của ao nuôi và biểu hiện bên ngoài cơ thể tôm. - Làm dấu mẫu cẩn thận: nơi thu mẫu, ngày giờ để không bị lẫn các mẫu khi phân tích. - Bảo quản mẫu sống hay bảo quản ở nhiệt độ thấp chuyển đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh bằng các phƣơng pháp mô học, phƣơng pháp vi sinh, kỹ thuật PCR để xác định loài nhƣ vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh.
- 54 7. Kết luận 7.1. Tổng hợp các kết quả điều tra, quan sát - Thực hiện sau khi tiến hành điều tra hiện trƣờng và kiểm tra tôm - Tổng hợp các kết quả điều tra thời tiết, các yếu tố môi trƣờng, quản lý chăm sóc, hoạt động của tôm để có kết luận sơ bộ nguyên nhân gây bệnh cho tôm. - Các thông tin thời tiết quá nóng, cho ăn dƣ thừa thức ăn, pH quá cao, hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp là nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh tôm (bảng). Bàng. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến tôm sú TT Yếu tố Thích hợp Không thích hợp 1 Nhiệt độ nƣớc 28-320C; Dao động trong Nhỏ hơn 250C và lớn ngày nhỏ hơn 30C hơn 320; Dao động trong ngày lớn hơn 50C; Gây sốc cho tôm 0 2 Độ mặn 15-25 /00; Dao động trong Dao động trong ngày lớn 0 0 ngày nhỏ hơn 5 /00/ngày hơn 5 /00/ngày; Gây sốc cho tôm 3 pH 7,5 - 8,5; Biến động trong Dao động trong ngày> ngày không quá 0,5 đơn vị 0,5 đơn vị; Gây sốc cho tôm 4 Độ trong 30-40cm Trên 50cm, chứng tỏ tảo nổi kém phát triển, tảo đáy dễ phát triển. Nhỏ hơn 20cm; chứng tỏ tảo quá nhiều, nƣớc bị ô nhiễm 5 Hàm lƣợng ôxy 5-8 mg/l <3mg/lít; tôm bị thiếu hoà tan ôxy 6 Hàm lƣợng khí H2S 0,02mg/l, vƣợt quá ngƣỡng cho độc phép sẽ gây sốc hoặc NH 0,1mg/l 3 làm chết tôm 7 Độ kiềm 80-120mg/lít <80mg/lít; tôm dễ bị bệnh mềm vỏ
- 55 7.2. Đối chiếu với dấu hiệu bệnh lý, hình ảnh mô tả - Mục đích: để chẩn đoán chính xác hơn - Đối chiếu các biểu hiện bất thƣờng đã quan sát đƣợc ở tôm trong ao nuôi với mô tả dấu hiệu bệnh lý và hình ảnh trong các tài liệu về bệnh tôm sú. 7.3. Xác định nguyên nhân, nguồn gốc gây bệnh - Tổng hợp các kết quả: điều tra, quan sát tôm bệnh và đối chiếu với dấu hiệu bệnh lý để xác định nguyên nhân gây bệnh, nguồn gốc gây bệnh cho tôm nuôi. Ví dụ: + Vỏ tôm bẩn: là bệnh do sinh vật bám; tác nhân gây bệnh là tảo, nguyên sinh động vật; nguồn gốc là ao bẩn, tôm yếu khả năng tự làm sạch kém. + Vỏ bị ăn mòn: bệnh do vi khuẩn; tác nhân do vi khuẩn; nguồn gốc là ao bẩn - Tuy nhiên, mức độ chính xác trong chẩn đoán bệnh còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngƣời sản xuất: Ngƣời có nhiều kinh nghiệm thì chẩn đoán chính xác hơn ngƣời có ít kinh nghiệm. - Để chẩn đoán bệnh chính xác cần kết hợp kết quả chẩn đoán tại hiện trƣờng với kết quả chẩn đoán của phòng phân tích mẫu bệnh phẩm. Các lỗi thƣờng gặp: - Vận dụng thông tin không chính xác - Quan sát, đánh giá sai các dấu hiệu trên tôm - Xác định sai nguyên nhân gây bệnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: thảo luận nhóm - Các bƣớc chẩn đoán bệnh - Các yếu tố cần điều tra giúp ngƣời nuôi chẩn đoán bệnh - Các hoạt động, dấu hiệu nhận biết tôm khỏe mạnh hay bị bệnh - Bài tập 2: thực hành chẩn đoán bệnh tôm sú tại ao đang nuôi tôm C. Ghi nhớ: - Phải thực hiện đầy đủ các bƣớc chẩn đoán bệnh mới xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh ở tôm.
- 56 BÀI 5: TRỊ BỆNH VI KHUẨN VÀ BỆNH NẤM Mã bài: MĐ05-05 Thời gian: 16 giờ Vi khuẩn, nấm là tác nhân thƣờng xuyên có mặt trong ao nuôi tôm sú, nhất là trong cáo nuôi mật độ cao. Vi khuẩn và nấm có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm. Bệnh vi khuẩn và bệnh nấm lây lan rất nhanh qua nguồn nƣớc, từ tôm bệnh lây qua con khỏe do sống chung, từ nền đáy xử lý không kỹ bệnh phát triển nhanh gây tỷ lệ chết rất cao khi bệnh nặng. Ngƣời nuôi cần phải thƣờng xuyên theo dõi các hoạt động ăn, bơi lội hay các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể tôm kịp thời phát hiện bệnh để lựa chọn và tiến hành các biện pháp trị bệnh thích hợp, giảm thiểu những tác hại do bệnh gây ra. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra; - Phòng trị bệnh do vi khuẩn và bệnh nấm kịp thời, an toàn. - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh tôm A. Nội dung 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị 1.1. Bệnh do vi khuẩn vibrio . Dấu hiệu bệnh lý - Tôm bị bệnh thƣờng nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng. - Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn, ruột không có thức ăn và phân. - Vỏ bị mềm, xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ và phụ bộ tạo nên những đốm đen, đốm nâu. - Đuôi tôm phồng lên và hoại tử, cụt dần (hình 11A). A Hình 11A: đuôi bị hoại tử
- 57 - Tôm có hiện tƣợng phát sáng vào ban đêm (Hình 11A) - Bệnh cấp tính có thể gây chết. - Bệnh mãn tính gây chậm lớn, phân đàn. Hình 11B: Tôm sú bị phát sáng Hình 11: Tôm sú bị bệnh vi khuẩn Vibrio . Tác nhân gây bệnh - Do vi khuẩn Vibrio gây ra 0 - Vi khuẩn Vibrio phân bố ở nƣớc mặn thích hợp 20-40 /00. Chúng có khả năng phá lớp vỏ kitin. - Vi khuẩn Vibrio có nhiều trong nƣớc biển ven bờ, số lƣợng Vibrio có thể tăng lên nhiều lần vào những ngày biển động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới (Đỗ Thị Hoà, 1997). - Vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân đầu tiên gây ra bệnh cũng có thể là tác nhân cơ hội khi tôm sốc do môi trƣờng thay đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác nhƣ vi rút, nấm. - Lây truyền theo nguồn nƣớc, dụng cụ sản xuất, tôm mẹ, tôm giống hay từ đáy ao. . Chẩn đoán bệnh: - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý - Thu mẫu tôm bệnh gửi đến cơ quan kiểm dịch bệnh thủy sản . Phòng bệnh: Áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhƣ: - Giữ chất lƣợng nƣớc ao nuôi tốt - Không nuôi mật độ quá cao - Tránh làm tôm bị tổn thƣơng - Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trong ao nuôi - Giảm độ mặn nƣớc ao nuôi xuống 15 – 20%o có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển
- 58 - Tăng cƣờng sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trƣờng tốt và bổ sung vitamin C, A, E. . Trị bệnh: Bệnh vi khuẩn thƣờng xảy ra khi nƣớc ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp: - Cải thiện điều kiện môi trường: Xiphon đáy, thay nƣớc mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nƣớc. - Diệt vi khuẩn bên trong cơ thể tôm: Cho tôm ăn thuốc kháng sinh nhƣ Aueromycin hoặc Oxytetracycline, trộn với thức ăn theo liều lƣợng 1g/kg thức ăn trong 5-7 ngày. Hoặc Sulfamethoxine, Bactrim, Cotrim, liều lƣợng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Diệt vi khuẩn trong môi trường nước ao: Cho chất diệt khuẩn xuống ao: formol 25ml/m3 hoặc Benzalkonium chloride (BKC), Iodine theo hƣớng dẫn trên bao bì. - Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung vitamin C vào thức ăn. - Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn: 5-10ml/kg thức ăn - Kích thích lột xác bằng Saponine 10-15g/m3 1.1.2. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi . Dấu hiệu bệnh lý Tôm bị bệnh thƣờng có dấu hiệu: - Trên vỏ, trên mang tôm rất bẩn do có nhiều nấm bám, màu sắc thay đổi tùy vào loại sinh vật hay vật chất hữu cơ bị giữ lại trên vi khuẩn dạng sợi. - Tôm yếu hoạt động khó khăn - Tôm bệnh nặng thƣờng nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác. - Bệnh thƣờng gặp ở ao nuôi tôm thịt có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày.
- 59 Hình 12. A,B: Mang tôm nhiễm khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor mức độ nặng (phóng đại 300 lần và 450 lần) . Tác nhân gây bệnh - Chủ yếu do Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor và một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp - Bám trên mang, thân và các phụ bộ của tôm (hình 12). . Biện pháp trị bệnh: - Cải thiện môi trường: thay nƣớc, quạt nƣớc 3 - Diệt vi khuẩn trên tôm: Tắm cho tôm bằng CuSO4 0,2-0,5g/m sau 4-6 giờ thay nƣớc - Diệt khuẩn trong ao: bằng các chất diệt khuẩn: BKC, Iodine sau đó thay một phần nƣớc trong ao. - Tăng sức để kháng cho tôm: Bổ sung vitamin C 1.1.3. Bệnh phân trắng - Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm nhƣ bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhƣng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho ngƣời nuôi tôm. - Bệnh thƣờng thấy ở tôm 40-50 ngày nuôi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thƣờng bệnh nặng. - Thƣờng xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nƣớc cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m2). . Dấu hiệu bệnh lý: - Xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn, hoặc nổi trên mặt nƣớc, dọc bờ ao, góc ao (cuối hƣớng quạt nƣớc, cuối hƣớng gió) (hình 13) - Tôm giảm ăn hoặc không tăng ăn theo thời gian nuôi - Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột. - Tôm bị ốp, mỏng vỏ và teo nhỏ dần. - Tôm chậm lớn. Hình 13. Phân trắng do tôm thải ra
- 60 . Nguyên nhân: Do nhiều tác nhân gây ra: - Do trùng 2 tế bào Gregarine ký sinh trong ống gan và đƣờng ruột của tôm làm tổn thƣơng đƣờng ruột. - Do vi khuẩn Vibrio là tác nhân cơ hội xâm nhập vào đƣờng ruột làm bệnh nặng hơn, gây hoại tử đƣờng ruột thành ruột có màu vàng hoặc trắng. - Do cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hƣởng trực tiếp đến gan tôm nhƣ MBV và HPV. . Biện pháp trị bệnh: - Cải thiện môi trường: thay nƣớc, quạt nƣớc - Trị bệnh cho tôm: Cho tôm ăn chế phẩm vi sinh + Trộn Zymetin vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trƣờng hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn + Hoặc cho tôm ăn kháng sinh Gregacin, sau khi khỏi bệnh cho tôm ăn chế phẩm vi sinh Bảng 6: Một số thuốc kháng sinh sử dụng trị bệnh vi khuẩn TT Thuốc kháng Đặc tính Công dụng Liều dùng sinh 1 Oxytetracyclin Chất kết tinh màu Trị bệnh phát 1,5g/kg thức vàng, Giảm hiệu sáng, ăn mòn ăn, liên tục 10- nghiệm trong môi vỏ, đốm nâu, 14 ngày kết trƣờng kiềm. bệnh đƣờng hợp tắm 0,5- 3 Vi khuẩn có thể bị ruột, hoại tử 2g/m nhờn thuốc nếu phụ bộ ở tôm. dùng thời gian dài, lặp lại nhiều lần. 2 Erythromycin Chất kết tinh màu Trị bệnh phát 4g/100kg tôm tro sáng, ăn mòn Vi khuẩn có thể vỏ, đốm nâu nhờn thuốc rất ở tôm thịt. nhanh. 3 Rifamyxin Trị bệnh vi Cho tôm ăn 50- khuẩn Vibrio 100mg/kg spp, tôm/ngày, sử Pseudomonas dụng liên tục spp 5-7 ngày.
- 61 4 Co-Trimoxazol Dạng bột màu trắng Trị bệnh đỏ 20-50mg/kg hoặc hơi vàng, khó thân, ăn mòn tôm/ngày, liên tan trong nƣớc, để vỏ, phân tục 6 ngày, từ ngoài ánh sáng dễ bị trắng ngày thứ 2 hiến chất nên cần giảm ½. bảo quản trong chai màu nâu. 5 Sulfadiazine Dạng bột màu trắng Trị bệnh đỏ 150-200mg/kg hơi vàng, khó tan thân, ăn mòn tôm/ngày, liên trong nƣớc. vỏ tục 6 ngày từ Để ngoài ánh sáng ngày thứ 2 dễ bị hiến chất nên giảm đi ½ . cần bảo quản trong chai màu nâu. 6 Gregacin Tổng hợp từ 2 loại Trị bệnh phân 5-7g/kg thức kháng sinh: trắng ăn, cho ăn liên Monancin và tục 5-7 ngày. Nofloxxacin theo tỷ lệ 4/3. Bảng 7: Một số chất sát trùng xử lý nƣớc trong phòng trị bệnh vi khuẩn và bệnh nấm TT Chất sát Đặc tính Cách dùng khuẩn 1 Vôi bột - Tiêu diệt sinh vật gây -Liều lƣợng: phụ thuộc (CaO) bệnh và địch hại của tôm vào pH đáy ao và nƣớc ao -Khử trùng đáy ao: 100kg/1000m2; - Khử trùng nƣớc: 15- 20g/m3 2 Chlorine - Dạng bột, màu trắng, có - Xử lý nguồn nƣớc: 10- mùi clo, dễ hút ẩm, vón 30g/m3 sau 5-7 ngày sử cục làm giảm tác dụng dụng diệt trùng. - Phun xuống ao: 5- - Diệt diệt nhiều loại mầm 15g/m3 tuỳ thuộc vào giai bệnh: vi khuẩn, nấm, sinh đoạn tôm để phòng trị vật bám bệnh tôm - Sát trùng dụng cụ, nƣớc
- 62 ao tôm bị bệnh: >70 g/m3. 3 Thuốc tím - Chất kết tinh màu nâu - Xử lý nƣớc: 2-5 g/m3 sau (KMnO4) - Diệt trùng mạnh nhƣng 6 giờ sử dụng. không bền. - Tắm tôm giống: 10-15 g/m3 trong 0,5-1 giờ ở - Dễ mất dần tác dụng 0 dƣới ánh sáng mặt trời, nhiệt độ 20-30 C nên cần bảo quản trong lọ nâu đậy kín. 4 BKC - Dạng lỏng, có mùi clo - Cho vào ao: 0,4-0,5g/m3 (Benzalkonium - Diệt vi khuẩn rất mạnh; để diệt vi khuẩn và khử Chloride) ôxy hoá chất hữu cơ và độc. khí độc Thƣờng dùng ở tháng nuôi thứ cuối 5 Iodine (PVP) - Dạng bột hay dung dịch, - Xử lý nƣớc: 1-2g/m3 sau nồng độ hoạt chất từ 11- 24 giờ mới thả giống 15%; - Cho vào ao nuôi tôm: - Diệt vi khuẩn, nấm 0,6-0,7 g/m3 để diệt vi khuẩn, nấm 1.2. Bệnh nấm thƣờng gặp và biện pháp phòng trị . Dấu hiệu bệnh lý: - Tôm bị bệnh, mang tôm thay đổi từ màu trắng sang màu đen. - Xuất hiện các đốm đen trên mang (hình 14), trên vỏ kitin và các phần phụ nhƣ chân bơi, chân bò, râu nhƣng không có dấu hiệu ăn mòn tại các đốm đen, gây chết rải rác những con bị bệnh nặng. Hình 14: Nấm Fusarium sp ký sinh gây bệnh đen mang ở tôm A. Các bào tử đính của nấm Fusarium; B. Tôm bị đen mang do nấm Fusarium
- 63 . Tác nhân gây bệnh: Do nấm Fusarium gây ra và một số các nấm khác: Lagenidium, Sirolpidium, Haliphthoros, Atkinsiella. . Biện pháp trị bệnh - Phòng bệnh là chính - Chƣa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu. - Khi bệnh xảy ra có thể hạn chế sự phát triển bệnh bằng các biện pháp: + Cải thiện điều kiện môi trường: Thay nƣớc để giảm lƣợng chất hữu cơ trong ao nuôi + Hạn chế nấm phát triển: Cho formol 10-15/ml/m3 vào ao để tiêu diệt nấm + Tăng sức đề kháng: Bổ sung vitamin C vào thức ăn + Loại bỏ các con bị bệnh ra khỏi quần đàn. 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện trị bệnh * Qui trình trị bệnh vi khuẩn: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Xác định tác nhân gây bệnh Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh Xác định lƣợng thuốc Thực hiện trị bệnh 2.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Kính lúp tay, panh, dao, kéo - Thƣớc đo, máy tính, chài - Cân, ống đong, xô, thùng, ca, bạt - Thuốc kháng sinh, chất sát khuẩn, chế phẩm vi sinh, vitamin
- 64 - Thức ăn công nghiệp - Ao đang nuôi tôm 2.2. Xác định tác nhân gây bệnh - Điều tra công tác chăm sóc, quản lý tôm: cho ăn, thay nƣớc - Kiểm tra môi trƣờng ao nuôi: nhiệt độ, ôxy, pH - Kiểm tra tôm: trạng thái hoạt động, dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể tôm - Đối chiếu với mô tả, hình ảnh trong tài liệu - Kết luận tác nhân gây bệnh 2.3. Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh 2.3.1. Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn - Cải thiện nƣớc ao nuôi: thay nƣớc, quạt nƣớc - Xử lý nƣớc ao: dùng chất sát khuẩn cho xuống ao - Trị bệnh cho tôm: trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn để cho tôm ăn - Tăng sức để kháng: trộn vitamin C vào thức ăn - Kích thích lột xác: saponin nếu bệnh nhẹ 2.3.2. Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh do nấm - Tƣơng tự nhƣ bệnh do vi khuẩn - Nhƣng không sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn 2.4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng 2.4.1. Xác định lƣợng thuốc cho xuống ao - Xác định đƣợc thể tích nƣớc ao: Thể tích nƣớc ao = Diện tích ao x độ sâu nƣớc ao Hoặc thể tích nƣớc = chiều dài ao x chiều rộng x độ sâu nƣớc ao - Xác định lƣợng thuốc cho xuống ao: Lƣợng thuốc cho xuống ao = Thể tích nƣớc ao x liều lƣợng 2.4.2. Xác định lƣợng thuốc trộn vào thức ăn - Xác định khối lƣợng tôm trong ao: Khối lƣợng tôm trong ao = Mật độ thả x diện tích ao x tỷ lệ sống x trọng lƣợng trung bình của tôm - Xác định lƣợng thức ăn trong ngày: Lƣợng thức ăn trong ngày = khối lƣợng tôm trong ao x tỷ lệ cho ăn - Xác định lƣợng thức ăn một lần cho ăn:
- 65 Lƣợng thức ăn một lần cho ăn = lƣợng thức ăn trong ngày x tỷ lệ thức ăn cho một bữa 2.5. Thực hiện trị bệnh cho tôm 2.5.1. Cho thuốc vào môi trƣờng ao nuôi - Hòa tan chất sát khuẩn vào nƣớc - Tạt xuống khắp ao. - Tạt xuôi theo chiều gió - Thực hiện vào lúc 9-10giờ sáng. - Kiểm tra, theo dõi tôm khi xử lý: theo dõi hoạt động của tôm, nếu tôm có những biểu hiện bất thƣờng phải thay nƣớc sạch ngay. 2.5.2. Trộn thuốc vào thức ăn và cho tôm ăn - Hòa thuốc vào nƣớc vừa đủ thấm ẩm thức ăn - Phun đều vào thức ăn - Trộn đều, để 15-20 phút cho thuốc ngấm vào thức ăn - Cho tôm ăn. - Nên chọn thời điểm tôm ăn nhiều nhất. - Kiểm tra, theo dõi tôm hoạt động ăn của tôm để đánh giá hiệu quả trị bệnh. Tôm ăn ít thì hiệu quả thấp Các lỗi thƣờng gặp: - Nhầm lẫn giữa các biểu hiện bệnh và biểu hiện sinh lý - Nhầm lẫn giữa các loại bệnh - Nhầm lẫn thuốc, sai biện pháp phòng trị bệnh - Tính nhầm thể tích nƣớc ao, khối lƣợng tôm cần trị bệnh - Tính nhầm lƣợng thuốc - Làm chết tôm, ngộ độc B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập 1: thực hành trị bệnh do vi khuẩn ở tôm - Bài tập 1: thực hành trị bệnh do nấm ở tôm C. Ghi nhớ - Biện pháp trị bệnh vi khuẩn: + Cải thiện môi trƣờng: thay nƣớc đáy, quạt nƣớc + Diệt khuẩn trong nƣớc: cho chất sát khuẩn xuống ao
- 66 + Diệt vi khuẩn trên tôm: cho tôm ăn thuốc kháng sinh + Tăng cƣờng sức đề kháng: cho ăn vitamin C để tăng sức đề kháng - Biện pháp trị bệnh vi khuẩn: + Cải thiện môi trƣờng: thay nƣớc đáy, quạt nƣớc + Diệt khuẩn trong nƣớc: cho chất sát khuẩn xuống ao + Tăng cƣờng sức đề kháng: cho ăn vitamin C để tăng sức đề kháng
- 67 BÀI 6: TRỊ BỆNH DO SINH VẬT BÁM Mã bài: MĐ05-06 Thời gian: 05 giờ Bệnh do sinh vật bám gây ra thƣờng gặp trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm, làm tôm khó lột xác, chậm lớn, chết rải rác, nhất là khi hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp. Ngƣời nuôi cần dựa vào dấu hiệu bệnh lý biểu hiện trên tôm kết hợp với các yếu tố môi trƣờng nhƣ độ trong, màu nƣớc, độ nhiễm bẩn để phát hiện bệnh và có các biện pháp phòng trị kịp thời để hạn chế hao hụt. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do sinh vật bám - Phòng trị bệnh do sinh vật bám kịp thời, an toàn - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh. A. Nội dung 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị: Bệnh đóng rong hay bệnh mảng bám . Dấu hiệu bệnh lý - Tôm thƣờng nổi lên mặt nƣớc hay bám thành bờ - Vỏ tôm dơ bẩn, các sinh vật gây bệnh phát triển phủ thành lớp trên bề mặt cơ thể, trên mang, nhất là trên các vòng đốt cuả phụ bộ (hình 15). - Cơ thể tôm thay đổi màu sang nâu, xanh hay vàng nhạt. - Khó khăn bơi lội, khó lột xác, khó hô hấp, giảm ăn, làm cho tôm yếu dần và chết sau vài ngày, đặc biệt là khi hàm lƣợng ôxy hoà tan thấp. A B Hình 15. A. Tôm sú bị bệnh đóng rong;
- 68 B: động vật nguyên sinh bám trên phụ bộ . Tác nhân gây bệnh Do các sinh vật bám, bám lên vỏ, mang tôm, bao gồm: - Động vật nguyên sinh (Zootamnium, Epistylis, Vorticella, Acineta, Ephelota) - Tảo lam (Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola), tảo lục (Enteromorpha sp), tảo khuê (Amphora sp, Nitszchia sp). . Biện pháp trị bệnh: Khi tôm bị bệnh đóng rong chứng tỏ chất lƣợng nƣớc nuôi xấu và các sinh vật bám phát triển, tôm yếu khả năng tự làm sạch kém. Vì vậy, nên áp dụng biện pháp vừa xử lý môi trƣờng vừa điều trị bệnh trên tôm. Hình 16: Vớt váng tảo nổi trên bề mặt nước ao - Cải thiện điều kiện môi trường: + Duy trì độ trong thích hợp + Tăng cƣờng thay nƣớc sạch (10 - 20% nƣớc/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao + Tăng cƣờng quạt nƣớc để tăng hàm lƣợng ôxy hòa tan trong ao nuôi + Vớt váng tảo nổi trên bề mặt (tập trung ở vùng cuối gió- hình 16) + Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao. - Xử lý môi trường: + Kết hợp xử lý nƣớc ao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo.
- 69 + Nếu tỷ lệ nhiễm cao: Có thể dùng hóa chất để xử lý: formol từ 15- 20ml/m3, đánh vào ban ngày sau đó thay nƣớc, nếu đóng rong vẫn còn, có thể đánh tiếp lần hai (TS. Lý Thị Thanh Loan, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) hoặc BKC, Sulphát đồng, Stayphor + Nếu nhiều động vật nguyên sinh bám (Zoothamnium) thì sử dụng Olan, liều lƣợng 60-75ml/1.000m3, sau 7-10 ngày sử dụng thêm lần nữa. + Cách xử lý: Hòa chất xử lý (forlom, olan ) với nƣớc, tạt khắp ao, mở máy quạt nƣớc suốt quá trình xử lý. - Điều trị bệnh cho tôm: + Kích thích tôm lột xác: bằng cách thay nƣớc hoặc saponin 10g/m3 + Bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress. + Trộn vi sinh vào thức ăn, cho tôm ăn thƣờng xuyên Bảng 8: Một số chất sát trùng sử lý nƣớc phòng trị sinh vật bám TT Chất sát Đặc tính Cách dùng khuẩn 4 Phèn xanh - Chất kết tinh màu xanh - Cho xuống ao: 0,3-0,7 (Sulphát đồng lam g/m3 để phòng trị bệnh do sinh vật bám. CuSO4.5H2O) - Kìm hãm, tiêu diệt tƣơng đối mạnh động vật đơn bào 5 Formol - Dạng dung dịch 36-38% -Xử lý nƣớc: 10-20 formol, mùi hắc, phổ diệt ml/m3, sau 3-7 ngày mới trùng rộng, dễ bay hơi, sử dụng nƣớc. thời gian tồn tại trong - Phun xuống ao: 15- nƣớc ngắn nên tác hại 20ml/m3 để trị bệnh sinh không dài. vật bám -Sốc tôm giống: 100- 200ml/m3 trong 30-60 phút để chọn giống khỏe mạnh Olan - Dạng dung dịch - Cho xuống ao: 60- 3 - Diệt nấm 75ml/1.000m để trị bệnh sinh vật bám - Khống chế động vật nguyên sinh (Zoothamnium)
- 70 2. Các bƣớc và cách thức thực hiện trị bệnh * Qui trình trị bệnh do sinh vật bám: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Xác định tác nhân gây bệnh Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh Xác định lƣợng thuốc Thực hiện trị bệnh 2.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Kính lúp tay, panh, dao, kéo - Thƣớc đo, máy tính, chài - Cân, ống đong, xô, thùng, ca, bạt - Chất sát khuẩn, chế phẩm vi sinh, vitamin C - Thức ăn công nghiệp - Ao đang nuôi tôm 2.2. Xác định tác nhân gây bệnh - Dấu hiệu bệnh đóng rong - Đối chiếu với mô tả, hình ảnh - Xác định đúng bệnh do sinh vật bám 2.3. Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh - Cải thiện môi trƣờng: thay nƣớc tầng mặt 20% - Xử lý môi trƣờng: nếu tảo quá nhiều dùng formol 15-20ml/m3 - Tăng sức đề kháng: cho tôm ăn vitamin C - Kích thích lột xác bằng saponin theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất 2.4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng - Xác định thể tích nƣớc: dựa vào diện tích và độ sâu nƣớc
- 71 - Xác định lƣợng tôm: dựa vào kích thƣớc trung bình và số tôm trong ao - Xác định lƣợng thức ăn trộn thuốc dựa vào bảng cho ăn - Tính lƣợng thuốc cho tôm ăn dựa vào lƣợng thức ăn và liều lƣợng thuốc - Tính lƣợng thuốc cần dùng để cho xuống ao dựa vào thể tích nƣớc ao và liều lƣợng thuốc 2.5. Thực hiện trị bệnh cho tôm - Cho thuốc vào ao nuôi: Hòa chất xử lý với nƣớc, tạt khắp ao, xuôi theo chiều gió, lúc 9-10giờ, mở quạt nƣớc - Trộn thuốc vào thức ăn và cho tôm ăn: hòa thuốc vào nƣớc, phun và trộn đều, để 15-20 phút cho tôm ăn, thời điểm tôm ăn nhiều nhất. - Kiểm tra, theo dõi tôm khi xử lý: nếu tôm có các biểu hiện bất thƣờng phải cấp thêm nƣớc sạch ngay. Chú ý các lỗi thƣờng gặp: Nhầm lẫn giữa các biểu hiện bệnh và biểu hiện sinh lý Nhầm lẫn thuốc, sai phƣơng pháp phòng trị bệnh Tính nhầm thể tích nƣớc ao, khối lƣợng tôm cần xử lý Tính nhầm lƣợng thuốc Làm chết tôm, ngộ độc B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập: thực hành trị bệnh do sinh vật bám C. Ghi nhớ - Bệnh do sinh vật bám thƣờng có các dấu hiệu: vỏ, mang tôm bẩn nhiều sinh vật bám, chết rải rác khi hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp. - Biện pháp trị bệnh do sinh vật bám: thay nƣớc; xử lý nƣớc bằng fomol; kích thích lột xác; bổ sunh vitamin C vào thức ăn
- 72 BÀI 7: TRỊ BỆNH DO DINH DƢỠNG VÀ MÔI TRƢỜNG Mã bài: MĐ05-07 Thời gian: 07 giờ Dinh dƣỡng không đầy đủ và môi trƣờng xấu cũng là một trong những yếu tố gây bệnh cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm, ngƣời nuôi cần có các biện pháp phòng bệnh ngăn ngừa bệnh, đồng thời theo dõi phát hiện bệnh sớm để có biện pháp trị bệnh kịp thời hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh dinh dƣỡng, bệnh môi trƣờng - Thực hiện phòng trị bệnh do dinh dƣỡng và môi trƣờng kịp thời, an toàn. - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh A. Nội dung: 1. Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị 1.1 Bệnh dinh dƣỡng 1.1.1. Bệnh mềm vỏ . Dấu hiệu bệnh lý: Tôm bị bệnh mềm vỏ thƣờng có dấu hiệu bệnh lý: - Sau khi lột xác 24-28h, vỏ kitin không cứng lại đƣợc. - Những con mềm vỏ thƣờng yếu, kém hoạt động, dễ bị con khác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang, chết rải rác (hình 17) - Tôm bị mềm vỏ chậm lớn, giảm giá trị thƣơng phẩm và dễ mắc các bệnh cơ hội. Hình 17: Tôm sú bị bệnh mềm vỏ