Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

pdf 87 trang ngocly 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tri_benh_thuong_gap_o_tom_cang_xanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

  1. - 1 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÕNG TRỊ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. - 2 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
  3. - 3 - LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung thì nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể, nhất là các đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cá tra, ba sa, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đƣợc sự tổ chức, phân công của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Trƣờng Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành biên soạn chƣơng trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh”. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp hình ở các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi tôm, trên mạng intrenet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên học nghề. Giáo trình mô đun “Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh” là một mô đun chuyên môn nghề. Nội dung của giáo trình giới thiệu các biện về phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thƣờng gặp, đƣợc phân bổ trong thời gian 80 giờ gồm 7 bài: Bài 1. Tìm hiểu chung về bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm Bài 2. Phòng bệnh cho tôm Bài 3. Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng Bài 4. Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Bài 5. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn Bài 6. Chẩn đoán và trị bệnh do nấm Bài 7. Chẩn đoán và xử lý bệnh do dinh dƣỡng
  4. - 4 - Ban biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn các cơ sở nuôi tôm càng xanh, các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Thị Tím
  5. - 5 - MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 8 MÔ ĐUN PHÕNG TRỊ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở TÔM CÀNG XANH 9 Bài 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM 10 1. Khái niệm bệnh 10 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh 10 2.1. Nguyên nhân gây bệnh 11 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh 12 3. Phân loại bệnh tôm 14 3.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh 14 3.2. Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích 14 4. Các thời kỳ phát triển bệnh 14 4.1 Thời kỳ ủ bệnh 14 4.2 Thời kỳ khởi phát 14 4.3. Thời kỳ toàn phát 14 4.4. Thời kỳ khỏi bệnh 14 4.5. Thời kỳ phục hồi 15 5. Các đƣờng lây truyền bệnh 15 5.1 Lây truyền bệnh qua nguồn nƣớc 15 5.2. Lây truyền bệnh do mầm bệnh ở đáy ao 15 5.3. Lây truyền bệnh qua thức ăn 16 5.4. Lây truyền bệnh qua dụng cụ 16 5.5. Lây truyền qua những sinh vật khác 16 6. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh 17 6.1. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cơ quan tiêu hóa 17
  6. - 6 - 6.2. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đƣờng hô hấp 17 6.3.Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua vỏ kitin 17 7. Sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm 17 7.1. Tác dụng của thuốc 17 7.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc 18 7.3. Phƣơng pháp dùng thuốc 19 7.4. Một số loại thuốc, hóa chất dùng cho nuôi tôm 21 7.5. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật 28 Bài 2. PHÕNG BỆNH CHO TÔM 30 1. Khử trùng ao, ruộng trƣớc khi nuôi 30 2. Khử trùng các dụng cụ nuôi 31 3. Xử lý nguồn nƣớc trƣớc và trong quá trình nuôi 32 4. Chọn đàn tôm giống khỏe mạnh 33 5. Quản lý thức ăn 33 6. Tăng sức đề kháng cho tôm 34 7. Quản lý môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định 34 7.1. Nhiệt độ 35 7.2. Độ pH 35 7.3. Màu nƣớc 36 7.4. Độ trong 36 7.5. Đo Oxy 38 7.6. Độ kiềm 40 7.7. Khí độc NH3, H2S 42 Bài 3. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO MÔI TRƢỜNG 46 1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do oxy 46 1.1. Ảnh hƣởng của oxy đối với tôm 46 1.2. Quan sát hoạt động bất thƣờng của tôm 47 1.3. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do oxy 48 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do pH 48 2.1. Ảnh hƣởng của độ pH đối với tôm 48
  7. - 7 - 2.2. Quan sát hoạt động bất thƣờng tôm 49 2.3. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do pH 50 3. Chẩn đoán và xử lý bệnh do NH3 51 3.1. Ảnh hƣởng của NH3 đối với tôm 51 3.2. Quan sát hoạt động bất thƣờng của tôm 51 3.3. Biện pháp phòng và xử lý NH3 trong ao nuôi 51 Bài 4. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG 54 1. Xác định bệnh 55 2. Xác định nguyên nhân gây bệnh 55 3. Chọn biện pháp và loại thuốc trị bệnh 55 4. Tính liều lƣợng thuốc 56 4.1. Tính lƣợng thuốc cho xuống ao 56 4.2. Tính lƣợng thuốc trộn vào thức ăn 56 5. Thực hiện trị bệnh cho tôm 57 Bài 5. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN 58 1. Xác định bệnh 58 2. Xác định nguyên nhân gây bệnh 60 3. Chọn phƣơng pháp và thuốc trị bệnh 60 4. Thực hiện trị bệnh cho tôm 61 Bài 6. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO NẤM 63 1. Xác định bệnh 63 2. Xác định nguyên nhân gây bệnh 64 3. Chọn biện pháp và thuốc trị bệnh 64 4. Tính liều lƣợng thuốc 65 4.1. Tính lƣợng thuốc cho xuống ao 65 4.2. Tính lƣợng thuốc trộn vào thức ăn 65 5. Thực hiện trị bệnh cho tôm 65 Bài 7. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO DINH DƢỠNG 67 1. Xác định bệnh 67 2. Xác định nguyên nhân bệnh 68 3. Chọn biện pháp và loại thuốc điều trị 68 4. Tính liều lƣợng thuốc 68
  8. - 8 - 4.1. Tính lƣợng thuốc cho xuống ao 68 4.2. Tính lƣợng thuốc trộn vào thức ăn 69 5. Thực hiện trị bệnh cho tôm 69 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 71 I. Vị trí, tính chất của mô đun 71 II. Mục tiêu của mô đun 71 III. Nội dung chính của mô đun 72 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 73 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 79 VI. Tài liệu tham khảo 81 PHỤ LỤC 82 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 86 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 86
  9. - 9 - CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Vi sin vật: là những sinh vật rất nhỏ, không thấy đƣợc bằng mắt thƣờng nhƣ vi khuẩn, vi rút, nấm. Vi k uẩn: là những sinh vật rất nhỏ không nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng, có thể xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể sống. Ký sinh trùng: là động vật sống nhờ (sống ký sinh) một sinh vật sống khác (ký chủ), vật ký sinh lấy chất dinh dƣỡng và gây bệnh cho ký chủ. Nấm: là những sinh vật nhỏ không nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng, có thể sống ký sinh và gây bệnh cho ký chủ. Mầm bện : Một tác nhân có khả năng gây bệnh. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. m2 : mét vuông, đơn vị chỉ diện tích m3 : mét khối, đơn vị chỉ thể tích ppm, g/m3 , mg/l,: là các đơn vị chỉ nồng độ % : Tỉ lệ phần trăm
  10. - 10 - MÔ ĐUN PHÕNG TRỊ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở TÔM CÀNG XANH Mã số mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun “Phòng trị bệnh thường gặp ở tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chƣơng trình dạy nghề Nuôi tôm càng xanh. Sau khi học xong mô đun này ngƣời học có khả năng hiểu biết về bệnh tôm, thực hiện tốt việc phòng bệnh và điều trị đƣợc một số bệnh thƣờng xảy ra trong quá trình nuôi. Nội dung giáo trình Phòng trị bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh bao gồm 7 bài từ mã bài M05-01 đến mã bài M05-07 theo trình tự nhƣ sau: Tìm hiểu chung về bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm; Phòng bệnh cho tôm; Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng; Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng; Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn; Chẩn đoán và trị bệnh do nấm; Chẩn đoán và xử lý bệnh do dinh dƣỡng. Thời lƣợng giảng dạy và học tập mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh là 80 giờ trong đó lý thuyết: 16 giờ, thực hành: 54 giờ, Kiểm tra định kỳ: 6 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ. Trong quá trình học, học viên đƣợc cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi tôm càng xanh và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi đạt hiệu quả. Kết quả học tập đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm những hiểu biết chung về bệnh tôm nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của ngƣời học bằng các bài thực hành về phòng bệnh, chẩn đoán và xử lý bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh.
  11. - 11 - Bài 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM Mã bài: MĐ05-01 Nuôi tôm càng xanh là một trong những nghề phát triển rộng rãi ở các vùng nông thôn và đã đem lại hiệu quả cho ngƣời nuôi. Tuy nhiên, để nuôi tôm khỏe mạnh, nhanh lớn đạt đƣợc năng suất cao đòi hỏi ngƣời nuôi tôm cần phải có những hiểu biết chung về bệnh, sử dụng thuốc, hóa chất và chọn đƣợc các biện pháp phòng, trị bệnh phù hợp trong quá trình nuôi. Mục tiêu: - Nêu đƣợc nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh tôm; - Phân biệt đƣợc các loại bệnh ở tôm; - Nhận biết đƣợc con đƣờng lây bệnh; - Nêu đƣợc nguyên tắc dùng thuốc trong phòng trị bệnh tôm nuôi. A. Nội dung 1. Khái niệm bện Bệnh là sự bất thƣờng trong cấu tạo hay chức năng của cơ thể sinh vật do lây nhiễm mầm bệnh, vấn đề về môi trƣờng và dinh dƣỡng gây ra. Cơ thể nào thích ứng đƣợc thì tồn tại, không thích ứng đƣợc thì bị yếu đi và chết. Ví dụ: tôm đóng rong, đen mang, cụt đuôi (hình 5.1.1 và 5.1.2) là dấu hiệu tôm bị bệnh. Hình 5.1.1. Tôm đóng rong Hình 5.1.2. Tôm cụt mòn đuôi 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bện Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến tôm đều có nguyên nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, ngƣời nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
  12. - 12 - 2.1. Nguyên nhân gây bệnh Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh ở tôm nuôi: - Do các sinh vật gây ra bệnh nhƣ: Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng (hình 5.1.3; 5.1.4 và 5.1.5) Những vi sinh vật này có trong môi trƣờng ao nuôi, nếu không có biện pháp xử lý tốt thì các sinh vật này sẽ phát triển, sinh sôi nẩy nở rất nhiều và xâm nhập lên trên hay vào trong cơ thể tôm, gây ra bệnh cho tôm càng xanh. Hình 5.1.3. Ký sinh trùng gây bệnh Hình 5.1.4. Nấm gây bệnh trên tôm Hình 5.1.5. Vi khuẩn dạng sợi gây bệnh trên tôm - Do các yếu tố môi trƣờng gây ra bệnh: Nƣớc dơ bẩn, nhiệt độ, độ pH, hàm lƣợng oxy nằm ngoài khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có thể chết hàng loạt rất nhanh hoặc gây sốc làm suy yếu sức khỏe, tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh. Một số hình ảnh môi trƣờng xấu dƣới đây sẽ làm cho tôm nuôi bị bệnh. Trong những ao, ruộng nuôi có nƣớc xanh (hình 5.1.6), nƣớc đen (hình 5.1.7), nƣớc đục (hình 5.1.8), nƣớc bị nhiễm phèn (hình 5.1.9) là những môi trƣờng nƣớc xấu sẽ gây bệnh cho tôm.
  13. - 13 - Hình 5.1.6. Nước xanh gây ra bệnh Hình 5.1.7. Nước đen gây ra bệnh Hình 5.1.8. Ao đục sẽ gây ra bệnh Hình 5.1.9. Ao bị phèn sẽ gây ra bệnh - Do dinh dƣỡng: cho tôm ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dƣỡng cần thiết dẫn đến cơ thể tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trƣờng kém làm tôm dễ bị bệnh. 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh 2.2.1. Phát sinh bệnh do nhân tố môi trƣờng Các yếu tố môi trƣờng biến động lớn hay vƣợt quá ngƣỡng thích hợp của tôm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt hoặc gây sốc làm suy giảm sức khỏe của tôm. Ví dụ: hàm lƣợng Oxy hòa tan trong nƣớc thấp, tôm bị bệnh đen mang 2.2.2. Phát sinh bệnh do sự kết hợp của 3 nhân tố + Môi trƣờng không phù hợp: Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm (bị xanh – đen, bị đục, nhiễm phèn ) là nơi chứa nhiều mầm bệnh + Mầm bệnh phát triển: Trong môi trƣờng thích hợp với vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, chúng sinh sản rất nhanh, tăng cƣờng độc tố, tăng khả năng gây bệnh
  14. - 14 - + Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng là khả năng tự bảo vệ của cơ thể trƣớc sự tác động hoặc tấn công của tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của tôm yếu hay đã suy giảm thì đó là cơ hội để tác nhân gây bệnh phát triển và gây ra bệnh. Ví dụ: Nƣớc ao dơ nếu không xử lý thì rong tảo trong nƣớc sẽ phát triển, các chất dinh dƣỡng không cung cấp đầy đủ cho tôm thì tôm không lột xác đƣợc, dẫn đến tôm bị bệnh đóng rong. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: mầm bệnh, môi trƣờng và vật chủ (tôm nuôi) đƣợc biểu diễn ở hình 5.1.10 Hình 5.1.10. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Qua hình 5.1.10 cho thấy: 1+ 2 = Bệnh không xảy ra 2 + 3 = Bệnh không xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trƣờng 1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra Nhƣ vậy, bệnh tôm chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố môi trƣờng - mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì tôm không bị mắc bệnh. Do đó, khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho tôm, ngƣời nuôi phải xem xét cả 3 yếu tố môi trƣờng, mầm bệnh và tôm nuôi, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc. Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trƣớc, nhân tố nào khó xử lý sau.
  15. - 15 - 3. Phân loại bệnh tôm Có nhiều cách phân loại bệnh tôm: Phân loại bệnh căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh; triệu chứng, bệnh tích và vào mức độ bệnh . 3.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh - Tôm bị bệnh do vi khuẩn gây ra thì gọi là bệnh do vi khuẩn - Tôm bị bệnh do nấm gây ra thì gọi là bệnh nấm - Tôm bị bệnh do ký sinh trùng gây ra thì gọi là bệnh ký sinh trùng 3.2. Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích - Tôm bị đóng rong thì gọi là bệnh đóng rong - Tôm bị đen mang thì gọi là bệnh đen mang - Tôm bị mềm vỏ thì gọi là bệnh mềm vỏ tôm 4. Các thời kỳ phát triển bện 4.1 Thời kỳ ủ bệnh - Là thời kỳ từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm đến khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. - Các hoạt động sinh lý bình thƣờng của tôm bắt đầu thay đổi nhƣng chƣa thể hiện ra bên ngoài. Thời kỳ ủ bệnh nếu tôm đƣợc chăm sóc cho ăn đầy đủ, môi trƣờng sống sạch sẽ thì thời kỳ này kéo dài, tác hại hầu nhƣ không đáng kể. Cần theo dõi trong quá trình nuôi tôm để phát hiện sớm và có biện pháp để phòng trị kịp thời trong giai đoạn này là tốt nhất. 4.2 Thời kỳ khởi phát - Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. - Tác nhân gây bệnh đã gây những tác hại nhất định đến các tổ chức trong cơ thể, các sinh vât gây bệnh sinh sản rất nhanh. Sức đề kháng của tôm đã không còn khả năng tiêu diệt đƣợc tác nhân gây bệnh. Thời kỳ khởi phát thƣờng ngắn. 4.3. Thời kỳ toàn phát Là thời kỳ bệnh phát triển ở mức cao nhất, dấu hiệu điển hình của bệnh đƣợc thể hiện rõ ràng. Thời kỳ này gây tác hại lớn nhất và hiện tƣợng tôm chết bắt đầu xảy ra. 4.4. Thời kỳ khỏi bệnh Nếu đƣợc chữa trị kịp thời, đúng cách thì tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, dấu hiệu bệnh lý sẽ mất đi, tôm trở lại hoạt động bình thƣờng.
  16. - 16 - 4.5. Thời kỳ phục hồi Các chức năng sinh lý hoàn toàn phục hồi, cơ thể hoạt động trở lại bình thƣờng. Cần chú ý chăm sóc tốt hơn bằng cách tăng khẩu phần dinh dƣỡng để cho tôm nhanh phục hồi. 5. Các đƣờng lây truyền bện 5.1 Lây truyền bệnh qua nguồn nước - Nguồn nƣớc: mang theo mầm bệnh vào ao nuôi lây truyền cho tôm nuôi nếu xử lý không tốt (hình 5.1.11). Hình 5.1.11. Nguồn nước vào ao mang mầm bệnh 5.2. Lây truyền bệnh do mầm bệnh ở đáy ao Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao (hình 5.1.12) hoặc đƣợc tích tụ trong quá trình nuôi, nếu không xử lý mầm bệnh sẽ tấn công tôm và gây ra bệnh khi có điều kiện phù hợp. Hình 5.1.12. Đáy ao dơ sẽ mang mầm bệnh
  17. - 17 - 5.3. Lây truyền bệnh qua thức ăn Các loại thức ăn tƣơi sống: cá, cua, ốc (hình 5.1.13) mang sẵn mầm bệnh, nếu không rửa kỹ tôm ăn sẽ bị bệnh. Hình 5.1.13. Cá, ốc, cua, lây mầm bệnh 5.4. Lây truyền bệnh qua dụng cụ Dụng cụ sản xuất: lƣới, chài, thau (hình 5.1.14) dùng chung có thể lây bệnh từ ao này sang ao khác. Hình 5.1.14. Lưới, chài dơ bẩn không được vệ sinh sẽ mang mầm bệnh 5.5. Lây truyền qua những sinh vật khác - Các động vật thủy sản di cƣ: cá, cua, ếch (hình 5.1.15) mang mầm bệnh xâm nhập vào ao, ruộng lây bệnh cho tôm nuôi. - Các sinh vật khác: Chim, chuột mang mầm bệnh khi tiếp xúc với ao, ruộng nuôi tôm càng xanh.
  18. - 18 - Hình 5.1.15. Cua, ếch – yếu tố trung gian mang mầm bệnh 6. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bện 6.1. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cơ quan tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa là đƣờng xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, sau đó vào máu theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể để gây bệnh. 6.2. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường hô hấp Vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể tôm qua mang, sau đó theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể tôm để gây bệnh. 6.3.Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua vỏ kitin Vi khuẩn xâm nhập phá hoại lớp vỏ của tôm, sau đó theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể gây bệnh. 7. Sử dụng t uốc, óa c ất trong nuôi tôm 7.1. Tác dụng của thuốc 7.1.1. Tác dụng chính và tác dụng phụ Hầu hết các loại thuốc điều có tác dụng 2 mặt: tác dụng chính là tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phụ là tác hại đến tôm nuôi và môi trƣờng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc phòng trị bệnh tôm, cần lƣu ý biện pháp làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ: cho tôm ăn thuốc kháng sinh để trị bệnh vi khuẩn nhƣng đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trong ruột nên khả năng tiêu hóa thức ăn giảm. 7.1.2. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng - Tác dụng hợp đồng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh cao hơn nhiều so với dùng đơn độc. Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc (tác dụng hợp đồng).
  19. - 19 - - Tác dụng đối kháng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh thấp hơn so với dùng đơn. Ví dụ: + Penicilin kết hợp với ocytetracylin, erythoromycin sẽ làm giảm tác dụng của từng thuốc. + Dùng vôi kết hợp với chlorin sẽ làm mất tác dụng diệt trùng của clo. Vì vậy, không nên tùy tiện kết hợp các loại thuốc, hóa chất lại với nhau khi sử dụng. 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 7.2.1. Giai đoạn phát triển và sức khỏe của tôm - Giai đoạn tôm nhỏ thì khả năng chịu đựng với tác dụng của thuốc thấp hơn giai đoạn tôm lớn, nên liều dùng thuốc với tôm nhỏ thấp hơn tôm lớn. - Tôm bị bệnh có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với tôm không bị bệnh. Vì vậy, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với nồng độ cao và hiệu quả hơn. 7.2.2. Liều lƣợng thuốc dùng - Theo nguyên tắc chung: liều lƣợng dùng thuốc tăng lên thì tác dụng diệt mầm bệnh của thuốc cũng tăng lên, đồng thời tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể và môi trƣờng cũng tăng lên. Nhƣng dùng thuốc với liều thấp thì không có tác dụng trị bệnh. - Liều lƣợng thuốc cho vào nƣớc để trị bệnh tôm thƣờng tính theo thể tích nƣớc trong ao, ruộng nuôi tôm. - Liều lƣợng thuốc cho tôm ăn thƣờng tính theo khẩu phần thức ăn và trọng lƣợng tôm. Khi lựa chọn liều lƣợng dùng thuốc cần phải quan tâm đến 3 mục đích: Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh, đảm bảo đƣợc sức khỏe tôm nuôi và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất. 7.2.3. Điều kiện môi trƣờng Tác dụng của thuốc cũng nhƣ hiệu quả của việc phòng trị bệnh chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố môi trƣờng: nhiệt độ, oxy, độ pH, ao dơ hay sạch - Nhìn chung khi nhiệt độ tăng thì tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn, khi nhiệt độ giảm thì tác dụng của thuốc giảm. Nhƣ vậy, tuy cùng một loại thuốc nhƣng chú ý khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao thì dùng thuốc có nồng độ thấp hơn so với lúc trời mát, nhiệt độ thấp. - Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc thấp thì tôm khó hô hấp, tôm mệt, thì sức chịu đựng cuả tôm đối với thuốc giảm. Do đó, cần cải làm tăng hàm lƣợng oxy trƣớc khi cho thuốc xuống ao để tránh làm tôm chết.
  20. - 20 - - Ao nƣớc dơ, lƣợng chất hữu cơ và khí độc trong nƣớc cao thì tác dụng của thuốc giảm vì một lƣợng thuốc sẽ kết hợp với chất cặn bã lắng xuống đáy. Mặt khác, trong môi trƣờng có hàm lƣợng khí độc cao thì tôm không đƣợc khỏe, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Vì vậy, phải cải thiện môi trƣờng trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh. 7.3. Phương pháp dùng thuốc Tùy theo từng loại bệnh, giai đoạn phát triển và sức khỏe của tôm mà ngƣời nuôi sử dụng thuốc cho phù hợp. Có các phƣơng pháp dùng thuốc sau đây: 7.3.1. Phƣơng pháp tắm Cho tôm vào trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tƣơng đối cao, tắm cho tôm trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể (hình 5.1.16). Hình 5.1.16. Tắm cho tôm giống Ưu điểm: + Tốn ít thuốc + Không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và thức ăn tự nhiên trong ao. Nhược điểm: + Tắm cho tôm thì phải kéo lƣới đánh bắt, tốn nhân công, tôm dễ bị xây xát. + Không tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên trong cơ thể tôm và ngoài môi trƣờng nƣớc. Phƣơng pháp tắm thƣờng thích hợp khi vận chuyển tôm đi xa, từ ao này sang ao kia; con giống trƣớc khi thả nuôi.
  21. - 21 - 7.3.2. Phƣơng pháp cho thuốc xuống ao Là dùng thuốc tạt xuống ao nuôi tạo môi trƣờng tôm sống với nồng độ thuốc thấp (bằng 1/10 so với tắm) song thời gian tác dụng của thuốc dài (hình 5.1.17). Hình 5.1.17. Cho thuốc xuống ao Ưu điểm: + Tiện lợi, dễ thực hiện, ít tốn nhân công; + Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh ký sinh bên ngoài tôm và trong môi trƣờng nƣớc. Nhược điểm: + Tốn thuốc; + Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc và sức khỏe tôm nuôi; + Tiêu diệt các sinh vật có lợi trong ao. 7.3.3. Phƣơng pháp trộn thuốc vào thức ăn - Dùng thuốc trộn vào thức ăn với liều lƣợng thích hợp, sau đó dùng dầu mực hay dầu cá bao bên ngoài thức ăn để ngăn cản thuốc tan ra môi trƣờng nƣớc. Mặt khác, dầu cá hay dầu mực có mùi hấp dẫn giúp cho tôm ăn nhiều hơn. - Trộn thuốc vào thức ăn đƣợc dùng phổ biến trong nuôi tôm đối với các loại thuốc là kháng sinh, chế phẩm sinh học, vitamin, chất khoáng (hình 5.1.18). Hình 5.1.18. Trộn thuốc vào thức ăn
  22. - 22 - Ưu điểm: + Thao tác đơn giản, dễ làm + Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên trong vật nuôi + Tác dụng nhanh. Nhược điểm: + Một phần thuốc bị thất thoát ra ngoài môi trƣờng nƣớc + Những con tôm bị bệnh nặng, yếu, đã bỏ ăn thì không sử dụng đƣợc thuốc. Lưu ý: - Phƣơng pháp trộn thuốc vào thức ăn chỉ có hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm, tôm còn khả năng ăn mồi. - Nên trộn thuốc vào thức ăn viên, sau đó bao viên thức ăn có thuốc bằng dầu mực hay dầu cá để giảm sự thất thoát của thuốc. - Giảm ½ lƣợng thức ăn so với lƣợng thức ăn bình thƣờng để tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn. 7.3.4. Phƣơng pháp treo thuốc - Sử dụng một lƣợng thuốc nhất định đựng trong một túi, thuốc sẽ ngấm qua túi rồi từ từ hòa vào môi trƣờng nƣớc. - Thƣờng dùng vôi với lƣợng 2- 4 kg/túi treo ở các góc ao. Ưu điểm: + Dễ làm + Tiết kiệm thuốc + Ít ảnh hƣởng đến tôm. Nhược điểm: + Chỉ tiêu diệt đƣợc mầm bệnh xung quanh khu vực treo túi thuốc + Chỉ có hiệu quả với phòng bệnh, ít hiệu quả với chữa bệnh 7.4. Một số loại thuốc, hóa chất dùng cho nuôi tôm 7.4.1. Chất sát trùng - Chất sát trùng là những hóa chất có khả năng diệt đƣợc nhiều tác nhân gây bệnh nhƣ: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. - Đƣợc dùng để xử lý nƣớc, sát trùng ao, bể, dụng cụ sản xuất, phòng trị bệnh bên ngoài cơ thể. - Phƣơng pháp thƣờng dùng: tắm, ngâm, phun xuống ao và treo túi thuốc. Một số chất sát trùng thƣờng đƣợc sử dụng trong nuôi tôm: vôi, chlorin, formol, phèn xanh, thuốc tím, BKC
  23. - 23 - - Vôi sống (CaO): Có tính sát trùng mạnh, thƣờng đƣợc dùng để khử trùng ao, ruộng trƣớc khi nuôi tôm; khử trùng nƣớc (Hình 5.1.19). Hình 5.1.19. Vôi (CaO) - Vôi nông nghiệp (CaCO3): Ổn định pH nƣớc, có tính sát trùng nhẹ, thƣờng đƣợc dùng bón vào ao đang nuôi tôm để ổn định pH, làm trong nƣớc sau những cơn mƣa và phòng trị bệnh cho tôm. (Hình 5.1.20). Hình 5.1.20. Vôi (CaCO3) - Vôi Zeolite: Dạng bột hay dạng hạt, có tác dụng hấp thu chất thải ở trong môi trƣờng nƣớc và đáy ao, khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm thì có thể dùng Zeolite liều dùng theo hƣớng dẫn nhà sản xuất. (Hình 5.1.21) Hình 5.1.21. Zeolite
  24. - 24 - - Formol (HCHO): Dạng lỏng, mùi cay nồng, đƣợc sử dụng để phòng trị ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh, thƣờng dùng formol tắm cho tôm giống hay phun xuống ao. (Hình 5.1.22). Hình 5.122. Formol (HCHO) - Thuốc tím (KMnO4 ): Dạng kết tinh, màu tím đen, có tác dụng diệt trùng nhƣng không bền, dễ bị ánh sáng làm mất tác dụng cho nên cần bảo quản trong chai màu tối đậy kín. Thuốc tím thƣờng đƣợc dùng tắm cho tôm giống hay phun xuống ao lúc trời mát. (Hình 5.1.23). Hình 5.1.23. Thuốc tím (KMnO4) - Phèn xanh (CuSO4): Dạng kết tinh, có màu xanh da trời, dùng để diệt ký sinh trùng, tảo ở trong nƣớc (Hình 5.1.24). Hình 5.124. Phèn xanh
  25. - 25 - - Chlorua vôi – Ca(OCl)2: Có khả năng diệt khuẩn mạnh, chủ yếu dùng để phòng trị vi khuẩn ký sinh bên ngoài và trong môi trƣờng nƣớc nhƣ: Rửa các loại thức ăn tƣơi sống, tắm cho tôm giống, treo túi hay phun xuống ao. (Hình 5.1.25) Hình 5.1.25. Clorua vôi - Clorine: Dạng bột, có mùi hắc, tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, thƣờng đƣợc dùng Clorin để tẩy dọn ao, khử trùng bể và dụng cụ sản xuất. (Hình 5.1.26) Hình 5.1.26. Clorin - BKC – Benzalkonium Chloride: Dạng lỏng, có mùi clo, diệt trùng mạnh, dùng vệ sinh môi trƣờng, phun xuống ao phòng trị bệnh ký sinh trùng. (Hình 5.1.27) Hình 5.1.27. BKC
  26. - 26 - - Povidone Iodine: Dạng bột hay dung dịch, phun xuống ao để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng. (Hình 5.1.28) Hình 5.1.28. Povidine Iodine * Chú ý khi sử dụng chất sát trùng trong nuôi tôm: - Phải xác định đúng loại hóa chất, đúng liều lƣợng, đúng thời gian và đúng phƣơng pháp - Thận trọng khi dùng thuốc sát trùng vì phần lớn thuốc sát trùng có tính độc cao với động vật thủy sản và con ngƣời - Khi tiếp xúc với thuốc phải có dụng cụ, bảo hộ lao động để tránh ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ con ngƣời. 7.4.2. Thuốc kháng sinh - Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn. - Phƣơng pháp thƣờng sử dụng là trộn vào thức ăn. Một số kháng sinh thƣờng dùng trong nuôi tôm để điều trị bệnh mòn vỏ kitin, bệnh đốm nâu nhƣ: oxytetracyclin, erythromycin, rifamyxin, steptomycin, sunphadiazin (hình 5.1.29 và 5.1.30). Hình 5.1.29. Oxytetracyclin Hình 5.1.30. Erythromycin
  27. - 27 - * Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh: Khi sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm phải thận trọng và tuân theo những nguyên tắc dƣới đây: - Không dùng kháng sinh để phòng bệnh. - Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh do nhiễm khuẩn. - Không nên tùy tiện kết hợp các loại kháng sinh - Chỉ dùng kháng sinh có nguồn gốc rõ ràng, chuyên dùng cho nuôi tôm, có hƣớng dẫn liều lƣợng và cách dùng của nhà sản xuất. - Sử dụng kháng sinh đúng liều và đúng thời gian qui định. - Phải đảm bảo thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trƣớc khi thu hoạch để giảm dƣ lƣợng kháng sinh tồn trữ trong tôm. - Không dùng các loại thuốc kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (xem phụ lục phần phụ lục) 7.4.3. Chế phẩm vi sinh - Chế phẩm vi sinh là sản phẩm đƣợc sản xuất trong thành phần có chứa những vi sinh vật có ích, có khả năng phân giải chất hữu cơ, hấp thu khí độc, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.Chế phẩm sinh học đƣợc phân làm 2 nhóm: + Nhóm xử lý đáy ao: Chế phẩm vi sinh đƣợc sử dụng cho xuống ao để quản lý chất thải trong ao nuôi. + Nhóm trộn vào thức ăn: Phòng bệnh đƣờng ruột, giúp tôm hấp thu thức ăn tốt hơn. - Các loại chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm nhƣ: Zymetin, Super- VS, power pack, (hình 5.1.31). Hình 5.1.31. Chế phẩm vi sinh thường dùng trong nuôi tôm
  28. - 28 - * Chú ý Chế phẩm vi sinh thƣờng giá tiền rất đắt, chỉ cần thiết cho hình thức nuôi tôm thâm canh và ít sử dụng khi nuôi tôm với mật độ thƣa. 7.4.4. Nhóm chất bổ dƣỡng - Các sản phẩm đƣợc dùng phổ biến là vitamin C, vitamin tổng hợp nhƣ Stay-C, Aqua C Shrimp, Antistress for Shrimp, canxiphos, dầu mực, dầu cá (hình 5.1.32; 5.1.33 và 5.1.34). Hình 5.1.32. Vitamin C Hình 5.1.33. Canxi Hình 5.1.34. Dầu mực - Vitamin, khoáng chất thƣờng đƣợc bổ sung vào thức ăn giúp tôm có sức đề kháng cao, tiêu hóa thức ăn tốt, ít bị bệnh, lớn nhanh. 7.5. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật - Dây thuốc cá, saponin (hình 5.1.35 và 5.1.36) đƣợc dùng diệt tạp, kích thích lột xác.
  29. - 29 - Hình 5.1.35. Rễ dây thuốc cá Hình 5.1.36. Saponin * Lỗi thƣờng gặp: - Dùng kháng sinh để phòng bệnh - Trộn tùy tiện nhiều loại thuốc lại với nhau - Thu hoạch tôm khi chƣa hết thời gian ngƣng sử dụng thuốc. B. Câu ỏi và bài tập t ực hành 1. Các câu ỏi 5.1: Câu hỏi 1. Nêu những nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm? Câu hỏi 2. Các con đƣờng lây truyền bệnh? Câu hỏi 3. Nêu ƣu và nhƣợc điểm của các phƣơng pháp dùng thuốc? Câu hỏi 4. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm? 2. Bài t ực àn số 5.1. Nhận biết một số loại thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh, dƣỡng chất thƣờng dùng. - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng để nhận biết một số loại thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh, dƣỡng chất thƣờng dùng trong nuôi tôm. - Nguồn lực cần thiết: Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh, dƣỡng chất thƣờng dùng - Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên quan sát và xem công dụng thuốc, hóa chất theo thứ tự cho đến hết - Công việc của học viên: Quan sát để nhận dạng và đọc công dụng đƣợc ghi trên bao bì - Thời gian cần thiết để thực hiện: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Học viên nhận dạng và biết đƣợc một số loại thuốc, hóa chất thƣờng dùng
  30. - 30 - 3. Bài kiểm tra 5.1: Trắc nghiệm về phƣơng pháp và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh tôm. - Mục tiêu: Ghi nhớ phƣơng pháp và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh - Nguồn lực cần thiết: Bảng câu hỏi trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Công việc của học viên: Thực hiện theo yêu cầu trong bảng câu hỏi trắc nghiệm - Thời gian cần thiết để thực hiện: 60 phút. - Sản phẩm: Bài kiểm tra của học viên C. Ghi nhớ - Bệnh xuất hiện là do: Môi trƣờng xấu, mầm bệnh phát triển và sức đề kháng của tôm yếu. - Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc - Không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm để phòng trị bệnh tôm.
  31. - 31 - Bài 2. PHÕNG BỆNH CHO TÔM Mã bài: MĐ05-02 Giới thiệu Tôm sống dƣới nƣớc nên khi tôm bị bệnh thƣờng khó phát hiện kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác, việc điều trị bệnh và hiệu quả trị bệnh không cao.Vì vậy, phòng bệnh là công việc quan trọng, cần đƣợc quan tâm hàng đầu trong nghề nuôi tôm. Tôm bị bệnh phần lớn do sức khỏe yếu, nƣớc nuôi ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Nhất là khi các yếu tố môi trƣờng nhiệt độ, oxy, độ pH thay đổi bất lợi cho tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh nhƣ virus, vi khuẩn phát triển rất nhanh, chúng tấn công và gây bệnh cho tôm. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong ao, ruộng nuôi, tăng cƣờng sức khỏe cho tôm và quản lý tốt các yếu tố môi trƣờng nuôi. Mục tiêu: - Thực hiện đƣợc biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi - Tính đƣợc lƣợng thuốc để phòng bệnh. A. Nội dung 1. K ử trùng ao, ruộng trƣớc k i nuôi Nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tồn tại trong ao sau mỗi vụ nuôi. Công việc tẩy dọn bao gồm các bƣớc sau: - Vét bùn đáy ao, mƣơng ruộng (hình 5.2.1) để loại bỏ tác nhân gây bệnh và giảm lƣợng chất hữu cơ, nhất là những ao tôm vừa bị bệnh hay đã nuôi nhiều vụ. Các chất thải phải đƣa vào khu vực riêng để tiếp tục xử lý. Hình 5.2.1. Vét bùn đáy ao
  32. - 32 - - Bón vôi (CaO hay Ca(OH)2): tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, ký chủ trung gian mang mầm bệnh và các sinh vật gây hại khác (hình 5.2.2). Hình 5.2.2. Bón vôi xuống nền đáy ao - Phơi nắng ao, ruộng khoảng 1 tuần: nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh tồn tại trong bùn đáy bằng nhiệt độ và tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời (hình 5.2.3). Hình 5.2.3. Phơi ao 2. K ử trùng các dụng cụ nuôi Các dụng cụ nhƣ: chài, lƣới, vợt, thau, rổ cần rửa sạch sau khi sử dụng. 3 Dùng dung dịch Clorin 200ppm (200g Clorine trong 1m nƣớc) để ngâm khoảng 2 giờ, rửa lại bằng nƣớc sạch rồi đem phơi nắng. Nên dùng dụng cụ riêng biệt cho từng ao, nếu không đủ dụng cụ thì sau khi sử dụng phải khử trùng trƣớc khi dùng cho ao khác (hình 5.2.4). Hình 5.2.4. Phơi khô dụng cụ (lưới, ủng ) sau khi ngâm thuốc sát trùng
  33. - 33 - 3. Xử lý nguồn nƣớc trƣớc và trong quá trìn nuôi - Mục đích: làm sạch nƣớc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh có trong nguồn nƣớc lấy vào ao, ruộng nuôi. - Các phƣơng pháp xử lý nƣớc trƣớc khi đƣa vào nuôi: + Phương pháp cơ học: Lọc nƣớc qua túi lọc, lấy nƣớc vào ao chứa để lắng làm trong nƣớc trƣớc khi đƣa vào ao nuôi. Phƣơng pháp này không thể tiêu diệt triệt để các loại tác nhân gây bệnh nên thƣờng kết hợp với phƣơng pháp hóa học. + Phương pháp hoá học: Cho chất diệt khuẩn vào nƣớc để tiêu diệt mầm bệnh. Các loại chất sát khuẩn thƣờng dùng là: Chlorin : 20 - 30 g/m3, sau 7 ngày sử dụng. Formol : 20 - 30 g/m3, sau 5 - 7 ngày sử dụng KMnO4 : 5 - 10g/m3, sau 6 giờ sử dụng Iodin: 1 – 2 g/m3 Mizuphor, Virkon dùng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. * Ƣu điểm của phƣơng pháp hóa học: có tác dụng diệt trùng rất tốt. * Nhƣợc điềm của phƣơng pháp hóa học: Dƣ lƣợng của hóa chất có thể ảnh hƣởng xấu đến điều kiện môi trƣờng và sức khoẻ tôm. Ngoài ra, các chất diệt khuẩn tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi trong nƣớc, diệt nguồn thức ăn tự nhiên và ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời lao động. + Phương pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm vi sinh làm sạch nƣớc, các vi khuẩn có lợi nhƣ sẽ phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác ở trong nƣớc. Ngoài ra, cũng có thể tận dụng thực vật thủy sinh để hấp thụ độc chất trong nƣớc Ví dụ: nguồn nƣớc trƣớc khi cho vào ao nuôi nên cho qua 2 ao lắng + Ao lắng thứ nhất: sử dụng phƣơng pháp xử lý sinh học nhƣ dùng thực vật thủy sinh (lục bình, bèo, rau muống ) cho vào ao để các chất độc và kim loại nặng đƣợc hấp thụ bớt, sau đó cho chế phẩm sinh học xử lý nƣớc vào để làm trong và sạch nguồn nƣớc. + Ao lắng thứ hai: sử dụng phƣơng pháp xử lý hóa học, cho hóa chất vào ao để tiêu diệt các mầm bệnh, chất độc gây hại có trong nƣớc trƣớc khi cho vào ao để nuôi tôm.
  34. - 34 - 4. C ọn đàn tôm giống k ỏe mạn - Chọn cơ sở bán tôm giống có uy tín, có giấy phép đăng ký hành nghề để đảm bảo nguồn gốc con giống (hình 5.2.5). Hình 5.2.5. Chọn tôm giống khỏe mạnh - Lựa chọn đƣa vào nuôi những đàn giống khỏe mạnh, sạch bệnh đạt những tiêu chuẩn ngành về giống của Bộ Thủy sản ban hành. Chọn đàn giống đồng đều về kích thƣớc, màu sắc tƣơi sáng, hoạt động nhanh nhẹn có khả năng chịu đựng tốt khi sốc formol 100 ppm (1ml formol trong 10 lít nƣớc), sau 2 giờ tỷ lệ chết dƣới 5%. - Tắm cho tôm giống trƣớc khi thả nuôi bằng thuốc sát khuẩn nhƣ formol 20 - 50 ml/m3, 10 - 20 phút để loại bỏ mầm bệnh bám trên tôm giống (vi khuẩn, nấm). 5. Quản lý t ức ăn - Không cho tôm ăn nhiều, thức ăn thừa sẽ làm dơ nƣớc nhất là thức ăn tƣơi sống. - Sàng ăn thƣờng có nhiều cặn bả, rong tảo bám vào tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, do đó phải thƣờng xuyên vệ sinh sàng ăn để hạn chế lây bệnh cho tôm (hình 5.2.6) Hình 5.2.6. Sàng ăn đã được vệ sinh Cho tôm ăn theo phương pháp “bốn định” - Định chất lƣợng thức ăn: thức ăn cho tôm không bị mốc, không có mầm bệnh và độc tố, thành phần dinh dƣỡng thích hợp, đầy đủ các chất khoáng và vitamin. - Định số lƣợng thức ăn: lƣợng thức ăn hàng ngày đƣợc tính toán dựa vào trọng lƣợng tôm trong ao, tôm ăn hết sau 1 - 2 giờ cho ăn là lƣợng vừa đủ.
  35. - 35 - - Định vị trí cho ăn: Khi cho tôm ăn rải đều khắp ao, trừ vùng tập trung nhiều chất thải nhƣ vùng giữa ao. - Định thời gian cho ăn: cho tôm ăn vào các giờ nhất định trong ngày, tạo điều điều kiện cho ngƣời nuôi quan sát hoạt động ăn (hình 5.2.7). Hình 5.2.7. Cho tôm ăn 6. Tăng sức đề kháng cho tôm - Dùng thuốc phòng ngừa trƣớc mùa phát triển bệnh (hình 5.2.8): sử dụng các loại sản phẩm vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh có tác dụng tăng sức đề kháng, chống sốc để phòng bệnh. Nhƣ định kỳ bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm. Hình 5.2.8. Bổ sung thuốc vào thức ăn để phòng bệnh - Không nên nuôi mật độ quá dày, cho tôm ăn đảm bảo chất và số lƣợng theo từng giai đoạn phát triển. - Quản lý chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi thật tốt, tránh để xảy ra hiện tƣợng các yếu tố thủy lý hóa biến động lớn và ao nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất. 7. Quản lý môi trƣờng ao nuôi t íc ợp và ổn địn Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trƣờng, nhất là lúc 5 - 6 giờ sáng và những giờ cho tôm ăn và có biện pháp xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trƣờng không thích hợp với tôm hay biến động quá lớn tránh hiện tƣợng tôm bị sốc.
  36. - 36 - 7.1. Nhiệt độ - Nhiệt độ ảnh hƣởng đến hoạt động bắt mồi và lột xác của tôm. Nhiệt độ thích hợp nuôi tôm khoảng 26 – 31oC. Ao nuôi nên giữ mức nƣớc sâu 1,2 – 1,5m để ổn định nhiệt độ. - Khi nhiệt độ nƣớc vƣợt ra ngoài khoảng thích hợp thì cần kiểm tra lại mức nƣớc, thay nƣớc cho ao Hình 5.2.9. Kiểm tra nhiệt độ nước 7.2. Độ pH - Độ pH có ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của tôm. Độ pH thích hợp trong khoảng 7 – 8,5 (hình 5.2.10; 5.2.11 và 5.2.12). Hình 5.2.10. Kiểm tra độ pH b ng giấy qu Hình 5.2.11. Đo độ pH nhanh (pH - test) Hình 5.2.12. Đầu đo độ pH nước cầm tay
  37. - 37 - - Nếu độ pH 8,5 thì nên thay nƣớc, dùng hóa chất xử lý diệt bớt tảo Trƣớc mùa mƣa, cần bón vôi xung quanh bờ ao, bờ ruộng để hạn chế phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao (hình 5.2.13). Hình 5.2.13. Bón vôi quanh bờ ao 7.3. Màu nước - Nƣớc nuôi tôm càng xanh có màu xanh lá mạ, đọt chuối non thì tốt (hình 5.2.14). - Nƣớc có màu xanh đậm, đen, nâu, đỏ là không tốt. Cần thay nƣớc mới, bón vôi, bón phân và xử lý lại nƣớc ao Hình 5.2.14. Quan sát màu nước 7.4. Độ trong - Độ trong thích hợp để nuôi tôm từ 30 – 40 cm. Nếu độ trong thấp chứng tỏ nƣớc bị ô nhiểm, tảo phát triển nhiều cần giảm lƣợng thức ăn và thay nƣớc. Nếu độ trong cao chứng tỏ nƣớc thiếu dinh dƣỡng, cần bón thêm phân cho ao (hình 5.2.15). Hình 5.2.15. Kiểm tra độ trong
  38. - 38 - * Mô tả: Đĩa hình tròn, làm bằng vật liệu không thấm nƣớc (inox, thiếc, tole ) đƣờng kính từ 25 – 30 cm, mặt đĩa đƣợc sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm (hình 5.2.16). Hình 5.2.16. Đĩa kiểm tra độ trong * Các đo Bƣớc 1: - Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc từ từ (hình 5.2.17). - Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Hình 5.2.17. Thả đĩa xuống nước Bƣớc 2: Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa (hình 5.2.18). Hình 5.2.18. Cho đĩa sâu xuống nước
  39. - 39 - Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hình 5.2.19). Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc. Hình 5.2.19. Kéo đĩa lên 7.5. Đo Oxy - Oxy là dƣỡng khí cần thiết cho sự hô hấp, hàm lƣợng oxy trong nƣớc nuôi tôm từ 4 mg/l trở lên - Nếu hàm lƣợng oxy trong nƣớc thấp hơn 3mg/l thì phải thay nƣớc mới, tạo dòng chảy trong ao. * Đo Oxy O2 nhanh (O2 Test) Hình 5.2.20. Test dùng để đo oxy Các sử dụng n ƣ sau: Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2 - 3 lần bằng nƣớc mẫu cần kiểm tra. Hình 5.2.21. Tráng lọ b ng nước sạch
  40. - 40 - Bƣớc 2: Lấy mẫu nƣớc - Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trƣớc khi đƣa xuống ao lấy nƣớc. - Đƣa lọ đến độ sâu cần đo oxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nƣớc chảy vào đầy tràn lọ, đậy nắp lọ lại. Sau đó đƣa lọ lên bờ để tiến hành chuẩn độ oxy. Hình 5.2.22. Cho nước vào lọ Chú ý: Nƣớc phải đầy đến miệng lọ, không để lọ nƣớc mẫu có khoảng trống chứa không khí khi đo. Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu nƣớc - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra. Hình 5.2.23. Nhỏ lọ thuốc thử số 1 vào mẫu nước - Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra. Chú ý lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng. Hình 5.2.24. Nhỏ lọ thuốc thử số 2 vào mẫu nước
  41. - 41 - Bƣớc 4. Đậy nắp và lắc mẫu - Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều, nƣớc trong lọ thử đổi màu. - Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không có bọt khí trong lọ. Hình 5.2.25. Đậy nắp lọ, lắc đều Bƣớc 5: So màu, xác định hàm lƣợng oxy trong nƣớc. - Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ oxy (mg/l). - Đọc kết quả hàm lƣợng oxy của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần giống với màu mẫu nƣớc. Hình 5.2.26. So màu 7.6. Độ kiềm - Độ kiềm có ảnh hƣởng đến sự tạo nên độ cứng của vỏ. Độ kiềm của nƣớc thích hợp từ 80 – 120mg/l - Khi độ kiềm của nƣớc < 80mg/l, dùng vôi CaCO3, Dolomite, Alkalite bón cho ao. Hình 5.2.27. Hộp test kiềm
  42. - 42 - Bƣớc 1: Rửa sạch lọ bằng nƣớc sắp đo tổng độ kiềm. Bƣớc 2: Lấy 10ml nƣớc cần kiểm tra. Hình 5.2.28. Lấy 10ml nước cần kiểm tra Bƣớc 3: Cho vào 3 giọt dung dịch I, nƣớc sẽ chuyển sang màu xanh sáng. Hình 5.2.29. Cho 3 giọt dung dịch I vào mẫu nước Bƣớc 4: Vừa lắc đều lọ vừa cho dung dịch II vào đến khi dung dịch trong lọ chuyển sang màu đỏ. Hình 5.2.30. Cho dung dịch II vào mẫu nước Bƣớc 5: Tính kết quả Đếm tất cả số giọt của dung dịch 2 đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ đƣợc kết quả của tổng độ kiềm.
  43. - 43 - 7.7. Khí độc NH3, H2S - Khí độc sinh ra do thức ăn dƣ thừa, chất thải tôm, lâu ngày không thay nƣớc. Hàm lƣợng cho phép H2S < 0,02 mg/l , NH3 < 0,01mg/l + Hình 5.2.31. Các thành phần của bộ thử nhanh NH3/NH4 của SERA - Biện pháp xử lý khi hàm lƣợng khí độc vƣợt mức cho phép: + Không để thức ăn dƣ, nhất là sử dụng thức ăn tƣơi sống và thay nƣớc cho ao + Định kỳ dùng chất xử lý nƣớc: BKC, Virkon, Iodine Bƣớc 1: Rửa ống nghiệm bằng nƣớc cần kiểm tra Bƣớc 2: Cho nƣớc cần kiểm tra vào ống nghiệm đến vạch 5ml Hình 5.2.32. Nước kiểm tra trong ống nghiệm Bƣớc 3: Nhỏ vào 5 giọt thuốc thử I, lắc đều Hình 5.2.33. Nhỏ dung dịch I vào mẫu nước
  44. - 44 - Bƣớc 4: Nhỏ tiếp vào 5 giọt thuốc thử II, lắc đều. Hình 5.2.34. Nhỏ dung dịch thứ II vào mẫu nước Bƣớc 5: Sau khoảng 10 phút so màu nƣớc trong ống nghiệm với thang màu chuẩn. Tìm màu chuẩn giống hoặc gần giống màu nƣớc trong ống nghiệm. Bƣớc 6: Đọc kết quả ghi trên ô màu chuẩn. Hình 5.2.35. So màu B. Câu ỏi và bài tập t ực àn 1. Câu ỏi t ảo luận 5.2: Thảo luận về nội dung phòng bệnh cho tôm 2. Các bài t ực àn Bài t ực àn 5.2.1: Khử trùng dụng cụ nuôi để phòng bệnh tôm - Mục tiêu: Khử trùng sạch đƣợc các dụng cụ nuôi tôm nhƣ bể, thau, rổ để phòng bệnh cho tôm - Nguồn lực cần thiết: bể ngâm dụng cụ, clorin, các dụng cụ sử dụng trong nuôi tôm nhƣ: Lƣới, chài, thau, rổ, sàng ăn. - Cách tổ chức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 – 6 học viên. - Công việc của nhóm: + Pha dung dịch sát trùng clorin 200ppm + Vệ sinh các dụng cụ: Chài, lƣới, thau, rổ, sàng ăn - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Các dụng cụ đƣợc vệ sinh sạch sẽ
  45. - 45 - Bài t ực àn 5.2.2: Bón vôi, ngăn chặn rửa trôi phèn xuống ao - Mục tiêu: Bón đƣợc vôi để ngăn chặn rửa trôi phèn xuống ao khi trời mƣa nhằm giảm tối đa bệnh gây ra cho tôm - Nguồn lực cần thiết: ao, ruộng nuôi tôm, vôi CaO, đồ bảo hộ, thau. - Cách tổ chức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 – 6 học viên. Chia chu vi của ao hay ruộng ra cho mỗi nhóm thực hiện. - Công việc của nhóm: + Tính lƣợng vôi cần bón + Thực hiện bón vôi - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Vôi đƣợc bón đều xung quanh bờ ao, bờ ruộng. Bài t ực àn 5.2.3: Trộn vitamin vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm - Mục tiêu: Trộn đều và đúng liều lƣợng, đúng cách vào thức ăn cho tôm - Nguồn lực cần thiết: ao hay ruộng đang nuôi tôm, vitamin C, thức ăn tôm, đầu mực, dụng cụ trộn thức ăn (cân, chậu, xô, ca nhựa), giấy, bút, - Cách thức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 – 6 học viên - Công việc của nhóm: + Xác định thể tích ao (ruộng) nuôi và lƣợng tôm có trong đó + Tính lƣợng thức ăn và lƣợng vitamin C cần sử dụng + Thực hiện các bƣớc trộn vitamin C vào thức ăn và cho xuống ao - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Tính đúng lƣợng thức ăn và lƣợng vitamin; thao tác trộn đúng kỹ thuật 3. Bài kiểm tra 5.2 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố môi trƣờng - Mục tiêu: Đánh giá đúng các yếu tố của môi trƣờng ao nuôi - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi tôm, dụng cụ đo yếu tố môi trƣờng - Cách thức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng ghi kết quả, đánh giá - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Công việc của học viên: + Đo một số yếu tố môi trƣờng + Đánh giá về môi trƣờng nuôi
  46. - 46 - - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Đo các yếu tố môi trƣờng và đánh giá môi trƣờng nuôi Hình thức trình bày theo bảng sau: Các yếu tố Kết quả t u đƣợc Đán giá Kết luận Ghi chú Độ oxy Độ pH Độ kiềm Độ trong Màu sắc C. G i n ớ Vấn đề phòng bệnh cho tôm luôn đặt lên hàng đầu “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Công tác phòng bệnh cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp: + Cải tạo và vệ sinh môi trƣờng nuôi + Xử lý nguồn nƣớc trƣớc và trong quá trình nuôi để tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh + Tăng cƣờng sức đề kháng cho cơ thể tôm bằng cách định kỳ bổ sung vitamin C vào thức ăn.
  47. - 47 - Bài 3. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO MÔI TRƢỜNG Mã bài: MĐ05-03 Yêu cầu môi trƣờng sống của tôm càng xanh là nguồn nƣớc sạch, nền đáy ao phải sạch, các yếu tố Oxy, pH, NH3 phải nằm trong khoảng cho phép. Khi môi trƣờng nuôi dơ, các yếu tố môi trƣờng thay đổi tôm hay bị sốc, nếu vƣợt ngoài khả năng chịu đựng tôm sẽ bị bệnh và chết. Một số bệnh do môi trƣờng thƣờng thấy là hiện tƣợng tôm nổi đầu, thân, phụ bộ, mang bị vàng đen mang. Mục tiêu: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh lý do môi trƣờng - Xử lý bệnh cho tôm kịp thời, an toàn - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng hóa chất, thuốc trong nuôi tôm. A. Nội dung 1. C ẩn đoán và xử lý bện do oxy 1.1. Ảnh hưởng của oxy đối với tôm - Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong nƣớc. Oxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nƣớc trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật. - Khi hàm lƣợng oxy hoà tan thấp làm vật nuôi bị ngạt, bên cạnh đó nó còn làm các chất phân huỷ trong điều kiện yếm khí thƣờng tạo ra nhiều loại chất độc không tốt cho vật nuôi. - Hàm lƣợng oxy thấp sẽ ảnh hƣởng tới tôm do: + Xuất hiện nhiều độc tố nhƣ: H2S, NH3, NO2, các ion kim loại nặng + Tôm nuôi bị thiếu oxy, tôm có thể vẫn bắt mồi nhƣng sử dụng thức ăn không hiệu quả, làm kìm hãm tốc độ tăng trƣởng của tôm. + Tôm có thể bị sốc dẫn đến khả năng bị bệnh tăng. - Thiếu oxy và bệnh là hai nguyên nhân làm hao hụt tôm nuôi trong ao. Khi nuôi tôm ở mật độ dầy, giữa mật độ nuôi và hàm lƣợng O2 có mối quan hệ qua lại. Vì tôm không chỉ làm giảm O2 do trực tiếp sử dụng vào hô hấp, mà còn làm giảm gián tiếp bằng cách thúc đẩy sự tiêu thụ O2 bởi lƣợng lớn các chất thải ra và lƣợng thức ăn dƣ thừa mà chúng không dùng hết tích tụ lại trong ao. Nhu cầu oxy hoà tan trong nƣớc tối thiểu của tôm là 3 mg/l. Trƣờng hợp oxy hoà tan thấp hơn kéo dài làm cho tôm bị sốc, ảnh hƣởng xấu đến tỷ lệ sống, tăng trƣởng của chúng. Trong ao ƣơng nuôi tôm cần đạt từ 4,0 - 8,0 mg/l.
  48. - 48 - Có hai nguồn bổ sung oxy vào môi trƣờng nƣớc: từ không khí và do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nƣớc. Những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong nước - Sự hô hấp của thuỷ sinh vật thƣờng xuyên đòi hỏi phải có đủ Oxy cho quá trình hoạt động sống của chúng. Vì vậy cần giới hạn mật độ nuôi sao cho thích hợp. - Quá trình phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ, các thức ăn dƣ thừa, các xác động thực vật thối rữa, cũng gây tiêu thụ Oxy rất lớn. Vì vậy chế độ bón phân, cho ăn cần đƣợc kiểm tra bằng chỉ tiêu Oxy thƣờng xuyên, để tránh tôm bị thiếu Oxy sẽ bị nổi đầu vào đêm và sáng sớm. 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của tôm Khi thiếu oxy kéo dài: - Mang tôm có những vết màu vàng, màu đen, những vết này thƣờng phân bố đối xứng hai bên mang (hình 5.3.3). - Tôm hô hấp khó khăn, giảm ăn hoặc bỏ ăn. - Khi ao thiếu oxy nhiều tôm nổi lên mặt nƣớc (hình 5.3.1) Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm sẽ chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ. Hình 5.3.1. Tôm nổi đầu do nước thiếu oxy Bảng 6.3.1. Bảng tương quan giữa hàm lượng Oxy đo được và chỉ tiêu đánh giá Nồng độ O2 Đánh giá 3 mg/l Nguy hiểm, Oxy trong nƣớc không đủ cho tôm. 4 mg/l Nƣớc đủ Oxy cung cấp cho tôm. 6 – 8 mg/l Tốt, nƣớc có nhiều Oxy
  49. - 49 - 1.3. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do oxy - Biện pháp phòng thiếu oxy: + Ao cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bớt bùn để lƣợng bùn vừa phải, phơi đáy ao trƣớc khi ƣơng nuôi. + Cho tôm ăn nên áp dụng nguyên tắc 4 định: định chất lƣợng, định số lƣợng, định thời gian và định địa điểm cho ăn. + Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. + Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dƣ thừa hoặc bón phân quá liều lƣợng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Biện pháp xử lý thiếu oxy: +Thay nƣớc với nguồn nƣớc có chất lƣợng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nƣớc. + Sử dụng máy quạt nƣớc: Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nƣớc + Sử dụng hóa chất tăng oxy: Dùng các sản phẩm thƣơng mại nhƣ viên oxy nén, oxygen Hình 5.3.2. Một số hóa chất tăng oxy 2. C ẩn đoán và xử lý bện do pH: 2.1. Ảnh hưởng của độ pH đối với tôm Tính a-xit và tính kiềm là 2 thuộc tính trái ngƣợc nhau, khử tác dụng của nhau. A-xit mạnh hay kiềm mạnh đều nguy hiểm cho cơ thể sống. Để đặc trƣng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trƣờng nƣớc ngƣời ta dùng đại lƣợng "Độ pH".
  50. - 50 - Độ pH của các dung dịch nƣớc biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính nhƣ sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14  pH Axit mạnh axit kiềm Kiềm mạnh yếu Trung tính yếu Hình 5.3.3. Thang xác định các chỉ số pH Độ pH có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của thuỷ sinh vật nhƣ: sinh trƣởng, sinh sản, tỉ lệ sống và dinh dƣỡng. Khi độ pH môi trƣờng nƣớc quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của tôm. Khi độ pH cao làm phá huỷ mang, vỏ tôm. Mang, thân tôm có màu vàng, màu hồng Các ảnh hƣởng sinh hoá của độ pH đến vật nuôi cũng là nguyên nhân làm tăng ngƣỡng oxy của vật nuôi khi độ pH giảm. Hàm lƣợng khí NH3 tăng dần khi độ pH tăng và hàm lƣợng khí H2S tăng dần khi độ pH giảm. Để hạn chế độc tính của các loại khí độc này trong ao nuôi tôm phải luôn duy trì độ pH ổn định trong khoảng từ 7 – 8,5 Thay đổi độ pH đột ngột cũng làm cho tôm bị sốc, nếu thay đổi độ pH quá giới hạn thích nghi thì tôm chết. 2.2. Quan sát hoạt động bất thường tôm Tôm bơi lờ đờ, nổi đầu cặp mé bờ. Thân, mang, phụ bộ có màu vàng. Tỷ lệ sống của tôm giảm theo thời gian. . Hình 5.3.3. tôm bệnh do độ pH nước thấp 2.3. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do pH 2.3.1. Duy trì ổn định độ pH - Để duy trì ổn định độ pH ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cải tạo ao tốt trƣớc khi nuôi thả.
  51. - 51 - + Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. + Kiểm soát sự phát triển của tảo. + Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong môi trƣờng ao nuôi 2.3.2. Xử lý khi độ pH giảm thấp - Khi độ pH thấp Độ pH thấp trong ao nuôi thƣờng do axit thẩm lậu từ đất, axit bị rửa trôi sau các trận mƣa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý nhƣ sau: + Bón vôi cho ao: Khi độ pH giảm thấp (<7) thì cần bón vôi cho ao. Loại vôi: Có thể dùng vôi bột, bột đá vôi hoặc dolomite Lƣợng dùng: 1-2kg/100m3 nƣớc Cách bón: Hòa ra nƣớc và té đều khắp ao Lưu ý: Sau khi bón vôi 30 phút thì cần kiểm tra lại độ pH, nếu độ pH vẫn <7 thì cần xử lý tiếp. + Ao mới đào nên thƣờng xuyên trao đổi nƣớc, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân. + Khi độ pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nƣớc (10- 30% nƣớc) hay cấp nƣớc mới. Lưu ý: Khi thay nước hoặc cấp thêm nước mới cần đánh giá, kiểm tra các yếu tố môi trường. Nước thay cần đảm bảo không đục, không có mùi lạ, có hàm lượng oxy hòa tan ≥4mg/l và độ pH= 7-8. + Khi độ pH thấp do tảo tàn, có thể thay nƣớc rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm, vớt bỏ bọt không tan, giảm cho ăn. 2.3.3. Xử lý khi độ pH tăng cao Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng độ pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý nhƣ sau: + Khi độ pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi (không sử dụng vôi tôi và vôi sống) và kết hợp với việc thay 10-20% thể tích nƣớc ao/ngày cho đến khi độ pH giảm về giá trị ≤8,5. + Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nƣớc có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng to độ pH có thể tăng cao vào buổi trƣa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách nhƣ thay nƣớc, cấp thêm nƣớc mới, sử dụng các hoá chất diệt tảo.
  52. - 52 - 3. C ẩn đoán và xử lý bện do NH3 3.1. Ảnh hưởng của NH3 đối với tôm Ammoniac - NH3 tạo thành trong nƣớc do các chất thải sự phân giải các chất hữu cơ trong nƣớc: Trong điều kiện thiếu oxy, nƣớc thải đổ vào quá nhiều làm đáy ao hồ nhiều mùn bã hữu cơ, quá trình phân huỷ các chất này gây độc cho tôm. Hàm lƣợng NH3 đạt đến 1 mg/ lít nƣớc đƣợc coi là vùng nƣớc bị nhiễm bẩn. + Sự tồn tại NH3 và NH4 trong nƣớc phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nƣớc. Nƣớc càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càng chuyển sang + NH4 ít độc, môi trƣờng càng kiềm NH3 càng bền vững và gây độc cho tôm. Nồng độ NH3 ở 0,1mg/l đã gây cho tôm càng xanh chậm phát triển. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi thấp hơn 0,1mg/l. 3.2. Quan sát hoạt động bất thường của tôm - Mang tôm có những vết màu vàng, màu đen, thƣờng phân bố đối xứng hai bên mang (hình 5.3.4). - Tôm hô hấp khó khăn, giảm ăn hoặc bỏ ăn. - Tôm bị đen mang không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây cho những con tôm khác trong ao. Hình 5.3.4.Mang tôm bị đen Hình 5.3.5. Mang tôm bị vàng 3.3. Biện pháp phòng và xử lý NH3 trong ao nuôi Khi hàm NH3 ≥ 0,1mg/l, cần phải tiến hành xử lý môi trƣờng ao nuôi. 3.3.1. Tháo và cấp nƣớc mới vào ao - Thay nƣớc với nguồn nƣớc có chất lƣợng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nƣớc. 3.3.2. Sử dụng các biện pháp tăng oxy - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dƣ thừa hoặc bón phân quá liều lƣợng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong.
  53. - 53 - - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. - Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nƣớc - Sử dụng hóa chất tăng oxy 3.3.3. Duy trì độ pH ổn định từ 7 – 8,5 + Cải tạo ao tốt trƣớc khi nuôi thả. + Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. + Dùng Zeolite 15 – 25 kg/ 100m2 để hấp thu các chất thải trong nƣớc và đáy ao + Dùng Mizuphor 10ml/100m3 nƣớc, hoặc Volmite 10g/100m3 phun xuống ao. + Kiểm soát sự phát triển của tảo. + Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong ao nuôi 3.3.4. Bón phân vi sinh - Bón phân vi sinh cũng có tác dụng làm giảm hàm lƣợng NH3 trong ao. B. Câu ỏi và bài tập t ực ành 1. Các câu ỏi 5.3: Câu hỏi 1. Ảnh hƣởng của Oxy đối với tôm nhƣ thế nào? Biện pháp phòng và xử lý thiếu Oxy trong ao nuôi tôm Câu hỏi 2. Ảnh hƣởng của độ pH đối với tôm nhƣ thế nào? Biện pháp phòng và xử lý pH trong ao nuôi tôm Câu hỏi 3. Ảnh hƣởng của NH3 đối với tôm nhƣ thế nào? Biện pháp phòng và xử lý thiếu Oxy trong ao nuôi tôm 2. Bài t ực àn số 5.3. Thay nƣớc cho ao, ruộng nuôi tôm - Mục tiêu: Thay đƣợc nƣớc cho ao hay ruộng đang nuôi tôm - Nguồn lực cần thiết: ao hay ruộng đang nuôi tôm, máy bơm, giấy, bút, máy tính - Cách thức thực hiện: Cả lớp thảo luận kế hoạch thay nƣớc cho ao hay ruộng đang nuôi tôm + Thay nƣớc bằng máy bơm hay qua cống + Xác định thời điểm thay nƣớc + Xác định lƣợng nƣớc cần thay + Thực hiện thay nƣớc
  54. - 54 - + Cấp nƣớc mới vào ao hay ruộng nuôi - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Xác định đƣợc thời điểm thay nƣớc phù hợp với điều kiện thực tế + Tính đƣợc lƣợng nƣớc cần thay + Thực hiện đƣợc công việc thay nƣớc và cấp nƣớc mới vào ao hay ruộng nuôi 3. Bài kiểm tra 5.3. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, tính toán đƣợc lƣợng vi sinh cần thiết - Nguồn lực cần thiết: ao đang nuôi tôm , vi sinh, dụng cụ nhƣ cân, chậu, xô, ca nhựa, giấy, bút, máy tính - Cách thức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 – 6 học viên - Công việc của nhóm: + Xác định thể tích nƣớc trong ao + Chọn loại vi sinh và tính toán lƣợng vi sinh cần sử dụng + Thực hiện các bƣớc cho vi sinh xuống ao - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Xác định đƣợc lƣợng nƣớc trong ao + Tính toán đƣợc lƣợng vi sinh cần sử dụng + Thực hiện đƣợc các bƣớc cho vi sinh xuống ao C. G i n ớ Biện pháp xử lý bệnh do môi trƣờng: - Kiểm tra môi trƣờng ao (ruộng) nuôi hằng ngày - Tăng cƣờng sức khỏe cho tôm bằng cách trộn vitamin C vào thức ăn.
  55. - 55 - Bài 4. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Mã bài: MĐ05-04 Ký sinh trùng là sinh vật nhỏ, thƣờng phát triển nhiều trong ao, ruộng nuôi tôm nƣớc dơ bẩn, ít xử lý thay nƣớc. Những sinh vật này bám vào mang, phụ bộ, vỏ trông tôm rất bẩn nên còn gọi là tôm bị đóng rong. Mục tiêu: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do ký sinh trùng - Điều trị đƣợc bệnh do ký sinh trùng kịp thời, an toàn - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh. A. Nội dung Xác định bệnh Xác định nguyên nhân gây bệnh Chọn biện pháp và thuốc điều trị Tính liều lƣợng thuốc Thực hiện trị bệnh ký sinh trùng 1. Xác địn bện - Vỏ tôm dầy, cứng, các sinh vật gây bệnh phát triển phủ thành lớp trên bề mặt cơ thể, trên mang, nhất là trên các vòng đốt của phụ bộ.
  56. - 56 - - Cơ thể tôm thay đổi màu xanh đậm, màu đen (hình 5.4.1). - Tôm bơi lội, hô hấp khó khăn, giảm ăn. - Tôm không lột xác đƣợc làm cho trọng lƣợng tôm giảm dần. Hình 5.4.1. Tôm bị đóng rong 2. Xác địn nguyên n ân gây bện Do các động vật nguyên sinh, rong, tảo bám lên vỏ, mang tôm. 3. C ọn biện p áp và loại t uốc trị bện Khi tôm bị bệnh đóng rong chứng tỏ chất lƣợng nƣớc nuôi xấu và các sinh vật bám phát triển, tôm yếu không lột xác đƣợc. Vì vậy, nên áp dụng biện pháp vừa xử lý môi trƣờng vừa kích thích cho tôm lột xác. - Cải thiện điều kiện môi trường: + Duy trì độ trong thích hợp 30 – 40 cm + Tăng cƣờng thay nƣớc sạch (10 - 20% nƣớc/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao + Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao. + Vớt váng tảo nổi trên bề mặt, tập trung ở vùng ven ao và cuối hƣớng gió (nhƣ hình 5.4.2) Hình 5.4.2. Vớt váng tảo
  57. - 57 - - Xử lý môi trường: Hạn chế sự phát triển của tảo và động vật nguyên sinh bằng các loại hóa chất sau: + Dùng formol liều 15ml/m3, tạt đều khắp ao, sau 1 tuần, nếu thấy tôm vẫn còn đóng rong, có thể tạt formol tiếp lần hai. + Nếu có nhiều động vật nguyên sinh bám thì sử dụng Olan, liều lƣợng 60 - 75ml/1.000m3, sau 7 - 10 ngày sử dụng thêm lần nữa. + Phèn xanh: 0,3 – 0,7g/m3 nƣớc + BKC: Dùng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất + Cách xử lý: Hòa chất xử lý với nƣớc, tạt đều khắp ao - Điều trị bệnh cho tôm: + Kích thích tôm lột xác: bằng cách thay nƣớc hoặc dùng saponin 10g/m3 + Bổ sung vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress. + Trộn men vi sinh vào thức ăn cho tôm ăn thƣờng xuyên. 4. Tính liều lƣợng t uốc 4.1. Tính lượng thuốc cho xuống ao - Tính thể tích nƣớc ao = Diện tích ao x Độ sâu nƣớc ao - Tính lƣợng thuốc để cho xuống ao = Thể tích nƣớc ao x Liều lƣợng thuốc 4.2. Tính lượng thuốc trộn vào thức ăn - Tính lƣợng thức ăn cho tôm dựa vào bảng cho ăn - Tính lƣợng thuốc trộn vào thức = Lƣợng thức ăn x Liều lƣợng thuốc 5. T ực iện trị bện c o tôm - Cho thuốc vào môi trƣờng ao nuôi: hòa thuốc vào nƣớc tạt xuống ao, xuôi theo chiều gió, lúc 9 - 10giờ. - Trộn vitamin C vào thức ăn và cho tôm ăn. - Kiểm tra, theo dõi tôm trong quá trình thực hiện trị bệnh. B. Câu ỏi và bài tập t ực àn 1. Câu ỏi 5.4: Câu hỏi 1: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết tôm bị bệnh ký sinh trùng? Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng ở tôm? 2 Bài t ực àn 5.4. Trị bệnh tôm đóng rong - Mục tiêu: Trị đƣợc bệnh đóng rong ở trên tôm - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi tôm , dụng cụ thu tôm, lấy mẫu tôm, đo yếu tố môi trƣờng, hình ảnh, tải liệu mô tả tôm bệnh, chất sát khuẩn, vitamin - Cách thức thực hiện: chia các nhóm để thực hiện (5 - 6 học viên/nhóm) - Công việc của nhóm:
  58. - 58 - + Tính thể tích nƣớc trong ao + Chọn loại hóa chất và tính liều lƣợng + Thực hiện các bƣớc trị bệnh tôm đóng rong - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Kết quả kiểm tra xác định bệnh: mô tả dấu hiệu bệnh, môi trƣờng + Xác định đúng bệnh + Chọn đƣợc biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp + Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn 3. Bài kiểm tra 5.4. Tính lƣợng hóa chất phun xuống ao nuôi tôm có thể tích nƣớc 500m3 đế tiêu diệt ký sinh trùng. - Mục tiêu: Tính toán đƣợc lƣợng hóa chất cần thiết để sử dụng - Nguồn lực cần thiết: bảng ghi kết quả, giấy, bút - Cách thức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng ghi kết quả, nhận xét - Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Công việc của học viên: + Tính liều lƣợng từng loại hóa chất + Ghi kết quả vào bảng - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: Tính liều lƣợng từng loại hóa chất. Số lƣợng dùng cho Tên óa c ất Tác dụng c ủ yếu Liều lƣợng 3 500m nƣớc Formol Diệt ký sinh trùng 15 ml/m3 Phèn xanh Diệt ký sinh trùng, tảo 0,5g/m3 Thuốc tím Diệt nấm, vi khuẩn 3g/m3 Iodine Diệt khuẩn, ký sinh 1,5ml/m3 BKC Ký sinh trùng 1lít/1.000m3 C. G i n ớ - Bệnh do ký sinh trùng thƣờng có các dấu hiệu: vỏ, mang tôm bẩn nhiều sinh vật bám, chết rải rác khi hàm lƣợng oxy hòa tan thấp. - Biện pháp trị bệnh do ký sinh trùng bám: thay nƣớc; xử lý nƣớc bằng fomol; kích thích lột xác; bổ sung vitamin C vào thức ăn
  59. - 59 - Bài 5. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN Mã bài: MĐ05-05 Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ mắt thƣờngkhông nhìn thấy đƣợc nhƣng có rất nhiều ở trong đất, nƣớc, không khí. Vi khuẩn phát triển và lây lan rất nhanh nhất là trong những ao nƣơc dơ, không đƣợc xử lý và có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho tôm. Một trong những bệnh do vi khuẩn thƣờng thấy là hiện tƣợng mòn vỏ, cụt phụ bộ, cụt đuôi tạo ra những đốm màu nâu, màu đen hay còn gọi bệnh đốm nâu, đốm đen. Mục tiêu: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do vi khuẩn gây ra - Phòng trị bệnh do vi khuẩn kịp thời, an toàn - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh tôm. A. Nội dung Xác định bệnh Xác định nguyên nhân gây bệnh Chọn biện pháp và thuốc điều trị Tính liều lƣợng thuốc Thực hiện điều trị bệnh
  60. - 60 - 1. Xác địn bện - Bệnh thƣờng xảy ra ở tôm sau khi nuôi 2 tháng trở lên - Cơ thể tôm xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ và phụ bộ, tạo nên những đốm nâu từ từ chuyển sang màu đen. - Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn, dạ dày không không có thức ăn. - Đuôi tôm phồng lên, đục cơ, hoại tử và cụt dần. - Tôm có hiện tƣợng phát sáng vào ban đêm. Hình 5.5.1. Tôm bị mòn cụt đuôi Hình 5.5.2. Tôm bị đốm nâu Hình 5.5.3. Tôm bị đục cơ Hình 5.5.4. Tôm bị đục cơ và phát sáng
  61. - 61 - 2. Xác địn nguyên n ân gây bện - Do vi khuẩn Vibrio, Pseudomonas spp, Aeromomnas spp - Vi khuẩn có khả năng phá lớp vỏ kitin. - Lây truyền theo nguồn nƣớc, dụng cụ sản xuất, đáy ao hay tôm giống. Hình 5.5.5. Vibrio Hình 5.5.6. Pseudomonas spp Hình 5.5.7. Aeromomnas spp 3. C ọn p ƣơng p áp và t uốc trị bện Bệnh do vi khuẩn phát triển khi nƣớc ao bẩn, tôm yếu. Vì vậy, nên áp dụng đồng thời các biện pháp: - Diệt vi khuẩn trong môi trƣờng nƣớc ao: Cho chất diệt khuẩn xuống ao nhƣ formol 25ml/m3 hoặc Benzalkonium chloride (BKC), Iodine theo hƣớng dẫn trên bao bì. - Diệt vi khuẩn bên trong cơ thể tôm bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn nhƣ: + Oxytetracyline hoặc Aueromycine liều lƣợng 1,5g/kg thức ăn, cho tôm
  62. - 62 - ăn trong 5 – 7 ngày. + Erythromycine liều lƣợng 4g/100kg tôm + Rifamyxin hoặc sulfadiazin liều lƣợng 100mg/100kg tôm/ngày, cho tôm ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. + Sulfamethoxine, Bactrim, Cotrim, liều lƣợng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung vitamin C vào thức ăn. - Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn: 5 - 10ml/kg thức ăn - Kích thích lột xác bằng Saponine 10 - 15g/m3 4. T ực iện trị bện c o tôm - Cho thuốc vào môi trƣờng ao nuôi: hòa thuốc vào nƣớc tạt xuống ao, xuôi theo chiều gió, lúc 9 - 10giờ. - Trộn thuốc vào thức ăn và cho tôm ăn: hòa thuốc vào nƣớc, phun và trộn đều, để 15 - 20 phút cho tôm ăn, thời điểm tôm ăn nhiều nhất. - Kiểm tra, theo dõi tôm trong quá trình điều trị B. Câu ỏi và bài tập t ực àn 1. Các câu ỏi 5.5: Câu hỏi 1. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết tôm bị bệnh do vi khuẩn? Câu hỏi 2. Nêu các biện pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn ở tôm? 2. Bài t ực àn 5.5. Thực hành trị bệnh do vi khuẩn - Mục tiêu : Trị đƣợc bệnh vi khuẩn ở trên tôm. - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi tôm, dụng cụ thu tôm, lấy mẫu tôm, đo yếu tố môi trƣờng, hình ảnh, tài liệu mô tả tôm bệnh, chất sát khuẩn, thuốc kháng sinh, vitamin - Cách thức thực hiện: chia các nhóm để thực hiện (5 - 6 học viên/nhóm) các bƣớc trị bệnh - Công việc của nhóm: + Tính lƣợng thức ăn cho tôm, khối lƣợng tôm trong ao + Chọn thuốc kháng sinh và tính liều lƣợng + Thực hiện các bƣớc trị bệnh - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Kết quả kiểm tra xác định bệnh: mô tả dấu hiệu bệnh, môi trƣờng
  63. - 63 - + Xác định đúng bệnh + Chọn đƣợc biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp + Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn - Hình thức trình bày theo bảng sau: Tên bện Tác nhân Dấu iệubện Biện p áp trị T uốc/ óa c ất Gây bện 1. 2. 3. Bài kiểm tra 5.5. Tính lƣợng kháng sinh trộn vào thức ăn và lƣợng hóa chất phun xuống ao để diệt khuẩn. Trong đó: Tổng số con giống thả nuôi: 40.000 con; Trọng lƣợng trung bình của tôm: 15 g/con; Tỷ lệ cho ăn là: 2% trọng lƣợng tôm; Liều lƣợng kháng sinh trộn vào thức ăn: 100mg/kg thức ăn Chiều dài ao 100m, chiều rộng ao 40m, mực nƣớc sâu 1,5m; Lƣợng hóa chất sử dụng 1lít cho 1.000m3. - Mục tiêu: Tính đƣợc lƣợng thuốc để trị bệnh do vi khuẩn - Nguồn lực cần thiết: Chuẩn bị giấy, bút, máy tính - Cách thức thực hiện: mỗi học viên nhận đề bài và giấy làm bài - Thời gian hoàn thành: 60 phút - Hình thức trình bày: thực hiện ở tại lớp học, tính toán trên giấy A4 - Sản phẩm phải đạt đƣợc: kết quả tính đúng C. G i n ớ Biện pháp trị bênh do vi khuẩn: + Diệt vi khuẩn trong nƣớc + Trộn kháng sinh vào thức ăn.
  64. - 64 - Bài 6. CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ BỆNH DO NẤM Mã bài: MĐ05-06 Nấm là một loại thực vật nhỏ, thƣờng phát triển trong ao nƣớc có nhiều chất hữu cơ nhất là lúc thời tiết lạnh. Nếu tôm bị yếu, không có sức đề kháng tốt thì nấm sẽ bám vào vỏ, phụ bộ, vào mang làm cho tôm hoạt động, hô hấp khó khăn. Việc điều trị bệnh nấm chƣa có biện pháp hữu hiệu. Vì vậy, giữ cho môi trƣờng nuôi sạch để phòng bệnh nấm là cách tốt nhất. Mục tiêu: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do nấm - Xử lý đƣợc bệnh do nấm. A. Nội dung Xác định bệnh Xác định nguyên nhân gây bệnh Chọn biện pháp và thuốc điều trị Tính liều lƣợng thuốc Thực hiện điều trị bệnh 1. Xác địn bện - Xuất hiện các đốm đen trên mang, trên vỏ kitin và các phần phụ nhƣ chân bơi, chân bò, râu nhƣng không có dấu hiệu ăn mòn tại các đốm đen - Tôm bệnh nặng, mang bị hoại tử, mềm nhũn và có mùi thối.
  65. - 65 - Hình 5.6.1. Tôm bị đen nắp mang Hình 5.6.2. Tôm bị nấm vỏ 2. Xác địn nguyên n ân gây bện Do nấm Fusarium gây ra và một số các nấm khác: Lagenidium, Sirolpidium, Haliphthoros, Atkinsiella. Hình 5.6.3. Nấm Fusarium Hình 5.6.4. Nấm Lagenidium 3. C ọn biện p áp và t uốc trị bện - Phòng bệnh là chính - Chƣa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu. - Khi bệnh xảy ra có thể hạn chế sự phát triển bệnh bằng các biện pháp: + Cải thiện điều kiện môi trƣờng: Thay nƣớc để giảm lƣợng chất hữu cơ trong ao nuôi + Hạn chế nấm phát triển: Cho formol 10 - 15/ml/m3 vào ao để tiêu diệt nấm; iodine 0,6 – 0,7g/ m3 nƣớc; BKC dùng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất
  66. - 66 - + Tăng sức đề kháng: Bổ sung vitamin C vào thức ăn; + Loại bỏ các con bị bệnh ra khỏi quần đàn. 4. Tín liều lƣợng t uốc 4.1. Tính lượng thuốc cho xuống ao - Tính thể tích nƣớc ao = Diện tích ao x Độ sâu nƣớc ao - Tính lƣợng thuốc để cho xuống ao = Thể tích nƣớc ao x Liều lƣợng thuốc 4.2. Tính lượng thuốc trộn vào thức ăn - Tính lƣợng thức ăn cho tôm dựa vào bảng cho ăn - Tính lƣợng thuốc trộn vào thức = Lƣợng thức ăn x Liều lƣợng thuốc 5. T ực iện trị bện c o tôm - Cho thuốc vào môi trƣờng ao nuôi: hòa thuốc vào nƣớc tạt xuống ao, xuôi theo chiều gió, vào lúc 9 - 10 giờ. - Trộn vitamin C vào thức ăn và cho tôm ăn - Kiểm tra, theo dõi tôm trong khi xử lý bệnh. B. Câu ỏi và bài tập t ực àn 1. Câu ỏi 5.6 Câu hỏi 1: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết tôm bị bệnh nấm? Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp phòng trị bệnh nấm ở tôm? 2. Bài t ực àn 5.6. Xử lý bệnh nấm - Mục tiêu: Xử lý đƣợc bệnh nấm ở trên tôm - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi tôm, dụng cụ thu tôm, lấy mẫu tôm, đo yếu tố môi trƣờng, hình ảnh, tải liệu mô tả tôm bệnh, chất sát khuẩn, vitamin. - Cách thức thực hiện: chia các nhóm nhỏ để thực hiện (3 – 5 học viên/nhóm) các bƣớc trị bệnh. - Công việc của nhóm: + Tính thể tích nƣớc trong ao + Chọn loại hóa chất và tính liều lƣợng + Thực hiện các bƣớc trị bệnh nấm - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc:
  67. - 67 - + Kết quả kiểm tra xác định bệnh: mô tả dấu hiệu bệnh, môi trƣờng + Xác định đúng bệnh + Chọn đƣợc biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp + Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn C. G i n ớ - Biện pháp trị bệnh nấm: + Cải thiện môi trƣờng: thay nƣớc + Diệt nấm trong nƣớc
  68. - 68 - Bài 7. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO DINH DƢỠNG Mã bài: MĐ05-07 Tôm ăn không đầy đủ chất dinh dƣỡng thì sẽ chậm lớn, còi cọc và dễ mắc các loại bệnh. Tôm thiếu dinh dƣỡng tuy không gây chết hàng loạt nhƣng ảnh hƣởng đến năng suất, hiệu quả nuôi. Ngƣời nuôi cần kiểm tra, theo dõi tăng trọng định kỳ của tôm để phát hiện và biện pháp điều trị sớm. Trƣờng hợp thƣờng gặp do thiếu dinh dƣỡng ở tôm là bệnh mềm vỏ. Mục tiêu: - Nhận biết đƣợc dấu hiệu bệnh do dinh dƣỡng; - Xử lý đƣợc bệnh do dinh dƣỡng. A. Nội dung Xác định bệnh Xác định nguyên nhân gây bệnh Chọn biện pháp và thuốc điều trị Tính liều lƣợng thuốc Thực hiện điều trị bệnh 1. Xác địn bện Bình thƣờng khoảng 6 giờ sau khi lột xác thì vỏ tôm cứng lại và tôm hoạt động bắt mồi. Tôm bị bệnh mềm vỏ thƣờng có dấu hiệu bệnh lý: - Sau khi lột xác 24 - 28h, vỏ kitin không cứng lại đƣợc.
  69. - 69 - - Những con tôm mềm vỏ thƣờng yếu, kém hoạt động, dễ bị những con tôm khác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang. - Tôm bị mềm vỏ chậm lớn, chết rải rác. Hình 5.7.1. Tôm bị mềm vỏ 2. Xác địn nguyên n ân bện Bệnh mềm vỏ ở tôm càng xanh có liên quan đến dinh dƣỡng và môi trƣờng: - Do thiếu dinh dƣỡng, thức ăn thiếu khoáng chất để tôm tạo vỏ cứng - Độ kiềm của nƣớc thấp 3. C ọn biện p áp và loại t uốc điều trị - Bổ sung chất dinh dưỡng: + Bổ sung khoáng chất vào khẩu phần thức ăn nhƣ: Canxiphos, Premix + Bổ sung vitamin C để tăng cƣờng sức đề kháng cho tôm. - Cải thiện điều kiện môi trường: + Giữ ổn định các yếu tố môi trƣờng tránh gây sốc cho tôm; + Bón vôi (CaCO3) hay Dolomite (CaMg(CO3)2) định kỳ một tuần một lần để nâng độ kiềm tổng cộng của nƣớc lên khoảng 80 - 160mg/l. 4. Tín liều lƣợng t uốc 4.1. Tính lượng thuốc cho xuống ao - Tính thể tích nƣớc ao = Diện tích ao x Độ sâu nƣớc ao - Tính lƣợng thuốc để cho xuống ao = Thể tích nƣớc ao x Liều lƣợng thuốc
  70. - 70 - 4.2. Tính lượng thuốc trộn vào thức ăn - Tính lƣợng thức ăn cho tôm dựa vào bảng cho ăn - Tính lƣợng thuốc trộn vào thức = Lƣợng thức ăn x Liều lƣợng thuốc 5. T ực iện trị bện c o tôm - Bón vôi vào môi trƣờng ao nuôi - Trộn chất dinh dƣỡng vào thức ăn và cho tôm ăn: trộn đều chất dinh dƣỡng với thức ăn, trộn dầu bao bên ngoài để 15 - 20 phút cho tôm ăn, thời điểm tôm ăn nhiều nhất. - Kiểm tra, theo dõi tôm trong quá trình xử lý bệnh. Bảng 5.7.1. Biện pháp trị bệnh dinh dưỡng và môi trường Tên bện TT Nguyên nhân Biện p áp trị bện Bện din dƣỡng 1 Bệnh mềm vỏ - Độ kiềm thấp, < 80 - - Bón vôi (CaCO3) hay 160mg/l Dolomite (CaMg(C O3)2) - Thiếu khoáng chất - Bổ sung khoáng vào thức ăn: Canxi/phospho, Premix 2 Bệnh thiếu - Thiếu vitamin C - Bổ sung vitamin C vào thức Vitamin C ăn cho đến khi khỏi bệnh B. Câu ỏi và bài tập t ực àn 1. Bài tập 5.7 - Tính lƣợng vitamin C trộn vào 15 kg thức ăn tôm với liều lƣợng sử dụng ghi trên bao bì 3 - 5g/kg thức ăn. 2. Bài t ực àn 5.7.: Xử lý bệnh do dinh dƣỡng Thực hành trộn Canxiphos vào thức ăn và bón vôi (CaCO3) để tri bệnh tôm bị mềm vỏ - Mục tiêu: Xử lý đƣợc bệnh do thiếu dinh dƣỡng ở tôm - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi tôm, dinh dƣỡng, thức ăn tôm, vôi, các dụng cụ (cân, chậu, ca nhựa) giấy, bút, máy tính - Cách thức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 – 6 học viên - Công việc của nhóm: + Tính lƣợng tôm trong ao, lƣợng thức ăn cho tôm
  71. - 71 - + Tính liều lƣợng Caxiphos trộn vào thức ăn + Tính thể tích nƣớc trong ao và lƣợng vôi cần bón + Thực hiện trộn canxiphos vào thức ăn cho tôm ăn và bón vôi cho ao - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Xác định đƣợc lƣợng tôm, lƣợng thức ăn, thể tích nƣớc ao + Tính đƣợc Canxiphos và lƣợng vôi cần sử dụng + Thực hiện đƣợc trộn Canxiphos vào thức ăn cho tôm ăn và bón vôi cho ao. C. G i n ớ: - Biện pháp trị bệnh mềm vỏ: Trộn Canxi, phospho vào thức ăn và cải thiện môi trƣờng nuôi - Biện pháp trị bệnh thiếu vitamin C: Trộn vitamin C vào thức ăn và cải thiện môi trƣờng nuôi.
  72. - 72 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tín c ất của mô đun - Vị trí: Mô đun “Phòng trị bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi tôm càng xanh, đƣợc học sau các mô đun: Xây dựng ao, ruộng nuôi; Chuẩn bị ao, ruộng nuôi; Lựa chọn và thả giống, đồng thời học song song với mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi và học trƣớc mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: Mô đun Phòng trị bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, cung cấp cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng về phòng và trị bệnh thƣờng gặp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra cho tôm nuôi. Mô đun đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Nêu đƣợc nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm + Nêu đƣợc phƣơng pháp dùng thuốc; nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cho tôm + Trình bày đƣợc cách phòng và trị bệnh thƣờng gặp ở tôm. - Kỹ năng: + Sử dụng thuốc phòng trị bệnh đúng phƣơng pháp + Thực hiện tốt việc phòng bệnh cho tôm + Chẩn đoán và điều trị đƣợc một số bệnh thƣờng gặp. - Thái độ: + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh + Cam kết không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm
  73. - 73 - III. Nội dung c ín của mô đun Loại T ời lƣợng Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý T ực Kiểm dạy số t uyết hành tra MĐ05-01 Bài 1: Tìm hiểu Tích Lớp học 12 6 5 1 chung về bệnh, hợp cách sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm MĐ05-02 Bài 2: Phòng Tích Lớp học 20 4 14 2 bệnh cho tôm hợp và cơ sở nuôi tôm MĐ05-03 Bài 3: Chẩn Tích Lớp học 8 1 6 1 đoán và xử lý hợp và cơ sở bệnh do môi trƣờng nuôi tôm MĐ05-04 Bài 4: Chẩn Tích Lớp học 8 1 6 1 đoán và trị hợp và cơ sở bệnh do ký sinh trùng nuôi tôm M05-05 Bài 5: Chẩn Tích Lớp học 12 2 9 1 đoán và trị hợp và cơ sở bệnh do vi khuẩn nuôi tôm MĐ05-06 Bài 5: Chẩn Tích Lớp học 8 1 7 đoán và trị hợp và cơ sở bệnh do nấm nuôi tôm MĐ05-07 Bài 7: Chẩn Tích Lớp học 8 1 7 đoán và xử lý hợp và cơ sở bệnh do dinh dƣỡng nuôi tôm Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng 80 16 54 10
  74. - 74 - IV. Hƣớng dẫn t ực iện bài tập, bài t ực àn * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết đƣợc tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài đƣợc ghi trong phần nội dung chi tiết của chƣơng trình mô đun 5. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: ao hay ruộng nuôi tôm. - Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ nuôi tôm. * Các nguồn lực chính để thực hiện: - Phòng học lý thuyết: 01 - Ao nuôi diện tích khoảng 5000 m2, ruộng nuôi diện tích 1- 2ha - Các test kiểm tra môi trƣờng mỗi loại 1 bộ - Thuốc kháng sinh các loại: 2kg - Hóa chất các loại: 30kg - Chế phẩm vi sinh: 20 gói - Vitamin , khoáng chất: 0,5kg mỗi loại - Các dụng cụ nhƣ: vợt, cân, kính lúp, thau, rổ : mỗi loại 5 cái - Lƣới kéo, chài, bể: mỗi loại 1 cái * Điều kiện khác: - Bảo hộ lao động: 30 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ). * Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm 5 – 6 học viên * Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt đƣợc về số lƣợng, tiêu chuẩn đƣợc ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). V. Yêu cầu về đán giá kết quả ọc tập 5.1. Đán giá các câu ỏi/ bài tập 5.1.1. Đán giá các câu ỏi 5. 1 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Rõ ràng
  75. - 75 - 5.1.2. Đán giá các câu ỏi t ảo luận 5.2 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Đánh giá qua bài trình bày của nhóm - Giáo viên theo dõi qua hoạt động của 3. Thái độ hoạt động nhóm nhóm 5.1.3. Đán giá câu ỏi 5.3 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Rõ ràng 5.1.4. Đán giá câu ỏi 5.4 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Rõ ràng 5.1.5. Đán giá câu ỏi 5. 5 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Rõ ràng 5.1.6. Đán giá câu ỏi 5.6 Tiêu c í đán giá Cách t ức đán giá 1. Nội dung - Đầy đủ 2. Trình bày - Rõ ràng 5.1.7. Đán giá bài tập 5.7 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá Tính lƣợng vitamin C trộn vào thức Kết quả tính đúng ăn
  76. - 76 - 5.2. Đán giá các bài t ực àn 5.2.1. Đán giá bài t ực àn số 5.1. Nhận biết một số loại thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh, dưỡng chất thường dùng Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Nhận dạng một số loại thuốc, Nhận dạng hết các loại thuốc có trong hóa chất, chế phẩm vi sinh, dƣỡng buổi thực tập chất thƣờng dùng 2. Xem thông tin Quan sát học viên đọc hƣớng dẫn 3. Sắp xếp Quan sát mức độ cẩn thận của học viên 4. Thái độ Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Nhận dạng đƣợc Đạt yêu cầu. một số loại thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh, dƣỡng chất thƣờng dùng 5.2.2. Đán giá bài t ực àn số 5.2.1. Khử trùng dụng cụ, phòng bệnh cho tôm Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Pha chất sát trùng Quan sát học viên chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại. 2. Thao tác vệ sinh dụng cụ Quan sát học viên thực hiện thao tác 3. An toàn lao động Quan sát mức độ cẩn thận của học viên 4. Tích cực tham gia các công việc Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Pha chất sát trùng Đạt yêu cầu. đúng liều lƣợng, vệ sinh dụng cụ sạch sẽ 5.2.3. Đán giá bài t ực àn số 5.2.2. Bón vôi, ngăn chặn phèn rửa trôi xuống ao Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ để Quan sát học viên chuẩn bị đầy đủ các bón vôi. loại dụng cụ, bảo hộ lao động.
  77. - 77 - Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 2. Tính lƣợng vôi cần bón Kết quả tính đúng. 3. Thực hiện bón vôi xung quanh Quan sát học viên thực hiện và đánh giá bờ ao thao tác 4. Tích cực tham gia các công việc Theo dõi quá trình thực tập của học viên. của nhóm Đánh giá chung: Tính đúng liều Đạt yêu cầu. lƣợng, bón vôi đúng cách, an toàn 5.2.4. Đán giá bài t ực àn số 5.2.3 Trộn vitamin C vào thức ăn, tăng sức đề kháng cho tôm Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Chuẩn bị dụng cụ để trộn Quan sát học viên chuẩn bị đầy đủ các vitamin C vào thức ăn. loại dụng cụ. 2. Tính lƣợng vitamin C trộn vào Kết quả tính đúng. thức ăn 3. Trộn vitamin C vào thức ăn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá thao tác trộn vitamin C vào thức ăn. 4. Tích cực tham gia các công việc Theo dõi quá trình thực tập của học viên. của nhóm Đánh giá chung: Tính đúng liều Đạt yêu cầu. lƣợng, trộn đúng cách. 5.2.5. Đán giá bài t ực àn số 5.3. Thay nƣớc cho ao, ruộng nuôi tôm Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Xác định thời điểm thay nƣớc Thời điểm thích hợp 2. Tính lƣợng nƣớc cần thay Kết quả tính đúng. 3. Thực hiện thay nƣớc Quan sát học viên thực hiện và đánh giá thao tác, mức độ hoàn thành 4. Tham gia hoạt động tập thể Theo dõi quá trình thực tập của học viên.
  78. - 78 - Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá Đánh giá chung: Xác định thời Đạt yêu cầu. điểm thay nƣớc thích hợp, thực hiện thay nƣớc đúng cách. 5.2.6. Đán giá bài t ực àn số 5.4. Trị bệnh tôm đóng rong Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Xác định tôm bị bệnh đóng rong Đúng bệnh 2. Chọn chất xử lý, tính liều lƣợng Đúng thuốc và tính đúng liều lƣợng. 3. Thực hiện trị bệnh Quan sát học viên thực hiện và đánh giá thao tác 4. Tích cực tham gia hoạt động nhóm Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Xác định dúng bệnh, Đạt yêu cầu. chọn và tính đúng liều lƣợng thuốc, thực hiện trị bệnh đúng phƣơng pháp. 5.2.7. Đán giá bài t ực àn số 5.5. Trị bệnh do vi khuẩn ở tôm Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Xác định tôm bị bệnh do vi khuẩn Đúng bệnh 2. Chọn thuốc kháng sinh, tính liều Đúng thuốc và đúng liều lƣợng lƣợng 2. Chọn chất xử lý, tính liều lƣợng Đúng thuốc và tính đúng liều lƣợng. 3. Thực hiện trị bệnh Quan sát học viên thực hiện và đánh giá thao tác, mức độ hoàn thành công việc 4. Tích cực tham gia hoạt động nhóm Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Xác định dúng bệnh, Đạt yêu cầu. chọn và tính đúng liều lƣợng thuốc, thực hiện trị bệnh đúng phƣơng pháp.
  79. - 79 - 5.2.8. Đán giá bài t ực àn số 5.6. Trị bệnh nấm ở tôm Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Xác định tôm bị bệnh nấm Đúng bệnh 2. Chọn chất xử lý, tính liều lƣợng Đúng thuốc và tính đúng liều lƣợng. 3. Thực hiện trị bệnh Quan sát học viên thực hiện và đánh giá thao tác 4. Tích cực tham gia hoạt động nhóm Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Xác định dúng bệnh, Đạt yêu cầu. chọn và tính đúng liều lƣợng thuốc, thực hiện trị bệnh đúng phƣơng pháp. 5.2.9. Đán giá bài t ực àn số 5.7. Xử lý bệnh do dinh dƣỡng Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá 1. Xác định tôm bị do dinh dƣỡng Đúng bệnh 2. Tính liều lƣợng Caxiphos trộn vào Đúng thuốc và tính đúng liều lƣợng. thức ăn 3. Tính thể tích nƣớc trong ao và Kết quả đúng lƣợng vôi cần bón 4. Thực hiện trộn canxiphos vào thức Quan sát học viên thực hiện và đánh ăn cho tôm ăn và bón vôi cho ao giá thao tác, mức độ hoàn thành công việc 5. Tích cực tham gia hoạt động nhóm Theo dõi quá trình thực tập của học viên. Đánh giá chung: Xác định dúng bệnh, Đạt yêu cầu. chọn và tính đúng liều lƣợng thuốc, thực hiện trị bệnh đúng phƣơng pháp.
  80. - 80 - 5.3. Đán giá kết quả ọc tập toàn mô đun 5.3.1. Đán giá bài kiểm tra bài 5.1 Trắc nghiệm về phƣơng pháp và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh tôm. Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá Trắc nghiệm về phƣơng pháp và Đánh giá bằng thang điểm 10 theo đáp nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh án bảng trắc nghiệm, điểm tính hệ số 2. 5.3.2. Đán giá bài kiểm tra 5.2. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố môi trƣờng Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá + Đo yếu tố môi trƣờng: oxy, độ pH, độ Đối chiếu kết quả thu đƣợc với thực tế kiềm, độ trong ao nuôi tôm; Giáo viên đánh giá bằng + Đánh giá các yếu tố môi trƣờng thang điểm 10 theo đáp án, điểm tính hệ số 2. 5.3.3. Đán giá bài kiểm tra bài 5.3. Cho vi sinh vật xuống ao nuôi tôm để xử lý chất thải Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá + Nhận biết đáy ao dơ Đối chiếu kết quả thu đƣợc với thực + Tính lƣợng vi sinh cho xuống ao tế ao nuôi tôm; Giáo viên đánh giá kết quả học viên là kết quả của nhóm + Thao tác thực hiện bằng thang điểm 10,điểm tính hệ số 2. + Tích cực tham gia hoạt động nhóm 5.3.4. Đán giá bài kiểm tra 5.4 Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá Tính đúng liều lƣợng từng loại hóa Đối chiếu kết quả thu đƣợc với thực tế chất phun xuống ao nuôi tôm ao nuôi tôm; Giáo viên đánh giá kết quả của nhóm bằng thang điểm 10 điểm tính hệ số 2. 5.3.5. Đán giá bài kiểm tra 5.5. Tính lƣợng kháng sinh trộn vào thức ăn và lƣợng hóa chất phun xuống ao để diệt khuẩn. Tiêu c í đán giá Các t ức đán giá + Tính đúng lƣợng thức ăn Đối chiếu bảng đáp án; Giáo viên + Tính đúng lƣợng kháng sinh trộn vào đánh giá kết quả bằng thang điểm 10
  81. - 81 - thức ăn điểm tính hệ số 2. + Tính đúng thể tích nƣớc ao + Tính đúng lƣợng hóa chất xử lý nƣớc ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Đợt kiểm tra Nội dung T ời gian T ời điểm Hệ số Kiểm tra lần 1 Lý thuyết 1 giờ Sau bài số 1 Hệ số 2 Kiểm tra lần 2 Thực hành 2 giờ Sau bài số 2 Hệ số 2 Kiểm tra lần 3 Thực hành 1 giờ Sau bài số 3 Hệ số 2 Kiểm tra lần 4 Lý thuyết 1 giờ Sau bài số 4 Hệ số 2 Kiểm tra lần 5 Lý thuyết 1 giờ Sau bài số 5 Hệ số 2 Kiểm tra kết thúc Lý thuyết + 2 - 3 giờ Kết thúc mô Hệ số 3 mô đun Thực hành đun Kiểm tra kết thúc mô đun: - Đủ số điểm kiểm tra định kỳ (lần 1, 2, 3, 4, 5) và đạt trung bình cộng từ 5,0 điểm trở lên sẽ đƣợc dự kiểm tra kết thúc mô đun; - Lần kiểm tra kết thúc mô đun thứ nhất nếu dƣới 5,0 điểm sẽ đƣợc kiểm tra lần thứ 2
  82. - 82 - VI. Tài liệu t am k ảo 1. Bộ thủy sản, Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm, năm 2004. 2. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, năm 2005. 3. TS. Đỗ Đoàn Hiệp - Trần Văn Vĩ - Nguyễn Tiến Thảnh, Thức ăn cho tôm cá sử dụng và cách chế biến, Nhà xuất bản Thanh hóa, năm 2007. 4. Dƣơng Tấn Lộc, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt và phòng trị bệnh, tập 3, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2004. 5. TS. Bùi Quang Tề, Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội năm 2003. 6. Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phƣơng, Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004. 7. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang, Nguyễn Duy Khoát, Kỹ thuật nuôi tôm và phòng trị bệnh tôm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1995.
  83. - 83 - PHỤ LỤC P ụ lục Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấm sử dụng một số hóa chất, chất kháng sinh độc hại: Bảng 1. Danh mục các hóa chất, chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT- BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên oá c ất, k áng sin Đối tƣợng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý 5 Colchicine môi trƣờng, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo 6 Dapsone quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu 7 Dimetridazole sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật 8 Metronidazole dƣới nƣớc và lƣỡng cƣ, 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex)
  84. - 84 - TT Tên oá c ất, k áng sin Đối tƣợng áp dụng 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và Bắc Mỹ) Bảng 2. Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15 ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dƣ lƣợng tối đa (MLR) 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Danofloxacin 100 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin + Ciprofloxacin 100 10 Oxolinic Acid 100 11 Sarafloxacin 30 12 Flumepuine 600 13 Colistin 150 14 Cypermethrim 50 15 Deltamethrin 10 16 Diflubenzuron 1000 17 Teflubenzuron 500
  85. - 85 - TT Tên hoá chất, kháng sinh Dƣ lƣợng tối đa (MLR) 18 Emamectin 100 19 Erythromycine 200 20 Tilmicosin 50 21 Tylosin 100 22 Florfenicol 1000 23 Lincomycine 100 24 Neomycine 500 25 Paromomycin 500 26 Oxytetracycline 300 27 Chlortetracycline 100 28 Tetracycline 100 29 Tetracycline 100 30 Sulfonamide (các loại) 100 31 Trimethoprim 50 32 Ormetoprim 50 33 Tricaine methanesulfonate 15-330
  86. - 86 - BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ X HỘI CHỦ NGH A VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạn p c Số: 03 /2012/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƢ Sửa đổi, bổ sung T ông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông ng iệp và P át triển nông t ôn ban àn Dan mục t uốc, oá c ất, k áng sin cấm sử dụng, ạn c ế sử dụng Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004; Căn cứ Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Căn cứ Nghị định 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng nhƣ sau: Điều 1. Đƣa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin ra khỏi Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 2. Bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 3. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuỷ sản, Cục trƣởng Cục Thú y, Thủ trƣởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT; tổ chức, cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tƣ này./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƢỞNG - Nhƣ Điều 4; THỨ TRƢỞNG - Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo, Website CP); - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tƣ pháp; (Đã ký) - Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT; - Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lƣu: VT, TCTS. Vũ Văn Tám
  87. - 87 - DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. C ủ n iệm: Ông Lê Thái Dƣơng - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. P ó c ủ n iệm: 3. T ƣ ký: Ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Tiến Dũng, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. C ủ tịc : Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. T ƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Ngọc Diện, Phó chi cục trƣởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Cần Thơ