Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển

pdf 93 trang ngocly 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_chuyen_bien.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển

  1. 1 . BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ___ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN MÔ ĐUN 02 NGHỀ CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Trình độ Sơ cấp nghề.
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU So với các nghề như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề Câu vàng cá ngừ ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Nhưng với hơn 20 năm có mặt, nghề Câu vàng cá ngừ đại dương đã mở ra hướng đi mới, đầy hiệu quả cho việc phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ Quốc. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác cá ngừ bằng câu vàng còn ở quy mô nhỏ, tay nghề của bà con ngư dân chỉ dừng lại ở kinh nghiệm cha truyền con nối, ít có điều kiện tiếp cận với những kỹ thuật mới. Do đó để giúp bà con ngư dân phát triển nghề Câu vàng cá ngừ theo hướng hiện đại với quy mô lớn hơn, thì việc xây dựng chương trình dạy nghề Câu vàng cá ngừ đại dương là rất cần thiết. Khi xây dựng chương trình, chúng tôi đã đến các doanh nghiệp câu vàng cá ngừ đại dương ở thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chúng tôi cũng đến Khánh Hòa, Phú Yên để gặp gỡ bà con ngư dân nhằm tìm hiểu thực tế về nghề Câu vàng cá ngừ đại dương. Chương trình dạy nghề Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp có 06 mô đun: MĐ01: Thi công vàng câu; MĐ02: Chuẩn bị chuyến biển; MĐ03: Thả câu; MĐ04: Thu câu; MĐ05: Xử lý cá; MĐ06: Bảo quản cá. Mô đun 02: Chuẩn bị chuyến biển gồm các Bài: Chuẩn bị vàng câu và thiết bị; Chuẩn bị dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá; Chuẩn bị mồi câu trước chuyến biển; Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng lưới rê cá chuồn; Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng câu mực; Chuẩn bị công tác an toàn. Mô đun này nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho một chuyến biển an toàn và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Phú Yên; Nghiệp đoàn nghề cá Phường 6, thành phố Tuy Hòa; Công ty dịch vụ Thủy sản Biển Đông; bà con ngư dân Phường 6, Phường Phú Đông thành phố Tuy Hòa; các đồng nghiệp nguyên là thuyền trưởng, thuyền trưởng của các doanh nghiệp câu cá ngừ đại dương như: Việt Tân, Đại Dương, Hải Âu Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý tổ chức và cá nhân nói trên.
  4. 4 Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót trong quá trình biên soạn, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Huỳnh Hữu Lịnh 2. Trần Ngọc Sơn 3. Nguyễn Duy Bân
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 10 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN 12 Bài 1: Chuẩn bị vàng câu và thiết bị 13 A. Nội dung: 13 1. Kiểm tra và sửa chữa vàng câu: 13 1.1. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng câu: 13 1.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng câu: 13 1.3. Những lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa vàng câu: 14 2. Kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng câu: 15 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc kiểm tra: 15 2.2. Quy trình kiểm tra: 15 2.3. Những lưu ý khi kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ vàng câu: 17 3. Sửa chữa bộ phận của vàng câu bị hư: 17 3.1. Ý nghĩa: 17 3.2. Quy trình sửa chữa: 17 3.3. Những lưu ý khi sửa chữa bộ phận của vàng câu: 18 4. Mua sắm dụng cụ, vật tư của vàng câu: 18 4.1. Ý nghĩa: 18 4.2. Quy trình mua sắm: 18 4.3. Những lưu ý khi mua sắm: 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 18 1. Các câu hỏi: 18 2. Các bài thực hành: 19 C. Ghi nhớ: 20 Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá 21 A. Nội dung: 21 1. Kiểm tra dụng cụ xử lý cá: 21
  6. 6 1.1. Tìm hiểu dụng cụ xử lý cá: 21 1.2. Quy trình kiểm tra: 22 1.3. Những lưu ý khi kiểm tra: 23 2. Kiểm tra dụng cụ, vật tư bảo quản cá: 23 2.1. Tìm hiểu dụng cụ, vật tư bảo quản cá: 23 2.2. Quy trình kiểm tra: 24 2.3. Những lưu ý khi kiểm tra: 25 3. Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá: 25 3.1. Tìm hiểu về việc vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá: 25 3.2. Quy trình làm vệ sinh và khử trùng: 25 3.3. Những lưu ý: 25 4. Bảo quản nước đá: 25 4.1. Tìm hiểu việc bảo quản nước đá: 25 4.2. Cách bảo quản: 26 4.3. Những lưu ý khi bảo quản: 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 26 1. Các câu hỏi: 26 2. Các bài thực hành: 26 C. Ghi nhớ: 29 Bài 3: Chuẩn bị mồi câu trước chuyến biển 30 A. Nội dung: 30 1. Chọn mồi câu: 30 1.1. Tìm hiểu về mồi câu cá ngừ đại dương: 30 1.2. Cách chọn mồi câu: 31 1.3. Những lưu ý khi chọn mua mồi câu: 31 2. Bảo quản mồi câu: 31 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc bảo quản mồi câu: 31 2.2. Cách bảo quản: 32 2.3. Những lưu ý khi bảo quản mồi câu: 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 33 1. Các câu hỏi: 33 2. Các bài thực hành: 33
  7. 7 C. Ghi nhớ: 34 Bài 4: Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng lưới rê cá chuồn 35 A. Nội dung: 35 1. Tìm hiểu về lưới rê cá chuồn: 35 1.1. Tìm hiểu về hoạt động: 35 1.2. Tìm hiểu về vàng lưới: 36 2. Khai thác bằng lưới rê cá chuồn: 37 2.1. Chuẩn bị thả lưới: 37 2.2. Thả lưới: 37 2.3. Ngâm lưới: 38 2.4. Thu lưới và xử lý sản phẩm khai thác: 38 3. Sửa chữa lưới rê cá chuồn: 39 3.1. Vá lỗ lưới rách: 39 3.2. Sươn ghép lưới: 40 3.3. Bảo quản lưới: 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 41 1. Các câu hỏi: 41 2. Các bài thực hành: 41 C. Ghi nhớ: 43 Bài 5: Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng câu mực 44 A. Nội dung: 44 1. Tìm hiểu về câu mực: 44 2. Điều khiển thuyền thúng câu mực: 47 2.1. Tìm hiểu thuyền thúng: 47 2.2. Cách điều khiển thuyền thúng: 48 3. Khai thác mực bằng câu: 48 3.1. Chuẩn bị: 48 3.2. Thắp đèn: 49 3.3. Câu có mồi: 49 3.4. Câu không mồi: 50 3.5. Kết thúc: 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 50
  8. 8 1. Các câu hỏi: 50 2. Các bài thực hành: 50 C. Ghi nhớ: 52 Bài 6: Chuẩn bị công tác an toàn 53 A. Nội dung: 53 1. Trang bị máy điện hàng hải: 53 2. Cứu sinh: 55 2.1. Tìm hiểu về công tác cứu sinh: 55 2.2. Thực tập công tác cứu sinh: 57 3. Chuẩn bị đèn tín hiệu tàu câu: 60 3.1. Tìm hiểu đèn tín hiệu tàu câu: 60 3.2. Sử dụng đèn tín hiệu tàu câu: 61 3.3. Những lưu ý: 61 4. Chuẩn bị dấu hiệu tàu câu: 61 4.1. Tìm hiểu dấu hiệu tàu câu: 61 4.2. Sử dụng dấu hiệu: 61 4.3. Những lưu ý: 62 5. Chuẩn bị cờ thông tín hiệu trong những trường hợp nguy cấp: 62 5.1. Tìm hiểu cờ thông tín hiệu: 62 5.2. Sử dụng cờ trong những trường hợp khẩn cấp: 63 5.3. Sử dụng cờ thông tín hiệu trong những trường hợp nguy cấp: 63 6. Cứu thủng: 64 6.1. Tìm hiểu về công tác cứu thủng: 64 6.2. Biện pháp phát hiện chỗ thủng: 65 6.3. Thực hiện việc cứu thủng: 65 7. Cứu hỏa: 66 7.1. Tìm hiểu về công tác cứu hỏa: 66 7.2. Phòng cháy: 68 7.3. Chữa cháy: 69 8. Cấp cứu: 69 8.1. Hồi sức ban đầu: 70 8.2. Cấp cứu đuối nước: 74
  9. 9 8.3. Cấp cứu tổn thương do động vật biển: 74 9. Trang bị bảo hộ cá nhân: 75 9.1. Tìm hiểu trang bị bảo hộ cá nhân: 75 9.2. Cách chuẩn bị: 76 9.3. Những lưu ý khi chuẩn bị: 77 10. Những điều cần biết về thuyền viên tàu đánh cá: 77 10.1. Điều kiện về thuyền viên: 77 10.2. Trách nhiệm của thuyền viên là thủy thủ: 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 77 1. Các câu hỏi: 77 2. Các bài thực hành: 78 C. Ghi nhớ: 80 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 81 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 81 II. Mục tiêu: 81 III. Nội dung chính của mô đun: 81 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 82 V. Tài liệu tham khảo: 92 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM Error! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUError! Bookmark not defined.
  10. 10 THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt Ý nghĩa Túi PE Túi làm bằng nhựa PE Nước la canh Nước ở lườn (đáy) tàu 100PL10x60x30 100 phao nhựa plastic, kích thước 10x60x30 (mm) 2x44,30PA MONO1,4 Dây cước bằng nhựa PA, đường kính 1,4 mm, chiều dài 44,3 m E = 6,8 Hệ số rút gọn ngang ở giềng phao là 6,8 30PA MONO0,35 Dây cước bằng nhựa PA, đường kính 0,35 mm Pb 40g Chì nặng 40 gam x100 Vàng lưới có chiều dài là 100 tay lưới PA MONO Ф0,7 Dây cước bằng nhựa PA, đường kính 0,7 mm 1,20PA MONOФ0,7 Dây cước PA, đường kính 0,7 mm, dài 1,2 m Pb100g Chì nặng 100 gam WD Vật liệu gỗ Colour Plastic Nhựa màu GPS Hệ thống định vị toàn cầu Lifeboats Xuồng cứu sinh Rescue boats Xuồng cứu nạn Liferafts Phao bè Lifebouys Phao tròn Lifejackets Áo phao cá nhân
  11. 11 Parachute signals Pháo dù Smoke signals Pháo khói EPIRB Thiết bị báo vị trí sự cố Flags signals Cờ hiệu để thông báo cấp cứu
  12. 12 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun: Mô đun 02: “Chuẩn bị chuyến biển.” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 9 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vàng câu; Chuẩn bị dụng cụ xử lý cá; Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản cá; Chuẩn bị vàng câu; Chuẩn bị mồi câu đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun này nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện việc chuẩn bị cho chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương, nhằm đảm bảo cho chuyến biển an toàn và hiệu quả. Phương pháp học tập và phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun này chủ yếu là thực hành. Học thực hành và khi kiểm tra đánh giá cũng trên cơ sở sản phẩm thực hành của học viên.
  13. 13 Bài 1: Chuẩn bị vàng câu và thiết bị Mã bài MĐ 02-01 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung chuẩn bị vàng câu và thiết bị; - Chuẩn bị được vàng câu và thiết bị theo lệnh của thuyền trưởng. A. Nội dung: 1. Kiểm tra và sửa chữa vàng câu: 1.1. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng câu: Khi thu câu, người ta thường kiểm tra và sửa chữa ngay những hư hỏng của vàng câu. Tuy nhiên trước khi rời cảng đi đánh bắt, cũng phải tiến hành kiểm tra lại vàng câu một cách kỹ càng hơn; để sửa chữa, thay thế những bộ phận của vàng câu có thể sẽ bị hỏng trong chuyến biển đến, hoặc những hư hỏng chưa được phát hiện, hoặc những hư hỏng xảy ra trong quá trình tàu đậu ở cảng. Việc kiểm tra và sửa chữa vàng câu thực hiện trước khi đi biển, có lợi hơn nhiều khi thực việc này ở trên biển vì những lý do sau: - Có nhiều thời gian để kiểm tra, sửa chữa; do đó việc kiểm tra sửa chữa sẽ chu đáo hơn, đặc biệt là khi vàng câu hư hỏng quá nhiều. - Có đầy đủ phụ tùng vật tư để thay thế. - Ra đến ngư trường, vàng câu đã sẵn sàng làm việc, không để lỡ cơ hội trong khai thác. 1.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng câu: Bảng 2.1.1. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng câu: Quy trình Nội dung kiểm tra Sửa chữa 1. Kiểm tra dây - Số lượng: đủ/ thiếu - Số lượng thiếu thì thay vào chính, dây nối cho đủ. trong từng giỏ cho - Dây bị mòn quá 10%, bị đến hết vàng câu. - Dây chính, dây nối: có bị mòn quá 10%, có bị biến dạng, bị lão hóa thì thay biến dạng, có bị lão hóa dây mới. không. - Liên kết tạo khuyết còn - Liên kết tạo khuyết không chắc chắn không. chắc, thì tạo khuyết mới. - Ma ní xoay có bị hỏng - Ma ní xoay bị hỏng thì thay hay không. mới.
  14. 14 - Dây trong giỏ có bị rối - Dây bị rối thì mở ra, xếp lại. hay không. 2. Kiểm tra dây - Số lượng: đủ/ thiếu - Số lượng thiếu thì thay vào nhánh trong từng cho đủ. giỏ cho đến hết - Dây bị mòn quá 10%, bị vàng câu. - Dây: có bị mòn quá 10%, có bị biến dạng, có biến dạng, bị lão hóa thì thay bị lão hóa không. dây mới. - Liên kết tạo khuyết còn - Liên kết tạo khuyết không chắc chắn không. chắc, thì tạo khuyết mới. - Ma ní xoay, móc kẹp có - Ma ní xoay, móc kẹp bị bị hỏng hay không. hỏng thì thay mới. - Dây trong giỏ có bị rối - Dây bị rối thì mở ra, xếp lại. hay không. - Lưỡi câu: có bị quác, - Lưỡi câu bị quác thì thay mũi và ngạnh có bén hay mới; mũi và ngạnh không không, dây lưỡi có bị sờn bén thì dũa cho bén, dây lưỡi hay không. sờn thì thay. 3. Kiểm tra phao, - Số lượng: đủ/thiếu. - Số lượng thiếu: thay vào dây phao. cho đủ. - Dây có sờn, mòn. - Dây có sờn, mòn: thay dây mới. - Kẹp móc có bị hỏng: thay - Kẹp móc có bị hỏng mới. - Phao tròn có bị nứt/bể - Phao tròn có bị nứt/bể: thay mới. - Phao ganh có bị móp - Phao ganh có bị móp: thay mới. - Phao đèn, phao vô tuyến - Phao đèn, phao vô tuyến không hoạt động bình có hoạt động bình thường thường: sửa chữa; pin không và pin còn đủ hay không. đủ: sạc hoặc thay mới. 1.3. Những lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa vàng câu: - Việc kiểm tra và sửa chữa vàng câu phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được để sót.
  15. 15 - Nếu thấy bộ phận nào của vàng câu có hư hỏng ở mức độ sửa cũng được mà không sửa cũng được thì nên sửa. Vì sửa thì chi phí không nhiều, mà nếu không sửa, để sẩy cá thì thiệt hại nhiều hơn. - Đảm bảo khi đi biển thì vàng câu phải trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. 2. Kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng câu: 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc kiểm tra: Dụng cụ sửa chữa vàng câu bao gồm bàn dập, kéo, kìm các loại, (như đã đề cập ở Bài 1, Mô đun 1). Ở trên biển, dụng cụ thiếu về số lượng thì việc sửa chữa vàng câu sẽ chậm lại; thiếu về chủng loại thì đôi khi có những hư hỏng không thể sửa được, ảnh hưởng đến sản xuất. Vật tư dự trữ cho vàng câu cũng rất quan trọng. Đôi khi vì những lý do khách quan trên biển, vàng câu bị hư hỏng nặng hoặc bị mất, nếu không có đủ vật tư để kịp thời thay thế, thì chiều dài vàng câu bị giảm, đồng nghĩa với giảm năng suất đánh bắt. Việc chuẩn bị vật tư dự trữ cho vàng câu căn cứ vào bảng kê số lượng vật tư vàng câu (theo bản vẽ kỹ thuật, ví dụ như Bảng 2.1.3), với số lượng dự trữ từ 10 đến 20%. 2.2. Quy trình kiểm tra: Bảng 2.1.2. Quy trình kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng câu Quy trình Nội dung kiểm tra Khắc phục 1. Kiểm tra chủng - Chủng loại gồm: bàn dập - Lập danh mục dụng cụ loại, số lượng "lốc", kìm kẹp "lốc", kìm cắt cần bổ sung (nếu thiếu). dụng cụ sửa chữa dây cáp, kìm cắt dây cước, vàng câu. dùi, so, ; kiểm tra xem đủ hay thiếu. - Số lượng: bàn dập "lốc", - Lập danh mục dụng cụ kìm kẹp "lốc" mỗi thứ 1 cái, cần bổ sung (nếu thiếu). các loại còn lại mỗi người sử dụng 1 cái; kiểm tra xem đủ hay thiếu. 2. Kiểm tra tình Xếp riêng những dụng cụ bị - Lập danh mục dụng cụ trạng hư hỏng hư hỏng (nếu có). cần thay mới hoặc sửa dụng cụ sửa chữa chữa. vàng câu. 3. Kiểm tra số - Kiểm tra chủng loại , số - Lập danh mục số lượng lượng, chủng loại lượng dự trữ 20% căn cứ vào và chủng loại vật tư cần vật tư sửa chữa Bảng 2.1.3. (tính cho vàng
  16. 16 vàng câu. câu cụ thể) bổ sung. 4. Kiểm tra số - Có ít nhất 10% số lượng - Lập danh mục các bộ lượng các bộ phận toàn vàng câu dây chính, dây phận làm sẵn (nếu dưới của vàng câu làm nhánh làm sẵn để sẵn sàng 10%). sẵn để thay thế. thay thế. 5. Tổng hợp danh mục dụng cụ, vật tư, bộ phận làm sẵn cần sửa chữa mua sắm, báo cáo thuyền trưởng. Bảng 2.1.3. Bảng kê số lượng vật tư vàng câu Tên bộ phận Quy cách Tính số lượng Tổng vàng câu Dây chính PAMONO 2.8 300 m x (6 + 1*) x 30 63.000 mét Dây nối PA6 1 m x 6 x (6 + 1) x 30 + 1m 1.261 mét Dây nhánh PAMONO1.8 25 m x 5 x (6 + 1) x 30 26.250 mét Dây phao 25.00PP5 25 m x (6 + 1) x 30 + 25 m 5.275 mét Ma ní 1 đầu Size M (15g) 2 x 6 x 7 x 30 2520 cái xoay (dây chính) Ma ní 2 đầu 9 (26,6g) 5 x 7 x 30 1.050 cái xoay Kẹp móc (dùng 2,6mm x 100L (5 x 7 x 30) + (7 x 30) +1 1.261 cái liên kết dây nhánh, dây phao với dây chính Lưỡi câu 4.0 - C2 (mũi 5 x 7 x 30 1.050 lưỡi lệch) Lốc đơn (dây B 6 x 7 x 30 + 1 1.261 cái chính) Lốc đơn (dây C (5 x 7 x 30) x 4 4.200 cái nhánh)
  17. 17 Ống lót nhựa 3.0 mm 6 x 7 x 30 + 1 1.261 cái (dây chính) Ống lót nhựa 2.6 mm (5 x 7 x 30) x 4 4.200 cái (dây nhánh) Phao tròn PL 300 7 x 30 + 1 211 phao tròn Cột tre BAM 40, 1 x 30 +1 31 cây tre L4000 đường kính 4 cm dài 4 mét Xi măng 2 kg x (30 + 1) 62 kg Cờ Nylon 0,30 m x 0,12 m2 x (30 + 1) 3,8 m2 vải 0,40 m nylon màu cam 2.3. Những lưu ý khi kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ vàng câu: - Việc kiểm tra cần cẩn thận, tỉ mỉ và phải lập bảng danh mục để báo cáo thuyền trưởng; tránh chung chung, không cụ thể. - Cần nhớ rằng, nếu để thiếu dụng cụ, vật tư khi cần dùng mà không có, sẽ gây khó khăn rất lớn trong hoạt động khai thác. 3. Sửa chữa bộ phận của vàng câu bị hư: 3.1. Ý nghĩa: Việc sửa chữa những bộ phận của vàng câu bị hư như: dây chính, dây nối, dây nhánh, làm cho những bộ phận này hoạt động bình thường. Nếu những hư hỏng không phát hiện và sửa chữa kịp thời sẽ làm giảm hiệu quả đánh bắt, đôi khi làm mất một phần của vàng câu. Để đảm bảo những hư hỏng của vàng câu đều được sửa chữa trước khi tàu đi biển thì công tác kiểm tra phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. 3.2. Quy trình sửa chữa: Quy trình sửa chữa như sau: - Phân loại các bộ phận cần sửa chữa của từng giỏ câu (căn cứ vào bảng tổng hợp). Ví dụ: giỏ 1 hỏng 5 đoạn dây chính, 4 dây nhánh, giỏ 2 hỏng 3 đoạn dây chính, 2 dây nhánh giỏ 3 - Tổng hợp có bao nhiêu đoạn dây chính, bao nhiêu dây nhánh cần sửa chữa.
  18. 18 - Thay những đoạn dây chính, dây nhánh làm sẵn vào và lấy những đoạn dây chính, dây nhánh bị hỏng ra khỏi giỏ. - Chuẩn bị dụng cụ và vật tư để sửa chữa thích hợp. - Sửa chữa. - Sắp xếp những bộ phận đã sửa xong vào kho dự trữ bộ phận làm sẵn thích hợp. 3.3. Những lưu ý khi sửa chữa bộ phận của vàng câu: - Khi lấy những bộ phận hỏng ra khỏi giỏ phải thay vào ngay bằng bộ phận vàng câu làm sẵn để tiết kiệm thời gian, công sức và không bỏ sót. - Phải sửa xong các bộ phận vàng câu bị hư hỏng và đưa vào kho bảo quản trước khi tàu ra biển. 4. Mua sắm dụng cụ, vật tư của vàng câu: 4.1. Ý nghĩa: Mua sắm dụng cụ, vật tư của vàng câu căn cứ vào bảng tổng hợp sau kiểm tra. Việc mua sắm phải đảm bảo đúng chủng loại, quy cách và số lượng cần thiết; không nên mua dụng cụ, vật tư tương tự để sử dụng một cách tùy tiện. Mua đúng dụng cụ, vật tư để sử dụng sẽ thuận lợi trong việc thi công và quản lý. Trường hợp không có đúng hàng, có thể mua dụng cụ, vật tư tương tự để thay thế, nhưng phải xin ý kiến của thuyền trưởng. 4.2. Quy trình mua sắm: Quy trình như sau: - Lập danh mục, quy cách, số lượng dụng cụ, vật tư cần mua sắm (căn cứ vào bảng tổng hợp sau kiểm tra). - Mua đúng, đủ số lượng dụng cụ, vật tư. - Phân loại dụng cụ, vật tư và đưa vào kho bảo quản. 4.3. Những lưu ý khi mua sắm: - Khi lập danh mục dụng cụ, vật tư cần mua nên đối chiếu với dụng cụ, vật tư hiện có trong kho, để tránh mua thừa, làm choán chỗ bảo quản trên tàu một cách không cần thiết. - Phải mua đúng quy cách dụng cụ, vật tư. - Khi sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng của vàng câu phải đảm bảo đúng với bản vẽ kỹ thuật. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Liệt kê dụng cụ, vật tư vàng câu cá ngừ đại dương?
  19. 19 1.2. Trình bày cách lập bảng tổng hợp dụng cụ, vật tư cần sửa chữa, mua sắm? 2. Các bài thực hành: Bài thực hành số 2.1.1: Chuẩn bị vàng câu sẵn sàng làm việc, theo lệnh của thuyền trưởng, trước khi đi biển - Mục tiêu: Chuẩn bị được vàng câu theo đúng bản vẽ kỹ thuật hoặc lệnh của thuyền trưởng. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển;; projector, laptop. Giao cho mỗi nhóm 1 giỏ câu có hư hỏng nhẹ (mỗi nhóm mỗi khác nhau), giáo viên đã biết; dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân. - Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm, chỉ định nhóm trưởng; sau đó hướng dẫn mỗi nhóm kiểm tra giỏ câu được giao, lập bảng kê hư hỏng hoặc mất và vật tư để sửa chữa/làm mới những bộ phận bị hư hỏng hoặc mất. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Kéo vàng câu và các bộ phận của nó ra khỏi giỏ. + Kiểm tra dây chính, dây nối. + Kiểm tra dây nhánh. + Kiểm tra phao, dây phao. + Ghi chép những hư hỏng, mất mát của vàng câu. + Tính vật tư cần thiết để sửa hoặc thay mới những bộ phận bị hư hỏng hoặc bị mất. + Tiến hành sửa chữa bộ phận bị hư hỏng hoặc thay mới bộ phận bị mất. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ 30/nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Giỏ câu đã được kiểm tra, sửa chữa, thay thế đáp ứng theo đúng bản vẽ kỹ thuật. + Dây chính, dây nhánh đã được xếp lại theo thứ tự vào giỏ. + Phao và dây phao đã được xếp lại theo thứ tự. + Thực hiện bài tập không quá thời gian quy định.
  20. 20 C. Ghi nhớ: 1. Qua kiểm tra phải xác định được cụ thể dụng cụ, vật tư cần sửa chữa, mua sắm. 2. Phải lập bảng kê những bộ phận vàng câu hỏng cần phải sửa. 3. Phải lập bảng kê những dụng cụ, vật tư cần mua sắm.
  21. 21 Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá Mã bài: MĐ 02-02 Mục tiêu: - Liệt kê được các dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá; - Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá trước chuyến biển. A. Nội dung: 1. Kiểm tra dụng cụ xử lý cá: 1.1. Tìm hiểu dụng cụ xử lý cá: Cá ngừ to, khỏe nên khi bắt cá cần phải có dụng cụ mới bắt được cá lên tàu mà không làm cá bị trầy da và giữ an toàn cho người bắt cá. Mặt khác trước khi bảo quản cá ngừ cần phải làm các công việc xử lý như: giết cá, chọc tiết, lấy nội tạng, có như vậy mới đảm bảo chất lượng cá và nhờ đó bán cá có giá hơn, tăng hiệu quả chuyến biển. Các công việc xử lý cá nói trên cần có một số dụng cụ chuyên dùng như sau: Móc cá cán dài Móc cá chụp mõm (dùng để đưa cá lên tàu) (dùng để đưa cá lên tàu) Móc cá cán ngắn Chày vồ đập làm choáng cá (dùng để di chuyển cá trên boong tàu)
  22. 22 Dùi chọc vào não cá để giết Que chọc tủy để giết cá Cưa cắt mang cá Các loại dao để xử lý cá Thảm lót cá Bàn chải chà sạch máu cá Hình 2.2.1. Các dụng cụ chuyên dùng để xử lý cá 1.2. Quy trình kiểm tra: Những dụng cụ nói trên nếu thiếu về chủng loại hoặc số lượng có thể ảnh hưởng đến việc xử lý cá, do đó cần phải kiểm tra và xử lý trước khi đi biển. Quy trình kiểm tra như sau: Quy trình Nội dung Xử lý
  23. 23 1. Kiểm tra chủng loại Chủng loại: đủ/thiếu Lập bảng kê chủng loại dụng cụ. dụng cụ thiếu. 2. Kiểm tra số lượng Số lượng: đủ/thiếu Lập bảng kê số lượng dụng cụ. dụng cụ thiếu. 3. Kiểm tra tình trạng Xác định hư hỏng Lập bảng kê dụng cụ hư hư hỏng. hỏng. 4. Kiểm tra tình trạng vệ Vệ sinh/kém vệ sinh Tẩy rửa cho sạch nếu sinh. dụng cụ kém vệ sinh. 5. Lập bảng tổng hợp số lượng, chủng loại dụng cụ thiếu, hỏng để báo cáo thuyền trưởng. 1.3. Những lưu ý khi kiểm tra: - Phải kiểm tra cẩn thận để xác định đúng dụng cụ xử lý cá thiếu hoặc hư hỏng. - Không để dụng cụ bị rỉ sét, khi dùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá. - Phải làm sạch dụng cụ. 2. Kiểm tra dụng cụ, vật tư bảo quản cá: 2.1. Tìm hiểu dụng cụ, vật tư bảo quản cá: Để giữ được chất lượng cá ngừ trong quá trình bảo quản, cần phải có những dụng cụ vật tư như sau: 2.1.1. Hầm cách nhiệt trên tàu: Hầm cách nhiệt dùng để bảo quản cá, được đóng liền với thành tàu. Hầm có khả năng hạn chế hơi nóng từ bên ngoài vào và ngăn hơi lạnh từ hầm thoát ra, nhờ vậy mà giữ cho nước đá chậm tan trong quá trình bảo quản cá. Thông thường khi bảo quản cá bằng nước đá trong hầm, hầm cách nhiệt có nhiệt độ ổn định từ 0 độ C đến 2 độ C. Xung quanh hầm là lớp cách nhiệt, mặt trong hầm là lớp ván gỗ. Bên trên hầm có cửa hầm hình vuông hoặc chữ nhật kích thước 0,8 x 0,8 (m) hoặc 0,6 x 0,8 (m). Cửa hầm có nắp đậy cũng làm bằng vật liệu cách nhiệt. Mỗi hầm cách nhiệt có các lỗ thoát nước, đường kính mỗi lỗ khoảng 4-5 cm, có lưới chắn để cá không lọt ra ngoài. Lỗ thoát nước có công dụng xả nước do nước đá tan trong quá trình bảo quản cá hoặc nước khi làm vệ sinh hầm. 2.1.2. Thùng ngâm hạ nhiệt: Thùng ngâm hạ nhiệt dùng ngâm cá để hạ nhiệt trước khi đưa cá vào bảo quản. Thùng được làm bằng tôn hoặc composite có kích thước 1,6 x 0,8 x 0,8 (m), được cách nhiệt bởi lớp xốp dày 10 cm. Thùng có nắp đậy.
  24. 24 2.1.3. Máy xay nước đá: Máy xay nước đá dùng để xay đá cây thành đá viên nhỏ có kích thước 2-3 cm. Máy xay đá hoạt động bằng cách trích lực từ máy chính. Hình 2.2.2. Máy xay nước đá Hình 2.2.3. Trục xay đá bên trong máy 2.1.4. Các loại dụng cụ bảo quản khác: Bao gồm: máy bơm nước, xẻng xúc đá, ky đựng đá, dầm gỗ, bạt đậy hầm, bàn chải cước, chổi, 2.1.5. Các loại vật tư bảo quản cá: Bao gồm: - Túi PE có đục lỗ để đựng cá, nhằm bảo vệ cá không bị trầy xước trong quá trình bảo quản. - Nước đá cây: đủ để bảo quản cá theo tỷ lệ khối lượng 2 đá : 1 cá. 2.1.6. Dụng cụ kiểm tra quá trình bảo quản: Bao gồm: nhiệt kế, giấy đo pH, giấy đo hàm lượng clorin, đèn pin, 2.2. Quy trình kiểm tra: - Kiểm tra hầm cách nhiệt bao gồm: kiểm tra vách hầm, miệng hầm, lỗ thoát nước đáy hầm nếu bị hư hỏng phải sửa; kiểm tra hầm đã làm vệ sinh, khử trùng chưa. - Kiểm tra thùng ngâm hạ nhiệt: kiểm tra thùng có bị hư hỏng hay không và có làm vệ sinh, khử trùng hay chưa. - Kiểm tra máy xay nước đá: máy xay đá hoạt động bình thường hay không, đã làm vệ sinh và khử trùng chưa. - Kiểm tra: bơm nước, xẻng, có bị hư hỏng hay không và có làm vệ sinh, khử trùng chưa.
  25. 25 - Kiểm tra túi PE và nước đá cây về số lượng có đủ dùng cho chuyến biển hay không (tính cho sản lượng khoảng 4 tấn cá). - Khi kiểm tra, nếu thấy dụng cụ nào hư hỏng và chưa làm vệ sinh, phải tiến hành sửa chữa và làm vệ sinh. 2.3. Những lưu ý khi kiểm tra: - Kiểm tra phải cẩn thận, tỉ mỉ nhằm phát hiện hết những hư hỏng của dụng cụ bảo quản cá, để kịp thời sửa chữa khi tàu chưa đi biển. - Nên nhớ rằng không sửa chữa và không làm vệ sinh, khử trùng dụng cụ bảo quản đồng nghĩa với việc làm giảm chất lượng cá, giảm hiệu quả chuyến biển, giảm thu nhập. 3. Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá: 3.1. Tìm hiểu về việc vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá: Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá là nhằm làm sạch hết chất bẩn và khử hết vi khuẩn gây thối rữa cá có trong hầm bảo quản cá. 3.2. Quy trình làm vệ sinh và khử trùng: - Làm sạch hầm tàu: Dùng vòi phun nước sạch vào vách hầm, phun đến đâu dùng chổi hoặc bàn chải cọ rửa cho sạch đất, vảy cá, nhớt cá Cọ rửa xong, bơm nước ở lườn tàu (nước la-canh) ra ngoài. - Phơi khô hầm tàu: Mở nắp hầm để phơi khô cho đến khi sờ tay vào vách hầm không thấy nước dính tay là được. - Phun dung dịch khử trùng: Dùng clorua vôi có chứa 30% clo tự do pha với nước ngọt theo tỷ lệ 1 kg clorua vôi với 20 lít nước, khuấy đều cho đến khi tan hết rồi phun dung dịch vào hầm bảo quản với liều lượng phun từ 0,25-0,3 lít/m2. - Để khô hầm từ 3-5 giờ rồi mới chứa đá hoặc bảo quản cá. 3.3. Những lưu ý: - Việc làm sạch hầm tàu phải tiến hành nhiều lần cho đến khi thấy nước rửa thải ra không còn lẫn chất bẩn. - Yêu cầu sau khi làm vệ sinh và khử trùng: hầm không còn mùi hôi thúi, ruồi nhặng không đến bám. 4. Bảo quản nước đá: 4.1. Tìm hiểu việc bảo quản nước đá: Nước đá là loại vật tư để bảo quản cá. Nếu không có đủ nước đá để bảo quản, thì cá sẽ bị hư thối một cách nhanh chóng.
  26. 26 Hình 2.2.4. Nước đá cây Hình 2.2.5. Chuyển nước đá xuống tàu Cây nước đá hình khối chữ nhật có trọng lượng từ 25-30 kg. Nước đá trong lâu tan hơn nước đá đục. Thông thường lượng hao hụt nước đá khoảng 20% đến 40% tùy chuyến biển dài ngày hay ngắn ngày và tùy điều kiện bảo quản nước đá. Do đó nếu ta có điều kiện bảo quản nước đá tốt, sẽ làm giảm lượng hao hụt nước đá. 4.2. Cách bảo quản: - Lót vải bạt dưới đáy hầm. - Xếp nước đá thành lớp thật khít, lớp dưới xếp ngang thì lớp trên xếp dọc, cứ như vậy cho đến hết. - Đậy vải bạt cho lớp trên cùng. - Đậy nắp hầm cho thật kín. 4.3. Những lưu ý khi bảo quản: - Xếp đá thật khít, không để lỗ trống trong hầm thì đá sẽ lâu tan. - Không nên mở nắp hầm bảo quản đá khi không có việc cần thiết. - Phải cẩn thận để tránh hao hụt đá do vỡ vụn vì va chạm trong quá trình bốc xếp đá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Liệt kê các dụng cụ xử lý cá? 1.2. Liệt kê các dụng cụ, vật tư bảo quản cá? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.2.1: Kiểm tra số lượng và chủng loại dụng cụ, xử lý và bảo quản cá
  27. 27 - Mục tiêu: Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư xử lý và bảo quản cá trước chuyến biển. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu/; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển;, projector, laptop. Bộ dụng cụ xử lý và bảo quản cá còn thiếu, giáo viên đã biết (mỗi nhóm mỗi khác nhau), mỗi nhóm 1 bộ và dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân. - Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm, giáo viên hướng dẫn mỗi nhóm kiểm tra bộ dụng cụ xử lý và bảo quản cá được giao, lập bảng kê những dụng cụ còn thiếu và dụng cụ hư hỏng. - Nhiệm vụ của nhóm: + Lập bảng kê dụng cụ xử lý và bảo quản cá hiện có. + Lập bảng kê dụng cụ xử lý và bảo quản cá còn thiếu, cần bổ sung. + Kiểm tra tình trạng hư hỏng và lập bảng kê dụng cụ xử lý và bảo quản cá hư hỏng hiện có. + Sửa chữa dụng cụ xử lý và bảo quản cá hư hỏng hiện có. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Dụng cụ xử lý và bảo quản cá hiện có trong tình trạng sẵn sàng sử dụng (những hư hỏng đã được sửa chữa). + Bảng kê dụng cụ xử lý và bảo quản cá còn thiếu, cần bổ sung, đúng quy cách, đủ số lượng. 2.2. Bài thực hành số 2.2.2: Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá - Mục tiêu: Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá đúng quy định. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Hầm tàu, mỗi nhóm 1 hầm. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân, bơm nước, vòi phun, bàn chải, chổi cứng. Vật tư: clorua vôi. - Cách thức tiến hành:
  28. 28 Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm, hướng dẫn mỗi nhóm làm vệ sinh hầm bảo quản. - Nhiệm vụ của nhóm: + Bơm nước và dùng vòi phun xịt nước vào rửa khắp bề mặt bên trong hầm cá. + Dùng chổi quét mặt trong hầm cá. + Phun xịt nước vào rửa khắp bề mặt bên trong hầm cá lần 2. + Dùng bàn chải chà khắp bề mặt bên trong hầm cá. + Phun xịt nước vào rửa khắp bề mặt bên trong hầm cá lần 3 (chú ý: nếu thấy nước rửa không còn chất bẩn thì hầm đã sạch, nếu rửa còn chất bẩn thì hầm chưa sạch, phải tiếp tục chà rửa cho đến khi thấy nước rửa không còn chất bẩn). + Bơm nước lườn tàu, không để nước rửa đọng lại dưới lườn tàu. + Pha clorua vôi theo tỷ lệ 1kg clorua vôi với 20 lít nước. + Phun xịt clorua vôi đã pha vào bề mặt bên trong hầm cá trước khi kết thúc công việc. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Hầm tàu sạch (lấy ngón tay quẹt vào vách hầm không còn bẩn) và không có mùi hôi, thúi. 2.3. Bài thực hành số 2.2.3: Xếp nước đá vào hầm bảo quản - Mục tiêu: Xếp nước đá vào hầm bảo quản an toàn, đúng quy định. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Hầm tàu, mỗi nhóm 1 hầm. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân, móc đá, vải bạt đậy. Vật tư: nước đá mỗi nhóm 5 cây. - Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm, hướng dẫn mỗi nhóm xếp đá vào hầm bảo quản, vị trí công việc thay đổi nhau (chuyển đá, xếp đá). - Nhiệm vụ của nhóm: + Chuyển đá từ trên cảng xuống boong tàu. + Chuyển đá từ boong tàu xuống hầm tàu. + Xếp đá vào hầm tàu, đảm bảo khít, vững, không làm nghiêng tàu.
  29. 29 + Đậy vải bạt trực tiếp lên bề mặt lớp đá trên cùng. + Đậy kín nắp hầm đá. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thao tác đảm bảo an toàn. + Đá xếp khít vào nhau. + Sau khi xếp đá xong có đậy vải bạt, có đậy kín nắp hầm. + Không làm tàu bị nghiêng. C. Ghi nhớ: 1. Dụng cụ xử lý cá gồm: chày đập cá, dùi chọc não cá, dây chọc tủy cá, cưa, dao các loại 2. Dụng cụ bảo quản cá gồm: hầm cách nhiệt, thùng hạ nhiệt, máy xay đá, vải bạt 3. Xếp nước đá trong hầm bảo quản phải thật khít để đá lâu tan.
  30. 30 Bài 3: Chuẩn bị mồi câu trước chuyến biển Mã bài: MĐ 02-03 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị mồi câu trước chuyến biển; - Chuẩn bị được mồi câu trước chuyến biển theo lệnh của thuyền trưởng. A. Nội dung: 1. Chọn mồi câu: 1.1. Tìm hiểu về mồi câu cá ngừ đại dương: Mồi câu được sử dụng cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương thường là: cá nục, cá trích, cá chuồn, cá thu đao, cá măng, mực, Để chủ động, người ta thường sử dụng mồi được ướp nước đá hoăc đông lạnh, mua từ bờ. Mồi ướp đá hoặc đông lạnh không nhạy bằng mồi cá tươi và để giảm chi phí, nên một số ngư dân ở miền Trung nước ta, chỉ dùng mồi này cho những mẻ câu đầu tiên, sau đó họ tự bắt mồi ở biển bằng cách dùng lưới chuồn và câu (thẻ) mực. Trọng lượng con mồi sử dụng thường từ 200 đến 300 gr. Yêu cầu về độ tươi của mồi câu rất cao, nếu không mồi sẽ không hấp dẫn được cá và rất dễ bị tan trong nước khi ở độ sâu lớn. Mồi câu bằng cá nục và cá thu có ưu điểm tạo được mùi lan tỏa trong phạm vi rộng, thu hút được cá. Cá nục mắt to (cá trao tráo) Cá nục sò Cá nục bông Cá trích
  31. 31 Cá thu ngáng Cá măng (Milkfish) Cá chuồn Mực ống Hình 2.3.1. Mồi câu cá ngừ đại dương 1.2. Cách chọn mồi câu: Cách chọn mồi câu để mua như sau: - Chọn loại hải sản thích hợp như cá thu, cá nục, mực ống, - Chọn hải sản thật tươi. - Chọn trọng lượng từ 200 - 300 gr/con và tương đối đồng đều. - Chọn giá cả hợp lý. 1.3. Những lưu ý khi chọn mua mồi câu: - Tính toán số lượng mồi câu cần dùng cho cả chuyến biển. Ví dụ: với vàng câu theo Hình 1.1.1. (Bài 1, Mô đun 01), ta có vàng câu với 1.050 dây nhánh, sử dụng 1.050 con mồi trong 1 mẻ câu, chuyến biển có khả năng khai thác từ 20 - 25 mẻ câu. Như vậy số lượng mồi câu tối đa cần dùng là: 300 gr x 1050 lưỡi câu x 25 mẻ = 7.875 kg  8 tấn mồi (tuy nhiên, với ngư dân, do tiết kiệm chi phí, nên họ chỉ chuẩn bị mồi đủ cho một vài lần thả câu đầu, những lần sau họ kiếm mồi trong chuyến biển bằng lưới chuồn và câu mực). - Nên mua mồi câu từ những tàu đánh bắt bằng lưới vây, mồi câu thường tốt hơn. 2. Bảo quản mồi câu: 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc bảo quản mồi câu: Mục đích của việc bảo quản mồi câu là giữ cho mồi câu thật tươi trong suốt chuyến biển. Nếu mồi câu không tươi sẽ không hấp dẫn được cá và có thể bị biến dạng khi làm việc ở độ sâu lơn.
  32. 32 Hình 2.3.2. Mồi câu bị biến dạng do áp lực nước theo độ sâu 2.2. Cách bảo quản: Cách bảo quản như sau: - Rửa sạch khay đựng cá. - Xay đá cây thành đá viên có kích thước khoảng 2-3 cm. - Rửa sạch cá; loại bỏ: tạp chất, cá bị dập, cá nhỏ (cá có trọng lượng dưới 200 gr). - Xếp vào khay đựng, cứ 1 lớp đá xay (kích thước 2-3 cm), 1 lớp cá. - Lót 1 lớp đá dưới đáy hầm bảo quản, tốt nhất là đá cây. - Đưa các khay đựng cá vào hầm bảo quản bằng cách phủ đá xay chung quanh, và chồng các khay lên nhau. - Đậy vải bạt cách nhiệt và đậy nắp hầm bảo quản. 2.3. Những lưu ý khi bảo quản mồi câu: - Cá xếp trong mỗi khay nên có số lượng con là như nhau để thuận tiện khi sử dụng. - Hạn chế dở nắp hầm bảo quản, dở xong phải đậy ngay.
  33. 33 - Thường xuyên kiểm tra chất lượng mồi trong hầm bảo quản, nếu thấy đá bị vơi phải thêm vào ngay cho đầy. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Kể tên các loại mồi câu thích hợp đối với nghề câu cá ngừ? 1.2. Trình bày nội dung chọn mồi câu? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.3.1: Chọn mồi câu - Mục tiêu: Chọn mồi câu đúng loại cá, đúng trọng lượng và chất lượng. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân, khay đựng cá. Vật tư: mỗi người 2 kg cá, trong đó có 1 kg mồi câu. - Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học viên lựa mồi câu, sau đó học viên tự làm. - Nhiệm vụ của từng học viên: + Chọn đúng loại cá làm mồi câu. + Chọn đúng trọng lượng cá làm mồi câu (100gr-300gr/con). + Chọn đúng chất lượng mồi câu. - Thời gian hoàn thành: 20 phút /học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mồi câu lựa xong phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: + Đúng loại (không lẫn cá tạp). + Đúng cỡ (không lẫn cá < 100gr). + Đúng chất lượng (không lẫn cá ươn, không biến dạng ) 2.2.Bài thực hành số 2.3.2: Bảo quản mồi câu - Mục tiêu: Học viên bảo quản được mồi câu mua sẵn, đúng kỹ thuật. - Nguồn lực:
  34. 34 Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân, khay đựng cá. Vật tư: mồi câu 15 kg/học viên; nước đá 20 kg/học viên. - Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên trong nhóm sẽ xếp mồi câu có nước đá bảo quản vào khay đựng. - Nhiệm vụ của học viên: + Rải lớp đá bảo quản ở đáy khay, dày 5 cm. + Xếp mồi câu thành 1 lớp (chiều dài cá song song với chiều dài khay). + Rải lớp đá lên lớp cá đã xếp, dày 5cm. + Xếp mồi câu thành lớp (chiều dài cá vuông góc với chiều dài khay). + . + Trên cùng là lớp đá dày 5 cm phủ lên bề mặt. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mồi câu xếp thứ tự trong khay theo từng lớp; lớp xếp theo chiều dọc xen kẽ lớp xếp theo chiều ngang của khay. Giữa các lớp mồi là lớp đá dày 5 cm; trên bề mặt và dưới đáy khay có lớp đá dày 5 cm. C. Ghi nhớ: 1. Mồi câu thích hợp cho nghề câu cá ngừ là: cá thu, cá nục, cá chuồn, mực ống, 2. Phải giữ mồi câu thật tươi trong suốt chuyến biển. 3. Mồi câu được xếp vào khay đựng để bảo quản phải có số lượng như nhau.
  35. 35 Bài 4: Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng lưới rê cá chuồn Mã bài: MĐ 02-04 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung công việc bắt mồi câu bằng lưới rê cá chuồn; - Chuẩn bị được mồi câu trong chuyến biển bằng lưới rê cá chuồn. A. Nội dung: 1. Tìm hiểu về lưới rê cá chuồn: 1.1. Tìm hiểu về hoạt động: Lưới rê là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý cá đóng vào lưới. Lưới có dạng hình chữ nhật. Người ta giăng vàng lưới trên đường di chuyển của cá để khi cá đi qua sẽ bị vướng vào lưới. Căn cứ vào tầng nước hoạt động, ta có lưới rê tầng mặt, lưới rê tầng đáy. Hình 2.4.1. Lưới rê tầng mặt Hình 2.4.1. Lưới rê tầng đáy Căn cứ vào đối tượng đánh bắt, ta có: lưới rê thu ngừ, lưới quàng (đánh cá đuối, cá nhám), lưới gộc, lưới chuồn, Căn cứ vào số lớp lưới, ta có: lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, Căn cứ số tầng lưới, ta có: lưới rê một tầng, lưới rê nhiều tầng (lưới rê hỗn hợp), Căn cứ vào hình thức hoạt động, ta có: lưới rê trôi, lưới rê cố định. Căn cứ vào chỉ lưới, ta có: lưới cước, lưới nylon, Lưới rê cá chuồn là loại lưới rê trôi, tầng mặt, đối tượng đánh bắt chính là cá chuồn. Lưới hoạt động ở vùng biển khơi. Hình 2.4.3. Vàng lưới rê trôi, tầng mặt
  36. 36 Trên tàu câu cá ngừ đại dương, người ta sử dụng lưới rê cá chuồn là để bắt mồi câu, nhằm tiết kiệm chi phí mua mồi câu và có mồi tốt hơn mồi đông lạnh hoặc mồi ướp nước đá, để câu cá ngừ. 1.2. Tìm hiểu về vàng lưới: Lưới rê cá chuồn có dạng hình chữ nhật, như Hình 2.4.4. Hình 2.4.4. Bản vẽ kỹ thuật lưới rê cá chuồn Chú thích: 1. Tay lưới - 100PL10x60x30: 100 Phao nhựa plastic, kích thước 10x60x30 (mm)
  37. 37 2. Giềng phao - 2x44,30PA MONOФ1,4: Giềng phao đôi, bằng dây 3. Giềng chì cước PA, đường kính 1,4 mm, chiều dài 44,3 m 4. Áo lưới - E = 6,8: Hệ số rút gọn ngang ở giềng phao 5. Phao - 36: Chiều cao tay lưới là 36 m 6. Chì - 46 mm: Kích thước mắt lưới 2a = 46 mm 7. Vàng lưới - 1417: Số mắt lưới theo chiều ngang - 30PA MONOФ0,35: Chỉ áo lưới là cước PA, đường kính 0,35 mm - 0,44: Khoảng cách giữa chiếc 2 phao là 0,44 m - 0,25: Khoảng cách giữa 2 viên chì là 0,25 m - Pb 40g: Trọng lượng một viên chì là 40 gam - x100: Vàng lưới có chiều dài là 100 tay lưới 2. Khai thác bằng lưới rê cá chuồn: 2.1. Chuẩn bị thả lưới: - Đưa lưới từ hầm chứa lên boong tàu bên mạn trái. - Cắm một trụ trên be gió để ngăn không cho lưới tấp vào mạn tàu khi thả. - Hai thủy thủ vào vị trí làm việc bên mạn trái. 2.2. Thả lưới: - Thả lưới khi có lệnh của thuyền trưởng, đầu tiên là thả cờ lưới (đã liên kết với lưới). Tốc độ thả lưới thường từ 2 đến 4 hải lý/giờ. - Để lưới tuôn tự nhiên xuống nước dưới tác dụng của tốc độ tàu, một thủy thủ đứng theo dõi, điều chỉnh lưới khi thả, để lưới tuôn xuống nước một cách tuần tự. Hình 2.4.5. Thả cờ lưới Hình 2.4.6. Thả lưới - Chuyển lưới từ hầm lên boong đồng bộ với lưới được thả. - Liên kết phần cuối của lưới với cờ lưới. Việc thả lưới kết thúc khi thả cờ liên kết với phần cuối của lưới.
  38. 38 2.3. Ngâm lưới: - Để lưới trôi tự nhiên dưới tác dụng của dòng chảy. - Thủy thủ trực ca phải thường xuyên quan sát khu vực thả lưới tránh sự cố xảy ra. - Thời gian ngâm lưới phụ thuộc vào thời gian ngâm câu, phải kéo lưới lên xong trước khi kéo câu. 2.4. Thu lưới và xử lý sản phẩm khai thác: - Thu cờ phao đầu lưới. - Kéo lưới đồng bộ với tốc độ tàu chạy tới do thủy thủ 1 đảm nhiệm. - Gỡ cá đóng vào lưới do thủy thủ 2 đảm nhiệm. Thủy thủ 3, thủy thủ 4 xếp cá vào khay và bảo quản cá. Hình 2.4.7. Cá đóng vào lưới - Xếp lưới xuống hầm và làm dấu những chỗ lưới rách do thủy thủ 5 đảm nhiệm.
  39. 39 Hình 2.4.8. Thu lưới - Thu lưới kết thúc khi cờ cuối đầu lưới đã thu xong. 3. Sửa chữa lưới rê cá chuồn: 3.1. Vá lỗ lưới rách: Hư hỏng thường gặp của lưới rê là lưới bị rách. Để vá lỗ lưới rách, ta làm như sau: - Vô chỉ lưới vào ghim đan lưới (chỉ lưới có cùng cỡ với chỉ lưới của tấm lưới). Hình 2.4.9. Ghim đan lưới Hình 2.4.10. Các nút nối chỉ lưới - Cắt lỗ lưới rách trước khi vá. Nguyên tắc cắt lưới để vá là cắt lỗ rách sao cho có 2 chân 3 (1 chân 3 để vào chỉ vá, và 1 chân 3 để ra chỉ vá), còn lại là chân 2 như Hình 2.4.12. - Nối chỉ lưới vào chân 3 (1) bằng nút như Hình 2.4.10. - Men theo lỗ rách, liên kết chỉ lưới với các chân 2 theo tứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
  40. 40 Hình 2.4.11. Tấm lưới bị rách Hình 2.4.12. Cắt và vá lỗ rách 1) Chân 3 vào – 14) Chân 3 ra 2-13) Các chân 2 - Chỉ lưới thoát khỏi lỗ rách tại chân 3 (14). 3.2. Sươn ghép lưới: Sươn ghép lưới là để nối các tấm lưới lại với nhau. Sươn ghép lưới theo chiều ngang Sươn ghép lưới theo chiều dọc Hình 2.4.13. Sươn ghép lưới 3.3. Bảo quản lưới: Để tăng tuổi thọ và hiệu quả đánh bắt của vàng lưới, ta cần thực hiện những điều sau: - Lưới phải được giặt sạch khi ngưng khai thác.
  41. 41 - Các lỗ rách phải được vá; các mối dây, các trang bị lưới bị đứt, mòn, hư hỏng phải kịp thời sửa chữa, thay thế. - Sau mỗi chuyến biển, lưới phải được giặt lại bằng nước ngọt, sửa chữa, phơi khô; sau đó xếp lại gọn gàng, ngăn nắp và phải có bạt che. - Lưới được để ở nơi thoáng mát, khô ráo. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Mô tả vàng lưới rê cá chuồn? 1.2. Trình bày nội dung của việc khai thác cá chuồn bằng lưới rê? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.4.1: Thả lưới rê cá chuồn - Mục tiêu: Thả được lưới rê cá chuồn. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân, vàng lưới rê cá chuồn 200 m. Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm; hướng dẫn, sau đó học viên thay phiên nhau làm các việc như: chuyển lưới lên boong tàu, thả lưới. Nếu không có điều kiện lên tàu thì 1 học viên cầm đầu lưới chạy với tốc độ tàu (tương đương tốc độ đi bộ 4 km/giờ), 1 học viên thả lưới, 2 học viên chuyển lưới và 1 học viên quan sát. Các học viên thay phiên nhau thực hiện công việc. - Nhiệm vụ của nhóm: Phân công thành 5 vị trí: 1 học viên chuẩn bị lưới, 1 học viên thả giềng phao, 1 học viên thả giềng chì, 1 học viên thả thịt lưới, 1 học viên thả cờ lưới. Luân phiên thay đổi vị trí khi thực hành, cho đến khi mỗi 1 học viên đều thực hiện được công việc của 5 vị trí này. + Xếp lưới trước khi thả: xếp riêng giềng phao, thịt lưới, giềng chì; giềng chì xếp về phía đuôi tàu, giềng phao xếp về phía mũi tàu; theo thứ tự phần lưới thả trước tiên xếp trên cùng, phần lưới thả cuối, xếp dưới cùng. + Đặt một trụ hình tròn ở mạn tàu tại vị trí thả giềng chì, để ngăn không cho lưới tấp vào mạn tàu khi thả. + Liên kết cờ lưới với đầu lưới thả trước tiên.
  42. 42 + Thả giềng chì trước, giềng chì sẽ kéo phần thịt lưới và giềng phao tuôn theo. + Giềng chì, thịt lưới, giềng phao tự động tuôn xuống nước do tàu chạy, khi đó chỉ cần theo dõi để giữ cho giềng chì, thịt lưới, giềng phao không bị rối khi thả. + Liên kết với cờ lưới với đầu lưới thả cuối cùng. Việc thả lưới kết thúc khi thả xong cờ lưới này. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thả lưới không bị vướng và đảm bảo thời gian (mỗi người trong nhóm đều thả lưới được 1 lần với thời gian toàn bộ là 12 phút). 2.2. Bài thực hành số 2.4.2: Thu lưới rê cá chuồn - Mục tiêu: Thu được lưới rê cá chuồn. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ: bảo hộ lao động cá nhân,vàng lưới rê cá chuồn đã thả. Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm, hướng dẫn, sau đó học viên thay phiên nhau làm các việc như: kéo lưới, gỡ cá, bảo quản cá, xếp lưới vào hầm tàu. - Nhiệm vụ của nhóm: Phân công thành 5 vị trí: 1 học viên giềng phao, 1 học viên kéo giềng chì, 1 học viên kéo thịt lưới, 1 học viên gỡ cá, 1 học viên thu cờ lưới. Luân phiên thay đổi vị trí khi thực hành, cho đến khi mỗi 1 học viên đều thực hiện được công việc của 5 vị trí này. + Thu cờ lưới và bảo quản cá. + Thu giềng phao. + Thu thịt lưới. + Thu giềng chì. + Gỡ cá. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
  43. 43 Lưới thu đến đâu các việc như: gỡ cá, bảo quản cá, xếp lưới vào hầm tàu được hoàn tất đến đó, không có sai sót. 2.3. Bài thực hành số 2.4.3: Vá lỗ lưới rách - Mục tiêu: Vá được lỗ lưới rách. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ vật tư cho mỗi học viên: 1 bô đồ bảo hộ lao động cá nhân, 1 tấm lưới rách, 1 ghim đan, 1 kéo, chỉ vá lưới vừa đủ. Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên cắt và vá lỗ lưới rách. - Nhiệm vụ của học viên: + Cắt lỗ lưới rách để vá. + Cài chỉ vá lưới vào ghim đan. + Liên kết chỉ vá với chân 3 vào. + Vá lỗ rách. + Liên kết chỉ vá với chân 3 ra và cắt chỉ vá ra khỏi tấm lưới, kết thúc việc vá lưới. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Lỗ lưới rách được vá kín; chỉ có chân 4, không có chân 3/chân 5; các gút lưới chặt, các cạnh mắt lưới đều. C. Ghi nhớ: 1. Lưới rê cá chuồn có dạng hình chữ nhật, đánh bắt theo nguyên lý cá đóng vào lưới. 2. Đối tượng đánh bắt là cá chuồn. Việc đánh bắt cá chuồn là để làm mồi cho vàng câu cá ngừ. 3.Cắt lỗ lưới rách để vá theo nguyên tắc chừa 2 chân 3, còn lại là chân 2.
  44. 44 Bài 5: Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển bằng câu mực Mã bài: MĐ 02-05 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung công việc bắt mồi câu bằng câu mực; - Chuẩn bị được mồi câu trong chuyến biển bằng câu mực. A. Nội dung: 1. Tìm hiểu về câu mực: Câu mực là ngư cụ khai thác theo phương pháp bị động. Đối tượng đánh bắt là các loài mực ống, mực đại dương Nghề câu mực đã được ngư dân ở hầu hết các tỉnh ven biển nước ta sử dụng để khai thác mực. Câu mực là một nghề khai thác, sản phẩm chính là mực ống, nhưng với tàu câu cá ngừ đại dương việc câu mực là để lấy mực làm mồi câu. Hình 2.5.1. Tàu chở thúng câu mực ra Hình 2.5.2. Mực ống, đối tượng chính khơi của nghề câu mực Việc câu mực được tiến hành khi đang ngâm vàng câu, vào ban đêm. Tàu thả các thuyền thúng ở gần vị trí vàng câu để câu mực. Trên thuyền thúng gồm 1 hoặc 2 thủy thủ, trang bị gồm: áo phao cá nhân, áo mưa, ống câu, đèn măng- xông hoặc đèn điện sử dụng bình ắc-quy, ống câu, mái chèo, neo bằng khối xi măng, dầu hỏa, nước ngọt,
  45. 45 Chú thích: 1. Ống câu 2. Dây câu chính 3. Dây câu nhánh 4. Lưỡi câu 5. Chì ___ - PA MONOФ0,7: Cước PA, đường kính 0,7 mm - 1,20PA MONOФ0,7: Cước PA, đường kính 0,7 mm, dài 1,2 m - Pb100g: Chì nặng 100 gam - WD: Vật liệu gỗ - Colour Plastic: Nhựa màu Hình 2.5.3. Bản vẽ kỹ thuật câu mực Bộ phận chính của câu mực là ống câu (bao gồm dây câu) và đèn thắp sáng để lôi cuốn mực đến vùng sáng. Hình 2.5.4. Ống câu, dây câu, lưỡi câu Hình 2.5.5. Đèn câu mực Dây câu bằng cước, dài 20-30 m, đường kính 0,7 mm. Mỗi dây câu có thể buộc từ 1-3 lưỡi câu, cách nhau 2-3 m và có thể buộc kết hợp thêm các chùm vải kim tuyến. Cuối dây câu có dằn chì để dây câu dễ chìm.
  46. 46 Hình 2.5.6. Lưỡi câu mực Lưỡi câu mực thường là loại lưỡi kép, không ngạnh, nhưng rất sắc, rất dễ móc vào đầu hoặc thân mực khi giựt dây câu. Hình 2.5.7. Chùm kim tuyến Hình 2.5.8. Mồi giả câu mực Nguồn sáng, thường là đèn măng-xông, ánh sáng đèn điện sử dụng bình ắc- quy (nếu câu riêng rẽ trên các thúng câu hoặc xuồng nhỏ) hoặc từ ánh sáng điện sử dụng máy phát điện nếu câu tập thể trên tàu thuyền lớn. Vợt xúc mực làm bằng lưới cước PA hoặc lưới PE, có cán dài 50-100 cm. Độ sâu túi vợt khoảng từ 100-150 cm, đủ để giữ không cho mực thoát trở ra miệng lưới. Câu mực sử dụng mồi thật thì kích thước lưỡi câu lớn hơn câu mực mồi giả, thân lưỡi câu dùng để mắc mồi (các loại cá, tôm), trọng lượng của mồi tạo sức chìm đến độ sâu cần thiết.
  47. 47 Hình 2.5.9. Vợt xúc mực Hình 2.5.10. Chì Hình 2.5.11. Bộ dụng cụ câu mực Hình 2.5.12. Đèn câu mực sử dụng pin Hình 2.5.13. Đèn điện 12-24v sử dụng Hình 2.5.14. Đèn măng-xông sử dụng bình ắc-quy dầu hỏa 2. Điều khiển thuyền thúng câu mực: 2.1. Tìm hiểu thuyền thúng: Một chiếc thuyền thúng thông thường có đường kính vành 2 mét, cao 0,8 mét, sức chở từ 5 đến 6 người.
  48. 48 Nguyên liệu chính để làm thuyền thúng là tre. Sau khi làm xong, người ta quét dầu rái, hắc ín hoặc nhựa composit để thuyền kín nước và để bảo vệ nan tre không bị hư hỏng do tác động của môi trường. Hình 2.5.15. Thuyền thúng Hình 2.5.16. Mái chèo 2.2. Cách điều khiển thuyền thúng: Để điều khiển thuyền thúng người ta dùng mái chèo để đẩy thuyền thúng di chuyển. Hình 2.5.17. Chèo thuyền thúng Hình 2.5.18. Ngồi trên thuyền thúng để giữ thăng bằng Thuyền thúng có tính ổn định cao, nhưng khi ta đứng trên thúng rất khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã do thúng quay tròn hoặc nghiêng. Khi xuống thúng, ta nên ngồi và giữ ổn định bằng cách nắm vào thành thúng. 3. Khai thác mực bằng câu: Bao gồm các bước: Chuẩn bị, thắp đèn và câu mực. 3.1. Chuẩn bị: - Sắp xếp các dụng cụ câu xuống thúng.
  49. 49 - Tàu đưa thúng đến vị trí câu và thả thúng xuống biển. Hình 2.5.19. Tàu đưa thuyền thúng Hình 2.5.20. Khối xi măng làm neo để đến vị trí câu và thả xuống biển hạn chế sự trôi của thúng - Thả neo xi măng để hạn chế sự trôi dạt của thúng (khối xi măng này thả lơ lửng trong nước). 3.2. Thắp đèn: Thắp trước khi câu ít nhất 15 phút để mực phát hiện ra nguồn sáng và tập trung vào vùng phát sáng. Khi thấy mực tập trung khá nhiều thì ta tiến hành thả câu. 3.3. Câu có mồi: - Mồi được móc vào lưỡi câu, rồi thả xuống. Hình 2.5.21. Mực dính vào lưỡi câu Hình 2.5.22. Dùng vợt để xúc mực khi kéo mực đến gần thuyền thúng - Thu dây câu bằng một tay, một tay kia giựt dây câu chạy lên, chạy xuống để mực phát hiện ra mồi, mực sẽ bám theo mồi để ăn và bị vướng lưỡi câu. Mồi câu có thể là các loại cá chết, rắn, dạng còn tươi. Nếu câu hết mồi ta có thể lấy mực mà ta đã câu được để làm mồi câu tiếp.
  50. 50 - Khi mực mắc vào lưỡi câu, ta kéo đến gần thúng và dùng vợt để xúc. 3.4. Câu không mồi: - Buộc các chùm vải kim tuyến gần các lưỡi câu. - Thả dây câu. Sau khi thả xong, ta vừa thu dây, vừa di động dây lên xuống. Lúc này nếu mực phát hiện ra chùm vải kim tuyến sẽ bu bám vào vải và bị mắc bởi lưỡi câu. Nếu không có lưỡi, mực sẽ tiếp tục đeo bám dần lên tới mặt nước, khi này ta nhanh chóng dùng vợt để xúc mực. Chú ý: Khi ta xúc mực ta phải lựa thế xúc từ đuôi, bởi vì khi mực phát hiện ra nguy cơ bị bắt, chúng sẽ lùi mạnh ra sau và bị lọt vào túi vợt. 3.5. Kết thúc: Công việc câu mực kết thúc khi tàu vớt các thúng lên để chuẩn bị thu vàng câu cá ngừ, tiến hành như sau: - Xếp thúng lên boong tàu. - Đưa mực vào hầm bảo quản. - Cất dụng cụ câu mực vào kho. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Mô tả dụng cụ câu mực? 1.2. Trình bày các bước thực hiện câu mực? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.5.1: Điều khiển thuyền thúng - Mục tiêu: Điều khiển được thuyền thúng đi thẳng, sang phải, sang trái, đi lùi một cách an toàn. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ vật tư cho mỗi nhóm: 1 phao áo cá nhân, 1 thuyền thúng, 1 mái chèo. Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm. Giáo viên theo mỗi nhóm xuống thúng để hướng dẫn, sau đó học viên thực hành. - Nhiệm vụ của nhóm:
  51. 51 Các nhóm ngồi cân bằng trên thúng (thúng không bị nghiêng), tay vịn vào thành thúng. Luân phiên từng học viên chèo thúng. + Ngồi cân bằng trên thúng, hai tay cầm mái chèo. + Đưa mái chèo về phía trước gần hết 1với tay, cắm mái chèo xuống nước theo chiều thẳng đứng, cùng lúc người cúi xuống, khi phần bản của mái chèo ngập trong nước, kéo mái chèo về phía thân mình, thúng sẽ đi tới. + Đưa thúng sang phải, sang trái bằng cách đưa mái chèo xuống nước về phía phải hay phía trái. + Điều chỉnh hướng đi bằng cách xoay mái chèo sang phải/sang trái khi mái chèo đang ngâm trong nước một cách thích hợp. + Chạy lùi bằng cách quay phải/trái để thúng xoay về hướng phía sau (thúng có thể xoay tại chỗ). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên bơi thúng di chuyển theo đường thẳng, sang phải, sang trái mà thúng không bị xoay tròn. 2.2. Bài thực hành số 2.5.2: Câu mực - Mục tiêu: Sử dụng được câu mực. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ vật tư cho mỗi nhóm: 1 phao áo cá nhân, 1 thuyền thúng, 1 mái chèo, 1 đèn tập trung mực, 1 dây đá neo, 1 ống câu mực. - Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 học viên/nhóm. Giáo viên theo mỗi nhóm xuống thúng để hướng dẫn, sau đó học viên thực hành. - Nhiệm vụ của nhóm: Học viên trong nhóm luân phiên thực hiện cho đến khi làm được, như sau: + Thắp đèn. + Bơi thúng đến vị trí để câu mực. + Thả đá dằn để hạn chế trôi thúng. + Quăng câu mực ra xa về phía có vùng sáng. + Cuốn dây câu từ từ, thỉnh thoảng giựt dây câu để mồi câu sinh động, dễ dẫn dụ mực đến chụp mồi.
  52. 52 + Lấy vợt xúc mực nhanh chóng khi kéo mực lên gần đến mặt nước. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên thao tác câu mực đúng hướng dẫn. C. Ghi nhớ: 1. Các bộ phận chính của vàng câu mực gồm: ống câu, dây câu, lưỡi câu và mồi. 2. Câu mực thường thực hiện vào ban đêm, phải thắp sáng để tập trung mực để câu. 3. Mồi câu mực có thể là mồi thật hoặc mồi giả.
  53. 53 Bài 6: Chuẩn bị công tác an toàn Mã bài: MĐ 02-06 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị công tác an toàn; - Chuẩn bị được công tác an toàn theo lệnh của thuyền trưởng. A. Nội dung: Việc chuẩn bị công tác an toàn chuyến biển cho tàu cá là rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành, bại của chuyến biển. An toàn trong khai thác thủy sản là sự đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình hoạt động khai thác. Để góp phần đảm bảo an toàn, thuyền viên phải hiểu được các tai nạn tiềm ẩn trên tàu, biện pháp phòng tránh và ứng phó, cách sử dụng các trang thiết bị hiện có trên tàu. Nội dung bao gồm: - Trang bị máy điện hàng hải. - Trang thiết bị cứu sinh hiện có trên tàu và cách sử dụng. - Tai nạn, sự cố thường xảy ra trên tàu và cách phòng tránh. - Trang thiết bị cứu hỏa hiện có trên tàu và cách sử dụng. - Trang bị bảo hộ cá nhân. 1. Trang bị máy điện hàng hải: Các loại máy điện hàng hải tối thiểu phải có gồm: Máy định vị, máy đo sâu, máy vô tuyến tầm phương, máy thông tin vô tuyến tầm xa, ra-đi-ô, máy thu bản đồ thời tiết Máy định vị GPS Máy đo sâu, dò cá
  54. 54 Máy vô tuyến tầm phương Máy thông tin vô tuyến tầm xa Ra-đi-ô Máy thu bản đồ thời tiết Hình 2.6.1. Máy điện hàng hải - Máy định vị: giúp ta biết vị trí hiện tại của tàu. - Máy đo sâu dò cá: giúp ta biết độ sâu tại vị trí tàu và giúp ta phát hiện đàn cá. - Máy vô tuyến tầm phương: giúp ta biết vị trí của các phao vô tuyến gắn trên vàng câu, nhờ đó mà biết vị trí của vàng câu. - Máy thông tin vô tuyến tầm xa: giúp ta liên lạc với tàu bạn, với đất liền, - Ra-đi-ô: để nghe dự báo thời tiết. - Máy thu bản đồ thời tiết: giúp ta biết tình hình thời tiết. Việc chuẩn bị này chủ yếu là của thuyền trưởng.
  55. 55 2. Cứu sinh: 2.1. Tìm hiểu về công tác cứu sinh: Để đảm bảo an toàn cuộc sống trên biển, các tàu đều phải trang bị đầy đủ các phương tiện cứu sinh theo công ước quốc tế năm 1960, đảm bảo an toàn sinh mạng của con người trên biển. Mỗi thuyền viên cần phải hiểu biết về những trang thiết bị cứu sinh và có khả năng sử dụng chúng. Một số trang thiết bị cứu sinh như: xuồng cứu sinh (lifeboats), xuồng cứu nạn (rescure boats), phao bè (liferafts), phao tròn (lifebuoys), phao cá nhân (lifejackets), pháo dù (parachute signals), pháo khói (smoke signals), thiết bị báo vị trí sự cố (EPIRB), cờ hiệu để thông báo cấp cứu (flag signals), đèn pin đánh mooc. - Xuồng cứu sinh: xuồng cứu sinh là một phương tiện cấp cứu tập thể dùng trên các tàu có kích thước lớn nhằm duy trì cuộc sống của thuyền viên khi tàu đắm và chờ đợi tàu cứu. Số lượng và kích thước của xuồng cứu sinh phụ thuộc vào kích thước của tàu và số lượng thuyền viên trên tàu. Xuồng cứu sinh Bè cứu sinh bơm hơi Bè cứu sinh cứng Phao tròn cứu sinh Hình 2.6.2. Một số trang bị cứu sinh
  56. 56 Để đảm bảo cho người bị nạn ở trên xuồng có thể duy trì cuộc sống và tiếp tục hành trình; mỗi xuồng được trang bị lương thực, nước ngọt, thuốc cấp cứu, cột buồm, mái chèo, dầu thắp sáng, còi hoặc phương tiện để phát âm hiệu, máy thu phát tín hiệu có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. - Xuồng cứu sinh luôn được treo trên giá đỡ, ở tư thế sẵn sàng làm việc. Xuồng phải được bảo quản, chăm sóc một cách thường xuyên và chu đáo, đảm bảo an toàn với độ tin cậy cao nhất. - Bè cứu sinh cũng là một phương tiện cấp cứu tập thể, gồm có hai loại: bè cứu sinh bơm hơi và bè cứu sinh loại cứng. Trên bè phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy định để giúp cho người ở trên bè có thể hoạt động bình thường. Số lượng người tối đa mà bè có thể chở được không vượt quá 25 người đối với loại bè bơm hơi và không vượt quá 30 người đối với loại bè cứng. Bè bơm hơi phải được đặt trong hòm có sức nổi riêng và có khả năng chịu đựng sự hao mòn do môi trường. Hòm chứa bè phải được đặt ở nơi thuận tiện và có khả năng thả xuống nước nhanh chóng trong trường hợp cấp cứu. Bè cứng cũng phải được đặt ở vị trí thuận lợi để khi cần thiết có thể sử dụng dễ dàng và trong điều kiện tàu bị đắm bè vẫn có thể nổi được. - Phao cứu sinh cá nhân: là một phương tiện cấp cứu dùng cho người. Phao được bố trí ở những nơi có khả năng ném nhanh xuống nước. Số lượng phao trang bị trên tàu tùy thuộc vào tính chất, cỡ loại và phạm vi hoạt động của tàu. - Áo phao cứu sinh: cũng là một phương tiện cấp cứu cá nhân trên biển. Khi sử dụng, áo phao được buộc chặt vào người, giúp cho người bị nạn khi bất tỉnh vẫn có có khả năng nổi ngửa mặt khỏi mặt nước với tư thế nghiêng đứng về phía sau. Số lượng áo phao trang bị trên tàu tùy thuộc vào số lượng người trên tàu. Tất cả các tàu phải trang bị tối thiểu cho mỗi thuyền viên một áo phao đảm bảo chất lượng tốt. Áo phao phải được đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng khi cần. Áo phao cứu sinh cứng Áo phao cứu sinh tự thổi Hình 2.6.3. Áo phao cứu sinh
  57. 57 2.2. Thực tập công tác cứu sinh: 2.2.1. Cứu người rơi xuống biển: Người ngã xuống nước khi tàu đang hoạt động trên biển là một tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với người đi biển. Sự sống của người bị nạn phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng phát hiện và tốc độ của quá trình cứu vớt. Bởi vậy, khi có người rơi xuống biển phải tiến hành các công việc cứu vớt người bị nạn một cách khẩn trương, linh hoạt và thận trọng để có hiệu quả tốt nhất. Các công việc cần thực hiện là: - Ném nhiều phao cứu sinh cá nhân cho người bị nạn. Đồng thời thông báo cho người trực ca và thuyền viên trên tàu biết về phía mạn tàu xảy ra tai nạn. Hình 2.6.4. Ném phao cho người bị Hình 2.6.5. Treo cờ chữ O "tàu tôi có nạn người rơi xuống biển” - Treo cờ chữ “O” hoặc phát tín hiệu “có người rơi xuống biển” bằng bất kỳ phương pháp nào để cho các tàu trong vùng biết và có biện pháp giúp đỡ. - Các thủy thủ phải tiến hành chuẩn bị các phương tiện cứu vớt theo sự phân công để vớt người bị nạn, khi có báo động “có người rơi xuống biển”. - Tàu tiếp cận người bị nạn phải hết sức thận trọng để tránh tai nạn lườn tàu đè lên người hoặc gây nên va đập, nhất là trong điều kiện sóng to gió lớn - Dừng tàu ở khoảng cách 20-30 m và dùng xuồng cứu sinh tiếp cận nạn nhân. Trong trường hợp sóng to gió lớn, không có khả năng thả xuồng cứu sinh, có thể điều động tàu đến dưới gió ở khoảng cách nhỏ, dùng dây buộc vào phao cứu sinh thả xuống nước cùng với một thủy thủ có khả năng bơi tốt để dìu người bị nạn về sát mạn tàu và đưa lên tàu.
  58. 58 2.2.2. Tín hiệu cấp cứu: Tín hiệu cấp cứu chỉ được phát khi tàu trong tình trạng có nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc con tàu, cần sự giúp đỡ ngay. Tín hiệu cấp cứu chỉ dùng cho cấp cứu, không được dùng cho các trường hợp khác và chỉ được phát khi có lệnh của thuyền trưởng. Phát tín hiệu cấp cứu, có thể dùng riêng rẽ hay đồng thời các tín hiệu sau: 1. Bắn pháo hiệu màu đỏ 2. Đốt lửa trên tàu 3. Treo một quả cầu đen với 1 vật hình vuông đen 4. Treo cờ tín hiệu quốc 5. Tạo ra đám khói 6. Tạo ra vệt nước màu tế NC màu da cam bất kỳ SOS 7. Phát tín hiệu SOS 8. Dang 2 cánh tay và đưa 9. Cứ mỗi phút bắn bằng đèn, bằng âm lên, hạ xuống nhiều lần 1 phát súng thanh, Hình 2.6.6. Một số tín hiệu cấp cứu thường gặp Đồng thời khi phát hiện tín hiệu cấp cứu ở tàu khác, thủy thủ phải báo cáo với thuyền trưởng hoặc người trực ca để đưa tàu đến cứu giúp.
  59. 59 2.2.3. Rời tàu trong tình huống khẩn cấp: Tình huống khẩn cấp như: tàu bị chìm, bị cháy, Tình huống khẩn cấp xảy ra chỉ khi có lệnh rời bỏ tàu do thuyền trưởng ban hành, thủy thủ mới được phép rời bỏ tàu. Rời bỏ tàu được tiến hành như sau: - Mặc áo phao cá nhân của mình, khi có lệnh rời bỏ tàu. - Phải buộc các dây quanh thân và dây thân dưới để giữ phao ôm vào thân một cách ổn định. Hình 2.6.7. Cách sử dụng áo phao cá nhân - Nếu là áo phao tự thổi ta phải: (1) tròng áo qua đầu; (2) cài nút khóa dây quanh bụng; (3) điều chỉnh dây quanh bụng; (4) kéo van tự làm phồng áo; (5) thổi còi, phát sáng đèn trên áo. - Trên áo phao có gắn miếng phản quang hoặc đèn phát sáng vào ban đêm và còi. Khi cần thiết ta thổi còi để người tìm kiếm dễ phát hiện. - Xuống bè hoặc xuồng cứu sinh theo trật tự. Nếu phải rời bỏ tàu mà không có xuồng cứu sinh, bè cứu sinh; để kéo dài mạng sống, phải thực hiện những công việc sau: - Mặc áo phao cứu sinh khi phải rời bỏ tàu (Hình 2.6.8.) - Giữ vị trí ở gần tàu để dễ được phát hiện. Có thể sử dụng còi hoặc đèn có sẵn trên áo phao cứu sinh để lực lượng tìm kiếm dễ phát hiện. - Không nên bơi, vì như thế sẽ dễ bị mất sức. - Giữ người ở tư thế sao cho diện tích da tiếp xúc với nước là ít nhất để ít mất thân nhiệt (Hình 2.6.9.)
  60. 60 Hình 2.6.8. Mặc áo phao cứu sinh Hình 2.6.9. Tư thế người tiếp xúc với nước - Hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt, da vì có thể gây mù mắt, phồng da. - Không nên uống nước biển. - Luôn lạc quan và tin tưởng rằng mình sẽ được cứu sống. 3. Chuẩn bị đèn tín hiệu tàu câu: 3.1. Tìm hiểu đèn tín hiệu tàu câu: Hình 2.6.10. Đèn tín hiệu tàu câu Chú thích: 1. Đèn nhìn thấy 4 phía, màu trắng 4. Đèn mạn phải, cung chiếu sáng 2. Đèn nhìn thấy 4 phía, màu đỏ 135 độ, màu xanh 3. Đèn mạn trái, cung chiếu sáng 135 độ, 5. Đèn đuôi, cung chiếu sáng 135 màu đỏ độ, màu trắng
  61. 61 Đèn tín hiệu được sử dụng vào ban đêm. Đèn tín hiệu giúp cho tàu khác biết hoạt động của tàu ta, trên cơ sở đó giúp cho các tàu điều động được an toàn, tránh va chạm. 3.2. Sử dụng đèn tín hiệu tàu câu: Khi thủy thủ làm nhiệm vụ trực ca ban đêm, khi tàu đang ngâm câu, phải thực hiện những việc sau: - Thắp đèn 1 và đèn 2, nếu tàu đang ngâm câu và không đang đi. - Thắp đèn 1, đèn 2, đèn 3, đèn 4 và đèn 5, nếu tàu đang ngâm câu và đang đi. - Thắp 1 đèn màu trắng nhìn thấy 4 phía về phía mạn tàu, nơi có vàng câu đang ngâm. 3.3. Những lưu ý: - Việc thắp đèn tín hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều động tàu tránh va chạm, do đó phải tuân thủ theo quy định. - Khi đèn tín hiệu không hoạt động, phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng hoặc trưởng ca. - Tắt đèn 1 và 2, khi tàu không còn hoạt động khai thác. 4. Chuẩn bị dấu hiệu tàu câu: 4.1. Tìm hiểu dấu hiệu tàu câu: Hình 2.6.11. Dấu hiệu của tàu đánh cá Dấu hiệu được sử dụng vào ban ngày từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Dấu hiệu được treo ở nơi dễ nhìn thấy. Dấu hiệu là hai hình nón màu đen treo đâu đỉnh với nhau, hình nón có đường kính đáy 0,6 m. 4.2. Sử dụng dấu hiệu: Khi trực ca, thủy thủ có trách nhiệm:
  62. 62 - Treo dấu hiệu của tàu đánh cá ở nơi dễ nhìn thấy trên tàu khi tàu đang hoạt động khai thác. - Treo thêm một hình nón có đỉnh quay lên trên về phía mạn có vàng câu. 4.3. Những lưu ý: - Việc treo dấu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều động tàu tránh va chạm, do đó phải tuân thủ theo quy định. - Gỡ dấu hiệu này xuống khi tàu không còn hoạt động khai thác. 5. Chuẩn bị cờ thông tín hiệu trong những trường hợp nguy cấp: 5.1. Tìm hiểu cờ thông tín hiệu: Bộ cờ thông tín hiệu quốc tế dùng để thông tin trong trường hợp trông thấy nhau. Bộ cờ có 24 cờ chữ, 3 cờ thế, 1 cờ trả lời và 10 cờ số từ 0 đến 9. Cờ thông tín hiệu được dùng để trao đổi thông tin giữa hai tàu trông thấy nhau khi khác ngôn ngữ. Trong chương trình, chỉ giới thiệu sử dụng cờ trong những trường hợp khẩn cấp mà thủy thủ cần phải biết. Hình 2.6.12. Bộ cờ thông tín hiệu quốc tế
  63. 63 5.2. Sử dụng cờ trong những trường hợp khẩn cấp: Để sử dụng được cờ thông tín hiệu trong những trường hợp khẩn cấp, cần biết một số ý nghĩa như sau: Bảng 2.6.1. Ý nghĩa cờ hiệu Chữ Cờ Ý nghĩa O Tàu có người rơi xuống nước, xin cấp cứu Trạm kiểm soát gọi tàu đến kiểm tra (ban K đêm: 2 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, trắng dưới) Xanh Tàu xin cảnh sát giao thông lên tàu ( ban ve đêm 3 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, đỏ giữa, trắng dưới) N Tàu bị nạn xin cấp cứu C 5.3. Sử dụng cờ thông tín hiệu trong những trường hợp nguy cấp: - Kéo cờ chữ O khi có người rơi xuống nước. Khi thấy tàu khác treo cờ chữ O, ta giúp họ quan sát tìm người rơi xuống nước. - Khi thấy cờ chữ K phải đưa tàu ghé trạm kiểm soát. - Kéo cờ chữ N + C trong trường hợp tàu bị nạn, xin cấp cứu. Khi thấy tàu khác kéo cờ N + C thì báo cáo thuyền trưởng để đưa tàu đi giúp tàu bị nạn.
  64. 64 6. Cứu thủng: 6.1. Tìm hiểu về công tác cứu thủng: Thủng tàu có nghĩa là phần vỏ tàu ở dưới nước hoặc gần mép nước bị hư hỏng và nước có thể vào tàu. Tàu bị thủng có thể dẫn đến thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, khi tàu gặp nạn thuyền trưởng phải kịp thời cho tàu dừng máy và tiến hành các công việc nhằm hạn chế nước chảy vào tàu, đảm bảo an toàn tính mạng thuyền viên và tài sản trên tàu. Quy định về trang bị cứu thủng như sau: Bảng 2.6.2. Định mức trang bị hút khô Chiều dài tàu Tên gọi Đơn vị ≥ 15m < 15m Bơm nước truyền động từ máy chính Chiếc 1 Bơm nước (bơm piyyon hoặc bơm phụt) Chiếc 1 1 Dụng cụ hút khô (2 xô, 1 gầu) Bộ 1 1 Bảng 2.6.3. Định mức trang bị chống thủng Chiều dài tàu Tên gọi Đơn vị ≥ 15m < 15m Đệm chống va cố định Chiếc 4 2 Đệm chống va di động Chiếc 1 1 Chăn sợi Chiếc 1 1 Giẻ vụn hoặc phôi tre, xơ dừa Kg 2 1 Nêm gỗ Chiếc 10 8 Cột chống Chiếc 2 1 Bộ đồ mộc Bộ 1 1 Xi măng P400 Kg 50 20 Cát vàng Kg 50 50
  65. 65 Ghi chú: - Bộ đồ mộc dùng cho tàu vỏ gỗ gồm: 1 cưa, 1 đục bát, 1 đục tròn, 1 búa đinh. - Bộ đồ nề gồm: 1 bàn xoa, 1 bay, 1 đục sắt, 1 búa. 6.2. Biện pháp phát hiện chỗ thủng: - Khi tàu đậu ở cảng phải đo nước mỗi ngày 2 lần. Khi tàu chạy trên biển, mỗi ca trực phải đo nước 1 lần. - Căn cứ vào tình trạng nghiêng, chúi của tàu để phán đoán vị trí lỗ thủng. - Chú ý nghe tiếng nước chảy qua lỗ thủng để phán đoán vị trí lỗ thủng. - Theo kinh nghiệm nếu chạy tới nước vào mạnh thì thủng ở mũi, nếu nước vào chậm thì thủng ở mạn hoặc lái. Nếu chạy ngang gió, nước vào nhiều thì thủng ở mạn ăn gió, nước vào chậm thì thủng ở mạn dưới gió. - Cho thủy thủ có trang bị đồ lặn, lặn tìm vị trí lỗ thủng. 6.3. Thực hiện việc cứu thủng: Sau khi xác định được vị trí và kích thước lỗ thủng, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn dụng cụ chống thủng phù hợp và công việc cứu thủng được tiến hành như sau: 6.3.1. Cứu thủng bằng nêm gỗ: Tiến hành như sau: - Quấn vải hoặc dây gai ngâm dầu quanh nêm gỗ làm đệm để khi đóng nêm gỗ vào chỗ thủng, nêm gỗ bám chặt và kín nước hơn. - Bịt kín các khe hở và vết nứt, dùng nêm gỗ hình tam giác. - Bịt kín ống và các lỗ thủng hình tròn dùng nêm gỗ hình nón. Nói chung là dùng các nêm gỗ có kích thước và hình dạng thích hợp với lỗ Hình 2.6.13. Một số dạng nêm gỗ thủng. chống thủng 6.3.2. Cứu thủng bằng bu-lông chuyên dụng: Có nhiều kiểu bu-lông chuyên dụng như loại thẳng, loại cong. Loại thẳng có có: đầu tù, đầu chẻ đôi, một nửa đầu xoay ngang. Loại cong có: đầu cong thường, đầu có ngạnh xoay ngang.
  66. 66 Nói chung cách dùng bu-lông kết hợp với gỗ tấm để bịt kín lỗ thủng được tiến hành như sau: - Lấy 1 tấm gỗ có độ dày thích hợp và có kích thước lớn hơn lỗ thủng, giữa tấm gỗ đục 1 lỗ vừa đủ để bu-lông xuyên qua. - Áp tấm gỗ vào lỗ thủng, giữa tấm gỗ và vỏ tàu (nơi có lỗ thủng) có lớp đệm bằng vải bạt. - Cố định chặt tấm gỗ với lỗ thủng để nước không qua được lỗ thủng bằng cách dùng bu-lông xuyên qua lỗ giữa tấm gỗ để đưa đầu bu-lông ra phía ngoài vỏ tàu. Nhờ có đầu của bu-lông hoặc ngạnh để giữ đầu bu-lông bên ngoài vỏ tàu. - Vặn con tán ở đầu bu-lông bên trong vỏ tàu để ép chặt miếng gỗ vào lỗ thủng. 6.3.3. Sử dụng bê tông để cứu thủng: Nếu lỗ thủng to và ở độ sâu lớn một cách chắc chắn, phải dùng bê tông bịt kín lỗ thủng ở bên trong. Cách tiến hành như sau: - Trộn bê tông với tỉ lệ: 1 xi măng, 1 cát, 1 đá dăm (tính theo thể tích) và lượng nước ngọt (hoặc nước biển) bằng ½ trọng lượng xi măng, sau đó trộn đều. Chú ý làm sạch cát, đá dăm trước khi trộn. Có thể thêm chất phụ gia để xi măng mau đông cứng. - Lấy tấm gỗ lớn hơn lỗ thủng áp vào lỗ thủng, chú ý dùng vải bạt hoặc sợi gai ngâm dầu làm đệm giữa lỗ thủng và tấm gỗ. - Cố định tấm gỗ bằng cách dùng thanh gỗ đè lên tấm gỗ và xỏ qua 2 cong giang lân cận. - Dùng nêm gỗ để nêm giữa thanh gỗ với tấm gỗ. - Dùng khuôn gỗ để làm khuôn đổ bê-tông lên lỗ thủng. Chú ý cần làm sạch vỏ tàu nơi có tiếp xúc với bê-tông. Có thể gia cố trước khi đổ bê-tông bằng cách dùng lưới sắt với các ô vuông có kích thước cạnh 10–25 cm. Để bê-tông không bị vữa do nước rò rỉ từ lỗ thủng, ta dùng 1 ống thoát nước đặt từ khối bê tông xuyên qua khuôn để nước thoát ra ngoài. 7. Cứu hỏa: 7.1. Tìm hiểu về công tác cứu hỏa: Việc cháy chỉ hình thành khi có đủ 3 điều kiện kết hợp với nhau là: - Vật cháy như: gỗ, giấy, vải, - Ôxy - Nhiệt độ đủ lớn Nguyên nhân cháy:
  67. 67 - Trên tàu có nhiều vật cháy như: gỗ, sơn, nhiên liệu, . - Tia lửa điện và nguồn nhiệt vì dây điện bị hở, hầm máy quá nóng, - Thiếu sót của thuyền viên trong việc chấp hành quy định phòng cháy như hút thuốc không đúng nơi quy định, dùng lửa không cẩn thận, - Bảo quản hàng hóa không hợp lý như: than nóng, ẩm xếp trong hầm hàng không thông gió sẽ tự nóng dần và tự gây cháy. Định mức trang bị chữa cháy trên tàu như Bảng 2.6.4. dưới đây: Bảng 2.6.4. Định mức trang bị phương tiện chữa cháy trên tàu cá Đơn Chiều dài tàu Tên gọi vị ≥ 15m < 15m Bơm nước truyền động từ máy chính Chiếc 1 Bình chữa cháy Chiếc 2 1 Ống chữa cháy dài 10m Chiếc 1 1 Vòi phun nước cứu hỏa - 1 - Chăn sợi hoặc bạt dập lửa Chiếc 1 1 Dụng cụ chữa cháy Bộ 1 1 Thùng cát (30kg cát khô) Chiếc 1 1 Ghi chú: - Bộ dụng cụ chữa cháy gồm: 1 câu liêm, 1 xà beng, 1 rìu, 2 xô, 1 gầu. - Bình chữa cháy: 1 đặt ở lối vào buồng máy, 1 đặt ở buồng lái. Nếu có 1 bình thì đặt ở lối vào buồng máy - Chăn bạt dập lửa đặt ở buồng máy.
  68. 68 Bình bọt cứu hỏa Bình CO2 cứu hỏa Bình bột cứu hỏa Hình 2.6.14. Bình cứu hỏa Chú thích: - Bình bọt cứu hỏa: 1. Van bảo hiểm – 2. Vòi phun – 3. Đòn – 4. Cần mỏ vịt – 5. Nắp – 6. Lò xo – 7. Vỏ bình – 8. Tay cầm trên – 9. Ống đựng axit – 10. Đế – 11. Tay cầm dưới. Bình bọt chỉ chữa đám cháy nhỏ, không chữa cháy do điện gây ra được. - Bình CO2 cứu hỏa: 1. Van bảo hiểm – 2. Núm xoay mở van – 3. Vòi phun – 4. Tay cầm – 5. Vỏ bình – 6. Ống xiphông. Bình CO2 chữa được mọi loại cháy, nên được sử dụng khá phổ biến. - Bình bột chữa cháy: 1. Bình chứa bột – 2. Miệng bình tới vòi phun – 3. Núm xoay – 4. Bình khí nén. Yêu cầu đối với phương tiện chữa cháy: - Phải đảm bảo tin cậy trong mọi trường hợp và phải sẵn sàng hoạt động. - Phải sơn màu đỏ, đặt gần nơi dễ xảy ra cháy và dễ lấy sử dụng. - Phải có bảng hướng dẫn sử dụng các phương tiện chữa cháy. 7.2. Phòng cháy: Để phòng cháy tốt, mọi thuyền viên phải thực hiện những việc sau: - Thường xuyên tổ chức báo động tập dượt công tác chữa cháy trên tàu mỗi tháng 1 lần. - Cấm hút thuốc trong hầm hàng, trên boong khi đang bốc xếp hàng hóa hoặc có hàng dễ cháy nổ. Không được ném đầu thuốc lá và diêm đã bật trên tàu.
  69. 69 Miệng thông gió phải bọc lưới sắt để tránh tàn lửa bị gió thổi vào ống thông gió xuống hầm hàng. - Dây điện phải có vỏ bọc tốt, dây đi qua hầm hàng phải chui trong ống, ngoài ống có hộp bảo vệ. Tiếp điểm gây tia lửa điện phải được bọc kín. - Nếu thấy mùi khói hoặc mùi khét trên tàu phải kịp thời kiểm tra. - Không dùng giấy hoặc vải để làm chao đèn, bọc bóng đèn. - Không để giẻ, giấy vụn có ngấm dầu lâu ngày (để đề phòng hiện tượng tự cháy). 7.3. Chữa cháy: Trên tàu thủy các loại hàng hóa chuyên chở, trang bị sinh hoạt, vật liệu trang trí nội thất trên tàu, là những vật dễ cháy. Vì vậy công tác phòng và chữa cháy trên tàu là hết sức cần thiết. Để dập lửa được nhanh chóng và thuận lợi trên tàu cần có tất cả các trang bị từ thô sơ đến hiện đại. Dụng cụ thô sơ gồm: cát, câu liêm, xà beng, rìu, xô, thảm. Dụng cụ hiện đại: bơm nước, vòi chữa cháy, bình bọt, bình CO2, các trạm báo cháy tự động Tất cả thuyền viên phải biết được tính năng hoạt động, số lượng, vị trí bố trí của các dụng cụ và thiết bị chữa cháy trên tàu cũng như các phương pháp chữa cháy trong các tình huống khác nhau. - Chữa cháy bằng phương pháp dập lửa: + Cúp điện khu vực chữa cháy. + Dùng nước phun vào đám cháy để dập. + Không dùng nước để chữa cháy hầm hàng chở vôi sống, đất đèn, dụng cụ và thiết bị đang có điện hoặc kim loại gặp nước sẽ gây phản ứng mạnh như Natri, Kali, Magiê - Chữa cháy bằng phương pháp bịt kín: + Cách ly khu vực bị cháy với không khí bên ngoài. + Thả khí CO2 hoặc hơi nước vào khu vực bị cháy để đẩy không khí ra ngoài, giảm lượng Oxy trong khu vực này làm cho lửa không cháy tiếp được. Phương pháp này hiệu quả chậm không đạt kết quả ngay vì vậy phải duy trì tác dụng của CO2 từ 24 đến 48 giờ tùy theo loại hàng hóa. + Phủ bọt lên vật bị cháy bằng hệ thống chữa cháy bằng bọt phủ lên vật bị cháy, không cho lửa tiếp xúc với không khí và sẽ tắt dần. 8. Cấp cứu: Khi nạn nhân bị đuối nước, rắn độc cắn, có hô hấp giảm hay tim ngừng đập thì việc cấp cứu là hết sức quan trọng, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. Công tác cấp cứu có những nội dung sau:
  70. 70 8.1. Hồi sức ban đầu: Công tác này được thực hiện với nạn nhân có hô hấp giảm hay tim ngừng đập, trước khi đưa đến cơ sở điều trị chuyên môn để cứu chữa. Công tác này rất quan trọng, nếu không làm kịp thời, nạn nhân có thể tử vong. Cần chú ý rằng khi thực hiện công tác hồi sức ban đầu thì không được ngưng giữa chừng quá 15 giây. Công tác này thực hiện như sau: 8.1.1. Thông khí: Thông khí là để chống tắc nghẽn đường hô hấp, cách làm như sau: - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng (nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cổ đang nằm sấp thì cố định cổ trước khi lật nằm ngửa). - Hỏi nạn nhân để xem họ có tỉnh hay không. Nếu họ không trả lời thì ta đặt bàn tay trái dưới cổ nạn nhân và nâng cổ lên, sau đó tỳ bàn tay phải lên trán nạn nhân và đẩy về phía sau để giải phóng đường khí thở. - Nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cổ thì đẩy hàm dưới của họ ra phía trước mà không đẩy đầu như trên và chú ý giữ cổ không động đậy. - Nhìn xem ngực và bụng của nạn nhân có lên xuống hay không hoặc ghé tai vào mũi, mồm nạn nhân để xem họ có thở hay không. - Nếu nạn nhân vẫn chưa thở được thì ta dùng 2 ngón tay bọc khăn mùi-xoa để lau đờm, rãi trong miệng và trong họng nạn nhân. Nếu nạn nhân trong trạng thái bất tỉnh đã thở được nhưng thở khó khăn thì nên đặt ống thông khí nhằm đè lưỡi xuống, không cho tụt ra sau làm nghẽn đường thở. Ưỡn cổ thông đường khí Thông đường khí khi nghi ngờ tổn thương cổ
  71. 71 Móc đờm rãi trong miệng Ghé tai sát mồm nghe hơi thở Hình 2.6.15. Thông khí 8.1.2. Hô hấp nhân tạo: Sau khi thực hiện thông khí, nhưng chưa có kết quả, cần áp dụng một trong những phương pháp hô hấp nhân tạo sau: Phương pháp “miệng-miệng” hay “miệng-mũi”: Hình 2.6.16. Phương pháp “miệng-miệng” - Đặt nạn nhân nằm ngửa, ở tư thế đầu ngửa về sau. - Hít vào thật sâu, áp miệng vào miệng nạn nhân (đã mở) thổi độ 5 giây, sau đó để cho nạn nhân tự thở ra. - Nhìn xem ngực của nạn nhân có lên xuống hay không.
  72. 72 - Kiểm tra mạch ở cổ, nếu còn mạch thì tiếp tục thổi như thế theo nhịp 12 lần/phút (mỗi lần khoảng 5 giây) - Nếu không thấy mạch cổ đập thì cởi áo nạn nhân và tiến hành bước 3: ép tim ngoài lồng ngực. Dùng phương pháp “miệng-mũi” khi hàm răng của nạn nhân nghiến chặt. Phương pháp Sylvester: - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, hơi kê cao vai, nếu cần quay đầu nạn nhân sang 1 bên để nước thoát ra miệng. - Quỳ ở đầu nạn nhân, cầm 2 tay nạn nhân nhấc lên rồi kéo lên trên đầu và kéo về phía sau, để sát đất (thì hít vào). Nghỉ 2 giây. - Đưa 2 tay về phía trước ngực, khẽ ấn lên ngực (thì thở ra). Nghỉ 2 giây rồi tiếp tục, mỗi phút 12–16 lần. Phương pháp này ít hiệu quả hơn phương pháp “miệng-miệng” và ít dùng cho người chết đuối. Hình 2.6.17. Phương pháp Sylvester (1: thì thở ra – 2: thì hít vào) Phương pháp Nielsen: - Đặt nạn nhân nằm ở nền cứng, đầu quay về một bên, 2 tay hơi gấp, 2 bàn tay úp lên nhau đặt dưới đầu. - Quỳ ở phía đầu nạn nhân, đặt 2 bàn tay lên xương bả vai nạn nhân, nhổm người dậy, đẩy 2 tay duỗi thẳng về phía trước: thì thở ra. - Nắm 2 tay nạn nhân ngay trên cùi chỏ, kéo về phía mình, đưa lên cao về phía sau: thì thở vào. - Xong đặt 2 tay nạn nhân xuống đất rồi làm tiếp thì thở ra. Mỗi phút 10-12 lần.
  73. 73 Hình 2.6.18. Phương pháp Nielsen Ép tim ngoài lồng ngực: Hình 2.6.19. Bóp tim ngoài lồng ngực (2 người) - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng. - Dùng 2 ngón tay tìm bờ dưới sườn và mỏm xương ức của nạn nhân. - Đặt gót một bàn tay lên nửa dưới của xương ức, chống bàn tay khác lên trên bàn tay thứ nhất (ở sát cổ tay). - Duỗi thẳng 2 tay, ấn xuống xương ức lún sâu 3–4 cm. Ấn xong nhấc tay lên đột ngột, theo nhịp 60 lần/phút. - Kết hợp ép tim với thổi “miệng-miệng”: 1 người cấp cứu, sau 15 lần ấn lồng ngực thì thổi hơi 2 lần liền. 2 người cấp cứu thì 1 người ấn lồng ngực, 1 người thổi hơi. Cứ 1 lần thổi hơi thì 2 lần ấn lồng ngực.
  74. 74 Công tác hồi sức nạn nhân (hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực) cần được kiên trì thực hiện cho đến khi đạt kết quả là nạn nhân thở được và tim đập hoặc cho đến khi xuất hiện dấu hiệu của tử vong. 8.2. Cấp cứu đuối nước: 8.2.1. Tìm hiểu về chết đuối: - Chết đuối xanh: Loại chết đuối này do ngạt thường hay gặp nhiều nhất. Hô hấp ngừng trước sau mới ngừng tim. Người chết đuối xanh phải qua 1 giai đoạn hấp hối kéo dài từ 5–6 phút, nạn nhân chống cự, giãy giụa, sau đuối sức dần. Lúc đầu thanh môn đụng nước, co thắt lại theo phản xạ, sau 40-50 giây, nạn nhân thở sâu, nước tràn vào phế nang, hô hấp yếu dần rồi ngưng hẳn, tim còn đập 2-3 phút sau mới ngưng. - Chết đuối trắng: Nạn nhân ngừng hô hấp ngay tiếp theo là ngừng tim. Chết đuối trắng không có giai đoạn hấp hối mà diễn biến đột ngột: nạn nhân ngã xuống nước, không cử động, chìm nghỉm và bị ngất luôn. Quan sát bên ngoài thấy nạn nhân không thở trông như một xác chết mất máu; không thấy đờm có bọt khí, phổi khô chứa không khí; trông như chết nhưng chỉ là chết tạm thời. Cần phân biệt chết đuối xanh và chết đuối trắng vì người chết đuối xanh sau 5-6 phút chìm dưới nước thì khó cứu sống; còn chết đuối trắng sau 19-20 phút chìm dưới nước vẫn có thể cứu sống. 8.2.2. Cấp cứu đuối nước: - Đặt nạn nhân trên nền cứng. - Mở miệng và lau đờm rãi trong họng và trong miệng. - Tiến hành hồi sức. - Chuyển đến cơ sở y tế để xử lý các biến chứng. 8.3. Cấp cứu tổn thương do động vật biển: 8.3.1. Cấp cứu khi bị rắn biển cắn: Nọc rắn biển rất độc, một số loài rắn biển có nọc độc gấp 50 lần nọc rắn hổ mang. Trong các trường hợp bị rắn biển cắn, người ta thấy có khoảng 2/3 trường hợp nhẹ và 1/3 trường hợp nặng. Triệu chứng: Trường hợp nhẹ: vết cắn không đau lắm, người thấy mệt, buồn nôn. Trường hợp nặng: đau nhức tại chỗ, lan nhanh đến các cơ ở xung quanh, cử động thấy đau, cơ hàm co thắt, khó nói, khó nuốt, da lạnh, đổ mồ hôi, huyết áp
  75. 75 tụt, khó thở, người lừ đừ, chân tay bủn rủn; sau tê liệt toàn thân, lên cơn co giật, bất tỉnh. Cấp cứu: - Đặt nạn nhân nằm yên, ủ ấm, đặt garô lên trên chỗ bị cắn (ở chi) cách vết cắn 4-5cm. Cần bất động chi bị cắn để hạn chế nọc lan tỏa. - Chích nhẹ vết cắn, hút nọc bằng bầu giác hoặc hút trực tiếp bằng miệng (nếu môi, miệng không bị sây sát). Hút trong 15 phút. - Lau chùi vết cắn bằng nước sạch và đắp nước thuốc tím 1% mới pha. - Cho uống nhiều nước, từng tí một. - Chuyển đến bệnh viện để tiêm huyết thanh chống nọc độc và điều trị các biến chứng. Chú ý: Không đặt garô khi bị rắn cắn trên 30 phút, nếu đặt garô không nên xiết quá chặt đề phòng chi bị hoại tử do thiếu máu, không nên lưu garô quá 30 phút. Không nên uống rượu, trà, cà phê và các chất kích thích khác làm cho nọc độc mau lan tỏa. 8.3.2. Cấp cứu khi bị cá đuối đâm: Gai cá đuối hình răng cưa rất cứng, sắc và có độc. Khi bị gai cá đuối đâm, vết thương tuy không rộng nhưng bị rách nát, khi rút gai ra thì rất đau. Lúc đầu chỗ da bị đâm xanh nhợt, rồi tím tái, sau sưng lên và tấy đỏ. Nếu bị thương ở mình hay ở đầu, thường bị nhiễm độc nặng: người bị sốt, huyết áp tụt, suy hô hấp, ngất. Nạn nhân có thể chết do sốc nhiễm độc. Xử lý vết thương do gai cá đuối đâm: - Dùng nước đun sôi, để nguội rửa sạch vết thương. - Ngâm chân hay tay bị thương vào nước nóng (có thể chịu được) từ 1/2 giờ đến 1 giờ để giảm đau và tiêu độc. Nếu vết thương ở mặt, ở mình thì đắp bằng nước nóng. - Dùng kẹp gắp gai ra, nếu còn. - Khử trùng và đắp bằng cồn 70 độ. Nếu thấy triệu chứng sốc nhiễm độc thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị. 9. Trang bị bảo hộ cá nhân: 9.1. Tìm hiểu trang bị bảo hộ cá nhân:
  76. 76 Găng tay Nón bảo hộ Ủng Quần áo chống ướt Hình 2.6.20. Trang bị bảo hộ cá nhân Mỗi thủy thủ khi làm việc trên tàu, theo quy định về an toàn lao động, được trang bị bảo hộ cá nhân bao gồm: găng tay, nón bảo hộ, ủng, quần áo chống ướt. Găng tay: Được dùng khi làm việc để hạn chế tổn thương đến bàn tay. Nón bảo hộ: Được dùng khi làm việc, để tránh tổn thương đầu do móc cẩu, do té ngã, Ủng: Được dùng khi làm việc để hạn chế tổn thương bàn chân và để giúp bàn chân bám chặt vào sàn tàu khi có sóng, gió, trơn trợt. Quần áo chống ướt: Được dùng khi làm việc, để tránh bị ướt do tiếp xúc với nước khi kéo câu. 9.2. Cách chuẩn bị: - Kiểm tra các trang bị bảo hộ cá nhân có đủ hay không, nếu thiếu, báo cáo thuyền trưởng hoặc người chỉ huy trực tiếp để được trang bị. - Kiểm tra tình trạng hư hỏng của các trang bị bảo hộ cá nhân, nếu hư hỏng, báo cáo thuyền trưởng hoặc ngưòi chỉ huy trực tiếp để sửa chữa. - Kiểm tra vị trí đặt của các trang bị bảo hộ cá nhân, nếu để sai vị trí phải để lại đúng vị trí quy định.
  77. 77 9.3. Những lưu ý khi chuẩn bị: - Đừng chủ quan mà không kiểm tra các trang bị bảo hộ cá nhân, đến khi làm việc không có sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và an toàn lao động. - Phải đặt trang bị bảo hộ cá nhân đúng nơi quy định để khi cần có thể lấy ngay. 10. Những điều cần biết về thuyền viên tàu đánh cá: Để làm tốt nhiệm vụ của mình, thuyền viên tàu đánh cá cần biết một số quy định như sau: 10.1. Điều kiện về thuyền viên: - Đủ từ 18 tuổi trở lên. - Phải biết bơi ít nhất 100 m trên sông, 300 m trên biển. - Có đủ sức khoẻ để làm việc trên biển. - Có trình độ chuyên môn thích hợp. - Có kiến thức và nghiệp vụ an toàn đi biển. 10.2. Trách nhiệm của thuyền viên là thủy thủ: - Nghiêm chỉnh chấp hành những qui định, luật lệ trong nước và quốc tế có liên quan. - Bảo vệ bí mật quốc gia; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể và của chủ tàu. - Chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của thuyền trưởng. - Chấp hành nội qui lao động, các qui trình kỹ thuật trong sản xuất và qui phạm kỹ thuật an toàn lao động. - Hoàn thành công việc chuyên môn với kỹ thuật và năng suất cao, làm được các việc thông dụng về cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng, cấp cứu. - Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên phương tiện của mình hay phương tiện khác, phải báo ngay cho thuyền trưởng và sẵn sàng hỗ trợ, cứu giúp người hay phương tiện bị tai nạn. - Phải có mặt trên tàu 30 phút trước khi tàu rời bến, khi được thuyền trưởng cho phép mới được lên bờ, không được đưa người xuống tàu khi chưa được phép của thuyền trưởng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: 1.1. Liệt kê dụng cụ cứu sinh? 1.2. Liệt kê dụng cụ cứu thủng? 1.3. Liệt kê dụng cụ cứu hỏa?
  78. 78 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.6.1: Cứu người rơi xuống biển - Mục tiêu: Xử lý khi phát hiện có người rơi xuống biển một cách nhanh chóng, đúng quy định. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. - Dụng cụ vật tư cho mỗi nhóm: 5 phao áo cá nhân, 5 phao tròn cứu sinh. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 học viên/nhóm. Giáo viên đưa các nhóm xuống tàu để hướng dẫn. Một học viên mặc áo phao giả làm người rơi xuống biển, các học viên còn lại ném phao (có ghi số thứ tự của mình), cứ như vậy luân phiên nhau để thực tập. - Nhiệm vụ của nhóm: Mỗi học viên trong nhóm. lần lượt thực hiện như sau: + Hô to “Có người rơi xuống biển ở mạn phải/trái”. + Quăng phao tròn cứu sinh cho người bị nạn. + Kéo người bị nạn tiếp cận tàu. + Đưa người bị nạn lên tàu. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên ném phao nhanh, chính xác và có hô to “có người rơi xuống biển ở mạn phải/trái” một cách chính xác. Đưa người bị nạn tiếp cận tàu nhanh, an toàn. 2.2. Bài thực hành số 2.6.2: Phát tín hiệu cấp cứu - Mục tiêu: Phát tín hiệu cấp cứu đúng, nhanh, hiệu quả. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ vật tư cho mỗi nhóm: 5 phao áo cá nhân, một số phương tiện phát tín hiệu cấp cứu như đèn pin, cờ tín hiệu, vật hình vuông và hình tròn màu đen, .
  79. 79 - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 học viên/nhóm. Giáo viên hướng dẫn, sau đó học viên trong từng nhóm lần lượt mỗi người sử dụng 3 loại phương tiện để phát tín hiệu cấp cứu. - Nhiệm vụ của nhóm: + Mặc phao áo cá nhân đúng cách, nhanh. + Phát đúng 3 loại tín hiệu cấp cứu. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tín hiệu cấp cứu phát đúng quy định, nhanh và phù hợp với điều kiện tầm nhìn. 2.3. Bài thực hành số 2.6.3: Hô hấp nhân tạo - Mục tiêu: Sử dụng được phương pháp hô hấp nhân tạo “miệng-miệng” hay “miệng- mũi”. - Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu; Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển; projector, laptop. Dụng cụ vật tư cho mỗi nhóm: Thảm lót. - Cách thức tiến hành: Học viên trong lớp bắt cặp với nhau, giáo viên làm mẫu. Sau đó từng cặp học viên tiến hành làm hô hấp nhân tạo (1 học viên giả làm nạn nhân, 1 học viên làm hô hấp nhân tạo, luân phiên nhau cho đến khi làm được). - Nhiệm vụ của nhóm: Luân phiên nhau làm hô hấp nhân tạo giữa 2 người trong nhóm, như sau: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, ở tư thế đầu ngửa về sau. - Hít vào thật sâu, áp miệng vào miệng nạn nhân (đã mở) thổi độ 5 giây, sau đó để cho nạn nhân tự thở ra. - Nhìn xem ngực của nạn nhân có lên xuống hay không. - Kiểm tra mạch ở cổ, nếu còn mạch thì tiếp tục thổi như thế theo nhịp 12 lần/phút (mỗi lần khoảng 5 giây) Dùng phương pháp “miệng-mũi” khi hàm răng của nạn nhân nghiến chặt. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên. - Kết quả cần đạt được sau bài thực hành:
  80. 80 Các thao tác hô hấp nhân tạo đúng quy trình, nhanh, chính xác. C. Ghi nhớ: 1. Thủy thủ trên tàu cá phải có hiểu biết về công tác cứu sinh, cứu thủng cứu hỏa và biết sử dụng những dụng cụ này. 2. Thủy thủ phải biết phát tín hiệu cấp cứu. 3. Thủy thủ phải biết thực hiện hồi sức ban đầu, hô hấp nhân tạo.
  81. 81 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun chuẩn bị chuyến biển là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Câu vàng cá ngừ đại dương; được giảng dạy sau mô đun Thi công vàng câu và trước mô đun Thả câu. - Tính chất: Mô đun Chuẩn bị chuyến biển có vai trò quan trọng trong chương trình, vì nếu công tác chuẩn bị không tốt, có thể làm giảm hiệu quả chuyến biển, thậm chí có thể gây mất an toàn con tàu và thuyền viên. Mô đun này giảng dạy tốt nhất là ở cảng, hoặc tại cơ sở đào tạo. Thời gian thích hợp để giảng dạy mô đun này là trước khi đi biển. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được các nội dung chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ cần thiết cho chuyến biển; + Trình bày được nội dung chuẩn bị mồi câu; + Trình bày được các nội dung chuẩn bị an toàn cho chuyến biển. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được đúng, đủ thiết bị, vật tư, dụng cụ cần thiết cho chuyến biển; + Chuẩn bị được mồi câu; + Chuẩn bị được trang bị bảo hộ và an toàn cho cá nhân chuyến biển. - Thái độ: + Tuân thủ theo mệnh lệnh của thuyền trưởng; + Tuân thủ các quy định về an toàn trên biển và bảo vệ môi trường biển. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Chuẩn bị vàng câu Tích Lớp MĐ 02-01 10 2 8 và thiết bị hợp học/tàu Tích Lớp MĐ 02-02 Chuẩn bị dụng cụ, 12 2 9 1 vật tư xử lý và bảo hợp học/tàu
  82. 82 Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* quản cá Chuẩn bị mồi câu Tích Lớp MĐ 02-03 10 2 7 1 trước chuyến biển hợp học/tàu Chuẩn bị mồi câu trong chuyến biển Tích Lớp MĐ 02-04 14 2 11 1 bằng lưới rê cá hợp học/tàu chuồn Chuẩn bị mồi câu Tích Lớp MĐ 02-05 trong chuyến biển 12 2 9 1 hợp học/tàu bằng câu mực Chuẩn bị công tác Tích Lớp MĐ 02-06 14 2 11 1 an toàn hợp học/tàu Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 76 12 55 9 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1: Chuẩn bị vàng câu sẵn sàng làm việc, theo lệnh của thuyền trưởng, trước khi đi biển - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí 1: Vàng câu đủ số lượng. - Đạt khi vàng câu có đủ số lượng.
  83. 83 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Không đạt khi vàng câu không đủ số lượng. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi vàng câu không có bộ phận Tiêu chí 2: Vàng câu không có bộ nào bị hỏng. phận nào bị hỏng. - Không đạt khi vàng câu có bộ phận bị hỏng. Tiêu chí đánh giá chung: Vàng câu Có 2 mức đánh giá: có đủ số lượng và không có bộ - Đạt khi vàng câu sẵn sàng làm việc. phận nào bị hỏng. - Không đạt khi vàng câu chưa sẵn sàng làm việc. 4.2. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: Kiểm tra số lượng và chủng loại dụng cụ, xử lý và bảo quản cá - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi dụng cụ, xử lý và bảo quản cá Tiêu chí 1: Dụng cụ, xử lý và bảo đủ số lượng. quản cá đủ số lượng. - Không đạt khi dụng cụ, xử lý và bảo quản cá không đủ số lượng. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi không có dụng cụ, xử lý và Tiêu chí 2: Không có dụng cụ, xử bảo quản cá nào bị hỏng. lý và bảo quản cá nào bị hỏng. - Không đạt khi có dụng cụ, xử lý và bảo quản cá bị hỏng. Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí đánh giá chung: Dụng cụ, - Đạt khi dụng cụ, xử lý và bảo quản cá xử lý và bảo quản cá có đủ số có đủ số lượng và không có dụng cụ, lượng và không có dụng cụ, xử lý xử lý và bảo quản cá nào bị hỏng. và bảo quản cá nào bị hỏng. - Không đạt khi dụng cụ, xử lý và bảo
  84. 84 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá quản cá không đủ số lượng và có dụng cụ, xử lý và bảo quản cá bị hỏng. 4.3. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: Làm vệ sinh và khử trùng hầm bảo quản cá - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi hầm vệ sinh sạch. Tiêu chí 1: Hầm vệ sinh sạch. - Không đạt khi hầm vệ sinh không sạch (kiểm tra bằng cách lấy ngón tay quẹt lên thành hầm và xem có bẩn không). Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi hầm vệ sinh không có mùi Tiêu chí 2: Hầm vệ sinh không có hôi. mùi hôi. - Không đạt khi hầm vệ sinh có mùi hôi. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi hầm vệ sinh sạch và không có mùi hôi. Tiêu chí đánh giá chung: Hầm vệ sinh sạch và không có mùi hôi. - Không đạt khi hầm vệ sinh không sạch (kiểm tra bằng cách lấy ngón tay quẹt lên thành hầm và xem có bẩn không) hoặc có mùi hôi. 4.4. Đánh giá bài thực hành 2.2.3: Xếp nước đá vào hầm bảo quản - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn.
  85. 85 - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo Tiêu chí 1: Nước đá xếp vào hầm quản có thứ tự. bảo quản có thứ tự. - Không đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo quản không có thứ tự. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo Tiêu chí 2: Nước đá xếp vào hầm quản khít và vững. bảo quản khít và vững. - Không đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo quản không khít và không vững. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo Tiêu chí đánh giá chung: Nước đá quản có thứ tự, khít và vững. xếp vào hầm bảo quản có thứ tự, khít và vững. - Không đạt khi nước đá xếp vào hầm bảo quản không có thứ tự, không khít và không vững. 4.5. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Chọn mồi câu - Hướng dẫn 2 học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 học viên điển hình làm tốt và 1 học viên làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các học viên khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 học viên được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 học viên được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí 1: Chọn mồi câu đúng - Đạt khi chọn mồi câu đúng loại. loại. - Không đạt khi chọn mồi câu không đúng loại. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi chọn mồi câu đúng cỡ. Tiêu chí 2: Chọn mồi câu đúng cỡ. - Không đạt khi chọn mồi câu không đúng cỡ.
  86. 86 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi chọn mồi câu tươi. Tiêu chí 3: Chọn mồi câu tươi. - Không đạt khi chọn mồi câu không tươi. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi chọn mồi câu đúng loại, cỡ và Tiêu chí đánh giá chung: Chọn tươi. mồi câu đúng loại, cỡ và tươi. - Không đạt khi chọn mồi câu không đúng loại/không đúng cỡ/không tươi. 4.6. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Bảo quản mồi câu - Hướng dẫn 2 học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 học viên điển hình làm tốt và 1 học viên làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các học viên khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 học viên được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 học viên được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí 1: Xếp mồi câu vào khay - Đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng đựng có hàng có lớp. có hàng có lớp. - Không đạt khi xếp mồi câu lộn xộn vào khay đựng. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng Tiêu chí 2: Xếp mồi câu vào khay có đủ số lượng. đựng có đủ số lượng. - Không đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng không có đủ số lượng. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng Tiêu chí 3: Xếp mồi câu vào khay có đủ đá bảo quản. đựng có đủ đá bảo quản. - Không đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng không có đủ đá bảo quản. Tiêu chí đánh giá chung: Xếp mồi Có 2 mức đánh giá: câu vào khay đựng có hàng có lớp, - Đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng đủ số lượng và có đủ đá bảo quản. có hàng có lớp, đủ số lượng và có đủ
  87. 87 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá đá bảo quản. - Không đạt khi xếp mồi câu vào khay đựng không có hàng có lớp/không đủ số lượng/không có đủ đá bảo quản. 4.7. Đánh giá bài thực hành 2.4.1: Thả lưới rê cá chuồn - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi thả lưới rê cá chuồn không bị Tiêu chí 1: Thả lưới rê cá chuồn rối. không bị rối. - Không đạt khi thả lưới rê cá chuồn bị rối. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi thả lưới rê cá chuồn không Tiêu chí 2: Thả lưới rê cá chuồn quá thời gian quy định. không quá thời gian quy định. - Không đạt khi thả lưới rê cá chuồn quá thời gian quy định. Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí đánh giá chung: Thả lưới - Đạt khi thả lưới rê cá chuồn không bị rê cá chuồn không bị rối và đúng rối và đúng thời gian quy định. thời gian quy định. - Không đạt khi thả lưới rê cá chuồn bị rối hoặc quá thời gian quy định. 4.8. Đánh giá bài thực hành 2.4.2: Thu lưới rê cá chuồn - Hướng dẫn 2 nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 nhóm nhân điển hình làm tốt và 1 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  88. 88 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi thu lưới rê cá chuồn không bị Tiêu chí 1: Thu lưới rê cá chuồn rối. không bị rối. - Không đạt khi thu lưới rê cá chuồn bị rối. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi thu lưới rê cá chuồn không Tiêu chí 2: Thu lưới rê cá chuồn quá thời gian quy định. không quá thời gian quy định. - Không đạt khi thu lưới rê cá chuồn quá thời gian quy định. Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí đánh giá chung: Thu lưới - Đạt khi thu lưới rê cá chuồn không bị rê cá chuồn không bị rối và không rối và không quá thời gian quy định. quá thời gian quy định. - Không đạt khi thu lưới rê cá chuồn bị rối hoặc quá thời gian quy định. 4.9. Đánh giá bài thực hành 2.4.3: Vá lỗ lưới rách - Hướng dẫn 2 học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành: 1 học viên điển hình làm tốt và 1 học viên làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các học viên khác đánh giá kết quả bài thực hành 2 học viên được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 2 học viên được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Có 2 mức đánh giá: Tiêu chí 1: Vá lỗ lưới rách đúng kỹ - Đạt khi vá lỗ lưới rách đúng kỹ thuật. thuật. - Không đạt khi vá lỗ lưới rách không đúng kỹ thuật. Có 2 mức đánh giá: - Đạt khi vá lỗ lưới rách đảm bảo thời Tiêu chí 1: Vá lỗ lưới rách đảm bảo gian. thời gian. - Không đạt khi vá lỗ lưới rách không đảm bảo thời gian. Tiêu chí đánh giá chung: Vá lỗ lưới Có 2 mức đánh giá: rách đúng kỹ thuật và đảm bảo thời - Đạt khi vá lỗ lưới rách đúng kỹ thuật