Giáo trình Kế toán quản trị - Nguyễn Hoàng Dũng (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị - Nguyễn Hoàng Dũng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_quan_tri_nguyen_hoang_dung_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kế toán quản trị - Nguyễn Hoàng Dũng (Phần 2)
- - Lãi nợ vay phải trả là 12%/năm. - Tỷ suất trả lãi cổ phần là 12% năm. - Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt hằng quý là 320.000.000 đồng. Nếu ko đủ lượng tiền mặt tồn quỹ tối thiểu công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng. Vệc vay được thực hiện vào đầu quý và trả nợ lúc cuối quý. Hãy lập dự toán Bảng cân đối kế toán và các dự toán liên quan. Biết rằng doanh nghiệp xác định trị giá hàng tồn kho theo một trong 4 phương pháp sau: a> Phương pháp nhập trước xuất trước b> Phương pháp nhập sau xuất trước c> Phương pháp bình quân gia quyền d> Phương pháp giá đích danh căn cứ đơn giá thành phẩm tồn đầu kỳ CHƯƠNG V ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP Chương V gồm 4 nội dung: 5.1. Khái niệm và ý nghĩa của vệc định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 5.2. Phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường 5.3. Định giá bán sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt 5.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: Giúp cho học vên nắm rõ được khái niệm về giá bán sản phẩm và định giá bán sản phẩm như thế nào, từ đó hiểu được ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến định giá bán sản phẩm. Đồng thời giúp học vên tìm hiểu các phương pháp định giá bán sản phẩm qua đó biết cách lựa chọn các phương pháp định giá bán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học vên về: - Khái niệm, ý nghĩa và các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm và định giá bán sản phẩm\ - Phương pháp xác định giá bán sản phẩm theo biến phí toán bộ hoặc theo giá thành sản xuất toàn bộ vv - Phương pháp định giá bán sản phẩm trong một số trường hợp đặc biệt. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VỆC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 5.1.1 Khái niệm: Giá bán sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm hàng hóa lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp. Định giá bán sản phẩm là vệc xây dựng, xác định mức giá của sản phẩm, dịch vụ cụ thể để đưa ra thị trường trên cở sở các dự toán đã lập, những yếu tố ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan và đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 81
- 5.1.2 Ý nghĩa Trong nền kinh tế thị trường giá bán sản phẩm được xác định trên cơ sở giá thành hợp lý và lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp,. Giá bán sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Vệc định giá bán sản phẩm có ý nghĩa không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp mà còn có ỹ nghĩa cả về chính trị , xã hội. Chính vì vậy khi định giá bán sản phẩm cần lưu ý những điểm như sau: Giá bán sản phẩm không chỉ ổn định một giá tuyệt đối với các khối lượng tiêu thụ khác nhau Doanh thu tăng khi doanh nghiệp có chính sách giảm giá với khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, song tốc độ tăng cũng chỉ ở một mức ổn định nào đó rồi sẽ giảm. Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên nhưng không tăng theo tỷ lệ thuận. Trong thời gian đầu khi doanh thu tăng thi chi phí cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí, nhưng đến một mức độ nhất định tốc độ tăng chi phí sẽ bằng tốc độ tăng doanh thu. Khi đó nếu sản xuất thêm sản phẩm để tăng khối lượng tiêu thụ cần phải tính toán để đưa ra chính sách giá hợp lý nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. 5.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá của sản phẩmdoanh Để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường các nhà quản trị của doanh nghiệp phải lựa chọn các phwong pháp xác định giá bán sản phẩm, để từ đó đảm bảo sản lượng tiêu thụ dự kiến. Quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp trong quá trình định giá bán sản phẩm chịu ảnh hưởng các nhân tố như quy luật cung cầu thị trường, quy luật cạnh tranh, mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng nhân tố đó là các chính sách về thuế và chính sách khác liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh. Mục đích kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, song để tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy các nhà quản trị cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm để từ đó lựa chọn phương pháp định giá bán phù hợp. Từ đó đưa ra một giá bán phù hợp nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. 5.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM THÔNG THƯỜNG 5.2.1. Mô hình chung định giá bán sản phẩm: Định giá bán sản phẩm phải hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp, vì vậy khi định giá bán sản phẩm cần phải bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý, và một phần lợi nhuận mong muốn. Nếu định giá bán sản phẩm doanh nghiệp không đảm bảo các yêu cầu trên thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Để định giá bán sản phẩm thường phân tích 2 bộ phận sau: - Chi phí nền ( Chi phí gốc): Là phần cố định trong giá mà giá bán phải đảm bảo được để bù đắp cho chi phí cơ bản trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nền được xác định là chi phí sản xuất hoặc biến phí sản xuất hay chi phí biến đổi. - Phần tiền cộng thêm: Là phần linh hoạt trong giá dùng để bù đắp linh hoạt cho chi phí bán hàng, chi phí quản lý, vv và bao gồm phần lợi nhuận mong muốn. => Như vậy công thức xác định giá bán là: Giá bán = Chi phí nền + Phần tiền cộng thêm 5.2.2. Định giá bán sản phẩm sản xuất theo phương pháp giá thành sản xuất sản phẩm: Theo phương pháp này: Giá thành sản Giá bán = + [ Giá thành sản phẩm x Tỷ lệ phần tiền cộng thêm] phẩm 82
- - Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung hay nói cách khác đó là chi phí để sản xuất ra sản phẩm. - Tỷ lệ phần tiền cộng thêm được xác định bằng công thức sau: Dự toán chi phí Dự toán chi Mức lợi nhuận Tỷ lệ phần tiền + + = bán hàng phí QLDN mong muốn cộng thêm Tổng giá thành sản xuất theo kế hoạch Mức lợi nhuận Tỷ lệ sinh lời Vốn hoạt động sản = x mong muốn mong muôn xuất kinh doanh Ví dụ: Trích tài liệu tại doanh nghiệp A như sau: Dự kiến trong năm tới sản xuất và tiêu thụ 100.000 sản phẩm M.(đơn vị tính: 1.000 đồng) Dự toán chi phí sản xuất 1 sản phẩm như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 25 - Chi phí nhân công trực tiếp : 20 - Chi phí sản xuất chung : 17 trong đó: + Biến phí: 12 + Định phí: 5 Chi phí bán hàng: 2.000.000 + Biến phí: 1.200.000 + Định phí : 800.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 2.200.000 + Biến phí: 800.000 + Định phí: 1.400.000 Vốn đầu tư hằng năm là : 8.000.000; Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 15% Yêu cầu: Lập thẻ định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ Chỉ tiêu Số tiền 1. Chi phí sản phẩm 62 - Nguyên vật liệu 25 - Nhân công trực tiếp 20 - Sản xuất chung 17 2. Phần tiền cộng thêm 54 - Tỷ lệ phần tiền cộng 2.000.000 + 2.200.000 + 8.000.000 x 15% = 0,871 thêm 62 x 100.000 - Chi phí sản phẩm 62 3. Giá bán sản phẩm 116 5.2.3 Định giá bán sản phẩm sản xuất theo phương pháp biến phí trong giá thành toàn bộ: Giá Biến phí sản Tỷ lệ phần tiền cộng = + [ Biến phí sản xuất x bán xuất thêm] Tỷ lệ phần Định phí Định phí bán Mức lợi nhuận = + + tiền cộng sản xuất chung hàng và QLDN mong muốn 83
- thêm Tổng biến phí sản xuất theo kế hoạch Ví dụ: Với tài liệu ở ví dụ trên hãy lập phiếu giá bán sản phẩm theo phương pháp biến phí trong giá thành toàn bộ. Chỉ tiêu Số tiền 1. Biến phí sản xuất 77 - Nguyên vật liệu 25 - Nhân công trực tiếp 20 - Sản xuất chung 12 - Bán hàng 12 - quản lý doanh nghiệp 8 2. Phần tiền cộng thêm 39 - Tỷ lệ phần tiền cộng 5 x 100.000 + 800.000 + 1.400.000 + thêm 8.000.000 x 15% = 0,51 - Biến phí sản phẩm 62 x 100.000 77 3. Giá bán sản phẩm 116 => Lưu ý khi định giá bán sản phẩm sản xuất: - Với công thức định giá bán sản phẩm dựa vào chi phí nền và phần tiền cộng thêm dễ làm cho nhà quản trị khi định giá bỏ qua mối quan hệ chi phí - khối lượng - Lợi nhuận. Do vậy khi định giá bán các nhà quản trị cần xem xét đến tình hình thị trường để đạt được mục tiêu mong muốn. - Khi định giá các nhà quản trị dễ lầm tưởng chi phí quyết định giá bán, trong khi đó giá bán chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: ngoài yếu tố chi phí để sản xuất sản phẩm thì giá bán của sản phẩm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như là: chiến lược quảng cáo, thị hiếu người tiêu dùng, lợi thế cạnh tranh, thu nhập của khách hàng vv. Do vậy khi định giá bán các nhà quản trị cần phải xem xét hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán để có sự điều chỉnh kịp thời giá. 5.2.4 Định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật liệu sử dụng và giá lao động. 5.2.4.1 Điều kiện áp dụng: Định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật liệu và lao động để tính giá bán sản phẩm khi quá trình sản xuất kinh doanh của nó chịu chi phối chủ yếu bởi 2 yếu tố cơ bản là lao động và nguyên vật liệu như các doanh nghiệp thực hiện, cung cấp dịch vụ như dịch vụ về sửa chữa, về tư vấn pháp lý, sản xuất theo ĐĐH, khối lượng sản phẩm ít, mặt hàng nhiều. 5.2.4.2. Định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật liệu sử dụng và giá lao động: - Đối với nguyên vật liệu: Để xác định giá nguyên vật liệu trong giá bán người ta căn cứ vào giá nguyên vật liệu theo hoá đơn và tỷ lệ phụ phí nguyên vật liệu để tính ra số chi phí cần để bù đắp các khoản phí về giấy tờ, văn phòng phẩm, chi phí phục vu, chi phí lưu kho, lưu bãi và có mức lợi nhuận nhất định tính cho nguyên vật liệu. Phần giá nguyên vật liệu trong giá bán xác định là: Giá nguyên vật liệu giá nguyên vật liệu Tỷ lệ phụ phí + x theo hoá đơn theo hoá đơn nguyên vật liệu Tỷ lệ phụ phí Tỷ lệ bù đắp Tỷ lệ lợi nhuận tính = + nguyên vật liệu chi phí khác cho nguyên vật liệu - Đối với chi phí nhân công: 84
- Về nguyên tắc, vệc xác định phần giá nhân công trong giá bán cũng được xác định tương tự như đối với giá nguyên vật liệu Sau đó xác định giá bán sản phẩm dịch vụ Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá nguyên vật liệu + Giá nhân công 5.3. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT. 5.3.1 Các trường hợp đặc biệt khi định giá bán sản phẩm: Những trường hợp đặc biệt được đề cập ở đây bao gồm : - Thị trường tiêu thụ mới - Khách hàng nước ngoài - Khối lượng đơn đặt hàng nhiều 5.3.2. Mô hình chung định giá bán sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt Trong các trường hợp nêu trên doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng được năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, những khó khăn, thuận lợi để đưa ra chính sách giá bán hợp lý nhất. Thông thường các doanh nghiệp khi gặp những trường hợp đặc biệt này phải xác định mức giá thấp nhất có thể bù đắp được các biến phí sản xuất, biến phí bán hàng và biến phí quản lý. Đồng thời doanh nghiệp phải xác định được phạm v giá linh hoạt để có thể thu được lợi nhuận mong muốn khi có khả năng tận dụng cơ hội có được để tăng thu nhập, khi đó giá bán xác định như sau : Giá bán mong muốn = Biến phí + Phần tiền cộng thêm (linh hoạt) Tuy nhiên khi xây dựng giá bán doanh nghiệp cần lưu ý đến các trường hợp, điều kiện cụ thể sau: 1. Khi doanh nghiệp còn khả năng, năng lực sản xuất chưa tận dụng hết mà doanh thu không thể tăng thêm với giá bán hiện tại thì có thể chấp nhận các đơn đặt hàng với giá bán thấp hơn giá bán mong muốn nhưng phải cao hơn giá gốc (biến phí) 2. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong vệc sản xuất, tiêu thụ như khối lượng tiêu thụ giảm nhanh, điều kiện kinh doanh khó khăn thì nên chấp nhận giảm giá chứ không nên đình chỉ SXKD. 3. Nếu cạnh tranh để thắng thầu các ĐĐH mới và có được thị trường tiêu thụ mới doanh nghiệp nên vận dụng phạm v giá linh hoạt với mức thấp nhất có thể chấp nhận được chứ không nên cứng nhắc mà để mất những hợp đồng, thị trường tiêu thụ mới. 85
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Định giá bán sản phẩm là một quyết định khá quan trọng của nhà quản trị, là nhân tố liên quan đến quyết định hàng ngày của nhà quản trị. Việc định giá sản phẩm đòi hỏi phải am hiểu lý thuyết kinh tế về định giá, các bước chuẩn bị thăm do khi định giá cụ thể. Đây là nguyên tắc chỉ đạo công tác định giá, đồng thời việc định giá sản phẩm cần phải cụ thể hóa bằng những phương pháp và gắn liền với những điều kiện, mục tiêu cụ thể để tránh những tổn thất vô hình. Khi định giá sản phẩm bán ra ngoài, nhà quản trị có nhiều mô hình định giá thông thường và trong một số trường hợp đặc biệt. Các phương pháp định giá chỉ ra mức xuất phát cụ thể để doanh nghiệp đưa giá sản phẩm của mình tham gia vào thị trường. 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 2.1. Câu hỏi tự luận 1. Định giá bán sản phẩm và ý nghĩa của vệc đánh giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp. 2. Trình bày nội dung tác dụng phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường dựa vào giá thành sản xuất. Cho ví dụ minh họa 3. Trình bày nội dung, tác dụng phương pháp định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Cho ví dụ minh hoa. 4. Trình bày nội dung, điều kiện áp dụng phương pháp định giá bán sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. 5. Trình bày mô hình chung trong trường hợp đặc biệt khi định giá bán sản phẩm 2.2. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Theo phương pháp toàn bộ, tỷ lệ phần cộng thêm được xác định theo: a. Mức hoàn vốn mong muốn b. Tổng chi phí bán hàng và quản lý c. Tổng chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành d. Tất cả các yếu tố trên 2. Theo phương pháp trực tiếp, trong công thức tính tỷ lệ phần cộng thêm không có yếu tố nào trong các yếu tố sau: a. Mức hoàn vốn mong muốn b. Tổng chi phí bán hàng và quản lý c. Tổng định phí d. Biến phí đơn vị 3. Chi phí cơ sở trong phương pháp định giá theo giá thành sản xuất là: a. CPNVLTT, CPNCTT b. CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC c. CPNVLTT, CPNCTT, Biến phí SXC d. CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, CPBH, CPQLDN. 2.3. Bài tập tự giải Câu 1 Một công ty chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A theo hợp đồng với bên ngoài. Mỗi năm Công ty sản xuất và tiêu thụ được 20.000 SPA. Có các tài liệu sau (Đơn vị tính: đồng) 1- Dự toán CPSX của 1 đơn vị SP A là 63.000 86
- Trong đó: CPNVL trực tiếp : 250.000 CPNC trực tiếp: 100.000 CPSX chung: 120.000; trong đó: - Định phí: 70.000 - Biến phí: 50.000 2- Chi phí bán hàng: 50.000.000 Trong đó: Định phí: 30.000.000 Biến phí: 20.000.000 3- Chi phí QLDN: 85.000.000 Trong đó : Định phí: 60.000.000 Biến phí: 25.000.000 4- Vốn đầu tư (bình quân) vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm là 1.000.000.000. 5- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 10% Yêu cầu: 1. Định giá bán sản phẩm theo phương pháp giá thành sản xuất. 2. Định giá bán sản phẩm phương pháp biến phí trong giá thành toàn bộ. Câu 2 Một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau (ĐVT: 1.000đ) 1- Tổng giá thành sản xuất của 1000 SP X như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 100.000 - Chi phí nhân công trực tiếp 30.000 - Chi phí sản xuất chung 40.000 Trong đó: Biến phí 10.000 Định phí 30.000 2- Tổng chi phí bán hàng là 12.000 Trong đó: Biến phí 7.500 Định phí 4.500 3- Tổng chi phí quản lí doanh nghiệp là: 25.000 Trong đó : Biến phí 8.000 Định phí 17.000 Yêu cầu: 1- Định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất của sản phẩm trong các trường hợp tỷ lệ phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc là 60%; 70% và 80%. 2- Định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ tương ứng với các tỷ lệ phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc như yêu cầu 1. 87
- CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÍ VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN Chương VI gồm 3 nội dung: 6.1. Khái niệm và phân loại trung tâm trách nhiệm 6.2. Đánh giá trách nhiệm quản lý 6.3. Phân tích báo cáo bộ phận Mục tiêu chung Nghiên cứu hệ thống kế toán trách nhiệm, hệ thống những khái niệm, công cụ, phương pháp, chỉ tiêu dùng để đánh giá thành quả của từng bộ phận, thông qua đó hướng các bộ phận đến Việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu cụ thể Chương này giúp học Viên nắm được những kiến thức cơ bản Về: - Khái niệm Và phân loại trung tâm trách nhiệm. - Đánh giá trách nhiệm từng trung tâm - Khái niệm, đặc điểm báo cáo bộ phận - Các phương pháp xác định chi phí trong báo cáo bộ phận - Phân tích báo cáo bộ phận qua nhiều thời kì. 6.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 6.1.1. Khái niệm về trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành vên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo Và chịu trách nhiệm Về những nghiệp Vụ riêng biệt thuộc Về phạm Vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá Và báo cáo cho tổ chức, thông qua đa cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức. => ý nghĩa : - Một quyết định phù hợp nhất là quyết định được hình thành từ cấp thực hiện. - Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự hài lòng trong Công Việc từ đú động Viên được năng lực, đúng giúp tích cực của người quản lý trong Việc nỗ lực hoàn thành nhiệm Vụ của mình Và sự phân cấp quản lý gắn liền Với xác định nhiệm Vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý tốt hơn. - Sự phân cấp quản lý đó giúp có sự phân quyền quản lý ở các cấp do Vậy nhà quản lý cấp cao sẽ tập trung đến các kế hoạch lâu dài. 6.1.2. Phân loại trung tâm trách nhiệm: - Trung tâm chi phí: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở đây có quyền điều hành Và có trách nhiệm đối Với các chi phí phát sinh thuộc phạm Vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được tổ chức gắn liền Với các bộ phận, đơn Vị thực hiện chức năng sản xuất như phân xưởng sản xuất, bộ phận mua hàng hoá - Trung tâm doanh thu: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người có trách nhiệm quản lý ở đây có quyền điều hành Và có trách nhiệm đối Với doanh thu đạt được trong phạm Vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm doanh thu thường được tổ chức gắn liền Với các bộ phận, đơn Vị thực hiện chức năng bán sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. - Trung tâm kinh doanh: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý ở đây có quyền Và trách nhiệm đối Với lợi nhuận đạt được trong phạm Vi quản lý của mình. Do lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu Và chi phí nên các nhà quản lý ở trung tâm lợi 88
- nhuận có trách nhiệm đối Với sự phát sinh của cả doanh thu Và chi phí. Trong một doanh nghiệp, trung tâm kinh doanh thường được tổ chức gắn liền Với các chi nhánh, đơn Vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện một số hoạt động kinh doanh độc lập có thể trong hoặc ngoài nước. Trong một trung tâm kinh doanh có thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu. - Trung tâm đầu tư: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý ở đây có quyền điều hành Và có trách nhiệm đối Với thành quả Và hiệu quả của Vốn đầu tư, đặc biệt là Vốn đầu tư dài hạn. Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tư thường được tổ chức gắn liền Với bộ phận đại diện chủ sở hữu Vốn. 6.2. ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ 6.2.1. Đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí Quyền hạn Và trách nhiệm của trung tâm chi phí được thể hiện cơ bản qua hai chỉ tiêu: - Tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động Và phạm Vi trách nhiệm của trung tâm chi phí. - Tỷ lệ chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của trung tâm chi phí. * Công thức tính: Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán Chênh lệch tỉ lệ chi Chi phí thực tế Chi phí dự toán = - phí trên doanh thu Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán => Như Vậy, trách nhiệm của trung tâm chi phí đối Với mục tiêu chung được thể hiện qua những khía cạnh sau: - Hoàn thành kế hoạch sản xuất đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ Với kế hoạch tiêu thụ Và kiểm soát được định mức, dự toán chi phí. - Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ Với doanh thu ước tính, giúp phần giảm tỉ lệ chi phí trên doanh thu để gia tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp. - Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình thực hiện các định mức Và dự toán chi phí từ đú xác định trách nhiệm các bộ phận liên quan đến chi phí phát sinh thuộc trung tâm chi phí. Trung tâm chi phí được coi hoạt động có hiệu quả khi các chỉ tiêu trên nhỏ hơn 0. 6.2.2 Đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu: Quyền hạn Và trách nhiệm của trung tâm doanh thu được thể hiện cơ bản qua hai chỉ tiêu: - Tổng doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động Và phạm Vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu. - Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của trung tâm doanh thu. Với những quyền hạn Và trách nhiệm trên nên thành quả của trung tâm doanh thu được thể hiện qua tình hình thực hiện những chỉ tiêu cơ bản sau: Chên lệch doanh thu = Doanh thu phí thực tế - Doanh thu dự toán Chênh lệch tỷ lệ lợi = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán 89
- nhuận trên doanh thu Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán Ngoài ra, đối Với trung tâm doanh thu cũng có thể khảo sát thêm chỉ tiêu tỷ lệ chi phí của bộ phận trên doanh thu bộ phân để đánh giá tốt hơn thành quả tài chính của trung tâm doanh thu. Như Vậy, trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối Với mục tiêu chung được thể hiện qua những khía cạnh sau: - Hoàn thành dự toán Về tiêu thụ sản phẩm. - Kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ Với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm đảm bảo một hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu. - Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến Việc thực hiện dự toán tiêu Và sự phát sinh của chi phí của các bộ phận trong kỳ kế hoạch. 6.2.3. Đánh giá trách nhiệm trung tâm kinh doanh: Trung tâm kinh doanh là tổng hợp của trung tâm doanh thu Và trung tâm chi phí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm trên cũng sử dụng các chỉ tiêu như sau: - Tổng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đo lường quy mô Và phạm Vi trách nhiệm trung tâm kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn phân cấp. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất của trung tâm kinh doanh. Căn cứ Vào những chỉ tiêu trên, thành quả của trung tâm kinh doanh được thể hiện tập trung qua thành quả tài chính của hai chỉ tiêu sau: Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận dự toán Chênh lệch tỷ lệ lợi = - nhuận trên Vốn Vốn hoạt động dự toán Vốn hoạt động ước tính Như Vậy, trách nhiệm ở trung tâm kinh doanh cần phải hoàn thành các Vấn đề sau: - Đảm bảo mức lợi nhuận. - Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ Về Vốn. - Ngoài ra, đối Với trung tâm kinh doanh trách nhiệm cũng được thể hiện ở Việc hoàn thành trách nhiệm Về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí Và trung tâm doanh thu như phần trên. 6.2.4. Đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư: Trung tâm đầu tư Với quyền hạn Và trách nhiệm Với những Vấn đề Về thành quả Và hiệu quả Vốn đầu tư để đánh giá trách nhiệm Về thành quả, hiệu quả Vốn đầu tư. Các nhà kinh kế có thể sử dụng những chỉ tiêu sau: - Lợi nhuận để lại (RI) - Tỉ lệ hoàn Vốn đầu tư (ROI) 6.2.4.1 Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại: - Khái niệm: Là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi lợi nhuận mong muốn tối thiểu từ Vốn hoạt động của trung tâm đầu tư. - Công thức: Lợi nhuận trung tâm đầu Lợi nhuận mong muốn Lợi nhuận còn lại (RI) = - tư tối thiểu Lợi nhuận mong muốn Vốn hoạt động bình Tỷ lệ hoàn Vốn tối = x tối thiểu quân thiểu 90
- Tỷ lệ hoàn Vốn tối thiểu được xác định căn cứ Vào chi phí sử dụng Vốn hay căn cứ Vào tỷ lệ hoàn Vốn tối thiểu. Nhưng tỷ lệ hoàn Vốn tối thiểu thường do doanh nghiệp quy định trong từng thời kỳ, nhưng ít nhất cũng phải lớn hơn lãi suất nợ Vay. - Ưu điểm: Trong lựa chọn phương án đầu tư các nhà quản trị ưu tiên lựa chọn phương án có lợi nhuận cũng lại cao. Lợi nhuận cũng lại có tác dụng khuyến khích các nhà quản trị thực hiện các khoản đầu tư có khả năng sinh lêi. - Nhược điểm: Không sử dụng được chỉ tiêu lợi nhuận cũng lại để đánh giá hiệu quả thành quả hoạt động của trung tâm đầu tư bởi Vì khi chạy theo thành tích sự gia tăng Về quy mô lợi nhuận các nhà đầu tư dễ đầu tư dàn trải Vào nhiều phương án, không quan tâm đến tốc độ hoàn Vốn làm giảm hiệu suất sử dụng Vốn. 6.2.4.2 Tỷ suất thu hồi Vốn ROI: - Tỷ suất thu hồi Vốn cho thấy khả năng bù đắp lại Vốn hoạt động từ lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công thức: Lợi nhuận Tỷ suất thu hồi Vốn = Vốn hoạt động bình quân Lợi nhuận = Lợi nhuận chịu thuế + Lãi Vay + Lợi nhuận bao gồm lợi nhuận chịu thuế Và lãi Vay thể hiện lãi thu được từ Vốn tạo ra nó không phân biệt nguồn tài trợ. + Vốn hoạt động bình quân: là Vốn kinh doanh đươc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các loại Vốn ngắn hạn Và dài hạn được tính bình quân cho đầu kỳ Và cuối kỳ. - Các biện pháp làm tăng ROI: ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hệ số quay Vòng Vốn Lợi nhuận Doanh thu = x Doanh thu Vốn hoạt động bình quân + Tăng doanh thu. + Giảm chi phí hoạt động: Giảm các khoản chi phí hoạt động bao gồm biến phí Và định phí. Giảm biến phí thông qua Việc thực hiện tốt định mức chi phí ở các khâu, các bộ phận. Giảm định phí thông qua Việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ cũngg như xác lập một cơ cấu sản phẩm sản xuất tiêu thụ hợp lý, xác lập một ngân sách định phí thích hợp. + Giảm Vốn hoạt động bình quân: bao gồm cả Vốn lưu động Và Vốn cố định. Giảm Vốn lưu động phải đặt trọng tâm Vào Việc giảm các loại hàng tồn kho hợp lý đủ cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục, tích cực thu hồi các khoản phải thu để giảm bít Vốn tồn đọng Và tăng Vòng quay của Vốn. Giảm Vốn cố định thông qua nhượng bán, thanh lý những tài sản không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả để đảm bảo huy động tất cả những tài sản đưa Vào hoạt động. - Nhược điểm: + Do chú trọng đến tỷ lệ hoàn Vốn đầu tư các nhà quản lý thường tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hạn chế Việc mở rộng Vốn hoạt động nên thường bá qua các cơ hội đầu tư mới Vì Vậy thường dẫn đến suy giảm năng lực cạnh tranh trong tương lai, suy giảm nguồn lợi trong tương lai. + Khi xem xột tỷ lệ hoàn Vốn đầu tư các nhà quản lý lai bá qua ảnh hưởng giá trị tiền tệ trong tương lai Vì Vậy nếu Việc thu hồi Vốn kéo dài trong nhiều năm thì tỷ lệ hoàn Vốn sẽ mất tác dụng do ảnh hưởng giá trị tiền theo thời gian. 91
- + Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn Vốn đầu tư có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị ở bất kỳ bộ phận trung tâm trách nhiệm nào. Vì Vây, một sự can thiệp, chi phối không hợp lý của nhà quản trị cấp trên hoặc một phản ứng tiêu cực từ nhà quản lý cấp thấp cũngg đều làm cho sai lệch thành quả trung tâm đầu tư. 6.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 6.3.1. Báo cáo bộ phận 6.3.1.1. Khái niệm Một doanh nghiệp được cấu thành bởi rất nhiều bộ phận có chức năng riêng, liên kết thành một hệ thống bởi mục tiêu chung cần đạt của doanh nghiệp. Mỗi bộ phận là một địa chỉ chi phí, tạo ra khối lượng sản phẩm dịch Vụ phục Vụ hoặc có tính kinh doanh Và đóng góp thu nhập chung cho doanh nghiệp. Do Vậy, để quản lý có hiệu quả, ban quản trị cần số lượng lớn các thông tin từ nhiều báo cáo thu nhập từng bộ phận cho tới toàn doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận là báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin Về kết quả, hiệu quả hoạt động của những bộ phận đó. Ví dụ: Các báo cáo sản xuất phân xưởng, báo cáo của từng quầy hàng, báo cáo của từng khu Vực kinh doanh, 6.3.1.2. Đặc điểm - Báo cáo bộ phận được lập nhằm mục đích sử dụng nội bộ - Báo cáo bộ phận thường được lập theo cách ứng xử của chi phí Vì cách này có tác dụng thiết thực, giúp cho Việc phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của bộ phận nói riêng Và của toàn bộ tổ chức nói chung. - Trong báo cáo bộ phận, ngoài những khoản chi phí trực tiếp phát sinh ở bộ phận mà nhà quản lý bộ phận đó có thể kiểm soát được, còn có những khoản chi phí chung khác được cấp quản lý cao hơn phân bổ cho, nằm ngoài tầm kiểm soát của người quản lý cấp đó. - Báo cáo bộ phận càng tiến lên cấp quản lý cao hơn càng giảm dần chi tiết. 6.3.1.3. Các khái niệm cơ sở gắn Với bộ phận Và báo cáo bộ phận 6.3.1.3.1. Chi phí Báo cáo bộ phận thường được lập theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh phải được tách ra thành biến phí Và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức Về cách ứng xử chi phí Với những mức độ hoạt động khác nhau. * Biến phí Biến phí là phần chi phí bộ phận thay đổi cùng Với quy mô hoạt động của bộ phận. * Định phí Định phí là những khoản chi phí cố định không thay đổi cùng Với khối lượng sản xuất, kinh doanh của bộ phận. Định phí gồm 2 phần: định phí bộ phận Và định phí chung + Định phí bộ phận (Định phí thuộc tính hay định phí trực tiếp) · Định phí bộ phận là những khoản định phí gắn bó riêng biệt Với từng bộ phận, phát sinh Và tồn tại cùng Với bộ phận đó, có thể kiểm soát được ở từng bộ phận. ∙ Định phí bộ phận thuộc bộ phận nào thì phân bổ ngay cho bộ phận đó theo nguyên tắc trực tiếp. Ví dụ: Lương nhân Viên quản lý của bộ phận, khấu hao TSCĐ của bộ phận + Định phí chung (Định phí gián tiếp) 92
- · Định phí chung là những khoản định phí không gắn bó riêng biệt Với từng bộ phận, hoặc trực thuộc bất kỳ bộ phận riêng rẽ nào mà phát sinh Vì sự tồn tại hoặc Vì hoạt động của nhiều bộ phận. Ví dụ: Tiền lương của nhân Viên quản lý Và của Hội đồng quản trị doanh nghiệp, chi phí quảng cáo chung cho toàn công ty, khấu hao tài sản cố định sử dụng chung của Văn phòng làm Việc của doanh nghiệp. ∙ Định phí chung được phân bổ theo nguyên tắc gián tiếp Định phí chung Tổng định phí chung Tiêu thức phân bổ của = x phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ bộ phận 6.3.1.3.2. Số dư đảm phí Số dư đảm phí bộ phận là phần chênh lệch giữa doanh thu bộ phận Với biến phí bộ phận. 6.3.1.3.3. Số dư bộ phận Số dư bộ phận là số tiền còn lại của doanh thu mà bộ phận đó kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phí phát sinh trực tiếp để tạo thành doanh thu đó. Hay số dư bộ phận là chênh lệch giữa số dư đảm phí bộ phận Với định phí bộ phận. Số dư bộ phận được xem là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá trình sinh lời của bộ phận. Nếu số dư bộ phận của một bộ phận nào đó âm thì cấp quản lý cao hơn cần phải xem xét lại bộ phận đó ( Nên tiếp tục duy trì bộ phận đó không? cần thực thi biện pháp gì để cải thiện quá trình hoạt động của bộ phận đó? ) 6.3.1.3.4. Lợi nhuận Số dư bộ phận sau khi trừ đi định phí chung sẽ cho lợi nhuận chung của cấp cao hơn. Nếu đơn Vị tạo được mức dư bộ phận lớn Và tiết kiệm tối đa định phí chung thì sẽ có cơ hội để tăng mức thu nhập cho đơn Vị. Ví dụ: Hai phân xưởng sản xuất của một doanh nghiệp có số liệu như sau: Chỉ tiêu Cộng PX1 PX2 - Doanh thu 600.000 300.000 200.000 - Biến phí 230.000 160.000 80.000 - Định phí 200.000 90.000 80.000 Định phí chung được phân bổ cho từng bộ phận theo doanh thu. → Báo cáo bộ phận: Chỉ tiêu Cộng PX1 PX2 1. Doanh thu 500.000 300.000 200.000 2. Biến phí 240.000 160.000 80.000 3. Số dư đảm phí 260.000 140.000 120.000 4. Định phí bộ phận 170.000 90.000 80.000 6. Số dư bộ phận 90.000 50.000 40.000 6. Định phí chung 30.000 18.000 12.000 7. Lợi nhuận 60.000 32.000 28.000 6.3.1.4. Các phương pháp xác định chi phí Có hai phương pháp xác định chi phí. 6.3.1.4.1. Phương pháp tính chi phí toàn bộ Theo phương pháp này, chi phí sản xuất gồm những khoản sau: 93
- - Chi phí nguyên Vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung khả biến - Chi phí sản xuất chung bất biến Toàn bộ chi phí sản xuất chung của bộ phận được tính toàn bộ cho sản phẩm sản xuất, khi đó nếu sản phẩm sản xuất chưa bán, tồn kho thì bộ phận chi phí sản xuất chung bất biến sẽ còn lại cho niên độ tiếp theo và sẽ trừ khỏi thu nhập của niên độ đó. 6.3.1.4.2. Phương pháp tính chi phí trực tiếp Theo phương pháp này, chi phí sản xuất sản phẩm chỉ gồm các khoản chi khả biến, gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung khả biến Còn lại phần chi phí sản xuất chung bất biến được cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý trở thành chi phí thời kì, được trừ khỏi thu nhập của niên độ đó. Ví dụ:Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm X có tài liệu như sau: (đơn Vị tính: 1.000đ) - Số sản phẩm tồn đầu kì: 0 - Số lượng sản phẩm sản xuất trong kì: 10.000 - Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì: 9.000 - Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kì: 1.000 - Giá bán đơn vị: 26 - Biến phí đơn vị sản phẩm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 8 + Chi phí nhân công trực tiếp: 6 + Chi phí sản xuất chung: 1 + Chi phí bán hàng Và quản lý doanh nghiệp: 4 - Định phí trong kỳ: + Chi phí sản xuất chung: 30.000 + Chi phí bán hàng Và quản lý doanh nghiệp: 10.000 Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo hai phương pháp như sau: Loại chi phí sản xuất Phương pháp toàn bộ Phương pháp trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp 8 8 Nhân công trực tiếp 6 6 Biến phí sản xuất chung 1 1 Định phí sản xuất chung 3 (30.000/10.000sp) Chi phi sản xuất (giá thành) / sp 18 15 Theo phương pháp toàn bộ, chi phí sản xuất đơn vị là 18 ngđ, còn theo phương pháp trực tiếp, chi phí sản xuất đơn vị là 15 ngđ. Chênh lệch giữa hai kết quả tính theo hai phương pháp chính là do quan điểm khác nhau về định phí sản xuất chung. Phương pháp trực tiếp không thừa nhận phần định phí sản xuất chung thuộc về chi phí sản phẩm còn phương pháp toàn bộ thì ngược lại. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hai phương pháp như sau: * Phương pháp toàn bộ 94
- Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 226.000 ( 9.000sp x 26) 2. Giá vốn hàng bán 162.000 a. Tồn kho đầu kỳ (0 sp) 0 b. Sản xuất (10.000 sp) 180.000 c. Tồn cuối kì (1.000 sp) 18.000 d. Chi phí hàng bán (9.000 sp) 162.000 3. Lợi nhuận gộp 64.000 4. Chi phí bán hàng và quản lý 46.000 (4 x 9.000sp + 10.000) 5. Lãi trước thuế 18.000 * Phương pháp trực tiếp Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 226.000 ( 9.000sp x 26) 2. Biến phí 171.000 a. Biến phí sản xuất 135.000 (9.000sp x 15) b. Biến phí bán hàng và quản lý 36.000 (4 x 9.000sp) 3. Số dư đảm phí 55.000 4. Định phí 40.000 a. Sản xuất chung 30.000 b. Bán hàng và quản lý 10.000 6. Lãi trước thuế 15.000 Theo phương pháp chi phí toàn bộ thì trong 30.000 ngđ định phí sản xuất chung phát sinh trong kì chỉ có 27.000 ngđ (9.000sp x 3ngđ) được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, phần còn lại (3.000 ngđ) được lưu vào hàng tồn kho và sẽ được tính khi số hàng đó tiêu thụ được. Theo phương pháp trực tiếp thì 30.000 ngđ định phí sản xuất chung được xem là chi phí thời kỳ nên chúng được khấu trừ hết vào doanh thu trong kỳ. Mức chênh lệch thu nhập giữa hai phương pháp bằng mức chênh lệch trị giá sản phẩm tồn kho cuối kì 3.000 ng đ (18.000 ngđ – 15.000 ngđ). 6.3.1.4.3 So sánh hai phương pháp xác định chi phí Phương pháp toàn bộ Loại chi phí Phương pháp trực tiếp Nguyên Vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm Biến phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung Chi phí thời kỳ Chi phí thời kỳ Chi phí bán hàng Và quản lý dn Sự khác nhau giữa phương pháp xác định chi phí toàn bộ Và phương pháp xác định chi phí trực tiếp là Vấn đề thời gian được chọn để tính định phí sản xuất chung. Theo phương pháp trực tiếp, định phí sản xuất chung phát sinh ở kỳ nào phải được hạch toán ngay Vào báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ đó. Theo phương pháp toàn bộ, khoản định phí này được lưu lại trong hàng tồn kho Và chỉ phải hạch toán khi số hàng đó tiêu thụ được. 95
- 6.3.1.4.4. So sánh báo cáo kết quả kinh doanh lập theo hai phương pháp - Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp rất cần thiết cho các nhà quản trị để sử dụng nội bộ, còn báo cáo theo phương pháp toàn bộ được sử dụng để cung cấp cho những người ở bên ngoài doanh nghiệp sử dụng Vì nó tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung. - Lãi theo phương pháp toàn bộ lớn hơn lãi thuần theo phương pháp trực tiếp một khoản định phí sản xuất chung trong hàng tồn kho. Từ đó dễ dàng điều chỉnh mức lãi khi biết mức lãi tính theo phương pháp này thành lãi tính theo phương pháp kia. Ví dụ: Lãi trước thuế theo phương pháp trực tiếp là 16.000 ngđ Lãi trước thuế theo phương pháp toàn bộ là 18.000 ngđ Chênh lệch đúng bằng khoản định phí sản xuất chung trong hàng tồn kho: 3 ngđ x 1.000sp = 3.000 ngđ. 6.3.2. Phân tích báo cáo bộ phận qua nhiều thời kỳ Sau khi nghiên cứu hai phương pháp xác định chi phí trên báo cáo kết quả bộ phận, chúng ta xem xét mức lãi tính theo hai phương pháp qua nhiều kì theo hai nhân tố tác động là khối lượng sản xuất Và khối lượng tiêu thụ. 6.3.2.1. Khối lượng sản xuất không đổi, khối lượng tiêu thụ thay đổi Một doanh nghiệp có tài liệu trong 3 năm như sau: (đơn vị tính: 1.000 đ) - Giá bán đơn vị: 20 - Biến phí sản xuất đơn vị: 11 - Định phí: + Định phí sản xuất chung: 150.000 + Định phí bán hàng và quản lý: 30.000 Số lượng sản phẩm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Cả 3 năm Tồn đầu kì 0 0 5.000 0 Sản xuất trong kì 25.000 25.000 25.000 75.000 Tiêu thụ trong kì 25.000 20.000 30.000 75.000 Tồn kho cuối kì 0 5.000 0 0 Báo cáo kết quả kinh doanh theo hai phương pháp như sau: * Phương pháp toàn bộ Định phí sản xuất chung đơn vị: 6 (150.000 ngđ/25.000sp) Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm: 11 + 6 = 17 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Cả 3 năm 1. Doanh thu 500 400 600 1.500 2. Giá Vốn hàng bán 425 340 510 1275 3. Lợi nhuận gộp 75 60 90 225 4. Chi phí bán hàng và quản lý 30 30 30 90 5. Lãi trước thuế 45 30 60 135 96
- * Phương pháp trực tiếp Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm: 11 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Cả 3 năm 1. Doanh thu 500 400 600 1.500 2. Biến phí 275 220 330 825 3. Số dư đảm phí 225 180 270 675 4. Định phí 180 180 180 540 a. Sản xuất chung 150 150 150 450 b. Bán hàng và quản lý 30 30 30 90 5. Lãi trước thuế 45 0 90 135 Qua ví dụ trên có thể kết luận: - Khi khối lượng sản xuất = khối lượng tiêu thụ thì lãi thuần tính theo hai phương pháp bằng nhau vì khi đó không có tồn kho sản phẩm cuối kì. - Khi khối lượng sản xuất > khối lượng tiêu thụ thì lãi thuần tính theo phương pháp trực tiếp nhỏ hơn lãi thuần tính theo phương pháp toàn bộ một khoản định phí chung bất biến trong sản phẩm tồn kho cuối kì. - Khi khối lượng sản xuất < khối lượng tiêu thụ thì lãi thuần tính theo phương pháp trực tiếp lớn hơn lãi thuần tính theo phương pháp toàn bộ một khoản định phí chung bất biến trong sản phẩm tồn kho đầu kì. - Nếu xét cả 3 kì thì lãi thuần tính theo hai phương pháp đều bằng nhau. 6.3.2.2. Khối lượng sản xuất thay đổi, khối lượng tiêu thụ không đổi Một doanh nghiệp có tài liệu trong 3 năm như sau: (đơn vị tính: 1.000 đ) - Giá bán đơn vị: 25 - Biến phí sản xuất đơn vị: 10 - Định phí: + Định phí sản xuất chung: 300.000 + Định phí bán hàng và quản lý: 210.000 Số lượng sản phẩm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tồn đầu kì 0 0 10.000 Sản xuất trong kì 40.000 50.000 30.000 Tiêu thụ trong kì 40.000 40.000 40.000 Tồn kho cuối kì 0 10.000 0 Chi phí sản xuất đơn vị: Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Biến phí sản xuất đơn vị 10 10 10 Định phí sản xuất chung đơn vị 7,5 6 10 Chi phí sản xuất đơn vị sp - Phương pháp trực tiếp 10 10 10 - Phương pháp toàn bộ 17,5 16 20 Báo cáo kết quả kinh doanh theo hai phương pháp như sau: * Phương pháp toàn bộ 97
- Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 1. Doanh thu 1.000 1.000 1.000 2. Giá Vốn hàng bán 700 640 760 3. Lợi nhuận gộp 300 360 240 4. Chi phí bán hàng Và quản lý 210 210 210 5. Lãi trước thuế 90 150 30 * Phương pháp trực tiếp Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 1. Doanh thu 1.000 1.000 1.000 2. Biến phí 400 400 400 3. Số dư đảm phí 600 600 600 4. Định phí 510 510 510 a. Sản xuất chung 300 300 300 b. Bán hàng Và quản lý 210 210 210 5. Lãi trước thuế 90 90 90 Qua ví dụ trên có thể kết luận: - Theo phương pháp trực tiếp, lãi thuần không đổi, sự thay đổi của khối lượng sản xuất không ảnh hưởng tới lãi thuần mà chỉ ảnh hưởng bởi khối lượng tiêu thụ. - Theo phương pháp toàn bộ, lãi thuần thay đổi trước những biến động của khối lượng sản xuất, điều này là do định phí sản xuất chung của các kì lưu lại trong hàng tồn kho. 98
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. TÓM TẮT CHƯƠNG 6 Để đánh giá thành quả đạt được của từng bộ phận trong một kỳ kế toán, mỗi bộ phận đều phải lập báo cáo bộ phận, tổng hợp báo cáo ở các bộ phận chi tiết hình thành báo cáo tổng hợp trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận thường được lập trên mô hình ứng xử chi phí, các chi phí cần phải được tách ra thành biến phí và định phí, chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được. Đối với các chi phí chung liên quan đến nhiều bộ phận, nếu có thể xác định được các tiêu thức phân bổ chi phí hợp lí, nên phân bổ các chi phí này cho các bộ phận để xác định kết quả hoạt động cuối cùng ở từng bộ phận. 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 2.1. Câu hỏi tự luận 1. Trình bày khái niệm và phân loại trung tâm trách nhiệm. 2. Trình bày khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận 3. Phân biệt định phí bộ phận và định phí chung. 4. Phân biệt số dư đảm phí bộ phận và số dư bộ phận 5. Trình bày nội dung phương pháp xác định chi phí toàn bộ 6. Trình bày nội dung phương pháp xác định chi phí trực tiếp 7. Phân biệt phương pháp xác định chi phí toàn bộ và phương pháp xác định chi phí trực tiếp. 8. Trình bày nội dung phân tích báo cáo bộ phận qua nhiều thời kì khối lượng sản phẩm sản xuất không đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. 9. Trình bày nội dung phân tích báo cáo bộ phận qua nhiều thời kì khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không đổi. 2.2. Bài tập tự giải Bài 1 Công ty A sản xuất và kinh doanh sản phẩm X có số liệu trong kỳ như sau: (Đơn vị tính: 1000 đồng). - Giá bán đơn vị: 20 - Số lượng tồn kho đầu kỳ: 0 - Số lượng sản xuất trong kỳ: 6.000 sản phẩm - Số lượng tiêu thụ trong kỳ: 5.000 sản phẩm - Số lượng tồn kho cuối kỳ: 1.000 sản phẩm - Biến phí đơn vị : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2 + Chi phí nhân công trực tiếp: 4 + Biến phí quản lý doanh nghiệp Và bán hàng: 3 - Định phí: + Định phí sản xuất chung 30.000 + Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 10.000 Yêu cầu: 1. Xác định chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm theo phương pháp toàn bộ. 2. Xác định chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. 3. Xác định giá trị sản phẩm tồn kho theo 2 phương pháp trên. 99
- 4. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí. Vì sao có sự khác nhau về số liệu kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bài 2 Báo cáo kinh doanh lập theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ của một doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: 1.000đ) Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu tiêu thụ (40.000 sp) 140.000 2. Giá vốn hàng bán 84.000 - Tồn kho đầu kỳ 0 - Chi phí sản phẩm sản xuất (60.000sp) 105.000 - Tồn kho cuối kỳ 21.000 3. Lãi gộp 56.000 4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 42.000 6. Lợi nhuận thuần 14.000 - Chi phí bán hàng và quản lý + Định phí: 30.000 + Biến phí: 12.000 - Chi phí sản xuất đơn vị: 2.100 đ/sp + Nguyên Vật liệu trực tiếp: 1.000 đ/sp + Nhân công trực tiếp: 400 đ/sp + Định phí sản xuất chung: 500 đ/sp + Biến phí sản xuất chụng: 200 đ/sp Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp 2. Điều hòa chênh lệch của lợi nhuận thuần tính theo phương pháp trực tiếp thành phương pháp toàn bộ. CHƯƠNG VII HỆ THỐNG QUYẾT ĐỊNH TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chương VII gồm ba nội dung: 7.1. Thông tin thích hợp cho vệc ra quyết định 7.2. Quyết định ngắn hạn 7.3. Quyết định dài hạn 100
- Mục tiêu chung: Giúp cho học viên nắm được những vấn đề chung về hệ thống thông tin trong vệc ra quyết định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các loại quyết định trong quản trị doanh nghiệp cụ thể thông tin thích hợp và không thích hợp cho quyết định của nhà quản lý, khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn, các loại quyết định ngắn hạn; khái niệm, đặc điểm, các loại quyết định dài hạn Trên cơ sở những vấn đề lý luận, học viên vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp cho hệ thống quyết định quản lý, các bước ra quyết định; - Khái niệm, đặc điểm, các loại quyết định ngắn hạn; - Các quyết định ngắn hạn thường gặp - Khái niệm, đặc điểm, các loại quyết định dài hạn 7.1. THÔNG TIN THÍCH HỢP CHO VỆC RA QUYẾT ĐỊNH 7.1 1. Thông tin thích hợp Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải đứng trước sự lựa chọn từ nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án là một tình huống khác nhau, các khoản mục chi phí và thu nhập là khác nhau, chúng chỉ có chung một đặc điểm là đều gắn với các thông tin của kế toán, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét để ra quyết định đúng đắn nhất. Các phương án được xem xét bao gồm nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cần thỏa mãn các tiêu chuẩn: Phù hợp; kịp thời và đáng tin cậy. Để đảm bảo ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải có những công cụ thích hợp giúp họ phân biệt được những thông tin thích hợp và không thích hợp, thông tin thích hợp cho vệc ra quyết định phải đạt được 2 tiêu chuẩn sau: - Phải liên quan đến tương lai - Phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét Chi phí cơ hội luôn được xem xét là thông tin thích hợp cho vệc ra quyết định quản lý mặc dù chi phí này không được thể hiện trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Ví dụ 7.1: Một doanh nghiệp đang nghiên cứu phương án mua 1 phương tiện vận tải dùng cho hoạt động bán hàng để thay thế cho xe vận tải trước đây. Có số liệu sau (1.000 đồng): Chỉ tiêu Phương tiện mới Phương tiện cũ Nguyên giá 200.000 180.000 Giá trị còn lại - 100.000 Giá nhượng bán - 110.000 Thời gian sử dụng 10 năm 10 năm Doanh thu hàng năm 168.000 168.000 Chi phí nhiên liệu hàng năm 100.000 125.000 101
- Chi phí doanh nghiệp phân bổ 10.000 10.000 Giá trị thu hồi khi thanh lý 15.000 15.000 Yêu cầu: Phân loại thông tin thích hợp cho phương án trên HƯỚNG DẪN Phương án mà doanh nghiệp đang xem xét là: 1. Mua phương tiện vận tải mới để thay thế cho phương tiện vận tải cũ 2. Giữ lại phương tiện vận tải cũ mà không mua sắm thay thế Thông tin thích hợp cho quyết định nhà quản trị của các phương án trên gồm: - Khấu háo phương tiện vận tải mới - Giá nhượng bán phương tiện cũ - Chi phí hoạt động hàng năm 7.1.2. Thông tin không thích hợp: Thông tin không thích hợp là những thông tin không thỏa mãn tiêu chuẩn của thông tin thích hợp, gồm: Liên quan đến tương lai Có sự khác biệt giữa các phương án được xem xét Thông tin không thích hợp bao gồm: Chi phí chìm: Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh, luôn luôn xuất hiện trong tất cả quyết định của nhà quản trị hoặc trong các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau. Chi phí chìm là chi phí mà nhà quản trị phải chấp nhận trong các quyết định khác nhau. Dù thực hiện phương án nào thì chi phí chìm cũng hiện diện. Chi phí và thu nhập tương lai không chênh lệch giữa các phương án Mọi chi phí và thu nhập trong tương lai không có sự khác biệt giữa các phương án được xem xét trong một tình huống quyết định thì không phải là thông tin thích hợp. Nếu doanh nghiệp đang có cùng một mức doanh thu hoặc chịu cùng một mức chi phí cho các phương án khác nhau thì vệc quyết định phương án nào không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ 7.2: Theo số liệu của ví dụ 7.1. Yêu cầu: Xem xét thông tin không thích hợp của vệc ra quyết định. HƯỚNG DẪN Thông tin không thích hợp Tiêu chuẩn Khấu hao phương tiện vận tải cũ Chi phí chìm Doanh thu hàng năm Thu nhập tương lai không chênh lệch Giá trị thu hồi thanh lý Thu nhập tương lai không chênh lệch 102
- Chi phí cấp trên phân bổ Chi phí không chênh lệch 7.1.3. Mục đích phân biệt thông tin thích hợp và không thích hợp - Giảm thời gian và chi phí cho vệc tính toán, xử lý và trình bày; - Hạn chế sự quá tải và nhiễu của thông tin, phực tạp trong vệc phân tích, giảm sự tập trung của nhà quản trị; - Tốc độ tận dung thời cơ, ra quyết định nhanh và chính xác là quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp. 7.1.4. Các bước ra quyết định Vệc ra quyết định trong quản lý thông qua các bước sau: - Thu thập tất cả các thu nhập, chi phí gắn liền với từng phương án - Loại bỏ chi phí chìm; thu nhập, chi phí không chênh lệch giữa các phương án - Ra quyết định trên cơ sở thu nhập và chi phí được giữ lại Ví dụ 7.3: Theo số liệu ví dụ 7.1 Yêu cầu: Phân tích thông tin theo các bước ra quyết định HƯỚNG DẪN Bước 1: Các thông tin liên quan đến thu nhập và chi phí của từng phương án Phương tiện mới Phương tiện cũ Doanh thu hàng năm Doanh thu hàng năm Giá nhượng bán máy cũ Chi phí khấu hao hàng năm máy cũ Chi phí khấu hao hàng năm máy mới Chi phí hoạt động hàng năm Chi phí khấu hao máy cũ Chi phí cấp trên phân bổ Chi phí hoạt động hàng năm Giá trị thanh lý Chi phí cấp trên phân bổ Giá trị thanh lý Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm, chi phí và thu nhập không chênh lệch giữa các phương án Thông tin được loại bỏ Khấu hao phương tiện vận tải cũ Chi phí chìm Doanh thu hàng năm Thu nhập tương lai không chênh lệch 103
- Giá trị thu hồi thanh lý Thu nhập tương lai không chênh lệch Chi phí cấp trên phân bổ Chi phí không chênh lệch Bước 3: Ra quyết định trên thông tin được giữ lại Chỉ tiêu Phương tiện mới Phương tiện cũ Chênh lệch 1. Giá bán phương tiện cũ 110.000 - 2. Chi phí nhiên liệu hàng năm 100.000 125.000 (25.000) 3. Khấu hao phương tiện mới 20.000 - 20.000 4. Lợi nhuận (120.000) (125.000) + 5.000 Vậy, doanh nghiệp nên quyết định mua phương tiện mới để thay thế cho phương tiện cũ. 7.2. QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN 7.2.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm: Là những quyết định liên quan đến vệc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng trong vòng 1 năm. Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn + Lợi nhuận cao nhất hoặc + Chi phí thấp nhất Khi lự chọn quyết định ngắn hạn cần phải xem xét thông tin thích hợp và không thích hợp gắn liền với từng phương án Đặc điểm: + Thời gian ngắn, ảnh hưởng đến thu nhập ngắn nên phương án lựa chọn thường gắn liền với lợi nhuận; + Sử dụng năng lực sản xuất, kinh doanh hiện thời, không cần phải đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản để tăng thêm năng lực Các loại quyết định ngắn hạn: + Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh + Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài + Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán chi tiết thành phẩm + Quyết định trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bị giới hạn 7.2.2. Quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp 7.2.2.1. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh Quyết định cuối cùng là vệc đánh giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Những quyết định về vệc có nên tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận là một quyết định phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, quản trị phải xem xét trên cả góc độ chất lượng và số lượng. Ví dụ 7.4: Một cửa hàng kinh doanh 3 mặt hàng với số liệu như sau (1.000.000đ): 104
- Chỉ tiêu Cộng MH A MH B MH C 1. Doanh thu 900 200 300 400 2. Biến phí 550 150 200 200 3. Lãi trên biến phí 350 50 100 200 4. Định phí 240 60 80 100 5. Lợi nhuận 110 (10) 20 100 Trong đó định phí của từng mặt hàng được phân tích theo các yếu tố sau: Yếu tố MH A MH B MH C - Lương 22 28 31 - Quảng cáo 8 10 12 - Khấu hao 6 10 14 - Thuê cửa hàng 4 6 10 - Bảo hiểm 10 14 18 - Quản lý chung 10 12 15 Yêu cầu: 1. Phân tích thông tin thích hợp để quyết định cửa hàng có nên kinh doanh MH A hay không? 2. Lập báo cáo nội bộ của cửa hàng trên HƯỚNG DẪN 1. Cửa hàng phải quyết định một trong hai phương án sau: - Tiếp tục kinh doanh mặt hàng A. - Ngừng kinh doanh mặt hàng A. Vì một cửa hàng cùng kinh doanh 3 mặt hàng nên các chi phí sau là những khoản chi phí cho dù cửa hàng tiếp tục kinh doanh mặt hàng A hay không cũng đều phải gánh chịu: Khấu hao; Thuê nhà; Quản lý chung. - Thông tin không thích hợp gồm: + Chi phí khấu hao cửa hàng và thiết bị bán hàng + Tiền thuê cửa hàng + Quản lý chung phân bổ cho cửa hàng - Thông tin thích hợp BẢNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN THÍCH HỢP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tiếp tục Ngừng Chênh lệch kinh doanh kinh doanh 1. Lãi trên biến phí 60 - +60 105
- 2. Định phí 40 - +40 - Lương 22 - - Quảng cáo 8 - - Bảo hiểm 10 - 3. Lợi nhuận 20 - +20 (3=1-2) Vậy, cửa hàng nên tiếp tục kinh doanh mặt hàng A để bù đắp các khoản định phí. 2. Báo cáo kết quả bộ phận theo mặt hàng BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cộng Chia ra MH A MH B MH C 1. Doanh thu 900 200 300 400 2. Biến phí 550 150 200 200 3. Lãi trên biến phí (3=1-2) 350 50 100 200 4. Định phí bộ phận 153 40 52 61 - Tiền lương 81 22 28 31 - Quảng cáo 30 8 10 12 - Bảo hiểm 42 10 14 18 5. Số dư bộ phận (5=3-4) 197 10 48 139 6. Định phí chung 87 - Khấu hao 30 - Thuê cửa hàng 20 - Quản lý chung 37 7. Lợi nhuận (7=5-6) 110 Mặt hàng A vẫn tạo ra số dư bộ phận là +10 (triệu đồng) 106
- 7.2.2.2. Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài Hầu hết, sản phẩm sản xuất bao gồm nhiều chi tiết phụ tùng, được lắp ráp lại thành thành phẩm, những chi tiết này có thể được mua sẵn hoặc tự sản xuất. Trong tình huống nào đó mà doanh nghiệp có thể mua ngoài với giá mua thấp hơn chi phí sản xuất ra chi tiết đó Quyết định này cần phải được xem xét trên góc độ chất lượng và số lượng, và phải xem xét kết hợp với cơ hội kinh doanh khác nếu có (chi phí cơ hội) Cần chú ý xem xét lợi ích của vệc tự sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm chính, tuy nhiên khi mối quan hệ với nhà cung cấp bị phá vỡ thường rất khó hàn gắn, mặt khác sự thay đổi công nghệ sản xuất thường làm cho sản xuất ra các chi tiết này tốn kém hơn là mua từ bên ngoài, sự thay đổi chi phí này có thể doanh nghiệp không thấy được rõ ràng. Ví dụ 7.5: Một doanh nghiệp đang sản xuất chi tiết X dùng để sản xuất sản phẩm chính A, nhu cầu hàng năm của công ty là 10.000 chi tiết, các chi phí liên quan như sau: (1.000đ) Chi phí Khoản mục 1 chi tiết X Tổng số 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 10 100.000 2. Nhân công trực tiếp 20 200.000 3. Sản xuất chung 15 150.000 - Biến phí SXC 3 30.000 - Lương nhân vên PX 3 30.000 - Khấu hao 4 40.000 - Định phí chung phân bổ 5 50.000 Cộng 45 450.000 Có nhà cung cấp bên ngoài đề nghị cung cấp chi tiết X này với giá 40.000đ/chi tiết, theo đúng chất lượng và số lượng của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp đang xem xét có nên tiếp tục sản xuất hay mua ngoài để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận Yêu cầu: 1. Phân tích thông tin thích hợp và ra quyết định 2. Giả sử nếu không sản xuất chi tiết X, doanh nghiệp sẽ sử dụng mặt bằng để sản xuất loại sản phẩm khác với lãi trên biến phí hàng năm là 100.000. Quyết định? HƯỚNG DẪN 1. Doanh nghiệp phải quyết định một trong hai phương án sau: - Phương án 1: Tiếp tục sản xuất chi tiết X - Phương án 2: Mua ngoài chi tiết X - Thông tin không thích hợp gồm: 107
- + Chi phí khấu hao + Định phí chung phân bổ - Thông tin thích hợp: (Xem xét trên tổng chi phí) BẢNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN THÍCH HỢP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tiếp tục Mua ngoài Chênh lệch sản xuất 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 100.000 - 100.000 2. Nhân công trực tiếp 200.000 - 200.000 3. Sản xuất chung 60.000 60.000 - Biến phí SXC 30.000 - Lương nhân vên PX 30.000 4. Giá mua - 400.000 (400.000) Cộng 360.000 400.000 (40.000) Theo bảng phân tích trên, vệc tiếp tục sản xuất chi tiết X sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp. 2. Trường hợp có thêm chi phí cơ hội 100.000 cho vệc tạo ra lãi trên biến phí khi doanh nghiệp sử dụng mặt bằng sản xuất phụ phẩm X để sản xuất sản phẩm khác BẢNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN THÍCH HỢP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tiếp tục Mua ngoài Chênh lệch sản xuất 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 100.000 - 100.000 2. Nhân công trực tiếp 200.000 - 200.000 3. Sản xuất chung 60.000 60.000 - Biến phí SXC 30.000 - Lương nhân vên PX 30.000 4. Giá mua - 400.000 (400.000) 5. Chi phí cơ hội 100.000 100.000 Cộng 460.000 400.000 +60.000 108
- Theo bảng phân tích trên, doanh nghiệp nên mua ngoài chi tiết X, để tiết kiệm 60.000 chi phí hàng năm. 7.2.2.3. Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán chi tiết thành phẩm Nhiều doanh nghiệp, có cùng một loại vật liệu chính, một quy trình công nghệ chung, sản xuất ra cùng một lúc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như công nghiệp dầu hỏa, chế biến, xi măng, dệt Nguyên tắc chung đi đến quyết định là phương án nào cho lợi nhuận tăng lên, phương pháp chung của phân tích thông tin trong quyết định này là: + Xác định giá bán từng loại sản phẩm ở giai đoạn thành phẩm (cuối cùng); và giai đoạn chia tách (bán thành phẩm) sau quy trình công nghệ cụ thể + Tính chênh lệch giá bán của thành phẩm và bán thành phẩm + Xác định chi phí của quá trình chế biến thêm; chi phí tiết kiệm được do chấm dứt quá trình chế biến + Tính toán lợi nhuận tăng thêm do chế biến thêm và ra quyết định. Ví dụ 7.6: Một doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C trên cùng một dây chuyền công nghệ, từ một loại vật liệu. Có số liệu sau: (1.000đ) Chỉ tiêu SP A SP B SP C 1. Giá trị tại điểm tách rời 120.000 150.000 60.000 2. Giá trị sau khi chế biến thêm 160.000 240.000 90.000 3. Phân bổ chi phí sản xuất chung 80.000 100.000 40.000 4. Chi phí chế biến thêm phân tích 50.000 60.000 10.000 Yêu cầu: Doanh nghiệp xem xét nên tiếp tục chế biến sản phẩm nào để có lợi nhuận tối đa? HƯỚNG DẪN BẢNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu SP A SP B SP C 1. Giá trị tại điểm tách rời 120.000 150.000 60.000 2. Giá trị sau khi chế biến thêm 160.000 240.000 90.000 3. Phân bổ chi phí sản xuất chung 80.000 100.000 40.000 4. Chi phí chế biến thêm phân tích 50.000 60.000 10.000 5. Thu nhập tăng thêm sau khi chế biến (2-1) 40.000 90.000 30.000 6. LN do chế biến (5-4) (10.000) 30.000 20.000 Như vậy doanh nghiệp nên bán sản phẩm A tại điểm chia tách và tiếp tục chế biến sản phẩm B, C để đạt lợi nhuận tối đa. 109
- 7.2.2.4. Quyết định trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bị giới hạn Một doanh nghiệp, khi hoạt động thường có nhiều giới hạn, ví dụ: - Về mặt bằng kinh doanh; - Về công suất hoạt động của thiết bị, máy móc; - Về nguyên vật liệu, mức tiêu thụ sản phẩm, về vốn a. Trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn Doanh nghiệp cần phải tính lãi trên biến phí đơn vị và đặt nó trong mối quan hệ với điều kiện giới hạn, mục tiêu của doanh nghiệp là tận dụng hết năng lực để đạt được lợi nhuận cao nhất. Ví dụ7.7: Doanh nghiệp có tối đa 20.000 giờ máy để sử dụng mỗi năm, Sản phẩm A cần 3 giờ máy, SP B cần 2 giờ máy, có số liệu sau: (1.000đ) Chỉ tiêu SP A SP B - Giá bán đơn vị 2500 3000 - Chi phí khả biến đơn vị 1000 1800 - Lãi trên biến phí đơn vị 1500 1200 - Tỷ lệ lãi trên biến phí (%) 60 40 Nhu cầu về sản phẩm A và B là như nhau, doanh nghiệp phải tận dụng hết công suất của máy thì mới đáp ứng được Yêu cầu: Doanh nghiệp nên sản xuất sản phẩm nào? b. Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn Quá trình thực hiện phân tích phải bằng phương pháp phương trình tuyến tính qua các bước sau: - Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn chúng dưới dạng phương trình - Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng thành phương trình đại số - Xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị, - Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu, xác định phương trình sản xuất tối ưu. Ví dụ: Một công ty đang sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y, có tài liệu liên quan đến vệc sản xuất, kinh doanh như sau: - Mỗi kỳ, doanh nghiệp chỉ sử dụng tối đa 36 giờ máy và 24 đơn vị vật liệu - Mức tiêu thụ sản phẩm Y mỗi kỳ tối đa là 3 đơn vị SP - Tài liệu về sản phẩm X, Y được tập hợp dưới đây: Chỉ tiêu SP X SP Y Lãi trên biến phí đơn vị 8 10 Số giờ sản xuất đơn vị 6 9 110
- Nguyên liệu sử dụng 6 3 Yêu cầu: Doanh nghiệp nên sản xuất theo cơ cấu như thế nào để LN tối đa 7.3. QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN 7.3.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm: Là những quyết định liên quan đến vệc sử dụng vốn dài hạn để đầu tư tài sản dài hạn nhằm thay đổi khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài, thường là trên một năm hoặc trên một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm: - Phát huy tác dụng trong một khoảng thời gian dài (trên một năm tài chính) - Mục đích của quyết định dài hạn nhiều khi không phải là lợi nhuận cao nhất - Phải xem xét đến thời gian hoàn vốn đầu tư. - Tài sản đầu tư có tính hao mòn Các loại quyết định đầu tư: - Quyết định sàng lọc - Quyết định ưu tiên 7.3.2. Các phương pháp ứng dụng cho quyết định dài hạn - Phương pháp hiện giá thuần - Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian - Phương pháp kỳ hoàn vốn - Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn 111
- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. TÓM TẮT CHƯƠNG 7 Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải đứng trước sự lựa chọn từ nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án là một tình huống khác nhau, các khoản mục chi phí và thu nhập là khác nhau, chúng chỉ có chung một đặc điểm là đều gắn với các thông tin của kế toán, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét để ra quyết định đúng đắn nhất. Các phương án được xem xét bao gồm nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Học viên khi nghiên cứu về chương này cần nắm được các nội dung: - Thông tin thích hợp và không thích hợp cho hệ thống quyết định quản lý - Quyết định ngắn hạn và hệ thống quyết định ngắn hạn thường gặp - Quyết định dài hạn 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của quyết định ngắn hạn, quyết định dài hạn 2. Thông tin như thế nào được coi là thích hợp ra quyết định quản lý? Lấy ví dụ minh họa? 3. Trình bày các bước ra quyết định quản lý. Lấy ví dụ minh họa? 4. Trình bày các loại quyết định ngắn hạn. Lấy ví dụ cho từng loại quyết định 5. Quyết định sàng lọc là gì? Lấy ví dụ minh họa 6. Trình bày nội dung và ứng dụng phương pháp hiện giá thuần túy trong quyết định dài hạn của doanh nghiệp. 7. Trình bày phương pháp kỳ hoàn vốn, lấy ví dụ minh họa B T I CH NH C NG HO X H I CH NGH A VI T NAM ___ c l p - T do - H nh phúc S : 53/2006/TT- H N i, ng y 12 tháng 6 n m 2006 BTC THÔNG TƯ H ng d n áp d ng k toán qu n tr trong doanh nghi p - Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003; - Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh; - Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Nh m giúp các doanh nghi p s n xu t, kinh doanh t ch c t t công tác k toán, B T i chính h ng d n k toán qu n tr trong các doanh nghi p, nh sau: Ph n I QUY NH CHUNG 112
- 1. K toán qu n tr a/ K toán qu n tr l vi c thu th p, x lý, phân tích v cung c p thông tin kinh t , t i chính theo yêu c u qu n tr v quy t nh kinh t , t i chính trong n i b n v k toán (Lu t K toán, kho n 3, i u 4). K toán qu n tr nh m cung c p các thông tin v ho t ng n i b c a doanh nghi p, nh : Chi phí c a t ng b ph n (trung tâm chi phí), t ng công vi c, s n ph m; Phân tích, ánh giá tình hình th c hi n v i k ho ch v doanh thu, chi phí, l i nhu n; qu n lý t i s n, v t t , ti n v n, công n ; Phân tích m i quan h gi a chi phí v i kh i l ng v l i nhu n; L a ch n thông tin thích h p cho các quy t nh u t ng n h n v d i h n; L p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh; nh m ph c v vi c i u h nh, ki m tra v ra quy t nh kinh t . K toán qu n tr l công vi c c a t ng doanh nghi p, Nh n c ch h ng d n các nguyên t c, cách th c t ch c v các n i dung, ph ng pháp k toán qu n tr ch y u t o i u ki n thu n l i cho doanh nghi p th c hi n. b/ i t ng nh n thông tin k toán qu n tr l Ban lãnh o doanh nghi p v nh ng ng i tham gia qu n lý, i u h nh ho t ng s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p. Doanh nghi p không b t bu c ph i công khai các thông tin v k toán qu n tr tr tr ng h p pháp lu t có quy nh khác. c/ n v tính s d ng trong K toán qu n tr , g m: n v ti n t , n v hi n v t, th i gian lao ng ho c các n v tính khác theo yêu c u qu n lý c a doanh nghi p. d/ Nguyên t c t ch c h th ng thông tin k toán qu n tr : Vi c t ch c h th ng thông tin k toán qu n tr không b t bu c ph i tuân th y các nguyên t c k toán v có th c th c hi n theo nh ng quy nh n i b c a doanh nghi p nh m t o l p h th ng thông tin qu n lý thích h p theo yêu c u qu n lý c th c a t ng doanh nghi p. Doanh nghi p c to n quy n quy t nh vi c v n d ng các ch ng t k toán, t ch c h th ng s k toán, v n d ng v chi ti t hoá các t i kho n k toán, thi t k các m u báo cáo k toán qu n tr c n thi t ph c v cho k toán qu n tr c a n v . / Doanh nghi p c s d ng m i thông tin, s li u c a ph n k toán t i chính ph i h p v ph c v cho k toán qu n tr . 2. i t ng áp d ng Thông t Thông t n y áp d ng cho doanh nghi p thu c các l nh v c s n xu t, kinh doanh, th ng m i, d ch v . Riêng các doanh nghi p trong l nh v c t i chính, ngân h ng, nh Công ty b o hi m, Công ty ch ng khoán, Công ty qu n lý Qu u t ch ng khoán, T ch c tín d ng, T ch c t i chính, v n d ng các n i dung phù h p h ng d n t i Thông t n y. 3. Nhi m v k toán qu n tr trong doanh nghi p a/ Thu th p, x lý thông tin, s li u k toán theo ph m vi, n i dung k toán qu n tr c a n v xác nh theo t ng th i k . 113
- b/ Ki m tra, giám sát các nh m c, tiêu chu n, d toán. c/ Cung c p thông tin theo yêu c u qu n tr n i b c a n v b ng báo cáo k toán qu n tr . d/ T ch c phân tích thông tin ph c v cho yêu c u l p k ho ch v ra quy t nh c a Ban lãnh o doanh nghi p. 4. N i dung, ph m vi, k k toán qu n tr 4.1. N i dung k toán qu n tr a/ N i dung ch y u, ph bi n c a k toán qu n tr trong doanh nghi p, g m: - K toán qu n tr chi phí v giá th nh s n ph m; - K toán qu n tr bán h ng v k t qu kinh doanh; - Phân tích m i quan h gi a chi phí, kh i l ng v l i nhu n; - L a ch n thông tin thích h p cho vi c ra quy t nh; - L p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh; - K toán qu n tr m t s kho n m c khác: + K toán qu n tr t i s n c nh (TSC ); + K toán qu n tr h ng t n kho; + K toán qu n tr lao ng v ti n l ng; + K toán qu n tr các kho n n . b/ Ngo i nh ng n i dung ch y u nêu trên, doanh nghi p có th th c hi n các n i dung k toán qu n tr khác theo yêu c u qu n lý c a doanh nghi p. 4.2. Ph m vi k toán qu n tr không b gi i h n v c quy t nh b i nhu c u thông tin v k toán qu n tr c a doanh nghi p trong t t c các khâu c a quá trình t ch c, qu n lý s n xu t, kinh doanh, l p k ho ch, ki m tra, t ch c, i u h nh, ra quy t nh v trình , kh n ng t ch c công tác k toán qu n tr c a m i doanh nghi p. 4.3. K k toán qu n tr th ng l tháng, quý, n m nh k k toán t i chính. Doanh nghi p c quy t nh k k toán qu n tr khác (có th l ng y, tu n ho c b t k th i h n n o) theo yêu c u c a mình. 5. Các thu t ng trong Thông t n y c hi u nh sau: - Trung tâm trách nhi m: L m t b ph n (phân x ng, dây chuy n s n xu t; m t phòng, ban; m t công ty ho c to n b công ty) trong m t t ch c m ng i qu n lý c a b ph n ó có quy n i u h nh v có trách nhi m i v i s chi phí, thu nh p phát sinh ho c s v n u t s d ng v o ho t ng kinh doanh. - Trung tâm chi phí: L trung tâm trách nhi m m ng i qu n lý ch có quy n i u h nh qu n lý các chi phí phát sinh thu c b ph n mình qu n lý. Trung tâm chi phí có th l b ph n (phân x ng, i, t , ) ho c t ng giai o n ho t ng (giai o n l m thô, giai o n c t g t, giai o n ánh bóng, ). - Chi phí chênh l ch: L chi phí có ph ng án n y nh ng không có ho c ch có m t ph n ph ng án khác. Chi phí chênh l ch l m t trong các c n c quan tr ng l a ch n ph ng án u t ho c ph ng án s n xu t, kinh doanh. 114
- - Chi phí c h i: L l i ích ti m t ng b m t i do l a ch n ph ng án (ho c h nh ng) n y thay vì ch n ph ng án (ho c h nh ng) khác. - Chi phí chìm: L lo i chi phí m doanh nghi p s ph i gánh ch u b t k ã l a ch n ph ng án ho c h nh ng n o. Chi phí chìm t n t i m i ph ng án nên không có tính chênh l ch v không ph i xét n khi so sánh, l a ch n ph ng án, h nh ng t i u. - Chi phí kh bi n (g i t t l bi n phí): L nh ng chi phí s n xu t, kinh doanh thay i t l thu n v t ng s , v t l v i s bi n ng v kh i l ng s n ph m, g m: chi phí nguyên li u, v t li u tr c ti p, chi phí nhân công tr c ti p v m t s kho n chi phí s n xu t chung, nh : Chi phí nhân công, chi phí i n n c, ph tùng s a ch a máy, Chi phí kh bi n không thay i khi tính cho m t n v s n ph m, công vi c. - Chi phí b t bi n (còn g i l nh phí): L nh ng chi phí m t ng s không thay i v i s bi n ng v kh i l ng s n ph m, công vi c, g m: chi phí kh u hao TSC , l ng nhân viên, cán b qu n lý, Chi phí b t bi n c a m t n v s n ph m, công vi c có quan h t l ngh ch v i kh i l ng, s n ph m, công vi c. - Lãi trên bi n phí: L s chênh l ch gi a doanh thu v i bi n phí to n b (g m giá th nh s n xu t theo bi n phí, bi n phí bán h ng, bi n phí qu n lý doanh nghi p). - i m ho v n: L m t i m m t i ó t ng doanh thu b ng t ng chi phí ho c l m t i m m t i ó lãi trên bi n phí b ng t ng chi phí b t bi n. - Quy t nh ng n h n: L quy t nh kinh doanh m th i gian hi u l c, th i gian nh h ng v th c thi th ng d i 1 n m ho c ng n h n 1 chu k kinh doanh thông th ng nh : Quy t nh v s t n t i hay lo i b m t b ph n kinh doanh trong k k ho ch; Quy t nh ph ng án t s n xu t hay mua ngo i nguyên v t li u, s n ph m; Quy t nh bán giai o n bán th nh ph m hay giai o n th nh ph m; ). - Quy t nh d i h n: L nh ng quy t nh có th i gian hi u l c, th i gian nh h ng v th i gian th c thi trên 1 n m ho c trên 1 chu k kinh doanh (Ví d , nh : Quy t nh u t TSC cho doanh nghi p; Quy t nh u t t i chính d i h n; ). - Thông tin thích h p: L nh ng thông tin ph i t hai tiêu chu n c b n: + Thông tin ó ph i liên quan n t ng lai; + Thông tin ó ph i có s khác bi t gi a các ph ng án ang xem xét v l a ch n. Ph n II T CH C TH C HI N K TO N QU N TR 1. Vi c t ch c th c hi n k toán qu n tr trong doanh nghi p có các yêu c u sau: a/ Cung c p k p th i y các thông tin theo yêu c u qu n lý v chi phí c a t ng công vi c, b ph n, d án, s n ph m, ; b/ Cung c p k p th i, y các thông tin th c hi n, các nh m c, n 115
- giá, ph c v cho vi c l p k ho ch, ki m tra, i u h nh v ra quy t nh; c/ m b o cung c p các thông tin chi ti t, c th h n so v i k toán t i chính; d/ Xác l p các nguyên t c, ph ng pháp phù h p m b o c tính so sánh gi a k toán t i chính v k toán qu n tr c ng nh gi a các th i k ho t ng, gi a d toán v th c hi n. 2. T ch c th c hi n k toán qu n tr trong doanh nghi p theo các n i dung: T ch c v n d ng ch ng t k toán, t i kho n k toán, s k toán; T ch c l p báo cáo k toán qu n tr v t ch c phân tích thông tin kinh t , t i chính. 3. Nguyên t c t ch c v n d ng Ch ng t k toán a/ V n d ng các nguyên t c, ph ng pháp v l p, luân chuy n, qu n lý v s d ng ch ng t k toán phù h p v i i u ki n c th c a doanh nghi p. b/ C th hoá v b sung các n i dung c n thi t v o t ng m u ch ng t k toán ã c quy nh ph c v cho vi c thu th p thông tin qu n tr n i b doanh nghi p. c/ S d ng các ch ng t ban u, ch ng t th ng kê trong i u h nh s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p (L nh s n xu t; B ng kê kh i l ng; Quy t nh i u ng lao ng; Quy t nh i u ng (di chuy n) t i s n; Biên b n i u tra tình hình s n xu t, ) k toán qu n tr kh i l ng s n ph m (công vi c), th i gian lao ng, l p k ho ch. d/ c thi t k v s d ng các ch ng t n i b dùng cho k toán qu n tr m không có quy nh c a Nh n c (B ng tính phân b chi phí bán h ng, chi phí qu n lý doanh nghi p, ); c thi t l p h th ng thu th p v cung c p thông tin nhanh, k p th i qua Email, Fax v các ph ng ti n thông tin khác. 4. Nguyên t c t ch c v n d ng T i kho n k toán 4.1. Doanh nghi p c n c v o h th ng t i kho n k toán do B T i chính ban h nh ho c c B T i chính ch p thu n áp d ng cho doanh nghi p chi ti t hoá theo các c p (c p 2, 3, 4) phù h p v i k ho ch, d toán ã l p v yêu c u cung c p thông tin c a k toán qu n tr trong doanh nghi p. 4.2. Vi c chi ti t hoá các c p t i kho n k toán d a trên các yêu c u sau: a/ Xu t phát t yêu c u cung c p thông tin k toán qu n tr c a t ng c p qu n lý. b/ Các t i kho n có m i quan h v i nhau c n m b o tính th ng nh t v ký hi u, c p , (Ví d : TK 15411, 51111, 63211, 91111, ). c/ Vi c chi ti t hoá t i kho n không c l m sai l ch n i dung, k t c u v ph ng pháp ghi chép c a t i kho n. 4.3. Doanh nghi p c m t i kho n k toán chi ti t theo các c p trong các tr ng h p sau: a/ K toán chi phí s n xu t v tính giá th nh theo t ng công vi c; S n ph m, m t h ng, b ph n s n xu t, kinh doanh, 116
- b/ K toán bán h ng v xác nh k t qu kinh doanh theo t ng công vi c; S n ph m, m t h ng, b ph n s n xu t, kinh doanh, c/ K toán h ng t n kho theo t ng th , lo i. d/ K toán các ngu n v n, các kho n vay, các kho n n ph i thu, ph i tr , theo ch th v t ng lo i. Ngo i ra tu theo yêu c u cung c p thông tin k toán qu n tr m doanh nghi p thi t k chi ti t hoá các t i kho n k toán cho phù h p. 5. Nguyên t c t ch c v n d ng S k toán a/ Doanh nghi p c n c v o h th ng s k toán do B T i chính ban h nh ho c c B T i chính ch p thu n áp d ng cho doanh nghi p b sung các ch tiêu, yêu c u c th ph c v cho k toán qu n tr trong doanh nghi p. Vi c b sung ho c thi t k các n i dung c a s k toán không c l m sai l ch n i dung các ch tiêu ã quy nh trên s k toán v c n phù h p v i yêu c u qu n lý c a doanh nghi p. b/ Doanh nghi p có th thi t k các s k toán m i phù h p v i yêu c u qu n lý chi phí, doanh thu v xác nh k t qu kinh doanh theo b ph n, m t h ng, công vi c v các yêu c u khác c a k toán qu n tr (Phi u tính giá th nh s n ph m; Báo cáo s n xu t; S chi ti t bán h ng theo khách h ng, nh m u s ph l c kèm theo). 6. Yêu c u, n i dung Báo cáo k toán qu n tr 6.1. Yêu c u thi t l p h th ng báo cáo k toán qu n tr a/ H th ng báo cáo k toán qu n tr c n c xây d ng phù h p v i yêu c u cung c p thông tin ph c v qu n lý n i b c a t ng doanh nghi p c th . b/ N i dung h th ng báo cáo k toán qu n tr c n m b o cung c p y v m b o tính so sánh c c a các thông tin ph c v yêu c u qu n lý, i u h nh v ra các quy t nh kinh t c a doanh nghi p. c/ Các ch tiêu trong báo cáo k toán qu n tr c n ph i c thi t k phù h p v i các ch tiêu c a k ho ch, d toán v báo cáo t i chính nh ng có th thay i theo yêu c u qu n lý c a các c p. 6.2. H th ng báo cáo k toán qu n tr 6.2.1 H th ng báo cáo k toán qu n tr ch y u c a m t doanh nghi p th ng bao g m: a/ Báo cáo tình hình th c hi n: - Báo cáo doanh thu, chi phí v l i nhu n c a t ng lo i s n ph m, h ng hoá, d ch v ; - Báo cáo kh i l ng h ng hoá mua v o v bán ra trong k theo i t ng khách h ng, giá bán, chi t kh u v các hình th c khuy n m i khác; - Báo cáo chi ti t kh i l ng s n ph m (d ch v ) ho n th nh, tiêu th ; - Báo cáo ch p h nh nh m c h ng t n kho; - Báo cáo tình hình s d ng lao ng v n ng su t lao ng; 117
- - Báo cáo chi ti t s n ph m, công vi c ho n th nh; - Báo cáo cân i nh p, xu t, t n kho nguyên li u, v t li u, s n ph m, h ng hoá; - Báo cáo chi ti t n ph i thu theo th i h n n , khách n v kh n ng thu n ; - Báo cáo chi ti t các kho n n vay, n ph i tr theo th i h n n v ch n ; - Báo cáo b ph n l p cho trung tâm trách nhi m; - Báo cáo chi ti t t ng, gi m v n ch s h u. b/ Báo cáo phân tích: - Phân tích m i quan h gi a chi phí, kh i l ng v l i nhu n; - Phân tích tình hình t i chính c a doanh nghi p; - Phân tích các nhân t nh h ng n tình hình th c hi n k ho ch s n xu t v t i chính; Ngo i ra, c n c v o yêu c u qu n lý, i u h nh c a t ng giai o n c th , doanh nghi p có th l p các báo cáo k toán qu n tr khác. 6.2.2 M t s m u báo cáo k toán qu n tr ch y u: Xem ph l c kèm theo. 7. L u tr t i li u k toán qu n tr Vi c l u tr t i li u k toán qu n tr , c bi t l các báo cáo k toán qu n tr mang tính t ng h p, phân tích k t qu kinh doanh, chi n l c kinh doanh, c th c hi n theo quy t nh c a Ng i i di n theo pháp lu t c a n v k toán trên c s v n d ng các quy nh c a pháp lu t v l u tr t i li u k toán. Ph n III M T S N I DUNG K TO N QU N TR CH Y U 1. K toán qu n tr chi phí v giá th nh s n ph m 1.1. K toán qu n tr chi phí Doanh nghi p c n c v o c i m ho t ng v yêu c u qu n lý t ch c t p h p chi phí theo t ng trung tâm phát sinh chi phí, nh : T , i, phân x ng ho c cho t ng công vi c, t ng s n ph m, t ng công o n s n xu t ho c cho c quá trình s n xu t v xác nh các lo i chi phí c a doanh nghi p theo các n i dung sau: 1.1.1 Phân lo i chi phí Vi c phân lo i chi phí c a doanh nghi p l nh m m c ích ph c v cho qu n tr ho t ng s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p, do ó tu thu c v o m c ích, yêu c u qu n tr c a doanh nghi p trong t ng th i k , t ng ho n c nh l a ch n tiêu th c phân lo i phù h p. a/ Ph c v cho k toán t i chính, chi phí s n xu t, kinh doanh c phân lo i theo các tiêu th c sau: - Theo n i dung kinh t , chi phí c chia l m hai lo i: 118
- + Chi phí s n xu t: L chi phí hình th nh nên giá tr c a s n ph m s n xu t, g m: Chi phí nguyên li u, v t li u tr c ti p, chi phí nhân công tr c ti p, chi phí s n xu t chung; + Chi phí ngo i s n xu t: L chi phí không l m t ng giá tr s n ph m s n xu t nh ng c n thi t ho n th nh quá trình s n xu t, kinh doanh, g m: Chi phí bán h ng, chi phí qu n lý doanh nghi p. - Theo m i quan h gi a chi phí v i các kho n m c trên báo cáo t i chính, chi phí c chia ra: + Chi phí th i k : L chi phí phát sinh trong m t k kinh doanh (theo th i gian) có th liên quan n nhi u i t ng, nhi u s n ph m khác nhau. Chi phí th i k có c i m l nh ng chi phí l m gi m l i t c trong k kinh doanh m chi phí ó phát sinh; + Chi phí s n ph m: L chi phí c u th nh nên giá tr n v s n ph m ho n th nh, ang t n kho ho c ã c bán. b/ Ph c v cho k toán qu n tr , chi phí s n xu t, kinh doanh c phân lo i theo các tiêu th c sau: - Theo m i quan h v i vi c l p k ho ch v ki m tra, chi phí c chia ra: + Chi phí kh bi n; + Chi phí b t bi n; + Chi phí h n h p: L lo i chi phí g m c y u t kh bi n v b t bi n (Ví d : Chi phí i n tho i, chi phí s a ch a, b o trì TSC , ). - Theo tính ch t chi phí, chi phí c chia ra: + Chi phí tr c ti p: L chi phí c u th nh s n ph m, g n li n v i m t s n ph m ho c d ch v nh t nh ho n th nh (Ví d : Chi phí nguyên li u, v t li u tr c ti p; Chi phí nhân công tr c ti p, ); + Chi phí gián ti p l chi phí liên quan n nhi u s n ph m, ho c nhi u d ch v khác nhau không l m t ng giá tr s n ph m, d ch v (Ví d : Chi phí qu n lý h nh chính, chi phí l ng nhân viên qu n lý, ). Chi phí gián ti p ph i c phân b v o t ng n v , s n ph m, công vi c; + Chi phí ki m soát c l chi phí m c p qu n lý d oán c s phát sinh v thu c quy n quy t nh c a c p qu n lý ó; + Chi phí không ki m soát c l chi phí m c p qu n lý không d oán c s phát sinh c a nó, ng th i không thu c th m quy n quy t nh c a c p qu n lý ó. c/ Theo yêu c u s d ng chi phí trong vi c l a ch n d án u t , chi phí c a m t d án c phân lo i nh sau: - Chi phí thích h p; - Chi phí chênh l ch; - Chi phí c h i; - Chi phí chìm. 1.1.2 Ph ng pháp t p h p chi phí 119
- Doanh nghi p c n l a ch n các ph ng pháp t p h p chi phí phù h p t ng lo i chi phí: a/ Ph ng pháp tr c ti p: Áp d ng cho tr ng h p chi phí phát sinh ch liên quan n m t i t ng ch u chi phí. Theo ph ng pháp n y thì chi phí c a i t ng n o c t p h p tr c ti p cho i t ng ó. b/ Ph ng pháp phân b : Áp d ng cho tr ng h p chi phí phát sinh liên quan n nhi u i t ng ch u chi phí. Khi th c hi n ph ng pháp phân b chi phí doanh nghi p có th l a ch n m t trong các c n c phân b sau: Gi công, ng y công, gi máy ho t ng, di n tích s d ng, v ph ng pháp phân b l tr c ti p ho c phân b theo c p b c. 1.1.3 Xác nh trung tâm chi phí Vi c xác nh trung tâm chi phí ph thu c v o quy trình s n xu t v quy mô c a t ng doanh nghi p. Các trung tâm chi phí th ng c phân lo i l : - Trung tâm chính, nh : Trung tâm mua h ng, trung tâm s n xu t (các phân x ng, b ph n s n xu t); - Trung tâm ph , nh : Trung tâm h nh chính, qu n tr , trung tâm k toán, t i chính, 1.2. K toán qu n tr giá th nh s n ph m 1.2.1 Ph ng pháp tính giá th nh Tu theo c i m c a s n ph m ho c m i quan h gi a i t ng h ch toán chi phí v i t ng tính giá th nh s n ph m doanh nghi p l a ch n m t ph ng pháp ho c k t h p nhi u ph ng pháp tính giá th nh s n ph m. Các ph ng pháp tính giá th nh ch y u l : a/ Ph ng pháp tính giá th nh theo công vi c, s n ph m Tính giá th nh theo công vi c (ho c s n ph m) l quá trình t p h p v phân b chi phí nguyên li u, v t li u tr c ti p, chi phí nhân công tr c ti p v chi phí s n xu t chung có liên quan n m t công vi c, m t s n ph m riêng bi t ho c m t nhóm s n ph m c th , m t n t h ng: + Chi phí nguyên li u, v t li u tr c ti p, chi phí nhân công tr c ti p c t p h p tr c ti p cho t ng công vi c, s n ph m riêng bi t; + Chi phí s n xu t chung: Khi có chi phí s n xu t chung phát sinh c t p h p chung cho các công vi c, s n ph m sau ó ti n h nh phân b . Áp d ng ph ng pháp n y doanh nghi p c n c v o tình hình c th ch n m t trong nh ng ph ng pháp phân b chi phí s n xu t chung, nh sau: + Phân b chi phí s n xu t chung theo m c th c t ; Theo ph ng pháp n y doanh nghi p s i u ch nh s chênh l ch gi a s c tính phân b v chi phí chung th c t phát sinh ghi t ng ho c gi m “Giá v n h ng bán” trong k (N u s chênh l ch nh không áng k ) ho c s phân b s chênh l ch cho s chi phí s n xu t, kinh doanh d dang, th nh ph m v giá v n h ng bán trên c s t l v i s d (ho c s lu k ) c a các t i kho n n y tr c khi phân b m c chênh l ch chi phí s n xu t chung. 120
- + c tính chi phí s n xu t chung c a t ng công vi c, s n ph m, ngay t u k , cu i k ti n h nh i u ch nh chênh l ch gi a chi phí th c t phát sinh v m c chi phí s n xu t chung ã c tính. b/ Ph ng pháp tính giá th nh theo quá trình s n xu t (Ph ng pháp t ng c ng chi phí); c/ Ph ng pháp tính giá th nh theo nh m c; d/ Ph ng pháp h s ; / Ph ng pháp lo i tr chi phí theo các s n ph m ph . 1.2.2 i t ng v k tính giá th nh a/ i t ng tính giá th nh có th l m t chi ti t th nh ph m, th nh ph m, nhóm th nh ph m, công vi c c th ho c giá th nh b ph n l nh v c. Doanh nghi p có th d a v o m t ho c m t s c n c sau xác nh i t ng tính giá th nh phù h p: + c i m t ch c s n xu t, qu n lý; + c i m quy trình công ngh s n xu t; + i u ki n v trình k toán, yêu c u qu n lý c a doanh nghi p. b/ K tính giá th nh thông th ng l theo tháng, quý, ho c theo n m. Doanh nghi p c n c v o lo i hình s n xu t s n ph m, quy trình s n xu t s n ph m v c i m s n xu t s n ph m xác nh k tính giá th nh. i v i s n ph m n chi c thì k tính giá th nh l khi s n ph m n chi c ho n th nh. 1.2.3 Trình t k toán chi phí s n xu t v tính giá th nh s n ph m theo các b c nh sau: + T p h p chi phí (tr c ti p, gián ti p v phân b ); + T ng h p chi phí, x lý chênh l ch th a, thi u; + Ki m kê, ánh giá s n ph m d dang, xác nh chi phí d dang; + Xác nh ph ng pháp tính giá th nh áp d ng; + L p báo cáo (th tính) giá th nh s n ph m. 2. K toán qu n tr bán h ng v k t qu kinh doanh 2.1. nh giá bán s n ph m a/ Doanh nghi p xác nh giá bán s n ph m theo nguyên t c: Giá bán bù p chi phí v t c l i nhu n mong mu n. b/ Doanh nghi p có th c n c v o t ng ho n c nh, i u ki n v t ng lo i giá bán (giá bán s n ph m thông th ng, giá bán s n ph m m i, giá bán n i b , giá bán trong i u ki n c nh tranh, ) l a ch n c n c l m c s xác nh giá bán h p lý (Ví d : c n c v o giá th nh s n xu t, c n c v o bi n phí trong giá th nh to n b c a s n ph m, d a v o chi phí nguyên li u, chi phí nhân công, ). Ví d : nh giá bán d a trên giá th nh s n xu t s n ph m theo ph ng pháp c ng thêm v o chi phí t l t ng thêm theo công th c: Giá Giá th nh s n xu t s n ph m x (1 + % 121
- bán c ng thêm) T l M c ho n v n + Chi phí bán h ng, ph n chi phí tr m mong mu n qu n lý doanh t ng nghi p thêm S s n ph m x Giá th nh s n xu t 1 ã bán s n ph m ã bán M c ho n T l T ng v n mong mu n ho n v n v n u t u t 2.2. K toán qu n tr bán h ng v k t qu bán h ng a/ Doanh nghi p có th t ch c k toán bán h ng theo t ng ph ng th c bán h ng v thanh toán ti n (bán thu ti n ngay, bán tr góp, bán h ng thông qua i lý h ng i h ng), theo t ng b ph n bán h ng (khu v c 1, khu v c 2, ), theo t ng nhóm s n ph m, lo i ho t ng ch y u. Doanh nghi p c ng có th t ch c k toán bán h ng b ng cách k t h p nhi u tiêu th c v i nhau, tu theo yêu c u qu n lý c a mình v i u ki n, ho n c nh c th c a doanh nghi p trong t ng th i k . b/ Doanh nghi p c n xây d ng mô hình t i kho n, s k toán v báo cáo bán h ng v k t qu bán h ng m t cách liên ho n v linh ho t có th k toán phù h p v i các tr ng h p bán h ng trong t ng giai o n áp ng c yêu c u xác nh k t qu ho t ng s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p. 3. Phân tích m i quan h gi a chi phí, kh i l ng v l i nhu n M i quan h gi a chi phí, kh i l ng v l i nhu n l m i quan h gi a các nhân t giá bán, kh i l ng (s l ng, m c ho t ng), k t c u h ng bán chi phí (c nh, bi n i) v s tác ng c a các nhân t n y n l i nhu n c a doanh nghi p. Doanh nghi p c n phân tích m i quan h n y thông qua h th ng ch tiêu phân tích, g m: + Lãi tính trên bi n phí n v (còn g i l s d m phí); + T ng lãi tính trên bi n phí; + T su t lãi tính trên bi n phí; + K t c u chi phí; + òn b y kinh t ; + i m ho v n (s n l ng, doanh thu, công su t, th i gian ho v n, ); Vi c phân tích m i quan h n y giúp doanh nghi p a ra c các quy t nh 122
- trong s n xu t, kinh doanh nh m t i a hoá l i nhu n nh : L a ch n s n ph m v s n l ng s n xu t, giá bán, nh m c chi phí. 4. L a ch n thông tin thích h p cho vi c ra quy t nh Ra quy t nh l ch c n ng c b n c a nh qu n tr doanh nghi p. Quy t nh ph bi n doanh nghi p, g m: Quy t nh ng n h n v quy t nh d i h n. 4.1. Thông tin thích h p cho vi c ra quy t nh ng n h n l a ch n thông tin thích h p cho vi c ra quy t nh ng n h n, k toán qu n tr doanh nghi p c n th c hi n các b c sau : + Thu th p thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan n các ph ng án kinh doanh c n ra quy t nh; + Lo i b các thông tin không thích h p l các chi phí chìm, chi phí gi ng nhau (c l ng v tính ch t) v doanh thu nh nhau c a các ph ng án ang xem xét; + Xác nh các thông tin thích h p; + Ra quy t nh. 4.2. Thông tin thích h p cho vi c ra quy t nh u t d i h n Quy t nh u t d i h n th ng l : Quy t nh u t t i s n m i hay ti p t c s d ng t i s n c ; m r ng quy mô s n xu t; thuê hay mua TSC ; l a ch n các thi t b khác trong th i gian thích h p; cung c p thông tin cho lãnh o ra quy t nh u t , k toán qu n tr c a doanh nghi p c n th c hi n các vi c sau: - Phân lo i các quy t nh th nh hai lo i sau: + Quy t nh có tính s ng l c; + Quy t nh có tính u tiên. - Thu th p thông tin v phân lo i thông tin phù h p v i lo i quy t nh. - L a ch n m t trong các ph ng pháp thích h p xác nh thông tin (l p d án u t ) phù h p v i lo i quy t nh: + Ph ng pháp k ho n v n; + Ph ng pháp giá tr hi n t i ròng; + Ph ng pháp t l sinh l i i u ch nh theo th i gian; + Ph ng pháp ch s sinh l i i u ch nh theo th i gian. - Quy t nh l a ch n ph ng án sau khi ã có thông tin thích h p. 5. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh 5.1. Yêu c u l p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh a/ H th ng ch tiêu d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh c xây d ng riêng cho t ng quá trình, nh : Quá trình mua h ng, quá trình s n xu t, quá trình tiêu th s n ph m c a ho t ng s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p v chi ti t cho t ng n i dung: V n b ng ti n; H ng t n kho; T ng lo i chi phí nghi p v kinh doanh: Chi phí bán h ng; Chi phí qu n lý doanh nghi p; T ng lo i báo cáo t ng h p: B ng cân i k toán, Báo cáo k t qu ho t ng kinh doanh, 123
- b/ D toán ngân sách s n xu t, kinh doanh c l p cho c n m v chia ra các quý, các tháng trong n m. Song, vi c l p d toán c chính xác v có tính kh thi thì cu i tháng, cu i quý doanh nghi p c n c v o tình hình th c hi n d toán tháng, quý ó v các y u t nh h ng c a tháng, quý ti p theo l p d toán. Tuy nhiên, trong quá trình xây d ng t ng ch tiêu d toán, doanh nghi p c n g n v i các ch tiêu d toán khác nh m t o th nh h th ng các ch tiêu d toán. H th ng các ch tiêu d toán bao g m: - Ch tiêu d toán tiêu th s n ph m, h ng hóa, d ch v ; - Ch tiêu d toán s n l ng s n xu t s n ph m, d ch v ; - Ch tiêu d toán chi phí s n xu t, d ch v ; - Ch tiêu d toán h ng t n kho; - Ch tiêu d toán chi phí bán h ng; - Ch tiêu d toán chi phí qu n lý doanh nghi p; - Ch tiêu d toán v n b ng ti n; - Ch tiêu d toán Báo cáo k t qu s n xu t, kinh doanh; - Ch tiêu d toán B ng cân i k toán. 5.2. Trình t l p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh a/ Các b ph n trong doanh nghi p tr c ti p ch u trách nhi m l p d toán ngân sách s n xu t, kinh doanh c a b ph n mình. b/ Phòng k toán doanh nghi p có trách nhi m t ng h p d toán c a các b ph n th nh d toán ngân sách chung c a to n doanh nghi p, ng th i ch u trách nhi m t ch c các cu c h p cùng v i các b ph n liên quan nh n ý ki n s a i, b sung v ho n ch nh d toán. c/ trình lên lãnh o doanh nghi p. Sau khi có ý ki n c a lãnh o doanh nghi p ti n h nh ph bi n l i cho các b ph n trong doanh nghi p th c hi n. 6. K toán qu n tr m t s kho n m c khác 6.1. K toán qu n tr TSC a/ Doanh nghi p c n ph i m s k toán chi ti t v t ng h p ph n ánh c các ch tiêu v giá tr hi n v t c a quá trình qu n lý, s d ng v phân tích ánh giá hi u qu s d ng TSC c a to n n v , các b ph n, các i t ng TSC ch y u, ng th i cung c p c nhu c u s d ng t i s n c nh c a t ng b ph n c ng nh to n doanh nghi p m t cách c th giúp lãnh o doanh nghi p có c s quy t nh các ph ng án khai thác n ng l c t i s n c nh hi n có v u t m i thích h p, hi u qu . b/ Doanh nghi p có th xác nh c c u TSC theo cách phân lo i TSC phù h p, ng th i k t h p k toán theo t ng i t ng TSC c a doanh nghi p áp ng yêu c u cung c p thông tin cho vi c l p k ho ch u t d i h n cho t ng th i k , phân tích hi u qu s d ng TSC c ng nh các kho n t n th t do s d ng TSC không úng m c ích. 124
- c/ Doanh nghi p c n xác nh ph m vi t ch c k toán qu n tr c th xây d ng mô hình t i kho n, s k toán TSC thích h p ho c s d ng các t i li u c a k toán t i chính phân tích. 6.2. K toán qu n tr h ng t n kho a/ Doanh nghi p c n l p danh i m v t t v t ch c k toán qu n tr v s hi n có, s ã s d ng, ã bán c v s l ng v giá tr phù h p danh i m v t t , s n ph m, h ng hoá ã l p theo yêu c u qu n lý n i b doanh nghi p. b/ k toán c s v t t ã s d ng v s t n kho h p lý, doanh nghi p c n xác nh c ph ng pháp tính giá h ng t n kho phù h p v i i u ki n v ho n c nh c th c a doanh nghi p, áp ng c yêu c u qu n lý c ng nh l p k ho ch cho t ng lai. c/ Doanh nghi p l p nh m c chi phí nguyên li u, v t li u cho t ng công vi c, s n ph m v l p nh m c d tr cho t ng danh i m h ng t n kho. d/ So sánh gi a nh m c ã l p v th c t th c hi n, a ra nh n xét v ki n ngh . 6.3. K toán qu n tr lao ng v ti n l ng a/ Yêu c u doanh nghi p c n th c hi n c các vi c sau: - L p c nh m c gi công v n giá ti n l ng cho các b c th , nhân viên c a doanh nghi p; - L p c nh m c chi phí nhân công tiêu hao cho t ng giai o n công vi c, s n ph m, d ch v , ; - Xác nh v ki m soát c th i gian l m vi c c a t ng lao ng; - Tính toán y v phân b chi phí nhân công v o các giá phí, trung tâm chi phí v giá th nh h p lý, phù h p. b/ Ph ng pháp th c hi n: - Doanh nghi p c n thi t k v v n h nh t t h th ng ch m công, tính l ng v b ng thanh toán l ng phù h p v i các trung tâm chi phí v giá th nh. - Áp d ng ph ng pháp k toán chi phí nhân công phù h p (v i t ng th i gian, i u ki n): + Ph ng pháp tr c ti p; + Ph ng pháp phân b : Ph ng pháp n y áp d ng trong tr ng h p ng i lao ng cùng m t lúc tham gia nhi u công vi c v doanh nghi p c n l a ch n c n c phân b thích h p. 6.4. K toán qu n tr các kho n n a/ Yêu c u k toán qu n tr các kho n n l m b o cung c p c các thông tin v : Ch n , lo i n theo k h n, th i h n thanh toán v ch t l ng c a kho n n v o b t k lúc n o khi nh qu n lý c n; b/ C n c v o tình hình th c t c a doanh nghi p thi t k các t i kho n ph n ánh các kho n n theo ch n , khách n ng th i phân tích theo ch t l ng n v k 125
- h n thanh toán ho c ph n ánh các kho n n theo th i h n n , ng th i phân tích theo ch n , ch t l ng c a kho n n . Ph n IV T CH C B M Y K TO N V NG I L M K TO N QU N TR 1. T ch c b máy k toán qu n tr 1.1. Vi c t ch c b máy k toán qu n tr c a doanh nghi p ph i phù h p v i c i m ho t ng, quy mô u t v a b n t ch c s n xu t, kinh doanh c a doanh nghi p, v i m c phân c p qu n lý kinh t - t i chính c a doanh nghi p. B máy k toán ph i g n nh , khoa h c, h p lý v hi u qu cao trong vi c cung c p thông tin cho b máy lãnh o c a doanh nghi p. 1.2. Các doanh nghi p c n c v o các i u ki n c th c a mình (Quy mô; Trình cán b ; c i m s n xu t, kinh doanh, qu n lý, ph ng ti n k thu t ) t ch c b máy k toán qu n tr theo m t trong các hình th c sau: a/ Hình th c k t h p: T ch c k t h p gi a k toán t i chính v i k toán qu n tr theo t ng ph n h nh k toán: K toán chi phí s n xu t v tính giá th nh, k toán bán h ng, K toán viên theo dõi ph n h nh k toán n o thì s th c hi n c k toán t i chính v k toán qu n tr ph n h nh ó. Ngo i ra, doanh nghi p ph i b trí ng i th c hi n các n i dung k toán qu n tr chung khác, nh : Thu th p, phân tích các thông tin ph c v vi c l p d toán v phân tích thông tin ph c v cho vi c ra quy t nh trong qu n tr doanh nghi p. Các n i dung công vi c n y có th b trí cho k toán t ng h p ho c do k toán tr ng m nhi m. b/ Hình th c tách bi t: T ch c th nh m t b ph n k toán qu n tr riêng bi t v i b ph n k toán t i chính trong phòng k toán c a doanh nghi p. Hình th c n y ch thích h p v i các doanh nghi p có quy mô l n, nh : T ng công ty, t p o n kinh t , c/ Hình th c h n h p: L hình th c k t h p hai hình th c nêu trên nh : T ch c b ph n k toán qu n tr chi phí giá th nh riêng, còn các n i dung khác thì theo hình th c k t h p. 2. Ng i l m k toán qu n tr 2.1. Doanh nghi p c n b trí ng i l m k toán qu n tr có n ng l c, trình trên c s v n d ng các tiêu chu n, i u ki n c a ng i l m k toán quy nh t i Lu t K toán. Tr ng h p doanh nghi p t ch c th nh m t b ph n k toán qu n tr tách bi t riêng v i b ph n k toán t i chính thì ng i l m k toán qu n tr ph i có tiêu chu n, 126
- có quy n v trách nhi m sau: a/ Tiêu chu n c a ng i l m k toán qu n tr : + Có ph m ch t o c ngh nghi p k toán, trung th c, liêm khi t, có ý th c ch p h nh pháp lu t; + Có trình chuyên môn, nghi p v v k toán. b/ Quy n h n c a ng i l m k toán qu n tr : Ng i l m k toán qu n tr có quy n c l p v chuyên môn, nghi p v k toán, ho c th ng kê; Có quy n ch ng phân tích, ánh giá v xu t. c/ Trách nhi m c a ng i l m k toán qu n tr : Ng i l m k toán qu n tr có trách nhi m tuân th các quy nh c a pháp lu t v k toán, th c hi n các công vi c c phân công v ch u trách nhi m v chuyên môn, nghi p v c a mình theo yêu c u c a lãnh o doanh nghi p. Khi thay i ng i l m k toán qu n tr , ng i l m k toán qu n tr c ph i có trách nhi m b n giao công vi c k toán v t i li u k toán cho ng i l m k toán qu n tr m i. Ng i l m k toán qu n tr c ph i ch u trách nhi m v công vi c k toán trong th i gian mình l m k toán qu n tr . 2.2. Thuê l m k toán qu n tr i v i n v k toán không có i u ki n ho c không b trí ng i l m k toán qu n tr thì có th thuê ng i l m k toán qu n tr theo h ng d n sau: - n v k toán c ký h p ng v i doanh nghi p d ch v k toán ho c cá nhân có ng ký kinh doanh d ch v k toán thuê l m k toán qu n tr theo quy nh c a pháp lu t; - Vi c thuê l m k toán qu n tr ph i c l p th nh h p ng theo quy nh c a pháp lu t; - n v k toán thuê ng i l m k toán qu n tr có trách nhi m cung c p y , k p th i, trung th c m i thông tin, t i li u liên quan n công vi c thuê l m k toán v thanh toán y , k p th i phí d ch v k toán theo tho thu n trong h p ng; - Doanh nghi p, cá nhân cung c p d ch v k toán qu n tr ph i ch u trách nhi m v thông tin, s li u k toán theo tho thu n trong h p ng. 3. K toán tr ng c a doanh nghi p có trách nhi m t ch c th c hi n k toán qu n tr trong doanh nghi p v ch u trách nhi m tr c Ban lãnh o doanh nghi p v các thông tin, s li u k toán qu n tr ã cung c p. PhÇn V I U KHO N THI H NH 1. Thông t n y có hi u l c thi h nh sau 15 ng y, k t ng y ng công báo. 127
- 2. Các doanh nghi p c n c v o h ng d n t i Thông t n y l m c s xây d ng v t ch c k toán qu n tr thích h p v có hi u qu t i doanh nghi p v các doanh nghi p th nh viên ( i v i T ng công ty), n v tr c thu c, ph thu c ( i v i Công ty). 3. Các Tr ng i h c, H c vi n, Cao ng, Trung h c Kinh t - T i chính - K toán, trên c s n i dung c a Thông t n y xây d ng giáo trình gi ng d y v k toán qu n tr phù h p. KT. B TR NG N i nh n: TH TR NG - Th t ng Chính ph ; các Phó Th t ng - V n phòng Qu c h i; - V n phòng Ch t ch n c; - V n phòng Chính ph ; - V n phòng TW v các Ban c a ng; - Các B ; c quan ngang B ; CQ tr c thu c ( ã ký) CP; - To án nhân dân t i cao; - Vi n ki m soát nhân dân t i cao; - C c Ki m tra v n b n - B T pháp; - UBND, S T i chính, C c Thu các t nh, Tr n Xuân H TP tr c thu c TW; - Các T ng công ty 90, 91; - Các tr ng H, H c vi n, Cao ng, Trung h c TC-KT; - Công báo; - Các n v thu c B T i chính; - V Pháp ch - B T i chính; - L u: VT, V C KT&KT. 128
- PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 của Bộ Tài chính) Phụ lục 01 n v : B ph n: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC Doanh nghiệp: (Tên khách hàng): (Địa chỉ): (Ngày đặt hàng): Loại sản phẩm: .Ngày bắt đầu sản xuất: Mã số công việc: . (Ngày hẹn giao hàng): Số lượng sản xuất: Ngày hoàn thành: / n v tính . Nguyên Nhân Chi phí sản Số lượng SP liệu, vật liệu trực công xuất chung hoàn thành tiếp trực tiếp ổng iễn Chứ Chứ Chứ ố chi giải ng từ ng từ ăn ng từ tiền ỷ lệ ố phí ố cứ ố (đơn phân tiền phân lượng ố ố giá) bổ ố gày gày bổ gày hiệu hiệu hiệu Giá thành đơn vị Ngày, tháng .năm . Kế toán trưởng Người lập và ghi phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ph l c 02 n v : B ph n: S CHI TI T B N H NG, K T QU Tên s n ph m, (h ng hoá, d ch v ) 129