Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 5: Thiết kế tổ chức kho bãi và nhà tạm công trường
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 5: Thiết kế tổ chức kho bãi và nhà tạm công trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_to_chuc_thi_cong_chuong_5_thiet_ke_to_chuc_kho_bai.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 5: Thiết kế tổ chức kho bãi và nhà tạm công trường
- 10/16/2017 CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ TỔ CHỨC KHO BÃI VÀ NHÀ TẠM CÔNG TRƯỜNG (2 tiết) 3 1. THIẾT KẾ TỔ CHỨC KHO BÃI CÔNG TRƯỜNG 1.1. Khái niệm chung a. Vai trò của công tác kho bãi: Tỷ trọng chi phí vật tư trong giá thành công trình, tùy theo đặc điểm công trình có thể chiếm (70÷80)% tổng chi phí trực tiếp. Từ vận chuyển đến sử dụng thông thường vật tư phải qua một số giai đoạn như nhập kho, phân loại, thí nghiệm, xuất kho do đó việc quản lý tổ chức kho bãi công trường là khá quan trọng trong thi công xây dựng. Sự phong phú, đa dạng về chủng loại vật tư, điều kiện vận chuyển cung cấp dẫn đến sự đa dạng của hệ thống kho bãi. 4 2
- 10/16/2017 b. Phân loại kho bãi: b1. Theo tính chất bảo quản ở kho, bãi: Kho hở (kho lộ thiên): Dưới dạng các bãi ở công trường, để bảo quản các loại vật tư không bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như to, W, mưa, nắng như: cát,đá, gạch, ngói, kết cấu bê tông đúc sẵn Kho bán lộ thiên: Là dạng nhà có mái che không có tường bao quanh để bảo quản các loại vật tư có thể chịu được sự thay đổi về to, W nhưng không chịu được tác động trực tiếp của mưa, nắng như: gỗ xẻ, thép, thiết bị công nghệ 5 Kho kín: Thường được xây dựng có mái che và có tường bao quanh, dung để bảo quản các loại vật tư không thể chịu được ảnh hưởng của thời tiết hoặc các loại vật tư rời, thiết bị dễ mất mát đối với một số loại vật tư còn có trang bị hệ thống cách ẩm, thông gió Kho chuyên dùng: Bảo quản những loại vật tư có yêu cầu đặc biệt về phòng chống cháy nổ (xăng, dầu, hóa chất, chất nổ ), có thể xây dựng ngầm hoặc nổi trên mặt đất, có điều kiện về đảm bảo an toàn và thường được bố trí thành các khu riêng biệt trên công trình. 6 3
- 10/16/2017 b2. Theo vị trí đặt kho và phạm vi phục vụ: Kho trung chuyển: Dùng để bảo quản vật tư trong thời gian ngắn trước khi vận chuyển đến địa điểm khác, thường được xây dựng ở các đầu mối giao thông, nơi tiếp giáp giữa hai loại hình vận chuyển (đường sắt - đường bộ, đường thủy - đường bộ ). Kho trung tâm (tổng kho cung ứng): Dùng bảo quản vật liệu trong thời gian dài, khối lượng lớn, phục vụ cho nhiều công trình, nhiều khu vực xây dựng khác nhau , thường được bố trí ở khu tập trung mật độ xây dựng cao, thuận tiện về giao thông vận tải. 7 Kho công trường: Dùng bảo quản và cung cấp vật tư cho toàn công trường. Kho công trình: Dùng bảo quản và cung cấp vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình. Kho xưởng: Để phục vụ cho các xưởng gia công, để chứa các nguyên liệu sản xuất và các sản phảm sản xuất ra. Thường là thành phần của các xưởng, được bố trí trên mặt bằng của xưởng đó. 8 4
- 10/16/2017 1.2. Nội dung thiết kế a. Xác định lượng vật tư cần dự trữ (Qdtr): Phụ thuộc các yếu tố: Lượng vật tư tiêu thụ hàng ngày theo từng loại, theo yêu cầu tiến độ qi. Điều kiện cung ứng và vận chuyển: Nguồn, loại phương tiện vận chuyển, cự ly vận chuyển Li. Đặc điểm của từng loại vật tư và yêu cầu xử lý trước khi sử dụng (thí nghiệm vật liệu, khuếch đại kết cấu ). 9 Lượng vật tư bảo quản ở kho cần đảm bảo cho việc thi công được liên tục và không lớn quá, bao gồm các loại dự trữ: Dự trữ thường xuyên, dự trữ vận tải, dự trữ bảo hiểm được xác định như sau: Với q là lượng vật tư tiêu thụ lớn nhất trong ngày, Xác định căn cứ vào biểu đồ sử dụng vật tư hàng ngày và lấy giá trị lớn nhất hoặc căn cứ vào tổng số lượng vật tư cần sử dụng và khoảng thời gian sử dụng nó: 10 5
- 10/16/2017 b. Xác định diện tích, kích thước kho bãi: Diện tích kho bãi có ích Fc, tức diện tích trực tiếp chất chứa vật liệu, được tính bằng công thức: Với d là lượng vật liệu định mức chứa trên 1m2 diện tích kho bãi, tra bảng. Diện tích kho bãi F, kể cả đường đi lại dành cho việc bốc xếp, tháo dỡ, phòng cháy được tính như sau: 11 Với α là hệ số sử dụng mặt bằng: Đối với các kho tổng hợp: α=1,5 ÷ 1,7 Đối với các kho kín: α=1,4 ÷ 1,6 Đối các bãi lộ thiên: α=1,1 ÷ 1,2 Đối với các bãi lộ thiên, chứa thùng, hòm, cấu kiện: α=1,2 ÷ 1,3 12 6
- 10/16/2017 Lập bảng dữ liệu thiết kế kho bãi: 13 14 7
- 10/16/2017 15 1.3. Chọn vị trí đặt kho Phải đảm bảo thuận tiện cung cấp vật tư cho thi công theo Tiến độ đã ấn định, chi phí vận chuyển từ kho đến nơi tiêu thụ nhỏ nhất. Ngoài ra còn chú ý đến các vấn đề sau: Nên bố trí các kho cùng chức năng gần nhau nếu có thể để thuận tiện cho việc khai thác. Kết hợp giữa các kho chứa vật liệu xây dựng và các kho chứa của công trình sau này (giảm chi phí xây dựng kho). Các kho nên đặt theo trục giao thông chính. Đảm bảo các điều kiện bảo vệ, an toàn, chống cháy nổ Vị trí đặt kho nên đặt ở ngoài mặt bằng công trình để trong quá trình thi công khỏi di chuyển qua lại nhiều lần. 16 8
- 10/16/2017 Tùy theo trường hợp cụ thể mà ta có các cách giải quyết khác nhau, chủ yếu chọn vị trí đặt kho theo yêu cầu chi phí vận chuyển nhỏ nhất. Hàm mục tiêu có dạng: Với : G: Tổng giá thành vận chuyển từ kho đến các điểm tiêu thụ ci: Giá thành vận chuyển cho 1 tấn vật tư/km qi : Khối lượng vữa cung ứng cho từng điểm tiêu thụ li: Khoảng cách từ điểm cung ứng đến từng điểm tiêu thụ 17 1.4. Chọn hình thức và loại kho Tùy thời gian phục vụ và quy mô chất chứa mà chọn hình thức cho phù hợp: Vật tư không bị hao hụt; Chi phí xây dựng thấp, dễ tháo dỡ, di chuyển; Đảm bảo công tác bảo vệ kho tàng, tránh mất mát; Cụ thể đối với các loại kho công trường nên chọn loại kho kín có kết cấu lắp ghép; Các loại kho công trình, kho xưởng (chủ yếu là loại kho kín) chọn loại kho di động, kiểu toa xe 18 9
- 10/16/2017 1.5. Cách sắp xếp kho Đảm bảo vật tư không bị hao hụt, thuận tiện xuất nhập và an toàn, tùy từng loại vật tư mà có các cách sắp xếp riêng: Đối với vật liệu sa khoáng (cát,đá ): Đổ đống trên mặt bằng đã được san phẳng và đầm kỹ, trong đó chú ý công tác thoát nước mặt, trong 1 số trường hợp phải xây tường chắn để khỏi trôi vật liệu. Đối với cấu kiện bê tông đúc sẵn: Có thể chất đống trong khu vực chuẩn bị cẩu lắp, chú ý các kết cấu phải được xếp gần với thiết bị cẩu lắp theo yêu cầu của công nghệ thi công. 19 Đối với gạch, ngói Xếp theo từng đống, ngói xếp đứng để giảm thời gian bốc xếp và vận chuyển, để tránh hao hụt người ta có thể xếp chúng thành các kiện trong các container Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ: Xếp đống trên mặt bằng khô ráo có chừa lối đi, chú ý ngăn riêng từng khối phòng cháy; các loại gỗ ở kho phải được xếp từng nhóm, quy cách Đối với các chi tiết bằng gỗ (cửa, tủ ) bảo quản ở các kho có mái che tránh mưa nắng. Đối với các loại thép thanh, ống: Xếp đống ngoài trời hoặc trên giá có mái che, trường hợp kết cấu thép cấu tạo bằng các chi tiết rời nên sử dụng kho kín. 20 10
- 10/16/2017 Đối vật liệu rời vôi, xi măng, thạch cao Nếu đóng bao thì xếp đống trong kho kín có sàn cách ẩm và thông gió, sau một thời gian nhất định phải đảo kho tránh vật liệu bị đông cứng giảm chất lượng; nếu dạng rời thì chứa trong các xilô, bunke đặt trong kho kín. Các loại nhiên liệu lỏng, chất nổ Có yêu cầu bảo quản đặc biệt thường chứa trong các bình thủy tinh, kim loại chịu áp suất bố trí trong các kho đặc biệt. 21 1.6. Tổ chức công tác kho bãi a. Nhập kho: Kiểm tra lô hàng được chuyển đến theo số lượng và chất lượng, nếu đảm bảo yêu cầu thì tiến hành nhập, khi thiếu hụt hoặc chất lượng không đảm bảo theo hợp đồng, theo phiếu vận chuyển thì tiến hành lập biên bản , tổ chức bốc dỡ nhanh gọn, tránh hao hụt . 22 11
- 10/16/2017 b. Bảo quản tại kho: Thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng các loại vật tư trong kho, kiểm tra điều kiện chất chứa, to , W và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo thời hạn bảo quản ở kho không vượt quá mức quy định. Xếp vật tư trong kho theo đúng quy định, áp dụng những biện pháp phòng ngừa về an toàn chống cháy nổ, chống dột, chống ẩm Tiến hành chế độ lập thẻ kho đối với từng loại hàng bảo quản. Thực hiện chế độ kiểm kê thường xuyên, lập báo cáo từng kỳ kế hoạch. 23 c. Công tác xuất kho: Vật tư xuất tại kho phải có lệnh xuất và phiếu hạng mức. Yêu cầu xuất đồng bộ, đúng chủng loại, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. 24 12
- 10/16/2017 2. THIẾT KẾ TỔ CHỨC NHÀ TẠM CÔNG TRƯỜNG 2.1. Khái niệm chung Nhà tạm là những vật kiến trúc không nằm trong danh mục xây dựng công trình chính nhưng cần thiết cho hoạt động của công trường và được xây dựng bằng nguồn kinh phí riêng ngoài giá thành xây lắp công trình chính. Tùy loại hình, quy mô, địa điểm, thời gian xây dựng mà nhu cầu nhà tạm công trình có thể khác nhau về chủng loại, số lượng,đặc điểm kết cấu, giá thành xây dựng. 25 a. Phân loại nhà tạm: Theo chức năng phục vụ: Nhà sản xuất: Trong đó bố trí các quá trình sản xuất để phục vụ thi công xây lắp công trình chính (các trạm xưởng phụ trợ, các trạm điện, nước ). Nhà kho công trình: Dùng để bảo quản vật tư. Nhà phục vụ công nhân trên công trường: Nhà ăn, nhà vệ sinh Nhà quản lý hành chính: Nhà làm việc ban quản lý, bộ phận kỹ thuật, tài chính Nhà ở và phục vụ sinh hoạt công cộng: Nhà ở gia đình, tập thể, nhà y tế, phục vụ văn hóa 26 13
- 10/16/2017 Theo giải pháp kết cấu: Nhà toàn khối cố định. Nhà lắp ghép có thể tháo dỡ và di chuyển được. Nhà tạm di động kiểu toa xe 27 b. Đặc điểm nhu cầu nhà tạm: Nhu cầu về các loại nhà tạm rất khác nhau, nó không chỉ phụ thuộc vào khối lượng xây lắp mà còn phụ thuộc vào điều kiện xây dựng: Nếu công trình xây dựng ở khu vực đã được khai thác thì nhu cầu về nhà tạm bao gồm kho, nhà quản lý hành chính, nhà vệ sinh; Nếu công trình xây dựng ở khu vực ít được khai thác, ngoài nhu cầu trên còn bổ sung thêm 1 phần nhà xưởng, sinh hoạt xã hội; Nếu xây dựng ở khu vực mới thì bao gồm tất cả các loại trên. 28 14
- 10/16/2017 Việc tính toán nhà tạm đối với nhà sản xuất và kho căn cứ vào khối lượng xây lắp và các nhu cầu sử dụng vật tư để tính toán. Đối với các nhóm quản lý hành chính, nhà ở, vệ sinh tính toán dựa trên số lượng người hoạt động trên công trường, bao gồm: Công nhân chính, phụ, quản lý, phục vụ và 1 số loại khác. 29 c. Các nguyên tắc thiết kế bố trí nhà tạm: Nhà tạm công trình bảo đảm phục vụ đầy đủ, có chất lượng việc ăn ởs inh hoạt của công nhân, lực lượng phục vụ Kinh phí đầu tưx ây dựng nhà tạm có hạn nên cần phải giảm tối đa giá thành xây dựng, như sử dụng nhà lắp ghép, cơ động, sử dụng 1 phần công trình chính đã xây dựng xong nếu có thể Kết cấu và hình thức nhà tạm phải phù hợp với tính chất luôn biến động của công trường. Bố trí nhà tạm tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh, đảm bảo an toàn sử dụng. 30 15
- 10/16/2017 2.2. Nội dung thiết kế tố chức nhà tạm công trường: a. Tính toán nhân khẩu công trường: Cơ cấu nhân lực công trường gồm nhiều nhóm, số lượng biến động theo thời gian xây dựng do đó một trong những yêu cầu tính toán số lượng nhà tạm hợp lý là tính nhân khẩu công trường. Cơ cấu nhân lực công trường gồm 7 nhóm chính sau: 31 Công nhân sản xuất chính (N1): Đây là lực lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người hoạt động trên công trường, là những người trực tiếp sản xuất thi công xây dựng, số lượng xác định theo: . Dựa vào thiết kế tổ chức xây dựng, lấy số liệu ở biểu đồ nhân lực theo tổng tiến độ thi công R. . Nếu không có số liệu đó thì căn cứ vào khối lượng xây lắp bình quân trong năm và năng suất lao động của một công nhân xây lắp để tính: Với On: giá trị sản lượng xây lắp của toàn công trường trong 1 năm; O là năng suất bình quân của một công nhân xây lắp; k>1 là hệ số kể đến số công nhân nghỉ phép 32 16
- 10/16/2017 Công nhân sản xuất phụ (N2): Những người làm việc trong các đơn vị phục vụ xây lắp (các xí nghiệp phụ trợ, trạm vận tải ), phụ thuộc tính chất công trình xây dựng và quy mô của sản xuất phụ trợ, với những công trình có tỷ trọng lắp ghép cao thì nó chiếm tỷ lệ lớn (0,5÷0,6)%N1, ngược lại (0,2÷0,3)N1. Cán bộ nhân viên kỹ thuật (N3): Tùy theo mức độ phức tạp của công trình, (4÷8)%(N1 + N2). Bộ phận quản lý hành chính, kinh tế (N4): Có thể lấy từ (5÷6)%(N1 + N2). 33 Nhân viên phục vụ (N5): Là những người làm công tác bảo vệ, phục vụ , 3%(N1 + N2). Nhân khẩu phụ thuộc (N6): Thành viên gia đình phụ thuộc, (0,2÷2)%(N1 + N2 + N3 + N4 + N5). Nhân viên của đơn vị phối thuộc (N7): Nhân viên ở các trạm y tế, văn hóa, giáo dục ,(5÷10)%(N1 + N2 + N3 + N4 + N5) Tổng số nhân khẩu công trường: 34 17
- 10/16/2017 b. Xác định diện tích nhà tạm: Căn cứ số lượng nhân khẩu từng nhóm tính ở trên và định mức nhân khẩu nhà tạm để tính ra nhu cầu diện tích đối với nhà tạm: Với Fi: nhu cầu diện tích nhà tạm; Ni: số nhân khẩu liên quan đến nhà tạm; fi: Định mức nhà tạm. 35 c. Chọn hình thức nhà tạm: Căn cứ vào yêu cầu chất lượng phục vụ để chọn: Nhà yêu cầu chất lượng cao: Nhà y tế, trường học là nhà “toàn khối” cố định. Nhà tập thể, nhà ở cán bộ, nhà quản lý dùng loại lắp ghép. Nhà vệ sinh dùng loại cơ động 36 18
- 10/16/2017 37 38 19