Bài giảng Phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh

ppt 35 trang ngocly 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phong_va_tri_mot_so_benh_cho_ca_canh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phòng và trị một số bệnh cho cá cảnh

  1. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO CÁ CẢNH 1
  2. Giới Thiệu ◼ Bệnh của cá luôn là vấn đề đau đầu cho tất cả những người nuôi cá. ◼ Thế nhưng những hiểu biết ban đầu về bệnh cá vẫn còn rất sơ sài và ít được nghiên cứu đặc biệt là bệnh cá cảnh. ◼ Trong đó những nguyên nhân gây bệnh cho cá là một trong những yếu tố quyết định chúng ta có khả năng đều trị bệnh này hay không. 2
  3. Giới Thiệu (tt) ◼ Phòng bệnh cho cá phải bắt đàu từ rất sớm, ngay sau khi mua cá về. ◼ Khi mua cá việc chắn chắn đàn cá khoẻ mạnh và trên thân cá không có bất kỳ vết xây xát nào. ◼ Kinh nghiệm cho thấy cá ốm và có vết xây xát trên thân chứng tỏ cá đang bị bệnh, thường là bị bệnh do ký sinh trùng. 3
  4. I.Phòng Bệnh 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước ◼ Phải theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, Oxy, NH3 * Nhiệt độ: Tác động trực tiếp và gián tiếp lên sức khỏe của cá. ◼ Tác động trực tiếp: thường thấy nhất là sốc nhiệt độ (dao động từ 7oC so với nhiệt độ chung của loài). ◼ Cá sẽ mất năng lượng và suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch của cá và làm giảm tính thèm ăn. 4
  5. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Nhiệt độ: Tác động gián tiếp của nhiệt độ sẽ làm thay đổi một số chỉ tiêu mà cá rất nhạy cảm như: ◼ Hàm lượng oxy hòa tan. ◼ Sự phân tán Ammonia trong nước. ◼ Sự gia tăng nồng độ các chất độc. ◼ Ngoài ra nhiệt độ còn liên quan đến sự tăng sinh của một số tảo độc, một số vi khuẩn tiêu hao nhiều oxy và các vi sinh vật gây hại. 5
  6. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Oxy hòa tan: Gây tình trạng khó thở hoặc làm giảm năng suất của cá ( chậm lớn, dễ bệnh ) ◼ Là một trong những nguyên nhân gây stress cho cá. ◼ Trong ngành cá cảnh khi hàm lượng oxy dưới 2mg/lit xem như cá không thể lớn và sinh sản. 6
  7. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * pH: (tính acid hoặc baz): ◼ Cả 2 nhân tố này đều gây ra kích ứng da, thậm chí ăn mòn da. ◼ Làm cho da cá tiết ra nhiều chất nhầy, xuất huyết ngoài da và gây chết. ◼ Ngoài ra môi trường acid kéo dài còn gây ra tình trạng viêm mang cá 7
  8. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) * Rối loạn do amonia và nitrite: ◼ Đây là hai chất chính của chu trình chuyển hoá nitơ trong nước. ◼ Gây độc khi amonia vượt trên 0.07mg/lit biểu hiện bên ngoài là chậm lớn. ◼ Amonia lớn hơn 0.1mg/lit sẽ gây ra những bệnh tích trên mang của cá. 8
  9. 1. Các Yếu Tố Môi Trường Nước (tt) o ◼ Các yếu tố an toàn cho cá: Nhiệt độ 26-30 C, pH 6-7.5, DO > = 4mg/lit, NH3 <= 0.1mg/lit. ◼ Định kỳ thay nước, thay 20-30 % lượng trong bể. ◼ Khi thời tiếc thay đổi phải phòng bệnh cho cá tắm Formon 20-30 ppm cá lớn, 5-10 ppm cá nhỏ. 9
  10. 2.Các Yếu Tố Về Cá ◼ Vận chuyển cá đúng qui cách. ◼ Kịp thời cách ly cá bệnh ra riêng khử trùng bể cá bệnh. ◼ Bắt cá phải đúng cách, thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, sử dụng vợt phù hợp với kích cở cá. 10
  11. 2.Các Yếu Tố Về Cá ◼ Không nuôi ghép giữa cá dữ với cá bệnh. ◼ Tắm cá trước khi thả vào bể (2-3g/l nước trong vòng 10-15 phút). ◼ Tránh gây sốc hoặc gây chấn động cho cá. ◼ Tắm thuốc phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều. 11
  12. 3.Thức Ăn Cho Cá ◼ Thức ăn phải đầy đủ và tươi sạch phù hợp với từng loài cá và kích cở cá. ◼ Thức ăn phải đủ chất đủ lượng như: Protêin, Lipid, Vitamin, Khoáng ◼ Giờ cho ăn phải ổn định, tránh thay đổi thức ăn đột ngột. 12
  13. 3.Thức Ăn Cho Cá ◼ Ngoài ra cũng chú ý tới các vật liệu trang trí trong bể ( Thực vật thuỷ sinh, máy bơm, nhiệt kế định kỳ vệ sinh bể và các dụng cụ này. 13
  14. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng ◼ 1. Cá phải được xem thật kỹ trước khi mua về. Không mua cá có màu sẩm quá, quá ốm, quá sợ sệt, có vây bị ăn mòn, có lỗ ở vùng đầu hay trên thân, phân trắng. ◼ 2. Cá vừa mới mua về phải được cách ly tối thiểu 6 tuần, cá bắt từ thiên nhiên cách ly tối thiểu 8 tuần. ◼ 3. Không bao giờ chuyển nước từ hồ cách ly vào trong hồ nuôi. 14
  15. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng (tt) ◼ 4. Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hay trang thiết bị nào từ hồ cách ly cho những hồ khác mà không được sát trùng. ◼ 5. Cho cá ăn những khẩu phần khác nhau chứa chất sơ. ◼ 6. Dành cho cá môi trường sống tối ưu. ◼ 7. Không đưa cây thủy sinh vào hồ nếu cây đó trồng chung với cá. 15
  16. 10 Điều Nên Làm Để Phòng Bệnh Cho Cá Kiểng (tt) ◼ 8. Dành nhiều thời gian thường xuyên quan sát và chăm sóc cá. ◼ 9. Chỉ đưa cá về nhà sau khi đã chắc chắn là cá khỏe. ◼ 10. Cá có bệnh cần phải để trong hồ cách ly. Hồ cách ly phải được sát trùng thường xuyên. 16
  17. II.Trị Một Số Bệnh Cho Cá 1.Các Bệnh Ngoại A.Bệnh đốm trắng * Nguyên nhân: Do ký sinh vật ichthyophthirius multifilius gây ra ==> nang (mt) ==> cá thể con. * Dấu hiệu bệnh: Thân và vẩy phủ đốm trắng li ti, da nhớt, mang hoạt động nhanh. 17
  18. A.Bệnh đốm trắng (tt) * Chữa trị: Toàn bể nuôi. ◼ Vớt các vật dụng trong bể ra. 0 ◼ Tăng nhiệt độ nuôi lên 31-32 C trong 4-6 ngày, ngưng chạy lọc. ◼ Kết hợp tắm thuốc cho cá: thuốc tím 1g/lit trong 10-15 phút. 18
  19. B. Bệnh giun hay gyrodactylite * Dấu hiệu bệnh: ◼ Cá cọ mình vào các vật trong bể, màu sắc nhạt, da đỏ lên từng chổ, vây bị rách. ◼ Cá thở gấp các mang cá há ra và có thể thấy bị sưng * Chữa trị: ◼ Tắm Formon 0.2 ml/lit trong 10-15 phút. ◼ Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm cá lâu trong dung dịch 0.4-0.8 ml/lit. 19
  20. B. Bệnh giun hay gyrodactylite (tt) * Chữa trị (tt): ◼ Hoặc Acriflavin pha loãng 10 mg/lit. Ngâm cá dùng 2.2 ml/lit. 20
  21. C. Bệnh Da Nhớt * Nguyên nhân: Do các ký sinh như Cyclochacta và Costia gây ra sự tiết nhớt. * Dấu hiệu bệnh: ◼ Tình trạng tiết quá nhiều chất nhầy tạo ra màu trắng đục ở thân và ở các vây của cá. ◼ Các vây rách tơi, mang bị xây sát cá yếu rồi chết. 21
  22. C. Bệnh Da Nhớt (tt) * Chữa trị: ◼ Tắm formon 200 ppm, 10-15 phút. 3 ◼ Malachite Green 0.5-1g/m , 30 phút, 2 ngày/1lần. 22
  23. D. Bệnh Rận Cá * Nguyên nhân: • Do các rận nước gây ra. * Dấu hiệu bệnh: ◼ Cá cọ thân vào các vật dụng trong bể, bơi lội khác thường. 23
  24. D. Bệnh Rận Cá (tt) * Chữa trị: ◼ Vớt cá ra để trên tấm vải ướt dùng kẹp để gấp rận dùng que tẩm nước muối chấm lên chổ rận bám. ◼ Sau đó đưa cá trở lại bể tắm qua dung dịch Metylen Blue 10-20g/m3 trong vòng 24 giờ. 24
  25. E. Bệnh Thối Vây * Nguyên nhân: • Do thao tác đánh bắt hoặc cá cắn nhau + • Sự nhiễm khuẩn + chất lượng nước xấu. * Dấu hiệu bệnh: ◼ Các vây bị rách và ăn mòn tới thân cá. * Chữa trị: 3 ◼ Tắm Oxytêtracyline 20-30 g/m , 2 ngày/1lần cho đến khi hết bệnh. ◼ Kết hợp với sử lý môi trường nước. 25
  26. F. Bệnh Nấm * Nguyên nhân: • Do nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, Achya gây ra. * Dấu hiệu bệnh: ◼ Có hình chùm lông tơ như bông gòn phủ kín phần lớn trên cơ thể cá. 26
  27. F. Bệnh Nấm (tt) * Chữa trị: ◼ Vớt cá ra đưa cá vào bể thuốc Metylen Blue 20-30 ppm, 24 giờ hoặc Malachite Green 0.5- 1g/m3, 24 giờ đối với cá lớn và 30 phút đối với cá nhỏ. ◼ Hoặc 15-30g muối/lit nước trong 15-30 phút. 27
  28. G.Bênh rung hay vặn mình * Nguyên nhân: ◼ Do sự hạ thấp của nhiệt độ nước gây ra sự rối loạn trong cơ thể cá. * Dấu hiệu bệnh: • Cá bệnh thực hiện những chuyển động uốn lượn rất nhanh tại chổ không nhích lên được cm nào. • Vây và cờ cá đều cụp xuống. 28
  29. G.Bênh rung hay vặn mình (tt) * Chữa trị: o • Đều chỉnh lại nhiệt độ nước nuôi 30-32 C trong vòng 6-7 ngày. • Tắm cá: 1g Trypoflum/100ml nước. 29
  30. 2.BỆNH NỘI A.Các bệnh do vi khuẩn và vi virus * Nguyên nhân: Do virus hoặc vi khuẩn gây ra. * Dấu hiệu bệnh: ◼ Các gốc vây đỏ nhiều đốt xuất huyết đỏ quanh mắt, cá biến ăn. * Chữa trị: ◼ Dùng các loại kháng sinh trị cho cá. 30
  31. A.Các bệnh do vi khuẩn ◼ Vi khuẩn là tác nhân gây những bệnh trầm trọng cho cá. ◼ Trong đó những loài vi khuẩn thường gặp nhất là Aeromonas sp, gây lở loét trên cá cả trên nước ngọt và nước lợ. ◼ Phần lớn sau khi bị nhiễm bởi các mầm bệnh như virus, ký sinh trùng hoặc là do môi trường không thuận lợi làm cho cá bị suy giảm sức đề kháng, lúc đó cá mới bị vi khuẩn tấn công. 31
  32. A.Các bệnh do vi khuẩn * Điều trị: ◼ Xử lý môi trường nước thật tốt. ◼ Dùng một số kháng sinh đặt trị cho cá như oxytetracylin trị liên tục 3-5 ngày. 32
  33. B. Các Bệnh Do Virus ◼ Trên cá người ta đã xác định hơn 40 loài virus gây bệnh. ◼ Tác động trực tiếp của virus ít được ghi nhận chỉ có những loài virus có độc tính cao mới gây chết cho cá. ◼ Virus luôn luôn hiện diện trong môi trường nước và tồng tại song song với cá * Tác nhân: Thường sau khi cá suy yếu các hệ 33
  34. B. Các Bệnh Do Virus ◼ Thống miễn dịch sau khi cá bị stress và các mầm bệnh khác sau đó cá sẽ bị virus tấn công. * Trị bệnh: Chưa có thuốc đều trị đối với các loại bệnh do virus gây ra. ◼ Chủ yếu là phòng bệnh là chính. 34
  35. C.Bệnh lao cá * Dấu hiệu bệnh: ◼ Mất màu, nơi vùng da bị tổn thương các vây xếp lại và có nhiều vết loét trên da. * Chữa trị: ◼ Vớt cá ra khỏi bể và loại bỏ cá chết, vớt cá lành ra bể khác ◼ Ngưng cho cá ăn 2-3 ngày và kết hợp tắm cá qua dung dịch Metylen Blue 5-10 g/m3. 35