Văn học dân gian Việt Nam (Phần 1) - Trần Tùng Chinh

pdf 68 trang ngocly 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học dân gian Việt Nam (Phần 1) - Trần Tùng Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoc_dan_gian_viet_nam_phan_1_tran_tung_chinh.pdf

Nội dung text: Văn học dân gian Việt Nam (Phần 1) - Trần Tùng Chinh

  1. Khoa Sư Phạm Văn Học Dân Gian Việt Nam Tác giả: Trần Tùng Chinh
  2. PHẦN THỨ NHẤT: NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM CHƯƠNG 1: VĂN HỌC DÂN GIAN 1.Tìm hiểu lịch sử tên gọi Để có được thuật ngữ quen thuộc "Văn học dân gian" như hiện nay, tên gọi này đã phải trải qua một quá trình lịch sử phát triển kéo dài từ cách gọi tự phát trong dân gian - những người góp phần sáng tạo ra văn học dân gian - cho đến cách gọi định danh mang tính khoa học hơn của những nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ XX trở về trước, trong các tài liệu sưu tầm về bộ phận văn học này còn lại, chỉ lưu hành những thuật ngữ gọi riêng lẻ từng thể loại văn học dân gian như truyện đời xưa, truyện cười, truyện cổ tích mà thật sự chưa có một sự giới thuyết khoa học nào về những tên gọi này. Người sử dụng chỉ mặc nhiên coi tên gọi về một thể loại đó có tính bao quát về một bộ phận văn học truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. Đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những khái niệm liên quan đến văn học dân gian như: Văn chương bình dân, văn học bình dân, văn chương đại chúng, văn học đại chúng, văn chương truyền khẩu, văn chương truyền miệng, văn học truyền miệng, sáng tác truyền miệng dân gian sáng tác dân gian, văn nghệ dân gian Tuy nhiên, trong ngành nghiên cứu văn học dân gian sau này, các thuật ngữ vừa nêu không có tính phổ biến vì nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là những thuật ngữ ấy không có tính bao quát những đặc trưng quan trọng của văn học dân gian. Và điều đáng nói là những thuật ngữ ấy đã gây ra hiện tượng sử dụng khái niệm không thống nhất, gây nhiều khó khăn phức tạp trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu có những thuật ngữ được sử dụng dịch từ “ Folklore” như văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian, văn học dân gian. Folklore là một thuật ngữ tiếng Anh ( Folk: nhân dân - lore: hiểu biết trí tuệ) được William J. Thoms - nhà nhân chủng học người Anh sử dụng lần đầu năm 1846 và sau đó thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi năm 1889. Theo ông, Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của các thời trước ("Quan niệm về Folklore" - Ngô Đức Thịnh chủ biên - NXB KHXH, 1990, tr 39) .Thuật ngữ này, sau đó được chuyển dịch sang tiếng Việt thành Văn hóa dân gian (tương ứng với thuật ngữ Folklore theo nghĩa rộng của từ này) bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân (chủ yếu là văn hóa dân gian truyền thống). Bên cạnh đó, Folklore còn được hiểu là văn nghệ dân gian (hay Folklore văn nghệ) bao gồm cả nghệ thuật tạo hình (như hội họa, điêu khắc, nặn tượng ) và nghệ thuật biểu diễn hay diễn xướng (như văn học, âm nhạc, vũ đạo, sân khấu dân gian ). Ở đây,
  3. xin được sử dụng thuật ngữ Folklore theo cách dịch Folklore văn học - đó là văn học dân gian. Đây là thành phần cốt lõi , phát triển mạnh mẽ và lâu bền nhất của nghệ thuật diễn xướng dân gian, bao gồm các loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật ngôn từ (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca, câu đố ) 2. Vấn đề thuật ngữ Từ lâu, vấn đề thuật ngữ đã được đặt ra một cách nghiêm túc để hướng tới một cách gọi thống nhất và giới thuyết nội hàm của thuật ngữ được sử dụng. Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau, nhiều cách hiểu cũng không giống nhau, người học tập và nghiên cứu văn học dân gian cần phải hiểu từng thuật ngữ và phân biệt rõ ràng - tức là nên có một sự giới thuyết khái niệm khi sử dụng. Trong các giáo trình giảng dạy và học tập văn học dân gian, có thể thấy đa số các ý kiến của các chuyên gia đầu ngành xem văn học dân gian như một đối tượng nghiên cứu (trước đây gọi là văn chương dân gian). Có nghĩa là những sáng tác diễn xướng dân gian (như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, câu đố, vè ). Nhưng đồng thời, nói đến văn học dân gian cũng tức là nói đến tên gọi của một ngành khoa học chuyên nghiên cứu những sáng tác văn chương của dân gian (chẳng hạn những công trình sưu tầm và nghiên cứu như "Tục ngữ ca dao dân ca" của Vũ Ngọc Phan, "Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học" của Chu Xuân Diên, "Văn học dân gian Việt nam" của Đinh Gia Khánh chủ biên ) Vì thế, cũng như các giáo trình khác, tài liệu này sẽ thống nhất cách gọi Văn học dân gian bởi thuật ngữ này có tính bao quát hơn, đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống hơn. 3. Khái niệm văn học dân gian Trong "Giáo trình văn học dân gian Việt Nam", nhóm tác giả Đinh Gia khánh, Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn xem tác phẩm văn học dân gian trước hết là những tác phẩm nghệ thuật và những hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cách định nghĩa này ít nhiều chưa phân biệt được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Trước hết, chúng ta có thể định nghĩa theo kiểu chiết tự khái niệm. Theo đó, "Văn học" chỉ bộ phận sáng tác nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ, còn "Dân gian" nêu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật ngôn từ với các loại hình nghệ thuật khác (Âm nhạc, vũ đạo, tạo hình, môi trường diễn xướng ) Và văn học dân gian dùng chỉ những thể loại sáng tác dân gian trong đó có thành phần nghệ thuật ngôn từ ( tức phần “văn học” chiếm vị trí quan trọng hơn nhưng bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác). Văn học dân gian là một loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nhưng bên cạnh đó, văn học dân gian còn có những yếu tố nghệ thuật khác ngoài ngôn từ. Những yếu tố ấy thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thời gian, không gian và được tiếp nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác. Vậy, văn học dân gian ra đời và tồn tại gắn liền với lịch sử loài người và được nhân dân sáng tác, lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
  4. Ở đây, ta có thể mượn sự đúc kết của ông Hoàng Tiến Tựu trong "Giáo trình văn học dân gian" (CĐSP) để có một cái nhìn bao quát về lịch sử khái niệm văn học dân gian. Ông đã khái quát tất cả những định nghĩa về văn học dân gian thành ba luồng ý kiến chính. Một (1), văn học dân gian là thành phần ngôn từ ở trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp. Ngôn từ vừa là bộ phận của nghệ thuật diễn xướng dân gian vừa có tính độc lập tương đối. Hai (2), văn học dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị nghệ thuật và giá trị văn học. Ba (3), văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuật diễn xướng (hay nghệ thuật biểu diễn), một loại nghệ thuật tổng hợp bao gồm nhiều thành tố. Theo ông Hoàng Tiến Tựu, ý kiến (2) và (3) không xác đáng (vì hai luồng ý kiến ấy hoặc đánh đồng việc nghiên cứu văn học dân gian với khoa nghiên cứu văn học hoặc phủ nhận vai trò của ngôn từ như một chỉnh thể độc lập) mà chỉ có ý kiến (1) là hợp lý hơn cả. Nói một cách ngắn gọn, văn học dân gian là một bộ phận của sáng tác dân gian, là nghệ thuật ngôn từ sinh thành và phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể (1). 4. Bản chất xã hội của văn học dân gian Đi tìm bản chất xã hội của văn học dân gian tức là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Ai là tác giả của những sáng tác văn học dân gian và văn học dân gian nói lên điều gì? Bản thân thuật ngữ văn học dân gian đã nói lên rằng văn học dân gian do quần chúng nhân dân làm ra. Bác Hồ đã từng khẳng định: "Quần chúng là người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn" (Hồ Chí Minh - trích phát biểu tại hội nghị cán bộ văn hóa 1958). Lênin lại coi sáng tác truyền miệng dân gian "là sáng tác chân chính của nhân dân lao động". Văn học dân gian thể hiện bản sắc riêng, độc đáo về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật, đề cập đến những vấn đề thiết thân đối với quần chúng nhân dân và lý giải theo cách nhìn, cách cảm của họ. Vì thế, văn học dân gian phản ánh thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của nhân dân lao động, mang nội dung dân chủ và tính nhân văn sâu sắc. (1): Tuy nhiên, để bám sát hơn thực tế giảng dạy bài Đại cương về văn học dân gian ở chương trình lớp 10 (sách giáo khoa đã được hợp nhất - NXB GD - 2000), ta cũng cần tham khảo định nghĩa về văn học dân gian ở đây. Theo đó, Văn học dân gian là một thuật ngữ vốn được chuyển dịch từ Trung Quốc - “Dân gian văn học” - Có nghĩa là văn học ở trong, ở giữa nhân dân. Văn học dân gian là những sáng tác truyền miệng do nhân dân sáng tác, được nhân dân sử dụng, tiếp nhận, lưu truyền. Văn học dân gian là một bộ phận của nghệ thuật dân gian ( văn nghệ dân gian gồm có: Văn học dân gian, kịch hát, múa rối, nhạc múa dân gian,mỹ nghệ, điêu khắc, tranh khắc gỗ ) và nghệ thuật dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian. Trong đó, văn học dân gian được coi là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, ở đây là ngôn từ nói. Và so với văn học viết, văn học dân gian có những đặc điểm riêng về lịch sử phát sinh và phát triển, về người
  5. sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và về thể loại nghệ thuật. CHƯƠNG 2: THUỘC TÍNH CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN Các thuộc tính ( hay còn gọi là các đặc trưng cơ bản) của văn học dân gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu phân chia các thuộc tính của văn học dân gian theo nhiều cách khác nhau. Có người còn dựa trên mối liên hệ qua lại khá gần gũi của chúng để ghép chung thuộc tính này với thuộc tính khác. Ở đây, chúng tôi trình bày từng thuộc tính. 1. Tính tập thể Văn học dân gian là một bộ phận văn học có tính tập thể. Tính tập thể của văn học dân gian thể hiện trong hai quá trình, đó là quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nói đến quá trình sáng tạo của văn học dân gian, ta có thể hình dung như thế này. Tác phẩm đầu tiên có thể do một người hoặc một nhóm người sáng tạo ra. Sau đó qua nhiều địa phương, ở những khoảng thời gian khác nhau, những người khác cũng tham gia quá trình sửa đổi, điều chỉnh tác phẩm. Người ta không biết ai là người sáng tác đầu tiên (điều này liên quan đến tính vô danh của văn học dân gian) và ai đã tham gia vào quá trình sửa đổi chỉnh lý tác phẩm (tạo nên tính dị bản). Tất cả đều không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm bởi lẽ tác phẩm được sửa đổi nhiều lần và trong đời sống của dân gian, mọi người khi tham gia sáng tạo ngày càng không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm. Còn ở quá trình tiếp nhận, tập thể nhân dân tiếp nhận tác phẩm và họ không có ý thức truy tìm nguồn gốc của tác giả. Điều quan trọng đối với nhân dân khi lưu truyền không phải là ai sáng tác mà là tác phẩm ấy nói gì ? Nói như thế nào ? Có phù hợp với tư tưởng, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân hay không ? Tất cả những điều ấy thể hiện trong truyền thống của nhân dân (có liên quan đến tính truyền thống sẽ được trình bày ở phần sau). Tác phẩm nào đi theo truyền thống, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thì sẽ được lưu giữ. Bằng ngược lại, sẽ bị loại trừ. Thế nhưng như thế nào là tập thể ? Tập thể ở đây là “tập thể nhân dân”. Nhân dân là tác giả, nhân dân cũng là người tiếp nhận, lưu truyền. Nói chung, họ vừa là tác giả sáng tạo ra tác phẩm, họ vừa tiếp nhận, lưu truyền tác phẩm. Vậy có thể hiểu rõ hơn về tính tập thể rằng đó là sự gia công của nhiều người (đa phần là những người tài hoa trong dân gian, nhiều cá nhân sáng tạo tham gia vào quá trình sáng tạo tập thể), qua nhiều thế hệ khác nhau (đây cũng là phương thức sáng tác và lưu truyền tác phẩm). Sáng tác ấy, sau đó trở thành tài sản chung của tập thể bởi phù hợp với tâm lý tập thể. Tính tập thể còn được hiểu ở phương diện thẩm mỹ. Đối tượng của những sáng tác văn học dân gian là toàn bộ những gì liên quan đến cộng đồng tập thể. Và vì thế, văn học dân gian rất coi trọng tâm lý tập thể. Cơ sở của tâm lý tập thể là tính tập thể của những hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội của con người
  6. trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại. Chẳng hạn truyền thuyết Thánh Gióng được kết tụ từ những truyền thuyết của bộ lạc, thị tộc và chuyển hóa thành truyền thuyết của dân tộc. Sở dĩ quá trình kết tụ và chuyển hóa ấy thành công là do tâm lý cộng đồng dân tộc tạo nên một áp lực mạnh giúp các nghệ sĩ dân gian có điều kiện nhào nặn tái tạo những hình tượng từ ông Khổng Lồ đến chàng Mộc Sanh, Lý Tiến hòa nhập vào hình tượng Thánh Gióng kỳ vĩ. Tóm lại, tính tập thể biểu hiện trong quá trình sáng tác và lưu truyền tác phẩm, trong nội dung và hình thức sáng tác. Tính tập thể còn quyết định sự ra đời và tồn tại của tác phẩm. Tác phẩm văn học dân gian được tập thể sáng tác bằng miệng và lưu truyền bằng miệng. Và điều này liên quan đến tính truyền miệng sẽ được trình bày dưới đây. 2. Tính truyền miệng Trong giáo trình "Văn học dân gian - Sáng tác truyền miệng dân gian Việt Nam" (ĐHSP TP HCM 1986), ông Nguyễn Tấn Phát cho rằng văn học dân gian là một môn khoa học chuyên nghiên cứu các sáng tác truyền miệng dân gian. Sáng tác truyền miệng dân gian là một thuật ngữ thích hợp để chỉ toàn bộ kho tàng sáng tác dân gian (bao hàm các thể loại văn học dân gian). Bộ phận này trước hết là một loại nghệ thuật của tập thể nhân dân lao động, sáng tác và lưu truyền bằng miệng. Mượn định nghĩa trên để thấy rằng, đây là một thuộc tính rất quan trọng của văn học dân gian mà đã có lúc các nhà nghiên cứu, thậm chí đã dùng thuộc tính này để đặt tên cho cả bộ phận văn học dân gian. Truyền miệng là thuật ngữ dùng chỉ vào phương thức lưu hành của Folklore. Cách gọi này còn nhằm mục đích phân biệt với văn học viết mà theo đó, thuộc tính truyền miệng là một thuộc tính cơ bản để xác định đặc trưng của văn học dân gian. Như vậy, nói đến tính truyền miệng là nói đến một hình thức sáng tạo và lưu truyền, sử dụng và biểu diễn rất đặc biệt, khác với hình thức văn tự của văn học viết. Các tác phẩm Folklore chủ yếu trong lĩnh vực ngôn từ được sáng tác và truyền đi từ người này sang người khác, từ không gian thời gian này đến không gian thời gian khác. Phương thức truyền miệng chi phối quá trình sinh trưởng và tồn tại của tác phẩm Folklore, đưa đến cho nó một số đặc điểm chung như ngắn gọn, dễ nhớ, phiếm chỉ Nói đến nguyên nhân hình thành tính truyền miệng, có ý kiến cho rằng văn học dân gian ra đời từ thời kỳ chưa có chữ viết. Đến khi có chữ viết thì đại bộ phận nhân dân lại thất học. Hơn nữa, tất cả các phương tiện in ấn đều nằm trong tay giai cấp thống trị. Truyền miệng, vì thế trở thành phương tiện diễn đàn duy nhất. Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân nào thì ta cũng không thể phủ nhận rằng tính truyền miệng có những hình thức, vẻ đẹp mà văn học viết không hề có được. Cụ thể là, do truyền miệng nên vỏ âm thanh của ngôn từ được được phát huy đến mức tối đa. Trong khi đó việc ghi chép thành văn bản viết trong những công trình sưu tầm về văn học dân gian, kể cả những công trình đã được sưu tầm và biên soạn công phu, đã có những mất mát đáng kể về vỏ âm thanh của ngôn ngữ nói - điều làm nên sự đặc sắc của một tác phẩm văn học dân gian trong môi trường diễn xướng. Do truyền miệng, tức là được nói, kể, ca, diễn nên mối quan hệ giữa tác giả và người biểu diễn - người nghe là mối quan hệ trực tiếp
  7. thân mật (chứ không phải mối quan hệ gián cách). Đó thật sự là mối quan hệ giao lưu. Ngoài ra, truyền miệng còn được xem như một thuộc tính tập hợp những yếu tố tự nhiên của con người trong môi trường diễn xướng. Vì thế văn học dân gian trở nên đặc biệt sinh động với yếu tố ca diễn nói riêng và những hình thức diễn xướng khác nói chung. Về mặt này, tính truyền miệng có liên quan đến tính nguyên hợp. 3. Tính vô danh Đầu tiên, cần xác định rõ thuật ngữ tính vô danh nhằm phản ánh sự không mang tên tác giả của tác phẩm văn học dân gian. Ta có thể hiểu rằng, khi sáng tác, các tác phẩm, tập thể dân gian không hề có ý thức lưu lại tên tác giả dưới những sáng tác của mình. Mà thực ra, đặc trưng truyền miệng không hề tạo nên thói quen ấy. Không thể trong một môi trường diễn xướng như hò đối đáp chẳng hạn, vừa ứng tác một tác phẩm để đối và đáp lại với người tham gia diễn xướng, lại vừa có thể kèm theo tên mình như thể là một dấu ấn cá nhân. Chưa nói đến trường hợp trong một hoàn cảnh diễn xướng khác, một người hoặc một nhóm người nào đó tham gia chỉnh lý, sửa chữa theo kiểu đồng sáng tác hoàn toàn rất ngẫu hứng thì dấu ấn cá nhân ban đầu của người sáng tác càng mờ nhạt hơn. Cho nên tính vô danh như là một hệ quả tất yếu của tính tập thể và tính truyền miệng. Nhưng không chỉ đơn thuần như thế. Tính vô danh còn là kết quả tổng hợp của cả tính truyền thống và các thuộc tính hữu quan khác. Để lý giải rõ ràng hơn về tính vô danh, ta trở lại với tính tập thể. Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian thường diễn ra một cách tự nhiên, tự phát và nối tiếp nhau giữa các cá nhân cụ thể qua thời gian và không gian khác nhau. Tác phẩm văn học dân gian luôn bắt đầu từ một người hoặc đôi khi là một nhóm người khởi xướng sáng tác. Sau đó, những người khác hưởng ứng và nối tiếp nhau lưu truyền, thêm bớt, phát triển (điều này có liên quan đến tính dị bản). Và cũng giống như trên đã trình bày, dân gian không quan tâm đến “ai là người sáng tác” mà quan tâm đến tác phẩm ấy “nói gì?” và “nói như thế nào?”. Trong đời sống diễn xướng phong phú và "xanh tươi" như thế, tác phẩm văn học dân gian trở thành của chung, là sáng tác vô danh, không có bản quyền tác giả. Điều này trở thành quan niệm chung, là thói quen truyền thống của các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, tính vô danh không hề phủ nhận vai trò quan trọng của những người tham gia sáng tác. Họ là những cá nhân cụ thể, thậm chí đôi khi có thể xác định được họ tên, quê quán, nghề nghiệp . Đó là những người tài hoa, nhạy cảm, có vốn sống, có năng khiếu và sở trường về một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian nào đó. 4. Tính dị bản Dị bản là những bản kể, văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm văn học dân gian. Sự khác nhau đó thể hiện ở nhiều phương diện như đề tài, nội dung, nghệ thuật, thể loại ; ở nhiều yếu tố như chi tiết, tình tiết, sự kiện, không gian, thời gian, nhân vật, từ ngữ, hình ảnh, số lượng câu chữ
  8. Ví dụ truyện Cây khế và các dị bản Ăn khế trả vàng, Nhân tham tài nhi tử-Điểu tham thực nhi vong (Xem tài liệu "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi). Hay bài ca dao sau đây được lưu truyền ở nhiều địa phương: Núi kia ai đắp mà cao Sông kia ai bới ai đào mà sâu ? Ta có thể liệt kê ra nhiều dị bản như  Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới ai đào mà sâu ? (Vùng Nghệ Tĩnh)  Lũy Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu ? (Vùng Quảng Bình)  Núi Trường ai đắp mà cao Lạch Vích ai đào nước chảy thành vung ? (Vùng Thanh Hóa)  Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Dinh ai bới ai đào mà sâu ? (Vùng Thừa Thiên - Huế) Nói đến dị bản, ta thấy có hai điểm nổi bật. Đó là những yếu tố cố định không thay đổi và những yếu tố mới. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa “ứng tác” và “truyền thống” sẽ được trình bày đầy đủ hơn ở thuộc tính truyền thống. Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu một số tính chất nổi bật của tính dị bản. Trước hết, trong văn học dân gian, văn xuôi có nhiều khả năng biến đổi hơn văn vần.Trong lời tựa "Truyện cổ nước Nam", Nguyễn Văn Ngọc có nhận xét: “ cũng cùng một truyện thường có khi sai lạc khác nhau xa. Người kể thế này, người nói thế nọ. Đây ngắt nửa chừng, đó dài thêm vài ba đoạn. Thật là dài ngắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình Sở, râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Còn trong văn vần thì câu đố và tục ngữ ít biến đổi hơn cả. Điều này bị chi phối bởi đặc điểm nội dung và thi pháp của từng thể loại cụ thể. Một tính chất khác của tính dị bản là có những sự thay đổi tạo ra cái hoàn toàn mới, xa rời và thoát ly các tác phẩm cùng một công thức truyền thống. Dựa trên một yếu tố hình thức ngôn ngữ giống nhau nào đó để khảo sát tính dị bản của các tác phẩm này, ta thấy chúng hầu như không đi theo một hệ thống nội dung và hình thức thường thấy trong hầu hết các hiện tượng dị bản cho dù ít nhiều vẫn tồn tại một yếu tố liên hệ với cái cũ đã có. Ví dụ bài ca dao quen thuộc: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu
  9. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra ? Ngoại trừ các dị bản của câu ca dao thứ năm không hề làm lệch đi nội dung của bài như: - Ba đồng một miếng trầu cay - Ba đồng một lá trầu cay - Vị gì một lá trầu cay - Vị gì một miếng trầu cay chúng ta còn có một số dị bản rất khác về hình thức và về nội dung như: - Trèo lên cây bưởi hái hoa Người ta hái hết đôi ta bẻ cành - Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi ! - Trèo lên quán Dốc, ngồi gốc cây đa - Trèo lên cây gạo cao cao Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên nhất thành bất biến mà dễ thích ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân dân các địa phương, các thời kỳ lịch sử cụ thể khác nhau. Ví dụ bài ca dao: Chiều chiều (Hoặc Bao phen) quạ nói với diều có nhiều cá tôm đi qua những địa phương khác nhau đã có một sự thay đổi tên địa danh mới thích hợp hơn như: - Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm. - Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm - Cù lao Ông Hống có nhiều cá tôm - Đi về Phong Mỹ có nhiều cá tôm - Đi về Trại Đáy có nhiều cá tôm - Đi về Sông Cái có nhiều cá tôm Và chúng ta phải nhìn nhận rằng tính dị bản đã có những tác động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của văn học dân gian. 5. Tính nguyên hợp Tính nguyên hợp là sự gắn bó hữu cơ những giá trị thẩm mỹ và trí tuệ của nhiều thành tố Folklore, là sự kết hợp hài hòa thống nhất tính cách hồn nhiên và tính cách nâng cao sáng tạo trong một tác phẩm văn học dân gian. Một tác phẩm văn học dân gian bao giờ cũng được tiếp nhận, cảm thụ và biến hóa bằng tất cả các giác quan cùng một lúc.
  10. Tính nguyên hợp có nguồn gốc từ đặc điểm hình thành của nghệ thuật nguyên thủy. Gọi là tính nguyên hợp vì nhận thức thẩm mỹ nguyên hợp có từ thời nguyên thủy và tồn tại qua các thời kỳ lịch sử. Ví dụ "Đẻ đất đẻ nước" là áng sử thi - thần thoại của người Việt - Mường, ban đầu do các thầy mo hát bên thi hài người chết giúp cho hồn người chết ôn lại sự việc ở trần gian từ khi khai thiên lập địa cho đến lúc bản Mường được ổn định, chế độ xã hội được hình thành và mỗi chặng hát như vậy có những quy trình lễ thức kèm theo. Tính nguyên hợp chi phối tất cả các thành phần nghệ thuật, các yếu tố chất liệu tạo nên bản thân nó như ngôn từ, nhạc, vũ, động tác, nghệ thuật tạo hình Vì vậy, phải quan sát đời sống thực của tác phẩm văn học dân gian qua việc sử dụng, lưu truyền và biểu diễn của nhân dân mới dễ dàng nhận rõ tính nguyên hợp (hơn là văn bản được sưu tầm). Bởi văn học dân gian vốn là nghệ thuật tổng hợp sống đầy đủ, tự nhiên và mạnh mẽ trong môi trường phù hợp với chức năng của nó (Chẳng hạn để tìm hiểu những câu hát tâm tình của người H’ Mông ta cần quan sát một phiên chợ ở Bắc Hà, Mường Khương, ở Lao Cai thì mới có thể thấy rõ tính nguyên hợp về nhận thức thẩm mỹ của những tác phẩm dân ca vùng này). Trong một tác phẩm văn học dân gian, tính nguyên hợp thể hiện ở hai phương diện. Một là nội dung, tính nguyên hợp biểu hiện thông qua hình tượng và thái độ của nhân dân đối với hiện thực được phản ánh. Đó còn là tính đa chức năng của tác phẩm. Thứ hai là về hình thức, tính nguyên hợp thể hiện ở sự kết hợp giữa ngôn từ với các loại hình nghệ thuật khác như nhạc, vũ, động tác, hóa trang mà trong sự kết hợp ấy ngôn từ đóng vai trò chủ yếu. Tính nguyên hợp là một hiện tượng tự nhiên vốn có của một kiểu nghệ thuật không chuyên. Nó là một vấn đề thuộc bản chất tồn tại của loại nghệ thuật này chứ không phải do ai tự ý đặt ra. 6. Tính đa chức năng Đứng ở một góc độ nào đó, tính đa chức năng chính là hệ quả của tính nguyên hợp, hay nói cách khác, mỗi một yếu tố hợp thành tính nguyên hợp sẽ tạo nên những chức năng tương ứng. Tính nguyên hợp và tính đa chức năng vừa khác nhau vừa quan hệ mật thiết nhau. Có thể nói, cũng giống như văn học viết, văn học dân gian cũng có ba chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Tuy nhiên chức năng chủ yếu và bao quát nhất trong các chức năng của văn học dân gian là chức năng thực hành sinh hoạt. Để co thể nhận diện rõ chức năng này trong nghiên cứu, ta chỉ có thể đưa tác phẩm trở về với hoàn cảnh diễn xướng của nó .Ví dụ bài Em về sao được mà về Mái chèo chưa ráo trăng thề chưa soi Hay: Ở đây phong cảnh vui thay Trên chợ dưới bến gốc cây hữu tình
  11. sẽ cho ta hình dung một hoàn cảnh diễn xướng của phường đò, trai đò dọc, gái trên bến. Hoặc: Yêu nhau chưa ráo mồ hôi Chưa tan buổi chợ đã chia đôi ngã đường là câu hát trong hoàn cảnh diễn xướng của phường buôn gánh vải. Nghe những câu hát ru, những bài đồng dao, chức năng thực hành sinh hoạt càng thể hiện rõ nét hơn. Chức năng thực hành sinh hoạt có một giá trị đặc biệt và độc đáo, thể hiện rõ khi tác phẩm được sử dụng. Bởi văn học dân gian phát sinh, tồn tại và lưu truyền đều gắn liền với mọi hoạt động của đời sống nhân dân (lao động sản xuất, chiến đấu, nghi lễ phong tục, sinh hoạt gia đình, xã hội, vui chơi giải trí ) Với mục đích ích dụng, văn học dân gian có những tác động nhất định trong đời sống của nhân dân. 7. Tính truyền thống Truyền thống giúp ứng tác dễ dàng và quy định khuôn khổ cho ứng tác. Trong sinh hoạt dân ca đôi lúc cùng một câu đối lại xuất hiện những câu đáp khác nhau. Chẳng hạn ta hãy lắng nghe hai tốp trai gái đối đáp với nhau: Ở đây thấp ruộng cao bờ Bên ấy có hát nghe nhờ vài câu Bên nam đáp lại: Vẳng nghe tiếng hát đâu xa Rằng trẻ hay già mà tiếng cũng xinh. Nhưng ở một cuộc hát đối đáp khác, lại có câu hát đáp như sau: Vẳng nghe tiếng hát đâu đây Để ta đáp chiếc thuyền mây đi tìm Như vậy, có thể xem đây là một trường hợp ứng tác để tạo ra một câu hát khác, nhưng cơ bản, dân gian vẫn dựa trên những yếu tố truyền thống, các công thức truyền thống để ứng tác. Vậy công thức truyền thống là gì? Trong giới phê bình nghiên cứu có nhắc đến thuật ngữ "công thức Folklore" như một cách gọi công thức truyền thống. Công thức Folklore là những kiểu mẫu ổn định, điển hình khác nhau của truyền thống "Về thực chất, cần phải đưa vào khái niệm công thức tất cả những gì thường được lặp lại; công thức bao hàm khái niệm về cái tiêu biểu, điển hình đối với thể loại" (A. Đauy - Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị - Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao- dân ca trữ tình - Tạp chí văn học, số1 - 1997). Công thức Folklore đa dạng về hình thái, dung lượng, nội dung, ý nghĩa. Công thức có thể là một từ, nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòng thơ. Có công thức thời gian, không gian. Có công thức cốt truyện, tình huống, nhân vật, thiên nhiên. Có công thức mẫu đề, biểu tượng Dấu hiệu chung của công thức là ở sự lặp lại, tiêu biểu, điển hình. Cũng theo ông Bùi Mạnh Nhị,
  12. "công thức Folklore là sự chọn lọc, kết tinh và điển hình hóa kinh nghiệm văn hóa, xã hội, nghệ thuật truyền thống, thể hiện quan điểm mỹ học của nhân dân". Đối với Folklore, mọi người sáng tạo theo truyền thống và cảm thụ theo truyền thống. Truyền thống thấm đẫm vào mọi phương diện, yếu tố của văn học dân gian, phản ánh những sự bền vững ổn định tiêu biểu của văn học dân gian. Công thức truyền thống trong văn học dân gian đã tạo nên tính truyền thống như một thuộc tính rất đặc trưng tồn tại trong mối quan hệ mật thiết gắn bó tương tác với các thuộc tính khác. Tính truyền thống là khái niệm phản ảnh sự bền vững, những yếu tố (nội dung và hình thức nghệ thuật) mang tính chất hằng số (lặp đi lặp lại, không biến đổi hoặc ít biến đổi) trong văn học dân gian từng địa phương, từng dân tộc cũng như toàn nhân loại. Tính truyền thống của văn học dân gian biểu hiện ở các phương diện như thể loại (thể thơ lục bát truyền thống), kiểu truyện (kiểu truyện người mồ côi, kiểu truyện người em út, kiểu truyện người xấu xí, kiểu truyện người dũng sĩ ), ngôn ngữ, hình tượng, hình ảnh (chẳng hạn sự lặp lại của các hình ảnh trong ca dao như trầu cau, rồng mây, trúc mai ) , đề tài (như các mẫu đề quen thuộc của ca dao: Mười thương, chiều chiều, thân em, đêm qua ). Ngoài ra, tính truyền thống còn thể hiện ở nội dung và nghệ thuật, trong sáng tác và diễn xướng. Nó phản ánh quy luật sáng tạo và đặc trưng của văn học dân gian. Mỗi tác phẩm dân gian đều xây dựng trên một loạt các yếu tố truyền thống nên khi tìm hiểu và phân tích, ta phải dựa vào hệ thống và khai thác các yếu tố trong các hệ thống này. Đồng thời công thức truyền thống cũng có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề hiện thực được phản ánh trong Folklore. Đây là một hiện thực đã được truyền thống chọn lọc, khái quát. Chẳng hạn để nói về một vùng quê giàu đẹp, con người thanh lịch, giỏi giang, ca dao dân ca đã có sẵn một hiện thực, trong truyền thống, thể hiện ở các công thức địa danh - phong cảnh, địa danh - sản vật, địa danh - con người, như "đường vô quanh quanh", "phong cảnh hữu tình", "như tranh họa đồ", "non xanh nước biếc", "nước ngọt gió hiền", "gạo trắng nước trong", "khoai ngọt sắn bùi", "dễ bề làm ăn", " trai hiền gái lịch","gái đảm trai tài" Các công thức xếp hạng, bình giá như "Đẹp nhất ", "Đẹp thay ", "Cao nhất ", "Sâu nhất ", "Thứ nhất ", "Thứ nhì " Công thức truyền thống thường có tầng nền văn hóa, dân tộc học rất sâu sắc. Công thức "trầu - cau" gắn bó mật thiết với tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu của nhân dân. Từ đó hình thành một loạt các hình ảnh trầu cau như trầu gặp gỡ làm quen, trầu tỏ tình, trầu thề nguyền chung thủy, trầu tan vỡ, trầu gả bán thách cưới Hay công thức "cây đa" có cội nguồn từ tục lệ thờ cúng Thành hoàng lâu đời ở các làng xã. Công thức "bến sông", "con đò", "chiếc thuyền" bắt rễ từ văn hóa sông nước của Việt Nam. Từ tầng nền văn hóa, dân tộc học đến ý nghĩa của công thức truyền thống là quá trình biến đổi, tái tạo sinh động. Việc tìm ra cái "cốt", cái "lõi" văn hóa khi phân tích là cần thiết bởi đó là cuộc sống bề sâu của các công thức thể hiện trong từng tác phẩm. Nghiên cứu về các mẫu đề truyền thống trong ca dao dân ca trữ tình, ta thấy, mỗi mẫu đề truyền thống là một chỉnh thể thống nhất. Nó là văn cảnh cụ thể, trực tiếp của bài ca. Cấu trúc của bài ca là sự vận động từ công thức truyền
  13. thống này đến công thức truyền thống khác, trên cơ sở quy định chặt chẽ của mẫu đề. Ta thử đọc hai bài ca dao khác nhau nhưng có cùng một mẫu đề "Ước muốn - hóa thân": Ước gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. Ước gì anh hóa ra chăn Để cho em đắp, em lăn em nằm. Ước gì anh hóa ra gương, Để cho em cứ ngày thường em soi. Ước gì anh hóa ra cơi, Để cho em đựng cau tươi trầu vàng. Và bài: Ước gì mình biến ra ao, Ta biến ra cá lượn vào, lượn ra. Ước gì mình biến ra hoa, Ta biến ra bướm bay ra bay vào. Ước gì mình biến ra cau, Ta biến ra trầu, ta bổ mình ăn. Hai bài ca dao trên vừa có hiện tượng lặp lại vừa không có. Như vậy mỗi mẫu đề là một tập hợp mở các công thức chi tiết trên cơ sở quy định của mẫu đề. Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân khiến ca dao dân ca nói riêng và các thể loại khác của văn học dân gian nói chung một mặt vẫn giữ được tính truyền thống, mặt khác vẫn được sáng tạo không ngừng. Văn học dân gian được ưa thích vì đã gia nhập được vào truyền thống tập thể, vào sự vận động chung của sáng tác dân gian. Đó là cơ sở để làm nảy nở tác phẩm mới theo quỹ đạo của nó. 8. Tính quốc tế, tính dân tộc, tính địa phương 8.1. Tính quốc tế: Trong văn học dân gian của các dân tộc khác nhau, ta thấy có nhiều yếu tố tương đồng nhau như đề tài, cốt truyện, kiểu loại nhân vật, type(1), motip(2) Đó là tính quốc tế của văn học dân gian. Chẳng hạn văn học dân gian của các dân tộc đều có những thể loại cơ bản như tục ngữ, câu đố, dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại Trong truyện cổ tích, một đặc điểm chung thường thấy là ước mơ cái thiện, cái chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác, cái gian tà, nhân vật mồ côi bao giờ cũng giành được một sự quan tâm đặc biệt như Lọ Lem của Đức, cô Tấm của Việt Nam. Trong thần thoại, quan niệm và cách giải thích về thế giới cũng có nhiều sự trùng hợp thú vị (Ví dụ Thần Trụ trời của Việt Nam và Thần Bàn Cổ của Trung Quốc). Sở dĩ có hiện tượng này là bởi các dân tộc có thể ở những quốc gia khác nhau nhưng lại có chung một nguồn gốc nhân chủng, có sự giao lưu văn hóa và đã
  14. trải qua các hình thế kinh tế - văn hóa - xã hội giống nhau. Vì thế nên tư duy và cách tiếp nhận thời đại của họ lại có những nét giống nhau, tương đồng nhau. Từ đó nảy sinh hiện tượng một số yếu tố nội dung và hình thức trong văn học dân gian trùng khớp nhau như đã trình bày. 8.2. Tính dân tộc: Tính dân tộc nằm ngay trong sự tương đồng của tính quốc tế. Chính từ những motip tương đồng của Folklore ở nước này hay nước kia mà ta nhận ra sắc thái dân tộc của Folklore mỗi nước. Trong những thể loại giống nhau, những đề tài và chủ đề chung, những kiểu truyện và kiểu nhân vật tương đồng, bên cạnh sự giống nhau hay gần nhau (tính quốc tế) lại chứa đựng không ít những đặc điểm riêng mang bản sắc một dân tộc. Nói cách khác, có hiện tượng vừa giống nhau nhưng vừa khác nhau giữa các tác phẩm văn học dân gian. Chẳng hạn khi so sánh Tấm Cám và Lọ Lem, ngoài những yếu tố tương đồng như vừa kể trên, ta thấy nhân vật Tấm và một số chi tiêt, tính huống trong Tấm Cám mang bản sắc của dân tộc Việt Nam (Bắt cá, trẩy hội, quả thị, têm trầu cánh phượng ) mà Lọ Lem không có. Và tất nhiên Lọ Lem cũng có những nét riêng của dân tộc Pháp (hạt dẻ, dạ hội quý tộc, váy đầm, cỗ xe ngựa ) Vậy tính dân tộc là những yếu tố khác biệt mang bản sắc riêng biệt so với những nét tương đồng chung của tính quốc tế. 8.3. Tính địa phương: Nếu tính dân tộc là riêng so với tính quốc tế thì tính địa phương lại là riêng so với tính dân tộc. Tính địa phương tồn tại ngay trong tính dân tộc. Đó là những sắc thái văn hóa riêng ở một địa phương. Trong văn học dân gian, tính địa phương là cơ sở để phân vùng và xác định ranh giới giữa các vùng văn học dân gian mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó góp phần làm tăng sự phong phú và đa dạng của văn học dân gian mỗi dân tộc chứ không hề phá vỡ sự thống nhất bền vững của tính dân tộc. Ví dụ những bài ca dao giới thiệu những địa danh gắn liền với những sản vật độc đáo đặc trưng ở từng vùng miền thể hiện rất rõ nét thuộc tính này: - Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về - Muốn ăn bông súng mắm kho Ghé về Đồng Tháp ăn cho đã thèm Hay là đặt vào mối quan hệ với tính dân tộc, ta thấy dị bản Tấm Cám lưu hành ở Nam bộ không có hội hè đình đám như bản kể ở Bắc bộ mà lại mang những màu sắc vắn hóa riêng của vùng sông nước phương Nam. (1): Type: Chỉ một tập hợp của nhiều mẩu truyện dân gian có chung một cốt kể với tất cả dị bản của nó và trở thành một kiểu truyện độc lập (Phân biệt với các kiểu truyện khác) (2): Motip: Thuật ngữ chỉ vào các khuôn, dạng, kiểu trong sự diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh hay bằng mẫu đề của các truyện tự sự và thơ ca trữ tình dân gian. Ở Trung Quốc, người ta dịch motip thành "mẫu đề".
  15. CHƯƠNG 3: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM: 1.1. Trước Cách mạng tháng Tám: Từ thời Bắc thuộc, đã có một số truyện cổ dân gian Việt Nam được ghi rải rác trong một số sách do quan lại Trung Quốc viết nhưng ở đây chỉ là nhân việc chép chuyện cai trị rồi ghi vài nét về việc họ nghe, họ biết mà thôi. Đời Lý - Trần, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý sưu tập truyện cổ như các tác phẩm “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên, “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp. Đời Lê về sau có “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dư, “Tục truyền kỳ” của Đoàn Thị Điểm, “ Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ - Nguyễn An, “Truyền văn tân lục” của Nguyễn Diễn Trai, “Tân truyền kỳ lục” của Phạm Quý Thích, “Thoái thực ký văn” của Trương Quốc Dung, “Bản Quốc dị văn lục” của tác giả khuyết danh Nhưng tất cả đều bằng chữ Hán. Chữ Nôm được ghi chép sau, rải rác trong “ Thiên Nam ngữ lục” (thế kỷ XVII) “ Việt Nam phong sử” của Nguyễn Văn Mại, “ An Nam phong thổ thoại” của Trần Tất Văn, “Đại Nam quốc túy” của Ngô Giáp Đậu Tuy nhiên, các tác phẩm đã nêu chỉ mới dừng lại ở công việc sưu tầm có tính chất kể chuyện (chứ không phải nghiên cứu), chưa phân biệt chọn lọc nội dung và các thể loại văn học dân gian. Mặc dù vậy, chúng cũng rất cần thiết cho việc nghiên cứu sau này. Đến thời Pháp thuộc, khi chữ Quốc ngữ thông dụng, các cha cố, các học giả quan lại Pháp đã thực hiện một số công trình nghiên cứu. Nổi bật hơn cả là “Truyện đời xưa” và “Truyện khôi hài” của Trương Vĩnh Ký, “Truyện giải buồn” của Huỳnh Tịnh Của, “Truyện khôi hài” của Trần Phong Sắc, “Tục ngữ phong dao” và “Truyện cổ nước Nam” của Nguyễn Văn Ngọc, “Kinh thi Việt Nam” của Trương Tửu Cùng một số bài nghiên cứu, bài báo về văn học dân gian đăng trên Nam Phong, Thanh Nghi, Tri Tân 1.2. Sau Cách mạng tháng Tám: Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như “Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh (trong đó có bàn về văn học dân gian), “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” và “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, “Tục Ngữ - Ca dao - dân ca” của Vũ Ngọc Phan Và rất nhiều những công trình sưu tầm nghiên cứu về văn học dân gian được công bố trên báo, tạp chí ( Tạp chí Văn học, Tạp chí văn hóa dân gian, Tạp chí nghiên cứu lịch sử ). Thời gian gần đây, các chuyên gia đầu ngành về văn học dân gian tiếp tục nghiên cứu và đã công bố nhiều công trình có giá trị. 2. SƠ LƯỢC TIẾN TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT: 2.1. Thời kỳ tiền Hùng Vương (trước thế kỷ VII TCN) Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu đầu ngành, cách nay khoảng ba đến bốn ngàn năm, những lớp thần thoại đầu tiên (thần thoại suy nguyên) của người Việt ra đời.
  16. 2.2. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc (từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ II TCN): Thời kỳ này, thần thoại phát triển và được hệ thống hóa, thuyền thuyết hóa để giải thích nguồn gốc dân tộc và phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước của người Lạc Việt (Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích bánh chưng bánh dày, Sự tích dưa hấu, Thánh Gióng, An Dương Vương ) Cũng thời kỳ này, những hình thức đầu tiên của cổ tích phản ánh xung đột trong gia đình cũng xuất hiện (Trầu cau). Riêng văn vần, dân ca cổ chắc chắn đã có nhưng không lưu giữ được. 2.3. Thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ II TCN đến năm 938): Các sáng tác thời kỳ Văn Lang Âu Lạc tiếp tục lưu truyền, phát triển đồng thời nảy sinh nhiều sáng tác dân gian mới. Truyền thuyết lịch sử xoay quanh các anh hùng cứu nước (Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lê Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế ). Riêng những truyện cổ tích phản ánh xung đột gia đình và nỗi đau khổ của con người trong đời sống xã hội chắc chắn phát triển hơn thời kỳ trước (nhưng rất khó xác định). Và không thể không nói đến ca dao, tục ngữ lúc này chắc chắn đã rất phong phú. 2.4. Thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX): 2.4.1.Bộ phận ra đời trước thời phong kiến tự chủ: Có thể phân thành hai loại, những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phong kiến tự chủ được sưu tầm và ghi chép bằng chữ Hán Nôm trong thời phong kiến tự chủ. Và những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phong kiến tự chủ được sưu tầm và ghi chép bằng chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XX đến nay. 2.4.2. Bộ phận ra đời trong thời phong kiến tự chủ: Theo các tài liệu còn lại thì bộ phận này được ghi chép và sưu tầm hoặc chuyển thể trong thời kỳ ấy. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng bao gồm những tác phẩm văn học dân gian được ghi chép từ đầu thế kỷ XX đến nay. 2.5.Thời kỳ cận hiện đại (Từ đầu thế kỷ XX đến nay) Đó là những tác phẩm sưu tầm và nghiên cứu trong thời Pháp thuộc và giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến nay. 3. TÍNH CHẤT ĐA SẮC TỘC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM: Cộng đồng dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc mà mỗi dân tộc có sáng tác dân gian (Folklore) và sáng tác văn học dân gian với nội dung và nghệ thuật phong phú và độc đáo khác nhau. Tính chất đa sắc tộc của văn học dân gian Việt Nam bao gồm tính quốc tế, tính đa dân tộc thể hiện nét chung của văn học dân gian Viêt Nam và thế giới; đồng thời thể hiện màu sắc riêng của từng dân tộc (sắc tộc) Trong văn học dân gian Viêt Nam, văn học dân gian người Việt (Kinh) là bộ phận lớn nhất, tiêu biểu nhất. Còn văn học dân gian các dân tộc ít người, về công tác sưu tầm lẫn nghiên cứu tuy chưa bằng văn học dân gian Việt (Kinh) nhưng đó lại là một kho tàng quý giá đặc sắc .
  17. Ví dụ: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” (Mường), “Tiếng hát làm dâu” (H’ Mông), “Tiễn dặn người yêu” (Thái), “Đam San” “Xing Nhã” (Tây nguyên). Những tác phẩm tiêu biểu này sẽ được giới thiệu trong chương "Văn học dân gian các dân tộc ít người". 4. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM: 4.1. Sự phân loại tự nhiên, tự phát của quần chúng: Sự phân loại này diễn ra chủ yếu theo những tên gọi tự phát nhằm xác định chủ yếu về mặt hình thức, thể loại. Ví dụ: Truyện đời xưa, Truyện Trạng, Câu đố, Ví, Bài vè, Bài ca (Hát Quan họ, hát Trống quân, hò Sông Mã, hò Giã gạo hay hò Gò Công, hò Bạc Liêu ). Chính vì thế mà cách phân loại này chưa khoa học, nhất quán và khái quát. Tất nhiên, cũng vì vậy mà những tên gọi đó không thuận lợi cho việc nghiên cứu, đôi khi còn làm phức tạp hơn công tác sưu tầm văn học dân gian. 4.2. Những cách phân loại của các nhà nghiên cứu: Trong một số công trình văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau. Dưới đây, xin giới thiệu một số cách phân loại tiêu biểu để tiện cho việc tham khảo, so sánh, đối chiếu. 4.2.1.Hoàng Tiến Tựu: Phương Phương thức Thể loại (theo tên gọi truyền STT thức biểu thống) phản ánh diễn 1 Nói Luân lý Tục ngữ, câu đố Các loại truyện kể dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, 2 Kể Tự sự truyện cười, ngụ ngôn ), vè tự sự. Các loại dân ca, ca dao và vè trữ 3 Hát Trữ tình tình. Các loại nghệ thuật sân khấu 4 Diễn Kịch dân gian (Chèo, tuồng đồ ) 4.2.2. Đỗ Bình Trị: Cấp độ Danh pháp phân loại Kịch(ca Tự sự (truyện kể, thơ ca, kể Trữ tình (ca dao, dân kịch, trò chuyện, lời nói vần vè ) ca) diễn dân gian)
  18. Văn xuôi Câu Thơ ca Thơ ca Nhóm thể Thơ ca tự tự sự nói vần trữ tình T.tình phi loại sự (ca) (kể) vè nghi lễ nghi lễ Thần Bài ca thoại, sử Vè lịch sử, nghi lễ thi, Tr. Tục Bài ca lao sử thi, vè lao động, Chèo, thuyết, ngữ, động, bài thế sự, vè bài ca tuồng đồ, truyện cổ câu đố, ca sinh than thân, nghi lễ trò diễn tích, tr. câu hoạt, bài vè cho trẻ sinh hoạt, có tích ngụ phù ca giao em, truyện bài ca truyện. ngôn, chú. duyên. thơ. nghi lễ tế truyện thần. cười. 4.2.3.Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên:  Tự sự dân gian.  Trữ tình dân gian.  Kịch, sân khấu dân gian.  Lời ăn tiếng nói của nhân dân. 4.3. Các thể loại: Ở đây, cách sắp xếp các chương trong phần "các thể loại văn học dân gian Việt Nam" của chúng tôi chính là một cách phân loại để tiếp cận văn học dân gian Việt Nam. Theo đó, các thể loại gồm có:  Thần thoại và truyền thuyết  Truyện cổ tích  Truyện cười và truyện ngụ ngôn  Tục ngữ và câu đố  Ca dao dân ca  Vè  Sân khấu dân gian  Một số thể loại văn học dân gian các dân tộc ít người.
  19. PHẦN THỨ HAI: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM CHƯƠNG 1: THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT Thần thoại 1. KHÁI NIỆM THẦN THOẠI: Theo SGK 10 tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng Thần thoại là những truyện kể hoang đường về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ảnh nhận thức và sự hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Còn theo ông Đỗ Bình Trị, Thần thoại là những truyện kể về sự tích các “thần”, do người thời cổ tưởng tượng ra nhằm giải thích nguồn gốc ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc bộ lạc. Về khái niệm thần thoại, hầu như các ý kiến của những nhà nghiên cứu đều gặp nhau và thống nhất với nhau. Thần thoại là những truyện kể hoang đường, kỳ ảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần - có cả các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần (E. M. Mê-lê- tin-xki) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố của nó như thiên nhiên và văn hoá. Thần thoại là phương pháp cơ bản để tìm hiểu thế giới, phản ảnh cảm giác, sự hiểu biết về thế giới của thời đại sinh ra nó. Nói đến các vị thần trong thần thoại là nói đến nhân vật trung tâm đại diện cho sức mạnh của vũ trụ (Trời, Đất, Sông, Biển .), họ có lai lịch, diện mạo, hành động, hoạt động và các quan hệ của các thần với nhau. Họ có sức mạnh và đại diện cho sức mạnh, tạo ra mọi vật. Nhân vật thần thoại, ngoài các vị thần tạo lập vũ trụ còn là các nhân vật sáng tạo văn hoá, các anh hùng dũng sĩ thời cổ đại, các nhân vật anh hùng thần linh, các nhân vật sáng tạo văn hoá thần linh, các nhân vật siêu nhiên không có trong thực tế Từ các nhân vật hoang đường, kỳ ảo này, Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, hiện tượng tự nhiên, sự hình thành muôn loài và sự hình thành của các tộc người, phản ảnh quan niệm của con người cổ về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội con người. Thần thoại là trí tưởng tượng gắn liền với những quan niệm cổ mà người xưa dùng để giải thích thế giới, coi tất cả mọi hiện tượng đều do sức mạnh thần linh chi phối, chế ngự 2. SỰ RA ĐỜI CỦA THẦN THOẠI: 2.1. Thời gian ra đời: Thần thoại là một loại tự sự dân gian ra đời và phát triển trong thời công xã nguyên thuỷ, khi trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, ngôn ngữ còn nghèo, sự tiếp xúc giao lưu văn hóa còn hạn chế (Ở Việt Nam, thời kỳ đó là thời tiền Hùng Vương, trước khi lập nước Văn Lang, cách đây trên 3000 năm). 2.2. Nguyên nhân ra đời:
  20. Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử. Ở đó, thiên nhiên vừa gần gũi vừa đe dọa người nguyên thủy, đánh thức khát vọng khám phá, giải thích, chinh phục tự nhiên. Và thần thoại là kết quả, là thành tựu khám phá tự nhiên của người thời cổ. Với năng lực tư duy hạn chế, thế giới quan thần linh, cảm nhận sự vật còn ngây thơ chất phác, người nguyên thủy đã giải thích mọi thứ bằng cách quy vào hoạt động của thế giới thần linh để từ đó nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của mình (Những Thần trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sét, Thần Biển ) Vì vậy, thần thoại là toàn bộ những hoạt động nhận thức và là kho tàng tri thức của con người trong hình thái xã hội công xã nguyên thuỷ. Họ nhận thức thực tại khách quan và đã trả lời - dù còn sai lầm - các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? về thực tại khách quan. 2.3. Một số quan niệm nguyên thuỷ gắn liền với sự ra đời của thần thoại: Thần thoại ra đời vào một thời kỳ rất xa xưa - thời mà trình độ nhận thức của con người còn rất hạn chế. Sự hiểu biết về thế giới tự nhiên còn rất mù mờ. Thế giới tự nhiên và con người vẫn còn là một bức màn bí ẩn, kỳ bí. Từ những hiện tượng rất bình thường của tự nhiên như ngày và đêm đến những biến động địa chấn khủng khiếp như động đất, núi lửa, sóng thần Tất cả đã tạo thành một sức mạnh thiên nhiên huyền bí và dữ dội đến mức siêu nhiên. Thế giới ấy vừa làm cho người thời cổ sợ hãi vừa làm cho họ khao khát giải thích, khám phá. Điều ấy đã làm cho sự khai sinh thần thoại mang theo dấu vết của rất nhiều quan niệm cổ mà việc nghiên cứu văn học dân gian buộc phải quan tâm tới một cách nghiêm túc và khoa học. Nó cũng nói lên rất rõ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian (như đã trình bày ở phần thứ nhất - Bài khái quát nhập môn). Trước hết là quan niệm "Vạn vật hữu linh", tức là vạn vật tồn tại trên thế giới này bản thân nó đều có linh hồn. Hay nói cách khác, mỗi vật thể, mỗi hiện tượng tự nhiên đều ẩn náu một tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy. Điều này lý giải vì sao trong thần thoại và thậm chí cả những thể loại ra đời muộn hơn sau này như truyền thuyết, cổ tích , loài vật hay con vật đều có tâm hồn và suy nghĩ như người. Quan niệm "Vật tổ Tô tem", cũng là một quan niệm cổ để lại dấu ấn trong thần thoại. Quan niệm này cho rằng mỗi bộ lạc, thị tộc đều được sinh ra từ một con vật hay một loài thảo mộc nào đó. Từ đó đưa đến tục thờ tổ, tức là thờ con vật hoặc loài thảo mộc ấy. Trong thần thoại, vì thế, tồn tại những vị thần là một con vật hoặc một loài thảo mộc nào đấy mà có sức mạnh phi thường, có những năng lực kỳ lạ tác động đến đời sống của con người và vạn vật khác. Tương tự như thế là quan niệm "Bái vật giáo" tức là mỗi bộ lạc, thị tộc tôn thờ một sự vật hiện tượng tự nhiên nào đó như thờ thần núi, thần sông chẳng hạn Kế tiếp là quan niệm "Vạn vật tương giao", người cổ cho rằng con người cũng là một phần của tự nhiên (vạn vật nhất thể), được sinh ra từ tự nhiên và gắn bó với tự nhiên. Con người có thể biến thành một thực thể khác như chim muông, cây, cỏ, hoa, lá . và ngược lại. Trong thần thoại và cả các thể loại tự sự dân gian ra đời muộn hơn đều có hiện tượng này tham gia vào câu chuyện như một
  21. chi tiết không thể thiếu (thậm chí trở thành một motip về sự hóa thân, làm cho câu chuyện đậm đà chất thần thoại, hoang đường, huyền ảo hơn ) Cuối cùng, những quan niệm về tôn giáo cũng tạo nên mối quan hệ không thể tách rời giữa thần thoại và tôn giáo. Cả hai có quan hệ về nguồn gốc nhưng hoàn toàn khác nhau về bản chất. Chính bởi điều này mà một số thần thoại được tôn giáo sử dụng và biến thành những truyện kể tôn giáo (những truyện kể Phật giáo, Bà la môn ). 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CƠ BẢN CỦA THẦN THOẠI: 3.1. Điều kiện xã hội của thần thoại: Như trên đã nói, thực tiễn của loài người ở hình thái công xã nguyên thủy đã thúc đẩy sự nảy sinh trí tưởng tượng của họ và từ đó nảy sinh thần thoại. Tư duy người nguyên thủy được nảy sinh trên cơ sở phản ảnh những quan hệ của các hiện tượng của thực tại khách quan với con người thông qua lao động. Ở đó có mối quan hệ giữa nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao tiếp; giữa kinh nghiệm và sự khẳng định mình; sự sợ hãi và khát vọng chinh phục 3.2. Tính nguyên hợp của thần thoại: Tính nguyên hợp là đặc điểm nổi bật của thần thoại. Bởi lẽ ta thấy ở thần thoại sự thể hiện của nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố khác nhau. Thần thoại vừa là khoa học sơ khai hình thành và phát triển hoàn toàn tự phát nhằm giải thích thế giới; vừa là tôn giáo nguyên thuỷ phản ánh sự sùng bái tự nhiên của người xưa; vừa là nghệ thuật “vô ý thức” của người cổ đại. Trong thần thoại còn chứa đựng mầm mống của triết học, lịch sử, luật pháp 3.3. Chức năng cơ bản của thần thoại: Là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, thần thoại có các chức năng tiêu biểu của một tác phẩm văn học dân gian. Tuy nhiên, các chức năng của thần thoại lại có những đặc trưng riêng khó có thể lầm lẫn được. Đó là chức năng nhận thức - dù nhận thức trong thần thoại ở buổi đầu còn rất sai lầm. Sự nhận thức đó thể hiện ở hai phương diện: Nhận thức thực tiễn khách quan (nhận thức những gì đang tồn tại, đang xảy ra) và nhận thức suy nguyên (nhận thức những gì thuộc về nguồn gốc của vũ trụ, của con người, của vạn vật, muôn loài ). Đó cũng là chức năng sinh hoạt thực hành như một phương thức tồn tại - ra đời, lưu truyền và diễn xướng - của thần thoại. Không nằm khuôn cứng như trong những văn bản sưu tầm về văn học dân gian hiện nay, đời sống của một tác phẩm thần thoại đích thực luôn gắn liền với các hoạt động lễ nghi, có màu sắc tôn giáo ma thuật Những hình thức đó tham gia trực tiếp vào hoạt động sinh hoạt lao động sản xuất và đời sống của người thời cổ. Ở thần thoại, đặc biệt, ta còn có thể nhận ra chức năng thẩm mỹ của nó. Đó là sự thể hiện cái hoang đường của nhận thức là trí tưởng tượng lãng mạn và khát vọng đẹp đẽ vươn tới chinh phục tự nhiên (mỹ học gọi là hướng đến cái đẹp,
  22. cái cao thượng).Từ đó, thần thoại đã sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật thẩm mỹ cao - dù sự sáng tạo này không phải lúc nào cũng là tự giác (mà thường là tự phát) 4. PHÂN LOẠI: Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về thần thoại. Nhưng điều dễ nhận thấy đó là theo một số nhà nghiên cứu, có một số tiểu loại của thần thoại mang dấu ấn của thể loại truyền thuyết. Như vậy, thực tế phân loại trong khoa nghiên cứu văn học dân gian đã thể hiện mối quan hệ rất gần gũi giữa thần thoại và truyền thuyết. Trong tài liệu này, những cách phân loại mà chúng tôi sắp liệt kê dưới đây chỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham khảo thêm về thể loại này. Riêng cách bố trí các chương, bài cũng nói lên quan điểm của chúng tôi rằng thần thoại và truyền thuyết là hai thể loại khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau - đặc biệt là quan hệ kế thừa, chuyển tiếp. Theo ông Đỗ Bình Trị, thần thoại có hai nhóm, đó là Thần thoại suy nguyên và Thần thoại sáng tạo văn hoá. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như thế này. Thần thoại suy nguyên là những thần thoại giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà con người thời cổ nói chung cho là có quan hệ đến sự sống còn của họ. Thần thoại suy nguyên làm nhiệm vụ lý giải tự nhiên đồng thời cũng nói lên sự hòa nhập của con người với tự nhiên, từ đó khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người. Về thần thoại sáng tạo văn hóa, đây là những truyện kể về "những anh hùng văn hóa" - những con người đã lập nên những chiến công, kỳ tích, những điều kỳ diệu để tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn những kỳ tích tiêu diệt yêu quái, trừ thú dữ, khai phá đất đai, lập làng bản, tìm lửa, chế tạo công cụ sản xuất và chiến đấu của các anh hùng. Qua đó thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người về cuộc sống ấm no tốt đẹp hơn. Để lý giải sự giao nhau giữa thần thoại và truyền thuyết, ông Đỗ Bình Trị cho rằng, một bộ phận của thần thoại sáng tạo văn hóa, về sau, đã được lịch sử hóa để tạo thành truyền thuyết. Như vậy là, theo ông, một số truyền thuyết có nguồn gốc thần thoại. Và đây là một ý kiến đáng chú ý. Cũng đồng nhất ít nhiều với quan điểm trên, ông Chu Xuân Diên cũng có cách phân chia gần gủi nhưng chỉ khác nhau về cách định danh tiểu loại. Ông chia thần thoại ra thành hai loại. Đó là thần thoại suy nguyên luận và thần thoại lịch sử. Ở đây, chúng ta có thể đồng nhất với cách phân chia có phần cụ thể hơn của ông Hoàng Tiến Tựu. Lấy tiêu chí là giải thích nguồn gốc theo các loại đối tượng khác nhau, ông phân thành bốn loại thần thoại khác nhau. Bốn tiểu loại ấy là Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên; Thần thoại về nguồn gốc các loài sinh vật ; Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc và cuối cùng là Thần thoại về anh hùng sáng tạo văn hoá, thuỷ tổ các nghề. 5. THẦN THOẠI VIỆT NAM:
  23. 5.1. Về thuật ngữ: Cách gọi "Thần thoại Việt Nam" nhằm để giới hạn một biên giới hành chính của một quốc gia hiện đại để trình bày - có tính hồi cố - kho tàng thần thoại của nhiều dân tộc khác nhau ở Việt Nam (54 dân tộc và người Việt chiếm 90%) mà ở đó chưa thật sự có sự đồng nhất về hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các dân tộc đã tồn tại khá ổn định trong chiều dài lịch sử, có nhiều mối quan hệ tiếp xúc về văn hoá và cội nguồn. “Thần thoại Việt Nam” với thời kỳ phồn thịnh của nó đã một đi không trở lại Việc dựng được bức tranh chân thực, chính xác một cách tuyệt đối của thần thoại Việt Nam là một việc làm không thể. Tuy nhiên bằng sự nổ lực cùng tình yêu và lòng tự hào về vốn quý văn hóa dân gian Việt Nam nói chung và thần thoại Việt Nam nói riêng, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều phác họa được Kho tàng thần thoại Việt Nam. Và để làm được điều này, một công việc tốn rất nhiều thời gian và tâm sức, các nhà nghiên cứu đã dựng lại từ nhiều nguồn tài liệu về dân tộc học và các loại hình nghệ thuật dân gian khác. 5.2. Nội dung của thần thoại Việt Nam: 5.2.1. Phản ảnh quan niệm và sự nhận thức về thế giới của người Việt cổ: a. Hình dung về vũ trụ: Do chưa có đủ điều kiện để nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự nhiên, về vũ trụ, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới, trong thời kỳ thơ ấu, đã sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ (Thần Trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió ). Bản chất các thần đều là những hiện tượng, những sức mạnh có thực trong thế giới tự nhiên được thần linh hóa một cách vô ý thức theo quan niệm của người nguyên thủy. Vì thế, chức năng của các vị thần trong thần thoại luôn phù hợp và tương ứng với các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong vũ trụ. Từ đó, người Việt cổ quan niệm về không gian vũ trụ gồm nhiều tầng cạnh nhau, đan xen lẫn nhau. Có lẽ từ sự quan sát mặt đất, sông ngòi, rừng núi, biển cả, bầu trời cộng với những sự tưởng tượng về những cái chưa biết tạo ra một sự hình dung khác lạ và độc đáo về vũ trụ như đã nói. b. Hình dung về con người, loài người: Tư duy nguyên hợp thần thoại là dùng con người để nhận thức tự nhiên và ngược lại, dùng tự nhiên để nhận thức mình. Điều này có liên quan đến các quan niệm thời nguyên thủy (như đã nêu ở phần trên), đặc biệt là vật tổ Tôtem. Lý giải nguồn gốc của con người theo tín ngưỡng Tôtem, motip quả bầu mẹ hoặc trứng thiêng sinh ra loài người hiện nay là một minh chứng tiêu biểu. Trong đó, motip về Quả bầu mẹ là một bước phát triển cao hơn (Ở Việt Nam có hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu từ Tây Bắc xuống Trung bộ) 5.2.2. Cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá, thể hiện ước mơ khát vọng của con người: Khác với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, khát vọng ước mơ chinh phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo. Cho dù nhận thức về tự nhiên của họ còn sơ sài, cách lý giải còn đơn giản và không ít sai lầm nhưng
  24. ít ra ta cũng nhận ra rằng người thời cổ rất quan tâm đến tự nhiên với bao nhiêu khao khát, băn khoăn, thắc mắc cần được giải tỏa. Trí tưởng tượng phong phú nhưng vô ý thức đã giúp họ thực hiện điều ấy một cách kỳ diệu. Một thế giới thần thoại được sáng tạo trong một niềm tin chân thành và tuyệt đối của người thời cổ. Và nói một cách nào đó, quá trình vươn lên tìm hiểu tự nhiên - đối tượng tác động trực tiếp và liên tục đến sự sinh tồn của họ - cũng đồng thời chính là quá trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và tiếp theo là sáng tạo văn hóa. Vì thế, cái được phản ánh là hiện thực khách quan vẫn còn mờ nhạt nhưng những khát vọng, ước mơ chủ quan của con người thì rất thực, rất rõ ràng. Truyện Thần Trụ trời giải thích về sự hình thành trời đất, vũ trụ - và tất nhiên là bằng sự tưởng tượng sai lầm, cái thế giới hỗn mang hiện ra rồi thay đổi dưới sự tác động của Thần Trụ trời, cũng có sông, có núi, có biển cả mênh mông, có ruộng đồng bát ngát mà qua đó ta thấy rất rõ rằng người xưa đã sống, đã quan sát, tìm hiểu, để rồi lý giải theo cách riêng của mình với một khao khát hiểu biết mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Truyện Lúa Thần phản ánh ước mơ của cư dân trồng lúa nước, muốn có giống “lúa thần” cho năng suất phi thường và khi chín tự động bò về nhà cho người trồng đỡ phần vất vả. Phi thường nhưng giản dị, kỳ ảo mà hồn nhiên, đó là đặc điểm chung của sự thể hiện ước mơ và trí tưởng tượng của con người trong thần thoại. 5.3. Đặc điểm thi pháp: Trước hết, ở phương thức phản ánh, thần thoại dùng phương thức tự sự. Ở thời kỳ nguyên thủy, khi mà người thời cổ chưa hề có ý thức làm nghệ thuật (nghệ thuật tự phát), thì thần thoại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá và chinh phục thế giới tự nhiên. Vì vậy, không tránh khỏi so với các thể loại ra đời sau thần thoại như truyền thuyết, cổ tích thì trình độ tự sự của thần thoại vẫn con thô sơ, đơn giản, non nớt. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận của thi pháp văn học dân gian, ta vẫn có thể thấy được một số đặc điểm thi pháp tiêu biểu của thần thoại, nhằm phân biệt với các thể loại khác, đặc biệt là truyền thuyết. 5.3.1. Cốt truyện: Cốt truyện của thể loại thần thoại vẫn còn rất sơ sài đơn giản. Tuy gọi là “truyện” nhưng thật ra đến nay, đó chỉ là những “mẩu” có kết cấu lỏng lẽo mà qui mô và dung lượng còn rất nhỏ bé. Ví dụ các truyện Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Nữ Thần Mặt Trăng, Nữ Thần Mặt Trời Tất cả những truyện vừa nêu chỉ nhằm để giới thiệu nhân vật chính là thần Mưa, thần Gió, thần Biển về hình dáng, về công việc và những sai sót mà vì nó các vị thần đã vô tình gây ra thiên tai dưới trần gian. Đó cũng là cách để người xưa giải thích những hiện tượng tự nhiên này. Vì thế, truyện vẫn chưa có "truyện". Truyện chỉ là những lời giới thiệu đơn thuần mà hầu như không hề có xung đột, mâu thuẫn, mối quan hệ với những nhân vật khác Đơn giản bởi khi dân gian chỉ nhằm mục đích giải thích một cách vô cùng ngây thơ, chất phát các hiện tượng tự nhiên, họ không hề cố ý làm nghệ thuật để có ý định xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Niềm tin chân thành gởi vào những lời giải thích ấy chỉ dừng lại khi mục đích giải thích
  25. đã được làm thỏa mãn, bất kể có ảnh hưởng đến kết cấu hoàn chỉnh của một cốt truyện hay không. Và hiện tượng cốt truyện sơ sài đã trở nên phổ biến - đặc biệt là ở nhóm thần thoại suy nguyên. Vì vậy có thể kết luận rằng, bản thân thần thoại, ra đời từ thời xa xưa nguyên thuỷ, chưa mang hình thức hoàn chỉnh của một cốt truyện. Ý thức xây dựng cốt truyện chưa có, người nguyên thủy chỉ nhằm mục đích giải thích và giải thích một cách rất đơn giản về tự nhiên mà thôi. 5.3.2. Nhân vật: Như đã nêu trong phần khái niệm thần thoại, đơn vị cơ bản trong thần thoại là hình tượng “thần”. Thế giới của thần thoại là thế giới các vị thần. Và đương nhiên, nhân vật chính trong thần thoại là “ thần”. Thực ra, nói cho chính xác hơn, nhân vật chính trong thần thoại chủ yếu là các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên được hình tượng hoá, nhân cách hoá và thần thánh hoá theo trí tưởng tượng của người nguyên thuỷ. Tên gọi của các thần hầu hết là tên của các sự vật hiện tượng ấy (Ví dụ: Mưa, gió, sấm, sét, mặt trăng, mặt trời ) Có một điểm chung nổi bật trong khi nói đến các nhân vật chính trong thần thoại. Hình dáng của các thần hoặc không được miêu tả rõ ràng, hoặc chỉ có những nét thô phác. Nhưng tựu trung lại, nếu có, là dáng vẻ đồ sộ, kỳ vĩ tương xứng với các lực lượng siêu nhiên. Thần Trụ Trời thì “khổng lồ chân thần dài không thể tả xiết” Thần Mưa “có thể giãn người dài ra hàng nghìn trượng”, Thần Biển có “thân hình rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được”, Thần Sét thì mặt mũi rất đanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội Về tâm lý và tính cách, phần lớn các nhân vật đều không có hoặc không rõ nội tâm. Thần chỉ được miêu tả và khai thác ở “chức năng” nhất định nào đó. Các biểu hiện, các trạng thái tâm lý như vui, buồn, hờn, giận nếu có, cũng chỉ để giải thích các hiện tượng khách quan như là qui luật tự nhiên. Chẳng hạn trạng thái tâm lý hay nhầm lẫn của thần Mưa. Không hút nước ở sông, biển lại hút nơi đồng ruộng cửa nhà làm hư hỏng, thiệt hại rất nhiều. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên hẳn các vùng đồng bằng ở sát ngay bờ biển. Tính cách ấy chỉ để nhằm lý giải các hiện tượng thiên tai mà thôi. Hay tính tình nóng nảy của thần Sét. Thần hay nổi cơn thịnh nộ và đã không ít lần vì thái độ nóng giận ấy mà đã có nhiều sinh mạng con người vô tội đã phải hy sinh 5.3.3. Thời gian - không gian nghệ thuật: Trong thần thoại, ý niệm về thời gian tuy đã có nhưng chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Thời gian thần thoại chưa thật cụ thể, rõ ràng và chưa có tính xác định. Khảo sát thi pháp thời gian thần thoại, ta thấy phổ biến yếu tố thời gian vĩnh hằng, bất tử (Kiếu như “Thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người” “không biết là bao lâu” ) Tương tự, không gian trong thần thoại là không gian vô tận. Các thần hoạt động đi lại trên không trung một cách tự do, không có nơi nào cố định (Thần Trụ trời
  26. có thể bước từ vùng này qua vùng nọ; Thần Mưa thường xuống hạ giới rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống ) Người kể lẫn người nghe thần thoại đều không có nhu cầu biết đến thời gian và không gian cụ thể xác định vì đó không phải là điều mà họ quan tâm. Cái họ quan tâm khi nghe chuyện là những hiện tượng tự nhiên, sự có mặt của muôn loài có nguồn gốc xuất phát từ đâu, nó được kiến giải như thế nào qua lăng kính của trí tưởng tượng phong phú và cách giải thích nào tạo nên sức thuyết phục cao nhất. Sự quan tâm này trong quá trình diễn xướng và lưu truyền đã làm nên sự khác biệt rất cơ bản giữa thần thoại và truyền thuyết. 5.3.4. Yếu tố tưởng tượng trong thần thoại: Yếu tố tưởng tượng là nét nổi bật trong thần thoại và là điều kiện để thần thoại tồn tại và có giá trị vĩnh hằng mặc cho sự khắc nghiệt của dòng chảy thời gian. Các Mác đã nói “ Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối,nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Thần thoại sẽ không còn nữa khi người ta đã thống trị được những sức mạnh ấy” (dẫn theo Hoàng Tiến Tựu - giáo trình CĐSP) Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thần thoại chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể hoang đường, không có thực. Thật ra, trí tưởng tượng của người xưa hoàn toàn dựa trên cơ sở hiện thực. Đọc thần thoại bằng một đôi mắt khác, ta sẽ nhận ra cuộc sống hiện thực của một thời xa xưa trong lịch sử loài người. Và bên cạnh việc phản ảnh hiện thực bằng trí tưởng tượng, thần thoại còn thể hiện yếu tố lãng mạn. Đó là khát vọng táo bạo muốn chinh phục tự nhiên bằng những khả năng kỳ diệu để hướng tới cuộc sống một cách tốt hơn. Và điều này là cơ sở cho sự tưởng tượng của nhân dân để tạo nên những hình tượng kỳ vĩ trong thần thoại. Truyền thuyết 1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THUYẾT: Trong một tác phẩm gọi là truyền thuyết dân gian, yếu tố cơ bản để xác định và phân biệt với các thể loại tự sự dân gian khác, đặc biệt là thần thoại và cổ tích - đó là dấu ấn lịch sử trong tác phẩm. Vì vậy, khi khảo sát hầu hết những khái niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về truyền thuyết, ta có thể dễ dàng nhận ra sự thống nhất cơ bản giữa các ý kiến. Hầu hết đều dựa trên tiêu chí lịch sử để giới thuyết và xác định nội hàm khái niệm của thể loại này. Trong SGK lớp 10 - Tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng Truyền thuyết là những truyện kể dân gian về các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc tôn giáo đã được trí tưởng tượng dân gian tô vẽ thêm bằng các yếu tố không có thực. Có những truyền thuyết lịch sử (Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi ) và những truyền thuyết tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo ). Tương tự, ông Đỗ Bình Trị ( SGK lớp 10- Tập 1- Ban KHXH) quan niệm Truyền thuyết lịch sử là những truyện kể về lịch sử những thời quá khứ được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt thêm, thể hiện mối quan tâm riêng, thái độ và cách đánh giá riêng của nhân dân đối với một số sự
  27. kiện và nhân vật lịch sử. Theo ông Trần Hoàng (ĐHSP Huế),Truyền thuyết vừa phản ánh, vừa nhận thức và đồng thời lý giải lịch sử. Về khái niệm lịch sử, ông Nguyễn Tấn Phát (ĐHSP TPHCM) còn xác định cụ thể đó là những sự kiện và những nhân vật lịch sử có thật, liên quan đến những biến cố trọng đại mà toàn dân đều chú ý. Đưa ra một loạt các ý kiến có tính hệ thống đó là tác giả Lê Chí Quế (ĐHQG Hà Nội). Ông đã sưu tầm nhiều ý kiến khác nhau:  Nguyễn Đổng Chi: Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự kiện lịch sử còn được quần chúng nhân dân truyền lại nhưng không bảo đảm chính xác. Phần lớn chúng chưa thành truyện (mà chỉ là những mẩu chuyện), nếu phát triển hoàn chỉnh thì tuỳ theo nội dung sẽ trở thành thần thoại hay cổ tích.  Tầm Vu: Truyền thuyết trở nên thịnh hành so với thần thoại khi công xã nguyên thủy tan rã, nó nặng về đề tài lịch sử.  Phan Trần: Truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc nhân vật có liên quan đến lịch sử được phản ánh qua trí tưởng tượng và hư cấu.  Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân.  Phạm Văn Đồng: Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa và gởi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu ưa thích. Từ đó, ông Lê Chí Quế đúc kết lại rằng Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ. Như vậy ta có thể thấy rằng, nói đến truyền thuyết là nói đến những tác phẩm tự sự dân gian mà yếu tố lịch sử là yếu tố cơ bản quyết định sự sáng tạo, lưu truyền và tồn tại tác phẩm. Lịch sử sẽ là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian sáng tạo tác phẩm truyền thuyết. Và chính vì thế tách khỏi cái khung lịch sử, truyền thuyết chỉ còn là một sản phẩm tưởng tượng hoang đường, đáp ứng cho những yêu cầu khác nhau để phục vụ cho việc tạo ra những tác phẩm thuộc thể loại khác mà không phải là truyền thuyết nữa. Và vì ra đời sau thần thoại lại làm tiền đề cho sự ra đời của cổ tích, truyền thuyết vẫn có những yếu tố song trùng với thần thoại và có những nét gần gũi với một thể loại tự sự ra đời sau, đó là truyện cổ tích. Và bên trong cái vỏ thần kỳ truyền thuyết lại hàm chứa những yếu tố gắn với lịch sử dân tộc thời kỳ dựng nước và giữ nước. 2. PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾT: Nếu như các nhà nghiên cứu khá thống nhất với nhau về khái niệm truyền thuyết thì lại có quá nhiều cách phân loại không giống nhau ở thể loại này. Tuy nhiên, nếu khảo sát các tiểu loại truyền thuyết, ta thấy sự đa dạng trong việc phân loại, thật ra vô cùng đơn giản. Ấy là, các nhà nghiên cứu khi phân loại đã
  28. đưa ra những tiêu chí không giống nhau (đồng đại hoặc lịch đại; nội dung hay tính chất, sự kiện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử ) và kết quả là đã có nhiều tiểu loại truyền thuyết khác nhau. Ở đây, theo tiêu chí thời gian, cách phân chia của hai tác giả Nguyễn Tấn Phát (ĐHSP TP HCM) và Hoàng Tiến Tựu (CĐSP) gần nhau hơn. Ông Nguyễn Tấn Phát chia làm 5 loại: Những truyền thuyết mang tính chất anh hùng ca thuộc thời đại các vua Hùng dựng nước; Truyền thuyết trong 10 thế kỷ đấu tranh chống sự đồng hóa của phong kiến Trung Quốc, giành độc lập của dân tộc; Truyền thuyết thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến tự chủ; Truyền thuyết lịch sử thời thuộc pháp và Truyền thuyết thời đại Hồ Chí Minh (?). Còn ông Hoàng Tiến Tựu cũng phân chia tương tự như thế nhưng đơn giản hơn, chỉ có hai loại: Truyền thuyết thời Văn Lang Âu Lạc và Truyền thuyết từ thời Bắc thuộc về sau. Vấn đề phần chia này nảy sinh một băn khoăn, nhất là cách phân loại của tác giả Nguyễn Tấn Phát, với hai tiểu loại truyền thuyết thời thuộc Pháp và truyền thuyết thời đại Hồ Chí Minh. Ở đây, những câu chuyện lịch sử của thời đại đó hầu như còn rất gần gũi với chúng ta hiện nay. Vẫn chưa có một độ lùi lịch sử cần thiết để những câu chuyện ấy được phủ lên một lớp sương huyền ảo của những yếu tố hư cấu, thậm chí là sự hư cấu hoang đường. Nhưng chí ít điều đó cũng mang lại sự hấp dẫn cần thiết của một tác phẩm dân gian đích thực. Một số các công trình khoa học về văn học dân gian gần đây có đặt ra vấn đề nghiên cứu mảng truyện này như một khảo sát bước đầu về những truyện kể có chất dân gian và có ảnh hưởng của văn học dân gian. Nhưng đưa nó thành một tiểu loại sánh vai với các tác phẩm truyền thuyết khác đã được thời gian sàng lọc và thẩm định vẫn còn là điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp cận một thời đại lịch sử dù đi qua chưa lâu nhưng dấu ấn để lại thì rất đáng tự hào. Đứng trên cái nhìn lịch sử phát triển qua các thời kỳ khác nhau, cách phân chia như đã nêu trên có vẻ đơn giản nhưng hạn chế cái nhìn khoa học khi tiếp cận truyền thuyết. Bởi lẽ ngay trong từng giai đoạn lịch sử giống nhau, không phải lúc nào truyền thuyết cũng phát triển thuần nhất. Chưa nói đến các góc nhìn khác nhau trong tác giả dân gian - những người sáng tạo ra truyền thuyết - cũng làm nảy sinh hiện tượng cùng một sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, được khoa học sử học chứng minh, nhưng lại có quá nhiều tác phẩm truyền thuyết khác nhau về chi tiết, nội dung, nhân vật, kết thúc Những cách phân chia còn lại phải kể đến một công trình nghiên cứu khá công phu của ông Đỗ Bình Trị. Ông phân thành 3 tiểu loại. Đó là truyền thuyết địa danh; truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử (Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử mà trong đó có truyền thuyết về thời các vua Hùng và truyền thuyết đời sau). Theo ông, truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy. Còn truyền thuyết phổ hệ là những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã và các thủy tổ (tổ sư) cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ
  29. công, mỹ nghệ Riêng truyền thuyết lịch sử (về nhân vật và các sự kiện lịch sử) là những truyện kể có mục đích tái hiện chính bản thân sự thật lịch sử, Và đây mới là truyền thuyết lịch sử đích thực. Nó không quá chú trọng vào tính địa phương mà hướng tới những sự kiện có tác động ảnh hưởng đến đời sống toàn dân (như khởi nghĩa nông dân trong cuộc xung đột chống giai cấp phong kiến thối nát, những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ) và những nhân vật có tầm vóc lớn lao kỳ vĩ mang tính cộng đồng, quốc gia (như anh hùng nông dân, anh hùng dân tộc ) Ở giáo trình văn học dân gian của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Chí Quế chia làm ba loại, đó là truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng và truyền thuyết danh nhân văn hóa. Còn dựa vào chủ đề và nhân vật, ông Trần Hoàng (ĐH Huế) phân chia cụ thể hơn, bao gồm Truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lăng; Truyền thuyết về các anh hùng chống phong kiến; Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa và cuối cùng là Truyền thuyết về các địa danh phong tục. Như đã nói, dù là cách phân loại nào, truyền thuyết vẫn là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian. Dân gian đã lưu lại lịch sử và làm lịch sử bằng truyền thuyết. Nên dù là dựa theo thời gian hay sự kiện, nhân vật lịch sử thì lịch sử vẫn là yếu tố để tạo nên nhiều tiểu loại truyền thuyết phong phú và đa dạng khác nhau. 3. TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC: Phần này giới thiệu sơ lược vể sự gắn bó giữa truyền thuyết Việt Nam và tiến trình lịch sử của dân tộc. Trước hết là "Hệ truyền thuyết thời kỳ dựng nước". Một số công trình sử dụng thuật ngữ “Truyền thuyết Hùng Vương” để gọi hệ truyền thuyết thời kỳ này. Hệ thống này đã ẩn chìm dưới lớp thần thoại dày đặc và đã từng được nghiên cứu như thần thoại. Kế đến "Truyền thuyết An Dương Vương" khép lại bản hùng ca dựng nước và mở màn cho tấn bi kịch nước mất nhà tan. "Truyền thuyết phản ánh công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm" nói về sự phản kháng của nhân dân đối với bọn phong kiến xâm lược phương Bắc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhiều vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm và họ đã có mặt trong truyền thuyết như cách ghi nhớ lịch sử của dân gian. Bên cạnh đó là "Truyền thuyết phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp thông qua việc ca ngợi các vị anh hùng nông dân khởi nghĩa". Đặc biệt những năm cuối Lê đầu Nguyễn là thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam. Lúc bấy giờ Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nổi bật trong phong trào nông dân khởi nghĩa đã trở thành cơ sở nảy sinh hàng loạt truyền thuyết anh hùng mà nhân vật trung tâm là lãnh tụ nông dân. Ngoài ra còn là Truyền thuyết về những người tài giỏi trong lĩnh vực văn hóa xã hội. 4. NỘI DUNG VÀ HỆ ĐỀ TÀI CỦA TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM: 4.1. Cốt lõi lịch sử và sự lý tưởng hóa của nhân dân trong truyền thuyết: Truyền thuyết là những truyện dân gian gắn chặt với lịch sử. Lịch sử được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này. Lịch sử là cảm hứng, là đề tài và chất liệu để làm nên nội dung truyền thuyết.
  30. Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử nhưng không phải lịch sử (sử học) vì nó không sao chép lịch sử một cách máy móc. Lịch sử đã đi vào truyền thuyết theo con đường của phương pháp sáng tác dân gian, được tư duy nghệ thuật của các tác giả dân gian nhào nặn lại theo hướng lý tưởng hóa. 4.2. Hệ đề tài của truyền thuyết Việt Nam: 4.2.1. Những truyền thuyết về thời các vua Hùng: Nhóm truyện này chủ yếu gồm những thần thoại về “anh hùng văn hóa” đã được lịch sử hóa và kết thành một chuỗi tương đối có hệ thống và những truyện kể mang màu sắc sử thi về thời các vua Hùng. Những truyền thuyết về đời các vua Hùng giải thích nguồn gốc chung của người Việt và ca ngợi công cuộc dựng nước và giữ nước của các vua Hùng ở buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Những truyền thuyết tiêu biểu của nhóm truyện này là Lạc Long Quân - Âu Cơ,Thần Tản Viên (Sơn Tinh Thủy Tinh), Thánh Gióng với cơ sở lịch sử là cả thời đại Hùng Vương (hơn là những sự kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể, riêng rẽ gắn với những thời kỳ cụ thể). 4.2.2 Những truyền thuyết đời sau: Giới hạn của nhóm truyện này lấy từ dấu mốc của truyền thuyết An Dương Vương trở về sau truyền thuyết thời kỳ Bắc thuộc. Trong các nhóm truyền thuyết thì nhóm này phong phú hơn cả, ta có thể phân ra một số chủ đề nổi bật như: Những truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: Nhân vật trung tâm của những truyền thuyết này là những anh hùng dân tộc. Chủ đề chính là chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Phương thức phản ánh trong các truyền thuyết này vẫn còn đậm yếu tố hoang đường, mang khá rõ dấu ấn thần thoại. Đó là các truyện như Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Những truyền thuyết về những danh nhân trong những lĩnh vực khác nhau: Nhân vật trung tâm trong những truyền thuyết này thường có tài cao, đức lớn, có sự nghiệp vì dân, vì nước. Truyện hướng đến chủ đề văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự Đó là các truyện như Chu Văn An, Sư Vạn Hạnh, Lê Quý Đôn, Mạc Đỉnh Chi Những truyền thuyết về những cuộc nổi dậy chống quan lại phong kiến: Nhân vật trung tâm trong các truyền thuyết này là anh hùng nông dân. Những hình tượng nhân vật được dân gian xây dựng trong truyện thiên về biểu dương ca ngợi. Khát vọng và tinh thần chống áp bức cường quyền thời phong kiến là chủ đề chủ yếu của nhóm truyện thuyết này. Cơ sở lịch sử của truyền thuyết đời sau là những quá trình lịch sử cụ thể, những sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể. Truyền thuyết đời sau bám sát lịch sử hơn và bớt dần tính chất hoang đường thần thoại. 5. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP: 5.1. Cách xây dựng cốt truyện:
  31. Truyền thuyết không có những kiểu cốt truyện được xây dựng đa dạng và có sức khái quát cao về mặt nghệ thuật. Nhìn chung, cốt truyện truyền thuyết đơn giản, sơ lược. Đặc điểm này hình thành do yêu cầu câu chuyện ngắn gọn, dễ nhớ để dễ lưu truyền lịch sử bằng con đường truyền miiệng. Ta có thể chia cốt truyện truyền thuyết ra ba phần: 5.1.1 Lai lịch nguồn gốc nhân vật: Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật, thường là sự ra đời kỳ lạ từ sự kết hợp kỳ lạ (Mẹ Thánh Gióng ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai những 12 tháng; Lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; Còn Nguyễn Huệ, khi ra đời có hai con hổ chầu hai bên ) 5.1.2.Tài đức, sự nghiệp nhân vật: Tài đức, sự nghiệp của nhân vật chính là cơ sở cho sự biểu dương ca ngợi nhân vật lịch sử của tác giả dân gian. Vì thế, từ tầm vóc, sức mạnh đến chiến công của nhân vật đều phi thường kỳ vĩ Khổng Lồ trong truyện Khổng Lồ đúc chuông có thể trút tất cả đồng trong kho lọt thỏm vào cái đãy của mình mà đãy vẫn vơi; Yết Kiêu có thể đi trong đêm mà vẫn nhìn thấy cả những vật nhỏ, đi dưới nước nhìn thấy cả con tôm con tép, có khi bơi ở dưới nước sáu, bảy ngày mà vẫn sống; Mai Thúc Loan đầu hổ mắt rồng, tay vượn, dũng cảm đa tài, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của người ta; Bà Triệu mặt hoa, tóc mây, mắt châu, môi đào, mũi hổ, trán rồng, đầu báo, hàm én, tay dài quá đầu gối, tiếng như chuông lớn, mình cao chín thước, vú dài ba thước, vòng lưng rộng mười ôm, chân đi một ngày năm trăm dặm, sức có thể khua gió bạt cây, tay đánh chân đá như thần, lại có sắc đẹp làm động lòng người. 5.1.3. Kết cục thân thế nhân vật: Bởi hầu hết nhân vật lịch sử đều có hành động xả thân vì dân tộc, vì cộng đồng, nên nhân dân đã lưu nhớ điều này và gửi gấm vào trong truyền thuyết những kết thúc tương đối thuần nhất. Hầu hết các kết thúc đi theo công thức hoặc nhân vật được vinh phong, gia phong, hoặc nhân vật được nhân dân thờ cúng ngưỡng vọng, hoặc trở nên hiển linh, hiển thánh để tiếp tục phù dân, giúp nước. Sau khi hai Bà Trưng tử tiết, người trong châu thương cảm, lập miếu ở cửa sông Hát Giang để phụng thờ, phàm những người gặp tai họa tới cầu đảo đều ứng nghiệm. Hai Bà còn giúp Lý Anh Tông làm mưa chống đại hạn. Triều Trần còn gia phong “Hiển liệt chế thắng thuần bảo thuận” đời đời lửa hương không dứt. Bà Triệu thì mất đi nhưng anh hồn không tan mà luôn hiển linh báo ứng. Tương truyền Bà Triệu đã giúp Lý Bôn tiêu diệt quân nhà Lương nên khi ông lên ngôi, nhớ ơn bà phù trợ đã sai làm đền thờ và xây lăng mộ bà 5.2. Cách xây dựng nhân vật: Nhân vật lịch sử chính là do lịch sử tạo nên. Dù vậy nhân vật truyền thuyết không là bản sao của lịch sử mà là những nhân vật lịch sử được tái tạo, được xây dựng theo lối lý tưởng hóa từ cốt lõi hiện thực. Bằng lòng yêu quí, tự hào và biết ơn sâu sắc, nhân dân đã dệt nên chung quanh nhân vật những sắc màu huyền thoại hoang đường lung linh và lấp lánh. Vì thế từ hoàn cảnh xuất thân,
  32. sự ra đời của nhân vật đến hình vóc, dáng vẻ, rồi tài năng chiến công và cả sau khi đã chết nhân vật đều vượt lên khỏi hình ảnh thật của cuộc đời (chính sử) để trở thành hình ảnh của huyền thoại (truyền thuyết). Nhân vật truyền thuyết đôi khi trở thành nhân vật trung tâm cho một chuỗi truyền thuyết (Những truyền thuyết về Hai Bà Trưng, về Lê Lợi, về Quang Trung Nguyễn Huệ ) So với nhân vật "Thần" trong thần thoại, nhân vật truyền thuyết chủ yếu là người. Nếu có là thần, là thánh thì chỉ là sự hóa thân hiển linh ở cuối truyện. Nhưng nhìn chung, vì là những nhân vật lịch sử có thật nên nhân vật truyền thuyết đều có lý lịch tương đối rõ ràng, có hành động, việc làm cụ thể, đôi khi còn có cả lời nói (Như Thần Kim Quy, An Dương Vương, Trọng Thủy, Mỵ Châu ). 5.3. Thời gian - không gian nghệ thuật: 5.3.1. Về thời gian: Ý niệm về thời gian trong truyền thuyết cũng chưa được xác định cụ thể. Vì gắn liền với các sự kiện lịch sử có thật nên so với thời gian còn mơ hồ của thần thoại và thời gian phiếm chỉ của cổ tích thì thời gian trong truyền thuyết đã có tính xác định hơn. Ta có thể điểm qua một số chi tiết thời gian trong truyền thuyết: Bà Triệu - Triệu Thị Trinh sinh ngày mồng hai tháng mười năm Bính Ngọ và thời gian đó nước ta sống dưới ách đô hộ của giặc Ngô. Nhân vật Khổng Lồ sống đời nhà Lý. Yết Kiêu gắn liền với khoảng thời gian chống giặc Nguyên Mông ở đời Trần. Quận He ở đời nhà Lê Những yếu tố thời gian vừa cụ thể xác định, vừa mơ hồ chưa rõ ràng. Điều này cho thấy nhân dân rất có ý thức khẳng định những truyền thuyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác là những sự kiện, nhân vật có thực, kể cả những yếu tố hoang đường chung quanh sự kiện và nhân vật ấy cũng có thực. 5.3.2. Về không gian: Nhân vật có địa bàn hoạt động cụ thể hoặc tương đối cụ thể xác định. Điều này phản ánh địa bàn cư trú và hoạt động trong lịch sử người Việt cổ. Bên cạnh đó, một số không gian của truyền thuyết tương đồng chính xác với lịch sử và còn giúp ích ít nhiều cho việc chép sử. Khảo sát truyền thuyết Việt Nam, ta thấy một hiện tượng phổ biến là không gian thường được đặt ở đầu truyện và cuối truyện. Ở đầu truyện, không gian nhằm xác định nhân vật có nguồn gốc rõ ràng, có lai lịch cụ thể. Ở cuối truyện, không gian lại có tác dụng đưa những yếu tố hoang đường huyền thoại gần với thực tế hơn. Và điều đó có ý nghĩa như một sự xác nhận của dân gian rằng truyền thuyết và lịch sử chỉ là một mà thôi.
  33. CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỔ TÍCH VẤN ĐỀ ĐỊNH NGHĨA TRUYỆN CỔ TÍCH Có một một thực tế mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, đó là sự phức tạp trong việc đưa ra một định nghĩa khoa học về thể loại truyện cổ tích. Trước hết bởi lẽ đây là một thể loại có số lượng lớn nhất, phong phú nhất trong các thể loại của văn học dân gian. Không những thế, truyện cổ tích còn có một lịch sử sinh thành, tồn tại và phát triển vào loại lâu đời nhất; chưa nói đến nội dung và nghệ thuật hết sức đa dạng, không thuần nhất Những lý do đó cũng đủ cho thấy rằng những định nghĩa chúng tôi sưu tầm dưới đây chỉ tiếp cận thể loại này ở mặt này mặt khác (và cố gắng tiếp cận những đặc trưng tiêu biểu nhất) chứ khó có thể bao quát một cách đầy đủ với một định nghĩa mẫu mực làm thỏa mãn người nghiên cứu và học tập văn học dân gian. Trước hết xin được dẫn giải một định nghĩa của sách giáo khoa hiện hành, tài liệu đòi hỏi tính khoa học cơ bản ở việc nêu ra khái niệm khá cao. Ở đây, ông Chu Xuân Diên (SGK 10 Tập 1) cho rằng truyện cổ tích là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật chàng ngốc. Tuy nhiên, cũng tác giả này, trong “Từ điển văn học”, có nói một cách đầy đủ hơn. Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, nhưng phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp. Chủ đề chính là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ. Có lẽ các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ - một tiểu loại chiếm số lượng lớn và khá đặc trưng cho truyện cổ tích nói chung để đưa ra khái niệm cho thể loại này. Cũng tiếp cận với truyện cổ tích thần kỳ như một tiểu loại tiêu biểu của truyện cổ tích, ông Đỗ Bình Trị (SGK 10 Tập 1- Ban KHXH) nêu ra khái niệm truyện cổ tích là những truyện kể có tính chất tưởng tượng về những cuộc phiêu lưu kỳ lạ chiến thắng những trở ngại khác thường của một số nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất và số phận chung của những kẻ bị áp bức trong xã hội đã phát sinh tình trạng người áp bức người. Và ông nói rõ thêm rằng khái niệm này là nói về truyện cổ tích thần kỳ, ngoài ra còn có truyện cổ tích về loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt ; nhưng ông không nêu ra định nghĩa của hai tiểu loại vừa nêu. Riêng ông Trần Hoàng (ĐH Huế), thay vì đưa ra khái niệm truyện cổ tích, ông lại phân biệt một loạt các khái niệm mà người gọi đã vô hình trung đánh đồng với khái niệm truyện cổ tích. Đó là các thuật ngữ như Truyện đời xưa, Truyện cổ dân gian hay Truyện kể dân gian. Sau đó, dựa vào bản chất, đặc trưng nội dung và thi pháp để xác định khái niệm truyện cổ tích (chủ yếu nhằm để phân biệt với các thể loại khác của văn học dân gian, mà điều này chắc chắn sẽ không thể bỏ qua khi ta đi sâu tìm hiểu thể loại này). Cũng bằng cách này, ông Nguyễn Tấn
  34. Phát ( ĐHSPTPHCM) mượn đặc trưng thể loại của truyện cổ tích để xác định khái niệm truyện cổ tích (tức là tiếp cận khái niệm bằng cách phân biệt với các thể loại khác). Một cách có hệ thống hơn, ông Hoàng Tiến Tựu (CĐSP) đi vào trình bày lịch sử khái niệm của thể loại truyện cổ tích.Từ năm 1945 trở về trước, truyện cổ tích (hay còn gọi là Truyện đời xưa) được dùng theo nghĩa rộng, chỉ chung toàn bộ truyện kể dân gian. Từ năm 1945 đến nay, giới hạn phạm vi truyện cổ tích như một thể loại trong truyện kể dân gian. Từ đó, ông đã trình bày tính phức tạp của khái niệm. Chính quá trình xuất hiện, phát triển và tồn tại của loại truyện này đã tạo nên mối quan hệ khó phân định rạch ròi với các thể loại khác (các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng “cổ tích hóa”). Và vì lý do đó, dù chưa xác định khái niệm truyện cổ tích một cách chính xác đầy đủ nhưng các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất về những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích. Đồng ý với nhận xét trên, ta có thể mượn định nghĩa của ông về truyện cổ tích để kết thúc phần này. Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến hình thành từ thời cổ đại, phát triển và tồn tại qua nhiều thời kỳ xã hội khác nhau. Nó hướng vào những vấn đề xã hội cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân dân. PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH Trong phần tìm hiểu khái niệm về truyện cổ tích, ít nhiều ta cũng nhận thấy rằng, các nhà nghiên cứu khi tiếp cận tư liệu truyện, đã phân định thành ba tiểu loại truyện. Đó là bên cạnh truyện cổ tích thần kỳ - như một nhóm truyện tiêu biểu của truyện cổ tích, còn có truyện cổ tích sinh hoạt (hay còn được gọi là truyện cổ tích thế sự) và truyện cổ tích loài vật (hay còn được gọi là truyện cổ tích động vật). Cách phân loại này được rất nhiều ý kiến đồng tình. Dù không hẳn là cách phân chia tối ưu nhưng đã tạm thời giúp cho công việc tiếp cận truyện cổ tích thuận lợi và hiệu quả hơn. Nhưng bên cạnh đó, thật ra là trước đó, một số nhà nghiên cứu dựa vào tiêu chí đề tài, chủ đề hoặc nội dung để phân loại truyện cổ tích. Và rõ ràng cách làm này rất thiếu tính khoa học, nó chỉ giúp sắp xếp tư liệu sưu tầm có hệ thống hơn là tạo điều kiện nghiên cứu một cách bao quát mà đầy đủ. Trong tài liệu "Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt Nam", ông Trần Thanh Mại đã phân thành hai loại: Loại đấu tranh chống thiên nhiên và loại đấu tranh xã hội (Cụ thể là: Loại ý thức quốc gia dân tộc, loại đấu tranh chống thiên nhiên, loại đấu tranh chống phong kiến, loại có tính chất hiện thực nhiều yếu tố nô dịch hóa). Nghiêm Toản - Thanh Lãng lại chia thành: truyện mê tín hoang đường, truyện ma quỷ, truyện thần tiên, truyện luân lý Những cách phân chia như vậy nói lên sự tìm tòi cố gắng của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng giữa các tiểu loại có sự nhập nhằng mà chưa có sự phân định rạch ròi, rõ ràng. Chẳng hạn trong thế giới thần kỳ của truyện cổ tích, ngay ở một truyện cụ thể
  35. vừa có nhân vật ma quỷ, phù thủy, hung thần vừa tồn tại cả những tiên ông, tiên bà, thần, phật thì sẽ xếp vào tiểu loại nào giữa truyện ma quỷ và truyện thần tiên? Và có hay không yếu tố hoang đường, và nếu có thì loại truyện này có phải cũng có thể được xếp vào loại mê tín hoang đường? Chưa nói đến hầu như truyện cổ tích nào yếu tố luân lý với đạo đức dân gian, những quan niệm thẩm mỹ về cái thiện - cái ác, chính nghĩa -gian tà, lành - dữ cũng đều tồn tại như một yếu tố không thể thiếu. Vậy như thế nào là một tiểu loại truyện luân lý? Ở đây, nếu đặt ra vấn đề tranh luận thì có lẽ những cách phân chia nêu trên chỉ để tham khảo, không có gì bàn cãi. Vấn đề đáng nói là một số nhà sưu tầm và nghiên cứu như Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam), Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên (Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam) lại đưa ra một tiểu loại gọi là Truyện cổ tích lịch sử như để phản ảnh một thực tế của truyện cổ tích trong mối quan hệ với lịch sử. Vậy, trong truyện tự sự dân gian có hiện tượng "Truyền thuyết hóa" truyện cổ tích hay "cổ tích hóa" những truyền thuyết? Có thể điều này là một gợi mở cho những công trình Folklore học mới mẻ chăng? Nhưng có lẽ hiện tượng vừa nêu ở phạm vi học phần văn học dân gian có giới hạn này chỉ nên được tìm hiểu ở một số tác phẩm cụ thể, từ đó khái quát lên mối quan hệ giao thoa giữa hai thể loại này (xem phần câu hỏi thảo luận ở cuối bài) Dưới đây, dựa vào cách phân loại phổ biến nhất hiện nay - như đã nói là chưa thể tối ưu - để điểm qua vài nét về từng tiểu loại. Truyện cổ tích động vật Truyện cổ tích động vật là một nhóm truyện hình thành sớm nhất trên cơ sở tiếp thu những quan niệm nguyên thủy về vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao. Mảng truyện này là sản phẩm của thời kỳ con người sống săn bắt, hái lượm chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật. Tất nhiên vì thế mối quan tâm lý giải của họ là đời sống sinh hoạt của những con vật ấy, từ những con vật còn hoang dã đến những con vật nuôi gần gũi. Trong đó có cả những con vật đang trong quá trình thuần dưỡng của người xưa. Chính sự quan tâm đó đã làm nên nét riêng biệt về nội dung của nhóm truyện này. Đó là sự phản ánh đặc điểm của loài vật ( Chẳng hạn như tại sao lông quạ có màu đen, tại sao trâu chỉ có một hàm răng dưới, tại sao chân vịt có màng, gốc tích tiếng kêu của vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột ), trong đó nhóm truyện ca ngợi những con vật thông minh nổi bật hơn cả (Ví dụ truyện Con thỏ và con hổ; Voi, hổ, thỏ và khỉ, Mưu con thỏ ) Khi sáng tạo ra những truyện cổ loại này, người xưa - một cách không có ý thức đã đồ chiếu quan hệ của xã hội loài người vào quan hệ của các con vật và càng về sau, điều này càng rõ. Thậm chí một số truyện có xu hướng ngụ ngôn hóa. Truyện Trí khôn của ta đây vừa giải thích bộ lông hổ và hàm răng trâu vừa có tính ngụ ý rằng có trí thông minh thì có thể dùng yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn. Truyện Quạ và Công cũng vậy, vừa giải thích nguồn gốc của bộ lông của quạ và công vừa triết lý nếu vì mối lợi trước mắt mà hấp tấp thiếu cẩn thận sẽ đưa đến những hậu quả đáng tiếc về sau)
  36. Tuy nhiên dù nội dung phong phú thế nào, nhân vật chính trong nhóm truyện này vẫn là con vật với đúng nghĩa của nó. Có điều trong một số tác phẩm thần thoại và hầu hết truyện ngụ ngôn, nhân vật chính cũng là con vật. Và tất nhiên, nhân vật là con vật trong truyện cổ tích động vật khác nhân vật là con vật trong thần thoại và truyện ngụ ngôn. Ở cả ba loại truyện vừa nêu, loài vật đều được nhân cách hóa nhưng với mục đích và quan niệm không hoàn toàn giống như nhau. Nhân vật là con vật trong thần thoại được nhân hóa một cách hồn nhiên, tự phát. Người thời cổ không hề có ý thức làm nghệ thuật. Họ nhân hóa loài vật chủ yếu từ quan niệm vạn vật hữu linh đã có. Khác với thần thoại, nhân hóa trong truyện ngụ ngôn hoàn toàn có ý thức, có mục đích. Tác giả dân gian cố ý nhân cách hóa loài vật để mượn chuyện con vật gửi gấm vào đó những ngụ ý về cuộc sống, về con người. Nhân cách hóa trong cổ tích loài vật vừa có nguồn gốc sâu xa từ những quan niệm cổ xưa vừa là một biện pháp nghệ thuật để phản ánh và nhận thức đối tượng. Từ đó mà trong cổ tích loài vật ta nhận thấy có những nội dung sinh học của con vật, đồng thời có cả những nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau. Truyện cổ tích thần kỳ Trong ba tiểu loại đã nêu thì nhóm truyện này phong phú hơn về số lượng, đa dạng hơn về nội dung và phức tạp hơn về kết cấu. Sự phong phú, đa dạng và phức tạp trước hết thể hiện ở các lớp truyện nổi bật như những truyện phản ánh bi kịch gia đình(Trầu cau, Ông đầu rau ); những truyện có đề tài là thân phận người mồ côi, người em út, người đi ở (Tấm Cám, Cây Khế, Hà rầm hà rạc, Người con út hiếu thảo ); những truyện người đội lốt thú (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê ) những truyện dũng sĩ (Thạch Sanh, Ba chàng thiện nghệ ). Và tất nhiên, các lớp truyện vừa nêu chỉ có tính chất tiêu biểu chứ không thể đầy đủ trong kho tàng truyện cổ tích dân gian được. Nhưng có thể tạm kết luận như thế này, truyện cổ tích thần kỳ có đề tài đời sống xã hội với những mối quan hệ phức tạp và đa dạng của nó, lấy con người làm nhân vật trung tâm (ở thế giới trần gian). Và bên cạnh đó, những nhân vật thần kỳ và yếu tố thần kỳ (ở thế giới siêu nhiên kỳ ảo) có vai trò quan trọng trong kết cấu, xung đột và quá trình dẫn dắt truyện. Tất cả những điều này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần thi pháp truyện cổ tích. Truyện cổ tích sinh hoạt Trong ba nhóm truyện thì nhóm truyện này ra đời muộn hơn cả (chủ yếu ra đời trong xã hội phong kiến, nhất là khi chế độ phong kiến bắt đầu xuống dốc trầm trọng). Loại truyện này đề cập đến những tình huống bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Truyện cổ tích sinh hoạt cũng phong phú không kém truyện cổ tích thần kỳ với đời sống muôn màu muôn vẻ của người xưa. Và một số nhà nghiên cứu quả là có lý do để nhận xét rằng có một mối quan hệ rất gần gũi nhau giữa truyện cổ tích sinh hoạt với những truyện ngắn của văn học viết. Nhóm truyện này cũng có rất nhiều các lớp truyện như những truyện cổ tích về sinh hoạt gia đình (Gái ngoan dạy chồng, Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng ); những truyện cổ tích về quan hệ xã hội (Người học trò và con chó đá,
  37. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Cái cân thủy ngân ); những truyện về anh chàng ngốc và người thông minh (Làm theo vợ dặn, Chàng ngốc được kiện, Phân xử tài tình ) và nhiều lớp truyện khác nữa. Ở truyện cổ tích sinh hoạt, càng về sau, có vẻ như kết thúc có hậu quen thuộc của nhóm truyện cổ tích thần kỳ mất đi (Trương Chi, Vợ chàng Trương, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim Đa Đa ). Ở từng truyện có sự tăng thêm nội dung thế sự và nhạt mất dần yếu tố thần kỳ . Một số lượng truyện không nhỏ, yếu tố thần kỳ hầu như không còn dấu vết. Và như đã nói, giữa truyện cổ tích sinh hoạt và truyện ngắn trung đại - cận đại đã có sự tương đồng gần gũi với nghệ thuật hư cấu chi tiết đời thường thay vì hư cấu bằng các yếu tố thần kỳ. Một số nhà nho - lực lượng sáng tác của văn học viết đã lấy cảm hứng từ nguồn truyện cổ tích sinh hoạt của dân gian đê xây dựng lên những tác phẩm văn học viết (Một số truyện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dư). NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Như đã trình bày, truyện cổ tích rất đa dạng, phong phú, khó có thể trình bày đầy đủ nội dung của nó. Ở đây chỉ khái quát một số nội dung cơ bản: 1. Truyện về những người lương thiện đau khổ: Thế giới nhân vật truyện cổ tích rất rộng lớn, đa dạng và phong phú. Đó là những người nông dân, thợ thủ công, thương nhân, ngư dân, tiều phu, binh lính, phú ông, quan lại, vua chúa, nhà sư, đạo sĩ Nhưng đối tượng phản ánh chủ yếu của truyện cổ tích là những người lương thiện chịu nhiều đau khổ thiệt thòi trong gia đình phụ quyền và xã hội bất công. Trong phạm vi xã hội, đó là những người lao động nghèo khổ, không thế lực, không địa vị (những người làm thuê, đi ở, những trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh bất hạnh ). Còn trong gia đình, họ là đàn em, là bề dưới (Tấm, Thạch Sanh, Chữ Đồng Tử, anh chồng bán hành, người em với cây khế ). “Sự tập trung hướng về những con người, những số phận như vậy phản ánh rất rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo mang tính giai cấp sâu sắc của truyện cổ tích” (Hoàng Tiến Tựu). Tuy nhiên khi khảo sát nhân vật trong hai tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt, ta thấy có sự khác biệt khá rõ nét. Ở truyện cổ tích thần kỳ nhân vật có hai phần đời đối lập nhau (Phần đời thực ở đầu truyện và phần đời mơ ước ở cuối truyện) nhưng ở truyện cổ tích sinh hoạt, cuộc đời thực cũng như kết thúc đều có phần bi thảm, không có hậu. 2. Triết lý “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lý của nhân dân: Triết lý này chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của truyện cổ tích - đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ về nhiều mặt như chủ đề, đề tài, cách xây dựng cốt truyện, nhân vật Về đề tài, chủ đề, hầu hết các truyện cổ tích thần kỳ đều tập trung thể hiện triết lý "ở hiền gặp lành" và những ước mơ công lý của nhân dân. Thông qua các truyện cổ tích như Sọ Dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh, Người con út hiếu thảo, Lấy vợ Cóc, Ai mua hành tôi , dân gian đã nêu lên một triết lý mang tính đạo lý rất
  38. nhẹ nhàng mà sâu sắc. Rằng trong cuộc sống, dù cho có phải đối đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu đi nữa, con người vẫn phải sống hiền lành nhơn đức, bao dung và độ lượng, chí tình chí nghĩa. Tất cả điều đó rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Rằng ngày mai bao giờ cũng tươi sáng hạnh phúc hơn ngày hôm nay. Nổi bật hơn cả, triết lý và ước mơ lý tưởng nêu trên thể hiện trong cách xây dựng nhân vật và sự phát triển của các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Nhân vật chính diện thường được đền bù xứng đáng cho những đau khổ. (Người em trong Cây khế, Hà rầm hà rạc trở nên giàu có; cô Tấm trong Tấm Cám trở thành hoàng hậu; Sọ Dừa trong truyện truyện Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên, chàng trai hiền lành trong Cây tre trăm đốt được cưới con gái phú ông ). Ngược lại, nhân vật phản diện thường bị phê phán, tố cáo, bị trừng trị, bị tiêu diệt (người anh trong Cây Khế rơi tõm xuống biển, Mẹ con Cám trong Tấm Cám bị chết một cách thê thảm, Lý Thông trong Thạch Sanh bị sét đánh chết ). Còn lực lượng siêu nhiên làm nên cái không khí thần kỳ trong truyện cổ tích lại là trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân để thực hiện triệt để triết lý này. Lực lượng này rất đa dạng, phong phú. Đó là các nhân vật thần kỳ như Tiên, Bụt, Thần linh, Diêm Vương ; là các con vật siêu nhiên như Trăn thần, Rắn thần ; các vật thiêng có phép lạ như gậy thần, đàn thần, nồi cơm thần, áo tàng hình Tất cả dù nảy sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau (từ quan niệm của người thời cổ, từ tín ngưỡng dân gian, từ các học thuyết tôn giáo du nhập vào nước ta ) nhưng hầu hết đã được tiếp biến theo văn hóa dân gian, theo quan niệm thẩm mỹ dân gian. Cách xây dựng kết cấu truyện cổ tích cũng thể hiện rõ nét triết lý và ước mơ của dân gian. Truyện mở đầu thường là hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo của nhân vật chính. Nhân vật bị đày đọa, hành hạ, bức hiếp, hãm hại với bao nhiêu thử thách khắc nghiệt được sắp xếp theo chiều tăng dần đầy kịch tính. Đặc biệt ở kết thúc có hậu là sự khẳng định ngạo nghễ nhưng lại rất chân thành triết lý, đạo lý và ước mơ của dân gian. Kết thúc có hậu phổ biến đến nỗi nói đến kết thúc tốt đẹp trong cuộc đời thường là người ta nghĩ ngay đến chuyện cổ tích. Thiết nghĩ cũng cần lý giải thêm về cơ sở của triết lý và mơ ước nêu trên. Xuất phát từ ước muốn có một cuộc sống công bằng trong một xã hội còn đầy dẫy những bất công; nhân dân - những con người thuộc tầng lớp bị áp bức khao khát có cơ hội, khả năng và điều kiện để thực hiện nó. Cơ sở của triết lý, vì vậy có nguồn gốc hiện thực rất rõ nét. Nhân dân, bằng cách này, đã thực hiện những mơ ước trong cuộc đời thực bằng truyện cổ tích qua sự tưởng tượng và hư cấu. Điều đó không loại trừ có sự can thiệp, hỗ trợ của những yếu tố thần kỳ để thực hiện một cách triệt để triết lý và ước mơ ấy của mình. 3. Đạo lý truyền thống của nhân dân: Yêu đời, thương người, lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Điều này thể hiện không chỉ ở kết thúc có hậu mà ngay cả những truyện kết thúc không có hậu. Bởi lẽ tinh thần lạc quan, yêu đời, thương người gắn chặt với niềm tin vào con người và sự dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống. Vì vậy cho dù nhân vật chính của truyện cổ tích có chết đi nhưng cái đạo lý và cách sống cao đẹp của