Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược (Phần 1) - Dương Văn Vượng

pdf 89 trang ngocly 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược (Phần 1) - Dương Văn Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftan_bien_nam_dinh_tinh_dia_du_chi_luoc_phan_1_duong_van_vuon.pdf

Nội dung text: Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược (Phần 1) - Dương Văn Vượng

  1. DƯƠNG VĂN VƯỢNG dịch PHÒNG ĐỊA CHÍ – THƯ MỤC THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH chỉnh lý, chế bản TÂN BIÊN NAM ĐỊNH TỈNH ĐỊA DƯ CHÍ LƯỢC
  2. LỜI NÓI ĐẦU Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thân (1880) Khiếu Năng Tĩnh quê xã Chân Mỹ (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường), huyện Ý Yên, Nam Định là một cuốn sách có nhiều tư liệu quý. Sau khi đỗ Đại khoa, Khiếu Năng Tĩnh được bổ làm Đốc học Nam Định, rồi Đốc học Hà Nội, sau thăng Quốc Tử giám Tế tửu. Lúc về trí sĩ tại quê, ông mở trường dạy chữ cho người nghèo. Khiếu Năng Tĩnh là một nhà Nho uyên thâm đã có công phát hiện nhân tài cho đất nước. Chính ông đã dâng sớ trình vua Thành Thái huỷ án “Hoài hiệp văn tự” cho Phan Bội Châu, sau đó lại lấy Phan Bội Châu đỗ đầu thi hương. Nhà Nho Khiếu Năng Tĩnh còn để lại nhiều tác phẩm. Do thời cuộc, mà phần lớn những trước tác của ông chưa được in khắc như Cố hương vịnh tập, Cổ thụ cách vịnh, Hoài lai thi tập, Đại An bản mạt khảo, Đại An huyện chí, Hà Nội tỉnh chí, Quốc đô cổ kim chí Với Nam Định, Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược là một tài liệu vô giá trong kho tàng văn hoá của tỉnh nhà. Thư viện tỉnh giới thiệu với bạn đọc Tân biên nam Định tỉnh địa dư chí lược do nhà nghiên cứu Hán - Nôm Dương Văn Vượng dịch nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu nghiên cứu và học tập của đông đảo bạn đọc. Trong quyển sách này, những chú thích trong hai dấu ( ) là của tác giả Khiếu Năng Tĩnh, còn trong hai dấu [ ] là do Thư viện tỉnh chú giải trong khi sưu tầm, chỉnh lý. Chúng tôi đã cố gắng, nhưng không tránh được hết những sơ xuất, rất mong được sự chỉ giáo và lượng thứ. Trần trọng giới thiệu. PHÒNG ĐỊA CHÍ – THƯ MỤC THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH. 2
  3. Tập thượng TỰA Về địa dư nước Nam ta thì thời Lê chép rõ hơn. Quãng năm Thiệu Bình Nguyễn Trãi viết 13 đạo. Sơn Nam là 1 trong 4 kinh trấn và là lộ đầu của xứ Nam. Đến triều ta niên hiệu Gia Long soạn Nhất thống địa dư chí, nói về Sơn Nam cũng khá tường tất, so với Hiến chương loại chí của họ Phan thì tương tự. Tôi là chức nhiệm Học thần nên căn cứ vào các vựng tuyển cộng với sự đi các nơi tham cứu viết thành tập, chia ra các môn loại để dễ xem xét. Tất nhiên, sai sót không tránh được, nhưng dù sao cũng có ích cho sự học vấn, cho sự cai trị mà ông Khiếu đã có công soạn thảo trước đây. Vậy viết đôi lời phụ ở đầu sách. Ngày 11 tháng 9 niên hiệu Duy Tân năm thứ 9 (1915). Đốc học Nam Định Ngô Giáp Đậu viết lời tựa và bổ sung. (Ngô Giáp Đậu hiệu Tam Thanh, người Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm Thành Thái thứ 3(1891) đỗ Cử nhân, làm quan đến Đốc học). (1) Sách này do Tiến sĩ Tam giáp Khiếu Năng Tĩnh biên soạn ( Ông người xã Chân Mỹ, huyện Đại An, đỗ Tiến sĩ năm Tự Đức thứ 32 (1879), làm quan Quốc Tử giám Tế tửu ). Hộ bộ Thượng thư Phạm Văn Thụ viết và sửa lại (Người ở Bạch Sam, Mĩ Hào, Hưng Yên ) (1) Sách này do Khiếu Tam Đồng, con thứ 3 của Khiếu Năng Tĩnh chép. Ông chính tên là Lữ, đỗ Cử nhân, làm quan Tri phủ. Theo ông Khiếu Văn Xu, người coi từ đường họ Khiếu thì tập này có sự tham gia của ông Cử ứng, con thứ 4 của Khiếu Năng Tĩnh. DIÊN CÁCH Thời Hùng Vương, nước Nam chia làm 15 bộ ( Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận ) thì đất Nam Định thuộc bộ Giao Chỉ, thời Trần đặt lộ Thiên Trường. Thời Trần có : Đại La thành, Bắc Giang, Nam Sách giang, Khoái, Hồng, Như Nguyệt giang, Qui Hoá giang, Lạng Châu, Đại Hoàng, phủ lộ Thanh Hoá, phủ lộ Diễn Châu, phủ lộ Nghệ An, phủ lộ Bố chính (theo sách An Nam chí lược). Thiên Trường, Long Hưng, An Khang, An Tiêm, Bắc Giang, Tam Giang, Quốc Oai, Tam Đái, Lạng Giang, Sơn Nam, Khoái, Hồng, Diễn, Trường Yên, Đà Giang (theo sách Việt sử lược). Thời Lê Hồng Đức đổi làm Thừa tuyên Sơn Nam, đến cuối thời Lê năm Cảnh Hưng 2 (1741) gọi là Sơn Nam Hạ lộ, thời Tây Sơn đổi làm trấn, sang đến triều ta vẫn thế. Trấn gồm 5 phủ, 19 huyện : 3
  4. Phủ Thiên Trường có 4 huyện : Giao Thuỷ, Thượng Nguyên, Nam Trực, Mỹ Lộc. Phủ Nghĩa Hưng có 4 huyện : Đại An, Phong Doanh, Ý Yên, Vụ Bản. Phủ Kiến Xương có 3 huyện : Chân Định, Vũ Tiên, Thư Trì. Phủ Thái Bình có 4 huyện : Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh. Phủ Tiên Hưng có 4 huyện : Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân, Thanh Quan. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi làm trấn Nam Định, quản thêm hạt Hưng Yên. Năm thứ 9 (1828) quan Dinh điền Nguyễn Công Trứ xin lập thêm huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương. Năm thứ 13 (1832) đổi trấn làm tỉnh, lấy 3 huyện của phủ Tiên Hưng là Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân lệ vào hạt Hưng Yên, Thanh Quan thì lệ vào phủ Kiến Xương. Năm thứ 14 (1833) lấy 6 tổng từ sông Phù Kim về phía nam của huyện Nam Trực đặt huyện Chân Ninh thuộc phủ Thiên Trường. Tự Đức năm thứ 4(1851) lấy 2 huyện Phong Doanh, Ý Yên đổi lệ vào hạt Ninh Bình. Năm thứ 31 (1878) hợp Phong Doanh, Ý Yên vào làm huyện Ý Yên. Năm thứ 32 (1879) lấy Nam Trực thuộc phủ Nghĩa Hưng. Đồng Khánh năm thứ 2(1887) lại lấy lại tên huyện Phong Doanh, Ý Yên cho lệ vào phủ Nghĩa Hưng. Năm thứ 3 (1888) lấy tổng Tân Khai, nửa tổng Kiên Lao của huyện Giao Thuỷ và tổng Quần Phương, Ninh Nhất của huyện Trực Ninh đặt làm huyện Hải Hậu. Thành Thái năm thứ 2 (1890) lấy 7 huyện của 2 phủ Kiến Xương, Thái Bình và 2 huyện của phủ Tiên Hưng đặt thành tỉnh Thái Bình (1) [Có bản chép Thành Thái thứ 6 (1894)]. (Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải của phủ Kiến Xương ; Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh của phủ Thái Bình ; Hưng Nhân, Diên Hà của phủ Tiên Hưng). Còn Nam Định có 2 phủ, 9 huyện : Phủ Nghĩa Hưng kiêm lí huyện Đại An gồm Vụ Bản, Nam Trực, Ý Yên, Phong Doanh ; Phủ Xuân Trường kiêm lí huyện Giao Thuỷ gồm Hải Hậu, Trực Ninh, Thượng Nguyên, Mỹ Lộc. PHỦ NGHĨA HƯNG Nghĩa Hưng xưa có tên là Ứng Phong, kiêm lí huyện Đại An. Phía bắc giáp huyện Vụ Bản, tây giáp huyện Phong Doanh, đông giáp Nam Trực, Trực Ninh, nam giáp Yên Khánh, Kim Sơn và biển. Phủ lị ban đầu đóng ở Đông Ba (tức xã La Ngạn sau này, nay là thôn La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện ý Yên, nơi có ngôi chùa thờ vợ chồng Lê Phụ Trần), sau dời ra Trọng Vĩnh rồi xuống Phù Sa. Thời Tự Đức (1848 – 1883) kiêm lí cả Vụ Bản, sau dần trả lại, bèn dời về đóng ở địa phận hai xã Đông Cao, Phạm Xá. Gồm có 11 tổng. Năm Tự Đức thứ 10 (1857) quan Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị xin lấy nửa tổng phía nam tổng Hải Lạng và nửa tổng phía đông tổng Cát Chử huyện Trực Ninh, gồm 9 xã thành lập tổng Sỹ Lâm, gần đây phía nam tổng sa bồi thêm rộng, các nơi tụ về ở lại khẩn hoang, bèn đặt thêm 11 xã. Hiện nay tổng gồm 20 xã. Tổng Thượng Kỳ đặt thêm xã Cốc Thành, tổng Hải Lạng đặt thêm ba xã Liêu Ngạn, Nhân Hậu nội đồng, Nhân Hậu ngoại đồng. Hiện nay có 12 tổng. 4
  5. Vụ Bản xưa có tên là Thiên Bản, thời Tự Đức đổi là Vụ Bản. phía bắc giáp huyện Bình Lục, phía tây giáp Ý Yên, Phong Doanh, phía nam giáp Đại An, Nam Trực, phía đông giáp Mỹ Lộc. Huyện lị vốn ở hai xã Mỹ Côi, Côi Sơn, khoảng năm Minh Mệnh dời về đất hai xã Thái La, Châu Bạc, đắp thành đất, đời Tự Đức đổi làm phủ lị Nghĩa Hưng, sau cho Nghĩa Hưng kiêm lí Đại An, huyện lị thì dời về đất Thái La, đến niên hiệu Đồng Khánh thì trở lại nguyên trạng. Huyện có 10 tổng, năm Thành Thái thứ 2 (1890) lấy 6 xã của tổng Vụ Bản nhập vào huyện Bình Lục, còn Thái La, Nhân Nhuế, Hàn Thôn, Khánh Thôn, trang Đồng Văn đặt tổng La Xá. Lại lấy Đồng Kỹ (Kĩa), Thi Liệu, Cố Bản, Sa Trung, Nguyệt Mại của Nam Trực và thôn Quả Linh, Thượng thôn, An Nhân của tổng Trình Xuyên thượng đặt tổng Trình Xuyên hạ. Hiện nay có 11 tổng. Huyện Nam Trực xưa gọi là Tây Chân thuộc phủ Thiên Trường, sau vì tránh hiệu của Tây Định vương nhà Trịnh bèn đổi ra tên Nam Chân. Thành Thái năm thứ 2 (1890) đổi làm Nam Trực. Huyện này phía bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía đông giáp Vũ Tiên của tỉnh Thái Bình, phía tây giáp Vụ Bản, Đại An, nam giáp Trực Ninh. Huyện lị vốn đóng ở xã Cổ Chử, thời Gia Long dời về xã Bách Tính, vốn có 12 tổng. Năm Minh Mệnh lấy 6 tổng phía nam sông Phù Kim đặt huyện Trực Ninh, năm Tự Đức 32 (1879) đổi thuộc Nghĩa Hưng. Thành Thái năm thứ 5 (1893) chia phía phải sông Hoàng có 5 xã thuộc tổng Thi Liệu đặt tổng Trình Xuyên hạ lệ vào huyện Vụ Bản, lại lấy hai tổng Đỗ Xá, Nghĩa Xá lệ vào huyện Nam Trực, lại chia 7 xã của tổng Cổ Nông lập thành tổng Liên Tỉnh. Trích 2 xã Quy Phú, Tương Nam của Giao Thuỷ lệ vào tổng Cổ Nông, thôn Thượng xã Hưng Đễ lập xã Nghĩa Hưng, lấy Đồng Quỹ của tổng Bái Dương đặt làm Nho Lâm, Ngoại Đê lập làm Phú Thọ, Lạc Chính hạ thôn đặt làm Lạc Thiện. Hiện nay có tất cả 9 tổng. Huyện Ý Yên : Vốn là phân phủ Nghĩa Hưng thuộc đất Nam Định (Nam Định tứ cùng : Phong Doanh, Ý Yên, Quỳnh Côi, Phụ Dực). Tự Đức năm thứ 28 (1875) đổi lệ vào phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Năm Thành Thái thứ 2 lại trở về với Nam Định mà vẫn đặt phân phủ. Duy Tân năm thứ 7 (1913) đổi làm huyện, phía bắc giáp Bình Lục, Thanh Liêm của Hà Nam, phía đông giáp huyện Vụ Bản, nam giáp huyện Phong Doanh, phía tây giáp sông Hát (sông Đáy) huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Huyện lị vốn đóng ở thôn Thượng xã Lạc Chính, Tự Đức năm 35 (1882) dời về xã Vạn Điểm, thành chung với Phong Doanh. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) dời về thôn Nguyên Bố xã Lạc Chính. Thành Thái thứ 3 (1891) bèn dời về địa phận thôn Phù Kiều xã Quang Điểm. Trước có các tổng : Phú Khê, Tử Mặc, Bình Lương, Lạc Chính, An Cừ, Phùng Xá. Quãng năm Thành Thái lấy Hoàng Đan, Lỗ Xá, Đa Phú, Phú Nội, Vọng Doanh, Sở Thượng, Từ Liêm hậu thôn của huyện Phong Doanh đặt tổng Hưng Xá. Hiện nay có 7 tổng. Huyện Phong Doanh : Thời Trần gọi là huyện Kim Xuyên, thời Lê đổi làm Vọng Doanh. Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi làm huyện Phong Doanh. Huyện này phía bắc giáp huyện Vụ Bản, phía tây giáp huyện Ý Yên, phía đông giáp huyện Đại An, phía nam giáp sông Gia Khánh tỉnh Ninh Bình. Huyện lị vốn đóng ở đất Ngô Xá (Ngò). Tự Đức năm thứ 31 (1878) hợp vào với Ý Yên bèn dời lị sở về 2 xã Tống Xá, 5
  6. Vạn Điểm, lệ vào tỉnh Ninh Bình. Đồng Khánh năm thứ 3 lại lập lại huyện cũ và chuyển về đất Thượng Đồng mà thuộc vào tỉnh Nam Định. Vốn có 7 tổng, quãng năm Thành Thái lấy 4 xã của Hưng Xá và thôn Hậu Từ Liêm tổng Vũ Xá, thôn Sở Thượng tổng Thượng Đồng lệ vào huyện Ý Yên. Vốn 2 xã An Bái, Hưng Thượng của tổng Hưng Xá, 3 xã An Lộc, Hoàng Nê, Hoằng Nghị tổng Ngô Xá, xã Đằng Động tổng Thượng Đồng đặt tổng An Lộc, lấy các xã Cao Bồ, Vọng Doanh, Sở Trung nhập đền vào tổng Ngô Xá. Hiện nay gồm có 7 tổng. PHỦ XUÂN TRƯỜNG Phủ này xưa có hiệu là Thiên Trường, thời thuộc Minh đổi làm phủ Phụng Hoá, đời Lê lấy lại tên cũ, đến Tự Đức đổi ra là Xuân Trường. Phủ này kiêm lí huyện Giao Thuỷ. Phía bắc giáp Vũ Tiên của tỉnh Thái Bình, phía đông giáp huyện Tiền Hải, tây giáp huyện Trực Ninh, nam giáp bờ biển Hải Hậu. Lị sở vốn ở xã Kênh Đào, năm Minh Mệnh dời ra xã Tương Đông, năm Thành Thái thứ 4 (1892) lại dời đến Ngọc Cục. Cũ có 12 tổng, năm Đồng Khánh 3 (1888) tách một tổng Tân Khai, nửa tổng Kiên Lao đặt huyện Hải Hậu, lại lấy An Tứ thượng, An Tứ hạ, Thục Thiện, Doãn Trung, Đông Thành, Đông Hào, Lộc Trung của tổng Hà Cát phụ vào huyện Tiền Hải ; La Xuyên, Hành Hà, Dũng Nghĩa, Kênh Đào, Chi Phong, Phan Xá, Quy Phú, Tương Đông của tổng Hành Thiện ; Nghĩa Xá, Bồng Tiên, Bồng Lai trại của tổng Nghĩa Xá phụ vào huyện Vũ Tiên. Lại lấy xã Đại An của huyện Vũ Tiên đền vào tổng Nghĩa xá ; Hạc Châu, Sa Cao, Hạc Lương, Thuận An phụ vào tổng Hành Thiện. Thành Thái năm thứ 5 (1893) lấy cả tổng Đỗ Xá và 5 xã Nghĩa Xá phụ vào huyện Nam Chân, còn trại Nghĩa Xá của xã Nghĩa xá thì phụ vào tổng Kiên Lao. Lại lấy xã Thanh Hương của huyện Mỹ Lộc, phương Giáo Phòng của tổng Đỗ Xá phụ vào tổng Hà Cát. Hiện nay có 9 tổng. Huyện Mỹ Lộc : là nơi có tỉnh lị, phía bắc giáp Nam Xương của tỉnh Hà Nam, phía đông giáp Thư Trì của tỉnh Thái Bình, phía tây giáp Vụ Bản và Bình Lục của Hà Nam, phía nam giáp Nam Trực. Lị sở vốn ở xã Hữu Bị, địa phận có 8 tổng : Tảo Môn, Ngọc Lũ, Như Thức, Đệ Nhất, Đông Mặc, Mỹ Trọng, Ngũ Trang, Hữu Bị. Huyện Thượng Nguyên : xưa gọi là huyện Thượng Hiền, vốn có lị sở ở Đặng Xá, gồm các tổng Cổ Viễn, Cao Đài, Đồng Phù, Bách Tính, Giang Tả. Năm Tự Đức 4 (1851) cho huyện Mỹ Lộc kiêm nhiếp huyện Thượng Nguyên mới dời lị sở về xã Đông Mặc, còn tổng Tảo Môn ở phía tả Hoàng giang thì phụ vào huyện Nam Xương, tổng Ngọc Lũ, tổng Cổ Viễn ở phía tả sông Chân Ninh thì cho phụ vào huyện Bình Lục, xã Hà Dương của tổng Bách Tính thì phụ vào huyện Nam Trực, hai xã Thuận Vi, Bách Tính ở phía tả sông Hồng thì phụ vào huyện Thư Trì. Hiện nay có tất cả 7 tổng. Huyện Trực Ninh : Thời Lê sơ ở huyện Tây Chân, Lê Trung Hưng đổi ra Nam Chân. Năm Minh Mệnh 14 (1833) tỉnh quan dâng sớ xin lấy 6 tổng phía nam sông Phù Kim và tổng mới đặt Ninh Mỹ lập huyện Chân Ninh. Thời Thành Thái kị húy tên Đông Khánh bèn đổi ra Trực Ninh. Lị sở đặt ở địa phận xã Cát Chử. Huyện 6
  7. này phía bắc giáp sông Hồng địa phận huyện Vũ Tiên, nam giáp Hải Hậu, đông giáp Giao Thuỷ, tây giáp Đại An, tây bắc giáp Nam Trực. Đồng Khánh năm thứ 3 (1888) lấy xã Ninh Cường, trại Lác Môn, làng Tân Lác, phường Lác Môn thuỷ cơ của Quần Phương lập tổng Ninh Cường. Vốn 3 xã Quần Phương thượng, Quần Phương trung, Quần Phương hạ và xã Phương Đê vẫn thuộc tổng Quần Anh và tổng Ninh Nhất đổi vào huyện Hải Hậu. Đến Thành Thái 1 (1889) chia xã Cát Chử lấy Cát Thượng, Cát Trung, Cát Hạ, thôn Ngoại và Duy Mỹ, Dung Hoà, phường thuỷ cơ Trung Hoà đặt tổng Ngọc Giả hạ. Thành Thái 13 (1901) chia xã Ngọc Giả làm hai gọi là Ngọc Giả và Ngọc Giả đông. Năm Duy Tân 1 (1907) chia Văn Lãng làm hai là Văn Lãng và Phú An. Hiện nay có 7 tổng. Huyện Hải Hậu : có từ năm Đồng Khánh 3(1888) lấy phía đông huyện Trực Ninh hai tổng Quần Phương, Ninh Nhất, phía nam Giao Thuỷ có Hội Khê, Lạc Nam, Hà Lạn, Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Hà Quang 7 xã lập tổng Kiên Trung và tổng Tân Khai lệ vào huyện. Ban đầu có 4 tổng, lị sở đóng ở thôn Đông Cường thuộc xã Quần Phương hạ. Huyện này phía bắc giáp Trực Ninh, Giao Thuỷ, phía tây giáp Nghĩa Hưng, tổng Sỹ Lâm lấy Lác giang làm cõi, đông giáp xã Quất Lâm huyện Giao Thuỷ địa giới ở chỗ cửa biển sông Hà Lạn, nam giáp biển. Thành Thái 2(1890) lấy xã Quần Phương của tổng Ninh Nhất và tân trưng 9 xóm của Quần Phương lập tổng Ninh Mỹ. Lại lấy 6 xã ấp tân trưng của tổng Kiên Trung thành lập tổng Quê Hải. Hiện nay có 6 tổng (huyện Hải Hậu thành lập ngày 27 – 12 – 1888. Tên 6 tổng xem ở phần dưới). CƯƠNG VỰC Nam Định có 9 phủ huyện. Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Phong Doanh và 7 tổng phía tây Nghĩa Hưng ở phía tây bắc Vị Hoàng, thế đất hơi cao. Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường và 4 tổng phía đông Nghĩa Hưng ở phía đông nam Vị Hoàng, thế đất hơi thấp hơn. Cả hạt trừ đồi núi, sông ngòi, tha ma số ruộng gồm có 394.122 mẫu gồm 1.418.839.200 thước vuông tây. Phía đông giáp Vũ Tiên, Thư Trì của tỉnh Thái Bình lấy sông Hồng làm ranh giới, phía tây giáp Gia Viễn, Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình lấy sông Hát làm ranh giới, phía bắc giáp huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam, phía tây bắc giáp Thanh Liêm của Hà Nam, đông bắc giáp Nam Xương của Hà Nam, nam giáp biển, đông nam giáp huyện Tiền Hải của Thái Bình, tây nam giáp Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình cách sông Hát. Thành phố ở miền thượng của tỉnh nằm trên các xã Vị Xuyên, Năng Tĩnh của huyện Mỹ Lộc. Năm Gia Long 3 (1804) đắp thành đất, đến năm Minh Mệnh 14(1833) thì xây bằng gạch dài 830 trượng 7 thước nam, cao 1 trượng 2 thước nam, ngoài thành có hào rộng hơn 6 thước nam, bốn phía có cầu, thành mở ra 5 cửa, nam có 2 cửa, đông tây bắc đều 1 cửa. Trong thành xây kỳ đài doanh trại của quan quân, kho lương và hành cung. Lưng thành đều là đất bằng, tây giáp sông Vị Hoàng, phía đông bên trái phố nhà rải rác gọi là 7 phố Vị Hoàng, phía tây bên phải có dân cư và có trường thi, góc tây nam thành bờ sông Vị Hoàng thuộc địa phận Năng Tĩnh có đồn 7
  8. thuỷ quân. Năm Tự Đức 36 (1883) bạt thành lấp hào, phía tây nam xây dựng các sảnh đường. Dân cư ngoài thành, đến quãng niên hiệu Thành Thái (1889 – 1907) lấy đất các xẫ Vị Xuyên, Đông Mặc, Năng Tĩnh chia làm 10 hộ phố là : Định Tả, Định Hữu, Định Tiền, Định Hậu, Định Trung, Định Tân, Nam An, Nam Mỹ, Nam Xuyên, Nam Long. Đất của thành phố là 4.000 thước tây, ruộng 1.400 thước tây, quy lại là 5.600.000 thước tây vuông, trên từ Phụ Long dưới đến đồn thuỷ. Danh sách các tổng xã : Nam Định hiện quản 9 huyện 78 tổng, 702 xã, thôn, lí ấp, phường giáp, trang trại. Ruộng vụ hè có 211.774 mẫu, vụ thu có 204.289 mẫu. Phủ Nghĩa Hưng : có 12 tổng, 108 xã thôn. Gồm : - Tổng Trạng Vĩnh có 6 xã thôn : Trạng Vĩnh, Gia Trạng, Thức Vụ (xưa gọi là Thời Vụ), Đông Cao Thượng, Đông Cao Hạ.(Thiếu một xã ?) - Tổng Thanh Khê có 7 xã thôn : Thanh Khê, Phạm Xá (vốn gọi là xã Hoàng Xá, có đền thờ Phạm Đạo Phú, Phạm Bảo. Hai ông này quê gốc ở xã Đông Ba (La Ngạn) cùng huyện nay có đền thờ ở xóm Đông La Ngạn), Dương Phạm, Thụ ích, Độc Bộ, An Lại thượng, An Lại Thần Xá. - Tổng Vỉ Nhuế có 3 xã : Vỉ Nhuế (có người phiên là Quy Nhuế, nhưng do địa phương vẫn gọi là Vỉ Nhuế nên ở đây cũng phiên là Vỉ Nhuế), La Ngạn, Cốc Dương. - Tổng Ngọc Chấn có 6 xã : Ngọc Chấn, Vĩnh Trị, Tướng Loát, Hạc Bổng, Thôi Ngôi lương, Thôi Ngôi giáo. - Tổng Tử Vinh có 7 xã : Tử Vinh, Trực Mỹ, Duyên Mỹ, Mậu Lực, Tống Xá, Lương Xá Thượng, Lương Xá Hạ. - Tổng Thân Thượng có 6 xã : Thân Thượng, Nhân Trạch, Phù Đô, Nhân Lí, Đông Tĩnh, Đông Mẫu. - Tổng Cổ Liêu có 5 xã : Cổ Liêu, Phúc Chỉ, Đồng Bạn, Quảng Cư, Thụyỵ Quang. - Tổng An Trung thượng có 5 xã : An Trung, An Hạ, Hùng Tâm, Dương Hồi, Tam Đăng. - Tổng An Trung hạ có 5 xã : Đào Khê, Trường Khê, Tân Liêu, Liêu hải, Đào Lạng. - Tổng Hải Lạng có 22 xã : Hải Lạng thượng, Hải Lạng trang, Đắc Thắng thượng, Đắc Thắng hạ, Chương Nghĩa đoài giáo, Chương Nghĩa đoài lương, Chương Nghĩa đông, Nhân Hậu nội, Nhân Hậu ngoại, Hà Dương đông thượng, Hà Dương đông hải, Cát Điền, Hưng Thịnh, Phù Sa thượng, Phù Sa hạ, Lí Nghĩa đông, Lí Nghĩa đoài, Hà Dương đoài, Hưng Lộc, Hưng Nghĩa, Quần Liêu, Liêu Ngạn. - Tổng Sĩ Lâm có 23 xã : Sĩ Lâm đông, Sĩ Lâm nam, Văn Lâm, Văn Giáo, Giáo Dục, Giáo Lạc, Giáo Phòng, Ân Phú, Thư Điền, Đồng Quỹ, Quỹ Nhất, Thuận Hậu, Đài Môn, Quần Lạc, Lạc Đạo, Thành An, An Lạc, Bình Đắc, Sĩ Hội, Chính Thiện, Tây Thành, Thiên Bình, Quần Phương. 8
  9. - Tổng Thượng Kỳ có 13 xã : Thượng Kỳ, Hạ Kỳ tiền, Hạ Kỳ hậu, Hạ Kỳ Hải tiền, Hạ Kỳ Hải hậu, Cốc Thành, Bình A, Lộng Điền, Trang Túc, Đông Lĩnh, Đông Ba thượng, Đông Ba hạ, An Thịnh. Huyện Vụ Bản : có 11 tổng, 97 xã thôn trang trại phường. - Tổng La Xá có 5 xã : La Xá, Nhân Nhuế, Hàn Thôn, Khánh Thôn, trang Đồng Văn. - Tổng Hiển Khánh có 11 xã : Hiển Khánh, Lập Thành, Tiên Chưởng, Nội Chế, Lập Vũ, Lại Xá, An Thứ, Vụ Nữ, thôn Việt, thôn Thám, thôn Bùi. - Tổng Phú Lão có 20 xã : Phú Lão, Phú Cốc, Đại Lão, thôn Kênh Đào, trại Kênh Đào, thôn Hạ Xá, thôn Bàn Kiệt, thôn Bích Cốc, thôn Phú Vinh, thôn Phong Cốc, thôn Diên, thôn Lương Đống, thôn Phú Nội, thôn Hạnh Lâm, thôn Hướng Nghĩa, thôn trang Thọ Trường, thôn Nhị, thôn Liên Xương, thôn Việt An, thôn Phú. - Tổng Đồng Đội có 9 xã : Đồng Đội, Vân Bảng, Vân Cát, Tiên Hương, Bối Xuyên, Châu Bạc, Trừng Uyên, Trang Nghiêm, xã Trang Nghiêm hạ. - Tổng Hào Kiệt có 8 xã : Hào Kiệt, Đống Xuyên, Cao Phương, Định Trạch, Lương Kiệt thượng thôn, Lương Kiệt thôn, Lương Kiệt tiền thôn, xã Tổ Cầu. - Tổng Hổ Sơn có 8 xã : Hổ Sơn, Vân Bảng, Cựu Hào, Ngọ Trang, Hồ Sen, Vĩnh Lại, Đại Lại, Tiên Hào. - Trình Xuyên Hạ có 8 xã : Nguyệt Mại, Thi Liệu, Đồng Kỳ, Cổ Bản, An Nhân, Sa Trung, Quả Linh thôn, Quả Linh thượng thôn. - Trình Xuyên thượng có 6 xã : Bách Cốc, Phú Cốc, Trung Phu, Dương Lai, Trình Xuyên, Tân Cốc. - Tổng An Cự có 8 xã : An Cự, Yên Duyên, Đại Đê, Võng Cổ, Đồng Lạc, phường thuỷ cơ, Khả Chính, Lương Mỹ. - Tổng Bảo Ngũ có 5 xã : Bảo Ngũ, Bối La, Thái La, Bất Di, Đắc Lực. - Tổng Vân Côi có 9 xã : Vân Côi, Văn Côi, Côi Sơn, Mỹ Côi, Lê Xá, Hữu Dụng, Phú Thứ (Thứa), Dư Duệ, An Lạc. Huyện Nam Trực : có 9 tổng, 101 xã, thôn, trang trại. - Tổng Cổ Nông có 15 xã : Cổ Nông, Thượng Nông, Cổ Nông hạ trại, Cổ Nông trang, Hưng Đễ, Hưng Nghĩa, Quy Phú, Hưng Nhượng Thượng trang, Hưng Nhượng Hạ trang, Hưng Nhượng Trung trang, Bách Tính, Trí An, Điện An, Tương Nam, Đồng Thượng. - Tổng Bái Dương có 21 xã : Bái Dương, Hiệp Luật, Tang Trữ, Cổ Lũng, Nam Trực, Đồng Quỹ, Thạch Kiều, Lạc Chính, Phục Nông, Nho Lâm, Ngoại Đê, Đạo Quỹ, Phú Thọ, Lạc Thiện, Nam Trực trang, Lạc Chính trang, thôn Trung Khánh thượng, thôn Trung Khánh Hạ, Đắc Sở trang, thôn Vinh, trang Đồng Quỹ. - Tổng Duyên Hưng 18 xã : Duyên Hưng, trang Duyên Hưng Thượng, trang Duyên Hưng Hạ, trang Duyên Hưng tiền, trang Duyên Hưng hậu, Phù Ngọc, Cổ Chử, Ngọc Tỉnh, trang Cổ Chử, trang Ngọc Tỉnh, Đô Quan, trang Đô Quan trung, trang Đô Quan hạ, Nam Hưng, Bằng Hưng, An Nông, Quần Lao, Thiều Dương. - Tổng Thi Liệu 8 xã : Kinh Lũng, Thi Châu, Ba Lưu, Gia Hoà, Trực Chính, Vân Chàng, Đồng Côi, Thanh Khê. 9
  10. - Tổng Sa Lung có 9 xã : Sa Lung, Yên Lung, Hà Liễu, Tây Lạc, Đông Lạc, Vân Cù, Dao Cù, Dương Độ, thôn Thượng Đồng. - Tổng Cổ Gia có 7 xã : Cổ Gia, Cổ Tung, Thọ Tung, Thứ Nhất, Ngưu Trì, Y Lư, Lạc Na. - Tổng Liên Tỉnh có 7 xã : Liên Tỉnh, Thượng Lao, Hạ Lao, trang Du Tư, Xối Thượng, Xối Tây, Xối Trì. - Tổng Đỗ Xá có 6 xã : Đỗ Xá, Cổ Chử, Cao Lộng, Lạc Đạo, Đạo Nghĩa, Đồng Lư. - Tổng Nghĩa Xá có 10 xã : Đại An, Dương A, Cửu An, Thụyỵ Thỏ, Vũ Lao, Từ Quán, Nam Hà, Quán Các, Xuân Hoà, Bồng Lai. Huyện Ý Yên có 7 tổng, 46 xã, thôn, phường. - Tổng Lạc Chính 10 xã : thôn Lạc Chính thượng, thôn Nguyên Bố, thôn Nguyệt Lãng thượng trung, thôn Nguyệt Lãng hạ đồng, xã Bình Điền, xã Mai Sơn, xã Mai Khánh, thôn Viết Bến, xã Thiêm Lộc, phường Thuỷ Cơ. - Tổng Bình Lương 5 xã : Bình Lương, Thọ Cách, xã Bình Cách thượng, xã Bình Cách hạ, Kinh Thanh. - Tổng Phú Khê 8 xã : Phú Khê, Lữ Đô, Vô Vọng, Trầm Phương, Cổ Phương, Mỹ Lộc, Dũng Quyết, Quang Điểm. - Tổng Tử Mặc 5 xã : Tử Mặc, Chuế Cầu, Văn Xá, An Nhân, Tiêu Bảng. - Tổng An Cừ 6 xã : An Cừ, An Hoà, Thanh Nê, Phương Nhi, An Nghiệp, Ngô Xá. - Tổng Phùng Xá 6 xã : Phùng Xá, Dưỡng Chính, Vạn Điểm, Tu Cổ, Xuất Cốc, An Liêm. - Tổng Hưng Xá 6 xã : Hưng Xá, Hoàng Đan, Sở Thượng, Đa Phú, Phú Nội, Lỗ Xá. Huyện Phong Doanh 7 tổng, 49 xã, thôn : - Tổng An Lộc 6 xã : An Lộc, An Bái, Hoàng Nê, Đằng Động, Hoằng Nghị, Hưng Thượng. - Tổng Bồng Xuyên 7 xã : Bồng Xuyên, Phong Xuyên, Phú Khê, Quỹ Độ, Đông Duy, Vọng Doanh, Giáp Giá. - Tổng Mỹ Dương 9 xã : Mỹ Dương, Nội Hoàng, Đồng Lợi, Quan Thiều, Vũ Xuyên, thôn Lương Sung Lư, thôn Si Sung Lư, thôn Giáp Nhất Đồng Mạc, thôn Giáp Nhì Đồng Mạc. - Tổng Cát Đằng 7 xã : Cát Đằng, La Xuyên, Văn Cú, Lũ Phong (Sú), Đằng Chương, Tân Cầu, Ninh Xá. - Tổng Vũ Xá 5 xã : Vũ Xá, Tống Xá, Trịnh Xá, An lạc, Từ Liêm. - Tổng Thượng Đồng 10 xã : Thượng Đồng, Thử Mễ, Đô Quan, úy Uy, Hoà Cụ, Quảng Nạp, Đồng Văn, phường Kênh Hội, thôn Đồng Cách thượng, thôn Đồng Cách hạ. - Tổng Ngô Xá 5 xã : Ngô Xá (Ngò), Đông Biểu, Cầu Cổ, Cao Bồ, thôn Sở Trung Vọng Doanh. Phủ Xuân Trường 9 tổng, 49 xã, thôn, giáp, trang, trại, phường, ấp, lí : 10
  11. - Tổng Cát Xuyên 16 xã : An Đạo, Đông An, Liêu Đông, Liêu Thượng, Hạ Miêu, Lạc Thành, Thuận Thành, Phong Miêu, Phú Ân, Cát Xuyên, Đại Phú, Chuỳ Khê, giáp lương xã An Phú, giáp giáo xã An Phú, giáp lương xã An lãng, giáp giáo xã An lãng. - Tổng Lạc Thiện 16 xã : Phú Thọ, Phú Ninh, ấp Lạc Nghiệp, ấp Hoành Ba, ấp Hoành Lộ, ấp Trà Lũ, ấp Thuỷ Nhai, ấp Trừng Uyên, ấp Hoành Đông, ấp Xuân Hy, ấp Lục Thuỷ, ấp Hành Thiện, ấp Sa Châu, ấp Thượng Miêu, ấp Thiện Giáo, ấp Phú Giáo. - Tổng Hoành Thu 14 ấp : ấp Bình Di, ấp Du Hiếu, ấp Duy Tắc, ấp Khiết Cư, ấp Định Giáo, ấp Tồn Thành, ấp Thức Hoá, giáp Đắc Sở, giáp Khắc Nhất, giáp Tự Lạc, trại Mộc Đức, trại Ngưỡng Nhân, trại Quân Lợi, trại Thúy Dĩnh. - Tổng Hoành Nha 14 xã, trang : Hoành Nha, Hoành Lộ, Hoành Đông, Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Diêm Điền, Đông Bình, Kiên Hành, Lạc Nông, Quất Lâm, Nho Lâm, trang Hải Huyệt Tam, trang Hải Huyệt Tứ. - Tổng Hành Thiện 8 xã : Hành Thiện, Hạc Châu, giáp An Hành, Thuận An, Dũng Trí, Sa Cao, Ngọc Cục, Hạc Lương. - Tổng Kiên Lao 10 xã, thôn : Kiên Lao, Lạc Quần, Thanh Khê, Xuân Dục, Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng, Nghĩa Xá, thôn ngoại xã Hội Khê, thôn bắc xã Hội Khê. - Tổng Hà Cát 6 xã : Hà Cát, Hà Nam, Nam Thành, Thanh Hương, Giáo Phòng, ấp Định Hải. - Tổng Thuỷ Nhai 15 xã : Thuỷ Nhai, Lục Thuỷ, Liên Thuỷ, xã Thuỷ Nhai trung, An Cư, Thượng Phúc, Xuân Bảng, Xuân Hy, Phú Nhai, Hoành Quán, Bùi Chu, Hạ Linh, Trung Linh, Trung Lễ, Phúc An. - Tổng Trà Lũ 12 xã : xã Trà Lũ Trung, xã Trà Lũ Đông, xã Trà Lũ Đoài, xã Trà Lũ Bắc, Trà Khê, Nam Điền, Thanh Trà, Lạc Thiện, Thiên Thiện, Vạn Lộc, Thọ Vực, Nhị Trùng. Huyện Mỹ Lộc 10 tổng, 83 xa trang : - Tổng Đông Mặc 8 xã : Tức Mặc, Đông Mặc, Phụ Long, Vĩnh Trường, Vị Xuyên, Phù Nghĩa, Phong Lộc, Lương Xá. - Tổng Mỹ Trọng 8 xã : Mỹ Trọng, Trọng Đức, An Trạch, Vụ Bản, Gia Hoà, Năng Tĩnh, Vị Dương, Tiểu Tức. - Tổng Như Thức 9 xã : Như Thức, Phạm Thức, Lang Xá, Quang Xán, Nghĩa Lễ, Phú ốc, Mỹ Lộc, Bảo Long, Phủ Điền. - Tổng Ngũ Trang 4 xã : Thượng Trang, Trung Trang, Duyên Hưng, Hàn Miếu. - Tổng Cao Đài 16 xã : Cao Đài, Động Phấn, An Cổ, Đa Mễ, Lương Xá, Đặng Xá, Lê Xá, Vạn Đồn, Khả Lực, Trung Quyên, Tiểu Liêm, Dị Sử, Liêm thôn, Liêm trại, Cư Nhân, Mai Xá. - Tổng Đệ Nhất 12 xã : Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Phương Bông, Lựu Phố, Liêũ Nha, Thanh Khê, Đông Quang, Tân Đệ, Hậu Bồi, Văn Hưng. - Tổng Hữu Bị 5 xã : Hữu Bị, Hà Lộc, Vạn Khoảnh, Mai Xá, Đàm Thanh. 11
  12. - Tổng Đồng Phù 7 xã : Đồng Phù, Vô Hoạn, Vạn Diệp, Địch Lễ, Thượng Hữu, Đồng Vân, Vấn Khẩu. - Tổng Bách Tính 7 xã : Ngô Xá, Lã Điền, Vị Khê, An Thuần, Phú Hào, Bách Lộc, Trừng Uyên. - Tổng Giang Tả 7 xã : Giang Tả, Vân Đồn, Bái Trạch, An Lá, Đại An, Báo Đáp, An Chuỳ. Huyện Trực Ninh 7 tổng, 57 xã, thôn, lí, ấp, phường, trang, trại. - Tổng Duyên Hưng 10 xã, ấp, trang : trang Duyên Hưng đông, trang Duyên Hưng nam, trang Duyên Hưng Bằng, Duyên Bình, Duyên Lãng, Sa Dê, Quỹ Đê, ấp Đại Đê, Liễu Đê, Dương Mỹ. - Tổng Ngọc Giả hạ 8 xã phường : Cát Thượng, Cát Hạ, Cát Trung, Trung Hoà, Xối Tây, Tuân Chử, phường Thuỷ cơ Trung Hoà, Hùng Mỹ. (?) - Tổng Ngọc Giả thượng 7 xã : Ngọc Giả, Ngọc Giả đông, Cống Khê, Hương Cát, Nội Đông, Cát Chử nội, thôn Hạ Đồng sở Đông Cách. - Tổng Ninh Cường 4 xã : Ninh Cường, trại Lác Môn, phường Thuỷ cơ Lác Môn, làng Tân Lác. - Tổng Phương Để 8 xã trại : Phương Để, Phương Khê, Lộng Khê, An Lãng, An Trung, Dịch Diệp, Lộ Xuyên, trại Đồng Nê. - Tổng Văn Lãng 9 xã : Văn Lãng, Hàn Xuyên, An Quần, Lương Hàn, Quần Lương, Phú An, Nam Lạng, Quần Lạc, Phượng Tường. - Tổng Thần Lộ 11 xã thôn : Thần Lộ, Hải Lộ, Cổ Lễ, Lịch Đông, Trung Lao, Xối Đông, Tuần Lục, Trừng Hải, thôn Hạ Sở Vọng Doanh, Mạt Lăng, thôn Miễu Mạt Lăng. Huyện Hải Hậu 6 tổng 50 xã thôn lý ấp trại giáp : - Tổng Quần Phương 7 xã giáp : Quần Phương thượng, Quần Phương trung, Quần Phương hạ, Quần Phương đông, giáp giáo tả hữu Quần Phương thượng, Phương Đê, giáp 7 Phương Đê. - Tổng Kiên Trung 10 xã : Kiên Trung, Hà Lạn, Hà Nam, Hà Quang, Lạc Nam, Thanh Quang, Trà Hải trung, Trà Hải hạ, Hội Nam, ấp Phú Hải. - Tổng Ninh Mỹ 10 xã thôn ấp lý trại : Ninh Mỹ, trại Ninh Cường, làng Quỳnh Phương, làng Lục Phương, làng Phú Văn, thôn Phú Văn Nam, ấp Phú Lễ, trại Quần Phương trung, trại Quần Phương thượng, trại Quần Phương hạ. - Tổng Ninh Nhất 10 làng ấp : An Nhân, An Trạch, An Nghiệp, An Đạo, An Nghĩa, An Phú, An Phong, An Lễ, An Lạc, ấp Phú Hải. - Tổng Quế Hải 7 xã ấp : Quế Phương, Trung Phương, Liên Phú, Thanh Trà, Trùng Quang, ấp Hải Nhuận, ấp Doanh Châu. - Tổng Tân Khai 5 xã ấp : Văn Lý, Hoà Định, Xương Điền, Tang Điền, Kiên Trinh. ĐIỀN THỔ 12
  13. Tỉnh Nam Định vốn có 5 phủ và 19 huyện, số điền thổ đã nêu rõ ở Gia Long địa bạ. Hiện nay có 2 phủ 9 huyện trừ đất thành phố ra xin nêu dưới đây : + Phủ Nghĩa Hưng : - Huyện Đại An : 55.623 mẫu, điền 44.757 mẫu, thổ 10.865 mẫu (địa vực không nhất định). - Huyện Vụ Bản : 42.670 mẫu, điền 37.453 mẫu, thổ 3.305 mẫu (đất nhiều khi bị hao hụt). - Huyện Nam Trực : 34.254 mẫu, điền 30.949 mẫu, thổ 3.305 mẫu (vùng ven sông Đáy đất hay hao hụt). - Huyện Ý Yên : 23.726 mẫu, điền 21.482 mẫu, thổ 2.244 mẫu (vùng ven sông Đáy đất hay hao hụt). - Huyện Phong Doanh : 21.010 mẫu, điền 19.393 mẫu, thổ 1.617 mẫu. + Phủ Xuân Trường : - Huyện Giao Thuỷ : 60.688 mẫu 6 sào, điền 47.676 mẫu 3 sào, thổ 13.006 mẫu 3 sào. - Huyện Mỹ Lộc : 30.969 mẫu, điền 26.650 mẫu, thổ 4.319 mẫu (thường bị lở mất). - Huyện Trực Ninh : 39.170 mẫu, điền 33.156 mẫu, thổ 6.014 mẫu (thường không ổn định do quai đê). - Huyện Hải Hậu : 81.226 mẫu, điền 33.422 mẫu, thổ 47.804 mẫu (địa vực không nhất định). SÔNG NÚI Núi sông toàn tỉnh, thổ sản nhiều khi cũng có, về sự khai thác còn chưa chú trọng, khiến để lãng phí thật không kể xiết, Gia Long nhất thống địa dư chí đã từng đề cập, ở đây có chép theo sách trên : - Núi Gôi ở phía Tây Nam tỉnh hạt, nằm trên địa phận hai xã Văn Côi, Côi Sơn của huyện Vụ Bản. Núi không cao lắm. Phía Đông có một cái giếng bốn mùa nước ngọt mát, phía Tây Nam có chùa Tiên Sơn. Chùa này có từ thời Đinh Lê lập quốc, qua các đời đều do sư ở chùa Phúc Lâm xã Đồi Trung huyện Đại An cai quản. Do vậy người xưa có câu : “Lắm Bụt chùa Gôi, lắm xôi chùa Đồi” là do sự liên quan ấy. - Núi Hổ thuộc xã Hổ Sơn huyện Vụ Bản. Tương truyền xưa có con hổ từ mạn Thăng Long về đến đây rồi nằm phục xuống, sau mọc lên ngọn núi này. Vua Hùng Vương đi tuần thú, hổ lại hiện ra, vua đặt cho tên làng là làng Hổ Phục. Trên núi có đền, ban đầu thờ vua Hùng và thần núi, sau thờ Chiêm Thành vương phi là công chúa Huyền Trân, vì công chúa đã từng ở đền này thờ Phật ở bên hữu đền. Do thế thường gọi là chùa núi Hổ. - Núi Lê Xá thuộc xã Lê Xá huyện Vụ Bản, (trên núi có chùa) có tên là Bảo Đài cổ tự, xưa gọi là núi Bảo Đài thuộc trang Thường Sơn, đến thời Lê Trung Hưng có gia đình họ Lê ở đất Đông Sơn (Thanh Hoá) di cư tới lập ấp nên gọi là ấp Lê Xá, nay là tên xã. 13
  14. - Núi An Thái thuộc xã Tiên Hương huyện Vụ Bản. Núi trước có tên là núi Phù Dung thuộc trang Tiểu Già, thời Lê sơ có tên là trang Trần Xá. - Núi Kim Bảng thuộc xã Xuân Bảng huyện Vụ Bản, thời Trần gọi là núi Hậu Phác thuộc ấp Dã Quỳ. Khi bố mẹ ông Lương Thế vinh đến núi này cầu đẻ được con trai thi đỗ, ông Lương mới đổi thành núi Kim Bảng. Qua các đời có nhiều quan lại du ngoạn góp công góp của dựng chùa đền tạo cảnh. - Núi Trang Nghiêm thuộc xã Trang Nghiêm huyện Vụ Bản, vốn có tên là núi Khất Cái (ăn mày) do người ở Can Lộc (Hà Tĩnh) tên là Nguyễn Chí Hiền cùng hỵọ hàng ăn xin ra đây ngụ lại khẩn đất. Ông Nguyễn mở trường dạy học tự xưng là Trang Nghiêm đại sỹ, dựng nhà ở phía Đông núi, sau thành làng gọi là làng Trang Nghiêm từ đó. Bấy giờ vào đời Ngô thì phá tán. - Núi Bảo Đài thuộc Phương Nhi, Ngô Xá, Thanh Nê của huyện ý Yên và giáp Ba của huyện Phong Doanh, trên có suối nước chảy róc rách, dưới có đầm nước, vào thời Lê Trịnh Tĩnh Vương thường lên viếng núi này có thơ đề tại đền trên núi. - Núi An Hoà tục gọi là núi Già, thuộc xã An Hoà, huyện ý Yên. Truyền rằng thời cổ chẳng có tên gì. Một lần có ông già đi đường nằm chết ở chân núi, mối đùn thành mộ. Thời Trịnh Tùng đánh Mạc qua đây có cho xây một ngôi miếu để thờ, dân gọi là miếu Già và thành tên núi. Chúa viết thơ đề có câu : Hữu phúc đắc nhân lai bái đảo Vô lương thuỳ tạo miếu hương cầu ( Có phúc người đem hương khấn vái Không lành ai dựng miếu tôn thờ ) - Núi Mai thuộc hai xã Mai Sơn và Mai Độ của huyện Ý Yên. Núi cao hơn 17 trượng, rộng 24 trượng dài 176 trượng, có tên là núi Hoàng Mai. Thời Lý ông Công Uốn tới núi này nên có tên là núi Vua. Dưới chân núi có 2 cái lăng thờ vọng 2 vị thứ phi họ Lê đời vua Trần Thánh Tông, nằm ở tả ngạn sông Thiên Phái. - Núi Mặc Tử nằm trên địa phận xã Mặc Tử, huyện ý Yên. Tương truyền xưa có ông học trò thời Trần tên là Nguyễn Duy Hiếu đỗ đại khoa về làng. Dân làng Mao Sơn chê nghèo hèn không rước, ông liền bực đốt nhà quẳng nghiên bút vào đó, rồi về quê mẹ ở Tiên Du. Từ sau nước mực chảy ra đen ngòm cả một cánh ruộng nên mới đặt tên núi là núi Nghiên Mực, chữ Hán là Mặc Tử, rồi tên xã còn có tên là Mặc Tử từ đó. - Núi Bô ở địa phận xã Phú Khê, huyện Ý Yên. Thời xưa gọi là núi Tiều Phu. Trên núi có rất nhiều cây dẻ và khỉ, vượn. Nhiều nhà ở vùng này làm ăn rất khá giả, do vậy mới có tên làng là Phú ốc, thời Lê mạt đổi là Phú Khê. Chuyện kể rằng vào cuối thời Trần, dân vùng Kiêu Kị bị quan lại thu thuế quá nặng, dẫu bán cả nhà cửa đi cũng không đủ nộp. Có 4 họ Hoàng, Lê, Ngô, Nguyễn hơn 10 gia đình tìm đi nơi khác. Một hôm đến ngọn núi nhỏ cây cối xanh tốt, chung quanh không có người ở, bèn trú lại đốn củi đem ra chợ đổi gạo, chặt tre vầu dựng nhà ở nên mới có tên núi Bô từ đó. Bô có nghĩa là lánh nạn trốn thuế. - Cồn Quất Lâm : cồn đất ngoài bờ biển tổng Hoành Nha, đất nhô cao thành cồn, mấy ngọn nối tiếp với nhau ước hơn trăm mẫu. Người dân đua nhau ra ở vì ban 14
  15. đầu không phải nộp thuế, sau trồng hoa quả rất tốt như chanh, quít thì rất sai quả nên mới gọi là cồn Quất Lâm. Xung quanh cồn nước triều bao bọc lên xuống. Tuy vậy chống cự với thiên tai cũng rất khốn khó. Nay là 4 xã Quất Lâm, Đan Phượng, Liên Trì, Văn Trì cư trú. - Núi đất Đào Khê : Vùng này có 3 đồi đất lẫn cả đá, nam bắc ước 3 dặm, đông tây ước hơn 2 dặm, thường gọi là 3 đồi thuộc xã Dương Hồi, An Trung, An Hạ, Tam đăng của huyện Đại An. Vào thời vua Triệu, dân ở vùng Bắc Ninh bị quân Hán quấy phá bèn di cư về đây lập ấp có tên là ấp Đào Khê. Toán dân này do ông Văn Giang khởi xướng. Đến thời Lê sơ bị dịch lệ, dân di cư xuống phía nam nay là 2 xã Đào Khê và Trường Khê của tổng An Trung Hạ. Qua mấy chục năm đến quãng niên hiệu Quang Thuận năm Nhâm Ngọ (1462) mấy họ năm xưa mới trở về viếng phần mộ tổ tiên, dựng nhà ở, bèn đặt một xã Đồi Khê. Đến niên hiệu Chính Trị thì chia ra 3 ấp là Đồi Trung, Đồi Thượng, Đồi Hạ. Đất đồi bị san thấp hẳn thành khu dân cư, nơi quan Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị là người xã Đồi Thượng ấy. Đến thời Lê mạt thì Đồi Thượng chia thành 2 là Đồi Thượng và Đồi Tam. Thời Nguyễn ông Phạm Văn Nghị đổi Đồi Tam ra Tam Đăng. - Sông Hồng : Một đoạn giáp đất tỉnh ta, bắt đầu từ phía đông bắc thuộc huyện Mỹ Lộc đất xã Hữu Bị (Tảo Môn) ngã ba sông Hoàng đến Phụ Long giáp địa phận Ngô Xá, qua cửa sông Vị Hoàng xuống Phú Hào, Tương Nam, Cổ Lễ đến Trực Ninh bắc giới địa phận xã An Lãng, giáp Xuân Trường bắc giới địa phận xã Hành Thiện, ngã ba Mom Rô, qua cửa sông Lác, men đất Sa Cao, Hạ Miêu, Phú Ân đến giáp giới An Đạo, Hoàng Đông, qua cửa sông Ngô Đồng chảy xuống Thanh Hương, An Tứ ra cửa Ba Lạt. Sông chỗ Hữu Bị gọi là Tuần Vường, tục ngữ có câu “ Mười hai cửa bể, phải nể Tuần Vường”. Chỗ này nước chảy vòng vo tạo sóng, thuyền bè qua lại bị đắn rất nhiều. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) được liệt vào hạng thuỷ thần có lệ quốc tế vào ngày 12 tháng 7. Xưa kia dưới thời Minh vào năm Hồng Vũ nhà Minh sai Trần Đạo Bản vẽ hình thế mang về, Trần cho là nơi có khí thiêng cần phải xem xét. Tại nơi này còn có đền thờ Thuỷ Tiên phu nhân. Sở dĩ gọi đó là cửa Ba Lạt là vì nơi này dân địa phương hay trông thấy xác người chết trôi bó chiếu, đây là sự việc của kẻ bất lương nên cũng nói lên để người đời có điều cảnh giới. - Sông Vị Hoàng : là nhánh của sông Hồng từ địa phận Phụ Long, Ngô Xá chảy xuống ôm phía trước tỉnh thành, theo hướng tây nam đi tắt vào Vạn Diệp của huyện Thượng Nguyên, Cố bản của huyện Vụ Bản, Đồng Côi của huyện Nam Trực, Cốc Thành của huyện Đại An đến Độc Bộ chảy vào hạ lưu sông Hát cùng chảy ra cửa Liêu (nay gọi là cửa Đài ấp mới mở). - Sông Lác là phân lưu của sông Hồng, từ ngã ba Mom Rô vào giang phận sông Phương Để, qua chỗ toà Đại Lý, Lạc Quần, đi ngang vào hạt huyện Trực Ninh (tức sông Ninh Cường) các tổng Ngọc Giả thượng hạ, Duyên Hưng, Ninh Cường đến làng Tân Lác, sang địa phận Ninh Mỹ, Phú Lễ ra cửa Lác Môn. - Sông Ngô Đồng là nhánh của sông Hồng phía hạ lưu chia ra, từ chỗ An Đạo, Hoành Đông, chảy qua Hoành Nha, Nam Điền đến Thức Hoá, Du Hiếu sang Hà Lạn, Hải Hậu, qua ấp Phú Hải đổ ra cửa Lạn Hải. Tương truyền vào thời Lê chỗ bờ sông 15
  16. đất Hoành Đông có cây ngô đồng cao ước 3 trượng, cành vươn dài 5 thước um tùm, chim chóc bay về tụ hội rất nhiều. - Sông Hát ở phía tây bắc tỉnh, từ địa giới Ý Yên, ban đầu ở xã Kinh Thanh nối vào đoạn xã Đoan Vỹ của huyện Thanh Liêm, qua Thanh Quyết hợp vào cửa sông chỗ Gián Khẩu, đến địa phận xã Hoàng Đan vào xã Phú Khê huyện Phong Doanh ra phía đông địa đầu Phong Doanh, đến Đồng Cách giáp Vĩnh Trị huyện Đại An hợp với hạ lưu sông Ba Sát chảy ra Độc Bộ cùng với sông Vị Hoàng chỗ gần đền thờ vua Triệu chảy ra cửa Liêu chỗ ấp Đài Môn. Đoạn sông này tại chỗ xã Ngọc Chấn nơi trông sang núi Non Nước có đền thờ tướng Đặng Dung lúc đương thời có dựng thuỷ trại án ngữ quân Minh. Thần thác danh là Tam Đầu Cửu Vĩ Bát Hải Long Vương, từng bẻ gẫy tội bất kính của Điền Quận công và làm chìm thuyền lương của vua Tự Đức. - Sông Hoàng tức hạ lưu sông Châu. Sông hút nước sông Hồng, từ Hữu Bị qua Bảo Lộc đến Quang Xán ra Bảo Long đến phủ lị Lý Nhân. - Sông Vĩnh bắt đầu từ phía đông bắc huyện Mỹ Lộc hút nước nhánh sông Vị Hoàng, từ cống Đệ Tứ tổng Đệ Nhất chảy qua cầu xã Văn Hưng, vòng phía sau xã Tức Mặc, nghiêng về phía Vĩnh Trường, chảy về phía bắc xã Đông Quang, qua Như Thức chảy vào Phú ốc, đến xã Mai Xá tổng Cao Đài chảy vào Vụ Bản (các xã Yên Duyên tổng An Cự, sang Lương Mỹ ra Bất Di tổng Bảo Ngũ, Trung Phu tổng Trình Xuyên thượng, xã Tổ Cầu tổng Hào Kiệt, An Nhân tổng Trình Xuyên hạ, Đại Lải tổng Hổ Sơn), đến Trạng Vĩnh đất Đại An chảy vào hạ lưu sông Vị Hoàng (tục gọi là sông Chanh, nơi đây là đất trồng chanh phát đạt khi huyện lị Đại An cắm ở, sau khi huyện đi rồi vẫn còn có tên phường Bất Chanh có đò có chợ). - Sông Ninh ban đầu ở Vụ Bản thuộc địa phận xã La Xá, nơi có đền thờ họ Trần Quốc Tảng (hậu duệ là Bắc Ninh Đốc học Trần Xuân Thiều). Sông này là nhánh của sông Hoàng, từ hai xã An Nhân, An Ninh huyện Bình Lục chảy vào La Xá ra Nhân Nhuế, trang Đồng Văn, sang tổng Phú Lão (Hướng Nghĩa, Phú Lão, Kênh Đào, Việt An) giáp giang phận xã Đô Mỹ huyện Bình Lục chia nhánh gọi là ngã Ba Sát. Một nhánh từ xã Bình Điền huyện ý Yên chảy phía Tây sông Thiên Phái. Một nhánh chảy phía nam từ Việt An, Đống Lương, Phong Cốc qua Trừng Uyên, Trang Nghiêm hạ của tổng Đồng Đội, Phú Thứ, Lê Xá của tổng Vân Côi, giáp Quảng Cư huyện Đại An men địa giới Trịnh Xá huyện Phong Doanh, đi về phía nam đến Đô Quan chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy ra phía tây đến Thử Mễ tức sông Cầm, có cống sông đổ vào sông Hát. Tương truyền vào thời Trần, quan Thân vệ tướng quân Trần Nhân Trứ có dựng lầu gảy đàn đánh cờ ở bên sông, nay có tên sông Cầm, quán kỳ và đền thờ ông ở xã Đô Quan (tên cũ là phường Quán Đổ). Một nhánh chảy thẳng đến Vĩnh Trị huyện Đại An giáp Đồng Cách (thời Lê sơ về trước gọi là trang Đào Lạng, sau chuyển về phía nam huyện do dân Đào Lạng thiên di, còn Đào Lạng cũ thì đổi ra Đồng Cách) huyện Phong Doanh đổ ra hạ lưu sông Hát. - Sông Thiên Phái là một con sông nhỏ, một nhánh thuộc đất ý Yên, từ xã Đồng Duyên huyện Thanh Liêm chảy lại, vào đất Văn Xá qua Mặc Tử, Tiêu bảng, An Nhân đến Mai Độ thì chia ra hai chi. Một chi chảy về phía đông qua Nguyệt 16
  17. Lãng, Bình Điền ra sông Ba Sát. Một chi chảy về phía tây nam qua Lạc Chính, Phù Cầu từ cống xã Trầm Phương chảy vào sông Hát. Tại phía nam sông Phù Cầu, năm Duy Tân thứ 4 (1910) có khai một đoạn từ Dũng Quyết qua Lỗ Xá đến cống Hoàng Đan đổ ra sông Hát. - Sông Tam Toà là con sông nhỏ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng, tại địa phận xa Thụ ích (trước gọi là xã Thụ Triền) lấy nước hạ lưu sông Vị Hoàng, từ đó qua Liêu Hải, qua Nhân Hậu, An Thịnh thông với sông Liễu Đề ở Trực Ninh (tức hạ lưu sông Đào). Sông do Trần Xuân Vinh, người xã Năng Lự đốc đào niên hiệu Cảnh Thống (1498 – 1504). Khi ông mất, dân Thụ Triền lập đền thờ. Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786) Tiến sĩ Lộng Điền Vũ Huy Trác bèn khơi rộng thêm ra. - Sông Tân Khai là sông nhỏ thuộc phía đông bắc huyện Nam Trực, từ xã Lạc Đạo, men theo đường điện báo qua Đỗ Xá, Cao Lộng đến Bách Tính, Quy Phú chia ra một chi chảy về phía tây gọi là sông Ngọc Hồ vòng về phía nam lị sở huyện Nam Trực, rồi theo hướng tây đến Đô Quan (trước gọi là trang Tiểu Trúc, sau Trần ích Tắc thua cờ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan mới gán đất trang này cho ông, dân Đô Quan có hơn 20 nhà xuống cày cấy ở đó bèn đổi ra trang Đô Quan tự thời Trần. Nơi đây vốn là một phần ấp của Trần ích Tắc) chia ra sông Cừu đến xã Cổ Chử. Một nhánh đến xã Cổ Nông, nhánh thứ hai đến đất Bái Dương, nhánh thứ ba rẽ vào Hiệp Luật đến Thi Nam đổ vào hạ lưu sông Vị Hoàng. Còn men theo đê điện báo Quy Phú, nhánh chính sông Tân Khai chảy về Tương Nam, Cổ Lễ gọi là sông Đào, thượng lưu từ đất thượng, trung, hạ Lao chảy chéo đến đất Du Tư, chảy ngang đến thôn Ngọc Tỉnh hạ, qua Phù Ngọc sang Nam Hưng hạ hợp với sông Cừu tức là sông Dõng, từ Quỹ Đê đến Thạch Cầu nhận nhánh sông hai, chảy sang Lạc Chính nhận nhánh sông ba, chảy đến Hà Liễu thông với sông Tam Toà ở địa phận huyện Đại An. - Sông Bùi Chu là sông nhỏ ở phía tây nam thành phủ Xuân Trường từ cửa cống Bùi Chu (thuộc hạ lưu sông Lác, theo đất Thượng Phúc vào địa đầu Hành Thiện chia làm hai nhánh, một nhánh từ chợ Hành Thiện vòng phía bắc thành phủ, một nhánh từ Hành Thiện sang An Hành lại chia ra hai chi, một chi đổ ra cống An Hành (hạ lưu sông Hồng), một chi đi về phía nam vào Hạ Miêu hợp với sông Cát Xuyên). - Sông Cát Xuyên ở phía đông nam thành phủ, từ cống Cát Xuyên (hạ lưu sông Hồng) đất Phong Miêu, Liêu Đông qua hai tổng Cát Xuyên, Trà Lũ đổ ra các cống An Nghiệp, An Phú ra sông Ngô Đồng. - Sông Đào : Một nhánh thuộc phía bắc địa giới huyện Trực Ninh, phía trên tiếp sông Tân Khai ở địa phận xã Tương Nam, qua Thượng Lao xuống Trung Lao. Một nhánh từ Trung Lao qua Văn Lãng đến Cát Chử đổ ra sông Lác thuộc địa giới Quỹ Đê là sông Ngọc, từ Bằng Trang đổ ra sông Lác thuộc địa giới Duyên Lãng là sông Lữ. Từ Duyên Lãng đổ ra sông Lác thuộc địa phận Duyên Bình là sông Chính, từ Duyên Bình qua Quỹ Đê đến Liễu Đề chia ra hai nhánh, nhánh nhỏ đi về phía nam qua Đại Đê rót vào sông Lác, dòng chính từ Liễu Đề đi về phía tây thông với Tam Toà thuộc Đại An. 17
  18. - Phía nam sông Ngô Đồng có 5 sông nhỏ là Cồn Nhất, Cồn Nhị, Cồn Tam, Cồn Tứ, Cồn Ngũ đều thuộc đất Giao Thuỷ, hút nước hạ lưu sông Hồng chia đổ ra Hoành Nha, Hoành Thu, Hà Cát, Lạc Thiện bốn tổng rất có lợi cho việc chuyên chở. - Sông Luộc ở phía nam toà đại lý Lạc Quần ở đất Giao Thuỷ, hút nước hạ lưu sông Lác từ Nghĩa Xá qua Hội Khê ngoại ra Kiên Trung, giáp Hưng Lễ, Trà Hải thông với sông Hải Hậu. Sông Luộc ở chỗ toà thương chính Lạc Quần hút nước hạ lưu sông Lác qua Nghiã Xá, Hội Khê, Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Thanh Quang, Hà Lạn, thôn Phúc Thụy, Hà Quang chia ra một chi ngang với dòng trên thông ra ấp Hải Nhuận. - Bờ đông sông Lác thuộc xã Cát Chử huyện Trực Ninh chia ra 5 con sông đều từ Cát Chử thông ra Quần Phương huyện Hải Hậu là sông Trệ, sông Cấm, sông Bi, sông Sách Bảy, sông Gốc. - Phía đông bắc huyện Trực Ninh, tại xã Cổ Lễ có con cừ chảy qua Xối Đông, Lịch Đông đến Lạc Quần chia ra hai dòng, một dòng đến Phú An, một dòng đến Cát Chử đều rót vào sông Lác. Lại một con cừ từ chợ Lịch Đông qua Thần Lộ, Trừng Hải, Tuân Lục đến sông Lộ (sông Cò) đổ ra sông Lác. - Sông Múc : Một dòng ở địa phận tây bắc huyện Hải Hậu, là nhánh của sông Lác, từ chỗ giáp địa phận Trực Ninh, Hùng Mỹ, Trung Hoà qua xứ Cầu Đông Quần Phương trung, chia một nhánh qua xã ấy đến cầu Ngói chợ Lương Quần Phương Thượng ra cửa sông Quán Phương Đê chỗ xứ cầu chợ, một nhánh chảy xuống Quần Liêu cũng ra Phương Đê chỗ cửa Trệ Giang. Còn ở chỗ cầu Đông dòng chính chảy qua huyện lị từ Quần Phương Hạ đến cống Trùng Phương thuộc tổng Quế Hải, chảy về phía đông có một nhánh qua Thanh Trà, Trùng Quang, Liên Phú, Doanh Châu là sông Hải Hậu nơi ấp Hải Nhuận giáp cửa Hà Lạn. Lại một nhánh từ sông Hải Hậu chảy xuống hợp với sông Cát đổ ra cửa bể Văn Lý chỗ chợ Cồn, Lục Phương giáp giới. Phía Tây chia một nhánh là sông Tân Khai, qua Trung Trại, Thượng Trại, Phú Văn, Ninh Cường trại, đến bến Ninh Mỹ hợp vào cửa sông Lác. HƯƠNG LỘ, QUAN LỘ Thời Trần có đường thiên lý, nay gọi là đường quan báo, thời Gia Long bèn sai quan đo đắp các tỉnh lộ, đến đâu, dài ngắn, về hướng nào đều ghi chép cả. Hương lộ thì có rất nhiều để nối với tỉnh lộ, làng xóm thông ra không thể có khả năng ghi chép được. QUAN LỘ - Chính đông tỉnh thành có một đường, từ phố Nam An qua huyện lị Mỹ Lộc, từ tỉnh đến huyện dài 1.400 thước tây. Ra Phụ Long vượt một cây cầu đến đò Tân Đệ trên sông Hồng từ Thư Trì, Bổng Điền đến tỉnh lị Thái Bình. 18
  19. - Chính tây có một đường, từ Năng Tĩnh đến Mỹ Trọng, Yên Duyên qua Đậi Đê, An Cự, Bất Di, Bảo Ngũ đến lị sở huyện Vụ Bản. Từ tỉnh đến huyện dài 10.900 thước tây. Lại từ huyện lị ấy đến Trang Nghiêm qua Vũ Xuyên, Phong Doanh đến đất ý Yên Phùng Xá, Quy Cầu, An Cừ, Yên Tố, tiếp An Hoà qua Thiêm Lộc, Lạc Chính đến huyện lị Ý Yên, từ tỉnh đến huyện dài 26.700 thước tây. Còn tiếp từ Quy Cầu qua Vạn Điểm Phố Cháy vào Phong Doanh bến sông Phú Khê. - Chính nam có một đường, từ phố Nam Long bến Đò Quan qua sông Vị Hoàng, đường Cơ xá điện báo đi Đồng Phù, Đồng Lư đến cầu sắt địa đầu Thứ Nhất, rẽ về hướng tây đất Bách Tính chùa Ngọc Tỉnh đến lị sở huyện Nam Trực, từ tỉnh đến huyện dài 14.800 thước tây. ở cầu sắt đường quan Thứ Nhất đi về phía nam men đê Tương Nam đến đường Cổ Lễ, theo phía đông đường đê về An Lãng, rồi Dịch Diệp đến Phương Để, vượt đò Cựa Gà sông Lác là xã Ngọc Cục vào lị sở phủ Xuân Trường, từ tỉnh đến phủ 23.700 thước tây. Lại từ đường quan Cổ Lễ đi Mạt Lăng, Lịch Đông ra Quần Lạc, từ cầu cao Cát Chử nội đến lị sở huyện Trực Ninh, từ tỉnh đến huyện 25.100 thước tây. Từ đường quan báo chỗ Lịch Đông ra Ngặt Kéo đến toà đại lý Quần Lạc. Lại từ đường điện báo Quần Lạc qua cầu Nghĩa Xá sông Luộc, đi về phía nam đến Xuân Dục Kiên Trung chỗ chợ Cầu Đôi thì rẽ, một lối về phía nam qua xứ Đông Biên (Quần Phương Hạ) đến huyện lị Hải Hậu, từ tỉnh đến huyện dài tới 37.400 thước tây, một lối về phía đông nam men theo đường điện báo Lạc Nam ra đồn Thương Chính chợ Cồn (Quần Phương Hạ) qua Hoà Định, sở điện báo Văn Lý, từ cầu Nghĩa Xá đi Hội Khê ngoại qua hai xã Kiên Trung và Hội Nam của huyện Hải Hậu, đi Thức Hoá, Du Hiếu các cầu đến nhà tắm Quất Lâm. - Chính bắc có một đường, từ An Trạch qua Đặng Xá đến Cầu Họ, Đồng Văn rồi từ Bình Lục đi tỉnh lị Hà Nam. - Một đường theo hướng đông bắc từ Thượng Lỗi qua cầu Vĩnh Trường, qua cầu Vĩnh Tế xã Văn Hưng đến Hữu Bị vượt Hoàng giang lên Nam Xang đi vào hạt Hưng Yên. - Một đường đi theo hướng tây nam từ Năng Tĩnh (Dương Xá) đi Gia Hoà qua Trình Xuyên đến Vân Côi thì rẽ về phía đông từ Dư Duệ đi Tử Vinh, Trực Mỹ (Chân Mỹ), Phạm Xá (Hoàng Xá) đến lị sở phủ Nghĩa Hưng, dài 20.300 thước tây. Từ ga xe lửa Vân Côi đi thẳng đến ga xe lửa Cát Thượng (Cát Đằng, Thượng Đồng) đi về phía đông từ Thượng Đồng đến huyện lị Phong Doanh dài 23.400 thước tây. Từ ga Cát Thượng đi Cầu Cổ qua cầu sắt núi Sơn Thuỷ tới tỉnh lị Ninh Bình. - Một đường xe lửa ở Bắc Kỳ từ Thăng Long đi Nghệ An, thuộc địa phận Nam Định có 6 ga. Từ tỉnh đi về phía tây bắc có các ga Đặng Xá, Đồng Văn đến Bình Lục, đi về phía tây nam có các ga Trình Xuyên, Cát Thượng đến sông Hát chỗ Cầu Cổ tiếp với hạt Ninh Bình, đường sắt và đường quan song song với nhau. ĐƯỜNG BỘ 19
  20. - Chếch về phía nam tỉnh thành có một đường, từ phố Định Tân đò bái vượt sông Vị Hoàng địa phận xã Phong Lộc tới Gia Hoà, Kinh Lũng, Giao Cù qua bến Hà Liễu sang hạt Trực Ninh đến đường Liêu Hải, Đại An chỗ đồn Tam Toà. - Phía tây phủ thành Nghĩa Hưng có một đường, từ cổng phủ đi về phía tây đến Phạm Xá, Trực Mỹ, Tử Vinh đến Dư Duệ (Vụ Bản), đến ga Vân Côi theo đường sắt về tỉnh lị. Lại một đường từ Phạm Xá qua Thanh Khê, Vỉ Nhuế đến đê Vĩnh Trị vào đất Phong Doanh. Phí đông thành có một đường từ bến Đông Cao tới Đắc Thắng, Đào Khê đến đồn Tam Toà, sang Liễu Đê (Trực Ninh) vượt bến Ninh Cường qua Cát Hạ, sang đất Quần Phương thượng tới lị sở Hải Hậu. - Phía đông bắc thành huyện Vụ Bản có một đường từ thôn Hàn Thông (giáp Bình Lục) thuộc tổng La Xá, men theo đất thôn Khánh, trang Đồng Văn qua Hiển Khánh, Lại Xá, qua Đại Lão, Liên Xương, Hạnh Lâm (tổng An Lão), Bối Xuyên, Đồng Đội, Tiên Hương, Xuân Bảng (tổng Đồng Đội), Mỹ Côi, Văn Côi, Ngô Xá (tổng Vân Côi), đến xã Phú Thứ (giáp đất Quảng Cư) thông với đất Nghĩa Hưng. Lại một đường từ tổng La Xá (giáp thôn Nguyễn huyện Mỹ Lộc) đến Khả Lực, Lê xá, Tiểu Liêm (huyện Mỹ Lộc), sang Lập Vũ, Lập Thành, An Thứ, Thái La, Đại Lải đến Tiên Hào (giáp Trạng Vĩnh huyện Đại An). - Phía đông bắc thành huyện Nam Trực có một đường từ cổng huyện đi về phía đông qua Bách Tính đến cầu sắt Thứ Nhất, men theo đường điện báo về tỉnh lị. Lại có đường từ Bách Tính ở phía sau thành huyện đi về phía tây qua Cổ Tung, Trực Chính đến đê Kinh Lũng. Lại có đường ở phía tây nam thành huyện theo đường Bách Tính đi về phía nam đến giáp giới Ngọc Tỉnh, Duyên Hưng chia hai đường : Một đường đi về phía tây qua Bằng Hưng, Đồng Quỹ, đến Vân Cù vào địa phận xã Lộng Điền (Đại An) ; Một đường đi về phía Nam qua cầu Phác (giáp sở Hạ Đồng của Trực Ninh) thôn Hạ xã Ngọc Tỉnh sang Ngọc Giả đến huyện lị Trực Ninh. Một đường ở phía đông nam huyện thành ý Yên, từ cầu cổng huyện đi về phía nam đến Lạc Chính, Thiêm Lộc, An Hoà, An Liêm, Xuất Cốc, qua phố Cháy đến cống Vạn Điểm ra ga Cát Thượng. Một đường từ đất An Hoà sang An Tố, An Cừ, đến Phùng Xá đường quan báo Quy Kiều, qua huyện lị Vụ Bản về tỉnh lị. Một đường từ cổng huyện đi về phía tây, qua Mỹ Lộc, Lữ Đô đến đồn Trầm Phương. Một đường từ huyện lị Phong Doanh, tại cổng huyện theo hướng tây bắc qua Thượng Đồng ở địa phận thôn Trung đến ga Cát Thượng, men theo đường điện báo hướng phía bắc về tỉnh. Một đường từ trước cổng huyện đi theo hướng đông rẽ về nam, từ Thử Mễ qua Uý Uy, Hoà Cụ đến Quảng Nạp thông sang đất Đại An. Một đường ở phía tây nam thành phủ Xuân Trường, từ phủ lị trên cống Thượng Phúc rẽ về phía tây đến Lục Thuỷ, đê Bùi Chu, đi Bắc Câu, Trà Hải lên đê công đi Lạc Quần qua cầu sắt Nghĩa Xá chia hai đường : Một đường rẽ về hướng đông qua Hội Khê Ngoại, Thức Hoá, Du Hiếu 2 cầu đến Quất Lâm ; Một đường men sông Lác đê phía bắc đến Trực Ninh, Hải Hậu. Một đường ở phía đông bắc huyện Trực Ninh, từ nơi cổng huyện theo hướng đông cầu Cao qua Quần Lạc đến Lịch Đông chỗ Ngặt Kéo tiếp với đường điện báo, đi về phía bắc qua Cổ Lễ, Trung Đông về tỉnh lị, đi về phía đông qua sông Lác đến 20
  21. đồn Lạc Quần. Lại một đường từ Lịch Đông, cầu Vô Tình qua Mạt Lăng, Phương Để, bến Cựa Gà đến phủ lị Xuân Trường. Lại một đường nam bắc từ Cát Chử đi về phía bắc qua Ngọc Giả, về phía tây qua Duyên Lãng đến Liễu Đê thông với đồn Tam Toà ở Đại An. Lại một đường từ bến sông Cát Chử qua Trung Hoà đến Quần Phương rồi về huyện lị Hải Hậu. Một đường phía tây huyện Hải Hậu, từ cổng huyện đất Quần Phương Hạ qua Quần Phương Trung đến cầu Ngói Quần Phương Thượng, từ Phương Đê đến bến huyện Trực Ninh. Chính nam có một đường từ đường điện báo đến chợ Cồn men sông Tân Khai qua Quần Phương Thượng trại, Phú Văn, trại Ninh Cường đến bến thôn Ninh Mỹ vượt sông Lác thông sang đất Sỹ Lâm. Phía bắc có một đường ở cổng huyện từ Quần Phương Hạ qua Kiên Trung, qua cầu Nghĩa Xá đến toà đại lý Lạc Quần. Lại một đường từ chợ Cầu Đôi Kiên Trung đến sông xã Hà Lạn, rồi ở Tham Di trại đi Quất Lâm. Phía tây bắc một đường từ bên phải huyện lị đi thuyền đến cửa sông Múc đi ca nô của công ty Bạch Thái Bưởi lên Lạc Quần qua đầu rô đến Tương Nam để về bến Đò Quan nơi tỉnh lị. CẦU - Ở thành phố có một cầu sắt, ở phố Định Tiền. - Ở Đại An có một cầu sắt, tại sông Chanh chỗ Trạng Vĩnh giáp giới với Gia Trạng (trước là Thượng Gia). - Cầu gỗ 5 cái : Giáo Phòng, Quỹ Nhất, Bình Hải, Thượng Thiện, An Hạ (thời Lê Mạt là cầu đá). - Cầu gỗ 8 cái : Đào Khê 1 cái, Đông Ba Hạ 1 cái, Đắc Thắng Hạ 2 cái, Hưng Thịnh 4 cái (thời Lê là cầu đá). - Vụ Bản có 6 cầu sắt : trang Đồng Văn 1, Tổ Cầu 1, Bất Di 1, Bảo Ngũ 1, Đồng Đội 1, Trang Nghiêm 1. Cầu gỗ 4 cái : Hào Kiệt 1, Vĩnh Lại 1, Trình Xuyên 1, Sa Trung 1 (thời Cảnh Hưng là cầu Thượng Gia do Bùi Vũ Tương bắc). Cầu đá 1 cái ở Bách Cốc (thời Cảnh Hưng). - Nam Trực có 2 cầu sắt : Thứ Nhất 1, Vân Chàng 1 (đều ở trên đường lớn xưa là cầu thượng gia). Cầu gỗ 14 cái : Lạc Đạo 2, Đồng Lư 2, Đỗ Xá 1, Cao Lộng 1, Thứ Nhất 1, Bách Tính 1, Thạch Cầu 1, Lạc Chính 1, Hiệp Luật 1, Giao Cù 1, Ngọc Tỉnh 1, thôn Thái Cổ Chử 1 (trước thôn này có cầu thượng gia). Cầu đá 28 cái : Cổng thành huyện tại Thứ Nhất 1, cái nơi Trực Chính giáp Nghĩa Hưng, Giáp Ba 1, Giáp Tư 1, Trực Chính 1, thôn Thái Cổ Chử 1, thôn Thượng Cổ Chử 1, thôn Hạ Giao Cù 1, Cổ Tung 1, Duyên Hưng 1, Lạc Chính 1, Trí An 1, Ngọc Tỉnh 1, Đạo Nghĩa 1, Hưng Nghĩa 1, Hưng Đễ 1, Vân Chàng 1, Nam Trực 2, Xối Tây 2, Gia Hoà 2, Hiệp Luật 2, Cổ Chử 2, Cổ Gia (làng Dừa) 2 (thời Lê cả hai đều là thượng gia). Cầu thượng gia 2 cái : Thượng Nông 1, Cổ Chử 1. 21
  22. - Ý Yên có 7 cầu sắt : Phía trước huyện lị, thôn Phù Kiều 1 (thời Trịnh Tùng là cầu thượng gia), Phùng Xá ở thôn Trung 1, Phùng Xá ở thôn Cầu 1, An Liêm 1, Vạn Điểm (thời Trần gọi là Nhất Điểm có cầu thượng gia thời Lê sơ đổi là Vạn Điểm có cầu gỗ) 1, Hưng Xá 1. - Phong Doanh có 5 cầu sắt : Cát Đằng 1 (xưa gọi là cầu gỗ do Đặng tướng công bắc cuối thời Trần), Cao Bồ 1 (Đoàn Triển cho bắc xưa kia là cầu gỗ), Hưng Thượng 1, Ninh Xá 1 (cầu ông Tào), An Lạc 1. Cầu gỗ có 3 cái : Uý Uy 1 (xưa là cầu đá), Thượng Đồng 1, Cao Bồ 1. Cầu đá 11 cái : Đông Duy 2, Ngô Xá 3 (thời Lê về trước có 1 cầu thượng gia gọi là cầu Miếu, tương truyền thời Lý do Hoàng Công Chiêu bắc, đến thời Nguyễn bị bão đổ, năm Minh Mệnh dân làng bắc cầu đá), Hoằng Nghị 1, Quảng Nạp 1, Thứ Mễ 1 (xưa do Thân vệ tướng quân Trần Nhân Trứ bắc cầu thượng gia toàn đá, thời Cảnh Hưng Vũ Huy Trác phá đi, thời Quang Trung bắc cầu đá không có mái), Hoàng Nê 1, Tống Xá 1 (xưa là cầu gỗ có bát nhang thờ ông Đô Oánh chống cướp thời Gia Long bắt trộm bị trộm đốt nên bắc cầu đá). Vọng Doanh (xưa gọi là cầu ông Dậm). - Giao Thuỷ có 3 cầu sắt : Nghĩa Xá (xưa là cầu thượng gia, thời Minh Mệnh bão đổ bắc cầu tre to để thay vào), Nam Điền (trước là cầu tre), Đông An đều 1 cầu (cầu Đông An trước là cầu gỗ). Cầu gỗ 19 cái : Thuỷ Nhai 1, Thượng Phúc 1, Thọ Vực 1 (xưa có cầu thượng gia thời Tự Đức bị giặc đốt), Xuân Hy 1, Hoành Quán 1, Phú Nhai 1, Xuân Bảng 1, Trà Lũ Đông 1, Trà Lũ Trung 1 (xưa kia là cầu thượng gia thời Tự Đức bị giặc đốt phá), Trà Lũ Bắc 1, Lạc Nghiệp 1 ( thời Mạc là cầu đá), Lạc Thành 1, An Phú 1, Ngô Đồng 1 (trước bắc cầu thượng gia thời Thành Thái bị tả đạo đốt), Hoành Tứ 1, An Cư 2. Cầu đá 13 cái : Kiên Lao 8 cái (cầu Đoài trước là cầu thượng gia thời Tự Đức bị tả đạo đốt), Trà Hải Thượng 2, Lạc Quần bắc 3. - Mỹ Lộc có 10 cầu đá lẫn với gỗ lim: Thượng Lỗi 1 (tương truyền xưa là cầu thượng gia do Lê Tân bắc từ thời Trần, các đời sau đều sửa lại, đến thời Tự Đức bị giặc phá), Đệ Nhất 1, Đệ Nhì 1 (xưa là cầu gỗ lim thượng gia, thời Tự Đức bị tả đạo đốt phá), Đồng Phù 1, Mai Xá 1, Gia Hoà 1 (xưa là cầu gỗ), Vụ bản 1, Phú ốc 1, Đặng Xá 1, Lê Xá 1 (thời Lê về trước là trại Bồ Châu, từ thời Hồng Đức mới đổi ra Lê Xá). - Trực Ninh có 5 cầu sắt : Cát Chử nội 1 (thời Quang Trung về trước là cầu thượng gia, vốn do Nguyễn Nghĩa Thành người ở Tiên Du thời Hồ về đây lập ấp, thời Tự Đức bị tả đạo đốt phá, bèn bắc cầu gỗ), Thần Lộ 1, Tuân Lục 1 (trước là cầu tre), Cổ Lễ 1 (vốn là cầu gỗ), Phượng Tường 1 (trước là cầu gỗ mố đá). Cầu gỗ 5 cái : Lạc Quần 1, Lịch Đông 2, Cát Chử Nội 2. Cầu đá 23 cái : Duyên Bình 3 (trước có 1 cầu gỗ thời Gia Long về sau đều là cầu đá), Quỹ Đê 3, Cát Chử 6, Ngọc Giả 6 (thời Lê đều là cầu nửa đá nửa gỗ, trên có mái che gọi là phong kiều, tử Cảnh Hưng trở lại đây mất mái, thời Tự Đức bị tả đạo phá đi, bắc lại bằng gỗ đi tam, thời Thành Thái mới lại gác đá), Cát Thượng 1, Cát 22
  23. Hạ 1, Tuân Chử 1, Trung Hoà 1 (trước là cầu gỗ có tên là cầu Ăn Mày có bát nhang thờ, thời Tự Đức bị tả đạo đốt mới bắc cầu đá), Xối Đông 1. - Hải Hậu có 17 cầu gỗ : Quần Phương Thượng 2, Quần Phương Trung 3 (trước là cầu thượng gia bị tả đạo đốt), Quần Phương Hạ 6, Kiên Trung 3, Hà Lạn 1, Hà Nam 1, Hội Nam 1. Cầu đá 46 cái : Phương Thượng 4, Phương Trung 4, Phương Hạ 2, Phương Đê 4 (trước các cầu này lẫn gỗ, từ thời Minh Mệnh về sau toàn đá), Kiên Trung 3, Hà Lạn 4, Trà Trung 3, Thanh Quang 3, An Lễ 4, An Trạch 2, An Nghiệp 3, Trà Hải hạ 1, Hội Nam 1. Cầu gạch 6 cái : Hải Nhuận 4, Hà Quang 1, Hà Lạn 1. Cầu ngói 1 cái : chợ Lương Quần Phương Thượng. Cầu đá mới 6 cái : Phú Văn 5, Thanh Trà 1. ĐƯỜNG THUỶ Một đường từ bến Đò Quan phố Nam Long đi theo hướng đông bắc ra cửa sông Vị Hoàng chia hai ngả : Ngả trên theo sông Đệ Tứ đi qua bến sông Tân Đệ, đến ngã ba sông Hoàng (ngã ba Tuần Vường), một đường từ cửa sông Lục ra sông Ninh qua Kiến An đến Hải Phòng, một đường từ sông Hồng đi qua đất Hưng Yên đến Hàm Tử, bến Chương Dương, Thuý ái Bát Tràng đến Hà Nội, một đường từ giang phận Ngô Xá qua Tương Nam đến đầu Rô chia nhánh, một lối đi theo hướng tây nam ra thượng lưu sông Lác qua bến Cựa Gà Phương Để, toà đại lý Lạc Quần ra cửa sông Múc Hải Hậu đến bến phía tây huyện lị Trực Ninh. Tại chỗ đầu Rô theo hướng đông nam đi là hạ lưu sông Hồng qua Sa Cao, Phú Ân tới đồn thương chính Ngô Đồng, An Tứ ra cửa Ba Lạt. Một đường từ Đò Quan phố Nam Long theo hướng tây nam qua Kinh Lũng, Đông Cao đến Độc Bộ chia hai ngả, đi theo hướng tây qua Thanh Khê Vĩnh Trị vào tỉnh lị Ninh Bình, ra Gián Khẩu qua Gia Viễn An Hoá về Nho Quan, đi theo hướng nam qua Tam Toà đến Quần Liêu, Bình Hải, Quỹ Nhất, Sỹ Lâm rồi Kim Sơn (ba đường thuỷ trên khách thuyền đi suốt ngày đêm không lúc nào dứt). ĐÒ NGANG - Huyện Đại An thuộc sông Vị Hoàng có 4 bến : Cốc Thành, Bình A, Đông Cao (trước ở bến này có ngôi đền thờ ông Trần An Nghiệp tướng thời Trần ở Hữu Bị đóng quân ở đây khai khẩn lập ấp sau có sắc phong là Khai cơ khẩn thổ tế cấp chẩn bần hộ dân bảo quốc trung thành hướng nghĩa trung đẳng phúc thần và thờ thêm Toàn Lãng giang bá hàng năm lễ ngày 4 tháng Giêng), Độc Bộ (ngoài đền thờ vua Triệu ra còn thờ tam giang đại bá tôn thần có miếu riêng). Tam Toà : Nơi này có đền thờ con gái vua Triệu và hai vị là con gái quan phủ Ngô Duy Phú. Chuyện kể rằng vào thời vua Quang Thuận, phủ Ngô định gả cả hai con gái cho quan phủ Thiên Quan, hai cô này không ưng, ngày rước dâu ra sông hai 23
  24. cô nhảy cả xuống sông chết. Vua biết chuyện liền phong cho cô lớn là Ngô gia trưởng nữ Bất Phú đại vương, cô thứ là Ngô gia thứ nữ Tế Chúng địa vương, ngày kị 10 tháng 7. Nay tại bến sông này thường có vàng hương cầu đảo của thương khách qua lại. - Huyện Vụ Bản thuộc giang phận Vị Hoàng có 3 đò : Cố Bản, Đồng Kĩa, Thi Liệu (xưa là Đô Liệu). - Huyện Nam Trực thuộc giang phận sông Hồng có 5 đò : Đại An (thời Nguyễn mạt do án sát Nam Định Đỗ Dương Thanh cho khơi bến ở hai bên và xây ba gian nhà để khách dừng chân khi mưa nắng lỡ việc), Bồng Lai (nơi đây thời cuối Lê có ông Tri huyện Thiên Bản xây nhà ở phụ tiên, trước gọi là bến Mía), Quán Các, Quy Phú, Tương Nam. Thuộc sông Vị Hoàng có 2 đò : Kinh Lũng, Thi Nam (cả hai bến này Trần Văn Thông khi qua đây đã cấp công tiền xây mỗi bến ba gian nhà để khách vãng lai dừng gót). Thuộc sông Quỹ Nhất có 2 đò : Ngoại Đê, Thạch Bi (cả hai đò này tự cổ đều có miếu thờ giang bá). - Huyện Phong Doanh thuộc sông Hát có 3 đò : Phú Khê (xưa có miếu thờ Yết Kiêu ngày lễ 10 tháng 8), Văn Cú (xưa có miếu thờ Thám hoa Quách Đình Bảo tái lập làng Văn Cú, xưa gọi là trang Phong Miêu, ông Quách đổi ra Văn Cú), Quảng Nạp (xưa là 1 trại phụ vào Vỉ Nhuế). - Huyện Giao Thuỷ thuộc sông Hồng có 7 bến : Dũng Trí, Sa Cao, Phong Miêu (thờ ông Quách Đình Bảo, dân này vốn ở Phong Miêu Vọng Doanh dời tới, trước chỉ có vài nhà, tại bến cũng có miếu thờ), Liêu Đông, Phú Ân (bến này do ông Đặng Xuân Bảng sửa lại và xây quán trọ 3 gian), Ngô Đồng, Hà Cát. Sông Quần Cồn : bến Hà Cát. Sông Lác 3 đò : Ngọc Cục, Bắc Câu, Lạc Quần (cả 3 đò này ông Đặng Xuân Bảng đều cho xây quán trọ, mỗi quán 3 gian). Sông Hà Lạn 2 đò : Nam Điền (trước gọi là bến Vân Min), Du Hiếu. - Huyện Mỹ Lộc thuộc sông Hồng có 1 đò : Tân Đệ (trước gọi là bến Bà Vua, thời Nguyễn đổi là bến Tân Đệ). Thuộc sông Vị Hoàng có 3 đò : Lương Xá, Phong Lộc, Đại An (thời Nguyễn có quan Tuần Vũ Thiện Đễ cho xây 3 nơi ba quán gió để khách trú chân. Ông Vũ quê ở Bách Cốc huyện Vụ Bản). - Huyện Trực Ninh thuộc sông Hồng có đò Phương Khê, thời Trần gọi là đò Quán Cói, sang đầu Nguyễn tránh tên quan phủ địa phương mới gọi là Phương Khê. Thuộc sông Lác có 15 bến : Quỹ Đê 2 đò, Liễu Đê 2 đò ở Đông Thọ, Liễu Đê 2 đò ở Nam Thọ (2 đò này do Đỗ Tông Phát khẩn hoang đi qua cho mở), Ninh Cường (do ông Bùi Vũ Tương ở Đồng Kĩa mở to và xây 3 quán ở cả hai bên thời Lê mạt), Lác Môn, Tân Lác (do Phạm Văn Nghị ở Tam Đăng cho xây hai đồn và mở to ra), Hương Cát, Cát Chử (bến này do Triệu Trung người nước Tống sau khi đánh ở Hàm Tử rồi về đây lập làng và mở ra), Đại Đê, Ngọc Giả, Ngọc Giả đông, Phú An (trước có đồn của ông Phạm Văn Nghị trú quân). 24
  25. - Huyện Hải Hậu thuộc sông Lác có 2 đò : Ninh Mỹ, trại Ninh Cường. Thuộc cửa Hà Lạn có đò Hà Lạn (trước gọi là đò Vĩ Nhân, nay đổi ra tên đất). CỬA CỐNG Cống là nơi điều tiết nước phòng hạn, phòng úng. Không những để tưới tiêu nơi đồng ruộng mà còn để tắm giặt của người. Cũ mới nhiều khi cũng khó xác địng, vậy chỉ đại lược nêu ra. - Thành phố có 8 cửa : Nam Xuyên 2 cửa, Định Tiền 2 cửa, Định Tân 2 cửa, Nam An 1 cửa, Nam Mỹ 1 cửa. Thời cổ đã có, sang đầu Nguyên có chỉnh lý. - Huyện Đại An : Bên tả sông Vị Hoàng có 10 cửa : Hải Lạng Thượng 3 cửa, Đắc Thắng Thượng 2 cửa, Cốc Thành 2 cửa, Hải Lạng trang 1 cửa, Phù Sa thượng 1 cửa, Đông Ba 1 cửa. Tất cả đều có từ lâu. Đê bên phải sông Vị Hoàng có 15 cửa : Đông Cao thượng 3 cửa, Phạm Xá 2 cửa, Thanh Khê 2, Trạng Vĩnh 2, Đông Cao hạ 2, Dương Phạm 1, Vỉ Nhuế 1, Vụ Sài 1, Trạng Vĩnh 1. Đều gia cố lại vào đều thời Nguyễn. Tại đê sông Ba Sát có 5 cửa : La Ngạn 2, Cổ Liêu, Phúc Chỉ, Vĩnh Trị. Các cửa này thường không giữ yên được vị trí do bị vỡ trôi nhiều lần. - Huyện Vụ Bản : Thuộc sông Vị Hoàng có 4 cửa : Cố Bản, Nguyệt Mại, Bách Cốc, Phú Cốc. Thuộc sông Ba Sát có 7 cửa : Khánh Thôn, Việt An, Phong Cốc, Đồng Đội, Tiên Hương, Xuân Bảng, Phú Thứ. Phần lớn ít phải tu sửa, vốn có gốc từ thời Lê xưa. - Huyện Nam Trực : Thuộc đê hữu sông Hồng có 4 cửa : Nam Hà, Từ Quán, thôn Ngoại xã Thứ Nhất, Bách Tính. Các cửa này đều mới xây sửa lại, không còn nếp cổ. - Huyện Ý Yên : Thuộc sông Hát có 3 cửa : Kinh Thanh, Trầm Phương, Hoàng Đan. Các cống này thời Minh Mệnh đã gia cố, gần đây lại có sửa thêm. - Huyện Phong Doanh : Thuộc sông Hát có 8 cửa : Quỹ Độ, Bồng Xuyên, Phong Xuyên, Vọng Doanh, Sở Trung, Cầu Cổ, Thử Mễ, Đông Duy. Các cống này có Phong Xuyên, Vọng Doanh là còn dấu vết thời Lê, còn phần nhiều do thời Thành Thái tu sửa cả. - Huyện Giao Thuỷ : Thuộc đê hữu sông Hồng có 5 cửa : An Hành, Liêu Đông, Đông An, An Đạo, Hoành Đông. Các cống này đời nào cũng có tu sửa nhưng chưa vĩnh viến. Thuộc sông Lác có 4 cửa : Bùi Chu, Bắc Câu, Lạc Quần, Trà Thượng. Các cống này xưa vốn nhỏ yếu, sang triều ta cứ gia cố dần lên, nay đã khá to. Thuộc sông nhỏ Bùi Chu có 1 cửa : ở Trung Linh. Thuộc sông Ngô Đồng có 4 cửa : Lạc Nghiệp, An Phú, Nam Điền, Hội Khê (tức cống Tàu). Các cống này không có di tích cổ. 25
  26. Thuộc hạ lưu sông Ngô Đồng có 3 cửa : Hoành Nha, Thức Hoá, Du Hiếu. Các cống này thường được sửa luôn. - Huyện Mỹ Lộc : Thuộc đê hữu sông Hồng có 4 cửa : Thượng Trang, Duyên Hưng, Vị Khê, Phú Hào. Các cống này mới được sửa lại thời Thành Thái. Thuộc đê tả sông Vị Hoàng có 5 cửa : Vạn Diệp, Nhuệ Khê Đoài, Tiếu Bắc, Đại An, Bái Trạch. Các cửa này thời Thành Thái đã được xây lại cả. Thuộc đê hữu sông Vị Hoàng có 3 cửa : Đệ Tứ, Năng Tĩnh, Tiểu Cốc. Các cống này đều có dấu vết cổ. - Huyện Trực Ninh : - Thuộc sông Lác có 9 cửa : Ninh Cường 3, Cát Chử 2, Tuân Lục 1, Phú An 1, Cát Hạ 1, Hoà Trung 1. Bên hữu sông Lác có 1 cửa ở An Lãng. Các cống này đều có di tích cổ. Thuộc sông Dõng có 1 cửa tại Liễu Đê. Thuộc sông Ngay có 1 cửa ở Quỹ Đê. Các cửa nhỏ có 5 cửa : Tân Lác, Duyên Bình, Sa Đê, Duyên Hưng, Ngọc Giả. - Huyện Hải Hậu : Tổng Kiên Trung có 2 cửa : Hội Nam, Hà Lạn. Tổng Quần Phương có 5 cửa : Phương Đê 2, Quần Phượng Hạ 3. Các cống này hãy còn di tích cổ. Tổng Tân Khai có 11 cửa : Tang Điền 3, Hoà Định 3, Thương Điền 2, Văn Lý 2, Kiên Chính 1. Các cửa này không có di tích cổ. Tổng Quế Hải có 8 cửa : Hải Nhuận 2, Quế Phương 2, Trùng Quang 1, Liên Phú 1, Doanh Châu 1, Trung Phương 1. Tổng Ninh Mỹ có 34 cửa : Phú Vân 4, Quần Phương Trung trại, Quần Phương Thượng trại, Xuân Thuỷ, trại Ninh Cường, thôn Phú Văn Nam đều 2 cửa, Ninh Mỹ, Phú Quý lý, Phú Lễ ấp đều 6 cửa, Quần Phương Hạ trại, Lục Phương đều 1 cửa. Các cống này luôn luôn tu sửa lại không còn dấu vết cổ. ĐÊ BỐI Đê ngăn nước lụt: Thuộc bên hữu sông Hồng từ xã Hữu Bị (giáp đất Nam Xang) đến xã Duyên Hưng giáp Phụ Long (Phù Luông) đến đê Vị Hoàng, thuộc địa phận Mỹ Lộc dài 7320 thước tây. Từ Ngô Xá giáp Vạn Diệp nơi đê hữu Vị Hoàng đến Phú Hào giáp Nam Trực Đại An ở địa phận huyện Mỹ Lộc dài 7211 thước tây. Từ Đại An đến Tương Nam giáp Trực Ninh dài 9900 thước tây. Từ Cổ Lễ qua An Lãng đến bến Cựa Gà giáp Lác giang nơi ngã ba đầu rô là địa phận Trực Ninh dài 6276 thước tây. Từ Hành Thiện ngã ba đầu rô giáp địa phận xã Dũng Trí qua Cát Xuyên Ngô Đồng đến bến Hà Cát giáp cửa Quần Phượng đệ nhất là địa phận huyện Giao Thuỷ dài ước 18709 thước tây. Đê hữu sông Vị Hoàng từ cống Đệ Tứ giáp xã Duyên Hưng đến cống Gia Hoà giáp Tân Cốc(Vụ Bản) là địa phận Mỹ Lộc dài 3000 thước tây. Từ Tân Cốc đến 26
  27. Cố Bản giáp Trạng Vĩnh Đại An là địa phận huyện Vụ Bản dài 13260 thước tây. Từ chỗ Trạng Vĩnh đến Vĩnh Trị giáp Đồng Cách Phong Doanh là địa phận huyện Đại An dài 10280 thước tây. ở bên tả sông Vị Hoàng từ Vạn Điệp đến Ngô Xá Bái Trạch giáp Đồng Côi Nam Trực là địa phận Mỹ Lộc dài ước 13463 thước tây. Từ Đồng Côi đên Dương Độ giáp Cốc Thành Đại An là địa phận huyện Nam Trực dài 6100 thước tây. Từ Cốc Thành đến Phù Sa là địa phận Đại An dài 1150 thước tây. Thuộc bên hữu sông Hát từ Kinh Thanh giáp đất Thanh Liêm đến Hoàng Đan giáp Phú Khê Phong Doanh là địa phận ý Yên dài 9000 thước tây. Từ Phú Khê đến Đồng Cách giáp Vĩnh Trị Đại An là địa phận huyện Phong Doanh dài 16000 thước tây Thuộc bên tả sông Hoàng, từ Hữu Bị đến Quang Xán giáp Bảo Long là địa phận Mỹ Lộc dài 7848 thước tây. Từ chỗ phân chi của sông Hoàng thuộc đê sông Ninh từ Bảo Long đến Cao Đài Khả Lực (Sức) thuộc địa phận Mỹ Lộc dài 7362 thước tây. Từ La Xá giáp Bình Lục các xã An Ninh, An Nhân đến Phú Thứ (Thứa) giáp Quảng Cư Đại An là địa phận Vụ Bản dài 28024 thước tây. Từ Quảng Cư đến Vĩnh Trị giáp đê tả sông Hát là địa phận Đại An dài 10656 thước tây. Ở bên hữu sông Lác từ Phương Để bến Cựa Gà đến Lộ Xuyên giáp Bắc Câu Xuân Trường là địa phận của Trực Ninh dài 5906 thước tây. Từ Tuân Lục giáp Bắc Câu đến Đại An là địa phận Trực Ninh dài 21028 thước tây. Thuộc đê tả sông Lác từ Dũng Trí giáp Hành Thiện đến Ngọc Cục giáp Lộng Khê Trực Ninh là địa phận Giao Thuỷ dài 2428 thước tây. Từ Bùi Chu giáp Lộng Khê đến cầu Nghĩa Xá là địa phận Giao Thuỷ dài 6175 thước tây. Từ cầu Nghĩa Xá đến Xuân Dục giáp Xối Tây Trực Ninh là địa phận Giao Thuỷ dài 1678 thước tây. Từ Xối Tây giáp Xuân Dục đến làng Tân Lác giáp Ninh Mỹ Hải Hậu là địa phận Trực Ninh dài 16756 thước tây. Từ thôn Ninh Mỹ qua trại Ninh Cường làng Phú Quý đến Phú Lễ là địa phận huyện Hải Hậu dài 9916 thước tây. Đê ngăn mặn : Đê tư thuộc Xuân Trường từ bến Hà Cát phía đông men sông Hồng qua tổng Lạc Thiện, phía nam men bờ biển đi về phía tây đến thôn Sa Châu tổng Hoành Nha dài 39540 thước tây, Đê tư thuộc Nghĩa Hưng từ xã Lạc Đạo sông Lác men bờ biển tổng Sỹ Lâm quay về phía nam chỗ sông Đài quanh lên phía tây chỗ bảo Đình Hải dài ước 31200 thước tây. ở về phía đông huyện Hải Hậu có một đê từ Hà Lạn qua ấp Hải Nhuận đến Văn Lý dài 13646 thước tây. ở mặt nam bên tả cửa Lẻ một đê từ chỗ giáp chợ Cồn qua trại Hoà Định rẽ ra Kiên Chính Tang Điền đến trại Quần Phương hạ dài 8938 thước tây. Bên hữu cửa Lẻ từ chỗ giáp chợ Cồn qua làng Lục Phương rẽ ra Xuân Thuỷ đến thôn Phú Văn Nam, nam đê Phú Lễ dài ước hơn 10000 thước tây. 27
  28. DANH THẦN - DANH TƯỚNG Trần Quốc Tuấn : Ông là cháu Trần Thái Tông, con của An Sinh vương Trần Liễu. Lúc nhỏ có thày tướng nói người này mai sau có tài kinh bang tế thế. Lớn lên gồm tài văn võ có công dẹp giặc giữ yên dân nước. Ông biết quy tụ các tướng sỹ, suy lòng mình, hiểu lòng người nên những việc khi nêu ra đều được mọi người tin nghe. Thật là bậc vĩ nhân trên đời hiếm thấy. Lúc sinh ra ở làng Tức Mạc phủ Thiên Trường, lớn lên đi dẹp giặc đóng quân ở Vạn Kiếp đến cuối đời. Sinh ngày 11 tháng 12 năm Mậu Tý (1228) mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300) thọ 73 tuổi. Vợ ông là Trần Thị Anh phong Thiên Thành Công chúa. Có 4 trai 2 gái là: Quốc Hiến, Quốc Uý, Quốc Tảng, Quốc Nghiễm, Đại Hoàng, Quyên Thanh. Nay ở đền An Lạc ngoài thờ Trần Liễu, Trần Thị Nguyệt còn thờ cả gia đình ông, hằng năm thiên hạ đổ về chiêm bái rất là đông đúc. Trần Quang Khải : Ông là con thứ hai của vua Thái Tông được phong là Chiêu Minh đại vương, Thánh Tông phong là tướng quốc, thời Nhân Tông ông đánh bại Toa Đô ở Chương Dương. Là người hay chữ có “Lạc đạo thi tập” lưu truyền trên đời. Nay có đền Độc Lập ở xã huyện Mỹ Lộc thờ ông và công chúa Phụng Dương hãy còn bia cổ. Trần Đạo Tái : Người xã Tức Mạc phủ Thiên Trường là con của thượng tướng Trần Quang Khải. 14 tuổi đỗ bảng nhãn dưới triều Trần Thánh Tông, tước Văn Túc vương nổi tiếng về văn học có tập thơ “Thiên Trường cảnh vịnh”, con ông là Trần Văn Bích làm quan đến chức Thái Bảo. Trần Nhật Duật : Ông là con trai của cung phi Vũ Thị Vượng, vị cung phi thứ 5 của vua Trần Cảnh, sinh 10 tháng 3 năm Nhâm Dần (1242) ông là người học sâu biết rộng rất giỏi thơ văn. Niên hiệu Trùng Hưng quân Nguyên sang cướp nước ta, ông vâng mệnh vua ra cửa Hàm Tử phá tan được giặc, Khi mẫu thân ông mất, ông về chịu tang và giúp dân thôn Miễu tiền của dấy lợi trừ hại. Thời Nhân Tông, ông cùng Trần Quốc Tuấn về xã Vạn Kiếp chống giặc. Khi bình rồi thì về lập ấp ở xã Phúc Long huyện Đại An. Năm 72 tuổi ngày 15 tháng chạp thời vua Anh Tông triều đình đưa linh cữu ông về quê mẹ tại xã Mạt Lăng huyện Nam Chân an táng. Tôn hiệu là Chiêu Văn dực thánh khuông quốc đại vương. Con trai ông là Văn Hiến hầu cũng rất có công với mảnh đất Mạt Lăng và Phúc Long mà ông từng cư trú. Câu đối của Tam giáp Tiến sĩ Bái Dương Nam Chân Ngô Thế Vinh viết về ông: Đối mẫu hiếu sự quân trung, vạn cổ anh linh hách trạc; Phúc chỉ tiền vọng Doanh hậu thiên thu hương hoả huân cao (Đối mẹ hiếu thờ vua trung, muôn thuở oai danh lừng lẫy, Vọng Doanh sau Phúc Chỉ trước, ngàn thu hương khói thơm tho). 28
  29. Trần Khánh Dư : ông được vua Trần cho hiệu thiên tử nghĩa nam Huệ Nhân vương, ông từng đánh úp quân Nguyên dẹp bọn man rợ núi rừng, Thánh Tông phong ông là Phiêu Kị Đằng Châu nay các nơi (1) vẫn còn đền thờ, ông có con là Trần Khánh Hoà từng mở đất ở châu Thảng Do được dân thiểu số tôn thờ tri ân. [ Chú thích : (1) Dưỡng Hoà, Nha Xá thuộc huyện Duy Tiên, Đông Khê thuộc huyện Đại An, (nay thuộc huyện ý Yên), Đằng Châu thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.] Trần Quang Triều : ông là cháu Hưng Đạo vương Quốc Tuấn tước Văn Huệ vương, từng ngụ tại Quỳnh Lâm Bích Động có nhiều vịnh ngâm sơn thuỷ như tập Cúc đường di thảo. Vua Minh Tôngcho chức Tư đồ phụ chính, thời kỳ này ông từng ban nhiều tiền khuyến khích dân chúng khẩn hoang. Trần Nguyên Đán : ông là chắt của Thái sư thượng tướng Trần Quang Khải từng theo Nghệ Tông chống giặc được phong Tư đồ phụ chính, thời vua Xương Phù, Hồ Quý Ly là họ ngoại được trọng dụng ông liệu thế rút lui về ở ẩn, có tập thơ “Yếm thế vịnh”, “Băng Hồ tập” để lại dưới đời. Khi về Côn Sơn ông có bài “Sơn cư”: Khanh tướng hà vi khởi hữu vịnh, Ttrung trinh diệc thị nhất ngu sinh, Thâm sơn thái trúc nhàn song thụy, Ngâm đối nhi tên cúc vịnh thành Ở trong núi: Khanh tướng là chi có chuyện vinh, Trò ngu nói mãi sự trung trinh, Hang sâu rau cháo bên song ngủ, Gọi cháu nghe thơ cúc đã thành). Đào Diệu Thanh : Người xã Mai Xá huyện Mỹ Lộc phủ Thiên Trường. Tháng 8 năm Bính Ngọ (1426) bà theo ông thân sinh đến tụ quân với Đinh Lễ ở thôn Pháp Vân xã Hoằng Liệt huyện Thanh Trì. Năm Đinh Mùi quân ta đánh thành Tam Giang quân sỹ bị sốt rét có tới hơn 300 người bị chết, bà Diệu Thanh đã chế thuốc lá cho uống cứu sống được hơn hai ngàn người. Bình Định vương liền phong bà là thần y thân vệ tướng quân. Tháng 4 năm Mậu Thân (1428) bà xin về quê nội nuôi mẹ già. Tác phẩm có sách Điền gia tứ yếu gồm 4 thiên 25 chương. Bốn thiên là : dũng yếu, trí yếu, lương yếu, dược yếu, nhưng ba thiên trên đã thất truyền còn một thiên dược thì tản mạn với tên “Đào thị dung dược yếu phương”. Bà thọ 76 tuổi được vua ban sắc là thần dược thánh mẫu, hãy còn đền thờ, kị ngày 22 tháng chạp. Hoàng Thị Đậu : Người xã Đắc Thắng huyện Thiên Bản vốn quê ở xã Trà Lĩnh châu Thạch Lâm. Thân sinh bà là Sơn Trà làm phó chỉ huy sứ. Năm Đinh Mão bà cùng anh là Sơn Khung theo vua Đinh đánh Phạm Phòng át. Dưới triều Đinh bà giữ chức giám sát ngự sử, khi vua mất bà về lập ấp ở xã Đồi Thượng huyện Đại Loan, xã Uy Tổ huyện Gia Viễn, xã Mai Sơn huyện Hoà Hiệp. Bà không lấy chồng năm 70 tuổi từ Hoà Hiệp về nơi cha mẹ ở và mất ở đó năm 84 tuổi, bấy giờ là ngày 23 tháng 10. Nay ở xã Đắc Thắng và xã Đồi Thượng hãy còn đền thờ (Đắc Thắng nay đổi là Đắc Lực, Đồi Thượng nay là Nhân Lý). 29
  30. Trần Nhân Trứ : Người phường Quán Đổ huyện Kim Xuyên, quan Thân vệ đại tướng quân có công đánh Nguyên còn đền thờ. Nguyễn Hiền : Người xã Dương Miện huyện Thượng Hiền, sau đổi là Dương A huyện Nam Trực, lúc sinh ra có tư chất thông minh rất lạ nổi tiếng là thần đồng. Năm 12 tuổi đỗ trạng nguyên khi ấy niên hiệu là Thiên ứng đời Trần thứ 16 (1247). Vua triệu đến hỏi. Ông đáp: Thần trình bệ hạ, mẹ sinh ra thì biết rồi còn ngờ một vài chữ thì hỏi sư! Vua phán: Trạng còn trẻ chưa biết lễ nghĩa, vậy hãy về học lễ 3 năm rồi bổ dụng. Nhân thế ông quay về không nghĩ ra nữa. Ngờ đâu lúc sứ tàu sang có bài thơ “Lưỡng nhật bình đầu nhật, tứ khẩu cộng giao hoan”. Cả triều không ai hoá giải được, vua bèn triệu ông về kinh. Ngày sứ giả về Dương Miện đến làng thấy lũ trẻ không biết ông bèn hỏi lối vào nhà, ông không đáp. Sứ bèn khẩu chiếm một câu quốc âm: “Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy”. Ông đối “Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này”. Sứ giả biết ông bèn mời về kinh, vua đưa thư ra, ông liền giảng luôn là chữ điền. Sứ Tàu kinh ngạc về tâu với vua Nguyên, khen ngợi phong Trần Thái Tông là An Nam quốc vương. Thái Tông bèn cho ông chức Công bộ Thượng thư. Đến niên hiệu Minh Mệnh triều ta Hoàng thượng bắc tuần có cử hành một lệ quốc tế. Đào Sư Tích : Người xã Cổ Lễ huyện Trực Ninh là ông con quan Tiến sĩ Thượng thư Đào Toàn Bân. Khoa Giáp Dần (1374) thời vua Trần Duệ Tông, đình thí đỗ trạng nguyên, làm quan Lễ bộ Thượng thư đại hành khiển, xã ấp lập đền thờ tự, hàng năm xuân thu tế lễ, thân hào trong huyện đều tới chiêm bái. Dòng dõi ông là Bật Trạc đổi họ Dương, ứng chế hàng số một quan hiến sát Lạng Sơn. Đến thời vua Minh Mệnh bắc tuần qua miếu quan trạng có tiến hành một lệ quốc tế. Thơ văn quan trạng tản mát rất nhiều nhưng đều có ý khuyên người ăn ở lương thiện. Bài Ngẫu thành: Dưỡng miêu diệt thử cổ lương tài, Sinh tử duy phòng lão nhược lai, Mỗi kiến tiểu ô năng phản bộ, Vi nhân bất quý diệc kỳ tài (Nuôi mèo diệt chuột cổ suy tôn, Phòng lão sinh ra một lũ con, Mắt thấy quạ kia mồi mớm bố, Người sao không thẹn lại hay hờn). Bái Trình nương miếu: Nan tầm nam dũng tại gia trung, Nhất quốc giai như thán bích khung, Phu tử dĩ suy anh khí diệm, Quan tham hựu phấn phụ tâm hưng, Trưng vương nam bắc nhân sùng trọng, 30
  31. Trình tướng chinh phu tặc tán vong, Thế vận bất phù mưu bất toại, Tiền thì tâm sự hậu đương cung. (Chiêm bái miếu Trình nương: Khó tìm được người con trai dũng mãnh ở trong nhà, Cả nước đều thế đành than thở dưới trời xanh, Chồng chết rồi đã làm cho khí phách anh hùng trỗi dậy, Lại trông bọn tham quan khiến tâm người đàn bà phấn chấn, Tiếng vị Trưng vương nam bắc đều tỏ lòng sùng bái, Có Trình tướng đánh dẹp bọn giặc tan nát, Vận nước không phò nên ý nguyện không thành, Dù sao nỗi lòng ấy đáng để người sau khâm phục). Bài Nhị hà: Thế sự như giang nhật giáng thăng, Ttòng phong thiên đả phá đê tầng, Nhân trung hậu lãng truy tiền lãng, Thuỷ thượng cao lăng duệ hạ lăng. Lai vàng dục an nan hữu vọng, Nhân thuyền giai uý tự cư băng. Duy tầm thiển xứ y lư bạn, Thiểu đắc thỉ hoài đãi tuế chung. (Sông Nhị: Sự đời như nước sông lúc lên, lúc xuống, nước theo gió thổi xông vào phá vỡ đê. Trước mắt thấy sóng sau tiến theo sóng trước, làn cao kéo theo làn thấp. Kẻ qua lại muốn yên cũng khó mong, người và thuyền đều sợ run như bước trên lớp băng mỏng. Thôi tìm nước nông bến bụi lau để trú mình, tạm thư giãn nỗi lòng đợi chờ năm hết). Lê Hiến Giản : Người xã Thượng Lao huyện Nam Trực đỗ bảng nhãn năm Long Khánh 2 (1374) đời Duệ Tông thời Trần, quan đến chức đại học sỹ tri thẩm hình viện sự. Bấy giờ Hồ Quý Ly chuyên quyền, ông vâng mệnh Giản hoàng bày kế để giết. Một lần Quý Ly đến nhà ông, ông sai môn khách nấp lấy đoản đao đâm không trúng bị Quý Ly bắt được, ông bị hại. Giản hoàng cho bỏ vào quan tài bằng đồng đưa về chôn cất, nay có đền thờ cả 4 xã trong tổng phụng sự. Truyền rằng lúc ông còn sống có khơi một dòng nước giáp với sông Cổ Lễ, trên dòng nước ông thường cùng bạn bè hay các mỹ nữ chơi bời đàn hát. Người sau tiếc nhớ cảnh cũ mới đặt tên cho sông nhỏ này là Khe Lạnh Gái Đẹp. ở bên lăng tường phía bắc có bài thơ: Nam Hải trung linh địa, Đông A nhất vĩ nhân, Cấp quân đồ sát nghịch, Ưu quốc vị vong thân. Hậu táng nghi văn cựu, 31
  32. Sùng tu khí sắc tân, Bán thân phân tử địa, Vu thượng lẫm cao huân (Khí biển nam trung đúc, Đông A bậc vĩ nhân, Vì vua mưu giết giặc, Lo nước thề quên thân. Hậu táng nghi văn cũ, Sùng tu cảnh sắc tân, Nửa ngàn đất phân tử Ngôi chót khói tần vần) Minh Mệnh Kỷ Sửu khoa (1828) Nam Chân Bái Dương Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Ngô Thế Vinh lạy đề). Tường phía đông lăng bài thơ của Phạm Văn Nghị Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838) quê ở Tam Đăng, thơ nôm: Đôi chữ quân thân tại đỉnh đầu, Vvì ai nên nỗi lộ cơ mưu. Dạ đài sớm đón sao Văn tới, Hoa biểu rày xa bóng hạc lâu. Nam dải Đào giang bờ bãi đó, Bắc dòng mỹ nữ phách đàn đâu. Cuộc đời dâu biển đà bao xiết, Linh tích thơm tho mãi mãi sau. Tường phía nam một bài thơ cũng của ông: Vương vốn lòng son người chính trực, Hầu thời mỏ đỏ kẻ gian thần, Vương đà tuẫn tiết danh còn để, Hầu chửa toàn đời vạ đã cam. Vương được phúc thần miền cố lý, Hầu đoàn tội quỷ đất tha bang, Ngay gian sau lại rành hay dở, Báo ứng trời đâu trái lẽ làm. Bia tứ xã miếu từ xây ở vách tiền đường Xối Thượng xã Cử nhân Hàn lâm viện thị giảng Giáo thụ phủ Kinh Môn soạn: “Trung nghĩa lục ngã nam trần thế vua Duệ Tông kế thể thừa diêu. Đại vương quý quán Thượng Lao, đỗ khoa Tiến sĩ khoa thi thứ nhì Đại học sỹ lại tri Hình viện, rồi thuyên thăng Hiến Giản đại phu. Giận Quý Ly tiếm quyền vua ngai đen đã lấn có khi ngai vàng. Lòng vương thất gian nan bao quản, chẳng đá vần chiêu cuốn được sao, ngày đêm lo tính ra vào, vốn người trung trực cường hào xem không. Sai một khách dấu trong thỉ thủ, quyết mũi này với kẻ ruột tà. Nào ngờ việc lại xảy ra, Ly thì chưa chết người đà quyên sinh. Câu báo quốc rành rành còn để, chữ trừ gian thế thế bất di. Gớm ghê thay cái quạ già, vua Trần thảm thiết thề đà nài sao. Cỗ đồng quan với bao nghi vật, hậu ban cho táng tất vẻ vang. Sắc cho phụng sự khói nhang, hoàng gia lễ mạo cố hương miếu đường. Ly 32
  33. chưa chết tâm tràng đã chết, người quyên sinh khí tiết như sinh, mới hay quân quốc một mình gặp khi hàn tuế nổi danh bách tùng. Rồi sau lại chép trong lục ấy, bậc thôn Hồ chí khí cùng tường, Xương Phù thái thúc nhà hoàng, lấp thanh gian ngược để toan hoà bình. Năm Quang Thái giám sinh lúc hạn, nói Lê thâm thời thoán hãn cam, lai thư của Thị trung quan, Chương hoàng hiệu với bồ hoàng khác chi, năm Kiến Tân Lưu thì học sỹ, cùng Đô Đài thái uý mưu kia, lại người nội vệ tông chi, chân cầu nấp đợi người thì chấp trông. Hoặc lúc đốn sơn mong sat nghịch, chốn hoa lâu thích khách tại bàng, hoặc khi trung quốc đi sang, Chu Chuân Trần hậu kêu van minh đình. Kể bao xiết chưa thành đã bại, trời không phù vận hội khôn lường. Xót thay người trước cương tràng, người sau dạ sắt, gan vàng như in, đạo trung hiếu là gương thần tử, với nhạc quan kim cổ khác gì, anh hùng thành bại kể chi, ấy thơ vịnh trước sau thì viếng chăng. Rày hoa biểu vừng trăng vằng vặc. Năm trăm năm dấu hạc xa vời, Đào giang một giải dài dài, lâu thuyền phảng phất tiếng chèo ngày xưa, kìa di tích trơ trơ còn đó, đất tử phần này rõ hoả hình, lăng nhà thánh vẫn lưu danh, tường xây bi chí kinh dinh vừa rồi, lại mỹ nữ dòng khơi ai đặt, chốn trung lưu bình tích quản huyền, ngậm ngùi đàn vắng phấn tàn, Nam Chân có vịnh lưu truyền hàn khê. Tơi từ miếu thạch bi ghi tạc, quan phục vương nhạn tháp đều vinh, theo vua đi đánh Chiêm Thành, trước đã giai tác giai hành nhung công. Thực nhất môn anh phong vạn cổ, nên người sau hâm mộ lâu dài, tẩm đường thượng hạ mọi nơi, lịch triều bao tặng muôn người nương trông, vì chính khí vân phong hộ vệ, nhờ dư linh gốc rễ sâu bền, dẫu rằng dâu biển biến thiên, miếu đường như cũ tư điền bất di, rồi coi lại bốn bề cảnh tượng, việc cổ kim hoài tưởng biết bao. Lễ giang đền quan trạng Đào, Quốc sư triều Nội Lý triều linh thông, đông nam Hải Liên phong hai vị, Linh Lang Vương đông lý đều gần, ngẫm xem vị thánh vị thần, phi danh nhân tắc ân nhân nước nhà, bấy giờ buổi dân hoà nhập hạ, việc trùng tu bốn xã một lòng. Hướng thôn chiêm ngưỡng hạt cùng, lời quê cổ muội thuỷ chung dãi bày!”. Lê Hiến Tứ : Ông là em của Hiến Giản, đỗ Tam giáp Tiến sĩ cùng một khoa với anh, có công đánh Chiêm Thành, sau khi mất xã Thượng Lao lập đền thờ. Thời vua Lê Chiêu Tông quân Mạc tiếm thiết, triệu tổ Tĩnh hoàng đế (Nguyễn Kim) phụng Thái tử Ninh đem quân qua miếu, đêm mơ thấy ông dâng mũ ngọc và xin đi giúp việc quân. Khi Thái tử lên ngôi liền phong ông là Quan phục linh ứng đại vương. Thời Lê sơ ông Bùi Ngọc Oánh quan Phụ quốc thượng tướng quân quê xã Thọ Tung có sửa đền thờ hai vị họ Lê và dâng câu đối: Huynh đệ nhất môn giai hiển tích, Võ văn lưỡng vị tịnh phong thần (Anh em từ một cửa nhà, tiếng hay đều nổi, Văn võ dù chia đôi ngả, đều được phong thần). Đinh Văn Lan : Người xã Cao Phương huyện Vụ Bản thời Trần làm quan qua Lục bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện ngự sử. Ông từng làm nhà ở trên núi Gôi đọc sách ngâm vịnh và dựng chùa thờ phật có hiệu là Vân Trung tự, thường ngâm bài thơ: 33
  34. Giai thụ quy điền phụng phật tiên, Thái xin chung nhật tại sơn biên, Công khanh tróc phọc hà vi giả, Chiêu mộ huề tôn cấp thuỷ tuyền (Bỏ qua về phụng phật tiên, Cơm rau nằm nghỉ ở bên núi này, Công khanh vướng vít nào hay, Sớm chiều dắt cháu múc đầy suối trong). Đỗ Văn Biểu : Người xã Cao Phương huyện Vụ Bản thời Trần làm quan Thái tử Thiếu bảo. Ông vốn thanh liêm, vợ con thường chê ông không giúp đỡ được gì. Ông liền bỏ quan về nhà mở hàng bán thuốc nam làm kế sống. Khi khá giả ông liền bỏ tiền ra sửa đền thờ Phạm Ngũ Lão ở Hữu Dụng rồi ở luôn tại đó. Hoàng Chính : Người xã Trừng Uyên huyện Vụ Bản thời Lê mạt làm quan Lễ bộ Thượng thư. Hoàng Lễ : Người xã Trừng Uyên huyện Vụ Bản làm quan tới lại bộ Thượng thư, cả hai ông đều thờ ở một đền trong xã. Quan Đốc học Nam Định Đặng Đức Địch thời Tự Đức có câu đối: Nhất xã phụng lưỡng Hoàng giai thị Thượng thư hy hữu sự, Tam triều quan nhị bộ thịnh phi phú hữu khởi vô kỳ . (Một xã thờ đôi vị ho Hoàng, đều chức Thượng thư thì hiếm thật, Ba triều quan hai bộ, mà không giàu có cũng kỳ thay). Lương Thế Vinh : Người xã Cao Phương huyện Vụ Bản đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), ông làm bài có đề là “Dĩ thánh nhân kế thiên lập cực” khá hay. Làm quan cương trực gặp việc dám nói thẳng, các văn từ bang giao thời ấy phần nhiều là của ông soạn thảo, giữ chức Hàn lâm viện thị giảng trưởng viện sự, nhập thị kinh diên chi sùng văn quán, hộ bộ tả Thị lang Hương Lĩnh hầu, khi mất được phong phúc thần thượng đẳng ở thôn Cao Hương. Vốn là người giỏi toán học, hiện có sách Trạng nguyên toán pháp truyền ra ở đời. Con ông là Lương Trinh Túc làm quan Hiến sát sứ ở Thanh Hoá. Phạm Kim Kính : Ông là người xã Cổ Sư huyện Thiên Bản, trước khi ra đời thân phụ thân mẫu mơ thấy có ông già cho một cái gương, giờ Tý ngày 16 tháng giêng năm Quý Hợi (1683) La phu nhân sinh ra thân phụ bèn đặt cho là Kim Kính (gương sáng). Năm 28 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần (1710) đời Lê Dụ Tông, quan Lễ bộ Thượng thư đi sứ Thanh (1723) đưa lễ chúc vua Thanh Thế Tông lên ngôi. Ông ứng đối trôi chảy từng có bạn thân ở Thanh triều, được vua Thanh ban biển vàng có chữ “Vạn thế Vĩnh Lại” (Muôn đời được cậy nhờ). Nhân thế ông bèn đổi Cổ Sư ra Vĩnh Lại rồi mở chợ dạy nghề đan cót, bắc cầu sửa 34
  35. chùa giúp dân nghèo khó, khuyên đào giếng lấy nước ăn. Trong huyện người ở Trình Xuyên là ông Bùi Vũ Tương (vốn họ Vũ) có mộ ở bến Kứa cũng nối được chí nhân đức ấy. Làm quan đến chức tham tụng nhập thị kinh diên trí sỹ gia tặng Thiếu bảo Lại quận công. Ông làm quan trải 3 triều có nhiều tiếng tốt, song cũng không ít tiếng xấu do đồng liêu ghen ghét bịa đặt. Tác phẩm cũng có khá nhiều. Bài nói về quê của ông: Tự Tượng Lâm lai Tây Hán tiên, Chí Thiên Bản địa lập trang điền, Ngũ gia hải xứ giai nông hộ, Thiên tải bần trung tạo hiếu nguyên. Cự Hán Bạch công tiêu đại kính, Phong thần Đinh chủ tác tiền xuyên. Hữu công ư quốc ư dân tại, Vạn cổ thanh danh nhật nguyệt huyền (Từ Tượng Lâm về thời Tây Hán, Đến vùng Thiên Bản lập trang điền, Năm nhà nơi biển đều cày cấy, Ngàn thửa trong nghèo giữ hiếu hiền. Chống Hán Bạch công nêu nghĩa lớn, Phong thần Đinh chúa định ngôi trên, Với dân với nước công lao lớn, Rực rỡ thanh danh nối tiếp truyền). Ông Phạm Khiêm ích có bài tán thán (lúc này ông Khiêm ích đang vâng mệnh chỉ đạo khắc các sách tứ thư chư sử): Mấy người quan cách lại như ông, Biết cảnh dân cùng nỗi khổ chung, Lương thiện lấy đâu cơm áo đủ, Thấp hèn nào được sử kinh thông, Bào đỏ xênh xang người thẹn bóng, Lầu cao chót vót bước xem ngông. Tâu vua chẳng xét than đời loạn, Về với quê hương chốn ruộng đồng.(1) [ Chú thích : (1) Nguyên văn là thơ Nôm.] Vũ Vĩnh Trinh : Người xã An Cự huyện Thiên Bản đỗ khoa Minh kinh năm Kỷ Dậu(1429) quan Hàn lâm viện đại học sỹ quyền Lễ bộ hữu Thị lang kiêm bí thư giám, tri kinh diên sự. Tác phẩm có khá nhiều, đương thời ông đã có công lao xây đền Hồ Sen(2) và dâng câu đối: Vạn cổ phúc tinh huy, công tại hạ nhân dân thượng lại; Thiên thu hoa cổn diệu, linh ư thượng đẳng quốc do tư (Sao phúc chiếu làng thôn, công với hạ dân còn nhớ mãi; Sắc tặng lời hoa mỹ, vị thần thượng đẳng nước nêu tên). 35
  36. [Chú thích : Hồ Sen nay thuộc xã Vĩnh Hào huyện Vụ Bản] Phạm Duy Chất : Người xã Ngọ Trang(3) (vốn là Giá ấp tiên tổ họ Phạm đổi ra Giá trang dần đổi thành Ngọ Trang) huyện Thiên Bản trước làm quan thiên sự chỉ huy, đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Hợi (1659) đời Lê Thần Tông, quan đông các đại học sỹ. Ông từng có công sửa chùa Tiên Sơn, đền chùa Hổ Sơn tại khu vực quê hương. Câu đối đề ở chùa núi Hổ (Vương Phi tự): Hùng Huy tuần kiểm ngộ thú lai hương danh Hổ Phục, Trần nữ Chiêm hồi cư ấp nội tự hiệu Vương Phi (Huy vương thời Hùng đi tuần thấy có con thú đến bèn đặt tên làng là Hổ Phục, Cô gái họ Trần ở Chiêm thành về ngụ tại nơi này nên chùa có hiệu là Vương Phi). [Chú thích : Ngọ Trang: Tên thôn thuộc xã Liên Minh huyện Vụ Bản.] Trần Kỳ : Người xã An Thái huyện Thiên Bản, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức 18(1487) làm quan Đông các điện đại học sỹ. ở nhà nơi ngồi uống nước đọc sách ông viết câu đối: Thư thị lương điền canh bất tận, Thiện di chí bảo dụng vô cùng. (Sách là ruộng tốt của nhà cấy cày không hết, Thiện ấy điều hay nên nhớ dùng mãi vẫn còn). Tương truyền bố mẹ ông cầu tự ở đền Lập Vượng sau đẻ ra ông, khi hiển đạt ông có tu sửa và tiến câu đối: Gia hiếu quốc trung Tang ấp di lai nam Lập Vượng ; Khứ thuyền trắc lĩnh Vu sơn thác tích bắc Thao giang”. (Nhà hiếu nước trung, từ Tang ấp dời về trang Lập Vượng; Bỏ thuyền leo núi, vùng Vũ sơn để dấu đất Thao giang). Nguyễn Sùng Nghê : Người xã Hiển Khánh (xưa gọi là Phúc Khánh, khi thi đỗ rồi Sùng Nghê đổi ra Hiển Khánh) huyện Thiên Bản đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa ất Mùi năm Hồng Đức 6(1475), quan Hàn lâm viện thị thư. Ông là người phụng mệnh vua tu sửa đền thờ Trần Hưng Đạo đại vương trong cả nước gồm Kiếp Bạc, Cố Trạch và An Lạc. Bùi Tân : Người xã Kim Bảng huyện Thiên Bản (ông có bố làm thuốc lấy đến bà thứ ba vẫn đẻ con gái, bố ông lập đàn cầu đảo ở chùa trên núi, sau đẻ ra ông) đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất năm Cảnh Thống thứ 5(1502) làm quan hình bộ hữu Thị lang. Ông có câu đối tạ ân ở đền núi: Hậu Phác hữu linh thần khởi khả tha phương kỳ cảnh phúc; Nhân lương vô phú quý, duy tư ấp nội tổ trần cơ. (Trong núi Hậu Phác có thần thiêng, sao phải đi đâu cầu phúc lớn; Vốn chất hiền lành không phú quý, chỉ quanh trong ấp tỏ niềm riêng). 36
  37. Phạm Hùng : người xã Hổ Sơn huyện Thiên Bản đỗ Hoàng giáp năm Hồng Đức Tân Sửu (1481), làm quan tới Hàn lâm viện Biện lý Hình bộ Hữu Thị lang. Trần Đức Hoành [Trần Bích Hoành] : Người xã Vân Cát huyện Thiên Bản, đỗ Đệ nhất Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (tức Thám hoa) khoa Mậu Tuất năm Hồng Đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Đông Các điện Đại học sỹ. Ông từng dựng nhà ở xã Đồng Du huyện Bình Lục để ở, ông có câu đối dâng lên đền ấy: Lý sơ tứ tộc di lai, hương yên bất cải, Trần quý cửu trùng sắc tặng từ miếu gia cao. (Thời Lý sơ bốn họ dời về, hương khói nhờ ơn còn nếp cũ; Đến Trần quý chín trùng ban sắc, miếu đền nhân thế lại tôn cao). Trần Duy Năng : Người xã An Cự huyện Thiên Bản, chế khoa Tiến sĩ, ông giận vì dân làng chê ông nghèo, nên dời về Đông Sơn Thanh Hoá ở, làm thuốc nuôi gia đình. Ông có thơ nói việc: Nhân vị tiền đa tầm vọng bái, Ngã do túc thiểu khí vô nghinh. Cư hương khởi đắc hàn huyên hảo, Hà luyến vi tình khứ bất ninh. (Người vì tiền của đến xum xoe, Ta ít lương ăn tránh rước nghè. Nóng lạnh chốn quê đâu có tốt, Tiếc gì tơ tóc nỗi niềm kia). Vũ Duy Thiện : Người xã An Cự huyện Thiên Bản, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất năm Hồng Đức thứ 9 (1487) thời Lê Thánh Tông, sau còn đỗ khoa Hoành từ. Đi sứ Minh có nhiều tiếng tốt. Quan Hiến sát sứ, nhập thị kinh diên, tước tử. Ông được giao việc tu sửa đền thờ các vua Đinh Lê ở đất xã Trường Yên huyện Gia Viễn. Phạm Công Thưởng: Người xã Hồ Sen huyện Thiên Bản, đỗ Hương cống triều Lê, quan Quốc tử giám Tư nghiệp. Ông là người tạc tượng ông Lê Khắc Phục và vợ ông Khắc Phục là Nguyễn Cúc Hoa (ngày sinh 1 tháng 2, ngày kỵ 10 tháng 10) người tái lập đất Hồ Sen năm Đại Bảo thứ nhất (1440). Đinh Thao Ngọc : Người xã Hải Lộ huyện Tây Chân (Trừng Hải Trực Ninh) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 đời vua Lê Uy Mạc, làm quan Giám sát ngự, xã này thờ làm phúc thần, triều ta phong là bản cảnh thành hoàng. Phạm Quang Diệu : Người xã Phương Để, đỗ Hương cống triều Lê, quan Tri phủ Kiến Xương, đi sứ phương bắc được vua khen ngợi ban cho 10 mẫu đất ở trong 37
  38. xã. Ông đem 5 mẫu đất tiến vào chùa, còn 5 mẫu bán đi bắc cầu đá gọi là cầu Phụng Sứ. Ngô Tiêm : Người xã Cát Đằng huyện Vọng Doanh, đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân thịnh khoa Kỷ Hợi năm Cảnh Hưng 40 (1779) làm quan Đông các Hiệu thư kiêm Đốc trấn Lạng Sơn, gặp loạn Tây Sơn vua Chiêu Thống cho ông chức Tổng quản thiên hạ cần vương binh mã hậu giá Chinh man đại tướng quân, sau về quê dạy học. Thời Gia Long cho ông lá cờ có chữ “Thanh tiết khả thượng” (khí tiết trong sạch đáng khen), cho ông chức Thái Hoà điện học sỹ tước là Nghĩa Phái hầu. Sau cáo lão về quê mất năm 70 tuổi. Đồng Nhân Đức: Người xã Đồi Tam huyện Đại An, đỗ Thám hoa triều Lê làm quan tới Trấn quốc chỉ huy sứ có công đi đánh giặc ở Lạng Sơn, nhiều năm bọn phỉ không tới xâm phạm bờ cõi. Đồng Công Viện: Người xã Hải Lạng huyện Đại An, thi hương đỗ đầu, năm 32 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh (1712) làm quan Giám sát ngự sử. Phạm Gia Môn: Người xã Đồi Tam huyện Đại An (sau đổi ra xã Dương Hồi và Đồi Tam), năm 30 tuổi chưa theo học, mà vẫn cùng cha đi đơm đó. Một hôm thân phụ ông mơ thấy đức ông chùa Lở bảo rằng sao lại bắt Thám hoa đi kiếm cá, bèn cho ông đi học. Năm 53 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Đệ tam danh khoa Đinh Sửu niên hiệu Sùng Khang 12(1577) đời Mạc Mậu Hợp, làm quan Thị lang tước Nhân Hà bá. Khi Mạc thua, ông khởi quân giữ Đồ Sơn chống lại quân Lê cùng với Nguyễn Khánh Toàn (quê ở Tượng Sơn, Kim Bảng) liên đới. Nguyễn Khánh Toàn chết, ông cô quân trốn đi làm sư, bị lộ tung tích, quân Lê bắt đươc hành tội. Ông ngửa mặt lên trời đọc : Nghĩa sỹ trung thần tiết, Thanh thiên bạch nhật tri, Tử tôn như hữu phúc, Tu đãi thái bình thì (Khí tiết kẻ trung thần nghĩa sỹ có trời mây soi xét, nếu lũ cháu con mà có phúc thì nên nhớ nếu làm quan phải đợi tới thời bình trị). Hà Nhân Giả : Người xã Lựu Phố Huyện Mỹ Lộc (thời Lý gọi là xã Thuần Thái, khi Trần Thủ Độ ở mới có tên là Lựu Phố). Ông nhà nghèo, khi đi học chỉ học lỏm viết chữ bằng than, khoa Nhâm Tuất năm Cảnh Thống 5 (1502) đỗ Thám hoa, làm quan Hiến Sát sứ rồi di cư ra ở thôn Hoa Dương thuộc vùng huyện Kim Động. Nay ở Lựu Phố có mộ thân sinh ông Nhân Giả. Vũ Tuấn Chiêu : Người thôn Xuân Lôi xã Cổ Da huyện Tây Chân có nhà ở phường Nhật Chiêu thuộc Hoài Đức, năm 51 tuổi đỗ Trạng Nguyên khoa Đinh Mùi 38
  39. (1475) đời Lê Thánh Tông, nay còn mộ và đền thờ tại xã Cổ Da. Ông có bài Ngôn chí: Duy tư túc thự dữ phong y, Chiêu mộ cung thân tại thủ tuỳ, Phú quý mộng trung giai tán lạc, Thiên ưu nan miễn cải canh thì (Cốt cho no ấm được thì thôi, Sớm hôm thân mình thấy thảnh thơi, Dẫu có sang giàu đành mộng ảo, Tính sao tránh khỏi sự xa dời). Phạm Khắc Thận : Người xã Cổ Tung huyện Nam Chân, đỗ đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu năm Hồng Đức thứ 24 (1493) quan Hàn lâm hiệu lý. Năm Đinh Tỵ (1497) làm Phó sứ sang Minh cầu phong, sau Lễ bộ Thượng thư tước bá. Năm 70 tuổi trí sỹ, bấy giờ Vạn Kiếp có giặc, ông vâng mệnh đi đánh song vì quân ít ông chết trong đám loạn quân. Nay tại Kiếp Bạc có đền cả tổng cùng thờ. Câu đối: Giáp khoa vĩnh kỷ Tung sơn cổ, Chính khí trường lưu kiếp hải đông. (Khoa giáp nêu mãi ở đất Tung sơn từ cổ, Khí tiết còn chảy dài ra nơi kiếp hải xứ đông). Nguyễn Tử Đô quan Ngự sử cùng thời có thơ than: Dục chấn thanh danh khi Kiếp tặc, Triều quan đố kị vị tri yên, Cô quân nan viễn chung vi bại, Thế sự tòng lai thử bất tiên (Khinh quân cướp tỏ tiếng hay, Triều quan ngầm ghét chuyện này biết chưa, Cô quân thất bại không đùa, Việc đời đâu phải từ xưa chưa từng). Hoàng Vĩnh Trân : Người xã Nam Chân huyện Nam Chân, ông là em ông Hương cống Quốc Điện. Năm 29 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân thịnh khoa Kỷ Hợi năm Cảnh Hưng 40 (1779), quan Hiến sát sứ Kinh Bắc. Tây Sơn đem quân vây thành, ông chết được vua cho đưa về quê an táng, sức dân xã lập đền thờ. Ông Ngô Tiêm đỗ cùng khoa với ông có thơ viếng: “Quốc phá thân vong sự dĩ nhiên, Thùy nhân vô tử tử vinh yên. Lê gia thiên số tương chung hỹ, Bất vị thời quai khí cựu viên”. (Nước tan thân mất rõ ràng rồi, Thân mất mà vinh ở dưới đời, Khí số họ Lê chừng đã hết, 39
  40. Vẫn trung không đổi mặc cơ trời). Trần Xuân Vinh : Người xã Năng Lự huyện Mỹ Lộc, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi năm Cảnh Thống 2 (1499) quan Đô cấp sự trung. Ông từng xướng xuất sửa miếu Thành hoàng làng Năng Lự. Ông có bài thơ nói việc làng: Năng Lự thành hoàng miếu Cổ thì Trần Oánh Kiện Khê hồi, Hậu hữu Lê gia nhị tử lai, Dương Xá cải vi Năng Lự ấp, Nam châu kiến ốc đắc thư hoài. Niên dư tứ thập nhân do ký, Sự vị thiên thu lễ diệu ai, Điểu tận cung tàng tòng cổ hữu, Trung thần danh tướng cố luy tai! (Miếu thờ thành hoàng Năng Lự: Trước đây có Trần Oánh từ đất Kiện Khê dời về, kế đến hai người họ Lê lại đến. Bèn đổi tên Dương Xá ra Năng Lự, dựng nhà đất tại phương nam ở thấy có chút yên lòng. Vì công việc đến bây giờ mới qua hơn bốn mươi năm, nên trong lúc lễ bái vẫn tỏ rõ sự bùi ngùi. Chim hết rồi thì cung tất bỏ xó, há không rõ hay sao mà các vị trung thần danh tướng vẫn sa vào cạm bẫy). Trần Văn Liên: Người xã Vũ Lao huyện Nam Chân có văn tài đỗ giám sinh triều Lê có nhiều chiến công, quan Thị lang, tước Cương Quận công, vua cho cả đạo Thái Nguyên làm thực ấp. Khi họ Trịnh chuyên quyền ông xin vua về ở Vũ Lao để ông mưu đồ trừ Trịnh. Việc bại lộ Trịnh vương đuổi ông về quê. Ông cho dân 2 dãy nhà để làm đình, nay dân xã thờ ông làm bản cảnh thành hoàng, thời Nguyễn có sắc phong phúc thần. Đào Đăng Quỹ: Người xã Đệ Nhì, đỗ Tam giáp Tiến sĩ, quan Tham tụng Thượng thư kiêm Chi nội ngoại quân quốc trọng sự tước Tế Mỹ hầu. Dương Xân: Người xã Cao Hương huyện Thiên Bản, đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa ất Mùi niên hiệu Đại Chính thứ 6 (1535), quan chức Hình bộ Hữu Thị lang, tước Diên Hà bá. Ông là người sửa to chùa Bà Đanh (Đinh Sơn tự) và đền núi Ngọc bên bờ sông Hát. Nay tại chùa còn câu đối: Liễu ấp hữu Đinh nương lai tự từ thiên quảng đại; Cao hương chí Dương tướng thi tiền hương hoả đắc huân cao (Tại ấp liễu có bà Đinh, tới đây mở rộng đền chùa; Nơi làng Cao Hương có vị tướng họ Dương đem tiền cấp cho, vì thế hương khói thờ tự càng thêm nghi ngút). Về sau ông nhận chức Tán trị Thừa chính sứ. 40
  41. Trần Văn Bảo: Người xã Cổ Chử huyện Giao Thuỷ, 27 tuổi đỗ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh, tức Trạng nguyên năm Cảnh Lịch 3 (1550), quan Đông các đại học sỹ rồi Thượng thư tước Đôn Quận công, đi sứ Trung Quốc không trở về, dân xã thờ làm phúc thần. Con ông là Trần Đình Huyên. Trần Đình Huyên: 26 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất niên hiệu Đoan Thái 1 (1586), đời Mạc Mậu Hợp, sau theo về nhà Lê, quan Hình bộ Thượng thư, rồi đi đâu không biết rõ tung tích. Dân xã ấy thờ bố con ông, thời Nguyễn có sắc phong. Có một số thơ văn tản mát ở khắp nơi. Bài viết về Thành hoàng xã Thọ Tung: Trất phong mộc vũ đáo tha hương, Kỷ độ lâm nguy bất cải thường, Vị quốc vong gia thùy đắc thử, Thiên thu hương hoả đắc tư chương (Tắm mưa gội gió chốn quê người, Bao độ gian nguy chẳng đổi dời, Vì nước quên nhà ai sánh được, Ngàn thu hương khói sắc phong rồi). Câu đối đền Công Đức xã Nhân Trạch huyện Đại An: Công khuyến tản dân hồi Trúc lý, Đức lưu hương phá kỷ Lê thì (Công khuyên dân tản cư, trở về làng Trúc, Đức nêu trong hương phả ghi nhớ thời Lê(1)). [Chú thích : 1. Làng Trúc: tên xưa của làng Nhân Trạch, đền thờ công chúa Xuân Hoà con của vua Lê Thế Tông năm Mậu Tuất (1598), còn thờ 2 con gái của chúa Trịnh đó là Ngọc Hoa, Ngọc Thuỷ.] Nguyễn Địch : Người xã Vụ Sài huyện Đại An, đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất (1442) niên hiệu Đại Bảo làm quan Tả Thị lang. Ông có tập “Nhàn du kiến văn ký”. Bài Vãn bái Lạc viên từ: Thiếu thời thánh tướng sở cư hương, Tráng đại lai Kinh cổ thuyết chương, Ngự bắc công huân thiên tải kính, Phù nam nhân nghĩa vạn niên phương, Do tồn Kiếp lĩnh sinh từ xứ, Bất cải thang châu tổ khảo đường Sơ vãn văn tri lưu sổ ngữ, Bút đề liêu thụ nhất tâm hương (Buổi chiều chiêm bái ở đền Lạc Viên(1): Thiếu thời thánh tướng ngụ nơi này, Lớn đến kinh sư chẳng ở đây, Chống Bắc công lao người trọng mãi, Giúp Nam nhân nghĩa tiếng thơm đầy. 41
  42. Sinh từ núi Kiếp còn như cũ, Tổ miếu Châu Thang(2) chẳng đổi thay Mới đến bút nêu đôi chữ để, Nén hương xin dãi chút niềm tây). [Chú thích : (1) Đền Lạc Viên: tức đền Bảo Lộc thờ Hưng Đạo vương hiện nay ở xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lôc. (2) Châu Thang: ở đây chỉ đất Bảo Lộc nơi vợ chồng ông Trần Liễu ở.] Trần Dự : Người xã Phương Bông khoa Ất Mùi (1535) triều Mạc đỗ Hương cống quan Mãnh Dực tướng quân tước là Hương Phong hầu thời Mạc Đăng Doanh. Ông có câu đối đề ở đền quê: Vũ hữu thi ngâm thiên tải do truyển Trần đại chế; Canh vô thuế nạp vạn niên thường ký miếu phu huơng (Múa lại hát ca, ngàn thuở vẫn truyền vị tướng đời Trần chế tác; Cày không nộp thuế, vạn năm vẫn nhớ, một lòng có lệ miếu phu). Trần Đăng Huỳnh: Người xã Vị Dương đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) quan án sát đô Ngự sử, từng giữ chức Trấn thủ Hiến Nam, sau trốn về quê, rồi đi Bắc Ninh làm thuốc. Ông có bài thơ : Sinh cư loạn thế diệc tân toan, Tả hữu nan khuynh nghĩ vị an, Dữ tử vi y y thực túc, Mai danh mao ốc cố hương hoàn (Sống trong đời loạn lắm chua cay, Tả hữu không khuynh kế khó thay, Nghề thuốc cùng con cơm áo đủ, Quê nghèo nặng tiếng cũng hay đây). Trần Lệ : Người xã Vị Hoàng huyện Mỹ Lộc, đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái 2 (1721). Ông có bài “Quá Duyên Hưng Hoa Nga mẫu tử tù” : Sinh nhi đương giáo tự Hoa Nga, Quốc sự gia tình lưỡng đảm hoà, Thiên bất vụ Trưng nan vãn trụ, Anh thanh vĩnh thọ đối sơn hà (Qua đền thờ mẹ con Hoa Nga ở Duyên Hưng: Sinh con nên dạy tựa Hoa Nga, Vai gánh đều hai nợ nước nhà, Trời chẳng phò Trưng người khó giữ, Tiếng hùng thọ mãi với sơn hà). Trần Văn Nghĩa: Người xã Mai Xá huyện Mỹ Lộc. Ông là người giỏi vỗ về dân tộc thiểu số ở miền Tây, mỗi khi họ nghe thấy ông đến là tụ tập đem trâu dê rượu 42