Tìm hiểu văn hoá Nga
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu văn hoá Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tim_hieu_van_hoa_nga.pdf
Nội dung text: Tìm hiểu văn hoá Nga
- TÌM HIỂU VĂN HOÁ NGA. I.Đất nước, con người Nga (tiếng Nga: Россия - Rossiya), hay Liên Bang Nga (Российская Федерация - Rossiyskaya Federatsiya), là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Diện tích tổng cộng khoảng 17.075.400 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. Dân số xếp hàng thứ tám trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia (Nam Dương), Brasil (Ba Tây), Pakistan và Bangladesh.Trước đây là nước cộng hòa lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (viết ngắn gọn: Liên Xô), hiện nay Liên bang Nga là một quốc gia độc lập và là thành viên có ảnh hưởng nhất của Cộng đồng các quốc gia độc lập, kể từ khi Liên Xô tan rã tháng 12 năm 1991. Trong thời kỳ Xô viết, Nga được gọi một cách chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Biểu tượng: ♣Cây Bạch Dương (nước Nga còn được gọi là xứ sở Bạch Dương ) ♣Cung điện Mùa Đông (ở St. Petersburg) (xây từ năm 1754 đến 1762 là nơi nghỉ đông của sa hòang Nga) ♣Quảng Truờng Đỏ (ở Moscow) ♣Điện Kremlin (cung điện Kremlin, biểu tượng của Matxcơva và của cả nước Nga. Nơi đây đã từng là dinh thự của Sa hoàng Nga và của các đại giáo chủ. Điện Kremli là cả một quần thể những công trình kiến trúc văn hoá mang đậm tính lịch sử của nước Nga. Quần thể kiến trúc đó là những kiệt tác độc nhất vô nhị mang đậm một phong cách nước Nga cổ kính. Nổi bật là hệ thống nhà thờ, bao gồm nhà thờ Uxpen, một trong những nhà thờ chính của Nga, nơi Nga hoàng đã làm lễ đăng quang. Nhà thờ Arkhangen Mikhain là nơi mai táng Nga hoàng cùng hoàng hậu. Nhà thờ Blagdvesen, thánh đường cầu nguyện của các Nga hoàng. Bên cạnh đó còn có phòng trưng bày vũ khí, được thành lập từ những năm 1726 theo sắc lệnh của Piter đệ nhất, đây là viện bảo tàng cổ nhất nước Nga và còn là kho tàng nghệ thuật, niềm tự hào của nước Nga. Tại đây trưng bày tất cả những gì liên quan đến lịch sử của nhiều triều đại từ xưa đến nay.)
- Tiền tệ: Moscow là thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Nhưng nông dân Nga vẫn sống khổ cực. Mức lương hưu trung bình khoảng 80$. 28 rub = 1 USD Đối với những người lao động phổ thông và buôn bán thi mức thu nhập 300-500 USD /1 tháng ở Nga Ngôn ngữ: Tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ quan trọng trong EU. Tiếng Nga chiếm vị trí thứ hai trong số các ngôn ngữ không được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại EU nhưng được sử dụng rộng rãi. Tiếng Thổ đứng vị trí thứ nhất với 2,9 triệu người sử dụng. Ngày lễ: 12/6 :ngày độc lập Ngày 7-11, hiện là Ngày hòa giải và hòa hợp, sẽ được đổi thành Ngày thống nhất nhân dân 4-11. (Ngày 4-11-1612, Matxcơva được giải phóng khỏi những kẻ chiếm đóng Ba Lan, ngoài ra vào ngày này nhà thờ chính thống giáo Nga kỷ niệm ngày lễ Đức mẹ Kazan). rất nhiều người Nga đón Năm Mới hai lần, một lần theo lịch của phương Tây, và một lần theo lịch của phương Đông Đảng phái ở Nga & tư tưởng của nhân dân Nga Cuối năm 2003 bầu cử quốc hội Nga, Đảng “thống nhất Nga” (Đảng ủng hộ V. Putin) đã trúng đa số ghế trong Quốc hội. Các đảng dân chủ tự do như đảng “Quả Táo” và “SPS” (Tập hợp lực lượng bên phải) đều không đạt mức 5% để lọt vào Quốc hội. Điều đó chứng tỏ dân Nga vẫn chưa yêu tự do dân chủ. Điều trước mắt họ cần bây giờ là ổn định chính trị và lo cho bản thân đủ sống. Tháng 4/2004 V. Putin trúng cử nhiệm kỳ 2 với số phiếu hơn 70% đã khẳng định nước Nga đi theo con đường mới. Giáo dục: Giáo dục trước tuổi đến trường (không bắt buộc). Giáo dục phổ thông gồm bậc tiểu học, trung học cơ bản (9 năm) và trung học phổ thông hoặc
- hoàn chỉnh (2 năm). - Giáo dục/Đào tạo nghề (1,5-2 năm dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ bản, trình độ công nhân lành nghề). - Giáo dục trung học nghề (3 năm dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ bản để có trình độ văn hoá trung học phổ thông và trình độ công nhân lành nghề). - Giáo dục đại học. - Giáo dục sau đại học: Ở Nga giáo dục đại học được chia làm 3 cấp: Cử nhân với không dưới 4 năm đào tạo, Thạc sĩ với không dưới 6 năm đào tạo. Giáo dục sau đại học được chia thành 2 cấp: làm nghiên cứu sinh 3 năm được cấp bằng Phó tiến sĩ khoa học, sau Phó tiến sĩ làm nghiên cứu sinh cao cấp từ 2-3 năm được cấp bằng Tiến sĩ khoa học. Liên bang Nga có 553 cơ sở đào tạo đại học của Nhà nước và thành phố bao gồm các trường đại học, viện hàn lâm và học viện với số sinh viên đại học khoảng trên 3 triệu. Để hoà nhập với thế giới, các trường đại học của Nga đều đã chuyển thành đại học tổng hợp hoặc học viện. Các khoa chuyển thành trường thành viên của trường đại học tổng hợp hoặc học viện. 2 thành phố tiêu biểu của Nga Ngạn ngữ Nga có câu: "St Petersburg là cái đầu, Moscow là trái tim". Nay đã khác, St.Petersburg vẫn lưu giữ hào quang chói loà về kiến trúc, vẫn tự coi mình là thủ đô văn hoá của Nga và thu hút nhiều du khách hơn Moscow - thủ đô của kinh tế, giàu có, hào nhoáng và lộn xộn. Mỗi thành phố có bản sắc riêng, và cư dân ở mỗi nơi cũng vậy. Moscow là thành phố giàu có nhất và quyền lực nhất của Nga, nơi có những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất, thu hút những chuyên gia giỏi nhất của cả nước. Đất nước, con người-Nguồn gốc quốc huy nước Nga Cách đây 553 năm, tức là vào năm 1452, biểu tượng chú đại bàng hai đầu đeo vương miện đã có mặt tại nước Nga và sau đó trở thành Quốc huy của nước này. Thật bất ngờ nó đến từ Rome và có xuất xứ gắn liền với một câu chuyện - chính trị liên quan tới Giáo hoàng Paul II. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với thế giới Thiên chúa: quân đội Hồi giáo tấn công các đường biên giới phía đông châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đem quân phá huỷ Đế chế Byzantine và chiếm giữ thành phố Constantinople, sau đó được đổi tên là Istanbul. Hy Lạp là mục tiêu chinh phục tiếp theo. Cuối cùng, đội quân của vị vua khét tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mohammed II đã tiến sát tới Italy và Vatican. Vào thời điểm ấy, Giáo hoàng chỉ có duy nhất 1 cách để tự vệ, đó là gia đình bất hạnh của Thomas Palaeologus, em trai quốc vương Byzantine, người đã tháo chạy tới Rome. Thomas có một cô em gái, Công nương Sophia. Giáo hoàng đã bảo vệ cô và muốn tìm cho cô một người chồng có thể củng cố vị trí của Rome vào thời điểm khó khăn ấy. Cuối cùng, Giáo hoàng nhắm vào Moscow, nơi Đại công tử Ivan III vừa mất vợ. Ông là vị quân vương vĩ đại nhất trong lịch sử Nga trước thời Peter Đại đế. Trên thực tế, Ivan III là người duy nhất có thể đấu chọi với Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ cả về trí tuệ và binh lực. Dưới sự trị vì của ông, nước Nga đã thoát khỏi ách áp bức của tộc người Tartar. Cũng chính dưới thời Ivan II, bộ luật và dịch vụ đưa thư đầu tiên đã xuất hiện. Ông thành lập nên cảnh sát, dẹp yên được bạo động tại Novrogod, kiềm chế vương quốc Kazan, đánh bại Quốc vương Kazimierz của Lithuania-Ba Lan. Mặc dù đã từng kết hôn và có một con trai, Đại công tử Ivan khi ấy mới chỉ 20 tuổi. Giáo hoàng hy vọng nếu cưới công nương Sophia nghèo khó, Ivan III sẽ muốn giành lại Constantinople cho Sophia và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Những sứ giả được phái tới Moscow để mang chân dung của vị công nương trẻ tới cho Ivan III. Cô là một trang dung nhan tuyệt mỹ, và nếu như cô không
- đẹp, thì vị quân vương Nga cũng vẫn sẽ chấp nhận đề nghị của Giáo hoàng. Ivvan ngay lập tức nhận ra những lợi ích chính trị to lớn của cuộc hôn nhân này đối với người thừa kế hợp pháp ngai vàng Byzantine. Đám cưới sẽ ngay lập tức biến Ivan III thành bá chủ của một vùng lãnh thổ rộng lớn và là người thừa kế đế chế vĩ đại từng đem ánh sáng của đạo Cơ đốc tới Nga. Sophia không phải là người Thiên chúa giáo mà là người theo Cơ đốc chính thống. Ivan III ngay lập tức đồng ý và gửi tuỳ tùng sang Rome kèm theo những món quà vô cùng hào phóng dành cho cô dâu và vị Giáo hoàng. Đám cưới diễn ra không có chú rể tại Nhà thờ lớn Thánh Paul với sự chứng kiến của Giáo hoàng và Đại sứ Nga đại diện cho Ivan III. Rời Rome vào ngày 1/6 khi ở Italia đang là mùa hè, Sophia tới Moscow 6 tháng sau vào ngày một mùa đông giá rét và lần đầu tiên được gặp chồng. Ivan III đợi cô dâu của mình trong cung điện của Hoàng thái hậu Nga. Đám cưới thực sự được tiến hành buổi tối hôm đó. Sophia đã lần lượt hạ sinh 3 con gái và 6 con trai, con trai lớn nhất đã thừa kế ngai vàng. Công nương đã đem tinh thần của nền văn hoá Italia tới Moscow. Chính bà là người đã khuyến khích Nga hoàng xây dựng thành luỹ Kremlin theo lối kiến trúc Florentine: một quần thể các cung điện và nhà thờ nằm bên trong bức tường đỏ. Cũng chính dưới thời Sophia, những khu vườn treo và ao thả cá đầu tiên đã xuất hiện. Nhưng món hồi môn lớn nhất mà Sophia mang tới nước Nga chính là huy hiệu của Byzantine - một con đại bàng vàng hai đầu trên cái triện của vị Hoàng đế Byzantine cuối cùng. Con đại bàng tượng tưng cho sự độc lập và hai đầu tượng trưng cho quyền lực ở hai vùng đông, tây của đế chế. Cả hai đầu đều mang vương miện biểu trưng cho quyền lực kép. Người Nga rất ngưỡng mộ quyền lực bí hiểm của chiếc quốc huy. Thăng trầm của chiếc quốc huy Lúc đầu, không ai dám thay đổi, nhưng sau đó Ivan Bạo chúa (Ivan IV) đã ra lệnh đúc thêm một cái khiên vào ngực con đại bàng, hình Thánh George trên lưng ngựa, giết một con rắn bằng mũi giáo của mình. Sự thay đổi này khiến cho quốc huy của nước Nga trở nên đáng sợ, hai đầu đại bàng đã được bổ sung thêm bởi 3 cái đầu khác - đầu của chiến binh, đầu ngựa và đầu rắn. Song nó cũng chưa đủ và trong 4 thế kỷ sau đó triều đại Romanov đã liên tục thay đổi quốc huy. Lúc đầu, hai cánh của đại bàng giang rộng một cách tự hào như thể nó chuẩn bị bay. Hai mỏ đại bàng mở rộng cho thấy hai cái lưỡi giống hình con rắn và móng vuốt đại bàng vô cùng vĩ đại trong đó nắm giữ cây gậy quyền lực và một quả cầu. Ngay cả những chiếc vương miện trên đầu đại bàng cũng được đặt rất hiên ngang. Chiếc quốc huy vì thế tượng trưng cho sự hiếu chiến, song vẫn chưa đủ. Peter Đại đế đã quyết định trang trí thêm một dây chuyền vàng - món trang sức của Thánh Andrew the First Called lên ngực đại bàng. Ông còn cho sơn màu đen - màu của sự can đảm và ông đã đặt con đại bàng đen lên cao vì nghĩ rằng con đại bàng vàng trước đây chỉ bảo vệ cho chiếc tổ, chứ không phải tấn công. Con đại bàng của Peter Đại đế đánh dấu chính sách mở rộng mới của Nga. Vào đầu thế kỷ 19, Hoàng đế Alexander I đã quyết định đế chế của ông - vốn chiếm giữ 1/3 diện tích bắc bán cầu, đã đạt mức giới hạn và ra lệnh cho phục hồi màu vàng của đại bàng. Ông cũng thay thế cây gậy, quả cầu bằng những tia chớp, một ngọn đuốc và vòng nguyệt quế. Thời kỳ này, quốc huy của Nga đảm bảo cho người dân hoà bình và ngọn nến của sự khai sáng, cho kẻ thù thấy tia chớp của sự trả thù nếu họ dám tấn công. Song đến thời Alexander II, Nikolai I và Alexander III, Nga lại tiếp tục mở rộng đế chế. Nga chiếm Dagestan và Azerbaijan ở vùng Caucasus, gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ sau đó sáp nhập Bessarabia và cuối cùng giải phóng Hy Lạp, Serbia, Moldova, trao cho những vùng này quyền tự trị. Tiếp đến là việc chinh phục Lithuania, giải phóng Bulgaria, cuộc chiến 20 năm chống các nhà nước Hồi giáo ở vùng sa mạc gần biển Caspian, sáp nhập Trung Á. Phần Lan là chiến lợi phẩm cuối cùng. Vị hoàng đế cuối cùng của Nga, Nikolai II nhận thấy cần phải tuyên bố thêm một lần nữa rằng Nga đã đạt giới hạn và yêu cầu trang trí thêm vào quốc huy những biểu tượng của hoà bình. Hai
- cánh của đại bàng lập tức được vẽ thêm quốc huy của những nước mới sáp nhập như Kazan, Astrakhan, Siberia, Ba Lan, Phần Lam và bán đảo Tauric. Chừng ấy dường như đã đủ. Có vẻ như chú đại bàng vàng sẽ không bao giờ cất cánh vào vùng trời chiến tranh. Nhưng lịch sử của nước Nga lại trải qua một bước ngoặt. Sau cuộc cách mạng tháng 10/1917, quốc huy cũ bị xoá bỏ và quốc huy mới của Liên Xô xuất hiện. Nó mô phỏng hình trái đất với vầng mặt trời đang mọc ở phía trên. Sau khi Liên Xô tan rã, một lần nữa quốc huy của Nga lại thay đổi. Quốc huy hiện tại ra đời từ những đau thương của lịch sử hiện đại. Lúc đầu, quốc huy cũ được phục hồi song bỏ hết những vương miện và biểu tượng quyền lực. Hai mỏ đại bàng cũng khép lại. Giới phe bình ngay lập tức gọi chú đại bàng là "con gà mái xoàng xỉnh" và chỉ ít lâu sau hoạ sĩ Yevgeny Ukhnalev đã phục hồi gần như tất cả những chi tiết bị bỏ đi trước đây. Trở lại nguyên hình Quốc huy mới của nước Nga chính thức được thông qua tháng 12/2000. Hiện, quốc huy giống như của một nhà nước quân chủ với tất cả những chi tiết đại diện cho quyền lực của Sa hoàng được phục hồi. Song nó lại là biểu tượng cho một chế độ cộng hoà liên bang. Chú đại bàng hai đầu được mô phỏng trên một chiếc khiên màu đỏ mũi hướng xuống dưới. Chú đại bàng mang trên đầu hai vương miện nhỏ và một vương miện lớn. Cả ba vương miện được bao quanh bởi một dải ruy băng. Ở móng phải của đại bàng có một cây gậy và bên trái là quả cầu. Trên ngực đại bàng lại có một chiếc khiên mang hình quốc huy Nga - một kỵ sĩ bằng bạc trong chiếc áo choàng xanh ngồi trên lưng con ngựa bạc đang giết một con rồng đen bằng chiếc giáo bạc. Hình ảnh này có thể được hiểu như sau: Nga vẫn được bảo vệ bởi Chúa ba ngôi, đặt niềm tin vào Chúa trời, Sa hoàng và tổ quốc. Nga đặt trọng tâm vào việc thống nhất lãnh thổ, ngoài ra không có gì khác. Nga tuân thủ theo luật pháp và công lý trong trật tự thế giới, thể hiện bởi trật tự của ruy băng. Nga không đe doạ các nước khác. Những ý định của Nga trong sáng như bạc, quân đội Nga tuân thủ các nguyên tắc chân chính như màu xanh và mũi giáo hướng xuống dưới nhằm chống lại mọi tội ác xấu xa của loài người. Với tất cả những ý nghĩa ấy, quốc huy của nước Nga tượng trưng cho lời thề của quân đội và lời nguyện cầu của người Nga. Đất nước, con người-Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga Trên nóc phủ Tổng thống Nga trong điện Kremli có hai lá cờ: Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga. Hai lá cờ này bất chấp mưa, nắng, gió, tuyết ngày đêm phấp phới tung bay trên nền trời Maxcova tượng trưng cho sự tôn nghiêm nước Nga cũng như uy lực đứng đầu Nhà nước Nga. Quốc kỳ Nga có 3 màu trắng, xanh, đỏ mà mọi người đều quen thuộc. Tuy nhiên xung quanh lá cờ Tổng thống Nga còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị mà nhiều người chưa biết đến.
- Việc đặt ra cờ Tổng thống Nga xuất phát từ sắc lệnh số 319 ngày 15/2/1994 của Tổng thống Eltsin. Theo đó lá cờ Tổng thống có hình vuông, 3 màu trắng, xanh, đỏ. Ở giữa lá cờ là Quốc huy Nga, cờ Tổng thống được làm bằng những tua nhung vàng, phần cán cờ được trang trí những vòng bạc chạm và có khắc ngày tháng nhậm chức của Tổng thống. Lá cờ Tổng thống đầu tiên ở Nga được một công ty dệt tư nhân thực hiện bằng những đôi tay khéo léo của những người thợ thủ công. Sở dĩ sản xuất cờ Nga chủ yếu dựa vào thủ công là vì vào thời điểm năm 1994, nước Nga không có máy móc chuyên dụng dành cho việc sản xuất cờ. Hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí sử dụng trong công việc này từ các nước phương Tây lại rất tốn kém. Khâu khó khăn nhất trong việc thêu may cờ là đảm bảo về độ bền. Do lá cờ của tổng thống có kích cỡ khổng lồ 25x25=625m2 lại may bằng vải thông thường nên nhanh chóng bị rách bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Năm 1996, trước khi Tổng thống Eltsin nhậm chức đã xảy ra một vài trục trặc xung quanh lá cờ này. Mặc dù thời gian tiến hành buổi lễ quan trọng đã cận kề nhưng Công ty dệt may Slovod - Công ty được giao cho nhiệm vụ may cờ đã không thể làm xong nhiệm vụ, bởi chất lượng làm cờ của Công ty đã không đạt tiêu chuẩn. Tổng thống đã yêu cầu làm lại hoàn toàn số cờ 12.000 lá lớn nhỏ Sau này Công ty Slovod đã phải mất hơn 3 nǎm mới hoàn thành việc sản xuất toàn bộ những lá cờ này để treo chúng trong các vǎn phòng Chính phủ và Nhà nước theo đúng chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cờ quốc gia. Theo tiết lộ của một số quan chức Nga thì cờ Tổng thống và Quốc kỳ Nga cắm trong phòng làm việc của Tổng thống tại điện Kremli được đặt sản xuất cùng lúc 2 bộ. Một bộ được sử dụng cố định, còn bộ kia được sử dụng trong những nghi thức trọng đại của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều phiên bản khác của những lá cờ này dùng để treo ở nhiều nơi khác nhau, như ở sông Krarolin hay tại khu nghỉ mát Xochi. Lá cờ Tổng thống có kích thước lớn nhất đương nhiên được treo tại đIện Kremli, có diện tích 625m2 còn lá cờ nhỏ nhất được cắm trên đầu xe Tổng thống thì kích thước chỉ có 20x20cm.
- Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì việc sản xuất cờ Tổng thống năm xưa được tổ chức đấu thầu giữa 12 hãng dệt may hàng đầu của Nga. Việc chọn lựa hãng sản xuât cũng hết sức kỹ càng và nghiêm khắc. Một hội đồng nghiệm thu cờ do Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập và chỉ đạo, trước thời điểm công bố danh sách được lựa chọn, hãng may tham gia tuyển chọn phải cung ứng cờ trong 3 tháng. Mỗi hãng đấu thầu phải hoàn thành một lá cờ theo mẫu giao lại cho Hội đồng nghiệm thu xem xét và kiểm nghiệm. Địa điểm kiểm nghiệm cờ được tiến hành tại một bãi thử tên lửa của Bộ Quốc phòng. Tại đây mặc dù các tên lửa không còn nhưng các tháp thông tin vẫn còn để lại. Lá cờ Tổng thống sẽ được treo trên đỉnh của những ngọn tháp này, chúng có độ cao vào khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau đồng nghiệm thu lại hạ cờ xuống một lần để kiểm tra độ bền, độ phai màu sắc Như vậy cờ của hãng nào sau ba lần kiểm tra liên tiếp mà đạt chất lượng sẽ được chọn làm cờ cho điện Kremli. Tuy nhiên, các hãng phải giữ kín hợp đồng, công nghệ sản xuất, không được chia sẻ hợp đồng với bất kỳ cơ sở nào khác. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn thậm chí sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu có tình trạng xuất hiện một lá cờ Tổng thống giả nào đó cùng chủng loại của một trong những nhà cung cấp. Việc sử dụng cờ trong điện Kremli khá tốn kém. Thông thường mỗi lá cờ treo ở đây chỉ dùng trong 3 tuần là phải thay một lần. Việc làm “vệ sinh”, “bảo dưỡng” cờ cũng do một hãng sản xuất chịu trách nhiệm. Cuối cùng một vấn đề rất được nhiều người quan tâm là giá thành của mỗi lá cờ đặc biệt này là bao nhiêu? Cho tới nay, vẫn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin được biết, giá của mỗi lá cờ Tổng thống Nga vào khoảng từ 2.000 đến 10.000 USD. Sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất riêng của từng hãng. Lịch sử-Nga thời kỳ cổ đại Con người xuất hiện trên lãnh thổ nước Nga cổ đại và các nước thuộc Liên Xô cũ từ hàng chục vạn năm về trước. Theo những hình vẽ trên các vách đá của người thời cổ, công cụ lao động và những ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ hình dung được cuộc sống, lao động và bộ mặt của các bộ lạc xa xưa. Thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, vùng ngoại Cáp-ca-dơ là đất đai của Quốc gia U-ra-rơ-tu. Trung tâm của quốc gia này là hồ Van. Hai thế kỷ sau, các quốc gia khác xuất hiện trên vùng Trung Á (Hô-rê-đem là một trong những quốc gia phát triển nhất, có trung tâm ở hạ lưu sông A-mu-đa-ri-a). Trước Công nguyên (từ tiền thế kỷ thứ 6 đến tiền thế kỷ thứ 1), trên bờ phía bắc và phía đông biển Đen xuất hiện các quốc gia thuộc quốc của Hy-lạp - những thành phố và tiểu quốc Ô-li-vi-a, Bô-xpo-rơ, Khéc-xôn-nét. Cuối thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, đạo Ki-tô xuất hiện ở vùng này, sau đó lan dần tới vùng ngoại Cáp-ca-dơ. Nhưng những quốc gia này tồn tại không lâu: chúng xuất hiện và tiêu vong cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ. Phải qua vài thế kỷ nữa, trên những vùng bình nguyên Đông Âu rộng lớn mới xuất hiện nước Cổ Nga, mà theo một sử gia thời cổ, là quốc gia mở đầu lịch sử nước Nga. Những tài liệu lịch sử đầu tiên nhắc tới quốc gia Cổ Nga, tức là Đại quốc Ki-ép - Nốp-gô-rốt, xuất hiện từ thế kỷ thứ 9. Nhưng rõ ràng những người thành lập quốc gia này là dân tộc Xla-vơ phương Đông đã tới đây sớm hơn nhiều. Họ là những người làm ruộng và những thành phố đầu tiên của họ được dựng trên vùng hữu ngạn sông Đnépr. Còn sự di chuyển của người Xla-vơ lên miền phương Bắc (tới Bắc Băng Dương), xuống miền Nam (tới sông Đa-nuýp) và sang miền Đông (tới sông Ô-ca, cánh tay phải của sông Vôn-ga vĩ đại) đã kéo dài trong vòng mấy thế kỷ. Tại vùng giáp ranh giữa đất rừng và đất thảo nguyên này, người Xla-vơ đã tiếp xúc với các dân tộc du mục Pô-lô-vét, Pê-tse-ne-gơ và nhiều dân tộc khác. Vùng tam giác Ki-ép - Nốp-gô-rốt – Vla-đi-mia là trung tâm của nước Cổ Nga. Quốc gia này đã bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ và, cũng như các quốc gia Tây Âu thời kỳ đó, phát triển theo các quy luật của xã hội phong kiến. Cơ sở của xã hội này không phải là người nô lệ, mà là người
- làm ruộng, có những công cụ lao động thô sơ như cày gỗ, liềm, hái và rìu. Thoạt đầu, họ là những người nông dân tự do và chỉ phải nộp tô cho các chúa địa phương. Nhưng sau đó, các lãnh chúa và giai cấp quý tộc dần dần biến thành những địa chủ lớn và người nông dân tự do trở thành nông nô của họ. Sự truyền bá đạo Ki-tô trên các vùng đất Cổ Nga (khoảng năm 989) đã đi đôi với việc xuất hiện văn tự, nhà thờ và tu viện. Trong các thế kỷ 10 – 12, Cổ Nga là một quốc gia cường thịnh theo đạo Ki-tô. Không chỉ những nước láng giềng lớn, mà cả những nước phương xa cũng tìm cách tiếp xúc với nước Cổ Nga. Ví dụ, công chúa An-na, con gái chúa I-a-rô-xláp Mu-đrưi của quốc gia Ki-ép, trở thành vợ của vua Hăng-ri I nước Pháp, và sau khi chồng qua đời, bà trở thành nữ hoàng nước Pháp (chữ ký của bà để lại trong các chiếu lện của triều đình nước Pháp); công chúa Ê-li-da-bét (một người con gái khác của Chúa I-a-rô-xláp), là Hoàng hậu nước Na-uy; công chúa Ghi-ta, con gái của một nhà vua của dân tộc Ăng-glô Xắc-xông trở thành vợ của chúa Vla-đi-mia Mô-nô-ma-khơ cầm đầu quốc gia Ki-ép. Các thành phố Cổ Nga là những trung tâm phát triển các nghề thủ công. Thời đó, con người đã biết đặt ống dẫn nước và lát đường bằng đá. Cho tới nay, mọi người vẫn trầm trồ khâm phục vẻ đẹp lộng lẫy của các công trình kiến trúc Cổ Nga như nhà thờ Xô-phi-a ở Ki-ép, nhà thờ Xô-phi- a ở Nốp-gô-rốt, nhà thờ U-xpen-xki và nhà thờ Đi-mi-tơ-rốp ở Vla-đi-mia, nhà thờ Pô-crốp trên bờ sông Néc-li - các công trình kiến trúc tuyệt tác của nền kiến trúc Vla-đi-mia – Xu-dơ-đan. Người Cổ Nga rất quý trọng sách. Ngày nay còn giữ lại những tập sách chép tay thời bấy giờ. Ngoài ra, còn lưu lại hàng trăm bức văn tự ghi trên giấy vỏ cây của thường dân Nốp-gô-rốt, Pơ- xcốp, Xmô-len-xcơ, Pô-lốt-xcơ, Vi-tép-xcơ, Xta-rai-a Ru-xa. Nước Cổ Nga xứng đáng được coi là cái nôi của các dân tộc Nga, U-crai-na và Bê-la-rút-xi-a. Thời đó các dân tộc vùng biển Ban-tích, cực Bắc, Pô-vôn-gie và vùng ven biển Đen đã thần phục các lãnh chúa Ki-ép và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nước Cổ Nga.
- Cũng như trong quá trình phát triển chế độ phong kiến ở khắp Tây Âu, quốc gia Cổ Nga bắt đầu phân chia thành các tiểu quốc, đứng đầu là các chúa địa phương. Các chúa đất kình địch nhau, những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nổ ra liên tiếp. Những người cầm quyền ở một số nước láng giềng đã lợi dụng điều đó. Thành Cát Tư Hãn (Ghenghis Khan), người có công thống nhất các bộ tộc du mục Mông Cổ, đã xua các đội kị binh thiện chiến của mình tràn vào nước Nga. Quân của Khan chiếm các vùng Xi-bê-ri, tây bắc Trung Quốc, Trung Á, rồi vượt qua dãy Cáp-ca-dơ tràn vào các thảo nguyên gần Biển Đen. Năm 1236, vua Bạt Đô, cháu của Ghenghis Khan, đã đem quân sang Châu Âu. Các lãnh chúa Nga đã phải chống cự quyết liệt, và Bạt Đô phải mất đến 3 năm mới chiếm được các vùng đất Nga, nhưng cuộc chiến đấu dũng cảm của người Nga đã cứu được Tây Âu: quân lính của Bạt Đô không đủ sức tiến xa hơn nữa. Tục ngữ phương Đông có câu: hoạ vô đơn chí. Thực vậy, trong khi quân Mông Cổ đang làm mưa làm gió trên đất nước Nga, quân Phổ cũng tiến hành cuộc viễn chinh xâm lấn biên giới tây bắc nước Nga. Sau khi chiếm được các vùng đất đai mà hiện nay là nước Phần Lan, bọn phong kiến Thụy Điển cũng lăm le tiến vào nước Nga. Các đội nghĩa binh của Chúa A-lếch-xan-đrơ I- a-rô-xla-vích ở Nốp-gô-rốt đã phải chống lại cả quân Thụy Điển lẫn quân Phổ. Năm 1240, quân Nga đã đánh bại quân Thụy Điển trên bờ sông Nê-va (do đó nhân dân cũng gọi vị chúa này là A- lếch-xan-đrơ Nép-xki). Tháng Tư năm 1242, kị binh Phổ bị đánh tan trên mặt hồ đóng băng Tsút-xcôi-e. Năm 1245, trong trận I-a-rô-xláp (tây nam U-crai-na), các chiến binh của chúa Đa-ni-la Rô-ma- nô-vích đã thắng quân Ba Lan và quân Hung-ga-ri tràn vào vùng Ga-lít-sơ – Vô-lưn. Nhưng mặc dầu thắng những trận lừng lẫy như thế, các lãnh chúa Nga vẫn phải khuất phục quốc gia Kim Trướng (Lều Vàng) của các dân tộc du mục. Quốc gia này do Bạt Đô thành lập và đặt kinh đô ở Xa-rai thuộc hạ lưu sông Vôn-ga. Ách thống trị của người Mông Cổ kéo dài hơn hai thế kỷ. Bọn ngoại xâm đặt chân đến đâu thì cảnh đầu rơi máu chảy lại diễn ra với người Nga. Chúng bắt họ cống nộp, bắt dân đưa về nước làm nô lệ. Nước Nga bị suy yếu, mất hết các đất đai vùng ven biển Đen và dọc sông Vôn-ga. Giữa thế kỷ 14, Ba Lan chiếm U-crai-na hồi đó là vùng đất tây nam của nước Nga. Đất đai của người Xla-vơ miền Tây và vùng Xmô-len-xcơ bị sáp nhập vào Lít-va. Đất đai của đại chúa Vla-đi-mia bị phân chia thành các tiểu quốc. Tình hình đó đã làm đình trệ sự phát triển của kinh tế và văn hoá Nga trong khoảng một, hai thế kỷ. Lịch sử-Nga thời kỳ phong kiến Khôi phục sự thống nhất của các vùng đất đai chính trở thành nhiệm vụ của các dân tộc Nga. Không thế thì không thể nào thoát được khỏi ách thống trị của người Mông Cổ, phục hồi nền kinh tế và văn hoá, thu lại những vùng đất đai bị mất. Hoàng triều Mát-xcơ-va đã dẫn đầu cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước. Những tài liệu đầu tiên nhắc đến Hoàng triều Mát-xcơ-va thuộc về năm 1147. Mát-xcơ-va là trung tâm tự nhiên của các đất đai Nga được các tiểu quốc láng giềng ngăn cách với quốc gia của người du mục ở phía Đông và Lít-va ở phía Tây. Thêm nữa, Mát-xcơ-va còn là trung tâm lớn phát triển các nghề thủ công và nằm trên giao điểm của các
- đường bộ và đường thuỷ. Xung quanh Mát-xcơ-va là các vùng có nghề trồng trọt phát triển tốt. Chính sách cương nghị, nhẫn nại và khéo léo của các chúa Mát-xcơ-va cũng có uy tín với các lãnh chúa khác. Năm 1328, chúa I-van Đa-ni-lô-vích ở Mát-xcơ-va được phong làm Đại chúa Vla-đi-mia. Những người cầm quyền quốc gia Mông Cổ Kim Trướng giao việc thu nộp cống vật cho chúa I-van. Từ đó, ách thống trị của người Mông Cổ có phần giảm bớt, bởi vì người du mục thôi không tràn vào cướp phá nữa. Theo lời một sử gia Nga, người du mục “thôi không đánh chiếm đất đai Nga và giết các tín đồ theo đạo Ki-tô nữa”. Nhưng chúa I-van Đa-ni-lô-vích đã lợi dụng việc thu cống để làm giàu, do đó bị gọi là Ca-li-ta (hầu bao đựng tiền): vị chúa đã ăn chặn một phần cống vật trước khi đem nộp. Thời kỳ đó, các đất đai Nga bắt đầu được thống nhất dần vào quốc gia Mát-xcơ-va. Quá trình thống nhất đó đã dẫn tới việc hình thành một Nhà nước quân chủ tập trung mạnh có đủ sức trút bỏ ách thống trị của người Mông. Cháu I-van Ca-li-ta là Đi-mi-tơ-ri I-va-nô-vích lên ngôi chúa đã trở thành nhân vật đầu tiên trong lịch sử thống nhất quốc gia Nga. Ngày 8 tháng Chín năm 1380, một trận đánh hết sức ác liệt chống quân Kim Trướng đã diễn ra trên cánh đồng Cu-li-cô-vô (Thượng nguồn Sông Đông). Trong trận này, quân của chúa Đi-mi-tơ-ri I-va-nô-vích đã đánh bại quân Ta-ta-ri – Mông Cổ do Ma-mai cầm đầu. Chúa Đi-mi-tơ-ri I-va-nô-vích được ghi vào lịch sử nước Nga là Chúa Đmi-tơ- ri Đôn-xkôi, còn trận Cu-li-cô-vô được gọi là trận “diệt Ma-mai”. Nhưng chỉ hai năm sau, người du mục đã lại khôi phục được quyền lực ở các vùng đất đã chiếm được trước đây. Điều đó làm cho các lực lượng muốn thống nhất nước Nga càng đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn. Chẳng bao lâu (năm 1395), quốc gia Kim Trướng bị nhà cầm quyền Ti-mua của vương quốc Ma- ve-ran-na-khra (vùng đất giữa sông A-mu-đa-ri-a và sông Xư-rơ-đa-ri-a) đánh bại hoàn toàn. Sau đó Ti-mua chiếm Ác-mê-ni, Gru-di-a, vùng Tiểu Á và Ấn Độ, thành lập nên một đế chế lớn và đặt thủ đô ở Xa-mác-can. Sau khi Ti-mua chết (năm 1405), đế chế này tan rã thành nhiều vương quốc độc lập. Các vương quốc đó bắt đầu gây chiến tranh liên miên chống lại nhau. Xuất hiện những điều kiện đối ngoại thuận lợi để lật đổ áp bức của quốc gia Kim Trướng. Năm 1476, đại chúa I-van III, một trong những lãnh chúa lớn nhất thời đó, đã cố tình không nộp cống vật. Bốn năm sau, những người du mục đem quân đi đánh Mát-xcơ-va. Nhưng khi tới bờ sông U-gra (tả chi lưu của sông Ô-ca), vua Ác-mát thấy quân đội của lãnh chúa Mát-xcơ-va có nhiều vũ khí và tập trung đông trên bờ đối diện, liền vội vã ra lệnh lui quân. Tới thời gian đó, quốc gia Kim Trướng bị chia cắt thành một số vương quốc thù địch nhau: các vương quốc Ca-dan, Át-xtra-khan, Xi-bi-ri, Crưm và Nô-gai. Trên đường rút quân về vùng hạ lưu sông Vôn-ga, Ác-mát bị quân đội vương quốc Nô-gai và vương quốc Xi-bê-ri phục kích. Trong trận này, Ác-mát bị giết chết. Bây giờ thì các lãnh chúa Mát-xcơ-va không có đối thủ nào ngang sức nữa. Năm 1478, chúa I- van III chinh phục nước Cộng hoà quý tộc Nốp-gô-rốt, sau đó đến năm 1485 thì khuất phục được lãnh chúa Tve-rơ. Do kết quả của cuộc chiến tranh chống Lít-va (1500 – 1503) vùng thượng nguồn sông Ô-ca và Đnépr được sáp nhập vào quốc gia Nga. Dưới thời chúa Va-xi-li III, con trai đại chúa I-van III, các đất đai Pơ-xcốp (năm 1510), Xmô-len-xcơ (năm 1514) và Ri-a-dan (năm 1521) sáp nhập vào quốc gia Mát-xcơ-va. Như vậy, những vùng đất chính của quốc gia Nga đã được thống nhất. Sau đó là các cuộc chinh phục vùng sông Vôn-ga và vùng biển Ban-tích. Dưới thời đại chúa I-van III, viện Đu-ma đại diện cho Hội đồng các Chúa là cơ quan thường trực tối cao bên cạnh đại chúa: cơ quan này bàn bạc giải quyết những công việc quan trọng nhất. Những vấn đề cực kỳ quan trọng như tuyên chiến, giải hoà với các quốc gia khác vv được giải quyết trong các phiên họp chung của Viện Đu-ma chúa, những người đứng đầu nhà thờ và đại diện của tầng lớp quý tộc. Sau này, dưới triều đại Chúa I-van IV, những cuộc hợp tương tự được gọi là những Hội nghị Lãnh chúa. Cũng trong thời gian đó, các bộ, tức là các cơ quan chuyên trách đầu tiên của chính quyền trung
- ương được thành lập để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong Nhà nước tập quyền. Giữa hai thế kỷ 15 và 16, các nước Tây Âu bước vào thời kỳ những phát kiến lớn về địa lý, hoạt động cải lương và thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế. Nước Nga cũng bước vào thời kỳ chuyển biến lớn này. Tất nhiên, đây chưa phải là thời kỳ chuyển sang chế độ tư bản, bước quá độ này còn là viễn cảnh xa xăm. Đất nước đang đứng trước một vấn đề khác: tiến theo con đường kinh tế địa chủ - quý tộc và tăng cường sự trói buộc nông dân vào chủ đất hay là, ngược lại, giảm bớt sự lệ thuộc của quần chúng lao động ở thành thị lẫn nông thôn vào giai cấp phong kiến và phát triển kinh tế hàng hoá nhỏ tự do. Sau khi các vùng đất Nốp-gô-rốt được sáp nhập vào đất đai của đại chúa Mát-xcơ-va, một đội quân lớn quý tộc và bản thân đẳng cấp quý tộc bắt đầu hình thành: đất đai tịch thu của các chúa Nốp-gô-rốt được đem chia cho hơn hai nghìn gia đình quý tộc địa phương của quốc gia Mát-xcơ- va. Năm 1497, một thể lệ được ấn định để bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc: người nông dân chỉ được phép thay đổi chủ đất trong vòng một tuần trước và một tuần sau ngày 26/11, tức là ngày I-u-ri-ép; nếu như họ đã trả hết nợ cho chủ đất cũ. Đó là biện pháp trực tiếp trói chặt người nông dân vào chủ đất, dẫn tới sự phát triển luật nông nô (chế độ nông nô) ở nước Nga. Đồng thời trong nước Nga còn có một số ruộng đất tư điền nữa, tức là những mảnh ruộng của người nông dân, và quá trình tách nghề thủ công khỏi nghề trồng trọt cũng bắt đầu. Do đó xuất hiện hạng người đặc biệt được gọi là “thương nhân”, tức là những nông dân giàu làm nghề thủ công và những người đi buôn. Đó là cơ sở thực tế để tiếp tục phát triển kinh tế hàng hoá nhỏ gắn bó với thị trường và không dung hoà với chế độ nông nô. Nền kinh tế địa chủ - quý tộc gắn liền với chế độ nông nô ngày càng hưng thịnh. I-van Va-xi-li-ê-vích Grô-dơ-nưi tức là Đại chúa I-van IV, người đầu tiên tự phong là Sa hoàng nước Nga (năm 1547), đã tăng cường vai trò của các cơ quan chính quyền trung ương (các bộ) và bắt đầu triệu tập đều đặn hội nghị các lãnh chúa. Đại diện của tầng lớp quý tộc và thương nhân ở thủ đô cũng như những hạt tham gia các hội nghị này cùng với viện Đu-ma chúa, các thượng thư đứng đầu bộ và những người lãnh đạo nhà thờ. Chế độ Nhà nước như thế được gọi là chế độ quân chủ đại diện quý tộc. Dưới thời I-van IV, nghề in sách ở nước Nga bắt đầu xuất hiện: ngày 1 tháng Tư năm 1564, tu sỹ I-van Phê-đo-rốp ở Mát-xcơ-va đã in cuốn sách Nga đầu tiên: “Sứ đồ”. Dưới thời Sa hoàng I-van Va-xi-li-ê-vích, Ca-dan bị thu phục (năm 1552), A-xtơ-ra-khan sáp nhập vào nước Nga (năm 1556) và dòng Vôn-ga từ đầu nguồn chảy ra đến biển tất cả nằm trong nước Nga. Nước Nga cũng đã có những điều kiện mở rộng đất đai tới vùng U-ral và vùng Xi-bê- ri rộng lớn trong lúc đó hầu như không có bóng người (trong thế kỷ 17, cả một vùng rộng lớn hơn 13 triệu ki-lô-mét vuông chỉ có gần 236 nghìn người, tính trung bình cứ 40 – 50 ki-lô-mét vuông mới có 1 người). Hai năm sau, nhằm mục đích bảo vệ đường biên giới phía Tây luôn bị kị binh Phổ đe doạ, cũng như phát triển thương mại với các nước Châu Âu, Sa hoàng bắt đầu đem quân đánh chiếm vùng biển Ban-tích và trong giai đoạn đầu đã hoàn toàn đánh bại quân Li-vôn. Nhưng sau đó Sa hoàng bị thua và nước Nga lại mất lối ra biển Ban-tích. Thời gian đó, I-van IV cũng đã thiết lập chế độ “thái ấp” (năm 1565). Sa hoàng dựa vào quân đội để gây những vụ khủng bố đẫm máu, dùng mọi nhục hình thời trung cổ Nga để hành hạ và giết những người bị coi là “nghịch phản” và “gian tà”. Chế độ thái thái ấp đã dẫn tới việc thủ tiêu các dòng họ chúa địa phương không chịu khuất phục chế độ quân chủ tập trung và tăng cường uy thế của tầng lớp quý tộc: chính tầng lớp địa chủ phong kiến nhỏ này đã phục vụ trong quân đội và được Sa hoàng I-van Grô-dơ-nưi trả ơn bằng cách cấp đất tước đoạt được của các quý tộc địa phương. Đất đai của các quý tộc địa phương bắt đầu được gọi là điền trang và chủ điền trang trở thành các địa chủ. Họ được cấp đất đai và cả nông dân sống trên các đất đai đó. Những nông dân này phải làm việc không công cho chủ đất. Năm 1581, nhằm mục đích củng cố quyền lực của quý tộc đối với nông dân, Sa hoàng I-van đã ra lệnh tạm cấm nông dân không được quyền đổi chủ. Ngày I-u-ri-ép tượng trưng cho ngày người nông dân được phép đổi chủ đã bị bãi bỏ như thế. Do đó, cuối thế kỷ 16 cũng đã xuất hiện
- một câu tục ngữ nổi tiếng nói lên nỗi đắng cay của người nông dân Nga: “Ngày I-u-ri-ép mà bà chẳng được phép”. Sau đó ít lâu (năm 1597), việc nông dân đổi chủ bị cấm chỉ hoàn toàn và Sa hoàng còn ra lệnh truy lùng những nông dân trốn chủ. Theo lệnh này, tất cả các nông dân bỏ trốn chủ đất trong vòng 5 năm trước đây đều phải mang theo gia đình và tài sản trở về với chủ. Như vậy là việc hình thành chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã đi đôi với việc củng cố chế độ nông nô. Triều đại Ri-u-ri-cô-vích mở đầu từ các lãnh chúa Ki-ép đầu tiên và kết thúc sau khi Sa hoàng Phê-đo I-va-nô-vích, con cua I-van IV qua đời. Bô-rít Gô-đu-nốp, anh của hoàng hậu, lên ngôi thay em rể. Sa hoàng Bô-rít vẫn theo đuổi chính sách trước đây của I-van IV và dựa vào tầng lớp quý tộc. Các lãnh chúa địa phương đã bất bình về việc Bô-rít Gô-đu-nốp lên ngôi Sa hoàng. Những năm 1601 – 1602, ở trên vùng đất U-crai-na bị Ba Lan chiếm đóng có một người mạo nhận là Hoàng tử Đi-mi-tơ-ri, con trai Sa hoàng I-van IV, dường như tình cờ thoát khỏi vụ mưu sát ở U-glít-sơ[2]. Kẻ mạo danh đã cầu cứu vua Ba Lan. Sau khi tập hợp được một đạo quân nhỏ từ những người Cô-dắc và đại diện giới quý tộc Ba Lan, tên Hoàng tử mạo danh này đã đưa quân đi đánh Mát-xcơ-va. Tháng Tư năm 1605, Sa hoàng Bô-rít Gô-đu-nốp đã chết đột ngột. Tầng lớp đại quý tộc liền lợi dụng kẻ mạo danh này để lật đổ chính quyền của dòng họ Gô-đu-nốp. Hoàng tử giả Đi-mi-tơ-ri lên ngôi và thi hành một chính sách khiến cho nhân dân rất bất bình. Tầng lớp đại quý tộc lại xúc giục nhân dân Mát-xcơ-va nổi dậy chống lại kẻ mạo danh và giúp Va-xi-li Sui-xki là một người thuộc dòng họ hoàng triều lên ngôi. Sa hoàng mới Va-xi-li Sui-xki bắt đầu thi hành chính sách mới có lợi cho tầng lớp đại quý tộc. Dưới thời Sa hoàng Va-xi-li Sui-xki chế độ nông nô trở nên hà khắc hơn, và do đó đã làm nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân. Không phải ngẫu nhiên mà các biên khu phía Nam quốc gia Nga lại trở thành lò lửa của các cuộc khởi nghĩa nông dân: đầu thế kỷ 17, vùng này tập trung khá đông nông dân và thợ thủ công chạy trốn chúa đất mà khi đó người ta gọi là những người Cô-dắc. Dưới quyền chỉ huy của I-van Bô- lốt-nhi-cốp, một nông dân cô-dắc, nghĩa quân đã chiếm Cô-lôm-na và vây hãm thành Mát-xcơ- va. Nhưng ít lâu sau đã lộ rõ những điểm yếu chung của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân tự phát. Đó là: nghĩa quân không có tổ chức thống nhất và vẫn tin mù quáng vào “tấm lòng tốt” của Sa hoàng. Nông dân không hiểu rằng, cuộc sống bất hạnh của họ không phải do người cầm quyền tốt hay xấu, mà bắt nguồn từ chế độ chuyên chế và chế độ nông nô là hệ thống xã hội thù địch đối với họ. Quân đội Sa hoàng đã buộc nghĩa quân của I-van Bô-lốt-nhi-cốp phải lùi đến Ca-lu-ga, rồi sau đó tới Tu-la. Sau bốn tháng bị vây hãm, nghĩa quân hạ vũ khí đầu hàng. Mặc dù Sa hoàng Va-xi- li Sui-xki khi dụ hàng đã hứa tha chết nhưng vẫn chọc thủng hai mắt của I-van Bô-lốt-nhi-cốp, vứt xuống hố băng trên sông. Thời gian đó, ở U-crai-na còn có một kẻ mạo danh nữa: Hoàng tử giả Đi-mi-tơ-ri thứ hai. Y cũng dựa vào quân đội Ba Lan. Tháng Sáu năm 1608, hoàng tử giả này đem quân vây hãm thành Mát- xcơ-va. Hành động cướp bóc và tàn ác của quân lính vây hãm thành đã làm cho nhân dân hết sức căm phẫn. Nhưng lo sợ làn sóng công phẫn của nhân dân sẽ làm đổ cả hoàng triều, Sa hoàng Va- xi-li đã cầu cứu người Thụy Điển. Nước này nhận lời giúp đỡ ngay, vì đây là một dịp tốt để can thiệp vào nội bộ chính trường Nga. Các giới cầm quyền Ba Lan cũng tiến hành cuộc can thiệp trực tiếp chống nước Nga. Mùa thu năm 1609, quân đội Ba Lan vây hãm thành Xmô-len-xcơ, còn quân Thụy Điển cũng tiến tới thành phố Mát-xcơ-va đang bị hoàng tử giả vây hãm. Kẻ mạo danh đã phải bỏ chạy từ Tu-si-nô (phía tây Mát-xcơ-va) về Ca-lu-ga và ở đây hắn bị đồng bọn giết. Tháng Ba năm 1610, Mát-xcơ-va được giải vây. Nhưng tháng Sáu năm đó, quân đội Ba Lan lại từ Xmô-len-xcơ kéo tới và đánh bại quân Mát-xcơ-va kéo tới chặn đường. Trước tình hình này, các đại quý tộc đã chống lại Sa hoàng Va-xi-li Sui-xki là người mà họ đã đặt lên ngôi. Sa hoàng bị truất ngôi và, tháng Tám năm 1610, hoàng tử Ba Lan Vla-đi-xláp lên cầm quyền ở nước Nga. Một tháng sau, các đại quý tộc Nga giao nộp Mát-xcơ-va cho người Ba Lan. Thời kỳ đen tối bắt đầu. Quân đội Ba Lan chiếm đóng thủ đô Nga, các thành phố miền Trung Nga và miền Tây đất nước. Quân Thụy Điển chiếm vùng Nốp-gô-rốt, vây hãm thành Pơ-xcốp.
- Chính trong tình hình đó, quần chúng nhân dân đã nổi dậy. Prô-cô-pi Li-a-pu-nốp, người đứng đầu giới quý tộc Ri-a-dan, đã thành lập đội dân binh đầu tiên, các đội vũ trang của người Cô-dắc và nông dân liền đi theo ông. Tháng Ba năm 1611, Li-a-pu- nốp vây hãm thành Mát-xcơ-va. Nhưng mùa hè năm đó, các đơn vị dân binh có thành phần xã hội phức tạp đã chống lại nhau. Li-a-pu-nốp bị giết, dân binh tan rã. Mùa thu năm 1611, theo lời kêu gọi của Cu-dơ-ma Mi-nin, một trưởng hạt ở vùng Hạ Nốp-gô-rốt, đội dân binh thứ hai được thành lập. Chúa Đi-mi-tơ-ri Po-gia-rơ-xki, một vị tướng có kinh nghiệm, đứng ra chỉ huy đội dân binh này. Trong trận đánh ác liệt kéo dài hai ngày gần Mát-xcơ-va, các đội dân binh đã thắng quân tiếp viện Ba Lan được gửi tới để giải vây Mát-xcơ-va. Tình hình quân Ba Lan trong vòng vây ngày càng tuyệt vọng, và ngày 27 tháng Mười năm 1612, quân Ba Lan ở Mát-xcơ-va hạ vũ khí đầu hàng. Mát-xcơ-va được giải phóng. Tháng Hai năm 1613, hội nghị các chúa đã họp bầu Sa hoàng. Người được bầu là Mi-kha-in Rô-ma-nốp, một đại diện của tầng lớp đại quý tộc cũ ở Mát-xcơ- va. Còn nhân dân vùng Nốp-gô-rốt đã vùng dậy chống lại quân Thụy Điển chiếm đóng. Chính phủ Thụy Điển buộc phải đàm phán với Mát-xcơ-va. Theo hoà ước năm 1617, vùng đất Nốp-gô- rốt được trao trả lại cho nước Nga, nhưng vùng vịnh Phần Lan, lối ra biển Ban-tích duy nhất của nước Nga, vẫn nằm trong tay quân Thụy Điển. Năm sau, mưu toan chiếm lại Mát-xcơ-va bị thất bại, các giới cầm quyền Ba Lan cũng phải ký kết hoà ước với nước Nga. Nhưng Ba Lan vẫn chiếm đóng vùng đất Xmô-len-xcơ. Nhân dân Nga đã bảo vệ được chủ quyền độc lập. Trong khi đó, phong trào nhân dân chống bon chiếm đóng Ba Lan và đòi sáp nhập vào nước Nga đã lan rộng ở U-crai-na và Bê-la-rút-xi-a. Phong trào ở U-crai-na do Thống tướng Boóc-đan Khơ-men-nít-xki cầm đầu. Quốc gia Nga đã ủng hộ ông: hội nghị các chúa năm 1653 đã tuyên chiến với Ba Lan. Ngày 8 tháng Giêng năm 1654, đại diện các tầng lớp nhân dân U-crai-na họp hội nghị ở Pê-rê-i-a-xláp và tuyên bố xin nhận quốc tịch Nga. Cuộc đấu tranh đòi sáp nhập đã kết thúc, nhưng chiến tranh với Ba Lan còn kéo dài thêm 13 năm nữa. Theo hoà ước năm 1667, vùng Xmô-len-xcơ được trả lại cho quốc gia Nga. Vùng tả ngạn U-crai-na và Ki-ép được sáp nhập vào nước Nga, vùng hữu ngạn U-crai-na
- và đất đai Bê-la-rút-xi-a vẫn nằm trong thành phần Rê-tsi Pô-xpô-li-ta, một quốc gia xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 17 do kết quả của việc hợp nhất hai nước Ba Lan và Lít-va. Sau khi Sa Hoàng Mi-kha-in Rô-ma-nốp lên ngôi, chính quyền Nhà nước được khôi phục là một chế độ quân chủ đại diện quý tộc, có Viện Đu-ma của các đại quý tộc và các hội nghị lãnh chúa. Nhưng dưới thời Sa Hoàng thứ hai A-lếch-xây Mi-khai-lô-vích thuộc triều đại Rô-ma-nốp, bộ máy tập quyền được tiếp tục phát triển và củng cố: ngày nay có tới 50 bộ chuyên trách. Sau năm 1653, các hội nghị chúa cũng ngừng hoạt động. Đó là thời gian chuyển từ chế độ quân chủ đại diện quý tộc sang chế độ quân chủ chuyên chế. Các vị trí kinh tế và chính trị của tầng lớp quý tộc được củng cố bằng việc tiếp tục tăng cường chế độ nông nô. Theo luật nông nô năm 1649, nông dân thuộc quyền sở hữu của địa chủ từ khi chào đời cho đến khi chết; địa chủ có thể bắt nông nô bỏ vợ con, “bán buôn” hoặc “bán lẻ” nông nô, đổi nông nô lấy một con chó săn hoặc đánh bằng roi vọt; nông nô bỏ trốn bị truy lùng suốt đời và địa chủ có quyền giết nông nô. Việc đàn áp nông nô đã dẫn đến các cuộc chiến tranh nông dân mới. Cầm đầu cuộc chiến tranh nông dân lần thứ hai là Xtê-pan (Xten-ka) Ra-zin, một nông dân cô- dắc vùng sông Đông. Năm 1670, cuộc khởi nghĩa nông dân này thu được những thắng lợi lớn nhất: Ra-zin tiến từ Sông Đông tới sông Vôn-ga, lần lượt chiếm Txa-rít-xưn, Atrơ-ra-khan, Xa- ra-tốp, Xa-ma-ra và các thành phố khác nằm dọc trên các bờ sông Vôn-ga. Mùa xuân năm 1671, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Xtê-pan Ra-zin bị bắt và bị đưa về Mát-xcơ-va hành hình. Cô-đra-ti Bu-la-vin, người cô-dắc, cầm đầu cuộc chiến tranh nông dân lần thứ ba (1707 – 1708) lan rộng hầu hết khắp vung đông nam nước Nga. Ngày 7 tháng Bảy năm 1708, ông bị bọn phản động thuộc tầng lớp cô-dắc giàu giết hại. Nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục được lan rộng. Thậm chí sau khi trung tâm chính của cuộc khởi nghĩa ở vùng sông Đông bị đàn áp, các cuộc nổi dậy của nông dân vẫn tiếp diễn trong ít nhất hai năm sau, cho tới năm 1710. Các cuộc chiến tranh nông dân là kết quả của ách áp bức nông nô ngày càng khắc nghiệt. Nhưng lạ thay, chúng lại dẫn tới việc mở rộng và củng cố thêm nền chuyên chế của tầng lớp quý tộc. Vào thế kỷ 18, khi cuộc Cách mạng tư sản ở Pháp giành được thắng lợi, chế độ quân chủ độc đoán của bọ quý tộc và quan chức ở Nga lại được củng cố hoàn toàn. Chế độ này hưng thịnh nhất dưới thời Pi-ốt (Pi-e) đại đế và Nữ hoàng E-ca-tê-ri-na II. Pi-ốt (Pi-e) đại đế là nhà cải cách lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Dưới thời của Ông, nhiều việc đã được thực hiện theo sáng kiến và dưới sự kiểm tra của Ông. Đó là: thánh lập quân đội thường trực và Hải quân; phát triển công nghiệp đúc sắt và đúc đồng ở vùng U-ral; các cuộc cải cách văn tự và lịch; phát hành tờ báo đầu tiên ở nước Nga; thành lập Viện hàn lâm khoa học; mở hàng loạt trường chuyên nghiệp; thám hiểm các vùng biển Bắc, Xi-bê-ri và Viễn Đông. Thắng lợi lừng lẫy của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh miền Bắc kéo dài hơn 20 năm cũng là công lao của Pi-ốt đại đế. Kết quả của cuộc chiến tranh này là nước Nga vĩnh viễn có mặt trên vùng bờ biển Ban-tích. Sau thắng lợi này, Viện hành pháp Nga tấn phong Pi-ốt làm Hoàng đế nước Nga (năm 1721). Để chứng thực rằng từ nay nước Nga sẽ không rời khỏi vùng biển Ban- tích, Pi-ốt Đại đế đã cho xây dựng thành phố mới tại cửa sông Nê-va, đặt tên thành phố là Xanh Pê-téc-bua và rời thủ đô Nga tới đó. Pi-ốt Đại đế đã kiên quyết tiến hành các cuộc cải cách hành chính. Ông đã thành lập Viện hành pháp là cơ quan quyền lực tối cao; bãi bỏ hệ thống các Bộ cũ và thành lập 12 Bộ mới để quản lý các ngành quan trọng nhất trong nước. Đất nước được chia thành 8 tỉnh (sau đó thành 11 tỉnh), đứng đầu là tỉnh trưởng do Pi-ốt Đại đế chỉ định. Nhưng thực chất của xã hội Nhà nước Nga là không thay đổi, bởi vì các cuộc cải cách của Ông vẫn dựa trên cơ sở tăng cường ách áp bức nông nô. Nền đại công nghiệp xuất hiện dưới thời Pi- ốt Đại đế cũng đã xây dựng trên các cơ sở đó: năm 1721, những người không thuộc tầng lớp quý tộc được phép mua nông dân và đưa họ vào làm việc trong các xưởng thợ và nhà máy, nhưng những nông dân này không thuộc sở hữu của chủ xưởng mà là tài sản của Nhà máy. Xuất hiện một loại nông nô mới: “thợ”. Nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II tự nhận là người thừa kế sự nghiệp của Pi-ốt Đại đế và dựng một
- tượng đài lớn để kỷ niệm Ông ở Xanh Pê-téc-bua. Tác giả của tượng đài là nhà điêu khắc Phan- cô-ne. Dưới thời nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II, nước Nga đã thu lại các vùng đất đai Bê-la-rút-xi-a, hữu ngạn U-crai-na, Cuốc-lan-đi-a, Lít-va và miền Tây Vô-lưn. Trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật cũng đã thu được những thành tựu lớn: Mi-kha-in Lô-mô-nô-xốp, một trong những nhà bác học bách khoa lớn nhất của nước Nga, đã hoàn thành các công trình kiệt xuất, nhà thơ Ga-vri-in Đéc-gia-vin có những tác phẩm tuyệt tác. Nữ hoàng còn thích tự nhận là địa chủ vùng Ca-dan. Dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II, địa chủ được cấp 850.000 nông dân. Địa chủ có quyền bắt nông nô phải lao động khổ sai, còn nông nô bị cấm không được kêu ca về sự hà khắc của chủ nô và nếu làm trái sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Luật nông nô đã phổ biến cả ở U-crai-na. Nhăm tiếp tục củng cố chế độ độc tài quý tộc, đất đai trong nước đã được chia lại thành 50 tỉnh. Tất cả các cơ quan và quân đội trong tỉnh thuộc dưới quyền của thống đốc được Nữ hoàng chỉ định. Tầng lớp quý tộc có tất cả các quyền hạn và lợi lộc có tất cả các quyền hạn và lợi lộc đã hình thành vào cuối thế kỷ. Nói riêng, quý tộc phục vụ trong quân đội và cơ quan Nhà nước theo chế độ tình nguyện. Như vậy là từ một đẳng cấp “phục vụ”, quý tộc biến thành giai cấp ăn bám có nhiều đặc quyền. Bề ngoài, chế độ quân chủ chuyên chế dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II là một toà nhà vững chắc hơn bao giờ hết. Nhưng chính thời gian đó là chứng kiến cuộc chiến tranh nông dân lần thứ tư. Đó là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất không chỉ ở nước Nga mà còn ở Châu Âu thời bấy giờ. Cuộc chiến tranh kéo dài gần hai năm. Cầm đầu những người Cô-dắc, nông dân nghèo, công nhân vùng U-ral, các dân tộc bị trị vùng Pô-vôn-gie và Pri-u-ral là thủ thủ lĩnh nông dân Ê-mê-li-an Pu-ga-tsốp. Ông có đội nghĩa binh đông tới 30.000 người. Ngọn lửa khởi nghĩa trùm lên một vùng rộng lớn. Trong những lời kêu gọi nhân dân, Pu-ga-tsốp đã tuyên bố mọi người từ nay “vĩnh viễn được tự do” và hô hào nông dân đánh đổ bon địa chủ. Triều đình phải huy động rất nhiều quân lính mới ngăn nổi cuộc tiến công của nghĩa quân tới Mát-xcơ-va. Sau đó các đội quân khởi nghĩa bị thua. Do một vụ phản bội, người cầm đầu cuộc khởi nghĩa bị bắt và nhốt vào trong cũi gỗ đưa về Mát-xcơ-va. Sau khi phải chịu đựng những nhục hình hết sức dã man, Pu-ga-tsốp bị hành hình. Nhưng trong nước cũng đã bắt đầu dấy lên những phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nông nô. Các nhà khai sáng Nga thế kỷ 18 (I-a-cốp Cô-den-xki; Xê-mi-ôn Đê-nít-xki, Ni- cô-lai Nô-vi-cốp) đã coi việc phổ biến kiến thức là con đường đấu tranh chính chống chế độ nông nô. Việc hình thành tư tưởng cách mạng chống chế độ nông nô gắn liền với tên tuổi A- lếch-xan-đrơ Ra-đi-sép. Sau khi đọc cuốn “Du ký từ Pê-téc-bua tới Mát-xcơ-va” của A-lếch-xan- đrơ Ra-đi-sép, trong đó rõ ràng tác giả đòi thủ tiêu chế độ nông nô, Nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II đã gọi ông là “kẻ phản nghịch xấu hơn Pu-ga-tsốp”. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ 18 đã nổ ra dưới các khẩu hiệu vĩ đại kêu gọi tự do, bình đẳng, bác ái. Những tư tưởng này cũng ảnh hưởng rõ rệt tới phong trào đòi bãi bỏ chế độ nông nô ở Nga. Nhưng chẳng bao lâu mọi người thấy rõ tính chất hạn chế của tư tưởng cách mạng tư sản. Năm 1812, quân đội của Na-pô-lê-ông tràn vào nước Nga. Trước đó ít lâu, Na-pô-lê-ông tự mình lên ngôi Hoàng đế nước Pháp và ấp ủ tham vọng thôn tính lãnh thổ các nước khác, bởi vì giai cấp tư sản Pháp cần thuộc địa. Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh chống Na-pô-lê-ông của nhân dân Nga là chiến tranh giải phóng. Năm 1812, không chỉ quân đội Nga do thống chế lừng danh Mi-kha-in Cu-tu-dốp dẫn đầu, mà cả nhân dân Nga với tinh thần anh dũng, quật cường trở thành thần thoại và lòng yêu Tổ quốc vô biên đã đứng ra chống quân đội Na-pô-lê-ông. Ngay trong giai đoạn đầu chiến tranh, khi quân đội Nga buộc phải lùi sâu vào hậu phương, quân đội Pháp đã được chứng kiến lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao của nhân dân. Trận đánh Mát-xcơ-va diễn ra cực kỳ khốc liệt. 58.000 binh lính Pháp đã bỏ xác trên cánh đồng Bô-rô-đi-nô (cách Mát-xcơ-va 100ki-lô-mét về phía tây). Còn khi Na-pô-lê-ông phải rút khỏi Mát-xcơ-va thì quân Nga bắt đầu truy kích địch. Theo mô tả của đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôi, “chiếc gậy của chiến tranh nhân dân” đã vung cao với sức mạnh kinh hồn và sát khí đằng đằng. Sau trận huyết chiến trên bờ sông Bê-rê-di-na, “đại quân Pháp” trên thực tế bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Chiến tranh giải phóng kết thúc, chế độ nông nô ở Nga tăng cường thêm. Nhưng chế độ nông nô tàn bạo đã đến giờ cáo chung: đầu thế kỷ 19 là thời kỷ khủng hoảng của chế độ phong kiến – nông nô Nga. Một là, cuộc khủng hoảng đó thể hiện rõ trong việc nước Nga ngày càng lạc hậu so với các nước phát triển chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Trong thế kỷ 18, nước Nga còn đứng đầu về sản xuất gang. Đầu thế kỷ 19, ngành luyện kim Anh đã vượt nước Nga, và sản lượng gang năm 1860 của nước Anh đã gấp nước Nga 12 lần. Đường sắt giữa Mát-xcơ-va – Xanh Pê-téc-bua bắt đầu hoạt động năm 1851, nhưng từ đó đến tận năm 1861 nước Nga mới chỉ có gần 1 nghìn ki-lô-mét đường sắt, trong khi đó mạng lưới đường sắt ở Anh là 15.000 ki-lô-mét, Đức 10.000 ki-lô-mét. Hai là, khủng hoảng của chế độ phong kiến – nông nô Nga thể hiện qua các cuộc nổi dậy của nông dân cũng như các vụ binh biến ngày càng nhiều làm cho chế độ chuyên chế đặc biệt lo sợ. Ba là, cuộc khủng hoảng này thể hiện trong việc phổ biến mạnh mẽ tư tưởng chống chế độ nông nô và chống sa hoàng. Tháng Mười hai năm 1825, cuộc nổi dậy đầu tiên chống chế độ sa hoàng đầu tiên đã diễn ra ở nước Nga. Những người cầm đầu cuộc nổi dậy này là các sỹ quan quý tộc có đầu óc tiến bộ. Trong lịch sử, họ được gọi là “những người tháng Chạp”. Hội viên các hội kín (những hội lớn nhất là Hội miền Nam ở U-crai-na và hội miền bắc ở Xanh Pê-téc-bua) đã chuẩn bị cuộc nổi dậy tháng Chạp. Họ chủ trương dùng đảo chính quân sự để bãi bỏ chế độ nông nô và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cái chết của Sa hoàng A-lếch-xan-đrơ I đã thúc đẩy nhanh chóng cuộc nổi dậy này. Theo kế hoạch của hội miền Bắc, các trung đoàn làm binh biến được giao nhiệm vụ chiếm dinh thự của Sa hoàng là Cung điện Mùa đông, chiếm pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp và bao vây Viện Hành pháp, buộc Viện này phải công bố bản “Tuyên ngôn gửi nhân dân Nga”. Văn kiện này công bố việc thủ tiêu chế độ chuyên quyền và luật nông nô. Sáng ngày 14 tháng Mười hai, có tới 3.000 binh sỹ nổi dậy tiến ra quảng trường Xê-nát. Nhưng vì những người lãnh đạo thiếu kiên quyết, binh sỹ nổi dậy đã do dự và không chuyển sang hành động tích cực. Sa hoàng Ni-cô-lai I mới lên ngôi đã kịp đưa quân lính trung thành với chế độ chuyên quyền tới bao vây quảng trường, sau đó dùng đạn ghém bắn vào các đơn vị làm binh biến. 5 người thuộc phái tháng Chạp bị bắt: Pa-ven Pe-xten; Côn-đra-ti Rư-lê-ép; Xéc-gây Di-a- ghi-lép Mu-ra-vi-ốp – A-pô-xtôn; Mi-kha-in Be-xtu-giép – Ri-u-min và Pi-ốt Ca-khốp-xki sau đó bị kết án tử hình và xử giảo trong pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp, hơn 100 người khác bị đi đày tới miền Đông Xi-bê-ri hoặc đưa vào lính tham gia cuộc chiến tranh chống các dân tộc vùng núi Cáp-ca-dơ hồi bấy giờ. Khó đánh giá được hết ý nghĩa của cuộc nổi dậy tháng Chạp. Những người tháng Chạp đã đánh thức cả một thế hệ, như nhà văn Nga A-lếch-xan-đrơ Ghéc-xen đã nói. Một phong trào xã hội đã bắt đầu dâng cao trong nước. Dẫn đầu phong trào này là nền văn học Nga được nhà thơ thiên tài A-lếch-xan-đrơ Pu-skin và đông đảo các nhà văn và nhà thơ cự phách rọi sáng thêm. Nửa đầu thế kỷ 19, nước Nga có thơ của Mi-kha-in Léc-môn-tốp, truyện và kịch của Ni-cô-lai Gô-gôn, những tác phẩm phê bình văn học và chính luận của Vít-xa-ri-ôn Bê-lin- xki. Sau đó vang lên tiếng chuông cách mạng của báo “Quả chuông”, tờ báo do A-lếch-xan-đrơ Ghéc-xen phát hành bí mật ở Luân Đôn. Những lời cổ động mạnh mẽ của Ni-cô-lai Tséc-nư-sép- xki trên các trang tạp chí “Người đương thời” của Nhê-cra-xốp đã hoà làm một với tiếng chuông đó. Chúng báo tin các nhà cách mạng dân chủ đang bước vào con đường đấu tranh, bởi vì họ thấy rõ chỉ có cuộc cách mạng nhân dân mới mở ra con đường giải phóng đất nước và do đó đã bỏ ra nhiều sức lực để chuẩn bị cuộc Cách mạng này. Trong nước đã xuất hiện tình huống Cách mạng. Chế độ Sa hoàng mưu toan tăng cường ảnh hưởng tới vùng Ban-căng đã làm nổ ra cuộc chiến tranh Crưm với Anh và Pháp. Cuộc chiến tranh này cho thấy rõ tình trạng lạc hậu thê thảm của nước Nga trong thời kỳ đó. Để ngăn ngừa phong trào Cách mạng dâng cao, Chính phủ Sa hoàng buộc phải thực hiện một số cải cách tư sản. Cuộc cải cách chính là tuyên bố ngày 19 tháng Hai năm 1861 về việc bãi bỏ Luật nông nô. Từ đó lịch sử nước Nga bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
- Lịch sử-Thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa ở Nga (1861 – 1917) Thời kỳ này chia thành hai giai đoạn. Bốn mươi năm đầu là thời gian hình thành hệ thống sản xuất đại công nghiệp. Sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 7 lần, đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng chiếm 30%. Nước Nga đã xấp xỉ ngang bằng nước Pháp trong các ngành khai thác nguyên liệu khoáng, đúc gang, sản xuất thép và chế tạo máy (trước hết là ngành chế tạo các phương tiện vận tải). Ở nước Nga cũng đã hình thành hệ thống tín dụng tín dụng. Các ngân hàng cổ phần lớn là cơ sở của hệ thống này: năm 1875 có 39 ngân hàng, năm 1900 – 43 ngân hàng.Đến thế kỷ 20, các Công ty độc quyền xuất hiện. Tới năm 1914, hệ thống các hãng độc quyền công nghiệp và ngân hàng gắn bó với nhau được hình thành. Cũng như các nước khác ở Châu Âu và Châu Mỹ, nước Nga bước vào thời kỳ của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nhưng khác với những nước tư bản “hàng đầu”, mà trước hết là Anh quốc, các cuộc cải tổ mang tính chất dân chủ tư sản vẫn chưa kết thúc ở Nga. Chế độ ruộng đất mang tính chất nửa nông nô. Cơ sở của chế độ này vẫn là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, nửa phong kiến như trước. Chế độ Sa hoàng chuyên quyền cũng là tàn tích trực tiếp của thời kỳ trung cổ. Vấn đề dân tộc thuộc địa đặc trưng cho mối liên kết phức tạp của các mâu thuẫn. Các biên khu miền Tây nước Nga tuy có trình độ phát triển không thua kém những vùng đất đai Nga cổ xưa, nhưng là đất đai của các dân tộc bị trị. Các biên khu miền Đông – Xi-bê-ri, Ca-dắc-xtan, Trung Á, vùng Cáp-ca-dơ chính và Ngoại Cáp-ca-dơ là các thuộc địa. Dân cư các địa phương này chủ yếu là những người từ nơi khác đến và người Nga chiếm tỷ lệ lớn (85% ở Xi-bê-ri và 40% ở Ca- dắc-xtan). Các thủ đoạn bóc lột tư bản chủ nghĩa và phong kiến được áp dụng giống nhau đối với dân sở tại và những người Nga di cư tới. Điều đó cũng xác định vận mệnh giống nhau của các nhóm người lao động chính và hình thành phong trào giải phóng thống nhất, chống chủ nghĩa thực dân, do giai cấp vô sản Nga lãnh đạo. Khác với thuộc địa của các nước đế quốc khác, các thuộc địa của nước Nga nằm sát biên giới mẫu quốc, cùng với mẫu quốc tạo thành một quốc gia thống nhất. Điều đó làm cho phong trào giải phóng dân tộc dễ dàng hoà làm một với phong trào đấu tranh toàn Nga chống chế độ Sa hoàng và chủ nghĩa đế quốc. Tuyệt đại đa số nhân dân đã quan tâm tới những biến đổi sâu sắc của chế độ kinh tế và chính trị. Sau khi bãi bỏ Luật nông nô, phong trào giải phóng ở Nga bước vào thời kỳ Cách mạng dân chủ tư sản, hay là thời kỳ đấu tranh của các tầng lớp phi quý tộc (Các tầng lớp phi quý tộc bao gồm thương gia, tiểu tư sản, lớp thày tu bên dưới và nông dân). Các nhà Cách mạng phi quý tộc mong muốn giúp đỡ nhân dân bước vào con đường dẫn tới cuộc sống công bằng, hạnh phúc được gọi là những người dân tuý. Họ coi nông dân là nhân vật chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng và công xã nông dân tồn tại ở nước Nga từ thời cổ xưa, trong đó mọi người cùng giải quyết vấn đề sử dụng ruộng đất và có trách nhiệm trước những người cầm quyền về việc nộp thuế kịp thời và làm lao dịch là đặc điểm của đời sống nhân dân, coi đó là sự phôi sinh các quan hệ xã hội chủ nghĩa. Những người dân tuý tin rằng chỉ cần khắc phục những trở ngại ngăn cản sự phát triển tự do của công xã, là trong nước sẽ thiết lập chế độ chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng. Những người dân tuý cũng đã đề nghị chương trình đó với nông dân. Năm 1877, cuộc vận động tích cực và “chớp nhoáng” kêu gọi phải khởi nghĩa ngay tức khắc để chống chế độ chuyên quyền và địa chủ được tiến hành trong 37 tỉnh ở nước Nga thuộc phần Châu Âu. Nhưng quần chúng nông dân vẫn thờ ơ với những lời kêu gọi đó. Cảnh sát Sa hoàng đã tung 4 nghìn người vào cơ quan mật vụ theo dõi hoạt động của những người dân. Cuộc sống đã bắt buộc những người dân phải thay đổi tính chất hoạt động của mình. Năm 1876, hội bí mật “Ruộng đất và tự do” (trong số những người tổ chức có A-lếch-xan-đrơ Mi-khai-lốp, Ghê-oóc-ghi Plê-kha-nốp, Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a) được thành lập ở Pê-téc-bua. Hội tổ chức hàng loạt chi nhánh để tiến hành hoạt động tuyên truyền đều đặn nhằm mục đích chuẩn bị dần
- cuộc đấu tranh Cách mạng của nông dân. Nhưng sách lược này cũng không đem lại kết quả. Các nhà Cách mạng bắt đầu bất đồng ý kiến với nhau, hội “Ruộng đất và tự do” tách thành hai tổ chức riêng rẽ: “Chia đều các ruộng đất” và “Dân ý” (năm 1879). Những người tham gia tổ chức “Chia đều các ruộng đất” do Plê-kha-nốp dẫn đầu vẫn tiếp tục vận động nông dân trong một thời gian nữa. Phái “Dân ý” dựa vào các thủ đoạn khủng bố để đấu tranh chống Chính phủ Sa hoàng, tin rằng sau khi ám sát được Sa hoàng, nhân dân sẽ nổi dậy làm Cách mạng. Ban chấp hành của hội “Dân ý” đã tổ chức 8 vụ mưu sát Sa hoàng A-lếch-xan-đrơ II, nhưng không thành công. Cuối cùng, ngày 1 tháng Ba năm 1881, Sa hoàng cũng bị giết trong một vụ ám sát bằng bom. Người làm nổ quả bom này I-gơ-na-ti Gri-nê-vít-xki cũng chết. Trái với những điều mong đợi của phái “Dân ý”, vụ ám sát đã không dẫn tới các cuộc nổi dậy chống Chính phủ. Trong thư gửi Sa hoàng A-lếch-xan-đrơ III, những người “Dân ý” hứa sẽ chấm dứt hoạt động khủng bố, nếu Sa hoàng ra lệnh đại ân xá và triệu tập các đại diện của nhân dân Nga để xét lại các hình thức hiện hành của đời sống xã hội và Nhà nước. A-lếch-xan-đrơ III đã đáp lại những yêu sách đó bằng chính sách khủng bố trắng. Chẳng bao lâu, các ủy viên của Ban chấp hành hội “Dân ý” bị bắt. Ngày 3 tháng Tư năm 1881, những người lãnh đạo hội và những người tham gia ám sát A-lếch-xan-đrơ II là Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a, An-đrây Giê-li-a-bốp, Ni-cô-lai Ki-ban-tsích, Ti-mô-phây Mi-khai-lốp và Ni-cô-lai Rư-xa-cốp bị xử giảo. Bản Tuyên ngôn của Sa hoàng đã khẳng định tính chất không thay đổi của nền quân chủ chuyên chế. Đất nước bước vào một trong những thời kỳ phản động chính trị tàn nhẫn nhất. Cuộc đấu tranh của công nhân Nga đã đưa phong trào giải phóng đất nước ra khỏi bế tắc do những người “bạn dân” gây ra. Tới cuối thế kỷ 19, giai cấp vô sản Nga đã hình thành. Trong vòng 35 năm, từ năm 1865 đến năm 1900, dân số nước Nga đã tăng gấp rưỡi, còn số người vô sản tăng hơn 3 lần: năm 1865, trong các ngành công nghiệp gia công, mỏ và ngành đường sắt có 700 nghìn người lao động, cuối những năm 70 – hơn 1 triệu, đầu thế kỷ 20 – hơn 2 triệu. Trong nửa cuối thập kỷ 70, công nhân đã thành lập nên các tổ chức chính trị đầu tiên: Hội liên hiệp công nhân ở miền Bắc Nga (ở Pê-téc-bua) và Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga (ở Ô-đét-xa). Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống chủ xưởng mỗi năm một mạnh và có tổ chức hơn. Những năm 60, đấu tranh của công nhân phần lớn thể hiện qua các vụ phản kháng, tức là ít nhiều mang tính chất phản đối rộng rãi nhưng không bãi công. Từ những năm 70, các cuộc đấu tranh của công nhân tăng thêm và chủ yếu là bãi công: công nhân đưa ra những yêu sách với chủ xưởng và ngừng việc. Ví dụ, trong cuộc bãi công năm 1885 ở thành phố Ô-rê-khô-vô – Du-e-vô (Tỉnh Vla-đi-mia), 11 nghìn thợ dệt đã đòi ấn định chế độ kiểm tra của Nhà nước đối với mức tiền lương, điều kiện thuê mướn thợ và mức tiền phạt mà chủ xưởng hồi đó kiếm đủ mọi cớ để khấu trừ tiền lương của thợ, tức là cứ mỗi rúp bị ăn bớt từ 30 đến 50 cô-pếch. Chính phủ buộc phải nhân nhượng và ban bố những luật lệ tương ứng. Do kết quả đấu tranh của giai cấp vô sản, trong nước bắt đầu hình thành Luật lao động. Tới nửa đầu thập kỷ 90, bãi công được tổ chức cùng một lúc trong vài ba xí nghiệp và hình thức này giữ vị trí nổi bật trong phong trào công nhân. Xuất hiện những điều kiện để phát triển phong trào công nhân rộng rãi. Các đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga đã rời bỏ chủ nghĩa xã hội nông dân của những người “bạn dân” để đến với chủ nghĩa xã hội của giai cấp vô sản do Các Mác và Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen sáng lập. Năm 1880, tránh sự truy lùng gắt gao của mật vụ và cảnh sát Sa hoàng, Plê-kha-nốp và những người khác trong nhóm “Chia đều các ruộng đất” (Pa-ven Ác-xen-rốt, Vê-ra Da-xu-lợi ích, Lép Đây-sơ, Va-xi-li I-gơ-na-tốp) đã rời ra nước ngoài. Hai năm sau, tác phẩm mang tính cương lĩnh của Các Mác và Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” do Plê-kha-nốp dịch ra tiếng Nga đã được phát hành (bản gốc tiếng Đức được công bố 1848). Plê-kha-nốp và các đồng chí của ông đã thành lập nhóm mới “Giải phóng lao động” (1883). Nhóm này tuyên bố công khai rằng họ hoàn toàn đoạn tuyệt với các trào lưu tự do vô chính phủ cũ. Nhóm “Giải phóng lao động” cọi nhiệm vụ chính của mình là phê phán các học thuyết dân tuý và phổ biến tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Chủ nghĩa Mác tách thành một trào lưu tư tưởng độc lập trong xã hội Nga. Tiếp theo nhóm “Giải phóng lao động”, các tổ nhóm mác-xít xuất hiện ở Pê-téc-bua, Ca-dan và nhiều thành phố khác. Những tổ nhóm này bắt đầu hoạt động tuyên truyền trong các nhóm công nhân tương đối nhỏ. Nhóm mác-xít của Mi-kha-in Bru-xnhép (thành lập năm 1889) được tổ chức cuộc biểu tình công nhân đầu tiên ở Nga và tổ chức kỷ niệm ngày 1 tháng Năm đầu tiên của công nhân Pê-téc-bua (năm 1891). Nhờ có hoạt động của nhóm “Giải phóng lao động”, các cơ sở của thế giới quan dân chủ - xã hội được xây dựng ở Nga. Nhưng đó chỉ là những cơ sở. Còn việc ứng dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước Nga và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện thời đại lịch sử mới thuộc về Lê-nin, thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới. Lê-nin là bí danh hoạt động của Vla-đi-mia I-lích U-li-a-nốp, sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870. Ông thân sinh ra Lê-nin là nhà hoạt động nổi tiếng trong ngành giáo dục. Anh cả A-lếch-xan- đrơ của Lê-nin đã đi theo con đường của phái “Dân ý”: năm 1887 do tham gia vụ mưu sát Sa hoàng, A-lếch-xan-đrơ bị xử giảo trong pháo đài Sli-xen-bua, lúc mới chỉ 20 tuổi. Tháng Mười hai năm đó, do tổ chức cuộc đấu tranh của sinh viên, Vla-đi-mia U-li-a-nốp bị đuổi khỏi trường Đại học tổng hợp Ca-dan. Người thanh niên Vla-đi-mia U-li-a-nốp trở thành hội viên của nhóm mác-xít ở Ca-dan. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Vla-đi-mia U-li-a-nốp cố tìm giải đáp cho những vấn đề cấp bách của cuộc sống. Lê-nin tốt nghiệp đại học hàm thụ - khoa luật ở thành phố Pê-téc-bua. Năm 1893, Lê-nin tới thành phố này và xuất hiện trong nhóm dân chủ - xã hội của sinh viên trường đại học công nghệ. Khi đó Lê-nin đã là một người bảo vệ chủ nghĩa Mác. Cũng trong thời gian này, Lê-nin tiếp xúc với những người dẫn đầu phong trào công nhân Pê-téc-bua là Va-xi-li Sen-gu-nốp, I-van Ba-bu- skin, Bô-rít Di-nô-vi-ép và được họ giới thiệu với một số nhóm công nhân mác-xít. Năm 1894, cuốn sách in đá đầu tiên của Lê-nin “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” đã xuất hiện để vạch trần thực chất phản nhân dân của phái dân tuý. Năm 1895, tác phẩm lớn tiếp tục tác phẩm đầu là “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán của ông Xtơ-ru-vê về nội dung đó trong cuốn sách của ông ta”. Cũng năm đó, Lê-nin cùng với các đồng chí của mình đã thành lập “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” ở Pê-téc-bua, tổ chức dân chủ - xã hội đầu tiên ở Nga có ban lãnh đạo trung tâm với sự phân công rõ các trách nhiệm của đảng và kỷ luật chặt chẽ. Tổ chức này đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân ở thủ đô. Từ hình thức tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong các nhóm “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã chuyển sang hình thức vận động rộng rãi trong giai cấp vô sản Pê-téc-bua. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Từ đó bắt đầu thời kỳ vô sản tham gia phong trào giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu tranh Cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý tộc. Đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng Mười hai năm 1895, Lê-nin và những người lãnh đạo khác của “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã bị bắt. Lê-nin bị giam cách ly hơn 14 tháng trong nhà giam trước khi bị đưa ra toà xử án đày tới làng Su-sen-xcôi-e ở miền Đông Xi-bê-ri. Nhưng Lê-nin đã không từ bỏ con đường mình đã chọn lựa, từ đó được công nhận là lãnh tụ của phong trào mác-xít vô sản Nga. Năm 1902 Sinh viên Nga bãi khoá Ngày 4/2/1902, hơn 30.000 sinh viên Nga đã biểu tình bãi khoá. Họ được các giáo sư thuộc đảng Tự do hỗ trợ. Nguyên nhân đầu tiên là do vấn đề chính trị học đường mà ra. Ngày 22/12/1901 , tướng Vannovski, Bộ trưởng bộ Giáo dục đã ra lệnh cho các sinh viên phải gia nhập các hội đoàn sinh viên do chính phủ thành lập và kiểm soát. Do đó sinh viên không còn được tự do theo đuổi chính kiến riêng của mình nữa. Năm 1904
- Nhật vây cảng Lữ Thuận của Nga Ivan Pavlov được nhận giải thưởng Nobel về y học Ivan Pavlov người Nga,nghiên cứu về tiêu hoá đã được giải thưởng Nobel ngày 10/12/1904 về Y học. Pavlov là Giáo sư tại trường Đại học Quân sự Xanh-Pê-téc-bua, ông đã khai triển lí thuyết, theo đó loài vật trong vài trường hợp có thể có những tập tính nào đó.Sau đây là thí nghiệm của Pavlov: Trong nhiều ngày liên tiếp, mỗi khi đem đĩa thức ăn cho chó, ông đều rung một hồi chuông. Sau đó mỗi khi nghe thấy chuông rung là con chó tự dưng chảy nước dãi ra dù không đem đồ ăn đến. Hiện tượng chảy nước dãi kéo dài tới 6 tháng sau nữa mới dứt. Trước ngày Nga tuyên chiến với Nhật, Nhật bất ngờ đánh chiếm cảng Lữ Thuận mà Nga đã thuê của Trung Quốc từ năm 1898 và do tướng Nga Stoessel trấn giữ.Đô đốc hải quân Nhật là Togo đã mau lẹ tập trung binh sĩ trong một thời gian kỉ lục để vây hãm Port Arthur rồi chuẩn bị đổ bộ.Nga hoàng tin tưởng vào hạm đội hùng hậu của mình.Hạm đội này do Đô đốc hải quân Rodjestvenski chỉ huy.Nga hoàng tin rằng đủ sức chống Nhật. Cuộc chiến Nga-Nhật ở cảng Lữ Thuận Vùng cảng Lữ Thuận đã bị bao vây hoàn toàn ngày 27/11/1904.Người Nhật đã bất ngờ vào tận vũng tàu của cảng Lữ Thuận trong đêm tối tấn công,mở đầu cho cuộc chiến tranh Nhật- Nga.Trong sáu năm liền,người Nga đã xây cất những đồn phòng thủ rất kiên cố.Tướng Kondratenko với 50.000 binh sĩ đã cố thủ ở cảng Lữ Thuận. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật đã làm cho cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở nước Nga diễn ra nhanh hơn. Nhật Bản đã gây ra cuộc chiến tranh này: ngày 26 tháng Giêng năm 1904, hạm đội Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận. Cuộc chiến tranh này đối với cả hai nước là cuộc chiến tranh đế quốc, nhằm chiếm vùng Mãn Châu Lý. Binh lính và thuỷ thủ Nga không hoan nghênh cuộc chiến tranh này, nhưng họ vẫn chiến đấu kiên cường, thể hiện chủ nghĩa anh hùng và sức chịu đựng bền bỉ trong các trận chiến trên đất liền cũng như trên mặt biển. Quân Nhật đã tổ chức bốn đợt tấn công cảng Lữ Thuận vào tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười và tháng Mười một năm 1904, và các trận đánh nhỏ diễn ra hàng ngày. Mặc dù các chiến sỹ bảo vệ cảng đã chiến đấu dũng cảm nhưng ngày 20 tháng Mười hai năm 1904, sau 157 ngày bị vây hãm, phe đầu hàng chủ nghĩa đã nộp pháo đài cho Nhật. Nửa năm sau, lần đọ sức cuối cùng của chế độ Sa hoàng trong cuộc chiến tranh này cũng bị thua nốt: ngày 14 tháng 5 năm 1905, trong eo biển Triều Tiên gần đảo Txu-xi-ma, hải quân Nhật đã tiêu diệt hạm đội Nga được phái từ biển Ban-tích tới vùng Viễn Đông. Ngày 23 tháng Tám năm 1905, một hoà ước được ký tại Posmouth (Hoa Kỳ). Theo Hoà ước này, nước Nga bị mất cảng Lữ Thuận, miền nam đảo Xa-kha-lin và công nhận những quyền lợi ưu tiên của Nhật ở Triều Tiên. Cuộc chiến tranh đã chỉ rõ tính chất lạc hậu, thối nát của chế độ Sa hoàng. Năm 1905 Tháng Giêng. Ngay Chủ Nhật đẫm máu Ngày 22/1/1905 là ngày chủ nhật đẫm máu ở Xanh – Pê-téc-bua. Giáo chủ Gapone dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hoà gồm 30.000 công nhân đến cung điện Mùa Đông của Nga hoàng để trình lên nhà vua một đơn thỉnh nguyện cải cách chính trị và xã hội.Ông còn yêu cầu ngoài việc cải cách điền địa để giúp đỡ dân nghèo,phải cho dân có người đại diện và cần bãi bỏ chế độ kiểm duyệt cũng như nên có thái độ khoan dung đối với tôn giáo.Thoạt tiên chính quyền có ý chần chừ chưa hứa hẹn gì để làm vừa lòng những người biểu tình cả.Bỗng một tiếng súng nổ và bắt đầu một cuộc đàn áp thẳng tay.Quân đội do công tước Xec-gây chỉ huy giải tán đám biểu tính.Hơn 1.000 người ngã gục.Cuộc tàn sát này đã đi vào lịch sử với tên là"Ngày Chủ Nhật đẫm máu".Nó huỷ diệt lòng tin kính cẩn của đa số thợ thuyền đối với Nga hoàng.Khắp nước nổi lên những làn sóng biểu tình, bạo động ,đình công. Tháng 3 Nga thua Nhật
- Cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã chấm dứt và Nga bị thua nặng. Lính của Nga hoàng dù chiến đấu rất mãnh liệt cũng phải bỏ thành phố Moudken. Sự thiệt hại về quân số của cả hai bên rất lớn: Nhật mất 50.000 người còn Nga 92.000 đã tử trận và mất tích. Tháng 5 Hải quân Nga bị thất bại ở Tsushima Hải quân Nga đã bị Nhật đánh tan ở eo biển Tsushima.Hải quân Nhật do đô đốc Togo chỉ huy đã hơn hẳn Nga về vũ khí,binh sĩ được huấn luyện kĩ và tràn đầy tinh thần yêu nước.Nhật mất 116 người,trong khi Nga có 5.000 binh lính tử trận và mất tích cùng 6.000 người bị bắt làm tù binh.Trong số 38 chiếm hạm của Nga thì hơn 20 chiếc bị đánh đắm,6 chiếc đầu hàng , còn lại chạy trốn vào các hải cảng của quốc gia trung lập.Đô đốc Nga là Rojdestvenski bị thương và bị bắt làm tù binh.trong trận này,Nhật Bản tuyên bố mạnh hơn Nga trên mặt biển và đã chiến thắng Nga.Hải quân Nga hoảng sợ quay về các hải cảng của Nga như Crondalt,Sebastopol và Odessa,xông vào đập các tiệm buôn và tấn công các sĩ quan để trả thù bại trận. Tháng Sáu năm 1905, thuỷ thủ trên chiếc thiết giáp hạm “Pô-tem-kin” đã làm binh biến. Đó là cuộc đấu tranh đầu tiên của quân đội và hải quân. Tháng Mười một năm 1905, một cuộc binh biến lớn của thuỷ thủ và binh lính nổ ra ở Xê-vát-xtô-pôn. Xô-viết đại biểu công nhân, thuỷ thủ và binh lính đã lãnh đạo phong trào. Tháng 7 Nhật Bản chiếm Xa-kha-lin của Nga Tướng Liapunov của Nga đầu hàng quân đội Nhật Bản.Từ ít lâu nay cuộc chiến tranh Nga-Nhật đang được thảo luận để đi tới hoà bình.Muốn có thế mạnh trên bàn hội nghị,Nhật đem quân tiến đánh đảo Sakhalin của Nga và chỉ vài tuần lễ sau đã chiếm được,Ngày 7/7/1905 quân Nhật đã đổ bộ lên gần Korsakovsk.Sau đó họ đánh chiếm các đồn nhỏ mà binh lính Nga không chống cự nổi phải chạy về phương Bắc.Ngày 25/7/1905 quân đội Nhật Bản đã chiếm được A-lếch-xan- đrơovsk một cách dễ dàng. Tháng 8 Nga hoàng Ni-cô-lai II và chế độ quân chủ lập hiến Ngày 14/8/1905 Ni-cô-lai II vua nước Nga thành lập chế độ quân chủ lập hiến.Nhà vua tuyên bố là Đại hội quốc gia chỉ có tính chất tư vấn chứ không phải lập pháp và sẽ được bầu một cách hạn chế và gián tiếp.Theo chiếu chỉ của một Uỷ ban do Bulyguine,Bộ trưởng bộ Nội vụ cầm đầu, sẽ tổ chức Đại hội.Văn bản được đưa ra cho hội đồng nội các thảo luận, nhưng các hội viên Hội đồng hàng tỉnh lại đòi Đại hội quốc gia phải do cuộc phổ thông đầu phiếu bầu lên.Chương trình này còn bị đảng Tự do và đảng cộng sản Bôn sê vích kêu gọi dân chúng tảy chay. Tháng 9 Hoà ước Nga - Nhật Sau khi mất cảng Lữ Thuận, quân đội Nga lại gặp nhiều thảm hoạ.Moukden bị chiếm vài tháng trước.Hạm đội Ban tích của Nga được chuyển sang Viễn Đông.Sau một cuộc đi vòng đường biển
- mât 7 tháng rưỡi, hạm đội Nga đã bị tiêu diệt tại eo biển Tsushima.Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đứng ra làm trung gian hoà giải với Nga gửi người sang Mỹ để thương thảo với Nhật.Thấy Nhật mạnh, các cường quốc Tây phương làm áp lực để những điều khoản đối với Nga bớt khắc nghiệt.Nhật chiếm lại cảng Lữ Thuận và đường xe lửa Mãn Châu, còn Nga bỏ ý định lấy Triều Tiên và đảo Xa-kha-lin. Hoà ước được kí ngày 5/9/1905 chấm dứt chiến tranh Nga - Nhật. Tháng Mười Tổng đình công tại Nga Muốn đánh đổ chính thể quân chủ chuyên chế,cuộc tổng đình cồn tại Nga đã lan rộng.Có đến 2.000.000 người tham gia và Uỷ ban Xô Viết được thành lập ở mọi nơi.Có thể nói đây là cuộc đình công lớn nhất trên thế giới,nhà chức trách đàn áp thẳng tay, nhưng rồi sau lại phải nhượng bộ.Bá tước Xec gây Witte,Thủ tướng chính phủ đã đưa ra một chương trình cải cách gọi là "Tuyên ngôn ngày 17/10". Theo đó Nga hoàng hứa sẽ thi hành quyền tự do công dân và tổ chức bầu cử để thành lập quốc hội lập pháp. Để đánh lạc mục tiêu, cảnh sát tìm cách hạ sát những người Do Thái và những nhà cách mạng. Ngày 9 tháng Giêng năm 1905, Sa hoàng Ni-cô-lai II đã ra lệnh cho quân lính nổ súng vào đoàn biểu tình của công nhân Pê-téc-bua không có vũ khí trong tay trong “Ngày chủ nhật đẫm máu”. Phong trào Cách mạng lên mạnh trong năm 1905. Trong phong trào này đã xuất hiện các Xô- viết đại biểu công nhân, tức là chính quyền nhân dân chân chính kiểu mới, tiền thân của cơ quan quyền lực Nhà nước sau này được thành lập ở Liên Xô. Thoạt đầu, các Xô-viết được thành lập để lãnh đạo các phong trào bãi công, sau đó trở thành cơ quan lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Xô-viết đại biểu công nhân đầu tiên do thợ dệt thành phố I-va-nô-vô Vô-dơ-nê- xen-xcơ thành lập. Tới cuối năm 1905, gần 70 Xô-viết đã xuất hiện trong các thành phố của đế chế Nga. Do phong trào đấu tranh của công nhân và binh lính Nga lên cao, ngày 17 tháng Mười năm 1905 Sa hoàng đã phải ký bản tuyên ngôn hứa thành lập viện Đu-ma lập pháp (nghị viện) và không một đạo luật nào sẽ có hiệu lực nếu không được Đu-ma thông qua. Đồng thời Sa hoàng Ni-cô-lai II cho thành lập đội ngũ cảnh sát mật “Trăm đen” để đàn áp các phong trào phản kháng Cách mạng. Chỉ trong vòng hai đến ba tuần, hơn 10 nghìn người đã bị giết và bị thương trong 100 thành phố. Chế độ Sa hoàng đồng thời cũng gây ra cuộc nội chiến. Thợ mỏ vùng Đôn-bát nổi dậy. Khởi nghĩa ở thành phố Rô-xtốp trên sông Đông kéo dài 8 ngày; ở Nô-vô-rô-xi-xcơ – 2 tuần. Công nhân nhà máy Xoóc-mô-vô (gần Ni-giơ-nưi Nốp-gô-rốt, sau này đổi tên là thành phố Goóc-ki), vìng U-ral, các thành phố Crát-xnôi-át-xcơ, Tsi-ta đã chiến đấu trên các chiến luỹ đường phố. Ở Mát-xcơ-va, cuộc tổng bãi công chính trị mở đầu ngày 7 tháng Mười hai năm 1905 theo lời kêu gọi của thành uỷ Mát-xcơ-va Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga và Xô-viết đại biểu công nhân Mát-xcơ-va đã biến thành cuộc khởi nghĩa. Chiến luỹ xuất hiện khắp nơi trong thành phố. Khu Pre-xnhi-a, khu phố tập trung nhiều người vô sản nhất Mát-xcơ-va, là trung tâm cuộc khởi nghĩa. Các đội công nhân vũ trang đã ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội chính quy. Các đơn vị cận vệ của Sa hoàng đã không chiếm nổi khu Pre-xnhi-a. Những người khởi nghĩa bị bao vây và chịu những cuộc tấn công cả bằng đại bác. Lực lượng chênh lệch đã khiến cho Xô-viết Mát-xcơ-va phải ra quyết nghị chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang. Khởi nghĩa Mát-xcơ-va là đỉnh cao của cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất, còn kéo dài đến năm 1907 mới chấm dứt. Sau khi cuộc Cách mạng bị đàn áp, đất nước Nga bước vào giai đoạn Xtô-lư-phin (Tên của Thủ tướng Nga lúc đó). Năm 1907 Tháng Hai Nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép qua đời
- Vài ngày trước lễ sinh nhật thứ 73, nhà hoá học Nga Men-đê-lê-ép đã từ trần tại Xanh - Pê-téc- bua. Năm 1896 ông đã thiết lập ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, được bổ sung do các cuộc khám phá về sau, là một công cụ rất cần thiết cho học tập và nghiên cứu. Tiêu chuẩn của bảng tuần hoàn là theo thứ tự mỗi ngày một lên cao của số lượng nguyên tử, làm thay đổi những tính chất hoá học của những nguyên tố đã xếp hạng. Tháng Năm Nga bài trừ nạn thất học Ngày 17/5/1907 Bộ trưởng bộ Giáo dục Nga Peter Von Kauffmann đã trình bày trước nghị viện Nga: Theo các bản thống kê thì chỉ có 29% thanh niên và 13% phụ nữ Nga biết đọc và biết viết. Để đạt được mục tiêu mà trước đây vua Nga Pi-e Đại đế đã đề ra: Giáo dục không phải là đặc quyền của giới thượng lưu mà cần nhằm vào yêu cầu của quần chúng, ngân sách giáo dục được tăng lên 7 lần. Năm 1908 Tháng Mười Áo thôn tính Bốt-xnhia Áo, Hung và Nga tranh giành ảnh hưởng tại miền Ban-căng, một thùng thuốc súng có thể nổ tung bất cứ lúc nào tại châu Âu. Bị thua Nhật ở Viễn Đông, Nga muốn được đền bù lại bằng cách kết thân với những người Xla-vơ để tìm ra đường biển. Tại đây Nga lại đụng phải đế quốc Áo - Hung và phong trào quốc gia Xla-vơ ở miền Nam như Croatia, Slovenia, Bosnia Ngày 5 tháng Mười năm 1908 Áo thôn tính Bosnia làm cho tình hình miền Ban-căng không yên. Nga xui Serbia phản kháng nhưng Pháp khuyên vua Pierrer nên tự kiềm chế, để khỏi xảy ra chiến tranh. Năm 1910 Tháng Mười một Nhà văn Lép Tôn-xtôi chết trong hiu quạnh Chán chường danh vọng, ưa thích yên tĩnh, đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôi ngày 10 tháng Mười một năm 1910 đã bí mật trở về trang trại Pô-li-a-na để tạm xa cuộc đời, xa bạn bè thân thuộc. Sau đó người ta tìm thấy Tôn-xtôi nằm chết ở nhà Át-xta-pô-rô ngày 20 tháng Mười một. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu đậm đến văn chương Xla-vơ cũng như văn chương Phương Tây. Đó là một cuộc tìm kiếm, suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống cũng như chân lí tuyệt đối. Tôn- xtôi công kích xã hội qua các tác phẩm bất hủ như: Chiến tranh và Hoà bình, Anna Ka-rê-ni-na Năm 1913 Tháng Mười một Nga hoàng tiêu huỷ các tác phẩm của Tôn-xtôi Ngày 21 tháng Mười một năm 1913 tại Xanh Pê-téc-bua theo lệnh của Nga hoàng, người ta đã tiêu huỷ 22 cuốn sách của đại văn hào Tôn-xtôi đã đề cập đến các vấn đề tôn giáo và xã hội. Họ kết tội mặc dù Tôn-xtôi đã chết năm 1910 nhưng di cảo của ông vẫn còn gây độc hại. Lúc sinh thời,Tôn-xtôi vẫn công khai chỉ trích chính quyền và giáo quyền của nước ông là hay lạm dụng quyền thế và thường che giấu, nói dối. Nga hoàng cho rằng Tôn-xtôi đã làm gương xấu cho giới trẻ vẫn coi ông như thần tượng chỉ vì ông đã đả kích xã hội đương thời về các vấn đề quyền tư hữu,chế độ nông nô, chính quyền bợ đỡ người giàu và nhà thờ thì quá phục tùng Nhà nước. Năm 1914 Tháng Mười Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến đánh Nga Không tuyên chiến, quân đội Thổ Nhĩ Kì ném bom xuống hải cảng của Nga ở vùng Hắc hải. Hải quân Thổ Nhĩ Kì gồm có hai chiến hạm mua lại của Đức đã lọt qua những trạm canh phòng của Pháp và Anh trên Địa Trung Hải mà không bị phát hiện. Sau đó những chiến hạm này phong toả eo biển Đác-đa-nen (Darnadelles), không cho tàu bè ở biển Ê-giê (Égée) liên lạc với biển Mác-
- ma-ra (Marmara) nữa. Bộ trưởng Bộ Chiến Tranh Thổ Nhĩ Kì Enver Pacha là người thân Đức, ra lệnh cho Hải quân Thổ Nhĩ Kì tấn công đế quốc Nga. Sự hung hãn của Thổ Nhĩ Kì đã khiến cho Nga, Anh, Pháp cũng phải tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kì ngày 28 tháng Mười năm 1914. Đặc điểm chung tình hình đất nước Nga năm 1914 (khi tham gia cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất): Trong số 170 triệu người sống trên lãnh thổ nước Nga ở phần đất thuộc châu Âu (diện tích 5,4 triệu ki-lô-mét vuông) có 136 triệu người. Phần đất đai này tập trung những vùng công nghiệp chủ yếu (về trình độ sản xuất công nghiệp hồi đó, nước Nga giữ vị trí thứ 5 thế giới sau Mỹ, Anh, Đức, Pháp, nhưng vượt trên nước Nhật), phần lớn các tuyến đường sắt, các trung tâm văn hoá chính. Phía đông dãy U-ral có diện tích 17 triệu ki-lô-mét vuông, nhưng chỉ có hơn 33 triệu người sinh sống. Những người dân di cư từ các nơi khác tới đây chủ yếu làm nghề trồng trọt, còn các dân tộc gốc địa phương (Ca-dắc, I-a-cu-ti, Bu-ri-a-ti) về căn bản đại diện cho các bộ lạc du mục. Như vậy nước Nga bao gồm những vùng có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa cao và những vùng thuộc địa, nửa thuộc địa lạc hậu cả về mặt chính trị và kinh tế. Nền khoa học Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã thu được những thành tựu xuất sắc: những công trình nghiên cứu của trường phái toán học Páp-nu-ti Tsê-bư-sép, của nhà cơ học Mát-xcơ- va do “thuỷ tổ” ngành hàng không Nga Ni-cô-lai Giu-cốp-xki dẫn đầu, nghiên cứu của Đmi-tơ- ri Men-đê-lê-ép phát hiện ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học Các thí nghiệm của I- van Xê-tse-nốp và I-van Páp-lốp có tác dụng đẩy mạnh học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp của người. Nhà bác học Cli-men Ti-mi-ri-a-dép đã thu được những thành tích tuyệt vời trong việc phát hiện thực chất của quá trình quang hợp. Và không thể không nhắc đến những phát triển thiên tài của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin trong nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Ăng-ghen và nghiên cứu về Chủ nghĩa đế quốc: các tác phẩm của Người là: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga” (năm 1899) – phân tích sâu sắc sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nước Nga; “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (năm 1909) - một giai đoạn phát triển nổi bật trong lịch sử triết học; "Chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" (năm 1915 – 1916)
- Thời kỳ này, văn học nghệ thuật Nga có đại diện các phương hướng và trường phái khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn học thế giới. Chủ nghĩa hiện thực đã thể hiện rõ trong tác phẩm của các nhà văn lớn nước Nga: Lép Tôn-xtôi và I-van Tuốc-ghê-nhép, Phê-đo Đốt-xtôi-ép- xki và An-tôn Tsê-khốp, Vla-đi-mia Cô-rô-len-cô và Mắc-xim Goóc-ki. Ni-cô-lai Nhê-cra-xốp đã dẫn đầu nền thơ ca trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 19. Giữa hai thế kỷ, thơ của A-lếch- xan-đrơ Blốc xoay quanh đề tài: nhân dân, trí thức, Cách mạng Trong bầu không khí đầy dông tố của đầu thế kỷ 20, một linh cảm của những biến cố lớn đã ảnh hưởng nhiều đến văn học nghệ thuật nước Nga. Nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cũng là thời gian phát triển rộng các truyền thống của nhạc sỹ Mi-kha-in Glin-ca, nhạc sỹ có những tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc nhưng cũng phản ánh những thành tựu cao nhất của nền văn hoá châu Âu. Những nét này cũng đặc trưng cho các nhạc sỹ nhóm “Hùng vĩ” (Mô-đe-xtơ Mu-xoóc-xki, A-lếch-xan-đrơ Bô-rô-đin, Ni- cô-lai Rim-xki – Coóc-xa-cốp) và Pi-ốt Tsai-cốp-xki, người để lại di sản có ảnh hưởng lớn đến các nhạc sỹ lỗi lạc Xéc-gây Di-a-ghi-lép Rát-xma-ni-nốp và A-lếch-xan-đrơ Gla-du-nốp. Hình thành nghệ thuật nhạc sân khấu mới: các ca kịch trữ tình – bi thảm của Tsai-cốp-xki, nhạc kịch dân tộc của Mu-xoóc-xki, ca kịch thần thoại của Rim-xki – Coóc-xa-cốp. Đồng thời những đặc điểm của trường phái thanh nhạc Nga cũng bộc lộ trong các nghệ sỹ: Phê-đo Sa-li-a-pin, An-tô- ni-na Nê-giơ-đa-nô-va, Lê-ô-nhít Xô-bi-nốp. Ma-ri-út Pê-ti-pa, Lép I-va-nốp, A-lếch-xan-đrơ Goóc-xki, Mi-kha-in Phô-kin dựng những vũ kịch mang tính chất thời đại trong lịch sử vũ ba-lê. Lịch sử hội hoạ cuối thế kỷ 19 Nga được đánh dấu bằng những đột phá của các hoạ sỹ trẻ do I- van Cram-xkôi vượt qua sự bảo thủ của Viện hàn lâm hội hoạ. Trường phái này có được nhiều hoạ sỹ tiêu biểu như: I-li-a Rê-pin, Ni-cô-lai I-a-rô-sen-cô, Va-xi-li Pe-rốp, Va-xi-li Xu-ri-cốp, Vích-to Va-xne-xốp mà tác phẩm của họ đã được người sưu tầm nhiều công lao Pa-ven Tơ- rết-chi-a-cốp lưu giữ cho quốc gia. Năm 1915 Tháng Bảy Tác phẩm "Chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lê-nin Ngày 2 tháng Bảy Lê-nin viết xong cuốn "Chủ nghĩa Đế quốc - giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản". Lê-nin giải nghĩa chủ nghĩa Đế quốc qua năm tiêu chuẩn kinh tế cơ bản. Đó là sự độc quyền, sự lấn át của tư bản tài chính, sự xuất cảng tư bản, sự cấu tạo những thử thách quốc tế và sự phân chia thế giới ra thành các đế quốc. Ở đó Lê-nin đưa ra thuyết: Chủ nghĩa tư bản thối nát mở đầu cho cuộc cách mạng xã hội trên thế giới. Tháng Tám Quân đội Đức đánh chiếm Vac sa va rồi đánh Nga Ngày 5 tháng Tám năm 1915, quân đội Đức đánh chiếm Vác-xa-va và hai tuần sau đánh vào phòng tuyến Nga rồi chiếm luôn thành phố Brest - Litovsk. Chỉ có 5 tháng mà mặt trận miền Đông đã hoàn toàn thay đổi. Khi quân Nga tiến vào Xi-lê-di thì Đức rút quân ở mặt trận miền Tây về để lập một đơn vị mới tăng cường cho mặt trận miền Đông dài 2.000 ki-lô-mét. Ba Lan và Litva đều bị chiếm đóng. Tính ra sau một năm chiến tranh đã có 3.000.000 lính Nga bị chết hoặc bị bắt làm tù binh. Mặc dù bị thua đậm, Nga hoàng vẫn bác bỏ những đề nghị hoà bình của vua Đức. Trong cuộc chiến tranh này, nước Nga Sa hoàng đứng về phía Đồng Minh (liên minh quân sự chiến lược của Anh và Pháp chống Đức và đế quốc Áo – Hung). Những năm tháng đầu tham gia chiến tranh, nước Nga bị thua trận ở Đông Phổ, tuy có chiếm được vùng Ga-lít-xi-a, nhưng tới năm sau lại mất hầu hết đất đai Ga-lít-xi-a, Ba-Lan, một phần đất đai vùng Ban-tích và Bê-la- rút-xi-a. Mùa hè năm 1916, quân đội Nga dưới quyền chỉ huy của A-lếch-xây Bru-xi-lốp đã chiếm Bu-cô-vi-na và vùng Tây Ga-lít-xi-a, buộc quân đội Áo – Hung phải lùi tới những đèo ngang ở dãy núi Các-pát. Ở mặt trận Cáp-ca-dơ, quân Nga đã thắng lớn trong các trận đánh với quân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bước ngoặt lớn trong chiến tranh vẫn không diễn ra. Nước Nga Sa hoàng phải chuẩn bị đối phó với những diễn biến mới của cuộc chiến tranh, không chỉ ở mặt trận mà còn ở hậu phương: sản xuất vũ khí, quân trang tới giữa năm 1916 đạt tới mức tối đa hạn
- chế sự phát triển các ngành công nghiệp và giao thông vận tải dân sự. Trong nước thiếu lương thực gay gắt, cuộc khủng hoảng đã bộc lộ rõ sự nghèo nàn của toàn bộ mọi mặt đời sống nước Nga. Năm 1917 Tháng Giêng Hỗn loạn ở nước Nga Tình hình nội bộ của Nga rất hỗn loạn. Quân đội bắt đầu chống lại cấp chỉ huy. Nga hoàng ở ngoài mặt trận giao việc trị nước cho Hoàng hậu và một lũ nịnh thần. Đại sứ Pháp báo về nước là Hoàng hậu Nga không bình thường và bất lực, bất tài. Thấy vậy một phái đoàn đồng minh tới tận Pê-trô-grát (tên mới của thành phố Pê-téc-bua từ đầu chiến tranh thế giới lần thứ nhất) để xem xét tình hình và đề nghị Nga hoàng phải lập một chính phủ mới có uy tín với quốc dân.Nga hoàng không nghe nên hỗn loạn xảy ra.Chủ tịch quốc hội Nga cảnh báo với Nga hoàng rằng:"Đừng để cho dân chúng lựa chọn giữa Hoạng thượng và Tổ quốc".Nga hoàng im lặng.Vì thế nên Rodziankd , chủ tịch Quốc hội nhất quyết tìm cách lật đổ Nga hoàng từ đầu năm 1917. Tháng Ba Cách mạng tháng Hai Chính phủ và cảnh sát Pê-trô-grát không giữ nổi trật tự công cộng nữa. Đình công biểu tình và xung đột vũ trang lan rộng ra các thành phố khác, Nga hoàng Ni-cô-lai II hoãn phiên họp Đu-ma. 200 thợ ở Pê-trô-grát đình công toàn diện.Ngày 10 tháng Ba năm 1917, tức 2 tháng Hai theo lịch Nga cũ, Ni-cô-lai II ra lệnh cho Quân đội dẹp đình công, nhưng binh sĩ không nghe,lại đứng về phe thợ thuyền.Ngày 12/3 chủ tịch Đuma xin nhà vua triệu tập cơ quan hành pháp ngay. Nhà vua không nhượng bộ. Đuma tự động họp rồi tuyên bố Đuma không giải tán. Không cần được sự đồng ý Đuma lãnh trách nhiệm chấp hành. Các Nghị sĩ tự do, xã hội, tư sản của các đảng phái lớn thành lập uỷ ban chấp hành quốc sự. Các công xưởng, trại lính ở Pê-trô-grát và Mát-xcơ-va đều tự động lập ra chính quyền cách mạng. Tại tổng hành dinh ở Pơ-xcốp, Nga hoàng hoàn toàn bất lực. Quân đội nổi loạn ở khắp nơi. Ngày 15 tháng Ba, Nga hoàng uỷ cho hoàng thân Lvov và bá tước Michel lập chính phủ nhưng cả hai người đều từ chối vì quyền hành bây giờ đều ở Uỷ ban chấp hành của Đu-ma. Đến ngày 16 tháng Ba chủ tịch Đuma công bố danh sách các bộ trưởng, ân xá cho tất cả tù nhân chính trị, cho phép tự do báo chí và hội họp, xoá bỏ mọi phân chia gia cấp. Trước hoàn cảnh đó, vua Ni-cô-lai II buộc phải thoái vị. Từ tháng Mười năm 1916, chỉ riêng ở Pê-tơ-rô-grát đã có 250 nghìn người tham gia bãi công. Chính mùa hè năm đó đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của nhân dân vùng Trung Á và Ca-dắc-xtan, các cuộc chống đối của nông dân tăng thêm. Phong trào quần chúng chống chiến tranh và chống chế độ Sa hoàng đã lan rộng sang cả các đơn vị quân đội: ngoài mặt trận, binh lính từ chối tấn công, có nhiều trường hợp lính Nga và lính Đức cùng đoàn kết để phản chiến. Đất nước lại đứng trước cuộc Cách mạng mới. Cuộc Cách mạng đã nổ ra ngày 23 tháng Hai (ngày 8 tháng Ba theo lịch mới) năm 1917. Bãi công của công nhân nhà máy Pu-ti-lốp lớn nhất ở Pê-tơ-rô-grát đã được hàng nghìn công nhân các nhà máy khác ủng hộ. Chiều hôm đó, những người biểu tình xuất hiện trên đại lộ Nhép-xki, đường phố chính của thủ đô. Sinh viên và viên chức đoàn kết với họ. Ngày 25 tháng Hai, cuộc tổng bãi công bắt đầu. Sáng 26 tháng Hai, binh lính ngả về phía quần chúng khởi nghĩa. Ngày hôm sau, Xô-viết đại biểu công nhân và binh sỹ Pê-tơ-rô-grát họp trong cung điện Ta-vri. Nhưng vì thời gian đó có nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích còn ở nước ngoài, trong tù và nơi đi đày, cho nên đại diện của các đảng tiểu tư sản đã nắm quyền lãnh đạo Xô-viết. Đường lối của họ được xác định theo sơ đồ cũ: “chính quyền thay thế chế độ Sa hoàng phải là chính quyền tư sản”. Đêm ngày 27 rạng ngày 28 tháng Hai, việc thành lập Ủy ban lâm thời của Đu-ma Nhà nước được công bố chính thức. Đại diện của tất cả các phái trong Đu-ma, trong đó có những người xã hội – cách mạng và men-sê-vích (phái cực hữu) đã tham gia Ủy ban này. Ban lãnh đạo Xô-viết do những người men-sê-vích và xã hội – cách mạng nắm giữ và nhường quyền thành lập Chính phủ cho Ủy ban lâm thời và chỉ giữ lại quyền kiểm soát chính sách mà họ đưa ra. Ngày 2 tháng Ba, Chính phủ lâm thời được thành
- lập. Đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3 tháng Ba, trước các sự kiện diễn biến nhanh chóng, Sa hoàng Ni-cô-lai II phải tuyên bố thoái vị. Ngày 27 tháng Ba năm 1917, Lê-nin rời Thụy Sỹ là nơi Người sống từ năm 1914 để tránh sự truy nã của chính quyền Sa hoàng, và trở về nước để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ Sa hoàng đã tạo nên một tình huống chưa từng thấy trong lịch sử thế giới: được Lê-nin xác định là chế độ hai chính quyền song song: trên hình thức, Chính phủ lâm thời tư sản nắm giữ quyền lực Nhà nước, nhưng quần chúng nhân dân làm Cách mạng đã thành lập cơ quan quyền lực riêng - Xô-viết đại biểu công nhân và binh lính. Tối 3 tháng Tư, Lê-nin đứng trên xe bọc thép phát biểu tại quảng trường ga Phần Lan (Pê-tơ-rô- grát), trước nhân dân và binh lính ra đón Người, trình bày những vấn đề cơ bản sau này sẽ được thể hiện trong bản Luận cương tháng Tư. Tháng Tám, Lê-nin sống tại hồ Ra-dơ-líp (Phần Lan) tránh sự truy nã gắt gao của Chính phủ lâm thời trong vòng 112 ngày. Lịch sử- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Nền kinh tế đất nước thực sự đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36% so với năm trước. Giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Chiến hạm Rạng Đông Các mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi quần chúng nhân dân “bên dưới” đã không thể sống tiếp tục như trước đây, các gia cấp thống trị đã lún sâu vào khủng hoảng, không thể tiếp tục thống trị như trước. Sau vụ nổi loạn của Coócnilốp, nền thống trị của giai cấp tư sản bị lung lay dữ dội. Nhằm củng cố địa vị thống trị và cố gieo rắc những ảo tưởng dân chủ trong nhân dân để mong ổn định tình hình trong nước, ngày 1-9-1917 nước Nga tuyên bố là một nước cộng hòa với chế độ Đốc chính gồm 5 bộ trưởng do Kê-ren-xki cầm đầu. Nhưng phải tới gần một tháng, ngày 25-9 Kê- ren-xki mới lập được nội các mới. Chính phủ lâm thời và các đảng thỏa hiệp còn triệu tập cái gọi là “Hội nghị dân chủ” - để lập ra Tiền nghị viện – với dụng ý là nước Nga đã thực hiện chế độ nghị viện. Những người Bôn-sê-vích đã tẩy chay cả Hội nghị dân chủ lẫn Tiền nghị viện. Tới giữa tháng 9, Lê-nin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã dành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiền phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Theo quyết định của Trung ương Đảng Bôn-sê-vích, ngày 7-10-1917, Lê-nin từ Phần Lan đã bí mật trở về Pêtrôgrát để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Trong 2 cuộc họp vào ngày 10 và 16-10, Trung ương Đảng Bôn-sê-vích đã thông qua nghị quyết khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã bác bỏ những ý kiến của Dinôviép và Camênhép về cách mạng sẽ phát triển hòa bình (thông qua cuộc bầu cử vào Tiền nghị viện và dựa vào quá trình “Bôn-sê-vích hóa” các Xô-viết mà nắm chính quyền) và đưa ra quan điểm cũng như của Trốtxki là khởi nghĩa cần lùi lại đến sau Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai (để Đại hội biểu quyết về chính quyền). Thực chất của cả 2 ý kiến này là không tán thành nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang. Ngày 12-10, Xô-viết Pêtrôgrát đã cử ra Uỷ ban quân sự cách mạng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Ngày 16-10, Trung ương Đảng Bôn-sê-vích thành lập
- Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước gồm A. Bupnốp, F. Đdécginxki, Ia. Xvéclốp, I. Xtalin, M. Uritki. Các tổ chức đảng Bôn-sê-vích đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật – quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Ngày 10-10, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Đời sống mới (nửa Men-sê-vích), Camênhép và Dinôviép đã kể lại việc họ không tán thành nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương Đảng Bôn-sê-vích. Câu trả lời đó như tiết lộ được báo trước để chính phủ nhanh chóng thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm đập tan các lực lượng cách mạng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những trung tâm lớn như Pêtrôgrát, Mátxcơva, Kiép, Minxcơ Ngày 24-10, Chính phủ lâm thời bắt giam các uỷ viên của Uỷ ban quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê- vích, ra lệnh chiếm điện Xmônưi Cùng ngày Kê-ren-xki tuyên bố Chính phủ lâm thời sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát. Trước tình hình đã trở nên hết sức khẩn trương và cực kỳ nghiêm trọng, Lê-nin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10, Lê-nin đã 3 lần gửi thư tới Trung ương Đảng Bôn-sê-vích với yêu cầu là phải khởi nghĩa ngay trong đêm đó. Nửa đêm, Lê-nin đến điện Xmônưi để trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô. Cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu. Trong đêm 24 và ngày 25-10, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thuỷ thủ hạm đội Ban-tích (tất cả khoảng 200 nghìn người) đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô – các cầu qua sông Nêva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở thủ đô. Tới sáng 25-10, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô. Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện Mùa Đông. Các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đã bị bắt. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Đánh chiếm Cung điện Mùa Đông 25-10 (7-11) -1917 Cũng vào đêm 25-10, Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ II đã khai mạc. Đại hội thông qua lời kêu gọi “Gửi công nhân, binh lính và nông dân” do Lê-nin dự thảo. Đại hội ra quyết nghị: các Xô-viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân có trách nhiệm đảm bảo trật tự cách mạng thật sự. Tối 26-10, trong buổi họp lần thứ hai, Đại hội đã thông qua 2 văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết – Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất do Lê-nin dự thảo.
- Sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là “một tội ác lớn nhất đối với nhân loại” và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng – không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Đại hội đã cử ra Chính phủ Xô- viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng uỷ viên nhân dân do Lê-nin đứng đầu. Tiếp theo thắng lợi ở Pêtrôgrát, Chính quyền Xô-viết đã được thành lập ở Mátxcơva và sau đó ở khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điến cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Mátxcơva phải kéo dài từ 26-10 đến 3-11-1917. Nhưng sau đó, với đà thắng lợi ở 2 trung tâm quan trọng là Pêtrôgrát và Mátxcơva, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Chính quyền Xô-viết ở các địa phương trong nước diễn ra mạnh mẽ. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô-viết đã được thành lập ở 28/49 tỉnh thuộc thành phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Chiến luỹ trên đường phố Mátxcơva tháng 10-1917 Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô-viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Đó là “thời kỳ - như Lê-nin gọi – tiến quân thắng lợi rực rỡ” của Chính quyền Xô-viết. Lịch sử- Nước Nga sau Cách mạng tháng 10 Ngày 7 tháng Mười một, Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai đã khai mạc tại Điện Xmôn-nưi. Sắc lệnh thứ nhất mà Đại hội thông qua, Sắc lệnh về hoà bình, coi chiến tranh là một “tội ác lớn nhất đối với loài người”, nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sắc lệnh thứ hai, công bố việc trao tất cả ruộng đất cho nhân dân không có bồi thường bất kỳ một khoản nào hết. Ngay ngày 8 tháng Mười một, để thực hiện Sắc lệnh về hoà bình, Chính phủ Xô-viết đề nghị Chính phủ các nước tham chiến ngồi vào bàn đàm phán. Tiếp đó là những đề nghị như vậy được gửi cho Chính phủ các nước Anh, Mỹ, Pháp. Nhưng từ phía đồng minh không có phản hồi, nước Đức thì sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán. Cuộc đàm phán này bắt đầu ngày 20 tháng Mười một tại Brest – Li-tốp-xcơ và dẫn tới việc ký kết hiệp định đình chiến để vạch thảo những điều kiện của hoà ước. Những điều kiện phía Đức đưa ra rất nặng nề: nước Nga phải nhượng cho phía Đức một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có toàn bộ lãnh thổ U-crai-na, một phần đất đai Bê-la-rút-xi-
- a và vùng biển Ban-tích. Các nước Đồng minh vẫn cố tình làm ngơ trước tình hình bất lợi cho Chính phủ Xô-viết non trẻ trên bàn đàm phán. Chính phủ Xô-viết buộc phải đồng ý, trong tình trạng quân đội mặt trận tan rã, kinh tế đất nước tan hoang. Nhưng người cầm đầu phái đoàn Xô- viết là Lép Tơ-rốt-xki lại tuyên bố: “nước Nga Xô-viết không ký hoà ước chấm dứt chiến tranh và giải ngũ quân đội” và bỏ dở cuộc đàm phán (Ngày 28 tháng Giêng năm 1918). Ngày 18 tháng Hai năm 1918, quân đội Đức mở cuộc tấn công trên toàn tuyến mặt trận, đất nước lâm nguy. Hội đồng dân uỷ đã kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Cùng với các đội Cận vệ đỏ, các đơn vị chính quy ở Pơ-xcốp, Na-rơ-va và Rê- ven đã ra sức ngăn chặn quân Đức đang tiến về Pê-tơ-rô-grát. Công nhân và nông dân U-crai-na, Bê-la-rút-xi-a đã chiến đấu ngoan cường chống quân xâm lược. Nước Đức dự tính nhanh chóng đánh bại nước Nga Xô-viết nhưng đã không đạt được mục tiêu. Năm 1919, để kỷ niệm những ngày động viên nhân dân lao động đứng ra bảo vệ Tổ quốc và những trận đánh đầu tiên của Hồng quân, đã ấn định ngày lễ mới: ngày 23 tháng Hai hàng năm: Ngày Hồng quân – Ngày bảo vệ Tổ quốc. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản, Hội đồng dân ủy và Ban chấp hành trung ương toàn Nga đã quyết định chấp nhận những điều kiện ký hoà ước của Đức. Ngày 3 tháng Ba năm 1918, Hoà ước được ký kết với những điều kiện hết sức nặng nề với nước Nga. Nhưng đất nước rất cần có hoà bình để lấy lại sức lực. Mùa xuân năm 1918, chính quyền Xô-viết được thành lập khắp nước Nga: từ Bạch hải tới Hắc hải, từ biên giới phía Tây tới bờ biển Thái Bình Dương. Mùa hè năm 1918, Đại hội Xô-viết lần thứ năm đã thông qua Luật cơ bản đầu tiên: Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga, ghi nhận thắng lợi của Cách mạng, quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc, biến ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu (nhà máy, ngân hàng, giao thông đường sắt và đường thuỷ) thành tài sản của nhân dân. Từ ngày 12 tháng Ba năm 1918, Mát-xcơ-va trở thành thủ đô của Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử loài người. Tháng Ba năm 1918, hải quân Anh đổ bộ lên Muốc-rơ-man-xcơ; thoạt đầu là quân đội Nhật, sau đó là quân đội Mỹ vào Vla-đi-vốt-xtốc; quân đội Anh xâm nhập vùng Trung Á và vùng Ngoại Cáp-ca-dơ; quân đội của Hoàng đế Đức chiếm đóng U-crai-na, Bê-la-rút-xi-a và vùng biển Ban- tích; các lực lượng chính của bạch vệ (sỹ quan cũ của Sa hoàng, bọn địa chủ) tập trung ở miền Đông, giữ các thành phố Tsê-li-a-bin-xcơ, Ca-dan, Pen-da, Xim-biếc-xcơ, Xa-ma-ra (sau đổi thành Cui-bư-sép), vùng Trung Nga có những trung tâm công nghiệp chính bị tách khỏi các cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực. Mùa thu năm 1918, Hồng quân đã tấn công mạnh ở mặt trận hướng đông và đẩy lùi địch về bên kia dãy U-ral. Thời gian này nước Đức đầu hàng các nước Đồng Minh, chiến tranh kết thúc. Năm 1919 Các nước Đồng Minh tăng cường sự can thiệp quân sự vào nội bộ nước Nga: vũ trang và hậu thuẫn cho lực lượng xung kích 40 vạn quân của đô đốc Sa hoàng cũ A-lếch-xan-đrơ Côn-tsắc. Tới đầu năm 1919, quân đội Côn-tsắc đã chiếm được những vùng rộng lớn của Xi-bê-ri và U-ral; tháng Ba, quân Bạch vệ Côn-tsắc bắt đầu tìm cách tiến tới sông Vôn-ga. Nhưng ngay trong tháng Tư, Hồng quân tổ chức phản công mạnh và tới mùa hè thì quân đội của đô đốc Côn-tsắc bị đập tan ở vùng giữa hai sông Tô-bôn và I-rơ-tư-sơ. Được khối Đồng Minh nâng đỡ, quân đội của tướng An-tôn Đê-ni-kin chỉ huy tìm cách tiến đánh Mát-xcơ-va. Tháng Mười Giai đoạn thắng lợi của Hồng quân Hồng quân đã có khả năng giải phóng nước Nga. Đoàn quân tình nguyện Bạch vệ do các tướng Ni-cô-lai Y-u-đê-ních và Rodzianko chỉ huy đã tới cửa ngõ Pê-trô-grát lại có hải quân Anh ở