Giáo trình Du lịch và môi trường

doc 106 trang ngocly 991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Du lịch và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_du_lich_va_moi_truong.doc

Nội dung text: Giáo trình Du lịch và môi trường

  1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Lý luận chung 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Những quan niệm về du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá-xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu được quan tâm từ những năm trong thập niên 1950 trở lại đây. Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ này là do những dòng khách du lịch biển tạo nên. Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới, chính vì vậy mới hình thành nên khái niệm du lịch 3S với các nghĩa là biển (Sea), cát (Sand), và ánh nắng (Sun). Khi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp du lịch tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách. Một trong những hướng kinh doanh đó là tình dục. Khái niệm du lịch 4S ra đời với chữ S thứ tư có nghĩa là du lịch tình dục (Sextour). Do vậy, ở nhiều nơi, dưới con mắt của người bản xứ, du khách là những kẻ giàu có đáng ghét, những kẻ đem lại bất hạnh cho dân cư địa phương, đặc biệt là phụ nữ. Họ du nhập lối sống không được nhân dân địa phương chấp nhận. Nhiều đoàn du khách bị tấn công. Đó là một trong những lý do khiến cho du khách quan tâm đến sự an toàn trong du lịch. Vì lý do đó, chữ S thứ tư ngày nay còn được hiểu là an toàn hay an ninh (Safety, Security). Nó vừa là yêu cầu của du khách vừa là nhiệm vụ của các nhà cung ứng du lịch. Hiện nay, biển không còn là điểm đến duy nhất của các chuyến du lịch. Ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch là muốn thay thế du lịch 4S bằng du lịch 4T nhằm xoá đi các suy nghĩ không lành mạnh trong các hoạt động du lịch của du
  2. khách và của nhà cung ứng du lịch. Du lịch (Tourism) 4T bao gồm sự di chuyển (Travel), phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (Transport) về những nơi yên tĩnh, thanh bình (Tranquility) và có môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (Transparence). Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là: thức, trú, hành, lạc, y. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên những phương tiện sang trọng, được vui chơi giải trí vui vẻ và có điều kiện mua sắm hàng hoá, quần áo 1.1.1.2. Thuật ngữ du lịch Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành Turnur và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste là người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hoá nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. 1.1.1.3. Khái niệm về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư-Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về
  3. du lịch trên thế giới, đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động cho con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết tới sự di chuyển chỗ ở của họ. Vậy “du lịch” là gì? Đầu tiên “du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch. Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo Pirogiơnic (1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”. Khi nghiên cứu các định nghĩa khác về du lịch, chúng ta có thể nhận thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch. Có người cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội (hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp), người khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế. Chúng ta biết rằng trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, đôi khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu như là: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Việc phân định rõ ràng hai nội dung của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay
  4. cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó du lịch còn là một hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển (Trần Đức Thanh và Nguyễn Minh Tuệ, 1999). 1.1.1.4. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc vào cách phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có những tác động nhất định lên môi trường. 1) Phân loại theo mục đích chuyến đi a. Mục đích thuần tuý du lịch Trong các chuyến đi du lịch, mục đích của du khách là nghỉ ngơi, giải trí và nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh nên có thể bao gồm những loại hình sau: * Du lịch tham quan Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Tuỳ thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình: - Du lịch văn hoá: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến viếng thăm. Địa điểm đến tham quan là các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hoá, các địa điểm tổ chức, các lễ hội địa phương, các liên hoan nghệ thuật (liên hoan phim, âm nhạc ), các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trên thế giới, loại hình du lịch văn hoá phổ biến ở Ai Cập, Hy Lạp, Tây Ban Nha và đây cũng là một trong những thế mạnh du lịch của miền Trung nước ta. - Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch. Địa điểm để tổ chức du lịch sinh thái là những nơi thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên Loại hình du lịch này khác với du lịch văn hoá ở chỗ nó nhấn mạnh đến sự hấp dẫn của thiên nhiên hơn là những đối tượng do con người tạo ra. * Du lịch giải trí Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyến đi. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách như:
  5. - Các công viên vui chơi giải trí: Đây là khu vực đòi hỏi có vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận cao. Thành công trong lĩnh vực này phải kể đến những công viên giải trí Disneyland ở Mỹ, Nhật, Pháp; “thế giới thu nhỏ” ở Trung Quốc Ở Việt Nam, tuy các khu vui chơi giải trí chưa nhiều và chưa hiện đại nhưng cũng đã thu hút khá đông du khách, đặc biệt là vào dịp lễ, tết như khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên - Các Casino: Khách du lịch đến các Casino để tham gia vào các trò chơi may rủi với tiền bạc như đánh bài, các trò chơi trên máy tự động Nổi tiếng trên thế giới như các Casino ở Nevada và Atlantic (Mỹ), Macao Ở Việt Nam cũng đã có Casino ở Đồ Sơn (Hải Phòng). * Du lịch thể thao không chuyên Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch tự mình chơi một môn thể thao nào đó, không phải tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí. Các hoạt động thể thao được ưa thích như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván, trượt tuyết Để tổ chức loại hình du lịch này cần có các điều kiện tự nhiên thích hợp với các cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với từng loại hình thể thao. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách. * Du lịch khám phá Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhưng hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình: - Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, lịch sử - Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám sức mạnh, ý chí, nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là ở giới trẻ. Địa điểm đến thường là những nơi chưa hoặc ít in dấu chân người như: những con suối chảy xiết, những ngọn núi cao chót vót (Hymalaya, Phanxipan ), những vùng núi lửa nóng bỏng, những khu rừng rậm rạp, âm u (Amazon), những hang động bí hiểm Để tổ chức loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị chuyên dụng và đội ngũ phục vụ hết sức cơ động, có thể hỗ trợ đắc lực cho các chuyến đi của du khách. * Du lịch nghỉ dưỡng Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục sức khoẻ (thể lực, trí lực) của con người sau những ngày lao động căng thẳng nên đây là một loại hình du lịch được du khách ưa chuộng. Khi nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay của các quan hệ xã hội thì nhu cầu được đi nghỉ càng lớn.
  6. Địa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông thôn hoặc vùng ven sông, hồ, thác b. Mục đích du lịch kết hợp Những người thực hiện các chuyến đi do nhu cầu công tác, học tập, hội nghị, tín ngưỡng , trong đó có sử dụng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn đã tranh thủ thời gian rỗi có được để tham quan, nghỉ ngơi và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, đời sống, văn hoá nơi họ đến. Như vậy, họ đã thực hiện một hoạt động du lịch kết hợp trong chuyến đi của mình. * Du lịch tôn giáo Là các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Vì vậy, nơi tổ chức loại hình du lịch này là các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như các chùa, thánh địa, khu giáo dân. Các trung tâm nổi tiếng của du lịch tôn giáo là Thánh địa Vatican, Gieruxalem. Ở Việt Nam có Toà thánh Tây Ninh, nhà thờ Phát Diệm, Thánh địa Lavang, Huế - thủ đô Phật giáo Việt Nam. * Du lịch học tập, nghiên cứu Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Vì vậy, những ngành học như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học đều tổ chức cho sinh viên đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến phải là những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, phòng thí nghiệm ngoài trời Thông thường, với loại hình du lịch này thì hướng dẫn viên sẽ là các cô, thầy giáo phụ trách chuyên môn ở các trường. Du lịch học tập, nghiên cứu không đòi hỏi cao về các dịch vụ ngay tại địa bàn nghiên cứu, học tập. * Du lịch thể thao kết hợp Khác với du lịch thể thao thuần tuý, các chuyến đi của các vận động viên chuyên nghiệp có mục đích chính là tập luyện hoặc tham dự vào các cuộc thi tài, olimpic thể thao. Vì vậy, hoạt động thể thao của các vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề, một việc làm chứ không phải là một hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi. Ngoài thời gian tập luyện, thi đấu, họ cũng tham gia tìm hiểu về tự nhiên và đời sống văn hoá xã hội ở những nơi mà họ đến nên các chuyến đi của họ được xem là đã thực hiện một chuyến du lịch thể thao kết hợp. * Du lịch công vụ (kinh doanh, hội nghị) Khách du lịch thường là những người đi dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, kỷ niệm những ngày lễ lớn, những cuộc gặp gỡ tìm cơ hội kinh doanh Vì vậy, mục đích chính trong các chuyến đi là thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó.
  7. Ở loại hình du lịch này, khách du lịch thường là những người đại diện cho một giai cấp, một đảng phải, một tổ chức, một cơ quan nên có khả năng chi trả rất lớn. Vì vậy, cần đảm bảo đầy đủ các phương tiện, các dịch vụ với chất lượng cao để lưu khách. Mặt khác, địa điểm tổ chức còn phải thoả mãn các yêu cầu cao cả về tình hình an ninh chính trị, điều kiện khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp. * Du lịch chữa bệnh Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy, địa điểm đến thường là các khu an dưỡng, chữa bệnh, nhà nghỉ, nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Du khách thường là những người mắc các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hoá, hen hoặc viêm khí quản Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít có tính thời vụ và thời gian lưu trú của du khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở phục vụ tốt. * Du lịch thăm thân nhân Đây là loại hình kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè, dự cưới, để tang giữa các vùng, miền, các nước. Du lịch thăm thân nhân có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều kiều bào sống ở nước ngoài như Việt Nam. 2) Phân loại theo lãnh thổ hoạt động * Du lịch trong nước Du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước. * Du lịch quốc tế Là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước của mình. Về mặt kinh tế phải có sự thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế có hai loại: - Du lịch chủ động (Du lịch đón khách): là loại hình du lịch quốc tế phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đến du lịch đến nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch ở đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, nghĩa là nước này chủ động đón khách và thu nhập ngoại tệ (quốc gia xuất khẩu du lịch).
  8. - Du lịch bị động (Du lịch gửi khách): là loại hình du lịch quốc tế phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch ở nước ngoài, nghĩa là nước này gửi khách đi du lịch sang nước khác và phải mất một khoản ngoại tệ (quốc gia nhập khẩu du lịch). 3) Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch * Du lịch biển Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván ). Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20 oC. Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút du khách càng lớn. * Du lịch núi Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các các nước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng). * Du lịch đô thị Điểm đến du lịch là các thành phố, các trung tâm đô thị có các công trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các công viên giải trí Du khách không chỉ là người sống ở nông thôn mà cả ở các thành phố khác cũng đến để chiêm ngưỡng, mua sắm. * Du lịch thôn quê Thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng trái ngược hẳn với các đô thị. Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân thành, mến khách, được thư giãn, được tìm thấy cội nguồn của mình, được thưởng thức các món ăn dân dã đầy hương vị. 4) Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình * Du lịch ngắn ngày Du lịch ngắn ngày là loại hình thường kéo dài 1 - 3 ngày (dưới một tuần) tập trung vào những ngày cuối tuần, phát triển nhiều nhất ở Mỹ, Anh, Pháp hoặc xen kẽ giữa các ngày làm việc, họ đi đến nơi ở gần chỗ cư trú của khách. * Du lịch dài ngày Loại hình du lịch dài ngày thường gắn liền với các kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ đông, nghỉ hè và kéo dài vài tuần đến một năm tới những nơi cách xa nơi ở của
  9. khách, kể cả trong nước và ngoài nước. Du lịch dài ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại các khu điều dưỡng, các chuyến du lịch bằng thuyền như Câu lạc bộ Địa Trung Hải. Nhìn chung, du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với du lịch dài ngày bởi vì du khách ngày càng muốn nghỉ ngơi nhiều lần trong năm hơn là nghỉ một lần. 5) Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông * Du lịch xe đạp Đây không phải là loại hình du lịch của các nước nghèo mà phát triển ở những nước có địa hình bằng phẳng như Áo, Hà Lan, Đan Mạch Du lịch xe đạp thường được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc tổ chức trong tuần, sau giờ làm việc đến những điểm du lịch gần nơi họ ở. Tiện lợi của du lịch xe đạp là du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống của cư dân bản xứ và có thể đi đến những khu vực đường sá chưa phát triển. Đây cũng là một hình thức kết hợp với du lịch với thể thao. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đã có một số người tự tổ chức các chuyến đi du lịch trong nước bằng xe đạp nhưng chưa thấy một nhà cung ứng du lịch nào tổ chức loại hình này cho du khách. * Du lịch ô tô Do ô tô là phương tiện thông dụng và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác nên loại hình này rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch (80% ở châu Âu và khách thường sử dụng ô tô riêng). Đặc điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch. Giá ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng có thể trang bị được và phục vụ cho du khách. * Du lịch máy bay Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách đến những nước, những vùng xa xôi. Ngày nay trên thế giới đã sử dụng nhiều loại máy bay hiện đại, có tốc độ lớn, có thể đi xa mà tốn ít thời gian, có trang bị tiện nghi đầy đủ, phù hợp với sở thích của khách du lịch; ví dụ như các chuyến
  10. bay quốc tế, nhất là những chuyến bay liên lục địa vì nhu cầu tiện nghi và tiết kiệm thời gian. Nhược điểm: giá thành vận chuyển cao, không phù hợp với tầng lớp có thu nhập thấp; đôi khi gặp những rủi ro có thể xảy ra tai nạn khi trời nhiều mây, có bão Tuy nhiên, số khách du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên không ngừng. * Du lịch tàu hoả Sự phát minh ra đầu máy hơi nước vào đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu bước bứt phá mạnh mẽ đầu tiên trong việc đi lại. Xã hội đã dần coi tàu hoả hơi nước là một phương tiện đi lại được ưa chuộng, do vậy đi du lịch bằng tàu hoả trở thành mơ ước và hứng thú của nhiều người. Cuối thế kỷ XIX, do nhu cầu đi du lịch bằng tàu hoả gia tăng nên nhiều khu du lịch trên thế giới nối liền với các thành phố lớn bằng đường sắt. Sang thế kỷ XX, các nhà ga trở thành các tiêu điểm của hầu hết các khu dân cư, các thành phố thường toả quanh các nhà ga xe lửa và thực sự thống trị ngành du lịch do giá cả đã trở nên bình dân hơn, trang thiết bị trên tàu hiện đại hơn làm cho du khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Ưu điểm cơ bản của loại hình này là chi phí cho vận chuyển thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hoả không làm hao tổn sức khoẻ của du khách, tiết kiệm thời gian đi lại vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm. Tuy nhiên so với ô tô, tính cơ động của loại hình này thấp vì phải đi theo lộ trình định sẵn, tuyến đường thường không tiếp cận đến điểm du lịch nên phải kết hợp với các phương tiện khác để trung chuyển khách. * Du lịch tàu thủy Năm 1819, tàu Savannah là chiếc tàu thuỷ hơi nước đầu tiên vượt đại dương với lộ trình Savannah - Liverpool (Anh quốc). Nó được trang bị buồm, động cơ, bánh xe đạp nước ở hai bên hông tàu để dùng khi cần thiết. Năm 1838, tàu chỉ dùng thuần tuý máy hơi nước lần đầu tiên vượt Đại Tây dương đi từ Anh đến New York. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện các công ty tàu biển lớn chở khách như như Cunard, Royal Mail, Peninsular and Orient
  11. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nhiều tàu du lịch đã ra đời với đầy đủ các tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng hoà nhạc, khiêu vũ, sân thể thao, bể bơi Loại hình này đang là mốt thời thượng ở các nước giàu có. Ưu điểm: Du khách có thể sống thoải mái dài ngày trên thuyền, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và được tham quan nhiều địa điểm trong một chuyến đi. Nhược điểm: Chi phí cho chuyến du lịch cao; những người có thần kinh yếu thường không chịu được do bị say sóng, nhất là khi đi qua các vùng biển động. 6) Phân loại theo hình thức tổ chức * Du lịch có tổ chức theo đoàn Là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước hay thông qua các tổ chức du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình. Do du lịch là một trong các hoạt động của cá nhân nhằm hoà mình vào tập thể nên đại đa số các chuyến đi mang tính tập thể. Sinh viên, học sinh đi học theo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan. Loại hình này thường tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cung ứng du lịch vì du khách thường có tính tổ chức cao. Mặt khác, khi trình độ du khách đồng đều, việc phục vụ cũng trở nên dễ dàng theo một mẫu chuẩn. Trong toàn bộ quá trình bán sản phẩm, từ khâu tiếp thị đến khâu phục vụ ăn nghỉ, hướng dẫn, thanh lý hợp đồng, nhà cung ứng đều nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả về tổ chức của đại diện tập thể khách. Do vậy, hầu hết du khách đi theo loại hình này đều được giảm giá. * Du lịch cá nhân Cá nhân tự định ra chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tuỳ nghi. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và chiếm ưu thế, phải trả cao hơn 15 - 20% giá hợp đồng tập thể. Trong những năm gần đây, một số công ty đã mở ra một phương thức mới để yểm trợ và thu hút loại du khách đi riêng lẻ này. Đó là các chương trình du lịch mở (Open Tours): Du khách tham gia vào chương trình này có thể dừng lại dọc đường theo nhu cầu và tiếp tục hành trình vào một thời điểm khác. * Du lịch gia đình
  12. Thông thường có hai loại du lịch gia đình: Loại thứ nhất xảy ra thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị, thời gian chuyến đi không dài, thậm chí chỉ 1 - 2 ngày. Loại thứ hai là các chuyến đi du lịch dài ngày, họ thường chọn địa điểm ở xa, nổi tiếng và để tiết kiệm thời gian trong chuyến đi thì họ thường muốn được đi nhiều điểm. Hiện nay loại hình này mới chỉ là một hiện tượng xã hội chứ chưa có ý nghĩa kinh tế nhiều. Việc tiếp cận và thu hút du khách để kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình cũng là một xu hướng nhiều triển vọng. Ngoài ra người ta còn có các cách phân chia khác về các loại hình du lịch. Ví dụ như phân theo lứa tuổi (du lịch thiếu nhi/học sinh, du lịch thanh niên, du lịch người lớn trên 35 tuổi và người già), theo vị trí địa lý (du lịch miền núi, miền biển, thành phố, nông thôn), theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần) Thông thường các loại hình du lịch được thực hiện kết hợp với nhau trong một chuyến đi của du khách. Ví dụ: du lịch leo núi, dài ngày, có tổ chức 1.1.1.5. Sản phẩm du lịch 1) Định nghĩa Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Nói một cách đơn giản: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch. Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch. Vậy để thu hút và lưu giữ khách du lịch, chúng ta phải tổ chức các dịch vụ ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và đồng thời cả những nơi có các di tích lịch sử, các viện bảo tàng 2) Những đặc điểm của sản phẩm du lịch
  13. - Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên ). Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ăn ở, đi lại của con người nhưng mục đích chính của chuyến đi không phải để thoả mãn nhu cầu ấy mà là để giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu Vì vậy cần phải chú ý vào nhu cầu của du khách để họ cảm thấy hài lòng. - Sản phẩm du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu của con người. Du lịch là nhu cầu phát sinh sau khi con người đã đủ ăn, mặc. Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi và có thu nhập cao. Như vậy, du lịch là một trong những khoản chi tiêu bị cắt giảm đầu tiên nếu mức thu nhập giảm. - Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể. Thật ra sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có cả hàng hoá. Sản phẩm du lịch là không cụ thể, do đó không đặt ra vấn đề nhãn hiệu như là hàng hoá. Vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta sao chép chương trình du lịch đã đặt ra, bắt chước cách bày trí phòng đón tiếp hay một quy trình phục vụ được nghiên cứu công phu. Do tính chất không cụ thể nên không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, vì vậy nhiều người chưa từng đi du lịch rất phân vân khi chọn sản phẩm du lịch nào. Chính vì vậy, quảng cáo trong du lịch rất là quan trọng. - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm nơi sản xuất ra chúng. Do đó sản phẩm du lịch là không thể dự trữ được. Khi một buồng khách sạn không được thuê thì đêm nay khách sạn sẽ mất doanh thu chứ không thể để dành lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm mai được. Như vậy khách du lịch không thể thấy sản phẩm du lịch trước khi mua. Thêm vào đó, chúng ta không thể vận chuyển sản phẩm du lịch tới cho khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch. - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung không đáp ứng được cầu trong du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng
  14. cung ứng. Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài còn nhu cầu khách hàng thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu. Như vậy, kinh doanh du lịch có tính thời vụ (Trương Sĩ Quý, Hà Quang Thơ, 1995). 3) Những dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch Như đã trình bày ở trên, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch còn bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. Dịch vụ du lịch gồm có các bộ phận sau: - Dịch vụ vận chuyển: nhằm đưa đón du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện dịch vụ này, người ta thường dùng nhiều phương tiện khác nhau (tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, máy bay ). - Dịch vụ lưu trú: nhằm đảm bảo cho du khách nơi ăn chốn ở trong quá trình thực hiện chuyến đi của họ, khách du lịch có thể chọn các khả năng như khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen Ngoài ra dịch vụ này còn bao gồm cả việc thuê đất để cắm trại và các hình thức tương tự khác. Để thoả mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn, hay đến nhà hàng hoặc được người quen mời - Dịch vụ giải trí: là một bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du lịch. Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi thì có thể chọn nhiều hình thức khác nhau như: vãn cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham quan bảo tàng, chơi bài bạc Đây là dịch vụ đặc trưng cho sản phẩm du lịch vì thời gian rỗi của khách du lịch trong ngày rất nhiều. Và vì vậy, dù có hài lòng về bữa ăn ngon, chỗ ở tiện nghi, du khách vẫn mau chán nếu họ không được tham gia và thưởng thức các tiết mục giải trí. - Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều khách du lịch thì mang quà lưu niệm về sau chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hoá, vải vóc
  15. Trên đây là 4 bộ phận của dịch vụ cơ bản hợp thành sản phẩm du lịch nhưng toàn bộ kỹ nghệ du lịch đều dựa vào tài nguyên du lịch (thiên nhiên, nhân tạo ). 1.1.1.6. Hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch Hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. M. Buchơvarov (1975) trình bày hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch dưới dạng sơ đồ ở hình 1.1 như sau: 4 II I 1 2 3 5 Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ, 1999) Trong đó: I: Môi trường với các điều kiện phát sinh ra nhu cầu du lịch II: Hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (HTLTNNDL) : Phương tiện giao thông vận tải
  16. : Phân hệ khách du lịch : Cán bộ nhân viên phục vụ : Phân hệ tài nguyên du lịch : Các công trình kỹ thuật phục vụ du lịch : các luồng khách du lịch : các mối quan hệ và tương tác bên trong HTLTNNDL : các mối quan hệ và trao đổi thông tin giữa HTLTNNDL và môi trường : các mối liên hệ và tương tác giữa HTLTNNDL với các hệ thống khác. Pirogiơnic (1985) đã coi hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống địa lý xã hội với các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử-văn hoá, các công trình kỹ thuật, phân hệ cán bộ phục vụ và cơ quan điều khiển. - Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội- nhân khẩu, dân tộc ) của khách du lịch. Phân hệ này được đặc trưng bởi cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các luồng khách. - Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá: tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên và điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có: + Sức chứa (diện tích và khả năng đáp ứng), + Sức hấp dẫn, + Tính ổn định, + Độ tin cậy, + Tính thích hợp. Phân hệ này được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.
  17. - Phân hệ các công trình kỹ thuật: đảm bảo các nhu cầu ăn ở và các nhu cầu giải trí đặc biệt cho khách du lịch bao gồm: + Điều kiện phòng và chữa bệnh, + Điều kiện vui chơi, giải trí, + Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác. - Phân hệ cán bộ phục vụ: gồm cán bộ, nhân viên phục vụ thực hiện chức năng dịch vụ khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường với những đặc trưng: + Số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp + Mức độ đảm bảo lực lượng lao động (Nguyễn Minh Tuệ, 1999). 1.1.2. Môi trường 1.1.2.1. Thuật ngữ môi trường Về mặt thuật ngữ, theo tiếng Anh: Environment, tiếng Pháp: Environnement đều có nghĩa là cái bao quanh hay còn gọi là môi trường. Theo tiếng Hoa thì môi trường là hoàn cảnh, cũng có nghĩa là vòng cảnh vật bao quanh. 1.1.2.2. Khái niệm môi trường Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Viện sĩ I.P. Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. Trong ấn phẩm “Địa lý hiện tại, tương lai - Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta“, Magnard (1980) đã nêu ra một nội dung khá đầy đủ về khái niệm môi trường: “Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng thái vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người”. Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với con người được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo
  18. ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. R.G. Sharme (1988) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người”. Joe Whiteney (1993) cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ôzon, sự đa dạng sinh học về các loài”. (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003). Theo Lê Văn Khoa (1995): Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Khái niệm chung về môi trường trên đây đã được cụ thể hoá với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau. 1.1.2.3. Bản chất hệ thống của môi trường Các khái niệm hay định nghĩa môi trường nêu trên tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần môi trường nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Hay nói một cách khác, môi trường mang đầy đủ các đặc tính của hệ thống được thể hiện như sau: 1) Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu thứ bậc. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số
  19. hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc, người ta cũng có thể phân ra các hệ từ nhỏ đến lớn. Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất và năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ của mỗi phần tử của hệ môi trường đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó. 2) Tính động Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ có xu hướng thiết lập trạng thái cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế cân bằng động là một đặc tính cơ bản của hệ môi trường. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người. 3) Tính mở Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp ). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm đối với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. 4) Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại các hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng thái cân bằng, ổn định. Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã bị suy kiệt, xây dựng các hồ chứa nước và các vành đai xanh, nuôi trồng thuỷ hải sản (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003). 1.1.2.4. Các thành phần của môi trường Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần
  20. môi trường. Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra các quyển sau đây: 1) Thạch quyển (Địa quyển - Lithosphere) Thạch quyển hay còn được gọi là vỏ trái đất. Đây là phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 đến 60km tính từ mặt đất và từ 0 đến 20km tính từ đáy biển. Thạch quyển chứa đựng các yếu tố thành phần như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ và hữu cơ. Trong thạch quyển, các vật chất vô cơ, cấu tử đất liên kết với nhau trong một không gian nhất định. Trong đó nước đóng vai trò quan trọng vì nó là dung môi cho các phản ứng sinh hoá, lý học. Thạch quyển còn là nơi cho các vi sinh vật phát triển. Sự có mặt của vi sinh vật cùng với các quá trình sống, trao đổi vật chất và năng lượng của chúng làm cho đất trở nên màu mỡ hơn. Góp phần hình thành nên các đặc tính lý hoá của các loại đất còn có sự tham gia của một số loài động vật như côn trùng (kiến, mối, giun), các loài gặm nhấm Thạch quyển nói chung là nơi mà nếu có sự biến động trong đó thì ít được nhận biết. Nó có khả năng tự làm sạch cao và trạng thái để đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố môi trường rất dễ dàng. 2) Khí quyển (Atmosphere) Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường được hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất. Khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 đến 100km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng, gió, bão Khí quyển chia thành nhiều tầng theo độ cao tính từ mặt đất như tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng ngoại quyển, mỗi tầng có các yếu tố vật lý, hoá học khác nhau. Trong các tầng của khí quyển thì tầng đối lưu có tầm quan trọng quyết định đến môi trường toàn cầu. Tầng này có các thành phần: khoảng 79% là Nitơ, 20% Oxy, 0,93% Argon, 0,02% Neli, 0,03% Carbonic, 0,005% Heli, một ít Hydro. Ngoài ra còn có bụi, hơi nước, các vi sinh vật luôn hoạt động mà các quá trình vận chuyển và biển đổi của nó tuân theo các chu trình năng lượng, chu trình vật chất trong môi trường nói chung. Trong khí quyển luôn luôn diễn ra các hiện tượng gió, bão, phản xạ, mây mưa, hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzon Nói chung khí quyển rất nhạy cảm với các biến động của môi trường. 3) Thủy quyển (Hydrosphere) Thuỷ quyển là nguồn nước ở tất cả các dạng trên trái đất bao gồm nước trong không khí, trong đất, trong ao hồ, sông ngòi, đại dương, nước mưa, tuyết, băng, nước ngầm, nước trong cơ thể sinh vật Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km 3, nhưng khoảng 97% trong đó là ở đại dương, chỉ có 3% là nước ngọt nhưng lại tập trung phần lớn ở các núi băng thuộc Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được chiếm tỷ lệ rất ít trong thuỷ quyển.
  21. Nước là thành phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống cho sinh vật, là yếu tố quyết định đối với sự vận chuyển và trao đổi chất trong các thành phần môi trường khác. Các quá trình vận chuyển và trao đổi chất này tuân theo các quy luật nhất định. Trong thuỷ quyển luôn diễn ra các quá trình biến đổi vật chất và năng lượng nên nước là một trong những thành phần tạo nên vật chất và sự sống cho môi trường. 4) Sinh quyển (Biosphere) Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống từ vi sinh vật hoạt động đến các loại động, thực vật, kể cả con người. Trong sinh quyển, các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra liên tục. Các chu trình vật chất sinh - địa - hoá như: chu trình đạm, chu trình lưu huỳnh, photpho luôn đi đối với với các chu trình năng lượng (năng lượng ánh sáng mặt trời và sự chuyển hoá năng lượng). Nhờ các chu trình vật chất và năng lượng mà sinh vật luôn ở trạng thái “cân bằng động” và nhờ đó mà sự sống trên trái đất luôn được duy trì và phát triển. Thành phần của sinh quyển cũng tương tự như thành phần của các quyển khác trên trái đất nhưng gần gũi với thuỷ quyển bởi các tế bào sống nói chung có chứa 60-90% nước (Lê Văn Khoa, 2002). Sự phân chia cấu trúc môi trường thành các quyển nói trên cũng rất tương đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của quyển khác và chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003). 1.1.2.5. Phân loại môi trường Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Trong du lịch, có thể phân loại môi trường theo chức năng như sau: - Môi trường tự nhiên (Natural Environment) Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp các phong cảnh đẹp để tham quan, các nguồn nước khoáng để chữa bệnh - Môi trường văn hoá - xã hội (Social cultural Environment) Môi trường văn hoá - xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước ở các cấp khác nhau như Liên Hiệp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức đoàn thể
  22. Đây là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội vì con người được cấu thành, phát triển trong mối tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác. - Môi trường nhân tạo (Artifical Environment) Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003). 1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: - Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp quyến rũ của núi, sông, biển và các giá trị văn hoá, nhân văn gắn liền với chúng. Do vậy, thành phần, tính đa dạng và chất lượng của môi trường có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của du lịch. - Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá. Các bãi biển, núi, sông, rừng, và đa dạng sinh học của môi trường là những tài nguyên cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch thịnh vượng và phát triển. Sự suy giảm của chất lượng môi trường, cho dù là tự nhiên hay nhân văn, đều có tác động rất lớn đến các hoạt động du lịch và thường dẫn đến sự suy thoái của khu du lịch. - Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác động quan trọng đối với môi trường. Những tác động này liên quan đến sự tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải phát sinh từ các hoạt động du lịch như tổ chức tham quan, phục vụ ăn ở, đi lại của du khách Tuy nhiên, du lịch cũng góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường. Về nguyên lý, tác động tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với chính sách bảo tồn, điều đó có thể tạo động lực thúc đẩy thiết lập những khu bảo tồn bởi giá trị của chúng là tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, trong đa số trường hợp, tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường thường vượt quá tác động tích cực. Để thấy rõ được điều này phải dựa vào kết quả tổng hợp liên quan đến các tác động về mặt môi trường, kinh tế và xã hội của ngành du lịch. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, cần so sánh 2 khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường (Bảng 1.1). Từ bảng 1.1 có thể nhận thấy rằng: - Môi trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời vừa là đối tượng tham quan du lịch. - Trong nhóm tự nhiên và tổ hợp tự nhiên thì giữa hai khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường có độ tương đồng lớn. Trong nhóm nhân văn - dân tộc, tài nguyên du lịch là sản phẩm của sự tác động của con
  23. người vào môi trường làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn như “Danh lam thắng cảnh”. Bảng 1.1. So sánh khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường Phân loại Tài nguyên du lịch Cấu trúc môi trường Địa hình Thạch quyển Khí hậu Khí quyển Tự nhiên Tài nguyên nước Thuỷ quyển Tài nguyên động - thực Sinh quyển vật Tổ hợp ven biển Môi trường ven biển Tổ hợp Tổ hợp đồng bằng đồi Môi trường đồng bằng - tự nhiên Tổ hợp núi đồi Môi trường miền núi Di sản văn hoá thế giới Di tích lịch sử văn hoá Môi trường văn hoá Nhân văn Danh lam thắng cảnh Môi trường xã hội - nhân Dân tộc Di tích văn hoá khảo cổ văn Di tích văn hoá nghệ thuật Điểm giải trí Đương đại Điểm nghỉ dưỡng Môi trường nhân tạo Nơi hoạt động thể thao Như vậy, việc đi du lịch trong các môi trường đồng nghĩa với việc khai thác và thưởng ngoạn tài nguyên du lịch. Mối quan hệ giữa cấu trúc môi trường với tài nguyên, đối tượng của du lịch đã được đề cập ở trên có thể khái quát lại như sau: - Con người: như là một hợp phần của cấu trúc môi trường, là lực lượng tổ chức, quản lý, là lực lượng lao động và với nền văn minh, văn hoá cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. - Tài nguyên du lịch: như là một nhân tố, đối tượng, chất liệu và là công cụ tạo ra sản phẩm du lịch. - Không gian môi trường: là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch và cũng là sản phẩm của chính sự hoạt động du lịch đó. - Kinh tế du lịch như là một công cụ hạch toán đối với vòng quay vật chất - năng lượng - tiền tệ của không gian các đối tượng vừa nêu trên.
  24. 1.2. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển du lịch và công tác bảo vệ môi trường 1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch 1.2.1.1. Trên thế giới - những mốc lịch sử và những sự kiện du lịch Vào thời cổ đại, kể từ năm 776 trước Công nguyên, hàng ngàn, hàng vạn người từ nhiều nước đến tham gia hoặc xem các cuộc tranh tài tại đại hội Ôlympic thể thao làm xuất hiện loại hình du lịch thể thao. Xung quanh những khu vực thi đấu, người ta đã xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ ăn nghỉ. vui chơi cho các vận động viên và khán giả. Nhiều nơi đã được xây dựng thành làng Ôlympic, làng thể thao với đầy đủ các điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho hàng ngàn người. Vào thời kỳ Trung đại, đạo Thiên Chúa đã trở thành một lực lượng lớn mạnh ở châu Âu và trở thành tư tưởng thống soái, do vậy du lịch tôn giáo rất phát triển. Trong thời kỳ này xuất hiện những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của loài người của Marco Polo, Afanasi Nikitin, Christopher Columbus, Vasco de Gama , đặc biệt là hành trình của Magenllan có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch ở hai khía cạnh. Thứ nhất, những chuyến đi kể trên đã kể lại kinh nghiệm quý báu cho các lớp người kế tiếp. Thứ hai là dư âm của chuyến đi đã kích thích óc tò mò và sự ham muốn của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi xa về sau. Trong thời kỳ cận đại, du lịch bước sang một trang mới. Vào 1768, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên tác động kép với vòng quay liên tục, có hiệu suất kinh tế cao, mở ra một chân trời mới cho ngành vận chuyển. Vào năm 1815 xuất hiện du lịch tham quan bằng tàu thuỷ trên tuyến Manchester và London Bridge. Đường sắt được xây dựng vào năm 1825 và đến năm 1830, tuyến tàu hoả chở khách đầu tiên nối Liverpool và Manchester được khánh thành. Năm 1841 cuộc du hành tập thể đầu tiên ở Anh do Thomas Cook tổ chức đi bằng tàu hoả đã đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành kinh doanh du lịch. Chuyến đi này gồm 570 đại biểu đi dự Hội nghị, họ được phục vụ ca nhạc, các món
  25. ăn nhẹ và nước trà. Sau chuyến đi, Thomas Cook đã đúc kết một kinh nghiệm là việc tổ chức các chuyến đi du lịch tập thể sẽ mang lại nguồn thu nhập cao. Một năm sau, vào năm 1842 Thomas Cook thành lập văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh nhằm tổ chức cho người Anh đi du lịch trong nước và nước ngoài. Từ đó đã hình thành và phát triển một hoạt động kinh doanh mới trong du lịch - hoạt động lữ hành - có chức năng làm cầu nối giữa khách du lịch và đơn vị trực tiếp kinh doanh du lịch. Vào giữa thế kỷ XIX, du lịch nghỉ núi, nghỉ biển bắt đầu được phát triển. Giới quý tộc và thực dân đã tìm đến những vùng biển, vùng núi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh để xây dựng các biệt thự làm nơi nghỉ dưỡng trong ngày hè nóng nực. Năm 1877, các chuyến đi du lịch bằng tàu biển bắt đầu được tổ chức. Chiếc tàu biển mang tên “Cvaker City” cùng với 60 du khách đã thực hiện một chuyến du hành 5 tháng. Cũng trong thời gian đó, khách du lịch Mỹ đến châu Âu tăng rất nhanh, số lượng du khách Đức cũng tăng đáng kể. Tại cuộc triển lãm thế giới tổ chức tại Pari năm 1878, Thomas Cook cũng đã tổ chức một chuyến du lịch cho 75.000 người Anh. Năm 1880, vùng biển phía Nam nước Pháp có một bước nhảy vọt trong việc xây dựng các khách sạn hiện đại. Thành phố Nice trở thành trung tâm du lịch nghỉ biển quan trọng. Cũng trong thời gian này, ở các vùng núi của Thuỵ Sĩ, Pháp, Áo , nhiều khách sạn hiện đại được xây dựng để đón tiếp những du khách ưa thích phong cảnh thiên nhiên vùng núi cao. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, công nghiệp ô tô đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 1885, một kỹ sư người Đức là Benz đã sáng chế ra ô tô đầu tiên và 5 năm sau, công nghiệp ô tô ra đời góp phần đáng kể cho việc thu hút và vận chuyển du khách. Số người sử dụng xe hơi làm phương tiện đi du lịch ngày càng tăng. Nếu ô tô, tàu hoả ra đời vào những năm cuối của thế kỷ XIX thì những năm đầu của thế kỷ XX người ta đã sáng chế ra máy bay. Có thể nói đây là loại phương tiện vận tải đặc trưng của thời kỳ này. Việc hai anh em nhà Wright cho ra đời chiếc “máy bay” đầu tiên vào năm 1903 đã hứa hẹn một tương lai phát triển cho du lịch. Rất nhanh chóng, năm 1919 Thomas Cook đã tổ chức
  26. những chuyến du lịch đầu tiên bằng máy bay cho du khách. Năm 1958, chiếc Boing 747 đầu tiên ra đời. Cũng trong năm này ngành hàng không thế giới đã hạ giá vé cho phù hợp đông đảo hành khách. Cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch quốc tế đã đạt những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên trong những năm chiến tranh, du lịch quốc tế hầu như bị tê liệt. Về phương diện thông tin liên lạc, thời kỳ này con người đã phát minh ra các phương tiện truyền tin không gian như điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895). Trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh, các khu du lịch nghỉ biển được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh, Đức Ở những nước này đã thành lập những cơ quan nhà nước về du lịch và một vài nước đã thành lập Bộ Du lịch. Liên minh quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (IUOTO) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế hầu như bị đình trệ. Cơ sở hạ tầng-cơ sở vật chất kỹ thuật phần thì bị phá huỷ, phần thị bị biến thành cơ sở phục vụ cho chiến tranh. Vào những năm đầu sau chiến tranh, du lịch quốc tế được phục hồi rất chậm bởi vì các nước đang bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế đất nước. Năm 1963, diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma. Năm 1967, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chủ đề: “Du lịch quốc tế là giấy thông hành của hoà bình”. Ngày 10/10/1980, 47 nước cùng đưa ra “Tuyên bố Manila về du lịch”, trong đó có đoạn viết: “Quyền sử dụng thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là quyền được đi nghỉ ngơi theo kỳ và tự do đi tham quan du lịch là kết quả đương nhiên của quyền lao động, được thừa nhận như là yếu tố phát triển của con người”. Năm 2005: Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của WTTC được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ.
  27. Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng du khách và sự gia tăng của tổng doanh thu trong ngành du lịch là sự thay đổi về cơ cấu khách du lịch và sự phát triển nhiều loại hình du lịch. Vận chuyển khách bằng đường bộ và đường hàng không đã chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong ngành du lịch quốc tế. Các công ty khách sạn, lữ hành, các công ty môi giới lần lượt ra đời đã làm nảy sinh cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch quốc tế. Đặc biệt là ở những nước phát triển, khi đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu. Chế độ làm việc 4 - 5 ngày/tuần ở nhiều nước đã và đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách. 1.2.1.2. Ở Việt Nam - những mốc lịch sử và những sự kiện du lịch. Việc khai thác các tài nguyên phục vụ cho du lịch đã được thể hiện rất rõ nét trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Hàng loạt các biệt thự, nhà nghỉ được xây dựng ven các bãi biển và trên các vùng cao nguyên. - Ngày 9/7/1960: Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập. - Năm 1976 công ty Du lịch Việt Nam tiếp quản các khách sạn lớn ở các tỉnh, thành phố phía Nam để đưa vào kinh doanh du lịch. - Ngày 23/1/1979, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt lớn trong sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hoạt động du lịch Việt Nam. - Năm 1980, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới. - Trong quá trình tinh giản biên chế, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sát nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Do vậy, ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119/ HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận kinh doanh du lịch trước đây với tiền thân là Công ty du lịch ban đầu. Tên đối ngoại của Tổng công ty Du lịch Việt Nam là Vietnamtourism.
  28. - Năm 1991, Việt Nam tham gia vào Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA). - Ngày 12/8/1991, ngành Du lịch được tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch để sát nhập vào Bộ Thương mại - Du lịch. - Ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam như một cơ quan độc lập ngang Bộ. - Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hoá thế giới. - Năm 1994, vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và Việt Nam tự hào đón người khách quốc tế thứ 1.000.000. - Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010, các đề án quy hoạch du lịch các vùng, tiểu vùng, các tỉnh cũng đã được triển khai xây dựng tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với sự cộng tác của các chuyên gia trong và ngoài nước. - Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An dược công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Năm 2000, Chương trình hành động Quốc gia về du lịch được phê duyệt. - Năm 2001, Nghị định 27/CP của Chính phủ ban hành và khẳng định vai trò của du lịch trong nền kinh tế đất nước. Pháp lệnh du lịch đang được thực thi, Luật Du lịch sắp được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý để phát triển du lịch. Ngành du lịch đã và đang quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, du lịch đang dần được quan tâm đúng mức nhằm khắc phục tình trạng hụt hẫng trong việc phục vụ khách du lịch nước ngoài. - Năm 2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. - Năm 2004, Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại.
  29. - Năm 2005, Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị: "Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực" và đến ngày 6/12/2005 đã đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến Việt Nam. 1.2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công tác bảo vệ môi trường 1.2.2.1. Trên thế giới - những mốc lịch sử và những sự kiện môi trường Trong khuôn khổ tài liệu này xin được đề cập đến những mốc lịch sử quan trọng về sự hình thành và phát triển của công tác bảo vệ môi trường như sau: 1) Tháng 7 năm 1972, tại Stockholm, Thủ đô của Thuỵ Điển đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người. 113 quốc gia đã nhóm họp nhằm xem xét và đánh giá sự xuống cấp của môi trường toàn cầu. Cùng với sự phát triển, chính bản thân loài người, vì những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình đã tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ sự trường tồn của Trái Đất. Tại phiên họp này Hội nghị đã ra tuyên bố như sau: - Con người vừa là sinh vật, vừa là người nhào nặn nên môi trường của mình. Môi trường tạo cho con người phương tiện phát triển về mặt thể chất và ban cho con người cơ hội phát triển trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần. Trong suốt quá trình tiến hóa của nhân loại trên hành tinh này, con người với sự thúc đẩy nhanh của khoa học và công nghệ, đã tiến đến một giai đoạn giành được sức mạnh làm biến đổi môi trường của mình bằng hằng hà sa số theo những cách và qui mô chưa từng có. - Bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khao khát của các dân tộc trên khắp thế giới và là nhiệm vụ của mọi Chính phủ. - Con người luôn luôn tích luỹ kinh nghiệm và thường xuyên tìm kiếm, phát minh, sáng tạo và tiến tới. Trong thời đại của chúng ta, năng lực biến đổi môi trường xung quanh của con người, nếu sử dụng một cách thông minh, có thể mang lại cho mọi dân tộc những lợi ích phát triển và cơ hội làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu sử dụng sai và vô ý có thể gây hại cho con người và môi trường. Xung quanh chúng ta, càng ngày càng có nhiều bằng chứng về những thiệt hại do con người gây ra ở nhiều khu vực của Trái Đất. - Ở các nước đang phát triển, kém phát triển đã gây ra hầu hết các vấn đề tồn tại về môi trường. Hàng triệu con người vẫn đang sống dưới mức rất xa so với những mức tối thiểu cần cho sự tồn tại tươm tất của con người. Do vậy, các nước đang phát triển phải hướng mọi nỗ lực của mình cho phát triển và phải luôn nhớ rằng họ phải đề ra những ưu tiên và nhu cầu bảo đảm an toàn và cải
  30. thiện môi trường. Cùng chung mục đích này, các nước công nghiệp hoá cần phải dành nhiều nỗ lực hơn để giảm dần khoảng cách giữa họ với các nước đang phát triển. - Tăng dân số tự nhiên luôn luôn là những vấn đề tồn tại đối với việc giữ gìn môi trường và cần phải áp dụng đầy đủ các chính sách và biện pháp một cách thích hợp để đương đầu với những vấn đề này. 2) Hai mươi năm sau, tháng 6 năm 1992, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển đã khẳng định lại Tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người năm 1972, và tìm cách phát huy Tuyên bố ấy bằng cách: - Thiết lập một sự chung sức toàn cầu mới và bình đẳng thông qua việc tạo dựng những cấp độ hợp tác mới giữa các quốc gia, những thành phần chính trong các xã hội và nhân dân. - Tăng cường các hành động để đạt được những hiệp định quốc tế về tôn trọng quyền lợi của mọi người và bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu. - Công nhận bản chất toàn bộ và phụ thuộc lẫn nhau của Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta. 3) Tuyên bố Johannesburg về Phát triển bền vững vào tháng 8 - 9, năm 2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững. Tuyên bố bao gồm các vấn đề lớn như sau: - Từ điểm khởi nguồn đến tương lai: cộng đồng quốc tế khẳng định lại cam kết về Phát triển bền vững, cam kết xây dựng một xã hội bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và thấu hiểu về nhu cầu phẩm giá cần cho mọi người, phải bảo đảm cho trẻ em được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, cần có một kế hoạch rõ ràng và khả thi để xoá bỏ nghèo khó và phát triển con người. - Hành trình Stockholm - Rio de Janeiro - Johannesburg: để đạt được sự phát triển bền vững, cần tiếp tục thực hiện Chương trình nghị sự 21 và Tuyên bố Rio. Johannesburg cũng khẳng định rằng đã có những tiến bộ quan trọng hướng tới việc đạt được sự đồng thuận toàn cầu và quan hệ đối tác giữa tất cả các dân tộc trên hành tinh của chúng ta. - Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt: xoá đói giảm nghèo, thay đổi tập quán và thói quen trong tiêu thụ tài nguyên là những yêu cầu thiết yếu để phát triển bền vững. Mối đe doạ lớn hiện nay là khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo, nước giàu và nước nghèo, môi trường toàn cầu trở nên tồi tệ hơn: đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng, thoái hoá đất, biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục diễn biến theo xu hướng xấu. - Cam kết của chúng ta về phát triển bền vững: Các quốc gia cam kết rằng: tính đa dạng phong phú của chúng ta sẽ được sử dụng cho quá trình xây dựng các mối quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi tăng cường đối thoại và hợp tác, tôn trọng phẩm giá con người, cùng nhau hỗ trợ để
  31. phát triển, kiên quyết chống lại các vấn nạn đang đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững. - Chủ nghĩa đa phương hoá là tương lai: cần thiết lập những thiết chế đa phương và quốc tế có trách nhiệm, tôn trọng và thường xuyên giám sát việc thực hiện Hiến chương LHQ để hướng tới sự phát triển bền vững. - Chuyển biến thành hiện thực: nhất trí tập hợp, lôi cuốn toàn cộng đồng tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu của sự phát triển bền vững. Bảng 1.2. Những sự kiện quan trọng về môi trường mang tầm quốc tế Năm Sự kiện - Câu lạc bộ Rome xuất bản cuốn ”Giới hạn cho sự phát triển” làm bùng lên nhiều cuộc tranh cãi về tăng trưởng kinh tế. - Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người tại Stockholm (6- 1972 16/6/1972). - Công ước UNESCO về Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên thế giới. - Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) trở thành cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại một quốc gia đang phát triển (Nairobi, Kênia). - 80 quốc gia đã ký Công ước về Buôn bán quốc tế những loài 1973 động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). - Phong trào Chipko đã ra đời ở miền Bắc Ấn Độ nhằm bảo vệ các loài cây trước nạn buôn bán gỗ lậu tại vùng núi Himalaya. - Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm do tàu biển (MARPOL). - Thông qua Chương trình biển cấp khu vực và Kế hoạch hành động Địa Trung Hải. 1974 - Nhà hoá học Sherwood Rowland và Mario Molina mô tả phương thức các chất khí CFC phá huỷ các phân tử ôzôn. - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc giao cho UNEP trách nhiệm cung 1975 cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực Luật Môi trường. - Công ước CITES có hiệu lực. - Thành lập Tổ chức Đăng ký quốc tế các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC). 1976 - Vụ nổ hoá chất gây phát tán điôxin ở Seveso, ngoại ô Milan. - Công ước về Bảo vệ biển Địa Trung Hải khỏi ô nhiễm. - Kế hoạch hành động Bảo tồn, Quản lý và Sử dụng động vật biển có vú của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Nông 1977 Lương quốc tế (UNEP/ FAO). - Phong trào Vành đai xanh ra đời ở Kênia.
  32. Năm Sự kiện - Hội đồng điều hành của UNEP thông qua nguyên tắc đạo đức môi trường nhằm hướng dẫn các nước trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai hay nhiều 1978 quốc gia cùng chia sẻ. - Công ước khu vực Kuwait về Hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tránh ô nhiễm. - Công ước về Bảo tồn các loài động vật di cư hoang dã. - Công ước Geneva về Ô nhiễm không khí xuyên biên giới trong 1979 phạm vi rộng. - Hội nghị thế giới đầu tiên về biến đổi khí hậu ở Geneva. - UNEP phối hợp với IUCN và WWF ban hành Chiến lược bảo tồn thế giới, được coi như tuyên bố chính trị chung đầu tiên về mối 1980 quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững. - Hội đồng Brandt xuất bản cuốn "Nam Bắc: Chương trình vì sự sinh tồn". - Công ước về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường biển và ven biển Tây và Trung Phi. 1981 - Công ước về bảo vệ môi trường biển và khu vực ven biển vùng Đông Nam Thái Bình Dương. - UNEP tổ chức Hội nghị Stockholm + 10 tại Nairobi. - Chương trình Montevideo về Phát triển và Đánh giá định kỳ Luật Môi trường. 1982 - Công ước khu vực về Bảo tồn môi trường Hồng Hải và vịnh Aden. - Thành lập Viện Tài nguyên Trái Đất. - Công ước về Bảo vệ và phát triển môi trường biển vùng Caribê 1983 mở rộng. - Quỹ Truyền hình Môi trường (VTE) được thành lập với sự cộng tác 1984 của Hãng truyền hình Trung ương Anh Tổ chức hội nghị thế giới đầu tiên về quản lý môi trường. - Công ước Viên về Bảo vệ tầng ôzon. - Công ước về Bảo vệ, Quản lý và Phát triển môi trường biển và 1985 ven biển khu vực Đông Phi. - Các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng tầng ôzon. - Chương trình quản lý thân thiện môi trường đối với vùng nước 1986 lục địa, nhằm giúp đỡ chính phủ các nước lồng ghép các mối quan tâm đối với môi trường vào các chính sách vùng nước nội địa của
  33. Năm Sự kiện họ. - Công ước về Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và Môi trường tại khu vực Nam Thái Bình Dương. - Uỷ ban săn bắt cá voi quốc tế ban bố lệnh tạm ngừng buôn bán cá voi. - Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzon. - Nguyên tắc Cairo về quản lý chất thải độc hại. 1987 - Ấn phẩm “Tương lai chung của chúng ta” được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển xuất bản. - Công ước Basel về quản lý vận chuyển xuyên biên giới và chôn 1989 lấp các chất thải nguy hại. - Thành lập Trung tâm hợp tác năng lượng tại Đan Mạch nhằm 1990 thúc đẩy sự phát triển các kế hoạch năng lượng quốc gia thân thiện với môi trường. - Thành lập Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) với sự tham gia với tư cách thành viên của UNEP, UNDP, WB. 1991 - Nghị định thư về Bảo vệ môi trường, bổ sung cho Hiệp ước Nam cực, được ký tại Mađrit. - Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro. 1992 - Công ước về bảo vệ biển Đen tránh khỏi ô nhiễm. - Công ước khung về Biến đổi khí hậu. - Công ước về Đa dạng sinh học. - Chương trình Montevideo II về Phát triển và đánh giá định kỳ 1993 Luật Môi trường. - Công ước Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hoá. 1994 - Nhóm liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc xây dựng báo cáo biến đổi khí hậu cảnh báo về những ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài của hiện tượng hiệu ứng nhà kính. - Chương trình toàn cầu hành động bảo vệ môi trường biển trước các hoạt động từ đất liền. 1995 - Báo cáo đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu. - Báo cáo đánh giá lần II về biến đổi khí hậu. - Hướng dẫn quốc tế về an toàn sinh học. - ISO 14000 đưa ra hệ thống quản lý môi trường trong ngành 1996 công nghiệp.
  34. Năm Sự kiện - Hiệp ước toàn diện về cấm thử vũ khí hạt nhân. 1997 - Nghị định thư Kyoto được 122 quốc gia thông qua. - Sự trợ giúp hợp tác Liên Hiệp Quốc trong công tác chống cháy 1998 rừng ở Nam Phi. - Thành lập lực lượng đặc biệt đánh giá ảnh hưởng của xung đột vùng Balkans đối với môi trường. 1999 - Ngày 12 tháng 10 được coi là “ngày người thứ 6 tỷ” của dân số thế giới theo ước tính của Liên Hiệp Quốc. - Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học áp dụng các biện 2000 pháp phòng ngừa đối với việc buôn bán động thực vật biến đổi gien. - Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ yêu cầu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng 9 loại thuốc trừ sâu độc hại, khó 2001 phân huỷ, và hạn chế sử dụng một số loại hoá chất khác. - Hiệp ước về nguồn gen thực vật cho lương thực và nông nghiệp được thông qua tại Hội nghị của Tổ chức Nông Lương – FAO. - Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tại Johannesburg, Nam 2002 Phi. 1.2.2.2. Ở Việt Nam - những mốc lịch sử và những sự kiện môi trường Khi nói đến lịch sử nghiên cứu và phát triển của lĩnh vực môi trường thì có thể nói rằng chúng ta đi sau thế giới cả một thập kỷ. Năm 1982, lần đầu tiên chúng ta tổ chức Hội nghị Khoa học về “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Năm 1985, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ra đời, đánh dấu bước ngoặt có một trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầu tiên ở nước ta. Bảng 1.3. Những sự kiện quan trọng về môi trường ở Việt Nam Năm Sự kiện - Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ rừng, thành lập lực lượng Kiểm lâm 1972 nhân dân. - Tham gia INFOTERRA - hệ thống đầu mối thông tin môi 1979 trường của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). - Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ. 1980 - Thành lập Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chất diệt cỏ và làm trụi lá cây Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10 - 80).
  35. Năm Sự kiện - Vụ Điều tra cơ bản lấy tên giao dịch quốc tế là Vụ Tài nguyên và Môi trường. - Công bố Hiến pháp năm 1980, trong đó có Điều 36 thuộc Chương Chế độ kinh tế qui định trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Ban hành Luật Bảo vệ Sức khoẻ của nhân dân. 1981 - Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất, tài nguyên và môi trường, quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ - Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn - Thành phố Hà Nội. 1982 - Tham gia công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá và Tự nhiên thế giới (HERITAGE). - Thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn rừng - biển đầu tiên của Việt Nam. 1983 - Tiến hành Hội nghị quốc tế về Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chương trình Tài nguyên và Môi trường. - Ban hành nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về “Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. 1985 - Tổ chức Hội nghị Khoa học về biển với tiêu đề “Hướng ra biển”. - Tham gia Tổ chức Đăng ký các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC). - Ban hành Luật Đất đai. - Tiến hành Hội thảo quốc gia “Bảo vệ môi trường bằng pháp luật”. 1987 - Tham gia Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân. - Tham gia Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ. - Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản. 1988 - Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. - Hội thảo đầu tiên về Đánh giá tác động môi trường. - Ban hành Pháp lệnh về Thuế Tài nguyên. - Tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát 1990 triển bền vững tại Hà Nội. - Xây dựng hàng loạt các dự án về bảo vệ môi trường.
  36. Năm Sự kiện - Thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. - Thông qua kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991 - 2000. 1991 - Tham gia Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR). - Thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. - Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh 1992 dẫn đầu tham dự Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (RIO 92), ký các văn kiện và công ước chính về môi trường đã thông qua tại Hội nghị. - Ngày 27/12/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (15 ngày sau bắt đầu có hiệu lực). - Thông qua Luật Dầu khí, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật. 1993 - Thành lập Cục Bảo vệ Môi trường. - Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IUCN. - Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. - Ban hành Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Trình Báo cáo Hiện trạng môi trường đầu tiên của Việt Nam cho Quốc hội. 1994 - Các Công ước sau đây chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam: Công ước về Buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzon, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học. - Thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học. - Thông tư 2262/TT-MTg hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu. - Hình thành trên thực tế mạng lưới Monitoring quan trắc và 1995 phân tích môi trường. - Tham gia Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng (Công ước BASEL). - Việt Nam tham gia ”Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn”.
  37. Năm Sự kiện - Thông qua Luật Khoáng sản. - Thông qua Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ. - Ban hành Nghị định 26/CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. - Ban hành Nghị định 07/CP và 78/CP của Chính phủ về Quản lý 1996 giống cây trồng và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chỉ thị 359/TTg và 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã và bảo vệ và phát triển rừng. - Thông tư 2781/TT- KCM và 2891/TT-KCM hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Môi trường và Bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. - Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư (một dạng đánh giá tác động môi trường “chiến lược”). - Ban hành Chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô 1997 thị và khu công nghiệp. - Thành lập Văn phòng GEF Việt Nam. - Tham gia Mạng thông tin Môi trường toàn cầu UNEPnet. - Tổ chức Triển lãm môi trường toàn quốc lần thứ nhất. - Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36 - CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. 1998 - Thông qua Luật Tài nguyên nước. - Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất. - Tham gia Công ước chống sa mạc hoá. - Phê duyệt Chiến lược quản lý Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và phê duyệt Quy chế Quản lý chất thải nguy hại. - Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội theo sáng kiến của Việt Nam. 1999 - Ban hành thông tư Liên Bộ về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. - Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33). - Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn. 2000 - Quốc hội thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi, trong đó có
  38. Năm Sự kiện Chương XVII - Các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ 1/7/2000. - Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2010. - Năm Môi trường ASEAN. - Thực thi Chiến lược Bảo tồn rừng tự nhiên và Trồng mới 5 triệu ha rừng. - Quỹ cải thiện môi trường của TP.HCM phát huy hiệu lực. - Chính phủ thông qua đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. 2001 - Tham gia Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP). - Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam. - Xây dựng Chương trình Nghị sự Agenda 21 của Việt Nam. 2002 - Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững. - Tổ chức Hội nghị Việt - Mỹ đầu tiên về hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường. - Ký biên bản Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường (ISGE). - Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ hai. 2005 - Quốc hội khoá XI thông qua Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi. - Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). 2006 - Ngày 29/11/2006 thành lập Cục Cảnh sát Môi trường thuộc Bộ Công an. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/9/2006 về việc thành lập Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
  39. Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LÊN MÔI TRƯỜNG 2.1. Dự báo và xu hướng phát triển du lịch 2.1.1. Dự báo phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam Trong ấn phẩm Tourism 2020 Vision, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra các dự báo về sự phát triển ngành du lịch thế giới trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI. Trong tài liệu này, năm 1995 được lấy là năm cơ sở để tính toán, so sánh và dự báo cho các năm tiếp theo như ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Dự báo lượng khách du lịch đến năm 2020 (triệu lượt khách) Năm cơ sở Tỷ lệ % tăng trưởng TB Thị phần (%) Năm dự báo Khu vực để tính hàng năm 1995 2010 2020 1995 - 2010 1995 2020 Cả thế giới 565,4 1.006,4 1.561,1 4,1 100 100 Châu Phi 20,2 47,0 77,3 5,5 3,6 5,0 Châu Mỹ 108,9 190,4 282,3 3,9 19,3 18,1 Bắc Á và Thái 81,4 195,2 397,2 6,5 14,4 25,4 Bình Dương Châu Âu 338,4 527,3 717,0 3,0 59,8 45,9 Nam Á 4,2 10,6 18,8 6,2 0,7 1,2 (Nguồn: WTO, 2005) Như vậy, dự báo của WTO cho đến năm 2020 được diễn giải như sau: - Tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới là 4,1% và lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt tới con số 1,56 tỷ lượt người vào năm 2020. Trong đó châu Âu sẽ có 717 triệu lượt khách du lịch, chiếm vị trí hàng đầu khi so sánh giữa các châu lục; châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ hai với khoảng 397 triệu lượt; châu Mỹ đứng thứ ba với khoảng 282 triệu lượt. - Bắc Á - Thái Bình Dương, châu Phi, và Nam Á được dự báo có mức tăng trưởng du lịch khoảng 5%/năm, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới. Châu Âu và châu Mỹ sẽ có chỉ số tăng trưởng thấp hơn chỉ số trung bình 4,1% nêu trên. - Châu Âu tiếp tục duy trì thị phần khách du lịch cao nhất thế giới, dù cho có giảm từ 59,8% vào năm 1995 xuống còn 45,9% vào năm 2020. Ngày 11 tháng 04 năm 2005, khi phân tích hoạt động du lịch và lữ hành, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã công bố Báo cáo Dự báo du lịch cho 174 nước tại Hội nghị cấp cao về du lịch và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ: - 10 quốc gia sẽ tăng trưởng du lịch mạnh nhất là: 1. Montenegro (9,9%) 2. Trung Quốc (9,2%) 3. Ấn Độ (8,6%) 4. Reunion (8,3%) 5. Croatia (7,8%) 6.
  40. Sudan (7,7%) 7. Việt Nam (7,7%) 8. Lào (7,6%) 9. Cộng hoà Séc (7,5%) 10. Guadeloupe (7,2%). - Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch và lữ hành thế giới từ 2006 - 2015 là 4,6% với doanh số dự kiến đạt 6.201,49 tỷ USD, tương đương 10,6% tổng GDP toàn cầu. Như vậy, mức tăng trưởng của ngành du lịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì ở mức 7,7%. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, cần phải đáp ứng yêu cầu đón tiếp khoảng 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2010. 2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 2.1.2.1. Gia tăng nhanh chóng về số lượng Trong thời kỳ hiện đại, số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng nhanh. Những yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập của họ lại tăng dần. Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. Trong lúc đó, tại nơi ở thường xuyên của du khách, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ đi du lịch. Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hoá, giáo dục. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch tăng nhanh. Thu nhập càng cao, càng nhiều gia đình đi du lịch. Để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng du lịch, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành nhu cầu du lịch (nhu cầu có khả năng chi trả). Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng khi thu nhập du lịch tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng, hoặc những người có thu nhập cao thì đi du lịch nhiều hơn. Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch. Trình độ giáo dục được nâng cao thì nhu cầu du lịch sẽ tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểu cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Ở Liên Xô cũ, người ta đã tổng kết được rằng trình độ văn hóa tăng lên thì số người nghỉ tại nhà giảm đi. Cụ thể là từ 36% trong số những người có trình độ sơ cấp xuống còn 28% ở những người có trình độ trung cấp và 7% ở những người có trình độ cao cấp. Những kết quả điều tra ở Mỹ cũng tương tự, những gia đình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ đi du lịch càng lớn. Giáo dục có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp. Tuy còn có một số trường hợp ngoại lệ, song về cơ bản là như vậy. Những người có trình độ giáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ dân cư, sự thay đổi cấu trúc, độ dài tuổi thọ đều có liên quan mật thiết với sự phát triển du lịch. Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian. Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của người dân ở từng nước được qui định trong luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động ký kết. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người nếu sử dụng hợp lý quỹ thời gian của mình và có chế độ lao động hợp lý. Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc. Nếu như trước đây (giống như ở các nước đang phát triển ngày nay) người ta phải dành trung bình 1/3 đến 1/2 thời gian vào việc bếp núc
  41. và các việc vặt trong gia đình như dọn dẹp, giặt giũ thì ở các nước công nghiệp công việc này chỉ chiếm 1 đến 2 giờ một ngày. Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Điều đó góp phần làm cho số du khách gia tăng đáng kể. Đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị. Đô thị hóa làm hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố. Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con người. Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hoá, Lê nin đã chỉ ra rằng sự di chuyển dân cư từ nông thôn vào thành phố đã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, “nâng cao trình độ và nhận thức của họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hoá”. Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên bao quanh, làm thay đổi điều kiện khí hậu, bầu khí quyển và những điều kiện tự nhiên khác. Trong nhiều trường hợp, quá trình đô thị hóa làm giảm chất lượng môi trường, có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Mật độ dân số cao, lượng thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông đi lại nhộn nhịp, ách tắc là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu du lịch của người dân thành phố hoặc các điểm tập trung dân cư lớn hơn nhiều so với người dân nông thôn. Tình trạng làm việc căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trường đòi hỏi con người phải nghỉ ngơi, tìm những nơi có môi trường trong lành để thư giãn, phục hồi sức khoẻ. Một trong những nguyên nhân nữa làm cho số lượng khách đi du lịch gia tăng là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông. Tiện nghi phục vụ cho các chuyến du lịch ngày càng đầy đủ hơn, dễ chịu hơn. Hành trình trên các phương tiện giao thông không còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nên những người yếu, trẻ em và người già cũng tham gia đông đảo vào các chuyến du lịch. 2.1.2.2. Xã hội hóa thành phần du khách Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ XX đã biến du lịch thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu. Sau thời gian hoạt động du lịch bị gián đoạn bởi hai cuộc Thế chiến, khát vọng được đi du lịch dường như đã tăng lên mạnh mẽ hơn trước. Người ta bỏ lại những đau khổ và lo âu của chiến tranh đằng sau họ và khao khát đi du lịch. Chính nhờ đó mà du lịch lại phát triển nhanh chóng khi những xung đột, mâu thuẫn lắng xuống và sự bình thường hóa được thiết lập giữa các quốc gia. Bước phát triển quan trọng nhất của du lịch trong thời đại công nghiệp là ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện ô tô và máy bay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch. Hai loại hình giao thông này đã trở thành phương tiện du lịch được tầng lớp trung lưu, tầng lớp có số lượng đông đảo tín nhiệm. Tầng lớp người này trong xã hội đều hội đủ điều kiện thời gian và tài chính cho hoạt động du lịch. Năm 1958, vé máy bay hạng bình dân ra đời đã cho phép nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại này. Việc mở rộng hệ thống xe khách đường dài cũng như các dịch vụ bưu điện đã đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch và kinh doanh lữ hành. Nhưng du lịch đường thủy vẫn có
  42. vẻ được chuộng hơn và thuận tiện hơn. Vào thế kỷ XVIII – XIX, tàu thủy là phương tiện thích hợp với những chuyến đi tới các vùng thuộc địa, đất mới như châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, Viễn Đông để mở rộng thị trường tiêu thụ, các con đường buôn bán và mở rộng thuộc địa. Trong khi các con tàu tung hoành khắp các biển, việc xuất hiện các đầu máy hơi nước, đường ray đã làm phong phú thêm các loại hình giao thông đường bộ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa. Xu thế quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi nước. Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định mình. Lý do của hiện tượng này cũng là do mức sống của người dân được nâng cao, giá cả dịch vụ và hàng hóa không đắt, các phương tiện giao thông, vận tải lưu trú phong phú và thuận tiện. Ngoài ra còn phải kể đến chính sách của chính quyền. Ở nhiều nơi, nhà nước có những chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do thấy rõ được ý nghĩa của hiện tượng này đối với sức khoẻ cộng đồng. Ví dụ Chính phủ Nhật Bản đề ra chủ trương khuyến khích người dân đi du lịch ra nước ngoài trong các kỳ nghỉ phép năm. Với chính sách đó, trong giai đoạn đầu thập niên 90, hàng năm có từ 7-10 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài và chi tiêu khoảng 7- 13 tỷ đô la Mỹ. Chính sách khuyến khích thể hiện cụ thể ở việc giảm giá phương tiện đi lại, giảm giá lưu trú thông qua việc miễn giảm thuế. Nhiều nơi còn tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả 2.1.2.3. Mở rộng địa bàn Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch của Địa Trung Hải với ba chữ S (Sea, Sand, Sun), luồng khách Bắc - Nam là hướng đi du lịch chủ đạo quan sát được trên thế giới. Người Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ đổ về các miền bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia để tận hưởng cái ấm áp, mát mẻ và trong xanh của vùng này. Như vậy bản chất của luồng khách Bắc - Nam là hướng dương và hướng thủy về các vùng biển nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), trung bình cứ 8 người đi du lịch có một người đi nghỉ biển. Chính vì vậy, tại hội nghị toàn ngành du lịch tổ chức tại Hà Nội đầu năm 1997, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng đã khẳng định: “Trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam trong các năm tới là các địa phương có biển. Du lịch tham quan và tắm biển sẽ vẫn là chìa khóa mở cánh cửa tiềm năng du lịch của đất nước”. Ngày nay, tuy hướng Bắc - Nam vẫn là hướng hấp dẫn nhiều du khách nhất, nhưng không còn giữ vai trò áp đảo như trước đây nữa. Đặc điểm của luồng khách này là tập trung vào kỳ nghỉ hè và có số lượng tương đối tập trung. Luồng khách thứ hai ngày nay cũng đã thịnh hành là hướng về các vùng núi cao phủ tuyết được mệnh danh là vàng trắng (Lozato – Giotar, 1990). Nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, nơi có không khí trong lành hay muốn được thử thách bản thân và thể hiện mình sẽ có điều kiện đáp ứng. Trượt tuyết, leo núi, săn bắn là các loại hình được nhiều người ưa thích. Một luồng khách tuy mới phát triển nhưng rất có triển vọng trong tương lai gần là hướng chuyển động Tây - Đông. Theo các chuyên gia, thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, số du khách từ các nước đến khu vực này gia tăng đáng kể. Một số người đến đây để tình cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư Một số khác đến đây vì cảnh quan hay vì muốn tìm hiểu một nền văn hoá phương Đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ. Những công trình kiến trúc tuy không đồ sộ nhưng ẩn chứa một giá trị tinh thần to lớn, những phong tục tập quán khác lạ luôn góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
  43. Ở châu Á, khu vực các nước Đông Nam Á là một trong những khu vực có hoạt động du lịch sôi động nhất. Nếu lấy tỷ lệ du khách trên đầu người dân thì Singapore có tỷ lệ vào hàng thứ nhất trên thế giới: 3/1. Malaysia và Thái Lan cũng được coi là những cường quốc du lịch đón du khách quốc tế trong khu vực. 2.1.2.4. Kéo dài thời vụ du lịch Một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ khá rõ nét. Điều này có nghĩa là về bản chất, du lịch là một hoạt động bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng kinh tế, con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên nhiên. Do tính thời vụ là một yếu tố bất lợi trong kinh doanh cho nên người ta đã tìm mọi cách để hạn chế ảnh hưởng của nó như mở rộng các loại hình du lịch, dịch vụ. Việc kéo dài mùa du lịch đã góp phần tăng thêm lượng khách trong những năm gần đây (Trần Đức Thanh, 1999). 2.2. Tác động của du lịch đến môi trường 2.2.1. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên Tác động của các hoạt động du lịch lên môi trường có thể làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên hay các đặc tính của môi trường. 2.2.1.1. Tác động tích cực Du lịch góp phần bảo vệ môi trường thông qua: * Cung cấp nguồn tài chính - Du lịch góp phần bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường thông qua việc cung cấp nguồn tài chính. Thu nhập từ vé vào các công viên có thể được dùng để chi trả cho việc bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái nhạy cảm. Khung 2.1. Du lịch góp phần bảo tồn đười ươi Tổ chức tour du lịch Khởi nguồn khám phá (Discovery Initiatives) là một thành viên của tổ chức Tour phát triển du lịch bền vững, hàng năm đã tạo ra nguồn tài chính cho Quỹ bảo vệ đười ươi (Orangutan Foundation) khoảng 45.000 USD. Số tiền này kiếm được từ 5 nhóm Tour, mỗi nhóm gồm 10 người tổ chức tham quan Vườn Quốc gia Tanjing Putting ở miền Trung Kalimantan. Số tiền này tài trợ trực tiếp cho các nhân viên và kiểm lâm của vườn nhằm hỗ trợ cho việc bảo tồn đười ươi con và chăm sóc chúng. Đây là nguồn hỗ trợ kinh tế duy nhất để bảo tồn khu vườn này, nơi mà vé vào vườn chỉ 12 xu (pence)/1 ngày. (Nguồn: UNEP, 1999) - Ở một số nơi, chính quyền địa phương thu tiền bằng nhiều cách gián tiếp và có thể áp dụng rộng rãi mà không liên quan đến các khu vườn hoặc khu bảo tồn. Lệ phí sử dụng, thuế thu nhập, thuế doanh thu hoặc tiền thuê các cơ sở nghỉ ngơi, lệ phí cấp phép cho các hoạt động săn bắt và đánh cá có thể cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những nguồn tài chính như thế có thể được sử dụng cho các chương trình và hoạt động bảo tồn nói chung, trả lương cho các nhân viên kiểm lâm và bảo vệ vườn. Ví dụ như chính quyền Seychelles ở Ấn Độ Dương đã đưa ra mức thuế 90USD cho du khách đến Seychelles. Thu nhập đó được sử dụng để bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở vật chất du lịch (UNEP, 1999).
  44. * Gia tăng nhận thức đối với môi trường Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường. Ví dụ như học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mưa. Để phát triển bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng bền vững là tạo ra các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch được cung cấp theo phương pháp có thể giảm thiểu tác động vào môi trường. Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra. Các định hướng cho khách du lịch và những hoạt động kinh doanh sử dụng những hàng hóa và dịch vụ mà được sản xuất và cung cấp theo phương pháp bền vững về môi trường, từ khâu bắt đầu cho đến khi kết thúc, sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu. * Bảo vệ và gìn giữ môi trường Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự hấp dẫn đối với du khách mà các khu rừng tự nhiên hoặc nguyên sinh có giá trị đều được bảo vệ và quy hoạch thành các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên. Ở Hawaii, có những luật lệ và quy định được ban hành để để bảo tồn rừng mưa Hawaii và bảo vệ các loài bản địa. Các rạn san hô xung quanh các đảo và sinh vật biển thông qua đó cũng được bảo vệ. Hiện nay, Hawaii đã trở thành trung tâm quốc tế nghiên cứu về các hệ sinh thái. Sự phát triển của du lịch trên các đảo cũng là động cơ chủ yếu để duy trì các hoạt động bảo vệ và nghiên cứu về môi trường. Grupo Punta Cana, một khu du lịch nổi tiếng của nước Cộng hoà Dominica, đã đưa ra một hình thức phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảo tồn. Khu du lịch này được xây dựng để thu hút các du khách tầng lớp thượng lưu đến giải trí trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường ở Punta Cana. Các nhà thiết kế đã dành riêng 10.000ha đất đai (tương đương với 24.700 mẫu Anh) để bảo tồn thiên nhiên và trồng các loài cây ăn trái bản địa. Khu bảo tồn thiên nhiên Punta Cana có 11 suối nước ngọt được bao bọc bởi khu rừng á nhiệt đới với nhiều loài động thực vật quý hiếm vùng Caribe đang tồn tại ở trạng thái tự nhiên. Du khách có thể khám phá thế giới các loài chim, các loài thực vật vùng Caribe và “con đường thiên nhiên” dẫn ra biển qua rừng ngập mặn, đầm phá. Khu sinh thái Punta Cana đã khôi phục được rừng ở một số nơi cần được bảo vệ, những nơi mà trước đây cây gụ bản địa và những loài cây khác bị khai thác. Một số chính sách bảo vệ môi trường khác cũng đã ảnh hưởng tích cực đến khu du lịch này như các chương trình bảo vệ các dãi phòng hộ ven biển và xử lý nước thải để sử dụng tưới cây. Các đường lăn bóng của sân gôn được trồng bằng một loại cỏ lai có thể tưới được bằng nước biển. Loại cỏ này chỉ cần một nửa lượng phân bón và thuốc trừ sâu so với các loại cỏ thường dùng. Khu du lịch này được xây dựng như một phòng thí nghiệm đa dạng sinh học của Đại học Cornell. Du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với những nỗ lực bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên. Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị đe doạ trước đây đã bắt đầu được khôi phục.
  45. Khung 2.2. Du lịch góp phần bảo vệ môi trường ở Great Lakes Những con khỉ núi Gorilla, một trong những loài khỉ bị đe doạ nhiều nhất thế giới ở vùng Hồ Lớn (Great Lakes) của Uganda, châu Phi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và sinh thái của vùng. Vùng cư trú của loài khỉ này nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Rwanda, phía Đông nước Cộng hoà Dân chủ Công Gô và Đông Nam Uganda. Bất chấp 10 năm khủng hoảng chính trị và chiến tranh dân sự trong vùng, nhu cầu thu nhập từ du lịch liên quan đến loài khỉ này đã khiến các phe đối lập phải hợp tác với nhau để bảo vệ những con khỉ và môi trường sống của chúng. Giấy phép theo dõi khỉ Gorilla bao gồm cả lệ phí vào vườn trị giá 250USD, có nghĩa là chỉ với 3 nhóm khỉ được huấn luyện với tổng cộng 38 con có thể tạo ra hơn 3 triệu USD thu nhập/năm, tức là 1 con tạo ra gần 90.000 USD/năm cho Uganda. Nguồn thu nhập từ du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vùng và địa phương. Có được nguồn thu nhập từ du lịch như thế này ở những khu rừng nhạy cảm vùng núi châu Phi thì chắc chắn môi trường nguy cấp này sẽ được bảo vệ. (Nguồn: UNEP Great Apes Survival Project và Discovery Initiatives, 2002) Du lịch có thể thay đổi những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Minh chứng là Trường Ngôn ngữ Tây Ban Nha Ecoescuela de Espanol được thành lập vào 1996 là một phần trong dự án Bảo tồn quốc tế làng Guatemalan ở San Andres. Trường này nằm trong Khu bảo tồn sinh quyển Maya, gắn những khoá học ngôn ngữ với các Tour sinh thái được hướng dẫn bởi người địa phương. Khu bảo tồn này tuyển dụng gần 100 người dân, trong đó có 60% số người được thuê trước đây là khai thác gỗ trái phép, săn bắn và chặt phá, đốt rừng làm rẫy. Mỗi năm khu bảo tồn tiếp nhận khoảng 1.800 du khách, phần lớn trong số họ là từ Mỹ và châu Âu. Một cuộc khảo sát kỹ lưỡng vào năm 2000 cho thấy, các gia đình được hưởng lợi từ việc kinh doanh du lịch này đã giảm đáng kể hoạt động săn bắn cũng như chặt - đốt rừng lấy đất làm rẫy. Khung 2.3. Nâng cao nhận thức và tăng thu nhập ở Trung tâm quan sát Đười ươi Bohorok, Inđônêxia. Quan sát những con đười ươi hoang dã và bán hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng là cơ hội để giáo dục môi trường một cách hiệu quả cho một lượng lớn du khách địa phương. Để nâng cao kinh nghiệm giáo dục này, một trung tâm đang hoạt động ở Bohorok, phía Bắc Sumatra là trung tâm quan sát đười ươi đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng mưa. Nhờ phát triển du lịch sinh thái, tất cả mọi khách du lịch đều có được những kinh nghiệm bổ ích và thú vị thông qua việc quan sát những con đười ươi, thiên nhiên và hệ sinh thái rừng mưa nói chung. Điều này giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng mưa. Ngoài ra, du lịch còn đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư địa phương. Việc tăng cường sử dụng rừng một cách bền vững sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, giảm việc khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán sinh vật hoang dã. (Nguồn: Chương trình bảo tồn Đười ươi Sumatra (UNEP, 2003) 2.2.1.2. Tác động tiêu cực